Vào những năm 60 tại các huyện ở Nghệ An nói chung, trong đó có huyện Nghi Lộc. Nhà nước cọng sản thường chọn ra một xã hẻo lánh, nơi đó người ta tự so sách với các xã trong huyện là xã điển hình khó khăn về mọi mặt “Rừng thiêng nước độc” để “tống cổ bọn Công giáo cứng đầu” bọn này được xếp nằm sau bậc chút nữa vào tù nhưng nay thì cho đi “cải tạo” như những gia đình VN Cộng Hòa của Miền Nam trước đây.

Xem hình ảnh

Xã Nghi Kiều, của huyện Nghi Lộc là nơi lý tưởng để người ta đưa những gia đình hoặc những người Công giáo gọi là “cứng đầu cho chết” trong huyện mình về đây “ đi vùng kinh tế mới” , ngày đó tại các xã trong huyện có người Công giáo nào chưa đủ “tiêu chuẩn” phải vào tù và để phòng xa thôi thì cứ tống lên nơi “nước độc rừng thiêng” này để ngăn chặn từ xa.

Theo tôi được biết một số gia đình như: Thầy và gia đình Giuse Nguyễn Xuân Hóa nay là Linh mục và ngài đang hưu tại Nghi Yên, Nghi Lộc. Thầy Phêrô Maria Phạm văn Nhiên nay đang về sống tại xứ Quy Chính, Ông và gia đình Ban hành giáo và là ông biện Nguyễn văn Chính quê xứ Tân Lộc đã qua đời, Gia đình Ông Nguyễn văn Lộc (Tài) hiện đang sống tại xứ Xuân Kiều v.v, họ được bắt đi khỏi quê hương lên đây với một đời sống khắc nghiệt và độc hại nhất, song đã được sự đùm bọc, yêu thương của anh em bà con giáo dân nơi đây chia sẻ trong tình huynh đệ anh em con một nhà.

Nhìn lại quá khứ một chút để chúng ta cảm tạ Chúa ngày nay đã cho một Nghi Kiều trong đó có giáo xứ Xuân Kiều thay da đổi thịt.

Chúng tôi về tham dự thánh lễ vào ngày Chúa nhật cao điểm của tuần chầu nhìn thấy một giáo xứ Xuân Kiều nằm trong không gian của xã Nghi Kiều ngày xưa nơi đây được gọi là “rừng thiêng nước độc” nay đã bị lùi xa. Những đồi núi rậm rạp âm u được con người khai phá, những con đường nhỏ mở ra, mang theo những mái nhà lấn dần về phía núi đồi, vào những năm sáu bảy mươi, nơi đây là những rừng cây dẻ, lau sậy um tùm.

Người dân Nghi Kiều nói chung và giáo dân xứ Xuân Kiều nói riêng ngày nay đã thay đổi nhiều, với những mốt quần áo, mái tóc của các thanh nam, nữ tú nhìn họ chẳng khác chi người thành thị là mấy, ngôi thánh đường đồ sộ nằm trong một không gian thoáng rộng được xây dựng vào những năm 1992 thời cha quá cố Lê Đình Phúc, đủ cho hơn 3.400 giáo dân đêm ngày đến cầu kinh dâng lễ. Các hội đoàn cũng dần được hình thành và đang hoạt động mạnh như: Gia đình Thánh Tâm, Hội Phụ nữ thánh Mônica, đặc biệt là nhóm Hy Vọng. Cha Giuse Trần Minh Hồng một người năng nổ nhiệt tình với khổ người nhỏ nhưng nhìn rắn chắc đang cùng giáo dân nổ lực phấn đấu để đời sống đạo của giáo dân thăng tiến mỗi ngày. Thánh lễ đồng tế hôm nay được 09 Linh mục trong và ngoài giáo hạt về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, cha quản hạt Phêrô Trần Phúc Chính giảng lễ đã nhân rộng ra nơi niềm tin con người vào sự sống đời sau như: Kiếp luân hồi nơi đạo Phật. Lờ mờ ẩn hiện nơi đạo Khổng v.v “ Đạo Khổng tuy đề cao Trời, nhưng không nói tới Sự Sống đời sau. Đức Khổng chỉ nói:"Khi chết, phách con người trở về với đất, khí con người bay lên không trung"., Và với niềm tin nơi Đức Kytô Phục Sinh, Ngài sẻ ban thưởng một đời sống vĩnh cửu hạnh phúc cho người Công giáo trong cuộc sông mai hậu.

Hàng nghìn giáo dân trong và ngoài giáo hạt về tham dự thánh lễ tạ ơn trong ngày cao điểm của tuần chầu đông chật kín cả trong, lẫn ngoài thánh đường, với một tiết trời nhâm mát sau đợt gió nam lào nắng nóng trước đó. Chúng tôi tạm biệt Xuân Kiều trong tình huynh đệ anh em và trong cái bắt tay nắm chặt của cha Giuse Trần Minh Hồng. Kính chúc cha, quý cộng đoàn an bình và sức khỏe, chúng tôi tin tưởng rằng giáo xứ Xuân Kiều nơi miền tây huyện Nghi Lộc, sẻ cùng bà con giáo phận Vinh không ngừng đi lên trên con đường hy vọng vào Chúa Giêsu Phục Sinh, như lớp trẻ đã nhọn tên gọi cho nhóm của mình “Nhóm Hy Vọng giáo xứ Xuân Kiều” và chắc chắn rằng Xuân Kiều đang rất nhiều “Hy Vọng” cho tương lai của mình.