Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn đầu tới Bali một ngày trước phiên khai mạc của họp Thượng đỉnh của khối ASEAN vào ngày mai 07/10.
Ông Phan Văn Khải mở đầu bài diễn văn nói rằng những tiến bộ thực chất trong việc thực hiện lộ trình tự do hóa mậu dịch theo hiệp định khung đã tạo được môi trường tư do thương mại nội khối.
Tuy nhiên, ông Khải nói rằng “trong khi chúng ta nhìn vào dòng trao đổi thương mại giữa các nước ASEAN thì kết quả còn khiêm tốn”.
Trong khi Thủ tướng Việt Nam nói rằng chưa bao giờ các doanh nghiệp ASEAN lại có một môi trường đầu tư thuận lợi như hiện nay” thì ông cũng bày tỏ quan ngại rằng “đầu tư của các nước ngoài khối vào ASEAN đang giảm sút” và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng được tỷ trọng thương mại và đầu tư nội khối, cũng như thu hút mạnh mẽ đầu tư từ các nước ngoài khối”.
Tại ngày thứ hai của Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN hôm nay, thủ tướng Khải nói rằng “khu vực doanh nghiệp phải là động lực của Cộng Đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và cũng phải là động lực liên kết của ASEAN với các đối tác khác”.
"Các nghị quyết dài hạn liên quan việc hình thành thị trường tài chính khu vực và đề xuất gần đây của Việt Nam về việc miễn thị thực có thời hạn với công dân Asean góp phần làm quá trình chu chuyển các luồng vốn lao động được thuận lợn hơn, và giúp doanh nghiệp Asean tăng năng lực cạnh tranh."
“Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng, hấp dẫn với các nhà đầu tư không thua kém so với các nước trong khu vực”
Trong bài diễn văn trước đại diện cộng đồng kinh doanh ASEAN và báo giới nước ngoài, ông Khải không những tái khẳng định xây dựng kinh tế nhiều thành phần mà còn khẳng định “khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế Việt Nam và tiếp tục được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác của Việt Nam”.
Ông Khải khẳng định rằng “chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng, hấp dẫn với các nhà đầu tư không thua kém so với các nước trong khu vực”
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, Thủ tướng Việt Nam không đề cập tới các quan ngại về an ninh, khủng bố, điều được lãnh đạo các nước Indonesia, Philippines nói đến nhiều tại hội nghị.
Được biết đoàn Việt Nam sẽ có các cuộc gặp song phương với đoàn Trung Quốc và Campuchia vào chiều hôm nay 06/10.
Các vấn đề liên quan
Theo dự kiến các nước trong khối ASEAN sẽ ký kết cái gọi là Bali Concord II trong đó có ba thỏa thuận về an ninh, kinh tế, và văn hóa-xã hội.
Thỏa thuận được biết tới như Cộng đồng An Ninh ASEAN (ASC) được các quan chức tham dự tại đây nói rằng nó cần thiết để bổ trợ cho hợp tác kinh tế bởi mâu thuẫn của một vài thành viên về các vấn đề tội phạm hay khủng bố xuyên biên giới sẽ có tác động tiêu cực.
Nói cách khác đi là các nước thành viên sẽ đi tới các bước nhằm gây dựng lòng tin, đảm bảo tránh mâu thuẫn và có các biện pháp giải quyết mâu thuẫn hay xung đột nếu có.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các nước được gọi là đối tác đối thoại thì ngoài việc hợp tác với Trung Quốc nông nghiệp, thông tin viễn thông và phát triển nhân lực thì Asean theo dự kiến cũng sẽ ký các thỏa thuận tự do mậu dịch với Nhật Bản và Ấn độ.
Theo đó sẽ hình thành khu vực tự do mậu dịch trong khoảng 2011-12 và các mặt hàng nào sẽ thuộc hạng mục tự do trao đổi sẽ được đàm phán và hoàn tất vào 2005.
Điểm đáng chú ý là các thành viên mới như Campuchia, Lao, Việt Nam và Miến điện phải tới năm 2016 mới có thể sẵn sang cho khuôn khổ này.
Chủ đề Miến Điện
Tổng thống Indonesia Megawati, Sukarnoputri được trích lời trong báo chí địa phương nói rằng bà sẽ chủ động đề cập tới các vấn đề liên quan tới lãnh tụ dân chủ đối lập Aung San Suu Kyi nói riêng và các diễn biến về dân chủ tại Miến Điện nói chung với đoàn Miến điện sớm.
Mục đích là để tránh có tình trạng vấn đề này sẽ làm chệch hướng các mục đích bàn thảo lớn hơn của ASEAN tại Bali.
Ngoại trưởng Indonesia nói là cách đối thoại không to tiếng của ASEAN với Miến Điện làm các bên hiểu và thông tin tốt hơn và rằng các thành viên ASEAN bày tỏ mong muốn có tính tập thể rằng Miến Điện thực hiện lộ trình cho vấn đề hoa bình mà Miến Điện đưa ra cũng như để hòa giải dân chủ.
Khi được được hỏi là có ngoại trưởng ASEAN nào bày tỏ thất vọng rằng bà Suu Kyi không được trả tự do trươc thượng đỉnh thì ngoại trưởng Indonesia trích lời ngoại trưởng Miến nói không định nghĩa tình trạng của bà Su ki là quản thúc. (BBC)
Ông Phan Văn Khải mở đầu bài diễn văn nói rằng những tiến bộ thực chất trong việc thực hiện lộ trình tự do hóa mậu dịch theo hiệp định khung đã tạo được môi trường tư do thương mại nội khối.
Tuy nhiên, ông Khải nói rằng “trong khi chúng ta nhìn vào dòng trao đổi thương mại giữa các nước ASEAN thì kết quả còn khiêm tốn”.
Trong khi Thủ tướng Việt Nam nói rằng chưa bao giờ các doanh nghiệp ASEAN lại có một môi trường đầu tư thuận lợi như hiện nay” thì ông cũng bày tỏ quan ngại rằng “đầu tư của các nước ngoài khối vào ASEAN đang giảm sút” và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng được tỷ trọng thương mại và đầu tư nội khối, cũng như thu hút mạnh mẽ đầu tư từ các nước ngoài khối”.
Tại ngày thứ hai của Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN hôm nay, thủ tướng Khải nói rằng “khu vực doanh nghiệp phải là động lực của Cộng Đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và cũng phải là động lực liên kết của ASEAN với các đối tác khác”.
"Các nghị quyết dài hạn liên quan việc hình thành thị trường tài chính khu vực và đề xuất gần đây của Việt Nam về việc miễn thị thực có thời hạn với công dân Asean góp phần làm quá trình chu chuyển các luồng vốn lao động được thuận lợn hơn, và giúp doanh nghiệp Asean tăng năng lực cạnh tranh."
“Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng, hấp dẫn với các nhà đầu tư không thua kém so với các nước trong khu vực”
Trong bài diễn văn trước đại diện cộng đồng kinh doanh ASEAN và báo giới nước ngoài, ông Khải không những tái khẳng định xây dựng kinh tế nhiều thành phần mà còn khẳng định “khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế Việt Nam và tiếp tục được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác của Việt Nam”.
Ông Khải khẳng định rằng “chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng, hấp dẫn với các nhà đầu tư không thua kém so với các nước trong khu vực”
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, Thủ tướng Việt Nam không đề cập tới các quan ngại về an ninh, khủng bố, điều được lãnh đạo các nước Indonesia, Philippines nói đến nhiều tại hội nghị.
Được biết đoàn Việt Nam sẽ có các cuộc gặp song phương với đoàn Trung Quốc và Campuchia vào chiều hôm nay 06/10.
Các vấn đề liên quan
Theo dự kiến các nước trong khối ASEAN sẽ ký kết cái gọi là Bali Concord II trong đó có ba thỏa thuận về an ninh, kinh tế, và văn hóa-xã hội.
Thỏa thuận được biết tới như Cộng đồng An Ninh ASEAN (ASC) được các quan chức tham dự tại đây nói rằng nó cần thiết để bổ trợ cho hợp tác kinh tế bởi mâu thuẫn của một vài thành viên về các vấn đề tội phạm hay khủng bố xuyên biên giới sẽ có tác động tiêu cực.
Nói cách khác đi là các nước thành viên sẽ đi tới các bước nhằm gây dựng lòng tin, đảm bảo tránh mâu thuẫn và có các biện pháp giải quyết mâu thuẫn hay xung đột nếu có.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các nước được gọi là đối tác đối thoại thì ngoài việc hợp tác với Trung Quốc nông nghiệp, thông tin viễn thông và phát triển nhân lực thì Asean theo dự kiến cũng sẽ ký các thỏa thuận tự do mậu dịch với Nhật Bản và Ấn độ.
Theo đó sẽ hình thành khu vực tự do mậu dịch trong khoảng 2011-12 và các mặt hàng nào sẽ thuộc hạng mục tự do trao đổi sẽ được đàm phán và hoàn tất vào 2005.
Điểm đáng chú ý là các thành viên mới như Campuchia, Lao, Việt Nam và Miến điện phải tới năm 2016 mới có thể sẵn sang cho khuôn khổ này.
Chủ đề Miến Điện
Tổng thống Indonesia Megawati, Sukarnoputri được trích lời trong báo chí địa phương nói rằng bà sẽ chủ động đề cập tới các vấn đề liên quan tới lãnh tụ dân chủ đối lập Aung San Suu Kyi nói riêng và các diễn biến về dân chủ tại Miến Điện nói chung với đoàn Miến điện sớm.
Mục đích là để tránh có tình trạng vấn đề này sẽ làm chệch hướng các mục đích bàn thảo lớn hơn của ASEAN tại Bali.
Ngoại trưởng Indonesia nói là cách đối thoại không to tiếng của ASEAN với Miến Điện làm các bên hiểu và thông tin tốt hơn và rằng các thành viên ASEAN bày tỏ mong muốn có tính tập thể rằng Miến Điện thực hiện lộ trình cho vấn đề hoa bình mà Miến Điện đưa ra cũng như để hòa giải dân chủ.
Khi được được hỏi là có ngoại trưởng ASEAN nào bày tỏ thất vọng rằng bà Suu Kyi không được trả tự do trươc thượng đỉnh thì ngoại trưởng Indonesia trích lời ngoại trưởng Miến nói không định nghĩa tình trạng của bà Su ki là quản thúc. (BBC)