Tuy Việt Nam cũng là một thành viên của APEC, nhưng báo chí Việt Nam nhắc đến hội nghị này không nhiều như báo chí khu vực.
Nếu có đề cập đến APEC thì báo chí Việt Nam chỉ đưa tin theo thông lệ từ trước đến nay là đăng tải bài có tính chất mô tả các nghi lễ ngoại giao.
Báo Nhân Dân trên mạng ngày 19/10/2003 có đăng bài và ảnh về cuộc gặp giữa hai ông Phan Văn Khải và Hồ Cẩm Đào, nhấn mạnh vào việc ông Khải 'bày tỏ lời chúc mừng' đến ông Hồ Cẩm Đào trước các 'thành tựu to lớn mà nhân dân Trung Quốc anh em đạt được'.
Tuy nhiên bài báo không nói quan điểm của hai nhân vật lãnh đạo này-nếu có trao đổi trong cuộc gặp-về hai chủ đề chính của APEC là chống khủng bố và thương mại.
Đây là điều dễ hiểu vì sự tham dự của Việt Nam trong hội nghị thượng đỉnh lần này chỉ có ý nghĩa biểu tượng. Trái với ASEAN, hy vọng của Việt Nam ảnh hưởng đến hội nghị này hầu như không có.
Nghị trình chính của hội nghị thuợng đỉnh lần này, như tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nói ra trong một buổi trả lời phỏng vấn các nhà báo Á châu bao gồm hai vấn đề, cuộc chiến chống khủng bố quốc tế và thiếu hụt mậu dịch của Mỹ đối với Á châu, đặc biệt là đối với Trung Quốc.
Đối với vấn đế thiếu hụt mậu dịch của Mỹ tại Á châu, Washington tính làm áp lực để các nước này, đặc biệt là Trung quốc, nâng cao tỷ giá tiền tệ của họ so với đồng đô la Mỹ.
Cho tới nay, ngoại trừ Trung Quốc, Việt Nam là nước độc nhất giữ tỷ giá tiền Việt Nam thấp so với đồng đô la, tuy rằng mức độ trượt giá của tiền đồng trong những tháng gần đây có chậm hơn truớc.
Chính vì vậy mà thái độ của chính phủ Việt Nam là vẫn giữ thế trung lập, né tránh không nói đến điều này với hy vọng rằng sẽ tránh được những áp lực bảo vệ mậu dịch của Mỹ đối với hàng Việt Nam.
Trong vấn đề chống khủng bố quốc tế, Washington đã đưa ra một đề nghị yêu cầu các nước thành viên của APEC thông qua một loạt những biện pháp chống khủng bố gọi là “Chỉ tiêu Bangkok”.
Các nguồn tin chính thức cho biết, Việt Nam và một số thành viên khác như Trung Quốc, Indonesia, và Malaysia đã tỏ ra không “hài lòng” với đề nghị của Mỹ, nhưng đã từ chối không nói rõ những quan ngại của họ ở những điểm nào.
Các nền kinh tế thành viên của Diễn Đàn Hợp tác kinh tế Á châu và Thái Bình Dương bao gồm năm trong số mười nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. APEC hiện là một khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất trên thế giới hiện nay.
Nhưng APEC bị một nhược điểm lớn. Cũng giống như ASEAN, APEC hoạt động trên căn bản đồng thuận, mọi quyết định đưa ra không có tính cách cưỡng chế. Thành ra, APEC cho tới nay vẫn chỉ là một chỗ tụ họp.
Hội nghị thượng đỉnh chính thức chỉ có tính cách biểu tượng còn những cuộc thương thuyết song phương bên lề hội nghị mới là những cuộc thương thuyết quan trọng.
Tin từ Việt Nam cho hay phái đoàn Việt Nam sẽ đưa ra sáng kiến tạo quỹ giúp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Nhưng bên cạnh đó, trong các vấn đề khác, việc Việt Nam có hy vọng đạt được một thành quả nào tích cực trong hội nghị này tùy thuộc vào những cuộc nói chuyện tay đôi giữa thủ tướng Phan Văn Khải, ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên với các nhân vật lãnh đạo các nước khác. (BBC)
Nếu có đề cập đến APEC thì báo chí Việt Nam chỉ đưa tin theo thông lệ từ trước đến nay là đăng tải bài có tính chất mô tả các nghi lễ ngoại giao.
Báo Nhân Dân trên mạng ngày 19/10/2003 có đăng bài và ảnh về cuộc gặp giữa hai ông Phan Văn Khải và Hồ Cẩm Đào, nhấn mạnh vào việc ông Khải 'bày tỏ lời chúc mừng' đến ông Hồ Cẩm Đào trước các 'thành tựu to lớn mà nhân dân Trung Quốc anh em đạt được'.
Tuy nhiên bài báo không nói quan điểm của hai nhân vật lãnh đạo này-nếu có trao đổi trong cuộc gặp-về hai chủ đề chính của APEC là chống khủng bố và thương mại.
Đây là điều dễ hiểu vì sự tham dự của Việt Nam trong hội nghị thượng đỉnh lần này chỉ có ý nghĩa biểu tượng. Trái với ASEAN, hy vọng của Việt Nam ảnh hưởng đến hội nghị này hầu như không có.
Nghị trình chính của hội nghị thuợng đỉnh lần này, như tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nói ra trong một buổi trả lời phỏng vấn các nhà báo Á châu bao gồm hai vấn đề, cuộc chiến chống khủng bố quốc tế và thiếu hụt mậu dịch của Mỹ đối với Á châu, đặc biệt là đối với Trung Quốc.
Đối với vấn đế thiếu hụt mậu dịch của Mỹ tại Á châu, Washington tính làm áp lực để các nước này, đặc biệt là Trung quốc, nâng cao tỷ giá tiền tệ của họ so với đồng đô la Mỹ.
Cho tới nay, ngoại trừ Trung Quốc, Việt Nam là nước độc nhất giữ tỷ giá tiền Việt Nam thấp so với đồng đô la, tuy rằng mức độ trượt giá của tiền đồng trong những tháng gần đây có chậm hơn truớc.
Chính vì vậy mà thái độ của chính phủ Việt Nam là vẫn giữ thế trung lập, né tránh không nói đến điều này với hy vọng rằng sẽ tránh được những áp lực bảo vệ mậu dịch của Mỹ đối với hàng Việt Nam.
Trong vấn đề chống khủng bố quốc tế, Washington đã đưa ra một đề nghị yêu cầu các nước thành viên của APEC thông qua một loạt những biện pháp chống khủng bố gọi là “Chỉ tiêu Bangkok”.
Các nguồn tin chính thức cho biết, Việt Nam và một số thành viên khác như Trung Quốc, Indonesia, và Malaysia đã tỏ ra không “hài lòng” với đề nghị của Mỹ, nhưng đã từ chối không nói rõ những quan ngại của họ ở những điểm nào.
Các nền kinh tế thành viên của Diễn Đàn Hợp tác kinh tế Á châu và Thái Bình Dương bao gồm năm trong số mười nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. APEC hiện là một khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất trên thế giới hiện nay.
Nhưng APEC bị một nhược điểm lớn. Cũng giống như ASEAN, APEC hoạt động trên căn bản đồng thuận, mọi quyết định đưa ra không có tính cách cưỡng chế. Thành ra, APEC cho tới nay vẫn chỉ là một chỗ tụ họp.
Hội nghị thượng đỉnh chính thức chỉ có tính cách biểu tượng còn những cuộc thương thuyết song phương bên lề hội nghị mới là những cuộc thương thuyết quan trọng.
Tin từ Việt Nam cho hay phái đoàn Việt Nam sẽ đưa ra sáng kiến tạo quỹ giúp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Nhưng bên cạnh đó, trong các vấn đề khác, việc Việt Nam có hy vọng đạt được một thành quả nào tích cực trong hội nghị này tùy thuộc vào những cuộc nói chuyện tay đôi giữa thủ tướng Phan Văn Khải, ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên với các nhân vật lãnh đạo các nước khác. (BBC)