Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:27 25/08/2019
17. Bất luận làm việc thiện gì thì cũng phải lấy khiêm tốn làm căn cơ, vừa có khiêm tốn để tiếp tục làm, lại vừa có khiêm tốn làm đến chung kết, thì việc thiện mới gọi là hoàn thành.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:32 25/08/2019
96. BẢN LĨNH TRỊ QUỐC
Bá tánh ở đất Tề đồng loạt khóc nói với Ngải tử:
- “Mỗi năm chúng tôi đều lấy xuân hạ trời khô hạn để in hình thủy long, đến mùa thu đông nước mưa lênh láng thì bán ra làm kế mưu sinh, năm nào cũng như thế, đó là nhờ thừa tướng điều hợp có phương pháp nên chúng tôi mới có cơ hội sống còn. Chỉ có điều là năm nay thời tiết khác thường, xuân hạ thì mưa lớn mà thu đông thì lại khô hạn, chiếu theo mùa mà in ấn thì chỉ uổng phí tài lực, nên hôm nay ngay cả cái ăn cái mặc cũng đều rất túng thiếu”.
Ngải tử cười lớn nói:
- “Bởi vì thừa tướng sợ người ta nói ngài bản lĩnh trị quốc năm nào cũng như năm nào, cho nên mới đổi lại đó chứ !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 96:
Có người chưa bao giờ uống rượu và có cuộc sống tốt đẹp nhưng vì sĩ diện sợ bạn bè chê là cù lần nên tập tành uống rượu, thế là trở thành sâu rượu cuộc sống bê tha làm khổ người thân; có một vài giáo dân tích cực tham gia các hội đoàn trong giáo xứ ai cũng tấm tắc khen ngợi, nhưng vì nghe người này nói người kia nói mình là người có địa vị trong xã hội mà lại đến nhà thờ tham gia công tác quét dọn nhà thờ, thế là vì sĩ diện mà từ bỏ tham gia các sinh hoạt của giáo xứ rồi dần dần xa nhà thờ...
“Trị” được tính tự ái và sĩ diện của mình quan trọng hơn cả trị nước, bởi vì cái sĩ diện đôi lúc làm cho người tốt trở thành người xấu, người đạo đức trở thành ngừơi bê tha và nguy hiểm cho xã hội.
Thế mới biết nếu không cầu nguyện và có lòng khiêm tốn thì mọi sự xấu xa nhất vẫn có thể xảy ra cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Bá tánh ở đất Tề đồng loạt khóc nói với Ngải tử:
- “Mỗi năm chúng tôi đều lấy xuân hạ trời khô hạn để in hình thủy long, đến mùa thu đông nước mưa lênh láng thì bán ra làm kế mưu sinh, năm nào cũng như thế, đó là nhờ thừa tướng điều hợp có phương pháp nên chúng tôi mới có cơ hội sống còn. Chỉ có điều là năm nay thời tiết khác thường, xuân hạ thì mưa lớn mà thu đông thì lại khô hạn, chiếu theo mùa mà in ấn thì chỉ uổng phí tài lực, nên hôm nay ngay cả cái ăn cái mặc cũng đều rất túng thiếu”.
Ngải tử cười lớn nói:
- “Bởi vì thừa tướng sợ người ta nói ngài bản lĩnh trị quốc năm nào cũng như năm nào, cho nên mới đổi lại đó chứ !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 96:
Có người chưa bao giờ uống rượu và có cuộc sống tốt đẹp nhưng vì sĩ diện sợ bạn bè chê là cù lần nên tập tành uống rượu, thế là trở thành sâu rượu cuộc sống bê tha làm khổ người thân; có một vài giáo dân tích cực tham gia các hội đoàn trong giáo xứ ai cũng tấm tắc khen ngợi, nhưng vì nghe người này nói người kia nói mình là người có địa vị trong xã hội mà lại đến nhà thờ tham gia công tác quét dọn nhà thờ, thế là vì sĩ diện mà từ bỏ tham gia các sinh hoạt của giáo xứ rồi dần dần xa nhà thờ...
“Trị” được tính tự ái và sĩ diện của mình quan trọng hơn cả trị nước, bởi vì cái sĩ diện đôi lúc làm cho người tốt trở thành người xấu, người đạo đức trở thành ngừơi bê tha và nguy hiểm cho xã hội.
Thế mới biết nếu không cầu nguyện và có lòng khiêm tốn thì mọi sự xấu xa nhất vẫn có thể xảy ra cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 21 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:35 25/08/2019
Chúa Nhật 21 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 13, 22-30.
“Thiên hạ sẽ từ đông sang tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”.
Bạn thân mến,
Đi vào cửa hẹp để được vào Nước Trời không như chúng ta đi vào cửa rộng để chết đời đời, bởi vì đi vào cửa rộng là hành động của những người thích hưởng thụ, thích danh tiếng và thích của cải vật chất ở đời này.
Con người ta sống thì thích ở nhà to cửa lớn, ăn thì thích ăn no đến cành bụng, uống thì thích uống xả giàn thả cửa, chơi thì thích chơi mút mùa lệ thủy, đi thì thích đi đường rộng thênh thang, lái xe đời mới.v.v…đó chính là vì con người ta thích sống hưởng thụ thái quá, nhưng hãy coi chừng, sự hưởng thụ chính là con đường rộng để bạn và tôi đi vào nơi trầm luân đời đời. Đã có lúc chúng ta coi lời dạy của Đức Chúa Giê-su là hãy chiến đấu để qua cửa hẹp là lời chói tai, và không hợp lý hợp tình trong xã hội hiện đại hóa và hưởng thụ hôm nay, khi mà cửa hẹp có ít người đi thì chiến đấu để làm gì, mà đã ít người đi thì chúng ta đi vào con đường hẹp để làm gì chứ ?
Chiến đấu để đi con đường hẹp là con đường dẫn bạn và tôi đến sự sống đời đời, đường hẹp này Đức Chúa Giê-su đã đi qua, đó là con đường yêu thương và hy sinh cho đến chết trên thập giá, đó là con đường bị sỉ nhục, đó là con đường bị hiểu lầm, là con đường khó nghèo và bị bỏ rơi. Tất cả những con đường ấy giống như con đường nhỏ hẹp gồ ghề lên núi Can-vê mà Đức Chúa Giê-su đã đi với cây thập giá nặng –là tội lỗi nhân loại- trên đôi vai của mình.
Xã hội càng văn minh, khoa học càng phát triển, kỹ thuật ngày càng tiên tiến, nên những con đường hẹp đầy ổ gà không còn nữa trong thành phố hay các khu đông dân cư. Cũng vậy, “con đường hẹp” trong lòng chúng ta từ từ rồi cũng sẽ không còn nữa, bởi vì sự hưởng thụ vật chất chính là những công trình kiến trúc của ma quỷ, như những chiếc xe lô ủi đường nghiền nát “con đường hẹp” hy sinh, yêu thương và bác ái trong tâm hồn chúng ta, để thêm vào đó, nó mở ra những con đường mới rộng thênh thang là đại lộ kiêu ngạo, con đường ích kỷ, con đường ghét ghen, con đường dâm đãng, con đường thù hận.v.v… và cuối những con đường rộng thênh thang ấy đưa chúng ta đến nơi phải đến là hỏa ngục, với những cực hình đời đời đang chờ đón chúng ta.
Bạn thân mến,
Chiến đấu để đi trên con đường hẹp là bổn phận và quyết tâm của bạn của chúng ta và của người Ki-tô hữu, nếu không, những con đường rộng ấy sẽ nuốt chửng chúng ta vào trong lửa hỏa ngục đời đời của nó.
Chiến đấu với kẻ thù trên đường thiêng liêng thì không cần phải coi người này là ai và người kia như thế nào, nhưng phải nhắm thẳng vào lý tưởng nên thánh mà chiến đấu, người mà chúng ta cho là đạo đức thánh thiện họ đi đường nào thì kệ họ, riêng chúng ta có Lời Chúa soi sáng và cứ thế mà chiến đấu để đi vào đường hẹp, mặc dù đôi lúc phải đổ máu và hy sinh đến mạng sống của mình.
Đường hẹp thì ít người đi, nhưng trong số ít đó có bạn và tôi thì thật hạnh phúc biết bao nhiêu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể”.
Con đường hẹp là hy sinh,
Con đường hẹp là bác ái,
Con đường hẹp là khiêm tốn,
Con đường hẹp là yêu thương,
Con đường hẹp là phục vụ…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 13, 22-30.
“Thiên hạ sẽ từ đông sang tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”.
Bạn thân mến,
Đi vào cửa hẹp để được vào Nước Trời không như chúng ta đi vào cửa rộng để chết đời đời, bởi vì đi vào cửa rộng là hành động của những người thích hưởng thụ, thích danh tiếng và thích của cải vật chất ở đời này.
Con người ta sống thì thích ở nhà to cửa lớn, ăn thì thích ăn no đến cành bụng, uống thì thích uống xả giàn thả cửa, chơi thì thích chơi mút mùa lệ thủy, đi thì thích đi đường rộng thênh thang, lái xe đời mới.v.v…đó chính là vì con người ta thích sống hưởng thụ thái quá, nhưng hãy coi chừng, sự hưởng thụ chính là con đường rộng để bạn và tôi đi vào nơi trầm luân đời đời. Đã có lúc chúng ta coi lời dạy của Đức Chúa Giê-su là hãy chiến đấu để qua cửa hẹp là lời chói tai, và không hợp lý hợp tình trong xã hội hiện đại hóa và hưởng thụ hôm nay, khi mà cửa hẹp có ít người đi thì chiến đấu để làm gì, mà đã ít người đi thì chúng ta đi vào con đường hẹp để làm gì chứ ?
Chiến đấu để đi con đường hẹp là con đường dẫn bạn và tôi đến sự sống đời đời, đường hẹp này Đức Chúa Giê-su đã đi qua, đó là con đường yêu thương và hy sinh cho đến chết trên thập giá, đó là con đường bị sỉ nhục, đó là con đường bị hiểu lầm, là con đường khó nghèo và bị bỏ rơi. Tất cả những con đường ấy giống như con đường nhỏ hẹp gồ ghề lên núi Can-vê mà Đức Chúa Giê-su đã đi với cây thập giá nặng –là tội lỗi nhân loại- trên đôi vai của mình.
Xã hội càng văn minh, khoa học càng phát triển, kỹ thuật ngày càng tiên tiến, nên những con đường hẹp đầy ổ gà không còn nữa trong thành phố hay các khu đông dân cư. Cũng vậy, “con đường hẹp” trong lòng chúng ta từ từ rồi cũng sẽ không còn nữa, bởi vì sự hưởng thụ vật chất chính là những công trình kiến trúc của ma quỷ, như những chiếc xe lô ủi đường nghiền nát “con đường hẹp” hy sinh, yêu thương và bác ái trong tâm hồn chúng ta, để thêm vào đó, nó mở ra những con đường mới rộng thênh thang là đại lộ kiêu ngạo, con đường ích kỷ, con đường ghét ghen, con đường dâm đãng, con đường thù hận.v.v… và cuối những con đường rộng thênh thang ấy đưa chúng ta đến nơi phải đến là hỏa ngục, với những cực hình đời đời đang chờ đón chúng ta.
Bạn thân mến,
Chiến đấu để đi trên con đường hẹp là bổn phận và quyết tâm của bạn của chúng ta và của người Ki-tô hữu, nếu không, những con đường rộng ấy sẽ nuốt chửng chúng ta vào trong lửa hỏa ngục đời đời của nó.
Chiến đấu với kẻ thù trên đường thiêng liêng thì không cần phải coi người này là ai và người kia như thế nào, nhưng phải nhắm thẳng vào lý tưởng nên thánh mà chiến đấu, người mà chúng ta cho là đạo đức thánh thiện họ đi đường nào thì kệ họ, riêng chúng ta có Lời Chúa soi sáng và cứ thế mà chiến đấu để đi vào đường hẹp, mặc dù đôi lúc phải đổ máu và hy sinh đến mạng sống của mình.
Đường hẹp thì ít người đi, nhưng trong số ít đó có bạn và tôi thì thật hạnh phúc biết bao nhiêu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể”.
Con đường hẹp là hy sinh,
Con đường hẹp là bác ái,
Con đường hẹp là khiêm tốn,
Con đường hẹp là yêu thương,
Con đường hẹp là phục vụ…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhóm phá thai ở Nam Phi không thể tìm ra các bác sĩ sẵn sàng thực hiện phá thai.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
08:46 25/08/2019
Mặc dù những người ủng hộ phá thai nỗ lực mở rộng số lượng các dưỡng đường phá thai ở Nam Phi, các bác sĩ ở nước này hầu như không muốn thực hiện thủ tục phá thai.
Theo Đạo luật Lựa chọn Chấm dứt Thai kỳ - Choice of Termination of Pregnancy Act vào năm 1996, phá thai là hợp pháp ở Nam Phi cho đến 12 tuần mang thai. Trong các trường hợp hãm hiếp, loạn luân và khó khăn tài chính, phá thai là hợp pháp cho đến 20 tuần.
Kgaladi Mphahlele, quản lý của Bác sĩ Không Biên giới về Lựa chọn Chấm dứt Thai kỳ ở Rustenburg, cho biết thật khó để tìm thấy các dưỡng đường sẵn sàng thực hiện phá thai hoặc các bác sĩ sẵn sàng giới thiệu.
Mphahlele cho biết việc tiếp cận các dưỡng đường phá thai là cần thiết để ngăn phụ nữ tìm kiếm các phương pháp phá thai không an toàn, theo Health-E News.
Ủy ban Guttmacher-Lancet ở Johannesburg năm ngoái đã đưa ra một báo cáo cho thấy trong số 8000 dưỡng đường y tế ở Nam Phi, khoảng 7% thực hiện phá thai, Health-E News đưa tin.
Judiac Ranape, một y tá đào tạo bác sĩ về phá thai, lập luận rằng sự phản đối theo lương tâm là một vấn đề.
Bạn sẽ thể tìm thấy một người quản lý về mổ xẻ nói: "Chúng tôi không thực hiện nó [phá thai] vì nó chống lại niềm tin tôn giáo của tôi” Ranape nói, kêu gọi hạn chế về phản đối theo lương tâm.
Tuy nhiên, các cuộc khảo sát cho thấy dân số nói chung ở nước này phản đối mạnh mẽ việc phá thai.
Cuộc Khảo sát về Thái độ Xã hội của Nam Phi – The South African Social Attitudes Survey, được thực hiện trong những năm 2003-2006, cho thấy 9 trong số 10 người trưởng thành ở Nam Phi tin rằng phá thai là sai trái trong tình trạng khó xử, và 3/4 cho biết phá thai vẫn là vô đạo đức nếu đứa trẻ được sinh ra có khuyết tật.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội đã kêu gọi những nỗ lực cung cấp cho phụ nữ đối mặt với việc mang thai khó khăn bằng các biện pháp thay thế cho phá thai.
Có một nhóm ủng hộ sự sống trong Tổng giáo phận Cape Town. Nhóm này hoạt động để cung cấp nơi trú ẩn cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai khủng hoảng tại những Căn nhà Công Giáo Mẹ Thiên Chúa - Mater Domini Homes. “Việc thành lập Mẹ Thiên Chúa - Mater Domini vì nhu cầu hiện hữu trong Tổng giáo phận Cape Town để tạo ra một biện pháp thay thế phá thai cho những phụ nữ, họ có thể cảm thấy bị buộc phải đưa ra quyết định như vậy vì tuyệt vọng”, tổ chức này đăng trên trang Facebook.
“Khi chúng ta nói về những nạn nhân của phá thai không tên, không mặt và không tiếng nói, chúng ta phải kể đến những bà mẹ là những người thường thấy mình trong hoàn cảnh bất lực, không có nhiều lựa chọn khác nhưng phải đưa ra lựa chọn khó khăn để kết thúc cuộc đời của đứa con chưa sinh của họ.”
Nguồn: Catholic World Report
Theo Đạo luật Lựa chọn Chấm dứt Thai kỳ - Choice of Termination of Pregnancy Act vào năm 1996, phá thai là hợp pháp ở Nam Phi cho đến 12 tuần mang thai. Trong các trường hợp hãm hiếp, loạn luân và khó khăn tài chính, phá thai là hợp pháp cho đến 20 tuần.
Kgaladi Mphahlele, quản lý của Bác sĩ Không Biên giới về Lựa chọn Chấm dứt Thai kỳ ở Rustenburg, cho biết thật khó để tìm thấy các dưỡng đường sẵn sàng thực hiện phá thai hoặc các bác sĩ sẵn sàng giới thiệu.
Mphahlele cho biết việc tiếp cận các dưỡng đường phá thai là cần thiết để ngăn phụ nữ tìm kiếm các phương pháp phá thai không an toàn, theo Health-E News.
Ủy ban Guttmacher-Lancet ở Johannesburg năm ngoái đã đưa ra một báo cáo cho thấy trong số 8000 dưỡng đường y tế ở Nam Phi, khoảng 7% thực hiện phá thai, Health-E News đưa tin.
Judiac Ranape, một y tá đào tạo bác sĩ về phá thai, lập luận rằng sự phản đối theo lương tâm là một vấn đề.
Bạn sẽ thể tìm thấy một người quản lý về mổ xẻ nói: "Chúng tôi không thực hiện nó [phá thai] vì nó chống lại niềm tin tôn giáo của tôi” Ranape nói, kêu gọi hạn chế về phản đối theo lương tâm.
Tuy nhiên, các cuộc khảo sát cho thấy dân số nói chung ở nước này phản đối mạnh mẽ việc phá thai.
Cuộc Khảo sát về Thái độ Xã hội của Nam Phi – The South African Social Attitudes Survey, được thực hiện trong những năm 2003-2006, cho thấy 9 trong số 10 người trưởng thành ở Nam Phi tin rằng phá thai là sai trái trong tình trạng khó xử, và 3/4 cho biết phá thai vẫn là vô đạo đức nếu đứa trẻ được sinh ra có khuyết tật.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội đã kêu gọi những nỗ lực cung cấp cho phụ nữ đối mặt với việc mang thai khó khăn bằng các biện pháp thay thế cho phá thai.
Có một nhóm ủng hộ sự sống trong Tổng giáo phận Cape Town. Nhóm này hoạt động để cung cấp nơi trú ẩn cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai khủng hoảng tại những Căn nhà Công Giáo Mẹ Thiên Chúa - Mater Domini Homes. “Việc thành lập Mẹ Thiên Chúa - Mater Domini vì nhu cầu hiện hữu trong Tổng giáo phận Cape Town để tạo ra một biện pháp thay thế phá thai cho những phụ nữ, họ có thể cảm thấy bị buộc phải đưa ra quyết định như vậy vì tuyệt vọng”, tổ chức này đăng trên trang Facebook.
“Khi chúng ta nói về những nạn nhân của phá thai không tên, không mặt và không tiếng nói, chúng ta phải kể đến những bà mẹ là những người thường thấy mình trong hoàn cảnh bất lực, không có nhiều lựa chọn khác nhưng phải đưa ra lựa chọn khó khăn để kết thúc cuộc đời của đứa con chưa sinh của họ.”
Nguồn: Catholic World Report
Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli trở thành nạn nhân của một trận tấn công cường tập
Đặng Tự Do
16:55 25/08/2019
Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của tổng giáo phận Melbourne cho biết Đức Hồng Y George Pell, năm nay 78 tuổi, có thể chết trong tù vì tình trạng sức khoẻ suy sụp nhanh chóng và nỗi buồn bị một bản án quá oan khiên.
“Ngài đã là một người già yếu, sức khỏe của ngài chưa bao giờ thực sự là tốt trong một thời gian dài.”
Trong cuộc phỏng vấn dành cho 3W, Đức Tổng Giám Mục nói với người phỏng vấn Neil Mitchell rằng ngài luôn tin rằng Đức Hồng Y Pell vô tội và vẫn là một người bạn của Đức Hồng Y Pell.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli nói với Neil Mitchell rằng ngài không đặt câu hỏi liệu người khiếu nại Đức Hồng Y có từng bị ai đó lạm dụng hay không, nhưng ngài không bao giờ tin rằng Đức Hồng Y Pell đã lạm dụng người ấy.
Khi được hỏi liệu ngài có muốn gửi tin nhắn cho Hồng Y Pell trên đài phát thanh không, Đức Tổng Giám Mục Comensoli nói: “Chào Đức Hồng Y George, xin ngài biết về lời cầu nguyện và mối quan tâm và tình bạn của con dành cho ngài, và xin cũng biết rằng chúng con Giáo Hội tại Melbourne sẽ tiếp tục các hoạt động dành cho các nạn nhân mà con nghĩ rằng ngài hằng mong muốn chúng con làm điều đó.”
Đức Tổng Giám Mục Comensoli chỉ nói như thế nhưng trong mấy ngày qua, ngài đã là nạn nhân của một cuộc tấn công cường tập của giới truyền thông thù hận với Công Giáo.
Một người khác cũng lên tiếng bênh vực Đức Hồng Y Pell là Thẩm phán Mark Weinberg, một trong ba Thẩm phán trong hội thẩm đoàn trong phiên tòa kháng cáo.
Trong bản án dài 325 trang do Tòa phúc thẩm đưa ra, lý luận của Thẩm phán Weinberg chiếm tới 200 trang. Ông tin rằng có một “khả năng đáng kể” là vị Hồng Y không hề phạm vào tội lạm dụng tính dục mà ngài đang ngồi tù và lẽ ra ngài phải được trả tự do.
Thẩm phán Mark Weinberg nói rằng ông không cảm thấy thuyết phục trước các chứng cứ của nạn nhân và không thể loại trừ khả năng một số phần trong lời khai của người cựu ca viên trong dàn hợp xướng là “bịa đặt”.
Thẩm phán Mark Weinberg nói quyết liệt như thế nhưng giới truyền thông thù hận Công Giáo chỉ dám đăng lại một bài trên tờ Financial Review với hàng tít rất nhã nhặn “Pell có thêm bạn hiền mới”.
Trong khi thả giàn tấn công một Tổng Giám Mục Công Giáo, giới truyền thông thù hận Công Giáo tại Úc chỉ dám nói đến thôi. Nói mạnh hơn chút nữa là ở tù vì tội khinh mạn tòa án.
Thẩm phán Weinberg, cựu Thẩm phán Tòa án Liên bang, là người đã chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án James Gargasoulas giết người trên đường Bourke của Melbourne, hồi năm ngoái, cho biết có cả một lô chứng cứ khiến ông “không thể chấp nhận” lời khai của người khiếu nại.
“Từ.. . lý chứng của người khiếu nại, có thể thấy rằng có nhiều yếu tố trong lời khai của anh ta có thể bị chỉ trích một cách hợp pháp. Có những mâu thuẫn, bất nhất, và một số câu trả lời của anh ta đơn giản là vô nghĩa”, Thẩm phán Weinberg đã viết như trên trong bản án được đưa ra vào hôm thứ Tư.
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý. Bồi thẩm đoàn đã được kêu gọi chấp nhận chứng cứ của anh ta mà không có bất kỳ sự hỗ trợ độc lập nào khác.”
Sau khi đánh giá các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa xét xử Hồng Y Pell vào năm ngoái, Thẩm phán Weinberg nói rằng theo ông tòa án nên hủy bỏ năm bản án về tội phạm tình dục trẻ em gán cho Đức Hồng Y.
Nhưng Thẩm phán Weinberg chỉ là thiểu số. Hai đồng nghiệp của ông trong hội thẩm đoàn phúc thẩm - là Chánh án Anne Ferguson và Thẩm phán Chris Maxwell – cho rằng nạn nhân nói sự thật và đơn kháng cáo của Hồng Y Pell nên bị bác bỏ.
Thẩm phán Weinberg không cảm thấy thuyết phục bởi bằng chứng của nạn nhân còn sống sót, là người đã có lúc thừa nhận tại phiên tòa rằng anh ta không thể “nói dứt khoát năm nào” mà anh ta bị lạm dụng.
Thẩm phán Weinberg coi trọng lời khai của các quan chức Giáo Hội, những người tuyên bố Hồng Y Pell chưa bao giờ bị bỏ lại một mình tại Nhà thờ St Patrick và thường chào đón giáo dân ở lối ra vào khi vụ lạm dụng được cho là đã xảy ra.
“Tất cả những nhân chứng này đều quan trọng, nhưng có một số người mà lời chứng của họ rất quan yếu”, ông viết.
“Hoàn toàn có thể nói rằng lời chứng của họ, nếu được chấp nhận, chắc chắn sẽ dẫn đến sự tha bổng tức khắc.”
“Kết quả tương tự sẽ xảy ra, thậm chí khi kết luận duy nhất có thể được đưa ra là các bằng chứng của họ, liên quan đến các sự kiện được đề cập, là một lời khai 'có thể là hợp lý' về những gì đã xảy ra.”
“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”, ông viết.
“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”
Source:The AustralianArchbishop Peter Comensoli still believes George Pell is innocent of child sex abuse
“Ngài đã là một người già yếu, sức khỏe của ngài chưa bao giờ thực sự là tốt trong một thời gian dài.”
Trong cuộc phỏng vấn dành cho 3W, Đức Tổng Giám Mục nói với người phỏng vấn Neil Mitchell rằng ngài luôn tin rằng Đức Hồng Y Pell vô tội và vẫn là một người bạn của Đức Hồng Y Pell.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli nói với Neil Mitchell rằng ngài không đặt câu hỏi liệu người khiếu nại Đức Hồng Y có từng bị ai đó lạm dụng hay không, nhưng ngài không bao giờ tin rằng Đức Hồng Y Pell đã lạm dụng người ấy.
Khi được hỏi liệu ngài có muốn gửi tin nhắn cho Hồng Y Pell trên đài phát thanh không, Đức Tổng Giám Mục Comensoli nói: “Chào Đức Hồng Y George, xin ngài biết về lời cầu nguyện và mối quan tâm và tình bạn của con dành cho ngài, và xin cũng biết rằng chúng con Giáo Hội tại Melbourne sẽ tiếp tục các hoạt động dành cho các nạn nhân mà con nghĩ rằng ngài hằng mong muốn chúng con làm điều đó.”
Đức Tổng Giám Mục Comensoli chỉ nói như thế nhưng trong mấy ngày qua, ngài đã là nạn nhân của một cuộc tấn công cường tập của giới truyền thông thù hận với Công Giáo.
Một người khác cũng lên tiếng bênh vực Đức Hồng Y Pell là Thẩm phán Mark Weinberg, một trong ba Thẩm phán trong hội thẩm đoàn trong phiên tòa kháng cáo.
Trong bản án dài 325 trang do Tòa phúc thẩm đưa ra, lý luận của Thẩm phán Weinberg chiếm tới 200 trang. Ông tin rằng có một “khả năng đáng kể” là vị Hồng Y không hề phạm vào tội lạm dụng tính dục mà ngài đang ngồi tù và lẽ ra ngài phải được trả tự do.
Thẩm phán Mark Weinberg nói rằng ông không cảm thấy thuyết phục trước các chứng cứ của nạn nhân và không thể loại trừ khả năng một số phần trong lời khai của người cựu ca viên trong dàn hợp xướng là “bịa đặt”.
Thẩm phán Mark Weinberg nói quyết liệt như thế nhưng giới truyền thông thù hận Công Giáo chỉ dám đăng lại một bài trên tờ Financial Review với hàng tít rất nhã nhặn “Pell có thêm bạn hiền mới”.
Trong khi thả giàn tấn công một Tổng Giám Mục Công Giáo, giới truyền thông thù hận Công Giáo tại Úc chỉ dám nói đến thôi. Nói mạnh hơn chút nữa là ở tù vì tội khinh mạn tòa án.
Thẩm phán Weinberg, cựu Thẩm phán Tòa án Liên bang, là người đã chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án James Gargasoulas giết người trên đường Bourke của Melbourne, hồi năm ngoái, cho biết có cả một lô chứng cứ khiến ông “không thể chấp nhận” lời khai của người khiếu nại.
“Từ.. . lý chứng của người khiếu nại, có thể thấy rằng có nhiều yếu tố trong lời khai của anh ta có thể bị chỉ trích một cách hợp pháp. Có những mâu thuẫn, bất nhất, và một số câu trả lời của anh ta đơn giản là vô nghĩa”, Thẩm phán Weinberg đã viết như trên trong bản án được đưa ra vào hôm thứ Tư.
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý. Bồi thẩm đoàn đã được kêu gọi chấp nhận chứng cứ của anh ta mà không có bất kỳ sự hỗ trợ độc lập nào khác.”
Sau khi đánh giá các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa xét xử Hồng Y Pell vào năm ngoái, Thẩm phán Weinberg nói rằng theo ông tòa án nên hủy bỏ năm bản án về tội phạm tình dục trẻ em gán cho Đức Hồng Y.
Nhưng Thẩm phán Weinberg chỉ là thiểu số. Hai đồng nghiệp của ông trong hội thẩm đoàn phúc thẩm - là Chánh án Anne Ferguson và Thẩm phán Chris Maxwell – cho rằng nạn nhân nói sự thật và đơn kháng cáo của Hồng Y Pell nên bị bác bỏ.
Thẩm phán Weinberg không cảm thấy thuyết phục bởi bằng chứng của nạn nhân còn sống sót, là người đã có lúc thừa nhận tại phiên tòa rằng anh ta không thể “nói dứt khoát năm nào” mà anh ta bị lạm dụng.
Thẩm phán Weinberg coi trọng lời khai của các quan chức Giáo Hội, những người tuyên bố Hồng Y Pell chưa bao giờ bị bỏ lại một mình tại Nhà thờ St Patrick và thường chào đón giáo dân ở lối ra vào khi vụ lạm dụng được cho là đã xảy ra.
“Tất cả những nhân chứng này đều quan trọng, nhưng có một số người mà lời chứng của họ rất quan yếu”, ông viết.
“Hoàn toàn có thể nói rằng lời chứng của họ, nếu được chấp nhận, chắc chắn sẽ dẫn đến sự tha bổng tức khắc.”
“Kết quả tương tự sẽ xảy ra, thậm chí khi kết luận duy nhất có thể được đưa ra là các bằng chứng của họ, liên quan đến các sự kiện được đề cập, là một lời khai 'có thể là hợp lý' về những gì đã xảy ra.”
“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”, ông viết.
“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”
Source:The Australian
TGP Adelaide Nam Úc - Thánh Lễ kỷ niệm lần thứ 105th ngày quốc tế Di Dân & Tỵ Nạn,
Jos. Vĩnh SA
17:19 25/08/2019
Đã bao năm qua, cứ vào tháng 8, TGP Adelaide Nam Úc lại tổ chức thánh lễ trọng thể kỷ niệm ngày Quốc Tế Di Dân & Tỵ Nạn. Năm nay, văn phòng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc của TGP đã tổ chức thánh lễ kỷ niệm lần thứ 105 vào lúc 02 giờ 30 chiều Chúa Nhật ngày 25/8/2019 tại nhà thờ Chánh tòa Saint Francis Xavier. Gian cung thánh của nhà thờ được trang hoàng rất đẹp với đầy đủ những lá cờ biểu tượng của các quốc gia trên thế giới, trong đó có cờ vàng 3 sọc đỏ thân thương của Việt Nam Cộng Hòa.
XEM HÌNH – SEE PHOTOS
Thánh lễ do ĐGM Greg. O’Kelly SJ, giám quản tông tòa TGP Adelaide chủ tế, cùng đồng tế có khoảng 30 linh mục và 2 thầy phó tế thuộc các sắc tộc trong TGP. Đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho người Di Dân và Tỵ Nạn chiều hôm nay, có một số các khách mời trong chính quyền tiểu bang Nam Úc, các tu sĩ nam nữ, và rất đông tín hữu Công Giáo thuộc đủ các sắc tộc đến từ nhiều cộng đoàn và giáo xứ của TGP, với nhiều quốc phục đủ màu sắc trông rất đẹp mắt.
Thánh đường tuy rộng lớn dường như vẫn không đủ chỗ ngồi cho tất cả mọi người. Sự có mặt của đông đảo tín hữu đã nói lên ý muốn thắt chặt tình thân liên kết với nhau, thể hiện tinh thần hiệp nhất trong đa dạng của các sắc tộc đến từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới hiện đang sinh sống và làm việc tại tiểu bang Nam Úc.
Mở đầu thánh lễ ĐGM Greg. O’Kelly đã có lời chào mừng và cảm ơn quý Cha đồng tế và tất cả mọi người đã đến tham dự thánh lễ.
Sau 2 bài thánh thư và đoạn Tin Mừng theo thánh Luca 13:22-30, Đức Cha chủ tế đã chia sẻ ý nghĩa của ngày cầu nguyện cho người di dân và tỵ nạn trên toàn thế giới nói chung và ở Úc Châu nói riêng. Úc Châu và Adelaide chúng ta đã đón nhận rất nhiều di dân và tỵ nạn đến từ các châu lục trên thế giới. Đây là một vấn đề rất quan trọng. Đức Cha đã nhắc lại thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân ngày Quốc Tế Di Dân & Tỵ Nạn năm 2019: “Tầm quan trọng không chỉ là người di dân nhưng còn cần phải vượt qua nỗi sợ hãi và ích kỷ. Vì sợ hãi và ích kỷ làm cho người ta có suy nghĩ là mình phải trước tiên, sau đó mới đến người khác.”
Những người đến Úc là những món quà, là kho tàng từ Thiên Chúa. Họ đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của nước Úc cũng như Giáo Hội Công Giáo Úc Châu. Mỗi người chúng ta cần thể hiện sự yêu thương, tôn trọng, hỗ trợ trong việc đón tiếp người di dân, đặc biệt đối với tín hữu Kitô giáo. Đây là cơ hợi để sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng trên hành trình về nước Chúa.
Trong suốt thánh lễ, phần thánh nhạc do các ca đoàn The Voice for Christ sắc dân Philipines, Đông Timor và cộng đồng Công GiáoTamil phụ trách phụng vụ, được thể hiện các bài thánh ca bằng các ngôn ngữ khác nhau. Lời nguyện giáo dân cầu cho ĐTC Phanxicô, các vị chủ chăn, cho giáo hội cũng như những người di dân, tỵ nạn, sinh viên quốc tế được đọc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Shona, Đức, Indonesia, Tây Ban Nha, Malta và Malaysia.
Tiếp sau lời nguyện giáo dân, đoàn tiến lễ gồm các em thiếu nhi thuộc nhiều sắc tộc, với những bộ quốc phục truyền thống trông thật đẹp và duyên dáng dâng của lễ lên Thiên Chúa một cách trang nghiêm và kính cẩn.
Sau thánh lễ, mọi người được BTC mời vào hội trường Saint Aloysius College, phía sau nhà thờ Chánh tòa để dự tiệc mừng.
Mở đầu chương trình, sau lời chào mừng và giới thiệu của BTC, Soeur Mary Trần Thị Niên RSM, giám đốc văn phòng Đa Văn Hóa TGP Adelaide, trưởng Ban Tổ Chức, đã cảm ơn ĐGM Greg. O’Kelly, quý linh mục, tu sĩ và mọi người đã tham dự ngày quốc tế cầu nguyện cho người di dân và tỵ nạn chiều hôm nay. Mọi người có dịp chung vui, vừa thưởng thức các món ăn vừa xem văn nghệ do giáo dân các sắc tộc đóng góp trong đó các nhiều tiết mục do cộng đồng Công Giáo Việt Nam đảm trách.
Buổi lễ và tiệc mừng đã kết thúc lúc 5 giờ 30 chiều cùng ngày. Mọi người vui vẻ chia tay nhau ra về sau những giờ phút tham dự thánh lễ và chung vui bữa tiệc trong tình thân anh em của những người con từ khắp nơi tìm về nước Chúa (Văn Khánh tường thuật)
Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ: ‘tội lỗi ghì kéo linh hồn xuống! chỉ có Thần khí mới giữ cho tâm hồn tươi trẻ’
Thanh Quảng sdb
23:28 25/08/2019
Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ: ‘tội lỗi ghì kéo linh hồn xuống! chỉ có Thần khí mới giữ cho tâm hồn tươi trẻ’
Đức Thánh Cha Phanxicô xác quyết rằng buồn sầu không phải là một thái độ Kitô giáo. Chúng ta cần phải vượt thắng những khó khăn của cuộc sống với nhờ sự hộ phù và thân tình với Chúa Thánh Thần.
Trong thánh lễ vào sáng thứ Ba tại nhà nguyện thánh Marta Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ về Chúa Thánh Thần xuyên qua đoạn Tin Mừng trong ngày.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong phút chia ly của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi lên trời, Đức Thánh Cha nói Chúa đã ban cho chúng ta một bài học về Chúa Thánh Thần.
Đức Thánh Cha cho hay các môn đệ, rất buồn rầu khi biết rằng Thầy sắp rời xa họ, nhưng Chúa Giêsu lại đoan quyết với họ rằng Ngài ra đi thì tốt hơn cho họ.
Nhưng làm sao để các môn đệ khỏi buồn rầu? Đức Thánh Cha nói Chúa cầu nguyện xin Chúa Cha gìn giữ cho các tông đồ luôn tươi vui và dạt dào sức mạnh tâm linh! Vì chính Chúa Thánh Thần không ngừng đổi mới và làm thăng tiến niềm tin nơi họ...
Người Kitô hữu không được buồn
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích, Chúa Thánh Thần giúp chúng ta vác thập giá mình. Đức Thánh Cha rút tỉa ra từ bài đọc sách Tông đồ Công vụ kể về việc Phaolô và Silas, bị ngược đãi, bị lột áo xống, bị đánh đập, xiềng xích và giam cầm, thế mà các ngài vẫn luôn miệng ca khen Chúa.
Chính Chúa Thánh Thần nói, và hành động động trong chúng ta, Chúa Thánh Thần đồng hành với chúng ta trong cuộc sống và gìn giữ bảo vệ chúng ta. Chúa Thánh Thần được gọi là Đấng ủi an 'Paraclete', Ngài ở trong ta và nâng đỡ hộ phù ta không bị quật ngã, vì vậy mà tinh thần chúng ta luôn được lạc quan".
Một người Kitô giáo phải luôn trẻ trung, trái tim của họ không bị lão hóa đi, đó là ơn gọi Kitô giáo của chúng ta.
Cuộc đối thoại thần linh hàng ngày với Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta thăng tiến và dù đời có buồn đau thì cũng được xoa dịu như thánh Phaolô và Silas dù bị đánh đập đau khổ dập vùi, các ngài vẫn vui mừng ngợi khen Chúa!
Đức Thánh Cha giải thích đó là nềm vui trẻ trung của người Kitô hữu luôn hướng nhìn về tương lai với niềm hy vọng. Nhưng để có thể có thái độ trẻ trung này, Đức Thánh Cha nói chúng ta cần có một một mối giây thân tình cầu nguyện liên nỉ hàng ngày với Chúa Thánh Thần, Người luôn hiện diện ở bên chúng ta.
Đây là món quà tuyệt vời mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta: ‘một Đấng Hộ phù’ giúp chúng ta thẳng tiến.
Tội lỗi làm cho linh hồn già nua, chỉ có Thần Linh mới làm cho trẻ trung
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng của mình bằng những lời khích lệ và cầu mong rằng ngay cả khi chúng ta là tội nhân, Thánh Thần Chúa giúp chúng ta ăn năn và giúp hướng nhìn về phía trước: Hãy khẩn cầu cùng Chúa Thánh Linh, người sẽ cho bạn nguồn trợ lực và phục hồi nét trẻ trung nơi bạn.
Mặt khác, Đức Thánh Cha nói tội lỗi làm cho linh hồn ta ra già đi... Trong cuộc sống dù có những lúc khó khăn, nhưng Chúa Thánh Thần luôn giúp chúng ta tiến tới hầu vượt qua được những khó khăn, ngay cả khi chúng ta phải chết vì đạo!
Đức Thánh Cha Phanxicô xác quyết rằng buồn sầu không phải là một thái độ Kitô giáo. Chúng ta cần phải vượt thắng những khó khăn của cuộc sống với nhờ sự hộ phù và thân tình với Chúa Thánh Thần.
Trong thánh lễ vào sáng thứ Ba tại nhà nguyện thánh Marta Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ về Chúa Thánh Thần xuyên qua đoạn Tin Mừng trong ngày.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong phút chia ly của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi lên trời, Đức Thánh Cha nói Chúa đã ban cho chúng ta một bài học về Chúa Thánh Thần.
Đức Thánh Cha cho hay các môn đệ, rất buồn rầu khi biết rằng Thầy sắp rời xa họ, nhưng Chúa Giêsu lại đoan quyết với họ rằng Ngài ra đi thì tốt hơn cho họ.
Nhưng làm sao để các môn đệ khỏi buồn rầu? Đức Thánh Cha nói Chúa cầu nguyện xin Chúa Cha gìn giữ cho các tông đồ luôn tươi vui và dạt dào sức mạnh tâm linh! Vì chính Chúa Thánh Thần không ngừng đổi mới và làm thăng tiến niềm tin nơi họ...
Người Kitô hữu không được buồn
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích, Chúa Thánh Thần giúp chúng ta vác thập giá mình. Đức Thánh Cha rút tỉa ra từ bài đọc sách Tông đồ Công vụ kể về việc Phaolô và Silas, bị ngược đãi, bị lột áo xống, bị đánh đập, xiềng xích và giam cầm, thế mà các ngài vẫn luôn miệng ca khen Chúa.
Chính Chúa Thánh Thần nói, và hành động động trong chúng ta, Chúa Thánh Thần đồng hành với chúng ta trong cuộc sống và gìn giữ bảo vệ chúng ta. Chúa Thánh Thần được gọi là Đấng ủi an 'Paraclete', Ngài ở trong ta và nâng đỡ hộ phù ta không bị quật ngã, vì vậy mà tinh thần chúng ta luôn được lạc quan".
Một người Kitô giáo phải luôn trẻ trung, trái tim của họ không bị lão hóa đi, đó là ơn gọi Kitô giáo của chúng ta.
Cuộc đối thoại thần linh hàng ngày với Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta thăng tiến và dù đời có buồn đau thì cũng được xoa dịu như thánh Phaolô và Silas dù bị đánh đập đau khổ dập vùi, các ngài vẫn vui mừng ngợi khen Chúa!
Đức Thánh Cha giải thích đó là nềm vui trẻ trung của người Kitô hữu luôn hướng nhìn về tương lai với niềm hy vọng. Nhưng để có thể có thái độ trẻ trung này, Đức Thánh Cha nói chúng ta cần có một một mối giây thân tình cầu nguyện liên nỉ hàng ngày với Chúa Thánh Thần, Người luôn hiện diện ở bên chúng ta.
Đây là món quà tuyệt vời mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta: ‘một Đấng Hộ phù’ giúp chúng ta thẳng tiến.
Tội lỗi làm cho linh hồn già nua, chỉ có Thần Linh mới làm cho trẻ trung
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng của mình bằng những lời khích lệ và cầu mong rằng ngay cả khi chúng ta là tội nhân, Thánh Thần Chúa giúp chúng ta ăn năn và giúp hướng nhìn về phía trước: Hãy khẩn cầu cùng Chúa Thánh Linh, người sẽ cho bạn nguồn trợ lực và phục hồi nét trẻ trung nơi bạn.
Mặt khác, Đức Thánh Cha nói tội lỗi làm cho linh hồn ta ra già đi... Trong cuộc sống dù có những lúc khó khăn, nhưng Chúa Thánh Thần luôn giúp chúng ta tiến tới hầu vượt qua được những khó khăn, ngay cả khi chúng ta phải chết vì đạo!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Sắc tộc thường niên tại Tổng Giáo Phận Melbourne
Trần Văn Minh
06:19 25/08/2019
Melbourne, Vào lúc 2 giờ chiều Chúa Nhật Ngày 25/8/2019. Tại Nhà Thờ Chánh Tòa Saint Patrick Vùng East Melbourne thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne. Thánh lễ dành riêng cho các sắc tộc hằng năm đã được tổ chức thật trọng thể.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám Mục Peter A Comensoli là Tổng Giám mục TGP. Melbourne chủ tế, cùng với đông đảo quý linh mục phụ trách các sắc tộc, quý thầy phó tế cùng đồng tế. Quý Linh mục Việt Nam gồm có quý Cha: Trần Ngọc Tân, Đặng Nhật Trường, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Minh Hiếu và thầy Phó Tế Đinh Văn Bổn. Ca đoàn phụ trách chính là Ca đoàn của Cộng đồng Filipino, thêm hai ca đoàn Saint Bakhita thuộc Nam Sudan và Ca đoàn thuộc Cộng đồng Samoan, mỗi ca đoàn phụ trách riêng từng phần thánh ca cho buổi lễ.
Ngay từ lúc 2 giờ chiều, chương trình lần chuỗi kinh Mân Côi đa sắc tộc được bắt đầu. Linh mục Đặng Nhật Trường DCCT phụ tá tuyên úy Cộng đoàn Thánh Toma Thiện phụ trách và hướng dẫn. Trong mười kinh kính mừng, mỗi sắc tộc phụ trách đọc kinh kính mừng xoay vòng. Cộng đồng Việt Nam do chị Đoàn Kim Oanh Hội Mân Côi Việt Nam Úc Châu phụ trách đọc kinh và ông Hoàng Quang Minh phụ trách hát bài Ave, Ave Maria của chục kinh đầu.
Trong một ngày cuối Đông Melbourne, nhưng thời tiết rất đẹp, trời trong xanh và gió nhẹ, mặc dù thời tiết còn lạnh vào khoảng 14 độ C. Mọi người tề tựu về ngôi nhà chung rất sớm để chuẩn bị, nhất là các ca đoàn lo phần âm thanh. Mỗi sắc dân đều có một quốc phục, một sắc thái riêng biệt và rõ nét, nổi bật vẫn là Cộng đoàn Samoan nam cởi trần, đeo vòng hoa và quấn quanh người một tấm vải giống như vải bố. Cộng đoàn Samoan phụ trách khiêng kiệu sách Tin Mừng lên bàn thờ trao cho phó tế công bố tin mừng với phần nhạc thật sôi nổi của Ca đoàn Samoan.
Cộng đoàn Nam Sudan với các điệu múa rước đoàn đồng tế lên bàn thờ và dâng của lễ với phần phụ nhạc thánh ca dân tộc Nam Sudan, mang đặc sắc thái lễ hội của mỗi sắc tộc làm cho Thánh lễ thêm long trọng và mọi người có dịp học hỏi được nhiều điều mới lạ từ các anh chị em sắc tộc khác trong việc phụng vụ Thánh lễ.
Chúng tôi nhận thấy buổi lễ sắc tộc năm nay bao gồm các cộng đồng Samoan, Spanish, Burmese, Polish, Cantonese, Vietnamese, Indonesia, Nam Sudan, Fijian và Filipino. Đương nhiên, cũng có cả những người thuộc các sắc dân thiểu số cũng đến dự thánh lễ, để cùng được chung hưởng vào niềm vui ngày hội lớn của các sắc tộc trong tổng giáo phận.
Vì là buổi lễ đặc biệt, nên sau thánh lễ. Đức Tổng Giám Mục đã ưu ái lưu lại để đứng chụp hình với từng cộng đồng, từng sắc tộc, từng nhóm nhỏ trong tình thân mến của người chủ chăn đối với đàn chiên từ mọi nơi trên thế giới đến với tổng giáo phận Melbourne.
Bài đọc |
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám Mục Peter A Comensoli là Tổng Giám mục TGP. Melbourne chủ tế, cùng với đông đảo quý linh mục phụ trách các sắc tộc, quý thầy phó tế cùng đồng tế. Quý Linh mục Việt Nam gồm có quý Cha: Trần Ngọc Tân, Đặng Nhật Trường, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Minh Hiếu và thầy Phó Tế Đinh Văn Bổn. Ca đoàn phụ trách chính là Ca đoàn của Cộng đồng Filipino, thêm hai ca đoàn Saint Bakhita thuộc Nam Sudan và Ca đoàn thuộc Cộng đồng Samoan, mỗi ca đoàn phụ trách riêng từng phần thánh ca cho buổi lễ.
Ngay từ lúc 2 giờ chiều, chương trình lần chuỗi kinh Mân Côi đa sắc tộc được bắt đầu. Linh mục Đặng Nhật Trường DCCT phụ tá tuyên úy Cộng đoàn Thánh Toma Thiện phụ trách và hướng dẫn. Trong mười kinh kính mừng, mỗi sắc tộc phụ trách đọc kinh kính mừng xoay vòng. Cộng đồng Việt Nam do chị Đoàn Kim Oanh Hội Mân Côi Việt Nam Úc Châu phụ trách đọc kinh và ông Hoàng Quang Minh phụ trách hát bài Ave, Ave Maria của chục kinh đầu.
Trong một ngày cuối Đông Melbourne, nhưng thời tiết rất đẹp, trời trong xanh và gió nhẹ, mặc dù thời tiết còn lạnh vào khoảng 14 độ C. Mọi người tề tựu về ngôi nhà chung rất sớm để chuẩn bị, nhất là các ca đoàn lo phần âm thanh. Mỗi sắc dân đều có một quốc phục, một sắc thái riêng biệt và rõ nét, nổi bật vẫn là Cộng đoàn Samoan nam cởi trần, đeo vòng hoa và quấn quanh người một tấm vải giống như vải bố. Cộng đoàn Samoan phụ trách khiêng kiệu sách Tin Mừng lên bàn thờ trao cho phó tế công bố tin mừng với phần nhạc thật sôi nổi của Ca đoàn Samoan.
Cộng đoàn Nam Sudan với các điệu múa rước đoàn đồng tế lên bàn thờ và dâng của lễ với phần phụ nhạc thánh ca dân tộc Nam Sudan, mang đặc sắc thái lễ hội của mỗi sắc tộc làm cho Thánh lễ thêm long trọng và mọi người có dịp học hỏi được nhiều điều mới lạ từ các anh chị em sắc tộc khác trong việc phụng vụ Thánh lễ.
Chúng tôi nhận thấy buổi lễ sắc tộc năm nay bao gồm các cộng đồng Samoan, Spanish, Burmese, Polish, Cantonese, Vietnamese, Indonesia, Nam Sudan, Fijian và Filipino. Đương nhiên, cũng có cả những người thuộc các sắc dân thiểu số cũng đến dự thánh lễ, để cùng được chung hưởng vào niềm vui ngày hội lớn của các sắc tộc trong tổng giáo phận.
Vì là buổi lễ đặc biệt, nên sau thánh lễ. Đức Tổng Giám Mục đã ưu ái lưu lại để đứng chụp hình với từng cộng đồng, từng sắc tộc, từng nhóm nhỏ trong tình thân mến của người chủ chăn đối với đàn chiên từ mọi nơi trên thế giới đến với tổng giáo phận Melbourne.
Hình ảnh Cha Timothy Đỗ nhận quyền Chánh xứ Nhà thờ St. Joseph Church, Giáo phận San Bernardino, CA
Trước tin đồn thổi về việc bổ nhiệm các Giám Mục Việt Nam
LM John Trần Công Nghị
16:50 25/08/2019
LOS ANGELES - Hôm qua và hôm nay (24-25/8/2019) trên mạng xã hội và ngay cả một trang có tên "Truyền thông Công Giáo" đưa tin giật gân như sau: "Tin mới: TGP Saigon đã có Đức Tổng Giám Mục mới"..., tiếp đến còn cho biết các giáo phận Phan Thiết, Nha Trang và Hà Tĩnh cũng đều có các giám mục mới được bổ nhiệm và nêu cả tên những vị được bở nhiệm nữa! Nhiều cơ quan truyền thông tại Nam Cali cũng gọi tới xin chúng tôi xác nhận những tin đồn này. Vì không thể trả lời cho nhiều vị thắc mắc, nên chúng tôi đưa ra một vài nhận định như sau:
Hẳn còn nhớ năm ngoái trước khi tân TGM Hà Nội được bổ nhiệm thì đã có tin đồn là Đức Cha Phát Diệm sẽ về làm TGM Hà Nội không? Và rất nhiều lần sau khi có những cuộc họp của Nhóm làm việc ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam đều có những tin bổ nhiệm giám mục được tung ra và ít khi nào đúng.
Chúng ta đều biết trên nguyên tắc mỗi vị Giám mục chính tòa có quyền đề nghị lên Tòa Thánh 3 ứng viên cho là xứng đáng để được bổ nhiệm làm Giám mục. Nhưng có một điều hết sức "bất thường" được áp dụng tại Việt Nam là Tòa Thánh đưa tên những vị Giám mục mới được bổ nhiệm, nhưng chính quyền Việt Nam có quyền phản đối không chấp thuận!. Như vậy Tòa Thánh đã phần nào mất đi cái quyền từ ngàn xưa là tự mình độc lập bổ nhiệm các Giám mục trên toàn thế giới.
Danh sách các ứng viên Giám mục Việt Nam có đến cả trăm vị, và Nhà nước Cộng Sản Việt Nam biết tên những vị ứng viên Giám mục này, nên họ cũng có thễ dùng cách này cách khác để tung tin làm hỏa mù dư luận xã hội và Giáo hội chăng? Việc tung tin như vậy biết đâu là để thử thách và đánh lừa dư luận, nhất là sau cuộc họp của Nhóm làm việc ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam tại Vatican trong tuần qua, thì càng làm cho dư luận cả tin hơn!
Thế nên việc Toà thánh chưa công bố việc bổ nhiệm Giám mục chính thức, mà dư luận đã rùm beng! Và lần này tin tức được tung ra thật lộ liễu hơn bất cứ lần nào trước đây và đang làm hoang mang ngay cả giới Công Giáo. Một số báo chí tiếng Việt Nam tại Nam Cali và một số giáo sĩ và giáo dân cũng đã điện thoại hỏi chúng tôi về tin nêu trên.
Chúng ta người Công Giáo cần biết rõ một nguyên tắc bất đi dịch là việc bổ nhiệm Giám Mục cần phải được Tòa Thánh công bố chính thức tại Vatican và đồng thời cũng được công bố tại Tòa Khâm Sứ tại quốc gia có có tân Giám mục được bổ nhiệm. Nếu không có Khâm Sứ thì sẽ được vị đại diện Tòa Thánh Công bố tại Giáo phận nơi có tân giám mục được bồ nhiệm.
Dĩ nhiên đối với cá nhân vị Giám mục được đề cử và được bổ nhiệm thì các vị đó sẽ được Đức Khâm Sứ Tòa Thánh hay Vị Đại diện Tòa Thánh tiếp xúc vài tuần hay vài tháng trước để hỏi xem có đồng ý "nhận việc bổ nhiệm" đó hay không. Thường Tòa Thánh sẽ cho thời hạn tối thiểu để suy nghĩ và cầu nguyện rồi trả lời cho Tòa Thánh biết. Dù vị Giám Mục tân cử có "chấp thuận" việc bổ nhiệm đó, nhưng việc bổ nhiệm sẽ không thực sự xẩy ra cho đến khi Tòa Thánh chính thức công bố từ Vatican. Dĩ nhiên Giám mục được đề cử phải tuyệt đối giữ bí mật không được tiết lộ cho bất cứ ai! Do vậy thông tin về bổ nhiệm Giám Mục "xì ra" trước khi Toà thánh công bố, thì Toà thánh có thể huỷ sự bổ nhiệm ấy mà không cần hỏi đương sự!
Vậy nên, việc loan tin rùm beng cũng có thể là một chiến thuật của những kẻ chống phá Giáo hội và chống phá các vị Giám mục Tân cử với mục đích là phá phách các việc bổ nhiệm mới?
Đối với người Công Giáo chúng ta hãy chờ đợi sự loan tin chính thức từ Tòa Thánh chứ đừng ngây thơ bị mắc mưu mà đi đồng lõa loan những tin đồn thất thiệt như vậy, làm hại cho các vị được tiến cử! Cũng có thể vài vị được nêu tên là được tiến cử đúng, nhưng việc bổ nhiệm chính thức thì phải đợi Tòa Thánh loan tin thì mới là chắc chắn và chính thức.
Chúng ta tuyệt đối kính trọng Mẹ Giáo Hội, Tòa Thánh Vatican, và kiên nhẫn đợi chờ trong cầu nguyện và phó thác. Biết đâu tin vui sẽ đến trong đầu tháng tới. Amen
LM Trần Công Nghị
Hẳn còn nhớ năm ngoái trước khi tân TGM Hà Nội được bổ nhiệm thì đã có tin đồn là Đức Cha Phát Diệm sẽ về làm TGM Hà Nội không? Và rất nhiều lần sau khi có những cuộc họp của Nhóm làm việc ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam đều có những tin bổ nhiệm giám mục được tung ra và ít khi nào đúng.
Chúng ta đều biết trên nguyên tắc mỗi vị Giám mục chính tòa có quyền đề nghị lên Tòa Thánh 3 ứng viên cho là xứng đáng để được bổ nhiệm làm Giám mục. Nhưng có một điều hết sức "bất thường" được áp dụng tại Việt Nam là Tòa Thánh đưa tên những vị Giám mục mới được bổ nhiệm, nhưng chính quyền Việt Nam có quyền phản đối không chấp thuận!. Như vậy Tòa Thánh đã phần nào mất đi cái quyền từ ngàn xưa là tự mình độc lập bổ nhiệm các Giám mục trên toàn thế giới.
Danh sách các ứng viên Giám mục Việt Nam có đến cả trăm vị, và Nhà nước Cộng Sản Việt Nam biết tên những vị ứng viên Giám mục này, nên họ cũng có thễ dùng cách này cách khác để tung tin làm hỏa mù dư luận xã hội và Giáo hội chăng? Việc tung tin như vậy biết đâu là để thử thách và đánh lừa dư luận, nhất là sau cuộc họp của Nhóm làm việc ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam tại Vatican trong tuần qua, thì càng làm cho dư luận cả tin hơn!
Thế nên việc Toà thánh chưa công bố việc bổ nhiệm Giám mục chính thức, mà dư luận đã rùm beng! Và lần này tin tức được tung ra thật lộ liễu hơn bất cứ lần nào trước đây và đang làm hoang mang ngay cả giới Công Giáo. Một số báo chí tiếng Việt Nam tại Nam Cali và một số giáo sĩ và giáo dân cũng đã điện thoại hỏi chúng tôi về tin nêu trên.
Chúng ta người Công Giáo cần biết rõ một nguyên tắc bất đi dịch là việc bổ nhiệm Giám Mục cần phải được Tòa Thánh công bố chính thức tại Vatican và đồng thời cũng được công bố tại Tòa Khâm Sứ tại quốc gia có có tân Giám mục được bổ nhiệm. Nếu không có Khâm Sứ thì sẽ được vị đại diện Tòa Thánh Công bố tại Giáo phận nơi có tân giám mục được bồ nhiệm.
Dĩ nhiên đối với cá nhân vị Giám mục được đề cử và được bổ nhiệm thì các vị đó sẽ được Đức Khâm Sứ Tòa Thánh hay Vị Đại diện Tòa Thánh tiếp xúc vài tuần hay vài tháng trước để hỏi xem có đồng ý "nhận việc bổ nhiệm" đó hay không. Thường Tòa Thánh sẽ cho thời hạn tối thiểu để suy nghĩ và cầu nguyện rồi trả lời cho Tòa Thánh biết. Dù vị Giám Mục tân cử có "chấp thuận" việc bổ nhiệm đó, nhưng việc bổ nhiệm sẽ không thực sự xẩy ra cho đến khi Tòa Thánh chính thức công bố từ Vatican. Dĩ nhiên Giám mục được đề cử phải tuyệt đối giữ bí mật không được tiết lộ cho bất cứ ai! Do vậy thông tin về bổ nhiệm Giám Mục "xì ra" trước khi Toà thánh công bố, thì Toà thánh có thể huỷ sự bổ nhiệm ấy mà không cần hỏi đương sự!
Vậy nên, việc loan tin rùm beng cũng có thể là một chiến thuật của những kẻ chống phá Giáo hội và chống phá các vị Giám mục Tân cử với mục đích là phá phách các việc bổ nhiệm mới?
Đối với người Công Giáo chúng ta hãy chờ đợi sự loan tin chính thức từ Tòa Thánh chứ đừng ngây thơ bị mắc mưu mà đi đồng lõa loan những tin đồn thất thiệt như vậy, làm hại cho các vị được tiến cử! Cũng có thể vài vị được nêu tên là được tiến cử đúng, nhưng việc bổ nhiệm chính thức thì phải đợi Tòa Thánh loan tin thì mới là chắc chắn và chính thức.
Chúng ta tuyệt đối kính trọng Mẹ Giáo Hội, Tòa Thánh Vatican, và kiên nhẫn đợi chờ trong cầu nguyện và phó thác. Biết đâu tin vui sẽ đến trong đầu tháng tới. Amen
LM Trần Công Nghị
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh , Phần II
Vũ Văn An
19:22 25/08/2019
PHẦN THỨ HAI: CHỨNG TỪ CỦA CÁC TRƯỚC TÁC KINH THÁNH VỀ SỰ THẬT CỦA CHÍNH CHÚNG
62. Trong phần thứ hai của tài liệu này, chúng ta xem xét cách các trước tác Kinh Thánh làm chứng cho sự thật trong sứ điệp của chính chúng. Sau khi giới thiệu chủ đề này, chúng ta sẽ trình bày trong tiết đầu về cách các bản văn Cựu Ước, khi chuẩn bị mặc khải tin mừng (xem Dei Verbum {DV}, 3), trình bày ra sao sự thật được Thiên Chúa mặc khải; trong tiết hai, chúng ta sẽ trình bày cách các bản văn được chọn trong Tân Ước đề cập đến vấn đề sự thật được Chúa Giêsu Kitô mặc khải, Đấng dẫn dắt sự mặc khải thần thiêng đến chỗ nên trọn của nó (xem DV, 4).
1. Dẫn nhập
Khi đề cập đến chủ đề của phần thứ hai này, trước tiên chúng ta hãy xem xét cách Dei Verbum hiểu khái niệm sự thật Kinh Thánh, trước khi xác định sự nhấn mạnh theo chủ đề nào sẽ được dành ưu thế lúc khảo sát các bản văn Kinh thánh.
1.1 Sự thật Kinh Thánh theo Dei Verbum
63. Trong Kinh Thánh, sự thật của Lời Chúa được liên kết chặt chẽ với sự linh hứng của chúng: Thiên Chúa, Đấng lên tiếng, không thể lừa dối chính Người. Nhưng bất chấp việc tuyên bố về nguyên tắc này, nhiều cách diễn đạt các bản văn Kinh thánh quả tạo ra khó khăn. Các Giáo phụ đã ý thức được điều này, và ngay cả ngày nay, các vấn đề này vẫn tồn tại, như các cuộc thảo luận trong Công đồng Vatican II đã cho thấy. Các yếu tố sau đây có mục đích trình bày ý nghĩa của khái niệm "sự thật", như Công đồng đã hiểu nó.
Các nhà thần học đã áp dụng vào Kinh Thánh khái niệm "không sai lầm" (inerrance). Nếu được hiểu theo nghĩa tuyệt đối của nó, thuật ngữ này có nghĩa: không thể có bất cứ sai lầm nào trong Kinh thánh. Nhưng với những khám phá đã dần dần được thực hiện trong lĩnh vực lịch sử, triết học và khoa học tự nhiên, và vì sự kiện áp dụng phương pháp phê bình lịch sử vào nghiên cứu Kinh thánh, các nhà chú giải đã phải công nhận rằng toàn bộ các bản văn tạo nên Kinh thánh không được phát biểu theo cách phù hợp với các đòi hỏi của khoa học đương thời, bởi vì các nhà soạn tác Kinh thánh tự phát biểu theo các giới hạn trong kiến thức bản thân, và hơn thế nữa, trong kiến thức của thời đại và nền văn hóa của họ. Công đồng Vatican II đã phải đối diện với vấn đề này lúc soạn thảo Hiến chế tín lý Dei Verbum.
Ở số 11 của Dei Verbum, chúng ta tìm thấy học thuyết truyền thống: "Giáo Hội, nhờ đức tin tông truyền, xác nhận rằng toàn bộ các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước với tất cả các phần đoạn đều là Sách Thánh và được ghi vào quy điển Kinh Thánh, vì được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần (xem Ga 20: 31; 2 Tm 3:16; 2 Pr 1: 19-21; 3: 15-16), chúng có Thiên Chúa là tác giả". Hiến chế không đi sâu vào chi tiết các phương thức của linh hứng (xem Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII Providentissimus Deus), nhưng trong cùng số 11 này, Hiến chế nói: " Vì mọi lời các tác giả được linh hứng, cũng gọi là thánh sử, đã viết ra là những điều được xác quyết bởi Chúa Thánh Thần, nên phải tuyên nhận rằng Kinh Thánh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm về chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Kinh Thánh ghi lại để cứu độ chúng ta. Bởi vậy ‘toàn bộ Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng và hữu dụng trong việc giảng giải, biện bác, sửa dạy, giáo dục để nên công chính: giúp cho người của Thiên Chúa trở nên toàn hảo và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành” (2 Tm 3:16-17: bản Hy Lạp).
Ủy ban Thần học đã loại bỏ biểu thức "sự thật cứu rỗi", bằng cách du nhập một công thức dài hơn: "sự thật mà Thiên Chúa đã muốn Kinh Thánh ghi lại để cứu độ chúng ta " (veritatem quam Deus nostrae salutis causa Litteris Sacris consignari voluit).Vì cùng Ủy ban Thần học này đã giải thích rằng câu chêm vào "để cứu độ" chúng ta có ý nói đến "sự thật", điều này có nghĩa là: khi nói đến vấn đề "sự thật của Kinh thánh", là có ý nói đến sự thật được sắp đặt để cứu rỗi chúng ta. Nhưng điều này không được diễn giải theo nghĩa một sự thật của Kinh thánh chỉ liên quan đến các phần Sách Thánh cần thiết cho đức tin và luân lý, loại bỏ các phần khác (một cách chính xác, biểu thức veritas salutaris của sơ đồ thứ tư không được duy trì để tránh cách giải thích như vậy). Biểu thức "sự thật mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại để cứu độ chúng ta" đúng hơn có nghĩa là: các sách Kinh thánh, với tất cả các phần của chúng, bao lâu chúng được Chúa Thánh Thần linh hứng và có Thiên Chúa là tác giả, đều tìm cách truyền đạt sự thật bao lâu nó liên quan đến sự cứu rỗi của chúng ta, một điều, trong thực tế, vốn là mục đích Thiên Chúa tự mặc khải chính Người.
Để xác nhận luận điểm này, Dei Verbum trích dẫn, tại số 11, không những 2 Tm 3:16-17, mà còn, trong ghi chú 21, De Genesi ad litteram 2.9.20 và Epistula 82, 3 của Thánh Augustinô, các bản văn trong đó tác giả này loại bỏ khỏi giáo huấn Kinh thánh tất cả những gì không hữu ích cho sự cứu rỗi của chúng ta. Thánh Tôma, dựa trên trích dẫn thứ nhất của Thánh Augustinô, tuyên bố trong De Veritate q. 12, a. 2: Illa vero, quae ad salutem pertinere non possunt, sunt extranea a materia prophetae ("Tuy nhiên, những điều không liên quan đến sự cứu rỗi không thuộc về bản thể của lời tiên tri").
64. Do đó, ở đây có ý nói đến việc hiểu biểu thức "sự thật cho sự cứu rỗi của chúng ta", trong bối cảnh của Dei verbum. Chỉ hiểu thuật ngữ "sự thật" theo nghĩa phổ biến của nó là điều không đủ: khi nói đến sự thật Kitô giáo, ý niệm này được phong phú hóa bằng ý nghĩa Kinh thánh về sự thật, và hơn thế nữa bằng cách sử dụng nó của Công đồng trong các văn kiện khác. Trong Cựu Ước, chính Thiên Chúa là chân lý cao nhất, bởi tính không thay đổi trong các lựa chọn, các lời hứa và các hồng phúc của Người; các lời Người nói đều đúng sự thật, và đòi hỏi một sự không thay đổi giống hệt nhau trong việc tiếp nhận và đáp trả của con người, một đáp trả của trái tim cũng như một đáp trả của hành động (xem, thí dụ 2 Sm 7:28, Tv 3 &, 6). Sự thật là nền tảng của giao ước. Trong Tân Ước, chính Chúa Kitô là sự thật, vì Người là Amen nhập thể của mọi lời hứa của Thiên Chúa (xem 2 Cr 1:19-20), và vì Người là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14: 6), mặc khải Chúa Cha (xem Ga 1:18) và cho ta đường dẫn tới Người (x. Ga 14:6), Đấng là nguồn tối hậu của sự sống (x. Ga 5:26; 6:57). Chúa Thánh Thần mà Chúa Kitô ban là Thần chân lý (x. Ga 14:17; 15:24; 16:13), Đấng sẽ nâng đỡ chứng từ của các Tông Đồ (x. Ga 15:26-27) và sự vững vàng trong đáp trả đức tin của chúng ta. Do đó, sự thật có một chiều kích Ba Ngôi, nhưng chủ yếu là Kitô học, và Giáo hội, người công bố nó, là "trụ cột và chống đỡ sự thật" (1 Tm 3:15). Do đó, Chúa Kitô là Đấng mặc khải và là đối tượng của sự thật để cứu rỗi chúng ta, được Cựu Ước công bố: sự thật được tỏ hiện trong Tân Ước trong con người của Người, và trong Vương quốc, cả hiện tại lẫn cánh chung, mà Người đã công bố và khai mở. Do đó, khái niệm sự thật, theo cách hiểu của Công đồng Vatican II, có thể được giải thích trong bối cảnh Ba Ngôi, Kitô học và giáo hội này (xem Dei Verbum, các số 2, 7, 8, 19, 24; Gaudium et Spes số 3, Dignitatis humanae số 11): Người Con đích thân mặc khải Chúa Cha, và sự mặc khải của Người được Chúa Thánh Thần thông đạt và xác nhận và được truyền đạt cho Giáo hội.
Kỳ tới: 1.2 Trọng tâm nghiên cứu của chúng ta về sự thật Kinh Thánh
62. Trong phần thứ hai của tài liệu này, chúng ta xem xét cách các trước tác Kinh Thánh làm chứng cho sự thật trong sứ điệp của chính chúng. Sau khi giới thiệu chủ đề này, chúng ta sẽ trình bày trong tiết đầu về cách các bản văn Cựu Ước, khi chuẩn bị mặc khải tin mừng (xem Dei Verbum {DV}, 3), trình bày ra sao sự thật được Thiên Chúa mặc khải; trong tiết hai, chúng ta sẽ trình bày cách các bản văn được chọn trong Tân Ước đề cập đến vấn đề sự thật được Chúa Giêsu Kitô mặc khải, Đấng dẫn dắt sự mặc khải thần thiêng đến chỗ nên trọn của nó (xem DV, 4).
1. Dẫn nhập
Khi đề cập đến chủ đề của phần thứ hai này, trước tiên chúng ta hãy xem xét cách Dei Verbum hiểu khái niệm sự thật Kinh Thánh, trước khi xác định sự nhấn mạnh theo chủ đề nào sẽ được dành ưu thế lúc khảo sát các bản văn Kinh thánh.
1.1 Sự thật Kinh Thánh theo Dei Verbum
63. Trong Kinh Thánh, sự thật của Lời Chúa được liên kết chặt chẽ với sự linh hứng của chúng: Thiên Chúa, Đấng lên tiếng, không thể lừa dối chính Người. Nhưng bất chấp việc tuyên bố về nguyên tắc này, nhiều cách diễn đạt các bản văn Kinh thánh quả tạo ra khó khăn. Các Giáo phụ đã ý thức được điều này, và ngay cả ngày nay, các vấn đề này vẫn tồn tại, như các cuộc thảo luận trong Công đồng Vatican II đã cho thấy. Các yếu tố sau đây có mục đích trình bày ý nghĩa của khái niệm "sự thật", như Công đồng đã hiểu nó.
Các nhà thần học đã áp dụng vào Kinh Thánh khái niệm "không sai lầm" (inerrance). Nếu được hiểu theo nghĩa tuyệt đối của nó, thuật ngữ này có nghĩa: không thể có bất cứ sai lầm nào trong Kinh thánh. Nhưng với những khám phá đã dần dần được thực hiện trong lĩnh vực lịch sử, triết học và khoa học tự nhiên, và vì sự kiện áp dụng phương pháp phê bình lịch sử vào nghiên cứu Kinh thánh, các nhà chú giải đã phải công nhận rằng toàn bộ các bản văn tạo nên Kinh thánh không được phát biểu theo cách phù hợp với các đòi hỏi của khoa học đương thời, bởi vì các nhà soạn tác Kinh thánh tự phát biểu theo các giới hạn trong kiến thức bản thân, và hơn thế nữa, trong kiến thức của thời đại và nền văn hóa của họ. Công đồng Vatican II đã phải đối diện với vấn đề này lúc soạn thảo Hiến chế tín lý Dei Verbum.
Ở số 11 của Dei Verbum, chúng ta tìm thấy học thuyết truyền thống: "Giáo Hội, nhờ đức tin tông truyền, xác nhận rằng toàn bộ các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước với tất cả các phần đoạn đều là Sách Thánh và được ghi vào quy điển Kinh Thánh, vì được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần (xem Ga 20: 31; 2 Tm 3:16; 2 Pr 1: 19-21; 3: 15-16), chúng có Thiên Chúa là tác giả". Hiến chế không đi sâu vào chi tiết các phương thức của linh hứng (xem Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII Providentissimus Deus), nhưng trong cùng số 11 này, Hiến chế nói: " Vì mọi lời các tác giả được linh hứng, cũng gọi là thánh sử, đã viết ra là những điều được xác quyết bởi Chúa Thánh Thần, nên phải tuyên nhận rằng Kinh Thánh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm về chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Kinh Thánh ghi lại để cứu độ chúng ta. Bởi vậy ‘toàn bộ Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng và hữu dụng trong việc giảng giải, biện bác, sửa dạy, giáo dục để nên công chính: giúp cho người của Thiên Chúa trở nên toàn hảo và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành” (2 Tm 3:16-17: bản Hy Lạp).
Ủy ban Thần học đã loại bỏ biểu thức "sự thật cứu rỗi", bằng cách du nhập một công thức dài hơn: "sự thật mà Thiên Chúa đã muốn Kinh Thánh ghi lại để cứu độ chúng ta " (veritatem quam Deus nostrae salutis causa Litteris Sacris consignari voluit).Vì cùng Ủy ban Thần học này đã giải thích rằng câu chêm vào "để cứu độ" chúng ta có ý nói đến "sự thật", điều này có nghĩa là: khi nói đến vấn đề "sự thật của Kinh thánh", là có ý nói đến sự thật được sắp đặt để cứu rỗi chúng ta. Nhưng điều này không được diễn giải theo nghĩa một sự thật của Kinh thánh chỉ liên quan đến các phần Sách Thánh cần thiết cho đức tin và luân lý, loại bỏ các phần khác (một cách chính xác, biểu thức veritas salutaris của sơ đồ thứ tư không được duy trì để tránh cách giải thích như vậy). Biểu thức "sự thật mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại để cứu độ chúng ta" đúng hơn có nghĩa là: các sách Kinh thánh, với tất cả các phần của chúng, bao lâu chúng được Chúa Thánh Thần linh hứng và có Thiên Chúa là tác giả, đều tìm cách truyền đạt sự thật bao lâu nó liên quan đến sự cứu rỗi của chúng ta, một điều, trong thực tế, vốn là mục đích Thiên Chúa tự mặc khải chính Người.
Để xác nhận luận điểm này, Dei Verbum trích dẫn, tại số 11, không những 2 Tm 3:16-17, mà còn, trong ghi chú 21, De Genesi ad litteram 2.9.20 và Epistula 82, 3 của Thánh Augustinô, các bản văn trong đó tác giả này loại bỏ khỏi giáo huấn Kinh thánh tất cả những gì không hữu ích cho sự cứu rỗi của chúng ta. Thánh Tôma, dựa trên trích dẫn thứ nhất của Thánh Augustinô, tuyên bố trong De Veritate q. 12, a. 2: Illa vero, quae ad salutem pertinere non possunt, sunt extranea a materia prophetae ("Tuy nhiên, những điều không liên quan đến sự cứu rỗi không thuộc về bản thể của lời tiên tri").
64. Do đó, ở đây có ý nói đến việc hiểu biểu thức "sự thật cho sự cứu rỗi của chúng ta", trong bối cảnh của Dei verbum. Chỉ hiểu thuật ngữ "sự thật" theo nghĩa phổ biến của nó là điều không đủ: khi nói đến sự thật Kitô giáo, ý niệm này được phong phú hóa bằng ý nghĩa Kinh thánh về sự thật, và hơn thế nữa bằng cách sử dụng nó của Công đồng trong các văn kiện khác. Trong Cựu Ước, chính Thiên Chúa là chân lý cao nhất, bởi tính không thay đổi trong các lựa chọn, các lời hứa và các hồng phúc của Người; các lời Người nói đều đúng sự thật, và đòi hỏi một sự không thay đổi giống hệt nhau trong việc tiếp nhận và đáp trả của con người, một đáp trả của trái tim cũng như một đáp trả của hành động (xem, thí dụ 2 Sm 7:28, Tv 3 &, 6). Sự thật là nền tảng của giao ước. Trong Tân Ước, chính Chúa Kitô là sự thật, vì Người là Amen nhập thể của mọi lời hứa của Thiên Chúa (xem 2 Cr 1:19-20), và vì Người là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14: 6), mặc khải Chúa Cha (xem Ga 1:18) và cho ta đường dẫn tới Người (x. Ga 14:6), Đấng là nguồn tối hậu của sự sống (x. Ga 5:26; 6:57). Chúa Thánh Thần mà Chúa Kitô ban là Thần chân lý (x. Ga 14:17; 15:24; 16:13), Đấng sẽ nâng đỡ chứng từ của các Tông Đồ (x. Ga 15:26-27) và sự vững vàng trong đáp trả đức tin của chúng ta. Do đó, sự thật có một chiều kích Ba Ngôi, nhưng chủ yếu là Kitô học, và Giáo hội, người công bố nó, là "trụ cột và chống đỡ sự thật" (1 Tm 3:15). Do đó, Chúa Kitô là Đấng mặc khải và là đối tượng của sự thật để cứu rỗi chúng ta, được Cựu Ước công bố: sự thật được tỏ hiện trong Tân Ước trong con người của Người, và trong Vương quốc, cả hiện tại lẫn cánh chung, mà Người đã công bố và khai mở. Do đó, khái niệm sự thật, theo cách hiểu của Công đồng Vatican II, có thể được giải thích trong bối cảnh Ba Ngôi, Kitô học và giáo hội này (xem Dei Verbum, các số 2, 7, 8, 19, 24; Gaudium et Spes số 3, Dignitatis humanae số 11): Người Con đích thân mặc khải Chúa Cha, và sự mặc khải của Người được Chúa Thánh Thần thông đạt và xác nhận và được truyền đạt cho Giáo hội.
Kỳ tới: 1.2 Trọng tâm nghiên cứu của chúng ta về sự thật Kinh Thánh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa
Nguyễn Trung Tây Lm.
20:51 25/08/2019
HOA
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Hoa đẹp hôm nay mai sẽ tàn
Không gì vĩnh cửu để đeo mang
Phước nghiệp mới theo mình mãi mãi
Tạo phúc đường tu mới vững vàng !
(KD)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Hoa đẹp hôm nay mai sẽ tàn
Không gì vĩnh cửu để đeo mang
Phước nghiệp mới theo mình mãi mãi
Tạo phúc đường tu mới vững vàng !
(KD)
VietCatholic TV
ĐTGM Comensoli: Sức khoẻ Đức Hồng Y Pell suy sụp nhanh trước một bản án quá oan khiên
Giáo Hội Năm Châu
16:29 25/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
“Ngài đã là một người già yếu, sức khỏe của ngài chưa bao giờ thực sự là tốt trong một thời gian dài.”
Trong cuộc phỏng vấn dành cho 3W, Đức Tổng Giám Mục nói với người phỏng vấn Neil Mitchell rằng ngài luôn tin rằng Đức Hồng Y Pell vô tội và vẫn là một người bạn của Đức Hồng Y Pell.
Đức Tổng Giám Mục Comensoli nói với Neil Mitchell rằng ngài không đặt câu hỏi liệu người khiếu nại Đức Hồng Y có từng bị ai đó lạm dụng hay không, nhưng ngài không bao giờ tin rằng Đức Hồng Y Pell đã lạm dụng người ấy.
Khi được hỏi liệu ngài có muốn gửi tin nhắn cho Hồng Y Pell trên đài phát thanh không, Đức Tổng Giám Mục Comensoli nói: “Chào Đức Hồng Y George, xin ngài biết về lời cầu nguyện và mối quan tâm và tình bạn của con dành cho ngài, và xin cũng biết rằng chúng con Giáo Hội tại Melbourne sẽ tiếp tục các hoạt động dành cho các nạn nhân mà con nghĩ rằng ngài hằng mong muốn chúng con làm điều đó.”
Đức Tổng Giám Mục Comensoli chỉ nói như thế nhưng trong mấy ngày qua, ngài đã là nạn nhân của một cuộc tấn công cường tập của giới truyền thông thù hận với Công Giáo.
Một người khác cũng lên tiếng bênh vực Đức Hồng Y Pell là Thẩm phán Mark Weinberg, một trong ba Thẩm phán trong hội thẩm đoàn trong phiên tòa kháng cáo. Tuy nhiên, giới truyền thông thù hận Công Giáo chỉ dám chạy hàng tít rất nhã nhặn “Pell có thêm bạn hiền mới”. Chỉ dám nói đến thôi, nói mạnh hơn nữa là ở tù vì tội khinh mạn tòa án.
Trong bản án dài 325 trang do Tòa phúc thẩm đưa ra, lý luận của Thẩm phán Weinberg chiếm tới 200 trang. Ông tin rằng có một “khả năng đáng kể” là vị Hồng Y không hề phạm vào tội lạm dụng tính dục mà ngài đang ngồi tù và lẽ ra ngài phải được trả tự do.
Thẩm phán Mark Weinberg nói rằng ông không cảm thấy thuyết phục trước các chứng cứ của nạn nhân và không thể loại trừ khả năng một số phần trong lời khai của người cựu ca viên trong dàn hợp xướng là “bịa đặt”.
Thẩm phán Weinberg, cựu Thẩm phán Tòa án Liên bang, là người đã chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án James Gargasoulas giết người trên đường Bourke của Melbourne, hồi năm ngoái, cho biết có cả một lô chứng cứ khiến ông “không thể chấp nhận” lời khai của người khiếu nại.
“Từ.. . lý chứng của người khiếu nại, có thể thấy rằng có nhiều yếu tố trong lời khai của anh ta có thể bị chỉ trích một cách hợp pháp. Có những mâu thuẫn, bất nhất, và một số câu trả lời của anh ta đơn giản là vô nghĩa”, Thẩm phán Weinberg đã viết như trên trong bản án được đưa ra vào hôm thứ Tư.
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý. Bồi thẩm đoàn đã được kêu gọi chấp nhận chứng cứ của anh ta mà không có bất kỳ sự hỗ trợ độc lập nào khác.”
Sau khi đánh giá các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa xét xử Hồng Y Pell vào năm ngoái, Thẩm phán Weinberg nói rằng theo ông tòa án nên hủy bỏ năm bản án về tội phạm tình dục trẻ em gán cho Đức Hồng Y.
Nhưng Thẩm phán Weinberg chỉ là thiểu số. Hai đồng nghiệp của ông trong hội thẩm đoàn phúc thẩm - là Chánh án Anne Ferguson và Thẩm phán Chris Maxwell – cho rằng nạn nhân nói sự thật và đơn kháng cáo của Hồng Y Pell nên bị bác bỏ.
Thẩm phán Weinberg không cảm thấy thuyết phục bởi bằng chứng của nạn nhân còn sống sót, là người đã có lúc thừa nhận tại phiên tòa rằng anh ta không thể “nói dứt khoát năm nào” mà anh ta bị lạm dụng.
Thẩm phán Weinberg coi trọng lời khai của các quan chức Giáo Hội, những người tuyên bố Hồng Y Pell chưa bao giờ bị bỏ lại một mình tại Nhà thờ St Patrick và thường chào đón giáo dân ở lối ra vào khi vụ lạm dụng được cho là đã xảy ra.
“Tất cả những nhân chứng này đều quan trọng, nhưng có một số người mà lời chứng của họ rất quan yếu”, ông viết.
“Hoàn toàn có thể nói rằng lời chứng của họ, nếu được chấp nhận, chắc chắn sẽ dẫn đến sự tha bổng tức khắc.”
“Kết quả tương tự sẽ xảy ra, thậm chí khi kết luận duy nhất có thể được đưa ra là các bằng chứng của họ, liên quan đến các sự kiện được đề cập, là một lời khai 'có thể là hợp lý' về những gì đã xảy ra.”
“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”, ông viết.
“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y Pell có 28 ngày để nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao đặt bên ngoài lãnh thổ Victoria. Hai thẩm phán sẽ xem xét đơn kháng cáo của ngài bằng văn bản hoặc trong phiên điều trần giới hạn trong 20 phút cho các luật sư biện hộ và cho bên công tố.
Chúng ta hãy kiên tâm tiếp tục cầu nguyện cho ngài. Chúng ta hãy cầu nguyện cho công lý được hiển trị, cho sự thất bại của những mưu toan biến các giáo sĩ vô tội và các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác thật tồi tệ, mà họ không bao giờ phạm. Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ vô tội với một lòng nhiệt thành tương tự như chúng ta bảo vệ những đứa trẻ vô tội, và đòi những người làm tổn thương chúng phải chịu trách nhiệm.
Giáo Hội Năm Châu 26/08/2019: Giới thiệu đất nước và Giáo Hội Mozambique.
Giáo Hội Năm Châu
16:39 25/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Vì thế, Chương trình Giáo Hội Năm Châu tuần này xin được dành để giới thiệu đất nước và Giáo Hội Mozambique.
1. Tổng quan
Mozambique là một quốc gia ở đông nam Phi châu, phía đông giáp với Ấn Độ Dương, bắc giáp Tanzania, tây giáp Malawi, Zambia, và Zimbabwe, nam giáp Swaziland và Nam Phi.
Với tổng diện tích 799,380 km2 (khoảng 2.5 lần Việt Nam) trong đó 786,380 km2 là đất liền, Mozambique là quốc gia lớn thứ 36 trên thế giới.
Từng là một cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, Mozambique là một thành viên của Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha. Tuy chưa bao giờ bị Anh quốc đô hộ, Mozambique cũng xin gia nhập Khối Thịnh Vượng Chung.
Quốc kỳ của một quốc gia là một biểu tượng cao quý của một dân tộc. Phê bình quốc kỳ của một nước có lẽ là một điều không nên. Tuy nhiên, nhiều lần tại Liên Hiệp Quốc đã nảy ra những tranh luận về quốc kỳ của Mozambique. Ngày 25 tháng 6 năm 1975, sau khi giành được quyền kiểm soát đất nước từ tay người Bồ Đào Nha đảng cầm quyền FRELIMO, có khuynh hướng Mácxít, đưa ra một lá cờ “không giống ai” trong đó vẽ một khẩu AK-47 và một cái búa. Quốc kỳ như hiện nay, trong đó khẩu AK, và cây búa còn được vẽ lớn hơn, đã được chính thức sử dụng từ ngày 1 tháng Năm 1983.
99.7% trong tổng số 28.8 triệu dân Mozambique là người gốc Phi châu (Makhuwa, Tsonga, Lomwe, và Sena). 0.3% còn lại là người Âu Châu và Ấn Độ. Khác với nhiều quốc gia trong vùng, như Sudan chẳng hạn, người Ả rập gần như biến mất khỏi Mozambique mặc dù họ đã từng thống trị vùng này từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 16.
Tiếng nói chính thức được dùng tại Mozambique là tiếng Bồ Đào Nha.
2. Lịch sử cận đại
Tháng 7 năm 1497, nhà thám hiểm Vasco da Gama lãnh đạo một hạm đội gồm 4 chiếc tàu rời cảng Lisbon thám hiểm Phi Châu. Tháng 12 năm đó, ông vượt qua mũi Hảo Vọng của Nam Phi sang bờ phía Đông, khám phá ra những vùng đất người Âu Châu chưa bao giờ đặt chân đến, trong đó có Mozambique. Hầu hết các vùng đất này đang nằm dưới ách cai trị của những người Hồi Giáo Ả rập.
Tháng Ba, 1498, ông giả làm một người Hồi Giáo để vào yết kiến quốc vương Mozambique. Chẳng may, kế hoạch bị lộ, ông phải rút lui. Tuy nhiên, ông khám phá ra vùng đất này thật lý tưởng cho các chiến hạm Bồ Đào Nha. Nơi đây có thể cung cấp nước ngọt, gỗ và nhân công. Tóm lại là một chặng dừng chân lý tưởng của các chiến hạm Bồ Đào Nha trên đường viễn chinh nhằm thu phục các quốc gia vùng Vịnh và Á Châu.
Năm 1505, Bồ Đào Nha thiết lập được nền đô hộ tại đây.
Tháng 4 năm 1974, Bồ Đào Nha trải qua một thời kỳ khó khăn với cuộc đảo chính quân sự ở Lisbon. Nhân cơ hội này, Mặt trận giải phóng Mozambique, gọi tắt là FRELIMO, được sự ủng hộ của cộng sản Trung Quốc từ thập niên 1960, đã giành được quyền kiểm soát lãnh thổ này. Mozambique giành được độc lập khỏi tay Bồ Đào Nha ngày 25 tháng 6 năm 1975.
Nhưng ngay sau đó, từ năm 1976 đến năm 1992, nước này lâm vào một cuộc nội chiến đẫm máu, cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người. FRELIMO muốn thiết lập một thể chế độc tài độc đảng theo ý thức hệ cộng sản tại Mozambique. Mặt trận kháng chiến quốc gia, gọi tắt là RENAMO, khởi nghĩa chống lại mưu toan này. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trong khu vực, Nam Phi và Rhodesian đã giúp RENAMO, trong khi khối cộng sản bao gồm cả Trung Quốc và Liên Sô giúp cho FRELIMO.
Cộng đoàn thánh Egidio đã giúp đưa hai bên đến bàn hòa đàm tại Rôma chấm dứt 15 năm nội chiến với Hiệp Định Tổng Quát Rôma ngày 4 tháng 10, 1992.
Căng thẳng lại bùng lên giữa hai phe từ năm 2013 đến nay. Trong cuộc họp báo hôm 27 tháng Ba vừa qua, Ông Alessandro Gisotti, lúc ấy là Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho các ký giả biết một trong các mục tiêu trong chuyến tông du này của Đức Thánh Cha là tìm cách vãn hồi hòa bình tại Mozambique.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha chưa đến quốc gia này, hòa bình xem ra đã được lập lại. Thật vậy, hôm mùng 1 tháng Tám vừa qua, lãnh tụ RENAMO, là Ông Ossufo Momade, và tổng thống Filipe Nyusi đã ký kết với nhau một hiệp định hòa bình. Ông Ossufo Momade cho biết ông chấp nhận ký hiệp định này để thể hiện lòng tôn trọng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô.
3. Chính trị
Mozambique theo chế độ cộng hòa, đa đảng. Bên cạnh đảng cầm quyền hiện nay là Đảng FRELIMO, còn có các đảng RENAMO, Đảng Dân chủ Mozambique (PDM), Đảng Liên minh dân chủ Mozambique (CODEMO), Đại hội Độc lập Mozambique (COINMO).
Tổng thống, là người đứng đầu nhà nước, được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống hiện nay là Ông Filipe Nyusi thuộc đảng FRELIMO, nhậm chức vào ngày 15 tháng Giêng 2015. Ông là vị tổng thống thứ Tư của Mozambique từ khi quốc gia này giành được độc lập vào năm 1975.
Thủ tướng do Tổng thống chỉ định là người đứng đầu chính phủ. Thủ tướng hiện nay là Ông Carlos Agostinho do Rosário, cũng là một thành viên của đảng FRELIMO.
Quốc hội Mozambique có 250 ghế, được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu và có nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay, Quốc hội do Đảng FRELIMO chiếm đa số.
4. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Mozambique
Lúc 8 giờ sáng ngày 4 tháng Chín, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ sân bay Rome Fiumicino để bay sang phi trường quốc tế của thủ đô Maputo, bắt đầu chuyến tông du thứ Sáu bên ngoài nước Ý trong năm nay.
Lúc 6:30 chiều, ngài sẽ đến sân bay Maputo, nơi sẽ có nghi thức đón tiếp trọng thể. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ về nghỉ tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Sáng thứ Năm ngày 5 tháng 9, lúc 9:45 sáng, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm tổng thống Filipe Nyusi tại dinh tổng thống gọi là Palacio da Ponta Vermelha
Sau cuộc hội kiến với tổng thống kéo dài trong 30 phút, cũng tại dinh này, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với chính quyền, lãnh đạo xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
Lúc 11 giờ sáng, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ liên tôn với giới trẻ tại vận động trường có mái che Maxaquene.
Lúc 4:15 chiều Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Sáng thứ Sáu, 6 tháng Chín, lúc 8:45 sáng, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm bệnh viện Zimpeto gần thủ đô Maputo.
Tiếp đó, lúc 10 giờ sáng, ngài cử hành Thánh lễ tại sân vận động Zimpeto
Lúc 12:25 trưa, Đức Thánh Cha sẽ ra sân bay Maputo. Tại đây sẽ có nghi thức tiễn Đức Thánh Cha bay sang phi trường quốc tế Antananarivo của Madagascar.
5. Giáo Hội tại Mozambique
Cả ba quốc gia trong chuyến tông du quốc tế lần thứ 31 của Đức Thánh Cha là Mozambique, Madagascar, và Mauritius đều là các quốc gia nơi dân số Kitô Giáo chiếm đa số.
Năm 1505, Bồ Đào Nha thiết lập được nền đô hộ tại đây, và nhờ công lao của các cha dòng Phanxicô Bồ Đào Nha, Đạo Công Giáo được phát triển rất mạnh kể từ đó. Dù thế, nhiều nhà sử học không cho rằng Đạo Công Giáo bắt đầu đến với quốc gia này vào năm 1505. Có những chứng cứ cho rằng các tín hữu Kitô đã có mặt từ rất lâu tại đây nhưng bị người Hồi Giáo tận diệt.
Theo thống kê vào tháng Bẩy, 2018, Mozambique có 8.784 triệu người Công Giáo, tức là chiếm 30.5% trong tổng số 28.8 triệu dân.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, Giáo Hội tại Mozambique có 3 tổng giáo phận và 9 giáo phận, với 337 giáo xứ, được coi sóc bởi 659 linh mục và 1,182 nữ tu.
Giáo Hội sở hữu 21 bệnh viện và 8 nhà dưỡng lão và các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi và trẻ khuyết tật.
Tòa Thánh đã thiết lập ngoại giao đầy đủ với Mozambique vào ngày 17 tháng 11 năm 1974. Ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu hồi Sứ Thần Tòa Thánh tại Mozambique, là Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, người Venezuela, về Vatican đảm nhận chức vụ Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thay cho Đức Hồng Y Angelo Becciu được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh.
Sứ thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Piergiorgio Bertoldi, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào chức vụ này từ ngày 19 tháng Ba năm nay.
6. Tổng giáo phận Maputo.
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha chủ yếu diễn ra tại thủ đô Maputo nên chúng tôi xin giới thiệu vài nét về giáo phận thủ đô.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ngày 21 tháng Giêng, năm 1612, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Ngũ đã thiết lập miền Giám Quản Tông Tòa Mozambique. Năm 1783, Đức Giáo Hoàng Piô Đệ Lục đã nâng lên hàng giáo phận. Và cuối cùng, ngày 4 tháng Chín năm 1940, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 nâng lên hàng tổng giáo phận.
Ngày 18 tháng Chín, 1976, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã đặt tên lại là tổng giáo phận Maputo.
Tổng giáo phận hiện được Đức Tổng Giám Mục Francisco Chimoio, dòng anh em hèn mọn coi sóc.
Tỷ lệ người Công Giáo nếu tính chung cả nước Mozambique là 30.5%. Riêng thủ đô Maputo tình hình khả quan hơn. Maputo có 1,223,000 người Công Giáo trong tổng số 3,040,000 dân, tức là 40.2%.
Anh chị em tín hữu Công Giáo sinh hoạt trong 44 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 98 linh mục trong đó có 34 linh mục triều và 64 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 147 nữ tu và 172 nam tu sĩ không có chức linh mục.