Ngày 25-06-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:04 25/06/2019

16. Khi ma quỷ muốn hại linh hồn của con người, thì thường lấy đức hạnh và việc thiện tu đức của họ bày ra trước mắt, để dẫn con người đi đến kiêu ngạo.

(Thánh John Climacus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:11 25/06/2019
54. CỐ TÌNH GÂY SỰ

Có một nho sinh họ Phan đi lên kinh thành để ứng thí.

Trên đường đi thì vào quán rượu uống rượu, cô chủ quán họ Lục vóc dáng đẹp đẽ, thấy khách vào cổng thì thái độ dịu dàng và làm một bài thơ mười bảy chữ để tặng:

“Tú tài họ là Phan,

đi Trường An ứng tuyển,

nhất cử lên cao đẳng,

làm quan”.


Nho sinh đáp lời:

“Giai nhân họ là Lục,

vẻ đẹp không tì vết,

nhớ tôi bên song lạnh,

cùng ngủ”.


Cô chủ tiệm thấy mình có ý tốt tiếp đãi nhưng lại bị ác ý nhục mạ bèn đi đến quan phủ tố cáo nho sinh, trên đường đi gặp ông lão nọ hỏi cô chủ tiệm có chuyện gì mà đi gấp gáp vậy, cô chủ tiệm nói với ông lão, ông lão bèn làm bài thơ mười bảy chữ khuyên cô chủ đừng có đi cáo quan nữa, thì khỏi phiền não, bài thơ như sau:

“Anh Phan với chị Lục,

cố tình tìm phiền não,

nếu còn đến quan phủ,

không tốt”.


(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 54:

Tất cả mọi việc trên đời đều có thể giải quyết trong hoà bình nếu hai bên cùng có thiện chí, cũng vậy, tất cả mọi khuyết điểm đều có thể sửa đổi nếu chúng ta biết quyết tâm và thành tâm sửa chữa, đó là một hồng ân...

Tranh cải là chuyện thường xảy ra trong đời sống của con người, nhưng tranh cải đến độ cha con đem nhau ra phường xóm kiện nhau thì không thể chấp nhận; tranh cải đến độ anh chị em kiện nhau nơi pháp đình thì không nên, bởi vì các cuộc tranh cải ấy đều đến từ lòng tham lam ích kỷ và ghen ghét...

Đức Chúa Giê-su không kiện chúng ta trước toà công thẳng của Thiên Chúa Cha, nhưng vì yêu nhân loại nên Ngài đã khiêm hạ đến mức huỷ mình ra không, chịu thiệt thòi để chúng ta –những đứa em của Ngài- được thông phần vinh quang trong Nước Trời với Ngài.

Tranh cải thì nên lấy yêu thương và lòng khiêm tốn làm nền tảng, nếu không thì còn lại chỉ là hận thù và ghét ghen.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Thji ca suy niệm Chúa Nhật tuần 13C thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
12:26 25/06/2019
Chúa Nhật 13 THƯỜNG NIÊN. C
(Luca 9: 51-62)
THEO THẦY


Ba năm rao giảng Tin Mừng,
Thời gian đã mãn, Chúa dừng nơi đây.
Lên đường thành Thánh đong đầy,
Giê-ru-sa-lém, ngất ngây hương trời.
Hành trình muôn nẻo nhiều nơi,
Không người đón tiếp, lại khơi hận thù.
Sa-ma-ri-a dập trù,
Môn đồ nóng giận, dọa hù lửa thiêu.
Giê-su quở trách đừng liều,
Tinh thần bác ái, cao siêu cứu đời.
Trên đường mấy kẻ nghe lời,
Muốn xin theo Chúa, đáp mời dấn thân.
Nơi đâu Thầy đến canh tân,
Con đi theo sát, góp phần học khôn.
Quay nhìn mấy kẻ đồng môn,
Chim trời có tổ, con chồn có hang.
Gối đầu chẳng có lang thang,
Nay đây mai đó, cái bang đồng thuyền.
Tín trung giữ vững lệnh truyền,
Hướng về phía trước, lời khuyên theo Thầy.

Chúa Giêsu cương quyết lên đường đi Giêrusalem. Lên Giêrusalem là bước lên con đường thập giá. Chúa Giêsu nói với những người muốn theo Chúa: Ai đã tra tay vào cầy mà còn ngó lại sau lưng, thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu biết gần tới ngày Ngài phải lìa khỏi đời này. Ngài muốn các môn đệ chọn lựa một thái độ dứt khoát, hướng về phía trước và thẳng tiến cho dù có muôn vàn chông gai.

Trên đường đi, có nhiều người muốn theo Chúa, Chúa nói rõ những khó khăn phải đối diện: Con chồn có hang, con chim có tổ, Con người không có chỗ gối đầu. Theo Chúa không phải tìm hưởng vinh hoa ở đời này nhưng hướng về hạnh phúc mai sau. Tất cả các phép lạ Chúa đã thực hiện giúp con người nhận ra quyền năng và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Chúa làm rất nhiều phép lạ như hóa bánh ra nhiều, chữa lành các loại bệnh tật, xua trừ ma qủi và cho kẻ chết sống lại. Những phép lạ này không phải để con người thỏa mãn thị yếu và khen ngợi tung hô, nhưng là để củng cố niềm tin và hy vọng.

Có người nghe nói về hoàn cảnh sống nghèo nàn và lang thang nay đây mai đó của Chúa Giêsu, họ chán nản bỏ đi. Vì cuộc sống của họ còn mải mê với của cải tiền bạc giầu sang. Họ cậy dựa và gối đầu vào các của cải trần gian, dựa vào bảo hiểm, vào ngân hàng và vào qũy tiết kiệm để dành. Họ hy vọng rằng các thứ quỹ đó có thể mua sự bảo hiểm an toàn cho đời sống. Thật ra, bảo hiểm chỉ là những bảo đảm tạm thời một phần về vật chất. Chúng ta thấy bao nhiêu người đã sa cơ vì hãng bảo hiểm bị phá sản.

Truyện kể: Có vị thiền sư Ấn Độ đang ngồi tinh niệm bên bờ sông. Một người đàn ông nọ muốn ra mắt xin làm đệ tử. Ông rón rén đến bên vị linh sư và đặt dưới chân ngài hai viên ngọc qúy như là lễ vật ra mắt. Vị linh sư lấy một viên ngọc ném xuống sông. Tiếc của, người đàn ông giầu có liền nhảy xuống sông để cố tìm viên ngọc. Lâu giờ không tìm được, ông xin vị linh sư chỉ chỗ nào ngài ném viên ngọc. Vị linh sư cầm viên ngọc còn lại ném xuống sông và chỉ cho ông ta, tôi đã ném vào chỗ đó, xuống mà mò. Con người cậy dựa vào tiền bạc và tiếc xót của cải, còn ngoái cổ lại đằng sau tìm kiếm. Không xứng đáng là môn đệ của Chúa.

Chúa Giêsu không ép buộc ai phải theo Chúa, nhưng khi chúng ta chấp nhận là môn đệ của Chúa, chúng ta phải chấp nhận thập giá. Chúa phán: Ai muốn làm môn đệ của Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo Thầy. Chúa không chỉ hứa hạnh phúc hiện tại nhưng còn là hạnh phúc vĩnh cửu đời đời.

THỨ HAI, TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN
(Mt 8, 18-22).
THEO THẦY


Đám đông dân chúng vây quanh,
Bước đi theo Chúa, ơn lành nguyện xin.
Ước mong Luật Sĩ van xin,
Đi đâu bất cứ, con tin theo Thầy.
Giê-su thú thật lời này,
Chim trời có tổ, chồn bầy có hang.
Con Người không ở cao sang,
Gối đầu không có, không màng công danh.
Theo Thầy bỏ hết lợi danh,
Xa cha xa mẹ, bỏ ngành chuyên môn.
Chú tâm nuôi dưỡng linh hồn,
Chân thành tín nghĩa, suy tôn Ngôi Lời
Chứng nhân sự thật ở đời,
Truyền rao đạo lý, gọi mời yêu thương.
Môn đồ dứt bỏ đoạn trường,
Hy sinh gian khó, mở đường thiên cung.

THỨ BA, TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN
(Mt 8, 23-27).
GIÓ BIỂN


Lênh đênh giữa biển chiều hôm,
Chúa nằm dựa ngủ, gió nồm nổi lên.
Sóng to biển động tràn bên,
Dập dềnh sóng vỗ, nước trên ngập tràn.
Môn đồ chèo chống giữa làn,
Nguy cơ chìm đắm, vô vàn sợ lo.
Cầu mong Thầy giúp sức cho,
Lại gần đánh thức, Thầy trò cứu nguy.
Sao mà nhát sợ giảm suy,
Đức tin yếu kém, tư duy nghi ngờ.
Chúa rằng sóng lặng như tờ,
Nước trôi gió nhẹ, vật vờ lặng yên.
Thất kinh quyền phép siêu nhiên,
Đất trời vâng phục, cõi thiên phép lành.
Kính tin Con Chúa ẩn danh,
Quyền năng siêu thoát, chúng sanh phụng thờ.

THỨ TƯ, TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN
(Mt 8, 28-34).
TRỪ QUỶ


Hai người quỷ ám đi ra,
Sống nơi mồ mả, thiệt là thất kinh.
Ám tà hung dữ hằng rình,
Người qua kẻ lại, thình lình khiếp thay.
Chúng kêu xin Chúa đừng rầy,
Can chi hành hạ, trước ngày định sao.
Bỏ qua tha thứ cách nào,
Đàn heo mé biển, sẽ nhào xuống sâu.
Chúa đành ưng thuận lời cầu,
Quỷ ma xuất khỏi, chúi đầu thoát thân.
Người chăn sợ hãi quỷ thần,
Đành rời chạy trốn, về gần báo tin.
Hai người tỉnh táo đứng nhìn,
Cả thành kinh hãi, van xin Thầy rời.
Chúa thương dân chúng mọi nơi,
Ra đi vùng khác, gọi mời canh tân.

THỨ NĂM, TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN
(Mt 9, 1-8).
THA TỘI


Xuống thuyền vượt biển đi về,
Quê hương xứ sở, cận kề làng bên.
Khiêng người bất toại nằm trên,
Đớn đau bệnh hoạn, cuốn mền xót xa.
Cầu xin Chúa cứu người ta,
Chữa lành thân xác, thứ tha tội tình.
Mấy người Luật sĩ rẻ khinh,
Sao ông phạm thượng, quyền linh Chúa Trời.
Quyền năng Chúa Cả cao vời,
Có quyền tha tội, chữa đời phàm nhân.
Bệnh tình hồn xác toàn thân,
Chúa rằng vác chõng, bước chân về nhà.
Đoàn dân sợ hãi kêu la,
Tôn vinh Thiên Chúa, hải hà ban ơn
Chúa thương đoàn lũ nhiều hơn,
Bơ vơ lạc lõng, lâm cơn đau buồn.

THỨ SÁU, TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN
(Mt 9, 9-13).
ƠN GỌI


Ngồi bàn thu thuế bên đường,
Mát-thêu oai vệ, xã phường ở đây.
Giê-su bước tới chốn này,
Ngó nhìn kêu gọi, ông này theo tôi.
Ông ta đứng dậy ngay thôi,
Về nhà đãi tiệc, cùng ngồi với nhau.
Nhiều người thu thuế đến sau,
Cả phường tội lỗi, tới mau xum vầy.
Những người Biệt Phái quấy rầy,
Tại sao ăn uống, nơi này không hay.
Chúa cùng môn đệ giãi bày,
Chỉ người đau yếu, cần thầy cứu cho.
Xác thân khỏe mạnh khỏi lo,
Học xem ý nghĩa, lý do thực hành.
Những người công chính tốt lành,
Không cần cứu chữa, hư danh một đời.

THỨ BẢY, TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN
(Mt 9, 14-16).
GIỮ CHAY


Gio-an khắc khổ luyện tu,
Ăn chay nếm mật, công phu tập tành.
Tiền hô tu đạo thực hành,
Giữ chay nghiêm ngặt, lưu danh ở đời.
Môn đồ tuân giữ mọi lời,
Theo thầy chay tịnh, một đời khắc ghi.
Giê-su Con Chúa từ bi,
Lữ hành dương thế, ra đi có ngày.
Thời gian hiện diện nơi này,
Tin mừng loan báo, cơ may trong đời.
Tông đồ vui hưởng một thời,
Giống như phù rể, chung lời chúc khen.
Tân lang rời bỏ gót sen,
Hạt mầm gieo xuống, muối men cho đời.
Ăn chay tưởng nhớ đến Người.
Tông đồ môn đệ, tới thời ăn chay.
 
Sống đơn giản
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:12 25/06/2019
SỐNG ĐƠN GIẢN
CN 13 C

Người ta đã đúc kết ra một nguyên lý rất giá trị thế này: "những người thành công có biệt tài là biến những điều phức tạp trở lên đơn giản". Lý do rất dễ hiểu là làm cái gì cũng cần có sự ủng hộ và tham gia của rất nhiều người, muốn họ ủng hộ, muốn họ tham gia thì trước tiên họ phải hiểu. Muốn họ hiểu thì phải thật đơn giản. Steve Jobs có biệt tài là biến chiếc iPhone, iPad là những sản phẩm công nghệ cao cấp thành những thiết bị dễ sử dụng đến nỗi trẻ em 2 tuổi, ông bà già 80 tuổi sử dụng dễ dàng mà không cần học. Nguyên lý của Steve Jobs và Apple rất đơn giản: muốn xem cái gì thì chọc ngón tay vào đó, muốn quay trở lại thì bấm vào mũi tên quay ngược, muốn to lên thì năm ngón tay xoè ra, muốn thu nhỏ thì năm ngón tay chụm vào; thao tác tự nhiên đúng như suy nghĩ của con người.

Cuộc sống thật đơn giản vì nó vốn rất đơn giản. Khi còn nhỏ thì đơn giản, lớn lên trở nên phức tạp. Khi nghèo khó thì đơn giản, lúc giàu có trở nên phức tạp.Khi thất thế thì đơn giản, lúc có địa vị thì trở nên phức tạp.Tự nhận bản thân đơn giản, đánh giá người khác phức tạp.Thật ra, thế giới này rất đơn giản chỉ có lòng người là phức tạp. Mà suy cho cùng thì lòng người cũng đơn giản, chỉ vì có lợi ích chi phối nên con người mới trở nên phức tạp. Đời người, đơn giản thì vui vẻ. Nhưng người vui vẻ được mấy người.Đời người, phức tạp thì phiền não. Nhưng người phiền não thì quá nhiều.Trong cuộc đời mỗi người đều không thể tránh khỏi những lúc buồn phiền, lo lắng thậm chí là đau khổ.Người vui vẻ không phải là người không có buồn phiền, mà là người không để cho những nỗi buồn và niềm đau ấy khống chế. (St).

Trong kho tàng văn chương tu đức Ấn Giáo có chuyện kể như sau:

Ở một làng nọ, có vị đạo sĩ, Sadhu, tu thân lâu ngày, gần đạt đến bậc thánh nhân. Dân chúng ngưỡng mộ, quý mến nhà đạo sĩ, đến thỉnh ý, tầm thầy học đạo.

Một ngày kia, thấy vị đạo sĩ rách rưới, kẻ qua đường biếu nhà đạo sĩ manh vải che mình. Những lúc Sadhu ngồi thiền niệm, bầy chuột tưởng tượng gỗ, rúc vào tấm vải gặm nhấm. Tội nghiệp, có kẻ qua đường thấy thế, biếu Sadhu con mèo bắt chuột. Dân trong làng thương tình, thay nhau đem sữa nuôi con mèo. Rồi ngày nọ, có kẻ hành hương từ phương xa, nghe tiếng thơm nhân đức, đến viếng nhà đạo sĩ. Người đàn bà giàu có ấy tặng đạo sĩ Sadhu con bò để lấy sữa nuôi con mèo. Để nuôi con bò, người ta làm cho nó cái chuồng. Từ dạo đó, con bò có chuồng, vị đạo sĩ không có nhà. Thấy thế không ổn, dân trong làng làm cho nhà đạo sĩ chiếc chòi lá.

Từ ngày ấy, nhà đạo sĩ không còn nhiều thời giờ tu niệm như xưa, bận rộn nuôi con bò để lấy sữa nuôi con mèo. Nuôi con mèo để đuổi lũ chuột. Phải lo sửa sang căn nhà. Dân trong làng không muốn nhà đạo sĩ mất thời giờ săn sóc con bò, họ gởi một người đàn bà đến cắt cỏ nuôi con bò, săn sóc con mèo thay cho nhà đạo sĩ có giờ thiền tu.

Nhà đạo sĩ đã có tấm vải che thân, có con mèo đuổi chuột, có con bò cho sữa, có căn nhà để ở, có người đàn bà săn sóc cuộc đời mình. Chẳng bao lâu, nhà đạo sĩ không còn thời gian tĩnh mịch nữa, ông đầy đủ hết rồi.

Đâu là con đường tu đạo? Ông lấy người đàn bà làm vợ, thế là chấm dứt cuộc đời hạnh tu…

Sống đơn giản đưa Shadu vào đời sống tu hạnh. Mất đơn giản, ông mất lý tưởng. Trong Giáo Hội, tất cả các đại thánh đều có đời sống đơn giản. Không phải trong Giáo Hội Công Giáo mà thôi, tất cả thánh nhân trong tôn giáo khác cũng vậy. (x.Những trang nhật ký của một linh mục, Nguyễn Tầm Thường, SJ).

Bài đọc 1 hôm nay kể chuyện Êlisa quyết tâm theo Êlia để làm Ngôn sứ. Êlisa là nông dân, đang cày ruộng với 12 cặp bò. Nghe Thầy Êlia kêu gọi, Êlisa đã chẻ cày làm củi, giết bò làm lễ vật, thiêu đốt tất cả để dâng tiến Chúa, rồi lên đường theo Thầy. Ruộng đất, trâu bò, cày cuốc là tài sản của nông dân. Đốt cày cuốc, làm thịt trâu bò, có nghĩa là từ bỏ tài sản, là đoạn tuyệt với nghề nghiệp cũ. Đó là một lựa chọn dứt khoát. Ra đi không vướng bận, không luyến tiếc những gì đã có. Đó là thái độ dứt khoát và phó thác, vâng phục hoàn toàn.

Khác với thái độ của Êlisa, Tin Mừng hôm nay thuật chuyện ba người muốn theo Chúa Giêsu, xin được làm môn đệ. Chúa đòi hỏi họ phải dứt khoát trong chọn lựa.

- Người thứ nhất hăng hái xin theo Chúa đi bất cứ nơi đâu. Chúa Giêsu không giấu anh hoàn cảnh bấp bênh của mình. Ngài sống cuộc đời phiêu bạt, không mái nhà để trú, lúc nào cũng ở trong tư thế lên đường. Chấp nhận theo Ngài là chịu bỏ mọi an toàn, không ổn định, là sống thân phận lữ khách trên mặt đất (x.1Pr 2,11). Theo Ngài là theo Đấng có chỗ tựa đầu. Chỗ tựa đầu tiên là máng cỏ. Chỗ tựa đầu cuối là thập giá.
- Người thứ hai chấp nhận theo Chúa với điều kiện cho anh về chôn cất người cha mới qua đời trước đã. Anh muốn chu toàn bổn phận thiêng liêng của người con. Chúa Giêsu coi trọng việc hiếu kính mẹ cha (x.Mt 15,3-9), nhưng Ngài đòi anh dành ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng.
- Người thứ ba xin về từ giã gia đình trước đã.Chúa Giêsu đòi anh ta dứt khoát thẳng tiến như người cầm cày, không quay lại với những kỷ niệm quá khứ, không bị cản trở bởi những ràng buộc gia đình, để tận tâm tận lực lo cho Nước Thiên Chúa.

Ba người muốn xin đi theo để làm môn đệ của Chúa Giêsu. Thế nhưng, họ không dứt khoát chọn lựa như Êlisa, họ vẫn còn đắn đo kỹ lưỡng, chần chừ vì những lý do xác thịt và bịn rịn gia đình. Chúa Giêsu trả lời cho cả ba trường hợp là "hãy theo Ta" và đặt giá trị thiêng liêng lên trên mọi của cải vật chất. Theo Chúa lên Giêrusalem là đánh đổi cuộc đời quá khứ để lấy một tương lai mới, tuy vô định, đầy gian nan, bất trắc nhưng tươi sáng và chân thật hơn. Ba trường hợp khác nhau, nhưng đều chung một lời mời gọi từ Chúa Giêsu. Ba lời đối thoại trên cũng là ba đòi hỏi hướng đến điều răn thứ nhất: "Phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn" (Mt 22, 37).

Theo Chúa phải can đảm, phải chọn lựa và ưu tiên tìm kiếm và loan báo về Nước Thiên Chúa trước, còn mọi chuyện khác, Chúa sẽ lo cho sau. Con đường đi tìm Chúa là con đường con đường của từ bỏ… Tuy nhiên, muốn đạt được hạnh phúc thật thì phải lựa chọn trong tinh thần dứt khoát.

Nếu cuộc đời con người là một chuỗi những chọn lựa, thì chính những chọn lựa ấy sẽ dệt nên cuộc đời riêng của mỗi người.

Nếu cuộc đời người Kitô hữu là một chọn lựa dứt khoát cho việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa, thì đó chính là một chuỗi những lời đáp trả tiếng Chúa vang lên từng phút giây trong cuộc sống.

Nhìn lại những chọn lựa hằng ngày, chúng ta chợt giật mình, vì thấy chúng ta thường hay chọn mình: sở thích của mình, tự do của mình, hạnh phúc của mình, gia đình của mình… Chúng ta chọn tất cả những gì ít nhiều dính dáng đến bản thân. Nhưng Đức Giêsu lại dạy: “Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước đã, còn mọi sự khác, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

Ơn gọi của Êlisa đến trong lúc ông đang cày ruộng, đang làm những công việc hàng ngày. Ơn gọi của Phêrô xảy đến khi ông đang thả lưới, của Môsê khi ông đang chăn chiên, của Mathêu khi ông đang ngồi bàn thu thuế… Ơn gọi tiêu biểu của mỗi cá nhân là ở trong bổn phận hàng ngày. Sống ơn gọi của mình là biết chọn lựa và ưu tiên. Đó cũng là lời mời gọi, hãy đơn giản hoá cuộc sống.

Để sống bình an vui vẻ hạnh phúc, chúng ta chỉ cần sống đơn giản. Chúa Giêsu là người thích sống đơn giản và bình thường. Suốt ba năm rao giảng, Ngài mặc những chiếc áo, mang những đôi dép giản dị. Ngài không nghĩ mình là Thiên Chúa, nhưng đã hạ mình trở nên như tôi tớ rửa chân cho các môn đệ, để đến với người nghèo, bệnh nhân và tội nhân. Chúa Giêsu thích sự đơn sơ và bé nhỏ giữa đời thường. Bởi vậy, Ngài mới nhắn nhủ các môn đệ: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,4). Chúa Giêsu đã gieo vào lòng thế giới giá trị của yêu thương và phục vụ trong đơn giản âm thầm.

Đơn sơ là một đức tính quý báu trong linh đạo “thơ ấu thiêng liêng” của thánh Têrêxa Hài Đồng. Sống đơn sơ và giản dị. Đối với những tâm hồn đơn sơ, không cần có những phương thế phức tạp.Nếp sống của Têrêxa luôn trong sáng, thành thực và tự nhiên. Con đường thơ ấu thiêng liêng là sống cuộc sống đơn sơ, yêu mến Chúa, hướng tới trọn lành. Sống đơn giản mới có được tinh thần thanh thoát và nhẹ nhàng, chúng ta mới nhạy bén để sống theo hướng dẫn của Thần Khí chứ không theo xác thịt, vì “anh em được gọi để hưởng tự do”.



 
Không dính bén
Lm Vũđình Tường
23:36 25/06/2019
Không bị ràng buộc bởi của cải, vật chất và quyền lực là điều Đức Kitô yêu cầu các môn đệ Ngài chọn trong cuộc sống. Bởi gắn bó với vật chất, của cải, danh vọng là tự chọn làm mất tự do trong việc rao giảng Tin Mừng. Của cải ở đâu tinh thần và tim óc ở đó. Của cải, vật chất và quyền lực còn làm cho con người ra kiêu ngạo, coi mình hơn người, dùng tiền của nếu không áp bức, đè nén thì cũng mưu ích mua chuộc lòng người. Rất khỏ xử dụng của cải, quyền lực cách công chính. Đức Kitô kêu gọi con người cần chọn lựa thái độ sống, và sống hạnh phúc. Mẫu người để theo không phải ai khác mà chính là Đức Kitô. Lời kêu gọi hãy 'theo ta' nhận được những đáp trả khác nhau. Hầu như ai cũng biết đi theo Đức Kitô là khôn ngoan, chọn đúng, đáng làm, cần phải làm, nhưng họ chưa sẵn sàng vì còn bị nhiều lí do khác nhau trong cuộc sống ràng buộc. Mức độ đáp trả cho biết người đó yêu mến Đức Kitô bao nhiêu.

Đức Kitô và hai môn đệ Gioan và Giacobê đi ngang qua làng Samarita. Các ông trông mong họ sẽ đón tiếp Đức Kitô nhưng họ đã không làm thế; Đức Kitô chỉ đi qua làng, đến thành thánh Jerusalm, mà không lưu lại với họ nên họ từ chối đón tiếp. Hai ông bực dọc muốn lửa từ trời xuống thiêu rụi làng. Đức Kitô khiển trách các ông bởi đường lối của Ngài là ôn hoà, nhẫn nhục và tha thứ. Điều các môn đệ định làm cho thấy lạm dụng quyền lực trong tay là điều rất dễ xảy ra. Trên đường đi Đức Kitô gặp một người và anh ta muốn theo Đức Kitô, Ngài đáp lại anh 'Con Người không chỗ dựa đầu'. Điều này giải thích rõ việc tại sao Đức Kitô không lưu lại trong làng bởi Ngài không muốn bị của cải, nơi chốn ràng buộc. Ngài muốn được tự do, thảnh thơi trong việc rao giảng mà không bị vướng víu do vật chất. Đây chính là trọng tâm của bài giảng. Đức Kitô muốn môn đệ của Ngài được tự do rao giảng mà không kèm theo bất cứ mục đích riêng nào. Thứ nhất phục vụ nước trời nơi trần thế, người môn đệ cần vất bỏ tất cả. Tất cả đều lo cho việc rao giảng Tin Mừng. Thứ hai, người môn đệ cần biết điều nào chính, rao giảng Tin Mừng, là chính, là quan trọng hơn cả. Dính bén đến của cải, quyền lực thế nào cũng bị ràng buộc, bị cầm chân. Như thế vừa mất tự do trong việc rao giảng, rất có thể bị thiên vị trong việc rao giảng. Đáp lại một người khác Đức Kitô nói với anh 'hãy để kẻ chết chôn người chết'. Không rõ cha anh đã chết hay vẫn còn sống. Điều chắc chắn là vật chất, của cải, chức tước, không tồn tại. Một khi chúng ra đi, người yêu mến nó hết mình sẽ cảm thấy bị mất mát, trống rỗng, như chính mình bị chết đi. Ai cũng cần đến vật chất cần thiết để sống, nhưng hoàn toàn lệ thuộc vào vật chất, sống chết với vật chất, địa vị là điều cần tránh bởi chính chúng ngày nào đó cũng chết. Với người khác Đức Kitô nói với anh. Thiếu tự do trong việc rao giảng là người môn đệ nửa vời bởi nửa đi theo, nửa không. Khả năng con người không thể hoàn thành hai việc trọng đại cùng lúc không, hoặc làm tốt việc này, bê trễ việc kia. Rất có thể bê trễ cả hai. Người môn đệ luôn ghi nhớ trong lòng họ là người lữ hành. Bởi là người lữ hành nên không nên ràng buộc. Dính vào của cải, quyền lực, bởi chúng sẽ cản trở mức độ rao giảng của người lữ hành. Người lữ hành luôn có nơi muốn đến. Nơi người lữ hành muốn đến chính là Thiên Quốc, họp nhau trên nước trời. Vì thế người lữ hành mang hành trang tình yêu, yêu Thiên Chúa, yêu tha nhân là hành trang duy nhất mang vào nước trời. Hành trang này không bị trộm cắp, không bị mối mọt bởi nó kết hợp với tình yêu Chúa, mà tình yêu Chúa luôn tồn tại. Cần của cải vật chất để sống là điều hợp lí, ai cũng làm nhưng dựa vào quyền thế của vật chất gây đau khổ cho chính mình và cho tha nhân là điều cần tránh hết sức có thể. Bởi quê hương thật của người lữ hành là nước trời, nơi đó có Thiên Chúa hằng sống, có tình yêu vô biên và có niềm vui vĩnh cửu.

TiengChuong.org

Detachment

There are different responses to Jesus' invitation to follow Him. Jesus initiates the call, and he is waiting for each individual to respond to His call. In today's reading some said to Him that they would love to, but were not ready. It was their personal agenda that stopped them following Jesus. The call was simple, 'follow me', but it specified Whom one should follow. Jesus made the call, and each individual was and free to commit. The level of commitment depends on how much one loves Jesus.

Jesus and His disciples, James and John, went through a Samaritan village. Problems happened because of different expectations. The disciples hoped the villagers would welcome Jesus, while the villagers wouldn't. It was not that Jesus was Jewish, but because He was going to Jerusalem. The disciples got upset and wanted to use violence to show the Samarians how wrong they were. Jesus rebuked them. God's way was not violence but humility, love and forgiveness. On their way, Jesus met the man, who wanted to follow him, and He told the man that 'the Son of Man has nowhere to lay his head'. The implication was clear, to follow Jesus means to be free from worldly attachment. Jesus would not want his disciples to be tied down in one single location. He would prefer them to be free to work for God's kingdom. This is the heart of today's message. First, Jesus would love the people who followed Him without having their own agenda. To serve God's kingdom on earth, one needs to be free from whatever ties him down.

Second, Jesus called them to prioritize their purpose in life. It was to serve God's kingdom first and everything will be given too. Attachment to any material thing on earth would lose the freedom to work for God's kingdom. To another person, Jesus told him 'Leave the dead to bury their dead'. We don't know whether his father had already passed away or he was still living. We know that all material things have lives of its own. When we lose what we love dearly, we feel like we have been flung into a black hole. Clinging to the world's materials is a deadly mistake. We all need them but must not entirely depend on them.

To another person, Jesus told him that half- way commitment is unsuitable for God's kingdom. To work for God's kingdom one must commit oneself, not half way, but be fully committed. We are the pilgrim people. Doing pilgrimage is aiming to improve one's spiritual journey. Pilgrim people have a destination to reach, and our destination is God, Who has prepared a home for us. In that sense, our true home is in heaven, and our true treasure is eternal treasure. Heavenly treasure is made of love of God, and love of our neighbours, and that is what we bring into God's kingdom. For those who are firmly attached to the material world, accumulation of wealth and power is their way of life. We all need essential things to live on, but must not forget where our permanent home is. We are the pilgrim people and Jesus is our Lord whom we want to be with.

Jesus calls us to detach ourselves from worldly materials and be free to serve God, and God will welcome us into His heavenly home when our pilgrimage ends.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phái đoàn Tòa Thượng Phụ Constantinople sang Tòa Thánh dự lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ
Đặng Tự Do
16:43 25/06/2019
Từ thời xa xưa Giáo Hội Roma đã có truyền thống cử hành lễ trọng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô trong cùng một ngày. Tiếp tục truyền thống đó, lúc 9:30 sáng thứ Bẩy 29 tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô. Dịp này, ngài cũng làm phép dây Pallium cho các vị Tổng Giám Mục chính tòa được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.

Theo một truyền thống tốt đẹp giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo, hàng năm Tòa Thượng Phụ Constantinople gởi một phái đoàn sang Rôma vào ngày 29 tháng Sáu để tham dự lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, bổn mạng của Giáo Hội Công Giáo. Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo cũng gởi phái đoàn sang Istanbul vào ngày 30 tháng Mười Một để mừng lễ thánh Anrê, bổn mạng của Giáo Hội Chính Thống.

Năm nay, phái đoàn Tòa Thượng Phụ Constantinople được hướng dẫn bởi Ðức Tổng Giám mục Telmissos Job, đại diện Ðức Thượng Phụ Constantinople tại Hội đồng Ðại kết các Giáo Hội. Ngài cũng là Đồng chủ tịch Ủy ban hỗn hợp quốc tế về Ðối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống.

Sáng ngày 28 tháng Sáu, Ðức Thánh Cha sẽ tiếp kiến phái đoàn và ngày hôm sau, phái đoàn sẽ tham dự Thánh lễ do Ðức Thánh Cha chủ sự.

Không chỉ “tham dự” mà thôi, các vị trong phái đoàn Chính Thống Giáo đóng một vai trò quan trọng trong lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Chẳng hạn như trước khi bắt đầu thánh lễ vị trưởng phái đoàn Chính Thống Giáo sẽ đi cùng với Đức Thánh Cha xuống hầm mộ Thánh Phêrô. Hai vị sẽ cùng cầu nguyện tại đây trước khi các dây Pallium được đưa lên từ đây.

Trên toàn thế giới có khoảng 260 triệu tín hữu Chính Thống Giáo thuộc 15 Giáo Hội độc lập với nhau là các Giáo Hội Constantinople, Alexandria, Antiôkia, Giêrusalem, Georgia, Cyprus, Bảo Gia Lợi, Serbia, Nga, Hy Lạp, Ba Lan, Rumani, Albania, Cộng Hòa Tiệp và Slovakia, và Ukraine.

Giáo hội Chính Thống Constantinople là Giáo hội Chính thống lâu đời nhất và Ðức Thượng Phụ Constantinople là Giáo chủ danh dự của toàn thể 15 Giáo hội Chính Thống.

Cuộc Đại ly giáo đầu tiên trong Kitô giáo đã diễn ra hơn 900 năm trước. Sự lạnh nhạt ngày càng tăng từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 11 giữa Giáo hội Đông phương có trụ sở tại Constantinople và Giáo Hội Công Giáo có trụ sở tại Rôma đã dẫn đến cuộc Đại ly giáo năm 1054, chia rẽ những người theo Chúa Kitô thành Chính thống giáo Đông phương và Công Giáo Tây phương.

Mong muốn hàn gắn xuất phát từ Giáo Hội Công Giáo vào thế kỷ 20 với Công đồng Vatican II, diễn ra từ 1962 đến 1965. Tuy nhiên, cần phải có sự can đảm, cởi mở và tầm nhìn xa của hai nhà lãnh đạo vĩ đại từ cả hai phía để phá bỏ những xấu hổ và tai tiếng tích lũy hơn 900 năm. Sự kiện lịch sử này đã diễn ra vào ngày 5 tháng Giêng năm 1964, khi Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Đại kết Athenagoras của Constantinople gặp gỡ và ôm hôn nhau ở Giêrusalem.

Kể từ đó, hai Giáo hội đã tham gia đối thoại để tiến đến hiệp thông hoàn toàn.


Source:Vatican News
 
James Carroll: “Hãy hủy bỏ chức linh mục”, ''Thầy ở đó''
Vũ Văn An
19:03 25/06/2019


V. “Thầy ở đó”

Giáo hoàng Phanxicô bày tỏ sự “xấu hổ và đau buồn” về việc lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục, nhưng theo bản năng, ngài bảo vệ các kẻ phạm tội, chống lại những kẻ buộc tội họ. Ngài gọi chủ nghĩa giáo sĩ trị là “một sự đồi bại của Giáo hội”. Nhưng thực ra, ngài muốn nói gì? Ngài tố cáo nền văn hóa giáo sĩ trong đó lạm dụng tìm được chỗ đứng của nó nhưng không làm gì để phá bỏ nó. Trong các phản ứng của mình, ngài là hiện thân của nền văn hóa đó. Tôi không bao giờ ngạc nhiên khi các tiền nhiệm giáo hoàng của ngài xử sự cách này, ví dụ, Hồng Y Ratzinger, trước khi trở thành Giáo hoàng Bênêđictô XVI, cấm các giám mục chuyển các trường hợp linh mục săn mồi cho chính quyền dân sự, buộc các ngài theo điều ngài gọi là “bí mật giáo hoàng”. Ngay cả lúc này, với tư cách là một vị giáo hoàng hưu trí, giả thiết phải đứng bên lề, Ratzinger vẫn đang bảo vệ trật tự cũ. Hồi tháng Tư, ngài đã cho công bố, trên một tạp chí định kỳ của vùng Bavaria, một bài đả kích khá bất thường vì cả sự phù phiếm của nó cũng như sự thiếu hiểu biết của nó. Đức Bênêđictô đổ lỗi việc lạm dụng tình dục của các linh mục cho sự lỏng lẻo về đạo đức của những năm 1960, sự vô thần của nền văn hóa đương thời, sự tồn tại của những nhóm đồng tính luyến ái trong các chủng viện - và cách các trước tác của chính ngài bị làm ngơ. Việc ngài khiếu nại cho thấy một phản bác hầu như không che giấu đối với triều giáo hoàng của người kế vị, và chắc chắn lên sinh lực cho các nhà phê bình cánh hữu của vị đương kim giáo hoàng. Nhưng than ôi, vị giáo hoàng hưu trí và các đồng minh của ngài có thể có đủ lý do thực sự để khỏi phải lo lắng. Vì việc một giáo hoàng cách mạng khác như Đức Phanxicô đã đích thân chứng minh tính không thể phá hủy của giáo sĩ trị đã nói lên tất cả rồi.

Đức Phanxicô đã kiên quyết bảo vệ hai trụ cột của chủ nghĩa giáo sĩ trị - việc loại phụ nữ ra ngoài chức linh mục theo chủ nghĩa bài phụ nữ của Giáo hội, và việc Giáo Hội yêu cầu các linh mục giữ luật độc thân. Ngài đã thất bại trong việc đưa giáo dân vào vị trí quyền lực thực sự. Sự bình đẳng để phụ nữ được giữ các chức vụ trong Giáo hội đã bị phản đối chính vì, giống như việc chấm dứt luật độc thân linh mục, nó sẽ mang theo nó một sự biến đổi rộng rãi đối với toàn bộ triết lý sống Công Giáo: (đó là) chấp thuận quyền tự trị tình dục của nữ giới; chấp thuận tình yêu và khoái cảm, không chỉ sinh sản, như một mục đích của tình dục; chấp thuận cho các giáo sĩ kết hôn; chấp thuận ngừa thai; và, thực sự, chấp thuận hoàn toàn những người đồng tính luyến ái. Không chấp thuận việc nam giới thống trị; không chấp thuận thẩm quyền tối cao của các giáo sĩ; không chấp thuận tiêu chuẩn hai mặt.

Mô hình biến đổi có tiềm năng đối với vị giáo hoàng này hoặc bất cứ vị giáo hoàng nào vẫn là việc, sau thời Diệt Chủng, phải triệt để duyệt lại giáo huấn Công Giáo về người Do Thái – đỉnh cao của Vatican II. Việc chính thức từ bỏ lời vu vạ “giết Chúa Kitô” bởi một công đồng long trọng của Giáo hội, cùng với việc khẳng định tính chính trực của Do Thái giáo, đạt tới độ sâu hơn trong giáo lý và truyền thống Công Giáo hơn bất cứ điều gì liên quan đến việc lật đổ chủ nghĩa giáo sĩ trị, bất kể điều này liên quan đến việc phong chức cho phụ nữ, việc linh mục kết hôn, hoặc các vấn đề khác về tình dục. Việc lên khuôn lại mối liên hệ của Giáo hội với người Do Thái, theo tôi, là việc duyệt lại lớn nhất mà thần học Kitô giáo từng hoàn thành. Thói quen chống Do Thái giáo của Công Giáo (hay Kitô giáo) chưa bị bẻ gẫy hoàn toàn, nhưng việc biện minh nó về thần học đã bị xóa bỏ. Dưới sự lãnh đạo quyết đoán của một giáo hoàng, sự thay đổi sâu sắc có thể xảy ra, và nó có thể xảy ra nhanh chóng. Đây là điều phải xảy ra bây giờ.

Nhưng có phần chắc chuyện ấy không xẩy ra. Đức Phanxicô gần như chắc chắn đến rồi đi mà không bao giờ lưu ý đến những tha hóa đầy bạo lực của chức linh mục. Các giáo sĩ cánh hữu quyết tâm đánh bại ngài, bất kể ngài làm gì. Những người bảo thủ trong Giáo hội biết rõ hơn hầu hết mọi người rằng việc đối lập với chủ nghĩa giáo sĩ trị, điều mà họ nhắm để bảo vệ, không phải là một việc mơ hồ nâng người giáo dân lên phường hội bàn thờ hoàn cầu mà là nền dân chủ - một việc lật nhào quyền lực sẽ làm họ và bè lũ mất ghế.

Nhưng chủ nghĩa giáo sĩ trị Công Giáo cuối cùng sẽ tận số, bất kể những kẻ phản động cương quyết cố gắng củng cố nó ra sao. Vatican, với hàng giám mục kiểu tổng trấn, là đỉnh cao của một cơ cấu quản trị mắc nợ nhiều nơi các hoàng đế hơn là các tông đồ. Sự mất uy tín sâu xa của hàng giám mục đó đang diễn ra. Tôi muốn trở thành một phần của phong trào sẽ mang lại sự giải phóng để Giáo Hội Công Giáo thoát khỏi thứ đế chế đã giam hãm nó 1,700 năm trước.

Tôi biết rằng nhiều điều đang bị đe dọa ở đây hơn là nỗi xao xuyến lắng lo của một người đàn ông đơn độc chỉ biết qùy gối. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu, sự suy giảm của hàng giáo dân Công Giáo đối với việc thực hành đức tin bình thường đã rất cảm kích trong những năm gần đây, một hiện tượng được phản ánh trong việc giảm sút dần hàng ngũ giáo sĩ: Nhiều giáo xứ không có linh mục nào cả. Tại Hoa Kỳ, Công Giáo đang mất các thành viên nhanh hơn bất cứ tín phái tôn giáo nào khác. Cứ mỗi người trưởng thành không theo Công Giáo gia nhập Giáo hội qua việc trở lại, thì có sáu người Công Giáo bỏ đạo. (Có những nơi trong thế giới đang phát triển đang có sự phát triển của Công Giáo, nhưng những khu vực đó phải đối mặt với các vấn đề riêng của họ về giáo sĩ trị và tai tiếng - và cả thách thức của Thệ Phản Tin lành nữa).

Nhưng đơn giản rời bỏ Giáo hội là để cho những xung động tồi tệ nhất của nó không bị thách thức và những phần tử tốt nhất của nó không được hỗ trợ. Khi kẻ vỡ mộng ra đi, những kẻ phản động Công Giáo là những kẻ vui mừng khôn xiết. Họ mong muốn một định chế nhỏ hơn, nhưng chính thống một cách cứng ngắc hơn. Sự co cụm này chính là điều có tên là giải pháp Bênêđíctô (Benedict option) đặt theo người sáng lập đan viện thế kỷ thứ sáu, chứ không theo Đức Bênêđíctô XVI, mặc dù vị giáo hoàng hưu trí có thể chấp thuận nó. Việc can thiệp vào tháng Tư của vị này đã mô tả một thế giới ảm đạm (dystopia) đầy tưởng tượng hiện đại - ấu dâm được hợp pháp hóa, nội dung khiêu dâm được trình diễn trên máy bay – những điều Giáo hội vô ngộ phải chống đối. Công Giáo của Đức Bênêđíctô sẽ trở thành một nền văn hóa phản bác (counterculture) tự khuếch đại, nhưng cái thứ sống sót thanh giáo khắt khe (puritanical), căm ghét thế giới ấy sẽ không được hoàn cầu lưu ý.

Sự đổi mới do Vatican II đưa ra có thể đã bị cản trở, nhưng một Giáo Hội Công Giáo cải cách, giác ngộ và đầy hy vọng là điều chủ yếu đối với thế giới của chúng ta. Đối với các vấn đề cấp bách từ biến đổi khí hậu, tới xung đột tôn giáo và sắc tộc, bất bình đẳng kinh tế, chiến tranh thảm khốc, không một định chế phi chính phủ nào có nhiều sức mạnh để cổ vũ sự thay đổi cho tốt hơn, khắp thế giới hơn Giáo Hội Công Giáo. Vì vậy, hãy để tôi trực tiếp ngỏ lời với người Công Giáo, và biện hộ cho một cách khác để đối phó với cuộc khủng hoảng đức tin hiện nay hơn là bỏ đi.

Điều gì sẽ xảy ra nếu quần chúng tín hữu, kinh hoàng trước điều mà cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã cho thấy giới lãnh đạo của Giáo hội đã trở thành, phải tự tách mình khỏi – và từ bỏ - cơ cấu quyền lực của Giáo hội hiện bị các áo dòng thống trị và giành lại chủ trương của Vatican II cho rằng cơ cấu quyền lực không phải là Giáo hội? Giáo hội là dân Chúa. Giáo hội là một cộng đồng vượt không gian và thời gian. Người Công Giáo không nên nhường cho tập đoàn bạo chúa giáo sĩ thẩm quyền cuối cùng đối với mối liên hệ bản thân của chúng ta với Giáo hội. Tôi từ khước để một linh mục săn mồi hoặc một giám mục đồng lõa xé toạc niềm tin của tôi khỏi tôi.

Phong trào Cải cách, nổ ra cách đây 500 năm, đã rút gọn thành cuộc xung đột về quyền lực của linh mục. Dịch kinh thánh sang tiếng bản ngữ, như Martin Luther và những người khác đã làm, là xóa bỏ sự độc quyền của hàng giáo sĩ đối với trái tim thánh thiêng của đức tin. Tương tự như vậy, đưa các cơ cấu dân chủ vào việc quản trị tôn giáo, nâng cao vai trò của giáo dân, là lật nhào phẩm trật theo đó người thụ phong mới chiếm được vị trí ưu việt.

Trên đây, tôi đã nhắc đến James Joyce và lời tuyên bố của ông rằng Công Giáo có nghĩa là “mọi người đến đây”. Nhưng, khi đề cập đến hàng ngũ giáo sĩ, chứ không phải “mọi người”, James Joyce cũng nói một cách ít dịu dàng hơn: “Tôi khai chiến công khai với nó bởi những gì tôi viết, nói và làm”. Tinh thần đề kháng đó là điều phải lên nghị lực cho những người Công Giáo có đầu óc cải cách hiện nay - một chủ nghĩa chống giáo sĩ từ bên trong. Đó là lập trường tôi quyết định chọn. Nếu có những linh mục cùng chí hướng, chống giáo sĩ, và thậm chí một giáo hoàng chống giáo sĩ, thì chúng tôi sẽ thực hiện chính nghĩa chung với họ.

Joyce là một người tự mô tả mình như người lưu vong, và lưu vong có thể mô tả vị trí của nhiều người cựu Công Giáo, những người đã tìm nơi ẩn náu trong một đức tin khác, hoặc không có đức tin nào cả. Nhưng lưu vong loại này không phải là điều tôi đề nghị. Thay vào đó, tôi đề nghị một loại lưu vong nội bộ. Người ta có thể tưởng tượng các tù nhân lưu vong nội bộ này là những nhân vật ngồi ở phía sau nhà thờ, nơi, trên thực tế, một số linh mục bất đồng chính kiến và nhiều nữ tu có tinh thần tự do cũng có thể có mặt. Hãy nghĩ đến chúng tôi như những người phản đối lương tâm của Giáo hội. Chúng tôi không phải là những người đào ngũ.

Thay thế mô hình bệnh hoạn về Giáo hội bằng một điều lành mạnh có thể bao hàm, trong một thời gian, sự vắng mặt có chủ ý khỏi việc phục vụ hoặc cuộc sống ở bên lề - Ít ở trong các hàng ghế nhà thờ cho bằng ở trong bóng tối phía tít đàng sau. Nhưng sẽ luôn bao hàm việc thực hiện có chủ ý các công việc thương xót: cho người đói ăn, chăm sóc người nghèo, thăm người bệnh, phấn đấu cho công lý. Đây có thể là những hình thức được chọn cho đức tin ngày nay. Đối với nhiều người, nó bao hàm những biểu thức cầu nguyện và thờ phượng không được phép - bình đẳng, chân thực, đại kết; không có gì liên quan đến biên giới giáo phận, ranh giới giáo xứ, hoặc bí tích truyền chức thánh. Điều này có thể đặc biệt đúng trong các cộng đồng tự gọi là có chủ ý nhằm nâng cao sự lãnh đạo của phụ nữ. Những cộng đồng này đã hiện hữu, ở khắp nơi. Bất kể ai chủ tọa tại bất cứ hình thức bàn thờ nào, các thích nghi như vậy của việc tuân giữ Thánh Thể đều đã trở lại với yếu tính thần học của bí tích. Chúa Kitô được cảm nghiệm không phải qua người hành lễ (officiant) mà qua đức tin của cả cộng đồng. Chúa Giêsu từng nói “vì nơi nào hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, Thầy ở đó ở giữa họ”.

Người ta có thể hỏi việc tách rời định chế như thế làm cách nào phù hợp với bản sắc Công Giáo thực sự được? Nhờ những việc tôn sùng, những lời cầu nguyện và những nghi thức vốn duy trì truyền thống Công Giáo dưới nhiều hình thức khác nhau, được thực hiện bởi một loạt các tín hữu theo lương tri (commonsensical), tất cả đều nhấn mạnh tới đặc điểm Công Giáo của những gì họ đang làm. Hàng ngũ của họ sẽ bao gồm các nhà tổ chức đặc nhiệm (ad hoc organizers) các giáo xứ không có linh mục; các cha mẹ kết hợp với nhau để huấn giáo về đạo cho con em; các nhà hoạt động xã hội tranh đấu bất công nhân danh Chúa Giêsu; và cả các thiên tài truyền thông xã hội có thể phát động, thí dụ, #ChurchResist. Giống như bao giờ, biến cố tổ chức chính của Giáo Hội vẫn sẽ là cảm nghiệm Thánh lễ cộng đồng, mà cơ cấu của nó - đọc Lời Chúa, bẻ bánh - sẽ vẫn có tính phổ quát; nó sẽ không cần phải được cử hành bởi một thành viên của một đẳng cấp tư tế nào đó. Sự thăng tiến dần dần của các nhà lãnh đạo giáo dân trong Giáo hội trong mọi trường hợp trở thành một sự kiện của cuộc sống, do sự thiếu hụt về nhân sự và chuyên môn quyết định. Đây là lúc để làm cho sự thăng tiến này trở thành có ý hướng, và tăng tốc nó. Các trụ cột của Đạo Công Giáo - tụ tập quanh cuốn sách và tấm bánh; những lời cầu nguyện và bài hát truyền thống; các buổi tĩnh tâm xoay quanh sự khôn ngoan của các thánh; hiểu cuộc sống như một hình thức làm môn đệ - sẽ không bị lung lay.

Chính Vatican có thể thực hiện các bước, dù muộn màng, để bắt kịp nơi Giáo hội đi mà không cần có nó. Tốt thôi. Nhưng theo những cách không thể dự đoán được, không có định hướng trung tâm và sẽ mở ra từ từ theo thời gian, chính những người lưu vong sẽ trở thành cốt lõi, vì những người lưu vong vốn là cốt lõi vào thời Chúa Giêsu. Họ sẽ đảm nhận trách nhiệm và quyền sở hữu, và như trách nhiệm và quyền sở hữu được chuyển giao vào các đơn vị nhỏ hơn, tập chú sẽ chuyển từ định chế trần đời sang ý nghĩa siêu việt của nó. Đây là điều đang xảy ra, ngay trước mắt chúng ta. Hàng chục triệu quyết định luân lý và hành động bản thân đang được thông tri bởi sự lựa chọn làm người Công Giáo theo cách của chúng tôi, hết bị trói buộc vào một giàn giáo xưa cũ mục nát. Sự lựa chọn phát xuất không cần ghi chú (with no asterisk). Chúng tôi sẽ là người Công Giáo, chấm hết. Chúng tôi không cần bất cứ ai cho phép. Việc chúng tôi “ăn chay và kiêng thịt” các thực hành được chính thức ra lệnh sẽ tiếp diễn bao lâu việc tái sinh của Giáo Hội yêu cầu, bất kể chúng ta có sống để thấy nó hoàn tất hay không. Là người Công Giáo phản giáo sĩ, chúng tôi sẽ đơn giản từ khước chấp nhận rằng các thái độ làm ăn như thường lệ của hầu hết các linh mục và giám mục nên mở rộng ra cho chúng ta, khi các bức tường của đền thờ họ đang sụp đổ xung quanh họ.

Tương lai sẽ đến với chúng tôi một cách vô hình, từng khung một, như nó luôn luôn làm như thế – chỉ có thể hiểu được khi cùng chạy với nhau và phóng chiếu trở lại một thời điểm xa xôi. Nhưng nó đang đến. Một trăm năm nữa, sẽ có một Giáo Hội Công Giáo. Hãy tin điều đó. Nếu, trong các thời đại qua, người ta coi là thích hợp việc Giáo hội tiếp nhận các cấu trúc chính trị của nền văn hóa rộng lớn hơn – Rôma đế quốc, Châu Âu phong kiến, thì nay, tại sao Công Giáo không nên hấp thụ triết lý sống và hình thức dân chủ tự do? Điều này có thể không là điều tất yếu, nhưng là điều khả hữu hơn. Giáo hội tôi thấy trước sẽ được cai quản bởi giáo dân, mặc dù động từ cai quản có thể ít được áp dụng hơn động từ phục vụ. Sẽ có những nhà lãnh đạo tập hợp các cộng đồng để thờ phượng, và vì truyền thống rất phong phú, hằn sâu vào lịch sử con người, những người thực hành bí tích như vậy có thể được gọi là linh mục. Họ sẽ có thể là phụ nữ và những người đã kết hôn. Họ sẽ bình đẳng về mặt hữu thể với mọi người khác. Họ sẽ không nợ lòng trung thành với một cấp trên phong kiến. Các trường học và đại học Công Giáo sẽ qui phục (submit) đức tin vào lý trí - và ngược lại. Các bệnh viện Công Giáo sẽ là phần chủ yếu của cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe hoàn cầu. Các dòng tu nam nữ, một số tự nguyện độc thân, sẽ tiếp tục bảo vệ và bảo tồn hàng loạt các thực hành chiêm niệm và Tin Mừng xã hội khác nhau. Các tu sĩ dòng Tên và dòng Đaminh, dòng Bênêđíctô và dòng Phanxicô, Phong trào Công nhân Công Giáo và các cộng đồng thần học giải phóng khác - tất cả các định chế này sẽ tồn tại dưới những hình thức chưa tưởng tượng được. Giáo hội sẽ hoàn toàn sống động ở bình diện địa phương, dù đức tin được thực hành nhiều hơn trong phòng sinh hoạt gia đình hơn là trong các vương cung thánh đường. Và Giáo hội vẫn sẽ có một phạm vi hoạt động trên toàn thế giới, với một loại trung tâm tổ chức, thậm chí có thể ở Rôma vì thói quen thời xưa cũ. Nhưng trung tâm đó sẽ được bảo vệ khỏi chủ nghĩa háo thắng Công Giáo bằng cách bắt tay cởi mở với các giáo phái Kitô giáo khác. Giáo hội tưởng tượng của tương lai này sẽ có nhiều điểm chung với truyền thống cổ xưa hơn đạo Công Giáo thần tượng hóa giáo hoàng của thời hiện đại. Và như tất cả những điều này hàm ngụ, chủ nghĩa giáo sĩ trị sẽ chết từ lâu. Thay vì phá hủy tình yêu của người Công Giáo đối với Giáo hội, ưu thế lưu vong nội bộ có thể củng cố nó - làm cho yếu tính đức tin trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Tôi bắt đầu việc tính toán lâu dài này bằng một cảm thức nhẹ nhõm không mong muốn rằng mẹ tôi đã không sống để thấy bức tranh kỳ cục về Giáo hội này được khai mở, nhưng nay tôi hiểu rằng nếu bà còn sống để nhìn thấy nó, cả bà cũng sẽ nhận ra tiềm năng thanh tẩy trong cái đau lòng này.

Điều gì còn lại từ mối liên kết với Chúa Giêsu khi bộ máy tổ chức biến mất? Đây là điều tôi đã tự hỏi mình hồi mùa hè trước khi tôi từ bỏ chức linh mục nhiều năm trước đây - một mùa hè tại một đan viện Bênêđíctô trên một ngọn đồi giữa Giêrusalem và Bêlem. Tôi nhận ra rằng câu hỏi đó tự trả lời lấy nó. Giáo hội, dù có thể là gì đi nữa, không phải là bộ máy tổ chức. Nó là một cộng đồng hoài niệm, giữ cho câu chuyện của Chúa Giêsu Kitô sống động. Giáo hội là một mối liên kết bằng xương bằng thịt với Người hoặc không là gì cả. Giáo hội là mối hiệp thông của những người theo Người, của những người tìm cách bắt chước Người - một mối hiệp thông, nói theo những lời đầu tiên từng được sử dụng để chỉ về chúng ta, của “những người yêu Người trước hết và không chịu buông bỏ tình âu yếm đối với Người".

Kỳ tới: B. Phản ứng đối với “Hãy bãi bỏ chức linh mục” của James Carroll
 
Người cha mắc hội chứng down lại truyền cảm hứng cho con trai - và dạy tất cả chúng ta hãy xem xét lại các đánh giá của mình về người khác.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:50 25/06/2019


Con trai của ông Jad Issa là Sader đang học ngành nha khoa và anh tự hào về những thành tích của cha mình.

Ông Jad Issa bị mắc hội chứng down, nhưng cuộc đời của ông thì lại không như bạn nghĩ. Hãy hỏi vợ của ông (một người bình thường), hay con trai của ông, một người đang theo học để trở thành một nha sĩ thì sẽ rõ.

Câu chuyện đời của ông Jad mới đây đã trở thành nhan đề hàng đầu khi con trai ông là Sader kể về người cha của mình trong một đoạn Video trên Facebook, dẫn đến một loạt những câu truyện và phỏng vấn về gia đình khác thường này (bao gồm một bài báo trên tờ báo Ý đã truyền cảm hứng để tôi viết về đề tài này.)

Một người cha yêu thương và một người nuôi dạy có trách nhiệm.

Sader là một thanh niên khỏe mạnh thích bơi lội, thích tập tạ, hiếu học và thích vui chơi với các bạn trang lứa, đang sống với cha mẹ tại Syria. Trong đoạn Video ấy, anh rất tự hào về cha của mình và nói rằng ngay cả khi anh có thể được chọn lựa, thì anh cũng không bao giờ chọn bất cứ ai khác là cha của mình. Anh nói rằng “Tôi rất tự hào về cha tôi, giống như cha tôi tự hào về tôi vậy.” Tình cảm này là có cơ sở; vì Jad là người cột trụ của gia đình, và mặc dù những khó khăn bệnh tật, ông “đã cố gắng để làm mọi thứ nhằm bảo đảm một cuộc sống bình thường cho [tôi] được giống như những đứa trẻ khác. Sader nói rằng “Trong thời gian tôi đi học, cha tôi là người nâng đỡ lớn nhất của tôi về kinh tế, tâm lý và về mọi lãnh vực.”

Như Sader giải thích trong cuốn Video, sự hãnh diên là của cả hai: “Một trong những điều tôi hãnh diện là mỗi khi giới thiệu tôi cho một người nào đó, thì cha tôi nói “Con tôi là một nha sĩ.” Bạn có thể nhìn thấy niềm hãnh diện và sự vui mừng trong mắt của ông ấy. Cũng như cha tôi nói rằng “Tôi bị hội chứng down, nhưng tôi nuôi dạy con trai tôi và làm mọi thứ để giúp nó trở thành một nha sĩ chữa bệnh cho người ta. Tôi rất hãnh diện về nó…”



Rõ ràng Jad và vợ ông đã có khả năng cung cấp một môi trường thích hợp đầy đủ để Sader lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc và khôn ngoan. Sader đã thổ lộ rằng“Một đứa trẻ được lớn lên trong vòng tay của một người với hội chứng down vẫn có tất cả tình yêu và sự ưu ái giống như khi được chăm sóc bởi bất cứ ai khác. Điều này giúp mang lại cho một người sự cân bằng vững chắc về mặt tình cảm và xã hội để có thể thành công… Khi bạn nhìn một người với định kiến rằng đó là người dễ bị tổn thương hay phải lệ thuộc vào cộng đồng, mà người ấy lại chăm chỉ, cố gắng làm tất cả mọi thứ để bảo đảm cho một đưa trẻ như tôi không thiếu thốn gì. .. Điêu ấy dĩ nhiên thúc đẩy tôi làm tất cả mọi thứ mà tôi có thể để trở thành một con người tốt nhất [ mà tôi có thể là]

Môt người chồng và một người bạn.

Jad không chỉ là một người cha tốt, nhưng theo con trai của ông, thì ông cũng là một người chồng tuyệt vời. Trong cách đối xử với vợ, “Đôi khi cũng có bất đồng, nhưng họ có một đời sống tràn đầy yêu thương, đơn giản, và khiêm nhường tôn trọng nhau trong mọi sự.” Nói tóm lại, Sader nói rằng, tình nghĩa vợ của họ cũng giống như bất cứ một cặp đôi nào khác.

Ở ngoài xã hội, Jad đã và đang làm việc cho một nhà máy lùa mì được 25 năm, và ông có một quan hệ tốt với hàng xóm và những đồng nghiệp. “Mối quan hệ xã hội của ông đơn giản và trong sáng bởi vì ông yêu tất cả mọi người và bất cứ ai, để đổi lại, mọi người yêu mến và tôn trọng ông và đối xứ với ông giống như mọi người bình thường khác.

Xem xét lại hội chứng down có nghĩa gì.

Tất cả những điều này làm cho chúng ta phải suy nghĩ kỹ lại. Trong khi hầu như mọi người hễ cứ nghĩ về hội chứng down, thì cho rằng cuộc sống đó chỉ là những điên khùng về tinh thần và khuyết tật về thể lý, phải lệ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác, chỉ là gánh nặng… Nói tóm lại, họ coi đó là cuộc sống không đáng sống. Đó là một quan niệm quá thông thường đến nỗi tại nhiều quốc gia những thai nhi bị chuẩn đoán là có hội chứng down thì thai bị phá.

Tuy nhiên, quan niệm này quá sai lầm và bi thảm với ít nhất hai cách.

Thứ nhất là cứ cho rằng người bị hội chứng down bị coi như số phận hẩm hiu rồi. Trong thực tế, người với bị chứng này vẫn có nhiều khả năng khác. Jad thì rõ ràng đã đạt tới mức cao về phạm vi chức năng,và việc ông ta có khả năng giúp cho con trai mình là rất đặc biệt. Tuy nhiên, trong thực tế không có cách nào cho chúng ta biết trước là người bị hội chứng down, hay bất cứ ai, vì vấn đề đó, bị hay không bị khuyết tật, có hay không có tiền bạc, đặc quyền xã hội… sẽ có thể thành công được. Phá thai có nghĩa là cắt bỏ đi mọi khả năng, chấm dứt một đời sống do sợ hãi và hiểu sai về lòng thương xót.

Một lần nữa, lời hay nhất của Sader: “Là một đứa trẻ được nuôi dạy bởi môt người cha bị hội chứng down, tôi biết chính xác là họ có trái tim và tình yêu tinh ròng như thế nào nhưng họ cũng có tham vọng và động cơ và đáng sống một đời sống đàng hoàng và không bị phá bỏ. Anh nói trong video rằng, “Đối với nhiều người, cái ý tưởng về một người phụ nữ mang thai khi chuẩn đoán là thai nhi bị hội chứng down là một bi kịch tồi tệ nhất.. nếu ông bà nội của tôi cũng bị thuyết phục bởi cái tư tưởng này, thì hẳn là tôi sẽ không hiện diện với các bạn ở đây.”

Ý tưởng sai lầm thứ hai cho rằng một người không có khả năng thực hiện các chức năng sinh hoạt như Jad, là những người hoàn toàn phải lệ thuộc vào người khác vì những khuyết tật của họ và như vậy sẽ chẳng có niềm vui của một người chồng hay một người cha – thế thì đời không đáng sống. Thái độ này thật là vô nhân đạo, bởi vì giá trị cua mỗi người không phải là họ có thể làm gì mà là họ là ai: là một con người, đáng được thương yêu chăm sóc, và có cơ hội để phát triển mọi khả năng mà họ có được, dù rằng có thể bị giới hạn.

Là Kitô hữu, chúng ta nhận ra mỗi người mang hình ảnh của Thiên Chúa. Đôi khi nó là một hình ảnh nhắc nhớ chúng ta về Đức Kitô biến hình, rực rỡ ánh sáng quyền năng và sự tốt lành, nhưng cũng có khi là một hình ảnh Đức Kitô trên thập giá, thương tích, bị chối từ và hấp hối… Chúa Giêsu nói với chúng ta (Mt 25:40-45) rằng những gì chúng ta làm cho người anh em lúc túng quẫn là chúng ta làm cho chính Chúa. Những người khuyết tật, đau yếu, thiệt thòi, là cơ hội mà Chúa gởi đến cho chúng ta học cách yêu thương và thanh tẩy tinh tuyền hơn.

Chúng ta cần xây dựng một nền văn hóa nơi ấy các thai nhi được sẵn sàng chấp nhận và chào đón như một mầu nhiệm mà tương lai tiềm ẩn của các em chỉ có Thiên Chúa mới thấy trước được; một xã hội mà nơi ấy cha mẹ không cảm thấy sợ hãi và bối rối khi phải một mình đối mặt với một tương lai không chắn chắn, trong khi không có sự nâng đỡ hay những nguồn hỗ trợ cần thiết khác. Nhiệm vụ của chúng ta là yêu mọi trẻ em và giúp chúng phát triển đầy đủ tiềm năng của chúng, dù lớn lao hay nhỏ bé như ra nào, đừng cắt ngắn cuộc sống của các em bởi vì sự thiển cận của mình mà không nhận ra giá trị của các em hay thiếu lòng quảng đại để cho các em một cơ hội.


Source: aleteia.org Dad with Down syndrome inspires his son — and teaches us all to re-examine our assumptions
 
Biểu tình dữ dội tại Mễ Tây Cơ yêu cầu trả tự do tức khắc cho một linh mục bị cáo buộc tội giết người
Đặng Tự Do
22:48 25/06/2019
Hơn 6,000 anh chị em giáo dân tại giáo xứ Cristo Salvador, nghĩa là Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, đã ký vào một thỉnh nguyện thư kêu gọi bà Claudia Sheinbaum, là Đô Trưởng thủ đô Mexico City trả tự do ngay lập tức cho cha sở của họ.

Nhiều cuộc biểu tình lớn đã diễn ra trong suốt ngày thứ Ba 25 tháng Sáu tại trước Tòa Đô Chính Mexico City tố cáo chính quyền đã dùng vị linh mục như một con dê tế thần trước làn sóng bất mãn của dân chúng về tình trạng trị an ngày càng tồi tệ tại thủ đô và trên toàn quốc Mễ Tây Cơ.

Các buổi canh thức cầu nguyện cũng đã được tổ chức tại giáo xứ Cristo Salvador để cầu nguyện cho vị linh mục.

Tưởng cũng nên nhắc lại là Cha Francisco Javier Bautista, 58 tuổi, cha sở giáo xứ Cristo Salvador, và cũng là nhà trừ quỷ của tổng giáo phận Mexico City, đã bị bắt vì tội giết người vào ngày 19 tháng Sáu. Năm ngày trước đó, cha Bautista đã cử hành thánh lễ an táng cho nạn nhân là anh Leonardo Avendano Chavez, 29 tuổi, vừa tốt nghiệp thạc sĩ tại một trường đại học Công Giáo.

Chiều ngày 11 tháng Sáu, anh Avendano đã đến giáo xứ Cristo Salvador, nghĩa là Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, để gặp cha Bautista trong một chương trình tìm hiểu về đời sống thánh hiến.

Hai ngày sau đó, anh Avendano được tìm thấy đã chết trong chiếc xe hơi của mình.

Trong cuộc họp báo, công tố viện giải thích rằng nhà chức trách tình nghi cha Bautista là hung thủ giết người vì những lời khai của ngài với cảnh sát thiếu nhất quán.

Phản ứng của anh chị em giáo dân đã bùng lên sau khi anh Josué Vicente Avendaño, là anh ruột của nạn nhân nói nhật báo El Universal là trên người của nạn nhân có rất nhiều vết bầm tím cho thấy nạn nhân đã bị tra tấn và đánh đập dã man trước khi chết.

Anh chị em giáo dân tin rằng cha sở của họ không thể hành động tàn ác như thế. Cha Bautista được tin là mới gặp gỡ anh Chavez lần đầu tiên và chẳng có động cơ nào để giết anh ta. Anh chị em giáo dân cho biết họ rất quý mến cha Bautista vì sự tận tụy trong sứ vụ của ngài. Ngoài công việc coi sóc giáo xứ, ngài cũng là một nhà trừ quỷ của tổng giáo phận Mexico City.

Vụ giết chết anh Avendano đã gây náo động ở Mexico City, nơi dân chúng bắt đầu phẫn nộ và mạnh mẽ chỉ trích chính phủ hiện tại - đã nhậm chức sáu tháng trước - vì sự bất lực của nhà cầm quyền trước tình trạng tội phạm liên tục gia tăng tại quốc gia này.

Cha Bautista chắc chắn đã bị bắt vì nhà cầm quyền muốn tìm một con dê tế thần. Anh chị em giáo dân tố cáo như trên trong các cuộc biểu tình.

Từ năm 2012 cho đến nay, ít nhất 24 linh mục đã bị giết ở Mễ Tây Cơ. Điều lạ lùng là cho đến nay chưa có ai bị bắt trong các vụ sát hại này. Phần lớn các vị bị giết vì lên tiếng tố cáo các băng đảng mua bán ma túy. Các băng đảng này coi Giáo Hội Công Giáo là một trở ngại cho công việc kinh doanh của họ.


Source:Mexico News Daily
 
Top Stories
The sisters of Saint Croix with the Van Kieu ethnicity in the province of Quang Tri
Églises d'Asie
12:29 25/06/2019
The home of Lam Bich, run by the sisters of the Holy Cross of Dong Ha Convent, is home to nearly seventy children, some of whom are physically handicapped, to provide schooling and care for these children. Van Kieu ethnic group, in the mountainous districts of Da Krong and Huong Hoa. The two districts have nearly 1,200 Catholics and five mission stations. The province of Quang Tri, which was the scene of fierce fighting between US troops and communists in the north, has about 55,000 people of the Van Kieu ethnic group.

Pierre Ho Van Long, whose two legs are paralyzed, launched a project to sell bamboo products in 2017, along with 27 other disabled members of the Van Kieu ethnic group, who produce together baskets, tables, chairs, brooms , toothpicks and others. It only took them a few months to learn this trade, and they can earn up to $ 86 a month, selling their produce in local markets. Many of them pass on what they have learned. Pierre Long explains that today, a hundred people have joined the project, and some also produce alcoholic beverages based on rice or fruit."The goal of the project is to help people of the Van Kieu ethnic group earn a better living because traditionally they work on farms or farms. When food starts to run out, they leave their villages and go begging in the cities, " adds Pierre Long, a father of two, who also teaches computers to children, at his home in Huc Nghi, in the district of Da Krong from Quang Tri Province, in north central Vietnam. The house of Pierre Long, 35, also serves as a chapel for Catholic villagers, for prayer vigils organized on Tuesdays and Thursdays. Pierre Long takes care of a missionary station of five hundred members.

"All my services are intended to express my deep gratitude to the Catholic nuns who have helped to improve the material and spiritual situation of our ethnic communities for decades,"He says. The partners of the Sisters of the Holy Cross offer school fees to children, many of whom, in return, become teachers in public schools. Sisters send experts to the villages to provide vocational training, offer livestock to raise, repair homes and, when needed, provide care and food assistance. The nuns also urge villagers to abandon their superstitious beliefs, starting with the practices of those who bury live children with their deceased mothers. Today, when they are sick, Catholic villagers take medicine instead of calling the shaman. Sister Anna tran Thi Hien, in charge of the convent of Donc Ha, The sisters welcomed Pierre Long into their home in Lam Bich in 1998, after convincing his parents to let them raise him for free until graduation. Sister Hien, a doctor, adds that the nuns offered her a wheelchair and a home while paying for her studies. Every month, they transported his relatives so that they could visit him.

Five mission stations for 1,200 Catholics

Pierre Long graduated in mathematics and computer science at the Hue University of Science in central Vietnam in 2015. He also received training on the spiritual exercises of St. Ignatius before returning to his native village. Sister Anna Hien confides that her family, grateful, became Catholic in 2000. In their villages, they are the first Catholics of the Van Kieu ethnic group. Many people send their children under the care of the nuns. The Lam Bich shelter can house up to 70 children free of charge, including children with physical disabilities. "Pierre Long is one of 28 catechists who organize regular prayers in people's homes, who teach catechism to other villagers and present them to priests",Sister Anna adds that the authorities are trying to prevent priests and nuns from organizing pastoral visits to ethnic communities. Pierre Long, whose wife is a teacher, confides that her husband evangelises discreetly to his colleagues. Every month, many people drive more than 100 kilometers on a motorbike to receive the sacraments at Khe Xanh Church. Pierre explains that there are nearly 1,200 Catholics in the five mission stations in the mountainous districts of Da Krong and Huong Hoa. They gather weekly at one or the other, and those who are in good health can go to the church of Khe Sanh for mass."We try to build good relationships with the villagers, we offer them education and care so that they can live with dignity," says Sister Anna Hien. "They choose to embrace Catholicism because they trust us and have found meaning in their lives. "

(Source: Églises d'Asie - le 25/06/2019, With Ucanews, Dong Ha)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng lễ bổn mạng 2019
Văn Minh
07:10 25/06/2019
"Thánh Gioan Baotixita là ánh sáng của Đức Kitô, ngài đến dẫn đường chỉ lối cho chúng ta đến với Tin Mừng ơn cứu độ”.

Đó là lời chia sẻ của Lm Phêrô Đỗ Cao Cương cho cộng đoàngiáo xứ Vĩnh Hòa trong Thánh lễmừng kínhSinh nhật Thánh Gioan Baotixita - bổn mạng của cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa, được cử hành vào lúc 17g30 thứ Hai ngày 24.6.2018.

Thánh lễ trọng thể do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Đồng tế cùng ngài có Lm Đỗ Cao Cương, Dòng Ngôi Lời, cùng đông đảo các em thiếu nhi và cộng đoàn trong giáo xứ cùng đến hiệp dâng Thánh lễ.

Xem Hình

Trước Thánh lễ, là cuộc cung nghinh kiệu thánh quan thầy chung quanh thánh đường với cờ xí, đồng phục đủ màu sắc của các đoàn hội, hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã đã tạo nên bầu khí thật vui tươi đẹp mắt nhưng không kém phần long trọng và trang nghiêm.

Mở đầu Thánh lễ, cha xứ Gioakim thay mặt giáo xứ ngỏ lời chào mừng quý cha Phêrô, quý vị khách mời, cùng mọi thành phần dân Chúa đã cùng nhau qui tụ về ngôi thánh đường hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn hôm nay. Đồng thời, mời gọi cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho quý cha cố, quý cha Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng, nguyên chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, quý cha đồng hương, cùng quý ông nhận thánh Gioan Baotixita làm quan thầy được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa.

Bài giảng trong Thánh lễ, cha Phêrô Đỗ Cao Cương chia sẻ cho các em thiếu nhi cùng cộng đoàn: “Ai trong chúng ta hiện diện ở trên đời này cũng đều có ngày sinh nhật, và tùy theo khả năng và điều kiện mỗi người chọn cách tổ chức ngày sinh nhật cho riêng mình. Bên cạnh ngày sinh nhật, cái tên cũng được cha mẹ chọn và đặt sao cho có ý nghĩa và dễ nhớ nhất.

Quả thật, ông Dacaria và bà Êlisabeth sinh hạ một con trai, và đặt tên là Gioan, nghĩa là “Được Thiên Chúa xót thương”. Ngài được Thiên Chúa tuyển chọn để trở thành người dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến giải thoát muôn dân. Thật vậy, "Thánh Gioan Baotixita là ánh sáng của Đức Kitô, ngài đến dẫn đường chỉ lối cho chúng ta đến với Tin Mừng ơn cứu độ”.

Để kết thúc bài giảng, cha Phêrô ước mong mỗi người chúng ta hãy đón nhận ánh sáng của ơn cứu độ, và đưa ánh sáng ấy đến cho muôn nơi. Đặc biệt là cho những người còn chưa nhận biết Chúa.

Thánh lễ nối tiếp với lời nguyện tín hữu và dâng những của lễ được các em thiếu nhi cùng cha chủ tế dâng lên Thiên Chúa với tấm lòng thành kính.

Sau lời nguyện hiệp lễ, một lần nữa cha xứ thay mặt cảm ơn cha Phêrô cùng cộng đoàn đã đến cầu nguyện và hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 18g30. Sau Thánh lễ, quý cha cùng cộng đoàn tiến về Linh đài tượng Thánh Gioan Baotixita trước sân chư thánh đọc một kinh Lạy Cha, ba kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh, và kinh kính Thánh quan thầy khấn nguyện cho giáo xứ luôn được bình an.

Cộng đoàn ra về với lòng vui mừng hân hoan, cùng với sứ vụ ra đi loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người giữa lòng thế giới hôm nay.
 
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ Tân Phú Mừng Lễ Mình Máu Chúa Kitô
Phương Nga
15:05 25/06/2019
“Vì khi anh em ăn và uống chén này, anh em sẽ loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến “( Trích thư thứ 2 Thánh Phaolo”

Bí tích Thánh Thể là Bí tích cao trọng nhất trong các Bí tích, vì ở đây chúng ta được rước chính Mình và Máu của Chúa Kitô một cách cụ thể. Đó là lời giảng lễ của Cha Giuse Kiều Hoàng An, linh hướng trong lễ mừng kính Mình và Máu Chúa Kitô bổn mạng của Đoàn TNTT gx Tân Phú và kỷ niệm 55 năm thành lập vào lúc 7g15’ ngày 23-06-2019 tại thánh đường gx Tân Phú.

Trước đó lúc 7g, anh Vicente Nguyễn Đỗ Thành Tâm là Trưởng đoàn đã mời Cha xứ Giuse Lê Hoàng và Cha Phó Pio Phạm Đình Tiến lên trước cộng đoàn để mọi người và các em Thiếu Nhi TT giáo xứ chúc mừng hai Cha nhân kỷ niệm 14 năm linh mục của Cha Xứ và 5 năm của Cha Phó. Thay mặt Đoàn TNTT Anh đã dâng lên Quý Cha lời cảm tạ vì đã dẫn dắt Đoàn chiên gx và đặc biệt chăm sóc Đoàn TNTT của xứ nhà, tiếp theo bốn cháu TN đã mang hoa và quà để dâng lên hai Cha. Cha xứ Giuse thay mặt Cha Pio cám ơn ộng đoàn và chúc mừng lễ bổn mạng và kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Đoàn TNTT xứ nhà, Cha ước mong Đoàn TNTT sẽ phát triển và sẽ đóng góp nhiều cho giáo xứ hơn nữa.

Xem Hình

Bước vào thánh lễ, các cháu TNTT với cờ Đoàn đã cùng xuống cuối nhà thờ để rước Cha Phaolo Hoàng Anh Quốc chủ sự, Cha Phêrô Mai Phi Hổ và Giuse Kiều Hoàng An lên bàn thánh. Cờ Đoàn cũng được Ban điều hành mang lên trước cung thánh để các cháu TNTT đứng nghiêm và ca vang bài ca chào cờ ” Thiếu nhi Việt Nam đứng lên trong giai đọan mới,thánh hóa môi trường rèn những khả năng phi thường..” lễ chào cờ kết thúc, các em đã dành một phút tri ân công ơn: Cha Xứ, quý Cha Phó, quý Ban hành giáo, quý Sơ, quý ông bà Quản, quý Ân nhân, quý Cựu Huynh trưởng, quý Phụ huynh và những vị đã có công xây dựng lên Đoàn TNTT và duy trì cho đến hôm nay là 55 năm.

Cha Giuse linh hướng giới thiệu hai Cha đồng tế: Hôm nay Đoàn TNTT mừng lễ Mình và Máu Thánh Chúa là bổn mạng của Đoàn và kỷ niệm 55 năm thành lập. Tạ ơn Chúa đã ban cho 2 thành viên của Đoàn là Cha Phaolo Hoàng Anh Quốc và Cha Phêrô Mai Phi Hổ được Thụ phong linh mục ngày 07-06-2019 vừa qua. Xin chúc mừng hai Cha và cám ơn cộng đoàn và các em TNTT đã cầu nguyện để hai Cha được Chúa tuyển chọn. Cha mời hai em TN lên tặng hoa cho hai Cha mới. Cha Phaolo chủ sự đáp từ:

Hôm nay là một ngày vui, vì có nhiều ý nghĩa và nhiều tâm tình. Chúng ta dâng lễ trong niềm tin yêu và hy vọng và chúng ta hãy dâng niềm tin yêu của chúng ta lên Chúa Giêsu là nguồn mạch tình yêu để Ngài nâng đỡ chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

Theo bài Tin Mừng Thánh Matthêu ( 14, 13-21) về phép lạ 5 chiếc bánh và 2 con cá, Cha Giuse Kiều Hoàng An chia sẻ: Bí tích Thánh Thể là Bí tích tình yêu vì Chúa Giêsu đã lập nên để ở lại với chúng ta và nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, là Hiến lễ tình yêu, là hiến lễ hy sinh và là Bí tích cao trọng nhất trong các Bí tích. Vì các Bí tích khác chúng ta cử hành nhưng không nhìn thấy Chúa Giêsu một cách cụ thể bằng Bí tích Thánh Thể. Khi chúng ta rước lễ linh mục trao Mình Thánh Chúa và chúng ta thưa “ Amen nghĩa là tôi Tin”

Khi nhìn thấy Mẹ Thánh Calcuta chăm sóc một bệnh nhân lở loét trên đường phố, một phóng viên đã nói “ Tại sao Bà dám làm vậy vì người đó mình đầy vết thương?” và ông nói tiếp” Bây giờ cho tôi 1 triệu Đô tôi cũng không làm “ Mẹ Calcuta nhẹ nhàng trả lời “ Đúng vậy cho tôi 1 triệu Đô thì tôi không làm, nhưng nếu vì tình yêu Chúa Kitô thì tôi sẵn sàng làm tất cả !” Chúng ta biết Đất nước Ấn Độ có 4 giai cấp rõ rệt mà người bệnh kia là giai cấp cùng cực nhất.

Hồi còn là chủng sinh Cha đã từngđi thăm bệnh nhân H.I.V và khi đến dãy phòng cuối cùng, Cha nhìn thấy những bệnh nhân thời kỳ cuối lở loét, đen thui và gầy ốm và có một người được bó lại bé nhỏ và ngắn chỉ như khúc cây, Cha hỏi các Sơ mới biết đó là một bệnh nhân vừa qua đời, Cha ngẫm nghĩ cuộc đời sao quá ngắn ngủi ! Đi vào đầu này là một bệnh nhân và đi ra đầu kia là một xác chết và Cha tự hỏi” Nếu không có các Sơ hy sinh và tận tụy thì ai sẽ dồng hành với họ trong những ngày tận cùng này?”

Hôm nay kỷ niệm 55 năm thành lập là Cha biết Chúa Giêsu đã đồng hành với chúng ta, quý Cha, quý Ông bà Quản, quý Cựu Huynh trưởng cũng đã đồng hành với Đoàn TNTT xứ Tân Phú rất nhiều. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Đoàn TNTT, cho hai Cha mới được bền dỗ với Thiên chức linh mục của Chúa. cho các bé TNTT ngoan hơn, dễ thương hơn và yêu mến Chúa nhiều hơn.

Sau khi rước lễ, các em TNTT đọc kinh Tạ ơn và ca đoàn hát bài Hiệp lễ “ Người ơi! nào mau tới thờ lạy Chúa...” Cha chủ sự ban phép lành và chuẩn bị phần Cung nghinh Thánh Thể theo thứ tự: Thánh giá nến cao, các em TNTT, đội hoa họ Mông Triệu, lễ sinh, Cha chủ sự kiệu Mình Thánh Chúa, quý Cha, Ban quản giáo và các Cựu Huynh trưởng. Đoàn rước đi vòng quanh hành lang nhà thờ qua 4 nhà Tạm..Ở mỗi nhà Tạm Cha chủ sự đều xông hương và đặt Mình Thánh Chúa, một cháu đọc lời nguyện cho giáo xứ và đặc biệt cho Đoàn TNTT, Đội hoa gx đã tung hoa mỗi khi Cha chủ sự dừng lại ở nhà Tạm và chặng cuối. Khi trở vào thánh đường. Cha chủ sự đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ để mọi người cùng thờ lạy và chiêm ngắm cũng như hát cùng Ca đoàn những ca khúc: Đây Nhiệm Tích, Thờ Lạy Chúa, Lòng Chúa Ái Tuất. ..Kết thúc giờ Chầu, Cha chủ sự ban Phép lành Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn.

Sau kinh Cám ơn, Trông Cậy..quý Cha chụp lưu niệm cùng các em TNTT và quý Khách. Cha Giuse linh hướng cũng công bố những phần quà của hai Cha mới tặng cho các em TN hôm nay có mặt, buổi lễ kết thúc lúc 9g15’ cùng ngày trong tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể mà mỗi ngày Kitô đều được đón nhận để làm của nuôi linh hồn mỗi người hôm nay và mãi mãi.

Phương Nga
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Chỉ được dùng các bản văn Kinh Thánh trong Thánh lễ.
Nguyễn Trọng Đa
07:07 25/06/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Liệu có các luật phụng vụ liên quan đến việc đọc các bản văn tôn giáo của các tôn giáo khác, thay cho các bài đọc hoặc bài Tin Mừng trong Thánh lễ không? Đâu là các hạn chế phụng vụ được áp dụng (cho việc trên đây), nếu độc viên/ người đọc là một người Công Giáo hoặc một cá nhân từ một tôn giáo khác? - M. P., Chennai, Ấn Độ.


Đáp: Thật ra chỉ có một luật cơ bản liên quan đến các bài đọc trong Thánh lễ. Chỉ có các bản văn Kinh Thánh được phê duyệt mới được sử dụng. Còn các bản văn ngoài Kinh Thánh, ngay cả khi chúng là tác phẩm của một Giáo hoàng hoặc một vị thánh, không bao giờ được sử dụng như các bài đọc trong Thánh lễ - huống hồ các bản văn ngoài Kitô giáo.

Do đó, Phần giới thiệu Sách Bài Đọc (The introduction to the Lectionary) nói:

“12. Trong việc cử hành Thánh lễ, các bài đọc Kinh Thánh với các bài thánh ca đi kèm từ Kinh Thánh không thể được bỏ qua, rút ngắn hoặc tệ hơn, được thay bằng các bản văn ngoài Kinh Thánh. Vì đó là lời Chúa được truyền lại bằng văn bản và nay là ‘Lời Chúa nói với dân Ngài', và chính từ việc sử dụng nối tiếp Kinh Thánh mà dân Chúa, ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần dưới ánh sáng đức tin, có thể làm chứng nhân cho Chúa Kitô trước thế giới bằng lối sống của mình.”

Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói:

“57. Qua các bài đọc, bàn tiệc Lời Chúa được dọn ra cho các tín hữu và các kho tàng Thánh Kinh được mở ra cho họ. Các bài đọc Thánh Kinh được sắp xếp để làm sáng tỏ tính thống nhất của hai Giao Ước và lịch sử cứu độ. Do đó, không được phép thay thế các bài đọc và thánh vịnh đáp ca chứa đựng Lời Chúa bằng các bản văn ngoài Thánh Kinh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang.)

Điểm tương tự được viết như sau trong Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) năm 2004:

“61. Về những gì liên quan đến việc chọn các bài đọc Kinh Thánh phải công bố trong cử hành Thánh Lễ, phải tuân thủ các quy tắc có trong các sách phụng vụ, để, thực sự, “bàn tiệc lời Thiên Chúa được trình bày cho tín hữu cách phong phú hơn, và kho tàng Kinh Thánh được mở rộng cho họ hơn”.

“62. Không được phép bỏ hay đổi một cách tuỳ tiện các bài đọc Kinh Thánh đã được quy định, nhất là cũng không được phép thay thế “các bài đọc và thánh vịnh đáp ca chứa đựng lời Thiên Chúa bằng những bản văn khác được chọn ngoài Kinh Thánh” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)

Phần giới thiệu Sách Bài Đọc giải thích một cách tuyệt vời tầm quan trọng của việc sử dụng Lời Chúa trong phụng vụ:

“c) Ý nghĩa của Lời Chúa trong Phụng vụ

“3. Sự phong nhiêu chứa đựng trong lời Chúa được đưa ra ngoài một cách đáng ngưỡng mộ, trong các loại hình khác nhau của cử hành phụng vụ, và trong các cuộc tụ họp khác nhau của tín hữu tham gia các cử hành ấy. Điều này diễn ra khi mầu nhiệm của Chúa Kitô được gợi lại trong suốt năm phụng vụ, khi các bí tích và á bí tích của Hội Thánh được cử hành, hoặc khi các tín hữu đáp lời riêng cho Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong họ. Vì thế, việc cử hành phụng vụ, chủ yếu dựa trên lời Chúa và được duy trì bởi lời Chúa, trở thành một sự kiện mới và làm phong phú lời Chúa với ý nghĩa và sức mạnh mới. Do đó, trong phụng vụ, Hội Thánh trung thành tuân theo cách thức, mà chính Chúa Kitô đọc và giải thích Kinh Thánh, bắt đầu với ‘ngày hôm nay’ của lần Ngài đến trong hội đường, và thúc giục tất cả mọi người tìm kiếm Kinh Thánh.

“2. Cử hành phụng vụ Lời Chúa

“a) Đặc tính riêng của Lời Chúa trong Cử hành phụng vụ

"4. Trong cử hành Phụng vụ, lời Chúa không được chỉ công bố theo một cách duy nhất, và cũng không luôn làm lay động trái tim người nghe với cùng một hiệu quả. Tuy nhiên, luôn luôn có Chúa Kitô hiện diện trong lời Ngài, như khi Ngài thực hiện mầu nhiệm cứu độ, thánh hóa nhân loại và dâng lên Cha sự thờ phượng hoàn hảo. Hơn nữa, lời Chúa không ngừng nhắc nhở tâm can, và mở rộng nhiệm cục cứu độ (economy of salvation), vốn chu toàn sự diễn tả đầy đủ nhất của nó trong Phụng vụ. Do đó, việc cử hành phụng vụ trở thành sự trình bày liên tục, đầy đủ và hiệu quả của lời Chúa. Lời Chúa không ngừng được công bố trong Phụng vụ, luôn là một lời sống động và hữu hiệu nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nó thể hiện tình yêu của Chúa Cha, vốn không bao giờ thất bại trong hiệu quả của nó đối với chúng ta.

“b) Lời Chúa trong Nhiệm cục Cứu độ

“5. Trong cử hành Phụng vụ, khi Hội Thánh công bố cả Cựu Ước và Tân Ước, là công bố một mầu nhiệm duy nhất và như nhau của Chúa Kitô. Tân Ước nằm ẩn trong Cựu Ước; Cựu Ước được đưa ra ánh sáng hoàn toàn trong Tân Ước. Chính Chúa Kitô là trung tâm và sự viên mãn của toàn bộ Kinh thánh, giống như Ngài là của toàn bộ cử hành phụng vụ. Do đó, Kinh Thánh là nguồn nước sống động, mà tất cả những ai tìm kiếm sự sống và sự cứu rỗi đều phải uống. Chúng ta càng hiểu sâu sắc việc cử hành phụng vụ, chúng ta càng đánh giá cao tầm quan trọng của lời Chúa. Bất cứ điều gì chúng ta nói về mầu nhiệm này, chúng ta có thể nói về mầu nhiệm kia, bởi vì mỗi cái nhắc lại mầu nhiệm của Chúa Kitô, và mỗi cái theo cách riêng của nó làm cho mầu nhiệm được đưa về phía trước.

“c) Lời Chúa trong sự tham gia phụng vụ của tín hữu

“6. Khi cử hành Phụng vụ, Hội Thánh trung thành hô vang chữ ‘Amen’, mà Chúa Kitô, Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người, đã thốt lên một lần cho tất cả, khi Ngài đổ máu để đóng ấn giao ước mới trong Chúa Thánh Thần. Khi Chúa truyền đạt lời Ngài, Ngài mong đợi một câu trả lời, đó là lắng nghe và tôn thờ ‘trong Thần Khí và sự thật’ (Ga 4:23). Chúa Thánh Thần làm cho câu trả lời này trở nên hiệu quả, đến nỗi những gì được nghe trong cử hành Phụng vụ có thể được thực hiện trong một lối sống:”Hãy làm người thực hiện lời, chứ không chỉ là người nghe’ (Jas 1:22). Việc cử hành phụng vụ và sự tham gia của các tín hữu nhận sự diễn tả bề ngoài bằng hành động, cử chỉ và lời nói. Họ phái sinh ý nghĩa đầy đủ của phụng vụ, không chỉ đơn giản là từ nguồn gốc của họ trong kinh nghiệm của con người, mà từ lời của Thiên Chúa và nhiệm cục cứu độ, mà chúng tôi đã nói tới. Theo đó, sự tham gia của các tín hữu trong Phụng vụ gia tăng đến mức độ rằng, khi họ lắng nghe lời Chúa được công bố trong Phụng vụ, họ cố gắng hơn nữa để dấn thân vào Lời Chúa nhập thể trong Chúa Kitô. Vì vậy, họ nỗ lực để làm cho lối sống của họ trở nên đồng dạng với những gì họ cử hành trong Phụng vụ, và sau đó, đến lượt họ, họ mang việc cử hành Phụng vụ vào tất cả những gì họ làm trong đời sống của họ.

“3. Lời Chúa trong đời sống của dân Giao ước

“a) Lời Chúa trong đời sống của Hội Thánh

“7. Trong việc nghe lời Chúa, Hội Thánh được xây dựng và phát triển, và trong các dấu hiệu của cử hành phụng vụ, các công trình quá khứ tuyệt vời của Chúa trong lịch sử cứu độ được trình bày mới hơn, như là các thực tại mầu nhiệm. Đến lượt mình, Thiên Chúa dùng cộng đoàn các tín hữu đang cử hành phụng vụ để cho lời Chúa được lan tỏa rộng và được tôn vinh, và Danh Thánh được tán tụng giữa các quốc gia. Do đó, bất cứ khi nào, Hội Thánh, được Chúa Thánh Thần quy tụ cho việc cử hành phụng vụ, loan báo và công bố lời Chúa, Hội Thánh ý thức mình là một dân tộc mới, mà trong đó giao ước được thực hiện trong quá khứ, được hoàn thiện và hoàn thành. Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức đã làm cho mọi tín hữu của Chúa Kitô trở thành sứ giả của lời Chúa, vì hồng ân đã nghe những gì họ đã nhận được. Do đó, họ phải là người mang lời Chúa ấy vào Hội Thánh và vào thế giới, ít nhất là bằng chứng tá đời sống của họ. Lời Chúa được công bố trong cử hành các mầu nhiệm của Chúa không chỉ đề cập đến các điều kiện hiện tại, mà còn nhìn lại các sự kiện quá khứ, và hướng tới những gì chưa xảy ra trong tương lai. Do đó, lời Chúa cho chúng ta thấy những gì chúng ta nên hy vọng, với mong mỏi rằng trong thế giới đang thay đổi này, tâm hồn chúng ta sẽ được đặt ở nơi đâu có niềm vui thực sự của chúng ta.”

Đối với việc người không Công Giáo đọc bài đọc trong Thánh lễ, tôi xin trích một đoạn văn mà tôi đã viết ngày 2-12-2003:

“Trong hầu hết các trường hợp, chỉ một người Công Giáo có tư cách tốt có thể phục vụ trong bất kỳ vai trò phụng vụ nào. Vì thế, trước khi phục vụ, mỗi cá nhân Công Giáo nên chắc chắn rằng mình đang ở trong tình trạng ân sủng.

“Có thể có một vài trường hợp ngoại lệ. Danh mục Đại kết của Tòa Thánh năm 1993 nói rằng việc công bố Kinh Thánh trong Thánh lễ được thực hiện bởi người Công Giáo. Trong trường hợp đặc biệt và vì một lý do chính đáng, Giám mục giáo phận có thể cho phép một thành viên của một giáo hội khác hoặc cộng đoàn giáo hội khác thực hiện chức năng của người đọc sách (xem số 133). Tuy nhiên, bài giảng luôn dành cho linh mục hoặc phó tế.

“Lý do là khá rõ ràng: do mối quan hệ mật thiết giữa bàn tiệc lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể trong buổi cử hành. Người đọc lời Chúa trong bối cảnh này là hành xử như một thừa tác viên (được ủy nhiệm) của Hội Thánh, và thông thường chỉ có người Công Giáo mới có thể phục vụ chức năng này. (Zenit.org 25-6-2019)

Nguyễn Trọng Đa

https://zenit.org/articles/non-biblical-texts-at-mass/
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Kiếp Hoa
Lê Trị
20:40 25/06/2019
KIẾP HOA
Ảnh của Lê Trị

Hoa đẹp hôm nay mai sẽ tàn
Không gì vĩnh cửu để đeo mang
Phước nghiệp mới theo mình mãi mãi
Tạo phúc đường tu mới vững vàng !
(KD)
 
VietCatholic TV
Người mù đầu tiên ở Bồ Ðào Nha trở thành linh mục.
Giáo Hội Năm Châu
16:53 25/06/2019
Khiếm thị thể lý không ảnh hưởng đến thị giác của tâm hồn: Thầy Tiago “đã thấy rằng” Chúa Giêsu gọi thầy. Ngày 14 tháng 07 năm 2019, thầy sẽ được lãnh nhận thiên chức linh mục.

Thầy Tiago Varandas sinh năm 1984 tại Lamego, Bồ Ðào Nha, bị tăng nhãn áp bẩm sinh. Thầy dần dần bị mất thị lực và đến năm 16 tuổi, phải cần có chó dẫn đường.

Tuy thế, khiếm thị thể lý không ảnh hưởng đến thị giác của tâm hồn và thầy Tiago đã thấy cách rõ ràng rằng Chúa đã gọi thầy. Thầy giải thích rằng mù thể lý đã làm cho các giác quan khác tinh nhậy hơn, như biết cách lắng nghe cách bình thản hơn.

Thầy Tiago chia sẻ: “Tôi tin rằng khả năng lắng nghe là một trong những công cụ tốt nhất tôi mang đến cho đời sống linh mục của mình; đó là một trong những điều đẹp nhất tôi mang theo bên mình. Một linh mục phải là một người lắng nghe! Khát khao mà mọi người dành cho Chúa được phản ánh trong nhu cầu tâm sự, giải bày, có người lắng nghe họ. Mọi người đang khao khát Chúa, và nếu chúng ta không lắng nghe họ, họ sẽ tìm kiếm nơi khác”.

Thầy Tiago không phải là linh mục mù đầu tiên ở Bồ Ðào Nha nhưng là người mù đầu tiên trở thành linh mục ở nước này. Thầy giải thích: “Có những linh mục bị mù vì cao niên hay vì căn bệnh nào đó, nhưng khi chịu chức linh mục, các ngài vẫn là người sáng mắt. Trường hợp của tôi thì khác. Tôi bị mù vào năm 16 tuổi và tôi đã mù khi theo đuổi con đường học vấn và tu trì”.

Ngày 14 tháng 07 năm 2019, Ðức cha José Ortiga, Giám mục của Braga sẽ truyền chức linh mục cho thầy Tiago.