Trả lời của Ðức Tổng Giám Mục Angelo Amato, Thư ký Bộ Giáo Lý Ðức Tin.

VATICAN - Tại sao Tòa Thánh đã phổ biến một văn kiện, nói rõ sự phủ nhận về mặt đạo đức sự thừa nhận theo mặt pháp lý những cặp đồng phái tínhi?

Ðức Tổng Giám Mục Dòng Salesien Don Bosco, Angelo Amato, thư ký Bộ Giáo lý Đức tin, và, cùng với Hồng Y Joseph Ratzinger người ký văn kiện, đã trả lời câu hỏi trong buổi phỏng vấn dành cho đài Phát thanh Vatican.

Văn kiện "Những Nhận xét Liên quan đến các dự án công nhận về mặt pháp lý những Phối hợp giữa những người đồng phái tính " có "đăc tính về mặt tín lý," đã được Toà Thánh phổ biến hôm thứ Năm 31/7/2003.

Thưa Ðức Tổng Giám Mục, những điểm thiết yếu của văn kiện là gì?

TGM AMATO: Có ba đặc điểm thiết yếu. Trước hết phải nói là văn kiện tái khẳng định những điểm cơ bản hôn nhân vốn được thiết lập trên sự bổ sung cho nhau giữa người khác pháii.

Đó là một chân lý tự nhiên được mặc khải củng cố, để người nam và người nữ có thể có sự hiệp thông nhân vị, qua đó họ tham gia cách đặc biệt vào công trình sáng tạo của Chúa, bằng cách nhận lãnh và giáo dục đến đời sống mới.

Dù thế nào đi nữa, thật không có một nguyên lý nào cho phép đồng hóa hay thiết lập những sự tương tự giữa những kết hợp người đồng phái tính với chương trình của Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình. Hôn nhân là thánh thiêng, đang khi những tương quan đồng phái tính thì trái ngược với luật tự nhiên và thác loạn tự bản chất.

Nhưng với văn kiện này, liệu có nguy cơ kỳ thị với những người đồng phái tính không, thưa Ðức Tổng?

TGM AMATO: Giáo hội tôn trọng những người nam và người nữ có xu hướng đồng phái tính, và kêu mời họ sống phù hợp với luật của Thiên Chúa qua đức trinh khiết. Dầu sao, phải ghi nhớ rằng xu hướng đồng phái tính tự nó một cách khách quan đã là thác loạn và những hành vi đồng phái tính là những trọng tội nghịch đức khiết tịnh.

Ðức Tổng đã nói có ba điểm thiết yêu, xin Ðức Tổng Giám Mục cho biết hai điểm kia là gì?

TGM AMATO: Điểm thứ hai là nói đến những thái độ phải có trước những kết hợp người đồng phái này. Các thẩm quyền dân sự chấp nhận ba thái độ: dung thứ, công nhận bằng pháp luật, hay là so sánh tình trạng đích thực như là hôn nhân, kể cả khả năng nhận con nuôi.

Trước một chính sách dung thứ, người tín hữu được kêu gọi xác nhận tính cách vô luân của hiện tượng này, bằng cách đòi hỏi Nhà nước phải giới hạn nó bằng những ranh giới không gây hại cho khung xã hội và không bắt giới trẻ chấp nhận một quan niệm sai lầm về tính dục và hôn nhân. Dầu sao, trước sự thừa nhận bằng luật pháp hay là sự so sánh với hôn nhân khác phái, có bổn phận chống đối một cách rõ ràng và có lý do, thậm chí đòi quyền chống đối theo lương tâm

Thưa Ðức Tổng Giám Mục, làm sao minh chứng được sự loại trừ rõ ràng này?

TGM AMATO: Đó là điểm thứ ba của văn kiện, cống bố những lý luận thuộc trật tự lý trí, trật tự sinh thái và nhân văn, trật tự xã hội, và trật tự pháp lý, nhũng trật tự đó minh chứng sự loại trừ của người Công giáo.

Lý trí đúng đắng không thể minh chứng một luật không theo luật luân lý tự nhiên: nếu làm như vậy, Nhà Nước là một cơ chế thiết yếu cho công ích không còn hoàn thành nhiệm vụ của mình là bảo vệ hôn nhân.

Một mặt sự kết hợp người đồng phái tính là một hiện tượng cá nhân và sự hợp pháp công nhận như là một kiểu mẫu cho đời sống xã hội lại là chuyện hoàn toàn khác, vì sự kiện này sẽ làm mất giá trị cơ chế hôn nhân và làm lu mời đi sự nhận thức về một số giá trị luân lý cơ bản. Hơn nữa, trong những kết hợp người đồng phái tính đã thiếu đi những điều kiện sinh thái và nhân bản của hôn nhân và của gia đình.

Khi xét đến giả thuyết sự hội nhập của trẻ em sống với những cặp đồng phái tính, việc nhận làm con nuôi như thế xem ra bạo tàn đối với trẻ em, vì chúng bị tước đoạt đi một môi trường thích hợp để phát triển đầy đủ về mặt nhân bản. Đứng trên quan điểm xã hội về trách nhiệm là sinh sản và giáo dục, điều này có thể thay đổi quan niệm về hôn nhân và sẽ gây thiệt hại lớn cho công ích, nhất là tác động của nó đang gia tăng trên cơ cấu xã hội. Cuối cùng về mặt pháp lý, những cặp hôn nhân bảo đảm trật tự sinh sản và do đó mang lại lợi ích công cộng trổi vượt. Ðây là trường hợp không thể có đối với các cặp đồng phái tính.

Xin Ðức Tổng Giám Mục cho biết thái độ các nhà chính trị Công giáo trên phương diện này cụ thể sẽ là gì?

TGM AMATO: Đứng trước bản luật dự thảo luật đầu tiên ủng hộ sự thừa nhận này, nhà dân biểu Công giáo có trách nhiệm luân lý phải bày tỏ sự không đồng ý của mình một cách rõ rệt và công khai bằng cách bỏ phiếu chống. Một lá phiếu ủng hộ sẽ là một hành vi vô luân nặng nề.

Trước một luật đã có hiệu lực, người dân biểu Công giáo phải cho biết sự chống đối của mình. Nếu không thể hủy bỏ luật, người đó có thể vận động và ủng hộ những đề nghị hạn chế sự thiệt hại của một luật như thế, và làm giảm đi những hậu quả tiêu cực trên bình diện văn hóa và luân lý công cộng, miễn là sự chống đối của người ấy với những luật pháp kiểu này phải rõ rệt và tránh nguy cơ gây ra gương mù.

Đó là một nguyên lý được bày tỏ trong thông diệp "Evangelium Vitae" (1995). Những nền văn hóa hàng đầu trên thế giới luôn luôn bày tỏ sự công nhận về thể chế một cách to tát, nhưng lại không nói nhiều đến tình bạn giữa con người như đối với hôn nhân và gia đình, là một điều kiện cho sự sống vững bền có lợi cho công ích: sự sinh sản, sự sống còn của xã hội, sự giáo dục, và sự xã hội hóa trẻ em.