Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức tin được đo bằng cách người ta cư xử với người nghèo.
Giuse Thẩm Nguyễn
00:21 30/07/2018
(EWTN News/CNA) ĐGH Phanxicô đã nói trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào hôm Chúa Nhật 29 tháng Bẩy rằng tình yêu mà cá nhân hay cộng đoàn dùng để đối xử với người nghèo, đau yếu và đói khổ là thước đo tốt nhất của đức tin.
“Đối mặt với tiếng than khóc của người đói khát, bất kể loại đói khát nào, của bao người anh chị em của chúng ta trong nhiều phần của thế giới, chúng ta không thể cứ mãi thờ ơ và là người nghe vô cảm.”
“Việc công bố về Đức Kitô, bánh hằng sống, đòi hỏi một sự cam kết quảng đại về tình đoàn kết với người nghèo, người đau yếu, người cùng khổ và người không được bảo vệ. Hành động gần gũi và bác ái này là sự chứng thực tốt nhất về phẩm chất đức tin của chúng ta, cả trên bình diện cá nhân và cộng đồng.”
Suy tư về bài Tin Mừng hôm nay, Chúa làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều, ĐGH nói rằng dù Chúa ban cho chúng ta mọi thứ, ngay cả chính đời sống của ngài, “ quả thật là Chúa đã làm như vậy: ngài chăm sóc cả về thức ăn cho phần xác nữa.”
Việc hóa bánh và cá ra nhiều của Chúa Giê-su “nẩy sinh từ một sự kiện thực tế… Dân chúng đang đói và Chúa Giê-su mời gọi các môn đệ của ngài để người đói được no nê.”
“Và chúng ta, các môn để của ngài không thể giả vờ bất cứ điều gì. Chỉ khi nghe được những nhu cầu đơn giản nhất của con người và chỉ khi cùng đứng chung với những nhu cầu hiện tại thực tế của họ thì người ta mới có thể nghe thấy khi chúng ta nói về những giá trị cao hơn.”
ĐGH cũng chỉ ra giây phút sau khi Chúa thực hiện phép lạ và mọi người đã ăn no nê, là Chúa ra lệnh cho các môn đệ thu nhặt những miếng bánh cá dư thừa để tránh phí phạm.
Ngài hỏi những người hiện diện hãy làm một cuộc rà xét lương tâm mình, hãy nghĩ về việc chúng ta đã phí phạm bao nhiêu thức ăn mỗi ngày, vất vào thùng rác thay vì tiết kiệm để xử dụng chính đáng.
ĐGH hỏi rằng “Tại nhà, các con làm gì với thức ăn dư thừa? Các con có vất đi không? Đừng bao giờ vất thức ăn dư thừa nhé. Hãy tiết kiệm cho bữa sau hay cho những người có nhu cầu hay đang đói.”
Ngài cũng khuyên các người Công Giáo hãy suy tư về hình ảnh của một em bé can đảm trong Tin Mừng là đã “cho đi phần ít ỏi em có để cho nhiều người được ăn”, dâng Chúa Giê-su năm cái bánh mì lúa mạch và hai con cá: “Em bé này làm cho chúng ta suy nghĩ… Sự can đảm đó…Người trẻ là như thế, họ có sự can đảm. Chúng ta phải giúp họ thực hiện lòng can đảm này.”
“Tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại đói khát cơm bánh, đói khát tự do, chân lý, hòa bình và trên hết cả là ân sủng thiêng liêng, đừng bao giờ quên. Chúa Giê-su tiếp tục nuôi sống dân của ngài, tự biến mình thành sự hiện hữu sống động, qua chúng ta.”
Tin mừng mời gọi người Công Giáo hãy “sẵn sàng và siêng năng “như em bé đã dâng cho Chúa bánh và cá của mình để được chia ra.
“Chúng ta hãy cầu cùng Đức Trinh Nữ Maria để các chương trình dành riêng cho phát triển thực phẩm, đoàn kết chiếm được ưu thế trên thế giới.”
.
Source: EWTN News Pope Francis: Faith is measured by one's treatment of the poor
The Catholic Weekly Australia: Phép lạ ngoạn mục, tức khắc, chữa lành hoàn toàn diễn ra bên mộ Thánh Mary MacKillop
Đặng Tự Do
03:32 30/07/2018
Một phép lạ ngoạn mục và tức khắc diễn ra bên mộ Thánh Mary MacKillop đã được The Catholic Weekly của Úc Đại Lợi tường thuật trong số ra tuần này.
Các triệu chứng bệnh Parkinson của anh Ricky Peterson biến mất ngay lập tức sau khi cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Mary MacKillop
Sau đúng chính xác 10 năm, vào ngày 18 tháng 7 vừa qua - anh Ricky Peterson, người Mỹ cư ngụ tại Kansas City, Hoa Kỳ, đã lại quỳ gối một lần nữa trước ngôi mộ của Thánh Mary MacKillop ở ngoại ô Bắc Sydney, Úc Đại Lợi, lần này với những lời cầu nguyện tạ ơn phép lạ kỳ diệu và ngoạn mục đã thay đổi cuộc đời anh một thập kỷ trước đó.
Peterson, năm nay 57 tuổi, lần đầu tiên quỳ trước ngôi mộ như một người hành hương trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 tại Sydney và dâng lên một lời cầu mà anh sẽ không bao giờ quên trong đời mình. Anh đã xin vị thánh đầu tiên của nước Úc cầu bầu cùng Chúa cho anh thoát khỏi chứng bệnh Parkinson mà anh phải chịu đựng trong chín năm qua.
“Tôi nói, lạy mẹ Mary, con cầu xin mẹ đồng hành với con trong lời cầu nguyện tối nay. Lạy Chúa, nếu đẹp lòng Chúa, con không dám mong gì xin hơn là xin Chúa cất khỏi con căn bệnh Parkinson và chứng run rẩy này ở nơi chôn cất mẹ thánh Mary. Con sẽ tiến ra và cao rao danh thánh Chúa”, anh Peterson nói.
Chỉ 10 phút sau đó, khi người cha của năm đứa con này ngồi trên tàu điện, đi cùng con gái út của mình về gia đình đang cho họ ở trọ, lần đầu tiên anh nhận thấy triệu chứng run rẩy ở cánh tay phải của mình đã biến mất.
“Cứ 30 giây, tôi lại kiểm tra một lần và tôi đã nhủ thầm: Nó đã biến mất, nó vẫn biến mất”,
Vốn là người thận trọng nên mặc dù rất ngạc nhiên, mừng rỡ và xác tín mình đã được chữa lành, anh không nói lời nào với bất cứ ai.
Trong thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại trường đua Randwick, do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chủ sự, trong khi nắm tay cha cô, Jessica nhận thấy sự run rẩy đã biến mất.
“Cháu nhìn tôi và nói: ‘bàn tay của bố không hề run rẩy như trước’”
“Tôi nói: ‘Phải, tay bố hết run rẩy từ tối thứ Sáu.’ Cả hai chúng tôi cùng khóc.”
Chị Maura là vợ anh Peterson, cho biết khi anh gọi điện thoại từ Úc về Mỹ để báo tin mừng, chị đã tràn ngập lòng biết ơn với một “niềm vui khôn tả”.
Hai vợ chồng đã nói chuyện với tờ The Catholic Weekly, là tờ báo của Tổng Giáo Phận Sydney, tại Mary MacKillop Place ở Bắc Sydney trong chuyến thăm trở lại của họ để tạ ơn. Đây là chuyến thăm viếng thăm Úc Đại Lợi đầu tiên của chị Maura.
“Đó là một lời tạ ơn Chúa đã mở ra cho chúng tôi một tương lai mới,” chị Maura nói. “Một tháng trước khi phép lạ này xảy ra, chúng tôi đã bàn với nhau về việc liệu tôi có nên bỏ công việc của mình để chăm sóc cho chồng và liệu chúng tôi có đủ khả năng tài chính để làm điều đó hay không. Phép lạ đã mở ra một tương lai mới chúng tôi đã hằng mơ ước. Vì thế, chúng tôi tràn ngập lòng biết ơn và một niềm vui thuần khiết.”
Anh Peterson cho biết vào năm 2008, các nữ tu Dòng Thánh Giuse, là dòng do thánh Mary MacKillop thành lập, đã ghi lại những gì đã xảy ra với anh và cho biết rằng nếu phép lạ thứ hai đang được điều tra trong tiến trình tuyên thánh không được chấp thuận, thì trường hợp của anh là một trong hai trường hợp họ sẽ trình lên Tòa Thánh. Tuy nhiên, phép lạ chữa lành bệnh ung thư phổi và não bộ của Kathleen Evans, người Úc - cuối cùng đã được chấp thuận.
Khi Peterson trở về Mỹ, một số bác sĩ đã tái khám cho anh và kinh ngạc thấy chứng Parkinson đã biến mất không thể giải thích được về mặt y khoa. Một nhà thần kinh học cho chị Maura, là một nữ y tá, thấy chồng hồ sơ dầy cộm những ghi chép của ông về bệnh Parkinson của chồng cô. “Anh ta chắc chắn đã bị bệnh Parkinson,” nhưng bây giờ làm sao anh ấy khỏi bệnh thì ông không biết.
Anh Peterson, là một thợ điện, đã phải chứng kiến cha mình chết như thế nào vì các biến chứng phức tạp của bệnh Parkinson, là căn bệnh gây ra bởi một sự rối loạn hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến sự run rẩy. Anh nói nếu anh không được chữa lành, anh phải nghỉ hưu vì khuyết tật. “Tôi có thể không còn sống cho đến nay,” anh nói.
Khi Peterson đến Sydney vào năm 2008, anh bị một cơn run rẩy tay phải rất nặng suốt cả ngày trong những ngày đầu tại Úc. Bệnh tình anh đã trở nên trầm trọng hơn bởi sự mệt mỏi và căng thẳng sau gần một ngày ngồi máy bay từ Kansas City sang Los Angeles trước khi đáp chuyến máy bay khác sang Sydney.
Nói chuyện với tờ The Catholic Weekly của Australia, Peterson tin rằng sự chữa lành xảy ra tức khắc ngay lúc anh cầu nguyện tại mộ của Thánh Mary MacKillop.
“Bàn tay tôi run rẩy khi tôi quỳ xuống mộ.. . Có 50 hoặc 60 người trong nhà nguyện vào thời điểm đó nhưng khi tôi bắt đầu cầu nguyện, tôi không nghe thấy ai nữa cả,” Peterson nhớ lại. “Chỉ là một sự yên lặng hoàn toàn. Tôi không nhớ có nghe gì không. Khi tôi đứng dậy và bước ra, tôi thậm chí không biết chứng run rẩy đã biến mất… nhưng tôi tin rằng tất cả đã xảy ra ngay lúc đó.”
Gia đình Peterson đã được các nữ tu Dòng Thánh Giuse mời tham dự lễ tuyên thánh cho mẹ Mary MacKillop tại Vatican vào năm 2010. Họ ngồi với các nữ tu ở gần phía trước lễ đài.
Trong 10 năm qua, Peterson không cảm có thấy dấu hiệu dù nhỏ về sự quay trở lại của bệnh Parkinson. Maura tin rằng chồng cô đã được chữa lành bởi vì anh đã cầu xin Chúa một cách nhiệt thành.
Peterson bây giờ chia sẻ câu chuyện của mình với bất cứ ai lắng nghe, cả các tín hữu lẫn những người vô thần. Anh mang theo một chồng các thẻ cầu nguyện trên đó in những trích dẫn các câu nói nổi tiếng của thánh nhân.
Source: The Catholic Weekly AustraliaKansas man says God healed him of Parkinson’s during WYD08 in Sydney
Các triệu chứng bệnh Parkinson của anh Ricky Peterson biến mất ngay lập tức sau khi cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Mary MacKillop
Sau đúng chính xác 10 năm, vào ngày 18 tháng 7 vừa qua - anh Ricky Peterson, người Mỹ cư ngụ tại Kansas City, Hoa Kỳ, đã lại quỳ gối một lần nữa trước ngôi mộ của Thánh Mary MacKillop ở ngoại ô Bắc Sydney, Úc Đại Lợi, lần này với những lời cầu nguyện tạ ơn phép lạ kỳ diệu và ngoạn mục đã thay đổi cuộc đời anh một thập kỷ trước đó.
Peterson, năm nay 57 tuổi, lần đầu tiên quỳ trước ngôi mộ như một người hành hương trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 tại Sydney và dâng lên một lời cầu mà anh sẽ không bao giờ quên trong đời mình. Anh đã xin vị thánh đầu tiên của nước Úc cầu bầu cùng Chúa cho anh thoát khỏi chứng bệnh Parkinson mà anh phải chịu đựng trong chín năm qua.
“Tôi nói, lạy mẹ Mary, con cầu xin mẹ đồng hành với con trong lời cầu nguyện tối nay. Lạy Chúa, nếu đẹp lòng Chúa, con không dám mong gì xin hơn là xin Chúa cất khỏi con căn bệnh Parkinson và chứng run rẩy này ở nơi chôn cất mẹ thánh Mary. Con sẽ tiến ra và cao rao danh thánh Chúa”, anh Peterson nói.
Chỉ 10 phút sau đó, khi người cha của năm đứa con này ngồi trên tàu điện, đi cùng con gái út của mình về gia đình đang cho họ ở trọ, lần đầu tiên anh nhận thấy triệu chứng run rẩy ở cánh tay phải của mình đã biến mất.
“Cứ 30 giây, tôi lại kiểm tra một lần và tôi đã nhủ thầm: Nó đã biến mất, nó vẫn biến mất”,
Vốn là người thận trọng nên mặc dù rất ngạc nhiên, mừng rỡ và xác tín mình đã được chữa lành, anh không nói lời nào với bất cứ ai.
Trong thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại trường đua Randwick, do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chủ sự, trong khi nắm tay cha cô, Jessica nhận thấy sự run rẩy đã biến mất.
“Cháu nhìn tôi và nói: ‘bàn tay của bố không hề run rẩy như trước’”
“Tôi nói: ‘Phải, tay bố hết run rẩy từ tối thứ Sáu.’ Cả hai chúng tôi cùng khóc.”
Chị Maura là vợ anh Peterson, cho biết khi anh gọi điện thoại từ Úc về Mỹ để báo tin mừng, chị đã tràn ngập lòng biết ơn với một “niềm vui khôn tả”.
Hai vợ chồng đã nói chuyện với tờ The Catholic Weekly, là tờ báo của Tổng Giáo Phận Sydney, tại Mary MacKillop Place ở Bắc Sydney trong chuyến thăm trở lại của họ để tạ ơn. Đây là chuyến thăm viếng thăm Úc Đại Lợi đầu tiên của chị Maura.
“Đó là một lời tạ ơn Chúa đã mở ra cho chúng tôi một tương lai mới,” chị Maura nói. “Một tháng trước khi phép lạ này xảy ra, chúng tôi đã bàn với nhau về việc liệu tôi có nên bỏ công việc của mình để chăm sóc cho chồng và liệu chúng tôi có đủ khả năng tài chính để làm điều đó hay không. Phép lạ đã mở ra một tương lai mới chúng tôi đã hằng mơ ước. Vì thế, chúng tôi tràn ngập lòng biết ơn và một niềm vui thuần khiết.”
Anh Peterson cho biết vào năm 2008, các nữ tu Dòng Thánh Giuse, là dòng do thánh Mary MacKillop thành lập, đã ghi lại những gì đã xảy ra với anh và cho biết rằng nếu phép lạ thứ hai đang được điều tra trong tiến trình tuyên thánh không được chấp thuận, thì trường hợp của anh là một trong hai trường hợp họ sẽ trình lên Tòa Thánh. Tuy nhiên, phép lạ chữa lành bệnh ung thư phổi và não bộ của Kathleen Evans, người Úc - cuối cùng đã được chấp thuận.
Khi Peterson trở về Mỹ, một số bác sĩ đã tái khám cho anh và kinh ngạc thấy chứng Parkinson đã biến mất không thể giải thích được về mặt y khoa. Một nhà thần kinh học cho chị Maura, là một nữ y tá, thấy chồng hồ sơ dầy cộm những ghi chép của ông về bệnh Parkinson của chồng cô. “Anh ta chắc chắn đã bị bệnh Parkinson,” nhưng bây giờ làm sao anh ấy khỏi bệnh thì ông không biết.
Anh Peterson, là một thợ điện, đã phải chứng kiến cha mình chết như thế nào vì các biến chứng phức tạp của bệnh Parkinson, là căn bệnh gây ra bởi một sự rối loạn hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến sự run rẩy. Anh nói nếu anh không được chữa lành, anh phải nghỉ hưu vì khuyết tật. “Tôi có thể không còn sống cho đến nay,” anh nói.
Khi Peterson đến Sydney vào năm 2008, anh bị một cơn run rẩy tay phải rất nặng suốt cả ngày trong những ngày đầu tại Úc. Bệnh tình anh đã trở nên trầm trọng hơn bởi sự mệt mỏi và căng thẳng sau gần một ngày ngồi máy bay từ Kansas City sang Los Angeles trước khi đáp chuyến máy bay khác sang Sydney.
Nói chuyện với tờ The Catholic Weekly của Australia, Peterson tin rằng sự chữa lành xảy ra tức khắc ngay lúc anh cầu nguyện tại mộ của Thánh Mary MacKillop.
“Bàn tay tôi run rẩy khi tôi quỳ xuống mộ.. . Có 50 hoặc 60 người trong nhà nguyện vào thời điểm đó nhưng khi tôi bắt đầu cầu nguyện, tôi không nghe thấy ai nữa cả,” Peterson nhớ lại. “Chỉ là một sự yên lặng hoàn toàn. Tôi không nhớ có nghe gì không. Khi tôi đứng dậy và bước ra, tôi thậm chí không biết chứng run rẩy đã biến mất… nhưng tôi tin rằng tất cả đã xảy ra ngay lúc đó.”
Gia đình Peterson đã được các nữ tu Dòng Thánh Giuse mời tham dự lễ tuyên thánh cho mẹ Mary MacKillop tại Vatican vào năm 2010. Họ ngồi với các nữ tu ở gần phía trước lễ đài.
Trong 10 năm qua, Peterson không cảm có thấy dấu hiệu dù nhỏ về sự quay trở lại của bệnh Parkinson. Maura tin rằng chồng cô đã được chữa lành bởi vì anh đã cầu xin Chúa một cách nhiệt thành.
Peterson bây giờ chia sẻ câu chuyện của mình với bất cứ ai lắng nghe, cả các tín hữu lẫn những người vô thần. Anh mang theo một chồng các thẻ cầu nguyện trên đó in những trích dẫn các câu nói nổi tiếng của thánh nhân.
Source: The Catholic Weekly AustraliaKansas man says God healed him of Parkinson’s during WYD08 in Sydney
Dòng Hiệp Sĩ Malta cùng đứng với ĐGH Phanxcicô trong cuộc chiến chống lại tệ buôn người.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:46 30/07/2018
(Vatican News) Ngày 30 tháng Bẩy đánh dấu Ngày Thế Giới Chống Nạn Buôn Người, chúng ta nói về Dòng Hiệp Sĩ Malta, về những công việc của họ nhằm ngăn chặn tội ác khủng khiếp này.
ĐGH Phanxicô tiếp tục hối thúc việc chấm dứt hành động khủng khiếp của việc buôn người. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào hôm Chúa Nhật, 29 tháng Bẩy, ngài đã nhắc đến ngày Thế Giới Chống Nạn Buôn Người, 30 tháng Bẩy, và kêu gọi mọi người thiện chí hãy nhận trách nhiệm, lên án bất công và trong tư thế vững vàng chống lại “tội ác đáng hổ thẹn” của việc buôn người.
Dòng Hiệp Sĩ Malta cùng làm việc chống lại tệ Buôn Người.
Chúng tôi đã nói với Michel Veuthey, Đại sứ Tổng Quyền Dòng Hiệp Sĩ Malta để theo dõi và chiến đấu chống lại tệ Buôn Người. Trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ, ông cũng là Quan Sát viên Thường Trực của Dòng tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva.
Michel Veuthey nói về những cuộc chiến chống tệ buôn người của Dòng, đề cao một số mục tiêu chính mà Dòng đã thực hiện để chấm dứt tệ buôn người như:
- Giúp mỗi người nhận biết vai trò của mình trong việc duy trì chế độ nô lệ hiện đại.
- Giúp ngănchặn chế độ nô lệ bằng cách xử dụng những sự phục vụ hiện có.
- Hỗ trợ và tái hòa nhập những nạn nhân nô lệ được cứu thoát bằng những phương tiện và kỹ năng để sống và thoát ra khỏi việc buôn người và những hoàn cảnh bất thường.
- Thúc đẩy việc tiếp cận tốt hơn để chữa trị và giúp đỡ những nạn nhân được cứu thoát.
Ông nói về nhiều tổ chức đã cùng với họ tạo ra những quan hệ gắn bó, trong đó có các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Quốc Tế về Di Dân và dĩ nhiên có Giáo Hội Công Giáo.
Tiếng nói của ĐGH Phanxicô: được lắng nghe và chấp thuận
Ông cũng bàn về tầm quan trọng trọng của việc họ đáp ứng lại lời mời gọi của ĐGH Phanxicô. Ông nói rằng ĐGH Phanxicô không chỉ quan tâm mà còn rất tích cực về vấn đề này, thường xuyên nhắc lại sự quan tâm của ngài không chỉ trong phạm vi giáo hội.
Dòng Hiệp Sĩ Malta là một thực thể tôn giáo, có chủ quyền theo luật pháp quốc tế và được thành lập cách đây 900 năm để chăm lo cho những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm những nạn nhân của tệ buôn người.
.
Source: Vatican News Order of Malta stands with Pope Francis in fight to end Human Trafficking
Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Úc Wilson, TGM Adelaide Nam Úc
Thanh Quảng sdb
17:44 30/07/2018
Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Úc Wilson, TGM Adelaide Nam Úc
Thứ Hai ngày 30/7/2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson, TGP Adelaide, sau khi Đức Tổng Giám Mục bị kết án vì tội che giấu lạm dụng tình dục của một linh mục trong những năm 1970.
Tòa án Úc đã buộc tội Đức Tổng Giám MụcWilson vào tháng 5/2018, vì Ngài đã không báo cáo với cảnh sát về việc lạm dụng tình dục hai chú giúp lễ của một linh mục vào thập niên 1970.
Đức Tổng Giám Mục Wilson, 67 tuổi, bị kết án tù 12 tháng với mức thời gian bị tù ở ít là 6 tháng.
Từ chức
Mặc dù ĐTGM đã tạm ngưng việc mục vụ của Tổng Giáo Phận Adelaide từ tháng Năm, Ngài đã phản đối lời kêu gọi Ngài phải từ chức vai trò Tổng giám mục. Vì Ngài đã khiếu nại và kháng cáo vụ việc kết án Ngài, nhưng ngài xác quyết rằng ngài sẽ từ chức khi việc kháng cáo không thành!
Nhiều chính trị gia, trong đó có Thủ tướng Malcolm Turnbull, đã mời gọi Tổng Giám mục Wilson nên từ chức.
Câu chuyện của ĐTGM
Sự lạm dụng đã xảy ra ở tại một giáo xứ ở Hunter thuộc Tiểu bang New South Wales, lúc đó Đức Tổng Giám Mục Wilson là một linh mục trẻ làm phó xứ. Hai trẻ em bị lạm dụng, là hai chú giúp lễ lúc đó, chia sẻ với cha Wilson là các em bị cha James Fletcher lạm dụng các em vào năm 1976. Các em đó lúc đó ở độ tười 10 và 11.
Cha Fletcher đã tố cáo và bị kết án trong các phiên tòa vào năm 2004 tới 2006 với tổng số cáo tội là chín tội lạm dụng tình dục trẻ em. Ngài đã bị tù và qua đời vì đột quỵ vào năm 2016 khi đang ở trong tù.
Đức Tổng Giám Mục Wilson bị kết án về tội trong giai đoạn tòa xử cha Fletcher vào các năm 2004-2006 vị Thẩm phán xét rằng ĐTGM biết về việc lạm dụng này nhưng ngài đã không báo cáo cho cảnh sát hay.
Đức Tổng Giám Mục Wilson, người đang bị chứng bệnh Alzheimer, nói với tòa án rằng ngài không nhớ được là hai em giúp lễ có chia sẻ với ngài về việc lạm dụng này.
‘Hậu quả tiếp theo trong câu chuyện đau lòng’
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, đã đưa ra một tuyên bố khi nhận được tin về sự từ chức của Đức Tổng Giám Mục Wilson như sau:
"Trong khi quá trình luật pháp được điều tra, sự từ chức của Tổng Giám mục Wilson là hậu quả của câu chuyện đau lòng của những người bị lạm dụng tình dục do cha Jim Fletcher làm cho cuộc sống của họ bị xáo trộn và đổi thay".
Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói, "Quyết định từ chức này có thể mang lại một số an ủi cho các nạn nhân trước những nỗi đau liên tục mà họ phải gánh chịu."
Thứ Hai ngày 30/7/2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson, TGP Adelaide, sau khi Đức Tổng Giám Mục bị kết án vì tội che giấu lạm dụng tình dục của một linh mục trong những năm 1970.
Tòa án Úc đã buộc tội Đức Tổng Giám MụcWilson vào tháng 5/2018, vì Ngài đã không báo cáo với cảnh sát về việc lạm dụng tình dục hai chú giúp lễ của một linh mục vào thập niên 1970.
Đức Tổng Giám Mục Wilson, 67 tuổi, bị kết án tù 12 tháng với mức thời gian bị tù ở ít là 6 tháng.
Từ chức
Mặc dù ĐTGM đã tạm ngưng việc mục vụ của Tổng Giáo Phận Adelaide từ tháng Năm, Ngài đã phản đối lời kêu gọi Ngài phải từ chức vai trò Tổng giám mục. Vì Ngài đã khiếu nại và kháng cáo vụ việc kết án Ngài, nhưng ngài xác quyết rằng ngài sẽ từ chức khi việc kháng cáo không thành!
Nhiều chính trị gia, trong đó có Thủ tướng Malcolm Turnbull, đã mời gọi Tổng Giám mục Wilson nên từ chức.
Câu chuyện của ĐTGM
Sự lạm dụng đã xảy ra ở tại một giáo xứ ở Hunter thuộc Tiểu bang New South Wales, lúc đó Đức Tổng Giám Mục Wilson là một linh mục trẻ làm phó xứ. Hai trẻ em bị lạm dụng, là hai chú giúp lễ lúc đó, chia sẻ với cha Wilson là các em bị cha James Fletcher lạm dụng các em vào năm 1976. Các em đó lúc đó ở độ tười 10 và 11.
Cha Fletcher đã tố cáo và bị kết án trong các phiên tòa vào năm 2004 tới 2006 với tổng số cáo tội là chín tội lạm dụng tình dục trẻ em. Ngài đã bị tù và qua đời vì đột quỵ vào năm 2016 khi đang ở trong tù.
Đức Tổng Giám Mục Wilson bị kết án về tội trong giai đoạn tòa xử cha Fletcher vào các năm 2004-2006 vị Thẩm phán xét rằng ĐTGM biết về việc lạm dụng này nhưng ngài đã không báo cáo cho cảnh sát hay.
Đức Tổng Giám Mục Wilson, người đang bị chứng bệnh Alzheimer, nói với tòa án rằng ngài không nhớ được là hai em giúp lễ có chia sẻ với ngài về việc lạm dụng này.
‘Hậu quả tiếp theo trong câu chuyện đau lòng’
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, đã đưa ra một tuyên bố khi nhận được tin về sự từ chức của Đức Tổng Giám Mục Wilson như sau:
"Trong khi quá trình luật pháp được điều tra, sự từ chức của Tổng Giám mục Wilson là hậu quả của câu chuyện đau lòng của những người bị lạm dụng tình dục do cha Jim Fletcher làm cho cuộc sống của họ bị xáo trộn và đổi thay".
Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói, "Quyết định từ chức này có thể mang lại một số an ủi cho các nạn nhân trước những nỗi đau liên tục mà họ phải gánh chịu."
Phóng sự và hình ảnh lễ mừng Chân Phước Stanley F. Rother tại Okarche, Oklahoma.
Trần Mạnh Trác & Trần Trọng Long
20:25 30/07/2018
Okarche, Okla., ngày 28 tháng 7 2018: Hôm nay thứ bảy, cùng với các giáo xứ trên khắp Tiểu Bang Oklahoma, Gx Holy Trinity (Ba Ngôi) ở thị xã nông nghiệp nhỏ bé Okarche, OK, dâng lễ kỷ niệm lần đầu tiên kính nhớ Chân Phước tử đạo Stanley F. Rother, cũng là vị tử đạo đầu tiên sinh ra tại Hoa Kỳ, nhân dịp giỗ 37 năm cái chết anh hùng cuả ngài.
Một số người Công Giáo từ Guatemala, nơi mà chân phước Rother từng làm chánh xứ, cũng có mặt.
Ngoài Tiểu Bang Oklahoma ở Hoa Kỳ ra thì giáo phận Sololá-Chimaltenango ở Guatemala, nơi vị tử đạo từng phục vụ 13 năm cho người bản xứ, cũng tổ chức lễ mừng.
Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Thành Phố Oklahoma đã tới chủ lễ và ban lời giảng huấn.
Còn có mặt trong buổi lễ là hai người em ruột còn sống, sơ Marita từ nhà dòng ở Kansas về và ông Tom Rother và vợ Marty (em dâu) và gia đình vẫn còn làm nông trại ở đây.
Trước khi đến tham dự và làm phóng sự cho buổi lễ này, chúng tôi đã đi thăm viếng các di tích lịch sử cuả vị tử đạo, trong số đó có Phòng trưng bày Di sản của tổng giáo phận Oklahoma (Heritage Museum Oklahoma Diocese Center), là một phòng lưu trữ các hiện vật và thông tin về cuộc đời của vị tử đạo.
Chúng tôi may mắn gặp ông George Rigazzi, là nhân viên trong hội đồng sử học cuả hồ sơ phong thánh, làm tour guide hướng dẫn, và ông đã đặc biệt cho xem một vài thánh tích quí hiếm được giữ riêng an toàn chứ không được trưng bày ra ngoài.
Vào sáng tứ bảy trong khi đi tham quan khu phố nhỏ Okarche OK, chúng tôi lại gặp một cái may mắn thứ hai là ông Joe Wittrock, một người từng quen biết chân phước Rother, dẫn đi xem hầu hết các nơi có kỷ niệm cuả vị á Thánh, như nơi rửa tội, nơi giúp lễ, chỗ giật chuông nhà thờ, gia trang mà vị tử đạo từng sinh sống, những nơi ngài góp sức xây dựng (ngài là một tay thợ mộc có hạng)…
Đặc biệt khi tới nghiã trang cuả Gx Holy Trinity, chúng tôi bất ngờ được cái may mắn thứ ba là gặp người em gái cuả vị chân phước, nữ tu Marita, mới từ Kansas về quê để dự lễ. Cuộc trò chuyện thật là riêng tư và cảm động. Được hỏi Sơ có cảm nghĩ gì khi có một người anh trở thành Chân Phước tử đaọ? Sơ Marita cúi đầu suy nghĩ rồi buồn buồn trả lời “nó là một sự vừa cay đắng vừa ngọt ngào” (it is bitter sweet!)
Được biết vào năm 1968, Cha Stanley F. Rother (sinh năm 1935) là một linh mục cuả giáo phận Oklahoma City (1963) đã được gửi đi Guatemala để phục vụ cho một cộng đồng nông thôn nghèo mà đa số là dân bản địa, có tên là Santiago Atitlan (1968).
Là một linh mục truyền giáo, Cha Rother không chỉ thực hiện các nhiệm vụ mục vụ, nhưng cũng hăng hái trong những công việc thường nhật khác như sửa chữa những chiếc xe tải bị hỏng hoặc lao động trên các cánh đồng chung với giáo dân. Ngài tổ chức hợp tác xã cho nông dân, xây dựng một trường học, một bệnh viện, và đài phát thanh Công Giáo đầu tiên, để sử dụng cho việc dậy giáo lý cho các làng xa xôi.
Trong những năm đó, cuộc nội chiến ở Guatemala mỗi ngày mỗi xôi động lên và chiến tranh tiến tới gần ngôi làng an lạc cuả ngài. Những vụ bắt cóc, giết người và bạo động đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày, nhưng Cha Stanley vẫn kiên định ở lại để ủng hộ đoàn chiên của mình.
Trong một lần về quê thăm nhà, Cha Stanley đã được Đức Giám Mục cuả Oklahoma gợi ý rằng ngài có thể ở lại Hoa Kỳ nếu muốn, nhưng Cha Stanley đã trả lời “Người mục tử không thể chạy trốn khi vừa mới có dấu hiệu nguy hiểm” (The shepherd cannot run at first sign of danger)
Câu nói đó đã trở thành châm ngôn cho phong trào xin phong thánh cho ngài.
Năm 1981, nhiều người vũ trang đã đột nhập vào nhà xứ ban đêm để bắt cóc ngài. Có nhiều dấu hiệu chống cự cuả ngài (ngài là một nông dân mạnh khoẻ) nhưng ngài không hề la lên tiếng nào, vì vậy những người khác ở trong nhà xứ và nhà thờ đã không bị vạ lây. Không thể kéo ngài đi một cách êm thấm, các sát thủ đã bắn vào ngài hai phát đạn trước khi bỏ đi. Vụ án bị chánh quyền cho ‘chìm xuồng’ từ đó đến nay.
Trong dịp kỷ niệm này, Đức Tổng Giám Mục Coakley đã có đoạn viết như sau:
“Ngài đã dùng tài năng tự nhiên của mình vào việc phục vụ trong chức vụ tư tế và trong các nỗ lực truyền giáo. Đứng trước vô vàn thử thách đang đối diện với các linh mục ngày nay, đây là một vị linh mục mà chúng ta có thể lấy đó làm gương và ăn mừng – đó là một người mục tử không hề chạy trốn.”
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hoa Kỳ Và Tự Do Tôn Giáo : Đâu Là Sự Thật ?
Hà Minh Thảo
18:45 30/07/2018
Ngày 24.07.2018, mạng lưới Dòng Chúa Cứu Thế gởi đến chúng tôi đoạn trích đăng bài phỏng vấn của Vatican News với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Ông nhấn mạnh rằng Tự do Tôn giáo chính là một quyền cơ bản của con người và đồng thời mời gọi tất cả các Tôn giáo và các quốc gia thúc đẩy quyền này. Ông nói các nhà lãnh đạo tôn giáo, cũng như các chính phủ, phải thúc đẩy vấn đề Tự do Tôn giáo ‘vì đức tin và tín ngưỡng cụ thể của họ’, cũng như đảm bảo cho mọi tín ngưỡng. ‘Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo có thể đóng một vai trò quan trọng trong sứ mạng mà chúng ta đang nỗ lực cố gắng để đạt được thông qua việc quy tụ những người này ở Washington trong những ngày tới’.
Ông còn nói rằng các nhà đầu tư và các yếu tố thương mại nhận thấy rằng những nơi có Tự do Tôn giáo được tôn trọng là những nơi ‘cởi mở hơn và ít rủi ro hơn’. ‘Chúng tôi nhận thấy một sự kết nối sâu sắc giữa vấn đề tự do tôn giáo như một quyền cơ bản của con người và những lợi ích kinh tế phát xuất từ các nước thực sự có Tự do Tôn giáo này’. ‘Chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ đem lại lợi ích cho chính sách đối ngoại của Mỹ để củng cố vấn đề này’.
Trong phần phát thanh ngày 25.07.2018, Ðài phát thanh Vatican, tiếng Việt, loan báo: « Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần thứ nhất về tự do tôn giáo đang diễn ra tại thủ đô Washington trong các ngày từ 24 đến 26 tháng 7 năm 2018 và quy tụ 80 phái đoàn với hơn 40 ngoại trưởng tham dự. Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ đã luôn luôn tôn trọng và bênh vực quyền tự do tôn giáo, là một trong các quyền căn bản của con người, và coi việc một chính quyền tôn trọng quyền này như tiền đề cho mọi bảo đảm khác… ».
Dĩ nhiên, chúng tôi tôn trọng quyền tự do phát biểu tuyệt đối của quý Ðài. Nhưng chúng tôi xin được phép góp ý để đúng Sự Thật. Hoa Kỳ là một liên bang dân chủ thật, nhưng đại đa số người Mỹ chắc chắn đã không chấp nhận việc Kennedy cho phép Lodge và tập đoàn thực dân Mỹ thuê đám tướng lãnh thảm sát Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm, để, ngày nay, Việt cộng có thể đưa Dân tộc Việt vào ách Hán tộc cùng đã và đang bán Ðất Nước cho chúng. Ngoài ra, nhà nước Mỹ đã nhiều lần không tôn trọng Tự do Tôn giáo, chứ đừng nói đến ‘bênh vực’ và ‘luôn luôn’ là điều có thể còn lâu đối với người Dân nước Việt
I./ TRONG NĂM 1963, THỜI ÐỆ NHẤT CỘNG HÒA.
A.- Sáng ngày 08.05.1963, đến dự lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, Thiếu tướng Lê văn Nghiêm, Tư lịnh Quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, Đại biểu Chính phủ Hồ đắc Khương và Tỉnh trưởng Nguyễn văn Đẳng đều khăn đóng áo dài vừa với tư cách chính quyền vừa với tư cách Phật tử. Trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Thích Trí Quang đã công kích chính quyền rất nặng nề và tố cáo sự kỳ thị tôn giáo và kêu gọi Phật tử tranh đấu cho Phật Pháp. Sau đó, thay vì xem đốt pháo bông như đã dự định thì Ban Tổ chức xách động mọi người đến tập trung tại Đài Phát thanh Huế. Đám đông tập trung quanh Đài, các Sư Thầy và thanh niên Phật tử xông thẳng văn phòng Ðài và buộc ông Ngô Ganh, Quản đốc, phải thay đổi chương trình phát thanh bằng loan đi cuộn băng mà họ đã thu với bài thuyết pháp của Thầy Trí Quang. Ông Ngô Ganh từ chối vì ông chỉ được phép cho truyền thanh đúng nội lệ. Khi đám đông tràn vào sân Đài, ông gọi điện thoại cầu cứu với Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó Tỉnh trưởng Nội an. Sau khi nhận lịnh giải tán thật thận trọng từ cấp trên vì đây là vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo, dù có giải tán một cách êm đẹp cũng vẫn bị mang tiếng là đàn áp, Thiếu tá Sỹ tập họp các đơn vị thi hành lịnh tại sân Tiểu khu và giải thích cho quân nhân các cấp rõ về lệnh dùng súng đạn. Khi Thiếu tá Sỹ đi trên xe cơ giới đang tiến vào Đài khoảng 50 thước thì bổng có một tiếng nổ kinh hồn và tiếp theo một tiếng nổ khác. Lúc ấy lối 22 giờ 30. Một cận vệ ông la lớn ‘Nổ ! Thiếu tá coi chừng Việt cộng’. Theo các sĩ quan ở gần Đài thì tiếng nổ làm rung chuyển tất cả và ánh sáng từ phía nổ phát ra một tia sét mà họ đều chưa nghe thấy một tiếng nổ nào lạ tai như vậy. Cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn loạn và kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy nhau tìm đường thoát thân trong tiếng khóc kêu la… Tám người tử thương, không xác chết nào được toàn thây do sức hơi (soufflement) ép, chứ không bởi mảnh (éclatements).
Dã man, Hoa Kỳ sai Ðại úy James Scott dùng chất nổ giết người tại Ðài phát thanh Huế để mở đầu cuộc ‘Phật giáo chống nhà Ngô đàn áp’ (Việt cộng lẫn Quân đội hay Cảnh sát không ai sở hữu chất nổ này và, trước những cái chết thãm thương, Phật giáo lên án Chính phủ và Chính phủ cho là do Việt cộng, thủ phạm). Trong sách ‘Làm thế nào để giết một Tổng thống’, hắn đã tiết lộ sự kiện này để trả cho người đã hỏi sao thời ông Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng), Phật giáo đã thất bại. Câu trả lời: ‘vì không được Mỹ giúp. Sách này xuất bản thời Ðệ Nhị Cộng hòa, có thể năm 1967, nếu điều đó bị cho là ‘sai’, ai đó đã có thể kiện để biết sự thật. Không ai đã sử dụng quyền đó, chúng ta có thể nói là ‘Hoa kỳ đã giết người Việt tại Ðài phát thanh Huế ngày 08.05.1963.
B.- Vừa rồi, lang thang trên ‘xa lộ thông tin’, chúng tôi tìm thấy bài ‘Điện tín Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 08.06.1963 gửi tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn:
« Đề nghị xem xét các đề xuất sau:
1- …
2- Đích thân đại sứ hoặc khâm sứ Tòa thánh Vatican tại Việt Nam khuyến cáo Chính phủ Việt Nam tránh cử hành lễ tưởng niệm chính thức Giáo hoàng John XXIII (vừa qua đời hôm 03.06.1963).
Chúng tôi, người Công dân Công Giáo Việt, không thể tránh được sự phẩn nộ đối với đám thực dân Mỹ cộng này vì sự hổn láo của chúng. Ngoài ra, là nhân viên ngoại giao, chúng còn viết sai: hoặc viết Tòa Thánh (tên Quốc gia) hay Vatican (tên Thủ đô), chứ không thể cả hai. Vi phạm Tự do Tôn giáo và Chủ quyền Việt Nam Cộng hòa, chúng đã thất bại hoàn toàn.
Ngày 11.06.1963, Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Chủ tịch Quốc hội và ngoại giao đoàn đang hiệp dâng Thánh Lễ cầu hồn cho Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII tại Vương cung Thánh đường Ðức Bà do Đức cha Phao lô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn, chủ lễ. Thánh Lễ vừa xong, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương đến bên ông Diệm để báo tin Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (hay ‘bị thiêu’, 55 năm sau, nghi vấn vẫn còn đặt ra, hay bị thiêu). Tổng thống khựng lại, mặt biến sắc thương tiếc ‘có gì mà phải làm như vậy !’. Theo giới thân cận xác nhận thái độ Tổng thống lúc đó thật bàng hoàng, đau xót… thấy mình có phần trách nhiệm. Vị Hoà thượng này đã từng đến gặp Tổng thống tại Dinh Ðộc Lập. Nhờ sự tiếp tay của báo chí Mỹ, những tin tức này thổi phồng và bôi nhọ đã bay khắp thế giới.
Sau ngày 30.04.1975, bao nhiêu Phật tử đã tự thiêu chống độc tài cộng sản, kết quả đã đi tới đâu ?
II./ THƯƠNG MẠI THĂNG TIẾN, ÐẠO ÐỨC XUỐNG DỐC.
A.- Ngày 13.02.2001, nhân điều trần trước Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (xin xem bên dưới II./B.-), đáp các câu hỏi có liên quan đến Thương ước Song Phương (Bilateral Trade Agreements) bằng trả lời 3 câu hỏi:
- Thực trạng các Tôn giáo tại Việt Nam vào đầu ngàn năm thứ Ba,
- Quốc hội Hoa Kỳ có nên phê chuẩn Hiệp ước Thương mại song phương (BTA) với Việt Nam vào mùa xuân 2001 không? Việc nầy có ảnh hưởng thế nào đến Tự do Tôn giáo tại Việt Nam?
- Hoa Kỳ làm thế nào để giúp Việt Nam được có Tự do Tôn giáo thật sự trước mắt và lâu dài?
Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế, bị cấm rời nước, đã gởi bản nhận định thành thật theo sự hiểu biết của mình như sau:
1. Việt Nam cần Hiệp ước Thương mại song phương để phát triển kinh tế;
2. Khi còn sự cai trị độc đoán thì sự trợ giúp của các nước chỉ lợi cho thiểu số để áp bức đa số lâu dài thêm;
3. Kinh nghiệm cho thấy nhà nước Việt Nam sẵn sàng ký kết các thỏa ước nhưng rồi không thi hành;
4. Ký kết các hiệp ước về Nhân quyền, chánh quyền Việt Nam chỉ muốn lừa cộng đồng quốc tế;
5. Nếu các nước có thương Dân tộc bất hạnh chúng tôi thì hãy tìm cách gây sức ép để Dân Việt sớm có dân chủ thực sự.
Khi đưa tin Cha Lý bị bắt ngày 17.05.2001, nhiều đài phát thanh, để gây ‘giựt gân’ cho người nghe, đã không ngần ngại gắn cho Cha: Linh mục đã kêu gọi Mỹ đừng ký Thương ước. Từ đó, nhiều người vô trách nhiệm đã chụp cho Cha cái mũ: làm chánh trị. Kết quả: Thương ước được đôi bên ký kết - Cha Lý bị tù – Chánh tri gia Mỹ vô trách nhiệm không can thiệp cho Cha - Các nhóm lợi ích làm giàu trên lưng đồng bào nghèo.
B.- Một vấn đề thật quan trọng khác mà Chính phủ và giới Lập pháp Mỹ vẫn lớn tiếng ‘hứa lèo’ với người dân Việt đau khổ, nạn nhân của họ, là các Thương ước ký giữa Hoa kỳ và Việt cộng đã và sẽ được hình thành dựa trên căn bản: Nhân quyền có được Chính phủ Việt cộng tôn trọng như đã hứa hay không. Tin tưởng chính giới Mỹ, ngay từ năm 1999, người Mỹ gốc Việt đã có những cuộc vận động với Chính phủ cũng như các vị dân cử Quốc hội Hoa kỳ hầu có những cải thiện về tình trạng tự do tôn giáo tâi Việt Nam. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ (USCIRF – United States Commission on International Religious Freedom), một cơ quan độc lập, hoạt động với ngân quỹ trực tiếp từ Quốc hội, đã yêu cầu Bộ Ngoại giao ghi tên Việt Nam vào danh sách các ‘Quốc gia Đáng Quan tâm Đặc biệt’ (Country of Particular Concern, CPC) nhiều lần và, đến lúc, phải thành công… Năm 2004 là năm có Bầu cử Tổng thống. Ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chính thức chỉ định Việt Nam vào danh sách này bên cạnh các nước khác: Miến điện, Trung cộng, Iran, Bắc hàn, Sudan, Eritrea và Ả Rập Saudi.
Ngày 02.11.2004, kết quả Tổng thống George Bush thắng nhiệm kỳ 2 với 50,73% số phiếu hợp lệ so với 48,27% cho Jonh Kerry rõ rệt hơn năm 2000, chỉ thu được 47,87% so với 48,38% cho Al Gore (hơn nhau về số đại cử tri: Bush 271 và Gore 266).
Đến năm 2006, ông Bush (con) cần một quà tặng cho nhà nước Việt cộng khi ông đến Hà nội để dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác (APEC - Asia-Pacific Economic Cooperation) ngày 18 và 19.11.2006. Lúc đầu, ông ta tin chắc là Thượng viện lẫn Viện Dân biểu thông qua dễ dàng Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (Permanent normal trade relations - PNTR) cho Việt cộng cần thiết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO). Nhưng cuộc bầu cử bán kỳ ngày 07.11.2006, đảng Dân chủ chiếm đa số tại Viện Dân biểu đã không thông qua dự luật HR. 5602 thiết lập quy chế này. Thất bại vụ PNTR, ông Bush, theo đề nghị của cô Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, đã gạch bỏ tên Việt cộng khỏi danh sách các Quốc gia Ðáng Quan tâm Đặc biệt để làm quà biếu cho chúng. Việc đặt Việt cộng vào Danh sách CPC và rút ra một cách nhanh chóng như vậy có phải là những quyết định nghiêm chỉnh của Tổng thống Bush (con) không ?. Chỉ khoảng hơn 2 năm và 2 tháng, trong đó, có ngày bầu cử Tổng thống 02.11.2004, nhị vị đã cải tạo Việt cộng từ chổ vi phạm đến tôn trọng Tự do Tôn giáo ? Hoàn thành nhiệm vụ tuyệt đẹp này, cô Condoleezza Rice đã vĩnh viễn rời khỏi chính trường Mỹ ?
C.- Tiếp theo đó, Tổng thống Obama, sau 8 tháng 20 ngày tại chức, đã trở thành Khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2009. Nhưng, rất tiếc, lúc cuối nhiệm kỳ hai năm 2016, đã đến Việt Nam để đồng ý bán súng đạn giết người cho Việt cộng. Từ đó, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ đã nhiều lần thỉnh nguyện Obama–Kerry ghi danh Việt cộng trở vào Danh sách các ‘Quốc gia Đáng Quan tâm Đặc biệt’. Nhất là sau vụ Formosa xả thải hóa chất độc làm cá chết hàng loạt, làm ô mhiễm môi trường, làm người dân thất nghiệp, đền bù bất công, Giáo sĩ và Giáo dân Giáo phận Vinh đã xuống đường vì Sự Thật, Công Lý, Tự Do và Bác Ái, bốn cột trụ tạo dựng Hòa Bình. Nhưng, rất tiếc, lương tâm thế giới đã ngủ yên và đồng bào cảm thấy bất lực trước bạo quyền bán nước, nên đã không tiếp tay…
D.- Trong buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày 05.02.2014 tại trụ sở Liên hiệp quốc Geneva (Thụy sĩ), Đại diện Mỹ phát biểu lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các Giáo hội, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR và kiến nghị:
1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ;
2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...;
3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn. Cho đến nay, Việt Nam trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày, nhưng với điều kiện là các tù nhân lương tâm này phải đi Hoa Kỳ, không có lựa chọn. Luật sư Lê Quốc Quân được tự do do mãn hạn tù.
Ngày 19.06.2018, Mỹ chính thức tuyên bố rút khỏi Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc với cáo buộc Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên. Hành động này không ảnh hưởng đến nhân quyền cho người dân Việt.
III./ KẾT LUẬN.
Ngoại trưởng Mike Pompeo nhắc rằng các nhà đầu tư và các thương nhân nhận thấy rằng những nơi Tự do Tôn giáo được tôn trọng thì đó là những nơi ‘cởi mở hơn và ít rủi ro hơn’. Ông nhận thấy một sự kết nối sâu sắc giữa Tự do Tôn giáo, một nhân quyền cơ bản, và những lợi ích kinh tế phát xuất từ các nước thực sự có Tự do Tôn giáo này. Nó sẽ đem lại lợi ích cho chính sách đối ngoại của Mỹ để củng cố vấn đề này’. Ðó là một chính sách thật đúng đắn hơn so với các chủ trương của những chính phủ tiền nhiệm. Ước gì khi chính phủ Hoa Kỳ thực hiện chính sách này, tín hữu Công Giáo Việt tích cực bảo vệ Tự do Tôn giáo và, nhờ đó, nỗ lực cố gắng đạt được một nền ngoại thương thặng dư 8 tỷ mỹ kim/năm bằng không nhận tái xuất cảng hàng nước Tàu cộng và nhập thêm sản phẩm tinh chế từ Hoa Kỳ, nhưng tạm thời không đề cập tới việc mua bán vũ khí vì Dân Tộc chưa nắm được Chủ Quyền trên Quê Hương, tức chưa có một Chính Quyền do Người Dân bầu ra.
Từ năm 1963 đến nay, Sự Thật không ngự trị trên Quê Hương Việt Nam. Trong lúc đó, qua Tin Mừng Ðức Kitô, Thầy Chí Thánh nhắc nhở chúng ta ‘Sự Thật sẽ giải thoát anh em’ (Ga 8,32).
Hà Minh Thảo
Ông còn nói rằng các nhà đầu tư và các yếu tố thương mại nhận thấy rằng những nơi có Tự do Tôn giáo được tôn trọng là những nơi ‘cởi mở hơn và ít rủi ro hơn’. ‘Chúng tôi nhận thấy một sự kết nối sâu sắc giữa vấn đề tự do tôn giáo như một quyền cơ bản của con người và những lợi ích kinh tế phát xuất từ các nước thực sự có Tự do Tôn giáo này’. ‘Chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ đem lại lợi ích cho chính sách đối ngoại của Mỹ để củng cố vấn đề này’.
Trong phần phát thanh ngày 25.07.2018, Ðài phát thanh Vatican, tiếng Việt, loan báo: « Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần thứ nhất về tự do tôn giáo đang diễn ra tại thủ đô Washington trong các ngày từ 24 đến 26 tháng 7 năm 2018 và quy tụ 80 phái đoàn với hơn 40 ngoại trưởng tham dự. Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ đã luôn luôn tôn trọng và bênh vực quyền tự do tôn giáo, là một trong các quyền căn bản của con người, và coi việc một chính quyền tôn trọng quyền này như tiền đề cho mọi bảo đảm khác… ».
Dĩ nhiên, chúng tôi tôn trọng quyền tự do phát biểu tuyệt đối của quý Ðài. Nhưng chúng tôi xin được phép góp ý để đúng Sự Thật. Hoa Kỳ là một liên bang dân chủ thật, nhưng đại đa số người Mỹ chắc chắn đã không chấp nhận việc Kennedy cho phép Lodge và tập đoàn thực dân Mỹ thuê đám tướng lãnh thảm sát Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm, để, ngày nay, Việt cộng có thể đưa Dân tộc Việt vào ách Hán tộc cùng đã và đang bán Ðất Nước cho chúng. Ngoài ra, nhà nước Mỹ đã nhiều lần không tôn trọng Tự do Tôn giáo, chứ đừng nói đến ‘bênh vực’ và ‘luôn luôn’ là điều có thể còn lâu đối với người Dân nước Việt
I./ TRONG NĂM 1963, THỜI ÐỆ NHẤT CỘNG HÒA.
A.- Sáng ngày 08.05.1963, đến dự lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, Thiếu tướng Lê văn Nghiêm, Tư lịnh Quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, Đại biểu Chính phủ Hồ đắc Khương và Tỉnh trưởng Nguyễn văn Đẳng đều khăn đóng áo dài vừa với tư cách chính quyền vừa với tư cách Phật tử. Trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Thích Trí Quang đã công kích chính quyền rất nặng nề và tố cáo sự kỳ thị tôn giáo và kêu gọi Phật tử tranh đấu cho Phật Pháp. Sau đó, thay vì xem đốt pháo bông như đã dự định thì Ban Tổ chức xách động mọi người đến tập trung tại Đài Phát thanh Huế. Đám đông tập trung quanh Đài, các Sư Thầy và thanh niên Phật tử xông thẳng văn phòng Ðài và buộc ông Ngô Ganh, Quản đốc, phải thay đổi chương trình phát thanh bằng loan đi cuộn băng mà họ đã thu với bài thuyết pháp của Thầy Trí Quang. Ông Ngô Ganh từ chối vì ông chỉ được phép cho truyền thanh đúng nội lệ. Khi đám đông tràn vào sân Đài, ông gọi điện thoại cầu cứu với Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó Tỉnh trưởng Nội an. Sau khi nhận lịnh giải tán thật thận trọng từ cấp trên vì đây là vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo, dù có giải tán một cách êm đẹp cũng vẫn bị mang tiếng là đàn áp, Thiếu tá Sỹ tập họp các đơn vị thi hành lịnh tại sân Tiểu khu và giải thích cho quân nhân các cấp rõ về lệnh dùng súng đạn. Khi Thiếu tá Sỹ đi trên xe cơ giới đang tiến vào Đài khoảng 50 thước thì bổng có một tiếng nổ kinh hồn và tiếp theo một tiếng nổ khác. Lúc ấy lối 22 giờ 30. Một cận vệ ông la lớn ‘Nổ ! Thiếu tá coi chừng Việt cộng’. Theo các sĩ quan ở gần Đài thì tiếng nổ làm rung chuyển tất cả và ánh sáng từ phía nổ phát ra một tia sét mà họ đều chưa nghe thấy một tiếng nổ nào lạ tai như vậy. Cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn loạn và kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy nhau tìm đường thoát thân trong tiếng khóc kêu la… Tám người tử thương, không xác chết nào được toàn thây do sức hơi (soufflement) ép, chứ không bởi mảnh (éclatements).
Dã man, Hoa Kỳ sai Ðại úy James Scott dùng chất nổ giết người tại Ðài phát thanh Huế để mở đầu cuộc ‘Phật giáo chống nhà Ngô đàn áp’ (Việt cộng lẫn Quân đội hay Cảnh sát không ai sở hữu chất nổ này và, trước những cái chết thãm thương, Phật giáo lên án Chính phủ và Chính phủ cho là do Việt cộng, thủ phạm). Trong sách ‘Làm thế nào để giết một Tổng thống’, hắn đã tiết lộ sự kiện này để trả cho người đã hỏi sao thời ông Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng), Phật giáo đã thất bại. Câu trả lời: ‘vì không được Mỹ giúp. Sách này xuất bản thời Ðệ Nhị Cộng hòa, có thể năm 1967, nếu điều đó bị cho là ‘sai’, ai đó đã có thể kiện để biết sự thật. Không ai đã sử dụng quyền đó, chúng ta có thể nói là ‘Hoa kỳ đã giết người Việt tại Ðài phát thanh Huế ngày 08.05.1963.
B.- Vừa rồi, lang thang trên ‘xa lộ thông tin’, chúng tôi tìm thấy bài ‘Điện tín Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 08.06.1963 gửi tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn:
« Đề nghị xem xét các đề xuất sau:
1- …
2- Đích thân đại sứ hoặc khâm sứ Tòa thánh Vatican tại Việt Nam khuyến cáo Chính phủ Việt Nam tránh cử hành lễ tưởng niệm chính thức Giáo hoàng John XXIII (vừa qua đời hôm 03.06.1963).
Chúng tôi, người Công dân Công Giáo Việt, không thể tránh được sự phẩn nộ đối với đám thực dân Mỹ cộng này vì sự hổn láo của chúng. Ngoài ra, là nhân viên ngoại giao, chúng còn viết sai: hoặc viết Tòa Thánh (tên Quốc gia) hay Vatican (tên Thủ đô), chứ không thể cả hai. Vi phạm Tự do Tôn giáo và Chủ quyền Việt Nam Cộng hòa, chúng đã thất bại hoàn toàn.
Ngày 11.06.1963, Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Chủ tịch Quốc hội và ngoại giao đoàn đang hiệp dâng Thánh Lễ cầu hồn cho Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII tại Vương cung Thánh đường Ðức Bà do Đức cha Phao lô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn, chủ lễ. Thánh Lễ vừa xong, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương đến bên ông Diệm để báo tin Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (hay ‘bị thiêu’, 55 năm sau, nghi vấn vẫn còn đặt ra, hay bị thiêu). Tổng thống khựng lại, mặt biến sắc thương tiếc ‘có gì mà phải làm như vậy !’. Theo giới thân cận xác nhận thái độ Tổng thống lúc đó thật bàng hoàng, đau xót… thấy mình có phần trách nhiệm. Vị Hoà thượng này đã từng đến gặp Tổng thống tại Dinh Ðộc Lập. Nhờ sự tiếp tay của báo chí Mỹ, những tin tức này thổi phồng và bôi nhọ đã bay khắp thế giới.
Sau ngày 30.04.1975, bao nhiêu Phật tử đã tự thiêu chống độc tài cộng sản, kết quả đã đi tới đâu ?
II./ THƯƠNG MẠI THĂNG TIẾN, ÐẠO ÐỨC XUỐNG DỐC.
A.- Ngày 13.02.2001, nhân điều trần trước Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (xin xem bên dưới II./B.-), đáp các câu hỏi có liên quan đến Thương ước Song Phương (Bilateral Trade Agreements) bằng trả lời 3 câu hỏi:
- Thực trạng các Tôn giáo tại Việt Nam vào đầu ngàn năm thứ Ba,
- Quốc hội Hoa Kỳ có nên phê chuẩn Hiệp ước Thương mại song phương (BTA) với Việt Nam vào mùa xuân 2001 không? Việc nầy có ảnh hưởng thế nào đến Tự do Tôn giáo tại Việt Nam?
- Hoa Kỳ làm thế nào để giúp Việt Nam được có Tự do Tôn giáo thật sự trước mắt và lâu dài?
Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế, bị cấm rời nước, đã gởi bản nhận định thành thật theo sự hiểu biết của mình như sau:
1. Việt Nam cần Hiệp ước Thương mại song phương để phát triển kinh tế;
2. Khi còn sự cai trị độc đoán thì sự trợ giúp của các nước chỉ lợi cho thiểu số để áp bức đa số lâu dài thêm;
3. Kinh nghiệm cho thấy nhà nước Việt Nam sẵn sàng ký kết các thỏa ước nhưng rồi không thi hành;
4. Ký kết các hiệp ước về Nhân quyền, chánh quyền Việt Nam chỉ muốn lừa cộng đồng quốc tế;
5. Nếu các nước có thương Dân tộc bất hạnh chúng tôi thì hãy tìm cách gây sức ép để Dân Việt sớm có dân chủ thực sự.
Khi đưa tin Cha Lý bị bắt ngày 17.05.2001, nhiều đài phát thanh, để gây ‘giựt gân’ cho người nghe, đã không ngần ngại gắn cho Cha: Linh mục đã kêu gọi Mỹ đừng ký Thương ước. Từ đó, nhiều người vô trách nhiệm đã chụp cho Cha cái mũ: làm chánh trị. Kết quả: Thương ước được đôi bên ký kết - Cha Lý bị tù – Chánh tri gia Mỹ vô trách nhiệm không can thiệp cho Cha - Các nhóm lợi ích làm giàu trên lưng đồng bào nghèo.
B.- Một vấn đề thật quan trọng khác mà Chính phủ và giới Lập pháp Mỹ vẫn lớn tiếng ‘hứa lèo’ với người dân Việt đau khổ, nạn nhân của họ, là các Thương ước ký giữa Hoa kỳ và Việt cộng đã và sẽ được hình thành dựa trên căn bản: Nhân quyền có được Chính phủ Việt cộng tôn trọng như đã hứa hay không. Tin tưởng chính giới Mỹ, ngay từ năm 1999, người Mỹ gốc Việt đã có những cuộc vận động với Chính phủ cũng như các vị dân cử Quốc hội Hoa kỳ hầu có những cải thiện về tình trạng tự do tôn giáo tâi Việt Nam. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ (USCIRF – United States Commission on International Religious Freedom), một cơ quan độc lập, hoạt động với ngân quỹ trực tiếp từ Quốc hội, đã yêu cầu Bộ Ngoại giao ghi tên Việt Nam vào danh sách các ‘Quốc gia Đáng Quan tâm Đặc biệt’ (Country of Particular Concern, CPC) nhiều lần và, đến lúc, phải thành công… Năm 2004 là năm có Bầu cử Tổng thống. Ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chính thức chỉ định Việt Nam vào danh sách này bên cạnh các nước khác: Miến điện, Trung cộng, Iran, Bắc hàn, Sudan, Eritrea và Ả Rập Saudi.
Ngày 02.11.2004, kết quả Tổng thống George Bush thắng nhiệm kỳ 2 với 50,73% số phiếu hợp lệ so với 48,27% cho Jonh Kerry rõ rệt hơn năm 2000, chỉ thu được 47,87% so với 48,38% cho Al Gore (hơn nhau về số đại cử tri: Bush 271 và Gore 266).
Đến năm 2006, ông Bush (con) cần một quà tặng cho nhà nước Việt cộng khi ông đến Hà nội để dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác (APEC - Asia-Pacific Economic Cooperation) ngày 18 và 19.11.2006. Lúc đầu, ông ta tin chắc là Thượng viện lẫn Viện Dân biểu thông qua dễ dàng Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (Permanent normal trade relations - PNTR) cho Việt cộng cần thiết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO). Nhưng cuộc bầu cử bán kỳ ngày 07.11.2006, đảng Dân chủ chiếm đa số tại Viện Dân biểu đã không thông qua dự luật HR. 5602 thiết lập quy chế này. Thất bại vụ PNTR, ông Bush, theo đề nghị của cô Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, đã gạch bỏ tên Việt cộng khỏi danh sách các Quốc gia Ðáng Quan tâm Đặc biệt để làm quà biếu cho chúng. Việc đặt Việt cộng vào Danh sách CPC và rút ra một cách nhanh chóng như vậy có phải là những quyết định nghiêm chỉnh của Tổng thống Bush (con) không ?. Chỉ khoảng hơn 2 năm và 2 tháng, trong đó, có ngày bầu cử Tổng thống 02.11.2004, nhị vị đã cải tạo Việt cộng từ chổ vi phạm đến tôn trọng Tự do Tôn giáo ? Hoàn thành nhiệm vụ tuyệt đẹp này, cô Condoleezza Rice đã vĩnh viễn rời khỏi chính trường Mỹ ?
C.- Tiếp theo đó, Tổng thống Obama, sau 8 tháng 20 ngày tại chức, đã trở thành Khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2009. Nhưng, rất tiếc, lúc cuối nhiệm kỳ hai năm 2016, đã đến Việt Nam để đồng ý bán súng đạn giết người cho Việt cộng. Từ đó, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ đã nhiều lần thỉnh nguyện Obama–Kerry ghi danh Việt cộng trở vào Danh sách các ‘Quốc gia Đáng Quan tâm Đặc biệt’. Nhất là sau vụ Formosa xả thải hóa chất độc làm cá chết hàng loạt, làm ô mhiễm môi trường, làm người dân thất nghiệp, đền bù bất công, Giáo sĩ và Giáo dân Giáo phận Vinh đã xuống đường vì Sự Thật, Công Lý, Tự Do và Bác Ái, bốn cột trụ tạo dựng Hòa Bình. Nhưng, rất tiếc, lương tâm thế giới đã ngủ yên và đồng bào cảm thấy bất lực trước bạo quyền bán nước, nên đã không tiếp tay…
D.- Trong buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày 05.02.2014 tại trụ sở Liên hiệp quốc Geneva (Thụy sĩ), Đại diện Mỹ phát biểu lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các Giáo hội, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR và kiến nghị:
1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ;
2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...;
3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn. Cho đến nay, Việt Nam trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày, nhưng với điều kiện là các tù nhân lương tâm này phải đi Hoa Kỳ, không có lựa chọn. Luật sư Lê Quốc Quân được tự do do mãn hạn tù.
Ngày 19.06.2018, Mỹ chính thức tuyên bố rút khỏi Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc với cáo buộc Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên. Hành động này không ảnh hưởng đến nhân quyền cho người dân Việt.
III./ KẾT LUẬN.
Ngoại trưởng Mike Pompeo nhắc rằng các nhà đầu tư và các thương nhân nhận thấy rằng những nơi Tự do Tôn giáo được tôn trọng thì đó là những nơi ‘cởi mở hơn và ít rủi ro hơn’. Ông nhận thấy một sự kết nối sâu sắc giữa Tự do Tôn giáo, một nhân quyền cơ bản, và những lợi ích kinh tế phát xuất từ các nước thực sự có Tự do Tôn giáo này. Nó sẽ đem lại lợi ích cho chính sách đối ngoại của Mỹ để củng cố vấn đề này’. Ðó là một chính sách thật đúng đắn hơn so với các chủ trương của những chính phủ tiền nhiệm. Ước gì khi chính phủ Hoa Kỳ thực hiện chính sách này, tín hữu Công Giáo Việt tích cực bảo vệ Tự do Tôn giáo và, nhờ đó, nỗ lực cố gắng đạt được một nền ngoại thương thặng dư 8 tỷ mỹ kim/năm bằng không nhận tái xuất cảng hàng nước Tàu cộng và nhập thêm sản phẩm tinh chế từ Hoa Kỳ, nhưng tạm thời không đề cập tới việc mua bán vũ khí vì Dân Tộc chưa nắm được Chủ Quyền trên Quê Hương, tức chưa có một Chính Quyền do Người Dân bầu ra.
Từ năm 1963 đến nay, Sự Thật không ngự trị trên Quê Hương Việt Nam. Trong lúc đó, qua Tin Mừng Ðức Kitô, Thầy Chí Thánh nhắc nhở chúng ta ‘Sự Thật sẽ giải thoát anh em’ (Ga 8,32).
Hà Minh Thảo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hành Lang Nhà Chúa
Dominic Đức Nguyễn
07:36 30/07/2018
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Những khi khốn khó gian nan
Hành lang nhà Chúa thênh thang gọi mời.
(bt)
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Circle Wipe Transition
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:25 30/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước hết, xin mời các bạn theo dõi 2 clips sau, xin chú ý đến sự chuyển tiếp giữa 2 cảnh khác nhau.
Clip thứ nhất trình bày bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một buổi lễ tại quảng trường Thánh Phêrô. Bài giảng của ngài khá dài nên sau khi chiếu Đức Thánh Cha một lúc thì đài truyền hình trung ương Vatican quay sang chiếu cộng đoàn đang theo dõi bài giảng của ngài. Giữa hai cảnh khác nhau đó không có transition vì không cần thiết. Khán giả hoàn toàn không bất ngờ khi có sự chuyển tiếp như thế.
Clip thứ hai trình bày cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Trung Đông trong ngày cầu nguyện cho các tín hữu Kitô bị bách hại trong miền này. Sau khi Đức Thánh Cha tiến lên trước thềm nhà thờ, có một số chi tiết không được trình bày để video khỏi quá dài, sau đó các vị lãnh đạo mới đến chào Đức Thánh Cha. Vì bỏ đi một đoạn ở giữa nên chúng ta cần một transition để khán giả khỏi bỡ ngỡ.
Có nhiều transitions khác nhau có thể được dùng trong ngữ cảnh này. Cái transition được dùng trong trường hợp này là Circle Wipe Transition là cái mà Thúy Nga sẽ trình bày với các bạn trong chương trình này.
Thúy Nga cũng xin được nói rõ là có nhiều transitions đã được Adobe Premiere làm sẵn, các bạn chỉ cần kéo vào giữa 2 cái clips là xong. Circle Wipe Transition được dùng khi các bạn muốn làm cho nghệ thuật hơn, độc đáo hơn.
Trước khi bắt đầu, bạn cần kiểm tra xem mình có thấy được cái Effect Control Window hay không? Nếu không thấy, bạn chọn menu Window rồi tick vào Effect Control.
Bước thứ nhất là bạn kéo cái clip thứ nhất lên 1 layer cao hơn để có thể chèn cái clip thứ hai bên dưới.
Cái đoạn giao thoa giữa hai cái clip, tức là đoạn clip thứ nhất chồng lên clip thứ hai gọi là transition interval. Chiều dài lý tưởng của đoạn này là 15 frames.
Làm sao đo được 15 frames? Good question.
Bạn dùng con mouse click vào cái clip thứ nhất.
Giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím END – END là kết thúc chứ không phải là N for November đâu.
Làm như thế, bạn kéo được cái timeline marker xuống cuối cái clip thứ nhất.
Bây giờ vẫn giữ phím Shift xuống, bạn nhấn phím Left Arrow 3 lần.
Mỗi lần bạn giữ phím Shift xuống và nhấn phím Left Arrow, bạn kéo cái timeline marker ngược về phía trước 5 frames. 3 lần là 15 frames.
Bây giờ bạn sẽ kéo cái clip thứ hai đến đúng chỗ cái timeline marker, tức là cái vạch màu xanh đó.
Bước tiếp theo là bạn click vào cái panel Effects.
Chỗ Search box này, bạn đánh vào Circle để tìm cái Circle effect.
Bạn sẽ thấy nó nằm trong section Generate của Folder Video Effects.
Hãy drag nó vào cái clip thứ nhất. Bạn sẽ thấy giữa màn hình một cái vòng tròn mầu trắng.
Trong cái Effect Control Window, bạn tìm cái Circle effect và click vào Radius Timer để tạo ra các Key Frames. Gía trị default của Radius hiện nay là 75. Bạn sửa thành 0 đi.
Bây giờ, giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím END để kéo xuống cuối clip thứ nhất. Nhưng mà Thúy Nga xin lưu ý các bạn rằng Shift-END di chuyển timeline marker đến cuối cái clip và ra khỏi cái clip luôn. Nên bây giờ bạn phải kéo ngược lại 1 frame để vào lại cái clip. Muốn làm như thế, bạn buông phím Shift ra và nhấn phím Left Arrow để di chuyển ngược lại 1 frame.
Bạn thay đổi Radius cho đến khi cái vòng tròn mầu trắng lấp đầy màn hình.
Right click trên cái Key Frames vừa mới tạo ra, chọn menu Ease Out.
Gần xong rồi. Trong cái Effect Control Window, dưới cái Circle effect, bạn tick vào Invert Circle, và sau đó sửa cái Blending Mode thành Stencil Alpha.
Di chuyển cái timeline marker xung quanh cái đoạn transition, bạn sẽ thấy thành quả mình vừa tạo ra.
Nếu thấy hình ảnh giựt giựt thì bạn kéo cái timeline marker về phía trước cái đoạn transition 1 chút rồi nhấn vào phím I, tức là chữ I ngắn Việt Nam đó. Rồi bạn kéo cái timeline marker về phía sau cái đoạn transition 1 chút. Nhấn phím O, tức là chữ o Việt Nam. Rồi nhấn phím Enter. Adobe Premirer sẽ render và play cái khúc đó.
Chúc các bạn thành công nhé.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 30/7/2018: Sẽ không có Trung Đông nữa nếu sự hiện diện của các Kitô hữu tiếp tục giảm sút.
VietCatholic Network
11:53 30/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 29 tháng 7 năm 2018.
2- Đức Thánh Cha gửi sứ điệp cho Hội nghị quốc tế thần học luân lý.
3- Tự do tôn giáo cần thiết cho hòa bình của các quốc gia.
4- Cần có thủ tục rõ ràng trường hợp Hồng Y và Giám Mục lạm dụng trẻ vị thành niên.
5- Bản tuyên bố của Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 50 năm thông điệp Đời Sống Con Người “Humanae Vitae”.
6- Đại Hội toàn quốc các Phó Tế vĩnh viễn Hoa Kỳ 2018.
7- Đại Hội thứ 26 của Liên hiệp quốc tế các Đại học Công Giáo.
8- Tôn giáo góp phần quan trọng trong cuộc đối thoại Nam Bắc Hàn.
9- Đại Luật sĩ Hồi giáo nói: Không có Kitô hữu, Trung Đông không còn là chính mình nữa.
10- Đức Hồng Y Iraq kêu gọi người dân Iraq xích lại gần nhau.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Ngài Có Đó.
https://youtu.be/A042bQXNLEc
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết