NHỮNG ĐIỀU LẠ LÙNG CỦA VUA TÌNH YÊU GIÊSU
(LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ)
Ngày nay, trên thế giới, chúng ta nhận thấy: cứ chuẩn bị đến dịp bầu cử là các ứng viên thường vận động cử tri bầu cho mình, và muốn được trúng cử thì đương sự phải đưa ra những kế hoạch mình sẽ làm trong nhiệm kỳ tới. Nếu lòng dân thấy thuận thì họ bầu cho. Rồi đến khi đắc cử, thường họ hay mở tiệc ăn mừng. Đến ngày ra mắt công chúng, đương sự phải có một bài diễn văn rất hay... như là một cách thức cám ơn dân chúng đã bầu cho mình. Và khi thi hành, người ta dùng quyền để cai trị con dân và giữ gìn an ninh quốc gia.
Hôm nay, kết thúc năm Phụng vụ với lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta có một vị Vua là Vua các vua, Chúa các chúa, nhưng lại không theo kiểu người đời, vị Vua ấy lại chọn cho mình một đời sống từ bỏ, khiêm hạ, yêu thương, khước từ vinh hoa phú quý, lợi lộc trần gian. Vị Vua ấy không cai quản và điều hành bằng quyền lực, mà bằng tình yêu. Rồi cuối cùng trở nên Đấng xóa tội trần gian qua cái chết (x. Ga 1,29). Vị Vua ấy chính là Đức Giêsu Kitô.
1. Đức Giêsu là vua cách lạ lùng
Nếu một vị vua theo kiểu trần gian, ngày đăng quang và xưng vương phải là một ngày trọng đại, có các lễ nghi trang trọng, có dân chúng reo hò chúc tụng, thì Đức Giêsu làm vua, lại là vị vua âm thầm, khiêm hạ, cả cuộc đời, không hề có kiểu “diễu sĩ dương oai” không kèn không trống.
Vương quyền của Ngài được tỏ lộ không phải qua một nghi thức trọng thể, mà lại qua một tấm bảng bêu xấu mà Philatô truyền lệnh đóng trên thập giá, phía đầu Ngài: "Ðây là Vua dân Do Thái". Ngai vàng không phải là một cái ghế được sơn son thiếp vàng lộng lẫy cao sang, mà là hai thanh gỗ được ghép lại với nhau thành hình thập tự để làm ngai cho Vua trời ngự giá. Đây là một hình khổ mà người Do thái thời bấy giờ dành cho những kẻ bị kết án tử.
Vương niệm của Ngài không phải là mũ làm bằng kim loại quý (thường là bằng Vàng) và được khảm những châu báu, ngọc ngà, đá quý, kim cương. Còn Đức Giêsu lại có một vương niệm đặc biệt, đó là một vòng gai được đội trên đầu. Vương trượng là cây sậy yếu ớt, được người ta đưa cho để nhằm chế giễu, chọc ghẹo. Các quan hầu cận là 12 tông đồ, ít học, kém hiểu biết và hoàn toàn không mảy may am tường về chuyện binh đao, họ còn là kẻ bán Chúa, trối Thầy, những kẻ khác thì chạy trốn,... Áo cẩm bào thì lại là thân hình ô nhục. Người thân dự lễ phong vương lại là kẻ thù, chỉ có một vài người vỏn vẹn là Mẹ Ngài, Gioan, mấy phụ nữ và 2 tên gian phi cùng chịu đóng đinh với Ngài. Lẽ ra thần dân tung hô “chúc tụng vạn tuế đức vua” thì lại là: “đóng đinh nói đi”, “đóng đinh nó vào thập giá”, đến nỗi ngay cả kẻ cùng chịu đóng đinh với Ngài cũng cất lên những lời nguyền rủa, nhục mạ, thách thức: "Nếu ông là Ðấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa". Khung cảnh phong vương thì lại ở trên núi sọ, thay vì ở trong thành phố... Diễn từ khai mạc là: “Lạy Cha xin hãy tha cho họ” và sau cùng: “Mọi sự đã hoàn tất”.
Khi lập pháp thì lại hoàn toàn “Vâng theo ý Cha”. Khi truyền lệnh hành pháp thì lại chỉ có vỏn vẹn trong giới luật Yêu thương: "Đây là giới răn của Thầy là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con". Và “Người đã bị đối xử tàn tệ, nhưng đã khiêm tốn chịu đựng, như một con chiên sắp bị đưa tới lò sát sinh. Người không hề thốt ra một lời. Người bị bắt, bị tuyên án, và vị dẫn tới chỗ chết… Người đã phải chết vì tội lỗi chúng ta”(Is 53,7-8). Suốt cả hành trình loan báo về Nước Trời, Ngài đã không ngồi yên, mà nay đây mai đó, miễn sao Tin Mừng cứu độ được loan báo và không hề có một dinh thự, lâu đài, mà là: “con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ dựa đầu”.
Như thế, triều đại của Đức Giêsu được kết thúc qua cái chết ô nhục trên thập giá.
2. Đức Giêsu là vua của Tình Yêu
Thế nhưng, đường lối của Thiên Chúa thì vượt xa trí hiểu của con người. Thật vậy, Người đã dùng hành động tưởng chừng như bêu xấu này để mặc khải một lần nữa về bản chất Tình Yêu của Thiên Chúa qua người Con Một của Người là Đức Giê su Kitô.
Ngài là Vua, nhưng lại là một vị vua khiêm nhường, nhân hậu, Ngài là Vua của Hoà bình, Vua Tình yêu. Một vị vua thiếu thốn đủ điều: "Con Người không có nơi tựa đầu", một vị Vua chết cho thần dân được sống. Ngài là một vị vua của lòng người, của nhân tâm. Ngài xử dụng quyền lực, nhưng là thứ quyền lực “mềm” chứ không phải là quyền lực “cứng” như các nhà lãnh đạo vẫn thường xử dụng.
Vị Vua ấy được ví như người mục tử nhân lành, biết và hiểu rõ từng con chiên trong đàn. Người Mục Tử ấy sẵn sàng bảo vệ đoàn chiên khi gặp sói dữ và chấp nhận hy sinh mạng sống vì đoàn chiên của mình (x. Ed 34,11-12.15-17). Thật vậy, người mực tử chân chính là người còn yêu thương cả những con chiên hư hỏng, đi lạc và tìm cách đưa nó về ràn: vị Vua ấy đến trần gian để cứu vớt những gì đã hư mất (x. Lc 19,1-10). Và vì yêu, Ngài đã “đền bù tội lỗi cả thế gian” (1 Ga 2,2), cũng vì yêu mà: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21). Đức Vua ấy đã trở nên: “Người Tôi Tớ khổ đau của Giavê Thiên Chúa”, Đấng gánh lấy mọi tội lỗi của trần gian, và dùng chính cái chết của mình để mưu cầu ơn tha tội cho nhân loại. Ngài “đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra Ngài đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi” (x. Is 53,2-12). Vì yêu, Ngài đã chấp nhận làm bạn với những ai bé nhỏ nghèo hèn, những kẻ tội lỗi, thu thuế, gái điếm, những người ốm đau, bệnh tật, thấp cổ bé họng... Vì thế, Ngài đã lên tiếng bênh vực những người cô thế cô thân. Và mời gọi mọi người hãy Yêu như Thầy là hy sinh mạng sống cho người mình yêu: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu" (Ga 15,13).
Và như một quy luật: sự sống, niềm vui và hạnh phúc nơi con người chính là vinh quang của Thiên Chúa. Vì thế, mới nghe người trộm lành cất tiếng kêu xin: "Lạy Ngài, khi vào Nước Ngài, xin nhớ đến tôi!" thì ngay lập tức, Ngài đã đưa anh ta vào vương quốc của mình qua lời tuyên bố: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng ".
3. Người Kitô hữu tham dự vào sứ vụ Vương Đế của Đức Giêsu
Mỗi người Kitô hữu đều được tham dự vào sứ vụ Vương Đế của Đức Kitô ngày ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Qua Bí tích này, chúng ta được dìm vào trong một khuôn đúc mới, để xuất hiện một hình ảnh mới, hình ảnh của chính Đức Kitô, Đấng đã yêu mến, vâng phục Cha hết lòng và, cuối cùng đã chết vì yêu để làm vinh danh Đấng đã sai mình đến trần gian hầu biểu lộ tấm lòng từ ái của Thiên Chúa cho nhân loại.
Khi thông chia và được thừa tự sứ vụ đó của Đức Giêsu qua Giáo Hội, nơi Bí tích Rửa Tội, mỗi chúng ta đều có bổn phận thi hành sứ vụ đó trong cuộc đời Kitô hữu của mình.
Là người kitô hữu, chúng ta chỉ có thể chu toàn bổn phận này với một cách tốt đẹp khi noi gương và trở nên giống Đức Giêsu là dám chấp nhận khước từ những vinh hoa lợi lộc thuần túy trần thế. Ở điểm này, thánh Phaolô đã diễn tả: “Đức Kitô, Đấng vốn dĩ giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Người (x. 2 Cr 8,9).
Thật vậy, muốn được cứu độ, ta phải sống thực sự với tinh thần nghèo như Chúa, vì nghèo thì mới dễ yêu và khi yêu mới mong được trọn vẹn. Nếu chúng ta là con người đúng nghĩa thì phải có cả hồn và xác trong một thân thể, thì nghèo và yêu được ví như hai mặt của cùng một tấm mề đai.
Lời mời gọi của Đức Giêsu: “Hãy đến với tôi, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11: 28-29). “Mang lấy ách” của Chúa là gì nếu không phải là: “Hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em”. Ách này không thể mang vác được, nếu ta kiêu căng, ngạo mạn và tự mãn, nhưng chỉ với sự hiền lành, khiêm nhường và tình yêu phát xuất từ con tim chân thành.
Thật vậy, chúng ta không thể cùng lúc vừa là Kitô hữu vừa mang tinh thần thế tục. Nếu để hai yếu tố đó thường trực trong con người chúng ta cùng một thời điểm, thì mọi việc chúng ta làm và suy nghĩ sẽ rơi vào tình trạng hư ảo, ngạo mạn, tự đắc.
Ước gì sống tinh thần nghèo và đến với người nghèo bằng một trái tim yêu thương rộng mở sẽ là hướng đích của mỗi chúng ta khi noi gương của vị Vua tình yêu, đã sống và chết vì yêu.
Sống được như thế, chúng ta mới có hy vọng được hưởng lời chúc phúc của Chúa: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi” (Mt 25,34), nơi đó có Vua Tình Yêu ngự trị (x. Pl 2,6-11).
Lạy Đức Giêsu là Vua vũ trụ, xin cho danh Cha được cả sáng, Nước Cha được hiển trị đến tận cùng bờ cõi trái đất. Xin Chúa hãy thống trị lòng trí chúng con bằng tinh thần của Chúa. Xin cho chúng con được sống trong quỹ đạo của tình yêu, để sau cuộc đời này, chúng con được vào Vương Quốc của Chúa trên trời là nơi dành cho những người yêu và được yêu. Amen.
(LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ)
Ngày nay, trên thế giới, chúng ta nhận thấy: cứ chuẩn bị đến dịp bầu cử là các ứng viên thường vận động cử tri bầu cho mình, và muốn được trúng cử thì đương sự phải đưa ra những kế hoạch mình sẽ làm trong nhiệm kỳ tới. Nếu lòng dân thấy thuận thì họ bầu cho. Rồi đến khi đắc cử, thường họ hay mở tiệc ăn mừng. Đến ngày ra mắt công chúng, đương sự phải có một bài diễn văn rất hay... như là một cách thức cám ơn dân chúng đã bầu cho mình. Và khi thi hành, người ta dùng quyền để cai trị con dân và giữ gìn an ninh quốc gia.
Hôm nay, kết thúc năm Phụng vụ với lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta có một vị Vua là Vua các vua, Chúa các chúa, nhưng lại không theo kiểu người đời, vị Vua ấy lại chọn cho mình một đời sống từ bỏ, khiêm hạ, yêu thương, khước từ vinh hoa phú quý, lợi lộc trần gian. Vị Vua ấy không cai quản và điều hành bằng quyền lực, mà bằng tình yêu. Rồi cuối cùng trở nên Đấng xóa tội trần gian qua cái chết (x. Ga 1,29). Vị Vua ấy chính là Đức Giêsu Kitô.
1. Đức Giêsu là vua cách lạ lùng
Nếu một vị vua theo kiểu trần gian, ngày đăng quang và xưng vương phải là một ngày trọng đại, có các lễ nghi trang trọng, có dân chúng reo hò chúc tụng, thì Đức Giêsu làm vua, lại là vị vua âm thầm, khiêm hạ, cả cuộc đời, không hề có kiểu “diễu sĩ dương oai” không kèn không trống.
Vương quyền của Ngài được tỏ lộ không phải qua một nghi thức trọng thể, mà lại qua một tấm bảng bêu xấu mà Philatô truyền lệnh đóng trên thập giá, phía đầu Ngài: "Ðây là Vua dân Do Thái". Ngai vàng không phải là một cái ghế được sơn son thiếp vàng lộng lẫy cao sang, mà là hai thanh gỗ được ghép lại với nhau thành hình thập tự để làm ngai cho Vua trời ngự giá. Đây là một hình khổ mà người Do thái thời bấy giờ dành cho những kẻ bị kết án tử.
Vương niệm của Ngài không phải là mũ làm bằng kim loại quý (thường là bằng Vàng) và được khảm những châu báu, ngọc ngà, đá quý, kim cương. Còn Đức Giêsu lại có một vương niệm đặc biệt, đó là một vòng gai được đội trên đầu. Vương trượng là cây sậy yếu ớt, được người ta đưa cho để nhằm chế giễu, chọc ghẹo. Các quan hầu cận là 12 tông đồ, ít học, kém hiểu biết và hoàn toàn không mảy may am tường về chuyện binh đao, họ còn là kẻ bán Chúa, trối Thầy, những kẻ khác thì chạy trốn,... Áo cẩm bào thì lại là thân hình ô nhục. Người thân dự lễ phong vương lại là kẻ thù, chỉ có một vài người vỏn vẹn là Mẹ Ngài, Gioan, mấy phụ nữ và 2 tên gian phi cùng chịu đóng đinh với Ngài. Lẽ ra thần dân tung hô “chúc tụng vạn tuế đức vua” thì lại là: “đóng đinh nói đi”, “đóng đinh nó vào thập giá”, đến nỗi ngay cả kẻ cùng chịu đóng đinh với Ngài cũng cất lên những lời nguyền rủa, nhục mạ, thách thức: "Nếu ông là Ðấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa". Khung cảnh phong vương thì lại ở trên núi sọ, thay vì ở trong thành phố... Diễn từ khai mạc là: “Lạy Cha xin hãy tha cho họ” và sau cùng: “Mọi sự đã hoàn tất”.
Khi lập pháp thì lại hoàn toàn “Vâng theo ý Cha”. Khi truyền lệnh hành pháp thì lại chỉ có vỏn vẹn trong giới luật Yêu thương: "Đây là giới răn của Thầy là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con". Và “Người đã bị đối xử tàn tệ, nhưng đã khiêm tốn chịu đựng, như một con chiên sắp bị đưa tới lò sát sinh. Người không hề thốt ra một lời. Người bị bắt, bị tuyên án, và vị dẫn tới chỗ chết… Người đã phải chết vì tội lỗi chúng ta”(Is 53,7-8). Suốt cả hành trình loan báo về Nước Trời, Ngài đã không ngồi yên, mà nay đây mai đó, miễn sao Tin Mừng cứu độ được loan báo và không hề có một dinh thự, lâu đài, mà là: “con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ dựa đầu”.
Như thế, triều đại của Đức Giêsu được kết thúc qua cái chết ô nhục trên thập giá.
2. Đức Giêsu là vua của Tình Yêu
Thế nhưng, đường lối của Thiên Chúa thì vượt xa trí hiểu của con người. Thật vậy, Người đã dùng hành động tưởng chừng như bêu xấu này để mặc khải một lần nữa về bản chất Tình Yêu của Thiên Chúa qua người Con Một của Người là Đức Giê su Kitô.
Ngài là Vua, nhưng lại là một vị vua khiêm nhường, nhân hậu, Ngài là Vua của Hoà bình, Vua Tình yêu. Một vị vua thiếu thốn đủ điều: "Con Người không có nơi tựa đầu", một vị Vua chết cho thần dân được sống. Ngài là một vị vua của lòng người, của nhân tâm. Ngài xử dụng quyền lực, nhưng là thứ quyền lực “mềm” chứ không phải là quyền lực “cứng” như các nhà lãnh đạo vẫn thường xử dụng.
Vị Vua ấy được ví như người mục tử nhân lành, biết và hiểu rõ từng con chiên trong đàn. Người Mục Tử ấy sẵn sàng bảo vệ đoàn chiên khi gặp sói dữ và chấp nhận hy sinh mạng sống vì đoàn chiên của mình (x. Ed 34,11-12.15-17). Thật vậy, người mực tử chân chính là người còn yêu thương cả những con chiên hư hỏng, đi lạc và tìm cách đưa nó về ràn: vị Vua ấy đến trần gian để cứu vớt những gì đã hư mất (x. Lc 19,1-10). Và vì yêu, Ngài đã “đền bù tội lỗi cả thế gian” (1 Ga 2,2), cũng vì yêu mà: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21). Đức Vua ấy đã trở nên: “Người Tôi Tớ khổ đau của Giavê Thiên Chúa”, Đấng gánh lấy mọi tội lỗi của trần gian, và dùng chính cái chết của mình để mưu cầu ơn tha tội cho nhân loại. Ngài “đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra Ngài đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi” (x. Is 53,2-12). Vì yêu, Ngài đã chấp nhận làm bạn với những ai bé nhỏ nghèo hèn, những kẻ tội lỗi, thu thuế, gái điếm, những người ốm đau, bệnh tật, thấp cổ bé họng... Vì thế, Ngài đã lên tiếng bênh vực những người cô thế cô thân. Và mời gọi mọi người hãy Yêu như Thầy là hy sinh mạng sống cho người mình yêu: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu" (Ga 15,13).
Và như một quy luật: sự sống, niềm vui và hạnh phúc nơi con người chính là vinh quang của Thiên Chúa. Vì thế, mới nghe người trộm lành cất tiếng kêu xin: "Lạy Ngài, khi vào Nước Ngài, xin nhớ đến tôi!" thì ngay lập tức, Ngài đã đưa anh ta vào vương quốc của mình qua lời tuyên bố: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng ".
3. Người Kitô hữu tham dự vào sứ vụ Vương Đế của Đức Giêsu
Mỗi người Kitô hữu đều được tham dự vào sứ vụ Vương Đế của Đức Kitô ngày ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Qua Bí tích này, chúng ta được dìm vào trong một khuôn đúc mới, để xuất hiện một hình ảnh mới, hình ảnh của chính Đức Kitô, Đấng đã yêu mến, vâng phục Cha hết lòng và, cuối cùng đã chết vì yêu để làm vinh danh Đấng đã sai mình đến trần gian hầu biểu lộ tấm lòng từ ái của Thiên Chúa cho nhân loại.
Khi thông chia và được thừa tự sứ vụ đó của Đức Giêsu qua Giáo Hội, nơi Bí tích Rửa Tội, mỗi chúng ta đều có bổn phận thi hành sứ vụ đó trong cuộc đời Kitô hữu của mình.
Là người kitô hữu, chúng ta chỉ có thể chu toàn bổn phận này với một cách tốt đẹp khi noi gương và trở nên giống Đức Giêsu là dám chấp nhận khước từ những vinh hoa lợi lộc thuần túy trần thế. Ở điểm này, thánh Phaolô đã diễn tả: “Đức Kitô, Đấng vốn dĩ giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Người (x. 2 Cr 8,9).
Thật vậy, muốn được cứu độ, ta phải sống thực sự với tinh thần nghèo như Chúa, vì nghèo thì mới dễ yêu và khi yêu mới mong được trọn vẹn. Nếu chúng ta là con người đúng nghĩa thì phải có cả hồn và xác trong một thân thể, thì nghèo và yêu được ví như hai mặt của cùng một tấm mề đai.
Lời mời gọi của Đức Giêsu: “Hãy đến với tôi, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11: 28-29). “Mang lấy ách” của Chúa là gì nếu không phải là: “Hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em”. Ách này không thể mang vác được, nếu ta kiêu căng, ngạo mạn và tự mãn, nhưng chỉ với sự hiền lành, khiêm nhường và tình yêu phát xuất từ con tim chân thành.
Thật vậy, chúng ta không thể cùng lúc vừa là Kitô hữu vừa mang tinh thần thế tục. Nếu để hai yếu tố đó thường trực trong con người chúng ta cùng một thời điểm, thì mọi việc chúng ta làm và suy nghĩ sẽ rơi vào tình trạng hư ảo, ngạo mạn, tự đắc.
Ước gì sống tinh thần nghèo và đến với người nghèo bằng một trái tim yêu thương rộng mở sẽ là hướng đích của mỗi chúng ta khi noi gương của vị Vua tình yêu, đã sống và chết vì yêu.
Sống được như thế, chúng ta mới có hy vọng được hưởng lời chúc phúc của Chúa: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi” (Mt 25,34), nơi đó có Vua Tình Yêu ngự trị (x. Pl 2,6-11).
Lạy Đức Giêsu là Vua vũ trụ, xin cho danh Cha được cả sáng, Nước Cha được hiển trị đến tận cùng bờ cõi trái đất. Xin Chúa hãy thống trị lòng trí chúng con bằng tinh thần của Chúa. Xin cho chúng con được sống trong quỹ đạo của tình yêu, để sau cuộc đời này, chúng con được vào Vương Quốc của Chúa trên trời là nơi dành cho những người yêu và được yêu. Amen.