Phụng Vụ - Mục Vụ
Thầy mới có Lời ban sự sống
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:05 18/08/2015
Chúa Nhật XXI THƯỜNG NIÊN, năm B
Ga 6, 54a.60-69
THẦY MỚI CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG
Trong những tuần này, Tin Mừng của thánh Gioan cho chúng ta hiểu thật rõ về giáo huấn của Chúa Giêsu : Ngài quả quyết, Ngài là Bánh Trường Sinh, Bánh từ Trời xuống. Điều làm cho nhiều người ngạc nhiên, bỡ ngỡ và không tin khi Chúa quả quyết Ngài sẽ nuôi nhân loại bằng chính Thịt Máu của Ngài. Lời xác quyết này đã làm cho nhiều người Do Thái và ngay một số môn đệ của Chúa không tin. Do đó, đã có một số môn đệ bỏ Ngài…Tuy nhiên, thánh Phêrô đại diện cho nhóm 12 đã trả lời Chúa một cách hiên ngang, không hề nao núng :” Bỏ Thầy chúng con biết theo ai ? “( Ga 6, 68 ).
Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay cho thấy, các môn đệ có người cũng bị khủng hoảng về đức tin bởi vì chính các ngài đã gần gũi Chúa nhưng thực tế các ngài chưa hiểu gì về căn tính của Chúa. Các ngài khi được Chúa vén mở căn tính :” Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời “ ( Ga 6, 54a).Các ngài phản ứng :” Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi ?. Chúa đã quả quyết : Ngài từ Trời xuống. Điều này đã làm nhiều người Do Thái khó chấp nhận vì họ tưởng là đã biết rõ tông tích của Chúa Giêsu. Thực tế, tuy sống cùng làng với những người dân Nagiarét, họ hay nhiều người Do Thái lúc đó đã không thể tin vào Chúa vì họ quá thiển cận, quá thánh kiến đối với Chúa Giêsu. Chúa đã nói với các môn đệ : Ngài là Bánh bởi Trời, Ngài sẽ trở lại nơi Ngài đã ở trước, sau khi Ngài đã chịu chết cho nhân loại và nuôi con người bằng chính Máu Thịt của Ngài.Ngày nay, thực sự những lời của Chúa vẫn làm chướng tai cho nhiều người, vẫn có nhiều người không tin vào Ngài vì họ không được Thiên Chúa Cha lôi kéo nghĩa là Ngài không ban đức tin cho họ. Họ không có đức tin, nên không thể nào hiểu được công việc của Chúa. Đạo Công Giáo la đạo đức tin.Nên, những mầu nhiệm như Nhập Thể, Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu, Mầu Nhiệm lên Trời, vẫn là những mầu nhiệm khôn dò, khó hiểu. Phải có lòng tin, phải được Chúa Thánh Thần soi sáng, phải yêu mến Chúa thật tình, con người mới biết, hiểu, đón nhận Lời Chúa, đón nhận chính Chúa.
Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa ( Ga 6, 66). Các môn đệ là những người đã đi theo Chúa, đã tin Chúa nhưng khi nghe Chúa quả quyết về căn tính, về con người thực của Người, họ đã bỏ Người mà đi. Họ không thể đi hết cuộc hành trình đức tin, họ không thể đi tới cùng cuộc phiêu lưu với Chúa. Trở thành môn đệ của Chúa không chỉ một lần là xong nhưng nó đòi hỏi người môn đệ Chúa luôn luôn phải phấn đấu, luôn luôn phải vượt thắng, luôn luôn phải đổi mới vv…Trở thành Kitô hữu cũng vậy. Nó đòi hỏi con người phải trở về, phải sám hối, phải đổi mới không ngừng. Bước theo Chúa Giêsu là bước vào một cuộc phiêu lưu, một cuộc mạo hiểm. Mạo hiểm của đức tin, mạo hiểm của đức ái vv…Đã có những môn đệ bỏ Ngài mà đi. Ngay nhóm 12 cũng có một môn đệ không đi hết cuộc mạo hiểm của tình yêu…
Đi theo Đức Kitô là bỏ chính mình hơn là bận tâm về mình. Đi theo Đức Kitô là vác thập giá của mình mà theo Ngài…Phêrô và các môn đệ khác đã làm được điều đó vì họ tin Chúa, tin Ngài mới có lời ban sự sống. Tin Ngài là Đường, là sự Thật, là sự Sống. Tin Chúa là Con Thiên Chúa ( Ga 6, 69 ). Họ không dừng lại ở của cải chóng qua, ở sự thiển cận, hời hợt bên ngoài :” Sao ông này lại có thể lấy thịt mình mà cho chúng ta ăn được “ ( Ga 6, 52 ).
Theo Chúa là một cuộc phiêu lưu, một cuộc mạo hiểm đầy gian nan.
Trong đời sống hằng ngày, trong cuộc hành trình đi theo Chúa, người Kitô hữu vẫn còn nhiều thử thách, nhiều chông gai cần phải vượt thắng…Người Kitô hữu sẽ thắng, sẽ vượt qua những chông gai, thử thách một cách anh hùng, nếu họ biết nhìn lên Chúa, biết bám chặt lấy Chúa…Mỗi khi gặp phong ba bão táp trong cuộc sống hãy có lòng tin như Phêrô :” Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa “ ( Ga 6, 52 ) và hãy xác tin như Phêrô :” Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời “ ( Ga 6, 68 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con không bao giờ nao núng trước những thử thách của cuộc đời.Xin cho chúng con luôn biết kêu cầu Chúa, tin tưởng vào Chúa vì chỉ có Chúa mới là Đấng duy nhất ban ơn cứu độ cho chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu quả quyết Ngài từ đâu tới ?
2.Ai mới có Lời ban sự sống ?
3.Phêrô tuyên xưng Chúa là ai ?
4.Phêrô có bỏ Chúa không ?
5.Theo Chúa được ví ra sao ?
Ga 6, 54a.60-69
THẦY MỚI CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG
Trong những tuần này, Tin Mừng của thánh Gioan cho chúng ta hiểu thật rõ về giáo huấn của Chúa Giêsu : Ngài quả quyết, Ngài là Bánh Trường Sinh, Bánh từ Trời xuống. Điều làm cho nhiều người ngạc nhiên, bỡ ngỡ và không tin khi Chúa quả quyết Ngài sẽ nuôi nhân loại bằng chính Thịt Máu của Ngài. Lời xác quyết này đã làm cho nhiều người Do Thái và ngay một số môn đệ của Chúa không tin. Do đó, đã có một số môn đệ bỏ Ngài…Tuy nhiên, thánh Phêrô đại diện cho nhóm 12 đã trả lời Chúa một cách hiên ngang, không hề nao núng :” Bỏ Thầy chúng con biết theo ai ? “( Ga 6, 68 ).
Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay cho thấy, các môn đệ có người cũng bị khủng hoảng về đức tin bởi vì chính các ngài đã gần gũi Chúa nhưng thực tế các ngài chưa hiểu gì về căn tính của Chúa. Các ngài khi được Chúa vén mở căn tính :” Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời “ ( Ga 6, 54a).Các ngài phản ứng :” Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi ?. Chúa đã quả quyết : Ngài từ Trời xuống. Điều này đã làm nhiều người Do Thái khó chấp nhận vì họ tưởng là đã biết rõ tông tích của Chúa Giêsu. Thực tế, tuy sống cùng làng với những người dân Nagiarét, họ hay nhiều người Do Thái lúc đó đã không thể tin vào Chúa vì họ quá thiển cận, quá thánh kiến đối với Chúa Giêsu. Chúa đã nói với các môn đệ : Ngài là Bánh bởi Trời, Ngài sẽ trở lại nơi Ngài đã ở trước, sau khi Ngài đã chịu chết cho nhân loại và nuôi con người bằng chính Máu Thịt của Ngài.Ngày nay, thực sự những lời của Chúa vẫn làm chướng tai cho nhiều người, vẫn có nhiều người không tin vào Ngài vì họ không được Thiên Chúa Cha lôi kéo nghĩa là Ngài không ban đức tin cho họ. Họ không có đức tin, nên không thể nào hiểu được công việc của Chúa. Đạo Công Giáo la đạo đức tin.Nên, những mầu nhiệm như Nhập Thể, Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu, Mầu Nhiệm lên Trời, vẫn là những mầu nhiệm khôn dò, khó hiểu. Phải có lòng tin, phải được Chúa Thánh Thần soi sáng, phải yêu mến Chúa thật tình, con người mới biết, hiểu, đón nhận Lời Chúa, đón nhận chính Chúa.
Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa ( Ga 6, 66). Các môn đệ là những người đã đi theo Chúa, đã tin Chúa nhưng khi nghe Chúa quả quyết về căn tính, về con người thực của Người, họ đã bỏ Người mà đi. Họ không thể đi hết cuộc hành trình đức tin, họ không thể đi tới cùng cuộc phiêu lưu với Chúa. Trở thành môn đệ của Chúa không chỉ một lần là xong nhưng nó đòi hỏi người môn đệ Chúa luôn luôn phải phấn đấu, luôn luôn phải vượt thắng, luôn luôn phải đổi mới vv…Trở thành Kitô hữu cũng vậy. Nó đòi hỏi con người phải trở về, phải sám hối, phải đổi mới không ngừng. Bước theo Chúa Giêsu là bước vào một cuộc phiêu lưu, một cuộc mạo hiểm. Mạo hiểm của đức tin, mạo hiểm của đức ái vv…Đã có những môn đệ bỏ Ngài mà đi. Ngay nhóm 12 cũng có một môn đệ không đi hết cuộc mạo hiểm của tình yêu…
Đi theo Đức Kitô là bỏ chính mình hơn là bận tâm về mình. Đi theo Đức Kitô là vác thập giá của mình mà theo Ngài…Phêrô và các môn đệ khác đã làm được điều đó vì họ tin Chúa, tin Ngài mới có lời ban sự sống. Tin Ngài là Đường, là sự Thật, là sự Sống. Tin Chúa là Con Thiên Chúa ( Ga 6, 69 ). Họ không dừng lại ở của cải chóng qua, ở sự thiển cận, hời hợt bên ngoài :” Sao ông này lại có thể lấy thịt mình mà cho chúng ta ăn được “ ( Ga 6, 52 ).
Theo Chúa là một cuộc phiêu lưu, một cuộc mạo hiểm đầy gian nan.
Trong đời sống hằng ngày, trong cuộc hành trình đi theo Chúa, người Kitô hữu vẫn còn nhiều thử thách, nhiều chông gai cần phải vượt thắng…Người Kitô hữu sẽ thắng, sẽ vượt qua những chông gai, thử thách một cách anh hùng, nếu họ biết nhìn lên Chúa, biết bám chặt lấy Chúa…Mỗi khi gặp phong ba bão táp trong cuộc sống hãy có lòng tin như Phêrô :” Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa “ ( Ga 6, 52 ) và hãy xác tin như Phêrô :” Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời “ ( Ga 6, 68 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con không bao giờ nao núng trước những thử thách của cuộc đời.Xin cho chúng con luôn biết kêu cầu Chúa, tin tưởng vào Chúa vì chỉ có Chúa mới là Đấng duy nhất ban ơn cứu độ cho chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu quả quyết Ngài từ đâu tới ?
2.Ai mới có Lời ban sự sống ?
3.Phêrô tuyên xưng Chúa là ai ?
4.Phêrô có bỏ Chúa không ?
5.Theo Chúa được ví ra sao ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phiến quân cộng sản Colombia xin gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Cuba
Đặng Tự Do
18:15 18/08/2015
Sau ba năm tham dự các cuộc đàm phán hòa bình giằng dai được tổ chức tại Havana để kết thúc một cuộc nội chiến kéo dài trong gần 60 năm qua, các thành viên của tổ chức du kích cộng sản Colombia đã yêu cầu được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài viếng thăm Cuba vào tháng tới để yêu cầu sự dự phần của Tòa Thánh vào một tiến trình thương thảo đã quá lâu mà chỉ đạt được những kết quả rất khiêm tốn.
Antonio Lozada, một nhà đàm phán của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia đã được gặp Đức Tổng Giám Mục Luis Augusto Castro, là Tổng Giám Mục Tunja và cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia tại Havana hôm thứ Hai 17 tháng 8.
Sau cuộc họp, Antonio Lozada cho biết Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia muốn được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài đến thăm Cuba trong thời gian từ 19 đến 22 tháng 9 tới đây. Antonio Lozada cho rằng nếu được gặp Đức Giáo Hoàng và nếu Tòa Thánh đồng ý cử một đại diện thường trực tham gia vào các giai đoạn cuối cùng của đàm phán thì mọi bế tắc hiện nay sẽ được khai thông.
Tòa Thánh chưa đưa ra lời bình luận chính thức nào về diễn biến này. Một nhà ngoại giao Mỹ Latin cạnh Tòa Thánh cho rằng một đại diện của Vatican tại các cuộc đàm phán hòa bình là điều hoàn toàn có thể, nhưng ông không bình luận về khả năng của một cuộc họp giữa Đức Giáo Hoàng và nhóm du kích cộng sản Colombia tại Havana.
Nhiều nguồn tin tại Colombia hy vọng Đức Thánh Cha có thể bao gồm Colombia trong chuyến tông du Nam Mỹ vào năm 2016, khi ngài trở lại thăm lần đầu tiên quê hương Á Căn Đình của mình.
Với dân số gần 50 triệu người, Colombia có cộng đồng Công Giáo lớn thứ sáu trên thế giới, sau Brazil, Mexico, Phi Luật Tân, Hoa Kỳ, và Ý. Theo một nghiên cứu năm 2013 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, gần 85 phần trăm dân số của Colombia nhận mình là người Công Giáo.
Antonio Lozada, một nhà đàm phán của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia đã được gặp Đức Tổng Giám Mục Luis Augusto Castro, là Tổng Giám Mục Tunja và cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia tại Havana hôm thứ Hai 17 tháng 8.
Sau cuộc họp, Antonio Lozada cho biết Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia muốn được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài đến thăm Cuba trong thời gian từ 19 đến 22 tháng 9 tới đây. Antonio Lozada cho rằng nếu được gặp Đức Giáo Hoàng và nếu Tòa Thánh đồng ý cử một đại diện thường trực tham gia vào các giai đoạn cuối cùng của đàm phán thì mọi bế tắc hiện nay sẽ được khai thông.
Tòa Thánh chưa đưa ra lời bình luận chính thức nào về diễn biến này. Một nhà ngoại giao Mỹ Latin cạnh Tòa Thánh cho rằng một đại diện của Vatican tại các cuộc đàm phán hòa bình là điều hoàn toàn có thể, nhưng ông không bình luận về khả năng của một cuộc họp giữa Đức Giáo Hoàng và nhóm du kích cộng sản Colombia tại Havana.
Nhiều nguồn tin tại Colombia hy vọng Đức Thánh Cha có thể bao gồm Colombia trong chuyến tông du Nam Mỹ vào năm 2016, khi ngài trở lại thăm lần đầu tiên quê hương Á Căn Đình của mình.
Với dân số gần 50 triệu người, Colombia có cộng đồng Công Giáo lớn thứ sáu trên thế giới, sau Brazil, Mexico, Phi Luật Tân, Hoa Kỳ, và Ý. Theo một nghiên cứu năm 2013 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, gần 85 phần trăm dân số của Colombia nhận mình là người Công Giáo.
Làn sóng người tị nạn Syria sẽ làm thay đổi tỷ lệ người Hồi Giáo và Kitô Giáo tại Li Băng
Đặng Tự Do
19:24 18/08/2015
Một vị giám mục Công Giáo Maronite đã bày tỏ lo ngại rằng dòng người tị nạn từ Syria sẽ thay đổi một sự cân bằng tế nhị về văn hóa và tôn giáo ở Lebanon, mà tối hậu đẩy các Kitô hữu thiểu số đến nguy cơ tuyệt chủng.
Đức Tổng Giám Mục về hưu Simon Attallah, người đã từng lãnh đạo Công Giáo Maronite của tổng giáo phận đông phương Deir al Ahmar nói:
"Chúng tôi hiện có 2 triệu người Syria là người tị nạn đang ở Li Băng. Cố nhiên, nhiều người sẽ trở về quê hương của họ khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, nhiều người tị nạn sẽ ở lại và sẽ nộp đơn xin làm công dân Li Băng. Lúc đó, tình trạng người Kitô hữu chúng tôi sẽ ra sao?"
Trong một cuộc nói chuyện với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Tổng Giám mục Attallah nhấn mạnh rằng “Chúng ta cần phải chấp nhận những người tị nạn. Chúng ta phải hành động trong tình liên đới với những người đau khổ. Chắc chắn rồi. Nhưng chúng ta có vấn đề rõ ràng trước mắt."
Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng trong thung lũng Bekaa, thuộc tổng giáo phận ngài đã từng làm giám mục, gần biên giới Syria, 9,000 người Syria - chủ yếu là người Hồi giáo đã tạo ra nhiều vấn đề mà ngài thấy trước là sẽ nhân rộng lên phạm vi toàn bộ đất nước. Trong một số trường hợp, những người Hồi giáo vũ trang phóng uế nhà thờ, ngược đãi cả những Kitô hữu bản xứ. Ngài nói rằng ngày hôm nay, những kẻ cực đoan Sunni đã lọt vào Li Băng cùng với những người tị nạn chân chính.
Để hiểu những lo lắng của Đức Tổng Giám Mục Simon Attallah, ta cần biết rằng vào năm 1943, Li Băng gần như toàn tòng Kitô Giáo nên Hiệp Ước quốc gia năm 1943 quy định rằng tổng thống Li Băng phải là một Kitô hữu Maronite.
Ngày nay, Li Băng hiện có 6,185,000 dân trong đó người Hồi Giáo chiếm 54%, các tín hữu Kitô thuộc mọi hệ phái chiếm 40.5%.
Đức Tổng Giám Mục về hưu Simon Attallah, người đã từng lãnh đạo Công Giáo Maronite của tổng giáo phận đông phương Deir al Ahmar nói:
"Chúng tôi hiện có 2 triệu người Syria là người tị nạn đang ở Li Băng. Cố nhiên, nhiều người sẽ trở về quê hương của họ khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, nhiều người tị nạn sẽ ở lại và sẽ nộp đơn xin làm công dân Li Băng. Lúc đó, tình trạng người Kitô hữu chúng tôi sẽ ra sao?"
Trong một cuộc nói chuyện với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Tổng Giám mục Attallah nhấn mạnh rằng “Chúng ta cần phải chấp nhận những người tị nạn. Chúng ta phải hành động trong tình liên đới với những người đau khổ. Chắc chắn rồi. Nhưng chúng ta có vấn đề rõ ràng trước mắt."
Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng trong thung lũng Bekaa, thuộc tổng giáo phận ngài đã từng làm giám mục, gần biên giới Syria, 9,000 người Syria - chủ yếu là người Hồi giáo đã tạo ra nhiều vấn đề mà ngài thấy trước là sẽ nhân rộng lên phạm vi toàn bộ đất nước. Trong một số trường hợp, những người Hồi giáo vũ trang phóng uế nhà thờ, ngược đãi cả những Kitô hữu bản xứ. Ngài nói rằng ngày hôm nay, những kẻ cực đoan Sunni đã lọt vào Li Băng cùng với những người tị nạn chân chính.
Để hiểu những lo lắng của Đức Tổng Giám Mục Simon Attallah, ta cần biết rằng vào năm 1943, Li Băng gần như toàn tòng Kitô Giáo nên Hiệp Ước quốc gia năm 1943 quy định rằng tổng thống Li Băng phải là một Kitô hữu Maronite.
Ngày nay, Li Băng hiện có 6,185,000 dân trong đó người Hồi Giáo chiếm 54%, các tín hữu Kitô thuộc mọi hệ phái chiếm 40.5%.
Đức Thánh Cha kêu gọi tăng cường chăm sóc người già và yếu đau trong Năm Thánh Từ Bi
Đặng Tự Do
19:36 18/08/2015
Trong một thông điệp gởi tới một hiệp hội Á Căn Đình chuyên giúp những người đau yếu tiếp nhận các bí tích, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi mở rộng hoạt động tông đồ này đến các bệnh nhân và những người hấp hối trong Năm Thánh Từ Bi sắp tới.
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ được xét đoán trên lòng thương xót những người chung quanh cả linh hồn lẫn thể xác. Năm Thánh Từ Bi, do đó, là một "cơ hội tốt để tăng cường sự hợp tác giữa các mục tử và giáo dân trong sứ mệnh trìu mến và dịu dàng chăm sóc các bệnh nhân và những người hấp hối”.
Đức Thánh Cha tái bày tỏ ưóc muốn là trong Năm Thánh này, chúng ta có thể suy tư trên các hoạt động thể lý và thiêng liêng của lòng thương xót. Đó sẽ là một cách để thức tỉnh một lương tâm quá thường khi mờ mịt trước cảnh nghèo đói. Chúng ta hãy tái khám phá những hoạt động thể lý của lòng thương xót như cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết. Và chúng ta đừng quên các hoạt động thiêng liêng của lòng thương xót như lấy lời lành mà khuyên người, mở dậy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cũng như cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ được xét đoán trên lòng thương xót những người chung quanh cả linh hồn lẫn thể xác. Năm Thánh Từ Bi, do đó, là một "cơ hội tốt để tăng cường sự hợp tác giữa các mục tử và giáo dân trong sứ mệnh trìu mến và dịu dàng chăm sóc các bệnh nhân và những người hấp hối”.
Đức Thánh Cha tái bày tỏ ưóc muốn là trong Năm Thánh này, chúng ta có thể suy tư trên các hoạt động thể lý và thiêng liêng của lòng thương xót. Đó sẽ là một cách để thức tỉnh một lương tâm quá thường khi mờ mịt trước cảnh nghèo đói. Chúng ta hãy tái khám phá những hoạt động thể lý của lòng thương xót như cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết. Và chúng ta đừng quên các hoạt động thiêng liêng của lòng thương xót như lấy lời lành mà khuyên người, mở dậy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cũng như cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đón nhận thêm 8 tân tòng
Ignatio Phan Đình Long
09:49 18/08/2015
Sáng Chúa Nhật XX Thường niên, ngày 16/08/2015. Cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã hân hoan đón nhận thêm 8 tân tòng. Họ là những học sinh và nông dân trong Giáo xứ. Họ là những người cháu mà ông bà của họ vừa được trở lại cách đây vài tháng, sau những năm dài sống trong tình trạng rối hôn nhân. Cũng như cha
con nhà anh Phương, lấy vợ có đạo nhưng không biết gì về đạo cả. Nhưng anh nhìn thấy đời sống của những người Công Giáo chung quanh, sống hòa thuận yêu thương nhau, và anh quyết định xin theo đạo.
Đây là niềm vui chung của cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa. Thành quả này do công lao đóng góp, dạy dỗ của Quý Thầy, Quý Dì dưới sự hướng dẫn của Cha Xứ Giuse Nguyễn Công Hoàng.
Chúng con cảm tạ Chúa và Mẹ Maria, quan Thầy của Giáo xứ, đã yêu thương và ban cho Giáo xứ chúng con được nhiều ơn trở lại, để Giáo Hội ngày càng thêm đông số, có nhiều người thờ phượng Chúa.
Xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng con trở thành những chứng nhân đích thực, sống chứng tá cho Tin Mừng hôm nay, hầu nhiều người nhận ra Chúa nơi chúng con, để gia nhập vào Hội Thánh nhiều hơn nữa.
Đây là niềm vui chung của cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa. Thành quả này do công lao đóng góp, dạy dỗ của Quý Thầy, Quý Dì dưới sự hướng dẫn của Cha Xứ Giuse Nguyễn Công Hoàng.
Chúng con cảm tạ Chúa và Mẹ Maria, quan Thầy của Giáo xứ, đã yêu thương và ban cho Giáo xứ chúng con được nhiều ơn trở lại, để Giáo Hội ngày càng thêm đông số, có nhiều người thờ phượng Chúa.
Xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng con trở thành những chứng nhân đích thực, sống chứng tá cho Tin Mừng hôm nay, hầu nhiều người nhận ra Chúa nơi chúng con, để gia nhập vào Hội Thánh nhiều hơn nữa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Trung Quốc sẽ là nước Công Giáo nhất hành tinh?
Trần Mạnh Trác
19:24 18/08/2015
Trong vòng 25 năm nữa, nước Tầu sẽ có 579 triệu tín đồ Thiên Chuá Giáo, theo một nghiên cứu cuả nhà xã hội học nổi tiếng Rodney Stark, giáo sư xã hội học trường Baylor University (Baptist) và là giám đốc bộ môn nghiên cứu về các Tôn Giáo trên Thế Giới.
Như vậy, nếu vào thời điểm đó mà tỷ số 'Công Giáo/Thiên Chuá Giáo' nói chung vẫn giữ mức 60%, thì nước Tầu sẽ có ít nhất là 342 triệu người Công Giáo, một con số khổng lồ, chưa hề có quốc gia nào mà người Công Giáo lại đông đến như thế bao giờ.
Cùng với cô Xiuhua Wang, một sinh viên tiến sĩ về xã hội học, GS Stark đã xuất bản cuộc nghiên cứu mới nhất cuả mình có tên là 'A Star in the East: The Rise of Christianity in China' (Một vì sao trên trời Đông: sự trỗi dậy cuả Thiên Chuá Giáo ở Trung Hoa,) họ tính rằng vào năm 1980 thì nước Tầu chỉ có 10 triệu Kitô hữu, đến năm 2007, con số chính thức là 60 triệu, và năm ngoái, sự ước tính (chưa chính thức) đã lên đến 100 triệu tín hữu. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng là rất đều đặn và là 7% mỗi năm.
Tại sao Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc lại phát triển nhanh chóng như thế?
Có nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là vì người dân đã được giáo dục cao hơn trước.
Lớp 'trí thức' mới này đang nhận thấy có một sự 'phi lý' (trái ngược) giữa nền văn hoá truyền thống và nền 'kỹ nghệ công nghiệp' hiện đại, họ cảm thấy có một cái gì thiếu thốn, trống vắng, trong tinh thần, và chỉ có Kitô giáo mới có thể lấp đầy cái trống vắng đó.
Thành phần trí thức mới này "cảm thấy chắc chắn rằng họ phải quay sang Phương Tây để tìm hiểu về cái thế giới mà họ đang sống..và họ nghĩ rằng những tôn giáo Đông Phương không còn phù hợp với thế giới tân thời, cho nên họ phải hướng về Phương Tây để tìm các triết lý và tôn giáo," theo GS Stark.
GS Stark thêm rằng những tôn giáo Đông Phương như Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo đều là "phản tiến triển (anti-progress); vì tất cả các tôn giáo ấy đều cho rằng thế gian khởi đầu là một thời đại Hoàng Kim, nhưng dần dà đã đi xuống dốc, và vì thế con người cần phải nhìn lại về phiá sau chứ không phải là hướng về phiá trước. Các tôn giáo ấy cho rằng con người không có khả năng để hiểu được vũ trụ, mà chỉ có thể cảm nghiệm được mà thôi, do đó không thể đặt giả thuyết và thử nghiệm vũ trụ theo phương pháp cuả khoa vật lý hoá học. Và vì thế những tôn giáo này không còn phù hợp với thực tại thế giới đang diễn ra trước mắt cuả lớp người trung hoa mới này."
"Những câu hỏi về ý nghiã cuả thế giới, và về cách sống, vẫn là những câu hỏi thúc bách cuả con người - và vì vậy nó trở thành động cơ chính thúc đẩy sự phát triển cuả Thiên Chúa Giáo tại Trung Quốc, nó cũng giải thích lý do tại sao mà ở Trung Quốc, những người càng có học thì càng năng gia nhập Thiên Chuá Giáo. "
Sự lây lan của Kitô giáo ở Trung Quốc, GS Stark cho biết, vẫn xẩy ra "trong cả những thời gian tồi tệ nhất của cuộc đàn áp", như trong cuộc cách mạng văn hóa thời Mao Trạch Đông trong những thập niên 1960 và 70, nhưng "quá trình chuyển biến này có vẻ vô hình; chính phủ đã không thể nhìn thấy nó. "
Bới vì sự chuyển đổi tôn giáo cuả thời đó xảy ra nhờ ở các liên hệ trong xã hội, và như vậy các quan chức chính phủ không kiểm tra được. Ông cho rằng lúc đó Kitô giáo đã phát triển nhiều ở khu vực nông thôn, nơi mà các mối quan hệ xã hội xâu đậm hơn.
Về phần Công Giáo, khi lực lượng Cộng Sản chiếm quyền kiểm soát lục điạ vào năm 1949, thì ở Trung Quốc chỉ mới có 3.3 triệu người Công Giáo và một lực lương truyền giáo là 5700 giáo sĩ ngoại quốc. Chính quyền cộng sản Trung Quốc đã trục xuất tất cả những nhà truyền giáo nước ngoài, và thành lập "Hiệp hội Công Giáo Trung Quốc Yêu Nước," là một Giáo Hội Công Giáo do chính phủ kiểm soát. Sự kiện này tạo ra hiện tượng một Giáo Hội 'Chui', thường xuyên bị bách hại và các vị giám mục thường không được chính quyền Trung Quốc công nhận.
Tuy nhiên GS Stark ghi nhận rằng cuộc truyền chức giám mục cuả Cha Joseph Zhang Yinlin vào ngày 04 tháng 8 vừa qua, làm giám mục phụ tá của Weihui, là "tin tức quan trọng nhất từ Trung Quốc trong năm nay, theo một cái nhìn từ phiá Công Giáo."
Giám mục Zhang đã được chính phủ Trung Quốc phê duyệt và Tòa Thánh cũng công nhận.
Trong suốt 60 năm qua, những việc bổ nhiệm giám mục như thế từng là dịp gây bất hoà giữa chính quyền và Giáo Hội. Cho nên sự thoả thuận lần này quả là một sự kiện quan trọng.
"Đó là một thỏa thuận rất lớn", GS Stark nói, "bởi vì đó là toàn bộ các lý do mà chính quyền đã lấy cớ để đàn áp người Công Giáo kể từ thập niên 1950 cho đến nay: đó là việc không được liên hệ với bất kỳ tôn giáo nào có sự liên hệ với ngoại quốc; Những người Tin Lành tất nhiên có thể chấp nhận điều đó rất dễ dàng, nhưng người Công Giáo, thì không thể loại bỏ Toà Thánh Roma được, mặc dù bên ngoài đã có một số giám mục Công Giáo giả vờ làm điều đó - nhưng trong thực tế thì không rõ ra sao ..." Do đó GS Stark nghĩ rằng đây quả là một tin rất quan trọng.
Nhắc lại cuộc truyền chức giám mục cuối cùng trước đây là lý do băng giá giữa Vatican và Trung Quốc: trong tháng 7 năm 2012, Đức Giám Mục Thaddeus Ma Daqin - từng là một hội viên của Hiệp hội Yêu nước - đã công bố ngay sau khi dược truyền chức là Ngài rời khỏi hội. Và Ngài đã bị giam giữ cho đến nay.
GS Stark cho rằng với sự thỏa thuận mới giữa Bắc Kinh và Rome trong dịp đề cử Giám mục Zhang thì "bây giờ không còn có lý do nào mà người Công Giáo phải ở 'chui rúc' nữa; bây giờ họ có thể là một phần của Giáo Hội trên mặt đất. "
"Cuộc truyền chức đã được thông báo rất rõ ràng trên tất cả báo chí rằng Ngài (GM Zhang) đã được Đức Giáo Hoàng chấp thuận trước. Một việc như thế rõ ràng là vị giám mục này đã vi phạm quy tắc của Hiệp hội, và chính phủ lại dung túng một sự việc như thế; thì ý nghĩa có thể là, một cách nào đó, chính phủ đã kết thúc việc kiểm soát."
"Trong thực tế thì hầu hết những người trong Hiệp Hội Yêu Nước đều là người Công Giáo thực sự - họ chỉ giả vờ." GS Stark nói. " Tôi hiểu rằng đã có rất nhiều liên hệ với Roma một cách kín đáo, nhưng bây giờ thì điều này đã xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, cho nên tôi nghĩ rằng nó rất quan trọng. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên."
"Trong thực tế thì Đảng Cộng sản đã giúp khá sâu vào sự tăng trưởng cuả Kitô giáo, một cách ngấm ngầm không nói ra - như ở cấp làng xã, nhiều nhân vật lãnh đạo cộng sản địa phương đã là những Kitô hữu công khai, đến độ họ treo thánh giá trên cửa ra vào và trên tường giữa phòng khách, hầu như không có gì phải e dè về chuyện đó cả."
"Ở các thành phố thì vẫn kín đáo hơn, nhưng đã có một con số khổng lồ của lớp con cháu cuả các quan chức cộng sản là những Kitô hữu, và nếu bạn đi đến các trường đại học ưu tú của họ, bạn sẽ cảm thấy bị sốc, bạn sẽ có cái cảm giác là nơi này là một trường Kitô giáo, hơn cả những trường cao đẳng Kitô giáo ở bên Mỹ. Bạn không thể có được cảm giác này tại trường Notre Dame, hoặc Texas Christian, nhưng bạn lại cảm thấy nó khi đi dạo quanh Đại học Bắc Kinh. "
Ông lưu ý rằng có đang rất nhiều giáo sư (Đại học Bắc Kinh) là người Kitô hữu, và rằng những phong trào sinh viên Kitô giáo là mạnh nhất tại các trường đại học này - nơi mà các nhà lãnh đạo tương lai của Đảng Cộng sản đang được đào tạo.
"Đó có thể là một phần của những lý do xảy ra ở đằng sau hậu trường cuả cuộc truyền chức giám mục," GS Stark phỏng đoàn như vậy: "Xô đẩy Kitô giáo vào bức tường thì không còn dễ dàng nữa."
GS Stark cũng đồng ý rằng những trường hợp cởi mở như vậy đã không xẩy ra đồng đều ở tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc. Thí dụ tại tỉnh Chiết Giang, nhiều nhà thờ đang bị cấm không được treo thánh giá ra bên ngoài, và một số nhà thờ đã bị phá hủy. Đã có 7 giáo dân bị giam giữ.
Nhưng Gs Stark cho rằng những cuộc đàn áp như thế chỉ là ở cấp địa phương, có thể là do "người đứng đầu của tỉnh đó có thể là một người có tinh thần nổi loạn (nói quá,) muốn chống chọi lại việc nới lỏng đang xảy ra ở khắp nơi trong nước."
Nhưng sư nới lỏng này thì đã rõ ràng lộ ra bên ngoài - GS Stark cho biết rằng "toàn bộ ý niệm về một Giáo Hội 'chui' thì thật là 'buồn cười', vì có một số nhà thờ 'chui' mà lại là một building cao tới bốn tầng lầu, có thánh giá ở trên nóc. Những nhà thờ 'chui' như vậy chỉ có ý nghĩa là họ không có 'tình trạng pháp nhân' - nhưng chắc chắn họ không phải 'lẩn trốn'".
Trong ánh sáng của sự cởi mở mới này đanh diễn ra trên toàn thể nước Tầu, GS Stark tính rằng với một tỷ lệ tiếp tục tăng trưởng hàng năm là 7 phần trăm thì sẽ có 150 triệu người Kitô hữu tại Trung Quốc vào năm 2020; 295 triệu trong năm 2030; và 579 triệu vào năm 2040.
"Sự tăng trưởng có thể dừng lại: bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai", GS Stark cho biết. "Nhưng với mức độ hiện tại, thì sẽ có hằng hà xa số các Kitô hữu ở Trung Quốc trong một ngày mai quá ư là gần." (“But at the current rate, there'll be a whole heck of a lot of Christians in China awfully soon.”)
Thông Báo
Cáo Phó: Cha giáo Antôn Nguyễn Ngọc Bảo qua đời tại Oklahoma City, TB Oklahoma
Tang gia và Cựu Chủng Sinh Phát Diệm
16:20 18/08/2015
Xin trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ và quý thân hữu:
Cha giáo Antôn Nguyễn Ngọc Bảo
đã được Chúa gọi về với Ngài hồi 4 giờ sáng 17/8/2015, tại Oklahoma City, Tiểu bang Oklahoma.
Chương trình Thánh Lễ An Táng
Linh cữu được quàn tại Funeral Home Smith&Kemke 1401 NW 23nd Street, Oklahoma City, OK 73016. Phone 405 528-7542.
Nghi thức cầu nguyện Canh thức lúc 6 chiều ngày Thứ Sáu 21-8-2015
Thánh Lễ an táng cử hành lúc 10 sáng ngày Thứ Bảy 22-8-2015 tại Nhà Thờ Chính Tòa Oklahoma City
Sau đó được an táng tại đất thánh Tòa Giám Mục Oklahoma City.
Đôi dòng lịch sử về Cha giáo Antôn Nguyễn Ngọc Bảo:
1930: Nhập học tại Tiểu Chủng Viện Ba Làng, Thanh Hóa
1934: Học Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc, Phát Diệm, Ninh Bình
1939: Tốt nghiệp chủng viện, đi giúp xứ Ninh Bình 1 năm
1940: Về Đại Chủng Viện Thượng Kiệm, Phát Diệm;
Ngày 13-3-1948: Chịu chức linh mục tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm
Phó xứ Như Sơn 6 tháng, Phó xứ Nam Biên 6 tháng
Cha Antôn giỏi La Văn, Pháp Văn và giỏi đàn hát cho nên chỉ sau 1 năm làm phó xứ,
Bề trên gọi Cha về làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc, phụ trách dậy Pháp Văn, La Văn và âm nhạc tới năm 1966
là năm giải thể Tiều Chủng Viện Thánh Phaolô Phú Nhuận. Sau đó, TCV này thành trường Trung Học Phát Diệm
và cha giáo Nguyễn Ngọc Bảo được phân công làm tổng giám thị cho đến ngày 30-4-1975.
Cha giáo Antôn được Bộ Giáo Dục VNCH mời làm giám khảo La Văn trong các kì thi Tú Tài II Cổ Ngữ La Tinh.
Cha Antôn cũng là nhạc sĩ thánh ca Đồng Châu trong Nhóm Ca Thánh Phát Diệm với các tên tuổi như:
Phương Linh, Mai Văn Điệu, Trần Trung Lương, Hùng Sĩ, Phi Long, Long Nghị, Trần Hùng Dũng, Tiến Hưng,
Đoàn Như Bách, Lưu Hương, Cao Khâu, Nguyễn Khắc Tuần, Phạm Đình Nhu…
Những sáng tác phổ biến rộng rãi một thời của nhạc sĩ Đồng Châu như: Đức Mẹ Hộ Phù, Cất Tiếng Cao Rao, Lậy Nữ Vương…
Cha giáo Antôn có 2 nghĩa tử là cố LM Nguyễn Thế (nhà thờ Gia Định)
và LM Nguyễn Như Yêng (giáo sư chủng viện, chính xứ, tuyên úy dòng nữ, thuyết giảng, về hưu).
Cha giáo Antôn di tản sang Hoa Kì ngày 30-4-1975
Ban đầu, Cha phụ trách các giáo đoàn di tản.
Sau đó, giáo phận Oklahoma City cử Cha phụ trách giáo xứ người Mĩ,
rồi chánh xứ Thánh Anrê Dũng Lạc tại Oklahoma City cho đến ngày nghỉ hưu.
Kính báo:
Đại diện Gia đình và Linh tông: Nghĩa tử LM Gioan Nguyễn Như Yêng,
Học trò: Đức Ông Phanxicô Phạm Văn Phương, chính xứ Giáo Xứ Đức Mẹ VN tại Atlanta, Tiểu Bang Georgia
Học trò: LM Giuse Phạm Bá Lãm, đại diện các linh mục Phát Diệm ở Miền Nam
Học trò: LM Gioan Trần Công Nghị, giám đốc VietCatholic Network
Phó Tế Nguyễn Mạnh San, Phụ tá của Cha giáo Antôn: cựu tuyên úy Trại Tù Liên Bang & Tiểu Bang Oklahoma.
Văn Hóa
Lá thư Canada: Bữa ăn trên thiên đàng
Trà Lũ
11:19 18/08/2015
Vừa bước vào hè, Canada đã tưng bừng rộn rã. Về thể thao thì có lẽ không nước nào trên thế giới rộn rã bằng. Này nha, tháng trước Canada là xứ tổ chức đại hội nữ túc cầu thế giới. Ai mà còn nghĩ phái nữ là phái yếu thì phải xét lại việc này. Nhóm già bạn tôi là nhóm mê túc cầu từ bé, xưa nay vẫn còn thành kiến sai lầm là phái nữ không biết đá banh, thế mà qua các trận cầu giữa các nữ cầu thủ thế giới tháng Sáu vừa qua, ai cũng mở mắt và tỉnh mộng hết. Các nàng đá có thua gì nam cầu thủ đâu. Chị Ba Biên Hòa nghe chúng tôi bàn về việc này bèn lên tiếng ao ước : Giá mà Tổng Hội FIFA quốc tế tổ chức các cuộc tranh hùng giữa đội vô địch nam với đội vô địch nữ xem hơn thua thế nào thì hay biết mấy. Ông bạn già ODP của tôi nghe câu này xong thì cười hà hà rồi phát biểu :
- Đội nam đấu với đội nữ thì chắc FIFA chưa dám làm vì liền bà đâu có sức
khỏe bằng liền ông chúng tôi, nhưng trong tương lai gần đây thì trong một dội banh chắc sẽ có nhiều nữ cầu thủ. Ha ha, Chị Ba bằng lòng chưa?
Canada là đất thể thao các cụ ạ. Quanh năm thể thao. Mùa hè có thể thao mùa hè, mùa đông có thể thao mùa đông. Đây là một trong những lý do mà Canada được yêu mến nhất thế giới. Tôi nói có sách mách có chứng đây nha. Những 2 chứng lận. Cơ quan quốc tế The Reputation Institute sau khi nghiên cứu 55 quốc gia uy tín trên thế giới vừa công bố ngày 15 tháng Bảy vừa qua : Canada là quốc gia được ngưỡng mộ và nổi tiếng nhất thế giới xét về mặt an sinh, y tế, kinh tế, xã hội. Đứng thứ hai là nước Thụy Điển, thứ ba là nước Thụy Sĩ và Úc Đại Lợi. Hoa Kỳ đứng thứ 22, các cụ bên Mỹ đừng buồn về việc này nha. Chứng thứ hai là Tổ Chức Phát Triển và Hỗ Tương Kinh Tế quốc tế (OECD) vừa công bố kết quả nghiên cứu trong 50 năm, trong đó có liệt kê danh sách 10 quốc gia có cư dân học thức nhất thế giới. Đứng đầu danh sách là Canada vì có tỷ lệ dân chúng có bằng cấp đại học là 50%, sau đó là Do Thái, rồi Nhật Bản, rồi Hoa Kỳ…
Xin trở lại ngành thể thao. Canada vừa tổ chức xong Đại Hội Thể Thao Mỹ Châu, Pan An Games 2015, ở Toronto, với 7 ngàn lực sĩ tham dự đến từ 41 nước trong Châu Mỹ. Đại hội này là một thứ Thế Vận Hội mùa hè thu nhỏ, thi đủ mọi môn. Sau 16 ngày tranh tài, về mặt huy chương, phái đoàn Hoa Kỳ đứng hạng nhất với 265 huy chương (103 vàng, 81 bạc, và 81 đồng). Canada đứng hạng hai với 217 huy chương ( 78 vàng, 69 bạc và 70 đống). Hạng ba là Brazil, 592 lực sĩ, được 141 huy chương… Nước có số lực sĩ tham dự đông nhất là Canada chủ nhà với 723 người, Hoa Kỳ 624, Brazil 592. Nước ít người nhất là nước tí hon Belize chỉ có 3 người. Đây là con số các lực sĩ tham dự tranh tài thật sự, chưa kể các nhà điều hành, huấn luyện, dìu dắt, bảo trợ, và thiện chí tháp tùng. Lễ khai mạc và bế mạc được tổ chức tại đại hội trường Rogers ngay bên bờ hồ Toronto. Có một chuyện vui trong buổi tối khai mạc : Vì hội trường Rogers ở ngay chân tháp CNTower là tháp cao nhất thế giới. Đúng lúc khai mạc thì trên đỉnh ngọn tháp này bùng nổ một đám lửa đỏ vĩ đại, khói trắng bay lên ngút trời. Nhiều người đã hốt hoảng tưởng là hỏa hoạn. Thì ra ban tổ chức đã cho đốt pháo bông trên đỉnh tháp để chào mừng. Lễ bế mạc vào đêm 26 tháng Bảy, đỉnh tháp này cũng cháy đỏ bùng lên như vậy nữa nhưng không ai hốt hoảng mà lại vỗ tay hoan hô ầm ỹ. Hội trường Rogers với sức chứa 45 ngàn ghế đã đầy nghẹt. Những ai không mua được vé vào hội trường này thì có thể tới công viên Nathan Phillips ngay ở tòa dô chính gần đó, nơi đây có ba màn ảnh khổng lồ, có thể xem rõ lễ khai mạc .
Canada đã tổ chức Thế Vận Hội nhỏ này thành công mọi mặt và rất chuyên nghiệp, các cụ có biết tại sao không? Thưa, vì Canada đã có rất nhiều kinh nghiệm : năm 1976 Canada đã tổ chức Thế vận Hội Mùa Hè ở Montreal, năm 1988 Thế Vận Hội mùa đông ở Calgary, năm 2010 Thế vận Hội Mùa đông ở Vancouver. Hiện nay Canada đang nộp đơn xin tổ chức Thế Vận Hội mùa hè vào năm 2024. Chắc sẽ được vì mọi sự đã có sẵn. Các cụ mê thể thao xin cố sống tới năm 2024 để xem Thế Vận Hợi Mùa Hè này nha, chắc là sẽ vĩ đại và hoành tráng vô cùng. Cụ nào cần thuốc Hải Cẩu Bổ Thận Hoàn mà Canada sắp sản xuất để giữ sức khỏe xin nhớ để dành tiền nha, tôi sẽ mua giúp. Làng tôi đang dự định xin làm đại lý.
Đại hội thể thao Mỹ Châu này có nhiều chuyện vui bên lề lắm. Xin kể sơ sơ để các cụ nghe chơi nha. Thứ nhất là chuyện pháo bông nổ trên tháp CN Tower kể trên đây. Thứ hai là xe thực phẩm Da Đỏ do đầu bếp trứ danh da Đỏ David Wolfman đứng nấu, nổi bật là hai món kebab thịt hươu và càri thịt nai. Các lực sĩ đại hội được mời ăn miễn phí. Thứ ba là đường HOV. Các cụ phương xa nghe tên HOV có hiểu gì không cơ ? Thưa đây là chữ viết tắt của High Occupancy Vehicle, có nghĩa là lằn đường chỉ dành riêng cho những xe chở từ 3 người trở lên. Có một ông kia mê thể thao quá nên ông đã đem 2 người gỗ ‘ma nơ canh’ vào xe, cho bận quần áo như người thật, và ông chạy phom phom trên HOV, không ngờ mắt các thày cảnh sát Canada tinh quá, các thày đã chận bắt được cái ông ăn gian này. Sở cảnh sát cho biết tổng cộng số giấy phạt loại ăn gian trong thời gian thi thể thao này là 1.735 và tiền phạt đã cho vào kho là hơn 200.000 đồng. Chuyện này làm tôi nhớ chuyện Car Pool năm xưa. Ở Hoa Kỳ hay ở Canada những xa lộ lớn thường có đường dành riêng cho xe chở 2 người trở lên, con đường này gọi là car pool. Có một bà xồn xồn lái xe một mình mà chạy vào car pool, thày cảnh sát Canada tinh mắt bắt được, thấy thày biên giấy phạt thì bà xồn xồn này phản đối : Trong xe tôi có 2 người, vì tôi đang có bầu, bào thai trong bụng tôi hiện nay cũng phải được kể là một người chứ. Thày cảnh sát không phải tay vừa, thày bèn cười rồi đáp : Tôi phạt bà vì tội hai người mà lại ngồi chung một ghế ! Bà xồn xồn cúi mặt vì không cãi được nữa và phải nhận giấy phạt. Tôi kể sơ sơ vậy để các cụ từ nước ngoài mà lái xe đến Canada thì phãi cẩn thận nha, cảnh sát Canada tinh mắt và thông minh lắm. Chuyện vui thứ bốn là nhân tham dự đại hội thể thao ở Toronto đã có 4 ông lực sĩ Cuba đào thoát xin tỵ nạn. 4 ông này thuộc đội đua thuyền Cuba. Tôi bảo chuyện vui là vì các ngài cộng sản xưa nay từ Cụ Xít, cụ Mao, cụ Hồ cho tới các cụ Hà Lội hiện nay vẫn vỗ ngực bảo các nước cộng sản là các nước thiên đàng. Chuyện thứ năm là chuyện gây ấn tượng mạnh nhất nơi tôi. Đó là bài ca ‘anthem’ của đại hội lần này, bài ca mang tên ‘ Together We Are One’. Trong lễ bế mạc nữ ca sĩ giọng vàng Serena Ryder đã hát, thiệt là hay qúa sức. Lời ca nói lên cái mục đích cao đẹp của thể thao mà người La Mã ngày xưa đã đề cao là mỗi ngày mỗi‘ cao hơn, nhanh hơn và mạnh hơn’.
Cuối lễ bế mạc, đô trưởng Toronto thành phố chủ nhà đã trao cờ đại hội cho đô trưởng thành phố kế tiếp là Lima nước Peru . Nước này sẽ tổ chức đại hội Pan Am vào năm 2019.
Bế mạc Pan Am 2015 rồi, Toronto lại chuẩn bị tổ chức cũng đại hội thể thao Mỹ Châu cho các thành viên khuyết tật. Đại hội mang tên Parapan Games, khai mạc ngày 7 tháng Tám và kéo dài 11 ngày. Có 1600 lực sĩ khuyết tật đến từ 28 nước trong miền tham dự. Lễ khai mạc tổ chức tại vận động trường Đại Học York, và bế mạc tại công trường Nathan Phillip Square ở trung tâm Toronto. Có 12 cộng đồng tham dự cuộc tiếp sức rước lửa, xuất phát từ 2 nơi là thủ đô Ottawa và Thác Niagara. Cũng vui vẻ náo nhiết qúa chừng. Bạn bè tôi từ Âu Châu và Úc Châu sang đây đều tỏ ra nể phục dân Mỹ Châu : Người khuyết tật không hề bị bỏ quên.
Những ngày vui mùa hè 2015 còn dài. Đầu tháng Tám, tại bờ hồ nổi tiếng quốc tế của Toronto là Habour Front còn lễ hội văn hóa của Da Đỏ mang tên ‘Planet Indigenus 4’. Người Da Đỏ đã tham dự Đại Hội Pan Am trên đây bằng xe thực phẩm cực lớn, nay còn chủ động một đại hội văn hóa kéo dài 10 ngày. Làng tôi đã hẹn nhau đi tham dự các sinh hoạt văn hóa này với hy vọng sẽ băt gặp những nét văn hóa của quê hương Việt Nam ngày xưa. Các cụ biết tại sao tôi nói thế không ? Thưa, chúng tôi là học trò của triết gia Kim Định mà, người Da Đỏ chính là người VN ngày xưa của mẹ Âu Cơ. Các con đã theo mẹ lên núi, lên tới đỉnh núi cực bắc rồi đi về phương tây là vào eo biền Bering, là miền dẫn đến Canada ngày nay. Tôi còn nhớ 1999 là năm Canada thiết lập ra đặc khu Nunavut ở miền giáp bắc cực, cư dân ở đây đại đa số là dân Da Đỏ. Trong lễ khai mạc có các màn văn nghệ. Sau lễ, Cụ Đào Trọng Cương và Cụ Trần Văn Khắc ở thủ đô Ottawa gọi cho tôi ngay và cả hai cụ đều bảo tôi rằng cái màn mấy cô Da Đỏ vừa múa vừa hát, giọng hát rõ ràng mang âm điệu dân gian cổ truyền VN. Ngoài ra, các cô này đều mặc xiêm y đúng như xiêm y các cụ VN ta ngày xưa. Hai cụ gọi cho tôi cốt để nhấn mạnh và đề cao cái thuyết các cụ và tôi vẫn chủ trương là dân Da Đỏ ở Canada có gốc VN. Các bạn còn nhớ hai bậc đại lão này chứ? Cụ Đào Trọng Cương là kỹ sư công chánh đầu tiên ngày xưa ở Hà Nội, Cụ Trần Văn Khắc là tổ phụ của Phong Trào Hướng Đạo VN. Lời của hai cụ là lời uy tín có trọng lượng.
Tôi đi xa qúa rồi. Xin mời các cụ trở về các lễ hội ở Toronto đất Canada.
Cùng thời gian với đại hội văn hóa Da Đỏ trên đây còn có đại hội văn hóa truyền thống Caribana ở Toronto. Các sắn dân ở miển Trung Mỹ hằng năm kéo nhau lên Toronto họp đại hội. Canada là đất lành, các đàn chim phương nam kéo lên đây hàng trăm ngàn, ca hát nhảy múa ăn uống vui vẻ hết biết. Mở đầu đại hội Caribana là ngày diễn hành trọng đại. Ôi, các sắc dân ở miền Trung Mỹ ăn mặc sặc sỡ làm sao. Có biết bao nhiêu là xe hoa và ban nhạc, có biết bao nhiêu là vũ công. Họ hóa trang theo dạng các loài chim sặc sỡ, với những cánh chim và đuôi chim che phủ hết mặt đường. Các cụ muốn xem tận mắt thì xin kính mời đến đây vào đầu tháng Tám hàng năm, hoặc ở nhà thì xin mở Google bấm chữ Caribana Festival Toronto. Các cụ sẽ thấy hết mọi sinh hoạt của các sắc dân da nâu này. Toronto cho họ diễn hành, nhảy múa tưng bừng mấy ngày trong thành phố, dặc biệt ở bờ hồ, rồi dành riêng một hòn đảo ngay sát bờ cho họ sinh hoạt. Vui không để đâu cho hết. Cụ muốn nghe nhạc Nam Mỹ, ăn món Nam Mỹ, bận y phục Nam Mỹ, nhảy múa ca hát tiếng Nam Mỹ, làm quen với văn hóa Nam Mỹ, xin mời cụ đến đây nha. Vui và sướng hết biết. Có một ông bạn già đã nói nhỏ vào tai tôi : Nhìn các em Nam Mỹ da nâu đi diễn hành ăn mặc sơ sài qúa, vòng một và vòng ba chỉ che chút xíu, nóng mắt qúa chừng ! Nói rồi ông cười hê hê. Tiếng cười hê hê này nghe không trong sạch tí nào. Tôi hỏi ngay : cụ cứ nói thực cho tôi nghe nha, thế cụ nhìn thấy các vòng lộ liễu như mời gọi thì trong lòng cụ có nổi sóng gì không ? Tôi với ông bạn già này thân nhau lắm, thường kêu nhau bằng cụ. Ông ta nói thật nhỏ : Tôi chỉ ao ước giá mà được cắn vào cái vòng số 1 một cái thì chắc tôi sẽ trẻ lại 10 tuổi, vòng số 1 chứ không phải vòng số 3 nha. Chuyện ông bạn già dê này dài lắm, xin kể về sau.
Và làng tôi đã đi xem cả đại hội Da Đỏ ở bờ hồ, cả đại hội Caribana bên đảo. Vì dân số làng đông, nên chúng tôi đã chia thành hai phe. Phe liền bà do Chị Ba Biên Hòa làm trưởng đoàn, còn phe liền ông, tức các vĩ nhân quân tử chúng tôi, do Ông ODP làm lãnh tụ. Ai cũng thích như vậy vì mỗi phe được tự do và thoải mái hơn.
Ngày hôm sau họp làng đúc kết. Ôi thôi, bao nhiêu là chuyện hấp dẫn từ trang phục, thức ăn, văn nghệ, cái gì cũng lạ mắt lạ tai lạ miệng. Và toàn tiếng khen. Mọi người xin ý kiến của Cụ Chánh tiên chỉ. Cụ vui vẻ nói ngay : Lão cũng có những nhận xét rất giống của các bạn. Tối về nhà mãi mới ngủ được vì thấy mình sung sướng qúa. Và rồi tự nhiên lão bò nhỏm dậy, chắp tay nói lời cảm tạ Thiên Chúa. Nhờ Chúa làm phép lạ mà cuối đời lão được sống ở miền đất hạnh phúc này, được hưởng mọi tự do dân chủ, được tiếp cận với mọi tiện nghi tối hảo vật chất và tinh thần, được làm bạn với các bạn đây, được xem nghe nhìn và ăn các món ăn lạ miệng của nhiều sắc dân, như mấy bữa nay. Tóm lại, lão có y nói và nhắc các bạn là phải tạ ơn Thiên Chúa và nhớ ơn đất nước Canada này mãi mãi.
Anh John giơ tay xin góp : Lời Cụ Chánh nói chí lý vô cùng. Cuộc đời chúng ta mang ơn rất nhiều người. Chúng ta phải luôn luôn tỏ lòng biết ơn và nhớ ơn. Lời này làm tôi nhớ tới hai chuyện trong lịch sự hiện đại. Chuyện thứ nhất là chuyện ông Tướng Charles de Gaulle của nước Pháp. Ông này sau khi được Đồng Minh giúp giải phóng nước Pháp thời Đệ Nhị Thế Chiến thì lên làm tổng thống. Ông kiêu căng vênh váo vô cùng. Báo chí còn ghi chuyện đầu thập niên 1960, trong một cuộc họp các nhà lãnh đạo Âu Châu để tìm cách sống chung hòa bình với khối Cộng sản. Cuộc họp này có sự hiện diện của Ngoại trưởng Dean Rusk của Hoa Kỳ. Ông De Gaulle nói với ngoại trưởng Hoa kỳ : ‘Tôi muốn quân đội Hoa Kỳ phải rút ra khỏi nước Pháp càng sớm càng tốt’. Quả là tiếng sét trong đại hội. Ngoại trưởng Rusk nhìn thẳng vào mặt Tổng Thống De Gaulle rồi từ tốn hỏi : Thưa Ngài, thế lệnh này có bao gồm luôn cả các quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận trong việc giải phóng nước Pháp và được an táng tại Pháp không? Hội trường im lặng như tờ, im lặng đến nỗi nghe được tiếng thở của người bên cạnh. Tổng Thống Pháp cứng lưỡi không trả lời được.
Chuyện thứ hai là chuyện cụ già Robert Whiting 84 tuổi ở phi trường Paris. Cụ già lúng túng lục lọi mãi mà không tìm ra sổ thông hành để trình cho nhân viên sở Di Trú. Chờ mãi không thấy cụ già đưa ra sổ thông hành, anh nhân viên Di trú Pháp mới sẵng giọng hỏi :
- Thưa ông, ông đã đến Pháp bao giờ chưa ?
- Thưa có một lần nhưng lâu rồi. Hồi đó tôi không phải trình sổ thông hành.
Nhân viên sở di trú nổi nóng với ông già Mỹ mà anh cho là lẩm cẩm này. Chàng ta nói :
- Chuyện vô lý. Tới đất Pháp thì ai cũng phải trình sổ thông hành. Xin ông nói chuyện đàng hoàng!
- Tôi nói thiệt mà. Hồi đó là ngày D Day năm 1944 tôi trong đoàn quân đổ bộ ở bãi biển Omaha để giải phóng nước Pháp thóat khỏi sự thống trị của Đức Quốc Xã, tôi có thấy nhân viên Pháp nào ở đó để trình sổ thông hành đâu !
Cả làng nghe đến đây xong liền vỗ tay khen là Anh John biết nhiều chuyện lý thú.
Xưa nay Cụ B.95 vẫn mê anh John vì cụ không thể ngờ được một người Da Trắng mà lại nói tiếng Việt rành rẽ và giỏi như vậy. Anh John xin hết chuyện kể nhưng mà cụ không cho. Cụ bắt anh kể nữa. Cụ hỏi : Ngày xưa khi anh học tiếng Việt với Chị Ba, anh có thấy câu tiếng Việt nào khó nói không ? Anh John gật đầu rồi thưa ngay :
- Có, chỉ có một câu thôi, mà cho đến ngay bây giờ cháu vẫn không nói nhanh được. Đó là câu : Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch.
Cụ B.95 nghe xong câu này thì cười sằng sặc rồi bảo : Chả riêng gì anh, ngay tôi đây này, tôi cũng chưa bao giờ nói nhanh câu đó mà không vấp.
Thế rồi tự nhiên cả làng quay ra nói thi câu này, mà lạ qúa, chả ai nói trôi mà không vấp. Nồi đất nấu ếch thì ai cũng nói ra là ‘ nồi đất nấu đếch’ !!!
Đang khi dân làng cười sặc sụa thì làng được Cụ Chánh mời ăn cháo gà. Cháo nóng hổi, thơm ngào ngạt. Nồi cháo gà có gừng nó thơm cách gì. Khi ăn xong tiệc cháo thì anh John lên tiếng. Anh bảo bữa nay anh đã nói nhiều rồi, bây giờ đến lượt bồ chữ ODP. Mọi ngươi vỗ tay khen là ý kiến hay.
Ông ODP bằng lòng góp chuyện nhưng ông không biết nói về đề tài gì. Cụ Chánh liền lên tiếng : Chúng ta vừa ăn cháo gà xong, bác nói về chuyện con gà đi. Ông ODP gật đầu xin vâng và giao hẹn rằng bữa nay ông được kể chuyện xả láng. Và ông bồ chữ đã kể như thế này :
Rằng bữa đó có một cặp vợ chồng xồn xồn đến thăm trại nuôi gà của một người bạn. Anh chị được dẫn đi coi khắp trại. Anh bạn chủ trại chỉ vào một chuồng gà rồi nói : Cái con gà trống to kia nó ghê lắm. Sáng nào nó cũng đạp ít là 15 con mái. Cô vợ nghe xong liền nói nhỏ vào tai chồng : Anh nghe rõ chưa, sáng nào nó cũng đạp nha, và sáng nào cũng 15 lần nha. Anh chồng nhìn cô vợ sung sức của mình, rồi trả lời : Nhưng nó đạp 15 con khác nhau chứ không phải chỉ 1 con mà 15 lần !
Phe các bà nghe xong thì cười ồ lên rồi nói : Bác lại có ý chọc chị em chúng tôi rồi. Ông ODP cười hà hà rồi giảng. Tôi không dám trêu tức các bà đâu. Tôi kể chuyện đó là để dẫn đến mấy câu ca dao mà tôi vừa đọc thấy ở trên mạng. Mấy câu này hay quá vì nó nói rất hay rất đúng về con gà, rồi từ con gà làm ta nghĩ ngay đến con người. Mấy câu ca dao như thế này :
- Có con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái hói trơ cả đầu
Hói thì hói có sao đâu
Nếu không đạp mái, tóc râu làm gì !
- Có con gà mái hoa mơ
Nó đi tìm trống, đỏ phơ cả mào
Đỏ thì đỏ kệ xác tao
Nếu không tìm trống thì tao ế à ?
- Ước gì anh hóa thành gà
Cả ngày đạp mái các gà chung quanh
- Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống cho đời tự do !
Phe liền ông chúng tôi nghe xong đều thích và khoái quá, cười ngả nghiêng. Anh H.O. còn cao giọng : Đúng, kiếp sau tôi xin làm con gà trống hoa mơ. Còn phe các bà thì khen thơ hay, nhưng ý thì không hay vì chỉ đề cao các ông. Cụ Chánh nghe xong, vừa cười vừa bình : Tiếng VN mình cũng lạ, chuyện chú gà trống làm tình thì gọi là ‘đạp mái’, chứ còn chuyện loài người, cHồng Yêu vợ mà gọi là ‘đạp vợ’ thì nguy to rồi !
Để cho làng cười thỏa thích, rồi Cụ B.95 lại lên tiếng, lại xin thần tượng John nói chuyện học tiếng Việt. Rằng khi anh học ca dao VN anh có thấy câu nào hay hơn mấy câu tả con gà trống hoa mơ và con gà mái hoa mơ trên đây không? Anh John đáp ngay : Về các câu ca dao trai gái tỏ tình thì cháu thuộc nhiều lắm, nói cả ngày không hết, bữa nay xin cho cháu khất về ca dao, bữa nay cho cháu nói về một câu chuyện thuộc loại giáo dục dân gian ngày xưa, cháu chưa thấy có chuyện nước nào hay bằng chuyện này của VN.
Đó là chuyện ‘ Hũ Vàng Trời Cho’ chép trong sách cổ tích VN. Rằng trong ngôi làng nhỏ kia có một cặp vợ chồng nông phu rất nghèo nhưng rất lương thiện và chăm chỉ. Một buổi sáng kia anh chồng ra đồng làm cỏ. Anh cuốc phải một vật cứng. Anh bới lên và thấy đó là một hũ vàng. Anh lại bỏ xuống và lấp đất đi. Tối hôm đó về nhà anh kể chuyện hũ vàng cho vợ nghe. Vợ nghe xong thì trách anh sao không đem hũ vàng về nhà. Chồng trả lời là vì đó không phải là vàng của mình. Lúc đó có tên ăn trộm rình ở ngoài nghe được chuyện này, nó liền chạy ra đồng, tìm được cái hũ vàng, nhưng mở ra thì nó thấy toàn rắn độc, nó bèn vất hũ rắn độc này vào gốc cây gần đó rồi bỏ chạy. Ngày hôm sau ra đồng làm ruộng thì anh nông phu thấy cái hũ vàng đã biến mất. Tối về anh kể việc này cho vợ. Cô vợ rất buồn và trách anh là người ngu ngốc. Anh chồng cười xòa rồi trả lời vợ : Trời chưa cho, có thế thôi. Tên trộm rình bên ngoài nghe thấy vậy thì tức quá vì nó nghĩ cái anh nông phu này nói như cái hũ vàng có thật, bèn chạy ra đồng đem cái hũ rắn về chỗ cũ. Ngày hôm sau ra đồng anh nông phu lại thấy cái hũ vàng ở chỗ cũ. Anh về nhà lại kể chuyện này cho vợ nghe. Chị vợ bịt tai lại không muốn nghe tiếp rồi nói : Ông điên rồi, hôm thì thấy, hôm thì không thấy, rồi bây giờ lại thấy. Anh chồng trấn an vợ : Mình tin tôi đi, nếu là của Trời cho thì trước sau gì nó cũng thuộc về mình, không ai có thể đụng tới. Tên trộm vẫn rình ở ngoài, nghe thấy vậy thì giận cái anh nông phu ngu ngốc này qúa, muốn dạy cho anh ta một bài học, cho rắn cắn anh ta chết. Nghĩ rồi làm, tên trộm bèn chạy ngay ra đồng, bưng cái hũ đó về đặt ngay trước cửa nhà anh ta, để các con rắn sẽ cắn anh ta chết. Sáng hôm sau, vừa mở cửa để ra đồng thì anh ta trông thấy cái hũ. Anh liền kêu vợ cùng bưng cái hũ vào nhà. Lúc mở hũ ra, cả hai vợ chồng thấy cái hũ đầy những đồng tiền vàng. Từ đó hai vợ chồng anh nông phu lương thiện trở nên giàu có.
Kể đến đây xong thì anh John xin hết chuyện. Chuyện cổ VN vừa đơn sơ vừa mang đầy tính giáo dục, quả là hay, các cụ có đồng với anh John không ?
Câu chuyện hũ vàng ngoài đồng và anh nông phu làm tôi liền nhớ tới một câu đố mà nhà văn Tu Dinh mới đố trên mạng. Rằng có một anh nông dân ra đồng làm cỏ thì trời bỗng dưng mưa một trận dữ dội, sấm chớp đùng đùng. Ông Tu Dinh đố mọi người là anh nông phu phải làm cách nào để không bị sét đánh. Cái này liên quan tới khoa học. Tôi liền mở các sách về khoa học chỉ dẫn cách chống sét thì sách nào cũng nói là phải vào trong nhà, đóng cửa lại, nhà phải có cột thu lôi chống sét đánh. Anh nông dân đang ở giữa đồng trống tư bề thì làm gì có nhà cho anh chạy vào trú, nên ta vô phương cứu anh. Thế mà ông Tu Dinh cứu được anh ta, mới tài chứ. Phục ông nhà văn này qúa. Các cụ biết ông chỉ cách nào không? Ông bảo rằng : Việc này dễ ợt. Ở quê mình, ai ra đồng cũng mang theo một nắm cơm gói trong mo cau để ăn trưa. Vậy ta hãy bảo anh nông phu mở gói cơm ra mà ăn, anh sẽ không bị sét đánh. Tại sao lại tránh được sét ? Ông Tu Dinh trả lời : Tại vì ông bà mình vẫn nói ‘ Trời đánh cũng tránh miếng ăn’…
Cả làng phá ra cười vì bị ông Tu Dinh lừa. Ha ha, trời đánh sét còn mình bị đánh lừa ! Ha ha. Ông ODP lên tiếng : Ông Tu Dinh có ý chơi chữ nên cố tình cắt nghĩa cái câu thành ngữ đó theo nghĩa đen, chứ câu đó thường không hiểu theo nghĩa đen mà hiểu theo nghĩa bóng. Đó là một lời khuyên. Tổ tiên ta có ý dạy rằng ta đừng la mắng hay chửi bới ai trong bữa ăn, bữa ăn là lúc gia đình họp mặt trong ngày thì phải có không khí vui vẻ. Cha mẹ đừng la mắng con cái lúc này, anh em đừng cãi nhau trong lúc này. Hãy biến bữa ăn thành những giây phút vui vẻ và hạnh phúc nhất trong ngày. Tổ tiên VN đã dạy chúng ta : bữa ăn là thời gian hạnh phúc, sự hạnh phúc trong gia đình bắt đầu từ bữa ăn, ngay cả ông Trời xưa nay cũng kính trọng bữa ăn của con người, chưa bao giờ thấy ông nỡ cho sét đánh khi con người ăn cơm.
Chị Ba Biên Hòa phụ họa với chồng : Tôi nhớ đã nghe Cha Paolo cũng đã giảng trong nhà thờ về điều này, là chúng ta hãy biến các bữa ăn trong gia đình thành những bữa ăn trên thiên đàng.
Nghe đến đây thì anh John thốt lên : Tôi học tiếng Việt đã bao năm, đã thuộc bao nhiêu câu ca dao tục ngữ, mà vẫn chưa hiểu được hết cái thâm trầm của tổ tiên VN. Câu ‘Trời đánh còn tránh bữa ăn’ đã cho tôi một bài học hay quá.
Cụ Chánh góp lời cuối cùng : Bữa ăn vui vẻ là bữa ăn trên thiên đàng, nhớ nha bà con.
TRÀ LŨ
Tin Vui : Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện, tổng cộng hơn 1800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà ý nghĩa và trang nhã, cho chính mình và cho bằng hữu. Giá toàn tập 4 cuốn này là $85 Mỹ kim hay Gia kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sen Hồng Ao Hạ
Lê Trị
20:57 18/08/2015
Ảnh của Lê Trị
Vui sầu sướng khổ sá chi
Đường dài lắm bụi vẫn đi đến cùng
Sen thơm dẫu đứng giữa bùn
Người gieo hạt chớ ngại ngùng mùa sau.
(Trích thơ của NL)