Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 12/07: Đừng Sợ – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức.
Giáo Hội Năm Châu
02:33 11/07/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các Tông Đồ rằng: “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là đủ rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bê-en-dê-bun, huống chi là người nhà.
“Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.
“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.
“Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:58 11/07/2025
17. Nếu anh thực sự khát vọng mình nên thánh, thì anh phải cùng với Abraham rời bỏ quê hương của mình, rời bỏ những người thân thiết của anh, để đi nên nơi mà anh không quen biết.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:02 11/07/2025
88. UỐNG NHÂN SÂM NÓNG
Có một thiếu gia rất hào phóng, ra khỏi cửa thì thấy một người nghèo đang gánh hàng đi bán bị té trên đất, bèn hỏi người đồng hành:
- “Người ấy tại sao lại té?”
Trả lời:
- “Người ấy không có cơm ăn, bụng đói, té trên đất nghỉ một hơi.”
Thiếu gia nói:
- “Quái lạ, mặc dù không ăn cơm, thì tại sao không uống một bát nhân sâm nóng để đi? Uống rồi thì cũng có thể no được nửa ngày!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 88:
Ăn cơm là chuyện thường ngày, dù nghèo cách mấy -thì ít nữa- một tuần cũng có cơm ăn, nhưng uống nhân sâm thì phải là những người giàu có tiền bạc đầy kho, anh thiếu gia giàu có hào phóng đã lầm tưởng người nghèo cũng có nhân sâm uống như anh ta, cái lầm của người chỉ biết mình mà không biết người.
Người Ki-tô hữu có Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, vô giá, và không phải chỉ no được nửa ngày, nhưng mà là được sống đời đời, đem nửa ngày so với cái đời đời thì quả là không biết tính toán. Vậy mà có những Ki-tô hữu không biết tính toán mới lạ chứ:
-Họ biết ăn và uống Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su thì được sống đời đời, nhưng họ lại thích nhậu bia Sài gòn, rượu đế Gò Công hơn: họ không biết tính toán.
-Họ biết chỉ trong thánh lễ (tiệc Nước Trời) mới được ăn và uống Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, nhưng họ thích coi truyền hình cho no con mắt, thích du lịch cho no thỏa thích cái ham muốn, thích hát kara-okê có mấy em hầu hạ: họ không biết tính toán…
Nhân sâm thì phải giàu có mới mua được, nhưng Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su thì Ngài mời gọi hằng ngày, miễn phí mà trân quý vô cùng, chỉ có một điều kiện: yêu mến Thánh Thể với tâm hồn sạch tội.
Yêu mến và năng rước Thánh Thể là dấu hiệu của người được cứu rỗi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một thiếu gia rất hào phóng, ra khỏi cửa thì thấy một người nghèo đang gánh hàng đi bán bị té trên đất, bèn hỏi người đồng hành:
- “Người ấy tại sao lại té?”
Trả lời:
- “Người ấy không có cơm ăn, bụng đói, té trên đất nghỉ một hơi.”
Thiếu gia nói:
- “Quái lạ, mặc dù không ăn cơm, thì tại sao không uống một bát nhân sâm nóng để đi? Uống rồi thì cũng có thể no được nửa ngày!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 88:
Ăn cơm là chuyện thường ngày, dù nghèo cách mấy -thì ít nữa- một tuần cũng có cơm ăn, nhưng uống nhân sâm thì phải là những người giàu có tiền bạc đầy kho, anh thiếu gia giàu có hào phóng đã lầm tưởng người nghèo cũng có nhân sâm uống như anh ta, cái lầm của người chỉ biết mình mà không biết người.
Người Ki-tô hữu có Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, vô giá, và không phải chỉ no được nửa ngày, nhưng mà là được sống đời đời, đem nửa ngày so với cái đời đời thì quả là không biết tính toán. Vậy mà có những Ki-tô hữu không biết tính toán mới lạ chứ:
-Họ biết ăn và uống Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su thì được sống đời đời, nhưng họ lại thích nhậu bia Sài gòn, rượu đế Gò Công hơn: họ không biết tính toán.
-Họ biết chỉ trong thánh lễ (tiệc Nước Trời) mới được ăn và uống Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, nhưng họ thích coi truyền hình cho no con mắt, thích du lịch cho no thỏa thích cái ham muốn, thích hát kara-okê có mấy em hầu hạ: họ không biết tính toán…
Nhân sâm thì phải giàu có mới mua được, nhưng Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su thì Ngài mời gọi hằng ngày, miễn phí mà trân quý vô cùng, chỉ có một điều kiện: yêu mến Thánh Thể với tâm hồn sạch tội.
Yêu mến và năng rước Thánh Thể là dấu hiệu của người được cứu rỗi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ai hàng xóm tôi?
Nguyễn Trung Tây
04:44 11/07/2025
Ai hàng xóm tôi?
Nguyễn Trung Tây
Đức Giêsu trả lời người thông luật, “Yêu người hàng xóm như yêu chính mình.” Ông luật sư hỏi tới, “Vậy ai là người hàng xóm của tôi?”
Đức Giêsu trả lời câu hỏi bằng cách kể chuyện. Chuyện về một người bị cướp tấn công và bị bỏ lại bên vệ đường, bị thương nặng. Hai người, một thầy tư tế và một thầy Lêvi, cả hai đều đi ngang qua hiện trường, cả hai đều không dừng lại giúp đỡ. Nhưng một người Samaria, một người thuộc dân tộc mà người Do Thái coi là kẻ thù, lại dừng lại, mở lòng thương xót và chăm sóc người bị thương.
Và Ngài hỏi người thông luật, “Ai trong ba người này là hàng xóm của tôi?”
Người thông luật trả lời, đó là người dám vượt đường biên chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ hoặc lịch sử hận thù cả ngàn năm trước.
Suy Niệm
Chúng ta, những người lữ khách thường xuyên bị thương tổn vì sóng đời, vì một hành động, một lời nói, vì những cơn cám dỗ.
Bởi thế chúng ta gục ngã, nằm đó, bầm dập máu đỏ. Nhiều người đi ngang qua, nhìn thấy, nhưng họ cũng thản nhiên bước đi.
Nhưng Ngôi Lời động lòng thương xót. Ngài nhập thể làm người. Ngài, Người Samaria Nhân Hậu tiến đến hiện trường.
Ngài băng bó vết thương của chúng ta. Ngài đổ dầu và rượu lên vết thương, biểu tượng bí tích, dấu chỉ của sự chữa lành và sự thánh hóa. Ngài cõng chúng ta lên lưng lừa, mang tới bệnh viện Giáo Hội do Ngài thiết lập. Ngài trả chi phí y tế cho chúng ta, không bằng tiền bạc, nhưng bằng chính Mình và Máu Thánh Ngài.
Câu cuối cùng Đức Giêsu gửi tới người thông luật một câu kết và cũng là một lời mời gọi tín hữu của muôn thế hệ, “Hãy đi và làm như người hàng xóm Samaria nhân hậu.”
Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy.
Nguyễn Trung Tây
Đức Giêsu trả lời người thông luật, “Yêu người hàng xóm như yêu chính mình.” Ông luật sư hỏi tới, “Vậy ai là người hàng xóm của tôi?”
Đức Giêsu trả lời câu hỏi bằng cách kể chuyện. Chuyện về một người bị cướp tấn công và bị bỏ lại bên vệ đường, bị thương nặng. Hai người, một thầy tư tế và một thầy Lêvi, cả hai đều đi ngang qua hiện trường, cả hai đều không dừng lại giúp đỡ. Nhưng một người Samaria, một người thuộc dân tộc mà người Do Thái coi là kẻ thù, lại dừng lại, mở lòng thương xót và chăm sóc người bị thương.
Và Ngài hỏi người thông luật, “Ai trong ba người này là hàng xóm của tôi?”
Người thông luật trả lời, đó là người dám vượt đường biên chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ hoặc lịch sử hận thù cả ngàn năm trước.
Suy Niệm
Chúng ta, những người lữ khách thường xuyên bị thương tổn vì sóng đời, vì một hành động, một lời nói, vì những cơn cám dỗ.
Bởi thế chúng ta gục ngã, nằm đó, bầm dập máu đỏ. Nhiều người đi ngang qua, nhìn thấy, nhưng họ cũng thản nhiên bước đi.
Nhưng Ngôi Lời động lòng thương xót. Ngài nhập thể làm người. Ngài, Người Samaria Nhân Hậu tiến đến hiện trường.
Ngài băng bó vết thương của chúng ta. Ngài đổ dầu và rượu lên vết thương, biểu tượng bí tích, dấu chỉ của sự chữa lành và sự thánh hóa. Ngài cõng chúng ta lên lưng lừa, mang tới bệnh viện Giáo Hội do Ngài thiết lập. Ngài trả chi phí y tế cho chúng ta, không bằng tiền bạc, nhưng bằng chính Mình và Máu Thánh Ngài.
Câu cuối cùng Đức Giêsu gửi tới người thông luật một câu kết và cũng là một lời mời gọi tín hữu của muôn thế hệ, “Hãy đi và làm như người hàng xóm Samaria nhân hậu.”
Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy.
Mỗi Tuần Sống Một Câu Lời Chúa (CN 15 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:14 11/07/2025
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 10, 25-37.
“Ai là người thân cận của tôi?”
Bạn thân mến,
Trong cuộc sống của chúng ta có nhiều câu hỏi được dặt ra cho mình: tôi phải làm gì để có tiền? Tôi phải làm gì để học giỏi? Tôi phải làm gì để người yêu tôi được vui vẻ, tôi phải làm gì để giành được địa vị giám đốc.v.v… và có rất nhiều câu hỏi mà bạn và tôi đã đặt ra cho mình cũng như cho người khác khi có những nhu cầu đòi hỏi…
Nhưng có lẽ chưa một ai trong chúng ta tự hỏi mình: “Ai là người thân cận của tôi” như người thanh niên thông luật đã đã hỏi Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay.
1. Người thân cận của tôi là ai?
Người thân cận của tôi trước hết là “cái tôi” của mình, cái tôi này đã làm cho tôi có lúc như nổi loạn vì bất mãn với người khác, bất mãn với cuộc sống hiện tai, bất mãn với đời sống cộng đoàn.
Người thân cận của tôi tiếp theo là vợ chồng con cái của tôi, những người thân cận này vì yêu thương họ mà tôi phải làm việc mệt nhọc, phải thức khuya dậy sớm, và có khi vì yêu thương họ mà tôi phải phạm pháp, phải hối lộ, phải chửi nhau với người khác để kiếm tiền chăm sóc họ.
Người thân cận của tôi cũng chính là cha mẹ anh chị em ruột thịt của tôi, vì họ mà có lúc tôi bỏ đường danh vọng theo ý mình để nghe lời cha mẹ làm những việc khác mà tôi không thích, vì anh em thân cận mà có lúc tôi phải trở thành người xa lạ với những người đã nâng đỡ tôi trong cuộc sống…
Người thân cận của tôi cũng chính là bạn bè thân hữu, họ đã chơi rất thân với tôi, và vì nể bạn bè mà có khi tôi phải nhậu nhẹt với họ sau giờ làm việc, có khi thức suốt đêm để ăn chơi rượu chè quên mất đường về nhà…
Đó là những người thân cận của tôi ngày hôm nay, cũng như những người thân cận mà người Do Thái thời Đức Chúa Giê-su đã quan niệm.
Đức Chúa Giê-su không trả lời với người thanh niên thông luật rằng: người thân cận của anh là cha mẹ, là anh chi em, là vợ chồng của anh, là bạn hữu của anh. Bởi vì đó là mối “thân cận” thường tình của con người, mối thân cận này thường làm cho người ta dễ dàng đi đến thái độ thờ ơ, dửng dưng với người xa lạ không quen biết, mà Nước Trời thì không phải chỉ dành cho bà con bạn hữu hay của một nhóm người mà thôi.
2. Người thân cận của tôi là ai?
Đó là người Sa-ma-ri-a nhân hậu mà Đức Chúa Giê-su đã nói trong bài dụ ngôn hôm nay, là người biết thương xót nỗi bất hạnh của người khác.
Người Sa-ma-ri-a nhân hậu ấy là người thân cận của tôi, họ là người ngày hôm qua chửi tôi trong cuộc họp cộng đoàn, họ là người ngày hôm qua phê bình tôi giữa đám dông dân chúng, họ là người mà thường ngày tôi ghét cay ghét đắng vì thái độ hách hách của họ, họ là người mà tôi quyết tâm sẽ trừng trị họ cho bỏ ghét trong xí nghiệp của tôi…
Những người Sa-ma-ri-a ấy là người thân cận của tôi, vì ích kỷ, vì kiêu ngạo, vì ghét ghen mà tôi biến họ thành kẻ thù của tôi, nhưng Đức Chúa Giê-su đã dạy cho tôi biết cách nhìn xa hơn và hướng thiện hơn: con người ta ai cũng có một tâm hồn biết thương xót. Người Sa-ma-ri-a là kẻ thù của người Do Thái nhưng họ vẫn sẵn sàng xuống ngựa và cúi xuống ôm lấy người Do Thái bị nạn đang nằm bên vệ đường, tấm lòng của họ tốt lành hơn các tư tế và các thầy Lê Vi của người Do Thái gấp trăm ngàn lần…
Đức Chúa Giê-su rất có lý khi đưa ra dụ ngôn tuyệt vời này, cái lý lớn nhất của Ngài là mọi người đều là anh em của nhau và con cùng một Cha trên trời, từ cái lý này mà sinh ra nhiều lý khác rất hợp với lời rao giảng của Ngài là yêu thương người như chính mình, yêu thương và làm ơn cho kẻ thù ghét mình…
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy người thân cận của bạn và của tôi là ai trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe rất rõ ràng, nhưng thực hành thì chúng ta vẫn chưa làm tốt, bởi vì chúng ta chưa thực sự là người muốn trở nên người thân cận của mọi người, khi mà chúng ta vẫn còn những phê bình ác ý, vẫn còn suy tính hơn thiệt khi giúp đỡ người khác…
Hy vọng –với ơn Chúa giúp- bạn và tôi sẽ nhìn thấy tất cả mọi người đều là người thân cận của mình, nhất là những người mà hằng ngày chúng ta tiếp xúc trò chuyện, những người mà chúng ta cho rằng “không đáng làm bạn với mình” sẽ trở nên những người thân cận của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin mừng: Lc 10, 25-37.
“Ai là người thân cận của tôi?”
Bạn thân mến,
Trong cuộc sống của chúng ta có nhiều câu hỏi được dặt ra cho mình: tôi phải làm gì để có tiền? Tôi phải làm gì để học giỏi? Tôi phải làm gì để người yêu tôi được vui vẻ, tôi phải làm gì để giành được địa vị giám đốc.v.v… và có rất nhiều câu hỏi mà bạn và tôi đã đặt ra cho mình cũng như cho người khác khi có những nhu cầu đòi hỏi…
Nhưng có lẽ chưa một ai trong chúng ta tự hỏi mình: “Ai là người thân cận của tôi” như người thanh niên thông luật đã đã hỏi Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay.
1. Người thân cận của tôi là ai?
Người thân cận của tôi trước hết là “cái tôi” của mình, cái tôi này đã làm cho tôi có lúc như nổi loạn vì bất mãn với người khác, bất mãn với cuộc sống hiện tai, bất mãn với đời sống cộng đoàn.
Người thân cận của tôi tiếp theo là vợ chồng con cái của tôi, những người thân cận này vì yêu thương họ mà tôi phải làm việc mệt nhọc, phải thức khuya dậy sớm, và có khi vì yêu thương họ mà tôi phải phạm pháp, phải hối lộ, phải chửi nhau với người khác để kiếm tiền chăm sóc họ.
Người thân cận của tôi cũng chính là cha mẹ anh chị em ruột thịt của tôi, vì họ mà có lúc tôi bỏ đường danh vọng theo ý mình để nghe lời cha mẹ làm những việc khác mà tôi không thích, vì anh em thân cận mà có lúc tôi phải trở thành người xa lạ với những người đã nâng đỡ tôi trong cuộc sống…
Người thân cận của tôi cũng chính là bạn bè thân hữu, họ đã chơi rất thân với tôi, và vì nể bạn bè mà có khi tôi phải nhậu nhẹt với họ sau giờ làm việc, có khi thức suốt đêm để ăn chơi rượu chè quên mất đường về nhà…
Đó là những người thân cận của tôi ngày hôm nay, cũng như những người thân cận mà người Do Thái thời Đức Chúa Giê-su đã quan niệm.
Đức Chúa Giê-su không trả lời với người thanh niên thông luật rằng: người thân cận của anh là cha mẹ, là anh chi em, là vợ chồng của anh, là bạn hữu của anh. Bởi vì đó là mối “thân cận” thường tình của con người, mối thân cận này thường làm cho người ta dễ dàng đi đến thái độ thờ ơ, dửng dưng với người xa lạ không quen biết, mà Nước Trời thì không phải chỉ dành cho bà con bạn hữu hay của một nhóm người mà thôi.
2. Người thân cận của tôi là ai?
Đó là người Sa-ma-ri-a nhân hậu mà Đức Chúa Giê-su đã nói trong bài dụ ngôn hôm nay, là người biết thương xót nỗi bất hạnh của người khác.
Người Sa-ma-ri-a nhân hậu ấy là người thân cận của tôi, họ là người ngày hôm qua chửi tôi trong cuộc họp cộng đoàn, họ là người ngày hôm qua phê bình tôi giữa đám dông dân chúng, họ là người mà thường ngày tôi ghét cay ghét đắng vì thái độ hách hách của họ, họ là người mà tôi quyết tâm sẽ trừng trị họ cho bỏ ghét trong xí nghiệp của tôi…
Những người Sa-ma-ri-a ấy là người thân cận của tôi, vì ích kỷ, vì kiêu ngạo, vì ghét ghen mà tôi biến họ thành kẻ thù của tôi, nhưng Đức Chúa Giê-su đã dạy cho tôi biết cách nhìn xa hơn và hướng thiện hơn: con người ta ai cũng có một tâm hồn biết thương xót. Người Sa-ma-ri-a là kẻ thù của người Do Thái nhưng họ vẫn sẵn sàng xuống ngựa và cúi xuống ôm lấy người Do Thái bị nạn đang nằm bên vệ đường, tấm lòng của họ tốt lành hơn các tư tế và các thầy Lê Vi của người Do Thái gấp trăm ngàn lần…
Đức Chúa Giê-su rất có lý khi đưa ra dụ ngôn tuyệt vời này, cái lý lớn nhất của Ngài là mọi người đều là anh em của nhau và con cùng một Cha trên trời, từ cái lý này mà sinh ra nhiều lý khác rất hợp với lời rao giảng của Ngài là yêu thương người như chính mình, yêu thương và làm ơn cho kẻ thù ghét mình…
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy người thân cận của bạn và của tôi là ai trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe rất rõ ràng, nhưng thực hành thì chúng ta vẫn chưa làm tốt, bởi vì chúng ta chưa thực sự là người muốn trở nên người thân cận của mọi người, khi mà chúng ta vẫn còn những phê bình ác ý, vẫn còn suy tính hơn thiệt khi giúp đỡ người khác…
Hy vọng –với ơn Chúa giúp- bạn và tôi sẽ nhìn thấy tất cả mọi người đều là người thân cận của mình, nhất là những người mà hằng ngày chúng ta tiếp xúc trò chuyện, những người mà chúng ta cho rằng “không đáng làm bạn với mình” sẽ trở nên những người thân cận của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Leo XIV: các giáo xứ cần dẫn đầu cuộc cách mạng trong việc chăm sóc người cao niên
Vũ Văn An
14:54 11/07/2025

Kathleen N. Hattrup của tạp chí Aleteia, ngày 11/07/25, cho hay: Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã phát biểu trong thông điệp nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người cao niên lần thứ năm, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật, ngày 27 tháng 7 năm 2025, rằng: Thiên Chúa “dạy chúng ta rằng, trong mắt Người, tuổi già là thời gian của ân sủng và phúc lành, và người cao niên, đối với Người, là những chứng nhân đầu tiên của hy vọng”.
Bản văn trên, được ký ngày 26 tháng 6 và công bố ngày 10 tháng 7, tập trung vào chủ đề “Phúc cho những ai không mất hy vọng”, có ý nói đến Sách Huấn Ca 14:2.
Đức Giáo Hoàng nhắc đến một số nhân vật cao niên trong Kinh Thánh — Abraham và Sarah, Zechariah, Nicodemus, và thậm chí cả Moses — và lưu ý rằng tuổi già dường như đã dập tắt hy vọng của những người này.
Nhưng đáp ứng của Thiên Chúa đã hồi sinh cuộc sống của họ và mang lại cho họ một ý nghĩa mới.
Lòng trung thành của Thiên Chúa với những lời hứa của Người dạy chúng ta rằng có một phúc lành trong tuổi già, một niềm vui Tin Mừng đích thực, truyền cảm hứng cho chúng ta vượt qua những rào cản thờ ơ trong đó, người cao niên thường thấy mình bị giam hãm.
Bằng cách cho thấy người cao niên là những chứng nhân đầu tiên của hy vọng, những câu chuyện trong Kinh Thánh trình bầy những góc nhìn mới mà, đối với Đức Giáo Hoàng, xứng đáng được nêu bật hơn nữa trong thời đại dân số đang lão hóa này.
Số lượng người cao niên ngày càng tăng là một dấu hiệu của thời đại mà chúng ta được kêu gọi để phân định, để diễn giải đúng đắn khoảnh khắc lịch sử này.
Ghi nhận tình yêu thương của ông bà
Vị Giáo hoàng người Mỹ gốc Peru, người rất gần gũi với bà ngoại Suzanne Fontaine, một phụ nữ đến từ Normandy đã qua đời khi ngài 24 tuổi, nhấn mạnh đến lòng biết ơn mà chúng ta dành cho người cao niên.
… cần có một sự thay đổi nhịp độ, điều này dễ dàng nhận thấy trong việc toàn thể Giáo hội đảm nhận trách nhiệm. Mỗi giáo xứ, hiệp hội và nhóm giáo hội được kêu gọi trở thành nhân vật chủ đạo trong một “cuộc cách mạng” của lòng biết ơn và sự quan tâm, được thực hiện thông qua việc thường xuyên thăm hỏi người cao niên, tạo ra các mạng lưới hỗ trợ và cầu nguyện cho họ và cùng họ, cũng như xây dựng các mối quan hệ có thể khôi phục hy vọng và phẩm giá cho những người cảm thấy bị lãng quên.
Niềm hy vọng Kitô giáo luôn thúc giục chúng ta táo bạo hơn, nghĩ lớn hơn, không hài lòng với hiện tại. Trong trường hợp này, nó thúc giục chúng ta nỗ lực hướng tới một sự thay đổi có thể khôi phục lại lòng kính trọng và tình cảm mà người cao niên đáng được hưởng.
Đồng hành với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã thiết lập ngày này, Đức Lêô XIV nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gặp gỡ người cao niên.
Nhìn vào người cao niên trong tinh thần của Năm Thánh này, chúng ta được kêu gọi giúp họ trải nghiệm sự giải thoát, đặc biệt là khỏi sự cô đơn và bị bỏ rơi. Năm nay là thời điểm thích hợp để làm điều đó.
Hãy kiên trì trong tình yêu thương và cầu nguyện
Đặc biệt khi chúng ta già đi, hãy tiến bước với niềm tin vào Chúa. Xin cho chúng ta được đổi mới mỗi ngày nhờ gặp gỡ Người trong lời cầu nguyện và Thánh Lễ. Xin cho chúng ta yêu thương truyền lại đức tin mà chúng ta đã sống trong bao nhiêu năm qua, trong gia đình và trong những cuộc gặp gỡ hàng ngày với tha nhân. Xin cho chúng ta luôn ca ngợi Thiên Chúa vì lòng nhân lành của Người, vun đắp sự hiệp nhất với những người thân yêu, mở lòng ra với những người ở xa, và đặc biệt là với tất cả những ai đang gặp khó khăn. Bằng cách này, chúng ta sẽ là dấu chỉ của hy vọng, bất kể tuổi tác.
Trái ngược với thông lệ được thiết lập dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Ngày Ông bà và Người cao niên năm nay sẽ không được đánh dấu bằng Thánh lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, trừ khi có sự thay đổi trong lịch trình của Đức Giáo Hoàng.
Người Công Giáo được mời gọi cử hành ngày này tại các giáo phận và giáo xứ của mình, dành thời gian thăm hỏi những người cao niên đang sống cô lập.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Leo XIV, Nhân Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên lần thứ 5 năm 2025, 27 tháng 7 năm 2025
Vũ Văn An
15:16 11/07/2025

Phúc cho những ai không mất hy vọng (x. Hc 14:2)
Anh chị em thân mến,
Năm Thánh mà chúng ta đang cử hành giúp chúng ta nhận ra hy vọng là nguồn vui bất tận, bất kể tuổi tác. Khi hy vọng đó được tôi luyện bằng lửa trong suốt cuộc đời, nó chứng tỏ là nguồn hạnh phúc sâu xa.
Kinh Thánh cho chúng ta thấy nhiều tấm gương về những người nam và người nữ được Chúa gọi vào cuối đời để đóng góp vào kế hoạch cứu độ của Người. Chúng ta có thể nghĩ đến Abraham và Sarah, những người đã lớn tuổi, cảm thấy khó tin khi Chúa hứa ban cho họ một đứa con. Tình trạng hiếm muộn dường như ngăn cản họ hy vọng vào tương lai.
Phản ứng của Dacaria trước tin Gioan Tẩy Giả ra đời cũng không khác gì: “Việc ấy xảy ra thế nào được? Tôi đã già rồi, vợ tôi cũng đã cao niên” (Lc 1,18). Tuổi già, hiếm muộn và sức khỏe suy yếu dường như đã ngăn cản mọi hy vọng sống và sinh sản nơi những người đàn ông và đàn bà này. Câu hỏi mà Nicôđêmô hỏi Chúa Giêsu khi Người nói với ông về việc “tái sinh” cũng có vẻ hoàn toàn là một câu hỏi có tính tu từ: “Người ta đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người ta lại có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để được sinh ra sao?” (Ga 3,4). Tuy nhiên, bất cứ khi nào chúng ta nghĩ rằng mọi sự không thể thay đổi, Chúa lại làm chúng ta ngạc nhiên với một hành động quyền năng cứu độ.
Người cao niên là dấu chỉ của hy vọng
Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa nhiều lần bày tỏ sự quan phòng của Người bằng cách hướng về những người ở tuổi xế chiều. Điều này không chỉ đúng với Abraham, Sarah, Zechariah và Elizabeth, mà còn đúng với Moses, người được gọi để giải phóng dân tộc mình khi đã tám mươi tuổi (x. Xh 7:7). Do đó, Thiên Chúa dạy chúng ta rằng, trong mắt Người, tuổi già là thời gian của ân sủng và phúc lành, và đối với Người, người cao niên là những chứng nhân đầu tiên của hy vọng. Thánh Augustinô hỏi: “Chúng ta hiểu tuổi già như thế nào?” Ngài nói với chúng ta rằng chính Thiên Chúa đã trả lời câu hỏi: “Hãy để sức mạnh của con suy yếu, để sức mạnh của Ta ở lại trong con, và con có thể nói như Thánh Tông đồ: ‘Khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ’” (Super Tv 70,11). Số lượng người cao niên ngày càng tăng là một dấu chỉ của thời đại mà chúng ta được kêu gọi để phân định, để diễn giải đúng đắn khoảnh khắc lịch sử này.
Đời sống của Giáo hội và thế giới chỉ có thể được hiểu dưới ánh sáng sự chuyển tiếp của các thế hệ. Việc đón nhận người cao niên giúp chúng ta hiểu rằng cuộc sống không chỉ là khoảnh khắc hiện tại, và không nên lãng phí vào những cuộc gặp gỡ hời hợt và những mối quan hệ chóng vánh. Thay vào đó, cuộc sống luôn hướng chúng ta về tương lai. Trong sách Sáng Thế, chúng ta tìm thấy đoạn cảm động về lời chúc phúc của ông Gia-cốp dành cho các cháu, tức các con trai của ông Giuse; lời của ông là một lời kêu gọi hãy hướng về tương lai với niềm hy vọng, là thời điểm mà lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện (x. St 48:8-20). Nếu đúng là sự yếu đuối của người cao niên cần đến sức mạnh của người trẻ, thì cũng đúng là sự thiếu kinh nghiệm của người trẻ cần đến chứng tá của người cao niên để xây dựng tương lai bằng sự khôn ngoan. Ông bà chúng ta đã bao lần là tấm gương về đức tin và lòng tận tụy, đức hạnh công dân và sự dấn thân xã hội, trí nhớ và sự kiên trì giữa những thử thách! Di sản quý giá mà họ đã truyền lại cho chúng ta với niềm hy vọng và tình yêu thương sẽ luôn là nguồn cảm hứng cho lòng biết ơn và lời kêu gọi kiên trì.
Dấu chỉ hy vọng cho người cao niên
Từ thời Kinh Thánh, Năm Thánh đã được hiểu là thời gian giải phóng. Nô lệ được giải phóng, nợ nần được xóa bỏ và đất đai được trả lại cho chủ sở hữu ban đầu. Năm Thánh là thời điểm trật tự xã hội mà Thiên Chúa mong muốn được phục hồi, và những bất bình đẳng và bất công tích tụ qua nhiều năm được khắc phục. Chúa Giêsu đã gợi lại những khoảnh khắc giải phóng đó, khi Người rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, cho người mù được sáng mắt và cho tù nhân và người bị áp bức được tự do (x. Lc 4,16-21) tại hội đường Nazareth.
Nhìn vào người cao niên trong tinh thần của Năm Thánh này, chúng ta được kêu gọi giúp họ trải nghiệm sự giải thoát, đặc biệt khỏi sự cô đơn và bị bỏ rơi. Năm nay là thời điểm thích hợp để làm điều đó. Lòng trung thành của Thiên Chúa với những lời hứa của Người dạy chúng ta rằng có một phúc lành trong tuổi già, một niềm vui Tin Mừng đích thực, truyền cảm hứng cho chúng ta vượt qua những rào cản thờ ơ trong đó, người cao niên thường thấy mình bị giam hãm. Xã hội của chúng ta, trên khắp thế giới, đang ngày càng quen với việc để phần quan trọng và phong phú này trong cuộc sống của họ bị gạt ra ngoài lề và lãng quên. Trong tình hình này, cần có một sự thay đổi nhịp độ, điều này dễ dàng nhận thấy trong việc toàn thể Giáo hội đảm nhận trách nhiệm. Mỗi giáo xứ, hiệp hội và nhóm giáo hội được kêu gọi trở thành nhân vật chủ đạo trong một “cuộc cách mạng” của lòng biết ơn và sự quan tâm, được thực hiện thông qua việc thường xuyên thăm hỏi người cao niên, thiết lập các mạng lưới hỗ trợ và cầu nguyện cho họ và cùng họ, cũng như xây dựng các mối quan hệ có thể khôi phục hy vọng và phẩm giá cho những người cảm thấy bị lãng quên. Niềm hy vọng Kitô giáo luôn thúc giục chúng ta táo bạo hơn, dám nghĩ lớn, không hài lòng với hiện trạng sự vật. Trong trường hợp này, nó thúc giục chúng ta nỗ lực hướng đến một sự thay đổi có thể khôi phục lại lòng kính trọng và tình âu yếm mà người cao niên đáng được hưởng.
Đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn Ngày Thế giới Ông bà và Người cao niên được tổ chức chủ yếu thông qua nỗ lực tìm kiếm những người cao niên sống một mình. Vì lý do này, những ai không thể đến Rôma hành hương trong Năm Thánh này có thể “được hưởng Ân xá Năm Thánh nếu họ dành một khoảng thời gian thích hợp để thăm viếng những người cao niên cô đơn... theo một nghĩa nào đó, thực hiện một cuộc hành hương đến với Chúa Kitô hiện diện trong họ (x. Mt 25:34-36)” (Tông thư sám hối, Quy tắc ban Ân xá Năm Thánh, III). Thăm viếng người cao niên là một cách để gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng giải thoát chúng ta khỏi sự thờ ơ và cô đơn.
Là người cao niên, chúng ta có thể hy vọng
Sách Huấn Ca gọi những ai không mất hy vọng là có phúc (x. 14:2). Có lẽ, đặc biệt là khi chúng ta sống lâu, chúng ta có thể bị cám dỗ nhìn về quá khứ chứ không hướng về tương lai. Tuy nhiên, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết trong lần nhập viện cuối cùng của ngài, “thân xác chúng ta yếu đuối, nhưng dù vậy, không gì có thể ngăn cản chúng ta yêu thương, cầu nguyện, hy sinh bản thân, ở bên nhau, trong đức tin, như những dấu chỉ rạng ngời của hy vọng” (Kinh Truyền Tin, ngày 16 tháng 3 năm 2025). Chúng ta sở hữu một sự tự do mà không khó khăn nào có thể cướp mất: đó là tự do yêu thương và cầu nguyện. Mọi người, luôn luôn có thể yêu thương và cầu nguyện.
Tình âu yếm của chúng ta dành cho những người thân yêu – dành cho người vợ hoặc người chồng mà với họ, chúng ta đã dành phần lớn cuộc đời mình, dành cho con cái, cho cháu chắt, những người làm bừng sáng những ngày tháng của chúng ta – không hề phai nhạt khi sức lực của chúng ta suy yếu. Thật vậy, chính tình âu yếm của họ thường hồi sinh năng lực của chúng ta và mang lại cho chúng ta hy vọng và an ủi.
Những dấu chỉ của tình yêu sống động này, bắt nguồn từ chính Thiên Chúa, mang lại cho chúng ta lòng can đảm và nhắc nhở chúng ta rằng “dù con người bên ngoài của chúng ta có tàn lụi, thì con người bên trong của chúng ta vẫn ngày càng đổi mới” (2 Cr 4:16). Đặc biệt khi chúng ta già đi, hãy tiến bước với niềm tin vào Chúa. Xin cho chúng ta được đổi mới mỗi ngày qua việc gặp gỡ Người trong lời cầu nguyện và Thánh Lễ. Xin cho chúng ta yêu thương truyền lại đức tin mà chúng ta đã sống trong nhiều năm, trong gia đình và trong những cuộc gặp gỡ hàng ngày với những người khác. Xin cho chúng ta luôn ngợi khen Thiên Chúa vì lòng nhân từ của Người, vun đắp sự hiệp nhất với những người thân yêu, mở lòng ra với những người ở xa và đặc biệt là với tất cả những người đang cần. Bằng cách này, chúng ta sẽ là dấu chỉ của hy vọng, bất kể tuổi tác của chúng ta.
Từ Vatican, ngày 26 tháng 6 năm 2025
LEO PP. XIV
Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội đồng dường như thích các cuộc họp kiểu kinh doanh
Vũ Văn An
15:29 11/07/2025

Charles Collins, trên tạp chí Crux, ngày 9 tháng 7 năm 2025, tường trình rằng: Hôm thứ Hai, Vatican đã công bố tài liệu thực thi Thượng Hội đồng mới nhất, và điều này khiến tôi nhớ lại điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói cách đây vài năm về việc Giáo hội không phải là một công ty đa quốc gia lớn do các quản trị viên đứng đầu, những người nghiên cứu kỹ lưỡng cách thức tốt nhất để bán sản phẩm của mình.
Đức Phanxicô phát biểu với các nhà báo vào ngày 13 tháng 11 năm 2021: “Giáo hội không xây dựng mình trên nền tảng dự án riêng, không tự mình tạo ra sức mạnh để tiến lên và không sống bằng các chiến lược tiếp thị.”
Các độc giả đọc tài liệu do Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục công bố hôm thứ Hai có thể có ấn tượng Văn phòng Tổng Thư ký chưa bao giờ nhận được lời lẽ trên.
Với tựa đề “Những nẻo đường cho Giai đoạn Thực thi Thượng Hội đồng 2025-2028” và dài 24 trang được sắp chữ với đồ họa đầy màu sắc, trích dẫn và các chi tiết đáng lưu ý khác, tài liệu này tự nhận mình là “một khuôn khổ để xem xét” dành cho các Giáo hội địa phương, “mời gọi họ chia sẻ các sáng kiến của họ, đóng góp vào sự phân định rộng lớn hơn của Giáo hội”.
Trước tất cả những điều đó, hoặc bên cạnh đó, những người theo dõi từ nhà có thể được tha thứ khi nghĩ: “Khoan đã, chẳng phải tiến trình ba năm đã kết thúc vào năm ngoái rồi sao, khi cuộc họp Thượng Hội đồng Giám mục gần đây nhất về Tính đồng nghị kết thúc?”
Tiến trình ba năm đó bắt đầu vào năm 2021 với các cuộc họp cấp giáo phận kết thúc vào năm 2022. Một tiến trình cấp lục địa bắt đầu vào năm đó, kết thúc vào năm 2023. Vào năm 2023, một cuộc họp kéo dài ba tuần đã diễn ra tại Vatican vào tháng 10, với một cuộc họp khác kéo dài một tuần vào năm 2024, được cho là sẽ kết thúc toàn bộ quá trình. Tuy nhiên, đầu năm nay đã có thông báo cho rằng các giai đoạn tiếp theo sẽ diễn ra cho đến năm 2028.
Vì vậy, Văn phòng Tổng Thư ký đã công bố tài liệu “Các Nẻo Đường” trước tiến trình ba năm mới này, được công bố trong thời gian Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang nằm viện để điều trị căn bệnh cuối cùng của ngài.
Tài liệu mới được công bố hôm thứ Hai cho biết: “Giai đoạn triển khai là cơ hội để duy trì việc trao đổi các ân sủng, vốn thúc đẩy sự hiệp thông của các Giáo hội địa phương trong một Giáo hội duy nhất, thể hiện tính Công Giáo của Giáo hội trong khi vẫn tôn trọng sự đa dạng chính đáng.”
Tài liệu tiếp tục nói: “Sự sáng tạo, nguồn cảm hứng cho những cách thức mới để thực hành tính đồng nghị và nâng cao hiệu quả của sứ mệnh, bắt nguồn từ những khác biệt này.” Tài liệu tiếp tục: “Vì lý do này, thành quả của những kinh nghiệm thu được trong các bối cảnh khác nhau cần được chia sẻ, nuôi dưỡng đối thoại giữa các Giáo hội.”
Tài liệu giải thích thêm: “Trong giai đoạn triển khai, một tiến trình đối thoại mới do đó bắt đầu trong mỗi Giáo hội và giữa các Giáo hội, dựa trên Tài liệu Sau cùng.” (Tài liệu Sau cùng của cuộc họp Thượng Hội đồng Giám mục 2024 được gọi là “Tài liệu Sau cùng” trong toàn bộ văn kiện “Các Nẻo Đường” mới của Văn phòng Tổng Thư ký.)
Nhân tiện, xin nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất đúng. Giáo hội không phải là một công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục dường như lại thích một số khía cạnh tồi tệ nhất của đời sống thương trường đa quốc gia.
Trước hết, đó là việc sử dụng những lời lẽ dài dòng không cần thiết để mô tả sự việc. Đoạn đầu tiên mà tôi vừa trích dẫn cũng dài dòng như vậy, mà không hề đi sâu vào việc nói được bất cứ điều gì.
Công bằng mà nói, ngôn ngữ Vatican nổi tiếng là ngôn từ nhiều lời trống rỗng (logorrheic). Ngôn ngữ Giáo triều (curia-lese), như những người trong cuộc gọi, bị nhiều người coi là gây khó chịu. Tuy nhiên, khía cạnh tồi tệ nhất của tính đồng nghị nơi Văn phòng Tổng Thư ký là sự gia tăng các cuộc hội họp văn phòng, một kiểu hội họp hiện nay và trong một thời gian, đang được áp đặt lên các thẩm quyền giáo hội trên toàn thế giới. Sau đây là những gì đang chờ đợi:
Từ nay đến tháng 12 năm 2026 sẽ là việc triển khai các hoạt động tại các Giáo hội địa phương và các nhóm của họ;
Trong học kỳ đầu tiên của năm 2027 sẽ là các Hội nghị đánh giá tại các Giáo phận và Giáo phận Đông phương;
Trong học kỳ thứ hai năm 2027, chúng ta sẽ có các Hội nghị đánh giá tại các Hội đồng Giám mục quốc gia và quốc tế, các cấu trúc phẩm trật Đông phương và tại các nhóm Giáo hội khác;
Sau đó, trong bốn tháng đầu năm 2028 sẽ là các Hội nghị đánh giá cấp lục địa;
Tất cả sẽ kết thúc - nếu có - vào tháng 10 năm 2028 với một Hội nghị Giáo hội tại Vatican.
Để so sánh, hãy xem các Nghị phụ của Công đồng Nicaea đầu tiên vào năm 325 - cách đây 1,700 năm - chỉ mất chưa đầy ba tháng để tuyên bố Thiên tính của Chúa Giêsu Kitô và ấn định ngày lễ Phục sinh. Chúng ta đã có bốn năm về Thượng Hội đồng. Chúng ta vẫn chưa thể nhận được một tuyên bố đơn giản, thẳng thắn về tính đồng nghị là gì – một định nghĩa để làm việc, nếu bạn muốn – từ những người tổ chức chính của nó.
Chính cơ quan thông tấn chính thức của Vatican đã yêu cầu Phó Thư ký của Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, Nữ tu Nathalie Becquart, định nghĩa tính đồng nghị.
Trong câu trả lời, Nữ tu Becquart trước tiên giới thiệu mọi người tới Tài liệu Sau cùng của Thượng Hội đồng, sau đó trích dẫn nhà thần học người Úc Ormond Rush – một người tham dự Thượng Hội đồng – người đã nói: “Tính đồng nghị chính là Công đồng Vatican II tóm tắt”, rồi trích dẫn cụm từ ba chữ cái được dùng làm khẩu hiệu cho logo của Thượng Hội đồng – tôi không bịa chuyện đâu – “Hiệp thông, tham gia, truyền giáo”, và đây không phải là một cuộc phỏng vấn ở ngưỡng cửa nhà, mà là một buổi gặp mặt đặc biệt để làm nổi bật tài liệu “Những Nẻo đường”.
Nữ tu Becquart nói: “Chúng ta có thể nói rằng tính đồng nghị là cách để hiểu Giáo hội học của Công đồng Vatican II trong giai đoạn tiếp nhận Công đồng này”.
Bà nói tiếp: “Vì vậy, nó không gì khác ngoài việc tiếp tục việc tiếp nhận Công đồng Vatican II. Bởi vì, một cách nào đó, công đồng vẫn chưa được thực thi ở khắp mọi nơi. Nên, đó là cách để hiểu nó.”
Nữ tu Becquart nói: “Cách khác—cũng là một cách dễ dàng—khi nhắc đến logo của chúng ta, là nhấn mạnh ba từ khóa: Hiệp thông, tham gia, sứ mệnh.”
Becquart nói tiếp: “Và, chúng ta có thể nói rằng tính đồng nghị là một cách giúp Giáo hội trở nên truyền giáo và tham gia nhiều hơn. Vì vậy, tính đồng nghị là cách Chúa đang kêu gọi Giáo hội ngày nay thực hiện sứ mệnh của mình tốt hơn.”
Người ta cho rằng không phải là không thể việc cuối cùng chúng ta sẽ nhận được câu trả lời thực sự cho câu hỏi này trong loạt các cuộc họp diễn ra cho đến năm 2028.
Điều này đưa chúng ta đến vấn đề tiếp theo mà giáo hội đang phải đối diện về tính đồng nghị, giống như các tập đoàn đa quốc gia: “Chết vì các cuộc họp.”
Một cuộc khảo sát mới tại Hoa Kỳ cho thấy 76% thành viên của các tổ chức cho biết họ cảm thấy “kiệt sức” vào những ngày có nhiều cuộc họp, với 78% cho biết các cuộc họp khiến họ không thể thực sự hoàn thành công việc được giao.
Bằng chứng giai thoại chứng minh rõ ràng mức độ căng thẳng mà các cuộc họp gây ra trong doanh nghiệp – và Giáo hội – bởi vì người lao động cảm thấy có một “kết quả mong đợi” ngay cả khi không có kết quả nào được nêu ra, đặc biệt là khi kết quả đó bị bác bỏ một cách rõ ràng. Các cuộc họp cũng thường bị chi phối bởi một số ít người thực sự yêu thích những điều đó và nắm bắt cơ hội để cuối cùng nói lên cảm xúc của họ về bất kỳ vấn đề nào, bất chấp chương trình nghị sự.
Hầu hết người ta không thích họp hành, ngay cả những cuộc họp cần thiết, và một số người cố gắng hết sức để tránh chúng. Việc tạo ra một xung đột lịch trình, tìm kiếm nhu cầu hoàn thành một số công việc gấp rút, thậm chí là nghỉ bệnh giả, tất cả đều là những chiến thuật tránh họp đã được chứng minh qua thời gian và thực hành.
Tuy nhiên, Nữ tu Becquart nói với Vatican Media rằng sẽ rất khó để tránh vòng họp sắp tới. Bà nói: “Điều rất quan trọng nếu chúng ta muốn một Giáo hội đồng nghị thực hiện tính đồng nghị trong các trường Công Giáo, các trường đại học Công Giáo, trong mục vụ giới trẻ, và trong các tổ chức từ thiện như Caritas. Và họ đã tham gia rất nhiều vào Thượng Hội đồng và việc thực hiện, các cộng đồng tôn giáo cũng đã thực sự hưởng ứng lời kêu gọi này về tính đồng nghị”.
Tôi đã cảnh cáo bạn rồi mà!
Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nhắc nhở:
Thanh Quảng sdb
15:32 11/07/2025
Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nhắc nhở:

Tông Hiến ‘Praedicate Evangelium: Về Giáo Triều Rôma và Phụng Vụ Giáo Hội trên Thế Giới’, do Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành năm 2022, phác họa sứ mệnh và nhiệm vụ của mỗi Bộ như sau:
(Tin Vatican)
Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích theo Tông Hiến Praedicate Evangelium: Về Giáo Triều Rôma và Việc Phục Vụ Giáo Hội trên toàn Thế Giới, ban hành ngày 19 tháng 3 năm 2022 qui định như sau:
Khoản 88
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích thúc đẩy phụng vụ thánh theo sự đổi mới của Công đồng Vatican II. Các lĩnh vực thẩm quyền của Bộ bao gồm tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tòa Thánh về việc điều hành và thúc đẩy phụng vụ thánh, đồng thời cảnh giác để đảm bảo rằng luật của Giáo Hội và các quy tắc phụng vụ được tuân giữ trung thành ở mọi nơi.
Khoản 89
§ 1. Thánh Bộ có nhiệm vụ biên soạn hoặc hiệu đính và cập nhật các ấn bản tiêu biểu của sách phụng vụ.
§ 2. Thánh Bộ xác nhận các bản dịch sách phụng vụ sang ngôn ngữ hiện hành và công nhận việc điều chỉnh phù hợp với văn hóa địa phương, đã được các Hội đồng Giám mục bản địa phê chuẩn hợp lệ. Thánh Bộ cũng công nhận các lịch riêng, các phần Thánh lễ và Phụng vụ Giờ kinh của các Giáo hội, Dòng tu và Tu Hội đời sống tông đồ địa phương, sau khi được thẩm quyền địa phương phê chuẩn.
§ 3. Thánh Bộ hỗ trợ các Giám mục giáo phận và các Hội đồng Giám mục trong việc thúc đẩy, bằng các biện pháp hiệu quả và phù hợp, hoạt động tông đồ phụng vụ, đặc biệt liên quan đến việc cử hành Bí tích Thánh Thể, các bí tích khác và các hành vi phụng vụ, nhằm mục đích giúp các tín hữu ngày càng tham gia cách tích cực hơn. Cùng với các Hội đồng Giám mục, Thánh bộ khuyến khích việc suy tư về các hình thức hội nhập văn hóa có thể có của phụng vụ và đồng hành với việc dùng ngôn ngữ địa phương cho các hình thức này.
Khoản 90
§ 1. Thánh bộ giám sát việc kỷ luật các bí tích và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc cử hành thành sự và hợp pháp của các bí tích, cũng như việc kỷ luật các á bí tích, không ảnh hưởng đến thẩm quyền của Thánh bộ Giáo lý Đức tin.
§ 2. Thánh bộ xem xét và chấp thuận các đơn xin đặc ân và miễn trừ liên quan đến các vấn đề vượt quá thẩm quyền của các Giám mục giáo phận.
Khoản 91
Thánh bộ thúc đẩy và tổ chức việc cử hành định kỳ các Đại hội Thánh Thể Quốc tế và sẵn sàng hợp tác trong việc cử hành các Đại hội Thánh Thể Quốc gia.
Khoản 92
Thánh bộ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến đời sống phụng vụ:
1. bằng cách thúc đẩy việc đào tạo phụng vụ ở nhiều cấp độ, kể cả thông qua các cuộc họp đa vùng;
2. bằng cách hỗ trợ các ủy ban hoặc học viện được thành lập để thúc đẩy hoạt động tông đồ phụng vụ, âm nhạc, thánh ca và nghệ thuật thánh;
3. bằng cách thành lập các hiệp hội quốc tế cho các mục đích này hoặc bằng cách phê chuẩn quy chế của các hiệp hội này.
Khoản 93
Bộ có trách nhiệm điều chỉnh và kỷ luật phụng vụ thánh liên quan đến việc xử dụng – được phép theo các quy tắc đã được thiết lập – các sách phụng vụ được xử dụng trước cuộc cải cách của Công đồng Vatican II.
Khoản 94
Bộ có trách nhiệm duy trì việc tôn kính thánh tích, việc xác nhận các thánh bổn mạng và việc ban tước hiệu tiểu Vương cung Thánh đường.
Khoản 95
Bộ hỗ trợ các Giám mục giáo phận trong việc đảm bảo rằng các hình thức sùng kính bình dân ngày càng phù hợp với các quy tắc của Giáo hội và hài hòa với phụng vụ thánh, bằng cách khẳng định các nguyên tắc của phụng vụ thánh và hướng dẫn việc thực hiện hiệu quả trong các Giáo hội địa phương.
Khoản 96
Bộ hỗ trợ các Giám mục thực hiện chức năng riêng mình với tư cách là người điều phối, thúc đẩy và bảo vệ toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo hội địa phương được giao phó cho các ngài chăm sóc, bằng cách đưa ra các hướng dẫn và đề xuất để thúc đẩy việc đào tạo phụng vụ đúng đắn, nhằm ngăn ngừa và loại bỏ những lạm dụng có thể xảy ra.
Khoản 97
Để thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả hơn, Thánh Bộ, ngoài các thành viên và cố vấn, có thể tìm kiếm sự hợp tác và trao đổi định kỳ với các ủy ban phụng vụ của các Hội đồng Giám mục khác nhau và với các ủy ban quốc tế về việc dịch các sách phụng vụ sang các ngôn ngữ chính; Bộ cũng quan tâm theo dõi những đóng góp trong lĩnh vực phụng vụ của các học viện nghiên cứu của Giáo hội rộng lớn hơn.

Tông Hiến ‘Praedicate Evangelium: Về Giáo Triều Rôma và Phụng Vụ Giáo Hội trên Thế Giới’, do Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành năm 2022, phác họa sứ mệnh và nhiệm vụ của mỗi Bộ như sau:
(Tin Vatican)
Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích theo Tông Hiến Praedicate Evangelium: Về Giáo Triều Rôma và Việc Phục Vụ Giáo Hội trên toàn Thế Giới, ban hành ngày 19 tháng 3 năm 2022 qui định như sau:
Khoản 88
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích thúc đẩy phụng vụ thánh theo sự đổi mới của Công đồng Vatican II. Các lĩnh vực thẩm quyền của Bộ bao gồm tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tòa Thánh về việc điều hành và thúc đẩy phụng vụ thánh, đồng thời cảnh giác để đảm bảo rằng luật của Giáo Hội và các quy tắc phụng vụ được tuân giữ trung thành ở mọi nơi.
Khoản 89
§ 1. Thánh Bộ có nhiệm vụ biên soạn hoặc hiệu đính và cập nhật các ấn bản tiêu biểu của sách phụng vụ.
§ 2. Thánh Bộ xác nhận các bản dịch sách phụng vụ sang ngôn ngữ hiện hành và công nhận việc điều chỉnh phù hợp với văn hóa địa phương, đã được các Hội đồng Giám mục bản địa phê chuẩn hợp lệ. Thánh Bộ cũng công nhận các lịch riêng, các phần Thánh lễ và Phụng vụ Giờ kinh của các Giáo hội, Dòng tu và Tu Hội đời sống tông đồ địa phương, sau khi được thẩm quyền địa phương phê chuẩn.
§ 3. Thánh Bộ hỗ trợ các Giám mục giáo phận và các Hội đồng Giám mục trong việc thúc đẩy, bằng các biện pháp hiệu quả và phù hợp, hoạt động tông đồ phụng vụ, đặc biệt liên quan đến việc cử hành Bí tích Thánh Thể, các bí tích khác và các hành vi phụng vụ, nhằm mục đích giúp các tín hữu ngày càng tham gia cách tích cực hơn. Cùng với các Hội đồng Giám mục, Thánh bộ khuyến khích việc suy tư về các hình thức hội nhập văn hóa có thể có của phụng vụ và đồng hành với việc dùng ngôn ngữ địa phương cho các hình thức này.
Khoản 90
§ 1. Thánh bộ giám sát việc kỷ luật các bí tích và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc cử hành thành sự và hợp pháp của các bí tích, cũng như việc kỷ luật các á bí tích, không ảnh hưởng đến thẩm quyền của Thánh bộ Giáo lý Đức tin.
§ 2. Thánh bộ xem xét và chấp thuận các đơn xin đặc ân và miễn trừ liên quan đến các vấn đề vượt quá thẩm quyền của các Giám mục giáo phận.
Khoản 91
Thánh bộ thúc đẩy và tổ chức việc cử hành định kỳ các Đại hội Thánh Thể Quốc tế và sẵn sàng hợp tác trong việc cử hành các Đại hội Thánh Thể Quốc gia.
Khoản 92
Thánh bộ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến đời sống phụng vụ:
1. bằng cách thúc đẩy việc đào tạo phụng vụ ở nhiều cấp độ, kể cả thông qua các cuộc họp đa vùng;
2. bằng cách hỗ trợ các ủy ban hoặc học viện được thành lập để thúc đẩy hoạt động tông đồ phụng vụ, âm nhạc, thánh ca và nghệ thuật thánh;
3. bằng cách thành lập các hiệp hội quốc tế cho các mục đích này hoặc bằng cách phê chuẩn quy chế của các hiệp hội này.
Khoản 93
Bộ có trách nhiệm điều chỉnh và kỷ luật phụng vụ thánh liên quan đến việc xử dụng – được phép theo các quy tắc đã được thiết lập – các sách phụng vụ được xử dụng trước cuộc cải cách của Công đồng Vatican II.
Khoản 94
Bộ có trách nhiệm duy trì việc tôn kính thánh tích, việc xác nhận các thánh bổn mạng và việc ban tước hiệu tiểu Vương cung Thánh đường.
Khoản 95
Bộ hỗ trợ các Giám mục giáo phận trong việc đảm bảo rằng các hình thức sùng kính bình dân ngày càng phù hợp với các quy tắc của Giáo hội và hài hòa với phụng vụ thánh, bằng cách khẳng định các nguyên tắc của phụng vụ thánh và hướng dẫn việc thực hiện hiệu quả trong các Giáo hội địa phương.
Khoản 96
Bộ hỗ trợ các Giám mục thực hiện chức năng riêng mình với tư cách là người điều phối, thúc đẩy và bảo vệ toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo hội địa phương được giao phó cho các ngài chăm sóc, bằng cách đưa ra các hướng dẫn và đề xuất để thúc đẩy việc đào tạo phụng vụ đúng đắn, nhằm ngăn ngừa và loại bỏ những lạm dụng có thể xảy ra.
Khoản 97
Để thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả hơn, Thánh Bộ, ngoài các thành viên và cố vấn, có thể tìm kiếm sự hợp tác và trao đổi định kỳ với các ủy ban phụng vụ của các Hội đồng Giám mục khác nhau và với các ủy ban quốc tế về việc dịch các sách phụng vụ sang các ngôn ngữ chính; Bộ cũng quan tâm theo dõi những đóng góp trong lĩnh vực phụng vụ của các học viện nghiên cứu của Giáo hội rộng lớn hơn.
Tác dụng tốt đẹp của việc Lần Chuỗi Mân Côi – một cách chữa trị tâm linh
Thanh Quảng sdb
16:41 11/07/2025
Tác dụng tốt đẹp của việc Lần Chuỗi Mân Côi – một cách chữa trị tâm linh

Antoine Mekary - Aleteia
Nghiên cứu mới cho thấy việc cầu nguyện Kinh Mân Côi giúp tăng cường sức khỏe tinh thần và lời cầu nguyện truyền thống này có thể là "nguồn bình an nội tâm".
Đây là một cách để tăng cường sức khỏe tâm linh của bạn mà không tốn kém gì, không cần phải đăng ký ứng dụng và đã được ẩn giấu trong nhiều thế kỷ? Giúp bạn trưởng thành hơn trong tình yêu dành cho Chúa? Một nghiên cứu mới mang tính đột phá cho thấy đó chính là việc cầu Kinh Mân Côi.
Nếu bạn đã từng cảm nghiệm một tinh thần bình an và hạnh phúc tràn ngập khi đọc Kinh Mân Côi, thì bạn sẽ không ngạc nhiên khi nghiệm thấy những thành quả này.
Tạp chí Tôn giáo và Sức khỏe đã công bố những phát hiện này trong một bài báo có tựa đề "Liệu Kinh Mân Côi có còn phù hợp không? Khám phá Tác động của Kinh Mân Côi đối với Sức khỏe Tinh thần và Hạnh phúc: Một Nghiên cứu Đa quốc gia".
Các tác giả quan tâm đến việc khám phá tác dụng của Kinh Mân Côi, vì nó chưa được nghiên cứu nhiều, đã công bố:
Nghiên cứu về những lợi ích liên quan đến thiền định và cầu nguyện đã cung cấp một lượng lớn bằng chứng thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng tích cực của chúng đối với sức khỏe, khả năng ứng phó, khả năng phục hồi và sự phát triển. Việc thực hành cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi ít được chú ý trong giới học thuật, ngay cả khi nó có thể được kết hợp với các hình thức thiền định và cầu nguyện khác có tác dụng tích cực tương tự.
Kinh Mân Côi là “nguồn bình an nội tâm”

Các tác giả đã khảo sát một mẫu quốc tế gồm 361 người tham gia từ các quốc gia Công Giáo: Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha. Phản hồi của họ cho thấy
Kết quả mối tương quan tích cực của Kinh Mân Côi trước các biến chướng, chẳng hạn như giảm trầm cảm, tăng sự đồng cảm và giảm bớt những ác cảm tôn giáo… Phân tích định tính các vấn đề làm nổi bật tác dụng bảo vệ được nhận thấy của lời cầu nguyện này, đóng vai trò là nguồn bình an nội tâm và là cơ chế ứng phó trong những lúc đau khổ.
Phát hiện này có thể không gây ngạc nhiên cho nhiều người Công Giáo đã trân quí việc cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi thường xuyên. Sau một ngày căng thẳng, hoặc trong những lúc lo lắng và sợ hãi, việc cầu nguyện Kinh Mân Côi giống như một bầu khí nội tâm khi chúng ta hướng về Chúa và Đức Mẹ để xin Ngài ban cho chúng ta sức mạnh vượt thắng những khó khăn của con người.
Chuỗi kinh dành cho người có học thức... và người nghèo
Các tác giả cũng ghi nhận một vài hiện tượng đáng ngạc nhiên khác như:
62,2% người tham gia lần chuỗi có bằng đại học hoặc thạc sĩ, thành quả này đánh đổ giả định rằng những người năng tham dự các nghi lễ Công Giáo truyền thống phần đa là những người ít học thức.
Việc cầu nguyện Kinh Mân Côi có mối tương quan tích cực với việc giảm trầm cảm và làm tăng phát sự lạc quan về tương lai (và không cần phải trả tiền cho các khóa tu thiền hay đăng ký ứng dụng!)
Trong thời đại mà các ứng dụng thiền có giá hơn 70 đô la mỗi năm và các buổi trị liệu có giá hơn 150 đô la mỗi giờ, nghiên cứu này hướng sự chú ý đến một giải pháp thay thế hoàn toàn miễn phí, chỉ cần một tràng chuỗi và thời gian.
Nghiên cứu này mang đến hy vọng cho các cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu. Một tác giả đã nhận định một cách tinh tế như sau:
Khi các cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần leo thang trên toàn cầu, nghiên cứu cho thấy xã hội có thể đang bỏ qua các nguồn lực dễ tiếp cận, bắt nguồn từ văn hóa cho sức khỏe tâm linh.
Là một việc thực hành miễn phí và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người, Kinh Mân Côi có thể là chìa khóa quý giá để hỗ cho nguồn trợ sức tâm thần. Hy vọng nghiên cứu này sẽ nâng cao nhận thức để nhiều người hơn nữa có thể được hưởng lợi từ lời cầu nguyện hiệu năng và là nguồn bình an này.

Antoine Mekary - Aleteia
Nghiên cứu mới cho thấy việc cầu nguyện Kinh Mân Côi giúp tăng cường sức khỏe tinh thần và lời cầu nguyện truyền thống này có thể là "nguồn bình an nội tâm".
Đây là một cách để tăng cường sức khỏe tâm linh của bạn mà không tốn kém gì, không cần phải đăng ký ứng dụng và đã được ẩn giấu trong nhiều thế kỷ? Giúp bạn trưởng thành hơn trong tình yêu dành cho Chúa? Một nghiên cứu mới mang tính đột phá cho thấy đó chính là việc cầu Kinh Mân Côi.
Nếu bạn đã từng cảm nghiệm một tinh thần bình an và hạnh phúc tràn ngập khi đọc Kinh Mân Côi, thì bạn sẽ không ngạc nhiên khi nghiệm thấy những thành quả này.
Tạp chí Tôn giáo và Sức khỏe đã công bố những phát hiện này trong một bài báo có tựa đề "Liệu Kinh Mân Côi có còn phù hợp không? Khám phá Tác động của Kinh Mân Côi đối với Sức khỏe Tinh thần và Hạnh phúc: Một Nghiên cứu Đa quốc gia".
Các tác giả quan tâm đến việc khám phá tác dụng của Kinh Mân Côi, vì nó chưa được nghiên cứu nhiều, đã công bố:
Nghiên cứu về những lợi ích liên quan đến thiền định và cầu nguyện đã cung cấp một lượng lớn bằng chứng thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng tích cực của chúng đối với sức khỏe, khả năng ứng phó, khả năng phục hồi và sự phát triển. Việc thực hành cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi ít được chú ý trong giới học thuật, ngay cả khi nó có thể được kết hợp với các hình thức thiền định và cầu nguyện khác có tác dụng tích cực tương tự.
Kinh Mân Côi là “nguồn bình an nội tâm”

Các tác giả đã khảo sát một mẫu quốc tế gồm 361 người tham gia từ các quốc gia Công Giáo: Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha. Phản hồi của họ cho thấy
Kết quả mối tương quan tích cực của Kinh Mân Côi trước các biến chướng, chẳng hạn như giảm trầm cảm, tăng sự đồng cảm và giảm bớt những ác cảm tôn giáo… Phân tích định tính các vấn đề làm nổi bật tác dụng bảo vệ được nhận thấy của lời cầu nguyện này, đóng vai trò là nguồn bình an nội tâm và là cơ chế ứng phó trong những lúc đau khổ.
Phát hiện này có thể không gây ngạc nhiên cho nhiều người Công Giáo đã trân quí việc cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi thường xuyên. Sau một ngày căng thẳng, hoặc trong những lúc lo lắng và sợ hãi, việc cầu nguyện Kinh Mân Côi giống như một bầu khí nội tâm khi chúng ta hướng về Chúa và Đức Mẹ để xin Ngài ban cho chúng ta sức mạnh vượt thắng những khó khăn của con người.
Chuỗi kinh dành cho người có học thức... và người nghèo
Các tác giả cũng ghi nhận một vài hiện tượng đáng ngạc nhiên khác như:
62,2% người tham gia lần chuỗi có bằng đại học hoặc thạc sĩ, thành quả này đánh đổ giả định rằng những người năng tham dự các nghi lễ Công Giáo truyền thống phần đa là những người ít học thức.
Việc cầu nguyện Kinh Mân Côi có mối tương quan tích cực với việc giảm trầm cảm và làm tăng phát sự lạc quan về tương lai (và không cần phải trả tiền cho các khóa tu thiền hay đăng ký ứng dụng!)
Trong thời đại mà các ứng dụng thiền có giá hơn 70 đô la mỗi năm và các buổi trị liệu có giá hơn 150 đô la mỗi giờ, nghiên cứu này hướng sự chú ý đến một giải pháp thay thế hoàn toàn miễn phí, chỉ cần một tràng chuỗi và thời gian.
Nghiên cứu này mang đến hy vọng cho các cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu. Một tác giả đã nhận định một cách tinh tế như sau:
Khi các cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần leo thang trên toàn cầu, nghiên cứu cho thấy xã hội có thể đang bỏ qua các nguồn lực dễ tiếp cận, bắt nguồn từ văn hóa cho sức khỏe tâm linh.
Là một việc thực hành miễn phí và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người, Kinh Mân Côi có thể là chìa khóa quý giá để hỗ cho nguồn trợ sức tâm thần. Hy vọng nghiên cứu này sẽ nâng cao nhận thức để nhiều người hơn nữa có thể được hưởng lợi từ lời cầu nguyện hiệu năng và là nguồn bình an này.
Phép lạ Thánh Thể ở REGENSBURG, ĐỨC, 1255
Đặng Tự Do
17:10 11/07/2025
Trong phép lạ Thánh Thể ở Regensburg, một linh mục đã bị tấn công bởi những nghi ngờ liên quan đến Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể trong Thánh Lễ. Vào lúc ngài nâng chén thánh lên, cây thánh giá bằng gỗ phía trên nhà tạm đột nhiên trở nên sống động, và Chúa từ từ đưa tay về phía linh mục, cầm lấy chén thánh từ tay ngài và giơ cao Mình Thánh Chúa để các tín hữu tôn thờ.
Câu chuyện diễn ra như sau: Vào Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 25 tháng 3 năm 1255, một linh mục của giáo xứ Ratisbonne đang mang Thánh Thể đến cho một bệnh nhân hấp hối thì khi vào thành phố, ngài đột nhiên thấy mình đang đứng trước một dòng suối tràn bờ vì một cơn bão bất ngờ. Để mọi người có thể đi từ bờ bên này sang bờ bên kia, họ đã đặt một tấm ván gỗ đơn giản. Khi băng qua, vị linh mục trượt chân và làm rơi bình đựng Mình Thánh đã được truyền phép. Để phạt tạ, vị linh mục, các tín hữu và chính quyền dân sự đã quyết định cùng ngày xây dựng một nhà nguyện tại địa điểm xảy ra tai nạn. Vào ngày 8 tháng 9 năm 1255, Đức Giám Mục Albert đã làm lễ cung hiến nhà nguyện để tôn vinh Đấng Cứu Thế, nơi Thánh Thể được rước long trọng. Từ thời điểm đó, thánh địa bắt đầu được nhiều tín hữu lui tới. Hai năm sau, một biến cố đặc biệt ở thị trấn Regensburg gần đó đã xác nhận sự thánh thiện của nơi này.
Một linh mục đang cử hành Thánh lễ trong nhà nguyện nhỏ, thì ngài bị nghi ngờ về Sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Do đó, ngài đã trì hoãn việc nâng chén thánh và đột nhiên nghe thấy một tiếng động nhẹ phát ra từ bàn thờ. Từ cây thánh giá bằng gỗ phía trên bàn thờ, Chúa từ từ đưa tay về phía linh mục, lấy chén thánh từ tay ngài và đưa Mình Thánh Chúa ra để các tín hữu tôn thờ. Linh mục, ăn năn, quỳ xuống và cầu xin sự tha thứ vì đã nghi ngờ. Chúa trả lại chén thánh cho ngài như một dấu hiệu của sự tha thứ. Cây thánh giá kỳ diệu vẫn được bảo tồn cho đến nay, nhiều tín hữu vẫn đến nơi này hàng năm để hành hương.
Source:Ther Real Presence
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt lòng trắc ẩn
Linh Mục Đaminh Nguyễn Ngọc Long
13:53 11/07/2025
Đời sống con người xưa nay ẩn hiện với nhiều khía cạnh tích cực cần thiết khác nhau. Một trong những khía cạnh đó là lòng trắc ẩn.
Ai cũng cần đến khía cạnh tấm lòng trắc ẩn từ người khác. Và ai cũng có thể trao tặng người khác lòng trắc ẩn.
Xưa nay trong đời sống xã hội con người với nhau nếp sống giáo dục văn hóa lòng trắc ẩn luôn được đề cao trân trọng nhắc bảo, như khi thấy người khác gặp hoàn cảnh hoạn nạn, phải tìm cách giúp đỡ. Cung cách nếp sống này là khuôn thước giúp cho đời sống có văn hóa tình bác ái hòa bình liên đới giữa con người với nhau.
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa, khi rao giảng nước tình yêu Thiên Chúa giữa lòng xã hội đời sống con người bên nước Do Thái, đã cụ thể diễn tả lòng trắc ẩn qua dụ ngôn người Samaria nhân lành ( Lc 10,25-37).
Dụ ngôn nói đến hai nhân vật với hai đặc tính nguồn gốc khác nhau: vị thầy cả Levi lo công việc tế lễ trong đền thờ, và người dân vùng Samaria là một dân thường người ngoại đạo.
Khi đi dọc đường vị thầy cả thấy một người bị thương nằm đọc đường, nhưng vị này không hiểu tại sao làm ngơ tiếp tục đi, bỏ mặc người bị thương nằm bên vệ đường.
Còn người ngoại đạo Samaria đi qua thấy vậy, ông âm thầm xuống khỏi lưng lừa chạy đến tìm cách giúp đỡ. Ông vực người bị thương lên lưng lừa đưa người bị nạn đến quán gần đó căn dặn chủ nhà giúp đỡ băng bó vết thương cho nạn nhân khoẻ mạnh lại, phí tổn sẽ chịu hết.
Hai vị đi đường với hai nguồn gốc cùng thái độ sống khác nhau: Thầy cả người Do Thái sống lo việc tế tự trong đền thờ, nhưng tính tình lạnh lùng làm ngơ bỏ đi trước hoàn cảnh hoạn nạn của người khác. Còn người Samaria, người ngoại đạo lại có lòng trắc ẩn thương người khác bị hoạn nạn.
Vị thầy cả bỏ đi không sống lòng trắc ẩn trước hoàn cảnh người bị nạn, sống chết nơi vệ đường, có thể vì ông sợ bị ô uế khi động đến xác
người chết! Cung cách sống như thế thiếu vắng đạo đức văn hóa tình người!
Người Samaria ngoại đạo sống lòng trắc ẩn thương người, ông không nghĩ ngại điều gì khác. Với ông mạng sống con người quan trọng cao cả hơn hết. Cung cách sống như thế không gì đạo đức, tỏa chiếu vẻ đẹp cao qúi hơn nữa!
Dù là dụ ngôn, nhưng qua đó Chúa Giêsu muốn truyền đi giáo lý sứ điệp lòng thương xót là giới răn cao cả trong đời sống làm người. Lòng thương xót giúp đỡ người khác khi họ bị hoạn nạn không cần phải biết họ là ai, đời sống họ như thế nào.
Và qua dụ ngôn Chúa Giêsu Kiotô cũng nói lên khía cạnh: ai là người khác thân cận của mình. Mỗi người gặp hoàn cảnh bước đường đời sống gặp hoạn nạn, mà chúng ta gặp, họ chính là người khác cận thân với ta. Họ cần sự giúp đỡ, lòng trắc ẩn của ta.
Người Samaria có lòng trắc ẩn thương người. Ông là người ngoại đạo, là người không theo Do Thái giáo. Việc làm cứu giúp người bị hoạn nạn khốn khổ, như trong dụ ngôn của Chúa Giêsu đề cập, ẩn chứa chiều kích đời sống đạo đức văn hóa tình con người như thế nào?
“ Băng bó vết thương. Ban tặng sự sống là chống lại sự chết. Băng bó thương tích để cầm máu. Giữ máu để níu kéo sự sống lại. Người Samaria đã đem đời mình tham dự vào sự sống chết của nạn nhân.
Chở trên lưng lừa của gia đình. Lừa là con vật thân thiết như một người trong gia đình, giống như một người giúp việc. Người Samaria không thể để nạn nhân vắt vẻo trên lưng lừa. Ông phải ôm nạn nhân giữ cho khỏi rơi. Ôm nạn nhân là một biểu tượng rất ý nghĩa. Cho tiền bạc giúp đỡ thì dễ. Nhưng đưa một người vào nhà mình thì không dễ….Người Samaria đặt nạn nhân lên lưng lừa của mình là đã đưa một người vào liên hệ ôm giữ. Hành động ôm giữ kẻ thù là biểu tượng cao cả siêu bạo của dụ ngôn.
Hy sinh tiền của và thì giờ. Số tiền trả chủ quán tương đương hai ngày lương, ông còn rộng lượng sẽ trả những phí tổn thêm nếu cần. Ông phí thời gian vì đang trên đường đi công việc của mình. Lòng thương xót bao giờ cũng trả gía bằng hy sinh. Hy sinh chứng minh trái
tim Bồ Tát. Khi có trái tim này thì tâm hồn người đó sẽ vào Niết Bàn hay Thiên Đàng không cần Passport tôn giáo. Giới luật cao cả của tôn gíao là yêu thương.” ( Nguyễn Tầm Thường, Phúc âm trong dụ ngôn tập 3, trang 30-31, ấn bản 10.06.2021).
Người Samarita nhân lành hành động trần đầy lòng bác ái thương người theo như giới luật yêu thương của Thiên Chúa. Giới luật của Thiên Chúa khắc ghi ẩn hiện trong thâm tâm, trong lòng dạ ông. Ông biết việc ông phải làm, không chỉ vì sự suy nghĩ của trí khôn, nhưng theo tiếng nói phát ra tự bụng dạ, từ làn da thớ thịt, từ dòng máu lưu chuyển trong thân thể, từ trái tim và từ đồi tay của ông. Ông đã hành động nhuần nhuyễn đúng cách như có thể, và với lòng tự tin!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Hôn Nhân Và Gia Đình Giữa Nhân Học Và Thánh Thể: Những Bình Luận Dưới Quan Điểm Của Thượng Hội Đồng Bất Thường Về Gia Đình
Vũ Văn An
19:39 11/07/2025
Tiểu luận của Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng giám mục Milan, đăng trên Communio (Mùa hè 2014), theo bản dịch tiếng Anh của Michael J. Miller.
“Chiều kích phu thê thích hợp cho mọi hình thức tình yêu là điểm xuất phát để giải quyết các thách thức mục vụ liên quan đến
hôn nhân và gia đình”.
1. Mong Chờ Phiên Họp Bất Thường Của Thượng Hội Đồng Giám Mục
Trước Phiên họp bất thường của Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới, trong những nhận xét này, tôi muốn suy tư về hai khía cạnh của thực tại hôn nhân và gia đình: khía cạnh thứ nhất mang tính nhân học và khía cạnh thứ hai mang tính bí tích.(1) Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
a) Quan điểm nhân học
Từ góc độ nhân học, các phản ứng đối với các câu hỏi trong “Tài liệu Chuẩn bị” cho thấy sự tồn tại của một sự mất nối kết đáng kể, mặc dù điều này thay đổi tùy theo lục địa. Một mặt, những bài học căn bản được dạy bởi kinh nghiệm và học thuyết Kitô giáo tiếp tục được coi và đề xuất như biểu thức nói lên lý tưởng tình yêu. Mặt khác, nhiều người cho rằng cuối cùng chúng không phù hợp với trải nghiệm cảm xúc của con người nam nữ trong thời đại chúng ta. (2) Tình trạng này thúc đẩy chúng ta nghiên cứu sâu hơn về đặc tính mục vụ nội tại của giáo lý Kitô giáo, theo giáo huấn của Công đồng Vatican II, kẻo Tin Mừng gia đình trở nên không phù hợp, đặc biệt trong những xã hội phần lớn đã xa rời việc thực hành đức tin Kitô giáo.
Về phương diện này, Tài liệu làm việc chỉ ra rõ ràng sự cần thiết phải có một suy tư nhân học chi tiết. Khi tường trình các câu trả lời cho bản câu hỏi, tài liệu cho thấy: nguồn gốc của nhiều hiểu lầm đối với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình nằm ở chỗ giản lược giáo huấn này thành một loạt các hướng dẫn luân lý không phát xuất từ một quan điểm thống nhất về con người. (3) Một câu trả lời thỏa đáng cho những thách thức mà hôn nhân và gia đình ngày nay phải đối diện không thể được tìm thấy chỉ trong sự trình bày lại học thuyết hay trong sự thích nghi bắt buộc đối với tình huống có vấn đề gây ra cho chúng. Đúng hơn, điều này được tìm thấy trong một đề xuất toàn diện về cuộc sống, bắt đầu từ kinh nghiệm được chia sẻ bởi mỗi người, một kinh nghiệm, trong yếu tính, được tạo thành bởi tình cảm, việc làm và sự nghỉ ngơi. (4)
b) Chân trời bí tích
Việc giải thích lại toàn bộ các vấn đề được Thượng Hội đồng giải quyết dưới ánh sáng một nền nhân học thích đáng giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu xa của hôn nhân như một bí tích. Nó làm sáng tỏ mối liên hệ nội tại giữa các khía cạnh có thể nói là tự nhiên của hôn nhân và thực tại bí tích, nhờ đó vượt qua chủ nghĩa ngoại tại [extrinsicism] vẫn còn phổ biến. Bí tích hôn nhân, do Chúa Kitô thiết lập, nắm bắt được các chiều sâu của kinh nghiệm về sự khác biệt hai mặt – giữa hai giới tính và giữa các thế hệ – mà gia đình vốn được thiết lập trên đó. Tin Mừng gia đình là một phần nội tại của Tin Mừng. Đó là mảnh đất màu mỡ trong đó nảy nở một “ý nghĩa” (nghĩa là cả ý nghĩa lẫn phương hướng) về việc hiến thân hoàn toàn cho người khác, một món quà mở cửa đón nhận sự sống và tiếp tục “mãi mãi”, vốn lên đặc điểm cho hôn nhân trong tính bất khả phân ly của nó. Hôn nhân Kitô giáo biểu lộ qua ân sủng mọi điều mà người nam và người nữ mong muốn trong kinh nghiệm đích thực của tình yêu hỗ tương. (5)
Hơn nữa, việc suy tư nhân học về thực tại hôn nhân như một bí tích và về gia đình cho phép chúng ta đặt những điều này trong chiều kích bí tích tổng thể của đời sống Giáo hội. (6) Đặc biệt, mối liên hệ sâu xa giữa hôn nhân và gia đình và bí tích Thánh Thể chứng tỏ phải có tính quyết định trong việc hiểu chính sự thật của hôn nhân. (7) Mối liên hệ này làm sáng tỏ hôn nhân và chính Mầu nhiệm Vượt qua như là mầu nhiệm về sự kết hợp phu thê giữa Chúa Kitô và Giáo hội. (8) Điều này được chứng minh cả trong các bài viết của Thánh Phaolô của Tân Ước (x. Eph 5 và 2 Cor 11:2) lẫn trong các tác phẩm của Thánh Gioan (x. Ga 2:1–11; 3:29; Kh 19:7–9; 21:2–22: 5). (9)
Do đó, sẽ rất hữu ích khi ở phần 2 tập trung vào một số suy xét nhân học về mối quan hệ nam nữ liên quan đến bí tích hôn nhân, và trong phần 3 về mối liên hệ giữa bí tích này và Bí tích Thánh Thể.
2. Một Nhân Học Thỏa Đáng Và Sự Khác Biệt Giới Tính
a) Nằm trong sự khác biệt giữa hai giới tính
Trong bối cảnh của một nhân học thỏa đáng, điều chủ yếu là phải xem xét cẩn thận kinh nghiệm chung, toàn diện và nền tảng (10) mà mỗi con người được mời gọi sống vì chính sự kiện này là họ hiện hữu trong một thân xác dị biệt về giới tính. Đầu tiên và trước hết, đây là vấn đề hiểu biết đầy đủ tầm quan trọng của tính duy nhất của sự khác biệt giới tính. (11) Một trong những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng hôn nhân chính là sự hiểu lầm về chiều kích căn bản này của kinh nghiệm con người: mỗi hữu thể nhân bản được định vị như một cá nhân bên trong sự khác biệt giữa hai giới tính. Chúng ta phải thừa nhận rằng điều này không bao giờ có thể được khắc phục. Bỏ qua tính không thể vượt qua của sự khác biệt giới tính là lẫn lộn khái niệm khác biệt với khái niệm đa dạng. Văn hóa đương thời thường thay thế nhị thức khác biệt-đồng nhất bằng nhị thức bình đẳng-đa dạng. Việc thúc đẩy bình đẳng chính đáng giữa tất cả mọi người, đặc biệt là giữa nam và nữ, thường khiến một số người coi sự khác biệt như sự kỳ thị.
Sự lẫn lộn bắt nguồn từ sự kiện này là khi xem xét kỹ hơn, sự khác biệt và đa dạng không phải là những chữ đồng nghĩa. Chúng chỉ rõ hai trải nghiệm của con người rất khác nhau, ít nhất là từ góc độ nhân học. Tại thời điểm này, nó có thể giúp chúng ta kiểm tra từ nguyên của hai thuật ngữ này. Từ “đa dạng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh di-vertere. Thông thường, chữ này đề cập đến sự chuyển động của chủ thể theo một hướng khác so với chủ thể khác. Do đó, hai hoặc nhiều chủ thể độc lập đa dạng khi họ có thể bước vào một mối tương quan hay đi theo những hướng ngược nhau trong khi vẫn giữ được tính chủ quan độc lập của mình. Do đó, sự đa dạng đem mối tương quan liên ngã vào tương tác.
Ngược lại, những gì chúng ta trải nghiệm trong sự khác biệt đề cập đến một thực tại nội bản vị. Đó là điều gì đó liên quan đến con người cá nhân trong căn tính cấu thành của họ. “Sự dị biệt” phát xuất từ động từ Latinh diff-ferre, ở mức độ sơ đẳng nhất, có nghĩa là mang đến một nơi khác, rời chỗ. Sự xuất hiện của một cá nhân khác giới “đưa tôi đến một nơi khác”, “rời chỗ tôi” (sự khác biệt). Mỗi cá nhân thấy mình được khắc ghi trong sự khác biệt này và luôn phải đối diện với cách khác này để làm một con người, điều mà họ không thể tiếp cận được. Chiều kích tính dục là điều gì đó nội tại của mỗi con người cá nhân; nó cho thấy sự cởi mở trong yếu tính của anh ấy hoặc cô ấy đối với người khác giới. Việc thừa nhận sự khác biệt này là nhân tố quyết định để đạt được sự tự nhận thức thỏa đáng. Do đó, chúng ta có thể hiểu tại sao sự khác biệt giữa hai giới (đặc điểm không thể vượt qua là nguyên thủy và không phái sinh) không thể là dấu hiệu báo trước của bất cứ sự kỳ thị nào. (12)
b) Quá trình “tình dục hóa”
Ở điểm này, chúng ta cần một sự minh xác chủ chốt. Sự khác biệt về giới tính phải được hiểu một cách năng động. Như khoa tâm lý chiều sâu cân bằng vốn khẳng định, tiểu sử của mỗi cá nhân đều liên quan đến một quá trình tình dục hóa. (13) Nói cách khác, thành tố sinh học của tình dục thách thức mỗi cá nhân với sự khác biệt về giới tính từ khi sinh ra - chỉ cần nghĩ đến hai phức cảm nổi tiếng của trường phái Freud. Điều này khởi động một khổ công của ý chí tự do của họ đối với “thực tại tình dục của chính họ”, vốn không ngừng kích thích họ suốt cuộc đời.
Quả thực, việc luôn cần phải xác định quyền tự do của con người cũng không thể không gặp chiều kích tính dục. Chính trong “khổ công” này mà cá nhân có thể cởi mở với người khác nhờ sự khác biệt giới tính này, quyết định có lợi cho người khác, và do đó dấn thân vào con đường yêu thương, một con đường không thể không bao hàm một sự lựa chọn. Trong hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, điều này xảy ra một cách khách quan. Trong đó, tôi quyết định để một người khác giới tính với tôi chọn tôi, với ý định phải sống một cách độc chiếm với nàng mãi mãi trong sự hiệp thông sự sống và tình yêu sinh hoa trái.
Nam và nữ không chỉ là dữ kiện sinh học đơn thuần, cũng không phải là một cấu trúc văn hóa đơn giản.
c) Lý thuyết “phái tính”
Ngược lại, lý thuyết phái tính khá phổ biến hiện nay lại có xu hướng thay thế đáng kể sự khác biệt giới tính bằng những định hướng khác nhau về phái tính [gender]. (14) Xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm giải phóng nam và nữ khỏi những giới hạn hạn hẹp về vai trò do xã hội quyết định cho họ, lý thuyết như vậy đã trở nên gắn liền với một số loại hình duy nữ. Như một số can thiệp của Giáo hội đã nhắc lại, (15) một số trào lưu duy nữ, thịnh hành vào giữa thế kỷ trước, đã tìm cách giải phóng phụ nữ khỏi sự phục tùng nam giới vốn thường thoái hóa thành sự kỳ thị. Họ đấu tranh cho sự bình đẳng/đối kháng giữa hai giới, và sau đó đi xa đến mức khẳng định rằng việc xóa bỏ sự khác biệt chính là điều kiện tiên quyết cho sự bình đẳng. (16) Bằng cách này, sự khác biệt về giới tính có xu hướng bị giản lược chỉ còn là điều kiện văn hóa đơn thuần, mà chủ thể có thể quyết định theo nhiều cách khác nhau và thậm chí nhiều lần trong suốt cuộc đời của mình.
Một sự phát triển tương tự chắc chắn ngày nay đang được thúc đẩy bởi mối liên kết đặc biệt giữa khoa học và kỹ thuật, mang đến cho con người cảm thức chưa từng có về quyền lực của mình (và cả nghĩa vụ của mình) một cách triệt để trong việc thao túng mọi thực tại, kể cả chính bản ngã họ. (17) Dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái, và chuyển đổi luyến ái [transsexuality]—và các dạng giới tính ngày càng đa dạng khác—được cho là những khả thể hoàn toàn nằm trong quyền sử dụng tự xác định chủ thể.
d) Tính hiển nhiên của dục lực [eros] trong tính hiển nhiên của thân xác
Tuy nhiên, kinh nghiệm căn bản của con người chứng thực tính hiển nhiên của dục lực như một sự cởi mở nguyên thủy đối với người khác và tính sinh hoa trái của mối quan hệ, được ghi khắc trong tính hiển nhiên của thân xác được dị biệt hóa về giới tính. “Xác thịt” là một cơ thể “có cảm giác”, biểu lộ điều này: việc “ở đó” của chúng ta, việc hiện hữu của chúng ta, bao lâu còn nằm trong sự dị biệt giới tính, luôn xảy ra trong các mối quan hệ (với Thiên Chúa, với người khác và với chính chúng ta) được đánh dấu bởi sự khác biệt này. (18) Ở đây, điều trở nên hiển nhiên là sự khác biệt, mối quan hệ và tính sinh hoa trái (mầu nhiệm hôn nhân) gắn bó với nhau không thể tách rời.
Chiều kích phu thê thích đáng cho mọi hình thức tình yêu là điểm khởi hành để giải quyết những thách thức mục vụ liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Dựa trên những gì đã nói, chúng ta có thể đưa ra một nhận xét đầy ý nghĩa mục vụ. Đặc tính độc đáo của sự dị biệt giới tính ghi dấu không thể xóa nhòa mọi con người trong tính chất duy nhất của họ. Nhận thức được cơ cấu nhân học không thể vượt qua này không cho phép chúng ta áp dụng những khái quát hóa. Những vấn đề cố hữu trong sự dị biệt giới tính, như những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình, cần được giải quyết như những hoàn cảnh riêng biệt, bắt đầu từ cá nhân. Hơn nữa, vấn đề “tình dục hóa” là một quá trình mà bản chất của nó rất kịch tính (từ động từ drao trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “đang trong hành động”); như chúng ta đã lưu ý, quá trình này thu hút mọi cá nhân, trong bất cứ tình trạng tình dục nào mà họ tự nhận thức được, trong suốt cuộc đời của họ.
3. Mối Quan Hệ Giữa Thánh Thể Và Hôn Nhân
a).Bí tích Thánh Thể: Một bí tích phu thê
Trên căn bản nhân học này, bây giờ chúng ta phải coi mối liên hệ giữa mầu nhiệm hôn nhân và hôn nhân Kitô giáo như một bí tích. Tôi không có ý thảo luận ở đây vấn đề gây tranh cãi, bắt nguồn từ thời hiện đại, của thần học về việc nâng yếu tố tự nhiên lên địa vị bí tích qua công trình của Chúa Giêsu Kitô. Từ nhiều phía, cũng như do sự thúc đẩy của Công đồng Vatican II, có những dấu hiệu cho thấy chúng ta cần suy nghĩ lại mô hình này.(19) Thay vào đó, tôi muốn cho thấy mầu nhiệm hôn nhân, như một chiều kích của mọi hình thức tình yêu, được tìm thấy như thế nào trong mầu nhiệm sự sống Ba Ngôi và trong sự thông truyền nó qua việc Nhập thể cứu chuộc của Chúa Con, nguyên mẫu và là sự mặc khải về những gì người nam và người nữ trải qua trong mối quan hệ của họ như lời hứa và ước muốn. (20)
Do đó, vấn đề không phải là coi hôn nhân bí tích như việc nâng cao một thực tại đã hoàn tất trong chính nó, nhưng đúng hơn là nắm bắt được trong bí tích hình thức làm cho tình yêu phu thê trở nên dễ hiểu và thực hành được như Đấng Tạo Hóa đã muốn “ở buổi đầu.” Hiểu theo cách này, mối quan hệ giữa một người nam và một người nữ được soi sáng bởi “mầu nhiệm cao cả” được nói đến trong Thư gửi tín hữu Êphêsô (x. Eph 5), trong đó mối quan hệ giữa Chúa Kitô và Giáo hội thực sự được mô tả bằng các hạn từ chỉ hôn nhân. Như thế, bí tích hôn nhân được mặc khải là sự hiện thực hóa sơ đẳng của Giáo hội (gia đình là giáo hội tại gia). Vì vậy, bí tích không bao giờ có thể “không thỏa đáng” để đối phó với những tình huống khó khăn và những vết thương mà vợ chồng phải trải qua. Điều này không phải vì lý tưởng phải được áp dụng một cách trừu tượng vào cuộc sống, vốn luôn ít nhiều bị chi phối bởi những nghịch cảnh và sự yếu đuối, nhưng bởi vì bí tích dâng hiến tình yêu của Chúa Kitô Chàng Rể cho Giáo Hội, Hiền Thê của Người. Tình yêu này là nguồn lực, tiêu chuẩn và bảo đảm rằng lời hứa khắc sâu trong trái tim mỗi con người, với nhu cầu không thể kìm nén được yêu thương và bảo đảm tình yêu mãi mãi, là có thể thực hiện được. (21) Giảm thiểu các thiện ích cụ thể của bí tích (bất khả phân ly, trung thành và cởi mở với khả năng sinh sản) (22) nhân danh một khái niệm giản lược về việc chăm sóc mục vụ nhằm giải quyết những vấn đề đau đớn của người ta không giúp ích gì cho họ. Đặc biệt trong những thử thách và vết thương của sự kết hợp vợ chồng, hành động bí tích của Chúa Kitô không bao giờ để vợ chồng thiếu những hồng ân (23) mà họ cần để có thể sống tình yêu của mình đến mức hiệp thông trọn vẹn vì lợi ích của Giáo hội và thế giới. (24)
b) Thánh Thể, hôn nhân và đời sống như ơn gọi
Từ quan điểm này, chúng ta bắt đầu thấy mối liên hệ qua lại của tất cả các bí tích thiết yếu như thế nào đối với đời sống Kitô hữu - đặc biệt là mối quan hệ giữa hôn nhân và Bí tích Thánh Thể (sacramentum caritatis) là bí tích của tình yêu hôn nhân giữa Chúa Kitô và Giáo hội.
Bí tích Thánh Thể, nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, là dấu chỉ hữu hiệu về việc trao ban Mình Thánh Chúa Kitô, Phu Quân, thậm chí đến mức hy sinh tột độ, cho Giáo hội, Hiền thê sinh hoa trái của Người. Như thế, trong bí tích Thánh Thể, đôi vợ chồng gặp được nền tảng ba ngôi của mầu nhiệm phu thê, như sự đan xen của dị biệt, tự hiến và sinh hoa trái.
Trong hành động Thánh Thể, Chúa Kitô đã ủy thác cho Giáo hội việc tưởng niệm việc Người hoàn toàn tự hiến để người tín hữu, trong sự tự do của mình, có thể lựa chọn Người. Do đó, theo thuật ngữ gần như bí tích, mọi hoàn cảnh của cuộc sống, ngay cả những hoàn cảnh bất lợi nhất, đều trở thành thời điểm mà chính Chúa Kitô hiến thân cho sự tự do của chúng ta để chúng ta có thể lựa chọn theo Người. Như vậy, đời sống hôn nhân và gia đình chiếm một vị trí bên trong toàn bộ chân trời cuộc sống như một ơn gọi, và một ơn gọi hướng tới sự thánh thiện. Chúng ta tìm thấy một tuyên bố rõ ràng về điều này trong bản văn tông huấn hậu thượng hội đồng của Đức Bênêđíctô XVI, Sacramentum caritatis [bí tích đức ái], 27:
Bí tích Thánh Thể củng cố không ngừng sự hiệp nhất và tình yêu bất khả phân ly của mọi cuộc hôn nhân Kitô giáo. Nhờ sức mạnh của bí tích, mối dây hôn nhân được liên kết nội tại với sự hiệp nhất Thánh Thể giữa Chúa Kitô Chàng Rể và Hiền Thê của Người là Giáo Hội (x. Eph 5:31-32). Sự đồng ý lẫn nhau mà vợ chồng trao đổi trong Chúa Kitô, vốn thiết lập họ thành một cộng đồng sự sống và tình yêu, cũng có chiều kích thánh thể. Thật vậy, trong thần học của Thánh Phaolô, tình yêu vợ chồng là dấu chỉ bí tích về tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội của Người, một tình yêu lên đến đỉnh điểm trên Thập giá, nói lên cuộc “hôn nhân” của Người với nhân loại, đồng thời là nguồn gốc và trái tim của Thánh Thể.
c) Việc cử hành Thánh Thể và sự ưng thuận hôn nhân
Một lý do khác khiến nhiều người thấy bản chất triệt để của lời kêu gọi của Chúa Giêsu đưa tình trạng hôn nhân trở lại “lúc ban đầu” (x. Mt 19:4; St 1:27; 2:24) ngày nay thật khó chấp nhận như một thiện ích tích cực đối với con người, gia đình, Giáo hội và xã hội, đó là mối quan hệ giữa việc cử hành Thánh Thể và sự ưng thuận trong hôn nhân vẫn còn quá ngoại tại. Tôi không có ý nói rằng giá trị của Bí tích Thánh Thể bị xóa bỏ, nhưng nó có nguy cơ bị hạ thấp vai trò của một cơ hội để Thiên Chúa bày tỏ lời chúc lành nói chung cho vợ chồng. Đúng hơn, hy lễ thánh thể là điều kiện dứt khoát trong đó, sự ưng thuận hôn nhân được đưa ra. Nó cho phép đôi vợ chồng quyết định chấp nhận lời mời gọi của Chúa Kitô Chàng Rể như nguồn gốc quyết định của chính họ. Việc thực hành mục vụ trong dịp đám cưới mà không thể hiện rõ ràng mối liên hệ cơ bản giữa việc cử hành Thánh Thể và sự ưng thuận hôn nhân sẽ dẫn đến quan điểm về sự chung thủy và sinh hoa trái như những đặc tính bổ sung, mà trong căn bản, là không cần thiết; chúng không quyết định mối ràng buộc hôn nhân.
d) Bí tích Thánh Thể, Hòa giải và những người ly dị và tái hôn
i) Việc lý luận của Huấn quyền
Những gì vừa được nói phải được ghi nhớ khi chúng ta đề cập đến những chủ đề nhạy cảm liên quan đến sự đau khổ đặc biệt, chẳng hạn như chủ đề về người ly dị và tái hôn. Những người, sau khi thất bại trong đời sống hôn nhân chung, đã thiết lập một mối dây ràng buộc mới, bị từ chối lãnh nhận bí tích Hòa Giải và Thánh Thể.
Giáo hội thường bị cáo buộc là thiếu nhạy cảm và thiếu hiểu biết đối với hiện tượng ly dị và tái hôn mà không suy nghĩ kỹ lưỡng về lý do cho quan điểm của Giáo Hội, (25) được Giáo hội thừa nhận là dựa trên sự mặc khải của Thiên Chúa. (26) Tuy nhiên, điều có liên hệ ở đây là không phải là một hành động tùy tiện của Huấn Quyền Giáo Hội, nhưng đúng hơn là nhận thức được mối dây liên kết không thể tách rời giữa Bí tích Thánh Thể và hôn nhân. Dưới ánh sáng của mối liên hệ nội tại này, cần phải nói rằng điều cản trở việc lãnh nhận Bí tích Hòa giải và Bí tích Thánh Thể không phải là một tội lỗi đơn nhất, tội lỗi luôn có thể được tha thứ khi người ta ăn năn sám hối và xin Chúa tha thứ. Đúng hơn, điều làm cho việc tiếp cận các bí tích này không thể thực hiện được là tình trạng (điều kiện sống) trong đó những người đã thiết lập một mối dây liên kết mới tìm thấy chính mình - một tình trạng tự nó mâu thuẫn với những gì được biểu thị bằng mối liên kết giữa Bí tích Thánh Thể và hôn nhân. (27) Điều kiện này cần được thay đổi để có thể tương ứng với những gì được thực hiện trong hai bí tích này. Việc không rước lễ mời gọi những người này, không bác bỏ nỗi đau và vết thương của họ, bắt đầu con đường hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn, con đường này sẽ diễn ra vào thời điểm và theo những cách thức được xác định theo ý muốn của Thiên Chúa.
Ngoài những cách giải thích khác nhau về cách thực hành trong Giáo hội sơ khai, dường như vẫn chưa đưa ra bằng chứng về những hành động khác biệt đáng kể so với thời nay, (28) sự kiện Giáo hội ngày càng phát triển nhận thức về mối liên hệ căn bản giữa Bí tích Thánh Thể và hôn nhân báo hiệu kết quả của một cuộc hành trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, giống như tất cả các bí tích của Giáo hội và kỷ luật của chúng đã hình thành theo thời gian.
Điều này giúp chúng ta hiểu lý do tại sao cả hai Tông huấn về Gia đình Familiaris consortio, 84 và Sacramentum caritatis đều xác nhận “việc thực hành của Giáo hội, dựa trên Kinh Thánh (x. Mc 10:2-12), về việc không thừa nhận những người ly dị và tái hôn được lãnh các bí tích, vì bậc sống của họ và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo hội được biểu thị và làm cho hiện diện trong Bí tích Thánh Thể” (SC, 29).
Ở góc độ này, chúng ta nên đề cập đến hai yếu tố cần được nghiên cứu sâu hơn. Chắc chắn Bí tích Thánh Thể, với những điều kiện nhất định, chứa đựng một khía cạnh của sự tha thứ; tuy nhiên, nó không phải là một bí tích chữa lành. (29) Ân sủng của mầu nhiệm Thánh Thể tác động đến sự hiệp nhất của Giáo Hội với tư cách là Hiền Thê và Thân Thể Chúa Kitô, và điều này đòi hỏi nơi người lãnh nhận Bí tích khả thể khách quan cho phép mình được kết hợp hoàn hảo với Chúa Kitô.
Đồng thời đã đến lúc chúng ta cần giải thích rõ ràng hơn nhiều tại sao việc không tiếp nhận những người đã thiết lập mối dây mới vào các bí tích Hòa giải và Bí tích Thánh Thể không nên được coi là một “hình phạt” đối với thân phận của họ, mà đúng hơn là một dấu hiệu chỉ đường cho một con đường khả hữu, với sự trợ giúp của ân sủng Chúa và tiếp tục là thành viên [immanenza] trong cộng đồng giáo hội. Vì lý do này và vì lợi ích của mọi tín hữu, mọi cộng đồng giáo hội được kêu gọi thực hiện tất cả các chương trình thích hợp để những người này tham gia hữu hiệu vào đời sống của Giáo hội, đồng thời tôn trọng hoàn cảnh cụ thể của họ.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Bất ngờ: Lần đầu TT Trump phê duyệt gởi vũ khí cho Ukraine. Bí ẩn vụ Bộ Trưởng Nga: bạn gái nghi ngờ
VietCatholic Media
03:14 11/07/2025
1. Tổng thống Trump sẽ lần đầu tiên gửi vũ khí cho Ukraine thông qua quyền rút vốn của tổng thống, Reuters đưa tin
Lần đầu tiên kể từ khi trở lại nhiệm sở, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ cho phép gửi vũ khí cho Kyiv bằng quyền rút vốn của Tổng thống, một quyền lực thường được người tiền nhiệm của ông sử dụng, báo hiệu một sự thay đổi tiềm tàng trong đường lối của chính quyền ông đối với việc bảo vệ Ukraine.
Các nguồn tin thân cận với quyết định này, những người đã nói chuyện với Reuters vào ngày 10 tháng 7, cho biết đội ngũ của Tổng thống Trump sẽ xác định vũ khí từ kho dự trữ của Hoa Kỳ sẽ được gửi đến Ukraine, hơn ba năm sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Một nguồn tin cho biết giá trị của gói viện trợ này có thể vào khoảng 300 triệu đô la.
Đầu tuần này, Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine để hỗ trợ nước này phòng thủ trước những bước tiến ngày càng mạnh mẽ của Nga. Mặc dù các thiết bị chính xác vẫn chưa được quyết định, các nguồn tin cho biết gói viện trợ có thể bao gồm hỏa tiễn phòng thủ Patriot và hỏa tiễn tầm trung tấn công, với quyết định có thể được đưa ra trong cuộc họp vào thứ Năm.
Cho đến nay, viện trợ quân sự của chính quyền Tổng thống Trump cho Ukraine chỉ bao gồm các loại vũ khí đã được cựu Tổng thống Joe Biden, một người ủng hộ trung thành của Kyiv, phê duyệt. Quyền rút vốn của Tổng thống, gọi tắt là PDA cho phép tổng thống trực tiếp chuyển vũ khí từ kho dự trữ quân sự của Hoa Kỳ để ứng phó với tình huống khẩn cấp.
Lập trường của Tổng thống Trump về việc hỗ trợ Ukraine được tường trình thiếu nhất quán. Mặc dù đôi khi ông chỉ trích việc chi tiêu của Hoa Kỳ và bày tỏ quan điểm tích cực về Nga, ông cũng lên tiếng ủng hộ Kyiv và chỉ trích Điện Cẩm Linh. Hoa Kỳ hiện vẫn giữ lại 3,86 tỷ đô la trong quyền rút vốn của Tổng thống dành cho Ukraine, với gói PDA gần đây nhất là khoản tài trợ 500 triệu đô la được Tổng thống Biden phê duyệt vào ngày 9 tháng Giêng.
Những ưu tiên cấp bách nhất của Ukraine bao gồm hỏa tiễn đánh chặn Patriot và hệ thống pháo phản lực di động GMLRS hay Hệ thống Hỏa tiễn phóng hàng loạt Dẫn đường, cả hai đều có thể là một phần của gói viện trợ mới. Do kho vũ khí của Hoa Kỳ được đặt tại Âu Châu, những vũ khí này có khả năng được đưa đến tiền tuyến chỉ trong vòng vài ngày sau khi được phê duyệt.
Đầu tháng này, chính quyền Tổng thống Trump đã tạm dừng việc vận chuyển một số vũ khí quan trọng đã được chính quyền Tổng thống Biden phê duyệt, mặc dù một số đợt vận chuyển đó đã được nối lại.
Quốc hội đã phê duyệt gần 175 tỷ đô la viện trợ và hỗ trợ quân sự cho Ukraine và các đồng minh trong khoảng ba năm rưỡi kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu.
[Kyiv Independent: Trump to send weapons to Ukraine for first time via presidential power, sources tell Reuters]
2. Cái chết của bộ trưởng Nga là lời cảnh báo cho giới tinh hoa chính trị
Đây quả là một khởi đầu tuần đầy ấn tượng ở Nga.
Sáng thứ Hai, nhà độc tài Vladimir Putin đã sa thải Bộ trưởng Giao thông Roman Starovoit.
Đến chiều, Starovoit đã chết; thi thể của ông được phát hiện trong một công viên ở rìa Mạc Tư Khoa với vết thương do súng bắn vào đầu. Một khẩu súng lục, được tường trình, là một khẩu súng được Bộ Nội Vụ Nga tặng cho ông ta được tường trình đã dẫn đến cái chết của Starovoit.
Các nhà điều tra cho biết họ cho rằng cựu bộ trưởng đã tự tử.
Sáng Thứ Tư, 09 Tháng Bẩy, tờ báo Moskovsky Komsomolets đưa thêm tin về một sự việc gây sốc.
“Vụ tự tử của Roman Starovoit chỉ vài giờ sau khi tổng thống ra lệnh sa thải ông là một sự kiện gần như độc nhất vô nhị trong lịch sử Nga”, tờ báo tuyên bố.
Bởi vì bạn cần phải quay ngược lại hơn ba mươi năm trước, trước khi Liên Xô sụp đổ, để lấy ví dụ về một bộ trưởng chính phủ ở đây đã tự tử.
Vào tháng 8 năm 1991, sau cuộc đảo chính thất bại của những người cộng sản cứng rắn, một trong những người cầm đầu cuộc đảo chính - Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô Boris Pugo - đã tự sát.
Tờ báo cũng nhấn mạnh rằng Polina Korneeva, người bạn gái của Starovoit, cho biết khẩu súng không được tìm thấy ở hiện trường. Chi tiết này dường như hàm ý cho rằng có thể không phải là Starovoit tự tử nhưng ai đó đã bắn chết ông ta.
Roman Starovoit có vợ và hai con, nhưng vào năm 2021, ông ta đã ly dị và bắt đầu một cuộc sống phóng đãng. Polina Korneeva, có biệt danh là Đệ Nhất Phu Nhân của Kursk, là người yêu mới nhất mà ông ta quen biết vào đầu năm 2024. Cô ta là một bác sĩ y khoa vừa tốt nghiệp, và đã rời Kursk để lên Mạc Tư Khoa sau khi Starovoit được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Nga.
Điện Cẩm Linh nói rất ít về cái chết của Starovoit.
Phóng viên BBC hỏi phát ngôn nhân của Vladimir Putin, Dmitry Peskov, trong một cuộc họp báo tại Điện Cẩm Linh: “Ông bị sốc đến mức nào khi một bộ trưởng liên bang được phát hiện đã chết chỉ vài giờ sau khi bị tổng thống sa thải?”
“Những người bình thường không thể không bị sốc vì điều này,” Peskov trả lời. “Tất nhiên, điều này cũng khiến chúng tôi bị sốc.”
“Cuộc điều tra sẽ đưa ra câu trả lời cho mọi câu hỏi. Trong khi cuộc điều tra đang diễn ra, người ta chỉ có thể suy đoán. Nhưng điều đó dành cho giới truyền thông và các nhà bình luận chính trị. Không dành cho chúng tôi.”
Thực tế, báo chí Nga đã đưa ra rất nhiều suy đoán.
Suy đoán mới nhất là ông ta bị ai đó bắn chết cũng có vẻ thuyết phục như suy đoán cho rằng ông ta bị Putin sỉ nhục đến mức uất ức tự tử chết.
Một số tờ báo Nga cũng đã liên kết những gì đã xảy ra với Roman Starovoit với các sự kiện ở khu vực Kursk giáp biên giới Ukraine. Trước khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng giao thông vào tháng 5 năm 2024, Starovoit đã là thống đốc khu vực Kursk trong hơn năm năm.
Dưới sự lãnh đạo của ông - và với số tiền lớn của chính phủ - Thống đốc Starovoit đã khởi công xây dựng các công sự phòng thủ dọc biên giới. Những công sự này không đủ mạnh để ngăn chặn quân đội Ukraine đột phá và chiếm giữ lãnh thổ ở vùng Kursk vào năm ngoái.
Kể từ đó, người kế nhiệm Starovoit làm thống đốc, Alexei Smirnov, và cựu phó thống đốc Alexei Dedov đã bị bắt và bị buộc tội gian lận quy mô lớn liên quan đến việc xây dựng các công sự.
“Ông Starovoit rất có thể đã trở thành một trong những bị cáo chính trong vụ án này”, tờ báo kinh doanh Kommersant số ra hôm Thứ Tư, 09 Tháng Bẩy, đưa tin.
Chính quyền Nga chưa xác nhận điều đó.
Nhưng nếu nỗi sợ bị truy tố khiến một cựu bộ trưởng tự tử thì điều đó nói lên điều gì về nước Nga ngày nay?
Nina Khrushcheva, giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế tại Trường The New School ở New York, cho biết: “Điều kịch tính nhất trong chuyện này, với tất cả sự tái Stalin hóa đã diễn ra ở Nga trong những năm gần đây, là một quan chức chính phủ cao cấp tự sát vì ông ta không còn cách nào khác để thoát khỏi hệ thống”.
“Ông ấy hẳn đã lo sợ rằng mình sẽ phải chịu án tù hàng chục năm nếu bị điều tra, và gia đình ông sẽ phải chịu đau khổ vô cùng. Vì vậy, không có lối thoát nào cả. Tôi ngay lập tức nghĩ đến Sergo Ordzhonikidze, một trong những bộ trưởng của Stalin, người đã tự sát vào năm 1937 vì ông cảm thấy không có lối thoát nào cả. Khi bạn bắt đầu nghĩ về năm 1937 trong bối cảnh ngày nay, điều đó khiến bạn phải dừng lại rất nhiều.”
Cái chết của Roman Starovoit có thể đã trở thành tiêu đề trên các tờ báo ở đây. Nhưng “sự kiện gần như độc nhất vô nhị trong lịch sử Nga” này lại chỉ được đưa tin rất ít trên truyền hình nhà nước.
Có lẽ là vì Điện Cẩm Linh nhận ra sức mạnh của truyền hình trong việc định hình dư luận. Ở Nga, truyền hình có ảnh hưởng hơn báo chí. Vì vậy, khi nói đến truyền hình, chính quyền có xu hướng cẩn thận và thận trọng hơn với thông điệp.
Bản tin buổi tối chính của kênh Russia-1 phát sóng ngày thứ Hai có bản tin dài bốn phút về việc Putin bổ nhiệm quyền bộ trưởng giao thông mới, Andrei Nikitin.
Không hề có thông tin nào đề cập đến việc bộ trưởng giao thông trước đó đã bị sa thải. Hoặc rằng ông ta đã được tìm thấy đã chết.
Chỉ bốn mươi phút sau, gần cuối bản tin, người dẫn chương trình mới đề cập ngắn gọn đến cái chết của Roman Starovoit.
Người dẫn chương trình đã dành vỏn vẹn 18 giây để đưa tin, điều này có nghĩa là hầu hết người Nga có lẽ sẽ không coi sự kiện kịch tính hôm thứ Hai là một diễn biến đáng kể.
Đối với giới tinh hoa chính trị, đó là một câu chuyện khác. Đối với các bộ trưởng, thống đốc và các quan chức Nga khác muốn trở thành một phần của hệ thống chính trị, những gì đã xảy ra với Starovoit sẽ là một lời cảnh báo.
Nina Khrushcheva cho biết: “Không giống như trước đây, khi bạn có thể có được những công việc này, trở nên giàu có, được thăng chức từ cấp khu vực lên cấp liên bang, thì ngày nay, đó rõ ràng không phải là con đường sự nghiệp nếu bạn muốn sống sót”.
Đó là lời nhắc nhở về những nguy hiểm phát sinh khi vi phạm hệ thống.
[BBC: Russian minister's death serves as warning to political elite]
3. Tổng thống Trump cân nhắc gửi cho Kyiv một hệ thống phòng không Patriot khác, Wall Street Journal đưa tin
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang cân nhắc gửi cho Ukraine một hệ thống phòng không Patriot bổ sung, một động thái đánh dấu lần đầu tiên chính quyền của ông chuyển giao vũ khí lớn cho Kyiv, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm Thứ Tư, 09 Tháng Bẩy, trích dẫn lời hai quan chức quốc phòng.
Báo cáo này là báo cáo mới nhất trong một loạt các thông điệp trái ngược nhau từ Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Trump trong những ngày gần đây liên quan đến viện trợ quân sự cho Ukraine. Trong khi Ngũ Giác Đài tuyên bố dừng các chuyến hàng vũ khí đến Kyiv vào ngày 2 tháng 7 do kho dự trữ của Hoa Kỳ đang cạn kiệt, Tổng thống Trump sau đó tuyên bố ông không chịu trách nhiệm về quyết định này và muốn gửi thêm vũ khí cho Ukraine.
Một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với Wall Street Journal rằng Tổng thống Trump đã yêu cầu Ngũ Giác Đài xem xét các lựa chọn cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả hệ thống phòng không Patriot. Các quan chức cũng được tường trình đang tìm hiểu xem các quốc gia khác có thể gửi Patriot đến Kyiv hay không.
Yêu cầu này trùng khớp với các báo cáo gần đây của phương tiện truyền thông về kế hoạch của chính quyền nhằm tăng cường phòng không cho Ukraine. Axios đưa tin vào ngày 8 tháng 7 rằng Tòa Bạch Ốc đang theo đuổi một kế hoạch để Đức bán một hệ thống Patriot khác cho Ukraine, với Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu chia sẻ chi phí mua hàng. Các nguồn tin cho biết với hãng tin này rằng Tổng thống Trump cũng cam kết sẽ gửi 10 hỏa tiễn đánh chặn Patriot đến Kyiv.
Nếu Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine một hệ thống Patriot bổ sung, đây sẽ là lần đầu tiên Tổng thống Trump chấp thuận một gói viện trợ quân sự lớn cho Kyiv mà trước đó chưa được cựu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bật đèn xanh.
Washington cho đến nay đã cung cấp cho Kyiv ba Patriot, một cựu quan chức Ngũ Giác Đài nói với Wall Street Journal. Đức cũng đã gửi ba Patriot, trong khi một nhóm các nước Âu Châu cung cấp một Patriot. Theo quan chức này, không phải tất cả các hệ thống đều được sử dụng cùng một lúc do các vấn đề bảo trì.
Các hệ thống phòng không do Hoa Kỳ sản xuất đang có nhu cầu cao trên toàn thế giới. Mỗi hệ thống bao gồm hai hoặc ba bệ phóng, một radar, một bộ phận chỉ huy và điều khiển, và hỏa tiễn đánh chặn. Hỏa tiễn Patriot cũng đang thiếu hụt trên toàn cầu: Ukraine đang phải đối mặt với nhu cầu cấp thiết về đạn dược trong bối cảnh các cuộc tấn công trên không của Nga gia tăng, và tờ Guardian đưa tin vào ngày 8 tháng 7 rằng ngay cả Hoa Kỳ cũng chỉ có 25% số hỏa tiễn đánh chặn cần thiết cho các kế hoạch sẵn sàng phòng thủ của mình.
Theo một trong những quan chức trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, quân đội Hoa Kỳ có thể cung cấp thêm một hỏa tiễn Patriot cho Ukraine nếu được Tòa Bạch Ốc ra lệnh.
[Kyiv Independent: Trump mulls sending Kyiv another Patriot air defense system, WSJ reports]
4. Du kích Ukraine phá hoại đường hỏa xa ở Volgograd của Nga, và ở vùng Crimea bị tạm chiếm
Nhóm du kích Atesh đã phá hoại tuyến hỏa xa ở thành phố Volgograd của Nga và thị trấn Uvarove bị Nga tạm chiếm ở Crimea, nhóm này tuyên bố trên Telegram vào ngày 10 tháng 7.
Phong trào Atesh thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công phá hoại trên lãnh thổ Nga và các khu vực bị Nga tạm chiếm ở Ukraine.
Phe du kích cho biết họ đã vô hiệu hóa bảng điều khiển cung cấp thông tin liên lạc và điều khiển giữa các đoàn tàu tại trung tâm hỏa xa ở nhà ga đầu máy Maxim Gorky ở Volgograd.
Theo tuyên bố, trung tâm này đóng vai trò là động mạch quan trọng để vận chuyển thiết bị, nhiên liệu, nhân sự và vũ khí cho lực lượng Nga ở tiền tuyến phía nam và phía đông Ukraine.
Volgograd là một thành phố ở phía tây nam nước Nga, nằm cách biên giới phía đông Ukraine khoảng 390 km (240 dặm).
Hoạt động phá hoại của nhóm du kích này nhằm hạn chế các hoạt động pháo binh bằng cách hạn chế nguồn cung cấp đạn dược và giảm cường độ tấn công của Nga.
Nhóm này tuyên bố rằng sự việc trong thiết bị chuyển tiếp đã gây ra sự gián đoạn lớn trong giao thông hỏa xa, cản trở hậu cần quân sự, làm chậm trễ việc tái điều động quân đội và làm gián đoạn việc cung cấp đạn dược cho các vị trí tiền tuyến.
“Chúng tôi chính xác, quyết đoán và không khoan nhượng. Các cuộc tấn công hậu cần là những cuộc tấn công vào trung tâm của cỗ máy chiến tranh (Nga)”, tuyên bố viết.
Ở Crimea, nhóm này cũng bị cáo buộc phá hoại một bảng tiếp sức ở quận Lenin gần Uvarovo, làm hư hại một đoạn hỏa xa nối với Cầu Crimea - một tuyến đường tiếp tế quan trọng nối bán đảo này với lục địa Nga.
Theo nhóm Atesh, cuộc tấn công đã làm gián đoạn dòng cung cấp thiết bị quân sự quan trọng.
Nga đã xâm lược bán đảo Crimea kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào năm 2014.
[Kyiv Independent: Pro-Ukraine partisans sabotage railways in Russia's Volgograd, occupied Crimea, group claims]
5. Ukraine đồng bộ hóa các hạn chế đối với Nga với các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu
Hôm Thứ Tư, 09 Tháng Bẩy, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng Ukraine đã đồng bộ hóa các lệnh trừng phạt đối với Nga với ba gói trừng phạt kinh tế gần đây nhất do Liên minh Âu Á Châup đặt.
“Ba gói trừng phạt nữa của Liên Hiệp Âu Châu có hiệu lực hoàn toàn tại Ukraine,” Tổng thống Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu buổi tối của mình.
Trước đó vào ngày 8 tháng 7, tổng thống đã công bố một vòng trừng phạt mới, bao gồm các hạn chế đối với năm công ty ghi danh tại Trung Quốc bị cáo buộc cung cấp các phụ tùng được tìm thấy trong máy bay điều khiển từ xa loại Shahed của Nga được sử dụng để tấn công Ukraine.
Tổng thống Zelenskiy phát biểu với các phóng viên rằng các sắc lệnh mới nhất sẽ đưa các biện pháp trừng phạt của Ukraine phù hợp với các gói trừng phạt thứ 15, 16 và 17 của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga.
Theo Tổng thống Zelenskiy, gói trừng phạt thứ 15 nhắm vào các cá nhân từ Nga, Belarus và Trung Quốc, cùng nhiều quốc gia khác. Gói này bao gồm phi công người Nga Alexander Azarenkov, người có liên quan đến vụ tấn công chết người vào bệnh viện nhi Okhmatdyt ở Kyiv. Tổng thống Zelenskiy đã ký sắc lệnh trừng phạt vào đúng ngày kỷ niệm một năm cuộc tấn công.
Gói thứ 16 bao gồm các cá nhân từ Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác. Gói này cũng nhắm vào Voin Center, tổ chức giáo dục quân sự-yêu nước của Nga hoạt động tại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine, và Pivdennyi Flot LLC, đơn vị vận chuyển dầu của Nga thông qua “đội tàu ngầm” của mình, Vlasiuk cho biết.
Gói thứ 17 chỉ định các công ty từ Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác, bao gồm công ty khai thác vàng Petropavlovsk và công ty Skywalker Technology Co. Ltd của Trung Quốc, sản xuất các bộ phận máy bay điều khiển từ xa cho Nga.
Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ phê duyệt gói trừng phạt thứ 18 đối với Nga vào cuối tuần này, sau khi vấp phải sự phản đối từ các thành viên khối ủng hộ Điện Cẩm Linh là Slovakia và Hung Gia Lợi.
Ukraine đã thực hiện các biện pháp phối hợp trừng phạt với các đối tác quốc tế nhằm gia tăng áp lực lên Mạc Tư Khoa. Ngày 27 tháng 6, Tổng thống Zelenskiy đã ký một sắc lệnh đồng bộ hóa các lệnh trừng phạt của Ukraine đối với Nga với các lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Âu Châu và nhóm bẩy cường quốc trên thế giới, thường được gọi là G7, áp đặt.
[Kyiv Independent: Ukraine synchronizes restrictions on Russia with EU sanctions]
6. Tổng thống Trump hiện ủng hộ dự luật trừng phạt Nga nghiêm ngặt, Graham nói
Một dự luật nhắm vào Nga bằng các lệnh trừng phạt mới đáng kể đang nhận được sự ủng hộ tại Thượng viện, khi một thượng nghị sĩ chủ chốt của Đảng Cộng hòa phát biểu hôm thứ Ba rằng Tổng thống Trump hiện đã tham gia.
“Chúng tôi đang hành động”, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, tác giả của dự luật, cho biết và nói thêm rằng Tổng thống Trump “đã nói với tôi rằng đã đến lúc phải hành động nên chúng tôi sẽ hành động”.
Graham đã cùng với Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện John Thune và các thượng nghị sĩ Cộng hòa khác ra hiệu về việc lên lịch trình vào cuối tuần này. Điều đó có thể thiết lập dự luật bị trì hoãn lâu dài sẽ được đưa ra thảo luận vào cuối tháng này.
Động lực bùng nổ này diễn ra sau khi Tổng thống Trump công khai tuyên bố vào hôm thứ Ba rằng ông đang nghiêm chỉnh xem xét dự luật trừng phạt khi ông bày tỏ sự thất vọng sâu sắc với việc Putin từ chối tham gia đàm phán hòa bình với Ukraine.
Đằng sau hậu trường, Graham và Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal (D-Conn.) đã điều chỉnh dự luật để cung cấp quyền miễn trừ mở rộng của tổng thống. Họ tin rằng điều đó giải quyết được nỗ lực của Tòa Bạch Ốc nhằm có thêm sự linh hoạt cho Tổng thống Trump.
Trong khi dự luật hiện tại sẽ cho phép Tổng thống Trump miễn trừ lệnh trừng phạt đối với các quốc gia mua dầu hoặc uranium của Nga trong 180 ngày, dự luật sửa đổi quy định miễn trừ 180 ngày thứ hai, Graham cho biết. Việc viện dẫn miễn trừ thứ hai sẽ thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu của quốc hội, mặc dù ông không nêu chi tiết cuộc bỏ phiếu sẽ bao gồm những gì.
“Tôi tin tưởng rằng tổng thống đã sẵn sàng để chúng tôi hành động,” Graham nói.
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận về tuyên bố của Graham và thay vào đó chỉ trích những bình luận công khai của Tổng thống Trump vào đầu ngày thứ Ba.
Theo hai người giấu tên để tiết lộ lịch trình riêng, các lệnh trừng phạt sẽ không được đưa ra vào tuần này.
Nhưng Thune nói với các phóng viên rằng ông đang phối hợp chặt chẽ với Tòa Bạch Ốc và Hạ viện về thời điểm.
Thune nói với các phóng viên rằng: “Chúng tôi sẽ nói thêm về vấn đề này vào cuối tuần này”, đồng thời cho biết thêm rằng có “rất nhiều sự quan tâm” trong việc thông qua dự luật.
[Politico: Trump now backs tough Russia sanctions bill, Graham says]
7. Liên Hiệp Âu Châu cắt đứt quan hệ với phiên dịch viên vì lo ngại an ninh của Tổng thống Zelenskiy
Ủy ban Âu Châu đã sa thải một phiên dịch viên được Liên minh Âu Châu thuê để tham dự các hội nghị thượng đỉnh lớn cùng với các nhà lãnh đạo thế giới vì lo ngại về khả năng vi phạm an ninh.
Ủy ban cho biết họ đã có hành động liên quan đến “một sự việc liên quan đến việc ghi chép” trong cuộc họp của Hội đồng Âu Châu có sự tham dự của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào ngày 19 tháng 12 năm 2024.
Việc ghi chép biên bản tại các phiên họp nhạy cảm, nơi các vấn đề như quốc phòng và an ninh được thảo luận, bị nghiêm cấm theo quy tắc ứng xử của Ủy ban. Các quy tắc này được đưa ra nhằm ứng phó với lo ngại về hoạt động gián điệp tiềm ẩn và việc vô tình chuyển giao thông tin cho các quốc gia thù địch như Nga.
“Các tờ ghi chép đã bị tịch thu ngay lập tức”, giám đốc điều hành Liên Hiệp Âu Châu cho biết. “Sau khi xem xét kỹ lưỡng các sự việc, Ủy ban đã thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn sự việc này tái diễn.
“Trong trường hợp cụ thể này, chúng tôi đã quyết định rằng dịch vụ của phiên dịch viên nói trên sẽ không còn được sử dụng trong tương lai nữa.”
Theo tờ Le Monde của Pháp, nơi đầu tiên đưa tin về vụ sa thải, phiên dịch viên là một cộng tác viên tự do người Pháp gốc Ukraine được đưa vào để giúp các nhà lãnh đạo giao tiếp với Tổng thống Zelenskiy.
Tờ báo cho biết cuộc điều tra hiện đã được chuyển giao cho chính quyền Bỉ, nhưng họ vẫn chưa trả lời ngay lập tức khi được yêu cầu bình luận.
Brussels đã chứng kiến một loạt các cáo buộc gián điệp bị điều tra trong những năm gần đây. Vào tháng 11, POLITICO đã có được một bức thư gửi đến các nhân viên tại Ủy ban cảnh báo về mối đe dọa “thực sự” từ các điệp viên nước ngoài.
“Brussels là một trong những trung tâm gián điệp lớn nhất thế giới, với hàng trăm sĩ quan tình báo đang tấn công vào tổ chức của chúng tôi,” báo cáo cho biết.
Năm ngoái, Nghị viện Âu Châu đã trừng phạt cựu Nghị sĩ Âu Châu người Latvia Tatjana Ždanoka sau một loạt bài báo vạch trần bà từng làm việc cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cơ quan tiền thân của KGB thời Liên Xô.
[Politico: EU cuts ties with interpreter over Zelenskyy security fears]
8. 12 người thiệt mạng, 55 người bị thương trong các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine trong ngày qua
Các cuộc tấn công của Nga trên khắp các khu vực của Ukraine đã giết chết ít nhất 12 người và làm bị thương ít nhất 55 người trong ngày qua, Trung Úy Olga Chikanova, Phát ngôn nhân Ủy Ban Điều Tra của Cảnh Sát Quốc Gia Ukraine cho biết như trên.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng của Mạc Tư Khoa đã tiến hành một cuộc tấn công trên không quy mô lớn khác vào quốc gia này, điều động 18 hỏa tiễn và khoảng 400 máy bay điều khiển từ xa, bao gồm gần 200 máy bay cảm tử kiểu Shahed.
Nga đã điều động một loạt máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn đạn đạo tấn công Kyiv, đánh dấu đêm thứ hai liên tiếp thủ đô Ukraine bị tấn công. Một phụ nữ 68 tuổi và một cảnh sát 22 tuổi đã thiệt mạng trong vụ tấn công, theo các quan chức địa phương.
Theo Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko, ít nhất 19 người bị thương, trong đó 10 người phải vào bệnh viện. Hỏa hoạn bùng phát tại các tòa nhà chung cư, trạm xăng và nhà để xe, và một trung tâm y tế cơ sở gần như bị phá hủy hoàn toàn, ông Klitschko cho biết.
Theo chính quyền quân sự khu vực, một người đàn ông 51 tuổi đã bị thương ở quận Obukhiv, tỉnh Kyiv.
Tại tỉnh Donetsk, chín thường dân đã thiệt mạng và 10 người bị thương trong ngày qua, Thống đốc Vadym Filashkin cho biết. Trong số này có năm người thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV vào thị trấn Rodynske, và bốn người thiệt mạng và hai người bị thương trong các cuộc không kích vào thành phố Kostiantynivka.
Thống đốc Oleh Syniehubov cho biết hai người đàn ông 61 và 73 tuổi đã bị thương trong các cuộc tấn công của Nga vào tỉnh Kharkiv. Lực lượng Nga đã điều động hỏa tiễn, bom dẫn đường và máy bay điều khiển từ xa tấn công 11 thị trấn trong khu vực.
Theo Thống đốc Oleksandr Prokudin, tại tỉnh Kherson, một người đã thiệt mạng và 14 người bị thương trong các cuộc tấn công của Nga. Hai tòa nhà cao tầng và sáu ngôi nhà đã bị hư hại.
Tại tỉnh Mykolaiv, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo của Nga vào một doanh nghiệp nông nghiệp đã làm ba nhân viên bị thương, Thống đốc Vitalii Kim báo cáo.
Chính quyền quân sự khu vực cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và pháo binh của Nga vào tỉnh Sumy đã làm bốn người bị thương.
Tại tỉnh Zaporizhzhia, hai người đã bị thương trong một cuộc không kích của Nga vào quận Vasylivka, Thống đốc Ivan Fedorov đưa tin.
[Kyiv Independent: 12 killed, 55 injured in Russian attacks against Ukraine over past day]
9. Khi chính quyền Tổng thống Trump cãi vã về việc ngừng cung cấp vũ khí, Nga tấn công Ukraine bằng hỏa tiễn mà chỉ có Patriot của Hoa Kỳ mới có thể ngăn chặn
Chỉ sau một đêm, Nga đã tấn công Ukraine bằng số lượng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn kỷ lục trong khi chính quyền Hoa Kỳ vẫn đang tranh luận về việc ai biết gì về quyết định gần đây của Ngũ Giác Đài về việc ngừng viện trợ quân sự cho Kyiv.
Không quân Ukraine cho biết sáng thứ Tư rằng Nga đã phóng hơn 740 máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn sát thủ trong đêm, với thiệt hại lớn nhất được báo cáo tại thành phố Lutsk ở phía tây Ukraine, cách biên giới Ba Lan khoảng 100 km. Cuộc tấn công đã buộc máy bay Ba Lan và Đồng minh phải chạy đua để bảo vệ không phận Ba Lan.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Tư cho biết Nga cũng tấn công vào Kyiv, Mykolaiv, Sumy, Kharkiv và Dnipro, cùng nhiều khu vực khác.
Ukraine đã bắn hạ hầu hết các máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn đạn đạo Iskander được phóng vào lãnh thổ của mình. Nhưng cả sáu hỏa tiễn Kinzhal đạn đạo mới nhất của Nga đều vượt qua được hệ thống phòng không, vì Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các hệ thống hỏa tiễn Patriot của Hoa Kỳ mà họ cần để ngăn chặn chúng.
“Chỉ có Patriot mới có thể bắn hạ” hỏa tiễn Kinzhal, Yurii Ihnat, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine cho biết.
Sự thiếu hụt Patriot, do số lượng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn ngày càng tăng mà Nga điều động chống lại Ukraine trong suốt mùa hè, đã trở nên trầm trọng hơn sau quyết định của Ngũ Giác Đài vào tuần trước về việc dừng vận chuyển một số hỏa tiễn phòng không tới Kyiv.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hứa sẽ khôi phục các chuyến hàng vũ khí tới Ukraine trong tuần này sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth được tường trình đã cho phép dừng lại mà không hề thông báo gì cả cho Tòa Bạch Ốc. POLITICO đưa tin hôm thứ Tư rằng quyết định này được đưa ra theo khuyến nghị của Elbridge Colby, giám đốc chính sách hàng đầu của Ngũ Giác Đài.
“Putin không đối xử đúng mực với con người. Vì vậy, chúng tôi sẽ gửi một số vũ khí phòng thủ và tôi đã chấp thuận điều đó” Tổng thống Trump nói với các nhà báo vào thứ Ba.
Khi được hỏi ai là người ra lệnh dừng các chuyến hàng, Tổng thống Trump trả lời: “Tôi không biết. Tại sao bạn không nói cho tôi biết?”
[Politico: As Trump admin bickers about arms halt, Russia hits Ukraine with missiles only US Patriots can stop]
10. Liên Hiệp Âu Châu cân nhắc tạo quỹ 100 tỷ euro cho Ukraine trong ngân sách tiếp theo, Bloomberg đưa tin
Hôm Thứ Tư, 09 Tháng Bẩy, Bloomberg đưa tin, trích dẫn các nguồn tin quen thuộc với đề xuất này, Liên minh Âu Châu đang xem xét thành lập một quỹ dành cho Ukraine trị giá 100 tỷ euro hay 117 tỷ đô la, trong ngân sách Liên Hiệp Âu Châu bảy năm tới.
Các nguồn tin cho Bloomberg biết rằng khoản tài trợ được đề xuất, dự kiến sẽ được trình bày vào cuối tháng 7, sẽ bắt đầu được giải ngân vào năm 2028 như một biện pháp cung cấp thêm hỗ trợ cho quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này trong bối cảnh sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đang giảm sút.
Đề xuất về quỹ trị giá khoảng 100 tỷ euro trước đây đã được Ủy viên Quốc phòng và Không gian Liên minh Âu Châu, Andrius Kubilius, đưa ra và kêu gọi đưa khoản tài trợ bổ sung này vào ngân sách bảy năm của Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 12 năm 2024.
Theo Bloomberg, quỹ này, cùng với các lựa chọn khác, sẽ được thảo luận trước khi Khung tài chính đa niên được công bố vào ngày 16 tháng 7.
Vào đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích Liên Hiệp Âu Châu vì không cung cấp mức hỗ trợ tương đương cho Ukraine, đồng thời thúc giục khối này chi tiêu tương ứng cho chiến tranh.
Kể từ đó, sự hỗ trợ về mặt quân sự và tài chính của Hoa Kỳ trở nên không đáng tin cậy, với những tuyên bố trái ngược nhau từ Tòa Bạch Ốc về các chuyến hàng quân sự bổ sung trong những ngày gần đây.
Vào ngày 2 tháng 7, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tuyên bố dừng các chuyến hàng vũ khí tới Kyiv do kho dự trữ của Hoa Kỳ đang cạn kiệt, sau đó Tổng thống Trump tuyên bố mình không chịu trách nhiệm về quyết định này và muốn gửi thêm vũ khí tới Ukraine.
Axios đưa tin vào ngày 8 tháng 7 rằng Tòa Bạch Ốc đang theo đuổi một kế hoạch để Đức bán một hệ thống Patriot khác cho Ukraine, với Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu chia sẻ chi phí mua hàng. Các nguồn tin cho biết với hãng tin này rằng Tổng thống Trump cũng cam kết gửi 10 hỏa tiễn đánh chặn Patriot đến Kyiv.
Trong bối cảnh sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ vẫn chưa thể đoán trước, các nước Âu Châu đang tìm kiếm thêm nhiều cách để có thể tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Thỏa thuận tài trợ mới được đề xuất sẽ tiếp nối sự hỗ trợ trước đây được cung cấp thông qua Ủy ban Âu Châu thông qua các khoản tài trợ và cho vay.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022, Liên Hiệp Âu Châu đã cung cấp 160 tỷ euro (187 tỷ đô la) viện trợ cho Ukraine. Cùng với các nước Nhóm Bảy (G7), Liên Hiệp Âu Châu cũng đã cung cấp các khoản vay như một phần trong khoản vay 50 tỷ đô la được hoàn trả bằng tài sản bị đóng băng của Nga.
Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách của Ukraine tiếp tục tăng trong bối cảnh chiến tranh toàn diện, Ủy ban Âu Châu cũng đang thảo luận với các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu về các phương án riêng biệt để giúp Kyiv duy trì nền kinh tế, tờ Financial Times đưa tin ngày 8 tháng 7. Mức thâm hụt có thể dao động từ 8 tỷ đô la đến 19 tỷ đô la vào năm 2026.
[Kyiv Independent: EU mulls creating 100 billion euro fund for Ukraine in next budget, Bloomberg reports]
11. Chính quyền Lukashenko chỉ định tổ chức đối lập lưu vong của Belarus là ‘tổ chức khủng bố’
Hôm Thứ Năm, 10 Tháng Bẩy, Tổng Công Tố Belarus loan báo rằng chính quyền Belarus đã chỉ định Nội các Chuyển tiếp Thống nhất, một chính phủ lưu vong do nhân vật đối lập Sviatlana Tsikhanouskaya lãnh đạo, là một “tổ chức khủng bố”.
Chế độ của nhà độc tài Alexander Lukashenko thường dán nhãn các tổ chức phản đối chính sách của mình là khủng bố hoặc cực đoan để cấm hoạt động của họ.
Theo quyết định của văn phòng công tố, các chi nhánh của nội các cũng bị coi là khủng bố và các hoạt động của tổ chức này sau đó đã bị cấm tại Belarus.
Nội các Chuyển tiếp Thống nhất, trước đây bị Minsk coi là “cực đoan” vào năm 2022, là một chính phủ đối lập lưu vong được thành lập vào ngày 9 tháng 8 năm 2022, nhằm thách thức sự cai trị của Lukashenko. Dưới sự lãnh đạo của Tsikhanouskaya, chính phủ này đặt mục tiêu đoàn kết các lực lượng dân chủ và thúc đẩy một quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình tại Belarus.
Tsikhanouskaya trở thành ứng cử viên phe đối lập vào năm 2020 sau khi chồng bà là Siarhei Tsikhanouski bị bắt, nhưng đã buộc phải lưu vong sau khi Lukashenko tuyên bố chiến thắng trong sự kiện được coi là gian lận bầu cử quy mô lớn.
Siarhei Tsikhanouski đã bị kết án 18 năm tù vì những cáo buộc có động cơ chính trị, nhưng ông đã được trả tự do vào ngày 21 tháng 6 năm nay sau khi Lukashenko gặp Đặc phái viên Hoa Kỳ về Ukraine, Keith Kellogg, tại Minsk.
Lukashenko, nắm quyền từ năm 1994, là đồng minh thân cận của Putin và đã cho phép Nga sử dụng lãnh thổ Belarus cho các hoạt động quân sự chống lại Ukraine.
Nhà độc tài Belarus đã duy trì quyền kiểm soát chặt chẽ đất nước của mình thông qua gian lận bầu cử, giám sát và đàn áp tàn bạo đối với báo chí tự do, xã hội dân sự và phe đối lập chính trị, khiến các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Belarus.
[Kyiv Independent: Lukashenko regime designates exiled Belarusian opposition body as 'terrorist organization']
12. Ukraine cần Kế hoạch Marshall mới, đặc phái viên của Tổng thống Trump Kellogg nói trước Hội nghị Phục hồi
Đặc phái viên Hoa Kỳ về Ukraine Keith Kellogg cho biết như trên trong một cuộc thảo luận mở tại Rôma hôm Thứ Năm, 10 Tháng Bẩy.
Tuyên bố của Kellogg được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị Phục hồi Ukraine tại Rôma, do Ukraine và Ý đồng tổ chức từ ngày 10 đến ngày 11 tháng 7. Đây là sự kiện quốc tế lớn thứ tư tập trung vào việc huy động sự ủng hộ của chính trị và khu vực tư nhân cho công cuộc tái thiết Ukraine.
Kellogg nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái thiết Ukraine và đề cập đến Kế hoạch Marshall, một chương trình viện trợ kinh tế mà Hoa Kỳ cung cấp cho các nước Âu Châu sau Thế chiến thứ II để giúp họ tái thiết nền kinh tế.
Theo Kellogg, một sáng kiến tương tự có thể được phát triển cho Ukraine. Đặc phái viên Hoa Kỳ cho biết điều này sẽ “cực kỳ thách thức” vì tình hình rất phức tạp. Ông nói thêm rằng trước tiên phải đạt được lệnh ngừng bắn, điều này cuối cùng có thể dẫn đến chấm dứt chiến tranh của Nga tại Ukraine.
Nhà ngoại giao lưu ý rằng Ukraine đã đồng ý ngừng bắn, nhưng đó là thỏa thuận đơn phương.
Kellogg cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề trẻ em Ukraine trở về.
Theo ông Kellogg, Tổng thống Mỹ Ông Donald Trump đã trực tiếp nêu vấn đề này với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đồng thời kêu gọi đây là điểm then chốt trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai với Mạc Tư Khoa. Ông Kellogg cho biết thêm rằng phía Nga được tường trình đã đồng ý đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán trong tương lai.
Trước cuộc thảo luận công khai, Kellogg cũng đã gặp Tổng thống Zelenskiy vào ngày 9 tháng 7 trước thềm Hội nghị Phục hồi. Tổng thống mô tả cuộc trò chuyện của họ là “có ý nghĩa” và cho biết cuộc họp tập trung vào việc hỗ trợ vũ khí và trừng phạt.
Hội nghị Phục hồi Chiến tranh khai mạc trong bối cảnh Ukraine tiếp tục phải đối mặt với các cuộc không kích hàng ngày và đẩy lùi các cuộc tấn công trên bộ của Nga trên khắp tiền tuyến. Sự tàn phá này đã gây áp lực to lớn lên nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Tờ Financial Times đưa tin vào ngày 8 tháng 7 rằng Kyiv phải đối mặt với khoản thâm hụt dự kiến từ 8 đến 19 tỷ đô la vào năm 2026, chủ yếu do sự suy giảm viện trợ của Hoa Kỳ và không có đột phá hướng tới lệnh ngừng bắn.
[Kyiv Independent: Ukraine needs new Marshall Plan, Trump's envoy Kellogg says ahead of Recovery Conference]
Iran chán sống: Quyên 40 triệu USD để ám sát TT Trump. TT Merz hào hiệp tặng Patriot cho Ukraine
VietCatholic Media
17:05 11/07/2025
1. Giáo sĩ Iran treo thưởng cho bất kỳ ai ‘mang đầu Tổng thống Trump’ đến cho ông ta
Theo một hãng thông tấn Iran lưu vong, một giáo sĩ Iran đã treo thưởng “cho bất kỳ ai mang đầu của Tổng thống Trump đến”, tiếp nối lời kêu gọi từ một số nhân vật Iran và phương tiện truyền thông nhà nước về việc ám sát tổng thống.
Mansour Emami, một quan chức nhà nước được bổ nhiệm từ tỉnh Tây Azerbaijan, tây bắc Iran, đã treo thưởng hậu hĩnh cho việc ám sát Tổng thống Trump, theo hãng thông tấn nhà nước Hawzah và cơ quan đối lập Iranian International có trụ sở tại Anh.
Newsweek đã liên hệ với Bộ ngoại giao Iran qua email để xin bình luận vào thứ năm.
Trong những tuần gần đây, ít nhất một quan chức cao cấp của Iran đã ban hành một fatwa, hay phán quyết dựa trên luật Hồi giáo, chống lại đảng Cộng hòa và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Fatwa, được công bố bởi một trong những giáo sĩ cao cấp nhất của đất nước, Đại giáo chủ Naser Makarem Shirazi, đã bị Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian hạ thấp tầm quan trọng trong cuộc trò chuyện với cựu người dẫn chương trình Fox News Tucker Carlson hồi đầu tháng này. Tổng thống Iran nói rằng lệnh này “không liên quan gì đến chính phủ Iran hay Lãnh tụ Tối cao”, Đại giáo chủ Ali Khamenei.
Bạo lực leo thang giữa Israel và Iran, hiện được nhiều người gọi là “cuộc chiến 12 ngày”, bùng phát vào tháng trước khi Israel tấn công các cơ sở hạt nhân và quân sự của Iran. Sau đó, Tehran cũng tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Israel.
Tổng thống Trump bật đèn xanh cho các cuộc tấn công của Mỹ vào ba cơ sở hạt nhân của Iran, mà sau đó tổng thống mô tả là đã “xóa sổ” chương trình hạt nhân của Tehran. Nhiều đánh giá khác nhau cho rằng các cơ sở này chịu mức độ thiệt hại khác nhau.
Hoa Kỳ và nhiều đồng minh của Mỹ đã tuyên bố việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được. Trong khi Tehran khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình, các nhà điều tra quốc tế đã phát hiện uranium làm giàu ở mức gần với mức cần thiết cho một vũ khí hạt nhân, và các quan chức Iran đã đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân quốc tế.
Iran hôm thứ Ba cho biết họ không yêu cầu đàm phán với Hoa Kỳ về các thỏa thuận hạt nhân sau khi Tổng thống Trump ám chỉ Tehran đang tìm kiếm một thỏa thuận mới và các cuộc đàm phán đã được “lên lịch”.
Tháng trước, Bộ An ninh Nội địa cho biết Iran “có cam kết lâu dài trong việc tấn công vào các quan chức Chính phủ Hoa Kỳ mà họ coi là chịu trách nhiệm về cái chết của một chỉ huy quân sự Iran bị giết vào Tháng Giêng năm 2020”. Chỉ huy Iran, Thiếu tướng Qasem Soleimani, đã bị ám sát vào đầu năm 2020 trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa do Tổng thống Trump ra lệnh trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Mohammad-Javad Larijani, một phụ tá thân cận của Khamenei, đầu tuần này nói rằng Tổng thống Mỹ “không thể tắm nắng ở Mar-a-Lago nữa”, ám chỉ khu nghỉ dưỡng của Tổng thống Trump ở Florida. “Trong khi ông ấy nằm nghỉ, một máy bay điều khiển từ xa siêu nhỏ có thể nhắm bắn và đâm thẳng vào rốn ông ấy”, Larijani nói trong một lần xuất hiện trên truyền hình nhà nước.
Khi được hỏi về những phát biểu này, Tổng thống Trump trả lời: “Tôi không chắc đó có phải là lời đe dọa hay không, nhưng có lẽ là vậy.”
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Jim Risch, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết hôm thứ Tư: “Việc chính quyền Iran liên tục kêu gọi ám sát Tổng thống Trump là hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Trước khi tái đắc cử vào cuối năm ngoái, Tổng thống Trump đã tuyên bố vào tháng 9 rằng có “những mối đe dọa lớn đến tính mạng của tôi từ phía Iran”, đồng thời nói thêm: “Iran đã có những động thái không hiệu quả, nhưng họ sẽ thử lại”.
Vào tháng 7 năm 2024, CNN đưa tin rằng chính quyền Hoa Kỳ có thông tin cho thấy Iran đã lên kế hoạch ám sát Tổng thống Trump, khiến an ninh xung quanh ứng cử viên tổng thống khi đó được thắt chặt vào mùa hè. Theo báo cáo, không có dấu hiệu nào cho thấy Thomas Matthew Crooks, thanh niên 20 tuổi đã cố gắng ám sát Tổng thống Trump trong tháng đó, có liên quan đến Iran.
Một trang web của Iran tuyên bố đang tiến hành một chiến dịch công khai gây quỹ cho vụ ám sát Tổng thống Trump. Tính đến thứ Năm, trang web này tuyên bố đã quyên góp được hơn 40 triệu đô la.
[Newsweek: Iranian Cleric Offers Reward for Whoever 'Brings the Head of Trump']
2. Những quyết định sai trái của nhà lãnh đạo chính sách Ngũ Giác Đài đã khiến các đồng minh của Hoa Kỳ và chính quyền Tổng thống Trump tức giận
Elbridge Colby đã dành nhiều năm ở Washington để xây dựng tên tuổi là một nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại giàu kinh nghiệm, có tư duy kiềm chế, mong muốn tập trung quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Âu Châu và hướng tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Kể từ khi gia nhập chính quyền Tổng thống Trump thứ hai với tư cách là nhà lãnh đạo chính sách hàng đầu của Ngũ Giác Đài, Colby đã thực hiện một loạt các động thái nhanh như chớp khiến một số bộ phận của Tòa Bạch Ốc bất ngờ và làm thất vọng một số đồng minh nước ngoài của Hoa Kỳ, theo bảy người hiểu rõ tình hình. Tất cả đều được giấu tên để nói chuyện thoải mái về động lực của chính quyền Tổng thống Trump.
Với sự hỗ trợ của một nhóm chuyên gia chính sách và nhân viên được tuyển chọn kỹ lưỡng từ Đồi Capitol, Colby đã đi trước chính quyền trong một số quyết định quan trọng về chính sách đối ngoại.
Ông đã thúc đẩy quyết định tuần trước, được POLITICO đưa tin đầu tiên, với mục đích ngăn chặn các chuyến hàng hỏa tiễn phòng không tới Ukraine, khiến nhiều đồng minh và nhà lập pháp của Tổng thống Trump bất ngờ. Tuần này, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ đảo ngược quyết định tạm dừng các loại vũ khí này, nhưng tuyên bố rằng ông không biết ai đã chấp thuận.
Colby cũng khiến các quan chức cao cấp tại Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia ngạc nhiên vào tháng 6 khi ông quyết định xem xét lại hiệp ước tàu ngầm của Mỹ với Úc và Vương quốc Anh
“ Ông ấy đang làm phật lòng hầu hết mọi người tôi biết trong chính quyền,” một người hiểu rõ tình hình cho biết. “Tất cả họ đều coi ông ấy là người muốn Hoa Kỳ theo chủ nghĩa cô lập và làm ít hơn trên thế giới.”
Và trong các cuộc trò chuyện với những người đồng cấp quốc phòng từ Anh và Nhật Bản trong những tháng gần đây, phong cách tấn công hung hăng của Colby đã gây ra nhiều tranh cãi nghiêm trọng.
Một người hiểu rõ về động thái của chính quyền Tổng thống Trump cho biết: “Về cơ bản, ông ấy đã quyết định rằng mình sẽ là động lực trí tuệ thúc đẩy một loại chủ nghĩa biệt lập mới, tin rằng Hoa Kỳ nên hành động đơn độc hơn, rằng các đồng minh và bạn bè đang gây trở ngại”.
Khi được tờ Politico yêu cầu bình luận, Colby không trả lời.
[Politico: Pentagon policy chief’s rogue decisions have irked US allies and the Trump administration]
3. Đức sẵn sàng mua hệ thống Patriot của Mỹ cho Ukraine, Merz nói
Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết vào ngày 10 tháng 7 rằng Berlin sẵn sàng mua hệ thống phòng không Patriot từ Hoa Kỳ và chuyển giao chúng cho Ukraine trong bối cảnh các cuộc không kích của Nga gia tăng.
Tuyên bố của Merz được đưa ra vài giờ sau một cuộc tấn công quy mô lớn khác của Nga vào Ukraine. Lực lượng Mạc Tư Khoa đã phóng 397 máy bay điều khiển từ xa và 18 hỏa tiễn trong đêm, chủ yếu nhắm vào Kyiv, khiến hai người thiệt mạng và ít nhất 24 người khác bị thương.
Phát biểu tại Hội nghị Phục hồi Ukraine ở Rôma, Merz cho biết tuần trước ông đã yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cung cấp hỏa tiễn Patriot cho Ukraine.
Thủ tướng Đức cho biết: “Chúng tôi cũng chuẩn bị mua thêm hệ thống Patriot từ Hoa Kỳ để cung cấp cho Ukraine”.
Ông nói thêm: “Người Mỹ cần một số thứ này, nhưng họ cũng có rất nhiều thứ này”.
Một ngày trước đó, vào ngày 9 tháng 7, Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông “sẽ xem xét” việc cung cấp thêm một hệ thống Patriot cho Ukraine.
Tờ Wall Street Journal đưa tin Tòa Bạch Ốc đang cân nhắc gửi cho Kyiv một hệ thống hỏa tiễn Patriot trong đợt chuyển giao vũ khí mới lớn đầu tiên của chính quyền kể từ khi nhậm chức vào tháng Giêng.
Theo Axios, Tòa Bạch Ốc đang thảo luận về một thỏa thuận mà theo đó Đức sẽ bán một hệ thống Patriot cho Ukraine, với Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu cùng chia sẻ chi phí. Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết ông hoàn toàn đồng ý với đề xuất đó.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh có một loạt tín hiệu trái ngược nhau từ Washington. Vào ngày 2 tháng 7, Ngũ Giác Đài đã tuyên bố tạm dừng việc cung cấp viện trợ quân sự quan trọng cho Kyiv, bao gồm hỏa tiễn đánh chặn Patriot và đạn dược dẫn đường chính xác.
Sau đó, Tổng thống Trump phủ nhận sự liên quan đến quyết định này và bày tỏ sự thất vọng với Putin vì đã không theo đuổi lệnh ngừng bắn. Tính đến ngày 10 tháng 7, việc vận chuyển ít nhất một số vũ khí đến Ukraine được tường trình đã được nối lại.
Kyiv đã nhiều lần thúc giục các đối tác phương Tây mở rộng phạm vi phòng không khi lực lượng Nga tiếp tục tấn công các thành phố của Ukraine bằng máy bay điều khiển từ xa, hỏa tiễn và bom trên không.
Hệ thống Patriot, với khả năng theo dõi và đánh chặn có độ chính xác cao, là nền tảng của hệ thống phòng không nhiều lớp của Ukraine.
Cho đến nay, Washington đã chuyển giao ba khẩu đội Patriot cho Ukraine, trong khi Đức cũng đã chuyển giao thêm ba khẩu đội nữa. Một liên minh Âu Châu đã đóng góp thêm một khẩu đội, mặc dù không phải tất cả các hệ thống hiện đang hoạt động do phải luân phiên bảo trì.
Nếu được chấp thuận, động thái chuyển giao mới này sẽ đánh dấu gói viện trợ quân sự lớn đầu tiên của Tổng thống Trump cho Ukraine mà không do chính quyền Tổng thống Biden trước đây khởi xướng.
[Kyiv Independent: Germany ready to buy US Patriot systems for Ukraine, Merz says]
4. Pence: ‘Những tiếng nói theo chủ nghĩa biệt lập’ có thể đã mất đi vị thế với Tổng thống Trump sau vụ Iran
Hôm Thứ Năm, 10 Tháng Bẩy, Cựu Phó Tổng thống Mike Pence cho biết rằng những người theo chủ nghĩa biệt lập trong chính quyền Tổng thống Trump “có thể đã mất đi một số chỗ đứng trong suy nghĩ của Tổng thống Trump”, đồng thời nói thêm rằng bản thân tổng thống không phải là người theo chủ nghĩa biệt lập và đang tỏ ra cứng rắn hơn đối với việc Putin không sẵn lòng đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Bình luận của Pence được đưa ra vào thời điểm quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, khi sự chia rẽ nội bộ đã trở nên rõ ràng trong liên minh của tổng thống trong vài tuần qua.
Tổng thống Trump, người đã thúc đẩy thương hiệu chính trị của mình trên nền tảng “Nước Mỹ trên hết” và chủ nghĩa biệt lập, đã gây bất ngờ cho cả đồng minh lẫn những người chỉ trích khi cho phép hành động quân sự trực tiếp chống lại Iran và dỡ bỏ các hạn chế viện trợ quân sự cho Ukraine. Những động thái này đã gây lo ngại cho một bộ phận cử tri ủng hộ Tổng thống Trump, những người ủng hộ một vai trò quốc tế hạn chế, đặt ra câu hỏi về định hướng của chính quyền trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ quan trọng năm 2026.
“Thành tích chính sách đối ngoại thành công của Tổng thống Trump xứng đáng được ghi vào sử sách”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao nói với Newsweek hôm thứ Năm. “Ông ấy đã mang lại hòa bình lịch sử trên toàn thế giới, ngay cả ở những khu vực mà hòa bình được tường trình bất khả thi. Tổng thống Trump là bậc thầy về chính sách đối ngoại, và ông ấy không cần Mike Pence phải lên lớp.”
Hôm thứ năm, Pence nói với CNN rằng ông hy vọng Tổng thống Trump “bắt đầu nhận ra” rằng Putin không quan tâm đến việc đàm phán chấm dứt cuộc chiến mà ông đã bắt đầu ở Ukraine.
“Tôi nghĩ điều có thể đã thay đổi là một số tiếng nói theo chủ nghĩa cô lập trong và xung quanh chính quyền này gần đây đã lên án quyết định đúng đắn và dũng cảm của tổng thống khi phát động một cuộc tấn công quân sự chống lại Iran”, Pence nói. “Tôi nghĩ họ có thể đã mất đi một phần vị thế của mình trước tổng thống.”
“ Ông ấy thiên về lãnh đạo. Tôi nghĩ ông ấy hiểu rằng nước Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới tự do”, Pence nói thêm.
Quyết định của Tổng thống Trump trong tuần này về việc đảo ngược lệnh tạm dừng vận chuyển vũ khí tới Ukraine cũng thu hút sự chú ý của cựu phó tổng thống.
Pence cho biết: “Mặc dù tôi đã bày tỏ lo ngại trong 100 ngày đầu tiên về hy vọng và mong muốn liên tục của tổng thống về một giải pháp đàm phán, nhưng tôi hoan nghênh các quyết định của ông trong tuần này và lời lẽ của ông”.
Động thái của Tổng thống Trump, diễn ra sau nhiều tuần căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, phản ánh sự sẵn lòng của chính quyền trong việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động an ninh ở nước ngoài—khác với sự kiềm chế vốn là đặc điểm của phần lớn chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump.
Điều đó bao gồm một quyết định bị chỉ trích bởi các thành viên của cả hai đảng Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ trực tiếp tham gia quân sự vào Iran để mang lại lợi ích cho Israel.
Các cuộc không kích ở Iran đã ngay lập tức gây ra tranh cãi trong giới Cộng hòa, đặc biệt là trong số những người tạo nên cốt lõi của liên minh “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump. Một số nhân vật nổi bật đã công khai kêu gọi tổng thống không can dự vào một cuộc xung đột khác ở Trung Đông, vì lo ngại những rắc rối trong quá khứ sẽ lặp lại.
Một số bộ phận trong nhóm ủng hộ cốt lõi của Tổng thống Trump bày tỏ lo ngại về nguy cơ Mỹ tiếp tục can thiệp quân sự ở nước ngoài sau các cuộc tấn công Iran. Những người ủng hộ này, nhiều người trong số họ đóng vai trò then chốt trong nỗ lực tranh cử của Tổng thống Trump, lập luận rằng việc gia tăng can thiệp ở nước ngoài thể hiện sự thay đổi trong lời hứa của chính quyền về việc chấm dứt “chiến tranh vĩnh viễn” và tránh các cuộc giao tranh quân sự mới.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn tiếp tục các cuộc tấn công và sau đó bày tỏ sự cởi mở về việc hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, cho thấy sự thay đổi so với học thuyết không can thiệp nghiêm ngặt hơn.
Đồng thời, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã phản ứng với những động thái chính sách đối ngoại này bằng cách xem xét thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga và đặt câu hỏi về thẩm quyền của nhánh hành pháp trong việc thực hiện hành động quân sự mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.
[Newsweek: 'Isolationist Voices' Might Have Lost Footing With Trump After Iran: Pence]
5. Tổng thống Zelenskiy kêu gọi hỗ trợ Ukraine theo ‘kiểu Kế hoạch Marshall’ tại Hội nghị Phục hồi ở Rôma
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi một chiến lược tái thiết theo kiểu Kế hoạch Marshall để giúp Ukraine phục hồi sau cuộc chiến toàn diện của Nga trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Phục hồi Ukraine ở Rôma vào ngày 10 tháng 7.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Zelenska và Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska đã đến tham dự sự kiện kéo dài hai ngày, tập trung vào việc huy động sự ủng hộ của chính trị và khu vực tư nhân cho công cuộc tái thiết Ukraine. Ba hội nghị trước đã diễn ra tại Lugano, Luân Đôn và Berlin.
“Chúng ta cần một đường lối theo phong cách Kế hoạch Marshall và chúng ta nên cùng nhau phát triển nó”, Tổng thống Zelenskiy phát biểu với đại diện của các chính phủ, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp tụ họp tại Rôma.
Kế hoạch Marshall là chương trình viện trợ kinh tế mà Hoa Kỳ cung cấp cho các nước Âu Châu sau Thế chiến thứ II để giúp họ xây dựng lại nền kinh tế.
“Tái thiết Ukraine không chỉ là chuyện của đất nước chúng ta. Nó còn liên quan đến đất nước, công ty, công nghệ và việc làm của các bạn nữa,” Tổng thống Zelenskiy nói.
So sánh với các liên minh quốc tế hiện có đang hỗ trợ nỗ lực quân sự của Kyiv, ông kêu gọi các đối tác quốc tế thành lập một liên minh phục hồi và giúp Ukraine tái thiết theo đường lối có hệ thống.
“Cách chúng ta tái thiết đất nước cũng có thể hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp của các bạn. Và tôi đề nghị các bạn ủng hộ liên minh phục hồi và giúp xác định các cơ chế tài chính cụ thể.”
Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh rằng Kyiv chỉ hoan nghênh “những đối tác thực sự” trong sáng kiến này, “những người không giúp Nga tiếp tục cuộc chiến này”.
[Kyiv Independent: Zelensky urges 'Marshall Plan-style' support for Ukraine at Recovery Conference in Rome]
6. Rubio chỉ trích Nga vì “thiếu tiến triển” trong việc hướng tới hòa bình ở Ukraine
Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết ông “đồng tình” với “sự thất vọng và chán nản của Tổng thống Trump về việc thiếu tiến triển” trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh của Nga với Ukraine trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm thứ Năm.
Ông Rubio đã gặp người đồng cấp Nga bên lề Diễn đàn Khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN tại Malaysia hôm thứ Năm. Cuộc trò chuyện trực tiếp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Moskva, khi quyết tâm tiếp tục cuộc chiến với Ukraine của Điện Cẩm Linh đã cản trở nỗ lực hòa giải của Tổng thống Trump - một kỳ tích mà ông đã hứa sẽ nhanh chóng thực hiện ngay khi nhậm chức.
“Chiến lược của chúng tôi là tiếp tục thu hút tất cả các bên liên quan vào việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột này,” Rubio nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với Lavrov. “Chúng tôi sẽ tham gia bất cứ khi nào có cơ hội, như chúng tôi đã làm hôm nay. Tôi đồng tình với những gì tổng thống đã nói - cả sự chán nản lẫn thất vọng trước việc thiếu tiến triển.”
Tổng thống Trump dường như ngày càng tức giận với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin trong những ngày gần đây, khi ông nói rằng ông không biết liệu mình có thể chấm dứt chiến tranh hay không sau khi gọi điện cho Putin mà “không đạt được tiến triển” nào hướng tới hòa bình.
Sau khi tỏ ra ngày càng liên kết với Putin khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Trump đã thay đổi thái độ sau cuộc gọi gần đây nhất của họ, chỉ trích người đồng cấp Nga trong cuộc họp Nội các hôm thứ Ba vì đã nói “những lời nhảm nhí” về Hoa Kỳ.
Trong cùng cuộc họp, Tổng thống Trump cho biết ông “rất mạnh mẽ” cân nhắc việc ủng hộ dự luật áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga nhằm gây áp lực buộc Mạc Tư Khoa phải tuân theo.
Bình luận của Rubio cũng được đưa ra khi chính quyền Tổng thống Trump nối lại việc vận chuyển vũ khí tới Ukraine sau một thời gian tạm dừng ngắn vì lo ngại về kho vũ khí của Hoa Kỳ đang ở mức thấp.
Trong khi đó, Nga vẫn tiếp tục tấn công Ukraine, giáng đòn mạnh vào nước này bằng cuộc tấn công kéo dài gần 10 giờ vào đêm thứ Tư trong một cuộc tấn công mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gọi là “hành động leo thang khủng bố rõ ràng của Nga”.
[Politico: Rubio slams Russia over 'lack of progress' toward peace in Ukraine]
7. Hoa Kỳ xác nhận Tổng thống Trump đã ra lệnh nối lại các chuyến hàng viện trợ quân sự cho Ukraine
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra lệnh tiếp tục vận chuyển viện trợ quân sự cho Ukraine sau một thời gian tạm dừng ngắn ngủi vào đầu tháng này, Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao xác nhận hôm Thứ Năm, 10 Tháng Bẩy.
“Tất nhiên, chúng tôi đã nối lại việc vận chuyển hàng hóa đến Ukraine. Tổng thống đã lên tiếng về vấn đề này”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce phát biểu trong cuộc họp báo.
Tuyên bố này được đưa ra sau nhiều ngày gây hoang mang và phản ứng dữ dội sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth được tường trình đã ra lệnh tạm dừng việc cung cấp vũ khí của Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 7 mà không thông báo cho Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao hoặc các đồng minh của Hoa Kỳ.
Bruce nhấn mạnh rằng việc tạm dừng không nên được coi là một sự thay đổi chính sách.
“Chúng tôi vẫn là những người ủng hộ Ukraine lớn nhất,” bà nói. “Chúng tôi quan tâm đến những người dân đó. Chúng tôi quan tâm đến việc bảo đảm họ có được những gì họ cần.”
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt nói với CNN rằng quyết định tạm dừng các chuyến hàng được đưa ra sau cuộc đánh giá của Ngũ Giác Đài “nhằm bảo đảm mọi hỗ trợ dành cho tất cả các quốc gia nước ngoài đều phù hợp với lợi ích của Mỹ”.
Theo CNN, ngay sau khi biết về lệnh tạm dừng vào tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ đã ra lệnh cho Hegseth nối lại ngay việc cung cấp cho Ukraine một số vũ khí, cụ thể là hỏa tiễn đánh chặn Patriot.
Ban đầu, Tổng thống Trump công khai phủ nhận việc tạm dừng vào ngày 4 tháng 7 và tuyên bố Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngũ Giác Đài sau đó đã ra tuyên bố vào ngày 7 tháng 7 xác nhận việc tạm dừng.
“Theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, Bộ Quốc phòng sẽ gửi thêm vũ khí phòng thủ tới Ukraine để bảo đảm người Ukraine có thể tự vệ trong khi chúng tôi nỗ lực bảo vệ hòa bình lâu dài và bảo đảm việc giết chóc chấm dứt”, tuyên bố viết.
Việc đình chỉ ảnh hưởng đến một gói viện trợ lớn bao gồm hỏa tiễn đánh chặn Patriot, đạn pháo 155 ly, hỏa tiễn Hellfire và các loại đạn dược quan trọng khác. Một số thiết bị đã đến Ba Lan và đang trên đường đến Kyiv khi lệnh tạm dừng có hiệu lực, theo NBC News.
Sự chậm trễ diễn ra khi lực lượng Mạc Tư Khoa tăng cường các cuộc tấn công trên không vào Ukraine, gây thêm áp lực cho kho dự trữ phòng không của Ukraine. Nga đã phát động cuộc tấn công dữ dội nhất vào Ukraine vào ngày 9 tháng 7, phóng hơn 740 máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn.
[Kyiv Independent: US confirms Trump ordered resumption of Ukraine military aid shipments]
8. Merz khuyên Tổng thống Trump nên hợp tác với Âu Châu về vấn đề Ukraine
Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sát cánh cùng Âu Châu trong việc bảo vệ Ukraine và hành động để cung cấp thêm các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn cho quốc gia đang gặp khó khăn này.
“Hãy ở lại với chúng tôi và ở lại với người Âu Châu,” Merz phát biểu tại hội nghị phục hồi Ukraine ở Rôma. “Chúng tôi đang tìm kiếm một trật tự chính trị ổn định trên thế giới này. Hãy ở lại với chúng tôi bên này và trên trang sử chung này của chúng ta.”
Sự sẵn lòng tiếp tục hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine của Tổng thống Trump đã bị đặt dấu hỏi trong những tuần và tháng gần đây, đặc biệt là khi chính quyền của ông do dự trong việc ủng hộ một dự luật trừng phạt mới đáng kể nhắm vào Nga đang được Thượng viện Hoa Kỳ xem xét. Đầu tháng 7, Ngũ Giác Đài đã dừng vận chuyển một số hỏa tiễn phòng không và các loại đạn dược chính xác khác cho Ukraine.
Tuy nhiên, tuần này, các lãnh đạo Thượng viện cho biết Tổng thống Trump đã sẵn sàng ủng hộ gói trừng phạt và Hoa Kỳ đã nối lại việc tạm dừng chuyển giao vũ khí. Điều này đã làm dấy lên hy vọng ở Âu Châu rằng chính quyền Tổng thống Trump đã chuyển hướng trong việc hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh Nga đang leo thang các cuộc không kích vào quốc gia đang gặp khó khăn này. Tuy nhiên, bất chấp sự thay đổi gần đây, các đồng minh Âu Châu của Ukraine vẫn lo ngại rằng sự ủng hộ của Tổng thống Trump còn mong manh.
Hôm thứ Năm, Merz nhấn mạnh nhu cầu tăng cường khả năng phòng không của Ukraine thông qua hợp tác với Hoa Kỳ bằng cách cung cấp cho Kyiv các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot bổ sung của Hoa Kỳ, được sử dụng để bắn hạ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga.
“Tôi đang liên lạc chặt chẽ với chính phủ Hoa Kỳ và Tổng thống Trump về vấn đề này”, Merz nói. “Chúng tôi cũng chuẩn bị mua thêm các hệ thống Patriot từ Hoa Kỳ để cung cấp cho Ukraine.”
Merz cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Trump về Patriots vào thứ Năm tuần trước và yêu cầu tổng thống “chuyển giao những hệ thống này”. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ “cần một số hệ thống trong số đó, nhưng họ cũng có rất nhiều và các bộ trưởng quốc phòng hiện đang đàm phán xem có nên chuyển giao chúng hay không. Quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.”
Merz cũng chỉ trích Slovakia và thủ tướng nước này vì đã trì hoãn việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga. Dưới thời Thủ tướng Robert Fico, người xuất thân từ đảng Smer cánh tả-dân túy của nước này, Slovakia, thành viên Liên Hiệp Âu Châu và NATO, đã phá vỡ quan hệ với các đồng minh phương Tây về vấn đề Ukraine, bao gồm cả việc ngừng viện trợ quân sự cho Kyiv trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xâm lược.
“Tôi khẩn thiết yêu cầu Slovakia và thủ tướng nước này từ bỏ sự kháng cự và mở đường” cho gói trừng phạt, Merz nói. Thủ tướng cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Đức đối với con đường gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine.
Fico đã phản hồi bài phát biểu của Merz: “Chúng tôi từ chối đàm phán dưới áp lực của những lời lẽ mạnh mẽ.” Thủ tướng Slovakia nhấn mạnh rằng đất nước ông sẽ cần nguồn cung cấp khí đốt giá cả phải chăng và đủ dùng sau năm 2028, vì nước ông vẫn đang nhập khẩu khí đốt từ Nga. “Đức cũng sẽ đấu tranh để có được điều tương tự”, ông nói thêm.
Fico cũng cho biết ông sẵn sàng gặp Merz để thảo luận thêm về vấn đề này.
Hội nghị phục hồi Ukraine tuần này tại Rôma đã thu hút các nhà lãnh đạo quốc tế đưa ra cam kết về công cuộc tái thiết đất nước đang gặp khó khăn này.
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã công bố thành lập Quỹ chủ chốt Âu Châu nhằm tái thiết Ukraine tại hội nghị hôm thứ năm.
[Politico: Merz tells Trump to stick with Europeans on Ukraine]
9. Tổng thống Zelenskiy cân nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho vị trí đại sứ tại Hoa Kỳ
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đang cân nhắc việc bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov làm đại sứ tiếp theo của Ukraine tại Hoa Kỳ, ông tuyên bố vào ngày 10 tháng 7 trong một cuộc họp báo tại Rôma.
Tổng thống Zelenskiy đã xác nhận kế hoạch thay thế đại sứ hiện tại của Ukraine tại Washington, Oksana Markarova, người đã giữ chức vụ này kể từ năm 2021.
Ông cho biết ông sẽ quyết định ai sẽ thay thế bà “trong tương lai gần”.
“Chúng ta cần một người làm đại sứ tại Hoa Kỳ phải mạnh mẽ và đặt mình vào bối cảnh của điều quan trọng nhất, trong bối cảnh củng cố Ukraine — trước hết là thông qua vũ khí. Do đó, một trong những ý tưởng của tôi là người đó có thể là Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine,” Tổng thống Zelenskiy nói.
Tuyên bố của tổng thống được đưa ra vài ngày sau khi Bloomberg đưa tin rằng Umerov có tên trong danh sách ứng cử viên của Kyiv cho vị trí đại sứ tại Hoa Kỳ cùng với Thủ tướng Denys Shmyhal, Phó Thủ tướng Olha Stefanishyna và Bộ trưởng Năng lượng Herman Halushchenko.
Một nguồn tin thân cận với vấn đề này nói với tờ Kyiv Independent vào ngày 7 tháng 7 rằng khả năng bổ nhiệm đại sứ mới đã được thảo luận trong cuộc điện đàm gần đây giữa Tổng thống Zelenskiy và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Theo nguồn tin, Kyiv đã nêu vấn đề này, cho rằng sự thay đổi này có thể “hữu ích cho cả hai bên”, đồng thời nói thêm rằng có nhiều “ứng cử viên sáng giá” đang tranh cử.
“Tôi rất biết ơn Oksana Markarova,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Tôi không thể nói trước được công việc của cô ấy sẽ tiếp tục như thế nào, phần lớn phụ thuộc vào cô ấy... Tôi muốn cô ấy tiếp tục làm việc ở Ukraine.”
Giữa lúc ngày càng có nhiều đồn đoán về việc cải tổ chính phủ, Tổng thống Zelenskiy vẫn không loại trừ khả năng thay đổi bộ trưởng nếu Umerov được bổ nhiệm làm đại sứ.
“ Nếu tôi quyết định Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov sẽ đại diện cho Ukraine tại Hoa Kỳ, đại sứ chủ chốt của chúng tôi, điều đó sẽ dẫn đến một cuộc cải tổ nghiêm trọng trong chính phủ Ukraine”.
Umerov được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine vào tháng 9 năm 2023. Trước đó, ông là thành viên quốc hội, đứng đầu Quỹ Tài sản Nhà nước và là thành viên phái đoàn Ukraine tham gia đàm phán với Nga khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào năm 2022.
Khi các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa được nối lại vào năm 2025, Umerov đã dẫn đầu phái đoàn Ukraine trong hai vòng đàm phán.
Trong các cuộc thăm dò ý kiến, người ta nhận thấy Đại sứ hiện tại của Ukraine tại Hoa Kỳ, Oksana Markarova, là một người phụ nữ rất được yêu mến.
Markarova được Bộ Ngoại Giao Ukraine mô tả là “một trong những đại sứ thành công nhất của chúng tôi”.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Ukraine Andrii Sybiha nói: “Bà ấy cực kỳ hiệu quả và lôi cuốn, nhưng chắc chắn mọi nhà ngoại giao đều có chu kỳ luân phiên”, ông nói. “Tôi có thể xác nhận rằng tầm nhìn của tổng thống Ukraine là thực hiện luân phiên ở tất cả các quốc gia, cả G7 và G20. Trước hết và quan trọng nhất là củng cố các quốc gia này, đặc biệt là đường hướng của Hoa Kỳ”.
Markarova đảm nhiệm vai trò đại sứ của Kyiv tại Washington kể từ tháng 4 năm 2021 và đóng vai trò trung tâm trong việc điều phối hỗ trợ tài chính và quân sự của Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
[Kyiv Independent: Zelensky considers Defense Minister Rustem Umerov for ambassador post in US]
10. Thi thể trong đường hầm buộc phải đóng cửa một phần tuyến tàu điện ngầm Brussels
Theo công ty điều hành giao thông STIB của thành phố, một đoạn của hệ thống tàu điện ngầm Brussels đã phải đóng cửa vào chiều Thứ Năm, 10 Tháng Bẩy, sau khi phát hiện một xác chết trong đường hầm.
Phát ngôn nhân của STIB Laurent Vermeersch cho biết: “Một thi thể được tìm thấy giữa Porte de Hal và Hôtel des Monnaies trước 1 giờ chiều một chút”.
Ông cho biết dịch vụ đã bị tạm dừng trên tuyến 2 và 6 giữa ga Trone và ga Gare du Midi, nhưng phần còn lại của tuyến tàu điện ngầm vẫn hoạt động.
“Bộ Tư pháp và cảnh sát hiện đang điều tra đường hầm để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra. Chừng nào cuộc điều tra còn đang diễn ra, tuyến tàu điện ngầm sẽ bị đình chỉ”, Vermeersch nói thêm.
[Politico: Dead body in tunnel forces partial closure of Brussels metro]
11. Tại sao thái độ của Tổng thống Trump về Ukraine đang thay đổi
Lời cam kết gửi thêm vũ khí cho Kyiv của Tổng thống Donald Trump vài ngày sau khi Ngũ Giác Đài tuyên bố tạm dừng một số chuyến hàng vũ khí của Hoa Kỳ đã làm dấy lên câu hỏi về việc liệu điều này có báo hiệu sự thay đổi rõ ràng trong đường lối của ông đối với cuộc chiến ở Ukraine do Putin khởi xướng hay không.
Tổng thống Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Hai rằng Washington sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine vì “họ phải có được khả năng tự vệ” trước các cuộc tấn công ngày càng tăng của Nga.
Nhưng sau đó Tòa Bạch Ốc và Bộ Quốc phòng xác nhận dừng một số chuyến hàng vũ khí đến Kyiv trong quá trình đánh giá năng lực. Điều này làm dấy lên lo ngại về cam kết của Tổng thống Trump đối với Ukraine, sau khi ông chuyển hướng sang quan hệ tốt hơn với Mạc Tư Khoa kể từ khi ông trở lại Tòa Bạch Ốc.
Một chuyên gia địa chính trị nói với Newsweek rằng bình luận của Tổng thống Trump có thể xuất phát từ sự tức giận vì không thể giải quyết chiến tranh nhanh chóng. Một chuyên gia khác cho biết Tổng thống Trump đang phản đối Ngũ Giác Đài, nơi đã đưa ra quyết định mà không có sự chấp thuận của tổng thống. Người khác lại nói rằng đó là kết quả sau khi Nga tập hợp một số nước tham gia hiệp ước BRICS đưa ra một tuyên cáo sặc mùi chống Mỹ.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài nói với Newsweek rằng Bộ Quốc phòng “sẽ gửi thêm vũ khí phòng thủ tới Ukraine để bảo đảm người Ukraine có thể tự vệ trong khi chúng tôi nỗ lực bảo đảm hòa bình lâu dài”.
Lo ngại về việc kho dự trữ vũ khí của Hoa Kỳ đang suy giảm, Ngũ Giác Đài cho biết họ đã tạm dừng một số chuyến hàng đạn dược chính xác tới Ukraine, bao gồm cả hỏa tiễn phòng không.
Tòa Bạch Ốc xác nhận việc tạm dừng các chuyến hàng vũ khí phòng không và đạn dược chính xác quan trọng, mặc dù sau đó Tổng thống Trump đã phủ nhận điều này. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng người dân Ukraine sẽ dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga, vốn đã gia tăng gần đây.
Vì vậy, sau khi bị chỉ trích vì quá mềm mỏng với Putin, Tổng thống Trump hiện đang bày tỏ sự không hài lòng với nhà lãnh đạo Nga - cả vì ông ta từ chối chấp nhận lệnh ngừng bắn do Hoa Kỳ đề xuất và các cuộc tấn công ngày càng tăng của ông vào cơ sở hạ tầng của Ukraine. Việc cam kết cung cấp vũ khí cho cuộc chiến của Ukraine dường như là giai đoạn mới nhất trong sự thay đổi này.
Ngồi cùng phái đoàn Hoa Kỳ và Israel, Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng ông “không hài lòng” với Putin và rằng Washington sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine vì “họ đang bị tấn công rất dữ dội” sau các cuộc ném bom bằng máy bay điều khiển từ xa vào các thành phố của nước này.
Tổng thống Trump cũng mô tả những tổn thất trên chiến trường và ca ngợi năng lực của mình như một nhà lãnh đạo có thể chấm dứt chiến tranh.
Sự việc này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài xác nhận lệnh ngừng cung cấp một số vũ khí cho Ukraine, nhưng bị Tổng thống Trump phủ nhận.
Sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo vào ngày 3 tháng 7, Tổng thống Trump cho biết ông thất vọng về Putin vì không đạt được tiến triển trong việc chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện.
Tổng thống Trump cũng đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào thứ sáu trong một cuộc điện đàm mà cả hai nhà lãnh đạo đều khen ngợi.
Theo hai nguồn tin được Axios đưa tin, Tổng thống Trump cho biết ông muốn giúp hệ thống phòng không của Ukraine, nhưng Hoa Kỳ đã phải tạm dừng chuyến hàng vũ khí mới nhất để xem xét lại kho dự trữ của mình.
Theo báo cáo của Axios, Tổng thống Trump đã cam kết sẽ gửi 10 hỏa tiễn đánh chặn Patriot và tìm các phương tiện tiếp tế khác.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Trump nhắc lại rằng ông không hài lòng với Putin vì không hợp tác với lệnh ngừng bắn do Washington đề xuất trước các cuộc đàm phán về hòa bình lâu dài hơn và vì đẩy mạnh các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Peter Rough, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Âu Châu và Âu Á thuộc Viện Hudson, cho biết những bình luận của Tổng thống Trump có ý nghĩa quan trọng vì ông đang phản đối quyết định cắt giảm nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine của Bộ Quốc phòng - bao gồm cả hỏa tiễn đánh chặn như Patriot và các hệ thống khác - và khôi phục nguồn cung cấp ít nhất một số loại vũ khí.
Rough nói với Newsweek rằng động thái này không phản ánh sự thay đổi chiến lược của tổng thống, mà đúng hơn là vấn đề thủ tục trong đó Bộ Quốc phòng, và một văn phòng cụ thể, đã đưa ra quyết định mà dường như không có sự chấp thuận của tổng thống, thông báo của quốc hội hoặc sự phối hợp liên ngành.
Ông cho biết: “Theo mọi thông tin, các đối tác và đồng minh cũng không được thông báo trước”.
Phát ngôn nhân chính của Ngũ Giác Đài Sean Parnell cho biết trong một tuyên bố rằng theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, Bộ Quốc phòng sẽ gửi thêm vũ khí phòng thủ tới Ukraine và rằng “khuôn khổ để POTUS đánh giá các chuyến hàng quân sự trên toàn cầu vẫn có hiệu lực và là một phần không thể thiếu trong các ưu tiên quốc phòng của chúng ta theo tinh thần Nước Mỹ trên hết”.
Yuriy Boyechko, giám đốc điều hành và nhà sáng lập của Hope for Ukraine, một tổ chức hỗ trợ các cộng đồng ở tuyến đầu, nói với Newsweek rằng việc tạm dừng vũ khí trước cuộc gọi giữa Tổng thống Trump và Putin là “một bước đi có chủ đích của Tòa Bạch Ốc” nhằm xoa dịu nhà lãnh đạo Nga.
Bằng cách ngăn chặn dòng chảy vũ khí, Tổng thống Trump muốn cho Putin thấy rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng giải giáp Ukraine nếu Putin chỉ cần đồng ý ngừng bắn tạm thời, Boyechko nói. Tuy nhiên, đối với nhà lãnh đạo Nga, sự xoa dịu được coi là dấu hiệu của sự yếu kém, mà ông sẽ sử dụng để gây áp lực mạnh hơn với những người mà ông đang đàm phán.
Boyechko cho biết thêm rằng khi Putin nói rõ rằng Mạc Tư Khoa sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được các mục tiêu chiến tranh, Tổng thống Trump đã coi đó là “sự thiếu tôn trọng từ Putin”, đó là lý do tại sao Tổng thống Trump nói rằng Ukraine phải có vũ khí phòng thủ.
António Alvarenga, giáo sư chiến lược tại Trường Kinh doanh và Kinh tế Nova, cho biết Tổng thống Trump đã đảo ngược các động thái ủng hộ Putin vào đầu năm nay, bao gồm các cuộc gọi điện thoại và đàm phán hòa bình, hạ thấp sự hỗ trợ của quân đội phương Tây.
Mối quan hệ Tổng thống Trump-Putin đã nguội lạnh, và sự thay đổi này có thể chỉ ra rằng Tổng thống Trump đã thừa nhận rằng chỉ đàm phán thôi sẽ không ngăn cản được Putin và rằng sự hỗ trợ quân sự hữu hình hiện được coi là cần thiết, ông nói với Newsweek.
Alvarenga cho biết: “Mặc dù quan điểm giao dịch điển hình của Tổng thống Trump vẫn có thể được áp dụng, nhưng việc ông tập trung vào việc thể hiện mình là một người đàn ông mạnh mẽ có thể dẫn dắt bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào theo hướng của mình có thể đã đóng một vai trò trong quyết định này”.
Vuk Vuksanovic, cộng sự tại nhóm nghiên cứu LSE IDEAS thuộc Trường Kinh tế Luân Đôn, cho biết những bình luận của Tổng thống Trump rất có thể xuất phát từ sự tức giận về việc không thể giải quyết cuộc chiến tranh Ukraine một cách nhanh chóng như ông nghĩ ban đầu.
Nhưng Nga đã tốn quá nhiều công sức, tiền bạc và máu trong ba năm qua để chấp nhận một lệnh ngừng bắn đơn thuần, và điều này đã dẫn đến “một sự chia rẽ không thể hàn gắn”.
[Newsweek: Why Trump's Attitude on Ukraine Is Changing]
Tình trạng nguy hiểm ở Brussels: Thi thể trong đường hầm xe điện. Phép lạ Thánh Thể ở Regensburg
VietCatholic Media
17:07 11/07/2025
1. Phép lạ Thánh Thể ở REGENSBURG, ĐỨC, 1255
Trong phép lạ Thánh Thể ở Regensburg, một linh mục đã bị tấn công bởi những nghi ngờ liên quan đến Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể trong Thánh Lễ. Vào lúc ngài nâng chén thánh lên, cây thánh giá bằng gỗ phía trên nhà tạm đột nhiên trở nên sống động, và Chúa từ từ đưa tay về phía linh mục, cầm lấy chén thánh từ tay ngài và giơ cao Mình Thánh Chúa để các tín hữu tôn thờ.
Câu chuyện diễn ra như sau: Vào Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 25 tháng 3 năm 1255, một linh mục của giáo xứ Ratisbonne đang mang Thánh Thể đến cho một bệnh nhân hấp hối thì khi vào thành phố, ngài đột nhiên thấy mình đang đứng trước một dòng suối tràn bờ vì một cơn bão bất ngờ. Để mọi người có thể đi từ bờ bên này sang bờ bên kia, họ đã đặt một tấm ván gỗ đơn giản. Khi băng qua, vị linh mục trượt chân và làm rơi bình đựng Mình Thánh đã được truyền phép. Để phạt tạ, vị linh mục, các tín hữu và chính quyền dân sự đã quyết định cùng ngày xây dựng một nhà nguyện tại địa điểm xảy ra tai nạn. Vào ngày 8 tháng 9 năm 1255, Đức Giám Mục Albert đã làm lễ cung hiến nhà nguyện để tôn vinh Đấng Cứu Thế, nơi Thánh Thể được rước long trọng. Từ thời điểm đó, thánh địa bắt đầu được nhiều tín hữu lui tới. Hai năm sau, một biến cố đặc biệt ở thị trấn Regensburg gần đó đã xác nhận sự thánh thiện của nơi này.
Một linh mục đang cử hành Thánh lễ trong nhà nguyện nhỏ, thì ngài bị nghi ngờ về Sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Do đó, ngài đã trì hoãn việc nâng chén thánh và đột nhiên nghe thấy một tiếng động nhẹ phát ra từ bàn thờ. Từ cây thánh giá bằng gỗ phía trên bàn thờ, Chúa từ từ đưa tay về phía linh mục, lấy chén thánh từ tay ngài và đưa Mình Thánh Chúa ra để các tín hữu tôn thờ. Linh mục, ăn năn, quỳ xuống và cầu xin sự tha thứ vì đã nghi ngờ. Chúa trả lại chén thánh cho ngài như một dấu hiệu của sự tha thứ. Cây thánh giá kỳ diệu vẫn được bảo tồn cho đến nay, nhiều tín hữu vẫn đến nơi này hàng năm để hành hương.
2. Thi thể trong đường hầm buộc phải đóng cửa một phần tuyến tàu điện ngầm Brussels
Theo công ty điều hành giao thông STIB của thành phố, một đoạn của hệ thống tàu điện ngầm Brussels đã phải đóng cửa vào chiều Thứ Năm, 10 Tháng Bẩy, sau khi phát hiện một xác chết trong đường hầm.
Phát ngôn nhân của STIB Laurent Vermeersch cho biết: “Một thi thể được tìm thấy giữa Porte de Hal và Hôtel des Monnaies trước 1 giờ chiều một chút”.
Ông cho biết dịch vụ đã bị tạm dừng trên tuyến 2 và 6 giữa ga Trone và ga Gare du Midi, nhưng phần còn lại của tuyến tàu điện ngầm vẫn hoạt động.
“Bộ Tư pháp và cảnh sát hiện đang điều tra đường hầm để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra. Chừng nào cuộc điều tra còn đang diễn ra, tuyến tàu điện ngầm sẽ bị đình chỉ”, Vermeersch nói thêm.
[Politico: Dead body in tunnel forces partial closure of Brussels metro]
3. Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi chuyến thăm của Đức Thánh Cha Lêô
Các tín hữu Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ đang nóng lòng chờ đợi và chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha Lêô XIV tại nước này và tổ chức các cuộc hành hương đến Nicea, trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay là Iznik.
Đức Cha Martin Kmetec, Tổng giám mục Giáo phận Smirne, và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố như trên với hãng tin Fides của Bộ Loan báo Tin mừng, trước tin Đức Thánh Cha Lêô XIV có thể viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng Mười Một năm nay, nhân dịp kỷ niệm 1.700 năm Công đồng Nicea, nhóm vào năm 325.
Đức Tổng Giám Mục Kmetec nói: “Dịp kỷ niệm 1.700 năm này rất được cộng đồng Kitô tại Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm và thúc đẩy chúng tôi đào sâu lịch sử Giáo hội tại lãnh thổ này. Ngày nay, chúng tôi suy tư về kho tàng đức tin chúng tôi đã nhận lãnh từ Công đồng Nicea, học hỏi về bảo tồn và sống trong cuộc sống hằng ngày”.
Giáo Hội Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ là một cộng đoàn rất nhỏ bé, chỉ có khoảng 60.000 người, tương đương với 0,007% dân số Thổ, với đại đa số là tín hữu Hồi giáo.
Theo báo chí, cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Lêô có thể sẽ diễn ra vào khoảng ngày 30 tháng Mười Một năm nay, nhân lễ kính thánh Anrê tông đồ, bổn mạng của Giáo hội Chính thống Constantinople. Hồi tháng Hai năm nay, một phái đoàn của Tòa Thánh đã đến Thổ Nhĩ Kỳ để chuẩn bi cho chuyến đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng rồi ngài bị bệnh và qua đời. Đức Tổng Giám Mục Kmetec nói: “Giờ đây, chúng tôi hết lòng mong đợi Đức Giáo Hoàng Lêô XIV có thể đến Thổ Nhĩ Kỳ này: chúng tôi tin tưởng, và có những dấu hiệu tích cực, chứng tỏ dự án đang tiến hành tốt đẹp”.
Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng: “Nếu Đức Giáo Hoàng Lêô đến Thổ Nhĩ Kỳ thì đây sẽ là cuộc tông du đầu tiên của ngài ở nước ngoài và cũng là đặc ân cho chúng tôi: một biến cố lớn cho cả nước, và cả Toà Thượng phụ Chính thống Constantinople. Điều mà Đức Thánh Cha Lêô gây ấn tượng mạnh nơi chúng tôi là lời chào đầu tiên của ngài: “hòa bình cho anh chị em”. Ngài chúc chúng tôi và sẽ mang hòa bình cho chúng tôi, là hồng ân của Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng tôi tin là ngài sẽ chú ý đến mọi thực tại của thế giới, sẽ mang lời hòa bình đến trong một thế giới bị xâu xé. Chúng tôi cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh an ủi và soi sáng Đức Thánh Cha Lêô, như người cha, người hướng đạo và nâng đỡ chúng tôi, là một cộng đoàn bé nhỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cho Giáo hội hoàn vũ”.
4. Tỷ lệ Công Giáo tại Thụy Điển gia tăng
Đa số dân Thụy Điển là tín hữu Tin lành Luther, vốn là quốc giáo, nhưng từ nhiều năm nay, tỷ lệ tín hữu của Giáo hội này ngày càng suy giảm, mỗi năm giảm 1%, trong khi số tín hữu Công Giáo tại đây tiếp tục gia tăng.
Theo tin mới nhất, một trong những nhà thờ Tin lành Luther lớn nhất ở thủ đô Stockholm nay trở thành Công Giáo. Đó là nhà thờ thánh Gioan ở khu vực Brunkeberg.
Hãng tin Công Giáo Đức KNA, truyền đi hôm mùng 02 tháng Bảy năm 2025, cho biết nhà thờ thánh Gioan được xây theo kiểu tân gô-tích và có khoảng 900 chỗ ngồi. Từ năm 1978, các tín hữu Công Giáo được phép sử dụng thánh đường này để cử hành thánh lễ.
Khu vực Brunkeberg là nơi đã xảy ra trận chiến quyết định hồi năm 1471 giữa quân Đan Mạch và Thụy Điển, và quân Thụy Điển đã chiến thắng quân của Vua Christian I của nước Đan Mạch. Nay tại thánh đường này, mỗi Chúa nhật có ba thánh lễ được cử hành cho các tín hữu Công Giáo Ba Lan và Ukraine. Trong tương lai sẽ có thêm thánh lễ Công Giáo bằng tiếng Geez của người Eritrea.
Cha Jean-Pascal Lung, Tổng đại diện của Giáo phận Stockholm, mới đây đã đón cuộc viếng thăm của phái đoàn Hiệp hội thánh Bonifacio ở Đức và cho biết cho đến nay, mỗi năm Giáo Hội Công Giáo trả tiền thuê nhà thờ Thánh Gioan là 90.000 Euro, để cử hành thánh lễ. Nay Giáo hội Luther quyết định chuyển quyền sở hữu thánh đường này cho Giáo phận Stockholm của Công Giáo. Tuy nhiên, vì là sở hữu chủ, giáo phận Công Giáo sẽ chịu phí tổn điều hành thánh đường này mỗi năm là 110.000 Euro. Cha Tổng đại diện nói: “Đối với chúng tôi đây là một dấu chỉ đại kết quan trọng”.
Số tín hữu Công Giáo tại Thụy Điển gia tăng do sự nhập cư của các tín hữu nước ngoài, tăng 3% mỗi năm. Cha Lung nhận xét rằng: “Chúng tôi có Giáo hội hoàn vũ tại Thụy Điển này”. Theo con số chính thức, tại đây chỉ có 130.000 tín hữu Công Giáo, tương đương với 1,2% dân số toàn quốc. Tuy nhiên, vì có nhiều người tị nạn không ghi danh là tín hữu Công Giáo do kinh nghiệm tiêu cực với nhà cầm quyền tại quốc gia nguyên quán của họ, nên con số Công Giáo thực sự tại Thụy Điển có thể lên tới 300.000 người.
Giáo phận Stockholm hằng năm được Tổ chức bác ái thánh Bonifacio ở thành phố Paderborn, bắc Đức tài trợ, đặc biệt trong việc xây cất hoặc sửa chữa các thánh đường hoặc tu viện.