Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình yêu xóa mọi khoảng cách
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
00:02 20/12/2024
TÌNH YÊU XÓA MỌI KHOẢNG CÁCH
LỄ GIÁNG SINH 2024
Lễ Giáng Sinh là trọng tâm của mầu nhiệm nhập thể. Mừng đại lễ này, trong tư thế của người được lãnh nhận, mọi Kitô hữu háo hức chuẩn bị tâm hồn và cả bầu khí bên ngoài để nói lên sự sẵn sàng cho việc mừng lễ.
Nói rằng “trong tư thế của người được lãnh nhận” khi mừng lễ Giáng sinh, là nói đến một ân ban tuyệt diệu mà mầu nhiệm Nhập Thể đã và vẫn tuôn tràn như một dòng chảy không ngơi nghỉ, không suy yếu.
Hơn mọi lễ Giáng Sinh, Đêm mừng Ngôi Hai nhập thể năm nay cũng là thời điểm khai mạc năm Thánh thường niên 2025. Vì thế, nếu lễ Giáng Sinh là giờ khắc hoan ca tình yêu vô cùng đại lượng của Thiên Chúa, thì lễ Giáng Sinh năm 2024 lại càng là ngày mà cả Hội Thánh lắng mình thật sâu và cúi mình thật lâu để thờ lạy Đấng là nguồn mọi sự thánh thiện nay đến trần gian chung chia kiếp người với muôn người, đưa muôn người đi về nẻo thánh thiện và trao ban ơn thánh để muôn người nên thánh thiện như Ngài.
Chính trong mầu nhiệm nhập thể mà Thiên Chúa đã XÓA mọi khoảng cách. Đó là khoảng cách rất dài: THIÊN CHÚA – CON NGƯỜI; Đó cũng là một khoảng cách rất rộng: TẠO HÓA – THỤ TẠO. Và là khoảng cách rất sâu: TRỜI CAO – ĐẤT THẤP.
Một khoảng cách vô cùng như thế, thiêng liêng như thế, cao cả như thế, tưởng chừng không bao giờ có thể gần nhau, lại được xóa đến mức có thể gặp nhau, lại được rút ngắn đến mức không còn một mảy may nào, không còn gì dù chỉ là một sợi chỉ mỏng: THIÊN CHÚA ĐÃ LÀM NGƯỜI.
Một khoảng cách lớn như thế, được gặp nhau, được rút ngắn vô cùng tận, chỉ có thể được thực hiện nhờ tình yêu và trong tình yêu. Thiên Chúa làm người đã yêu, và đã xóa bỏ mọi cách trở chỉ vì yêu!
Chỉ bằng một câu ngắn, nhưng thật chính xác, thánh Gioan đã diễn tả đầy đủ tình yêu của Thiên Chúa về một khoảng cách lẽ ra rất diệu vợi, lại không còn khoảng cách: “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta”.
Thiên Chúa của mọi loài mọi vật đã hóa thành nhục thể, nghĩa là đã làm người! Thiên Chúa làm người không phải như một “siêu nhân”. Thiên Chúa làm người không phải để khác người. Nhưng như một con người giữa mọi người, như tất cả chúng ta là người.
Thiên Chúa làm người bằng tất cả và đầy đủ nhất những gì cần thiết để làm nên một con người, những gì mà con người có thể cần, có thể có để trở nên người hoàn hảo, được gọi là CON NGƯỜI. Đúng là một khoảng cách không còn khoảng cách.
Thánh Vịnh 136 từng khẳng định: “Muôn Ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Đấng “Muôn Ngàn đời vẫn trọn tình thương” nay đã giáng thế. Từ sự nhập thể lớn lao, có một không hai này, Ngôi Hai Thiên Chúa đã thực sự và vĩnh viễn mang danh “Emmanuel”, Ngài chính là và luôn luôn là Đấng “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Công bố mầu nhiệm Giáng Sinh trong giờ phút khởi đầu năm Thánh, Hội Thánh thúc giục chúng ta bắt chước Chúa Ngôi Hai sống một nếp sống từ bỏ:
- Chúa từ bỏ mọi vinh quang cao cả, để chia sẻ phận người hèn hạ. Như Chúa, chúng ta không tìm những phù hoa hư ảo trong cuộc đời, mà luôn luôn sống tinh thần nghèo khó, đơn giản, thanh bần.
- Chúa từ bỏ mọi thứ giàu sang để chia sẻ thân phận nghèo túng của con người. Như Chúa, chúng ta không tìm lối sống ích kỷ, không thụ hưởng lợi lộc vật chất cho riêng mình, nhưng luôn biết để tâm sống gần gũi với anh chị em khốn cùng.
- Chúa từ bỏ ý riêng mình để sống trọn một đời vâng phục Thánh Ý. Như Chúa, chúng ta vui nhận những thử thách trong đời, để luôn tìm thánh ý Thiên Chúa mà sẵn sàng phó thác đời mình, sẵn sàng đặt mọi trông cậy vào tình thương quan phòng mà Thiên Chúa thể hiện hiện qua từng biến cố đời ta.
- Chúa từ bỏ chính bản thân để hiến dâng mình, đền tội cho trần thế. Như Chúa, qua tất cả mọi biến cố vui buồn của đời sống, chúng ta sẵn sàng chấp nhận như một hiến lễ toàn thiêu để đền tội chính bản thân ta và đền tội muôn người.
Thời gian hồng ân của lễ Giáng Sinh và nhất là sẽ còn tiếp tục thời gian Thánh trong suốt năm 2025, chúng ta càng thấm thía hơn ý nghĩa của sự TỪ BỎ NHƯ CHÚA. Không phải chỉ là từ bỏ như một lời nói suông, mà là từ bỏ một các thiết thực như Chúa. Bởi chỉ có cách sống và từ bỏ như Chúa Giêsu từ bỏ, mới đúng là lối sống từ bỏ mà Tin Mừng đòi hỏi.
LỄ GIÁNG SINH 2024
Lễ Giáng Sinh là trọng tâm của mầu nhiệm nhập thể. Mừng đại lễ này, trong tư thế của người được lãnh nhận, mọi Kitô hữu háo hức chuẩn bị tâm hồn và cả bầu khí bên ngoài để nói lên sự sẵn sàng cho việc mừng lễ.
Nói rằng “trong tư thế của người được lãnh nhận” khi mừng lễ Giáng sinh, là nói đến một ân ban tuyệt diệu mà mầu nhiệm Nhập Thể đã và vẫn tuôn tràn như một dòng chảy không ngơi nghỉ, không suy yếu.
Hơn mọi lễ Giáng Sinh, Đêm mừng Ngôi Hai nhập thể năm nay cũng là thời điểm khai mạc năm Thánh thường niên 2025. Vì thế, nếu lễ Giáng Sinh là giờ khắc hoan ca tình yêu vô cùng đại lượng của Thiên Chúa, thì lễ Giáng Sinh năm 2024 lại càng là ngày mà cả Hội Thánh lắng mình thật sâu và cúi mình thật lâu để thờ lạy Đấng là nguồn mọi sự thánh thiện nay đến trần gian chung chia kiếp người với muôn người, đưa muôn người đi về nẻo thánh thiện và trao ban ơn thánh để muôn người nên thánh thiện như Ngài.
Chính trong mầu nhiệm nhập thể mà Thiên Chúa đã XÓA mọi khoảng cách. Đó là khoảng cách rất dài: THIÊN CHÚA – CON NGƯỜI; Đó cũng là một khoảng cách rất rộng: TẠO HÓA – THỤ TẠO. Và là khoảng cách rất sâu: TRỜI CAO – ĐẤT THẤP.
Một khoảng cách vô cùng như thế, thiêng liêng như thế, cao cả như thế, tưởng chừng không bao giờ có thể gần nhau, lại được xóa đến mức có thể gặp nhau, lại được rút ngắn đến mức không còn một mảy may nào, không còn gì dù chỉ là một sợi chỉ mỏng: THIÊN CHÚA ĐÃ LÀM NGƯỜI.
Một khoảng cách lớn như thế, được gặp nhau, được rút ngắn vô cùng tận, chỉ có thể được thực hiện nhờ tình yêu và trong tình yêu. Thiên Chúa làm người đã yêu, và đã xóa bỏ mọi cách trở chỉ vì yêu!
Chỉ bằng một câu ngắn, nhưng thật chính xác, thánh Gioan đã diễn tả đầy đủ tình yêu của Thiên Chúa về một khoảng cách lẽ ra rất diệu vợi, lại không còn khoảng cách: “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta”.
Thiên Chúa của mọi loài mọi vật đã hóa thành nhục thể, nghĩa là đã làm người! Thiên Chúa làm người không phải như một “siêu nhân”. Thiên Chúa làm người không phải để khác người. Nhưng như một con người giữa mọi người, như tất cả chúng ta là người.
Thiên Chúa làm người bằng tất cả và đầy đủ nhất những gì cần thiết để làm nên một con người, những gì mà con người có thể cần, có thể có để trở nên người hoàn hảo, được gọi là CON NGƯỜI. Đúng là một khoảng cách không còn khoảng cách.
Thánh Vịnh 136 từng khẳng định: “Muôn Ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Đấng “Muôn Ngàn đời vẫn trọn tình thương” nay đã giáng thế. Từ sự nhập thể lớn lao, có một không hai này, Ngôi Hai Thiên Chúa đã thực sự và vĩnh viễn mang danh “Emmanuel”, Ngài chính là và luôn luôn là Đấng “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Công bố mầu nhiệm Giáng Sinh trong giờ phút khởi đầu năm Thánh, Hội Thánh thúc giục chúng ta bắt chước Chúa Ngôi Hai sống một nếp sống từ bỏ:
- Chúa từ bỏ mọi vinh quang cao cả, để chia sẻ phận người hèn hạ. Như Chúa, chúng ta không tìm những phù hoa hư ảo trong cuộc đời, mà luôn luôn sống tinh thần nghèo khó, đơn giản, thanh bần.
- Chúa từ bỏ mọi thứ giàu sang để chia sẻ thân phận nghèo túng của con người. Như Chúa, chúng ta không tìm lối sống ích kỷ, không thụ hưởng lợi lộc vật chất cho riêng mình, nhưng luôn biết để tâm sống gần gũi với anh chị em khốn cùng.
- Chúa từ bỏ ý riêng mình để sống trọn một đời vâng phục Thánh Ý. Như Chúa, chúng ta vui nhận những thử thách trong đời, để luôn tìm thánh ý Thiên Chúa mà sẵn sàng phó thác đời mình, sẵn sàng đặt mọi trông cậy vào tình thương quan phòng mà Thiên Chúa thể hiện hiện qua từng biến cố đời ta.
- Chúa từ bỏ chính bản thân để hiến dâng mình, đền tội cho trần thế. Như Chúa, qua tất cả mọi biến cố vui buồn của đời sống, chúng ta sẵn sàng chấp nhận như một hiến lễ toàn thiêu để đền tội chính bản thân ta và đền tội muôn người.
Thời gian hồng ân của lễ Giáng Sinh và nhất là sẽ còn tiếp tục thời gian Thánh trong suốt năm 2025, chúng ta càng thấm thía hơn ý nghĩa của sự TỪ BỎ NHƯ CHÚA. Không phải chỉ là từ bỏ như một lời nói suông, mà là từ bỏ một các thiết thực như Chúa. Bởi chỉ có cách sống và từ bỏ như Chúa Giêsu từ bỏ, mới đúng là lối sống từ bỏ mà Tin Mừng đòi hỏi.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:34 20/12/2024
3. Đối với bất kỳ ý nguyện tốt đẹp nào, Thiên Chúa cũng nhất định báo đáp.
(Thánh nữ Teresa of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:37 20/12/2024
19. PHÁN QUYẾT TỘI CON CHUỘT
Giữa năm Gia Tĩnh có một ngự sứ người Tứ Xuyên, có tài ăn nói.
Có một thái giám có quyền thế muốn làm khó dễ ngự sứ, bèn bắt một con chuột đưa đến và nói:
- “Cái thứ này cắn rách của tôi rất nhiều quần áo, xin ngài phán quyết”.
Ngự sứ liền xét tội:
- “Con chuột này nếu như dùng hình phạt bằng roi hoặc đày đi thì vẫn rất là nhẹ, mà nếu phán quyết tùng xẻo (phanh thây) treo cổ thì lại quá nặng, xem ra dùng hình phạt “hủ” (thiến) cho hắn thì thích hợp nhất”.
Viên thái giám ấy biết ngự sứ đang ám chỉ chế nhạo mình, nên cũng chỉ có thể nén tức giận trong lòng, nhưng trên mặt không thể không bày tỏ cảm phục sự phán quyết chuẩn xác của ông ta.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 19:
Người Việt Nam chúng ta có câu nói “gậy ông đập lưng ông”, ngẫm nghĩ mà thấy hay hay, đúng với câu chuyện trên đây, và chứa đựng nội dung giáo huấn những kẻ có lòng ghen ghét người khác...
Con người ta ai cũng có những giận hờn ghen ghét, nhưng cái giận hờn của người quân tử thì không ồn ào, không giận cá chém thớt, không đem con chuột để nhục mạ đối phương như cái giận hờn của kẻ tiểu nhân luôn ồn ào chửi bới lăng nhục, cho nên khi đụng phải người quân tử thì kẻ tiểu nhân bị gậy ông đập lưng ông, phải hổ thẹn đắng cay mà không nói nên lời.
Người quân tử đã như thế thì người Ki-tô hữu càng phải hơn thế nữa, tức là khi người khác làm không hài lòng mình hoặc vì tranh giành quyền lợi mà ghen ghét mình, thì biết tha thứ và thân thiện với họ, bởi vì khi làm như thế thì chúng ta không phải cố ý lấy gậy ông đập lưng ông, nhưng là đem lửa yêu mến của Đức Chúa Giê-su đổ trên đầu họ, để họ nhận ra sự sai lầm của chính bản thân qua hành động bác ái của chúng ta.
Tội cắn rách áo quần của con chuột không lớn bằng tội ghen ghét của tên hoạn quan, cũng như tội của những người vì tính ích kỷ mà thành ghen tương tha nhân, thì không lớn bằng tội nói hành nói xấu của người Ki-tô hữu, bởi vì không một ai trên thế gian này hiểu biết chân lý nhiều cho bằng những người Ki-tô hữu, vì chính họ đã được Đức Chúa Giê-su dạy bảo mỗi ngày trong thánh lễ, trong các lớp giáo lý và trong cuộc sống của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Giữa năm Gia Tĩnh có một ngự sứ người Tứ Xuyên, có tài ăn nói.
Có một thái giám có quyền thế muốn làm khó dễ ngự sứ, bèn bắt một con chuột đưa đến và nói:
- “Cái thứ này cắn rách của tôi rất nhiều quần áo, xin ngài phán quyết”.
Ngự sứ liền xét tội:
- “Con chuột này nếu như dùng hình phạt bằng roi hoặc đày đi thì vẫn rất là nhẹ, mà nếu phán quyết tùng xẻo (phanh thây) treo cổ thì lại quá nặng, xem ra dùng hình phạt “hủ” (thiến) cho hắn thì thích hợp nhất”.
Viên thái giám ấy biết ngự sứ đang ám chỉ chế nhạo mình, nên cũng chỉ có thể nén tức giận trong lòng, nhưng trên mặt không thể không bày tỏ cảm phục sự phán quyết chuẩn xác của ông ta.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 19:
Người Việt Nam chúng ta có câu nói “gậy ông đập lưng ông”, ngẫm nghĩ mà thấy hay hay, đúng với câu chuyện trên đây, và chứa đựng nội dung giáo huấn những kẻ có lòng ghen ghét người khác...
Con người ta ai cũng có những giận hờn ghen ghét, nhưng cái giận hờn của người quân tử thì không ồn ào, không giận cá chém thớt, không đem con chuột để nhục mạ đối phương như cái giận hờn của kẻ tiểu nhân luôn ồn ào chửi bới lăng nhục, cho nên khi đụng phải người quân tử thì kẻ tiểu nhân bị gậy ông đập lưng ông, phải hổ thẹn đắng cay mà không nói nên lời.
Người quân tử đã như thế thì người Ki-tô hữu càng phải hơn thế nữa, tức là khi người khác làm không hài lòng mình hoặc vì tranh giành quyền lợi mà ghen ghét mình, thì biết tha thứ và thân thiện với họ, bởi vì khi làm như thế thì chúng ta không phải cố ý lấy gậy ông đập lưng ông, nhưng là đem lửa yêu mến của Đức Chúa Giê-su đổ trên đầu họ, để họ nhận ra sự sai lầm của chính bản thân qua hành động bác ái của chúng ta.
Tội cắn rách áo quần của con chuột không lớn bằng tội ghen ghét của tên hoạn quan, cũng như tội của những người vì tính ích kỷ mà thành ghen tương tha nhân, thì không lớn bằng tội nói hành nói xấu của người Ki-tô hữu, bởi vì không một ai trên thế gian này hiểu biết chân lý nhiều cho bằng những người Ki-tô hữu, vì chính họ đã được Đức Chúa Giê-su dạy bảo mỗi ngày trong thánh lễ, trong các lớp giáo lý và trong cuộc sống của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info