Ngày 10-10-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:11 10/10/2019

55. Bị sỉ nhục là đi trên con đường khiêm tốn, nếu con không cam chịu sự sỉ nhục thì con không thể đạt được đức khiêm tốn.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:16 10/10/2019
35. BAY CAO LÊN TRỜI

Ở Triết Giang có một chàng trai muốn tu hành để thành tiên nên ẩn cư rất lâu, bởi vì hoang tưởng cho rằng thân mình nhẹ như chim én có thể bay cao lên trên trời.

Thế là anh ta ra sau vườn chồng mấy cái bàn lại với nhau, bò lên và tập bay lên thử. Nhưng hai cánh tay vừa mới giang ra thì rơi xuống rất nhanh làm gãy mấy cái xương sườn, mời thầy thuốc đến băng bó và cho thuốc uống, suốt cả tháng sau mới lành bệnh !

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 35:

Muốn bay lên trời thì phải thành tiên mới bay được đó là quan niệm của nhân gian, vì vậy ngày xưa có nhiều người muốn tu luyện để thành tiên thành phật, ngày nay người ta không tin là có tu luyện để thành tiên thành phật, nhưng người ta tin rằng khi mình ăn ngay ở lành thì sau khi chết có thể thành tiên thành phật, sung sướng trọn kiếp…

Có những người Ki-tô hữu dùng tiền bạc vật chất chồng lên kiêu ngạo rồi giang tay chỉ người này người nọ nói “bây giờ tớ có thể bay lên được rồi, tụi bây phải nghe lời của tớ”, thế là họ tác oai tác quái với mọi người, thế là họ bị “gãy cánh” khi người ta không ai thèm nghe và hợp tác với họ; lại có những người lâu nay ở “dưới tay” người khác, bây giờ được đề bạt lên làm những chức vụ khác tương đối quan trọng thì tuyên bố “cờ đã tới tay thì ta phất”, thế là họ vênh váo cái mặt hạch người này yêu sách người nọ, họ không bị gãy xương sườn nhưng quả tim của họ đã bị giập nát vì va vào tảng đá kiêu căng của ma quỷ.

Bay lên trời với đôi tay trần trụi của mình thì không thể được, nhưng bay lên thiên đàng với quả tim biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình, thì tất cả chúng ta đều có thể làm được, bởi vì trên thiên đàng không ai dùng tay để chỉ huy ai, nhưng dùng con tim để yêu thương nhau mà thôi…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Đừng Có Vô Ơn
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:53 10/10/2019
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVIII Năm – C

(Lc 17, 11-19)

Bị mắc bệnh phong cùi, căn bệnh làm cho người ta trở nên ô uế, tội lỗi, bị xa nhà xa cả người thân, địa phương xa lánh người gần người xa, khiến người bệnh cay đắng cực lòng. Dẫu biết rằng, chỉ mình Thiên Chúa mới có thể chữa lành. Nay nghe biết có Đức Giêsu thành Nagiarét đã cho con gái bà góa thành Naim sống lại (x. Lc 7, 11-17) sắp đi qua. Mười người phong cùi đồng thanh cất tiếng kêu xin lòng thương xót, tiếng họ kêu mang theo niềm hy vọng được chữa lành : “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi !” (Lc 17, 13). Tiếng kêu của họ vượt qua không gian, phá vỡ ngăn cách, nhất là vọng thấu tới tai Đấng là Lòng Thương Xót. Quả thật, Lòng Thương Xót đã thấy họ trước. Người không đến gần để chạm vào họ như Người vẫn làm khi chữa bệnh ; Người cũng không phán lời nào thể hiện quyền năng trên căn bệnh quái ác này. Người ra lệnh tẩy sạch bệnh phong cùi đơn giản bằng cách bảo họ đi đến Đền thờ trình diện các tư tế lúc họ chưa được lành sạch. Đúng là niềm tin của họ bị thử thách! Ông Naaman thời Êlisê phải tắm tới bẩy lần ở sông Giođan mới được khỏi. Mười người được Chúa Giêsu bảo đi trình diện các thầy tư tế, họ không phản đối, họ làm như lời Người truyền, đức tin của họ thật gương mẫu, niềm hy vọng của họ thật lớn lao giúp chúng ta noi theo. Vâng lời Chúa Giêsu, họ lên đường và đang đi thì họ được điều họ xin. Tuy nhiên, chỉ có người Samaria quay trở lại với Chúa Giêsu “lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa” (Lc 17,15).

Xem video và nghe bài giảng

Sự chữa lành chín người bệnh kia đã không thay đổi được nhận thức của họ về Thiên Chúa và Chúa Giêsu, dĩ nhiên tất cả mười người đều lành sạch, nhưng chỉ có người Samaria mới nghe được Chúa Giêsu nói: “lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi” (Lc 17, 19).

Những người kia không thể giải thích nổi dấu chỉ chữa lành họ là lời mời gọi trả lại Chúa Giêsu là Đấng có quyền trên sự dữ không chỉ thể xác mà cả linh hồn họ. Họ không biết được rằng việc chữa bệnh thể xác là lời hiệu triệu của Thiên Chúa gửi đến cho họ, không nên ở xa, phải tiến lại gần Chúa Giêsu để nhận lãnh nhiều hơn sự khỏe mạnh phần xác là tình yêu và ơn cứu độ mà chỉ mình Người có thể ban tặng cho chúng ta.

Cả mười người phong cùi được sạch, nhưng chỉ có một người đi đến cùng việc chữa trị căn bệnh là được cứu. Người ta có thể nói rằng chín trong số mười người phong cùi cần một người cứu hộ, chỉ có người thứ mười nhận ra Chúa Giêsu là Vị Cứu Tinh. Các nhân viên cứu hộ là y tá, bác sĩ, và các dịch vụ cấp cứu, xe cứu thương thì có nhiều. Nhưng vị cứu tinh chỉ có một là : Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mở mắt cho chúng ta nhìn thấy sự vô ơn của đa số nhân loại qua việc chữa lành mười người phong cùi. Dầu Chúa đã chữa lành cả mười người, nhưng chỉ có một người quay trở lại cám ơn Thiên Chúa; mà người đó lại là một người dân ngoại Samaria! Ôi đau đớn và tệ bạc thay! Đến nỗi Chúa phải đau lòng thốt lên, “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này” (Lc 17,17-18).

Chúng ta không biến Chúa Giêsu thành “người cấp cứu” như chín người phong cùi trong Tin Mừng hay ông Naaman người Syria, lấy làm khó chịu khi theo quy định của Êlise đi tắm ở sông Giorđan một điều vô thưởng vô phạt.

Người Samaria cảm thấy rất rõ cách thức chữa bệnh của Chúa Giêsu mà anh là người được hưởng : anh trở lại với Chúa Giêsu, sấp mình dưới chân và “tạ ơn Người” (Lc 17,16).

Anh không trở lại để thanh toán một món nợ : cũng không hành động như Naaman người Syria xin Êlisê nhận lấy phần phúc, và xin dâng lễ toàn thiêu lên Thiên Chúa (x. 2V 5, 14-17). Ơn nhưng không của Thiên Chúa được ban cho viên sĩ quan ngoại giáo, kẻ thù của Israel, giúp chúng ta khám phá ra đơn giản chỉ là lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho dân ngoại. Người Samaria, một thành viên của dân được coi là dị giáo đối với người Do Thái hiểu rằng sự chữa lành anh là một ân sủng của Thiên Chúa ; hay vẫn nói là những người biết ơn, biết phục vụ, món quà của tình yêu. Khi anh trở lại bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu của mình với Chúa Giêsu. Chính sự gắn bó cá nhân khiến anh trở thành môn đệ Người.

Ngày nay, đạo đức xã hội đang ngày càng bị xói mòn. Trên mặt báo và xung quanh ta, thấy những câu chuyện đau lòng như con giết cha, hại mẹ, bỏ nhà đi, đánh đuổi cha mẹ, ấy chưa nói tới người coi trời bằng vung, hoặc sống như thể không có Thiên Chúa. Con người hôm nay đang bị lu mờ sự biết ơn trong tâm khảm mình.

Tại sao con người vô ơn? Có nhiều lý do : vì con người không chịu suy nghĩ để nhận ra ơn, họ nghĩ mọi sự trên đời tự nhiên mà có mà không cần suy nghĩ tại sao nó có ; họ giả sử tất cả mọi người phải hành động như vậy: là Thiên Chúa phải ban ơn; là cha mẹ phải nuôi nấng con cái; là thầy phải dạy dỗ học sinh; và họ sợ nếu nhận ra ơn, họ phải trả ơn, vì thế, họ vô ơn.

Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Biết ơn là xứng đáng để tiếp tục được Thiên Chúa ban ơn. Còn biết bao nhiêu ơn lớn lao và trọng thể Chúa dành sẵn cho những người biết ơn. Vô ơn là tự đào hố để vùi chôn cuộc đời mình, là đứng vào hàng ngũ của ma quỉ. Tạ ơn là lời cầu nguyện tốt nhất mà bất cứ ai cũng có thể dùng. Lời tạ ơn thể hiện lòng biết ơn, sự khiêm tốn và hiểu biết. Noi gương người Samaria biết cám ơn người làm ơn cho chúng ta. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 28 Mùa Quanh Năm C 13.10.2019
Lm Francis Lý văn Ca
16:39 10/10/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong các sách Tin Mừng, chúng ta đọc thấy nhiều nơi thuật lại việc Chúa Kitô chữa bệnh nầy, tật nọ của dân chúng. Thiên Chúa Cha, qua Đức Kitô đã biểu lộ lòng từ bi thương xót của Ngài đối với nhân loại cách cụ thể.
Chúa đã đến với con người, không những chỉ nâng cao tinh thần, nhưng Ngài đến để mang lại cho con người, những kẻ kém may mắn, yếu đau liệt lào, niềm cậy trông vào Thiên Chúa vạn năng.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Naaman, đã chữa lành bệnh cho người ngoài Dothái giáo. Ơn Chúa ban cho chúng ta qua nhiều hình thức khác nhau. Mỗi lần nhận lãnh một ân huệ Chúa ban phần hồn hay phần xác, chúng ta đừng quên cảm tạ ơn Ngài.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô tiếp tục minh chứng cho tông đồ yêu dấu Timôthêô về hồng ân cứu độ, chúng ta phải loan truyền hồng ân đó cho thế gian, cho dù đôi lúc bị cấm cách.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu chữa lành mười người phong cùi, nhưng chỉ có một người trở lại tạ ơn Ngài. Lòng biết ơn là một đặc tính tốt của dân tộc Việt Nam. Đối với Chúa hay đối với tha nhân, chúng ta hãy biểu lộ lòng biết ơn đó khi nhận lãnh một ân huệ của Chúa hay sự giúp đỡ của tha nhân.


Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Naaman cũng như những ngưòi cùi trong bài Tin Mừng đã dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn. Chúng ta ca khen tình yêu của Thiên Chúa và cầu xin Ngài ban cho chúng ta những ân huệ sau đây.

1. Chúng ta cầu nguyện cho những ngưòi già nua bệnh tật, đau yếu phần hồn cũng như phần xác, luôn kiên vững trong đức tin và trung thành với Chúa và Giáo Hội cho đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những anh chị em tân tòng đang chuẩn bị để tham dự vào cuộc sống Kitô hữu qua bí tích rửa tội và hôn phối, được Hiền Mẫu Maria phù trì, mỗi ngày họ vững bước hơn trên con đường tìm Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho các em đang chuẩn bị xưng tội và rước lễ lần đầu, với sự cầu nguyện và giúp đỡ của những giảng viên giáo lý, các em sẽ lãnh hội đầy đủ để lãnh nhận Chúa Kitô Thánh Thể. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Thế giới chúng ta đang sống còn đầy hận thù chia rẽ, chiến tranh. Mẹ Maria van nài chúng con: canh tân cuộc sống, đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ và năng lần hạt Mân Côi. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Huởng ứng lời kêu gọi của Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, chúng ta cùng với Ngài dâng hiến thế giới cho Trái Tim Mẹ Fatima trong tuần lễ nầy. Xin cho chúng ta biết thực hiện mệnh lệnh của Mẹ để cứu thế giới, trong đó có quê hương Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

6. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời. Các linh hồn chúng ta nhớ đến cách riêng trong tuần lễ nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin giúp con luôn sống trong ân tình của Chúa. Với ơn Chúa ban, mỗi ngày chúng con sẽ sống kết hiệp với Chúa nhiều hơn trong ân sủng và tình mến thêm đạm đà giữa anh chị em cùng huyết thống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Chúa Nhật XXVIII Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
22:02 10/10/2019
2 Các vua 5: 14-17; Tvịnh 97; 2 Timôthê 2: 8-13; Luca 17:11-19

Cháu gái tôi được 2 tuổi muốn ăn bánh ngọt nên xin mẹ cháu "mẹ ơi, cho con ăn bánh ngọt". Mẹ cháu hỏi "đâu con xin lại lịch sự coi nào? Cháu bé trả lời "Làm ơn cho con ăn bánh". Sau khi mẹ đưa cho con cái bánh ngọt, mẹ cháu hỏi "vậy bây giờ con nói gì nào?" Cháu trả lời "Con cám ơn mẹ". Đó là cách dạy trẻ con biết cách cư xử lịch sự phải không? Chúng ta dạy chúng nó nói lời lịch sự "Làm ơn" và " cám ơn". Đó có phải là điều Chúa Giêsu khen người phong hủi Samritan đã được chữa lành vì người đó biết cách cư xử để nói lời "cám ơn" phải không? Thật thế, lời cám ơn của người phong hủi rất chân tình vì anh ta sấp mình xuống dưới chân Chúa Giêsu để dâng lời cảm tạ. Đó cũng là nghi thức tốt cho mỗi người Kitô hữu chúng ta nên làm phải không? Tôi nghĩ có nhiều ý nghĩa trong cử chỉ đó: cử chỉ tuy đơn giản nhưng đậm đà sự biết ơn và tạ ơn. Vì nó ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong việc chữa lành cho người phong hủi.

"Bệnh Phong" là tên cho tất cả những loại bệnh ngoài da. Nhưng chỉ có một số ít người bị nhiễm Hansen mới gọi là phong hủi. Những người khác vào thời đó bị nhiều bệnh ngoài da khác như: dị ứng da, phát ban. Khi một người mắc bệnh phong hủi, người đó không được sống trong cộng đoàn và bị loại ra ngoài (Leviticus 13- 14), và bị gọi là người ô uế, không sạch. Thông thường khi có người nào trong gia đình bị bệnh nặng, thì bạn bè và thân nhân điều đến sống gần người đó để tiện săn sóc. Điều trị bệnh là do các chuyên viên y tế lo thuốc men cho người bệnh. Nếu không có sự hiện diện của người thân để an ủi người bệnh và chăm sóc cho họ. Ngay cả khi sắp chết, người bệnh đó cũng sẽ được yên ủi khi có thân nhân bên cạnh giường mình.

Bởi thế, hãy tưởng tượng nổi đau khổ của người bị phong hủi trong thời Kinh Thánh. Ngay cả người giàu là ông Naaman trong bài đọc thứ nhất cũng trả qua những tình huống đau khổ vì căn bệnh mình. Mặc dù ông ta là người có nhiều tiền bạc, có thế lực và có địa vị trong chính quyền, ông cũng phải khổ cực vì những ánh mắt xa lánh và khó chịu của người khác và phải sống xa gia đình và xã hội do mùi hôi của căn bệnh phong hủi. Đối với 10 người phong hủi trong câu chuyện phúc âm thuật lại, còn nhiều tệ hại hơn nữa, vì hình như họ không có tiền của và không có địa vị trong xã hội. Họ chỉ là một nhóm 10 người phong hủi sống thui thủi chung với nhau. Hãy chú ý, trong nhóm người đó, không hề có sự phân biệt người nào là Do thái và người nào la Samaritanô, vì họ cùng chung một số phận là có bệnh phong hủi nên sống liên kết với nhau. Họ là những con người chỉ có tên “mười người phong cùi”.

Hoàn cảnh của những người phong hủi đó rất thảm khốc. Họ làm thế nào có được thực phẩm để ăn, hay có được phương tiện để phục vụ cuộc sống; vì không ai dám đến gần họ. Và còn tệ hơn nữa là họ bị xem là người tội lỗi. Thời đó người ta nghĩ bệnh phong hủi là do Thiên Chúa trừng phạt vì họ đã lỗi phạm. Họ cần được cảm thông, nhưng không ai nghĩ đến họ. Trong câu chuyện chúng ta được biết là chính Chúa Giêsu nghĩ đến họ. Ngài đến tiếp xúc với họ, vì Ngài là Đấng muốn chữa lành cho họ. Những người phong hủi đó nài xin Chúa Giêsu theo những cách thông thường và dùng từ "Lạy Thầy" là từ các môn đệ nói về Chúa Giêsu. Có phải thánh Luca có ý muốn nói là những người phong hủi đó có sức mạnh đức tin hay không? Thật ra họ đã thể hiện phần nào một năng lực đức tin của họ vì họ muốn xin Chúa Giêsu chữa lành, và họ vâng lời Chúa Giêsu "hãy đi trình diện với các tư tế".

Có thể họ đã tin tưởng vào quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu như họ đã từng được nghe nói Ngài là người đã chữa lành nhiều người khác. Trong thế giới hiện nay, chúng ta tin tưởng vào các dịch vụ y tế hiện đại. Mỗi khi chúng ta bị bệnh nhiễm trùng, chúng ta thường nghe lời khuyên của bác sĩ là nên uống thuốc trụ sinh trong tám ngày với mong muốn được lành bệnh. Khi chúng ta lành bệnh rồi, trong chúng ta có mấy ai làm được như người phong hủi Samaritanô là trở lại cám ơn bác sĩ. Chúng ta không cần sấp mình xuống dưới chân bác sĩ để tạ ơn. Nơi người Samaritanô chúng ta nhận thấy có điều gì khác đã xãy ra trong đời sống anh ta. Anh ta tin là Thiên Chúa đã chữa lành anh ta, và Chúa Giêsu là người từ Thiên Chúa đã ban cho ông sự thương xót tốt lành đó.

Trong sự hiễu biết của những người đồng thời với Chúa Giêsu, bệnh phong hủi là do bởi sự trừng phạt của Thiên Chúa do vì lỗi phạm của con người, chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng trọn vẹn của sự chữa lành. Họ không phải chỉ được chữa lành về thể xác, nhưng họ còn được chữa lành về cộng đoàn xã hội. Vì sau khi họ được chấp nhận hết bệnh và lãnh nhận nghi thức thanh tẩy, họ sẽ được tự do vào đền thờ để thờ phượng. Tất nhiên ngoại trừ người Samaritanô, vì anh ta còn có một thế lực thù ngịch chống lại anh do vì anh là người Samaritanô được coi là người ngoại giáo, nên anh không được vào đền thờ của người Do thái vì sẽ gây ô uế cho đền thời. Anh ta sẽ phải đi nơi khác, đến một ngôi đền khác và nơi đó là Chúa Giêsu.

Bởi thế không phải vì phong tục mà người Samaritanô trở lại với Chúa Giêsu. Anh ta không phải là người con ngoan mà cha mẹ đã phải hướng dẫn phải làm gì: như phải xin gì, phải cảm tạ như thế nào và phải quay về ra sao... với đời sống của anh ta. Bây giờ anh ta sẽ sống một đời sống mới, vì như Chúa Giêsu nói: Anh ta có được đức tin, và lòng tạ ơn mổi ngày của anh ta đến với Chúa kể từ khi được hết bệnh, sẽ làm cho anh ta luôn biết làm thế nào để được chữa khỏi bệnh và niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu ngày càng mãnh liệt hơn.

Câu chuyện về người Samaritanô quay trở lại cảm ơn Chúa Giêsu chính là câu chuyện dành cho chúng ta. Chúa Giêsu không chỉ là người đã chữa lành về thể xác. Mà còn hơn thế nữa, Ngài là Đấng thể hiện tình thương yêu thông cảm tuyệt vời của Thiên Chúa cho những người đau khổ, và những người sống bên lề của xã hội. Ngài cũng là lời hứa: Là khi triều đại Thiên Chúa đến bao trùm thế giới, sẽ không còn bệnh hoạn, tội lỗi, và ngăn cách giữa con người. Như Naaman thuộc về kẻ thù của Isrsel và người Samaritanô cũng vậy. Nhưng Thiên Chúa hành động chữa lành cho cả hai. Điều đó chứng tỏ là trong triều đại Thiên Chúa tất cả mọi người đều ngồi chung bàn với nhau. Có sự hiện diện của Chúa Giêsu, bằng sự chữa lành Ngài đón tiếp người bên lề xã hội chứng tỏ đời sống mới Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.

Trong Bí tích Thánh Thể hôm nay, chúng ta nghĩ đến đời sống toàn diện trong Thiên Chúa. Thánh Thể chính là lời kinh cảm tạ dâng lên bởi nhóm người đã nhìn nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng chữa lành cho chúng ta. Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta là Thiên Chúa đã nhìn thấy chúng ta trong mọi hoàn cảnh xa cách của chúng ta, và với lời chữa lành và chào đón chúng ta hôm nay. Nếu chúng ta nhận lãnh và nhìn nhận điều gì Thiên Chúa đã làm thì chúng ta nên sống một đời sống mới luôn có Chúa Kitô trong chúng ta. Cũng như người phong hủi chúng ta đang trong quá trình rời khỏi lối sống cũ và trở về với Chúa Kitô. Chúng ta cùng dâng lời cảm tạ một cách cụ thể: Như tham gia cầu nguyện trong lúc cùng nhau thực hành phụng vụ, bằng cách nghe và chấp nhận những câu chuyện trong Kinh Thánh như là của chính chúng ta và luôn dâng lời cảm tạ.

Nhưng, bửa ăn nhắc nhở chúng ta là giống như Chúa Kitô đã đến với chúng ta hôm nay. Chúng ta cũng phải sẳn sàng chấp nhận đến với người khác mặc dù chúng ta khác biệt nhau. Hãy nhớ, các môn đệ đến xin cho được thêm lòng tin trong Chúa Nhật vừa qua, và Chúa Giêsu đáp lại là họ đã có để sống đức tin. Vậy, bây giờ chúng ta phải hành động với đức tin đó, và phải đón chào những người sống bên lề xã hội như Chúa Giêsu đã đón người phong hủi. Vậy chúng ta có nhận Chúa Giêsu hay không? Chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận gia nhập vào chúng ta những người bị xã hội ruồng bỏ và cho là không xứng hợp.

Hôm nay bài phúc âm, chỉ ra rằng; trong những người bị phong hủi có một người trở thành một giáo viên chỉ dạy chúng ta thấy lòng yêu thương của Chúa đang bao trùm lấy chúng ta. Vì anh ta được chữa lành nên chỉ cho chúng ta phương cách để nhận được hồng ân lớn lao của Thiên Chúa đã ân ban, và chúng ta nên cảm tạ Ngài trong Bí Tích Thánh Thể này. Nói cách khác, chúng ta là một cư dân được dạy dổ bởi Ngôi lời và được gọi dâng lời cảm tạ tại nơi đây, nơi bữa ăn này và trong cuộc sống phù hợp với phúc âm.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


28th SUNDAY -C-
2 Kings 5: 14-17; Psalm 98; 2 Timothy 2: 8-13; Luke 17:11-19

My niece’s two year old daughter wanted a cookie and so she put in her request, "Cookie, mommy." My niece responded, "What is the magic word?" and the little one added, "Please." After giving her the cookie my niece asked, "Now what do you say?" And her two year old said, "Thank you." It’s a way we teach our children good manners, isn’t it? We teach the "magic words" – "Please," and "Thank you." Is that why Jesus praises the cured Samaritan leper, because he had the good manners to say "thank you?" Indeed, his thank you was quite effusive as he "fell at the feet of Jesus." Good etiquette for Christians? I think much more is involved. It has less to do with etiquette and more to do with gratitude and thanksgiving. A lot was involved in the cure of the man’s leprosy.

"Leprosy" was the name given to all kinds of skin diseases – but only some were really Hansen’s disease, our modern name for leprosy. The rest were various types of skin eruptions and rashes. When the skin became diseased, people called it leprosy, and the victim suffered exclusion from the community (cf. Lv. 13-14) and became ritually unclean. Usually when a person becomes seriously ill family and friends rush to their side to be there with them. Medical treatment and pain alleviation may be in the hands of professionals; but no small comfort is given to the sick person by the presence of loved ones. Even dying can be eased by the sight of loved ones’ faces at the bedside of one who is passing.

So, imagine the extra pain for the leper in biblical times. Even the well-to-do Naaman in our first reading, must have experienced, not only the effects of his disease but, despite his wealth and influence at court, at least some isolation and repugnant glances from others. It was much worse for the ten lepers who were obviously not people of means and influence – just a band of diseased outcasts, brought together by their common expulsion. Note that even the normal enmity between Jews and Samaritans seemed to be superseded by the common bond brought on by leprosy. Their sickness was the dominating identification in their lives; they weren’t individuals with names and families, just "ten lepers."

The lepers’ situation was dire. How could they get any food, or the means for daily life, since no one would go near them? Still worse, they were considered sinners. Many thought lepers were just being punished by God for sins they must have committed. They needed compassion and who would give it to them? Well, the story tells us that Jesus notices them. He is approachable and he bridges the distance others kept from the lepers. Jesus is the one who wants to heal them. The lepers use the usual term disciples used when they called out to Jesus – "Master." Does Luke want to suggest an incipient faith on their part? They certainly did exhibit some kind of faith because, even though they didn’t get their cure immediately, they responded to Jesus’ directive to, "Go show yourselves to the priests."

Maybe they had some confidence in his curing powers, seeing him as one of the many healers they had heard about. We have some "faith" in modern medicine: we have an infection and docilely follow the doctor’s orders to take the antibiotic for eight days. We start the procedure and look forward to being cured. When we are, we don’t respond the way the Samaritan did and go back to the doctor, "glorifying God in a loud voice." We don’t "fall at the doctor’s feet" to thank him or her. The Samaritan realized something else had happened in his life. He believed his healing was from God and that Jesus was the channel for God’s goodness and compassion.

In the light of the notions Jesus’ contemporaries had about leprosy and the links they made between leprosy and sin, we can see the fuller effects of the cures. They weren’t just cured physically, they were now socially acceptable and after the required ritual purification, the healed lepers would be free to worship in the temples. Except, of course, the Samaritan who had one more strike against him. The Samaritans were considered religious heretics and so ritually contaminated, not fit for worship in the Temple. He would have to go elsewhere, to another "temple" of God... he goes to Jesus.

So, it is more than etiquette that brings the man back to Jesus. He is not just being a good son who does what his parents taught him as a child, "What do you say?" "Thank you." When he turned away from the others and "returned," he changed the direction of his life. Now he would live a new life, for as Jesus says, he has faith. Gratitude would mark each new day since the cure and he would always know how he got cured and whom he should thank and praise.

The Samaritan’s return focuses this story for us. Jesus is more than a healer of skin and bones, eyes, legs and ears. He is the one who manifests God’s compassion for the suffering and the outsider. He is also a promise: when the reign of God comes in its fulness, there will be no more disease, sin and barriers between people. Naaman belonged to Israel’s enemy – so did the Samaritan. But God acts for both of them, a hint that in the reign of God, all will sit at the table. Jesus’ presence, his healings and welcome to the outsider, show that the new ways of God have broken in upon us.

At this Eucharist we anticipate the day of God’s fullness. The Eucharist is a prayer of thanks offered by a people who have recognized that Jesus is God’s gift of healing for us. He has assured us that God has seen us in whatever place of alienation we are, and speaks a word of healing and welcome to us today. If we recognize and acknowledge what God has done for us then we must live a changed life, one marked by Christ’s own life in us. Like the leper we are in the process of turning away from other paths and returning to Christ. We express gratitude in some specific ways: by fully entering into this prayer; by hearing and accepting the scriptural stories as our own and by giving thanks.

But our meal reminds us that, like the Christ who comes to us again today, we too must be willing to accept and indeed minister to all, despite our differences. Remember the disciples’ request for an increase in faith last week and Jesus’ response that they already had the faith needed to live out his life? So, now we are asked to act on that faith and be as approachable and welcoming to the outsider, as Jesus was to the leper. Are we as open as he was, ready to receive into our midst those rejected by the world as inadequate and unfit?

It turns out that one of these very rejected souls has taught us in today’s gospel about the great, open and full embrace of our God. The healed leper has been our teacher to show us the way to acknowledge the greatness of our God and offer gratitude at this Eucharist. To put this in another way: we are a people formed by the Word and called to express gratitude here at this meal and in lives lived in conformity to the gospel.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phiên họp toàn thể thứ sáu của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon
Vũ Văn An
00:45 10/10/2019
Phiên họp toàn thể thứ sáu của Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon đã diễn ra chiều ngày 9 tháng 10 với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và 180 nghị phụ. Bảm tóm lược của Vatican News như sau:

Thảm kịch buôn bán ma túy và các hậu quả của nó: đây là một trong những can thiệp vang dội vào chiều nay tại Hội trường Thượng hội đồng. Ở một số khu vực thuộc vùng Amazon, việc trồng coca đã tăng từ 12 nghìn lên 23 nghìn hécta. Điều này đã có một tác động tàn phá đối với sự gia tăng tội phạm và sự biến động từ trạng thái cân bằng tự nhiên qua một lãnh thổ ngày càng bị sa mạc hóa.



Đồng thời, hàng triệu hécta đất đang bị phá hủy bởi các vụ đốt phá được ban phép và trong việc xây dựng các đập thủy điện. Điều này đã tác động rất mạnh đến môi trường của một số khu vực, làm thay đổi hệ sinh thái.

Vì lý do này, một lời kêu gọi hoán cải sinh thái là điều cần thiết. Đã có vị nói tại Hội trường Thượng hội đồng rằng Giáo hội phải là tiếng nói tiên tri để chủ đề sinh thái toàn diện bước vào chương trình nghị sự của các cơ quan quốc tế.

Hội nhập văn hóa và việc truyền giảng Tin Mừng

Trong các can thiệp khác của các Nghị phụ Thượng hội đồng, các ngài trở lại với việc suy ngẫm về sự cân bằng giữa việc hội nhập văn hóa và việc truyền giảng Tin Mừng, mời gọi chúng ta nhìn vào gương hùng biện của Chúa Giêsu.

Thực vậy, chính việc nhập thể là dấu hiệu lớn nhất của việc hội nhập văn hóa, vì đó là Lời của Thiên Chúa mang hình dạng con người để làm cho mình hiển thị trong tình yêu của Người.

Giáo hội đã được kêu gọi nhập thể vào cuộc sống cụ thể, cùng một cách như các nhà truyền giáo đã làm ở Amazon.

Tính đồng nghị truyền giáo

Một cách đặc biệt, một diễn từ đã phát biểu ý tưởng cho rằng Amazon trở thành một phòng thí nghiệm của tính đồng nghị truyền giáo thường trực (permanent missionary synodality) vì lợi ích của cả những người đang sống trong khu vực lẫn lợi ích của Giáo hội. Tầm quan trọng của tính liên văn hóa và việc thăng tiến các nền văn hóa và các sắc dân bản địa cũng đã được nhấn mạnh, để giúp chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.

Khó khăn của ơn gọi và con đường viri probati

Về chủ đề truyền giảng Tin Mừng, vẫn có cuộc bàn luận về sự khó khăn của các ơn gọi linh mục và tu sĩ và các Nghị phụ Thượng hội đồng đã suy nghĩ về nẻo đường viri probati. Trong một can thiệp, có vị đã phát biểu rằng nẻo đường này sẽ làm suy yếu sự thôi thúc khiến các linh mục rời lục địa này đến một lục địa khác và cả việc từ một giáo phận này tới một giáo phận khác. Thực thế, linh mục không phải là "của cộng đồng", mà là "của Giáo hội" và, như vậy, có thể "phục vụ bất cứ cộng đồng nào".

Một can thiệp khác nhấn mạnh rằng các thừa tác vụ thánh thiêng không phải là điều cần thiết, mà là các phó tế phục vụ đức tin.

Có việc nhắc lại rằng cần phải có một việc đào tạo tốt hơn cho các linh mục và một lời kêu gọi làm tăng giá trị các trách nhiệm của hàng giáo dân, xa khỏi chủ nghĩa giáo sĩ trị.

Lòng đạo đức bình dân

Một can thiệp khác tập chú vào chủ đề về lòng đạo đức bình dân, một khía cạnh của việc truyền giảng Tin Mừng mà người ta không thể làm ngơ.

Đây là một trong những đặc điểm căn bản của các dân tộc Amazon và do đó cần phải được chăm sóc, như một kho báu phản ảnh Chúa Giêsu Kitô. Từ đó nảy sinh ý niệm cho rằng các biểu hiện của lòng đạo đức bình dân nên càng ngày càng được Giáo hội đồng hành, cổ vũ và thăng tiến.

Thần học về sáng thế

Tập chú của Hội trường Thượng Hội Đồng sau đó chuyển sang thần học Sáng thế, trong đó, chứa đựng Lời Thiên Chúa ngỏ cùng loài người. Dựa trên điều này, các nghị phụ Thượng hội đồng đã suy nghĩ về tầm quan trọng của cuộc đối thoại lớn giữa, thí dụ, thần học và các khoa học thực nghiệm - như thể quên sáng thế là quên Đấng Tạo Hóa.

Tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của các dân tộc bản địa Amazon cũng đã được nhấn mạnh. Có lời nói rằng đối thoại với các dân tộc này là điều quan trọng, giúp chúng ta trân trọng coi họ như những người đối thoại xứng đáng, được phú bẩm khả năng tự quyết.

Vai trò của phụ nữ trong Giáo hội và xã hội

Các dự thính viên, các đại biểu anh em và khách mời đặc biệt cũng đã được dành diễn đàn trong Phiên họp toàn thể thứ sáu. Một điểm đặc biệt là đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy vai trò của phụ nữ, nâng cao giá trị lãnh đạo của họ trong gia đình, xã hội và Giáo hội. Phụ nữ là những người bảo vệ sự sống, truyền giảng tin mừng, nghệ nhân hy vọng, làn gió dịu dàng của Thiên Chúa và khuôn mặt mẫu thân của Giáo hội. Do đó, điều quan trọng là phải nhận ra phong cách phụ nữ Amazon dùng để công bố Tin Mừng, vì họ thường im lặng nhưng tham gia rất nhiều vào xã hội. Một lần nữa, người ta nhấn mạnh rằng tính đồng nghị phái tính phải được củng cố trong Giáo hội.

Đối thoại liên tôn và đại kết

Tầm quan trọng của đối thoại liên tôn cũng được nhấn mạnh tại Hội trường Thượng hội đồng. Loại đối thoại nhằm mục tiêu tin tưởng nhau và xem các khác biệt như cơ hội. Một loại đối thoại xa lìa chủ nghĩa thực dân tôn giáo và gần gũi việc lắng nghe và ý thức sự khác biệt.

Tập chú sau đó chuyển sang đối thoại đại kết, bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của con đường chung cũng được dành cho việc bảo vệ quyền lợi của các dân tộc bản địa - thường là nạn nhân của bạo lực - và lãnh thổ Amazon bị phá hủy bởi các phương pháp khai mỏ trấn lột hoặc canh tác đầy chất độc. Một việc loan báo Tin Mừng chung có thể là một cách để chống lại các tội ác khủng khiếp này. Cũng có nhận định cho rằng các Kitô hữu không thể im lặng khi đối đầu với bạo lực và bất công mà Amazon và người dân của nó đang phải đương đầu. Công bố tình yêu Thiên Chúa ở những ngõ ngách xa xôi nhất của khu vực có nghĩa là tố cáo mọi hình thức áp bức đối với vẻ đẹp của Sáng thế.

Amazon, một nơi chân chính liên quan đến mọi người

Có lời nói thêm rằng Amazon là một nơi chân chính, trong đó, nhiều thách đố hoàn cầu của thời ta được biểu lộ, những thách thức ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Thực vậy, các đau khổ của các dân tộc Amazon xuất phát từ lối sống “hoàng gia”, trong đó đời sống được coi là một hàng hóa đơn giản và các bất bình đẳng rốt cuộc được củng cố ngày càng nhiều hơn. Thay vào đó, các dân tộc bản địa có thể giúp chúng ta hiểu được tính nối kết qua lại của mọi sự vật: hợp tác hoàn cầu là điều có thể và cấp bách.

Gương sáng của Đức Giáo Hoàng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đóng góp vào lúc bắt đầu các can thiệp công khai bằng cách nói rõ những gì đã gây ấn tượng nhất đối với ngài từ trước cho đến nay. Đức Giáo Hoàng, người đã khai mạc các việc làm trong ngày bằng cách cầu nguyện cho "các anh em Do Thái" trong ngày Yom Kippur của họ, đã kết thúc ngày làm việc bằng cách cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc tấn công vào hội đường ở Halle, Đức quốc.
 
Tòa Thánh cực lực bác bỏ tin giả của Scalfari nói Đức Phanxicô không tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa
Đặng Tự Do
17:37 10/10/2019
Scalfari, 95 tuổi, một người vô thần, đồng sáng lập nhật báo La Repubblica, viết trên tờ báo này hôm thứ Tư 9 tháng Mười rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông ta rằng “Đức Giêsu thành Nagiarét, một khi trở thành phàm nhân, cho dù là một con người có các nhân đức ngoại thường đi chăng nữa, không phải là Thiên Chúa.”

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã nhanh chóng đưa ra một tuyên bố bác bỏ tin giả này. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Matteo Bruni bị chỉ trích là chưa đủ mạnh nên hôm thứ Năm 10 tháng Mười, đích thân tổng trưởng Bộ Truyền Thông Tòa Thánh đã có cuộc họp báo về vấn đề này.

Thông tấn xã Catholic News Agency có bài tường trình sau. Nguyên bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ.


Vatican: Pope Francis 'never said' what Scalfari reported about divinity of Jesus Christ

Vatican: Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Không bao giờ nói” những gì Scalfari đã báo cáo về Thiên tính của Chúa Giêsu


Tuyên bố từ người đứng đầu ngành truyền thông theo sau một tuyên bố ngày 9 tháng 10 từ giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.

VATICAN – Hôm thứ Năm, một phát ngôn viên của Vatican đã thẳng thừng bác bỏ báo cáo của một nhà báo người Ý trong đó viết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài không tin rằng Chúa Giêsu Kitô là thần thánh.

“Đức Thánh Cha không bao giờ nói những gì Scalfari đã viết,” người đứng đầu ngành truyền thông Tòa Thánh Paolo Ruffini nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm ngày 10 tháng 10, và thêm rằng “cả những nhận xét được trích dẫn và những tái dựng cũng như các giải thích theo ý riêng của tiến sĩ Scalfari về các cuộc đàm thoại, xảy ra hơn hai năm trước, không thể được coi là một tường thuật trung thực về những gì Đức Giáo Hoàng đã nói.”

Ông Ruffini nhấn mạnh rằng: “Trái lại, sự thật có thể được tìm thấy xuyên suốt trong huấn quyền Hội Thánh và của chính Đức Thánh Cha Phanxicô là thế này: Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật.”

Tuyên bố này được đưa ra nhằm đáp lại một cột trên tờ La Repubblica số ra ngày 09 tháng Mười. La Repubblica là tờ báo do Scalfari, 95 tuổi, thành lập. Trong số báo này, con người luôn tự nhận mình là vô thần này nói rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô nghĩ rằng Đức Kitô chỉ là Giêsu thành Nagiarét, một con người, chứ không phải Thiên Chúa hóa thân.”

Nhận xét của ông Ruffini được đưa ra theo sau một tuyên bố ngày 9 tháng 10 từ ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh.

“Như đã được khẳng định trong những dịp khác, những từ ngữ mà tiến sĩ Eugenio Scalfari bỏ trong ngoặc kép để gán cho Đức Thánh Cha trong các cuộc hội thoại với ông ta không thể được coi là một một tường thuật trung thực về những gì Đức Giáo Hoàng đã thực sự nói nhưng chỉ tiêu biểu cho một giải thích cá nhân và phóng khoáng những gì ông ta nghe, điều này hoàn toàn tỏ tường nơi những gì được viết ngày hôm nay về thiên tính của Chúa Giêsu Kitô.”

Một số nhà bình luận đã phản ứng lại trước tuyên bố ban đầu của ông Bruni với những chỉ trích dữ dội, nói rằng tuyên bố này quá mơ hồ và không rõ ràng. Nhận xét của ông Ruffini dường như được đưa ra nhằm đáp lại những lời chỉ trích đó.

Bài tường thuật của Scalfari không nói rằng gần đây ông ta đã phỏng vấn Đức Giáo Hoàng, nhưng chỉ nói rằng đây là một chủ đề mà ông ta đã từng thảo luận với Đức Thánh Cha Phanxicô tại một thời điểm trong quá khứ.

Scalfari tường thuật rằng ông ta đã đề cập đến các trình thuật trong Kinh Thánh về việc Chúa Kitô cầu nguyện, đặc biệt là việc Ngài cầu nguyện với những nỗi thống khổ trong Vườn Giệtsimani, để ủng hộ luận điểm của ông ta cho rằng Chúa Giêsu Kitô không phải là thần thánh.

Scalfari viết tiếp rằng khi ông ta nêu ra những điểm này với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Thánh Cha nói với ông: “Đó là những bằng chứng rõ ràng cho thấy Đức Giêsu thành Nagiarét, một khi trở thành phàm nhân, cho dù là một con người với các nhân đức ngoại thường đi nữa, không phải là Thiên Chúa.”

[Sự thật là] Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường xuyên nhắc đến thiên tính của Chúa Kitô.

Trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, Đức Thánh Cha nói về “sự sống thần linh” của Chúa Giêsu.

Trong bài giảng thánh lễ Vọng Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 2013, Đức Thánh Cha nói:

“Ân sủng đã được mạc khải trong thế giới của chúng ta là Chúa Giêsu, được sinh hạ bởi Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là người thật và là Thiên Chúa thật. Ngài đã đi vào lịch sử của chúng ta, đã chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta. Ngài đã đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng tối và ban cho chúng ta ánh sáng. Nơi Ngài, Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta ân sủng, lòng thương xót và tình yêu dịu dàng của Chúa Cha: Chúa Giêsu là tình yêu nhập thể. Ngài không chỉ đơn giản là một thầy dạy về trí tuệ, Ngài không phải là một lý tưởng cao vời mà chúng ta cố gắng vươn tới trong khi biết rằng chúng ta vô phương đạt đến gần lý tưởng ấy. Ngài là ý nghĩa của cuộc sống và lịch sử, là người dựng lều đóng trại giữa chúng ta.”

Tháng Mười năm ngoái, khi đề cập đến Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa đã chọn một ngai vàng thật khó chịu, là thánh giá, từ đó Ngài cai trị bằng cách thí mạng sống mình.”

Scalfari, là người nổi tiếng không ghi chép trong các cuộc phỏng vấn, đã tung ra nhiều tin giả về Đức Thánh Cha Phanxicô trong quá khứ.

Năm 2018, ông tuyên bố Đức Giáo Hoàng đã phủ nhận sự tồn tại của hỏa ngục. Đáp lại, Vatican nói rằng Đức Giáo Hoàng đã không hề cho ông ta phỏng vấn và nhà báo này đã trình bày không chính xác một cuộc trò chuyện giữa ông ta và Đức Thánh Cha trong một chuyến viếng thăm chúc mừng Phục sinh. Nguyên văn tuyên bố của Tòa Thánh hôm 30 tháng Ba, 2018 như sau:

“Đức Thánh Cha gần đây đã tiếp kiến người sáng lập ra nhật báo La Repubblica trong một cuộc tiếp kiến riêng vào dịp lễ Phục sinh, nhưng không có bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Tất cả mọi thứ được báo cáo bởi tác giả trong bài báo hôm Thứ Năm là kết quả của việc tái dựng lại của chính ông ta, trong đó, những lời lẽ nguyên văn do Đức Giáo Hoàng nói ra đã không được trích dẫn. Do đó, không có tường trình trực tiếp về phát biểu nào có thể được coi là bản văn trung thành các lời của Đức Thánh Cha.”

Lần đầu tiên Scalfari báo cáo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những bình luận phủ nhận sự tồn tại của địa ngục là vào năm 2015. Vatican cũng bác bỏ báo cáo đó.

Tháng Mười Một năm 2013, sau cuộc tranh cãi dữ dội về những trích dẫn mà nhà báo này đã gán cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Scalfari thừa nhận rằng ít nhất một số từ ngữ ông ta đăng tải một tháng trước “không được chia sẻ bởi chính Đức Giáo Hoàng”.


Source:Catholic News Agency
 
Họp báo ngày 10/10 tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon: các tham dự viên chia sẻ kinh nghiệm bản thân và các ấn tượng của họ về ngày thứ tư
Vũ Văn An
20:37 10/10/2019
Bộ trưởng Truyền thông của Tòa Thánh, Tiến sĩ Paolo Ruffini, đã khai mạc cuộc họp báo bằng cách tóm lược các điểm chính được bàn thảo trong phiên họp buổi chiều thứ Tư của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon. Ông cho hay: loạt can thiệp đầu tiên của các nghị phụ chấm dứt vào tối thứ Tư. Một trong các can thiệp ấy là của chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô.



Bản tóm lược của Tiến sĩ Paolo Ruffini

Tiến sĩ Ruffini nói thêm: các vấn đề được thảo luận trong phiên buổi sáng đều được nối kết với nhau cách nào đó. Chúng liên hệ tới các vấn đề sinh thái, tương lai của hành tinh, giá trị mà Vùng Amazon đại diện cho toàn hành tinh, bạo lực đối với Amazon như một khu vực và đối với những người sống ở đó, cần phải thay đổi mô hình, tôn trọng các nhân quyền, và chống lại mọi hình thức bạo lực. Những vấn đề này được nối kết với văn hóa, đối thoại giữa các nền văn hóa, truyền giảng và hội nhập văn hóa Tin Mừng.

Các vấn đề khác liên quan đến việc phải “trở thành Giáo hội tại Amazon” ra sao, và mọi người sống ở đó nhìn Giáo hội như thế nào. Các nhận xét đã xác nhận việc thiếu ơn gọi trong khu vực Amazon, sự cần thiết phải có các hình thức mục vụ mới, cả thụ phong lẫn không thụ phong, vai trò của phụ nữ, và tầm quan trọng của các bí tích trong cộng đồng. Đã có sự nhấn mạnh đối với việc cần phải dành sự đào tạo và trách nhiệm xứng hợp cho giáo dân, và từ bỏ “tầm nhìn giáo sĩ trị” trong Giáo hội.

Bình luận của Cha Giacomo Costa Dòng Tên

Cha Giacomo Costa, Dòng Tên, là Thư ký của Ủy ban Thông tin của Thượng hội đồng. Ngài đã khai triển tính nối kết giữa các chủ đề được thảo luận tại phiên họp buổi sáng. Ngài nói, trong khi khảo sát Khu vực Amazon, Thượng Hội Đồng cũng nối kết nó vào bình diện phổ quát, vì tác động của những gì đang xảy ra ở đó cũng ảnh hưởng đến toàn bộ Giáo hội trên toàn thế giới.

Cha Costa sử dụng thuật ngữ “tính đồng nghị truyền giáo” để giải thích cung cách Giáo hội có thể đóng góp vào một khu vực cụ thể. Ngài nói về “cách làm Giáo Hội mới” biết trân qúi sự đóng góp của mọi người: giáo dân, người bản địa, v.v.

Ngài nói: Thượng Hội Đồng đã chuyển sang bước tiếp theo, tức điều gọi là “circoli minores” hay các nhóm ngôn ngữ nhỏ, sẽ bắt đầu làm việc vào sáng thứ Năm. Các nhóm này cho phép việc chia sẻ, so sánh và trao đổi ý tưởng giữa các thành viên của họ nhiều hơn. Ngài nói, tất cả những điều này được nối kết với các can thiệp tại Hội trường Thượng hội đồng và là kết quả của một giai đoạn lắng nghe thâm hậu, nhằm mục đích biện phân được các nẻo đường truyền giáo mới mẻ. Những nhóm nhỏ này sẽ tiếp tục công việc của họ vào chiều thứ Năm và ngày thứ Sáu. Phiên họp toàn thể sẽ tiếp nối từ thứ Bảy đến thứ Ba. Các tường thuật của các nhóm sẽ được trình bày trong khoảng một tuần lễ, vào tối thứ Năm ngày 17 tháng 10 và sẽ được công bố.

Bài trình bày của Đức cha Wilmar Santin, O.CARM., của Itaituba, Ba Tây

Đức Giám Mục Wilmar Santin đã nói về kinh nghiệm bản thân của ngài tại một khu vực rộng 175 nghìn kilômét vuông. Ngài nói, Phủ giám chức (prelature) của ngài được thành lập vào năm 1988, nhưng việc làm của Giáo Hội với các dân tộc bản địa đã có từ năm 1910 hoặc 1911. Chính các tu sĩ Phanxicô đã bắt đầu làm việc ở đó. Họ được theo chân bởi các Nữ tu Vô nhiễm Nguyên tội, cùng một Tu hội với Nữ tu Dulce Lopes Pontes, vị sẽ được phong thánh vào Chúa Nhật này.

Đức Cha Wilmar đã kể lại câu chuyện các dân tộc bản địa lúc ban đầu đã không muốn tiếp cận các nhà truyền giáo ra sao, cho đến khi một nhà truyền giáo dòng Phanxicô chiếm được lòng họ bằng cách thổi sáo. Ngài nói: Hầu hết những người trong khu vực nơi Đức Cha Santin phục vụ được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. Một phái bộ Baptist do một cặp vợ chồng người Thụy Sĩ đứng đầu cũng ở đó. Ngài nói thêm: Mối liên hệ giữa các nhà truyền giáo Công Giáo và các mục sư của Giáo Hội Baptist luôn tốt đẹp. Họ hợp tác dưới ngọn cờ đối thoại từ năm 1963.

Đức Giám Mục nói rằng kinh nghiệm và ý hướng của ngài là tăng cường mục vụ bản địa. Ngài nói về việc Giáo hội địa phương phải đưa vào thực hành ra sao điều “mà Đức Giáo Hoàng kêu gọi chúng ta thực hiện”: đó là chính người dân bản địa nên lên khuôn cho Giáo hội ở Amazon. Theo Đức Cha Wilmar, một khía cạnh quan trọng, là những người mà ngài hiện làm việc với nên có các nhà lãnh đạo riêng. Cho đến bây giờ, những người này luôn luôn là người nước ngoài. Đức Giám Mục nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói với một ai đó rằng ngài mơ ước được thấy một linh mục bản địa ở mỗi làng. Khi Đức cha Wilmar hỏi làm thế nào để thực hiện ước mơ đó, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài nên bắt đầu với những gì Giáo hội đã cho phép: phó tế vĩnh viễn. Đó là những gì người ta đã quyết định làm. Họ đã khai triển một kế hoạch với một linh mục người Ý, người từng làm việc suốt đời tại các địa điểm truyền giáo bản địa ở Amazon. Bước đầu tiên bao gồm việc tạo ra các Thừa tác viên Thánh Thể, sau đó các thừa tác vụ mà các phó tế thực hiện để tiến tới việc được phong chức phó tế. Họ đã chọn bắt đầu với Thừa tác vụ Lời Chúa, vì Thánh Thể không thể được bảo tồn trong các lãnh thổ này rất lâu được. Việc đào tạo các Thừa tác viên Lời Chúa bắt đầu vào tháng 11 năm 2017. 20 người đàn ông và 4 phụ nữ đã được bổ nhiệm và bắt đầu rao giảng lời Chúa bằng ngôn ngữ của họ.

Tháng 3 vừa qua, Đức cha Santin nói rằng ngài đã trở lại ngôi làng đó và tìm thấy 24 Thừa tác viên Lời Chúa khác, nâng tổng số lên 48 người, giảng bằng ngôn ngữ địa phương của họ. Đức Giám Mục nói rằng điều này làm ngài tràn ngập niềm vui khi nghĩ tới Lễ Ngũ Tuần lúc rất nhiều người nghe về những kỳ công của Thiên Chúa, bằng ngôn ngữ của họ. Ngài nói: Kiểu đào tạo này đang tiến tới việc đào tạo các Thừa tác viên Rửa tội, và sau đó các thừa tác viên để chứng kiến các cuộc hôn nhân. Ngài nói thêm: Người dân địa phương rất coi trọng Bí tích Rửa tội, và họ muốn được kết hôn trong Nhà thờ. Họ muốn được Chúa chúc phúc. Đó là lý do tại sao phải có các thừa tác viên để thực hành các ngi thức rửa tội và hôn nhân ở mỗi làng. Đức Giám Mục Santin kết luận, Điều này sẽ giúp người dân rất nhiều, và trong tương lai, hy vọng, việc phong chức phó tế sẽ có thể thực hiện được.

Bài trình bày của Đức Giám Mục Medardo de Jesús Henao Del Río, M.X.Y., Giám quản Tông tòa Mitú, và Đức Giám Mục Titular của Casae Medianae, ở Colombia

Đức Giám Mục Del Rio đại diện cho một khu vực Amazon nơi 90% dân số là người bản địa. Thành phố gần nhất là một giờ đi bằng máy bay. Ngài mô tả tình hình ở đó như đặc biệt khó khăn. Ngài nói, Buôn bán ma túy đang khai thác người bản địa trong khu vực. Dù có một trường học và một trạm y tế, vẫn có tình trạng thiếu dinh dưỡng lan rộng và nhiều cuộc sống bị bỏ rơi. Đức Giám Mục kể câu chuyện về một người phụ nữ trải qua một thai kỳ khó khăn. Bà không có nơi nào để đi và đã phải tự mình thực hiện việc sinh theo kiểu mổ xêdarê (section C). Chồng bà đã tìm cách đưa bà đến bệnh viện nơi bác sĩ sản khoa bị sốc vì điều đã xảy ra. Trong trường hợp này, người phụ nữ và đứa con của bà đã sống sót. Trong những trường hợp khác, đàn ông đã phải giúp vợ sinh con bằng dao phay và đôi khi phụ nữ mất mạng. Bộ Y tế đã được yêu cầu phải tập chú nhiều hơn vào việc chăm sóc sức khỏe nhưng một vụ kiện tại tòa án đã được tiến hành mà không đưa lại kết quả.

Đức cha Del Rio nói: Giáo hội đã và đang can thiệp vào các khu vực này. Ngài dẫn lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng Amazon chưa bao giờ bị đe dọa như vậy, không những vì Nhà nước vắng mặt, mà vì rất nhiều công ty đến đây để bóc lột nó. Đức Giám Mục nói, đây không những là vấn đề trồng cây hay thu rác, “chúng ta cần một hệ sinh thái toàn diện”. Ngài nói tiếp, đất đai rất quan trọng đối với người dân bản địa, bởi vì đó là nơi chôn cất gia đình họ. Đức Giám Mục nói, đôi khi toàn bộ cộng đồng biến mất, vì các công ty đa quốc gia buộc họ phải rời khỏi vùng đất của họ. Một số lừa dối người dân bằng cách xin được phép hợp pháp, hoặc lấy được chữ ký của các nhà lãnh đạo bằng các phương thế tồi bại, bao gồm cả việc dùng đến rượu. Đức cha Del Rio nói tiếp, Giáo hội đang cố gắng hỗ trợ những người này bằng cách vạch trần sự bóc lột của các công ty đa quốc gia. Đôi khi họ ký những điều mà không ý thức đầy đủ những điều họ ký. Đây là những vùng đất thánh thiêng đối với họ. Ngài nói thêm, nước bị ô nhiễm gây ra nhiều nan đề, vì đó là nước uống của họ.



Đức Giám Mục Del Rio gần đây đã phong chức một phó tế bản địa, sử dụng một số biểu tượng từ cả nghi thức Latinh và một số được sử dụng trong các nghi lễ tương tự trong các nền văn hóa bản địa. Đức Giám Mục nói, chúng ta cần tiếp nhận một số biểu tượng và giá trị của người bản địa, vì đây là những gì mang lại ý nghĩa cho họ. Người dân địa phương có truyền thống cho đi những gì họ có rất nhiều, và tặng nó cho những người khác bằng cách nhảy múa. Ngài nói, chúng tôi kết hợp điều này vào Phần Dâng Lễ. Theo cách này, chúng tôi nối kết văn hóa và kinh nghiệm Kitô giáo. Đức Giám Mục kết luận, chúng tôi sử dụng các yếu tố, tình huống và cử hành có hạt giống Thiên Chúa trong đó.

Nữ tu Gloria Liliana Franco Echeverri, O.D.N., Chủ tịch Liên đoàn Tu sĩ Mỹ Latinh và vùng Caribbean (C.L.A.R.), từ Colombia

Nữ tu Echeverri đã chia sẻ kinh nghiệm của bà về việc, vào cuối tháng 8 năm nay, một nhóm nam nữ tu sĩ từ 9 quốc gia Amazon đã họp nhau, một số trong số họ đã phải du hành cả 5 đến 6 ngày. Họ tự gọi mình là các tu sĩ nam nữ lang thang, và họ đồng hành cùng người dân Amazon hàng ngày để cho họ thấy bộ mặt của Chúa Giêsu. Họ cung cấp cho những người này một từ ngữ có thể biến đổi và giúp họ sống một cách xứng đáng hơn. C.L.A.R. bao gồm cả nam và nữ tu sĩ và bao gồm 22 quốc gia. Nữ tu Echeverri mô tả các thách thức của họ như là được kêu gọi sống ơn gọi riêng và thông đạt và chia sẻ ơn phúc họ đã nhận được với lòng cảm thương và niềm vui. Bà nói về tầm quan trọng của việc cùng bước đi với Giáo hội, một điều có tính đồng nghị hơn, tham gia, lắng nghe và biện phân hơn.

Nữ tu Echeverri nói về việc cảm thấy phải đổi mới việc ưu tiên chọn người nghèo và người bị loại bỏ. Bà nói, họ đối đầu với nhiều thực tế phức tạp: nghèo đói, thối nát, di dân. Họ cũng cảm thấy cần phải cổ vũ nền văn hóa gặp gỡ, phát huy hành động tiên tri trong Giáo hội. Bà nói, cách hữu hiệu nhất để làm điều này, là thông qua tình huynh đệ. Nữ tu Echeverri cũng kêu gọi phải lựa chọn hệ sinh thái toàn diện, công nhận phẩm giá của con người và của tất cả các nền văn hóa. Bà nói về tầm quan trọng của việc chăm sóc mọi điều tốt lành của Sáng thế, khuyến khích các phong cách sống thay thế ít có tính duy tiêu thụ hơn và có khả năng chăm sóc Sáng thế nhiều hơn.

Câu hỏi về tác động của các giáo hội Ngũ tuần

Trả lời câu hỏi về tác động của các giáo hội Ngũ Tuần ở Amazon, Đức cha Santin đã trích dẫn người dân bản địa khi xác nhận một số mục sư đã rất hung hăng ra sao đối với nền văn hóa địa phương. Người bản địa thậm chí bị cấm nói ngôn ngữ của họ hoặc vẽ cơ thể của họ. Có sự tách biệt diễn ra giữa cộng đồng Công Giáo và một số cộng đồng ngũ tuần. Theo ngài, Tin Mừng đôi khi gây ra sự chia ly, không phải với mọi người, chỉ một số thôi.

Như Thượng hội đồng đã nói, chúng ta đang cố gắng tìm ra những nẻo đường mới vì đây là một thực tại mới. Các thách thức hiện nay khác với các thách thức cánh nay 10 năm. Đức Giám Mục đã đưa ra điển hình lúc ngài đến thăm Agua Branca, nơi khai thác vàng. Ở đó, ngài gặp một người phụ nữ, một y tá, người chăm sóc cộng đồng Công Giáo. Cô chào mọi người mà cô gặp và yêu cầu một vài người trong số họ gặp Đức Giám Mục. Cô gọi họ bằng tên. Một trong số họ là một người Ngũ tuần, người đã nói với Đức Giám Mục rằng ông có hai anh em làm linh mục và một chị gái làm nữ tu. Khi Đức Giám Mục hỏi tại sao ông ta đã chuyển từ Công Giáo qua Ngũ tuần, ông ta trả lời rằng khi đến đây không có Giáo Hội Công Giáo. Ông ta muốn nghe Lời Chúa nên đã đến Nhà thờ Ngũ tuần, nơi ông ta đã ở lại. Đức Giám Mục nói, chúng ta không thể đến tất cả những nơi có người dân. Chúng ta cần thay đổi cơ cấu Giáo hội để Giáo hội có thể di chuyển nhanh hơn và không phải mọi sự đều phụ thuộc vào linh mục, đến mức Giáo hội không thể thực hiện sứ mệnh của mình. Ngài nói thêm, chúng ta chậm chạp, và chúng ta không thể giảng ở mọi nơi như chúng ta nên làm. Đó là lý do tại sao, đôi khi, người Công Giáo phải làm dịu cơn khát Lời Chúa trong một Giáo hội Kitô giáo khác. Ngài kết luận, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta có thể thực hiện sứ mệnh của mình một cách hữu hiệu hơn nữa.

Câu hỏi về các nữ phó tế

Các nhà báo có mặt trong Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã được nhắc nhở rằng có gần 40 phụ nữ tại Thượng hội đồng. Nhiều người khác đã tham gia vào các cuộc tham vấn tiền Thượng Hội Đồng. Nữ tu Echeverri nói, Giáo hội có khuôn mặt nữ, Giáo Hội là Mẹ. Bà nói thêm, có một nẻo đường để chúng ta theo đuổi trong tư cách phụ nữ. Chúng ta không phải là những người chủ động bởi vì nhiều người khác đã đi trước chúng ta, như Thánh Clara. Cô tiếp tục đề cập đến những người phụ nữ bản địa của Amazon, các người mẹ và các người bà. Bà nói thêm, Giáo hội biện phân. Chúng ta không biết liệu đây có phải là thời điểm không, nhưng nhiều người đang tìm kiếm “khuôn mặt nữ tính của Giáo hội”, không phải là khuôn mặt quyền lực, mà là khuôn mặt phục vụ. Đây là một khoảnh khắc của ân sủng, “hoàng thời” (Kairos). Bà kết luận, đây là một phần của sự biện phân hướng tới những nẻo đường mới.

Câu hỏi về buôn bán ma túy

Giám mục Del Rio đã trả lời một câu hỏi về việc buôn bán ma túy ảnh hưởng đến người dân bản địa như thế nào, bằng cách mô tả tình hình ở Colombia, nơi ngài là Giám quản Tông tòa Mitù. Ngài nói, bất chấp tiến trình hòa bình, đó là một khu vực bạo lực, nơi các chiến binh du kích ẩn náu và nơi trồng các thứ cây bất hợp pháp. Có lần ngài thấy bốn hoặc năm chiếc máy bay cất cánh, tất cả chúng đều chứa đầy ma túy. Những người trẻ cố gắng trở thành thành viên của những nhóm đó vì món tiền dễ dàng được chúng hứa hẹn. Đức Giám Mục nói, một cộng đồng bắt đầu thay đổi cách sống của họ, bằng cách cập nhật các hình thức thực phẩm của họ. Đức cha Del Rio nói, nhiều người dân bản địa đã rời cư để tìm kiếm một cuộc sống “tốt hơn” và không bao giờ quay trở lại.

Câu hỏi về sát nhi và bạo lực chống phụ nữ

Điển hình đã được đưa ra về Mundurukus, một dân tộc hiếu chiến đã cắt đứt đầu của kẻ thù để sử dụng làm chiến lợi phẩm. Trước khi các nhà truyền giáo đến, sát nhi đã được thực hành trong trường hợp trẻ em bị dị hình. Tuy nhiên, điều đã được xác nhận là sự tận tụy của các nữ tu, trong tư cách y tá và giáo viên, đã dần làm cho thực hành này biến mất. Nhưng ngài kết luận bằng cách hỏi tại sao người ở phương Tây lại không nên cảm thấy bối rối khi phá thai ở các bệnh viện phương tây là việc rất phổ biến.

Nữ tu Echeverri trả lời câu hỏi về bạo lực chống phụ nữ; bà nói rằng “Thượng Hội Đồng nói với mọi người”. Bà nói, điều xảy ra ở Amazon cũng xảy ra ở mọi nơi, trong đó có cả việc bạo lực chống lại phụ nữ. Bà đặc biệt đề cập đến nạn buôn người, cho rằng nó có liên hệ tới di dân và khai thác tình dục. Nữ tu Echeverri cũng nói về việc phụ nữ bị từ chối quyền hoặc khả thể học hành. Bà đề cập đến việc các nữ tu phục vụ các dân tộc bản địa từng bị sát hại. Bà nói thêm, những vị tử đạo này đã làm cho lãnh thổ Amazon sinh hoa trái.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ủy ban Văn Hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức buổi hội thảo: Bốn Trăm Năm Hình Thành & Phát Triển Chữ Quốc Ngữ Trong Lịch Sử Loan Báo Tin Mừng Tại Việt Nam
Lê Đình Thông
10:17 10/10/2019
Trong hai ngày 25 và 26/10/2019, Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo về chủ đề ‘‘Bốn Trăm Năm Hình Thành & Phát Triển Chữ Quốc Ngữ Trong Lịch Sử Loan Báo Tin Mừng tại Việt Nam’’. Theo thư mời do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa ký tên, trong hai ngày 25 và 26/10/2019, sẽ có bốn buổi thuyết trình tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giám phận Sài Gòn. Khóa hội thảo kết thúc với việc phát hành và tặng sách “Thư mục ấn phẩm sách báo Công Giáo Việt Nam 1651 - 1975” do linh mục Trần Anh Dũng, Giáo xứ Việt Nam tại Paris, soạn thảo.

I - Bốn Trăm Năm Hình Thành và Phát Triển Chữ Quốc Ngữ :

‘‘Thư mục Ấn phẩm Sách Báo Công Giáo Việt Nam 1651 -1975’’ lấy năm 1651 mở đầu các ấn phẩm Công Giáo của nước ta. Vào năm 1651, giáo sĩ Alexandre de Rhodes, sau này được Việt hóa là Đắc Lộ (得路) có nghĩa là gặp được nẻo đi, ấn hành tác phẩm Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt - Bồ - La) do Thánh bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc (Congregatio pro Gentium Evangelisatione) xuất bản tại Thánh đô Rôma năm 1651.

Cuốn ‘‘Phép giảng 8 ngày’’ do Cha Đắc Lộ soạn thảo khai tâm giáo lý cho người Việt vào thế kỷ XVII, đồng thời khai sinh chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ khai sáng một kỷ nguyên mới trong công cuộc phúc âm hóa nước ta, mở đầu nền văn học quốc ngữ mà còn giúp cho dân tộc ta thoát ra ngoài ảnh hưởng của chữ hán, giữ gìn nền độc lập cho tổ quốc.

Trong số báo tháng 5/1961, nguyệt san Missi của Dòng Tên, tạp chí thông tin thiêng liêng nhằm thắt chặt tình liên đới giữa các dân tộc đã trình thuật công trình khai sáng chữ quốc ngữ của linh mục Đắc Lộ như sau :

‘‘Khi khai sáng mẫu tự La tinh, cha Đắc Lộ đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ, giải phóng đất nước. Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị lệ thộc vào chữ viết này. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã ghi lại phát âm của tiếng Việt. Tuy nhiên, cha Đắc Lộ là người đưa công trình chế biến chữ Quốc ngữ đến chỗ hoàn tất ngay từ năm 1651, là năm mà cuốn tự điển Việt-Bồ-La ra đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.

Cha Đắc Lộ đã khai sinh ra chữ quốc ngữ, ban đầu được các nhà truyền giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân Việt Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ.

Trong một bút ký, cha Alexandre de Rhodes đã thuật lại quá trình ‘‘Đắc Lộ’’ như sau :‘‘Khi tôi vừa đến Đàng Trong và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót lu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi giảng, phải có người thông dịch. Chỉ có cha François Nina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong bốn tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau sáu tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại.’’

II - Thư mục Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975. Quốc nội và Hải ngoại 1975-2015 :

Tác phẩm dày 662 trang, khổ 15 x 24 cm do linh mục Trần Anh Dũng (Giáo Xứ Việt Nam Paris) biên soạn có vinh dự được :

- Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đề tựa,

- Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam viết lời giới thiệu,

- Linh mục Giuse Trịnh Tín Ý, Thư ký Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam viết cảm nghĩ.

Đức Cha Đặng Đức Ngân mở cho người đọc cánh cửa để bước vào không gian của tác phẩm như sau :

‘‘Dưới ánh nhìn của người Đông phương, cái dụng của chiếc cửa không là phần cánh cửa vững chắc, dầy dặn, nhưng là khung cửa trống cho người ra, người vào. Chúng ta liên ý cái cửa với bản Thự mục Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975 & Quốc nội và Hải ngoại 1975-2015. Thư mục là ô cửa dẫn vào kho báu sách báo. Cuốn Thư mục trong tay chúng ta đang mở ra, dẫn chúng ta vào kho tàng sách báo 400 năm qua cho người đọc và nghiên cứu lịch sử Giáo hội Việt Nam từ lúc khởi đầu.’’

‘‘Với tập Thư mục Sách báo Công Giáo trong tay, nhiều người cảm nhận tập Thư mục giống một loại Google Maps, Vietnam Maps dẫn lối chúng ta tìm tới địa chỉ một tài liệu lịch sử hay một chứng từ.

‘‘Hôm nay, có thể tác giả sách báo đã đi rồi nhưng tác phẩm vẫn vượt không - thời gian truyền tiếp tới các thế hệ sau.

‘‘Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam thực lòng cám ơn cha Giuse Trần Anh Dũng đã ưu ái trao quyền tái bản và phát hành lần thứ nhất cuốn Thư mục Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975 & Quốc nội Hải ngoại 1975-2015 cho UBVH/HĐGMVN.’’ (VII - XIV)

Tác giả phân loại sách báo Công Giáo theo phương pháp thập phân Dewey (CDD) như sau :

Chương 0 : ẤN PHẨM TỔNG QUÁT

Chương 1 : Giáo Hội Công Giáo

Chương 2 : THẦN HỌC

Chương 3 : PHỤNG VỤ - BÍ TÍCH

Chương 4 : GIÁO LÝ

Chương 5 : ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU

Chương 6 : CÁC TÔN GIÁO

Chương 7 - 8 : CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI - KINH TẾ

Chương 9 : TRIẾT HỌC - VĂN HỌC - KHOA HỌC

Chương 10 : TÁC PHẨM KHÔNG PHÂN LOẠI

Cuối tập sách là Danh mục Tác giả Việt Nam và Nước ngoài.

Trong phần đề tựa, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh viết như sau :

‘‘Đây là một đóng góp rất có ý nghĩa, ví từ trước tới nay, chưa có ai làm công việc này cách quy mô như thế. Hy vọng nó sẽ là một chất xúc tác cho nhiều khảo cứu tiếp theo.’’ (tr. XXXI).

Lê Đình Thông
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ông Nguyễn Phú Trọng Mập Mờ Biển Đông
Phạm Trần
08:59 10/10/2019
*Báo chính thống “kiểm duyệt” bỏ 2 chữ Biển Đông.

Phạm Trần

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã mơ hồ, viển vông và hão huyền khi tránh đương đầu với Trung Cộng ở bãi Tư Chính, Trường Sa.

Từ ngày 03/07/2019, Trung Cộng đã ngang nhiên đem tầu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 (HD-8) đến vùng biển Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý của Việt Nam với 3 mục đích rõ rệt:

Thứ nhất, muốn dành quyền chủ quyền không hề có của Trung Cộng trên vùng biển của Việt Nam.
Thứ hai, muốn đe dọa công tác tìm kiếm dầu khí liên doanh giữa Việt Nam với Nga và Ấn Độ, bắt đầu từ tháng 05/2019.
Thứ ba, nếu Việt Nam muốn thôi xung đột thì “hãy gác tranh chấp để cùng khái thác” như Phi Luật Tân đã đồng ý với Trung Quốc.
Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông với 5 nước gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei từ nghiều năm qua, nhưng Tòa án hòa giải Quốc tế đã không nhìn nhận quyền chủ quyền của Trung Cộng trong hình lưỡi Bò trong phán quyết năm 2016, khi xử vụ Phi kiện Trung Quốc.
Tư Chính nằm cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số hướng Đông nam. Đây là điểm cực nam của hình tự vẽ lưỡi Bò của Bắc Kinh nhằm chiếm ¾ tổng diện tích trên 3 triệu cây số vuông của Biển Đông.

Trong suốt 3 tháng qua, ông Trọng và Bộ Chính trị của đảng CSVN, cơ chế nắm toàn quyền cai trị nước, đã không dám hé răng nửa lời lên án hành động ngang ngược của Trung Cộng. Ngược lại, ông đã để cho người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, Lê Thị Thu Hằng, một mình chống Tầu bằng nước bọt và đòi Trung Cộng rút giàn khoan.

HD-8 và các tầu hộ tống võ trang của Cảnh sát biển Trung Cộng chẳng những không rút mà còn ngang nhiên đi về giữa Tư Chính và đảo Chữ Thập để nghỉ ngơi và nhận tiếp tế rồi quay lại hăm dọa như cũ.
Nên biêt đảo Chữ Thập, cách Tư Chính lối 230 hải lý ( lối 425 cây số) về phía bắc trước đây cũng chỉ là một bãi đá, nhưng sau khi chiếm của Việt Nam năm 1988, Trung Cộng đã tái tạo biến thành đảo kiên cố và xây dựng các cơ sở quân sự lớn nhất ở Trường Sa với sân bay, bến cảng, đài radar, vô tuyến viễn thông, cột hải đăng, trại lính v.v…

Do đó, dự đoán HD-8 có thể hoạt động lâu dài, không giống như Hải Dương 981 hồi năm 2014, vì không có nơi tiếp tế, đã phải quay về vùng biển Hải Nam sau 76 ngày (1/5 - 16/7/2014) thăm dò dầu khí ở cùng biển chỉ cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý (222 cây số) về phía đông. Hải Nam , cách Tư Chính khỏang 600 hải lý (1,111 cây số) phía bắc,

Vì vậy, phát ngôn viên Trung Cộng, Cảnh Sảng mới liều lĩnh nói vào ngày 18/09 (2019) rằng :"Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam."

Cảnh Sảng không nói rõ “các thỏa thuận song phương” nằm trong Hiệp ước nào, nhưng nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam nghi ngờ nó nằm trong Hiệp ước bí mật Thành Đô năm 1990 giữa Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh và Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Giang Trạch Dân để nối lại bang giao giữa hai nước, sau 10 năm chiến tranh biên giới từ năm 1979 đến 1989.

Vì vậy, dù cuôc chiến nước bọt đôi bên tiếp diễn, nhưng tình hình trên biển đã cho thấy quyền chủ quyền của Việt Nam p73 Biển Đông đã bị đe dọa nghiêm trọng, sau khi HD-8 và các tầu võ trang Trung Cộng đã tự do ra, vào vùng biển của VN như ao nhà mà không hề bị ngăn chặn.

ÔNG TRỌNG MÙ MỜ

Do đó, khi thấy ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ nói đến 2 chữ Biển Đông trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương đảng kỳ 11, họp từ ngày 7 đến 13/10/2019, thì dư luận quan tâm bàn bạc, mặc dù ông đã cố tình nhét vào phần cuối của diễn văn khi yêu cầu Trung ương thảo luận về phát triển và xây dựng kinh tế năm 2020.

Ông Trọng nói với Trung ương cũng :”Đồng thời, phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua. Từ đó, xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020 và các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2020.”

Nhưng tại sao ông Trọng không dành riêng một phiên họp để thảo luận về Biển Đông, trong đó quan trọng hàng đầu là việc Trung Cộng đem HD-8 câm nhập và quấy phá bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ?

Ngược lại, 4 Đề mục chính của Trung ương 11 đã tập trung thào luận về : Dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 ; Về dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng; Về dự thảo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác xây dựng Đảng; Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 – 2020.”

Vậy phải chăng ông Trọng đã “chẳng đặng đừng” mà phải yêu cầu Trung ương đảng xem xét “tình hình Biển Đông”, nhưng có mấy Ủy viên nắm được tin tức những gì đã và đang diễn ra ở Tư Chính, nhất là những hoạt động ở Tư Chính thuộc hạng tin tối mật quốc phòng ?

Theo lề lối làm việc nội bộ thì ngoài Bộ Chính trị, các viên chức hàng đầu Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, không ai có thể biết hơn ông Trọng về tình hình Tư Chính đang đe dọa chủ quyền của Việt Nam đến mức nào.

Vậy tại sao ông Trọng lại “đá bóng” qua sân Trung ương đế Trung ương phải gánh trách nhiệm chung với Bộ Chính trị, trong khi chính ông Trọng mới là người phải đứng mũi chịu sào.

Hành động mập mờ của ông Trọng khi đưa chuyện Biển Đông cho Trung ương giải quyết, do đó, bị nghi ngờ là một chiến lược “ném đá giấu tay” để ông không bị Trung Cộng lên án sau này.

KINH NGHIỆM HD-981

Còn nhớ khi xẩy ra vụ HD-981 năm 2014 thì Trung ương đảng khóa XI tuy đang họp kỳ thứ 9 (từ ngày 08-5 đến ngày 14-5-2014 ), nhưng đã không thảo luận vụ xung đột lớn này.
Khi đó có tin, theo Bách khoa Toàn thư mở, thì:”Bộ Chính trị chỉ đạo phải tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đúng theo luật pháp quốc tế. Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định, theo thông tin từ phiên họp Chính phủ cuối tháng 5.”

Nhưng sau khi bế mạc, Trung ương đảng đã ra Thông báo, trong đó có đoạn viết:”Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.”

Tựu trung là khi đó, cũng ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đã quyết định không dùng biện pháp mạnh, kể cả việc kiện Trung Cộng, để duy trì hòa khí với người phương Bắc mà cả hai nước đã coi nhau “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, theo phương châm 16 chữ: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” . và tinh thần 4 tốt:“láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Quốc hội của CSVN khi ấy cũng đang họp nhưng Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng nín thinh không dám thào luận vụ HD-981. Bộ Chính trị và ông Hùng là một Ủy viên, đã toa rập ngăn chặn Quốc hội ra nghị quyết lên án Trung Cộng. Nhưng sau đó, vào ngày 21 tháng 5, Quốc hội đã ra thông cáo tuyên bố "nhất trí cao với chủ trương của Đảng và Nhà nước".

Vậy, nay với vụ HD-8, xem như ông Trọng lại muốn rập khuôn cũ để buông tay, mặc dù vụ HD-8 ở Tư Chính nghiêm trọng gấp ngàn lần hơn vụ HD-981.

TRUNG CỘNG RỈ TAI AI ?

Trước biến cố Tư Chính, một số đông Trí thức, giới Khoa học, Cựu tướng lĩnh và Nhà văn nổi tiếng, khối người trong số này đã ra khỏi đảng và công khai đốp lập với đảng đã họp tại Hà Nội ngày 06/10 (2019) để thảo luận việc phài làm gì trong tình thế nguy nan này.

Cuộc Tọa đàm do Viện nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, do à PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao đứng đầu tổ chức.

Theo tường thuật của Nhà nghiên cứu Ngôn ngữ, Đào Tiến Thi từ trong nước thì những người tham dự nổi tiếng gồm có: Cụ Nguyễn Khắc Mai, GS. Nguyễn Đình Cống, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Nhà ngoại giao Nguyễn Trung, Anh hùng LLVT Lê Mã Lương, PGS. Trần Thị Băng Thanh, Nhà thơ Trần Nhương, PGS. Nguyễn Vi Khải, KTS. Trần Thanh Vân, PGS. Chu Hảo, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Nhà văn Nguyên Bình, Nhà văn – Cựu tù nhân lương tâm (vì chống Trung Cộng xâm lược) Phạm Viết Đào, GS. Trần Ngọc Vương, TS. Đinh Hoàng Thắng, TS. Công Nghĩa Tụ, TS. Nguyễn Đại, TS. Phạm Văn Chung, TS. Nguyễn Văn Vịnh, TS. Nguyễn Xuân Diện, Nhà báo tự do Lê Dũng.

Ngoài ra còn có PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nhà ngoại giao Nguyễn Trường Giang, Cựu quan chức Chính phủ Nguyễn Nam Cường, ThS. Hoàng Việt (một chuyên gia về luật biển, hiện đang là Giảng viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh),

Theo các bài tương thuật của ông Đào Tiến Thi thì:”Các chuyên gia hàng đầu đều nhận định sự kiện bãi Tư Chính là VÔ CÙNG NGHIÊM TRỌNG. Bởi vì đây là “nút thắt của nút thắt” (Tư Chính là nút thắt vấn đề Biển Đông hiện nay và vấn đề Biển Đông lại là nút thắt của quan hệ Việt – Trung). Mất Tư Chính có thể dẫn đến mất toàn bộ quần đảo Trường Sa, và mất Trường Sa có thể dẫn đến mất nước.”
Ông Thi nhấn mạnh:”Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng vụ Tư Chính nguy hiểm gấp cả trăm lần vụ Giàn khoan 981 hồi 2014. Ông cũng bác bỏ từng luận điệu sai trái hiện tồn tại trong chính giới Việt Nam như coi vụ Tư Chính chỉ là cuộc chơi giữa hai cường quốc, như cho rằng Trung Quốc to lớn đến mức ta không thể làm gì được, v.v…”
Vẫn tho ông Thi thì:”Các chuyên gia về luật biển, về biển và về ngoại giao đều cho rằng, kiện Trung Quốc là biện pháp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên kiện ở tòa nào, kiện về việc gì thì còn phải tính toán, cân nhắc để chắc thắng. Trên thế giới có những luật sư chuyên giúp các nước nhỏ kiện các nước lớn trong vấn đề chủ quyền. Nicaragua đã từng thắng Mỹ theo cách đó.
Cái khó là Trung Quốc rất lì lợm, không chịu cùng nhau ra tòa, trong khi nhiều tòa án quốc tế chỉ thụ lý nếu cả hai bên cùng chấp nhận ra tòa. Theo một số chuyên gia, giới cầm quyền Trung Quốc đã nhiều lần “rỉ tai” giới lãnh đạo VN “đừng kiện để giữ đại cục”. Thế thì VN đã gặp khó khăn ngay từ chủ trương rồi.”

Nhưng “rỉ tai” ai, nếu không phải là những người có trách nhiệm hàng đầu trong đảng và nhà nước CSVN ?

NHÂN NHƯỢNG HAY NẰM VÙNG ?

Ngoài phản ứng rất gay gắt của giới Trí thức tại cuộc Tọa đàm ngày 06/10 (2019), thỉnh thoảng đó đây cũng phát lên những phản biện thẳng thắn của nhiều Trí thức khác đứng trước nguy cơ ở Tư Chính.

Trong số này, phải kể đến bài phát biểu gây tiếng vang lớn của nguyên Đại sứ Nguyễn Trường Giang về Tư Chính, do báo An ninh Thủ đô (ANTĐ) thực hiện và được ViệtnamNet đăng lại ngày 05/08/2019, nhưng sau đó được lệnh gỡ bỏ.

Ông nói:"Tôi cho rằng, chúng ta không thể nào đánh mất biển được. Tôi đã nói điều này 10 ăm nay rồi. Chúng ta không có lý do gì đánh mất biển, mất đảo".
Báo ANTĐ kể rằng:”Đại sứ Nguyễn Trường Giang, người đã dành hơn 10 năm nghiên cứu về tình hình biển, đảo, chia sẻ những suy nghĩ của mình về những diễn biến quanh Bãi Tư Chính.”

“Cái cớ của họ là gì? Bãi Tư Chính là của họ? Chúng ta là kẻ cướp biển, cướp đảo của họ? Họ chứng minh được việc này thì họ mới có thể bắn. Nhưng làm sao họ chứng minh được! Họ không thể chứng minh được!
Tôi cho rằng, trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng ngăn được các dàn khoan của họ vào vùng biển của chúng ta. Lý do là chưa một quốc gia nào trên thế giới này làm được việc đó. Nếu làm được thì người Mỹ, người Nhật đã chiếm sạch biển của thế giới rồi. Không một ai có thể dùng vũ lực để chiếm biển cả.
Tôi cho rằng, chúng ta không thể nào đánh mất biển được. Tôi đã nói điều này 10 năm nay rồi. Chúng ta không có lý do gì đánh mất biển, mất đảo.
Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý khách quan, thuyết phục để bác bỏ chủ quyền của họ ở Hoàng Sa, Trường Sa, đường lưỡi bò. Đây là công cụ vô cùng quan trọng, là niềm tin quan trọng. Nhất định chúng ta giữ được.”

Nhà ngoại giao nhấn mạnh:”Câu chuyện lòng dân là cực kỳ quan trọng. Nếu Biển Đông nằm trong trái tim của mỗi người Việt Nam, Biển Đông không bao giờ mất được. Nếu chúng ta dửng dưng, vô cảm, không quan tâm đến biển thì khả năng giữ là khó. Lòng dân quyết định tất cả. Chúng ta phải có được đoàn kết dân tộc, 96 triệu người như một, chúng ta sẽ giữ được biển bảo.
Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị những phương án cần thiết nhất, không chỉ đơn giản là gửi công hàm hay tiếp xúc… Sức mạnh của chúng ta lớn lắm, danh tiếng của Quân đội Nhân dân Việt Nam lớn tương đương 50 sư đoàn được trang bị hiện đại nhất. Nhiều nhà ngoại giao ở Liên Hiệp Quốc đã nói với tôi như vậy, họ kính nể Việt Nam.”

Đại sứ Nguyễn Trường Giang lưu ý:”Tuy nhiên, truyền thông của chúng ta về vụ việc này còn hơi khiêm tốn. Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để thấy, nếu họ đưa một chân sói vào được vùng biển của chúng ta, họ sẽ đưa tiếp chân sói thứ hai, chân sói thứ ba… từ đó chúng ta sẽ mất khu vực phòng ngự chiến lược trong vùng biển của chúng ta.”
Rồi ông cảnh giác:”Cuối cùng, thái độ nhân nhượng là không ăn thua, giữ đại cục không ăn thua. Chúng ta từng nhũn nhặn, nhân nhượng nhưng không có tác dụng, dẫn đến những diễn biến quanh Bãi Tư Chính ngày nay. Chúng ta phải có lòng tin, sự quyết tâm vì bất kỳ sự nhân nhượng nào sẽ không dẫn đến hòa bình.”

Vậy ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN có banh tai ra mà nghe, căng mắt ra để đọc những lời tâm huyết và chí lý của giới Trí thức về vụ Tư Chính chưa, hay vẫn cứ cố tình nhắm mắt, mũ ni che tai để sa vào cãi bẫy tiền tài và danh vọng của Bắc Kinh ?

Chắc ông Trọng và Bộ Chính trị chưa quên hồi tháng 10 năm 2017, Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị, Công an Nhân dân phát biểu chống TQ mạnh mẽ, dài gần 30 phút.

Cuốn Video ghi lời ông nói: “Trung Quốc, không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta. Mà không phải thời ông Tập Cận Bình đâu, ông khác lên cũng sẽ như vậy thôi.
Câu chuyện là, bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách nào…“.

Thiếu tướng cảnh giác người nghe: “Chính vì vậy mà chúng ta không loại trừ việc mà họ làm suy yếu từ bên trong. Chúng ta phải nói rõ với nhau như thế. Chúng tôi nói với các đồng chí là: bọn xấu nó cài cắm, nó móc ngoặc, nó lôi kéo đó. Hồi xưa chỉ một vài người là đã nguy hiểm rồi, đã chết rồi. Bây giờ, tôi thông báo với các đồng chí là, nó đã có con số đến hàng trăm, mà hàng trăm không chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm. mà trăm này có thể cộng với trăm kia nữa. Mà nếu chúng ta không phát hiện, không nghiêm trị, thì xin thưa với các đồng chí là…”

Như vậy thì có ngạc nhiên gì khi thấy các báo chính thống như trang điện tử của Chính phủ, của đảng và 2 bài tường thuật diễn văn của ông Trọng tại Trung ường 11, do đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Thông tấn xã Việt Nam phổ biến đã “kiểm duyệt” bỏ 2 chữ “Biển Đông”.

Bằng chứng của TTXVN:”Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, từ đó xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020, các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với kinh tế-xã hội nước ta trong năm 2020.”

(Nguyễn Sự-Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+) 07/10/2019 )

Trong khi đó, bài của VOV chỉ viết:” Trên cơ sở phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020 và các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2020.”

Vậy lệnh kiểm duyệt 2 chữ “Biển Đông” trong câu nói quan trọng nhất của bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, do ai trong Bộ Chính trị hay Chính phủ chỉ thị ?

Nên biết, tuy các báo đài nhà nước đều có Tổng Biên tập, nhưng chỉ có “một Tổng Biên tập của các Tổng biên tập” là Trường ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng mới có toàn quyền quyết định sinh mạng của các báo.

Vậy thử hỏi ông Võ Văn Thưởng xem ai đã dám qua mặt ông để làm chuyện tầy trời đáng xử trảm này ? -/-


Phạm Trần
(10/019)





 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Liệu Sẽ Có Thêm Một Cuộc Phân Chia Đau Lòng Trong Giáo Hội Công Giáo?
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
10:34 10/10/2019
Tháng 3 năm nay, nhiều Giám Mục của giáo hội Đức Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ thành lập một tiến trình “công đồng” có tính cách bắt buộc (binding synodal process), để đối phó với vấn đề xâm phạm tính dục của một số giáo sĩ.

Thoạt tiên, những vấn đề sẽ được thảo luận là việc độc thân của LM, giáo huấn của giáo hội (GH) về luân lý tính dục và quyền lực của các giáo sĩ. Nhưng sau đó, do áp lực của một số phe nhóm, các GM đã thêm một điểm thảo luận nữa là: Phụ nữ trong sứ vụ (ministry) của GH.

Tuy nhiên, không phải toàn bộ GH Đức đã cùng đồng ý với tiến trình này.

Như ĐHY Woelki của tổng giáo phận Cologne đã cảnh cáo rằng con đường nguy hiểm của “công đồng” đó đang đưa đến một ngã rẽ phân chia, và chúng ta, nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, có thể sẽ mất đi sự thông công với GH hoàn vũ và trở nên một “Đức Giáo.” Ngài còn thêm, tiến trình công đồng đó cũng có thể đưa đến sự phân chia ngay trong lòng GH Đức.

Một giáo dân, Thomas Sternberg, là chủ tịch một nhóm tự xưng là Ủy Ban Trung Ương của những người Công Giáo Đức(Central Committee of German Catholic (ZDK) đã lên tiếng bất đồng với ĐHY Woelki.

Người đứng đầu của phong trào muốn có “công đồng” này, Hồng Y Reinhard Marx, cũng tự bênh đỡ rằng “truyền thống và cải tổ không đối ngược nhau.” Cũng nên biết rằng chính vị Hồng Y này đã muốn cho phép giáo dân giảng trong các thánh lễ.

Tuần này, một nhóm phụ nữ cải cách có tên “Maria 2.0” tuyên bố rằng họ sẽ không tham gia tiến trình của “công đồng.” Điều này sẽ là một thiệt thòi không nhỏ cho những người chủ trương cái gọi là “công đồng” đó.

Chuyện thứ hai, sau chuyến tông du đến các nước Mozambique, Mauritius và Madagascar ở Châu Phi, báo chí đã hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng ngài có lo ngại về nguy cơ của một cuộc phân chia khác sẽ đến từ nước Hoa Kỳ không? Ngài đã trả lời rằng: “Tôi không sợ sự phân chia, nhưng tôi cầu nguyện xin cho giáo hội tránh được điều đó vì đời sống tinh thần của nhiều người sẽ bị đe dọa.”

Khác với giáo hội Đức, xem ra như muốn đối thoại với Tòa Thánh về những vấn đề được coi là “cấp tiến”, một số thành phần ở Mỹ theo khuynh hướng bảo thủ lại cho rằng ĐGH đã đi quá xa trong các lãnh vực xã hội, di dân và biến đổi thời tiết. Ngài đã nói rằng những người đó đang sử dụng một hệ tư tưởng cứng nhắc (rigid ideology), đã để tư tưởng chính trị xâm nhập vào giáo điều. “Khi anh thấy các Kitô hữu, giám mục, linh mục, là những người cứng nhắc thì đàng sau là những vấn đề và cách diễn giải Kinh thánh không lành mạnh.”

Sự ly giáo (Schism) hay phân chia trong Giáo Hội Công Giáo không phải là điều mới lạ vì thực ra đã có đến ba cuộc đại ly giáo từng xảy ra.

Chúng ta sẽ đi ngược lại 2,000 năm lịch sử của giáo hội Kitô, để thấy rằng các biến cố trọng đại nhất, hầu như đã xảy ra cứ sau mỗi 500 năm hay 5 thế kỷ.

A. THẾ KỶ THỨ V: GIÁO HỘI SEMITIC

Sau Công Ðồng Chalcedon năm 451, một số giáo hội Kitô ở Trung Ðông và Bắc Phi Châu như Armenia, Persia, Syria, Egypt và Ethiopia đã từ chối những huấn dụ về Tín Lý của Công Ðồng. Tín lý đó dạy rằng Ðức Kitô là Chúa và là Người thật (Gioan 1:1-14). Họ đã tự tách rời khỏi hai trung tâm chính của Kitô giáo là Constantinople và Roma, để thành lập giáo hội “Tiền Công Ðồng Chalcedon” hay là các giáo hội Semitic. Sự phân chia này đã làm Kitô giáo mất hẳn một miền rộng lớn thuộc Ðông và Nam Ðịa Trung Hải. Tuy đã có lý do chính trị và địa phương liên hệ trong quyết định nói trên, nhưng sự phân chia đã thực sự làm các nguồn tư tưởng thần học của Tây Phương mất thăng bằng và nghiêng hẳn về phía các nguồn tư tưởng Hi Lạp (Greece). Những giáo hội Semitic hiện vẫn nay còn tồn tại, chạy dài từ miền Tây Ấn Ðộ đến Bắc Phi Châu và lên tới miền Nam nước Nga với trên 10 triệu Kitô hữu. Ở Ai-cập (Egypt) giáo hội này được gọi là Coptic, là giáo hội của người Ai-cập). Gần đây, một số trong những giáo hội này đã trở lại, hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo Roma.

B. THẾ KỶ XI: GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG ĐÔNG PHƯƠNG (CONSTANTINOPLE)

Sau nhiều năm rạn nứt giữa Ðông và Tây, giữa những giáo hội nói tiếng Hi Lạp và các giáo hội dùng tiếng La Tinh, năm 1045, sự gì người ta e rằng phải đến, đã đến. Ðức Hồng Y Humbert đã đọc bản án truất phép thông công toàn thể các giáo hội Ðông Phương (Orthodox, trung tâm là Constantinople, ngày nay là thành phố Istanbul của Turkey). Ðể đáp lại, Thượng Phụ Michael Cerularius và công đồng của ông cũng lên án phạt các giáo hội Tây Phương (Roma).

Ðã có những nguyên do chính đưa đến sự phân chia này.

1.Về chính trị: Kể từ khi có các cuộc xâm lăng của dân Bắc Âu, đến việc thành lập đế quốc Roma, việc đội vương miện cho vua Charlemagne của Pháp, đã làm cho Ðông Phương bất bình. Ðến khi vua Otto I (Đức) chiếm thành Roma năm 962 và áp đảo Ðức Giáo Hoàng, thì các giáo hội Ðông Phương không còn hoàn toàn thần phục ÐGH nữa.

2.Về văn hóa: Tây Phương đã bị ảnh hưởng sự tục hóa của dân man di (Barbarians, BắcÂu) và chính họ cũng đã muốn có một nền văn hóa riêng, thay vì phải chấp nhận nền văn hóa “thuộc địa” của Hi Lạp. Lối thực hành trong đời sống hàng ngày cũng thấy có những dị biệt. Thí dụ: các LM Ðông Phương để râu dài, còn những LM ở Tây Phương lại cạo nhẵn. Ðông Phương dùng bánh có men trong phép Thánh Thể, trong khi Tây Phương chỉ dùng bánh không men. Từ đó đã nảy sinh thêm những nghi kỵ và đưa đến sự bất tín lẫn nhau.

3.Về Thần Học: Ðông Phương thiên về chiêm niệm, suy gẫm những mầu nhiệm của Chúa qua sự mạc khải của Ngôi Con trong mầu nhiệm nhân bản của giáo hội. Họ cũng phát triển khoa thần học về Thiên Chúa Ba Ngôi (Holy Trinity) và môn Kitô học (Christology). Trong khi đó, Tây Phương đã đi hẳn về phần nổi bề ngoài, chú trọng nhiều đến ý nghĩa của mầu nhiệm cứu chuộc, về đời sống trong giáo hội và đời sống bí tích. Giáo hội là gì? Thế nào là ân sủng? Đó là những vấn nạn đã được giáo hội Tây Phương tìm cách trả lời.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất trong sự phân chia này, cũng như các cuộc đại ly giáo khác, là sự bất đồng về quyền bính của Ðức Giáo Hoàng. Ðối với Tây Phương, ÐGH là người kế vị của thánh Phêrô, cai quản toàn giáo hội, có quyền tuyệt đối. Trong khi đó, Ðông Phương chỉ coi chức giáo hoàng (Giám Mục thành Roma) như giám mục của một giáo phận, đồng thời điều hợp các giáo hội khác của giáo hội hoàn vũ như một vị chủ tịch của một liên đoàn ái hữu. Như vậy, Ngài không có quyền tuyệt đối.

C. THẾ KỶ XVI: SỰ PHÂN LY CỦA GIÁO HỘI TÂY PHƯƠNG

Sự phân chia lần này đã ảnh hưởng đến tận nền móng của Giáo Hội Công Giáo. Từ bên ngoài, các quốc gia chống đối lẫn nhau, đến bên trong các cộng đồng địa phương cũng có người theo phe này kẻ theo phái khác. Khởi đi từ đêm 30 tháng 10 năm 1517, khi Martin Luther dán 95 tiểu án chống giáo hội, nói chung; và lề lối ban các ơn đại xá, tiểu xá, nói riêng. Ông Luther đã cho rằng con người không thể “mua” ơn tha tội của Chúa bằng các việc đền tội, nhưng con người được trở nên công chính do ơn sủng đến từ niềm tin vào Ðức Kitô. Ðáng tiếc thay, sự chống đối đơn thuần này đã được một số lãnh chúa ở Ðức ủng hộ, vì lúc ấy giáo hội đang có nhiều đất đai ở vùng này, nếu ủng hộ Luther, họ sẽ chiếm được số đất đai đó. Một vài người khác như John Calvin ở Pháp và Zwingli ở Thụy Sĩ, cũng trình bày những tư tưởng thần học của họ và từ chối quyền bính của Ðức Giáo Hoàng ở Roma (ảnh hưởng từ cuộc phân chia Ðông - Tây). Trong khi đó, Giáo Hội Công Giáo Roma đã tung ra nền thần học chống lại các thần học cải cách (Counter-Reformation Theology) và loại trừ tất cả những ai không tuân phục quyền bính của ÐGH.

Cũng nên nhắc thêm về trường hợp của Anh Giáo. Sự thoát ly của giáo hội này đã không gây ra bởi các lý do thần học hoặc văn hóa, nhưng chỉ vì vua Henry VIII muốn ly dị bà vợ chính thức, Catherine of Aragon, (bà này đã không thể sinh con trai cho ông) để cưới bà vợ lẽ, Anne Boleyn. Dĩ nhiên là ÐGH Clement VII đã không cho phép, nên năm 1534, ông ta đã đưa cả nước Anh ly khai Giáo Hội Công Giáo Roma. Henry đã lần lượt cưới 6 người vợ, 2 trong số các bà ấy đã bi Henry ra lệnh chém đầu, trong đó có Anne Boleyn. Tuy nhiên, qua những cuộc bách đạo, vẫn còn rất nhiều tín hữu người nước Anh, trung kiên với Giáo Hội Công Giáo Roma và dạy dỗ con cháu giữ vững niềm tin cho đến ngày nay.

Những người theo Luther, Calvin và Zwingli đã tiếp tục các giáo hội Tin Lành, hay Thệ Phản (Protestants). Thế rồi,vì không có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, nên sự phân chia trong chính hàng ngũ của họ vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Hiện có trên 300 giáo phái Tin Lành khác nhau với một tổng số khoảng 400 trăm triệu Kitô hữu trên thế giới.

Bỏ qua chuyện buồn phân chia, chúng ta có thể nhìn thấy những điểm tích cực khởi đi từ sự phân ly này. Ðó là dấu hiệu kết thúc thời Trung Cổ, và nền văn minh Tây Phương đã tiến vào thời Phục Hưng (Renaissance). Con người đã thay đổi toàn diện trong thời kỳ này: từ hành vi, tư tưởng đến cảm xúc... Tất cả đã được diễn đạt qua triết học và nghệ thuật. Sự thành công của khoa học và các cuộc thám hiểm lại càng làm gia tăng các thay đổi. Tuy nhiên, cuộc phục hưng cũng đưa con người trở lại với những gia sản cổ truyền của mình.

Đến nay, lại qua thêm 500 năm nữa, con người đã và đang đi vào những năm đầu của thế kỷ XXI, của thiên kỷ thứ ba, thiên kỷ của những năm 2000. Chúng ta đã đi qua những mốc chính trong dòng lịch sử của giáo hội. Ðiều đó có giúp chúng ta hiểu biết hơn về hiện tại không? Nhất là chúng ta đã bước vào một chu kỳ mới của mỗi 5 thế kỷ? Đã ba lần bị phân chia, liệu giáo hội có bị xâu xé thêm lần nữa? Chuyện gì đã và đang xảy đến cho giáo hội và thế giới hôm nay?

Những cuộc phân chia trong giáo hội Kitô đã không đơn thuần bắt nguồn từ các bất đồng thần học, nhưng đã có những nguyên nhân văn hóa, chính trị, địa phương (cách biệt địa lý) và nhất là sự bất đồng ý kiến về quyền bính của Ðức Giáo Hoàng. Ở một khía cạnh nào đó, những cuộc phân chia này đã thúc đẩy các giáo hội trưởng thành và cố gắng hơn trong công cuộc truyền giáo.

Nếu cách biệt địa lý đã là một trong những nguyên nhân đã đưa những trung tâm văn hóa đến chỗ tự tạo thế lực để tách rời khỏi Giáo Hội Mẹ, như các giáo hội Trung Ðông và Ðông Phương. Trong hiện tại, Giáo Hội Công Giáo đang có ba trung tâm văn hóa chính: Châu Âu, Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada), và Châu Mỹ La Tinh (các miền Trung và Nam Châu Mỹ.) Ở Châu Âu và Bắc Mỹ đang có những phong trào đòi quyền tự do qúa lố, mà mục đích chỉ nhằm thỏa mãn những đòi hỏi của xác thịt hoặc trần tục hóa Giáo Hội, một mầu nhiệm bất biến của Ơn Cứu Chuộc. Trong khi ở Châu Mỹ La Tinh, phong trào Thần Học Giải Phóng, đi ngược với giáo huấn chân chính của Kinh Thánh, vẫn đang âm ỷ, chờ cơ hội bùng dậy.

Tuy nhiên, những áng mây mù nói trên đã và đang được Chúa Thánh Linh xóa tan qua Hội Thánh cùng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ĐGH Bênêdictô XVI và ĐGH đương nhiệm Phanxicô. Các ngài đã đến tận những địa phương để sửa đổi các sai lầm này cũng như tỏ mối quan tâm ưu ái của Giáo Hội Mẹ đối với đàn con ở khắp nơi.

Ở thời đại mà nhân loại đã có khả năng đưa người và phi thuyền đến các hành tinh khác, thiết tưởng người Kitô hữu cũng cần có cái nhìn tinh tế hơn, rộng lượng hơn trước những biến cố đã, đang cũng như có thể sẽ xảy ra trong giáo hội. Ðôi khi chính những bất hạnh và tử đạo hôm nay, sẽ trở thành lạc phúc và triều thiên vinh hiển mai ngày. Bình tĩnh nhận định các biến cố và tin tưởng vào Ơn Chúa Quan Phòng với một tinh thần lạc quan, người ta sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những giải đáp và thái độ cần phải có trong mọi hoàn cảnh của đời sống.

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Tim Mân Côi
Nguyễn Đức Cung
22:01 10/10/2019
TRÁI TIM MÂN CÔI

Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Hãy năng lần hạt Mân Côi

Tôn vinh thánh giá cứu đời trần gian

(nđc)
 
VietCatholic TV
Tòa Thánh cực lực bác bỏ tin của tờ Repubblica nói Đức Phanxicô không tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:59 10/10/2019
Scalfari, 95 tuổi, một người vô thần, đồng sáng lập nhật báo La Repubblica, viết trên tờ báo này hôm thứ Tư 9 tháng Mười rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông ta rằng “Đức Giêsu thành Nagiarét, một khi trở thành phàm nhân, cho dù là một con người có các nhân đức ngoại thường đi chăng nữa, không phải là Thiên Chúa.”

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã nhanh chóng đưa ra một tuyên bố bác bỏ tin giả này. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Matteo Bruni bị chỉ trích là chưa đủ mạnh nên hôm thứ Năm 10 tháng Mười, đích thân tổng trưởng Bộ Truyền Thông Tòa Thánh đã có cuộc họp báo về vấn đề này.

Thông tấn xã Catholic News Agency có bài tường trình sau. Nguyên bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ.


Vatican: Pope Francis 'never said' what Scalfari reported about divinity of Jesus Christ

Vatican: Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Không bao giờ nói” những gì Scalfari đã báo cáo về Thiên tính của Chúa Giêsu


Tuyên bố từ người đứng đầu ngành truyền thông theo sau một tuyên bố ngày 9 tháng 10 từ giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.

VATICAN – Hôm thứ Năm, một phát ngôn viên của Vatican đã thẳng thừng bác bỏ báo cáo của một nhà báo người Ý trong đó viết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài không tin rằng Chúa Giêsu Kitô là thần thánh.

“Đức Thánh Cha không bao giờ nói những gì Scalfari đã viết,” người đứng đầu ngành truyền thông Tòa Thánh Paolo Ruffini nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm ngày 10 tháng 10, và thêm rằng “cả những nhận xét được trích dẫn và những tái dựng cũng như các giải thích theo ý riêng của tiến sĩ Scalfari về các cuộc đàm thoại, xảy ra hơn hai năm trước, không thể được coi là một tường thuật trung thực về những gì Đức Giáo Hoàng đã nói.”

Ông Ruffini nhấn mạnh rằng: “Trái lại, sự thật có thể được tìm thấy xuyên suốt trong huấn quyền Hội Thánh và của chính Đức Thánh Cha Phanxicô là thế này: Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật.”

Tuyên bố này được đưa ra nhằm đáp lại một cột trên tờ La Repubblica số ra ngày 09 tháng Mười. La Repubblica là tờ báo do Scalfari, 95 tuổi, thành lập. Trong số báo này, con người luôn tự nhận mình là vô thần này nói rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô nghĩ rằng Đức Kitô chỉ là Giêsu thành Nagiarét, một con người, chứ không phải Thiên Chúa hóa thân.”

Nhận xét của ông Ruffini được đưa ra theo sau một tuyên bố ngày 9 tháng 10 từ ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh.

“Như đã được khẳng định trong những dịp khác, những từ ngữ mà tiến sĩ Eugenio Scalfari bỏ trong ngoặc kép để gán cho Đức Thánh Cha trong các cuộc hội thoại với ông ta không thể được coi là một một tường thuật trung thực về những gì Đức Giáo Hoàng đã thực sự nói nhưng chỉ tiêu biểu cho một giải thích cá nhân và phóng khoáng những gì ông ta nghe, điều này hoàn toàn tỏ tường nơi những gì được viết ngày hôm nay về thiên tính của Chúa Giêsu Kitô.”

Một số nhà bình luận đã phản ứng lại trước tuyên bố ban đầu của ông Bruni với những chỉ trích dữ dội, nói rằng tuyên bố này quá mơ hồ và không rõ ràng. Nhận xét của ông Ruffini dường như được đưa ra nhằm đáp lại những lời chỉ trích đó.

Bài tường thuật của Scalfari không nói rằng gần đây ông ta đã phỏng vấn Đức Giáo Hoàng, nhưng chỉ nói rằng đây là một chủ đề mà ông ta đã từng thảo luận với Đức Thánh Cha Phanxicô tại một thời điểm trong quá khứ.

Scalfari tường thuật rằng ông ta đã đề cập đến các trình thuật trong Kinh Thánh về việc Chúa Kitô cầu nguyện, đặc biệt là việc Ngài cầu nguyện với những nỗi thống khổ trong Vườn Giệtsimani, để ủng hộ luận điểm của ông ta cho rằng Chúa Giêsu Kitô không phải là thần thánh.

Scalfari viết tiếp rằng khi ông ta nêu ra những điểm này với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Thánh Cha nói với ông: “Đó là những bằng chứng rõ ràng cho thấy Đức Giêsu thành Nagiarét, một khi trở thành phàm nhân, cho dù là một con người với các nhân đức ngoại thường đi nữa, không phải là Thiên Chúa.”

[Sự thật là] Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường xuyên nhắc đến thiên tính của Chúa Kitô.

Trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, Đức Thánh Cha nói về “sự sống thần linh” của Chúa Giêsu.

Trong bài giảng thánh lễ Vọng Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 2013, Đức Thánh Cha nói:

“Ân sủng đã được mạc khải trong thế giới của chúng ta là Chúa Giêsu, được sinh hạ bởi Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là người thật và là Thiên Chúa thật. Ngài đã đi vào lịch sử của chúng ta, đã chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta. Ngài đã đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng tối và ban cho chúng ta ánh sáng. Nơi Ngài, Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta ân sủng, lòng thương xót và tình yêu dịu dàng của Chúa Cha: Chúa Giêsu là tình yêu nhập thể. Ngài không chỉ đơn giản là một thầy dạy về trí tuệ, Ngài không phải là một lý tưởng cao vời mà chúng ta cố gắng vươn tới trong khi biết rằng chúng ta vô phương đạt đến gần lý tưởng ấy. Ngài là ý nghĩa của cuộc sống và lịch sử, là người dựng lều đóng trại giữa chúng ta.”

Tháng Mười năm ngoái, khi đề cập đến Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa đã chọn một ngai vàng thật khó chịu, là thánh giá, từ đó Ngài cai trị bằng cách thí mạng sống mình.”

Scalfari, là người nổi tiếng không ghi chép trong các cuộc phỏng vấn, đã tung ra nhiều tin giả về Đức Thánh Cha Phanxicô trong quá khứ.

Năm 2018, ông tuyên bố Đức Giáo Hoàng đã phủ nhận sự tồn tại của hỏa ngục. Đáp lại, Vatican nói rằng Đức Giáo Hoàng đã không hề cho ông ta phỏng vấn và nhà báo này đã trình bày không chính xác một cuộc trò chuyện giữa ông ta và Đức Thánh Cha trong một chuyến viếng thăm chúc mừng Phục sinh. Nguyên văn tuyên bố của Tòa Thánh hôm 30 tháng Ba, 2018 như sau:

“Đức Thánh Cha gần đây đã tiếp kiến người sáng lập ra nhật báo La Repubblica trong một cuộc tiếp kiến riêng vào dịp lễ Phục sinh, nhưng không có bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Tất cả mọi thứ được báo cáo bởi tác giả trong bài báo hôm Thứ Năm là kết quả của việc tái dựng lại của chính ông ta, trong đó, những lời lẽ nguyên văn do Đức Giáo Hoàng nói ra đã không được trích dẫn. Do đó, không có tường trình trực tiếp về phát biểu nào có thể được coi là bản văn trung thành các lời của Đức Thánh Cha.”

Lần đầu tiên Scalfari báo cáo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những bình luận phủ nhận sự tồn tại của địa ngục là vào năm 2015. Vatican cũng bác bỏ báo cáo đó.

Tháng Mười Một năm 2013, sau cuộc tranh cãi dữ dội về những trích dẫn mà nhà báo này đã gán cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Scalfari thừa nhận rằng ít nhất một số từ ngữ ông ta đăng tải một tháng trước “không được chia sẻ bởi chính Đức Giáo Hoàng”.


Source:Catholic News Agency