Vinh - Sáng ngày 31 tháng 10. Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu khu vực Miền Trung thuộc Gp Vinh gồm đại diện các Chi hội thuộc các Phân hội: Tây Nghệ An, Kẻ Dừa, Đồng Tháp, Cửa Lò, Hà Tình và hai vị đại diện cho gia đình Thánh Tâm giáo xứ Tân Lộc, Cửa Lò, thuộc giáo hạt Cửa Lò. Đoàn bắt đầu khởi hành đi thăm các giáo xứ nơi các cơn bão, lũ hoành hành giữa tháng 10 tại tỉnh Quảng Bình.
Hình ảnh
Đoàn chúng tôi có tất cả 21 người gồm 2 lái xe và 19 đại diện, được xuất phát từ giáo hạt Cửa Lò. Trước đó với tinh thần huynh đệ anh em, với một tâm tình hy sinh bác ái của anh em con một Cha là Thiên Chúa và một Mẹ là Giáo Hội, với ý thức đó ai cũng nhiệt tình hồ hởi trong tất cả mọi công việc được giao. Giáo hạt Cửa Lò, đặc biệt là hai giáo xứ Tân Lộc và Cửa Lò được cha Giuse Phan Sỹ Phương quản xứ, quản hạt. Ngài kêu gọi bà con cùng làm việc bác ái, ngài nói " Chúng ta được dịp làm bác ái nhất là với anh em các giáo xứ bị bão, lũ tại tỉnh Quảng Bình, xin bà con và Hội Têrêxa, ngoài tiền bạc ra sẻ thu gom các đồ quần áo "thừa" mà chúng ta không hoặc chưa dùng đến, có thể là còn mới, tốt và xin mọi người giặt sạch sẽ, thơm tho, xếp vào túi mang đến địa điểm nhà thờ của mình cho Hội viên Têrêxa đóng". Chỉ trong hai ngày, bà con các giáo họ đã thu được gần 90 bì và thùng quần áo tốt. Các Hội viên đã chọn lựa lại một lần cuối trước khi đóng bao, để quần áo mang vào cho bà con dùng được tốt. Ngoài quần áo ra đoàn cũng đã gom được gần bảy mươi triệu đồng, và đã chia đi thăm 4 giáo xứ tỉnh Quảng Bình cùng một số các em nghèo và mồ côi tại Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Những giáo xứ đoàn đến thăm:
1. Giáo xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình, Lm Phêrô Hoàng Anh Ngợi.
2. Giáo xứ Vĩnh Phước. Quảng Bình, Lm Px Nguyễn Tiến Dũng.
3.Giáo xứ Liên Hòa, Quảng Bình, Lm Micae Hồ Thái Bạch
4. Giáo xứ Chợ Sàng, Quảng Bình, Lm Phêrô Nguyễn Hữu Sáng.
Tuy đoàn đi thăm những ngày này đã sau bão, bà con đã nổ lực khắc phục sau cơn bão, song nhiều dấu ấn còn rõ nét để lại như: cây cối đổ, vết của mực nước dâng lên in dấu trên tường, các mái gói được đảo lại do bão làm bay hết và nhất là trên khuôn mặt cha xứ và bà con còn rõ nét phờ phạc của những ngày bão lũ.
Vào Quảng Bình lần này, nhất là xứ Cồn Sẻ một dấu ấn ghi đậm nhất trong mỗi người là chiếc cầu gỗ xộc xệch được bắc qua con sông để mọi người đi lại, đây chắc là con đường huyết mạch duy nhất đi vào làng xứ Cồn Sẻ Nơi có hơn 3500 con người sinh sống được biệt lập bởi một gò đất nổi bồng bềnh giữa con sông, năm nào cùng nếm mùi của những trận “lụt Hồng Thủy”. Không biết chiếc cầu này có từ bao giờ và với chiếc cầu mà những tấm ván trên mặt cầu long như "răng rụng" này sẻ là những chiếc bẩy chết người hàng ngày chực rình chờ sập. Chúng tôi có đề cập đến chiếc cầu thì được cha Phêrô Hoàng Anh Ngợi cho biết "họ: nhà nước" ban đầu định làm với kinh phí bốn tỷ đồng, nguyên liệu bằng gỗ táu, sau khi có nhiều ý kiến thì "họ" định làm với dự án bảy tỷ đồng, nguyên liệu bằng bê tông, song vẩn chưa thực hiện vì lý do gì đó. Mãi đến gần đây (trước bão) "họ" nói sẻ làm với kinh phí dự toán lên đến chín tỷ đồng. Khi nói đến đây ngài thở dài " bây giờ gặp cơn bão to như thế này liệu họ có làm nữa không ?". Như vậy chiếc cầu này "người ta" đã hứa làm nhưng không hiểu vì lý do gì mà cứ giãn ra mãi, từ dự toán bốn tỷ lên đến chín tỷ đồng mà vẩn còn trong "mơ" của dân làng chài Cồn Sẻ. Cha quản xứ ngồi ăn cơm nói vui bằng một giọng rất khôi hài cay đắng " Nói dại: Xin Chúa làm phép lạ cho ít người chết vì cái cầu "long như răng rụng" này thì may ra họ mới làm cầu mới". Nghe đâu hai cái cầu bắc qua sông phía ngoài Cồn Sẻ trước đây mọi người qua sông bằng phà hoặc đò. Sau khi vụ tai nạn trên sông làm chết nhiều người thì lúc đó người ta mới làm hai cái cầu đó. Vì vậy mà có câu nói của người dân nơi đây rằng “may mà có nhiều người chết nay mới có cầu để đi, chứ ngày trước chưa có cầu đi từ ngã ba đồn vào đây chỉ khoảng mấy cây số mà phải mất cả buổi”. và sau khi nghe câu nói khôi hài của cha xứ thì chúng tôi không lấy làm ngạc nhiên. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao mà một cái cầu quá rách nát và đe dọa đến tính mạng cho con người đến thế mà nhà nước không làm, cứ lần lựa mãi...? song chúng tôi không có câu trả lời, mà để dành cho các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và bà con xa gần trả lời giúp.
Đoàn chúng tôi về đến nhà khoảng 20g30 sau một chặng đường dài, nhưng ai cũng vui vẻ vì được chia sẻ một chút ân tình với anh em những giáo xứ đã đến thăm.
Cám tạ tri ân Thiên Chúa đã cho chúng con tổ chức một chuyến đi an bình và tốt đẹp, cám ơn mọi tấm lòng đã cùng chúng tôi chia sẻ và an ủi cho những anh em đang gặp khó khăn trọng những đợt bão lũ. Xin dâng lên Chúa như một lễ mọn và xin Chúa dùng những công phúc này mà ưu ái đoái thương ban cho các linh hồn đang trong chốn luyện hình sớm về hưởng dung nhan Chúa.
Hình ảnh
Đoàn chúng tôi có tất cả 21 người gồm 2 lái xe và 19 đại diện, được xuất phát từ giáo hạt Cửa Lò. Trước đó với tinh thần huynh đệ anh em, với một tâm tình hy sinh bác ái của anh em con một Cha là Thiên Chúa và một Mẹ là Giáo Hội, với ý thức đó ai cũng nhiệt tình hồ hởi trong tất cả mọi công việc được giao. Giáo hạt Cửa Lò, đặc biệt là hai giáo xứ Tân Lộc và Cửa Lò được cha Giuse Phan Sỹ Phương quản xứ, quản hạt. Ngài kêu gọi bà con cùng làm việc bác ái, ngài nói " Chúng ta được dịp làm bác ái nhất là với anh em các giáo xứ bị bão, lũ tại tỉnh Quảng Bình, xin bà con và Hội Têrêxa, ngoài tiền bạc ra sẻ thu gom các đồ quần áo "thừa" mà chúng ta không hoặc chưa dùng đến, có thể là còn mới, tốt và xin mọi người giặt sạch sẽ, thơm tho, xếp vào túi mang đến địa điểm nhà thờ của mình cho Hội viên Têrêxa đóng". Chỉ trong hai ngày, bà con các giáo họ đã thu được gần 90 bì và thùng quần áo tốt. Các Hội viên đã chọn lựa lại một lần cuối trước khi đóng bao, để quần áo mang vào cho bà con dùng được tốt. Ngoài quần áo ra đoàn cũng đã gom được gần bảy mươi triệu đồng, và đã chia đi thăm 4 giáo xứ tỉnh Quảng Bình cùng một số các em nghèo và mồ côi tại Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Những giáo xứ đoàn đến thăm:
1. Giáo xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình, Lm Phêrô Hoàng Anh Ngợi.
2. Giáo xứ Vĩnh Phước. Quảng Bình, Lm Px Nguyễn Tiến Dũng.
3.Giáo xứ Liên Hòa, Quảng Bình, Lm Micae Hồ Thái Bạch
4. Giáo xứ Chợ Sàng, Quảng Bình, Lm Phêrô Nguyễn Hữu Sáng.
Tuy đoàn đi thăm những ngày này đã sau bão, bà con đã nổ lực khắc phục sau cơn bão, song nhiều dấu ấn còn rõ nét để lại như: cây cối đổ, vết của mực nước dâng lên in dấu trên tường, các mái gói được đảo lại do bão làm bay hết và nhất là trên khuôn mặt cha xứ và bà con còn rõ nét phờ phạc của những ngày bão lũ.
Vào Quảng Bình lần này, nhất là xứ Cồn Sẻ một dấu ấn ghi đậm nhất trong mỗi người là chiếc cầu gỗ xộc xệch được bắc qua con sông để mọi người đi lại, đây chắc là con đường huyết mạch duy nhất đi vào làng xứ Cồn Sẻ Nơi có hơn 3500 con người sinh sống được biệt lập bởi một gò đất nổi bồng bềnh giữa con sông, năm nào cùng nếm mùi của những trận “lụt Hồng Thủy”. Không biết chiếc cầu này có từ bao giờ và với chiếc cầu mà những tấm ván trên mặt cầu long như "răng rụng" này sẻ là những chiếc bẩy chết người hàng ngày chực rình chờ sập. Chúng tôi có đề cập đến chiếc cầu thì được cha Phêrô Hoàng Anh Ngợi cho biết "họ: nhà nước" ban đầu định làm với kinh phí bốn tỷ đồng, nguyên liệu bằng gỗ táu, sau khi có nhiều ý kiến thì "họ" định làm với dự án bảy tỷ đồng, nguyên liệu bằng bê tông, song vẩn chưa thực hiện vì lý do gì đó. Mãi đến gần đây (trước bão) "họ" nói sẻ làm với kinh phí dự toán lên đến chín tỷ đồng. Khi nói đến đây ngài thở dài " bây giờ gặp cơn bão to như thế này liệu họ có làm nữa không ?". Như vậy chiếc cầu này "người ta" đã hứa làm nhưng không hiểu vì lý do gì mà cứ giãn ra mãi, từ dự toán bốn tỷ lên đến chín tỷ đồng mà vẩn còn trong "mơ" của dân làng chài Cồn Sẻ. Cha quản xứ ngồi ăn cơm nói vui bằng một giọng rất khôi hài cay đắng " Nói dại: Xin Chúa làm phép lạ cho ít người chết vì cái cầu "long như răng rụng" này thì may ra họ mới làm cầu mới". Nghe đâu hai cái cầu bắc qua sông phía ngoài Cồn Sẻ trước đây mọi người qua sông bằng phà hoặc đò. Sau khi vụ tai nạn trên sông làm chết nhiều người thì lúc đó người ta mới làm hai cái cầu đó. Vì vậy mà có câu nói của người dân nơi đây rằng “may mà có nhiều người chết nay mới có cầu để đi, chứ ngày trước chưa có cầu đi từ ngã ba đồn vào đây chỉ khoảng mấy cây số mà phải mất cả buổi”. và sau khi nghe câu nói khôi hài của cha xứ thì chúng tôi không lấy làm ngạc nhiên. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao mà một cái cầu quá rách nát và đe dọa đến tính mạng cho con người đến thế mà nhà nước không làm, cứ lần lựa mãi...? song chúng tôi không có câu trả lời, mà để dành cho các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và bà con xa gần trả lời giúp.
Đoàn chúng tôi về đến nhà khoảng 20g30 sau một chặng đường dài, nhưng ai cũng vui vẻ vì được chia sẻ một chút ân tình với anh em những giáo xứ đã đến thăm.
Cám tạ tri ân Thiên Chúa đã cho chúng con tổ chức một chuyến đi an bình và tốt đẹp, cám ơn mọi tấm lòng đã cùng chúng tôi chia sẻ và an ủi cho những anh em đang gặp khó khăn trọng những đợt bão lũ. Xin dâng lên Chúa như một lễ mọn và xin Chúa dùng những công phúc này mà ưu ái đoái thương ban cho các linh hồn đang trong chốn luyện hình sớm về hưởng dung nhan Chúa.