Trong đại hội toàn thể các giám mục Hoa Kỳ tại Baltimore vừa qua, Đức Hồng Y Seán O’Malley, TGM Boston, nói với hãng tin CNA rằng các khuynh hướng văn hóa đang đe dọa hôn nhân là những thách đố lớn nhất đối với Giáo Hội Hoa Kỳ. Theo ngài “Các âu lo về hôn nhân, như người ta không cưới nhau, không tham dự Thánh Lễ, cũng như thách đố trong việc phúc âm hóa giới trẻ là một số các khuynh hướng gây bối rối hơn cả đối với Đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ”.
Đức HY O'Malley là một thành viên trong nhóm 8 Hồng Y được Đức GH Phanxicô yêu cầu giúp ngài cải tổ Giáo Triều Rôma. Ngài cũng là chủ tịch Ủy Ban Các Sinh Hoạt Phò Sự Sống của HĐGM Hoa Kỳ.
Ngài cho rằng “trọn bộ ý niệm gia đình hiện đang bị phá hủy bởi não trạng sống chung” và các khuynh hướng xã hội này đang tác động nột cách tai hại lên các cộng đồng thuộc giai cấp công nhân “trước đây vốn là xương sống của Giáo Hội”.
“Đến phân nửa trẻ em của giai cấp trên đã sinh ra ở bên ngoài hôn nhân” một con số thống kê mà Đức HY O’Malley cho rằng trước đây vài thập niên “không ai tưởng tượng được”.
Hiện tượng trốn chạy việc cưu mang con trong hôn nhân là “đe dọa lớn nhất đối với hôn nhân”. Tuy nhiên, theo ngài, bí tích hôn nhân cũng đang đối đầu với nhiều thách thức khác.
Ngài nhận định rằng “một phần của vấn đề có tính kinh tế” vì “hệ thống giáo dục của ta quá mắc mỏ, nên các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hay cao hơn phải mang những món nợ khổng lồ”.
“Nếu bạn mang món nợ 150,000 đôla lúc tốt nghiệp trường luật, thì liệu bạn có dám cưới một cô bạn mang món nợ 130,000 đôla để khởi hành cuộc hôn nhân với món nợ hơn một phần tư triệu đôla hay không?”
“Thành thử người ta bắt buộc phải hoãn hôn nhân lại, hoãn cả việc vào chủng viện hay nhà dòng, vì trĩu nặng với những món nợ kếch xù mà các thế hệ trước đây không hề có”.
Thêm vào đó, Đức HY O'Malley cũng cho thấy Giáo Hội cần một chuẩn bị hôn nhân và một chương trình nối kết tốt hơn giúp người trẻ hiểu rõ ý nghĩa của hôn nhân. Giáo Hội cần “dạy giáo lý cho giới trẻ của chúng ta và khơi lên trong họ một cảm thức về ơn gọi, đồng thời giúp họ hiểu ý nghĩa của việc hẹn hò”.
Cùng với sự hiểu lầm về hôn nhân, thiếu tham dự Thánh Lễ, và thiếu giáo lý cho người trẻ, Giáo Hội còn đương đầu với nhiều thách đố do hiện tượng “thế tục hóa văn hóa” mang lại.
Tuy nhiên, bất chấp những điều trên, Đức HY O’Malley cho rằng vẫn có những dấu hiệu hy vọng về văn hóa. Trong phong trào phò sự sống, chẳng hạn, “càng ngày càng có nhiều ngươì trẻ biết cổ vũ Phúc Âm Sự Sống” và tham dự các cuộc tuần hành tại Hoa Thịnh Đốn để bảo vệ sự sống con người.
Người trẻ cũng lũ lượt kéo nhau tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới “với hơn 3 triệu người có mặt” tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Tây vừa qua.
Đức HY O'Malley cho biết thêm: ngài “rất được khích lệ bởi đáp ứng của thế giới đối với Đức Tân Thánh Cha của chúng ta”. Người khắp thế giới đang biểu lộ “sự phấn khởi lớn lao đối với sứ điệp của ngài, và nhiều người từng lìa bỏ Giáo Hội nay đang bắt đầu nhìn Giáo Hội dưới một ánh sáng khác”.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đang “nhấn mạnh tới bổn phận của ta phải phục vụ lẫn nhau, nhất là phục vụ người nghèo”. Ngài còn cung cấp cho ta điển hình phải chăm sóc cho nhau ra sao. “Hy vọng rằng điều này sẽ giúp người ta tìm được đường trở lại với đoàn chiên”.
Đức HY O'Malley là một thành viên trong nhóm 8 Hồng Y được Đức GH Phanxicô yêu cầu giúp ngài cải tổ Giáo Triều Rôma. Ngài cũng là chủ tịch Ủy Ban Các Sinh Hoạt Phò Sự Sống của HĐGM Hoa Kỳ.
Ngài cho rằng “trọn bộ ý niệm gia đình hiện đang bị phá hủy bởi não trạng sống chung” và các khuynh hướng xã hội này đang tác động nột cách tai hại lên các cộng đồng thuộc giai cấp công nhân “trước đây vốn là xương sống của Giáo Hội”.
“Đến phân nửa trẻ em của giai cấp trên đã sinh ra ở bên ngoài hôn nhân” một con số thống kê mà Đức HY O’Malley cho rằng trước đây vài thập niên “không ai tưởng tượng được”.
Hiện tượng trốn chạy việc cưu mang con trong hôn nhân là “đe dọa lớn nhất đối với hôn nhân”. Tuy nhiên, theo ngài, bí tích hôn nhân cũng đang đối đầu với nhiều thách thức khác.
Ngài nhận định rằng “một phần của vấn đề có tính kinh tế” vì “hệ thống giáo dục của ta quá mắc mỏ, nên các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hay cao hơn phải mang những món nợ khổng lồ”.
“Nếu bạn mang món nợ 150,000 đôla lúc tốt nghiệp trường luật, thì liệu bạn có dám cưới một cô bạn mang món nợ 130,000 đôla để khởi hành cuộc hôn nhân với món nợ hơn một phần tư triệu đôla hay không?”
“Thành thử người ta bắt buộc phải hoãn hôn nhân lại, hoãn cả việc vào chủng viện hay nhà dòng, vì trĩu nặng với những món nợ kếch xù mà các thế hệ trước đây không hề có”.
Thêm vào đó, Đức HY O'Malley cũng cho thấy Giáo Hội cần một chuẩn bị hôn nhân và một chương trình nối kết tốt hơn giúp người trẻ hiểu rõ ý nghĩa của hôn nhân. Giáo Hội cần “dạy giáo lý cho giới trẻ của chúng ta và khơi lên trong họ một cảm thức về ơn gọi, đồng thời giúp họ hiểu ý nghĩa của việc hẹn hò”.
Cùng với sự hiểu lầm về hôn nhân, thiếu tham dự Thánh Lễ, và thiếu giáo lý cho người trẻ, Giáo Hội còn đương đầu với nhiều thách đố do hiện tượng “thế tục hóa văn hóa” mang lại.
Tuy nhiên, bất chấp những điều trên, Đức HY O’Malley cho rằng vẫn có những dấu hiệu hy vọng về văn hóa. Trong phong trào phò sự sống, chẳng hạn, “càng ngày càng có nhiều ngươì trẻ biết cổ vũ Phúc Âm Sự Sống” và tham dự các cuộc tuần hành tại Hoa Thịnh Đốn để bảo vệ sự sống con người.
Người trẻ cũng lũ lượt kéo nhau tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới “với hơn 3 triệu người có mặt” tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Tây vừa qua.
Đức HY O'Malley cho biết thêm: ngài “rất được khích lệ bởi đáp ứng của thế giới đối với Đức Tân Thánh Cha của chúng ta”. Người khắp thế giới đang biểu lộ “sự phấn khởi lớn lao đối với sứ điệp của ngài, và nhiều người từng lìa bỏ Giáo Hội nay đang bắt đầu nhìn Giáo Hội dưới một ánh sáng khác”.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đang “nhấn mạnh tới bổn phận của ta phải phục vụ lẫn nhau, nhất là phục vụ người nghèo”. Ngài còn cung cấp cho ta điển hình phải chăm sóc cho nhau ra sao. “Hy vọng rằng điều này sẽ giúp người ta tìm được đường trở lại với đoàn chiên”.