Ngày 21 tháng Chín vừa qua, tại Rôma, hãng tin Công Giáo Đức CNA phỏng vấn đức TGM Gerhard Ludwig Müller, tổng trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, vừa được Đức GH Phanxicô tái bổ nhiệm.
Trả lời câu hỏi về việc Đức Phanxicô chính thức bổ nhiệm ngài tiếp tục giữ chức tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức TGM Muller cho hay: các đức tân giáo hoàng thường lưu nhiệm các vị đứng đầu các bộ, trừ một số ngoại lệ hiếm hoi. Riêng ngài, được Đức Bênêđíctô cử nhiệm vì là một giáo sư tín lý, khá thông thạo trong lãnh vực này, hơn nữa còn có 10 năm kinh nghiệm trong chức giám mục. Ngoài ra, Đức Phanxicô xuất thân từ Nam Mỹ, nơi Đức Tổng Giám Mục sống một thời gian. Nên trường hợp của ngài không bị bàn cãi chi cả. Chứ việc biết nói tiếng Tây Ban Nha không hẳn là một yếu tố.
Nói về thần học giải phóng, Đức TGM Müller vừa cười vừa cho hay: ngài chưa trách móc bất cứ nhà thần học nào thuộc nhóm này. Vả lại, theo ngài, trái với ý kiến khá phổ thông hiện nay, hai chỉ thị năm 1984 và 1986 của thánh bộ Giáo Lý Đức Tin không phải là một bác bỏ đối với thần học giải phóng. Chúng chỉ thảo luận một số khía cạnh của nền thần học này. Các đại diện quan trọng nhất của nó đã khai triển suy tư của họ cách tích cực. Ta nên vui mừng vì các căng thẳng không quá bị khuếch đại và duy trì. Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin cũng có trách vụ góp phần vào việc hòa giải. Không nên có những phe phái kình địch nhau trong Giáo Hội. Khi thỉnh thoảng có những thái độ cứng lòng, ta nên vượt qua chúng và hướng dẫn mọi người trở về với các nét căn bản của đức tin.
Trả lời câu hỏi: căn cứ vào cuộc phỏng vấn của tờ Civiltà Cattolica mới đây, phải chăng Đức Phanxicô đang cố gắng thay đổi hình ảnh “kiểm duyệt” của bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức TGM Müller cho rằng: hình ảnh đó vẫn còn, nhưng không chính xác. Trong số 4,000, hay hơn, giám mục và thần học gia được cử nhiệm, chỉ có chừng 10 trường hợp không thể ban cấp Nihil Obstat (không có gì trở ngại) mà thôi. Ngoài ra, còn phải tính tới tiếng vang lớn lao và những điều tích cực mà thánh bộ này đang làm để cổ vũ đức tin. Ít ai chú ý tới việc này. Ủy Ban Thần Học Quốc Tế và Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, chẳng hạn, cả hai trực thuộc thánh bộ, đã làm rất nhiều cho công trình khai triển. Tuy nhiên, các học lý lầm lẫn vẫn cần phải được bác bỏ. Vấn đề liệu Chúa Giêsu có phải là Con Thiên Chúa hay chỉ là một con người công chính dọn đường cho các chương trình xã hội có tính đảng phái hiện nay hay không không phải là chuyện không đáng bàn. Học lý lành mạnh, thực hành chính xác và ơn cứu rỗi đời đời thuộc về nhau một cách không thể tách biệt.
Nhận định về việc cho tới nay, Đức Phanxicô chưa công bố một học thuyết nào mới, trái lại muốn định ra các ưu tiên khác liên quan tới cung cách Giáo Hội tiếp cận với con người: ít tín lý, ít dạy luân lý hơn và thay vào đó, nhiều mục vụ hơn, Đức TGM Müller cho rằng các giám mục khác hay Đức Bênêđíctô cũng đâu có luôn luôn nói tới phá thai, luân lý tính dục hoặc an tử. Và công việc mục vụ đâu có phải là trò chơi trị liệu. Nó muốn phục vụ con người bằng Lời Thiên Chúa. Thành thử xếp giáo huấn tín lý và luân lý chống lại công việc mục vụ không hề có trong đầu óc người sáng chế. Hai giáo huấn đầu là nguồn của giáo huấn sau.
Được hỏi điều trên có nghĩa gì, Đức TGM Müller giải thích: nếu Chúa Giêsu Kitô không phải là Con Thiên Chúa làm người, thì Người không thể là Mục Tử Nhân Hậu. Đức GH Phanxicô có đặc sủng trong khả năng diễn dịch tín lý đức tin của Giáo Hội, điều mà ngài vốn gắn bó một cách vô điều kiện như chính ngài luôn kiên trì nhấn mạnh, thành cuộc gặp gỡ bản thân với người ta. Trong ngôi vị Giáo Hoàng, ngài hành xử như một mục tử địa phương.
Đối với câu hỏi liệu việc Đức Phanxicô muốn các hội đồng giám mục đảm nhận nhiều trọng trách hơn, kể cả trong các vấn đề gây tranh cãi, và các giới chức tại Vatican chỉ có chức năng phụ đới nhiều hơn qua vai trò cung cấp dịch vụ, có ảnh hưởng gì đối với công việc của bộ Giáo Lý Đức Tin hay không, Đức TGM Müller cho hay: bộ Giáo Lý Đức Tin có trách nhiệm đối với toàn thế giới vì lợi ích của huấn quyền giáo hoàng. Các giám mục lãnh đạo các Giáo Hội địa phương. Chức vụ của giáo hoàng và các giám mục được hợp pháp hóa nhờ thiên luật. Đó là điều mà các hội đồng giám mục không có. Chúng là các nhóm làm việc chứ không có năng quyền dạy dỗ riêng, vượt quá năng quyền của các giám mục cá thể. Thành thử, các hội đồng này không phải là thẩm quyền thứ ba giữa Đức Giáo Hoàng và các vị giám mục. Thành thử, Đức TGM Muller cho rằng ngài không nghĩ ta sẽ có một loại cải tổ theo kiểu liên bang thuyết, giống như cuộc cải tổ tại Cộng Hoà Liên Bang Đức, trong đó, các năng quyền chủ yếu được tản nhượng từ chính phủ trung ương tới các chính phủ tiểu bang. Đó không phải là cách Giáo Hội được thành lập. Theo giáo huấn của Công Đồng Vatican II, Giáo Hội được thành lập bên trong và từ các Giáo Hội địa phương.
Đức TGM Müller cười khi được hỏi về chiếc mũ Hồng Y trong tương lai. Ngài không nghĩ Đức Phanxicô sẽ bãi bỏ chiếc mũ này, dù đây chỉ là luật nhân tạo: các Hồng Y vốn là các linh mục của Giáo Hội Rôma có nhiệm vụ cố vấn cho Đức Giáo Hoàng. Dù sao, các vị vẫn không phải là thẩm quyền trung gian giữa Đức Giáo Hoàng và các giám mục.
Trả lời câu hỏi về việc Đức Phanxicô chính thức bổ nhiệm ngài tiếp tục giữ chức tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức TGM Muller cho hay: các đức tân giáo hoàng thường lưu nhiệm các vị đứng đầu các bộ, trừ một số ngoại lệ hiếm hoi. Riêng ngài, được Đức Bênêđíctô cử nhiệm vì là một giáo sư tín lý, khá thông thạo trong lãnh vực này, hơn nữa còn có 10 năm kinh nghiệm trong chức giám mục. Ngoài ra, Đức Phanxicô xuất thân từ Nam Mỹ, nơi Đức Tổng Giám Mục sống một thời gian. Nên trường hợp của ngài không bị bàn cãi chi cả. Chứ việc biết nói tiếng Tây Ban Nha không hẳn là một yếu tố.
Nói về thần học giải phóng, Đức TGM Müller vừa cười vừa cho hay: ngài chưa trách móc bất cứ nhà thần học nào thuộc nhóm này. Vả lại, theo ngài, trái với ý kiến khá phổ thông hiện nay, hai chỉ thị năm 1984 và 1986 của thánh bộ Giáo Lý Đức Tin không phải là một bác bỏ đối với thần học giải phóng. Chúng chỉ thảo luận một số khía cạnh của nền thần học này. Các đại diện quan trọng nhất của nó đã khai triển suy tư của họ cách tích cực. Ta nên vui mừng vì các căng thẳng không quá bị khuếch đại và duy trì. Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin cũng có trách vụ góp phần vào việc hòa giải. Không nên có những phe phái kình địch nhau trong Giáo Hội. Khi thỉnh thoảng có những thái độ cứng lòng, ta nên vượt qua chúng và hướng dẫn mọi người trở về với các nét căn bản của đức tin.
Trả lời câu hỏi: căn cứ vào cuộc phỏng vấn của tờ Civiltà Cattolica mới đây, phải chăng Đức Phanxicô đang cố gắng thay đổi hình ảnh “kiểm duyệt” của bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức TGM Müller cho rằng: hình ảnh đó vẫn còn, nhưng không chính xác. Trong số 4,000, hay hơn, giám mục và thần học gia được cử nhiệm, chỉ có chừng 10 trường hợp không thể ban cấp Nihil Obstat (không có gì trở ngại) mà thôi. Ngoài ra, còn phải tính tới tiếng vang lớn lao và những điều tích cực mà thánh bộ này đang làm để cổ vũ đức tin. Ít ai chú ý tới việc này. Ủy Ban Thần Học Quốc Tế và Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, chẳng hạn, cả hai trực thuộc thánh bộ, đã làm rất nhiều cho công trình khai triển. Tuy nhiên, các học lý lầm lẫn vẫn cần phải được bác bỏ. Vấn đề liệu Chúa Giêsu có phải là Con Thiên Chúa hay chỉ là một con người công chính dọn đường cho các chương trình xã hội có tính đảng phái hiện nay hay không không phải là chuyện không đáng bàn. Học lý lành mạnh, thực hành chính xác và ơn cứu rỗi đời đời thuộc về nhau một cách không thể tách biệt.
Nhận định về việc cho tới nay, Đức Phanxicô chưa công bố một học thuyết nào mới, trái lại muốn định ra các ưu tiên khác liên quan tới cung cách Giáo Hội tiếp cận với con người: ít tín lý, ít dạy luân lý hơn và thay vào đó, nhiều mục vụ hơn, Đức TGM Müller cho rằng các giám mục khác hay Đức Bênêđíctô cũng đâu có luôn luôn nói tới phá thai, luân lý tính dục hoặc an tử. Và công việc mục vụ đâu có phải là trò chơi trị liệu. Nó muốn phục vụ con người bằng Lời Thiên Chúa. Thành thử xếp giáo huấn tín lý và luân lý chống lại công việc mục vụ không hề có trong đầu óc người sáng chế. Hai giáo huấn đầu là nguồn của giáo huấn sau.
Được hỏi điều trên có nghĩa gì, Đức TGM Müller giải thích: nếu Chúa Giêsu Kitô không phải là Con Thiên Chúa làm người, thì Người không thể là Mục Tử Nhân Hậu. Đức GH Phanxicô có đặc sủng trong khả năng diễn dịch tín lý đức tin của Giáo Hội, điều mà ngài vốn gắn bó một cách vô điều kiện như chính ngài luôn kiên trì nhấn mạnh, thành cuộc gặp gỡ bản thân với người ta. Trong ngôi vị Giáo Hoàng, ngài hành xử như một mục tử địa phương.
Đối với câu hỏi liệu việc Đức Phanxicô muốn các hội đồng giám mục đảm nhận nhiều trọng trách hơn, kể cả trong các vấn đề gây tranh cãi, và các giới chức tại Vatican chỉ có chức năng phụ đới nhiều hơn qua vai trò cung cấp dịch vụ, có ảnh hưởng gì đối với công việc của bộ Giáo Lý Đức Tin hay không, Đức TGM Müller cho hay: bộ Giáo Lý Đức Tin có trách nhiệm đối với toàn thế giới vì lợi ích của huấn quyền giáo hoàng. Các giám mục lãnh đạo các Giáo Hội địa phương. Chức vụ của giáo hoàng và các giám mục được hợp pháp hóa nhờ thiên luật. Đó là điều mà các hội đồng giám mục không có. Chúng là các nhóm làm việc chứ không có năng quyền dạy dỗ riêng, vượt quá năng quyền của các giám mục cá thể. Thành thử, các hội đồng này không phải là thẩm quyền thứ ba giữa Đức Giáo Hoàng và các vị giám mục. Thành thử, Đức TGM Muller cho rằng ngài không nghĩ ta sẽ có một loại cải tổ theo kiểu liên bang thuyết, giống như cuộc cải tổ tại Cộng Hoà Liên Bang Đức, trong đó, các năng quyền chủ yếu được tản nhượng từ chính phủ trung ương tới các chính phủ tiểu bang. Đó không phải là cách Giáo Hội được thành lập. Theo giáo huấn của Công Đồng Vatican II, Giáo Hội được thành lập bên trong và từ các Giáo Hội địa phương.
Đức TGM Müller cười khi được hỏi về chiếc mũ Hồng Y trong tương lai. Ngài không nghĩ Đức Phanxicô sẽ bãi bỏ chiếc mũ này, dù đây chỉ là luật nhân tạo: các Hồng Y vốn là các linh mục của Giáo Hội Rôma có nhiệm vụ cố vấn cho Đức Giáo Hoàng. Dù sao, các vị vẫn không phải là thẩm quyền trung gian giữa Đức Giáo Hoàng và các giám mục.