Phụng Vụ - Mục Vụ
Để gặp gỡ Đấng Phục Sinh
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:27 24/04/2020
Chúa Nhật III Phục Sinh
Cv 2,14.22-33; 1 Pr 1,17-21; Lc 24,13-35
Với Chúa Nhật III Phục Sinh, phụng vụ Lời Chúa tiếp tục trình bày với chúng ta về niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Trong thánh lễ này, chúng ta khai triển về chủ đề này với ba điểm: 1) Biến cố phục sinh là nền tảng của niềm tin Kitô giáo; 2) Làm sao để nhận ra Đấng Phục Sinh; 3) Loan báo Đấng Phục Sinh.
1- Chúa Phục Sinh, nền tảng đức tin
Sự kiện Đức Giêsu chỗi dậy từ cõi chết là một điều hết sức bất ngờ, không ai có thể nghĩ trước được. Bởi lẽ, đây là biến cố có một không hai trong lịch sử nhân loại. Đức Kitô là người đầu tiên chỗi dậy từ cõi chết. Đối với các môn đệ, khi chứng kiến Chúa chết trên thập giá, họ cho rằng mọi sự đã kết thúc, niềm hy vọng vào Người tan thành mây khói, họ trở về quê để kiếm kế sinh nhai như hai môn đệ Emmaus. Nhưng sau khi Chúa Giêsu đã sống lại và hiện ra nhiều lần với các môn đệ, họ được gặp gỡ Đấng Phục Sinh, được củng cố niềm tin và trở thành những người can đảm làm chứng cho Người.
Điều này được nói ở trong bài đọc I, thánh Phêrô cùng với Nhóm Mười Một lớn tiếng với dân chúng rằng: “Đức Giêsu Nadarét, là người được Thiên Chúa phái đến với anh em... Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ... Đức Giêsu ấy đã bị nộp và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi... Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng” (Cv 2,22-32).
Những lời trên đây minh chứng rằng biến cố Phục sinh là nền tảng của niềm tin Kitô giáo. Nếu trước Phục sinh, trọng tâm sứ vụ rao giảng là Nước Thiên Chúa, thì sau biến cố này, trọng tâm lời rao giảng là “Đức Giêsu chịu chết, được mai táng và sau ba ngày, Người sống lại.” Bởi lẽ, biến cố này là trung tâm điểm của Kitô giáo. Nói như thánh Phaolô, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta trở nên hảo huyền và lời rao giảng của chúng tôi sẽ trở nên trống rỗng (x. 1 Cr 15,14.17). Hay nói cách khác, nếu Chúa Kitô không sống lại, sẽ không có Kitô giáo, không có ơn cứu độ, không có Giáo Hội và không có cộng đoàn chúng ta quy tụ để cử hành thánh lễ như hôm nay. Quả là đúng như lời thánh Phêrô trong bài đọc II: “Anh em được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô... Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa” (1 Pr 1,19.21).
2- Làm sao để nhận ra Đấng Phục Sinh?
Tuy nhiên, không phải dễ dàng để nhận ra Đấng Phục Sinh, cần phải có một cặp mắt đức tin nhạy bén mới nhận ra Người. Bởi vì với biến cố này, Chúa Kitô là người đầu tiên đi vào một đời sống hoàn toàn mới; sự hiện hữu của Người hoàn toàn khác biệt; Người là Đấng hằng sống. Người vẫn là chính Người nhưng thân xác Người đã được biến đổi. Người không còn bị lệ thuộc bởi không gian và thời gian, cũng như những định luật tự nhiên chi phối. Người có thể hiện ra và xuất hiện ở bất kỳ nơi nào mà Người muốn.
Bài Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó. Sau khi chứng kiến Chúa chết trên thập giá, hai môn đệ Emmaus thất vọng trở về quê, trên đường về, Đấng Phục Sinh đồng hành, nói chuyện với họ như một người bộ hành, nhưng họ không nhận ra Người. Đấng Phục Sinh đã dùng Kinh Thánh từ Cựu Ước đến Tân Ước để giải thích cho họ hiểu về Đấng Kitô và những gì đang xảy ra. Sau đó, họ mời Người dùng bữa. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất (x. Lc 24,25-31).
Có thể nói diễn tiến của trình thuật này là diễn tiến của một thánh lễ đầu tiên được cử hành dọc đường do Đấng Phục Sinh. Theo đó, nó có hai phần: phần thứ nhất là phần Lời Chúa. Chúa Giêsu đã dùng lời Chúa để giải thích cho họ hiểu về mầu nhiệm liên quan đến Chúa Kitô. Nơi Người, các lời Kinh Thánh được ứng nghiệm. Đây cũng là phần đầu của thánh lễ mà chúng ta cử hành, được gọi là bàn tiệc Lời Chúa. Đối với chúng ta, Lời Chúa là lương thực hằng ngày cho chúng ta. Lời Chúa là ngọn đèn soi cho chúng ta bước, là ánh sáng dẫn đường chúng ta đi. Lời Chúa giúp chúng ta nhận ra Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ. Như thánh Giêrônimô đã từng nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô.” Nên chúng ta cần phải siêng năng học hỏi Kinh Thánh, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.
Phần thứ hai đó là phần bẻ bánh: Đấng Phục Sinh cầm bánh, chúc tụng và bẻ ra cho các ông. Mắt họ liền sáng ra vì thấy Người bẻ bánh. Họ đã nhận ra Đấng Phục Sinh khi cùng tham dự bẻ bánh với Người. Đây cũng chính là phần thứ hai của thánh lễ, đó là bàn tiệc Thánh Thể. Sau khi nghe Lời Chúa, chúng ta cùng cử hành Thánh Thể. Chính lúc truyền phép, bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu. Đấng Phục Sinh hiện diện với chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Bởi vì Chúa Phục Sinh và Chúa Giêsu Thánh Thể là một. Người trở thành lương thực nuôi sống linh hồn chúng ta. Người trở thành người bạn đồng hành với chúng ta trong mọi nẻo đường cuộc sống. Người trở thành sức mạnh cho chúng ta khi gặp những gian nan thử thách. Người làm cho chúng ta sáng mắt và cháy bỏng lòng yêu mến khi chúng ta tham dự bàn tiệc với Người.
Như thế, nhờ Lời Chúa và việc bẻ bánh, hai môn đệ Emmaus đã nhận ra Đấng Phục Sinh. Cũng thế, ngày hôm nay, Đấng Phục Sinh tiếp tục hiện diện và đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống. Chúng ta nhận ra Người nhờ việc đọc, suy gẫm Lời Chúa và tham dự thánh lễ. Kinh Thánh và Thánh Thể là hai con đường tuyệt hảo để gặp gỡ Đấng Phục Sinh.
3- Làm chứng cho Đấng Phục Sinh
Những ai đã gặp gỡ Đấng Phục Sinh đều cảm thấy có nhu cầu cần phải loan báo cho người khác biết. Hai môn đệ Emmaus sau khi đã gặp gỡ và nhận ra Đấng Phục Sinh, họ đã quay trở lại Giêrusalem và loan báo cho các bạn hữu biết Chúa đã trỗi dậy rồi. Những người phụ nữ ra mồ để viếng xác Chúa, nhưng bất ngờ được gặp Đấng Phục Sinh, họ đã vội vã trở về báo tin cho các Tông Đồ biết là Chúa đã sống lại. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô đã hùng hồn rao giảng về Đấng Phục Sinh. Kết quả là có khoảng 3000 người theo đạo. Những Tông Đồ khác, sau khi Chúa Phục Sinh, đã theo lệnh truyền của Chúa và đã đi khắp tứ phương thiên hạ để truyền giáo và làm chứng cho Đấng Phục Sinh.
Đến lượt chúng ta, với tư cách là những người Kitô hữu, sau khi đã được lắng nghe Lời Chúa và Bẻ Bánh, chúng ta được mời gọi ra đi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh cho những người xung quanh. Đó là sứ vụ của Giáo Hội. Đó là sứ vụ của mỗi người Kitô hữu. Bởi vì, chúng ta không chỉ là những người tin vào Chúa mà còn là những người loan báo Chúa cho người khác.
Nguyện xin Đấng Phục Sinh luôn đồng hành, soi sáng và làm cho chúng ta được bừng cháy lòng mến và lòng nhiệt thành để chúng ta làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chúa vẫn trung thành hiện diện
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:34 24/04/2020
Chúa Nhật III Phục Sinh
Ở cuối hành trình về làng Emmaus, hai môn đệ mời người khách bộ hành, chính là Chúa Phục Sinh mà cả hai đều không nhận ra: “Xin Ngài ở lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn”.
Thực tế trời sắp tối, một ngày đang vội kết. Nhưng "ngày sắp tàn" còn diễn tả trạng thái tâm hồn: Một cõi hồn đang không lối thoát, đang tối thật sự.
Bởi sau khi Chúa thụ nạn, như nhiều môn đệ, tâm trạng hai ông rệu rã, mất định hướng. Nội tâm chìm trong đêm tối, cái đêm của nghi ngờ, của thất vọng.
Các ông từng đặt niềm tin vào Thầy. Nhưng Thầy bị bắt, bị đánh nát tấm thân, bị đóng đinh, chết trên thập giá như kẻ bất lực không thể thoát đau đớn.
Tất cả niềm tin và hy vọng tan biến, chỉ còn lại vực thẳm sâu thăm thẳm của sự ngã lòng. Đêm tối ấy đáng sợ.
Tự bản chất, màn đêm làm tăng sợ hãi. Vậy mà bây giờ, trong lòng vốn đã tăm tối, đã vô cùng sợ hãi, lại còn bị nhấn dần vào đêm của tự nhiên. Hình như nỗi khiếp sợ trong cõi hồn hai ông càng tăng dữ dội.
Chính trong tâm trạng rối bời ấy, các ông thưa cùng người bộ hành, người cho mình sự ấm áp suốt quảng đường dài: “Xin Ngài ở lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn”.
Cũng vậy, biết bao nhiêu lần sóng gió, khổ đau, sợ hãi, bế tắc trong đời mình, ta cũng cần Chúa ở cùng.
Những lúc đời ta thất bại dồn thất bại, cay đắng dồn cay đắng, thương đau đè lên thương đau, gục ngã như kéo nhau ập đến, oan khuất như cùng lúc tấn công tứ phía, chúng ta, người môn đệ của Chúa hôm nay, không thốt lên để kêu nài: "Lạy Chúa, xin hãy ở lại với con" đó sao!
Lời cầu khẩn ấy đâu phải lời xa xưa, đâu phải lời quá khứ. Nó là lời hiện tại và hiện thực của chính chúng ta, của biết bao cuộc đời xung quanh chúng ta.
Có mấy cách để người môn đệ vững vàng trong thử thách, nhằm vượt qua nỗi cheo leo đời mình, để thấy Chúa luôn hiện diện, luôn đỡ nâng, đó là:
1. Lời Chúa.
Chúa dạy hai môn đệ suốt hành trình về Emmaus bằng lời Kinh Thánh, là Chúa hun đúc đức tin để hai ông lấy lại nền tảng Kinh Thánh mà tin vào Chúa.
Chúa vẫn hiện diện đấy thôi. Chỉ có điều hai ông và cả chúng ta đều không nhận ra Chúa giữa đời thường.
Vậy, khi bị vây bởi bóng tối trong đời, hãy mở Kinh Thánh nghiền ngẫm, cầu nguyện. Suy ngẫm Lời Chúa là cách ta để Chúa uốn nắn đức tin của ta.
Vì thế, nếu không bao giờ tiếp xúc với Lời Chúa, đó là người vô phúc, vì loại bỏ một phần sự giáo dục quan trọng của Chúa ra khỏi đời mình.
Lúc tiếp cận, cầu nguyện với Lời Chúa là lúc sức mạnh của Chúa đỡ nâng hành trình đời ta. Chúa hiện diện trong sự đỡ nâng thầm lặng mà Người thủy chung dành cho ta.
2. Thánh Thể.
Cuối hành trình của hai môn đệ trên làng Emmaus, cũng là lúc cuối ngày, lúc bóng tối đang dồn về, Chúa cử hành lại nghi thức của chiều thứ Năm Tuần Thánh, một cử hành mới diễn ra vài ngày trước: cử hành Thánh Thể.
Nếu bóng đêm của không gian đang phản ánh chính bóng đêm của cõi lòng, thì giữa bóng đêm tăm tối, Chúa trao ban Thánh Thể của Người. Đó chẳng phải là cử hànhThánh Thể giữa những tăm tối đó sao?
Ngày nào mà Hội Thánh không cử hành Thánh Thể! Giữa những tăm tối của cuộc đời, hằng ngày Thánh Thể vẫn sáng lên soi rọi, dẫn lối, trao sức mạnh cho bất cứ ai dám tin tưởng, dám đặt đời mình trong ơn Chúa.
Bài học này lớn vô cùng để ta biết, cuộc đời càng tối tăm, càng thách thức, càng giăng nhiều cạm bẫy, ta càng phải quay về với Thánh Thể Chúa.
Thánh Thể là sức mạnh vững chãi cho kẻ tin tưởng tìm về. Điều này rõ hết sức khi hai ông lập tức quay trở lại Giêrusalem. Cũng là bóng đêm, thậm chí đêm càng lúc càng khua, càng đáng sợ, thì hai ông mất hết sợ hãi. Lập tức lên đường, ngay trong đêm, hai ông loan báo bằng được niềm vui Chúa Phục sinh.
Thánh Thể Chúa đã gây nên sức mạnh vô cùng lớn lao, khó có thể có ai cản nổi. Thánh Thể Chúa chính là sự đỡ nâng đầy thánh thiện mà mỗi người không bao giờ được phép bỏ qua.
Ai dại dột bỏ qua Thánh Thể, kẻ đó đang đánh mất chính nguồn sống, chính sự sống siêu nhiên, sự sống đời đời của mình.
Chúa chăm lo cho mọi người no nê
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:39 24/04/2020
Phép lạ Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều tất nhiên diễn tả tình thương và quyền năng của Chúa, đồng thời, nó còn diễn tả nhiều điều khác.
1. TÌNH YÊU HÀNH ĐỘNG. Dân đói, rất thường người ta có phản ứng xót xa thốt lên: “Tội nghiệp họ quá!” và nghẹn ngào rơm rớm nước mắt. Vậy thôi. Còn Chúa không chỉ xót xa nghẹn ngào, nhưng Ngài hành động cho họ bánh ăn. Hành động mới chứng tỏ yêu thật. Thế nên mỗi người rất cần tự hỏi lòng mình: Tôi đã LÀM gì để chứng tỏ tôi yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái tôi? Tôi đã làm gì cho giáo dân, cho giáo sĩ, cho giáo xứ, cho cộng đồng?
2. QUẢNG ĐẠI CHO ĐI. Chúa Giêsu không làm phép lạ theo kiểu phán một lời là bánh trái từ trời rơi xuống ào ào, mọi người chỉ việc há miệng ra là bánh rơi đầy bụng! Nhưng Chúa làm phép lạ khởi đi từ lòng quảng đại của em bé cho tất cả 5 chiếc bánh và 2 con cá. Đang đói thường thì người ta phải giữ thủ thân mà ăn, chứ cho đi thì chết! Vậy mà Chúa đã khơi gợi lòng người mở ra, quảng đại cho đi.
3. BÀN TIỆC NƯỚC TRỜI. Giả sử Chúa vừa giơ bánh lên mà mấy ngàn người đang đói xô đẩy tranh cướp bánh thì hết phép lạ và Chúa có thể bị gãy tay! Nhưng mọi người không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, già trẻ, trắng đen đã vui vẻ cùng ngồi ăn chung những tấm bánh chan chứa tình huynh đệ anh em con cùng một Cha. Ôi, bữa tiệc tình thương, bữa tiệc Nước Trời!
Thời dịch bệnh Covid-19, một số người đói cơm bánh, nhưng hàng triệu người đang đói Thánh Thể. Thế nên, Chúa đang rất cần những mục tử dám hành động, dám quảng đại trao ban Thánh Thể thỏa mãn cơn đói khát sâu xa nhất của lòng người. Amen
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ III Sau Phục Sinh A. 26.4.2020
Lm Francis Lý văn Ca
16:46 24/04/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang suy niệm những đề tài liên quan đến Chúa Kitô phục sinh. Hôm nay, Phúc Âm thuật lại cuộc đàm thoại của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Emmau.
Qua câu chuyện nầy, chúng ta suy nghĩ về sự hiện diện của Chúa ở khắp mọi nơi, nhờ đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng hướng tâm hồn kết hiệp cùng Chúa trong sự cầu nguyện tự phát. Qua các bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, xin cho mỗi ngưởi trong chúng ta sẽ rút ra từ các bài đọc; là biết lắng nghe Lời Chúa và chính Chúa Ki-tô xuất hiện, dạy dỗ và nuôi dưỡng chúng ta qua những nẻo đường chúng ta đi. Có thể, một lời nói, một câu chuyện của người không quen khiến chúng ta suy nghĩ và nhờ ơn Chúa soi dẫn, chúng ta sẽ biến đổi.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu giờ thánh lễ với bài thánh ca sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phêrô đã minh chứng cho người Dothái về Đức Kitô họ đã đóng đinh, nay đã sống lại. Chỉ vì sự nhầm lẫn mà họ đã thực hiện chương trình quan phòng của Thiên Chúa cách diệu kỳ.
TRƯỚC BÀI II:
Chúng ta gặp gỡ thánh Phêrô lần thứ hai, trong lá thư của Ngài trình bày về tư tưởng: ơn cứu độ chúng ta nhận được qua sự chết và phục sinh của Đức Kitô. Hãy bảo tồn hồng ân mà Thiên Chúa đã ban qua giá máu của Đức Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúng ta nghe thánh Luca thuật lại câu chuyện trên đường Emmau, sự gặp gỡ các tông đồ và Chúa Giêsu. Các tông đồ đã nhận ra Ngài khi bẻ bánh. Cuộc hành trình của chúng ta đôi lúc cũng không nhận ra Chúa khi Ngài đang đồng hành với chúng ta.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chiị Em thân mến,
Sứ mệnh của chúng ta sau khi gặp gỡ Đức Kitô, hấp thụ được những gì từ tình yêu của Chúa, phải chia sẻ lại cho tha nhân. Chúng ta cầu xin Chúa giúp để chúng ta thực hiện được điều đó trong cuộc sống hằng ngày:
1. Xin sai phái Thần Linh Chúa xuống trên Đức Thánh Cha Phanxicô được đầy khôn ngoan để đáp ứng không những nhu cầu trong Giáo Hội mà còn cho Thế Giới hiện nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta được đồng hành với Chúa như hai môn đệ trên đường Emmau, là biết chia sẻ cơm bánh cho người túng thiếu, chia sẻ tình yêu cho những ai đang đói khát điều công chính. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho cuộc sống của chúng ta cảm nghiệm được tình yêu thương của Chúa, Ngài đã không bỏ rơi thế giới, nhưng chỉ vì con người sống trong thế giới đã bỏ lỡ những cơ hội để cảm nghiệm về Chúa và tình thuơng của Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những ân nhân đã giúp đỡ chúng ta trên đường tìm gặp Chúa. Đặc biệt, chúng ta cũng cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng đang tìm hiểu về Chúa qua sự học hỏi về giáo lý của đạo, được ơn Chúa soi sáng sẽ nhận ra hình ảnh của Chúa là Cha đầy lòng nhân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời được đoàn tụ với Đấng đã toàn thắng sự chết, đặc biệt những linh hồn mồ côi… những linh hồn do dịch virút Covid-19 đã qua đời mà chúng ta kính nhớ và cầu nguyện trong những ngày nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Xin Chúa giúp mỗi người trong chúng con luôn ý thức vai trò làm chứng nhân cho Chúa, với thời gian Chúa ban, chúng con sẽ đem được nhiều anh em về gặp gỡ Chúa qua nghi thức Bẻ Bánh Thánh Thể. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chúng ta đang suy niệm những đề tài liên quan đến Chúa Kitô phục sinh. Hôm nay, Phúc Âm thuật lại cuộc đàm thoại của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Emmau.
Qua câu chuyện nầy, chúng ta suy nghĩ về sự hiện diện của Chúa ở khắp mọi nơi, nhờ đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng hướng tâm hồn kết hiệp cùng Chúa trong sự cầu nguyện tự phát. Qua các bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, xin cho mỗi ngưởi trong chúng ta sẽ rút ra từ các bài đọc; là biết lắng nghe Lời Chúa và chính Chúa Ki-tô xuất hiện, dạy dỗ và nuôi dưỡng chúng ta qua những nẻo đường chúng ta đi. Có thể, một lời nói, một câu chuyện của người không quen khiến chúng ta suy nghĩ và nhờ ơn Chúa soi dẫn, chúng ta sẽ biến đổi.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu giờ thánh lễ với bài thánh ca sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phêrô đã minh chứng cho người Dothái về Đức Kitô họ đã đóng đinh, nay đã sống lại. Chỉ vì sự nhầm lẫn mà họ đã thực hiện chương trình quan phòng của Thiên Chúa cách diệu kỳ.
TRƯỚC BÀI II:
Chúng ta gặp gỡ thánh Phêrô lần thứ hai, trong lá thư của Ngài trình bày về tư tưởng: ơn cứu độ chúng ta nhận được qua sự chết và phục sinh của Đức Kitô. Hãy bảo tồn hồng ân mà Thiên Chúa đã ban qua giá máu của Đức Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúng ta nghe thánh Luca thuật lại câu chuyện trên đường Emmau, sự gặp gỡ các tông đồ và Chúa Giêsu. Các tông đồ đã nhận ra Ngài khi bẻ bánh. Cuộc hành trình của chúng ta đôi lúc cũng không nhận ra Chúa khi Ngài đang đồng hành với chúng ta.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chiị Em thân mến,
Sứ mệnh của chúng ta sau khi gặp gỡ Đức Kitô, hấp thụ được những gì từ tình yêu của Chúa, phải chia sẻ lại cho tha nhân. Chúng ta cầu xin Chúa giúp để chúng ta thực hiện được điều đó trong cuộc sống hằng ngày:
1. Xin sai phái Thần Linh Chúa xuống trên Đức Thánh Cha Phanxicô được đầy khôn ngoan để đáp ứng không những nhu cầu trong Giáo Hội mà còn cho Thế Giới hiện nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta được đồng hành với Chúa như hai môn đệ trên đường Emmau, là biết chia sẻ cơm bánh cho người túng thiếu, chia sẻ tình yêu cho những ai đang đói khát điều công chính. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho cuộc sống của chúng ta cảm nghiệm được tình yêu thương của Chúa, Ngài đã không bỏ rơi thế giới, nhưng chỉ vì con người sống trong thế giới đã bỏ lỡ những cơ hội để cảm nghiệm về Chúa và tình thuơng của Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những ân nhân đã giúp đỡ chúng ta trên đường tìm gặp Chúa. Đặc biệt, chúng ta cũng cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng đang tìm hiểu về Chúa qua sự học hỏi về giáo lý của đạo, được ơn Chúa soi sáng sẽ nhận ra hình ảnh của Chúa là Cha đầy lòng nhân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời được đoàn tụ với Đấng đã toàn thắng sự chết, đặc biệt những linh hồn mồ côi… những linh hồn do dịch virút Covid-19 đã qua đời mà chúng ta kính nhớ và cầu nguyện trong những ngày nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Xin Chúa giúp mỗi người trong chúng con luôn ý thức vai trò làm chứng nhân cho Chúa, với thời gian Chúa ban, chúng con sẽ đem được nhiều anh em về gặp gỡ Chúa qua nghi thức Bẻ Bánh Thánh Thể. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Chúa Phục Sinh đời mình biến đổi
Lm. Nguyễn Xuân Trường
17:03 24/04/2020
Lời Chúa tuần này phát đi thông điệp mạnh mẽ: Tin Chúa Phục Sinh đời mình biến đổi.
1. Nhát sợ thành can đảm. Phêrô can đảm lớn tiếng loan báo Tin Mừng Phục Sinh: Chúa Giêsu đã bị giết và đã sống lại, “cái chết không tài nào khống chế được Người mãi” (Bài đọc 1). Niềm tin Chúa Phục Sinh đã biến đổi Phêrô thành người vô cùng can đảm làm chứng cho Chúa, khác hẳn hình ảnh Phêrô nhát sợ chối Chúa trong cuộc thương khó và hình ảnh Phêrô cùng các tông đồ sợ hãi trong căn phòng khóa kín cửa ngày nào.
2. Thất vọng thành hy vọng. Phêrô xác tín mạnh mẽ kêu gọi các tín hữu “đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa” (Bài đọc 2). Thay vì thất vọng chạy trốn hoặc trở về quê làm nghề cũ đánh cá, thì nay Phêrô dạt dào niềm hy vọng loan báo Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Bài Phúc Âm cũng kể chuyện sau khi Chúa chịu chết, hai môn đệ đã thất vọng đi về làng quê Emmau, nhưng rồi gặp Chúa Phục Sinh, hai ông đã dạt dào hy vọng quay trở lại Giêrusalem để cùng các môn đệ chuẩn bị thi hành sứ vụ mới.
3. Buồn rầu thành vui mừng. Chúa chết. Hai môn đệ mắt mờ mặt méo, buồn bã thất thểu về quê, trông thật thê thảm. Nhưng rồi, họ đã nhận ra Chúa Phục Sinh khi Ngài bẻ bánh. Thế là lòng họ bừng cháy, mắt họ sáng lên. Họ hân hoan hớn hở trở lại Giêrusalem kể cho anh em biết chuyện. Chắc hẳn, Chúa Phục Sinh đã đổ tràn niềm vui vào lòng các môn đệ để thốt lên lời Thánh Vịnh:
“Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống:
trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề,
ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi!”
Chúa Phục Sinh không chỉ để cho chúng ta mừng 1 ngày lễ, nhưng là để chúng ta biến đổi cách nhìn, biến đổi tâm trạng, biến đổi lối sống, biến đổi đời này vươn tới đời sau. Điều quan trọng là chúng ta có thực sự xác tín, nhận ra và làm chứng về Chúa Giêsu Phục Sinh hay không. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:58 24/04/2020
5. A, Thánh giá cứu chuộc chúng ta, và tất cả các vết thương thánh đều lớn tiếng bày tỏ Đức Chúa Giê-su yêu thương chúng ta. (Thánh Bernard)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
19:11 24/04/2020
1. TIM RUỘT BỒ TÁT
Ngày xưa, bồ tát hóa thân làm vua chim sẻ, từ tâm tế độ chúng sinh.
Một hôm có con hổ ăn thịt người, lần nọ sau khi ăn xong thì bị mắc xương ở kẻ răng, do đó mà nhúc nhích không được, bụng đói muốn đứt hơi.
Vua chim sẻ nhìn thấy thì đại phát từ bi, chui đầu vào trong miệng hổ để mổ xương cứu sống con hổ.
Vua chim sẻ bay lên ngọn cây niệm “kinh Phật” nói:
- “Sát là hung nghiệt, tội ấy rất lớn !”
Và muốn lấy câu này để khuyên con hổ không nên đi sát hại người và súc vật, con hổ nghe xong thì nổi giận nói:
- “Mày vừa mới rời khỏi miệng ta, ta không ăn ngươi thì đúng rồi, giờ lại còn dám nói nhiều lời nữa hả?”.
Vua chim sẻ kinh hoàng bay mất tiêu.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 1:
Thương người là chuyện nên làm vì đó là giới luật của Thiên Chúa, giúp đỡ cứu tế người bần hàn đói kém là chuyện nên làm, vì đó là thước đo mức độ yêu Thiên Chúa nơi mỗi người Ki-tô hữu, thương người và giúp người thì phải cộng thêm một sự khôn ngoan sáng suốt để giúp người cho có hiệu quả hơn.
Có người thương người nhưng không sáng suốt nên bị kẻ khác lừa và cuối cùng thì mang hận, và cuối cùng coi người đáng thương như bọn lừa đảo; có người giúp đỡ cứu tế cho người nhưng không sáng suốt nên bị lừa đảo và gây bất bình cho những người cần giúp đỡ...
Đi vào trong miệng cọp để chữa răng cho nó là một việc thiện nhưng thiếu sáng suốt, sự sống còn chỉ là may rủi; cũng vậy, khi Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có một tâm hồn biết yêu thương trước những người đau khổ của tha nhân, thì Ngài cũng sẽ ban cho chúng ta ơn khôn ngoan và sáng suốt để làm những công việc bác ái mà không gây chia rẻ giữa mọi người với nhau, đó chính là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu vậy.
Bồ tát hóa thân để cứu người hoặc người hóa thân làm bồ tát để giúp người thì không có gì khác nhau, nhưng sẽ rất khác nhau nếu mỗi người hóa thân là Đức Ki-tô để chia sẻ những khó khăn với người khó khăn, đau khổ với người đau khổ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày xưa, bồ tát hóa thân làm vua chim sẻ, từ tâm tế độ chúng sinh.
Một hôm có con hổ ăn thịt người, lần nọ sau khi ăn xong thì bị mắc xương ở kẻ răng, do đó mà nhúc nhích không được, bụng đói muốn đứt hơi.
Vua chim sẻ nhìn thấy thì đại phát từ bi, chui đầu vào trong miệng hổ để mổ xương cứu sống con hổ.
Vua chim sẻ bay lên ngọn cây niệm “kinh Phật” nói:
- “Sát là hung nghiệt, tội ấy rất lớn !”
Và muốn lấy câu này để khuyên con hổ không nên đi sát hại người và súc vật, con hổ nghe xong thì nổi giận nói:
- “Mày vừa mới rời khỏi miệng ta, ta không ăn ngươi thì đúng rồi, giờ lại còn dám nói nhiều lời nữa hả?”.
Vua chim sẻ kinh hoàng bay mất tiêu.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 1:
Thương người là chuyện nên làm vì đó là giới luật của Thiên Chúa, giúp đỡ cứu tế người bần hàn đói kém là chuyện nên làm, vì đó là thước đo mức độ yêu Thiên Chúa nơi mỗi người Ki-tô hữu, thương người và giúp người thì phải cộng thêm một sự khôn ngoan sáng suốt để giúp người cho có hiệu quả hơn.
Có người thương người nhưng không sáng suốt nên bị kẻ khác lừa và cuối cùng thì mang hận, và cuối cùng coi người đáng thương như bọn lừa đảo; có người giúp đỡ cứu tế cho người nhưng không sáng suốt nên bị lừa đảo và gây bất bình cho những người cần giúp đỡ...
Đi vào trong miệng cọp để chữa răng cho nó là một việc thiện nhưng thiếu sáng suốt, sự sống còn chỉ là may rủi; cũng vậy, khi Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có một tâm hồn biết yêu thương trước những người đau khổ của tha nhân, thì Ngài cũng sẽ ban cho chúng ta ơn khôn ngoan và sáng suốt để làm những công việc bác ái mà không gây chia rẻ giữa mọi người với nhau, đó chính là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu vậy.
Bồ tát hóa thân để cứu người hoặc người hóa thân làm bồ tát để giúp người thì không có gì khác nhau, nhưng sẽ rất khác nhau nếu mỗi người hóa thân là Đức Ki-tô để chia sẻ những khó khăn với người khó khăn, đau khổ với người đau khổ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa nhật 3 phục sinh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
19:14 24/04/2020
Chúa Nhật 3 PHỤC SINH
Tin mừng : Lc 24, 13-16.
“Họ nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh”.
Anh chị em thân mến,
Nội dung của bài Tin Mừng hôm nay chúng ta đều biết rõ, và thường nghe nhắc nhở tới trong mùa phục sinh, đó là câu chuyện của hai môn đệ trên đường đi về làng Em-mau. Cả hai ông không nhận ra Đức Chúa Giê-su đang cùng đồng hành với mình, nhưng chỉ nhận ra Ngài khi Ngài lập lại một cử chỉ rất quen thuộc đó là bẻ bánh, rồi trao cho các ông ăn. Trong tâm tình “bẻ bánh” ấy, tôi xin chia sẻ tâm tình sau đây:
1. Bẻ bánh là dấu hiệu của bác ái
Cuộc sống của một con người có rất nhiều lần bẻ bánh, và những lần bẻ bánh ấy cũng có rất nhiều ý nghĩa:
- Bẻ bánh để ăn, là để nuôi mình,
- Bẻ bánh để phân phát cho mọi người, là để nhân rộng thêm tình bác ái.
- Bẻ bánh để chia sẻ với người nghèo khó, là để chia sẻ với Đức Chúa Giê-su khổ đau trên con người của họ.
Và cũng có lúc chúng ta bẻ bánh để quăng cho chó ăn hơn là cho người nghèo, đây là một hành vi bẻ bánh khinh thường Thiên Chúa và coi thường nhân phẩm của anh em chị em.
Bẻ bánh cần phải đi đôi với một tâm tình yêu mến và phục vụ như Đức Chúa Giê-su đã làm với các môn đệ, Ngài yêu thương các môn đệ đến cùng: rửa chân cho họ và ban Mình và Máu thánh của Ngài cho họ.
2. Bẻ bánh là dấu hiệu Hiệp Nhất
Có những người vừa bẻ bánh vừa chỉ trích nhau trên bàn ăn, họ coi việc ăn uống là dịp để cãi cọ nhau; có người vừa bẻ bánh vừa làm áp phe buôn bán, họ coi việc bẻ bánh (ăn uống) là cơ hội để phát tài; lại có người coi việc bẻ bánh là chuyện riêng tư, nên không thấy họ cùng đồng bàn với người khác, đối với họ sự hiệp nhất chỉ là chuyện lý thuyết viễn vông.
Chúng ta tham dự thánh lễ, tức là chúng ta cùng nhau tham dự việc “bẻ bánh” của Đức Chúa Giê-su, đó là dấu hiệu của tình thương hiệp nhất, mỗi lần chúng ta cùng nhau sắp hàng đi lên lãnh nhận tấm bánh đã được bẻ ra, nhưng nó vẫn nguyên vẹn tinh tuyền là Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, là dấu hiệu của sự hiệp nhất trong Giáo Hội và trong mỗi một cộng đoàn của chúng ta.
Bẻ bánh là dấu hiệu để mọi người nhận ra Đức Chúa Giêsu đang hiện diện giữa cộng đoàn và nơi mỗi một anh chị em mình, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã hứa: Thầy ở lại với anh em mọi ngày cho đến tận thế.
Anh chị em thân mến,
Hai môn đệ đi về làng Em-mau đã không nhận ra được Thầy mình là Đức Chúa Giê-su đang đồng hành và trò chuyện với mình, dù cho Ngài giải thích rất cặn kẻ về việc Đấng Mê-si-a phải chịu đau khổ và phải chết rồi sống lại, nhưng hai môn đệ chỉ nhận ra Ngài khi Ngài bẻ bánh mà thôi.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tham dự thánh lễ, tức là tham dự vào việc “bẻ bánh” và ăn tấm bánh ấy, nhưng chúng ta có nhận ra Đức Chúa Giê-su đang thật sự ở với chúng ta không, lòng chúng ta có thật sự nóng lên khi nghe đọc và giải thích Lời Chúa không.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại thật rồi, và Ngài vẫn còn đang hiện diện với Giáo Hội, với chúng ta trong bí tích Thánh Thể, đó là dấu chỉ của tình thương và hy sinh của một vị Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi....
Câu hỏi gợi ý:
1. “Bẻ bánh” là tham dự tiệc Thánh Thể, bạn có nhận ra sự ích lợi cho phần hồn cũng như phần xác khi rước Đức Chúa Giê-su vào lòng không?
2. Bạn có thấy mình giống hai môn đệ đi đường Em-mau: nhiệt tâm sau khi thấy Đức Chúa Giê-su bẻ bánh không?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 24, 13-16.
“Họ nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh”.
Anh chị em thân mến,
Nội dung của bài Tin Mừng hôm nay chúng ta đều biết rõ, và thường nghe nhắc nhở tới trong mùa phục sinh, đó là câu chuyện của hai môn đệ trên đường đi về làng Em-mau. Cả hai ông không nhận ra Đức Chúa Giê-su đang cùng đồng hành với mình, nhưng chỉ nhận ra Ngài khi Ngài lập lại một cử chỉ rất quen thuộc đó là bẻ bánh, rồi trao cho các ông ăn. Trong tâm tình “bẻ bánh” ấy, tôi xin chia sẻ tâm tình sau đây:
1. Bẻ bánh là dấu hiệu của bác ái
Cuộc sống của một con người có rất nhiều lần bẻ bánh, và những lần bẻ bánh ấy cũng có rất nhiều ý nghĩa:
- Bẻ bánh để ăn, là để nuôi mình,
- Bẻ bánh để phân phát cho mọi người, là để nhân rộng thêm tình bác ái.
- Bẻ bánh để chia sẻ với người nghèo khó, là để chia sẻ với Đức Chúa Giê-su khổ đau trên con người của họ.
Và cũng có lúc chúng ta bẻ bánh để quăng cho chó ăn hơn là cho người nghèo, đây là một hành vi bẻ bánh khinh thường Thiên Chúa và coi thường nhân phẩm của anh em chị em.
Bẻ bánh cần phải đi đôi với một tâm tình yêu mến và phục vụ như Đức Chúa Giê-su đã làm với các môn đệ, Ngài yêu thương các môn đệ đến cùng: rửa chân cho họ và ban Mình và Máu thánh của Ngài cho họ.
2. Bẻ bánh là dấu hiệu Hiệp Nhất
Có những người vừa bẻ bánh vừa chỉ trích nhau trên bàn ăn, họ coi việc ăn uống là dịp để cãi cọ nhau; có người vừa bẻ bánh vừa làm áp phe buôn bán, họ coi việc bẻ bánh (ăn uống) là cơ hội để phát tài; lại có người coi việc bẻ bánh là chuyện riêng tư, nên không thấy họ cùng đồng bàn với người khác, đối với họ sự hiệp nhất chỉ là chuyện lý thuyết viễn vông.
Chúng ta tham dự thánh lễ, tức là chúng ta cùng nhau tham dự việc “bẻ bánh” của Đức Chúa Giê-su, đó là dấu hiệu của tình thương hiệp nhất, mỗi lần chúng ta cùng nhau sắp hàng đi lên lãnh nhận tấm bánh đã được bẻ ra, nhưng nó vẫn nguyên vẹn tinh tuyền là Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, là dấu hiệu của sự hiệp nhất trong Giáo Hội và trong mỗi một cộng đoàn của chúng ta.
Bẻ bánh là dấu hiệu để mọi người nhận ra Đức Chúa Giêsu đang hiện diện giữa cộng đoàn và nơi mỗi một anh chị em mình, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã hứa: Thầy ở lại với anh em mọi ngày cho đến tận thế.
Anh chị em thân mến,
Hai môn đệ đi về làng Em-mau đã không nhận ra được Thầy mình là Đức Chúa Giê-su đang đồng hành và trò chuyện với mình, dù cho Ngài giải thích rất cặn kẻ về việc Đấng Mê-si-a phải chịu đau khổ và phải chết rồi sống lại, nhưng hai môn đệ chỉ nhận ra Ngài khi Ngài bẻ bánh mà thôi.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tham dự thánh lễ, tức là tham dự vào việc “bẻ bánh” và ăn tấm bánh ấy, nhưng chúng ta có nhận ra Đức Chúa Giê-su đang thật sự ở với chúng ta không, lòng chúng ta có thật sự nóng lên khi nghe đọc và giải thích Lời Chúa không.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại thật rồi, và Ngài vẫn còn đang hiện diện với Giáo Hội, với chúng ta trong bí tích Thánh Thể, đó là dấu chỉ của tình thương và hy sinh của một vị Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi....
Câu hỏi gợi ý:
1. “Bẻ bánh” là tham dự tiệc Thánh Thể, bạn có nhận ra sự ích lợi cho phần hồn cũng như phần xác khi rước Đức Chúa Giê-su vào lòng không?
2. Bạn có thấy mình giống hai môn đệ đi đường Em-mau: nhiệt tâm sau khi thấy Đức Chúa Giê-su bẻ bánh không?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Mẹ và đại dịch Covid-19
Vũ Văn An
00:28 24/04/2020
Đức Mẹ vốn được ca ngợi là Đấng “phù hộ các giáo hữu” (Kinh Cầu Loreto). Cho nên, trong bất cứ cơn khốn khó nào, tín hữu cũng chạy đến với ngài, tha thiết xin ngài cầu bầu cùng Chúa “cho chung con”. Cơn đại dịch Covid-19 trùm phủ khắp hoàn cầu với lưỡi hái tử thần quét nhanh quét mạnh càng làm họ chạy đến với ngài nhiều hơn, tin cậy hơn, trìu mến hơn.
Gương Đức Phanxicô
Nhưng không hình ảnh cảm động nào bằng hình ảnh vị đại diện Chúa Kitô thân hành tới Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Vatican để cầu xin cùng Mẹ cho thành phố và cho thế giới trước bức ảnh Salus Populi Romani hay làm phép lạ và đã cho cung nghinh bức ảnh này về Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để từ đó bức ảnh luôn hiện diện trong bất cứ buổi phụng vụ nào do ngài cử hành tại Vương cung Thánh đường này và quảng trường của nó.
Hình như Hội đồng Giám mục Ý chậm chạp hơn vị giáo chủ của họ. Trong khi đất nước chìm ngập trong chết chóc đau thương, các ngài chỉ những chăm chút sao cho giáo dân tuân theo các biện pháp của chính phủ: đóng cửa nhà thờ, giữ khoảng cách xã hội...
Theo Hannah Brockhaus của CNA, chỉ sau khi nhận được hơn 300 thỉnh nguyện thư của giáo dân, các giám mục Ý mới chịu dâng hiến nước Ý cho Đức Mẹ. Buổi lễ sẽ diễn ra ngày 1 tháng Năm tới tại một đền thánh ở miền Bắc Ý.
Trong một sứ điệp video ngày 20 tháng 4, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, nói rằng ngài nhận được “hơn 300 lá thư, đầy tình yêu, và lòng sùng kính đối với các ủi an của Trinh Nữ Maria”.
Ngài cho biết các lá thư trên đặt câu hỏi “ tại sao Đức Hồng Y không dâng hiến đất nước chúng ta cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria? Mọi người đang khốn khổ vì trận đại dịch này, tất cả những ai đang làm việc tại các bệnh viện và phải chăm sóc người lân cận của họ, tại sao lại không phó thác toàn bộ quốc gia cho Đức Maria?"
Đức Hồng Y Bassetti nhận định rằng nhiệm vụ của các chủ chăn là hướng dẫn đoàn chiên của các ngài, “nhưng thường thì chính đoàn chiên, chính dân Kitô giáo, thúc đẩy các chủ chăn của họ, như đã diễn ra trong trường hợp này”.
Các Giám Mục Ý dâng quốc gia cho Đức Mẹ
Việc phó thác nước Ý cho Đức Mẹ sẽ diễn ra chiều tối ngày 1 tháng 5 tại Vương cung Thánh đường Santa Maria del Fonte, một đền thánh dâng kính Đức Mẹ Caravaggio thuộc tỉnh Bergamo, một trong các khu vực bị Covid-19 tác hại hơn cả.
Ngày 1 tháng 5 được chọn vì là ngày đầu tháng Mân Côi, và cũng là ngày kính Thánh Giuse Thợ, ngày cầu nguyện cho các công nhân, những người đang hết sức lo âu và sợ hãi cho tương lai của họ.
Trong thư gửi tín hữu, các Giám Mục Ý cho rằng trong ngày trên “Giáo hội trao phó cho Đức Mẹ người bệnh, các nhân viên y tế, các bác sĩ, các gia đình, và người quá cố”.
Các ngài viết thêm rằng buổi cầu nguyện được tổ chức tại đền Santa Maria del Fonte ở Caravaggio, Ý, vì nó được bao quanh bởi “các đau khổ và đau đớn trong một lãnh thổ bị thử thách nặng nề bởi tình trạng khẩn trương về y tế”. Đền này được xây trên địa điểm Đức Mẹ hiện ra với một thiếu nữ vùng quê tên là Giannetta Varoli, vào ngày 26 tháng 5 năm 1432.
Trong sứ điệp của ngài, Đức Mẹ thúc giục người ta ăn năn thống hối, ăn chay các ngày thứ sáu. Ngài cũng được gọi là Đức Mẹ Suối Nước vì 1 suối nước đã xuất hiện dưới tảng đá nơi Đức Mẹ đứng và trên đó, ngài để lại dấu chân.
Cùng năm ấy, một đền thánh nhỏ đã được xây tại địa điểm. Hơn 100 năm sau, tức năm 1575, Thánh Charles Borromeo, lúc ấy là Giám Mục Milan, đã thuê một kiến trúc sư để khởi đầu diễn trình mở rộng đền thánh cho có hình dạng giống như bây giờ.
Mỹ và Gia Nã Đại dâng hiến quốc gia cho “Đức Maria, Mẹ Giáo Hội”
Cũng theo tin CNA, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã lên tiếng mời mọi Giám Mục Hoa Kỳ tham gia với ngài vào ngày 1 tháng 5 để dâng Hoa Kỳ cho Đức Mẹ như một đáp ứng trước đại nạn Covid-19. Việc dâng mình này cũng trùng hợp với việc các Giám Mục Gia Nã Đại dâng nước họ cho Đức Mẹ.
Trong thư gửi các Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết việc dâng mình cho Đức Mẹ được thực hiện dưới tước hiệu “Maria, Mẹ Giáo Hội”.
Ngài viết “mọi năm, Giáo Hội vốn tìm kiếm sự cầu bầu đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa trong tháng năm. Năm nay, chúng ta tìm sự giúp đỡ của Đức Mẹ một cách càng khẩn thiết hơn nữa khi chúng ta cùng nhau hứng chịu các hiệu quả cuả đại dịch hoàn cầu”.
Công bố trên tiếp theo công bố tương tự của các Giám Mục Gia Nã Đại. Các vị này cũng sẽ dâng Lãnh Thổ Nữ Hoàng cho Đức Mẹ dưới cùng một tước hiệu.
Đức Tổng Giám Mục Gomez xác nhận sự hợp tác giữa hai Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại và Hoa Kỳ trong việc dâng hiến này. Ngài viết “Dựa trên cuộc thảo luận với giới lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Gia Nã Đại, Ban Điều Hành của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã họp và khẳng định sự thích hợp của ngày 1 tháng 5, 2020 như một dịp để các Giám Mục Hoa Kỳ dâng hiến quốc gia chúng ta cho Đức Mẹ và làm thế dưới tước hiệu 'Maria, Mẹ Thiên Chúa'". Ngài viết thêm: các ngài làm thế “cùng một ngày với ngày các Giám Mục anh em ở phía bắc dâng hiến Gia Nã Đại dưới cùng một tước hiệu”.
Tước hiệu “Maria, Mẹ Thiên Chúa” do Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI dâng kính Đức Mẹ tại Công Đồng Vatican II và ngày lễ kính Đức Mẹ dưới tước hiệu này được chính thức thêm vào lịch phụng vụ từ năm 2018.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng thứ hai sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống sẽ được cử hành như lễ nhớ kính “Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa”. Đức Hồng Y Sarah, bộ trưởng Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, nói rằng việc thêm ngày lễ nhớ này nhằm khuyến khích sự tăng trưởng của “lòng sùng kính chân chính đối với Đức Mẹ”.
Cử hành lễ nhớ này năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Gomez từng nói rằng: “khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết và về trời, Đức Mẹ trở thành trái tim mẹ hiền của Giáo Hội Người”.
Đây cũng là dịp cầu nguyện cho qua nạn dịch Covid-19. Đức Tổng Giám Mục nói: “Điều này giúp Giáo Hội cơ may để cầu xin Đức Mẹ tiếp tục che chở người dễ bị tổn thương, chữa lành người đau yếu, và ban ơn khôn ngoan cho những ai đang cố gắng chữa trị thứ virút khủng khiếp này”.
24 quốc gia được dâng hiến cho Đức Mẹ Fatima
Theo gương Đức Phanxicô nhanh hơn cả, theo tập san The Tablet của Anh, là sáng kiến của các vị Giám Mục Bồ Đào Nha trong việc dâng hiến quốc gia họ cho Đức Mẹ Fatima. Thông tấn xã Portuguese Ecclesia cho hay: buổi lễ, do Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha tổ chức, được sự tham gia qua làn sóng truyền hình, truyền thanh và các phương tiện truyền thông xã hội của các vị Tổng Giám Mục tại các nước Albania, Hung Gia Lợi, Moldova, Ba Lan, Romania, Slovakia, Tây Ban Nha, cũng như Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, the Dominican Republic, East Timor, Guatemala, Ấn Độ, Kenya, Mễ Tây Cơ, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Tanzania và Zimbabwe.
Hãng này nói thêm “nhiều nhóm tín hữu khác” cũng tham gia các lời cầu nguyện cùng một lúc này để chấm dứt đại dịch coronavirus đang sát hại tới lúc đó là 34,000 người trên khắp thế giới, theo số liệu của WHO.
Lời cầu nguyện dâng hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria nói rằng tất cả các quốc gia tham gia, như thành phần của “Giáo Hội lữ thứ trần gian”, nay chờ mong lòng thương xót và cứu thoát của Thiên Chúa.
Lời cầu nguyện tiếp tục: “Trong giờ phút đau khổ độc đáo này, xin Chúa trợ giúp Giáo Hội Chúa, soi sáng cho các nhà cai trị các quốc gia, lắng nghe người nghèo và người bị giáng họa, đề cao ngừơi khiêm nhường và bị áp bức, chữa lành người bệnh và người có tội, nâng dậy những người bị bác bỏ và làm cho ngã lòng, giải phóng người bị giam giữ và ngồi tù, và giải thoát chúng con khỏi cơn đại dịch đang giáng xuống chúng con. Xin Chúa nâng đỡ con cái Chúa, người cao niên và dễ bị tổn thương nhất, khuyến khích các bác sĩ, y tá, các nhà chuyên môn y tế và các người chăm sóc thiện nguyện, xin củng cố các gia đình, trợ giúp chúng con trong tư cách công dân và tình liên đới, xin Chúa trở thành ánh sáng cho người hấp hối và nghinh đón người chết vào nước của Chúa”.
Tưởng cũng nên biết, theo Derry Journal, người dân Ái Nhĩ Lan cũng đã được Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin cùng với các giám mục và linh mục cả nước dâng hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ vào cùng ngày 25 tháng 3 nhân lễ Truyền Tin đề xin "sức mạnh và che chở khỏi Coronavirus, Covid-19".
Gương Đức Phanxicô
Nhưng không hình ảnh cảm động nào bằng hình ảnh vị đại diện Chúa Kitô thân hành tới Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Vatican để cầu xin cùng Mẹ cho thành phố và cho thế giới trước bức ảnh Salus Populi Romani hay làm phép lạ và đã cho cung nghinh bức ảnh này về Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để từ đó bức ảnh luôn hiện diện trong bất cứ buổi phụng vụ nào do ngài cử hành tại Vương cung Thánh đường này và quảng trường của nó.
Hình như Hội đồng Giám mục Ý chậm chạp hơn vị giáo chủ của họ. Trong khi đất nước chìm ngập trong chết chóc đau thương, các ngài chỉ những chăm chút sao cho giáo dân tuân theo các biện pháp của chính phủ: đóng cửa nhà thờ, giữ khoảng cách xã hội...
Theo Hannah Brockhaus của CNA, chỉ sau khi nhận được hơn 300 thỉnh nguyện thư của giáo dân, các giám mục Ý mới chịu dâng hiến nước Ý cho Đức Mẹ. Buổi lễ sẽ diễn ra ngày 1 tháng Năm tới tại một đền thánh ở miền Bắc Ý.
Trong một sứ điệp video ngày 20 tháng 4, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, nói rằng ngài nhận được “hơn 300 lá thư, đầy tình yêu, và lòng sùng kính đối với các ủi an của Trinh Nữ Maria”.
Ngài cho biết các lá thư trên đặt câu hỏi “ tại sao Đức Hồng Y không dâng hiến đất nước chúng ta cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria? Mọi người đang khốn khổ vì trận đại dịch này, tất cả những ai đang làm việc tại các bệnh viện và phải chăm sóc người lân cận của họ, tại sao lại không phó thác toàn bộ quốc gia cho Đức Maria?"
Đức Hồng Y Bassetti nhận định rằng nhiệm vụ của các chủ chăn là hướng dẫn đoàn chiên của các ngài, “nhưng thường thì chính đoàn chiên, chính dân Kitô giáo, thúc đẩy các chủ chăn của họ, như đã diễn ra trong trường hợp này”.
Các Giám Mục Ý dâng quốc gia cho Đức Mẹ
Việc phó thác nước Ý cho Đức Mẹ sẽ diễn ra chiều tối ngày 1 tháng 5 tại Vương cung Thánh đường Santa Maria del Fonte, một đền thánh dâng kính Đức Mẹ Caravaggio thuộc tỉnh Bergamo, một trong các khu vực bị Covid-19 tác hại hơn cả.
Ngày 1 tháng 5 được chọn vì là ngày đầu tháng Mân Côi, và cũng là ngày kính Thánh Giuse Thợ, ngày cầu nguyện cho các công nhân, những người đang hết sức lo âu và sợ hãi cho tương lai của họ.
Trong thư gửi tín hữu, các Giám Mục Ý cho rằng trong ngày trên “Giáo hội trao phó cho Đức Mẹ người bệnh, các nhân viên y tế, các bác sĩ, các gia đình, và người quá cố”.
Các ngài viết thêm rằng buổi cầu nguyện được tổ chức tại đền Santa Maria del Fonte ở Caravaggio, Ý, vì nó được bao quanh bởi “các đau khổ và đau đớn trong một lãnh thổ bị thử thách nặng nề bởi tình trạng khẩn trương về y tế”. Đền này được xây trên địa điểm Đức Mẹ hiện ra với một thiếu nữ vùng quê tên là Giannetta Varoli, vào ngày 26 tháng 5 năm 1432.
Trong sứ điệp của ngài, Đức Mẹ thúc giục người ta ăn năn thống hối, ăn chay các ngày thứ sáu. Ngài cũng được gọi là Đức Mẹ Suối Nước vì 1 suối nước đã xuất hiện dưới tảng đá nơi Đức Mẹ đứng và trên đó, ngài để lại dấu chân.
Cùng năm ấy, một đền thánh nhỏ đã được xây tại địa điểm. Hơn 100 năm sau, tức năm 1575, Thánh Charles Borromeo, lúc ấy là Giám Mục Milan, đã thuê một kiến trúc sư để khởi đầu diễn trình mở rộng đền thánh cho có hình dạng giống như bây giờ.
Mỹ và Gia Nã Đại dâng hiến quốc gia cho “Đức Maria, Mẹ Giáo Hội”
Cũng theo tin CNA, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã lên tiếng mời mọi Giám Mục Hoa Kỳ tham gia với ngài vào ngày 1 tháng 5 để dâng Hoa Kỳ cho Đức Mẹ như một đáp ứng trước đại nạn Covid-19. Việc dâng mình này cũng trùng hợp với việc các Giám Mục Gia Nã Đại dâng nước họ cho Đức Mẹ.
Trong thư gửi các Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết việc dâng mình cho Đức Mẹ được thực hiện dưới tước hiệu “Maria, Mẹ Giáo Hội”.
Ngài viết “mọi năm, Giáo Hội vốn tìm kiếm sự cầu bầu đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa trong tháng năm. Năm nay, chúng ta tìm sự giúp đỡ của Đức Mẹ một cách càng khẩn thiết hơn nữa khi chúng ta cùng nhau hứng chịu các hiệu quả cuả đại dịch hoàn cầu”.
Công bố trên tiếp theo công bố tương tự của các Giám Mục Gia Nã Đại. Các vị này cũng sẽ dâng Lãnh Thổ Nữ Hoàng cho Đức Mẹ dưới cùng một tước hiệu.
Đức Tổng Giám Mục Gomez xác nhận sự hợp tác giữa hai Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại và Hoa Kỳ trong việc dâng hiến này. Ngài viết “Dựa trên cuộc thảo luận với giới lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Gia Nã Đại, Ban Điều Hành của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã họp và khẳng định sự thích hợp của ngày 1 tháng 5, 2020 như một dịp để các Giám Mục Hoa Kỳ dâng hiến quốc gia chúng ta cho Đức Mẹ và làm thế dưới tước hiệu 'Maria, Mẹ Thiên Chúa'". Ngài viết thêm: các ngài làm thế “cùng một ngày với ngày các Giám Mục anh em ở phía bắc dâng hiến Gia Nã Đại dưới cùng một tước hiệu”.
Tước hiệu “Maria, Mẹ Thiên Chúa” do Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI dâng kính Đức Mẹ tại Công Đồng Vatican II và ngày lễ kính Đức Mẹ dưới tước hiệu này được chính thức thêm vào lịch phụng vụ từ năm 2018.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng thứ hai sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống sẽ được cử hành như lễ nhớ kính “Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa”. Đức Hồng Y Sarah, bộ trưởng Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, nói rằng việc thêm ngày lễ nhớ này nhằm khuyến khích sự tăng trưởng của “lòng sùng kính chân chính đối với Đức Mẹ”.
Cử hành lễ nhớ này năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Gomez từng nói rằng: “khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết và về trời, Đức Mẹ trở thành trái tim mẹ hiền của Giáo Hội Người”.
Đây cũng là dịp cầu nguyện cho qua nạn dịch Covid-19. Đức Tổng Giám Mục nói: “Điều này giúp Giáo Hội cơ may để cầu xin Đức Mẹ tiếp tục che chở người dễ bị tổn thương, chữa lành người đau yếu, và ban ơn khôn ngoan cho những ai đang cố gắng chữa trị thứ virút khủng khiếp này”.
24 quốc gia được dâng hiến cho Đức Mẹ Fatima
Theo gương Đức Phanxicô nhanh hơn cả, theo tập san The Tablet của Anh, là sáng kiến của các vị Giám Mục Bồ Đào Nha trong việc dâng hiến quốc gia họ cho Đức Mẹ Fatima. Thông tấn xã Portuguese Ecclesia cho hay: buổi lễ, do Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha tổ chức, được sự tham gia qua làn sóng truyền hình, truyền thanh và các phương tiện truyền thông xã hội của các vị Tổng Giám Mục tại các nước Albania, Hung Gia Lợi, Moldova, Ba Lan, Romania, Slovakia, Tây Ban Nha, cũng như Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, the Dominican Republic, East Timor, Guatemala, Ấn Độ, Kenya, Mễ Tây Cơ, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Tanzania và Zimbabwe.
Hãng này nói thêm “nhiều nhóm tín hữu khác” cũng tham gia các lời cầu nguyện cùng một lúc này để chấm dứt đại dịch coronavirus đang sát hại tới lúc đó là 34,000 người trên khắp thế giới, theo số liệu của WHO.
Lời cầu nguyện dâng hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria nói rằng tất cả các quốc gia tham gia, như thành phần của “Giáo Hội lữ thứ trần gian”, nay chờ mong lòng thương xót và cứu thoát của Thiên Chúa.
Lời cầu nguyện tiếp tục: “Trong giờ phút đau khổ độc đáo này, xin Chúa trợ giúp Giáo Hội Chúa, soi sáng cho các nhà cai trị các quốc gia, lắng nghe người nghèo và người bị giáng họa, đề cao ngừơi khiêm nhường và bị áp bức, chữa lành người bệnh và người có tội, nâng dậy những người bị bác bỏ và làm cho ngã lòng, giải phóng người bị giam giữ và ngồi tù, và giải thoát chúng con khỏi cơn đại dịch đang giáng xuống chúng con. Xin Chúa nâng đỡ con cái Chúa, người cao niên và dễ bị tổn thương nhất, khuyến khích các bác sĩ, y tá, các nhà chuyên môn y tế và các người chăm sóc thiện nguyện, xin củng cố các gia đình, trợ giúp chúng con trong tư cách công dân và tình liên đới, xin Chúa trở thành ánh sáng cho người hấp hối và nghinh đón người chết vào nước của Chúa”.
Tưởng cũng nên biết, theo Derry Journal, người dân Ái Nhĩ Lan cũng đã được Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin cùng với các giám mục và linh mục cả nước dâng hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ vào cùng ngày 25 tháng 3 nhân lễ Truyền Tin đề xin "sức mạnh và che chở khỏi Coronavirus, Covid-19".
Thánh lễ tại Santa Marta 24/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các thầy cô giáo và học sinh trong thời đại dịch này
Đặng Tự Do
01:30 24/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Sáu 24 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các thầy cô giáo và và học sinh trên toàn thế giới trong thời đại dịch này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho các thầy cô giáo phải làm việc vất vả hơn để giảng bài qua internet và các phương tiện truyền thông khác, và chúng ta cũng cầu nguyện cho những học sinh phải học tập và làm bài kiểm tra theo cách mà họ không quen. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài liên quan đến về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 6: 1-15) nói về phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều.
PHÚC ÂM: Ga 6, 1-15
“Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do Thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: “Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút”.
Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: “Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi”. Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.
Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: “Thật ông này là Ðấng Tiên tri phải đến trong thế gian”. Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Tin Mừng này khiến chúng ta nghĩ rằng: “Chúa Giêsu nói như thế để thử các môn đệ Người. Trên thực tế, ngài biết mình sẽ làm gì. Đây là những gì Chúa Giêsu đã có trong tâm trí khi Ngài nói: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” Người hỏi như vậy có ý thử ông Philipphê. Ở đây chúng ta thấy thái độ của Chúa Giêsu với các tông đồ. Ngài liên tục thử thách họ để dạy họ và, khi họ vượt ra khỏi giới hạn và vượt ngoài chức năng mà họ phải làm, Ngài ngăn họ lại và dạy họ.
Tin Mừng có đầy đủ những cử chỉ này của Chúa Giêsu để làm cho các môn đệ của Người lớn lên, trở thành các mục tử của Dân Chúa, trong trường hợp này là các giám mục, các mục tử của Dân Chúa. Và một trong những điều mà Chúa Giêsu yêu thích nhất là ở cùng với đám đông bởi vì đây cũng là biểu tượng của tính phổ quát của ơn cứu chuộc. Ngược lại, một trong những điều mà các tông đồ không thích là đám đông, vì họ thích gần gũi với Chúa, cảm nhận Chúa, nghe mọi điều Chúa nói. Trong bài Tin Mừng hôm nay, họ đến đó để có một ngày nghỉ ngơi - các sách Phúc Âm khác đều nói như thế, bởi vì tất cả bốn sách Phúc Âm đều tường thuật về biến cố này... có lẽ có hai phép lạ hóa bánh ra nhiều - và các môn đệ Ngài vừa hoàn thành xong một sứ mệnh và Chúa nói với các ngài: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài.
Và vì thế các môn đệ đã không vui bởi vì mọi người đã hủy hoại ngày “Thứ Hai sau lễ Phục Sinh” của họ, họ không thể có một bữa tiệc với Chúa. Dù thế, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy dân chúng, họ lắng nghe, hết giờ này sang giờ khác, Chúa Giêsu nói và dân chúng hạnh phúc. Nhưng các môn đệ thì nói, “bữa tiệc của chúng ta đã bị hủy hoại, việc nghỉ ngơi của chúng ta đã bất thành.”
Nhưng Chúa tìm sự gần gũi với mọi người và tìm cách hình thành con tim của những mục tử để họ gần gũi với Dân Chúa, và phục vụ họ. Các mục tử, tất nhiên, sau khi đã được chọn thì cảm thấy có một chút gì đó giống như mình đang trong vòng những người có đặc quyền, một tầng lớp đặc quyền, “một tầng lớp quý tộc”, có thể nói là một tầng lớp được đặc ân gần gũi với Chúa, và nhiều lần Chúa đã đưa ra những cử chỉ để sửa sai não trạng này.
Ví dụ, hãy suy nghĩ thái độ của các môn đệ với trẻ em. Họ canh giữ Chúa: “Không, không, trẻ em không được đến gần, chúng sách nhiễu, phiền hà... Không, trẻ con nên ở với cha mẹ”. Còn Chúa Giêsu thì sao? Ngài chào đón những đứa trẻ. Ngay lúc đầu các môn đệ không hiểu. Nhưng sau các ngài cũng hiểu ra.
Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô cũng thế, có một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường. Nghe thấy đám đông đi qua, anh ta hỏi xem có chuyện gì. Họ báo cho anh biết là Đức Giêsu Nadarét đang đi qua đó. Anh liền kêu lên rằng: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!” Những người đi đầu quát nạt, bảo anh ta im đi; nhưng anh càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!” Đức Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh ta đến.
Đúng là Dân Chúa làm các mục tử mệt mỏi, mục tử tốt thì đàn chiên nhân lên, vì người ta luôn tìm đến các mục tử tốt lành, và vì thế còn mệt mỏi hơn nữa. Một lần, một linh mục coi sóc một khu phố nghèo, khiêm nhường của giáo phận, cư trú trong một nhà xứ xập xệ gần gũi với người dân. Do đó, mọi người gõ cửa lớn hoặc cửa sổ suốt ngày. Một lần ngài nói với tôi: “Chắc tôi phải xây tường bít bùng để họ có thể cho tôi nghỉ ngơi”. Nhưng ngài nhận ra rằng mình là một mục tử và phải ở cùng với mọi người. Chúa Giêsu đã đào tạo, dạy dỗ các môn đệ, và các tông đồ thái độ mục vụ gần gũi với Dân Chúa này.
Đức Thánh Cha kết luận rằng sức mạnh của người mục tử là sự phục vụ, ngoài ra người mục tử không có quyền lực nào khác và khi người ấy sai lầm với quyền lực khác, người ấy hủy hoại ơn gọi của mình và trở thành - tôi không biết phải dùng từ nào cho đúng - có lẽ là những người quản lý các doanh nghiệp mục vụ chứ không phải là mục tử. Cấu trúc không tạo nên việc chăm sóc mục vụ: trái tim của mục tử là những gì hình thành nên việc chăm sóc mục vụ. Và trái tim của mục tử là những gì Chúa Giêsu dạy chúng ta vào lúc này. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa cho các mục tử của Giáo hội vì Chúa luôn nói với các mục tử, vì Ngài yêu mến họ: Ngài luôn nói với họ, cho họ biết mọi việc phải diễn ra thế nào, giải thích và trên hết là dạy chúng ta đừng sợ Dân Chúa, đừng sợ gần gũi với Dân Chúa.
Source:Vatican NewsIl Papa prega per gli insegnanti e gli studenti in questo tempo di pandemia
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các thầy cô giáo và và học sinh trên toàn thế giới trong thời đại dịch này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho các thầy cô giáo phải làm việc vất vả hơn để giảng bài qua internet và các phương tiện truyền thông khác, và chúng ta cũng cầu nguyện cho những học sinh phải học tập và làm bài kiểm tra theo cách mà họ không quen. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài liên quan đến về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 6: 1-15) nói về phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều.
PHÚC ÂM: Ga 6, 1-15
“Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do Thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: “Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút”.
Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: “Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi”. Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.
Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: “Thật ông này là Ðấng Tiên tri phải đến trong thế gian”. Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Tin Mừng này khiến chúng ta nghĩ rằng: “Chúa Giêsu nói như thế để thử các môn đệ Người. Trên thực tế, ngài biết mình sẽ làm gì. Đây là những gì Chúa Giêsu đã có trong tâm trí khi Ngài nói: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” Người hỏi như vậy có ý thử ông Philipphê. Ở đây chúng ta thấy thái độ của Chúa Giêsu với các tông đồ. Ngài liên tục thử thách họ để dạy họ và, khi họ vượt ra khỏi giới hạn và vượt ngoài chức năng mà họ phải làm, Ngài ngăn họ lại và dạy họ.
Tin Mừng có đầy đủ những cử chỉ này của Chúa Giêsu để làm cho các môn đệ của Người lớn lên, trở thành các mục tử của Dân Chúa, trong trường hợp này là các giám mục, các mục tử của Dân Chúa. Và một trong những điều mà Chúa Giêsu yêu thích nhất là ở cùng với đám đông bởi vì đây cũng là biểu tượng của tính phổ quát của ơn cứu chuộc. Ngược lại, một trong những điều mà các tông đồ không thích là đám đông, vì họ thích gần gũi với Chúa, cảm nhận Chúa, nghe mọi điều Chúa nói. Trong bài Tin Mừng hôm nay, họ đến đó để có một ngày nghỉ ngơi - các sách Phúc Âm khác đều nói như thế, bởi vì tất cả bốn sách Phúc Âm đều tường thuật về biến cố này... có lẽ có hai phép lạ hóa bánh ra nhiều - và các môn đệ Ngài vừa hoàn thành xong một sứ mệnh và Chúa nói với các ngài: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài.
Và vì thế các môn đệ đã không vui bởi vì mọi người đã hủy hoại ngày “Thứ Hai sau lễ Phục Sinh” của họ, họ không thể có một bữa tiệc với Chúa. Dù thế, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy dân chúng, họ lắng nghe, hết giờ này sang giờ khác, Chúa Giêsu nói và dân chúng hạnh phúc. Nhưng các môn đệ thì nói, “bữa tiệc của chúng ta đã bị hủy hoại, việc nghỉ ngơi của chúng ta đã bất thành.”
Nhưng Chúa tìm sự gần gũi với mọi người và tìm cách hình thành con tim của những mục tử để họ gần gũi với Dân Chúa, và phục vụ họ. Các mục tử, tất nhiên, sau khi đã được chọn thì cảm thấy có một chút gì đó giống như mình đang trong vòng những người có đặc quyền, một tầng lớp đặc quyền, “một tầng lớp quý tộc”, có thể nói là một tầng lớp được đặc ân gần gũi với Chúa, và nhiều lần Chúa đã đưa ra những cử chỉ để sửa sai não trạng này.
Ví dụ, hãy suy nghĩ thái độ của các môn đệ với trẻ em. Họ canh giữ Chúa: “Không, không, trẻ em không được đến gần, chúng sách nhiễu, phiền hà... Không, trẻ con nên ở với cha mẹ”. Còn Chúa Giêsu thì sao? Ngài chào đón những đứa trẻ. Ngay lúc đầu các môn đệ không hiểu. Nhưng sau các ngài cũng hiểu ra.
Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô cũng thế, có một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường. Nghe thấy đám đông đi qua, anh ta hỏi xem có chuyện gì. Họ báo cho anh biết là Đức Giêsu Nadarét đang đi qua đó. Anh liền kêu lên rằng: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!” Những người đi đầu quát nạt, bảo anh ta im đi; nhưng anh càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!” Đức Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh ta đến.
Đúng là Dân Chúa làm các mục tử mệt mỏi, mục tử tốt thì đàn chiên nhân lên, vì người ta luôn tìm đến các mục tử tốt lành, và vì thế còn mệt mỏi hơn nữa. Một lần, một linh mục coi sóc một khu phố nghèo, khiêm nhường của giáo phận, cư trú trong một nhà xứ xập xệ gần gũi với người dân. Do đó, mọi người gõ cửa lớn hoặc cửa sổ suốt ngày. Một lần ngài nói với tôi: “Chắc tôi phải xây tường bít bùng để họ có thể cho tôi nghỉ ngơi”. Nhưng ngài nhận ra rằng mình là một mục tử và phải ở cùng với mọi người. Chúa Giêsu đã đào tạo, dạy dỗ các môn đệ, và các tông đồ thái độ mục vụ gần gũi với Dân Chúa này.
Đức Thánh Cha kết luận rằng sức mạnh của người mục tử là sự phục vụ, ngoài ra người mục tử không có quyền lực nào khác và khi người ấy sai lầm với quyền lực khác, người ấy hủy hoại ơn gọi của mình và trở thành - tôi không biết phải dùng từ nào cho đúng - có lẽ là những người quản lý các doanh nghiệp mục vụ chứ không phải là mục tử. Cấu trúc không tạo nên việc chăm sóc mục vụ: trái tim của mục tử là những gì hình thành nên việc chăm sóc mục vụ. Và trái tim của mục tử là những gì Chúa Giêsu dạy chúng ta vào lúc này. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa cho các mục tử của Giáo hội vì Chúa luôn nói với các mục tử, vì Ngài yêu mến họ: Ngài luôn nói với họ, cho họ biết mọi việc phải diễn ra thế nào, giải thích và trên hết là dạy chúng ta đừng sợ Dân Chúa, đừng sợ gần gũi với Dân Chúa.
Source:Vatican News
Quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự ủng hộ đối với linh mục bị phạt vì cử hành thánh lễ có công chúng
Đặng Tự Do
04:36 24/04/2020
Như chúng tôi đã đưa tin, Cha Lino Viola, linh mục chính xứ San Pietro Apostolo, nghĩa là Thánh Phêrô Tông đồ, trong thành phố Gallignano, thuộc giáo phận Cremona, đã bị cảnh sát phạt vì cử hành thánh lễ Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót với sự tham dự của 12 giáo dân.
Mỗi tín hữu tham dự trong Thánh lễ này bị phạt €280, riêng cha Viola bị phạt đến €680.
Cảnh sát đã làm gián đoạn thánh lễ khi vị linh mục đang truyền phép, và yêu cầu ngài đuổi anh chị em giáo dân ra khỏi nhà thờ. Tuy nhiên, Cha Viola, năm nay 80 tuổi, giải thích rằng ngài không cố ý tạo ra một cuộc tụ họp đông người phi pháp. Anh chị giáo dân đến dự lễ là những người vừa mất người thân và họ đến cầu nguyện cho những người quá cố. “Tôi là ai mà yêu cầu người ta ra khỏi nhà thờ?” Ngài nhấn mạnh thêm: “Thật không phải là con người khi bảo họ đi ra.”
Lập trường của ngài đã được quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, là Đức Hồng Y Konrad Krajewsky ủng hộ. Thông tấn xã Ansa của Ý trong bản tin chiều thứ Năm 23 tháng Tư nói, Đức Hồng Y Konrad Krajewsky đã gọi điện cho Cha Lino Vola “bày tỏ tình đoàn kết và hứa cầu nguyện” cho vị linh mục.
Đức Cha Antonio Napolioni, Giám Mục giáo phận Cremona, là Giám Mục đầu tiên trên thế giới nhiễm coronavirus đã không hỗ trợ Cha Viola. Một tuyên bố do giáo phận đưa ra vào hôm thứ Hai 20 tháng Tư đã gây ra sóng gió tại Ý vì đã trách Cha Viola “không tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến tình trạng khẩn cấp, và lệnh cấm cử hành các Thánh Lễ có sự hiện diện của các tín hữu.” Có lẽ, Đức Cha Antonio Napolioni âu lo vì căn bệnh này quá hung hiểm. Tuy nhiên, lập trường của ngài xem ra không được đánh giá cao.
Trước đó, Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh nhận xét rằng:
“Với các linh mục kinh ngạc trước những gì đã xảy ra với một người anh em mình tại giáo phận Cremona, tôi xin nói điều này: về nguyên tắc không có thẩm quyền nào được phép làm gián đoạn một Thánh lễ, mà anh em phải bảo vệ tới cùng. Nếu vị chủ tế vi phạm bất kỳ điều gì, thì phải chờ hết Thánh lễ rồi tính sau, chứ không phải trong thời gian Thánh lễ!”
Đây là lần thứ hai, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng can thiệp vào chuyện cách ly, đóng cửa nhà thờ.
Hôm thứ Năm 12 tháng Ba, Đức Hồng Y De Donatis tuyên bố tất cả các nhà thờ sẽ phải đóng cửa ngay cả cầu nguyện riêng cũng không được.
Quyết định thứ hai này của Đức Hồng Y De Donatis đã vấp phải sự chống đối của Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng.
Trong thánh lễ sáng thứ Sáu 13 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tỏ ra không hài lòng. Ngài nói: “Xin Chúa ban cho các ngài sức mạnh và khả năng lựa chọn những phương thế tốt nhất để giúp đỡ Dân Chúa. Các biện pháp quyết liệt không phải lúc nào cũng tốt.”
Chỉ vài giờ sau đó đã xảy ra hành động phản kháng của Đức Hồng Y Konrad Krajewski. Ngài đã đến nhà thờ hiệu tòa của mình để làm điều ngược lại là mở tung cửa nhà thờ Santa Maria Immacolata - Đức Maria Vô Nghiễm Nguyên Tội, trong khu phố Esquiline của Rôma.
Trong thánh lễ sáng thứ Sáu 24 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng các mục tử phải gần gũi với Dân Chúa. Ngài nói: “Chúa tìm sự gần gũi với mọi người và tìm cách hình thành con tim của những mục tử để họ gần gũi với Dân Chúa, và phục vụ họ… sức mạnh của người mục tử là sự phục vụ, ngoài ra người mục tử không có quyền lực nào khác và khi người ấy sai lầm với quyền lực khác, người ấy hủy hoại ơn gọi của mình và trở thành - tôi không biết phải dùng từ nào cho đúng - có lẽ là những người quản lý các doanh nghiệp mục vụ chứ không phải là mục tử.”
Source:ANSAPriest who said Mass backed by Almoner
Mỗi tín hữu tham dự trong Thánh lễ này bị phạt €280, riêng cha Viola bị phạt đến €680.
Cảnh sát đã làm gián đoạn thánh lễ khi vị linh mục đang truyền phép, và yêu cầu ngài đuổi anh chị em giáo dân ra khỏi nhà thờ. Tuy nhiên, Cha Viola, năm nay 80 tuổi, giải thích rằng ngài không cố ý tạo ra một cuộc tụ họp đông người phi pháp. Anh chị giáo dân đến dự lễ là những người vừa mất người thân và họ đến cầu nguyện cho những người quá cố. “Tôi là ai mà yêu cầu người ta ra khỏi nhà thờ?” Ngài nhấn mạnh thêm: “Thật không phải là con người khi bảo họ đi ra.”
Lập trường của ngài đã được quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, là Đức Hồng Y Konrad Krajewsky ủng hộ. Thông tấn xã Ansa của Ý trong bản tin chiều thứ Năm 23 tháng Tư nói, Đức Hồng Y Konrad Krajewsky đã gọi điện cho Cha Lino Vola “bày tỏ tình đoàn kết và hứa cầu nguyện” cho vị linh mục.
Đức Cha Antonio Napolioni, Giám Mục giáo phận Cremona, là Giám Mục đầu tiên trên thế giới nhiễm coronavirus đã không hỗ trợ Cha Viola. Một tuyên bố do giáo phận đưa ra vào hôm thứ Hai 20 tháng Tư đã gây ra sóng gió tại Ý vì đã trách Cha Viola “không tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến tình trạng khẩn cấp, và lệnh cấm cử hành các Thánh Lễ có sự hiện diện của các tín hữu.” Có lẽ, Đức Cha Antonio Napolioni âu lo vì căn bệnh này quá hung hiểm. Tuy nhiên, lập trường của ngài xem ra không được đánh giá cao.
Trước đó, Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh nhận xét rằng:
“Với các linh mục kinh ngạc trước những gì đã xảy ra với một người anh em mình tại giáo phận Cremona, tôi xin nói điều này: về nguyên tắc không có thẩm quyền nào được phép làm gián đoạn một Thánh lễ, mà anh em phải bảo vệ tới cùng. Nếu vị chủ tế vi phạm bất kỳ điều gì, thì phải chờ hết Thánh lễ rồi tính sau, chứ không phải trong thời gian Thánh lễ!”
Đây là lần thứ hai, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng can thiệp vào chuyện cách ly, đóng cửa nhà thờ.
Hôm thứ Năm 12 tháng Ba, Đức Hồng Y De Donatis tuyên bố tất cả các nhà thờ sẽ phải đóng cửa ngay cả cầu nguyện riêng cũng không được.
Quyết định thứ hai này của Đức Hồng Y De Donatis đã vấp phải sự chống đối của Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng.
Trong thánh lễ sáng thứ Sáu 13 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tỏ ra không hài lòng. Ngài nói: “Xin Chúa ban cho các ngài sức mạnh và khả năng lựa chọn những phương thế tốt nhất để giúp đỡ Dân Chúa. Các biện pháp quyết liệt không phải lúc nào cũng tốt.”
Chỉ vài giờ sau đó đã xảy ra hành động phản kháng của Đức Hồng Y Konrad Krajewski. Ngài đã đến nhà thờ hiệu tòa của mình để làm điều ngược lại là mở tung cửa nhà thờ Santa Maria Immacolata - Đức Maria Vô Nghiễm Nguyên Tội, trong khu phố Esquiline của Rôma.
Trong thánh lễ sáng thứ Sáu 24 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng các mục tử phải gần gũi với Dân Chúa. Ngài nói: “Chúa tìm sự gần gũi với mọi người và tìm cách hình thành con tim của những mục tử để họ gần gũi với Dân Chúa, và phục vụ họ… sức mạnh của người mục tử là sự phục vụ, ngoài ra người mục tử không có quyền lực nào khác và khi người ấy sai lầm với quyền lực khác, người ấy hủy hoại ơn gọi của mình và trở thành - tôi không biết phải dùng từ nào cho đúng - có lẽ là những người quản lý các doanh nghiệp mục vụ chứ không phải là mục tử.”
Source:ANSA
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các thầy cô và sinh viên học sinh trong cơn đại dịch
Thanh Quảng sdb
06:40 24/04/2020
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các thầy cô và sinh viên học sinh trong cơn đại dịch
Trong Thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta hôm thứ Sáu 24/4/2020) Đức Thánh Cha Phanxicô, đã dâng ý chỉ cầu nguyện cho các giáo sư, các thầy cô và sinh viên học sinh trong lúc các trường lớp bị đóng cửa vì bệnh dịch Covid-19.
(Tin Vatican - Lydia O hèKane)
Đức Thánh Cha bắt đầu thánh lễ với tâm tình, hôm nay chúng ta cầu nguyện cho các giáo sư, các thầy cô đang miệt mài dọn bài để cung cấp các bài học qua internet và các kỹ thuật số khác nhau. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các sinh viên, học sinh phải học và làm bài theo cách thức mới mẻ này mà họ chưa quen…
Trong bài suy niệm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy diễn bài Tin Mừng về 5 chiếc bánh và 2 con cá (Gioan 6: 1-15), Chúa muốn thử Phillip thôi, chứ Chúa biết Ngài phải làm gì…
Chúa Giêsu hỏi thử thôi!
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới câu hỏi Chúa hỏi Philip: Chúng ta có thể mua đâu ra bánh cho những người này ăn?
Chúa biết điều gì Chúa sẽ làm, Đức Thánh Cha giải thích, nhưng Ngài vẫn hỏi thử Philip. Trong tình huống này, Đức Thánh Cha tiếp tục cắt nghĩa, chúng ta có thể nhận ra thái độ của Chúa Giêsu với các tông đồ. Chúa hỏi thử các ông, để dạy các ông hãy tín thác vào Chúa, Ngài không đòi buộc các ông phải thực hiện, nhưng dạy cho các ông hãy đặt niềm tin tưởng vào Ngài...
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng: Tin Mừng tàng ẩn đầy đủ những dấu chỉ Chúa Giêsu sửa soạn và mời gọi các môn đệ của Ngài dần dần trở thành những mục tử cho Dân Chúa.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào một điều mà Chúa Giêsu yêu quí nhất là được dân chúng tuôn đến để lắng nghe Chúa, đây cũng là một biểu tượng nói lên tính phổ quát của ơn cứu chuộc. Ngược lại với những điều này, các Tông đồ không thích đám đông vì các ông muốn độc chiếm gần gũi Chúa và lắng nghe Chúa giảng dậy…
Đức Thánh Cha nhận xét: Các tông đồ mong muốn có một ngày yên tĩnh để lắng nghe Chúa và hàn huyên với nhau… Nhưng Chúa lại tha thiết mong muốn được gần gũi với mọi người, qua đó Chúa muốn uốn nắn trái tim các ông trở nên trái tim của các mục tử để lo cho Dân Chúa.
Đức Thánh Cha sau đó đề ra mẫu gương khi Chúa Giêsu kêu gọi các trẻ em đến với Chúa. Chúa Giêsu muốn các môn đệ hiểu rằng Chúa không cảm thấy bị quấy rầy; Chúa muốn hãy để các trẻ em đến với Chúa.
Nghe báo cáo
Chúa dạy cho các tông đồ người mục tử là người luôn gần gũi với Dân Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh Dân Chúa sẽ làm cho người mục tử mệt mỏi vì Dân Chúa luôn cần đến những nhu cầu cụ thể mà các mục tử phải sẵn sàng cung ứng cho họ...
Trong tường thuật phép lạ hóa bánh ra nhiều cho thấy sự kiện đó được xảy ra vào lúc chiều tà, lúc bóng tối sắp ập xuống, thì Chúa Giêsu mời gọi các môn sinh "Hãy lo cho họ ăn".
Đây cũng là những gì Chúa Giêsu mời gọi cả các mục tử ngày nay: "Các con hãy cho họ ăn". "Họ đau khổ ư? Hãy an ủi họ”. “Họ bị lạc lối? Hãy chỉ lối cho họ”...
Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng của mình bằng nhấn mạnh cho các vị mục tử rằng sức mạnh của các mục tử là phục vụ, chứ không có sức mạnh nào khác. Khi anh em bắt đầu kiếm tìm quyền lực khác là lúc ơn gọi của anh em bị soi mòn.
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa cho các mục tử của Giáo hội, đừng sợ Dân Chúa nhưng hãy gần gũi họ…
Trong Thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta hôm thứ Sáu 24/4/2020) Đức Thánh Cha Phanxicô, đã dâng ý chỉ cầu nguyện cho các giáo sư, các thầy cô và sinh viên học sinh trong lúc các trường lớp bị đóng cửa vì bệnh dịch Covid-19.
(Tin Vatican - Lydia O hèKane)
Đức Thánh Cha bắt đầu thánh lễ với tâm tình, hôm nay chúng ta cầu nguyện cho các giáo sư, các thầy cô đang miệt mài dọn bài để cung cấp các bài học qua internet và các kỹ thuật số khác nhau. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các sinh viên, học sinh phải học và làm bài theo cách thức mới mẻ này mà họ chưa quen…
Trong bài suy niệm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy diễn bài Tin Mừng về 5 chiếc bánh và 2 con cá (Gioan 6: 1-15), Chúa muốn thử Phillip thôi, chứ Chúa biết Ngài phải làm gì…
Chúa Giêsu hỏi thử thôi!
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới câu hỏi Chúa hỏi Philip: Chúng ta có thể mua đâu ra bánh cho những người này ăn?
Chúa biết điều gì Chúa sẽ làm, Đức Thánh Cha giải thích, nhưng Ngài vẫn hỏi thử Philip. Trong tình huống này, Đức Thánh Cha tiếp tục cắt nghĩa, chúng ta có thể nhận ra thái độ của Chúa Giêsu với các tông đồ. Chúa hỏi thử các ông, để dạy các ông hãy tín thác vào Chúa, Ngài không đòi buộc các ông phải thực hiện, nhưng dạy cho các ông hãy đặt niềm tin tưởng vào Ngài...
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng: Tin Mừng tàng ẩn đầy đủ những dấu chỉ Chúa Giêsu sửa soạn và mời gọi các môn đệ của Ngài dần dần trở thành những mục tử cho Dân Chúa.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào một điều mà Chúa Giêsu yêu quí nhất là được dân chúng tuôn đến để lắng nghe Chúa, đây cũng là một biểu tượng nói lên tính phổ quát của ơn cứu chuộc. Ngược lại với những điều này, các Tông đồ không thích đám đông vì các ông muốn độc chiếm gần gũi Chúa và lắng nghe Chúa giảng dậy…
Đức Thánh Cha nhận xét: Các tông đồ mong muốn có một ngày yên tĩnh để lắng nghe Chúa và hàn huyên với nhau… Nhưng Chúa lại tha thiết mong muốn được gần gũi với mọi người, qua đó Chúa muốn uốn nắn trái tim các ông trở nên trái tim của các mục tử để lo cho Dân Chúa.
Đức Thánh Cha sau đó đề ra mẫu gương khi Chúa Giêsu kêu gọi các trẻ em đến với Chúa. Chúa Giêsu muốn các môn đệ hiểu rằng Chúa không cảm thấy bị quấy rầy; Chúa muốn hãy để các trẻ em đến với Chúa.
Nghe báo cáo
Chúa dạy cho các tông đồ người mục tử là người luôn gần gũi với Dân Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh Dân Chúa sẽ làm cho người mục tử mệt mỏi vì Dân Chúa luôn cần đến những nhu cầu cụ thể mà các mục tử phải sẵn sàng cung ứng cho họ...
Trong tường thuật phép lạ hóa bánh ra nhiều cho thấy sự kiện đó được xảy ra vào lúc chiều tà, lúc bóng tối sắp ập xuống, thì Chúa Giêsu mời gọi các môn sinh "Hãy lo cho họ ăn".
Đây cũng là những gì Chúa Giêsu mời gọi cả các mục tử ngày nay: "Các con hãy cho họ ăn". "Họ đau khổ ư? Hãy an ủi họ”. “Họ bị lạc lối? Hãy chỉ lối cho họ”...
Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng của mình bằng nhấn mạnh cho các vị mục tử rằng sức mạnh của các mục tử là phục vụ, chứ không có sức mạnh nào khác. Khi anh em bắt đầu kiếm tìm quyền lực khác là lúc ơn gọi của anh em bị soi mòn.
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa cho các mục tử của Giáo hội, đừng sợ Dân Chúa nhưng hãy gần gũi họ…
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit bênh vực một linh mục dâng lễ có giáo dân tham dự
Đặng Tự Do
07:01 24/04/2020
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã tố cáo sự can thiệp của các cảnh sát vũ trang tại một nhà thờ ở Paris trong một thánh lễ.
Cảnh sát vũ trang đã xông vào một nhà thờ ở Paris vào hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư sau khi một người hàng xóm kế bên nhà thờ đã thông báo cho các quan chức thực thi pháp luật về một “thánh lễ bí mật”.
Sáng Chúa Nhật ngày 19 tháng 4, Cha Philippe de Maistre đang cử hành thánh lễ tại giáo xứ Saint-André-de-l'Europe, nằm ở quận 8, Paris, thì cảnh sát vũ trang bước vào nhà thờ ra lệnh cho ngài dừng lại. Cha Philippe de Maistre đã không chấp hành và tiếp tục dâng thánh lễ.
Kể từ khi lệnh cách ly có hiệu lực, giáo xứ đã đề nghị anh chị em giáo dân theo dõi các thánh lễ trên Youtube và Facebook. Cha Philippe de Maistre đang cử hành thánh lễ phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội, khi cảnh sát vào nhà thờ với đầy đủ súng ống. Ngài giải thích tình huống lúc đó với tờ Le Figaro như sau.
“Chúng tôi có bảy người: bản thân tôi, một người giúp lễ, một ca viên, một người chơi đàn organ và ba giáo dân để thưa gởi và đọc sách thánh. Giữa thánh lễ, ba cảnh sát vũ trang bước vào nhà thờ. Tuy nhiên, theo luật của Pháp, cảnh sát chỉ được phép vào nhà thờ theo yêu cầu của linh mục giáo xứ, hoặc nếu trật tự công cộng bị đe dọa.
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit, Tổng Giám mục Paris, đã lên án mạnh mẽ cách hành xử của cảnh sát với Đài phát thanh Notre Dame. Ngài nói:
“Chúng ta đang ở một thời kỳ khá đặc biệt, gợi lại những thời kỳ nhất định của nước Pháp không mấy vui vẻ gì, chẳng hạn như thời Chiếm Đóng. Hôm Chúa Nhật vừa qua cảnh sát trang bị súng ống đã bước vào một nhà thờ. Trong thánh lễ Chúa Nhật đó chỉ có một linh mục, và vài người phụ giúp ngài. Thế rồi, một người hàng xóm, rõ ràng là quá tử tế như bạn có thể tưởng tượng ra, đã gọi cảnh sát và nói rằng ‘có một thánh lễ bí mật’. Không có bí mật gì cả! Có một thánh lễ, bởi vì thánh lễ được cử hành mỗi ngày. Chúng tôi vẫn có quyền cử hành thánh lễ với một số tối thiểu người tham dự để tránh lây lan. Tôi cử hành Thánh lễ mỗi Chúa Nhật, và thậm chí mỗi ngày.”
“Vấn đề là đột nhiên cảnh sát vào nhà thờ vũ trang đầy đủ vũ khí. Tuy nhiên, cảnh sát chính thức bị cấm không được nhà thờ với vũ khí. Không có kẻ khủng bố nào ở đó. Bạn phải giữ đầu óc tỉnh táo và ngăn chặn trò xiếc này. Chúng tôi sẽ nói và trong trường hợp bị cô lập này, sẽ gào lên rất to.”
Bộ Nội vụ Pháp nói với tờ L’Express rằng các thừa tác viên có thể cử hành thánh lễ trực tuyến “nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín. Các thừa tác viên có thể được một số người giúp đỡ, nếu cần thiết, và với số lượng nhỏ nhất có thể được để ghi lại buổi lễ.”
Phản ứng của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit là hoàn toàn trái ngược với phản ứng của Đức Cha Antonio Napolioni của giáo phận Cremona. Trong một tình huống tương tự, 12 giáo dân vừa mất người thân vì coronavirus đã đến tham dự thánh lễ tại nhà thờ San Pietro Apostolo, trong thành phố Gallignano, thuộc giáo phận Cremona.
Cảnh sát đã làm gián đoạn thánh lễ và yêu cầu cha Lino Viola đuổi anh chị em giáo dân ra khỏi nhà thờ. Ngài từ chối và giải thích rằng trước hoàn cảnh của họ thê thảm như thế “Tôi là ai mà yêu cầu người ta ra khỏi nhà thờ? Thật không phải là con người khi bảo họ đi ra.”
Mỗi tín hữu tham dự trong Thánh lễ này bị phạt €280, riêng cha Viola bị phạt đến €680.
Đức Cha Antonio Napolioni đã không hỗ trợ linh mục của ngài và đã trách Cha Viola “không tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến tình trạng khẩn cấp, và lệnh cấm cử hành các Thánh Lễ có sự hiện diện của các tín hữu.”
Source:Info ChrétienneMichel Aupetit dénonce l’intervention de policiers armés dans une église parisienne pendant une messe
Cảnh sát vũ trang đã xông vào một nhà thờ ở Paris vào hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư sau khi một người hàng xóm kế bên nhà thờ đã thông báo cho các quan chức thực thi pháp luật về một “thánh lễ bí mật”.
Sáng Chúa Nhật ngày 19 tháng 4, Cha Philippe de Maistre đang cử hành thánh lễ tại giáo xứ Saint-André-de-l'Europe, nằm ở quận 8, Paris, thì cảnh sát vũ trang bước vào nhà thờ ra lệnh cho ngài dừng lại. Cha Philippe de Maistre đã không chấp hành và tiếp tục dâng thánh lễ.
Kể từ khi lệnh cách ly có hiệu lực, giáo xứ đã đề nghị anh chị em giáo dân theo dõi các thánh lễ trên Youtube và Facebook. Cha Philippe de Maistre đang cử hành thánh lễ phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội, khi cảnh sát vào nhà thờ với đầy đủ súng ống. Ngài giải thích tình huống lúc đó với tờ Le Figaro như sau.
“Chúng tôi có bảy người: bản thân tôi, một người giúp lễ, một ca viên, một người chơi đàn organ và ba giáo dân để thưa gởi và đọc sách thánh. Giữa thánh lễ, ba cảnh sát vũ trang bước vào nhà thờ. Tuy nhiên, theo luật của Pháp, cảnh sát chỉ được phép vào nhà thờ theo yêu cầu của linh mục giáo xứ, hoặc nếu trật tự công cộng bị đe dọa.
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit, Tổng Giám mục Paris, đã lên án mạnh mẽ cách hành xử của cảnh sát với Đài phát thanh Notre Dame. Ngài nói:
“Chúng ta đang ở một thời kỳ khá đặc biệt, gợi lại những thời kỳ nhất định của nước Pháp không mấy vui vẻ gì, chẳng hạn như thời Chiếm Đóng. Hôm Chúa Nhật vừa qua cảnh sát trang bị súng ống đã bước vào một nhà thờ. Trong thánh lễ Chúa Nhật đó chỉ có một linh mục, và vài người phụ giúp ngài. Thế rồi, một người hàng xóm, rõ ràng là quá tử tế như bạn có thể tưởng tượng ra, đã gọi cảnh sát và nói rằng ‘có một thánh lễ bí mật’. Không có bí mật gì cả! Có một thánh lễ, bởi vì thánh lễ được cử hành mỗi ngày. Chúng tôi vẫn có quyền cử hành thánh lễ với một số tối thiểu người tham dự để tránh lây lan. Tôi cử hành Thánh lễ mỗi Chúa Nhật, và thậm chí mỗi ngày.”
“Vấn đề là đột nhiên cảnh sát vào nhà thờ vũ trang đầy đủ vũ khí. Tuy nhiên, cảnh sát chính thức bị cấm không được nhà thờ với vũ khí. Không có kẻ khủng bố nào ở đó. Bạn phải giữ đầu óc tỉnh táo và ngăn chặn trò xiếc này. Chúng tôi sẽ nói và trong trường hợp bị cô lập này, sẽ gào lên rất to.”
Bộ Nội vụ Pháp nói với tờ L’Express rằng các thừa tác viên có thể cử hành thánh lễ trực tuyến “nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín. Các thừa tác viên có thể được một số người giúp đỡ, nếu cần thiết, và với số lượng nhỏ nhất có thể được để ghi lại buổi lễ.”
Phản ứng của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit là hoàn toàn trái ngược với phản ứng của Đức Cha Antonio Napolioni của giáo phận Cremona. Trong một tình huống tương tự, 12 giáo dân vừa mất người thân vì coronavirus đã đến tham dự thánh lễ tại nhà thờ San Pietro Apostolo, trong thành phố Gallignano, thuộc giáo phận Cremona.
Cảnh sát đã làm gián đoạn thánh lễ và yêu cầu cha Lino Viola đuổi anh chị em giáo dân ra khỏi nhà thờ. Ngài từ chối và giải thích rằng trước hoàn cảnh của họ thê thảm như thế “Tôi là ai mà yêu cầu người ta ra khỏi nhà thờ? Thật không phải là con người khi bảo họ đi ra.”
Mỗi tín hữu tham dự trong Thánh lễ này bị phạt €280, riêng cha Viola bị phạt đến €680.
Đức Cha Antonio Napolioni đã không hỗ trợ linh mục của ngài và đã trách Cha Viola “không tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến tình trạng khẩn cấp, và lệnh cấm cử hành các Thánh Lễ có sự hiện diện của các tín hữu.”
Source:Info Chrétienne
Cha Federico Lombardi: Vai trò của truyền thông trong cuộc khủng hoảng hiện nay
J.B. Đặng Minh An dịch
15:42 24/04/2020
Cha Federico Lombardi là linh mục dòng Tên, đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 bổ nhiệm làm Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh từ ngày 11 tháng 7 năm 2006, thay thế Tiến sĩ Joaquín Navarro-Valls, một giáo dân đã giữ chức vụ này trong 22 năm. Cha Lombardi cũng lãnh đạo Đài phát thanh Vatican và Trung tâm Truyền hình Vatican. Ngài đã đảm nhận cả ba trọng trách này trong hơn 10 năm cho đến khi xin nghỉ hưu vì tuổi tác từ ngày 31 tháng 7 năm 2016.
Vatican News vừa công bố bài đầu tiên trong một loạt các bài viết của ngài với chủ đề “Sống qua thời khủng hoảng”. Bài đầu tiên có tựa đề “Empty piazzas, filled spaces” – “Các quảng trường trống không, các không gian đầy ắp”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Empty piazzas, filled spaces
Federico Lombardi
Các quảng trường trống không, các không gian đầy ắp
Bản dịch Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An
Trong thời kỳ này, hàng triệu và hàng triệu người ở Ý và trên thế giới đã và đang theo dõi, những khoảnh khắc cầu nguyện do Đức Giáo Hoàng chủ sự thông qua truyền hình và các phương tiện truyền thông xã hội. Đó là một mức độ lắng nghe thật phi thường. Và không có gì lạ. Với mỗi khía cạnh của sự tham gia thể chất và các mối quan hệ mà chúng ta phải từ bỏ, tình huống này tự nhiên khiến chúng ta phải bù đắp bằng những giao tiếp thông qua các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, tình huống này khiến chúng ta phải đi tìm những từ ngữ và hình ảnh đáp ứng kỳ vọng sâu sắc của chúng ta về niềm an ủi, niềm khắc khoải tìm kiếm ánh sáng trong thời gian đầy những bóng tối, cũng như niềm cậy trông trong thời buổi đầy những bất định.
[Năm 2013] Khi Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu cử hành thánh lễ buổi sáng tại Santa Marta với một nhóm tín hữu - một trong những đổi mới đầu tiên và đặc trưng nhất trong triều giáo hoàng của ngài – thì có một yêu cầu được đưa ra ngay lập tức (từ TV 2000, là đài truyền hình do Hội đồng Giám mục Ý điều hành) xin được truyền hình trực tiếp các thánh lễ này để một tầng lớp khán giả rộng lớn hơn có thể theo dõi khoảnh khắc cầu nguyện cảm động đó với Đức Giáo Hoàng. Tôi nhớ rõ rằng tại thời điểm đó [năm 2013], điều này đã được thảo luận với chính Đức Giáo Hoàng và yêu cầu trên đã được xem xét. Kết luận sau đó là không phát trực tiếp các Thánh lễ đó, bởi vì, không giống như các cử hành công khai, Đức Thánh Cha muốn giữ một đặc tính thân mật và riêng tư, đơn giản và tự phát hơn, trong đó chủ tế và cộng đoàn không cảm thấy rằng họ đang ở trước mắt thế giới. Chắc chắn, có thể phát sóng các hình ảnh nổi bật và ngắn gọn về bài giảng và Phụng vụ, nhưng không thể phát sóng toàn bộ. Trên thực tế, có nhiều dịp khác, trong đó một số lượng lớn khán giả có thể theo dõi Đức Giáo Hoàng, khi ngài cố ý nói với không chỉ những người có mặt, mà cả một lượng khán giả lớn hơn nhiều được kết nối bằng các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác.
Bây giờ tình hình đã thay đổi. Không có cộng đoàn các tín hữu ở Santa Marta, thậm chí một nhóm nhỏ cũng không có. Ngoài ra, Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng - mà ngài cử hành gần như chỉ có một mình - được truyền hình trực tiếp và được theo dõi bởi là một số lượng rất lớn người xem. Họ nhận được sự thoải mái và an ủi, họ tham gia với ngài trong lời cầu nguyện và được ngài mời gọi “hiệp thông thiêng liêng” bởi vì họ không thể nhận được Mình Máu Thánh Chúa Kitô [một cách bí tích]. Mầu nhiệm được cử hành là như nhau, nhưng cách tham gia vào việc cử hành đã thay đổi. Trong bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô thích nhìn vào mắt những người có mặt và đối thoại với họ. Bây giờ ánh mắt và giọng nói của ngài được truyền đi qua trung gian công nghệ thông tin, nhưng những ánh mắt và lời nói của ngài vẫn có thể chạm đến những con tim. Cộng đoàn không còn hiện diện về mặt thể lý nữa, nhưng họ vẫn ở đó, và thực sự, thông qua cá nhân của vị chủ tế, được hợp nhất chung quanh Chúa là Đấng đã chết và đã sống lại.
Kinh nghiệm của Đức Giáo Hoàng khi nói và cầu nguyện trong Đền Thờ Thánh Phêrô và thậm chí trước quảng trường Thánh Phêrô hoàn toàn trống rỗng cũng tương tự như thế, và thậm chí còn mạnh hơn nữa. Đã bao nhiêu lần trong những năm qua, chúng ta thấy mình tung ra những con số đầy ấn tượng hơn bao giờ hết về sự hiện diện của các tín hữu: 50, 100, 200 nghìn người... lấp đầy Quảng trường, thậm chí tràn ra khắp Đại Lộ Hòa Giải, và có những lúc vươn đến tận Sông Tiber... Có những cuộc tụ họp đông đến mức không đếm nổi... Trong thế kỷ qua, chúng ta đã học được cách dần dần thêm vào sự hiện diện thể lý này, nhiều người khác, nhờ radio, rồi truyền hình, rồi các công cụ truyền thông mới, và đã mở rộng các cuộc tụ họp đó đến các phần khác nhau của thế giới. Cách riêng là trong các buổi ban phép lành Urbi et Orbi, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, với lời chúc mừng Giáng sinh và Phục sinh bằng hàng chục ngôn ngữ, đã giúp chúng ta hiểu rằng cộng đoàn được tập hợp tại quảng trường Thánh Phêrô là trung tâm, trung tâm của một cuộc tụ họp lớn hơn rất nhiều, lan rộng khắp tất cả các châu lục, được hợp nhất bởi mong muốn lắng nghe một thông điệp cứu rỗi, nhờ tiếng nói của Đức Giáo Hoàng.
Bây giờ chúng ta thấy Quảng trường hoàn toàn trống rỗng, nhưng cộng đoàn lớn hơn vẫn hiện diện về mặt tinh thần, chứ không phải về mặt thể lý, và có lẽ thậm chí còn nhiều hơn và đoàn kết mạnh mẽ hơn so với các dịp khác. Vào thời điểm này, chỉ có Đức Giáo Hoàng mới có thể có mặt ở quảng trường Thánh Phêrô, cũng như trong Nhà nguyện Santa Marta. Tuy nhiên, Giáo hội, là cộng đoàn phổ quát của các tín hữu, thực sự được kết hợp mạnh mẽ nhờ các liên kết rất sâu sắc bắt nguồn từ đức tin và trong trái tim con người.
Quảng trường trống rỗng, nhưng trong sự trống rỗng của nó, người ta nhận thấy sự hiện diện rất mãnh liệt và sự giao thoa giữa các mối quan hệ tinh thần của tình yêu, lòng trắc ẩn, đau khổ, mong muốn, ước vọng, và hy vọng... Đó là một dấu chỉ mạnh mẽ sự hiện diện của Thánh Linh là Đấng liên kết “Nhiệm thể” Chúa Kitô: một thực tại thiêng liêng tự thể hiện chính mình khi cộng đoàn kết hợp và hiện diện một cách thể lý, nhưng không bị ràng buộc và giới hạn trong sự hiện diện thể lý, và lạ lùng thay, trong những ngày này, lại được trải nghiệm một cách mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn. Chúa Giêsu đã từng nói với ông Nicôđêmô, là người đã đến gặp Người vào ban đêm: “Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy” (Ga 3: 8).
Source:Vatican News
Bất mãn ở Bangladesh: Chính quyền có ý định chỉ chữa Covid-19 cho nguời có quyền thế.
Trần Mạnh Trác
19:42 24/04/2020
Một kế hoạch kín đáo đã bị rò rỉ ra cho các phương tiện truyền thông ở địa phương, là cho phép 3 bệnh viện, Apollo, United và Square chỉ được sử dụng cho những người gọi là VIP (Very Important Persons, Nhân Vật Tối Quan Trọng), tức là các nhà công nghiệp, chính trị gia và những người nổi tiếng.
“Có nhiều người giàu có đã ngần ngại không muốn điều trị tại các bệnh viện đa khoa vì chất lượng ở đó thấp. Họ có thể đi tới các bệnh viện nói trên và họ sẽ được điều trị theo túi tiền của chính họ,” ông Hab Habibur Rahman, Phó Bộ Trưởng Y tế, nói với BBC.
Tuy nhiên, ông ấy đã từ chối cung cấp thêm chi tiết. “Quyết định này đến từ các cơ quan có thẩm quyền cao hơn, vì vậy tôi không thể nói thêm,” ông ấy nói với UCA News vào ngày 23 tháng Tư.
Kế hoạch đã dấy lên hàng loạt các lời chỉ trích từ nhiều phương tiện truyền thông xã hội để trút giận lên những gì họ gọi là quyết định phân biệt đối xử.
“Bangladesh không nên làm nhơ nhớp hình ảnh quốc gia hơn nữa bằng những kế hoạch lố bịch” theo lời Cha Anthony Sen, một thành viên của Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng các giám mục Công Giáo.
“Chính phủ đã đưa ra một loạt các quyết định sai lầm và chậm trễ và đã làm tồi tệ thêm tình hình Covid-19 ở nước này. Không nên cân nhắc sự giàu nghèo trong việc điều trị vì đây là một tình huống sinh tử và tất cả các loại phân biệt đối xử thì nên tránh,” Cha Sen nói với UCA News.
“Bangladesh vẫn cỏn điều hành bởi một hệ thống kinh tế và xã hội bất bình đẳng và kế hoạch mới nhất này là một bằng chứng nữa,” theo bà Kaberi Gayen, một nhà phân tích xã hội và là giáo sư Đại học Dhaka cho biết.
“Các chương trình này mâu thuẫn với quyền hiến pháp của chúng tôi về công bằng xã hội và công lý. Thật là vô nhân đạo, phi dân chủ và đáng lên án. Nó cho thấy rằng nhà nước của chúng tôi vẫn còn đi theo chế độ quan liêu ưu đẳng và các cơ quan nhà nước vẫn chưa coi người dân là những công dân mà chỉ là những thần dân hoặc cấp dưới,” bà nói với UCA News.
Với hơn 24 triệu người cực kỳ nghèo trong tổng số 160 triệu người, Bangladesh bị xếp hạng là nghèo đói cùng cực sau Ấn Độ, Nigeria, Congo và Ethiopia trong báo cáo về nạn nghèo đói năm 2018 của Ngân hàng Thế giới.
Nhưng theo báo cáo năm 2019 của Wealth-X, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại New York, thì trong cái nghèo đói đó, nhiều người trong nước này đã làm giàu nhanh chóng, đứng hạng thứ 3 trên thế giới về việc gia sản tăng vọt trong vòng 5 năm.
Bangladesh ghi nhận 4.186 trường hợp Covid-19 và 120 trường hợp tử vong, theo dữ liệu của chính phủ.
Covid-19: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân trong giờ phút lâm chung trong cơn đại dịch
Thanh Quảng sdb
20:08 24/04/2020
Covid-19: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân trong giờ phút lâm chung trong cơn đại dịch
Trung tâm Phân khoa Mục vụ giúp người hấp hối của Đại học Công Giáo Rất thánh Maria, London, phát hành một nghi thức giúp người sinh thì trong thời đại dịch COVID-19.
(Tin Vatican - Lydia O’ Kane)
Nói lời chia ly với một người thân yêu không bao giờ là dễ dàng, và thời điểm bây giờ, còn bi thảm hơn vì nhiễm khuẩn lây lan coronavirus, nên những người thân yêu trong gia đình và bạn bè không thể hiện diện với người nhà đang sinh thì!
Có gần 150.000 trường hợp được xác nhận Covid-19 ở Anh Quốc và gần 20.000 người đã chết vì virus này tính cho tới ngày 25/4/2020. Trước thời điểm đầy thách thức này, Trung tâm Nghệ thuật giúp người hấp hối tại Đại học rất thánh Đức Maria, London đã phát hành một nghi thức giúp người hấp hối mới cho thời đại dịch COVID-19.
Hướng dẫn được soạn thảo để giúp gia đình và bạn bè cảm thấy được gần gũi với người thân, ngay cả khi họ không thể hiện diện...
Hướng dẫn được biên soạn bởi hai nhân viên chuyên lo mục vụ an ủi bệnh nhân và gia đình của họ cũng như giúp cha tuyên úy của bệnh viện. Tiến sĩ Amy Gadoud, người đang làm việc ở tuyến đầu với tư cách là một nhà tư vấn tại Trung tâm Y tế Chúa Ba Ngôi và Giáo sư Blackpool cho biết, họ đã khai triển các hướng dẫn này để giúp mọi người đối phó với thực trạng của thời gian khó khăn trong cơn đại dịch này.
Truyền thông ảo
Một trong những gợi ý trong hướng dẫn là cách giao tiếp! Tiến sĩ Gadoud cho hay trong thời khắc khó khăn này, chúng ta thấy kỹ thuật ảo thời đại này thật hữu ích. Không phải trong mọi tình huống, nhưng đối với một số người, nó thực sự là hữu ích. Nó an ủi và nâng đỡ các bệnh nhân, dù không thể gặp mặt thực sự, nhưng qua màn hình và trao đổi chuyện trò...
Tiến sĩ Gadoud cho biết tổ chức của ông đã áp dụng các phương pháp này để nâng đỡ các bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân mà sự lây lan có nhiều nguy hiểm… Chúng tôi cũng chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm này cho những nhóm và người đang chăm sóc các bệnh nhân nhiễm Covid.
Suy tư sáng tạo và đổi mới
Một trong những thách thức lớn nhất được đặt trước cơn đại dịch coronavirus là gia đình và bạn bè không thể tiếp cận các bệnh nhân sắp chết vì nguy cơ bị lây nhiễm.
Nói về thử thách này, Chuyên gia tư vấn chăm sóc mục vụ trong những hoàn cảnh này cho hay đây là điều vô cùng khó khăn vì sự hiện diện của người thân là một điều rất quan trọng vào lúc này, khi có một người đang hấp hối… khi có gia đình nào đó có tang chế… trong các tình huống đó, đòi hỏi chúng ta phải có những khá sáng kiến, biến báo cho thời khắc u buồn này!
Chuyên gia tư vấn chăm sóc mục vụ ấy cho thấy công nghệ ảo có thể đóng vai trò quan trọng trong thời điểm khó khăn này, nhưng chúng ta cũng cần xử dụng nó để nối kết các mối quan hệ với người thân yêu và bạn bè trong thời gian cách ly không có thể hay rất khó gặp gỡ nhau này.
Hình thức xã giao trong thời đại dịch COVID-19:
- Làm những gì bạn có thể, để giúp bạn cảm thấy được gần gũi với những người mình yêu mến ngay cả khi ở xa nhau.
- Hãy suy nghĩ về những người thân yêu của bạn, họ muốn nhắn gửi một sứ điệp bình an, đừng có lo lắng.
- Giao tiếp với nhau như là một lựa chọn.
- Tôi có thể nói gì? Hãy nói từ tấm lòng, từ con tim.
- Tin tưởng vào sự chăm sóc tận tâm của các bác sĩ và y tá. Họ đang dấn thân cho những người thân yêu của bạn và cho chính bạn.
- Hãy chăm sóc cho bản thân. Điều quan trọng là gìn giữ cho bạn được an toàn.
- Vun góp đời sống tâm linh và hãy làm những gì có ích cho bạn.
- Đừng để cho cảm giác tội lỗi xâm chiếm bạn. Hãy chấp nhận thân phận con người và khẩn cầu Thiên Chúa giúp chúng ta vượt qua.
- Hãy có những suy tư tích cực và hãy chia sẻ với bạn bè và cố gắng thực hiện nó...
- Quan tâm tới gia đình, bạn bè và những ai đang nâng đỡ tinh thần của bạn.
Trung tâm Phân khoa Mục vụ giúp người hấp hối của Đại học Công Giáo Rất thánh Maria, London, phát hành một nghi thức giúp người sinh thì trong thời đại dịch COVID-19.
(Tin Vatican - Lydia O’ Kane)
Nói lời chia ly với một người thân yêu không bao giờ là dễ dàng, và thời điểm bây giờ, còn bi thảm hơn vì nhiễm khuẩn lây lan coronavirus, nên những người thân yêu trong gia đình và bạn bè không thể hiện diện với người nhà đang sinh thì!
Có gần 150.000 trường hợp được xác nhận Covid-19 ở Anh Quốc và gần 20.000 người đã chết vì virus này tính cho tới ngày 25/4/2020. Trước thời điểm đầy thách thức này, Trung tâm Nghệ thuật giúp người hấp hối tại Đại học rất thánh Đức Maria, London đã phát hành một nghi thức giúp người hấp hối mới cho thời đại dịch COVID-19.
Hướng dẫn được soạn thảo để giúp gia đình và bạn bè cảm thấy được gần gũi với người thân, ngay cả khi họ không thể hiện diện...
Hướng dẫn được biên soạn bởi hai nhân viên chuyên lo mục vụ an ủi bệnh nhân và gia đình của họ cũng như giúp cha tuyên úy của bệnh viện. Tiến sĩ Amy Gadoud, người đang làm việc ở tuyến đầu với tư cách là một nhà tư vấn tại Trung tâm Y tế Chúa Ba Ngôi và Giáo sư Blackpool cho biết, họ đã khai triển các hướng dẫn này để giúp mọi người đối phó với thực trạng của thời gian khó khăn trong cơn đại dịch này.
Truyền thông ảo
Một trong những gợi ý trong hướng dẫn là cách giao tiếp! Tiến sĩ Gadoud cho hay trong thời khắc khó khăn này, chúng ta thấy kỹ thuật ảo thời đại này thật hữu ích. Không phải trong mọi tình huống, nhưng đối với một số người, nó thực sự là hữu ích. Nó an ủi và nâng đỡ các bệnh nhân, dù không thể gặp mặt thực sự, nhưng qua màn hình và trao đổi chuyện trò...
Tiến sĩ Gadoud cho biết tổ chức của ông đã áp dụng các phương pháp này để nâng đỡ các bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân mà sự lây lan có nhiều nguy hiểm… Chúng tôi cũng chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm này cho những nhóm và người đang chăm sóc các bệnh nhân nhiễm Covid.
Suy tư sáng tạo và đổi mới
Một trong những thách thức lớn nhất được đặt trước cơn đại dịch coronavirus là gia đình và bạn bè không thể tiếp cận các bệnh nhân sắp chết vì nguy cơ bị lây nhiễm.
Nói về thử thách này, Chuyên gia tư vấn chăm sóc mục vụ trong những hoàn cảnh này cho hay đây là điều vô cùng khó khăn vì sự hiện diện của người thân là một điều rất quan trọng vào lúc này, khi có một người đang hấp hối… khi có gia đình nào đó có tang chế… trong các tình huống đó, đòi hỏi chúng ta phải có những khá sáng kiến, biến báo cho thời khắc u buồn này!
Chuyên gia tư vấn chăm sóc mục vụ ấy cho thấy công nghệ ảo có thể đóng vai trò quan trọng trong thời điểm khó khăn này, nhưng chúng ta cũng cần xử dụng nó để nối kết các mối quan hệ với người thân yêu và bạn bè trong thời gian cách ly không có thể hay rất khó gặp gỡ nhau này.
Hình thức xã giao trong thời đại dịch COVID-19:
- Làm những gì bạn có thể, để giúp bạn cảm thấy được gần gũi với những người mình yêu mến ngay cả khi ở xa nhau.
- Hãy suy nghĩ về những người thân yêu của bạn, họ muốn nhắn gửi một sứ điệp bình an, đừng có lo lắng.
- Giao tiếp với nhau như là một lựa chọn.
- Tôi có thể nói gì? Hãy nói từ tấm lòng, từ con tim.
- Tin tưởng vào sự chăm sóc tận tâm của các bác sĩ và y tá. Họ đang dấn thân cho những người thân yêu của bạn và cho chính bạn.
- Hãy chăm sóc cho bản thân. Điều quan trọng là gìn giữ cho bạn được an toàn.
- Vun góp đời sống tâm linh và hãy làm những gì có ích cho bạn.
- Đừng để cho cảm giác tội lỗi xâm chiếm bạn. Hãy chấp nhận thân phận con người và khẩn cầu Thiên Chúa giúp chúng ta vượt qua.
- Hãy có những suy tư tích cực và hãy chia sẻ với bạn bè và cố gắng thực hiện nó...
- Quan tâm tới gia đình, bạn bè và những ai đang nâng đỡ tinh thần của bạn.
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, kêu gọi tái tục các thánh lễ
Đặng Tự Do
20:11 24/04/2020
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý đã viết một bức thư kêu gọi tái tục các Thánh lễ Chúa Nhật khi đất nước này bắt đầu nới lỏng các hạn chế di chuyển và tụ tập để ngăn chặn sự lây lan coronavirus.
“Đã đến để tái tục việc cử hành các Thánh lễ Chúa Nhật, các lễ tang, rửa tội và tất cả các bí tích khác, theo các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh đối với các cuộc tụ họp của nhiều người ở những nơi công cộng,” Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của tổng giáo phận Perugia đã viết như trên trong một lá thư gửi cho giáo phận của ngài hôm 23 tháng Tư.
Các thánh lễ có dân chúng tham dự đã bị đình chỉ trên khắp nước Ý trong gần bảy tuần qua sau khi chính phủ Ý ban hành sắc lệnh ngày 8 tháng 3 đình chỉ tất cả các nghi lễ tôn giáo công cộng, bao gồm cả các tang lễ.
Hôm 21 tháng Tư, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte cho biết chính phủ sẽ công bố kế hoạch vào cuối tuần này về việc Ý sẽ từ từ dỡ bỏ các hạn chế di chuyển và tụ tập để ngăn chặn sự lây lan coronavirus và mở lại các doanh nghiệp sau ngày 3 tháng Năm. Kế hoạch này cũng cho biết khi nào các cuộc tụ họp công khai của các tôn giáo sẽ có thể tiếp tục.
Một tuyên bố ngày 15 tháng 4 từ Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết các giám mục ở Ý đã thảo luận với chính phủ, để xác định một chính sách liên quan đến việc cử hành phụng vụ cho các tín hữu với ít hạn chế hơn.
Theo Đức Hồng Y Bassetti, “Tình huống mà thế giới đang trải qua gây căng thẳng cho mỗi con người và cả các cộng đồng Kitô giáo, như một thực thể nhân loại. Giáo Hội Công Giáo, nói riêng, đang phải đối mặt với một tình huống chưa từng có.”
Đức Hồng Y nhấn mạnh trong thư của ngài rằng việc đình chỉ các Thánh lễ công khai là một thời gian mà giáo dân được kêu gọi trưởng thành trong đức tin của họ. Trách nhiệm của giáo dân là suy niệm lời Chúa và cầu nguyện các giờ kinh Phụng vụ trong nhà của mình. Đó là điều phù hợp với chiều kích tư tế trong phép Rửa Tội.
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết mọi người đã phản ứng với thử thách này bằng sự quảng đại, sáng tạo và dũng cảm. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng, việc theo dõi các thánh lễ trên mạng thông qua việc phát trực tuyến không giống như việc hiện diện trong Thánh lễ, là “nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu”.
“Những gì chúng ta đang trải qua hôm nay chắc chắn là một giờ phút khủng hoảng; Từ ngữ ‘crisi’ - ‘khủng hoảng’ theo nghĩa sâu sắc của từ này, từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là ‘giudizio’ - ‘phân định’ - một cơ hội để đánh giá thực tại và cuộc sống của chúng ta, và đưa ra các lựa chọn,” Đức Hồng Y Bassetti nói.
Ngài kết luận rằng “Trong giờ phút này của lịch sử, Chúa mặc khải cho chúng ta về những gì chúng ta thực sự là, và những gì chúng ta thực sự đáng tin tưởng.”
Source:Perugia TodayCoronavirus, il cardinale Gualtiero Bassetti: "Dov'è Dio? In mezzo a noi, non nel giudizio, ma nella sofferenza"
“Đã đến để tái tục việc cử hành các Thánh lễ Chúa Nhật, các lễ tang, rửa tội và tất cả các bí tích khác, theo các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh đối với các cuộc tụ họp của nhiều người ở những nơi công cộng,” Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của tổng giáo phận Perugia đã viết như trên trong một lá thư gửi cho giáo phận của ngài hôm 23 tháng Tư.
Các thánh lễ có dân chúng tham dự đã bị đình chỉ trên khắp nước Ý trong gần bảy tuần qua sau khi chính phủ Ý ban hành sắc lệnh ngày 8 tháng 3 đình chỉ tất cả các nghi lễ tôn giáo công cộng, bao gồm cả các tang lễ.
Hôm 21 tháng Tư, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte cho biết chính phủ sẽ công bố kế hoạch vào cuối tuần này về việc Ý sẽ từ từ dỡ bỏ các hạn chế di chuyển và tụ tập để ngăn chặn sự lây lan coronavirus và mở lại các doanh nghiệp sau ngày 3 tháng Năm. Kế hoạch này cũng cho biết khi nào các cuộc tụ họp công khai của các tôn giáo sẽ có thể tiếp tục.
Một tuyên bố ngày 15 tháng 4 từ Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết các giám mục ở Ý đã thảo luận với chính phủ, để xác định một chính sách liên quan đến việc cử hành phụng vụ cho các tín hữu với ít hạn chế hơn.
Theo Đức Hồng Y Bassetti, “Tình huống mà thế giới đang trải qua gây căng thẳng cho mỗi con người và cả các cộng đồng Kitô giáo, như một thực thể nhân loại. Giáo Hội Công Giáo, nói riêng, đang phải đối mặt với một tình huống chưa từng có.”
Đức Hồng Y nhấn mạnh trong thư của ngài rằng việc đình chỉ các Thánh lễ công khai là một thời gian mà giáo dân được kêu gọi trưởng thành trong đức tin của họ. Trách nhiệm của giáo dân là suy niệm lời Chúa và cầu nguyện các giờ kinh Phụng vụ trong nhà của mình. Đó là điều phù hợp với chiều kích tư tế trong phép Rửa Tội.
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết mọi người đã phản ứng với thử thách này bằng sự quảng đại, sáng tạo và dũng cảm. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng, việc theo dõi các thánh lễ trên mạng thông qua việc phát trực tuyến không giống như việc hiện diện trong Thánh lễ, là “nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu”.
“Những gì chúng ta đang trải qua hôm nay chắc chắn là một giờ phút khủng hoảng; Từ ngữ ‘crisi’ - ‘khủng hoảng’ theo nghĩa sâu sắc của từ này, từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là ‘giudizio’ - ‘phân định’ - một cơ hội để đánh giá thực tại và cuộc sống của chúng ta, và đưa ra các lựa chọn,” Đức Hồng Y Bassetti nói.
Ngài kết luận rằng “Trong giờ phút này của lịch sử, Chúa mặc khải cho chúng ta về những gì chúng ta thực sự là, và những gì chúng ta thực sự đáng tin tưởng.”
Source:Perugia Today
Xức dầu bệnh nhân trong đại dịch Covid-19
Vũ Văn An
22:47 24/04/2020
Có tác giả cho rằng không gì quan trọng đối với một người Công Giáo hấp hối bằng sự hiện diện của một linh mục với phép xức dầu bệnh nhân. Thực vậy, không còn gì làm họ an tâm hơn thế. Bản thân tôi đã chứng kiến cảnh người hấp hối đã hôn mê hai ngày, nhưng khi vị linh mục đến để làm phép xức dầu “phòng hờ”, người hấp hối đã động đậy bàn tay khi tay ngài rờ vào tay cụ.
Bất hạnh thay, vì các qui định nghiêm ngặt hiện nay của các thẩm quyền y tế, việc xức dầu cho các người hấp hối vì hay bị nhiễm Covid-19 đã không thể thực hiện được theo công thức của Giáo hội. Dù thế, những người này và nhất là thân nhân của họ vẫn muốn có một hình thức nào đó giúp họ nhận được bí tích quí giá này
Chính vì thế, nhiều cố gắng đã được đưa ra. Và hình thức thông thường nhất là phối hợp giữa sự hiện diện của vị linh mục ở đâu đó nhưng được người bệnh nhận thức và sự giúp tay của thân nhân hay nhân viên y tế mang dầu thánh đến tận giường xức cho người bệnh.
Theo tạp chí Crux, giáo phận Springfield ở Massachusetts, Hoa Kỳ, là giáo phận đầu tiên cho phép các linh mục ban bí tích này “từ xa” hoặc qua điện thoại trong khi một y tá “xức dầu” cho bệnh nhân, miễn là bệnh nhân còn “tỉnh táo”. Chỉ có điều, sau đó, giáo phận này đã rút lại việc cho phép này.
Theo Crux, Cha dòng Tên Jim Shaughnessy, một tuyên úy tại Trung Tâm Y Khoa Tufts, ở Boston, đã “xức dầu” kiểu từ xa này khi để người con bôi dầu bí tích cho người mẹ đau yếu của anh.
Cha nói với tạp chí Crux: “Đây là cách tốt nhất tôi nghĩ ra trong lúc này”. Ngài nhận định rằng “Tôi không chắc liệu nó có thành sự hay được phép hay không, nhưng tôi hoàn toàn chắc chắn người con có khả năng chuyển tải sự an ủi không những về phần riêng anh, mà còn cả lời cầu nguyện của Giáo Hội nữa, với tôi thực sự đứng trên vai anh sau cửa kính”.
Cha nhìn nhận rằng phương pháp của cha có thể không hợp qui tắc. Nhưng cha nói thêm “Tôi không nghĩ cách tôi nhìn việc này là cách mọi người khác nên nhìn nó. Đây là những hoàn cảnh đặc biệt chúng ta hiện đang phải đối đầu. Mỗi người phải làm hết sức trong khả năng có thể của mình. Tôi thường phải đương đầu với những con người thực, những khuôn mặt thực, và những tình huống có thực mà ta cần thích ứng về phương diện mục vụ bao nhiêu có thể”.
Nhưng Đức Cha Christopher Coyne, thành viên của Ủy Ban Thờ Phượng Thiên Chúa, thì cho rằng các cố gắng như của Cha Shaughnessy “có ý hướng tốt” nhưng chúng không minh họa được “bản chất bí tích”.
Đức ông Fred Easton, một cựu đại diện Giám Mục về luật pháp của tổng giáo phận, không coi việc xức dầu từ xa hội đủ chất thể của bí tích nhu Giáo Hội đã định. Ngài nói với Crux: “vấn đề là việc tách biệt hành vi cầu nguyện và hành vi xức dầu bí tích”. Mọi bí tích đều có một tính “nên một” (oneness) nào đó, một sự hợp nhất giữa yếu tố thể lý và yếu tố thiêng liêng. Tách rời chúng ra là “phi bản chất” (denature) bí tích.
Đức ông cho hay: trong những hoàn cảnh nghiêm trọng, các linh mục được phép sử dụng một “trợ cụ” để xức dầu bệnh nhân, như miếng bông hay bao tay giải phẫu, nhưng trợ cụ này không thể là một người khác.
Đức Cha Coyne thì nói rằng “Ở một điểm nào đó, vị linh mục cần phải hiện diện”. Ngài nói thêm: ít người Công Giáo nào chấp nhận việc thực hành bí tích hòa giải từ xa, nói cách khác, là nhờ người khác nói cho vị linh mục tội lỗi của mình.
Vả lại, theo Đức Cha Coyne, hiện là Giám Mục giáo phận Burlington, Virginia, xức dầu bệnh nhân không phải là bí tích bắt buộc đối với người Công Giáo hấp hối. Ngài bảo “chúng ta phải làm mọi điều có thể để tránh cảm thức cho rằng nó là chuyện ma thuật. Dù nó là một phần quan trọng của đời sống Kitô hữu, và mọi người nên được tiếp cận các bí tích, nhưng thực tại vẫn là: khi một ai đó đang hấp hối tại bệnh viện, họ không cần phải được xức dầu”.
Thay vào đó, Đức Cha Coyne và Đức Ông Easton đều nhấn mạnh đến ơn đại xá có sẵn cho các bệnh nhân coronavirus, từng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố ngày 20 tháng Ba. Ơn đại xá này tha thứ tọi lỗi nhờ công nghiệp của hiệp thông các thánh, và có sẵn cho những người “thông thường vẫn đọc các lời cầu nguyện trong đời sống họ”.
Hiệp hội Tuyên Úy Công Giáo Toàn Quốc khuyến khích các linh mục thông báo cho các bệnh nhân hay về ơn xá nói trên trong hai văn kiện công bố vào tháng trước.
Các văn kiện đó minh nhiên bác bỏ việc xức dầu từ xa và, khi việc xức dầu không thể thực hiện được, thì các vị tuyên úy được chỉ thị “cung cấp cho người bệnh lời cầu nguyện của Giáo Hội, các lời cầu nguyện cho người hấp hối, lời cầu nguyện Xin Tha Thứ của Tông Tòa (apostolic Pardon[1]), và lời bảo đảm được ơn đại xá dành cho người mắc Covid-19”.
Đức Cha Coyne không quên căn dặn các vị tuyên úy: Dù bệnh nhân không thể được xức dầu, các linh mục vẫn cần có thái độ tích cực đối với người bệnh và người thân của họ. Ngài bảo: “những lúc như thế, khó mà dạy giáo lý. Thay vì nói về điều tôi không thể làm, tôi sẽ nói, ‘chúng ta ở đây thật tuyệt. Chúng mình có thể cầu nguyện cho ba anh/chị đang hấp hối. Tại sao tôi lại không đưa cho anh/chị mẩu giấy có lời cầu nguyện trên đó, và anh/chị có thể vào trong với gia đình anh/chị và anh/chị có thể ở với ông cụ’”.
Nếu bệnh nhân hay người thân của họ vẫn muốn được xức dầu, theo Đức Cha Coyne, các linh mục nên nói “Dạ, nhưng điều quan trọng hơn việc xức dầu là việc chúng ta cùng cầu nguyện với nhau và nhìn nhận rằng lòng Chúa thương xót luôn mở ra cho những ai có tấm lòng chân thành và tìm cách lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa”.
Nhiều giáp phận khác, kể cả chính giáo phận của Đức Cha Coyne, không muốn có những cuộc chuyện trò như thế. Họ hợp tác với các viên chức bệnh viện để cung cấp việc xức dầu bí tích cho các bệnh nhân Công Giáo.
Giáo phận Chicago chẳng hạn, lập 1 nhóm 24 linh mục khỏe mạnh và được huấn luyện kỹ càng để xức dầu cho các nạn nhân của Covid-19 gần chết. Các linh mục này được chọn hồi tháng Ba từ một nhóm tình nguyện dưới tuổi 60 và không có các bệnh kinh niên.
David Lichter, giám đốc điều hành của Hiệp Hội Tuyên Úy Công Giáo Toàn Quốc cho hay các hệ thống y tế rất quảng đại trong việc cung cấp các thiết bị bảo vệ cho các tuyên úy.
Ngay từ cuối tháng Ba, nhiều bệnh viện đã coi việc phục vụ của các tuyên úy là chủ yếu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm về việc duy trì các thiết bị bảo vệ cho các nhân viên y tế, một số bệnh viện không khuyến khích các tuyên úy mang các thiết bị này, chỉ cần cầu nguyện với bệnh nhân hoặc người thân của họ qua điện thoại.
Lichter nhận định rằng dù không y hệt như việc cùng hiện diện trong một căn phòng, nhưng “đó cũng là cách rất mạnh mẽ trong việc cung cấp sự chăm sóc”.
Một số thần học gia, tuy thế, vẫn ủng hộ việc xức dầu gián tiếp qua tay các y tá có y phục bảo vệ đàng hoàng áp dụng dầu bí tích cho các bệnh nhân.
Cha Driscoll, một giáo sư hưu trí về thần học phụng vụ tại Đại Học Notre Dame, cho rằng việc bùng phát coronavirus có thể cổ vũ một lối giải thích rộng rãi hơn về bí tích xức dầu bệnh nhân, giống như lối trong nghi lễ Đông Phương của Giáo Hội Công Giáo.
Cha cho hay “Trong Nghi lễ Đông Phương, họ có đủ mọi loại xức dầu. Không giống như chỉ có một loại xức dầu mà chỉ có các linh mục mới được làm”.
Cha nói thêm: “tôi nghĩ một ý nghĩa rộng rãi hơn về việc xức dầu là điều hữu ích đối với họ, vì trong các tình huống như hiện nay, không nên từ chối xức dầu cho một ai đó chỉ vì một linh mục không thể có mặt ở đó”.
Đức Ông Easton thì cho rằng dù Công đồng Trent quyết định rằng việc xức dầu bí tích bởi tín hữu giáo dân là điều trái phép, quyết định đó có thể được đảo lộn bởi thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.
Đức Cha Coyne thì cho rằng khó có việc Đức Phanxicô sẽ thay đổi công thức xức dầu bệnh nhân. Ngài nhận định: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người sẵn sàng thử làm mọi sự có thể làm giúp người ta tiếp cận các bí tích của Giáo Hội và công việc thương người của Giáo Hội, cho nên ngài có thể, cùng đường, nếu tình thế này cứ tiếp tục trở nên xấu hơn. Nhưng ngài cũng là người từng nói ‘nào, ta hãy dùng các phương thế thông thường để làm mọi chuyện đi đã không cần nhất thiết phải đưa ra các thay đổi quan trọng’”.
Đức Ông Easton thì cho rằng “các phương thế thông thường” này vượt quá việc xức dầu thể lý và bao gồm nhiều phương thế hoàn toàn “thiêng liêng” để tiếp nhận ơn thánh.
Ngài nói “Thiên Chúa hoạt động cả ở bên ngoài bí tích. Người ta có thể cầu nguyện; nếu họ có ý muốn nhận lãnh bí tích xức dầu bệnh nhân như thế... nó sẽ mở cõi lòng họ để nhận lãnh ơn thánh mà thường ra chỉ đến qua ngả các bí tích”. Tóm lại, cũng giống như rước lễ thiêng liêng, một điều được Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney vẫn thường nhấn mạnh mỗi khi khuyên người ta rước lễ thiêng liêng: Thiên Chúa có nhiều cách ban ơn thánh cho ta!
________________________________________________________
(1) Lời cầu xin tha thứ như sau: “Nhờ các mầu nhiệm cứu chuộc thánh thiện, xin Thiên Chúa toàn năng tha mọi hình phạt cho ông/bà ở đời này và ở đời sau. Xin Người mở cửa thiên đàng và đón ông/bà vào niềm vui muôn đời”. Hay: “Nhờ thẩm quyền Tòa Thánh ban cho tôi, tôi ban cho ông/bà ơn tha thứ trọn vẹn và ơn tha tội lỗi nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.
Bất hạnh thay, vì các qui định nghiêm ngặt hiện nay của các thẩm quyền y tế, việc xức dầu cho các người hấp hối vì hay bị nhiễm Covid-19 đã không thể thực hiện được theo công thức của Giáo hội. Dù thế, những người này và nhất là thân nhân của họ vẫn muốn có một hình thức nào đó giúp họ nhận được bí tích quí giá này
Chính vì thế, nhiều cố gắng đã được đưa ra. Và hình thức thông thường nhất là phối hợp giữa sự hiện diện của vị linh mục ở đâu đó nhưng được người bệnh nhận thức và sự giúp tay của thân nhân hay nhân viên y tế mang dầu thánh đến tận giường xức cho người bệnh.
Theo tạp chí Crux, giáo phận Springfield ở Massachusetts, Hoa Kỳ, là giáo phận đầu tiên cho phép các linh mục ban bí tích này “từ xa” hoặc qua điện thoại trong khi một y tá “xức dầu” cho bệnh nhân, miễn là bệnh nhân còn “tỉnh táo”. Chỉ có điều, sau đó, giáo phận này đã rút lại việc cho phép này.
Theo Crux, Cha dòng Tên Jim Shaughnessy, một tuyên úy tại Trung Tâm Y Khoa Tufts, ở Boston, đã “xức dầu” kiểu từ xa này khi để người con bôi dầu bí tích cho người mẹ đau yếu của anh.
Cha nói với tạp chí Crux: “Đây là cách tốt nhất tôi nghĩ ra trong lúc này”. Ngài nhận định rằng “Tôi không chắc liệu nó có thành sự hay được phép hay không, nhưng tôi hoàn toàn chắc chắn người con có khả năng chuyển tải sự an ủi không những về phần riêng anh, mà còn cả lời cầu nguyện của Giáo Hội nữa, với tôi thực sự đứng trên vai anh sau cửa kính”.
Cha nhìn nhận rằng phương pháp của cha có thể không hợp qui tắc. Nhưng cha nói thêm “Tôi không nghĩ cách tôi nhìn việc này là cách mọi người khác nên nhìn nó. Đây là những hoàn cảnh đặc biệt chúng ta hiện đang phải đối đầu. Mỗi người phải làm hết sức trong khả năng có thể của mình. Tôi thường phải đương đầu với những con người thực, những khuôn mặt thực, và những tình huống có thực mà ta cần thích ứng về phương diện mục vụ bao nhiêu có thể”.
Nhưng Đức Cha Christopher Coyne, thành viên của Ủy Ban Thờ Phượng Thiên Chúa, thì cho rằng các cố gắng như của Cha Shaughnessy “có ý hướng tốt” nhưng chúng không minh họa được “bản chất bí tích”.
Đức ông Fred Easton, một cựu đại diện Giám Mục về luật pháp của tổng giáo phận, không coi việc xức dầu từ xa hội đủ chất thể của bí tích nhu Giáo Hội đã định. Ngài nói với Crux: “vấn đề là việc tách biệt hành vi cầu nguyện và hành vi xức dầu bí tích”. Mọi bí tích đều có một tính “nên một” (oneness) nào đó, một sự hợp nhất giữa yếu tố thể lý và yếu tố thiêng liêng. Tách rời chúng ra là “phi bản chất” (denature) bí tích.
Đức ông cho hay: trong những hoàn cảnh nghiêm trọng, các linh mục được phép sử dụng một “trợ cụ” để xức dầu bệnh nhân, như miếng bông hay bao tay giải phẫu, nhưng trợ cụ này không thể là một người khác.
Đức Cha Coyne thì nói rằng “Ở một điểm nào đó, vị linh mục cần phải hiện diện”. Ngài nói thêm: ít người Công Giáo nào chấp nhận việc thực hành bí tích hòa giải từ xa, nói cách khác, là nhờ người khác nói cho vị linh mục tội lỗi của mình.
Vả lại, theo Đức Cha Coyne, hiện là Giám Mục giáo phận Burlington, Virginia, xức dầu bệnh nhân không phải là bí tích bắt buộc đối với người Công Giáo hấp hối. Ngài bảo “chúng ta phải làm mọi điều có thể để tránh cảm thức cho rằng nó là chuyện ma thuật. Dù nó là một phần quan trọng của đời sống Kitô hữu, và mọi người nên được tiếp cận các bí tích, nhưng thực tại vẫn là: khi một ai đó đang hấp hối tại bệnh viện, họ không cần phải được xức dầu”.
Thay vào đó, Đức Cha Coyne và Đức Ông Easton đều nhấn mạnh đến ơn đại xá có sẵn cho các bệnh nhân coronavirus, từng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố ngày 20 tháng Ba. Ơn đại xá này tha thứ tọi lỗi nhờ công nghiệp của hiệp thông các thánh, và có sẵn cho những người “thông thường vẫn đọc các lời cầu nguyện trong đời sống họ”.
Hiệp hội Tuyên Úy Công Giáo Toàn Quốc khuyến khích các linh mục thông báo cho các bệnh nhân hay về ơn xá nói trên trong hai văn kiện công bố vào tháng trước.
Các văn kiện đó minh nhiên bác bỏ việc xức dầu từ xa và, khi việc xức dầu không thể thực hiện được, thì các vị tuyên úy được chỉ thị “cung cấp cho người bệnh lời cầu nguyện của Giáo Hội, các lời cầu nguyện cho người hấp hối, lời cầu nguyện Xin Tha Thứ của Tông Tòa (apostolic Pardon[1]), và lời bảo đảm được ơn đại xá dành cho người mắc Covid-19”.
Đức Cha Coyne không quên căn dặn các vị tuyên úy: Dù bệnh nhân không thể được xức dầu, các linh mục vẫn cần có thái độ tích cực đối với người bệnh và người thân của họ. Ngài bảo: “những lúc như thế, khó mà dạy giáo lý. Thay vì nói về điều tôi không thể làm, tôi sẽ nói, ‘chúng ta ở đây thật tuyệt. Chúng mình có thể cầu nguyện cho ba anh/chị đang hấp hối. Tại sao tôi lại không đưa cho anh/chị mẩu giấy có lời cầu nguyện trên đó, và anh/chị có thể vào trong với gia đình anh/chị và anh/chị có thể ở với ông cụ’”.
Nếu bệnh nhân hay người thân của họ vẫn muốn được xức dầu, theo Đức Cha Coyne, các linh mục nên nói “Dạ, nhưng điều quan trọng hơn việc xức dầu là việc chúng ta cùng cầu nguyện với nhau và nhìn nhận rằng lòng Chúa thương xót luôn mở ra cho những ai có tấm lòng chân thành và tìm cách lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa”.
Nhiều giáp phận khác, kể cả chính giáo phận của Đức Cha Coyne, không muốn có những cuộc chuyện trò như thế. Họ hợp tác với các viên chức bệnh viện để cung cấp việc xức dầu bí tích cho các bệnh nhân Công Giáo.
Giáo phận Chicago chẳng hạn, lập 1 nhóm 24 linh mục khỏe mạnh và được huấn luyện kỹ càng để xức dầu cho các nạn nhân của Covid-19 gần chết. Các linh mục này được chọn hồi tháng Ba từ một nhóm tình nguyện dưới tuổi 60 và không có các bệnh kinh niên.
David Lichter, giám đốc điều hành của Hiệp Hội Tuyên Úy Công Giáo Toàn Quốc cho hay các hệ thống y tế rất quảng đại trong việc cung cấp các thiết bị bảo vệ cho các tuyên úy.
Ngay từ cuối tháng Ba, nhiều bệnh viện đã coi việc phục vụ của các tuyên úy là chủ yếu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm về việc duy trì các thiết bị bảo vệ cho các nhân viên y tế, một số bệnh viện không khuyến khích các tuyên úy mang các thiết bị này, chỉ cần cầu nguyện với bệnh nhân hoặc người thân của họ qua điện thoại.
Lichter nhận định rằng dù không y hệt như việc cùng hiện diện trong một căn phòng, nhưng “đó cũng là cách rất mạnh mẽ trong việc cung cấp sự chăm sóc”.
Một số thần học gia, tuy thế, vẫn ủng hộ việc xức dầu gián tiếp qua tay các y tá có y phục bảo vệ đàng hoàng áp dụng dầu bí tích cho các bệnh nhân.
Cha Driscoll, một giáo sư hưu trí về thần học phụng vụ tại Đại Học Notre Dame, cho rằng việc bùng phát coronavirus có thể cổ vũ một lối giải thích rộng rãi hơn về bí tích xức dầu bệnh nhân, giống như lối trong nghi lễ Đông Phương của Giáo Hội Công Giáo.
Cha cho hay “Trong Nghi lễ Đông Phương, họ có đủ mọi loại xức dầu. Không giống như chỉ có một loại xức dầu mà chỉ có các linh mục mới được làm”.
Cha nói thêm: “tôi nghĩ một ý nghĩa rộng rãi hơn về việc xức dầu là điều hữu ích đối với họ, vì trong các tình huống như hiện nay, không nên từ chối xức dầu cho một ai đó chỉ vì một linh mục không thể có mặt ở đó”.
Đức Ông Easton thì cho rằng dù Công đồng Trent quyết định rằng việc xức dầu bí tích bởi tín hữu giáo dân là điều trái phép, quyết định đó có thể được đảo lộn bởi thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.
Đức Cha Coyne thì cho rằng khó có việc Đức Phanxicô sẽ thay đổi công thức xức dầu bệnh nhân. Ngài nhận định: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người sẵn sàng thử làm mọi sự có thể làm giúp người ta tiếp cận các bí tích của Giáo Hội và công việc thương người của Giáo Hội, cho nên ngài có thể, cùng đường, nếu tình thế này cứ tiếp tục trở nên xấu hơn. Nhưng ngài cũng là người từng nói ‘nào, ta hãy dùng các phương thế thông thường để làm mọi chuyện đi đã không cần nhất thiết phải đưa ra các thay đổi quan trọng’”.
Đức Ông Easton thì cho rằng “các phương thế thông thường” này vượt quá việc xức dầu thể lý và bao gồm nhiều phương thế hoàn toàn “thiêng liêng” để tiếp nhận ơn thánh.
Ngài nói “Thiên Chúa hoạt động cả ở bên ngoài bí tích. Người ta có thể cầu nguyện; nếu họ có ý muốn nhận lãnh bí tích xức dầu bệnh nhân như thế... nó sẽ mở cõi lòng họ để nhận lãnh ơn thánh mà thường ra chỉ đến qua ngả các bí tích”. Tóm lại, cũng giống như rước lễ thiêng liêng, một điều được Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney vẫn thường nhấn mạnh mỗi khi khuyên người ta rước lễ thiêng liêng: Thiên Chúa có nhiều cách ban ơn thánh cho ta!
________________________________________________________
(1) Lời cầu xin tha thứ như sau: “Nhờ các mầu nhiệm cứu chuộc thánh thiện, xin Thiên Chúa toàn năng tha mọi hình phạt cho ông/bà ở đời này và ở đời sau. Xin Người mở cửa thiên đàng và đón ông/bà vào niềm vui muôn đời”. Hay: “Nhờ thẩm quyền Tòa Thánh ban cho tôi, tôi ban cho ông/bà ơn tha thứ trọn vẹn và ơn tha tội lỗi nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các Bản Dịch Kinh Thánh quan trọng ra sao?
Mary Elizabeth Sperry / Nguyễn Văn
10:46 24/04/2020
Hãy bước vào bất kỳ tiệm sách nào, bạn sẽ thấy có những kệ dài dành riêng cho Kinh Thánh. Đánh chữ “Bible” trong công cụ tìm kiếm, các bạn sẽ tìm được 250 ngàn kết quả! Mua bản dịch nào có quan trọng hay không? Làm sao có thể nói bản dịch nào thích hợp với bạn?
Bước đầu tiên để chọn một bản dịch Kinh Thánh là cần đoan chắc đó là một ấn bản Công Giáo.
Các ấn bản Công Giáo bao gồm 7 sách của Cựu Ước (Tôbia, Giuđitha, 1 và 2 Macabê, Khôn Ngoan, Barucs, phần phụ trội trong Étte và Daniel) không có trong các ấn bản của Đạo Cải Cách. Hội Thánh tin rằng những sách này thuộc về Sách Thiêng được thần hứng bởi Thần Khí. Trong một cuốn Kinh Thánh Công Giáo, những sách này nằm trong phần Cựu Ước. Trong một số ấn bản Kinh Thánh khác, những sách này và những sách khác không nằm trong Kinh Thánh, được đặt vào giữa hai phần Cựu Ước và Tân Ước.
Để được dùng trong giảng dạy hay đọc trong phạm vi cá nhân, một cuốn Kinh Thánh Công Giáo cần có “imprimatur”. Ghi chú chính thức này thường được ghi phía sau trang tiêu đề. Theo Latin có nghĩa “được phép in ra” (let it be printed). Imprimatur có nghĩa thẩm quyền Hội Thánh đã kiểm tra văn bản và không tìm thấy gì trái ngược với huấn đạo và luân lý của Hội Thánh. Không nhất thiết có ý nói tất cả các nhà chuyên môn và giám mục tham dự vào cuộc kiểm tra đồng thuận với mọi lựa chọn của các người dịch. Đơn giản nói lên rằng văn bản Kinh Thánh được dịch trung thực và không có gì trong lời văn hay chú giải đi ngược lại với đạo huấn của Hội Thánh.
Các bạn cũng còn muốn tìm một phong cáchdịch thích hợp nhất cho mình.
Cách dịch tương đương nghiêm ngặt (formal equivalent translation) theo sát từng từ, làm rõ nghĩa từng từ một của ngôn ngữ và văn phạm nguyên thuỷ trong khi vẫn dễ hiểu với ngôn ngữ hiện đại.
Cách dịch tương đương mạnh dạn (dynamic equivalent translation) ít theo sát từng từ một, chuyển tải ý chung và từng ý một của bản văn nguyên thuỷ sang ngôn ngữ hiện đại, không nhất thiết đi theo ngôn ngữ và văn phạm của ngôn ngữ nguyên thuỷ.
Cách dịch diễn giải (paraphrase) kể lại bản gốc theo từ ngữ riêng của người dịch. Cách dịch này được tìm thấy phổ biến nhất nơi các sách kể chuyện Kinh Thánh cho trẻ em.
Một bản dịch Công Giáo cũng có ghi chú thêm giúp các bạn hiểu bản văn. Các ghi chú này cung cấp các bài đọc thêm đối với các đoạn văn khó hiểu trong bản gốc, giúp hiểu rõ hơn cách dùng từ của ngôn ngữ nguyên thuỷ, và một số các lời cách nghĩa vắn gọn của Hội Thánh về đoạn văn.
Một khi các bạn đã lựa chọn một bản dịch, hãy tìm các đặc điểm phù hợp với nhu cầu cá nhân như giá cả, khổ giấy và cách trình bầy. Các ấn bản Kinh Thánh có thể bao gồm thêm tư liệu giúp các bạn hiểu bản văn tốt hơn, các bản đồ về các khu vực Kinh Thánh được thành hình, thời gian biểu, tự điển, danh sách các Bài Đọc dùng trong Thánh Lễ, và một số bài suy niệm. Một ấn bản đặc biệt có thể nhắm tới đối tượng là giới trẻ, các bà mẹ, các cặp vợ chồng, cung cấp thêm các bài viết và lời cầu nguyện để thăng hoa đời sống tâm linh của các bạn.
Một bản dịch nào được trao tặng cho nhau thì cũng đều tốt cả. Nếu các bạn tự tìm lấy một bản dịch cho mình, các bạn sẽ có một bản có thể tin cậy được cho riêng mình.
(Nguồn: http://usccb.org/bible/understanding-the-bible/study-materials/articles/do-translations-matter.cfm
Mary Elizabeth Sperry hiện là Phó giám đốc Uỷ ban cấp phép in và sử dụng bản dịch New American Bible của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ tại nhà xuất bản của HĐGM Hoa Kỳ.)
Bước đầu tiên để chọn một bản dịch Kinh Thánh là cần đoan chắc đó là một ấn bản Công Giáo.
Các ấn bản Công Giáo bao gồm 7 sách của Cựu Ước (Tôbia, Giuđitha, 1 và 2 Macabê, Khôn Ngoan, Barucs, phần phụ trội trong Étte và Daniel) không có trong các ấn bản của Đạo Cải Cách. Hội Thánh tin rằng những sách này thuộc về Sách Thiêng được thần hứng bởi Thần Khí. Trong một cuốn Kinh Thánh Công Giáo, những sách này nằm trong phần Cựu Ước. Trong một số ấn bản Kinh Thánh khác, những sách này và những sách khác không nằm trong Kinh Thánh, được đặt vào giữa hai phần Cựu Ước và Tân Ước.
Để được dùng trong giảng dạy hay đọc trong phạm vi cá nhân, một cuốn Kinh Thánh Công Giáo cần có “imprimatur”. Ghi chú chính thức này thường được ghi phía sau trang tiêu đề. Theo Latin có nghĩa “được phép in ra” (let it be printed). Imprimatur có nghĩa thẩm quyền Hội Thánh đã kiểm tra văn bản và không tìm thấy gì trái ngược với huấn đạo và luân lý của Hội Thánh. Không nhất thiết có ý nói tất cả các nhà chuyên môn và giám mục tham dự vào cuộc kiểm tra đồng thuận với mọi lựa chọn của các người dịch. Đơn giản nói lên rằng văn bản Kinh Thánh được dịch trung thực và không có gì trong lời văn hay chú giải đi ngược lại với đạo huấn của Hội Thánh.
Các bạn cũng còn muốn tìm một phong cáchdịch thích hợp nhất cho mình.
Cách dịch tương đương nghiêm ngặt (formal equivalent translation) theo sát từng từ, làm rõ nghĩa từng từ một của ngôn ngữ và văn phạm nguyên thuỷ trong khi vẫn dễ hiểu với ngôn ngữ hiện đại.
Cách dịch tương đương mạnh dạn (dynamic equivalent translation) ít theo sát từng từ một, chuyển tải ý chung và từng ý một của bản văn nguyên thuỷ sang ngôn ngữ hiện đại, không nhất thiết đi theo ngôn ngữ và văn phạm của ngôn ngữ nguyên thuỷ.
Cách dịch diễn giải (paraphrase) kể lại bản gốc theo từ ngữ riêng của người dịch. Cách dịch này được tìm thấy phổ biến nhất nơi các sách kể chuyện Kinh Thánh cho trẻ em.
Một bản dịch Công Giáo cũng có ghi chú thêm giúp các bạn hiểu bản văn. Các ghi chú này cung cấp các bài đọc thêm đối với các đoạn văn khó hiểu trong bản gốc, giúp hiểu rõ hơn cách dùng từ của ngôn ngữ nguyên thuỷ, và một số các lời cách nghĩa vắn gọn của Hội Thánh về đoạn văn.
Một khi các bạn đã lựa chọn một bản dịch, hãy tìm các đặc điểm phù hợp với nhu cầu cá nhân như giá cả, khổ giấy và cách trình bầy. Các ấn bản Kinh Thánh có thể bao gồm thêm tư liệu giúp các bạn hiểu bản văn tốt hơn, các bản đồ về các khu vực Kinh Thánh được thành hình, thời gian biểu, tự điển, danh sách các Bài Đọc dùng trong Thánh Lễ, và một số bài suy niệm. Một ấn bản đặc biệt có thể nhắm tới đối tượng là giới trẻ, các bà mẹ, các cặp vợ chồng, cung cấp thêm các bài viết và lời cầu nguyện để thăng hoa đời sống tâm linh của các bạn.
Một bản dịch nào được trao tặng cho nhau thì cũng đều tốt cả. Nếu các bạn tự tìm lấy một bản dịch cho mình, các bạn sẽ có một bản có thể tin cậy được cho riêng mình.
(Nguồn: http://usccb.org/bible/understanding-the-bible/study-materials/articles/do-translations-matter.cfm
Mary Elizabeth Sperry hiện là Phó giám đốc Uỷ ban cấp phép in và sử dụng bản dịch New American Bible của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ tại nhà xuất bản của HĐGM Hoa Kỳ.)
Viễn ảnh kinh tế hậu Covid-19: Giá dầu giảm kéo theo kinh tế cuả Trung quốc và Việt nam.
Trần Mạnh Trác
18:56 24/04/2020
Giá dầu giảm thường có lợi cho người sử dụng năng lượng, tuy nhiên vì các biện pháp khoá cửa kinh tế để chống lại dịch coronavirus, mức tiêu thụ cũng đã giảm kéo theo hậu quả dây chuyền về sản xuất công nghiệp.
Các công ty năng lượng của Trung Quốc, đặc biệt là các nhà máy lọc dầu lớn, đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Ảnh hưởng suy thoái xảy ra với Indonesia, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Việt Nam, là những nước phụ thuộc vào việc đánh thuế xuất cảng dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ dầu hoả.
Giá tiêu chuẩn toàn cầu gọi là Global benchmark Brent đã giảm xuống tới mức tương đương cuả một thùng dầu thô cuả Mỹ ngày nay. Trước cuộc khủng hoảng đại dịch, nó thường cao hơn giá cuả Hoa Kỳ.
Quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và nhiều nhà sản xuất lớn khác, như Nga, cắt giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày đã không ngăn được sự trượt giá.
Mặc dù Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, nhưng họ cũng là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ năm trên thế giới và là nước lọc dầu quan trọng. Theo Hội đồng Nhà nước (nội các chính phủ), thì doanh số bán các sản phẩm tinh chế của các công ty nhà nước đã giảm 20% trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3.
Nhà sản xuất dầu lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia dự kiến doanh thu cuả ngành dầu khí sẽ giảm hơn một nửa xuống còn 7 tỷ USD. Malaysia cũng phải đối mặt với một khoảng lỗ là 16,5 tỷ ringgits (US $ 8 tỷ) từ các doanh thu liên quan đến dầu mỏ vào năm 2020.
Với giá dầu chỉ bằng 1 thùng dầu Mỹ, Tập đoàn Dầu khí cuả Việt Nam dự kiến doanh thu sẽ giảm 55 nghìn tỷ đồng (US $ 36 tỷ ) trong năm nay. Tại Thái Lan, sáu nhà máy lọc dầu chứng kiến tổng cộng 10 tỷ Bt bị mất trong quý đầu tiên của năm.
Singapore, một nước lọc dầu thô lớn khác, chứng kiến sản lượng giảm từ 10 đến 30%. Brunei cũng chịu áp lực từ giá dầu giảm: doanh thu từ dầu khí chiếm đến 2/3 GDP cuả họ.
Tương lai không có màu hồng. Các nước sản xuất và lọc dầu ở châu Á đang lo ngại rằng ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại trong quý hai của năm, họ vẫn còn phải vật lộn để được phục hồi.
Văn Hóa
Tiếng Rao : Chút cảm nhận về nét đẹp của những mảnh đời nghèo giữa mùa đại dịch.
Nt. Anne Lê
09:04 24/04/2020
Tiếng Rao : Chút cảm nhận về “nét đẹp của những mảnh đời nghèo” giữa mùa đại dịch.
Không biết tự bao giờ mà người dân ở thành phố có cái kiểu buôn bán, làm việc với “tiếng rao”
Tiếng rao được coi là loại “đặc sản”của thành phố. Trước đây ở Sài Gòn chỉ nghe tiếng rao về đêm, nhưng dạo này tiếng rao lanh lảnh đã bắt đầu từ tờ mờ sáng – không để bán những thức ăn nhanh, tiện lợi còn để bán cá, thịt, rau củ quả… cả những dụng cụ : chổi lau bụi, lau nhà, chiếu, chăn…
Trước đây, giữa đêm khuya tiếng rao của những người phụ nữ nghe buồn đến não lòng. Bao nhiêu con đường, ngõ hẻm đều in những dấu chân nhọc nhằn của họ. Tiếng rao, lúc trầm bổng khi lắng dịu của những người mẹ, người chị tần tảo kiếm miếng cơm manh áo. “Bánh mì nóng giòn đê”, “Cháo sườn đê”, “Bánh bột lọc đê”, “Bắp xào, trứng lộn đê…”. Có bao nhiêu thứ hàng rong thì có bấy nhiêu tiếng rao gọi mời. Mùa đông giá buốt hay mùa hè nắng cháy đều không thiếu những tiếng mời rao.
Gần đây, tiếng rao lại mang âm giọng của những người đàn ông “Ai mài kéo, mài dao” “Mua điện thoại hư, ti vi hư, tủ lạnh hư, đầu đĩa….”
Và những tiếng chào hàng kiểu mới của những chàng thanh niên giọng miền Tây Nam Bộ đặc sệt “Hành, hành tây, cà chua, cà pháo, củ cải xanh đỏ, chanh… mười nghìn một bịch đổ ghẻ luôn” nó cứ lập đi lập lại, chạy loanh quanh khắp phường.
Tôi nhận ra tiếng rao của mỗi người đến từ vùng miền hoàn toàn khác nhau. Lúc tiếng rao mời mua ti vi, tủ lạnh hư… của chàng thanh niên giọng Hà Tĩnh, khi tiếng rao bán đồ ăn vặt của cô mang giọng “Nẫu” Bình Định, khi thì tiếng rao để bán “la ghim” của người đàn ông nghe giọng tận đâu Cần Thơ Rạch Gía… Dù họ đến từ miền đất nào tiếng rao ấy vẫn mang bản lĩnh của một người chăm chỉ, một người sáng tạo không để đời mình như một kẻ lười “ăn bám xã hội”. Tiếng rao khát khao đạt đến một tương lai hoàn hảo, một cuộc sống ổn định, bình an, mạnh khỏe cho người thân ở quê nhà.
Mỗi âm giọng của tiếng rao là một hoàn cảnh, là một mảnh đời, một số phận… Những tiếng rao trong đêm khuya vắng lặng hay giữa ban ngày cháy nắng luôn mang một mơ ước: Ước mơ đổi đời cho đứa con đang học đại học, kiếm thêm chút tiền thuốc men cho đứa nhỏ mang bệnh nan y. Tìm thêm chút tiền trang trãi cho cuộc sống quá cơ cực ở nhà quê, muốn sắm thêm cái gì kha khá mang chút sắc màu tiện nghi…
Vì đại dịch Covid-19, lệnh cách ly kéo dài – người người không ra đường, nhà nhà đóng kín cổng, tiếng rao càng thêm não lòng. Phương tiện truyền thông, báo chí thì không ngừng khuyên người dân“Thực hiện cách ly xã hội là cần thiết và là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, vì thế hãy cân nhắc phương án mua hàng trực tuyến thay vì đích thân đi mua. Đối với các bao bì, túi xách chứa hàng hoá, thực tế là chạm vào chúng có thể khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu có virus. Theo các chuyên gia, những trường hợp như vậy có thể được giải quyết bằng cách lấy thực phẩm ra và vứt bỏ bao bì đúng cách, sau đó rửa tay cẩn thận. (x. baolaodong)
Tiếng rao bán lúc này như hụt hơi đứt đoạn, lưa thưa hơn mọi ngày. Không biết có ai dám mua đồ ăn thức uống họ tự chế biến (không tên tuổi nhãn hiệu) hoặc những loại “la ghim” tự tay họ trồng mang tận dưới quê lên (không nguồn gốc xuất xứ) có ai dám “đi ra” mua giúp họ như mọi ngày chăng ! Có ai dám “gọi vào” để bán cái gì đó đã hư không còn dùng được đang để chật kho của mình lúc này hay không !
Cả hơn tuần rồi, giữa chục tiếng rao “bán – mua” đủ loại, tiếng rao “ Xô-ô-ôi cúc, Xô-ôi xôi đậu xanh, đậu phụng, đậu đe-đen đê” của chị “gì đó” dường như không nghe thấy.
Cảm giác thiếu vắng tiếng rao của chị khiến tôi nghĩ suy những chuyện không may lành giữa đỉnh cao của đại dịch. Chị đâu rồi, chị có mệnh hệ gì không? Lặng lội hết đường này sang hẻm nọ kiếm sống lẽ nào chị bị nhiễm Covid?
Suy nghĩ mang chút âu lo, thương cảm cho nhóm người lao động tự do trong đại dịch. Tôi thầm cầu nguyện, xin Chúa cho họ được mạnh khỏe mình an.
Tờ mờ sáng nay, văng vẳng tiếng rao quen thuộc của chị… lại xuất hiện.
Chạy ra đầu ngõ, chờ chị,
Gọi mua hộp xôi, kiếm cớ hỏi thăm.
Đôi tay xương xương thao tác thật nhanh cho xôi vào hộp xốp, vừa trả lời câu hỏi mang chút tò mò quan tâm của tôi. Chị cảm được điều đó nên – cười.
Chị cười, nụ cười thật bình an. Cám ơn, cám ơn cô, tuần rồi chị phải sang phường khác bán, phường này bảo vệ làm căng… nên.
Âm thanh của tiếng rao đã trở nên thân thuộc đến nỗi khi chưa được nghe, hay lúc thiếu vắng lòng tôi nhơ nhớ. Thỉnh thoảng mua giúp họ hộp xôi, ổ bánh mì, gói chanh… Cô là ma sơ hả, cảm ơn Cô, xóm tôi cũng có người đi đạo như Cô!
Những cuộc chuyện trò ngắn ngủi thân thương, tôi phần nào hiểu được hoàn cảnh của họ. Nhìn thấy họ tưởng chừng bắt gặp hình ảnh của mẹ, của anh – chị mình ở quê. Cũng khuôn mặt gầy gò, rám nắng, bóng dáng tần tảo. Một đời “dầm mưa dãi nắng”, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cho tôi những phút bình yên, cho tôi thảnh thơi hoàn thành mọi chương trình học tập và cả đến hôm nay. Họ dành hết tình cảm, ôm bao khổ cực lặng lội gió sương cho tôi kiếm cái chữ, để không bị chân lấm tay bùn như họ. Cuộc sống ngày càng phát triển, càng hiện đại, tiếng rao mời còn nhắc nhở bản thân, tôi đang sống nhờ bao lao công của mẹ cha của thân bằng quyến thuộc và của anh chị em trong cộng đồng nhân loại. Tôi đang mắc nợ họ về tình thương của sự tần tảo, hy sinh!
Những tiếng rao nhiều âm sắc dường như đã trở thành bản đồng ca không thể thiếu trong khu phố. Cho dù âm thanh của tiếng rao cho tôi cảm giác không vui. Cho tôi nhiều suy nghĩ về kiếp sống, phận người từ quê nghèo lên phố mưu sinh… Tận thâm tâm, tôi cảm phục sâu xa về họ, họ là những người lao động chân chính, lao động bằng cả con tim, khối óc và sức lực của mình.
Cầu mong cho họ luôn được bình an mạnh khỏe,
Cầu mong cho đại dịch mau chấm dứt để họ không phải chạy nhiều từ quận này sang quận khác, mua nhanh bán tốt,
Cầu mong cho đại dịch sớm kết thúc để cuộc sống của họ được ổn định, yên vui.
Cầu mong đừng ai coi thường họ, nghề nào cũng đáng quý và đáng được trân trọng.
Tiếng rao còn cho tôi bài học quý giá:“Hãy lao động như thể mình sẽ sống cả trăm năm. Hãy cầu nguyện như thể ngày mai mình sẽ chết” Benjamin Franklin.
Tác giả bài viết: Nt. Anne Lê (Dòng MTG Qui Nhơn)
Nguồn: https://gpquinhon.org/q/dong-mtg-qui-nhon/tieng-rao-3203.html
Không biết tự bao giờ mà người dân ở thành phố có cái kiểu buôn bán, làm việc với “tiếng rao”
Tiếng rao được coi là loại “đặc sản”của thành phố. Trước đây ở Sài Gòn chỉ nghe tiếng rao về đêm, nhưng dạo này tiếng rao lanh lảnh đã bắt đầu từ tờ mờ sáng – không để bán những thức ăn nhanh, tiện lợi còn để bán cá, thịt, rau củ quả… cả những dụng cụ : chổi lau bụi, lau nhà, chiếu, chăn…
Gần đây, tiếng rao lại mang âm giọng của những người đàn ông “Ai mài kéo, mài dao” “Mua điện thoại hư, ti vi hư, tủ lạnh hư, đầu đĩa….”
Và những tiếng chào hàng kiểu mới của những chàng thanh niên giọng miền Tây Nam Bộ đặc sệt “Hành, hành tây, cà chua, cà pháo, củ cải xanh đỏ, chanh… mười nghìn một bịch đổ ghẻ luôn” nó cứ lập đi lập lại, chạy loanh quanh khắp phường.
Tôi nhận ra tiếng rao của mỗi người đến từ vùng miền hoàn toàn khác nhau. Lúc tiếng rao mời mua ti vi, tủ lạnh hư… của chàng thanh niên giọng Hà Tĩnh, khi tiếng rao bán đồ ăn vặt của cô mang giọng “Nẫu” Bình Định, khi thì tiếng rao để bán “la ghim” của người đàn ông nghe giọng tận đâu Cần Thơ Rạch Gía… Dù họ đến từ miền đất nào tiếng rao ấy vẫn mang bản lĩnh của một người chăm chỉ, một người sáng tạo không để đời mình như một kẻ lười “ăn bám xã hội”. Tiếng rao khát khao đạt đến một tương lai hoàn hảo, một cuộc sống ổn định, bình an, mạnh khỏe cho người thân ở quê nhà.
Mỗi âm giọng của tiếng rao là một hoàn cảnh, là một mảnh đời, một số phận… Những tiếng rao trong đêm khuya vắng lặng hay giữa ban ngày cháy nắng luôn mang một mơ ước: Ước mơ đổi đời cho đứa con đang học đại học, kiếm thêm chút tiền thuốc men cho đứa nhỏ mang bệnh nan y. Tìm thêm chút tiền trang trãi cho cuộc sống quá cơ cực ở nhà quê, muốn sắm thêm cái gì kha khá mang chút sắc màu tiện nghi…
Vì đại dịch Covid-19, lệnh cách ly kéo dài – người người không ra đường, nhà nhà đóng kín cổng, tiếng rao càng thêm não lòng. Phương tiện truyền thông, báo chí thì không ngừng khuyên người dân“Thực hiện cách ly xã hội là cần thiết và là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, vì thế hãy cân nhắc phương án mua hàng trực tuyến thay vì đích thân đi mua. Đối với các bao bì, túi xách chứa hàng hoá, thực tế là chạm vào chúng có thể khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu có virus. Theo các chuyên gia, những trường hợp như vậy có thể được giải quyết bằng cách lấy thực phẩm ra và vứt bỏ bao bì đúng cách, sau đó rửa tay cẩn thận. (x. baolaodong)
Tiếng rao bán lúc này như hụt hơi đứt đoạn, lưa thưa hơn mọi ngày. Không biết có ai dám mua đồ ăn thức uống họ tự chế biến (không tên tuổi nhãn hiệu) hoặc những loại “la ghim” tự tay họ trồng mang tận dưới quê lên (không nguồn gốc xuất xứ) có ai dám “đi ra” mua giúp họ như mọi ngày chăng ! Có ai dám “gọi vào” để bán cái gì đó đã hư không còn dùng được đang để chật kho của mình lúc này hay không !
Cả hơn tuần rồi, giữa chục tiếng rao “bán – mua” đủ loại, tiếng rao “ Xô-ô-ôi cúc, Xô-ôi xôi đậu xanh, đậu phụng, đậu đe-đen đê” của chị “gì đó” dường như không nghe thấy.
Cảm giác thiếu vắng tiếng rao của chị khiến tôi nghĩ suy những chuyện không may lành giữa đỉnh cao của đại dịch. Chị đâu rồi, chị có mệnh hệ gì không? Lặng lội hết đường này sang hẻm nọ kiếm sống lẽ nào chị bị nhiễm Covid?
Suy nghĩ mang chút âu lo, thương cảm cho nhóm người lao động tự do trong đại dịch. Tôi thầm cầu nguyện, xin Chúa cho họ được mạnh khỏe mình an.
Tờ mờ sáng nay, văng vẳng tiếng rao quen thuộc của chị… lại xuất hiện.
Chạy ra đầu ngõ, chờ chị,
Gọi mua hộp xôi, kiếm cớ hỏi thăm.
Đôi tay xương xương thao tác thật nhanh cho xôi vào hộp xốp, vừa trả lời câu hỏi mang chút tò mò quan tâm của tôi. Chị cảm được điều đó nên – cười.
Chị cười, nụ cười thật bình an. Cám ơn, cám ơn cô, tuần rồi chị phải sang phường khác bán, phường này bảo vệ làm căng… nên.
Âm thanh của tiếng rao đã trở nên thân thuộc đến nỗi khi chưa được nghe, hay lúc thiếu vắng lòng tôi nhơ nhớ. Thỉnh thoảng mua giúp họ hộp xôi, ổ bánh mì, gói chanh… Cô là ma sơ hả, cảm ơn Cô, xóm tôi cũng có người đi đạo như Cô!
Những cuộc chuyện trò ngắn ngủi thân thương, tôi phần nào hiểu được hoàn cảnh của họ. Nhìn thấy họ tưởng chừng bắt gặp hình ảnh của mẹ, của anh – chị mình ở quê. Cũng khuôn mặt gầy gò, rám nắng, bóng dáng tần tảo. Một đời “dầm mưa dãi nắng”, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cho tôi những phút bình yên, cho tôi thảnh thơi hoàn thành mọi chương trình học tập và cả đến hôm nay. Họ dành hết tình cảm, ôm bao khổ cực lặng lội gió sương cho tôi kiếm cái chữ, để không bị chân lấm tay bùn như họ. Cuộc sống ngày càng phát triển, càng hiện đại, tiếng rao mời còn nhắc nhở bản thân, tôi đang sống nhờ bao lao công của mẹ cha của thân bằng quyến thuộc và của anh chị em trong cộng đồng nhân loại. Tôi đang mắc nợ họ về tình thương của sự tần tảo, hy sinh!
Những tiếng rao nhiều âm sắc dường như đã trở thành bản đồng ca không thể thiếu trong khu phố. Cho dù âm thanh của tiếng rao cho tôi cảm giác không vui. Cho tôi nhiều suy nghĩ về kiếp sống, phận người từ quê nghèo lên phố mưu sinh… Tận thâm tâm, tôi cảm phục sâu xa về họ, họ là những người lao động chân chính, lao động bằng cả con tim, khối óc và sức lực của mình.
Cầu mong cho họ luôn được bình an mạnh khỏe,
Cầu mong cho đại dịch mau chấm dứt để họ không phải chạy nhiều từ quận này sang quận khác, mua nhanh bán tốt,
Cầu mong cho đại dịch sớm kết thúc để cuộc sống của họ được ổn định, yên vui.
Cầu mong đừng ai coi thường họ, nghề nào cũng đáng quý và đáng được trân trọng.
Tiếng rao còn cho tôi bài học quý giá:“Hãy lao động như thể mình sẽ sống cả trăm năm. Hãy cầu nguyện như thể ngày mai mình sẽ chết” Benjamin Franklin.
Tác giả bài viết: Nt. Anne Lê (Dòng MTG Qui Nhơn)
Nguồn: https://gpquinhon.org/q/dong-mtg-qui-nhon/tieng-rao-3203.html
Tiếng Gọi Tâm Hồn
Phung Tran Buu
17:12 24/04/2020
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nghỉ Chân
Tấn Đạt
12:16 24/04/2020
NGHỈ CHÂN
Ảnh của Tấn Đạt
Cả ngày chở khách mệt nhoài
Đêm về vắng khách nằm dài nghỉ chân
(bt)
Ảnh của Tấn Đạt
Cả ngày chở khách mệt nhoài
Đêm về vắng khách nằm dài nghỉ chân
(bt)
VietCatholic TV
Don Peppe, một vị thánh đối với người dân vừa từ giã chúng ta vì cúm Tầu độc địa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:21 24/04/2020
1. Don Peppe Branchesi: một vị thánh vừa từ giã chúng ta
Lúc 12 giờ trưa ngày 19 tháng Tư, trái tim của Cha Giuseppe Branchesi đã ngừng đập tại bệnh viện dã chiến dùng để điều trị các bệnh nhân nhiễm coronavirus tại Civitanova, ngài hưởng thọ 82 tuổi.
Trưa thứ Năm 23 tháng Tư, dưới bầu trời u ám, mưa lất phất, tại cổng nghĩa trang Treia dành cho các linh mục trong giáo phận Macerata, cách Rôma 235km về phía Đông Bắc, Đức Cha Nazzareno Marconi nói: “một vị thánh vừa từ giã chúng ta” khi cử hành các nghi thức cuối cùng cho vị linh mục.
Thiết tưởng câu nói của Đức Cha Marconi cũng đủ cho thấy hương thơm thánh thiện của Cha Giuseppe Branchesi, thường được biết đến với một tên thân thương là Don Peppe.
Tám mươi hai tuổi, Don Peppe là một trong những biểu tượng của tỉnh Marche. Ngài là người chế ra một món cháo bắp nổi danh thế giới. Vào một tiệm ăn Ý ở New York, chẳng hạn, ta có thể gọi món Don Peppe. Vì thế, ngài là người sáng lập và là chủ tịch danh dự của của Associazione Culturale Polentari d'Italia, nghĩa là Hiệp hội văn hóa các món bắp của Ý.
58 năm linh mục. Ngài từng là thư ký riêng của Đức Hồng Y Ersilio Tonini và là Cha tổng đại diện giáo phận trước khi về coi sóc giáo xứ Santa Maria ở Selva, thuộc thị trấn Treia trong ba thập niên qua.
Đức Cha Nazzareno Marconi cho biết Don Peppe Branchesi “luôn luôn là một điểm tham khảo cho toàn thể cộng đồng giáo phận, ngài đặc biệt tham gia vào việc chăm sóc mục vụ cho các trường học, và mục vụ cho người nông dân.”
“Trong những năm gần đây, Don Peppe là một tấm gương cho tất cả mọi người,” phó thị trưởng David Buschittari của Treia nói. Ngài không mệt mỏi trong các khóa giáo lý, thành lập câu lạc bộ “Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII”, thành lập tờ báo Orizzonti Treiesi, các trại dành cho giới trẻ giáo xứ và kết nghĩa với các thành phố tại Ái Nhĩ Lan, Đức, Bảo Gia Lợi, Cộng hòa Séc và Ba Lan. Ngài còn sáng lập qũy “In Missione Nel Mondo Con Don Peppe” giúp Các Giáo Hội Đau Khổ trên thế giới.
Khi dịch bệnh bùng phát, người ta thấy ngài vẫn đạp một chiếc xe đạp mang Mình Thánh Chúa đến cho những người đau yếu, cho đến khi ngài nhiễm phải căn bệnh quái ác này.
Một vị thánh vừa từ giã chúng ta.
Source:Picchio NewsTreia, la famiglia ricorda Don Peppe con una lettera: “Sentiremo la tua presenza sempre, ovunque e comunque”
2. Quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự ủng hộ đối với linh mục bị phạt vì cử hành thánh lễ có công chúng
Như chúng tôi đã đưa tin, Cha Lino Viola, linh mục chính xứ San Pietro Apostolo, nghĩa là Thánh Phêrô Tông đồ, trong thành phố Gallignano, thuộc giáo phận Cremona, đã bị cảnh sát phạt vì cử hành thánh lễ Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót với sự tham dự của 12 giáo dân.
Mỗi tín hữu tham dự trong Thánh lễ này bị phạt €280, riêng cha Viola bị phạt đến €680.
Cảnh sát đã làm gián đoạn thánh lễ khi vị linh mục đang truyền phép, và yêu cầu ngài đuổi anh chị em giáo dân ra khỏi nhà thờ. Tuy nhiên, Cha Viola, năm nay 80 tuổi, giải thích rằng ngài không cố ý tạo ra một cuộc tụ họp đông người phi pháp. Anh chị giáo dân đến dự lễ là những người vừa mất người thân và họ đến cầu nguyện cho những người quá cố. “Tôi là ai mà yêu cầu người ta ra khỏi nhà thờ?” Ngài nhấn mạnh thêm: “Thật không phải là con người khi bảo họ đi ra.”
Lập trường của ngài đã được quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, là Đức Hồng Y Konrad Krajewsky ủng hộ. Thông tấn xã Ansa của Ý trong bản tin sáng thứ Sáu 24 tháng Tư nói, Đức Hồng Y Konrad Krajewsky đã gọi điện cho Cha Lino Vola “bày tỏ tình đoàn kết và hứa cầu nguyện” cho vị linh mục.
Đức Cha Antonio Napolioni, Giám Mục giáo phận Cremona, là Giám Mục đầu tiên trên thế giới nhiễm coronavirus đã không hỗ trợ Cha Viola. Một tuyên bố do giáo phận đưa ra vào hôm thứ Hai 20 tháng Tư đã gây ra sóng gió tại Ý vì đã trách Cha Viola “không tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến tình trạng khẩn cấp, và lệnh cấm cử hành các Thánh Lễ có sự hiện diện của các tín hữu.” Có lẽ, Đức Cha Antonio Napolioni âu lo vì căn bệnh này quá hung hiểm. Tuy nhiên, lập trường của ngài xem ra không được đánh giá cao.
Trước đó, Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh nhận xét rằng:
“Với các linh mục kinh ngạc trước những gì đã xảy ra với một người anh em mình tại giáo phận Cremona, tôi xin nói điều này: về nguyên tắc không có thẩm quyền nào được phép làm gián đoạn một Thánh lễ, mà anh em phải bảo vệ tới cùng. Nếu vị chủ tế vi phạm bất kỳ điều gì, thì phải chờ hết Thánh lễ rồi tính sau, chứ không phải trong thời gian Thánh lễ!”
Source:ANSAPriest who said Mass backed by Almoner
3. Chỉ từ đầu tháng Tư đến nay, 9 linh mục trong cộng đoàn Maryknoll ở Ossining, New York đã thiệt mạng
Tính đến ngày thứ Sáu, 24 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 190,392 người, trong số 2,714,747 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 49,751 người, trong số 878,779 trường hợp nhiễm coronavirus. Chỉ riêng tại New York đã có 20,861 người chết trong số 268,581 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Cúm Tầu đã gây ra những tổn thất kinh hoàng cho cộng đoàn Maryknoll ở Ossining, New York.
Cha Raymond Finch, bề trên cộng đoàn Các Linh Mục Tu Sĩ Maryknoll, nói với Catholic News Service, gọi tắt là CNS, rằng 9 linh mục sống tại cơ sở của cộng đoàn tại Ossining đã chết kể từ ngày 2 tháng Tư.
Vị linh mục đầu tiên đã chết ở tuổi 92. Ngài là người duy nhất trong số chín vị qua đời đã được xác nhận có kết quả dương tính với virus này. Những vị khác đã chết cho thấy các triệu chứng là các ngài đã nhiễm coronavirus, nhưng trong điều kiện y tế của New York, khi số bệnh nhân quá đông, không phải tất cả các vị đều đã được thử nghiệm. Những vị đã thử nghiệm cũng chưa nhận được kết quả thì đã qua đời.
Trong tuyên bố được đưa ra hôm 20 tháng Tư, cộng đoàn các nữ tu Maryknoll cho biết ba nữ tu đã chết vì COVID-19. 24 nữ tu khác đã thử nghiệm dương tính với coronavirus và đã được chuyển tạm thời đến một cơ sở chăm sóc khác để điều trị.
Ngoài ra, 8 nhân viên phụ giúp trong cộng đoàn cũng đã thử nghiệm dương tính với căn bệnh này. Các nữ tu khác bị sốt nhẹ đã được cách ly trong cơ sở chăm sóc sức khỏe của nhà dòng và đang được các nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ.
Cha Finch cho biết độ tuổi của những linh mục thiệt mạng là từ 80 đến 90 và đã được thụ phong hơn 50 năm. Tổng cộng, cộng đoàn của ngài có 120 linh mục và tu sĩ sống tại các cơ sở của nhà dòng.
Tính chung trong các cơ sở của cộng đoàn, khoảng 18 linh mục, trong độ tuổi 60 và 70, cũng đã cho thấy có các triệu chứng của căn bệnh quái ác này và đã được cách ly, Cha Finch nói thêm.
Ngài trấn an CNS hôm 21 tháng Tư rằng “Chỉ cần một vị có một tiếng sụt sịt là vị đó được điều trị ngay.”
Tại Tổng Giáo Phận Boston, Đức Cha Emilio Allue, 85 tuổi, Giám Mục Phụ Tá đã nghỉ hưu được báo cáo là đang trong tình trạng nguy hiểm vì các biến chứng từ COVID-19.
Một phát ngôn viên nói rằng Đức Hồng Y Sean P. O'Malley, các giáo sĩ và anh chị em giáo dân đang “cầu nguyện cho Đức Cha Allue vì ngài đang phải chống trả với căn bệnh nghiêm trọng tại thời điểm này.”
Regina Cleri, nơi cư trú của các linh mục đã nghỉ hưu trong Tổng giáo phận St. Louis, đã báo cáo 9 trường hợp được xác nhận của COVID-19 trong số 30 vị đang nghỉ hưu tại đây.
Trường hợp đầu tiên được xác nhận vào ngày 18 tháng 4, và hay ngày sau đó có thêm 8 vị nữa. Hai vị đã phải vào bệnh viện.
Các nữ tu Đa Minh tại Adrian, Michigan, đã báo cáo rằng một trong những thành viên của cộng đoàn sống ở vùng đô thị Detroit, một điểm nóng của coronavirus, đã nhiễm virus, nhưng đã hồi phục.
Source:Catholic News HeraldCOVID-19 takes toll on Maryknoll religious community in New York
4. Tiểu bang Missouri thưa Tầu Cộng đòi bồi thường tổn thất vì coronavirus
Tiểu bang Missouri đang làm một điều chưa từng có là kiện Trung Quốc về vụ COVID-19, với lý do là Trung Quốc che giấu thông tin quan trọng về coronavirus, dẫn đến cái chết và thiệt hại kinh tế ở Missouri.
Tiểu bang Mississippi cũng đã sẵn sàng để đệ trình một vụ kiện tương tự. Tuy nhiên, các tiểu bang ở Mỹ thường không trực tiếp kiện nước ngoài. Trung Quốc, cũng như các quốc gia khác có thể được bảo vệ bởi Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài - Foreign Sovereign Immunities Act. Tuy nhiên, Missouri tuyên bố rằng đạo luật này có những ngoại lệ, và họ dựa vào các ngoại lệ này để kiện Trung Quốc.
Ông Eric S. Schmitt, Bộ trưởng Tư Pháp thứ 43 của Missouri kể từ năm 2019 đến nay, nói ông tin rằng tiểu bang sẽ thắng kiện. Theo ông, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về từng cái chết, từng tổn thất tài chính trong kinh doanh, và trong các chi phí y tế gây ra bởi đại dịch coronavirus kinh hoàng tại tiểu bang Missouri.
Ông nói rằng khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào tháng 12 và tháng Giêng, đã ra lệnh dừng việc thử nghiệm các mẫu mới và phá hủy các mẫu hiện có, đồng thời chặn đứng tất cả những ai cố gắng cảnh báo với thế giới. Nó đã bắt những người tố giác, và cho phép hàng ngàn người rời khỏi Vũ Hán, và ra nước ngoài sau khi nó đã rõ ràng rằng một căn bệnh truyền nhiễm rất cao đã bùng phát ở đó.
Chính quyền Trung Quốc đã tham gia vào một chiến dịch lừa dối, các nhà chức trách không có những hành động cần thiết, dẫn đến loại virus độc ác này lan rộng trên toàn cầu. Và Missouri đã không tránh khỏi điều đó.
5. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các thầy cô giáo và và học sinh trong thời đại dịch này
Lúc 7 sáng thứ Sáu 24 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các thầy cô giáo và và học sinh trên toàn thế giới trong thời đại dịch này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho các thầy cô giáo phải làm việc vất vả hơn để giảng bài qua internet và các phương tiện truyền thông khác, và chúng ta cũng cầu nguyện cho những học sinh phải học tập và làm bài kiểm tra theo cách mà họ không quen. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài liên quan đến về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 6: 1-15) nói về phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều.
PHÚC ÂM: Ga 6, 1-15
“Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do Thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: “Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút”.
Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: “Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi”. Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.
Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: “Thật ông này là Ðấng Tiên tri phải đến trong thế gian”. Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Tin Mừng này khiến chúng ta nghĩ rằng: “Chúa Giêsu nói như thế để thử các môn đệ Người. Trên thực tế, ngài biết mình sẽ làm gì. Đây là những gì Chúa Giêsu đã có trong tâm trí khi Ngài nói: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” Người hỏi như vậy có ý thử ông Philipphê. Ở đây chúng ta thấy thái độ của Chúa Giêsu với các tông đồ. Ngài liên tục thử thách họ để dạy họ và, khi họ vượt ra khỏi giới hạn và vượt ngoài chức năng mà họ phải làm, Ngài ngăn họ lại và dạy họ.
Tin Mừng có đầy đủ những cử chỉ này của Chúa Giêsu để làm cho các môn đệ của Người lớn lên, trở thành các mục tử của Dân Chúa, trong trường hợp này là các giám mục, các mục tử của Dân Chúa. Và một trong những điều mà Chúa Giêsu yêu thích nhất là ở cùng với đám đông bởi vì đây cũng là biểu tượng của tính phổ quát của ơn cứu chuộc. Ngược lại, một trong những điều mà các tông đồ không thích là đám đông, vì họ thích gần gũi với Chúa, cảm nhận Chúa, nghe mọi điều Chúa nói. Trong bài Tin Mừng hôm nay, họ đến đó để có một ngày nghỉ ngơi - các sách Phúc Âm khác đều nói như thế, bởi vì tất cả bốn sách Phúc Âm đều tường thuật về biến cố này... có lẽ có hai phép lạ hóa bánh ra nhiều - và các môn đệ Ngài vừa hoàn thành xong một sứ mệnh và Chúa nói với các ngài: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài.
Và vì thế các môn đệ đã không vui bởi vì mọi người đã hủy hoại ngày “Thứ Hai sau lễ Phục Sinh” của họ, họ không thể có một bữa tiệc với Chúa. Dù thế, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy dân chúng, họ lắng nghe, hết giờ này sang giờ khác, Chúa Giêsu nói và dân chúng hạnh phúc. Nhưng các môn đệ thì nói, “bữa tiệc của chúng ta đã bị hủy hoại, việc nghỉ ngơi của chúng ta đã bất thành.”
Nhưng Chúa tìm sự gần gũi với mọi người và tìm cách hình thành con tim của những mục tử để họ gần gũi với Dân Chúa, và phục vụ họ. Các mục tử, tất nhiên, sau khi đã được chọn thì cảm thấy có một chút gì đó giống như mình đang trong vòng những người có đặc quyền, một tầng lớp đặc quyền, “một tầng lớp quý tộc”, có thể nói là một tầng lớp được đặc ân gần gũi với Chúa, và nhiều lần Chúa đã đưa ra những cử chỉ để sửa sai não trạng này.
Ví dụ, hãy suy nghĩ thái độ của các môn đệ với trẻ em. Họ canh giữ Chúa: “Không, không, trẻ em không được đến gần, chúng sách nhiễu, phiền hà... Không, trẻ con nên ở với cha mẹ”. Còn Chúa Giêsu thì sao? Ngài chào đón những đứa trẻ. Ngay lúc đầu các môn đệ không hiểu. Nhưng sau các ngài cũng hiểu ra.
Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô cũng thế, có một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường. Nghe thấy đám đông đi qua, anh ta hỏi xem có chuyện gì. Họ báo cho anh biết là Đức Giêsu Nadarét đang đi qua đó. Anh liền kêu lên rằng: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!” Những người đi đầu quát nạt, bảo anh ta im đi; nhưng anh càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!” Đức Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh ta đến.
Đúng là Dân Chúa làm các mục tử mệt mỏi, mục tử tốt thì đàn chiên nhân lên, vì người ta luôn tìm đến các mục tử tốt lành, và vì thế còn mệt mỏi hơn nữa. Một lần, một linh mục coi sóc một khu phố nghèo, khiêm nhường của giáo phận, cư trú trong một nhà xứ xập xệ gần gũi với người dân. Do đó, mọi người gõ cửa lớn hoặc cửa sổ suốt ngày. Một lần ngài nói với tôi: “Chắc tôi phải xây tường bít bùng để họ có thể cho tôi nghỉ ngơi”. Nhưng ngài nhận ra rằng mình là một mục tử và phải ở cùng với mọi người. Chúa Giêsu đã đào tạo, dạy dỗ các môn đệ, và các tông đồ thái độ mục vụ gần gũi với Dân Chúa này.
Đức Thánh Cha kết luận rằng sức mạnh của người mục tử là sự phục vụ, ngoài ra người mục tử không có quyền lực nào khác và khi người ấy sai lầm với quyền lực khác, người ấy hủy hoại ơn gọi của mình và trở thành - tôi không biết phải dùng từ nào cho đúng - có lẽ là những người quản lý các doanh nghiệp mục vụ chứ không phải là mục tử. Cấu trúc không tạo nên việc chăm sóc mục vụ: trái tim của mục tử là những gì hình thành nên việc chăm sóc mục vụ. Và trái tim của mục tử là những gì Chúa Giêsu dạy chúng ta vào lúc này. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa cho các mục tử của Giáo hội vì Chúa luôn nói với các mục tử, vì Ngài yêu mến họ: Ngài luôn nói với họ, cho họ biết mọi việc phải diễn ra thế nào, giải thích và trên hết là dạy chúng ta đừng sợ Dân Chúa, đừng sợ gần gũi với Dân Chúa.
Source:Vatican NewsIl Papa prega per gli insegnanti e gli studenti in questo tempo di pandemia
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam Phản Đối Trung Cộng Xâm Lăng Biển Đảo Việt Nam
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
19:16 24/04/2020
Vv: Phản Đối Nhà Cầm Quyền Trung Cộng Xâm Lăng Biển Đảo Việt Nam.
Australia, ngày 23 tháng 4 năm 2020.
XÉT RẰNG,
Lợi dụng tình hình các quốc gia trên thế giới đang phải vất vả chống đỡ với đại dịch coronavirus kinh hoàng mà nhiều chính quyền các quốc gia trên thế giới đều cho rằng nhà cầm quyền Trung Cộng là thủ phạm gây ra, trong những ngày qua Trung Cộng đã trắng trợn thực hiện ý đồ cưỡng chiếm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quan trọng nhất là việc họ tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
VÌ THẾ
Trước cộng đồng quốc tế, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam, hiệp cùng cộng đồng người Việt trên khắp thế giới phản đối và mạnh mẽ lên án Trung Cộng Xâm Lược Biển Đảo Việt Nam, một hành động mà chúng tôi cho rằng nằm trong mưu đồ từng bước thôn tính toàn thể đất nước Việt Nam.
CHÚNG TÔI NHẬN ĐỊNH:
1. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một phần của đất nước, và hàng ngàn năm nay vẫn do Dân Tộc Việt Nam quản lý. Chủ quyền này đã được Tổ Tiên chúng ta trao lại cho các thế hệ con cháu người Việt đến tận bây giờ.
2. Vào năm 1974, nhà cầm quyền Trung Cộng đã đem quân tấn công và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc đó còn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa.
3. Trong các năm tiếp theo Trung Cộng tiếp tục chiếm thêm các đảo ở quần đảo Trường Sa của Quê Hương Việt Nam.
4. Từ đó đến nay Trung Cộng liên tục bồi đắp cải tạo, xây dựng các công trình, tổ chức các hoạt động dân sự, tiến tới thiết lập các đơn vị hành chính để hợp pháp hoá và quản lý các nơi họ cưỡng chiếm.
5. Hơn thế nữa, ngày 18/4/2020, Trung Cộng đã ngang nhiên thông báo quyết định thành lập thành phố Tam Sa với “quận Tây Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và thành lập “quận Nam Sa” trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mặc dù nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra sức ngăn chặn và đàn áp, những cuộc biểu tình trong nước và khắp nơi trên toàn thế giới của người Việt trong những năm gần đây đã phản ánh thông điệp quyết tâm chống Trung cộng xâm lăng, vạch trần cho thế giới thấy bộ mặt thật của Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam hiếu hoà.
Đại dịch coronavirus mà thế giới đang phải đối phó, đã lây nhiễm cho gần 2.5 triệu người, lấy đi sinh mạng của hơn 170 ngàn người trên toàn thế giới, làm tê liệt cuộc sống và kinh doanh tại các thành phố lớn, cho thấy Trung Cộng có khả năng là tác nhân gây mất ổn định không những cho Việt Nam, vùng Đông Nam Á mà còn cho toàn thế giới.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những cuộc biểu tình ôn hoà, hợp lẽ phải của đồng bào trong nước và hải ngoại theo đúng luật pháp quốc tế. Được thêm sức bởi niềm tin vào sự cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, và của hào khí quyết tâm do tổ tiên lưu truyền, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam đòi buộc các nhà cầm quyền Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam phải thực hiện những điều sau:
1) Trung Cộng phải ngừng ngay những ý đồ Xâm Lăng Biển Đảo Việt Nam qua sự kiện cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Dân Tộc Việt Nam.
2) Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả lại cho Dân Tộc Việt Nam quyền tự quyết và làm chủ Quê Hương Việt Nam.
3) Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Với lòng tín thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa, chúng tôi hiệp thông, chia sẻ, và đồng hành cùng toàn thể Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam trong hoàn cảnh đau thương này.
Chúng tôi kêu gọi tất cả các Quốc Hội, Chính Phủ các quốc gia, các đảng chính trị của tất cả các quốc gia, các tổ chức Nhân Quyền, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Uỷ Ban Quốc Tế về Nhân Quyền, và mọi tổ chức Quốc Tế quan tâm và can thiệp đặc biệt, để phản đối và cản ngăn ý đồ Trung Cộng Xâm Lăng Biển Đảo Việt Nam qua quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời, đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả lại cho Dân Tộc Việt Nam nền Tự Do, Tự Do Tôn Giáo, và Nhân quyền ở Việt Nam.
Kính xin Quý Vị hãy cùng chúng tôi đồng hành trong cuộc tranh đấu cho chủ quyền Biển Đảo của Dân Tộc Việt Nam, và đấu tranh cho nền Độc Lập, Tự Do, Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Quê Hương Việt Nam.
Chân Thành Cảm Tạ Quý Vị.
Australia, ngày 23 tháng 4 năm 2020.
Liên hệ:
Lm. John Trần Công Nghị, USA.
Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Australia.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic, Chủ Nhiệm Dân Chúa Úc Châu
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu, Europe.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic
Lm. Paul Van Chi Chu, Australia.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic.
Giáo Sư Nguyễn Long Thao, USA.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
Press Release The Federation of Vietnamese Catholic Media
Re: Protesting Chinese Invasion of Vietnam's Territorial Sea and Islands.
Australia, April 23, 2020.
WHEREAS
Taking advantage of the situation in which most countries around the world are struggling to cope with: the horrific coronavirus pandemic that many governments are pointing fingers at the Chinese authorities as the culprit, China in recent days has blatantly been steamrolling their relentless intent to encroach on Vietnamese territorial integrity, most significantly by asserting its claims on Hoang Sa and Truong Sa- widely known as Paracel and Spratly Islands.
THEREFORE
Before the international community, the Federation of the Vietnamese Catholic Media, in solidarity with the worldwide Vietnamese Community, protests and strongly condemns Chinese Invasion of the Vietnamese territorial sea and islands, an action we see as an attempt to carry out step by step an annexation of our entire homeland in Vietnam.
WE RECOGNIZE
1. Hoang Sa & Truong Sa islands are parts of our homeland and have been under the administration of the People of Vietnam for many thousands of years. This sovereignty has been passing down by Vietnamese Ancestors to generations of Vietnamese People.
2. In 1974 the Communist Chinese government had deployed forces to invade and occupy the Paracel Islands which were then being under the control of the Republic of Vietnam.
3. In the following years, the Chinese Communists continued to encroach more islands in the Spratly Islands of our homeland Vietnam.
4. Since then, the Chinese Communists have continuously been consolidating, renovating, building facilities, organizing civil activities, and proceeded to set up administrative units to legalize and manage their encroachment.
5. Furthermore, on April 18, 2020, the Chinese Communist Party officially announced its decision to establish what is called Sansha City within “Xisha District” on Hoang Sa (Paracel Islands) of Vietnam, and “Nansha District” on Truong Sa (Spratly Islands) of Vietnam.
Despite efforts by Vietnamese Communist authorities to suppress and prevent, massive protests in our homeland, and around the world in recent years by the Vietnamese people have resonated messages of determination to resist the Chinese Communists' aggression, expose to the world the truth about Communist China, the eternal enemies of peace-loving Vietnamese.
The coronavirus pandemic that the world is facing, has infected nearly 2.5 million people, causing more than 170,000 deaths worldwide, crippling livelihoods and business in major cities, shows us how China is capable of being the agent causing instability not only for Vietnam, Southeast Asia but also for the whole world.
The Federation of Vietnamese Catholic Media fully supports protests of peaceful, rightful protests of the Vietnamese compatriots at home and in diaspora in accordance with the international laws. Empowered by our faith in Our Lady of Perpetual Help's intercession, and our resolving mentality brought by our ancestors' spirit, The Federation of Vietnamese Catholic Media demands from both the Chinese and Vietnamese Communist authorities the followings:
1) The Chinese Communist government must immediately cease its encroachment of the Vietnamese territorial sea and islands as happening in Paracel and Spratly Islands of the Vietnamese People.
2) The Vietnamese Communist government must return to the Vietnamese People the right to self-determination and being the true governor of their homeland of Vietnam.
3) The Vietnamese Communist government must respect human rights and religious freedom in accordance with the United Nations’ Charter.
With complete trust in God, we are in communion, sharing, and accompanying the entire Vietnamese People in this painful situation.
We call on all Governments, National Assemblies, Religious Leaders of all religions, political parties of all nations, Human Rights organizations, Amnesty International, the International Commission on Human Rights, and all International organizations to pay special attention to and intervene, to oppose and discourage the intention of the Chinese Communist government to invade the Vietnamese territorial sea and islands in the Paracel and Spratly Islands incident. Meanwhile, we ask that you require the Vietnamese authorities to return to its People the Freedom to Religion and Human Rights in Vietnam.
Please walk beside us in the fight for the territorial sovereignty of the sea and islands of the Vietnamese People, and fight for Independence, Freedom, Human Rights, and Religious Freedom in Vietnam.
Thank you and May God bless you all
Australia, April 23, 2020.
O/B of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
Rev. John Tran Cong Nghi, Director of VietCatholic News Agency
Rev. Anthony Nguyen Huu Quang, Director of God's People Magazine, Australian publications
Rev. Stephane Bui Thuong Luu, Director of God's People Magazine, European publications
Rev. Paul Van Chi Chu, Assistant Director of VietCatholic News Agency
Mr. Nguyen Long Thao, Assistant Director of VietCatholic News Agency
Australia, ngày 23 tháng 4 năm 2020.
XÉT RẰNG,
Lợi dụng tình hình các quốc gia trên thế giới đang phải vất vả chống đỡ với đại dịch coronavirus kinh hoàng mà nhiều chính quyền các quốc gia trên thế giới đều cho rằng nhà cầm quyền Trung Cộng là thủ phạm gây ra, trong những ngày qua Trung Cộng đã trắng trợn thực hiện ý đồ cưỡng chiếm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quan trọng nhất là việc họ tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
VÌ THẾ
Trước cộng đồng quốc tế, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam, hiệp cùng cộng đồng người Việt trên khắp thế giới phản đối và mạnh mẽ lên án Trung Cộng Xâm Lược Biển Đảo Việt Nam, một hành động mà chúng tôi cho rằng nằm trong mưu đồ từng bước thôn tính toàn thể đất nước Việt Nam.
CHÚNG TÔI NHẬN ĐỊNH:
1. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một phần của đất nước, và hàng ngàn năm nay vẫn do Dân Tộc Việt Nam quản lý. Chủ quyền này đã được Tổ Tiên chúng ta trao lại cho các thế hệ con cháu người Việt đến tận bây giờ.
2. Vào năm 1974, nhà cầm quyền Trung Cộng đã đem quân tấn công và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc đó còn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa.
3. Trong các năm tiếp theo Trung Cộng tiếp tục chiếm thêm các đảo ở quần đảo Trường Sa của Quê Hương Việt Nam.
4. Từ đó đến nay Trung Cộng liên tục bồi đắp cải tạo, xây dựng các công trình, tổ chức các hoạt động dân sự, tiến tới thiết lập các đơn vị hành chính để hợp pháp hoá và quản lý các nơi họ cưỡng chiếm.
5. Hơn thế nữa, ngày 18/4/2020, Trung Cộng đã ngang nhiên thông báo quyết định thành lập thành phố Tam Sa với “quận Tây Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và thành lập “quận Nam Sa” trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mặc dù nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra sức ngăn chặn và đàn áp, những cuộc biểu tình trong nước và khắp nơi trên toàn thế giới của người Việt trong những năm gần đây đã phản ánh thông điệp quyết tâm chống Trung cộng xâm lăng, vạch trần cho thế giới thấy bộ mặt thật của Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam hiếu hoà.
Đại dịch coronavirus mà thế giới đang phải đối phó, đã lây nhiễm cho gần 2.5 triệu người, lấy đi sinh mạng của hơn 170 ngàn người trên toàn thế giới, làm tê liệt cuộc sống và kinh doanh tại các thành phố lớn, cho thấy Trung Cộng có khả năng là tác nhân gây mất ổn định không những cho Việt Nam, vùng Đông Nam Á mà còn cho toàn thế giới.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những cuộc biểu tình ôn hoà, hợp lẽ phải của đồng bào trong nước và hải ngoại theo đúng luật pháp quốc tế. Được thêm sức bởi niềm tin vào sự cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, và của hào khí quyết tâm do tổ tiên lưu truyền, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam đòi buộc các nhà cầm quyền Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam phải thực hiện những điều sau:
1) Trung Cộng phải ngừng ngay những ý đồ Xâm Lăng Biển Đảo Việt Nam qua sự kiện cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Dân Tộc Việt Nam.
2) Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả lại cho Dân Tộc Việt Nam quyền tự quyết và làm chủ Quê Hương Việt Nam.
3) Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Với lòng tín thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa, chúng tôi hiệp thông, chia sẻ, và đồng hành cùng toàn thể Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam trong hoàn cảnh đau thương này.
Chúng tôi kêu gọi tất cả các Quốc Hội, Chính Phủ các quốc gia, các đảng chính trị của tất cả các quốc gia, các tổ chức Nhân Quyền, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Uỷ Ban Quốc Tế về Nhân Quyền, và mọi tổ chức Quốc Tế quan tâm và can thiệp đặc biệt, để phản đối và cản ngăn ý đồ Trung Cộng Xâm Lăng Biển Đảo Việt Nam qua quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời, đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả lại cho Dân Tộc Việt Nam nền Tự Do, Tự Do Tôn Giáo, và Nhân quyền ở Việt Nam.
Kính xin Quý Vị hãy cùng chúng tôi đồng hành trong cuộc tranh đấu cho chủ quyền Biển Đảo của Dân Tộc Việt Nam, và đấu tranh cho nền Độc Lập, Tự Do, Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Quê Hương Việt Nam.
Chân Thành Cảm Tạ Quý Vị.
Australia, ngày 23 tháng 4 năm 2020.
Liên hệ:
Lm. John Trần Công Nghị, USA.
Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Australia.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic, Chủ Nhiệm Dân Chúa Úc Châu
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu, Europe.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic
Lm. Paul Van Chi Chu, Australia.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic.
Giáo Sư Nguyễn Long Thao, USA.
Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
Press Release The Federation of Vietnamese Catholic Media
Re: Protesting Chinese Invasion of Vietnam's Territorial Sea and Islands.
Australia, April 23, 2020.
WHEREAS
Taking advantage of the situation in which most countries around the world are struggling to cope with: the horrific coronavirus pandemic that many governments are pointing fingers at the Chinese authorities as the culprit, China in recent days has blatantly been steamrolling their relentless intent to encroach on Vietnamese territorial integrity, most significantly by asserting its claims on Hoang Sa and Truong Sa- widely known as Paracel and Spratly Islands.
THEREFORE
Before the international community, the Federation of the Vietnamese Catholic Media, in solidarity with the worldwide Vietnamese Community, protests and strongly condemns Chinese Invasion of the Vietnamese territorial sea and islands, an action we see as an attempt to carry out step by step an annexation of our entire homeland in Vietnam.
WE RECOGNIZE
1. Hoang Sa & Truong Sa islands are parts of our homeland and have been under the administration of the People of Vietnam for many thousands of years. This sovereignty has been passing down by Vietnamese Ancestors to generations of Vietnamese People.
2. In 1974 the Communist Chinese government had deployed forces to invade and occupy the Paracel Islands which were then being under the control of the Republic of Vietnam.
3. In the following years, the Chinese Communists continued to encroach more islands in the Spratly Islands of our homeland Vietnam.
4. Since then, the Chinese Communists have continuously been consolidating, renovating, building facilities, organizing civil activities, and proceeded to set up administrative units to legalize and manage their encroachment.
5. Furthermore, on April 18, 2020, the Chinese Communist Party officially announced its decision to establish what is called Sansha City within “Xisha District” on Hoang Sa (Paracel Islands) of Vietnam, and “Nansha District” on Truong Sa (Spratly Islands) of Vietnam.
Despite efforts by Vietnamese Communist authorities to suppress and prevent, massive protests in our homeland, and around the world in recent years by the Vietnamese people have resonated messages of determination to resist the Chinese Communists' aggression, expose to the world the truth about Communist China, the eternal enemies of peace-loving Vietnamese.
The coronavirus pandemic that the world is facing, has infected nearly 2.5 million people, causing more than 170,000 deaths worldwide, crippling livelihoods and business in major cities, shows us how China is capable of being the agent causing instability not only for Vietnam, Southeast Asia but also for the whole world.
The Federation of Vietnamese Catholic Media fully supports protests of peaceful, rightful protests of the Vietnamese compatriots at home and in diaspora in accordance with the international laws. Empowered by our faith in Our Lady of Perpetual Help's intercession, and our resolving mentality brought by our ancestors' spirit, The Federation of Vietnamese Catholic Media demands from both the Chinese and Vietnamese Communist authorities the followings:
1) The Chinese Communist government must immediately cease its encroachment of the Vietnamese territorial sea and islands as happening in Paracel and Spratly Islands of the Vietnamese People.
2) The Vietnamese Communist government must return to the Vietnamese People the right to self-determination and being the true governor of their homeland of Vietnam.
3) The Vietnamese Communist government must respect human rights and religious freedom in accordance with the United Nations’ Charter.
With complete trust in God, we are in communion, sharing, and accompanying the entire Vietnamese People in this painful situation.
We call on all Governments, National Assemblies, Religious Leaders of all religions, political parties of all nations, Human Rights organizations, Amnesty International, the International Commission on Human Rights, and all International organizations to pay special attention to and intervene, to oppose and discourage the intention of the Chinese Communist government to invade the Vietnamese territorial sea and islands in the Paracel and Spratly Islands incident. Meanwhile, we ask that you require the Vietnamese authorities to return to its People the Freedom to Religion and Human Rights in Vietnam.
Please walk beside us in the fight for the territorial sovereignty of the sea and islands of the Vietnamese People, and fight for Independence, Freedom, Human Rights, and Religious Freedom in Vietnam.
Thank you and May God bless you all
Australia, April 23, 2020.
O/B of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
Rev. John Tran Cong Nghi, Director of VietCatholic News Agency
Rev. Anthony Nguyen Huu Quang, Director of God's People Magazine, Australian publications
Rev. Stephane Bui Thuong Luu, Director of God's People Magazine, European publications
Rev. Paul Van Chi Chu, Assistant Director of VietCatholic News Agency
Mr. Nguyen Long Thao, Assistant Director of VietCatholic News Agency