Ngày 29-05-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kì Công Hiển Hách
Lm Vũđình Tường
00:32 29/05/2019
Lễ Thăng Thiên chúng ta tưởng nhớ những kì công Thiên Chúa thực hiện qua Đức Kitô. Những kì công này Đức Kitô thực hiện không phải cho Thiên Chúa mà là cho nhân loại. Những ai thành tâm đón nhận Đức Kitô với tâm tình yêu mến nhận được thành quả đó, và còn nhận được niềm vui trong tâm hồn. Khi Đức Trinh Nữ Maria thưa 'Vâng' với sứ thần, tâm hồn bà vui mừng ca hát: 'Linh hồn tôi ngợi ca Chúa và tâm trí tôi vui mừng vì Thiên Chúa đã nhìn đến phận nữ tì Chúa' Lc 1,46. Sau khi đón nhận tin vui, bà Maria vội vã lên đường viếng thăm người bà con là Elizabeth. Vừa nghe tiếng bà Maria chào, hài nhi trong lòng bà nhảy mừng và bà lớn tiếng ca tụng: 'Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm' Lc 1,42. Hai tiên tri Simeon và Anna cũng vui mừng đón nhận Ấu Chúa. Simeon, bồng ẵm hài nhi trong tay vui mừng ca hát. 'Lậy Chúa, xin cho tôi tớ Chúa ra đi bằng an, vì chính mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ' Lc 2,29.

Không một ai trên trần thế được đón nhận nhiều hơn Đức Kitô và cũng không ai bị từ chối nhiều như Đức Kitô. Cả đón nhận lẫn từ chối đều bắt đầu ngay từ khi Đức Kitô xuống trần và điều này còn đang tiếp tục xảy ra trong hiện tại và sẽ còn kéo dài trong tương lai. Hàng năm vào dịp Phục Sinh luôn có nhiều người tin theo, nhận lãnh đức tin Kitô; trong khi đó hàng năm cũng có nhiều người âm thầm từ bỏ Giáo Hội Chúa. Người đầu tiên từ chối đón nhận hài nhi Giêsu chính là vua Hêrôđê, khi ông hay tin Đức Kitô sinh ra, ông bối rối, lo lắng, tìm cách giết chết hài nhi Giêsu Mt 2,14. Cuộc đời công khai rao giảng của Ngài gặp biết bao thử thách từ lãnh đạo tôn giáo,trưởng hội đường. Chính những người quyền thế này dùng ảnh hưởng của mình đòi giết chết Đức Kitô. Sức ép của nhóm này khiến Philatô lúc đó đang là toàn quyền khu vực phải tuyên bố ông không tìm thấy chứng cớ nào để kết án Đức Kitô và ông rửa tay tuyên bố là không dính đến máu Đức Kitô. Kết quả Đức Kitô vẫn bị đóng đanh do sức ép của nhóm lãnh đạo tôn giáo Mt 27,24.

Lời rao giảng của Đức Kitô gây kinh ngạc cho dân chúng và họ ca tụng Ngài hết lời. Chính những ca tụng này khiến máu ghen của lãnh đạo tôn giáo sôi lên và họ không thể nhịn được. Dân chúng thì nói Đức Kitô giảng dậy như đấng có uy quyền, lời giảng của Ngài mới mẻ, đi vào lòng người. Trái lại nhóm lãnh đạo tôn giáo bực bội đến hạch sách ai cho quyền ông giảng dậy những điều đó (Mt 7,29). Tranh cãi thua, họ phao tin Đức Kitô là tướng quỉ. Đức Kitô có quyền trên sóng gió. Ngài phán một lời sóng biển yên lặng (Mt 8,23tt.) Ngài có quyền trên thần chết khi cho Lazaro và con gái Jairus sống lại từ cõi chết (Mt 8,19-26). Ngài có quyền tha tội, quyền mà một mình Thiên Chúa có Mk 2,10.

Không như những lãnh tụ trần thế, Đức Kitô chọn người lãnh đạo trong tương lai, không phải những người giầu kinh nghiệm chiến tranh, từng thắng nhiều trận, Ngài cũng không chọn người tài ba lỗi lạc, Đức Kitô chọn họ trong nhóm người chài lưới. Ngài đòi nơi họ một điều kiện duy nhất. Tình yêu. Ba lần Đức Kitô hỏi Phêrô ông có yêu mến Ngài không? Cả ba lần Phêrô đều đáp là 'Có'. Sau mỗi câu đáp Đức Kitô trao cho ông một trách nhiệm: chăm sóc chiên con của ta, chăm sóc chiên mẹ của ta và lần thứ ba Ngài tiên đoán cách thức Phêrô chịu đóng đanh chết chứng tỏ tình yêu của ông với Đức Kitô (Gn 21).

Lãnh tụ trên hoàn cầu thường để quân đội, công an bảo vệ, canh gác, và có cận thần hy sinh mạng sống cho lãnh tụ. Đức Kitô đối xử hoàn toàn ngược lại. Khi quân dữ đến bắt, lãnh tụ Kitô nói với quân lính. Hãy bắt một mình ta, và phải để cho môn đệ ta ra đi bằng an. Ngay cả trong trường hợp đó đám lĩnh cũng tuân lệnh Ngài. Chỉ trong vòng ba năm vắn vủi. Ba năm rao giảng Đức Kitô để lại cho trần thế một Giáo Hội vững mạnh trước bao sóng gió. Ngày đầu tiên Giáo Hội non trẻ đã bị vùi dập, bị bắt bớ, tra tấn, cấm đoán. Giáo Hội đó vẫn tồn tại và vững mạnh phát triển. Hiện nay với hơn một ngàn triệu thành viên trung thành với giáo huấn của Ngài. Hàng ngàn hội từ thiện lớn nhỏ đều bắt nguồn từ tình yêu Đức Kitô. Hiện nay những ai cấm đoán hay chủ trương bách hại Giáo Hội Kitô đều là những người không thông hiểu lịch sử phát triển Kitô giáo. Chính Đức Kitô đã tuyên bố rõ ràng là Giáo Hội của Ngài sẽ bị bách hại, nhưng không sức mạnh nào có thể phá huỷ được, ngay cả sức mạnh của thần dữ là ma quỉ cũng phải đầu hàng. Con là đá và trên đá này Ta sẽ xây Giáo Hội Ta (Mt 16,18). Đức Kitô nói với Phêrô như thế. Vì lí do đó mọi cố gắng bách hại Giáo Hội chỉ là làm công việc mất công, vô dụng.

Không có cuốn sách nào được in nhiều và in thành nhiều ngôn ngữ khác nhau hơn cuốn giáo lí của Ngài. Ngài là Đấng duy nhất mọi sự xảy ra cho Ngài đều được tiên đoán nhiều ngàn năm truớc và những tiên đoán này đều được thực hiện như những gì đã tiên đoán Lc 24,44.

TiengChuong.org

Legend of greatness

On the feast of the Ascension, we celebrate the greatness of Jesus Christ. God's greatness is not for himself but those who accepted him. Those who have accepted him, will be blessed with great joy. Mary said 'Yes' to the angel and she praised God saying: 'My soul proclaims the greatness of the Lord and my spirit exults in God my saviour' Lk 1,46. Mary went to see her cousin, Elizabeth, who welcomed her with great joy: 'Why should I be honoured with a visit from the mother of my Lord' Lk 1,42. At the Temple, the prophet Simeon and Anna praised God: 'Now, Master, you can let you servant go in peace, just as you promised; because my eyes have seen the salvation' Lk 2,29.

No one on earth has ever received more acceptance and also more rejection than the man Jesus. Both acceptance and rejection had happened right from the beginning of his birth. It continues until the present day and beyond. Every year at Easter, new members are welcomed into the Church with great joy, and sadly year after year there are some who quietly leave the Church. The very first rejection of Jesus happened before his birth. King Herod heard about the baby Jesus and wanted to eliminate Him Mt 2,14. At His Passion, religious leaders, the chief priests and the Scribes were determined to destroy the innocent man Jesus, and despite Pilate, the Governor of the land, proclaiming that he found no case against Him, Jesus was crucified Mt 27,24.

Jesus' teaching was embraced by the people, while His opponents questioned Him about His authority. His teaching was great and made a deep impression on them. He taught with authority Mt 7,29. He calmed the rough sea (Mt 8,23ff ). He raised the dead to life- Lazarus of Bethany and the daughter of Jairus (Mt 8,19-26). He had the power to forgive sin (Mk 2, 10).

Unlike any other earthly leaders, Jesus chose the leaders for His future Church not from amongst the warriors and the clever, but He chose them from amongst the fishermen, with one single condition applied: LOVE. Jesus asked Peter three times: Do you love me? Peter confirmed 'Yes' three times, and each time Jesus gave him a task- Look after my sheep, said Jesus; feed my sheep and with the final one predicted the way Peter would die to show his love for Jesus. (Jn 21).

No one on earth has ever achieved more greatness than Jesus. Within the period of three years of His public ministry, the whole of Israel knew about Him; after the Ascension His message of love and forgiveness spread far and wide and His teachings are quoted by both his followers and non believers alike. A mile of books have been written about Him and in many different languages. His claim about Himself proves true that 'everything written about me in the law of Moses, the prophets and the psalms must be fulfilled' Lk 24,44.
 
Thi hành sứ vụ chứng nhân cho Chúa hôm nay
Lm Đan Vinh
01:08 29/05/2019
CHÚA NHẬT 7 PHỤC SINH
Lễ Chúa Thăng Thiên C
Cv 1,1-11 ; Ep 1,17-23 ; Lc 24,46-53

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Lc 24,46-53

(46) Khi ấy Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ và bảo: “Có lời Kinh thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại. (47) Và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. (48) Chính anh em là chứng nhân của những điều này”. (49) Và đây, chính Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống. (50) Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. (51) Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được rước lên trời. (52) Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ, (53) và hằng ở trong Đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.

2. Ý CHÍNH:

Tin mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su sau khi phục sinh đã hiện ra với các môn đệ vào chiều ngày Thứ Nhất trong tuần, nhằm mục đích dạy các ông hiểu Người trải qua cuộc tử nạn và phục sinh đúng như lời Thánh kinh, và các ông có bổn phận làm chứng về những điều mắt thấy tai nghe ấy. Người cũng hứa sẽ ban Thánh Thần đến giúp đỡ các ông. Sau đó, Đức Giê-su lên trời đang khi giơ tay chúc phúc cho các ông ở gần làng Bê-ta-ni-a. Rồi các ôing trở về Giê-ru-sa-lem cầu nguyện tại nhà Tiệc Ly để chuẩn bị đón nhận ơn Chúa Thánh Thần.

3. CHÚ THÍCH:

- C 46-48: + Khi ấy Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ: Về con số môn đệ được chứng kiến việc Chúa Giê-su lên trời thì Tin mừng Lu-ca không nêu rõ, đang khi Tin mừng Mát-thêu và Máccô nói là 11 ông (x Mt 28,16; Mc 16,15). Về nơi Chúa lên trời thì các tác giả không thống nhất: Lu-ca cho biết ở gần làng Bê-ta-ni-a (x Lc 24,50), Mátthêu xác định là xứ Ga-li-lê, tại quả núi đã được Người chỉ định trước (x. Mt 28,16). Sách Công vụ thì cho biết Đức Giê-su lên trời tại núi Ô-liu gần thành Giê-ru-sa-lem (x Cv 1,12) + Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem: Lu-ca luốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của Giê-ru-sa-lem. + Chính anh em là chứng nhân của những điều này: Các Tông đồ được sai đi nói cho mọi người biết về Đức Giê-su, dựa theo những điều mắt thấy tai nghe, sau khi Người từ cõi chết sống lại (x. Ga 21,24; Cv 3,15).
- C 49-50: + Chính Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa: Đức Giê-su tiên báo điều Chúa Cha đã hứa là gửi Chúa Thánh Thần đến với các Tông đồ sau khi Người rời bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha (x Cv 1,8). + Cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống: Quyền năng này chính là sức mạnh của Thánh Thần. Trong Tân ước, Chúa Thánh Thần và quyền năng luôn gắn liền với nhau. Chẳng hạn trong biến cố truyền tin, sứ thần đã nói với Trinh nữ Ma-ri-a: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà” (Lc 1,35). Sau khi chiến thắng Xa-tan cám dỗ, Đức Giê-su đã trở về Ga-li-lê trong quyền năng Thánh Thần để bắt đầu sứ vụ (x. Lc 4,14-19). Giờ đây, Đức Giê-su lại sắp trao cho các Tông đồ quyền năng Thánh Thần sau cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Người. Từ đây, các ông đã cố gắng chu toàn sứ vụ làm chứng về mầu nhiệm Chúa Giê-su đã chết và sống lại (x. Cv 4,33). Các ông không dùng sức riêng làm các phép lạ, nhưng nhờ quyền năng Thiên Chúa và nhờ Danh Đức Giê-su Ki-tô (x Cv 3,16; 4,7-10). + Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a: Với tư cách là Vua Mê-si-a, Đức Giê-su đã khải hoàn tiến vào thành Giê-ru-sa-lem từ làng Bê-ta-ni-a (x. Lc 19,28-29). Giờ đây với tư cách là Đấng Phục Sinh chiến thắng tử thần, Đức Giê-su cũng khải hòan về trời từ làng Bê-ta-ni-a này (x. Lc 24,50). + Rồi giơ tay chúc lành cho các ông: Thời Cựu ước, các Tổ phụ dân Ít-ra-en thường chúc lành cho con cháu trước khi nhắm mắt như: I-xa-ác chúc lành cho Gia-cóp (x. St 27,23-29) ; Gia-cóp chúc phúc cho 12 con trai (x. St 49,28) ; Mô-sê chúc phúc cho con cái Ít-ra-en (x. Đnl 33,1). Ở đây, trước khi về trời, Chúa Giê-su cũng chúc lành cho các Tông đồ. Ngày nay, vào cuối Thánh lễ, linh mục chủ tế cũng chúc lành cho các tín hữu trước khi giải tán họ.
- C 51-52: Người rời khỏi các ông và được rước lên trời: Qua sự kiện lên trời này, tác giả Tin mừng Lu-ca cho thấy hai mầu nhiệm Phục Sinh và Thăng Thiên luôn gắn bó mật thiết với nhau. Trong sách Công vụ (1,6-11), tác giả Lu-ca coi việc Thăng Thiên như kết thúc các lần Chúa hiện ra với các môn đệ, khởi đầu sứ vụ làm chứng cho Người tại Giê-ru-sa-lem cho đến tận cùng thế giới (x. Cv 1,8).

4. CÂU HỎI:

1) Chúa Giê-su đã lên trời tại nơi nào? Bao nhiêu môn đệ đã được chứng kiến Người lên trời ?
2) Theo Tin mừng Lu-ca: Giê-ru-sa-lem có vai trò gì trong công cuộc cứu độ của Đức Giê-su ?
3) Các Tông đồ phải làm gì để thi hành sứ vụ làm chứng nhân cho Đức Giê-su ?
4) Đức Giê-su hứa ban quyền năng từ trên cao xuống trên các Tông đồ. Vậy các ông đã nhận được quyền năng ấy khi nào ?
5) Tin mừng Lu-ca cho thấy hai mầu nhiệm Phục Sinh và Thăng Thiên có liên quan với nhau ra sao?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1.LỜI CHÚA: “Chính anh em là chứng nhân của những điều này” (Lc 24,47-48).

2.CÂU CHUYỆN:

1) CHU TOÀN SỨ MỆNH HOÀN TẤT TÁC PHẨM CỦA THẦY:

GIA-CO-MO PUC-CI-NI, một nhạc sư sáng tác người Ý, đã để lại cho đời một số những tác phẩm ca nhạc kịch (opera) rất nổi tiếng. Năm 1922, khi được 64 tuổi, nhạc sư Puc-ci-ni bị bệnh ung thư ác tính. Mặc dù bị cơn bệnh hành hạ đau đớn, nhưng ông vẫn quyết tâm hoàn tất vở ca kịch TU-RAN-DOT mà bây giờ nhiều người đánh giá là vở ca kịch hay nhất của ông. Ông đã làm việc ngày đêm không nghỉ. Nhiều người khuyên ông hãy nghỉ ngơi vì chắc ông sẽ khó lòng hoàn tất được vở ca kịch này. Khi cơn bệnh trở nên trầm trọng, Puc-ci-ni đã viết cho các học trò của ông như sau :”Nếu thầy phải ra đi không kịp hoàn tất được vở ca kịch Tu-ran-dot, thầy muốn các trò tiếp tục công việc để hoàn thành tác phẩm ấy cho thầy”.
Năm 1924, Puc-ci-ni được đưa sang một bệnh viện tại nước Bỉ để chịu giải phẫu và hai ngày sau thì qua đời. Sau khi ông mất, các học trò của ông đã qui tụ lại, phân công mỗi người một phần tùy tài năng để hoàn tất vở ca kịch TU-RAN-DOT của thầy, và sau nhiều ngày vất vả, họ đã hoàn tất được vở ca kịch nổi tiếng này. Năm 1926, vở ca kịch TU-RAN-DOT lần đầu tiên được trình diễn tại nhà hát kịch ở Milan. Vở ca kịch đã được nhạc trưởng là môn sinh rất được Puc-ci-ni ưa thích điều khiển. Khi dàn hòa tấu trình diễn tới khúc nhạc mà Puc-ci-ni đã sáng tác dang dở, những giọt nước mắt đã rơi xuống trên khuôn mặt của người điều khiển. Ông đã ngưng dàn nhạc lại, buông cây đũa điều khiển xuống, quay ra phía khán giả nói lớn: ”Nhạc sư đã viết đến đây, rồi ông qua đời”. Cả nhà hát im lặng một hồi lâu không một tiếng động! Sau đó, nhạc trưởng cầm cây đũa, quay ra khán giả, mỉm cười qua những giọt lệ và nói lớn: ”Nhưng các môn sinh của ông đã tiếp tục hoàn tất tác phẩm này”. Khi vở ca kịch kết thúc, cả nhà hát bùng lên những tràng pháo tay như sấm nổ vang trời. Mắt mọi người đều rơi lệ và từ đó về sau không ai có thể quên được giây phút đáng nhớ ấy (viết theo Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 190).
Rao giảng Tin mừng là sứ vụ Đức Giê-su đã trăn trối lại cho các môn đệ Người, cho Giáo hội nói chung và cho mỗi tín hữu chúng ta nói riêng. Trước khi lìa xa môn đệ về trời, Chúa Giê-su đã để lại chúc thư cho Hội Thánh qua các Tông đồ như sau: ”Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20).

2) GIÁ TRỊ HOÁN CẢI CỦA LỜI CHÚA TRONG SÁCH THÁNH:

Tại một nước thuộc châu Phi, một nhà buôn Âu Châu khi đi vào một bộ lạc hoang dã, thấy một thổ dân đang đọc sách liền hỏi xem anh đang đọc sách gì ? Anh đáp: “Đọc Kinh Thánh”. Nhà buôn cười cười nói: “Thứ đó, ở xứ tôi đã lỗi thời rồi! Không ai thèm đọc nó nữa !”. Người Phi Châu liền đáp: “Nếu ở đây mà Kinh Thánh cũng lỗi thời như ông nói, thì ông đã bị ăn thịt từ lâu rồi !”.

3) LÀM CHỨNG CHO CHÚA BẰNG LỜI NÓI:

Cách đây ít lâu, tờ “Lơ Fi-ga-rô” (Le Figaro) đã có đăng một bài báo phỏng vấn Tổng thống Nga Pu-tin, nội dung thuật lại việc ông Pu-tin đã tuyên xưng đức tin để làm chứng cho Chúa như sau: Phóng viên hỏi ông Pu-tin về chuyến đi Giê-ru-sa-lem của ông mới đây, nhiều người đã thấy ông đến cầu nguyện tại mồ Đức Giê-su và trên tay có cầm cây thánh giá. Vậy ông có cảm thấy mâu thuẫn giữa việc trước đây từng là cựu sĩ quan của tình báo KGB với việc ngày nay lại bày tỏ đức tin vào Chúa Giê-su hay không?” Tổng thống Pu-tin đã trả lời như sau: “Cuộc sống được tạo nên bằng những điều mâu thuẫn. Chỉ khi nào chết thì người ta mới hết mâu thuẫn... Mẹ tôi là một phụ nữ theo đạo. Mẹ tôi đã bí mật làm lễ rửa tội cho tôi tại nhà thờ. Vậy tại sao các ông lại ngạc nhiên khi thấy tôi cầm cây thánh giá mà cầu nguyện tại ngôi mộ của Chúa Giê-su? Tôi tự hào là một tín hữu Ki-tô... Niềm tin của tôi đã cho tôi thêm tinh thần và bình an trong tâm hồn”.

4) CHỨNG NHÂN BÁC ÁI : PHƯƠNG THẾ TRUYỀN GIÁO HÔM NAY.

Một tân tòng gặp một anh bạn vô tín. Người vô tín này đã hỏi thăm về việc theo đạo của anh như sau:
- Nghe nói anh mới theo đạo Công Giáo phải không ?
- Vâng, đúng hơn là tôi mới theo làm môn đệ Chúa Giê-su.
- Thế thì chắc anh đã phải biết rõ về ông Giê-su. Vậy hãy cho tôi biết ông ta sinh ra ở đâu?
- Tôi đã học rồi, nhưng rất tiếc bây giờ tôi lại quên mất.
- Thế ông Giê-su sống ở trần gian bao nhiêu năm ?
- Tôi không nhớ rõ lắm.
- Vậy anh có biết ông ta đã giảng bao nhiêu bài, làm bao nhiêu phép lạ, có bao nhiêu tác phẩm đã viết về ông ta ?...Nói chung, sự nghiệp của ông ta như thế nào ?
- Tôi cũng không rõ lắm.
- Như vậy là anh đã biết quá ít về ông Giê-su. Vậy tại sao anh lại theo đạo của ông ta ?
- Anh đã nói đúng. Tôi rất xấu hổ vì chỉ biết qúa ít về Đức Giê-su. Thế nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là như thế này : ba năm trước, tôi là một tên nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ nần chồng chất. Gia đình lâm vào tình trạng bất hạnh. Vợ con đều buồn giận và không muốn nhìn mặt tôi. Tôi chán nản tuyệt vọng, thậm chí muốn đâm đầu vào xe lửa để chết quách đi cho xong! Nhưng một hôm tôi đã gặp được Đức Giê-su qua một người bạn Công Giáo. Anh này đã đưa tôi đến gặp một vị linh mục và tôi được vị linh mục khuyên chừa bỏ thói hư, được giới thiệu công ăn việc làm và được ghi tên theo học giáo lý Công Giáo. Sau một năm tôi đã trả hết được nợ nần, đã chừa bỏ được tật say sỉn, gia đình tôi đã tìm lại được hạnh phúc. Mỗi chiều vợ con tôi đều vui vẻ chào đón tôi về nhà sau giờ tan sở. Sở dĩ tôi được hạnh phúc như ngày nay, tất cả đều bắt nguồn từ niềm tin vào Đức Giê-su. Và đó là những gì tôi biết rõ về Người !!!

3.THẢO LUẬN:

1) Con người ngày nay thích nghe các chứng nhân hơn thầy dạy, thích nhìn thấy những gương sáng hơn nghe lời giảng suông, như Ba-banh (Babin) đã nói: “Người ta chỉ có thể tin vào Đức Giê-su, khi họ tin vào tình yêu của những kẻ đi loan báo Người”. Bạn có đồng ý với các nhận định nói trên hay không ? Tại sao ?
2) Trong những ngày sắp tới bạn sẽ làm chứng cho Chúa thế nào trước mặt mọi người ?

4.SUY NIỆM:

1) Cần xác tín về quê trời đời sau: Trước cuộc tử nạn, Đức Giê-su dã khích lệ các môn đệ như sau: ”Lòng anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi. Vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại, và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3). Thánh Phao-lô cũng khẳng định: ”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20).

Trong thực tế, thánh Phao-lô đã nhận xét : “Có nhiều người sống thù nghịch với thập giá Ðức Ki-tô. Chung cuộc đời họ là hư vong, chúa tể của họ là cái bụng, và họ đặt vinh danh của họ trong những điều ô nhục; Họ chỉ ưa chuộng những cái trên cõi đời này” (Pl 3,17). Có nhiều tín hữu đã quá bám víu vào các thực tại trần gian là những cái nay còn mai mất, như: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, chức quyền… Thánh Phao-lô cũng khuyên mỗi người chúng ta hôm nay như sau : Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta (Pl 3,20).

2) Điều kiện để được lên trời là sống đức Tin bằng thực thi đức Cậy và đức Mến:

Để được vào Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập, các tín hữu phải tin Thiên Chúa và tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến là Giê-su Ki-tô. Tin bằng lời tuyên xưng đức tin mà thôi chưa đủ, nhưng còn phải thể hiện đức tin bằng hành động, là vâng phục thánh ý Thiên Chúa như Chúa Giê-su đã dạy: ”Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa !” là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21-23). Cụ thể muốn vào Nước Trời phải tuyên xưng đức tin bằng đức Cậy là sự chuyên cần cầu nguyện và thực thi đức Mến là quan tâm chia sẻ và khiêm nhường phục vụ Chúa dang hiện thân nơi tha nhân, đặc biệt phục vụ những người nghèo hèn bệnh tật và đau khổ...

3) Về sứ vụ loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giê-su hôm nay? :

- Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đã nói: ”Mỗi ngưởi giáo dân, tự bản chất, là một chứng nhân”. Bởi vì khi lãnh nhận phép rửa tội và thêm sức, chúng ta đã được Đức Giê-su trao cho sứ vụ làm chứng cho Người. Ngày nay tuy chúng ta không xem thấy, không được gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với Chúa Giê-su như các Tông đồ hay như dân Do thái khi xưa, nhưng chúng ta nhờ đức tin, vẫn có thể suy niệm và thực hành Lời Chúa và nhận được ơn Thánh Thần để nên con người mới giống như Đức Giê-su. Cách thức làm chứng tốt nhất là bằng lối sống quên mình vị tha bác ái noi theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.
- Cụ thể đòi người tín hữu phải làm cho tình yêu thương, sự khiêm nhường phục vụ của Chúa thấm nhập vào môi trường gia đình và xã hội. Một Ki-tô-hữu đích thực không thể làm ngơ, hoặc khoanh tay trước những vấn đề bức súc của xã hội như: sự bất công, nghèo đói, thất nghiệp, luân lý suy đồi, các tệ nạn tham ô, trộm cướp, mãi dâm, ma túy, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường v.v... Lối sống đạo của các tín hữu hôm nay không phải chỉ dừng lại ở việc đọc kinh đi lễ để được lên thiên đàng, và mặc kệ nỗi đau của tha nhân bên cạnh. Giáo Hội kêu gọi mỗi tín hữu phải ý thức sứ vụ loan báo Tin Mừng bằng lời rao giảng kèm theo lối sống chứng nhân bác ái, tích cực góp phần xây dựng môi trường mình đang sống ngày một Xanh Sạch Đẹp, không còn cảnh bất công bóc lột và góp phần bài trừ các tệ nạn xã hội…

4) Phải loan báo Tin Mừng thế nào để giúp lương dân tin yêu Chúa?:

Nên nhớ rằng: Việc giúp một người lương từ bỏ đạo mình đang theo để gia nhập vào đạo Công Giáo không dễ thực hiện chút nào. Nó đòi các tín hữu chúng ta phải đón nhận ơn Chúa Thánh Thần để áp dụng các phương pháp tích cực như sau:

a) Cần năng cầu nguyện cho việc truyền giáo như Đưc Giê-su dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Anh em hãy xin Chủ ruộng sai thêm thợ gặt đến”. Việc truyền giáo là công việc vượt quá tầm sức tự nhiên của loài người chúng ta nên cần được Thánh Thần trợ giúp, như Chúa Giê-su đã nói: “Vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5), hoặc như lời sứ thần Gáp-ri-en nói với Đức Ma-ri-a: “Vì không có gì mà Chúa không làm được” (Lc 1,37), và lời của thánh Phao-lô: “Tôi trồng, A-pô-lô tưới, nhưng Chúa mới làm cho cây mọc lên” (1 Cr 3,6).

b) Cần tránh những lối hành đạo chỉ mang tính đạo đức bề ngoài: như thi đua xây dựng nhà thờ cho to, tổ chức những lễ hội mang tính phô trương hoành tráng … Nhưng cần chú trọng xây dựng một lối sống đạo dựa trên việc học sống Lời Chúa, thực thi bác ái cụ thể …

c) Cần tránh lối hành xử coi thường người lương, vì dễ gây bất mãn khi họ có dịp tiếp xúc với ban hành giáo hay các mục tử thiếu lòng thương xót như Mục Tử Giê-su.
d) Việc truyền giáo phải cụ thể: Cần quan tâm cầu nguyện cho anh em người lương, trước hết là thân nhân của mình như cha mẹ, chồng vợ, anh chị em ruột thịt, bạn bè cùng cơ quan… để xin Chúa ban ơn giúp họ sớm nhận biết tin yêu Chúa... Hãy trao tặng các sách báo Công Giáo để họ có dịp tìm hiểu về đạo như các sách giáo lý Công Giáo, sách giải đáp thắc mắc về đức tin, sách truyện Kinh thánh Cựu Tân Ước, truyện các thánh… Quan tâm truyền bá rao giảng Tin Mừng trên truyền thông, các trang mạng xã hôi như You Tube, facebook…

e) Cần phải có cú “hích” cụ thể: Các việc tốt nói trên mới chỉ là tạo điều kiện giúp người lương hiểu biết và có thiện cảm với đạo. Họ cần phải có một “cú hích” để quyết tâm vượt qua mọi khó khăn rào cản do thành kiến quá khứ, do gia đình hay người thân cấm cản. Cũng nhờ có tình yêu của người Công Giáo mà một bạn trai hay gái ngoại đạo sẽ quyết tâm vượt qua các rào cản tâm lý tinh thần nói trên. Nhờ tham dự khóa giáo lý dự tòng, giáo lý hôn phối, mà người lương tập có dịp thực hành sống theo Lời Chúa dạy để đức Tin của họ ngày thêm vững mạnh hơn.

g) Vai trò của các phép lạ: Ngày nay anh em lương dân cũng rất cần những “cú hích” là các ơn Chúa ban qua việc đến các nơi hành hương như Lòng Chúa Thương Xót, Đức Mẹ Lavang, Đức Mẹ Tà-pao, đền thánh Giu-se, thánh Mác-tin Po-rê, cha Trương bửu Diệp… Nhờ đó họ sẽ dễ dàng đạt tới đức tin hơn.

h) Để thực hành, các tín hữu chúng ta hãy mời các người lương quen biết cùng đi nghe giảng tĩnh tâm mùa Chay mừa Vọng, cùng tham dự các buổi hành hương, tham gia các công tác thăm viếng bác ái vùng sâu vùng xa, các trại khuyết tật, trại mồ côi, trại dưỡng lão… nhờ đó họ sẽ dễ dàng nhận biết Chúa hơn.

5. NGUYỆN CẦU

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con nhớ rằng: “Quê hương chúng con ở trên trời, nơi đó chúng con sẽ gặp Đấng Cứu Chuộc” là Chúa. Xin giúp chúng con tích cực góp phần xây dựng xã hội chúng con đang sống ngày một sạch đẹp hơn, công bằng nhân ái hơn. Xin cho chúng con ý thức rằng: tuy sống giữa thế gian nhưng chúng con không thuộc về trần gian. Xin đừng để chúng con quá quyến luyến những của cải đời này nay còn mai mất, nhưng luôn phó thác cậy trông, và quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người nghèo, an ủi giúp đỡ những người đau khổ ... để sau này chúng con cũng được về quê trời với Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A - Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Từ “Like” Chuyển Thành “Amen”
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
01:14 29/05/2019
Lễ Thăng Thiên

Lễ Thăng Thiên kính nhớ việc Chúa Giêsu “lên trời”, được cử hành vào ngày thứ 40 sau Lễ Phục Sinh (x. Mc 16, 19-20; Cv 1,1-11).

Sự kiện Chúa Giêsu thăng thiên đánh dấu việc Người trở về “nơi” mà Người đã hiện hữu trước khi nhập thể (x. Ga 3,13). Lễ này nói lên việc nhân tính của Người tiến vào trong vinh quang của Thiên Chúa một cách vĩnh viễn (x. Ga 16,28; 17,5). Nó đánh dấu sự kết thúc sứ mệnh hữu hình của Chúa Giêsu ở trần gian và khởi đầu sứ mệnh của Giáo Hội. Vào chính ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu đã được tôn vinh, được siêu thăng và “ngự bên hữu Chúa Cha” trong thân xác vinh quang của Người rồi. Tuy nhiên, theo trình thuật của Thánh Luca, sau khi phục sinh, Chúa Giêsu còn hiện ra nhiều lần với các môn đệ trong khoảng thời gian 40 ngày. Đây là thời gian Chúa Giêsu dùng để khẳng định sự Phục Sinh của Người, củng cố niềm tin của các môn đệ, hoàn tất việc giảng dạy và sai các ông đi rao giảng Phúc Âm.Với biến cố thăng thiên, Chúa Giêsu không còn hiện diện trong thân xác hữu hình như trước kia, nhưng Người vẫn hiện diện với Giáo Hội cho đến ngày tận thế (x. Mt 28,20) theo phương cách mới - theo quyền năng của Chúa Thánh Thần, với tư cách là Chúa của vũ trụ (x. Pl 2,10-11). (x.Tiểu ban Từ vựng – UBGLĐT/HĐGMVN).

Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha. Theo Thánh Kinh, ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ. Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).

Chúa lên trời vì Người đã từ trời xuống: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Người không phải là phàm nhân được tôn lên hàng thần thánh. Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu. “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa...Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).
Chúa lên trời với cung cách hiện diện mới, trao sứ vụ cho các Tông đồ và Giáo hội tiếp nối sứ mạng loan báo Tin mừng yêu thương.

1. Hiện diện mới

Chúa Giêsu đã tiên báo với các môn đệ : “Thầy đến cùng Chúa Cha”. Lời này được lập lại 7 lần trong khung cảnh tiệc ly (x.Ga 14, 12.28; 16, 5.10.28; 17,11.13), đến nỗi trong số các môn đệ tự hỏi lời nói đó có ý nghĩa gì (Ga 16,17). Đối với Chúa Giêsu, Người không đi đến một nơi nào khác, nhưng Người đến với một người, đó chính là Chúa Cha. Chúa Giêsu coi cuộc sống ở trần gian và những hoạt động của mình như một hành trình đi đến với Chúa Cha, như một cuộc về trời với Chúa Cha. Khi hiện ra với Maria Madalena, Chúa Phục Sinh nói: “Đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em (Ga 20,17). Như thế, Gioan không kể về việc “lên cùng Chúa Cha” như một “nơi chốn”, Người không đến một nơi chốn (trời), nhưng đến với một người, đó chính là “Cha của Người và cũng là Chúa của anh em”.

Chúa về trời, một cuộc tạm biệt chứ không ly biệt.Chia tay để rồi sẽ gặp lại nhau trong một tương quan mới. Các lời nguyện và Kinh Tiền Tụng của lễ Thăng Thiên cũng chứa đựng ý nghĩa này: “Người lên trời không phải để lìa xa chúng con là những kẻ yếu đuối, nhưng vì là đầu và là Thủ Lãnh, nên Người đã đi trước, để chúng con là những chi thể của Người vững một niềm tin tưởng cũng sẽ được lên theo”.

Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người, đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy, đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào. Nơi thiên cung, mọi đau khổ, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố không còn nữa. Ở đó chỉ có thanh bình, công bằng, và hạnh phúc viên mãn, nhân phẩm và nhân vị con người hoàn toàn được phục hồi trong ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô.

Từ nay trở đi, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.

Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Những người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Chúa Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa.Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người.Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.

2. Trao Sứ Vụ

Chúa về trời mở ra sứ vụ mới cho các Tông đồ. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

Chúa đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo Hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.

3. Từ “Like” Chuyển Thành “Amen”

Giáo Hội Thánh chọn lễ Thăng Thiên làm Ngày Thế giới Truyền thông. Ngày lễ Thăng Thiên gắn liền với mệnh lệnh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19). Các Tông Đồ lên đường truyền giáo, cộng đoàn Giáo Hội được thiết lập và những bước chân không mệt mỏi của người loan báo Tin Mừng đã làm nên lịch sử Giáo Hội.

Có truyền giáo là có truyền thông, và bởi vì có truyền rao sứ điệp cứu rỗi của Tin Mừng nên mới có những người lắng nghe, đón nhận đức tin và được sống trong ơn cứu rỗi. Truyền giáo là nghĩa vụ “thông truyền điều đã thấy và đã nghe” (1Ga1,3) để mọi người được hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là điểm khác biệt giữa truyền thông xã hội và truyền thông Công Giáo.Trong khi truyền thông xã hội khai thác thông tin theo quy luật cung cầu của thị trường, thì truyền thông Công Giáo lại xác định hướng đi của mình là mùa màng trong đời sống đức tin.

Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Ngay từ khi internet lần đầu tiên xuất hiện, Giáo hội luôn tìm cách thúc đẩy việc sử dụng nó để phục vụ cho sự gặp gỡ giữa mọi người và cho sự đoàn kết giữa tất cả mọi người” (Sứ điệp Truyền thông 2019).

Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông 53, Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhận tầm quan trọng và sự lan rộng của internet và các mạng xã hội trong đời sống con người ngày nay. Đó là nguồn kiến thức và những tương quan giữa con người với nhau. Tuy nhiên, cũng không thiếu những khía cạnh tiêu cực do các mạng xã hội. Đó là nơi dễ bị những tin tức giả mạo và xuyên tạc xâm nhập và lan tràn; các dữ kiện cá nhân nhiều khi bị lèo lái để mưu những lợi lộc về chính trị hoặc kinh tế, không tôn trọng nhân vị và các quyền của họ. Sứ điệp cũng cảnh giác chống lại sự tự cô lập qua các mạng xã hội, có hiện tượng những người trẻ trở thành “những ẩn sĩ xã hội”, trở nên hoàn toàn xa lạ với xã hội chung quanh.(x.vaticannews.va/vi).

Đức Thánh Cha dùng hình ảnh thân mình và các chi thể mà Thánh Phaolô đã dùng để nói về những quan hệ hỗ tương giữa con người: “Anh chị em hãy bài trừ dối trá và mỗi người hãy nói sự thật với tha nhân, vì chúng ta là chi thể của nhau” (Ep 4,25). Từ đó ngài kêu gọi dùng các mạng xã hội để kiến tạo tình hiệp thông, với ý thức chúng ta cùng họp thành một thân thể và là chi thể của nhau, và thay vì dùng các phương diện này để chia rẽ, gây oán ghét và thù hận, dựa trên sự dối trá.

“Chính Giáo hội là một mạng lưới được đan dệt bằng sự hiệp thông Thánh thể, trong đó sự hiệp nhất không được đặt trên những nút ‘like’ (thích), nhưng trên sự thật, trên lời ‘Amen’, qua đó mỗi người đều bám víu vào Thân thể của Đức Kitô, và chào đón người khác” (Sứ điệpTruyền thông 53).

Nếu Chúa Giêsu sinh ra trong thời đại này, Người sẽ dùng internet để rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu Kitô là nhà truyền thông đầu tiên, vĩ đại, đại tài vì sứ điệp của Người là Tin Mừng, là tin vui cho mọi người. Chúa Giêsu có mạng lưới gồm các Tông đồ thông truyền Tin Mừng cho nhân loại. Qua các môn đệ,Tin Mừng được loan truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.Chúa Giêsu không có các phương tiện hiện đại, Người có các Tông đồ, các môn đệ, các thế hệ nối tiếp nhau như mạng lưới phổ biến Tin Mừng khắp nơi trên thế giới.

Truyền thông chính là chia sẻ niềm vui Tin mừng cứu độ. Truyền thông có đặc điểm là khiêm tốn, nhẹ nhàng, nên mọi sự cho mọi người và xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ yêu thương. Từ đó giúp con người nhận ra tình yêu của Chúa. Đây là sứ vụ Chúa trao phó cho mỗi người tín hữu trong thời đại hôm nay.

Cảm tạ Thiên Chúa đã ban những phương tiện truyền thông hiện đại. “Truyền thông, dù ở đâu và bằng cách nào, cũng mở ra những chân trời rộng lớn hơn cho nhiều người. Đây là quà tặng của Thiên Chúa kèm theo một trách nhiệm lớn lao”; “Internet có thể được sử dụng một cách khôn ngoan để xây dựng một xã hội lành mạnh và mở ra để sẻ chia” (Sứ điệpTruyền thông 50).

Ước mong mỗi người tín hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với đức tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, góp phần cổ võ nền văn hóa gặp gỡ và tích cực loan báo tin vui bình an yêu thương.









 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:38 29/05/2019
23. Chỉ có xuất chúng hơn người mới có thể đạt đến hoàn thiện. (Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:42 29/05/2019
26. BÌNH RƯỢU THÊM NẮP

Nguỵ Nguyên tranh chức thái bảo, nhanh nhẹn hiểu biết và thích uống rượu, chỉ có điều là hình dáng nhỏ con lại sói đầu, Châu Văn đế rất thích ông ta.

Một hôm, Châu Văn đế để trong phòng mười mấy bình rượu, trên bình đều đậy nắp, sau đó dẫn Nguỵ Nguyên đi vào coi và muốn coi tướng mạo lúng túng của Nguỵ Nguyên.

Nguỵ Nguyên đi vào phòng thấy bình rượu thì lập tức cười nói:

- “Mấy anh em của ta sao vô lễ như thế này, lại tự tư đi vào nhà ở của nhà vua ư, sao lại không mau mau quay trở về nhà !”- nói xong bèn ôm rượu đi ra.

Châu Văn đế nhìn thấy ông ta nhanh trí nhứ thế thì vỗ tay cười ha ha.

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 26:

Uống rượu say nhưng nếu hết say thì tỉnh, khi tỉnh lại thì có người rút kinh nghiệm không uống nữa, có người uống chút chút, có người hối hận và có người thì...vẫn cứ uống, nhưng dù thế nào chăng nữa thì hết say lại tỉnh...

Trên cõi đời này còn có nhiều thứ say kinh khủng hơn cả say rượu, đã say rồi thì không thể tỉnh, đó là:

- Say tình: có người say tình không tỉnh lại dù người yêu đã sang ngang, và thế là tự tử để tránh cõi đời mà họ cho là ô trọc !

- Say danh vọng: có người say mê danh vọng đến nổi bán cả lương tâm của mình, cơn say danh vọng làm cho con người ta không phân biệt đâu là thật đâu là giả...

- Say quyền lực: có người say đắm trong quyền lực đến nổi âm mưu hại đối thủ của mình để tranh dành quyền lực, say quyền lực đến nổi nhẫn tâm hại cả anh em chị em của mình...

- Say tiền: người say tiền thì ngày ngày chỉ thấy có tiền, đêm ngủ cũng thấy tiền, họ say tiền đến nổi mất ăn mất ngủ cũng vì tiền...

Tất cả những cái say này người Ki-tô hữu đều biết, bởi vì chính họ ngày ngày được học hỏi qua lời rao giảng của các linh mục trong thánh lễ, nơi các lớp học giáo lý, cho nên họ luôn cầu nguyện để khỏi “uống phải cơn say” nguy hiểm ấy của thế gian và ma quỷ...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

--------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Chúa Nhật Chúa lên trời - C -
Lm. Jude Siciliano, OP
17:33 29/05/2019
TĐCV 1: 1-11; Tvịnh.46; Êphêsô 1:17-23; Gioan 24: 46-53

Hãy thử nghĩ bạn sẽ có cảm nhận như thế nào khi là một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Thật là một cuộc sống trôi qua quá nhanh. Những ngày đầu tiên đi theo Chúa Giêsu, nghe lời Ngài giảng dạy, sẽ rất ngạc nhiên khi thầy Ngài làm phép lạ, và cảm thấy tự hào khi dân chúng gọi các môn đệ đầu tiên là những người thân thiết với Chúa Giêsu. Ngoại trừ những khi tranh luận với các người Pharisêu và Sađusêu đang chống đối Chúa Giêsu, mọi sự đều thuận lợi cho các môn đệ đầu tiên. Trước kia họ là những người vô danh tiểu tốt, và bây giờ họ được người ta để ý đến vì họ là môn đệ của Chúa Giêsu. Mọi sự việc đều ổn định, mọi sự có vẻ càng ngày càng phát triễn thêm khi họ đi vào thành Giêrusalem với Chúa Giêsu, giữa bao tiếng reo hò của dân chúng và lối đi vào thành được trải bằng cành cọ .

Rồi cuộc sống trôi qua nhanh tới mức không ngờ có lúc bị đổ sập xuống khi Chúa Giêsu bị xét xử nhanh chóng rồi bị hành quyết, rồi đến lúc chôn cất Ngài. Những người trước kia hăng hái theo Chúa Giêsu bây giờ chạy trốn và tìm cách thoát thân. Nhưng chỉ vài ngày sau, mọi sự lại có vẽ xoay chiều ngược lại: Ngài đã sống lại như sách Công Vụ Tông Đồ nói cho chúng ta biết hôm nay: "nhiều bằng chứng để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn còn sống sau khi đã chịu khổ hình. Trong 40 ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa "Nhưng, ở đây là câu chuyện Chúa Giêsu lên trời và cảm xúc của các ông đã thay đổi một cách nhanh chóng theo chiều hướng khác. Chúa Giêsu lại rời bỏ các ông một lần nữa. Tôi tự hỏi các ông nghĩ gì "trong lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời về hướng Người đi"? Tại sao Người không ở lại? Chính lúc đó là lúc các ông cần Chúa Giêsu nhất thì Ngài lại ra đi. Các ông nghĩ: ai sẽ ở với chúng ta để chỉ cho chúng ta làm thế nào để nên chứng nhân cho Người? Ai sẽ dạy chúng ta cách trả lời như thế nào với sự chống đối của kẻ thù? Sau này chúng ta sẽ làm gì? Tối nay? Sáng mai? Chúng ta có nên về nhà dể sống an định, hay lên đường đi rao giảng? Rao giảng tin mừng là gì vậy?

Đấy là những điều các ông nghĩ khi các ông đăm đăm nhìn lên trời. "Thì kìa, có hai người đàn ông mặc áo trắng (đây có phải là hai người ngồi ở ngôi mộ trống hay không?) đứng bên cạnh các ông và đánh thức các ông ra khỏi sự nhớ nhung hay lo âu của họ. Các môn đệ đầu tiên mày mò cùng nhau xuống núi và trở về thế giới của họ ở Giêrusalem. Họ không biết họ sẽ làm gì sau đó. Nhưng Công Vụ nói cho chúng ta biết là Thần Khí Chúa Giêsu sẽ gặp họ và giúp cho họ việc họ sẽ phải làm sau đó. Họ sẽ khám phá ra là họ không sống cô lẻ để tự họ xác quyết việc làm trong tương lai mà họ không hề biết. Họ cũng không biết là Chúa Giêsu đang kết hiệp với Thiên Chúa chính là căn bản của ơn sũng giúp các ông loan báo tin mừng về Nước Thiên Chúa.

Chúa Thăng Thiên nghe như là kết thúc câu chuyện, và cũng có thể là đúng vì đó là kết thúc sứ vụ trần thế của Chúa Giêsu, và cũng là kết thúc việc Ngài tỏ mình ra cho các môn đệ. Nhưng, việc Chúa Thăng Thiên cũng là nhịp cầu đưa đến một cách nhìn mới mẻ hơn một cách bất chợt về sự hiểu biết về Chúa Giêsu của các môn đệ. Nhờ sự hiểu biết này, các ông sẽ được tỏ rỏ hơn hành động và sự hiện hữu của Chúa Thánh Thần. Đức tin do thái dạy là thiên đàng là nơi Thiên Chúa là đấng toàn năng ngự. Không có một người phàm nào có thể đến chỗ đó. (Ông Êlia và ông Enoch được đưa lên thiên đàng, nhưng đó là chuyện ngoại lệ chứ không phải là lệ thường). Bây giờ Chúa Giêsu được "cất lên ngay". Các người theo Ngài có thể tin là Chúa Giêsu không chỉ sống lại từ kẻ chết nhưng là sống một đời sống mới với Thiên Chúa. Việc Chúa Giêsu lên thiên đàng cho chúng ta hy vọng là một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ lên ở đó. Bây giờ Chúa Giêsu đang ở với Thiên Chúa. Ngài không còn hiện ra với các môn đệ nữa. Nhưng vì Ngài ở với Thiên Chúa, cũng như Thiên Chúa Ngài hiện hữu với tất cả mọi người, không bị thời gian hay không gian chi phối. Ngài không hiện thực, nhưng Ngài lại hiện hữu. Vì Chúa Giêsu sống với Thiên Chúa, chúng ta được bảo đảm là Ngài sẽ trở lại. Trong lúc chờ đợi, vì sự hiên diện của Ngài là Chúa của tất cả, Ngài sẽ hoạt động với các tôi tớ Ngài để thi hành chương trình của Thiên Chúa. Phần chúng ta, chúng ta nên hăng hái làm việc ở trần gian, cộng tác với Ngài như chúng ta đang làm. Chúng ta để ý đến Chúa Giêsu, Ngài ở đâu thì chúng ta cũng sẽ ở đó. Mọi sự quay quần quanh việc Chúa Thăng Thiên. Vì điều đó giúp chúng ta tin là Chúa Giêsu sẽ trở lại. Và Ngài đang thống trị trên các tạo vật. Ngài gởi Chúa Thánh Thần đến cho chúng ta. Ngài là thầy cả đã mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Lễ Chúa Thăng Thiên cho chúng ta biết bao nhiêu hy vọng.

Sau Chúa Thăng Thiên, các môn đệ phải làm gì để tiếp tục công việc? Có nhiều việc phải làm: rao giảng phúc âm, chia sẽ thương yêu và chữa lành. Có một số môn đệ muốn làm ngay những việc đó. Chúng ta có thể tưởng tượng các ông xăn tay áo lên sẵn sàng làm việc, các ông có nghĩ là vì các ông đã học hỏi được nhiều với Chúa Giêsu khi Ngài ở với các ông, và vì Ngài đã hiện ra với các ông sau khi Ngài sống lại, nên các ông có nhiều kinh nghiệm và được đào tạo tốt để ra đi thay đổi thé giới hay không? Có lẻ có một số môn đệ còn hơi dè dặt và nghĩ là họ chưa sẵn sàng. Nhưng, vẫn có những môn đệ hăng say muốn làm việc gì, bất kỳ việc gì ngay lúc đó. Nhưng, có ngày nọ cảm thấy chán nản vì họ phải "chờ đợi với lời hứa của Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã nói với các ông". Khi có nhiều việc phải làm, phần đông không ai muốn dừng lại để chờ đợi mà không làm gì cả.

Giáo Hội tiên khởi sẽ gặp nhiều sự thay đổi. Chúa Thăng Thiên là thời gian giao thời giữa thời một sự việc kết thúc và một sự việc mới sẽ bắt đầu. Nhưng chưa hẵn thế. Mặc dù các ông vội vàng hăng hái thi hành chương trình của họ thì họ được bảo phải chờ đợi, và họ chờ đợi, trong lúc sẵn sàng được Thiên chúa tác động trên họ. Tôi nghĩ là trong các cuộc hội họp của giáo hội tiên khởi, khi có lời cầu nguyện bảo ra đi là các tín hữu sẵn sàng ngay. Mặc dù có việc nan giải trong gia đình hay trong giáo hội, họ chỉ nghĩ đến việc làm, họ quên là các thành viên phải cộng tác với Chúa Thánh Thần "là lời hứa của Chúa Cha". Chúa Thánh Thần sẽ đến và bắt đầu một thời đại mới, khi lời nói và việc làm của các tín hữu là thành quả của đời sống Chúa Thánh Thần và họ. Với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần các dự định của chúng ta có thể có sự thay đổi, theo chiều hướng mới, theo thói quen mới, một bước ngoặt mới mà chúng ta không biết trước được. Có thể chúng ta bớt hăng hái, bớt chú trọng đến thành quả, nhưng chấp nhận lời khuyên của người khác và một cách linh hoạt hơn sẵn sàng thay dổi khi cần đến, giúp các tín hữu và chúng ta làm sao mở lòng trí đón Chúa Thánh Thần.

Trước hết là chờ đợi để lãnh nhận những gì Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta. Chúng ta là thành viên trong giáo hội và với tư cách cá nhân. Chúng ta phải tìm cách "chờ đợi" như thế nào. Chúng ta cố gắng mở lòng trí đón nhận Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần có "cách thức chờ đợi" phản ảnh sự việc chúng ta dựa vào Thiên Chúa. Để lời cầu nguyện được tập trung vào việc xin ơn hướng dẫn cho cộng đoàn tín hữu để có thể trở nên dấu chỉ hy vọng của sự Thăng Thiên cho cộng đoàn nhờ đó; họ tin vào lời hứa là Ngài sẽ gởi Chúa Thánh Thần đến để hướng dẫn chúng ta.

Có thể chúng ta tham gia tích cực trong các sự việc làm cho Thiên Chúa, tuy nhiên trong những lúc bận rộn đó chúng ta vẫn có thái độ chờ đợi, ngay cả khi chúng ta thực hiện dự án của chúng ta. Có người bắt đầu ngày mới với sự im lặng cầu nguyện mở lòng trí dựa vào Thiên Chúa cho sự sống và được nuôi dưởng. Có người khác dù bận rộn vì gia đình, việc làm và phục vụ, nhưng suốt ngày luôn nghĩ đến lời cầu xin bằng lời cầu nguyện ngắn ngủi được lập đi lập lại. Trường hợp đó sẽ giúp họ mở lòng trí dựa vào Thiên Chúa để xin hướng dẫn để đáp lại Thiên Chúa "Xin Chúa hãy nói lên, tôi tớ Chúa đang lắng nghe: Lạy Chúa, này con đây, con sẵn sàng làm theo ý Chúa".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


ASCENSION OF THE LORD
Acts 1: 1-11 ;Psalm 47; Ephesians 1: 17-23; Luke 24:46-53

Imagine what it felt like to be one of Jesus’ first disciples. What a roller coaster ride they had had! There were the heady first days of traveling with him; listening to his powerful preaching; being wonder-struck as he performed miracles and feeling pride when people learned they were his intimates. Except for the arguments with Pharisees and Sadducees, things were going pretty nicely for this band of followers. Formerly, they were nobodies; now they were somebodys – they were disciples of Jesus. It was all very fine, and things seemed to be getting bigger as they entered Jerusalem with Jesus with the sound of the crowds in their ears and the feel of palm branches under their feet on the road into the city.
Then the roller coaster plunged straight down, as far down as it could go. Jesus was arrested, hastily tried and dispatched to his executioners and the burial party. The formerly enthusiastic followers fled to lay low and figure out their escape. But just days later, things took another dramatic swing – he was alive with, as Acts tells us today, "many proofs after he had suffered, appearing to them during forty days and speaking about the reign of God." But here it is, the Ascension and their emotions are in for another rapid shift in direction, Jesus has left them again. I wonder what they were thinking as they "looked intently at the sky as he was going"? "Why can’t he stay? Just when we need him the most, he leaves us. Who’ll be with us to show us how to be his witnesses? Who’ll intervene when we argue among ourselves? Or, when scandal rocks our community and we feel like we are going to collapse? Who’ll teach us how to answer his enemies’ objections? What should we do next? This evening? Tomorrow morning? Should we go home and lead good lives, or go on the road to be preachers? What does ‘preach the gospel’ mean anyway?"

These may have been some of their ponderings as they stared up to the heavens. It took the "two men dressed in white garments (were these the same two at the empty tomb?), to shake them out of whatever nostalgia, or anxiety they were feeling. The motion-sick disciples drag themselves from the mountain and return to the midst of the world, Jerusalem. They don’t have a clue what to do next, but Acts tells us that Jesus’ Spirit will find them and equip them for the tasks that lie ahead. They will discover that they won’t be on their own in their uncertain future, that Jesus’ life with God will be the source of more-than-enough gifts with which to spread the news of the reign of God.

The Ascension sounds like a conclusion, and in some ways it is. It concludes the earthly ministry of Jesus and ends one way the disciples have known him. But the Ascension is also a bridge to another, new and surprising way the disciples will know Jesus. This new experience of his life with them will be made known by the coming and activity of the Holy Spirit. Their Jewish belief taught that heaven is where God dwells. No human could seek to attain such a place, for the Almighty and transcendent One dwelt there. (Elijah and Enoch were taken up to heaven, but they were the exception and not the rule.) Now that Jesus had been "lifted up," his followers can believe that he had not only risen from the dead, but is in a new life with God. His being there gives us hope that one day we will also be there. Jesus in now in God’s company, his appearances to his disciples have ceased. But since he is with God, like God, he is present to all, no longer limited by time and place. Absent, yet fully present. Since Jesus is alive with God, we are assured that he will come again. Meanwhile, because of his present status as Lord of all, he works with his servants to bring about God’s plan. We, on our part, work diligently here on earth, in collaboration with him and as we do, we keep an eye on Jesus, for where he is, we will someday be. A lot revolves around the Ascension. Because of it, we believe Jesus will come again; that he rules over all creation; sends us the Holy Spirit; is our priest and reveals God to us. This feast gives us great hope.

After the Ascension, what must the disciples do to get things going? There was a lot to do; a gospel to be preached, works of compassion and healing to be performed. Did some of the disciples want to get on with their assigned task? You could picture them rolling up the sleeves of their tunics, ready to get to work. Did they feel that since they had learned a lot from Jesus while they were with him and, since he had showed himself to them after his resurrection, they had more than enough experience and training to go out and change the world? Some may have felt timid and not quite ready, but there are always the enthusiastic and energized who want to do something, anything, right away. This group may have felt frustrated to hear that they must "wait for the promise of the Father about which you have heard me speak." When there is a lot to do, most people don’t want to first stop and do nothing.

The early church is about to undergo a big change. The Ascension is an in-between time, when one period is ending and a new is about to begin. But not quite yet. Rather than rush off fired by their own enthusiasms and plans, the disciples are told to wait. So, they will do that, letting themselves be ready and waiting for God to have an influence over them. I think of all the church gatherings and meetings when we say a perfunctory prayer and then hurry on to the work at hand. Whether it be dealing with important home or church issues, I am so task-oriented, I forget the partnership we have in the community with the Holy Spirit, "the promise of the Father." The Spirit’s coming will begin a new age, when the words and actions of the disciples are the fruits of the Spirits’s life with us. With the Spirit’s guidance our projects might take an unusual shape, a new routine, an unexpected turn. Maybe we will be less driven, less success oriented, more accepting ting of the voices of others and more willing to be flexible when change is needed. How will these disciples and us be more open to the coming Spirit?

First, the instructions are to wait and receive what God wants to give us. As a church, and as individuals, we are going to have to figure out what form our "waiting" takes, our attempts to be open to the promptings of the Holy Spirit. We need to devise "strategies for waiting" that reflect our dependence on God. More deliberate prayer for guidance by communities of faith might reflect the Ascension-hope of the community that believes Jesus’ promise to give us his Spirit to guide us.

It’s possible to be quite actively involved in our work for God and still keep within our busy schedule and active a sense of waiting--- even as we go about our projects. Some people start the day with a few quiet moments expressing in wordless prayer openness and dependence on God for life and nourishment. Others, busy in their world of family, work and service, carry in their heats through the day brief mantras, short repetitious prayers, that state and reiterate openness and dependence on God for initiative and direction for the form their response to God should take. "Speak Lord, your servant is listening." "Here I am O God, ready to do your will."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một số vấn đề nan giải mà Đức Thánh Cha đối diện
Thanh Quảng sdb
00:33 29/05/2019


Trong một cuộc phỏng vấn được nhà báo và nhà văn người Mexico là cô Valentina Alazraki, phóng viên của Đài truyền hình Vatican từ năm 1974. Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời một số vấn đề như sau:

Xây những nhịp cầu chứ đừng xây các bức tường ngăn cách

Câu hỏi đầu tiên liên quan đến bức tường giữa biên giới Mỹ với Mexico. Đức Thánh Cha Phanxicô luôn lặp đi lặp lại những gì ngài xác quyết là đừng xây những bức tường tù đầy mà hãy xây dựng những nhịp cầu bằng hữu, ngay cả với kẻ thù của chúng ta qua các cuộc đối thoại...



Giới trẻ

Với chủ đề của những người trẻ, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh giác việc giới trẻ có nguy cơ đánh mất cội nguồn của họ. Ngài khuyên những người trẻ hãy nói chuyện với các bậc cha ông, bởi vì một cây không thể triển nở, nếu chúng bị bứng khỏi rễ của nó. Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích giới trẻ hãy đối thoại với các bậc cha ông, tiếp nhận những kinh nghiệm, văn hóa từ họ như từ gốc rễ để rồi các bạn được phát triển lớn lên, sinh hoa kết trái...

Bạo lực với phụ nữ

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến vấn đề bạo lực đối với phụ nữ. Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng phụ nữ vẫn còn bị coi ở vị trí thứ hai, và đôi khi bị coi là đối tượng của nô lệ. Ngài cũng đề cập tới những trường hợp thay đổi giới tính và ngài cổ súy vai trò của người phụ nữ trong mọi sinh hoạt của xã hội.



Tương quan với truyền thông

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời một câu hỏi liên quan đến mối quan hệ của ngài với giới truyền thông: Ngài trả lời rất chân thành: tôi nói với bạn sự thật phải không? Cái gì khó trả lời thì ngài xin các ký giả hãy kiên nhẫn.

Đức Thánh Cha tiếp: chẳng hạn một số câu hỏi được hỏi trên chuyến bay tới Chile, khi các ký giả hỏi ngài về các trường hợp bị cáo buộc lạm dụng tình dục ở nước này. ĐTC nói và phần nhiều các câu hỏi được đặt ra trong sự tôn trọng trên chuyến bay trở về Rome, ngài nói: điều đó giúp ngài nhìn nhận ra rằng mình chưa được thông báo đầy đủ về các vấn đề này. Đức Thánh Cha kết luận vì thế khi về tới Rome, ngài đã suy nghĩ, cầu nguyện, xin lời khuyên và quyết định gửi một vị Tổng Giám mục, đại diện ngài đi Chile để điều tra và làm bản báo cáo tổng kết cho ngài về vấn đề lạm dụng tính dục trong hàng giáo sĩ tại đất nước này.

Trường hợp Hồng Y McCarrick

Cuộc phỏng vấn cũng đá động tới việc truyền đạt thông tin và sự cần thiết phải làm rõ vấn đề cho báo chí và người dân. Ở đây, Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận tiến trình đầu tiên là chúng ta phải giả thiết là trường hợp đó vô tội. Tuy nhiên trường hợp của Hồng Y McCarrick thì khác, Đức Thánh Cha nói, bởi vì có nhiều chứng cứ rõ rệt nên ngài đã cắt giảm tiến trình xét xử bằng cách đình chỉ và huyền chức Hồng Y và giáo sĩ của McCarrick!

Trường hợp TGM Viganò

Cuộc phỏng vấn tiếp tục với một câu hỏi về sự im lặng của ngài trước những lời cáo buộc chưa được trả lời về trường hợp của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò nguyên Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. Những người làm luật trong giáo triều Roma cho hay rằng sự im lặng là một cách trả lời... ĐTC cho hay trong trường hợp của ĐTGM Viganò, Ngài đã tin vào sự trung thực của các tường thuật của các ký giả! Ngài nói với họ: "Các bạn thấy đó, các bạn nắm bắt tất cả mọi dữ kiện thì các bạn hãy tự nghiên cứu và rút ra một kết luận. Tôi không cần biện bạch giải thích, để bảo vệ mình. Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận ngài không hay biết về vụ Hồng Y McCarrick: Tôi đã nói nhiều lần là tôi không biết, tôi không có một suy tưởng nào nên tôi phải im lặng. Ngài giải nghĩa sự im lặng như Chúa Giêsu đã im lặng trong những lúc mà Ngài không thể nói, vì nói ra chỉ làm cho sự việc ra tồi tệ hơn. Chúa đã dạy chúng ta theo cách đó và tôi đã theo gương Chúa!



Người di cư và tị nạn

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trả lời các câu hỏi về người di cư và người tị nạn, điều mà ngài luôn cho là ưu tiên hàng đầu của ngài trong những thảm kịch thế giới hiện nay. Ngài đã thành lập ra Thánh bộ di dân tại Tòa thánh Vatican để thúc đẩy sự an nguy và phát triển thích hợp cho con người, bởi vì mỗi ngày chúng ta nhận được những hung tin về nhiều cái chết tại eo biển Địa Trung Hải. Đức Thánh Cha Phanxicô bình luận về các quyết định của một số các nhà lãnh đạo chính trị thực thi các chính sách đóng cửa biên giởi và cấm nhập cảnh! Làm cho các tầu thuyền chở người di cư và tị nạn phải quay trở ra các vùng biển nguy hiểm. Ngài nhắc lại xác tin của ngài rằng không chỉ chúng ta phải có trái tim rộng mở, mà chúng ta còn phải có hành động cụ thể và tích cực trong lãnh vực này!

Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận không phải mọi quốc gia đều có thể hành động theo một quá trình, nhưng ngài mời các nhà lãnh đạo hãy xét xem họ có thể làm được gì qua việc đối thoại và thảo luận.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến một thực tế là các trại tạm cư nhân đạo như là một hành động tích cực trước tình trạng khẩn cấp của thế giới ngày nay. Ngài đề ra ví dụ của nước Thụy Điển, trong thời kỳ độc tài vào những năm 1970 ở Argentina và ở Mỹ châu Latinh, cái gọi là ‘Trại tạm trú’ đã hoạt động rất tốt. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng nhờ dự án đó, Thụy Điển đã tiếp nhận nhiều người tị nạn từ Châu Mỹ Latinh. Họ được chào đón, được học hỏi ngôn ngữ, được tạm trú và được giúp đỡ tìm kiếm việc làm. ĐTC cho hay Thụy Điển đã có thể làm điều này, mặc dù ngày hôm nay vấn nạn khó hơn vì con số di cư quá đông. Tuy nhiên, ĐTC cho hay: phương pháp ấy đã hoạt động, thì các chính phủ cũng nên coi lại...

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng kêu gọi các quốc gia đề ra các giải pháp chính trị và thiết lập ranh giới, cho những người di cư – họ là những người yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất - là những người phải chịu đựng và thường bị lạm dụng để buôn bán làm nô lệ và bị đánh đập!

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập tới việc an ninh cần thiết đối với những người hồi hương: Để hồi hương chúng ta cần bàn thảo với nước mà họ phát xuất ra đi chứ không chỉ đơn thuần là xây tường hay đóng cửa biên giới.

Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm nhiều tới người di cư ngày nay và nói rất nhiều về người di cư? Vì đó là một vấn đề hóc búa như vấn đề bảo vệ sự sống, chống lại việc phá thai mặc dù đây là những vấn nạn rất tế nhị và đầy khó khăn.



Phá thai

Về vấn đề phá thai, Đức Thánh Cha Phanxicô luôn đặt ra hai câu hỏi rất rõ ràng:

- Có công bằng không khi loại bỏ sự sống của một con người để giải quyết một vấn đề khác? Câu trả lời là: không.

- Câu hỏi thứ hai: có công bằng không khi phủi tay để giải quyết một vấn đề khác?

Không. Phá thai không phải là vấn đề tôn giáo theo nghĩa là vì tôi là người Công Giáo nên tôi không được phá thai. Đó là một vấn đề của con người. Đây là một vấn đề loại bỏ sự sống của một con người!".



Mối quan hệ với chính phủ

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến các chuyến tông du của mình, đôi khi ngài đặt để mình trong các tình huống đối kháng với các nhà lãnh đạo chính trị có thể là độc tài về chính sách mà chính ngài không cùng quan điểm! Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài luôn cố gắng đối thoại để tìm ra một giải đáp tốt nhất có thể. Trong các bài phát biểu của mình, ĐTC nói ngài thường đề cập tới các vấn đề chung chung của từng quốc gia; nhưng khi tiếp xúc riêng tư, ngài tiến thêm một bước nữa để qua những nỗ lực và khích lệ hầu đạt được những gì tốt đẹp hơn. ĐTC nói chúng ta phải tìm ra những ưu điểm của con người, thiên ý tốt; ngay ở nơi những người vô thần tất cả đều khát vọng làm điều tốt! Và ĐTC nhắc nhở các ký giả rằng việc nói xấu về người khác là một việc xấu và có hại cho tha nhân.

Một câu hỏi khác được đề cập tới trong cuộc phỏng vấn tập trung vào những tranh cãi có thể xảy ra từ những cử chỉ và lời nói tư riêng với các cá nhân... như khi Đức Thánh Cha ôm hôn một người chuyển giới và người bạn đời của anh ta tại nhà nguyện Thánh Marta, hoặc câu chuyện điện thoại của ngài với một phụ nữ Argentina đã ly dị, trong đó, ĐTC nói cô có thể được rước lễ.



Những tình huống 'bất thường'

Đôi khi, mọi người vì sự nhiệt tình mong được tiếp xúc với ĐTC thì ĐTC cho hay tất cả chúng ta đều là con của Chúa và không ai bị loại bỏ. Tôi không thể nói với bất cứ ai rằng hành vi của họ phù hợp với những gì Giáo hội mong muốn, nhưng ngài nói với họ sự thật: 'Bạn là con của Chúa và Chúa muốn bạn như vậy, vậy họ phải giải hòa với Chúa'. Thiên Chúa yêu thương tất cả những người con của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục. Cụ thể liên quan đến người phụ nữ Argentina, ĐTC nói ngài không nhớ chính xác những gì ngài nói với bà! Nhưng ngài đã nói với bà: 'Hãy đọc Tông huấn “Niềm Vui Tình Yêu” (Amoris laetitia), nó nói cho bà biết bà ấy phải làm gì...

Đồng tính luyến ái

ĐTC nhấn mạnh với niềm tin rằng tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa, qua điện thoại nhắc lại lập trường của mình về việc các gia đình cha mẹ và con cái tất cả phải yêu thương, kể cả những thành phần đồng tình luyến ái. ĐTC kịch liệt phủ nhận ngài đã từng nói: người đồng tính phải cần một bác sĩ tâm thần. Nhưng, ngài nói thêm rằng điều đó không có nghĩa là tôi chấp nhận các hành vi đồng tính luyến ái!

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô làm sáng tỏ câu nói nổi tiếng của mình: “Tôi là ai mà phán xét tha nhân?” Ngài đã bình luận trong một buổi họp báo trên máy bay, khi trở về Rome từ Rio de Janeiro, khi mới lên ngôi Giáo hoàng được ít ngày! Nhận xét dường như đã làm dấy lên nhiều kỳ vọng trong cộng đồng đồng tính luyến ái toàn cầu, họ hy vọng rằng ĐTC sẽ tiến xa hơn... Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Vatican về đề tài “Tình yêu” ĐTC lưu ý rằng học thuyết Kitô giáo không thay đổi. Thay vào đó, ngài cảnh báo chống lại xu hướng hay rút ra những luận cứ từ các bối cảnh... theo học thuyết có liên hệ! ĐTC hằng tự nhận ngài là một người bảo thủ.
 
Đức Thánh Cha tâm sự về trường hợp Giám Mục Gustavo Oscar Zanchetta
Đặng Tự Do
00:41 29/05/2019
Trường hợp của Đức Cha Gustavo Oscar Zanchetta là một trường hợp hết sức nghiêm trọng vì những sai phạm của ngài. Nhưng trường hợp này còn gây thiệt hại nặng nề cho uy tín của Đức Thánh Cha Phanxicô vì Đức Cha Zanchetta là “con thiêng liêng” của ngài. Ngày 28 tháng Năm, Đức Thánh Cha đã lên tiếng trần tình về trường hợp này. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ bài tường thuật của Catholic News Agency. Nguyên bản bằng tiếng Anh xin xem ở đây: Pope Francis says Argentine bishop will go to trial for sexual misconduct

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết một cuộc điều tra sơ bộ về Đức Cha Gustavo Oscar Zanchetta đã kết thúc và bây giờ Tòa Thánh sẽ tiến hành xét xử vị Giám Mục này.

Đức Cha Zanchetta, nguyên Giám Mục Orán, Á Căn Đình, đã bị Vatican điều tra vì lạm dụng tình dục các chủng sinh và các hành vi tình dục sai trái khác.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn với Valentina Alazraki được Vatican News xuất bản ngày 28 tháng Năm bằng tiếng Tây Ban Nha [tại đây] rằng ngài đã đọc kết quả điều tra hồi đầu tháng này và đã thấy rằng một phiên tòa là cần thiết.

Ngài cho biết Bộ Giáo lý Đức tin sẽ tiến hành phiên tòa giáo luật này. “Họ sẽ thực hiện một phiên tòa, họ sẽ đưa ra một bản án và tôi sẽ công bố bản án đó,” Đức Thánh Cha nói.

Sau khi từ chức Giám mục Orán vào tháng 8 năm 2017, Đức Cha Zanchetta đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào tháng 12 năm 2017 vào một chức vụ được tạo ra riêng cho ngài tại Văn Phòng Quản Lý Tài Sản Tông Tòa - Administration of the Patrimony of the Apostolic See – gọi tắt là APSA, là cơ quan chịu trách nhiệm trông coi các tài sản của Vatican và các bất động sản.

Đức Cha Zanchetta đang bị tạm ngưng công việc tại APSA trong thời gian bị điều tra.

Vatican đã hai lần khẳng định không biết gì về các báo cáo lạm dụng chống lại Đức Cha Zanchetta cho đến mùa thu năm 2018, mặc dù các cuộc điều tra trên các phương tiện truyền thông kiên trì khẳng định rằng Đức Thánh Cha Phanxicô biết về các cáo buộc này vào năm 2015, tức là hai năm trước khi ngài bổ nhiệm Đức Cha Zanchetta vào chức vụ hiện nay tại Vatican.

Cuộc phỏng vấn ngày 28 tháng Năm cũng là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng về những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò. Đức Thánh Cha nói ngài không biết gì về những cáo buộc lạm dụng tình dục của Theodore McCarrick, cựu Tổng Giám mục Washington, trước khi các cáo buộc đó được công khai hóa vào năm 2018.

Trường hợp của Đức Cha Zanchetta đã được báo cáo cho Vatican vào năm 2015 và 2017 khi người ta tìm thấy những bức ảnh dâm dục trên điện thoại di động của ngài và nghi ngờ ngài lạm dụng tình dục các chủng sinh.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng ngài đã nhận được một lời buộc tội chống lại Đức Cha Zanchetta và ngay lập tức Đức Thánh Cha đã triệu tập vị Giám Mục này đến Vatican để thảo luận về điều này, và xác nhận các tài liệu được xuất bản vào ngày 21 tháng 2 bởi tờ The Tribune, một tờ báo ở vùng Salta của Á Căn Đình. Các tài liệu này xác nhận báo cáo trước đó của Associated Press.

Đức Thánh Cha nói trong cuộc gặp gỡ đó, Đức Cha Zanchetta đã biện hộ “bằng cách nói rằng có ai đó đã xâm nhập trái phép vào điện thoại của mình và ngài biện hộ rất mạnh”. Đức Thánh Cha nói thêm rằng trước các bằng chứng này, ngài hành xử theo nguyên tắc “in dubio pro reo” [thành ngữ luật học Latinh: khi còn nghi ngờ thì phải nghĩ theo chiều hướng có lợi cho bị cáo - chú thích của người dịch].

Đức Phanxicô thừa nhận Zanchetta, theo một số người, chuyên chế, chuyên chế, và có một số cách quản lý kinh tế không rõ ràng.

Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Cha Zanchetta trên thực tế không “sai phạm” những điều có liên quan đến vấn đề kinh tế, mặc dù tình trạng kinh tế của giáo phận có chút “rối loạn”.

“Không nghi ngờ gì là hàng giáo sĩ không cảm thấy được ngài đối xử tốt khi ngài còn là Giám mục Orán,” Đức Thánh Cha nói. Ngài giải thích thêm rằng sau khi nhận được những lời phàn nàn về sự ngược đãi của Đức Cha Zanchetta với một số giáo sĩ, được truyền đạt qua Sứ thần Tòa Thánh, ngài đã yêu cầu Đức Cha Zanchetta từ chức Giám mục Orán.

Theo The Tribune, ba linh mục đại diện của Đức Cha Zanchetta và hai Đức Ông đã khiếu nại chính thức với Sứ Thần Tòa Thánh tại Á Căn Đình vào năm 2016, cáo buộc các hành vi không phù hợp với các chủng sinh, như khuyến khích họ uống rượu và ưu ái các chủng sinh đẹp trai.

Khi Đức Cha Zanchetta từ chức vào năm 2017, ngài tuyên bố đó là vì lý do sức khỏe. Vatican đã không mở một cuộc điều tra tại thời điểm đó.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã yêu cầu vị giám mục Á Căn Đình này đến Tây Ban Nha để kiểm tra tâm thần, chứ không phải đi nghỉ hè ở Tây Ban Nha như một số phương tiện truyền thông đã đưa tin, và kết quả xét nghiệm là bình thường, và họ đề nghị một liệu pháp mỗi tháng một lần. Thành ra, vị Giám Mục đã không quay trở lại Á Căn Đình - bởi vì ngài phải đến Madrid trị liệu mỗi tháng hai ngày.

Đức Thánh Cha nói rằng ngài muốn chia sẻ tất cả thông tin cơ bản này để trả lời cho những người thiếu kiên nhẫn, và những người nói rằng ngài không làm gì cả trước các sai phạm của Đức Cha Zanchetta.

“Một vị Giáo Hoàng không nên công bố những gì ngài đang làm mỗi ngày, nhưng từ giây phút đầu tiên của vụ án này, tôi đã không dửng dưng,” Đức Thánh Cha nói.

Đối với tuyên bố của các nhà báo nói rằng, “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải nói tất cả mọi thứ, cô có nghĩ thế không?”, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi với ký giả Valentina, người Mễ Tây Cơ. “Tôi đã nói ra lúc này đây. Nhưng tôi không thể lúc nào cũng làm như thế, nhưng tôi không bao giờ chấm dứt không nói gì nữa đâu.”


Source:Catholic News Agency
 
Ba chiều kích trong chuyến viếng thăm Lỗ Ma Ni của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
19:49 29/05/2019


Theo ký giả Gerard O’Connell của tạp chí America, chuyến đi Lỗ Ma Ni của Đức Phanxicô vào ngày mai, 31 tháng 5, là một “hành vi cân bằng tế nhị giữa 3 chiều kích: chiều kích nhà nước vì Lỗ Ma Ni là một nước cộng hòa mới tái lập nền độc lập năm 1990; chiều kích đại kết vì 86 phần trăm dân số theo Chính Thống Giáo; và chiều kích mục vụ để củng cố đức tin của anh chị em Công Giáo của ngài, hiện gồm hai cộng đồng: cộng đồng nghi lễ Latinh (4 đến 6 phần trăm dân số) và cộng đồng nghi lễ Hylạp (ít hơn 1 phần trăm dân số).

Lỗ Ma Ni đứng ở ngã ba đường của Trung, Đông và Đông Nam Âu Châu. Một đất nước gần lớn bằng Đức Quốc, cùng biên giới với Bảo Gia Lợi (Bulgaria), Ukraine, Hung Gia Lợi (Hungary), Moldovia và Serbia và có đường duyên hải dọc Biển Đen (Black Sea).

Trong các thế kỷ qua, Lỗ Ma Ni được cai trị bởi nhiều đế quốc khác nhau, trong đó có các đế quốc Rôma, Ottoman và Áo Hung (Austro-Hungarian). Trong chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (Russian-Turkish), nó chiến đấu bên cạnh Nga và giành được độc lập năm 1877.

Nó đứng về phía quân Đồng minh trong Thế chiến I và trong hiệp ước hòa bình sau đó đã giành được Transylvania. Trong Thế chiến II, ban đầu nó đứng về phía Đức nhưng đổi phe khi Hồng quân đến. Nó nằm dưới sự thống trị của cộng sản trong thời kỳ hậu chiến và được cai trị bởi Nicolae Ceaușescu từ năm 1965 cho đến khi một cuộc nổi dậy đẫm máu làm hơn 1,100 người chết đã đưa đến việc ông này mất quyền và bị hành quyết, cùng với người vợ Elena Ceaușescu vào ngày Lễ Giáng sinh năm 1989.

Lỗ Ma Ni đã thiết lập liên hệ ngoại giao với Tòa thánh vào năm 1920, nhưng mối liên hệ đã bị phá vỡ sau Thế chiến II khi những người cộng sản lên nắm quyền và chỉ được khôi phục lại vào năm 1990 sau cuộc Cách mạng Lỗ Ma Ni.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dành ba ngày ở đây: ngày đầu tiên ở Bucharest, căn cứ của ngài cho toàn bộ chuyến viếng thăm; ngày thứ hai bao gồm các chuyến viếng thăm đền thờ Thánh Mẫu tại Sumuleu-Ciuc, mà người Hung Gia Lợi (Hungary) gọi là Csiksomlyo, và là thành phố lớn thứ hai của đất nước, Iasi. Ngài sẽ dành ngày thứ ba cho Blaj, nơi ngài sẽ phong chân phước cho bảy giám mục tử đạo của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp theo nghi lễ Đông phương, những vị đã chết dưới cuộc đàn áp khắc nghiệt của cộng sản giữa các năm 1950 và 1970.

Chiều kích nhà nước của chuyến viếng thăm của ngài sẽ diễn ra vào ngày đầu tiên tại Bucharest, một thành phố có khoảng hai triệu người đã có từ năm 1459 và từng được biết đến với tên là “Little Paris” (Tiểu Paris). Đây là thủ đô của đất nước từ năm 1862 và là trung tâm văn hóa, tài chính và thương mại của nó. Ở đó, tại dinh tổng thống, Đức Phanxicô sẽ gặp tổng thống của đất nước, ông Klaus Iohannis, và nữ thủ tướng đầu tiên của nước này, Viorica Dăncilă, trước khi ngỏ lời với quốc gia và các thẩm quyền chính trị và dân sự của nó.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc, Đức Phanxicô dự kiến sẽ đề cập đến không những lịch sử đất nước mà cả hai mối quan tâm chính của nó hiện nay nữa: nghèo đói và di dân. Mức nghèo của Lỗ Ma Ni là một trong những mức cao nhất ở Châu Âu - khoảng 40% và thậm chí cao hơn ở khu vực nông thôn nơi có 45% dân số sinh sống. Tuổi trẻ thất nghiệp ở mức 15 phần trăm. Kể từ khi Lỗ Ma Ni gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 2007, khoảng 16% dân số - 3,6 triệu người, phần lớn trẻ tuổi - đã di cư sang các các nước trong Liên Hiệp Âu Châu.

Chiều kích đại kết của chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ được chú ý vào buổi chiều cùng ngày khi ngài gặp Đức Thượng phụ Daniel, nhà lãnh đạo của Giáo hội Chính thống Lỗ Ma Ni, lần đầu tiên. Sau đó, ngài sẽ gặp Công đồng thường trực của giáo hội Chính thống giáo, công đồng mà ngài cũng sẽ ngỏ lời trước khi cầu nguyện với vị Thượng phụ tại nhà thờ chính tòa mới của giáo hội Chính thống giáo ở thủ đô.

Thánh Gioan Phaolô II đã trở thành giáo hoàng đầu tiên đến thăm Lỗ Ma Ni vào tháng 5 năm 1999 và được chào đón nồng nhiệt vì vai trò của ngài trong việc làm sụp đổ chủ nghĩa cộng sản. Mối liên hệ của ngài với Thượng phụ Teoctist đặc biệt thân thiện; các vị đã ký một tuyên bố chung cam kết hợp tác để tăng cường các liên hệ giữa người Công Giáo Lỗ Ma Ni và Kitô hữu Chính thống. Có một sự thiện chí hiển nhiên giữa hai nhà lãnh đạo đến nỗi vào cuối buổi cử hành Thánh lễ tại thành phố Bucharest, đám đông đã hô vang, “hợp nhất, hợp nhất”.

Tình hình đã thay đổi kể từ đó, và có một số giám mục ít có tâm thức đại kết hơn trong công đồng ngày nay.

Cha Francisc Dobos, phát ngôn viên của tổng giáo phận Công Giáo Bucharest, nói với các phóng viên ở Rôma rằng dù cuộc đối thoại giữa các giáo hội Chính thống và Công Giáo Đông phương rất “cởi mở và hòa bình”, nhưng hiện “cứng ngắc hơn” so với trước đây và có lẽ ít“sinh hoa trái” hơn. Các liên hệ Chính thống giáo đặc biệt căng thẳng với Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp, một giáo hội mà các thành viên chịu thiệt hại nặng nề dưới sự cai trị của cộng sản ở Lỗ Ma Ni và tài sản của họ bị tịch thu và trao cho Chính thống giáo.

Giám mục Brian Farrell, thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hợp nhất Kitô giáo, nói với tờ America, “mối liên hệ của chúng ta với người Lỗ Ma Ni sinh động và tích cực; họ tham gia mọi hoạt động đại kết; họ là thành viên của [Hội đồng các Giáo hội Thế giới] và cũng hoạt động khá tích cực trong đó”. Ngài lưu ý rằng Thượng phụ Daniel đã từng làm việc cho Hội đồng các Giáo hội Thế giới, với tư cách là giáo sư tại viện đại kết Bossey và trước khi ngài trở thành Thượng phụ, từng dẫn đầu phái đoàn Chính thống Lỗ Ma Ni tới lễ nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.

Thượng phụ Daniel nói trong một bữa ăn trưa tổ chức cho các phái đoàn đại kết tại lễ nhậm chức của Đức Bênêđíctô vào tháng 4 năm 2005 rằng “Chính thống giáo sẽ luôn biết ơn Đức Gioan Phaolô II vì ngài đã mở ra rất nhiều cánh cửa. Nhưng chúng ta không bao giờ hiểu được ngài; ngài là một triết gia. Nhưng khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nói, chúng tôi hoàn toàn hiểu ngài vì ngài là một nhà thần học”.

Đức Giám Mục Farrell, người đã gặp Thượng phụ gần đây, cho biết người Chính thống giáo Lỗ Ma Ni “rất cởi mở và thân thiện đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, và Thượng phụ nói với Đức Cha rằng “ngài rất mong chờ chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng”.

Chiều kích mục trong chuyến Đức Phanxicô viếng thăm người Công Giáo ở vùng đất này khởi đầu sau cuộc gặp gỡ với người Chính thống giáo.

Trong một lá thư mục vụ gửi cho đoàn chiên của mình vào hôm trước của chuyến viếng thăm, Đức cha László Böcskei của Oradea Mare đã viết rằng “Đức Thánh Cha đến để ôm hôn và để khuyến khích mọi cộng đồng Công Giáo vốn kiên trì trong các thời kỳ khó khăn, giữ vững đức tin và trung thành với Rôma và người kế vị Thánh Phêrô”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cử hành ba Thánh lễ trong chuyến viếng thăm của ngài: Thánh lễ đầu tiên tại Nhà thờ Chính tòa Công Giáo Thánh Giuse ở Bucharest vào ngày 31 tháng 5, giống Đức Gioan Phaolô II. Sáng hôm sau, ngài sẽ du hành khoảng 200 dặm bằng máy bay đến đền Đức Mẹ Şumuleu Ciuc ở Đông Transylvania, tại chân dãy núi Carpathian, là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm và cử hành Thánh Lễ ở đó. Vào ngày cuối cùng, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại Blaj, một thị trấn nằm cách Bucharest khoảng 200 dặm, là trung tâm tôn giáo và văn hóa chính của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Lỗ Ma Ni.

Người Công Giáo Hung Gia Lợi (Hungary) đặc biệt phấn khởi về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại đền Thánh Mẫu này, vốn là biểu tượng của sự hợp nhất thiêng liêng đối với họ. Thực thế, hơn một nửa số người Công Giáo Lỗ Ma Ni là người Hung Gia Lợi và tập trung ở Transylvania, vốn thuộc Hung Gia Lợi cho đến năm 1920. Nhưng sau Thế chiến I, nó đã chuyển sang tay Lỗ Ma Ni và năm 1947 trở thành một phần của Lỗ Ma Ni. Người Hung Gia Lợi sống ở đó được liên kết chặt chẽ với Hung Gia Lợi bằng ngôn ngữ, di sản lịch sử văn hóa và liên hệ gia đình; họ sử dụng các bản văn phụng vụ Hung Gia Lợi và nhiều người có hai quốc tịch.

Đức Giám Mục András Veres, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hung Gia Lợi, nói với hãng tin Công Giáo của nước ngài: “tôi coi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Csíksomlyó là một sự kiện lịch sử .... Đối với người Hung Gia Lợi ở vùng đó, việc Đức Giáo Hoàng đến đó là một niềm vui lớn”. Ngài tuyên bố rằng tất cả các giám mục Hung Gia Lợi sẽ tham dự buổi cử hành, và ngài khuyến khích mọi người Hung Gia Lợi cũng làm như vậy để sự kiện này sẽ là một buổi lễ tuyệt vời cho mọi người Hung Gia Lợi tại đền thánh cổ xưa này”. Các chuyến xe lửa đặc biệt từ các thành phố Hung Gia Lợi và Lỗ Ma Ni sẽ đưa mọi người đến đền thờ.

Sau khi cử hành Thánh Lễ tại đền thờ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ du hành bằng máy bay khoảng 100 dặm nữa đến Iasi ở Đông Lỗ Ma Ni. Sau một buổi cầu nguyện riêng trong nhà thờ chính tòa, ngài sẽ gặp gỡ hàng ngàn người trẻ và gia đình từ cả các cộng đồng Lỗ Ma Ni và Hung Gia Lợi và mọi tín ngưỡng và dự kiến sẽ khuyến khích họ cùng nhau làm việc trong hợp nhất và liên đới.

Trong ngày cuối cùng của ngài ở Lỗ Ma Ni, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trở lại Transylvania để cử hành Thánh lễ tại Câmpia Libertății (“Cánh đồng Tự do”) ở Blaj, nơi vào năm 1848, khoảng 40,000 người Lỗ Ma Ni đã tụ tập để phản đối Transylvania trở thành một phần của Hung Gia Lợi. Ở đó, ngài sẽ phong chân phúc cho bảy giám mục Công Giáo Hy Lạp đã bị cầm tù và chết như những người tử vì đạo sau Thế chiến thứ hai khi họ từ chối gia nhập Giáo hội Chính thống. Các tài sản giáo hội của họ đã bị chính quyền tịch thu, và nhiều giáo sĩ khác bị tống vào tù.

Việc phong chân phúc cho bảy giám mục, mà một trong số đó được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bí mật phong chức Hồng Y, sẽ là một khoảnh khắc vinh quang cho các thành viên của giáo hội này từng chịu đựng rất nhiều vì lòng trung thành của họ đối với Tòa Phêrô.

Cuối buổi chiều hôm đó, Đức Phanxicô sẽ gặp cộng đồng Rôma của Blaj, trước khi đáp chuyến bay trở về Rôma.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Càng Nói Càng Trơ Ra Như Đá
Phạm Trần
21:01 29/05/2019

Còn ngót 20 tháng nữa mới đến kỳ Đại hội đảng XIII, dự trù diễn ra tháng 01/2021, nhưng các chứng bệnh “giả dối”, “không nhúc nhích”, “tránh né”, “thành tích”, “nể nang” , “ngại kiểm điểm” , “chạy chức, chạy quyền” ,“tham vọng quyền lực”, “suy thoái đạo đức” , “tham nhũng” và tự do “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang lan nhanh trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên Cộng sản Việt Nam.

Những căn bệnh này, tuy không mới nhưng khi thường xuyên được nhắc lại để răn đe là chuyện không bình thường với lời khoe "chưa bao giờ đất nước có cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày hôm nay” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Ông Trọng, người chưa đi đứng bình thường sau cơn tai biến não nhẹ tại Kiên Giang ngày 14/04/2019, đã tô vẽ chuyện “cơ đồ, tiềm lực, vị thế” của Việt Nam để khoe thành tích lãnh đạo đảng của ông từ năm 2011, nhưng đảng lại không vượt qua được những thói hư tật xấu của cán bộ, đảng viên.

GIAN DỐI

Bằng chứng do báo Quân đội Nhân dân viết:”Thời gian qua, chúng ta đã nghe nhiều chuyện cười ra nước mắt, cười mà đau, liên quan đến thói giả dối của một bộ phận “người Nhà nước” và chốn quan trường. Đó là chuyện anh trưởng thôn nọ, chị hội phó phụ nữ xã kia kê khai tài sản gia đình không có gì để mong được đưa vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đó là chuyện “con dê, con bò, con trâu” vốn để dành hỗ trợ cho người dân nghèo nhưng nó “bỗng dưng” lại tìm đường đến nhà… quan huyện, quan xã. Đó là chuyện quan chức ở nhiều nơi, nhiều cấp dù học giả, sở hữu bằng cấp giả, bằng cấp không được cơ quan có thẩm quyền công nhận mà vẫn thăng tiến thật, thậm chí thăng tiến thần tốc trên hành trình quan lộ!” (theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 21/03/2019)

Gian dối như thế chưa nhằm nhò gì. Hãy đọc tiếp:”Chuyện kết nạp đảng viên mới là chuyện hệ trọng, liên quan đến vị thế, sứ mệnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thế nhưng, một số cấp ủy, tổ chức đảng do mắc bệnh thành tích-anh em song sinh với bệnh giả dối-đã không coi trọng chất lượng, chạy theo số lượng đơn thuần nên đã đưa vào hàng ngũ của Đảng những người không đủ tiêu chuẩn. Theo thông tin từ cơ quan chức năng, chất lượng đảng viên mới kết nạp ở một số nơi còn thấp, không ít đảng viên dự bị không đủ điều kiện chuyển đảng viên chính thức, phải xóa tên khỏi danh sách đảng viên, chỉ riêng năm 2017 đã có 2.076 đảng viên dự bị bị xóa tên.”

Tờ báo của Bộ Quốc phòng kể tiếp các loại “chạy” đang thịnh hành trong nội bộ:” Suy cho cùng, 11 loại “chạy” mà 3 năm qua Trung ương đã chỉ ra (chạy thành tích, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm) tích hợp từ nhiều nguyên nhân, nhưng có một căn nguyên sâu xa là do lòng tham, thói giả dối từ chính cán bộ, đảng viên.”

MẶC KỆ NÓ

Có đúng là chỉ có cán bộ tép riu chạy chọt không ? Cổ nhân người Việt đã bảo “thượng bất chính thì hạ tắc loạn” nên phải có người nhận mới có người đem qùa biếu. Vì vậy, Quân đội Nhân dân mới nói toang ra:”Nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều cán bộ có chức có quyền vẫn chưa thoát khỏi tư duy hành chính quan liêu, bao cấp, không muốn dứt bỏ cơ chế xin-cho, từ đó dẫn đến tình trạng cấp dưới phải khôn khéo chạy vạy, luồn lách, vuốt ve, nịnh nọt cấp trên để có nguồn lực, kinh phí, lợi ích cho cơ quan, đơn vị mình. Đây chính là cơ hội cho bệnh giả dối tồn tại và lộng hành. Trong khi đó, cung cách lãnh đạo, quản lý nặng về văn bản, giấy tờ, thiếu sâu sát cơ sở, thiếu dân chủ, thiếu minh bạch, cấp trên chỉ thích ngồi nghe cấp dưới báo cáo, cũng khiến cho bệnh giả dối càng thêm trầm trọng. “

Nhưng tại sao “không nhúc nhích” cũng là căn bệnh của cán bộ Cộng sản trong thời đại phải “đổi mới” tư duy khiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục bỏ đi ?

Ông Phúc nói:”Cần xóa bỏ ngay thứ văn hóa không nhúc nhích, để “nước đến chân mới nhảy”, đợi nhắc thì làm, sáng cắp ô đi chiều cắp về, đang trong giờ rời nhiệm sở không có lý do chính đáng.” (theo báo Thông tin Chính phủ, ngày 19-05-019)

Ông Phúc lên tiếng ngày 19-5 (2019), tại Hà Nội, khi đến dự lễ phát động phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”.

Ông Phúc nhìn nhận rằng:”Ở một số nơi, công tác tiếp công dân chưa thường xuyên, chưa đi vào thực chất. Một bộ phận cán bộ công chức mang nặng tư duy cửa quyền, thiếu trách nhiệm với dân, không nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế, có lời nói, hành xử không chuẩn mực, không tôn trọng cấp trên, thiếu công bằng với cấp dưới, gây bức xúc trong nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.”

Bình luận về nhận xét của ông Phúc, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) viết:” Phát biểu công khai như vậy, Thủ tướng đã nói rất “trúng” một bộ phận, thậm chí một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức “không nhúc nhích”, “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”; không tích cực, chây ỳ, không cần hiệu quả công việc, để "tròn vai", không va chạm.” (VOV, 22/05/2019)

VOV giải thích thêm:”Cách làm việc “không nhúc nhích” là chỉ “tròn vai”, không làm gì khác, không cần sáng tạo, không nói gì va chạm dù có lúc rất cần thiết phải nói, phải làm. Đó là suy nghĩ càng làm ít càng tốt, càng ít sai phạm, khuyết điểm, nhất là những việc phức tạp hoặc cần đổi mới, thay thế…vv. Bộ phận này có tư duy “làm ít, sai ít”, “không nhúc nhích” thì càng ít lỗi hoặc không có khuyết điểm….Đặc biệt, trong giai đoạn chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm, bầu bán, đại hội, những người này càng “không nhúc nhích”, "nằm im chờ thời", áp dụng kiểu “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”. Phong cách “biết rồi, nhưng “mackeno” (mặc kệ nó) được coi là thượng sách.”

LÀM HÌNH THỨC-CHẠY ĐỦ THỨ

Về công tác “xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, một báo cáo kết quả năm Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị tại 15 cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc T.Ư đưa ra ngày 21/03/2019 cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn.

Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương đảng viết:” Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục….Có nơi làm hình thức, đối phó, hoặc vì đã vướng vào khuyết điểm, vi phạm, nên không muốn làm, thậm chí là né tránh trách nhiệm; còn mắc bệnh thành tích, nể nang, ngại kiểm điểm, kết quả chưa đồng đều giữa các nơi.”

Người cầm đầu đảng và nhà nước kêu gọi phải :”Chủ động và tích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng. Tất cả các cơ quan, địa phương, đơn vị phải có ý thức về việc này, không khoán trắng cho các cơ quan báo chí. Cần lưu ý ngăn chặn thông tin xấu, độc; chống co cụm, nói xấu nhau.”

Nhân Dân trích lời ông Trọng kêu gọi toàn đảng :” Kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu tín nhiệm, phiếu bầu, nhất là trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng… khẳng định, dứt khoát và kiên quyết không dùng những đối tượng chạy chức, chạy quyền.”

Hai tháng sau, tại cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 15/05/2019, ông Trọng lại tái xác nhận điều này:”Kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, đã chạy là không dùng. Đề nghị các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất cao tinh thần này và chỉ đạo các cấp, các ngành.”

Nhưng lý do nào khiến ông Trọng phải nói đi nói lại nhiều lần chuyện “chạy” trong hai năm qua, nếu không phải là chỗ nào cũng thấy “chạy và chạy” ?

CHUYỆN XƯA NHƯNG MỚI

Bởi vì chuyện “chạy” của cán bộ, đảng viên đã có từ lâu. Hãy đọc :”Hội nghị Trung ương 7, Khóa XII không phải là lần đầu tiên Đảng ta cảnh báo về vấn nạn chạy chức, chạy quyền. Ngay từ năm 1999, khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Khóa VIII, Bộ Chính trị đã báo cáo trước Trung ương, chỉ ra 5 loại “chạy”. Đó là chạy chức trước khi bầu cử; chạy quyền trước khi phân công công tác; chạy lợi trước khi phân bổ ngân sách, đấu thầu, cấp quota; chạy chỗ trước khi bổ nhiệm; chạy tội trước khi điều tra, xét xử.” (theo Tạp chí Tuyên Giáo, 17/12/2018)

Bài báo viết tiếp:”Nếu như trước đây việc “chạy chức, chạy quyền” thường diễn ra ở một hoặc một số đối tượng; thì nay, việc "chạy" diễn ra phổ biến hơn, xuyên thấu vào tầng sâu, tràn qua nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tượng, kết nối thành bè cánh, phe nhóm, miếng mảng... hết sức tinh vi, bài bản.”

Căn cứ vào báo đảng, ta thấy vấn để “chạy” đã thành “nếp sống” không thể tách rời khỏi cán bộ, đảng viên. Nói theo kiểu vo tròn cho khỏi xấu hổ của Tuyên giáo thì “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” cũng không phải là tất cả trên 04 triệu đảng viên đều xấu. Nhưng không ai phủ nhận đạo đức của số không nhỏ này là nhiều lắm.

ĐẠO ĐỨC XUỐNG CẤP

Thử đọc tiếp lời than của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 10/04/2019 :”Không ai thích thú gì kỷ luật, nhưng kỷ luật chính là để cảnh tỉnh, răn đe, để ai nhúng chàm thì sửa đi." (báo VNEXPRESS, 10/04/2019),

Rồi ông khoe thêm theo lý luận vòng vo:” Quan hệ thân quen, lợi ích nhóm đang được ngăn chặn bằng cơ chế, chính sách chứ không phải chỉ xét xử. Việc phát triển cũng lấy kinh tế làm trung tâm, xây dựng đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng, quốc phòng an ninh là quan trọng...”

Đề cập đến chuyện đạo đức xuống cấp trong xã hội, báo VNEXPRESS viết:”Tuy nhiên, với những thông tin trên mạng, Tổng bí thư thấy rất xót ruột khi đạo đức xuống cấp. "Đạo đức là nền tảng tinh thần. Càng kinh tế thị trường thì càng phải quan tâm giữ gìn văn hóa, đó là bản chất của chủ nghĩa xã hội."

Nhưng tại sao đạo đức lại xuống cấp theo với chiều dài tồn tại của đảng CSVN ? Ông Trọng không giải thích và cả Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo, hai tổ chức bảo vệ tư tưởng Cộng sản cho đảng cũng chỉ có một thứ vũ khí duy nhất là hô hào cán bộ, đảng viên, toàn dân và toàn đảng phải “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó đứng đầu là phương châm “cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư”.

Ngặt thay, phong trào học tập như con cuốc kêu mùa hè này đã ra rả mấy chục năm mà nhiều nơi vẫn còn là hình thức, chỉ tổ chức để báo cáo, không đem lại hiệu qủa gì. Giới trẻ Việt Nam, kể cả Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã rã Đoàn, nhạt Đảng từ lâu.

Nhưng những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” lại vẫn sống phây phây. Cán bộ doanh nghiệp, cửa khẩu, thuế quan, ngân hàng, sản xuất, dầu khí, đện lực, giao thông vận tài v.v… là những nơi tiền rừng bạc biển không lọt vào tay ai, ngoài đảng và phe nhóm lợi ích.

Dó đó, dù ông Nguyễn Phú Trọng có đút lò mấy trăm cán bộ, đảng viên cấp lãnh đạo chăng nữa thì tham nhũng vẫn sống nhăn răng, vì người dân không dám xâm mình chống tham nhũng với đảng. Báo chí nhà nước cũng chỉ chạy vòng ngoài cho có vẻ có gánh vác chuyện tầy trời này.

Lý do vì dân không có luật pháp bảo vệ trong thực tế, dù có luật nhưng ai cũng biết có “chờ được vạ thì má đã sưng”. Trong khi hầu hết những kẻ tham nhũng lại là thành phần có chức và có quyền để sinh sát dân.

NGHE ÔNG TRỌNG NÓI

Đó là lý do tại sao ông Nguyễn Phú Trọng phải thừa nhận:”Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu.

Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn gây bức xúc trong người dân, doanh nghiệp.”

(Phát biểu về phòng, chống tham nhũng của ông Trọng, ngày 25/06/2018)

Ông nói:”Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là do nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, lĩnh vực mình quản lý; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả những người là lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng.”

Nhưng vũ khí tiêu diệt tham nhũng cũa ông Nguyễn Phú Trọng cũng không hay ho gì. Ông lại vịn vào môn võ “đẩy lùi” để làm lá bài hộ mạng. Ông nói :”Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, "lợi ích nhóm". Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước; đối với những người vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai.”

Nhưng ông lại mềm ngay đơ như thằn lằn cụt đuôi khi nói rằng:”Mục đích kỷ luật là để "trị bệnh cứu người", cảnh tỉnh, răn đe, do đó phải quán triệt phương châm phòng ngừa chặt chẽ, ngăn chặn từ gốc, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Tăng cường giám sát của tổ chức đảng từ trên xuống, giám sát từ dưới lên, phát huy vai trò giám sát lẫn nhau trong cùng cấp, tăng cường quản lý, giám sát thường ngày đối với đảng viên và cán bộ lãnh đạo.”

Ông Trọng nói nghe qua thì bùi tai đấy, nhưng đến Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước và Mặt trận Tổ quốc, tổ chức có luật quy định vai trò giám sát đàng hoàng mà chưa giám sát được ai, huống chi là các tổ chức tép riu của đảng hay người dân.

Vì vậy, càng nghe ông Trọng nói chống tham nhũng thì càng thấy có thêm cán bộ, đảng viên tham nhũng sinh sôi nẩy nở. Tuy nhiên, ai cũng biết chỉ khi nào nhân dân được tự do ra báo và có quyền dân chủ bầu ra một chính phủ thật sự là của dân, do dân và vì dân, có tam quyền phân lập thật sự thì quốc nạn tham nhũng, kể cả tham nhũng chính trị, mới bị kiểm soát ở Việt Nam. -/-

Phạm Trần

(05/019)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dấu vết Chúa Giêsu lên trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
12:08 29/05/2019
Hằng năm 40 ngày sau lễ Chúa Giêsu phục sinh, Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu lên trời.

Phúc âm theo thánh Luca viết thuật lại: „ Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông.51 Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời.“ ( Lc 24,50-51).

Thánh sử Luca viết thuật định vị trí nơi Chúa Giêsu lên trời là đồi Oliu ở Jerusalem. (Cv 1,12).

Lịch sử địa lý đồi Oliu

Dựa theo chi tiết bản tường thuật lịch sử thần học cùng địa lý đó đồi Oliu trở thành thánh địa có dấu vết bước chân Chúa Giêsu lần sau cùng trên trần gian, từ nơi đây ngài đã trở về trời.

Đồi Oliu nằm bên cạnh thành Giêsurusalem, nơi đây có nhiều cây Oliu. Đồi cao hơn thành cổ Jerusalem chừng 800 mét. Từ đỉnh đồi Oliu có thể hướng tầm nhìn toàn cảnh thành cổ Jerusalem bên dưới, xa hơn tới vùng sa mạc Juda và đến dẫy núi Moab bên Jordania.

Trên đồi Oliu ngày xưa trong thời Cựu ước cũng đã trở thành một thánh địa ( 2 Samuen 15,30).

Chúa Giesu ngày trước vẫn hay thường tới khu đồi Oliu, mỗi khi đến Betania cư ngụ nơi những người quen.

Năm 70 sau Chúa giáng sinh, quân đội đế quốc Roma chiếm thành Jerusalem đã dựng lều đóng trại quân đội trên đồi Oliu.

Ngôi nhà nguyện kính Chúa lên trời trời

Trên nơi cao đồi Oliu có nhà nguyện kính Chúa Giesu lên trời. Ngôi nhà nguyện này nhỏ mái vòm tròn. Trước thời hoàng đế Constantino những tín hữu vùng Jerusalem thường đến nơi cao trên đồi Oliu cầu nguyện kỷ niệm Chúa Giêsu về trời.

Khách hành hương Egeria năm 384 đã thuật lại phụng vụ ngày lễ mừng Chúa Giesu lên trời ở sân ngoài trời lộ thiên. Sau này dựng thêm có bàn thờ và một nhà thờ xây trên đó. Nhưng ngôi nhà thờ này không còn lại dấu vết tích gì. Ngôi nhà thờ hiện nay được xây dựng lại thời đạo binh thập gía có tường chung quanh theo kiểu tường của một tu viện. Nơi đầu những cây cột chung quanh đền thờ khắc chạm trổ hoa văn nghệ thuật tinh tế.

Vào thời Trung cổ dấu bàn chân Chúa Jesu được chạm khắc trên nền nhà để kỷ niệm kính nhớ Chúa từ nơi đây đặt bàn chân trở về lên trời. Theo chứng từ của Paulinus Nola người ta đã tôn kính dấu vết chân này từ năm 400 sau Chúa giáng sinh.

Ngày nay khách hành hương đến đây đều cúi mình lấy tay sờ vào dấu vết bước chân trên nền nhà thờ để tỏ lòng tôn kính và cầu nguyện.

Sau khi Sultan Saladin chiếm thành Jerusalem, ông đã đem ngôi nhà nguyên này tặng người kế vị mình năm 1198 sau Chúa giáng sinh. Từ thời điểm đó ngôi nhà nguyên này trở thành đền thờ Hồi giáo.

Vào khoảng năm 1200 sau Chúa giáng sinh, người tín hữu Hồi giáo theo cách thức của họ, đã làm mái che hình tròn phủ trên ngôi nhà nguyện xây từ thời đạo binh thập gía. Vì trước đó ngôi nhà nguyện lộ thiên không có mái che bên trên để dễ dàng nhìn hướng lên trời cao.

Ngày lễ mừng kính Chúa Jesu lên trời, những người tín hữu Chúa Kitô được phép sử dụng ngôi đền thờ trên đồi Oliu cử hành phụng vụ dâng lễ .

Vầng mây quyện đưa Chúa Jesus về trời

Thánh sử Luca trong sách Công vụ Tông đồ viết thuật lại chi tiết việc Chúa lên trời: „ Nói xong, Người ( Chúa Jesus) được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa.“ ( Cv 1,9).

Bầu trời trên cao có những vầng mây bay chạy khắp bốn phương hướng. Ngày trời nắng hầu như không có quầng vầng mây nào, ngày dịu mát có những vầng mây trắng, ngày trời mưa u ám có những vầng mây đen hiển thị nổi bay khắp bầu trời. Trên vùng núi cao có vầng mây bay quyện trên khắp đỉnh cao cùng sườn núi toát ra cảnh huyền ảo thi vị bí ẩn.

Nhưng vầng mây trong niềm tin tôn giáo đạo đức mang ý nghĩa khác, tùy theo mỗi tôn giáo.

„ Vầng mây nhắc nhở chúng ta nhớ đến giờ phút Chúa Jesus ngày xưa đã biến hình trên núi Tabor. Vầng mây trắng đã kéo đến bao phủ Chúa Jesus và khiến ba Tông đồ đi theo Chúa ngã xuống đất.( Mt 17,5. Mc 9,7. Lc 9,34..)

Vầng mây nhắc nhớ đến giờ phút cảnh Thiên Thần Gabriel đến gặp Đức Mẹ Maria báo tin Chúa Jesus xuống thế làm người trong cung lòng Maria do bởi quyền năng Chúa Thánh Thần bao phủ tác động nơi cung lòng Maria. ( Lc 1,35).

Vầng mây nhắc nhớ đến ngôi lều thánh của Thiên Chúa thời cựu ước luôn có mây bao phủ ngôi lều. Đó là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa ( Xh 40,34), và khi dân Do Thái vượt qua sa mạc trở về quê hương đất nước Chúa hứa từ Ai Cập, luôn có vầng mây đi trước dẫn đường ( Xh 13,21).

Vầng mấy như thế rõ ràng chất chứa mang ý nghĩa đạo đức thần học. Mây quyện lấy Chúa Jesus đưa ngài lên trời không là một hành trình lên hành tinh các ngôi sao, nhưng là đi vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Và như thế , một thứ tự lớn lao khác , một bình diện khác về bản thể của Người được đề cập nói đến.“ ( Joseph Ratzinger Benedickt XVI., JESUS von Nazareth II., Herder 2011, tr. 307-308).

Dấu vết chân Chúa Jesus còn lưu dấu lại sau khi Ngài trở về trời chỉ là kỷ niệm biểu tượng còn lưu lại trên đồi Oliu ở thành Jerusalem để đến hành hương chiêm ngắm nhìn.

Nhưng trong đời sống con người đều gặp những dấu vết chân Chúa Jesus ở khắp nơi trên mọi nẻo đường đời sống : Dấu chân Chúa Jesus tìm thấy nơi con người là hình ảnh Thiên Chúa là trung tâm đời sống, họ là loài thụ tạo do Chúa tạo dựng nên, họ là con Thiên Chúa.

Dấu vết chân Chúa hiện diện nơi người nghèo đau khổ, người bệnh tật, bị bỏ rơi, nơi lớp người trẻ đang trên đường đi tìm xây dựng tương lai

Chúa Jesus trở về trời sau khi đã hoàn thành sứ vụ mang ơn cứu chuộc cho linh hồn con người thoát khỏi hình phạt tội lỗi. Ngài trở về trời, nhưng không vì thế ngài bỏ rơi con người nơi trần gian. Trái lại như ngài đã đoan hứa: „Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế.“ ( Mt 28,20).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
VietCatholic TV
Phiên kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell – Xin cầu nguyện cho công lý được thắng thế
Giáo Hội Năm Châu
17:25 29/05/2019
Hôm 13 tháng Ba, trong một quyết định thể hiện rõ lòng thù hận đối với Đức Hồng Y George Pell, tòa án tại Melbourne đã quyết định truyền hình trực tiếp buổi đọc phán quyết kết tội Đức Hồng Y như một hình thức lăng mạ công khai ngài.

Đức Hồng Y bị kêu án “sáu năm tù vì lạm dụng 2 bé trai trong thập niên 1990”. Trong đó, hết 3 năm 8 tháng không được nạp đơn xin ân xá.

Đức Hồng Y đã ngay lập tức kháng cáo. Đơn kháng án của ngài sẽ được xét xử vào ngày 5 và 6 tháng Sáu tới đây bởi 3 vị thẩm phán.

Nhóm pháp lý của Đức Hồng Y Pell xông đã đệ trình ba căn cứ để kháng cáo.

Trước hết, phiên tòa xét xử đầu tiên vào mùa thu năm ngoái đã kết thúc với một bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu 10-2, trong đó 10 người quyết định rằng Đức Hồng Y vô tội và chỉ có 2 người quyết liệt cho rằng Đức Hồng Y là có tội (đại diện bồi thẩm đoàn đã khóc khi báo cáo về sự bế tắc không làm sao thuyết phục được sự đồng thuận của 2 người kia). Phiên tòa thứ hai, thật đáng kinh ngạc, đã kết thúc với bản án 12-0 để kết tội ngài: mặc dù cáo buộc của nguyên cáo chẳng được bất kỳ ai ủng hộ trước tòa. Có đến 20 người tuyên thệ trước tòa rằng cáo buộc chống lại Đức Hồng Y là không thể nào xảy ra và chính bà mẹ của người được cho là nạn nhân thứ hai tuyên thệ rằng con bà đã nói với bà trước khi chết rằng anh ta chưa bao giờ bị bất cứ ai lạm dụng tính dục; và bất chấp thực tế là cảnh sát đã không có bất cứ chứng minh nào thu được từ hiện trường được cho là nơi tội phạm đã xảy ra. Như thế, kết luận của nhóm bồi thẩm đoàn thứ hai là vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Nếu 3 vị thẩm phán trong phiên kháng cáo này đồng ý với quan điểm này, Đức Hồng Y sẽ được phóng thích ngay tức khắc.

Thứ hai, các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y đã chỉ ra mười điểm vô lý trong cáo buộc của nguyên cáo, là những điều không thể nào xảy ra trong một không gian được kiểm soát cẩn thận của nhà thờ chính tòa St. Patrick của Melbourne. Tuy nhiên, tòa không cho chiếu trước bồi thẩm đoàn một video do các luật sư trình lên tòa cho thấy không thể nào xảy ra vụ tấn công lạm dụng tính dục như đã mô tả.

Thứ ba, các luật sư chỉ ra rằng có quá nhiều “bất quy tắc cơ bản” trong phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell, chẳng hạn như ngài đã không được nói một lời nào trước bồi thẩm đoàn.

Nếu ba vị thẩm phán không đồng ý với quan điểm thứ nhất, nhưng đồng ý với quan điểm thứ hai hay thứ ba, ngài có thể phải chịu xét xử trong một phiên tòa mới.

Nếu thẩm phán không chấp nhận điểm nào trong kháng cáo của mình, Đức Hồng Y Pell sẽ không xin giảm án. Hoặc là tòa tuyên bố Đức Hồng Y George Pell vô tội, hoặc là ngài sẽ chấp nhận bản án bất công không xin giảm án. Lịch sử sẽ phán xét. Các luật sư của ngài đã nói với truyền thông Úc như vậy.


Source:Catholic News Agency
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican: Thánh hiến quốc gia đông người Công Giáo nhất cho Trái Tim Đức Mẹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:38 29/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong tuần qua dư luận tại Brazil vui mừng trước một buổi lễ được tổ chức tại dinh tổng thống Brazil để thánh hiến Brazil cho Trái Tim Vô nhiễm Đức Mẹ. Tuy nhiên, cuối cùng vì sợ bà vợ Tin Lành, tổng thống có lẽ chỉ thánh hiến 50%.

Kế đó chúng tôi sẽ nói về chuyện phó thủ tướng Ý tận hiến chính bản thân ông và đất nước cho Đức Trinh Nữ Maria.

Bên cạnh đó là câu chuyện một cựu phi công được bổ nhiệm Giám Mục, và chuyến viếng thăm Sri Lanka của Đức Hồng Y Filoni một tháng sau vụ tấn công khủng bố.

Sau đây là phần tin chi tiết của chúng tôi cùng những tin khác.

1. Người Brazil cho rằng vì bà vợ Tin Lành, tổng thống Brazil xúc phạm đến Đức Mẹ khi tận hiến đất nước một cách nửa vời cho Trái Tim Vô nhiễm Đức Mẹ.

Trong một buổi lễ được tổ chức vào ngày thứ ba tuần trước tại dinh tổng thống Brazil, các nhà lãnh đạo chính phủ và hai giám mục đã ký vào một tuyên bố thánh hiến Brazil cho Trái Tim Vô nhiễm Đức Mẹ. Đông đảo các linh mục, nữ tu và quan chức chính phủ đã có mặt cho buổi lễ tôn vinh Đức Mẹ này.

Tuy nhiên, người Công Giáo tại Brazil nghi ngờ rằng đất nước họ chưa thật sự được thánh hiến cho trái tim Đức Mẹ. Cả hai vị Giám Mục có mặt trong buổi lễ cũng cho biết các ngài không thật sự hoàn toàn hài lòng. Nhiều người cho rằng tổng thống mắc kẹt bà vợ Tin Lành của ông nên chưa hết dạ tận hiến đất nước cho Đức Mẹ.

Sự kiện này kéo dài 30 phút với các bài phát biểu, ký tên vào tuyên bố tận hiến, lần chuỗi Mân côi, hát thánh ca và cuối cùng là đọc kinh Tận Hiến cho Đức Mẹ.

Buổi lễ được tổ chức tại Điện Planalto, là nơi làm việc chính thức của tổng thống Brazil. Cũng nên biết thêm, tổng thống làm việc tại Điện Planalto nhưng cư trú tại một dinh thự khác là Điện Alvorada.

Như quý vị và anh chị em có thể thấy bức tượng Đức Mẹ Fatima được đặt rất trang trọng trong căn phòng nơi diễn ra buổi lễ. Sau biến cố này, bức tượng vẫn được tôn kính trong dinh tổng thống ở một nơi danh dự.

Hai vị giám mục có mặt trong dịp này là Đức Cha Fernando Arêas Rifan, và Đức cha João Evangelista Martins Terra.

Brazil là quốc gia có đông người Công Giáo nhất hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Người Công Giáo tại Brazil nghi ngờ rằng đất nước họ chưa thật sự được thánh hiến cho trái tim Đức Mẹ vì tổng thống Jair Bolsonaro tham dự hầu hết mọi diễn tiến trong buổi lễ nhưng đến phút cuối cùng khi đọc kinh Tận Hiến ông bỏ ra ngoài. Nhiều người Brazil cho rằng đây là một hành vi xúc phạm đến Đức Mẹ khi tận hiến đất nước một cách nửa vời như thế.

Người ta cho rằng động thái này có liên quan đến mối quan hệ chặt chẽ của Bolsonaro với Tin Lành và tính sợ vợ của tổng thống. Ông Bolsonaro là một người Công Giáo, nhưng bà vợ ông là người theo đạo Tin lành và họ thường xuyên tham dự các buổi họp nhóm Tin Lành vào ngày Chúa Nhật.

Khi được hỏi ý kiến, Đức Cha Rifan cho biết ngài không hoàn toàn hài lòng 100% nhưng có vẫn còn hơn không

2. Phó thủ tướng Ý Matteo Salvini tận hiến cá nhân và nước Ý cho Đức Mẹ

Trong một diễn biến khác, một chính trị gia người Ý cũng công khai tận hiến chính bản thân ông và đất nước cho Đức Trinh Nữ Maria.

Phát biểu trước một cuộc biểu tình bên ngoài nhà thờ chính tòa của thành phố Milan vào ngày 18 tháng 5, Phó Thủ tướng Ý Matteo Salvini đã nói về cội nguồn Kitô giáo của châu Âu.

Ông Salvini lưu ý rằng cả Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Đức Bênêđíctô XVI đều thường xuyên nhắc nhở người dân các nước Âu châu về di sản Công Giáo của họ. Sau đó, ông đưa ra những lời cầu nguyện cùng các vị thánh bảo trợ của Âu châu.

Ông Salvini cũng đã quay về phía bức tượng của Đức Mẹ trên đỉnh nhà thờ, hôn tràng hạt Mân Côi trong tay, ông nói với những người tham dự của cuộc biểu tình, “Tôi giao phó nước Ý, cuộc sống của tôi và cuộc sống của các bạn trong tay Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, là Đấng mà tôi chắc chắn sẽ đưa chúng ta đến chiến thắng.”

Nhiều nhà lãnh đạo Giáo hội đã chỉ trích Salvini vì ông phản đối việc di cư hàng loạt.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhận xét với báo chí rằng “Tôi tin rằng chia rẽ chính trị đảng phái thì chia rẽ, nhưng Thiên Chúa thuộc về tất cả mọi người.”

“Kêu cầu Thiên Chúa cho riêng bản thân luôn luôn là rất nguy hiểm”.

Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô chưa tiếp ông Salvini vì ông có lập trường xung khắc với ngài về vấn đề người di cư.

3. Lòng tôn trọng sự thật lịch sử của nước Nhật qua việc trao tặng Huân Chương cho Đức Hồng Y Raffaele Farina

Đại sứ quán Nhật Bản cạnh Tòa Thánh tuyên bố hôm thứ Năm 23 tháng Năm rằng chính phủ Nhật quyết định trao tặng cho Đức Hồng Y Raffaele Farina huân chương Mặt Trời Mọc, và huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Huân chương Mặt Trời Mọc, làm bằng vàng, là huân chương cao quý nhất nước Nhật trao cho một người ngoại quốc.

Đức Hồng Y Raffaele Farina nguyên là thủ thư của Thư Viện Vatican. Ngài có công rất lớn trong việc sắp xếp lại các tài liệu lịch sử thời Mạc phủ (江戸幕府, Shogunate) đặc biệt những biến cố liên quan đến lệnh cấm Kitô giáo ở vùng Bungo được thu thập bởi cha Mario Marega, một nhà truyền giáo dòng Salesian.

Vào những năm 1940, cha Marega Papers đã mang về Vatican một bộ sưu tập khoảng 10,000 tài liệu, mô tả sự hiện diện của cộng đồng Công Giáo Nhật Bản, và những bách hại dã man họ phải chịu trong giai đoạn từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Kể từ đó, các tài liệu này vẫn ở trong kho lưu trữ của Vatican cho đến năm 2010, khi chúng được nhà nghiên cứu Delio Proverbio chú ý tới.

Các tài liệu được viết trên giấy gạo, tinh tế đến mức chỉ có thể chạm vào bằng găng tay đặc biệt. Đức Ông Cesare Pasini, Giám đốc Thư viện Tông tòa Vatican, coi chúng là “bộ sưu tập tài liệu lớn nhất thuộc loại này”.

Năm 2014, Thư viện Tòa Thánh đã ký một hợp đồng sáu năm với bốn viện lịch sử Nhật Bản để dịch và lập danh mục các tài liệu này.

Văn bản đầu tiên có niên đại 1719 và đề cập đến sự xuất hiện của Kitô giáo tại Nhật Bản vào năm 1549 nhờ các nhà truyền giáo Dòng Tên.

Một trong những tài liệu này ghi lại chuyến viếng thăm của bốn nhà quý tộc Nhật Bản đến Rôma năm 1585 để theo dõi cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Xitô V là bằng chứng cho thấy Kitô giáo đã lan rộng tại Nhật.

Hầu hết các tài liệu đề cập đến cuộc đàn áp cộng đoàn Công Giáo dưới thời Mạc phủ, và mô tả chi tiết về việc tử đạo của 26 Kitô hữu ở Nagasaki, và lệnh cấm triệt để Kitô giáo vào năm 1612. Các tài liệu này đã dẫn đến cuốn phim Silence của đạo diễn Martin Scorsese. Ra mắt vào năm 2016, cuốn phim ă khách này mô tả chứng tá đức tin kiên cường của người Công Giáo Nhật, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự dã man trong các cuộc bách hại đạo thánh Chúa.

Người Nhật thật đáng khen khi trao tặng huân chương cho người có công phơi bày một sự thật lịch sử dã man như thế của quốc gia mình.

4. Cựu phi công hãng hàng không được bổ nhiệm Giám Mục Saginaw, Michigan

Hôm thứ Sáu 24 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Robert D. Gruss là Giám Mục thành phố Rapid, Nam Dakota, làm Giám Mục Giáo phận Saginaw, Michigan.

Đức Cha Gruss kế vị Đức Cha Joseph Robert Cistone, đã qua đời ngày 16 tháng 10 năm 2018 ở tuổi 69, sau một trận chiến với bệnh ung thư phổi. Trong thời gian qua, Đức Cha Walter A. Hurley, giám mục hưu dưỡng của Grand Rapids, đã là Giám Quản Tông Tòa giáo phận này kể từ khi Đức Cha Cistone qua đời.

Đức Cha Gruss, năm nay 63 tuổi, là giám mục của Rapid City từ năm 2011, nơi ngài lãnh đạo 25,000 người Công Giáo trên một diện tích khoảng 43,000 dặm vuông. Vào tháng Ba năm 2019, ngài công bố sẽ cử hành một “Năm Thánh Thể” bắt đầu từ 23 tháng 6.

Là người gốc Arkansas, ngài được thụ phong linh mục tại Giáo phận Davenport, Iowa vào năm 1994, sau nhiều năm là một phi công và giảng viên hàng không.

Sau 10 năm lái máy bay và giảng dạy về ngành hàng không, ngài đã gia nhập chủng viện Thánh Ambrose tại Davenport, Iowa và đạt được cử nhân thần học tại đây vào năm 1990.

Tại Đại học Bắc Mỹ ở Rôma, ngài đạt được bằng cử nhân về Thần Học Bí Tích (1993), và Thạc sĩ về Thần học tâm linh (1994).

Vào năm 2017, với tư cách là giám mục giáo phận Rapid City, Đức Cha Gruss đã mở án tuyên thánh cho Nicholas Black Elk, một dược sĩ ở Lakota là người đã trở thành giáo lý viên Công Giáo trước khi qua đời năm 1950.

Giáo Phận Saginaw trải dài trên 11 quận hạt với diện tích lên đến 6,955 dặm vuông ở vùng trung tâm tiểu bang Michigan, và có khoảng 100,000 người Công Giáo.

5. Trung Quốc sử dụng công nghệ giám sát liên tục các nhà thờ

Pháp Lệnh tôn giáo của Trung Quốc có hiệu lực vào tháng Hai năm ngoái cấm các trẻ em không được đến nhà thờ và cấm triệt để các buổi lễ tại tư gia. Ở một số nơi cán bộ địa phương thưởng tiền cho những ai mật báo các hoạt động tôn giáo trái với các quy định của Pháp Lệnh này. Tuy nhiên, ở nhiều nơi khác các cán bộ địa phương đã cố tình lờ đi. Chắc trong lòng nhiều người vẫn còn chút ánh sáng của sự thiện.

Vì thế, nhân kỷ niệm 30 năm của cuộc biểu tình tại Thiên An Môn, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật độc đoán cũ và mới để trấn áp các Kitô hữu. Hàng loạt các camera đã được gắn trước các nhà thờ để giám sát việc thực hiện các quy định của Pháp Lệnh này.

Trước các diễn biến này, một nhà tranh đấu cho phụ nữ là bà Reggie Littlejohn, thuộc tổ chức Women’s Rights Without Frontiers, đang có mặt tại Trung Hoa để đấu tranh chống phá thai bó buộc và vận động giúp đỡ các quả phụ bị bỏ rơi, cho rằng Tòa Thánh nên công bố các thỏa thuận đã ký với Trung Quốc.

Bà nói “Điều hữu ích cho mọi người là thỏa thuận được công bố công khai, vì ngay lúc này đây, chính phủ Trung Hoa đang sử dụng nó để thực sự bách hại người Công Giáo”.

Bà cho rằng vì các điều khoản của thỏa thuận không được công bố, nên các viên chức Trung Hoa “dùng sự bí mật này để nói rằng nó cho phép họ những điều mà tôi tin chắc không bao giờ được Tòa Thánh cho phép, nên theo tôi điều sẽ rất, rất hữu ích cho người Công Giáo ở Trung Hoa là công bố các (điều khoản của) thỏa thuận ấy”.

Bà bảo: một trong những điều “được cho phép đó” là việc phá hủy một số nhà thờ và đền Đức Mẹ.

6. Dư luận về luật cấm phá thai triệt để tại Alabama

Hôm 15 tháng Năm, 2019, Thống đốc Kay Ivey đã chính thức ký ban hành luật cấm phá thai rất triệt để tại Alabama.

Luật mới cấm phá thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ và truy tố tất cả các bác sĩ tham gia vào phẫu thuật phá thai. Những bác sĩ này có thể bị buộc tội hình sự và phải đối mặt với 99 năm tù. Ngoại lệ duy nhất là trong trường hợp khi cuộc sống của người mẹ có nguy cơ nghiêm trọng. Ngay cả các trường hợp bị hãm hiếp hoặc loạn luân cũng không được phép phá thai.

Một luật cấm phá thai triệt để như thế cố nhiên vấp phải những chống đối gay gắt. Tuy nhiên, cũng có nhiều người ủng hộ.

Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào ngày 23 tháng 5 trên EWTN Pro-Life Weekly, một luật sư và cũng là một diễn giả phò sinh là của Rebecca Kiessling nói rằng bà hoan nghênh luật mới của Alabama vì đã bác bỏ những ngoại lệ như vậy.

Kiessling là người sáng lập và chủ tịch của Save the One, một nhóm vận động ủng hộ sự sống chuyên hỗ trợ quyền của thai nhi được thụ thai trong trường hợp hiếp dâm hoặc loạn luân, hoặc khuyết tật. Cô cho biết chính mình đã được thụ thai khi mẹ ruột của cô bị bắt cóc và bị hãm hiếp, và cô đã may mắn được chào đời phá thai là bất hợp pháp vào thời điểm đó.

Ngay sau khi Thống đốc Ivey ký thông qua dự luật, tổng thống Donald Trump phát biểu trên Twitter rằng mặc dù ông tự coi mình là “người phò sinh mạnh mẽ” ông tin rằng phá thai nên được phép trong ba trường hợp hiếp dâm, loạn luân và bảo vệ cuộc sống của người mẹ.

Khi được hỏi về tweet của tổng thống, Kiessling nói tổng trưởng Trump là “vị tổng thống phò sự sống nhất mà chúng ta đã có cho đến nay”, nhưng điều này chỉ khiến cho nhận xét của ông về ba trường hợp ngoại lệ làm cho những người như cô bị tổn thương nhiều hơn nữa.

7. Đài truyền hình Công Giáo tại Giêrusalem bị đốt phá

Mạng lưới truyền hình Daystar là một mạng lưới Công Giáo đã giành nhiều giải thưởng, chuyên truyền bá Tin Mừng 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần - trên toàn cầu, thông qua tất cả các dạng thức đa dạng của các phương tiện truyền thông. Tiếp cận hơn 109 triệu gia đình tại Hoa Kỳ và hơn 5 tỷ người trên toàn thế giới, mạng lưới Truyền hình Daystar là mạng lưới truyền hình Kitô giáo lớn nhất trên thế giới.

Chẳng may, khoảng 2:30 sáng thứ Bảy 25 tháng Năm, phòng thu hình của Mạng lưới Truyền hình Daystar tại Núi Zion đã bị đốt phá. 30 phút trước đó, các camera an ninh cho thấy rằng một kẻ chủ mưu đã trổ mái nhà xuống, đốt phá và trốn thoát khỏi hiện trường.

Phòng thu hình bị thiệt hại hoàn toàn. Daystar hiện đang hướng về các đối tác của mình trên khắp thế giới để giúp xây dựng lại studio đã phát đi thông điệp về hy vọng trên khắp Israel.

“Người ta không thể làm câm nín sự thật có khả năng thay đổi cuộc sống của Tin Mừng,” Marcus Lamb, người sáng lập và chủ tịch của Daystar Television Network cho biết. “Từ đống tro tàn của thảm kịch này, chúng tôi sẽ vươn lên với sự giúp đỡ từ các đối tác của chúng tôi trên khắp thế giới và tiếp tục phát trên toàn cõi Israel để chia sẻ tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của tôi là thông điệp này làm rung động được kẻ phải chịu trách nhiệm cho biến cố này và kẻ ấy hiểu được rằng hy vọng đích thực chỉ có thể tìm thấy nơi Chúa Giêsu Kitô.”

8. Cuộc bội giáo tập thể lần thứ hai của Ái Nhĩ Lan?

Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan đã tỏ ra lo lắng về điều mà báo chí địa phương gọi là “Cuộc bội giáo tập thể lần thứ hai của Ái Nhĩ Lan”.

Hôm thứ Sáu 24 tháng Năm, Ái Nhĩ Lan đã tổ chức trưng cầu dân ý để thay đổi luật ly dị ở quốc gia này. Hiện nay, luật của Ái Nhĩ Lan quy định rằng hai vợ chồng phải ly thân ít nhất là 4 năm trước khi chính thức nộp đơn ly dị. Luật pháp hiện hành của Ái Nhĩ Lan cũng không công nhận một phán quyết ly dị ở nước ngoài.

Chính phủ cực đoan của thủ tướng Leo Varadkar đề nghị một cuộc trưng cầu dân ý để rút ngắn thời hạn 4 năm chỉ còn 2 năm, và công nhận phán quyết ly dị ở nước ngoài.

Đức Cha Denis Nulty, Chủ tịch Hội đồng Hôn nhân & Gia đình của Hội đồng Giám mục Ái Nhĩ Lan, nhấn mạnh rằng đề nghị trưng cầu dân ý chỉ nhằm tìm cách “đẩy nhanh sự tan rã của hôn nhân.” Ngài nhấn mạnh rằng “thiện ích chung sẽ được phục vụ tốt hơn bằng cách hỗ trợ cho các cặp vợ chồng và các gia đình; cũng như chính phủ nên đầu tư cho việc chuẩn bị tốt hơn cho hôn nhân.”

Đúng một năm trước, các Giám Mục Ái Nhĩ Lan đã bày tỏ sự đau đớn và kinh hoàng của các ngài trước điều mà báo chí địa phương gọi là “sự bội giáo của cả một quốc gia”. Ý thức tầm mức nghiêm trọng của cuộc trưng cầu dân ý cho phép phá thai, hàng giáo phẩm Ái Nhĩ Lan đã làm tất cả mọi khả năng các ngài có thể làm. Vì thế, kết quả cuộc trưng cầu dân ý đã khiến các ngài kinh ngạc và thất vọng.

Trong tổng số 5,011,000 dân Ái Nhĩ Lan, 78.3% là người Công Giáo. Thế nhưng, trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 25 tháng 5, 2018, các cử tri đã lựa chọn loại bỏ quyền sống của thai nhi ra khỏi hiến pháp với một tỷ lệ áp đảo 66.4% trên 33.6%. Cuộc trưng cầu dân ý này mở đường cho việc hợp pháp hóa phá thai tự do ngay cả khi thai nhi đã 12 tuần tuổi.

Đức Cha Brendan Leahy của Limerick nói với các tín hữu hôm 26 tháng Năm, 2018 rằng kết quả này “thật đáng tiếc và làm chết điếng những người trong chúng ta đã bỏ phiếu chống phá thai”

Ngài nói: “Kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý này là ý chí của đa số người dân, mặc dù không phải của tất cả mọi người.”

“Tất nhiên, đó chỉ là một cuộc bỏ phiếu. Điều đó không thay đổi quan điểm của chúng ta. Thông điệp của chúng ta là một thông điệp tình yêu: tình yêu dành cho tất cả, tình yêu dành cho cuộc sống, cho những người đang sống giữa chúng ta hôm nay, và cho cả các thai nhi còn trong bụng mẹ”

9. Đức Hồng Y Filoni thăm Sri Lanka, một tháng sau vụ khủng bố dịp lễ Phục sinh

Sau chuyến viếng thăm mục vụ đến Thái Lan để kỷ niệm 350 năm thành lập Miền Phủ Doãn Tông Tòa Xiêm, đánh dấu sự khởi đầu của Giáo Hội Công Giáo địa phương, Đức Hồng Y Fernando Filoni, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đã viếng thăm Sri Lanka từ hôm 22 tháng 5 đến 24 tháng Năm.

Một tháng trước, vào ngày 21 tháng 4, hai nhà thờ Công Giáo đã bị tấn công khủng bố. Ít nhất 253 nạn nhân đã chết trong 8 vụ nổ. Vụ nổ đầu tiên đã tàn phá Đền Thờ Thánh Antôn, sau đó là nhà thờ Thánh Sebastian ở Negombo.

Sáng 22 tháng Năm, Đức Hồng Y Filoni đã chủ sự lễ đặt viên đá đầu tiên để tái thiết Đền Thờ Thánh Antôn và nói chuyện với người dân và những người liên quan đến công trình này.

Cũng trong ngày 22 tháng Năm, Đức Hồng Y đã viếng thăm xã giao Tổng thống và có một cuộc họp với các Giám mục để bàn về sứ mạng truyền giáo của Giáo hội và các chủ đề mục vụ phù hợp trong bối cảnh mới gây ra từ các vụ tấn công khủng bố hôm lễ Phục sinh.

Ngày 23 tháng 5, Đức Hồng Y đã đến thăm nhà thờ Thánh Sebastian ở Negombo. Đức Hồng Y đã gặp gỡ anh chị em giáo dân, và thăm nghĩa trang các nạn nhân khủng bố cũng như chủ sự lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà nguyện của nghĩa trang này. Sau đó ngài đã có cuộc gặp gỡ một số gia đình các nạn nhân của các cuộc tấn công.

Trong ngày thứ Sáu ngày 24, Đức Hồng Y đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục và tu sĩ.