Phụng Vụ - Mục Vụ
Một Đấng quyền thế hơn sắp đến
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
01:04 05/12/2023
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG NĂM B : MC 1,1-8
Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa : Trong sách ngôn sứ I-sai-a có chép rằng : Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, để dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa : Hãy dọn sẵn đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.
Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.
Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ông rao giảng rằng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần”
MỘT ĐẤNG QUYỀN THẾ HƠN SẮP ĐẾN
Ngày 24-6-1998, bộ Giáo lý Đức tin đã ra một thông tri, do ĐHY Joseph Ratzinger (Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI tương lai) ký, bàn đến “những khía cạnh đáng tranh cãi trong các tác phẩm của cha Anthony de Mello, dòng Tên” (1931-1987), một tác giả tu đức nổi tiếng người Ấn Độ (Documentation Catholique 2189, 839-844). Trong thông tri có đoạn viết: “Cha de Mello cho thấy cha đánh giá cao Đức Giê-su và tự xưng là “môn đệ” của Người. Nhưng cha xem Người như một tôn sư giữa bao tôn sư khác. Khác biệt duy nhất với mọi người còn lại, theo cha là Đức Giê-su đã “giác ngộ” và tự do hoàn toàn, trong lúc những kẻ khác thì không. Người chẳng được công nhận như Con Thiên Chúa, nhưng chỉ như một vị dạy chúng ta rằng mọi người đều là con Thiên Chúa hết thảy. Các khẳng định của cha về số phận chung quyết của con người cũng gây hoang mang. Có khi cha nói đến việc “hòa tan” mình trong vị Thiên Chúa vô ngã, như muối trong nước. Có khi chính vấn đề số phận sau khi chết được tuyên bố là không quan trọng. Chỉ đời sống hiện tại mới đáng kể thôi...”.
1. Người không chỉ là Tôn sư
Việc chọn lễ Sinh nhật thánh Gio-an Tẩy giả để đưa ra thông tri này thật ý nghĩa, vì trong Tân Ước, trước tất cả mọi người, Gio-an Tẩy giả, vị đại ngôn sứ, bản lề giữa hai Giao ước cũ và mới, đã loan báo một “Đấng quyền thế hơn ông”. Ngược dòng vài khuynh hướng chỉ muốn thấy nơi Đức Giê-su sự phàm hèn và tự hạ của Người, chúng ta suy niệm hôm nay lời loan báo về quyền lực của Người như thế. Phụng vụ Mùa Vọng hướng chúng ta về ngày Giáng sinh trong quá khứ nhưng cũng hướng chúng ta về cuộc Quang lâm của Vua Vũ trụ trong tương lai !
Bao lâu chưa hiểu biết hay kinh nghiệm về “Đấng quyền thế hơn” này, chúng ta sẽ giở Tin Mừng để tìm trong đó nhiều lời khuyên bảo, nhiều quy tắc luân lý, nhiều kinh nghiệm thiêng liêng, thậm chí nhiều chỉ dẫn thực hành…, đang khi các trang này chờ đợi ta để cho ta sự “hiện diện” sống động và tác động của Đức Giê-su, để đặt ta tiếp xúc với Đức Giê-su và để đưa ta vào trong quyền lực rạng rỡ của Người. Có lẽ do một quan niệm thiếu cơ sở thần học về đối thoại tôn giáo, đồng thời do việc khám phá nhiều giá trị tích cực, cao đẹp trong các tôn giáo khác, lắm Ki-tô hữu hôm nay muốn “khiêm tốn” (tưởng để dễ đối thoại) bằng cách giản lược Ki-tô giáo thành một nền luân lý (dẫu là luân lý cao cả : đạo tình thương), hạ Đức Giê-su xuống ngang hàng các vị giáo tổ vốn thuần là những con người, những con người chỉ đường giải thoát (nào đó) chứ không phải là con đường giải thoát và càng không phải là chính ơn giải thoát, những con người chẳng bao giờ tuyên bố: “Ta là Đường, là Sự Sống, là Sự Thật”.
Cha Anthony de Mello, tiêu biểu cho hạng Ki-tô hữu đó, rõ ràng tỏ ra gắn bó cá nhân với Đức Ki-tô, tuyên bố mình là môn đệ của Người (x. tác phẩm Nguồn suối, 13.99), tin vào Người, đích thân gặp gỡ Người, được sự hiện diện của Người biến đổi. Nhưng nhiều khẳng định của cha đã gây bối rối : cha nhắc đến Đức Giê-su như một vị thầy giữa bao vị thầy : “Lão Tử và Socrate, Thích Ca và Giê-su, Zarathoustra và Mahomét” (Một phút khôn ngoan, 13). Theo cha, Đức Giê-su trên thập giá xuất hiện như kẻ đã hoàn toàn tự giải thoát khỏi tất cả : “Tôi thấy đấng chịu đóng đinh bị tước bỏ hết thảy : bị tước bỏ phẩm giá… bị tước bỏ thanh danh… bị tước bỏ mọi nâng đỡ… bị tước bỏ Thiên Chúa của mình… Đang khi dán mắt vào thân thể vô hồn nầy, tôi dần dần hiểu rằng mình đang nhìn biểu tượng của sự giải thoát cao cả và trọn vẹn. Chính vì bị đóng đinh vào thập giá mà Đức Giê-su trở thành hằng sống và tự do… Thế là giờ đây tôi nhìn vẻ uy nghi của con người đã giải thoát mình khỏi tất cả những gì biến chúng ta thành nô lệ, những gì phá hủy hạnh phúc của chúng ta…” (Nguồn suối, 92-93). Đức Giê-su trên thập giá, theo cha, là con người đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc, thành thử Người trở nên biểu tượng của việc giải phóng nội tâm khỏi hết thảy những gì chúng ta đã gắn bó. Nhưng ngoài tính cách con người tự do như thế, Người còn là cái gì hơn nữa chăng? Người là Cứu chúa của chúng ta hay chỉ nhắc chúng ta nghĩ đến một thực tại mầu nhiệm đã cứu rỗi Người? “Lạy Ngài, có bao giờ tôi tiếp xúc được với nguồn suối phát sinh những lời nói và sự khôn ngoan của Ngài?... Có bao giờ tôi tìm được nguồn suối phát sinh đức can đảm của Ngài?” (Nguồn suối, 116). “Khía cạnh đẹp nhất của Đức Giê-su là Người thoải mái với các tội nhân, vì Người hiểu rằng mình chẳng tốt hơn họ gì cả… Điểm khác biệt giữa Đức Giê-su với các tội nhân nằm ở chỗ Người đã giác ngộ còn họ thì không” (Sứ điệp cho một con phượng hoàng coi mình là chú gà tơ, 37)…
2. Người còn thật là Chúa tể
Tin Mừng thật ra mời gọi chúng ta sống một cuộc mạo hiểm hoàn toàn khác với Đức Giê-su. Một hành trình tiến tới sự giải thoát nhờ Người và trong Người. Một tình yêu không chỉ cảm thông mà còn có sức mạnh cứu rỗi, một tình yêu trong ấy có Chúa Cha, có mọi anh chị em, và có sự sống vĩnh cửu đích thực (“Tôi đến để cho họ được sống” : Ga 10,10).
Tất cả những gì thiên hạ có thể nói với ta về Người phải giúp ta đào sâu lời đầu tiên về Người, lời của Gio-an Tẩy giả : “Một Đấng quyền thế hơn tôi đang đến”. Cuộc mạo hiểm của chúng ta với Đức Giê-su bắt đầu khi đối với chúng ta, Đức Giê-su mà Tin Mừng trình bày như một con người nhân bản, thân tình, nói lắm điều tốt đẹp, hay cha de Mello trình bày như một vị thầy đã “giác ngộ” và tự do trọn vẹn, Đức Giê-su ấy trở thành Trung tâm của lịch sử, Trung tâm của thế giới hiện tại và thế giới tương lai, Đấng Cứu chuộc mọi người, Tình yêu cao cả : “Thiên Chúa đã cho ta được biết mầu nhiệm ý muốn của Người… mà Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô, để thực hiện kế hoạch khi thời gian tới hồi viên mãn : đó là quy tụ muôn loài trên trời dưới đất, dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô” (Ep 1,9-10). Người có lẽ đã là bạn, bạn chúng ta. Nhưng Người còn là một Đấng mà chúng ta không thể nào giao tiếp kết liên với, mà chẳng cảm thấy được đón nhận tất cả và chiến thắng tất cả cùng Người, nhờ Người và như Người, Con Thiên Chúa, Thủ lãnh của hoàn vũ, Anh cả của nhân loại : “Chính Con của mình, Thiên Chúa đã không tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta; lẽ nào, cùng với người Con ấy, Người lại chẳng rộng ban mọi sự cho chúng ta?... Trong mọi thử thách, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8,32.37).
Một trong những bài giảng đầu tiên về Đức Giê-su, bài giảng của Phê-rô tại nhà viên bách quản Co-nê-li-ô, cho chúng ta thấy rõ quyền lực của Người : “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa của mọi người. Đức Giê-su ấy, xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong” (Cv 10,36.38). Khi bị trói và bị lôi đến trước Thượng Hội đồng để nghe đặt câu hỏi tóm tắt toàn bộ Tin Mừng Mác-cô : “Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng đáng chúc tụng không?”, Đức Giê-su sẽ trả lời : “Các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng” (14,61-62). Trước đó, trong bữa ăn giã từ, Người đã xác nhận với môn đệ : “Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, anh em nói đúng, quả thật, Thầy là thế” (Ga 13,13). Trước khi về trời, Người còn khẳng định với họ một lần nữa : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18).
“Các ông sẽ thấy…”, “Anh em đang gọi…”. Nếu tất cả tùy thuộc Đức Giê-su, thì trước hết tất cả tùy thuộc cái nhìn của chúng ta về Người. Hành trình Tin Mừng thứ hai mà chúng ta sắp rảo qua theo chân Mác-cô trong năm phụng vụ này, sẽ là một nỗ lực để thấy điều đó. Nỗ lực này phải dẫn chúng ta đến một niềm tin khiến chúng ta hiểu con người được Gio-an Tẩy giả coi như “quyền thế hơn ông”, “làm phép rửa bằng Thần Khí” là “quyền năng của Thiên Chúa” (1Cr 1,24) đến độ nào. Khi những giờ phút khó khăn nổi lên, tư tưởng này có thể đẩy chúng ta về Đức Giê-su với một niềm tin vô biên, vô điều kiện. Đức Giê-su hôm qua, hôm nay và mãi mãi là Đấng Cứu Độ duy nhất. Người phải là Đấng Cứu Độ duy nhất, chúng ta mới làm công việc dọn đường cho Người đến chứ không chỉ nghe lời Người. (Xem Bộ Giáo lý Đức tin, Tuyên ngôn “Dominus Jesus” (Chúa Giê-su) về độc nhất tính và phổ quát tính cứu độ của Đức Giêsu Kitô và của Giáo Hội, ban hành tại Rô- ma ngày 6 tháng 8 năm 2000).
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:22 05/12/2023
8. Nếu chỉ từ bỏ tiền tài thì chưa đủ quý, người ngoại giáo cũng có thể làm như thế; hoàn toàn dâng hiến mình cho Thiên Chúa, cắt đứt ý riêng để theo lệnh, mới là công việc của người tuân theo lời dạy.
(Thánh Hieronymus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày 06/12: Cho trọn kiếp người – Thầy Phanxicô Xavie Cao Văn Trí, C.P
Giáo Hội Năm Châu
02:25 05/12/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su đến ven Biển Hồ Ga-li-lê. Người lên núi và ngồi ở đó. Dân chúng lũ lượt kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành, khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Ít-ra-en.
Đức Giê-su gọi các môn đệ lại mà nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường.” Các môn đệ thưa: “Trong nơi hoang vắng này, chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no?” Đức Giê-su hỏi: “Anh em có mấy cái bánh?” Các ông đáp “Thưa có bảy cái bánh và một ít cá nhỏ.” Bấy giờ, Người truyền cho đám đông ngồi xuống đất. Rồi Người cầm lấy bảy cái bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được bảy thúng đầy.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:27 05/12/2023
19. CHỦ KHÁCH KỲ LẠ
Trong thành Cô Tô có Tương thị là một gia tộc lớn, có một nhi đồng mới tám tuổi muốn tìm thầy nổi tiếng để học.
Gia trưởng đi Quảng Đông mời thi nhân Dương Thiết Nhai, họ Dương thoả thích non nước nói:
- “Ngài có thể tuân theo ba điều kiện của tôi thì tôi sẽ đi dạy cho con trai của ngài, tiền dạy học tôi có thể miễn phí. Một là không hạn định bài vở học trong ngày; hai là cung cấp cho tôi tiền chơi bời; ba là dùng mười biệt thự để cho người nhà ở”.
Tương thị vui vẻ giữ lời hứa.
Dương Thiết Nhai dạy học mười năm, con của họ Tương quả nhiên trở thành người nổi tiếng, chuyện chủ khách kỳ lạ này thật là ngàn năm có một.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 19:
Trong Giáo Hội Công Giáo có rất nhiều sư phụ và học trò nổi tiếng, nhưng thời danh phải nói là phải nói đến một đôi sư phụ và đệ tử rất nổi tiếng vang lừng thế giới, đó là thánh sư phụ Gioan Bos-cô và thánh đệ tử trẻ Đa-minh Sa-vi-ô, hai thầy trò này trở nên nổi tiếng là vì sư phụ có phương pháp dạy đệ tử biết cách rèn luyện để trở nên người kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, là vì đệ tử biết nghe lời và cố gắng thực hành lời thầy dạy...
Thầy đã trở nên nhà mô phạm cho những người làm thầy, trò đã trở nên mẫu gương sáng cho những người học trò, cả hai đã trở thành nhà mô phạm cho nền giáo dục hiện nay.
Đức Chúa Giê-su là sư phụ của chúng ta, mọi vị thầy chân chính trên trần gian đều phải học nơi Ngài sự hiền lành và khiêm tốn, bởi vì làm thầy mà không hiền lành thì học trò chỉ sợ mà không yêu mến, vị thầy không khiêm tốn thì chỉ dạy cho học trò những kiêu ngạo và yêu thích những hư danh mà thôi.
Ông chủ đã nhìn thấy cái tài giỏi nơi thầy nên không từ chối những yêu sách của thầy giáo, dù yêu sách ấy xem ra quá lố; Đức Chúa Giê-su cũng đã nhìn thấy nơi chúng ta những bất toàn để trở nên những học trò thân tín của Ngài, nên đã ban cho chúng ta những ơn đặc biệt trong các bí tích, nhất là bí tich Hoà Giải và Thánh Thể.
Tôi đã làm gì để xứng đáng là học trò ngoan của Ngài?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trong thành Cô Tô có Tương thị là một gia tộc lớn, có một nhi đồng mới tám tuổi muốn tìm thầy nổi tiếng để học.
Gia trưởng đi Quảng Đông mời thi nhân Dương Thiết Nhai, họ Dương thoả thích non nước nói:
- “Ngài có thể tuân theo ba điều kiện của tôi thì tôi sẽ đi dạy cho con trai của ngài, tiền dạy học tôi có thể miễn phí. Một là không hạn định bài vở học trong ngày; hai là cung cấp cho tôi tiền chơi bời; ba là dùng mười biệt thự để cho người nhà ở”.
Tương thị vui vẻ giữ lời hứa.
Dương Thiết Nhai dạy học mười năm, con của họ Tương quả nhiên trở thành người nổi tiếng, chuyện chủ khách kỳ lạ này thật là ngàn năm có một.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 19:
Trong Giáo Hội Công Giáo có rất nhiều sư phụ và học trò nổi tiếng, nhưng thời danh phải nói là phải nói đến một đôi sư phụ và đệ tử rất nổi tiếng vang lừng thế giới, đó là thánh sư phụ Gioan Bos-cô và thánh đệ tử trẻ Đa-minh Sa-vi-ô, hai thầy trò này trở nên nổi tiếng là vì sư phụ có phương pháp dạy đệ tử biết cách rèn luyện để trở nên người kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, là vì đệ tử biết nghe lời và cố gắng thực hành lời thầy dạy...
Thầy đã trở nên nhà mô phạm cho những người làm thầy, trò đã trở nên mẫu gương sáng cho những người học trò, cả hai đã trở thành nhà mô phạm cho nền giáo dục hiện nay.
Đức Chúa Giê-su là sư phụ của chúng ta, mọi vị thầy chân chính trên trần gian đều phải học nơi Ngài sự hiền lành và khiêm tốn, bởi vì làm thầy mà không hiền lành thì học trò chỉ sợ mà không yêu mến, vị thầy không khiêm tốn thì chỉ dạy cho học trò những kiêu ngạo và yêu thích những hư danh mà thôi.
Ông chủ đã nhìn thấy cái tài giỏi nơi thầy nên không từ chối những yêu sách của thầy giáo, dù yêu sách ấy xem ra quá lố; Đức Chúa Giê-su cũng đã nhìn thấy nơi chúng ta những bất toàn để trở nên những học trò thân tín của Ngài, nên đã ban cho chúng ta những ơn đặc biệt trong các bí tích, nhất là bí tich Hoà Giải và Thánh Thể.
Tôi đã làm gì để xứng đáng là học trò ngoan của Ngài?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đến từng chi tiết
Lm. Minh Anh
14:18 05/12/2023
ĐẾN TỪNG CHI TIẾT
“Chúa Giêsu lên núi và ngồi ở đó; dân chúng lũ lượt đến cùng Ngài”.
“Hãy trút mọi lo âu cho Chúa, bạn thuộc về Ngài! Đừng bao giờ nghĩ Ngài bỏ mặc bạn, vì điều đó có nghĩa là, bạn đang ‘đổ tiếng xấu’ cho Ngài. Dù ở trong bóng tối, hãy tin yêu hy vọng; vì ngay trong sự mờ mịt, Ngài vẫn chở che linh hồn bạn đến từng chi tiết!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngay trong sự mờ mịt, Ngài vẫn chở che linh hồn bạn ‘đến từng chi tiết!’”. Những lời của Gioan Thánh Giá trên có thật không? Cả hai bài đọc hôm nay bảo rằng, “Thật!”. Hãy nhìn đoàn người tìm đến Chúa Giêsu! Họ đại diện cho một nhân loại tất tả, phiêu bạt, đói khát, đủ mọi hạng người; một nhân loại tìm kiếm Thiên Chúa.
Matthêu mô tả, “Chúa Giêsu lên núi, ngồi xuống, và dân chúng lũ lượt đến cùng Ngài”. Họ đem theo những kẻ câm, mù, què, liệt và các bệnh tật khác. Ngài không thẩm vấn họ về quá khứ, hoặc lên án họ về tội lỗi họ đã gây ra; Ngài đơn giản cung cấp cho mỗi người những gì họ cần: thị giác, thính giác; người câm được nói, người què nhảy nhót như nai… Và sau đó, Ngài cho họ ăn. Tuyệt vời! Điều Isaia tuyên sấm 800 năm trước về bữa tiệc trên núi Thiên Chúa sẽ thết “muôn dân” - bài đọc hôm nay cho biết - nay ứng nghiệm với Chúa Giêsu khi Ngài nhân lên nhiều lần bánh và cá để đãi ‘hàng ngàn người!’.
Thế nhưng, phép lạ trên núi ngày ấy mới chỉ là khúc dạo đầu cho một phép lạ thậm chí vĩ đại hơn mà Thiên Chúa dự định sẽ thực hiện. Ngài biết cơn đói trong lòng nhân loại là vô cùng, cơn khát trong trái tim nó là vô biên; Ngài cũng biết giới hạn của lương thực vật chất, cả khi nó dồi dào. Vì thế, Ngài sẽ cung cấp những gì nó thực sự cần! Ngài sẽ đãi tiệc “Chiên Thiên Chúa”, tiệc “Đấng xoá tội trần gian” khi Con Một Ngài hạ mình, trở nên của ăn của uống cho nhân loại. Và nó sẽ không còn đói, không còn khát! Ngay hôm nay, mỗi ngày, trên các bàn thờ hoàn vũ, Thiên Chúa tiếp tục thết nhân loại những bữa tiệc Thánh Thể liên lỉ với chính Thịt Máu Con mình. Rõ ràng, Ngài không chỉ quan tâm thể xác con người khi cho nó cái ăn cái mặc, Ngài quan tâm ‘đến từng chi tiết’ linh hồn nó!
Anh Chị em,
“Dân chúng lũ lượt đến cùng Ngài!”. Cuộc đời con người vẫn mãi là một cuộc tìm kiếm Giêsu. Ngài là tâm điểm mọi khát vọng, và chỉ một mình Ngài mới thoả mãn chúng. Những ngày đầu Mùa Vọng, bạn và tôi hãy hình dung trong giây lát về ‘khối nhân loại’ đang vây quanh Ngài trên núi ngày ấy! Và sẽ ý nghĩa hơn, cần kíp hơn, khi chúng ta đặt mình trong chính ‘nhân loại’ đó! Rồi như thể đám đông biến mất để bạn ở lại một mình với Chúa Giêsu, Ngài đang nhìn vào mắt bạn với tất cả trìu mến yêu thương. Ngài đang hỏi mỗi người chúng ta rằng, “Con tìm gì?”, “Con mắc bệnh gì?” mặc dù Ngài biết tỏng chúng ta ‘đến từng chi tiết’. Hãy nói với Ngài ‘tử huyệt’ của bạn, ‘gót Achilles’ của bạn; phần xác, phần hồn! Đó có thể là những tội lỗi đang chia cắt chúng ta với Chúa, với anh chị em mà chúng ta muốn vượt thắng trong mùa hồng phúc này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Đấng con tìm, cũng là Đấng kiếm tìm con. Đừng để con ‘đổ tiếng xấu’ cho Chúa vì con tin, Chúa không bao giờ bỏ con, nhưng chăm bẵm con ‘đến từng chi tiết!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hội Thế Giới về Khí Hậu : Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar kêu gọi hành động khẩn cấp như lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thanh Quảng sdb
00:57 05/12/2023
Đại Hội Thế Giới về Khí Hậu (COP28): Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SECAM) kêu gọi hành động khẩn cấp như lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đại Hội Thế Giới về Khí Hậu diễn ra tại Dubai, đại diện của Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar kêu gọi các đại biểu hành động theo hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô về khí hậu, nhấn mạnh vai tới trò của Giáo hội trong việc xây dựng công lý.
(Tin Vatican - Francesca Merlo và Marine Henriot)
Kỳ vọng của SECAM (Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar) đối với COP28 là một khẩn thiết phù hợp với “khuyến nghị của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn mới Laudate Deum, vì không có hành động nào được thực hành sau Đại hội COP27”.
Trao đổi với nữ ký giả Marine Henriot ở Dubai, Linh mục Jean Germain Rajoelison, Phó Tổng thứ ký hai phụ của Ủy ban Công lý, Hòa bình và Phát triển của SECAM, nhấn mạnh nhu cầu quan trọng về thành quả thiết thực của Hội nghị này.
Đối với các nạn nhân của biến đổi khí hậu
Cha nhấn mạnh, một trong những lĩnh vực cần hành động ngay lập tức là giảm bớt lượng khí thải carbon, đặc biệt đối với các khu vực dễ bị tổn thương như Madagascar.
Cha lưu ý: “Madagascar, đặc biệt là ở miền nam, là nạn nhân của hạn hán và chúng ta cần cứu vãn thảm trạng này”.
Cha Rajoelison đã thu hút sự chú ý về nỗ lực cố gắng của một số quốc gia phát triển, vốn đã thể hiện sự quảng đại hỗ trợ các quốc gia nghèo, nhấn mạnh đến khái niệm quân bình về khí hậu.
Cha Rajoelison nói: “Đối với chúng tôi, sự quân bình khí hậu là quan trọng. “Chúng ta phải quan tâm đến những nạn nhân của sự biến đổi khí hậu.”
Cha kêu gọi điều này phải được thực hiện, đồng thời lặp lại những cảm xúc của Đức Thánh Cha Phanxicô về một cuộc tái hoàn sinh, một sự thay đổi hành động và não trạng suy tư.
Vai trò của Giáo hội

Cha Rajoelison tiếp tục nhấn mạnh về vai trò quan trọng của Giáo hội trong việc vận động cho những nạn nhân không có tiếng nói của sự biến đổi khí hậu.
Ngài nhấn mạnh: “Chúng tôi, cùng với các hội nghị khu vực ở Châu Phi và các tín hữu cam kết, đang tích cực tham gia vào việc nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này”, cha nhấn mạnh, đồng thời củng cố sự cam kết của Giáo hội trong việc thúc đẩy nhân quyền và xóa đói giảm nghèo.
Cha Rajoelison nhấn mạnh: “Giáo Hội Công Giáo, thông qua Ủy ban Công lý và Hòa bình, là tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng!”
Cha nhấn mạnh đến những nỗ lực hợp tác với cả các tổ chức Công Giáo và các tổ chức phi chính phủ để truyền đạt hiệu năng thông điệp của Giáo hội và chống lại sự chênh lệch xã hội.
Khi được hỏi về nỗ lực của Châu Phi tại COP28, cha Rajoelison bày tỏ sự lạc quan mà nhấn mạnh rằng “các nước châu Phi thể hiện tình đoàn kết với nhau để thiết lập một thế giới mới ở châu Phi, nơi công lý, hòa bình và tình huynh đệ được ngự trị”.

Đại Hội Thế Giới về Khí Hậu diễn ra tại Dubai, đại diện của Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar kêu gọi các đại biểu hành động theo hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô về khí hậu, nhấn mạnh vai tới trò của Giáo hội trong việc xây dựng công lý.
(Tin Vatican - Francesca Merlo và Marine Henriot)
Kỳ vọng của SECAM (Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar) đối với COP28 là một khẩn thiết phù hợp với “khuyến nghị của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn mới Laudate Deum, vì không có hành động nào được thực hành sau Đại hội COP27”.
Trao đổi với nữ ký giả Marine Henriot ở Dubai, Linh mục Jean Germain Rajoelison, Phó Tổng thứ ký hai phụ của Ủy ban Công lý, Hòa bình và Phát triển của SECAM, nhấn mạnh nhu cầu quan trọng về thành quả thiết thực của Hội nghị này.
Đối với các nạn nhân của biến đổi khí hậu
Cha nhấn mạnh, một trong những lĩnh vực cần hành động ngay lập tức là giảm bớt lượng khí thải carbon, đặc biệt đối với các khu vực dễ bị tổn thương như Madagascar.
Cha lưu ý: “Madagascar, đặc biệt là ở miền nam, là nạn nhân của hạn hán và chúng ta cần cứu vãn thảm trạng này”.
Cha Rajoelison đã thu hút sự chú ý về nỗ lực cố gắng của một số quốc gia phát triển, vốn đã thể hiện sự quảng đại hỗ trợ các quốc gia nghèo, nhấn mạnh đến khái niệm quân bình về khí hậu.
Cha Rajoelison nói: “Đối với chúng tôi, sự quân bình khí hậu là quan trọng. “Chúng ta phải quan tâm đến những nạn nhân của sự biến đổi khí hậu.”
Cha kêu gọi điều này phải được thực hiện, đồng thời lặp lại những cảm xúc của Đức Thánh Cha Phanxicô về một cuộc tái hoàn sinh, một sự thay đổi hành động và não trạng suy tư.
Vai trò của Giáo hội

Cha Rajoelison tiếp tục nhấn mạnh về vai trò quan trọng của Giáo hội trong việc vận động cho những nạn nhân không có tiếng nói của sự biến đổi khí hậu.
Ngài nhấn mạnh: “Chúng tôi, cùng với các hội nghị khu vực ở Châu Phi và các tín hữu cam kết, đang tích cực tham gia vào việc nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này”, cha nhấn mạnh, đồng thời củng cố sự cam kết của Giáo hội trong việc thúc đẩy nhân quyền và xóa đói giảm nghèo.
Cha Rajoelison nhấn mạnh: “Giáo Hội Công Giáo, thông qua Ủy ban Công lý và Hòa bình, là tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng!”
Cha nhấn mạnh đến những nỗ lực hợp tác với cả các tổ chức Công Giáo và các tổ chức phi chính phủ để truyền đạt hiệu năng thông điệp của Giáo hội và chống lại sự chênh lệch xã hội.
Khi được hỏi về nỗ lực của Châu Phi tại COP28, cha Rajoelison bày tỏ sự lạc quan mà nhấn mạnh rằng “các nước châu Phi thể hiện tình đoàn kết với nhau để thiết lập một thế giới mới ở châu Phi, nơi công lý, hòa bình và tình huynh đệ được ngự trị”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Bổn Mạng Đoàn Liên minh Thánh Tâm Gx Đức Mẹ La Vang Oregon
Lê Quang Uyên
06:07 05/12/2023
LỄ CHÚA KITÔ VUA
Mừng Bổn Mạng Đoàn LIÊN MINH THÁNH TÂM Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Happy Valley, Oregon.

Trước Thánh Lễ có khá đông anh em đoàn viên đã có mặt lúc 8:00 AM để dự giờ tĩnh tâm do Cha Linh Hướng hướng dẫn khoảng 30 phút, và tiếp theo là có nghi thức tuyên hứa cho 5 anh em tân đoàn viên xin tuyên thệ gia nhập đoàn năm 2023 cùng tất cả các đoàn viên đều tuyên hứa lại hằng năm, nghi thức được Cha Linh Hướng chủ sự, và đọc lời tuyên hứa do anh Đoàn Trưởng Phanxico Xavie Nguyễn Ngọc Ninh phụ trách. Xong 2 nghi thức trên đoàn cùng giáo dân bắt đầu tiến hành Thánh Lễ do Cha Phó Xứ kiêm Linh Hướng đoàn chủ tế, hiện diện có Cha Cố Antôn Lê Quang Trình và Thầy Sáu Giacôbê Nguyễn Nam Tiên đồng tế.
Kết thúc Thánh Lễ, Đoàn có buổi liên hoan chúc mừng bổn mạng Đoàn và 5 tân đoàn viên tại phòng Quard của giáo xứ, ngoài sự hiện diện của Cha Linh Hướng, quý quan khách đoàn thể bạn trong giáo xứ còn có khá đông các anh em đoàn viên và phu nhân tham dự đông đủ. Ban tổ chức khá chu đáo cho chương trình liên hoan được chia làm 2 phần, phần mở đầu bằng lời chào mừng của anh Đoàn Trưởng, tiếp đến là Cha Linh Hướng và lần lược đại diện các đoàn thể bạn, đặc biệt là Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của cộng đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc Aloha một cộng đoàn giáo họ của giáo xứ. phần tiếp theo là giúp vui văn nghệ hát Karaoke nhạc đạo nhạc đời xen lẫn cùng nhau vui vẻ trong tình thân ái yêu thương.
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Happy Valley Oregon có một chiều dày lịch sử sau 42 năm thành lập đoàn (1981- 2023), một trong vài đoàn thể của Phong Trào được thành lập lâu năm nhất tại Hoa Kỳ. Sau biến cố lịch sử của đất nước 30 tháng 4 năm 1975 người dân lần lược bỏ nước ra đi tìm tự do, tại Portland OR khá đông người Công Giáo họ quy tụ lại với nhau và sinh sống tạm thời tại khu chung cư Halsey Square và lần lược mọi sinh hoạt về tôn giáo đã được hình thành. Riêng cộng đoàn Công Giáo cũng có nơi thờ phượng xứng đáng do Cha Vincente Cao Đăng Minh thuộc Dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam đang du học tại Portland phụ trách chăm sóc.
Một số anh em đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm củ từ Việt Nam cùng kết hợp một số anh em giáo dân đứng ra thành lập Đoàn và lễ ra mắt Đoàn Liên Minh Thành Tâm cũng như đã nhận ngày Lễ Chúa Kitô Vua là Bổn Mạng Đoàn vào ngày 22 tháng 11 năm 1981. Với tổng số đoàn viên lúc bấy giờ rất khiêm tốn chỉ khoảng 20 đoàn viên do Cha Vincente Cao Đăng Minh, C.Ss.R. giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á làm Linh Hướng tiên khởi.
Sau 42 năm thành lập nay tổng số đoàn viên luôn cân bằng hằng năm vào khoảng 130 đoàn viên và đã có 64 cố đoàn viên đã qua đời../.
Xem Hình
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tản mạn về Ơn Vô Nhiễm
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
12:30 05/12/2023
TẢN MẠN VỀ ƠN VÔ NHIỄM
Ngày 04-12-2008, tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Bênêđictô XVI đã đề cập đến đề tài tội nguyên tổ. Tội nguyên tổ là một đề tài có vẻ khá gay cấn và mang tính thời sự, nhất là với não trạng con người ngày nay. Cái nhìn trước đây, đúng hơn là cách trình bày về tội nguyên tổ, xem ra không mấy thuyết phục và thiếu cơ sở khi mà khoa Kinh Thánh khẳng định thể văn của 11 chương đầu Sách Sáng Thế ký là thể văn huyền thoại. Nhiều người đương thời, cách riêng anh em ngoài Kitô giáo đã từng thắc mắc rằng làm sao một con người của thời tiền sử với sự hiểu biết còn hạn chế, chịu bao tác động của ngoại cảnh, nghĩa là bị hạn chế về trí khôn và ý chí tự do, thế mà đã phạm cái tội gì tày trời đến nỗi di hại cho con cháu ngàn đời, gọi là “tội tổ tông”.
Đức Bênêđictô XVI đã khẳng định rằng sự hiện hữu của sự dữ là một dữ kiện không thuộc về lý thuyết mà là một cảm nghiệm hiển nhiên. Nhân loại xưa nay vẫn nhìn nhận một thực trạng của con người như thánh Tông đồ dân ngoại: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,19). Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta đều cảm nhận đều đó hằng ngày qua thông tin đại chúng về những chuyện bất công, bạo lực, gian dối, sai lầm, truỵ lạc…Nhìn nhận sự hiện hữu của sự dữ, nhưng nguồn gốc nó ở đâu?
Trước hết chúng ta cần phải loại bỏ “nhị nguyên thuyết” tức là chủ thuyết chủ trương rằng ngay từ đầu có hai nguyên lý tồn tại là nguyên lý sự thiện và nguyên lý sự ác. Vũ trụ vạn vật và con người theo cái nhìn này được hình thành do bởi sự đấu tranh giữa hai nguyên lý ấy. Đức Thánh Cha còn cảnh báo với chủ thuyết nhất nguyên lưỡng diện, nghĩa là chỉ có một nguyên lý từ ban đầu phát sinh mọi sự nhưng lại bao hàm cả yếu tốt sự thiện và sự ác. Những chủ thuyết sai lạc này sẽ dẫn con người đến chỗ cho rằng sự hiện hữu của sự dữ là điểu tất yếu thuộc bản tính và vì thế sự dữ dễ bị xem là điều bình thường, điều tự nhiên và không cưỡng lại được. Ngài khẳng định rằng cái nhìn như thế thực chất là “cái nhìn tuyệt vọng tự căn bản, vì nếu như thế thì chúng ta không thể thắng được sự dữ. Cuối cùng thì người ta chỉ còn biết đến quyền lợi của mình. Và mỗi sự tiến bộ cần phải được trả giá bằng một dòng sông sự dữ, và ai muốn phục vụ sự tiến bộ này đều phải bằng lòng trả giá ấy. Theo căn bản thì chính trị được dựa trên những tiền đề như thế: và chúng ta thấy những hậu quả của nó. Cuối cùng thì tư tưởng hiện đại này chỉ tạo nên đau buồn và vô luân.”
Phải khẳng định rằng sự dữ không đến từ Thiên Chúa. Ngay từ đầu Thiên Chúa tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp và rất tốt đẹp (x.St 1,31). Sự dữ chỉ xuất hiện sau này do tác động của ma quỷ. Ma quỷ tác động trên con người qua việc sử dụng tự do Chúa ban. Sự dữ được tạo ra bởi sự tự do, một sự tự do bị lạm dụng: Tình yêu giả thiết có sự tự do. Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4,8). Người đã tạo dựng con người giống hình ảnh Người (x.St 1,27). Và ý chí tự do là một trong những tặng phẩm cao quý Thiên Chúa ban cho loài người.
Vấn đề là phải hiểu đúng tự do là gì. Chúng ta dễ dàng loại bỏ khái niệm phổ thông vừa bất cập vừa thái quá và cũng vừa sai lạc về tự do, khi cho rằng tự do là muốn làm gì thì làm hoặc muốn chọn điều gì thì chọn theo nhận định chủ quan của mình. Tự điển Tiếng Việt định nghĩa: “Tự do là phạm trù triết học chỉ khả năng biểu hiện ý chí, làm theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Tự do là cái tất yếu được nhận thức”.
John A. Hardon định nghĩa: “Tự do là khả năng của ý chí quyết định lấy chính mình và tự mình hành động mà không bị bên trong thúc bách hay bên ngoài ép buộc. Nói cách khác, đó là khả năng của một hữu thể có lý trí để hành động hay không hành động, làm cách này hay làm cách khác, và bởi đó khác hẳn với các hữu thể không có lý trí, những hữu thể chỉ hoạt động do bị kích thích và luôn bị các đối tượng khả giác chi phối” (Pocket Catholic Dictionary).
Có nhiều cái nhìn về sự tự do, tuy nhiên nhiều nhà luân lý Công Giáo dường như đồng thuận hơn với định nghĩa của Thánh giáo phụ Âugustinô. Thánh Âugustinô định nghĩa tự do là khả năng chọn ý Chúa, thực hiện điều tốt, theo cách thức Chúa muốn. Như thế, để có một sự hiểu biết về tự do một cách tạm gọi là khá hoàn chỉnh, không gì hơn xin hãy tập chú vào Đấng Làm Người, Đấng giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi. Qua cuộc sống, cung cách hành xử của Đấng hoàn toàn vô nhiểm tự thân, chúng ta sẽ biết thế nào là tự do đích thực.
Một tâm hồn tự do là một tâm hồn đầy tràn Thánh Thần. Ngay phút giây nhập thể, Ngôi Lời đã hoài thai trong dạ Đức Maria do bởi tác động của Thánh Thần (x.Lc 1,35). Trên bờ sông Giođan, chính Thánh Thần Thiên Chúa ngự xuống trên Đấng nhập thể bằng dấu chỉ bên ngoài (x.Lc 3,22). Chính Chúa Kitô đã minh nhiên xác định Người là Đấng được xức dầu Thánh Thần để đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức…” (Lc 4,18).
Thánh Thần là Tình Yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa Chúa Con và Chúa Cha. Thánh Thần chính là tình yêu hướng tha. Đầy tràn Thánh Thần là Đức Kitô luôn hướng về Chúa Cha trong sự yêu mến để nên một (x.Ga 14,9-11), trong sự kiếm tìm thánh ý để thực thi (x.Ga 15,10). Đức Kitô không bao giờ ở một mình mà luôn kết hiệp với Chúa Cha. Và lương thực của Người là thực thi thánh ý Chúa Cha (x.Ga 4,34). Tuy nhiên, là Đấng giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, Đức Kitô vẫn phải chiến đấu không ngừng trước mưu mô ma quỷ. Ma quỷ không dại gì cám dỗ Người chọn mục đích xấu, vì rất dễ nhận ra. Ma quỷ tinh ranh cám dỗ Đức Kitô chọn mục đích tốt là thực thi công trình cứu độ nhưng lại theo ý riêng mình chứ không theo thánh ý Chúa Cha chỉ dạy. Chúa Kitô đã chiến đấu quyết liệt với thần dữ ngay buổi đầu công khai rao giảng tin mừng và sau ba năm Người cũng phải vất vả đến độ tuôn chảy mồ hôi pha lẫn máu để có quyết định: “Xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mc 14,36; Lc 22,42-44).
Như thế, chúng ta có thể kết luận rằng tự do là khả năng chọn ý Chúa và thực hành ý Chúa theo cách thức Chúa muốn. Để có được sự tự do đích thực này thì chúng ta cần phải luôn hướng về Chúa và gắn bó với Chúa trong tình yêu mến sâu xa. Ở trong tình yêu của Chúa là sống dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Với ân sủng của Thánh Thần và trong ân sủng Thánh Thần thì chúng ta mới thực sự là con cái của Thiên Chúa. Đã là con thì chúng ta không còn là kẻ nô lệ mà thực sự là những người tự do.
Khái quát khuôn mặt của tội nguyên tổ: Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Chúa. Hai khả năng mà con người được trao ban khiến con người trổi vượt hơn các loài thụ tạo hữu hình đó là lý trí và ý chí tự do. Nhờ có trí khôn, con người ngày càng phát triển sự nhận thức về mình cũng như về sự vật, hiện tượng khác quan. Nhờ có ý chí tự do, con người có khả năng làm chủ bản thân và làm chủ vũ trụ thiên nhiên. Ma quỷ dưới hình ảnh con rắn xưa trong vườn địa đàng đã cám dỗ tổ tiên loài người trên hai khả năng ưu việt này.
Có lý trí thì việc tìm biết điều đúng, điều sai, điều hơn, điều kém, cái gì là nguyên nhân, cái gì là hiệu quả, điều lành, điều dữ…là một nhu cầu tất yếu của con người, nếu không con người sẽ không vượt qua các loài vật khác. Ma quỷ không cám dỗ con người không tìm kiếm sự thiện, sự ác, điều lành, điều dữ, nhưng chúng cám dỗ con người tự phân định điều tốt xấu, lành dữ theo ý chí chủ quan của mình mà không quy luật khách quan do Chúa đặt định (x.St 3,1-7). Chiến thuật cám dỗ của thần dữ đã thành công với tổ tiên loài người nhưng đã thất bại trước Đức Kitô, đặc biệt trong hoang mạc ngày nào (x.Lc 4,1-13; Mt 4,1-11).
Đức Bênnêđictô XVI đã bàn đến hai mầu nhiệm về sự sáng và một mầu nhiệm về bóng tối. Thuở ban đầu có một mầu nhiệm sự sáng do Thiên Chúa tạo dựng. Rồi dưới sự hoành hành của thần dữ, một mầu nhiệm bóng tối xuất hiện. Nhưng mầu nhiệm sự sáng thứ hai đã đánh bại bóng tối và làm cho vũ hoàn này bừng sáng hơn xưa, đó là công trình cứu độ của Đức Kitô. Theo sự gợi ý của vị Cha chung Hội Thánh toàn cầu mời gọi suy tư, xin được góp một cái nhìn về các mầu nhiệm sáng - tối – sáng trên dưới chiều kích lề luật và ân sủng. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng khi chưa có lề luật thì chưa có tội xen vào (x.Rm 5,20). Ở đây thánh nhân muốn nói đến thứ luật bằng văn tự gây ra sự chết.
Mầu nhiệm sự sáng thứ nhất: Luật tự nhiên. Thiên Chúa ban cho con người có trí khôn. Và Thiên Chúa đặt định trong lương tâm con người thứ ánh sáng để biện phân điều tốt xấu, điều lành dữ (x.Rm 1,18-23). Với lý trí tự nhiên thì con người có thể nhận ra ánh sáng này. Các nhà đạo đức học khẳng định có một thứ luật được gọi là “luật đạo đức” hiện hữu ngay từ lúc con người hiện diện trên mặt đất này…
Thế nhưng khi con người bước vào đời sống xã hội, tha nhân thay vì là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi lại trở thành một đối tượng cạnh tranh quyền lợi. Sự cạnh tranh quyền lợi này được mô tả qua việc cạnh tranh giữa hai ngành của nông nghiệp là chăn nuôi và trồng trọt mà câu chuyện Cain và Abel là một biểu tượng. Có cạnh tranh thì có loại trừ. Có quyền lợi thì tìm cách độc chiếm và nhiều khi bất chấp mọi thủ đoạn.
Mầu nhiệm bóng tối: Để duy trì sự độc chiếm, độc quyền, con người theo sự cám dỗ đặt ra luật lệ. Khi đặt ra luật lệ, con người đã khách quan hoá ý chí chủ quan của mình. Các văn tự (luật lệ) vốn là sản phẩm của ý chí con người nay trở thành một thứ quyền lực tuyệt đối chi phối con người. Luật lệ con người (nhân luật), thường là phản ánh ý chí của những người đang nắm quyền, những tập thể đang thống trị xã hội. Và người ta bị cám dỗ làm ra các thứ luật, các thứ thể chế vốn có lợi cho chính mình, những người đang nắm quyền hơn là cho người thấp cổ, bé miệng, cho người bị trị.
Cái ác, sự dữ xuất hiện nơi việc người ta hữu ý gán cho ý chí của mình thành “thiên ý”. Và một cách nào đó khi đã có luật thì đám đông dân chúng cho rằng đó là chân lý. Nói gì đến con người ngày xưa, ngay cả các xã hội dân sự hôm nay, có những thứ luật lệ thực sự đi ngược với lương tri như luật phá thai, luật li dị, luật hôn nhân đồng tính…khi chúng đã thành văn tự hợp pháp thì dễ làm yên lương tâm nhiều người khi sống trong sự sai lầm.
Đến thế gian, một trong những mục tiêu Chúa Kitô lên án đó là việc người ta đã đặt truyền thống, đặt luật của con người, thậm chí trong lãnh vực tôn giáo lên trên luật của Thiên Chúa. Chúa Kitô đã rất nhiều lần cố tình vi phạm luật giữ ngày hưu lễ (Sabbat) để khẳng định quyền tối thượng của thiên luật, luật của Thiên Chúa. Ngày Sabbat có ra là vì con người chứ không phải con người có ra là vì ngày Sabbat. Người còn thường chất vấn nhiều luật sĩ, tư tế và biệt phái thời bấy giờ rằng “ngày Sabbat được phép làm điều lành hay điều dữ, được cứu sống hay giết chết? Người chất vấn bằng lập luận song đối phản nghĩa để minh chứng sự sai lầm của những người lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ.
Mầu nhiệm sự sáng thứ hai: Luật mạc khải. “Thưở xưa, nhiều lần và nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Nơi Đức Kitô, Ngôi Lời làm người, Thiên Chúa đã mạc khải chân lý cách toàn vẹn và hoàn hảo cho con người. “Nhờ mạc khải này, chân lý thâm sâu về Thiên Chúa cũng như về phần rỗi con người, được sáng tỏ nới Chúa Kitô, Đấng trung gian, đồng thời là sự viên mãn của toàn thể mạc khải” (MK số 2).
Với dòng thời gian lịch sử, đặc biệt lịch sử cứu độ, Thiên Chúa dần dần mạc khải Thánh ý của Người cho nhân loại. Và khi đến thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai chính Con Một đến trần gian để hoàn tất những gì Người muốn tỏ bày. Đức Kitô, con người, cuộc đời, các hành vi và lời giảng dạy, nhất là cuộc khổ nạ và phục sinh của Người là sự mạc khải trọn vẹn và hoàn hảo của Thiên Chúa dành cho loài người mọi thời. Những gì Thiên Chúa nói với loài người giờ đây không còn ẩn tàng trong cõi lòng con người mà đã rõ ràng cách minh nhiên qua chính Đấng làm người. Chúa Kitô đã khẳng khái trước Philatô trước khi chịu khổ hình: “Tôi đã sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37). Tuy nhiên để hiểu và đón nhận đúng chân lý mạc khải thì về phía con người vốn là loài thụ tạo bất toàn luôn cần có sự trợ giúp của Đấng Bảo Trợ và là Thần Chân lý đó là Chúa Thánh Thần (x.Ga 16,12-15).
Hiện hữu ở đời này, con người, xét như một sinh vật, luôn mang trong mình các bản năng căn bản là sinh – tồn, nghĩa là sống, tồn tại và lưu truyền giống nòi. Tuy nhiên xét như là một sinh vật thượng đẳng, có lý trí và ý chí tự do, con người còn có nhu cầu tự khẳng định và tồn tại mãi mãi. Để khẳng định mình thì con người đã hành xử như các loài bậc thấp là thu tích nhiều sở hữu và tìm cách khống chế hoặc nếu cần thì khử trừ tha nhân để bảo vệ quyền lợi của mình. Đây là nét biểu hiện của bản năng thống trị. Theo dòng lịch sử bản năng thống trị đã được con người thể chế hoá bằng luật lệ của mình và nó đã làm băng hoại môi sinh nhân trần. Nhiều nhà thần học hiện nay có cái nhìn về tội nguyên tổ theo chiều kích xã hội hơn là chiều kích cá nhân. Tội nguyên tổ dần được xem như tình trạng môi sinh của con người bị ô nhiễm. Các thế hệ cháu con dù không phạm tội nguyên tổ nhưng lại phải hứng chịu sự ô nhiễm của môi trường sống xét theo chiều kích tâm linh và ân sủng.
Dù biết rằng nguyên tội mãi là mầu nhiệm với con người tại thế, nhưng Kitô hữu chúng ta vẫn phải có bổn phận tìm hiểu và suy tư. Xin được góp một vài suy tư nhỏ liên quan đến một trong những đặc ân Thiên Chúa tặng ban cho Mẹ Maria mà Mẹ đã minh nhiên tỏ bày khi hiện ra với chị Bernadette ở Lộ Đức: “Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Chúng ta tin nhận rằng Mẹ được Thiên Chúa gìn giữ cho khỏi vương hậu quả của nguyên tội ngay từ phút giây đầu tiên hoài thai trong dạ bà Anna. Ở đây xin xác nhận với nhau rằng ngoài nguyên tổ ra thì không một ai trong con cái loài người mắc phải tội nguyên tổ. Đã nói rằng tội nguyên tổ là tội do tổ tiên loài người phạm. Hậu duệ cháu con không phạm tội ấy thì không hề mắc tội ấy. Không phạm tội thì không chịu trách nhiệm là chuyện đương nhiên. Thế nhưng con cháu có thể vương mang hậu quả do tội của cha ông. Chẳng hạn cha ông phạm lỗi rồi bị khánh kiệt, phá sản và thế là cháu con không được hưởng gia tài thừa kế.
Vô nhiễm không phải là để miễn chiến đấu: Chúa Kitô là Đấng đầy Thánh Thần cách đích thực. Thánh Phaolô đã không ngần ngại gọi Đức Kitô, “Ađam cuối cùng là thần khí ban sự sống” (1Cor 15,45). Vì đầy tràn Thánh Thần nên Chúa Kitô luôn hướng về Chúa Cha để yêu mến, tìm kiếm thánh ý chúa Cha để thực thi. Vì đầy tràn Thánh Thần nên Người luôn hướng về đoàn em nhân loại để tìm cách cứu độ và ban phúc ân.
Việc tìm kiếm thánh ý Chúa Cha để thực thi không miễn cho Chúa Kitô phải chiến đấu mà trái lại, chính Người đã phải chịu bao nỗi truân chuyên, bao đau khổ để học cho biết vâng phục. Chúng ta đừng quên để thốt lên lời thưa: “Xin đừng theo ý con, một theo ý Cha”, thì Chúa Kitô đã phải đổ mồ hôi pha lẫn máu (x.Lc 22,44). Việc cứu độ và ban phúc ân cho loài người cũng đòi hỏi Chúa Kitô phải trả giá. Đó là những đố kỵ, ganh tương của nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ, đó là những hiểu lầm của cả nhiều người thân, đó là sự vô tâm, bạc tình của đám quần chúng đã từng hưởng nhận biết bao ơn lành của Người, đó là sự hèn nhát, phản bội của những môn đệ thân tín, và cuối cùng đó là bản án thập giá bất công.
Giáo hội căn cứ vào lời của sứ thần Gabriel: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28) để khẳng định chân lý Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Như thế tình trạng vô nhiễm là tình trạng đầy ân sủng Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Tình yêu bản vị giữa Ngôi Cha và Ngôi Con, là tình yêu hướng tha đầy năng động và sáng tạo. Giáo hội tin nhận rằng Mẹ Maria được ơn này là nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, một đặc ân mà Thiên Chúa đã ưu ái tặng ban trước.
Mẹ Maria được ban ơn đầy tràn Thánh Thần nên Mẹ đã bỏ ý riêng để đón nhận Ngôi Hai nhập thể, hoài thai trong dạ. Đầy tràn Thánh Thần nên mẹ sống hết sức, hết tình với bà chị họ Isave, với đôi tân hôn tại Cana cũng như dòng tộc hai họ, với Người Con dấu yêu khi đứng dưới chân thập giá, với đoàn môn đệ của Con sau khi Người về trời. Mẹ Maria được đầy Thánh Thần nhưng vẫn chiến đấu. Mẹ đã can đảm đón nhận cái án có thể sẽ bị ném đá theo luật bấy giờ và có thể cả sự hoài nghi của thánh Giuse, khi mang thai Ngôi Lời nhập thể. Lời tiên tri của ông Ximêon về lưỡi gươm sẽ đâm thủng trái tim Mẹ phần nào nói lên những đau khổ Mẹ sẽ chịu khi một lòng theo ý Chúa và hết lòng yêu thương con người (x.Lc 2,35).
Cùng với ân ban chính là sứ mạng: Được Chúa ban tặng đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội không phải là vì chính Mẹ, nhưng là để Mẹ xứng đáng đón nhận Ngôi Hai nhập thể, làm người và để Mẹ có khả năng hiệp công cứu chuộc cùng với Con của Mẹ. Ân ban càng cao cả thì sứ mạng càng trọng đại. Và sứ mạng càng trọng đại thì sự nỗ lực, gắng công càng nhiều và to lớn. Chúa Kitô đã từng nói: “Ai được ban cho nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều” (x.Lc 12,48). Đây là quy luật của tình yêu.
Xin cám ơn Mẹ đã đón nhận ân ban “Vô Nhiễm” cách đẹp lòng Chúa. Nhờ Mẹ nhân loại chúng ta được hưởng nhờ ân phúc cứu độ. Và xin đừng quên Kitô hữu chúng ta cũng đã lãnh nhận ân ban ấy qua dòng nước Thánh Tẩy, tức là đã lãnh nhận hồng ân Thánh Thần. Vấn đề đặt ra là chúng ta đã sống ân ban ấy như thế nào đây? Hãy xét xem lòng chúng ta có hướng về Chúa trong tình yêu mến, trong sự kiếm tìm thánh ý để thực thì chưa? Hãy xét xem lòng chúng ta có hướng đến hạnh phúc của tha nhân ra sao? Và cũng hãy xét xem chúng ta đã thực thi sứ mạng Ngôn sứ, Tư tế và Vương giả như thế nào?
Tình Chúa luôn vô bờ. Người có đủ cách thế để tuôn ban ân lộc cho nhân thế theo hoàn cảnh của họ. Chúng ta xác tín điều này khi cùng với mẹ Giáo hội khẳng định rằng ngoài bí tích thánh tẩy bằng nước thì có đó rất nhiều người ngoài Kitô giáo đón nhận ân sủng Thánh Thần bằng máu hay bằng lòng mến. Chúa Giêsu đã kinh ngạc trước lòng tin mạnh mẽ của viên sĩ quan người Rôma và dĩ nhiên là trước tấm lòng của ông dành cho người đầy tớ. Chúa cũng đã kinh ngạc trước tấm lòng của một bà mẹ gốc lương dân, người xứ Canaan dành cho đứa con của bà và qua đó Người nhận ra lòng tin mạnh mẽ của bà. Chắc chắn có đó rất nhiều người ngoài Kitô giáo đã đón nhận hồng ân “vô nhiễm” tức là ân sủng Chúa Thánh Thần cách hữu hiệu vì chính Chúa Kitô đã nói: Thiên hạ từ Đông chí Tây, từ Bắc chí Nam sẽ được vào dự tiệc Nước Thiên Chúa...(x.Lc,13,22-30)
(Ban Mê Thuột)
VietCatholic TV
Nhà máy vũ khí lớn ở Moscow nổ tung. Nhóm lính Nga xử tử tù binh Ukraine vừa đền tội. Tù binh Hamas
VietCatholic Media
02:52 05/12/2023
1. Nhà máy lớn phục vụ nỗ lực chiến tranh của Nga bị đốt cháy ngay tại Mạc Tư Khoa
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Major Factory Helping Russia's War Effort Burns Down in Moscow: Video”, nghĩa là “Video cho thấy nhà máy lớn hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga bị đốt cháy ở Mạc Tư Khoa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đoạn phim được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy vụ hỏa hoạn mới nhất xảy ra vào tối Chúa Nhật 3 Tháng Mười Hai, tại một cơ sở ở Nga được cho là có liên quan đến công tác hậu cần cho cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, các địa điểm quân sự, nhà máy và kho chứa trên khắp nước Nga đã bốc cháy trong bối cảnh có những cáo buộc phá hoại từ các đảng phái hoặc Ukraine, mặc dù Kyiv hiếm khi tuyên bố chịu trách nhiệm trực tiếp.
Trong vụ việc mới nhất không rõ nguyên nhân, một đoạn clip được đăng trên các kênh Telegram, trong đó có kênh của lực lượng vũ trang Ukraine, cho thấy lửa và khói bốc lên từ một địa điểm trên đường Otkrytoye ở Mạc Tư Khoa, cách Điện Cẩm Linh khoảng 10 dặm về phía đông bắc, vào tối Chúa Nhật.
Tòa nhà này là địa điểm của một công ty có tên là “nhà máy sản xuất xe chuyên dụng ở Mạc Tư Khoa” và theo trang web của công ty này, công ty này sản xuất thiết bị vận tải, bao gồm xe kéo thương mại, xe tải và xe kéo.
“Một vụ hỏa hoạn tại một nhà máy sản xuất xe hơi chuyên dụng”, kênh quân sự Ukraine đăng tải, đồng thời cho biết thêm rằng nó đang thiêu rụi một khu vực rộng hơn 10.000 feet vuông và đang “tích cực lan rộng”.
Theo Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga, sau nửa đêm theo giờ địa phương, đám cháy đã lan rộng ra hơn 21.000 feet vuông và cần 150 lính cứu hỏa cùng 50 thiết bị, theo Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga mà Newsweek đã liên hệ để bình luận.
“Một đám cháy lớn đã bắt đầu tại một nhà máy sản xuất xe hơi chuyên dụng ở phía đông Mạc Tư Khoa,” Maria Drutska, người làm việc trong lĩnh vực đối ngoại Ukraine, đăng đoạn video trên X.
Một đoạn clip khác được quay từ một khu chung cư ở xa hơn cho thấy khói đen cuồn cuộn bốc lên trời khi một đứa trẻ bày tỏ sự bàng hoàng trước hiện trường.
Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin đám cháy đã được dập tắt và không có thương vong. Newsweek đã liên hệ với nhà máy để đưa ra bình luận.
Tuần trước, đoạn phim được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại Nhà máy máy kéo Chelyabinsk, nơi bị Mỹ trừng phạt vì chế tạo và bảo trì xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bọc thép và hệ thống pháo tự hành.
Đoạn clip từ địa điểm ở miền trung nước Nga nằm gần biên giới với Kazakhstan cho thấy một quả cầu lửa lớn phun ra từ lửa và khói trên cơ sở.
Gần tiền tuyến hơn, đoạn phim được công bố vào đầu tháng 11 cho thấy khoảnh khắc vụ nổ xảy ra tại kho đạn dược của lực lượng vũ trang Nga nằm ở quận Novoazovsk thuộc vùng Donetsk do Mạc Tư Khoa xâm lược của Ukraine.
Một quả cầu lửa khổng lồ có thể được nhìn thấy tại địa điểm cách Mariupol khoảng 30 dặm, thành phố bị lực lượng Nga bao vây trong ba tháng vào năm 2022. Một số nhà quan sát lưu ý rằng vụ nổ có thể là do một cuộc tấn công của Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội do Mỹ cung cấp, mặc dù điều này chưa được xác nhận.
2. Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ cảnh báo về chiến tranh với Trung Quốc
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Top US General Warns Everyone Should Be 'Worried' About War With China”, nghĩa là “Tướng hàng đầu của Mỹ cảnh báo mọi người nên 'lo lắng' về chiến tranh với Trung Quốc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tướng Charles Q. Brown Jr., sĩ quan cao cấp nhất của quân đội Mỹ, cảnh báo hôm Chúa Nhật rằng mọi người nên “lo lắng” về một cuộc chiến với Trung Quốc.
Tướng Brown là Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ thứ 21, đảm nhiệm vai trò này vào tháng 10 sau khi Tướng Mark Milley nghỉ hưu. Trong các cuộc thăm dò gần đây, Viện Reagan cho thấy 51% người Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa nước ngoài lớn nhất đối với đất nước và 74% lo ngại một cuộc xung đột như vậy sẽ nổ ra trong vòng 5 năm tới.
Liên quan đến vấn đề này Brown trước tiên nhấn mạnh sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ, đồng thời thừa nhận rằng mọi người nên lo ngại về một cuộc xung đột như vậy với Trung Quốc, đặc biệt là về khả năng xâm lược Đài Loan.
“Điều đầu tiên tôi muốn nói với người Mỹ là họ phải rất tự hào về quân đội của mình, chúng ta sẵn sàng cho bất cứ điều gì xảy ra với mình,” Brown nói. “Đồng thời, chúng ta muốn sẵn sàng để không xảy ra xung đột. Và bạn biết đấy, khi chúng ta ở đây, nó có nội dung 'hòa bình thông qua sức mạnh'. Sức mạnh mà chúng ta thể hiện với tư cách quân đội sẽ mang lại hòa bình đó.”
Sau đó, ông nói thêm về chủ đề khả năng xảy ra một cuộc xâm lược Đài Loan: “Điều đầu tiên tôi muốn nói là chúng ta không muốn như vậy và tất cả chúng ta nên lo lắng liệu điều đó có xảy ra hay không. Và đó là một phần lý do tại sao việc răn đe lại quan trọng đến như thế để xung đột không xảy ra.”
Trả lời một cuộc thăm dò khác cho thấy đa số người được hỏi lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Mỹ cả về quân sự và kinh tế, Brown nói rằng “vai trò thực sự của ông ở đây và công việc của ông là nhằm bảo đảm rằng về mặt quân sự điều đó không xảy ra.”
Đài Loan từ lâu đã là một khía cạnh gây tranh cãi trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Chính sách chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc nói chung, một tuyên bố mà chính phủ Đài Loan cực lực bác bỏ. Trong khi Mỹ không công nhận Đài Loan là quốc gia độc lập, lãnh thổ này được coi là đồng minh chủ chốt của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tổng thống Joe Biden cam kết vào cuối năm 2022 rằng quân đội Mỹ sẽ triển khai quân đội để giúp đỡ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược.
“Chúng tôi không tác động - chúng tôi không khuyến khích họ độc lập…Đó là quyết định của họ,” Tổng thống Biden nói với 60 Minutes vào thời điểm đó, sau đó nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự, “nếu trên thực tế có một cuộc tấn công xảy ra.”
3. Israel đã có mặt ở Nam Gaza và chuẩn bị cho một cuộc chiến dằng dai
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Israel Prepares for Lengthy Invasion of Southern Gaza”, nghĩa là “Israel chuẩn bị cho cuộc tấn công kéo dài vào Nam Gaza.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Khi Israel chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào miền nam Gaza, các quan chức Israel đang chuẩn bị cho nhiều tuần chiến đấu với Hamas tại một khu vực đông đúc, nơi hàng trăm nghìn người Palestine phải di tản hiện đang sinh sống sau khi chạy trốn khỏi miền bắc trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến.
Hamas có một số lữ đoàn ở miền nam Gaza, theo nhiều quan chức Israel yêu cầu phát biểu với điều kiện giấu tên để thảo luận về kế hoạch của Israel. Các quan chức cho biết, sự hiện diện của nhóm chiến binh ở miền nam Gaza bao gồm các chiến binh đã rời khỏi miền bắc khi Israel kêu gọi dân thường di tản khỏi miền bắc Gaza khi bắt đầu cuộc chiến.
Israel chưa công bố khi nào họ có kế hoạch chuyển quân bộ binh vào miền nam Gaza. Nhưng ngay cả khi giao tranh ở phía bắc Gaza tiếp tục nối lại sau lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần, Israel vẫn đang chuyển trọng tâm sang chiến dịch sắp tới ở phía nam.
Một quan chức quốc phòng cao cấp của Israel cho biết, hoạt động quân sự của Israel ở miền nam Gaza có thể sẽ kéo dài ít nhất vài tuần hoặc lâu hơn và có thể kéo dài như giai đoạn giao tranh hiện nay. Cuộc chiến bây giờ đã đến gần hai tháng.
Quan chức này cho biết: “Chúng tôi không muốn chứng kiến thương vong dân sự” ở miền nam Gaza. “Vấn đề là, chúng ta phải đối mặt với một tổ chức khủng bố đang ẩn náu trong các cộng đồng dân cư đông đúc và sử dụng con người làm lá chắn dân sự.”
Nhiều quan chức cho biết Hamas cũng đang giam giữ một số con tin mà nhóm này bắt cóc trong cuộc tấn công ngày 7/10 nhằm vào Israel ở miền nam Gaza, điều này càng làm phức tạp thêm các kế hoạch của Israel cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến.
Phát ngôn nhân của chính phủ Israel cho biết Israel đã nhận được 110 trong số khoảng 240 con tin bị Hamas bắt cóc. Tuy nhiên, việc thả các con tin Israel và nước ngoài đã đột ngột dừng lại vào tuần trước sau khi các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas đổ vỡ.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu con tin còn lại ở miền nam Gaza. Các quan chức Israel cho biết họ tin rằng một số con tin đã bị Hamas hoặc các nhóm chiến binh khác di chuyển từ Bắc vào Nam sau khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 10.
Khu vực này hiện đã chứng kiến một số cuộc giao tranh đẫm máu nhất trong nhiều năm. Hamas đã giết chết 1.200 người ở Israel trong cuộc tấn công ngày 7 tháng 10. Theo các quan chức y tế Gaza, 15.200 người ở Gaza đã bị thiệt mạng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cam kết “tiếp tục tấn công trên bộ” chống lại Hamas trong bài phát biểu hôm thứ Bảy thông báo chấm dứt lệnh ngừng bắn. Ông nói, Israel sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được mục tiêu tiêu diệt năng lực quân sự của Hamas và tất cả các con tin còn lại được thả.
“Không thể đạt được những mục tiêu này nếu không tiếp tục tấn công trên bộ”, ông Netanyahu nói.
Bài phát biểu của ông Netanyahu diễn ra cùng ngày Israel tấn công thành phố Khan Yunis và các mục tiêu khác ở miền nam Gaza trong hàng chục cuộc không kích. Các quan chức y tế Gaza cho biết 193 người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom.
Các hành động khác mà Israel thực hiện cho thấy một cuộc tấn công trên bộ vào miền nam Gaza có thể sắp xảy ra.
Lực lượng Phòng vệ Israel công bố bản đồ Gaza chia lãnh thổ thành hàng trăm khu vực được đánh số. Một quan chức IDF cho biết bản đồ này nhằm mục đích cung cấp cho người dân - ở miền nam Gaza và những nơi khác trong dải đất ven biển nhỏ bé với 2,2 triệu người - thông tin chi tiết về nơi cần đến để tìm kiếm sự an toàn trong trường hợp Israel tiến hành một chiến dịch quân sự lớn hơn.
Tuy nhiên, các nhóm nhân đạo đã cảnh báo rằng dân thường ở miền nam Gaza đang trong tình trạng không còn nơi an toàn để đi. Nhiều cư dân ở phía bắc Gaza đã phải di dời trước đó trong cuộc chiến có thể sẽ phải di dời trở lại nếu giao tranh gia tăng ở phía nam. Một số người đã chuyển đến khu vực gần Rafah ở miền nam Gaza mà Israel cho biết sẽ không bị quân đội nhắm tới.
Quyết định tiếp tục chiến tranh của Israel sau khi lệnh ngừng bắn sụp đổ cũng khiến Mỹ và các quốc gia khác cảnh báo Israel nên hạn chế thương vong cho dân thường. Theo một quan chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc, người đã phát biểu giấu tên để thảo luận về các cuộc đàm phán ngoại giao riêng tư, ngay cả trước khi lệnh ngừng bắn kết thúc, Mỹ đã bắt đầu cảnh báo các quan chức Israel tiến hành thận trọng ở phía nam Gaza.
Phó Tổng thống Kamala Harris đã cân nhắc vấn đề này hôm thứ Bảy trong cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sisi bên lề hội nghị khí hậu quốc tế ở Dubai. Harris cho biết Hoa Kỳ phản đối bất kỳ hành động “bắt buộc di dời” người dân Gaza nào do cuộc chiến.
Trong một tuyên bố, Tòa Bạch Ốc cho biết: “Phó Tổng thống nhắc lại rằng trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ sẽ không cho phép buộc người Palestine phải di dời khỏi Gaza hoặc Bờ Tây, bao vây Gaza hoặc vẽ lại biên giới của Gaza”.
Các nhà phân tích Trung Đông cảnh báo rằng một chiến dịch trên bộ của Israel ở Gaza sẽ có tác động tàn khốc.
Sultan Barakat, giáo sư tại Đại học Hamad Bin Khalifa của Quỹ Qatar, cho biết: “Toàn bộ dân cư ở phía bắc đã bị dồn vào trung tâm và phía nam Gaza”. “Nếu Israel tiếp tục đi theo con đường mà họ đã bắt đầu cuộc chiến thì đó sẽ là một thảm họa khủng khiếp.”
4. Quân đội xác nhận các binh sĩ Nga sát hại tù binh Ukraine đã phải đền tội
Tờ Kyiv Independent có bài tường trình nhan đề “Military confirms death of Russian troops who killed Ukrainian POWs”, nghĩa là “Quân đội xác nhận cái chết của nhóm lính Nga đã giết các tù binh chiến tranh Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Oleksandr Shtupun, phát ngôn nhân của nhóm lực lượng Tavria, cho biết trên sóng truyền hình ngày 4/12 rằng nhóm binh sĩ Nga được ghi nhận đã hành quyết hai tù binh chiến tranh người Ukraine ở tỉnh Donetsk đã phải đền tội.
Đoạn phim được kênh Telegram DeepState của Ukraine công bố vào ngày 2 tháng 12 cho thấy một nhóm binh sĩ Nga giết chết hai binh sĩ Ukraine đầu hàng sau khi đã hết đạn, một người đã nằm xuống đất, đặt tay ra sau đầu. Kênh này cho biết những người Ukraine thuộc Lữ đoàn súng trường cơ giới hóa biệt lập số 45.
Tổng cục Truyền thông Chiến lược của Lực lượng Vũ trang Ukraine sau đó xác nhận vào ngày 2 tháng 12 rằng quân đội Nga đã giết chết hai binh sĩ Ukraine đã đầu hàng và đó là một tội ác chiến tranh khi thảm sát các là tù binh.
Đại Tá Shtupun cho biết quân Ukraine đã tung một lực lượng săn lùng đám lính Nga nói trên.
“Tôi có thể xác nhận rằng trong quá trình xung đột tiếp theo, nhóm xâm lược Nga phạm tội ác này đã không còn tồn tại,”,” ông nói.
Văn phòng Công tố tỉnh Donetsk đã mở một cuộc điều tra về việc vi phạm các quy tắc và phong tục chiến tranh. Giết tù binh vi phạm Công ước Geneva và cấu thành tội ác chiến tranh.
Theo các công tố viên, quân đội Nga đã tiến vào các vị trí của Ukraine gần làng Stepove ở tỉnh Donetsk. Khi hai binh sĩ Ukraine buộc phải đầu hàng vì không còn phương tiện chiến đấu lính Nga đã bắn chết họ.
“Nga một lần nữa chứng minh rằng họ là một quốc gia khủng bố không có luật lệ và chuẩn mực của luật pháp quốc tế”, Ruslan Stefanchuk, Chủ tịch Quốc hội Ukraine, cho biết hôm 3/12.
5. Tổng thống Zelenskiy báo cáo Nga đột ngột tấn công ở nhiều khu vực sau thất bại mới nhất tại thị trấn Avdiivka
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy báo cáo về “các trận chiến dữ dội” tại hàng chục địa điểm tiền tuyến, trong đó nghiêm trọng nhất ở các thị trấn phía đông Maryinka, Avdiivka và Bakhmut, bên cạnh các cuộc giao tranh ác liệt ở khu vực Kharkiv và phía nam. Ông nói, pháo kích “tàn bạo” trút xuống “các tòa nhà, đường phố, bệnh viện của chúng tôi” ở Kherson và gửi lời chia buồn tới gia đình những người thiệt mạng, đồng thời lưu ý rằng riêng khu vực Kherson đã hứng chịu 20 vụ pháo kích trong một ngày.
Tổng thống Zelenskiy đã cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Hai 4 tháng 12.
Sau những thất bại nghiêm trọng trong làn sóng tấn công thứ Ba tuần trước vào thị trấn Avdiivka, quân Nga đã rút lui. Các cuộc giao tranh đã giảm bớt trong 2 ngày cuối tuần. Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công vào thị trấn Avdiivka đã bùng phát trở lại vào hôm Thứ Hai.
Ông cho biết ít nhất 3 người thiệt mạng và 4 người bị thương trong vụ pháo kích mới nhất của Nga. Tại khu vực Donetsk, văn phòng tổng công tố cho biết một phụ nữ 69 tuổi thiệt mạng tại chỗ và một phụ nữ 70 tuổi bị vết thương do đạn bắn ở thị trấn Kostyantynivka.
Chính quyền quân sự địa phương cho biết, tại vùng Kherson, trận pháo kích ở làng Sadove đã giết chết một người đàn ông 78 tuổi và cho biết thêm: “Ông ấy chết tại chỗ do vết thương do chất nổ”.
Các quan chức khu vực Kherson hôm Chúa Nhật cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ 10 máy bay không người lái của Nga.
6. Israel thẩm vấn hàng trăm chiến binh bị bắt ở Gaza để tìm ra những nơi trú ẩn của khủng bố Hamas
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Israel Interrogating Hundreds of Fighters Seized in Gaza”, nghĩa là “Israel đang thẩm vấn hàng trăm chiến binh bị bắt ở Gaza”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho biết hôm thứ Bảy rằng Israel đã tiêu diệt “hàng nghìn kẻ khủng bố” ở Gaza và đang thẩm vấn thêm hàng trăm chiến binh bị bắt từ Hamas và các nhóm chiến binh khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant đưa ra đánh giá chiến trường mới nhất để chứng minh rằng Israel đang trên đường thành công trong mục tiêu quân sự là tiêu diệt Hamas ở Dải Gaza, nơi giao tranh lại tiếp tục vào cuối tuần, sau khi lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần bị sụp đổ.
“Hàng trăm kẻ khủng bố đã bị bắt và đang bị thẩm vấn ở Israel,” Gallant nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo ở Tel Aviv, theo bản dịch tiếng Anh bài phát biểu của ông bằng tiếng Do Thái do văn phòng của ông công bố.
Ông không cung cấp thông tin chi tiết về các cuộc thẩm vấn. Hamas dẫn đầu cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 chống lại Israel, nhưng các phe phái khác cũng hoạt động bên trong Gaza.
Các cuộc thẩm vấn các thành viên bị nghi ngờ của Hamas diễn ra khi Israel phải đối mặt với những câu hỏi liên tục về nguyên nhân dẫn đến những thất bại về tình báo và an ninh dẫn đến vụ tấn công. Hamas đã giết 1.200 người ở Israel và bắt cóc khoảng 240 người nữa vào ngày 7 tháng 10.
Israel đáp trả bằng các cuộc không kích và tấn công trên bộ vào Gaza khiến hơn 15.200 người thiệt mạng, theo các quan chức y tế ở Gaza do Hamas điều hành được hãng tin AP trích dẫn. Cuộc giao tranh đã nhấn chìm khu vực trong cuộc xung đột nguy hiểm nhất trong nhiều năm và khiến Mỹ và các quốc gia khác kêu gọi Israel hạn chế số dân thường thiệt mạng ở Gaza.
Gallant không nêu rõ Israel đã tiêu diệt bao nhiêu chiến binh Hamas. Quy mô lực lượng chiến đấu của Hamas ở Gaza khi nhóm này phát động cuộc tấn công là không rõ ràng. Các nhà phân tích và cựu quan chức Israel ước tính rằng Hamas có ít nhất 25.000 chiến binh ở Gaza vào thời điểm tổ chức này tấn công Israel.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho biết việc Israel gây áp lực lên Hamas trên chiến trường đã giúp buộc nhóm này đồng ý thả hàng chục con tin Israel và nước ngoài.
Gallant cho biết Hamas đã thả 110 con tin và Israel cũng đã tìm thấy thi thể của 3 người khác bị bắt cóc. Gallant cho biết Hamas từ chối thả 15 phụ nữ và hai trẻ em, là điều mà ông cho là vi phạm thỏa thuận mà nhóm đã đạt được với Israel dẫn đến việc tạm dừng giao tranh.
Một số người Mỹ vẫn còn trong số các con tin đang bị giam giữ ở Gaza. Hôm thứ Bảy, một nhóm quan chức Hoa Kỳ do Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề con tin Roger Carstens dẫn đầu đã gặp các quan chức Israel tại Israel vào hôm thứ Bảy để thảo luận về cuộc khủng hoảng con tin. Chuyến thăm diễn ra chỉ hai ngày sau khi Ngoại trưởng Antony Blinken đến thăm Israel để thúc đẩy kéo dài lệnh ngừng bắn.
7. Không quân Ukraine cho biết đã bắn hạ 18 máy bay không người lái và một hỏa tiễn của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 5 Tháng Mười Hai, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết lực lượng không quân Ukraine đã bắn hạ 18 trong số 23 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất và một hỏa tiễn dẫn đường X-59 mà Nga bắn vào lãnh thổ của mình trong đêm Thứ Hai, rạng sáng Thứ Ba, 5 Tháng Mười Hai.
Ông cũng nói thêm rằng một trung tâm văn hóa và một cửa hàng đã bị tấn công ở Kherson.
Đại Tá Yurii Ihnat cảnh giác rằng Nga đã có âm mưu tấn công vào các khu vực phía tây Lviv, Ivano-Frankivsk và Khmelnytskyi, cũng như Mykolaiv và Kherson ở phía nam.
Mạc Tư Khoa thường bắn hàng chục máy bay không người lái vào Ukraine mỗi tuần trong làn sóng tấn công qua đêm nhằm vào các cơ sở năng lượng và các địa điểm quân sự nằm sâu trong tiền tuyến.
AFP cho biết Nga cũng đã báo cáo đã bắn hạ một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine trong những tuần gần đây, bao gồm một số vụ được tiến hành tại thủ đô Mạc Tư Khoa.
8. Căng thẳng ngoại giao giữa Israel và Tây Ban Nha
Ký giả Claudia CHIAPPA của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Israel recalls envoy in Madrid over Spanish PM’s comments”, nghĩa là “Israel triệu hồi đại sứ ở Madrid vì bình luận của Thủ tướng Tây Ban Nha.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Israel đã triệu hồi đại sứ của mình tại Tây Ban Nha, làm sâu sắc thêm rạn nứt giữa hai nước trong bối cảnh Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez liên tục chỉ trích Israel.
“Sau những nhận xét xúc phạm của Thủ tướng Tây Ban Nha, người một lần nữa lặp lại những cáo buộc vô căn cứ, tôi quyết định triệu hồi đại sứ của chúng tôi ở Tây Ban Nha để tham vấn ở Giêrusalem”, Ngoại trưởng Do Thái Eli Cohen loan báo.
Trước đó, Sánchez nói với đài truyền hình công cộng Tây Ban Nha RTVE rằng ông “nghi ngờ nghiêm trọng rằng Israel không tuân thủ luật nhân đạo quốc tế” trong phản ứng quân sự của họ ở Gaza, một chiến dịch đã giết chết hơn 13.000 người, theo Bộ Y tế do Hamas điều hành, sau cuộc tấn công bạo lực của nhóm chiến binh ngày 7 tháng 10 khiến 1.200 người ở Israel thiệt mạng.
Sau phát biểu này, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng yêu cầu Cohen triệu tập đại sứ Tây Ban Nha tại Israel “để khiển trách” về “những bình luận đáng xấu hổ của Thủ tướng Tây Ban Nha vào ngày những kẻ khủng bố Hamas sát hại người Israel ở thủ đô Giêrusalem của chúng ta”, ám chỉ đến vụ xả súng khiến ba người thiệt mạng tại một trạm xe buýt ở Giêrusalem vào sáng thứ Năm.
Cohen nói thêm: “Israel đang hành động và sẽ tiếp tục hành động theo luật pháp quốc tế và sẽ tiếp tục cuộc chiến cho đến khi tất cả các con tin được trao trả và Hamas bị loại khỏi Gaza”.
Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần Israel triệu tập đại sứ Tây Ban Nha vì những nhận xét gây tranh cãi của thủ tướng Tây Ban Nha.
Tuần trước, Israel đã chỉ trích Sánchez và nhà lãnh đạo Bỉ Alexander De Croo vì những bình luận của họ trong chuyến thăm cửa khẩu biên giới Rafah giữa Ai Cập và Gaza, khi cả hai đều chỉ trích các cuộc tấn công của Israel vào dân thường ở Dải Gaza và nhấn mạnh cần phải có thêm viện trợ nhân đạo. được phép vào vùng đất của người Palestine.
9. Thương vong trong cuộc tấn công của Nga vào thị trấn phía đông
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 5 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết số người chết sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào thị trấn Novohrodivka phía đông Ukraine, đã tăng lên ba người sau khi thi thể của một đứa trẻ được tìm thấy từ bên dưới đống đổ nát.
Cô cho biết lực lượng cấp cứu đã tìm thấy thi thể của bé gái 8 tuổi hôm thứ Hai và nhà chức trách vẫn đang tìm kiếm cha mẹ cháu bé.
“Đến sáng nay, thi thể bé gái đã được tìm thấy từ đống đổ nát. Cha mẹ của đứa trẻ, có lẽ vẫn còn ở dưới đống đổ nát, vẫn chưa được tìm thấy”, cô nói.
Theo nhà chức trách, vào ngày 29 tháng 11, Nga đã bắn sáu hỏa tiễn vào ba khu định cư ở khu vực phía đông Donetsk, khiến 10 người bị thương. Một hỏa tiễn đã phá hủy một tòa nhà dân cư ở Novohrodivka và được cho là đã giết chết ba người.
10. Sự ủng hộ của người Nga đối với cuộc xâm lược Ukraine đã xì hơi
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians' Support for Ukraine War Hits Rock Bottom: Poll”, nghĩa là “Thăm dò ý kiến cho thấy sự ủng hộ của người Nga đối với cuộc xâm lược Ukraine đã xuống đến mức thấp nhất.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một cuộc khảo sát của một nhà thăm dò độc lập ở Mạc Tư Khoa, cuộc chiến ở Ukraine đã trở nên không được lòng người Nga kể từ đầu năm nay.
Trong bài phát biểu qua video hôm thứ Ba trước phiên họp toàn thể của Hội đồng Nhân dân Nga Thế giới, Tổng thống Vladimir Putin đã không đề cập đến cuộc chiến mà ông phát động, nhưng lời kêu gọi của ông đối với tinh thần yêu nước của người Nga là trực tiếp khi ông nói Mạc Tư Khoa đang trong một “cuộc chiến vì chủ quyền và sự công bằng.”
Tuy nhiên, một cuộc thăm dò của nhóm nghiên cứu Chronicles chỉ ra rằng, trước cuộc bầu cử năm 2024, Putin có thể gặp một trận chiến khó khăn trong việc duy trì sự ủng hộ của người dân đối với cuộc chiến khi họ cảm nhận được những hậu quả kinh tế của nó. Cuộc khảo sát cho thấy những người Nga ủng hộ chiến tranh là thiểu số và những người ủng hộ hòa bình đông hơn rất nhiều.
Những luật hạn chế ở Nga nhằm hình sự hóa những lời chỉ trích chiến tranh có thể định hình kết quả thăm dò ý kiến, thường dựa trên những câu hỏi chỉ yêu cầu câu trả lời có hoặc không. Nhưng Chronicles, được thành lập bởi Aleksei Miniailo, một chính trị gia đối lập người Nga và một nhóm các nhà xã hội học, cho biết các cuộc khảo sát của họ, trong đó một loạt câu hỏi được đặt ra, đã cung cấp một cái nhìn chính xác về dư luận.
Nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Mạc Tư Khoa đã hỏi 1.199 người lớn trên khắp nước Nga một loạt câu hỏi trong một cuộc thăm dò qua điện thoại từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 10. Nhóm này phát hiện ra rằng những người nồng nhiệt ủng hộ chiến tranh chỉ chiếm 12%, so với 22% vào tháng 2, năm ngoái là thời điểm khởi đầu của cái mà Điện Cẩm Linh gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Miniailo nói với Newsweek rằng những người ủng hộ chiến tranh nồng nhiệt là những người ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine, không muốn Putin rút quân, không muốn bắt đầu đàm phán hòa bình mà không đạt được mục tiêu quân sự, đồng thời tin rằng chi phí quân sự phải là ưu tiên hàng đầu của ngân sách nhà nước.
Tỷ lệ người Nga có quan điểm quyết liệt ủng hộ hòa bình ở mức 18,5% trong tháng 10, giảm nhẹ so với mức 20% so với tháng Hai năm nay. Họ quyết liệt chống chiến tranh, ủng hộ việc rút quân và đàm phán hòa bình bằng mọi giá, không cần đạt được mục tiêu quân sự, và tin rằng chi tiêu xã hội, chứ không phải quân sự, phải là ưu tiên ngân sách.
Hơn một nửa, cụ thể là 52%, số người được hỏi cho biết họ cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm, tăng từ 32% vào tháng 3 năm 2022, một tháng sau khi cuộc xâm lược bắt đầu. Nguyên nhân chính dẫn đến sự bất mãn với cuộc chiến là những lo ngại về tài chính mà các gia đình Nga đang phải đối mặt.
Tuần này, Putin tuyên bố tăng đáng kể chi tiêu quân sự. Khoảng 30% ngân sách Nga sẽ được chi cho lực lượng vũ trang vào năm 2024.
Cuộc thăm dò cho thấy 44% số người được hỏi đã bị giảm thu nhập gia đình, trong khi 20% cho biết các loại thuốc quan trọng không còn nữa. Chỉ 5% dự kiến thu nhập của họ sẽ được cải thiện do chi tiêu quân sự tăng vào năm 2024.
“Thu nhập giảm là một trong những nguyên nhân cốt lõi của việc không hỗ trợ. Có mối tương quan chặt chẽ giữa thu nhập giảm và các vấn đề kinh tế khác và quan điểm ít ủng hộ chiến tranh hơn”.
Ông nói tiếp: “Cả đất nước đã được nhắc đến những câu chuyện về Chiến tranh thế giới thứ hai, về mức độ khủng khiếp của nó, và bây giờ chính phủ của họ đã bắt đầu một cuộc chiến.”
“Vì thế tất nhiên mọi người đều bị sốc. Họ đẩy nó ra xa nhất có thể khỏi lương tâm, khỏi sự chú ý của họ và khi họ cảm nhận được những hậu quả thực tế của những gì đang xảy ra, thì điều đó lại một lần nữa trở thành hiện thực đối với họ,” ông nói.
Số người không chấp nhận rút khỏi Ukraine mà chẳng đạt được mục tiêu quân sự nào đã giảm từ 47% vào tháng 2 năm 2023 xuống còn 33% vào tháng 10 năm 2023.
“Điều này cho thấy mọi người đang mệt mỏi. Họ bất mãn và không muốn chuyện này tiếp diễn vì cuộc sống của họ ngày càng trở nên tồi tệ”, Miniailo nói.
Một cuộc thăm dò khác trong tuần này, do Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia và Trung tâm Levada thực hiện, cho thấy người Nga đã mệt mỏi với cuộc chiến nhưng lại bất đồng về cách kết thúc nó.