HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC
Thỉnh thoảng, khi ngày ‘30 Tháng tư’ trở về trên Quê Hương, nhà nước và đảng cộng sản lại kêu gọi Hòa hợp Hòa giải. Do sự gian tham từ các đối tác tham gia tiến trình này, đồng bào trong nước ngày thêm khốn khổ, xã hội tăng sự băng hoại và các Giáo Hội càng chia rẽ. Ngày ‘30 Tháng tư 1975’ chỉ là sự tiếp nối Hiệp định Genève 20.07.1954 vì, với Hiệp định này, đảng cộng sản Việt Nam đặt thống trị độc tài trên Miền Bắc và, ngày Quốc Hận, người dân Miền Nam cùng chịu chung số phận. Ngày nay, vì không có sự Đối thoại và Chung sức trong nước, Đất Nước đang mất dần vào tay Tàu cộng và Hoa kỳ được mời để phân xử Nhân Dân và nhà nước. Nên nhớ, nhà nước nhận Quyền từ tay Nhân Dân, qua bầu cử tự do và bình đẳng, để điều hành Quốc Sự mà Quốc Sự bao gồm cả công cuộc Hòa hợp Hòa giải Dân tộc. Ba mươi chín năm đã trôi qua vẫn thất bại. Tại sao ?
I.- NGÀY 30.04.1975 và NHỮNG NGÀY THÁNG KẾ TIẾP.
Lúc 10 giờ 25 ngày 30.04.1975, qua làn sóng đài phát thanh Sài gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh buông súng cho toàn quân Việt Nam Cộng hòa. Khoảng 12 giờ 30, các bộ đội vào dinh Độc lập để gặp Tổng thống và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu để chuẩn bị việc từ chức lúc 13 giờ 15 tại đài phát thanh Sài gòn và do Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn 203 Thiết giáp nhận. Hiện diện ngoài đường phố Sài gòn nhiều nguy hiễm lúc đó chỉ còn :
1. Bộ đội Bắc Việt.
- Các sĩ quan, không còn mang quân hàm, còn e ngại sau khi vào Thủ đô quá dễ, sợ bị mắc bẫy ;
- những chiến binh thì ngơ ngác trước vẻ đẹp của Sài gòn, hòn ngọc Viễn Đông, với những nhà phố cao tầng giàu có. Những lính trẻ bị tuyên truyền về sự nghèo đói mà người dân miền Nam phải đến xin ăn ở Tòa Đại sứ Mỹ… Tôi rất vui khi gặp một bộ đội đóng quân ngoại ô Sài gòn dè dặt xin sách Đức Mẹ Hằng Cứu giúp. Tôi tặng cho em sách này kèm theo một cái mùng, nhưng đã bị cấp chỉ huy tịch thu…
2. Cách mạng 30 hay Sư đoàn 304.
- Thành phần tạp lục. Đa số là những kẻ được chỉ huy bởi những đặc công nằm vùng để đi ‘hôi của’ các cơ sở Mỹ và nhà người Việt đã bỏ đi và đe dọa, khủng bố hay cướp của đồng bào.
- Thành phần trí thức. Ngoài những dảng viên cộng sản nằm vùng, đa số trong họ hăng hái lập công với các đoàn quân ‘chiến thắng’, các ‘chính ủy’ rất có giá. Tự xưng ‘trí thức cách mạng’, họ gồm những học sinh, sinh viên và những linh mục ‘hổn láo’ nhằm vào hai Đức Cha Henri Lemaître, Khâm sứ Tòa Thánh) và P.X. Nguyễn Văn Thuận, Tổng Giám mục phó. Các ‘cha’ kéo theo một đám con hăng hái hành động chống Bề Trên… Góp phần kéo dài ‘đau khổ’ cho đồng bào cùng thời và con, cháu như hiện nay, các nghị sỉ, dân biểu thân công, những ‘vị’ đứng vào cái gọi là ‘Mặt trận Tổ quốc’ ‘không kể những người bị bắt buộc vì ‘không tự do’ tức có hà tì ưng thuận). Lẽ ra, cái tổ chức này phải góp phần hoàn thành ‘Hòa hợp Hòa giải Dân tộc’, nhưng do nhận lương tháng to tác, cái CÔNG ÍCH này không được thực hiện… Quý vị đều có dịp nghe ông Nguyễn Văn Thiệu nói ‘Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những việc cộng sản làm’. Người ta nói ông Thiệu nói 10 câu chỉ đúng có một. Quý vị nghĩ sao ?
II. CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG CHẾT NGƯỜI.
Số người Việt bỏ nước ra đi trong những ngày kế tiếp biến cố ‘30 Tháng tư’ không đông lắm, nhưng hỗn loạn vì thiếu phương tiện. Tuyệt đại đa số người Miền Nam là những người YÊU NƯỚC muốn sống trên Quê hương và xây dựng Non Sông gấm vóc. Trước khi bị đảo chính, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tâm sự với một người bạn đem những trái nhản đầu mùa để cùng Người thưởng thức : « Có những người muốn Mỹ đem quân vào Việt Nam để, sau này, khi Mỹ rút, họ đi theo ». Thật vậy, khi bỏ nước đi lưu vong, cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, nhân viên CIA, chủ mưu chính biến 01.11.1963, được Trung ương Tình báo Mỹ đưa thẳng sang Hoa kỳ trong khi cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ đến Đài loan.
Thời Việt Nam Cộng hòa, khi người Mỹ hay ngoại quốc nào, dân sự hay quân nhân, sống tại Việt Nam làm sai vẫn bị người Việt biểu tình phản đối có cảnh sát bảo đảm trật tự, và bị xét xử bởi pháp luật Việt Nam không như ngày nay : người dân Việt bị công an đánh đập tàn nhẫn khi biểu tình ‘Hoàng sa, Trường sa, Việt Nam’ và phản đối Trung cộng bắn giết ngư dân Việt Nam trong lãnh hải Quê hương và, ngày 18.04.2014, 16 người Trung quốc đã vượt biên trái phép vào tỉnh Quảng Ninh và bị Việt Nam bắt giữ. Vài người trong họ cướp súng lực lượng biên phòng Việt Nam và bắn vào các chiến sĩ này hai người chết và 4 bị thương. Kẻ vượt biên vào lãnh thổ và tàn sát người thi hành công vụ không phải trả lời về hành vi phạm pháp và là quyền và bổn phận của một nhà nước có chủ quyền…
Thể chế Tự do và Dân chủ Việt Nam Cộng hòa hiến tặng đồng bào một đời sống tương đối ấm no, cách biệt giàu nghèo không lớn, giáo dục nhân bản và phi chính trị và đã có những cuộc bầu cử tự do, bình đẳng bất chấp tình trạng chiến tranh và cộng phỉ phá hoại. Nhờ thế, trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 03.09.1967, liên danh Trương Đình Dzu – Trần Văn Chiêu (tư sản cộng) về nhì với 17% số phiếu hợp lệ, được Phật giáo Aán quang ủng hộ, sau liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ với 34,8% số phiếu hợp lệ. Nếu đã là ‘đảng cử, dân bầu’ thì chắc gì ông Hồ Ngọc Nhuận đã là Dân biểu Hạ nghị viện để có những tuyên bố và hành động làm lợi cho cộng sản. Nhờ đó, ông mới được tha học tập cải tạo tập trung và là ủy viên Uũy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc, cơ quan có nhiệm ngăn chận những người yêu nước và có khả năng lập pháp ứng cử đại biểu Quốc hội mà ông phải chê là ‘đảng hội’.
Chánh phủ tự coi là Cách mạng hứa hẹn một chính sách khoan hồng, nhưng, cuối cùng, chỉ là những sự lường gạt và cướp bóc :
1. Học tập cải tạo.
Từ tháng 05.1975, các hạ sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa hay nhân viên hành chánh từ chủ sự trở xuống phải trình diện học tập chính trị 3 ngày tại phường. Các cấp thấp hơn như binh sĩ, cán bộ phường khóm được miễn. Các sĩ quan cấp Uùy phải trình diện từ ngày 13 đến 16.06.1975 và dự trù vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong 10 ngày. Các cấp chỉ huy từ giám đốc trở lên, sĩ quan từ cấp tá, các dân biểu nghị sĩ, các lãnh tụ đảng phái mang theo vật dụng cá nhân, đồ ăn hay số tiền 13.000 đồng cho việc ăn uống trong 30 ngày.
Hàng trăm ngàn người nô nức đi trình diện học tập vì nghĩ rằng việc này cần phải làm cho xong để hy vọng sớm trở về làm ăn, nuôi gia đình. Nhưng thời gian vẫn trôi qua : 10 ngày rồi trọn cả tháng, người thân đi ‘học tập’ vẫn chưa về. Lòng tin nơi ‘kẻ chiến thắng’ cạn dần… người cộng sản Việt hứa… lèo. Sau đó, qua cái pháp lệnh, họ nói cải tạo viên phải học tập 3 năm rồi đổi ra vô hạn định một cách âm thầm.
Theo bản tường tình ‘Aurora Foundation’ năm 1983 do bà Ginetta Sagan và ông Stephen Denney thực hiện thì có hơn một triệu người đã đi cải tạo mà rất ít được về sau thời hạn mười ngày hay một tháng. Trên toàn quốc lúc bấy giờ có trên 150 trại cải tạo. Có khoảng 500 000 người được trả tự do trong vòng ba tháng; 200 000 ở trại từ hai đến bốn năm; 240 000 ít nhất năm năm; nhiều chục ngàn người trên mười năm.
2. Tịch thu ‘văn hóa đồi trụy’.
Ngày 27.05.1975, Đài phát thanh thành phố ra lệnh phải thu nộp tất cả các sách vở, báo chí, phim ảnh, tài liệu in ấn trước ngày Quốc hận được xếp vào loại ‘văn hóa đồi trụy’? Lệnh này gieo rắc sự Sợ hãi trong toàn thể đồng bào vì nhà nào lại không có sách vở, mọi gia đình dân Sài gòn đều có người viết lách, trẻ đi học chữ nghĩa. Chế độ tạo cho người dân ‘mặc cảm tội lỗi’, làm gì cũng sợ. Nói điều gì, cũng phải dòm trước, ngó sau, uốn lưỡi bảy lần mới phát biểu. Tâm trạng đó biến nhân cách con người thành thiếu trung thực, nghĩ một đằng làm một nẻo. Sống như thế kể là đáng buồn. Khi xưa, còn trẻ sợ ma, sợ người chết, nay bắt đầu sợ người sống, nhất là sợ chế độ cộng sản. Chế độ quản lý con người bằng cách đẩy người dân đến tâm trạng sợ hãi bằng cảnh cáo, hù dọa, học tập, lý lịch, bản tự kiểm bởi là các côn(g) an khu vực với những hình thức chế tài, kiểm soát, chế độ xin cho.
Tất cả các tác phẩm mọi loại đều phải đem nộp cho phường khóm do các phần tử ‘cách mạng 30’ điều hành. Các sách có giá nhiều người đọc, nhất là tiểu thuyết, các băng và dĩa nhạc vàng được chúng lấy đem về nhà cất và, sau này, bán rất có giá. Phần đông trong dân, sách được xé rời ra và để tại nhiều nơi. Việc đốt sách được thực hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động, đã nêu rõ 2 mục đích: về chính trị, bài trừ các luồng tư tưởng phản động chống đối chế độ và về văn hóa, xóa bỏ hình thức được coi là ‘đồi trụy theo hình thức tư bản’. Chính quyền mới khẩn cấp niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài gòn đều bị niêm phong và đóng cửa.
Tại nhiều địa phương, công việc càn quét này giao cho các ‘cháu ngoan bác Hồ’, tuổi chỉ từ 10 đến 15. Đảng lợi dụng tuổi thơ. Tuổi các em là để vui đùa, ca hát, để nhởn nhơ, để chỉ biết thương, chứ không biết ghét hay oán hận. Thế giới các em là thế giới trẻ, không biết việc người lớn lừa dối.
3. Đổi tiền : một hình thức cướp của.
Ngày 06.06.1975, Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập để thừa kế vai trò hội viên của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cũ của Việt Nam Cộng hòa này trong các tổ chức tài chính quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Phát triển Á châu ADB, Ngân hàng Thế giới WB. Do đó, tiền Việt Nam Cộng hòa cần được đổi.
Lúc 10 giờ đêm 21.09.1975, nhà cầm quyền ra lệnh kéo dài lệnh giới nghiêm đến 11 giờ sáng, thay vì 5 giờ như thường lệ, ngày 22.09.1975 và đợi thông báo quan trọng. Đến 4 giờ, đài phát thanh loan tin đổi tiền và những quy định thực thi công tác này :
- Thời gian : từ 11 đến 23 giờ ngày 22.09.1975, tức chỉ 12 tiếng đồng hồ. Thực tế đã kéo đến nhiều ngày. Bộ chính trị đảng ước lượng quá thấp số lượng tiền mặt trong túi người dân Miền Nam. Tại Ngân hàng Thành phố HCM (Trụ sở Việt Nam Thương tín cũ), từng đợt xe cam nhông chở đầy tiền giấy đến khai báo và nạp kho. Do biết số tiền không được đổi hết, nhiều người đã đốt bớt ;
- Hối giá : 500 đồng VNCH = 1 đồng mới CHMNVN. Mỗi gia đình được đổi tối đa 100.000 đồng VNCH ra thành 200 đồng CHMNVN. Tiểu thương có thể đổi thêm 100.000 đồng nữa. Những xưởng lớn thì giới hạn là 500.000 đồng.
Số tiền dư còn lại phải ký thác vào ngân hàng. Trương mục sau đó bị khóa đến đầu năm 1976 mới cho phép rút 30 đồng CHMNVN mỗi tháng. Cuối cùng, đến tháng 12.1976 thì trương mục bị đóng và số tiền không được rút nữa.
4. Lùa dân đi Vùng kinh tế mới.
Ngoài nguyên nhân kinh tế, việc di dân này còn có lý do chính trị là để giảm số người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa tập trung ở những đô thị, nhất là vùng Sài gòn, hầu dễ kiểm soát phần tử chống đối và để chiếm nhà của họ. Dĩ nhiên, để lường gạt người dân ra đi, nhà cầm quyền hứa hẹn trợ giúp xây nhà cửa, đất đai và hạt giống để trồng trọt… Nhưng khi người dân đến nơi, chờ đợi… không có gì cả. Lý do, chánh quyền đuổi dân hứa, chớ đâu phải chánh quyền nơi họ đến hứa. Người bị gạt trở về thành phố, nhà cửa bị mất đành phải ở hè đường… bệnh tật và chết.
Trong những năm 1975-1980, Thành phố HCM đã đưa đi Vùng kinh tế mới khoảng 832.000 người. Phương pháp cưỡng bức người dân phải đi gồm thu hồi hộ khẩu, rút thẻ mua gạo và các nhu yếu phẩm, và cấm trẻ em nhập trường học. Theo lệnh ngày 19.05.1976 thì chính phủ đề ra năm hạng dân thành thị phải chuyển ra vùng kinh tế mới: 1. Dân thất nghiệp ; 2. Dân cư ngụ bất hợp pháp ; 3. Dân cư ngụ trong những khu vực dành riêng cho công chức và quân nhân ; 4. Tiểu thương gia, tiểu địa chủ, đại thương gia ; 5. Người gốc Hoa, dân theo đạo Công Giáo.
5. Phản kháng vì chán nản và tuyệt vọng.
Trước ngày 30.04.1975, tại các nơi làm việc văn phòng, những nữ nhân viên đâu có phải khiêng bàn tủ, nhất là tại ngân hàng. Các bà, các cô không bị đi hội họp. Nhưng, sau đó ngày đó, nhân danh ‘nam, nữ bình quyền’, sự miễn trừ không còn nữa. Thêm vào đó, những sự gian dối và cướp của của chế độ, người dân còn phải đi họp tổ. Vì không muốn nghe phát biểu tuyên truyền và để bày tỏ sự chán nản, bất mãn mà không bị làm phiền hà, người dân có lối phản ứng: cán bộ cộng nô chưa nói hết câu thì bà con vỗ tay… cám ơn. Dần dần, người dân đâm chai lì, không sợ nữa, họ phát biểu lung tung nơi công cộng, không còn thể thống gì. Những lời châm chọc, nói bóng gió chê bai cán bộ, chính quyền ngày càng công khai, càng bạo dạn đến không còn kiêng nể gì nửa. Cán bộ, đảng viên có nghe thấy cũng giả đui, điếc lảng đi chỗ khác. Nhiều chị đến họp mang theo con hay em. Khi muốn về, nhéo nhẹ nó một cái cho khóc, rồi đứng dậy, ra đi.
Ngoài ra, người dân còn diễu cợt chính quyền bằng những câu thơ hay câu chuyện hài hước nhằm nói cho hả dạ… Do đó, nảy sinh một thứ văn chương truyền khẩu mô tả sự thật của một chế độ phi nhân bằng đủ hình thức. Tuy thế, chế độ vẫn tồn tại cho đến hôm nay và sẽ còn phi nhân tiếp trong tương lai. Cộng sản Việt Nam còn vô cảm với người dân vì họ còn được sự tiếp tay hay lờ đi của những trí thức, kể cả cha thầy hay sư sãi, vô cảm với đồng bào và đồng đạo.
II. BA MƯƠI CHÍN NĂM THẤT BẠI HAY THÀNH CÔNG ?.
Ngày 30.04.1975, người cộng sản, tự cho là ‘kẻ chiến thắng’, có công thống nhất Đất Nước, một Quê hương mà chính họ cùng thực dân Pháp phân đôi ngày 20.07.1954 và đến hôm nay, ngày 30.04.2014, đã bị nhượng bộ nhiều phần đất cho Trung cộng. Dân (hay quân ngụy trang) của họ kiểm soát nhiều phần lãnh thổ chúng ta. Phe thắng trận đã xóa bỏ ranh giới lãnh thổ Việt Nam tại cầu Hiền Lương (Hiền hậu và Lương thiện : hai tính tốt của người Việt), nhưng lại gây nên một cuộc chiến khác với cuộc chia đôi Dân Tộc và đã không thể hòa giải được tại Miền Bắc từ 1954, rồi trọn cả nước từ 1975.
1. Thực trạng phân hóa Dân Tộc.
Một sáng Chúa Nhật tháng 05.1975, khi đi ngang Tòa Tổng Giám mục Sài gòn, thấy có đông người trong khuôn viên, tôi vào xem thì được biết họ đang yêu cầu Đức Cha P.X. Nguyễn Văn Thuận rời Sài gòn. Một sinh viên Công Giáo nói sự hiện diện của Đức Cha tại đây làm cản trở ‘Hòa hợp, Hòa giải Dân tộc’ và thực thi Hiệp định Paris. Tôi nói nhỏ rằng việc cử Đức Cha là một quyết định của Giáo Hội vì Việt Nam và Hiệp định Paris còn đâu mà thực thi. Đến Tết 1976, được tin anh ta đã vượt biên vì thân phụ anh đi học tập và gia đình bị mời đi kinh tế mới.
Xin phép được trình bày một nhận định về vấn đề có thể khác hơn những ý kiến đã được đưa ra. Đặt vấn đề ‘Hòa hợp, Hòa giải’ tức chúng ta chấp nhận có một tranh chấp lớn hay nhỏ cần phải tìm sự đồng thuận được xem như một tình trạng Hòa bình. Hoà bình chỉ có thể bền vững khi xây dựng trên bốn nền tảng : Chân lý, Công bình, Bác ái và Tự do. Đó là đề nghị của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII trong Thông điệp ‘Hòa Bình trên Trái Đất’ (Pacem in Terris) ban hành ngày 01.04.1963.
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Thỉnh thoảng, khi ngày ‘30 Tháng tư’ trở về trên Quê Hương, nhà nước và đảng cộng sản lại kêu gọi Hòa hợp Hòa giải. Do sự gian tham từ các đối tác tham gia tiến trình này, đồng bào trong nước ngày thêm khốn khổ, xã hội tăng sự băng hoại và các Giáo Hội càng chia rẽ. Ngày ‘30 Tháng tư 1975’ chỉ là sự tiếp nối Hiệp định Genève 20.07.1954 vì, với Hiệp định này, đảng cộng sản Việt Nam đặt thống trị độc tài trên Miền Bắc và, ngày Quốc Hận, người dân Miền Nam cùng chịu chung số phận. Ngày nay, vì không có sự Đối thoại và Chung sức trong nước, Đất Nước đang mất dần vào tay Tàu cộng và Hoa kỳ được mời để phân xử Nhân Dân và nhà nước. Nên nhớ, nhà nước nhận Quyền từ tay Nhân Dân, qua bầu cử tự do và bình đẳng, để điều hành Quốc Sự mà Quốc Sự bao gồm cả công cuộc Hòa hợp Hòa giải Dân tộc. Ba mươi chín năm đã trôi qua vẫn thất bại. Tại sao ?
I.- NGÀY 30.04.1975 và NHỮNG NGÀY THÁNG KẾ TIẾP.
Lúc 10 giờ 25 ngày 30.04.1975, qua làn sóng đài phát thanh Sài gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh buông súng cho toàn quân Việt Nam Cộng hòa. Khoảng 12 giờ 30, các bộ đội vào dinh Độc lập để gặp Tổng thống và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu để chuẩn bị việc từ chức lúc 13 giờ 15 tại đài phát thanh Sài gòn và do Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn 203 Thiết giáp nhận. Hiện diện ngoài đường phố Sài gòn nhiều nguy hiễm lúc đó chỉ còn :
1. Bộ đội Bắc Việt.
- Các sĩ quan, không còn mang quân hàm, còn e ngại sau khi vào Thủ đô quá dễ, sợ bị mắc bẫy ;
- những chiến binh thì ngơ ngác trước vẻ đẹp của Sài gòn, hòn ngọc Viễn Đông, với những nhà phố cao tầng giàu có. Những lính trẻ bị tuyên truyền về sự nghèo đói mà người dân miền Nam phải đến xin ăn ở Tòa Đại sứ Mỹ… Tôi rất vui khi gặp một bộ đội đóng quân ngoại ô Sài gòn dè dặt xin sách Đức Mẹ Hằng Cứu giúp. Tôi tặng cho em sách này kèm theo một cái mùng, nhưng đã bị cấp chỉ huy tịch thu…
2. Cách mạng 30 hay Sư đoàn 304.
- Thành phần tạp lục. Đa số là những kẻ được chỉ huy bởi những đặc công nằm vùng để đi ‘hôi của’ các cơ sở Mỹ và nhà người Việt đã bỏ đi và đe dọa, khủng bố hay cướp của đồng bào.
- Thành phần trí thức. Ngoài những dảng viên cộng sản nằm vùng, đa số trong họ hăng hái lập công với các đoàn quân ‘chiến thắng’, các ‘chính ủy’ rất có giá. Tự xưng ‘trí thức cách mạng’, họ gồm những học sinh, sinh viên và những linh mục ‘hổn láo’ nhằm vào hai Đức Cha Henri Lemaître, Khâm sứ Tòa Thánh) và P.X. Nguyễn Văn Thuận, Tổng Giám mục phó. Các ‘cha’ kéo theo một đám con hăng hái hành động chống Bề Trên… Góp phần kéo dài ‘đau khổ’ cho đồng bào cùng thời và con, cháu như hiện nay, các nghị sỉ, dân biểu thân công, những ‘vị’ đứng vào cái gọi là ‘Mặt trận Tổ quốc’ ‘không kể những người bị bắt buộc vì ‘không tự do’ tức có hà tì ưng thuận). Lẽ ra, cái tổ chức này phải góp phần hoàn thành ‘Hòa hợp Hòa giải Dân tộc’, nhưng do nhận lương tháng to tác, cái CÔNG ÍCH này không được thực hiện… Quý vị đều có dịp nghe ông Nguyễn Văn Thiệu nói ‘Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những việc cộng sản làm’. Người ta nói ông Thiệu nói 10 câu chỉ đúng có một. Quý vị nghĩ sao ?
II. CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG CHẾT NGƯỜI.
Số người Việt bỏ nước ra đi trong những ngày kế tiếp biến cố ‘30 Tháng tư’ không đông lắm, nhưng hỗn loạn vì thiếu phương tiện. Tuyệt đại đa số người Miền Nam là những người YÊU NƯỚC muốn sống trên Quê hương và xây dựng Non Sông gấm vóc. Trước khi bị đảo chính, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tâm sự với một người bạn đem những trái nhản đầu mùa để cùng Người thưởng thức : « Có những người muốn Mỹ đem quân vào Việt Nam để, sau này, khi Mỹ rút, họ đi theo ». Thật vậy, khi bỏ nước đi lưu vong, cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, nhân viên CIA, chủ mưu chính biến 01.11.1963, được Trung ương Tình báo Mỹ đưa thẳng sang Hoa kỳ trong khi cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ đến Đài loan.
Thời Việt Nam Cộng hòa, khi người Mỹ hay ngoại quốc nào, dân sự hay quân nhân, sống tại Việt Nam làm sai vẫn bị người Việt biểu tình phản đối có cảnh sát bảo đảm trật tự, và bị xét xử bởi pháp luật Việt Nam không như ngày nay : người dân Việt bị công an đánh đập tàn nhẫn khi biểu tình ‘Hoàng sa, Trường sa, Việt Nam’ và phản đối Trung cộng bắn giết ngư dân Việt Nam trong lãnh hải Quê hương và, ngày 18.04.2014, 16 người Trung quốc đã vượt biên trái phép vào tỉnh Quảng Ninh và bị Việt Nam bắt giữ. Vài người trong họ cướp súng lực lượng biên phòng Việt Nam và bắn vào các chiến sĩ này hai người chết và 4 bị thương. Kẻ vượt biên vào lãnh thổ và tàn sát người thi hành công vụ không phải trả lời về hành vi phạm pháp và là quyền và bổn phận của một nhà nước có chủ quyền…
Thể chế Tự do và Dân chủ Việt Nam Cộng hòa hiến tặng đồng bào một đời sống tương đối ấm no, cách biệt giàu nghèo không lớn, giáo dục nhân bản và phi chính trị và đã có những cuộc bầu cử tự do, bình đẳng bất chấp tình trạng chiến tranh và cộng phỉ phá hoại. Nhờ thế, trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 03.09.1967, liên danh Trương Đình Dzu – Trần Văn Chiêu (tư sản cộng) về nhì với 17% số phiếu hợp lệ, được Phật giáo Aán quang ủng hộ, sau liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ với 34,8% số phiếu hợp lệ. Nếu đã là ‘đảng cử, dân bầu’ thì chắc gì ông Hồ Ngọc Nhuận đã là Dân biểu Hạ nghị viện để có những tuyên bố và hành động làm lợi cho cộng sản. Nhờ đó, ông mới được tha học tập cải tạo tập trung và là ủy viên Uũy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc, cơ quan có nhiệm ngăn chận những người yêu nước và có khả năng lập pháp ứng cử đại biểu Quốc hội mà ông phải chê là ‘đảng hội’.
Chánh phủ tự coi là Cách mạng hứa hẹn một chính sách khoan hồng, nhưng, cuối cùng, chỉ là những sự lường gạt và cướp bóc :
1. Học tập cải tạo.
Từ tháng 05.1975, các hạ sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa hay nhân viên hành chánh từ chủ sự trở xuống phải trình diện học tập chính trị 3 ngày tại phường. Các cấp thấp hơn như binh sĩ, cán bộ phường khóm được miễn. Các sĩ quan cấp Uùy phải trình diện từ ngày 13 đến 16.06.1975 và dự trù vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong 10 ngày. Các cấp chỉ huy từ giám đốc trở lên, sĩ quan từ cấp tá, các dân biểu nghị sĩ, các lãnh tụ đảng phái mang theo vật dụng cá nhân, đồ ăn hay số tiền 13.000 đồng cho việc ăn uống trong 30 ngày.
Hàng trăm ngàn người nô nức đi trình diện học tập vì nghĩ rằng việc này cần phải làm cho xong để hy vọng sớm trở về làm ăn, nuôi gia đình. Nhưng thời gian vẫn trôi qua : 10 ngày rồi trọn cả tháng, người thân đi ‘học tập’ vẫn chưa về. Lòng tin nơi ‘kẻ chiến thắng’ cạn dần… người cộng sản Việt hứa… lèo. Sau đó, qua cái pháp lệnh, họ nói cải tạo viên phải học tập 3 năm rồi đổi ra vô hạn định một cách âm thầm.
Theo bản tường tình ‘Aurora Foundation’ năm 1983 do bà Ginetta Sagan và ông Stephen Denney thực hiện thì có hơn một triệu người đã đi cải tạo mà rất ít được về sau thời hạn mười ngày hay một tháng. Trên toàn quốc lúc bấy giờ có trên 150 trại cải tạo. Có khoảng 500 000 người được trả tự do trong vòng ba tháng; 200 000 ở trại từ hai đến bốn năm; 240 000 ít nhất năm năm; nhiều chục ngàn người trên mười năm.
2. Tịch thu ‘văn hóa đồi trụy’.
Ngày 27.05.1975, Đài phát thanh thành phố ra lệnh phải thu nộp tất cả các sách vở, báo chí, phim ảnh, tài liệu in ấn trước ngày Quốc hận được xếp vào loại ‘văn hóa đồi trụy’? Lệnh này gieo rắc sự Sợ hãi trong toàn thể đồng bào vì nhà nào lại không có sách vở, mọi gia đình dân Sài gòn đều có người viết lách, trẻ đi học chữ nghĩa. Chế độ tạo cho người dân ‘mặc cảm tội lỗi’, làm gì cũng sợ. Nói điều gì, cũng phải dòm trước, ngó sau, uốn lưỡi bảy lần mới phát biểu. Tâm trạng đó biến nhân cách con người thành thiếu trung thực, nghĩ một đằng làm một nẻo. Sống như thế kể là đáng buồn. Khi xưa, còn trẻ sợ ma, sợ người chết, nay bắt đầu sợ người sống, nhất là sợ chế độ cộng sản. Chế độ quản lý con người bằng cách đẩy người dân đến tâm trạng sợ hãi bằng cảnh cáo, hù dọa, học tập, lý lịch, bản tự kiểm bởi là các côn(g) an khu vực với những hình thức chế tài, kiểm soát, chế độ xin cho.
Tất cả các tác phẩm mọi loại đều phải đem nộp cho phường khóm do các phần tử ‘cách mạng 30’ điều hành. Các sách có giá nhiều người đọc, nhất là tiểu thuyết, các băng và dĩa nhạc vàng được chúng lấy đem về nhà cất và, sau này, bán rất có giá. Phần đông trong dân, sách được xé rời ra và để tại nhiều nơi. Việc đốt sách được thực hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động, đã nêu rõ 2 mục đích: về chính trị, bài trừ các luồng tư tưởng phản động chống đối chế độ và về văn hóa, xóa bỏ hình thức được coi là ‘đồi trụy theo hình thức tư bản’. Chính quyền mới khẩn cấp niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài gòn đều bị niêm phong và đóng cửa.
Tại nhiều địa phương, công việc càn quét này giao cho các ‘cháu ngoan bác Hồ’, tuổi chỉ từ 10 đến 15. Đảng lợi dụng tuổi thơ. Tuổi các em là để vui đùa, ca hát, để nhởn nhơ, để chỉ biết thương, chứ không biết ghét hay oán hận. Thế giới các em là thế giới trẻ, không biết việc người lớn lừa dối.
3. Đổi tiền : một hình thức cướp của.
Ngày 06.06.1975, Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập để thừa kế vai trò hội viên của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cũ của Việt Nam Cộng hòa này trong các tổ chức tài chính quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Phát triển Á châu ADB, Ngân hàng Thế giới WB. Do đó, tiền Việt Nam Cộng hòa cần được đổi.
Lúc 10 giờ đêm 21.09.1975, nhà cầm quyền ra lệnh kéo dài lệnh giới nghiêm đến 11 giờ sáng, thay vì 5 giờ như thường lệ, ngày 22.09.1975 và đợi thông báo quan trọng. Đến 4 giờ, đài phát thanh loan tin đổi tiền và những quy định thực thi công tác này :
- Thời gian : từ 11 đến 23 giờ ngày 22.09.1975, tức chỉ 12 tiếng đồng hồ. Thực tế đã kéo đến nhiều ngày. Bộ chính trị đảng ước lượng quá thấp số lượng tiền mặt trong túi người dân Miền Nam. Tại Ngân hàng Thành phố HCM (Trụ sở Việt Nam Thương tín cũ), từng đợt xe cam nhông chở đầy tiền giấy đến khai báo và nạp kho. Do biết số tiền không được đổi hết, nhiều người đã đốt bớt ;
- Hối giá : 500 đồng VNCH = 1 đồng mới CHMNVN. Mỗi gia đình được đổi tối đa 100.000 đồng VNCH ra thành 200 đồng CHMNVN. Tiểu thương có thể đổi thêm 100.000 đồng nữa. Những xưởng lớn thì giới hạn là 500.000 đồng.
Số tiền dư còn lại phải ký thác vào ngân hàng. Trương mục sau đó bị khóa đến đầu năm 1976 mới cho phép rút 30 đồng CHMNVN mỗi tháng. Cuối cùng, đến tháng 12.1976 thì trương mục bị đóng và số tiền không được rút nữa.
4. Lùa dân đi Vùng kinh tế mới.
Ngoài nguyên nhân kinh tế, việc di dân này còn có lý do chính trị là để giảm số người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa tập trung ở những đô thị, nhất là vùng Sài gòn, hầu dễ kiểm soát phần tử chống đối và để chiếm nhà của họ. Dĩ nhiên, để lường gạt người dân ra đi, nhà cầm quyền hứa hẹn trợ giúp xây nhà cửa, đất đai và hạt giống để trồng trọt… Nhưng khi người dân đến nơi, chờ đợi… không có gì cả. Lý do, chánh quyền đuổi dân hứa, chớ đâu phải chánh quyền nơi họ đến hứa. Người bị gạt trở về thành phố, nhà cửa bị mất đành phải ở hè đường… bệnh tật và chết.
Trong những năm 1975-1980, Thành phố HCM đã đưa đi Vùng kinh tế mới khoảng 832.000 người. Phương pháp cưỡng bức người dân phải đi gồm thu hồi hộ khẩu, rút thẻ mua gạo và các nhu yếu phẩm, và cấm trẻ em nhập trường học. Theo lệnh ngày 19.05.1976 thì chính phủ đề ra năm hạng dân thành thị phải chuyển ra vùng kinh tế mới: 1. Dân thất nghiệp ; 2. Dân cư ngụ bất hợp pháp ; 3. Dân cư ngụ trong những khu vực dành riêng cho công chức và quân nhân ; 4. Tiểu thương gia, tiểu địa chủ, đại thương gia ; 5. Người gốc Hoa, dân theo đạo Công Giáo.
5. Phản kháng vì chán nản và tuyệt vọng.
Trước ngày 30.04.1975, tại các nơi làm việc văn phòng, những nữ nhân viên đâu có phải khiêng bàn tủ, nhất là tại ngân hàng. Các bà, các cô không bị đi hội họp. Nhưng, sau đó ngày đó, nhân danh ‘nam, nữ bình quyền’, sự miễn trừ không còn nữa. Thêm vào đó, những sự gian dối và cướp của của chế độ, người dân còn phải đi họp tổ. Vì không muốn nghe phát biểu tuyên truyền và để bày tỏ sự chán nản, bất mãn mà không bị làm phiền hà, người dân có lối phản ứng: cán bộ cộng nô chưa nói hết câu thì bà con vỗ tay… cám ơn. Dần dần, người dân đâm chai lì, không sợ nữa, họ phát biểu lung tung nơi công cộng, không còn thể thống gì. Những lời châm chọc, nói bóng gió chê bai cán bộ, chính quyền ngày càng công khai, càng bạo dạn đến không còn kiêng nể gì nửa. Cán bộ, đảng viên có nghe thấy cũng giả đui, điếc lảng đi chỗ khác. Nhiều chị đến họp mang theo con hay em. Khi muốn về, nhéo nhẹ nó một cái cho khóc, rồi đứng dậy, ra đi.
Ngoài ra, người dân còn diễu cợt chính quyền bằng những câu thơ hay câu chuyện hài hước nhằm nói cho hả dạ… Do đó, nảy sinh một thứ văn chương truyền khẩu mô tả sự thật của một chế độ phi nhân bằng đủ hình thức. Tuy thế, chế độ vẫn tồn tại cho đến hôm nay và sẽ còn phi nhân tiếp trong tương lai. Cộng sản Việt Nam còn vô cảm với người dân vì họ còn được sự tiếp tay hay lờ đi của những trí thức, kể cả cha thầy hay sư sãi, vô cảm với đồng bào và đồng đạo.
II. BA MƯƠI CHÍN NĂM THẤT BẠI HAY THÀNH CÔNG ?.
Ngày 30.04.1975, người cộng sản, tự cho là ‘kẻ chiến thắng’, có công thống nhất Đất Nước, một Quê hương mà chính họ cùng thực dân Pháp phân đôi ngày 20.07.1954 và đến hôm nay, ngày 30.04.2014, đã bị nhượng bộ nhiều phần đất cho Trung cộng. Dân (hay quân ngụy trang) của họ kiểm soát nhiều phần lãnh thổ chúng ta. Phe thắng trận đã xóa bỏ ranh giới lãnh thổ Việt Nam tại cầu Hiền Lương (Hiền hậu và Lương thiện : hai tính tốt của người Việt), nhưng lại gây nên một cuộc chiến khác với cuộc chia đôi Dân Tộc và đã không thể hòa giải được tại Miền Bắc từ 1954, rồi trọn cả nước từ 1975.
1. Thực trạng phân hóa Dân Tộc.
Một sáng Chúa Nhật tháng 05.1975, khi đi ngang Tòa Tổng Giám mục Sài gòn, thấy có đông người trong khuôn viên, tôi vào xem thì được biết họ đang yêu cầu Đức Cha P.X. Nguyễn Văn Thuận rời Sài gòn. Một sinh viên Công Giáo nói sự hiện diện của Đức Cha tại đây làm cản trở ‘Hòa hợp, Hòa giải Dân tộc’ và thực thi Hiệp định Paris. Tôi nói nhỏ rằng việc cử Đức Cha là một quyết định của Giáo Hội vì Việt Nam và Hiệp định Paris còn đâu mà thực thi. Đến Tết 1976, được tin anh ta đã vượt biên vì thân phụ anh đi học tập và gia đình bị mời đi kinh tế mới.
Xin phép được trình bày một nhận định về vấn đề có thể khác hơn những ý kiến đã được đưa ra. Đặt vấn đề ‘Hòa hợp, Hòa giải’ tức chúng ta chấp nhận có một tranh chấp lớn hay nhỏ cần phải tìm sự đồng thuận được xem như một tình trạng Hòa bình. Hoà bình chỉ có thể bền vững khi xây dựng trên bốn nền tảng : Chân lý, Công bình, Bác ái và Tự do. Đó là đề nghị của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII trong Thông điệp ‘Hòa Bình trên Trái Đất’ (Pacem in Terris) ban hành ngày 01.04.1963.
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo