Hội nghị quốc tế đầu tiên của các phong trào bình dân do Đức Thánh Cha cổ võ đã kết thúc. 150 vị lãnh đạo đại diện cho các nhóm bị loại trừ trong xã hội từ khắp nơi trên thế giới đã đưa ra tài liệu đúc kết sau ba ngày đối thoại và tranh luận.
Họ lên án "các nền dân chủ bị lũng đoạn" như là các hệ thống "đặt lợi nhuận lên trên con người". Họ cũng nói rằng "những người bị loại trừ, bị áp bức, và nghèo đói" cần phải có một vai trò lớn hơn trong chính trị.
Lấy tông huấn Niềm vui Phúc Âm (Evangelii Gaudium) của Đức Thánh Cha Phanxicô làm nền tảng, các đại diện của các nhóm nghèo nhất thế giới đã cùng nhau làm việc để chống lại nền văn hóa vứt bỏ.
Họ cũng nói về sự xuống cấp của môi trường do khai thác thiên nhiên vô trách nhiệm vì đồng tiền.
João Pedro Stedile, thuộc Phong trào Lao động nông thôn không có đất đai (Brazil) cho hay: "Một phần trăm các chủ đất là các chủ nhân ông của một nửa đất nước. Và phần còn lại, có 4 triệu gia đình không có đất đai, không thể làm việc vì không còn đất đai nào dành cho họ trong một đất nước rộng lớn như thế".
Trong suốt hội nghị, họ cũng phải thảo luận về những vấn đề như hoàn cảnh của các lao động bị trả lương bất công hoặc những người không có hợp đồng, những người vô gia cư và những người bị buộc phải rời bỏ quê hương mình.
José Antonio Vives, thuộc phong trào Plataforma Afectados por la Hipoteca (Tây Ban Nha) cho biết: "Có những trường hợp rất bi thảm, thậm chí đẩy đưa con người gần tới bờ vực tự sát".
Sergio Sanchez, thuộc Liên đoàn tái chế Á Căn Đình thì nói: "Đối với những người làm công việc tái chế như chúng tôi, điều duy nhất tất cả các nước phải làm là chính thức công nhận chúng tôi như những người lao động".
Các tham dự viên bày tỏ cam kết của họ trong việc tạo ra một khu vực thường xuyên đối thoại với Giáo Hội và hứa loan truyền hai sứ điệp: "Lá thư từ người bị loại trừ đến người bị loại trừ" và diễn từ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày trong hội nghị
Họ lên án "các nền dân chủ bị lũng đoạn" như là các hệ thống "đặt lợi nhuận lên trên con người". Họ cũng nói rằng "những người bị loại trừ, bị áp bức, và nghèo đói" cần phải có một vai trò lớn hơn trong chính trị.
Lấy tông huấn Niềm vui Phúc Âm (Evangelii Gaudium) của Đức Thánh Cha Phanxicô làm nền tảng, các đại diện của các nhóm nghèo nhất thế giới đã cùng nhau làm việc để chống lại nền văn hóa vứt bỏ.
Họ cũng nói về sự xuống cấp của môi trường do khai thác thiên nhiên vô trách nhiệm vì đồng tiền.
João Pedro Stedile, thuộc Phong trào Lao động nông thôn không có đất đai (Brazil) cho hay: "Một phần trăm các chủ đất là các chủ nhân ông của một nửa đất nước. Và phần còn lại, có 4 triệu gia đình không có đất đai, không thể làm việc vì không còn đất đai nào dành cho họ trong một đất nước rộng lớn như thế".
Trong suốt hội nghị, họ cũng phải thảo luận về những vấn đề như hoàn cảnh của các lao động bị trả lương bất công hoặc những người không có hợp đồng, những người vô gia cư và những người bị buộc phải rời bỏ quê hương mình.
José Antonio Vives, thuộc phong trào Plataforma Afectados por la Hipoteca (Tây Ban Nha) cho biết: "Có những trường hợp rất bi thảm, thậm chí đẩy đưa con người gần tới bờ vực tự sát".
Sergio Sanchez, thuộc Liên đoàn tái chế Á Căn Đình thì nói: "Đối với những người làm công việc tái chế như chúng tôi, điều duy nhất tất cả các nước phải làm là chính thức công nhận chúng tôi như những người lao động".
Các tham dự viên bày tỏ cam kết của họ trong việc tạo ra một khu vực thường xuyên đối thoại với Giáo Hội và hứa loan truyền hai sứ điệp: "Lá thư từ người bị loại trừ đến người bị loại trừ" và diễn từ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày trong hội nghị