Đức Thượng phụ Pizzaballa vui mừng cho biết: các phe phái đang tiến gần hơn đến thỏa thuận cho Gaza, nhưng những đối lập vẫn còn đó!

Trong một cuộc phỏng vấn với đài Vatican, Đức Thương Phụ Pierbattista Pizzaballa, của Jerusalem, bày tỏ hy vọng về một thỏa thuận sẽ chấm dứt cuộc chiến ở Gaza, tuy nhiên ngài cảnh báo vẫn còn nhiều thử thách!...

(Tin Vatican - Roberto Cetera)

“Triển vọng rất hứa hẹn.”

Trong cuộc phỏng vấn với đài Vatican, Thương phụ Pierbattista Pizzaballa, của Jerusalem, đã bày tỏ quan điểm này khi bình luận về kết quả của các cuộc đàm phán ngừng bắn tại Doha, Qatar.

Trong khi bạo lực vẫn tiếp diễn trên nhiều mặt trận, dự kiến các cuộc đàm phán sẽ được nối lại tại Cairo trong vài ngày tới.

Q: Thưa Đức Hồng Y, có một sự lạc quan từ Doha, nơi các cuộc đàm phán do Hoa Kỳ, Ai Cập và Qatar đang diễn ra, tập trung vào lệnh ngừng bắn ở Gaza và việc thả các con tin Israel bị giam giữ tại Gaza. Ngài có tin rằng, lần này, mục tiêu có thể đạt được không?

R: Vâng, t
ôi tin rằng, tại thời điểm này, có những điều kiện tốt nhất để đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, sẽ luôn có những người chống đối, vì không thiếu những trở ngại, nhưng tôi tin rằng các điều kiện đã chín muồi để kết thúc cuộc chiến, và do đó, cũng để tránh leo thang, mở rộng xung đột với sự can thiệp trực tiếp của Iran và mở rộng chiến tranh sang Lebanon.

Tôi nhắc lại, có rất nhiều khó khăn, nhưng tôi tin rằng có một nỗ lực to lớn, không chỉ từ những người hòa giải, mà còn từ Hoa Kỳ, để khép lại tình hình. Triển vọng rất hứa hẹn.

Nhờ đó, hy vọng mối đe dọa về sự can thiệp của Iran vào Israel sẽ được ngăn chặn...

Vâng. Chúng ta không thể tự lừa dối mình. Cuộc xung đột vẫn chưa kết thúc. Chúng ta thấy điều đó rất rõ ràng ở Gaza với các cuộc ném bom liên tục, với thảm kịch đang diễn ra trước mắt mọi người, luôn khiến chúng ta không nói nên lời.

Q: Trên thực tế, các vụ đánh bom ở Gaza vẫn tiếp diễn không ngừng. Trong khi đó, theo Hamas, vào ngày 15 tháng 8, cột mốc bi thảm 40.000 người Palestine đã thiệt mạng ở Gaza, kể từ vụ tấn công ngày 7 tháng 10. Cộng đồng Công Giáo ở Gaza trải qua tình huống này như thế nào?

R: Cộng đồng nhỏ của
chúng tôi, nằm ở phía bắc Gaza, tại Thành phố Gaza, cố gắng sống còn trong tình huống này, trong điều kiện tốt nhất và bình thản nhất có thể, mặc dù có rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đang tích cực cố gắng giúp đỡ người dân bằng viện trợ mà chúng tôi nhận được từ Hiệp hội Hiệp sĩ Malta và từ nhiều tổ chức khác; nhất là từ Giáo hội Mennonite, nơi đã gửi hơn một nghìn gói hàng. Thật tuyệt vời khi thấy trong tình hình rất nghiêm trọng và bi thảm này, cũng có rất nhiều sự thương mến đoàn kết.

Q: Trong sự chú ý của giới truyền thông đang đổ dồn vào Gaza và biên giới với Lebanon, thì tình hình ở Bờ Tây đang trở nên nghiêm trọng và đáng báo động hơn mỗi ngày. Ngài có nhận được thông tin gì từ những khu vực này?

R: Những gì bạn hỏi rất
đúng. Người ta nói nhiều về Gaza, đúng là như vậy, nhưng cũng có một tình hình rất nghiêm trọng ở các Lãnh thổ, ở Bờ Tây. Chỉ vài ngày trước, đã có một cuộc tàn sát của khá nhiều người định cư chống lại một ngôi làng của người Palestine, khiến một người chết và nhiều thiệt hại.

“Người ta nói nhiều về Gaza, đúng là như vậy, nhưng cũng có một tình hình rất nghiêm trọng ở các Lãnh thổ, ở Bờ Tây.”

Đây chỉ là tập mới nhất trong một loạt các sự kiện đã làm nổi bật trong những tháng này với căng thẳng liên tục và ngày càng gia tăng trên khắp Bờ Tây; căng thẳng, xung đột liên tục giữa những người định cư và người Palestine, ngay cả khi có sự hiện diện của lực lượng vũ trang Israel... Tóm lại, có những căng thẳng liên tục khiến cuộc sống của người dân Palestine ngày càng phức tạp và khó khăn hơn.

Nguy cơ bùng nổ đang ở đó, đó là lý do tại sao chúng ta phải nỗ lực hết sức, trước hết là ngừng bắn ở Gaza và sau đó là khôi phục trật tự, an ninh và cuộc sống bình thường càng nhiều càng tốt - càng nhiều càng tốt, nói về cuộc sống bình thường - trên khắp Bờ Tây.

Tóm lại, chúng ta phải bắt đầu trang sử mới. Mọi chuyện không hề đơn giản. Những gì chúng ta thấy ở Bờ Tây - điều tôi luôn nói - là một ví dụ cụ thể, rõ ràng về cách mà lòng căm thù, sự oán giận, sự khinh miệt đã dẫn đến những hình thức bạo lực ngày càng cực đoan và khó kiềm chế. Do đó, chúng ta phải làm việc nhiều, không chỉ ở lãnh vực chính trị mà còn ở cấp độ tôn giáo, vì bối cảnh của bạo lực này cũng ảnh hưởng tới lãnh vực tôn giáo, để đảm bảo rằng những kẻ kích động, những kẻ cực đoan, bị gạt sang một bên, bị cô lập và không có sức mạnh mà họ đang có hiện nay.