Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 04/10: Bí quyết trẻ trung – Kính Thánh Phanxi cô Assisi – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:29 03/10/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Luca
Khi ấy, đang khi Đức Giê-su đi đường cùng các môn đệ, thì có kẻ đến thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Đức Giê-su nói với một người khác: “Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã.” Đức Giê-su bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa.”
Một người khác nữa lại nói: “Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã.” Đức Giê-su bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.”
Đó là lời Chúa
Vuờn nho của Chúa
Lm Phan Văn Lợi
02:43 03/10/2023
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN NĂM A
Lời Chúa: Mt 21,33-43
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: “Các ông hãy nghe dụ ngôn sau đây : Có chủ nhà kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt đầy tớ ông : chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước; nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: ‘Chúng sẽ nể con ta’. Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau : ‘Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!’ Thế là chúng bắt lấy cậu, tống ra khỏi vườn nho và giết đi. Vậy khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?” Họ đáp : “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông”.
Đức Giê-su bảo họ : “Kinh Thánh có câu: ‘Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.’ Các ông chưa bao giờ đọc câu này sao? Bởi đó tôi nói cho các ông hay : Nước Thiên Chúa, Người sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi”.
VƯỜN NHO CỦA CHÚA
Bên nước Soudan (Bắc Phi), có một bộ lạc tên A-giăng-ti sống theo tôn giáo tự nhiên. Họ thờ vong linh ông bà với nhiều nghi lễ đặc sắc. Nhưng chỗ nhất trong niềm tin của họ, dân A-giăng-ti dành cho Thần Tối Cao, Đấng đã tạo thành mọi sự. Các thành phần trong bộ lạc thường cầu nguyện với Thần Tối Cao đó bằng lời kinh sau đây: “Mặt trời chiếu sáng và tỏa nắng ấm xuống trái đất. Mặt trăng mọc ban đêm êm đềm và rạng rỡ. Mưa đổ xuống nhưng rồi mặt trời lại ló ra. Đôi mắt Thiên Chúa canh chừng tất cả mọi biến cố này, không gì có thể trốn thoát được. Dầu con đang ở trong nhà hay ngâm mình ngoài sông, hoặc đang ngồi nghỉ dưới bóng cây rừng, Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện trên con. Con tưởng có thể lấn át người cô thế, mồ côi, nghèo hèn, hay tưởng có thể gạt gẫm dân làng, tham lam của cải kẻ khác, vì nghĩ rằng không ai nhìn thấy được. Nhưng con lầm. Hãy nghĩ lại đi. Con đang hiện diện trước nhan Thiên Chúa. Người sẽ bắt con phải trả, phải trả, phải trả. Không phải hôm nay, nhưng ngày mai, ngày mai, ngày mai”. Dù chẳng biết Kinh Thánh, nhưng lời kinh của bộ lạc hoang sơ đã này phản ảnh phần nào niềm tin và giáo huấn chất chứa trong dụ ngôn Tin Mừng ta đang đọc.
1. “Vị gia chủ” tôn trọng các tá điền
Nhờ quen thuộc Kinh Thánh, mọi thính giả của Đức Giê-su hiểu ngay gia chủ yêu mến vườn nho trong dụ ngôn hôm nay là ai: Thiên Chúa (x. Is 5,1-7; Gr 2,21; Ed 17,6; 19,10…). Người đã chẳng tiếc công săn sóc vườn nho: “lật đất… nhặt đá… chọn giống tốt… rào giậu bảo vệ… khoét bồn đạp nho…xây một ngọn tháp canh giữ”. “Bài ca của Bạn Yêu về vườn nho của mình” trong I-sa-i-a hiện diện nơi tâm trí Đức Giê-su và các thính giả. Nhưng ở đây, Đức Giê-su thêm một nét chấm phá riêng vào truyền thống Kinh Thánh : không chỉ có chuyện “vườn nho” nhưng còn có vấn đề “tá điền vườn nho” và “chuyến đi xa” của ông chủ. Xin nhớ kỹ điều đó. Đức Giê-su quả quyết qua đoạn Tin Mừng này rằng Thiên Chúa tin tưởng giao trách nhiệm cho con người. Việc ông chủ đi xa nhấn mạnh rõ ràng Thiên Chúa muốn chúng ta tự do và có trách nhiệm: “Hãy bá chủ mặt đất” (St 1,28). Thông điệp của Đức Gio-an Phao-lô II về lao động đã nhắc ta nhớ phẩm giá bao la ấy của con người. Đôi lúc chúng ta phàn nàn Thiên Chúa “vắng mặt”. Đức Giê-su, rất hiện đại trong chuyện này, gợi ý rằng sự “kín đáo” ấy của Thiên Chúa là có chủ đích: Người xem chúng ta như những đứa con trưởng thành lớn tuổi, nên đã giao phó cho vườn nho “của Người”, vũ trụ của Người. Phàm nhân là quản lý của công trình Thiên Chúa! Tôi quản lý một phần “cơ nghiệp” đó; nó đã được Người đã trao phó cho tôi nhưng vẫn tiếp tục thuộc về Người. Người đã cho tôi thuê một phần của cải Người, một mảnh Vương quốc Người. Người đã ban cho tôi nhiều trách nhiệm. Những trách nhiệm nào? Tôi phải làm gì, sinh lợi cái gì đây? Tôi phải trả lẽ trước mặt Người về những gì, về những ai vậy?
Vì sẽ có ngày Chủ sẽ cho “thu hoa lợi”, hoa lợi của ông. Thế mà chúng ta vẫn tưởng mình là chủ các hoa lợi đó. Như thế, Thiên Chúa “vắng mặt” đâu phải vì Người không can thiệp! Việc kín đáo đi xa của Người chẳng phải là do dửng dưng hay do trung lập, như thể phàm nhân có thể làm bất cứ chuyện gì… và nắm lấy “chủ quyền” như trong cám dỗ của A-đam thời nguyên thủy (x. St 3,5). Không, Thiên Chúa đâu có trung lập, nhu nhược, để phàm nhân mặc sức: Người yêu ta đến độ đòi ta tính sổ. Người đối xử với ta như kẻ có “trách nhiệm” thực sự: sẽ có một ngày “thu hoạch vườn nho”.
“Thời điểm hái nho” đó là một giây phút quyết định: “trước” thì quá sớm, vì chưa đủ chín!... nhưng “sau” thì quá trễ, vì sẽ hư thối không cứu vãn được. Trong cuộc đời chúng ta cũng thế, có những thời điểm không được để hụt chuyện thu hoạch. Trong lúc này, Thiên Chúa chờ đợi gì nơi tôi? Cái gì có thể làm hôm nay chứ không thể hôm qua và sẽ không thể ngày mai trong chương trình của Chúa, mà tôi có một phần trách nhiệm? Tôi bị cám dỗ để cho hư thối những gì?
2. Các “tá điền” tự coi mình là gia chủ.
Nhưng mùa hái nho đó, theo dụ ngôn, là mùa hái nho đẫm máu! Biểu trưng thái độ từ chối Thiên Chúa. Thái độ ấy còn tiếp tục mãi đến hôm nay. Thiên Chúa nên một kẻ quấy rầy dễ ghét khi kêu gọi chúng ta trả lại hoa quả “của Người”. Vâng, hết thảy chúng ta đều bị cám dỗ bất cần Thiên Chúa, muốn quản lý vườn nho Người vì lợi ích riêng tư. Trong cuộc sống tôi, đâu là những hoa trái của Thiên Chúa bị tôi từ chối trả lại cho Người? Đâu là những đòi hỏi, kêu gọi của Người bị tôi miễn cưỡng chấp nhận?
Nhưng dẫu các tá điền từ chối và đối nghịch, gia chủ vẫn liên tiếp gởi tới các sứ giả của mình. “Lạy Chúa, Chúa đã gia tăng các giao ước với họ, và đã dùng các ngôn sứ đào tạo họ trong niềm hy vọng ơn cứu rỗi…” Ôi! Thiên Chúa kiên nhẫn và thương xót biết chừng nào! Đây đúng là toàn bộ lịch sử It-ra-en được Đức Giê-su tóm tắt. Và cũng là lịch sử của chúng ta nữa.
“Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng : Chúng sẽ nể con ta”. Như trong hầu hết mọi dụ ngôn, câu chuyện kiểu phàm nhân bị vỡ tan tành, vì xảy ra điều không thể tin được: có “người cha” nào trên hành tinh nhân loại này lại hành động như thế? Không! Chẳng ai lại nảy ra ý kiến sai con (x. Mt 21,37; Mc 12,6; Lc 20,13) đến với những kẻ đã giết chết “khối” tôi tớ của mình rồi. Nhưng đây đâu còn là câu chuyện của con người nữa. Thiên Chúa là tay “đại liều”! Người triệt để chơi trò “được ăn cả ngã về không”. Người “liều mạng” đứa con của mình, hoa quả của tình âu yếm Ba Ngôi… để cố gắng làm cho nhân loại mang hoa quả. Vì Thiên Chúa đã yêu ta đến độ ban cho ta Con Một Người, ai sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu xuất phát từ Người được? Lạy Chúa, xin cảm tạ ơn Ngài.
Nhưng xin lưu ý: tội các tá điền không phải là đã chẳng làm cho vườn nho sinh quả… nhưng là đã muốn chiếm lấy hoa quả không thuộc về họ, theo kiểu biểu tượng của dụ ngôn. Đây chính là tội của chủ nghĩa duy vật vô thần: quản lý trái đất chỉ vì lợi ích cho con người (đúng ra cho một số người) thôi. Chẳng để ý rằng đó là sở hữu và hồng ân của Thiên Chúa, chẳng để ý đến “chương trình” của Thiên Chúa như hạnh phúc chung quyết của mình, sự thiện tuyệt đối của mình, ý nghĩa tối hậu của cuộc sống mình… thì nó sẽ tìm “trong chính mình” hạnh phúc ấy, sự thiện ấy, ý nghĩa ấy. Và đó là một ảo tưởng. Tất cả triết thuyết hiện đại đều chứng minh cho thấy việc “giết chết” Thiên Chúa trong tâm tưởng và xã hội cũng là cái chết của con người: không Thiên Chúa, hiển nhiên và rõ ràng là cái chết chiến thắng mãi, sự dữ chiến thắng mãi, và “phi lý vô nghĩa” sẽ là tiếng nói cuối cùng (Jean-Paul Sartre).
“Thế là chúng bắt lấy cậu, tống ra khỏi vườn nho, và giết đi”. Đây quả là một vụ “xử tử đúng lễ nghi”, được tiến hành theo quy định, một tội ác có ý thức và suy tính trước, được hoàn tất theo trật tự các cuộc xử tử hình (x. Lv 24,14-16): người ta bắt đầu bằng cách “lôi” kẻ bị “trục xuất” ra bên ngoài vườn nho (x. Cv 7,58; Lc 4,29). Đức Giê-su, Tê-pha-nô sẽ bị xử “ngoài thành” như thế. Nhưng lưu ý, chớ đọc các trang này với một thái độ bài Do-thái cách ý thức hoặc vô thức, mà chất lên đầu dân Do-thái tội chối bỏ Đức Giê-su và Thiên Chúa như vậy. Chúng ta cũng chẳng vô tội đâu!
Vấn đề “chối bỏ Thiên Chúa” luôn luôn có tính chất thời sự. Vấn đề này được đặt ra cho tôi. Và không thể trả lời một cách lý thuyết. Chính cuộc sống tôi đáp trả lời hay chối từ. Đón nhận hay từ chối Đức Giê-su… nghe Tin Mừng hay làm như nó đã chẳng hề hiện hữu… sống theo tình yêu tuyệt đối hay theo lòng thù ghét… trả hoa quả cho Thiên Chúa hay giữ lại cho mình đâu có như nhau được!
3. Tái lập tình thế.
“Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia? Họ đáp: Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho chủ”. Đây đúng là một cuộc Phán xét… một cảnh cáo dưới hình thức răn đe. Không phải để “dọa dẫm” nhưng để lôi kéo người ta hoán cải nếu có thể được: phải chi họ nắm lấy cơ may cuối cùng… phải chi cả sau khi đã từ chối và giết chết các tôi tớ, cuối cùng họ đón tiếp Người Con!
Thông qua dụ ngôn, chúng ta khám phá ra ý thức Đức Giê-su đã có về vai trò mình. Người ý thức mình là “Con”, khi hoàn toàn tách mình khỏi loạt các ngôn sứ đến trước. Người ý thức mình đang đi tới cái chết, vì trung thành với “sứ mệnh”: được Thiên Chúa sai. Người cũng ý thức rằng công trình của mình không thể thất bại: dẫu người con chết, vườn nho rốt cục cũng sẽ đem lại hoa quả cho Thiên Chúa.
Nhưng tại sao con Thiên Chúa đã bị giết chết? Tại sao toàn thể Ít-ra-en chính thức đã loại trừ Người? Đây là câu hỏi nhức nhối mà các Ki-tô hữu tiên khởi đã phải tự đặt. Chính trong Kinh Thánh, thành thử trong đức tin, mà họ đã tìm ra chìa khóa cho bí ẩn kép ấy. Thánh vịnh 118 đã loan báo: tảng đá đáng thương dị hình, bị thợ nề loại bỏ bởi cho rằng vô ích, chỉ đáng ném vào hố rác… thì trong kế hoạch của Thiên Chúa, đã trở thành khối đá tốt xinh quan trọng, khối đá mà người ta đặt ở chỗ chủ yếu nhất của công trình, chỗ nối hai bức vách, ở đỉnh một khung vòm! Đá góc hay đá đỉnh! Tất cả sự vững chắc của tòa nhà tùy thuộc vào khối đá ấy. Đức Giê-su đã dám quả quyết mình là yếu tố chủ chốt trong kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa vậy.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
06:52 03/10/2023
16. Ý nghĩa của đức khiết tịnh chính là dốc hết khả năng của con người để noi gương Thiên Chúa.
(Thánh Clemens I)Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
07:00 03/10/2023
65. ÉP THAI GIEO VẦN
Vợ của Tạ binh mã bị bức tường đổ đè chết, Dương Thiên Tích đến viếng, họ Tạ khóc và nói:
- “Vợ tôi trong mình đang mang thai, hôm bị tường đổ đè không toàn thây, như vậy thì biết làm sao?”
Dương Thiên Tích pha trò cười nói:
- “Cái này dù không thành thây (thơ), thì chỉ ép thai (gieo vận) mà thôi”.
Tạ binh mã cười khổ mắng:
- “Tôi đã quá thống khổ, ông lại nói giỡn sao !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 65:
Một lời nói giỡn khi tinh thần phấn chấn thì có thể làm cho người khác vui vẻ và chấp nhận, nhưng một lời nói đùa khi gia đình người khác tang gia bối rối thì quả là lạc điệu và…trơ trẽn, nếu không nói là vô duyên.
“Không thành thai” mà đọc là không thành thơ, “ép thai” mà đọc thành gieo vần, thì đúng là đùa giỡn không đúng chỗ và có ác ý trơ trẽn nhất vậy.
Người Ki-tô hữu rất thấm nhuần lời của thánh Phaolô: khóc với người khóc, vui với người vui, cho nên họ không thể nói lời đùa giỡn với người có chuyện buồn, và cũng không nói chuyện buồn với người đang vui vẻ, vì như thế tình yêu và bác ái của người Công Giáo sẽ trở thành món hàng quảng cáo trên giấy tờ mà thôi.
Con người ta sống ở đời có quá nhiều đau khổ, cho nên rất cần nụ cười và những lời lẽ dí dỏm vui tươi của người bên cạnh…
Lời nói hay nhất khi người khác có chuyện buồn là lời an ủi, những lời này không những phát xuất từ Kinh Thánh mà còn phát xuất tự tâm hồn biết chia ngọt sẻ bùi với tha nhân của chúng ta, đó là công việc thực tế để giới thiệu khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su cho người khác vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vợ của Tạ binh mã bị bức tường đổ đè chết, Dương Thiên Tích đến viếng, họ Tạ khóc và nói:
- “Vợ tôi trong mình đang mang thai, hôm bị tường đổ đè không toàn thây, như vậy thì biết làm sao?”
Dương Thiên Tích pha trò cười nói:
- “Cái này dù không thành thây (thơ), thì chỉ ép thai (gieo vận) mà thôi”.
Tạ binh mã cười khổ mắng:
- “Tôi đã quá thống khổ, ông lại nói giỡn sao !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 65:
Một lời nói giỡn khi tinh thần phấn chấn thì có thể làm cho người khác vui vẻ và chấp nhận, nhưng một lời nói đùa khi gia đình người khác tang gia bối rối thì quả là lạc điệu và…trơ trẽn, nếu không nói là vô duyên.
“Không thành thai” mà đọc là không thành thơ, “ép thai” mà đọc thành gieo vần, thì đúng là đùa giỡn không đúng chỗ và có ác ý trơ trẽn nhất vậy.
Người Ki-tô hữu rất thấm nhuần lời của thánh Phaolô: khóc với người khóc, vui với người vui, cho nên họ không thể nói lời đùa giỡn với người có chuyện buồn, và cũng không nói chuyện buồn với người đang vui vẻ, vì như thế tình yêu và bác ái của người Công Giáo sẽ trở thành món hàng quảng cáo trên giấy tờ mà thôi.
Con người ta sống ở đời có quá nhiều đau khổ, cho nên rất cần nụ cười và những lời lẽ dí dỏm vui tươi của người bên cạnh…
Lời nói hay nhất khi người khác có chuyện buồn là lời an ủi, những lời này không những phát xuất từ Kinh Thánh mà còn phát xuất tự tâm hồn biết chia ngọt sẻ bùi với tha nhân của chúng ta, đó là công việc thực tế để giới thiệu khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su cho người khác vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Kinh Hòa Bình
Nguyễn Trung Tây
13:36 03/10/2023
□ Lm. Nguyễn Trung Tây
Kinh Hòa Bình
Kinh Hòa Bình do thánh Phanxicô thành Assisi viết. Người này, theo như ngôn từ của ngày hôm nay, là một vị thiếu gia. Là con của một gia đình buôn bán gấm vóc thành Assisi, thiếu gia Phanxicô không thiếu thốn bất cứ điều gì, tình yêu, sự nghiệp và danh vọng. Nhưng thiếu gia lại biết sâu thẳm trong tâm hồn, anh chàng không hạnh phúc. Mà nếu mình không hạnh phúc, thì mình biết, Trời biết và Đất cũng biết.
Ngày rồi cũng tới, thiếu gia Phanxicô quyết định trả lại bố mẹ tất cả những gì thuộc về anh ta: y phục trên người, địa vị thiếu gia, và sự nghiệp buôn bán. Thế là thiếu gia Phanxicô trở thành người hành khất. Ngày ngày tu sĩ bình bát đi ăn xin vào tấm lòng tử tế của thiên hạ. Thế đấy, thật là không thể ngờ, khi buông bỏ tất cả, chỉ còn sở hữu một bộ tu phục và một bình bát, thiếu gia một thời Phanxicô chạm được niềm hạnh phúc. Và cũng qua chính kinh nghiệm của bản thân, thánh Phanxicô mới biết,
— khi cho đi, đó cũng chính là lúc nhận được;
— khi “quên mình”, đó cũng chính là lúc “gặp lại bản thân”;
— khi hiến tặng cuộc sống, đó cũng là lúc “nhận lãnh” tràn đầy trên đôi bàn tay trống rỗng của đời tu sĩ khất thực.
Nói một cách khác, tu sĩ bình bát Phanxicô hiểu rằng, trong cuộc sống này, nếu có con đường dẫn tới đau khổ, thì cũng có con đường dẫn tới hạnh phúc. Con đường dẫn tới hạnh phúc theo như thánh Phanxicô là ban tặng mà không tính toán, là cảm thông mà không lên án, là chia xẻ mà không giữ lại tính toán cho riêng mình.
Bởi thế, đối với người hành khất Phanxicô, hạnh phúc là một chọn lựa. Khi tôi chọn lựa ban tặng mà không tính toán, tôi không còn chọn lựa đau khổ nữa, nhưng tôi đang thật sự chọn lựa hạnh phúc.□
Kinh Hòa Bình
Kinh Hòa Bình do thánh Phanxicô thành Assisi viết. Người này, theo như ngôn từ của ngày hôm nay, là một vị thiếu gia. Là con của một gia đình buôn bán gấm vóc thành Assisi, thiếu gia Phanxicô không thiếu thốn bất cứ điều gì, tình yêu, sự nghiệp và danh vọng. Nhưng thiếu gia lại biết sâu thẳm trong tâm hồn, anh chàng không hạnh phúc. Mà nếu mình không hạnh phúc, thì mình biết, Trời biết và Đất cũng biết.
Ngày rồi cũng tới, thiếu gia Phanxicô quyết định trả lại bố mẹ tất cả những gì thuộc về anh ta: y phục trên người, địa vị thiếu gia, và sự nghiệp buôn bán. Thế là thiếu gia Phanxicô trở thành người hành khất. Ngày ngày tu sĩ bình bát đi ăn xin vào tấm lòng tử tế của thiên hạ. Thế đấy, thật là không thể ngờ, khi buông bỏ tất cả, chỉ còn sở hữu một bộ tu phục và một bình bát, thiếu gia một thời Phanxicô chạm được niềm hạnh phúc. Và cũng qua chính kinh nghiệm của bản thân, thánh Phanxicô mới biết,
— khi cho đi, đó cũng chính là lúc nhận được;
— khi “quên mình”, đó cũng chính là lúc “gặp lại bản thân”;
— khi hiến tặng cuộc sống, đó cũng là lúc “nhận lãnh” tràn đầy trên đôi bàn tay trống rỗng của đời tu sĩ khất thực.
Nói một cách khác, tu sĩ bình bát Phanxicô hiểu rằng, trong cuộc sống này, nếu có con đường dẫn tới đau khổ, thì cũng có con đường dẫn tới hạnh phúc. Con đường dẫn tới hạnh phúc theo như thánh Phanxicô là ban tặng mà không tính toán, là cảm thông mà không lên án, là chia xẻ mà không giữ lại tính toán cho riêng mình.
Bởi thế, đối với người hành khất Phanxicô, hạnh phúc là một chọn lựa. Khi tôi chọn lựa ban tặng mà không tính toán, tôi không còn chọn lựa đau khổ nữa, nhưng tôi đang thật sự chọn lựa hạnh phúc.□
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô trả lời các dubia do 5 Hồng Y nêu ra
Vũ Văn An
14:10 03/10/2023
Daniel Payne của hãng tin CNA, ngày 2 tháng 10 năm 2023, đăng tải nguyên văn các câu trả lời của Đức Phanxicô cho 5 dubia được 5 vị Hồng Y nêu lên với ngài hồi tháng 7 năm nay. Dưới đây là bản dubia tháng Bảy với câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho từng câu hỏi:

1. Dubium về chủ trương cho rằng chúng ta nên giải thích lại sự mặc khải của Thiên Chúa theo những thay đổi thịnh hành về văn hóa và nhân học.
Sau những tuyên bố của một số giám mục, không được sửa chữa cũng như rút lại, người ta hỏi liệu mạc khải của Thiên Chúa trong Giáo hội có nên được giải thích lại theo những thay đổi văn hóa của thời đại chúng ta và theo tầm nhìn nhân học mới mà những thay đổi này thúc đẩy hay không; hoặc liệu mạc khải của Thiên Chúa có ràng buộc mãi mãi, bất biến và do đó không thể bị mâu thuẫn, theo châm ngôn của Công đồng Vatican II, rằng đối với Thiên Chúa, Đấng mạc khải, phải có “sự vâng phục của đức tin” (Dei Verbum, 5); rằng những gì được mặc khải để cứu rỗi mọi người phải tồn tại “một cách trọn vẹn, qua mọi thời đại” và sống động, và được “truyền lại cho mọi thế hệ” (7); và rằng sự tiến bộ trong hiểu biết không bao hàm bất cứ sự thay đổi nào trong chân lý của sự vật và lời nói, bởi vì đức tin đã được “truyền lại… một lần và mãi mãi” (8), và huấn quyền không cao hơn lời Chúa, nhưng chỉ dạy những gì đã được truyền lại (10).
Câu trả lời của Đức Giáo HoàngPhanxicô:
a) Câu trả lời tùy thuộc vào ý nghĩa mà anh em gán cho từ “tái giải thích”. Nếu nó được hiểu là “để diễn giải tốt hơn” thì cách diễn đạt đó là hợp lệ. Theo nghĩa này, Công đồng Vatican II đã khẳng định rằng điều cần thiết là nhờ công việc của các nhà chú giải - tôi muốn nói thêm của các nhà thần học - "sự phán xét của Giáo hội có thể chín muồi" (Công đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý Dei Verbum, 12).
b) Vì vậy, mặc dù sự thật là mặc khải của Thiên Chúa là bất biến và luôn ràng buộc, nhưng Giáo hội phải khiêm tốn và nhận ra rằng mình không bao giờ múc cạn sự phong phú khôn dò của nó và cần phải phát triển trong sự hiểu biết của mình.
c) Vì thế, Giáo Hội cũng trưởng thành trong việc hiểu biết những gì chính Giáo Hội đã khẳng định trong huấn quyền của mình.
d) Những thay đổi về văn hóa và những thách thức mới của lịch sử không làm thay đổi mạc khải, nhưng chúng có thể kích thích chúng ta làm sáng tỏ hơn một số khía cạnh trong sự phong phú tràn trề của nó, vốn luôn mang lại nhiều hơn thế.
e) Điều không thể tránh khỏi là điều này có thể dẫn đến việc diễn đạt tốt hơn một số tuyên bố trong quá khứ của huấn quyền, và thực sự điều này đã xảy ra trong suốt lịch sử.
f) Mặt khác, đúng là huấn quyền không cao hơn lời Chúa, nhưng cũng đúng là cả các bản văn Kinh Thánh lẫn các chứng từ truyền thống đều cần một lối giải thích giúp chúng ta phân biệt được bản chất muôn thuở của chúng với việc điều kiện hóa của văn hóa. Chẳng hạn, điều đó được thể hiện rõ ràng trong các bản văn Kinh thánh (như Xh 21:20-21) và trong một số can thiệp của huấn quyền nhằm dung túng chế độ nô lệ (x. Đức Nicôla V, Sắc chỉ Oum Diversas, 1452). Đây không phải là một vấn đề nhỏ vì nó có mối liên hệ mật thiết với chân lý muôn thuở về phẩm giá bất khả nhượng của con người. Những bản văn này cần được giải thích. Điều tương tự cũng đúng đối với một số quan điểm của Tân Ước về phụ nữ (1 Cr 11:3-10; 1 Tm 2:11-14) và đối với các đoạn văn Kinh thánh khác và những chứng từ truyền thống mà ngày nay không thể lặp lại theo nghĩa đen.
g) Điều quan trọng cần nhấn mạnh là điều không thể thay đổi là điều đã được mạc khải “để cứu rỗi mọi người” (Công đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý Dei Verbum, 7). Vì lý do này, Giáo hội phải liên tục phân biệt giữa điều gì là thiết yếu cho sự cứu rỗi và điều gì là thứ yếu hoặc ít liên quan trực tiếp hơn đến mục tiêu này. Về vấn đề này, tôi muốn nhắc lại điều Thánh Tôma Aquinô đã khẳng định: “Càng đi sâu vào các vấn đề chi tiết, chúng ta càng thường xuyên gặp phải những khiếm khuyết” (Summa Theologiae 1-11, q. 94, art. 4).
h) Cuối cùng, một công thức duy nhất về một chân lý không bao giờ có thể được hiểu một cách thỏa đáng nếu nó được trình bày một cách biệt lập, tách biệt khỏi bối cảnh phong phú và hài hòa của toàn bộ mạc khải. “Phẩm trật các chân lý” cũng bao hàm việc đặt mỗi chân lý đó trong mối liên hệ thích hợp với các chân lý trung tâm hơn và với toàn bộ giáo huấn của Giáo hội. Điều này cuối cùng có thể làm nảy sinh những cách khác nhau để giải thích cùng một học thuyết, mặc dù “đối với những người khao khát một hệ thống học thuyết độc khối [monolithic] được tất cả mọi người bảo vệ và không có chỗ cho sắc thái, điều này có thể có vẻ không được mong muốn và dẫn đến nhầm lẫn. Nhưng trên thực tế, sự đa dạng như vậy giúp làm nổi bật và phát triển những khía cạnh khác nhau của sự phong phú vô tận của Tin Mừng” (Evangelii Gaudium, 49). Mỗi đường lối thần học đều có những rủi ro nhưng cũng có những cơ hội.
2. Dubium về tuyên bố rằng việc thực hành rộng rãi việc chúc lành cho các cặp đồng tính sẽ phù hợp với mạc khải và huấn quyền (Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 2357).
Theo sự mặc khải của Thiên Chúa, được xác nhận trong Kinh thánh, mà Giáo hội “với sự ủy thác của Thiên Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, … lắng nghe một cách sốt sắng, cẩn thận gìn giữ và giải thích một cách trung thành” (Dei Verbum, 10): “Từ khởi nguyên” Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Người, Người đã tạo dựng họ có nam có nữ và chúc phúc cho họ để họ sinh sôi nảy nở (x. St 1: 27-28), qua đó, tông đồ Phaolô dạy rằng phủ nhận sự khác biệt giới tính là hậu quả của việc chối bỏ Đấng Tạo Hóa (Rm 1:24-32). Người ta hỏi: Liệu Giáo hội có thể xúc phạm “nguyên tắc” tội lỗi khách quan này như các cuộc kết hợp đồng tính mà không phản bội lại giáo lý mạc khải không?
Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
a) Giáo hội có một quan niệm rất rõ ràng về hôn nhân: một sự kết hợp độc nhất, ổn định và bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ, mở ra một cách tự nhiên cho việc sinh con cái. Người ta gọi sự kết hợp này là “hôn nhân”. Các hình thức kết hợp khác chỉ thể hiện điều đó “một cách phiến diện và tương tự” (Amoris Laetitia, 292), và vì thế chúng không thể được gọi một cách nghiêm túc là “hôn nhân”.
b) Đây không chỉ là vấn đề về tên gọi, nhưng thực tại mà chúng ta gọi là hôn nhân có một cấu tạo thiết yếu duy nhất đòi hỏi một cái tên độc quyền, không thể áp dụng cho những thực tại khác. Chắc chắn nó không chỉ là một “lý tưởng” đơn thuần.
c) Vì lý do này, Giáo hội tránh bất cứ loại nghi thức hay bí tích nào có thể mâu thuẫn với xác tín này và tạo ấn tượng rằng điều gì đó không phải là hôn nhân vẫn được công nhận là hôn nhân.
d) Tuy nhiên, khi đối xử với mọi người, chúng ta không được đánh mất lòng bác ái mục vụ vốn phải thấm nhuần mọi quyết định và thái độ của chúng ta. Việc bảo vệ sự thật khách quan không phải là biểu hiện duy nhất của lòng bác ái này, nó còn được tạo nên từ lòng nhân ái, sự kiên nhẫn, sự hiểu biết, sự dịu dàng và sự khích lệ. Vì vậy, chúng ta không thể trở thành những quan tòa chỉ phủ nhận, bác bỏ, loại trừ.
e) Vì lý do này, sự khôn ngoan mục vụ phải phân định một cách thỏa đáng xem có những hình thức chúc lành nào, được một hoặc nhiều người yêu cầu, không truyền tải một quan niệm sai lầm về hôn nhân hay không. Vì khi cầu xin một phúc lành, người ta bày tỏ lời cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ, cầu xin một cuộc sống tốt đẹp hơn, tin tưởng vào một Người Cha có thể giúp chúng ta sống tốt hơn.
f) Mặt khác, mặc dù có những tình huống theo quan điểm khách quan là không thể chấp nhận được về mặt luân lý, nhưng chính đức ái mục vụ đòi hỏi chúng ta không đơn giản coi những người khác là “tội nhân” mà tội lỗi hoặc trách nhiệm của họ có thể do lỗi của chính họ gây ra, hoặc trách nhiệm bị suy giảm bởi nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến khả thể qui lỗi chủ quan (x. Thánh Gioan Phaolô II, Reconciliatio et Paenitentia, 17).
g) Những quyết định, trong một số trường hợp, có thể là một phần của sự khôn ngoan mục vụ, không nên nhất thiết phải trở thành một quy luật. Điều đó có nghĩa là, sẽ không thích hợp cho một giáo phận, một hội đồng giám mục hoặc bất cứ cơ cấu giáo hội nào khác liên tục và chính thức cho phép các thủ tục hoặc nghi thức đối với mọi loại vấn đề, vì mọi sự “vốn là một phần của việc phân định thực tế trong những hoàn cảnh đặc thù đều không thể được nâng lên bình diện một quy tắc,” bởi vì điều này “sẽ dẫn đến một khoa giải nghi [casuistry] không thể chấp nhận được” (Amoris Laetitia, 304). Giáo luật không nên và không thể bao trùm mọi điều, các hội đồng giám mục cũng không nên chủ trương làm như vậy với các văn kiện và nghi thức khác nhau của họ, bởi vì đời sống của Giáo hội chạy qua nhiều kênh ngoài những kênh quy phạm.
3. Dubium về việc khẳng định rằng tính đồng nghị là một “yếu tố cấu thành của Giáo hội” (Tông hiến Episcopalis Communio, 6), để Giáo hội, về bản chất, sẽ mang tính đồng nghị.
Xét vì Thượng Hội đồng Giám mục không đại diện cho giám mục đoàn mà chỉ là một cơ quan tư vấn của Đức Giáo Hoàng, vì các giám mục, với tư cách là nhân chứng của đức tin, không thể ủy thác việc tuyên xưng sự thật của mình, nên người ta hỏi liệu tính đồng nghị có thể là tiêu chuẩn qui định tối cao của việc cai quản Giáo hội thường trực mà không làm sai lệch trật tự cấu thành của Giáo hội do Đấng sáng lập của Giáo hội mong muốn, theo đó, thẩm quyền tối cao và đầy đủ của Giáo hội được thực thi bởi cả giáo hoàng nhân danh chức vụ của ngài và bởi hiệp đoàn giám mục cùng với người đứng đầu của nó là Giám Mục Rôma (Lumen Gentium, 22).
Câu trả lời của Đức Giáo HoàngPhanxicô: a) Mặc dù qúi Đức Hồng Y thừa nhận rằng thẩm quyền tối cao và đầy đủ của Giáo hội được thực thi bởi giáo hoàng vì chức vụ của ngài hoặc bởi hiệp đoàn giám mục cùng với người đứng đầu là Giám Mục Rôma (x. Công đồng Vatican II, Hiến chế Tín lýLumen Gentium, 22), tuy nhiên, với những nghi ngờ này, chính anh em cũng thể hiện nhu cầu tham gia, đưa ra ý kiến của mình một cách tự do và cộng tác, và anh em đang yêu cầu một số hình thức “tính đồng nghị” trong việc thực thi thừa tác vụ của tôi.
b) Giáo hội là một “mầu nhiệm hiệp thông truyền giáo”, nhưng sự hiệp thông này không chỉ mang tính cảm xúc hay vĩnh cửu, mà nhất thiết bao hàm sự tham gia thực sự: rằng không chỉ hàng giáo phẩm mà tất cả dân Thiên Chúa, theo những cách thức và bình diện khác nhau, có thể làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe và cảm nhận được là một phần của cuộc hành trình của Giáo hội. Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng tính đồng nghị, như một phong cách và tính năng động, là một chiều kích thiết yếu của đời sống Giáo hội. Về điểm này Thánh Gioan Phaolô II đã nói những điều rất hay trong Novo Millennio Ineunte.
c) Việc thánh thiêng hóa hoặc áp đặt một phương pháp luận đồng nghị đặc thù làm hài lòng một nhóm, biến nó thành kênh chuẩn mực và bắt buộc cho tất cả mọi người là một điều hoàn toàn khác, bởi vì điều này sẽ chỉ dẫn đến việc “đóng băng” hành trình đồng nghị, bỏ qua các đặc điểm đa dạng của các Giáo hội địa phương khác nhau và sự phong phú đa dạng của Giáo hội hoàn vũ.
4. Dubium về sự ủng hộ của các mục tử và nhà thần học đối với lý thuyết cho rằng “thần học của Giáo hội đã thay đổi” và do đó việc truyền chức linh mục có thể được trao ban cho phụ nữ.
Sau những tuyên bố của một số vị giáo phẩm không được sửa chữa cũng như rút lại, theo đó, với Vatican II, thần học của Giáo hội và ý nghĩa của Thánh lễ đã thay đổi, người ta hỏi liệu châm ngôn của Công đồng Vatican II có còn giá trị hay không khi cho rằng “[chức linh mục chung của các tín hữu và chức linh mục thừa tác hoặc phẩm trật] khác nhau về yếu tính chứ không chỉ về mức độ” (Lumen Gentium, 10) và các linh mục nhờ “quyền thánh thiêng của các chức thánh, để dâng hy lễ và tha tội” (Presbyterorum Ordinis, 2), hành động nhân thánh danh và ngôi vị Chúa Kitô Đấng Trung Gian, qua Người hy lễ thiêng liêng của các tín hữu được làm cho hoàn thiện. Hơn nữa, người ta còn hỏi liệu lời dạy trong tông thư Ordinatio Sacerdotalis của Thánh Gioan Phaolô II, vốn dạy như một sự thật được khẳng định dứt khoát việc không thể phong chức linh mục cho phụ nữ, có còn giá trị hay không, để giáo huấn này không còn có thể bị thay đổi nữa cũng như được các mục tử hoặc các nhà thần học thảo luận tự do nữa.
Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
a) “Chức linh mục chung của các tín hữu và chức linh mục thừa tác khác nhau trong yếu tính” (Công đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý Lumen Gentium, 10). Thật không thích hợp khi duy trì một sự khác biệt về mức độ vốn hàm ý coi chức linh mục chung của các tín hữu như một điều gì đó thuộc “loại thứ hai” hoặc có giá trị thấp hơn (“một mức độ thấp hơn”). Cả hai hình thức chức linh mục đều soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau.
b) Khi Thánh Gioan Phaolô II dạy rằng cần phải khẳng định “dứt khoát” việc không thể truyền chức linh mục cho phụ nữ, ngài không hề coi thường phụ nữ và trao quyền tối cao cho nam giới. Thánh Gioan Phaolô II còn khẳng định những điều khác. Thí dụ, khi chúng ta nói về quyền linh mục “chúng ta đang ở trong lĩnh vực chức năng chứ không phải về phẩm giá hay sự thánh thiện” (Thánh Gioan Phaolô II, Christifideles Laici, 51).
Đây là những lời mà chúng ta chưa chấp nhận đầy đủ. Ngài cũng khẳng định rõ ràng rằng trong khi chỉ có linh mục chủ trì Bí tích Thánh Thể, các nhiệm vụ “không tạo ra sự ưu việt của bên này hơn bên kia” (Thánh Gioan Phaolô II, Christifideles Laici, ghi chú 190; xem Bộ Giáo lý Đức tin, tuyên bố Inter Insigniores, VI). Tôi cũng khẳng định rằng nếu chức năng linh mục là “có tính phẩm trật”, thì không nên hiểu nó như một hình thức thống trị, nhưng “cơ cấu này hoàn toàn hướng tới sự thánh thiện của các chi thể của Chúa Kitô”. (Thánh Gioan Phaolô II, Mulieris Dignitatem, 27). Nếu điều này không được hiểu và những hậu quả thực tế của những sự phân biệt này không được rút ra, sẽ khó chấp nhận rằng chức linh mục chỉ dành riêng cho nam giới và chúng ta sẽ không thể thừa nhận các quyền của phụ nữ hoặc sự cần thiết để họ tham gia, theo nhiều cách khác nhau, trong sự lãnh đạo của Giáo hội.
c) Mặt khác, muốn cho nghiêm ngặt, chúng ta hãy thừa nhận rằng một học thuyết rõ ràng và có thẩm quyền vẫn chưa được phát triển một cách thấu đáo về bản chất chính xác của một “tuyên bố dứt khoát”. Nó không phải là một định nghĩa tín điều, tuy nhiên nó phải được tuân theo bởi mọi người. Không ai có thể công khai phủ nhận nó nhưng nó có thể là đối tượng nghiên cứu, như trường hợp giá trị của việc truyền chức trong Cộng đồng Anh giáo.
5. Dubium về tuyên bố “tha thứ là một quyền của con người” và việc Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến nghĩa vụ tha tội cho mọi người và luôn luôn, đến nỗi việc sám hối không phải là điều kiện cần thiết cho sự xá tội theo bí tích.
Người ta hỏi liệu giáo huấn của Công đồng Trent, theo đó sự thống hối của hối nhân, bao gồm việc chán ghét tội đã phạm với ý định không phạm tội nữa (Phiên XIV, Ch. IV: DH 1676), là điều cần thiết cho hiệu lực của việc xưng tội bí tích, có còn hiệu lực, do đó linh mục phải hoãn việc xá tội khi thấy rõ điều kiện này không được đáp ứng hay không.
Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
a) Sự sám hối là cần thiết để bí tích giải tội có hiệu lực, và bao hàm ý định không phạm tội nữa. Nhưng ở đây không có phép toán nào cả, và một lần nữa tôi phải nhắc anh em rằng tòa giải tội không phải là cơ quan hải quan. Chúng ta không phải là những người chủ mà là những người quản lý khiêm tốn các bí tích nuôi dưỡng các tín hữu, bởi vì những hồng ân này của Chúa, hơn cả những thánh tích cần được bảo vệ, là những trợ giúp của Chúa Thánh Thần cho đời sống của người ta.
b) Có nhiều cách bày tỏ sự hối hận. Thông thường, ở những người có lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề, nhận tội là một cực hình tàn nhẫn, nhưng chính hành động đến xưng tội lại là biểu hiện của sự ăn năn và tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa.
c) Tôi cũng muốn nhắc lại rằng “đôi khi chúng ta thấy khó dành chỗ cho tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa trong hoạt động mục vụ của chúng ta” (Amoris Laetitia, 311), nhưng chúng ta phải học cách làm như vậy. Theo Thánh Gioan Phaolô II, tôi chủ trương rằng chúng ta không nên đòi hỏi các tín hữu những đề xuất sửa đổi quá chính xác và chắc chắn, những đề xuất kết cục trở nên trừu tượng hoặc thậm chí vị kỷ, nhưng ngay cả khả thể dự đoán một sự sa ngã mới “vẫn không phá hoại tính chân chính của ý định” (Thánh Gioan Phaolô II, Thư gửi Đức Hồng Y William W. Baum và những người tham gia cuộc họp của Bộ Giáo lý Đức tin của Đức Hồng Y. William W. Baum và những người tham gia khóa học hàng năm của khóa học Tòa Ân Giải, 22 tháng 3 năm 1996, 5).
d) Cuối cùng, cần phải làm rõ rằng tất cả các điều kiện thường được đặt ra cho việc xưng tội nói chung không được áp dụng khi người đó đang ở trong tình trạng đau khổ, hoặc với khả năng tinh thần và tâm lý rất hạn chế.

1. Dubium về chủ trương cho rằng chúng ta nên giải thích lại sự mặc khải của Thiên Chúa theo những thay đổi thịnh hành về văn hóa và nhân học.
Sau những tuyên bố của một số giám mục, không được sửa chữa cũng như rút lại, người ta hỏi liệu mạc khải của Thiên Chúa trong Giáo hội có nên được giải thích lại theo những thay đổi văn hóa của thời đại chúng ta và theo tầm nhìn nhân học mới mà những thay đổi này thúc đẩy hay không; hoặc liệu mạc khải của Thiên Chúa có ràng buộc mãi mãi, bất biến và do đó không thể bị mâu thuẫn, theo châm ngôn của Công đồng Vatican II, rằng đối với Thiên Chúa, Đấng mạc khải, phải có “sự vâng phục của đức tin” (Dei Verbum, 5); rằng những gì được mặc khải để cứu rỗi mọi người phải tồn tại “một cách trọn vẹn, qua mọi thời đại” và sống động, và được “truyền lại cho mọi thế hệ” (7); và rằng sự tiến bộ trong hiểu biết không bao hàm bất cứ sự thay đổi nào trong chân lý của sự vật và lời nói, bởi vì đức tin đã được “truyền lại… một lần và mãi mãi” (8), và huấn quyền không cao hơn lời Chúa, nhưng chỉ dạy những gì đã được truyền lại (10).
Câu trả lời của Đức Giáo HoàngPhanxicô:
a) Câu trả lời tùy thuộc vào ý nghĩa mà anh em gán cho từ “tái giải thích”. Nếu nó được hiểu là “để diễn giải tốt hơn” thì cách diễn đạt đó là hợp lệ. Theo nghĩa này, Công đồng Vatican II đã khẳng định rằng điều cần thiết là nhờ công việc của các nhà chú giải - tôi muốn nói thêm của các nhà thần học - "sự phán xét của Giáo hội có thể chín muồi" (Công đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý Dei Verbum, 12).
b) Vì vậy, mặc dù sự thật là mặc khải của Thiên Chúa là bất biến và luôn ràng buộc, nhưng Giáo hội phải khiêm tốn và nhận ra rằng mình không bao giờ múc cạn sự phong phú khôn dò của nó và cần phải phát triển trong sự hiểu biết của mình.
c) Vì thế, Giáo Hội cũng trưởng thành trong việc hiểu biết những gì chính Giáo Hội đã khẳng định trong huấn quyền của mình.
d) Những thay đổi về văn hóa và những thách thức mới của lịch sử không làm thay đổi mạc khải, nhưng chúng có thể kích thích chúng ta làm sáng tỏ hơn một số khía cạnh trong sự phong phú tràn trề của nó, vốn luôn mang lại nhiều hơn thế.
e) Điều không thể tránh khỏi là điều này có thể dẫn đến việc diễn đạt tốt hơn một số tuyên bố trong quá khứ của huấn quyền, và thực sự điều này đã xảy ra trong suốt lịch sử.
f) Mặt khác, đúng là huấn quyền không cao hơn lời Chúa, nhưng cũng đúng là cả các bản văn Kinh Thánh lẫn các chứng từ truyền thống đều cần một lối giải thích giúp chúng ta phân biệt được bản chất muôn thuở của chúng với việc điều kiện hóa của văn hóa. Chẳng hạn, điều đó được thể hiện rõ ràng trong các bản văn Kinh thánh (như Xh 21:20-21) và trong một số can thiệp của huấn quyền nhằm dung túng chế độ nô lệ (x. Đức Nicôla V, Sắc chỉ Oum Diversas, 1452). Đây không phải là một vấn đề nhỏ vì nó có mối liên hệ mật thiết với chân lý muôn thuở về phẩm giá bất khả nhượng của con người. Những bản văn này cần được giải thích. Điều tương tự cũng đúng đối với một số quan điểm của Tân Ước về phụ nữ (1 Cr 11:3-10; 1 Tm 2:11-14) và đối với các đoạn văn Kinh thánh khác và những chứng từ truyền thống mà ngày nay không thể lặp lại theo nghĩa đen.
g) Điều quan trọng cần nhấn mạnh là điều không thể thay đổi là điều đã được mạc khải “để cứu rỗi mọi người” (Công đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý Dei Verbum, 7). Vì lý do này, Giáo hội phải liên tục phân biệt giữa điều gì là thiết yếu cho sự cứu rỗi và điều gì là thứ yếu hoặc ít liên quan trực tiếp hơn đến mục tiêu này. Về vấn đề này, tôi muốn nhắc lại điều Thánh Tôma Aquinô đã khẳng định: “Càng đi sâu vào các vấn đề chi tiết, chúng ta càng thường xuyên gặp phải những khiếm khuyết” (Summa Theologiae 1-11, q. 94, art. 4).
h) Cuối cùng, một công thức duy nhất về một chân lý không bao giờ có thể được hiểu một cách thỏa đáng nếu nó được trình bày một cách biệt lập, tách biệt khỏi bối cảnh phong phú và hài hòa của toàn bộ mạc khải. “Phẩm trật các chân lý” cũng bao hàm việc đặt mỗi chân lý đó trong mối liên hệ thích hợp với các chân lý trung tâm hơn và với toàn bộ giáo huấn của Giáo hội. Điều này cuối cùng có thể làm nảy sinh những cách khác nhau để giải thích cùng một học thuyết, mặc dù “đối với những người khao khát một hệ thống học thuyết độc khối [monolithic] được tất cả mọi người bảo vệ và không có chỗ cho sắc thái, điều này có thể có vẻ không được mong muốn và dẫn đến nhầm lẫn. Nhưng trên thực tế, sự đa dạng như vậy giúp làm nổi bật và phát triển những khía cạnh khác nhau của sự phong phú vô tận của Tin Mừng” (Evangelii Gaudium, 49). Mỗi đường lối thần học đều có những rủi ro nhưng cũng có những cơ hội.
2. Dubium về tuyên bố rằng việc thực hành rộng rãi việc chúc lành cho các cặp đồng tính sẽ phù hợp với mạc khải và huấn quyền (Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 2357).
Theo sự mặc khải của Thiên Chúa, được xác nhận trong Kinh thánh, mà Giáo hội “với sự ủy thác của Thiên Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, … lắng nghe một cách sốt sắng, cẩn thận gìn giữ và giải thích một cách trung thành” (Dei Verbum, 10): “Từ khởi nguyên” Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Người, Người đã tạo dựng họ có nam có nữ và chúc phúc cho họ để họ sinh sôi nảy nở (x. St 1: 27-28), qua đó, tông đồ Phaolô dạy rằng phủ nhận sự khác biệt giới tính là hậu quả của việc chối bỏ Đấng Tạo Hóa (Rm 1:24-32). Người ta hỏi: Liệu Giáo hội có thể xúc phạm “nguyên tắc” tội lỗi khách quan này như các cuộc kết hợp đồng tính mà không phản bội lại giáo lý mạc khải không?
Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
a) Giáo hội có một quan niệm rất rõ ràng về hôn nhân: một sự kết hợp độc nhất, ổn định và bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ, mở ra một cách tự nhiên cho việc sinh con cái. Người ta gọi sự kết hợp này là “hôn nhân”. Các hình thức kết hợp khác chỉ thể hiện điều đó “một cách phiến diện và tương tự” (Amoris Laetitia, 292), và vì thế chúng không thể được gọi một cách nghiêm túc là “hôn nhân”.
b) Đây không chỉ là vấn đề về tên gọi, nhưng thực tại mà chúng ta gọi là hôn nhân có một cấu tạo thiết yếu duy nhất đòi hỏi một cái tên độc quyền, không thể áp dụng cho những thực tại khác. Chắc chắn nó không chỉ là một “lý tưởng” đơn thuần.
c) Vì lý do này, Giáo hội tránh bất cứ loại nghi thức hay bí tích nào có thể mâu thuẫn với xác tín này và tạo ấn tượng rằng điều gì đó không phải là hôn nhân vẫn được công nhận là hôn nhân.
d) Tuy nhiên, khi đối xử với mọi người, chúng ta không được đánh mất lòng bác ái mục vụ vốn phải thấm nhuần mọi quyết định và thái độ của chúng ta. Việc bảo vệ sự thật khách quan không phải là biểu hiện duy nhất của lòng bác ái này, nó còn được tạo nên từ lòng nhân ái, sự kiên nhẫn, sự hiểu biết, sự dịu dàng và sự khích lệ. Vì vậy, chúng ta không thể trở thành những quan tòa chỉ phủ nhận, bác bỏ, loại trừ.
e) Vì lý do này, sự khôn ngoan mục vụ phải phân định một cách thỏa đáng xem có những hình thức chúc lành nào, được một hoặc nhiều người yêu cầu, không truyền tải một quan niệm sai lầm về hôn nhân hay không. Vì khi cầu xin một phúc lành, người ta bày tỏ lời cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ, cầu xin một cuộc sống tốt đẹp hơn, tin tưởng vào một Người Cha có thể giúp chúng ta sống tốt hơn.
f) Mặt khác, mặc dù có những tình huống theo quan điểm khách quan là không thể chấp nhận được về mặt luân lý, nhưng chính đức ái mục vụ đòi hỏi chúng ta không đơn giản coi những người khác là “tội nhân” mà tội lỗi hoặc trách nhiệm của họ có thể do lỗi của chính họ gây ra, hoặc trách nhiệm bị suy giảm bởi nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến khả thể qui lỗi chủ quan (x. Thánh Gioan Phaolô II, Reconciliatio et Paenitentia, 17).
g) Những quyết định, trong một số trường hợp, có thể là một phần của sự khôn ngoan mục vụ, không nên nhất thiết phải trở thành một quy luật. Điều đó có nghĩa là, sẽ không thích hợp cho một giáo phận, một hội đồng giám mục hoặc bất cứ cơ cấu giáo hội nào khác liên tục và chính thức cho phép các thủ tục hoặc nghi thức đối với mọi loại vấn đề, vì mọi sự “vốn là một phần của việc phân định thực tế trong những hoàn cảnh đặc thù đều không thể được nâng lên bình diện một quy tắc,” bởi vì điều này “sẽ dẫn đến một khoa giải nghi [casuistry] không thể chấp nhận được” (Amoris Laetitia, 304). Giáo luật không nên và không thể bao trùm mọi điều, các hội đồng giám mục cũng không nên chủ trương làm như vậy với các văn kiện và nghi thức khác nhau của họ, bởi vì đời sống của Giáo hội chạy qua nhiều kênh ngoài những kênh quy phạm.
3. Dubium về việc khẳng định rằng tính đồng nghị là một “yếu tố cấu thành của Giáo hội” (Tông hiến Episcopalis Communio, 6), để Giáo hội, về bản chất, sẽ mang tính đồng nghị.
Xét vì Thượng Hội đồng Giám mục không đại diện cho giám mục đoàn mà chỉ là một cơ quan tư vấn của Đức Giáo Hoàng, vì các giám mục, với tư cách là nhân chứng của đức tin, không thể ủy thác việc tuyên xưng sự thật của mình, nên người ta hỏi liệu tính đồng nghị có thể là tiêu chuẩn qui định tối cao của việc cai quản Giáo hội thường trực mà không làm sai lệch trật tự cấu thành của Giáo hội do Đấng sáng lập của Giáo hội mong muốn, theo đó, thẩm quyền tối cao và đầy đủ của Giáo hội được thực thi bởi cả giáo hoàng nhân danh chức vụ của ngài và bởi hiệp đoàn giám mục cùng với người đứng đầu của nó là Giám Mục Rôma (Lumen Gentium, 22).
Câu trả lời của Đức Giáo HoàngPhanxicô: a) Mặc dù qúi Đức Hồng Y thừa nhận rằng thẩm quyền tối cao và đầy đủ của Giáo hội được thực thi bởi giáo hoàng vì chức vụ của ngài hoặc bởi hiệp đoàn giám mục cùng với người đứng đầu là Giám Mục Rôma (x. Công đồng Vatican II, Hiến chế Tín lýLumen Gentium, 22), tuy nhiên, với những nghi ngờ này, chính anh em cũng thể hiện nhu cầu tham gia, đưa ra ý kiến của mình một cách tự do và cộng tác, và anh em đang yêu cầu một số hình thức “tính đồng nghị” trong việc thực thi thừa tác vụ của tôi.
b) Giáo hội là một “mầu nhiệm hiệp thông truyền giáo”, nhưng sự hiệp thông này không chỉ mang tính cảm xúc hay vĩnh cửu, mà nhất thiết bao hàm sự tham gia thực sự: rằng không chỉ hàng giáo phẩm mà tất cả dân Thiên Chúa, theo những cách thức và bình diện khác nhau, có thể làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe và cảm nhận được là một phần của cuộc hành trình của Giáo hội. Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng tính đồng nghị, như một phong cách và tính năng động, là một chiều kích thiết yếu của đời sống Giáo hội. Về điểm này Thánh Gioan Phaolô II đã nói những điều rất hay trong Novo Millennio Ineunte.
c) Việc thánh thiêng hóa hoặc áp đặt một phương pháp luận đồng nghị đặc thù làm hài lòng một nhóm, biến nó thành kênh chuẩn mực và bắt buộc cho tất cả mọi người là một điều hoàn toàn khác, bởi vì điều này sẽ chỉ dẫn đến việc “đóng băng” hành trình đồng nghị, bỏ qua các đặc điểm đa dạng của các Giáo hội địa phương khác nhau và sự phong phú đa dạng của Giáo hội hoàn vũ.
4. Dubium về sự ủng hộ của các mục tử và nhà thần học đối với lý thuyết cho rằng “thần học của Giáo hội đã thay đổi” và do đó việc truyền chức linh mục có thể được trao ban cho phụ nữ.
Sau những tuyên bố của một số vị giáo phẩm không được sửa chữa cũng như rút lại, theo đó, với Vatican II, thần học của Giáo hội và ý nghĩa của Thánh lễ đã thay đổi, người ta hỏi liệu châm ngôn của Công đồng Vatican II có còn giá trị hay không khi cho rằng “[chức linh mục chung của các tín hữu và chức linh mục thừa tác hoặc phẩm trật] khác nhau về yếu tính chứ không chỉ về mức độ” (Lumen Gentium, 10) và các linh mục nhờ “quyền thánh thiêng của các chức thánh, để dâng hy lễ và tha tội” (Presbyterorum Ordinis, 2), hành động nhân thánh danh và ngôi vị Chúa Kitô Đấng Trung Gian, qua Người hy lễ thiêng liêng của các tín hữu được làm cho hoàn thiện. Hơn nữa, người ta còn hỏi liệu lời dạy trong tông thư Ordinatio Sacerdotalis của Thánh Gioan Phaolô II, vốn dạy như một sự thật được khẳng định dứt khoát việc không thể phong chức linh mục cho phụ nữ, có còn giá trị hay không, để giáo huấn này không còn có thể bị thay đổi nữa cũng như được các mục tử hoặc các nhà thần học thảo luận tự do nữa.
Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
a) “Chức linh mục chung của các tín hữu và chức linh mục thừa tác khác nhau trong yếu tính” (Công đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý Lumen Gentium, 10). Thật không thích hợp khi duy trì một sự khác biệt về mức độ vốn hàm ý coi chức linh mục chung của các tín hữu như một điều gì đó thuộc “loại thứ hai” hoặc có giá trị thấp hơn (“một mức độ thấp hơn”). Cả hai hình thức chức linh mục đều soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau.
b) Khi Thánh Gioan Phaolô II dạy rằng cần phải khẳng định “dứt khoát” việc không thể truyền chức linh mục cho phụ nữ, ngài không hề coi thường phụ nữ và trao quyền tối cao cho nam giới. Thánh Gioan Phaolô II còn khẳng định những điều khác. Thí dụ, khi chúng ta nói về quyền linh mục “chúng ta đang ở trong lĩnh vực chức năng chứ không phải về phẩm giá hay sự thánh thiện” (Thánh Gioan Phaolô II, Christifideles Laici, 51).
Đây là những lời mà chúng ta chưa chấp nhận đầy đủ. Ngài cũng khẳng định rõ ràng rằng trong khi chỉ có linh mục chủ trì Bí tích Thánh Thể, các nhiệm vụ “không tạo ra sự ưu việt của bên này hơn bên kia” (Thánh Gioan Phaolô II, Christifideles Laici, ghi chú 190; xem Bộ Giáo lý Đức tin, tuyên bố Inter Insigniores, VI). Tôi cũng khẳng định rằng nếu chức năng linh mục là “có tính phẩm trật”, thì không nên hiểu nó như một hình thức thống trị, nhưng “cơ cấu này hoàn toàn hướng tới sự thánh thiện của các chi thể của Chúa Kitô”. (Thánh Gioan Phaolô II, Mulieris Dignitatem, 27). Nếu điều này không được hiểu và những hậu quả thực tế của những sự phân biệt này không được rút ra, sẽ khó chấp nhận rằng chức linh mục chỉ dành riêng cho nam giới và chúng ta sẽ không thể thừa nhận các quyền của phụ nữ hoặc sự cần thiết để họ tham gia, theo nhiều cách khác nhau, trong sự lãnh đạo của Giáo hội.
c) Mặt khác, muốn cho nghiêm ngặt, chúng ta hãy thừa nhận rằng một học thuyết rõ ràng và có thẩm quyền vẫn chưa được phát triển một cách thấu đáo về bản chất chính xác của một “tuyên bố dứt khoát”. Nó không phải là một định nghĩa tín điều, tuy nhiên nó phải được tuân theo bởi mọi người. Không ai có thể công khai phủ nhận nó nhưng nó có thể là đối tượng nghiên cứu, như trường hợp giá trị của việc truyền chức trong Cộng đồng Anh giáo.
5. Dubium về tuyên bố “tha thứ là một quyền của con người” và việc Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến nghĩa vụ tha tội cho mọi người và luôn luôn, đến nỗi việc sám hối không phải là điều kiện cần thiết cho sự xá tội theo bí tích.
Người ta hỏi liệu giáo huấn của Công đồng Trent, theo đó sự thống hối của hối nhân, bao gồm việc chán ghét tội đã phạm với ý định không phạm tội nữa (Phiên XIV, Ch. IV: DH 1676), là điều cần thiết cho hiệu lực của việc xưng tội bí tích, có còn hiệu lực, do đó linh mục phải hoãn việc xá tội khi thấy rõ điều kiện này không được đáp ứng hay không.
Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
a) Sự sám hối là cần thiết để bí tích giải tội có hiệu lực, và bao hàm ý định không phạm tội nữa. Nhưng ở đây không có phép toán nào cả, và một lần nữa tôi phải nhắc anh em rằng tòa giải tội không phải là cơ quan hải quan. Chúng ta không phải là những người chủ mà là những người quản lý khiêm tốn các bí tích nuôi dưỡng các tín hữu, bởi vì những hồng ân này của Chúa, hơn cả những thánh tích cần được bảo vệ, là những trợ giúp của Chúa Thánh Thần cho đời sống của người ta.
b) Có nhiều cách bày tỏ sự hối hận. Thông thường, ở những người có lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề, nhận tội là một cực hình tàn nhẫn, nhưng chính hành động đến xưng tội lại là biểu hiện của sự ăn năn và tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa.
c) Tôi cũng muốn nhắc lại rằng “đôi khi chúng ta thấy khó dành chỗ cho tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa trong hoạt động mục vụ của chúng ta” (Amoris Laetitia, 311), nhưng chúng ta phải học cách làm như vậy. Theo Thánh Gioan Phaolô II, tôi chủ trương rằng chúng ta không nên đòi hỏi các tín hữu những đề xuất sửa đổi quá chính xác và chắc chắn, những đề xuất kết cục trở nên trừu tượng hoặc thậm chí vị kỷ, nhưng ngay cả khả thể dự đoán một sự sa ngã mới “vẫn không phá hoại tính chân chính của ý định” (Thánh Gioan Phaolô II, Thư gửi Đức Hồng Y William W. Baum và những người tham gia cuộc họp của Bộ Giáo lý Đức tin của Đức Hồng Y. William W. Baum và những người tham gia khóa học hàng năm của khóa học Tòa Ân Giải, 22 tháng 3 năm 1996, 5).
d) Cuối cùng, cần phải làm rõ rằng tất cả các điều kiện thường được đặt ra cho việc xưng tội nói chung không được áp dụng khi người đó đang ở trong tình trạng đau khổ, hoặc với khả năng tinh thần và tâm lý rất hạn chế.
VietCatholic TV
Ukraine đánh trúng nhà máy hỏa tiễn Kh-59 của Nga, nổ long trời. Bắc Kinh hãm hại cho Kyiv bại trận
VietCatholic Media
04:10 03/10/2023
1. Trừ hại cho dân: Ukraine đánh trúng nhà máy hỏa tiễn Kh-59 của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Kh-59 Missile Factory Struck by Multiple Drones: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết: Nhà máy hỏa tiễn Kh-59 của Nga bị nhiều máy bay không người lái tấn công.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một nhà máy sản xuất hỏa tiễn hành trình Kh-59 ở miền Tây nước Nga đã bị nhiều máy bay không người lái tấn công vào cuối tuần qua, Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là GUR, cho biết hôm thứ Hai.
Trong một tuyên bố GUR cho biết ba trong số bốn máy bay không người lái đã tấn công Nhà máy Không Quân Smolensk vào Chúa Nhật, gây thiệt hại đáng kể và làm gián đoạn quá trình sản xuất hỏa tiễn. Thành phố Smolensk cách Mạc Tư Khoa khoảng 250 dặm về phía Tây, gần biên giới Nga với đồng minh Belarus.
GUR nói thêm rằng hỏa tiễn Kh-59 là một trong những hỏa tiễn được sử dụng thường xuyên nhất mà Lực lượng Không Quân Vũ trụ Nga triển khai để bắn vào các mục tiêu quân sự và dân sự ở Ukraine.
Cơ quan tình báo cho biết: “Các khu vực Chernihiv, Sumy, Kharkiv, Dnipropetrovsk, Zaporizhzhia và Kherson phải chịu thiệt hại nặng nề nhất từ việc sử dụng những loại vũ khí như vậy”.
Thông tấn xã độc lập của Nga Agentstvo lần đầu tiên đưa tin hôm Chúa Nhật rằng nhà máy hỏa tiễn đã bị tấn công, cho biết họ đã phân tích các video do các nhân chứng công bố.
Một đoạn video được Agentstvo chia sẻ hôm Chúa Nhật cho thấy thứ dường như là một chiếc máy bay không người lái rơi xuống phía trên nhà máy. Có thể nghe thấy một vụ nổ kèm theo một tia sáng.
Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra tuyên bố khẳng định đã “đánh chặn” tất cả máy bay không người lái ở Smolensk, trong khi nhà lãnh đạo khu vực cho biết không có thương vong hay thiệt hại nào.
Vào khoảng 9 giờ sáng Chúa Nhật, Bộ Quốc phòng Nga cho biết các hệ thống phòng không đã tiêu diệt 3 máy bay không người lái của Ukraine trên bầu trời Smolensk. Ngay sau đó, có thông tin cho biết thêm hai máy bay không người lái nữa đã bị phá hủy trong khu vực.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.
“Lực lượng vũ trang Ukraine đã cố gắng thực hiện một số cuộc tấn công khủng bố vào khu vực Smolensk bằng máy bay không người lái. Tổng cộng, 5 máy bay không người lái loại máy bay đã bị lực lượng phòng không và tác chiến điện tử của Bộ Quốc phòng áp chế trên Smolensk và các vùng ngoại ô của nó”, Vasily Anokhin, quyền thống đốc Smolensk cho biết trên kênh Telegram của mình hôm Chúa Nhật.
“Không có thương vong hay thiệt hại. Dịch vụ khẩn cấp đang có mặt tại chỗ,” ông nói thêm.
Tờ Kyiv Independent đưa tin hôm Chúa Nhật rằng nhà máy hỏa tiễn này được điều hành bởi tập đoàn Trang bị Hỏa tiễn Chiến thuật thuộc sở hữu nhà nước của Nga.
GUR cho biết Kh-59 là hỏa tiễn không đối đất được phát triển ở Liên Xô vào những năm 1970 và có tầm bắn lên tới 280 km.
2. Bắc Kinh giúp Putin khi tìm cách bóp nghẹt một trong những vũ khí quan trọng đến mức sinh tử của Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How China Cut Off One of Ukraine's Most Important Weapons”, nghĩa là “Trung Quốc đã cắt đứt một trong những vũ khí quan trọng nhất của Ukraine như thế nào.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Phân tích mới cho thấy Ukraine đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn máy bay không người lái và các bộ phận máy bay không người lái từ các nhà cung cấp Trung Quốc do các hạn chế kiểm soát xuất khẩu mới do Bắc Kinh áp đặt.
Chiến tranh bằng máy bay không người lái đã trở thành yếu tố quyết định trong cuộc chiến Ukraine khi cả hai bên đều triển khai rộng rãi các máy bay không người lái thương mại và dân sự trên khắp các chiến tuyến. Theo phân tích của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một tổ chức nghiên cứu của Anh, Kyiv mất khoảng 10.000 máy bay không người lái mỗi tháng.
Bắc Kinh cho biết họ vẫn là một bên trung lập trong cuộc xâm lược của Nga, vốn sắp bước sang tháng thứ 19. Cộng sản Tầu đã thận trọng né tránh các câu hỏi liên quan đến tính hợp pháp của chiến dịch quân sự của Vladimir Putin, trong khi các nhà lãnh đạo hàng đầu của nó, bao gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình, đã phản đối viện trợ của phương Tây cho Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với nước láng giềng chiến lược quan trọng của Trung Quốc.
Trung Quốc nằm ở giữa chuỗi cung ứng máy bay không người lái và kiểm soát phần lớn thị phần trong ngành công nghiệp máy bay không người lái thương mại cũng như việc cung cấp linh kiện. Bắc Kinh hiện đang sử dụng sự thống trị của mình trong chuỗi cung ứng để đạt được lợi ích chính trị và có lẽ cũng để hỗ trợ Điện Cẩm Linh.
Vào tháng 7, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9, đối với một số loại máy bay không người lái và thiết bị với lý do là nhằm bảo vệ “an ninh và lợi ích quốc gia”. Vào thời điểm đó, các nhà quan sát cho rằng những hạn chế này là phản ứng có thể xảy ra đối với cuộc chiến thương mại với Mỹ vì Washington đã cố gắng ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các công nghệ quan trọng như chất bán dẫn thế hệ tiếp theo.
Tuy nhiên, một báo cáo của The New York Times, được công bố vào cuối tuần qua, đã xác nhận rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc có tác dụng ngăn chặn lực lượng Ukraine tiếp cận máy bay không người lái thương mại và thiết bị không người lái. Phân tích dữ liệu thương mại của tờ báo và các cuộc phỏng vấn với các nhà sản xuất và cung cấp máy bay không người lái của Ukraine cho thấy các công ty Trung Quốc đã cắt giảm việc bán máy bay không người lái và các bộ phận của máy bay không người lái cho Ukraine.
Trong khi đó, hồi tháng 7, một báo cáo của Nikkei Asia cho biết Trung Quốc đã hỗ trợ Nga bằng việc cung cấp một cách hào phóng các máy bay không người lái, chip và các thành phần chiến đấu quan trọng khác.
Theo New York Times, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc đang tạo ra rào cản cho Ukraine, quốc gia đã nhận được số máy bay không người lái trị giá 200.000 Mỹ Kim từ các công ty Trung Quốc trong khoảng thời gian từ Tháng Giêng đến tháng 6 năm nay. Báo cáo cho biết, Nga đã nhận được 14,5 triệu Mỹ Kim doanh số bán máy bay không người lái trực tiếp từ các công ty Trung Quốc trong cùng thời gian.
Kim Thúy xin nhắc lại nhé: Từ Tháng Giêng đến tháng 6 năm nay, cộng sản Tầu bán cho Ukraine chỉ có 200.000 nhưng bán cho Nga đến 14,5 triệu, tức là 72.5 lần nhiều hơn. Với chỉ thị ngày 1 Tháng Chín, Bắc Kinh còn bóp nghẹt hơn nữa.
Một số công ty máy bay không người lái và phi công của Ukraine nói với tờ báo rằng các công ty Trung Quốc đã ngừng cung cấp linh kiện cho Ukraine. Họ cho biết người Ukraine đang tìm kiếm các nguồn thay thế.
Maria Berlinska, nhà lãnh đạo dự án Victory Drone ở Ukraine, nói với New York Times: “Chúng tôi đang phải tái tạo lại các chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp hơn”.
Theo một báo cáo nghiên cứu của Đại Học Kyiv, trong khi hạn chế thiết bị máy bay không người lái ở Ukraine, Trung Quốc đã cung cấp các linh kiện được sử dụng cho các đội máy bay không tên tuổi của Nga kể từ đầu chiến tranh, chiếm tới 67% số linh kiện mà lực lượng vũ trang Điện Cẩm Linh được cung cấp.
Báo cáo cho biết, khi nói đến các linh kiện quan trọng, các công ty Trung Quốc là nguồn gốc của 85 đến 90% linh kiện được giao cho Nga.
Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa vào danh sách đen 11 công ty mới của Trung Quốc vì hỗ trợ Mạc Tư Khoa và Tehran trong việc bảo đảm công nghệ máy bay không người lái. Washington có thể sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc bị phát hiện đang hỗ trợ cung cấp máy bay không người lái của Nga và hỗ trợ các công nghệ quan trọng khác.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, DC, đã không trả lời yêu cầu bình luận của Newsweek trước khi xuất bản bài báo này.
3. Phi công Nga xin tị nạn với Hoa Kỳ tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Pilot 'Turned Himself In' to US Mission in Middle East”, nghĩa là “Phi công Nga 'tự nộp mình' cho phái bộ Mỹ ở Trung Đông.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Một phi công Nga đang đi nghỉ cùng gia đình ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đến Đại sứ quán Mỹ vì anh ta không muốn tham gia vào cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.
Kênh Telegram Spy Dossier, tuyên bố có liên hệ với các cơ quan tình báo của Nga, cho biết một phi công thuộc đội vệ binh quốc gia Nga, Rosgvardia, đã thỉnh cầu Đại sứ quán Mỹ tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cho anh ta được tị nạn. Điều này cũng đã được đưa tin trên các phương tiện truyền thông Ukraine.
“Hôm nay, trường hợp một phi công Nga trốn thoát mới đã được tiết lộ”, bài đăng cho biết, trong đó nêu tên quân nhân là Thượng úy Gavrichenko, với ký hiệu “Gavr”. Không có tên chỉ có được đưa ra trong báo cáo.
Bài đăng cho biết phi công đã cùng gia đình đến Dubai vào cuối tháng 9 và sau khi “tận hưởng sa mạc… đã quyết định thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình. Thay vì ra phi trường trở về Nga, anh ta đã chọn điểm đến cuối cùng là đại sứ quán Mỹ “.
Đại sứ quán Mỹ tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất nằm ở thủ đô Abu Dhabi. Mỹ cũng có lãnh sự quán ở Dubai.
Bài viết cho biết quân nhân Nga đã có mặt tại Tòa Đại Sứ và “tuyên bố rằng anh ta từ chối chiến đấu và bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác”. Bài đăng không nêu rõ liệu anh ta đã được chuyển từ Dubai đến Abu Dhabi hay chưa.
Cơ quan tình báo chính của Nga, FSB, đang điều tra các tình tiết của vụ việc và thẩm vấn các đồng nghiệp của phi công. Không rõ liệu phi công đã đến Dubai với mục đích đào tẩu hay đã đưa ra quyết định khi ở đó. Cũng không có thông tin chi tiết về việc liệu người tị nạn có được xin tị nạn hay không.
Kênh Spy Dossier cho biết động thái này được lấy cảm hứng từ câu chuyện về người bạn của anh, Trung úy Anton Vasiliev, người được cho là một phi công chiến đấu và là một huấn luyện viên đã rời Nga trong chiến tranh và hiện đang sống ở Los Angeles, nơi “anh dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc tổ chức các trại huấn luyện cho quân đội Ukraine và có thể chia sẻ thông tin chính thức với đại diện Ngũ Giác Đài.”
“FSB tin rằng chính Anton Vasiliev là người đã thuyết phục Gavrichenko về việc cần phải trốn thoát,” bài đăng có hơn 6.000 người theo dõi cho biết.
Newsweek đã liên hệ với phái đoàn Mỹ tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất và Bộ Ngoại giao Mỹ để đưa ra bình luận.
Cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đăng trên X (trước đây là Twitter) rằng “một phi công Nga khác đã trốn khỏi Nga và đầu thú tại đại sứ quán Mỹ” và anh ta “muốn hợp tác với các cơ quan đặc biệt của Mỹ”.
Gerashchenko nói thêm: “Có dữ liệu cho thấy các cơ quan an ninh Nga rất lo ngại về điều này và hiện đang cân nhắc việc đóng cửa biên giới đối với các phi công và sĩ quan Nga nói chung cũng như gia đình họ”.
Vào tháng 8, Maskym Kuzminov, một phi công trực thăng Mi-8 của Nga, đã hạ cánh xuống Ukraine sau khi liên hệ với cơ quan tình báo quân sự nước này về việc đào tẩu và kêu gọi các phi công Nga khác cũng làm điều tương tự.
Kênh nhà nước Russia 1 đưa tin rằng các cơ quan tình báo nước này đã ra lệnh loại bỏ Kuzminov, người phải đối mặt với cáo buộc là “kẻ phản bội”.
4. Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador kêu gọi Hoa Kỳ ngưng viện trợ cho Ukraine
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador hôm thứ Hai đã chỉ trích chi tiêu quân sự của Mỹ cho Ukraine là “phi lý”, đồng thời tăng cường chỉ trích nỗ lực chiến tranh khi ông kêu gọi Washington dành nhiều nguồn lực hơn để giúp đỡ các nước Mỹ Latinh.
López Obrador từ lâu đã kêu gọi Hoa Kỳ dành nhiều kinh phí hơn để giúp phát triển kinh tế ở Trung Mỹ và Caribe nhằm giảm bớt áp lực di cư.
Trong cuộc họp báo thường kỳ hàng ngày của mình, López Obrador đã chỉ trích Quốc hội Hoa Kỳ vì đã không cấp tiền cho khu vực, trước khi đề cập đến cuộc tranh cãi vào tuần trước về nghị quyết tiếp tục trong đó không có viện trợ bổ sung cho Ukraine.
López Obrador nói “Tôi đang xem tại sao bây giờ họ lại không viện trợ cho cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng họ đã dành được bao nhiêu cho cuộc chiến Ukraine? 30-50 tỷ Mỹ Kim cho chiến tranh. Đó là điều phi lý nhất mà bạn có thể làm. Và gây tổn hại.”
Trong chiến dịch tranh cử năm 2018 cho chức tổng thống Mễ Tây Cơ, López Obrador đã đề xuất chính sách “abrazos no balazos” - một cụm từ hấp dẫn trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “cái ôm chứ không phải đạn”. Đường lối này chống lại bạo lực của các băng đảng ma túy bằng cách giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của việc buôn bán ma túy, chẳng hạn như nghèo đói, và giảm nhẹ việc sử dụng vũ lực của quân đội và cảnh sát.
Chính sách của López Obrador trái ngược với “cuộc chiến chống ma túy” của những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, dưới nhiệm kỳ của ông, tội phạm bạo lực đã gia tăng. Người ta ước tính rằng ba năm rưỡi đầu tiên của chính quyền hiện tại của López Obrador là thời kỳ bạo lực nhất được ghi nhận trong lịch sử Mễ Tây Cơ, với hơn 120.000 vụ giết người.
Phe đối lập cho rằng dưới thời của López Obrador tình trạng tham nhũng lan tràn đã khiến Quốc hội Hoa Kỳ miễn cưỡng tài trợ cho Mễ Tây Cơ.
5. Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích Quốc hội vì không thông qua ngân sách viện trợ Ukraine
Bộ Ngoại giao chỉ trích Quốc hội vì đã không thông qua nguồn tài trợ cho sự hỗ trợ “cực kỳ cần thiết” cho Ukraine.
“Tôi muốn nhắc lại sự thất vọng của tổng thống rằng, bất chấp sự ủng hộ lâu dài và mạnh mẽ của lưỡng đảng dành cho Ukraine khi nước này chống lại cuộc xâm lược của Nga, rằng nghị quyết tiếp tục được Quốc hội thông qua hôm thứ Bảy không bao gồm sự hỗ trợ rất cần thiết,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết tại một cuộc họp báo.
Miller nói thêm rằng “mặc dù chúng tôi có khả năng tiếp tục hỗ trợ khả năng tự vệ của Ukraine trước mắt, nhưng chúng tôi đã cạn kiệt phần lớn nguồn tài trợ hỗ trợ an ninh hiện có”.
Hoa Kỳ vẫn có thể gửi thiết bị từ kho dự trữ của mình dưới sự quản lý của Tổng thống, nhưng nguồn tài trợ thông qua Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine và hệ thống Bán hàng Quân sự Nước ngoài sẽ cạn kiệt.
Miller nhấn mạnh sự ủng hộ lưỡng đảng trước đây trong Quốc hội đối với viện trợ cho Ukraine.
“Nếu chúng ta cho phép những kẻ độc tài như Putin làm bất cứ điều gì họ muốn với các quốc gia có chủ quyền khác, thì toàn bộ hiến chương của Liên Hiệp Quốc sẽ bị hủy bỏ, và chúng ta sẽ chứng kiến một thế giới mà kiểu xâm lược này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, “Miller nói. “Điều đó sẽ tốn kém hơn nhiều đối với người dân Mỹ và nguy hiểm hơn nhiều đối với người dân Mỹ.”
6. Điện Cẩm Linh tin rằng cuối cùng Nga sẽ thắng vì sự mệt mỏi với cuộc chiến Ukraine ở Hoa Kỳ và Âu Châu
Điện Cẩm Linh hôm thứ Hai cho biết họ tin rằng sự mệt mỏi với cuộc chiến Ukraine sẽ gia tăng ở Mỹ và Âu Châu, Nga cuối cùng sẽ thắng; nhưng cảnh báo rằng Washington sẽ tiếp tục trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột.
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, đã đưa ra bình luận về quyết định của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua thỏa thuận chi tiêu tạm thời, trong đó không có khoản viện trợ cho Kyiv.
Peskov cho biết Nga dự đoán rằng sự mệt mỏi vì chiến tranh ở phương Tây sẽ dẫn đến điều mà ông gọi là sự chia rẽ quan điểm về cuộc xung đột.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo rằng quyết định của Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận chi tiêu tạm thời trong đó loại bỏ viện trợ cho Kyiv không có nghĩa là sự hỗ trợ của Washington dành cho Ukraine sẽ sớm thay đổi.
“Họ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine. Chúng ta không nên nghĩ rằng có điều gì đó đã thay đổi: đó chỉ là một màn trình diễn cho công chúng, chỉ là sự ồn ào.”
“Về cơ bản, sự tập trung của Washington vào việc hỗ trợ khách hàng của mình ở Kyiv không thay đổi.”
7. Các tài khoản không chính thức cho biết con trai của Yevgeny Prigozhin sẽ kế thừa tài sản của cha và quyền kiểm soát Wagner
Các kênh Telegram không chính thức ở Nga nói rằng theo các điều khoản trong di chúc của Yevgeny Prigozhin, tài sản và quyền kiểm soát đế chế kinh doanh của ông đã được để lại cho cậu con trai 25 tuổi của ông, Pavel.
Một trong những kênh này có tên là “Port” tuyên bố đã lấy được bản sao di chúc của Prigozhin và công bố hình ảnh của nó.
Prigozhin thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay tư nhân hồi tháng 8. Tài liệu, được cho là đã được công chứng vào ngày 2 tháng 3, có mục đích chỉ định Pavel, con trai 25 tuổi của Prigozhin, là người thừa kế duy nhất khối tài sản khổng lồ của ông, bao gồm cả tài sản của “Tập đoàn Wagner”.
Ấn phẩm không chính thức cho thấy Pavel Prigozhin đã nộp đơn xin thừa kế vào ngày 8 tháng 9.
Port cũng tuyên bố rằng Pavel chuẩn bị thu tất cả các khoản nợ của cha mình, ước tính rằng Bộ Quốc phòng Nga nợ đế chế kinh doanh của Prigozhin lên tới 800 triệu Mỹ Kim. CNN không thể xác minh con số này.
Vào tháng 6, sau cuộc binh biến ngắn ngủi của Prigozhin, Tổng thống Vladimir Putin cho biết các doanh nghiệp của Prigozhin đã nhận được 86 tỷ rúp (tương đương khoảng 850 triệu Mỹ Kim) từ Bộ quốc phòng trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Ngoài ra, công ty cung cấp thực phẩm Concord của Prigozhin đã kiếm được 80 tỷ đồng rúp từ các hợp đồng nhà nước cung cấp thực phẩm cho quân đội Nga, Putin nói vào thời điểm đó.
Các kênh Telegram liên kết với Wagner tuyên bố Pavel Prigozhin đang tích cực đàm phán để đưa nhân viên Wagner trở lại vùng chiến sự ở Ukraine. Những tuyên bố này không thể được xác minh và không rõ liệu chiến binh Wagner có được đưa vào các cấu trúc quân sự khác nhau hay không.
Kênh Telegram GreyZone, thường xuyên đưa tin về Wagner và Yevgeny Prigozhin, khẳng định rằng Pavel đang đàm phán với lực lượng Dự bị Nga Rosgvardia về việc đưa các chiến binh của Wagner trở lại cuộc chiến ở Ukraine.
Rosgvardia nhận được phần lớn vũ khí hạng nặng của Wagner sau khi công ty quân sự tư nhân bị tước vũ khí sau cuộc binh biến.
8. Ngoại trưởng Ukraine mong đợi các cuộc đàm phán về việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu sẽ bắt đầu trước cuối năm nay
Ngoại trưởng Ukraine Dymytro Kuleba nói rằng các cuộc đàm phán về việc Ukraine gia nhập Liên minh Âu Châu sẽ bắt đầu trước cuối năm nay.
Phát biểu sau cuộc gặp với các Bộ trưởng Ngoại giao Âu Châu tại Kyiv, Kuleba nói rằng “Chủ đề nổi bật trong tất cả các bài phát biểu là tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine. Chúng tôi đang tiến về phía trước và chúng tôi hy vọng sẽ có quyết định bắt đầu đàm phán về tư cách thành viên tại Liên Hiệp Âu Châu vào cuối năm nay.”
Phát biểu cùng với nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu Josep Borrell, Kuleba nói: “Nội dung và không khí của cuộc thảo luận cho thấy chúng tôi nói chuyện như một gia đình… chúng tôi có một mục tiêu và hôm nay ở Kyiv, điều đó đã được thể hiện một cách mạnh mẽ”.
Kuleba nói thêm: “Chúng tôi chưa được đề nghị bất cứ điều gì, nhưng Ukraine là quốc gia hạng nhất và chúng tôi không hài lòng với bất cứ điều gì ngoài tư cách thành viên hạng nhất”.
“Nó chỉ là một vấn đề thời gian. Cả Ukraine và phía Âu Châu đều quyết tâm tiến lên nhanh nhất có thể, có tính đến tất cả những cải cách mà Ukraine đã, đang và sẽ thực hiện”.
Kuleba cho biết thông điệp chính của phía Ukraine là “chúng tôi sẽ chấp nhận bảy khuyến nghị mà Ủy ban Âu Châu đưa ra để mở các cuộc đàm phán thành viên”, nhưng dự kiến “sẽ không có yêu cầu bổ sung nào được đưa ra”.
Những điều kiện đó bao gồm hành động chống tham nhũng và rửa tiền, tự do báo chí và bảo vệ người thiểu số.
Borrell nhấn mạnh hôm thứ Hai rằng tư cách thành viên Liên minh Âu Châu là “cam kết an ninh mạnh mẽ nhất” mà khối có thể dành cho Ukraine.
Theo Borrell, các ngoại trưởng đã tham gia vào một “cuộc tranh luận kéo dài” nhằm cung cấp cho họ “ý tưởng tốt hơn về khía cạnh an ninh của tình hình này” ở Ukraine.
Borrell nói: “Chúng tôi đã nói về các cam kết an ninh mà chúng tôi muốn cung cấp cho Ukraine, thể hiện quyết tâm sát cánh cùng Ukraine về lâu dài”.
“Và chắc chắn cam kết an ninh mạnh mẽ nhất mà chúng tôi có thể dành cho Ukraine là tư cách thành viên Liên minh Âu Châu. Đây là cam kết an ninh mạnh mẽ nhất đối với Ukraine. Hiện nay Ukraine là một quốc gia ứng cử viên và ông ấy đang tiến xa hơn trên con đường của mình”.
9. Ngoại trưởng Đức: Tương lai Ukraine “nằm ở Liên Hiệp Âu Châu”
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm thứ Hai nói rằng “tương lai của Ukraine nằm ở Liên minh Âu Châu” và ca ngợi Ukraine vì những cải cách đang diễn ra.
Phát biểu bên lề cuộc họp ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu-Ukraine ở Kyiv, Baerbock nói rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ “sớm kéo dài từ Lisbon đến Luhansk”.
Baerbock nói thêm: “Với mỗi thị trấn, với mỗi mét mà Ukraine giải phóng, với mỗi mét giúp cứu người dân của mình, Ukraine sẽ mở đường cho mình vào Liên Hiệp Âu Châu”.
Ngoại trưởng Đức ca ngợi Ukraine đã khởi xướng quá trình cải cách trong chiến tranh. Bên cạnh những thay đổi trong lĩnh vực tư pháp, Baerbock đặc biệt hoan nghênh những nỗ lực của Ukraine trong việc giải quyết nạn tham nhũng.
Baerbock nói với các phóng viên rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ hỗ trợ thêm cho Ukraine “hàng ngày” và giúp nước này chuẩn bị cho mùa đông. Baerbock cho biết Ukraine yêu cầu một kế hoạch bảo vệ mùa đông bao gồm phòng không, máy phát điện và tăng cường hệ thống cung cấp năng lượng.
10. Zelenskiy nói với các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu rằng chiến thắng phụ thuộc vào sự hợp tác
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gặp các ngoại trưởng Liên minh Âu Châu đến thăm Kyiv và nói rằng ông “tin tưởng rằng Ukraine và toàn bộ thế giới tự do có khả năng giành chiến thắng trong cuộc đối đầu này với Nga”.
“Nhưng chiến thắng của chúng ta trực tiếp phụ thuộc vào sự hợp tác của chúng ta: chúng ta càng thực hiện những bước đi mạnh mẽ và đúng nguyên tắc thì cuộc chiến này sẽ kết thúc càng sớm. Nó sẽ kết thúc một cách công bằng. Nó sẽ kết thúc với việc khôi phục tính toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta và sự bảo đảm hòa bình đáng tin cậy cho toàn bộ Âu Châu “, ông Zelenskiy nói.
Ông mô tả sự hiện diện của các bộ trưởng ở Kyiv là một “bước hướng tới củng cố Âu Châu...Chúng ta cần liên tục thực hiện các bước mới về quốc phòng và ngoại giao, chính trị và hội nhập, kinh tế và các biện pháp trừng phạt để làm cho lập trường chung của chúng ta mạnh mẽ hơn”.
“Chúng ta càng tích cực, càng lãnh đạo, càng có nhiều sáng kiến thì Nga càng ít có khả năng thích ứng với áp lực chung của chúng ta”.
Ông nói rằng bên cạnh việc tăng cường viện trợ quân sự và cùng sản xuất vũ khí, con đường trở thành thành viên NATO của Ukraine và một gói trừng phạt mới chống lại Nga là một trong những bước quan trọng cần thực hiện, cũng như “khởi động các cuộc đàm phán trong năm nay về tư cách thành viên của Ukraine trong NATO và Liên Hiệp Âu Châu.”
Đáp lại, nhà lãnh đạo Chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết: “Bạn có thể chắc chắn về quyết tâm của chúng tôi ở bên cạnh Ukraine cho đến chừng nào cần thiết”.
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh nhận định rằng Nga đang ngày càng sử dụng chiến đấu cơ để khẳng định ưu thế ở phía Tây Hắc Hải.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Trong những tuần gần đây, đơn vị Không Quân của Hải quân thuộc Hạm đội Hắc Hải của Nga đã đảm nhận vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của Hạm đội khi lực lượng này phải vật lộn để đối phó với các mối đe dọa đồng thời ở sườn phía nam của cuộc chiến Ukraine.
Không Quân của Hải quân đang nhấn mạnh các hoạt động tuần tra trên không phận đại dương, rất có thể với nhiệm vụ chính là xác định sớm các tàu nổi không có người lái.
Tài sản quan trọng của Nga trong các hoạt động này là máy bay đổ bộ Be-12 MAIL, được thiết kế vào những năm 1950, bay ra từ các căn cứ ở Crimea bị tạm chiếm.
Các chiến đấu cơ biến thể Su-24 FENCER và FLANKER tiến hành các hoạt động tấn công trên biển, bao gồm ít nhất một cuộc không kích gần đây vào Đảo Rắn có vị trí chiến lược.
Với việc nhiều hoạt động của Hạm đội có khả năng được chuyển đến Novorossiysk trước các mối đe dọa đối với Sevastopol, Nga đang cố gắng sử dụng sức mạnh không quân của hải quân để triển khai lực lượng trên vùng Tây Bắc Hắc Hải.
12. Lực lượng Nga nhắm vào Kherson bằng pháo kích dữ dội
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba mùng 3 Tháng Mười, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết lực lượng Nga đã tiến hành pháo kích dữ dội vào Kherson vào sáng sớm thứ Hai, trong cuộc tấn công mới nhất nhằm vào thành phố miền nam Ukraine.
Cô cho biết 8 người bị thương trong vụ pháo kích của Nga, một trong số họ sau đó đã chết.
“Hôm nay, 8 người đã bị thương ở Kherson. Trong số đó có hai đứa trẻ, hai chị em 12 và 13 tuổi và mẹ của chúng.”
“3 người đàn ông bị thương ở một khu vực khác của thành phố sáng nay, một trong số họ đang trong tình trạng nghiêm trọng. Hai viên chức cảnh sát cũng bị thương.”
Cô cho biết một trong những viên chức cảnh sát đã chết.
Thành phố và các khu định cư xung quanh đã hứng chịu hỏa lực ngày càng tăng của quân đội Mạc Tư Khoa vào cuối tuần qua. Vào Chúa Nhật, ít nhất ba người bị thương trong các vụ đánh bom trong khu vực.
Theo phát ngôn nhân của Bộ chỉ huy tác chiến miền Nam Ukraine, lực lượng Nga đã thả 16 quả bom dẫn đường vào khu vực Kherson trong những ngày gần đây. Nataliya Humenyuk cho biết quân đội Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng dân cư và nông nghiệp.
Thánh Ca
TV 133: Các Bạn Hãy Nếm Thử - Ca Sĩ Kim Thúy trình bày trong Thánh Lễ Tấn Phong 4 Giám Mục Hoa Kỳ
Kim Thúy
02:46 03/10/2023