Trong bầu khí long trọng mừng đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, hiệp ý sâu sắc trong lời cầu nguyện và bày tỏ sự chia sẻ thân tình nhất đến Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam cùng các giáo xứ, gia đình và thân quyến của các nạn nhân, sáng ngày 08.6.2014 tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ sự thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông tại Thái Lan vừa qua. Cùng đồng tế với ngài có cha JB. Nguyễn Khắc Bá – Giám đốc Đại Chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh, quý cha giáo sư ĐCV, quý cha tại Tòa Giám mục Xã Đoài, quý cha trong giáo hạt Xã Đoài trước sự hiện diện đông đảo của quý chủng sinh, tu sĩ, quý thân nhân các nạn nhân và đông đảo bà con giáo dân xa gần.
Hình ảnh
Như tin đã đưa, tai nạn kinh hoàng trên tỉnh lộ 201, thuộc tỉnh Chaiyaphum ở Đông Bắc Thái Lan ngày 02.6.2014 vừa qua, khiến 13 người tử nạn, hầu hết là con cái giáo phận Vinh đã thực sự gây rúng động cho người giáo dân nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Hết thảy mọi người đều đau đớn và thương tiếc khi được tin về con số thương vong quá lớn. Toàn giáo phận đang sống trong những ngày tang thương. Cảnh tử biệt sinh ly, cha mẹ mất con, chồng mất vợ, con mất mẹ... thật thảm thiết đau buồn cho các gia đình nạn nhân và mọi người trong giáo phận Vinh.
Các nạn nhân là những người có tuổi đời còn trẻ, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Sự khắc nghiệt do thiên tai, sự cơ cực của đời sống trên dải đất miền Trung cằn cỗi đã dẫn tới việc người dân phải bỏ xứ sở ra đi để “tha phương cầu thực”như là hệ quả tất yếu. Cư ngụ và làm việc tại nơi đất khách quê người, các anh chị em luôn ngày đêm hướng về quê hương với những trăn trở và thao thức chăm lo cho cuộc sống gia đình ngày thêm sung túc. Đó chính là động lực cho sự cố gắng và hy sinh trong cuộc sống bươn chải, vất vả tại miền đất họ tạm trú. Dù bận bịu và lăn lộn với kiếp mưu sinh, nhưng các anh chị em vẫn luôn diễn tả một đức tin sống động, nhiệt thành trong công việc Nhà Chúa và mọi sinh hoạt cộng đoàn. Trong chuyến xe định mệnh chở các bạn trẻ đi dự đại hội giới trẻ Công Giáo Việt Nam lần thứ IV tại nhà thờ Tổng lãnh Thiên thần Michael thuộc Đông Bắc Thái Lan, thì tai nạn bất ngờ ập tới. Làm sao không đau xót trước sự ra đi kinh hoàng của các em khi đang tuổi xuân xanh, làm sao không quặn lòng trước hình hài không nguyên vẹn và không thể nhận ra đang được di chuyển để được an táng trong lòng đất mẹ, làm sao không nghẹn ngào trước sự mất mát lớn lao này...
Bỏ lại bao đau thương nuối tiếc của gia đình, gửi lại bạn bè cùng trang lứa những kỷ niệm của tuổi trẻ, chào xứ sở và người thân, các em đã vĩnh viễn ra đi, nằm sâu trong lòng đất lạnh… Sẽ không còn được gọi tiếng mẹ ơi, sẽ cô đơn, lạc lõng trong những bước đi chập chững vào đời, sẽ thiệt thòi khi những đứa trẻ thiếu nguồn sữa tình thương và mãi mãi không có những kỷ niệm về mẹ, sẽ còn những giọt nước mắt lăn dài trên gò má của người thân, sẽ còn những nỗi lo âu cho những tháng ngày dài phía trước với món nợ chồng chất…
Trước khi bước vào thánh lễ, đứng trước di ảnh của những người đã ra đi, Đức Cha Phaolô, quý cha, quý thân nhân, quý chủng sinh, tu sĩ đã thắp nén hương và dâng lời nguyện cầu trong niềm tín thác vào Đấng Phục Sinh.
Giảng trong thánh lễ, khởi đi từ các bài đọc Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23), Đức Cha Phaolô đã gợi lên thật sinh động khuôn mặt của Thiên Chúa Ngôi Ba, nêu bật tầm ảnh hưởng cũng như dấu ấn đậm nét của Ngài trong đời sống Hội Thánh. Vị chủ tế nói đến hình ảnh ngọn lửa như một biểu tượng để chỉ về Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự sống, của sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Ngọn lửa ấy thực sự là quà tặng vô giá được trao ban cho loài người. Ngọn lửa ấy đã bừng lên suốt 20 thế kỷ qua và vẫn tiếp tục cháy sáng. Các tín hữu phải biết luôn làm nóng, cháy hết mình trong mỗi giây phút của cuộc đời. Đó là một quá trình lâu dài, liên tục bắt nguồn từ việc đổi mới chính mình, tiến dần tới sự cải biến thế giới, là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động trần thế.
Vị chủ chăn giáo phận cũng kêu mời sự hiệp thông cầu nguyện cho hòa bình thế giới và dân tộc. Giấc mơ hòa bình là một khát vọng chính đáng nhưng vẫn còn đó những giọt máu và nước mắt đang chảy trên những người dân vô tội; vẫn còn đó bao muộn phiền, âu lo cho những tháng ngày dài phía trước với nhiều dự cảm chẳng lành; vẫn là mùi khói lửa và bom đạn chiến tranh qua nhiều thế hệ mà chưa đến hồi kết tại Trung Đông và Syria; và cũng còn đó những nỗi bức xúc trước sự ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc tại biển đảo Việt Nam trong thời gian qua.
Cuối bài giảng, trong giây phút xúc động, Đức Cha đã bày tỏ niềm thương cảm và đau xót trước sự ra đi đột ngột của các nạn nhân vào ngày 02.6.2014 vừa qua tại Thái Lan. Đồng thời, ngài cũng kêu mời cộng đoàn dân Chúa cầu nguyện cách đặc biệt cho các nạn nhân cùng gia đình của họ trong hoàn cảnh tang thương này.
Hình ảnh
Như tin đã đưa, tai nạn kinh hoàng trên tỉnh lộ 201, thuộc tỉnh Chaiyaphum ở Đông Bắc Thái Lan ngày 02.6.2014 vừa qua, khiến 13 người tử nạn, hầu hết là con cái giáo phận Vinh đã thực sự gây rúng động cho người giáo dân nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Hết thảy mọi người đều đau đớn và thương tiếc khi được tin về con số thương vong quá lớn. Toàn giáo phận đang sống trong những ngày tang thương. Cảnh tử biệt sinh ly, cha mẹ mất con, chồng mất vợ, con mất mẹ... thật thảm thiết đau buồn cho các gia đình nạn nhân và mọi người trong giáo phận Vinh.
Các nạn nhân là những người có tuổi đời còn trẻ, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Sự khắc nghiệt do thiên tai, sự cơ cực của đời sống trên dải đất miền Trung cằn cỗi đã dẫn tới việc người dân phải bỏ xứ sở ra đi để “tha phương cầu thực”như là hệ quả tất yếu. Cư ngụ và làm việc tại nơi đất khách quê người, các anh chị em luôn ngày đêm hướng về quê hương với những trăn trở và thao thức chăm lo cho cuộc sống gia đình ngày thêm sung túc. Đó chính là động lực cho sự cố gắng và hy sinh trong cuộc sống bươn chải, vất vả tại miền đất họ tạm trú. Dù bận bịu và lăn lộn với kiếp mưu sinh, nhưng các anh chị em vẫn luôn diễn tả một đức tin sống động, nhiệt thành trong công việc Nhà Chúa và mọi sinh hoạt cộng đoàn. Trong chuyến xe định mệnh chở các bạn trẻ đi dự đại hội giới trẻ Công Giáo Việt Nam lần thứ IV tại nhà thờ Tổng lãnh Thiên thần Michael thuộc Đông Bắc Thái Lan, thì tai nạn bất ngờ ập tới. Làm sao không đau xót trước sự ra đi kinh hoàng của các em khi đang tuổi xuân xanh, làm sao không quặn lòng trước hình hài không nguyên vẹn và không thể nhận ra đang được di chuyển để được an táng trong lòng đất mẹ, làm sao không nghẹn ngào trước sự mất mát lớn lao này...
Bỏ lại bao đau thương nuối tiếc của gia đình, gửi lại bạn bè cùng trang lứa những kỷ niệm của tuổi trẻ, chào xứ sở và người thân, các em đã vĩnh viễn ra đi, nằm sâu trong lòng đất lạnh… Sẽ không còn được gọi tiếng mẹ ơi, sẽ cô đơn, lạc lõng trong những bước đi chập chững vào đời, sẽ thiệt thòi khi những đứa trẻ thiếu nguồn sữa tình thương và mãi mãi không có những kỷ niệm về mẹ, sẽ còn những giọt nước mắt lăn dài trên gò má của người thân, sẽ còn những nỗi lo âu cho những tháng ngày dài phía trước với món nợ chồng chất…
Trước khi bước vào thánh lễ, đứng trước di ảnh của những người đã ra đi, Đức Cha Phaolô, quý cha, quý thân nhân, quý chủng sinh, tu sĩ đã thắp nén hương và dâng lời nguyện cầu trong niềm tín thác vào Đấng Phục Sinh.
Giảng trong thánh lễ, khởi đi từ các bài đọc Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23), Đức Cha Phaolô đã gợi lên thật sinh động khuôn mặt của Thiên Chúa Ngôi Ba, nêu bật tầm ảnh hưởng cũng như dấu ấn đậm nét của Ngài trong đời sống Hội Thánh. Vị chủ tế nói đến hình ảnh ngọn lửa như một biểu tượng để chỉ về Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự sống, của sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Ngọn lửa ấy thực sự là quà tặng vô giá được trao ban cho loài người. Ngọn lửa ấy đã bừng lên suốt 20 thế kỷ qua và vẫn tiếp tục cháy sáng. Các tín hữu phải biết luôn làm nóng, cháy hết mình trong mỗi giây phút của cuộc đời. Đó là một quá trình lâu dài, liên tục bắt nguồn từ việc đổi mới chính mình, tiến dần tới sự cải biến thế giới, là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động trần thế.
Vị chủ chăn giáo phận cũng kêu mời sự hiệp thông cầu nguyện cho hòa bình thế giới và dân tộc. Giấc mơ hòa bình là một khát vọng chính đáng nhưng vẫn còn đó những giọt máu và nước mắt đang chảy trên những người dân vô tội; vẫn còn đó bao muộn phiền, âu lo cho những tháng ngày dài phía trước với nhiều dự cảm chẳng lành; vẫn là mùi khói lửa và bom đạn chiến tranh qua nhiều thế hệ mà chưa đến hồi kết tại Trung Đông và Syria; và cũng còn đó những nỗi bức xúc trước sự ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc tại biển đảo Việt Nam trong thời gian qua.
Cuối bài giảng, trong giây phút xúc động, Đức Cha đã bày tỏ niềm thương cảm và đau xót trước sự ra đi đột ngột của các nạn nhân vào ngày 02.6.2014 vừa qua tại Thái Lan. Đồng thời, ngài cũng kêu mời cộng đoàn dân Chúa cầu nguyện cách đặc biệt cho các nạn nhân cùng gia đình của họ trong hoàn cảnh tang thương này.