Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:44 16/07/2025
21. Cái gì là thánh nhân, một khối tinh thần? Đúng vậy, linh hồn dâng hiến Thiên Chúa thì thường biểu hiện ra ở thái độ hoạt bát sinh động.
(Linh mục Vincent Lebbe)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:47 16/07/2025
92. ĐỪNG NHÌN BÊN NGOÀI
Có một người đi mua bức tranh thần giữ cửa, nhưng mua lầm một bức tranh vẻ một đạo sĩ, đem về dán trên cửa nhà.
Vợ nói:
- “Thần giữ cửa thì tay cầm đại đao, tay giơ cái búa, như thế yêu quái nhìn thấy mới sợ, còn bức tranh đạo sĩ này hình dáng trung hậu, dán lên cửa cũng vô dụng.”
Ông chồng nói:
- “Bà đừng có nói như thế, như Kim Việt là người trung hậu, nhưng khi ông ta làm việc thì cay độc hung ác…”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy từ 92:
Thần giữ cửa của người theo tín ngưỡng dân gian có khuôn mặt dữ tợn, tay cầm đại đao, tay cầm cái búa để giữ cửa nhà, để trấn ác tà ma yêu tinh.
Mỗi người Ki-tô hữu đều có một thiên thần giữ mình, mà chúng ta gọi là “thiên thần bản mệnh”, vị thiên thần này không cầm đại đao, không cầm búa to, cũng không có khuôn mặt dữ tợn; ngài không đánh nhau với ma quỷ, nhưng ngài luôn cứu giúp chúng ta khỏi những cám dỗ và những thói hư tật xấu của thế gian, ngài là sứ giả của Thiên Chúa và là đấng canh giữ bảo vệ chúng ta trên đường về nhà Cha trên trời, nhưng rất nhiều lần trong cuộc đời chúng ta quên mất ngài.
Cha mẹ, anh em, bạn hữu tốt cũng là những thiên thần giúp đỡ chúng ta, những người này vóc dáng bên ngoài –đôi lúc- không được đẹp, ăn nói không được nhẹ nhàng cho lắm, hành vì đôi lúc có quê mùa cục mịch, nhưng có một tâm hồn bừng sáng những đức tính cương nghị, can đảm, khôn ngoan –là những hoa qủa của ơn Thánh Thần- để giúp chúng ta sống làm người tốt đẹp hơn…
Đừng nhìn bên ngoài để đoán già đoán non mà mắc tội đoán xét anh chị em mình, nhưng nhìn bên trong tâm hồn của họ và việc làm của họ để khâm phục và hợp tác với họ trong tình yêu của Thiên Chúa…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người đi mua bức tranh thần giữ cửa, nhưng mua lầm một bức tranh vẻ một đạo sĩ, đem về dán trên cửa nhà.
Vợ nói:
- “Thần giữ cửa thì tay cầm đại đao, tay giơ cái búa, như thế yêu quái nhìn thấy mới sợ, còn bức tranh đạo sĩ này hình dáng trung hậu, dán lên cửa cũng vô dụng.”
Ông chồng nói:
- “Bà đừng có nói như thế, như Kim Việt là người trung hậu, nhưng khi ông ta làm việc thì cay độc hung ác…”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy từ 92:
Thần giữ cửa của người theo tín ngưỡng dân gian có khuôn mặt dữ tợn, tay cầm đại đao, tay cầm cái búa để giữ cửa nhà, để trấn ác tà ma yêu tinh.
Mỗi người Ki-tô hữu đều có một thiên thần giữ mình, mà chúng ta gọi là “thiên thần bản mệnh”, vị thiên thần này không cầm đại đao, không cầm búa to, cũng không có khuôn mặt dữ tợn; ngài không đánh nhau với ma quỷ, nhưng ngài luôn cứu giúp chúng ta khỏi những cám dỗ và những thói hư tật xấu của thế gian, ngài là sứ giả của Thiên Chúa và là đấng canh giữ bảo vệ chúng ta trên đường về nhà Cha trên trời, nhưng rất nhiều lần trong cuộc đời chúng ta quên mất ngài.
Cha mẹ, anh em, bạn hữu tốt cũng là những thiên thần giúp đỡ chúng ta, những người này vóc dáng bên ngoài –đôi lúc- không được đẹp, ăn nói không được nhẹ nhàng cho lắm, hành vì đôi lúc có quê mùa cục mịch, nhưng có một tâm hồn bừng sáng những đức tính cương nghị, can đảm, khôn ngoan –là những hoa qủa của ơn Thánh Thần- để giúp chúng ta sống làm người tốt đẹp hơn…
Đừng nhìn bên ngoài để đoán già đoán non mà mắc tội đoán xét anh chị em mình, nhưng nhìn bên trong tâm hồn của họ và việc làm của họ để khâm phục và hợp tác với họ trong tình yêu của Thiên Chúa…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 17/07: Hy vọng được nghĩ ngơi bồi dưỡng – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
02:14 16/07/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”
Đó là lời Chúa
Cần người như Mác-ta có trái tim Ma-ri-a
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
03:26 16/07/2025
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI NĂM – C
(Lc 10, 38-42)
Cần người như Mác-ta có trái tim Ma-ri-a
Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giê-su thăm nhà hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a. Hàng ngày gia đình của họ ra sao chúng ta không hay biết, chỉ khi cô chị Mác-ta rước Chúa Giê-su vào nhà và tất bật làm cơm thiết đãi Chúa, còn cô em thì ngồi bên chân Chúa và nghe lời Người chúng ta mới có chuyện (x. Lc 10,38-42). Gia đình Mác-ta và Ma-ri-a còn có cậu em trai là La-da-rô không thấy nói tới.
Chúng ta cùng tưởng tượng cảnh diễn ra trong nhà này: người chị chạy lên chạy xuống, còn người em ra như bị lôi cuốn vào việc chuyện trò với Khách. Một lúc sau, người chị Mác-ta, chắc cảm thấy mệt nhọc, nên đã lên tiếng nói với vị Khách: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình, mà không quan tâm sao sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với?” (Lc 10,40). Xem ra cô chị Mác-ta không những bất bình với cô em là Ma-ri-a mà còn cả với Khách mời nữa. Nhưng Chúa Giê-su nhẹ nhàng đáp, kèm theo lời khen Ma-ri-a: “Mác-ta, Mác-ta, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất” (Lc 10,41-42). Chính câu nói này của Chúa Giê-su làm nảy sinh những khuynh hướng khác nhau.
Có người cảm thấy tiếc cho Mác-ta, vì Ma-ri-a đã bỏ mặc tất cả mọi công việc cho Mác-ta, trong lúc cô ta vui hưởng cuộc nói chuyện với Chúa Giê-su. Khuynh hướng khác cho rằng, Chúa Giê-su không có ý phê phán thái độ hiếu khách của Mác-ta khi Người nêu bật hành vi của Ma-ri-a “ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người” (Lc 10, 39). Tuy nhiên, khi phải chọn lựa thì Chúa Giê-su vẫn thích kẻ “nghe” lời Người hơn là loay hoay chuyện cơm nước…Người cũng cho biết đây là “phần tốt nhất.”
Hẳn Chúa Giê-su không làm một cuộc so sánh về hai thái độ: một của Mác-ta tất bật với việc tiếp đãi Khách, và một của Ma-ri-a ngồi bên chân Khách để trò chuyện. Trong thực tế, cả hai thái độ này đều cần thiết. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy gẫm về một điều căn bản trong đời sống Ki-tô hữu: lắng nghe và sống Lời Chúa giữa một thế giới đầy bận rộn và phân tâm.
Hai thái độ sống
Mác-ta và Ma-ri-a không đại diện cho điều đúng, điều sai, mà là hai thái độ sống cần được điều chỉnh và quân bình. Mác-ta yêu mến Chúa, nên lo chuẩn bị chu đáo đồ ăn thức uống, như tổ phụ Áp-ra-ham trong bài đọc I (x.St 18, 1-15) đã tiếp đón ba vị khách lạ (mà truyền thống hiểu là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi) với lòng hiếu khách, tận tâm phục vụ. Tuy nhiên, vấn đề của Mác-ta là ở chỗ bị cuốn vào những lo toan, đến mức đánh mất sự hiện diện và Lời Hằng Sống là chính Chúa Giê-su ngay trước mặt mình.
Thánh Au-gút-ti-nô nói: “Mác-ta bị Chúa khiển trách không phải vì bà phục vụ, nhưng vì bà quá bận rộn với việc phục vụ.” (Bài giảng 103, 1-2). Còn Ma-ri-a, người “ngồi bên chân Chúa mà lắng nghe lời Người” (Lc 10, 39), được Chúa khen là đã “chọn phần tốt nhất” (Lc 10, 42).
Trong một thế giới đầy lo toan và công việc như hôm nay, người Ki-tô hữu dễ trở thành “Mác-ta” bận rộn với việc đời, ngay cả trong các công việc đạo đức, nhưng lại thiếu sự gắn bó và tương quan cá vị với Chúa.
“Chỉ có một sự cần mà thôi”
Chúa Giê-su nói với Mác-ta: “Chỉ có một sự cần mà thôi” là một mạc khải quý giá. Điều cần thiết nhất, chính là lắng nghe và sống Lời Chúa.
Thánh Biển Đức, vị sáng lập đời sống đan tu đã mở đầu Luật Dòng bằng câu: “Nghe đây, hỡi con, lắng nghe lời Thầy dạy, hãy nghiêng tai lòng con và đón nhận.” Lắng nghe Lời Chúa là thái độ của người môn đệ đích thực. Người môn đệ ấy không chỉ nghe bằng tai, mà bằng cả trái tim để Lời trở thành ánh sáng soi đường, như Thánh vịnh viết : “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105).
Quân bình giữa hoạt động và chiêm niệm
Origène viết: “Ma-ri-a ngồi dưới chân Chúa Giê-su, đó là hình ảnh của linh hồn đang khao khát chân lý thần linh” (Trích bài giảng Tin Mừng Lu-ca). Ma-ri-a đại diện cho Hội Thánh chiêm niệm, đặt Lời Chúa lên trên mọi hoạt động khác.
Công đồng Vaticanô II cũng nhấn mạnh: “Giáo Hội luôn tôn kính Kinh Thánh như chính Mình Thánh Chúa… Vì trong Sách Thánh, Cha trên trời âu yếm gặp gỡ con cái Ngài và đối thoại với họ” (Trích: Hiến Chế Lời Chúa, số 21). Đời sống đức tin không thể tách rời khỏi việc lắng nghe Lời Chúa, nhất là trong Thánh lễ và đời sống cầu nguyện hằng ngày.
Dẫu Ma-ri-a được khen là chọn phần tốt nhất, nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ bê hành động. Giáo hội cần cả Mác-ta lẫn Ma-ri-a, cần người phục vụ cũng như người chiêm niệm. Sự trưởng thành trong đức tin nằm ở sự quân bình: chiêm niệm để phục vụ hiệu quả hơn, và phục vụ để cụ thể hóa tình yêu ta dành cho Chúa.
Giảng trong Thánh lễ ngày 17/7/2026, Đức cố Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói: “Chiêm niệm không loại trừ hoạt động, và hoạt động không được làm nghẹt thở đời sống thiêng liêng.” Người Ki-tô hữu hôm nay được mời gọi trở nên những “Mác-ta có trái tim Ma-ri-a”, luôn dấn thân phục vụ nhưng bắt nguồn từ việc lắng nghe Lời Chúa và sống gắn bó mật thiết với Người.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho chúng ta biết trở nên những môn đệ khôn ngoan như Ma-ri-a, nhưng không bỏ quên sự phục vụ như Mác-ta. Và trong mọi sự, luôn đặt Chúa là trung tâm của đời sống mình.
(Lc 10, 38-42)
Cần người như Mác-ta có trái tim Ma-ri-a
Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giê-su thăm nhà hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a. Hàng ngày gia đình của họ ra sao chúng ta không hay biết, chỉ khi cô chị Mác-ta rước Chúa Giê-su vào nhà và tất bật làm cơm thiết đãi Chúa, còn cô em thì ngồi bên chân Chúa và nghe lời Người chúng ta mới có chuyện (x. Lc 10,38-42). Gia đình Mác-ta và Ma-ri-a còn có cậu em trai là La-da-rô không thấy nói tới.
Chúng ta cùng tưởng tượng cảnh diễn ra trong nhà này: người chị chạy lên chạy xuống, còn người em ra như bị lôi cuốn vào việc chuyện trò với Khách. Một lúc sau, người chị Mác-ta, chắc cảm thấy mệt nhọc, nên đã lên tiếng nói với vị Khách: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình, mà không quan tâm sao sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với?” (Lc 10,40). Xem ra cô chị Mác-ta không những bất bình với cô em là Ma-ri-a mà còn cả với Khách mời nữa. Nhưng Chúa Giê-su nhẹ nhàng đáp, kèm theo lời khen Ma-ri-a: “Mác-ta, Mác-ta, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất” (Lc 10,41-42). Chính câu nói này của Chúa Giê-su làm nảy sinh những khuynh hướng khác nhau.
Có người cảm thấy tiếc cho Mác-ta, vì Ma-ri-a đã bỏ mặc tất cả mọi công việc cho Mác-ta, trong lúc cô ta vui hưởng cuộc nói chuyện với Chúa Giê-su. Khuynh hướng khác cho rằng, Chúa Giê-su không có ý phê phán thái độ hiếu khách của Mác-ta khi Người nêu bật hành vi của Ma-ri-a “ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người” (Lc 10, 39). Tuy nhiên, khi phải chọn lựa thì Chúa Giê-su vẫn thích kẻ “nghe” lời Người hơn là loay hoay chuyện cơm nước…Người cũng cho biết đây là “phần tốt nhất.”
Hẳn Chúa Giê-su không làm một cuộc so sánh về hai thái độ: một của Mác-ta tất bật với việc tiếp đãi Khách, và một của Ma-ri-a ngồi bên chân Khách để trò chuyện. Trong thực tế, cả hai thái độ này đều cần thiết. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy gẫm về một điều căn bản trong đời sống Ki-tô hữu: lắng nghe và sống Lời Chúa giữa một thế giới đầy bận rộn và phân tâm.
Hai thái độ sống
Mác-ta và Ma-ri-a không đại diện cho điều đúng, điều sai, mà là hai thái độ sống cần được điều chỉnh và quân bình. Mác-ta yêu mến Chúa, nên lo chuẩn bị chu đáo đồ ăn thức uống, như tổ phụ Áp-ra-ham trong bài đọc I (x.St 18, 1-15) đã tiếp đón ba vị khách lạ (mà truyền thống hiểu là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi) với lòng hiếu khách, tận tâm phục vụ. Tuy nhiên, vấn đề của Mác-ta là ở chỗ bị cuốn vào những lo toan, đến mức đánh mất sự hiện diện và Lời Hằng Sống là chính Chúa Giê-su ngay trước mặt mình.
Thánh Au-gút-ti-nô nói: “Mác-ta bị Chúa khiển trách không phải vì bà phục vụ, nhưng vì bà quá bận rộn với việc phục vụ.” (Bài giảng 103, 1-2). Còn Ma-ri-a, người “ngồi bên chân Chúa mà lắng nghe lời Người” (Lc 10, 39), được Chúa khen là đã “chọn phần tốt nhất” (Lc 10, 42).
Trong một thế giới đầy lo toan và công việc như hôm nay, người Ki-tô hữu dễ trở thành “Mác-ta” bận rộn với việc đời, ngay cả trong các công việc đạo đức, nhưng lại thiếu sự gắn bó và tương quan cá vị với Chúa.
“Chỉ có một sự cần mà thôi”
Chúa Giê-su nói với Mác-ta: “Chỉ có một sự cần mà thôi” là một mạc khải quý giá. Điều cần thiết nhất, chính là lắng nghe và sống Lời Chúa.
Thánh Biển Đức, vị sáng lập đời sống đan tu đã mở đầu Luật Dòng bằng câu: “Nghe đây, hỡi con, lắng nghe lời Thầy dạy, hãy nghiêng tai lòng con và đón nhận.” Lắng nghe Lời Chúa là thái độ của người môn đệ đích thực. Người môn đệ ấy không chỉ nghe bằng tai, mà bằng cả trái tim để Lời trở thành ánh sáng soi đường, như Thánh vịnh viết : “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105).
Quân bình giữa hoạt động và chiêm niệm
Origène viết: “Ma-ri-a ngồi dưới chân Chúa Giê-su, đó là hình ảnh của linh hồn đang khao khát chân lý thần linh” (Trích bài giảng Tin Mừng Lu-ca). Ma-ri-a đại diện cho Hội Thánh chiêm niệm, đặt Lời Chúa lên trên mọi hoạt động khác.
Công đồng Vaticanô II cũng nhấn mạnh: “Giáo Hội luôn tôn kính Kinh Thánh như chính Mình Thánh Chúa… Vì trong Sách Thánh, Cha trên trời âu yếm gặp gỡ con cái Ngài và đối thoại với họ” (Trích: Hiến Chế Lời Chúa, số 21). Đời sống đức tin không thể tách rời khỏi việc lắng nghe Lời Chúa, nhất là trong Thánh lễ và đời sống cầu nguyện hằng ngày.
Dẫu Ma-ri-a được khen là chọn phần tốt nhất, nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ bê hành động. Giáo hội cần cả Mác-ta lẫn Ma-ri-a, cần người phục vụ cũng như người chiêm niệm. Sự trưởng thành trong đức tin nằm ở sự quân bình: chiêm niệm để phục vụ hiệu quả hơn, và phục vụ để cụ thể hóa tình yêu ta dành cho Chúa.
Giảng trong Thánh lễ ngày 17/7/2026, Đức cố Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói: “Chiêm niệm không loại trừ hoạt động, và hoạt động không được làm nghẹt thở đời sống thiêng liêng.” Người Ki-tô hữu hôm nay được mời gọi trở nên những “Mác-ta có trái tim Ma-ri-a”, luôn dấn thân phục vụ nhưng bắt nguồn từ việc lắng nghe Lời Chúa và sống gắn bó mật thiết với Người.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho chúng ta biết trở nên những môn đệ khôn ngoan như Ma-ri-a, nhưng không bỏ quên sự phục vụ như Mác-ta. Và trong mọi sự, luôn đặt Chúa là trung tâm của đời sống mình.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
50 nạn nhân của Đức Quốc xã được công nhận là tử đạo sẽ được phong chân phước
Thanh Quảng sdb
15:10 16/07/2025
50 nạn nhân của Đức Quốc xã được công nhận là tử đạo sẽ được phong chân phước

Shutterstock I Edaccor (Ateleia)
Những vị tử đạo người Pháp đã chết dưới tay chế độ Đức Quốc xã trong khi đang yểm trợ để nâng đỡ cho những người Pháp được gửi đến Đức phụ giúp trong Thế chiến II.
Giáo Hội Công Giáo đã công nhận sự tử đạo của 50 giáo sĩ và giáo dân người Pháp bị chế độ Đức Quốc xã sát hại trong Thế chiến II. Trong số những người được Đức Giáo Hoàng Lêô XIV phê chuẩn vào ngày 20 tháng 6 năm 2025, có Cha Raymond Cayré (1915-1944), tu sĩ dòng Phanxicô Gérard Martin Cendrier (1920-1944), chủng sinh Roger Vallée (1920-1944) và giáo dân Jean Mestre (1924-1944).
Họ đã chết trong các trại tập trung khác nhau. Những “Vị Tử Đạo Tông Đồ” này, với án phong chân phước tập thể được mở tại Paris năm 1988, dự kiến sẽ sớm được tuyên phong chân phước.
Trang web chính thức của Bộ Tuyên Thánh cho hay rằng 50 vị đáng kính này đều đã hy sinh phục vụ tông đồ cho các công nhân Pháp được chính quyền Vichy gửi đến Đức theo chương trình Lao động Cưỡng bức. Được sự khích lệ của Đức Hồng Y Emmanuel Suhard, Tổng Giám mục Paris, họ đã sang Đức để hỗ trợ những người này. Tuy nhiên, Đức Quốc xã đã bắt giữ họ vì "hoạt động lật đổ" Đệ Tam Đế chế. Chúng tra tấn và giết hại họ, chủ yếu trong các trại tập trung.
Tử đạo tại Đức và Áo
Những người Công Giáo Pháp này đã chết "vì lòng căm thù đức tin" — theo cách gọi dành cho các vị tử đạo — từ năm 1944 đến năm 1945, tại nhiều vùng khác nhau của Đức, cũng như tại Áo.
Đức Lêô XIV đã phê chuẩn các sắc lệnh của họ vào ngày 20 tháng 6 trong buổi tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh.
Vatican liệt kê bốn tu sĩ dòng Phanxicô, chín linh mục giáo phận và 19 thành viên của phong trào Công nhân Trẻ Kitô giáo. Ngoài ra, 14 thành viên của phong trào Hướng đạo Pháp cũng có tên trong danh sách. Ba chủng sinh cũng được công nhận trong số những "Vị Tử đạo" này. Người lớn tuổi nhất trong danh sách là một tu sĩ Dòng Tên duy nhất.
50 vị tử đạo có thể được phong chân phước, vì việc công nhận sự tử đạo của họ sẽ miễn cho họ khỏi các phép lạ thường được yêu cầu để phong chân phước.
Đức Lêô cũng đã phê chuẩn nhiều sắc lệnh khác công nhận các nhân đức anh hùng, phép lạ và sự tử đạo của nhiều người từ Tây Ban Nha, Ý và Brazil.
Hai nhóm đáng chú ý (tổng cộng 124 người) là những vị tử đạo của cuộc đàn áp tôn giáo trong thời kỳ Nội chiến Tây Ban Nha.

Shutterstock I Edaccor (Ateleia)
Những vị tử đạo người Pháp đã chết dưới tay chế độ Đức Quốc xã trong khi đang yểm trợ để nâng đỡ cho những người Pháp được gửi đến Đức phụ giúp trong Thế chiến II.
Giáo Hội Công Giáo đã công nhận sự tử đạo của 50 giáo sĩ và giáo dân người Pháp bị chế độ Đức Quốc xã sát hại trong Thế chiến II. Trong số những người được Đức Giáo Hoàng Lêô XIV phê chuẩn vào ngày 20 tháng 6 năm 2025, có Cha Raymond Cayré (1915-1944), tu sĩ dòng Phanxicô Gérard Martin Cendrier (1920-1944), chủng sinh Roger Vallée (1920-1944) và giáo dân Jean Mestre (1924-1944).
Họ đã chết trong các trại tập trung khác nhau. Những “Vị Tử Đạo Tông Đồ” này, với án phong chân phước tập thể được mở tại Paris năm 1988, dự kiến sẽ sớm được tuyên phong chân phước.
Trang web chính thức của Bộ Tuyên Thánh cho hay rằng 50 vị đáng kính này đều đã hy sinh phục vụ tông đồ cho các công nhân Pháp được chính quyền Vichy gửi đến Đức theo chương trình Lao động Cưỡng bức. Được sự khích lệ của Đức Hồng Y Emmanuel Suhard, Tổng Giám mục Paris, họ đã sang Đức để hỗ trợ những người này. Tuy nhiên, Đức Quốc xã đã bắt giữ họ vì "hoạt động lật đổ" Đệ Tam Đế chế. Chúng tra tấn và giết hại họ, chủ yếu trong các trại tập trung.
Tử đạo tại Đức và Áo
Những người Công Giáo Pháp này đã chết "vì lòng căm thù đức tin" — theo cách gọi dành cho các vị tử đạo — từ năm 1944 đến năm 1945, tại nhiều vùng khác nhau của Đức, cũng như tại Áo.
Đức Lêô XIV đã phê chuẩn các sắc lệnh của họ vào ngày 20 tháng 6 trong buổi tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh.
Vatican liệt kê bốn tu sĩ dòng Phanxicô, chín linh mục giáo phận và 19 thành viên của phong trào Công nhân Trẻ Kitô giáo. Ngoài ra, 14 thành viên của phong trào Hướng đạo Pháp cũng có tên trong danh sách. Ba chủng sinh cũng được công nhận trong số những "Vị Tử đạo" này. Người lớn tuổi nhất trong danh sách là một tu sĩ Dòng Tên duy nhất.
50 vị tử đạo có thể được phong chân phước, vì việc công nhận sự tử đạo của họ sẽ miễn cho họ khỏi các phép lạ thường được yêu cầu để phong chân phước.
Đức Lêô cũng đã phê chuẩn nhiều sắc lệnh khác công nhận các nhân đức anh hùng, phép lạ và sự tử đạo của nhiều người từ Tây Ban Nha, Ý và Brazil.
Hai nhóm đáng chú ý (tổng cộng 124 người) là những vị tử đạo của cuộc đàn áp tôn giáo trong thời kỳ Nội chiến Tây Ban Nha.
Lý do của việc Bộ trưởng Ngoại giao Vatican qua Ấn Độ
Vũ Văn An
15:12 16/07/2025

Mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số nhỏ, nhưng số người Công Giáo ở Ấn Độ lại đông hơn số người Công Giáo ở Bỉ, Ireland và Bồ Đào Nha cộng lại.
Đó là nhận xét của Luke Coppen, ngày 15 tháng 7, 2025, trên tạp chí mạng The Pillar.
Theo ông, hôm Chúa nhật, Vatican thông báo việc Thư ký Phụ trách Liên hệ với Các Quốc gia của Vatican - tương đương với Bộ trưởng Ngoại giao - đã bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ kéo dài một tuần.
Thực vậy, ngày 13 tháng 7, Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican cho biết Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher đang thăm tiểu lục địa này "nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Tòa thánh và Cộng hòa Ấn Độ".
Cách diễn đạt ngoại giao này không cung cấp nhiều chi tiết. Tổng Giám mục người Anh sẽ gặp ai tại Ấn Độ? Ngài sẽ nêu ra những vấn đề gì? Và việc tăng cường hợp tác giữa Tòa thánh và Ấn Độ sẽ như thế nào? Thông báo không trả lời được bất cứ câu hỏi nào trong số này. Tuy nhiên, chúng vẫn có giá trị bởi Ấn Độ đang ngày càng đóng vai trò nổi bật trong các vấn đề hoàn cầu, nhờ sức mạnh kinh tế ngày càng tăng và sinh khí dân số. Trong một trùng hợp kỳ lạ, Tòa Thánh và chính phủ Ấn Độ đều quản lý dân số khoảng 1.4 tỷ người, chiếm khoảng 17% dân số thế giới.
Đó không phải là lý do duy nhất khiến quan hệ Vatican-Ấn Độ trở nên quan trọng. Khoảng 23 triệu người Ấn Độ theo Công Giáo, đưa Ấn Độ vào hàng 20 quốc gia có dân số Công Giáo đông nhất. Để so sánh, con số này còn lớn hơn cả dân số Công Giáo của Bỉ, Ái Nhĩ Lan và Bồ Đào Nha cộng lại.
Nhưng mặc dù cộng đồng Công Giáo Ấn Độ có quy mô tương đối lớn, người Công Giáo vẫn là một nhóm thiểu số nhỏ bé và dễ bị tổn thương trong một dân số với 80% theo Ấn Độ giáo, 14% theo Hồi giáo và chỉ 2% theo Kitô giáo.
Vậy, cụ thể Gallagher có thể làm gì ở Ấn Độ trong tuần này?

Gặp Modi?
Lịch trình của Đức Tổng Giám Mục Gallagher tại Ấn Độ hiện chưa được công bố, có thể vì lý do an ninh hoặc vì một số cuộc hẹn có thể chưa được hoàn tất.
Điều quan trọng cần chú ý là liệu Đức Tổng Giám Mục có đảm bảo được một cuộc gặp với Thủ tướng Narendra Modi, người đã thống trị đời sống chính trị Ấn Độ kể từ chiến thắng bầu cử ban đầu vào năm 2014 hay không. Modi không nhất thiết phải gặp một ngoại trưởng đến thăm, vì vậy một cuộc gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Gallagher sẽ gửi đi tín hiệu rằng bảnn thân ông coi trọng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Vatican.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã gặp Modi vào năm 2021, khi Thủ tướng Ấn Độ đến Vatican và mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Ấn Độ. Modi dường như có một mối quan hệ nồng ấm với Đức Giáo Hoàng người Argentina. Khi hai người gặp lại nhau vào năm 2024, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Ý, họ đã ôm nhau thắm thiết và Modi đã nhắc lại lời mời của mình. Sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời, Modi đã tuyên bố ba ngày quốc tang tại Ấn Độ.
Một cuộc gặp giữa Modi và Gallagher sẽ làm dấy lên những đồn đoán về một chuyến thăm tiềm năng của Đức Giáo Hoàng tới Ấn Độ. Hiện tại, Đức Leo dường như chỉ lên kế hoạch cho một chuyến công du nước ngoài duy nhất vào năm 2025: đến Thổ Nhĩ Kỳ, để kỷ niệm 1,700 năm Công đồng Nicea, một thời khắc quan trọng trong lịch sử Kitô giáo sơ khai.
Cuộc cạnh tranh để tổ chức chuyến công du nước ngoài thứ hai của Đức Leo XIV đang nóng lên, với hai quốc gia Hoa Kỳ và Peru được cho là gần như đứng đầu danh sách. Nhưng Ấn Độ cũng nên nằm trong số đó.
Kỷ nguyên của các giáo hoàng chu du khắp thế giới bắt đầu với chuyến thăm Thánh Địa năm 1964 của Đức Phaolô VI. Chuyến thăm tiếp theo của ngài, cùng năm đó, là đến Ấn Độ, đưa quốc gia này vào bản đồ các chuyến thăm của cac vị giáo hoàng. Đức Gioan Phaolô II đã đến thăm Ấn Độ vào năm 1986 và 1999. Nhưng kể từ đó, không có giáo hoàng nào đến thăm tiểu lục địa này.
Slovakia, một quốc gia chỉ có 3 triệu người Công Giáo, đã đón hai chuyến thăm của giáo hoàng trong 25 năm qua (vào năm 2003 và 2021), trong khi Ấn Độ không có chuyến thăm nào. Vì vậy, có lý do mạnh mẽ cho một chuyến công du khác của Giáo hoàng đến tiểu lục địa này — và Đức Leo XIV có thể sẵn sàng chấp nhận điều đó vì trước đây ngài đã đến thăm đất nước này với tư cách là người đứng đầu dòng Augustinô.
Một chuyến thăm sẽ không chỉ phụ thuộc vào lịch trình của Đức Leo, mà còn phụ thuộc vào các lực lượng đối đầu trong liên minh cầm quyền của Ấn Độ, do đảng BJP của Modi lãnh đạo. Bất chấp mối quan hệ thân thiết giữa Thủ tướng và Đức Phanxicô, đảng BJP là một đảng theo chủ nghĩa dân tộc Hindu, nhấn mạnh rằng Hindutva, hay "tính Hindu", là nền tảng của văn hóa đất nước. Nhiều người Công Giáo Ấn Độ coi BJP là thù địch, hoặc, trong trường hợp tốt nhất, là thờ ơ với các mối quan tâm của thiểu số Kitô giáo. Trong khi đó, một số người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu lo ngại rằng chuyến thăm của Giáo hoàng có thể truyền cảm hứng cho việc cải đạo sang Kitô giáo.
Kế hoạch Đức Phanxicô đến thăm Ấn Độ vào năm 2017 được cho là đã thất bại sau khi lời mời chính thức đến Ấn Độ không thành hiện thực. Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ đó, khiến Modi phải mời Đức Giáo Hoàng đến thăm vào cả năm 2021 và 2024. Sự phản kháng nội bộ chắc chắn vẫn còn, nhưng đảng BJP đã nỗ lực thu hút cử tri Công Giáo trong những năm gần đây. Đảng này đã có một bước đột phá lịch sử vào năm 2024 khi giành được ghế nghị sĩ đầu tiên tại bang Kerala, miền Nam Ấn Độ, nơi có... với tư cách là một cộng đồng Kitô giáo đáng kể.
Đảng BJP được cho là đang nhắm đến cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Kerala năm 2026. Theo truyền thống, hai liên minh khác đã thống trị bang này: Mặt trận Dân chủ Cánh tả, do Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) lãnh đạo, và Mặt trận Dân chủ Thống nhất, do Đảng Quốc đại Ấn Độ lãnh đạo. Nhưng liên minh BJP dường như tin rằng họ có thể phá vỡ thế độc tôn của họ và giành được đa số ghế tại bang này.
Cuộc bầu cử phải được tổ chức trước tháng 5 năm 2026. Do đó, một chuyến thăm của Giáo hoàng tới Ấn Độ trong những tháng trước đó có thể là một triển vọng hấp dẫn đối với BJP. Tuy nhiên, Vatican thường lên lịch các chuyến thăm của Giáo hoàng ngoài thời gian bầu cử, vì vậy họ có thể từ chối lựa chọn này nếu nó được đề xuất.
Bất chấp ngày chuyên biệt đó, BJP dường như có động lực rõ ràng cho một chuyến thăm của Giáo hoàng mà họ đã để lỡ trong những năm 2010.

Nếu không phải Modi, thì là ai?
Nếu Tổng Giám mục Gallagher không đảm bảo được một cuộc gặp với Modi, thì đó cũng không phải là thảm họa. Có những nhân vật chính phủ cấp cao khác mà ngài có thể gặp. Nổi bật nhất là S. Jaishankar, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ và là người đồng cấp của Gallagher.
Trong bất cứ cuộc thảo luận nào với các nhà lãnh đạo chính trị, vị tổng giám mục có thể sẽ đề cập đến việc đối xử với các nhóm tôn giáo thiểu số của Ấn Độ. Theo báo cáo của Diễn đàn Kitô giáo Thống nhất, một nhóm vận động nhân quyền có trụ sở tại New Delhi, đã có 947 vụ tội ác thù hận xảy ra trong 12 tháng sau khi Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào tháng 6 năm 2024. Hai mươi lăm nạn nhân - tất cả đều là người Hồi giáo - đã thiệt mạng. Các vụ việc này phổ biến hơn ở 14 trong số 28 bang của Ấn Độ do BJP quản lý.
Gallagher cũng có thể đề cập đến sự bùng nổ của bạo lực chống lại Kitô giáo tại bang Manipur do BJP lãnh đạo vào năm 2023. Các cuộc đụng độ lẻ tẻ được cho là vẫn tiếp diễn, bất chấp việc áp đặt Quy tắc của Tổng thống, hay sự kiểm soát của chính quyền trung ương, vào tháng 2 năm 2025.

Thúc đẩy Giáo hội
Chuyến thăm kéo dài một tuần của Đức Tổng Giám Mục Gallagher sẽ cho ngài thời gian gặp gỡ những nhân vật bên ngoài giới chính trị Ấn Độ.
Các cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Ấn Độ giáo và Hồi giáo có thể diễn ra, có thể do Đức Hồng Y George Koovakad, người Ấn Độ, tân Chủ tịch Bộ Đối thoại Liên tôn của Vatican, sắp xếp.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng có thể sẽ gặp gỡ đại diện của cộng đồng Kitô giáo thiểu số đa dạng của Ấn Độ, bao gồm những người Thệ phản và các thành viên của các Giáo hội Chính thống giáo Đông phương cổ đại. Đức Tổng Giám Mục cũng có thể sẽ dành thời gian gặp gỡ các giám mục từ ba cộng đồng Công Giáo chính của Ấn Độ: Giáo hội Latinh, Giáo hội Syro-Malabar và Giáo hội Syro-Malankara.
Giáo hội Latinh đã trải qua một sự thay đổi lãnh đạo đáng kể với việc Đức Hồng Y Oswald Gracias nghỉ hưu vào tháng 1 với tư cách là Tổng Giám mục Bombay. Người kế nhiệm ngài, Đức Tổng Giám Mục John Rodrigues, có thể nằm trong số những người chào đón Đức Tổng Giám Mục Gallagher. Một nhân vật nổi bật khác của Nghi lễ Latinh cũng có thể góp mặt: Đức Hồng Y Filipe Neri Ferrão, Tổng Giám mục Goa và Chủ tịch Liên đoàn Hội đồng Giám mục Châu Á.
Giáo hội Syro-Malabar đã có thêm một Tổng Giám mục mới, hay còn gọi là Lãnh đạo chung, vào tháng 1 năm 2024. Tổng Giám mục Raphael Thattil hiện đang ở Melbourne, Úc, nhưng có thể sẽ sớm trở về để gặp Đức Tổng Giám Mục Gallagher. Ngài có tin tốt muốn báo cáo: một thỏa thuận chấm dứt "cuộc chiến phụng vụ" kéo dài hàng thập niên giữa Syro-Malabar dường như đang được kìm giữ kể từ khi có hiệu lực vào ngày 3 tháng 7.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher có thể phát hiện ra việc các giám mục của Giáo hội Latinh và Syro-Malabar có quan điểm khác nhau về tình hình chính trị của Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo Giáo hội Latinh có xu hướng hoài nghi hơn về những lời đề nghị của đảng BJP, bởi vì đàn chiên của họ trải rộng khắp Ấn Độ, kể cả ở những khu vực dễ xảy ra bạo lực chống lại Kitô giáo. Trong khi đó, các giám mục Syro-Malabar có thể cởi mở hơn với đảng này vì họ chủ yếu đóng tại bang Kerala an ninh hơn. Tuy nhiên, các giám mục của cả ba nghi lễ gần đây đã cùng nhau ủng hộ một dự luật gây tranh cãi do đảng BJP dẫn đầu, nhằm cải cách các quy định quản lý quỹ từ thiện Hồi giáo.
Bất kể Gallagher gặp gỡ những nhà lãnh đạo Công Giáo nào, chuyến thăm của ngài có thể sẽ là một sự khích lệ đáng hoan nghênh cho Giáo hội địa phương đang phải đối diện với những áp lực không ngừng từ bên trong và bên ngoài.
Tin vui phò sinh: Planned Parenthood Bị Cắt Ngân Sách, ít nhất vào lúc này
Vũ Văn An
15:19 16/07/2025

Trên tập san First Things ngày 15 tháng 7 năm 2025, Patrick T. Brown cho hay: Trong ba năm sau vụ Dobbs, phong trào ủng hộ sự sống đôi khi có cảm giác như đang hứng chịu hết cú đấm này đến cú đấm khác. " One Big Beautiful Bill [Dự luật Lớn Tuyệt Vời]"—bất chấp những sai sót đáng chú ý của nó—là một sự giải tỏa đáng hoan nghênh, được coi là chiến thắng lớn nhất của phe bảo thủ xã hội kể từ khi án lệ Roe bị bãi bỏ. Luật này bao gồm lệnh cấm một năm đối với nguồn tài trợ liên bang dành cho tổ chức bị nhiều người ủng hộ sự sống ghét bỏ trong nhiều năm: Planned Parenthood, nhà cung cấp dịch vụ phá thai lớn nhất quốc gia.
Gần quan trọng như chính việc cắt ngân sách, chiến thắng này cho thấy phe bảo thủ xã hội vẫn có một vị trí tại bàn đàm phán, như vị phó tổng thống tương lai đã hứa vào mùa hè năm ngoái. Việc cắt ngân sách cho Planned Parenthood chắc chắn không phải là ưu tiên hàng đầu của tổng thống so với các lời hứa tranh cử khác. Nhưng đã có đủ những người ủng hộ tại Quốc hội, từ Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson trở xuống, để đảm bảo rằng việc cắt ngân sách cho "Phá thai Lớn" được đưa vào dự luật. Điều đáng chú ý là các nhóm ủng hộ sự sống đã có thể đưa ra những yêu cầu mang tính chiến lược và tránh được sự cám dỗ của những cuộc đấu đá nội bộ phản tác dụng. Kết quả là, Nhà Trắng đã bằng lòng để những người bảo thủ xã hội giành được một chiến thắng mà họ đã mong đợi từ lâu.
Nó thậm chí còn có thể lớn hơn nữa — dự luật ban đầu bao gồm lệnh cấm kéo dài mười năm. Nhưng các quy tắc nghiêm ngặt của Thượng viện về việc luật nào có thể được thông qua bởi đa số phiếu đơn giản, cùng với thời gian tự đặt ra, đã buộc lệnh cấm phải được thu hẹp lại. Hiện tại, lệnh tạm dừng tài trợ liên bang trong một năm đặt ra một thách thức lớn — mặc dù không phải là không thể vượt qua — đối với tổ chức đang bị nhắm đến.
Điều này xảy ra vào thời điểm khó khăn đối với Planned Parenthood, tổ chức đã phải chịu một số tổn thất về quan hệ công chúng gần đây. Một cuộc điều tra của tờ New York Times đã phát hiện ra những chi tiết gây sốc về chất lượng chăm sóc thấp, và một số chi nhánh đang phải đối đầu với các vụ kiện vì cung cấp hormone "khẳng định giới tính" cho thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn nhận dạng giới tính.
Nhưng thương hiệu của tổ chức này vẫn đồng nghĩa với "kế hoạch hóa gia đình" trong tâm trí của nhiều người cấp tiến có thiện chí. Những câu chuyện về phụ nữ dựa vào các địa điểm của Planned Parenthood để được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe không thể phản đối, chẳng hạn như tầm soát ung thư, sẽ được sử dụng để làm cơ sở cho việc tiếp tục tài trợ công. Trong lời kêu gọi gây quỹ, tổ chức này cáo buộc rằng "có tới 200 trung tâm y tế của Planned Parenthood đang có nguy cơ phải đóng cửa". Thống đốc bang Washington, Bob Ferguson, đã cam kết sử dụng tiền thuế của tiểu bang để "bù đắp khoảng trống tạm thời này nhằm đảm bảo cho phụ nữ tiếp tục được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu". Các tiểu bang khác có thể sẽ làm theo, và các hoạt động gây quỹ toàn sao Hollywood chắc chắn cũng không hề thụt hậu.
Tất nhiên, nếu chỉ tập trung vào chụp nhũ ảnh và xét nghiệm Pap, Planned Parenthood đã không trở thành tâm điểm chú ý như vậy. Những người bảo vệ tổ chức này cho rằng phá thai chỉ chiếm 3% tổng số dịch vụ của tổ chức - điều này chỉ đúng nếu tính tổng số lần xét nghiệm thai, lượt giới thiệu chăm sóc sức khỏe ban đầu và bao cao su được phân phối như một "dịch vụ" riêng biệt. Nhưng đồng thời, họ lập luận rằng phá thai là trọng tâm trong mục đích của Planned Parenthood với tư cách là một tổ chức, như cố CEO Cecile Richards đã làm trong hồi ký của bà, kể lại cuộc gặp năm 2017 với Ivanka Trump và chồng bà, Jared Kushner.
Richards nhớ lại Kushner đã đề xuất Planned Parenthood công khai thoái vốn khỏi hoạt động phá thai, thay vào đó tập trung vào các khía cạnh khác của sức khỏe phụ nữ để đảm bảo nguồn tài trợ liên bang tiếp tục. Đó là một đề xuất thiếu cân nhắc, cho rằng tổ chức này coi phá thai là hoạt động phụ trợ, chứ không phải là hoạt động thiết yếu, cho sứ mệnh của nó. Richards cảm thấy như mình đang "bị yêu cầu đánh đổi quyền phụ nữ để lấy nhiều tiền hơn", và được cho là đã nói với Kushner rằng sứ mệnh của tổ chức của bà là "chăm sóc tất cả các nhu cầu sinh sản của [phụ nữ] - bao gồm cả phá thai an toàn và hợp pháp".
Cam kết kiên định đó đối với việc phá thai - và toàn bộ nền chính thống cấp tiến xung quanh ý thức hệ phái tính- đã giúp Planned Parenthood luôn được đánh giá cao. Dường như không có lời giải thích hữu lý nào khác, ví dụ, cho lệnh cấm tạm thời do thẩm phán tòa án liên bang Indira Talwani ban hành, nhằm ngăn chặn điều khoản cắt ngân sách cho Planned Parenthood. Lệnh cấm này không viện dẫn bất cứ luật lệ hay lý thuyết pháp lý nào, mà chỉ là một lời khẳng định trắng trợn về quyền tư pháp, phủ quyết một đạo luật đã được Quốc hội thông qua hợp lệ và ngăn chặn lệnh cấm tài trợ có hiệu lực. Chính quyền Trump đã đệ đơn kháng cáo để hủy bỏ lệnh cấm, và trừ khi có sự diễn giải sai lệch hiến pháp thực sự, điều khoản này cuối cùng sẽ có hiệu lực.
Sau đó, công việc thực sự sẽ bắt đầu. Đảng Cộng hòa tại Quốc hội nên chuẩn bị cho một cuộc chiến khác khi lệnh cấm một năm hết hạn, và hãy sẵn sàng ngay bây giờ. Đặc biệt, các tiểu bang Cộng hòa nên tập trung năng lực vào việc bảo đảm để phụ nữ biết về các lựa chọn thay thế thực sự cho Planned Parenthood trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt nếu việc cắt giảm Medicaid đe dọa bức tranh tài chính của các bệnh viện phục vụ các khu vực thu nhập thấp.
Nói rộng hơn, chính trị và hoạt động phá thai sẽ tiếp tục diễn tiến. Ngay cả khi nhiều phòng khám của Planned Parenthood đóng cửa, phá thai bằng hóa chất tự áp dụng sẽ tiếp tục gia tăng. Mối quan hệ giữa chủ nghĩa bảo thủ xã hội truyền thống và chính quyền hiện tại đặt ra cả rủi ro lẫn cơ hội, đáng chú ý nhất là với một báo cáo đang chờ xử lý về các hình thức hỗ trợ sinh sản gây hủy hoại phôi thai. Và, tất nhiên, cuộc chiến văn hóa - xây dựng lại nhận thức xã hội về ý nghĩa thực sự của tình dục, lòng chung thủy và việc làm cha mẹ - vẫn là nhiệm vụ lớn nhất trước mắt chúng ta.
Nhưng hiện tại, bối cảnh tươi sáng hơn nhiều so với những gì nhiều người ủng hộ quyền được sống có thể nghĩ đến ngay cả một năm trước. Các nhóm ủng hộ quyền được sống đã nhắm đến một kẻ thù lâu năm và thể hiện đủ sức mạnh chính trị để đảm bảo rằng cơ hội của họ được bao gồm trong một gói dự luật phải được thông qua trong một Quốc hội đang bị chia rẽ sít sao. Không ai nên nhầm lẫn điều này với việc chiến thắng cuộc chiến; nhưng đối với những người có thể nghi ngờ liệu họ có bao giờ giành chiến thắng trong một trận chiến khác trong cuộc chiến giành sự sống hay không, chiến thắng này sẽ có vị ngọt ngào đặc biệt.
VietCatholic TV
Kyiv có hỏa tiễn phóng tới Moscow, Kremlin phản ứng. Nhà máy Nga nổ tan tành. EU: 50 ngày dài quá!
VietCatholic Media
03:13 16/07/2025
1. Nga nói Tổng thống Trump đã gửi tín hiệu tới Ukraine cho phép tấn công Thủ đô Nga, và đây là một điều hết sức nghiêm trọng
Điện Cẩm Linh cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra hiệu cho Ukraine rằng nước này nên tiếp tục chiến tranh, thậm chí là tấn công bằng hỏa tiễn vào Thủ đô Nga, sau khi ông tuyên bố sẽ gửi thêm vũ khí tới Kyiv và đe dọa Nga bằng các lệnh trừng phạt thứ cấp trừ khi nước này ký kết hòa bình.
Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Putin, mô tả tuyên bố của Tổng thống Trump là “rất nghiêm trọng” trong cuộc họp báo hàng ngày vào thứ Ba, ngày 15 tháng 7.
Peskov cho biết Putin sẽ cần thời gian để phân tích những phát biểu của Tổng thống Trump, một số trong các tuyên bố này nhắm vào ông, và quyết định xem có nên bình luận hay không.
Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc áp dụng mức thuế quan thứ cấp 100% đối với các quốc gia giao dịch với Nga trừ khi Putin đạt được hòa bình trong vòng 50 ngày, khi ông cứng rắn hơn với Mạc Tư Khoa, một sự thay đổi đáng kể về chiến thuật sau nhiều tháng mềm mỏng hơn đã không ngăn chặn được chiến tranh.
Ông cũng cho biết sẽ gửi thêm hỏa tiễn phòng không Patriot tới Ukraine và các đồng minh NATO ở Âu Châu sẽ tài trợ thêm vũ khí tấn công “tinh vi” của Mỹ cho Kyiv, qua đó gây thêm áp lực lên Nga.
“Hiện tại, có một điều có thể nói một cách chắc chắn: Có vẻ như những quyết định như vậy được đưa ra ở Washington, ở các nước NATO và trực tiếp ở Brussels, được phía Ukraine coi không phải là tín hiệu hướng tới hòa bình, mà là tín hiệu hướng tới việc tiếp tục chiến tranh”, Peskov nói.
Tổng thống Trump cảm thấy ông đã bị Putin đánh lừa về việc chấm dứt chiến tranh, viện dẫn việc Nga liên tục tấn công các thành phố của Ukraine bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa.
“Các cuộc trò chuyện của tôi với Putin rất vui vẻ, và sau đó hỏa tiễn lại phóng vào ban đêm”, Tổng thống Trump phát biểu tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Hai trong cuộc họp với Tổng thư ký NATO Mark Rutte, đồng thời nói thêm rằng “chuyện đó cứ tiếp diễn mãi”.
Putin đã nói với Tổng thống Trump rằng ông ta cam kết phải đạt cho được các mục tiêu chiến tranh của Nga và có ý định đạt được chúng.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nêu ra những yêu cầu chính của Mạc Tư Khoa về hòa bình trong một cuộc phỏng vấn gần đây với giới truyền thông Hung Gia Lợi.
Chúng bao gồm một nước Ukraine phi quân sự hóa và trung lập, không phải là thành viên của NATO; sự công nhận quốc tế đối với lãnh thổ Ukraine hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga; việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga và chấm dứt hành động pháp lý chống lại các doanh nghiệp Nga; và sự bảo vệ lớn hơn cho ngôn ngữ và văn hóa Nga tại Ukraine.
Ukraine cáo buộc Nga tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược đế quốc, tìm cách chinh phục Kyiv và các vùng lãnh thổ của nước này, sáp nhập vào Liên bang Nga và xóa bỏ bản sắc Ukraine.
Tổng thống Trump muốn chiến tranh phải chấm dứt ngay lập tức, nói rằng tổn thất lớn về sinh mạng, sự phá hủy cơ sở hạ tầng và chi phí mà người nộp thuế Mỹ phải gánh chịu khi hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine là không thể chấp nhận được.
Ông muốn Nga tập trung vào việc xây dựng lại thương mại và quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng chỉ sau khi nước này đồng ý hòa bình ở Ukraine.
Một đánh giá được Chatham House công bố vào thứ Ba, ngày 15 tháng 7, lưu ý rằng những động thái mới nhất của Tổng thống Trump tại Ukraine, “chi tiết chính xác về những gì đã được thỏa thuận vẫn còn mơ hồ”.
Viện nghiên cứu có trụ sở tại Luân Đôn cho biết: “Putin sẽ tiếp tục đánh giá Tổng thống Trump bằng hành động chứ không phải bằng lời nói - và cho đến nay, vẫn chưa có nhiều hành động đáng kể”.
Các chuyên gia quân sự đang cố gắng tìm hiểu liệu lực lượng Nga có thể tận dụng khoảng thời gian 50 ngày do Tổng thống Trump để lại để đạt được những thành tựu lãnh thổ đáng kể hay không.
Quân đội Nga đang dần tiến vào tuyến phòng thủ của Ukraine ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine, trọng tâm chính của cuộc tấn công của Nga.
Họ cũng đang cố gắng tạo ra một vùng đệm dọc theo biên giới với các vùng Sumy và Kharkiv ở đông bắc Ukraine.
Putin liên tục phóng hỏa tiễn hành trình tấn công vào Thủ đô Kyiv và các thành phố khác của Ukraine. Tuy nhiên, Điện Cẩm Linh lại tỏ ra hết sức tức giận trước các báo cáo cho rằng Tổng thống Trump đã đề xuất Ukraine phóng hỏa tiễn hành trình tấn công vào Thủ đô Mạc Tư Khoa và thành phố St. Petersburg để buộc Putin phải hòa đàm.
Cả hai tờ The Washington Post và tờ Financial Times đều tường trình rằng trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelenskiy vào hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Bẩy, Tổng thống Trump đã chất vấn Tổng thống Zelenskiy tại sao không phóng hỏa tiễn tấn công Mạc Tư Khoa để gây áp lực buộc Putin phải chấp nhận ngưng bắn. Tổng thống Zelenskiy được tường trình đã trả lời: “Chúng tôi chắc chắn là dám làm nếu các ông cung cấp vũ khí cho chúng tôi.” Tổng thống Trump đã đáp lại rằng Ukraine phải gia tăng áp lực lên Putin, không chỉ ở Mạc Tư Khoa mà còn ở St. Petersburg.
Kyiv hiện có quyền sử dụng hỏa tiễn ATACMS tầm xa hơn, có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa tới 200 dặm bên trong nước Nga. Hỏa tiễn hành trình Tomahawk do Hoa Kỳ cung cấp, có tầm bắn có thể tấn công thủ đô của Nga, được tường trình vẫn đang được xem xét.
Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskiy cho biết Kyiv cũng có hỏa tiễn của riêng mình gọi là Long Neptune có thể bắn xa tới 620 dặm hay 998 km. Chính Tổng thống Zelenskiy xác nhận rằng Long Neptune đã từng được sử dụng để bắn vào Nga. Trên thực tế, có một sự mơ hồ nhất định ở Nga. Trong các cuộc tấn công ở tỉnh Kursk, nhiều báo cáo cho rằng quân đội Nga bị tấn công bằng HIMARS, trong khi một số người lại ngờ rằng đó là Long Neptune.
[Newsweek: 'Very Serious': Russia Says Trump Sent Signal to Ukraine]
2. Ukraine hiện có hỏa tiễn hành trình 600 dặm
Ukraine có hỏa tiễn hành trình mới có tầm bắn 600 dặm, Long Neptune, và đã bắn nó vào Nga.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Chúa Nhật, 16 Tháng Ba, Tổng thống Zelenskiy nói: “Chúng ta đã có những kết quả đáng kể. Long Neptune đã được thử nghiệm và sử dụng thành công trong chiến đấu. Một hỏa tiễn mới của Ukraine, một cuộc tấn công chính xác. Tầm bắn là một ngàn km,” tức là 620 dặm.
Long Neptune là phiên bản dài hơn của hỏa tiễn hành trình chống hạm Neptune dài 5 m của Ukraine - loại vũ khí phóng từ xe tải đã đánh chìm tàu chiến Moskva của Hạm đội Hắc Hải của Nga vào tháng 4 năm 2022.
Long Neptune, dài hơn và chứa nhiều nhiên liệu hơn so với Neptune tiêu chuẩn 120 dặm hay 193 km, đã được phát triển trong nhiều năm. Khi Tổng thống Zelenskiy cam kết gần đây rằng Ukraine sẽ sản xuất 100.000 đạn dược tầm xa vào năm 2025, ông đã ám chỉ một phần đến Long Neptune—cũng như đến một loạt máy bay điều khiển từ xa ném bom bay xa, ấn tượng nhất trong số đó có thể bay hơn 1.000 dặm để tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 17 Tháng Ba, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết việc sử dụng thành công Long Neptune mà Tổng thống Zelenskiy nhắc đến là cuộc tấn công ngày Thứ Sáu, 14 tháng 3 vào nhà máy lọc dầu ở Tuapse, tại Nga cách tiền tuyến ở Ukraine khoảng 300 dặm hay 483 km. Cuộc tấn công Tuapse đó là cuộc tấn công mới nhất trong chuỗi các cuộc tấn công của Ukraine vào các cơ sở dầu mỏ của Nga đã làm giảm sản lượng khoảng 10% vào năm ngoái. Tuy nhiên, đó là cuộc tấn công đầu tiên sử dụng hỏa tiễn. Trước đó, quân Ukraine dùng máy bay điều khiển từ xa để tấn công trên đất Nga. Họ có các loại hỏa tiễn khác do phương Tây cung cấp nhưng không được phép dùng để tấn công trên đất Nga.
Long Neptune là một vũ khí quan trọng. Tấn công mạnh hơn máy bay điều khiển từ xa tấn công tự chế, một số trong đó là máy bay thể thao được cải tiến, hỏa tiễn mới giúp Ukraine thoát khỏi sự phụ thuộc một phần vào Hoa Kỳ và Âu Châu về các loại đạn tấn công sâu tốt nhất của mình. Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, là một đồng minh không đáng tin cậy. Và Âu Châu không có khả năng sản xuất số lượng lớn hỏa tiễn hành trình hiện đại mà Ukraine cần.
Các loại đạn dược khác do Ukraine sản xuất đang được đưa đưa ra chiến trường, bao gồm bom lượn phóng từ trên không và hỏa tiễn đạn đạo phóng từ mặt đất. Ngay cả khi Tổng thống Donald Trump đang gây áp lực buộc Ukraine chấp nhận lệnh ngừng bắn có thể do Hoa Kỳ làm trung gian có lợi cho Nga, thì chính phủ của Tổng thống Zelenskiy vẫn đang chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp diễn—và các cuộc tấn công sâu bên trong nước Nga sẽ tiếp tục… nếu không muốn nói là leo thang.
[Forbes: Ukraine Now Has A 600-Mile Cruise Missile]
3. ‘50 ngày là một khoảng thời gian rất dài’ — Liên Hiệp Âu Châu hoan nghênh hành động mới của Hoa Kỳ đối với Ukraine, nhưng vẫn do dự về mốc thời gian, Kallas nói
Liên minh Âu Châu hoan nghênh nỗ lực mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhằm đưa Nga vào bàn đàm phán, Kaja Kallas, phó chủ tịch Ủy ban Âu Châu, và cũng là Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu về chính sách đối ngoại và an ninh nói với tờ Telegraph trong một bài báo được công bố hôm Thứ Ba, 15 Tháng Bẩy, đồng thời cho biết thêm rằng mốc thời gian 50 ngày của Washington là “quá dài”.
“Một mặt, việc Tổng thống Trump có lập trường cứng rắn với Nga là rất tích cực... Mặt khác, 50 ngày là một khoảng thời gian rất dài nếu chúng ta thấy họ đang giết hại những thường dân vô tội”, bà nói.
Trước đó vào ngày 14 tháng 7, Tổng thống Trump tuyên bố Tòa Bạch Ốc sẽ áp đặt “mức thuế quan nghiêm ngặt” đối với Nga trừ khi nước này đồng ý thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong vòng 50 ngày.
“Chúng tôi sẽ áp dụng mức thuế rất nghiêm ngặt nếu không đạt được thỏa thuận trong vòng 50 ngày. Mức thuế khoảng 100%, chúng tôi gọi là thuế quan thứ cấp”, ông nói.
Kallas kêu gọi các đồng minh của Ukraine cứng rắn hơn với Nga và tiếp tục ủng hộ Kyiv để Mạc Tư Khoa có thể chấm dứt chiến tranh với Ukraine trong bối cảnh các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn gia tăng.
Kallas cho biết: “Rõ ràng là tất cả chúng ta cần phải gây thêm áp lực để họ cũng muốn hòa bình, và thật tốt khi người Mỹ đang thực hiện các bước đi này, và tôi hy vọng họ sẽ cung cấp viện trợ quân sự giống như người Âu Châu đang làm”.
Một ngày trước đó, Tổng thống Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm Patriot cho Ukraine và chi phí sẽ được NATO hoàn trả.
“Chúng tôi sẽ gửi cho họ hỏa tiễn Patriot, thứ mà họ đang rất cần, bởi vì (Tổng thống Nga Vladimir) Putin thực sự đã khiến nhiều người bất ngờ. Ông ấy nói năng dễ nghe rồi lại ném bom tất cả mọi người vào buổi tối. Nhưng có một chút vấn đề ở đây. Tôi không thích điều đó”, ông nói.
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko cũng chỉ trích thời hạn 50 ngày của Tổng thống Trump, nói rằng ông không hiểu lý do đằng sau nó.
“Một mặt, tôi rất vui mừng trước làn sóng ủng hộ từ phía Hoa Kỳ”, Klitschko phát biểu trong chương trình trò chuyện Maischberger của đài ARD (Đức). “Nhưng mặt khác, tôi không hiểu tại sao lãnh đạo Điện Cẩm Linh Vladimir Putin lại bị giam giữ 50 ngày”.
“Trong 50 ngày nữa, rất nhiều người có thể sẽ thiệt mạng ở thủ đô và trên khắp Ukraine, rất nhiều tòa nhà có thể bị hư hại,” ông cảnh báo. “Vậy tại sao lại trì hoãn như vậy?”
Klitschko cho biết ông tin Tổng thống Trump vẫn hy vọng Putin sẽ tự nguyện chấm dứt chiến tranh, nhưng bản thân ông lại tỏ ra nghi ngờ. “Putin chỉ hiểu sức mạnh”, Klitschko nói.
Các quan chức Ukraine báo cáo vào sáng sớm ngày 14 tháng 7 rằng các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga đã giết chết ít nhất 6 người và làm bị thương 30 người khác.
Ukraine thường xuyên phải đối mặt với các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng dân sự, đặc biệt là các cuộc tấn công ngày càng gia tăng từ Mạc Tư Khoa trong những tuần gần đây.
[Politico: '50 days is a very long time' — EU welcomes new US action on Ukraine, hesitant on timeline, Kallas says]
4. Khói bốc lên gần nhà máy pin của Nga trong bối cảnh có báo cáo về vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine
Khói được nhìn thấy bốc lên gần nhà máy Energia của Nga tại thành phố Yelets thuộc tỉnh Lipetsk sau một vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa được tường trình xảy ra vào đêm ngày 15 tháng 7, khi các quan chức Nga báo cáo về các cuộc không kích của Ukraine trên khắp đất nước.
Cơ sở này được tường trình sản xuất pin cho các mô-đun dẫn đường hỏa tiễn và tàu lượn, bao gồm cả hệ thống Iskander và hỏa tiễn hành trình, mà Nga đang ngày càng sử dụng để tấn công vào các thành phố của Ukraine.
Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm Chống Thông tin Sai lệch thuộc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, trước đây đã gọi Energia là “một trong những mục tiêu quan trọng nhất” ở Nga.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hệ thống phòng không của họ đã chặn và phá hủy 55 máy bay điều khiển từ xa trong đêm trên nhiều khu vực, bao gồm 32 máy bay trên vùng Belgorod, 12 máy bay trên vùng Voronezh, 3 máy bay trên vùng Lipetsk, 1 máy bay trên vùng Rostov và Kursk, và 6 máy bay trên Hắc Hải.
Thống đốc tỉnh Lipetsk, Igor Artamonov, xác nhận một cuộc tấn công nhằm vào khu vực này, cho biết một máy bay điều khiển từ xa đã rơi xuống khu công nghiệp Yelets, khiến một người bị thương.
Hãng truyền thông độc lập Astra của Nga đưa tin có thể nhìn thấy khói gần nhà máy Energia, nơi đã bị tấn công trong các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trước đó, mặc dù vị trí chính xác của vụ cháy vẫn chưa rõ ràng.
Tại vùng Voronezh lân cận, Thống đốc Alexander Gusev cho biết 12 máy bay điều khiển từ xa đã bị chặn trong đêm trên vùng Voronezh và các khu vực lân cận.
Các mảnh vỡ từ một trong những máy bay điều khiển từ xa bị chặn đã rơi xuống trung tâm Voronezh, làm hư hại các tòa nhà dân cư và làm bị thương 15 người ở các quận Trung tâm và Komintern của thành phố, cùng một phụ nữ ở những nơi khác trong khu vực, thống đốc tuyên bố. Hai trong số những người bị thương được tường trình đang trong tình trạng nguy kịch.
Một số căn nhà được tường trình bị vỡ cửa sổ, hư hại mặt tiền và vỡ ban công. Các ngôi nhà ở ngoại ô và một quận ở ngoại ô thành phố cũng được tường trình bị hư hại.
Theo Astra, người dân Voronezh đã báo cáo một vụ hỏa hoạn bùng phát trong thành phố sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa. Nguồn gốc chính xác của vụ cháy vẫn chưa rõ ràng.
Tại tỉnh Rostov, quyền Thống đốc Yuri Slyusar cho biết một máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên bầu trời quận Verkhne-Donskoy, không có thiệt hại hay thương tích nào được báo cáo.
Ukraine đã nhiều lần tấn công các mục tiêu công nghiệp và quân sự của Nga ở sâu trong hậu phương để làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh tổng lực của Mạc Tư Khoa. Đổi lại, lực lượng Nga thường xuyên tấn công các thị trấn và thành phố của Ukraine bằng máy bay điều khiển từ xa, hỏa tiễn và bom, gây ra thương vong cho dân thường hàng ngày.
Các cuộc tấn công này diễn ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán lạnh người rằng Hoa Kỳ có thể đã thúc giục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gây áp lực với Putin bằng cách phóng hỏa tiễn trực tiếp vào Mạc Tư Khoa và thành phố St. Petersburg.
Theo tờ The Washington Post, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelenskiy vào hôm Chúa Nhật, 13 Tháng Bẩy, Tổng thống Trump đã chất vấn Tổng thống Zelenskiy tại sao không phóng hỏa tiễn tấn công Mạc Tư Khoa để gây áp lực buộc Putin phải chấp nhận ngưng bắn. Tổng thống Zelenskiy được tường trình đã trả lời: “Chúng tôi chắc chắn là dám làm nếu các ông cung cấp vũ khí cho chúng tôi.” Tổng thống Trump đã đáp lại rằng Ukraine phải gia tăng áp lực lên Putin, không chỉ ở Mạc Tư Khoa mà còn ở St. Petersburg.
[Kyiv Independent: Smoke rising near Russian battery plant amid reported Ukrainian drone attack]
5. Tổng thống Trump nói NATO trở nên phòng thủ tập thể
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm thứ Ba rằng NATO hiện đang “trở nên phòng thủ tập thể” vì các thành viên khác của liên minh đang “tự trả hóa đơn của mình”.
Tổng thống Trump, người đã nhiều lần chỉ trích NATO và bày tỏ sự hoài nghi về điều khoản phòng thủ tập thể của liên minh này, dường như đã mềm mỏng hơn về lập trường của mình đối với liên minh quân sự. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông nói rằng NATO đang “làm tốt hơn nhiều” và nói thêm: “Tôi nghĩ phòng thủ tập thể là tốt.”
Những bình luận này được đưa ra sau khi Tổng Thư ký NATO Mark Rutte đến Washington để gặp Tổng thống Trump hôm thứ Hai, nhằm thuyết phục ông về giá trị của việc ủng hộ liên minh và Ukraine. Trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Trump tuyên bố rằng các đồng minh NATO sẽ tài trợ cho việc mua hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot của Mỹ và các vũ khí khác cho Ukraine, động thái quan trọng nhất của ông nhằm ủng hộ Kyiv. Rutte cũng đã gặp Tổng thống Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO tháng trước ở The Hague, nơi ông đã gọi Tổng thống Mỹ là “bố”.
Tổng thống Trump, người trong những ngày gần đây đã ám chỉ rằng ông đang mất kiên nhẫn với Vladimir Putin vì Nga ngày càng gia tăng các cuộc tấn công vào Ukraine và từ chối đồng ý một thỏa thuận hòa bình, một lần nữa bày tỏ sự khó chịu với tổng thống Nga - nhưng không hoàn toàn tỏ ý muốn chấm dứt.
Khi được BBC hỏi liệu ông đã “xong việc” với Putin chưa, Tổng thống Trump trả lời: “Tôi thất vọng về ông ấy, nhưng tôi chưa xong việc với ông ấy. Nhưng tôi thất vọng về ông ấy.”
Hôm thứ Hai, Tổng thống Trump đã đe dọa áp thuế 100% lên hàng hóa Nga nếu Putin không chấm dứt chiến tranh với Ukraine trong vòng 50 ngày.
6. Liên Hiệp Âu Châu yêu cầu Tổng thống Trump ‘chia sẻ gánh nặng’ gửi Patriot tới Ukraine
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, Kaja Kallas, cho biết bà hoan nghênh sự sẵn lòng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong việc gửi hỏa tiễn Patriot tới Ukraine — nhưng khẳng định rằng người Mỹ cũng phải đóng góp công bằng vào nỗ lực này.
Kallas phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại tại Brussels hôm thứ Ba: “Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Trump về việc gửi thêm vũ khí tới Ukraine, nhưng chúng tôi muốn thấy Hoa Kỳ chia sẻ gánh nặng này”.
“Mỹ và Âu Châu đang hợp tác với nhau, và nếu chúng ta hợp tác, chúng ta có thể gây áp lực buộc Putin phải đàm phán nghiêm chỉnh.”
Hôm thứ Hai, Tổng thống Trump đã đề xuất một kế hoạch theo đó các đồng minh NATO sẽ tài trợ cho việc mua hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot và các vũ khí khác cho Ukraine. Tổng thống Trump cho biết số vũ khí này, trị giá “hàng tỷ đô la”, sẽ được ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sản xuất và các nước Âu Châu chi trả.
Tổng thống Trump đưa ra thông báo này trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục với Tổng thư ký NATO Mark Rutte, người ca ngợi động thái này là bằng chứng nữa cho thấy Âu Châu đang “tăng cường hành động”.
Khi được yêu cầu làm rõ ý kiến của mình về việc chia sẻ gánh nặng với Hoa Kỳ, Kallas kêu gọi người Mỹ tiếp tục hỗ trợ Ukraine: “Nếu chúng tôi trả tiền cho những vũ khí này, đó là sự hỗ trợ của chúng tôi. Chúng tôi kêu gọi mọi người cũng nên làm như vậy.”
Kallas từ chối đánh giá tính khả thi của việc sử dụng tài sản Nga bị đóng băng để mua vũ khí Mỹ, nhưng không bác bỏ ý tưởng này. “Chúng ta cần cung cấp thêm ngân sách cho Ukraine để tự vệ. Mặc dù chúng ta có quan điểm khác nhau về tài sản bị đóng băng, nhưng điều quan trọng là tất cả mọi người đều được nghe đánh giá của nhau. Cuối cùng, tất cả chúng ta đều có người nộp thuế thắc mắc tại sao Nga không trả tiền cho những thiệt hại mà họ đã gây ra.”
Trước thềm Hội đồng Ngoại giao, một số bộ trưởng đã hoan nghênh sáng kiến của Tổng thống Trump. Ngoại trưởng Hòa Lan Caspar Veldkamp cho biết chính phủ của ông đang xem xét tính khả thi của một thỏa thuận như vậy.
“Chúng tôi đang xem xét điều đó như một xu hướng tích cực. Như các bạn đã biết, Hòa Lan đã làm rất nhiều, nhưng chúng tôi sẽ xem xét những gì chúng tôi có thể làm liên quan đến tuyên bố của Tổng thống Trump và tiếp tục từ đó “, ông Veldkamp nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông “rất vui mừng về sự đồng thuận giữa Âu Châu và Hoa Kỳ” về vấn đề này.
Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen gọi kế hoạch của Tổng thống Trump là “phiên bản thay thế” của mô hình Đan Mạch, theo đó Copenhagen mua vũ khí cho Ukraine trực tiếp từ các công ty Ukraine.
“Những thông điệp mới từ Tổng thống Trump rất quan trọng trong việc chấp nhận việc chuyển giao vũ khí,” ông Løkke Rasmussen nói. “Chúng ta phải làm rõ các chi tiết. Có thể Ukraine sẽ tự mua vũ khí và tự lo liệu, hoặc có thể trả trực tiếp cho Hoa Kỳ. Điều quan trọng nhất là phải có sự sẵn sàng để chuyển giao những vũ khí cần thiết nhất này.”
Tiệp cũng không từ chối tham gia kế hoạch này. “Tin quan trọng là Hoa Kỳ hiện đang thể hiện mong muốn mạnh mẽ đối với các thương vụ như vậy”, Ngoại trưởng Tiệp Jan Lipavský phát biểu với một nhóm nhỏ phóng viên trong cuộc họp.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng còn quá sớm để nói liệu Praha có tham gia hay không: “Chúng tôi đã tham gia rất nhiều cơ chế nên hiện tại chưa có thảo luận nào về các nguồn lực mới. Tuy nhiên, tôi không thể nói rằng điều đó sẽ không thay đổi. Thực sự còn quá sớm”, ông nói.
Một số nhà ngoại giao cho rằng khi khối này thúc đẩy tăng cường sản xuất công nghiệp Âu Châu vào năm 2030, các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu sẽ phải mua thêm vũ khí của Mỹ. Lipavský từ chối suy đoán, lập luận rằng các kế hoạch hiện tại nhằm hỗ trợ Ukraine chỉ mang tính ngắn hạn.
“Chúng tôi đang xem xét cách lấp đầy những lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Ukraine và cách thực hiện điều đó trong vài tháng tới. Tôi sẽ không so sánh điều này với những nỗ lực phòng thủ lớn của Âu Châu”, Lipavský nói.
[Politico: EU tells Trump to ‘share the burden’ of sending Patriots to Ukraine]
7. Tổng thống Trump nói rằng ông “thất vọng nhưng chưa xong” với Putin
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông “thất vọng nhưng chưa xong với” Putin trong cuộc phỏng vấn với BBC được công bố vào ngày 15 tháng 7.
“Tôi thất vọng về ông ấy, nhưng tôi vẫn chưa xong với ông ấy”, Tổng thống Trump nói về Putin và nói thêm, “Tôi hầu như không tin tưởng bất kỳ ai”.
Những phát biểu này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine và áp đặt mức thuế quan đáng kể đối với Nga nếu không đạt được thỏa thuận hòa bình.
Trong cuộc họp báo, Tổng thống Trump đã ủng hộ NATO và một lần nữa cảnh báo Nga về hậu quả nghiêm trọng nếu không đồng ý ngừng bắn ở Ukraine trong vòng 50 ngày.
Tổng thống Mỹ cho biết ông tin rằng một thỏa thuận với Mạc Tư Khoa đã gần đạt được bốn lần. “Chúng tôi sẽ có một cuộc trò chuyện tuyệt vời. Tôi sẽ nói: 'Tốt lắm, tôi nghĩ chúng ta sắp hoàn tất rồi', và sau đó ông ta đã phá hủy một tòa nhà ở Kyiv”, Tổng thống Trump nói với BBC.
Cuộc phỏng vấn của BBC diễn ra sau cuộc gặp giữa Tổng thống Trump với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 14 tháng 7, nơi hai nhà lãnh đạo đã vạch ra một kế hoạch chung mới nhằm cung cấp vũ khí tiên tiến của Hoa Kỳ cho Ukraine.
Tổng thống Trump cho biết một số hệ thống phòng không và hỏa tiễn Patriot có thể đến Ukraine “trong vòng vài ngày”, lưu ý rằng một số nước NATO đã đồng ý hoán đổi hệ thống của họ để đẩy nhanh quá trình giao hàng.
Tổng thống Trump cũng bảo vệ NATO, gọi tổ chức này là “không hề lỗi thời” - trái ngược với những chỉ trích trước đây của ông về liên minh này. Vào tháng 6, tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở The Hague, các quốc gia thành viên NATO đã đồng ý phân bổ 5% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm cho các chi tiêu liên quan đến quốc phòng và an ninh vào năm 2035.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hoan nghênh các thông báo trong cuộc điện đàm với Tổng thống Trump, cảm ơn ông vì “sự sẵn lòng hỗ trợ Ukraine và tiếp tục hợp tác để ngăn chặn các vụ giết người và thiết lập một nền hòa bình lâu dài và công bằng”.
Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Matt Whitaker phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng động thái này gửi đi một thông điệp rõ ràng tới Mạc Tư Khoa.
“Tổng thống Trump là người kiến tạo hòa bình. Nhưng nếu các ông muốn chiến tranh, chúng tôi sẽ vũ trang cho Ukraine, và Âu Châu sẽ phải trả giá”, Whitaker nói. “Đây là một bước tiến lớn để cuối cùng đưa cuộc chiến này đến hồi kết.”
Tờ Washington Post dẫn lời một nguồn tin giấu tên liên quan đến quyết định này cho biết Tổng thống Trump cũng có thể cho phép Ukraine sử dụng 18 hỏa tiễn ATACMS hiện có ở Ukraine với tầm bắn tối đa 300 km (khoảng 190 dặm). Ông cũng được tường trình có thể sẽ cung cấp thêm những hỏa tiễn này.
Tổng thống Trump cũng được tường trình đã từng cân nhắc cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hành trình Tomahawk, loại vũ khí có khả năng tấn công Mạc Tư Khoa và St. Petersburg, nhưng việc chuyển giao hiện vẫn chưa được xem xét. Những tuyên bố này chưa thể được xác minh độc lập.
Theo tờ Washington Post, trong cuộc gọi gần đây, Tổng thống Trump đã hỏi Tổng thống Zelenskiy tại sao Ukraine không tấn công Mạc Tư Khoa.
“Chúng tôi chắc chắn dám làm nếu các ông cung cấp vũ khí cho chúng tôi”, Tổng thống Zelenskiy được tường trình đã trả lời. Tổng thống Trump đã đáp lại rằng Ukraine phải gia tăng áp lực lên Putin, không chỉ ở Mạc Tư Khoa mà còn ở St. Petersburg.
[Politico: Trump says he's 'disappointed but not done' with Putin]
8. Đồng minh hàng đầu của Putin phản ứng trước động thái lớn của Tổng thống Trump tại Ukraine
Cựu Tổng thống và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã phớt lờ những động thái mới nhất của Tổng thống Trump về Ukraine.
“Tổng thống Trump đã đưa ra tối hậu thư mang đầy kịch tính cho Điện Cẩm Linh”, Medvedev, phó của Putin tại Hội đồng An ninh Nga, đăng trên mạng xã hội.
“Thế giới rùng mình, lo sợ hậu quả. Âu Châu hiếu chiến đã thất vọng. Nga chẳng quan tâm”, một đồng minh hàng đầu của Putin nói.
Tổng thống Trump xác nhận vào thứ Hai, ngày 14 tháng 7, rằng ông sẽ gửi thêm hỏa tiễn phòng không Patriot tới Ukraine, và các loại vũ khí tấn công “tinh vi” sẽ được các đồng minh Âu Châu của Kyiv chi trả.
Ông cũng đe dọa sẽ áp đặt 100% lệnh trừng phạt thứ cấp lên Nga nếu Putin không chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong vòng 50 ngày, một động thái có thể giáng một đòn kinh tế đau đớn vào Nga. Điều này đồng nghĩa với việc những nước vẫn đang giao thương với Nga sẽ phải đối mặt với mức thuế quan mới, buộc họ phải lựa chọn phe.
Tổng thống Mỹ đã công bố những động thái này trong cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc với Tổng thư ký NATO Mark Rutte.
Tổng thống Trump ngày càng thất vọng với Putin khi Mạc Tư Khoa tấn công các thành phố của Ukraine bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn, còn quân đội Nga tiếp tục các cuộc tấn công trên bộ trong khi Tòa Bạch Ốc đang cố gắng làm trung gian hòa giải.
Trong nhiều tháng, Tổng thống Trump đã chống lại áp lực từ Kyiv và các đồng minh NATO nhằm gây áp lực lên Putin, trực tiếp hợp tác với Nga và xa lánh Ukraine với hy vọng rằng việc cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mạc Tư Khoa sẽ giúp chiến tranh nhanh chóng kết thúc.
Nhưng Tổng thống Trump sau đó đã nói rằng ông không tin Putin muốn dừng cuộc xâm lược của mình, khiến ông trở nên cứng rắn hơn với Nga và chuyển hướng sang hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine, mặc dù chi phí phần lớn do người nộp thuế Âu Châu gánh chịu thay vì người Mỹ.
“Các cuộc trò chuyện của tôi với Putin rất vui vẻ, và sau đó hỏa tiễn lại phóng vào ban đêm”, Tổng thống Trump phát biểu tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Hai, đồng thời nói thêm rằng “chuyện đó cứ tiếp diễn mãi”.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nêu ra những yêu cầu chính của Mạc Tư Khoa về hòa bình trong một cuộc phỏng vấn gần đây với giới truyền thông Hung Gia Lợi.
Chúng bao gồm một nước Ukraine phi quân sự hóa và trung lập, không phải là thành viên của NATO; sự công nhận quốc tế đối với lãnh thổ Ukraine hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga; việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga và chấm dứt hành động pháp lý chống lại các doanh nghiệp Nga; và sự bảo vệ lớn hơn cho ngôn ngữ và văn hóa Nga tại Ukraine.
Ukraine cáo buộc Nga tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược đế quốc chống lại một quốc gia có chủ quyền, một cuộc chiến đã giết hại hàng trăm ngàn người một cách vô ích, và mong muốn xóa bỏ bản sắc Ukraine. Kyiv tuyên bố Nga sẽ không dừng lại trừ khi bị buộc phải làm vậy.
9. Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU cho biết điệp viên Nga bị bắt quả tang đang cài chất nổ tại tòa nhà chung cư Rivne
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU đã bắt quả tang một điệp viên Nga “quả tang” khi anh ta đang cài chất nổ tại một tòa nhà chung cư ở thành phố Rivne, miền tây Ukraine, Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko cho biết như trên vào chiều Thứ Ba, 15 Tháng Bẩy.
Theo SBU, “các cơ quan đặc biệt” của Nga đã chiêu mộ một cư dân Lviv 27 tuổi đang cố gắng kiếm “tiền dễ dàng” thông qua các kênh Telegram.
Sau đó, nghi phạm bị cáo buộc đã cài đặt một thiết bị nổ tự chế, gọi tắt là IED trong một căn nhà cho thuê ở trung tâm thành phố Rivne.
Sau khi kích hoạt IED từ xa, nghi phạm dự kiến sẽ có “một vụ nổ mạnh”, gây thương vong và thương tích cho dân thường, đồng thời gieo rắc sự hoảng loạn khắp khu vực, SBU cho biết.
Nghi phạm đã bị bắt giữ và bị buộc tội theo Phần 1 của Điều 14, Phần 5 của Điều 27, Phần 2 của Điều 258 (hỗ trợ và tiếp tay cho việc chuẩn bị một hành động khủng bố do một nhóm cá nhân trong âm mưu trước đó thực hiện), Phần 1 của Điều 263 (giải quyết chất nổ trái phép) của Bộ luật Hình sự Ukraine.
Anh ta đang bị giam giữ và phải đối mặt với án tù lên tới 12 năm và tịch thu tài sản nếu bị kết án.
SBU thường xuyên tuyên bố đã phá vỡ các âm mưu khủng bố và tình báo Nga nhắm vào các mục tiêu quân sự và dân sự.
Theo dữ liệu của SBU, FSB thường tấn công vào những người thất nghiệp, những người có tiền án tiền sự hoặc người nghiện ma túy.
[Kyiv Independent: Russian agent caught 'red-handed' planting explosives in Rivne apartment building, Ukraine's SBU says]
10. Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu cho biết việc Nga ngày càng sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine là ‘không thể chấp nhận được’
Nhà ngoại giao hàng đầu Âu Châu Kaja Kallas cho biết hôm thứ ba rằng Nga đang ngày càng sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine trong nỗ lực khuất phục quốc gia này bằng cách gây ra càng nhiều đau đớn và khổ sở càng tốt.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp của các Ngoại trưởng tại Brussels, chính trị gia Estonia đã trích dẫn các báo cáo tình báo của Đức và Hòa Lan cho thấy Mạc Tư Khoa đã sử dụng vũ khí hóa học ít nhất 9.000 lần kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine - và hiện đang tăng cường sử dụng chúng.
“Khi các cơ quan tình báo nói rằng tình hình đang ngày càng nghiêm trọng, tôi nghĩ việc Nga sử dụng vũ khí hóa học là một mối quan ngại rất, rất lớn,” Kallas nói. “Nó cho thấy Nga muốn gây ra càng nhiều đau đớn và thống khổ càng tốt để Ukraine phải đầu hàng. Và, bạn biết đấy, điều đó thực sự… không thể chịu đựng nổi.”
Hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Nga, đã ký kết Công ước quốc tế năm 1993 cấm sử dụng, sản xuất, phát triển hoặc tàng trữ vũ khí hóa học. Nga là một trong 65 quốc gia không chỉ ký kết mà còn phê chuẩn Công ước Vũ khí Hóa học.
Bình luận của Kallas càng làm tăng thêm cảm giác lo ngại tại các thủ đô Liên Hiệp Âu Châu rằng Nga đang leo thang chiến dịch khuất phục Ukraine, tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ngày càng lớn vào ban đêm.
Cuộc tấn công ngày càng dữ dội, trùng với cuộc tấn công mùa hè đang diễn ra của Nga, đã khiến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố vào thứ Hai rằng ông sẽ ủng hộ một dự luật trừng phạt Mạc Tư Khoa thông qua mức thuế quan mạnh đối với hàng xuất khẩu của Nga.
Tuy nhiên, việc Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ chỉ chấp thuận các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Nga sau 50 ngày nếu Putin không tự nguyện dừng cuộc tấn công đã gây ra sự thất vọng ở Âu Châu và Ukraine.
Tuyên bố của Tổng thống Trump về việc cho phép NATO mua vũ khí Mỹ cho Ukraine cũng gây khó xử cho các quan chức Âu Châu. Khi được hỏi về động thái này, Kallas cho biết bà hoan nghênh khả năng cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, nhưng nói thêm rằng Âu Châu “muốn thấy Mỹ chia sẻ gánh nặng”.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục tài trợ cho quốc phòng của Ukraine. “Chúng tôi sẽ không mua, nhưng chúng tôi sẽ sản xuất, và họ sẽ phải trả tiền”, Tổng thống Trump nói, ám chỉ các đồng minh Âu Châu “rất giàu có”.
Kallas nói: “Nếu chúng ta trả tiền cho những vũ khí này thì đó là sự hỗ trợ của chúng ta, là sự hỗ trợ của Âu Châu.”
[Politico: Russia’s increasing use of chemical weapons in Ukraine ‘unbearable,’ says top EU diplomat]
11. Slovakia ám chỉ sẽ không chặn gói trừng phạt thứ 18 sau lời bảo đảm của Liên Hiệp Âu Châu
Thủ tướng Slovakia Robert Fico ám chỉ vào ngày 14 tháng 7 rằng Slovakia có thể sẽ chấp thuận gói trừng phạt thứ 18 của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga sau những bảo đảm mà khối này đưa ra với Bratislava.
“Tôi vừa mới nhận được thư bảo đảm về dự thảo, và ngày mai chúng tôi sẽ bước vào trận chung kết. Nếu không phải ngày mai thì cũng là thứ Tư hoặc thứ Sáu,” Fico nói.
Liên Hiệp Âu Châu không thể thông qua lệnh trừng phạt do vấp phải sự phản đối từ Slovakia, quốc gia có chính quyền ngày càng liên kết chặt chẽ với Mạc Tư Khoa và phản đối gói trừng phạt này do lo ngại về quá trình chuyển đổi khỏi nguồn khí đốt của Nga.
Khối này được tường trình sẽ đạt được thỏa thuận đầy đủ vào ngày 14 tháng 7 trước cuộc họp của các Ngoại trưởng vào ngày hôm sau để có thể chính thức thông qua gói trừng phạt.
Ủy ban Âu Châu đã gửi cho Fico bản dự thảo cuối cùng về các đề xuất được bảo đảm, sau đó ông đã chia sẻ bản dự thảo này với các nhà lãnh đạo của các đảng phái chính trị Slovakia, vị lãnh đạo này cho biết.
Thủ tướng Tiệp Petr Fiala đã viết thư kêu gọi Fico không nên ngăn cản việc phê duyệt gói trừng phạt, đồng thời cảnh báo rằng ông có thể cô lập Slovakia trong Liên Hiệp Âu Châu, Đài phát thanh quốc tế Prague đưa tin vào ngày 13 tháng 7.
“Chúng ta có lợi ích chung trong việc bảo đảm an ninh cho công dân. Hợp tác trong Liên Hiệp Âu Châu và NATO là điều kiện tiên quyết”, ông Fiala nói.
Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia Richard Takac đã bác bỏ lời kêu gọi của Cộng hòa Tiệp về việc Bratislava chấp thuận gói trừng phạt thứ 18.
“Slovakia sẽ không tự động bỏ phiếu theo yêu cầu của Brussels chỉ vì Thủ tướng Tiệp muốn chúng tôi làm vậy. Đối với tôi và toàn thể chính phủ, việc bảo vệ lợi ích quốc gia quan trọng hơn những lá thư chính trị từ Prague”, ông nói.
Reuters đưa tin vào ngày 13 tháng 7, trích dẫn bốn nguồn tin trong khối, Liên Hiệp Âu Châu sắp đạt được thỏa thuận đầy đủ về gói trừng phạt thứ 18 đối với Mạc Tư Khoa, trong đó bao gồm mức giá trần mới cho dầu của Nga.
Một trong những nguồn tin cho biết, giá dầu trần của Nga dự kiến sẽ giảm chi phí tối đa cho mỗi thùng xuống còn 47 đô la, từ mức 60 đô la, bằng cách trừ 15% giá trung bình 22 tuần và sẽ được điều chỉnh sáu tháng một lần thay vì ba tháng một lần.
[Kyiv Independent: Slovakia hints it won't block 18th sanctions package following Liên Hiệp Âu Châu assurances]