Người Công Giáo nên mong đợi gì từ Cơ Mật Viện

Lược trích bài phỏng vấn với Đức Giám Mục Bỉ André-Mutien Léonard

BRUSSELS, Belgium.- Những di sản của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị để lại, không phải là những gì để nhìn lại hay nuối tiếc, nhưng là một chỉ dẫn và khích lệ cho tương lai, đó là lời nhận xét của Đức Giám Mục của Giáo Phận Namur bên Bỉ Quốc.

ĐGM Léonard
Đức Giám Mục André-Mutien Léonard là Giáo Sư về Triết Học tại trường Đại Học Công Giáo ở Leuven và là thành viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, đã chia sẽ với hãng tin Zenit về con người của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và việc người Công Giáo giờ đây nên mong đợi gì từ Cơ Mật Viện.

Đức Giám Mục đã cống hiến cuộc đời mình trong việc phục vụ cho người trẻ và vào năm 1999, Ngài được mời để giảng tĩnh tâm cho Đức Cố Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma trong suốt Mùa Chay.

Hỏi (H): Thưa Đức Giám Mục, cả thế giới vừa mới bày tỏ lòng kính trọng không ngớt cho vị Giáo Hoàng đã quá cố. Thế Ngài xem sự việc này là như thế nào? Và đối với Ngài, vị Cố Giáo Hoàng là ai?

Đức Giám Mục Léonard (T): Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị cũng giống như là một cha xứ cho toàn thể thế giới. Ngài đã đến để gặp gỡ tất cả mọi người trên khắp cả thế giới. Trong những năm cuối đời, những chuyến viếng thăm mục vụ của Ngài đòi hỏi những cố gắng về thể xác lẫn luân lý rất cao. Và mọi người hiểu rõ được điều này. Họ muốn đến và gặp Ngài, Người đã đi kiếm tìm họ trên khắp lục địa. Để làm được điều này, họ đã phải chịu đựng với biết bao khó nhọc và những tiếng đồng hồ dài kiên nhẫn đợi chờ. Thì đó chính là cách mà họ đáp trả lại tình yêu mà vị Cố Giáo Hoàng đã dành cho họ, rất đơn giản và cũng rất cao cả. Vượt trên tất cả những sự kiện quan trọng của một triều đại giáo hoàng trỗi vượt, rất đáng để được cảm nhận với lòng biết ơn sâu sắc, thì chính trái tim của Ngài đã nói lên tất cả, và đó là điều rất tốt.

(H): Thưa Đức Giám Mục, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã bổ nhiệm Ngài làm Giám Mục của Namur và mời gọi Ngài giảng tĩnh tâm Mùa Chay tại Vaticăn. Thì đâu là từ ngữ hay hình ảnh kỷ niệm riêng nhất của Đức Giám Mục về Ngài?

(T): Thưa, tôi chưa bao giờ biết mặt về người cha ruột của mình ở trần gian này. Cha tôi chết trong chiến tranh khi tôi hãy còn là một cậu bé 10 tuổi. Theo một nghĩa nào đó, thì Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị chính là người Cha thứ hai của tôi - người chịu trách nhiệm về việc tôi là ai và tôi là cái gì. Ngài bổ nhiệm tôi làm Giám Mục của Namur vào năm 1991.

Tôi còn thiếu nợ Ngài rất nhiều về những lời khích lệ và cảm hứng. Thì theo nghĩa này, Ngài đã sinh ra tôi, giống thể như Ngài là một người cha ruột của tôi vậy. Khi Ngài gọi tôi giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm 1999, Ngài đã cho tôi thấy là Ngài hoàn toàn tin tưởng vào tôi. Vào cuối buổi giảng phòng đó, Ngài gặp tôi trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, để cùng chia sẽ về tâm linh, và điều đó đã tạo ra một ấn tượng rất vĩ đại và sâu sắc trong tôi. Trước khi tôi rời, Ngài ôm tôi với cung cách rất triều mến khiến tôi có cảm tưởng đó giống hệt như tình cảm của một người cha ruột.

Chính vì thế, khi Ngài chết đi, tôi khóc, giống như một người con mất đi một người cha ruột của mình vậy. Và rất nhiều người khác cũng đã khóc cùng với tôi.

(H): Thưa Đức Giám Mục trong những ngày này, các tín hữu đến Quảng Trường Thánh Phêrô và cảm thấy một điều gì đó khác thường dưới cửa sổ của Đức Cố Giáo Hoàng mà giờ đây đã được đóng lại. Trong các thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn của Ngài được nghĩ yên, thì cả đại thánh đường đều chật kín. Thế làm sao mà người tín hữu được giúp đỡ trong suốt những ngày này khi Tòa Phêrô đang trống ngôi?

(T): Thưa, trong suốt thời gian trống Tòa, ngoài việc chúng ta phải cầu nguyện rất nhiều cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, nhưng cũng cùng với Ngài, chúng ta cầu nguyện đặc biệt cho Cơ Mật Viện để các vị Hồng Y được hoàn toàn soi dẫn và khích lệ bởi Thần Khí của Chúa Thánh Thần, để bầu chọn ra một vi Tân Giáo Hoàng, để vị ấy có thể tiếp tục sứ vụ của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị với đầy sự can đảm và cậy trông vào Thiên Chúa.

(H): Thưa Đức Giám Mục, làm sao mà có thể gánh vác gia sản để lại của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị?

(T): Thưa, gia sản của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, cũng giống như của Công Đồng Chung Vaticăn II, cho phép có một sự cách khoảng về thời gian, thì đó không phải là điều gì đó tụt hậu, đằng sau chúng ta; mà đúng hơn gia sản đó được đặt trước chúng ta, giống hệt như là một chương trình hành động, đầy khích lệ trong một thời gian dài.

Vị kế nhiệm của Ngài chắc chắn sẽ kéo dài di sản đó ra, theo cách riêng của vị ấy, vì vị Giáo Hoàng đó được khích lệ bởi vị tiền nhiệm của mình, nhưng không thể sao chép giống hệt như những gì mà vị tiền nhiệm đã thực hiện. Trên tất cả, sự vững chắc về học thuyết của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị, sự khai mở mang tính tiên tri qua sự khích lệ của Chúa Thánh Thần của Ngài và lòng bác ái lượng độ của Ngài sẽ được đúc kết lại trong một cách khác mới mẽ hơn.

(H): Thưa Đức Giám Mục, người Công Giáo nên chuẩn bị như thế nào để chấp nhận vị Tân Giáo Hoàng mà Chúa Thánh Thần đã chỉ định để kế tục Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị?

(T): Thưa, trên tất cả, phải dứt khoát tránh những định kiến hay suy đoán về việc ai sẽ là vị kế nhiệm của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Các Đức Hồng Y nên được cho phép để nhận biết qua lời cầu nguyện về vị mà Chúa Thánh Thần chọn. Khi khói trắng bốc lên, thì vị mà Thiên Chúa gởi đến phải được đón nhận với sự ân tri lớn. Chúng ta hãy hổ trợ Vị ấy qua lời cầu nguyện của chúng ta và qua tình yêu của người làm con.

(H): Thưa Đức Giám Mục, Ngài hy vọng về điều gì?

(T): Thưa, như Thánh nữ Têrêsa thành Lisieux đã từng nói: “Chúng ta nhận được từ Thiên Chúa những gì mà chúng ta hy vọng từ Ngài.” Chính vì thế, chúng ta hy vọng cho điều thiện hảo nhất, và Ngài sẽ làm thỏa mãn chúng ta. Thì đó chính là điều mà Julian của Norwich đã ám chỉ đến trong thuật ngữ nổi tiếng “Tất Cả Mọi Sự Rồi Cũng Sẽ Tốt Đẹp Thôi!” (All will be well!).