Phụng Vụ - Mục Vụ
Tài năng
Lm Vũđình Tường
04:57 13/11/2014
Có những người trời ban cho khả năng không những đã khéo tay, khéo ăn lại khéo nói và thông minh, hầu như giao cho việc gì cũng có khả năng hoàn thành một cách tốt đẹp. Chúng ta cảm tạ Chúa cho những người đó. Hầu hết trong chúng ta chỉ giỏi trên một vài phương diện và chúng ta cảm tạ Chúa cho những tài năng Chúa ban. Đại đa số may mắn nhận ra thiên phú ngay từ nhỏ và phát triển chúng tới mức tối đa. Một ít vì lí do nào đó không nhận ra tài năng lúc nhỏ mà phải đợi đến lúc lớn, nhờ cơ may nào đó mới nhận ra thiên phú riêng. Dù không nhận ra lúc nhỏ nhưng trong tâm họ luôn có khuynh hướng thúc dục một cách không rõ ràng phát triển tài năng. Chính vì thúc dục nhẹ nhàng mà người đó không nhận ra tài năng lúc còn nhỏ. Đáng tiếc.
Phúc âm hôm nay cho thấy Thiên Chúa ban tài năng cho mỗi người khác biệt, kẻ ít người nhiều. Kẻ mười nén, người năm, kẻ ba, kẻ khác chỉ có một. Tài năng Chúa ban và thành quả gặt hái tài năng đó không nhất thiết phải căn bằng. Điều cần thiết phải làm là đừng lạm dụng tài năng vì đó là một lỗi lớn với Đấng ban tặng. Lạm dụng tài nằng bằng nhiều cách. Một trong những cách lạm dụng tài năng dụ ngôn hôm nay nhắc đến là chôn dấu tài năng, không phát triển nó. Không phát triển tài năng vì không quí món quà được trao tặng. Coi thường quà tặng chính là coi thường người tặng quà.
Người tặng quà đây chính là Thiên Chúa. Đức Kitô nói rõ người nhận một nén bạc kết án ông chủ trước khi ông chủ kết án anh ta bằng chính lời của anh.
Tôi nghe nói ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo thu chỗ không vãi nên tôi sợ và đem chôn tài năng ông ban, của ông xin trả lại ông. Mat 24,25
Không phải chủ coi thường anh mà chính anh coi thường chủ. Coi thường quà tặng Chúa ban, không phát triển nó cho thấy anh sống cuộc đời buồn nản. Anh sống trong sợ hãi, sợ chủ. Sợ không phải do kinh nghiệm làm việc cho chủ mà sợ do nghe người ta nói về chủ. Điều này cho thấy anh ta không tin chủ mình nhưng lại tin vào đám thân hữu nói về chủ mình. Nói cách khác anh không tin mình, không tin chủ mình nhưng lại tin người ngoài.
Anh sai lầm ở chỗ không dùng kinh nghiệm riêng của mình khi tiếp xúc với chủ mà chỉ nghe thiên hạ nói về chủ rồi có định kiến về chủ. Bao nhiêu lần chúng ta bị ảnh hưởng bởi í kiến người khác lèo lái cuộc đời, lung lạc í kiến, thay đổi chủ í của mình. Lắng nghe í kiến của người khác là điều tốt nhưng cần tỉnh thức khi lắng nghe. Mù quáng trong lắng nghe là điều cần tránh, bởi thiếu tỉnh thức dễ bị dẫn đi lạc đường và chính mình chịu thiệt thòi.
Dụ ngôn hôm nay không nhắc đến việc lạm dụng bằng cách bóc lột, đàn áp người khác. Giúp đỡ một trong những anh em bé mọn là giúp chính Đức Kitô vậy đàn áp, áp bức một trong những kẻ bé mọn cũng chính là đàn áp Đức Kitô.
Thiên Chúa là Đấng ban tài năng cho mỗi người trong chúng ta vậy khi ghen tài người khác chính là một cách nào đó lên án Thiên Chúa đối xử không công bằng, tại sao cho người này nhiều mà cho mình ít hơn. Điều rõ ràng quà tặng và trách nhiệm đi kèm. Nhiều tài năng trách nhiệm nặng hơn. Ghen tị chính là nhìn hạn hẹp bên ngoài mà không thấu chiều sâu của vấn đề tài năng- Thuyền to thì sóng cả. Tài nhiều, trách nhiệm nặng nề hơn, cuộc sống nhiều căng thẳng hơn và tất nhiên cuộc sống vất vả hơn và trách nhiệm cũng khó hoàn thành hơn.
Trách nhiệm chính của quà tặng chính là phát triển món quà đó sao mang lợi ích lại cho chính mình và cho tha nhân. Trách nhiệm thứ hai của quà tặng là chia sẻ những gì mình thu lợi được cho người khác, làm cho cuộc sống họ thoải mái hơn. Kết quả của việc chia sẻ tài năng làm cho tài năng phát triển hơn và cũng nhờ vào việc phát triển và chia sẻ đó mà cuộc đời thấy í nghĩa hơn, đáng sống hơn và tất nhiên cuộc sống cũng có nhiều niềm vui thật hơn.
Chủ không lợi lộc gì khi chúng ta phát triển tài năng. Người hưởng hoa trái đầu tiên là chính chúng ta, sau đó là đồng loại và chính điều này hoàn thành ước nguyện của Đức Kitô đó là chăm sóc cho tha nhân như chính mình.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Phúc âm hôm nay cho thấy Thiên Chúa ban tài năng cho mỗi người khác biệt, kẻ ít người nhiều. Kẻ mười nén, người năm, kẻ ba, kẻ khác chỉ có một. Tài năng Chúa ban và thành quả gặt hái tài năng đó không nhất thiết phải căn bằng. Điều cần thiết phải làm là đừng lạm dụng tài năng vì đó là một lỗi lớn với Đấng ban tặng. Lạm dụng tài nằng bằng nhiều cách. Một trong những cách lạm dụng tài năng dụ ngôn hôm nay nhắc đến là chôn dấu tài năng, không phát triển nó. Không phát triển tài năng vì không quí món quà được trao tặng. Coi thường quà tặng chính là coi thường người tặng quà.
Người tặng quà đây chính là Thiên Chúa. Đức Kitô nói rõ người nhận một nén bạc kết án ông chủ trước khi ông chủ kết án anh ta bằng chính lời của anh.
Tôi nghe nói ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo thu chỗ không vãi nên tôi sợ và đem chôn tài năng ông ban, của ông xin trả lại ông. Mat 24,25
Không phải chủ coi thường anh mà chính anh coi thường chủ. Coi thường quà tặng Chúa ban, không phát triển nó cho thấy anh sống cuộc đời buồn nản. Anh sống trong sợ hãi, sợ chủ. Sợ không phải do kinh nghiệm làm việc cho chủ mà sợ do nghe người ta nói về chủ. Điều này cho thấy anh ta không tin chủ mình nhưng lại tin vào đám thân hữu nói về chủ mình. Nói cách khác anh không tin mình, không tin chủ mình nhưng lại tin người ngoài.
Anh sai lầm ở chỗ không dùng kinh nghiệm riêng của mình khi tiếp xúc với chủ mà chỉ nghe thiên hạ nói về chủ rồi có định kiến về chủ. Bao nhiêu lần chúng ta bị ảnh hưởng bởi í kiến người khác lèo lái cuộc đời, lung lạc í kiến, thay đổi chủ í của mình. Lắng nghe í kiến của người khác là điều tốt nhưng cần tỉnh thức khi lắng nghe. Mù quáng trong lắng nghe là điều cần tránh, bởi thiếu tỉnh thức dễ bị dẫn đi lạc đường và chính mình chịu thiệt thòi.
Dụ ngôn hôm nay không nhắc đến việc lạm dụng bằng cách bóc lột, đàn áp người khác. Giúp đỡ một trong những anh em bé mọn là giúp chính Đức Kitô vậy đàn áp, áp bức một trong những kẻ bé mọn cũng chính là đàn áp Đức Kitô.
Thiên Chúa là Đấng ban tài năng cho mỗi người trong chúng ta vậy khi ghen tài người khác chính là một cách nào đó lên án Thiên Chúa đối xử không công bằng, tại sao cho người này nhiều mà cho mình ít hơn. Điều rõ ràng quà tặng và trách nhiệm đi kèm. Nhiều tài năng trách nhiệm nặng hơn. Ghen tị chính là nhìn hạn hẹp bên ngoài mà không thấu chiều sâu của vấn đề tài năng- Thuyền to thì sóng cả. Tài nhiều, trách nhiệm nặng nề hơn, cuộc sống nhiều căng thẳng hơn và tất nhiên cuộc sống vất vả hơn và trách nhiệm cũng khó hoàn thành hơn.
Trách nhiệm chính của quà tặng chính là phát triển món quà đó sao mang lợi ích lại cho chính mình và cho tha nhân. Trách nhiệm thứ hai của quà tặng là chia sẻ những gì mình thu lợi được cho người khác, làm cho cuộc sống họ thoải mái hơn. Kết quả của việc chia sẻ tài năng làm cho tài năng phát triển hơn và cũng nhờ vào việc phát triển và chia sẻ đó mà cuộc đời thấy í nghĩa hơn, đáng sống hơn và tất nhiên cuộc sống cũng có nhiều niềm vui thật hơn.
Chủ không lợi lộc gì khi chúng ta phát triển tài năng. Người hưởng hoa trái đầu tiên là chính chúng ta, sau đó là đồng loại và chính điều này hoàn thành ước nguyện của Đức Kitô đó là chăm sóc cho tha nhân như chính mình.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Trung thành với Đức Tin
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:51 13/11/2014
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 19.6.1988 tại Rôma, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong 117 vị chân phước tử đạo tại Việt Nam lên hàng hiển thánh, gồm 96 người Việt Nam và 21 vị thừa sai ngoại quốc.Đây là con số tiêu biểu cho hơn 100 ngàn Vị Tử Đạo trong thời gian 300 năm Giáo Hội bị bách hại.
Trải qua sáu triều Vua: Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Giáo Hội Việt Nam đã có hơn 100 ngàn Đấng Tử Đạo được ghi nhận trong sổ sách. Trong đó, có 58 Giám mục và Linh mục ngoại quốc thuộc nhiều nước như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Hà Lan, Italia, 15 Linh mục Việt Nam, 340 Thầy Giảng, 270 Nữ tu Mến Thánh Giá, 99.182 Giáo dân. Đó là chưa kể con số rất đông các tín hữu bị chết mất tích trong các đợt bắt Đạo vì lưu đày, vì phải trốn tránh vào những nơi hẻo lánh.Đó là chưa kể rất nhiều tín hữu phải chết do cuộc Phân Sáp 400 ngàn người Công Giáo dưới triều Vua Tự Đức.Đó còn là chưa kể con số hơn mười mấy vạn người Công Giáo bị chết khi có Phong trào Văn Thân nổi lên tàn sát người Công Giáo...Như thế, con số Tử Đạo phải tính lên đến 300 ngàn người trong vòng 300 năm. Nếu tính theo tỷ lệ, 100 năm thì có 100 ngàn Vị Tử Đạo. Và theo tỷ lệ này, cứ một năm, có một ngàn Vị Tử Đạo; và đổ đồng, cứ một ngày, có hơn hai Vị Tử Đạo!
Đọc lại hạnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tôi nhận thấy, các ngài can đảm phi thường, vì yêu mến Chúa Kitô nên coi nhẹ mọi cực hình đau đớn, một lòng trung thành giữ vững đức tin. Dòng máu tử đạo ấy đã trở thành những hạt giống Tin mừng, đem lại cho Giáo Hội Việt Nam những mùa gặt bội thu.
1.Trung thành với đức tin.
Đối với các Thánh Tử Đạo, Thiên Chúa là trên hết. Thiên Chúa là tất cả. Lập trường của các ngài là: “Thà chết chứ không thà bỏ đạo, bỏ Chúa”. Các ngài đã trung thành giữ vững đức tin trước mọi thử thách gian lao. Các ngài đã dám đánh đổi điều cao quí nhất là mạng sống của mình để làm chứng cho niềm tin vào Thiên Chúa mà các ngài tôn thờ. Xin kể ra đây một vài chứng từ về lòng trung thành (x.Thiên Hùng Sử).
- Thánh Anê Thành, một người mẹ của 6 đứa con. Trong cơn đau đớn vì bị tra tấn đã nhắn nhủ cô con gái đến thăm người trong tù rằng: “Con chuyển lời mẹ nói với các anh chị em con : Hãy coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, đọc kinh sáng tối, dâng lễ mỗi ngày, cầu nguyện cho mẹ vác thánh giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên Nước Thiên Đàng”. Lời sau cùng của bà là: “Giêsu Maria Giuse, con phó thác hồn con và thân xác con trong tay Chúa, xin ban cho con trọn niềm tin ở Chúa.”
- Thánh Luca Thìn, 39 tuổi, cai tổng. Người đã viết khi bị bắt bước qua thánh giá: “Tôi là một Kitô hữu. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ trong đạo tôi thờ”.
- Thánh Giuse Lựu, trùm họ Mặc Bắc (Vĩnh Long) đã tâm sự với một linh mục bạn tù rằng: “Xin cha cầu Chúa ban sức mạnh và lòng can đảm cho con. Con sắp phải đi đày. Con xin trao cho Chúa tất cả mọi sự thuộc về con. Con bằng lòng dâng cho Người hy sinh lớn lao hơn hết là gia đình, vợ con của con”.
- Thánh Matthêu Gẫm, 34 tuổi, một thương gia giàu có, dù bị hành hạ, bị gông xiềng nhưng vẫn luôn bình tĩnh vui tươi. Ngài nói: “Tôi có ăn trộm, ăn cướp gì đâu mà buồn. Được chết vì đạo là điều tốt lắm”.
- Thánh Laurensô Ngôn, 22 tuổi, một nông dân, đã trả lời khi các quan bắt ngài bước qua thánh giá: “Tôi giữ đạo tôn thờ Chúa tể trời đất. Thánh giá là phương thế Chúa dùng để cứu độ nhân loại. Tôi chỉ có thể tôn kính chứ không bao giờ chà đạp. Tôi sẵn lòng chịu chết vì đức tin vào Thiên Chúa của tôi”.
- Thánh Matthêu Phượng, trùm họ, đã nói với các con mình rằng: “Các con của cha ơi! Đừng khóc, đừng buồn làm chi vì cha đang gặp được vận hội may mắn”.
- Thánh Đaminh Ninh, 21 tuổi, nông dân, đã hiên ngang phát biểu: “Nếu làm con cái không được phép sỉ nhục cha mẹ mình, thì làm sao người Kitô hữu lại có thể chà đạp hình ảnh của Đấng tạo thành trời đất? Xin các quan thi hành điều các quan muốn. Còn tôi không bao giờ xúc phạm thập giá Chúa tôi đâu”.
- Thánh Phêrô Dũng yên ủi vợ: “Hãy vui mừng vì tôi được hy sinh mạng sống cho Chúa Kitô”.
- Thánh Emmanuel Phụng, trùm họ, trước khi bị siết cổ đã trao cho con gái một ảnh thánh giá và nói: “Con hãy nhận lấy kỷ vật của cha. Đây là ảnh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ảnh này quí giá hơn vàng bạc bội phần. Con hãy luôn mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều con nhé”.
2. Can đảm phi thường.
Vì đức tin, các ngài đã phải chịu đủ mọi thứ cực hình dã man. Bị gông cùm, bị xiềng xích, bị nhốt trong cũi, bị đánh đòn, bị bỏ đói, bị voi giầy, bị trói ném xuống sông, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng,bị chặt đầu, bị thắt cổ, bị thiêu sống, bị phân thây ra từng mảnh… Có 79 vị bị trảm quyết (bị chặt đầu); 18 vị bị xử giảo (bị thắt cổ); 8 vị chết rũ tù; 6 bị thiêu sinh; 4 bị lăng trì (phân thây ra từng mảnh); 1 bị tử thương và 1 bị bá đao.
-Lòng lang dạ sói của con người nghĩ ra mọi thứ hình phạt tàn ác, thật kinh hoàng sởn tóc gáy khi nghe kể về cái chết của Cha Cố Du theo kiểu bị xử bá đao: “Ngày 30.11.1835, họ chọn Thợ Đức làm pháp trường để xử ngài.Sáng sớm hôm đó, họ điệu ngài đến nơi hành hình. Bên một lò than đang cháy đỏ rực có 5 tên lính cầm 5 chiếc kìm sắt đã được nung đỏ.Nghe lệnh, cùng một lúc cả 5 tên kẹp kìm nung đỏ vào mình ngài kéo ra những miếng thịt khét lẹt.Họ vu cho ngài móc mắt trẻ con khi rửa tội. Làm điều ám muội khi cử hành lễ cưới và cho ăn thịt người khi rước lễ. Sau đó họ tiếp tục gây thêm những thương tích nữa cho đến khi ngài bất tỉnh thì họ mới hành quyết. Họ cột chân tay ngài vào cây cột. Hai bên lính cầm kìm chờ sẵn. Cha Du ngửa mặt lên trời cầu nguyện dâng mạng sống mình cho Chúa. Sau hồi trống báo hiệu, hai tên lính cầm kìm kẹp vào ngực ngài kéo ra 2 miếng thịt nơi vú liệng xuống đất, một tên lính khác cầm dao xẻo thịt phía sau hông, rồi đến bắp đùi thì chúng lấy kìm kéo ra rồi lấy dao xẻo đứt từng miếng… làm cha rất đau đớn. Không được bao lâu thì ngài ngất đi, đầu rũ xuống và ngài về chầu Chúa lúc 17g ngày 30.11.1835. Cha Du chết rồi bọn lính còn chặt đầu ngài cho vào một chiếc thùng đầy vôi, cởi trói lật xác úp xuống rồi phân thây ra từng khúc bỏ tất cả vào thùng vôi. Đầu ngài họ đem treo 3 ngày ở giữa chợ rồi xay nát, bỏ chung với thùng vôi đựng xác ngài đoạn quăng cả xuống biển cho mất tích".
-Thánh Giám mục Xuyên, chân tay bị trói vào bốn cọc. Năm lý hình cầm 5 cái rìu, sẵn sàng nghe lệnh quan án sát. Vừa nghe lệnh, hai lý hình chặt hai chân, hai lý hình chặt hai tay, đến lượt lý hình thứ năm chặt đầu. Rồi họ mổ bụng ngài cắt lấy ruột gan.
-Hai Cha Điểm và Khoa bị trói chân tay vào cột, lý hình tròng dây vào cổ. Nghe hiệu lệnh, lý hình cầm hai đầu dây xiết mạnh cho đến khi hai vị nghẹt thở và lịm dần.
-Sáng ngày 5.6.1862, trước sự chứng kiến của rất đông người, hai giáo dân: Thánh Toại và Thánh Huyên bước vào cũi tre để bị thiêu sinh. Những người hiện diện đều xúc động khi nghe rõ các ngài cất tiếng nguyện cầu thật lớn, trong khi ngọn lửa hồng phừng phực bốc cao, thiêu đốt hai ngài.
-Sau ba tháng tù tại Bình Định, ông Anrê Nguyễn Kim Thông nhận được án phát lưu vào Vĩnh Long. Đường từ Bình Định vào Nam xa xôi, ông Thông cùng với bốn chứng nhân khác. Vì tuổi già sức yếu, lại phải mang gông siềng, ông bước đi một cách rất khó khăn, mệt nhọc. Mỗi ngày chỉ đi được bảy tám dặm, dưới ánh nắng gay gắt. Tối đến, đoàn tù nhân được tạm giam trong các đòn quan, hay nhà tù địa phương. Được vài ba ngày, lính thấy ông Thông đuối sức quá, sợ không thể đi tới nơi, thì thương tình tháo gông xiềng cho ông. Đến Chợ Quán, thấy tình trạng sức khỏe của ông quá tàn tạ, Cha Được đã đến ban phép xức dầu cho ông. Sau đó ông lại phải mang gông xiềng tiếp. Khi ông đặt chân lên đất lưu đày, ông chỉ kịp đọc kinh ăn năn tội, vài kinh kính mừng, rồi tắt thở. Hôm đó là ngày 15 tháng 5 năm 1855.
3. Coi thường sự đau đớn.
Là con người, ai mà không sợ đau khổ, ai mà không tham danh tranh lợi, ai mà không tham sống sợ chết! Nhưng với ơn Chúa, các vị tử đạo đã thắng vượt những khổ hình dã man. Lòng yêu mến Chúa đã giúp các ngài vượt thắng tất cả: thắng vũ lực, thắng quyền bính vua chúa trần gian, thắng ma quỉ, và thắng chính mình. Vì thế các ngài xem nhẹ khổ hình, vui mừng và hãnh diện vì được chết cho đức tin.
-Trước khi bị chém, Thánh Giám mục An nói với viên quan chỉ hay:“Tôi gửi quan 30 quan tiền để xin một ân huệ: Đừng chém tôi một nhát nhưng 3 nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên tôi, và dẫn tôi đến Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ sinh thành ra tôi. Nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí chết vì đức tin, theo gương vị chủ chăn. Và như thế họ đáng hưởng hạnh phúc cùng các Thánh trên trời”.
-Năm vị: Đaminh Nhi, Đaminh Mạo, Đaminh Nguyên, Anrê Tường, Vinhsơn Tưởng, bị xử chém đầu, thì trừ ông Đaminh Nhi, còn bốn vị đều yêu cầu lý hình, thay vì chém một nhát, thì xin được chém 3 nhát để tỏ lòng tôn kính Chúa Ba Ngôi.
-Thánh Hồ Đình Hy bị chém đầu, nhưng trước khi đem đi xử, giữa kinh thành Huế, trong ba ngày 15,18 và 21 tháng 5 năm 1857, thân mình ngài đầy thương tích, quần áo tả tơi, dính đầy máu, đi đứng lảo đảo như muốn té nhào, bị điệu qua các đường phố, những khu chợ và quanh thành nội. Lính mở đường đi trước rao tên tử tội, mỗi khi tới ngã ba đường, phố, chợ và công trường, người tử tội bị đánh 30 trượng, lính vác loa rêu rao:“Thằng theo tà đạo, đứa ngỗ nghịch, bất hiếu với cha mẹ, cưỡng lại luật pháp triều đình. Vì thế bị kết án tử hình. Bọn Gia Tô tin rằng chết vì đạo sẽ lên Thiên đàng. Điều đó có đúng hay sai, không cần biết. Gia Tô của nó ở đâu? tại sao thấy nó khổ mà không đến cứu?”.
-Sau một năm tù giam, Anrê Trọng vẫn cương quyết tuyên xưng đức Tin, các quan quyết định ngày xử là thứ bảy ngày 28.11.1835. Sáng hôm đó, ngài gặp lại người anh họ. Người anh họ hỏi Thánh nhân có muốn ăn gì không? Anrê Trọng trả lời: “Em muốn giữ chay để dọn mình tử đạo”, rồi nói tiếp: “Xin anh giúp đỡ mẹ em, chúng ta là anh em, mẹ em cũng sẽ yêu thương anh. Xin nhắn lời với mẹ em: Đừng lo gì cho em, cầu chúc mẹ mãi mãi thánh thiện và sẽ hài lòng vì con trai mình luôn trung thành với Chúa cho đến chết.”. Nhưng người anh họ chưa kịp về nhắn tin, bà mẹ của Anrê Trọng đã đến đón con và theo con đến tận đầu chợ An Hòa, nơi Anrê sẽ bị xử. Gặp con, bà chỉ nói một câu: “Bấy lâu nay xa nhà, thời gian ở tù, con có nợ nần gì ai không? Nếu có thì cho mẹ biết, mẹ sẽ trả thay con”. Khi được con cho biết là không vướng mắc gì với ai, bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh nói với con những lời đầy khích lệ. Đến nơi xử, khi quân lính tháo gông xiềng, Thánh Trọng đón lấy, đưa cho anh lính cạnh bên và căn dặn: “Xin nhờ anh đưa giùm cái này cho mẹ tôi, để bà làm kỷ niệm.”. Mẹ anh đứng gần bên nghe rõ, bà nhận lấy kỷ vật đó và chưa cho là đủ, bà còn muốn đón nhận chính thủ cấp của con mình nữa. Bà can đảm, bước ra xin viên quan chỉ huy trao thủ cấp con trai cho bà. Bọc trong vạt áo rồi ghìm chặt vào lòng, bà vừa hôn vừa lập đi lập lại:“Ôi con trai yêu quí của mẹ, con nhớ cầu nguyện cho mẹ.”. Rồi bà đem về an táng trong nhà.
Các Thánh Tử Đạo coi thường đau đớn với lòng can đảm lạ lùng là vì các ngài trung thành với đức tin. Do đó, các ngài vui mừng được chết vì Chúa Kitô. Các ngài đã chết dưới ngọn đao phủ là chết cho Chúa Kitô như chính Chúa Kitô đã chết cho các ngài. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang vì đã đáng được chịu đau khổ cho Chúa Kitô. Các ngài chẳng màng chi đến việc nhân loại trao tặng huy chương, huân chương, chiến công. Các ngài chết tử đạo là chết vì Chúa Kitô, đơn thuần và tinh khiết, trong sáng và huyền diệu, can trường và khiêm nhu (x.Thiên Hùng Sử, trang 4). Chết vì Chúa Kitô là niềm hạnh phúc “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao” (Mt 5,10-12; x.Lc 6,22). Chính trong ánh sáng của Chúa Kitô, Vị Tử Đạo tiên khởi mà chúng ta có thể nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bằng câu Phúc âm : “Đầy tớ không lớn hơn chủ” (Ga 15,20); “Nếu chúng đã bách hại Thầy, chúng sẽ bách hại các con...Đây Thầy sai các con như con chiên đi vào giữa sói rừng… Hãy coi chừng người đời, họ sẽ nộp các con nơi toà án. Khi họ bắt bớ, các con đừng lo phải nói thế nào, vì không phải các con, nhưng Thánh Linh của Thầy sẽ nói trong các con… Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng ai bền đỗ đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ.” (Mt 10,16-25). Các Thánh Tử Đạo không tìm đến cái chết mà chỉ trung thành với đức tin cho dù phải chịu muôn vàn gian truân đau đớn. Các ngài tìm cách nên giống đời sống của Thầy Giêsu, nhất là giống cử chỉ yêu thương tột cùng đã đưa Thầy đến cái chết.
Chân dung Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được tô điểm bằng muôn ngàn vạn nét. Nét căn bản nhất chính là Niềm Tin Phục Sinh. Tin vào Chúa Kitô đã chết và đã sống lại nên các ngài đã chấp nhận tất cả mọi cực hình, vượt thắng mọi truân chuyên. Yêu mến Chúa Kitô và bước theo Người nên các ngài luôn sống niềm tín thác, lạc quan. Trong nhà tù vẫn cầu nguyện và hát thánh ca, thánh vịnh. Ra pháp trường vẫn cầu nguyện và hát khúc khải hoàn Alleluia, luôn hướng về trời cao với niềm Hy Vọng Phục Sinh và cất cao hát mãi cho đến khi đầu rơi khỏi cổ. Cái chết chẳng có giá trị gì, chính sự sống mới làm nên muôn điều huyền diệu. Sự sống đó chính là tình yêu với tất cả những gì cao thượng và chân thật. Tình yêu đó bừng lên mãnh liệt trong mầu nhiệm tự huỷ và hiến dâng. Chết là mất tất cả, nhưng 117 hiến tế tình yêu cũng là 117 chứng từ niềm tin của những con người xác tín rằng: chết vì Đức Kitô, chết đi là sống lại trong cuộc sống muôn đời; chết là chiến thắng; chết là để đi về sự sống vĩnh cửu; chết là cánh cửa im lìm được mở ra để về với Đấng là Sự Sống vĩnh hằng.
4. Kế thừa dòng máu hào hùng để tiếp nối sứ vụ loan Tin mừng.
Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một tâm hồn yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó, những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người Kitô hữu sống giữa lòng đời và chia sẽ đời sống của anh chị em chung quanh mình. Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng. (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu. (x. Ga 15,13).
Các Thánh Tử Đạo là những chứng nhân can trường dám chết cho niềm tin, sống cho tình yêu, và loan báo chân lý Tin Mừng. Làm chứng cho Chúa, nếu không phải đổ máu thì cũng phải chấp nhận mất mát thiệt thòi. Làm chứng đòi trả giá. Giá càng cao thì lời chứng càng đáng tin.
Các Thánh Tử Đạo đã làm chứng bằng cái chết. Chúng ta được mời gọi làm chứng bằng cuộc sống. Các Thánh Tử Đạo đã làm chứng trong thời bị bách hại. Là con cháu các ngài, chúng ta được mời gọi làm chứng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay. Làm chứng chính là “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng. Sống đạo như thế, chúng ta góp phần làm chứng nhân cho Chúa, cho Phúc Âm.
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xưa các Ngài đã can đảm phi thường làm chứng cho Phúc Âm. Xin giúp chúng con hôm nay cũng biết can đảm sống theo Phúc Âm để làm chứng cho Chúa trong đời sống hằng ngày. Amen.
Trải qua sáu triều Vua: Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Giáo Hội Việt Nam đã có hơn 100 ngàn Đấng Tử Đạo được ghi nhận trong sổ sách. Trong đó, có 58 Giám mục và Linh mục ngoại quốc thuộc nhiều nước như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Hà Lan, Italia, 15 Linh mục Việt Nam, 340 Thầy Giảng, 270 Nữ tu Mến Thánh Giá, 99.182 Giáo dân. Đó là chưa kể con số rất đông các tín hữu bị chết mất tích trong các đợt bắt Đạo vì lưu đày, vì phải trốn tránh vào những nơi hẻo lánh.Đó là chưa kể rất nhiều tín hữu phải chết do cuộc Phân Sáp 400 ngàn người Công Giáo dưới triều Vua Tự Đức.Đó còn là chưa kể con số hơn mười mấy vạn người Công Giáo bị chết khi có Phong trào Văn Thân nổi lên tàn sát người Công Giáo...Như thế, con số Tử Đạo phải tính lên đến 300 ngàn người trong vòng 300 năm. Nếu tính theo tỷ lệ, 100 năm thì có 100 ngàn Vị Tử Đạo. Và theo tỷ lệ này, cứ một năm, có một ngàn Vị Tử Đạo; và đổ đồng, cứ một ngày, có hơn hai Vị Tử Đạo!
Đọc lại hạnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tôi nhận thấy, các ngài can đảm phi thường, vì yêu mến Chúa Kitô nên coi nhẹ mọi cực hình đau đớn, một lòng trung thành giữ vững đức tin. Dòng máu tử đạo ấy đã trở thành những hạt giống Tin mừng, đem lại cho Giáo Hội Việt Nam những mùa gặt bội thu.
1.Trung thành với đức tin.
Đối với các Thánh Tử Đạo, Thiên Chúa là trên hết. Thiên Chúa là tất cả. Lập trường của các ngài là: “Thà chết chứ không thà bỏ đạo, bỏ Chúa”. Các ngài đã trung thành giữ vững đức tin trước mọi thử thách gian lao. Các ngài đã dám đánh đổi điều cao quí nhất là mạng sống của mình để làm chứng cho niềm tin vào Thiên Chúa mà các ngài tôn thờ. Xin kể ra đây một vài chứng từ về lòng trung thành (x.Thiên Hùng Sử).
- Thánh Anê Thành, một người mẹ của 6 đứa con. Trong cơn đau đớn vì bị tra tấn đã nhắn nhủ cô con gái đến thăm người trong tù rằng: “Con chuyển lời mẹ nói với các anh chị em con : Hãy coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, đọc kinh sáng tối, dâng lễ mỗi ngày, cầu nguyện cho mẹ vác thánh giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên Nước Thiên Đàng”. Lời sau cùng của bà là: “Giêsu Maria Giuse, con phó thác hồn con và thân xác con trong tay Chúa, xin ban cho con trọn niềm tin ở Chúa.”
- Thánh Luca Thìn, 39 tuổi, cai tổng. Người đã viết khi bị bắt bước qua thánh giá: “Tôi là một Kitô hữu. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ trong đạo tôi thờ”.
- Thánh Giuse Lựu, trùm họ Mặc Bắc (Vĩnh Long) đã tâm sự với một linh mục bạn tù rằng: “Xin cha cầu Chúa ban sức mạnh và lòng can đảm cho con. Con sắp phải đi đày. Con xin trao cho Chúa tất cả mọi sự thuộc về con. Con bằng lòng dâng cho Người hy sinh lớn lao hơn hết là gia đình, vợ con của con”.
- Thánh Matthêu Gẫm, 34 tuổi, một thương gia giàu có, dù bị hành hạ, bị gông xiềng nhưng vẫn luôn bình tĩnh vui tươi. Ngài nói: “Tôi có ăn trộm, ăn cướp gì đâu mà buồn. Được chết vì đạo là điều tốt lắm”.
- Thánh Laurensô Ngôn, 22 tuổi, một nông dân, đã trả lời khi các quan bắt ngài bước qua thánh giá: “Tôi giữ đạo tôn thờ Chúa tể trời đất. Thánh giá là phương thế Chúa dùng để cứu độ nhân loại. Tôi chỉ có thể tôn kính chứ không bao giờ chà đạp. Tôi sẵn lòng chịu chết vì đức tin vào Thiên Chúa của tôi”.
- Thánh Matthêu Phượng, trùm họ, đã nói với các con mình rằng: “Các con của cha ơi! Đừng khóc, đừng buồn làm chi vì cha đang gặp được vận hội may mắn”.
- Thánh Đaminh Ninh, 21 tuổi, nông dân, đã hiên ngang phát biểu: “Nếu làm con cái không được phép sỉ nhục cha mẹ mình, thì làm sao người Kitô hữu lại có thể chà đạp hình ảnh của Đấng tạo thành trời đất? Xin các quan thi hành điều các quan muốn. Còn tôi không bao giờ xúc phạm thập giá Chúa tôi đâu”.
- Thánh Phêrô Dũng yên ủi vợ: “Hãy vui mừng vì tôi được hy sinh mạng sống cho Chúa Kitô”.
- Thánh Emmanuel Phụng, trùm họ, trước khi bị siết cổ đã trao cho con gái một ảnh thánh giá và nói: “Con hãy nhận lấy kỷ vật của cha. Đây là ảnh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ảnh này quí giá hơn vàng bạc bội phần. Con hãy luôn mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều con nhé”.
2. Can đảm phi thường.
Vì đức tin, các ngài đã phải chịu đủ mọi thứ cực hình dã man. Bị gông cùm, bị xiềng xích, bị nhốt trong cũi, bị đánh đòn, bị bỏ đói, bị voi giầy, bị trói ném xuống sông, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng,bị chặt đầu, bị thắt cổ, bị thiêu sống, bị phân thây ra từng mảnh… Có 79 vị bị trảm quyết (bị chặt đầu); 18 vị bị xử giảo (bị thắt cổ); 8 vị chết rũ tù; 6 bị thiêu sinh; 4 bị lăng trì (phân thây ra từng mảnh); 1 bị tử thương và 1 bị bá đao.
-Lòng lang dạ sói của con người nghĩ ra mọi thứ hình phạt tàn ác, thật kinh hoàng sởn tóc gáy khi nghe kể về cái chết của Cha Cố Du theo kiểu bị xử bá đao: “Ngày 30.11.1835, họ chọn Thợ Đức làm pháp trường để xử ngài.Sáng sớm hôm đó, họ điệu ngài đến nơi hành hình. Bên một lò than đang cháy đỏ rực có 5 tên lính cầm 5 chiếc kìm sắt đã được nung đỏ.Nghe lệnh, cùng một lúc cả 5 tên kẹp kìm nung đỏ vào mình ngài kéo ra những miếng thịt khét lẹt.Họ vu cho ngài móc mắt trẻ con khi rửa tội. Làm điều ám muội khi cử hành lễ cưới và cho ăn thịt người khi rước lễ. Sau đó họ tiếp tục gây thêm những thương tích nữa cho đến khi ngài bất tỉnh thì họ mới hành quyết. Họ cột chân tay ngài vào cây cột. Hai bên lính cầm kìm chờ sẵn. Cha Du ngửa mặt lên trời cầu nguyện dâng mạng sống mình cho Chúa. Sau hồi trống báo hiệu, hai tên lính cầm kìm kẹp vào ngực ngài kéo ra 2 miếng thịt nơi vú liệng xuống đất, một tên lính khác cầm dao xẻo thịt phía sau hông, rồi đến bắp đùi thì chúng lấy kìm kéo ra rồi lấy dao xẻo đứt từng miếng… làm cha rất đau đớn. Không được bao lâu thì ngài ngất đi, đầu rũ xuống và ngài về chầu Chúa lúc 17g ngày 30.11.1835. Cha Du chết rồi bọn lính còn chặt đầu ngài cho vào một chiếc thùng đầy vôi, cởi trói lật xác úp xuống rồi phân thây ra từng khúc bỏ tất cả vào thùng vôi. Đầu ngài họ đem treo 3 ngày ở giữa chợ rồi xay nát, bỏ chung với thùng vôi đựng xác ngài đoạn quăng cả xuống biển cho mất tích".
-Thánh Giám mục Xuyên, chân tay bị trói vào bốn cọc. Năm lý hình cầm 5 cái rìu, sẵn sàng nghe lệnh quan án sát. Vừa nghe lệnh, hai lý hình chặt hai chân, hai lý hình chặt hai tay, đến lượt lý hình thứ năm chặt đầu. Rồi họ mổ bụng ngài cắt lấy ruột gan.
-Hai Cha Điểm và Khoa bị trói chân tay vào cột, lý hình tròng dây vào cổ. Nghe hiệu lệnh, lý hình cầm hai đầu dây xiết mạnh cho đến khi hai vị nghẹt thở và lịm dần.
-Sáng ngày 5.6.1862, trước sự chứng kiến của rất đông người, hai giáo dân: Thánh Toại và Thánh Huyên bước vào cũi tre để bị thiêu sinh. Những người hiện diện đều xúc động khi nghe rõ các ngài cất tiếng nguyện cầu thật lớn, trong khi ngọn lửa hồng phừng phực bốc cao, thiêu đốt hai ngài.
-Sau ba tháng tù tại Bình Định, ông Anrê Nguyễn Kim Thông nhận được án phát lưu vào Vĩnh Long. Đường từ Bình Định vào Nam xa xôi, ông Thông cùng với bốn chứng nhân khác. Vì tuổi già sức yếu, lại phải mang gông siềng, ông bước đi một cách rất khó khăn, mệt nhọc. Mỗi ngày chỉ đi được bảy tám dặm, dưới ánh nắng gay gắt. Tối đến, đoàn tù nhân được tạm giam trong các đòn quan, hay nhà tù địa phương. Được vài ba ngày, lính thấy ông Thông đuối sức quá, sợ không thể đi tới nơi, thì thương tình tháo gông xiềng cho ông. Đến Chợ Quán, thấy tình trạng sức khỏe của ông quá tàn tạ, Cha Được đã đến ban phép xức dầu cho ông. Sau đó ông lại phải mang gông xiềng tiếp. Khi ông đặt chân lên đất lưu đày, ông chỉ kịp đọc kinh ăn năn tội, vài kinh kính mừng, rồi tắt thở. Hôm đó là ngày 15 tháng 5 năm 1855.
3. Coi thường sự đau đớn.
Là con người, ai mà không sợ đau khổ, ai mà không tham danh tranh lợi, ai mà không tham sống sợ chết! Nhưng với ơn Chúa, các vị tử đạo đã thắng vượt những khổ hình dã man. Lòng yêu mến Chúa đã giúp các ngài vượt thắng tất cả: thắng vũ lực, thắng quyền bính vua chúa trần gian, thắng ma quỉ, và thắng chính mình. Vì thế các ngài xem nhẹ khổ hình, vui mừng và hãnh diện vì được chết cho đức tin.
-Trước khi bị chém, Thánh Giám mục An nói với viên quan chỉ hay:“Tôi gửi quan 30 quan tiền để xin một ân huệ: Đừng chém tôi một nhát nhưng 3 nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên tôi, và dẫn tôi đến Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ sinh thành ra tôi. Nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí chết vì đức tin, theo gương vị chủ chăn. Và như thế họ đáng hưởng hạnh phúc cùng các Thánh trên trời”.
-Năm vị: Đaminh Nhi, Đaminh Mạo, Đaminh Nguyên, Anrê Tường, Vinhsơn Tưởng, bị xử chém đầu, thì trừ ông Đaminh Nhi, còn bốn vị đều yêu cầu lý hình, thay vì chém một nhát, thì xin được chém 3 nhát để tỏ lòng tôn kính Chúa Ba Ngôi.
-Thánh Hồ Đình Hy bị chém đầu, nhưng trước khi đem đi xử, giữa kinh thành Huế, trong ba ngày 15,18 và 21 tháng 5 năm 1857, thân mình ngài đầy thương tích, quần áo tả tơi, dính đầy máu, đi đứng lảo đảo như muốn té nhào, bị điệu qua các đường phố, những khu chợ và quanh thành nội. Lính mở đường đi trước rao tên tử tội, mỗi khi tới ngã ba đường, phố, chợ và công trường, người tử tội bị đánh 30 trượng, lính vác loa rêu rao:“Thằng theo tà đạo, đứa ngỗ nghịch, bất hiếu với cha mẹ, cưỡng lại luật pháp triều đình. Vì thế bị kết án tử hình. Bọn Gia Tô tin rằng chết vì đạo sẽ lên Thiên đàng. Điều đó có đúng hay sai, không cần biết. Gia Tô của nó ở đâu? tại sao thấy nó khổ mà không đến cứu?”.
-Sau một năm tù giam, Anrê Trọng vẫn cương quyết tuyên xưng đức Tin, các quan quyết định ngày xử là thứ bảy ngày 28.11.1835. Sáng hôm đó, ngài gặp lại người anh họ. Người anh họ hỏi Thánh nhân có muốn ăn gì không? Anrê Trọng trả lời: “Em muốn giữ chay để dọn mình tử đạo”, rồi nói tiếp: “Xin anh giúp đỡ mẹ em, chúng ta là anh em, mẹ em cũng sẽ yêu thương anh. Xin nhắn lời với mẹ em: Đừng lo gì cho em, cầu chúc mẹ mãi mãi thánh thiện và sẽ hài lòng vì con trai mình luôn trung thành với Chúa cho đến chết.”. Nhưng người anh họ chưa kịp về nhắn tin, bà mẹ của Anrê Trọng đã đến đón con và theo con đến tận đầu chợ An Hòa, nơi Anrê sẽ bị xử. Gặp con, bà chỉ nói một câu: “Bấy lâu nay xa nhà, thời gian ở tù, con có nợ nần gì ai không? Nếu có thì cho mẹ biết, mẹ sẽ trả thay con”. Khi được con cho biết là không vướng mắc gì với ai, bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh nói với con những lời đầy khích lệ. Đến nơi xử, khi quân lính tháo gông xiềng, Thánh Trọng đón lấy, đưa cho anh lính cạnh bên và căn dặn: “Xin nhờ anh đưa giùm cái này cho mẹ tôi, để bà làm kỷ niệm.”. Mẹ anh đứng gần bên nghe rõ, bà nhận lấy kỷ vật đó và chưa cho là đủ, bà còn muốn đón nhận chính thủ cấp của con mình nữa. Bà can đảm, bước ra xin viên quan chỉ huy trao thủ cấp con trai cho bà. Bọc trong vạt áo rồi ghìm chặt vào lòng, bà vừa hôn vừa lập đi lập lại:“Ôi con trai yêu quí của mẹ, con nhớ cầu nguyện cho mẹ.”. Rồi bà đem về an táng trong nhà.
Các Thánh Tử Đạo coi thường đau đớn với lòng can đảm lạ lùng là vì các ngài trung thành với đức tin. Do đó, các ngài vui mừng được chết vì Chúa Kitô. Các ngài đã chết dưới ngọn đao phủ là chết cho Chúa Kitô như chính Chúa Kitô đã chết cho các ngài. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang vì đã đáng được chịu đau khổ cho Chúa Kitô. Các ngài chẳng màng chi đến việc nhân loại trao tặng huy chương, huân chương, chiến công. Các ngài chết tử đạo là chết vì Chúa Kitô, đơn thuần và tinh khiết, trong sáng và huyền diệu, can trường và khiêm nhu (x.Thiên Hùng Sử, trang 4). Chết vì Chúa Kitô là niềm hạnh phúc “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao” (Mt 5,10-12; x.Lc 6,22). Chính trong ánh sáng của Chúa Kitô, Vị Tử Đạo tiên khởi mà chúng ta có thể nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bằng câu Phúc âm : “Đầy tớ không lớn hơn chủ” (Ga 15,20); “Nếu chúng đã bách hại Thầy, chúng sẽ bách hại các con...Đây Thầy sai các con như con chiên đi vào giữa sói rừng… Hãy coi chừng người đời, họ sẽ nộp các con nơi toà án. Khi họ bắt bớ, các con đừng lo phải nói thế nào, vì không phải các con, nhưng Thánh Linh của Thầy sẽ nói trong các con… Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng ai bền đỗ đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ.” (Mt 10,16-25). Các Thánh Tử Đạo không tìm đến cái chết mà chỉ trung thành với đức tin cho dù phải chịu muôn vàn gian truân đau đớn. Các ngài tìm cách nên giống đời sống của Thầy Giêsu, nhất là giống cử chỉ yêu thương tột cùng đã đưa Thầy đến cái chết.
Chân dung Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được tô điểm bằng muôn ngàn vạn nét. Nét căn bản nhất chính là Niềm Tin Phục Sinh. Tin vào Chúa Kitô đã chết và đã sống lại nên các ngài đã chấp nhận tất cả mọi cực hình, vượt thắng mọi truân chuyên. Yêu mến Chúa Kitô và bước theo Người nên các ngài luôn sống niềm tín thác, lạc quan. Trong nhà tù vẫn cầu nguyện và hát thánh ca, thánh vịnh. Ra pháp trường vẫn cầu nguyện và hát khúc khải hoàn Alleluia, luôn hướng về trời cao với niềm Hy Vọng Phục Sinh và cất cao hát mãi cho đến khi đầu rơi khỏi cổ. Cái chết chẳng có giá trị gì, chính sự sống mới làm nên muôn điều huyền diệu. Sự sống đó chính là tình yêu với tất cả những gì cao thượng và chân thật. Tình yêu đó bừng lên mãnh liệt trong mầu nhiệm tự huỷ và hiến dâng. Chết là mất tất cả, nhưng 117 hiến tế tình yêu cũng là 117 chứng từ niềm tin của những con người xác tín rằng: chết vì Đức Kitô, chết đi là sống lại trong cuộc sống muôn đời; chết là chiến thắng; chết là để đi về sự sống vĩnh cửu; chết là cánh cửa im lìm được mở ra để về với Đấng là Sự Sống vĩnh hằng.
4. Kế thừa dòng máu hào hùng để tiếp nối sứ vụ loan Tin mừng.
Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một tâm hồn yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó, những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người Kitô hữu sống giữa lòng đời và chia sẽ đời sống của anh chị em chung quanh mình. Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng. (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu. (x. Ga 15,13).
Các Thánh Tử Đạo là những chứng nhân can trường dám chết cho niềm tin, sống cho tình yêu, và loan báo chân lý Tin Mừng. Làm chứng cho Chúa, nếu không phải đổ máu thì cũng phải chấp nhận mất mát thiệt thòi. Làm chứng đòi trả giá. Giá càng cao thì lời chứng càng đáng tin.
Các Thánh Tử Đạo đã làm chứng bằng cái chết. Chúng ta được mời gọi làm chứng bằng cuộc sống. Các Thánh Tử Đạo đã làm chứng trong thời bị bách hại. Là con cháu các ngài, chúng ta được mời gọi làm chứng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay. Làm chứng chính là “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng. Sống đạo như thế, chúng ta góp phần làm chứng nhân cho Chúa, cho Phúc Âm.
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xưa các Ngài đã can đảm phi thường làm chứng cho Phúc Âm. Xin giúp chúng con hôm nay cũng biết can đảm sống theo Phúc Âm để làm chứng cho Chúa trong đời sống hằng ngày. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô và sức mạnh của một vòng tay ôm
Linh Tiến Khải
10:14 13/11/2014
Phỏng vấn Linh Mục Antonio Spadaro, giám đốc nguyệt san ”Văn minh Công Giáo”
Ngày mùng 5-11-2014 các nhà sách tại Italia đã bầy bán cuốn sách tựa đề ”Bên kia bức tường. Đối thoại giữa một người hồi giáo, một rabbi do thái và một kitô hữu”. Cuốn sách tập trung trên các buổi nói chuyện của cha Antonio Spadaro, tiến sĩ Omar Abboud và Rabbi Abraham Skorka, là hai nhân vật đã ôm hôn Đức Thánh Cha Phanxicô trước bức tường khóc tại Giêrusalem, khi Đức Thánh Cha đến cầu nguyện tại đây trong chuyến viếng thăm Thánh Địa các ngày từ 24 đến 26 tháng 5 năm nay 2014. Hình ảnh đó đã trở thành hình ảnh biểu tượng triều đại của Đức Phanxicô.
Nó lại càng là một biểu tượng mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh chính trị xã hội và tôn giáo căng thẳng tại Giêrusalem trong các ngày qua. Lý do là vì các tranh chấp giữa người Israel và người Palestine liên quan tới sân Đền Thờ Giêrusalem, nơi có đền thờ hồi giáo thuộc quyền kiểm soát của người Palestine xây trên nền Đền Thờ do thái xưa kia, nhưng giờ đây nhiều người Do thái muốn tái chiếm để tái thiết Đền Thánh của họ.
Hai nhóm Hamas và Jihad Islamica đã kêu gọi người Palestin ồ ạt xuống đường biểu tình tại Gaza, Giêrusalem và vùng Cisgiordania, để bầy tỏ liên đới với đền thờ El Aqsa, chống lại chủ trương do thái hóa thành Giêrusalem. Ngoài ra còn có sự kiện chính quyền Israel liên tục đưa ra các quyết định hạn chế số tín hữu hồi lên cầu nguyện trên đền thờ El Aqsa. Sheikh Azzam Al-Khatib, quản đốc đền thờ El Aqsa, cho biết cảnh sát Do thái đã cấm các công dân Palesstin dưới 35 tuổi đến cầu nguyện tại đây. Đền thờ hồi giáo El Aqsa thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Giordania, và ngày mùng 6-11-2014 nhà nước Amman đã triệu hồi đại sử của mình để phản đối các đường lối chính trị của chính quyền Israel. Trong các tuần qua cảnh sát đã hộ tống nhiều nhóm tín hữu do thái qúa khích vào cầu nguyện trong khu vực sân đền thờ. Và đã xảy ra các vụ đụng độ với các người Palestin biểu tình và các vụ tấn công chính đền thờ El Aqsa. Trong cuộc điện đàm với vua Abdallah của Giordania thủ tướng Netanyahu kể rằng đã có 150 tín hữu do thái cực đoan tụ tập nhau trong thành cổ Giêrusalem để tiến lên khu vực sân đền thờ.
Chính trong bối cảnh căng thẳng này, sự xuất hiện của cuốn sách ”Bên kia bức tường. Đối thoại giữa một người hồi giáo, một rabbi do thái và một kitô hữu” rất có ý nghĩa. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Cha Antonio Spadaro, giám đốc nguyệt san ”Văn minh Công Giáo” về cuốn sách này.
Ông Omar Abboud là người có thân phụ gốc Libăng, thân mẫu gốc Siria. Ông bà nội của ông đã di cư sang Argentina hồi thập niên 1930 để tìm các điều kiện sống tốt đẹp hơn. Ông nội ông đã thành lập nhà in El Nilo và đã xuất bản bản dịch Kinh Coran đầu tiên ra tiếng Tây Ban Nha, được dịch trực tiếp từ tiếng A Rập. Ông dậy tiếng Pháp, nhưng cũng rành tiếng Anh, tiếng Ý và biết một chút tiếng Đức và tiếng Nga. Ngày nay Argentina có khoảng 500 ngàn người hồi, nhưng có hơn 1 triệu người Argentina gốc vùng Trung Đông. Tại Flores và Buenos Aires các tín hữu Melkít, Hồi giáo, Do thái và Công Giáo quen sống hòa bình với nhau và tôn trọng nhau. Ông Omar Abboud đã sống kinh nghiệm này cùng với Đức Bergoglio từ mười năm nay và vẫn tiếp tục đồng hành với người bạn đã trở thành Giáo Hoàng.
Rabbi Abraham Skorka năm nay 64 tuổi là chuyên viên sinh vật lý học. ông là rabbi của cộng đoàn do thái Buenos Aires, giám đốc Trường rabbi Mỹ châu Latinh, kiêm giáo sư Thánh Kinh và nền Văn chương rabbi của trường, và là giáo sư danh dự về Luật do thái tại đại học el Salvador, Buenos Aires. Rabbi cũng là tác giả nhiều sách và đã cùng Đức Bergoglio đối thoại về nhiều đề tài như: Thiên Chúa, khuynh hướng hồi giáo qúa khích, người vô thần, cái chết, cuộc diệt chủng Do thái, đồng tính luyến ái, chế độ tư bản. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng và năm 2010 đã được đại học Công Giáo Buenos Aires trao tặng văn bằng tiến sĩ danh dự.
Hỏi: Thưa cha Spadaro, cuốn sách này nảy sinh từ đâu?
Đáp: Nó nảy sinh từ sự thu hút của một vòng tay ôm hôn, vòng tay ôm hôn được trao cho nhau trước Bức Tường Khóc giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, một tín hữu do thái là Rabbi Abraham Skorka và một thủ ]ãnh Hồi giáo là ông Omar Abboud. Vòng tay ôm hôn đó, sức mạnh của nó đã thành công trong việc chọc thủng bức tường, một bức tường mà chúng ta có thể nói là chia rẽ. Khi chúng ta nhận thức được sức manh của tình bạn, chúng ta cảm nhận được rằng tất cả các vũ khí chính đáng của ngoại giao và của các trung gian luôn có bên trong chúng một hình thức giả hình. Trái lại, tình bạn thì không: tình bạn đơn sơ và thẳng thắn. Vì thế tôi cho rằng vòng tay ôm hôn đó chỉ cho chúng ta một con đường, một con đường rất rõ ràng của một lộ trình dài, mà chúng ta không thể đi một mình.
Hỏi: Có thể nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là một vị Giáo Hoàng luôn luôn đồng hành, nghĩa là luôn luôn bước đi cùng người khác, với những ai ngài gặp gỡ, chính ngài tiến lại gần người khác, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Đối với Đức Thánh Cha Thượng Hội Đồng Giám Mục là một lộ trình, một năng động, trước khi là một biến cố. Vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong lộ trình đồng hành và việc cùng nhau bước đi đối với Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ là một chiến thuật hoán cải, nhưng là một cách thức sống cuộc sống của chúng ta trên trái đất này và để làm chứng cho Tin Mừng.
Hỏi: Có cái gì đã đánh động cha trong các buổi nói chuyện với ông Omar Abboud và rabbi Abraham Skorka, là hai người bạn lâu năm của Đức Thánh Cha Phanxicô?
Đáp: Đó là sự thân thiết và sức mạnh tình bạn mà Đức Thánh Cha Phanxicô có đối với hai người. Sách cũng kể lại các chi tiết rất sâu xa, sống động của tình bạn ấy. Khi nói chuyện với hai người tại Roma cũng như tại Buenos Aires, hai lần với cả hai vị tôi đã có thể tận mắt trông thấy các nơi trong đó họ sống. Chẳng hạn như thư viện của ông Omar Abboud, là người hồi giáo, lại có nhiều sách thần học kitô do chính Đức Thánh Cha tặng cho ông. Tôi ngạc nhiên khi trông thấy các sách đó trong thư viện của ông, và tôi đã hỏi ông tại sao và nhận ra rằng Đức Thánh Cha có mối dây bằng hữu rất mạnh mẽ với ông, và nó cũng đã trở thành sự thông truyền kinh nghiệm của sự khôn ngoan tôn giáo sâu xa và của niềm tin. Trong tương quan này có thể tiếp nhận sự khôn ngoan của người khác, khi nhìn vào ý nghĩa sâu xa, nghĩa là vượt qúa các hàng rào và các ngăn cách. Đây là một chứng tá sống động giúp chúng ta hiểu Đức Thánh Cha hơn, nhìn từ một viễn tượng do thái và từ một viễn tượng hồi giáo.
Hỏi: Thưa cha, ở ngoài bìa cuốn sách có viết một câu đã có trong lịch sử của thánh Phanxicô: ”Xây dựng hòa bình khó, nhưng sống mà không có hòa bình là một khổ đau bứt rứt”. Nói cho cùng, Đức Thánh Cha chỉ cho thấy con đường đơn sơ nhất, nhưng có lẽ là con đường thực sự là giải pháp cho hòa bình, nghĩa là con đường của sự đối thoaị và tình bạn, có phải thế không?
Đáp: Hòa bình rất khó mà đạt được, tuy nhiên đối với Đức Thánh Cha không thể đạt được bằng cách ngồi vào một bàn và thảo luận các ý tưởng trừu tượng. Quan niệm của ngài về đối thoại là một quan niệm rất cụ thể. Để đối thoại cần phải cùng nhau làm một cái gì đó. Cần phải cùng nhau xây dựng một cái gì đó. Đây là một chút bài học đến với chúng ta từ kinh nghiệm của ngài bên Argentina, nói cho cùng là một quốc gia đã được xây dựng trên sự di cư, và vì thế trên sự hợp lưu của các truyền thống tôn giáo rất khác nhau. Kinh nghiệm của các người này đó là họ không đi diễn thuyết, hay có các cuộc đối thoại trừu tượng, các cuộc hội luận bàn tròn, nhưng là đã cùng nhau xây dựng một cái gì đó, một mảnh xã hội, và đã cùng nhau suy tư về cái cùng nhau làm việc đó, rồi họ đã thành công đề nghị với chúng ta một mô thức đối thoại và một con đường cho hòa bình. (RG 5-11-2014)
Ngày mùng 5-11-2014 các nhà sách tại Italia đã bầy bán cuốn sách tựa đề ”Bên kia bức tường. Đối thoại giữa một người hồi giáo, một rabbi do thái và một kitô hữu”. Cuốn sách tập trung trên các buổi nói chuyện của cha Antonio Spadaro, tiến sĩ Omar Abboud và Rabbi Abraham Skorka, là hai nhân vật đã ôm hôn Đức Thánh Cha Phanxicô trước bức tường khóc tại Giêrusalem, khi Đức Thánh Cha đến cầu nguyện tại đây trong chuyến viếng thăm Thánh Địa các ngày từ 24 đến 26 tháng 5 năm nay 2014. Hình ảnh đó đã trở thành hình ảnh biểu tượng triều đại của Đức Phanxicô.
Nó lại càng là một biểu tượng mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh chính trị xã hội và tôn giáo căng thẳng tại Giêrusalem trong các ngày qua. Lý do là vì các tranh chấp giữa người Israel và người Palestine liên quan tới sân Đền Thờ Giêrusalem, nơi có đền thờ hồi giáo thuộc quyền kiểm soát của người Palestine xây trên nền Đền Thờ do thái xưa kia, nhưng giờ đây nhiều người Do thái muốn tái chiếm để tái thiết Đền Thánh của họ.
Hai nhóm Hamas và Jihad Islamica đã kêu gọi người Palestin ồ ạt xuống đường biểu tình tại Gaza, Giêrusalem và vùng Cisgiordania, để bầy tỏ liên đới với đền thờ El Aqsa, chống lại chủ trương do thái hóa thành Giêrusalem. Ngoài ra còn có sự kiện chính quyền Israel liên tục đưa ra các quyết định hạn chế số tín hữu hồi lên cầu nguyện trên đền thờ El Aqsa. Sheikh Azzam Al-Khatib, quản đốc đền thờ El Aqsa, cho biết cảnh sát Do thái đã cấm các công dân Palesstin dưới 35 tuổi đến cầu nguyện tại đây. Đền thờ hồi giáo El Aqsa thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Giordania, và ngày mùng 6-11-2014 nhà nước Amman đã triệu hồi đại sử của mình để phản đối các đường lối chính trị của chính quyền Israel. Trong các tuần qua cảnh sát đã hộ tống nhiều nhóm tín hữu do thái qúa khích vào cầu nguyện trong khu vực sân đền thờ. Và đã xảy ra các vụ đụng độ với các người Palestin biểu tình và các vụ tấn công chính đền thờ El Aqsa. Trong cuộc điện đàm với vua Abdallah của Giordania thủ tướng Netanyahu kể rằng đã có 150 tín hữu do thái cực đoan tụ tập nhau trong thành cổ Giêrusalem để tiến lên khu vực sân đền thờ.
Chính trong bối cảnh căng thẳng này, sự xuất hiện của cuốn sách ”Bên kia bức tường. Đối thoại giữa một người hồi giáo, một rabbi do thái và một kitô hữu” rất có ý nghĩa. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Cha Antonio Spadaro, giám đốc nguyệt san ”Văn minh Công Giáo” về cuốn sách này.
Ông Omar Abboud là người có thân phụ gốc Libăng, thân mẫu gốc Siria. Ông bà nội của ông đã di cư sang Argentina hồi thập niên 1930 để tìm các điều kiện sống tốt đẹp hơn. Ông nội ông đã thành lập nhà in El Nilo và đã xuất bản bản dịch Kinh Coran đầu tiên ra tiếng Tây Ban Nha, được dịch trực tiếp từ tiếng A Rập. Ông dậy tiếng Pháp, nhưng cũng rành tiếng Anh, tiếng Ý và biết một chút tiếng Đức và tiếng Nga. Ngày nay Argentina có khoảng 500 ngàn người hồi, nhưng có hơn 1 triệu người Argentina gốc vùng Trung Đông. Tại Flores và Buenos Aires các tín hữu Melkít, Hồi giáo, Do thái và Công Giáo quen sống hòa bình với nhau và tôn trọng nhau. Ông Omar Abboud đã sống kinh nghiệm này cùng với Đức Bergoglio từ mười năm nay và vẫn tiếp tục đồng hành với người bạn đã trở thành Giáo Hoàng.
Rabbi Abraham Skorka năm nay 64 tuổi là chuyên viên sinh vật lý học. ông là rabbi của cộng đoàn do thái Buenos Aires, giám đốc Trường rabbi Mỹ châu Latinh, kiêm giáo sư Thánh Kinh và nền Văn chương rabbi của trường, và là giáo sư danh dự về Luật do thái tại đại học el Salvador, Buenos Aires. Rabbi cũng là tác giả nhiều sách và đã cùng Đức Bergoglio đối thoại về nhiều đề tài như: Thiên Chúa, khuynh hướng hồi giáo qúa khích, người vô thần, cái chết, cuộc diệt chủng Do thái, đồng tính luyến ái, chế độ tư bản. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng và năm 2010 đã được đại học Công Giáo Buenos Aires trao tặng văn bằng tiến sĩ danh dự.
Hỏi: Thưa cha Spadaro, cuốn sách này nảy sinh từ đâu?
Đáp: Nó nảy sinh từ sự thu hút của một vòng tay ôm hôn, vòng tay ôm hôn được trao cho nhau trước Bức Tường Khóc giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, một tín hữu do thái là Rabbi Abraham Skorka và một thủ ]ãnh Hồi giáo là ông Omar Abboud. Vòng tay ôm hôn đó, sức mạnh của nó đã thành công trong việc chọc thủng bức tường, một bức tường mà chúng ta có thể nói là chia rẽ. Khi chúng ta nhận thức được sức manh của tình bạn, chúng ta cảm nhận được rằng tất cả các vũ khí chính đáng của ngoại giao và của các trung gian luôn có bên trong chúng một hình thức giả hình. Trái lại, tình bạn thì không: tình bạn đơn sơ và thẳng thắn. Vì thế tôi cho rằng vòng tay ôm hôn đó chỉ cho chúng ta một con đường, một con đường rất rõ ràng của một lộ trình dài, mà chúng ta không thể đi một mình.
Hỏi: Có thể nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là một vị Giáo Hoàng luôn luôn đồng hành, nghĩa là luôn luôn bước đi cùng người khác, với những ai ngài gặp gỡ, chính ngài tiến lại gần người khác, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Đối với Đức Thánh Cha Thượng Hội Đồng Giám Mục là một lộ trình, một năng động, trước khi là một biến cố. Vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong lộ trình đồng hành và việc cùng nhau bước đi đối với Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ là một chiến thuật hoán cải, nhưng là một cách thức sống cuộc sống của chúng ta trên trái đất này và để làm chứng cho Tin Mừng.
Hỏi: Có cái gì đã đánh động cha trong các buổi nói chuyện với ông Omar Abboud và rabbi Abraham Skorka, là hai người bạn lâu năm của Đức Thánh Cha Phanxicô?
Đáp: Đó là sự thân thiết và sức mạnh tình bạn mà Đức Thánh Cha Phanxicô có đối với hai người. Sách cũng kể lại các chi tiết rất sâu xa, sống động của tình bạn ấy. Khi nói chuyện với hai người tại Roma cũng như tại Buenos Aires, hai lần với cả hai vị tôi đã có thể tận mắt trông thấy các nơi trong đó họ sống. Chẳng hạn như thư viện của ông Omar Abboud, là người hồi giáo, lại có nhiều sách thần học kitô do chính Đức Thánh Cha tặng cho ông. Tôi ngạc nhiên khi trông thấy các sách đó trong thư viện của ông, và tôi đã hỏi ông tại sao và nhận ra rằng Đức Thánh Cha có mối dây bằng hữu rất mạnh mẽ với ông, và nó cũng đã trở thành sự thông truyền kinh nghiệm của sự khôn ngoan tôn giáo sâu xa và của niềm tin. Trong tương quan này có thể tiếp nhận sự khôn ngoan của người khác, khi nhìn vào ý nghĩa sâu xa, nghĩa là vượt qúa các hàng rào và các ngăn cách. Đây là một chứng tá sống động giúp chúng ta hiểu Đức Thánh Cha hơn, nhìn từ một viễn tượng do thái và từ một viễn tượng hồi giáo.
Hỏi: Thưa cha, ở ngoài bìa cuốn sách có viết một câu đã có trong lịch sử của thánh Phanxicô: ”Xây dựng hòa bình khó, nhưng sống mà không có hòa bình là một khổ đau bứt rứt”. Nói cho cùng, Đức Thánh Cha chỉ cho thấy con đường đơn sơ nhất, nhưng có lẽ là con đường thực sự là giải pháp cho hòa bình, nghĩa là con đường của sự đối thoaị và tình bạn, có phải thế không?
Đáp: Hòa bình rất khó mà đạt được, tuy nhiên đối với Đức Thánh Cha không thể đạt được bằng cách ngồi vào một bàn và thảo luận các ý tưởng trừu tượng. Quan niệm của ngài về đối thoại là một quan niệm rất cụ thể. Để đối thoại cần phải cùng nhau làm một cái gì đó. Cần phải cùng nhau xây dựng một cái gì đó. Đây là một chút bài học đến với chúng ta từ kinh nghiệm của ngài bên Argentina, nói cho cùng là một quốc gia đã được xây dựng trên sự di cư, và vì thế trên sự hợp lưu của các truyền thống tôn giáo rất khác nhau. Kinh nghiệm của các người này đó là họ không đi diễn thuyết, hay có các cuộc đối thoại trừu tượng, các cuộc hội luận bàn tròn, nhưng là đã cùng nhau xây dựng một cái gì đó, một mảnh xã hội, và đã cùng nhau suy tư về cái cùng nhau làm việc đó, rồi họ đã thành công đề nghị với chúng ta một mô thức đối thoại và một con đường cho hòa bình. (RG 5-11-2014)
Đức Cha Anthony Fisher nhậm chức TGM Sydney
Vũ Văn An
23:18 13/11/2014
Tối 12 hôm qua, Đức Cha Anthony Fisher O.P. đã chính thức nhậm chức TGM Sydney bằng một thánh lễ long trọng tại Nhà Thờ Chính Tòa St Mary, Sydney.
Cứ nhìn vào các nhân vật và số người tham dự lễ nhậm chức cũng đủ thấy Sydney quả đã dành một cảm tình nồng hậu đối với vị TGM thứ chín của họ. Ngoài 2,000 ngồi chật ních trong nhà thờ, còn rất nhiều người phải đứng tại tần g hầm theo dõi màn ảnh truyền hình. Cùng tham dự với họ có đại diện của TT Tony Abbot, đại diện trưởng khối đối lập, cựu TT John Howard, Thống Đốc NSW David Hurley, Thủ Hiến NSW Mike Baird, Thị Trưởng Sydney Clover Moore và nhiều nhà lãnh đạo các tôn giáo bạn. Về phía Giáo Quyền, dĩ nhiên có Đức TGM Denis Hart, Chủ Tịch HĐGM Úc, Đức TGM Paul Gallagher, đai diện Tòa Thánh tại Úc và vừa được Đức Phanxicô cử làm ngoại trưởng Tòa Thánh, thay thế Đức TGM Mamberti thuyên chuyển Tòa Án Tối Cao, một chức vụ trước đây do Đức HY Burke của Hoa Kỳ nắm giữ từ năm 2008. Đáng lưu ý hơn hết là sự vắng mặt của vị tiền nhiệm, Đức HY George Pell.
Đức Tân TGM đã được ca đoàn của Các Trường Nghệ Thuật Biểu Diễn Công Giáo đón chào tại cửa phía nam Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary. Sau khi tiếp nhận tượng chịu nạn và nước thánh, ngài được tháp tùng vào Thánh Đường giữa lúc ca đoàn xướng các ca khúc bằng tiếng La Tinh. Trong số các ca khúc trong thanh lễ, người ta thấy Summae Trinitati của nhà soạn nhạc Ái Nhĩ Lan James MacMillan, Te Deum của Tomas Luis de Victoria và hợp xướng Missa Te Deum Laudamus của Palestrina. Ngoài ra còn ca khúc In Faith and Hope and Love của hai soạn giả Úc Richard Connolly và James Phillip MacAuley.
Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Tân TGM đoan hứa sẽ lấy lại niềm tin cho Giáo Hội tiếp theo cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục do một số giáo sĩ gây ra.
Yvonne Molloy, 64 tuổi, cho Sky News hay bà cảm thấy tích cực đối với vị tân TGM và tin rằng ngài sẽ “khác” với vị tiền nhiệm. Bà cho hay: “Một số khía cạnh về hành chánh, trong vụ lạm dụng tình dục trẻ em, đã không được xử lý như ông đã từng hy vọng. Tôi nghĩ nhiều người có lẽ vẫn cho rằng ngài (Fisher) là kẻ được (Đức HY) Pell che chở, nhưng tôi hy vọng ngài sẽ là ngài’.
Daisy Dumas, của tờ Sydney Morning Herald, thì gọi đây là một thế hệ mới trong một nghi lễ có tính cổ truyền: vị tân TGM cởi bỏ bộ áo giám mục “giống như của ca đoàn” để mặc bộ phẩm phục “Thánh Mẫu” làm bằng lụa phụng vụ Âu Châu do một gia đình địa phương tặng. Ngài đeo nhẫn và thánh giá ngực mới và mang chiếc gậy tổng giám mục vốn thuộc vị TGM đầu tiên của Sydney là John Bede Polding trong các năm 1842-1877.
Nhân dịp này, tờ The Australian cho rằng Tân TGM Anthony Fisher sẽ đối phó với các thử nghiệm của thời đại. Nhưng để đối phó với các thách đố này, ngài chọn Lễ Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu, vốn là bổn mạng Nước Úc, làm lễ nhậm chức.
Ngài cho biết tước hiệu Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu đánh dấu “việc cầu bầu và đôi khi kình chống nhau của ba ý tưởng lớn từng lên khuôn linh hồn con người thời đại ta, đó là Kitô Giáo, Hồi Giáo và thuyết duy tục”.
Ngài nói thêm “những khuynh hướng quá khích của từng dòng tư tưởng trên có lúc đe dọa sự an toàn của người khác; có lúc sống chung hòa bình và hợp tác với nhau trong một số phương cách nào đó. Là một giám mục Công Giáo, tôi tuyên xưng niềm tin vào con người Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng của Người là kẻ thừa tự của phần lớn Do Thái Giáo và đã trở thành nền tảng cho nền văn minh mới mẻ Tây Phương và là một cố gắng truyền giáo vĩ đại nhằm đem đức tin và thờ phượng, giáo dục và chăm sóc y tế, phúc lợi và chăm sóc mục vụ, đến tận cùng thế giới”.
Ngài nói rằng trong thế kỷ 16, “giữa các căng thẳng trầm trọng giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo (dưới hình thức Liên Minh Thánh và Đế Quốc Ottoman), Đức Thánh GH Piô V đã kêu gọi Âu Châu lần chuỗi mân côi cho hòa bình và an ninh”. Đức Piô V, vị GH từng tổ chức một liên minh các lực lượng Kitô Giáo để đẩy lui những người Hồi Giáo quá khích tại Vịnh Lepanto vào năm 1571, cũng giống Đức TGM Fisher, đều thuộc Dòng Đa Minh, dòng của Kinh Mân Côi. Từ đấy, người Công Giáo vẫn cho rằng chiến thắng Lepanto là chiến thắng của Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu.
Nhưng người con của Thánh Đa Minh ngày nay có khác. Đức TGM Fisher nói rằng ngài chìa “bàn tay thân hữu và hợp tác ra cho người của các tín ngưỡng khác và cả người vô tín ngưỡng nữa”. Hồi còn là GM Parramatta, ngài làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo.
Trong bài giảng lễ, ngài cũng cho thấy ngài sẽ là một nhà lãnh đạo thẳng thắn, cương quyết đối với các sai sót của Giáo Hội: “trách nhiệm của vị mục tử, trong bất cứ thời đại nào, cũng vốn là một trách nhiệm nặng nề, nhưng trong thời đại ta, nó lại càng nặng nề hơn bởi việc làm đáng xấu hổ của một số giáo sĩ và bởi các thiếu sót trầm trọng của một số nhà lãnh đạo không chịu can thiệp”.
Ngài tâm sự rằng nghe truyện kể của các nạn nhân quả là đau lòng, họ bị bỏ rơi xiết bao và đến giờ này, vẫn còn đau đớn vô kể. “Với những người sống thoát cơn lạm dụng và tất cả những ai chịu ảnh hưởng, tôi xin thưa: Giáo Hội, và riêng tôi, hối hận sâu xa về những gì đã xẩy ra. Mọi người trẻ tuổi cần được qúy yêu và bảo vệ.
“Giáo Hội có thể làm tốt hơn nữa và tôi cam kết sẽ dẫn đầu trong lãnh vực này. Tôi cầu xin để Giáo Hội, sau thời kỳ bị tra vấn công khai như thế này, sẽ trở nên khiêm tốn hơn, biết cảm thương hơn và thực sự tái sinh về thiêng liêng. Chỉ lúc ấy, ta mới lấy lại tính đáng tin và sự tín thác nơi nhiều con mắt.
“Với những ai tách biệt khỏi Giáo Hội trong những năm gần đây vì các thất bại của chúng tôi hay vì một lý do nào khác, tôi xin thưa: hãy trở về nhà, hãy cho chúng tôi một cơ hội nữa và giúp chúng tôi trở thành một Giáo Hội tốt hơn. Chúng tôi cần cái nhìn thông sáng, niềm phấn khích và lời cầu nguyện của các bạn”.
Nguyên văn bài giảng lễ
Khi Cha John Joseph Therry đặt tên cho ngôi nhà nguyện Công Giáo đầu tiên của khu thuộc địa New South Wales là “Thánh Maria, Phù Hộ Các Giáo Hữu”, ngài đã chọn một tước hiệu để chỉ sự cầu bầu và đôi khi sự kình chống giữa ba ý tưởng vốn lên khuôn linh hồn con người ở thời đại ta: Kitô Giáo, Hồi Giáo và thuyết duy tục.
Trong thế kỷ 16, giữa các căng thẳng nghiêm trọng giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo (dưới hình thức Liên Minh Thánh và Đế Quốc Ottoman), Thánh Giáo Hoàng Piô V kêu gọi Âu Châu lần chuỗi mân côi cầu cho hòa bình và an ninh. Trong thế kỷ 19, khi thuyết duy tục (dưới hình thức Cách Mạng Pháp và Napoléon) cũng tìm cách bót nghẹt Giáo Hội, Đức GH Piô VII cũng đã kêu gọi như thế. Hai thế kỷ trước đây, vào cùng năm nay, ngài đã được giải thoát và Giáo Hội lại sống sót một lần nữa. Một năm sau, ngài đưa lễ kính “Phù Hộ Các Giáo Hữu” vào lịch phụng vụ và thêm một tước hiệu nữa vào chuỗi dài các tước hiệu từng khởi đầu với Tin Mừng tối nay khi Êlisabét gọi Đức Mẹ là “Mẹ của Chúa tôi” và “Diễm Phúc Hơn Mọi Người Nữ” (Lc 1:39-56).
Ta cần phải nói nhiều hơn về ba người anh em họ này: Kitô Giáo, Hồi Giáo và thuyết duy tục, những giống nhau, khác nhau và căng thẳng trong gia đình của họ. Những khuynh hướng quá khích trong từng dòng này có lúc đe doạ sự an toàn của người khác; có lúc sống chung hòa bình và hợp tác cách nào đó.
Là một giám mục Công Giáo, tôi tuyên xưng đức tin vào con người Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng của Người là người nối dõi của phần lớn Do Thái Giáo và trở thành nền tảng của nền văn minh mới Tây Phương và một cố gắng truyền giáo vĩ đại nhằm đem đức tin và thờ phượng, giáo dục và chăm sóc y tế, phúc lợi và chăm sóc mục vụ, đến tận cùng thế giới, thậm chí xa xôi như nước Úc thuộc địa. Nhưng như ta nghe trong bài đọc thứ nhất tối nay, Người Đàn Bà của Khải Huyền tức Israel, Giáo Hội, Mẹ Đồng Trinh, không luôn có Tin Mừng ấy cách dễ dàng, dù đã hạ sinh Hoàng Tử Hòa Bình (Kh 11:19; 12:1-6,10).
Giáo Hội non trẻ Úc đại lợi vốn có lý do đặc biệt để tôn kính Đức Maria: trong những năm tháng các linh mục và thánh lễ Công Giáo bị ngăn cấm, hàng ngũ giáo dân đã duy trì để đức tin sống động bằng cách công khai đọc kinh mân côi. Ngôi nhà thờ Công Giáo đầu tiên, sau này trở thành nhà thờ chính tòa khi Đức GM John Bede Polding tới đây năm 1835, đã được xây dựng bằng những đồng xu của người Công Giáo Ái Nhĩ Lan và Anh nghèo khổ nhưng cũng đã được sự trợ giúp của vị thống đốc sáng suốt lúc ấy là ông Macquarie, và một số người Thệ Phản giầu có. Đó là điển hình của lòng tôn trọng tự do tôn giáo, và hợp tác giữa Giáo Hội và nhà nước, và sự hoà hợp của các tín hữu.
Tôi tin rằng đó chính là một trong các sức mạnh vĩ đại nhất của Đất Nước ta và sự hiện diện tối nay của nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo khác nhau đã chứng minh cho điều đó. Ta phải không ngừng cảnh giác để bảo vệ các khía cạnh này trong đời sống quốc gia của ta. Đối với người thuộc các tín ngưỡng khác hay không có tín ngưỡng nào cả, tôi chìa bàn tay thân hữu và hợp tác ra, và với những người đang đau khổ tại quê nhà và ở ngoại quốc vì đức tin của họ, tôi cam kết sẽ làm việc cho hoà bình và hoà hợp.
II
Các vị giám mục đầu tiên của Sydney thuộc dòng Bênêđíctô; tôi thuộc dòng Đa Minh. Dòng của tôi được thành lập cách nay 8 thế kỷ “để rao giảng và cứu rỗi các linh hồn”. Những tu sĩ đầu tiên đúng ra khá dè dặt đối với việc các tu sĩ nhà mình trở thành giám mục. Khi nhà thần học kiêm khoa học gia, Thánh Alberto Cả, được bổ nhiệm làm giám mục ở Regensburg, Cha Bề Trên Cả của Dòng là Humbert Người Rôma, viết thế này:
“Tôi muốn cha chết đi hơn là làm giám mục… Tại sao hủy hoại danh tiếng của cha và danh tiếng của Dòng bằng việc để mình bị lấy khỏi sự nghèo khó và việc rao giảng? Bất kể cha thấy anh em mình bối rối thế nào, cha đừng bao giờ tưởng tượng rằng sự việc sẽ tốt hơn khi cha có hàng giáo sĩ triều và quyền lực để đương đầu với… Tốt hơn nên nằm vào quan tài còn hơn ngồi vào ghế giám mục!”.
Thánh Phaolô, trong thư ta đọc hôm nay, dự ứng trước và đã trả lời cha Humbert, bằng cách nhắc nhở ta rằng Chúa Kitô ban ơn cho người này làm tông đồ hay người rao giảng Tin Mừng, cho người khác làm mục tử và thầy dạy, người khác nữa, như chính ngài, làm tất cả những việc ấy, nhưng tất cả “đều nói sự thật trong yêu thương” và do đó, đều xây dựng Giáo Hội cả (Eph 4:1-16).
Trách nhiệm của vị mục tử là một trách nhiệm nặng nề, bất cứ ở thời nào, nhưng ở thời ta, nó càng nặng nề hơn nữa bởi việc làm đáng xấu hổ của một số giáo sĩ và sự thất bại nghiêm trọng của một số nhà lãnh đạo khi đáp ứng. Bản thân tôi, như một giám mục, tôi cũng đau nhói khi nghe các người sống sót kể cho nghe truyện của họ, nghe họ nói họ cảm thấy bị bỏ rơi ra sao và tiếp tục đau khổ như thế nào.
Với các người thoát cơn lạm dụng và mọi người chịu ảnh hưởng, tôi xin thưa: Giáo Hội, cá nhân tôi, hối hận sâu xa về những gì đã xẩy ra. Mọi người trẻ cần được qúy trọng và bào vệ. Giáo Hội có thể làm tốt hơn nữa và tôi cam kết sẽ dẫn đầu trong lãnh vực này. Tôi cầu xin cho Giáo Hội, sau thời kỳ bị công khai tra vấn như thế này, sẽ trở nên khiêm nhường hơn, cảm thương hơn và tái sinh về phương diện thiêng liêng. Chỉ lúc đó, ta mới lấy lại được sự đáng tin và sự tín thác dưới mắt nhiều người. Với những ai đã tách biệt khỏi Giáo Hội trong những năm gần đây vì các thất bại của chúng tôi hay vì lý do nào khác, tôi xin thưa: các bạn hãy trở về nhà, hãy cho chúng tôi một cơ hội nữa, và giúp chúng tôi trở nên một Giáo Hội tốt hơn. Chúng tôi cần các tầm nhìn thông sáng, niềm phấn khởi và lời cầu nguyện của các bạn.
III
Khi Đức Maria mới mang thai chào kính người chị em họ của mình, Tin Mừng thuật lại rằng con trẻ nhẩy mừng trong lòng Bà Êlisabét. Các thi sĩ đã mô tả bào thai Gioan Baotixita nhào lộn hân hoan khi thấy Đấng Cứu Thế tới; các nhà vẽ tranh mô tả ngài nhẩy mừng trong thế qùy gối; cách nào thì cũng không dễ chịu gì cho mẹ ngài cả! Nhưng khung cảnh ấy nắm bắt được nỗi phấn khích mà tất cả chúng ta đều cảm thấy khi gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Người con trai chưa sinh này đã hé thấy ơn gọi của cậu làm ngón tay chỉ tới Chúa Kitô.
Với tôi, tôi cần nhiều thì giờ hơn thế mới nắm bắt được! Là đứa nhỏ tại các giáo xứ Lakemba và Lane Cove thời Đức HY Gilroy, lớp chúng tôi được đọc cuốn Người Chính Nhân Kitô Hữu (The Christian Gentleman) của Sư Huynh Davy với lời tựa của Đức Hồng Y. Lời khuyên của cuốn sách về phép xã giao với các thống đốc, thủ hiến và khâm sứ xem ra chẳng liên hệ gì, tôi biết rất ít! Đến tuổi thiếu niên tại Riverview và Đại Học Sydney, Đức HY Freeman là tổng giám mục và ngài rửa chân cho tôi vào một tối Thứ Năm Tuần Thánh; tôi chưa bao giờ mơ ước có ngày lại đi rửa chân ở tại đây, nên nhớ tôi phải “phục vụ chứ không được người ta phục vụ” (Ga 13:1-17; Mt 20:25-28).
Là một giáo sĩ trẻ tại Sydney và Melbourne thời Đức HY Clancy, tôi chưa bao giờ ước đoán một ngày kia mình sẽ đứng lên vai những con người vĩ đại này, ngược lên tới Polding. Tôi biết ơn kính chào người cha mới qua đời của chúng ta,Ted Clancy. Tôi cũng biết ơn Đức HY George Pell, người mà tôi làm phụ tá trong 7 năm và là người trước khi được bổ nhiệm qua Rôma đã thực hiện được nhiều việc trong giáo dục, các ban tuyên úy và các chủng viện, các trung tâm huấn luyện, tĩnh tâm và hành hương, và trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, biến cố mà tôi hân hạnh được liên kết với.
Được trở lại con đường mới mẻ này quả là vui sướng xiết bao! Tôi đã sống hay làm việc tại vùng Tây Nam Sydney và vùng hạ Bắc Sydney, thượng Bắc Sydney, nội thành và vùng phía Đông, và mới đây vùng phía Tây của hành phố vĩ đại này. Tôi yêu người dân của nó. Đức GH Phanxicô nói rằng các mục tử phải có mùi chiên. Đây không phải lời bình luận về việc vệ sinh của giáo sĩ: nó là lời nhấn mạnh đòi ta phải từ giáo dân mà ra và vì giáo dân mà hành dộng. Bởi thế, xin qúy vị cầu nguyện để tôi mãi mãi là người chăn chiên Sydney như lòng Chúa Giêsu Kitô mong muốn.
IV
Tối nay, tôi nhìn trở lui nguồn cội của ngôi nhà thờ chính tòa này, của giáo phận này và của Giáo Hội toàn quốc này. Nhìn tới trước, chúng ta còn phải xây dựng thêm nhiều nữa. Trên hết, chúng ta có Chúa Giêsu Kitô như viên đá nền và rất nhiều công trình được Chúa Thánh Thần linh hứng suốt hai thế kỷ qua.
Giáo Hội tại Úc hiện có khoảng 10,000 giường bệnh viện, 20,000 nơi chăm sóc người già, 700,000 ghế trường học, và đang trợ giúp không biết bao nhiêu người qua các giáo xứ, CatholicCare và hội St. Vincent de Paul. Năm triệu rưỡi người Công Giáo, trong 1,300 giáo xứ, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội, đang đóng góp muôn hình vạn trạng cho quốc gia chúng ta. Các nền dân chủ hoà bình, các nền kinh tế giầu có và các xã hội gắn bó không phải bỗng nhiên mà có: chúng tùy thuộc cả một phức thể gồm nhiều lý tưởng, thực hành và định chế và tại xứ sở này tất cả những điều vừa kể phần lớn đều là gia bảo của Do Thái Giáo và Kitô Giáo, dù ít được thừa nhận như thế. Còn cần phải làm nhiều hơn nữa để đổi mới vốn liếng xã hội này và tôi xin dấn kết Giáo Hội tại Sydney vào trách vụ này.
Tổng Giáo Phận này sẽ có hình dáng ra sao khi, nếu Chúa Muốn, tôi sẽ về hưu vào năm 2035? Tôi hy vọng sẽ có một Giáo Hội trong đó Tin Mừng được rao giảng cách hân hoan, đức khôn ngoan của truyền thống ta được đào xới cách trung thành, các bí tích được cử hành cách xứng đáng và với thái độ chào đón, còn các chủng viện, các tu viện và các nhóm tuổi trẻ sinh động với sinh khí mới; một Giáo Hội trong đó các giáo xứ, các ban tuyên úy và các định chế giáo dục là những trung tâm chân thực của tân phúc âm hóa, các giáo dân của ta hiểu biết về thần học và được huấn luyện kỹ về linh đạo, các chương trình vươn tay của ta ra với người túng thiếu được hữu hiệu và lớn mạnh, và trên hết, Thiên Chúa được tôn vinh. Điều này phần lớn tùy thuộc ba nhân tố sau đây: các giáo sĩ và tu sĩ của ta; các gia đình của ta; và người trẻ của ta. Tôi xin kết thúc bằng mấy lời vắn tắt với từng nhân tố này.
Bất chấp các tiết lộ nản lòng trong quá khứ và các đòi hỏi quá mức vào lúc này, chúng ta vẫn được sự phục vụ của rất nhiều linh mục quảng đại, các tu sĩ thánh thiện và các chủng sinh can đảm và tối nay, tôi xin chào mừng những vị đó của Tổng Giáo Phận với một niềm lạc quan và qúy mến to lớn. Quả là một đặc ân được tham gia với qúy vị trong việc phục vụ vườn nho của Chúa. Tôi hy vọng rằng nhiều thợ làm vườn nho mới sẽ cùng chúng ta tiến tới. Tối nay, tôi hứa sẽ cầu nguyện với qúy vị và cho qúy vị, sẽ lắng nghe và học hỏi từ qúy vị, sẽ hướng dẫn và hỗ trợ qúy vị như một người cha với hết sức tôi, và sẽ làm việc với qúy vị như một người anh em trong sứ vụ chung.
Tối nay, tôi cũng đoan hứa sẽ hiến thân hỗ trợ hôn nhân và gia đình vào một thời điểm định chế này bị hiểu lầm rất nhiều và chịu nhiều sức ép. Tôi là TGM Sydney đầu tiên may mắn được cả cha lẫn mẹ hiện diện trong lễ khởi đầu sứ vụ của mình và tôi cám ơn Thiên Chúa vì tình yêu và sự hỗ trợ của Colin (cha ngài) và Gloria (mẹ ngài) suốt 50 năm qua. Chính trong Giáo Hội tiểu gia của các ngài lần đầu tiên tôi đã được nghe Tin Mừng sự sống và yêu thương. Với trọn cõi lòng, tôi xin cám ơn các ngài, các em của tôi và toàn bộ gia đình cùng bằng hữu, đã thương yêu tôi xiết bao và sẵn sàng chia sẻ với tôi lúc này cùng với gia đình mới gồm khoảng 600,000 người Công Giáo của Tổng Giáo Phận.
Tôi cũng xin chào kính các tín hữu giáo dân, trong đó có các cộng sự viên của tôi tại các giáo xứ, trường học, đại học và các cơ quan. Thánh Gioan Phaolô II kêu gọi anh chị em làm tiên tri của sự thật, tác nhân của tân phúc âm hóa cho thiên niên kỷ mới. Đức GH Bênêđíctô XVI mời gọi anh chị em làm đối tượng của cái đẹp, giống như các viên đá qúy biết khúc xạ vinh quang Thiên Chúa và lôi kéo mọi con mắt hướng về Người. Và nay, Đức GH Phanxicô mời gọi anh chị em làm mẫu mực của sự thiện, “các môn đệ truyền giáo” như Đức Maria luôn vươn tay ra với người chị em họ của mình và với thế giới đau khổ, chỉ cho mọi người thấy “lòng xót thương từng được hứa với tổ tiên chúng ta”. Với người mang tên ngài, Thánh Mary MacKillop, anh chị em hãy biến việc thông truyền đức tin và lòng thương xót ấy cho người trẻ thành việc mình quan tâm đặc biệt.
Và với mọi người trẻ của Sydney, tôi đặc biệt âu yếm thưa rằng: các bạn hãy mở trái tim mình ra đón nhận cuộc phiêu lưu của Tin Mừng. Tối nay, trong chỉ dụ bổ nhiệm tôi, các bạn nghe Đức Thánh Cha nhắc tới các bạn như spes Ecclesiae, "niềm hy vọng của Giáo Hội”. Tôi tùy thuộc các bạn, xin các bạn cho tôi mượn mọi năng lực và lý tưởng của các bạn. Các bạn đừng bao giờ mua các dối trá cho rằng không có gì là sự thật cả, tất cả đều tương đối, lý tưởng của các bạn chỉ là ảo tưởng, các việc làm tốt của các bạn chỉ vô ích. Các bạn trẻ thân mến, với Thiên Chúa ở bên cạnh, ai có thể chống lại các bạn được?
Việc cử hành tối nay đem chúng ta trở lại với thời của cha Therry và của Đức Cha Polding, qua bao thế hệ liên tiếp, tới Giáo Hội trẻ rung vẫn còn đang xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ ba này. Lúc nhận nhiệm vụ mới này, tôi xin tất cả qúy vị cùng suy niệm về ơn gọi đích danh xây dựng Giáo Hội và cộng đồng. Xin qúy vị cùng tôi thưa lời Xin Vâng của Đức Maria, vô điều kiện, với Thiên Chúa. Với Thánh Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu, linh hồn ta hãy tán dương Chúa và thần trí ta hãy vui mừng trong Thiên Chúa Đấng cứu độ ta. Vì Đấng Toàn năng đã làm cho ta những điều kỳ diệu: danh Người thật chí thánh chí tôn!
Cứ nhìn vào các nhân vật và số người tham dự lễ nhậm chức cũng đủ thấy Sydney quả đã dành một cảm tình nồng hậu đối với vị TGM thứ chín của họ. Ngoài 2,000 ngồi chật ních trong nhà thờ, còn rất nhiều người phải đứng tại tần g hầm theo dõi màn ảnh truyền hình. Cùng tham dự với họ có đại diện của TT Tony Abbot, đại diện trưởng khối đối lập, cựu TT John Howard, Thống Đốc NSW David Hurley, Thủ Hiến NSW Mike Baird, Thị Trưởng Sydney Clover Moore và nhiều nhà lãnh đạo các tôn giáo bạn. Về phía Giáo Quyền, dĩ nhiên có Đức TGM Denis Hart, Chủ Tịch HĐGM Úc, Đức TGM Paul Gallagher, đai diện Tòa Thánh tại Úc và vừa được Đức Phanxicô cử làm ngoại trưởng Tòa Thánh, thay thế Đức TGM Mamberti thuyên chuyển Tòa Án Tối Cao, một chức vụ trước đây do Đức HY Burke của Hoa Kỳ nắm giữ từ năm 2008. Đáng lưu ý hơn hết là sự vắng mặt của vị tiền nhiệm, Đức HY George Pell.
Đức Tân TGM đã được ca đoàn của Các Trường Nghệ Thuật Biểu Diễn Công Giáo đón chào tại cửa phía nam Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary. Sau khi tiếp nhận tượng chịu nạn và nước thánh, ngài được tháp tùng vào Thánh Đường giữa lúc ca đoàn xướng các ca khúc bằng tiếng La Tinh. Trong số các ca khúc trong thanh lễ, người ta thấy Summae Trinitati của nhà soạn nhạc Ái Nhĩ Lan James MacMillan, Te Deum của Tomas Luis de Victoria và hợp xướng Missa Te Deum Laudamus của Palestrina. Ngoài ra còn ca khúc In Faith and Hope and Love của hai soạn giả Úc Richard Connolly và James Phillip MacAuley.
Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Tân TGM đoan hứa sẽ lấy lại niềm tin cho Giáo Hội tiếp theo cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục do một số giáo sĩ gây ra.
Yvonne Molloy, 64 tuổi, cho Sky News hay bà cảm thấy tích cực đối với vị tân TGM và tin rằng ngài sẽ “khác” với vị tiền nhiệm. Bà cho hay: “Một số khía cạnh về hành chánh, trong vụ lạm dụng tình dục trẻ em, đã không được xử lý như ông đã từng hy vọng. Tôi nghĩ nhiều người có lẽ vẫn cho rằng ngài (Fisher) là kẻ được (Đức HY) Pell che chở, nhưng tôi hy vọng ngài sẽ là ngài’.
Daisy Dumas, của tờ Sydney Morning Herald, thì gọi đây là một thế hệ mới trong một nghi lễ có tính cổ truyền: vị tân TGM cởi bỏ bộ áo giám mục “giống như của ca đoàn” để mặc bộ phẩm phục “Thánh Mẫu” làm bằng lụa phụng vụ Âu Châu do một gia đình địa phương tặng. Ngài đeo nhẫn và thánh giá ngực mới và mang chiếc gậy tổng giám mục vốn thuộc vị TGM đầu tiên của Sydney là John Bede Polding trong các năm 1842-1877.
Nhân dịp này, tờ The Australian cho rằng Tân TGM Anthony Fisher sẽ đối phó với các thử nghiệm của thời đại. Nhưng để đối phó với các thách đố này, ngài chọn Lễ Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu, vốn là bổn mạng Nước Úc, làm lễ nhậm chức.
Ngài cho biết tước hiệu Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu đánh dấu “việc cầu bầu và đôi khi kình chống nhau của ba ý tưởng lớn từng lên khuôn linh hồn con người thời đại ta, đó là Kitô Giáo, Hồi Giáo và thuyết duy tục”.
Ngài nói thêm “những khuynh hướng quá khích của từng dòng tư tưởng trên có lúc đe dọa sự an toàn của người khác; có lúc sống chung hòa bình và hợp tác với nhau trong một số phương cách nào đó. Là một giám mục Công Giáo, tôi tuyên xưng niềm tin vào con người Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng của Người là kẻ thừa tự của phần lớn Do Thái Giáo và đã trở thành nền tảng cho nền văn minh mới mẻ Tây Phương và là một cố gắng truyền giáo vĩ đại nhằm đem đức tin và thờ phượng, giáo dục và chăm sóc y tế, phúc lợi và chăm sóc mục vụ, đến tận cùng thế giới”.
Ngài nói rằng trong thế kỷ 16, “giữa các căng thẳng trầm trọng giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo (dưới hình thức Liên Minh Thánh và Đế Quốc Ottoman), Đức Thánh GH Piô V đã kêu gọi Âu Châu lần chuỗi mân côi cho hòa bình và an ninh”. Đức Piô V, vị GH từng tổ chức một liên minh các lực lượng Kitô Giáo để đẩy lui những người Hồi Giáo quá khích tại Vịnh Lepanto vào năm 1571, cũng giống Đức TGM Fisher, đều thuộc Dòng Đa Minh, dòng của Kinh Mân Côi. Từ đấy, người Công Giáo vẫn cho rằng chiến thắng Lepanto là chiến thắng của Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu.
Nhưng người con của Thánh Đa Minh ngày nay có khác. Đức TGM Fisher nói rằng ngài chìa “bàn tay thân hữu và hợp tác ra cho người của các tín ngưỡng khác và cả người vô tín ngưỡng nữa”. Hồi còn là GM Parramatta, ngài làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo.
Trong bài giảng lễ, ngài cũng cho thấy ngài sẽ là một nhà lãnh đạo thẳng thắn, cương quyết đối với các sai sót của Giáo Hội: “trách nhiệm của vị mục tử, trong bất cứ thời đại nào, cũng vốn là một trách nhiệm nặng nề, nhưng trong thời đại ta, nó lại càng nặng nề hơn bởi việc làm đáng xấu hổ của một số giáo sĩ và bởi các thiếu sót trầm trọng của một số nhà lãnh đạo không chịu can thiệp”.
Ngài tâm sự rằng nghe truyện kể của các nạn nhân quả là đau lòng, họ bị bỏ rơi xiết bao và đến giờ này, vẫn còn đau đớn vô kể. “Với những người sống thoát cơn lạm dụng và tất cả những ai chịu ảnh hưởng, tôi xin thưa: Giáo Hội, và riêng tôi, hối hận sâu xa về những gì đã xẩy ra. Mọi người trẻ tuổi cần được qúy yêu và bảo vệ.
“Giáo Hội có thể làm tốt hơn nữa và tôi cam kết sẽ dẫn đầu trong lãnh vực này. Tôi cầu xin để Giáo Hội, sau thời kỳ bị tra vấn công khai như thế này, sẽ trở nên khiêm tốn hơn, biết cảm thương hơn và thực sự tái sinh về thiêng liêng. Chỉ lúc ấy, ta mới lấy lại tính đáng tin và sự tín thác nơi nhiều con mắt.
“Với những ai tách biệt khỏi Giáo Hội trong những năm gần đây vì các thất bại của chúng tôi hay vì một lý do nào khác, tôi xin thưa: hãy trở về nhà, hãy cho chúng tôi một cơ hội nữa và giúp chúng tôi trở thành một Giáo Hội tốt hơn. Chúng tôi cần cái nhìn thông sáng, niềm phấn khích và lời cầu nguyện của các bạn”.
Nguyên văn bài giảng lễ
Khi Cha John Joseph Therry đặt tên cho ngôi nhà nguyện Công Giáo đầu tiên của khu thuộc địa New South Wales là “Thánh Maria, Phù Hộ Các Giáo Hữu”, ngài đã chọn một tước hiệu để chỉ sự cầu bầu và đôi khi sự kình chống giữa ba ý tưởng vốn lên khuôn linh hồn con người ở thời đại ta: Kitô Giáo, Hồi Giáo và thuyết duy tục.
Trong thế kỷ 16, giữa các căng thẳng nghiêm trọng giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo (dưới hình thức Liên Minh Thánh và Đế Quốc Ottoman), Thánh Giáo Hoàng Piô V kêu gọi Âu Châu lần chuỗi mân côi cầu cho hòa bình và an ninh. Trong thế kỷ 19, khi thuyết duy tục (dưới hình thức Cách Mạng Pháp và Napoléon) cũng tìm cách bót nghẹt Giáo Hội, Đức GH Piô VII cũng đã kêu gọi như thế. Hai thế kỷ trước đây, vào cùng năm nay, ngài đã được giải thoát và Giáo Hội lại sống sót một lần nữa. Một năm sau, ngài đưa lễ kính “Phù Hộ Các Giáo Hữu” vào lịch phụng vụ và thêm một tước hiệu nữa vào chuỗi dài các tước hiệu từng khởi đầu với Tin Mừng tối nay khi Êlisabét gọi Đức Mẹ là “Mẹ của Chúa tôi” và “Diễm Phúc Hơn Mọi Người Nữ” (Lc 1:39-56).
Ta cần phải nói nhiều hơn về ba người anh em họ này: Kitô Giáo, Hồi Giáo và thuyết duy tục, những giống nhau, khác nhau và căng thẳng trong gia đình của họ. Những khuynh hướng quá khích trong từng dòng này có lúc đe doạ sự an toàn của người khác; có lúc sống chung hòa bình và hợp tác cách nào đó.
Là một giám mục Công Giáo, tôi tuyên xưng đức tin vào con người Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng của Người là người nối dõi của phần lớn Do Thái Giáo và trở thành nền tảng của nền văn minh mới Tây Phương và một cố gắng truyền giáo vĩ đại nhằm đem đức tin và thờ phượng, giáo dục và chăm sóc y tế, phúc lợi và chăm sóc mục vụ, đến tận cùng thế giới, thậm chí xa xôi như nước Úc thuộc địa. Nhưng như ta nghe trong bài đọc thứ nhất tối nay, Người Đàn Bà của Khải Huyền tức Israel, Giáo Hội, Mẹ Đồng Trinh, không luôn có Tin Mừng ấy cách dễ dàng, dù đã hạ sinh Hoàng Tử Hòa Bình (Kh 11:19; 12:1-6,10).
Giáo Hội non trẻ Úc đại lợi vốn có lý do đặc biệt để tôn kính Đức Maria: trong những năm tháng các linh mục và thánh lễ Công Giáo bị ngăn cấm, hàng ngũ giáo dân đã duy trì để đức tin sống động bằng cách công khai đọc kinh mân côi. Ngôi nhà thờ Công Giáo đầu tiên, sau này trở thành nhà thờ chính tòa khi Đức GM John Bede Polding tới đây năm 1835, đã được xây dựng bằng những đồng xu của người Công Giáo Ái Nhĩ Lan và Anh nghèo khổ nhưng cũng đã được sự trợ giúp của vị thống đốc sáng suốt lúc ấy là ông Macquarie, và một số người Thệ Phản giầu có. Đó là điển hình của lòng tôn trọng tự do tôn giáo, và hợp tác giữa Giáo Hội và nhà nước, và sự hoà hợp của các tín hữu.
Tôi tin rằng đó chính là một trong các sức mạnh vĩ đại nhất của Đất Nước ta và sự hiện diện tối nay của nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo khác nhau đã chứng minh cho điều đó. Ta phải không ngừng cảnh giác để bảo vệ các khía cạnh này trong đời sống quốc gia của ta. Đối với người thuộc các tín ngưỡng khác hay không có tín ngưỡng nào cả, tôi chìa bàn tay thân hữu và hợp tác ra, và với những người đang đau khổ tại quê nhà và ở ngoại quốc vì đức tin của họ, tôi cam kết sẽ làm việc cho hoà bình và hoà hợp.
II
Các vị giám mục đầu tiên của Sydney thuộc dòng Bênêđíctô; tôi thuộc dòng Đa Minh. Dòng của tôi được thành lập cách nay 8 thế kỷ “để rao giảng và cứu rỗi các linh hồn”. Những tu sĩ đầu tiên đúng ra khá dè dặt đối với việc các tu sĩ nhà mình trở thành giám mục. Khi nhà thần học kiêm khoa học gia, Thánh Alberto Cả, được bổ nhiệm làm giám mục ở Regensburg, Cha Bề Trên Cả của Dòng là Humbert Người Rôma, viết thế này:
“Tôi muốn cha chết đi hơn là làm giám mục… Tại sao hủy hoại danh tiếng của cha và danh tiếng của Dòng bằng việc để mình bị lấy khỏi sự nghèo khó và việc rao giảng? Bất kể cha thấy anh em mình bối rối thế nào, cha đừng bao giờ tưởng tượng rằng sự việc sẽ tốt hơn khi cha có hàng giáo sĩ triều và quyền lực để đương đầu với… Tốt hơn nên nằm vào quan tài còn hơn ngồi vào ghế giám mục!”.
Thánh Phaolô, trong thư ta đọc hôm nay, dự ứng trước và đã trả lời cha Humbert, bằng cách nhắc nhở ta rằng Chúa Kitô ban ơn cho người này làm tông đồ hay người rao giảng Tin Mừng, cho người khác làm mục tử và thầy dạy, người khác nữa, như chính ngài, làm tất cả những việc ấy, nhưng tất cả “đều nói sự thật trong yêu thương” và do đó, đều xây dựng Giáo Hội cả (Eph 4:1-16).
Trách nhiệm của vị mục tử là một trách nhiệm nặng nề, bất cứ ở thời nào, nhưng ở thời ta, nó càng nặng nề hơn nữa bởi việc làm đáng xấu hổ của một số giáo sĩ và sự thất bại nghiêm trọng của một số nhà lãnh đạo khi đáp ứng. Bản thân tôi, như một giám mục, tôi cũng đau nhói khi nghe các người sống sót kể cho nghe truyện của họ, nghe họ nói họ cảm thấy bị bỏ rơi ra sao và tiếp tục đau khổ như thế nào.
Với các người thoát cơn lạm dụng và mọi người chịu ảnh hưởng, tôi xin thưa: Giáo Hội, cá nhân tôi, hối hận sâu xa về những gì đã xẩy ra. Mọi người trẻ cần được qúy trọng và bào vệ. Giáo Hội có thể làm tốt hơn nữa và tôi cam kết sẽ dẫn đầu trong lãnh vực này. Tôi cầu xin cho Giáo Hội, sau thời kỳ bị công khai tra vấn như thế này, sẽ trở nên khiêm nhường hơn, cảm thương hơn và tái sinh về phương diện thiêng liêng. Chỉ lúc đó, ta mới lấy lại được sự đáng tin và sự tín thác dưới mắt nhiều người. Với những ai đã tách biệt khỏi Giáo Hội trong những năm gần đây vì các thất bại của chúng tôi hay vì lý do nào khác, tôi xin thưa: các bạn hãy trở về nhà, hãy cho chúng tôi một cơ hội nữa, và giúp chúng tôi trở nên một Giáo Hội tốt hơn. Chúng tôi cần các tầm nhìn thông sáng, niềm phấn khởi và lời cầu nguyện của các bạn.
III
Khi Đức Maria mới mang thai chào kính người chị em họ của mình, Tin Mừng thuật lại rằng con trẻ nhẩy mừng trong lòng Bà Êlisabét. Các thi sĩ đã mô tả bào thai Gioan Baotixita nhào lộn hân hoan khi thấy Đấng Cứu Thế tới; các nhà vẽ tranh mô tả ngài nhẩy mừng trong thế qùy gối; cách nào thì cũng không dễ chịu gì cho mẹ ngài cả! Nhưng khung cảnh ấy nắm bắt được nỗi phấn khích mà tất cả chúng ta đều cảm thấy khi gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Người con trai chưa sinh này đã hé thấy ơn gọi của cậu làm ngón tay chỉ tới Chúa Kitô.
Với tôi, tôi cần nhiều thì giờ hơn thế mới nắm bắt được! Là đứa nhỏ tại các giáo xứ Lakemba và Lane Cove thời Đức HY Gilroy, lớp chúng tôi được đọc cuốn Người Chính Nhân Kitô Hữu (The Christian Gentleman) của Sư Huynh Davy với lời tựa của Đức Hồng Y. Lời khuyên của cuốn sách về phép xã giao với các thống đốc, thủ hiến và khâm sứ xem ra chẳng liên hệ gì, tôi biết rất ít! Đến tuổi thiếu niên tại Riverview và Đại Học Sydney, Đức HY Freeman là tổng giám mục và ngài rửa chân cho tôi vào một tối Thứ Năm Tuần Thánh; tôi chưa bao giờ mơ ước có ngày lại đi rửa chân ở tại đây, nên nhớ tôi phải “phục vụ chứ không được người ta phục vụ” (Ga 13:1-17; Mt 20:25-28).
Là một giáo sĩ trẻ tại Sydney và Melbourne thời Đức HY Clancy, tôi chưa bao giờ ước đoán một ngày kia mình sẽ đứng lên vai những con người vĩ đại này, ngược lên tới Polding. Tôi biết ơn kính chào người cha mới qua đời của chúng ta,Ted Clancy. Tôi cũng biết ơn Đức HY George Pell, người mà tôi làm phụ tá trong 7 năm và là người trước khi được bổ nhiệm qua Rôma đã thực hiện được nhiều việc trong giáo dục, các ban tuyên úy và các chủng viện, các trung tâm huấn luyện, tĩnh tâm và hành hương, và trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, biến cố mà tôi hân hạnh được liên kết với.
Được trở lại con đường mới mẻ này quả là vui sướng xiết bao! Tôi đã sống hay làm việc tại vùng Tây Nam Sydney và vùng hạ Bắc Sydney, thượng Bắc Sydney, nội thành và vùng phía Đông, và mới đây vùng phía Tây của hành phố vĩ đại này. Tôi yêu người dân của nó. Đức GH Phanxicô nói rằng các mục tử phải có mùi chiên. Đây không phải lời bình luận về việc vệ sinh của giáo sĩ: nó là lời nhấn mạnh đòi ta phải từ giáo dân mà ra và vì giáo dân mà hành dộng. Bởi thế, xin qúy vị cầu nguyện để tôi mãi mãi là người chăn chiên Sydney như lòng Chúa Giêsu Kitô mong muốn.
IV
Tối nay, tôi nhìn trở lui nguồn cội của ngôi nhà thờ chính tòa này, của giáo phận này và của Giáo Hội toàn quốc này. Nhìn tới trước, chúng ta còn phải xây dựng thêm nhiều nữa. Trên hết, chúng ta có Chúa Giêsu Kitô như viên đá nền và rất nhiều công trình được Chúa Thánh Thần linh hứng suốt hai thế kỷ qua.
Giáo Hội tại Úc hiện có khoảng 10,000 giường bệnh viện, 20,000 nơi chăm sóc người già, 700,000 ghế trường học, và đang trợ giúp không biết bao nhiêu người qua các giáo xứ, CatholicCare và hội St. Vincent de Paul. Năm triệu rưỡi người Công Giáo, trong 1,300 giáo xứ, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội, đang đóng góp muôn hình vạn trạng cho quốc gia chúng ta. Các nền dân chủ hoà bình, các nền kinh tế giầu có và các xã hội gắn bó không phải bỗng nhiên mà có: chúng tùy thuộc cả một phức thể gồm nhiều lý tưởng, thực hành và định chế và tại xứ sở này tất cả những điều vừa kể phần lớn đều là gia bảo của Do Thái Giáo và Kitô Giáo, dù ít được thừa nhận như thế. Còn cần phải làm nhiều hơn nữa để đổi mới vốn liếng xã hội này và tôi xin dấn kết Giáo Hội tại Sydney vào trách vụ này.
Tổng Giáo Phận này sẽ có hình dáng ra sao khi, nếu Chúa Muốn, tôi sẽ về hưu vào năm 2035? Tôi hy vọng sẽ có một Giáo Hội trong đó Tin Mừng được rao giảng cách hân hoan, đức khôn ngoan của truyền thống ta được đào xới cách trung thành, các bí tích được cử hành cách xứng đáng và với thái độ chào đón, còn các chủng viện, các tu viện và các nhóm tuổi trẻ sinh động với sinh khí mới; một Giáo Hội trong đó các giáo xứ, các ban tuyên úy và các định chế giáo dục là những trung tâm chân thực của tân phúc âm hóa, các giáo dân của ta hiểu biết về thần học và được huấn luyện kỹ về linh đạo, các chương trình vươn tay của ta ra với người túng thiếu được hữu hiệu và lớn mạnh, và trên hết, Thiên Chúa được tôn vinh. Điều này phần lớn tùy thuộc ba nhân tố sau đây: các giáo sĩ và tu sĩ của ta; các gia đình của ta; và người trẻ của ta. Tôi xin kết thúc bằng mấy lời vắn tắt với từng nhân tố này.
Bất chấp các tiết lộ nản lòng trong quá khứ và các đòi hỏi quá mức vào lúc này, chúng ta vẫn được sự phục vụ của rất nhiều linh mục quảng đại, các tu sĩ thánh thiện và các chủng sinh can đảm và tối nay, tôi xin chào mừng những vị đó của Tổng Giáo Phận với một niềm lạc quan và qúy mến to lớn. Quả là một đặc ân được tham gia với qúy vị trong việc phục vụ vườn nho của Chúa. Tôi hy vọng rằng nhiều thợ làm vườn nho mới sẽ cùng chúng ta tiến tới. Tối nay, tôi hứa sẽ cầu nguyện với qúy vị và cho qúy vị, sẽ lắng nghe và học hỏi từ qúy vị, sẽ hướng dẫn và hỗ trợ qúy vị như một người cha với hết sức tôi, và sẽ làm việc với qúy vị như một người anh em trong sứ vụ chung.
Tối nay, tôi cũng đoan hứa sẽ hiến thân hỗ trợ hôn nhân và gia đình vào một thời điểm định chế này bị hiểu lầm rất nhiều và chịu nhiều sức ép. Tôi là TGM Sydney đầu tiên may mắn được cả cha lẫn mẹ hiện diện trong lễ khởi đầu sứ vụ của mình và tôi cám ơn Thiên Chúa vì tình yêu và sự hỗ trợ của Colin (cha ngài) và Gloria (mẹ ngài) suốt 50 năm qua. Chính trong Giáo Hội tiểu gia của các ngài lần đầu tiên tôi đã được nghe Tin Mừng sự sống và yêu thương. Với trọn cõi lòng, tôi xin cám ơn các ngài, các em của tôi và toàn bộ gia đình cùng bằng hữu, đã thương yêu tôi xiết bao và sẵn sàng chia sẻ với tôi lúc này cùng với gia đình mới gồm khoảng 600,000 người Công Giáo của Tổng Giáo Phận.
Tôi cũng xin chào kính các tín hữu giáo dân, trong đó có các cộng sự viên của tôi tại các giáo xứ, trường học, đại học và các cơ quan. Thánh Gioan Phaolô II kêu gọi anh chị em làm tiên tri của sự thật, tác nhân của tân phúc âm hóa cho thiên niên kỷ mới. Đức GH Bênêđíctô XVI mời gọi anh chị em làm đối tượng của cái đẹp, giống như các viên đá qúy biết khúc xạ vinh quang Thiên Chúa và lôi kéo mọi con mắt hướng về Người. Và nay, Đức GH Phanxicô mời gọi anh chị em làm mẫu mực của sự thiện, “các môn đệ truyền giáo” như Đức Maria luôn vươn tay ra với người chị em họ của mình và với thế giới đau khổ, chỉ cho mọi người thấy “lòng xót thương từng được hứa với tổ tiên chúng ta”. Với người mang tên ngài, Thánh Mary MacKillop, anh chị em hãy biến việc thông truyền đức tin và lòng thương xót ấy cho người trẻ thành việc mình quan tâm đặc biệt.
Và với mọi người trẻ của Sydney, tôi đặc biệt âu yếm thưa rằng: các bạn hãy mở trái tim mình ra đón nhận cuộc phiêu lưu của Tin Mừng. Tối nay, trong chỉ dụ bổ nhiệm tôi, các bạn nghe Đức Thánh Cha nhắc tới các bạn như spes Ecclesiae, "niềm hy vọng của Giáo Hội”. Tôi tùy thuộc các bạn, xin các bạn cho tôi mượn mọi năng lực và lý tưởng của các bạn. Các bạn đừng bao giờ mua các dối trá cho rằng không có gì là sự thật cả, tất cả đều tương đối, lý tưởng của các bạn chỉ là ảo tưởng, các việc làm tốt của các bạn chỉ vô ích. Các bạn trẻ thân mến, với Thiên Chúa ở bên cạnh, ai có thể chống lại các bạn được?
Việc cử hành tối nay đem chúng ta trở lại với thời của cha Therry và của Đức Cha Polding, qua bao thế hệ liên tiếp, tới Giáo Hội trẻ rung vẫn còn đang xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ ba này. Lúc nhận nhiệm vụ mới này, tôi xin tất cả qúy vị cùng suy niệm về ơn gọi đích danh xây dựng Giáo Hội và cộng đồng. Xin qúy vị cùng tôi thưa lời Xin Vâng của Đức Maria, vô điều kiện, với Thiên Chúa. Với Thánh Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu, linh hồn ta hãy tán dương Chúa và thần trí ta hãy vui mừng trong Thiên Chúa Đấng cứu độ ta. Vì Đấng Toàn năng đã làm cho ta những điều kỳ diệu: danh Người thật chí thánh chí tôn!
Top Stories
Chine: « En Chine, on ne veut pas regarder en face la réalité de la pauvreté »
P. Yang /Eglises d'Asie
09:48 13/11/2014
Selon de récentes statistiques chinoises, la Chine comptait à la fin 2013 82,49 millions de personnes considérées comme pauvres (soit 6 % de la population du pays). La pauvreté en Chine est caractérisée par un revenu annuel inférieur à 2 300 yuans (300 euros) – ce qui correspond à peu près à 1 dollar par jour. La Banque mondiale fixe quant à elle le seuil de pauvreté à 1,25 dollar/jour et comptabilise donc un plus grand nombre de pauvres en Chine : 200 millions, selon son rapport annuel.
Quels que soient les chiffres et malgré l’élévation générale du niveau de vie, la pauvreté demeure donc une réalité en Chine populaire. L’Eglise catholique qui est en Chine ne la méconnait pas ; ses actions dans le domaine caritatif et social se développent de plus en plus, en dépit d’une politique gouvernementale qui n’encourage pas l’action des institutions religieuses dans ces domaines. Sur le terrain, les initiatives des fidèles ainsi que des paroisses sont nombreuses, bien que souvent encore peu organisées.
En avril dernier, à l’occasion d’une visite de la délégation du mouvement ATD - Quart Monde dans le monde chinois, une table ronde a été organisée au Tien Educational Center de Taipei, à Taiwan. Différentes personnalités y ont pris part, dont un prêtre du diocèse de Tianjin, en Chine continentale. Etudiant à l’université Fu Jen, ce prêtre, le P. Yang, a donné le témoignage ci-dessous. Sa traduction en français est du P. Louis Gendron, SJ.
La première fois que j’ai entendu parler du Quart-monde, ce fut lors d’une rencontre avec le mari de Shu-hsiu ; tous deux sont volontaires au sein du mouvement ATD - Quart Monde (1). En Chine, le gouvernement nous dit que nous appartenons au Tiers-Monde, nous sommes un pays en voie de développement économique. A dire vrai, nous ne sommes pas riches. Même si on parle de prospérité, il s’agit en fait d’un slogan. Dans ma famille, nous n’étions pas riches.
C’est grâce à Shu-hsiu que j’ai fait connaissance avec le Quart-monde. Pour moi, c’est nouveau ; le concept est nouveau, mais la réalité du Quart-monde, elle, existe depuis toujours. A l’occasion du séjour de trois mois que je suis en train de faire à l’Université Fu Jen [à Taipei], j’ai connu la famille de Shu-hsiu, ce qui m’a amené à connaître le Père Joseph [Wresinski], l’auteur du livre qui vient d’être traduit en chinois.
Dans les années 1990, Mère Teresa de Calcutta avait fait une demande pour participer au travail auprès des pauvres en Chine, mais les responsables du gouvernement chinois ne semblaient pas avoir découvert qu’il y avait de vrais pauvres en Chine. Ils répondirent à Mère Teresa : ‘Nous n’avons pas de pauvres’. Pourtant, jusqu’à ce jour, la Chine n’a jamais manqué de pauvres. Ce soi-disant ‘Il n’y a pas de pauvres en Chine’ indique simplement qu’on ne porte pas attention à la présence de la pauvreté, on ne veut pas regarder en face la réalité de la pauvreté qui est en Chine.
Il suffit d’une seule personne démunie et dont la dignité soit bafouée : si la société fait semblant de l’ignorer, cette société est certainement déformée et malade. En réalité, il y a en Chine beaucoup de personnes pauvres, démunies, qui voient leur dignité bafouée : certains sont assis aux bords des routes et des rues et essaient de vendre quelque chose, d’autres se voient spolier de leur propriété, des paysans se tuent à sauver leur coin de terre. Si on ne regarde pas simplement la pauvreté matérielle, mais aussi la pauvreté spirituelle et sociale, alors c’est une foule innombrable de pauvres que nous trouvons en Chine, se débattant avec peine aux franges de l’existence ; ils sont démunis, ils ne peuvent vivre dignement. Dans les villes de Chine, on peut observer les officiels chargés de la voirie battre et chasser les petits vendeurs de rue, dispersant à coups de pieds leurs produits ; ils matraquent publiquement de jeunes femmes qui protestent, leurs petits enfants sont effrayés, pleurent et crient. Quand ces mamans sont poussées dans les voitures de police, elles se penchent vers leur enfant en disant : ‘Ne pleure pas, maman ne peut pas t’embrasser !’ Les passants sont témoins de tout cela, beaucoup ne restent pas froids. Qui ne voudrait pas changer cet état de choses ? Les Chinois ont bon cœur mais ils sont sans moyens, tous sont pauvres !
Il m’arrive souvent de penser que l’Eglise catholique devrait, tout comme Jésus Christ, se faire médecin et conseillère de cette société malade, enlever les abcès, guérir les maladies, défendre la justice, ouvrir à la bonté. En d’autres termes, l’Eglise a une responsabilité envers les pauvres, afin qu’ils obtiennent la place et les droits qui leur reviennent. Dans la vision du Père Joseph, les pauvres sont le visage de l’Eglise et sont la raison même de l’existence de l’Eglise. L’Eglise doit aider la société à découvrir les pauvres, à les comprendre et à valoriser leur dignité et leur importance. Dans la société chinoise, si l’Eglise ne donne pas d’importance à ce rôle prophétique, son identité d’Eglise continuera à être floue et à manquer de clarté.
J’ai appris de Shu-hsiu que la tâche des volontaires du Quart-monde est de découvrir les pauvres dans leur milieu de vie, de vivre avec eux, de faire face avec eux à la pauvreté afin de s’y opposer et la vaincre. Les volontaires d’ATD - Quart Monde son effectivement un pont entre les pauvres et le monde. Les volontaires aident les pauvres à se tenir debout dans ce monde qui leur appartient. En même temps, les volontaires aident le monde à comprendre le sens et la valeur des pauvres dans la société. Dans le contexte évangélique concret, ce travail des volontaires met vraiment en relief la mission divine de l’Eglise. Sur ce point, l’enseignement du Père Joseph et le mouvement d’ATD - Quart Monde aident l’Eglise à mettre en œuvre sa mission divine. Oui, l’Eglise doit se tenir avec les pauvres, l’Eglise est l’Eglise des pauvres. L’Eglise est leur porte-parole dans le monde. Jésus nous annonce que les pauvres sont bienheureux parce que le royaume des cieux leur appartient. L’Eglise ne doit pas seulement prêcher la Parole sans relâche aux pauvres qui l’entourent, elle doit aussi répéter sans relâche le même message à la société qui ne connaît pas les pauvres.
Comme je l’ai mentionné plus haut, la pauvreté se définit traditionnellement par un manque au niveau matériel ; on a toujours compris la pauvreté matérielle comme un manque, et comme un manque inacceptable. Les gens font tout ce qu’ils peuvent pour quitter la pauvreté, et rechercher la richesse apparaît comme une motivation majeure dans la vie. Il n’y a rien de mal quand on sait bien user des biens matériels. Cependant, il arrive souvent que la richesse bloque l’accès à la vie spirituelle. Les maîtres spirituels nous avertissent : un certain manque au niveau matériel aide à nous ouvrir aux réalités spirituelles.
Ainsi, le mouvement d’ATD - Quart Monde ne s’arrête pas à une simple résolution du manque de ressources matérielles. Quand on a répondu au Christ qui nous dit : ‘Vous m’avez donné à manger, vous m’avez donné à boire, vous m’avez vêtu’, il ne s’agit pas seulement d’avoir satisfait des besoins matériels, mais d’être entré jusque dans le cœur, dans l’âme des pauvres. Il y a plus qu’une satisfaction des besoins corporels et matériels. Sur quoi doit reposer le véritable sens de la sécurité ? Ce que le Père Joseph et le mouvement d’ATD - Quart Monde recherchent, c’est un sens de la sécurité en profondeur : « Il ne s’agit pas d’indiquer tel ou tel changement de détail, plus important que d’autres et qui demanderait un effort plus difficile. Ce qui fait peur, c’est de ne plus saucissonner les hommes en les découpant en problèmes. Le changement demandé est d’assurer pleinement la dignité des pauvres, de prendre leur pensée comme repère de toute action. Cette révolution-là dans la pensée et dans le regard sur l’homme, cette société s’identifiant tout entière à la demande des plus pauvres dérangent tout le monde. »
Quand il fait face à ceux qui doutent ou lui font des reproches, le Père Joseph, tout comme Mère Teresa, sait très bien les raisons réelles de ses efforts : « A chaque tournant de la route, la question : ‘Qu’avez-vous fait de moi ?’, cela détruit toutes les sécurités intellectuelles et matérielles. Il faudrait bâtir sur des sécurités d’une autre nature. »
Le Père Joseph explique : « C’est cela le renversement des priorités dont parle le mouvement. » Car il s’agit ici d’une révision du concept traditionnel des œuvres caritatives. Il s’agit d’une compréhension plus profonde du vrai sens de la pauvreté dans l’histoire, et cela explique pourquoi on perd une sécurité. Le mouvement d’ATD - Quart Monde veut induire une grande révolution en profondeur, qui veut mettre le feu jusqu’aux extrémités de la terre et rencontrer Jésus le Christ.
A ce propos, le Père Joseph a dit : « A tous les temps de l’Eglise et pour elle, ce temps n’est pas vraiment révolu. Elle proclame toujours que les plus pauvres sont la chair de sa chair, sa réalité profonde. Que l’Eglise vive cela sans faiblesse n’est pas évident. Mais j’en suis ni angoissé, ni révolté. L’Eglise est les plus pauvres. Elle l’est par essence. Aussi, tôt ou tard, de façon plus ou moins concrète et durable, plus ou moins furtive ou publique, les plus pauvres sont reconnus par elle et accueillis en premier. (…) L’Eglise est condamnée, si j’ose dire, à travers son histoire, à se rappeler, à reprendre conscience de cette réalité qu’elle est pauvreté, mépris, exclusion ; qu’elle est la mal-aimée, la rejetée du monde. En cela, elle est obligée de rejoindre la population la plus dépréciée, la plus exclue de tous. »(eda/ra)
(1) Thérèse Shwushiow (Shu-hsiu) Yang-Lamontagne et son mari sont volontaires au sein du movement ATD - Quart Monde.
(Source: par le P. Yang, diocèse de Tianjin, Eglises d'Asie, le 13 novembre 2014)
Quels que soient les chiffres et malgré l’élévation générale du niveau de vie, la pauvreté demeure donc une réalité en Chine populaire. L’Eglise catholique qui est en Chine ne la méconnait pas ; ses actions dans le domaine caritatif et social se développent de plus en plus, en dépit d’une politique gouvernementale qui n’encourage pas l’action des institutions religieuses dans ces domaines. Sur le terrain, les initiatives des fidèles ainsi que des paroisses sont nombreuses, bien que souvent encore peu organisées.
En avril dernier, à l’occasion d’une visite de la délégation du mouvement ATD - Quart Monde dans le monde chinois, une table ronde a été organisée au Tien Educational Center de Taipei, à Taiwan. Différentes personnalités y ont pris part, dont un prêtre du diocèse de Tianjin, en Chine continentale. Etudiant à l’université Fu Jen, ce prêtre, le P. Yang, a donné le témoignage ci-dessous. Sa traduction en français est du P. Louis Gendron, SJ.
La première fois que j’ai entendu parler du Quart-monde, ce fut lors d’une rencontre avec le mari de Shu-hsiu ; tous deux sont volontaires au sein du mouvement ATD - Quart Monde (1). En Chine, le gouvernement nous dit que nous appartenons au Tiers-Monde, nous sommes un pays en voie de développement économique. A dire vrai, nous ne sommes pas riches. Même si on parle de prospérité, il s’agit en fait d’un slogan. Dans ma famille, nous n’étions pas riches.
C’est grâce à Shu-hsiu que j’ai fait connaissance avec le Quart-monde. Pour moi, c’est nouveau ; le concept est nouveau, mais la réalité du Quart-monde, elle, existe depuis toujours. A l’occasion du séjour de trois mois que je suis en train de faire à l’Université Fu Jen [à Taipei], j’ai connu la famille de Shu-hsiu, ce qui m’a amené à connaître le Père Joseph [Wresinski], l’auteur du livre qui vient d’être traduit en chinois.
Dans les années 1990, Mère Teresa de Calcutta avait fait une demande pour participer au travail auprès des pauvres en Chine, mais les responsables du gouvernement chinois ne semblaient pas avoir découvert qu’il y avait de vrais pauvres en Chine. Ils répondirent à Mère Teresa : ‘Nous n’avons pas de pauvres’. Pourtant, jusqu’à ce jour, la Chine n’a jamais manqué de pauvres. Ce soi-disant ‘Il n’y a pas de pauvres en Chine’ indique simplement qu’on ne porte pas attention à la présence de la pauvreté, on ne veut pas regarder en face la réalité de la pauvreté qui est en Chine.
Il suffit d’une seule personne démunie et dont la dignité soit bafouée : si la société fait semblant de l’ignorer, cette société est certainement déformée et malade. En réalité, il y a en Chine beaucoup de personnes pauvres, démunies, qui voient leur dignité bafouée : certains sont assis aux bords des routes et des rues et essaient de vendre quelque chose, d’autres se voient spolier de leur propriété, des paysans se tuent à sauver leur coin de terre. Si on ne regarde pas simplement la pauvreté matérielle, mais aussi la pauvreté spirituelle et sociale, alors c’est une foule innombrable de pauvres que nous trouvons en Chine, se débattant avec peine aux franges de l’existence ; ils sont démunis, ils ne peuvent vivre dignement. Dans les villes de Chine, on peut observer les officiels chargés de la voirie battre et chasser les petits vendeurs de rue, dispersant à coups de pieds leurs produits ; ils matraquent publiquement de jeunes femmes qui protestent, leurs petits enfants sont effrayés, pleurent et crient. Quand ces mamans sont poussées dans les voitures de police, elles se penchent vers leur enfant en disant : ‘Ne pleure pas, maman ne peut pas t’embrasser !’ Les passants sont témoins de tout cela, beaucoup ne restent pas froids. Qui ne voudrait pas changer cet état de choses ? Les Chinois ont bon cœur mais ils sont sans moyens, tous sont pauvres !
Il m’arrive souvent de penser que l’Eglise catholique devrait, tout comme Jésus Christ, se faire médecin et conseillère de cette société malade, enlever les abcès, guérir les maladies, défendre la justice, ouvrir à la bonté. En d’autres termes, l’Eglise a une responsabilité envers les pauvres, afin qu’ils obtiennent la place et les droits qui leur reviennent. Dans la vision du Père Joseph, les pauvres sont le visage de l’Eglise et sont la raison même de l’existence de l’Eglise. L’Eglise doit aider la société à découvrir les pauvres, à les comprendre et à valoriser leur dignité et leur importance. Dans la société chinoise, si l’Eglise ne donne pas d’importance à ce rôle prophétique, son identité d’Eglise continuera à être floue et à manquer de clarté.
J’ai appris de Shu-hsiu que la tâche des volontaires du Quart-monde est de découvrir les pauvres dans leur milieu de vie, de vivre avec eux, de faire face avec eux à la pauvreté afin de s’y opposer et la vaincre. Les volontaires d’ATD - Quart Monde son effectivement un pont entre les pauvres et le monde. Les volontaires aident les pauvres à se tenir debout dans ce monde qui leur appartient. En même temps, les volontaires aident le monde à comprendre le sens et la valeur des pauvres dans la société. Dans le contexte évangélique concret, ce travail des volontaires met vraiment en relief la mission divine de l’Eglise. Sur ce point, l’enseignement du Père Joseph et le mouvement d’ATD - Quart Monde aident l’Eglise à mettre en œuvre sa mission divine. Oui, l’Eglise doit se tenir avec les pauvres, l’Eglise est l’Eglise des pauvres. L’Eglise est leur porte-parole dans le monde. Jésus nous annonce que les pauvres sont bienheureux parce que le royaume des cieux leur appartient. L’Eglise ne doit pas seulement prêcher la Parole sans relâche aux pauvres qui l’entourent, elle doit aussi répéter sans relâche le même message à la société qui ne connaît pas les pauvres.
Comme je l’ai mentionné plus haut, la pauvreté se définit traditionnellement par un manque au niveau matériel ; on a toujours compris la pauvreté matérielle comme un manque, et comme un manque inacceptable. Les gens font tout ce qu’ils peuvent pour quitter la pauvreté, et rechercher la richesse apparaît comme une motivation majeure dans la vie. Il n’y a rien de mal quand on sait bien user des biens matériels. Cependant, il arrive souvent que la richesse bloque l’accès à la vie spirituelle. Les maîtres spirituels nous avertissent : un certain manque au niveau matériel aide à nous ouvrir aux réalités spirituelles.
Ainsi, le mouvement d’ATD - Quart Monde ne s’arrête pas à une simple résolution du manque de ressources matérielles. Quand on a répondu au Christ qui nous dit : ‘Vous m’avez donné à manger, vous m’avez donné à boire, vous m’avez vêtu’, il ne s’agit pas seulement d’avoir satisfait des besoins matériels, mais d’être entré jusque dans le cœur, dans l’âme des pauvres. Il y a plus qu’une satisfaction des besoins corporels et matériels. Sur quoi doit reposer le véritable sens de la sécurité ? Ce que le Père Joseph et le mouvement d’ATD - Quart Monde recherchent, c’est un sens de la sécurité en profondeur : « Il ne s’agit pas d’indiquer tel ou tel changement de détail, plus important que d’autres et qui demanderait un effort plus difficile. Ce qui fait peur, c’est de ne plus saucissonner les hommes en les découpant en problèmes. Le changement demandé est d’assurer pleinement la dignité des pauvres, de prendre leur pensée comme repère de toute action. Cette révolution-là dans la pensée et dans le regard sur l’homme, cette société s’identifiant tout entière à la demande des plus pauvres dérangent tout le monde. »
Quand il fait face à ceux qui doutent ou lui font des reproches, le Père Joseph, tout comme Mère Teresa, sait très bien les raisons réelles de ses efforts : « A chaque tournant de la route, la question : ‘Qu’avez-vous fait de moi ?’, cela détruit toutes les sécurités intellectuelles et matérielles. Il faudrait bâtir sur des sécurités d’une autre nature. »
Le Père Joseph explique : « C’est cela le renversement des priorités dont parle le mouvement. » Car il s’agit ici d’une révision du concept traditionnel des œuvres caritatives. Il s’agit d’une compréhension plus profonde du vrai sens de la pauvreté dans l’histoire, et cela explique pourquoi on perd une sécurité. Le mouvement d’ATD - Quart Monde veut induire une grande révolution en profondeur, qui veut mettre le feu jusqu’aux extrémités de la terre et rencontrer Jésus le Christ.
A ce propos, le Père Joseph a dit : « A tous les temps de l’Eglise et pour elle, ce temps n’est pas vraiment révolu. Elle proclame toujours que les plus pauvres sont la chair de sa chair, sa réalité profonde. Que l’Eglise vive cela sans faiblesse n’est pas évident. Mais j’en suis ni angoissé, ni révolté. L’Eglise est les plus pauvres. Elle l’est par essence. Aussi, tôt ou tard, de façon plus ou moins concrète et durable, plus ou moins furtive ou publique, les plus pauvres sont reconnus par elle et accueillis en premier. (…) L’Eglise est condamnée, si j’ose dire, à travers son histoire, à se rappeler, à reprendre conscience de cette réalité qu’elle est pauvreté, mépris, exclusion ; qu’elle est la mal-aimée, la rejetée du monde. En cela, elle est obligée de rejoindre la population la plus dépréciée, la plus exclue de tous. »(eda/ra)
(1) Thérèse Shwushiow (Shu-hsiu) Yang-Lamontagne et son mari sont volontaires au sein du movement ATD - Quart Monde.
(Source: par le P. Yang, diocèse de Tianjin, Eglises d'Asie, le 13 novembre 2014)
Poll: Latin America Catholics steadily leave faith
Jenny Barchfield /AP
10:25 13/11/2014
RIO DE JANEIRO (AP) — Latin Americans born into Roman Catholic families have increasingly left the faith for Protestant churches, while many others have dropped organized religion altogether in a major shift in the region's religious identity, according to a survey released Thursday.
While 84 percent of Latin American adults report they were raised Catholic, only 69 percent currently identify as such, said the Pew Research Center in Washington. At the same time, Protestants have gained members. About one in 10 Latin Americans were raised Protestant, but nearly one in five now call themselves Protestant. About 4 percent of Latin Americans report they were raised with no religion, but 8 percent say they have no tie to any faith.
The survey, conducted between October 2013 and February 2014, outlines the challenge for Catholic leaders in a region that was once a stronghold for the faith. Latin America still has about 425 million Catholics, or 40 percent of adherents worldwide, according to the poll. But the exodus from the church continues.
The losses were part of the reason for the 2013 election of Pope Francis, the former archbishop of Buenos Aires, Argentina, who is the first Latin American pontiff. In most countries of the region, two-thirds or more respondents held positive views of Francis. But the authors of the Pew report said former Catholics are more skeptical of the pope than those still in the church, with only a majority of ex-Catholics in Argentina and Uruguay viewing him favorably.
According to Pew, the percentage of Catholic-born people flocking to Protestant churches has steadily grown in recent decades in nearly all 18 countries and Puerto Rico where the poll was conducted. "In most of the countries surveyed, at least a third of current Protestants were raised in the Catholic Church, and half or more say they were baptized as Catholics," the authors of the report said.
Former Catholics who have embraced Protestantism most frequently cited a desire for a personal connection with God for leaving their original faith. Others said they wanted a different style of worship or a church that helps its members more.
The most Catholic countries were Mexico, with 81 percent Catholics and 9 percent Protestants, and Paraguay, with 89 percent Catholics and 7 percent Protestants.
Uruguay emerged as Latin America's most secular country, with 37 percent of people saying they were atheist or agnostic or had no religious affiliation. Just 42 percent of people from Uruguay say they're Catholic.
The more than 30,000 face-to-face interviews were conducted in all of Latin America's Spanish-speaking countries except Cuba. The margin of error varies by country, ranging from plus or minus three percentage points to four points.
(Source: https://news.yahoo.com/poll-latin-america-catholics-steadily-leave-faith-050615912.html)
While 84 percent of Latin American adults report they were raised Catholic, only 69 percent currently identify as such, said the Pew Research Center in Washington. At the same time, Protestants have gained members. About one in 10 Latin Americans were raised Protestant, but nearly one in five now call themselves Protestant. About 4 percent of Latin Americans report they were raised with no religion, but 8 percent say they have no tie to any faith.
The survey, conducted between October 2013 and February 2014, outlines the challenge for Catholic leaders in a region that was once a stronghold for the faith. Latin America still has about 425 million Catholics, or 40 percent of adherents worldwide, according to the poll. But the exodus from the church continues.
The losses were part of the reason for the 2013 election of Pope Francis, the former archbishop of Buenos Aires, Argentina, who is the first Latin American pontiff. In most countries of the region, two-thirds or more respondents held positive views of Francis. But the authors of the Pew report said former Catholics are more skeptical of the pope than those still in the church, with only a majority of ex-Catholics in Argentina and Uruguay viewing him favorably.
According to Pew, the percentage of Catholic-born people flocking to Protestant churches has steadily grown in recent decades in nearly all 18 countries and Puerto Rico where the poll was conducted. "In most of the countries surveyed, at least a third of current Protestants were raised in the Catholic Church, and half or more say they were baptized as Catholics," the authors of the report said.
Former Catholics who have embraced Protestantism most frequently cited a desire for a personal connection with God for leaving their original faith. Others said they wanted a different style of worship or a church that helps its members more.
The most Catholic countries were Mexico, with 81 percent Catholics and 9 percent Protestants, and Paraguay, with 89 percent Catholics and 7 percent Protestants.
Uruguay emerged as Latin America's most secular country, with 37 percent of people saying they were atheist or agnostic or had no religious affiliation. Just 42 percent of people from Uruguay say they're Catholic.
The more than 30,000 face-to-face interviews were conducted in all of Latin America's Spanish-speaking countries except Cuba. The margin of error varies by country, ranging from plus or minus three percentage points to four points.
(Source: https://news.yahoo.com/poll-latin-america-catholics-steadily-leave-faith-050615912.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Long Hà tạ ơn 60 năm hình thành và phát triển
Hồng Hương
19:51 13/11/2014
Sáng ngày 11.11.2014, Nhà thờ Long Hà, hạt Bắc Tuy, Giáo phận Phan Thiết rực rỡ trong sắc cờ hân hoan đón mừng Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Gp. Phan Thiết và quan khách đến chung chia niềm vui mừng trong thánh lễ Tạ ơn 60 năm thành lập giáo xứ.
Hình ảnh
Linh mục quản xứ Giuse Phạm Xuân Mạo và bà con giáo dân Long Hà đón mừng quan khách với nụ cười rạng rỡ. Niềm vui còn nhân lên với nhiều sự kiện của giáo xứ: mừng ngôi Thánh đường mới được trùng tu, cung hiến bàn thờ, khánh thành đền thánh Antôn – Bổn mạng giáo xứ, 42 em thiếu nhi lãnh bí tích thêm sức và mừng 5 năm linh mục của cha quản xứ. Đêm trước thánh lễ, giáo xứ tổ chức buổi thánh ca diễn nguyện tạ ơn với sự góp mặt của giáo dân trong xứ, các ca sĩ Công Giáo Sài Gòn và hội dòng MTG Phan Thiết. Thánh lễ Tạ ơn diễn ra long trọng với đoàn đồng tế gồm các linh mục trong và ngoài giáo phận, đặc biệt là 3 cha cựu quản xứ: cha Phêrô Hiền, cha Giuse Dậu và cha Phêrô Xuân Anh hiện diện cùng quý ân nhân – quý quan khách xa gần. Ca đoàn giáo xứ Hà Nội và đội kèn giáo xứ Trạc Cổ (GP. Xuân Lộc), đội trống Giáo xứ Vũ Hòa góp phần rộn ràng trong ngày vui.
Nhà thờ Long Hà ngày nay nằm bên quốc lộ 1A thuộc xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nếu đi từ Ninh Thuận, trải qua gần 40 km mới thấy được Long Hà là nhà thờ đầu tiên thuộc giáo phận Phan Thiết. Với số giáo dân khiêm tốn khoảng 600, nhưng giáo xứ sinh hoạt với đầy đủ các đoàn thể. Cha quản xứ Giuse Mạo trẻ trung, năng động cùng với Hội đồng mục vụ nhiệt tình cộng tác giúp giáo xứ ngày càng phát triển về mọi mặt. Ngôi thánh đường xây từ năm 1958 đã xuống cấp trầm trọng, năm 2002 được cha Nguyễn Văn Mầu xây lại mới. Nhưng theo thời gian nhà thờ trở nên cũ và thấp nên vào đầu năm 2014 vừa được giáo xứ trùng tu lại hoàn toàn mới trình diện Đức Giám Mục và cộng đoàn hôm nay là thành quả cố gắng chung sức chung lòng với bao lời cầu nguyện của giáo dân và ân nhân xa gần.
Trang sử đức tin 60 năm của Long Hà (1954 – 2014) trên vùng đất Phan Rí Thành khô cằn nắng gió vẫn vững vàng vươn lên trong ân lộc của Chúa. Các cụ cao niên ở đây vẫn thường kể lại cho con cháu nghe câu chuyện những giáo dân đầu tiên đến đây lập xứ. Đó là vào khoảng năm 1954, linh mục Giuse Đào Thanh Hương đưa một số giáo dân gốc Trà Cổ và Đầm Hà vào Nam, định cư tại vùng đất Long Hà thuộc Phủ Hòa Đa thành lập xứ đạo mới. Nhà thờ được xây cất trên một khu đất hơn 6000 m2. Lúc này giáo dân khá đông sống phân bố dọc hai bên đường quốc lộ 1A. Bước chân khai hoang gặp nhiều khó khăn, chỉ với hai bàn tay trắng, cùng với quyết tâm và sự yêu thương bao bọc nhau của xóm làng, đất cằn khô đã nở hoa mang lại cuộc sống ấm no. Đời sống đạo khi ấy cũng phong phú vì có các cha quản xứ đồng hành. Long Hà còn có một họ lẻ là Giáo họ Thánh Giuse ở Hòa Đa do Cha Nguyễn Đắc Cầu thành lập năm 1951.
Biến cố 1975 khiến cho Giáo xứ rơi vào tình trạng khủng hoảng: thiếu linh mục quản xứ, giáo dân phân chia chạy tứ tán khắp nơi chỉ còn lại một số ít sống trong bất an, sinh hoạt tôn giáo bị hạn chế. Tuy nhiên, sức sống đức tin vẫn mãnh liệt trong âm thầm lan tỏa trong tâm hồn giáo dân Long Hà để ngay khi thuận tiện thì bùng lên rực rỡ. Trang sử giáo xứ ghi đậm dấu ấn từng giai đoạn luôn có sự quan tâm săn sóc của các cha xứ Phan Rí Cửa, Lương Sơn, Ma Ó – Hòa Thuận đến mục vụ với tư cách là quản nhiệm và chánh xứ như cha Phêrô Nguyễn Viết Hiền, cha Bênêđictô Nguyễn Văn Mầu, cha Giuse Trần Đức Dậu, cha FX Hoàng Kim Điền, cha Vũ Văn Tiến, Cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh, cha Phêrô Trần Thanh Tú, cha Nicôla Huỳnh Đức và hiện nay là cha Giuse Pham Xuân Mạo.
Mừng 60 năm thành lập, hướng đến tương lai, cha Mạo cho biết: “Giáo xứ Long Hà quan tâm phát triển thăng tiến giáo dân về cả đời sống đức tin và xã hội trong đường hướng Tân phúc âm và tái truyền giáo. Đặc biệt, giáo xứ đẩy mạnh việc sống bác ái lưu tâm giúp đỡ người nghèo, neo đơn, động viên khuyến khích đến việc học hành của trẻ em trong khu vực để nâng cao dân trí và phát triển kinh tế cho người dân. Cánh đồng truyền giáo bát ngát cho anh em lương dân người Kinh và người dân tộc Chăm cũng là nhiệm vụ khẩn thiết mà giáo xứ Long Hà quyết tâm thực hiện trong thời gian sắp đến”.
Hình ảnh
Linh mục quản xứ Giuse Phạm Xuân Mạo và bà con giáo dân Long Hà đón mừng quan khách với nụ cười rạng rỡ. Niềm vui còn nhân lên với nhiều sự kiện của giáo xứ: mừng ngôi Thánh đường mới được trùng tu, cung hiến bàn thờ, khánh thành đền thánh Antôn – Bổn mạng giáo xứ, 42 em thiếu nhi lãnh bí tích thêm sức và mừng 5 năm linh mục của cha quản xứ. Đêm trước thánh lễ, giáo xứ tổ chức buổi thánh ca diễn nguyện tạ ơn với sự góp mặt của giáo dân trong xứ, các ca sĩ Công Giáo Sài Gòn và hội dòng MTG Phan Thiết. Thánh lễ Tạ ơn diễn ra long trọng với đoàn đồng tế gồm các linh mục trong và ngoài giáo phận, đặc biệt là 3 cha cựu quản xứ: cha Phêrô Hiền, cha Giuse Dậu và cha Phêrô Xuân Anh hiện diện cùng quý ân nhân – quý quan khách xa gần. Ca đoàn giáo xứ Hà Nội và đội kèn giáo xứ Trạc Cổ (GP. Xuân Lộc), đội trống Giáo xứ Vũ Hòa góp phần rộn ràng trong ngày vui.
Nhà thờ Long Hà ngày nay nằm bên quốc lộ 1A thuộc xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nếu đi từ Ninh Thuận, trải qua gần 40 km mới thấy được Long Hà là nhà thờ đầu tiên thuộc giáo phận Phan Thiết. Với số giáo dân khiêm tốn khoảng 600, nhưng giáo xứ sinh hoạt với đầy đủ các đoàn thể. Cha quản xứ Giuse Mạo trẻ trung, năng động cùng với Hội đồng mục vụ nhiệt tình cộng tác giúp giáo xứ ngày càng phát triển về mọi mặt. Ngôi thánh đường xây từ năm 1958 đã xuống cấp trầm trọng, năm 2002 được cha Nguyễn Văn Mầu xây lại mới. Nhưng theo thời gian nhà thờ trở nên cũ và thấp nên vào đầu năm 2014 vừa được giáo xứ trùng tu lại hoàn toàn mới trình diện Đức Giám Mục và cộng đoàn hôm nay là thành quả cố gắng chung sức chung lòng với bao lời cầu nguyện của giáo dân và ân nhân xa gần.
Trang sử đức tin 60 năm của Long Hà (1954 – 2014) trên vùng đất Phan Rí Thành khô cằn nắng gió vẫn vững vàng vươn lên trong ân lộc của Chúa. Các cụ cao niên ở đây vẫn thường kể lại cho con cháu nghe câu chuyện những giáo dân đầu tiên đến đây lập xứ. Đó là vào khoảng năm 1954, linh mục Giuse Đào Thanh Hương đưa một số giáo dân gốc Trà Cổ và Đầm Hà vào Nam, định cư tại vùng đất Long Hà thuộc Phủ Hòa Đa thành lập xứ đạo mới. Nhà thờ được xây cất trên một khu đất hơn 6000 m2. Lúc này giáo dân khá đông sống phân bố dọc hai bên đường quốc lộ 1A. Bước chân khai hoang gặp nhiều khó khăn, chỉ với hai bàn tay trắng, cùng với quyết tâm và sự yêu thương bao bọc nhau của xóm làng, đất cằn khô đã nở hoa mang lại cuộc sống ấm no. Đời sống đạo khi ấy cũng phong phú vì có các cha quản xứ đồng hành. Long Hà còn có một họ lẻ là Giáo họ Thánh Giuse ở Hòa Đa do Cha Nguyễn Đắc Cầu thành lập năm 1951.
Biến cố 1975 khiến cho Giáo xứ rơi vào tình trạng khủng hoảng: thiếu linh mục quản xứ, giáo dân phân chia chạy tứ tán khắp nơi chỉ còn lại một số ít sống trong bất an, sinh hoạt tôn giáo bị hạn chế. Tuy nhiên, sức sống đức tin vẫn mãnh liệt trong âm thầm lan tỏa trong tâm hồn giáo dân Long Hà để ngay khi thuận tiện thì bùng lên rực rỡ. Trang sử giáo xứ ghi đậm dấu ấn từng giai đoạn luôn có sự quan tâm săn sóc của các cha xứ Phan Rí Cửa, Lương Sơn, Ma Ó – Hòa Thuận đến mục vụ với tư cách là quản nhiệm và chánh xứ như cha Phêrô Nguyễn Viết Hiền, cha Bênêđictô Nguyễn Văn Mầu, cha Giuse Trần Đức Dậu, cha FX Hoàng Kim Điền, cha Vũ Văn Tiến, Cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh, cha Phêrô Trần Thanh Tú, cha Nicôla Huỳnh Đức và hiện nay là cha Giuse Pham Xuân Mạo.
Mừng 60 năm thành lập, hướng đến tương lai, cha Mạo cho biết: “Giáo xứ Long Hà quan tâm phát triển thăng tiến giáo dân về cả đời sống đức tin và xã hội trong đường hướng Tân phúc âm và tái truyền giáo. Đặc biệt, giáo xứ đẩy mạnh việc sống bác ái lưu tâm giúp đỡ người nghèo, neo đơn, động viên khuyến khích đến việc học hành của trẻ em trong khu vực để nâng cao dân trí và phát triển kinh tế cho người dân. Cánh đồng truyền giáo bát ngát cho anh em lương dân người Kinh và người dân tộc Chăm cũng là nhiệm vụ khẩn thiết mà giáo xứ Long Hà quyết tâm thực hiện trong thời gian sắp đến”.
Lễ cưới cho 78 đôi bạn trẻ tại Giáo xứ Thuận Nghĩa
Ant. Thành Công
10:04 13/11/2014
Vào 15 giờ chiều ngày 13 tháng 11 năm 2014, tại nhà thờ giáo xứ Thuận Nghĩa, linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính đã chứng hôn cho 78 đôi bạn trẻ.
Hình ảnh
Ngôi nhà tạm đơn sơ bằng tre của Gx. Thuận Nghĩa hôm nay trở nên đẹp đẽ, rực rỡ hơn. Sự kết hợp giữa màu trắng, hồng và đỏ tạo nên vẻ đẹp thanh thoát, nồng nàn như tình yêu mà đôi bạn trao cho nhau trong ngày trọng đại hôm nay-ngày lãnh nhận Bí tích Hôn phối.
Trước mặt toàn thể cộng đoàn, hai người làm chứng và linh mục chứng hôn, 78 đôi bạn trẻ đã cầm tay nhau nói lên sự ưng thuận của mình, đồng thời trao cho nhau những chiếc nhẫn là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thuỷ.
Đạt được kết quả như ngày hôm nay, bên cạnh sự nỗ lực học tập của tất cả 156 bạn trẻ, sự chỉ dạy nhiệt tình của thầy trưởng ban giáo lý xứ, còn là sự quan tâm chăm sóc chu đáo của cha Antôn cũng như thầy Phó Tế qua các buổi chia sẻ.
Đặc biệt với phương châm: “đừng chỉ nghĩ đến tiệc tùng mà quên tiệc thánh, đừng chỉ lo chải chuốt những bộ váy đắt tiền mà quên đi chiếc áo trắng tâm hồn” (được cha nhấn mạnh trong bài chia sẻ), nên mấy hôm nay, cha đã giành thời gian tĩnh tâm và giải tội giúp các đôi bạn dọn lòng đón Chúa đến dự tiệc mừng “tân gia đình” cùng với mình.
Ước gì các đôi bạn trẻ hôm nay luôn sống xứng đáng với ơn gọi và chu toàn bổn phận trong đời sống gia đình, xứng đáng là những nhân chứng của Thiên Chúa giữa trần gian.
Hình ảnh
Ngôi nhà tạm đơn sơ bằng tre của Gx. Thuận Nghĩa hôm nay trở nên đẹp đẽ, rực rỡ hơn. Sự kết hợp giữa màu trắng, hồng và đỏ tạo nên vẻ đẹp thanh thoát, nồng nàn như tình yêu mà đôi bạn trao cho nhau trong ngày trọng đại hôm nay-ngày lãnh nhận Bí tích Hôn phối.
Trước mặt toàn thể cộng đoàn, hai người làm chứng và linh mục chứng hôn, 78 đôi bạn trẻ đã cầm tay nhau nói lên sự ưng thuận của mình, đồng thời trao cho nhau những chiếc nhẫn là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thuỷ.
Đạt được kết quả như ngày hôm nay, bên cạnh sự nỗ lực học tập của tất cả 156 bạn trẻ, sự chỉ dạy nhiệt tình của thầy trưởng ban giáo lý xứ, còn là sự quan tâm chăm sóc chu đáo của cha Antôn cũng như thầy Phó Tế qua các buổi chia sẻ.
Đặc biệt với phương châm: “đừng chỉ nghĩ đến tiệc tùng mà quên tiệc thánh, đừng chỉ lo chải chuốt những bộ váy đắt tiền mà quên đi chiếc áo trắng tâm hồn” (được cha nhấn mạnh trong bài chia sẻ), nên mấy hôm nay, cha đã giành thời gian tĩnh tâm và giải tội giúp các đôi bạn dọn lòng đón Chúa đến dự tiệc mừng “tân gia đình” cùng với mình.
Ước gì các đôi bạn trẻ hôm nay luôn sống xứng đáng với ơn gọi và chu toàn bổn phận trong đời sống gia đình, xứng đáng là những nhân chứng của Thiên Chúa giữa trần gian.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đèn Cù, bản cáo trạng trước khi đèn bị cháy. Phần 3.
Bảo Giang
11:14 13/11/2014
Đèn Cù, bản Cáo Trạng trước khi đèn bị cháy. Phần 3.
I V . Lý lịch Hồ chí Minh trong Đèn Cù.
Có người sẽ bảo là “rách việc” khi tôi đề cập đến phần lý lịch của Hồ chí Minh trong loạt bài viết về Đèn Cù. Bị trách, tôi nhận. Nhưng không thể không viết. Bởi lẽ, một trong những nỗi thắc mắc lớn của người Việt Nam hiện nay, ngoài việc muốn biết về “ số phận Việt Nam” qua mật ước ở Thành Đô là việc bạch hóa lý lịch thật của Hồ chí Minh. Ông ta là thiếu tá Hồ Quang, ngưòi Tàu, gốc Hẹ, đảng viên đảng cộng sản Tàu theo hồ sơ của quân ủy trung ương Trung cộng vừa công bố, hay là Nguyễn sinh Cung người làng Kim Liên? Hai điểm thắc mắc này ai cũng muốn biết và nó có khả năng đưa đến cai chết bất đắc kỳ tử cho chế độ CS tại Việt Nam. Bởi lẽ, khi người dân Việt Nam biết Hồ chí Minh là người Tàu, biết được mật ưóc Thành Đô, đảng cộng sản phải tan theo bánh xe Cù thị. Tiếc là, cho đến nay hai nguồn chứng cớ quan trọng nhất, đều nằm trong tay phía cộng sản, không ai có thể tiếp cận được.
Thứ nhất, Tất cả những hồ sơ liên quan đến Nguyễn ái Quốc từ 1925 đến 1933 và sau này, đều nằm trong tay KGB của Nga và cụm tình báo Hoa Nam. Nên sự đổi thay, nếu có, cả vệc tráo đổi người theo nguồn tin là Nguyễn ái Quốc đã chết về bệnh lao sau khi ra khỏi tù ở Hồng Kông vào năm 1933, cũng hoàn toàn nằm trong tay hai tổ chức này. Thứ hai, việc DNA cái xác của Hồ chí Minh đang nằm phơi khô ở Ba Đình cũng không có cơ hội thực nghiệm và giảo nghiệm trước khi chế độ này bị triệt tiêu. Mật ước Thành Đô cũng chung số phận.
Tuy nhiên, không phải vì những trở ngại này mà người ta ngừng đi tìm kiếm sự thật. Trái lại, bằng nhiều hình thức khác nhau, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra dược những lý lẽ rất mạnh mẽ để bảo vệ cho luận cứ của mình trong việc đặt nghi vấn về lý lịch của Hồ chí Minh, qua tài liệu mở, qua những cuốn sách được cho là của Hồ chí Minh, trong đó có Ngục Trung Nhật Ký. Đây là một tập thơ viết bằng chữ Hán, không có tên tác giả và đã gây ra khá nhiều tranh cãi về tác quyền. Việt cộng thì đánh bóng và công bố đây là tập thơ của Hồ chí Minh … vổ được. Hơn thế, còn nâng cấp nó lên là hàng “ tài sản văn hóa” của dân tộc…. tầu ô. Ở chiều ngược lại, có nhiều bài viết, trong đó phải kể đến cuốn “ Ngục Trung nhật Ký không phải là của Hồ chí Minh” do học gỉa Lê hữu Mục dày công nghiên cứu, biên soạn và đã được phát hành mấy năm trưóc đây. Kế đến, những bài phân tích chững chạc, mạch lạc của giáo sư Tâm Việt, giáo sư Lê trí Viễn, ông Đỗ thông Minh, có cùng quan điểm và nhận được nhiều sự biểu đồng tình tích cực. Cá nhân tôi có đề cập đến vấn đề này đôi ba lần trong loạt bài “Tác già Ngục Trung Nhật Ký không phải là ngưòi Việt Nam”.
Dĩ nhiên, những bài viết này chưa có đủ tài liệu dẫn chứng một cách xác thực đi kèm. Tất cả là những suy luận, những phán đoán. Những suy luận, phán đoán ấy đã dựa vào những quy luật nhất định, có giá trị về thời gian và bối cảnh mà tập thơ đã hoàn thành. Tất cả đều định hình theo quy luật về thơ như thể thơ, phong thơ, ý thơ, tứ thơ, khổ thơ, nghĩa thơ, hồn thơ, đạo thơ, và văn tự của thơ trên văn bản mà chứng minh. Sự chứng minh, phán đoán, theo tôi, là có thể chấp nhận được, nhưng nó vẫn chưa là chứng từ để kết luận.
Nay trong Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh, đưa ra một đoạn viết khá ngắn, không một dẫn chứng, liên quan đến tập thơ và lý lịch của HCM. Đĩnh viết;“ Tàu Tưởng bắt tù Cụ Hồ chỉ cốt để báo cho biết nó chả ngọng Cụ là cộng sản, cụ muốn họat động thì hãy chịu cuơng tỏa của nó... Nhờ tập thơ giãi bầy tâm sự trong tù với Tàu Tưởng, tôi đây yêu nước chứ không cộng sản, rồi nhờ có thêm người - như Hồ Học Lãm nói với Trương Phát Khuê, Cụ đã được ra tù và cùng với Nguyễn Hải Thần lãnh đạo Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội.” ( trang 37). Sự thật thế nào?
Đọc thoáng qua, ai cũng thấy, đây là một đoạn viết ngắn, khá ngắn, nhưng nó lại mang một sức chuyên chở ý rất nặng và rất lớn. Lớn như một tờ giấy chứng thực tập thơ là của Hồ chí Minh? Nặng hơn hàng trăm, hàng nghìn những trang báo, bài viết của những dịch giả như Huệ Chi, Nam Trân, Đỗ văn Hỷ…. và những bài thuộc diện thổi ống nói về tập thơ của các nhà văn, nhà báo Việt cộng, cộng lại. Bởi lẽ, Đĩnh ở vào cái vị thế mà những người kia không bao giờ có. Đĩnh gần “ Hồ”, Đĩnh biết nhiều, biết hết mọi chuyện về “ bác”. HCM có thể nói đùa, bỡn với Đĩnh ” thế người ta đi đái cũng theo à?”, trong lúc những người khác nếu có dịp tiếp xúc với Hồ theo từng nhóm, từng đoàn thì việc giữ cho cái trống ngực khỏi đập loạn nhịp đã là may mắn rồi, nói chi đến câu truyện thân tình. Họ chỉ viết theo tiếng kẻng!
Theo đó, khi Đĩnh viết về tập thơ, quyết đoán như thế, chuyện người ngoài có tin hay không mặc kệ. Riêng cánh làng thổi thì mừng đến rơi nước mắt. Rồi những đôi mắt xanh sao, vàng vọt, lơ láo lo lắng vì không biết trả lời ra sao trước những thách đố cho rằng tập thơ ấy không phải là của Hồ chí Minh đều dồn về Đĩnh, coi Đĩnh như là cứu chúa. Dù chẳng quen biết Đĩnh, nhưng nếu cần bầu Đĩnh vào vai trò thủ lãnh bảo vệ tập thơ là của “ bác” thì tất cả đều giơ tay. Lý do, ngay chuyện kín “ cụ Hồ che râu đến dự một buổi”, nói ra là bôi tro trát trấu vào mặt “bác”, là đụng vào cái búa của đảng, Đĩnh cũng huỵch toẹt ra rồi. Chuyện này ai dám nói, dám viết? Đĩnh dám viết là có chứng cớ, là khả tín? Chẳng biết sự khả tín ra sao, đã thấy Bùi Tín vội vàng nhảy vào dựa hơi, ăn ké ” Tôi có thể chứng thực những điều Trần Đĩnh viết ra là chân thực” ( Người đẹp nhất trong Đèn Cù). Lạ thật, không biết Bùi Tín lấy tư cách gì, tiêu chuẩn nào mà cấp giấy chứng thực cho Trần Đĩnh? Bạn tôi bảo. Lạ quái gì. Cộng đảng viên nào cũng cò cái bệnh lạ này như nhau. Bệnh đảng. Bệnh ồm ộp từ vũng nước dưới chân trâu! Ngửa mặt lên là bằng trời. Chỉ tại cái vũng nước quá cạn!
Liệu cái “chứng thật”, cái “thế giá” này có đủ khả năng đánh bạt, đánh đổ toàn bộ những lý luận, những bài viết cho thấy Hồ chí Minh là người Tàu, gốc Hẹ và tác giả tập thơ Ngục Trung Nhật Ký không phải là của Hồ chí Minh ( Nguyễn Sinh Cung ) hay không? Tôi cho là bất khả, ngoại trừ hai trường hợp sau:
Thứ nhất. Nếu họ trưng ra được tất cả những tài liệu theo năm tháng cùng với những hình ảnh từ 1932- 1943 là những năm mà người ta gọi 10 mất tung tích của Hồ chi Minh được công bố gắn liền với giấy chứng nhận DNA trên cái xác phơi khô của HCM do những cơ quan chức năng thẩm quyền quốc tế đảm nhận. Khi ấy, cái “tổ hợp” thắc mắc kia không đánh cũng tan. Sẽ có nhiều người phải bẻ bút. Trong đó có thể có cả tôi. Ít nhất là tôi sẽ có bài xám hối và xin lỗi độc giả về những loạt bài có liên hệ đến lý lịch và tập thơ NTNK. Tuy nhiên, việc đưa ra bằng chứng về những tội ác mà HCM đã phạm với dân tộc và đất nước Việt Nam tôi vẫn cứ tiếp tục. Vì đó là bổn phận của ngưòi cầm bút phải đi tìm sự thật và truyền đi sự thật.
Thứ hai. Một khi không có được những chứng liệu như đã nói ở trên, thì chính đoạn viết ấy lại là sự xác định Hồ chí Minh là người Tàu và tập thơ không phải là của Nguyễn sinh Cung. Khi đó, những câu chuyện của làng thổi như những bài ca vô tận về “ Người hay ngợm” chỉ còn là tiếng ọp ẹp trong vũng nước dưới chân trâu như đã từng, và Đèn Cù khéo mà tự bốc hỏa. Nó thiêu rụi cả tác giả và cả cánh làng thổi từ xưa đến nay. Trừ trường hợp tác gỉa cho thấy đây là một đoạn văn mở ngược ý, để chứng minh Hồ chí Minh là người Tàu, yêu nước Tàu và không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký? Nghĩa là Đĩnh muốn dùng một số nội dung “ râu ông cắm cằm bà” của một số bài thơ để phản chứng cho đoạn viết vô lý của minh. Bởi vì, Đĩnh đã biết HCM là người Tàu, và tập thơ là của ngưòi khác. Nhưng không thể viết theo ý mình, nên phải chọn cách tránh né, nói ngưọc này để diễn đạt ý muốn viết?
Đến đây, tôi chưa có kết luận là bạn nên ngả theo phía nào trước. Tuy nhiên, việc tìm ra sự thật trong đoạn viết của Trần Đĩnh là “ chân thật” là khả tín như làng thổi tung hê theo ý của họ, hay nó lại là “ tôi đây yêu nước Tàu, không phải cộng sản”, không có một khó khăn nào hết. Trái lại, nó sẽ phơi bày ra ánh sáng công luận chỉ sau một câu hỏi: Dựa vào những tiêu chuẩn nào để Trần Đĩnh viết ra đoạn văn đầy tính xác quyết như giấy chứng nhận về lý lịch, rồi ban cấp cho Hồ chí Minh là tác giả của tập thơ NTNK? Theo tôi câu trả lời gồm có hai phần. Thứ nhất, tìm hiểu về sự gần gũi và cái thế giá cá nhân của Trần Đĩnh với HCM. Thứ hai, phân đoạn viết trên thành ba phần để tìm lời giải đáp.
A. Sự gần gũi và thế giá của Trần Đĩnh.
Không ai phủ nhận Trần Đĩnh có sự liên hệ khá gần gũi với HCM trong một thời gian dài tử Atêka cho đến sau này. Gần gũi đến nỗi, Trẫn Đĩnh và bạn hữu có thể thoải mài tán gẫu về chuyện thích ” gái nạ dòng của Hồ”. Hơn thế còn gần gũi ngay cả khi Y đi đái nữa. Đĩnh viết (1960?): “Sau bữa cơm trưa, thấy Cụ quần áo cánh nâu đi vòng ra sau dẫy nhà tranh đến rặng chuối thay hàng rào, tôi đi theo.Cụ thuốc lá ngậm miệng, tay vén ống quần lên đái. Thấy tôi gần như ở ngay bên, cụ quay ngoát lại hỏii, điếu thuốc khẽ lật bật ở môi: “Người ta đái cũng theo à?” Không ạ, cháu...”. Thế đứng sát vào người ta nhòm gì?” Câu tra hỏi đủa bỡn đã đóng một dấu ấn phơi phới vào quan hệ bác cháu. ( tr 181)
Một người có hoàn cảnh như thế thì hẳn nhiên là có thể nắm rất vững về giọng nói, âm nói và cách nói chuyện bằng tiếng Việt của Hồ chí Minh? Đây là một lợi thế tốt hơn là chứng cớ tốt để Trần Đĩnh, một ngưòi được giao trách nhiệm viết tiểu sử cho Hồ chí Minh, viết “ bất khuất” đưa ra đoạn viết xác quyết ở trên. Thoáng qua, nó khả tìn và chắc chắn hơn những chuyện vẽ vời của cánh làng thổi, làng dịch, làng ăn ké. Tuy nhiên, nó vẫn có đầy khuyết tật cần phải vạch ra.
Thứ nhất. Tất cả những sự kiện về Nguyễn sinh Cung từ Làng Kim Liên, đến khi vào Huế theo học, kế bị đuổi học, rồi lưu lạc vào Phan Thiết. Xuống tàu xin làm bồi bép. Đến pháp thì xin vào học trường thuộc địa. Sau thất bại về đường công danh, học vấn, Thành đi theo cộng sản Pháp. Sang Liên Sô, vào tù ở Hồng Kông 1931. Rồi về hang Pác pó 1941. Lại sang Tàu, đổi thành Hồ chí Minh, bị Tàu Tưởng bắt, thì Trần Đĩnh hoàn toàn dựa vào những những sách báo của đảng cộng sản làm tuyên truyền. Đĩnh viết “Mừng Đảng 30 tuổi, mừng Cụ Hồ 70, mừng 15 năm thành lập nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngoài ba đại khánh còn Đại hội lần thứ ba của Ðảng. Tháng 3, Tố Hữu triệu tập mấy người lập nhóm viết tiểu sử Hồ Chí Minh với danh nghĩa Ban nghiên cứu lịch sử đảng. Gồm Tố Hữu, Phạm Bình (Ban nghiên cứu lịch sử đảng),Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh và tôi. Hai nhà văn vào tận quê Cụ sưu tầm tài liệu. Phạm Bình cung cấp tài liệu. Tôi víết. Cố nhiên cũng sưu tầm cả tài liệu. Hai nhà văn trở ra với nhiều điều giật gân. Cụ sinh năm 1891! Cụ Khiêm, anh trai Cụ nói thế, có bằng chứng hẳn hoi trong gia đình và họ hàng. Báo cáo với Cụ thì Cụ nói của người ta thế nào thì cứ để thế không sửa gì hết. Hai nhà văn và tôi bảo nhau: Bác muốn dân dễ nhớ nên lấy tròn 1890. (tr167)
Đến khi bắt tay vào việc, Trần Đĩnh đã xác nhận phải viết theo cái búa chỉ đưòng, không viết theo đìều mình biết, Đĩnh kể ”Phải viết một loạt bài về lịch sử đảng, tôi đã đọc những tài liệu về chuyện này. Lẽ tất nhiên đều ỉm đi, cho tất cả vào cái sọt giấy vĩ đại là sự quên, sự lờ, sự nhắm mắt lại. Gọn một chữ là sự gian dối. Để đổi lấy uy tín đảng (trang192) Nghĩa là phải bỏ qua mọi tài liệu, Đĩnh đã viết bằng sự gian dối để được lòng đảng. Tôi rất trân trọng, ngưỡng mộ lòng quả cảm của Trần Đĩnh trong câu viết này. Tôi tin rằng, đây chính là tiếng nói tự đáy lòng Đĩnh. Đáy lòng còn có hình ảnh của một bà mẹ kính yêu và tổ Quốc Việt Nam trong Đĩnh.
Như thế, câu trả lời đã có. Trần Đĩnh không viết theo những tài liệu, theo chứng cứ có thể là có thật, hay những điều Trần Đĩnh nghe, biết. Trái lại, Trần Đĩnh đã viết bằng sự giả dối, viết dưói cái búa của đảng cộng sản. Cái búa này, cho đến nay chưa bao giờ rời xa Đĩnh! Theo đó, sự gần gũi thân tình, biết hết về HCM tự nhiên mất gía trị. Nó không thể nói lên, hoặc chứng mình cho những điều Trần Đĩnh biết và viết là giống nhau. Từ đó sự khả tín và “ chân thật” có lẽ cũng không còn. Bởi lẽ, nếu có biết rất thật âm thanh ấy không phải là âm thanh của người Việt Nam thuần túy. Giọng nói ấy là giọng nói của một ngưòi ngoại, thuộc dòng phát âm độc âm như Việt Nam,và có vóc dáng hao hao Viêt Nam, nhưng không phải là cái lề thói thổ âm, kiểu cách, điệu bộ của người ở vùng làng Kim Liên, Nam Đàn. Trần Đĩnh cũng phải lờ nó đi, không được phép thắc mắc và phải viết bằng sự giả dối, và uy tín đảng!
Ấy là chưa kể đến phần tâm lý luôn nằm sâu trong lòng Đĩnh là:” gần vua như gần cọp”. Sự gần gũi giữa đôi bên không phải là một quan hệ ngang hàng, thân cận, nhưng là một thuộc hạ khá thấp, tiếp xúc với một lãnh tụ cao nhất, không tránh khỏi những cảm xúc tâm lý bất ổn. Lại không phải là một gián điệp do địch gài vào, nên không để ý, hay không đánh giá, không thắc mắc người đối diện mình là ai. Thay vào đó là sự tôn kính và tôn sùng lãnh tụ ngay từ trước ngày bước chân vào Atêka, nên không thể có sự tìm hiểu cách thế nói chuyện, giọng âm có khác với người Việt Nam hay không. Trái lại, nhìn tất cả những sự việc giả dối chung quanh cá nhân người này bằng cái nhìn tôn kinh, tôn sùng lãnh tụ, nên nếu có thấy cái lối phát âm khác lạ, kiểu nói khác lạ, Trần Đĩnh cũng sẵn sàng đánh lừa chính mình bằng nhận định. “ bác” ở ngoại lâu quá nên nóí líu cả lưỡi, đôi khi quên mẹ nó cả tiếng Việt. Hay nói tiếng Tàu. Nói chữ Đ lại ra chữ L”. Giống như cuốn băng duy nhất HCM trả lời trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Nhật. Như thế, sự gần gũi tự nó không thể là một chứng cớ, một điểm tựa giúp cho Trần Đình trong trường hợp viết đoạn văn như giấy chứng nhận ở trên. Sự xác thực của nó chỉ còn dựa vào nội dung của tập thơ NTNK.
B. Ba đỉểm chính trong đoạn viết của Trần Đình.
1. Những lý do được đưa ra khi HCM bị bắt ở Túc Vinh:
a. Trần Đĩnh xác định: HCM bị bắt vì là cộng sản:” Tưởng bắt tù Cụ Hồ chỉ cốt để báo cho biết nó chả ngọng Cụ là cộng sản”. Trong tập thơ cũng có một bài có thể chứng minh tác giả là cộng sản thuộc đảng cộng sản Phúc Kiến.
b. Lý do bị bắt do nhà nuớc Việt cộng công bố: bị tình nghi là gián điệp: “Khi kiểm tra căn cước tuần cảnh phát hiện ra rằng ngoài chứng minh thư của: Quốc Tế phản xâm lược hiệp hội Việt Nam, phân hội” ra. Hồ chí Minh còn mang theo thẻ hội viên đặc biệt của “ Quốc Tế Tân Văn Xã”, và giấy thông hành quân dụng của Văn Phòng Tư lệnh Đệ Tứ chiến khu cấp…. tất cả các giấy tờ đều cấp năm 1940, đã qúa thời gian sử dụng. Họ nghi Hồ chí minh là gián điệp nên bắt giữ”. (www.lichsuvietnam.vn/hom.php?option.). Không cho biết tên, tuổi ở trong những loại giấy tờ này.
C. Lý do Hồ bị bắt do Tầu Tưởng (chữ của Trần Đĩnh) công bố. Tàu Tưởng không có công bố lý do khi bắt Hồ chí Minh. Tuy nhiên việc đưa tác giả đi rong trên phố cho bà con xem mặt, như nhà nước Việt cộng đâ cho dẫn tù binh Mỹ riễu phố ở Hà Nội vào những năm cuối 1960 hay đầu 1970 để nuôi thêm lòng căm thù của nhân dân với đối phương thì tác giả cho biết bị bắt vì tội làm Hán gian. Hán gian với Tầu Tưởng có thể hiểu là hoạt động cho phát xít Nhật, hay là nằm vùng cho Tàu cộng. “ Ngoài phố tranh nhau xem Hán gian, Hán gian ta vốn thực vô can, Vô can vẫn bị nghi là có. Thực khiến lòng ta lạnh tới gan ( Trên Đừờng Phố , người dịch Nam Trân) .
c. Lý do bị bắt do chính tác giả đưa ra:
“ Ta người ngay thẳng lòng trong trắng,
Lại bị tình nghi là Hán gian” (Đường đời hiểm trở) Đây có lẽ là lý do đúng nhất. Và còn hơn cả sự đúng nữa. Chính tác giả đã xác định bản thân là ngưòi Tàu.
Chi tiết nào chứng minh tác giả là người Tàu? Tác giả là người Tàu vì một lẽ rất đơn giản. Khi một người Tàu bị bắt vì nghi án làm việc cho ngoại bang, cho đối phương chống lại nhà cầm quyền đương thời, đương nhiên bị gọi là bọn Hán gian. Nếu tác giả là ngưòi Việt hoạt động cho Việt cộng, cho Nga, cho Tàu khi bị bắt ở Mỹ, ở Pháp, ở Úc hay ở bên Tàu đều bị gọi là Việt gian. Người này không bao giờ bị gọi là Mỹ gian, Pháp Gian hay là Hán gian. Cũng thế, khi một người Tàu phạm cùng loại tội bị bắt tại Việt Nam, tại Mỹ, tại nguyên quán đều bị gọi là Hán gian. Ở đây, chính tác giả đã xác nhận bị nghi là Hán gian. Rồi ngoài phố cũng tranh nhau coi Hán gian. Chẳng lẽ Hán gian này lại có thể là người Việt ư?
Xin hỏi, những phi công của Hoa Kỳ, bị bắt và bị đưa đi tiễu phố ở Hà Nội cho dân ném đá, xỉ vả và bạn của tác giả nhẩy ra vờ đấm hụt để khỏi bị quy vào thành phần, họ bị gọi là gì? Bọn xâm lược đế quốc Mỹ, bọn Mỹ gian, hay là Việt Gian, Hán gian? Nếu những tù binh này bị gọi là Việt gian, là Hán gian thì tôi chấp nhận cái lý Hán gian trên là ngưòi Việt. Rồi những người Việt Nam hoạt động cho Việt Nam Cộng Hoà, làm việc cho Pháp bị Hồ chí Minh chém lén, họ có bị ghép vào tội là Hán gian hay không? Hỏi là trả lời. Ngắn gọn, người mang quốc tịch nào, khi bị bắt vì có hoạt động nguy hiểm chống lại chính quyền đương thời hay hoạt động cho kẻ thù của quốc gia sở tại thì bị gọi bằng chính cái tên nước mà kẻ đó đeo trên mình. Theo đó, tác gỉa chính là một người Trung Hoa, mà chúng ta thường có thói quen gọi là người Tàu. Kế đến, khi Tàu Tưởng đưa tác giả đi rong ngoài phố cho dân chúng nhìn mặt thì càng quả quyết là sau những cuộc hỏi cung, Tàu Tưởng đã biết rõ tác giả là ai, ở đâu, đã bị tình nghi có liên hệ với tổ chức nào chống lại chính quyền đương thời. Về điểm này, thưa ông Trần Đĩnh, ý ông thế nào? Tác giả có phải là người Việt Nam không? Phần tôi, xin cám ơn tác giả Trần Đĩnh đã dùng phản đề, ngầm ý, để giúp cho độc giả nhìn rõ chân tướng tác giả là người Tàu rất yêu nước Tàu!
2. “Nhờ tập thơ giải bày tâm sự trong tù với Tàu Tưởng.”
Phải công nhận đây là một ý kiến rất lạ lùng và rất đặc sắc mà tác giả Trần Đĩnh đã khám phá ra, đã nêu ra làm chủ đề cho đoạn viết này. Thật vậy, nỗi lòng, tâm sự u uẩn của một người có thể giải bày trọn vẹn ra cho người ngoài, người đối diện với mình qua những bài thơ, để nhờ đó tạo sự cảm thông. Một nàng kiêu sa, ngúng nguẩy, không thèm tiếp chuyện ai kia, nhưng khi đọc được dòng tâm sự của chàng về mình qua những dòng thơ trữ tình thì lòng mềm ra như bún. Cũng thế, một Tầu Tưởng mặt mũi đỏ gay, đang hò hét vang cả nhà, bất chợt nhận được một tập thơ của một ngưòi tù trong tay, Y không thể không liếc mắt đọc qua. Đọc rồi đưa đến cảm thông. Nhưng nếu người tù trao cho Tàu Tưởng một xấp giấy đầy những lời trần tình thống thiết, bi ai hay biện minh thì những trang giấy ấy có nhiều cơ hội bị quăng vào xọt rác. Tại sao thế nhỉ?
Điều này thì chính Trần Đĩnh biết rõ hơn ai hết. Viết bình luận, thời sự, phê bình, viết báo thì dựa vào những sự kiện trước mặt, có sẵn mà viết, mà bình, mà giải. Viết văn thì dùng trí óc hư cấu từ câu chuyện có thật của mình, của người hay bất chợt bắt gặp trong đời mà vẽ vời, văn hoa thành truyện, thành tiểu thuyết. Nó không buộc phải chưng dẫn sự kiện. Đến thơ, lại là một chuyên đề hoàn toàn khác biệt với những khuynh hướng trên. Thơ là hơi thở, là nghĩa sống của tâm hôn. Ở trong thơ không là những dòng chử chạy theo sự kiện gian dối, búa liềm. Nó là chân thật, là thao thức của tâm hồn. Nó là tiếng nói từ đáy lòng, là những dòng chữ tuôn chảy, vươn tới đỉnh cao đẹp và chân thiện. Nó là cái đẹp tinh khôi thuần khiết của nhân bản tính, nên ngưòi ta gọi nó là thơ, hồn thơ. Cũng thế, ở trong Ngục Trung Nhật Ký hầu như có tất cả mọi vẻ đẹp cao đẹp của một tập thơ. Nó không có một dấu hiệu nào là dùng dao mã tấu chém chữ, nó lại cũng chân thật đến điên rồ nhận mình là Hán gian.
Thật vậy. Ngục Trung Nhật Ký hầu như có mọi tố chất tạo nên một vẻ đẹp thanh cao của một người yêu nước, yêu nước thiết tha. Bỗng nhiên, vì một lý do nào đó, nhất thời thân bị giam trong nhà lao. Cuộc giam cầm này xem ra không cho ông một nỗi đau đớn của thể xác, nhưng chém vào lòng ông một nhát dao trí mạng. Hán gian! Và từ hai chữ này, tác giả đã trải nỗi lòng của mình ra theo từng bước chân, trên từng trang giấy với những nhà lao đã qua. Mà lạ, không một nhà lao nào để lại trong ông nỗi oán than về thể xác. Nhưng tất cả như làm héo úa lòng ông vì tiêu pha ngày tháng vô ích trong khi tổ quốc vẫn có thể cần đến ông trong một công việc gì, dù là nhỏ bé. Bất cứ người nào đọc NTNK cũng dều thương cảm cho số phận của cánh chim bàng trong lồng.Tiếc là khi ra đi, chung cuộc, ông không để lại tên tuổi quê quán để cho người đời sau kính vọng ông.
Nhưng bỗng dưng, HCM … vồ được tập thơ, cho ngưởi dịch ra tiếng Việt rồi nham nhở hô hoán, thổi phồng lên “ nỗi lòng của bác ở trong tù”. Và nay, Trần Đĩnh, người rất gần gũi với Hồ chí Minh, lại cho rằng, nhờ tập thơ tâm sự, giải bày nỗi lòng này mà Tầu Tưởng tha cho “bác”. Thật, cái trí tưởng tượng của chàng thanh niên 19 tuổi lên Atêka ngày nào vẫn còn vượt đi ngàn dặm. Nhưng không biết, những bài thơ nào được coi là tiêu biểu mà Trần Đĩnh gọi là “giải bày tâm sự trong tù với Tàu Tưởng, tôi đây yêu nước, chứ không cộng sản”. Liệu có phải là bài này hay không?
Nhà nhà hoa kết với đèn giăng,
Quốc khánh reo vui cả nước mừng;
Lại đúng hôm nay ta bị giải,
Oái oăm giá cản cánh chim bằng “Tết Song thập bị giải đi Thiên Bảo” (Người dịch: Nam Trân)
Hay là : Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận, Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh .Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi, Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh. “Buồn bực” (Người dịch: Nam Trân)
Nếu là một trong hai bài này thì rõ ràng tác giả biện minh ông ta không phải là cộng sản, nhưng là một người rất yêu nước, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ cho quê hương. Nhưng đó là quê hương Tàu chứ không phải quê hương Việt Nam. Vì ngày “Tết Song Thập” chính là ngày Quốc Khánh của Trung Hoa Dân Quốc. Ông buồn. Buồn vì ngày mà cả nước mừng reo vui, (có thể ông đã từng góp công góp sức cho ngày này). Nay, thân ông như một cánh chim bàng, vẫn sẵn sàng vì tổ quốc mà lại bị coi là Hán gian phản quốc, bị rẻ khinh chẳng đáng giá một dồng xu!
Nỗi lòng của ông không chỉ có bấy nhiêu. Nhưng vượt lên trên cả những nỗi oan tình, oán than, dù cô quạnh trong chốn nhà giam, tác giả vẫn không oán hờn người bắt mình. Thay vào đó là một khí phách lớn, bỏ qua mọi tỵ hiềm, oán giận cá nhân mà viết lờì kêu gọi đồng bào trong cả nước hãy nghe theo lời Tổng Thống Tưởng giới Thạch mà chiến đấu chống phát xít Nhật và tiêu diệt tập đoàn cộng sản Mao Trạch Đông. Đã thế, còn ca tụng những chiến công của những viên tướng của Tưởng đã chiến thắng Tầu Mao ở Chiết Giang như là những anh hùng của dân tộc. Tác giả viết:
Đọc lời giáo huấn của ông Tưởng (Người dịch: Đỗ Văn Hỷ)
Gian khó không lùi, vẫn tiến lên,
Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên;
Quyết tâm gắng gỏi và kiên nghị,
Nhất định thành công sẽ có phen
Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh (Người dịch: Trần Đắc Thọ)
Đốc quân ngày trước vùng Tương, Chiết,
Chống giặc năm nay mạn Miến, Điền;
Lừng lẫy uy danh, thù mất mật,
Khải hoàn mừng trước, xướng thành thiên.
Phần cá nhân tác giả thì ngồi nhìn trời, ngắm trăng mà bước đi theo cái đạo trung trinh, cái nghĩa tiết tháo của vườn Đào: “Cành lá khéo in hình Dực Đức, Vần hồng sáng mãi dạ Quan Công: ( Tức Cảnh, người dịch Nam Trân). Có thế, đây quả thật là những bài thơ có khả năng giãi bày lòng yêu nước của tác giả với Tàu Tưởng. Ai đọc cũng có thể thấy được nỗi lòng vì đất nước của tác giả. Hơn thế, biết rõ Tổ quốc của tác giả là nước Trung Hoa. Như thế, tác giả tuyệt đối không phải là Nguyễn Sinh Cung( Nguyễn ái Quốc). Đã thế, tâm hồn tác giả xem ra hiền hậu, khoan dung, hoàn toàn khác biệt với cái độc ác, vô lương, bá đạo, bất nghĩa của Hồ chí Minh.
3. Những cuộc gặp gỡ và vận động xin trả tự do cho tác giả và cho Hồ chí Minh.?
Đến đây, tôi buộc tôi phải có cái tiểu đề cho rõ ràng để phân biệt cho hai trường hợp, tác giả Ngục Trung Nhật Ký và Hồ chí Minh. Bởi lẽ, tôi không thể lừa tôi, tôi không thể lừa dối bạn đọc và dư luận. Lý do, mọi người đã nhìn thấy rõ đây là hai người hoàn toàn khác nhau, nhưng xem ra nhà nuớc và cộng đảng Việt cộng lại cứ ỡm ở cho hai cái khác này quy vào một người chỉ vì ăn phải bả của HCM. Và đây có phải là điểm mà Trần Đĩnh muốn cho mọi người nhìn thấy sự thật bằng phản đề chăng?
Thú thật, tôi rất ngạc nhiên, không biết tác giả lấy tài liệu ở đâu ra, hay chính HCM nói cho Trần Đĩnh nghe là nhờ ông Hồ học Lãm nói giúp, nên Trương phát Khuê đã thả Hồ chí Minh ra. Trong khi đó theo tài liệu được ghi lại của Quốc Dân Đảng Việt Nam thì :” Sau khi xin phép Trưong phát khuê vào thăm Nguyễn tường Tam thì cũng xin thăm luôn Hồ chí Minh, dù không biết Minh là ai. Sau đó hai họ Vũ và Nghiêm đề ghị BCH/VNVMĐMH, đứng ra can thiệp xin trả tự do cho Tam và Minh, Lần lượt sau đó hai người này được trả tự va do và về trụ sở của VNCMĐMH để chờ hậu bổ ủy viên”(Chương II: “VIỆT NAM CÁCH MẠNG ĐỒNG MINH HỘI Hoàng văn Đào). Tôi không viết về chyện ai đã vận động để Trương phát Khuê trả tự do cho HCM. Vì một bên có tài liệu, một bên nói bằng….mồm. Và cả hai cùng chẳng ăn nhập gì đến những cuộc thăm viếng và làm thay dổi đời tạm giam của tác giả. Bởi lẽ, chính tác giả kể về chuyện này, chẳng có Nghiêm, chẳng có Vũ. Cũng chẳng có Hồ học Lãm, như sau:
Lính tráng tuần canh nhìn nhẵn mặt,
Hôm nay mới được gặp văn nhân;
Người trông nho nhã, ai không thích,
Mái tóc ta xanh lại mấy phần. (Khoa viên họ Trần tới thăm.(Người dịch: Nam Trân)
Hay nói về tấm thịnh tình của cố cựu khi đến thăm tác giả? Đây có phải là nhưng ngưòi bạn đồng môn ngày trước hay không?
Họ Ngũ trưởng khoa với họ Hoàng,
Thấy ta cùng cực động lòng thương;
Ân cần thăm hỏi và cưu giúp,
Như nắng bừng lên giữa giá sương (Khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên họ Hoàng .Người dịch: Huệ Chi). Thế là quá rõ ràng.
4. Phần ngoại đề:
Hãy tạm bỏ quên những khác biệt về tài liệu sang một bên. Một câu hỏi cần phải trả lời ngay để có thể tìm ra sự thật của câu chuyện là. Nếu tập thơ là của Hồ chí Minh thì khi nào Hồ chí Minh đã dùng tập thơ này để giãi bày, tâm sự nỗi lòng với Tầu Tưởng? Có phải là vào giai đoạn trước khi Hồ chí Minh được thả chăng? Sự thường là thế. Nhưng nếu có việc trao tập thơ này cho Tàu Tưởng, theo tôi, một trong ba trường hợp sau đã xảy ra và Hồ chí Minh đều mất mạng.
1. Hồ chí Minh không bao giờ được Trương phát Khuê trả tự do, và có thể bị vùi xác trong chốn nhà lao. Sẽ không có sự việc cho HCM gia nhập vào VNCMĐMH và đưa về Việt Nam.
2. Hai là sẽ giải giao cho Pháp để lấy tiền mua vài lít rượi đế! Vì Pháp đang cần bắt và sẵn sàng trả tiền cho ai bắt được những tên Việt cộng đầu xỏ ở Việt Nam.
3. Thứ ba quan trọng hơn cả, Hồ chí Minh đã lĩnh được cái búa của Mao trưóc khi ra khỏi nhà lao. Tại sao lại như vậy?.
Đơn giản là trước kia Tàu Tưởng chỉ nghi tác giả là Hán gian. nhưng qua tập thơ tác giả lại lòi ra là tên cộng sản thuộc đảng ủy Phúc kiến. Đây, Tác giả viết :“Một canh…. Hai canh… lại ba canh, Trằn Trọc băn khoăn giấc chẳng thành. Canh bốn, canh năm vửa chợp mắt, Sao vàng Năm Cánh mộng hồn quanh “( Không ngủ được, người dịch Nam Trân.) Cở đỏ Sao vàng là cờ của đảng cộng sản ở Phúc Kiến. Tàu Tưởng biết rất rõ lá cờ này. Khi đó cộng sản tại Việt Nam chưa du nhập là cờ này vào tổ chức của họ. Theo đó, tác giả thật sự có lẽ đã không còn. Ông ta đã chết vì Tàu Tưỡng hay vì cái búa của Mao? Hoặc giả, đã biến tưóng thành một người khác? Nhưng tại sao lại phải chết?
Giả sử Hồ chí Minh là tác giả. Khi biết Hồ chí Minh là cộng sản, nếu Tàu Tưởng không bán Hồ cho Pháp thì cũng sẽ phát tán tin tức, cho phổ diến rộng rãi những bài thơ của Hồ, một kẻ phản đảng cộng ở Phúc Kiến, ca tụng Tưỏng Giới Thạch, ca tụng Lương tướng quân, kẻ thù không đợi trời chung với Mao cho các tù nhân trong tù đều biết mà noi gương. Mục đích này dĩ nhiên chẳng tử tế gì, nhưng là nhờ tay những tù nhân cộng sản cuồng tín của Mao ở trong tù thịt Hồ chí Minh. Bởi lẽ, kẻ chống Mao như Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu còn không tránh được cái búa của Mao, xá chi một tên tù quèn An Nam như Hồ chí Minh! Rồi làm gì có cảnh Trương phát Khuê nuôi cộng sản, bỏ cả tiền lộ phí và phát quân trang quân dụng, vũ khí cho Hồ chí Minh, đưa Minh về Nam lập nghiệp, giúp Mao trạch Đông đánh phá phía sau lưng tổ chức của Trương?
Về phía Mao, nếu Tàu Tưởng đã mua chuộc đưọc tên phản đảng, đã bảo vệ y và đám tù của Mao không thịt được Hồ chí Minh thì Hồ cũng không tránh được cái búa tạ của Mao trên đường về Việt Nam. Làm gì có chuyện Mao cung phụng cho Hồ từ gái, đến nhân sự cố vấn, tiền bạc và quân trang quân dụng để Hồ giúp Tưởng, đánh Mao? Như thế, chỉ có một lý lẽ duy nhất để Hồ sống sót. Y là Hồ Quang, người của Mao, là gián điệp của Hoa Nam, được những tên nằm vùng dưói trướng của Tàu Khuê bảo vệ. Hơn thế, còn tìm cách để Khuê cho Hồ về nam lập phòng tuyến cho Tàu Tưởng, nhưng thực tế là làm việc cho Mao?
Ấy là chưa kể đến trường hợp, khi tập thơ được dùng để “giải bày tâm sự với Tàu Tưởng”. Nó không còn nằm ở trong tay Hồ chí Minh nữa. Làm gì có chuyện Tàu Tưởng chỉ xin chép lấy bản sao làm kỷ niệm, còn bản chính màu xanh nhạt với ngày tháng đề 8-1932- 9-1933 trả lại cho Hồ chí Minh đem về Việt Nam, giao cho “ bầy em “ dịch ra tiếng Việt mà ộp ẹp, ê a?
Tóm lại qua đoạn văn ngắn trên, tôi cho rằng, Trần Đĩnh không muốn đốt chính mình. Trần Đĩnh chẳng ngô nghê. Trái lại, Trần Đĩnh cò thể có một chủ đích khác? Tuy nhiên, kết luận của đoạn viết này là khá rõ:
- Tác giả NTNK là một người Hán. Nếu Hồ chí Minh là Tác giả NTNK thì Y là người Tàu.
- Không có nhiều chứng cớ cho thấy Tàu Tưởng biết Hồ chí Minh là cộng sản.
- Tập thơ không phải là của Hồ chí Minh, nên không có chuyện dùng tập thơ để giãi bày với Tàu Tưởng.
- Những ngưòi hoạt động để cứu Hồ chí Minh và những người đến thăm tác giả là những người hoàn toàn khác biệt. Không có liên hệ gì với nhau, và những cuộc thăm viếng cũng có mục đích khác nhau. Một bên vì muốn cứu một người Việt Nam mới bị bắt giam, nhưng không ai biết lý lịch của y ra sao, là ai, cũng không biết y là kẻ theo cộng sản. Chỉ nghe Khuê nói Y là người Việt Nam, tên là Hồ chí Minh và mới bị bắt giam. Một bên, có thể là đến thăm bạn đồng môn đồng liêu trước kia, nhưng nay bị vướng vào vòng lao lý vì đã lầm đường theo cộng sản Phúc Kiến. Những cuộc viếng thăm này có lẽ chỉ có mục đích thăm bạn, và nhờ ảnh hưởng của họ, hy vọng bạn xưa bớt bị cực hình ở trong tù của Tưởng mà thôi. Nhưng Hồ chí Minh vì lý do nào đó vồ được tập thơ và gây ra nghi án văn học này thì chưa có lời giải đáp.
- Sự chủ quan mang tính xác định của Trần Đĩnh trong đoạn viết này sẽ là nguyên cớ làm cháy Đèn Cù. Ngoại trừ trường hợp Đĩnh đã viết bằng sự gian dối cho vừa lòng đảng! Đó lại là một câu chuyện khác!
V. Thân phận tác giả với Đèn Cù.
Bảo Giang
I V . Lý lịch Hồ chí Minh trong Đèn Cù.
Có người sẽ bảo là “rách việc” khi tôi đề cập đến phần lý lịch của Hồ chí Minh trong loạt bài viết về Đèn Cù. Bị trách, tôi nhận. Nhưng không thể không viết. Bởi lẽ, một trong những nỗi thắc mắc lớn của người Việt Nam hiện nay, ngoài việc muốn biết về “ số phận Việt Nam” qua mật ước ở Thành Đô là việc bạch hóa lý lịch thật của Hồ chí Minh. Ông ta là thiếu tá Hồ Quang, ngưòi Tàu, gốc Hẹ, đảng viên đảng cộng sản Tàu theo hồ sơ của quân ủy trung ương Trung cộng vừa công bố, hay là Nguyễn sinh Cung người làng Kim Liên? Hai điểm thắc mắc này ai cũng muốn biết và nó có khả năng đưa đến cai chết bất đắc kỳ tử cho chế độ CS tại Việt Nam. Bởi lẽ, khi người dân Việt Nam biết Hồ chí Minh là người Tàu, biết được mật ưóc Thành Đô, đảng cộng sản phải tan theo bánh xe Cù thị. Tiếc là, cho đến nay hai nguồn chứng cớ quan trọng nhất, đều nằm trong tay phía cộng sản, không ai có thể tiếp cận được.
Thứ nhất, Tất cả những hồ sơ liên quan đến Nguyễn ái Quốc từ 1925 đến 1933 và sau này, đều nằm trong tay KGB của Nga và cụm tình báo Hoa Nam. Nên sự đổi thay, nếu có, cả vệc tráo đổi người theo nguồn tin là Nguyễn ái Quốc đã chết về bệnh lao sau khi ra khỏi tù ở Hồng Kông vào năm 1933, cũng hoàn toàn nằm trong tay hai tổ chức này. Thứ hai, việc DNA cái xác của Hồ chí Minh đang nằm phơi khô ở Ba Đình cũng không có cơ hội thực nghiệm và giảo nghiệm trước khi chế độ này bị triệt tiêu. Mật ước Thành Đô cũng chung số phận.
Tuy nhiên, không phải vì những trở ngại này mà người ta ngừng đi tìm kiếm sự thật. Trái lại, bằng nhiều hình thức khác nhau, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra dược những lý lẽ rất mạnh mẽ để bảo vệ cho luận cứ của mình trong việc đặt nghi vấn về lý lịch của Hồ chí Minh, qua tài liệu mở, qua những cuốn sách được cho là của Hồ chí Minh, trong đó có Ngục Trung Nhật Ký. Đây là một tập thơ viết bằng chữ Hán, không có tên tác giả và đã gây ra khá nhiều tranh cãi về tác quyền. Việt cộng thì đánh bóng và công bố đây là tập thơ của Hồ chí Minh … vổ được. Hơn thế, còn nâng cấp nó lên là hàng “ tài sản văn hóa” của dân tộc…. tầu ô. Ở chiều ngược lại, có nhiều bài viết, trong đó phải kể đến cuốn “ Ngục Trung nhật Ký không phải là của Hồ chí Minh” do học gỉa Lê hữu Mục dày công nghiên cứu, biên soạn và đã được phát hành mấy năm trưóc đây. Kế đến, những bài phân tích chững chạc, mạch lạc của giáo sư Tâm Việt, giáo sư Lê trí Viễn, ông Đỗ thông Minh, có cùng quan điểm và nhận được nhiều sự biểu đồng tình tích cực. Cá nhân tôi có đề cập đến vấn đề này đôi ba lần trong loạt bài “Tác già Ngục Trung Nhật Ký không phải là ngưòi Việt Nam”.
Dĩ nhiên, những bài viết này chưa có đủ tài liệu dẫn chứng một cách xác thực đi kèm. Tất cả là những suy luận, những phán đoán. Những suy luận, phán đoán ấy đã dựa vào những quy luật nhất định, có giá trị về thời gian và bối cảnh mà tập thơ đã hoàn thành. Tất cả đều định hình theo quy luật về thơ như thể thơ, phong thơ, ý thơ, tứ thơ, khổ thơ, nghĩa thơ, hồn thơ, đạo thơ, và văn tự của thơ trên văn bản mà chứng minh. Sự chứng minh, phán đoán, theo tôi, là có thể chấp nhận được, nhưng nó vẫn chưa là chứng từ để kết luận.
Nay trong Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh, đưa ra một đoạn viết khá ngắn, không một dẫn chứng, liên quan đến tập thơ và lý lịch của HCM. Đĩnh viết;“ Tàu Tưởng bắt tù Cụ Hồ chỉ cốt để báo cho biết nó chả ngọng Cụ là cộng sản, cụ muốn họat động thì hãy chịu cuơng tỏa của nó... Nhờ tập thơ giãi bầy tâm sự trong tù với Tàu Tưởng, tôi đây yêu nước chứ không cộng sản, rồi nhờ có thêm người - như Hồ Học Lãm nói với Trương Phát Khuê, Cụ đã được ra tù và cùng với Nguyễn Hải Thần lãnh đạo Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội.” ( trang 37). Sự thật thế nào?
Đọc thoáng qua, ai cũng thấy, đây là một đoạn viết ngắn, khá ngắn, nhưng nó lại mang một sức chuyên chở ý rất nặng và rất lớn. Lớn như một tờ giấy chứng thực tập thơ là của Hồ chí Minh? Nặng hơn hàng trăm, hàng nghìn những trang báo, bài viết của những dịch giả như Huệ Chi, Nam Trân, Đỗ văn Hỷ…. và những bài thuộc diện thổi ống nói về tập thơ của các nhà văn, nhà báo Việt cộng, cộng lại. Bởi lẽ, Đĩnh ở vào cái vị thế mà những người kia không bao giờ có. Đĩnh gần “ Hồ”, Đĩnh biết nhiều, biết hết mọi chuyện về “ bác”. HCM có thể nói đùa, bỡn với Đĩnh ” thế người ta đi đái cũng theo à?”, trong lúc những người khác nếu có dịp tiếp xúc với Hồ theo từng nhóm, từng đoàn thì việc giữ cho cái trống ngực khỏi đập loạn nhịp đã là may mắn rồi, nói chi đến câu truyện thân tình. Họ chỉ viết theo tiếng kẻng!
Theo đó, khi Đĩnh viết về tập thơ, quyết đoán như thế, chuyện người ngoài có tin hay không mặc kệ. Riêng cánh làng thổi thì mừng đến rơi nước mắt. Rồi những đôi mắt xanh sao, vàng vọt, lơ láo lo lắng vì không biết trả lời ra sao trước những thách đố cho rằng tập thơ ấy không phải là của Hồ chí Minh đều dồn về Đĩnh, coi Đĩnh như là cứu chúa. Dù chẳng quen biết Đĩnh, nhưng nếu cần bầu Đĩnh vào vai trò thủ lãnh bảo vệ tập thơ là của “ bác” thì tất cả đều giơ tay. Lý do, ngay chuyện kín “ cụ Hồ che râu đến dự một buổi”, nói ra là bôi tro trát trấu vào mặt “bác”, là đụng vào cái búa của đảng, Đĩnh cũng huỵch toẹt ra rồi. Chuyện này ai dám nói, dám viết? Đĩnh dám viết là có chứng cớ, là khả tín? Chẳng biết sự khả tín ra sao, đã thấy Bùi Tín vội vàng nhảy vào dựa hơi, ăn ké ” Tôi có thể chứng thực những điều Trần Đĩnh viết ra là chân thực” ( Người đẹp nhất trong Đèn Cù). Lạ thật, không biết Bùi Tín lấy tư cách gì, tiêu chuẩn nào mà cấp giấy chứng thực cho Trần Đĩnh? Bạn tôi bảo. Lạ quái gì. Cộng đảng viên nào cũng cò cái bệnh lạ này như nhau. Bệnh đảng. Bệnh ồm ộp từ vũng nước dưới chân trâu! Ngửa mặt lên là bằng trời. Chỉ tại cái vũng nước quá cạn!
Liệu cái “chứng thật”, cái “thế giá” này có đủ khả năng đánh bạt, đánh đổ toàn bộ những lý luận, những bài viết cho thấy Hồ chí Minh là người Tàu, gốc Hẹ và tác giả tập thơ Ngục Trung Nhật Ký không phải là của Hồ chí Minh ( Nguyễn Sinh Cung ) hay không? Tôi cho là bất khả, ngoại trừ hai trường hợp sau:
Thứ nhất. Nếu họ trưng ra được tất cả những tài liệu theo năm tháng cùng với những hình ảnh từ 1932- 1943 là những năm mà người ta gọi 10 mất tung tích của Hồ chi Minh được công bố gắn liền với giấy chứng nhận DNA trên cái xác phơi khô của HCM do những cơ quan chức năng thẩm quyền quốc tế đảm nhận. Khi ấy, cái “tổ hợp” thắc mắc kia không đánh cũng tan. Sẽ có nhiều người phải bẻ bút. Trong đó có thể có cả tôi. Ít nhất là tôi sẽ có bài xám hối và xin lỗi độc giả về những loạt bài có liên hệ đến lý lịch và tập thơ NTNK. Tuy nhiên, việc đưa ra bằng chứng về những tội ác mà HCM đã phạm với dân tộc và đất nước Việt Nam tôi vẫn cứ tiếp tục. Vì đó là bổn phận của ngưòi cầm bút phải đi tìm sự thật và truyền đi sự thật.
Thứ hai. Một khi không có được những chứng liệu như đã nói ở trên, thì chính đoạn viết ấy lại là sự xác định Hồ chí Minh là người Tàu và tập thơ không phải là của Nguyễn sinh Cung. Khi đó, những câu chuyện của làng thổi như những bài ca vô tận về “ Người hay ngợm” chỉ còn là tiếng ọp ẹp trong vũng nước dưới chân trâu như đã từng, và Đèn Cù khéo mà tự bốc hỏa. Nó thiêu rụi cả tác giả và cả cánh làng thổi từ xưa đến nay. Trừ trường hợp tác gỉa cho thấy đây là một đoạn văn mở ngược ý, để chứng minh Hồ chí Minh là người Tàu, yêu nước Tàu và không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký? Nghĩa là Đĩnh muốn dùng một số nội dung “ râu ông cắm cằm bà” của một số bài thơ để phản chứng cho đoạn viết vô lý của minh. Bởi vì, Đĩnh đã biết HCM là người Tàu, và tập thơ là của ngưòi khác. Nhưng không thể viết theo ý mình, nên phải chọn cách tránh né, nói ngưọc này để diễn đạt ý muốn viết?
Đến đây, tôi chưa có kết luận là bạn nên ngả theo phía nào trước. Tuy nhiên, việc tìm ra sự thật trong đoạn viết của Trần Đĩnh là “ chân thật” là khả tín như làng thổi tung hê theo ý của họ, hay nó lại là “ tôi đây yêu nước Tàu, không phải cộng sản”, không có một khó khăn nào hết. Trái lại, nó sẽ phơi bày ra ánh sáng công luận chỉ sau một câu hỏi: Dựa vào những tiêu chuẩn nào để Trần Đĩnh viết ra đoạn văn đầy tính xác quyết như giấy chứng nhận về lý lịch, rồi ban cấp cho Hồ chí Minh là tác giả của tập thơ NTNK? Theo tôi câu trả lời gồm có hai phần. Thứ nhất, tìm hiểu về sự gần gũi và cái thế giá cá nhân của Trần Đĩnh với HCM. Thứ hai, phân đoạn viết trên thành ba phần để tìm lời giải đáp.
A. Sự gần gũi và thế giá của Trần Đĩnh.
Không ai phủ nhận Trần Đĩnh có sự liên hệ khá gần gũi với HCM trong một thời gian dài tử Atêka cho đến sau này. Gần gũi đến nỗi, Trẫn Đĩnh và bạn hữu có thể thoải mài tán gẫu về chuyện thích ” gái nạ dòng của Hồ”. Hơn thế còn gần gũi ngay cả khi Y đi đái nữa. Đĩnh viết (1960?): “Sau bữa cơm trưa, thấy Cụ quần áo cánh nâu đi vòng ra sau dẫy nhà tranh đến rặng chuối thay hàng rào, tôi đi theo.Cụ thuốc lá ngậm miệng, tay vén ống quần lên đái. Thấy tôi gần như ở ngay bên, cụ quay ngoát lại hỏii, điếu thuốc khẽ lật bật ở môi: “Người ta đái cũng theo à?” Không ạ, cháu...”. Thế đứng sát vào người ta nhòm gì?” Câu tra hỏi đủa bỡn đã đóng một dấu ấn phơi phới vào quan hệ bác cháu. ( tr 181)
Một người có hoàn cảnh như thế thì hẳn nhiên là có thể nắm rất vững về giọng nói, âm nói và cách nói chuyện bằng tiếng Việt của Hồ chí Minh? Đây là một lợi thế tốt hơn là chứng cớ tốt để Trần Đĩnh, một ngưòi được giao trách nhiệm viết tiểu sử cho Hồ chí Minh, viết “ bất khuất” đưa ra đoạn viết xác quyết ở trên. Thoáng qua, nó khả tìn và chắc chắn hơn những chuyện vẽ vời của cánh làng thổi, làng dịch, làng ăn ké. Tuy nhiên, nó vẫn có đầy khuyết tật cần phải vạch ra.
Thứ nhất. Tất cả những sự kiện về Nguyễn sinh Cung từ Làng Kim Liên, đến khi vào Huế theo học, kế bị đuổi học, rồi lưu lạc vào Phan Thiết. Xuống tàu xin làm bồi bép. Đến pháp thì xin vào học trường thuộc địa. Sau thất bại về đường công danh, học vấn, Thành đi theo cộng sản Pháp. Sang Liên Sô, vào tù ở Hồng Kông 1931. Rồi về hang Pác pó 1941. Lại sang Tàu, đổi thành Hồ chí Minh, bị Tàu Tưởng bắt, thì Trần Đĩnh hoàn toàn dựa vào những những sách báo của đảng cộng sản làm tuyên truyền. Đĩnh viết “Mừng Đảng 30 tuổi, mừng Cụ Hồ 70, mừng 15 năm thành lập nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngoài ba đại khánh còn Đại hội lần thứ ba của Ðảng. Tháng 3, Tố Hữu triệu tập mấy người lập nhóm viết tiểu sử Hồ Chí Minh với danh nghĩa Ban nghiên cứu lịch sử đảng. Gồm Tố Hữu, Phạm Bình (Ban nghiên cứu lịch sử đảng),Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh và tôi. Hai nhà văn vào tận quê Cụ sưu tầm tài liệu. Phạm Bình cung cấp tài liệu. Tôi víết. Cố nhiên cũng sưu tầm cả tài liệu. Hai nhà văn trở ra với nhiều điều giật gân. Cụ sinh năm 1891! Cụ Khiêm, anh trai Cụ nói thế, có bằng chứng hẳn hoi trong gia đình và họ hàng. Báo cáo với Cụ thì Cụ nói của người ta thế nào thì cứ để thế không sửa gì hết. Hai nhà văn và tôi bảo nhau: Bác muốn dân dễ nhớ nên lấy tròn 1890. (tr167)
Đến khi bắt tay vào việc, Trần Đĩnh đã xác nhận phải viết theo cái búa chỉ đưòng, không viết theo đìều mình biết, Đĩnh kể ”Phải viết một loạt bài về lịch sử đảng, tôi đã đọc những tài liệu về chuyện này. Lẽ tất nhiên đều ỉm đi, cho tất cả vào cái sọt giấy vĩ đại là sự quên, sự lờ, sự nhắm mắt lại. Gọn một chữ là sự gian dối. Để đổi lấy uy tín đảng (trang192) Nghĩa là phải bỏ qua mọi tài liệu, Đĩnh đã viết bằng sự gian dối để được lòng đảng. Tôi rất trân trọng, ngưỡng mộ lòng quả cảm của Trần Đĩnh trong câu viết này. Tôi tin rằng, đây chính là tiếng nói tự đáy lòng Đĩnh. Đáy lòng còn có hình ảnh của một bà mẹ kính yêu và tổ Quốc Việt Nam trong Đĩnh.
Như thế, câu trả lời đã có. Trần Đĩnh không viết theo những tài liệu, theo chứng cứ có thể là có thật, hay những điều Trần Đĩnh nghe, biết. Trái lại, Trần Đĩnh đã viết bằng sự giả dối, viết dưói cái búa của đảng cộng sản. Cái búa này, cho đến nay chưa bao giờ rời xa Đĩnh! Theo đó, sự gần gũi thân tình, biết hết về HCM tự nhiên mất gía trị. Nó không thể nói lên, hoặc chứng mình cho những điều Trần Đĩnh biết và viết là giống nhau. Từ đó sự khả tín và “ chân thật” có lẽ cũng không còn. Bởi lẽ, nếu có biết rất thật âm thanh ấy không phải là âm thanh của người Việt Nam thuần túy. Giọng nói ấy là giọng nói của một ngưòi ngoại, thuộc dòng phát âm độc âm như Việt Nam,và có vóc dáng hao hao Viêt Nam, nhưng không phải là cái lề thói thổ âm, kiểu cách, điệu bộ của người ở vùng làng Kim Liên, Nam Đàn. Trần Đĩnh cũng phải lờ nó đi, không được phép thắc mắc và phải viết bằng sự giả dối, và uy tín đảng!
Ấy là chưa kể đến phần tâm lý luôn nằm sâu trong lòng Đĩnh là:” gần vua như gần cọp”. Sự gần gũi giữa đôi bên không phải là một quan hệ ngang hàng, thân cận, nhưng là một thuộc hạ khá thấp, tiếp xúc với một lãnh tụ cao nhất, không tránh khỏi những cảm xúc tâm lý bất ổn. Lại không phải là một gián điệp do địch gài vào, nên không để ý, hay không đánh giá, không thắc mắc người đối diện mình là ai. Thay vào đó là sự tôn kính và tôn sùng lãnh tụ ngay từ trước ngày bước chân vào Atêka, nên không thể có sự tìm hiểu cách thế nói chuyện, giọng âm có khác với người Việt Nam hay không. Trái lại, nhìn tất cả những sự việc giả dối chung quanh cá nhân người này bằng cái nhìn tôn kinh, tôn sùng lãnh tụ, nên nếu có thấy cái lối phát âm khác lạ, kiểu nói khác lạ, Trần Đĩnh cũng sẵn sàng đánh lừa chính mình bằng nhận định. “ bác” ở ngoại lâu quá nên nóí líu cả lưỡi, đôi khi quên mẹ nó cả tiếng Việt. Hay nói tiếng Tàu. Nói chữ Đ lại ra chữ L”. Giống như cuốn băng duy nhất HCM trả lời trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Nhật. Như thế, sự gần gũi tự nó không thể là một chứng cớ, một điểm tựa giúp cho Trần Đình trong trường hợp viết đoạn văn như giấy chứng nhận ở trên. Sự xác thực của nó chỉ còn dựa vào nội dung của tập thơ NTNK.
B. Ba đỉểm chính trong đoạn viết của Trần Đình.
1. Những lý do được đưa ra khi HCM bị bắt ở Túc Vinh:
a. Trần Đĩnh xác định: HCM bị bắt vì là cộng sản:” Tưởng bắt tù Cụ Hồ chỉ cốt để báo cho biết nó chả ngọng Cụ là cộng sản”. Trong tập thơ cũng có một bài có thể chứng minh tác giả là cộng sản thuộc đảng cộng sản Phúc Kiến.
b. Lý do bị bắt do nhà nuớc Việt cộng công bố: bị tình nghi là gián điệp: “Khi kiểm tra căn cước tuần cảnh phát hiện ra rằng ngoài chứng minh thư của: Quốc Tế phản xâm lược hiệp hội Việt Nam, phân hội” ra. Hồ chí Minh còn mang theo thẻ hội viên đặc biệt của “ Quốc Tế Tân Văn Xã”, và giấy thông hành quân dụng của Văn Phòng Tư lệnh Đệ Tứ chiến khu cấp…. tất cả các giấy tờ đều cấp năm 1940, đã qúa thời gian sử dụng. Họ nghi Hồ chí minh là gián điệp nên bắt giữ”. (www.lichsuvietnam.vn/hom.php?option.). Không cho biết tên, tuổi ở trong những loại giấy tờ này.
C. Lý do Hồ bị bắt do Tầu Tưởng (chữ của Trần Đĩnh) công bố. Tàu Tưởng không có công bố lý do khi bắt Hồ chí Minh. Tuy nhiên việc đưa tác giả đi rong trên phố cho bà con xem mặt, như nhà nước Việt cộng đâ cho dẫn tù binh Mỹ riễu phố ở Hà Nội vào những năm cuối 1960 hay đầu 1970 để nuôi thêm lòng căm thù của nhân dân với đối phương thì tác giả cho biết bị bắt vì tội làm Hán gian. Hán gian với Tầu Tưởng có thể hiểu là hoạt động cho phát xít Nhật, hay là nằm vùng cho Tàu cộng. “ Ngoài phố tranh nhau xem Hán gian, Hán gian ta vốn thực vô can, Vô can vẫn bị nghi là có. Thực khiến lòng ta lạnh tới gan ( Trên Đừờng Phố , người dịch Nam Trân) .
c. Lý do bị bắt do chính tác giả đưa ra:
“ Ta người ngay thẳng lòng trong trắng,
Lại bị tình nghi là Hán gian” (Đường đời hiểm trở) Đây có lẽ là lý do đúng nhất. Và còn hơn cả sự đúng nữa. Chính tác giả đã xác định bản thân là ngưòi Tàu.
Chi tiết nào chứng minh tác giả là người Tàu? Tác giả là người Tàu vì một lẽ rất đơn giản. Khi một người Tàu bị bắt vì nghi án làm việc cho ngoại bang, cho đối phương chống lại nhà cầm quyền đương thời, đương nhiên bị gọi là bọn Hán gian. Nếu tác giả là ngưòi Việt hoạt động cho Việt cộng, cho Nga, cho Tàu khi bị bắt ở Mỹ, ở Pháp, ở Úc hay ở bên Tàu đều bị gọi là Việt gian. Người này không bao giờ bị gọi là Mỹ gian, Pháp Gian hay là Hán gian. Cũng thế, khi một người Tàu phạm cùng loại tội bị bắt tại Việt Nam, tại Mỹ, tại nguyên quán đều bị gọi là Hán gian. Ở đây, chính tác giả đã xác nhận bị nghi là Hán gian. Rồi ngoài phố cũng tranh nhau coi Hán gian. Chẳng lẽ Hán gian này lại có thể là người Việt ư?
Xin hỏi, những phi công của Hoa Kỳ, bị bắt và bị đưa đi tiễu phố ở Hà Nội cho dân ném đá, xỉ vả và bạn của tác giả nhẩy ra vờ đấm hụt để khỏi bị quy vào thành phần, họ bị gọi là gì? Bọn xâm lược đế quốc Mỹ, bọn Mỹ gian, hay là Việt Gian, Hán gian? Nếu những tù binh này bị gọi là Việt gian, là Hán gian thì tôi chấp nhận cái lý Hán gian trên là ngưòi Việt. Rồi những người Việt Nam hoạt động cho Việt Nam Cộng Hoà, làm việc cho Pháp bị Hồ chí Minh chém lén, họ có bị ghép vào tội là Hán gian hay không? Hỏi là trả lời. Ngắn gọn, người mang quốc tịch nào, khi bị bắt vì có hoạt động nguy hiểm chống lại chính quyền đương thời hay hoạt động cho kẻ thù của quốc gia sở tại thì bị gọi bằng chính cái tên nước mà kẻ đó đeo trên mình. Theo đó, tác gỉa chính là một người Trung Hoa, mà chúng ta thường có thói quen gọi là người Tàu. Kế đến, khi Tàu Tưởng đưa tác giả đi rong ngoài phố cho dân chúng nhìn mặt thì càng quả quyết là sau những cuộc hỏi cung, Tàu Tưởng đã biết rõ tác giả là ai, ở đâu, đã bị tình nghi có liên hệ với tổ chức nào chống lại chính quyền đương thời. Về điểm này, thưa ông Trần Đĩnh, ý ông thế nào? Tác giả có phải là người Việt Nam không? Phần tôi, xin cám ơn tác giả Trần Đĩnh đã dùng phản đề, ngầm ý, để giúp cho độc giả nhìn rõ chân tướng tác giả là người Tàu rất yêu nước Tàu!
2. “Nhờ tập thơ giải bày tâm sự trong tù với Tàu Tưởng.”
Phải công nhận đây là một ý kiến rất lạ lùng và rất đặc sắc mà tác giả Trần Đĩnh đã khám phá ra, đã nêu ra làm chủ đề cho đoạn viết này. Thật vậy, nỗi lòng, tâm sự u uẩn của một người có thể giải bày trọn vẹn ra cho người ngoài, người đối diện với mình qua những bài thơ, để nhờ đó tạo sự cảm thông. Một nàng kiêu sa, ngúng nguẩy, không thèm tiếp chuyện ai kia, nhưng khi đọc được dòng tâm sự của chàng về mình qua những dòng thơ trữ tình thì lòng mềm ra như bún. Cũng thế, một Tầu Tưởng mặt mũi đỏ gay, đang hò hét vang cả nhà, bất chợt nhận được một tập thơ của một ngưòi tù trong tay, Y không thể không liếc mắt đọc qua. Đọc rồi đưa đến cảm thông. Nhưng nếu người tù trao cho Tàu Tưởng một xấp giấy đầy những lời trần tình thống thiết, bi ai hay biện minh thì những trang giấy ấy có nhiều cơ hội bị quăng vào xọt rác. Tại sao thế nhỉ?
Điều này thì chính Trần Đĩnh biết rõ hơn ai hết. Viết bình luận, thời sự, phê bình, viết báo thì dựa vào những sự kiện trước mặt, có sẵn mà viết, mà bình, mà giải. Viết văn thì dùng trí óc hư cấu từ câu chuyện có thật của mình, của người hay bất chợt bắt gặp trong đời mà vẽ vời, văn hoa thành truyện, thành tiểu thuyết. Nó không buộc phải chưng dẫn sự kiện. Đến thơ, lại là một chuyên đề hoàn toàn khác biệt với những khuynh hướng trên. Thơ là hơi thở, là nghĩa sống của tâm hôn. Ở trong thơ không là những dòng chử chạy theo sự kiện gian dối, búa liềm. Nó là chân thật, là thao thức của tâm hồn. Nó là tiếng nói từ đáy lòng, là những dòng chữ tuôn chảy, vươn tới đỉnh cao đẹp và chân thiện. Nó là cái đẹp tinh khôi thuần khiết của nhân bản tính, nên ngưòi ta gọi nó là thơ, hồn thơ. Cũng thế, ở trong Ngục Trung Nhật Ký hầu như có tất cả mọi vẻ đẹp cao đẹp của một tập thơ. Nó không có một dấu hiệu nào là dùng dao mã tấu chém chữ, nó lại cũng chân thật đến điên rồ nhận mình là Hán gian.
Thật vậy. Ngục Trung Nhật Ký hầu như có mọi tố chất tạo nên một vẻ đẹp thanh cao của một người yêu nước, yêu nước thiết tha. Bỗng nhiên, vì một lý do nào đó, nhất thời thân bị giam trong nhà lao. Cuộc giam cầm này xem ra không cho ông một nỗi đau đớn của thể xác, nhưng chém vào lòng ông một nhát dao trí mạng. Hán gian! Và từ hai chữ này, tác giả đã trải nỗi lòng của mình ra theo từng bước chân, trên từng trang giấy với những nhà lao đã qua. Mà lạ, không một nhà lao nào để lại trong ông nỗi oán than về thể xác. Nhưng tất cả như làm héo úa lòng ông vì tiêu pha ngày tháng vô ích trong khi tổ quốc vẫn có thể cần đến ông trong một công việc gì, dù là nhỏ bé. Bất cứ người nào đọc NTNK cũng dều thương cảm cho số phận của cánh chim bàng trong lồng.Tiếc là khi ra đi, chung cuộc, ông không để lại tên tuổi quê quán để cho người đời sau kính vọng ông.
Nhưng bỗng dưng, HCM … vồ được tập thơ, cho ngưởi dịch ra tiếng Việt rồi nham nhở hô hoán, thổi phồng lên “ nỗi lòng của bác ở trong tù”. Và nay, Trần Đĩnh, người rất gần gũi với Hồ chí Minh, lại cho rằng, nhờ tập thơ tâm sự, giải bày nỗi lòng này mà Tầu Tưởng tha cho “bác”. Thật, cái trí tưởng tượng của chàng thanh niên 19 tuổi lên Atêka ngày nào vẫn còn vượt đi ngàn dặm. Nhưng không biết, những bài thơ nào được coi là tiêu biểu mà Trần Đĩnh gọi là “giải bày tâm sự trong tù với Tàu Tưởng, tôi đây yêu nước, chứ không cộng sản”. Liệu có phải là bài này hay không?
Nhà nhà hoa kết với đèn giăng,
Quốc khánh reo vui cả nước mừng;
Lại đúng hôm nay ta bị giải,
Oái oăm giá cản cánh chim bằng “Tết Song thập bị giải đi Thiên Bảo” (Người dịch: Nam Trân)
Hay là : Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận, Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh .Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi, Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh. “Buồn bực” (Người dịch: Nam Trân)
Nếu là một trong hai bài này thì rõ ràng tác giả biện minh ông ta không phải là cộng sản, nhưng là một người rất yêu nước, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ cho quê hương. Nhưng đó là quê hương Tàu chứ không phải quê hương Việt Nam. Vì ngày “Tết Song Thập” chính là ngày Quốc Khánh của Trung Hoa Dân Quốc. Ông buồn. Buồn vì ngày mà cả nước mừng reo vui, (có thể ông đã từng góp công góp sức cho ngày này). Nay, thân ông như một cánh chim bàng, vẫn sẵn sàng vì tổ quốc mà lại bị coi là Hán gian phản quốc, bị rẻ khinh chẳng đáng giá một dồng xu!
Nỗi lòng của ông không chỉ có bấy nhiêu. Nhưng vượt lên trên cả những nỗi oan tình, oán than, dù cô quạnh trong chốn nhà giam, tác giả vẫn không oán hờn người bắt mình. Thay vào đó là một khí phách lớn, bỏ qua mọi tỵ hiềm, oán giận cá nhân mà viết lờì kêu gọi đồng bào trong cả nước hãy nghe theo lời Tổng Thống Tưởng giới Thạch mà chiến đấu chống phát xít Nhật và tiêu diệt tập đoàn cộng sản Mao Trạch Đông. Đã thế, còn ca tụng những chiến công của những viên tướng của Tưởng đã chiến thắng Tầu Mao ở Chiết Giang như là những anh hùng của dân tộc. Tác giả viết:
Đọc lời giáo huấn của ông Tưởng (Người dịch: Đỗ Văn Hỷ)
Gian khó không lùi, vẫn tiến lên,
Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên;
Quyết tâm gắng gỏi và kiên nghị,
Nhất định thành công sẽ có phen
Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh (Người dịch: Trần Đắc Thọ)
Đốc quân ngày trước vùng Tương, Chiết,
Chống giặc năm nay mạn Miến, Điền;
Lừng lẫy uy danh, thù mất mật,
Khải hoàn mừng trước, xướng thành thiên.
Phần cá nhân tác giả thì ngồi nhìn trời, ngắm trăng mà bước đi theo cái đạo trung trinh, cái nghĩa tiết tháo của vườn Đào: “Cành lá khéo in hình Dực Đức, Vần hồng sáng mãi dạ Quan Công: ( Tức Cảnh, người dịch Nam Trân). Có thế, đây quả thật là những bài thơ có khả năng giãi bày lòng yêu nước của tác giả với Tàu Tưởng. Ai đọc cũng có thể thấy được nỗi lòng vì đất nước của tác giả. Hơn thế, biết rõ Tổ quốc của tác giả là nước Trung Hoa. Như thế, tác giả tuyệt đối không phải là Nguyễn Sinh Cung( Nguyễn ái Quốc). Đã thế, tâm hồn tác giả xem ra hiền hậu, khoan dung, hoàn toàn khác biệt với cái độc ác, vô lương, bá đạo, bất nghĩa của Hồ chí Minh.
3. Những cuộc gặp gỡ và vận động xin trả tự do cho tác giả và cho Hồ chí Minh.?
Đến đây, tôi buộc tôi phải có cái tiểu đề cho rõ ràng để phân biệt cho hai trường hợp, tác giả Ngục Trung Nhật Ký và Hồ chí Minh. Bởi lẽ, tôi không thể lừa tôi, tôi không thể lừa dối bạn đọc và dư luận. Lý do, mọi người đã nhìn thấy rõ đây là hai người hoàn toàn khác nhau, nhưng xem ra nhà nuớc và cộng đảng Việt cộng lại cứ ỡm ở cho hai cái khác này quy vào một người chỉ vì ăn phải bả của HCM. Và đây có phải là điểm mà Trần Đĩnh muốn cho mọi người nhìn thấy sự thật bằng phản đề chăng?
Thú thật, tôi rất ngạc nhiên, không biết tác giả lấy tài liệu ở đâu ra, hay chính HCM nói cho Trần Đĩnh nghe là nhờ ông Hồ học Lãm nói giúp, nên Trương phát Khuê đã thả Hồ chí Minh ra. Trong khi đó theo tài liệu được ghi lại của Quốc Dân Đảng Việt Nam thì :” Sau khi xin phép Trưong phát khuê vào thăm Nguyễn tường Tam thì cũng xin thăm luôn Hồ chí Minh, dù không biết Minh là ai. Sau đó hai họ Vũ và Nghiêm đề ghị BCH/VNVMĐMH, đứng ra can thiệp xin trả tự do cho Tam và Minh, Lần lượt sau đó hai người này được trả tự va do và về trụ sở của VNCMĐMH để chờ hậu bổ ủy viên”(Chương II: “VIỆT NAM CÁCH MẠNG ĐỒNG MINH HỘI Hoàng văn Đào). Tôi không viết về chyện ai đã vận động để Trương phát Khuê trả tự do cho HCM. Vì một bên có tài liệu, một bên nói bằng….mồm. Và cả hai cùng chẳng ăn nhập gì đến những cuộc thăm viếng và làm thay dổi đời tạm giam của tác giả. Bởi lẽ, chính tác giả kể về chuyện này, chẳng có Nghiêm, chẳng có Vũ. Cũng chẳng có Hồ học Lãm, như sau:
Lính tráng tuần canh nhìn nhẵn mặt,
Hôm nay mới được gặp văn nhân;
Người trông nho nhã, ai không thích,
Mái tóc ta xanh lại mấy phần. (Khoa viên họ Trần tới thăm.(Người dịch: Nam Trân)
Hay nói về tấm thịnh tình của cố cựu khi đến thăm tác giả? Đây có phải là nhưng ngưòi bạn đồng môn ngày trước hay không?
Họ Ngũ trưởng khoa với họ Hoàng,
Thấy ta cùng cực động lòng thương;
Ân cần thăm hỏi và cưu giúp,
Như nắng bừng lên giữa giá sương (Khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên họ Hoàng .Người dịch: Huệ Chi). Thế là quá rõ ràng.
4. Phần ngoại đề:
Hãy tạm bỏ quên những khác biệt về tài liệu sang một bên. Một câu hỏi cần phải trả lời ngay để có thể tìm ra sự thật của câu chuyện là. Nếu tập thơ là của Hồ chí Minh thì khi nào Hồ chí Minh đã dùng tập thơ này để giãi bày, tâm sự nỗi lòng với Tầu Tưởng? Có phải là vào giai đoạn trước khi Hồ chí Minh được thả chăng? Sự thường là thế. Nhưng nếu có việc trao tập thơ này cho Tàu Tưởng, theo tôi, một trong ba trường hợp sau đã xảy ra và Hồ chí Minh đều mất mạng.
1. Hồ chí Minh không bao giờ được Trương phát Khuê trả tự do, và có thể bị vùi xác trong chốn nhà lao. Sẽ không có sự việc cho HCM gia nhập vào VNCMĐMH và đưa về Việt Nam.
2. Hai là sẽ giải giao cho Pháp để lấy tiền mua vài lít rượi đế! Vì Pháp đang cần bắt và sẵn sàng trả tiền cho ai bắt được những tên Việt cộng đầu xỏ ở Việt Nam.
3. Thứ ba quan trọng hơn cả, Hồ chí Minh đã lĩnh được cái búa của Mao trưóc khi ra khỏi nhà lao. Tại sao lại như vậy?.
Đơn giản là trước kia Tàu Tưởng chỉ nghi tác giả là Hán gian. nhưng qua tập thơ tác giả lại lòi ra là tên cộng sản thuộc đảng ủy Phúc kiến. Đây, Tác giả viết :“Một canh…. Hai canh… lại ba canh, Trằn Trọc băn khoăn giấc chẳng thành. Canh bốn, canh năm vửa chợp mắt, Sao vàng Năm Cánh mộng hồn quanh “( Không ngủ được, người dịch Nam Trân.) Cở đỏ Sao vàng là cờ của đảng cộng sản ở Phúc Kiến. Tàu Tưởng biết rất rõ lá cờ này. Khi đó cộng sản tại Việt Nam chưa du nhập là cờ này vào tổ chức của họ. Theo đó, tác giả thật sự có lẽ đã không còn. Ông ta đã chết vì Tàu Tưỡng hay vì cái búa của Mao? Hoặc giả, đã biến tưóng thành một người khác? Nhưng tại sao lại phải chết?
Giả sử Hồ chí Minh là tác giả. Khi biết Hồ chí Minh là cộng sản, nếu Tàu Tưởng không bán Hồ cho Pháp thì cũng sẽ phát tán tin tức, cho phổ diến rộng rãi những bài thơ của Hồ, một kẻ phản đảng cộng ở Phúc Kiến, ca tụng Tưỏng Giới Thạch, ca tụng Lương tướng quân, kẻ thù không đợi trời chung với Mao cho các tù nhân trong tù đều biết mà noi gương. Mục đích này dĩ nhiên chẳng tử tế gì, nhưng là nhờ tay những tù nhân cộng sản cuồng tín của Mao ở trong tù thịt Hồ chí Minh. Bởi lẽ, kẻ chống Mao như Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu còn không tránh được cái búa của Mao, xá chi một tên tù quèn An Nam như Hồ chí Minh! Rồi làm gì có cảnh Trương phát Khuê nuôi cộng sản, bỏ cả tiền lộ phí và phát quân trang quân dụng, vũ khí cho Hồ chí Minh, đưa Minh về Nam lập nghiệp, giúp Mao trạch Đông đánh phá phía sau lưng tổ chức của Trương?
Về phía Mao, nếu Tàu Tưởng đã mua chuộc đưọc tên phản đảng, đã bảo vệ y và đám tù của Mao không thịt được Hồ chí Minh thì Hồ cũng không tránh được cái búa tạ của Mao trên đường về Việt Nam. Làm gì có chuyện Mao cung phụng cho Hồ từ gái, đến nhân sự cố vấn, tiền bạc và quân trang quân dụng để Hồ giúp Tưởng, đánh Mao? Như thế, chỉ có một lý lẽ duy nhất để Hồ sống sót. Y là Hồ Quang, người của Mao, là gián điệp của Hoa Nam, được những tên nằm vùng dưói trướng của Tàu Khuê bảo vệ. Hơn thế, còn tìm cách để Khuê cho Hồ về nam lập phòng tuyến cho Tàu Tưởng, nhưng thực tế là làm việc cho Mao?
Ấy là chưa kể đến trường hợp, khi tập thơ được dùng để “giải bày tâm sự với Tàu Tưởng”. Nó không còn nằm ở trong tay Hồ chí Minh nữa. Làm gì có chuyện Tàu Tưởng chỉ xin chép lấy bản sao làm kỷ niệm, còn bản chính màu xanh nhạt với ngày tháng đề 8-1932- 9-1933 trả lại cho Hồ chí Minh đem về Việt Nam, giao cho “ bầy em “ dịch ra tiếng Việt mà ộp ẹp, ê a?
Tóm lại qua đoạn văn ngắn trên, tôi cho rằng, Trần Đĩnh không muốn đốt chính mình. Trần Đĩnh chẳng ngô nghê. Trái lại, Trần Đĩnh cò thể có một chủ đích khác? Tuy nhiên, kết luận của đoạn viết này là khá rõ:
- Tác giả NTNK là một người Hán. Nếu Hồ chí Minh là Tác giả NTNK thì Y là người Tàu.
- Không có nhiều chứng cớ cho thấy Tàu Tưởng biết Hồ chí Minh là cộng sản.
- Tập thơ không phải là của Hồ chí Minh, nên không có chuyện dùng tập thơ để giãi bày với Tàu Tưởng.
- Những ngưòi hoạt động để cứu Hồ chí Minh và những người đến thăm tác giả là những người hoàn toàn khác biệt. Không có liên hệ gì với nhau, và những cuộc thăm viếng cũng có mục đích khác nhau. Một bên vì muốn cứu một người Việt Nam mới bị bắt giam, nhưng không ai biết lý lịch của y ra sao, là ai, cũng không biết y là kẻ theo cộng sản. Chỉ nghe Khuê nói Y là người Việt Nam, tên là Hồ chí Minh và mới bị bắt giam. Một bên, có thể là đến thăm bạn đồng môn đồng liêu trước kia, nhưng nay bị vướng vào vòng lao lý vì đã lầm đường theo cộng sản Phúc Kiến. Những cuộc viếng thăm này có lẽ chỉ có mục đích thăm bạn, và nhờ ảnh hưởng của họ, hy vọng bạn xưa bớt bị cực hình ở trong tù của Tưởng mà thôi. Nhưng Hồ chí Minh vì lý do nào đó vồ được tập thơ và gây ra nghi án văn học này thì chưa có lời giải đáp.
- Sự chủ quan mang tính xác định của Trần Đĩnh trong đoạn viết này sẽ là nguyên cớ làm cháy Đèn Cù. Ngoại trừ trường hợp Đĩnh đã viết bằng sự gian dối cho vừa lòng đảng! Đó lại là một câu chuyện khác!
V. Thân phận tác giả với Đèn Cù.
Bảo Giang
Bỏ chống ngoại xâm để bảo vệ Mác
Phạm Trần
11:17 13/11/2014
BỎ CHỐNG NGỌAI XÂM ĐỂ BẢO VỆ MÁC
Đội ngũ loa phường (tuyên truyền) và dư luận viên của Ban Tuyên giáo và Quân đội nhân dân Việt Nam đã quên bổn phận bảo vệ Tổ quốc nhưng lại vênh váo thuần phục kẻ thù và tung hô xác chết để giữ quyền lãnh đạo độc tôn cho đảng.
Những nội dung này đã đồng loạt xuất hiện trên hai báo điện tử của Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh cầm đầu và báo Quân đội Nhân dân của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng vào dịp kỷ niệm 97 năm Cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga (17/11/1917-17/11/2014).
Nhưng trong những cố gắng tối đa ấy cũng thấy xuất hiện sự sợ hãi suy tàn đang chờ đợi đảng CSVN vì lãnh đạo đã nhìn nhận “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng.”
Tại sao ?
Vì chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã chết trong thực tế từ năm 1991, đánh dấu thời kỳ cáo chung của Thế giới Cộng sản do Nga sô lãnh đạo vì đã cai trị bằng độc tài, hà khắc và sống trên xác chết của dân.
Những khuyết tật của đạo đức gỉa, lối sống bóc lột sức dân, tham lam vô đáy và tiêu diệt các quyền con người của những kẻ cầm quyền trong các chế độ Cộng sản trên Thế giới là nguyên nhân làm sụp đổ Thế giới Cộng sản.
Vì vậy, khi các Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam không còn khả năng giáo dục cán bộ, đảng viên để duy trì “quan hệ máu thịt” với nhân dân hay thực hành câu tuyên truyền “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” thì nguy cơ tan rã đã báo hiệu.
Thất bại lớn nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 3 năm cầm quyền (từ 19/01/2011) là ông đã không thực hiện được như đã hứa với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.”
THỰC TRẠNG ĐẤT NƯỚC
Tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (suy thoái tư tưởng) trong cán bộ, đảng viên, kể cả số không ít lãnh đạo không còn tin vào sự thành công của chủ nghĩa Cộng sản đã gia tăng.
“Quốc nạn” tham nhũng càng ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn. Quan liêu, lãng phí, nhóm lợi ích, chủ nghĩa cá nhân, chạy chức chạy quyền, đè nén, áp bức dân, đàn áp cưỡng chế tài sản của dân đem bán cho con buôn hay xây dựng bằng tiền dân rồi bỏ cho cỏ mọc hoang nuôi trâu bò v.v… là những chuyện không còn xẩy ra từng ngày mà từng phút, từng giây trong hệ thống cai trị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã báo cáo với Quốc hội ngày 20/10 (2014) : “Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí có mặt còn chậm. Việc thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng tại nhiều cơ quan chưa hiệu quả. Một số vụ án xử lý chậm. Công tác kiểm tra thanh tra hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp. Công tác giám định tư pháp còn bất cập. Lãng phí thời gian và nguồn lực trong xã hội còn lớn. Trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của một số ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Khiếu kiện liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều.”
Ngoài xã hội, giáo dục con em để tạo thành tích, sách giáo khoa lạc hậu, manh múng trong thi cử, bắt dân đóng góp ngòai tiêu chuẩn, học trò không biết sử Việt bằng truyện Tầu, tiếng Mỹ học xong nói không ai hiểu, tốt nghiệp đại học mà không biết làm gì, không có nghề để được thu nhận, tội ác do thanh thiếu niên gây ra tăng cao, nạn nghiện ngập, trộm cướp hòanh hành, băng đảng lên ngôi “hòang đế” ở nhiều khu phố, tỉnh, huyện và luật rừng đã thay pháp luật là những tệ nạn không ai trong Chính quyền dám phủ nhận.
Chuyện “cát tặc”, “lâm tặc”, “mỏ tặc”, “quặng hiếm bán chui qua biên giới cho thương lái Trung Quốc”, “hàng chui, hàng lậu, hàng bẩn độc hại từ Trung Quốc cứ tự do thông thương giết kinh tế, hàng hoá Việt từ bao năm nay mà nhà nước cứ coi như “giao hảo bình thường trong tình nghĩa vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Ngay đến chuyện bệnh viện qúa tải, một giường Nhà thương nằm 3 bệnh nhân, nằm la liệt trên sàn nhà, ngòai hành lang, lều chõng người thăm nuôi ngổn ngang hơn trại tị nạn ở Trung Đông. Rồi chuyện Bác sỹ chẩn bệnh, biên toa mua thuốc tùy vào số tiền “lót tay” nhiều hay ít, tiền y tá, cứu thương thu ngoài luồng cũng gấp chục lần hơn tiền lương tuy là những chuyện đau lòng cho dân nhưng lại “rất bình thường” với Nhà nước vì xưa nay vẫn thế !
Nền kinh tế sau 3 năm gọi là “tái cơ cấu”, báo cáo của Chính phủ với Quốc hội ngày 20/10 (2014 viết : “Tái cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm. Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp. Tốc độ đổi mới công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo và tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP còn thấp so với các nước trong khu vực. Doanh nghiệp trong nước chưa tham gia được nhiều vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới chưa đạt mục tiêu đề ra. Tái cơ cấu đầu tư công một số nơi triển khai chậm, nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn còn lớn; việc thu hút đầu tư ngoài nhà nước vào phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Vẫn còn một số tổ chức tín dụng yếu kém. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiệu quả chưa cao. Hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp.”
Trong lĩnh vực xã hội, ông Dũng báo cáo : “Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư còn lớn. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận dân cư nông thôn, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Số người thiếu việc làm và việc làm không ổn định còn lớn, nhất là trong thanh niên. Nợ và chậm đóng bảo hiểm xã hội còn nhiều. Nguồn lực bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp xã hội còn hạn hẹp. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều khó khăn. Quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật, thể thao, thông tin truyền thông nhiều mặt còn hạn chế. Chưa bảo đảm tốt an ninh, an toàn mạng. Tệ nạn xã hội nhiều nơi còn phức tạp.”
KẺ THÙ LÀ BẠN AI ?
Trong khi ấy thì Trung Cộng đã công khai bành trướng lãnh thổ chiếm được của Việt Nam ở Hòang Sa và Trường Sa bằng cách kiến thiết các bãi đáp máy bay, bến cảng, biến 8 bãi đá chiếm ở Trường Sa năm 1988 thành đảo nhân tạo và xây dựng kiên cố đảo Chữ Thập thành đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa mà nhà nước Cộng sản Việt Nam chỉ biết tiếp tục phản đối và tái khẳng định bằng điệp khúc “Hòang Sa và Trường Sa là của Việt Nam.”
Và ông Thủ tướng Dũng cũng chỉ biết hứa với Quốc hội rằng Việt Nam : “Kiên quyết đấu tranh bằng các giải pháp phù hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội.”
Nhưng thế nào là các “giải pháp phù hợp” vì thực tế nhà nước Việt Nam đã không còn làm chủ tình hình an ninh trên Biển Đông từ Hòang Sa xuống Trường Sa.
Chẳng những thế, sau các cuộc họp tại Hà Nội ngày 27/10 (2014) giữa Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì với các ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sáng và Phò Thủ tướng, Bộ trường Ngọai giao Phạm Bình Minh, phía Việt Nam đã đồng ý “hợp tác cùng phát triển trên Biển Đông” với Trung Cộng, đòi hỏi cốt lõi của lãnh đạo Bắc Kinh từ thời Đặng Tiểu Bình (1979).
Tin chính thức của Chính phủ Viết Nam lần đầu tiên xác nhận đòi hỏi của Trung Cộng đã được Việt Nam đáp ứng: “Hai bên thực hiện nghiêm chỉnh nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, căn cứ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển. Dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, sớm triển khai công việc khảo sát chung, tạo cơ sở cho việc thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này như Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhất trí với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc gặp tại Mi-lan, I-ta-li-a ngày 16/10/2014.”
Mấy chữ “đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này” có ý nghĩa quan trọng vì đã vượt ra khỏi ranh giới được gọi là “lằn vắt ngang” (phân ranh giới) ở vịnh Bắc Bộ ghi trong thỏa hiệp tháng 6/2013 giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình. Và như vậy là Việt Nam đã phải nhượng bộ đòi hỏi từ bấy lâu nay của Trung Cộng để đổi lấy sự an tòan chính trị.
BẢO VỆ MÁC CHO AI ?
Một đất nước Việt Nam ngày nay như thế mà khi người dân lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người để bảo vệ quyền lợi và sự vẹn tòan lãnh thổ của Tổ quốc trước hiểm họa xâm lược của Trung Cộng thì lại bị đàn áp dã man ở Sài Gòn và Ha Nội từ năm 2011 đến nay.
Như vậy thì còn gì gía trị của câu nói “Không gì qúy hơn độc lập, tự do” của ông Hồ Chí Minh mà đảng CSVN đã tốn không biết bao nhiêu tiền bạc và công sức để tuyên truyền và bảo vệ ?
Nhưng khi lòng dân không còn tin vào cán bộ thì đảng viên cũng mất niềm tin vào đảng thì có phải đảng đã đi sai đường khi tiếp tục cho mình độc quyền lãnh đạo đất nước như ghi trong Điều 4 Hiến pháp 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” ?
Những thay đổi của Thế giới từ khi Nga và các nước Cộng sản ở Đông Âu tan rã từ 1989 đến năm 1991 đã chứng minh, nếu có tự do và dân chủ, không dân tộc nào trên thế giới đã dại dột lao đầu vào gông cùm của Cộng sản.
Vậy mà ở Việt Nam gần cuối năm 2014, Ban Tuyên giáo và báo Quân đội Nhân dân đã phổ biến một số bài viết tuyên truyền để cổ võ cho cuộc Cách mạng tháng 10 Nga và Chủ nghĩa Mác-Lênin và hết lời ca tụng đường lối cai trị đất nước của đảng CSVN từ khi Hồ Chí Minh “nhập cảng” vào Việt Nam thứ Chủ nghĩa sát nhân này để thực hiện cuộc được gọi là “Cách mạng mùa Thu 1945”.
Trong bài này, tôi (Phạm Trần) chỉ nêu ra 3 trường hợp:
Trong bài viết của Tác gỉa Phương Đông trên Tạp chí Cộng sản ngày 5/11/2014, cơ quan lý luận của đảng lập luận: “Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, trên thế giới, chủ nghĩa xã hội đang trải qua thời kỳ đầy khó khăn, thử thách. Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội được thể lu loa đủ điều nhằm bôi nhọ và hạ thấp hình ảnh của Cách mạng Tháng Mười Nga và cơ sở tư tưởng của cuộc cách mạng này là chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Họ cho rằng, Cách mạng Tháng Mười Nga chỉ có ý nghĩa địa phương, chỉ có giá trị thuần túy Nga; qua đó, phủ nhận tính tất yếu và biện chứng của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng như của cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, đồng thời đi tới phủ nhận tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.”
Phương Đông viết tiếp : “Tuy đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn đứng trước triển vọng to lớn, bởi lẽ, con đường mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại, đem lại tự do, hạnh phúc thật sự cho loài người tiến bộ. Không ai và không một thế lực nào có thể phủ định hoặc hạ thấp được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm vóc và ảnh hưởng to lớn của Cách mạng Tháng Mười nga đối với tiến trình lịch sử nhân loại. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng cũng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội.”
Lập luận mơ hồ và viển vông này cũng đã được ghi vào Cương lĩnh “Xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” (Bổ sung và phát triền năm 2011) của đảng CSVN: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”
Nhưng thứ “chủ nghĩa xã hội” mà đảng CSVN cổ võ từ bấy lâu nay là cái gì, thiên đàng hay địa ngục thì lịch sử của nhân loại đã trả lời với nhiều trăm triệu con người vô tội đã chết tức tưởi dưới tay người Cộng sản.
Ngay cả đảng CSVN cũng chưa trả nợ với nhân dân về hàng nghìn mạng sống người dân, kể cả những ân nhân của ông Hồ đã bị chôn sống, bắn chết trong Cuộc Cải cách ruộng đất đẫm máu từ 1953 đến 1956.
Quân đội Cộng sản Việt Nam vẫn còn nợ trên 5.000 vong linh ngưồi dân Huế đã bị bộ đội giết hại trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 .
Và sau cùng, hàng chục ngàn người dân, đa số vượt biển ra đi tìm tự do từ miền Nam Việt Nam sau 30/4/1975 đã bị chết trên Biển Đông cũng chưa được lịch sử “tính tội” với đảng CSVN.
Vậy mà Cương Lĩnh của đảng CSVN vẫn dám nhét chữ vào miệng dân với câu viết trâng tráo: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Namvà Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
Có “nhân dân” nào ở Việt Nam từ ngày đảng CSVN ra đời năm 1930 đã kiến nghị hay xuống đường biểu tình đòi hỏi phải cho mình được sống với “chủ nghĩa xã hội” ngọai lai ?
Đến phiên Hồng Hải cũng viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 6/11/2014: “Riêng Việt Nam, sau hơn 80 năm ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để định ra cương lĩnh đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ trương, biện pháp lãnh đạo đất nước, đã vượt qua bao thử thách, giành được những thành tựu to lớn. Chúng ta kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc tinh thần khoa học, thực tiễn của lý luận chứ không phục tùng từng câu, từng ý trong trước tác của các ông. Chính điều đó đã góp phần làm cho “con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới ở thế kỷ XXI với vị thế mới, mà nhân dân và bạn bè đều thừa nhận: “chưa bao giờ, thế và lực của Việt Nam mạnh mẽ như hiện nay”.”
Cuối cùng thì có thêm PGS, TS (Đại tá) Nguyễn Mạnh Hưởng hô hoán trên QĐND ngày 5/11/2014: “Trung thành, kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặt nó trên "cơ sở hiện thực" mới đương đại, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước là câu trả lời rõ ràng của chúng ta, làm thất bại, phá sản mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Đó là trung thành, đi theo một học thuyết cách mạng và khoa học, một học thuyết thực tế; là đi tiếp lịch sử dân tộc ta đã từng đi hơn tám thập kỷ qua; là sự nối tiếp hiện thực-thực tiễn chủ nghĩa xã hội đã có, đang có ở Việt Nam, chứ không phải là "khư khư giữ lấy" một "chủ nghĩa hết thời", "phi hiện thực", một "lý tưởng mơ hồ", cũng không phải là để "tự trấn an" như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch.”
Tất nhiên là những lời biện bạch, chạy tội cho Nhà nước Việt Nam dựa vào Chủ nghĩa phá sản và lạc hậu của Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh cần phải hô to khắp làng khắp xóm để cho đảng tồn tại mãi mãi thì những cái loa khóm phường và dư luận viên mới có cơm ăn và áo mặc.
Chỉ tiếc rằng nếu đất nước và con người Việt Nam cứ còn mãi những con người có đầu mà thiếu óc lãnh đạo thì đến bao giờ mới hết lầm than ? -/-
Phạm Trần
(11/014)
“Các thế lực phản động quốc tế đang chờ mong chủ nghĩa xã hội hiện thực còn lại trên thế giới sẽ sụp đổ vào năm 2017.
Chỉ còn 3 năm nữa là tròn 100 năm cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại – cuộc cách mạng đã mở ra cả một kỷ nguyên mới trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Năm 2017 sẽ là một năm quan trọng, khi mà từ những năm 1990, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Đông Âu và Liên Xô, các thế lực chống cộng hoan hỉ chờ mong “cuộc thử nghiệm CNXH” sẽ chấm dứt trên toàn cầu vào năm đó hoặc trước năm đó.
Thế nhưng các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn lại trên thế giới vẫn đang vững vàng trên con đường mình đã chọn.”
(Trung Hiếu, Voice of Viet Nam, VOV- 7/11/2014, Hà Nội)
Lập luận của Tác gỉa Trung Hiếu xuất hiện trên Đài Tiếng nói Việt Nam đã phản ảnh lối nhìn một chiều của những cán bộ làm công tác tuyên truyền đang tìm mọi cơ hội để bênh vực cho quyết định “tiếp tục kiên định
Điều 4
1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Nhóm chữ “các nước xã hội chủ nghĩa” mà Trung Hiếu không dám nói trắng ra là “Cộng sản giáo điều” còn sót trên Thề giới chẳng qua chỉ là 4 nước Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba tồn tại để theo đuổi lợi ích riêng của mỗi quốc gia.
Trong thực tế thì từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XV Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 9 năm 1997 các nhà lãnh đạo Trung Hoa do Lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình điều khiển từ bên trong, tuy không dứt khoát xa lìa Chủ nghĩa Mác nhưng đã biết khai thác những nguyên lý cơ bản của Mác để thực thi chính sách kinh tế thị trường mở cửa, hợp tác với thế giới bên ngòai để phát triển đất nước phù hợp với hòan cảnh của Trung Quốc gọi là “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc”
biết rõ các nước Tư Bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, không có tham vọng xâm lấn lãnh thổ và biển đảo Việt Nam nên lời kêu gọi chống cái gọi là “diễn biến hòa bình” của các nước Tư bản muốn xóa hết các nước Cộng sản còn sót trên Thế giới
*************
Ăn gian nói dối trong xã hội Việt Nam luôn luôn bị lên án là bất chính thì bệnh “suy thoái về đạo đức, lối sống” triền miên của đảng viên Cộng sản đang phá họai đất nước có phải là bất nhân không ?
Từ mất phẩm chất đến phi văn hóa và lễ giáo của dân tộc nên đội ngũ tuyên truyền của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vẫn không ngừng mơ sảng tin rằng: “Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.” (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011)
Cương lĩnh tự chế còn nhét chữ vào miệng dân để bịa đặt thêm: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta….”
Có thứ “nhân dân Việt Nam” nào đã làm đơn hay biểu tình xin ông Hồ Chí Minh rước Mác-Lênin vào Việt Nam để tôn thờ từ 84 năm qua (1930-2014) ?
Vậy mà trong dịp kỷ niệm
Riêng Việt Nam, sau hơn 80 năm ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để định ra cương lĩnh đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ trương, biện pháp lãnh đạo đất nước, đã vượt qua bao thử thách, giành được những thành tựu to lớn. Chúng ta kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc tinh thần khoa học, thực tiễn của lý luận chứ không phục tùng từng câu, từng ý trong trước tác của các ông. Chính điều đó đã góp phần làm cho “con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới ở thế kỷ XXI với vị thế mới, mà nhân dân và bạn bè đều thừa nhận: “chưa bao giờ, thế và lực của Việt Nam mạnh mẽ như hiện nay”.
(Hồng Hải, Báo Quân đội Nhân dân, 06/11/2014)
Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương “Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học, nghệ thuật hiện nay”
Đội ngũ loa phường (tuyên truyền) và dư luận viên của Ban Tuyên giáo và Quân đội nhân dân Việt Nam đã quên bổn phận bảo vệ Tổ quốc nhưng lại vênh váo thuần phục kẻ thù và tung hô xác chết để giữ quyền lãnh đạo độc tôn cho đảng.
Những nội dung này đã đồng loạt xuất hiện trên hai báo điện tử của Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh cầm đầu và báo Quân đội Nhân dân của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng vào dịp kỷ niệm 97 năm Cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga (17/11/1917-17/11/2014).
Nhưng trong những cố gắng tối đa ấy cũng thấy xuất hiện sự sợ hãi suy tàn đang chờ đợi đảng CSVN vì lãnh đạo đã nhìn nhận “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng.”
Tại sao ?
Vì chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã chết trong thực tế từ năm 1991, đánh dấu thời kỳ cáo chung của Thế giới Cộng sản do Nga sô lãnh đạo vì đã cai trị bằng độc tài, hà khắc và sống trên xác chết của dân.
Những khuyết tật của đạo đức gỉa, lối sống bóc lột sức dân, tham lam vô đáy và tiêu diệt các quyền con người của những kẻ cầm quyền trong các chế độ Cộng sản trên Thế giới là nguyên nhân làm sụp đổ Thế giới Cộng sản.
Vì vậy, khi các Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam không còn khả năng giáo dục cán bộ, đảng viên để duy trì “quan hệ máu thịt” với nhân dân hay thực hành câu tuyên truyền “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” thì nguy cơ tan rã đã báo hiệu.
Thất bại lớn nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 3 năm cầm quyền (từ 19/01/2011) là ông đã không thực hiện được như đã hứa với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.”
THỰC TRẠNG ĐẤT NƯỚC
Tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (suy thoái tư tưởng) trong cán bộ, đảng viên, kể cả số không ít lãnh đạo không còn tin vào sự thành công của chủ nghĩa Cộng sản đã gia tăng.
“Quốc nạn” tham nhũng càng ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn. Quan liêu, lãng phí, nhóm lợi ích, chủ nghĩa cá nhân, chạy chức chạy quyền, đè nén, áp bức dân, đàn áp cưỡng chế tài sản của dân đem bán cho con buôn hay xây dựng bằng tiền dân rồi bỏ cho cỏ mọc hoang nuôi trâu bò v.v… là những chuyện không còn xẩy ra từng ngày mà từng phút, từng giây trong hệ thống cai trị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã báo cáo với Quốc hội ngày 20/10 (2014) : “Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí có mặt còn chậm. Việc thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng tại nhiều cơ quan chưa hiệu quả. Một số vụ án xử lý chậm. Công tác kiểm tra thanh tra hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp. Công tác giám định tư pháp còn bất cập. Lãng phí thời gian và nguồn lực trong xã hội còn lớn. Trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của một số ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Khiếu kiện liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều.”
Ngoài xã hội, giáo dục con em để tạo thành tích, sách giáo khoa lạc hậu, manh múng trong thi cử, bắt dân đóng góp ngòai tiêu chuẩn, học trò không biết sử Việt bằng truyện Tầu, tiếng Mỹ học xong nói không ai hiểu, tốt nghiệp đại học mà không biết làm gì, không có nghề để được thu nhận, tội ác do thanh thiếu niên gây ra tăng cao, nạn nghiện ngập, trộm cướp hòanh hành, băng đảng lên ngôi “hòang đế” ở nhiều khu phố, tỉnh, huyện và luật rừng đã thay pháp luật là những tệ nạn không ai trong Chính quyền dám phủ nhận.
Chuyện “cát tặc”, “lâm tặc”, “mỏ tặc”, “quặng hiếm bán chui qua biên giới cho thương lái Trung Quốc”, “hàng chui, hàng lậu, hàng bẩn độc hại từ Trung Quốc cứ tự do thông thương giết kinh tế, hàng hoá Việt từ bao năm nay mà nhà nước cứ coi như “giao hảo bình thường trong tình nghĩa vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Ngay đến chuyện bệnh viện qúa tải, một giường Nhà thương nằm 3 bệnh nhân, nằm la liệt trên sàn nhà, ngòai hành lang, lều chõng người thăm nuôi ngổn ngang hơn trại tị nạn ở Trung Đông. Rồi chuyện Bác sỹ chẩn bệnh, biên toa mua thuốc tùy vào số tiền “lót tay” nhiều hay ít, tiền y tá, cứu thương thu ngoài luồng cũng gấp chục lần hơn tiền lương tuy là những chuyện đau lòng cho dân nhưng lại “rất bình thường” với Nhà nước vì xưa nay vẫn thế !
Nền kinh tế sau 3 năm gọi là “tái cơ cấu”, báo cáo của Chính phủ với Quốc hội ngày 20/10 (2014 viết : “Tái cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm. Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp. Tốc độ đổi mới công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo và tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP còn thấp so với các nước trong khu vực. Doanh nghiệp trong nước chưa tham gia được nhiều vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới chưa đạt mục tiêu đề ra. Tái cơ cấu đầu tư công một số nơi triển khai chậm, nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn còn lớn; việc thu hút đầu tư ngoài nhà nước vào phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Vẫn còn một số tổ chức tín dụng yếu kém. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiệu quả chưa cao. Hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp.”
Trong lĩnh vực xã hội, ông Dũng báo cáo : “Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư còn lớn. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận dân cư nông thôn, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Số người thiếu việc làm và việc làm không ổn định còn lớn, nhất là trong thanh niên. Nợ và chậm đóng bảo hiểm xã hội còn nhiều. Nguồn lực bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp xã hội còn hạn hẹp. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều khó khăn. Quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật, thể thao, thông tin truyền thông nhiều mặt còn hạn chế. Chưa bảo đảm tốt an ninh, an toàn mạng. Tệ nạn xã hội nhiều nơi còn phức tạp.”
KẺ THÙ LÀ BẠN AI ?
Trong khi ấy thì Trung Cộng đã công khai bành trướng lãnh thổ chiếm được của Việt Nam ở Hòang Sa và Trường Sa bằng cách kiến thiết các bãi đáp máy bay, bến cảng, biến 8 bãi đá chiếm ở Trường Sa năm 1988 thành đảo nhân tạo và xây dựng kiên cố đảo Chữ Thập thành đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa mà nhà nước Cộng sản Việt Nam chỉ biết tiếp tục phản đối và tái khẳng định bằng điệp khúc “Hòang Sa và Trường Sa là của Việt Nam.”
Và ông Thủ tướng Dũng cũng chỉ biết hứa với Quốc hội rằng Việt Nam : “Kiên quyết đấu tranh bằng các giải pháp phù hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội.”
Nhưng thế nào là các “giải pháp phù hợp” vì thực tế nhà nước Việt Nam đã không còn làm chủ tình hình an ninh trên Biển Đông từ Hòang Sa xuống Trường Sa.
Chẳng những thế, sau các cuộc họp tại Hà Nội ngày 27/10 (2014) giữa Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì với các ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sáng và Phò Thủ tướng, Bộ trường Ngọai giao Phạm Bình Minh, phía Việt Nam đã đồng ý “hợp tác cùng phát triển trên Biển Đông” với Trung Cộng, đòi hỏi cốt lõi của lãnh đạo Bắc Kinh từ thời Đặng Tiểu Bình (1979).
Tin chính thức của Chính phủ Viết Nam lần đầu tiên xác nhận đòi hỏi của Trung Cộng đã được Việt Nam đáp ứng: “Hai bên thực hiện nghiêm chỉnh nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, căn cứ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển. Dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, sớm triển khai công việc khảo sát chung, tạo cơ sở cho việc thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này như Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhất trí với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc gặp tại Mi-lan, I-ta-li-a ngày 16/10/2014.”
Mấy chữ “đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này” có ý nghĩa quan trọng vì đã vượt ra khỏi ranh giới được gọi là “lằn vắt ngang” (phân ranh giới) ở vịnh Bắc Bộ ghi trong thỏa hiệp tháng 6/2013 giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình. Và như vậy là Việt Nam đã phải nhượng bộ đòi hỏi từ bấy lâu nay của Trung Cộng để đổi lấy sự an tòan chính trị.
BẢO VỆ MÁC CHO AI ?
Một đất nước Việt Nam ngày nay như thế mà khi người dân lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người để bảo vệ quyền lợi và sự vẹn tòan lãnh thổ của Tổ quốc trước hiểm họa xâm lược của Trung Cộng thì lại bị đàn áp dã man ở Sài Gòn và Ha Nội từ năm 2011 đến nay.
Như vậy thì còn gì gía trị của câu nói “Không gì qúy hơn độc lập, tự do” của ông Hồ Chí Minh mà đảng CSVN đã tốn không biết bao nhiêu tiền bạc và công sức để tuyên truyền và bảo vệ ?
Nhưng khi lòng dân không còn tin vào cán bộ thì đảng viên cũng mất niềm tin vào đảng thì có phải đảng đã đi sai đường khi tiếp tục cho mình độc quyền lãnh đạo đất nước như ghi trong Điều 4 Hiến pháp 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” ?
Những thay đổi của Thế giới từ khi Nga và các nước Cộng sản ở Đông Âu tan rã từ 1989 đến năm 1991 đã chứng minh, nếu có tự do và dân chủ, không dân tộc nào trên thế giới đã dại dột lao đầu vào gông cùm của Cộng sản.
Vậy mà ở Việt Nam gần cuối năm 2014, Ban Tuyên giáo và báo Quân đội Nhân dân đã phổ biến một số bài viết tuyên truyền để cổ võ cho cuộc Cách mạng tháng 10 Nga và Chủ nghĩa Mác-Lênin và hết lời ca tụng đường lối cai trị đất nước của đảng CSVN từ khi Hồ Chí Minh “nhập cảng” vào Việt Nam thứ Chủ nghĩa sát nhân này để thực hiện cuộc được gọi là “Cách mạng mùa Thu 1945”.
Trong bài này, tôi (Phạm Trần) chỉ nêu ra 3 trường hợp:
Trong bài viết của Tác gỉa Phương Đông trên Tạp chí Cộng sản ngày 5/11/2014, cơ quan lý luận của đảng lập luận: “Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, trên thế giới, chủ nghĩa xã hội đang trải qua thời kỳ đầy khó khăn, thử thách. Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội được thể lu loa đủ điều nhằm bôi nhọ và hạ thấp hình ảnh của Cách mạng Tháng Mười Nga và cơ sở tư tưởng của cuộc cách mạng này là chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Họ cho rằng, Cách mạng Tháng Mười Nga chỉ có ý nghĩa địa phương, chỉ có giá trị thuần túy Nga; qua đó, phủ nhận tính tất yếu và biện chứng của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng như của cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, đồng thời đi tới phủ nhận tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.”
Phương Đông viết tiếp : “Tuy đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn đứng trước triển vọng to lớn, bởi lẽ, con đường mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại, đem lại tự do, hạnh phúc thật sự cho loài người tiến bộ. Không ai và không một thế lực nào có thể phủ định hoặc hạ thấp được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm vóc và ảnh hưởng to lớn của Cách mạng Tháng Mười nga đối với tiến trình lịch sử nhân loại. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng cũng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội.”
Lập luận mơ hồ và viển vông này cũng đã được ghi vào Cương lĩnh “Xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” (Bổ sung và phát triền năm 2011) của đảng CSVN: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”
Nhưng thứ “chủ nghĩa xã hội” mà đảng CSVN cổ võ từ bấy lâu nay là cái gì, thiên đàng hay địa ngục thì lịch sử của nhân loại đã trả lời với nhiều trăm triệu con người vô tội đã chết tức tưởi dưới tay người Cộng sản.
Ngay cả đảng CSVN cũng chưa trả nợ với nhân dân về hàng nghìn mạng sống người dân, kể cả những ân nhân của ông Hồ đã bị chôn sống, bắn chết trong Cuộc Cải cách ruộng đất đẫm máu từ 1953 đến 1956.
Quân đội Cộng sản Việt Nam vẫn còn nợ trên 5.000 vong linh ngưồi dân Huế đã bị bộ đội giết hại trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 .
Và sau cùng, hàng chục ngàn người dân, đa số vượt biển ra đi tìm tự do từ miền Nam Việt Nam sau 30/4/1975 đã bị chết trên Biển Đông cũng chưa được lịch sử “tính tội” với đảng CSVN.
Vậy mà Cương Lĩnh của đảng CSVN vẫn dám nhét chữ vào miệng dân với câu viết trâng tráo: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Namvà Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
Có “nhân dân” nào ở Việt Nam từ ngày đảng CSVN ra đời năm 1930 đã kiến nghị hay xuống đường biểu tình đòi hỏi phải cho mình được sống với “chủ nghĩa xã hội” ngọai lai ?
Đến phiên Hồng Hải cũng viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 6/11/2014: “Riêng Việt Nam, sau hơn 80 năm ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để định ra cương lĩnh đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ trương, biện pháp lãnh đạo đất nước, đã vượt qua bao thử thách, giành được những thành tựu to lớn. Chúng ta kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc tinh thần khoa học, thực tiễn của lý luận chứ không phục tùng từng câu, từng ý trong trước tác của các ông. Chính điều đó đã góp phần làm cho “con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới ở thế kỷ XXI với vị thế mới, mà nhân dân và bạn bè đều thừa nhận: “chưa bao giờ, thế và lực của Việt Nam mạnh mẽ như hiện nay”.”
Cuối cùng thì có thêm PGS, TS (Đại tá) Nguyễn Mạnh Hưởng hô hoán trên QĐND ngày 5/11/2014: “Trung thành, kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặt nó trên "cơ sở hiện thực" mới đương đại, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước là câu trả lời rõ ràng của chúng ta, làm thất bại, phá sản mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Đó là trung thành, đi theo một học thuyết cách mạng và khoa học, một học thuyết thực tế; là đi tiếp lịch sử dân tộc ta đã từng đi hơn tám thập kỷ qua; là sự nối tiếp hiện thực-thực tiễn chủ nghĩa xã hội đã có, đang có ở Việt Nam, chứ không phải là "khư khư giữ lấy" một "chủ nghĩa hết thời", "phi hiện thực", một "lý tưởng mơ hồ", cũng không phải là để "tự trấn an" như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch.”
Tất nhiên là những lời biện bạch, chạy tội cho Nhà nước Việt Nam dựa vào Chủ nghĩa phá sản và lạc hậu của Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh cần phải hô to khắp làng khắp xóm để cho đảng tồn tại mãi mãi thì những cái loa khóm phường và dư luận viên mới có cơm ăn và áo mặc.
Chỉ tiếc rằng nếu đất nước và con người Việt Nam cứ còn mãi những con người có đầu mà thiếu óc lãnh đạo thì đến bao giờ mới hết lầm than ? -/-
Phạm Trần
(11/014)
“Các thế lực phản động quốc tế đang chờ mong chủ nghĩa xã hội hiện thực còn lại trên thế giới sẽ sụp đổ vào năm 2017.
Chỉ còn 3 năm nữa là tròn 100 năm cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại – cuộc cách mạng đã mở ra cả một kỷ nguyên mới trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Năm 2017 sẽ là một năm quan trọng, khi mà từ những năm 1990, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Đông Âu và Liên Xô, các thế lực chống cộng hoan hỉ chờ mong “cuộc thử nghiệm CNXH” sẽ chấm dứt trên toàn cầu vào năm đó hoặc trước năm đó.
Thế nhưng các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn lại trên thế giới vẫn đang vững vàng trên con đường mình đã chọn.”
(Trung Hiếu, Voice of Viet Nam, VOV- 7/11/2014, Hà Nội)
Lập luận của Tác gỉa Trung Hiếu xuất hiện trên Đài Tiếng nói Việt Nam đã phản ảnh lối nhìn một chiều của những cán bộ làm công tác tuyên truyền đang tìm mọi cơ hội để bênh vực cho quyết định “tiếp tục kiên định
Điều 4
1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Nhóm chữ “các nước xã hội chủ nghĩa” mà Trung Hiếu không dám nói trắng ra là “Cộng sản giáo điều” còn sót trên Thề giới chẳng qua chỉ là 4 nước Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba tồn tại để theo đuổi lợi ích riêng của mỗi quốc gia.
Trong thực tế thì từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XV Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 9 năm 1997 các nhà lãnh đạo Trung Hoa do Lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình điều khiển từ bên trong, tuy không dứt khoát xa lìa Chủ nghĩa Mác nhưng đã biết khai thác những nguyên lý cơ bản của Mác để thực thi chính sách kinh tế thị trường mở cửa, hợp tác với thế giới bên ngòai để phát triển đất nước phù hợp với hòan cảnh của Trung Quốc gọi là “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc”
biết rõ các nước Tư Bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, không có tham vọng xâm lấn lãnh thổ và biển đảo Việt Nam nên lời kêu gọi chống cái gọi là “diễn biến hòa bình” của các nước Tư bản muốn xóa hết các nước Cộng sản còn sót trên Thế giới
*************
Ăn gian nói dối trong xã hội Việt Nam luôn luôn bị lên án là bất chính thì bệnh “suy thoái về đạo đức, lối sống” triền miên của đảng viên Cộng sản đang phá họai đất nước có phải là bất nhân không ?
Từ mất phẩm chất đến phi văn hóa và lễ giáo của dân tộc nên đội ngũ tuyên truyền của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vẫn không ngừng mơ sảng tin rằng: “Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.” (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011)
Cương lĩnh tự chế còn nhét chữ vào miệng dân để bịa đặt thêm: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta….”
Có thứ “nhân dân Việt Nam” nào đã làm đơn hay biểu tình xin ông Hồ Chí Minh rước Mác-Lênin vào Việt Nam để tôn thờ từ 84 năm qua (1930-2014) ?
Vậy mà trong dịp kỷ niệm
Riêng Việt Nam, sau hơn 80 năm ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để định ra cương lĩnh đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ trương, biện pháp lãnh đạo đất nước, đã vượt qua bao thử thách, giành được những thành tựu to lớn. Chúng ta kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc tinh thần khoa học, thực tiễn của lý luận chứ không phục tùng từng câu, từng ý trong trước tác của các ông. Chính điều đó đã góp phần làm cho “con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới ở thế kỷ XXI với vị thế mới, mà nhân dân và bạn bè đều thừa nhận: “chưa bao giờ, thế và lực của Việt Nam mạnh mẽ như hiện nay”.
(Hồng Hải, Báo Quân đội Nhân dân, 06/11/2014)
Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương “Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học, nghệ thuật hiện nay”
Văn Hóa
Thư gửi các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
01:43 13/11/2014
Thư gửi các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Kính lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Chúng con thật hãnh diện vì đức tin sáng ngời của các ngài trước biết bao cuộc bách hại tàn bạo. Gông cùm, đòn roi và án tử đã trở nên con đường để các ngài cùng Chúa Giêsu tiến lên đồi Canvê. Dòng máu tình yêu của các ngài đã tưới gội cho hạt mầm đức tin của lớp lớp con cháu được lớn mạnh trên quê hương Việt Nam con rồng cháu tiên yêu dấu. Chúng con lắng nghe bài ca tán dương Thiên Chúa mà các ngài đã cất lên bằng chính sự sống của mình; để rồi các ngài được phúc hiển vinh trong hàng ngũ các thánh. Chúng con xin viết lên đôi chút tâm tình để tỏ bày lòng ngưỡng mộ của hậu bối kính dâng lên các ngài.
Những trang sử hào hùng của các vị tử đạo được viết nên bằng giá máu đã giúp chúng con chiêm ngắm đức tin kiên vững và tình yêu mãnh liệt mà các ngài dành cho Thiên Chúa. Nhắc lại năm tháng bách đạo trên quê hương không phải để oán hờn hay gieo hận cho hậu thế, nhưng là cơ hội để chúng con nhìn đến ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa rực cháy trên pháp trường năm xưa. Thuở ấy người ta bài xích đạo Đức Chúa Trời vì cho đó là con đường sai lạc, đạo của người nước ngoài, của kẻ phản quốc. Từ đó bao thế lực tra tay bách bớ tiêu diệt các tín hữu một lòng tín trung với chính Đạo. Lời Chúa Giêsu đã khắc sâu trong trái tim các ngài: “vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em”. Vâng, Thầy Giêsu đã chọn các ngài. Vì các ngài đã đáp lại tiếng gọi của Thầy Chí Thánh nên thế gian đã oán ghét rồi loại trừ các ngài. Bản án cuối cùng dành cho những con người yêu mến Thiên Chúa là đầu rơi máu chảy. Nhưng phần thưởng sau cùng dành cho những ai trung kiên chọn Chúa là phần phúc hiển vinh. Quả vậy, những giọt máu các ngài năm xưa thấm đẫm mảnh đất hình chữ S từ nam chí bắc. Chắc hẳn nhiều người không ngờ: càng truy lùng, tra tấn và hành quyết các ngài, tình yêu và lòng nhiệt thành làm chứng cho Thiên Chúa lại càng bùng cháy của lớp lớp anh hùng tử vì đạo. Chính ngọn lửa ấy đã thắp sáng và sưởi ấm cho mọi thế hệ con cháu chúng con. Hôm nay đây, nhờ ánh sáng huy hoàng của ngọn lửa các ngài phản chiếu, Thiên Chúa đã cho cánh đồng lúa trên quê hương chúng con trổ bông dâng tràn sức sống.
Lật lại những trang sử một thời vang bóng của các ngài, chúng con kính phục và tri ân tất cả các bậc cha ông đã một lòng với Thiên Chúa và hết mực với quê hương. Chúng con lắng nghe lời vang vọng của các ngài bày tỏ: “Tôi kính Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính vua như trung phụ, và kính song thân như hạ phụ. Không thể nghe cha ruột để hại vua, tôi cũng không thể vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được “. Thiên Chúa không dạy ghét bỏ tha nhân, không xúi phản lại Đất Nước. Phải chăng định mệnh của thời cuộc đã đẩy đưa tới những cuộc bách hại khốc liệt để loại trừ những tín hữu vốn hiền hoà dễ mến. Nơi đó người con của Chúa lại lấy đức tin, lời cầu nguyện và đức bác ái để bày tỏ tình yêu của mình với Thiên Chúa và Quê Hương. Chúng con còn nhớ thánh Trần Văn Trung khẳng khái tuyên bố: “Là công dân Việt Nam, tôi sẵn sàng đi đánh giặc bảo vệ tổ quốc. Nhưng tôi không bao giờ đạp lên Thánh giá bỏ đạo chối Chúa, vì tôi là con dân của Chúa“. Là công dân, chúng con quyết một lòng yêu thương giống nòi và gìn giữ non sông gấm vóc; là môn đệ Chúa, chúng con nhiệt thành tin yêu và phụng sự Chúa trót cuộc đời. Đó là hai mặt của tình yêu mà chúng con luôn bắt chước các ngài trong lúc gian nguy bách hại, bổn phận làm chứng cho Chúa phải được dặt lên hàng đầu. Xin các ngài chuyển cầu giúp chúng con tiếp tục thể hiện tấm lòng trung tín keo sơn với Thiên Chúa và tổ quốc thân yêu của mình.
Tin yêu Thiên Chúa trong lòng dân tộc, các ngài xả thân theo tiếng gọi của Thầy Giêsu: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Chăm chút nghe lại bản thiên hùng ca hào hùng của ba thế kỷ, chúng con thành tâm kính cẩn vì đức tin các Ngài gieo vào lòng đất, để từ đó Lời đơm hoa kết trái trên quê hương Đất Việt. Đó là nguồn sức mạnh giúp các ngài phản chiếu một lòng hân hoan bước theo con đường hẹp của Thầy Chí Thánh. Con đường hẹp với tình yêu rộng lớn đã giúp các ngài chịu được sức nặng của gông cùm, tra tấn và đã tử đạo trên pháp trường năm xưa. Ước gì chúng con cũng can đảm từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Thầy Giêsu.
Là thế hệ con cháu của các bậc tiền nhân son sắt một lòng với Thiên Chúa, chúng con cũng nguyện một lòng cùng với Chúa Giêsu gieo mình vào Đất Việt. Chính tình yêu Thiên Chúa đã làm cho trái tim chúng con không bao giờ mục nát, cánh hoa cuộc đời chúng con chưa một lần úa tàn, những ánh sao không bao giờ lịm tắt, những con người sống mãi không thôi. Đó là những lời nhắn nhủ của Á Thánh tiên khởi Anrê Phú Yên dành cho hậu thế chúng con. Chắc hẳn các Ngài cũng muốn chúng con dệt tiếp trang sử mến Chúa yêu người, dấn bước dựng xây quê hương trong tinh thần hăng say của người Loan báo tin mừng cho con dân Đất Việt.
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin chuyển cầu cho chúng con luôn trung tín vào Thiên Chúa để dấn thân dựng xây một đất nước công bình, để biết sống thắm đượm tình người, để dõi theo chính Đạo Chúa Trời.
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Kính lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Chúng con thật hãnh diện vì đức tin sáng ngời của các ngài trước biết bao cuộc bách hại tàn bạo. Gông cùm, đòn roi và án tử đã trở nên con đường để các ngài cùng Chúa Giêsu tiến lên đồi Canvê. Dòng máu tình yêu của các ngài đã tưới gội cho hạt mầm đức tin của lớp lớp con cháu được lớn mạnh trên quê hương Việt Nam con rồng cháu tiên yêu dấu. Chúng con lắng nghe bài ca tán dương Thiên Chúa mà các ngài đã cất lên bằng chính sự sống của mình; để rồi các ngài được phúc hiển vinh trong hàng ngũ các thánh. Chúng con xin viết lên đôi chút tâm tình để tỏ bày lòng ngưỡng mộ của hậu bối kính dâng lên các ngài.
Những trang sử hào hùng của các vị tử đạo được viết nên bằng giá máu đã giúp chúng con chiêm ngắm đức tin kiên vững và tình yêu mãnh liệt mà các ngài dành cho Thiên Chúa. Nhắc lại năm tháng bách đạo trên quê hương không phải để oán hờn hay gieo hận cho hậu thế, nhưng là cơ hội để chúng con nhìn đến ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa rực cháy trên pháp trường năm xưa. Thuở ấy người ta bài xích đạo Đức Chúa Trời vì cho đó là con đường sai lạc, đạo của người nước ngoài, của kẻ phản quốc. Từ đó bao thế lực tra tay bách bớ tiêu diệt các tín hữu một lòng tín trung với chính Đạo. Lời Chúa Giêsu đã khắc sâu trong trái tim các ngài: “vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em”. Vâng, Thầy Giêsu đã chọn các ngài. Vì các ngài đã đáp lại tiếng gọi của Thầy Chí Thánh nên thế gian đã oán ghét rồi loại trừ các ngài. Bản án cuối cùng dành cho những con người yêu mến Thiên Chúa là đầu rơi máu chảy. Nhưng phần thưởng sau cùng dành cho những ai trung kiên chọn Chúa là phần phúc hiển vinh. Quả vậy, những giọt máu các ngài năm xưa thấm đẫm mảnh đất hình chữ S từ nam chí bắc. Chắc hẳn nhiều người không ngờ: càng truy lùng, tra tấn và hành quyết các ngài, tình yêu và lòng nhiệt thành làm chứng cho Thiên Chúa lại càng bùng cháy của lớp lớp anh hùng tử vì đạo. Chính ngọn lửa ấy đã thắp sáng và sưởi ấm cho mọi thế hệ con cháu chúng con. Hôm nay đây, nhờ ánh sáng huy hoàng của ngọn lửa các ngài phản chiếu, Thiên Chúa đã cho cánh đồng lúa trên quê hương chúng con trổ bông dâng tràn sức sống.
Lật lại những trang sử một thời vang bóng của các ngài, chúng con kính phục và tri ân tất cả các bậc cha ông đã một lòng với Thiên Chúa và hết mực với quê hương. Chúng con lắng nghe lời vang vọng của các ngài bày tỏ: “Tôi kính Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính vua như trung phụ, và kính song thân như hạ phụ. Không thể nghe cha ruột để hại vua, tôi cũng không thể vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được “. Thiên Chúa không dạy ghét bỏ tha nhân, không xúi phản lại Đất Nước. Phải chăng định mệnh của thời cuộc đã đẩy đưa tới những cuộc bách hại khốc liệt để loại trừ những tín hữu vốn hiền hoà dễ mến. Nơi đó người con của Chúa lại lấy đức tin, lời cầu nguyện và đức bác ái để bày tỏ tình yêu của mình với Thiên Chúa và Quê Hương. Chúng con còn nhớ thánh Trần Văn Trung khẳng khái tuyên bố: “Là công dân Việt Nam, tôi sẵn sàng đi đánh giặc bảo vệ tổ quốc. Nhưng tôi không bao giờ đạp lên Thánh giá bỏ đạo chối Chúa, vì tôi là con dân của Chúa“. Là công dân, chúng con quyết một lòng yêu thương giống nòi và gìn giữ non sông gấm vóc; là môn đệ Chúa, chúng con nhiệt thành tin yêu và phụng sự Chúa trót cuộc đời. Đó là hai mặt của tình yêu mà chúng con luôn bắt chước các ngài trong lúc gian nguy bách hại, bổn phận làm chứng cho Chúa phải được dặt lên hàng đầu. Xin các ngài chuyển cầu giúp chúng con tiếp tục thể hiện tấm lòng trung tín keo sơn với Thiên Chúa và tổ quốc thân yêu của mình.
Tin yêu Thiên Chúa trong lòng dân tộc, các ngài xả thân theo tiếng gọi của Thầy Giêsu: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Chăm chút nghe lại bản thiên hùng ca hào hùng của ba thế kỷ, chúng con thành tâm kính cẩn vì đức tin các Ngài gieo vào lòng đất, để từ đó Lời đơm hoa kết trái trên quê hương Đất Việt. Đó là nguồn sức mạnh giúp các ngài phản chiếu một lòng hân hoan bước theo con đường hẹp của Thầy Chí Thánh. Con đường hẹp với tình yêu rộng lớn đã giúp các ngài chịu được sức nặng của gông cùm, tra tấn và đã tử đạo trên pháp trường năm xưa. Ước gì chúng con cũng can đảm từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Thầy Giêsu.
Là thế hệ con cháu của các bậc tiền nhân son sắt một lòng với Thiên Chúa, chúng con cũng nguyện một lòng cùng với Chúa Giêsu gieo mình vào Đất Việt. Chính tình yêu Thiên Chúa đã làm cho trái tim chúng con không bao giờ mục nát, cánh hoa cuộc đời chúng con chưa một lần úa tàn, những ánh sao không bao giờ lịm tắt, những con người sống mãi không thôi. Đó là những lời nhắn nhủ của Á Thánh tiên khởi Anrê Phú Yên dành cho hậu thế chúng con. Chắc hẳn các Ngài cũng muốn chúng con dệt tiếp trang sử mến Chúa yêu người, dấn bước dựng xây quê hương trong tinh thần hăng say của người Loan báo tin mừng cho con dân Đất Việt.
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin chuyển cầu cho chúng con luôn trung tín vào Thiên Chúa để dấn thân dựng xây một đất nước công bình, để biết sống thắm đượm tình người, để dõi theo chính Đạo Chúa Trời.
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bước Thiền Hành
Tấn Đạt
22:10 13/11/2014
Ảnh của Tấn Đạt
Người đời mãi vướng trong vòng khổ
Nếu biết học tu chắc sống vui.
(KD)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06/11 – 12/11/2014 : 25 năm sau sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:35 13/11/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm 8 tháng 11, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh, làm Tân Chủ tịch Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh thay thế Đức Hồng Y Raymond Burke 66 tuổi, được bổ làm người Bảo Trợ Hội hiệp sĩ Malta.
Đức Tổng Giám Mục Mamberti người Pháp, năm nay 62 tuổi, nguyên là Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan trước khi được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm ngoại trưởng cách đây 8 năm.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher làm tân ngoại trưởng của Tòa Thánh. Đức Tổng Giám Mục người Anh, 60 tuổi (1954) cho đến nay là Sứ thần Tòa Thánh tại Australia. Trước đó ngài làm Sứ thần Tòa Thánh tại Guatemala từ 2009 đến 2012.
Hội hiệp sĩ Malta là một “dòng hiệp sĩ” hiện nay chuyên hoạt động từ thiện bác ái, với 13 ngàn thành viên và 80 ngàn người thiện nguyện tại 120 nước trên thế giới và có quan hệ ngoại giao trên cấp đại sứ với hơn 104 quốc gia.
2. Nhận định của ĐTC Phanxicô và Đức Bênêđíctô thứ 16 về sự sụp đổ của bức tường Berlin
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9 tháng 11 Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến biến cố kỷ niệm 25 năm sự sụp đổ của bức tường Berlin.
Bức tường này là biểu tượng của sự ngăn đôi thành phố và sự chia rẽ ý thức hệ của Âu Châu và toàn thế giới.
Đức Thánh Cha nói:
“Sự sụp đổ đã xảy ra một cách bất thình lình, nhưng nó đã có thể xảy ra nhờ những dấn thân lâu dài và vất vả của biết bao nhiêu người đã đấu tranh, cầu nguyện, đau khổ, và hy sinh mạng sống của nhiều người. Trong số những người đó thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là người đã có một vai trò tác nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện để với sự trợ giúp của Chúa và sự cộng tác của mọi người thiện chí, một nền văn hóa gặp gỡ sẽ ngày càng được phổ biến, có khả năng đánh đổ tất cả mọi bức tường còn chia rẽ thế giới, và đừng xảy ra nữa cảnh các người vô tội bị bách hại và bị giết chết vì niềm tin và tôn giáo của họ. Ở đâu có một bức tường, là ở đó có những con tim đóng kín. Chúng ta cần các cây cầu, chứ không cần các bức tường.”
Bức tường Bá Linh đã được cộng sản Đông Đức xây dựng từ ngày 16 tháng 8 năm 1961. Trước khi bức tường này được xây dựng 3.5 triệu người Đông Đức đã tìm cách vượt biên giới sang tị nạn tại Tây Đức. Sau khi bức tường dài 155km được xây dựng cho đến ngày 9 tháng 11 năm 1989 khi dân chúng vùng lên xô đổ bức tường này, khoảng 5000 người đã vượt được bức tường này bất chấp 302 tháp canh, 20 công sự chiến đấu. Gần 200 người đã bị công an biên phòng cộng sản bắn chết.
Nhận định về bức tường này với tổng thống Đức hôm 8 tháng 12 năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói:
“Đó là bức tường của cái chết chia cắt đất nước chúng ta trong nhiều năm. Nó quyết liệt tách con người, gia đình, hàng xóm và bạn bè. Vì vậy, đối với nhiều người, những gì xảy ra vào ngày 09 tháng 11 năm 1989 đã bất ngờ mở ra một cánh cửa mới đối với tự do. Đặc biệt là sau một đêm dài và đau đớn của bạo lực và áp bức bởi một hệ thống độc tài toàn trị. Cuối cùng, nó gây ra sự bi quan nặng nề làm trống rỗng linh hồn. Dưới chế độ độc tài cộng sản, không có hành động nào dù khốn nạn đến đâu được coi là sai trái hay vô luân. Bất cứ điều gì củng cố các mục tiêu của chế độ đều được coi là tốt, ngay cả khi nó thật là tàn bạo."
3. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các chủng sinh Pháp
Đức Thánh Cha khích lệ các chủng sinh Pháp vun trồng tình huynh đệ, đời sống cầu nguyện và chuẩn bị thi hành sứ mạng sẽ nhận lãnh.
Ngài đưa ra những lời nhắn nhủ trên đây trong sứ điệp gửi đến hàng trăm chủng sinh Pháp vừa kết thúc cuộc hành hương tại Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức hôm thứ Hai 10 tháng 11. Sứ điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Cha Georges Pontier, TGM Marseille, Chủ tịch HĐGM Pháp, tuyên đọc trong buổi canh thức cầu nguyện khai mạc cuộc hành hương chiều Chúa Nhật 9 tháng 11.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng tình huynh đệ giữa các môn đệ của Chúa là thành phần ơn gọi của họ. Sứ vụ linh mục không thể có tính chất cá nhân và càng không thể có đặc tính cá nhân chủ nghĩa. Vì thế, ngài mời gọi các chủng sinh hết sức hăng say tập luyện sống tình huynh đệ trong thời gian thụ huấn, đây là điều rất hữu ích sau khi chịu chức.
Tiếp đến là kinh nguyện. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh mỗi ngày hãy dành những lúc lâu dài cho kinh nguyện để trở thành người của Thiên Chúa, có khả năng dẫn về cùng Chúa Cha những người mà linh mục được sai tới, noi gương Chúa Giêsu, đã đã lui vào nơi thinh lặng và thanh vắng để chìm đắm trong mầu nhiệm Chúa Cha. Ngài cũng mời gọi các chủng sinh đừng sợ sự khô khan bao gồm trong kinh nguyện”.
Sau cùng về sứ mạng, Đức Thánh Cha nhắc nhở các chủng sinh rằng: “Tất cả những gì các thầy làm trong thời kỳ thụ huấn đều nhắm một mục đích, đó là trở thành những môn đệ thừa sai khiêm tốn để làm cho những người khác trở thành môn đệ của Chúa”. Ngài khuyến khích các chủng sinh hãy chuẩn bị cho sứ mạng đó, bằng cách tập luyện phản xạ ra khỏi chính mình, để gặp gỡ tha nhân, học biết thế giới mà mình sẽ được sai đến, và dành ưu tiên cho những người ở xa nhất. Đức Thánh Cha viết: “Khi đến các nơi ngoại biên, ta cũng động chạm đến trung tâm, vì chính từ đó mà Đấng Phục Sinh đã đi trước các môn đệ”
4. Caritas kêu gọi hãy bảo trợ một gia đình Iraq
Hàng ngàn gia đình Iraq đã bị buộc phải rời khỏi nhà cửa bởi những kẻ Hồi giáo cực đoan. Trong bối cảnh bất ổn, có hai câu hỏi chính những người tị nạn thường nhắc đi nhắc lại.
Ông Silvio Tessari, giám đốc bộ phận Trung Đông của Caritas Ý cho hay: "Họ nói rằng, nếu chúng tôi đã tham gia vào chính trị, hoặc nếu chúng tôi là thành phần của một đảng đối lập, chúng tôi có thể hiểu được tại sao, nhưng không... Chúng tôi là những người bình thường, những người làm việc và sống tử tế. Tại sao điều này lại xảy đến với chúng tôi? Câu hỏi thứ hai họ thường hỏi là tương lai của họ sẽ đi về đâu?"
Ông Silvio Tessari là chủ tịch bộ phận Trung Đông của Caritas Ý. Gần đây ông đã gặp gỡ người tị nạn Iraq ở Kurdistan. Một số người đã nhận được sự giúp đỡ, nhưng nhiều người vẫn không có một mái nhà che mưa nắng gió sương. Vì thế một sáng kiến mới mang tên Dự án Gia Cư đã được đưa ra.
Ông Silvio Tessari nói thêm: "Có khả năng là chúng tôi sẽ cung cấp cho các gia đình này một loại container hoặc một nhà lưu động được thiết kế cho một gia đình. Vì thế, ngoài những thứ khác, chúng tôi sẽ lắp đặt vòi nước và một cái bếp".
Caritas hy vọng sẽ mua 150 container cho các hộ gia đình, với chi phí khoảng 3,100 euro một cái. Họ đang hy vọng sẽ có người quyên tặng. Họ cũng hy vọng sẽ mua xe buýt học sinh cho những người tị nạn.
Ông Silvio Tessari cho biết: "Những đứa trẻ không có gì để làm. Người ta có thể đối phó với tình trạng này một, hai hoặc ba tháng, nhưng cuối cùng tình trạng thiếu hoạt động này gây ra căng thẳng cho chúng và gia đình chúng. Chúng cần phải đi học. Các trại tỵ nạn cách xa các trại khác nhiều dặm, chúng ta cần xe buýt để đón chúng và đưa chúng đến trường".
Trong thời điểm hiện nay, các gia đình tị nạn buộc phải chờ đợi. Họ biết mọi chuyện sẽ không giống như cũ, nhưng họ hy vọng một ngày nào đó có thể trở về nhà một cách an toàn.
Để biết thêm thông tin xin vào: www.caritas.it
5. Đức Thánh Cha tiếp các Giám mục Malawi tại Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các Giám mục từ Malawi đang viếng thăm Rôma trong chương trình ‘ad limina’ viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh mỗi 5 năm một lần.
Ngài đích thân chào từng vị và gửi cho họ một bản bài huấn từ của ngài.
Malawi là một nước nghèo. Theo Liên Hiệp Quốc, khi nói đến mức phát triển, đất nước này đứng ở vị trí thứ 166 trong số 187 quốc gia.
Đức Thánh Cha mô tả mức độ nghèo khổ cùng với tuổi thọ thấp như là một thảm kịch. Ngài cũng cám ơn các giám mục vì công việc các ngài đã thực hiện trong lĩnh vực y tế, nhất là việc giúp những người bị AIDS. Malawi là một trong số 10 nước đứng đầu về số người nhiễm HIV.
Khi nói đến ơn gọi linh mục, Đức Thánh Cha mời gọi các Giám mục đưa ra chương trình đào tạo tốt nhất cho các chủng sinh. Cuối cùng, một sự nhầm lẫn nhỏ làm một số vị phá ra cười trước khi nói lời chia tay Đức Thánh Cha.
6. Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ghi nhận là 1 trong 5 người có ảnh hưởng nhất thế giới
Tạp chí Forbes đã công bố danh sách hàng năm về những người có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Trong số danh sách 5 người cao nhất có Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thực vậy, Đức Giáo Hoàng là nhân vật phi chính trị duy nhất ở thứ hạng hàng đầu. Ngài đứng ở vị trí số 4, ngay trước Thủ tướng Đức Angela Merkel. Là vị lãnh đạo tinh thần của một phần sáu dân số thế giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dẫn dắt Giáo Hội với hơn 1 tỷ người.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng ở vị trí số một, tiếp theo là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đứng ở vị trí thứ ba.
Các quyết định được đưa ra dựa trên tiền bạc, ảnh hưởng và tác động của các quyết định của nhân vật được bầu chọn.
Đáng chú ý là trong danh sách cũng có kẻ sáng lập Nhà nước Hồi giáo, Abu Baker al-Baghdadi, người được xếp hạng ở vị trí thứ 54.
Người lớn tuổi nhất trong danh sách là quốc vương Ả Rập Saudi, Abdullah bin Abdulaziz, ở tuổi 90, ông đứng ở vị trí số 11. Người trẻ nhất, là Mark Zuckerberg 30 tuổi, người sáng lập Facebook.
Trong danh sách 72 người, có 9 phụ nữ. Ngoài bà Angela Merkel, có bà Janet Yellen, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
7. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp bề trên các dòng tu và thúc giục các cộng đoàn dòng tu sống tình huynh đệ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp rõ ràng đến các bề trên của các dòng tu Ý khi các vị gặp nhau tại Vatican.
Ngài nói với các vị rằng điều quan trọng là các cộng đoàn phải sống tình huynh đệ và không được nói xấu nhau.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Một dấu chỉ rõ ràng mà đời sống tu trì phải thể hiện hôm nay chính là đời sống huynh đệ. Hãy vui lòng đừng để cho sự khủng bố của thói nói xấu xảy ra giữa anh em! Hãy ném nó đi! Mong cho ở giữa anh em là tình huynh đệ. Và nếu anh em có bất cứ điều gì bất bình người anh em mình, anh em hãy nói thẳng điều đó trước mặt nhau...".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tu sĩ rằng để sống tình huynh đệ này trong cộng đoàn của họ, điều quan trọng là hoàn toàn tin tưởng nhau. Ngài nói: "Đôi khi anh em có thể đi đến chỗ bùng nổ nhưng đó không phải là vấn đề. Điều đó tốt hơn so với sự khủng bố của thói nói xấu. Điều đó không luôn luôn được nhận thấy, anh em biết rõ như vậy. Nhiều lần chúng ta thất bại vì chúng ta đều là những người tội lỗi nhưng nếu chúng ta nhận ra lỗi lầm của mình, hãy xin sự tha thứ và mang lại sự tha thứ".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng các tu sĩ có thể dạy cho Giáo Hội và xã hội biết được tình huynh đệ là gì. Bởi vì trong cộng đoàn, giống như trong một gia đình, họ không thể lựa chọn anh em của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: "Đời sống thánh hiến có thể giúp Giáo Hội và toàn thể xã hội bằng việc làm chứng cho tình huynh đệ, nó có khả năng làm cho người ta sống với nhau như anh em trong sự đa dạng. Điều này là rất quan trọng! Bởi vì trong cộng đoàn anh em không được lựa chọn, nhưng thấy mình giữa những người có những khác biệt về tính cách, tuổi tác, học vấn, tình cảm... Và ngay cả trong tình huống như vậy, anh em hãy cố gắng sống với nhau như anh em mình".
Cuộc tiếp kiến bề trên các dòng tu của Đức Thánh Cha Phanxicô được tổ chức trước thềm của Năm dành riêng cho đời sống tu trì. Thật vậy, Năm Đời sống thánh hiến sẽ bắt đầu vào 30/11/2014 và kết thúc vào ngày 02/02/2016.
8. Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúng ta hãy cùng nhau chấm dứt đàn áp tôn giáo
Trong lời ca tiếng hát làm nền, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các vị lãnh đạo Công Giáo và không Công Giáo của Phong trào Focolare đến Vatican tham dự hội nghị đại kết với chủ đề ‘Thánh Thể: Mầu nhiệm hiệp thông’
Đức Thánh Cha yêu cầu họ cùng nhau làm việc để vượt thắng nền văn hóa của sự thờ ơ và bất khoan dung tôn giáo. Nhiều tham dự viên hội nghị đến từ các Giáo Hội Trung Đông khác nhau:
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Ở nhiều nước, người ta không có quyền bày tỏ đức tin của mình một cách công khai, hoặc thậm chí không được sống niềm tin tôn giáo của mình theo giáo lý Kitô giáo. Ngoài ra còn có sự bách hại Kitô hữu và những người thiểu số".
Hơn 40 giám mục đến từ 24 quốc gia đã tham dự hội nghị, trong đó các đại diện của Giáo Hội Chính thống Syria và Giáo Hội Chính thống Armenia.
Một trong những diễn giả xin Đức Thánh Cha lên án các vụ bắt cóc Giám mục của họ ở Trung Đông trong chuyến tông du sắp tới của ngài đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Đức Thánh Cha cũng nói về sự cần thiết phải cùng nhau làm việc trong bối cảnh rất nhiều bất ổn toàn cầu. Ngài nói: "Thật buồn khi chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của chủ nghĩa khủng bố, hoàn cảnh của những người tị nạn do chiến tranh và các lý do khác, những thách đố của chủ nghĩa quá khích và cực đoan khác, của chủ nghĩa thế tục bị thổi phồng, tất cả những điều này thực sự thách đố lương tâm Kitô hữu và mục tử của chúng ta".
Hội nghị kéo dài bốn ngày bắt đầu vào ngày 03/11 và đánh dấu Cuộc họp Đại kết lần thứ 33 của các Giám Mục và Bạn hữu của Phong trào Focolare.
9. Đức Thánh Cha tiếp kiến Phong trào Hướng đạo Công Giáo Italia
Sáng thứ Bẩy 8 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 7 ngàn tráng sinh thuộc Phong trào Hướng đạo Công Giáo Italia, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập ngành này ở Italia.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha phân tích nguyên ngữ của phong trào “Scoutisme” là “hướng đạo” và ngài khuyến khích các thành viên phong trào này hướng đạo trong gia đình, trong thiên nhiên và trong thành thị. Ví dụ về việc hướng đạo trong thiên nhiên, ngài nói:
“Thời đại chúng ta ngày nay không thể không chú ý đến vấn đề môi sinh, là điều sinh tử đối với sự sống còn của con người, và không thể thu hẹp vấn đề này như một vấn đề hoàn toàn chính trị mà thôi. Môi sinh học có một chiều kích luân lý liên hệ tơi mọi người, vì thế không ai được phép lơ là.”
Đức Thánh Cha nói tiếp:
Trong tư cách là môn đệ Chúa Kitô, chúng có có thêm một lý do nữa để liên kết với mọi người thiện chí trong việc bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên, môi trường. Thực vậy, thiên nhiên là một món quà Đấng Tạo Hóa đã ủy thác vào tay chúng ta. Toàn thể thiên nhiên xung quanh cũng là điều đã được Thiên Chúa dựng nên như chúng ta, cùng với chúng ta, và trong một vận mệnh chung, hướng đến việc tìm thấy nơi Thiên Chúa sự viên mãn và cùng đích.. Sống gần gũi với thiên nhiên, như anh chị em đang làm, không những bao hàm sự tôn trọng thiên nhiên, nhưng còn dấn thân cụ thể để loại trừ những phung phí của một xã hội có xu hướng gạt bỏ những vật dùng còn dùng được và có thể tặng cho người đang cần”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha khuyến khích các tráng sinh hướng đạo Công Giáo sống giữa lòng xã hội như men làm dậy bột, đóng góp chân thành cho việc thực thi công ích và vui mừng đề nghị cho tha nhân các giá trị Tin Mừng.
10. Trừ tà là một nhu cầu mục vụ khẩn cấp
Các chuyên gia Công Giáo nói sự suy giảm đức tin tại phương Tây, sự gia tăng các hoạt động huyền bí đã dẫn đến nhu cầu cấp thiết ngày càng gia tăng của việc trừ tà. Kết luận này đã được đưa ra sau hội nghị khoáng đại lần thứ 12 của International Association of Exorcists (AIE) – Hiệp hội quốc tế các nhà trừ tà – nhóm tại Rôma từ 20 đến 25 tháng 10 vừa qua.
Phát ngôn viên của AIE là tiến sĩ Valter Cascioli cho biết một số lượng các giám mục và Hồng Y đã yêu cầu tham gia hội nghị do sự gia tăng hoạt động của ma quỷ trong giáo phận của các ngài.
Ông Cascioli nói với thông tấn xã CNA: "Trừ tà đã trở thành một trường hợp mục vụ khẩn cấp. Tại thời điểm này số lượng những hoạt động ngoại thường của ma quỷ đang gia tăng."
Sự gia tăng hoạt động ma quỷ bắt nguồn từ suy giảm đức tin cá nhân, cùng với sự gia tăng quảng bá sự tò mò và sự tham gia vào các hoạt động huyền bí như cầu cơ và những trò liên lạc với linh hồn người chết.
Cha Stephen Doktorczyk, một linh mục của Giáo Phận Orange, đã tham gia hội thảo chữa bệnh và đã nhiều lần cầu nguyện trên những người bị cho là quỷ ám, cho biết người trẻ ngày nay thường bị dụ dỗ dần vào các hoạt động thần bí mà thoạt đầu xem ra vô hại.
Ngài nói: “Các bậc cha mẹ phải cảnh giác vì như Thánh Phêrô nói: ‘Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.’ 1 Pr 5:8-9”.
Ngài nhắc lại rằng theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, các tín hữu Công Giáo phải loại bỏ mọi hình thức bói toán, cậy nhờ Satan hay ma quỉ, gọi hồn người chết hay những cách khác ngỡ rằng sẽ đoán được tương lai.
Ngài nhắc lại rằng đoạn 2116 và 2117 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng:
Coi tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, giải điều mộng, xin xăm, bói toán quá khứ vị lai, đồng bóng, là những hình thức che giấu ước muốn có quyền trên thời gian, trên lịch sử và trên cả con người, cũng như ước muốn liên kết với các thế lực huyền bí. Ðiều này nghịch lại với lòng tôn kính và thần phục chỉ dành cho Thiên Chúa.
Ai muốn dùng ma thuật hay pháp thuật để chế ngự các thế lực huyền bí, bắt chúng phục vụ mình và nắm được quyền lực siêu phàm trên người khác dù là để chữa bệnh, cũng lỗi nặng nhân đức thờ phượng. Các việc nầy càng đáng lên án hơn nữa khi có dụng ý hại người, hay nhờ đến sự can thiệp của ma quỉ. Mang bùa cũng là điều đáng trách. Chiêu hồn thường đi kèm cả bói toán hay ma thuật. Hội Thánh cảnh giác các tín hữu phải xa lánh các điều ấy. Khi dùng các phương thuốc gia truyền, không được kêu cầu các thế lực ma quỉ cũng như lợi dụng sự nhẹ dạ của người khác.
11. Nga trục xuất tất cả các linh mục Công Giáo khỏi Crimea
Tất cả các linh mục Công Giáo sẽ bị buộc phải rời khỏi Crimea vào cuối năm 2014 theo các quy định mới được thành lập bởi chính phủ Nga.
Kể từ khi nắm quyền kiểm soát của Nga Crimea, nhà chức trách Nga đã áp dụng luật đòi hỏi các cộng đồng tôn giáo phải đăng ký để được phê duyệt cho chính thức hoạt động. Thực tế là cho đến nay, không có cộng đồng tôn giáo nào trong khu vực đã được phê duyệt.
Theo quy định của Nga, chỉ có các cộng đồng tôn giáo được chính thức phê duyệt mới được mời các thừa tác viên từ các nước khác. Nga viện vào lý do này để đưa ra quyết định trục xuất tất cả các linh mục Công Giáo khỏi Crimea.
Khi được các ký giả hỏi về những khó khăn các quy tắc này sẽ gây ra cho người Công Giáo và các cộng đồng khác ở Crimea, viên chức di trú Nga trả lời trong cuộc họp báo: "Tôi không biết. Đó không phải là vấn đề của tôi”.
12. Thành tích vang dội của Caritas tại Phi Luật Tân
Trận bão Hải Yến (Haiyan) là một trong những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất từ trước đến nay, đã tàn phá nhiều phần của Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, vào ngày 08 tháng 11, năm 2013. Đây là cơn bão nguy hiểm nhất trong lịch sử Philippines, giết chết ít nhất 6,300 người tại Phi.
Hải Yến cũng là cơn bão mạnh nhất khi đánh vào đất liền. Nó là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận về tốc độ gió đến mức đã gây ra thiệt hại kinh hoàng cho đất nước này với hơn 2,8 tỷ Mỹ Kim thiệt hại về tài sản.
Caritas, liên minh các cơ quan cứu trợ và phát triển của Giáo Hội, đã hỗ trợ gần 800,000 người ở Philippines trong năm qua.
Tổ chức bác ái Công Giáo này báo cáo rằng đã xây dựng trên 3,700 nhà ở thường trú và trên 35,000 công trình nước sạch trong năm qua.
13. Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland bách hại công khai một tiệm bánh của người Công Giáo
Ashers Baking Company, một tiệm bánh có quy mô của một thương nghiệp gia đình đã là nạn nhân mới nhất của Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland.
Tháng Năm vừa qua, QueerSpace, một tổ chức vận động đồng tính luyến ái ở Bắc Ireland, nơi hôn nhân đồng tính không được công nhận đã đến cửa hàng bánh này để đặt một số bánh trong đó có ghi hàng chữ “Support gay marriage” - "Ủng hộ hôn nhân đồng tính".
Gia đình người chủ tiệm bánh đã từ chối không làm số bánh này vì những hàng chữ trên đi ngược lại niềm tin của họ. Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland của chính phủ Bắc Ái Nhĩ Lan đã lập tức vào cuộc. Sau khi gửi nhiều thư hăm dọa, ủy ban đã chính thức tuyên bố sẽ truy tố tiệm bánh này vì “phân biệt đối xử” và vì “những thương tổn tâm lý trầm trọng gây ra cho những người đồng tính”
Daniel McArthur, quản lý tiệm bánh nói:
“Gia đình chúng tôi rất hoang mang và chịu một áp lực rất nặng nề. Chúng tôi chỉ là một thương nghiệp nhỏ với quy mô gia đình làm sao lấy đâu ra tiền để tranh cãi, kiện tụng với một cơ quan nhà nước được hỗ trợ dồi dào với nguồn tài chính bất tận từ tiền thuế của người dân.
Hàng ngày chúng tôi còn chịu những kẻ khiêu khích đến đây chửi rủa và lăng mạ nhưng nhà nước không quan tâm bảo vệ chúng tôi.
Asher Baking sẵn sàng phục vụ bất cứ khách hàng nào mặc kệ lối sống tình dục của họ nhưng chúng tôi không muốn bị buộc phải đề cao một chủ trương chống lại niềm tin Kinh Thánh của chúng tôi. Trong hoàn cảnh hiện nay chúng tôi chỉ biết cầu nguyện xin Thiên Chúa chỉ bảo đàng lành cho chúng tôi”.
14. Các Giám Mục Kenya đau buồn vì chính quyền nước này âm thầm triệt sản một số rất đông phụ nữ
Trong bản tin đánh đi hôm 7 tháng 11, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết các Giám Mục Công Giáo của Kenya đau buồn trước viễn ảnh đen tối của đất nước. Các Giám Mục tố cáo rằng một số đông các phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản đã bị triệt sản mà không hề hay biết trong một âm mưu của chính quyền nước này được ngụy trang dưới một chiến dịch tiêm phòng được tài trợ bởi UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới.
Hơn 2 triệu phụ nữ trẻ ở Kenya đã được tiêm phòng như một phần của chiến dịch quốc tế nhằm chống lại bệnh uốn ván. Tuy nhiên, vắc-xin được tiêm cho những phụ nữ trẻ cũng chứa một chất có tác dụng triệt sản. Các Giám Mục nói với thông tấn xã Fides rằng "chúng tôi tin rằng đó là một chương trình ngụy trang cho âm mưu kiểm soát dân số."
Các cuộc thử nghiệm đã xác nhận rằng vắc-xin chứa HCG, một hormone được sản xuất bởi phụ nữ trong thời kỳ mang thai bình thường. Khi HCG được tiêm vào trước khi mang thai, nó khiến cơ thể của người phụ nữ sản xuất các kháng thể sẽ gây ra sẩy thai.
Sau các thử nghiệm trên những phụ nữ được chích vắc-xin uốn ván, các nhân viên y tế Công Giáo báo cáo rằng HCG có trong tất cả những người đã được xét nghiệm, không sót một ai. Các thử nghiệm đã được thực hiện sau khi nhân viên y tế nhận thấy rằng vắc-xin được chích cho các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là khác với các loại vắc-xin chích cho trẻ em, người già và nam giới.
Bộ y tế Kenya tiếp tục phủ nhận chuyện này.
15. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Pakistan sau khi hai người Công Giáo bị thiêu sống
Ủy ban công lý và hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Pakistan lên tiếng tố cáo chính quyền nước này “thất bại trong việc bảo vệ quyền được sống của công dân”. Tuyên bố của ủy ban đưa ra hôm 6 tháng 11 là để bày tỏ sự bất bình của các Giám Mục nước này trước việc một đám đông Hồi Giáo quá khích đã đánh què chân hai vợ chồng người Công Giáo và sau đó ném họ vào một lò nung gạch để thiêu sống họ.
Chưa hả giận với cái chết thương tâm của hai vợ chồng trẻ người Công Giáo, những người Hồi Giáo quá khích còn mưu toan tấn công vào những làng Công Giáo nếu như cảnh sát không kịp thời can thiệp.
Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ 44 người liên quan tới vụ giết người khủng khiếp này. Những người chứng kiến cho biết hôm Chúa Nhật 2 tháng 11, trong khi dọn dẹp nhà chị Shama Bibi, 31 tuổi, tìm thấy những giấy tờ cũ của người cha chồng. Chị đem đốt những giấy tờ này thì một người làm chung là Muhammad Irfan la làng lên là chị đã đốt một bản sao của kinh Qu'ran. Một đám đông khoảng 300 người Hồi Giáo kéo đến vây quanh chị và chồng là anh Shahzad Bibi, 35 tuổi. Chúng bắt họ đưa đến một lò làm gạch. Tại đây chúng đánh đập hai vợ chồng què chân rồi quăng vào lò lửa nung gạch.
Chị Shama Bibi đang có thai và là mẹ của 4 người con nhỏ.
Shahbaz Sharif, Thống đốc bang Punjab và là anh trai của Thủ tướng Chính phủ Pakistan Nawaz Sharif-- đã cho mở một cuộc điều tra về trường hợp tử vong và ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ các khu phố Kitô giáo để đề phòng bạo loạn.
16. Tranh chấp Hồi Giáo - Do Thái Giáo khốc liệt tại Núi Đền, Jerusalem
Núi Đền (Temple Mount) trong khu Cổ Thành Jerusalem là nơi thánh đối với cả 3 tôn giáo độc thần: người Do thái coi đây là nơi Abraham sát tế con là Isaac và là địa điểm Đền thờ vua Salomon đã xây cất; người Hồi giáo coi đây là nơi thánh thứ 3 của đạo này, sau La Mecca và Medina bên Arập Sauđi, còn đối với các Kitô hữu, đây là nơi Chúa Giêsu đã tiên báo về sự phá hủy Đền thờ Jerusalem.
Trên núi Đền có một sân rộng hình thang dài gần 500 mét và rộng khoảng 300 mét, chiếm 1 phần 6 diện tích của Cổ Thành Jerusalem. Trên sân rộng này có 2 Đền Thờ lớn của Hồi giáo được kiến thiết: Thứ nhất là Đền thờ Mái Vòm đá tảng là đền Hồi giáo cổ kính nhất tại Thánh Địa, lần đầu tiên được xây hồi năm 640 và 47 năm sau đó được thay thế bằng Đền thờ như hiện nay, có hình bát giác, 8 phía đều được trang điểm bằng ngọc quí, và phần dưới bằng cẩm thạch đa sắc. Vật liệu xây cất Đền thờ này lấy từ các thánh đường và đền đài trước đó thời Bizantine và Roma. Thứ hai là Đền thờ Al-Aqsa được kiến thiết hồi thế kỷ thứ 8 và đã trải qua nhiều lần tái thiết.
Theo thoả ước Nguyên Trạng, do Hoàng Ðế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Ðệ Tam đưa ra vào năm 1853, khu vực Núi Đền thuộc quyền tài phán của Jordan. Kể từ khi Israel bắt đầu chiếm đóng vùng phiá Đông Jerusalem và khu Cổ Thành Jerusalem vào năm 1967, người Do Thái đã được phép đến thăm vùng này - nhưng không được cầu nguyện. Khu vực này được điều hành bởi các cơ quan chức năng Hồi giáo dưới sự giám hộ của Jordan.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm Do Thái Giáo đã tụ tập ngày càng nhiều tại khu vực này khiến người Hồi Giáo lo sợ Do Thái đang âm thầm muốn chiếm khu vực này.
Trong cuộc đụng độ hôm thứ Tư 4 tháng 11, một đám đông người Palestine từ bên trong đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa, đã ném đá và pháo vào các lực lượng an ninh trước chuyến thăm theo dự trù của một nhóm người Do Thái. Cảnh sát chống bạo Israel đáp trả bằng cách bắn lựu đạn cay để giải tán đám đông.
Azzam Khabib, viên chức Hồi Giáo tại núi Đền nói là các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã kêu gọi Israel không cho phép người ngoài Hồi giáo vào khu vực vì tình hình đang căng thẳng. Tuy nhiên, ông cho biết khoảng 300 cảnh sát Israel đã đi vào khu vực vào sáng sớm, gây ra các vụ đụng độ.
Ngay sau khi cuộc đụng độ hôm thứ Tư, một tài xế người Palestine đã đâm chiếc xe van của mình vào một đám đông chờ đợi cho một chuyến tàu, giết chết viên cảnh sát và làm bị thương hơn một chục người khác. Một cuộc tấn công tương tự cũng đã diễn ra vào hai tuần trước.
Buổi tối thứ Tư, một người tài xế khác cũng bất ngờ tông vào một nhóm lính Do Thái làm 3 người bị thương. Hung thủ sau đó đã tự nộp mình cho lực lượng an ninh Do Thái vào ngày thứ Năm.
Jordan đã triệu hồi đại sứ về nước để phản đối Do Thái.
17. Hai vợ chồng thị trưởng xa hoa của Mễ Tây Cơ bị bắt trong một căn nhà mạt hạng
Tảng sáng ngày thứ Ba 4 tháng 11, hai vợ chồng Jose Luis Abarca, nguyên thị trưởng Iguala, và vợ là Maria de los Angeles Pineda đã bị bắt tại một căn nhà tồi tàn trong một xóm lao động tại thủ đô Mexico cách căn nhà sang trọng của họ ở Iguala gần 200km.
Jose Luis Abarca là con của một người bán hàng tạp hóa nhỏ tại Iguala. Đang học Y Khoa, y bỏ học để đi bán quần áo và nón rơm trên đường phố. Sau đó, y làm chủ một thương nghiệp nhỏ trước khi bước vào đời sống chính trị vào năm 2012 khi tham gia vào đảng Dân Chủ Cách Mạng, một đảng cánh tả tại Mễ Tây Cơ. Chẳng mấy chốc, y được bầu làm thị trưởng vì người dân đã chán ngấy những chính trị gia tham ô.
Năm ngoái các thành viên trong đảng của y đã tố giác y giết chết một nhà hoạt động nhân quyền nhưng cảnh sát đã không truy tố y vì không có bằng chứng.
Cảnh sát và sinh viên đã xô xát với nhau dữ dội trong cuộc biểu tình hôm 26 tháng 9. Cho đến buổi tối cùng ngày có 6 người bị thiệt mạng và 25 người bị thương và 43 sinh viên bị mất tích.
Một số thành viên của bọn buôn bán ma túy Guerreros Unidos bị cảnh sát liên bang bắt giữ sau đó đã khai ra ít nhất là 30 viên chức cảnh sát là những người đã lùa các sinh viên lên những chiếc xe tải và sau đó giao nộp họ cho bọn buôn bán ma túy nói rằng họ là những thành viên của một phe đảng ma túy khác đang cạnh tranh thị trường với bọn Guerreros Unidos. Phe đảng ma túy này đã thiêu sống các sinh viên và chôn họ trong các ngôi mộ tập thể. Đến nay người ta đã tìm thấy thi thể của 28 sinh viên. 15 sinh viên khác vẫn chưa biết sống chết ra sao.
Cảnh sát liên bang đã chiếm 13 đồn bót cảnh sát trong vùng bắt giữ 36 sĩ quan và cảnh sát viên địa phương bị tình nghi có liên quan trong vụ này. Hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã lập tức bỏ trốn tại thủ đô Mexico City.
Chỉ trong vòng 2 năm cầm quyền, hai vợ chồng Jose Luis Abarca đã là chủ nhân của 17 tòa nhà trong thành phố Iguala, kể cả một thương xá lớn. Cảnh sát liên bang không loại trừ khả năng hai vợ chồng Jose Luis Abarca chính là những kẻ cầm đầu nhóm buôn bán ma túy Guerreros Unidos chứ không phải chỉ lạm dụng quyền hành móc ngoặc với nhóm buôn bán ma túy này.
18. Đức Thánh Cha khích lệ các nữ tu Salêsiêng truyền bá Tin Mừng cho giới trẻ qua công nghệ thông tin mới
Sáng thứ Bảy 8 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các nữ tu Salêsiêng đang ở Rôma để tham dự Tổng Tu Nghị. Ngoài việc bầu ban lãnh đạo mới, các nữ tu cũng bàn thảo về nhiệm vụ của dòng và đường mới cho các hoạt động mục vụ.
Đức Thánh Cha khuyến khích các nữ tu tiến về phía trước với định hướng mới của các chị, trong đó có việc biến nhà của mình thành môi trường để rao giảng Tin Mừng, thực hiện những cải cách mục vụ, và đào tạo những người trẻ tuổi trở thành những nhà truyền giáo cho những thanh niên khác. Ngài cũng khuyến khích các chị duy trì cuộc sống của họ bằng lời cầu nguyện, thờ phượng và Lời Chúa.
Liên quan đến nhiệm vụ đối với giới trẻ, Đức Thánh Cha kêu gọi các nữ tu "ở khắp mọi nơi hãy là những nhân chứng tiên tri, đem lại sự hiện diện giáo dục thông qua một sự chào đón vô điều kiện các bạn trẻ và làm sao cho hoạt động tông đồ của chị em có hiệu quả hơn trong bối cảnh tràn ngập của thế giới ảo và những công nghệ thông tin mới."
Nói về ơn gọi của các chị em làm chứng nhân cho cộng đồng, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo về điều mà ngài gọi là "chủ nghĩa khủng bố" đang ảnh hưởng mạnh đến đời sống thánh hiến-đó là tin đồn.
"Không bao giờ các chị em có thể cho phép có sự ghen tị giữa chị em với nhau. Đồn thổi những tin đồn là một quả bom phá hủy cộng đồng”.
Ngài khuyến khích các nữ tu lưu ý tới việc đào tạo và giáo dục thường xuyên để nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các nữ tu trở thành "những nhà truyền giảng niềm vui, những chứng nhân cho những giá trị thích hợp với bản sắc Salesian, đặc biệt là những giá trị của sự gặp gỡ.” Đức Thánh Cha đã mô tả sự gặp gỡ là một mùa xuân mà từ đó các nữ tu "có thể kín múc một tình yêu có khả năng khôi phục lại sự nhiệt thành đối với Chúa và đối với giới trẻ ".
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách đôn đốc các nữ tu hãy hướng về người sáng lập của dòng để khơi lại nguồn cảm hứng khi phải đối mặt với những khó khăn không thể tránh khỏi trong nhiệm vụ.
19. Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành thế giới
Sáng ngày 6 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến phái đoàn Tin Lành thế giới gồm 27 người và ngài mời gọi cố gắng vượt thắng tình trạng chia rẽ ngăn cản việc loan báo Tin Mừng.
Liên hiệp này qui tụ 120 liên minh Tin Lành quốc gia và miền, với khoảng 160 triệu tín hữu tại 111 nước trên thế giới.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc đến hồng ân quí giá khôn lường mà các tín hữu Công Giáo có chung với các tín hữu Tin Lành, đó là bí tích rửa tội. Ngài nói: “Nhờ bí tích này, chúng ta không phải chỉ sống trong chiều kích trần thế, nhưng còn ở trong quyền năng của Chúa Thánh Linh.. Bí tích rửa tội nhắc nhớ cho chúng ta một chân lý cơ bản và đầy an ủi, đó là Chúa luôn đi trước chúng ta bằng tình thương và ơn thánh của Ngài. Chúa đi trước các cộng đoàn chúng ta, đi trước và chuẩn bị tâm hồn những người loan báo Tin Mừng và những người đón nhận Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng:
“Từ đầu đã có những chia rẽ giữa các tín hữu Kitô, và đáng tiếc là ngày nay vẫn còn sự cạnh tranh và xung đột giữa các cộng đoàn chúng ta. Tình trạng ấy làm suy yếu khả năng của chúng ta trong việc chu toàn mệnh lệnh của Chúa dạy phải loan báo Tin Mừng cho mọi dân nước (Mt 28,19-20).
Thực tại những chia rẽ của chúng ta làm biến thái vẻ đẹp của chiếc áo chùng duy nhất của Chúa Kitô nhưng không hủy hoại hoàn toàn sự hiệp nhất sâu xa do ơn thánh tạo nên trong tất cả những người đã chịu phép rửa. Hiệu năng lời loan báo của Kitô giáo chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn nếu các tín hữu Kitô vượt thắng được những chia rẽ với nhau và có thể cùng nhau cử hành các bí tích và cùng phổ biến Lời Chúa, làm chứng tá bác ái”
20. Đức Thánh Cha nói thủ tục tiêu hôn không thể kéo dài hết năm này sang năm khác
Đức Thánh Cha khuyến khích các tòa án hôn phối tiến hành mau lẹ hơn, đồng thời loại trừ mọi cám dỗ tài chánh trong việc cứu xét các án hôn phối.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5 tháng 11, dành cho các tham dự viên khóa học do Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma tổ chức về hôn phối kết ước thành sự nhưng chưa hoàn hợp (super rato).
Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên tòa án hôn phối của Giáo Hội hãy tiến hành theo hai tiêu chuẩn: công lý và bác ái. Ngài nhắc đến sự kiện bao nhiêu tín hữu phải chờ đợi lâu dài phán quyết của tòa án về hôn nhân của họ, có thành sự hay bất thành.
Đức Thánh Cha nói:
“Có một số thủ tục quá dài hoặc quá nặng nề không có lợi và dân chúng bỏ không xin tòa án cứu xét nữa. Ví dụ tòa án liên giáo phận cấp một ở Buenos Aires, Á Căn Đình, phải xử các vụ hôn phối của 15 giáo phận, và giáo phận xa nhất cách đó 240 cây số. Làm sao người dân thường có thể bỏ công ăn việc làm, đến tòa án.. Vì thế họ tự nhủ: “Chúa hiểu tôi, tôi cứ tiếp tục sống thế này, với gánh nặng này trong tâm hồn”. Giáo Hội là mẹ phải thi hành công lý, để các tín hữu ấy có thể sống mà không phải chịu nghi ngờ, chịu tình trạng đen tối trong tâm hồn”.
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác những người làm việc ở tòa án hôn phối chỉ quan tâm mưu lợi cho mình. Ngài cho biết có lần đã phải sa thải một nhân viên tòa án, vì người này đã nói với một người xin tòa cứu xét: “với 10 ngàn đôla, tôi sẽ tiến hành cho ông 2 vụ án dân sự và Giáo Hội'.. Khi người ta liên kết lợi lộc thiêng liêng với lợi lộc kinh tế thì đó không phải là điều thuộc về Thiên Chúa. Mẹ Giáo Hội rất quảng đại để có htể thi hành công lý miễn phí, giống như chúng ta được Chúa Giêsu Kitô làm cho công chính miễn phí!”.
Trong ý hướng trên đây, trước Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thành lập một Ủy ban nghiên cứu do Đức Ông Vito Pinto, niên trưởng Tòa Thượng Thẩm Rota, làm chủ tịch, để làm sao cho thủ tục cứu xét các án hôn phối được mau lẹ hơn.
21. Các linh mục than thở: Mỗi ngày đều nghe có người qua đời vì bệnh Ebola ở Liberia
Kể từ tháng Ba năm 2014, hơn 5,000 người đã bị nhiễm Ebola ở Liberia. Gần một nửa trong số họ đã qua đời. Đức Ông Robert Vitillo đã lưu lại đất nước này trong hai tháng qua. Ngài đã chứng kiến tận mắt những ảnh hưởng của căn bệnh quái ác này lên các cộng đồng, các gia đình và trẻ em.
Đức Ông Robert J. Vitillo, Cố vấn y khoa của Caritas Quốc tế cho biết: "Tôi đang trú ngụ tại một trường đại học Công Giáo địa phương và hầu như mỗi ngày một nhân viên khác nhau đều đến nói với tôi: ‘Em gái tôi đã qua đời đêm qua, dì của tôi đã chết hôm qua, chú tôi qua đời...’ Và vì thế, những mất mát này cứ nhân lên, đây thực sự là một chấn thương tâm lý".
Giờ đây, nỗi sợ hãi đó đang bao trùm lên đất nước 4 triệu dân này. Bị lây nhiễm hay không, đó là sự lo lắng khi có bất kỳ tiếp xúc về thể lý với người khác. Ngoài ra còn có sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử, đối với những người đã được chữa khỏi căn bệnh này.
Đức Ông Robert J. Vitillo nói thêm:
"Một linh mục nói với tôi rằng ngài sẽ đến thăm các bệnh nhân Ebola, bạn biết đấy, thăm từ xa, không chạm vào người. Nhưng giáo dân của ngài nói ngài đừng làm điều đó vì họ sợ ngài sẽ bị lây bệnh và sau đó truyền nhiễm cho họ".
Những tác động của Ebola đang ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của người dân, mà còn đến nền kinh tế của các nước vốn đã nghèo khổ trong khu vực. Giờ đây các tổ chức phi chính phủ, Liên Hiệp Quốc và Caritas, đang nỗ lực giúp đỡ các quốc gia khắc phục những khó khăn kinh tế do căn bệnh này gây ra.
Đức Ông Robert J. Vitillo cho biết thêm: "Tất cả các trường học đóng cửa, nhiều bệnh viện và các phòng khám đóng cửa. Nhân viên chính phủ ở các bộ phận không thiết yếu không còn làm việc nữa, vì vậy họ không làm ra đồng lương, và người dân không có đủ tiền để mua thức ăn cho gia đình và giúp họ sống sót".
Giáo Hội Công Giáo đã quản lý 18 trung tâm y tế ở Liberia. Đức Ông Vitillo nói rằng giáo dục và phòng ngừa cũng nên là một ưu tiên ở Sierra Leone và Ghana. Cộng đồng quốc tế cần giúp đỡ hơn nữa để ngăn chặn mối đe dọa chết người này dễ dàng hơn.
22. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cầu nguyện trước khăn liệm thành Turin
Đức Thánh Cha Phanxicô dự định sẽ tông du đến thành Turin của nước Ý vào tháng Sáu năm 2015. Ngài đã công bố điều này trong buổi triều yết chung hàng tuần hôm thứ Tư 05 tháng 11.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết: "Tôi vui mừng thông báo rằng, theo thánh ý Chúa, ngày 21 tháng 6 năm tới, tôi sẽ hành hương đến Turin, để tôn kính khăn liệm thánh và vinh danh Thánh Gioan Bosco, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ngài".
Từ 19 tháng Tư đến 24 tháng Sáu năm 2015, Khăn tiệm Thánh sẽ được trưng bày trong một cuộc triển lãm. Theo truyền thống, đây là khăn vải đã quấn thi hài của Chúa Giêsu sau khi Ngài bị đóng đinh. Lần cuối cùng khăn liệm được trưng bày cho công chúng là vào năm 2010, khi Đức Bênêđictô XVI cầu nguyện trước khăn liệm này. Trong nhiều năm nay, khăn liệm thành Turin đã gây ra sự tò mò trên khắp thế giới.
Đức Tổng Giám mục Cesare Nosiglia của Turin cho biết: "Mọi người đến trước khăn liệm để cầu nguyện hay ngắm chân dung khuôn mặt và thi thể bị tra tấn đã hằn lên khăn liệm".
Trong nhiều tháng nay, Giáo phận Turin đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày trọng đại, vì theo dự kiến sẽ có hàng trăm ngàn khách hành hương đến xem triển lãm và cũng để tỏ lòng kính trọng vị sáng lập dòng Don Bosco, Thánh Gioan Bosco. Cuộc triển lãm sẽ tập trung vào giới trẻ và bệnh nhân.
Đức Tổng Giám mục Cesare Nosiglia cho hay thêm: "Chúng tôi muốn gây sự chú ý cho giới trẻ, vì sự kiện này đánh dấu 200 năm sinh nhật Thánh Gioan Bosco. Chúng tôi cũng muốn tỏa ánh sáng đến với người nghèo, người bệnh, và người tàn tật, những người trực tiếp chịu đau đớn về thân xác. Họ mang những vết thương trong da thịt, là dấu chỉ Cuộc Khổ Nạn của Chúa".
Tại Turin, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ giới trẻ Ý, tương tự như các cuộc gặp của Ngày Giới trẻ Thế giới.
Thông tin về việc viếng Khăn liệm Thánh có thể được tìm thấy ở hai trang web: www.sindone.org và www.turinforyoung.it
23. Đức Thánh Cha đau buồn trước tai nạn thảm khốc của những người hành hương. Vua và Hoàng Hậu Tây Ban Nha dự lễ an táng
Tối thứ Bẩy 8 tháng 11, một chiếc xe buýt chở hơn 55 người hành hương về nhà sau một chuyến hành hương tại thủ đô Madrid đã lao xuống vực thẳm. Mười bốn người, trong đó có một linh mục trẻ là cha Miguel Conesa Andúgar, 36 tuổi, là chính xứ của giáo xứ Bullas, đã thiệt mạng, và 38 người khác bị thương. Hai mươi ba người vẫn còn nằm trong bệnh viện. Tất cả những người bị tai nạn đều là giáo dân trong giáo xứ Bullas.
Tai nạn xảy ra tại thị trấn Cieza, sau khi chiếc xe bus đã hoàn tất 350 km trong lộ trình 400 km từ Madrid về Bullas. Những người sống sót cho biết khi tới khúc quanh người tài xế đột nhiên la lên “Tôi không thể thắng được”, trước khi chiếc xe lạc tay lái lao xuống vực.
Đây là tai nạn xe cộ thảm khốc nhất tại Tây Ban Nha trong vòng 13 năm qua. Thánh lễ an táng cho các nạn nhân đã được cử hành vào ngày thứ Hai 10 tháng 11. Vua Felipe Đệ Lục và Hoàng hậu Letizia đã tham dự trong thánh lễ do Đức Cha José Manuel Lorca, Giám Mục giáo phận Cartagena cử hành.
Trong điện văn chia buồn, được đọc trong thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện xin Thiên Chúa "đón nhận những người quá cố vào cõi vĩnh phúc, phục hồi hoàn toàn cho những người bị thương, và an ủi những người đang than khóc vì sự mất mát của những người thân yêu của họ. "