Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phi Luật Tân có tượng đài Lòng Chúa Thương Xót cao nhất thế giới
Chân Phương
09:35 05/12/2016
Phi Luật Tân có tượng đài Lòng Chúa Thương Xót cao nhất thế giới
Cao khoảng 30 mét, tượng đài tại tỉnh Bulacan, phía bắc thủ đô Manila sẽ là bức tượng Lòng Chúa Thương Xót cao nhất thế giới.
Công trình xây dựng tượng đài vĩ đại về Chúa Giêsu này khởi công hồi tháng Giêng năm 2016, nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót và dự kiến sẽ được hoàn thành trước khi kết thúc năm nay.
Giáo Hội Phi Luật Tân đã lên kế hoạch làm lễ khánh thành tượng đài vào ngày 19 tháng 1 năm 2017 như là một điểm nhấn cho Đại Hội Quốc Tế Tông đồ Lòng Chúa Thương Xót (WACOM) lần thứ 4 sẽ được cử hành tại quốc gia Á Châu này.
Trong buổi họp báo diễn ra ở Manila hôm Thứ Năm vừa qua, Cha Prospero Tenorio – Tổng thư ký của WACOM vùng Á Châu cho biết bức tượng này mang ý nghĩa lưu niệm cho biến cố quốc tế nói trên mà Giáo Hội lần đầu tiên tổ chức tại Á Châu.
Cha dự đoán sẽ có hơn 5.000 đại diện của Phi Luật Tân và quốc tế đến tham dự Đại Hội (từ ngày 16 đến 20 tháng 1 năm 2017). Chủ đề chính sẽ là “Hiệp thông trong Lòng thương xót; Sứ vụ của Lòng thương xót” (hoặc “Ơn gọi của Lòng thương xót, Ra đi vì Lòng thương xót).
Các hoạt động sẽ được phân bổ qua các ngày khác nhau với nghi thức làm phép và cung hiến tượng đài sẽ diễn ra sau Thánh lễ vào ngày 19 tháng 1, do Đức Hồng Y Ricardo Vidal – nguyên Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Cebu chủ sự.
Cha Patrice Chocholski - Tổng thư ký của WACOM nói rằng Phi Luật Tân sẽ biểu tỏ sự kiện này như là một "cuộc hành hương của lòng thương xót", mỗi ngày sẽ dẫn đưa các tham dự viên đến những linh địa khác nhau.
Được Vatican thành lập hồi năm 2008, sự kiện đầu tiên của WACOM được tổ chức tại Rôma nhân dịp giỗ ba năm của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. (AsiaNews)
Chân Phương
Cao khoảng 30 mét, tượng đài tại tỉnh Bulacan, phía bắc thủ đô Manila sẽ là bức tượng Lòng Chúa Thương Xót cao nhất thế giới.
Công trình xây dựng tượng đài vĩ đại về Chúa Giêsu này khởi công hồi tháng Giêng năm 2016, nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót và dự kiến sẽ được hoàn thành trước khi kết thúc năm nay.
Giáo Hội Phi Luật Tân đã lên kế hoạch làm lễ khánh thành tượng đài vào ngày 19 tháng 1 năm 2017 như là một điểm nhấn cho Đại Hội Quốc Tế Tông đồ Lòng Chúa Thương Xót (WACOM) lần thứ 4 sẽ được cử hành tại quốc gia Á Châu này.
Trong buổi họp báo diễn ra ở Manila hôm Thứ Năm vừa qua, Cha Prospero Tenorio – Tổng thư ký của WACOM vùng Á Châu cho biết bức tượng này mang ý nghĩa lưu niệm cho biến cố quốc tế nói trên mà Giáo Hội lần đầu tiên tổ chức tại Á Châu.
Cha dự đoán sẽ có hơn 5.000 đại diện của Phi Luật Tân và quốc tế đến tham dự Đại Hội (từ ngày 16 đến 20 tháng 1 năm 2017). Chủ đề chính sẽ là “Hiệp thông trong Lòng thương xót; Sứ vụ của Lòng thương xót” (hoặc “Ơn gọi của Lòng thương xót, Ra đi vì Lòng thương xót).
Các hoạt động sẽ được phân bổ qua các ngày khác nhau với nghi thức làm phép và cung hiến tượng đài sẽ diễn ra sau Thánh lễ vào ngày 19 tháng 1, do Đức Hồng Y Ricardo Vidal – nguyên Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Cebu chủ sự.
Cha Patrice Chocholski - Tổng thư ký của WACOM nói rằng Phi Luật Tân sẽ biểu tỏ sự kiện này như là một "cuộc hành hương của lòng thương xót", mỗi ngày sẽ dẫn đưa các tham dự viên đến những linh địa khác nhau.
Được Vatican thành lập hồi năm 2008, sự kiện đầu tiên của WACOM được tổ chức tại Rôma nhân dịp giỗ ba năm của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. (AsiaNews)
Chân Phương
Ba bà tự xiềng xich tại Tòa Thánh Vatican để xin ĐGH can thiệp .
Nguyễn Long Thao
16:15 05/12/2016
VATICAN CITY.- 05 tháng 12 - Ba bà gồm vợ và mẹ của các nhà lãnh đạo đối lập tại Venezuela đã tự xiềng xích mình trước Quảng Trường Thánh Phêrô tại Vatican để cầu cứu xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô can thiệp.
Ba bà này gồm bà vợ của nhà lãnh đạo đối lập Venezuela Leopoldo López; Bà thứ hai là mẹ của nhà đối lập Lopez. Bà thứ ba là vợ của cựu thị trưởng Caracas. Ba bà này đã tự xiềng xích lại với nhau và ngồi tại sân của Quảng Trường Thánh Phêrô vào ngày Chúa Nhật 4 tháng 12 năm 20156. Mục đích của ba bà này là muốn xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô can thiệp để chính quyền của Tổng Thống Venezuela là Nicolas Maduro thả chồnng con và những tù nhân chính trị.
Bà Tintori, vợ của lãnh tụ đối lập Leopoldo Lopez nói: “Chúng tôi ở đây để kêu gọi chính quyền thả chồng tôi và các tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại Venezuela:
Lãnh tụ Lopez là cựu thị trường Chacao Caracas bị kết án 14 năm tù về tội âm mưu lật đổ chính quyền, còn ledzema là cựu thị trưởng thành phố Caracas bị buộc tội âm mưu năm ngoái. Theo phe đối lập, có 106 tù nhân chính trị ở Venezuela.
Vào sáng thứ Hai 5 tháng 12, ba phụ nữ trên không còn xiềng xích với nhau tại Quảng Trường thánh Phêrô nữa mà người ta thấy ba bà này đi đến nhiều nơi trong đền thờ để cầu nguyện.
Bà Mendoza nói "Chúng tôi tin rằng Tòa Thánh Vatican sẽ giúp chúng tôi thực hiện được những gì người Venezuela mong muốn".
Từ ngày có cuộc xáo trộn chính trị tại Venezuela, Tòa Thánh Vatican đã đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai bên và theo dự kiến, ngày mai, thứ Ba 6 tháng 12 năm 2016, Tòa Thánh sẽ làm trung gian hòa giải buổi họp giữa phe đối lập và chính quyền của Tổng Thống Maduro.
![]() |
Bà Tintori, vợ của lãnh tụ đối lập Leopoldo Lopez nói: “Chúng tôi ở đây để kêu gọi chính quyền thả chồng tôi và các tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại Venezuela:
Lãnh tụ Lopez là cựu thị trường Chacao Caracas bị kết án 14 năm tù về tội âm mưu lật đổ chính quyền, còn ledzema là cựu thị trưởng thành phố Caracas bị buộc tội âm mưu năm ngoái. Theo phe đối lập, có 106 tù nhân chính trị ở Venezuela.
Vào sáng thứ Hai 5 tháng 12, ba phụ nữ trên không còn xiềng xích với nhau tại Quảng Trường thánh Phêrô nữa mà người ta thấy ba bà này đi đến nhiều nơi trong đền thờ để cầu nguyện.
Bà Mendoza nói "Chúng tôi tin rằng Tòa Thánh Vatican sẽ giúp chúng tôi thực hiện được những gì người Venezuela mong muốn".
Từ ngày có cuộc xáo trộn chính trị tại Venezuela, Tòa Thánh Vatican đã đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai bên và theo dự kiến, ngày mai, thứ Ba 6 tháng 12 năm 2016, Tòa Thánh sẽ làm trung gian hòa giải buổi họp giữa phe đối lập và chính quyền của Tổng Thống Maduro.
Làm trung gian hoà giải, các giám mục Congo bày tỏ hy vọng
Moses Trương Võ
11:30 05/12/2016
![]() |
Kinshasa (Agenzia Fides, 05/12/2016) - "Một thỏa hiệp chính trị là khả thi, nếu các bên đều cam kết và tỏ thành ý, chúng tôi xin sẵn sàng tiếp tục trách vụ của chúng tôi", là tuyên bố từ Hội Đồng Giám Mục nước Cộng hòa Dân chủ Congo (CENCO) gửi cho báo chí.
Bản tuyên bố, có chữ ký của Đức Cha Marcel Utembi Tapa, Tổng Giám Mục giáo phận Kisangani và là Chủ tịch CENCO, và Đức Cha Fridolin Ambongo Besengu, Tổng Giám mục đề cử cuả giáo phậ̣n Mbandaka-Bikoro, kiêm giám quản tông toà giaó phận Bokungu-Ikela và là Phó Chủ tịch CENCO.
Các vị giám mục đã dự phần vào việc hòa giải mà cả hai phe đa số cuả Tổng thống Joseph Kabila và phe đối lập đã xin họ và cộng đồng quốc tế trơ giúp̣.
Các giám mục nói rằng qua những công việc hoà giải, đã "cho thấy một số điểm hội tụ giữa các bên", nhưng vẫn còn một số khác biệt quan trọng về những điểm như sau: làm sao để thi hành Hiến pháp một cách phù hợp và ý nghĩa của nó với cuộc khủng hoảng hiện nay; lịch trình bầu cử; tài chính dành cho cuộc bầu cử; sự độc lập của Ủy ban Bầu cử và của Hội đồng cấp cao của các phương tiện truyền thông Congo; hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong giai đoạn chuyển tiếp.
CENCO đã làm trung gian giữa phe đa số và phe đối lập để thiết lập ngày và thủ tục cho cuộc bầu cử tổng thống, sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 2016 khi nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của TT Kabila chấm dứt, và quyết định vễ một chính phủ lâm thời sẽ cai trị đất nước cho đến bầu cử.
Giáo Hội châu Đại Dương rất sốt sắng nhưng dân tình nguy khốn
Mackillop Dương Thanh Hải
11:32 05/12/2016
![]() |
Colombo (Agenzia Fides, 05/12/2016) -... "Giáo Hội tại châu Đại Dương là sôi động về mặt đức tin. Nói chung về mặt mục vụ và xã hội, chúng tôi là một Giáo Hội trẻ trung với một cộng đồng sôi nổi và năng động. Chúng tôi đạt được nhiều kết quả ổn định về số tín hữu. Chúng tôi phải cảm ơn các Giáo Hội Á Châu đã gửi các nhà truyền giáo sang. Nhưng hôm nay chúng tôi đang lo ngại về tình trạng xã hội dân sinh, bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu". theo lời tuyên bố cuả Đức Hồng Y John Ribat, vị Hồng Y đầu tiên cuả Papua New Guinea, tổng giám mục Port Moresby, đang tham gia đại hội lần thứ mười một của Liên hội đồng Giám mục Á châu (FABC), tổ chức tại Negombo (gần Colombo) ở Sri Lanka.
Đức Hồng Y tham gia cuộc họp với tư cách là chủ tịch của Liên đoàn các Hội Đồng Giám mục châu Đại Dương (FCBCO), trong đó bao gồm Úc, New Zealand, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Fiji và 17 quốc gia nhỏ trong Thái Bình Dương. Ngài đại diện cho 84 giáo phận cuả 21 quốc gia, với những đặc điểm văn hóa, kinh tế và tôn giáo khác nhau, nhiều quốc gia có đa số là Kitô hữu.
"Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn các giám mục châu Á đã gửi các nhà truyền giáo vào khu vực của chúng tôi", ĐHY nói. "Hầu hết các nhà truyền giáo của chúng tôi đến từ các nước châu Á như Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Việt Nam".
Đức Tổng Giám mục cho biết rằng một số giáo phận tại Papua New Guinea và quần đảo Solomon ở Châu Đại Dương vừa mới kết thúc lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Giáo Hội địa phương, và "sự phát triển ấy có được là nhờ đến sự hỗ trợ huynh đệ của các Giáo Hội Á Châu ".
Đức Hồng Y Ribat là một sĩ tử của dòng Thừa Sai Thánh Tâm, thành lập năm 1854 bởi Cha Jules Chevalier tại Issoudun, Pháp.
Liên quan đến những vấn đề hiện tại, Đức Hồng Y than phiền rằng: "Vấn đề quan trọng đối với các quần thể ở Châu Đại Dương là sự biến đổi khí hậu. Mặc dù chúng tôi không tạo ra vấn đề này, chúng tôi là những người chịu ảnh hưởng cách nặng nề". Các tác động tiêu cực, Ngài giải thích, bao gồm mức biển nâng cao, đại dương bị axit hóa, những cơn mưa lũ bất thường, tất cả đều gây tổn hại nghiêm trọng đến cộng đồng ngư dân và nông dân trong khu vực.
"Trong một số trường hợp, toàn bộ khu vực gồm nhiều quốc gia bị đe dọa bởi sự gia tăng không thể tranh cãi của mực nước biển. Kể ra, điều này liên quan đến các hòn đảo Carteret, Fead Islands, Kiribati, quần đảo Marshall, Quần đảo Mortlock, quần đảo Nukumanu, Tokelau, hải đảo Tuvalu ", Ngài nói.
Đức Hồng Y John Ribat phát biểu sự quan tâm về cuộc sống và tình trạng xã hội của các dân tộc bản địa của Châu Đại Dương: "Bị ảnh hưởng liên tục giữa lũ lụt rồi hạn hán, năng lực sản xuất cuả đất đã bị suy giảm đáng kể và người dân bản địa bị buộc phải bỏ đi", tạo ra một hiện tượng di cư của lục địa này.
Video Buổi Đọc Kinh Truyền Tin Với ĐTC ngày 4/12/2016: Hoán cải để chờ đón Chúa đến giải thoát chúng ta
VietCatholic Network
18:02 05/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm nay, Chúa Nhật ngày 4 tháng 12, là Chúa Nhật thứ 2 mùa Vọng, với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói: Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có thể xoá bỏ tội lỗi và giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, và chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có thể hướng chúng ta tới con đường của sự thiện. Khi chân thành duyệt xét lương tâm và thay đổi cung cách sống là chúng ta đón tiếp Chúa Giêsu và Nước Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ các con đường thoải mái nhưng sai lạc, khước từ các thần tượng của thế giới này: thành công bằng bất cứ giá nào, quyền lực dù có gây thiệt hại cho người yếu đuối nhất, khát khao giầu có, khoái lạc với bất cứ giá nào.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua. Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói: Trong Phúc Âm Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng hôm nay vang lên lời thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi: “Hãy hoán cải, vì Nước Trời đã gần!” (Mt 3,2).
Với cùng các lời này Chúa Giêsu sẽ khai mào sứ mệnh của Ngài tại Galilêa (x. Mt 4,17). Và nó cũng sẽ là lời loan báo, mà các môn đệ sẽ rao giảng trong kinh nghiệm truyền giáo đầu tiên của các vị (Mt 10,7). Như thế, thánh sử Mátthêu muốn giới thiệu Gioan như đấng dọn đường cho Chúa Kitô đến, và các môn đệ cũng như những người tiếp tục việc rao giảng của Chúa Giêsu. Đây là cùng lời loan báo tươi vui: Nước Thiên Chúa đến, còn hơn thế nữa, nó ở gần, ở giữa chúng ta! Lời nay rất quan trọng: “Nước Thiên Chúa ở giữa anh em”, Chúa Giêsu nói: Và Gioan loan báo điều Chúa Giêsu sẽ nói sau này: “Nước Thiên Chúa đã tới, đã tới rồi, và ở giữa anh em”. Đây là sứ điệp chính của mọi sứ mệnh kitô. Khi một thừa sai ra đi, khi một kitô hữu ra đi loan báo Chúa Giêsu, thì họ không ra đi để chiêu dụ tín đồ, như thể là người ủng hộ một đội banh tìm nhiều người ủng hộ hơn cho đội banh của mình. Không, họ ra đi chỉ để loan báo rằng: “Nước Thiên Chúa ở giữa anh em!”. Và như thế vị thừa sai dọn đường cho Chúa Giêsu gặp gỡ dân Ngài.
Nhưng mà Nước Thiên Chúa này, Nước Trời này là cái gì? Chúng đồng nghĩa với nhau. Chúng ta nghĩ ngay tới một cái gì liên quan tới cuộc sống bên kia: cuộc sống vĩnh cửu. ĐTC giải thích điểm này như sau:
Chắc chắn rồi, đúng thế. Nước Thiên Chúa sẽ trải dài ra vô tận, vượt ngoài cuộc sống trên trần gian này, nhưng tin mừng Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta - và thánh Gioan giảng trước – đó là chúng ta không phải chờ đợi nước ấy trong tương lại: nó đã tới gần, trong một cách thức nào đó ngay trong hiện tại này chúng ta có thể kinh nghiệm ngay từ bây giờ quyền năng tinh thần của nó. “Nước Thiên Chúa ở giữa chúng ta”, Chúa Giêsu sẽ nói. Thiên Chúa đến để thiết lập chức là Chúa của Ngài trong lịch sử chúng ta, trong cái hôm nay của mỗi ngày, trong cuộc sống chúng ta; và nơi đâu chức là Chúa của Ngài được tiếp đón với lòng tin và sự khiêm tốn, thì ở đó nẩy mầm tình yêu, niềm vui và hoà bình.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Điều kiện để được vào và là thành phần của nước này là chu toàn một sự thay đổi trong cuộc sống, nghĩa là hoán cải, hoán cải mỗi ngày, mỗi ngày tiến một bước... Đó là từ bỏ các con đường thoải mái nhưng sai lạc, các thần tượng của thế giới này: thành công bằng bất cứ giá nào, quyền lực dù có gây thiệt hại cho người yếu đuối, khát khao giầu có, khoái lạc với bất cứ giá nào. Trái lại, đó là mở đường cho Chúa đến: Ngài không lấy mất đi sự tự do của chúng ta, nhưng ban cho chúng ta hạnh phúc đích thật. Với biến cố Chúa Giêsu sinh ra tại Bếtlehem, chính Thiên Chúa ở giữa chúng ta để giải thoát chúng ta khỏi sự ích kỷ, tội lỗi và sự thối nát, khỏi các thái độ của ma quỷ: tìm thành công bằng mọi giá; tìm quyền lực cả khi gây thiệt thòi cho những người yếu đuối nhất; khao khát giầu sang và tìm thú vui bằng bất cứ giá nào.
Giáng Sinh là một ngày của niềm vui lớn, cả bề ngoài nữa, nhưng nhất là một biến cố tôn giáo, vì thế cần một sự chuẩn bị tinh thần. Trong Mùa Vọng này chúng ta hãy để cho mình được hướng dẫn bởi lời khích lệ của thánh Gioan Tẩy Giả: “Hãy dọn đường cho Chúa, hãy uốn thẳng các nẻo đường của Ngài” (c. 3). ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:
Chúng ta chuẩn bị đường cho Chúa và uốn thẳng các nẻo đường của Ngài, khi chúng ta duyệt xét lương tâm, khi chúng ta dò xét các thái độ của chúng ta, để đánh đuổi các thái độ tội lỗi mà tôi đã nhắc tới, chúng không phải là các thái độ của Thiên Chúa: thành công bằng mọi giá; quyền lực gây thiệt hại cho những người yếu đuối nhất; khát khao giầu sang, thú vui bằng mọi giá.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Tình Yêu luôn luôn lớn lao hơn, là tình yêu mà Chúa Giêsu đem đến, và trong đêm Giáng Sinh đã trở thành bé nhỏ, bé nhỏ, như một hạt giống rơi xuống đất, và Chúa Giêsu là hạt giống này, hạt giống của Nước Thiên Chúa.
Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin ĐTC đã chào tín hữu Roma và du khách hành hương. Ngài đặc biệt chào các tín hữu đến từ Cordoba, Jaén và Valencia của Tây Ban Nha, cũng như các đoàn hành hương đến từ Split và Makarska của Croazia, và từ các giáo xứ Roma.
Ngài chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an bình, và hẹn gặp lại vào ngày thứ Năm tới là lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. ĐTC nói: trong các ngày này chúng ta hãy hiệp nhất cầu xin sự bầu cử của Mẹ cho ơn hoán cải con tim và cho hoà bình. Ngài cũng xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.
Đức Cha Lucio Alfert lên án sự lạm dụng người bản địa ở Paraguay
Kateri Diễm Châu
17:44 05/12/2016
![]() |
Caacupé (Agenzia Fides, 05/12/2016) - Trong Thánh lễ Chúa Nhật, 4/12, tại Vương Cung Thánh Đường Caacupé, vị giám mục đại diện tông tòa của giáo phận Pilcomayo, Đức Cha Lucio Alfert, O.M.I. đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Paraguay về việc cai trị những người bản địa. Ngài kêu gọi giới trẻ, là niềm hy vọng cuả dân tộc, hãy chấm dứt sự bất công, bất bình đẳng và sự khinh miệt người dân bản địa.
"Thiên Chúa tạo dựng chúng ta mỗi người mỗi khác, nhưng có cùng một phẩm giá", Đức Cha nói và thêm: "Chúng ta được kêu gọi sống tình huynh đệ trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa".
Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 2.500 người bản xứ từ các vùng khác nhau đến, phần đông là từ Chaco. Vì lý do này, một bài đọc trong Thánh Lễ và phần lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng tiếng Nivaclé, ngôn ngữ cuả người bản địa ở Paraguay.
Đức Giám mục phàn nàn rằng "xã hội phân biệt sắc tộc khác nhau là sai". Điều này tạo ra sự xua đuổi, nhạo báng và thiếu tôn trọng các quyền căn bản của các cộng đồng bản địa ", Ngài nhắc lại." Vấn đề thực sự của Paraguay là sự thiếu hiểu biết các nền văn hóa khác nhau. Vì thế, người dân bản địa là những người phải chịu đựng sự thờ ơ, sự hiểu lầm, bị xua đuổi khỏi vùng đất của họ, quyền lợi của họ không được tôn trọng ". Ngài kịch liệt lên án các chính trị gia, những kẻ buôn ma túy đã sử dụng đất tổ tiên của người bản địa và lạm dụng họ cho những mục đích ích kỷ.
Đức Giám mục kết luận: "Không ai có thể mong có một mái nhà mới ở̉ một nơi có nhiều kẻ có quá nhiều quyền lực, tôi chỉ hy vọng những kẻ đó hiểu được lời Thánh Gioan Tẩy Giả, đã định nghĩa những kẻ như thế là loài rắn độc".
ĐGH chúc mừng Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis Bartholomew đoạt giải Thánh Nicholas.
Biển Đức Phan Anh
22:14 05/12/2016
![]() |
(AsiaNews: 05/12/2016) - Đức Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis Bartholomew I vừa nhận được giải thưởng Thánh Nicholas do khoa Thần Học cuả đại học Apulia (Đông Nam Ý) dành cho các cá nhân Kitô Giáo nổi tiếng đã thúc đẩy sự hiệp nhất Kitô giáo.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thượng phụ nói rằng tôn giáo đóng một vai trò quan trọng "trong việc tạo ra, thiết lập và củng cố các nguyên tắc của sự hiệp thông giúp cho sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy những nguyên lý tìm thấy trong tất cả các xã hội và tôn giáo". Mục đích cuả việc này (hiệp thông) là để tạo ra một mối quan hệ mới giữa các dân tộc.
Trong một bức điện tín, Đức Giáo Hoàng Francis gọi giải thưởng là một "sự thừa nhận đáng kể" và một "dấu hiệu của lòng biết ơn" cho các nỗ lực của Thượng phụ Bartholomew "đã thúc đẩy một sự hiệp thông lớn hơn bao giờ hết giữa các tín hữu trong Chúa Kitô."
Trong thông điệp, gửi cho Đức Tổng Giám Mục của Bari-Bitonto là Francesco Cacucci, là vị trao giải thưởng trong buổi lễ trao giải ở Vương Cung Thánh Đường St Nicholas, ở Bari (Ý), Đức Giáo Hoàng cũng tỏ ỳ mong được hiệp thông "thân tình với thượng phụ Bartholomew để tôn kính vị Thánh Giám Mục của Myra là thánh Nicholas, mà di tích đang được bảo quản ở Bari gần một ngàn năm, giao phó cho lời cầu bầu của đấng mục tử được yêu quí ở cả hai phía Đông và Tây này, trong lời cầu nguyện chung "cho các mong muốn được hiệp nhất Kitô giáo cách trọn vẹn."
Trong việc chấp nhận các giải thưởng, thượng phụ Bartholomew nói rằng "chúng tôi chào đón nó như là một dấu hiệu tiên tri về sự đoàn kết của tất cả các Giáo Hội Thánh của Thiên Chúa, mà cuộc hành trình thần học giữa các Giáo Hội và tình yêu thương, tôn trọng và hợp tác là một trong những đặc điểm cơ bản."
Đức thượng phụ đã giải thích thêm về khía cạnh "quan hệ" của "kinh nghiệm hợp nhất" với Chúa Kitô.
Điều này "có nghĩa là tham gia với nhau trong một bản tính thánh (divine nature) nhờ ơn Chuá ban trong tất cả các khía cạnh của đời sống Kitô hữu như: ơn phước, thử thách và khổ nạn, an ủi, hỗ trợ, đoàn kết, tình huynh đệ.
"Nó có nghĩa là chia sẻ đức tin, chia sẻ tâm linh, cầu nguyện cho nhau; nó có nghĩa cụ thể là thực hiện sự hiệp thông này trong cuộc sống và đặt nó thành hành động cụ thể; nó có nghĩa là trải qua sự hiệp thông trong đối thoại, hòa bình và đoàn kết. "