1. Đức Hồng Y Pizzaballa kêu gọi giải pháp chính trị cho xung đột ở Trung Đông
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công Giáo Latinh ở Giêrusalem, kêu gọi tìm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột hiện nay ở Trung Đông.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong cuộc họp báo hôm 25 tháng Chín vừa qua, trong tư cách là khách mời trong khóa họp mùa thu của Hội đồng Giám mục Đức, nhóm tại thành phố Fulda, bàn về Thượng Hội đồng Giám mục mục sắp tới, ở Roma và tình hình Giáo hội tại Thánh địa.
Đức Hồng Y Pizzaballa nhận xét rằng hiện nay thiếu những sáng kiến từ phía các cộng đoàn tôn giáo ở Trung Đông, liên quan đến cuộc xung đột hiện nay. Ngài nói: “Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, trong những tháng gần đây người ta không nghe thấy những lần lên tiếng, suy tư hoặc cầu nguyện từ phía các vị lãnh đạo tôn giáo khác biệt với những lãnh đạo chính trị hoặc xã hội.”
Đức Hồng Y cho biết ngài có cảm tưởng mỗi vị lãnh đạo tôn giáo chỉ nói lên lập trường phản ánh quan điểm của cộng đoàn của mình, thường là chống lại cộng đoàn khác.”
Hội đồng Giám mục Đức cũng kêu gọi ngưng bắn tại Gaza và phê bình chính phủ Israel. Chủ tịch Ủy ban Giám mục Đức về Giáo hội hoàn vũ, Đức Cha Bertram Meier, Giám mục Giáo phận Augsburg, ví các cuộc oanh kích của Israel tại Gaza như các cuộc tấn công khủng bố.
Đức Cha Meier nhắc đến vụ Hamas tàn sát dã man hơn 1.200 người Israel, ngày 07 tháng Mười năm ngoái, trong đó đa số là người Do thái. Tuy nhiên, sự trả đũa của Israel về mặt quân sự không tương ứng, gây ra vô số các nạn nhân và thảm trạng nhân đạo tại Gaza.
Đức Hồng Y Pizzaballa kêu gọi cần thận trọng hơn trong ngôn ngữ, vì “ngôn ngữ đầy bạo lực, gây hấn, oán ghét và khinh rẻ, bác bỏ và loại trừ không giữ một vai trò phụ thuộc trong cuộc chiến tranh này, nhưng nó là một trong những phương thế chính của cuộc chiến này và nhiều cuộc chiến khác”. Oán ghét thường xuất hiện trên các mạng xã hội. Theo Đức Hồng Y, những kiểu nói phủ nhận nhân tính của người khác là một hình thức bạo lực có thể tạo thêm những bạo lực khác vì có những kiểu nói có thể làm thương tổn hơn cả những cuộc thảm sát và bom đạn”.
Đức Hồng Y Pizzaballa tỏ ra nghi ngờ đề những cuộc thương thuyết để giải thoát các con tin đang bị Hamas cầm giữ. Ngài tin rằng “những dấu hiệu về thành quả của cuộc thương thuyết này là rất yếu. Không có dấu hiệu chứng tỏ chiến tranh sẽ chấm dứt, và cuộc xung đột không thể được giải quyết với cuộc tấn công của quân đội Israel chống các vị trí của Hezbollah ở Liban, nhưng càng làm cho tình hình trầm trọng hơn. “Bạo lực không phải là giải pháp”, trái lại cần có những giải pháp sáng kiến về chính trị. Tuy nhiên, Đức Hồng Y không tin rằng giải pháp một quốc gia với Israel và Palestine là điều có thể thực hiện được.
Chủ tịch nhóm làm việc của Hội đồng Giám mục Đức về Trung Đông, là Đức Cha Udo Bentz, Tổng giám mục Giáo phận Paderborn, nói trong cuộc họp báo rằng: “Cho dù cuộc chấm dứt chiến tranh không có nghĩa là hòa bình, nhưng vẫn cần ngưng chiến càng sớm càng tốt, và làm cho tình hình lắng dịu, để thương thuyết và đối thoại, chẳng vậy, các cuộc thảm sát tiếp tục và cái vòng bạo lực càng gia tăng mau lẹ hơn”. Bênh vực an ninh của Israel cũng giúp ích cho người Palestine. Ngược lại, bảo vệ các quyền của người Palestine, cũng giúp cho an ninh của Israel.
Đức Tổng Giám Mục Udo Bentz mạnh mẽ tố giác tình trạng nhân đạo ở Gaza: Hàng trăm ngàn người đang bị nạn đói đe dọa, hơn 85% dân Gaza đang phải di tản. Họ thiếu nước uống, lương thực và thuốc men. Đức Tổng Giám Mục kêu gọi nhân dân Đức tiếp tục ủng hộ công việc khó khăn của các tổ chức bác ái tại Gaza. Các tổ chức bác ái của Giáo hội như Caritas quốc tế và Hội Hiệp sĩ Malta đang tích cực trong lãnh vực này nhưng hiện nay ít nhận được tài trợ. Vì thế, Đức Tổng Giám Mục Bentz kêu gọi chính phủ Đức gia tăng sức ép trên chính phủ Israel để dân chúng tại Gaza được hoàn toàn trợ giúp nhân đạo và y tế.
2. Cái chết của Nasrallah được các nhà lãnh đạo Kitô giáo Li Băng thương tiếc: 'Huyền thoại đã ra đời'
Các nhà lãnh đạo chính trị Kitô giáo nổi tiếng ở Li Băng đã đưa ra tuyên bố vào thứ Bảy ca ngợi thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah sau khi ông được xác nhận đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Israel.
Đồn đoán rằng Nasrallah đã bị giết bắt đầu lan truyền ngay sau khi Israel thực hiện một cuộc tấn công lớn vào hôm thứ sáu 27 Tháng Chín, san phẳng nhiều tòa nhà ở vùng ngoại ô phía nam Beirut. Hezbollah, một nhóm liên minh với nhóm chiến binh Palestine Hamas và được Iran hậu thuẫn, đã xác nhận cái chết vào hôm thứ bảy.
Được một số người coi là nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn nhất trong mạng lưới các đại diện thể hiện sức mạnh của Iran trên khắp Trung Đông, Nasrallah hiếm khi xuất hiện trước công chúng nhưng lại tạo dựng được một lượng người theo dõi cuồng nhiệt thông qua các bài phát biểu trên truyền hình. Israel và Hoa Kỳ đã chỉ định Hezbollah là một tổ chức khủng bố.
Trong khi Hezbollah là một nhóm chính trị và quân sự Hồi giáo dòng Shiitete ở Li Băng, một số nhà lãnh đạo Kitô giáo của quốc gia Trung Đông này lại liên minh với phong trào này.
Sleiman Frangieh, lãnh đạo đảng chính trị Thiên chúa giáo Marada của Li Băng và là ứng cử viên được Hezbollah ưa thích cho chức tổng thống, đã đăng một tuyên bố ngắn trên X, vào Chúa Nhật.
“Biểu tượng đã biến mất, huyền thoại đã ra đời và cuộc kháng chiến vẫn tiếp diễn”, ông viết.
Cựu Tổng thống Li Băng Michel Aoun, một Kitô hữu và là người sáng lập đảng Phong trào Yêu nước Tự do liên minh với Hezbollah, đã đăng một tuyên bố dài hơn ca ngợi Nasrallah là một vị tử đạo của đất nước.
“Với sự tử đạo của Tổng thư ký Hezbollah, Sayyed Hassan Nasrallah, Li Băng mất đi một nhà lãnh đạo lỗi lạc và trung thực, người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến quốc gia trên con đường chiến thắng và giải phóng. Ông đã trung thành với lời hứa của mình và trung thành với người dân, những người đã đáp lại tình yêu, lòng tin và sự cam kết của ông”, ông viết trên X.
Cựu tổng thống Li Băng mô tả Nasrallah là “một người bạn đáng kính”. Ông cũng cảnh báo về “những mối nguy hiểm” mà Li Băng đang “chứng kiến do sự xâm lược đang diễn ra của Israel”, đồng thời kêu gọi đoàn kết dân tộc.
“Xin Chúa ban cho vị tử đạo vĩ đại một nơi chốn rộng rãi trên thiên đàng, và xin gửi lời chia buồn tới gia đình ông, lực lượng kháng chiến, tất cả những người thân yêu của ông và toàn thể người dân Li Băng,” Aoun viết.
Theo hệ thống chính phủ chia sẻ quyền lực theo giáo phái của Li Băng, tổng thống phải luôn là một Kitô hữu Maronite. Aoun là tổng thống gần đây nhất của quốc gia này, nhiệm kỳ của ông kết thúc gần hai năm trước vào tháng 10 năm 2022. Người kế nhiệm ông sẽ được quốc hội Li Băng lựa chọn, nhưng bế tắc chính trị đã khiến đất nước này không có nguyên thủ quốc gia.
Li Băng có số lượng Kitô hữu tương đối lớn, với báo cáo năm 2019 của Bộ Ngoại giao ước tính họ chiếm hơn 32 phần trăm dân số cả nước. Theo truyền thống, Li Băng được chia đều hơn giữa các giáo phái Thiên chúa giáo và Hồi giáo, với các Kitô hữu từ lâu đã nắm giữ quyền lực chính trị và kinh tế đáng kể.
Firas Maksad, giám đốc cao cấp về tiếp cận chiến lược tại Viện Trung Đông, nói với Newsweek rằng cái chết của Nasrallah “để lại khoảng trống lớn và đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về vai trò tương lai của cộng đồng này trong hệ thống giáo phái cổ xưa của Li Băng”.
Mặc dù đại diện cho cộng đồng người Shiitete ở một đất nước bị chia rẽ bởi các cuộc xung đột giáo phái, Nasrallah đã trở thành một nhân vật được kính trọng trên toàn quốc khi Israel chấm dứt 18 năm xâm lược miền nam Li Băng vào năm 2000. Hezbollah cũng xây dựng được sự hiện diện chính trị mạnh mẽ ở Li Băng với một phe phái có thế lực trong quốc hội.
Maskad cho biết: “Trong ngắn hạn, quân đội Li Băng và các nhà lãnh đạo cộng đồng kỳ cựu của đất nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ thống và tình hình thực tế”.
Đã có những cuộc tấn công trả đũa giữa Hezbollah và Israel sau cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 năm 2023 của Hamas vào miền nam Israel trước cuộc ném bom Gaza.
Nasrallah đã trải qua những ngày cuối đời ngày càng cô lập khi Israel phá vỡ liên lạc của nhóm chiến binh và tiêu diệt một thế hệ chỉ huy giàu kinh nghiệm nhất của nhóm này. Ông giữ cùng lập trường về Israel như Iran và từ chối bất kỳ sự hòa giải nào với quốc gia này.
Maskad cho biết: “Chiến dịch không ngừng nghỉ của Israel trong mười ngày qua đã thực sự làm suy yếu ban lãnh đạo của Hezbollah, cản trở khả năng giao tiếp của nhóm này và đặt ra câu hỏi liệu nhóm này có duy trì được quyền chỉ huy và kiểm soát trong một cuộc chiến tranh lớn với Israel hay không”. “Hezbollah rõ ràng đang choáng váng vì những đòn giáng mạnh mà họ phải chịu, có lẽ khuyến khích Netanyahu mạo hiểm leo thang hơn nữa”.
Israel và Hezbollah đã đấu súng dữ dội kể từ khi các cuộc tấn công bằng thiết bị điện tử vào Hezbollah tuần trước giết chết hàng chục người và làm bị thương hàng ngàn người khác. Israel được cho là đã phát động cuộc tấn công tuần trước, nhưng họ vẫn chưa nhận trách nhiệm.
“Chúng tôi đã giải quyết xong kẻ chịu trách nhiệm cho vụ sát hại vô số người Israel và nhiều công dân của các quốc gia khác, bao gồm hàng trăm người Mỹ và hàng chục người Pháp”, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết vào hôm thứ Bảy trong một tuyên bố về vụ sát hại Nasrallah.
3. Diễn từ của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh tại Liên Hiệp Quốc
Hôm 23 tháng Chín vừa qua, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã lên tiếng tại Đại hội đồng thứ 79 của Liên Hiệp Quốc, như một khóa họp thượng đỉnh về hy vọng, trong một bối cảnh các tổ chức quốc tế đang bị khủng hoảng.
Đức Hồng Y nhấn mạnh về đối thoại, loại trừ nghèo đói, xác định quy luật cho trí tuệ nhân tạo như một đường lối thực hành để xây dựng tương lai và ngài cũng bày tỏ lập trường dè dặt của Tòa Thánh về những ý niệm được sử dung trong “Hiệp ước về tương lai”, trong đó có nói đến phá thai và Gender, giống của con người.
Tham dự khóa họp trong những ngày này, có khoảng 150 vị quốc trưởng và thủ tướng chính phủ.
Đức Hồng Y Parolin nhận định xét rằng bối cảnh của khóa họp thượng đỉnh này là cuộc khủng hoảng tỏ tường của hệ thống đa phương: sự gia tăng và cường độ các cuộc xung đột trên thế giới cho thấy sự tín nhiệm giữa các nước bị suy giảm. Vì thế, hội nghị thượng đỉnh này phải là một nguồn mạch và lý do để hy vọng... Tương lai phải được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc, kể cả các nguyên tắc nội tại, như phẩm giá Chúa ban cho mỗi người, sự thăng tiến phát triển nhân bản toàn diện, sự bình đẳng và phẩm giá tối thượng của mọi quốc gia, và thiết lập sự tín nhiệm giữa các nước. Trước tình trạng đó, cần duyệt lại một số lãnh vực.”
Cụ thể là xóa bỏ nghèo đói. Đức Hồng Y nói: “Một tương lai hòa bình và thịnh vượng đòi hỏi ý chí chính trị sử dụng mọi phương thế có thể, để đạt tới sự phát triển lâu bền. Điều này có nghĩa là cải tổ các tổ chức tài chính, điều chỉnh lại nợ nần, và thực hiện chiến lược xóa bỏ nợ nần”.
Tiếp đến là giải trừ võ trang, hoàn toàn loại bỏ các võ khí hạt nhân. Ngoài ra, cần thiết lập những quy luật liên quan đến trí tuệ nhân tạo: bảo vệ các dữ liệu, trách nhiệm, những thành kiến và ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đối với công ăn việc làm.
Đặc biệt về giới trẻ, Đức Hồng Y Parolin nói rằng điều cấp thiết là bảo đảm cho mọi người một tương lai xứng đáng, bảo đảm những điều kiện cần thiết, trong đó có môi trường gia đình đón tiếp, để tạo điều kiện cho sự thịnh vượng, đồng thời đương đầu với rất nhiều thách đố cản trở, trong đó có những tệ nạn xuất phát từ nghèo đói, các cuộc xung đột, nạn bóc lột và nghiện ngập.
Sau cùng, về hiệp ước cho tương lai của Liên Hiệp Quốc, Đức Hồng Y Parolin cho biết Tòa Thánh ghi nhận hiệp ước này nhưng bày tỏ dè dặt về những ý niệm được sử dụng trong đó, nhất là những cụm từ, như “Sức khỏe tính dục và sinh sản”, và “Các quyền sinh sản”. Tòa Thánh nhận xét, trong thực tế, những từ này được áp dụng cho một ý niệm bao quát về sức khỏe. Tòa Thánh không coi phá thai hoặc đạt tới phá thai hay các thuốc phá thai là những điều thuộc về các ý niệm trên đây.
Ngoài ra, về giới tính của con người, Tòa Thánh hiểu từ này phải được ăn rễ nơi căn tính tính dục sinh lý của con người, căn tính này là nam hoặc nữ