BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC CHA PHAOLÔ NGUYỄN VĂN HÒA
THÁNH LỄ KÍNH ĐỨC MẸ LA VANG
HƯỚNG VỀ GIÁO HỘI VÀ QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
Thứ Bảy, 26 tháng 07 năm 2003
1. Trước hết, tôi xin nói lên lời chào mừng của Giáo Hội tại Việt Nam gửi tới các Đức Ôâng, các Linh Mục, các Phó tế, các Tu sĩ, Chủng sinh, các Ôâng bà và Anh chị em, và qua các vị tôi xin gửi lời thăm hỏi tới toàn thể Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại. Đây là lần đầu tiên, chúng ta có cuộc gặp gỡ rộng lớn như vậy, từ khắp các châu lục trên thế giới. Chúng ta vui sướng vì được gặp gỡ nhau, gặp gỡ Chúa, giúp nhau gia tăng lòng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, đào sâu đức tin để vui sống, và sau cùng để nhận sứ mạng lên đường ra đi trên các châu lục để làm chứng cho Tin Mừng.
2. Hôm nay là ngày thứ ba trong cuộc Hội Ngộ Niềm Tin, chúng ta dâng Thánh Lễ là chính Chúa Giêsu lên Thiên Chúa Cha để tạ ơn về tất cả những gì Chúa đã làm nơi Đức Mẹ La Vang. Người Mẹ chỉ dẫn cho chúng ta cách sống khi an vui cũng như khi gặp gian khổ. Người Mẹ liên kết mọi người con, dù sống trong quê hương hay trên các nẻo đường thế giới. Người Mẹ hướng dẫn chúng ta cách chắc chắn nhất đến với Chúa Giêsu.
3.
a. Biến cố Đức Mẹ hiện ra ở La Vang tới nay đã 205 năm, khi đó giáo dân Quảng Trị bị cấm cách nên phải chạy vào vùng rừng núi hẻo lánh La Vang. Họ sống trong lo sợ và thiếu thốn. Lo sợ vì bị tầm nã, lo sợ vì bị thú dữ ăn thịt, lo sợ vì nguồn nước và khí rừng độc hại, hơn nữa vì phải bỏ cửa nhà ra đi, nên họ thiếu thốn mọi sự.
b. Trong cảnh cùng cực đó họ đã cầu nguyện và lần hạt Mân Côi.
c. Đức Mẹ đã hiện ra và an ủi họ: khuyên họ chấp nhận đau khồ và hứa sẽ bầu cử cho những ơn theo ý nguyện.
Lời an ủi của Đức Mẹ chính là một cách khai triển Lời Chúa, đã chỉ cho chúng ta cách xử sự khôn ngoan của một người có đức tin đứng trước gian nan thử thách.
4. Bài đọc 1. (Hc 2, 2-9) Trong giới hạn của Cựu Ước chưa mạc khải đầy đủ về cuộc sống đời sau, chưa được soi sáng về ý nghĩa của đau khổ, nhưng sách Huấn Ca cũng đã khuyên chúng ta: "Trong những thăng trầm của cuộc sống, Hãy trông đợi lòng lân tuất của Thiên Chúa. Đừøng xa lià Người kẻo sa ngã. Hãy chấp nhận tất cả với lòng kiên nhẫn vì "vàng phải được thử luyện trong lửa".
5. Bài đọc 2 (Rm 8,31b-39) Nếu thời Cựu Ước mạc khải chưa soi sáng đủ về ý nghĩa của đau khổ, thì Tân Ước đã nêu lên! Đó là vì tình yêu của Đức Kitô. Chúa đã chịu đau khổ vì yêu thương chúng ta. Chúng ta chịu đau khổ để noi gương Ngài và để đáp laị tình thương của Ngài đối với chúng ta. Lời Thánh Phaolô trong thư gửi Roma: "Không gì có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiệän nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta".
Như vậy Đức Mẹ La Vang đã an ủi giáo dân thời xưa, Đức Mẹ đã không hứa sẽ cất hết đau khổ, nhưng Đức Mẹ đã nêu lên một lý tưởng, một lý do cao siêu để giúp con người có đủ sức mạnh, đủ can đảm trong khi chịu đau khổ, đó là chịu đựng vì tình yêu đối với Chúa Giêsu và tình thương đối với mọi người.
6. Tâm tình Đức Mẹ khi đón nhận Tin Mừng.
Bài Tin Mừng (Lc1,39-55) Kinh tạ ơn của Đức Mẹ.
Khi Đức Mẹ đang mang thai Chúa Giêsu, đến viếng thăm bà Elizabeth thì Hài Nhi trong lòng bà Elizabeth nhảy mừng. Elizabeth khen Đức Mẹ có phúc vì đã tin vào Lời Chúa. Đức Mẹ đã không phủ nhận ơn Chúa đã ban, nhưng ngài quy mọi ơn về Thiên Chúa Đấng đã đoái thương phận nữ tỳ hèn mọn. Tóm lại, Đức Mẹ muốn daỵ chúng ta trong mọi hoàn cảnh luôn có cách xửû sự theo đức tin:
Trong gian truân đau khổ thì luôn cậy trông tin tưởng liên kết với tình thương của Thiên Chúa khi Ngài chịu khổ nạn, " không gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta", có nghĩa là ta cũng không oán ghét người đã gây ra đau khổ cho chúng ta.
Khi thành công an vui hạnh phúc, không tự phụ, nhưng khiêm tốn, tạ ơn Thiên Chúa, quy mọi vinh quang về Ngài.
7. Kết luận:
Đức Mẹ La Vang không hứa với chúng ta sẽ cứu khỏi mọi hy sinh nhưng dạy chúng ta có lòng trông cậy vào Thiên Chúa, tin tưởng ở tình thương và ơn nâng đỡ của Người.
Xưa nay trên thế giới, các nơi hành hương kính Đức Mẹ thường có sức quy tụ rất đông giáo dân. La Vang cũng vậy, đây là nơi hành hương đông nhất ở Việt Nam. Đức Mẹ đã quy tụ giáo dân không những từ các giáo phậnViệt Nam mà còn giáo dân Việt Nam từ các nước quy tụ về. Không những Đức Mẹ chỉ quy tụ những người đã đón nhận đức tin, mà cả những người đang tìm tới đức tin.
Xin Đức Mẹ La Vang phù hộ cho mọi người tham dự cuộc Hội Ngộ Niềm Tin này.
Xin Đức Mẹ La Vang phù hộ cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại.
Xin Đức Mẹ La Vang phù hộ cho Giáo Hội và Đất Nước Việt Nam.
Xin Đức Mẹ La Vang dẫn chúng con tới Chúa Giêsu.
THÁNH LỄ KÍNH ĐỨC MẸ LA VANG
HƯỚNG VỀ GIÁO HỘI VÀ QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
Thứ Bảy, 26 tháng 07 năm 2003
1. Trước hết, tôi xin nói lên lời chào mừng của Giáo Hội tại Việt Nam gửi tới các Đức Ôâng, các Linh Mục, các Phó tế, các Tu sĩ, Chủng sinh, các Ôâng bà và Anh chị em, và qua các vị tôi xin gửi lời thăm hỏi tới toàn thể Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại. Đây là lần đầu tiên, chúng ta có cuộc gặp gỡ rộng lớn như vậy, từ khắp các châu lục trên thế giới. Chúng ta vui sướng vì được gặp gỡ nhau, gặp gỡ Chúa, giúp nhau gia tăng lòng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, đào sâu đức tin để vui sống, và sau cùng để nhận sứ mạng lên đường ra đi trên các châu lục để làm chứng cho Tin Mừng.
2. Hôm nay là ngày thứ ba trong cuộc Hội Ngộ Niềm Tin, chúng ta dâng Thánh Lễ là chính Chúa Giêsu lên Thiên Chúa Cha để tạ ơn về tất cả những gì Chúa đã làm nơi Đức Mẹ La Vang. Người Mẹ chỉ dẫn cho chúng ta cách sống khi an vui cũng như khi gặp gian khổ. Người Mẹ liên kết mọi người con, dù sống trong quê hương hay trên các nẻo đường thế giới. Người Mẹ hướng dẫn chúng ta cách chắc chắn nhất đến với Chúa Giêsu.
3.
a. Biến cố Đức Mẹ hiện ra ở La Vang tới nay đã 205 năm, khi đó giáo dân Quảng Trị bị cấm cách nên phải chạy vào vùng rừng núi hẻo lánh La Vang. Họ sống trong lo sợ và thiếu thốn. Lo sợ vì bị tầm nã, lo sợ vì bị thú dữ ăn thịt, lo sợ vì nguồn nước và khí rừng độc hại, hơn nữa vì phải bỏ cửa nhà ra đi, nên họ thiếu thốn mọi sự.
b. Trong cảnh cùng cực đó họ đã cầu nguyện và lần hạt Mân Côi.
c. Đức Mẹ đã hiện ra và an ủi họ: khuyên họ chấp nhận đau khồ và hứa sẽ bầu cử cho những ơn theo ý nguyện.
Lời an ủi của Đức Mẹ chính là một cách khai triển Lời Chúa, đã chỉ cho chúng ta cách xử sự khôn ngoan của một người có đức tin đứng trước gian nan thử thách.
4. Bài đọc 1. (Hc 2, 2-9) Trong giới hạn của Cựu Ước chưa mạc khải đầy đủ về cuộc sống đời sau, chưa được soi sáng về ý nghĩa của đau khổ, nhưng sách Huấn Ca cũng đã khuyên chúng ta: "Trong những thăng trầm của cuộc sống, Hãy trông đợi lòng lân tuất của Thiên Chúa. Đừøng xa lià Người kẻo sa ngã. Hãy chấp nhận tất cả với lòng kiên nhẫn vì "vàng phải được thử luyện trong lửa".
5. Bài đọc 2 (Rm 8,31b-39) Nếu thời Cựu Ước mạc khải chưa soi sáng đủ về ý nghĩa của đau khổ, thì Tân Ước đã nêu lên! Đó là vì tình yêu của Đức Kitô. Chúa đã chịu đau khổ vì yêu thương chúng ta. Chúng ta chịu đau khổ để noi gương Ngài và để đáp laị tình thương của Ngài đối với chúng ta. Lời Thánh Phaolô trong thư gửi Roma: "Không gì có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiệän nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta".
Như vậy Đức Mẹ La Vang đã an ủi giáo dân thời xưa, Đức Mẹ đã không hứa sẽ cất hết đau khổ, nhưng Đức Mẹ đã nêu lên một lý tưởng, một lý do cao siêu để giúp con người có đủ sức mạnh, đủ can đảm trong khi chịu đau khổ, đó là chịu đựng vì tình yêu đối với Chúa Giêsu và tình thương đối với mọi người.
6. Tâm tình Đức Mẹ khi đón nhận Tin Mừng.
Bài Tin Mừng (Lc1,39-55) Kinh tạ ơn của Đức Mẹ.
Khi Đức Mẹ đang mang thai Chúa Giêsu, đến viếng thăm bà Elizabeth thì Hài Nhi trong lòng bà Elizabeth nhảy mừng. Elizabeth khen Đức Mẹ có phúc vì đã tin vào Lời Chúa. Đức Mẹ đã không phủ nhận ơn Chúa đã ban, nhưng ngài quy mọi ơn về Thiên Chúa Đấng đã đoái thương phận nữ tỳ hèn mọn. Tóm lại, Đức Mẹ muốn daỵ chúng ta trong mọi hoàn cảnh luôn có cách xửû sự theo đức tin:
Trong gian truân đau khổ thì luôn cậy trông tin tưởng liên kết với tình thương của Thiên Chúa khi Ngài chịu khổ nạn, " không gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta", có nghĩa là ta cũng không oán ghét người đã gây ra đau khổ cho chúng ta.
Khi thành công an vui hạnh phúc, không tự phụ, nhưng khiêm tốn, tạ ơn Thiên Chúa, quy mọi vinh quang về Ngài.
7. Kết luận:
Đức Mẹ La Vang không hứa với chúng ta sẽ cứu khỏi mọi hy sinh nhưng dạy chúng ta có lòng trông cậy vào Thiên Chúa, tin tưởng ở tình thương và ơn nâng đỡ của Người.
Xưa nay trên thế giới, các nơi hành hương kính Đức Mẹ thường có sức quy tụ rất đông giáo dân. La Vang cũng vậy, đây là nơi hành hương đông nhất ở Việt Nam. Đức Mẹ đã quy tụ giáo dân không những từ các giáo phậnViệt Nam mà còn giáo dân Việt Nam từ các nước quy tụ về. Không những Đức Mẹ chỉ quy tụ những người đã đón nhận đức tin, mà cả những người đang tìm tới đức tin.
Xin Đức Mẹ La Vang phù hộ cho mọi người tham dự cuộc Hội Ngộ Niềm Tin này.
Xin Đức Mẹ La Vang phù hộ cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại.
Xin Đức Mẹ La Vang phù hộ cho Giáo Hội và Đất Nước Việt Nam.
Xin Đức Mẹ La Vang dẫn chúng con tới Chúa Giêsu.