Ngày 01-12-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:35 01/12/2008
ĐIỀU KHIỂN TỪ XA

N2T


Có một đệ tử tính tình rất nhút nhát, anh ta muốn tìm lại lòng tự tin, sư phụ nói: “Con muốn được khẳng định trong ánh mắt của người khác, mà lại còn cho rằng đó là tự tin à.”

- “Lẽ nào con không nên coi trọng ý kiến của người khác ?”

- “Thật đúng là tương phản, coi trọng ý kiến của người khác nói, nhưng không nhận sự kiềm chế của nó.”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Có những người không tự tin vào mình, bởi vì có lẽ cuộc đời họ đã gặp nhiều nổi đau thương, hoặc thường sống trong sự lo sợ triền miên; có những người nói mình rất tự tin, nhưng họ luôn dựa vào ý kiến của người khác để tự tin...

Để lấy lại lòng tự tin nơi bản thân mình thì không có gì hay hơn là đi ra khỏi “cái ổ” nhút nhát của mình, cái ở nhút nhát ấy được làm bằng sự mặc cảm tự ti, mặc cảm bản thân bị thua thiệt, mặc cảm nghèo khổ, mặc cảm tội lỗi... Coi trọng ý kiến của người khác là điều nên làm, nhưng lòng tự tin phải từ trong ý chí và trong tâm hồn của mình phải được khẳng định, bởi vì nếu bản thân mình không tự tin, thì ý kiến của người khác chẳng giúp ích gì cho mình cả.

Người Ki-tô hữu nhờ đức tin mà đứng vững trước mọi thử thách của cuộc đời, đó chính là lòng tự tin đích thực vượt qua chính mình và ý kiến của người khác, bởi vì tự tin vào tài năng của mình thì sẽ mất tự tin khi người khác có tài năng hơn, do đó, đức tin chính là động cơ làm cho lòng tự tin của người Ki-tô hữu càng thêm chắc chắn và mạnh mẻ hơn.

Không để người khác điều khiển từ xa (ý kiến của họ), nhưng hãy để đức tin vào Chúa Giê-su điều khiển mọi hành động và suy tư của mình.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:37 01/12/2008
N2T


20. Từ bỏ phán đoán của mình, chính là khắc chế những phán đoán không phù hợp với Thiên Chúa và người khôn ngoan.

(Thánh John Berchmans)
 
Con đường
LM. Anphong Trần Đức Phương
04:16 01/12/2008
CON ĐƯỜNG…

(CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG, NĂM B)

Có nhiều con đường khác nhau: có những ‘con đường cái quan’, có những con đường làng, có những con đường thành phố, có những đường mòn, có những con đường tắt.. vv…Nhưng con đường nào cũng đưa ta tới một nơi nào đó. Con đường càng bằng phẳng, càng dễ đi.

Ngoài ra lại có ‘Đường Đời’ là con đường mọi người chúng ta bước đi trong cuộc sống từ khi chúng ta ‘mở mắt chào đời’ cho đến khi ‘nhắm mắt lìa đời.’

Rồi lại có con đường gọi là ‘Đường Thiêng Liêng’ là con đường ‘nội tâm’ mà mọi người sống âm thầm không ai nhìn thấy, chỉ ta và Thiên Chúa biết được. Đó cũng là con đường đưa ta đến Cuộc Sống Vĩnh Hằng.

Con đường thiêng liêng dẫn đến Cuộc Sống Vĩnh Hằng phải là con đường thẳng và bằng phẳng; không quanh co (như gian tham, dối trá, lừa đảo…), không gồ ghề (như kiêu căng, tự phụ, cố chấp…), không có những lũng sâu (như những đam mê tội lỗi, cờ bạc, rượu chè, dâm ô; hoặc lười biếng, ham chơi, thiếu sót bổn phận hàng ngày của mình).

Hôm nay trong Chúa Nhật II, Mùa Vọng (năm B), chúng ta thấy các bài đọc đều nói đến Con Đường. Đó là Con Đường Thiêng Liêng.

Bài đọc I (Isaia 40,1-5;9-11) là lời tiên tri Isaia nói đến tình trạng Dân Chúa thời đó đã phản nghịch cùng Thiên Chúa, đắm chìm trong tội lỗi, không phương cứu thoát; nhưng Tiên tri Isaia nói: “Chúa là Đấng nhân hậu và hay thương xót. Ngài sẽ đến để cứu độ dân Ngài. Nhưng mỗi người phải sửa lại con đường của mình cho ngay thẳng, cho bằng phẳng, và mỗi người sẽ nhìn thấy ơn Cứu độ cửa Thiên Chúa!”

Bài Phúc Âm (Matcô 3,1-8) nói đến sứ mệnh của Thánh Gioan Tiền Hô: Thánh Gioan được sai đến để kêu gọi Dân Chúa sám hối tội lỗi, sửa lại con đường thiêng liêng của mình, đến xin lĩnh nhận phép rửa thống hối, dọn đường đón Chúa Cứu Thế đang đến gần.

Bài đọc II (2 Phêrô 3,8-14), nhắc lại tư tưởng của Chúa Giêsu trong Chúa Nhật tuần trước: Thiên Chúa nhẫn nại chờ đợi chúng ta sám hối để được ơn tha thứ; vì Chúa không muốn cho ai phải ‘hư mất’, nhưng cho mọi người được hưởng ơn cứu độ do Người mang đến. Miễn là chúng ta luôn phải sẵn sàng chờ đón Chúa đến lúc chúng ta không ngờ, qua cái chết của mỗi người. Ngày tận thế cũng đến vào lúc không ai ngờ được. Ngày đó sẽ thật khủng khiếp, mọi sự sẽ tan biến, “các tầng trời sẽ sụp đổ!” Nhưng với những tâm hồn luôn ăn năn sám hối, luôn sống sẵn sàng,thì ngày đó sẽ là ngày đưa đến “một Trời Mới Đất Mới, nơi Công lý ngự trị!’

Chúng ta cùng nhau đi trên đường đời, và chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau, nâng đỡ nhau trong cuộc sống như những tín hữu của Chúa trong gia đình Giáo Hội, và trong gia đình riêng (giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái). Tuy nhiên mọi người đều phải đi con đường đời của mình, trách nhiệm con đường của mình. Không ai có thể đi thay con đường của chúng ta. Các vị chủ chăn Chúa sai đến giữa chúng ta đều có trách nhiệm, như Isaia, Gioan Baotixita… kêu gọi, thúc đẩy và giúp chúng ta “sửa đường Chúa cho ngay thẳng.” Tuy nhiên, các vị đó cũng không thể đi thay con đường mà mỗi người chúng ta phải đi!

Vậy trong tinh thần sám hối ăn năn tội lỗi và sửa đổi cuộc sống, hàng ngày vào mỗi buổi tối, trước khi đi vào giấc ngủ ban đêm, chúng ta hãy cầu nguyện và ‘xét mình’ để nhìn thấy con đường của mình trong một ngày qua như thế nào, để tạ ơn Chúa đã qua một ngày tốt đẹp, và xin Chúa tha thứ và giúp chúng ta sửa đổi lỗi lầm, để ngày hôm sau chúng ta sẽ khá hơn: “Tân Nhật Tân!” Ngày hôm nay ta sẽ cố gắng khá hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ khá hơn ngày hôm nay!

Con Đường Thiêng Liêng của mỗi người chúng ta có nhiều khó khăn, đòi hỏi những cố gắng hằng ngày, kể cả lòng kiên nhẫn mỗi khi trượt chân sa ngã. Chúng ta hãy luôn ‘đứng dậy mà đi’ với niềm tin tưởng rằng Chúa đã chết để cứu chuộc chúng ta; Chúa Thánh Thần luôn soi sáng, phù trợ chúng ta; ngoài ra, Mẹ Maria và các Thánh, Thiên thần bản mệnh luôn đi với chúng ta và nâng đỡ chúng ta; miễn là chúng ta biết dơ tay lên và cầu khẩn “Lạy Chúa, xin hãy tỏ lòng nhân từ của Chúa cho chúng con và ban ơn cứu rỗi cho chúng con!” (Đáp ca).
 
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - 01-10 /12/2008
Pt JB Nguyễn văn Định
04:53 01/12/2008
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ ngày 01- đến 10 tháng 12-2008

Ngày 01-12-08: Người đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. (Ga 1, 11)

Người nhà đây là chính bạn và tôi đã được Chúa đến qua các dấu chỉ và biến cô lớn nhỏ trong đời. Người nhà cũng là những ân huệ Chúa ban cho bản thân, gia đình cả hồn lẫn xác; nhưng tôi đã không ca ngợi Chúa để dùng sinh hoa trái, lại còn phàn nàn kêu trách.

Ngày 02-12-08: Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần, khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giu-đê, Samari và cho đến tận cùng trái đất. (Cv 1, 8)

Chúa Thánh Thần vẫn nhắc nhở tôi mỗi ngày, khi tôi mở lòng đón nhận và quyết tâm ra đi làm chứng cho Ngài, bằng những việc làm cho kẻ nghèo hèn, bệnh tật và đau khổ đang hiện diện chung quanh.

Ngày 03-12-08: Kính gửi tất cả anh em ở Rôma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được gọi là thánh. (Roma 1, 7)

Lời Chúa muốn nói đến các Kitô hữu như bạn và tôi đang được Chúa kêu gọi và làm cho nên thánh như dân ít-ra-en được Chúa chọn. Hàng ngày tôi đã chu toàn bổn phận và trách nhiệm đến đâu rồi?

Ngày 04-12-08: Lời chứng về Đức Kitô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô mặc khải vinh quang… (1Cor 1, 6-7)

Lời chứng về Đức Kitô là sự nhắc nhở của Chúa Thánh Thần cho bạn và tôi làm sinh nhiều hoa trái tốt lành. Tất cả sẽ là hành trang cho ta đón Chuá trong ngày cánh chung, ngày Đức Giêsu ngự đến.

Ngày 05-12-08: Như anh em đã hiểu chúng tôi…,chúng tôi là niềm vinh dự của anh em, cũng như anh em là niềm vinh dự của chúng tôi trong Ngày của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. (2Cor 1, 14)

Là dân thánh của Chúa, tôi coi mọi người là anh em, không phần biệt giầu nghèo sang hèn. Vì thế bạn và tôi cùng mong đợi ngày của Chú Giêsu ngự đến trong vinh quang, đó là ngày cánh chung.

Ngày 06-12-08: Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy; nhưng là chính đức Giêsu mạc khải (Gl 1, 12)

Thánh Phaolô nói về ơn gọi làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu. Hôm nay tôi cũng được Chúa gọi trở về phục vụ Lời Chúa, tôi cần đêm ngày gặp gỡ Ngài để đem ra thực hành với tha nhân.

Ngày 07-12-08: Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo ý định và ý muốn của Người, đã tiền định cho chúng tôi đây làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Người. (Êp 1, 11)

Chúa muốn bạn và tôi đem Tin Mừng đến với mọi người, bằng việc làm cho gia đình, công đoàn và xã hội đang băng hoại vì tội lỗi này.

Ngày 08-12-08: Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siên nhiên. (Pl 1, 9)

Lòng mến mà Phaolô muốn nói đây là tôi cần phải có với gia đình, hội thánh qua những việc chia sẻ, thông cảm trong lòng tin, cậy mến với tài trực giác là kinh nghiệm sống đạo thực tế và trưởng thành.

Ngày 09-12-08: Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của các thánh trong cõi đầy ánh sáng. (Col 1, 12)

Phaolô nói rõ bạn và tôi là đối tượng để Thiên Chúa thực hiện ân sủng của Người, Đấng đã cho ta và dân ngoại xứng đáng hưởng phần gia nghiệp và được tham dự cùng các thánh trong Nước Sự Sống.

Ngày 10-12-08: Từ nơi anh em, Lời Chúa đã vang ra, không những ở Ma-kê-đô-ni-a và ở A-khai-a, mà đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa… (1 Tx 1, 8)

Nhờ quyền năng của Thánh Thần, Lời Chúa đa lan rộng khắp nơi, khi bạn và tôi quyết tâm thực hành như hy sinh, chịu đựng và bác ái để phục vụ tha nhân, không phân biệt tôn giáo, màu da, sắc tộc,

Phó tế: JB Nguyễn văn Định/Huyền Đồng
 
Ánh Hồng Phương Đông
LM Phêrô Hồng Phúc
09:14 01/12/2008
ÁNH HỒNG PHƯƠNG ĐÔNG
(Mừng kính thánh Françios Xavie)

Đây không phải tiếng, phải lời
Âm thanh khó lọt cho người trần gian
Thế nhưng tiếng chúng rộng lan
Và lời của chúng âm vang vũ hoàn
.” (Tv 18, 4-5)

Gioan Tẩy Giả mở đàng
Phanxicô tiếp chu toàn Thánh Kinh
Tiếng kêu sa mạc thiết tình
Dọn đường Chúa đến cứu linh hồn người
Tây Ban Nha rực sáng ngời
Một năm linh sáu (1506) ra đời hài nhi
Trong lâu đài Xa-vi-ê
Na-va-rê chính là quê của Người
Gia đình sang trọng nức thời,
Cha là cố vấn một thời giúp Vua
Các anh luyện võ sớm trưa
Phan-xi-cô chỉ say sưa học hành.
Trí khôn sắc sảo tinh anh
Năm mười chín tuổi học thành Pa-ri
Trọ cùng Phêrô Pha-vê
Người sau nên thánh cũng về Dòng Tên.
Bốn năm sau gặp bạn hiền
I-Nha (Ignatio) vị thánh bề trên Hội dòng
Năm hai bốn tuổi thi xong
Giáo sư triết học bén lòng công danh.
Tuổi xuân trí lớn tung hoành
Thành công, địa vị hình thành ước mơ.
Phan-xi-cô rất thờ ơ
Khinh dòng tu lúc bấy giờ khai sinh
Sống nghèo theo sát Thánh Kinh
I-Nha sáng lập, gọi mình nhập tu.
I-Nha kiên nhẫn, khiêm nhu
Khuyên lời của Chúa Giêsu dịu dàng
“Dù lời lãi cả trần gian
Linh hồn thiệt mất hỏi rằng ích chi.” (Mt 16,26)

Sao anh hào hiệp nghĩ suy
Lại hy vọng chỉ những gì thế gian,
Công anh đáng thưởng Thiên đàng
Vững bền xứng với lòng vàng của anh.
Như sương dần thấm lá cành
Phan-xi-cô đã thực hành lời khuyên
Tháng ròng thống hối tội khiên,
Con đường cứu rỗi hiện lên sáng ngời!
Vào ngày lễ Mẹ lên trời
Bảy anh em khấn trọn đời hiến thân
Vâng lời, trong trắng, thanh bần
Tại đền Mông-Mác (Montmartre) thánh ân ngập tràn.
Hai mươi tám tuổi vững vàng
Phan-xi-xô đẹp với ngàn ước mơ.
Sa-lem mong ước đợi chờ
Định tâm đến cứu dân thờ tối tăm
Học thêm thần học hai năm
Nhập đoàn sang Ý tới thành Vê-ni (Venitia)
Chờ tàu để tiếp tục đi
Viếng thăm Thánh địa diệu kỳ linh thiêng.
Đường dài, tuyết lạnh thường xuyên
Bảy người chiến sĩ cương kiên lên đường.
Phan-xi-cô sức phương cường
Đai chân đền tội ngạo thường tuổi xuân
Giây lằn trong thịt húp chân
Phải như ơn lạ mới dần gỡ ra.
Chờ tàu hai tháng trôi qua
Anh em tìm đến Rô-ma yết triều.
Nơi đây hạnh phúc bao nhiêu
Thánh Cha thân tiếp, ban nhiều đặc ân.
Một ơn trọng đại vô ngần
Trở thành Linh mục - hiện thân Chúa Trời.
Tuổi ba mươi mốt (31) sáng ngời
Cũng bằng tuổi Chúa sống đời công khai.
Chúa vào hoang địa nhịn chay
Phan-xi-cô bốn mươi ngày ăn năn.
Khó nghèo bằng cách xin ăn,
Bệnh nhân lở loét sóc săn miệt mài.
Đoạn về dâng lễ mở tay
Vẫn nuôi hy vọng có ngày đi xa.
Tình hình chiến sự xảy ra
Lại về trú tại Rôma đợi chờ.
Đường dài ý Chúa ai ngờ
Bao hồn mong đợi, mịt mờ Viễn Đông…
Tròn ba nhăm tuổi (35) sức rồng
Bề trên sai tới cánh đồng phương Đông.

Cuộc đời là tiếng xin vâng
Sau hai bốn (24) tiếng bước chân xuống tầu.
Một đời bác ái in sâu
Vẫn là săn sóc, nguyện cầu bệnh nhân.
Tới Mô-dăm-bích dừng chân
Vòng Châu Phi tiếp tiến dần phía Đông.
Mười ba tháng rất gắng công
Bến Goa - Ấn Độ thoáng trông mập mờ.
Tàu vừa cập bến, lên bờ
Mừng vui phát khóc đón giờ hy sinh.
Dân này thờ các thần minh
Họ còn giết cả con mình tế dâng.
Càng yêu càng muốn hiến thân,
Biết nguồn sáng lại thương dân tối mù.
Loan truyền danh Chúa Giêsu
Khắc tình yêu Chúa, xoá thù oán riêng.
Ngài làm thày thuốc, giáo viên,
Nhà tù, bệnh viện, ủi yên dịu hiền.
Rung chuông hợp trẻ giảng khuyên
Dạy thêm giáo lý, thắp niềm tin yêu.
Số người trở lại đã nhiều
“Xuôi tay vì mệt”, đây điều ngài suy:
“Mọi ngày phép lạ thực thi
Cứ như Giáo hội thời kỳ sơ khai”
Thức khuya cầu nguyện miệt mài
Hãm mình đền tội những ai lạc đường.
Cánh đồng lúa chín ngát hương
Có ngày Rửa tội khẩn trương cả làng.
Trong vòng một tháng lo toan
Tại Tờ-ra (Travancore) rửa mười ngàn lương dân
Người Bờ-ra-nét dã tâm
Hại ngài nhưng Chúa nhân từ cứu ngài
Quân Man-di nổi họa tai
Ngài giơ Thánh giá quân này rút ngay.
Có người đã chết một ngày
Ngài làm phép lạ người này phục sinh.
Môi ngài thường nguyện lời kinh:
“Xin cho con được nhiều linh hồn người”
Hướng về phía bắc xa vời
Dân Mô-rê sống vốn đời dã hoang
Mười hai năm trước kinh hoàng
Thừa sai bị giết rõ ràng do chiên
Người ta ngăn cản tàu thuyền
Cố không chịu để cha hiền tới nơi
“Thôi thuyền không có, tôi bơi”
“ Người ta đầu độc trong người của cha”
“Niềm tin Thiên Chúa sâu xa
Chính là kháng độc cho ta an toàn.
Ôi như đấy có bạc vàmg
Người ta xô đến xốn xang khao đồn
Nhưng đây chỉ có linh hồn
Tôi xin chịu khổ ngàn muôn dập dồn
Để mong cứu một linh hồn”
Không gì cản bước gieo nguồn yêu thương!
Từ Mo-lu (Moluque) vạn dặm trường
Thư về xin phái lên đường thừa sai.
I-Nha cha thật của ngài
Ngài đầy kính trọng, quỳ nài viết thư
Đường xa, phương tiện ngắc ngư
Rôma nhận được thư từ Mo-lu
Đã qua gần bốn mùa thu
Khiến ngài phải sống mịt mù khó khăn
Một năm bốn chín (1549) là năm
Người tân tòng Nhật mời thăm nước này.
Ngài cùng người ấy đi ngay
Lòng thành sốt sắng có ngày nóng ran
Áo Ngài đến phải mở toang:
“Đủ rồi, lạy Chúa- Ngài than - đủ rồi”
Quốc vương Nhật Bản xa xôi
Bốn bề sóng biển sục sôi ì ầm.
Ngài là tiên khởi nhiệt tâm
Rao truyền chân lý Phúc âm Nước Trời
Kiên tâm học tiếng nước người
Phát âm người Nhật nhiều hơi vốn dài.
Ngày đêm truyền giáo miệt mài,
Giáo đoàn lập tại một vài Tiểu Vương
Có lần đóng rất bệ đường
Lọng, tàn, chiều ý Vua thường thích sang
Giáo đoàn nhờ thế rộng lan
Trải nhiều thế kỷ vững vàng tiến cao.
Hai năm bốn tháng giảng rao
Lại về Ấn Độ chờ vào Trung Hoa
Mười năm Ngài đã đi qua
Trăm ngàn cây số biển và đảo hoang
Đi chân không đến các làng
Hướng về Trung Quốc vẫn đang mộng thầm
Nhưng như một áng hương trầm
Toả dần nay đã tới tầm Thiên cung
Tại Hoàng Châu, đảo lạnh lùng
Một cơm sốt rét hãi hùng thấu xương
“Giêsu - Ngài nguyện yêu đương -
Con vua Đa-vít xin thương con cùng”
Mắt mờ giây phút mệnh chung
Ngài kêu lên tiếng cuối cùng thiết tha
“Lạy Trinh Nữ Maria
Xin thương ban phúc chan hoà cho con!”
Bốn mươi sáu tuổi vàng son
Nhiều năm sau xác vẫn còn không phai
Đến năm một sáu hai hai (1622)
Tôn phong Hiển Thánh lên đài uy nghi.
PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê
Quan thầy truyền giáo chuyên về phương Đông
Phương bình minh toả ánh hồng
Ngài là tia sáng mãi không lịm tàn.

Lạy ơn Thánh cả Quan Thày
Một đời khắc khổ chứa đầy hy sinh
Một đời truyền giáo quên mình
Một niềm khát vọng cứu linh hồn người
Chúng con đồng kính dâng lời
Xin người bảo trợ cuộc đời chúng con
Phát Diệm nguyện hứa sắt son
Một đời tin mến vẹn tròn thiết tha,
Một đời thành kính hoan ca
Chuyên chăm sốt sắng, hài hoà yêu thương,
Theo Thày chí Thánh là Đường
Ngước nhìn Thánh Giá, noi gương hiến mình
Yêu người tha thiết thực tình
Tông đồ nhiệt huyết cứu linh hồn người
Ngày nay nhuộm thắm ơn trời
Ngày sau hạnh phúc muôn đời - Amen
.
 
Mùa Vọng
Lại Thế Lãng
09:54 01/12/2008

MÙA VỌNG



Mùa Vọng là mùa mở đầu cho năm phụng vụ. Lễ phục được dùng trong suốt mùa Vọng. hầu hết là màu tím. Ngoài ra nhà thờ nào cũng có 4 ngọn nến trong đó 3 ngọn màu tím và một ngọn màu hồng. Có lẽ không ít người sẽ bối rối khi được hỏi 4 ngọn nến và màu sắc của chúng mang ý nghĩa gì. Tôi cũng ở trong số đó nhưng may mắn đọc được bài “Các biểu tượng và ý nghĩa thiêng liêng của mùa Vọng” của tác gỉa Anthony Lê được đăng trên Vietcatholic ngày 29/11/2007 nên được biết ý nghĩa như sau:

Bốn ngọn nến tượng trưng cho 4,000 năm loài người trông đợi Đấng Cứu Thế nghĩa là từ khoảng thời gian ông bà nguyên tổ bị đuổi ra khỏi vườn Địa đàng rồi loài người rơi vào sa đoạ, tội lỗi cho đến ngày Chúa sinh xuống trần gian. Mỗi ngọn nến tượng trưng cho một giai đoạn trong tiến trình trông đợi đó. Màu tím nói lên sự chờ đợi và ăn năn thống hối còn màu hồng tượng trưng cho sự mừng rỡ và hân hoan trong việc đón mừng ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Trong ngày Chúa nhật đầu tiên của mùa Vọng, sau nghi thức làm phép nến, một ngọn nến màu tím được thắp sáng và ngọn nến này tiếp tục được thắp sáng trong những ngày tiếp theo của cả tuần lễ đó. Ngọn nến thứ nhất này tượng trưng cho sự HỐI CẢI chuẩn bị cho ngày Đấng Cứu Thế đến.

Trong ngày Chúa nhật của tuần lễ thứ hai một ngọn nến màu tím khác được thắp sáng và cả 2 ngọn nến sẽ tiếp tục được thắp sáng trong những ngày còn lại của tuấn lễ này. Ngọn nến màu tím thứ hai tượng trưng cho sự TRÔNG CHỜ ngày hạ sinh của Đấng Cứu Thế

Trong ngày Chúa nhật của tuần lễ thứ ba ngọn nến màu hồng được thắp sáng và sẽ cùng với hai ngọn nến trước tiếp tục được thắp sáng trong những ngày còn lại của cả tuần lễ. Ngọn nến màu hồng thứ ba tượng trưng cho sự VUI MỪNG và niềm hân hoan vì Chúa Cứu Thế sắp đến.

Trong ngày Chúa nhật của tuần lễ thứ tư cũng là tuần lễ cuối cùng của mùa Vọng ngọn nến cuối cùng màu tím được thắp sáng và tất cả 4 ngọn nến sẽ được thắp sáng trong những ngày tiếp theo cho đến lễ Gíang sinh. Ngọn nến thứ tư màu tím tượng trưng cho sự kiên vững trong NIỀM TIN trong việc chuẩn bị tâm hồn để đón mừng Chúa đến trong lễ Gíang sinh.

Mùa Vọng đến mỗi năm vì vậy người tín hữu Công giáo nào cũng đều được nhắc nhở nhiều lần để biết mùa Vọng là mùa trông đợi Chúa Cứu Thế. Nhưng trông đợi theo ý nghĩa nào? Trông chờ Chúa đến mang ơn cứu độ ư? Người Do Thái cho rằng Đấng Cứu Độ mà họ trông đợi chưa đến trần gian cho nên họ vẫn còn đến cầu nguyện tại bức tường “than khóc” để xin Đấng Cứu Đô mau đến. Nhưng đối với người Kitô hữu thì Đấng Cứu Thế đã đến trần gian từ hơn 2,000 năm rồi và Ngài đang hiện diện giữa chúng ta trong phép Thánh Thể.

Người Kitô hữu biết Chúa sẽ đến trần gian lần thứ hai trong ngày cánh chung nghĩa là ngày Chúa đến để phán xét? Vậy có phải chúng ta trông chờ Chúa đến trong ý nghĩa đó? Chắc là chẳng có mấy ai mặn mòi với việc trông chờ cái ngày mình bị xét xử. Vậy tại sao Gíao hội lại đưa mùa Vọng vào niên lịch phụng vụ? Hẳn là vì Giáo hội muốn chúng ta có thời gian suy tư để chuẩn bị đón mừng Chúa trong ngày đại lễ Gíang sinh.

Chúa thực sự đã đến trong trần gian nhưng phải thực thà mà nói rằng nhiều lúc ta đã sống như thể không có Chúa hay là cho dù biết rõ có Chúa nhưng đã lãng quên thậm chí còn khước từ Ngài bằng lối sống chỉ biết chạy theo tiếng gọi của tiền tài, danh vọng, thú vui trần tục … bất chấp cả những hành động gian ác. Mùa vọng là thời điểm để người tín hữu kiểm điểm lại cách sống hầu đem Chúa trở lại trong tâm hồn của mình.

Mùa Vọng cũng là lúc ta cần lưu tâm đến lời kêu gọi của Thánh Gioan Tiền hô “Hãy dọn đường cho Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Trong cuộc sống của mỗi con người có biết bao nhiêu thói hư tật xấu cần phải dẹp bỏ, có biết bao nhiêu lầm lỡ, sai quấy cấn phải sửa lại. Dọn dẹp một đoạn đường cho sạch sẽ, sửa chữa cho một con đường trở nên bằng phẳng, ngay thẳng thì dễ nhưng uốn nắn con tim, đổi mới tâm hồn thật không dễ dàng chút nào nếu không có một khoảng thời gian tạm tách rời khỏi cuộc sống bon chen để tâm hồn được lắng đọng và tự vấn lương tâm để rồi đi đến quyết tâm hoán cải.

Đón Chúa cách có ý nghĩa cũng là nghĩ đến tha nhân, là đem sự yêu thương và tình bác ái đến với họ. Liệu có đẹp lòng Chúa không khi ta tham dự tĩnh tâm, xưng tội rước lễ rất sốt sắng trong mùa Vọng nhưng trong lòng lại chất chứa sự kiêu căng, ganh tỵ, hận thù? Liệu việc đón Chúa trong mùa Giáng sinh có còn ý nghĩa không khi ta không tiếc tiền bạc trong việc ăn xài nhưng lại dửng dưng trước cảnh khổ của người khác, những người cùng khổ mà chỉ cần một phần nhỏ trong số tiền tiêu xài không thực sự cần thiết của ta cũng đủ làm cho họ ấm lòng?

Sau hết, dù muốn hay không muốn, mỗi người Kitô hữu cũng phải chấp nhận có hai cuộc sống. Cuộc sống hiện tại và cuộc sống đời sau. Cuộc sống hiện tại thì ngắn ngủi và chỉ là tạm bợ so với cái vĩnh cửu của cuộc sống đời sau. Cuộc sống của con người ở trần gian thật mong manh như hoa sớm nở tối tàn. Thân phận con người thật là mỏng dòn, nay còn mai mất. Mùa Vọng nhắc nhở mỗi người Kitô hữu về ngày Chúa sẽ đến. Mặc dù trong sách Tin Mừng của thánh Gioan đã viết “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3:17), người Kitô hữu cũng phải sống làm sao để khi gặp Chúa sẽ thấy hạnh phúc chứ không phải run sợ trước mặt Ngài.

Nếu hiểu mùa Vọng là mùa sám hối, là từ gĩa cuộc sống của người con “hoang đàng” để trở về với Chúa. Nếu hìểu Giáo hội muốn dùng mùa Vọng để thức tỉnh người tín hữu phải sửa chữa con đường “tâm hồn” cho ngay thẳng. Nếu mùa Vọng là lúc cần thể hiện tình thương và lòng bác ái của Kitô giáo thì mùa Vọng không chỉ kéo dài trong 4 tuần lễ và cũng không kết thúc vào ngày lễ Gíang sinh mà mùa Vọng cần phải được kéo dài trong suốt cả cuộc đời của mỗi người Kitô hữu.

Vermont 30/11/2008
 
Từ bỏ để đến với Chúa
Tuyết Mai
10:06 01/12/2008
Từ Bỏ Để Đến Với Chúa

Mùa Vọng là Mùa Gì? Vọng có phải là Trông Đợi hay không? Thế chúng ta chuẩn bị để Đón và Trông Đợi ai? Có phải Người Ta Trông Đợi Rất Dấu Yêu hay không? Thưa đúng là như vậy! Cả Toàn Thể Nhân Loại chúng ta đang Trông Chờ và Đón Đợi một Đấng rất ư là nhỏ bé và thấp hèn. Muốn Đến và Tôn Thờ Ngài, loài người chúng ta phải biết Bỏ Bớt và lột Bớt tất cả những gì không phải là của mình, mới đến gần Chúa Hài Đồng Giêsu được. Chúng ta hãy dành nhiều thời giờ để mà suy nghĩ cho kỹ thử xem? Từ tấm thân thật trần cho đến mọi thứ chúng ta khoác trên người cùng mọi thứ chúng ta Có được, có phải thật sự là của mình hay không??? Thế thì tại sao chúng ta không thể Bỏ Bớt để đem Đến làm quà mà Dâng cho Ngôi Hai Thiên Chúa? Cố gắng tìm mọi cách thức để làm quà cho Chúa, mà làm vui lòng Ngài nhất không gì bằng là cho qua trung gian, là chúng ta biết (chia sẻ) Bỏ Bớt Tiền Của để giúp đỡ cho các gia đình có những con em sống nghèo trên khắp mọi nơi? Bỏ Bớt Thời Giờ và tiền của để đến mà xoa dịu an ủi những anh chị em đang đau khổ, tật bệnh, và tật nguyền. Bỏ bớt sự Tham Lam và Tích Lũy để biết chia sẻ đến cùng những anh chị em Cùi, những anh chị em sống trên những Núi Rác chung với những sinh vật cũng nhờ Núi Rác đó để được Sống Còn!? Những anh chị em bất hạnh trên cùng khắp mọi nẻo đường mà chúng ta gặp thấy hằng ngày mà cố tình giả lơ, giả điếc, giả đui, hất hủi, và cố tình xa tránh họ.

Đến với Chúa bằng Tâm Tình Sẻ Chia là món quà Quý Giá nhất mà Chúa muốn nhận. Đến với Chúa là ta phải giống Chúa. Ta phải Cởi Bỏ Tất Cả mới xứng đáng mà quỳ xuống để sưởi ấm cho Ngài Giêsu Hài Đồng, sinh hạ trong đêm đông giá lạnh tại Bêlem. Có ai trong chúng ta có thời giờ mà đứng ngắm nhìn Ngôi Hai Giêsu con Chúa bao giờ chưa nhỉ!? Có phải mùa này bắt đầu cho chúng ta cái lạnh se da người, mà không thể nào dù ở trong nhà hay ra ngoài đường mà không cần có một chiếc áo ấm để khoác trên tấm thân sợ lạnh của chúng ta. Trong nhà mùa này, không nhà nào có thể sống khoẻ mạnh được, nếu chúng ta thiếu dùng máy sưởi. Tùy theo khả năng của mỗi gia đình, từ máy sưởi ấm cho cả một căn nhà to lớn cho đến một chiếc máy sưởi nhỏ cá nhân, hoặc mua củi về chất để đốt trong lò sưởi nguyên suốt mùa đông giá lạnh, hoặc tệ nữa là chúng ta có thể dùng một nồi nấu soup thật lớn đổ đầy nước và để riu riu sôi cho ấm nhà. Còn tệ hơn nữa là chúng ta mặc thật nhiều lớp quần áo để giữ thân thể chúng ta được ấm. Còn tệ nhất, là những anh chị em có hoàn cảnh giống Chúa nhất. Họ là những con người không nhà không cửa không nơi nương tựa. Cầu cống, hiên nhà, ngay trước cửa tiệm, hay bất cứ nơi nào có thể tựa được cái lưng để tìm một giấc ngủ qua đêm. Trong cái lạnh run người. Trong cái lạnh cóng người. Trong cái lạnh mà kèm theo cả gió thì không có gì hứa hẹn là anh chị em này của chúng ta có thể bình an mà còn thức dậy của buổi sáng hôm sau.

So với tình cảnh của Chúa Hài Đồng Giêsu thì anh chị em đang là những người nào trong xã hội? Từ giống Chúa là không có gì ngoài tấm vải để che tấm thân ngọc ngà châu báu của Ngài, cho đến ít nhất là có nơi chốn để che tấm thân? Có nhà có cửa? Nhà có mấy tầng lầu? Anh chị em thử suy nghĩ kỹ mà xem, có phải nếu chúng ta đến với Chúa mà Sang Trọng quá! thì chưa xứng đáng để được lại gần Chúa. Mọi người và tôi hãy nhìn kỹ lại mình và Nhìn Lại Kỹ Chúa Giêsu nằm trong Máng Cỏ mà xem? Sự khác biệt giữa một Thiên Chúa Tối Cao của cả khắp vũ trụ mà đến trong thế gian không là gì cả! Còn chúng ta ư! Chúng ta là gì và chúng ta là ai trước Thiên Nhan Thiên Chúa?

Trong tâm tình Trông Đợi đó! Chúng ta có thể bắt chước Đấng mà sẽ xuống trần vì tình yêu Ngài dành cho toàn thể nhân loại chúng ta. Để hiểu biết, để thông cảm, để thờ phượng Ngài một cách xứng đáng không gì bằng là chúng ta thể hiện qua hành động bác ái, là cụ thể và là thiết thực nhất mà Chúa trông đợi nơi chúng ta. Mùa Giáng Sinh là mùa của thương yêu, của chia sẻ, của sưởi ấm tình đồng loại, của bắt chước Chúa luôn sống trong yêu thương, đoàn kết, hiệp nhất, cho một nguyện vọng duy nhất mà Ngài muốn chứng tỏ cho chúng ta là sống trong Tình Yêu, và chết trong Tình Yêu, thì sẽ được muôn đời, có Tình Yêu Thiên Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI ca ngợi tiến triển của việc đại kết
Bùi Hữu Thư
04:19 01/12/2008

Đức Thánh Cha Benedict XVI ca ngợi tiến triển của việc đại kết



Chào mừng Thượng Phụ Bartholomew I trong ngày lễ kính thánh Anrê

VATICAN, ngày 30, tháng 11 2008
(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói mối tương quan giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo đã sâu xa hơn và ngài tin rằng sẽ có ngày cả hai giáo hội sẽ cùng chia sẻ việc cử hành bí tích Thánh Thể.

ĐTC khẳng định điều này trong một điện văn gửi cho Thượng Phụ Constantinople, Bartholomew I, nhân ngày lễ kính Thánh Anrê hôm nay.

ĐTC nói, "Chúng ta hân hoan và tưởng nhớ trong tâm tình tạ ơn vì mối tương quan giữa chúng ta đã dần dần tiến sâu hơn trong khi chúng ta tái thiết sự cam kết cùng đồng hành trên con đường cầu nguyện và đối thoại. Chúng ta tin tưởng rằng con đường chúng ta cùng đi sẽ làm cho cái ngày chúng ta cùng ngợi khen Thiên Chúa và chia sẻ cùng một bí tích Thánh Thể sẽ mau đến hơn. Đời sống nội tại của hai giáo hội chúng ta và những thách đố của thế giới hiện đại đòi hỏi cấp bách chứng tá này giữa các môn đệ của Chúa Kitô.” ĐTC gửi điện văn này cho một phái đoàn Tòa Thánh đến thăm viếng Thượng Phụ Bartholomew I trong dịp lễ kính thánh Anrê.

Chủ Tịch và Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo là Đức Hồng Y Walter Kasper và Đức Giám Mục Brian Farrell, được tháp tùng bởi linh mục Dòng Đa Minh Vladimiro Caroli, thuộc hội đồng, và Đức Tổng Giám Mục Antonio Lucibello, Khâm Sứ Toà Thánh tại Ankara, là các thành viên của phái đoàn. Trong khi đó, tại Vatican, ĐTC Benedict XVI đề cập đến thượng phụ sau khi đọc kinh Truyền Tin buổi trưa cùng với đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô.

Ngài giải thích là Anrê và Phêrô, là anh em, và cùng là môn đệ của Gioan Baotixita, sau đó cùng trở thành môn đệ của Chúa Giêsu và vào lúc Chúa chịu phép rửa trên sông Gio-đan đã “nhận ra Người là đấng Thiên Sai.”

ĐTC nói, "Thánh Anrê là quan thầy của Giáo Đoàn Constantinople và do đo Giáo Hội Rôma cảm thấy được nối kết với Giáo Hội Constantinople bằng một tình liên kết huynh đệ. Tôi gửi đến Thượng Phụ và các tin hữu của Giáo Đoàn, lời chào mừng và chúc tụng tốt đẹp nhất tự đáy tim tôi, và nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn đầy hồng ân xuống cho tất cả quý vị.”

Thượng Phụ Constantinople, Bartholomew I
Đức Hồng Y Walter Kasper
 
Đối thoại liên tôn được nhìn nhận là rủi ro và là ân sủng
Nguyễn Quốc Tâm
09:47 01/12/2008
NAPLES, Italy, ngày 28 tháng 11, năm 2008 (Zenit.org).- Nhân viên Tòa Thánh Vatican giám sát việc đối thoại giữa các tôn giáo nói rằng việc đối thoại liên tôn sẽ có thể gặp phải nhiều rủi ro, nhưng việc trao đổi này cũng giúp các tín hữu thăng tiến và làm chứng niềm tin của họ.

Hôm nay báo Quan Sát Viên Roma cho hay Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về đối thoại liên tôn, đã nói về những lợi ích và sự cần thiết của việc đối thoại vào buổi khai mạc năm học Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng tại miền Nam Italia.

Đức Hồng Y đã căn dặn phải đề phòng sự rủi ro “rơi vào thuyết hổ lốn”, mặc dù Ngài nói rằng nguy cơ này chỉ mang tính tương đối nếu các tín hữu sử dụng lý trí của họ để đi sâu hơn trong niềm tin và do đó có thể bảo vệ được đức tin. Trong trường hợp đó, sự rủi ro trở thành ân sủng, bởi vì “nó đặt các tín hữu trong một tình trạng tương đối của sự thận trọng thiêng liêng và nó buộc họ phải luôn kiên vững và làm chứng tá.”

Vị nhân viên Tòa Thánh công nhận rằng việc đối thoại liên tôn có thể đang thách thức các tín hữu cách đặc biệt vì “nó đưa ra vấn nạn tìm các hòa giải niềm tin của chúng ta trong Đức Kitô là vị trung gian duy nhất với sự nhận thức sâu sắc những giá trị tích cực mà chúng ta tìm thấy nơi các tôn giáo khác.”

Về điểm này, Đức Hồng Y liên hệ đến Bản Tuyên Ngôn Về Mối Tương Quan Giữa Giáo Hội Với Các Tôn Giáo Không Kitô (Nostra Aetate) từ Công Đồng Vatican II. Và Ngài giải thích rằng trong mỗi con người “ánh sáng của Chúa Kitô hiện hữu và do đó, tất cả những điều tồn tại cách tích cực trong các tôn giáo không phải là bóng tối nhưng tham dự vào ánh sáng lớn lao hơn vốn chiếu sáng trên hết mọi thứ ánh sáng.”

Đức Hồng Y Tauran tiếp tục cân nhắc bốn khía cạnh trong việc đối thoại liên tôn mà Ngài mô tả là không phải việc đối thoại giữa các tôn giáo nhưng là giữa những người có niềm tin.

Ngài lưu ý đến việc đối thoại về cuộc sống, nơi các tín hữu chia sẻ niềm vui và thử thách; việc đối thoại về công việc, khi họ hợp tác với nhau để mang lại hạnh phúc cho mọi người; việc đối thoại thần học, khi sự trao đổi có thể thực hiện được giữa các di sản tôn giáo; và việc đối thoại thiêng liêng vốn đặt đời sống cầu nguyện của mình lên tình trạng tâm lý của người khác.

Tóm lại, vị Hồng Y giải thích rằng việc đối thoại là cuộc truy lùng sự hiểu biết giữa hai cá nhân, với sự trợ giúp của lý trí, khi đối mặt với một sự giải thích chung đối với điều họ đồng ý hoặc không đồng ý.

Ngài nhấn mạnh rằng “đối thoại không phải là vấn đề của việc cảm thấy dễ chịu để làm vui lòng đối phương hoặc là sự đàm phán có tính ngoại giao, nhưng đó là việc để cho mình bị chất vấn bởi các niềm tin khác mà không từ bỏ niềm tin của mình. Rõ ràng, việc đối thoại không hướng đến việc theo đuổi một tôn giáo phổ quát, hoặc là một mẫu số chung nhỏ nhất giữa các tôn giáo. Nó là việc nhận ra rằng Thiên Chúa đang hiện diện và hoạt động trong linh hồn những ai tha thiết tìm kiếm Ngài.”

Nhu cầu hiện đại

Đức Hồng Y Tauran cho rằng nhu cầu đối thoại khởi đi từ hiện thực đa tôn giáo và đa sắc tộc trong thời đại ngày nay hơn là từ lý thuyết nổi tiếng của nhà sử học Samuel Huntington nói về sự xung đột của các nền văn minh. Ngài giải thích: “Không hề có một nền văn minh thuần túy về tôn giáo, nhưng là những nền văn minh phức tạp vốn được chuyển hóa qua một quá trình ảnh hưởng lẫn nhau lâu dài.”

Hơn nữa, “Thiên Chúa đã và đang trở lại xã hội chúng ta. Chưa bao giờ người ta thấy có nhiều cuộc nói chuyện về tôn giáo như lúc này.”

Trong sự nối kết này, Đức Hồng Y đã lấy lại lời khẳng định của tổng thống Pháp, cho rằng xã hội thế kỷ 21 được đánh dấu bởi hai mối bận tâm: môi trường và tôn giáo.

Và Đức Hồng Y Tauran công nhận rằng nhu cầu đối thoại liên tôn đã được Hồi giáo đẩy mạnh.

Hơn nữa, việc đối thoại có thể nhằm “phục vụ xã hội tốt hơn” vì “các tín đồ được mời gọi đóng góp vào công ích, vào sự đoàn kết chân thật, vào việc vượt qua những khủng hoảng và vào việc đối thoại liên văn hóa.”

Đức Hồng Y Tauran kết luận rằng các nhà chức trách nên “ủng hộ việc đối thoại giữa các tôn giáo”, và rút tỉa từ các tôn giáo những giá trị “hữu ích để đóng góp cho lợi ích chung của công dân” để mọi người “không là nô lệ của những mốt thời trang, chủ nghĩa tiêu thụ và lợi nhuận.”
 
Đức giáo hoàng lên án các cuộc bạo động và cầu nguyện cho những kẻ tấn công
Phụng Nghi
15:57 01/12/2008
Vatican (CNA) – Sau khi đọc Kinh Truyền Tin và trình bày những suy niệm về Mùa Vọng, Đức giáo hoàng Bênêđictô chuyển hướng sự chú tâm của ngài về những bùng nổ bạo lực mới xày ra tại Ấn độ cũng như ở Nigeria, và lên án lối suy nghĩ của những kẻ tấn công.

Cuộc tấn kích của quân khủng bố tại Mumbai (Ấn độ) bắt đầu bộc phát vào buổi tối hôm thứ Tư nhưng mãi đến ngày thứ Bẩy mới chấm dứt. Thủ phạm các vụ tấn công và động cơ thúc đẩy họ vẫn còn chưa rõ, nhưng đã có tới gần 200 người bị sát hại tại hiện trường giao tranh ở 8 địa điểm khác nhau trong khu vực thương mại và phim ảnh tại Mumbai.

Ngay sau các vụ tấn công, Đức giáo hoàng Bênêđictô đã lên tiếng kết án bạo lực và dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ.

Bạo hành tại thị trấn Jos ở khu vực trung tâm nước Nigeria nổ ra khi kết quả cuộc bầu cử địa phương được công bố vào hôm thứ Sáu. Tuyên bố thắng cử trong cuộc đầu phiếu dành cho Đảng Dân Chủ Nhân dân, thường được coi là của người Kitô giáo. Nhưng kết quả đó bị những người ủng hộ Đảng Nhân dân Nigeria của người Hồi giáo tố cáo là do gian lận trong cuộc bầu cử.

Bạo động nổ ra, và con số người chết người bị thương được ước tính có tới hàng trăm người. Mặc dầu những cuộc xung đột tại địa phương này thường là về vấn đề tài nguyên, nhưng cuộc bạo hành nổ ra lại vì lý do chủng tộc và tôn giáo.

Phát biểu từ cửa sổ văn phòng của ngài nhìn xuống quảng trường Thánh Phêrô hôm Chủ nhật, Đức giáo hoàng đề cập đến phản ứng của ngài đối với tin tức về những cuộc bạo hành:

“Có nhiều lý do và hoàn cảnh đàng sau những biến cố đó, nhưng tất cả chúng ta phải cảm nghiệm được sự kinh hoàng và lên án việc bộc phát nhiều bạo lực tàn khốc và vô nghĩa đến như thế.

“Chúng ta hãy cầu xin Chúa đánh động trái tim của những người đang có ảo tưởng rằng đó là đường lối để giải quyết những vấn đề khó khăn địa phương cũng như quốc tế. Hãy để chúng ta được hướng dẫn mà nêu lên tấm gương khiêm tốn và yêu thương, để có thể xây dựng một xã hội xứng đáng với Thiên Chúa và với con người.”
 
Đức Thánh Cha cam đoan Thiên Chúa không quá bận rộn đối với chúng ta
Bùi Hữu Thư
21:00 01/12/2008

Đức Thánh Cha cam đoan Thiên Chúa không quá bận rộn đối với chúng ta



Dù chúng ta dành cho Chúa rất ít thì giờ.

VATICAN, ngày 30 tháng 11, 2008
(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói, có thể chúng ta không dành thời giờ cho Chúa, nhưng Chúa luôn có thời giờ cho chúng ta.

Hôm nay, ĐTC nói về sự sẵn sàng của Thiên Chúa đối với tạo vật của Người khi ngài cầu nguyện kinh Truyền Tin buổi trưa với các tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô. Vào ngày đầu tiên của niên lịch phụng vụ mới, ĐTC suy niệm về quà tặng của thời gian.

Ngài nói, Tất cả chúng ta không có thì giờ vì nhịp sống hàng ngày quá hối hả đối với mọi người. Giáo Hội cũng có ‘tin mừng’ để loan báo về việc này: Thiên Chúa cho chúng ta thời gian. Chúng ta luôn luôn có ít thì giờ. Nhất là, đối với Chúa, chúng ta không biết cách tìm kiếm Người, hay đôi khi, chúng ta không muốn tìm kiếm Người. Vậy mà Chúa vẫn có thì giờ cho chúng ta!

"Đây là điều thứ nhất mà điểm khởi đầu của niên lịch phụng vụ mới giúp chúng ta khám phá một mầu nhiệm luôn luôn mới lạ. Phải: Chúa cho chúng ta thời gian, vì Người đã đi vào lịch sử, với Lời Người và công trình cứu chuộc, để khai mở cho lịch sử bước vào trường cửu, để biến thành một lịch sử giao ước.”

ĐTC nói trong viễn cảnh này, thời gian đã là “một dấu chỉ căn bản của tình yêu Thiên Chúa.”

Ngài ghi nhận, “Đó là một quà tặng mà con người có thể trìu mến hay ngược lại phung phí cũng như mọi thứ khác; con người có thể hiểu được ý nghĩa, hay bỏ qua vì hời hợt, nông cạn.”

ĐTC Benedict XVI suy niệm là Mùa Vọng "mừng Chúa đến trong hai thời điểm: Trước hết Người mời gọi chúng ta thức tỉnh để chờ đợi sự trở về trong vinh quang của Chúa Kitô; sau đó khi gần đến ngày Giáng Sinh, mời gọi chúng ta đón chào Ngôi Lời nhập thể để cứu chuộc chúng ta.”

Ngài tiếp, "Nhưng, Chúa thường xuyên đến với đời sống chúng ta. Lời mời gọi của Chúa Giêsu thích hợp biết bao, và mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào Chúa Nhật này: 'Hãy tỉnh thức!’ Lời này được nói với các môn đệ, nhưng cũng nói với tất cả mọi người, vào cái giờ mình Chúa biết, mỗi người sẽ được gọi tới để trình bầy cuộc sống của mình. Việc này bao gồm một sự từ bỏ thích nghi các của cải trần thế, một sự chân thành hối cải các lỗi lầm của mình, một hành động bác ái tích cực đối với tha nhân và trên hết, một sự phó thác khiêm tốn và tin tưởng vào bàn tay Người, là Cha nhân từ và hay thương xót.”

ĐTC kết luận, "Đức Mẹ Maria là biểu tượng cho Mùa Vọng. Chúng ta hãy kêu cầu Mẹ giúp chúng ta trở nên nhịp cầu của nhân loại đón chào Chúa đến.”
 
Top Stories
Hanoi's policy: eliminate Catholics
Asia-News
14:24 01/12/2008
There is a fundamental lack of understanding on the part of the authorities of the very idea of religion behind the choice of oppression and discrimination as seen in the trial against the parishioners of Thai Ha.

Hanoi (AsiaNews) - There is a failure to understand the very idea of religion on the part of Vietnam's political authorities behind the constant attempt to suffocate Catholicism, Protestantism, and also other religions, as now being seen in the trial that on December 5 will be held against eight faithful of the parish of Thai Ha.

If one visits Vietnam, in many parishes one can see the announcements "pray for the Church of Vietnam" or "pray for peace and justice." This is an invocation always present in the prayers of Catholics in this country. Catholics whom the communist government has oppressed in a sophisticated way and on various levels. But on this occasion, the authorities are not respecting the council of Vietnamese bishops. They clearly want to eliminate the Catholics.

The government has violated religious freedom and is preparing to sentence the eight faithful of the parish of Thai Ha for unjust reasons, accusing them of damaging property and disturbing public order. They are trying the eight faithful in order to threaten the other Catholics and the faithful of other religions, and in general their aim is to threaten people who want to fight for justice and religious freedom.

Every Catholic and every parish has been invited to pray for justice, peace, and religious freedom in Vietnam. The faithful this time need the voice of the bishops to express the truth, denouncing that the government has appropriated Church property, but has falsely accused the Catholics.

At the origin of the discrimination of the authorities against believers, and not only Christians, a professor of the National University of Hanoi explains to AsiaNews, "there is a prejudice. The very concept of religion is explained poorly. They do not understand well, so they lead the country badly, bringing many negative consequences like government corruption, poor education, injustice toward farmers trying to work to make a living and feed themselves."

The idea of the Vietnamese communists about religion is that this "is a form of social conscience. Conscience reflects mythology, the illusion of objective reality. Religion is always based on belief, a belief in the transcendent. Religion cannot be examined by reality."

Thus the government has instructed the authorities on all levels to "control the situation of the religions, classify the faithful of the religions in order to reach appropriate solutions to convince people to leave their religion." And the political approach is to oppose, exclude, and discriminate against Catholics in Vietnam.
 
Prayer vigil in Ho Chi Minh City for parishioners of Thai Ha
Asia-News
14:25 01/12/2008
5,000 go to the Redemptorist monastery, where a screen displays the faces of the eight faithful who will be tried. University students perform a play about those who were martyred in the attempt to wipe out Catholicism.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) - A prayer vigil saw 5,000 Catholics come together on Sunday night in Ho Chi Minh City, next to the monastery of the Redemptorists, to demonstrate their solidarity with the parishioners of Thai Ha who will be tried on December 5 for asking for the restitution of the land belonging to their church. Another vigil saw the presence of many Catholic university students, who also put on a play (in the photo) commemorating the martyrs of the past century, when the authorities tried to destroy Catholicism. Hundreds of agents, with the clear aim of intimidation, photographed and filmed those present.

At the monastery of the Redemptorists, 160 priests from the city and the nearby provinces concelebrated the Mass, while a screen displayed the faces of the eight Catholics accused of damaging state property and violating public order.

The approach of the trial, which is clearly political in nature, has urged the superior of the Redemptorists in Vietnam, Fr. Vincent Nguyen Trung Thanh, to write a letter to all of his fellow religious, asking them to pray for the accused. "More than anyone," it says, "we know well that they are innocent, not only innocent according to their own conscience, but also according to the law. However, they are still charged and prosecuted.” "The Beatitudes," he added, "are an invitation for us and these faithful to accept adversities and tragedies, and to put our trust in God who will transform our sufferings into benefits for those who love Him."

To the faithful who have decided to follow their Master, Fr. Nguyen finally recalled that "more than 2,000 years ago he was prosecuted and killed for his insistency on defending the truth."
 
Veglie di preghiera a Ho Chi Minh City per i parrocchiani di Thai Ha
Asia-News
14:27 01/12/2008
In 5mila al monastero dei Redentoristi ove, su uno schermo, sono riprodotti I volti degli otto fedeli che saranno processati. Gli universitari mettono in scena il ricordo di coloro che sono stati martirizzati nel tentativo di estirpare il cattolicesimo.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Una veglia di preghiera ha visto riuniti 5mila cattolic, domenica sera a Ho Chi Minh City, accanto al monastero dei Redentoristi, per manifestare solidarietà con i parrocchiani di Thai Ha che il 5 dicembre saranno processati per aver chiesto la restituzione del terreno della loro chiesa. Un’altra veglia ha visto la presenza di moli uiversitari cattolici, che hanno anche messo in scena (nella foto) una rappresentazione che ha ricordato i martiri del secolo scorso, quando le autorità tentarono di distruggere il cattolicesimo. Centinaia di agenti, con evidente scopo intimidatorio, hanno fotografato e filmto i presenti.

Al monastero dei Redetoristi, 160 sacerdoti della città e delle province vicina hanno concelebrato la messa, mentre su un grande schermo erano riprodotti i volti degli otto cattolici accusati di aver danneggiato beni dello Stato e di violazione dell’ordine pubblico.

L’avvicinarsi di un processo dall’evidente carattere politico ha spinto il superiore dei Redentoristi del Vietnam, padre Vincent Nguyen Trung Thanh, a scrivere una lettera a tutti i suoi confratelli, chiedendo di pregare per gli imputati. “Più di chiunque altro – vi si legge – noi sappiamo che essi sono innocanti, innocenti non solo di fronte alle loro coscienze, ma anche di fronte alla legge. Ciò malgrado, sono imputati e perseguiti”. “Le beatitudini – scrive ancora – sono un invito rivolto a noi ed ai fedeli ad accettare le avversità e I drammi ed a porre la nostra fidcuia in Dio, che trasformerà le nostre sofferenze in un bene per coloro che Lo amano”.

Ai fedeli che hanno scelto di seguire il loro Maestro, padre Nguyen ricorda infine che “più di duemila anni fa Egli fu perseguitato ed ucciso per la sua decisione nel difendere la verità”.
 
Vietnam: thousands of Catholics hold vigils for jailed protesters
Independent Catholic News
14:33 01/12/2008
Last night, more than 5,000 Catholics in Saigon held a candlelight vigil at Saigon Redemptorist Monastery to protest over the up-coming trial in Hanoi against eight Catholic parishioners of Thai Ha who were charged with 'damaging state property and disorderly conduct in public.' They deny all charges.

160 priests from various religious orders in Saigon and nearby provinces concelebrated Mass to pray for the Church in Vietnam and in particular for the eight prisoners.

Fr. Michael Nguyen Huu Phu, Superior of Saigon Redemptorist Monastery, told the congregation that "at the former nunciature in Hanoi and at Thai Ha parish, the authorities buried Jesus Christ, justice and truth. But from there, Jesus Christ will rise, and justice and truth will be resurrected."

The congregation saw on a big screen the pictures of the eight parishioners to be tried in Hanoi, and was briefed on the difficulties that they are facing, especially the denial of access to lawyers.

On Saturday, thousands of Catholic university students in Hanoi gathered in another candlelight vigil under the watchful eye of hundreds of armed police. During the vigil, students performed a play depicting the suffering of the Martyrs of Vietnam.

Fr Vincent Nguyen Trung Thanh, the provincial superior of the Redemptorists in Vietnam, has sent a letter to Redemptorists in Vietnam asking them to pray for the eight parishioners of Thai Ha.

"More than anyone, we know well that they are innocent, not only innocent according to their own conscience, but also according to the law. However, they are still charged and prosecuted."
 
Vietnam: Lettre du supérieur provincial des rédemptoristes à ses confrères
Eglises d’Asie
18:37 01/12/2008
Lettre du supérieur provincial des rédemptoristes à ses confrères,

à propos du procès de huit fidèles de la paroisse de Thai Ha (Hanoi)


[NDLR – Cette lettre a été mise en ligne sur le site de la congrégation des rédemptoristes (http://dcctvn.net/news.php?id=1026) et sur celui de l’agence de presse VietCatholic News. Elle a été traduite du vietnamien par la rédaction d’Eglises d’Asie.]

Mes chers confrères,

Le 8 décembre 2008, huit de nos frères et sœurs laïcs de la paroisse de Thai Ha (dont les noms suivent) passeront en jugement devant le Tribunal populaire de l’arrondissement de Dong Da.

Mme Ngô Thi Dung, née en 1954, M. Thai Thanh Hai, né en 1987, M; Nguyên Dac Hung, né en 1977, Mme Lê Thi Hoi, née en 1947, M. Lê Quang Kiện, né en 1945, M. Phạm Tri Nang, né en 1959, Mme Nguyên Thi Nhi, née en 1962, Mme Nguyên Thi Viêt, née en 1949.

Plus que personne, nous savons que ces fidèles sont innocents aussi bien du point de vue de la conscience humaine que du point de vue juridique. Ils ont pourtant été inculpés et seront jugés.

Il y a 2000 ans, un autre «coupable » a été jugé alors qu’il était innocent. Il a été condamné et mis à mort pour s’être obstiné à défendre la vérité.

En cette circonstance, nous serons en communion avec eux, nous prierons pour eux qui doivent supporter l’injustice. Les Béatitudes nous appellent avec eux à accepter les adversités et à nous abandonner à Dieu, Lui qui fait en sorte que toutes choses tournent au bien de ceux qui l’aiment.

Que chacune de vos communautés prient avec ferveur pour ces frères et sœurs, pour ceux qui détiennent le pouvoir dans notre pays, pour notre bien-aimée Eglise du Vietnam. Que le Seigneur, riche en miséricorde mais aussi infiniment juste, par l’interception de la Vierge Marie conçue sans péché, nous accorde les grâces dont nous avons besoin. Je vous rappelle que Marie conçue sans péché est la patronne principale de notre congrégation.

J’envoie mes salutations à tous mes confrères rédemptoristes.

Le 28 novembre 2008.

Vincent Pham Trung Thanh,

supérieur de la province rédemptoriste du Vietnam
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhờ Mẹ đến với Chúa
Giuse Nguyễn Văn Long
09:42 01/12/2008

Thư Ngỏ



1- Mời các bạn đọc những bài chia sẻ của tập san “nhờ Mẹ đến với Chúa” cũng như chia sẻ trao đổi những suy tư, cảm nghĩ của bạn trên trang blog.
Địa chỉ Blog: vn.myblog.yahoo.com/doiquan_aoxanh
Nếu bạn không coi được những bài viết trên Blog bằng tiếng Việt, xin vui lòng copy những bài đó, rồi paste vào Word, và đổi qua Font VNI-Times sẽ đọc được.

2- Trong năm Giáo Dục Kitô Giáo 2008, mời anh chị em tham dự những buổi chia sẻ chuyên đề về Tâm Lý Giáo Dục của Câu Lạc Bộ Mục Vụ Gia Đình, do cha Long phụ trách:
• Thời gian: Mỗi tối thứ Ba Đầu Tháng, từ 18g30 đến 20g30
• Địa điểm: Trung Tâm Mục Vụ, số 6Bis Tôn Đức Thắng, Quận 1 (cạnh Đại Chủng Viện Thánh Giuse)
• Chủ đề chia sẻ tối thứ ba 02 -12: “Giải Tỏa Tâm Lý Mặc Cảm”

4- TĨNH TÂM MÙA VỌNG: Mời các bạn đến tham dự những buổi Tĩnh Tâm Mùa Vọng trong tháng 12- 2008 do cha Long hướng dẫn tại:
• Nhà thờ Thái Hòa (986/55 CMT8-P.5- Tân Bình) lúc 18g30 Thứ Hai-Ba-Tư (ngày 8-9-10).
• Nhà thờ Tân Phước (78/12 Nguyễn Thị Nhỏ - P.9 - Q. Tân Bình) lúc 19g00 Thứ Năm – Sáu – Bảy (ngày 11-12-13).
• Nhà thờ Chí Hòa (149 Bành Văn Trân – P.7 – Tân Bình) lúc 19g00 Thứ Ba – Tư (Ngày 16-17).
• Nhà Thờ An Nhơn (15/173 Lê Hoàng Phái - P.17 - Q. Gò Vấp) lúc 18g30 Thứ Năm – Sáu – Bảy (ngày 18-19-20).
5- SÂN CHƠI CHO GIỚI TRẺ: Mời các bạn đến với “Điểm Hẹn Giêsu” mỗi tháng tại:
• Nhà thờ Công Lý (62/147A Lý Chính Thắng-P.8- Quận 3) lúc 19g30 tối thứ sáu đầu tháng (tháng này là thứ sáu 05/12)
• Nhà thờ Nhân Hòa (38/24 Ngã tư Trường Chinh và Cộng Hoà, cạnh nhà hàng Thiên Thai. Q. Tân Phú) lúc 20g00 tối Chúa Nhật tuần II trong tháng (tháng này là 14/12)
• Chủ đề sinh hoạt tháng 12: “CỌNG RƠM CHO GIÊSU”

6- CÔNG TÁC BÁC ÁI: Nhóm Phục Vụ, Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ Chí Hoà đã thực hiện trong tháng 11-2008.
• Tặng 400 phần cho các gia đình nghèo không phân biệt lương giáo thuộc Giáo Xứ Mỹ Hiệp Sơn - Hòn Đất - Kiên Giang.
• Tặng áo học sinh, áo rửa tội, quà cho các em dân tộc ở Ban Mê Thuột và Bảo Lộc.
• Tặng gạo, mì, đường.. cho các em cô nhi ở Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương.
• Giúp một gia đình nghèo, khuyết tật ngoại đạo ở Tây Ninh sửa lại nhà, chống dột.
• Gúip tiền thuốc, tiền nhà, vốn bán vé số,.. cho một số anh chị em bệnh tật hoàn cảnh khó khăn.
• Trợ cấp học bổng cho một số con em của những người khuyết tật bán vé số để các em có điều kiện đến trường.
• Tặng gạo, mì… cho Mái Ấm Khuyết Tật Hoài Thương.
• Trợ giúp sinh hoạt phí, sửa nhà cho anh em Nhà Cỏ.
• Tặng hình ảnh, tượng, tràng hạt, sách, Kinh Thánh và quà cho anh em dân tộc trên cao nguyên.

7- Ngày thứ tư 31-12-2008, Nhóm Phục Vụ sẽ đi tặng quà cho những anh chị em dân tộc nghèo ở Bảo Lộc- Lâm Đồng NHÂN DỊP NĂM MỚI 2009. Xin anh chị em cùng chia sẻ công tác bác ái này như Lời Chúa nói: “Phúc cho ai biết xót thương người, thì họ sẽ được xót thương”. Các bạn trẻ muốn tham gia Nhóm Phục Vụ “Đội Quân Aùo Xanh” xin liên lạc với cha Long (tusilangtu@yahoo.com), hoặc anh Chiêu (0983494714).
Kính chúc anh chị em Một Mùa Giáng Sinh tràn đầy Ân Sủng và Bình An của Hài Nhi Giêsu qua lời cầu bầu của Mẹ Hiền Maria.

Tập San “Nhờ Mẹ đến với Chúa”

AI MONG - AI ĐỢI - AI CHỜ

Gioan tẩy giả là vị tiên tri cuối cùng của Cựu ước, nhưng ông lại là vị tiên tri lớn hơn tất cả vì ông đã được lãnh nhận niềm vui cứu độ ngay từ lúc còn là bào thai trong lòng mẹ (Lc 7, 26). Khi ra rao giảng ông lại được thấy Đấng mà các tiên tri Isaia, Giêrêmia, Ezêkiel cho đến khi nằm xuống vẫn còn khao khát ngóng chờ. Gioan tẩy giả đã được đụng đến NGÔI LÒI ĐÃ THÀNH XÁC PHÀM. Chính ông đã giới thiệu Đức Giêsu cho chúng ta: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” (Ga 1, 29).

Trong những ngày Mùa Vọng, trước lễ Giáng Sinh, chúng ta sẽ còn được nghe nói nhiều về nhân vật Gioan tẩy giả. Nhưng tất cả sứ mệnh và cuộc đời của ông chỉ gồm tóm một cách chính xác và rõ ràng trong mấy câu ở phần mở đầu Tin Mừng theo thánh Gioan như sau: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng.” (Ga 1, 6)

Cũng như Gioan tẩy giả, tất cả những ai mang danh là Kitô hữu đều phải làm chứng cho sự sáng. Nghĩa là trong cách sống của mình hằng ngày, phải làm cho mọi người nhận biết có sự sáng của Đức Giêsu Kitô lóe rạng ở trong đó. Đọc kinh, xưng tội rước lễ nhiều là tốt, nhưng chưa hẳn chỉ như vậy là làm chứng cho sự sáng.

Khi rao giảng hay chia sẻ Lời Chúa trước cộng đoàn hoặc trong các lớp giáo lý cũng vậy, nếu Lời Chúa được nói ra mà không cho người nghe, người tham dự gặp được dung mạo Đức Kitô để yêu mến và chịu lấy Người, mà chỉ gặp thấy những điều răn dạy về luân lý, hoặc những sự uyên bác của thế gian mà thôi, thì cũng chưa phải là làm chứng cho sự sáng.

Chính Gioan đã nép mình đi, để một mình Đức Giêsu, để ánh sáng cứu độ của Người chói lòa vào trong thế gian. Ông nói: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.” (lc 3, 16)

Chúng ta bắt đầu bước Mùa Vọng, mùa mà Hội Thánh muốn mọi người nôn nao khao khát hướng về một con người: Đức Giêsu Kitô.

Nếu tất cả vũ trụ, tất cả nhân loại trên thế giới này không có con người Giêsu đó tới và cứu độ, thì coi như bị phế thải, bị tiêu mất rồi !

Khi con người Giêsu đến, mọi sự phải biến đổi như Isaia 11, 1-10 khẳng định: “Trên Người, Thần khí Giavê sẽ đậu xuống. Thần khí khôn ngoan, trí tuệ. Thần khí mưu lược và anh dũng. Thần khí hiểu biết và kính sợ Giavê. Bấy giờ sói ở với chiên. Sư tử và bê con chung một chuồng. Trẻ nhỏ còn bú, chơi giỡn bên hang rắn hổ lửa. Trẻ em còn hôi sữa, thọc tay vào trong hang mãng xà.”

Beo sói, sư tử là thú dữ cắn xé, phanh thây xẻ thịt người ta. Rắn hổ lửa mang phun nọc độc giết người. Những thứ này thuộc vương quốc của Satan, một vương quốc tràn đầy tội ác, bất nhân, bất nghĩa, nói hành, nói xấu, cáo gian bỏ vạ, kiêu căng khoác lác, ngu muội, bất hiếu, sát nhân, mê dâm, hung bạo, chè chén, như thư Roma đã mô tả (Rm 1, 28-31). Một vương quốc như vậy là một vương quốc dưới án thịnh nộ của Thiên Chúa. Một con người lòng đầy nọc độc, sống ác tính như beo sói, là con người khuyết hẳn vinh quang của Thiên Chúa. Một thế giới tối tăm như thế, dù có giàu sang phú quý đến đâu, văn minh khoa học kỹ thuật tiến bộ đến đâu cũng là một thế giới cần được cứu sống, bởi vì nó đang nằm trong sự chết.

Khi Đức Giêsu đến thì chính bản thân Người là sự sống và sự sống lại cho mọi người. Chỉ có máu và sự chết thập giá của Đức Kitô mới có quyền năng tẩy rửa và xóa sạch tội lỗi do con người gây nên, và đem những kẻ tin vào Người ra khỏi nước của tối tăm, đưa vào vương quốc ánh sáng của Thiên Chúa. Sói sẽ nằm bên cạnh chiên, vì lòng dạ độc ác của nó đã được thay đổi rồi. Sư tử sẽ gặm cỏ chung với bê con, và trẻ con măng sữa tha hồ thọc tay chơi giỡn trong hang rắn lửa. Tất cả phải biến đổi, không phải do sức cố gắng của những con rắn độc, những con sói, mà do phép mầu lòng thương xót của Thiên Chúa quy tụ nơi trái tim vô cùng yêu thương của Đức Giêsu Kitô. Ai nhận lấy trái tim ấy vào trái tim của mình, thì con người ấy được trở thành người theo đúng nghĩa của nó, trước Thiên Chúa và trước những người khác. Đó là chân lý mà những kẻ tin phải tìm ra khi lặng lẽ một mình nơi máng cỏ trong ngày lễ Giáng Sinh sắp tới. Còn đèn hoa nhấp nháy, sao lớn sao nhỏ, kể cả những hoạt cảnh, những buổi trình diễn thánh ca với những bài hát du dương đi nữa, tất cả chỉ là phụ, hết sức phụ thuộc, nếu những cái ấy không giúp cho người ta gặp được Đấng Cứu Chúa nhân hậu của mình là Đức Giêsu Kitô. Không phải chỉ gặp Đấng ấy ở trong nhà thờ, trong hang đá, mà còn phải gặp được ngay trong cõi lòng đầy u uẩn, đầy xao xuyến, đầy lo âu của chính mỗi người, chính bản thân mình.
Vào thế kỷ thứ V, Clovis, một ông vua của nước Pháp nổi tiếng là ác độc hung dữ, và say máu. Cái búa nơi tay ông đã bửa đôi sọ não của biết bao bạn hữu và những kẻ thuộc quyền ông. Vàng bạc châu báu chất đầy két sắt của ông là những thứ bê bết máu người khác. Nhưng vào ngày 25-12- 496 con trẻ Giêsu đã biến đổi con sói Clovis thành một ông vua đạo đức, thánh thiện và nhân từ. Clovis đã quỳ xuống lãnh nhận bí tích rửa tội qua bàn tay của Đức giám mục Rémi. Con sói Clovis đã trở nên con chiên hiền lành nhờ chịu lấy Đức Giêsu Kitô vào đời mình. Qua Clovis cả nước Pháp được hưởng nhờ ơn cứu độ từ đó.
Mỗi năm, trong những ngày mùa Vọng, người ta thường lấy những lời sau làm câu sửa mình:

Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.
Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp,
khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng.
Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa
.” (Lc 3, 4 -6)

Hãy bỏ thói kiêu căng như núi cao mà hạ mình khiêm tốn như đất thấp. Hãy san bằng ganh ghét hận thù như hố sâu ngăn cách rồi lấy yêu thương mà lấp đầy, chuẩn bị lòng dạ trong sạch để xứng đáng đón Chúa Giáng Sinh. Những lời khuyên này nghe cũng hợp lý và tốt là đàng khác. Nhưng nếu tôi làm được như vậy thì như Phaolô nói với dân Galat rằng: “Nếu con người tự công chính mình được thì quả Đức Kitô đã chết một cách vô lối !”

Cái thời Isaia, cái thời Gioan tẩy giả chưa có nhà thờ, chưa có tòa giải tội thì người ta sẽ dọn mình cho sạch để đi xưng tội ở đâu ?

Ngày Con Thiên Chúa đến trong thế gian, Kinh Thánh đã mạc khải bi đát thế này: “Ngài đến nơi nhà của Ngài, mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài”. Ơn cứu độ là một ơn cho không biếu không và lớn lắm. Vì chúng ta không cục cựa được, chúng ta chỉ còn bó tay chìm sâu trong khốn đốn của mãnh lực tội lỗi, nên Thiên Chúa chạnh lòng xót thương. Kinh Thánh nói: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian như thế đó, đến nỗi đã ban cho Con Một Ngài, để chết thay cho thế gian, để ai tin vào Ngài thì khỏi hư đi”.

Vì yêu thương mà Thiên Chúa đã bắt Con Ngài phải chết thay tội lỗi thế gian, thì việc Thiên Chúa sai Con của Ngài đến để dọn đường, bạt lối, xẻ núi lấp sông, để đến gặp người ta, cũng là điều hợp lý thôi.

Đức Giêsu, Đấng Thiên Chúa cao sang vời vợi không núi nào sánh kịp, đã tự hạ mình xuống tận đất thấp bằng con người. Con Thiên Chúa cao quý tinh tuyền mà tự hạ xuống tận đất thấp bùn đen để mang lấy tội lỗi của tất cả chúng ta trên mình, rồi chết ô nhục như một tội phạm giữa hai tên cướp gian ác.

Isaia 45, 2: “Chính Ta, Ta đi trước mặt các ngươi, mọi gồ ghề ta sẽ san phẳng”. Còn Lời Chúa trong sách tiên tri Baruc nói: “Bởi Thiên Chúa đã quyết định phải hạ xuống mọi núi cao, và lấp đầy các thung lũng để làm bằng mặt đất, ngõ hầu Israel bước đi vững chắc trong vinh quang Thiên Chúa” (Br 5,7).

Loài người trở thành xấu xa vì đã bỏ Thiên Chúa. Giữa tội lỗi và Thiên Chúa có một hố ngăn cách không ai có thể lấp đầy. Chỉ có Đức Giêsu Kitô, khổ nạn thập giá và phục sinh của Người mới có thể lấp đầy hố sâu đó. Chính Đức Giêsu đã kéo chúng ta từ hố thẳm của thung lũng tối đen lên ngang bằng với Con Thiên Chúa, loài người chúng ta có phải cúi xuống chút nào đâu mà gọi là khiêm tốn với sửa mình. Tất cả đều là ơn huệ nhưng không của Thiên Chúa.

Trong mùa Vọng này, chúng ta vọng là vọng cái tình thương này, mong là mong cái con người Giêsu này. Ông già Simêon, Gioan tẩy giả và Đức Maria suốt đời các ngài cũng chỉ có sự khát vọng đó thôi. Đó là gặp được con người Giêsu Kitô, dù chỉ một lần trong đời mình là đủ rồi. Vì Thiên Chúa đã làm xong tất cả, làm đầy đủ tất cả ơn cứu độ nơi Đức Giêsu. Phần mỗi người, chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa. Cộng tác không phải chỉ bằng cố gắng luyện tập nhân đức, ăn ngay ở lành, mà căn bản của việc cộng tác với Thiên Chúa là mở rộng lòng mình ra, mở đời mình ra đón nhận Đức Giêsu Kitô. Lúc ấy tôi sẽ thấy sự giàu có vô phương dò thấu của Thiên Chúa nơi Con của Ngài, và tôi mới sống trọn cuộc đời mình với hết lòng yêu mến, hết lòng tạ ơn Thiên Chúa trong vui mừng và bình an. Như thế là tôi đã có một mùa Giáng Sinh hoàn hảo, và sau đó tôi hãy nghĩ đến chuyện hang đá máng cỏ, thánh ca giáng sinh... Vì tất cả những việc sau muốn có ý nghĩa và giá trị thực sự thì phải xuất phát từ điểm căn bản là gặp được Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người trước đã.

Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS

--------------------

Những ngày cuối năm phụng vụ 2008
với bão táp lũ lụt triều cường làm chấn động lòng người…


CHUYẾN ĐÒ CUỐI NĂM

• Kiên Giang Điểm Hẹn

Những ngày cuối của năm phụng vụ 2008, Đội Quân Aùo Xanh chúng tôi lên đường đến một vùng đất xa xôi thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Lần công tác này được xem là kỷ lục về người xung phong ra trận cũng như về hàng hóa mang theo. Hai xe 45 chỗ chứa gần 100 người với hàng bao nhiêu tấn hàng hoá chất đầy cứng không còn một chỗ trống trên xe. Chuyến đi khởi hành trễ hơn dự định 30 phút vì trời mưa to nên việc sắp đặt hàng hóa cực nhọc và mất nhiều thời gian hơn. Bao giờ cũng vậy, trước khi xuất quân, chúng tôi luôn quây quần dưới chân Mẹ để xin ơn từ trời cao. Chuỗi kinh Mân Côi cùng hoa và nến dâng lên Mẹ là tâm tình cầu nguyện để được kết hợp với Mẹ sống mầu nhiệm thăm viếng. Chúng tôi luôn được cha linh hướng nhắc nhở cầu nguyện và việc tông đồ phải liên kết mật thiết với nhau. Làm sao tôi đem Chúa đến cho người khác được nếu chính tôi không kết hiệp với Chúa trong kinh nguyện trước khi lên đường làm sứ vụ loan báo Tin Mừng? Đó là đem Chúa đến cho những người anh em vùng sâu vùng xa để thắp lên niềm vui và hy vọng giữa cuộc đời nhiều đau khổ bất hạnh. Tiếng mưa lẫn trong tiếng kinh cầu như cuộc trò chuyện giữa Thiên Chúa và con người. Tôi nghe như lời đáp trả của Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng chỉ mong muốn ban bình an sâu thẳm và muôn vàn ân huệ khác cho con người. Tạ ơn Chúa. Cơn mưa hồng ân!

Phép lành cùng những lời dặn dò của người linh mục bụi đời đưa những cánh chim xanh lao đi trong bầu trời đen kịt lúc 8 giờ tối. Trong những chuyến đi như thế này, yếu tố thời tiết luôn là điều mà ai trong chúng tôi cũng nhận thấy rõ ràng sự an bài, che chở của Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Bao nhiêu chuyến đi công tác trời luôn đổ mưa, nhưng đặc biệt khi chuyển hàng bằng đường bộ cả mấy cây số hay đi đò hàng chục cây số thì lạ lùng thay trời không một giọt mưa. Cứ tưởng tượng giữa đồng không mông quạnh, đường ruộng trơn trượt không một bóng nhà mà trời mưa như thế thì biết trú vào đâu? Chúng tôi chấp nhận đội mưa nhưng hàng hoá ướt hết thì lấy gì phát cho bà con? Chúa thương xót dân người nên luôn che chở những con người yếu đuối nghèo hèn như chúng tôi.

Sau gần 8 tiếng đi đường, đi qua 2 cái phà, ngủ vật vờ trên xe, lót dạ bằng gói xôi của một bà cụ hơn 70 tuổi gói từng phần cho mỗi người, chúng tôi có mặt ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang lúc 3 giờ 30’ sáng. Để đến được huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang thì không thể đi bằng xe nữa mà phương tiện giao thông duy nhất là đò, là ghe trên dòng kênh xa tắp. Từ bến đò này đến “Điểm Hẹn Thầy” là hơn 8 cây số đường sông nước. Những cánh chim xanh dù mệt rã rời sau chặng đường dài suốt đêm vẫn nhanh chóng chuyển hàng hóa từ xe xuống những chiếc đò và xà lan để đến nhà thờ Mỹ Hiệp Sơn. Trong chuyến đi này đội quân áo xanh phải làm việc nỗ lực hơn vì lượng hàng hóa rất nhiều. Cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ Chí Hoà ý thức rõ tâm tình sống tháng 11 cầu cho các linh hồn không chỉ là lời cầu nguyện suông mà còn là những hy sinh, hãm mình, bớt chi tiêu để chia sẻ với những anh chị em có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những người ở vùng sâu vùng xa. Những tấm lòng đó gói ghém trong hàng tấn quà biếu đến nỗi chúng tôi phải dùng đến hai chiếc xà lan và hai chiếc đò mới chở hết người và hàng hóa. Xuôi theo con kênh nước mấp mé bờ, chúng tôi chỉ biết tạ ơn Chúa và Mẹ vì trên đầu chúng tôi là một bầu trời tuyệt đẹp. Triệu triệu ánh sao lấp lánh và ngôi sao mai sáng ngời vẫn ở phía trước dẫn đường cho chúng tôi. Thật an lòng và vui sướng vì chúng tôi ý thức rằng bước đường của mình luôn có Mẹ che chở đồng hành.

• Giáo Họ Hiệp Mỹ Sơn

Đò chưa đến nhà thờ, chúng tôi đã nghe tiếng chuông lễ sáng Chúa Nhật vang vọng đổ hồi. Trời đã tờ mờ sáng rồi. Mải mê với công việc chúng tôi quên rằng suốt đêm qua chưa hề chợp mắt! Qua khỏi chiếc cầu Bình Trung, đò cập bến và chúng tôi bắt đầu bốc dỡ hàng hóa vào nhà xứ. Những thùng mì, đường, bánh kẹo, sách vở, bút tập được những cánh chim xanh chuyền cho nhau thoắt thoắt từ bờ sông vào trường học. Mệt mà vui! Ngôi thánh đường nhỏ với hình dáng cây thánh giá và tháp chuông không cao lắm nhưng lại in đậm trên nền trời chưa sáng hẳn của huyện Hòn Đất như dấu chứng của tình yêu Thiên Chúa dành cho mảnh đất xa xôi này.
Ba chiếc đò đã cập bến, nhưng còn chiếc xà lan chở đầy quấn áo mùng mền vẫn bặt tăm chưa thấy đến. Chúng tôi băn khoăn lo lắng không biết có chuyện gì xảy ra? Chuông lễ lại đổ hồi. Phải đến thánh đường dâng thánh lễ đã. Mọi sự còn lại phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Khi vừa bắt đầu giờ lễ thì cũng là lúc chúng tôi nhận được tín hiệu vui từ chiếc đò bị mất tích. Sự cố xảy ra đó là chiếc xà lan chở hàng quá tải bị nước tràn vào, chết máy giữa dòng, suýt nhận chìm cả hàng hoá và người xuống sông. May mắn thay người lái đò kịp cặp đò vào bờ. Đội Quân Aùo Xanh trên đò một phen hú hồn. Đến khi có đò ra cứu hộ thì chỉ chở nổi hàng hóa. Tất cả những anh chị em còn lại phải lếch thếch đi bộ mấy cây số đường ruộng mới đến nhà thờ. Dù sao chúng tôi vẫn tạ ơn Chúa. Nếu Chúa không trợ giúp thì mất tất cả mấy tấn quần áo, vải vóc, lương thực, và ngay cả mạng sống chúng tôi cũng chẳng lấy gì bảo đảm, vì chúng tôi quen ở thành phố có mấy ai biết bơi đâu!

Trải qua nhiều trục trặc vất vả nhưng cuối cùng đâu cũng vào đó. Không kịp nghỉ ngơi, chúng tôi rửa vội chân tay lấm bùn để vào dâng lễ Chúa Nhật kết thúc năm phụng vụ, mừng kính Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ với bà con giáo dân ở đây. Bữa tiệc Lời Chúa và Thánh Thể được dọn ra trong ngôi thánh đường nhỏ bé của huyện Hòn Đất xa xôi này làm chúng tôi được đánh động rất nhiều. Giây phút sửng sốt và ngỡ ngàng về chuyện nhà Vua có thể đói, khát, rách rưới, trần trụi hay thậm chí còn bị tù ngục nơi những con người nghèo khó chung quanh cũng là lúc tôi tỉnh thức để nhận ra mình đã thiếu sót, đã đánh mất nhiều cơ hội cho phần rỗi. Thấu hiểu hơn tấm lòng nhân hậu của Đấng là Vua Vũ Tru,ï và ước ao phần rỗi đời đời cho mình, cả cộng đoàn như hân hoan dấn bước theo “Con Đường Giêsu” trong điệu vũ của Đội Quân Aùo Xanh với xác tín rằng đó là con đường duy nhất đúng và tuyên xưng rằng chính Chúa là Vua của lòng con. Một làn gió mới mang niềm vui và hy vọng tràn trề cho mọi người tham dự. Món quà tinh thần quý giá nhất được trao tận tay bà con ngay trong thánh lễ là bức ảnh Chúa Thương Xót, ảnh Đức Mẹ, sách kinh và tràng chuỗi Mân Côi. Thật cảm động khi chúng tôi bắt gặp những khóe mắt ươn ướt vì vui mừng và xúc động. Những đôi bàn tay gầy guộc nâng niu bức ảnh. Những em bé nghiêm trang trân trọng món quà được nhận từ tấm lòng của cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hòa. Chính Chúa làm cho tấm lòng đến với tấm lòng, trái tim gặp gỡ trái tim để thắp lên cho nhau niềm tin và hy vọng vào chính Thiên Chúa, Đấng giầu lòng thương xót. Sẽ không còn cô đơn hay thất vọng khi có Chúa trong đời mình.

• Thiếu Trước Hụt Sau

Gíao điểm Hiệp Mỹ Sơn là nơi được các vị thừa sai đặt chân đến truyền giáo vào những năm 1930. Nhưng từ đó cho đến năm 2000 thì vẫn chưa có nhà thờ và đàn chiên nhỏ bé cũng chưa có chủ chiên để chăm lo đời sống thiêng liêng cho họ. Trải qua nhiều năm đói khát tâm linh, thiếu người mục tử chăn dắt nên đời sống đạo của bà con nơi đây trở nên rối ren, lạt lẽo. Những năm gần đây mới có được ngôi nhà thờ, có linh mục về nên hầu như phải gầy dựng lại từ đầu. Giáo họ bao quát cả 3 xã (khoảng 2500 dân cư) nhưng chỉ có 81 gia đình có đạo, địa bàn rộng, giáo dân còn quá thưa thớt và rải rác cho nên họ phải đi lễ rất xa, có những người phải đi cả chục cây số đường sông. Hơn một năm nay, từ khi có các nữ tu Mến Thánh Gía về giúp, giáo xứ khởi sắc lên với những sinh hoạt của ca đoàn, giúp lễ. Nhất là các em thiếu nhi được học giáo lý đều đặn hơn.

• Chúa Chạnh Lòng Thương

Tấm lòng quảng đại chia sẻ của cộng đoàn cầu nguyện giáo xứ Chí Hòa cho chuyến công tác kỳ này là 400 phần quà, hậu hĩnh hơn những lần trước. Mỗi phần quà cho một gia đình nghèo, không phân biệt lương giáo, gồm một túi quần áo, 15 gói mì, 1 kg đường, 200gr bột ngọt, bánh, tập vở, bút, kem đánh răng, bàn chải, xà bông tắm và một bao lì xì 100.000 đồng. Ngoài ra mỗi em thiếu nhi còn có một trái bong bóng to đẹp sặc sỡ mầu sắc. Mang vác những phần quà đến đây và chứng kiến cuộc sống thiếu trước hụt sau của anh chị em mình, chúng tôi mới cảm nghiệm được sâu xa hơn tình thương của Chúa - Người là Vua Vũ Trụ, và là Mục Tử Nhân Lành chăm sóc đoàn chiên.

• Chia Cơm Sẻ Aùo

Sau những giờ phút sinh hoạt vui tươi là khoảnh khắc chia sẻ cơm áo với nhau thật ý nghĩa. Trong hơn một tiếng đồng hồ, 350 phần quà đã được ân cần trao đến tận tay bà con ở Hiệp Mỹ Sơn. Đó là những người thực sự khó khăn và cần giúp đỡ không phân biệt lương hay giáo. Lòng thương xót của Chúa là thế! Chúa thương yêu hết thảy mọi người. Hành động sẻ chia hôm nay làm cho Lời Chúa sống động, đặc biệt là đối với chúng tôi, không thể quên được Lời Chúa nhắc nhở: “ Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta”. Ở một góc sân, các tay kéo của Đội Quân Aùo Xanh cẩn thận chỉnh sửa cho những mái tóc thật gọn gàng và dễ coi. Cả người lớn và trẻ em đều có nhu cầu làm đẹp này.

Ăn sáng xong, chúng tôi tiếp tục lên đường, lênh đênh sông nước hơn 10 cây số chuyên chở những phần quà còn lại cho bà con ở xã Mỹ Thái. Họ không có điều kiện để đến nhà thờ nhận quà. Sau gần 2 tiếng đồng hồ lênh đênh trên sông nước phơi mình dưới nắng, chúng tôi cập bờ chuyển hàng hóa vào nhà một ông trùm rồi chuyển tận tay mỗi người những món quà chất chứa tình yêu thương chia sẻ. Bà con nông dân tận vùng sâu này vui mừng xúc động vì từ trước đến giờ chưa có ai đến tận nơi thăm viếng họ ân cần như thế. Chúng tôi hoàn tất công việc thì mặt trời cũng đứng bóng. Tạm biệt xã Mỹ Thái với đầm sen thật đẹp, chúng tôi lên đò quay lại nhà thờ để ăn trưa và cầu nguyện.

• Tính Lại Sổ Đời

Những phút tâm tình cầu nguyện chung với nhau trong nhà thờ trước khi ra về làm tôi xúc động. Chúa mời gọi tôi khoác áo xanh trên mình đi phục vụ đó chính là Lòng Thương Xót của Chúa. Tôi đang có cơ hội để sống, để sửa đổi, để lo liệu cho phần rỗi của mình. Tạ ơn Chúa đã cho chúng tôi được đến với huyện Hòn Đất này để loan báo Tin Mừng Cứu Độ và giới thiệu Chúa cho anh chị em. Giây phút này cũng giúp cho chúng tôi được hòa giải với Chúa và hòa giải với nhau để có lại mối tương quan tốt đẹp hơn với Thiên Chúa và yêu thương nhau hơn. Người linh mục bụi đời đồng hành với chúng tôi trên từng cây số mời gọi mỗi người hãy mở lòng đế đón nhận sự tha thứ của Chúa và cũng mở lòng tha thứ cho nhau. Sau đó cánh chim đầu đàn cúi đầu nhận lỗi trước mặït cộng đoàn, xin tha thứ những thiếu sót làm buồn lòng anh chị em Đội Quân Aùo Xanh trong năm qua, đồng thời xin những cánh chim xanh cũng hay mở lòng tha thứ cho nhau.

Chia tay giáo họ Mỹ Hiệp Sơn, chúng tôi lội ngược dòng kênh, và khi cả nhóm vừa kết chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa thì đò cũng vừa cập bến. Đội Quân Aùo Xanh về đến thành phố trong cơn mưa dầm lúc gần nửa đêm ngày chúa nhật. Những cánh chim xanh lặng lẽ trở về với cuộc sống đời thường của mình. Tuy nhiên trong tâm tư sâu lắng của mỗi người đều cảm nghiệâm những giây phút cuối của năm phụng vụ trong “Chuyến Đò Cuối Năm” này êm đềm trôi đi thật đầy tràn ý nghĩa. Sông nước như cuốn sạch đi những lỗi lầm, phiền muộn của mỗi người trong năm qua để chuẩn bị tâm hồn bước sang năm phụng vụ mới. Mùa xuân mới của Giáo Hội bắt đầu bằng Chúa Nhật I Mùa Vọng với tràn trề niềm hy vọng và bình an. Và Lòng Thương Xót Chúa chính là nguồn hy vọng bình an cho những ai luôn biết tín thác vào Ngài.

Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã che chở và chúc lành cho chúng con trong Chuyến Đò Cuối Năm.

Biển Mặn

----------------------

CHÚA LÀ HẠNH PHÚC

Cuộc sống mọi người ai cũng muốn tìm cho mình được hạnh phúc. Tuy nhiên, mỗi người hiểu hạnh phúc một cách khác nhau, như sống hòa bình là hạnh phúc, tình yêu đôi lứa là hạnh phúc, tiền bạc danh vọng là hạnh phúc. Còn theo tôi, ăn chơi là hạnh phúc nhất!

Chính vì quan niệm hạnh phúc là như thế, cho nên tôi lao đầu vào những thứ mà tôi cho là hạnh phúc. Tôi không khước từ bất cứ “món ăn chơi” nào hết. Tôi ăn chơi hết thứ này đến thứ khác, cho đến khi không còn sức lực nữa, và hậu quả của những đêm ăn chơi trác táng là lúc nào cũng thấy mệt mỏi và chán nản.

Trong lúc ở trong tâm trạng đó, tôi nghe nói ở nhà thờ Chí Hòa vào giờ cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa lúc 3 giờ chiều thứ năm có rất đông người đến tham dự và lãnh nhận được nhiều ơn thiêng. Cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa thì tôi có nghe biết mấy năm nay rồi, nhưng chưa lần nào đi thử. Trưa hôm đó chẳng biết đi đâu. Ngủ thì không được cho nên xách xe chạy vòng vòng, rồi ghé đại vào nhà thờ Chí Hòa cho hết thời gian, để tối còn đi nhậu với mấy thằng bạn nữa. Lần đầu tiên tham dự giờ cầu nguyện ở đây, tôi cảm thấy thời gian trôi đi khá mau. Gần ba tiếng đồng hồ chứ ít gì? Từ 13g30 đến 16g30. Thế mà tôi thấy người ta đi rất sớm. Chưa tới giờ khai mạc mà trong nhà thờ không còn một ghế trống. Trong suốt giờ cầu nguyện và thánh lễ, rất nhiều người phải đứng ngoài sân dưới những chiếc lều bạt coi rất vui mắt, như một ngày hội. Tôi quan sát thấy họ quỳ cầu nguyện rất sốt sắng. Không chỉ có những người lớn tuổi tụ về đó, nhưng tôi thấy có nhiều người tuổi trung niên, dường nhưng họ đi làm ở văn phòng rồi đi thẳng về đây với bộ đồng phục và cặp táp trên tay. Bên cạnh những bậc cha mẹ tuổi trung niên là những cô bé cậu bé tuổi teen. Lứa tuổi mười ba đến mười bảy, tuổi quậy phá thế mà cũng đến đây sao? Những nét mặt hồn nhiên tuổi học trò với tràng chuỗi trên tay gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt. Đánh động tôi nhất là những bạn trẻ cùng tuổi tôi. Sao họ lại có thể đến đây cầu nguyện được nhỉ? Tôi thắc mắc tự hỏi. Động lực nào thu hút họ? Sức mạnh nào lôi kéo họ ra khỏi những quán cà phê, những quán nhậu, những chốn ăn chơi để đến đây khiêm tốn quỳ giang tay nguyện cầu giữa trưa hè oi bức cũng như khi mưa dầm dề? Một điểm nữa tôi nhận thấy là tất cả những người tham dự không ai bỏ về nửa chừng. Họ ở lại cho đến khi nhận được những giọt nước thánh của linh mục chủ tế rảy trên mình và lời chào chúc ra đi bình an. Khi đó họ mới tuần tự ra về. Lạ thay! Cả mấy ngàn con ngươi như vậy từ muôn hướng đổ về đông đúc như thế nhưng họ giải tán rất nhẹ nhàng trật tự. Không chen chúc tranh giành lấn át nhau. Tôi quan sát thấy dường như trên môi họ luôn mỉm cười, nét mặt họ rạng rỡ thấy rõ.

Theo đoàn người hành hương ra về, tôi thấy là lạ trong lòng. Thế là tuần nào tôi cũng bỏ chầu nhậu để đến nhà thờ Chí Hòa. Mỗi tuần tôi thấy những chứng nhân của lòng thương xót Chúa mạnh dạn lên làm chứng, rồi được nghe những lá thư “Nhờ Mẹ đến với Chúa” thật sống động. Cứ thế, tôi bị cuốn hút vào “Điểm Hẹn Tình Yêu” ở nhà thờ Chí Hoà. Tuần này đến tuần kia, Lời Chúa bắt đầu thấm trong lòng tôi qua lời chia sẻ dí dỏm vui tươi thực tế của người linh mục lãng tử. Thú thật, bao nhiêu năm ăn chơi, tôi không bao giờ thấy vui như vậy. Thế là tôi rủ thêm thằng bạn nữa đến với “Điểm Hẹn Tình Yêu” này để cầu nguyện. Sau một thời gian, hai đứa chúng tôi quyết định gia nhập vào vào Đội Quân Aùo Xanh. Và niềm vui lại nhân đôi khi chúng tôi theo những cánh chim xanh bay không mệt mỏi đi phục vụ. Những cánh chim xanh mang tấm lòng của Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa đến với đồng bào không phân biệt lương giáo nơi những vùng sâu vùng xa. Bà con vui mừng tay run run đón nhận những món quà như quần áo, bịch đường, mì gói, tập vở bánh kẹo và bao lì xì… mà cộng đoàn chia sẻ với cả tấm lòng. Người cho, kẻ nhận ai cũng rộn rã niềm vui. Lúc đó tôi mới thấy được hạnh phúc đích thực là gì. Và tôi chợt cảm thấy tội của tôi hiện ra qua những bà con ở đây. Bao nhiêu năm ăn chơi, lãng phí thì giờ tiền bạc sức khoẻ, tôi đã vô cảm trước nỗi đau của anh em mình. Tôi không hề nghĩ đến còn biết bao người khốn khó cần đến những bàn tay chia sẻ trong khi tôi lại vung tiền qua cửa sổ qua những cuộc ăn chơi nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng.

Thời gian sau Chúa còn cho tôi thấy rõ những tội lỗi của mình hơn nữa. Tôi đã khóc rất nhiều khi thấy mình không xứng đáng với tình yêu của Chúa. Nhưng qua bài giảng của linh mục lãng tử về Lòng Thương Xót Chúa, tôi nhận ra Chúa không phải là một thẩm phán nghiêm khắc nhưng là người cha nhân từ. Chúa đã cho tôi thấy rõ những tội lỗi của mình để tôi biết ăn năn mà quay trở về với Chúa. Ngài đã rửa sạch những vết nhơ tội lỗi của tôi để tôi xứng đáng là con cái của Thiên Chúa. Cảm nhận được Lòng Thương Xót của Chúa, tôi cũng biết tha thứ cho những người xúc phạm đến tôi. Giờ tôi cũng tham gia vào ca đoàn, và thấy cũng hay hay vì mình được ca ngợi Thiên Chúa bằng lời ca tiếng hát của mình cùng với cộng đoàn.

Chúa ơi! Con tạ ơn Chúa. Con ngợi khen Chúa. Giờ đây con nhận ra chính Chúa là hạnh phúc của đời con. Chúa đã hội tụ chúng con đến đây để tin tưởng vào Lòng Thương Xót của Chúa, để chúng con yêu thương nhau như anh em một nhà. Chúa đã cất hết gánh nặng tội lỗi yếu đuối của chúng con. Xin chúc tụng Chúa đến muôn ngàn đời.

Tháng các linh hồn đã qua, gió đông se lạnh báo hiệu Mùa Vọng lại đến. Mùa vọng là mùa trông chờ Chúa đến. Chúng con trông mong Chúa đến uốn nắn lòng cứng cỏi của chúng con, thay trái tim chai cứng của chúng con bằng trái tim thịt mềm biết yêu thương như Chúa. Xin Chúa đến sửa tấm lòng quanh co của chúng con cho ngay thẳng, và lấp đầy hố sâu của lòng ham muốn tham lam ích kỷ nơi chúng con cho bằng để đón Chúa đến.
“Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội. Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời...”

Kiên Giang

--------------
Sau một chuyến đi…
CUỘC TRỞ VỀ NGOẠN MỤC

Tôi sinh ra trong một gia đình có năm anh em, tôi là con thứ tư. Cha mẹ và anh chị em tôi đều là những người hiền lành tốt bụng và được mọi người chung quanh yêu mến, nhưng gia đình lại lọt vào một đứa con ngổ ngáo như tôi. Tôi là một đứa ngang bướng không ai bằng. Những gì muốn tôi phải làm cho bằng được, không ai có thể ngăn cản được. Tôi là tập hợp hết thảy những gì xấu của mọi người trong gia đình. Ngay từ khi còn đi học, tôi đã tụ tập bạn bè xấu tập tành ăn chơi.

Năm 16 tuổi, tôi bỏ học xin đi làm, gia đình ngăn cản không được đành chịu. Tôi theo bạn bè đến Bãi Vàng để kiếm tiền. Đây là nơi tụ họp đủ mọi thành phần tệ hại của xã hội. Nơi mà người ta trồng á phiện nhiều hơn rau xanh. Nơi mà người ta sống thác loạn, trộm cắp, xì ke, ma tuý, mãi dâm… đủ cả. Tôi bắt đầu lao vào cuộc ăn chơi trác táng. Tôi xâm tay, xâm mình, hút sách, ăn nhậu và lập băng đảng. Suốt năm năm trời, tôi phiêu bạt giang hồ từ Bãi Vàng đến Bãi Quặng. Với một thằng con trai ở cái tuổi “mười bẩy bẻ gẫy sừng trâu” này thì rừng thiêng nước độc cũng chẳng làm chùn được bước chân tôi. Nơi đây có tiếng là “nước sông Gâm tắm không câm cũng điếc”. Trong thời gian này tôi đã từng bị một trận sốt rét tưởng đã đi luôn từ ngày ấy, nhưng tôi đã vượt qua.

Đến năm 20 tuổi, gia đình khám phá ra tôi đang sử dụng ma tuý. Một sự thật kinh hoàng đối với gia đình tôi. Mọi người tìm cách ngăn cản và cấm đoán tôi. Bố tôi bắt tôi lập gia đình để có người kìm cặp tôi. Tính bố rất cương quyết và tôi phải vâng lời. Ngày ấy chưa một lần tôi cảm thấy yêu vợ mình. Tôi nghĩ có lẽ nhờ gia đình nề nếp và cái mã đẹp trai của mình đã khiến cho nàng chịu lấy tôi. Mười mấy năm ở với tôi, là mười mấy năm nàng phải sống trong nước mắt. Ở quê, lập gia đình rồi chỉ đi làm ruộng. Cuộc sống như thế đối với tôi quá đơn điệu, cho nên tôi quyết định bỏ đi vào Sài Gòn sinh sống. Gia đình tôi không đồng ý. Bố tôi cấm không cho đi, nhưng tôi đã nói là phải làm cho được. Tôi bắt đầu quậy phá, ăn chơi. Mọi người trong làng đều chán ghét và sợ tôi vì lối sống hư hỏng đó. Cho đến ngày tai hoạ xảy ra vì sự quậy phá của tôi khiến bố phải đích thân dẫn tôi trốn vào Sài Gòn. Bố để cho tôi sống ở nhà người anh kế, nhưng không ai có thể chấp nhận được một thằng quậy phá như tôi. Rồi tôi bỏ nhà theo bạn bè sống lang thang và tiếp tục dấn sâu vào con đường tội lỗi. Lúc này đối với tôi, Chúa ở mãi trên cao, Đức Mẹ chỉ có trong tiểu thuyết, chẳng dính dáng gì đến tôi cả. Chỉ tội gia đình cha mẹ, anh em và vợ tôi, mọi người chỉ biết cầu nguyện và cầu nguyện liên lỉ cho tôi.

Năm 1998, tôi quyết định bỏ ma tuý. Khi tôi tuyên bố như vậy, mọi người rất mừng. Lúc này tôi cắt cơn nghiện tương đối dễ, nhưng chỉ được một thời gian ngắn, tôi lại bị bạn bè lôi kéo sử dụng lại. Họ dùng đủ mọi chiêu bài để khích tướng, dụ dỗ, cung cấp đầy đủ thuốc cho tôi, và thế là tôi lại theo họ. Trong khi gia đình vẫn làm mọi cách giúp tôi thoát khỏi nó nhưng vô ích. Sau này tôi nghiệm ra được rằng, bản tính con người luôn muốn thoả mãn ý riêng mình nên dễ nghiêng chiều theo cái xấu. Chỉ khi nào có ơn Chúa, họ không còn nghĩ đến mình, chỉ mong làm điều đẹp ý Chúa, lúc đó họ mới vượt qua thử thách được. Tôi vẫn tiếp tục dấn sâu vào con đường tội lỗi. Gia đình đã khánh kiệt vì lo cho tôi. Mọi người đã chán nản vì sự hư hỏng của tôi.

Đến năm 2004, tôi bị bắt vào trại Lâm Hà, nơi mà “đường đi thì có, lối về thì không!” Nhưng chính nơi này cũng không giữ được chân tôi. Trong trại, nhờ khéo ăn nói, tôi lấy lòng được một số người. Họ bằng lòng giúp tôi trốn trại nhưng cả 3 lần đều không thoát. Mỗi lần bị bắt lại, tôi phải chịu những trận đòn thừa sống thiếu chết. Trên người tôi lúc ấy không có một chỗ lành lặn, chân tay dập nát. Có lẽ giống những trận đòn quân dữ đã đánh Chúa Giêsu. Giá như hồi ấy tôi cảm nhận được tình yêu của Chúa, có lẽ tôi đã dâng những trận đòn ấy để hiệp thông với đau khổ của Chúa. Nhưng tiếc thay, tôi vẫn không sợ. Sau khi khỏi đau, tôi lại tìm cách trốn. Đến lần thứ tư tôi mới thoát. Vượt qua hàng rào cao 3 mét, rồi lẩn trốn vào rừng suốt hai ngày đêm đói khát, cuối cùng tôi cũng tìm được đường ra.

Tôi lần về Sài Gòn, đến nương nhờ nhà người chị dâu họ của tôi. Có lẽ qua lời cầu nguyện của gia đình và vợ tôi, Chúa đã đoái nhìn đến tôi, nên dùng người chị này để cảm hoá tôi. Đời sống của chị là mẫu gương cho tôi. Chính chị cũng đã trải qua nhiều đau khổ, vì vậy chị hiểu và yêu thương tôi. Một thằng xì ke quậy phá như tôi, thế mà chị sẵn sàng cưu mang, chăm sóc, khuyên nhủ. Đối với tôi, chị như một người mẹ, người chị và người bạn của tôi. Dần dần tôi đã có thể xoay sở tìm được một công việc ổn định. Tôi trở thành một chủ thầu xây dựng nhỏ, công việc làm cũng khá, nhưng tôi vẫn không bỏ được ma tuý. Chị rủ tôi vào Lêgiô, tôi cũng vâng lời để chị vui lòng. Một thằng nghiện ma tuý như tôi biết gì về Kinh Thánh mà tham gia? Chị lại khuyên tôi tham dự khoá học hỏi Kinh Thánh. Đã nhiều lần tôi tìm cớ thoái thác, nhưng rồi nể chị, tôi cũng nhận lời. Cứ đến 18 giờ chiều, chị gọi điện nhắc tôi đi học. Có điều kỳ lạ, dù đang nhậu với bạn bè, hay đang bận việc gì tôi cũng tự bỏ mà về đi học với chị, không cưỡng lại được. Thế rồi việc diệu kỳ Chúa làm cho tôi phải đến. Qua mấy buổi học Kinh Thánh, “Chúa đã lẻn vào đời tôi”. Tôi bắt đầu cảm thấy thích thú khi tìm hiểu Lời Chúa. Tôi tìm sách để đọc, càng đọc càng say mê, và tôi đã dần biết cách cầu nguyện với Chúa. Trước đó, tôi không hề nghĩ đến Chúa. Tôi sử dụng ma tuý thường xuyên. Không ngày nào mà tôi không hút, thiếu nó tôi không thể chịu đựng nổi. Lúc đầu còn ít, sau nhiều cữõ hơn, chỉ sau một giấc ngủ phải có nó. Thậm chí chỉ sau một chầu cà phê, tôi đã phải sử dụng nó, một ngày rất nhiều lần. Khi một người cai nghiện ma tuý, triệu chứng đầu tiên là ngáp, ngáp trẹo quai hàm, rồi sốt cao, sốt li bì, tiếp đến là đi tả, mệt lả người, không còn một chút sức lực nào. Cơn nghiện vật vã làm chân tay nhức nhối, cả người như bị giòi bọ rúc rỉa, cảm giác thật kinh khủng. Chính vì thế mà rất nhiều người không thể cai nghiện được khi họ không đủ ý chí và nghị lực. Ngay cả người thân khi chứng kiến cảnh ấy cũng không cầm lòng được. Thế mà bỗng dưng suốt một tuần lễ tôi không sử dụng một lần nào mà vẫn không có cảm giác khó chịu. Tôi có thể bỏ ma tuý dễ dàng mà chính tôi cũng không ngờ. Tôi chỉ đọc Kinh Thánh, tìm hiểu Lời Chúa và cầu nguyện. Chúa đã ban ơn cách riêng cho tôi thoát khỏi ách của ma tuý, từ bỏ nó mà chẳng cần đến một biện pháp nào cả. Tôi và chị Trinh đã quỳ cầu nguyện tạ ơn Chúa vì Ngài đã không bỏ rơi tôi. Chúa đã nhận lời cầu nguyện liên lỉ của gia đình tôi, vợ tôi và sự kiên nhẫn chịu đựng của chị Trinh, người đã cưu mang tôi. Tôi đã nhận ra Chúa sống động và hiện hữu ngay bên tôi. Tôi đã biết kết hiệp với Chúa từng giây phút trong cuộc sống. Khi đã có Chúa, tôi không còn phải sống trong tội lỗi, lo âu phiền muộn nữa.

Khi nhận ra Chúa, tôi bắt đầu biết quan tâm đến mọi người. Tôi quen với chị Thu Hương (mẹ của cậu bé Xương Thuỷ Tinh) và cùng chị tìm cách giúp đỡ người khác. Chúng tôi chung tay xây dựng một căn nhà tình thương cho một gia đình nghèo trong xóm. Khi làm việc, tôi leo lên dàn giáo, bỗng hụt chân rơi xuống. Ở độ cao hơn 4 mét, tôi rớt xuống như một chiếc lá, nằm ngay đơ. Mọi người nhốn nháo lo sợ tưởng rằng tôi đã chết. Một lần nữa Chúa lại cứu tôi. Khi rơi xuống tôi còn kịp kêu cầu Chúa giúp. Thời gian rơi xuống thật nhanh, nhưng Lòng Thương Xót của Chúa còn nhanh hơn. Ngài đã ra tay cứu giúp tôi, hơn cả lòng tôi và mọi người mong đợi. Khi rơi xuống, lưng tôi nện mạnh xuống nền đất đá lởm chởm, thế mà tôi bỗng ngồi dậy không hề hấn gì. Nhiều người lúc đó đã chứng kiến đều kinh ngạc. Người ta gọi xe chở tôi đi cấp cứu. Tôi khẳng định mình không việc gì, nhưng họ không tin. Tôi bằng lòng theo chị Hương lên bệnh viên cho họ khám. Đến nơi nghe kể lại sự việc, bác sĩ cho tôi đi chụp phim và làm một vài xét nghiệm. Kết quả một vết thâm đen ở cuối xương sống trong tấm phim là dấu hiệu duy nhất Chúa để lại cho tôi sau cú ngã từ độ cao hơn 4 mét. Tôi bình yên vô sự!

Một điều lạ nữa là tôi bị bệnh cột sống bẩm sinh. Ngay từ bé đã được chỉ định đi mổ. Bố tôi là y tá, ông biết rõ bệnh của tôi, nhưng nhà nghèo không tiền đi mổ đành phó mặc. Lớn lên, bệnh cột sống kéo liên hoàn khiến tôi chỉ ngồi lâu là đã bị tê cứng cả người. Bác sĩ chỉ định tôi không được làm việc nặng, không được xách quá 5kg. Nhưng bây giờ, tôi có thể vác bao xi măng 50kg mà chẳng hề hấn gì. Tôi không chỉ được Chúa chữa khỏi bệnh thân xác, nhưng điều quan trọng hơn cả là được ơn chữa lành tâm hồn. Bây giờ tôi đã có Chúa. Tôi nhất quyết sẽ bám chặt lấy Ngài.

Trước kia là chủ thầu xây dựng, tôi sẵn sàng thầu bất cứ công trình nào, miễn là có lời. Đối với tôi lúc đó tiền là trên hết. Khi đã có Chúa, tôi phải làm việc theo lương tâm, không thể bừa bãi và thiếu trách nhiệm được. Với mỗi công trình tôi luôn tâm niệm là làm cho Chúa, vì thế tôi phải làm thật chu đáo.

Khao khát của tôi bây giờ là được rao giảng và làm chứng cho Lòng Thương Xót của Chúa. Và tôi đã được toại nguyện trong một buổi chiều thứ năm được mời lên làm chứng cho Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ tại nhà thờ Chí Hoà cùng với mẹ con Xương Thuỷ Tinh. Tôi cố gắng giúp đỡ những anh em nghiện ma tuý, những người đang phải sống trong tối tăm của sự dữ như tôi trước kia được nhận biết Chúa là Đấng giải thoát và chữa lành. Không gì hiệu nghiệm hơn là cầu nguyện với Lòng Thương Xót Chúa. Tôi tự nghĩ “một thằng như tôi, tội lỗi ngập đầu mà Chúa vẫn nhân từ ra tay cứu giúp, thì bất cứ ai chỉ cần trông cậy vào Chúa, Ngài sẽ không khước từ.” Có người nói với tôi rằng “Chúa đóng các cánh cửa lớn nhưng bao giờ cũng mở một cánh cửa sổ cho chúng ta!” Tôi không cho là như vậy. Chúa luôn mở rộng mọi cánh cửa và mời gọi mọi người đến lãnh nhận lòng thương xót của Chúa, nhưng tôi nhắm mắt làm ngơ, không chịu nhìn những cánh cửa mở rộng đó. Tôi đã nhắm mắt lại, hoặc “đắp tai nghảnh mặt làm ngơ” trước lời mời gọi yêu thương đó, và nghĩ rằng Chúa đã đóng cửa rồi.
Tôi đã nghiệm từ chính cuộc đời mình Lòng Thương Xót của Chúa vô bờ bến. Chúa đã mòn mỏi chờ đợi tôi suốt ba mươi mấy năm trời, mong tôi quay bước về nhà Chúa. Cuối cùng tôi đã nhận ra tình yêu thương của Chúa vô biên vô tận. Bây giờ mỗi lần cầu nguyện, tôi không thể cầm lòng khi nghĩ đến tình thương Chúa dành cho mình. Tôi ao ước được lấy nước mắt lau chân Chúa để rửa sạch tội lỗi của tôi. Trước kia, mỗi lần nhắc đến quá khứ, tôi cảm thấy xấu hổ và không bao giờ muốn nhớ lại. Nhưng bây giờ tôi sẵn sàng kể lại cho mọi người để làm chứng cho Lòng Thương Xót của Chúa và để tôn vinh ngợi ca tình yêu của Ngài.

Một điều lạ lùng nữa, khi đi xét nghiệm ở viện Pasteur sau ngần ấy năm ăn chơi, cầm kết quả tờ xét nghiệm trên tay, tôi đã bật khóc vì kết quả âm tính với HIV. Tôi muốn nói về tình yêu thương Chúa dành cho tôi để mọi người tin, ai không tin thì bị thiệt thòi vì Chúa luôn hiện diện trong cuộc sống. Khi sự bất lực của con người đến cùng tận thì quyền năng Chúa thể hiện. Khi con người bó tay thì Thiên Chúa ra tay. Chúa ra tay giúp đỡ qua lời bầu cử của Mẹ Maria. Bây giờ tôi còn được là đội quân dưới lá cờ của Mẹ. Trước kia tôi ngại nói về Chúa vì tôi không có gì để nói, ngày nay tôi mạnh dạn nói về Chúa vì tôi có Chúa để nói về Chúa, có Chúa để giới thiệu cho mọi người.

Quay về với Chúa tôi được hưởng hồng ân tuyệt vời. Tâm hồn tôi tràn đầy bình an, vợ tôi hạnh phúc vì bây giờ tôi đã biết yêu thương nàng để bù đắp bao năm phải sống trong nước mắt vì tôi. Tôi khao khát được dùng chính cuộc sống còn lại của mình để làm chứng cho Lòng Thương Xót của Chúa. Tôi ao ước các bạn trẻ hãy quay trở về như tôi để được sống trong tình thương của Chúa và Mẹ Maria. Một cuộc trở về ngoạn mục.

Lãng Tử

-----------

(Ghi lại lời chứng của anh Vincentê Nguyễn Văn Nghị, trong buổi cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa tại nhà thờ Chí Hòa- một buổi chiều thứ năm, tháng 10-2008)

"CÁI THUỞ BAN ĐẦU LƯU LUYẾN ẤY...”

Tôi là một sinh viên theo đạo Phật, có pháp danh hẳn hoi, từ Củ Chi lên thành phố trọ học. Hôm ấy được nghỉ học, má nuôi dẫn tôi đến tham dự buổi cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa ở nhà thờ Chí Hoà. Vì không có đạo cho nên đối với tôi việc này thực sự không mấy hứng thú. Nhưng tôi rất quí mến và thích cách sống của gia đình má nuôi, nên đi thử cho má vui lòng, và cũng để coi có học hỏi được điều gì mới lạ ở đây không. Buổi cầu nguyện hôm đó làm tôi cảm thấy thích thú. Nói thích vậy thôi chứ tôi cũng không mấy phấn khởi. Hôm đó tôi thích vì nghe ông cha ở đó giảng hay, dí dỏm và thực tế, không làm tôi buồn ngủ, nhưng kêu tôi thứ năm tuần nào cũng đi lễ như má tôi thì chắc không bao giờ. Đơn giản vì có phải đạo tôi đâu mà tôi đi.

Thế rồi một biến cố xảy đến làm tôi cảm thấy chán nản mọi thứ. Tôi chán học và chỉ muốn đi đến một nơi nào đó để được thư giãn. Nhưng tiền đâu mà đi và đi thế nào? Trong lúc hoang mang như thế, buồn buồn tôi đọc cuốn tập san “Nhờ Mẹ đến với Chúa” kể về những chuyến công tác bác ái xã hội đến những tỉnh thành xa xôi của cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa Chí Hoà. Tôi thấy thích thú lắm, và nghĩ rằng nếu tham gia vào Đội Quân Aùo Xanh tôi sẽ được đi “du lịch miễn phí”! Tôi nhờ các bạn cùng phòng xin cho tôi tham gia nhóm phục vụ, nhưng vì tôi không có đạo nên không ai dám xin. Nỗi buồn của tôi như tăng lên gấp bội. Không tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình, tôi thấy mọi thứ bế tắc, tối tăm và tuyệt vọng.

Thứ năm hàng tuần má tôi vẫn đi lễ ở Chí Hoà đều đặn. Thế là tôi quyết định nghỉ học và đi lễ với má cho bớt căng thẳng. Nhưng lần này có một điều gì đó thôi thúc tôi. Tôi cảm thấy rất muốn tham gia vào Đội Quân Aùo Xanh. Tôi ý thức mình tham gia không phải để “đi du lịch miễn phí” nữa, nhưng là muốn được gặp gỡ, chia sẻ, và hiểu hơn về những người nghèo khổ. Tôi xin tờ giấy khấn “Nhờ Mẹ đến với Chúa” rồi viết vào đó nỗi lòng của mình. Giấy khấn vừa gửi đi thì một chị bạn đến nói: “Sao em không trực tiếp đến xin cha linh hướng? Nếu em tin tưởng thì Chúa và Đức Mẹ sẽ giúp em được toại nguyện đó!” Vừa nghe thế tôi thấy lòng phấn khởi hẳn lên. Tuy nhiên tôi lại bắt đầu hồi hộp và lo lắng vì không biết sẽ nói gì với cha đây? Không biết cha có nhận lời tôi không? Đã vậy tôi phải lên trường lúc bốn giờ để cùng các bạn thuyết trình. Lòng tôi rối như tơ vò. Đúng bốn giờ kém mười lăm, tôi nhận được tin nhắn không phải lên trường nữa. Tôi vui mừng vì bớt được một nỗi lo nhưng vẫn hồi hộp lắm. Tôi nắm chặt tay và thầm cầu nguyện: “Chúa ơi! Đức Mẹ ơi! Con là người ngoại đạo, nhưng lúc này đây con tin tưởng hoàn toàn nơi Ngài. Xin hãy giúp con!” Hết lễ tôi vào nhà thờ tìm cha linh hướng. Nhìn mọi người vây quanh cha mà tôi lo lắng và sợ hãi quá. Tôi cố gắng chờ cho đến khi những người vây quanh cha giãn dần mới dám tiến lại gần. Thấy tôi đứng ngập ngừng rụt rè, cha lấy tay lau những giọt mồ hôi trên trán, nhìn tôi khẽ hỏi: “Bé cần gì nào?” Ồ! Lạy Chúa! Cơ hội của tôi đã đến. Tôi vội vã nói: “Cha ơi! Con là người ngoại đạo, nhưng con rất muốn gia nhập vào Đội Quân Aùo Xanh. Không biết có được không cha?” Cha nắm lấy tay tôi, nhìn thẳng vào mắt và trả lời dứt khoát: “Được chứ sao không? Con ra Lều Phục Vụ ghi tên, số điện thoại, địa chỉ rồi đợi cha.” Eo ôi còn gì hạnh phúc bằng! Tôi vui mừng như được sinh ra lần nữa. Tôi chỉ kịp đáp lại cha một tiếng “dạ” rồi chạy ra khoe với mọi người. Tôi vui mừng quá. Tạ ơn Chúa! Cảm ơn Đức Mẹ!

Cha nhận lời cho tôi gia nhập, tuy nhiên khi biết tôi không có đạo thì có vài người bàn tán, xầm xì … Ngay cả hai người bạn dắt tôi đi cũng không thấy đâu nữa. Tôi như con chim non lạc mẹ. Tôi buồn muốn khóc, nhưng cố nén lại. Một lần nữa tôi lại xin Chúa và Đức Mẹ: “Chúa ơi! Đức Mẹ ơi! Chúa và Đức Mẹ đã soi sáng cho cha Long nhận lời con, con tin Chúa và Đức Mẹ sẽ không bỏ rơi con đâu. Đúng không ạ? Xin hãy cho con lòng can đảm để vượt qua những khó khăn phía trước.”

Hôm ấy tôi cảm thấy rất vui vì đã nghiệm thấy sự nhiệm mầu của lời cầu nguyện. Tôi kể cho người bạn trai của tôi và hi vọng nhận được sự chia sẻ của anh nhưng không ngờ anh nói muốn chia tay. Trái tim tôi như vỡ nát từng mảnh. Tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Tôi oán trách Chúa. Tại sao Ngài vừa cho tôi thấy được sự mầu nhiệm của lời cầu nguyện nhưng giờ lại bỏ tôi. Lúc đó tôi nghĩ tới cha Long. Nhắn tin tâm sự với cha và nhận được những lời khuyên và cầu nguyện, tôi vơi bớt nỗi buồn. Tôi chợt nghĩ có lẽ Chúa muốn thử thách tôi, và qua chuyện này Chúa muốn dạy tôi điều gì đó.

Ngày thứ năm đầu tiên tôi được khoác lên mình chiếc áo xanh. Tôi vui lắm vì Chúa đã cất gánh nặng cho tôi. Thay cho sự dò xét và những lời bàn tán là ánh mắt trìu mến và những nụ cười thân thiện của tất cả mọi người trong nhóm phục vụ. Tôi thật sự rất vui và nhanh chóng hòa nhập. Đến với Đội Quân Aùo Xanh, tôi tìm lại được con người thật của chính mình, vui vẻ và hoạt bát. Thiên Chúa đã giúp tôi được sống thật với chính con người mình, vì thế tôi nguyện đem sức lực mình để giúp đỡ những con người đang cần tôi, bất kể họ là ai.

Chính vì tâm nguyện như thế trong ngày đầu tiên gia nhập Đội Quân Aùo Xanh mà tôi đã đem tất cả tấm lòng đến với những con người nghèo khó trong chuyến công tác ở Hòn Đất – Kiên Giang vừa qua. Nhìn thấy niềm vui khi họ nhận được những món quà do cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa trao gởi, tôi hiểu rằng tôi đã chọn đúng đường. Tình yêu cần có sự bao dung. Tôi thầm cảm ơn người bạn trai của tôi, vì nếu anh không chia tay tôi thì tôi sẽ không biết mở rộng tấm lòng mà yêu thương tất cả mọi người như thế. Tôi sẽ chỉ đóng khung trái tim mình lại trong hai người mà thôi! Chuyến công tác bác ái qua đi nhưng đã để lại trong tôi nhiều bài học quý giá. Tôi thấy mình quá nhỏ bé trước tình yêu của Thiên Chúa và anh chị em trong đoàn công tác, vì thế tôi sẽ phải cố gắng và cố gắng nhiều hơn nữa để tập yêu thương và phục vụ. Nếu có khi nào chùn bước hay ngã quỵ trên đường đời thì tôi sẽ nghĩ đến những con người đang cần tôi kia mà đứng lên. Tôi sẽ tập yêu thương mọi người như Chúa yêu, dù cho họ có ghét bỏ tôi đi chăng nữa. Tôi sẽ tập luôn nhìn vào điều tốt của tha nhân để mến phục họ, và nếu có thấy được những điều chưa tốt thì sẽ tập cảm thương họ, thay vì chê trách phê bình chỉ trích… vì tôi đã gặp Chúa trong phút ban đầu gia nhập Đội Quân Aùo Xanh, và tôi nhận ra chính Chúa đã sống và đã dạy tôi như thế.

Ôi “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy! Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên?...”

Thuỳ Dung

-------

Cảm nghiệm của một người ngoại đạo
SAY MEN TÌNH CHÚA

Con tên Giuse Nguyễn Văn Long, 53 tuổi, thuộc giáo xứ Trung Chánh, Hốc Môn. Nói một cách tự nhiên thì con nhận biết và trở lại với Chúa do một sự tình cờ. Một người bạn già của con là người tân tòng đã tham dự Lòng Thương Xót Chúa từ lâu. Bữa đó con đến nhà ông ta từ 8 giờ sáng và mấy anh em bắt đầu nhậu cho đến khi say mèm rồi lăn ra ngủ. Đến quá trưa, con tỉnh dậy và nói ông ta nhậu tiếp cữ chiều. Nhưng ôâng ta từ chối với lý do là phải đi đọc kinh lúc 3 giờ chiều. Con ngạc nhiên hỏi lại: “Ba giờ trưa nắng như thế mà đọc kinh gì?” Thay vì trả lời câu hỏi, ông ta mời con đi thử một lần cho biết.

Vì hiếu kỳ, con đi theo ông ta. Khi đến nơi đọc kinh, con thấy có 10 anh em, người nào cũng quỳ gối giang tay lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa một cách sốt sắng. Chả lẽ mình đứng không, con cũng cố gắng bắt chước anh em làm theo. Nhưng sao mà khó thế? Xưa đến giờ có bao giờ con quỳ đọc được hết một chục kinh đâu! Ngồi đọc kinh 5 phút đã thấy lâu lắm rồi. Nhưng ngồi nhậu từ sáng đến tối vẫn không “áp phê”â gì cả! Con cố gắng lần nữa, nhưng không có cách nào quỳ được trên nền gạch ximăng. Đầu gối con tê cứng. Con chú ý theo dõi từng cử chỉ của mọi người. Tự hỏi họ có niềm tin gì mà quỳ cầu nguyện sốt sắng được như vậy? Nhất là ông bạn già của con đã trên 70 tuổi mà vẫn quỳ cầu nguyện một cách trang nghiêm. Từ đó con cảm thấy mắc cở với chính mình. Tại sao anh em cũng như mình mà họ làm được, còn mình thì không? Chỉ biết nhậu nhẹt tối ngày? Con cố gắng tham dự những ngày tiếp theo, và cứ thế Chúa lôi kéo con vào quỹ đạo tình yêu của Ngài. Con mê Chúa lúc nào không hay! Con đã say men tình Chúa thay vì say men Tiger, Napoleon hay 333!

Gia đình con đạo gốc quê ở Nam Định và Ninh Bình. Bố mẹ con hiện ở giáo xứ Định Quán - Đồng Nai. Bố con là phó hội đồng mục vụ giáo xứ từ 1975 đến nay. Gia đình con có 10 anh chị em. Con là người anh cả. Thế nhưng con đã không làm gương cho các em. Trong gia đình chỉ có mình con như con chiên lạc đàn. Đã 30 năm nay con không hề đi thờ đi lễ gì cả. Các ngày Chúa Nhật, Phục Sinh, Giáng Sinh, lễ trọng… con đều bỏ hết. Con chưa biết cầm tràng chuỗi lần hạt Mân Côi, cũng chưa chạm đến quyển Thánh Kinh bao giờ. Con có tham dự thánh lễ, nhưng đó là lễ cưới và lễ đám tang, chỉ vì bị bắt buộc phải đi. Vì là người thân của mình, chả nhẽ không đi? Lỡ sau này mình chết người ta không đi thì sao?

Thế nhưng từ ngày tham dự giờ cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa, con đã được Chúa biến đổi, quay 180 độ. Con chưa mở miệng xin ơn gì, nhưng Chúa đã biết và ban cho rất nhiều ơn:

Con đã có thể quỳ gối cầu nguyện một cách dễ dàng.
Con đã biết đọc, suy niệm, và chia sẻ Lời Chúa.
Con đã biết Sống Đạo ra sao.
Con đã biết lần hạt Mân Côi, và lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa mỗi ngày.

Người ta thường nói những kẻ bê tha tội lỗi là người dính vào “tứ đổ tường”. Trong bốn bức tường đổ, con là người mê rượu chè từ khi mới 17 tuổi. Trung bình một ngày con uống 3 xị rượu đế. Hậu quả tai hại của việc nhậu nhẹt rượu bia be bét như vậy là con bị xơ gan cổ chướng. Con phát hiện ra bệnh từ hai năm nay. Nhưng con cũng cứng đầu chẳng chịu đi bệnh viện. Gia đình mua bảo hiểm y tế và mua huyệt cho con rồi. Mãi đến ngày 07-07-2008 con mới chịu đi chữa tại viện Y Học Dân Tộc. Khi đó vòng bụng con đo được 98cm, cân nặng 50kg. Sau 3 tháng điều trị, hiện nay vòng bụng con đo được 80cm, cân nặêng 57kg. Các bác sĩ đều ngạc nhiên khi thấy con mau bình phục như vậy. Họ không biết, nhưng con biết và tin chắc đó là ơn Chúa qua lời bầu cử của mẹ Maria. Có những người bệnh nhẹ hơn con đều đã chết. Khi đến bệnh viện, mắt con vàng, bụng con to như một phụ nữ có thai, chân phù thủng đi lại rất khó. Các bác sĩ muốn giữ lại nhưng con không chịu nhập viện, cho nên họ đành cho chữa ngoại trú, một tuần tái khám một lần. Lý do con xin ngoại trú là để có thể tiếp tục đi đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa 3 giờ chiều với anh em. Đến nay con gần như khỏi bệnh hẳn. Các bác sĩ cho ra viện nhưng con vẫn tiếp tục điều trị tiếp để phòng ngừa.

Ai cầu nguyện lâu dài bằng thánh Mônica. Ai tội lỗi bằng thánh Augustinô. Với ơn Chúa, mọi sự đều có thể. Con xin cộâng đoàn đừng e ngại gì cả, hãy bền bỉ, liên lỉ cậy đến Lòng Thương Xót Chúa sẽ không phải thất vọng bao giờ.
 
Cắt băng khánh thành Trung tâm Tư vấn Giới Trẻ giáo xứ Phú Trung
Maria Vũ Loan
09:50 01/12/2008
SAIGÒN - Tối Chúa nhật, 30/11/2008, cộng đoàn giáo xứ Phú Trung, Sài Gòn, đã hiệp thông trong thánh lễ cùng với đông đảo bạn trẻ trong giáo xứ nhân ngày ra mắt Trung tâm Tư vấn Giới Trẻ của giáo xứ.

Sau thánh lễ là nghi thức cắt băng khánh thành vườn Eden (là tên gọi của trung tâm tư vấn) và giới trẻ sinh hoạt sống động với chủ đề: “Giới trẻ can đảm phục vụ sống đức tin”

Đã nhiều năm qua, giáo xứ Phú Trung đã có những ưu tư, thương yêu, quan tâm đến thế hệ tương lai của Giáo hội. Vì thế, cha chính xứ Giuse Maria Lê Quốc Thăng luôn nhắc nhở mỗi người trẻ phải biết can đảm gánh vác phận vụ rao giảng Tin Mừng theo Chúa Kitô; phải nhiệt tâm trong công cuộc phục vụ Lời Chúa; phải sống với đức tin làm danh Chúa cả sáng…để trở nên những hạt giống được gieo vào đất tốt nhằm trổ sinh hoa trái dồi dào.

Bên cạnh lời khuyên đó, cha đã tạo đủ điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư trong huấn luyện, giáo dục Kitô giáo, tổ chức sinh hoạt cho giới trẻ. Cụ thể như: mỗi tháng các bạn được học hỏi hai lần với các chủ đề về đời sống gia đình, giáo dục giới tính, giáo dục nhân bản và đức tin, đối nhân xử thế, kỹ năng linh hoạt viên…

Được quan tâm như thế, đến nay, có hơn 100 bạn trẻ trong giáo xứ đã tham gia sinh hoạt, gắn bó, trợ giúp nhau vượt khó, làm một số công việc bác ái nho nhỏ, cầu nguyện chung, sinh hoạt dã ngoại…

Sau một thời gian chuẩn bị, khu vườn Eden đã hình thành, là điểm qui tụ các bạn trẻ trong và ngoài giáo xứ. Đến với Eden, các bạn được tư vấn về giáo luật, pháp luật, giáo lý, tâm lý, hôn nhân. Các bạn còn có thể đến đây ôn thi, chia sẻ hoặc tâm sự trong tâm tình người trẻ Kitô hữu.

Sau khi cắt băng khánh thành và làm phép tượng thánh Phanxicô Xavier, linh mục chánh xứ, Hội Đồng Mục vụ, quan khách và các bạn trẻ vừa thưởng thức tiệc tự chọn, vừa xem các bạn trẻ múa hát, mở kết quả sổ số… rất vui. Một vị khách tuổi trung niên phát biểu ý kiến và tặng hai câu thơ mà một vị giám đã đọc ở một nơi nào đó:

“Soi gương thì thấy mình già,

Soi lòng mới biết mình là thanh niên!”

Nói chung, bầu khí sinh hoạt rất vui và ý nghĩa, giải tỏa được mối ưu tư là trong bối cảnh xã hội ngày nay, nhìn vào Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung và các giáo xứ nói riêng, số người trẻ rất đông, chiếm đa số trong cộng đoàn; tuy nhiên, vẫn có những biểu hiện và cách sống tiêu cực của một số bạn trẻ và thanh thiếu niên gia tăng khiến chúng ta xót xa và lo lắng cho vận mệnh tương lai của Giáo hội và giáo xứ. Đây cũng là nỗi lòng ưu tư của các vị chủ chăn, Hội đồng Mục vụ và các bậc làm cha mẹ.

Kết thúc buổi ra mắt trung tâm tư vấn giới trẻ là tiếng hát vang lên tập thể, như nói lên rằng: giới trẻ Phú Trung sẽ hòa vào cộng đoàn dân Chúa để trở nên những chứng nhân bằng hoa trái tốt đẹp của việc sống đạo, sống niềm tin Kitô giáo hôm nay.
 
Lễ truyền thống của sinh viên Công giáo tổng giáo phận Hà Nội
Hương Giang
10:03 01/12/2008
HÀ NỘI - Thánh lễ truyền thống của sinh viên Công giáo tổng giáo phận Hà Nội diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 11. Theo dự định, ngày lễ được diễn ra sớm hơn (vào ngày 8 và 9 tháng 11) nhưng do điều kiện thời tiết ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội vừa trải qua trận “đại hồng thủy” làm cho nhiều hoạt động bị ngừng trệ trong đó có thánh lễ truyền thống của sinh viên tổng giáo phận phải lùi lại tới cuối tháng.

Địa điểm tổ chức thánh lễ

Thánh lễ được tổ chức tại đền Thánh Phêrô Lê Tùy, họ Bằng Sở - xứ Sở Hạ - Giáo phận Hà Nội. Địa chỉ hành chính: thôn Bằng Sở - xã Ninh Sở - Thường Tín – Hà Tây. Đền Thánh cách Hà Nội (tính từ bến xe Giáp Bát) khoảng hơn 10 km về phía Đông Nam.

Đây là họ giáo có số lượng Giáo dân rất đông, với 1309 nhân khẩu, chiếm 90.2% dân số cả thôn. Giáo dân nơi đây luôn nhiệt tình, thân thiện, đúng như lời truyền tụng trong câu ca xưa:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch vẫn người Tràng An


Vì thế, khi các bạn sinh viên của tổng Giáo phận Hà Nội về đây mừng lễ đã được giáo dân tiếp đón nồng hậu, quan tâm chu đáo mọi mặt từ thể chất tới tinh thần. Trong lời cám ơn cuối lễ, Cha tổng phụ trách sinh viên tổng giáo phận (Cha Lê Trọng Cung) đã nhấn mạnh “xin cám ơn sâu sắc tới giáo dân họ Bằng Sở trong những năm qua, đặc biệt trong hai ngày qua với những ánh mắt trìu mến, những bát cơm ngon, canh ngọt, những chiếc chăn ấm để các bạn sinh viên có được bữa cơm ngon, chỗ ngủ ấm áp…”

Những hoạt động chính trong hai ngày mừng lễ

Chỉ với hai ngày mừng lễ nhưng các bạn sinh viên tổng giáo phận Hà Nội đã thực hiện nhiều chương trình và tổ chức rất thành công.

Cắm trại và tổ chức hội chợ

Đây là hoạt động rất lý thú và bổ ích, nó giúp các các bạn sinh viên thể hiện khả năng trang trí trại và giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của quê mình.

Những đặc sản ở khắp vùng miền đã được các bạn đưa ra trưng bày và giới thiệu, nào là bánh cáy Thái Bình, nem chua Thanh Hóa, bánh mì Lạng Sơn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Phát Diệm… Với việc tổ chức hội chợ các bạn sinh viên không chỉ quảng bá được sản phẩm của quê hương mình với bạn bè khắp nơi mà nó còn giúp các bạn sinh viên tăng thêm khả năng giao tiếp, giao lưu với các bạn sinh viên khác. Đồng thời nó còn giúp “tăng thêm phần thu nhập” cho các nhóm nếu bán được hàng.

Sau khi các trại đã được hoàn thiện, ban giám khảo đã xem xét và công bố các trại được giải cao như sau: Giải nhất thuộc về trại của nhóm sinh viên Hưng Hóa, giải nhì thuộc nhóm Vinh, nhóm Phát Diệm thứ 3, nhóm Thạch Bích thứ 4, nông nghiệp thứ 5…

Cầu nguyện Taize và biểu diễn văn nghệ

Giờ cầu nguyện linh thiêng kéo dài 1 giờ đồng hồ đã đưa các bạn sinh viên trở về với lịch sử giáo hội nói chung cũng như giáo hội Việt Nam nói riêng. Những hình ảnh đau thương mà các thánh tử đạo phải gánh chịu được đội văn nghệ diễn rất xuất sắc, làm cho nhiều khán giả xúc động, rơi lệ. Buổi cầu nguyện hôm nay hướng tới chủ đề “công lý và hòa bình”, đặc biệt là cầu nguyện cho nền công lý và hòa bình mau hiển trị trên quê hương Việt Nam. Vì “Việt Nam là một đất nước nghèo với 74% dân số sống ở nông thôn và 45% dân số sống dưới mức nghèo khổ… Sự xung đột đang diễn ra gay gắt giữa nhiều tầng lớp trong xã hội: người giàu với người nghèo, người ở thành thị với người ở nông thôn, người có quyền lực với thường dân. Tất cả những người chịu thiệt thòi trong các cuộc xung đột này đang đòi hỏi công bằng. Họ đòi được trả lương xứng đáng cho sức lao động của họ, được trả lại những phần đất của tổ tiên, được hưởng những quyền lợi căn bản nhất của con người như: tự do đi lại, từ do tôn giáo, tự do ngôn luận…” (Gợi ý suy niệm trong đêm cầu nguyện của sinh viên tổng giáo phận Hà Nội). Với hiện thực của đất nước Việt Nam còn nhiều bất công nên trong buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình hôm nay, sinh viên của tổng giáo phận Hà Nội xin dâng lên Chúa những lời nguyện cầu khẩn thiết, xin Chúa “đốt lửa kính mến trong lòng chúng con để chúng con biết yêu chuộng công lý - hòa bình. Dù phải hi sinh gian khổ, chúng con cũng nguyện một lòng trung kiên để luôn thuộc trọn về Ngài là Chân Lý, là Tình Yêu và là Sự Sống…” (Lời nguyện kết thúc buổi cầu nguyện của sinh viên tổng giáo phận Hà Nội)

Khác với không khí trang nghiêm của buổi cầu nguyện Taize là buổi biểu diễn văn nghệ sôi động, náo nhiệt với đủ các thể loại từ nhạc trữ tình tới nhạc rốc, từ những lời ca về Chúa, về quê hương tới những bài hát về tình yêu trai gái, về tình cảm gia đình… Tuy đều là những nghệ sĩ nghiệp dư nhưng với sự chăm chỉ luyện tập mỗi tiết mục đều thể hiện nét đặc sắc riêng, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Bạn Hiền (sinh viên trường Cao đẳng Giao thông vận tải), một sinh viên không theo đạo Công giáo cũng tới tham dự buổi biểu diễn văn nghệ với sinh viên tổng giáo phận Hà Nội cho biết: “ buổi diễn văn nghệ hôm nay rất tuyệt vời. Tiết mục nào cũng được các đội chuẩn bị chu đáo nên thể hiện rất thành công. Tới dự buổi biểu diễn văn nghệ hôm nay tôi thấy hiểu hơn về đạo Công giáo, về người Công giáo nói chung trong đó có các bạn sinh viên. Tôi rất phục các bạn sinh viên Công giáo, các bạn không chỉ là những người con ngoan trong gia đình, trò giỏi trên giảng đường, con chiên đạo đức của Chúa mà còn là những người rất yêu văn nghệ, rất có tài biểu diễn văn nghệ”.

Cuộc thi “rung chuông vàng” và thánh lễ tạ ơn

Cuộc thi “rung chuông vàng” đã một lần nữa khẳng định thêm tầm hiểu biết trên nhiều phương diện của các bạn sinh viên Công giáo tổng giáo phận Hà Nội. Các bạn không chỉ thông thạo kiến thức về khoa học xã hội mà còn am hiểu sâu sắc về Kinh Thánh từ Cựu Ước tới Tân Ước. Cuộc thi nào cũng sẽ có hồi kết và cũng sẽ tìm ra được chủ nhân của người thắng cuộc. Cuộc thi “rung chuông vàng” của các bạn sinh viên Công giáo tổng giáo phận Hà Nội hôm nay cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sau những câu hỏi hóc búa, sau hàng loạt các thí sinh phải rời đấu trường thì bạn Maria Nguyễn Thị Liễu (thuộc nhóm Bùi Chu) vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, bạn đã lần lượt loại được 69 thí sinh và là người “rung được chuông vàng” (tuy chẳng có chuông vàng để rung). Phần thưởng giành cho bạn là 1 triệu đồng và 1 cuốn Kinh Thánh Tân Ước viết bằng tiếng Anh.

Thánh lễ tạ ơn được diễn ra long trọng vào lúc 10 giờ. Với sự hiện diện của Cha tổng phụ trách –Lê Trọng Cung, cha xứ Cẩm Cơ - Vũ Quang Hùng, Cha Nguyễn Văn Khải (DCCT) và Cha Phạm Bá Quế (vừa du học bên Rôma về).

Trong bài giảng hôm nay cha chủ tế nhấn mạnh tới chủ đề “hãy tỉnh thức” vì đây là Chúa Nhật cuối cùng trong năm phụng vụ chuẩn bị bước vào mùa vọng, mùa mong chờ Chúa đến. Cha cũng không quên nhắc nhở các bạn sinh viên Công giáo cần tỉnh thức để nhận ra đâu là sự thật trong xã hội đầy ô nhiễm. Các bạn cần góp mình vào việc cải tạo môi trường đang bị ô nhiễm đó. Các bạn cần trở nên như những bông sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Mỗi bạn sinh viên Công Giáo cần tin vào Chúa, dũng cảm làm chứng cho sự thật, cho công lý để mỗi người biết “đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm”.

Thánh lễ truyền thống của sinh viên Công giáo tổng giáo phận Hà Nội năm 2008 đã kết thúc nhưng dấu ấn của ngày lễ truyền thống đã in sâu trong trái tim mỗi bạn sinh viên. Sau thánh lễ, các bạn tiếp tục trở lại cuộc sống thường nhật với nhiệm vụ chính là học tập, phấn đấu cho sự nghiệp để góp phần xây dựng xã hội cũng như Giáo hội Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh. Và mong rằng lễ truyền thống của sinh viên Công giáo tổng giáo phận sang năm mỗi bạn sẽ được trở lại với Cha Thánh Phêrô Lê Tùy để “báo cáo” những thành tích mà mình đạt được trong năm qua và xin Người tiếp tục ban ơn cho cuộc hành trình trong năm tới.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từng ngàn Ánh Sáng Công Lý được thắp sắng khắp từ Hà Nội cho tới Saigòn và lan tỏa đến khắp nơi trên thế giới
Đồng Nhân
11:01 01/12/2008
Sinh viên Công Giáo Hà Nội cầu nguyện cho Công Lý và cho 8 anh chị em bị ra tòa

Sinh viên Hà Nội thắp nến cho Công Lý
Vào chiều ngày Chúa Thư Bảy ngày 29.11.2008, cả ngàn anh chị em sinh viên Công giáo hợp với giáo dân Công giáo Hà Nội cũng đã tổ chức Giờ Cầu Nguyện kéo dài 1 giờ đồng hồ đã đưa các bạn sinh viên trở về với lịch sử giáo hội nói chung cũng như giáo hội Việt Nam nói riêng. Những hình ảnh đau thương mà các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã phải gánh chịu và ngày nay nhiều người Công giáo vẫn còn đang bị đàn áp cách này cách khác, nhất là 8 anh chị em Thái Hà vì đòi công lý mà sắp phải ra tòa án.

Buổi cầu nguyện của các anh chị em sinh viên với chủ đề “công lý và hòa bình”, đặc biệt là cầu nguyện cho nền công lý và hòa bình mau hiển trị trên quê hương Việt Nam. Vì “Việt Nam là một đất nước nghèo với 74% dân số sống ở nông thôn và 45% dân số sống dưới mức nghèo khổ… Sự xung đột đang diễn ra gay gắt giữa nhiều tầng lớp trong xã hội: người giàu với người nghèo, người ở thành thị với người ở nông thôn, người có quyền lực với thường dân. Tất cả những người chịu thiệt thòi trong các cuộc xung đột này đang đòi hỏi công bằng. Họ đòi được trả lương xứng đáng cho sức lao động của họ, được trả lại những phần đất của tổ tiên, được hưởng những quyền lợi căn bản nhất của con người như: tự do đi lại, từ do tôn giáo, tự do ngôn luận…” (Gợi ý suy niệm trong đêm cầu nguyện của sinh viên tổng giáo phận Hà Nội).

Với hiện thực của đất nước Việt Nam còn nhiều bất công nên trong buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình hôm nay, sinh viên của tổng giáo phận Hà Nội xin dâng lên Chúa những lời nguyện cầu khẩn thiết, xin Chúa “đốt lửa kính mến trong lòng chúng con để chúng con biết yêu chuộng công lý - hòa bình. Dù phải hi sinh gian khổ, chúng con cũng nguyện một lòng trung kiên để luôn thuộc trọn về Ngài là Chân Lý, là Tình Yêu và là Sự Sống…” (Lời nguyện kết thúc buổi cầu nguyện của sinh viên tổng giáo phận Hà Nội).

Buổi thắp nến cầu nguyện hiệp thông dưới sự giám sát chặt chẽ của hệ thống công an CSVN, trong buổi thắp nến, sinh viên đã trình diễn một vở kịch diễn tả lại những khổ nạn mà các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam đã phải chịu đựng trong cuộc cấm đạo hồi các thế kỷ trước.

Bạn Hiền (sinh viên trường Cao đẳng Giao thông vận tải), một sinh viên không theo đạo Công giáo cũng tới tham dự buổi biểu diễn văn nghệ với sinh viên tổng giáo phận Hà Nội cho biết: “ buổi diễn văn nghệ hôm nay rất tuyệt vời. Tiết mục nào cũng được các đội chuẩn bị chu đáo nên thể hiện rất thành công. Tới dự buổi biểu diễn văn nghệ hôm nay tôi thấy hiểu hơn về đạo Công giáo, về người Công giáo nói chung trong đó có các bạn sinh viên. Tôi rất phục các bạn sinh viên Công giáo, các bạn không chỉ là những người con ngoan trong gia đình, trò giỏi trên giảng đường, con chiên đạo đức của Chúa mà còn là những người rất yêu văn nghệ, rất có tài biểu diễn văn nghệ”.

Dòng Chúa Cứu Thế Saigòn rực sáng lên với trên 5000 ngọn nến vì Công Lý

Giáo dân Saigòn cầu nguyện cho Công Lý
Cũng chiều tối ngày Chủ Nhật 30/11/2008 tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, đã có hơn 5,000 giáo dân Công giáo đã đến tham dự cuộc cầu nguyện hiệp thông để phản đối phiên tòa vào ngày 8/12/2008 tới đây mà nhà cầm quyền CSVN sẽ xử 8 giáo dân tham gia tích cực vào cuộc vận động đòi chế độ Hà Nội trả lại tài sản cho nhà dòng đã bị họ cướp đoạt suốt nhiều chục năm qua.

8 anh chị em giáo dân nêu trên bị cáo buộc “hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”. Các giáo dân bị bắt từ hồi Tháng Tám vừa qua sau khi giáo dân phá kẽm gai và tường rào vào trong khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà mà chế độ Hà Nội cưỡng đoạt suốt nhiều chục năm qua. Dù khu đất đã được biến thành công viên, mọi dấu vết cũ đều đã bị phá bỏ và san ủi không còn gì, 8 giáo dân Công giáo vẫn bị lôi ra tòa với cáo buộc “hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.

Linh mục Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, viết trong bức thư gửi anh em Dòng Chúa Cứu Thế hôm Thứ Bảy 29/11/2008. “Hơn ai hết, chúng ta biết những anh chị em này vô tội, vô tội theo lương tâm của mỗi người và vô tội kể cả về mặt pháp lý, nhưng vẫn bị truy tố và xét xử... Cách đây hơn hai ngàn năm, cũng có một “tội nhân” bị xét xử trong tình trạng vô tội, nhưng đã bị kết án và bị giết đi chỉ vì “tội nhân” đó cương quyết bảo vệ sự thật.”“Trong thời điểm này, chúng ta cùng hiệp thông và cầu nguyện cho những anh chị em phải chịu oan sai. Tám Mối Phúc là lời mời gọi chúng ta cùng với các anh chị em đó chấp nhận mọi nghịch cảnh và phó thác cho Thiên Chúa để Người làm cho mọi sự nên ích lợi cho những ai yêu mến Người.”

LM Thành kêu gọi “Mỗi cộng đoàn anh em hãy thiết tha cầu nguyện cho các anh chị em này, cầu nguyện cho các nhà cầm quyền đất nước, cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta.”

Cũng trong ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, tại hầu hết các Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công giáo Việt nam trên thế giới cũng đã hướng lòng về quê hương và đã sốt sắng cầu nguyện hiệp thông với Giáo hội Việt Nam và đặc biệt cho 8 anh chị em giáo dân vì cầu nguyện đòi công lý ở Thái hà mà phải ra tòa ở Hà nội trong ngày 8.12 tới đây. Xin cho các anh chị em này được can trường làm chứng nhân cho Chúa và nêu gương sáng cho tất cả những người thành tâm đi tìm công lý.
 
Vụ Thái Hà: Những hậu quả nghiêm trọng không có trong luật
Hải Hà
11:10 01/12/2008
Vụ Thái Hà: những hậu quả nghiêm trọng không có trong luật

Ngày 8/12/2008 Tòa án quận Đống Đa sẽ xét xử 8 nạn nhân trong cái gọi là vụ án "phá hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng tại 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội”.

Phiên tòa chưa đuợc mở, bản án chưa được tuyên nhưng nhiều người sống lâu năm dưới chế độ độc tài (dù là độc tài gia đình trị hay độc tài phe nhóm) đều biết rằng bản án (hay bản kết tội các nạn nhân vô tội) đã được “bỏ túi”, “bốn bên nội chính” định đoạt từ truớc. Hội đồng xét xử quận Đống Đa và các thẩm phán chỉ việc thực hiện “kịch bản” đã định sẵn là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thực tế này đã và đang diễn ra trong nhiều phiên tòa, điển hình như vụ kết án một cách bất công hai nhà báo và hai sĩ quan công an cao cấp trong việc cung cấp và đưa nhiều thông tin thuộc loại “thâm cung, bí sử” liên quan đến nhiều quan chức chóp bu của đảng và Nhà nước, trong vụ án tham nhũng tại PMU18. Việc đưa tin này đã tạo ra trong dư luận cả nước về cái gọi là “lỗi hệ thống” thậm chí đòi phải “format” - xóa sạch và cài đặt lại hệ thống ấy (lời Trung tướng CA Vũ Hải Triều).

Kẻ viết bài này chỉ xin nêu một vài suy nghĩ của mình khi nhớ lại cách đây vài tháng trong một buổi phát hình của VTV1, ông Nguyễn Trọng Tỵ, cựu Trưởng đoàn Luật sư Hà Nội có nói trong vụ Thái Hà “khi xét xử có thể có tình tiết tăng nặng, việc phá mấy mét tường ở 178 Nguyễn Lương Bằng mặc dù giá trị không lớn nhưng nếu gây hậu quả nghiêm trọng”…

Là người có cái may mắn cùng với hàng nghìn người được chứng kiến các biến cố ở Thái Hà, kẻ hèn mọn và bất tài này cũng có thể liệt kê (chưa đầy đủ) để hầu ông Tỵ, người làm nghề luật sư (nghề mà kẻ viết này vốn trân trọng, trong chữ dùng cũ của người Công giáo gọi là Trạng sư – người bào chữa cho kẻ có tội, nghề làm rõ những sự thật oan khuất mà nhiều khi hệ thống công quyền vô tình hoặc cố tình ghép cho họ. Một nghề cần cái tâm, cái đức - thì nay ôm gót bọn cường hào ác bá mới, cũng chỉ vì chữ lợi. Ôi, nhục nhã hay vinh quang đây? Hỡi các sĩ phu Bắc Hà)… một số hậu quả “cực kỳ nghiêm trọng” mà giáo dân giáo xứ Thái Hà, cách riêng là 8 bị can nói trên đã gây ra:

- Việc phá 6m tường rào, với giá trị không bằng bữa ăn sáng của quan tham (3.450.000 đồng, theo hội đồng định giá nhà nuớc) đã làm thất bại mưu toan chia chác của đám “đầy tớ trung thành” hơn16.000m2 đất với giá trị hiện thời khoảng 1.000.000.000.000VND (một ngàn tỷ đồng) của DCCT - Giáo xứ Thái Hà. Việc này đã được một số cán bộ Nhà nước và công an nói: “UBTP phải cảm ơn giáo dân Thái Hà, nếu không có họ, các lô biệt thự đã được xây xong trên mảnh đất đó” có điều người ta đã cảm ơn bằng dùi cui, roi điện, hơi cay… và đang kết án để cầm tù họ.

Vậy, “hậu quả nghiêm trọng ở đây là” Đám giáo dân kia đã tước khỏi tay các quan chức nhà nuớc miếng mồi ngon mà họ đã nhòm từ lâu, rắp tâm chia chác.

- Việc phá 6m tường mà người công giáo xác quyết rằng nó được xây trái phép trên đất của cha ông mình (được mua từ năm 1928), đã làm cho cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, UBNDTP, các ban ngành và CA các cấp đã rất vả và tốn kém (việc tốn kém ta chẳng sợ ông Tỵ nhỉ? Vì tiền của dân mà) ban đầu là khủng bố, dọa nạt các linh mục DCCT và giáo dân Thái Hà cũng như ngăn cản không cho giáo dân các nơi khác đến cầu nguyện tại Linh Địa Đức Bà Thái Hà. Nhưng với lý lẽ sắc bén của các linh mục DCCT - Thái hà, các quan từ quận đến TP không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy Nhà nước đã quản lý khu đất nói trên một cách hợp pháp theo đúng pháp luật mà chính họ đã ban ra… thậm chí họ còn đưa ra những bằng chứng giả như lá đơn xin hiến đất của Linh mục Vũ Ngọc Bích, đến nỗi có người viết một cách khôi hài: "UBNDTP biến cụ Bích giỏi hơn Bill Gate"?

Và khi áp đặt bằng các chứng cớ giả không xong, họ bắt đầu sử dụng bạo lực. Trước hết sáng 28/8/2008 họ cho bắt tạm giam một số người mà họ quy tội là “phá hoại tài sản”… Sau đó là đòn cắn trộm ban đêm, kẻ viết những dòng này được chứng kiến tận mắt sự dã man tàn bạo của các loại cảnh sát chìm nổi, cảnh sát cơ động được trang bị đến tận răng với dùi cui, roi điện, giầy đinh, mặt nạ, còng số tám… để khủng bố giáo dân trong đêm 28 tháng 8 năm 2008 trên đường Thái Hà khi họ đang ngồi cầu nguyện ôn hòa trước cửa CA quận Đống Đa. Có cụ bà bị đánh vào mặt bê bết máu nằm chết ngất giữa đường mà họ không cho vào cấp cứu, có anh thanh niên bị 5, 6 cảnh sát dùng giày đinh đạp lên ngực, rồi bị quăng lên xe, có chị phụ nữ còn khá trẻ bị 2 cảnh sát túm 2 tay quẳng ra giữa đường…trong tiếng còi báo động, tiếng xe gầm rú… hầu như ai cũng bị đánh, bị đạp, hoăc bị lăng mạ…(thế mà vài phút trước đó chính những người này còn vỗ tay hoan hô vì tưởng xe chở cảnh sát là xe chở giáo dân bị bắt oan nay được trả tự do).

Hành động tàn ác này của nhà cầm quyền làm cho hàng ngàn người đi đường và người dân sống 2 bên phố Thái Hà vô cùng kinh ngạc. Có người đã thốt lên một cách phẫn uất “quân dã man, chúng mày không còn tính người nữa à?”

Tối 31/8/2008 khi giáo dân đang cầu nguyện tại Linh Địa Đức Bà, họ cho người xịt hơi cay vào đám đông, nhiều người đã bị ngất tại chỗ, trong số đó rất đông thiếu nhi. Nhiều người đã đuổi theo người cầm bình hơi cay nhưng đã bị CA ngăn cản.

Trong việc trấn áp giáo dân Thái Hà, phải kể thêm lực lượng “thanh niên tình nguyện” và đám “quần chúng tự phát” và đặc biệt trong hệ thống chính trị có một lực lượng hùng hậu chưa xuất hiện ở đâu trên thế giới, đó là các con nghiện, các “đầu gấu” được “cử” đến Thái Hà vừa hành hung các tu sĩ, linh mục, giáo dân, đập phá, cho ô tô kéo cổng Đền Thánh vừa hú hét: “giết,giết Phụng… giết Kiệt” như một cơn lên đồng tập thể. Có điều họ chẳng biết Phụng, Kiệt là ai, số là đang khi hô “giết… Kiệt” có kẻ nhìn thấy linh mục Nguyễn Thể Hiện trong sân nhà thờ Thái Hà đã hét lớn “Kiệt… Kiệt, đấy…giết …giết…” lúc đó cổng nhà thờ đã đóng chặt, nếu không… chẳng biết điều gì sẽ xảy ra…

Như vậy “hậu quả nghiêm trọng” ở đây là đám giáo dân không tấc sắt trong tay đã cả gan đẩy cả hệ thống chính trị (trong đó bao gồm cả con nghiện và đầu gấu) phải run sợ và buộc phải dùng bạo lực, làm rơi cái mặt nạ đuợc tô vẽ, lộ cái mặt thật của mình.

- Việc phá mấy mét tường rào, sau đó là các biến cố đã xảy ra, đã làm cho bộ máy thông tin, tuyên truyền từ trung ương đến địa phương bị mất uy tín hoàn toàn, vì đưa tin bịa đặt, xảo trá, bị giáo dân, những người yêu sự thật và hệ thống truyền thông internet vạch mặt. Sau đêm 28/8 đánh người dã man, UBTP, CA Hà nội, có cả xướng ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng (một cái lưỡi gỗ chuyên nghiệp) đã vội vã tổ chức họp báo hòng chối tội. Nhưng càng ra sức thanh minh và quanh co chối cãi, người ta càng thấy sự dối trá và hèn đớn của nhà cầm quyền.

Đêm 31/8 các linh mục nhà thờ Thái Hà trong nỗ lực vãn hồi trật tự đã dùng tay làm hiệu yêu cầu ai là người Công giáo thì ngồi xuống, (để phân biệt với đám gọi là thanh niên tình nguyện, được thuê đến để giải cứu cho đám thủ phạm xịt hơi cay vào giáo dân) thì bị báo chí, VTV, VOV… vu cáo là kích động giáo dân. Còn cử chỉ nhục nhã bóp đầu xoa mặt không nói nên lời của nhân viên công an vì bị bắt quả tang tiếp tay cho kẻ ác thì được họ bảo là “CA kiên trì giải thích”, thật là trơ tráo hết chỗ nói.

Khi những tin tức liên quan đến giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, nhất là việc cắt xén bài phát biểu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt có giáo dân tức quá đập vỡ TV, không muốn cho con trẻ nghe những lời gian trá, điêu ngoa của truyền hình Nhà nước, có người cuốn ăng-ten mang TV treo biển bán ngay tại cửa nhà mình.

Như vậy, giáo dân Thái Hà đã một lần nữa vạch mặt hệ thống truyền thông độc quyền của chế độ độc đảng, với bản chất nô lệ và hèn hạ đã vu cáo và xuyên tạc các sự việc nhằm đánh lạc huớng dư luận trong và ngoài nuớc.

Qua mấy nét trên đây, xin cung cấp chứng cứ để ngài “Lột sư” Nguyễn Trọng T…ỵ” có cơ sở mà bẩm báo, tâng công với quan thầy.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Vai Mẹ
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
06:08 01/12/2008

TRÊN VAI MẸ



Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch, CMC, Carthage, MO.

Cho con mau lớn dòng sữa ấm

Bờ vai hiền đẹp giấc ngủ ngon

Trái tim mẹ đỏ như son

Công này Nghiã ấy cho con một đời.

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền