Trong lĩnh vực Y học ngày nay, người ta phát hiện về khả năng nghe biết của thai nhi ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Có những thí nghiệm gần đây cho thấy: một bà mẹ mang thai, hai vợ chồng đặt tên cho con của mình ngay từ khi siêu âm và biết nó là con trai hay con gái. Khi đã đặt tên cho con, ông bố hằng ngày trước khi đi làm hoặc đi đâu về đều gọi tên của bé. Rồi một ngày nọ, họ cho rất nhiều người đàn ông đi qua và cất tiếng gọi. Bé vẫn nằm im trong dạ mẹ. Nhưng đến lượt bố của em, ông cất tiếng gọi, vừa dứt lời, em đã ọ ẹ và chân tay vẫy đạp trong bụng mẹ. Quả thật là một điều kỳ diệu. Thật vậy, cũng tương tự, ngày nay, người ta muốn cho con của mình sau này làm gì thì các bà mẹ gợi hứng cho chúng ngay từ khi bé còn trong bụng mình bằng những hình ảnh hay hành động hoặc thính giác của bà mẹ hằng ngày.
Hình ảnh Vị Mục Tử Nhân Lành được khởi đi từ thời Cựu Ước: “Đức Giavê là Mục Tử tôi. Tôi không còn thiếu gì. Dù phải đi qua thung lũng tối đem. Tôi cũng không hề lo sợ.” (Tv 23,1-4) Giavê Thiên Chúa trở thành Mục Tử của dân Israel. Người yêu thương và chăn dắt dân của Người. Hình ảnh và sứ mạng của người mục tử cũng được trao phó cho các vị lãnh đạo thời bấy giờ, nhưng thật đáng buồn vì các vua chúa thời đó đã làm cho dân phải đau đớn vì họ không sống đúng vai trò mục tử của mình mà lại còn đi ngược lại. Điều này đã được Tiên tri Ezekiel quở trách thật nặng nề: “Hỡi các mục tử của Israel, các ngươi đã bị băng hoại rồi! Các ngươi chỉ biết lo cho bản thân mình chứ chẳng hề nghĩ đến bầy chiên... Các ngươi chẳng chăm sóc những con yếu đuối, chữa lành những con bệnh hoạn, băng bó những con bị thương tích, dẫn về những con lệch đường, hoặc tìm kiếm những con bị lạc mất. Vậy hỡi các chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, vị Chủ Tể tối cao, Ta tuyên bố rằng... Ta sẽ tách bầy chiên ra khỏi các ngươi... Ta sẽ giao chúng cho một vị vua giống như Đavít tôi tớ Ta để làm mục tử của chúng và Người ấy sẽ lo lắng chăm sóc chúng.” (Ez 34,2-4.9-10.23)
Sang thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã khẳng định: “Tôi là Mục Tử Nhân Lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi.”
Vào thời Chúa Giêsu, người ta thường hay nuôi chiên. Mỗi đàn chiên thì đều có mục tử, tức người chăn chiên. Người chăn chiên thường dẫn chiên đi ăn trong hoang địa. Tối về, họ lùa chiên vào nơi quy định. Tuy nhiên, cũng có thể nhiều đàn chiên ở cùng một chỗ, vì thế có sự lẫn lộn; nên chủ đàn chiên nào thì có ký hiệu riêng của mình, và khi họ cất tiếng thì tất cả các chiên của họ sẽ đi theo. Người mục tử tốt là người biết chiên của mình, biết rõ từng con một, để chăm lo cho chúng. Người mục tử tốt cũng là người biết dẫn chiên của mình đến những vùng cỏ non, có nhiều nước, để cho chiên thoả thuê ăn uống hầu được to béo, khoẻ mạnh.
Chúa Giêsu đã tự nhận mình chính là Mục Tử Nhân Lành. “Ngài đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”. Khác hẳn với hình ảnh mục tử trong Cựu Ước nơi các vị vua.
Thật không có gì đau khổ cho bằng trong cuộc sống ta không được ai biết đến. Và cũng thật bất hạnh khi trong các mối tương quan ta không được ai tôn trọng và tin tưởng nữa. Thấu hiểu được điều đó, Chúa Giêsu đã dùng động từ “biết” để diễn tả một mối tương quan thân mật giữa chủ chiên và đàn chiên. “Biết” theo nghĩa Kinh Thánh không chỉ là một sinh hoạt thuần tuý tri thức hay văn hoá, mà “biết ở đây còn là sự gắn bó và yêu thương”. Chúa Giêsu biết từng con chiên đồng nghĩa với việc Ngài yêu thương từng con chiên một. Ngài cũng biết tên của từng con và gọi chúng khi cần, ấy là Ngài đang đi vào sự hiện hữu của từng con chiên, và ngược lại. Với Ngài, từng con chiên là một hiện hữu duy nhất trước mặt Ngài. Vì thế, Ngài luôn coi trọng từng con một, đến nỗi Ngài nói: “Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp chúng khỏi tay Chúa Cha; Tôi và Cha tôi là một.” Thật hạnh phúc cho chúng ta vì có được Vị Mục Tử tuyệt vời là chính Chúa Giêsu.
Giáo Hội dành riêng Chúa Nhật IV Phục Sinh để cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu linh mục và tu sĩ.
Tại sao phải cầu nguyện cho linh mục và tu sĩ? Thưa vì các ngài cũng chính là mục tử trong Giáo Hội, thay mặt Chúa để dẫn dắt dân của Người. Chúng ta cầu nguyện cho các ngài hoạ lại hình ảnh của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, biết từng con chiên để: chăm lo cho từng con chiên. Con chiên nào bị thương thì băng bó, con nào bị ốm thì lo thuốc thang, con nào đi lạc thì tìm về, con nào có nguy cơ bị thú dữ ăn thịt thì bảo vệ, con nào bị bắt thì liều mạng để cứu chúng. Được như thế, các ngài quả là mục tử nhân lành, đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Các ngài là những mục tử như lòng Chúa và Giáo Hội mong ước.
Ngoài việc cầu nguyện cho các linh mục và tu sĩ, Giáo Hội đặc biệt hướng về các bạn trẻ. Các bạn là tương lai của xã hội và là niềm hy vọng của Giáo Hội. Giáo Hội đang trông chờ ở nơi các bạn. Giáo Hội cũng hy vọng các bạn sẽ trở thành những linh mục và tu sĩ tốt lành hoạ lại chân dung của Vị Mục Tử Tối cao là Chúa Giêsu.
Quả thật, hơn bao giờ hết, chúng ta đang sống trong một xã hội có biết bao lựa chọn, và đôi khi có những chỉ dẫn hay thông tin cũng như quả quyết sai lầm. Hoặc nói theo ngôn ngữ hình tượng: “Chân lý nửa vời”. Trong một xã hội như thế, Giáo Hội mời gọi chúng ta dấn thân cho một lý tưởng cao đẹp, một chân lý tuyệt đối, để phục vụ con người ngày hôm nay, nhằm đem lại cho họ niềm hy vọng. Nhưng điều quan trọng là làm sao để các bạn nhận ra được tiếng Chúa gọi và chọn các bạn vào trong vườn nho Giáo Hội để phục vụ trong vai trò là mục tử của Chúa? Thưa Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2013 đã vạch ra cho các bạn, ngài viết: “Ơn gọi linh mục và tu sĩ được nảy sinh từ kinh nghiệm gặp gỡ cá vị với Đức Kitô, từ một cuộc đối thoại chân thành và đầy tin tưởng với Ngài, nhờ đó đi vào trong ý muốn của Ngài. Do đó, điều cần thiết là phải lớn lên trong kinh nghiệm về đức tin, được hiểu như là một mối liên hệ sâu xa với Đức Giêsu, như là một sự lắng nghe nội tâm đối với tiếng nói của Ngài vốn âm vang trong sâu thẳm cõi lòng chúng ta.” Đúng vậy, muốn hiểu được ai thì phải biết và có kinh nghiệm về người đó. Có thế, ta mới dễ nhận ra và đi theo ý của người mà mình yêu mến.
Trong thế giới đang sôi động về mọi mặt, nhưng lời mời gọi “hãy theo Thầy” vẫn được vang vọng nơi mỗi chúng ta ngay trong những cuồng nhiệt của cuộc sống. Lời bài hát, mà chúng ta vẫn thường nghe trong mỗi dịp lễ Chúa Chiên Lành hay trong các dịp lễ về Tận hiến của tác giả Nguyễn Duy Vi: “Chúa là Mục Tử, Người dẫn lối chỉ đường cho con đi, đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. Cỏ tươi rợn đồng xanh, con no thoả không bao giờ khát nữa, cánh tay Người đưa, gậy người dẫn yên lòng”, gợi lại cho chúng ta hình ảnh của Vị Mục Tử Nhân Lành, cũng như giúp chúng ta thêm xác tín vào Vị Mục Tử Nhân Lành; đồng thời cũng mời gọi mỗi người chúng ta hãy nhạy bén, can đảm để phác hoạ chân dung Vị Mục Tử Nhân Lành, là chính Chúa Giêsu, ngay trong chính cuộc đời chúng ta.
Để kết thúc bài suy niệm này, tưởng cũng nên mượn lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn gửi các bạn trẻ:
“Các bạn trẻ thân mến, dẫu các con đang phải đối diện với biết bao nhiêu lựa chọn hời hợt và chóng qua, cha hy vọng các con vẫn có thể nuôi dưỡng khao khát về điều gì có giá trị đích thực với những mục đích cao cả, những lựa chọn triệt để trong việc phục vụ tha nhân và bắt chước Đức Kitô. Các con đừng sợ bước theo Đức Giêsu và bước đi trên những con đường có tính đòi hỏi, can đảm sống đức ái và quảng đại dấn thân. Trên hành trình này, các con sẽ hạnh phúc để phục vụ và làm chứng về một niềm vui mà thế giới không thể trao ban, các con sẽ là những ngọn lửa sống động về một tình yêu vô hạn và vĩnh cửu, và các con sẽ học để “sẵn sàng đưa ra câu trả lời cho niềm hy vọng nơi các con” (1 Pr 3,15).”
Hình ảnh Vị Mục Tử Nhân Lành được khởi đi từ thời Cựu Ước: “Đức Giavê là Mục Tử tôi. Tôi không còn thiếu gì. Dù phải đi qua thung lũng tối đem. Tôi cũng không hề lo sợ.” (Tv 23,1-4) Giavê Thiên Chúa trở thành Mục Tử của dân Israel. Người yêu thương và chăn dắt dân của Người. Hình ảnh và sứ mạng của người mục tử cũng được trao phó cho các vị lãnh đạo thời bấy giờ, nhưng thật đáng buồn vì các vua chúa thời đó đã làm cho dân phải đau đớn vì họ không sống đúng vai trò mục tử của mình mà lại còn đi ngược lại. Điều này đã được Tiên tri Ezekiel quở trách thật nặng nề: “Hỡi các mục tử của Israel, các ngươi đã bị băng hoại rồi! Các ngươi chỉ biết lo cho bản thân mình chứ chẳng hề nghĩ đến bầy chiên... Các ngươi chẳng chăm sóc những con yếu đuối, chữa lành những con bệnh hoạn, băng bó những con bị thương tích, dẫn về những con lệch đường, hoặc tìm kiếm những con bị lạc mất. Vậy hỡi các chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, vị Chủ Tể tối cao, Ta tuyên bố rằng... Ta sẽ tách bầy chiên ra khỏi các ngươi... Ta sẽ giao chúng cho một vị vua giống như Đavít tôi tớ Ta để làm mục tử của chúng và Người ấy sẽ lo lắng chăm sóc chúng.” (Ez 34,2-4.9-10.23)
Sang thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã khẳng định: “Tôi là Mục Tử Nhân Lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi.”
Vào thời Chúa Giêsu, người ta thường hay nuôi chiên. Mỗi đàn chiên thì đều có mục tử, tức người chăn chiên. Người chăn chiên thường dẫn chiên đi ăn trong hoang địa. Tối về, họ lùa chiên vào nơi quy định. Tuy nhiên, cũng có thể nhiều đàn chiên ở cùng một chỗ, vì thế có sự lẫn lộn; nên chủ đàn chiên nào thì có ký hiệu riêng của mình, và khi họ cất tiếng thì tất cả các chiên của họ sẽ đi theo. Người mục tử tốt là người biết chiên của mình, biết rõ từng con một, để chăm lo cho chúng. Người mục tử tốt cũng là người biết dẫn chiên của mình đến những vùng cỏ non, có nhiều nước, để cho chiên thoả thuê ăn uống hầu được to béo, khoẻ mạnh.
Chúa Giêsu đã tự nhận mình chính là Mục Tử Nhân Lành. “Ngài đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”. Khác hẳn với hình ảnh mục tử trong Cựu Ước nơi các vị vua.
Thật không có gì đau khổ cho bằng trong cuộc sống ta không được ai biết đến. Và cũng thật bất hạnh khi trong các mối tương quan ta không được ai tôn trọng và tin tưởng nữa. Thấu hiểu được điều đó, Chúa Giêsu đã dùng động từ “biết” để diễn tả một mối tương quan thân mật giữa chủ chiên và đàn chiên. “Biết” theo nghĩa Kinh Thánh không chỉ là một sinh hoạt thuần tuý tri thức hay văn hoá, mà “biết ở đây còn là sự gắn bó và yêu thương”. Chúa Giêsu biết từng con chiên đồng nghĩa với việc Ngài yêu thương từng con chiên một. Ngài cũng biết tên của từng con và gọi chúng khi cần, ấy là Ngài đang đi vào sự hiện hữu của từng con chiên, và ngược lại. Với Ngài, từng con chiên là một hiện hữu duy nhất trước mặt Ngài. Vì thế, Ngài luôn coi trọng từng con một, đến nỗi Ngài nói: “Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp chúng khỏi tay Chúa Cha; Tôi và Cha tôi là một.” Thật hạnh phúc cho chúng ta vì có được Vị Mục Tử tuyệt vời là chính Chúa Giêsu.
Giáo Hội dành riêng Chúa Nhật IV Phục Sinh để cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu linh mục và tu sĩ.
Tại sao phải cầu nguyện cho linh mục và tu sĩ? Thưa vì các ngài cũng chính là mục tử trong Giáo Hội, thay mặt Chúa để dẫn dắt dân của Người. Chúng ta cầu nguyện cho các ngài hoạ lại hình ảnh của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, biết từng con chiên để: chăm lo cho từng con chiên. Con chiên nào bị thương thì băng bó, con nào bị ốm thì lo thuốc thang, con nào đi lạc thì tìm về, con nào có nguy cơ bị thú dữ ăn thịt thì bảo vệ, con nào bị bắt thì liều mạng để cứu chúng. Được như thế, các ngài quả là mục tử nhân lành, đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Các ngài là những mục tử như lòng Chúa và Giáo Hội mong ước.
Ngoài việc cầu nguyện cho các linh mục và tu sĩ, Giáo Hội đặc biệt hướng về các bạn trẻ. Các bạn là tương lai của xã hội và là niềm hy vọng của Giáo Hội. Giáo Hội đang trông chờ ở nơi các bạn. Giáo Hội cũng hy vọng các bạn sẽ trở thành những linh mục và tu sĩ tốt lành hoạ lại chân dung của Vị Mục Tử Tối cao là Chúa Giêsu.
Quả thật, hơn bao giờ hết, chúng ta đang sống trong một xã hội có biết bao lựa chọn, và đôi khi có những chỉ dẫn hay thông tin cũng như quả quyết sai lầm. Hoặc nói theo ngôn ngữ hình tượng: “Chân lý nửa vời”. Trong một xã hội như thế, Giáo Hội mời gọi chúng ta dấn thân cho một lý tưởng cao đẹp, một chân lý tuyệt đối, để phục vụ con người ngày hôm nay, nhằm đem lại cho họ niềm hy vọng. Nhưng điều quan trọng là làm sao để các bạn nhận ra được tiếng Chúa gọi và chọn các bạn vào trong vườn nho Giáo Hội để phục vụ trong vai trò là mục tử của Chúa? Thưa Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2013 đã vạch ra cho các bạn, ngài viết: “Ơn gọi linh mục và tu sĩ được nảy sinh từ kinh nghiệm gặp gỡ cá vị với Đức Kitô, từ một cuộc đối thoại chân thành và đầy tin tưởng với Ngài, nhờ đó đi vào trong ý muốn của Ngài. Do đó, điều cần thiết là phải lớn lên trong kinh nghiệm về đức tin, được hiểu như là một mối liên hệ sâu xa với Đức Giêsu, như là một sự lắng nghe nội tâm đối với tiếng nói của Ngài vốn âm vang trong sâu thẳm cõi lòng chúng ta.” Đúng vậy, muốn hiểu được ai thì phải biết và có kinh nghiệm về người đó. Có thế, ta mới dễ nhận ra và đi theo ý của người mà mình yêu mến.
Trong thế giới đang sôi động về mọi mặt, nhưng lời mời gọi “hãy theo Thầy” vẫn được vang vọng nơi mỗi chúng ta ngay trong những cuồng nhiệt của cuộc sống. Lời bài hát, mà chúng ta vẫn thường nghe trong mỗi dịp lễ Chúa Chiên Lành hay trong các dịp lễ về Tận hiến của tác giả Nguyễn Duy Vi: “Chúa là Mục Tử, Người dẫn lối chỉ đường cho con đi, đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. Cỏ tươi rợn đồng xanh, con no thoả không bao giờ khát nữa, cánh tay Người đưa, gậy người dẫn yên lòng”, gợi lại cho chúng ta hình ảnh của Vị Mục Tử Nhân Lành, cũng như giúp chúng ta thêm xác tín vào Vị Mục Tử Nhân Lành; đồng thời cũng mời gọi mỗi người chúng ta hãy nhạy bén, can đảm để phác hoạ chân dung Vị Mục Tử Nhân Lành, là chính Chúa Giêsu, ngay trong chính cuộc đời chúng ta.
Để kết thúc bài suy niệm này, tưởng cũng nên mượn lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn gửi các bạn trẻ:
“Các bạn trẻ thân mến, dẫu các con đang phải đối diện với biết bao nhiêu lựa chọn hời hợt và chóng qua, cha hy vọng các con vẫn có thể nuôi dưỡng khao khát về điều gì có giá trị đích thực với những mục đích cao cả, những lựa chọn triệt để trong việc phục vụ tha nhân và bắt chước Đức Kitô. Các con đừng sợ bước theo Đức Giêsu và bước đi trên những con đường có tính đòi hỏi, can đảm sống đức ái và quảng đại dấn thân. Trên hành trình này, các con sẽ hạnh phúc để phục vụ và làm chứng về một niềm vui mà thế giới không thể trao ban, các con sẽ là những ngọn lửa sống động về một tình yêu vô hạn và vĩnh cửu, và các con sẽ học để “sẵn sàng đưa ra câu trả lời cho niềm hy vọng nơi các con” (1 Pr 3,15).”