Ngày 11-07-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiếu niên Công giáo yêu quê hương dân tộc
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
08:28 11/07/2008
THIẾU NIÊN CÔNG GIÁO YÊU QUÊ HƯƠNG DÂN TỘC

Joseph là thiếu niên Công Giáo Caméroun, 14 tuổi. Cậu học xong bậc tiểu học tại trường làng. Cha cậu muốn cậu rời quê ra tỉnh Douala tiếp tục việc học để sau này có thể kiếm được việc làm trong các công sở, bàn giấy, nơi tỉnh thành. Cha cậu làm việc ở Douala và người anh cả cũng theo học tại đây. Joseph đang sống ở làng với Ông nội. Nhưng bây giờ cậu phải vâng lời thân phụ ra tỉnh tiếp tục việc học. Chính Joseph kể lại cuộc chia ly từ quê ra tỉnh.

Đêm cuối cùng trước khi rời làng ra tỉnh, chú tôi chuẩn bị hành lý cho tôi. Sau cơm tối, các em tôi đi ngủ, chỉ còn lại mình tôi với ông Nội. Nội buồn bã nhìn tôi và nói:

- Lại thêm một thằng thứ ba bỏ nhà ra đi! Đúng thật là một chiếc răng sâu làm hư các chiếc răng khác bên cạnh!

Nội muốn ám chỉ việc lây bệnh ham học của cha con chúng tôi. Chăm chú nhìn tôi, Nội nói:

- Mày cũng vậy, mày lại bắt chước cha mày và anh mày. Tao không hiểu tại sao tụi mày mất thì giờ miệt mài đọc và viết, giống như mấy người da trắng đang ở xứ mình, họ chẳng biết nhảy múa cũng không biết sử dụng cung tên như chúng ta. Mày không bao giờ học xong, học đủ! Mày phải mất đến hơn 10 năm mới tìm được chỗ làm trong một bàn giấy. Và trong thời gian này mày lại quên ông bà, cô chú, gia đình, làng mạc, những trò chơi và bạn bè của mày. Tục ngữ ta có câu: ”Khi có quá nhiều cái để nhặt, người ta bị đau lưng!”

Lời nói của Nội tôi làm tôi mông lung nghĩ ngợi. Thật thế, tôi học chỉ vì Ba tôi tham vọng muốn cho tôi cũng được một chỗ làm giống như Ba. Tôi nghĩ thầm:

- Có lẽ Ba không còn biết gì về phong tục của quê hương xóm làng. Vậy mình có nên bắt chước Ba không?

Tôi thưa với Nội:

- Nội à, cháu không bắt chước mấy người da trắng đâu. Nhưng đàng nào cháu cũng phải có một nghề trong tương lai

Nội nói gằn:

- Dĩ nhiên là một nghề nơi bàn giấy!

Tôi không biết trả lời sao với Nội. Nội muốn gì đây? Chẳng lẽ bây giờ tôi phải bỏ dở việc học sao? Chắc chắn là không! Tôi tự nhủ. Bỗng một tư tưởng vụt loé lên trong đầu. Tôi vui vẻ thưa với Nội:

- Nội à, cháu ra đi là để trở về. Cháu sẽ về giúp ông Lodé, vị thầy giáo của trường tiểu học làng ta. Cháu sẽ dạy học nơi làng giống như thầy Lodé. Cháu thấy thầy Lodé biết rõ các tập tục của làng. Ngày trước thầy cũng đi học với người da trắng, nhưng học xong thầy trở về làng và dạy học ở đây. Cháu sẽ làm y như thầy Lodé vậy!

Nội mừng rỡ nói lớn:

- Phải rồi! Đúng rồi! Tốt lắm! Chúa ơi! Tốt lắm! Cháu phải làm y như vậy. Cháu đã tìm ra con đường thật đúng!

Quả thật Nội tôi vô cùng mừng rỡ và cảm động.

Đêm đó tôi trằn trọc mãi, không ngủ được. Tôi nghĩ đến bạn bè tôi sắp phải lìa xa. Đến 4 giờ sáng, Nội đến đánh thức tôi dậy và nói:

- Cháu sắp lên đường nên Nội sẽ cho cháu tất cả những gì mà Nội có.

Nội bảo tôi ngồi xuống chiếc ghế, lấy dầu thoa trên trán tôi. Nội xoa thật mạnh và nói lời cầu chúc:

- Ước gì đầu óc cháu thật trắng tinh y như dầu này và ước chi tư tưởng cháu cũng trong sáng như dầu này!

Sau cùng Nội bảo tôi đi thay quần áo chuẩn bị lên đường. Tôi vừa sửa soạn vừa miên man nghĩ về Nội. Nội là tín hữu Công Giáo chính tông. Sao Nội lại còn giữ các tập tục ngoại giáo của dân tộc? Thắc mắc của tôi không có câu giải đáp, vì tôi phải lên đường.

Sáng tinh sương hôm đó, Nội dẫn tôi ra đầu làng đón chiếc xe đò đầu tiên ra tỉnh. Nội nắm bàn tay tôi, cắn đầu ngón tay tôi và phun nước bọt vào trán tôi. Đối với người Phi Châu thì nước bọt cũng giống như hơi thở, nó tượng trưng cho sự sống của một người truyền sang một người khác. Nội lại đeo vào cổ tôi một sợi dây chuyền và vội vàng đẩy tôi lên xe đò. Nội im lặng không nói lời nào, nhưng khuôn mặt Nội thật cảm động. Bỗng Nội ngoảnh nhanh mặt đi nơi khác. Tôi hiểu Nội tôi khóc.

Tôi cũng vậy, nước mắt tôi chảy nhanh xuống má. Chiếc xe đò từ từ chuyển bánh và tôi rời làng ra tỉnh học tập, để có ngày lại trở về làng, phục vụ dân quê nghèo khổ dốt nát.

... “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Con người cho lối sống của mình là trong sáng, nhưng THIÊN CHÚA thấu suốt mọi tâm can. Hãy ký thác việc bạn làm cho THIÊN CHÚA, dự tính của bạn ắt sẽ thành công. Mọi việc THIÊN CHÚA làm đều có cùng đích riêng. . Đứa kiêu căng làm THIÊN CHÚA ghê tởm, hẳn nó không thoát khỏi án phạt đâu. Nhờ nhân nghĩa tín thành mà tội được xóa bỏ, nhờ kính sợ THIÊN CHÚA mà tránh được sự dữ. Khi THIÊN CHÚA hài lòng về lối sống của ai, Người khiến cả quân thù cũng làm hòa với kẻ ấy. Thà ít của cải mà sống công chính hơn nhiều huê lợi mà thiếu công minh. Tâm trí con người nghĩ ra đường lối, còn THIÊN CHÚA hướng dẫn từng buớc đi” (Sách Châm Ngôn 16,1-9).

(”MISSI”, Mars/1969, trang 104)
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
13:31 11/07/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (40)

391. Lời Chúa, chính là Đức Kitô!

Thánh Gioan Tông đồ dùng danh từ “Lời Chúa” để chỉ Chúa Kitô: “Danh hiệu của Người là Lời của Thiên Chúa” (Kh 19,13), Đấng mà Thiên Chúa đã sai đến sống giữa loài người chúng ta: “Niôi Lời đã nhập thể và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).

392. Giáo Hội kính trọng Lời Chúa ngang hàng với Mình Thánh Chúa

Đối với Giáo Hội, chỉ có Lời Thánh của Chúa mới ngang hàng được với Mình Thánh của Chúa, vì cả hai đều là thánh thật sự, đều là của Chúa, đều hằng sống như nhau: Lời Hằng Sống, Bánh Hằng Sống.
Vì thế, Giáo Hội đặt Sách Thánh ngang hàng với Nhà Tạm đựng Mình Thánh Chúa.
Giáo Hội kiệu Sách Thánh lên bàn thờ.
Giáo Hội xông hương Sách Thánh là Sách Lời Chúa.
Giáo Hội dạy các linh mục, trước khi đọc Lời Chúa trong Bài Tin Mừng, cúi mình xuống sâu và cầu nguyện: “lạy Chúa, xin làm cho trái tim và môi miệng con trong sạch để con xứng đáng đọc Lời Chúa.”
Khi đang nghe đọc Lời Chúa trong bài Tin Mừng, mọi người phải đứng nghiêm trang cung kính. Và sau khi nghe đọc Lời Chúa trong bài Tin Mừng, mọi người phải tung hô Đức Kitô: “Lạy Đức Kitô, ngợi khen Chúa!”

393. Lời Hằng Sống và Bánh Hằng Sống

Lời Chúa là Lời Hằng Sống, được so sánh với Mình Thánh Chúa là Bánh Hằng Sống.
Khi so sánh Lời Chúa với Mình Thánh Chúa, các thánh công nhận cả hai đều quý trọng như nhau.
Thánh Augustinô dạy:
- “Lời Chúa và Mình Thánh Chúa đều quý trọng như nhau. Chúng ta phải cẩn thận, đừng để mất đi một chút gì về Lời Chúa.”
Vị thánh tiến sĩ danh tiếng nầy lại quả quyết thêm:
- “Lời Chúa không kém Mình Thánh Chúa, đến đỗi kẻ nào lơ đễnh trong việc nghe Lời Chúa, thì cũng đáng tội như kẻ lôi thôi để cho Mình Thánh Chúa rớt xuống đất.”

394. Lời Chúa chi phối tất cả cuộc đời đức tin của chúng ta

Lời Chúa hướng dẫn chúng ta bước đi trên con đường trần thế: “Lời Chúa là đèn rọi bước chân con đi, là ánh sáng chiếu soi nẻo đường con đi” (Cv 119,103); “Anh em hãy xem các Lời Chúa như đèn soi trong nơi tối tăm, cho đến lúc rạng đông bừng sáng, và sao mai mọc lên trong lòng anh em” (2Pr 1,19).
Lời Chúa làm cho chúng ta được sạch tội: “Các con đã được sạch tội nhờ vào những lời Thầy dạy các con” (Ga 15,3).
Lời Chúa giúp chúng ta khỏi phạm tội làm mất lòng Chúa: “Lạy Chúa, nơi đáy lòng con, con chôn kỹ Lời Chúa để con khỏi phải lỗi phạm đến Chúa” (Cv 119,11).
Lời Chúa thánh hoá chúng ta: “Lạy Cha, xin Cha lấy chân lý mà thánh hoá họ. Lời Cha là chân lý.” (Ga 17.17).
Lời Chúa ban sức mạnh cho chúng ta: “Lời giảng của Thập Giá, đối với những kẻ đang hư đi, là một sự điên rồ, còn đối với chúng ta là kẻ đang ở trên đường cứu rỗi, lại là sức mạnh của Thiên Chúa” (1 Cr 1,18).
Lời Chúa làm cho chúng ta được trông cậy: “Lạy Chúa, xin nhớ đến Lời Chúa đã ban cho tôi tớ Chúa, nhờ đó, Chúa đã ban cho con được trông cậy” (Cv 119,49).
Lời Chúa làm cho chúng ta được vui sướng: “Các Lời Chúa, vừa gặp được, con liền nuốt lấy vì Lời Chúa là sự vui sướng cho con, là sự hoan lạc của lòng con” (Gr 15,16).
Lời Chúa làm cho chúng ta được rỗi, được sống đời đời: “Ai tin Ta, sẽ không phải chết đời đời” (Ga 11,26).

395. Mọi người trong Giáo Hội phải đọc Sách Thánh

Giáo Hội dạy mọi người trong Giáo Hội, linh mục, tu sĩ và giáo dân, phải đọc Sách Thánh, đặc biệt là Sách Phúc Âm vì chỉ khi tiếp xúc với Sách Thánh, chúng ta mới nhận ra được sự hiện diện của Con Thiên Chúa.
Hằng ngày, không những chúng ta phải đọc Phúc Âm, suy niệm Phúc Âm, nhưng còn phải đem Phúc Âm ra áp dụng trong đời sống. Như vậy, chúng ta mới sống được đời sống đức tin chân chính của chúng ta.

396. Các thánh giống chúng ta

Chúa Giêsu dạy mọi người phải nên thánh, và phải nên thánh như Cha của Ngài ở trên trời.
Chúng ta đừng quan niệm các thánh là những đấng xa cách chúng ta.
Thánh Augustinô tự động viên mình nên thánh: “Người nầy người nọ nên thánh được, sao tôi lại không được?”.
Thánh Phanxicô Salêsiô khuyến khích chúng ta: “Các thánh giống chúng ta: tất cả những gì họ làm, họ làm vì Chúa và họ cố gắng để trở nên tốt hơn. Tại sao chúng ta không làm như vậy?”

397. Ta còn lo gì những sự khó khăn?

Nếu chúng ta tin vào Thiên Chúa là Đấng toàn năng, thì chúng ta còn lo gì những sự khó khăn?
Bởi đó khi gặp khó khăn, điều trước hết và trên hết của chúng ta là chắp tay cầu nguyện với Thiên Chúa, Đấng làm đặng mọi sự, Đấng chuyển bại thành thắng rất dễ, Đấng luôn dẫn đưa chúng ta vượt qua mọi khó khăn một cách an toàn.

398. Tai hại của rượu

Rượu là một vị thuốc độc rất tai hại.
Người nghiện rượu không thể nào có một thân xác khoẻ mạnh được, không thể nào có một trí óc minh mẫn được. Họ không những trở nên vô dụng cho xã hội, mà còn làm hại cho xã hội.
Đối với gia đình, người nghiện rượu là một tai họa. Họ trở nên gánh nặng cho gia đình. Con cái họ sinh ra thì thân xác ốm đau và trí tuệ thì ngu dốt.

399. Sai lầm của cấp dưới là lỗi của cấp trên

Một người cấp trên chân chính luôn luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm về những sai lầm, sai sót của cấp dưới mình, chứ không bao giờ tìm cách né tránh trách nhiệm nầy.
Vì sai lầm của cấp dưới là lỗi của cấp trên, nên cấp trên hãy luôn thương yêu cấp dưới, tìm hiểu cấp dưới, đi sát với cấp dưới trong mọi vấn đề, hướng dẫn cấp dưới với lòng kính trọng và tin tưởng, sẵn sàng chính mình hành động và đưa ra sáng kiến, hơn là đòi hỏi cấp dưới phải tự mình lo liệu cho được.

400. Biết làm và biết làm cho người khác làm

Muốn làm được việc gì trên đời nầy, chúng ta cần phải có sự cọng tác của nhiều người khác. Vì thế, người lãnh đạo là người biết làm và biết làm cho người khác làm với mình, làm vì mình.
Nếu không có sự cọng tác của nhiều người khác, người lãnh đạo không thể thành công lâu dài trong công việc của mình được.
 
Sức Mạnh của Lời Chúa
LM Phêrô Nguyễn Hương
15:32 11/07/2008
Chúa Nhật 15 A

Sức Mạnh Của Lời Chúa

Với dụ ngôn “người gieo giống” rất quen thuộc, phụng vụ Lời Chúa hôm nay đưa chúng ta tới một chủ đề nền tảng, đó là: Sức Mạnh của Lời.

Chúng ta sẽ tập trung suy nghĩ ba điểm chính yếu của dụ ngôn: người gieo giống, hạt giống và những thửa ruộng khác nhau.

1. Thiên Chúa, Người gieo trong hy vọng

Trước hết, dụ ngôn nói về người gieo làm ta ngạc nhiên bởi vì sự phung phí của ông. Ông hành động như kẻ không chuyên nghiệp, vung vãi hạt giống khắp nơi, và hầu như không để ý tới chúng sẽ rơi vào đâu: trên vệ đường, trên sỏi đá, trên bụi gai, cuối cùng là trên đất tốt. Người gieo giống là biểu tượng về một Thiên Chúa của hy vọng: spes in semine (gieo trong hy vọng), của sự quảng đại quá mức đến độ “phung phí” trong việc ban phát các ân sủng và Lời của Người cho chúng ta. Một Thiên Chúa yêu hết mọi người và muốn Lời của Ngài đến với tất cả. Hay nói như Thánh Phaolô: «Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ và đạt tới sư nhận biết chân lý» (1 Tim 2,3-4). Và như thế trong thế giới này và trong các nền văn hóa dù chưa được được tin mừng hóa, người ta vẫn tìm thấy những chân lý và những giá trị mà chúng có nguồn gốc và sự viên mãn trong Thiên Chúa là Cha của tất cả và cũng là Người ban phát mọi sự thiện hảo. Thiên Chúa đó ban cho chúng ta Lời Chân Lý, Lời Sự Sống. Lời đó là kim chỉ nam và là luật sống của chúng ta. Lời đó cũng là hạt giống gieo vào lòng chúng ta.

2. Hạt giống

Hạt giống biểu tượng những gì là nhỏ bé nhưng lại chứa đựng một sức mạnh, một mần sống kỳ lạ nhiều lúc không thể tin được! Hạt giống cũng là biểu tượng của Lời Chúa, Lời được viết ra trong Sách Thánh. Nhưng hạt giống cũng chính là Đức Kitô Giêsu, vì Người là Lời sống động của Thiên Chúa, Lời nhập thể làm người, và là Lời viên mãn của Nước Trời. Lời đó làm tăng trưởng các giá trị hiện có trong các nền văn hóa, thanh tẩy chúng và đưa chúng tới sự hoàn hảo. Bởi thế, Giáo Phụ Giustino (+165) gọi những giá trị trong các tôn giáo và trong các nền văn hóa là “semi Verbi”, các hạt giống của Lời. Người, Lời hiệu quả của Cha, như mưa xuống trên đất đai (Bài đọc I), tưới gội đất đai, làm cho đất đai màu mỡ, và làm mọc lên những hoa quả tốt tươi tô đẹp cho đời. Hạt Giống thần linh này có một sức mạnh vô tận: là ban tặng ơn cứu độ cho tất cả, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ ai, kể cả những lúc thất vọng nhất, sức mạnh đó không có hàng rào nào có khả năng ngăn cản được. Thế giới này là cánh đồng của Chúa Cha, luôn đẹp đẽ, đáng chiêm ngắm như Thánh vịnh hôm nay nói tới, không có những con người hay những thực tại mà không thể không cứu rỗi được. Đó là nền tảng của niềm hy vọng về ơn cứu độ kitôgiáo (Spes salvi, như ĐHG Benedetto XVI nhấn mạnh). Hãy cam đảm vươn tới những chân trời bao la của hy vọng, vượt trên cả mồ hôi, nước mắt và tuyệt vọng của kiếp người!

3. Những thửa ruộng khác nhau

Dụ ngôn nói tới những thửa ruộng khác nhau, ám chỉ những thực tại của thế giới và lòng mỗi người chúng ta. Thiên Chúa ban Lời và ân sủng cách quãng đại cho hết mọi người. Nhưng Người không có ép ai phải theo. Ai có tai để nghe thì hãy nghe. Thiên Chúa tôn trọng sự tự do của chúng ta. Hay nói đúng hơn, Thiên Chúa mời gọi chúng ta cộng tác với Người. Những mãnh đất khác nhau là lòng chúng ta có khả năng đón nhận hoặc từ chối hạt giống Lời và Ân sủng. Con người có khả năng chọn cho mình là vệ đường, là rỏi đá, là bụi gai, hay là mãnh đất tốt trước Lời Chúa. Và kết quả của hạt giống được gieo vào đất tốt làm chúng ta ngạc nhiên: hạt 30, hạt 60 và hạt 100! Sự khác nhau này không tùy thuộc vào người gieo mà lại tùy thuộc vào phẩm chất của đất, chính là thái độ đón tiếp Lời và thực hành Lời của mỗi người chúng ta.

Bài học áp dụng

  • - Hãy yêu mến Kinh Thánh và siêng năng đọc, tìm hiểu và áp dụng Lời Chúa vào trong cuộc sống hằng ngày.
  • - Hãy chuẩn bị cho lòng mình là mãnh đất tốt để Lời Chúa dễ bắt rễ, và thấm sâu vào tâm hồn, và hãy để cho Lời đó uốn nắn và biến đổi suy nghĩ, phán đoán và hành động của chúng ta.
  • - Hãy quảng đại và rao giảng Lời Chúa khi thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, ngay cả những hoàn cảnh xem ra không còn hy vọng gì nữa vì Lời đó là Lời cứu độ con người. Amen!
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 11/07/2008
KHÁC NHAU MỘT TRỜI MỘT VỰC.

N2T


Có người hỏi nhà khổ tu – U-wei: “Ân điển từ trời cao đã cho ngài những gì ?”

U-wei trả lời: “Tôi cảm thấy mình giống như một người không bảo đảm lúc trời tối”.

Người ấy lại hỏi: “Cái đó không phải mọi người đều biết hay sao ?”

U-wei nói: “Mặc dù biết, nhưng hoàn toàn không phải mọi người đều biết”.

Suy tư:

Ân sủng từ trời cao ban xuống, có người chấp nhận và có người từ chối.

Người chấp nhận ân sủng từ Thiên Chúa đến là người có đức tin và phó thác, ân sủng đó có khi là một thử thách to lớn, có khi là một tại họa, nhưng trong thử thách và tai họa đó thì ân sủng của Thiên Chúa tràn ngập đến với họ. Ngược lại, người từ chối ân sủng từ trời cao là người chỉ muốn Thiên Chúa ban cho họ những điều tốt lành, mà không “thông qua” bất cứ sự thử thách hay tai họa nào, họ cảm thấy không công bằng khi Chúa thử thách họ…

Người có đức tin và phó thác thì luôn sẵn sàng đón nhận thử thách, điều đó thì ai cũng biết, nhưng không phải mọi người đều hiểu biết hết mầu nhiệm của đau khổ, bằng không thì đau khổ của Chúa Giê-su chỉ là vô ích mà thôi.

Ân sủng của Thiên Chúa trước hết là đau khổ sau đó là vinh quang và hạnh phúc. Nhưng mấy ai hoàn toàn hiểu được hết điều đó !
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 11/07/2008
CHỦ NHẬT XV THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 13, 1-23.

“Người gieo giống đi ra gieo giống.”

Bạn thân mến,

Tôi tin chắc rằng bạn -ít nữa là một lần- đã thấy người đi gieo giống trên đồng ruộng: một tay nách thúng lúa giống, tay kia vung ra gieo hạt lúa trên ruộng đều đặn, và phó mặc cho trời rồi trở về nhà. Tôi cũng tin chắc rằng bạn cũng đã nhìn thấy ruộng lúa khi sắp đến mùa gặt, hạt lúa vàng nặng trĩu theo gió đung đưa nhè nhẹ óng ánh dưới ánh chiều tà, đẹp lắm và rất thơm mùi lúa chin.

Có lúc nào bạn nghĩ rằng, mình là hạt giống rơi vào trong đất tốt để rồi sinh ra nhiều hạt lúa đẹp đẽ tốt lành hay không, hay mình chỉ là hạt giống rơi vào trong bụi gai hăng hái đi lễ nhà thờ, ham học hỏi giáo lý khi tuổi còn trẻ ham vui, để rồi tàn lụi dần vì sức hấp dẫn của tiền tài danh vọng vật chất của thế gian ?

Có lúc nào bạn nghĩ rằng tôi sẽ là một hạt lúa giống tốt được gieo vào trong một hoàn cảnh thuận lợi, để tôi lớn lên và làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Hoàn cảnh thuận lợi chính là đời sống tôn giáo và đức tin của bạn không bị bách hại, bạn không phải lo lắng về vật chất, không phải lo lắng vì kế sinh nhai, bởi vì tất cả những thứ ấy bạn không hề thiếu...

Bạn thân mến,

Chúa Giê-su mời gọi bạn và tôi hãy chú ý nhìn người đáng gieo giống: có những hạt rơi bên vệ đường, có những hạt rơi trong đá sỏi, có những hạt rơi trong bụi gai và có những hạt rơi trong đất tốt, và kết quả thì cứ nhìn coi nó rơi vào đâu để nhìn thấy sức sống và sự kết hạt của nó, để rồi đối chiếu vào đời sống của mình coi mình là hạt giống rơi vào nơi nào trong tay người gieo giống vung ra, để nổ lực vươn lên trong ơn nghĩa của Chúa.

Chúa Giê-su cũng mời bạn và tôi dù rơi vào mảnh đất tốt hay xấu, thì ơn sủng của Ngài cũng có thể làm cho chúng ta lớn lên và sinh hoa kết quả, với điều kiện là chúng ta phải để cho Chúa chăm nom, bởi vì không một người gieo giống nào muốn hạt giống của mình chết khô hay bị chim trời ăn mất...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:21 11/07/2008
N2T


5. Do cầu nguyện, mà chúng ta -giống như- xây cho mình một lô cốt chắc chắn.

(Thánh Lawrence of Bindisi)
 
Chúa là Bác Nông Phu, còn tôi là Thửa Ruộng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
21:54 11/07/2008
Chúa Nhật XV Thường Niên - Năm A

Nhiều khi tôi tự hỏi: Tại sao mình đọc Lời Chúa hằng ngày mà vẫn không thấy con người mình thay đổi bao nhiêu? Đã bao nhiêu năm nay tôi hằng tuần lãnh nhận cả Lời Chúa lẫn Mình Máu Thánh Chúa mà xem ra mình vẫn sống như một kẻ không có đức tin? Như thế Lời Chúa hôm nay là những lời cảnh tỉnh để tôi ý thức hơn về thân phận của mình và sửa đổi cách đón nhận Lời Chúa cũng như các ân sủng của Ngài.

Trong các bài đọc Chúa Nhật tuần này, Chúa cho tôi thấy rằng Nước Trời là một mầu nhiệm được bày tỏ cho những ai mở lòng ra đón nhận và sẵn sàng để Ngài vun sới, sửa sai ngõ hầu biến nó thành một thửa ruộng tốt mà Ngài gieo hạt giống vào. Không những tôi phải mở lòng ra đón nhận, mà còn phải vùi những hạt giống này thật sâu trong lòng mình để chúng đâm chồi mọc rễ ở đó. Nhưng tự mình, đất không thể làm cho hạt giống mọc lên được mà cần phải được cầy bừa, cần phải nhận được sương sa và nước mưa từ trời đổ xuống. Nếu lòng tôi không sẵn sàng thì sẽ không nhận được gì cả, và tất cả những gì thuộc về tôi cũng chỉ biết rên siết mong chờ mà thôi.

Qua bài Thánh Vịnh hôm nay, Chúa nói với tôi rằng Ngài viếng thăm và chuẩn bị như thế này cho tôi: “Ngài đã tưới giội nước vào những luống cày, và Ngài san bằng mô cao của ruộng đất. Ngài làm cho đất mềm bởi thấm nước mưa; Ngài chúc phúc cho mầm cây trong đất” (Tv 65:11). Thế mà từ trước đến nay tôi cứ ngỡ rằng mình là bác nông phu, nào ngờ đâu hôm nay Lời Chúa bảo tôi rằng Chúa chính là bác nông phu còn tôi chỉ là thửa ruộng. Muốn đón nhận ân sủng Chúa tôi phải hoàn toàn phó thác trong tay Ngài để cho Ngài cày bừa nó, làm cho nó vỡ ra, làm cho nó yếu mềm, làm cho nó không còn cao ngạo. Đương nhiên là khi để Chúa cày bừa, vun xới, đảo lộn, thì tôi sẽ đau. Nhưng Thánh Phaolô bảo tôi: “những đau khổ ở đời này không thể sánh với vinh quang sắp tới” (Rom 8:18) là khi những ngọn lúa của Chúa trổ bông gấp bội trong tôi.

Bao lâu tôi còn cứng lòng và kiêu ngạo, bấy lâu Lời Chúa và ân sủng của Ngài không thể hoạt động được trong tôi. Chính vì thế mà từ trước đến giờ tôi không tiến bộ được một chút gì về tâm linh. Không những thế, tôi còn sử dụng các phương tiện vật chất Chúa ban một cách bất chính. Nhiều khi tôi thờ chúng thay vì thờ Thiên Chúa. Tôi đã bắt chúng phải phục tùng cảnh hư ảo, và chính tôi đã nhiều lần phục tùng cảnh hư ảo này. Chính vì thế mà các tạo vật này đang mòn mỏi mong chờ sự hoán cải của tôi để chúng cũng trở nên hữu dụng trong tay Chúa.

Tôi đã bị lôi cuốn bởi những thú vui đời này và tránh né hy sinh vì tôi quên rằng “những đau khổ ở đời này không thể sánh với vinh quang sắp tới sẽ được mạc khải cho” tôi. Tôi chỉ có thể thật sự thành con cái Thiên Chúa khi để Chúa Thánh Thần tự do hoạt động trong tôi.

Qua Bí Tích Thánh Tẩy, Chúa đã ban cho tôi hoa quả đầu mùa của Chúa Thánh Thần là tình yêu và ân sủng, biến tôi thành con cái Thiên Chúa. Từ đó Chúa ban cho tôi dư đầy ân sủng để đón nhận và sống Lời Ngài. Lời Chúa không những ở trong Thánh Kinh mà còn trở nên Bánh Hằng Sống nuôi nấng linh hồn tôi trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng tất cả đều vô ích cho tôi nếu tôi không vui lòng để Chúa làm chủ đời tôi, và hoàn toàn để Chúa Thánh Thần hoạt động trong tôi.

Chúa muốn ngự vào lòng tôi như một hạt giống nhỏ được vùi trong lòng đất. Sở dĩ lâu nay hạt giống này không lớn lên được, vì tôi nghĩ rằng mình là bác nông phu mà quên rằng mình chỉ là một thửa đất hoang vu. Chỉ khi nào tôi hướng lòng lên với Chúa và phó thác trọn vẹn thửa đất lòng tôi trong tay Ngài như thửa đất kia để bác nông phu muốn làm gì thì làm, thì Ngài mới có thể vun sới, cày bừa và biến tôi trở thành thửa ruộng tốt của Ngài. Có như thế thì chắc chắn Lời Chúa sẽ sinh hoa kết quả dồi dào trong tôi.
 
Xin cho lời Chúa sinh hoa kết quả
LM. Trần Bình Trọng
23:26 11/07/2008

XIN CHO LỜI CHÚA SINH HOA KẾT QUẢ



Chúa Nhật 15 Thường Niên, Năm A
Is 55:10-11; Rm 8:18-23; Mt 13:1-23


Ðọc Thánh kinh ta nhận thấy Thiên Chúa bày tỏ cho loài người về căn nguyên, cùng đích của loài người và đường lối họ phải theo để duy trì mối liên hệ thân thiết giữa Ðấng Sáng tạo và loài thụ sinh. Tuy nhiên lời Chúa không phải là tiếng nói một chiều, nhưng bao hàm việc đáp trả. Lời Chúa không phải là tiếng nói độc thoại, nhưng là việc đối thoại giữa Thiên Chúa với loài người. Lời Chúa chứa đầy sức sống, làm tăng triển và sinh hoa kết quả trong đời sống người tín hữu một khi có sự cộng tác của loài người. Lời Chúa còn có sức thay đổi đời sống con người, có quyền lực để cứu độ hoặc kết án.

Trong dụ ngôn về người gieo hạt giống hôm nay, Chúa Giêsu chỉ cho thấy khuynh hướng và khả năng tiếp nhận lời Chúa cách khác nhau của người nghe. Cũng như hạt giống rơi vào những thửa đất khác nhau thì lời Chúa cũng có thể rơi vào những thửa ruộng khác nhau của tâm hồn. Như trong Phúc âm hôm nay kể lại: khi nghe lời Chúa mà người ta không hiểu thì quỷ dữ sẽ đến cướp đi điều đã gieo. Ðiều đó cũng giống như hạt giống rơi trên vệ đường bị chim trời đến ăn. Nếu tâm hồn nông cạn như sỏi đá thì khi nghe lời Chúa, người ta liền chấp nhận, nhưng không ăn rễ sâu nên khi gặp gian nan bách hại, người ta liền vấp ngã. Nếu tâm hồn giống như bụi gai nghĩa là tâm hồn chứa đầy ham mê và lo lắng về việc thế sự, thì lời Chúa sẽ bị chết nghẹt không sinh hoa kết quả được.

Như vậy lý do khiến cho hạt giống không nẩy mầm và không sinh hoa kết quả được, không phải là tại hạt giống. Cũng vậy lời Chúa không sinh hoa kết quả thiêng liêng trong đời sống là vì ta chưa sẵn sàng để tiếp nhận và đáp trả lời Chúa. Khi ta đóng cửa nhà tâm hồn, thì lời Chúa vào tai nọ sẽ lọt qua tai kia. Khi gặp khó khăn và bách hại, ta liền vấp ngã vì đức tin của ta còn nông cạn và yếu kém khiến lời Chúa không ăn rễ sâu trong tâm hồn được. Khi ta bận tâm lo lắng về việc thế sự, thì lời Chúa sẽ bị tắc nghẽn trong tâm hồn.

Lời Chúa đã đuợc ghi lại trong Thánh kinh cả hằng ngàn năm trước đây và lời Chúa vẫn còn sống động vì Chúa hiện hữu từ thuở đời đời và Chúa vẫn hằng sống và hiện hữu. Chính Chúa còn phán: Lời Ta là thần trí và sự sống (Ga 6:63). Lời Chúa trong Thánh kinh là của chung của nhân loại, nghiã là ai cũng có thể mua cuốn Thánh kinh để đọc nếu có tiền. Tai ta cũng có thể nghe lời Chúa khi có người đọc, nhưng chỉ có tâm hồn mới có thể lãnh hội được ý nghĩa lời Ngài. Ngay cả Chúa cũng không thể đối thoại với những tâm hồn điếc về phương diện thiêng liêng.

Vào thời Ðông Châu Liệt Quốc, thiên hạ truyền tụng nhau câu chuyện 'đấu trí' giữa đại sứ nước Tề là Án Anh và vua nước Sở là Linh Vương. Ðể làm nhục mạ người Tề, vua nước Sở truyền đem bốn phạm nhân trộm cướp gốc người Tề ra bêu xấu và hỏi Ðại sứ của họ cớ sự ra sao. Ðại sứ nước Tề điềm nhiên trả lời đại khái như sau. Khanh được biết ở Giang Nam đất Tề có một loại quýt mang trái ngọt lịm, nhưng khi đem giống cây sang trồng ở Giang Bắc, đất Sở thì trái cây lại thành chua phèo. Vậy có lẽ bốn phạm nhân này cũng thế. Khi qua đất Sở họ bị tiêm nhiễm bởi những thói hư nết xấu nên mới giở trò trộm cuớp. Câu chuyện có vẻ châm biếm, nhưng giúp ta hiểu được phần nào dụ ngôn người gieo hạt giống trên những mảnh đất khác nhau trong Phúc âm hôm nay như thế nào.

Vậy nếu muốn có kết quả mỹ mãn, người gieo giống phải sửa soạn cho thửa đất mầu mỡ. Trước hết họ phải đốn cây, nhổ cỏ cho mảnh đất được quang đãng, rồi phải xới đất, bón phân, tưới nước để khi hạt giống được gieo mới có thể nẩy mầm, ăn rể, lớn thành cây, rồi sinh hoa kết quả. Cũng một cách thế tương tự, để cho lời Chúa được sinh hoa kết quả, ta phải sửa soạn thửa đất của tâm hồn. Trước hết ta phải loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là tội lỗi và các thứ tinh mê nết xấu. Một tâm hồn đầy ắp tội lỗi và rác rưởi như vậy thì làm sao còn chỗ cho lời Chúa vào được? Ta còn phải tưới nước cho tâm hồn mềm ra bằng việc tự chế, hi sinh và bác ái. Rồi khi đọc lời Chúa, ta phải suy gẫm lời Ngài và cầu nguyện dựa theo tư tưởng lời Chúa để cho lời Ngài được ấp ủ trong tâm hồn, nẩy mầm, ăn rễ, lớn lên và sinh hoa kết quả. Ðó chính là điều mà ngôn sứ Isaia hôm nay đã so sánh lời Chúa: Như mưa với tuyết sa xuống từ trời, không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho người gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn (Is 55:10).

Ðể áp dụng thực hành, khi đọc lời Chúa ta cần tự hỏi: (1) Lời Chúa trong đoạn Thánh kinh này có ý nghĩa gì với ta? (2) Lời Chúa có liên quan đến đời sống ta như thế nào? (3) Làm sao ta có thể áp dụng lời Chúa vào hoàn cảnh đặc thù và cá biệt của ta? (4) Và sau cùng, ta suy niệm và cầu nguyện dựa theo ý nghĩa của đoạn Thánh kinh vừa đọc để cho lời Chúa đuợc ấp ủ, nảy mầm, ăn rễ sâu trong tâm hồn và sinh hoa kết quả.

Lời cầu nguyện xin cho lời Chúa được sinh hoa kết quả:

Lạy Chúa, lời Chúa là ‘thần trí và là sự sống’,
‘Chúa mới có lời ban sự sống đời đời’.
Xin dạy con biết lắng nghe lời Chúa.
Xin cho con biết loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn
là tội lỗi và các thứ tính mê nết xấu
để dọn chỗ cho lời Chúa ngự trị.
Xin cho con biết dọn thửa đất mầu mỡ trong tâm hồn
để lời Chúa được ấp ủ, nẩy mầm, ăn rễ, phát triển và sinh hoa trái
trong đời sống con. Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Không quên ai
Vũ Văn An
04:20 11/07/2008
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Không quên ai

1. Người thổ dân

Gọi là thổ dân thì tại Úc có rất nhiều nhóm người được liệt kê dưới danh hiệu này. Nhưng nhóm quan trọng nhất, vì đông nhất cũng có mà vì ý nghĩa văn hóa lớn lao nhất cũng có, là nhóm đã được người da trắng Âu Châu gọi là Aboriginal, tuy cũng có nghĩa là thổ dân, nhưng đôi chút có tính ‘tiền sử’ theo nghĩa không đẹp. Dân số của họ lúc người da trắng tới đây, năm 1788, là trên 700,000 người, đến nay, chỉ còn tròm trèm chưa đến 500,000. Nhưng ý nghĩa văn hóa của họ quan trọng đến độ, năm 1986, khi Đức Gioan Phaolô II lần đầu đến thăm Úc, đã phải lặn lội lên tận Alice Spring để gặp gỡ và nói với họ rằng: “Cả hàng ngàn năm nay, các bạn đã từng sống trên mảnh đất này và đã tạo nên một nền văn hóa còn tồn tại đến tận ngày nay. Và trong suốt thời gian ấy, Thánh Thần Thiên Chúa luôn hiện diện với các bạn. ‘Mộng Thế’ (Dreaming) của các bạn, từng ảnh hưởng trên cuộc sống các bạn một cách mạnh mẽ đến độ, bất cứ điều gì xẩy ra, các bạn mãi mãi vẫn là những con người của chính nền văn hóa của mình, Mộng Thế ấy chính là phương cách riêng của các bạn để đạt tới mầu nhiệm Thánh Thần Thiên Chúa trong các bạn và trong tạo dựng”. Và ngài thúc giục họ “không cần phải là những con người phanh thây ra làm hai, như thể người Aboriginal phải vay mượn đức tin và sự sống Kitô giáo, giống một chiếc nón hay một đôi giầy, từ một ai đó vốn sở hữu chúng” mà “hãy trở nên các Kitô hữu Aboriginal, từ đầu đến chân (through and through Aboriginal Christians)”.

Chính vì tầm mức quan trọng ấy, mà trong cuộc tông du lần này, tuy không phải là để thăm viếng chính thức nước Úc, mà là để chủ toạ WYD, một biến cố dành cho giới trẻ Công Giáo thế giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã không quên họ. Theo tin Zenit ngày 10 tháng Bẩy, phát ngôn viên Tòa Thánh, là Cha Lombardi, Dòng Tên, chính thức xác nhận rằng quyền lợi của người thổ dân Úc, “từng bị chà đạp trong nhiều thế kỷ”, sẽ là một trong các chủ đề then chốt trong cuộc tông du tại Úc để mừng Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Nói cho cùng, nếu Đức Thánh Cha có quên họ đi chăng nữa, thì sự hiện diện của họ trong suốt biến cố WYD, tại các buổi lễ công cộng chính thức, cũng sẽ khiến Ngài phải nhớ đến họ. Thực vậy, ngay ngày Thánh Giá và Ảnh Đức Mẹ của Đại Hội tới Sydney năm ngoái, sự hiện diện của người Aboriginal trên lễ đài đã hết sức nổi bật rồi, dù phần đông những người tham dự không hiểu rõ ý nghĩa các điệu múa, điệu hát và nghi thức của họ. Tại Barangaroo và tại Trường Đua Randwick, Đức Giáo Hoàng sẽ được cùng họ ‘xông khói’ lên Thiên Chúa Cao Cả.

Người Aboriginal
Mà Đức Bênêđíctô XVI, một học giả uyên thâm, không thể nào không biết tầm quan trọng về văn hóa và thần học của người Aboriginal được. Họ từng là đề tài của nhiều khảo luận thần học xưa nay của cả Tin Lành lẫn Công Giáo. Chúng tôi sẽ có dịp trình bầy cùng bạn đọc Vietcatholic một số bài về đề tài này.

Như thế, kể như Đức Bênêđíctô sẽ không quên ai trong chuyến đi này. Cùng đi với Ngài có Đức hồng y Angelo Sodano, trưởng hồng y đoàn, Đức hồng y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh, Đức hồng y Agostino Vallini tân ‘đại diện giám mục’ Rôma. Ngoài việc gặp gỡ giới trẻ thế giới, kể cả một số bạn trẻ bụi đời, ghiền ma túy của Úc, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ toàn thể các giám mục Úc, đại diện các tu sĩ nam nữ và đại chủng sinh Úc, đại diện người Công Giáo Úc, kể cả các đại biểu Công Giáo di dân tị nạn (một bạn trẻ Việt Nam sẽ tháp tùng Boat-a-cade - cuộc chạy thuyền - của Ngài trong Vịnh Sydney), đại diện các giáo phái Kitô giáo và đại diện các tôn giáo lớn, và dĩ nhiên đại biểu người Thổ Dân, các chủ nhân ông đầu hết và hiện nay của Châu Lục này.

2. Ra đi trong tin tưởng và hân hoan

Cũng theo tin Zenit ngày 10 tháng Bẩy, Giám mục phó của Sacramento là Đức cha Jaime Soto cho hay các khách hành hương Ngày Giới Trẻ Thế Giới mang tia hy vọng đến cho một thế giới đang trên bờ tuyệt vọng. Ngài nói với tờ Catholic Herald của Sacramento rằng: “Xét các nỗi sợ hãi ta đang có, xét những gì ta đang thấy quanh ta: chiến tranh, đói khát, bất ổn kinh tế, thì cuộc lên đường của chúng tôi tới Sydney quả là điều chắc chắn. Giữa kinh hoàng và thù nghịch, chúng tôi ra đi trong tin tưởng và hân hoan”.

Đức cha Soto nói thêm: “WYD là một cuộc hành hương tôn giáo. Nó có mục tiêu thiêng liêng. Chúng tôi hy vọng giới trẻ sẽ nói lên một phản kháng mạnh mẽ chống lại một thế giới đầy chia rẽ, quên lãng và hận thù sâu đậm. Người ta hay mô tả tôn giáo như nguồn gây chia rẽ. Nhưng bản chất thực sự của tôn giáo là bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu biến chúng ta thành sứ giả”.

Bạn Trẻ Tham Dự WYD08
Giáo phận Sacramento gửi 80 bạn trẻ đi dự Đại Hội. Vào khoảng 100 bạn trẻ của giáo phnậ Chicago cũng sẽ tham dự. Chính Đức hồng y Francis George của giáo phận ấy cũng tới Sydney vào dịp này. Ngài sẽ cử hành một Thánh Lễ cho tất cả khách hành hương người Mỹ vào ngày thứ Bẩy 19 tháng Bẩy tại một địa điểm ngoài trời trong trung tâm Sydney.

Trong khi ấy, 25 bạn trẻ của giáo phận Washington D.C., trong đó có bốn đại chủng sinh, cũng sẽ lên đường. Giống các khách hành hương khác, họ đã tự động ‘thu tích’ tiền bạc cho chuyến đi này. Người thì rửa xe người thì bán cà-rem do nhà làm.

Bên kia Đại Tây Dương, 800 bạn trẻ Ái Nhĩ Lan (giáo hội mẹ của Úc) đã hoặc có mặt ở Úc hoặc sắp sửa lên đường. 9 vị giám mục của họ, trong đó có Đức hồng y Sean Brady và Đức tổng giám mục Diarmuid Martin sẽ cùng đi với họ.

Còn Tổng giám mục Westminster của Anh là Đức hồng y Cormac Murphy-O’Connor thì có sứ điệp đặc biệt gửi người hành hương như sau: “Tôi vui mừng khi Giáo phận Westminster tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23 này mà chủ đề là: ‘các con sẽ nhận được sức mạnh khi Chúa Thánh Thần xuống trên các con; và các con sẽ là các nhân chứng của Thầy’. Đối với những ai mới tham dự lần đầu, các con sẽ rất phấn chấn và có lẽ còn hồi hộp nữa. Nhưng các con nên biết rằng như một gia đình giáo phận, các con sẽ nhận được nâng đỡ và tình bạn lớn lao dọc trên đường đi. Thật là một hồng ân cho chúng ta được tụ họp với nhau và trong tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Chúa Thánh Thần sẽ trợ giúp chúng ta tại Úc để tái khám phá ra đức tin của mình nếu nó đã mất, củng cố đức tin nếu nó trở nên yếu ớt, và giúp chúng ta thưởng ngoạn nó như một tình bạn thân thương với Chúa Cha và Con một Người là Chúa Giêsu Kitô”

3. Adong Evà

WYD dĩ nhiên là một cuộc hành hương tôn giáo, nhằm các mục tiêu thiêng liêng như Đức cha Soto, giám mục phó của Sacramento, đã nói trên đây. Nhưng muốn đạt được các mục tiêu ấy, người hành hương đôi lúc phải ‘trần tục’ tuyệt đối như Adong và Evà hồi chưa phạm tội! Nghĩa là ‘trần như nhộng”.

Cả hai tờ The Age Sydney Morning Herald hôm nay đều có chung một bài tường thuật tựa là Modest pilgrims to suit up for showers (Các khách hành hương thẹn thùng phải mặc áo tắm khi tắm vòi). Theo hai tờ báo này hàng ngàn khách hành hương đang đổ về Sydney trong khi các lễ lạc mừng WYD đang bắt đầu. Và mặc dù nhiệt độ ở đây đang xuống rất thấp, nhiều bạn trẻ vẫn không quên mang theo các bộ áo tắm (cossies) của họ.

Họ có hàng loạt rủ nhau ra bãi biển Bondi hay không thì còn phải chờ. Trước mắt, họ sẽ phải dùng chúng trong các phòng tắm cộng đoàn tại các ngôi trường cho họ cư trú, là các phòng tắm mà ban tổ chức WYD cho biết ít có tư riêng kín đáo đối với các khách hành hương thẹn thùng.

Cha Mark Podesta, phát ngôn viên WYD cho hay sẽ không có màn che phân cách các vòi tắm trong các phòng tắm chung tại các ngôi trường được mượn làm nơi cho khách hành hương cư trú trong tuần lễ Đại Hội. Ngài khuyên: khách hành hương nào thấy không thoải mái với cảnh ‘Adong Evà’ này thì nên mặc áo tắm khi dùng vòi tắm. Và ngài nói thêm: đây là vấn đề mà không khách hành hương nào lại không biết đến. Ngài cho ABC Radio hay: “Không ai chờ mong các phương tiện năm sao vì đây không phải là nơi nghỉ hè năm sao. Đây là một cuộc hành hương, các bất tiện nhất định đôi khi phải có, nhưng đây là tất cả (những gì có thể làm được) để tạo ra niềm vui lớn hơn, là được đi hành hương, phải chịu vất vả để có được cảm nghiệm hạnh phúc”

Một phát ngôn viên khác cho hãng AAP hay: các khách hành hương chọn lối sống cộng đoàn khem khổ này chứ không chọn giải pháp khác thuộc chương trình ‘home-stay’ (tại các tư gia) nhiều êm ái hơn vì họ thích bầu không khí cộng đoàn. “Họ chọn ngụ trong các phòng học của các trường và ngủ trên sàn với túi ngủ, chứ không chọn loại năm sao, và họ thích thế. Nhiều người thích ngụ trong các phòng học ở trường hay tại các nhà xứ chứ không ngụ trong các tư gia, vì họ thích bầu khí cộng đoàn nhiều hơn”.

Hàng ngàn khách hành hương đã tới Úc trong mấy ngày qua trước khi có những lễ lạc vào tuần tới. Các thành phố, các trung tâm miền và thị trấn xa xôi của Úc đều nhận mời hàng ngàn du khách quốc tế đến thăm, đem lại cho họ dịp được “cử hành đức tin trên bình diện địa phương” qua việc tham dự một số kinh nghiẹm sống của Úc như xén lông cừu, nựng koala và nướng BBQ.

Các nhà tổ chức WYD mong họ tất cả sẽ đổ về Sydney vào Chúa Nhật và Thứ Hai trước khi Đức Giáo Hoáng Bênêđíctô XVI xuất hiện lần đầu tại Úc ít ngày sau đó.

Để có chỗ cho họ trú ngụ, 400 ngôi trường (trong đó có một trường Hồi Giáo), phòng hội giáo xứ, và địa điểm khác đã dành sàn cho họ ngủ, cùng với bữa ăn sáng, vòi tắm và nhà vệ sinh. Nơi cư trú lớn nhất sẽ là Sydney Olympic Park, được đặt tên là "Pilgrim Park", (Công Viên Hành Hương), sẽ chứa hơn 10,000 người. 23,000 người khác sẽ ngụ tại các tư gia, với nhiều ngàn người khác đã dành phòng tại các khách sạn, nhà trọ khác khắp thành phố.

4. Gương sống cho thế hệ mới

Những người chọn sống một tuần khem khổ trong những ngày WYD, và cả những người chọn sống trong các khách sạn và tư gia đi chăng nữa, tất cả cùng đều ra khỏi vùng êm ái (comfort zone) của mình để cùng chịu những bất tiện mà bất cứ cuộc hành hương nào cũng sẵn dành cho họ. Như lời Joe Cowley nhắn bạn hành hương: “We are on the same path whatever shoes we wear” (ta cùng chung một đường dù mang đế giầy chi), hay như lời kinh cầu hành hương tôi đọc lần đầu trên chuyến xe búyt leo đèo dọc biển Adriatic từ phi trường Split (Croatia) tới Medjugorje (Bosnia) năm 2005 sau khi tham dự WYD 2005 tại Cologne:

“…Nếu chuyện gì đó xẩy ra không đúng chương trình, lạy Chúa, xin cho con nhớ con là khách hành hương, không phải người du lịch; nếu con mệt mỏi và dễ nổi nóng, lạy Chúa, xin cho con nhớ con là khách hành hương, không phải người du lịch; nếu bữa ăn trên xứ người không hợp khẩu vị, lạy Chúa, xin cho con nhớ con là khách hành hương, không phải người du lịch; nếu người hành hương khác to tiếng khiến con không nghe được người hướng dẫn, lạy Chúa, xin cho con nhớ con là khách hành hương, không phải người du lịch; nếu ai đó chiếm chỗ tốt hơn trên xe buýt hay trong quán ăn, lạy Chúa, xin cho con nhớ con là khách hành hương, không phải người du lịch… Nếu có ai luôn là người chót hết lên xe buýt còn con thì luôn đúng giờ, lạy Chúa, xin cho con nhớ con là khách hành hương, không phải người du lịch. Và lạy Chúa, nhất là xin cho con nhớ rằng điều con thấy đáng phản đối nơi người khác thực sự lại là điều Chúa thường thấy đáng phản đối nơi con. Nên lạy Chúa, xin đừng bao giờ để con quên điều ấy và xin tha thứ người khác cũng như Chúa từng liên tục tha thứ cho con. Amen”.

Theo hãng Zenit, trong bài giảng do Đức hồng y G. Pell chủ tế tại nhà thờ Thánh Benedict ngày 4 tháng Bẩy qua, nhân lễ kính á thánh Frassati, Đức cha Anthony Fisher, điều hợp viên WYD, đã ca tụng cuộc sống đầy bác ái độ lượng của vị Á thánh này, một cuộc sống làm thế hệ mới xúc động.

Xác của Á thánh, một trong mười thánh bổn mạng của WYD, đã được di chuyển từ Turin tới Sydney trong những ngày WYD. Kể từ ngày Á thánh qua đời năm 1925, xác ngài chưa rời Turin bao giờ. Lạ lùng một điều 60 năm sau, xác ngài vẫn còn nguyên vẹn. Xác này sẽ để cho công chúng tôn kính tại Nhà Thờ Chính Tòa St Mary cho đến ngày 22 tháng Bẩy.

Á thánh Frassati và các bạn
Đức cha Fisher cho hay: “Pier Giorgio là một người, chỉ trong một thời gian ngắn, đã thực hiện một bước tiến bộ vượt bực về đức tin, đức cậy và đức ái”. Đức cha nhớ lại: Năm 1990, khi phong á thánh cho Frassati, Đức Gioan Phaolô II gọi ngài là “người của thế kỷ, con người hiện đại, con người đã yêu thật nhiều, con người của mối phúc”.

Đức cha Fisher tiếp tục nói rằng: “Các hình chụp trưng bầy quanh thánh đường của chúng ta cho thấy một thanh niên đẹp trai, mạnh khỏe với đôi mắt tinh nhanh và một nụ cười dễ lây. Đầy vui tính và nghị lực, đầy Thiên Chúa và lòng say mê muốn chia sẻ Chúa với người khác: xét bề mặt, cái chết của ngài ở tuổi 24 quả là một phí phạm đầy thảm họa. Ấy thế nhưng nay, ở phía bên này của thế giới, ta đang cử hành ngài vì những điều ngài vẫn còn đang nói với ta. Ngài quả đã sống đến 107 năm và vẫn còn đang sống mãi”.

Ít nhất cũng trong lòng những người khách hành hương của WYD2008, những người đặt mục tiêu cho đời mình gồm đủ thánh thiện và vui chơi, như lời Đức cha Fisher: “người trẻ Công Giáo đủ loại thích ý niệm này là bạn có thể là một người thánh trong khi vẫn là một người trẻ trưởng thành, có thể kết hợp lòng say mê đối với Chúa và phục vụ người khác với ý muốn vui chơi của một người trẻ bình thường”.

Thật ra, muốn được như thế, Frassati đã ra khỏi vùng êm ái con nhà giầu của mình để chia sẻ mọi ‘bất tiện’của những người bất hạnh nhất trên đời.
 
Nữ tu Ấn độ hiến tóc cho các thiếu nữ bị ung thư tại Hoa kỳ
Phụng Nghi
09:22 11/07/2008
Bangalore, Ấn độ (UCAN) – Các nữ tu Công giáo ở Ấn độ đã hiến tóc để đem lại “niềm vui và nụ cười” cho các trẻ em bị bệnh ung thư tại Mỹ.

“Chúng tôi không chỉ dâng hiến cuộc đời, mà còn tặng đi mái tóc của chúng tôi cho người khác nữa. Đó là lời của sơ Ann Moyalan, một trong số 67 nữ tu Dòng Chị em Bác ái Nazareth (Sisters of Charity of Nazareth), những người đã cho đi lọn tóc dài 25 phân của họ. Chị cho UCA News biết rằng mái tóc là “kho tàng rất riêng tư và trân quý mà lúc nào chúng tôi cũng tự hào.”

Các nữ tu đã hiến tặng tóc tại một nghi thức riêng trong khuôn khổ cuộc họp khoáng đại lần thứ 54 của tu hội, lần đầu tiên được tổ chức tại Ấn độ. Các phiên họp khoáng đại trước đây thường được tổ chức tại trụ sở tu hội ở Nazareth, bang Kentucky, Hoa kỳ. Lần họp mới nhất này là tại nhà các nữ tu tại Chandapura, ngoại ô thành phố Bangalore, cách thủ đô Ấn New Delhi 2.095 cây số về phía nam.

Một nữ tu khác cũng hiến tóc là Marina Thazhathuveetil nói rằng 60 người cho tóc là người Ấn như chị. “Chúng tôi được chúc phước vì có được những mái tóc dài so với các nữ tu thuộc các nước khác. Đó là lý do tại sao có nhiều lọn tóc Ấn độ trong hộp hơn”, vừa nói với phóng viên UCA News chị vừa lấy tay chỉ vào nơi tập trung các lọn tóc mới cắt.
Nữ tu Ấn độ trong buổi hiến tóc


Nữ tu này cũng cho biết một phụ nữ Ấn độ tiêu biểu thường dùng ít nhất 20 phút một ngày để “chải và xếp đặt mái tóc theo nhiều kiểu nhiều mốt khác nhau.” Chị thú nhận rằng cắt đi mái tóc là một điều “đau đớn” nhưng nói khi cho đi mái tóc lại là một “niềm vui”. Chị cho biết phụ nữ coi mái tóc là biểu tượng của sắc đẹp, nhưng “họ cũng có một tấm lòng biết thương cảm người khác.”

Chị Thazhathuveetil cho biết: đối với các nữ tu đội lúp thì việc cắt tóc là điều bắt buộc, nhưng còn các nữ tu bận thường phục thế tục như các chị em tu hội Bác ái Nazareth thì được tự do nuôi tóc dài. Chị nói: Tóc của các nữ tu đội lúp “bị bỏ phí đi một cách đau đớn, còn tóc của chúng tôi lại được cho đi một cách vẻ vang.”

Các lọn tóc mới cắt được đựng trong những bao plastic và gửi tới cơ quan “Lọn tóc Tình thương” tại Hoa kỳ, một tổ chức làm tóc giả cho các trẻ em bệnh nhân ung thư.

Lời kêu gọi hiến tóc là do Sơ Brenda Gonzales, một nữ tu người Mỹ đang phục vụ các thiếu niên tại Hoa kỳ. Sơ cho UCA News biết rằng đáp ứng không ngờ của các nữ tu Ấn độ làm chị tràn đầy hứng khởi.

Trước nghi thức cắt tóc, Sơ Gonsales người đã hiến tóc nhiều lần trong quá khứ, đã giải thích các điều hướng dẫn. Chị nói tổ chức của chị nhận tóc hiến tặng dài ít nhất 25 phân, không nhuộm và lành mạnh. Tổ chức cũng nhận tóc nhuộm và tóc đã cắt từ những năm trước, nhưng những tóc này được dự trữ để cột thành tóc đuôi ngựa hoặc để tết bím.

Sơ Gonsales, người cắt và đóng gói tóc tại Bangalore, cho biết mỗi bộ có thể bán được từ 3 đến 6 ngàn mỹ kim tại Hoa kỳ.

Còn Sơ Moyalan thì nói chúng tôi “không thu được tóc đen tuyền” vì hầu hết các nữ tu Ấn độ trong kỳ đại hội “không còn trẻ nữa”. Sơ năm nay cũng đã hơn 50; bà nói thêm rằng người già cũng còn có thể “dùng tóc ở tuổi này mà làm việc thiện.”

Nữ tu người Mỹ Blanche Correai cho UCA News biết chị rất mừng được mang tóc của các nữ tu Ấn độ về nước. Chị lấy làm tiếc vì không “đủ tiêu chuẩn để hiến mái tóc của mình.”

Người đồng hương của chị Blanche Correai là sơ Nancy Gerth cũng tham gia nghi lễ hiến tóc. Chị coi đây là “việc làm giản dị để tỏ lòng đại lượng, một kinh nghiệm được thưởng công” vì sẽ đem lại niềm vui và nụ cười cho trẻ em ở Mỹ. Chị giải thích thêm rằng nhiều em đó là những di dân bất hợp pháp, là người tị nạn, nên không có tiền mua được tóc giả. Chúng rụng hết tóc vì phải chữa trị bằng hóa liệu pháp (chemotherapy) hoặc bằng laser, nên “chúng cần tóc của chúng ta để hình dung coi được.”

Giám mục John Baptist David và Mẹ Catherine Spalding thành lập dòng Nữ tu Bác ái Nazareth năm 1812. Đây là tu hội thứ ba lập tại Hoa kỳ dành cho nữ giới. Tổng số nữ tu lên đến hơn 600. Ngoài số chị em ở Mỹ, các nữ tu khác hiện đang phục vụ tại châu Phi, châu Mỹ Latinh và miền nam châu Á.
 
Trong chuyến đi Úc Đức Giáo Hoàng sẽ nói về quyền lợi của thổ dân tại đây.
Bùi Hữu Thư
15:30 11/07/2008

Trong chuyến đi Úc Đức Giáo Hoàng sẽ nói về quyền lợi của thổ dân tại đây



VATICAN ngày 10,tháng 7, 2008 (Zenit.org).- Một phát ngôn viên Tòa Thánh cho hay quyền lợi của thổ dân Úc đã bị “chà đạp trong nhiều thế kỷ”, là một đề tài chính Đức Giáo Hoàng sẽ đề cập đến trong chuyến đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican cho các phóng viên báo chí biết ngày thứ tư vừa qua về vài chi tiết của chuyến đi lần thứ chín của Đức Giáo Hoàng từ ngày 12 đến 21 tháng 7.

Đức Giáo Hoàng sẽ được tháp tùng bởi Đức Hồng Y Angelo Sodano, chủ tịch Hội đồng Hồng Y; Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh; và Hồng Y Agostino Vallini, vị tổng giám mục phụ tá của giáo phận Rôma mới được bổ nhiệm.

Chính cha Lombardi cũng ở trong thành phần của phái đoàn. Linh mục Dòng Tên này cho đài phát thanh Vatican hay đây là một chuyến đi “phức tạp trên phương diện tổ chức."

Ngày thứ bẩy, Đức Giáo Hoàng sẽ rời lâu đài Gandolfo bằng trực thăng để đến phi trường Fiumicino, bắt đầu cuộc hành trình đi Sydney trên máy bay B777 của Hàng Không Alitalia. Chuyến bay kéo dài 12 tiếng, kể cả 1 giờ rưỡi ngừng ở Darwin, Australia.

Khi tới nơi ngày Chủ Nhật, Đức Giáo Hoàng sẽ nghỉ ngơi vài ngày tại một trung tâm cấm phòng do tổ chức Opus Dei điều hành.

Đức Hồng Y Pell, tổng giám mục Sydney sẽ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ngày thứ ba. Ngày hôm sau, Đức Giáo Hoàng sẽ được Thống Đốc Michael Jeffrey và Thủ Tướng Kevin Rudd tiếp kiến.

Sau đó ngài sẽ đến viếng đền thánh Mary MacKillop và tiếp tục đến Rose Bay, nơi ngài sẽ gặp một nhóm người trẻ thổ dân Úc trước khi lên tầu "Sydney 2000" để đến Barangaroo và khởi sự tham gia các sinh hoạt cuả Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Cha Lombardi nói, "Các đề tài về thổ dân và việc quyền lợi của họ bị chà đạp qua nhiều thế kỷ sẽ được Đức Giáo Hoàng nói đến trong các buổi đàm thoại với các giới chức trong chính phủ Úc.”

Trong các buổi gặp gở đã được trù liệu, phát ngôn viên đề cao hai buổi: ngày thứ sáu, 18 tháng 7 tại Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary với đaị biểu các tôn giáo khác, ngày càng nhiều hơn vì có việc di dân Á Châu, và một buổi họp khác với các thành viên của các cộng dồng Thiên Chúa Giáo khác không Công Giáo.

Cha Lombardi nói, "Cần ghi nhận là người Công Giáo hiện nay đông hơn người Anh Giáo tại Úc," trước khi duyệt lại với giới báo chí về các chương trình khác, nhất là Buổi Canh Thức và Thánh Lễ tại Trường Đua Randwick.

Cha Lombardi thêm, “Trước khi rời Úc, Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp kiến các mạnh thường quân và tình nguyện viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, mời gọi họ “đi sâu hơn” để loan truyền Tin Mừng cho tất cả thế giới.”
 
Top Stories
Youth More Religious Than One Might Think
Zenit
22:39 11/07/2008
Youth More Religious Than One Might Think

Study Says 85% Consider Themselves So

GUTERSLOH, Germany, JULY 11, 2008 (Zenit.org).- A German research foundation reports that, contrary to popular belief, teenagers and young adults are interested in religion.

The German Bertelsmann Foundation announced Wednesday that a study on religion and religious practices worldwide found that 85% of young adults between 18 and 29 are religious, and 44% are deeply religious.

Only 13% have no appreciation for God or faith in general.

"The assumption that religious belief is dwindling continuously from generation to generation is clearly refuted by our worldwide surveys -- even in many industrialized nations," Dr. Martin Rieger, project leader of the Bertelsmann Foundation's Religion Monitor, concluded in a press statement.

The study, which surveyed 21,000 individuals from 21 nations, noted important differences among cultures. For example, young adults in Islamic states and developing countries are deeply religious, while young Christians in Europe are comparatively unreligious.

Among Catholics in particular, the proportion of deeply religious Catholics in Europe is 25% percent, while outside Europe this figure is 68%.

Most of the youth of Eastern Europe and Russia have not been baptized, and most young people have no connection at all to faith and the Church. Only 13% are deeply religious.

Exception

The study noted that a great exception among the Western industrialized countries is the United States, where 54% of the young adults polled said they considered themselves deeply religious.

The study also revealed that 35% of the young adults surveyed worldwide who regard themselves as not belonging to a denomination, nonetheless identified themselves as religious.

Religious practices also differed among cultures. For youth in developing countries such as Nigeria and Guatemala, 90% reported praying at least once a day, and 75% of the respondents in countries such as India, Morocco and Turkey do likewise.

In contrast, daily prayer is no longer common practice among young Europeans. In France, just 9% of young adults pray daily, in Russia the figure is 8%, and in Austria only around 7%.

In the United States, 57% of young Americans say they pray on a daily basis.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Giới Trẻ Salesian tại Melbourne
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
10:32 11/07/2008
Ngày Giới trẻ Salesian tại Melbounre

Ngày 11/7/2008 Giới trẻ khắp nơi hành hương về Melbourne đã tập trung mừng ngày hội tại trường trung học Salesian tại Chadstone. Hiện diện trong đại hội có Đức Hồng Y Oscar Rodriguez SDB thuộc giáo phận Tegucigalpa tại Honduras
Gặp gỡ bạn hữu từ các quốc gia bạn


Sau nghi thức cầu nguyện là bài nói chuyện và giải đáp các câu hỏi của ĐHY. Ngài nhấn mạnh với giới trẻ về sự thánh thiện theo tinh thần cha thánh Gioan Bosco và lời mời gọi truyền giáo mà giới trẻ về Úc Châu cử hành ĐHGTTG để đón nhận Thần linh Chúa hầu ra đi làm chứng tá cho Chúa. Hiện diện trong ĐH còn có cha bề trên cả, cha cố vấn miền, ĐGM Tim Costelloe, giám mục Salesian tiên khởi của Úc Châu, cha giám tỉnh và nhiều hội viên Salesian nam nữ và giới trẻ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới
Niềm vui các Salesian Việt Nam gặp gỡ ĐHY Oscar trong ĐH
.
Các em trong Đoàn Thanh Thiếu Niên Việt Nam giáo xứ St Margaret Mary Brunswick giúp vui


Trong giờ ăn trưa có nhiều điệu múa và bài ca của nhiều nước khác nhau:
Niềm vui gặp gỡ với giới trẻ khách nhau
 
Thánh lễ sai đi tại Telstra Dome, Melbourne
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
11:01 11/07/2008
Thánh lễ sai đi tại Telstra Dome Melbourne

Sân vận động Telstra Dome
Tối ngày 11/7 tất cả các đoàn hành hương thuộc nhiều quốc gia đã tập trung tại Vân động trường Telstra Dome để cùng với ĐTGM Dennis Hart, 3 Hồng Y, khoảng 150 giám mục và 800 linh mục với khoảng 40 ngàn người trẻ khắp năm châu hành hương về Melbourne trước khi lên đường đi Sydney tham dự Đại Hội Giơi Trẻ với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Trời Mellbourne đang là giữa đông nên tiết trời giá lạnh, nhưng may mắn thay chiều nay trời có nắng, mưa tạnh và gió cũng ngừng thổi như hòa chung tâm tình của những người trẻ về đây để ngợi ca Chúa, về đây để cầu nguyện và hiệp thông, hiệp nhất cùng nhau trong Chúa Giêsu Kitô.

Giáo dân tham dự thánh lễ
Telstra Dome là vận động trường lớn thứ 2 của thành phố Melbourne, chứa được khoảng 80,000 khán gỉa, nhỏ hơn so với sân MCG chứa được cả 120,000; nhưng đặc điểm của sân này là có mái che toàn bộ sân, nên không sợ bị mưa gío.

Trong đoàn người trẻ có rất đông các linh mục và giới trẻ đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu.
 
Hình ảnh Thánh lễ ''Sai Đi" tại Telstra Dome Melbourne
Trần Văn Minh
11:43 11/07/2008








 
Các giáo phận tại Australia, đặc biệt Melbourne, đã có chương trình tưng bừng tiếp đón người trẻ từ khắp nơi đến
Đồng Nhân
20:09 11/07/2008
MELBOURNE: Thứ Sáu 11-7-2008 các giáo phận toàn nước Australia đã có lễ nghi chính thức tiếp đón người trẻ thế giới. Tại Melbourne 80 ngàn bạn trẻ quốc tế và địa phương đã tham dự thánh lễ khai mạc ”Ngày của các giáo phận” tại sân vận động Telstra Dome của thành phố Melbourne.

Thánh lễ Tiền Đại Hội Giới Trẻ được tổ chức thật hoành tráng với sự hiện diện của 6 Hồng Y, 70 Giám mục, chừng 1000 linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới và 300 linh mục người Úc.

Thánh lễ chính thức bắt đầu lúc 6:30 chiều nhưng từ 2:30 trưa từng đoàn thể các bạn trẻ đã tới để có chỗ ngồi tốt. Họ ca hát những bài ca truyền thống phổ thông, những ca khúc vui nhộn. Có những nhóm chăng cờ của quốc gia của mình, cờ và biểu hiệu đoàn thể cùng những sắc áo mầu và phù hiệu tươi thắm. Đang khi đó cả từng trăm linh mục đến sớm đều được mời vào phòng ngồi đợi giờ cử hành thánh lễ.

Thánh lễ đã bắt đầu với vũ điệu của các người thổ dân sinh sống trên mảnh đất Úc đại lợi. Tiếp theo Đức Tổng Giám Mục Denis Hart đã ngỏ lời với giới trẻ và mời gọi mọi người tin tưởng nơi Tin Mừng của Chúa Giêsu, "đi theo Đức Thánh Cha và hoạt động cho công bằng hòa bình và các quyền con người." Các bạn trẻ cũng đã hân hoan chúc mừng bổn mạng Biển Đức của Đức Thánh Cha.

Dưới lòng sân vận động một bàn thờ được phối trí ngay ở giữa điễm tụ hội của hình Thập Giá, ánh sáng điện rọi mầu thay đổi khác nhau. Thánh lễ nghiêm trang và cảm động nói lên sự Hiệp Thông trong Đức Kitô. Chính Ngài đã nối kết mọi mầu da, mọi ngôn ngữ, mọi khác biệt... làm thành nên một thân thể duy nhất trong Chúa Giêu Kitô, là đầu của Hội Thánh Chúa.

Cả gần 100 linh mục Việt Nam sửa soạn tham dự thánh lễ đồng tế
Sau thánh lễ, một linh mục đến từ Việt Nam đồng tế trong thánh lễ này được hỏi về "cảm tưởng của Cha thế nào?" Linh mục này đã trả lời như sau:

- "Tôi rất vui mừng và coi là hồng ân Chúa ban để tôi được đến đây và cùng tham dự thánh lễ với không biết bao nhiêu anh chị em cùng đức tin mà tôi chưa từng quen biết... Được tham dự thánh lễ này, tôi càng thấy yêu mến Giáo Hội hơn và xác tín điều này là Giáo Hội của Chúa Kitô là Giáo Hội: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi thật rất sung sướng và không bao giờ quên kỉ niệm ngày hôm nay".

Tuần tới đây, Nghi lễ Khai Mạc Đại Hội Giới Trẻ sẽ chính thức bắt đầu tại Sydney với cuộc Hành Hương đến nhà thờ chính tòa Đức Bà, nơi đang trưng bầy hài cốt chân phước Pier Giorgio Frassati một trong 10 chân phứơc, hiển thánh và tôi tớ Chúa bổn mạng của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Sydeny.

Trong thời gian này cũng có cuộc triển lãm một số kỷ vật của chân phước Mary MacKillop tại Sydney, được Đức Gioan Phaolo II phong chân phước tại Sydney trong chuyến công du năm 1995.

Đoàn 117 đến từ Hoa Kỳ là một trong nhiều Đoàn Giới Trẻ Việt Nam dự Đại Hội
Tại Australia, công việc chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã được bắt đầu cả năm trời trước. Qua khắp lãnh thổ Australia, Thánh Giá giới trẻ và hình Đức Mẹ với huy hiệu của thổ dân đã đi qua mọi giáo phận và giáo xứ toàn nước và đã có 400 ngàn bạn trẻ cầu nguyện dưới chân thánh giá. Để thực hiện tốt công việc tổ chức này, Giáo Hội Công Giáo Australia đã nhận được rất nhiều trợ giúp của chính quyền trung ương và địa phương.

Đức Cha Anthony Fisher, Tổng thư ký Ủy Ban tổ chức thì nói: "Hãy bỏ lại đằng sau những lo lắng và nghi hoặc. Giờ đây là lúc tươi vui, vì tôi tin chắc rằng biến cố Ngày Giới Trẻ khi mà Đức Thánh Cha và các bạn trẻ toàn thế giới đến sẽ thay đổi bộ mặt của Sydney”.

Cũng chính vào ngày hôm nay (thứ Sáu 11-7-2008) tại Roma hôm, bà Anne Maree Plunkett, đại sứ Australia cạnh Tòa Thánh đã mở cuộc tiếp tân tại phòng báo chí Tòa Thánh và ngỏ lời với các nhà báo tháp tùng chuyến công du của Đức Thánh Cha. Bà nói Australia rất hãnh diện được Đức Thánh Cha và các bạn trẻ toàn thế giới viếng thăm trong biến cố vĩ đại này. Xã hội Australia đa chủng gồm các thổ dân sống tại đây đã hơn 40.000 năm và người của 200 quốc gia gồm 6,5 triệu người di cư và gần 700 ngàn người tị nạn. Các Kitô hữu chiếm 64% trong đó có 27% là tín hữu công giáo trên tổng số hơn 20 triệu dân. Tự do cá nhân, bình đẳng, liêm chính và khoan nhượng là các nét đặc thù của người dân Australia.

Bà đại sứ cũng đề cao gương mặt của chân phước Mary McKillop và công lao của Dòng Thánh Giuse do chân phước thành lập đối với nền giáo dục tại Australia. Bà cầu mong chuyến đi sẽ khiến cho các nhà báo hài lòng và hy vọng họ cũng có thời giờ viếng thăm các thắng cảnh của Australia.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Xum Họp Họ Hàng - Get Together
Josephhoa Phạm
00:54 11/07/2008

XUM HỌP HỌ HÀNG – Get Together



Ảnh của Josephhoa Phạm.

Cá sông kho với lá gừng

Bà con mình đó, xin đừng quên nhau.

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền