Trong buổi cầu nguyện canh thức trước thềm Thượng Hội đồng Đức Phanxicô nguyện cầu: Chúng ta hội tụ về đây, như những kẻ cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô dẫn đầu các thành viên và tham dự viên Thượng hội đồng trong Nghi lễ xám hối, ngài bày tỏ sự tủi hổ về tội lỗi của chúng ta và cầu xin sự tha thứ của Chúa và những người chúng ta đã làm thiệt hại.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Trong một buổi lễ xám hối được đánh dấu bằng lời chứng của những người bị tổn thương do lạm dụng, chiến tranh và thiếu lòng bác ái, Đức Phanxicô đã cầu xin sự tha thứ từ Thiên Chúa và từ những người đã bị tổn thương bởi tội lỗi của Giáo hội.
Buổi canh thức xám hối đánh dấu cao điểm của buổi tĩnh tâm Thượng hội đồng kéo dài hai ngày trước lễ khai mạc trọng thể Phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng Giám mục lần thứ XVI vào thứ Tư (2/10/2024).
Hòa Giải
Trong buổi lễ, bảy vị Hồng Y đã bày tỏ sự tủi hổ và cầu xin sự tha thứ "thay mặt cho tất cả mọi thành phần trong Giáo hội" về những tội lỗi chống lại hòa bình, chống lại môi trường, chống lại phẩm giá của phụ nữ và chống lại người nghèo; về những tội lạm dụng và xử dụng giáo lý như một "hòn đá để ném" vào người khác; và về những tội chống lại tính công đồng.
Đức Giáo Hoàng phát biểu: “Tôi muốn nêu ra những lỗi lầm lạm dụng mà một số Hồng Y đã trình bày, bởi vì cần phải nói lên những lỗi lầm nặng nề của chúng ta.”
Trong bài suy tư dọn mình hòa giải, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo hội, “trong bản chất đức tin và lời tuyên xưng của mình, luôn có mối quan hệ – và chỉ bằng cách chữa lành những mối quan hệ lệch lạc của chúng ta, thì Giáo hội mới trở thành một Giáo hội công đồng.”
“Làm thế nào chúng ta có thể đáng tin cậy được trong sứ mệnh,” ngài hỏi, “nếu chúng ta không thừa nhận những sai lầm của mình và khiêm hạ để chữa lành những vết thương mà chúng ta đã gây ra bởi tội lỗi của mình?”
Dụ ngôn người biệt phái (Pharisi) và người thu thuế
Suy ngẫm về bài Tin Mừng, kể lại dụ ngôn của Chúa Giêsu về người biệt phái (Pharisi) cao ngạo và người thu thuế thống hối, Đức Phanxicô đã mời gọi hãy dùng ánh mắt đức tin mà xem xét xem chúng ta đã hành động như thế nào trong Giáo hội.
ĐTC tự hỏi, “đã bao nhiêu lần chúng ta tự chiếm hết không gian, bằng lời nói, phán đoán, danh hiệu, niềm tin rằng chỉ mình chúng ta mới có công trạng?”
Thay vào đó, Đức Phanxicô nói: “ngày nay tất cả chúng ta đều giống như người thu thuế, mắt chúng ta nhìn xuống và xấu hổ về tội lỗi của mình. Giống như người thu thuế, chúng ta co rút lại, loại bỏ không gian huynh hoang tự phụ, đạo đức giả và kiêu hãnh.”
Khôi phục lòng tin
Đức Phanxicô nhấn mạnh, buổi lễ xám hối vào thứ Ba (1/10/2024), vào đêm trước lễ khai mạc long trọng của Thượng hội đồng, “là cơ hội để khôi phục lòng tin vào Giáo hội và hướng về Giáo hội, một lòng tin đã bị phá vỡ bởi những sai lầm và tội lỗi của chúng ta; và để bắt đầu chữa lành những vết thương không ngừng chảy máu.”
Khi chúng ta đang mang gánh nặng bởi “bản chất con người của tội lỗi mình,” Đức Giáo Hoàng nói, “Chúng ta không muốn gánh nặng này làm chậm lại hành trình của Vương quốc Thiên Chúa trong lịch sử.”
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng đến các thế hệ trẻ hơn, “những người đang chờ đợi chúng ta truyền lại chứng tá của mình,” để cầu xin sự tha thứ, “nếu chúng ta chưa là những chứng nhân đáng tin cậy.”
Tìm kiếm sự tha thứ
Sau khi suy ngẫm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tóm tắt lời cầu xin tha thứ trong lời cầu nguyện với Thiên Chúa Cha, ngài cầu xin: “Chúng con cầu xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi của chúng con; xin giúp chúng con phục hồi Khuôn mặt của Chúa mà chúng con đã làm biến dạng bởi sự bất trung của mình. Chúng con cầu xin sự tha thứ, chúng con cảm thấy xấu hổ, vì chúng con đã làm tổn thương chúng con bởi tội lỗi của chúng con.”
Và ĐTC cầu xin Chúa “ban cho chúng con lòng can đảm ăn năn chân thành để thực sự hoán cải.”
Dấu hiệu bình an và trao Tin Mừng
Kết thúc Đêm canh thức xám hối, Đức Phanxicô đã mời gọi những người hiện diện trao đổi cho nhau nghĩa cử bình an.
Chính Đức Thánh Cha đã chúc bình an cho những người đã làm chứng trong buổi lễ, và cho một chàng trai và một cô gái trẻ, một chủng sinh và một nữ tu.
Sau đó, Đức Phanxicô đã trao cho một đại diện giới trẻ, một cuốn Tin Mừng, giao phó cho em và những người đương thời của em nhiệm vụ công bố Tin Mừng cho các thế hệ tương lai, với hy vọng về “một sứ mệnh tốt đẹp hơn, ngày càng trung tín hơn với những đòi hỏi của Vương quốc Thiên Chúa.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô dẫn đầu các thành viên và tham dự viên Thượng hội đồng trong Nghi lễ xám hối, ngài bày tỏ sự tủi hổ về tội lỗi của chúng ta và cầu xin sự tha thứ của Chúa và những người chúng ta đã làm thiệt hại.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Trong một buổi lễ xám hối được đánh dấu bằng lời chứng của những người bị tổn thương do lạm dụng, chiến tranh và thiếu lòng bác ái, Đức Phanxicô đã cầu xin sự tha thứ từ Thiên Chúa và từ những người đã bị tổn thương bởi tội lỗi của Giáo hội.
Buổi canh thức xám hối đánh dấu cao điểm của buổi tĩnh tâm Thượng hội đồng kéo dài hai ngày trước lễ khai mạc trọng thể Phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng Giám mục lần thứ XVI vào thứ Tư (2/10/2024).
Hòa Giải
Trong buổi lễ, bảy vị Hồng Y đã bày tỏ sự tủi hổ và cầu xin sự tha thứ "thay mặt cho tất cả mọi thành phần trong Giáo hội" về những tội lỗi chống lại hòa bình, chống lại môi trường, chống lại phẩm giá của phụ nữ và chống lại người nghèo; về những tội lạm dụng và xử dụng giáo lý như một "hòn đá để ném" vào người khác; và về những tội chống lại tính công đồng.
Đức Giáo Hoàng phát biểu: “Tôi muốn nêu ra những lỗi lầm lạm dụng mà một số Hồng Y đã trình bày, bởi vì cần phải nói lên những lỗi lầm nặng nề của chúng ta.”
Trong bài suy tư dọn mình hòa giải, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo hội, “trong bản chất đức tin và lời tuyên xưng của mình, luôn có mối quan hệ – và chỉ bằng cách chữa lành những mối quan hệ lệch lạc của chúng ta, thì Giáo hội mới trở thành một Giáo hội công đồng.”
“Làm thế nào chúng ta có thể đáng tin cậy được trong sứ mệnh,” ngài hỏi, “nếu chúng ta không thừa nhận những sai lầm của mình và khiêm hạ để chữa lành những vết thương mà chúng ta đã gây ra bởi tội lỗi của mình?”
Dụ ngôn người biệt phái (Pharisi) và người thu thuế
Suy ngẫm về bài Tin Mừng, kể lại dụ ngôn của Chúa Giêsu về người biệt phái (Pharisi) cao ngạo và người thu thuế thống hối, Đức Phanxicô đã mời gọi hãy dùng ánh mắt đức tin mà xem xét xem chúng ta đã hành động như thế nào trong Giáo hội.
ĐTC tự hỏi, “đã bao nhiêu lần chúng ta tự chiếm hết không gian, bằng lời nói, phán đoán, danh hiệu, niềm tin rằng chỉ mình chúng ta mới có công trạng?”
Thay vào đó, Đức Phanxicô nói: “ngày nay tất cả chúng ta đều giống như người thu thuế, mắt chúng ta nhìn xuống và xấu hổ về tội lỗi của mình. Giống như người thu thuế, chúng ta co rút lại, loại bỏ không gian huynh hoang tự phụ, đạo đức giả và kiêu hãnh.”
Khôi phục lòng tin
Đức Phanxicô nhấn mạnh, buổi lễ xám hối vào thứ Ba (1/10/2024), vào đêm trước lễ khai mạc long trọng của Thượng hội đồng, “là cơ hội để khôi phục lòng tin vào Giáo hội và hướng về Giáo hội, một lòng tin đã bị phá vỡ bởi những sai lầm và tội lỗi của chúng ta; và để bắt đầu chữa lành những vết thương không ngừng chảy máu.”
Khi chúng ta đang mang gánh nặng bởi “bản chất con người của tội lỗi mình,” Đức Giáo Hoàng nói, “Chúng ta không muốn gánh nặng này làm chậm lại hành trình của Vương quốc Thiên Chúa trong lịch sử.”
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng đến các thế hệ trẻ hơn, “những người đang chờ đợi chúng ta truyền lại chứng tá của mình,” để cầu xin sự tha thứ, “nếu chúng ta chưa là những chứng nhân đáng tin cậy.”
Tìm kiếm sự tha thứ
Sau khi suy ngẫm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tóm tắt lời cầu xin tha thứ trong lời cầu nguyện với Thiên Chúa Cha, ngài cầu xin: “Chúng con cầu xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi của chúng con; xin giúp chúng con phục hồi Khuôn mặt của Chúa mà chúng con đã làm biến dạng bởi sự bất trung của mình. Chúng con cầu xin sự tha thứ, chúng con cảm thấy xấu hổ, vì chúng con đã làm tổn thương chúng con bởi tội lỗi của chúng con.”
Và ĐTC cầu xin Chúa “ban cho chúng con lòng can đảm ăn năn chân thành để thực sự hoán cải.”
Dấu hiệu bình an và trao Tin Mừng
Kết thúc Đêm canh thức xám hối, Đức Phanxicô đã mời gọi những người hiện diện trao đổi cho nhau nghĩa cử bình an.
Chính Đức Thánh Cha đã chúc bình an cho những người đã làm chứng trong buổi lễ, và cho một chàng trai và một cô gái trẻ, một chủng sinh và một nữ tu.
Sau đó, Đức Phanxicô đã trao cho một đại diện giới trẻ, một cuốn Tin Mừng, giao phó cho em và những người đương thời của em nhiệm vụ công bố Tin Mừng cho các thế hệ tương lai, với hy vọng về “một sứ mệnh tốt đẹp hơn, ngày càng trung tín hơn với những đòi hỏi của Vương quốc Thiên Chúa.”