WASHINGTON (CNS) – Một linh mục tuyên úy Công Giáo trong chiến tranh Triều Tiên, người mà đã quên mình di tản những người bị thương khỏi lửa đạn của đối phương và giúp những người bạn tù chiến tranh của mình ấp ủ niềm hy vọng đã được vinh danh sau khi chết với Huy chương Danh dự, danh dự quân đội cao quý nhất, trong buổi lễ tưởng niệm ngày 11 tháng 4 tại Bạch Cung.
Với lòng thành kính tri ân Cha Emil J. Kapaun, một đại úy quan đội, TT Barack Obama đã kể nhiều câu chuyện về những “mục tử trong đôi giày chiến trận” từ Kansas, người đã tự nguyện ở lại phía sau với những người bị thương đối diện trước sự bị bắt giữ, thay vì rút lui khi mình bị phân tán sau thất bại ở Unsan, Triều Tiên, tháng 11, 1950.
“Đây là lòng dũng cảm chúng ta tôn vinh hôm nay – một người lính Mỹ không bắn súng, nhưng là người sử dụng một thứ vũ khí mạnh nhất trên tất cả các loại vũ khí, một tình yêu dành cho người anh em của mình thuần khiết đến nỗi ngài có thể sẵn sàng chết để những người anh em của mình được sống,” TT Obama nói.
Cha Kapaun đã nhận Huy chương Sao Đồng trước lúc ngài bị bắt và Distingushed Service Cross sau khi ngài qua đời, Trong Giáo Hội Công Giáo, ngài là một nguyên nhân tích cực cho việc phong thánh, đã được Tòa Thánh Vatican công nhận là một “tôi tớ của Thiên Chúa,” một bước đầu tiên trong việc điều tra người nào đó đang được xem xét để phong thánh.
Một số người bạn tù của Cha Kapaun, những người bước ra khỏi trại tù mang theo một cây Thánh Giá của mình, họ đã tạo hình ảnh để tôn vinh vị giáo sỹ đã mất, cùng tham dự buổi lễ tưởng niệm này. Huy chương, trao cho những thành viên của những lực lượng vũ trang dành cho sự dũng cảm xuất sắc vượt lên trên và vượt ra ngoài tiếng gọi của bổn phận trong lúc thi hành công vụ, đã được trao cho Ray Kapaun, một người cháu của Cha Kapaun, người mà không bao giờ biết chú của mình.
Phòng phía Đông của Bạch Cung dành cho những vị khách của buổi lễ tưởng niệm này gồm có họ hàng gia đình Cha Kapaun, các linh mục tuyên úy và các viên chức khác, những người đến từ xứ đạo quê nhà của ngài, Giáo Hội Công Giáo Thánh John Nepomucene ở Pilson, Kan., và những thành viên khác của Tổng Giáo phận Phục vụ Quân đội gồm Giám mục Trợ tá Richard B. Higgins, đại diện Cựu Chiến binh.
Cũng có sự tham dự của Herb Miller, một trung sỹ vào năm 1951, đã bị thương khi một quả lựu đạn phát nổ gần ông. TT Obama kể câu chuyện này. Một người lính Trung quốc sắp hành quyết Miller, Cha Kapaun đã can thiệp và ngăn cản anh ta. Vị linh mục sau đó đã cõng Miller và trợ giúp những tù nhân bị thương khác trên một chuyến đi dài tới trại tù Pyoktong.
Những nghĩa cử của Cha Kapaun ngày đó là những gì đã được công nhận với Huy chương Danh dự, TT Obama nói, nhưng ngài tiếp tục với những câu chuyện của những hành động quên mình của vị linh mục trong trại tù – giúp những người chuyển lậu thêm thực phẩm; cho đi quần áo của mình cho những người bị buốt giá, nấu những ấm nước sôi để chiến đấu với bệnh kiết lỵ, cùng đọc kinh với mọi người trong những túp lều tạm bợ, cử hành Thánh Lễ Phục Sinh.
TT Obama nói bối cảnh của Cha Kapaun đã nhắc nhở ông về hình ảnh người ông của mình.
“Giờ đây, hiển nhiên tôi không bao giờ gặp được Cha Kapaun,” TT Obama nói, nhưng tôi có một cảm giác về con người ấy ngài như thế nào, bởi vì trong lịch sử của ngài tôi thấy những phản ảnh của chính ông bà tôi cùng với những giá trị của họ, những người mà đã giúp nâng cánh cho tôi. Cha Emil và ông tôi cả hai cùng sinh ra ở Kansas vào thời gian đó, cả hai đã lớn lên trong những thị trấn nhỏ bé ngoại vi Wichita.
“Họ là thành phần của Thế hệ Vĩ đại nhất – đã sống sót trong tình trạng Suy Thoái, tham gia quân đội, phục vụ trong Thế chiến II và họ đã thể hiện những giá trị trung tâm của lòng trung thành và làm việc cần mẫn, phép tắc và khiêm nhường – những anh hùng thầm lặng đã quyết tâm thực hiện phần việc của mình.”
Đối với một linh mục, ngài đã tiếp tục, có nghĩa là ngài gia nhập Quân Đội trong Thế chiến II và trở lại phục vụ quân đội sau hai năm gián đoạn trong thời gian đó Cha Kapaun đã đạt bằng thạc sỹ giáo dục học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ.
Chịu đau khổ từ đủ thứ bệnh tật, Cha Kapaun đã chết trong trại giam ở Pyoktong vào ngày 23 tháng 5, 1951.
“Đây là lòng dũng cảm chúng ta tôn vinh hôm nay – một người lính Mỹ không bắn súng, nhưng là người sử dụng một thứ vũ khí mạnh nhất trên tất cả các loại vũ khí, một tình yêu dành cho người anh em của mình thuần khiết đến nỗi ngài có thể sẵn sàng chết để những người anh em của mình được sống,” TT Obama nói.
Cha Kapaun đã nhận Huy chương Sao Đồng trước lúc ngài bị bắt và Distingushed Service Cross sau khi ngài qua đời, Trong Giáo Hội Công Giáo, ngài là một nguyên nhân tích cực cho việc phong thánh, đã được Tòa Thánh Vatican công nhận là một “tôi tớ của Thiên Chúa,” một bước đầu tiên trong việc điều tra người nào đó đang được xem xét để phong thánh.
Một số người bạn tù của Cha Kapaun, những người bước ra khỏi trại tù mang theo một cây Thánh Giá của mình, họ đã tạo hình ảnh để tôn vinh vị giáo sỹ đã mất, cùng tham dự buổi lễ tưởng niệm này. Huy chương, trao cho những thành viên của những lực lượng vũ trang dành cho sự dũng cảm xuất sắc vượt lên trên và vượt ra ngoài tiếng gọi của bổn phận trong lúc thi hành công vụ, đã được trao cho Ray Kapaun, một người cháu của Cha Kapaun, người mà không bao giờ biết chú của mình.
Phòng phía Đông của Bạch Cung dành cho những vị khách của buổi lễ tưởng niệm này gồm có họ hàng gia đình Cha Kapaun, các linh mục tuyên úy và các viên chức khác, những người đến từ xứ đạo quê nhà của ngài, Giáo Hội Công Giáo Thánh John Nepomucene ở Pilson, Kan., và những thành viên khác của Tổng Giáo phận Phục vụ Quân đội gồm Giám mục Trợ tá Richard B. Higgins, đại diện Cựu Chiến binh.
Cũng có sự tham dự của Herb Miller, một trung sỹ vào năm 1951, đã bị thương khi một quả lựu đạn phát nổ gần ông. TT Obama kể câu chuyện này. Một người lính Trung quốc sắp hành quyết Miller, Cha Kapaun đã can thiệp và ngăn cản anh ta. Vị linh mục sau đó đã cõng Miller và trợ giúp những tù nhân bị thương khác trên một chuyến đi dài tới trại tù Pyoktong.
Những nghĩa cử của Cha Kapaun ngày đó là những gì đã được công nhận với Huy chương Danh dự, TT Obama nói, nhưng ngài tiếp tục với những câu chuyện của những hành động quên mình của vị linh mục trong trại tù – giúp những người chuyển lậu thêm thực phẩm; cho đi quần áo của mình cho những người bị buốt giá, nấu những ấm nước sôi để chiến đấu với bệnh kiết lỵ, cùng đọc kinh với mọi người trong những túp lều tạm bợ, cử hành Thánh Lễ Phục Sinh.
TT Obama nói bối cảnh của Cha Kapaun đã nhắc nhở ông về hình ảnh người ông của mình.
“Giờ đây, hiển nhiên tôi không bao giờ gặp được Cha Kapaun,” TT Obama nói, nhưng tôi có một cảm giác về con người ấy ngài như thế nào, bởi vì trong lịch sử của ngài tôi thấy những phản ảnh của chính ông bà tôi cùng với những giá trị của họ, những người mà đã giúp nâng cánh cho tôi. Cha Emil và ông tôi cả hai cùng sinh ra ở Kansas vào thời gian đó, cả hai đã lớn lên trong những thị trấn nhỏ bé ngoại vi Wichita.
“Họ là thành phần của Thế hệ Vĩ đại nhất – đã sống sót trong tình trạng Suy Thoái, tham gia quân đội, phục vụ trong Thế chiến II và họ đã thể hiện những giá trị trung tâm của lòng trung thành và làm việc cần mẫn, phép tắc và khiêm nhường – những anh hùng thầm lặng đã quyết tâm thực hiện phần việc của mình.”
Đối với một linh mục, ngài đã tiếp tục, có nghĩa là ngài gia nhập Quân Đội trong Thế chiến II và trở lại phục vụ quân đội sau hai năm gián đoạn trong thời gian đó Cha Kapaun đã đạt bằng thạc sỹ giáo dục học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ.
Chịu đau khổ từ đủ thứ bệnh tật, Cha Kapaun đã chết trong trại giam ở Pyoktong vào ngày 23 tháng 5, 1951.