Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 04/10: Nguy cơ của những tiện nghi vật chất – Kính Thánh Phanxicô Assisi – Sơ Têrêsa Phùng Thị Yến
VietCatholic Media
01:59 03/10/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su nói: “Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì từ lâu họ đã mặc áo vải thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi. Vì thế, trong cuộc Phán Xét, Tia và Xi-đôn sẽ được xử khoan hồng hơn các ngươi. Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Không, ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!
“Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy.”
Đó là lời Chúa
Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân ly
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:56 03/10/2024
CHÚA NHẬT XXVII MÙA THƯỜNG NIÊN
St 2,18-24; Hr 2,9-11; Mc 10,2-16
SỰ GÌ THIÊN CHÚA LIÊN KẾT, LOÀI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC PHÂN LY
Chủ đề của Chúa Nhật này là hôn nhân gia đình. Bài đọc I (St 2,18-24) bắt đầu với những từ ngữ rất quen thuộc:
“Thiên Chúa phán: Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một người trợ tá tương xứng với nó” (St 2,18).
1. Hôn nhân là bí tích
Trong thời đại chúng ta, vấn đề của hôn nhân là ly thân và ly dị, nhưng vào thời Chúa Giêsu lại là vấn đề rẫy vợ. Về sau, nó trở thành một tội nặng, bởi vì nó chứa đựng sự bất công liên quan đến người phụ nữ, mà thật đáng buồn, hiện vẫn còn tồn tại trong một số nền văn hóa. Theo đó, người đàn ông có quyền rẫy vợ, nhưng người vợ thì không có quyền rẫy chồng.
Về vấn đề này, có hai quan điểm trái nghịch nhau trong Do Thái Giáo. Một nhóm cho rằng người ta được phép rẫy vợ vì bất cứ lý do nào, sau khi người chồng đã cân nhắc cẩn thận. Nhóm khác cho rằng phải có lý do nghiêm trọng và phải được lề luật quy định.
Bởi thế, một ngày nọ, có mấy người Pharisêu đến thử Chúa Giêsu về vấn đề này, với hy vọng Người sẽ ủng hộ quan điểm nhóm mình và chống lại nhóm kia. Tuy nhiên, họ đã nhận được câu trả lời không như mong muốn:
“Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê mới viết điều răn đó cho các ông. Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đang ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,5-9).
Như vậy, luật Môsê liên quan đến rẫy vợ được Chúa Giêsu nhìn nhận như là một sự thiết định ngoài ý muốn, và được Thiên Chúa bao dung (như chế độ đa thê và những nố khác), vì lòng chai dạ đá và thiếu trưởng thành của con người. Chúa Giêsu không phê phán Môsê vì sự nhượng bộ này; Người thừa nhận rằng trong vấn đề này người lập luật không thể giữ hôn nhân như ý định ban đầu của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, Người tái lập lý tưởng ban đầu của sự kết hợp bất khả phân ly giữa người nam và người nữ thành một thân xác mà đối với các môn đệ Người, đây là hình thức duy nhất có thể của hôn nhân. Hơn thế, Chúa Giêsu không chỉ dừng ở việc thiết lập lại lề luật; Người còn ban ân sủng cho hôn nhân. Điều này có nghĩa là các cặp vợ chồng Kitô giáo không chỉ có nhiệm vụ phải trung thành với nhau trọn đời; họ còn được ban ân sủng cần thiết để chu toàn cam kết đó. Từ cái chết cứu độ của Chúa Kitô phát xuất một nguồn sức mạnh – là Chúa Thánh Thần – Đấng đã thấm nhập vào mỗi phương diện đời sống người tín hữu, bao gồm cả hôn nhân. Sau này, hôn nhân được nâng nên thành một bí tích và là hình ảnh của sự kết hợp “hôn phối” giữa Chúa Kitô và Giáo Hội nhờ thập giá (x. Ep 5,31-32).
2. Hôn nhân là con đường nên thánh
Nói rằng hôn phối là thánh thiêng không chỉ có nghĩa sự kết hợp vợ chồng là hợp pháp và tốt lành mà còn có nghĩa hôn phối trở thành một cách thế để kết hợp với Chúa Kitô nhờ tình yêu vợ chồng và là con đường giúp họ nên thánh.
Cái nhìn tích cực này được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trình bày cách tài tình trong Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu.” Theo đó, ngài không so sánh sự kết hợp bất khả phân ly trong hôn nhân với dạng thức khác của tình yêu erotic (ái kỷ); nhưng trình bày nó như là dạng thức trưởng thành và hoàn hảo nhất, không chỉ từ quan điểm Kitô giáo mà còn cả từ quan điểm nhân bản:
“Đó là một phần trong sự vươn lên đến những cấp độ cao hơn của tình yêu, và trong sự thanh luyện bên trong mà tình yêu giờ đây đang tìm kiếm hầu trở nên một chọn lựa dứt khoát, trong một ý thức gồm hai mặt: cả tính độc quyền (chỉ một người cụ thể mà thôi) lẫn sự ‘vĩnh viễn.’ Tình yêu bao gồm toàn bộ hiện thực của cuộc sống trong mỗi chiều kích của nó, kể cả thời gian. Khó mà khác đi được, vì hứa hẹn của tình yêu hướng đến một mục tiêu chung cuộc: tình yêu nhắm đến sự vĩnh viễn” (Id. số 6).
Lý tưởng về sự trung thành suốt đời không bao giờ dễ dàng để thực hiện (ngoại tình là điều được nói nhiều cả trong Kinh Thánh!). Ngày nay chúng ta đang sống trong một nền văn hóa buông thả và hưởng lạc, sự trung thành này càng trở nên khó khăn hơn. Cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay báo động định chế hôn nhân đang bị phá hủy hơn lúc nào hết.
Luật dân sự, như ở Tây Ban Nha và một số nước hiện nay cho phép ly dị chỉ ít tháng sau khi chung sống (và như thế cách gián tiếp cổ võ ly dị!). Những câu nói như “tôi mệt mỏi với cuộc sống này,” hoặc “tôi sẽ ra đi,” “nếu như thế này, tốt nhất anh theo đàng anh, em theo đàng em!” thường được các cặp vợ chồng trẻ nói khi họ gặp phải những khó khăn đầu tiên. Nếu cứ nói như thế, theo tôi, các cặp vợ chồng Kitô hữu phải xưng thú tội này trong tòa giải tội vì nó làm tổn thương rất lớn đến sự hiệp nhất vợ chồng và tạo nên một thói quen rất nguy hiểm.
Ngày nay, hôn nhân còn chịu đựng một não trạng phổ biến “dùng rồi vứt.” Nếu một đồ dùng hoặc phương tiện bị hư hỏng, không cần nghĩ phải sửa lại, mà không ai sửa làm gì, chỉ còn cách là vứt đi. Người ta cũng áp dụng cho cả hôn nhân. Đây là não trạng chết người! Não trạng này đã gây ra nhiều đổ vỡ và nỗi buồn cho các gia đình.
3. Xây dựng tình yêu bền vững
Chúng ta có thể làm điều gì đó để ngăn cản lối nghĩ này không? Tôi có một đề nghị: chúng ta hãy tái khám phá nghệ thuật sửa lỗi cho nhau.
Thay vì não trạng “dùng rồi vứt” bằng não trạng “dùng và sửa.” Nghệ thuật này cần được thực hành trong hôn nhân. Sửa những lỗi gây đổ vỡ và hãy làm liền. Nhưng làm như thế nào? Về điều này, thánh Phaolô có những lời khuyên thật chí lý:
“Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng!” (Ep 4,26-27); “hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau” (Cl 3,13); “anh em hãy mang gánh nặng cho nhau” (Gl 6,2).
Chúng ta sẽ hiểu rằng trong quá trình hàn gắn lại những đổ vỡ, các cuộc khủng hoảng và chướng ngại được giải quyết, đời sống hôn nhân sẽ được thanh lọc và cải thiện. Tôi so sánh tiến trình dẫn một cuộc hôn nhân tới thành công, hạnh phúc như tiến trình dẫn các thánh tới sự thánh thiện. Trên con đường hướng tới trọn lành, các thánh thường trải qua những đêm tối cảm giác, trong đó, họ không còn cảm thấy bất cứ cảm giác nào hoặc tác động nào tích cực nữa. Họ cảm thấy khô khan và trống rỗng, nhưng họ làm mọi sự nhờ sức mạnh ý chí và cố gắng bản thân. Sau đó, họ phải trải qua đêm tối tinh thần, trong đó, không chỉ các giác quan mà cả lý trí và ước muốn cũng rơi vào khủng hoảng. Nhiều lúc các ngài nghi ngờ mình đã lạc lối và hoàn toàn ở trong đêm tối, bị cám dỗ liên tục. Lúc đó, họ tiến bước chỉ nhờ đức tin thôi.
Có phải mọi sự sau đó sẽ kết thúc chăng? Không, trái lại, tất cả không gì khác ngoài sự thanh tẩy. Sau khi họ đã trải qua cuộc khủng hoảng này, các thánh mới hiểu rõ tình yêu Thiên Chúa dành cho họ lớn lao và cao cả như thế nào so với lúc ban đầu.
Đối với nhiều cặp vợ chồng, không khó để nhận ra những kinh nghiệm tương tự như thế. Họ cũng thường trải qua những đêm tối cảm giác trong hôn nhân. Sau một thời gian chung sống, những cảm giác say đắm, nồng nàn bên nhau hình như biến mất, nhiều khi chỉ là ký ức, từ đó có thể chán nhau. Rồi họ phải đối diện với kinh nghiệm đêm tối tinh thần, đó là tình trạng mà chọn lựa nền tảng nhất của họ rơi vào khủng hoảng, và xem ra cả hai không còn gì để chia sẻ nữa.
Để có thể vượt qua những cơn khủng hoảng này, các đôi vợ chồng không chỉ nuôi dưỡng tình yêu ban đầu, mà còn phải biết xây dựng một tình yêu bền vững và tương giao trưởng thành qua thời gian. Nếu trước đây vợ cHồng Yêu nhau vì sự thỏa mãn, họ tìm kiếm điều đó, thì hôm nay họ yêu nhau theo cách thế khác hơn, với một tình yêu dịu dàng, thoát khỏi vị kỷ và có thể cảm thông với nhau hơn; họ yêu nhau hơn vì những gì họ đã trải qua và vì họ đã đau khổ với nhau nhiều hơn. Khi tình yêu và tương quan đạt tới sự trưởng thành như thế, họ sẽ kinh nghiệm điều Chúa nói: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
St 2,18-24; Hr 2,9-11; Mc 10,2-16
SỰ GÌ THIÊN CHÚA LIÊN KẾT, LOÀI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC PHÂN LY
Chủ đề của Chúa Nhật này là hôn nhân gia đình. Bài đọc I (St 2,18-24) bắt đầu với những từ ngữ rất quen thuộc:
“Thiên Chúa phán: Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một người trợ tá tương xứng với nó” (St 2,18).
1. Hôn nhân là bí tích
Trong thời đại chúng ta, vấn đề của hôn nhân là ly thân và ly dị, nhưng vào thời Chúa Giêsu lại là vấn đề rẫy vợ. Về sau, nó trở thành một tội nặng, bởi vì nó chứa đựng sự bất công liên quan đến người phụ nữ, mà thật đáng buồn, hiện vẫn còn tồn tại trong một số nền văn hóa. Theo đó, người đàn ông có quyền rẫy vợ, nhưng người vợ thì không có quyền rẫy chồng.
Về vấn đề này, có hai quan điểm trái nghịch nhau trong Do Thái Giáo. Một nhóm cho rằng người ta được phép rẫy vợ vì bất cứ lý do nào, sau khi người chồng đã cân nhắc cẩn thận. Nhóm khác cho rằng phải có lý do nghiêm trọng và phải được lề luật quy định.
Bởi thế, một ngày nọ, có mấy người Pharisêu đến thử Chúa Giêsu về vấn đề này, với hy vọng Người sẽ ủng hộ quan điểm nhóm mình và chống lại nhóm kia. Tuy nhiên, họ đã nhận được câu trả lời không như mong muốn:
“Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê mới viết điều răn đó cho các ông. Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đang ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,5-9).
Như vậy, luật Môsê liên quan đến rẫy vợ được Chúa Giêsu nhìn nhận như là một sự thiết định ngoài ý muốn, và được Thiên Chúa bao dung (như chế độ đa thê và những nố khác), vì lòng chai dạ đá và thiếu trưởng thành của con người. Chúa Giêsu không phê phán Môsê vì sự nhượng bộ này; Người thừa nhận rằng trong vấn đề này người lập luật không thể giữ hôn nhân như ý định ban đầu của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, Người tái lập lý tưởng ban đầu của sự kết hợp bất khả phân ly giữa người nam và người nữ thành một thân xác mà đối với các môn đệ Người, đây là hình thức duy nhất có thể của hôn nhân. Hơn thế, Chúa Giêsu không chỉ dừng ở việc thiết lập lại lề luật; Người còn ban ân sủng cho hôn nhân. Điều này có nghĩa là các cặp vợ chồng Kitô giáo không chỉ có nhiệm vụ phải trung thành với nhau trọn đời; họ còn được ban ân sủng cần thiết để chu toàn cam kết đó. Từ cái chết cứu độ của Chúa Kitô phát xuất một nguồn sức mạnh – là Chúa Thánh Thần – Đấng đã thấm nhập vào mỗi phương diện đời sống người tín hữu, bao gồm cả hôn nhân. Sau này, hôn nhân được nâng nên thành một bí tích và là hình ảnh của sự kết hợp “hôn phối” giữa Chúa Kitô và Giáo Hội nhờ thập giá (x. Ep 5,31-32).
2. Hôn nhân là con đường nên thánh
Nói rằng hôn phối là thánh thiêng không chỉ có nghĩa sự kết hợp vợ chồng là hợp pháp và tốt lành mà còn có nghĩa hôn phối trở thành một cách thế để kết hợp với Chúa Kitô nhờ tình yêu vợ chồng và là con đường giúp họ nên thánh.
Cái nhìn tích cực này được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trình bày cách tài tình trong Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu.” Theo đó, ngài không so sánh sự kết hợp bất khả phân ly trong hôn nhân với dạng thức khác của tình yêu erotic (ái kỷ); nhưng trình bày nó như là dạng thức trưởng thành và hoàn hảo nhất, không chỉ từ quan điểm Kitô giáo mà còn cả từ quan điểm nhân bản:
“Đó là một phần trong sự vươn lên đến những cấp độ cao hơn của tình yêu, và trong sự thanh luyện bên trong mà tình yêu giờ đây đang tìm kiếm hầu trở nên một chọn lựa dứt khoát, trong một ý thức gồm hai mặt: cả tính độc quyền (chỉ một người cụ thể mà thôi) lẫn sự ‘vĩnh viễn.’ Tình yêu bao gồm toàn bộ hiện thực của cuộc sống trong mỗi chiều kích của nó, kể cả thời gian. Khó mà khác đi được, vì hứa hẹn của tình yêu hướng đến một mục tiêu chung cuộc: tình yêu nhắm đến sự vĩnh viễn” (Id. số 6).
Lý tưởng về sự trung thành suốt đời không bao giờ dễ dàng để thực hiện (ngoại tình là điều được nói nhiều cả trong Kinh Thánh!). Ngày nay chúng ta đang sống trong một nền văn hóa buông thả và hưởng lạc, sự trung thành này càng trở nên khó khăn hơn. Cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay báo động định chế hôn nhân đang bị phá hủy hơn lúc nào hết.
Luật dân sự, như ở Tây Ban Nha và một số nước hiện nay cho phép ly dị chỉ ít tháng sau khi chung sống (và như thế cách gián tiếp cổ võ ly dị!). Những câu nói như “tôi mệt mỏi với cuộc sống này,” hoặc “tôi sẽ ra đi,” “nếu như thế này, tốt nhất anh theo đàng anh, em theo đàng em!” thường được các cặp vợ chồng trẻ nói khi họ gặp phải những khó khăn đầu tiên. Nếu cứ nói như thế, theo tôi, các cặp vợ chồng Kitô hữu phải xưng thú tội này trong tòa giải tội vì nó làm tổn thương rất lớn đến sự hiệp nhất vợ chồng và tạo nên một thói quen rất nguy hiểm.
Ngày nay, hôn nhân còn chịu đựng một não trạng phổ biến “dùng rồi vứt.” Nếu một đồ dùng hoặc phương tiện bị hư hỏng, không cần nghĩ phải sửa lại, mà không ai sửa làm gì, chỉ còn cách là vứt đi. Người ta cũng áp dụng cho cả hôn nhân. Đây là não trạng chết người! Não trạng này đã gây ra nhiều đổ vỡ và nỗi buồn cho các gia đình.
3. Xây dựng tình yêu bền vững
Chúng ta có thể làm điều gì đó để ngăn cản lối nghĩ này không? Tôi có một đề nghị: chúng ta hãy tái khám phá nghệ thuật sửa lỗi cho nhau.
Thay vì não trạng “dùng rồi vứt” bằng não trạng “dùng và sửa.” Nghệ thuật này cần được thực hành trong hôn nhân. Sửa những lỗi gây đổ vỡ và hãy làm liền. Nhưng làm như thế nào? Về điều này, thánh Phaolô có những lời khuyên thật chí lý:
“Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng!” (Ep 4,26-27); “hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau” (Cl 3,13); “anh em hãy mang gánh nặng cho nhau” (Gl 6,2).
Chúng ta sẽ hiểu rằng trong quá trình hàn gắn lại những đổ vỡ, các cuộc khủng hoảng và chướng ngại được giải quyết, đời sống hôn nhân sẽ được thanh lọc và cải thiện. Tôi so sánh tiến trình dẫn một cuộc hôn nhân tới thành công, hạnh phúc như tiến trình dẫn các thánh tới sự thánh thiện. Trên con đường hướng tới trọn lành, các thánh thường trải qua những đêm tối cảm giác, trong đó, họ không còn cảm thấy bất cứ cảm giác nào hoặc tác động nào tích cực nữa. Họ cảm thấy khô khan và trống rỗng, nhưng họ làm mọi sự nhờ sức mạnh ý chí và cố gắng bản thân. Sau đó, họ phải trải qua đêm tối tinh thần, trong đó, không chỉ các giác quan mà cả lý trí và ước muốn cũng rơi vào khủng hoảng. Nhiều lúc các ngài nghi ngờ mình đã lạc lối và hoàn toàn ở trong đêm tối, bị cám dỗ liên tục. Lúc đó, họ tiến bước chỉ nhờ đức tin thôi.
Có phải mọi sự sau đó sẽ kết thúc chăng? Không, trái lại, tất cả không gì khác ngoài sự thanh tẩy. Sau khi họ đã trải qua cuộc khủng hoảng này, các thánh mới hiểu rõ tình yêu Thiên Chúa dành cho họ lớn lao và cao cả như thế nào so với lúc ban đầu.
Đối với nhiều cặp vợ chồng, không khó để nhận ra những kinh nghiệm tương tự như thế. Họ cũng thường trải qua những đêm tối cảm giác trong hôn nhân. Sau một thời gian chung sống, những cảm giác say đắm, nồng nàn bên nhau hình như biến mất, nhiều khi chỉ là ký ức, từ đó có thể chán nhau. Rồi họ phải đối diện với kinh nghiệm đêm tối tinh thần, đó là tình trạng mà chọn lựa nền tảng nhất của họ rơi vào khủng hoảng, và xem ra cả hai không còn gì để chia sẻ nữa.
Để có thể vượt qua những cơn khủng hoảng này, các đôi vợ chồng không chỉ nuôi dưỡng tình yêu ban đầu, mà còn phải biết xây dựng một tình yêu bền vững và tương giao trưởng thành qua thời gian. Nếu trước đây vợ cHồng Yêu nhau vì sự thỏa mãn, họ tìm kiếm điều đó, thì hôm nay họ yêu nhau theo cách thế khác hơn, với một tình yêu dịu dàng, thoát khỏi vị kỷ và có thể cảm thông với nhau hơn; họ yêu nhau hơn vì những gì họ đã trải qua và vì họ đã đau khổ với nhau nhiều hơn. Khi tình yêu và tương quan đạt tới sự trưởng thành như thế, họ sẽ kinh nghiệm điều Chúa nói: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tự mãn
Lm. Minh Anh
14:18 03/10/2024
TỰ MÃN
“Khốn cho ngươi, hỡi Chorazin, Bethsaida!”; “Khốn cho ngươi, hỡi Capharnaum!”.
“Satan pha loãng đại dương của sự vô tín bằng một ấm trà bốc hơi nghi ngút đạo đức Kitô giáo; và mọi người lội xuống, đầy tự mãn, nhưng không biết rằng, họ đang tắm trong sự vô tín. Bạn không thể pha loãng một đại dương lạnh lẽo của sự vô tín bằng một chút nước ấm của lòng sùng đạo hoặc những nỗ lực tốt của con người!” - Barnhouse.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lên án mạnh mẽ chống lại các thành ‘tự mãn’, ‘vô tín’, những nơi Ngài đã thường xuyên rao giảng rộng rãi - Chorazin, Bethsaida và đặc biệt, Capharnaum.
Chorazin nằm gần biển Galilê. Bethsaida, quê hương của một số môn đệ, nằm trên bờ biển phía đông bắc của biển Galilê. Capharnaum nằm ở bờ biển phía bắc, thường xuất hiện trong các câu chuyện Phúc Âm và đây là trung tâm mà Chúa Giêsu đã thực hiện phần lớn công việc truyền giáo. Những lời Ngài dạy, những phép lạ Ngài làm hẳn đã rất quen thuộc với những con người ở đó. Vậy mà, vô tín vẫn xảy ra!
Ngài còn nói đến các thành ngoại bang Tyrô và Siđon - ngày nay là Lebanon - rằng, nếu những con người ở đó đã chứng kiến những gì Ngài nói, Ngài làm thì họ đã ăn năn từ lâu như những người ngoại giáo Ninivê đã ăn năn khi nghe Giôna rao giảng. Tyrô và Siđon hầu như chỉ được Ngài đến thăm một lần trong thời gian rất ngắn; vì vậy dân thành ở đó không có cơ hội chứng kiến những phép lạ Ngài làm hoặc lời Ngài dạy, không như những người thuộc các thành được đề cập ở trên.
Chúa Giêsu còn đi xa hơn, “Ai nghe anh em là nghe Thầy; ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy!”. Nói cách khác, lắng nghe các sứ giả của Chúa Giêsu là lắng nghe chính Ngài; từ chối các sứ giả của Ngài là từ chối Ngài và từ chối Thiên Chúa.
Trong thời đại của chúng ta, có lẽ nên nhấn mạnh rằng, những “sứ giả” đó không chỉ là Giám mục, Linh mục và tu sĩ, nhưng bao gồm tất cả Kitô hữu, những người chân thành rao giảng Phúc Âm bằng lời nói và cuộc sống mình. Vậy sẽ không hại gì khi chúng ta lắng nghe những lời cảnh báo - “Khốn cho ngươi!” - dành cho mình. Thử tự hỏi, bạn và tôi đã thực sự đáp lại lời kêu gọi của Ngài trong Phúc Âm tốt thế nào; chúng ta cởi mở đến đâu để lắng nghe thông điệp Tin Mừng đến với mình từ những người khác? Chúng ta cam kết chấp nhận, sống và chia sẻ Phúc Âm đó với người khác làm sao? Và có đúng không khi nói rằng, biết bao nhiêu người ở những nơi khác trên thế giới, trên đất nước chúng ta, xã hội chúng ta, nếu được ban cho những gì chúng ta đã được, được nghe những gì chúng ta đã nghe, hẳn họ đã đáp lại rộng lượng hơn nhiều so với những gì chúng ta đã làm?
Anh Chị em,
“Khốn cho ngươi!”. Chúa Giêsu khiển trách các thành và cả chúng ta chỉ vì sự ‘tự mãn’. ‘Tự mãn’ không bao giờ có chỗ trong đời sống Kitô hữu. Chúng ta đã được ban cho quá nhiều, nên cũng được kỳ vọng nhiều hơn. Như Ngài đã nói ở những nơi khác, chúng ta có thể sẽ rất ngạc nhiên khi thấy những người khác - những người chưa bao giờ có cơ hội trực tiếp nghe Phúc Âm - đi trước chúng ta vào Vương Quốc của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con bị Satan đánh lừa khi con trở nên ‘tự mãn’, vô tín. Cho con biết quỳ gối cảm tạ hồng ân Chúa mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khốn cho ngươi, hỡi Chorazin, Bethsaida!”; “Khốn cho ngươi, hỡi Capharnaum!”.
“Satan pha loãng đại dương của sự vô tín bằng một ấm trà bốc hơi nghi ngút đạo đức Kitô giáo; và mọi người lội xuống, đầy tự mãn, nhưng không biết rằng, họ đang tắm trong sự vô tín. Bạn không thể pha loãng một đại dương lạnh lẽo của sự vô tín bằng một chút nước ấm của lòng sùng đạo hoặc những nỗ lực tốt của con người!” - Barnhouse.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lên án mạnh mẽ chống lại các thành ‘tự mãn’, ‘vô tín’, những nơi Ngài đã thường xuyên rao giảng rộng rãi - Chorazin, Bethsaida và đặc biệt, Capharnaum.
Chorazin nằm gần biển Galilê. Bethsaida, quê hương của một số môn đệ, nằm trên bờ biển phía đông bắc của biển Galilê. Capharnaum nằm ở bờ biển phía bắc, thường xuất hiện trong các câu chuyện Phúc Âm và đây là trung tâm mà Chúa Giêsu đã thực hiện phần lớn công việc truyền giáo. Những lời Ngài dạy, những phép lạ Ngài làm hẳn đã rất quen thuộc với những con người ở đó. Vậy mà, vô tín vẫn xảy ra!
Ngài còn nói đến các thành ngoại bang Tyrô và Siđon - ngày nay là Lebanon - rằng, nếu những con người ở đó đã chứng kiến những gì Ngài nói, Ngài làm thì họ đã ăn năn từ lâu như những người ngoại giáo Ninivê đã ăn năn khi nghe Giôna rao giảng. Tyrô và Siđon hầu như chỉ được Ngài đến thăm một lần trong thời gian rất ngắn; vì vậy dân thành ở đó không có cơ hội chứng kiến những phép lạ Ngài làm hoặc lời Ngài dạy, không như những người thuộc các thành được đề cập ở trên.
Chúa Giêsu còn đi xa hơn, “Ai nghe anh em là nghe Thầy; ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy!”. Nói cách khác, lắng nghe các sứ giả của Chúa Giêsu là lắng nghe chính Ngài; từ chối các sứ giả của Ngài là từ chối Ngài và từ chối Thiên Chúa.
Trong thời đại của chúng ta, có lẽ nên nhấn mạnh rằng, những “sứ giả” đó không chỉ là Giám mục, Linh mục và tu sĩ, nhưng bao gồm tất cả Kitô hữu, những người chân thành rao giảng Phúc Âm bằng lời nói và cuộc sống mình. Vậy sẽ không hại gì khi chúng ta lắng nghe những lời cảnh báo - “Khốn cho ngươi!” - dành cho mình. Thử tự hỏi, bạn và tôi đã thực sự đáp lại lời kêu gọi của Ngài trong Phúc Âm tốt thế nào; chúng ta cởi mở đến đâu để lắng nghe thông điệp Tin Mừng đến với mình từ những người khác? Chúng ta cam kết chấp nhận, sống và chia sẻ Phúc Âm đó với người khác làm sao? Và có đúng không khi nói rằng, biết bao nhiêu người ở những nơi khác trên thế giới, trên đất nước chúng ta, xã hội chúng ta, nếu được ban cho những gì chúng ta đã được, được nghe những gì chúng ta đã nghe, hẳn họ đã đáp lại rộng lượng hơn nhiều so với những gì chúng ta đã làm?
Anh Chị em,
“Khốn cho ngươi!”. Chúa Giêsu khiển trách các thành và cả chúng ta chỉ vì sự ‘tự mãn’. ‘Tự mãn’ không bao giờ có chỗ trong đời sống Kitô hữu. Chúng ta đã được ban cho quá nhiều, nên cũng được kỳ vọng nhiều hơn. Như Ngài đã nói ở những nơi khác, chúng ta có thể sẽ rất ngạc nhiên khi thấy những người khác - những người chưa bao giờ có cơ hội trực tiếp nghe Phúc Âm - đi trước chúng ta vào Vương Quốc của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con bị Satan đánh lừa khi con trở nên ‘tự mãn’, vô tín. Cho con biết quỳ gối cảm tạ hồng ân Chúa mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh nghiệm bản thân, không phải là những điều tuyệt đối về đạo đức, để định hướng cho sự phân định của Nhóm nghiên cứu Thượng hội đồng về các vấn đề tình dục.
Vũ Văn An
15:14 03/10/2024
Theo Jonathan Liedl của National Catholic Register trong bản tin ngày 3 tháng 10, 2024, Nhóm nghiên cứu về các vấn đề tình dục đã trình bày đề xuất của mình về 'sự trung thành theo ngữ cảnh' tại kỳ họp Thượng hội đồng về tính đồng nghị vào ngày 2 tháng 10.
Thực vậy, nhóm nghiên cứu do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập để phát triển một cách thức đồng nghị để phân định giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về điều gọi là các vấn đề gây tranh cãi, bao gồm đạo đức tình dục và các vấn đề về sự sống, đã đề xuất điều họ gọi là "mô hình mới" tập trung nhiều vào đạo đức hoàn cảnh nhưng giảm thiểu các điều tuyệt đối về đạo đức và giáo huấn đã được thiết lập của Giáo hội.
Nhóm này, một trong 10 nhóm nghiên cứu được Đức Giáo Hoàng thành lập vào tháng 2 để cung cấp "phân tích đào sâu" về "các vấn đề có liên quan lớn" đã xuất hiện trong phiên họp năm 2023 của Thượng hội đồng về tính đồng nghị, đã trình bày những phát hiện của mình trước Kỳ họp vào ngày 2 tháng 10, ngày đầu tiên của kỳ họp năm 2024. Một văn bản của bài thuyết trình đã được chia sẻ với báo chí.
Nhóm đã nói về việc phân định học thuyết, đạo đức và các phương pháp tiếp cận mục vụ bằng cách đánh giá kinh nghiệm sống của người ta thông qua các cuộc tham vấn với dân Chúa và bằng cách phản ứng với những thay đổi về văn hóa. Nhóm đã trình bày những nguồn này như những nơi mà Chúa Thánh Thần lên tiếng theo cách có thể lấn át và dường như mâu thuẫn với những gì Giáo hội đã dạy một cách có thẩm quyền.
Nhóm này, với bảy thành viên bao gồm một nhà thần học gây tranh cãi nổi tiếng vì đặt câu hỏi về sự tồn tại của các giá trị tuyệt đối về đạo đức, đã mô tả cách tiếp cận này như một phần của “sự chuyển đổi tư tưởng hoặc cải cách các hoạt động theo sự trung thành với Tin Mừng của Chúa Giêsu, Đấng ‘là hôm qua, hôm nay và mãi mãi’, nhưng ‘sự phong phú và vẻ đẹp của Người là vô tận.’”
“Về mặt đạo đức, đây không phải là vấn đề áp dụng chân lý khách quan được đóng gói sẵn vào các tình huống chủ quan khác nhau, như thể chúng chỉ là những trường hợp đặc thù của một luật bất biến và phổ quát”, báo cáo tình hình của nhóm cho biết trước phiên họp Thượng hội đồng về tính đồng nghị hôm qua. “Các tiêu chuẩn để phân định nảy sinh từ việc lắng nghe sự Mặc khải [sống động] tự ban cho nơi Chúa Giêsu trong ngày hôm nay của Chúa Thánh Thần”.
Trong một sự tương phản tiềm tàng với báo cáo của nhóm, Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng “các phương thức truyền tải” cơ bản của mặc khải của Chúa Kitô là Kinh thánh và Truyền thống và việc giải thích có thẩm quyền các nguồn này “đã được giao phó cho văn phòng giảng dạy sống động của Giáo hội mà thôi”. Mặc khải của Kitô giáo cũng bao gồm các giới luật đạo đức tuyệt đối và có thể áp dụng phổ quát, dường như không thể thay đổi dựa trên kinh nghiệm chủ quan hoặc tham vấn rộng rãi. Nhóm nghiên cứu có ý định đưa ra "các hướng dẫn cụ thể để phân định" dựa trên mô hình mới của mình cho hai nhóm vấn đề: hòa bình và quản lý hoàn cầu; và "ý nghĩa của tình dục, hôn nhân, việc sinh con, và việc thúc đẩy và chăm sóc sự sống".
Giống như chín nhóm nghiên cứu khác của Thượng hội đồng do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập, nhóm tập trung vào việc phân định các vấn đề gây tranh cãi có nhiệm vụ kéo dài đến tháng 6 năm 2025, vượt xa thời điểm kết thúc Thượng hội đồng về tính đồng nghị vào ngày 27 tháng 10 năm 2024. Không rõ báo cáo cuối cùng của nhóm nghiên cứu sẽ có tư thế như thế nào.
Tại một cuộc họp báo vào ngày 3 tháng 10, thư ký đặc biệt của Thượng hội đồng, Cha Giacomo Costa, một tu sĩ dòng Tên, cho biết những người khác sẽ có thể gửi các đề xuất để các nhóm nghiên cứu xem xét và các nhóm nghiên cứu không nên được coi là "bị bao vây". Tổng thư ký của Thượng hội đồng giám mục, Hồng Y Mario Grech, sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các nhóm nghiên cứu tiến hành theo "phương pháp đồng nghị", những người tổ chức cho biết.
"Tôi mời các bạn đừng nghĩ rằng những nhóm này tách biệt khỏi đời sống của Giáo hội, nhưng chúng là những phòng thí nghiệm thực sự của đời sống đồng nghị", Cha Costa nói. "Thực sự là các cuộc tập huấn".
Theo văn bản trình bày của nhóm nghiên cứu, nhóm nhấn mạnh đến nhu cầu phát triển một nền nhân học và "đạo đức văn hóa-lịch sử" hài hòa với "kerygma [tín lý sơ truyền] và những hàm ý thiết yếu của nó" và cũng với "hàm ý mới được tiết lộ trong thực tại".
Nhóm đã liên kết sự phân định của những "tình thế mới nổi" này với cuộc thảo luận của Thượng hội đồng về tính đồng nghị về việc đưa những người không phải giám mục vào các quá trình ra quyết định của Giáo hội.
Đồng thời, mô hình được nhóm nghiên cứu đề xuất đã nhiều lần làm giảm tính liên quan của các tuyên bố đã được thiết lập của Giáo hội, nhấn mạnh nhu cầu phải vượt ra ngoài “việc công bố và áp dụng các nguyên tắc giáo lý trừu tượng” để “mở lòng đón nhận những thúc giục luôn mới mẻ của Chúa Thánh Thần”.
“Chỉ có sự căng thẳng quan trọng, hiệu quả và có đi có lại giữa giáo lý và thực hành mới hiện thân được Truyền thống sống động và có thể chống lại sự cám dỗ dựa vào sự cằn cỗi [cứng ngắc] của các tuyên bố bằng lời nói”, bản văn báo cáo của nhóm cho biết.
Tại nhiều điểm khác nhau, bài thuyết trình của nhóm mô tả chân lý đạo đức như phụ thuộc vào, thay vì là một phần không thể thiếu của, sự cứu rỗi nhân bản. Hàm ý là giáo lý về một vấn đề đạo đức nên thay đổi nếu nó được coi là rào cản đối với tư cách thành viên của một ai đó trong Giáo hội.
Bản văn trình bày không đề cập đến sự liên quan của các giá trị tuyệt đối về đạo đức trong việc phân định các vấn đề đạo đức, giáo lý và mục vụ. Trong thông điệp Veritatis Splendor (Sự huy hoàng của chân lý) năm 1993, Thánh Gioan Phaolô II đã dạy rằng, trái ngược với chủ nghĩa tương đối về đạo đức, các chân lý đạo đức tuyệt đối hiện hữu, bắt nguồn từ bản chất con người và do đó có thể áp dụng phổ quát, và có thể tiếp cận được với lý trí con người.
Trước đây, những người quan sát Thượng hội đồng về tính đồng nghị đã bày tỏ lo ngại rằng nền tảng thần học của nó phụ thuộc quá nhiều vào tư tưởng của Cha Karl Rahner (1904-1984), một nhà thần học Dòng Tên gây tranh cãi, người đã hạ thấp khả năng của các công thức giáo lý để đề cập một cách đáng tin cậy đến các thực tại siêu nhiên và nhấn mạnh sự mặc khải liên tục của Chúa thông qua kinh nghiệm bản thân của các tín hữu.
Các thành viên của nhóm nghiên cứu bao gồm Cha Maurizio Chiodi, một nhà thần học đạo đức đã bị chỉ trích trong những năm gần đây vì thách thức giáo lý đã được thiết lập của Giáo hội và phủ nhận các giá trị đạo đức tuyệt đối.
Cha Chiodi đã lập luận rằng việc sử dụng biện pháp tránh thai trong hôn nhân có thể được phép về mặt đạo đức trong một số trường hợp và đã nói vào năm 2017 rằng các mối quan hệ đồng tính "trong một số điều kiện nhất định" có thể là "cách hiệu quả nhất" để những người có ham muốn đồng tính "tận hưởng mối quan hệ tốt đẹp".
Vị linh mục người Ý, vừa là giáo sư tại Viện Thần học Giáo hoàng Gioan Phalô II về Hôn nhân và Khoa học Gia đình vừa là thành viên của Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Sự sống, gần đây đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm cố vấn cho Bộ Giáo lý Đức tin.
Cha Dòng Tên Carlo Casalone, một nhà thần học đạo đức tại Đại học Gregorian, cũng là người được Đức Phanxicô bổ nhiệm vào Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Sự sống, cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu. Ngài đã gây ra tranh cãi vào năm 2022 khi ủng hộ luật hợp pháp hóa việc hỗ trợ tự tử ở Ý.
Các thành viên khác của nhóm bao gồm Tổng giám mục Carlos Catillo của Lima, Peru, cũng là thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống; Tổng giám mục Filippo Iannone Ý, chủ tịch của Bộ Văn bản Lập pháp; Cha Piero Coda của Ý, giáo sư thần học giáo điều tại Đại học Sophia ở Loppiano, Ý và là tổng thư ký của Ủy ban Thần học Quốc tế; Sơ Thánh Andrew Josée Nagalula của Cộng hòa Dân chủ Congo, giáo sư thần học giáo điều tại Đại học Công Giáo Congo ở Kinshasa và là thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế; và Stella Morra của Ý, một nhà thần học cơ bản tại Gregorian và cố vấn cho Bộ Giáo lý Đức tin.
Là một mô hình kinh thánh về "sự thay đổi mô hình đang được truyền bá bởi quá trình đồng nghị", nhóm đã chọn câu chuyện về Công đồng Giêrusalem trong Công vụ 15, dẫn đến việc Giáo hội không còn yêu cầu cắt bì nữa. Nhóm nghiên cứu cho biết sự kiện này làm nổi bật "lệnh cấm cản trở ý muốn cứu độ phổ quát của Chúa bằng bất cứ điều gì không còn ý nghĩa hiệu quả nào nữa".
Nhóm thừa nhận những khó khăn tiềm ẩn trong việc áp dụng khuôn khổ của mình, bao gồm “sự khan hiếm — và không quen thuộc với — vốn từ vựng và khái niệm cần thiết” và “những kháng cự ngầm định về mô hình”, nhưng vẫn bày tỏ sự tin tưởng rằng nhóm có thể phát triển mô hình được đề xuất của mình một cách đầy đủ hơn.
Chúng ta “được kêu gọi thực hiện một cuộc hoán cải hoàn toàn và đầy thử thách; một cuộc hoán cải có hình hài cụ thể trong cách chúng ta trình bày và diễn dịch chân lý của Tin Mừng”, nhóm cho biết trong bài thuyết trình của mình, “như được thể hiện và thực hành trong tình yêu thương vô điều kiện của Thiên Chúa trong Chúa Kitô”.
VietCatholic TV
Tấn công Vovchansk, quân Nga kết thúc trong thảm họa. Lính TQ chiến đấu cho Nga tử trận ở Ukraine
VietCatholic Media
03:06 03/10/2024
1. ‘Lính đánh thuê Trung Quốc’ chiến đấu cho Nga tử trận ở Ukraine
Các chương trình truyền hình tập trung vào việc tưởng nhớ những người lính Nga đã hy sinh cho biết công dân Trung Quốc làm “lính đánh thuê” đã thiệt mạng trên tiền tuyến ở Ukraine.
Hàng ngàn người nước ngoài đã chiến đấu cho Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, trong đó có cả các công dân Trung Quốc.
“Quân đội Ukraine đã giết chết hai lính đánh thuê Trung Quốc theo các kênh truyền hình của Nga cho biết vào hôm Thứ Tư, 02 Tháng Mười.”
Các cơ quan truyền thông Nga đã loan báo cái chết của hai người lính có biệt danh là “Sprite” và “Cola” và nói rằng “Những chàng trai đến từ Trung Quốc. Những chàng trai tốt, những chiến binh vĩ đại, Đã hy sinh.”
Kyiv cũng đã chào đón hàng ngàn lính đánh thuê nước ngoài kể từ khi thành lập Quân đoàn quốc tế bảo vệ lãnh thổ Ukraine. Trong số đó có một cựu chiến binh quân đội Đài Loan, Tăng Thắng Quang (Tseng Sheng-guang), người đã trở thành người đầu tiên từ một quốc gia Đông Á thiệt mạng trong cuộc giao tranh vào tháng 11 năm 2022.
Trong khi Bắc Kinh tìm cách khẳng định mình là một bên trung lập liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine, họ đã làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao với Mạc Tư Khoa, dập tắt những lời chỉ trích về cuộc chiến trên mạng xã hội Trung Quốc và giúp duy trì nền kinh tế thời chiến của Nga với tư cách là quốc gia mua dầu mỏ và khí đốt quốc gia hàng đầu của Nga.
Trung Quốc khẳng định rằng họ không cung cấp vũ khí hoặc viện trợ quân sự trực tiếp nào cho Nga. Tuy nhiên, Ukraine cho biết các thành phần sử dụng kép của Trung Quốc đã tìm được đường vào vũ khí chiến tranh của Nga. Một báo cáo gần đây của Reuters cho thấy các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã giúp một công ty R&D của Nga phát triển máy bay điều khiển từ xa quân sự nguy hiểm hơn.
[Newsweek: 'Chinese Mercenaries' Fighting for Russia Killed in Ukraine: Report]
2. Mười bảy xe kéo bọc thép của Nga chở hơn 100 bộ binh tấn công phòng tuyến của Ukraine tại Vovchansk. Máy bay điều khiển từ xa thảm sát những người Nga bị lộ.
Một tuần sau khi lực lượng biệt kích Ukraine tiêu diệt số quân Nga còn lại đang ẩn náu trong nhà máy tổng hợp hóa chất PJSC Volchansky bị bao vây ở Vovchansk, thuộc tỉnh Kharkiv, miền bắc Ukraine, người Nga đã tìm cách trả thù.
Nó kết thúc trong thảm họa cho người Nga. Khi tấn công các vị trí của Ukraine ở phía tây bắc của khu nhà máy hóa chất gồm 30 tòa nhà, lực lượng Nga tương đương với một nửa tiểu đoàn bao gồm 17 xe kéo bọc thép MT-LB, ba xe tăng và không dưới 100 bộ binh—đã đâm sầm vào bức tường hỏa lực của Ukraine.
Lữ đoàn cơ giới số 57 của quân đội Ukraine đã bắn phá nhóm tấn công của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa lơ lửng thả lựu đạn—nhiều khả năng là còn có các loại vũ khí khác. Khi khói tan, 16 xe MT-LB và một xe tăng nằm đó bị phá hủy. Có hàng đống xác chết và xác người Nga bị thương xung quanh những xác tàu đang cháy âm ỉ. “Bây giờ bọn họ đang kết liễu số bộ binh còn lại”, một blogger người Ukraine đưa tin.
Không khó để hiểu chuyện gì đã xảy ra. Bộ binh Nga cưỡi xe cơ giới vào trận chiến trên những chiếc MT-LB nặng 13 tấn, khoảng 10 người trên một xe—rõ ràng là tính toán rằng mối đe dọa từ trên cao, xuất phát từ máy bay điều khiển từ xa, ít nghiêm trọng hơn mối đe dọa của mìn từ dưới lên. Đây không phải là một giả định hoàn toàn vô lý: những chiếc MT-LB lỗi thời, khét tiếng là dễ bị nổ tan tành khi bị mìn tấn công từ bên dưới. Thành ra, thay vì ngồi bên trong chiếc xe, lính Nga ngồi trên nóc xe.
Nhưng người Nga dường như đã đánh giá thấp mức độ thiệt hại mà máy bay điều khiển từ xa thả lựu đạn của Lữ đoàn cơ giới số 57 có thể gây ra cho lực lượng cơ giới hóa tập trung. Người Ukraine đã liên tục cải tiến đạn dược thả bằng máy bay điều khiển từ xa của họ, thêm ngòi nổ nhạy hơn và thuốc nổ mạnh hơn. Vì vậy, bộ binh tiến về phía nhà máy hóa chất có thể khá an toàn trước mìn, nhưng họ lại cực kỳ dễ bị tổn thương trước máy bay điều khiển từ xa.
Đây là vấn đề đối với quân đội Nga nói chung khi họ kéo nhiều xe MT-LB đời 1970 ra khỏi kho lưu trữ lâu dài để thay thế một số trong hàng ngàn xe chiến đấu BMP mới hơn và nặng hơn mà quân đội Nga đã mất trong 31 tháng giao tranh ác liệt ở Ukraine. Bộ binh được điều động đến các đơn vị MT-LB này sẽ phải đối mặt với cùng một lựa chọn bất khả thi: mạo hiểm với các vụ nổ mìn khi ngồi bên trong những chiếc máy kéo cũ—hoặc mạo hiểm với các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa khi ngồi trên chúng.
Tất nhiên, đây không phải là vấn đề riêng của Nga, vì quân đội Ukraine cũng đang tái tạo các xe MT-LB cũ để thay thế các loại xe mới và nặng hơn mà họ đã mất.
Nhưng quân Ukraine đang phòng thủ ở nhiều khu vực hơn là tấn công. Quân Nga đang tấn công ở nhiều khu vực hơn là phòng thủ. Quân Ukraine phòng thủ có thể để lại MT-LB và đào hầm. Quân Nga tấn công thường không có lựa chọn nào khác ngoài việc lăn bánh trên những chiếc xe bẫy tử thần và cố gắng vượt qua địa hình tranh chấp để tiếp cận phòng tuyến của quân Ukraine.
Trừ khi và cho đến khi động lực của cuộc chiến thay đổi và quân đội Ukraine tiếp tục tấn công rộng rãi hơn dọc theo tuyến đầu dài 1130 km, quân đội Ukraine có thể - phần lớn - chờ quân đội Nga đến với họ. Ngày càng nhiều, quân đội Nga sẽ tấn công trên những chiếc máy kéo bọc thép cũ kỹ, mục tiêu dễ dàng cho máy bay điều khiển từ xa lơ lửng.
[Forbes: Seventeen Russian Armored Tractors With More Than 100 Infantry On Top Assaulted Ukrainian Lines In Vovchansk. Drones Massacred The Exposed Russians.]
3. Nga tuyên bố điệp viên Ukraine bị bắt vì theo dõi quân đội của Putin
Các quan chức an ninh Nga đã bắt giữ một công dân Ukraine vì cáo buộc làm gián điệp cho quân đội Ukraine ở khu vực Luhansk, hãng thông tấn Nga TASS đưa tin.
Các sĩ quan của Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB đã bắt giữ cá nhân này vì bị cáo buộc truyền “dữ liệu về quân nhân Nga và tình hình kinh tế - xã hội trong khu vực” cho Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SSU.
Theo tuyên bố của FSB được TASS đưa tin, nghi phạm bị cáo buộc thu thập và chuyển tiếp dữ liệu quan trọng có khả năng gây nguy hiểm cho các hoạt động quân sự của Nga.
FSB không tiết lộ danh tính của nghi phạm hoặc cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào.
Mark Galeotti, phó giáo sư cao cấp tại Viện nghiên cứu Royal United Services có trụ sở tại Luân Đôn, nói với Newsweek rằng cả hai bên trong cuộc chiến Nga-Ukraine đều đang tăng cường nỗ lực “thu thập mọi thông tin có thể”.
Ông cho biết những biện pháp này bao gồm mọi loại “chiến thuật gián điệp cổ điển, tình báo con người, mua chuộc hoặc tuyển dụng điệp viên” để truyền thông tin.
Galeotti cho biết thêm: “Việc thu thập thông tin tình báo điện tử bằng cách khai thác thông tin liên lạc của phía bên kia, hoặc thu thập thông tin tình báo vệ tinh bí mật hơn bằng hình ảnh, hoặc chỉ đơn giản là theo dõi vị trí của các nguồn nhiệt cũng đang được sử dụng”.
“Đó là một loạt các chiến thuật tình báo khó hiểu. Vào thời điểm chiến tranh, hoạt động gián điệp trở nên quan trọng hơn nhiều”, ông nói. “Cả người Nga và người Ukraine đều đang đẩy mạnh các chiến dịch của họ hết mức có thể để thu thập bất kỳ thông tin nào họ có thể.
“Thông tin là yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong thời đại hiện đại. Với các hệ thống được hướng dẫn chính xác, có một điều gì đó giống như một câu sáo rỗng; nếu chúng ta có thể nhìn thấy nó, chúng ta có thể giết chết nó. Trí thông minh là một trong những cách mà bạn có thể nhìn thấy những thứ mà nếu không bạn không thể nhìn thấy.”
Vào tháng 8, SSU đã bắt giữ một sĩ quan cảnh sát bị buộc tội làm gián điệp cho Nga.
SSU cho biết họ đã phá vỡ một mạng lưới tình báo Nga làm việc cho FSB đang hoạt động tại khu vực Mykolaiv.
Các quan chức Ukraine tuyên bố nghi phạm đã tuyển dụng cha mình, một cựu cảnh sát, để “thực hiện các hoạt động do thám và phá hoại”.
Cũng trong tháng 8, có thông tin cho biết một nghi phạm là điệp viên Nga đã bị SSU bắt giữ tại Tỉnh Donetsk vì cáo buộc thu thập thông tin tình báo về các hoạt động quân sự của Ukraine.
Trong khi đó, Zelenskiy đã cảnh báo tình hình ở tuyến đầu chiến đấu chống lại quân đội Điện Cẩm Linh là “rất, rất khó khăn”.
“Báo cáo về từng lĩnh vực tuyến đầu, năng lực của chúng tôi, năng lực tương lai và các nhiệm vụ cụ thể của chúng tôi: Tình hình hiện rất, rất khó khăn”, ông phát biểu trong bài phát biểu qua video.
Nga đang tăng cường nỗ lực tuyển quân trước mùa đông, điều này có thể làm tình hình mặt đất trở nên tồi tệ hơn. Nước này đã ra lệnh tiến hành chiến dịch tuyển quân vào mùa thu nhằm tuyển mộ 133.000 quân nhân mới.
[Newsweek: Ukraine Agent Captured Spying on Putin's Troops, Russia Claims]
4. Các lực lượng ủy nhiệm của Nga ở Kherson bị tạm chiếm tuyên bố bắt buộc người dân Ukraine phải nhập ngũ
Theo Volodymyr Saldo, lãnh đạo ủy nhiệm của Nga tại khu vực bị tạm chiếm, những người đàn ông Ukraine ở khu vực Kherson bị Nga tạm chiếm sẽ phải thi hành nghĩa vụ quân sự vào quân đội Nga từ nay cho đến cuối năm.
Nam giới từ 18 đến 30 tuổi sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời hạn 12 tháng.
Nga đã tiến hành một đợt cưỡng bức nhập ngũ tương tự vào mùa thu năm 2023, bắt buộc người dân Ukraine phải nhập ngũ như các công dân Nga ở các khu vực bị tạm chiếm bất hợp pháp là Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia
Vòng tuyển quân bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 và sẽ kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, Saldo cho biết. Những người lính nghĩa vụ từ Kherson bị tạm chiếm sẽ được triệu tập để phục vụ tại Quân khu phía Nam của Nga, bao gồm các vùng lãnh thổ Ukraine bị sáp nhập bất hợp pháp.
Saldo tuyên bố rằng những tân binh sẽ không được gửi đến các khu vực tiền tuyến hoặc trực tiếp tham gia vào cuộc xâm lược toàn diện.
Đáp lại thông báo của Saldo, Yurii Sobolevsky, phó chủ tịch Hội đồng tỉnh Kherson, đã khuyên người dân Ukraine đang sống dưới sự xâm lược nên chạy trốn đến các nước Liên Hiệp Âu Châu hoặc các khu vực an toàn khác.
“Rõ ràng là sớm hay muộn đối phương cũng sẽ sử dụng nguồn nhân lực của chúng ta để buộc người dân chúng ta tham gia vào cuộc chiến này”.
Theo luật pháp quốc tế, việc cưỡng bức tòng quân dưới sự xâm lược cấu thành tội ác chiến tranh. Tổng Công Tố Ukraine, Andriy Kostin, đã đệ đơn lên Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, để ra lệnh bắt giữ Volodymyr Saldo.
Theo báo cáo, Nga đã huy động hàng chục ngàn công dân Ukraine ở các vùng bị tạm chiếm của Ukraine để chiến đấu chống lại đất nước của họ kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Nhiều người trong số họ được cho là đã tử trận khi đang làm nhiệm vụ, vì Mạc Tư Khoa được cho là sử dụng những người này làm bia đỡ đạn để vạch trần các vị trí pháo binh của Ukraine và che giấu các đơn vị được tuyển dụng bên trong nước Nga.
[Kyiv Independent: Russian proxies in occupied Kherson Oblast announce forced conscription of Ukrainians]
5. Bốn chiến đấu cơ của NATO đã được điều động để ngăn chặn cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga
Bốn chiến đấu cơ của NATO đã được điều động và ban hành cảnh báo khẩn cấp để ứng phó với cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga vào các mục tiêu gần biên giới Rumani ở khu vực Odesa của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Rumani cho biết trong một tuyên bố rằng các máy bay phản lực này được điều động sau khi phát hiện máy bay điều khiển từ xa của Nga gần không phận Rumani bay về phía lãnh thổ Ukraine vào sáng sớm thứ Tư.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh có nhiều báo cáo gần đây về máy bay điều khiển từ xa của Nga bay vào lãnh thổ NATO, dẫn đến lời kêu gọi từ khối Bucharest 9 về một “câu trả lời chung” từ liên minh.
Sau khi phát hiện máy bay điều khiển từ xa, hai máy bay F-18 của Không quân Tây Ban Nha, một phần của Lực lượng Chiến đấu Cảnh sát Hàng không NATO, và hai máy bay F-16 của Không quân Rumani đã được điều động để “theo dõi tình hình”.
Rumani cũng đã ban hành cảnh báo khẩn cấp cho những người sống gần biên giới Ukraine ở các quận Tulcea và Galați lúc 2:41 sáng giờ địa phương. Hai máy bay phản lực của Tây Ban Nha đã hoàn thành nhiệm vụ của mình vào lúc 3:00 sáng, trong khi máy bay của Rumani đã hoàn thành vào lúc 5:00 sáng
Bộ Quốc phòng cho biết trong tuyên bố rằng: “Trong khoảng thời gian này, hệ thống giám sát radar của Rumani không phát hiện thấy sự xâm nhập vào không phận quốc gia của các máy bay điều khiển từ xa tham gia vào cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Ukraine”.
Tuyên bố tiếp tục lên án “các cuộc tấn công do Liên bang Nga thực hiện nhằm vào một số cơ sở và thành phần của cơ sở hạ tầng dân sự Ukraine là không có cơ sở và vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực luật pháp quốc tế”.
Vài tuần trước, khối Bucharest 9 gồm Rumani, Ba Lan, Bulgaria, Cộng hòa Tiệp, Estonia, Hung Gia Lợi, Latvia, Lithuania và Slovakia đã đưa ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về khả năng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga hạ cánh trên lãnh thổ NATO.
Hãng thông tấn độc lập Verstka của Nga đưa tin rằng các mảnh vỡ từ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa đã rơi xuống các quốc gia lân cận cuộc xung đột 34 lần, trong đó có 20 lần là các quốc gia thành viên NATO.
Lãnh thổ Rumani đã bị ảnh hưởng 13 lần, thường là gần các cảng sông Danube của Ukraine - mục tiêu thường xuyên của Nga.
Khối này cho biết: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về các cuộc xâm nhập liên tục vào không phận NATO... của máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Liên bang Nga, cũng như tình hình căng thẳng leo thang dọc biên giới NATO”.
Chính phủ Latvia cho biết một máy bay điều khiển từ xa của Nga đã rơi xuống phía đông đất nước vào ngày 7 tháng 9, có khả năng là sau khi bay qua biên giới vào quốc gia NATO này từ đồng minh của Nga là Belarus.
Riêng vào cuối tuần đó, Bộ ngoại giao Rumani cho biết máy bay điều khiển từ xa “tội phạm” của Nga đã vi phạm không phận Rumani khi nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine.
[Newsweek: Four NATO Fighter Jets Scrambled Over Russian Drone Attack]
6. Ukraine nêu tên những người cộng tác với Nga bị nghi ngờ bắt cóc trẻ em Ukraine
Một số quan chức ủy nhiệm do Nga cài cắm tại Tỉnh Donetsk bị tạm chiếm đã bị tuyên bố là nghi phạm bắt cóc cưỡng bức một nhóm 31 trẻ em Ukraine đưa sang Nga, Văn phòng Tổng công tố Ukraine thông báo hôm Thứ Tư, 02 Tháng Mười.
Văn phòng Tổng công tố đã nêu tên Denys Pushylin, nhà lãnh đạo ủy quyền của Tỉnh Donetsk do Nga bổ nhiệm, và hai quan chức của ông, Eleanora Fedorenko và Svitlana Maiboroda, là nghi phạm trong vụ án.
Maiboroda đã được Đơn vị điều tra tội phạm chiến tranh của Kyiv Independent xác định trong bộ phim tài liệu “Uprooted”. Nhóm đã chuyển các bằng chứng thu thập được trong quá trình thực hiện bộ phim cho các công tố viên.
Văn phòng Tổng công tố bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhà báo điều tra Ukraine, bao gồm tờ Kyiv Independent, những người đã tiến hành điều tra về các vụ trục xuất và chuyển giao tài liệu của họ.
Chính quyền Nga và những người cộng tác đã bắt cóc bất hợp pháp hàng ngàn trẻ em Ukraine từ các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm sang Nga và đưa chúng vào các gia đình nuôi dưỡng, nơi chúng được nuôi dưỡng như người Nga.
Trường hợp cụ thể này liên quan đến việc trục xuất 19 trẻ mồ côi khỏi Mariupol và chín trẻ em từ các thành phố Shakhtarsk và Khartsyzk ở Donetsk. Ba trẻ em khác từ Mariupol đã bị tách khỏi cha mình tại một trại lọc.
Các nghi phạm đã tạo điều kiện trục xuất nhóm trẻ em, trong đó đứa nhỏ nhất mới sáu tuổi vào thời điểm đó, khỏi lãnh thổ Ukraine.
Văn phòng Tổng công tố lưu ý rằng việc chuyển giao trẻ em “không đáp ứng được các yêu cầu của luật nhân đạo quốc tế vì không được biện minh vì lý do an ninh hoặc sức khỏe”.
Cuộc điều tra 'Uprooted' hay ‘bứng gốc; của Kyiv Independent giành giải thưởng truyền thông quốc tế
Theo Văn phòng Tổng công tố, những đứa trẻ này đầu tiên được đưa bằng xe buýt đến thành phố Rostov-on-Don của Nga và sau đó được đưa bằng máy bay đến Mạc Tư Khoa.
Các nhà điều tra Ukraine phát hiện rằng chiếc máy bay được sử dụng để tổ chức chuyến bay thuộc về một đơn vị trực thuộc chính quyền của Putin.
Mặc dù là người Ukraine, những đứa trẻ này đã được cấp hộ chiếu Nga và được trao cho các gia đình người Nga nhận nuôi.
Trong nhóm này có một cô gái 17 tuổi đến từ Mariupol, người được Maria Lvova-Belova, Ủy viên về Quyền trẻ em của Putin và là quan chức Điện Cẩm Linh được cho là giám sát việc bắt cóc cưỡng bức trẻ em Ukraine sang Nga, nhận làm con nuôi.
Vào ngày 18 tháng 3 năm 2023, Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và Maria Lvova-Belova vì vai trò của họ trong việc bắt cóc bất hợp pháp trẻ em Ukraine.
Ba đứa trẻ từ Mariupol đã tự mình đoàn tụ với cha mình, trong khi ba thiếu niên được chính quyền Ukraine trả về Ukraine. 25 đứa trẻ còn lại vẫn đang ở Nga.
[Kyiv Independent: Ukraine names pro-Russian collaborators suspected of forcibly deporting Ukrainian children]
7. Nga tấn công trạm kiểm soát NATO ở biên giới với Ukraine
Theo các báo cáo, một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga đã tấn công vào một cửa khẩu biên giới giữa Ukraine và Rumani, một thành viên NATO.
Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine cho biết trạm kiểm soát Orlivka-Isaccea, nơi phà nối vùng Odesa của Ukraine với Rumani, đã bị đình chỉ vào sáng thứ Tư sau vụ việc.
Hải quan Ukraine cho biết rằng dịch vụ phà tại trạm kiểm soát đã bị dừng cho đến 11 giờ sáng giờ địa phương thứ Tư sau “một cuộc tấn công ban đêm của đối phương”.
Sau 11 giờ sáng, cơ quan này đưa ra thông tin cập nhật rằng cửa khẩu đã được mở lại và hoạt động đã được tiếp tục.
“Người Nga cố tình nổ súng vào trạm kiểm soát, khiến người dân thường khó có thể vượt qua biên giới. Đây là hành động khủng bố nhằm vào dân thường”, thống đốc khu vực Oleh Kiper đăng trên Telegram.
Ông cho biết thêm: “Các nhân viên thực thi pháp luật đang ghi lại hậu quả của một tội ác khác do người Nga gây ra”.
Cuộc tấn công của Nga cũng tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng ở quận Izmail thuộc vùng Odesa, làm bị thương hai tài xế xe tải và Kiper đã chia sẻ hình ảnh hiện trường bốc cháy.
Tháng trước, hãng tin độc lập Verstka của Nga đưa tin rằng các mảnh vỡ từ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa do Nga bắn đã rơi xuống các nước NATO 20 lần kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu.
Theo hãng tin này, lãnh thổ Rumani gần các cảng trên sông Danube của Ukraine, nơi thường xuyên là mục tiêu của Nga, đã bị tấn công 13 lần.
Rumani là một trong những thành viên của khối Bucharest gồm 9 nước Đông Âu đã kêu gọi NATO “có phản ứng chung” trước mối đe dọa từ máy bay điều khiển từ xa của Nga vào tháng trước.
Điều 5 của NATO quy định rằng một cuộc tấn công vào một thành viên được coi là một cuộc tấn công vào tất cả, mặc dù không có cáo buộc trực tiếp nào cho thấy Nga cố tình tấn công vào các quốc gia liên minh bằng máy bay điều khiển từ xa.
Tháng trước, Roger Hilton, nghiên cứu viên quốc phòng tại tổ chức tư vấn GLOBSEC có trụ sở tại Slovakia, cho biết các thành viên NATO vô hiệu hóa máy bay điều khiển từ xa bằng tác chiến điện tử hoặc hệ thống động lực sẽ cần phải cân bằng với việc tránh leo thang.
Ông nói với Newsweek rằng: “Hoạt động máy bay điều khiển từ xa ngày càng tăng xâm phạm không phận của các đồng minh NATO là một vấn đề nhạy cảm, trong đó việc tìm ra phản ứng cứng rắn bị phức tạp bởi hai vấn đề - mối đe dọa leo thang hơn nữa và những cân nhắc chính trị cao cấp sắp tới”.
Ông nói thêm: “Mặc dù các đồng minh NATO có nhiều lựa chọn để đối đầu với máy bay điều khiển từ xa của đối phương, nhưng câu hỏi chính cần được giải quyết chung là các đồng minh muốn đạt được điều gì với chiến lược và chiến thuật tiếp theo của họ”.
Odesa chỉ là một trong số nhiều khu vực ở Ukraine bị Nga tấn công khiến 7 người thiệt mạng và 50 người khác bị thương, chính quyền Ukraine cho biết hôm thứ Tư.
Tại tỉnh Kharkiv, năm người, bao gồm một cậu bé 14 tuổi, đã bị thương trong một cuộc tấn công bằng bom dẫn đường trên không vào thị trấn Derhachi, Thống đốc Oleh Syniehubov cho biết.
Trong khi đó, Thống đốc Ivan Fedorov cho biết, một người đã thiệt mạng và 25 người bị thương, trong đó có ba trẻ em, tại thành phố Zaporizhzhia, nơi có ít nhất sáu quả bom dẫn đường được phóng đi, gây hư hại cho các tòa nhà chung cư.
Tuy nhiên, lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 11 trong số 32 máy bay điều khiển từ xa loại Shahed do lực lượng Mạc Tư Khoa phóng đi, trong đó có 10 máy bay điều khiển từ xa “bị mất” do tác chiến điện tử và bốn máy bay khác quay trở lại Nga.
[Newsweek: Russia Attacks Ukrainian NATO Checkpoint]
8. Umerov cho biết Ukraine đặt mục tiêu tăng sản lượng hỏa tiễn đạn đạo, vũ khí tầm xa vào năm 2025
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết tại diễn đàn công nghiệp quốc phòng quốc tế lần thứ hai của Ukraine vào ngày 2 tháng 10 rằng Ukraine đang có kế hoạch tăng sản lượng máy bay điều khiển từ xa, hỏa tiễn đạn đạo và tầm xa vào năm 2025.
Ukraine bắt đầu tích cực phát triển chương trình hỏa tiễn của mình sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022. Vào cuối tháng 7, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết chương trình này có “động lực tốt”.
Sau đó, vào tháng 8, ông tuyên bố rằng Ukraine đã thử nghiệm thành công hỏa tiễn đạn đạo đầu tiên do nước này sản xuất.
Theo Umerov, 4 tỷ đô la đã được đầu tư vào sự phát triển của ngành công nghiệp Ukraine.
“Năm tới, chúng tôi có kế hoạch tăng tài trợ. Ưu tiên của chúng tôi là phát triển máy bay điều khiển từ xa trong nước và vũ khí tầm xa, bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo”, Bộ trưởng nói thêm.
Phát biểu tại Diễn đàn, Umerov cho biết Kyiv cũng muốn tiết lộ thêm thông tin chi tiết về chương trình hỏa tiễn lớn của Ukraine vào cuối năm nay hoặc năm 2025, Interfax-Ukraine đưa tin.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng còn đặt mục tiêu thu hút các đối tác nước ngoài thành lập liên doanh để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng.
“Một phần quan trọng của sự hợp tác này là việc ký kết các hợp đồng dài hạn về sản xuất, cung cấp và bảo dưỡng vũ khí để bảo đảm quân đội Ukraine được cung cấp vũ khí lâu dài”, tuyên bố từ bộ này cho biết.
Vũ khí tầm xa sản xuất trong nước có tầm quan trọng then chốt đối với chiến lược quốc phòng của Ukraine, vì các đối tác phương Tây từ chối cho phép tấn công sâu vào Nga bằng hỏa tiễn do nước ngoài sản xuất.
Bất chấp lời kêu gọi của Zelenskiy tới Washington trong chuyến thăm Tòa Bạch Ốc gần đây, Hoa Kỳ vẫn chưa thay đổi chính sách tấn công tầm xa.
[Kyiv Independent: Ukraine aims to increase ballistic missiles, long-range arms production in 2025, Umerov says]
9. Nga bị cáo buộc làm 6 người thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng pháo binh vào một khu chợ ở Ukraine
Theo các quan chức, một cuộc tấn công bằng pháo binh của Nga đã nhắm vào một khu chợ đông đúc ở Kherson, Ukraine, vào hôm Thứ Ba, 01 Tháng Mười, khiến ít nhất sáu người tử vong và ba người bị thương.
Vụ tấn công có thể được thực hiện trùng với thời điểm diễn ra lễ kỷ niệm toàn quốc mang tên Ngày Người bảo vệ được nhiều người dân Ukraine tổ chức, họ dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ quân nhân và những người đã hy sinh trong cuộc xung đột đang diễn ra.
Cuộc tấn công xảy ra tại một khu chợ đông đúc ở trung tâm thành phố. Oleksandr Prokudin, thống đốc khu vực, đã công bố một đoạn video mô tả hậu quả, cho thấy những thi thể được làm mờ của thường dân gần các quầy hàng chứa đầy sản phẩm tươi sống.
Văn phòng Tổng công tố Ukraine cho biết cuộc tấn công “nhiều khả năng” là do pháo binh Nga bắn vào gần một trạm dừng phương tiện công cộng.
Ban đầu, các quan chức báo cáo có bảy người tử vong, sau đó điều chỉnh con số thành sáu, làm rõ rằng một cá nhân được cho là đã chết vẫn còn sống và đã được đưa đến bệnh viện.
Cuộc chiến giữa Ukraine và Nga, hiện đã bước sang năm thứ ba, đã chứng kiến những cuộc đụng độ dữ dội chủ yếu ở khu vực Donetsk phía đông, nơi lực lượng Nga đang tham gia vào một cuộc tấn công quyết định nhằm giành lãnh thổ trước mùa đông.
Tại thị trấn chiến lược Vuhledar, lực lượng phòng thủ của Ukraine đang chịu áp lực dữ dội khi giao tranh đang tiến dần về phía trung tâm thị trấn.
Thống đốc khu vực Donetsk Vadym Filashkin phát biểu trên truyền hình quốc gia rằng việc cung cấp viện trợ nhân đạo đã trở nên gần như không thể do bạo lực leo thang. Hiện tại, 107 cư dân vẫn ở lại Vuhledar, mặc dù tất cả trẻ em được cho là đã được di tản.
Lực lượng Ukraine đã trả đũa Nga bằng các hoạt động thành công nhằm giành quyền kiểm soát lãnh thổ ở khu vực biên giới Kursk.
Bốn khu vực—Kherson, Donetsk, Luhansk và Zaporizhzhia—đã bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào tháng 9 năm 2022. Putin đang yêu cầu Ukraine rút quân hoàn toàn khỏi các khu vực này, một yêu cầu mà Ukraine kiên quyết từ chối.
Cuộc tấn công trên thị trường diễn ra vào Ngày của Người bảo vệ, một ngày lễ quốc gia tôn vinh quân đội, cựu chiến binh và những người đã hy sinh. Trên khắp đất nước, đúng 9 giờ sáng, giao thông dừng lại, và mọi người đứng yên để đoàn kết, tưởng nhớ đến những hy sinh của những người bảo vệ Ukraine.
Tại thủ đô Kyiv, những người thương tiếc tụ tập tại Quảng trường Độc lập, cầm di ảnh của những người lính đã khuất. Angelina Stashenko, đau buồn vì anh trai Denys, người đã thiệt mạng vào tháng 5, đã bày tỏ nỗi đau buồn của mình: “Với những người khác, cuộc sống vẫn tiếp diễn, nhưng với chúng tôi, nó đã dừng lại khi trái tim anh trai tôi ngừng đập. Tôi hy vọng các thế hệ tương lai sẽ không bao giờ quên cái giá mà những người thân yêu của chúng ta phải trả cho sự tự do của họ”.
Được thành lập vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea, Ngày Người bảo vệ đã trở thành biểu tượng cho sức bền bỉ của quốc gia. Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức, nhưng ước tính hàng chục ngàn binh lính và thường dân Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc xâm lược do trùm mafia Vladimir Putin khởi xướng trong thập niên qua.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã tận dụng cơ hội này để kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn từ các đối tác phương Tây. “Những hành động khủng bố hàng ngày của Nga, những nỗ lực hủy diệt sự sống hàng ngày—tất cả những điều này đều có thể bị ngăn chặn”, ông nói trong một tin nhắn Telegram sau cuộc tấn công Kherson.
[Newsweek: Russia Accused of Killing 6 in Artillery Strike at a Ukrainian Market]
10. Bom dẫn đường của Nga đánh trúng tòa nhà chung cư ở Kharkiv, làm ít nhất 10 người bị thương
Chính quyền địa phương đưa tin, Nga đã tấn công Kharkiv bằng bom dẫn đường KAB vào đêm ngày 2 tháng 10, đánh trúng một tòa nhà dân cư và làm bị thương ít nhất 10 người, trong đó có một trẻ em.
Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết một quả bom dẫn đường KAB của Nga đã đánh trúng một tòa nhà chung cư năm tầng nằm giữa tầng ba và tầng bốn.
Thị trưởng Ihor Terekhov cho biết có mười người bị thương, trong đó có một bé gái 3 tuổi.
Tất cả cư dân của tòa nhà đang được di tản và các nhân viên cấp cứu đang làm việc tại hiện trường vụ tấn công. Có thể có người bị chôn vùi dưới đống đổ nát, Syniehubov cho biết.
Cuộc tấn công cũng gây ra hỏa hoạn tại tòa nhà và lan sang các phương tiện gần đó. Ít nhất 10 phương tiện đã bốc cháy sau vụ tấn công.
Hiện tại, hậu quả đầy đủ của vụ tấn công đang được điều tra.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã phát biểu về vụ đánh bom trên kênh Telegram chính thức của mình, đăng tải video về tòa nhà bị hư hại và kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới giúp Ukraine ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy.
“Để các cuộc tấn công của Nga chấm dứt, Ukraine phải nhận được sự hỗ trợ cần thiết và quan trọng nhất là sự hỗ trợ đầy đủ từ thế giới và các đối tác”, ông nói.
Kharkiv đã phải chịu đựng các cuộc tấn công liên tục của Nga trong hơn hai năm kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Vài tháng gần đây đã chứng kiến các cuộc không kích ngày càng dữ dội vào các khu vực đông dân cư của thành phố.
[Kyiv Independent: Russian guided bomb hits apartment building in Kharkiv, wounding at least 10]
Radar tầm xa Nga 100 triệu trúng ATACMS. Đồng minh gần gũi Putin đột tử. Tướng Ben Hodges nhận định
VietCatholic Media
14:59 03/10/2024
1. Quân đội Ukraine cho biết đã phá hủy hệ thống radar tầm xa của Nga bằng ATACMS do Hoa Kỳ cung cấp
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 03 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết lực lượng Ukraine đã tấn công hệ thống radar Nebo-M của Nga bằng hỏa tiễn ATACMS do Hoa Kỳ cung cấp.
Nebo-M, có giá trị khoảng 100 triệu đô la, được thiết kế để phát hiện và đánh chặn các mối đe dọa trên không, bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo.
Quân đội Ukraine cho biết việc phá hủy radar sẽ mở ra một “hành lang trên không” để sử dụng hiệu quả hơn hỏa tiễn hành trình Storm Shadow và Scalp-EG.
Người ta tin rằng Nga chỉ còn 10 hệ thống Nebo-M đang hoạt động.
Theo một nguồn tin của SBU, đầu năm nay, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU đã tấn công vào hệ thống radar Nebo-U hiện đại ở Tỉnh Bryansk của Nga.
[Kyiv Independent: Ukraine hits Russian long-range radar system with US-supplied ATACMS, military says]
2. Đồng minh của Putin được tìm thấy đã đột tử với vết thương do súng bắn gần Mạc Tư Khoa
Một quan chức cao cấp của Nga, được cho là có quan hệ tài chính chặt chẽ với Vladimir Putin, đã được phát hiện đã chết vào tối thứ Ba.
Thi thể của Konstantin Zavizenov được con trai ông tìm thấy tại một ngôi nhà ở vùng nông thôn thuộc quận Istra của Mạc Tư Khoa vào tối thứ Ba, theo hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti. Các cơ quan thực thi pháp luật nói với hãng thông tấn rằng cái chết được xác định sơ bộ là tự tử, nhưng một số người đã nghi ngờ về lời giải thích này.
Zavizenov, 50 tuổi, đã say xỉn trong “một tuần rưỡi” trước khi qua đời, theo trang web tin tức ủng hộ Điện Cẩm Linh Lenta. Con trai ông đã tìm thấy một tờ giấy nhắn và rượu trên một chiếc bàn trong nhà, trước khi nghe thấy tiếng súng nổ ở một phòng khác trong nhà. Lenta cũng đưa tin rằng vợ của Zavizenov gần đây đã bắt gặp ông ngoại tình và đã đệ đơn ly hôn.
Tin tức về cái chết của ông được chia sẻ bởi tay đua xe người Ukraine và nhà bình luận chính trị Igor Sushko, người bày tỏ sự hoài nghi về những tuyên bố về vụ tự tử của Zavizenov.
“Konstantin Zavisenov, cựu Bộ trưởng Bộ Nhiên liệu, Năng lượng & Công nghiệp Than của 'Cộng hòa Nhân dân Luhansk' bị tạm chiếm ở Ukraine đã bị ám sát tại Mạc Tư Khoa bằng một phát súng vào đầu,” Sushko viết trên X. “Ông ta là người thân cận với chính Putin thông qua gia đình mafia Kovalchuk.
Theo kênh Telegram của Nga Cheka-OGPU—một nguồn tin tức ngầm cung cấp thông tin về các nhân vật chính trị Nga—từ năm 2010 đến năm 2016, Zavizenov giữ chức giám đốc quản lý rủi ro tại Inter RAO, một công ty cổ phần năng lượng có trụ sở tại Mạc Tư Khoa.
Vào thời điểm Zavizenov được bổ nhiệm, công ty này, một trong những công ty năng lượng lớn nhất đất nước, được điều hành bởi Boris Kovalchuk, con trai của Yuri Kovalchuk.
Kovalchuk là một tỷ phú người Nga, chủ doanh nghiệp và nhà tài phiệt, được nhà báo Nga Mikhail Zygar, người chỉ trích tổng thống Nga, mô tả là “người đàn ông thứ hai trên thực tế ở Nga”, và được Đài phát thanh Tự do do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ mô tả là “chủ ngân hàng cá nhân của Putin”.
Zavizenov trước đây từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nhiên liệu, Năng lượng và Công nghiệp Than của Cộng hòa Nhân dân Luhansk, một khu vực ly khai không được quốc tế công nhận ở miền đông Ukraine, được thành lập vào năm 2014 sau Cách mạng Maidan của Ukraine.
Là thành viên của chính quyền tự xưng của Luhansk, bị Nga sáp nhập vào năm 2022, Zavizenov được bổ nhiệm vào vị trí này vào tháng 8 năm đó và sau đó tham gia vào các hoạt động ly khai trong khu vực.
Theo trang web giám sát lệnh trừng phạt OpenSanctions, ông cũng chịu trách nhiệm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm mục đích sáp nhập Luhansk vào Nga.
Mặc dù ông đã bị cách chức vào tháng 6 năm 2023, nhưng sự tham gia của ông đã khiến ông có tên trong danh sách những cá nhân bị Liên minh Âu Châu, cũng như Vương quốc Anh và một số quốc gia khác trừng phạt.
Zavizenov cũng được đưa vào Danh sách những người ủng hộ chiến tranh, do Quỹ chống tham nhũng công bố, một tổ chức được thành lập bởi nhà đối lập nổi tiếng của Putin là Alexei Navalny, người đã qua đời vào năm 2023 sau khi bị giam giữ tại Nga.
[Newsweek: Putin Ally Found Dead with Gunshot Wound Near Moscow]
3. Zelenskiy so sánh sự giúp đỡ của phương Tây dành cho Israel và Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã nhấn mạnh rằng các đồng minh phương Tây từ chối bắn hạ hỏa tiễn của Nga gần biên giới của họ với Ukraine, nhưng ở Trung Đông, “trong các cuộc tấn công tàn bạo của Iran, chúng ta thấy liên minh quốc tế hành động cùng nhau.”
Ông đã đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu buổi tối hôm Thứ Tư, 02 Tháng Mười.
Ông giải thích rằng: “Ukraine từ lâu đã nói với tất cả các nước láng giềng, với tất cả các đối tác chính của mình rằng chúng ta cần hợp tác; chúng ta cần bắn hạ máy bay điều khiển từ xa Shahed; bắn hạ hỏa tiễn cùng nhau, và đặc biệt là ở các khu vực gần các nước NATO. Điều này hoàn toàn có thể. Mỗi lần ở Trung Đông, trong các cuộc tấn công tàn bạo của Iran, chúng ta thấy liên minh quốc tế hành động cùng nhau.”
Đồng thời, tổng thống cũng khen ngợi các quốc gia hỗ trợ Ukraine về hệ thống phòng không, đặc biệt là Rumani vì đã cung cấp hệ thống Patriot.
Ông kết luận rằng: “Và chúng ta có thể đạt được hiệu quả thậm chí còn lớn hơn nữa – chúng ta có thể chấm dứt hoàn toàn khủng bố của Nga bằng cách bắn hạ máy bay điều khiển từ xa Shahed, bằng cách bắn hạ hỏa tiễn trong sự hợp tác với nhau.”
[Ukrainska Pravda: Zelenskyy compares Western help for Israel and Ukraine]
4. Tại sao nhà ga xe lửa Hamburg phải đóng cửa khẩn cấp
Hai hành khách bị nghi ngờ mang theo loại virus Marburg gây chết người và dễ lây lan đã khiến nhà ga xe lửa chính của Hamburg phải báo động vào chiều thứ Tư.
Các đội cấp cứu mặc đồ bảo hộ đầy đủ đã lên tàu từ Frankfurt sau khi một sinh viên y khoa 26 tuổi và bạn gái của anh ta có các triệu chứng giống cúm trên tàu. Hành khách đã được di tản và cảnh sát đã đóng hai đường ray tại nhà ga trong vài giờ trước khi mở lại.
Theo Sở Cứu hỏa Hamburg, một trong hai nạn nhân nghi ngờ mắc bệnh Marburg cũng bị nôn nhẹ. “Sau đó, anh ta gọi cho sở cứu hỏa vì nghi ngờ có điều gì đó không ổn”, một phát ngôn viên nói với tờ báo Die Welt.
Tờ Bild đưa tin rằng sinh viên này đã bay thẳng đến Rwanda, nơi anh đã tiếp xúc với một bệnh nhân sau đó được chẩn đoán là bị nhiễm Marburg.
Rwanda, một quốc gia không giáp biển ở Đông Phi, hiện đang trải qua đợt bùng phát của loại vi-rút chết người này. Theo Bộ Y tế nước này, tám người đã tử vong vì loại vi-rút này kể từ Chúa Nhật tuần trước, trong khi 26 trường hợp đã được xác nhận.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, virus Marburg gây sốt với các triệu chứng bao gồm co giật, nôn ra máu và tiêu chảy, và có tỷ lệ tử vong lên tới 88 phần trăm. Mọi người bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của nạn nhân bị nhiễm bệnh.
Sinh viên và bạn gái của anh ta đã được đưa đến Bệnh viện Đại học Eppendorf, nơi chuyên về các bệnh nhiệt đới. Hành lý của họ đã bị tịch thu.
[Politico: Deadly virus scare closes tracks at Hamburg rail station]
5. Moldova cảnh báo Nga trả tiền cho người dân bỏ phiếu chống lại việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu
Theo các nhà chức trách tại quốc gia Đông Âu này, một nhà tài phiệt thân Nga đang ở trung tâm của một mạng lưới tiền mặt và ảnh hưởng được thiết kế để giúp Điện Cẩm Linh trả tiền cho người dân Moldova bình thường để bỏ phiếu chống lại mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây trong cuộc bầu cử toàn quốc vào cuối tháng này.
“Moldova đang phải đối mặt với hiện tượng hối lộ cử tri, kết hợp với chiến tranh hỗn hợp và thông tin sai lệch, điều mà đất nước chúng tôi chưa từng chứng kiến trước đây”, Alexandru Musteata, Giám đốc cơ quan tình báo Moldova, gọi tắt là SIS cho biết như trên hôm Thứ Năm, 03 Tháng Mười.
Ông cho biết hơn 15 triệu đô la tiền quỹ của Nga đã được chuyển vào tài khoản ngân hàng của hơn 130.000 công dân Moldova chỉ trong tháng qua. Moldova đang tổ chức một cuộc họp báo vào thứ Năm để báo động về âm mưu này.
Musteata cho biết: “Mạng lưới 'kiểu mafia' này, được điều hành từ Mạc Tư Khoa, nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến cử tri trước thềm cuộc bầu cử tổng thống và cuộc trưng cầu dân ý về Liên Hiệp Âu Châu”.
Theo các nhà điều tra, Ilan Shor, người sáng lập một đảng chính trị thân Nga hiện đã bị cấm, đã giúp rửa tiền nhằm mục đích hối lộ cử tri thông qua một mạng lưới các ngân hàng. Các quan chức cho biết những người điều phối ở Nga sau đó đã chỉ đạo các quan chức và các nhà hoạt động địa phương hành động thay mặt họ, trong khi phân phối tiền mặt thông qua nền tảng nhắn tin Telegram.
Các đồng minh của Shor và Điện Cẩm Linh đang vận động người dân bỏ phiếu chống lại việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 20 tháng 10, cũng như bỏ phiếu chống lại Tổng thống thân phương Tây Maia Sandu trong cuộc bầu cử đó.
Đảng Shor, do ông trùm người Moldova gốc Israel thành lập, đã bị tuyên bố là vi hiến và bị cấm vào năm ngoái, nhưng các quan chức cho biết ông vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhóm đối lập thân Nga khác.
Những tiết lộ này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cố vấn an ninh quốc gia Moldova, Stanislav Secrieru, nói với POLITICO rằng Nga đã bắt đầu một “cuộc tấn công chưa từng có” về tuyên truyền và đe dọa trước thềm cuộc bỏ phiếu ngày 20 tháng 10. Ông dự đoán “Nga sẽ chi khoảng 100 triệu euro để can thiệp vào các tiến trình dân chủ của Moldova trong năm nay”,.
Moldova đã được Liên Hiệp Âu Châu cấp tư cách ứng cử viên vào tháng 6 năm 2022 và các cuộc đàm phán gia nhập đã bắt đầu với khối này vào mùa hè năm nay, ngay cả khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đang diễn ra ngay bên kia biên giới. Tuy nhiên, Mạc Tư Khoa đã tìm cách sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với nguồn cung cấp năng lượng của đất nước và sự xâm nhập của mình vào các thể chế nhà nước để áp đặt quyền kiểm soát đối với nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ của mình.
Liên Hiệp Âu Châu đã triển khai một phái bộ dân sự đến quốc gia ứng cử để giúp xây dựng khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp từ Nga. Mùa hè năm ngoái, tình báo Ukraine đã cảnh báo rằng họ đã chặn được một âm mưu lật đổ chính phủ của Tổng thống Maia Sandu bằng bạo lực, được Mạc Tư Khoa tài trợ. Shor được nêu tên là kẻ cầm đầu cuộc đảo chính bị cáo buộc, và kể từ đó đã bị Brussels trừng phạt.
Musteata cho biết hợp tác chặt chẽ hơn với Brussels là chìa khóa để bảo đảm kế hoạch của Mạc Tư Khoa không thành công: “Chúng tôi đang học được những bài học quan trọng khi bảo vệ nền dân chủ của mình trong chu kỳ bầu cử này — những bài học mà Liên Hiệp Âu Châu cũng có thể hưởng lợi vì họ có thể sẽ phải đối mặt với những chiến thuật tương tự nhưng tinh vi hơn trong tương lai.”
[Politico: Russia paying people to vote against joining EU, Moldova warns]
6. Nga sử dụng ‘Quả bom phi hạt nhân lớn nhất’ ở Ukraine
Đoạn phim mới công bố cho thấy quân đội Nga tấn công một thị trấn của Ukraine bằng loại vũ khí mà các nguồn tin ủng hộ Điện Cẩm Linh khẳng định là một trong những vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Hôm Thứ Tư, 02 Tháng Mười, các video bắt đầu lan truyền trên phương tiện truyền thông Nga và Ukraine về một “quả bom chân không” được thả xuống thị trấn Vovchansk ở tỉnh Kharkiv, đông bắc nước này.
Hãng thông tấn Ukraine InsiderUA đã đăng video lên kênh Telegram của mình, trích dẫn lời các blogger quân sự Nga cho biết quả bom là ODAB-9000, một quả bom lượn nặng ba tấn đôi khi được gọi là “cha của các loại bom”.
Trong video, có thể thấy quả bom rơi xuống từ góc trên bên phải màn hình, phát nổ trong thành phố vốn đã hoang tàn và gây hư hại cho các tòa nhà xung quanh.
Một kênh Telegram ủng hộ Ukraine đã chia sẻ video nhưng cho biết loại đạn dược này là bom nhiệt áp ODAB-3000 và việc sử dụng loại thuốc nổ mạnh hơn là lời nói dối do “Những người theo chủ nghĩa Phát xít” lan truyền, một thuật ngữ của Ukraine dùng để chỉ các thành viên và người ủng hộ Quân đội Nga.
Bom nhiệt áp hoặc bom “chân không” hút oxy vào để tạo ra quá trình đốt cháy dữ dội, nhiệt độ cao. Theo Tạp chí quốc tế của Hội Hồng Thập Tự, một tạp chí học thuật tập trung vào luật pháp quốc tế do tổ chức nhân đạo này xuất bản, việc sử dụng vũ khí nhiệt áp ở các khu vực dân sự đã xây dựng có thể cấu thành tội ác chiến tranh.
Các blogger quân sự Nga tiếp tục chia sẻ các cảnh quay và khẳng định lại tuyên bố rằng quả bom là ODAB-9000, được một số người gọi là “loại đạn dược phi hạt nhân mạnh nhất thế giới”.
“Một quyết định đã được đưa ra để sử dụng một thứ tuyệt vời ở Volchansk: đó là Bom chân không ODAB-9000. Lần sử dụng đầu tiên trong toàn bộ cuộc chiến,” một kênh ủng hộ Cẩm Linh nổi tiếng khác đã viết cùng với video.
“Tôi nghi ngờ rằng không ai trong số họ sống sót”, tờ báo nói thêm, sử dụng một lời lăng mạ dân tộc phổ biến đối với người Ukraine.
Kênh Telegram của đơn vị tác chiến và chiến thuật, gọi tắt là OTU của Kharkiv đã phản hồi những tuyên bố này.
“Thông tin về việc lực lượng xâm lược Nga được cho là sử dụng bom trên không ODAB-9000 ở Vovchansk là không đúng sự thật”, báo này cho biết trước khi trích dẫn một tuyên bố do phát ngôn nhân của OTU Kharkiv Vitaliy Sarantsev đưa ra.
“Để sử dụng loại đạn dược này, cần có một phương tiện mang phù hợp, về mặt lý thuyết có thể là máy bay ném bom chiến lược Tu-160, nhưng chuyển động của loại máy bay này không được ghi lại”, Sarantsev nói. “Một loại đạn dược có trọng lượng và sức mạnh nhỏ hơn đã được sử dụng, vụ nổ của loại đạn này được những người tuyên truyền sử dụng để tạo ra một bức tranh 'hoành tráng'“.
Sarantsev cho biết đoạn phim ghi lại vụ tấn công và tuyên bố rằng ODAB-9000 gây ra vụ nổ có thể nhằm mục đích làm suy yếu tinh thần của Quân đội Ukraine cũng như người dân địa phương.
Cuộc không kích của Nga tại Vovchansk diễn ra chỉ vài ngày sau khi quân đội của họ bị lực lượng Ukraine đánh đuổi khỏi nhà máy hóa chất Volchansky của thị trấn. Khu vực này sau đó đã phải chịu “phạm vi tối đa của vũ khí Nga”, Sarantsev cho biết vào hôm thứ Hai, tờ Kyiv Independent đưa tin và tuyên bố rằng đợt pháo kích này là một hình thức trả thù cho sự mất mát lãnh thổ đáng xấu hổ.
Theo Tiến sĩ Sidharth Kaushal, Nghiên cứu viên tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia,
việc sử dụng bom chân không ở Ukraine không phải là hiếm, đồng thời chỉ ra rằng Nga từng sử dụng TOS-1 và TOS-2, các bệ phóng hỏa tiễn có khả năng bắn đầu đạn nhiệt áp, cũng như ODAB-1500.
Bất kể mẫu bom chính xác là gì, vụ nổ kinh hoàng này cho thấy tác động đang diễn ra của cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào các thành phố của Ukraine.
Bom lượn dẫn đường chính xác, chẳng hạn như FAB-1500, đã được triển khai chống lại các vùng phía đông của Ukraine với tần suất ngày càng tăng kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Các quan chức Ukraine cũng cáo buộc Mạc Tư Khoa sử dụng bom chân không trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược.
Kết quả của những cuộc tấn công này là việc nhắm vào các căn cứ không quân đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Kyiv và là một phần động lực thúc đẩy mong muốn liên tục sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
[Newsweek: Russia Deploys 'Largest Non-Nuclear Bomb' in Ukraine: Reports]
7. Tướng Ben Hodges cho biết NATO ‘không chuẩn bị đầy đủ’ cho cuộc chiến tranh quy mô lớn với Nga
Hôm Thứ Năm, 03 Tháng Mười, Trung tướng đã nghỉ hưu của Hoa Kỳ Ben Hodges cho biết NATO thiếu hệ thống phòng không, khả năng cơ động quân sự, đạn dược và tư duy để sẵn sàng hoàn toàn cho một cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn.
Phát biểu tại một cuộc thảo luận ở Diễn đàn An ninh Warsaw có sự tham dự của tờ Kyiv Independent, Hodges cho biết nhiều nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Âu Châu không hoàn toàn thừa nhận thực tế về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra với Nga.
Những cảnh báo về một cuộc đụng độ giữa Nga và NATO đã gia tăng kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2022, khi nhiều nhà quan sát chỉ ra rằng phương Tây thiếu cơ sở công nghiệp quốc phòng và khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Tướng Hodges cho biết: “Chúng ta không có đủ hệ thống phòng không và hỏa tiễn để bảo vệ các hải cảng, phi trường và cơ sở hạ tầng quan trọng của mình”.
Tờ Financial Times đưa tin vào tháng 5 rằng sườn phía đông của NATO chỉ có 5% năng lực phòng không cần thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công.
“Chúng ta vẫn... không thể di chuyển nhanh chóng khắp Âu Châu, vì vậy vấn đề cơ động quân sự vẫn là một thách thức cần phải giải quyết”, vị tướng đã nghỉ hưu này nói thêm.
Nếu Nga quyết định tấn công NATO, lực lượng của nước này sẽ ngay lập tức tấn công vào cơ sở hạ tầng giao thông của Âu Châu mà các đồng minh cần phải đáp trả, vị tướng đã nghỉ hưu này bình luận.
“Vì vậy, hãy tưởng tượng một tuần những gì đang xảy ra ở Ukraine sẽ xảy ra ở Gdansk, hoặc Klaipeda, hoặc Tallinn, hoặc Bremerhaven”. Trong trường hợp xấu nhất, Lithuania sẽ phải đợi hai tuần để quân tiếp viện đến.
Nhắc lại lời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Rumani Simona Cojocaru, Tướng Hodges cho biết quân đội NATO phải sẵn sàng triển khai nhanh hơn nhiều so với hiện tại.
Theo vị tướng đã nghỉ hưu, quân đội phương Tây đã sẵn sàng triển khai trong vòng 24 giờ trong Chiến tranh Lạnh, trong khi quân đội ngày nay phần lớn không có tư duy này.
NATO nên có “lòng can đảm để thừa nhận những gì bạn coi là mối đe dọa, sau đó bắt đầu rút đạn dược ra khỏi hầm trú ẩn kiên cố, bắt đầu bố trí quân đội để chuẩn bị, và sau đó bạn có thể sẵn sàng hành động trong hai hoặc ba ngày khi có nguy cơ này”. Tướng Hodges nói thêm rằng các nhà lãnh đạo đồng minh thường do dự trong việc phản ứng đủ nhanh và quyết đoán, vì lo ngại những bước đi như vậy sẽ bị coi là khiêu khích.
Tướng Hodges cũng kêu gọi đầu tư vào các cuộc tập trận và sản xuất đạn dược để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của liên minh.
“Một năm rưỡi sau khi Nga xâm lược Ukraine, và chúng ta vẫn không thể cung cấp đủ đạn dược cho một tuần. Và chúng ta đã dọn sạch hầm trú ẩn của mình để giúp đỡ.”
Tuy nhiên, vị tướng đã nghỉ hưu này nói thêm rằng các nước Âu Châu đang “di chuyển theo hướng tốt hơn nhiều”, cụ thể là ca ngợi kế hoạch cải tổ quân đội của Ba Lan.
[Kyiv Independent: NATO 'inadequately' prepared for large-scale war with Russia, Gen. Ben Hodges says]
8. Tình báo quân sự Ukraine tấn công ngành tài chính Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 03 Tháng Mười, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết các chuyên gia mạng của tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, đã thực hiện một cuộc tấn công mạng vào các nền tảng trực tuyến của ngành tài chính Nga vào hôm Thứ Tư, 02 Tháng Mười.
Các ngân hàng Nga Alfa-Bank và Otkritie Bank, cũng như Rostelecom, nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số lớn nhất của Nga, đã bị tấn công. Ông nhấn mạnh rằng các công ty này “bảo đảm nguồn tài chính cho cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine”.
Cuộc tấn công đã gây ra “trở ngại kỹ thuật” trong hệ thống thanh toán nhanh, đóng cửa các ứng dụng di động và hệ thống ngân hàng trực tuyến của các ngân hàng cũng như các dịch vụ nội bộ của các tổ chức tài chính này.
Tin tặc Ukraine đã tấn công các nền tảng trực tuyến của Nga thường xuyên kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine vào năm 2022.
Một cuộc tấn công mạng trước đó vào các ngân hàng Nga đã được thực hiện vào ngày 14 tháng 9, nhắm vào Ngân hàng Rossiya, Ngân hàng Tinkoff, Ngân hàng Gaz và Hệ thống thanh toán nhanh, gọi tắt là SBP, của Ngân hàng Trung ương Nga.
Từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 9, các chuyên gia mạng của tình báo quân sự Ukraine đã tấn công hơn 800 máy chủ ở nhiều khu vực khác nhau của Nga.
Vào cuối tháng 8, tin tặc Ukraine đã tấn công máy chủ của các nhà cung cấp internet của Nga và chặn “hàng chục” nền tảng trực tuyến tại các cơ sở công nghiệp ở Nga. Cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến ít nhất 33 máy chủ và 283 máy tính văn phòng tại các cơ sở công nghiệp, đánh sập 21 trang web và phá hủy 15 hệ thống lưu trữ trên Internet và cục bộ.
Một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào cuối tháng 6 đã khiến ít nhất 250.000 người tiêu dùng ở Crimea bị chiếm đóng và các vùng lãnh thổ khác do Nga kiểm soát không thể liên lạc.
Cuộc tấn công vào tháng 6 được cho là đã ảnh hưởng đến cả mạng lưới người tiêu dùng và nhà điều hành sử dụng cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng ở các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng. Đại diện của các nhà cung cấp dịch vụ của Nga gọi đây là “cuộc tấn công DDoS mạnh mẽ nhất mà họ từng trải qua”
[Kyiv Independent: Ukraine's military intelligence hacks Russian finance industry, source says]
9. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết kế hoạch chiến thắng của Ukraine bao gồm ‘các bước đi hiệu quả’
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller cho biết trong cuộc họp báo ngày 2 tháng 10 rằng Hoa Kỳ đã xem xét kế hoạch chiến thắng của Ukraine và xác định “một số bước đi hiệu quả”.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã trình bày kế hoạch năm điểm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 26 tháng 9 và thảo luận về kế hoạch này với các ứng cử viên tổng thống Donald Trump và Kamala Harris, cũng như các thành viên của Quốc hội.
“Kế hoạch chiến thắng mà Ukraine đưa ra không chỉ là vấn đề về những hành động mà Ukraine sẽ thực hiện. Đó còn là vấn đề về những hành động mà các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ thực hiện”, Miller nói.
Kế hoạch bao gồm các yếu tố quân sự và ngoại giao, chẳng hạn như nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine, mặc dù các chi tiết đầy đủ về khuôn khổ hòa bình vẫn chưa được công khai. Theo Kyiv, mục tiêu là củng cố vị thế đàm phán của Ukraine và gây sức ép buộc Nga phải đồng ý với một nền hòa bình công bằng.
Miller từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.
“Chúng tôi đã thực hiện kế hoạch đó, chúng tôi đã xem xét lại và thấy một số bước đi hiệu quả trong đó”, ông nói.
“Chúng tôi sẽ trao đổi với người Ukraine về vấn đề này.”
Sau chuyến thăm Hoa Kỳ vào tuần trước, phát ngôn nhân của tổng thống Serhii Nykyforov cho biết Washington đã phản hồi kế hoạch này một cách “mang tính xây dựng”.
[Kyiv Independent: Ukraine's victory plan includes 'productive steps,' US State Department says]
10. Nga siết chặt quyền kiểm soát khu vực Donetsk khi chiếm được thị trấn quan trọng của Ukraine
Quân đội Nga đã xâm lược hoàn toàn thị trấn quan trọng Vuhledar của Ukraine vào hôm thứ Tư, sau hơn hai năm nỗ lực chiếm giữ thành trì ở vùng Donetsk.
“Để giành quyền kiểm soát thành phố bằng mọi giá, quân Nga đã chỉ đạo lực lượng dự bị thực hiện các cuộc tấn công bên sườn, làm suy yếu khả năng phòng thủ của các đơn vị Quân đội Ukraine, là những đơn vị đang có nguy cơ bị bao vây”, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết hôm Thứ Năm, 03 Tháng Mười.
Ông cho biết thêm: “Bộ tư lệnh cao cấp đã cho phép thực hiện lệnh điều động rút các đơn vị khỏi Vuhledar để bảo toàn tính mạng của quân nhân và trang thiết bị chiến đấu”.
Vuhledar là một thị trấn khai thác than nằm ở độ cao chiến lược, cho phép lực lượng Ukraine bảo vệ thành công trong hơn hai năm cho đến khi quân đội Nga phá hủy hầu hết thị trấn và tìm cách đi vòng qua các sườn phía nam và phía tây.
Lực lượng Nga tiến vào Vuhledar vào ngày 30 tháng 9. Thống đốc khu vực Donetsk Vadym Filashkin báo cáo về các trận chiến diễn ra trong thị trấn, nơi có khoảng 100 trong số 14.000 thường dân vẫn còn ở lại tính đến thứ Ba.
Người dân địa phương chủ yếu sống sót bằng cách ẩn náu trong tầng hầm. Ukraine trước đây đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho họ, nhưng sự tiến công của Nga trong những ngày gần đây đã “khiến điều đó trở nên khó có thể xảy ra”, thống đốc nói thêm.
Mykola Bielieskov, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, cho biết sau Vuhledar, quân Nga sẽ tập trung vào Kurakhove, mở ra một lối vào khác để họ tấn công Pokrovsk, một thành phố có tầm quan trọng chiến lược đối với hậu cần của quân đội Ukraine trong khu vực.
“Dần dần, người Nga đang đẩy chúng tôi ra khỏi khu vực Donetsk. Vì vậy, sau đó Putin có thể nói rằng các mục tiêu của cuộc chiến đã đạt được. Trong quá trình này, người Nga đang cố gắng biến những thành công cục bộ trên chiến trường thành công cụ để phá hoại tình cảm của người dân ở Ukraine và nước ngoài”, Bielieskov nói với POLITICO.
[Politico: Russia tightens grip on Donetsk region as it captures key Ukrainian town]