Lễ kỷ niệm lần thứ 450 ngày kết thúc Công Đồng Trent sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng Mười Hai sắp tới. Như mọi người đều biết: Trent tọa lạc tại miền Bắc nước Ý, thuộc vùng Tyrol nói tiếng Đức. Và theo thói quen thường lệ, Đức Phanxicô sẽ phái một vị Hồng Y làm đại diện riêng của ngài tới đó để chủ tọa nghi lễ. Còn vị Hồng Y nào xứng đáng với vai trò này cho bằng Đức Hồng Y Walter Brandmüller?
Cũng theo thói quen, khi phái một vị Hồng Y làm đại diện riêng tới một nơi nào, Đức Giáo Hoàng thường gửi cho ngài một lá thư chính thức, trao cho ngài nhiệm vụ và nói lên một kỳ vọng nào đó nhân dịp này. Lễ kỷ niệm ngày kết thúc Công Đồng Trent không tránh khỏi việc này.
Trong lá thư gửi Đức Hồng Y Brandmüller, Đức Giáo Hoàng Phanxicô minh nhiên trích dẫn bài diễn văn được coi như xác định ra triều đại của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, tức bài diễn văn đọc trước Giáo Triều Rôma năm 2005. Trong bài diễn văn này, Đức Bênêđíctô XVI nói tới “phương thức giải thích bất liên tục hay gián đoạn” và “phương thức giải thích canh tân” hay “phương thức giải thích liên tục”.
Khi minh nhiên trích dẫn như thế, Đức Phanxicô quả đã đứng cùng phía với Đức Bênêđíctô và giờ phút cũng như quan niệm chủ yếu trên của triều Giáo Hoàng tiền nhiệm.
Việc trên xẩy ra sau khi Đức Phanxicô viết một lá thư cho Đức TGM Marchetto, một người vốn chỉ trích mạnh mẽ một trong các trường phái “giải thích bất liên tục hay gián đoạn” mà người ta vốn gọi là “Trường Phái Bologna”. Chắc chắn Đức Phanxicô làm tan nát nhiều cõi lòng cấp tiến khi ngài gọi Marchetto, người hết lòng ủng hộ Đức Bênêđíctô, là một trong những người giải thích Công Đồng hay nhất ngài từng biết.
Lá thư của Đức Phanxicô gửi Đức HY Brandmüller được viết bằng tiếng La Tinh và đăng trên tờ Bollettino. Sau đây là bản dịch phần đầu lá thư, là phần liên hệ tới vấn đề ta đang bàn ở đây, dựa trên bản tiếng Anh của Linh Mục John Zuhlsdorf:
Gửi Hiền Huynh Đáng Kính
Hồng Y Walter Brandmüller (của Giáo Hội Công Giáo)
Phó Tế Nhà Thờ St. Julian Người Flemish
Nhân lễ kỷ niệm lần thứ 450 ngày Công Đồng Trent kết thúc, quả là thích hợp khi Giáo Hội tha thiết tưởng nhớ học lý hết sức phong phú của Công Đồng này được tổ chức tại Tyrol. Chắc chắn không phải là không có lý do chính đáng khi Giáo Hội, từ lâu nay, vốn hết sức lo toan để các sắc lệnh và qui tắc của Công Đồng được nhắc nhớ và lưu tâm, vì thấy rằng do các vấn đề và nan đề xuất hiện thời ấy, các Nghị Phụ đã hết sức cần cù lo sao cho đức tin Công Giáo được thấy rõ ràng hơn và được hiểu biết nhiều hơn. Điều chắc chắn là nhờ Chúa Thánh Thần luôn linh hứng và hướng dẫn các ngài, các Nghị Phụ đã hết sức lưu tâm để không những kho tàng tín lý Kitô Giáo thánh thiêng được bảo vệ, mà nhân loại cũng được soi sáng rạng rỡ hơn nữa, ngõ hầu công trình cứu thế của Chúa được loan truyền khắp mặt địa cầu và Tin Mừng được loan báo khắp thế giới.
Lắng nghe cùng một Chúa Thánh Thần ấy cách gần gũi, Giáo Hội thời nay đang canh tân và suy niệm học lý hết sức phong phú của Công Đồng Trent. Thực vậy, “phương thức giải thích canh tân” (interpretatio renovationis) mà vị Tiền Nhiệm Bênêđíctô XVI của tôi đã giải thích năm 2005 trước Giáo Triều Rôma, áp dụng vào Công Đồng Trent không kém gì vào Công Đồng Vatican II. Điều chắc chắn là lối giải thích này đã làm nổi bật đặc điểm tươi đẹp của Giáo Hội được chính Chúa truyền dạy: “Giáo Hội là một ‘chủ thể’ gia tăng với thời gian và phát triển, nhưng luôn luôn vẫn như thế, là một chủ thể Dân Chúa lữ hành” (Bài Diễn Văn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI với Giáo Triều Rôma để chúc Giáng Sinh họ, ngày 22 tháng Mười Hai, 2005)…
Lá thư trên quả có ý nghĩa. Thứ nhất, nó cho thấy ta có thể đọc Đức Phanxicô qua Đức Bênêđíctô. Thứ hai, nó quả quyết rằng Đức Phanxicô đọc Đức Phanxicô, một cách chính xác, qua Đức Bênêđíctô. Thứ ba, Đức Phanxicô muốn lớn tiếng cải chính. Vì ngài thấy rằng một số người trong “thế gian” không đọc ngài cách chính xác. Cuộc “phỏng vấn” của Scalfari là điển hình rõ nhất và mới nhất. Những người bảo thủ cũng không hơn gì trong các quan niệm sai lầm và giải thích méo mó của họ đối với ngài.
Tin xấu cho phe cấp tiến
Trên đây, chúng tôi có nhắc tới “Trường Phái Bologna” và lối giải thích bất liên tục hay gián đoạn của họ. Trường phái này, hiện do Giáo Sư Alberto Melloni lãnh đạo, dám cho rằng cả Đức Bênêđíctô cũng giải thích Vatican II như họ. Về Đức Phanxicô, họ cho rằng “Ngài ít nói tới Công Đồng vì Công Đồng đang được thực thi qua các việc ngài làm”.
Người chỉ trích họ mạnh mẽ hơn cả là Đức TGM Agostino Marchetto, một viên chức của Vatican, trong tác phẩm đồ sộ tựa là The Second Vatican Ecumenical Council: A Counterpoint for the History of the Council (Công Đồng Chung Vatican II: Một Phản Điểm Đối Với Lịch Sử Công Đồng). Bản tiếng Anh do Kenneth D. Whitehead dịch và được nhà xuất bản University of Scranton Press ấn hành năm 2009. Năm 2010, nó lại được University of Chicago Press ấn hành. Trong phần giới thiệu, University of Chicago Press cho rằng:
“Cuốn nghiên cứu quan trọng này của Đức TGM Agostino Marchetto đã đóng góp đáng kể vào cuộc tranh luận chung quanh việc giải thích Công Đồng Vatican II. Đức TGM Marchetto chỉ trích Trường Phái Bologna, một trường phái, theo ngài, đã trình bày Công Đồng như một thứ ‘cách mạng Côpécních’, một biến đổi thành ‘một Đạo Công Giáo khác’. Ngược lại, Marchetto mời các độc giả xem sét lại Công Đồng cách trực tiếp, qua các văn kiện, các bình luận và lịch sử chính thức của nó. Trong một tiểu luận gần đây đăng trên tờ L’Osservatore Romano, Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, đã viết rằng lối giải thích Công Đồng do Đức TGM Agostino Marchetto đề nghị có liên hệ hơn bao giờ hết. Đức TGM Marchetto ‘đã tiếp nối và sâu sắc hóa phương thức giải thích canh tân được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI ủng hộ’”.
Dù thế, Trường Phái Bologna vẫn tiếp tục làm ngơ các luận điểm của Đức TGM Marchetto, coi ngài như không có. Cho tới ngày 12 tháng Mười Một năm nay, khi lá thư Đức Phanxicô gửi cho Đức TGM Marchetto được công bố, với nội dung như sau:
Đức Tổng Giám Mục Marchetto thân mến,
Với lá thư này, tôi muốn hiện diện với Đức Cha và hợp nhất với việc ra mắt cuốn sách của Đức Cha tựa là “Primato pontificio ed episcopato. Dal primo millennio al Concilio ecumenico Vaticano II” (Quyền Tối Thượng Giáo Hoàng và Hàng Giám Mục: từ Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất tới Công Đồng Chung Vatican II). Xin Đức Cha coi tôi như hiện diện bằng tinh thần.
Chủ đề của sách là lời yêu thương Đức Cha dành cho Giáo Hội, một tình yêu vừa trung thành vừa nên thơ. Lòng trung thành và thi ca không phải là vật dành cho thị trường: người ta không thể mua hay bán được chúng, chúng giản đơn là những đức tính bám rễ trong tâm hồn của người con biết cảm nhận Giáo Hội là Mẹ mình; hay, để chính xác hơn, và nói theo “giọng điệu” quen thuộc của Thánh Inhaxiô, là “Mẹ Thánh Giáo Hội Phẩm Trật”.
Đức Cha đã biểu lộ tình yêu này bằng nhiều cách, trong đó có việc đính chính các sai lầm hay nhận định không chính xác về tôi, và tôi xin cám ơn Đức Cha tận đáy lòng tôi về việc này, nhưng trên hết, tình yêu ấy còn hiển hiện hết sức tinh ròng trong các nghiên cứu về Công Đồng Vatican II. Có lần tôi đã nói với Đức Cha, Đức Tổng Giám Mục Marchetto thân yêu, và hôm nay tôi muốn lặp lại một lần nữa rằng tôi coi Đức Cha là người giải thích hay nhất Công Đồng Vatican II. Tôi biết đây là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng tôi cũng biết Đức Cha đã làm cho hồng ân ấy sinh hoa kết trái.
Tôi biết ơn Đức Cha về mọi công trình tốt đẹp Đức Cha đã thực hiện cho chúng ta qua chứng tá yêu thương của Đức Cha dành cho Giáo Hội và tôi xin Thiên Chúa thưởng công bội hậu.
Tôi xin Đức Cha đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa Giêsu chúc phúc cho Đức Cha và xin Nữ Trinh Rất Thánh che chở Đức Cha”
Vatican 7 tháng Mười, 2013
Thân ái,
Phanxicô
Cũng theo thói quen, khi phái một vị Hồng Y làm đại diện riêng tới một nơi nào, Đức Giáo Hoàng thường gửi cho ngài một lá thư chính thức, trao cho ngài nhiệm vụ và nói lên một kỳ vọng nào đó nhân dịp này. Lễ kỷ niệm ngày kết thúc Công Đồng Trent không tránh khỏi việc này.
Trong lá thư gửi Đức Hồng Y Brandmüller, Đức Giáo Hoàng Phanxicô minh nhiên trích dẫn bài diễn văn được coi như xác định ra triều đại của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, tức bài diễn văn đọc trước Giáo Triều Rôma năm 2005. Trong bài diễn văn này, Đức Bênêđíctô XVI nói tới “phương thức giải thích bất liên tục hay gián đoạn” và “phương thức giải thích canh tân” hay “phương thức giải thích liên tục”.
Khi minh nhiên trích dẫn như thế, Đức Phanxicô quả đã đứng cùng phía với Đức Bênêđíctô và giờ phút cũng như quan niệm chủ yếu trên của triều Giáo Hoàng tiền nhiệm.
Việc trên xẩy ra sau khi Đức Phanxicô viết một lá thư cho Đức TGM Marchetto, một người vốn chỉ trích mạnh mẽ một trong các trường phái “giải thích bất liên tục hay gián đoạn” mà người ta vốn gọi là “Trường Phái Bologna”. Chắc chắn Đức Phanxicô làm tan nát nhiều cõi lòng cấp tiến khi ngài gọi Marchetto, người hết lòng ủng hộ Đức Bênêđíctô, là một trong những người giải thích Công Đồng hay nhất ngài từng biết.
Lá thư của Đức Phanxicô gửi Đức HY Brandmüller được viết bằng tiếng La Tinh và đăng trên tờ Bollettino. Sau đây là bản dịch phần đầu lá thư, là phần liên hệ tới vấn đề ta đang bàn ở đây, dựa trên bản tiếng Anh của Linh Mục John Zuhlsdorf:
Gửi Hiền Huynh Đáng Kính
Hồng Y Walter Brandmüller (của Giáo Hội Công Giáo)
Phó Tế Nhà Thờ St. Julian Người Flemish
Nhân lễ kỷ niệm lần thứ 450 ngày Công Đồng Trent kết thúc, quả là thích hợp khi Giáo Hội tha thiết tưởng nhớ học lý hết sức phong phú của Công Đồng này được tổ chức tại Tyrol. Chắc chắn không phải là không có lý do chính đáng khi Giáo Hội, từ lâu nay, vốn hết sức lo toan để các sắc lệnh và qui tắc của Công Đồng được nhắc nhớ và lưu tâm, vì thấy rằng do các vấn đề và nan đề xuất hiện thời ấy, các Nghị Phụ đã hết sức cần cù lo sao cho đức tin Công Giáo được thấy rõ ràng hơn và được hiểu biết nhiều hơn. Điều chắc chắn là nhờ Chúa Thánh Thần luôn linh hứng và hướng dẫn các ngài, các Nghị Phụ đã hết sức lưu tâm để không những kho tàng tín lý Kitô Giáo thánh thiêng được bảo vệ, mà nhân loại cũng được soi sáng rạng rỡ hơn nữa, ngõ hầu công trình cứu thế của Chúa được loan truyền khắp mặt địa cầu và Tin Mừng được loan báo khắp thế giới.
Lắng nghe cùng một Chúa Thánh Thần ấy cách gần gũi, Giáo Hội thời nay đang canh tân và suy niệm học lý hết sức phong phú của Công Đồng Trent. Thực vậy, “phương thức giải thích canh tân” (interpretatio renovationis) mà vị Tiền Nhiệm Bênêđíctô XVI của tôi đã giải thích năm 2005 trước Giáo Triều Rôma, áp dụng vào Công Đồng Trent không kém gì vào Công Đồng Vatican II. Điều chắc chắn là lối giải thích này đã làm nổi bật đặc điểm tươi đẹp của Giáo Hội được chính Chúa truyền dạy: “Giáo Hội là một ‘chủ thể’ gia tăng với thời gian và phát triển, nhưng luôn luôn vẫn như thế, là một chủ thể Dân Chúa lữ hành” (Bài Diễn Văn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI với Giáo Triều Rôma để chúc Giáng Sinh họ, ngày 22 tháng Mười Hai, 2005)…
Lá thư trên quả có ý nghĩa. Thứ nhất, nó cho thấy ta có thể đọc Đức Phanxicô qua Đức Bênêđíctô. Thứ hai, nó quả quyết rằng Đức Phanxicô đọc Đức Phanxicô, một cách chính xác, qua Đức Bênêđíctô. Thứ ba, Đức Phanxicô muốn lớn tiếng cải chính. Vì ngài thấy rằng một số người trong “thế gian” không đọc ngài cách chính xác. Cuộc “phỏng vấn” của Scalfari là điển hình rõ nhất và mới nhất. Những người bảo thủ cũng không hơn gì trong các quan niệm sai lầm và giải thích méo mó của họ đối với ngài.
Tin xấu cho phe cấp tiến
Trên đây, chúng tôi có nhắc tới “Trường Phái Bologna” và lối giải thích bất liên tục hay gián đoạn của họ. Trường phái này, hiện do Giáo Sư Alberto Melloni lãnh đạo, dám cho rằng cả Đức Bênêđíctô cũng giải thích Vatican II như họ. Về Đức Phanxicô, họ cho rằng “Ngài ít nói tới Công Đồng vì Công Đồng đang được thực thi qua các việc ngài làm”.
Người chỉ trích họ mạnh mẽ hơn cả là Đức TGM Agostino Marchetto, một viên chức của Vatican, trong tác phẩm đồ sộ tựa là The Second Vatican Ecumenical Council: A Counterpoint for the History of the Council (Công Đồng Chung Vatican II: Một Phản Điểm Đối Với Lịch Sử Công Đồng). Bản tiếng Anh do Kenneth D. Whitehead dịch và được nhà xuất bản University of Scranton Press ấn hành năm 2009. Năm 2010, nó lại được University of Chicago Press ấn hành. Trong phần giới thiệu, University of Chicago Press cho rằng:
“Cuốn nghiên cứu quan trọng này của Đức TGM Agostino Marchetto đã đóng góp đáng kể vào cuộc tranh luận chung quanh việc giải thích Công Đồng Vatican II. Đức TGM Marchetto chỉ trích Trường Phái Bologna, một trường phái, theo ngài, đã trình bày Công Đồng như một thứ ‘cách mạng Côpécních’, một biến đổi thành ‘một Đạo Công Giáo khác’. Ngược lại, Marchetto mời các độc giả xem sét lại Công Đồng cách trực tiếp, qua các văn kiện, các bình luận và lịch sử chính thức của nó. Trong một tiểu luận gần đây đăng trên tờ L’Osservatore Romano, Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, đã viết rằng lối giải thích Công Đồng do Đức TGM Agostino Marchetto đề nghị có liên hệ hơn bao giờ hết. Đức TGM Marchetto ‘đã tiếp nối và sâu sắc hóa phương thức giải thích canh tân được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI ủng hộ’”.
Dù thế, Trường Phái Bologna vẫn tiếp tục làm ngơ các luận điểm của Đức TGM Marchetto, coi ngài như không có. Cho tới ngày 12 tháng Mười Một năm nay, khi lá thư Đức Phanxicô gửi cho Đức TGM Marchetto được công bố, với nội dung như sau:
Đức Tổng Giám Mục Marchetto thân mến,
Với lá thư này, tôi muốn hiện diện với Đức Cha và hợp nhất với việc ra mắt cuốn sách của Đức Cha tựa là “Primato pontificio ed episcopato. Dal primo millennio al Concilio ecumenico Vaticano II” (Quyền Tối Thượng Giáo Hoàng và Hàng Giám Mục: từ Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất tới Công Đồng Chung Vatican II). Xin Đức Cha coi tôi như hiện diện bằng tinh thần.
Chủ đề của sách là lời yêu thương Đức Cha dành cho Giáo Hội, một tình yêu vừa trung thành vừa nên thơ. Lòng trung thành và thi ca không phải là vật dành cho thị trường: người ta không thể mua hay bán được chúng, chúng giản đơn là những đức tính bám rễ trong tâm hồn của người con biết cảm nhận Giáo Hội là Mẹ mình; hay, để chính xác hơn, và nói theo “giọng điệu” quen thuộc của Thánh Inhaxiô, là “Mẹ Thánh Giáo Hội Phẩm Trật”.
Đức Cha đã biểu lộ tình yêu này bằng nhiều cách, trong đó có việc đính chính các sai lầm hay nhận định không chính xác về tôi, và tôi xin cám ơn Đức Cha tận đáy lòng tôi về việc này, nhưng trên hết, tình yêu ấy còn hiển hiện hết sức tinh ròng trong các nghiên cứu về Công Đồng Vatican II. Có lần tôi đã nói với Đức Cha, Đức Tổng Giám Mục Marchetto thân yêu, và hôm nay tôi muốn lặp lại một lần nữa rằng tôi coi Đức Cha là người giải thích hay nhất Công Đồng Vatican II. Tôi biết đây là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng tôi cũng biết Đức Cha đã làm cho hồng ân ấy sinh hoa kết trái.
Tôi biết ơn Đức Cha về mọi công trình tốt đẹp Đức Cha đã thực hiện cho chúng ta qua chứng tá yêu thương của Đức Cha dành cho Giáo Hội và tôi xin Thiên Chúa thưởng công bội hậu.
Tôi xin Đức Cha đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa Giêsu chúc phúc cho Đức Cha và xin Nữ Trinh Rất Thánh che chở Đức Cha”
Vatican 7 tháng Mười, 2013
Thân ái,
Phanxicô