Ngày 22-06-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật 13 thường niên C
Lm. Anthony Trung Thành
08:17 22/06/2016
Suy Niệm Chúa Nhật XIII THƯỜNG NIÊN C

Thiên Chúa tạo dựng nên con người. Ngài có quyền đòi buộc con người đi theo Ngài. Thế nhưng, Ngài không áp đặt trên con người điều đó. Ngài tôn trọng tự do lựa chọn của con người, nhưng tự do luôn đi liền với trách nhiệm. Ngài chỉ mời gọi con người đi theo Ngài. Có khi Ngài mời gọi trực tiếp. Có khi Ngài mời gọi cách gián tiếp. Có khi con người tự nguyện xin đi theo Ngài. Ai chấp nhận đi theo Ngài thì cũng phải chấp nhận những đòi hỏi kèm theo. Có những đòi hỏi Chúa đặt ra chung cho mọi người, nhưng cũng có những đòi hỏi Chúa đặt ra cho riêng một số người. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này qua những trường hợp mà các bài đọc Lời Chúa hôm nay kể lại.

Bài đọc thứ nhất, trích từ sách Các Vua Quyển Thứ Nhất (1V 19, 16b. 19-21) cho chúng ta thấy, Thiên Chúa mời gọi ông Êlisê qua trung gian tiên tri Êlia. Thiên Chúa phán bảo ông Êlia xức dầu phong Êlisê làm tiên tri thay cho mình. Êlia đi tìm và thấy Êlisê đang cày ruộng với mười hai cặp bò, chính ông đang dẫn cày cặp bò thứ mười hai. Êlia đặt áo choàng trên mình Êlisê. Ông Êlisê bỏ bò lại và chạy theo Êlia. Nhưng, Êlisê xin phép trở về “hôn cha mẹ”. Khi Êlia cho phép ông trở về, ông đã bắt một đôi bò làm thịt, lấy cày làm củi đốt quay thịt cho dân ăn. Đó là hành động nói lên sự dứt khoát, từ bỏ mọi sự để đi theo Thầy.

Trong thực tế cuộc sống, nhiều người vẫn quyết tâm đi theo Chúa nhưng không dứt bỏ được quá khứ tội lỗi, vẫn bắt cá hai tay, vẫn làm tôi hai chủ, nên đã gây ra biết bao tổn hại cho bản thân và Giáo Hội. Hãy noi gương Êlisê, đã chọn Chúa thì phải dứt khoát với những gì không phù hợp với Chúa, dứt khoát với những gì ảnh hưởng đến ơn gọi của mình.

Bài Tin mừng hôm nay kể lại ba trường hợp khác nhau về ơn gọi đi theo Chúa.

Trường hợp thứ nhất, một người tự nguyện đến xin đi theo Đức Giêsu. Anh ta thưa rằng: “Dù Thầy đi đâu tôi cũng sẽ theo Thầy”(Lc, 9,57). Có thể người này đã từng biết Chúa Giêsu, đã nghe Ngài giảng, đã chứng kiến những phép lạ Ngài làm…Trên hết, anh ta tin tưởng nơi Chúa Giêsu có thể bảo đảm cho anh một cuộc sống đầy đủ dù ở bất cứ nơi đâu. Cho nên anh ta mới quyết định một cách táo bạo như vậy. Chúa Giêsu không hoan nghênh anh ta. Trái lại, Ngài cho anh ta biết: những ai đi theo Ngài phải chấp nhận cuộc sống nay đây mai đó, thiếu thốn về thể xác, đau khổ về tinh thần. Ngài nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu”(Lc, 9,58). Hy vọng sau lời giải thích của Chúa Giêsu, anh ta vẫn chấp nhận đi theo Ngài.

Trường hợp thứ hai, chính Chúa Giêsu đích thân mời gọi “Anh hãy theo Ta” (Lc, 9,59). Người này chấp nhận đi theo Ngài nhưng xin phép về “chôn cha.” Sao anh ta lại xin phép về “chôn cha?”

Chúng ta có thể hiểu trường hợp nay bằng hai cách. Cách thứ nhất: có thể cha anh ta vừa mới chết, giờ anh ta xin về chôn cất? Nhưng có người lại thắc mắc rằng: nếu cha anh ta mới chết, tại sao anh ta không ở nhà để lo hậu sự mà lại có mặt ở đây? Cách thứ hai: có thể cha anh ta chưa chết, nhưng anh ta muốn chăm sóc, phụng dưỡng một cách trọn vẹn, sau đó mới đi theo Chúa? Cách hiểu này xem ra có lý hơn.

Thực ra, Chúa Giêsu không ngăn cấm việc phụng dưỡng cha mẹ. Trái lại, Ngài còn dạy con cái phải có hiếu kính với cha mẹ qua điều răn thứ tư. Phụng dưỡng cha già là bổn phận, nhưng còn có nhiều cách khác để có thể chu toàn bổn phận đó, chẳng hạn: còn có các thành viên khác trong gia đình hay những người thân hoặc bà con làng xóm…Vì vậy, Chúa Giêsu từ chối yêu cầu của anh ta, Ngài nói: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa”(Lc 9,60). Qua đó cho chúng ta thấy, đứng giữa hai thứ chọn lựa, con người cần phải ưu tiên chọn Chúa. Chúa Giêsu đã từng nói: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy” (Mt 10, 37).

Tin mừng không cho biết anh ta có đi theo Chúa hay không? Chúng ta vẫn có quyền hy vọng sau đó anh ta đi theo Ngài.

Trường hợp thứ ba, là một người tự nguyện đến xin đi theo Chúa Giêsu nhưng cũng xin Chúa cho phép anh ta về từ giã gia đình: “Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho phép tôi về từ giã gia đình trước đã” (Lc 9,61). Đây là một việc chính đáng. Cũng giống như trường hợp của của Êlisê trong bài đọc thứ nhất và Êlia đã cho phép Êlisê về từ biệt cha mẹ. Nhưng tại sao ở đây Chúa Giêsu lại không chấp nhận yêu cầu của anh ta? Ngài nói: “Ai đã tra tay cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”(Lc 9,60-61).

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy, người đang cày luôn cần phải nhìn về phía trước thì đường cày mới có thể ngay thẳng, đều đặn, nhờ thế, đất ruộng sẽ tơi xốp hơn. Nếu người đi cày cứ ngoảnh mặt lại đằng sau thì đường cày sẽ không thẳng, đất cày sẽ không đều, ảnh hưởng rất lớn đến việc trồng trọt. Ý Chúa Giêsu cũng muốn người thứ ba này khi đã quyết định đi theo Chúa, chọn Chúa thì phải dứt khoát không còn hối tiếc vương vấn những thứ khác, ngoài Chúa. Tin mừng cũng diễn tả thái độ dứt khoát của một số người khi được Chúa mời gọi: Lêvi đứng dậy và đi theo Người (x. Mc 2, 14); Phêrô và Anrê lập tức bỏ chái lưới mà đi theo Người (x. Mt 4, 19-20); Giacôbê và Gioan cũng lập tức bỏ thuyền, bỏ cha lại mà đi theo Người (Mt 4, 22).

Tin mừng cũng không cho chúng ta biết anh ta có chấp nhận điều kiện mà Chúa Giêsu đưa ra để đi theo Ngài hay không? Chúng ta vẫn hy vọng anh ta đi theo và làm môn đệ của Ngài.

Cuộc sống luôn là một chọn lựa. Chọn nói hay không nói. Chọn nghe hay không nghe. Chọn làm hay không làm. Chọn theo hay không theo ai đó. Chọn cái tốt hay cái xấu. Chọn cả hai hay chọn cái này bỏ cái kia…Có những chọn lựa tạm thời vì có thể thay đổi như: chọn trường, chọn nghề nghiệp…Có những chọn lựa chỉ duy nhất một lần như: chọn vợ chọn chồng, chọn làm linh mục, chọn khấn giữ các lời khuyên phúc âm trong các dòng tu. Trong mọi trường hợp, con người luôn phải chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của mình.

Là người kitô hữu, chúng ta đã chọn Chúa. Đi liền với sự chọn lựa đó là những đòi hỏi của Chúa và Giáo Hội. Điều kiện chung cho mọi người là: tuân giữ những lời thề hứa trong ngày chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa tội; mười điều răn của Thiên Chúa và sáu điều răn của Hội Thánh; tám mối Phúc thật; và bảy mối tội đầu…Điều kiện đối với những người sống đời đôi bạn: một vợ một chồng và phải sống với nhau cho đến chết. Điều kiện đối với những người sống đời độc thân linh mục, tu sĩ: vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh. Ngoài ra, Chúa còn đặt ra những điều kiện khác cho những trường hợp đặc biệt như các trường hợp trong bài Tin mừng hôm nay.

Nhìn lại lịch sử Giáo Hội chúng ta vẫn thấy: nhiều người tự nguyện bước theo Chúa, hay tự do đáp lại lời mời gọi của Ngài, nhưng vẫn muốn đặt những lợi ích của bản thân và gia đình lên trên lợi ích của Chúa và Giáo Hội; nhiều người vẫn đặt những thứ như tiền, tài, tình…lên trên Chúa; nhiều người vẫn không muốn chấp nhận cuộc sống nghèo khó; nhiều người vẫn muốn làm theo ý riêng chứ không muốn toàn tâm toàn lực theo ý Chúa…Còn chúng ta thì sao?

Lạy Chúa Giêsu, chúng con là những kitô hữu, là tu sĩ, chủng sinh, linh mục. Chúng con đã chọn lựa đi theo Chúa, xin cho mỗi người chúng con đừng bao giờ “ngoái đầu trở lại”, nhưng quyết tâm trung thành với sự lựa chọn của mình. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Ngày Sinh Nhật Thánh Gioan : Nghĩ Về Ơn Gọi
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:57 22/06/2016
Ngày Sinh Nhật Thánh Gioan : Nghĩ Về Ơn Gọi

Sinh ra sống ở trên đời, mỗi một người trong chúng ta đều có những ơn gọi và sứ mạng trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Hết thảy chúng ta đều được sáng tạo trong yêu thương với ơn gọi làm người giống hình ảnh Chúa là Chân, Thiện, Mỹ, được chính Thiên Chúa gọi trong tình yêu và mong một ngày nào đó người ấy nghe được tiếng Chúa gọi và đáp lại với tình yêu. Đây là tiếng gọi từ muôn thủa, nói theo kiểu linh mục nhạc sĩ Duy Thiên là : "Từ khi chưa có đồi non, từ khi chưa có trời cao, chưa có vầng trăng với ngàn sao. Gọi con giữa muôn muôn người tìm con giữa nơi bùn nhơ" (Trích bài hát : Tình Chúa Cao Vời). Nghĩa là từ khi chưa có loài người sống trên mặt đất, chưa có đất trời, núi đồi, biển cả... Thiên Chúa đã yêu từng người, gọi và đặt từng người vào những nẻo đường khác nhau.

Ơn gọi của mỗi người

Thiên Chúa còn trao cho mỗi người một sứ mạng, dù là hèn mọn, bất tài, hay chống đối Chúa. Cụ thể như Abraham được gọi để trở thành tổ phụ của một dân tộc. Môsê, đứa trẻ dòng dõi Lêvi được gọi để trở thành người giải phóng dân tộc Do Thái. Samuel được gọi để trở thành ngôn sứ và thủ lãnh. David cậu bé chăn cừu được gọi để trở thành vua của một dân tộc. Giona được gọi để trở thành ngôn sứ trong sự chối từ và giận dỗi, đến Maria, người phụ nữ được chọn gọi để trở thành mẹ của Thiên Chúa.

Ơn gọi của Gioan

Giêrêmia trong bài đọc I Lễ Vọng Sinh Nhật thánh Gioan là một nhân chứng về ơn Chúa kêu gọi, cho dù ông từ chối trước ơn gọi Thiên định : "A, a, a, lạy Chúa là Thiên Chúa, con đâu có biết ăn nói, vì con còn con nít " (Gr 1 ), nhưng Chúa quả quyết : "Trước khi tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi, Ta đã đặt ngươi làm tiên tri cho các dân tộc" (Gr 1 ).

Ngôn sứ Isaia và Thánh vịnh nói về giá trị cao cả của con người trước mặt Thiên Chúa : “ Ðức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người” (Is 49, 1-3). Thánh vịnh trở lại với ý niệm này, tức là, Chúa biết chúng ta từ trong lòng mẹ: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con…Khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu” (Tv 138, 13). Như thế Thiên Chúa đã an bài sắp đặt mỗi người chúng ta ngay từ khi còn trong dạ mẹ.

Theo Kinh Thánh, con người là kẻ được Thiên Chúa nhận biết, gọi tên; và Thiên Chúa biết chắc chúng ta từ khi còn trong lòng mẹ. Mắt Ngài thấy chúng ta : “Con mới là bao thai, mắt Ngài đã thấy ” (Tv 138,16). Sứ vụ của Gioan Tẩy Giả hoàn toàn được phác họa trước lúc sinh ra: “Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, con sẽ đi trước Chúa mở lối cho Người” (Lc 1, 76). Tất cả những ơn gọi ấy làm nên một lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa tác động trong lịch con người.

Sự độc đáo và huyền nhiệm của ơn gọi

Mỗi người chúng ta được tạo dựng một cách độc đáo, không ai giống ai, cả về thể xác, tâm hồn, tính tình và năng khiếu. Bởi đó, không có ơn gọi nào giống ơn gọi nào. Mỗi người là tác phẩm nghệ thuật độc đáo và độc nhất vô nhị của Thiên Chúa. Theo tư tưởng thần học về Nhiệm Cục Cứu Độ của Von Balthasar, thì cuộc hành trình ơn gọi của mỗi chúng ta như một kịch bản. Thiên Chúa Cha đã cài đặt môt chương trình. Chúa Thánh Thần là huấn luyện viên. Thiên Chúa Con là gương mẫu. Bản thân ta thực hiện chương trình, và cộng đoàn là những môi trường.

Cuộc sống con người tự nó đã là một huyền nhiệm, huyền nhiệm vì con người được tạo dựng trong ý định của Thiên Chúa: “chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta”. Như thế, nơi sâu thẳm thân phận con người đã có một huyền nhiệm và con người không tồn tại do chính ý định của mình. Câu truyện thời đệ nhị thế chiến của một văn hào Pháp kể cho ta về kinh nghiệm của chính ông khi bị bắt và nhốt tại trại tập trung của Đức Quốc Xã. Mọi người bị nhốt trong một căn phòng chật chội, để giết thời gian, mọi người trong phòng mới nghĩ đến cách mỗi người tưởng tượng xem mình đã có mặt trên đời này như thế nào. Có những câu chuyện được kể ra nhưng đại khái mỗi người đều kể như nhau về cuộc gặp gỡ định mệnh của cha mẹ, sau đó hai người lấy nhau và sinh ra mình. Nhưng ông tự hỏi: chẳng lẽ cuộc đời của tôi với biết bao niềm vui nỗi buồn lại bắt nguồn bởi một ánh mắt nhìn của một người con gái? Chẳng lẽ cuộc đời đầy những thăng trầm và những biến cố của tôi lại khởi đi từ hành vi tình dục của hai người nam nữ hay sao? Quả thực, con người không chỉ đơn thuần là vật chất nhưng là một huyền nhiệm và khởi đi từ huyền nhiệm của tình yêu giữa người với người. Hơn thế nữa, con người còn được khởi đi từ chính ý định của Thiên Chúa, chính trong nhãn giới đó mà con người tự nó là một huyền nhiệm và ơn gọi làm người tự nó đã là một ơn gọi cao cả.

Để khám phá ra mục đích đời ta, ta phải qui chiếu về Lời Chúa. Qua miệng Phaolô, Chúa chỉ cho chúng ta thấy: "Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Người, đã tiền định cho chúng tôi theo kế hoạch của Người, để chúng tôi là những người đầu tiên đặt hy vọng vào Chúa Ki-tô, chúng tôi ngợi khen vinh quang Người" (Eph 1, 11- 12). "Chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Chúa Kitô Giêsu, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta. " (Ep 2,10)

Lạy Chúa, Chúa là nguồn phát sinh mọi điều thiện hảo, xin đáp lời con cái nài van mà soi sáng cho biết những gì là chính đáng, và giúp chúng con đủ sức thi hành. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Sứ vụ dọn đường và làm chứng cho Đức Giêsu
Lm. Đan Vinh
10:59 22/06/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

Is 49,1-6 ; Cv 13,22-26 ; Lc 1,57-66.80

SỨ VỤ DỌN ĐƯỜNG VÀ LÀM CHỨNG CHO ĐỨC GIÊSU

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 1,57-66.80

(57) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Êlisabét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. (59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép Cắt bì, và tính lấy tên cha là Dacaria mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gioan. (61) Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng có ai có tên như vậy cả”. (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì? (63) Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gioan”. Ai nấy đều rất bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi của ông lại mở ra. Ông nói được và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđê. (66) Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. (80) Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ítraen.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng hôm nay tập trung vào lễ nghi Cắt bì và Đặt tên con trẻ Gioan. Khi được chứng kiến những sự lạ lùng, nhất là sự kiện Dacaria được khỏi bệnh câm, mọi người đều bỡ ngỡ và thắc mắc về sứ mệnh của em nhỏ sau này. Về sau Gioan đã vào sống trong hoang địa cho đến khi ra vùng sông Giođan thi hành sứ mệnh tiền sứ: giúp dân Ít-ra-en chuẩn bị đón Đấng Thiên Sai là Đức Giêsu.

3. CHÚ THÍCH:

- C 59 : + Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép Cắt bì: Cắt bì là một nghi lễ có từ lâu đời trong đạo Do thái, do lệnh Thiên Chúa truyền (x Gs 5,2). Đây còn là một dấu chỉ hữu hình của Giao ước giữa Thiên Chúa với dân Do thái mà mọi bé trai đều phải mang trên da thịt mình (x Xh 4,26). Tuy nhiên, Ngôn sứ Giêrêmia lại cho thấy cắt bì trong tâm hồn mới là điều quan trọng (x Gr 9,24; 4,4). Cũng như Gioan, Đức Giêsu cũng đã chịu nghi lễ Cắt bì và được đặt tên là Giêsu (x Lc 2,21).

+ Về sau, trong thời Giáo hội sơ khai: Theo đề nghị của thánh Phaolô, để các Kitô hữu gốc lương dân khỏi phải chịu đựng cái ách nặng nề của Luật Môsê mà họ không chu tòan được (x Gl 6,12.15), thì Công đồng Giêrusalem năm 49 đã quyết định như sau: không buộc lương dân xin gia nhập đạo Công Giáo phải chịu phép cắt bì của đạo Do thái trước khi chịu bí tích rửa tội (x Cv 15,5-6.10-11.28-29), mà chỉ đòi họ có thứ đức tin hành động nhờ đức ái trong Chúa Kitô là đủ (x Gl 5,6).

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao bà Êlisabét không đồng ý đặt tên cho con trẻ là Dacaria mà là Gioan ? 2) Hãy cho biết những sự lạ đã xảy ra trong nghi lễ cắt bì và đặt tên của Gioan Tẩy giả ? 3) Cắt bì là gì ? Những ai được chịu phép cắt bì ? Mục đích của phép cắt bì thế nào ? 4) Tại sao ngày nay khi theo đạo công giáo, lương dân không phải chịu phép cắt bì trước khi chịu phép rửa tội để gia nhập vào Hội thánh?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: “Đức Kitô phải nổi bật lên, còn Thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).

2. CÂU CHUYỆN: CUỘC ĐỜI CỦA GIOAN TIỀN SỨ:

Gioan là vị tiền hô của Chúa Giêsu (x.Mt 3,3). Gioan là con của ông Dacaria và bà Êlisabét. Cả hai thuộc dòng tộc tư tế. Bà Êlisabét là chị họ của Đức Maria, nên Gioan là anh bà con của Đức Giêsu. Cha mẹ của Gioan sống ở miền núi xứ Giuđê (x.Lc 1,39). Từ nhỏ, Gioan đã sống cuộc đời ẩn tu khổ hạnh trong sa mạc. Đến năm thứ 15 thời Hoàng đế Tibêria, Gioan mới xuất hiện tại vùng hoang địa miền Giuđê cạnh sông Giođan để rao giảng và làm phép rửa sám hối cầu ơn tha tội (x.Mt 3,1). Phép rửa của ông là một nghi thức thống hối kèm theo sự xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Gioan nhìn nhận Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai khi ông giới thiệu Người với các môn đệ của ông: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,29). Có lần đức Giêsu gọi Gioan là Êlia khác, là người lớn nhất trong Cựu ước, là tiên tri loan báo Nước Trời (x.Mt 11,2 –19; Lc 7,18-33).

Cuộc đời của Gioan kết thúc bằng khổ hình bị chém đầu trong nhà tù, do ông can đảm bênh vực cho công lý, dám lên tiếng can ngăn vua Hêrôđê không được lấy bà chị dâu Hêrôđiađê làm vợ. Do đó ông đã bị vua Hêrôđê tống giam vào ngục và sau đó ông còn bị bà Hêrođia-đê âm mưu hãm hại khiến ông bị vua Hêrôđê chém đầu cách oan ức trong ngục tối (x. Lc 9,7-9).

3. THẢO LUẬN: Chúng ta cần làm gì để noi gương nhân đức của Gioan như: khiêm nhường (x Ga 3,30), khó nghèo (x Mc 1,6-8), vâng phục (x Mt 3,13-15). trung tín (x Ga 1,35-37), thật thà (x Ga 1,20-23), dũng cảm (x Mt 14,3-4; Lc 3,7-9) ?

4. SUY NIỆM:

1. Sứ vụ làm tiền hô đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai: Trước khi Đức Giêsu ra giảng đạo, tại miền núi xứ Giuđê nước Do Thái, người ta thấy ông Gioan ăn mặc cổ quái: áo bằng lông lạc đà, lưng thắt dây da thú, đồ ăn đạm bạc là châu chấu nướng với mật ong rừng… nên Thượng Hội Đồng Do thái ở thủ đô Giêrusalem đã cử mấy vị tư tế đến điều tra. Họ hỏi Gioan: “Ông có phải là đấng Thiên Sai không?” Gioan trả lời: “Tôi không phải là đấng Thiên Sai. Tôi chỉ là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến”. Rồi hôm sau, khi thấy Đức Giêsu đến với mình, ông Gioan đã giới thiệu Người với các môn đệ của ông như sau: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36). Nghe thầy giới thiệu, hai môn đệ của Gioan là Anrê và Gioan đã nghe thầy đi theo làm môn đệ Đức Giêsu.

Hôm nay Chúa cũng muốn mỗi người chúng ta thi hành sứ vụ dọn đường cho Chúa là giới thiệu Đức Giêsu cho tha nhân, và dẫn đưa họ đến trở thành môn đệ Chúa Giêsu. Đề nên giống Gioan, chúng ta không được coi mình là trung tâm và muốn cho mọi người đến với mình, nhưng phải giới thiệu để họ đi theo làm môn đệ của Chúa Giêsu.

2. Sứ vụ kêu gọi mọi người ăn năn sám hối và tin vào Chúa Giêsu: Tin Mừng thánh Luca (3,1-18) đã trình bày sứ vụ của Gioan là dọn đường cho Đấng Thiên Sai: Bạt đồi núi xuống, lấp thung lũng cho đầy, uốn thẳng con đường quanh co… nghĩa là Gioan dạy người ta phải ăn năn sám hối tội lỗi và làm những việc đạo đức bác ái. Đối với mỗi hạng người, Gioan đều có những lời răn dạy phù hợp: Ông gọi những người Biệt phái giả hình gian dối là loài rắn độc, không thể thoát cơn thịnh nộ của Thiên Chúa nếu không cấp thời ăn năn sám hối (x. Lc 3,7-9); Với những người thiện chí, Gioan khuyên họ phải có lòng thương xót, biết bố thí cơm áo cho người nghèo để rửa sạch tội lỗi (x. Lc 3,10-11); Với bọn người thu thuế, Gioan bảo họ không cần phải đổi nghề, mà chỉ cần giữ đức công bình, đừng ăn hối lộ, không được lạm thu bất chính (x. Lc 3,12-13); Với quân nhân, Gioan dạy họ đừng hà hiếp bóc lột ai, đừng dọa nạt ai, nhưng phải bằng lòng về số lương của mình (x. Lc 3,14)… Với tất cả mọi người, Gioan khuyên họ hãy chịu phép rửa là nghi lễ tỏ lòng khiêm hạ sám hối để đáng được Chúa tha tội và sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa (x. Lc 3,16). Khi các người Biệt phái hạch hỏi: “Nếu không phải là Đức Kitô, tại sao ông lại làm phép rửa?” Gioan đã giới thiệu về Đấng Thiên Sai là Chúa Giêsu qua câu nói khiêm hạ: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Đấng ấy sẽ rửa các ông bằng Thánh Thần và lửa.” (Lc 3,16).

Hôm nay, mừng lễ sinh nhật thánh Gioan, Thiên Chúa cũng muốn chúng ta trở nên những người tiền hô đi trước dọn đường cho Chúa như Gioan Tẩy Giả. Vậy chúng ta có giúp những người đến với mình nên tốt hơn không ? Có giúp họ nên giống Chúa Giêsu hơn không?

3. Sứ vụ hy sinh tất cả để làm chứng cho Đấng Thiên Sai Giêsu: Ông Gioan luôn có lối sống khiêm hạ, làm cho mình nhỏ bé lại, để Chúa được lớn lên trước mặt mọi người. Ông đã nói với môn đệ khi họ báo cáo về công việc của Đức Giêsu với ông: “Thưa Thầy, người trước đây đã ở với thầy bên kia sông Giođan, và được thầy làm chứng cho. Bây giờ ông ấy cũng đang làm phép rửa, và thiên hạ đều đến với ông ấy.” Ông Gioan đã trả lời họ rằng : “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban” (Ga 3,26)… “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30). Gioan đã luôn chu toàn sứ vụ giới thiệu Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai cho mọi người. Thay vì ganh tị, ông đã vui mừng khi thấy có nhiều người đã đến xin chịu phép rửa với Người (Ga 3,28-29). Ông cũng khuyến khích hai môn đệ thân tín là Anrê và Gioan bỏ mình theo làm môn đệ Đức Giêsu (x. Ga 1,35-37). Cuối cùng ông còn can đảm làm chứng cho sự thật, là đứng ra can ngăn vua Hêrôđê không được lấy bà chị dâu làm vợ, để rồi cuối cùng ông đã chịu chết vì hành động dũng cảm ấy.

Còn chúng ta thì sao ? Chúng ta có sẵn sàng hy sinh công sức, tiền bạc… để loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu, tích cực góp phần giúp anh em lương dân nhận biết và gia nhập Nước Trời là Hội thánh Công Giáo để cùng được hưởng ơn cứu độ của Chúa với chúng ta hay không?

4. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊSU. Thánh Gioan đã thực hiện sứ vụ tiền sứ kèm theo những dấu lạ, khiến mọi người phải bỡ ngỡ thán phục. Đời con chẳng có những dấu lạ giống như ngài. Nhưng Chúa chỉ muốn con trở nên chứng nhân cho tình thương của Chúa. Xin cho con trở thành dấu chỉ để giúp người đời nhận biết Chúa qua lối sống bác ái yêu thương tha nhân và khiêm nhường phục vụ, nhất là phục vụ những người nghèo đói của con.

- LẠY CHÚA GIÊSU. Thánh Gioan Tẩy giả đã nêu gương khiêm tốn và can đảm làm chứng cho Chúa. Làm chứng trong cuộc sống hôm nay chính là: Tự làm cho mình lu mờ đi bằng việc ít nói về mình, không khoe khoang thành tích, và để Chúa được lớn lên nơi tha nhân. Làm chứng cho Chúa hôm nay cũng là: sống điều độ chừng mực, tránh lối sống xa hoa lãng phí hay chè chén say sưa. Làm chứng cho Chúa hôm nay còn là hy sinh tất cả, kể cả mạng sống của mình cho Chúa như Gioan xưa, hầu giúp nhiều người nhận biết và theo làm môn đệ của Chúa. Xin giúp chúng con luôn biết sống đơn sơ khó nghèo, can đảm làm chứng cho sự thật và không bao giờ chịu lùi bước trước những khó khăn trở ngại gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH- HHTM
 
Tôi là Gioan
Lm. Đaminh Hương Quất
19:47 22/06/2016
TÔI LÀ ‘GIOAN’

(Lc 1, 57-66.80)

Hôm nay Giáo Hội long trọng Mừng sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy giả. Điểm đặc biệt, ngoài Chúa Giêsu và Mẹ Maria, chỉ có Thánh Gioan Tẩy giả Mừng lễ Sinh nhật trần thế, còn tất cả các thánh khác chỉ mừng sinh nhật trên trời, tức lúc chết. Điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của Gioan Tẩy giả trong công trình Cứu thế của Thiên Chúa.

Trở về bài Tin Mừng chính Ngày sinh nhật Gioan Tẩy giả, ta hãy chiêm ngưỡng hai nhân vật: Ông bà Dacaria và nhất là chính nhân vật Gioan Tẩy giả

1. Nhìn vào Dacaria và Êlizabét: Hai người rất tâm đầu ý hợp, cho thấy đời sống gia đình rất an phúc.

Điểm nổi bật, cả hai người đều kính mến Chúa hết lòng, luôn tin tưởng và vâng nghe theo Chúa, luôn biết cảm tạ hồng ân Chúa. Việc đặt tên cho con trẻ là Gioan phản ảnh phần nào việc ‘tâm đầu’ sống theo ý Chúa. Vì người cha đang bị câm, người ta hỏi người mẹ già Elisabet: Đặt tên gì cho cháu? bà bảo tên ‘Gioan’. Cái tên lạ hoắc và xa lạ với dòng tộc, người ta đành hỏi người cha già Dacarria. Ông cụ lấy phấn viết lên bảng quả quyết: Tên nó là Gioan.

Đặc biệt ở tuổi già, gương sáng đạo đức của ông bà càng toả sáng.

Ở tuổi theo lẽ tự nhiên không còn khả năng sinh nở, song các cụ vẫn tín thác vào Chúa, bằng chứng họ hằng cầu nguyện được có một mụn con để được làm cha mẹ, nể nối dõi tông đường; để khỏi tủi nhục trước họ hàng, làng xóm.

Và ước mơ ấy thành hiện thực !...

Khi Sứ thần Chúa báo tin này trong Đền Thờ Giêrusalem, qúa bất ngờ, pha chút nghi ngờ nên ông Dacaria bị câm như dấu chỉ lời cầu nguyện nguyện của mình đã được Đức Chúa chuẩn nhận, vợ mình sinh con trong lúc tuổi già chắc chắn xảy ra.

Thời gian ‘dấu chỉ’ (bị câm) đấy là thời gian Hồng ân, lúc mà hơn lúc nào hết trong cuộc đời ông cảm nghiệm được tình yêu của Chúa, thấy rõ Bàn tay Chúa đụng chạm chính cuộc đời mình.

Hèn chi, lời đầu tiên của ông Dacaria sau khi nói được là lời Chúc tụng Tán tạ Hồng ân Chúa không chỉ ban cho gia đình mình mà là cho cả dân tộc thánh: ‘Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa của Israel đã viếng thăm của chuộc dân người...’.

2. Nhìn vào Gioan Tẩy giả : Gioan chào đời một cách lạ lùng, cho thấy quyền năng và thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, mở đầu cho kế hoạch trực tiếp cứu độ nhân loại của Thiên Chúa.

Mỗi chúng ta được sinh ra cũng không ngoài ý định từ ngàn đời của Thiên Chúa. Dù ta tàn tật, khiếm khuyết... song đều nằm trong chương trình tốt đẹp của Thiên Chúa. Điều quan trọng ta có biết đón nhận và cộng tác với ơn Chúa để nên dụng cụ làm vinh danh Chúa và cuộc đời tại thế mình tìm được ý nghĩa.

(Việt Nam, có lần mời và đón đón Nich- một Kitô hữu cụt hai tay hai chân và theo lẽ thường thuộc loại phế thải, rác rưởi… ấy thế mà Chúa dùng làm gương sáng và làm lay động cho hàng triệu con tim. Ở Việt Nam có nhiều gương nghị lực không thua gì Nich, thậm chí hơn Nich chẳng hạn anh Phanxico Phạm Công Hùng thuộc GP. Vinh, hiệp sĩ CNTT, được Chúa gọi về ngay từ những ngày đầu của năm mới 2013…).

Tên ‘Gioan’ nghĩa được “Chúa thương”. Việc Gioan sinh ra là dấu Thiên Chúa tỏ tình thương: tình thương đối với dân Chúa; đối với vợ chồng Dacaria trong cảnh hiếm muộn và đang chịu không ít điều tiếng vì cảnh không có con; đối với bản thân Gioan và trong lịch sử Cứu độ đối với cả nhân loại, mỗi chúng ta.

Mỗi người chúng ta đều mang tên Gioan (nghĩa là “Chúa thương”) bởi vì mỗi người đều là một tác phẩm của tình thương Chúa. Mỗi người chúng ta phải khám phá mình là ‘Gioan’. Không có cảm nghiệm Tình Chúa yêu thương, không biết mình là ‘Gioan’ thì việc theo Chúa quả là một hành trình vác thập giá nặng nề, lê thê.

Và như thế khó mà cảm nghiệm được Tin Mừng Cứu độ đụng chạm đến mình.

Cảm nghiệm Tình Chúa dành cho mình, vợ chồng già Dacaria và Êlizabét ngày càng nên công chính hơn; Khám phá mình là ‘Gioan’ bản thân Gioan ngày càng hết mình, hết tình và sống trọn vẹn Sứ vụ Chúa trao để phần nào đáp đền Tinh Chúa yêu thương.

Quả thế, sau này khi đến thời đến buổi, Gioan Tẩy giả thi hành sứ vụ dọn đường cho Chúa, ông nổi bật là chứng nhân của sự Thật và khiêm tốn, và ông đã chết để bảo vệ Công lý- sự Thật. Gioan Tẩy giả đến để làm chứng cho Chúa Giêsu: ‘Ông không phải là Ánh Sáng, nhưng ông đến để làm chứng cho Ánh Sáng’.

Và khi có người ngộ nhận ông là Đấng Kitô muôn dân đang mong đợi, đến hỏi ông, ông trả lời khẳng khái ‘Tôi không phải là Đấng Kitô’.

Và khi Thấy Chúa Giêsu Narazet xuất hiện ông công khai làm chứng: Đây chiên Thiên Chúa đây Đáng xoá tội trần gian…

Và khi thấy các môn đệ có sự so đo liên quan tới Chúa Giêsu, ngài chân tình: Người (Chúa Giêsu) phải lớn lên còn thầy phải nhỏ lai’

Mừng sinh nhật Gioan Tẩy giả mỗi chúng ta nhìn lại ngày mình chào đời. Tạ ơi Chúa đã cho chúng ta làm con người, một tuyệt tác trong Công trình tạo dựng của Thiên Chúa, thụ tạo hữu hình duy nhất được dựng nên mang Hình ảnh Thiên Chúa, sinh ra là đẻ hưởng hạnh phúc, để thay mặt Chúa làm chủ vũ trụ;

Tạ ơn Chúa cho chúng ta được làm con Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu – Kitô.

Ý thức được như thế là ta đang khám phá mình là ‘Gioan’.

Mừng sinh nhật Gioan Tẩy giả, không chỉ nhắc nhớ ‘Chúa Thương’ mình mà còn đòi ta dấn thân phục vụ cho Tin Mừng Sự sống, nhất là tôn trọng và bảo vệ sự sống các thai nhi, những trẻ nhỏ vốn là những tặng phẩm ‘Gioan’- Chúa thương trao cho chúng ta để cộng tác với Chúa góp phần làm thăng tiến xã hội, lan toả Tin Mừng.

Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, xin cho mỗi người chúng ta cảm nghiệm được sống động Lòng Thương xót của Thiên Chúa, trở nên chứng nhân Lòng thương xót của Chúa.

Nói cách khác, sống được chủ đề Năm Thánh của Giáo phận: Sống và Loan báo Lòng Thương Xót của Chúa.

Lm. Đaminh Hương Quất
 
Đường theo Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:16 22/06/2016
Chúa Nhật XIII THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 9, 51- 62

ĐƯỜNG THEO CHÚA

“ Hãy theo tôi “. Đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu khi chọn các môn đệ.Với lời kêu gọi này, Chúa đã tuyển chọn Simon Phêrô, người ngư phủ; Ngài đã chọn Lêvi, người thu thuế giầu có, và đã chọn các môn đệ khác đi theo Ngài. Con đường theo Chúa là con đường từ bỏ, hy sinh, quả cảm :” đường thập giá “.Con đường Giêsu mà người môn đệ Chúa đi theo là con đường tiến về Giêrusalem để chịu chết. Đường thập giá là thế. Hôm nay, Tin Mừng thánh Luca 9, 51- 62 chỉ cho chúng ta thấy rõ điều ấy…

Chúa Giêsu trong trích đoạn Tin Mừng của thánh Luca 9,51-62 cho thấy: “ …Chúa cương quyết lên đườg đi Giêrusalem “. Đi Giêrusalem không phải là con đường tự ý Ngài thích chọn, do đó, Chúa Giêsu cũng lo âu, sợ sệt, bởi vì lên Giêrusalem là để chịu chết trên thập giá, để cứu độ nhân loại theo ý Thiên Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài…Chúa Giêsu còn day dứt mãi trong cơn hấp hối ở vườn Cây Dầu.Tuy nhiên, Ngài đã chấp nhận ý Chúa Cha và sẵn sàng hy sinh mạng sống, chết trên thập giá để cứu rỗi nhân loại, cứu độ con người. Trên đường đi Giêrusalem, Chúa Giêsu đã gặp những trường hợp sau đây để dạy những người muốn đi theo Chúa.

Trước khi lên Giêrusalem, Chúa Giêsu đã sai một số một đệ trong nhóm mười hai đi Giêrusalem, trong đó có hai anh em Giacôbê và Gioan, dọn chỗ trọ cho Ngài và các môn đệ sẽ tới sau. Và xẩy ra, dân làng Samaria không đón tiếp họ, khiến hai anh em này tức bực, đã xin Chúa cho lửa từ trời thiêu đốt họ. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã hiền lành trả lời với các môn đệ :” Con người đến không để giết mà để cứu sống “. Chúa muốn cho các môn đệ và chúng ta hay đường theo Chúa không phải lúc nào cũng êm đềm, cũng thẳng tắp không có gồ ghề, không có dốc dác, bụi mù, trắc trở. Chính vì thế, người môn đệ của Chúa phải là người hiền lành, khiêm nhường, nhẫn nại, quả cảm để đối xử, để chinh phục các linh hồn.

Sau đó, trên đường Chúa gặp ba trường hợp muốn đi theo Chúa. Người thứ nhất tự mình đến gặp và xin theo Chúa. Anh hứng khởi và tuyên bố anh đi theo Chúa khắp nơi khắp chốn, Chúa đưa ra điều kiện khiến anh chưng hửng:” Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu “. Chúa cho anh thanh niên này biết Chúa nghèo lắm, theo Chúa anh có chấp nhận được sự kho nghèo không ? Thánh Luca không cho chúng ta biết anh có theo Chúa hay không khi Chúa đưa ra điều kiện ấy ?”. Người thứ hai chính Chúa kêu gọi nhưng anh xin được trở về chôn cất cha già. Chúa bảo anh ta :” Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ, còn anh hãy đi loan báo Nước Thiên Chúa “. Chúa phân biệt nghĩa vụ trần thế và bổn phận theo Chúa. Tin Mừng cũng không cho biết anh có đi theo Chúa hay không ? Người thứ ba cũng như người thứ nhất tự thân hành đến xin đi theo Chúa. Anh cũng khôn khéo xin Chúa cho về từ giã gia đình, nhưng Chúa muốn anh dứt khoát, không được quay lưng lại phía sau, nghĩa là phải để tâm hồn thanh thản mới có thể theo Chúa được. Tin Mừng cũng không cho biết anh có đi theo Chúa không ?

Chúa cũng mời gọi chúng ta đi theo Chúa và chấp nhận những điều kiện Chúa đưa ra như “ từ bỏ mình, vác thập giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa “, đồng thời thực tế là ta phải từ bỏ tội lỗi, từ bỏ những hành vi xấu xa, gây nên gương mù gương xấu, từ bỏ những thói hư tật xấu, miệng độc ác, những lời nói chua cay, xấc xược vv…Và để từ bỏ được những điều trên chúng ta phải phấn đấu, ý chí vững bền, quyết tâm mạnh mẽ mới có thể bỏ được.

Lời của Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ :” Các bạn trẻ cảm nghiệm được ơn gọi của Chúa Kitô thì đừng sợ hãi “. Lời ấy vẫn vang vọng mỗi ngày như lời Chúa đã mời gọi “ Hãy theo tôi “.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con ơn can đảm để chúng con không sợ đi theo Chúa vì chính Chúa là đường tình yêu mà chúng con phải bước tới.Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa Giêsu đã cương quyết lên Giêrusalem để làm gì ?
2.Chúa đã nói gì với những người Chúa mời gọi ?
3.Trên đường Chúa đã gặp gỡ những trường hợp nào ?
4.Những người gặp gỡ có sẵn sàng theo Chúa không ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc: Sự im lặng của Vatican về trường hợp của ĐGM Tađêô Mã Đạt Khâm đã gây ra hiểu lầm và tranh cãi
Chân Phương
08:19 22/06/2016
Trung Quốc: Sự im lặng của Vatican về trường hợp của ĐGM Tađêô Mã Đạt Khâm đã gây ra hiểu lầm và tranh cãi

Asia News. - Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm (Ma Daqin) đã trải qua bốn năm quản thúc tại gia khi ngài rời bỏ Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA). Hôm 12 tháng 6 vừa qua, ngài 'thú nhận' sai lầm này bằng một bài viết trên blog cá nhân và ca ngợi CPCA "đóng vai trò không thể thay thế" trong sự phát triển của Giáo Hội tại Trung Quốc.

Nhiều người Công Giáo và bạn bè của vị giám mục này tin rằng ngài bị ép buộc phải viết như vậy, và nội dung của nó là "tiêu cực". Tuy nhiên, một linh mục ở miền bắc Trung Quốc (cũng dưới sự giám sát của chính phủ) có nhận xét khoan dung hơn đối với Đức Cha Mã.

"Sự thay đổi của Đức Cha Mã là điều dễ hiểu. Ngài chấp nhận đối diện với tất cả những sự nhục mạ [mà ngài nhận] sau khi đã xem xét kĩ lưỡng. Ngài làm điều đó vì lợi ích giáo phận của mình, để ngài có thể quay trở lại chăm sóc giáo phận".

Linh mục này nói thêm: "Chính phủ Trung Quốc đã bị sốc và 'mất thể diện' vì thái độ của Đức Cha Mã cách đây bốn năm. Sự ăn năn và lời khen ngợi Hiệp hội Yêu nước trên blog của ngài khiến cho chính phủ lấy lại danh dự, và điều này có thể làm mọi việc dễ dàng hơn cho chính Đức Cha Mã".

Tuy vậy, đối với nhiều người Công Giáo ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, bất ngờ lớn nhất là sự im lặng của Vatican. Nhiều người muốn Tòa Thánh giải thích bài viết đó của Đức Cha Mã có hay không có "yếu tố mâu thuẫn với giáo lý Công Giáo".

Có phủ nhận lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI?

Thực tế, bài viết đó hết lời ca ngợi xa hoa cho CPCA, làm suy yếu những gì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nói trong lá thư mà ngài gửi đến người Công Giáo Trung Quốc (2007), mà cụ thể là việc thực hiện "các nguyên tắc tự lập, tự chủ, tự quản và điều hành Giáo Hội theo mô hình dân sự là không phù hợp với giáo lý Công Giáo" (đoạn số 7). Đối với nhiều người Trung Quốc, sự im lặng của Vatican tạo nên ấn tượng rằng lá thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bị phủ nhận. Một vị giáo sĩ 70 tuổi đặt câu hỏi: "Phải chăng lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho người Công Giáo Trung Quốc đã bị phủ nhận? Nếu vậy thì ai đã làm điều đó? Với thẩm quyền nào? Khi mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng nó vẫn còn giá trị?"

"Chúng ta cứ giả định rằng, cái lí lẽ của Đức Cha Mã khi viết bài ấy là ngài muốn nỗ lực để đạt được một thỏa thuận với chính quyền. Vậy có chăng đó là một nguy cơ đặt hành trình đức tin vào bàn tay của mưu chước chính trị? Thỏa hiệp này sẽ đi được bao xa? Một khi chúng ta chấp nhận hạ mình xuống vì một giải pháp, chúng ta đang ở trên một con dốc trơn trượt. Nó sẽ kết thúc ở đâu? Điều gì quan trọng đối với chúng ta? Chúng ta phải chấp nhận tất cả những gì CPCA và chính phủ bảo chúng ta hay sao? Chúng ta phải chấp nhận các giám mục bị vạ tuyệt thông hay sao? Chúng ta phải chấp nhận các vị giám mục bất hợp thức (những vị chưa chính thức bị vạ tuyệt thông) hay sao? Nếu điều đó xảy ra, sẽ không còn chân lý. Thế thì lí do gì cứ mãi tiếp tục làm Kitô hữu?"

Nhiều người dự đoán Đức Cha Mã sẽ có kết cục như Đức Cha Ngô Khâm Kính (Wu Qin-Qing), giám mục giáo phận Chu Chí - Zhouzhi (Thiểm Tây - Shaanxi). Được tấn phong giám mục mà không có sự cho phép của CPCA, ngài bị giam trong xà lim suốt mười năm. Cuối cùng, ngài đã được chính phủ đồng ý đặt làm giám mục cho giáo phận của ngài sau khi ngài chịu đồng tế với một giám mục bất hợp thức.

"Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ thấy Giám mục Tađêô Mã Đạt Khâm đồng tế thánh lễ với một giám mục bất hợp thức, hoặc ngài sẽ được đưa vào một chương trình 'cải hoán', nhằm chuẩn bị cho Đại hội lần thứ IX (Đại hội Đại biểu Công Giáo Trung Quốc), thậm chí ở trong Đại hội".

"Sự im lặng của Vatican trong tình huống này là một điều thực sự tệ hại, vì nó tạo ra sự hiểu nhầm nhiều hơn, nghiêm trọng hơn", một giáo sĩ từ giáo phận ở miền trung Trung Quốc cay đắng nói.

Một vị giám mục khác ở miền Nam cũng cảm thấy khá bối rối bởi sự im lặng của Tòa Thánh. "Người viết bài là ai không quan trọng, nhưng Tòa Thánh phải minh định rằng bài viết đó chứa những yếu tố không phù hợp với giáo lý của Giáo Hội. Nếu không, điều này sẽ tạo ra sự ngờ vực và sợ hãi, như thể ai đó ở Vatican cho phép Giám mục Mã Đạt Khâm được 'cải hoán', có lẽ hy vọng sẽ được tham gia vào trong cuộc đối thoại với chính phủ Trung Quốc. Tòa Thánh cứ im lặng thì chỉ tạo ra sự hiểu nhầm và xảy ra nhiều thắc mắc mà thôi".

Thất bại của cuộc đàm phán Tòa Thánh - Trung Quốc

Một chuyên gia nghiên cứu từ Bắc Kinh nhận định, Đức Cha Mã Đạt Khâm là đại diện cho "sự thất bại trong đối sách của Vatican với Trung Quốc. Nếu bài viết đó đích thật là của Đức Cha Mã, chúng ta phải thừa nhận rằng chính sách của Vatican (là cố gắng thiết lập quan hệ với chính phủ Trung Quốc trong khi lại nhấn mạnh rằng CPCA trái với giáo lý Công Giáo) là một thất bại. Còn nếu bài viết đó không phải của Đức Cha Mã thì rõ ràng đó là một hành động ép buộc và cưỡng bức mà không có ai lên tiếng, thậm chí là cả Tòa Thánh".

"Những gì mà kịch bản này phơi bày chính là sự thất bại trong chính sách của Vatican. Từ việc chưa bao giờ hỗ trợ tinh thần cho Đức Cha Mã Đạt Khâm, mặc dù ngài đã gửi nhiều thông điệp đến cho Đức Giáo Hoàng. Ngài chỉ nhận được một sự im lặng đáng hổ thẹn".

"Nếu Đức Cha Mã đã buộc phải viết bài đó trên blog của mình, có nghĩa rằng ngài là nạn nhân của bạo lực, buộc phải tuân theo chính sách của chế độ vi phạm tự do tôn giáo. Điều này một lần nữa cho thấy chính sách thất bại của Vatican trước chính phủ Trung Quốc. Cuộc đối thoại ấy đã không dành cho vị giám mục đáng thương này, ngay cả một chút tự do tối thiểu".

Điều đáng chú ý là qua trường hợp này, một số nhà bình luận lại có suy nghĩ ngược lại về mối quan hệ gần đây giữa Trung Quốc và Vatican, mà cụ thể, chuyện Đức Cha Mã Đạt Khâm là một dấu hiệu hy vọng cho các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh, vì nó loại bỏ được một số trở ngại.

Tóm lại, chính quyền Trung Quốc đã không đưa ra một bản án nào mà đã quản thúc tại gia Đức Cha Mã suốt bốn năm. Một vị giám mục Công Giáo đã không thể liên lạc với thế giới bên ngoài để trình bày những gì ngài thực sự mong muốn, những gì ngài đang sống hoặc những gì ngài đang chịu đựng, mà không có ai đồng cảm. Ngài chỉ là một trường hợp trong mối quan hệ - lúc thì bình yên, lúc thì sóng gió - giữa Trung Quốc và Tòa Thánh. (AsiaNews)

Chân Phương
 
Caritas Philippines: Cần đưa đói nghèo, phát triển và khí hậu vào nghị trình chính trị
Lã Thụ Nhân
22:24 22/06/2016
Caritas Philippines: Cần đưa đói nghèo, phát triển và khí hậu vào nghị trình chính trị

Manila (Agenzia Fides) – Hãy làm việc hướng đến sự phát triển và đặt người nghèo "ở trung tâm của nghị trình chính trị": đây là lời kêu gọi của Caritas Philippines cùng một nhóm khoảng 30 tổ chức tôn giáo và dân sự gởi đến Tổng thống mới vừa đắc cử Rodrigo Duterte.

Caritas kêu gọi chính phủ "nỗ lực hơn nữa để cải thiện cuộc sống của người nghèo và người thiệt thòi" theo quan điểm của "sự thay đổi thực sự". Nếu Tổng thống đã xem mình chịu trách nhiệm cho sự đổi mới này "chúng tôi yêu cầu thay đổi dựa trên công lý và phẩm giá con người".

Thông cáo được chia sẻ bởi hơn 30 tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội dân sự đang tìm cách "bảo vệ quyền lợi của người nông dân, đặc biệt là quyền sở hữu đất đai", kêu gọi xem xét cơ chế trợ cấp "để hỗ trợ sản xuất trong nước và thương mại công bằng", thúc đẩy "canh tác bền vững và hữu cơ", áp dụng "một cuộc cải cách ruộng đất thực sự".

Thông cáo cũng đề cập đến "việc loại bỏ dần các quyền của người dân bản địa", nạn nhân của các vụ lạm dụng nhân quyền, và đề xuất một kế hoạch để "thúc đẩy công lý khí hậu", loại bỏ tất cả các giấy phép xây dựng cấp cho các nhà máy than đá và chấm dứt những nhượng bộ dành cho khai thác mỏ, thường được giao cho công ty đa quốc gia chà đạp lên quyền lợi của người dân địa phương.

Cha Edwin Gariguez, thư ký điều hành Caritas Philippines, nhắc lại chủ đề biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu: "Sự thay đổi đáng mong muốn nếu nó mang lại lợi ích chung, công lý và hòa bình cho nhân loại".

Lã Thụ Nhân
 
Chủ đề cho Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn 2017 tập trung vào trẻ em
Lã Thụ Nhân
22:26 22/06/2016
Chủ đề cho Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn 2017 tập trung vào trẻ em

Rôma - (Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn chủ đề cho Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 103 là "Người di dân nhỏ tuổi, dễ bị tổn thương và không có tiếng nói". Trong một tuyên bố hôm thứ tư 22/6/2016, Hội đồng Tòa Thánh về Chăm sóc Mục vụ Người di dân và lưu động cho hay với chủ đề này Đức Thánh Cha Phanxicô "muốn tập trung sự chú ý vào trẻ nhỏ nhất trong số các trẻ nhỏ". Tuyên bố lưu ý rằng trẻ em thường không có người đi cùng khi tới những nước điểm đến, chúng "không thể làm cho tiếng nói của chúng được lắng nghe" và "dễ trở thành nạn nhân của những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng".

Hội đồng Tòa Thánh lưu ý rằng "di dân là một hiện tượng trên toàn thế giới", và tất cả các lục địa đều bị "đề cập đến thực tại này". Di dân không chỉ liên quan đến những người rời khỏi đất nước của họ để tìm kiếm việc làm hay tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn liên quan đến những người lớn và trẻ em đang lẩn trốn "những bi kịch thực sự".

Hội đồng Tòa Thánh cho biết, thật cần thiết để đảm bảo rằng người di dân, cùng với gia đình của họ "được hưởng sự công nhận đầy đủ tất cả các quyền của họ" ở các quốc gia mà họ đến. Quyền của trẻ em là một nguyên nhân được quan tâm đặc biệt, trong số những người di dân thì phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương nhất. Đặc biệt, trẻ em thì thường xuyên "vô hình" bởi vì chúng thiếu giấy tờ hoặc đến đất nước mới mà không có người đi cùng.

Chủ đề của Ngày Di dân và Tị nạn sắp tới chính là một nỗ lực để thu hút sự chú ý đến nhu cầu của những người dễ bị tổn thương nhất.

Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn sẽ được tổ chức vào 15 tháng 1 năm 2017. Theo thông lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố một Sứ điệp Giáo Hoàng để đánh dấu dịp này.

Lã Thụ Nhân
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Năm thánh hành hương giáo đô Rôma, Vatican và nước Ý
Trầm Hương Thơ
08:48 22/06/2016
NĂM THÁNH HÀNH HƯƠNG GIÁO ĐÔ RÔMA VATIKAN VÀ NƯỚC Ý

Năm Lòng thương xót bao la

Ơn Cha đổ xuống cho ta hưởng dùng

Trở về trong mái nhà chung

Lãnh ơn "Toàn Xá" hiệp cùng muôn dân.

Một chuyến hành hương "Năm Thánh Từ Bi" gồm Đức, Mỹ, Hòa Lan, Đan Mạch tổng cộng 49 người từ ngày 11 đến 17.06.2016 do anh trưởng phái đoàn Vicentê Nguyễn Văn Rị đứng ra tổ chức và đặc biệt được Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải đang tu học tại Rôma hướng dẫn, đồng thời có Lm Gioan Đinh Công Lịch đang tu học tại Rôma, Lm. Antôn Nguyễn Bá Tòng, Lm Đaminh Phạm Văn Phúc dòng CCT. trợ giúp.

Xem Hình

Ngày đầu tiên đến phi trường và xe Bus đón chúng tôi tập trung về nhà dòng Foyer Phát Diệm. Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt du học Roma năm từ 1965 từng làm Cha xứ của Ý, nghỉ hưu nay ngài về làm Giám đốc Foyer Phát Diệm. Soeur Bề trên Anna Maria Phạm Thị Kim Tuyến, qúy Sơ ở đây vui vẻ, hát hay, đàn giỏi và phục vụ tận tình lịch sự. Đặc biệt các món ăn quê hương, mảnh vườn đầy bông hoa, trái cây và trồng rất nhiều loại rau của Việt Nam tạo cho chúng tôi cảm giác gần gũi và thân thương ngay từ lúc mới đến đây.

Sau bữa cơm chiều và một đêm ngủ an bình chúng tôi được cha Phêrô Nguyễn Văn Khải dẫn đường xe Bus đi Napoli viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Anphongso Maria de Liguori. Lm Luciano Panella bề trên dòng Chúa Cứu thế ở đây rất vui vẻ đã hướng dẫn và giải thích cho chúng tôi thăm viện bảo tàng thánh Anphongsô vị thánh tổ sáng lập dòng Chúa Cứu Thế và là vị giảng thuyết lừng danh đã sống và qua đời tại nơi đây. Rất nhiều những đồ đạc phòng ngủ của ngài vẫn còn lưu giữ như cũ.

Alfonso Maria de' Liguori (tên Việt phiên âm: An Phong hoặc Anphonsô, là vị thánh tổ sáng lập ra Dòng Chúa Cứu Thế. Là một trong những nhà thần học luân lý lừng danh nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Tổng số tác phẩm của ngài lên đến 111 quyển bao gồm các lĩnh vực luân lý, tín lý và tu đức. Nhiều quyển đã được dịch ra tới 72 ngôn ngữ.

Ngài được Giáo Hoàng Piô VII tôn phong Chân phước ngày 15.09.1816. Tôn phong Hiển Thánh ngày 26.05.1839. Tôn phong Tiến sĩ Hội thánh 1871.

CUỘC ĐỜI DIỆU KỲ CỦA THÁNH NHÂN:

Thánh Anphongsô là một luật sư bách thắng, nhưng thánh ý Chúa để cho ngài như một Phaolô ngã ngựa trên đường Damas vì thua một vụ kiện. Và từ đây cuộc đời ngài đã nhận ra tiếng Chúa gọi. Thanh bảo kiếm đặt dưới chân Đức Mẹ chuộc kẻ làm tôi nói lên sự từ bỏ danh vọng, quyền hành, địa vị, chức tước. Thánh Anphongsô đã nhận ra cái phù phiếm của cuộc đời:” Phù vân. Tất cả đều là phù vân”. Thánh Anphongsô chọn Chúa làm gia nghiệp cho cuộc đời mình để thực thi Lời thánh Kinh:

"Hãy đi bán hết những gì con có đem cho kẻ nghèo khó và sau đó đến đây theo Thầy"( Lc 18, 22; Mt 19, 21 ).

Sau bữa cơm trưa xe bus đưa chúng tôi lên đường viếng trung tâm ĐỀN THÁNH GIÊRAĐÔ.

Đây là một trung tâm rất lớn và rất đẹp nằm ở trên đỉnh đồi Maiella, Materdomini, Campania

THÁNH GIÊRAĐÔ Tu sĩ (1726 - 1755)

Sau khi nhận phòng để ngủ qua đêm tại khách sạn kế bên đền thánh Giêrađô, chúng tôi được Lm Phêrô Khải dẫn đi thăm đền thánh. Một Sr đã giải thích cặn kẽ và ngài thông dịch lại rõ ràng và lưu loát cho chúng tôi tất cả những di tích thánh Giêrađô tại đây. Từ căn phòng thánh Giêrađô qua đời cho đến vô vàn phép lạ ngài làm và tràn đầy một căn phòng lớn những hình ảnh, những trái tim tạ ơn treo đầy tất cả trần nhà và kín chung quanh rất đẹp và ấn tượng.

Sau một đêm ngủ an lành trong an bình sáng sớm phái đoàn chúng tôi dâng thánh lễ tại nhà nguyện chính nơi mộ thánh Giêrađô, với ý chỉ đặc biệt cho vị đại ân nhân của những người Việt TNcs ở Đức là Tiến Sĩ Rupert Neudeck và cho Quê Hương Việt Nam được mau thoát ách cộng sản vô thần.

Dòng Chúa Cứu Thế sáng chói nhất có thánh Giêrađô Majella, Vị thánh hay làm phép lạ vị thánh của các thai phụ, v.v...

Sau đó điểm tâm và lên đường đến viếng đền thánh nổi tiếng thế giới Đức Mẹ Mân Côi Pompei và thành cổ Pompei.

Thành cổ Pompei có khoảng 7 thế kỷ trước Công nguyên. Là di tích lịch sử thế giới đã được UNESCO công nhận là một trong những điểm thu hút đông khách du lịch nhất tại Ý. Với khoảng 2,6 triệu du khách mỗi năm, đã bị núi lửa Vesuvius phun trào chôn vùi luôn hai thành phố vào năm 79 sau Công nguyên. Người ta chỉ khám phá ra vào năm 1738 bởi các công nhân đang xây dựng móng một cung điện mùa hè cho Vua Naples,

VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC MẸ MÂN CÔI TẠI POMPEI

Nói đến Vương cung thánh đường Đức Mẹ Mân Côi Pompei và thành phố Pompei thì phải nói đến vị Chân phước Ba-tô-lô Lông-gô người đã vẽ kiểu và khai sinh ra Vương cung thánh đường và thành phố này.

Ông sinh ngày 11 tháng 2 năm 1841 và qua đời tại Pompei ngày 5 tháng 10 năm 1926. Ông là một luật sư, một kiến trúc sư và là người truyền bá kinh Mân Côi theo đường lối của thánh

Đaminh. Một người đã tận hiến cả đời mình cho Chúa và Đức Mẹ trong công việc từ thiện giúp đỡ các trẻ em nghèo con của các tù nhân, các người nghèo và đặc biệt trong việc cổ động kinh Mân Côi cũng như công cuộc truyền giáo.

Ngày 26 tháng 10 năm 1980, Ba-tô-lô Lông-gô đã được Đức Gio-an Phao-lô II tôn phong chân phước và dâng tặng tước hiệu "Người của Đức Mẹ" và "Tông Đồ kinh Mân Côi." Chiều tối chúng tôi trở về đến nhà dòng Foyer dùng cơm chiều và nghỉ đêm.

Viếng Đền Thánh Phêrô.

- Sáng sớm phái đoàn dâng thánh lễ tại nhà nguyện của nhà dòng sau đó ăn sáng và lên đường hành hương viếng đền thánh Phêrô. Cha Phêrô Khải đã đưa chúng tôi đi bộ đúng theo lộ trình từ xa tiến vào ngõ chính của đền thánh, khi còn cách một cây số thì trình giấy và nhận một cây Thánh Giá để một người trong phái đoàn vác đi trước, đoàn vừa đi vừa lần chuỗi theo sự hướng dẫn của Lm. Antôn Nguyễn Bá Tòng chúng tôi đã tiến vào "Cửa Thánh" của "Năm Thánh Từ Bi".

Có lẽ phái đoàn chúng tôi được vinh dự vào đền thánh Phêrô đầu tiên của ngày hôm nay nên chúng tôi thong thả đi đến tận bàn thờ chính nơi có mộ của thánh cả Phêrô Tông Đồ. Nơi đây chúng tôi đứng quây quanh mộ thánh Phêrô đọc kinh để đón nhận "Ơn Toàn Xá" và cầu nguyện cho đất nước, quê hương và dân tộc Việt Nam.

Sau đó được cha Phêrô Khải giải thích tỉ mỉ rõ ràng những chi tiết trên cung thánh và trong đền thánh này, đi tiếp xuống viếng hầm mộ các Đức Giáo Hoàng. Xong phần viếng mộ cha dẫn lên và tiếp tục giải thích thêm về các nhà nguyện chung quanh trong lòng nhà thờ thì ôi thôi người ở đâu ra mà đã đông nghẹt cả. Thật là một sự vinh hạnh cho phái đoàn chúng tôi vì có cha Phêrô Khải đang học ở đây về chuyên ngành lịch sử Giáo Hội và cũng là nghành hướng dẫn viên chuyên nghiệp nên mọi cái cha đều nắm rõ và giải thích cặn kẽ cả.

Vài đặc điểm của Ðền Thánh Phêrô

Ðền Thánh Phêrô vẫn là thánh đường có kích thước lớn nhất thế giới Kitô giáo. Từ nền tầng hầm Ðền Thờ tới mái vòm cao 136 mét, từ nền Ðền thờ là 133 mét. Nguyên diện tích đền thờ, không kể nhà mặc áo, có diện tích hơn là 22,067 mét vuông. Mặt tiền đền thờ, giống như một sân túc cầu, cao 46 m và chiều ngang 115 m. Các cột cao gần 29 mét, đường kính 2.65 m. Tiền đường từ vòng cung Carlo Magno tới vòng cung Costantino dài 140 m. Chiều ngang đền thờ là 150 m chiều dài đền thờ là 187 m. Ðền Thánh Phêrô có thể chứa được 54 ngàn người nếu đứng chật hết mọi chỗ kể cả các gian lối đi.

Trong Ðền Thờ có 46 bàn thờ, bàn thờ cuối cùng được Ðức Piô 9 (1846-1878) thánh hiến ngày 16-1-1856. Có 9 bàn thờ dâng kính Ðức Mẹ dưới nhiều tước hiệu khác nhau. Tầng hầm đền thờ, nền tương ứng với nền nguyên thủy từ thời hoàng đế Costantino. Trong tầng hầm này có nhiều nhà nguyện chung quanh mộ thánh Phêrô, với những bàn thờ để các linh mục cử hành thánh lễ. Mộ của 147 trong tổng số 264 giáo hoàng cũng được đặt tại đây".

Nhà thờ Đức Mẹ Scala hiệu tòa của ĐHY PX. Nguyễn Văn Thuận

- Sau khi viếng đền thánh Phêrô chúng tôi đi viếng mộ Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại nhà thờ Đức Mẹ Scala hiệu tòa của ngài. Chúng tôi cùng đọc kinh cầu nguyện cùng ngài, xin ngài phù trợ cho đất nước Việt Nam được tai qua nạn khỏi, được thoát ách tà thuyết vô thần để khỏi mất nước vào tay tàu cộng. Hiện nay ngài đã được Giáo Hội nâng lên Đấng Bậc Đáng Kính (Venerable).

Đi viếng đền thánh Phalô ngoại thành và bước vào cửa Thánh.

Vương Cung Thánh đường Phaolô là Tông Tòa Giáo Hoàng, là một trong bốn Vương Cung Thánh Đường lớn nhất của Vatican đang mở cửa "Năm Thánh Từ Bi" cha Lịch hôm nay thay cha Khải giải thích khá rõ ràng và tỉ mỉ.

Lịch sử Ðền Thánh Phaolô ngoại thành

(Tiếng Ý: Basilica Papale di San Paolo fuori le Mura, có tên khác là Nhà thờ Thánh Phaolô) Đây là một trong bốn Đại Vương Cung Thánh Đường lớn nhất của Vatikan "Năm Thánh Từ Bi" ĐGH cho mở cửa Thánh để khách hành hương lãnh ơn toàn xá, và khách hành hươong không nên bỏ qua mỗi khi đến Giáo Đô Rôma.

Dưới bàn thờ chính hiện nay, có một tấm đá bằng cẩm thạch 2.12×1.27 mét, có ghi hàng chữ: “Paolo Apostolo Mart” (Dâng kính Tông Ðồ Phaolô Tử Ðạo). Theo một số người, bia này có từ thế kỷ thứ I, một số khác cho là từ nửa sau của thế kỷ thứ IV. Nhưng tấm bia này gồm nhiều miếng hợp thành. Ðây chính là mộ của thánh Phaolô Tông Ðồ. Ở đây cũng có một hòm kính trong đó có sợi dây xích thánh nhân khi bị bắt giam trong tù còn lưu giữ.

Theo tài liệu Thánh Phaolô đã bị chặt đầu tại tu viện Trois-Fontaines Thánh đường to lớn hơn được xây năm 386 được hoàn thành dưới thời Hoàng Ðế Onorio năm 395. Thánh đường có 5 gian, có 4 hàng cột phân ra, gồm 80 cột cẩm thạch. Là thánh đường lớn nhất của Kitô giáo trước khi Ðền Thờ Thánh Phêrô được kiến thiết. Suốt trong 15 thế kỷ Vương Cung Thánh Ðường nhiều người đến thăm và cầu nguyện.

Thánh đường mới được khánh thành năm 1854, công trình tái thiết kéo dài 100 năm. Năm 1928 xây thêm 4 cổng 100 cột, do kiến trúc sư Guglielmo Calderini. Khuôn viên bên ngoài nhà thờ có 150 cột, tất cả đều là một khối duy nhất. Cửa đồng là một kiệt tác của nghệ thuật Bizantine do Giovanni VII đặt làm ở Constantinople.

Thánh đường dài 136 m, rộng 65 m, cao 29.7 m. có 5 gian, được chia bằng 24 cột, trên trần nạm vàng hình ảnh đẹp lộng lẫy, chung quanh trên những đầu cột theo hình chữ nhật có chân dung 265 vị Giáo Hoàng, từ thánh Phêrô cho đến Ðức Benedict XVI và Phanxicô, phần cuối bên tay phải nhìn lên còn những hình tròn trống cho chân dung các ĐGH kế tiếp. Bức tranh khảm ở hậu cung do các hoạ sĩ miền Venezia thế kỷ 13 thực hiện.

THĂM VIẾNG HANG TOẠI ĐẠO

- "Hang Toại Đạo Thánh Callistô" (Catacambe Di.S Callisto)

Đây là hang toại đạo quan trọng nhất Roma. Thầy sáu Callisto là người cộng sự thân cận của Đức Giáo Hoàng Zeferino (199-217) năm 217, ngài được chọn làm đấng kế vị lèo lái con thuyền Giáo Hội dưới thời hoàng đế Antonio Heliogabale.

Đây cũng là nơi chôn cất chính thức của các Giáo Hoàng, từ Đức Giáo Hoàng Callisto trở đi cho đến cuối thế kỷ III. Các phần mộ này được Đức Giáo Hoàng Callisto nới rộng, sau đó Đức Giáo Hoàng Damacos cho trang hoàng với những bức tranh vẽ trên tường và được tôn kính cho đến thế kỷ XV.

Hang Toại Đạo này gồm 4 tầng nhưng chỉ có thể thăm tầng 2. Nơi có nhà nguyện các ĐGH. Tại đây đã có 9 Thánh Giáo Hoàng được chôn cất, trong số đó có: Thánh Sistô II, Thánh Anterô Thánh Fabianô, Thánh Luciô I và Thánh Eutichianô. Bia mộ khác bằng nguyên ngữ Hy Lạp. Cuối nhà nguyện, gian bên cạnh là mộ thánh nữ Cecillia Đồng Trinh Tử Đạo. Khi bị hành quyết nàng không nói được vì bị cắt vào cổ nhưng vẫn giơ lên 3 ngón tay biểu tượng thờ một "Thiên Chúa Ba Ngôi". Nơi đây có nhiều bức tranh Byzantin thuộc các thế kỷ VII và VIII.

Ðoàn hành hương viếng thăm nhà thờ "Quo vadis".

Quo Vadis? là một cụm từ tiếng La tinh có nghĩa là "Thầy đi đâu?". Cụm từ này dùng để chỉ một câu chuyện được lưu truyền trong Kitô giáo, liên quan đến hành động của thánh Phêrô. Đang khi chạy trốn để tránh khỏi việc bị kết án đóng đinh ở Rôma, Phêrô đã gặp Chúa Giêsu, ông hỏi Chúa: "Quo vadis, Domine?" ("Lạy Chúa, Chúa đang đi đâu?"), Chúa Giêsu trả lời: "Eo Romam crucifigi iterum" ("Thầy vào thành Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa"), ngụ ý nhắc nhở Phêrô phải can đảm tiếp tục sứ vụ của mình. Cuối cùng, ông đã quay trở thành Rôma để chịu kết án, và chịu tử đạo. Ông xin đóng đanh ngược đầu xuống dưới vì tông đồ cả Phêrô cảm thấy không xứng đáng chịu đóng đanh bình thường giống như Thầy mình.

Tiếp Kiến Đức Giáo Hoàng tại Quảng Trường thánh Phêrô.

Hôm nay là ngày thứ tư được Đức Giáo Hoàng tiếp chung nên ai cũng ăn mặc lịch sự nhất là các chị em phụ nữ Việt Nam thì đẹp như tiên với những tà áo dài bay bay đủ màu đủ sắc.

Phải phục cha Phêrô Khải ngài sắp xếp chương trình rất hay và đúng giờ nên phái đoàn Việt Nam ta và gần như vào trước tiên và ngài dẫn lên chỗ gần và tốt nhất.

Hôm nay chúng tôi cũng gặp được Đức Ông Giuse Hoàng Minh Thắng ở Rôma, và 2 phái đoàn từ Hoa Kỳ sang hành hương của Lm. PX. Trần Quốc Tuấn và Lm. Châu. Thật đúng không hẹn mà hò vì cả 3 phái đoàn đều mang theo những lá cờ Vàng Ba sọc đỏ linh thiêng của Tổ Quốc, nên hôm nay Hoàng Kỳ trên giữa Quảng trường thánh Phêrô tung bay rực trời, thật là đẹp và đầy ý nghĩa. Mọi người chờ đợi ĐGH đi ngang những hàng ghế gần mình để chụp hình và chào ngài.

Quảng trường đầy cả nhưng rất nghiêm trang và trật tự. Các ĐÔ. đọc tên và giới thiệu từng nước và những phái đoàn tham dự hôm nay, phái đoàn Việt Nam luôn là được giới thiệu gần cuối vì họ đọc tên theo bảng chữ cái nhưng khi xướng đến tên là cả khu vang dội và cờ vàng bay phất phới.

Chờ đợi hồi lâu và rồi ĐGH cũng xuất hiện tiếng hò reo vang dậy cả quảng trường thánh Phêrô. Hôm nay ngài xuống thăm giáo dân có phần đi nhanh hơn những ngày bình thường, nhưng mình cũng chụp được một số hình ảnh ngài khi đến gần cách khoảng 2m, và may mắn trong phái đoàn có một chị được bắt tay ngài và vài người được đụng đến ngài.

Ngài cũng đặt tay lên đầu một em bé Việt Nam trong đoàn và chúc lành. Sau khi xe rảo hai vòng chung quanh những lối đi trong quảng trường ngài trở về trên khán đài và chia sẻ bài Phúc Âm Người Mù Thành Giêrikhô (Lc 18,35-43) "Ngươi muốn Ta làm gì cho ngươi? - Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy". với tất cả mọi người...

Viếng nhà thờ Đức Bà Cả

Đền thờ Đức Bà Cả cũng gọi là Vương Cung Thánh Đường Liberiô, được xây trên đồi Esquilinô thành Rôma. Truyền thuyết kể rằng đêm mồng 4 rạng mồng 5 tháng 8 năm 352, Đức Mẹ hiện ra với Đức Liberiô I, và truyền lệnh xây một đền thờ nơi chỗ nào có tuyết rơi trong đêm hôm đó. Sáng hôm sau Đức Giáo Hoàng đến đồi Esquilinô thấy có tuyết rơi, thời kỳ này là mùa hè mà lại xảy ra đúng như lời Đức Mẹ đã nói với ngài trong giấc mơ, vì vậy đền thờ này cũng được gọi là Đền thờ Đức Mẹ xuống tuyết. Từ đây ngài chọn nơi đây xây đền thờ kính Đức Mẹ năm 366. Đền thờ được Đức Sixtô III chỉnh trang và cung hiến năm 435 để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa mà Công đồng Ephesô đã tuyên tín năm 431. Gọi là đền thờ Đức Bà Cả vì là đền thờ đầu tiên và là một trong bốn Vương cung thánh đường lớn nhất tại Rôma. Đền thờ được xây dựng, mở rộng trùng tu nhiều lần qua nhiều thế kỷ. Tiền đường chính được xây thế kỷ XVIII. Tháp chuông kiểu Rôma tuyệt đẹp được hoàn thành năm 1377 và được kể là ngọn tháp cao nhất kinh thành Rôma.

Đền thờ Đức Bà Cả cũng còn có tên là Đền thờ Đức Bà máng cỏ, vì nơi nguyện đường này có máng cỏ Chúa Hài Nhi nằm được đưa từ Giêrusalem về đây. Được thiết lập gần bàn thờ chính, về sau được thỉnh về nguyện đường Sixtine do Đức Sixtô V xây cất.

Đền thờ Đức Bà Cả tôn kính ảnh Đức Mẹ lừng danh nhất do thánh Luca minh hoạ, gọi là Đức Mẹ nhân dân thành Rôma (Salus populi Romani), đã được đội triều thiên liên tiếp nhiều lần do Đức Clementê VIII, Đức Grêgôriô XVI, và Đức Piô XII ngày 01.11.1954, Năm Thánh Mẫu kỷ niệm 100 năm Đức Piô IX tuyên tín Đức Mẹ Vô Nguyên Tội. Dịp này Đức Piô XII với thông điệp Ad Caeli Reginam, tuyên ngôn vương quyền của Mẹ và thành lập lễ Mẹ Nữ Vương ngày 22 tháng 8. Trên trần và những bàn thờ tượng ảnh hầu như toàn mạ vàng, tất cả mọi cái đều rất qúy giá, hay là vô giá.

Viếng Vương Cung Thánh Đường Tông Tòa Giáo Hoàng Lateranô.

Ðền thờ Gioan Latêranô là nhà thờ chánh toà của Ðức Giáo Hoàng. Ðức Thánh Cha với tư cách là Giám Mục Roma, đặt ngai tòa của mình tại nhà thờ chánh tòa tại đây. Ðền thờ này được xây dựng vào năm 320 khi Giáo Hội Chúa Kitô, tượng trưng cho Tòa Thánh Roma vừa thoát qua khỏi một thời kỳ cấm cách, bắt bớ vô cùng khủng khiếp.

Ðền thờ này do công của Hoàng đế Constantinô xây dựng để tôn vinh danh Chúa và để dân Chúa có nơi tụ tập, đọc kinh cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Ðền thờ này đã được cung hiến vào khoảng thời gian trên. Lịch sử đã thuật lại rằng, khi hoàn tất ngôi thánh đường này, nhiều đoàn người khắp trong thành phố Roma đã tuôn đến để dự lễ khánh thành và hiệp ý trong nghi lễ cung hiến ngôi thánh đường dùng đặt ngai tòa của Ðức Giáo Hoàng là Giám Mục Roma.

Ngôi đền thờ Latêranô đã trải qua biết bao nhiêu biến cố, biết bao nhiêu thăng trầm của đạo Công Giáo, biết bao nhiêu thử thách, khó khăn của các thời Hoàng đế Roma trị vì. Biết bao nhiêu người đã tới thánh đường Latêranô để xin rửa tội, gia nhập đạo thánh Chúa trong những đêm phục sinh và mừng lễ vượt qua tại đây. Theo như cha giải thích thì tại đền thờ này có mộ phần của thánh Mathias tông đồ thứ 12 thay thế ông Giuđa phản Chúa. Và nhiều mộ của các tông đồ nhất. Phía trước mặt đền thờ có tượng thánh Phanxicô khó khăn và các bạn của ngài đến đây để xin gặp Đức Giáo Hoàng.

Nhà Nguyện cầu thang thánh (Scala Santa Monument)

Cầu thang thánh (Scala Santa Monument) với những bậc thang Chúa Giêsu đã đặt chân lên khi đến gặp tổng trấn Philatô (được Thánh nữ Hêlêna đem từ Israel về). chúng tôi đã đi bằng đầu gối qua 28 bậc thang để đến được đỉnh cầu thang đối diện với cung thánh.

ĐẤU TRƯỜNG CÔLÔSÊ

Đây là nơi gắn liền với lịch sử của Giáo Hội Công Giáo vì biết bao nhiêu người đã đổ máu đào tử đạo tại đây. Biết bao nhiều anh hùng tử đạo đã bị giết, bị nhốt và cho thú dữ dày xéo, ăn thịt. Những hạt giống tử đạo đó đã sinh ra nhiều hoa trái rất lạ kỳ, cho đến một ngày nào đó đã ướp đậm cả kinh thành nguy nga tráng lệ Rôma và trở thành Giáo Đô của Giáo Hội Chúa Kitô phục sinh như lời Ngài đặt tên cho người thuyền chài Phêrô.

Đá Tảng này Ngài đã đặt tại đây và cửa hỏa ngục có công phá bao nhiêu cũng không thể lay chuyển được. Kế bên là một Khải Hoàn Môn, sau khi tham quan và chụp vài tấm ảnh làm lưu niệm thì trời đã chiều nên đoàn lên đường trở về nhà dòng Foyer dùng cơm chiều.

Cả một ngày hôm nay chúng tôi đã được tiếp kiến Đức Giáo Hoàng, đi thăm biết bao nhiêu là những di tích kỳ công của kinh thành Giáo Đô muôn thuở. Buổi tối trở về nhìn lại ngày sống và nghỉ ngơi để lấy sức cho hôm sau.

Thăm Đài phun nướcTrevi

Ở Roma có rất nhiều đài phun nước tráng lệ, song có lẽ nổi tiếng và đặc biệt hơn cả là đài phun nước Trevi, Đài phun nước Trevi cao 25.9m, rộng 19.8m, ở giữa đài phun là tương hai vị thần Neptune và Oceanus. Ban đầu đây là miệng của một máng dẫn nước thời La Mã cổ đại cung cấp nước cho thành phố từ nguồn nước tinh khiết cách đó hơn 10km. Năm 1730 Giáo Hoàng Clement XII tổ chức cuộc thi vẽ kiểu để xây dựng lại đài phun nước, công việc nâng cấp bắt đầu năm 1732 và hoàn thành năm 1762. Trevi là một công trình nổi tiếng nhất của thành Roma, đài phun nước Trévi là một trong những điểm thu hút du khách khi ghé thăm thành phố Rôma này.

Trung tâm của đài phun là bức tượng thần biển khổng lồ đứng trên cỗ xe được điều khiển bởi hai vị thần đầu người thân cá. Phía trên là bốn bức tượng đại diện cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Người ta thường ném xuống đài phun nước những đồng tiền cắc cho các mơ ước riêng để có dịp quay lại Rome thêm một lần nữa. Như lời cha Khải nói, mỗi ngày có tới vài ba ngàn Euro được du khách ném xuống đây. Số tiền này Tòa thánh và chính phủ không lấy nhưng dành cho Caritas lấy mỗi tuần một lần để giúp những công việc bác ái.

Trở lên xe Bus tiếp tục đưa chúng tôi đi qua những khu phố và con đường đẹp nhất Rôma như cha Khải giải thích, Tòa nhà Quốc Hội, dinh Tổng thống v.v.. và v.v...

Thăm Giáo Xứ Đức Giáo Hoàng thánh Gioakim.

Cha dẫn chúng tôi tới thăm nhà thờ Giáo xứ ĐGH thánh Gioakim. Đây là nhà thờ của riêng Đức Giáo Hoàng, là qùa tặng của nhiều nước góp lại nên bên trong có nhiều nhà nguyện của mỗi nước đã góp phần tặng Đức Goàng trong đó.

Chúng tôi được cha Bề trên Giám Tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Roma tại đây tiếp chuyện rất lịch sự và vui vẻ. Ngài cũng chia sẻ, kể chuyện ngài mới về thăm Việt Nam v.v... Ngài cũng dành cho chúng tôi một giờ chia sẻ và giải thích về nguồn gốc bức ảnh lừng danh thế giới và đã làm rất nhiều phép lạ. Đó là bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Sau khi chia tay đoàn tới đền Đức mẹ Hằng Cứu Giúp Tổng Quyền trên toàn thế giới ăn trưa và nghỉ ngơi đôi chút. Buổi chiều dâng thánh lễ bế mạc Năm Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại đền chính này. Có 5 Lm.Việt Nam đồng tế trong thánh lễ. Thêm một số Sơ và những người Công Giáo Việt Nam nơi đây tới tham dự chung. Có cô bé Thanh Thanh ở đây là Oganistiner tới giúp đánh đờn. Thánh lễ bế mạc Năm Thánh của dòng CCT trên toàn thế giới, lại được dành đặc biệt cho Việt Nam thật là vô cùng cảm động.

Chúng tôi cũng đặt ảnh của vị Đại Ân Nhận người Việt TNcs tại Đức trên cung thánh và cầu cho ông Dr. Rupert Neudeck và một bên là bức ảnh người di cư năm 1954 từ Bắc vào Nam chạy trốn cộng sản gồng gánh nhưng tay vẫn cầm theo khung ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. (Bức hình bằng ngàn lời nói.)

Cuối thánh lễ cha bề trên nhà tỉnh dòng thế giới có đến chia sẻ cám ơn và tặng đoàn hành hương bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp sau đó chụp ảnh chung.

Đoàn hành hương chúng tôi đã hoàn tất chặng đường như Giáo Hội mời gọi trong Năm Thánh LCTX này nên buổi tối hôm nay cha Khải đã nhận từ Tòa Thánh chứng chỉ rằng chúng tôi đã tham dự chương trình hành hương đầy đủ 7 nơi trong Năm Thánh LCTX. như Giáo Hội đã mong muốn và làm theo lời của Đức Giáo Hoàng.

Trong phái đoàn hành hương 49 người này tôi thấy rất đặc biệt. Có Giáo sư khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh, có Ông bà Bs. Trần Thị Mỹ Lâm và ông Ks. Lê Ngọc Châu đều là những người trí thức đang tìm hiểu học hỏi về đạo Công Giáo, (mong một ngày nào đó được tham dự lễ gia nhập đạo của Qúy vị thì qúy hóa lắm.)

Sáng sớm ngày cuối cùng Phái đoàn dâng thánh lễ tạ ơn và ăn sáng chung. 9h xe Bus đưa chúng tôi ra Phi trường FIUMICINO và chia tay trở về Đức, Mỹ, Hòa Lan và Đan Mạch.

Cảm ơn qúy Lm. Qúy Sơ nhà dòng Foyer đã ưu ái phục vụ những bữa ăn thật ngon và đầy tình thương yêu như Lời Chúa dạy. Cảm ơn cha Giám Đốc Gioan Trần Mạnh Duyệt đã chia sẻ những lời thương yêu và còn ra tận xe đưa chân Phái đoàn. Cám ơn tất cả anh chị em đồng hành hương và đặc biệt cảm ơn Ông trưởng đoàn tổ chức Vicentê Nguyễn Văn Rị và Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải. Phải nói thêm rằng cha là một người rất giỏi về lịch sử đạo lẫn đời và nhiều lãnh vực khác nữa chứ không phải chỉ là nói về Công Lý và Nhân Quyền như từ trước tới nay mọi người đã biết.

Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng con một tuần lễ hành hương về Thánh Đô Rôma tràn đầy hồng ân của "Lòng Chúa Thương Xót"

Một chuyến hành hương qúa tuyệt vời!

Lòng Thương Xót Chúa rải xuống đời

Năm Thánh Từ Bi tràn cõi thế

Làm sao chuyển tải hết thành lời

Cảm ơn Thiên Chúa, cảm ơn người

Anh em bốn biển tình chẳng vơi

Bạn bè năm châu đầy thương mến

Cầu chúc cho nhau mãi rạng ngời.

Trầm Hương Thơ

19.06.2016
 
Làm phép và khánh thành nhà thờ An Hiệp, GP Vĩnh Long
Người Giồng Trôm
07:37 22/06/2016
GIÁO PHẬN VĨNH LONG: LÀM PHÉP VÀ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ AN HIỆP

Niềm vui lớn đã đến với họ đạo An Hiệp (Vĩnh Long) sau nhiều năm chờ đợi. Ngôi Thánh Đường được xây dựng sau nhiều năm tháng được hoàn thành bởi bao lao nhọc, bao mồ hôi và có khi cả nước mắt nữa.

Xem Hình

Được biết họ đạo An Hiệp được thành lập 61năm. Với thời gian 61 năm, không dài nhưng cũng không thể gọi là ngắn. Với nhiều nỗ lực từ giáo sĩ đến giáo dân, Họ đạo An Hiệp đã sinh ra và lớn lên trong gian nan và thử thách.

Khởi đầu từ năm 1955, một số giáo dân khoản 1300 người di cư thuộc gốc Phúc Hải, Hiếu Thuận, Phúc Nhạc, Như Sơn, Quần Triêm... cùng với Cha cố Antôn Phạm Bá Nha từ Đốc Vàng Long Xuyên (điểm dừng chân khi mới từ Miền Bắc vào) đến định cư trên miền đất này. An Hiệp khởi sinh từ một cánh đồng hoang vu, sình lầy, cỏ lác chằng chịt, lau sậy um tùm, cảnh vật vắng vẻ không một bóng người qua lại, khiến những người mới đến cảm thấy hoang mang.

Đứng trước cảnh tượng như thế, Cha cố Antôn cùng với các cộng sự viên lược thảo kế hoạch động viên bà con giáo dân khẩn trương khởi công: phát cỏ, đốn cây, san lấp mặt bằng, đào ao đắp nền nhà, phân chia đất làm khu Thánh đường, nhà xứ, nhà trường, khu dân cư trên diện tích 10 hecta.

An Hiệp được đặt cho tên cũng là để bày tỏ lòng biết ơn của Cha cố Antôn cũng như giáo dân đối với vùng đất đã cưu mang mình. Ngoài ý nghĩa cao đẹp trên ngài còn muốn nhắc nhớ con chiên bổn đạo phải biết sống an hòa, hiệp nhất với nhau, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong tình thương của Chúa Kitô.

Vào năm 1958, chăm lo cho việc trồng người, Cha Sở Antôn cho xây dựng trường học song song với việc lo nơi an cư cho bà con giáo dân. Mọi việc cơ bản hoàn thành, Cha cố Antôn khởi công xây Nhà thờ Họ đạo An Hiệp. Với hoàn cảnh nghèo lúc ấy, An Hiệp chỉ là ngôi nhà thờ được dựng lên bằng những vật liệu thô sơ cây tre lá mà thôi.

Hai năm sau đó, năm 1970, Cha cố Antôn cho xây lại Nhà thờ, nhà trường khang trang bằng vật liệu bán kiên cố. Riêng khu nhà xứ vẫn giữ nguyên hình: nhà cây đơn sơ như thuở nào.

Gần 30 năm chống chọi với thiên nhiên, với khí hậu khắc nghiệt vùng ven biển nước mặn để rồi năm 1998 từ nhà thờ, trường học và cả nhà xứ xuống cấp trầm trọng. Cha Phêrô Phạm Văn Thuyết, phụ trách họ đạo An Hiệp dưới sự hỗ trợ của cha sở Phaolô Khổng Đức Ý, Ngài đã tôn tạo lại Nhà thờ, trường học, nhà xứ dùng tạm.

Và ấp ủ xây ngôi Thánh Đường An Hiệp mới được ấp ủ trong lòng Cha Phêrô. Cha Phêrô đã cố gắng bằng chính nỗ lực của Ngài bằng việc trồng. .. cây kiểng.

Khởi công từ năm 2013, sau hơn 3 năm tích góp, ngôi Thánh Đường An Hiệp được mọc lên sau bao mơ ước, công sức mồ hôi và nước mắt nữa.

Hôm nay, 22 tháng 6, một ngày ghi dấu hồng phúc trên họ đạo An Hiệp.

Sau nhiều ngày chuẩn bị, hôm nay Họ Đạo An Hiệp khánh thành nhà thờ mới và dâng lời tạ ơn Chúa. Từ sáng sớm, cộng đoàn dân Chúa, ân nhân từ nhiều nơi trong vùng đã về với An Hiệp. An Hiệp hân hoan đón Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai về chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay. Cùng với sự hiện diện của Đức Cha Phêrô, có sự hiện diện của Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, Cha Đaminh Bùi Văn Đằng – Quản Hạt Bến Tre và nhiều Cha khác nữa trong và ngoài giáo phận Vĩnh Long.

9 g 30, đoàn rước tiến đến tiền sảnh Nhà Thờ. Cộng đoàn cùng hiệp tâm tình “Hỡi cửa công chính hãy mở cho tôi vào cho tôi vào tạ ơn Thiên Chúa. ..”

Sau đó, Đức Cha Phêrô bắt đầu cử hành nghi thức làm phép nhà thờ mới: Anh chị em thân mến, chúng ta vui mừng tề tựu tại đây để dâng nhà thờ mới này cho Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy khẩn khoản nài xin Người khấng thương đến ở với chúng ta, và dùng quyền năng Người, mà làm phép nước này sẽ rảy trên chúng ta, để làm dấu chỉ thống hối, để nhớ lại bí tích Rửa Tội, cũng để thanh tẩy các tường nhà thờ mới này. Nhưng nhất là, chúng ta phải lưu tâm: Chính chúng ta đã được đức tin và đức mến kết hợp nên một, nên chúng ta đã là hiện thân của Hội Thánh sống động ở giữa trần gian, để làm dấu chỉ và chứng nhân của tình yêu Thiên Chúa, yêu thương hết mọi người.

Đức Cha đọc lời nguyện làm phép: “Lạy Chúa, nhờ Chúa, mọi vật đã được nhìn thấy ánh sáng sự sống. Chúa tha thiết yêu thương loài người đến nỗi không ngừng chăm sóc nuôi dưỡng họ như một người cha, mà còn dủ lòng thương lấy sương sa bác ái rửa sạch mọi tội lỗi và không ngừng dẫn đưa họ về với Đức Kitô là thủ lãnh. Quả thế, vì lòng thương, Chúa đã quyết định: Những ai vướng mắc tội lỗi mà bước xuống dòng nước thánh, thì được chết với Đức Kitô và được chỗi dậy trong sạch, trở nên chi thể của Người, và cùng với Người thừa kế phần thưởng đời đời.

Vì vậy, xin Chúa ban phép lành + và thánh hoá nước này, để khi rảy trên chúng con và các tường của nhà thờ này, nước ấy trở nên dấu chỉ thứ nước thanh tẩy cứu rỗi, sẽ gột rửa chúng con trong Đức Kitô, làm cho chúng con trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần. Và xin cho chúng con, khi cùng với anh chị em cử hành các mầu nhiệm thánh trong nhà thờ này đáng đạt tới Giêrusalem trên trời”. Amen.

Lời nguyện làm phép kết thúc, Đức Cha rảy nước phép trên nhà thờ và cộng đoàn.

Sau bài Tin Mừng, Đức Cha Phêrô chia sẻ với cộng đoàn: Anh chị em thân mến ! Hôm nay Họ Đạo chúng ta đến đây, có thân nhân ân nhân đến đây để khánh thành ngôi nhà thờ mới này. Chúng ta vui mừng cảm tạ ơn Chúa và xin Chúa thánh hóa Ngôi Nhà Thờ này để dành đây là nơi cầu nguyện với Chúa cho xứng đáng. ..

... Phụng vụ Giáo Hội chọn lời Chúa về việc Chúa lật đổ quân buôn bán trong đền thờ Giêrusalem. .. Chúng ta cùng nhau suy nghĩ thái độ phải có về Đền Thờ là kính trọng Đền Thờ. .. Chúa Giêsu gìn giữ Đền Thờ vì Đền Thờ là nơi Thiên Chúa đối thoại với con người. Chúa Giêsu bảo vệ tối đa mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa. Mối quan hệ đó là mối giao ước giữa Thiên Chúa và con người. .. Trong Đền Thờ con người và Thiên Chúa đến với nhau. Con người đến Đền Thờ để gặp Chúa nhưng rồi con người đã làm mất sự thánh thiêng bằng việc mua bán nên Chúa Giêsu tức giận. .. Đền Thờ cũ bị phá hủy còn Đền Thờ mới là Đức Giêsu Kitô hiện thân của Chúa Thánh Thần, Đền Thờ mới này không bao giờ bị phá hủy. ..

Đức Cha Phêrô cũng nhắc lại hình ảnh của Cha Cố Antôn cũng như nhà thờ, nhà xứ mà Cha Cố xây dựng. Đức Cha cũng nhắc đến Cha Phêrô Phạm Văn Thuyết đã cố gắng trước nhu cầu sinh hoạt của giáo dân để rồi năm 2013 Cha Phêrô xin phép xây dựng.

... Chúng ta kính trọng Nhà Thờ mỗi khi chúng ta đi ngang, khi chúng ta vào Nhà Thờ chúng ta bái quỳ và không được làm ô uế Nhà Thờ. Nhà Thờ hôm nay hiến dâng cho Chúa, là nơi thờ phượng Chúa. Đừng biến thành nơi buôn bán, không để thành nơi tham nhũng, quyền lực, gây gỗ. .. nếu không Chúa quở trách như xưa Chúa quở trách Đền Thờ Giêrusalem. Chúng ta tạ ơn Chúa đã cho chúng ta ngôi nhà thờ này. .. chúng ta đến để lãnh các bí tích, để viếng Chúa Thánh Thể, gặp Chúa, thờ phượng, cảm tạ vì những ơn lành Chúa đã ban.

Để kết, Đức Cha nói: “Xin Chúa chúc lành cho Ngôi Nhà Thờ của chúng ta, xin Chúa chúc lành cho Họ Đạo và cho toàn thể anh chị em chúng ta”.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha Phêrô Phạm Văn Thuyết và Ban Quới Chức ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha, Đức Ông, quý cha Quản Hạt, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, cộng đoàn dân Chúa và quý vị ân nhân xa gần. Cha Phêrô cũng không quên ơn Đức Cha Tôma đã quan tâm giúp đỡ. .. cách riêng cảm ơn Anh Sáu Thiết và Họ Đạo. Xin cảm ơn Anh chị em thợ không ngại mưa nắng để làm nên ngôi nhà thờ. ..

Sau Lễ, cộng đoàn cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật với Họ Đạo An Hiệp.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót ban muôn ơn lành trên Cha Sở Phêrô cùng cộng đoàn dân Chúa An Hiệp và ân nhân xa gần. Xin Chúa chúc lành cho An Hiệp ngày mỗi ngày phát triển mạnh về đức tin để làm chứng cho Chúa giữa vùng đất Bến Tre.
 
Chia sẻ Lòng Thương Xót Chuá tại giáo xứ Tam Trang GP. Vinh
Maria Vũ Loan
08:32 22/06/2016
Từ ngày 19 đến ngày 21/6/2016, chúng tôi cùng một linh mục Thừa Sai Lòng Thương Xót Chúa đã đến giáo xứ Tam Trang, giáo hạt Nguồn Son, giáo phận Vinh, Quảng Bình để chia sẻ về lòng thương xót của Thiên Chúa, giải tội cho những hối nhân, thăm hỏi những bệnh nhân và sinh hoạt với các em thiếu nhi.

Xem Hình

Ngày thứ nhất, vừa đến sân bay Đồng Hới, chúng tôi đã được cha quản xứ Micae Trần Trung Năng đến đón về nhà xứ. Cảnh đẹp hai bên đường của Quảng Bình chúng tôi đã có dịp biết đến, nhưng lần này mới quan sát kỹ vùng thôn quê sâu trong rừng, nơi có ba giáo họ của giáo xứ được coi là nghèo nhất giáo phật Vinh.

Ngay tối hôm đó, chúng tôi được tham dự thánh lễ Chúa Nhật tại một giáo họ có tên là Phú Trang. Khi thấy giáo dân nườm nượp bước vào lòng nhà thờ, khoảng một nửa các bà các chị mặc áo dài, ngồi chật kín hai dãy ghế bên trái lòng nhà thờ. Nhìn cung cách sốt sắng và dáng vẻ khắc khổ của các “mệ” (mẹ), chúng tôi dạt dào cảm xúc.

Trong chuyến đi này, cha Giêronimô Nguyễn Đình Công, một trong sáu linh mục được Đức Thánh Cha trao tác vụ Thừa Sai Lòng Thương Xót Chúa chia sẻ mục vụ và giải tội cho các giáo dân, còn chúng tôi trợ giúp bệnh nhân và chia sẻ quà phù hợp cho các cháu thiếu nhi tại ba giáo họ.

Trong bài giảng, cha Giêrônimô giới thiệu cha là một trong 1071 vị mục tử được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn làm thừa sai trong Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016. Cha giải thích, các vị mục tử này được sai đi khắp thế giới, đi bất cứ chỗ nào, đi bất kể ngày đêm để làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa bất chấp thời gian và giải tội cho các hối nhân, làm thế nào để Lòng Thương Xót đụng chạm đến các hối nhân. Các vị mục tử này còn được trao một năng quyền đặc biệt chỉ dành cho Năm Thánh Lòng Thương Xót là tha những vạ chỉ dành cho Tòa Thánh.

Cha đưa ra các tiêu đề:

1. Lòng Thương Xót là gì?

2. Chúng ta có cần Lòng Thương Xót của Thiên Chúa không?

3. Chúng ta sống Lòng Thương Xót như thế nào?

Và giải thích cụ thể những tiêu đề đó. Thí dụ như trong tiêu đề thứ nhất, lòng thương xót thì khác lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn là bản năng của con người, có điều kiện và chỉ có giới hạn; trong khi đó lòng thương xót là bản chất của Thiên Chúa, không giới hạn và đến muôn đời...Trong tiêu đề thứ hai, cha đưa ra những ví dụ cụ thể trong đời sống gia đình để mọi người thấy rằng chúng ta cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa để biết yêu thương cho trọn vẹn. Tiêu đề thứ ba, cha giúp giáo dân muốn sống lòng thương xót thì phải biết tha thứ. Có thể nói nếu không biết tha thứ là dấu chỉ chưa trải nghiệm được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa vì Thiên Chúa tha thứ cho con người.

Khi được biết cha sẽ giải tội cho đến tối khuya, nhiều giáo dân đã ở lại để xưng tội; Chúng tôi chia quà cho các cháu trong lòng nhà thờ; quà của chúng tôi vẫn quen thuộc là áo pull, khăn tay, kẹp tóc và bánh kẹo. Ngoài sân nhà thờ hôm nay rộn rã bước chân của những người phục vụ. Chúng tôi ngồi uống trà và mời bánh quí ông trùm, giáo lý viên...lòng tràn ngập niềm vui khi thấy ở đây ai cũng quí khách.

Chúng tôi nghỉ đêm tại nhà xứ Tam Trang, ngôi nhà khang trang cứng cáp có thể hội họp, đón một số khách, được xây sau cơn bão Hải Yến năm 2013, khi cha xứ mới về đây và cơn bão đánh sập nhà xứ nhỏ (mà chúng tôi có dịp nhìn thấy khi đến đây cứu trợ bão lụt).

Ngày hôm sau, cha Thừa Sai LCTX ở lại nhà xứ có việc riêng, còn chúng tôi đi thăm bệnh nhân. Con đường quê của vùng này rộng thoáng, hai bên đường cây xanh mướt làm chúng tôi dễ chịu, dù cái nóng từ sáng đến trưa lên cao dần đến 37 độc C. Ở đây, các ông các bà thường bị tai biến mạch máu não do lao lực quá sức, ăn mặn và ăn uống không điều độ. Nhiều nhà con cái phải đi làm, các ông bà cứ nằm đó, đến chiều tối mới có người về nhà chăm sóc. Cả buổi sáng và nửa buổi chiều chúng tôi mới thăm được 21 gia đình, mỗi nhà mỗi cảnh. Lòng chúng tôi nhủ thầm, quả là đến vùng này chia sẻ thật đúng chỗ đúng lúc!

Đến buổi tối của ngày thứ hai, 20/6/2016, niềm vui còn dâng cao hơn nữa tại nhà thờ chính của giáo xứ khi không có thánh lễ, chỉ thông báo có cha giảng, giải tội và sinh hoạt thiếu nhi, thế mà nhà thờ đông vui đến bất ngờ. Trẻ em ngồi kín ghế bên trên, còn người lớn ngồi bên dưới, tòa giải tội để ngoài sân “cho mát”.

Nếu chú ý một chút sẽ thấy những khuôn mặt xương xương, khắc khổ của giáo dân chăm chú nghe bài giảng của cha Thừa Sai về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, hẳn là đụng chạm đến đáy lòng người giáo dân ở đây vì việc mưu sinh của người dân vùng bắc trung bộ này nghèo khổ quá: một năm chỉ có một mùa lúa và một mùa lạc (đậu phộng) trồng ở gần chân núi. Một kg lạc còn nguyên vỏ là 1 Usd, lá cây lạc phơi khô cho bò ăn; sáng nay chúng tôi còn gặp hai người ngồi tuốt lạc mướn. Mùa này nhà nào cũng phơi lạc trước sân. Với hai mùa như thế, nhu cầu đời sống thường ngày còn khó khăn, nhất là khi có bệnh tật; nếu không bám víu vào lòng thương xót của Thiên Chúa thì bất hạnh biết bao!

Cha xứ nói đùa rằng, ở đây có ba nguyên do làm cho giáo dân đến nhà thờ đông, thứ nhất là có trăng sáng, thứ hai là có “cụ mới”, tức là có cha ở nơi khác đến giảng, và thứ ba là giáo xứ có phát gạo; làm cha thừa sai và chúng tôi cười rộn lên.

Các em thiếu nhi của buổi tối này đông đến bất ngờ. Chúng tôi vẫn không bối rối vì đã chuẩn bị quà một cách “chu đáo”. Nếu quí vị có mặt ở đây hay xem những video clip của chúng tôi mới thấy sự hớn hở và nụ cười vui của các cháu rõ nét như thế nào trên khuôn mặt của chúng.

Trở về sân nhà xứ trò chuyện thêm với các bạn thuộc giới trẻ, niềm hạnh phúc nho nhỏ như đang lớn dần, thấm vào người chúng tôi sau một ngày phục vụ. Tại sao trẻ con ở đây lại đông thế? Các bạn trẻ trả lời rằng, gia đình nào cũng có từ ba bốn đến sáu bảy người con, có khi là tám hoặc mười đứa....giáo dân sợ tội nên không dám kế hoạch hóa gia đình. Việc tuyên truyền kế hoạch hóa ở đây là thất bại rõ ràng!

Sáng sớm, lúc 04 giờ 30 ngày thứ ba, 21/6/2016, đoàn chúng tôi được cha xứ chở đến giáo họ Thuận Trang, cách giáo xứ 4 km. Hai bên con đường đất có trồng hàng cây keo chạy dài làm chúng tôi có cảm tưởng đang đi xuyên khu rừng già trong đêm vắng. Thánh lễ sáng nay không được báo trước nên khi đến nơi cha xứ phải bắc loa kêu gọi giáo dân đến tham dự thánh lễ. Khoảng mười lăm phút sau, ngôi nhà nguyện nhỏ cũng có đủ thành phần dân Chúa với lòng sốt sắng, hẳn là đã vốn có nơi gần chân núi này. Cha thừa sai giảng ngắn gọn hơn tối hôm qua nhưng cũng đầy đủ ý nghĩa về sự gặp gỡ, va chạm của lòng thương xót Chúa đến với từng gia đình trong các biến cố cuộc đời, nhất là nơi vùng sâu vùng xa này. Sau thánh lễ cũng có chút quà nhỏ cho trẻ em và giáo dân; chúng tôi đã tiếc rằng không mời mọi người chụp hình chung để có thể giữ lại nét chân chất của người giáo dân vùng quê này.

Thật ra trong chuyến đi này, chúng tôi muốn vận động 120 phần quà người lớn gồm gạo và phong bì tiền nhưng cha xứ giải thích, giáo xứ có khoảng 2.800 giáo dân “nghèo đều nhau”, thật khó chọn lựa gia đình khó khăn để cho cùng một lúc; cho quà giáo họ này thì giáo họ khác hỏi sao không được nhận quà, rồi kiện cáo...không ổn! Thế là chúng tôi chỉ giúp bệnh nhân, chia quà cho thiếu nhi và cho “du kích” những ông bà cụ già, khắc khổ trên đường đến nhà thờ hoặc từ nhà thờ đi về nhà, một cách khéo léo, cũng được khoảng hơn 20 ông bà cụ. Khi “báo cáo” chuyện này với cha xứ, cha chỉ cười xòa về cách “lách luật làng” của chúng tôi!

Ban đầu, chúng tôi định đến Ban Mê Thuột, nhưng chẳng hiểu sao “đường cong của Chúa Thánh Thần” lại khiến chúng tôi bay ra Quảng Bình; và khi đến giáo xứ Tam Trang, chúng tôi rất vui vì trẻ em đông, thanh niên trụ ở nhà làm nông trồng lạc khá nhiều (chứ không vào Sài Gòn làm thuê làm mướn rồi trở thành di dân tạm trú như nhiều thanh niên tỉnh khác) nên cuộc gặp gỡ thật đậm đà.

Cha và chúng tôi về đến Sài Gòn nhanh gọn, như đi một chuyến xe từ miền tây về vậy! Quả là Chúa đã chúc lành khi có cha đi mục vụ Lòng Chúa Thương Xót và cũng chúc lành cho chúng tôi khi đi chia sẻ theo kiểu “cổ điển”. Xin mời các đơn vị từ thiện Công Giáo, nên đi máy bay giá rẻ mà đến đây chia sẻ cho thấm đậm tình quê hương và gặp gỡ một giáo xứ rất dễ thương, đáng mến.
 
Phỏng vấn Thầy Lazarus Xuân Tạo
VietCatholic Network
18:22 22/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Thánh giá giáo tỉnh Hà Nội luân lưu tại hạt Thuận Nghiã
Px Đinh Nguyễn
22:37 22/06/2016
THÁNH GIÁ GIÁO TỈNH HÀ NỘI, LUÂN LƯU TẠI HẠT THUẬN NGHĨA

Chiều ngày 20 tháng 06 năm 2016, Thánh giá Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội được cung nghinh một cách lòng trọng từ giáo hạt Cửa Lò về giáo hạt Thuận Nghĩa. Cha đặc trách giới trẻ giáo hạt và đại diện các bạn trẻ của 15 giáo xứ đã có mặt từ rất sớm ở Giáo xứ Lập Thạch, hạt Cửa Lò để đón nhận Thánh Giá.

Xem Hình

Vào lúc 16h00 Thánh giá về tới giáo xứ Thuận Nghĩa. Tất cả quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, các bạn trẻ trong giáo hạt cùng đông đảo bà con giáo dân đã qui tụ đông đủ để chuẩn bị cung nghinh Thánh giá từ quốc lộ 1A tới nhà thờ Thuận Nghĩa. Trong cái nắng nóng của mùa hè, những ánh mắt mỏi mòn chờ đợi của các bạn trẻ chợt lóe lên một ánh sáng của vui mừng vì sự mong chờ bấy lâu nay đã đến, những tràng pháo tay, những tiếng trống, tiếng kèn nổi lên như muốn diễn đạt một niềm vui khi được cung nghinh Thánh giá Đức Kitô. Đó ắt hẳn là tâm tình của những người con muốn thể hiện lòng thảo kính đối với người Cha của Tình Yêu. Cuộc rước thật long trọng và sốt sắng thể hiện được sức sống của giới trẻ nhất là đức tin và lòng mến của mỗi người con Thuận Nghĩa đối với Thánh Giá Chúa.

Cuộc cung nghinh kết thúc bằng thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá do Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính Chủ tế. Trong lời khai lễ, Ngài mời gọi mọi người, nhất là giới trẻ hãy tận dụng thời gian Thánh Giá được lưu lại tại giáo hạt, giáo xứ của mình, suy niệm về Tình Yêu của Đức Kitô, để mỗi người biết đền đáp lại tình yêu của Ngài một cách cân xứng. Qua đó, mỗi người hãy mang tình yêu của Đức Kitô đến với những người xung quanh. Cũng trong tâm tình đó, trong bài chia sẻ, cha đặc trách giới trẻ đã gợi ý cho cộng đoàn suy niệm về ý nghĩa của Thánh Giá, Thánh giá là niềm tin yêu và hy vọng và Ngài mời gọi các bạn trẻ hãy tích cực tham gia các cuộc cung nghinh và đi đàng thánh giá tại các giáo xứ theo phiên thứ của mình.

Tiếp tục chương trình suy tôn thánh giá, vào lúc 19h30 cùng ngày giới trẻ trong giáo xứ Thuận Nghĩa đã đi đàng Thánh giá trọng thể xung quanh khuôn viên nhà thờ với sự hiện diện của cha quản xứ, quý tu sĩ nam nữ cùng đông đảo bà con trong giáo xứ.

Sáng ngày 21 tháng 6 năm 2016, lúc 6h00 các em Thiếu Nhi Thánh Thể, các bạn Giới trẻ, các Ban ngành Đoàn thể trong giáo xứ quây quần trước tiền sảnh nhà thờ trong niềm vui sướng để cùng với Cha quản xứ cung nghinh Thánh giá từ giáo họ Thuận Nghĩa về với giáo họ Yên Lưu. Niềm vui càng được nhân lên khi giáo họ Yên Lưu rước Thánh giá Đại hội Giới trẻ trùng với ngày lễ mừng kính nhớ thánh Luy Gonzaga bổn mạng Giới trẻ giáo họ. Chia sẻ trong thánh lễ, Cha quản xứ mời gọi các bạn trẻ noi gương thánh bổn mạng quyết tâm chọn Chúa làm niềm vui cho cuộc đời mình. Ngài cũng cho biết, muốn nên thánh phải cố gắng hoán cải mình mỗi ngày.

Vào lúc 18h45 cùng ngày, các bạn trẻ lại quy tụ về nhà thờ giáo họ để cùng với Cha quản xứ long trọng suy tôn chẳng đàng Thánh giá xung quanh nhà thờ. Kết thúc chương trình cung nghinh Thánh giá Đại hội Giới trẻ tại giáo xứ Thuận Nghĩa là chương trình văn nghệ, thi giáo lý ở giáo họ Yên Lưu. Sáng ngày 22 tháng 6 năm 2016 Thánh giá đã được luân lưu sang giáo xứ Tân Lập. Để rồi, từ đó Thánh giá tiếp tục được luân lưu trong các giáo xứ của hạt Thuận Nghĩa và kết thúc bằng Đại hội giới trẻ Giáo hạt vào ngày 9-10/07 tới tại Giáo xứ Thanh Dạ.

Hy vọng trong những ngày suy tôn Thánh giá ở giáo xứ sẽ đem đến cho các bạn trẻ những tâm tình trong cuộc sống: biết yêu mến Chúa và tha nhân, biết cảm thông và tha thứ, biết chỗi dậy và đứng lên để tiếp tục tiến bước, biết khám phá ra ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Đặc biệt, biết yêu mến và tôn kính Thánh giá vì đó là biểu tượng của ơn cứu chuộc, là biểu chứng của sự giao hòa, là dấu chỉ về lòng thương xót của Thiên Chúa.

Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIV, sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 16 tháng 11 năm 2016 tại Giáo phận Vinh với chủ đề: " Hãy đi và hãy làm như vậy" (Lc 10,37).

Px. Đinh Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tắm Mát Trưa Hè
Dominic Đức Nguyễn
18:03 22/06/2016
TẮM MÁT TRƯA HÈ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Trưa hè trời nóng nước trong
Cô chim Hồng hạc thong dong tắm hồ.
(bt)
 
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Linking, Grouping và Nesting.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:48 22/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Trước hết, Mai Hương xin nói một chút về việc link các clip với nhau.

Các clips trên những tracks khác nhau có thể link với nhau để khi ta tác động trên 1 cái clip thí dụ dùng Razor Tool để cắt thì những clips linked với nhau sẽ cùng được cắt.

Thí dụ tiêu biểu nhất là sau khi chúng ta thu hình xong, bỏ đoạn clip mới thu hình vào TimeLine ta sẽ thấy nó gồm một video clip và một audio clip linked với nhau.

Để link các clip trên những tracks khác nhau, ta chọn Select Tool, vẽ một đường thẳng đứng để chọn các clips trên những tracks này. Right-click và chọn menu Link.

Nếu chúng ta muốn unlink những clips đang link với nhau, chúng ta có thể right-click trên một clip trong cái link đó và chọn menu Unlink.

Thí dụ tiêu biểu nhất là khi chúng ta muốn thay đổi duration của một video clip có âm thanh, chúng ta cần unlink cái audio rồi delete cái audio đó đi, nếu không âm thanh nghe rất buồn cười.

Mai Hương xin nói qua một chút về Grouping các clips với nhau.

SAU KHI HOÀN TẤT EDITING một đoạn trên TimeLine, các clips trên những tracks khác nhau có thể group với nhau để tránh tình trạng khi chúng ta di chuyển, clips trên một số tracks có thể không còn đúng ở vị trí của chúng nữa.

Các bạn có thể chọn Select Tool, vẽ một đường thẳng đứng để chọn các clips trên những tracks khác nhau.

Right-click và chọn menu Group.

Cấu trúc cuối cùng mà Mai Hương muốn đề cập với các bạn là Nest.

Để hiểu tại sao chúng ta cần đến cấu trúc này, Mai Hương xin lấy một ví dụ cụ thể như thế này. Khi các bạn dùng Track Matte Key trên một cái track, các bạn phải cho biết cái mask nằm ở track nào phải không? Có thể là lúc các bạn dùng Track Matte Key các bạn xác định đúng, nhưng sau đó, các bạn lại di chuyển cái mask đến một vị trí khác và như thế cái reference không còn đúng nữa.

Để bảo đảm không có những chuyện lôi thôi này xảy ra thì sau khi edit một đoạn trên TimeLine, tốt nhất các bạn nên chọn Select Tool, vẽ một đường thẳng đứng để chọn các clips trên những tracks khác nhau có liên quan với nhau.

Right-click và chọn menu Nest.

Chúc các bạn thành công.
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 16– 22/06/2016: Câu chuyện Tôi Biết Chạy Ðến Với Ai?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:30 22/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Kinh Lạy Cha là nền tảng của đời sống cầu nguyện.

Ðức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng cầu nguyện không phải là những lời nói ma thuật của những Kitô hữu. Khi cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, chúng ta cảm nghiệm Thiên Chúa đang dõi mắt nhìm xem chúng ta. Lời cầu nguyện này phải là nền tảng trong đời sống thiêng liêng. Ðây là nội dung bài giảng của Ðức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Năm, 16 tháng 06 năm 2016, tại nguyện đường thuộc Nhà Thánh Marta.

Ðức Giêsu luôn quy hướng về Cha trong những giây phút thách đố nhất

Ðược gợi hứng từ bài Tin Mừng, thuật lại việc Ðức Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, Ðức Thánh Cha đã chia sẻ những suy tư của mình về giá trị và ý nghĩa của cầu nguyện trong đời sống của một Kitô hữu. “Ðức Giêsu luôn gọi 'Cha' trong những giây phút quan trọng hay thách đố nhất của cuộc đời. Chúa Cha biết rõ chúng ta cần gì, trước khi chúng ta cầu xin. Ngài là một người Cha luôn biết lắng nghe những điều kín ẩn nơi tâm hồn. Và chính Ðức Giêsu đã khuyên chúng ta hãy biết cầu nguyện nơi kín ẩn chứ đừng lải nhải như dân ngoại.

Chính nhờ Cha mà chúng ta nhận lãnh được căn tính của mình là người con. Và khi thân thưa 'Cha ơi', thì điều ấy chạm đến cội rễ của căn tính nơi chúng ta: Căn tính Kitô hữu là trở nên con cái Chúa và đây là ân sủng của Thần Khí. Không ai có thể nói 'Lạy Cha' mà không nhờ ân sủng của Thánh Thần. 'Lạy Cha' cũng là từ mà Ðức Giêsu đã dùng trong những thời khắc quan trọng: Khi Ngài tràn đầy niềm vui hay dạt dào cảm xúc: 'Lạy Cha, con tạ ơn Cha, vì Cha đã mặc khải cho những người bé mọn.' Hay khi Ngài khóc thương trước phần mộ của bạn Ngài là Lazaro: 'Lạy Cha, con cảm tạ Cha vì Cha đã nhận lời con.' Hoặc là trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời trên thánh giá.

Như vậy, 'Lạy Cha' là từ được Ðức Giêsu sử dụng nhiều nhất trong những giờ phút quan trọng hay những thời khắc thách đố nhất của cuộc đời. Nếu chúng ta không cảm thấy mình là con cái Chúa, không muốn xem mình là con của Ngài, không muốn thân thưa 'Lạy Cha'; lời cầu nguyện của chúng ta cũng giống như dân ngoại, chỉ là lải nhải những lời vô nghĩa.

Kinh Lạy Cha là nền tảng cầu nguyện

Nếu chúng ta không thể bắt đầu cầu nguyện với những lời của Kinh Lạy Cha, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu.

'Lạy Cha'. Ðó là một tâm tình khi cảm nhận được Cha đang nhìn xem chúng ta, cảm nhận được cầu nguyện không phải là chuyện mất thời gian. Nhưng đó là một lời mời đến cùng Thiên Chúa để Ngài ban tặng cho chúng ta căn tính được làm con. 'Lạy Cha' chính là chiều kích quan trọng trong lời cầu nguyện Kitô giáo. Chúng ta có thể cầu nguyện với các thánh, các thiên thần khi chúng ta đi đường hoặc hành hương. Tất cả những lời cầu nguyện này đều rất tuyệt vời nhưng chúng ta phải bắt đầu với 'Lạy Cha' và ý thức rằng chúng ta là con cái Chúa. Chúng ta có một người Cha yêu thương chúng ta và biết rất rõ chúng ta cần gì.

Trong kinh Lạy Cha, có một điều rất quan trọng là: 'Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con'. Ðiều này có nghĩa là lời cầu nguyện phải chuyển tải được cảm thức của chúng ta muốn trở nên anh chị em, là những thành viên của một gia đình. Không giống như Cain đã thù ghét em mình, chúng ta được mời gọi để tha thứ, tha thứ cho những ai xúc phạm chúng ta. Chúng ta hãy có tâm tình tha thứ, không giữ trong lòng những chuyện thù hằn, oán giận hay muốn trả thù.

Lời cầu nguyện đẹp nhất mà chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa là lời cầu nguyện xin Chúa tha thứ cho tất cả mọi người cùng những tội lỗi mà họ đã phạm. Thật tốt nếu chúng ta biết xét mình về điều này: Thiên Chúa có là Cha của ta không? Ta có cảm nhận được Ngài là Cha không? Nếu ta không cảm nhận được, ta hãy nài xin Thánh Thần dạy chúng ta điều đó. Chúng ta có thể tha thứ, quên đi hận thù không? Nếu không, ta hay thân thưa với Cha: 'Những người này cũng là con cái của Cha đấy, nhưng họ xúc phạm và làm tổn thương con# Xin Cha giúp con tha thứ cho họ, được không Cha?' Chúng ta hãy thực hành việc xét mình và điều ấy sẽ mang lại cho chúng ta nhiều ích lợi. 'Lạy Cha' và 'của chúng con' đó là hai điều đem đến cho chúng ta căn tính là con cái Chúa và trao cho chúng ta một mái ấm gia đình trong cuộc lữ thứ hành hương về quê trời.”

2. Cầu nguyện cho kẻ thù là sự hoàn thiện trong đời sống Kitô.

Cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi chúng ta sẽ giúp ích hơn cho họ và làm cho chính chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa là cha hơn. Với suy tư này, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng trong thánh lễ sáng thứ ba, ngày 14 tháng 06 năm 2016, tại nguyện đường thuộc Nhà trọ Thánh Marta. Bài giảng của Ðức Thánh Cha khởi đi từ bài Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, thuật lại việc Ðức Giêsu khuyến khích các môn đệ hãy trở nên hoàn thiện, như Cha trên trời là Ðấng hoàn thiện, Ðấng cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt.

“'Anh em đã nghe luật dạy; còn Thầy, Thầy bảo anh em.' Lời Chúa và hai cách thức không thể dung hợp giữa hai lối hiểu: (1) một danh sách khô khan những việc phải làm và không được làm; (2) lời mời gọi yêu thương Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh chị em bằng tất cả tấm lòng. Lời mời gọi ấy đạt tới cao điểm khi chúng ta biết cầu nguyện cho chính những kẻ thù của mình.

Ðây là sự biện chứng của cuộc tranh luận giữa các tiến sĩ luật và Ðức Giêsu, giữa Lề Luật được trình bày trong một cách thức khô khan, cứng nhắc mà dân chúng đã được truyền lại từ cha ông của họ với sự tròn đầy, toàn hảo của cùng một Lề Luật đó nhưng đã được Ðức Giêsu kiện toàn. Khi Ðức Giêsu bắt đầu bài giảng, những phản đối từ kẻ ghen ghét ngài nổi lên. Ðó là những lời giải thích về luật trong một bối cảnh khủng hoảng.

Một sự giải thích quá lý thuyết, quá nệ vào luật. Nói khác đi, đó là luật nhưng không có trọng tâm của luật, là tình yêu của Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Vì vậy, Thiên Chúa nhắc lại luật của Cựu Ước: điều răn nào là quan trọng hơn cả? Mến Chúa hết lòng, hết sức lực, hết linh hồn và yêu mến người thân cận như chính mình vậy. Trong lời cắt nghĩa luật của các kinh sư, giới răn yêu thương này lại không phải là trọng tâm, hay là điều được nhắc đến. Trọng tâm lại là những trường hợp hay điều luật: người ta có thể thực hiện được điều này không? Hay người ta có thể thực hiện đến đâu? Và nếu không được thì sao?... Họ chỉ nghiên cứu về luật mà thôi. Ðức Giêsu cũng nói về luật nhưng Ngài mang lại ý nghĩa đích thực cho luật và làm cho nó được kiện toàn.

Tiếp đến, Ðức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến việc Ðức Giêsu đã dùng rất nhiều ví dụ để trình bày những giới răn trong một ánh sáng mới. Chẳng hạn, chớ giết người còn có nghĩa là không được xúc phạm hay làm tổn thương anh em. Tình yêu là từ ngữ trào tràn và quảng đại nhất được viết trong lề luật, đến nỗi ta sẵn sàng không chỉ cho đi áo trong mà còn cho luôn cả áo ngoài, sẵn sàng đi hai dặm thay vì chỉ phải đi một.

Ðây không đơn thuần là việc kiện toàn lề luật nhưng còn là hành động chữa lành con tim. Với lối cắt nghĩa đối với lề luật mà Ðức Giêsu đã thực hiện - trong Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu - luôn có một hành trình của việc chữa lành: một con tim bị tổn thương vì nguyên tội - tất cả chúng ta đều có một trái tim bị thương tổn vì tội lỗi. Chúng ta phải bước đi trên con đường của sự chữa lành này và chữa lành để được nên giống Chúa Cha là Ðấng hoàn thiện: 'Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời.' Ðây là con đường chữa lành để được trở nên con cái Thiên Chúa.

Sự hoàn thiện mà Ðức Giêsu chỉ ra được đề cập đến trong bài Tin Mừng hôm nay: 'Anh em đã nghe luật dạy rằng: hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.' Ðó là bước cuối cùng trên con đường hoàn thiện và cũng là bước khó nhất. Ðức Thánh Cha nhớ lại rằng khi còn bé, ngài có nghe nói đến một nhà độc tài thời đó. Người ta thường cầu nguyện xin Chúa hãy sớm phạt ông đó xuống hỏa ngục. Nhưng thật ra Thiên Chúa cũng đòi hỏi mỗi người chúng ta cũng phải xét mình hằng ngày.

Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để chúng ta biết cầu nguyện cho kẻ thù của mình, cầu nguyện cho những kẻ muốn làm hại chúng ta, muốn gây ra cho chúng ta những điều xấu xa và cầu nguyện cho cả những kẻ muốn ngược đãi chúng ta. Ta biết tên họ của những người đó. Thế nên ta hãy thân thưa với Chúa: Lạy Chúa, con cầu nguyện cho người này; Con cầu nguyện cho người kia. Tôi dám đoan chắc với anh chị em rằng lời cầu nguyện này sẽ mang lại hai điều: giúp cho người mà ta cầu nguyện được tốt hơn, vì lời cầu nguyện có sức mạnh; và chúng ta sẽ được trở nên con cái của Thiên Chúa hơn.”

3. Câu chuyện “Tôi Biết Chạy Ðến Với Ai?”

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lịch sử giữa Thiên Chúa và loài người trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ về những người nam nữ tham gia vào những mảng sáng, tối của biến cố này. Câu chuyện bi thảm nhất là câu chuyện của Giuđa Iscariot. Đây là một trong số ít các sự kiện được đề cập với cùng một mức nhấn mạnh như nhau bởi cả bốn sách Phúc Âm và phần còn lại của Tân Ước.

Phúc Âm kể rằng:

Sau khi phản bội Chúa bằng một cái hôn, Giuda cảm thấy thất vọng đến độ không còn nghĩ rằng mình có thể được tha thứ nữa. Ông cầm 30 đồng bạc là giá của sự phản bội và đi vào Ðền thờ để trả lại cho các thượng tế và kỳ lão. Sau đó, ông ra ngoài lấy dây thắt cổ tự vận.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Câu chuyện ấy đã được xen vào vở tuồng thương khó nổi tiếng của dân làng Oberammergau bên Ðức. Cứ 10 năm một lần, theo một lời thề hứa mà ông cha đã để lại từ mấy trăm năm qua, người dân làng diễn ra cuộc tử nạn của Chúa giêsu. Vở kịch thu hút khán giả từ khắp nơi trên thế giới.

Người ta kể lại rằng lần kia, một em bé gái 7 tuổi ngồi cạnh mẹ để xem vở tuồng. Người đóng vai Giuda, trong cơn thất vọng não nề đã thốt lên: “Tôi biết đi đến với ai bây giờ? Tôi đã phản bội Thầy tôi. Thế là hết! Tôi không biết phải chạy đến với ai nữa”.

Em bé ngồi bên cạnh mẹ cảm thông cho số phận của kẻ chìm đắm trong thất vọng. Em muốn tìm cách để cứu vớt con người khốn khổ ấy. Em bèn quay sang mẹ và nói lớn đến độ tất cả mọi khán thính giả có mặt trong hội trường đều nghe được: “Má ơi, sao ông ta không chạy đến với Mẹ Maria?”.

Chúa Giêsu cũng có một người Mẹ như mọi người, và nhất là Ngài cũng trải qua một thời thơ ấu như mọi người. Kỷ niệm của những giây phút ngồi trên gối Mẹ, những lần sà vào lòng Mẹ, những lần mếu máo khi lạc mất Mẹ, hay những lần vòi vĩnh Mẹ... hẳn phải luôn đậm nét trong ký ức của Chúa Giêsu. Có lẽ chính kinh nghiệm của bản thân ấy đã trở thành bài học về hồn nhiên trong trắng, tin tưởng, phó thác của tuổi thơ mà Chúa Giêsu luôn đề ra cho chúng ta khi Ngài nói: “Nếu các ngươi không nên giống như trẻ nhỏ, các ngươi không được vào nước Trời”.

Tuổi thơ thường gắn liền với mẹ. Còn âm thanh nào bộc phát, tự nhiên, quen thuộc và êm dịu trên môi của trẻ thơ cho bằng tiếng “Mẹ”. Khi vui, trẻ thơ kêu mẹ, lúc đói, trẻ thơ cũng kêu mẹ. Khi tỉnh thức, trẻ thơ cũng kêu mẹ, lúc ngái ngủ, trẻ thơ cũng kêu mẹ... Mẹ là tất cả của trẻ thơ.

Mời gọi chúng ta mặc lấy tâm tình của trẻ thơ để được vào nước Trời, hẳn Chúa Giêsu cũng muốn nhắn gửi chúng ta cho Mẹ của Ngài. Trở nên trẻ thơ trong nước Trời cũng có nghĩa là biết chạy đến với Mẹ Ngài. Trở nên trẻ thơ trong nước Trời cũng có nghĩa là mặc lấy tâm tình của chính Mẹ Ngài, bởi vì còn ai trong trắng, tin tưởng, phó thác cho bằng Mẹ.

4. Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng

Sáng thứ Bẩy 18 tháng 6, trong buổi tiếp kiến chung đặc biệt với 50 ngàn tín hữu, Đức Thánh Cha đã kêu gọi mọi người hãy đón nhận lời mời của Chúa Giêsu “hãy hoán cải”.

Đây là buổi tiếp kiến chung đặc biệt mỗi tháng một lần vào ngày thứ Bẩy trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Sau khi sống lại, Chúa Giêsu xuất hiện nhiều lần với các môn đệ trước khi lên trời đến vinh quang của Chúa Cha. Đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe (Lc 24,45-48) kể về một trong những lần xuất hiện này, trong đó Chúa chỉ ra nội dung căn bản trong sứ điệp các tông đồ sẽ mang đến cho thế giới. Chúng ta có thể tổng hợp nó trong hai từ: “hoán cải” và “tha thứ tội lỗi”. Đây là hai khía cạnh quan trọng của lòng thương xót của Thiên Chúa, đang chăm sóc cho chúng ta trong tình yêu. Hôm nay chúng ta sẽ xem xét chủ đề hoán cải.

Chủ đề này được trình bày thông qua Thánh Kinh, và một cách đặc biệt, trong việc rao giảng của các tiên tri, là những người liên tục mời gọi mọi người hãy “trở về với Chúa” trong khi kêu gọi họ tha thứ và thay đổi lối sống. Hoán cải, theo các tiên tri, nghĩa là thay đổi hướng đi và một lần nữa quay về với Chúa, trong niềm tín thác rằng Ngài yêu thương chúng ta và tình yêu của Ngài luôn luôn là thành tín.

Chúa Giêsu đã chọn hoán cải là từ đầu tiên trong hành trình rao giảng của Ngài: “Hãy hoán cải, và tin vào Thánh Kinh” (Mc 1:15). Cùng với lời loan báo này, Ngài trình bày chính mình cho mọi người, yêu cầu họ chấp nhận lời Ngài như những lời chung cuộc và dứt khoát của Chúa Cha đối với nhân loại (Mác 12,1-11). So với việc rao giảng của các tiên tri, Chúa Giêsu còn khẳng định mạnh mẽ hơn chiều kích nội tâm của việc hoán cải. Thật vậy, toàn bộ con người phải toàn tâm toàn trí hoán cải để trở thành một thụ tạo mới.

Khi Chúa Giêsu mời gọi hoán cải, Ngài không đặt mình như một vị thẩm phán xét xử dân chúng, nhưng Ngài mời gọi họ từ một vị trí của sự gần gũi, bởi vì Ngài chia sẻ điều kiện sống của con người và mời gọi họ trên những đường phố, trong các gia đình, từ những bàn ăn ... Lòng Thương Xót của Ngài hướng đến những ai cần thay đổi cuộc sống của họ đã diễn ra thông qua sự hiện diện từ ái của Ngài hầu thu hút sự tham gia của mỗi người trong lịch sử cứu độ. Bằng sự hiện diện này, Chúa Giêsu chạm đến những chiều sâu thẳm của lòng người và họ cảm thấy bị thu hút bởi tình yêu của Thiên Chúa và cảm thấy được mời gọi để thay đổi cuộc sống của mình. Câu chuyện hoán cải của Thánh Matthêu (x Mt 9,9-13) và ông Giakêu (x Lc 19,1-10) xảy ra chính xác trong cách thức này. Họ cảm nhận được tình yêu thương của Chúa Giêsu, và qua Ngài, là tình yêu của Chúa Cha. Hoán cải chân thực sẽ xảy ra khi chúng ta chấp nhận ân sủng, và một dấu chỉ rõ ràng về tính xác thực của ân sủng là khi chúng ta trở nên nhạy cảm trước nhu cầu của anh chị em chúng ta và sẵn sàng để đến gần họ.

Anh chị em thân mến,

Bao nhiêu lần, chúng ta cảm thấy cần phải thực hiện một sự thay đổi trong đó lôi cuốn sự tham gia của toàn bộ con người chúng ta! Bao nhiêu lần chúng ta nói với chính mình: “Tôi cần phải thay đổi, tôi không thể tiếp tục sống kiểu này. Cuộc sống của tôi trên con đường này sẽ không mang lại hoa trái; nó sẽ là một cuộc sống vô dụng và tôi sẽ không được hạnh phúc.” Những suy nghĩ như thế có thường xuyên đến trong tâm trí chúng ta không? Và Chúa Giêsu, Đấng đang gần gũi chúng ta, đang chìa đôi tay Ngài ra và nói, “Hãy đến cùng Ta. Ta sẽ giúp con: Ta sẽ thay đổi con tim của con, Ta sẽ thay đổi cuộc sống của con, Ta sẽ làm cho con được hạnh phúc” Chúng ta có tin điều này không, có hay không? Anh chị em nghĩ sao? Anh chị em có tin điều này hay không? Hãy vỗ tay lớn hơn và kêu to hơn nữa! Anh chị em có tin hay không? “Vâng! Chúng ta tin như thế. Chúa Giêsu, Đấng đang ở với chúng ta nhắc nhở chúng ta phải thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chính Ngài, cùng với Chúa Thánh Thần, Đấng đang gieo trong chúng ta sự khao khát khôn nguôi muốn thay đổi cuộc sống và sống mỗi ngày tốt hơn một chút. Chúng ta hãy theo lời mời gọi của Chúa và đừng kháng cự lại, bởi vì chỉ khi chúng ta mở lòng mình ra cho lòng thương xót, chúng ta mới tìm thấy cuộc sống và niềm vui thật sự.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 16 – 22/06/2016: Ngày Năm Thánh của dân xiệc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:40 22/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha tiếp tham dự viên Ngày Năm Thánh của dân xiệc

Sáng ngày 16-6, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến hàng ngàn người thuộc các gánh xiệc, cũng như những người trình diễn văn nghệ lưu động, về Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho họ.

Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô 6 trong buổi tiếp kiến và đại diện mọi người chào mừng Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Antonio Maria Viganò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ du lịch là người lưu động. Có một số đoàn xiếc từ các nước ngoài và đại diện các giới thuộc ngành này. Một số nghệ sĩ đã trình diễn các màn xiệc và có người dẫn mộn con beo nhỏ đến gần Đức Thánh Cha.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha ca ngợi hoạt động của những người trình diễn văn nghệ lưu động, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, được mở rộng cho những người túng thiếu nhất, những người vô gia cư, các tù nhân, các trẻ em bụi đời và nghèo đó. Đó là lòng từ bi thương xót, gieo vãi vẻ đẹp và niềm vui trong một thế giới nhiều đi u tối và sầu thảm.

Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng

“Ngành văn nghệ lưu động và bình dân là hình thức giải trí cổ kính nhất, vừa tầm tay mọi người, và hướng đến mọi người, nhỏ cũng như lớn, đặc biệt là cho các gia đình; phổ biến nền văn hóa gặp gỡ và xã hội tính trong việc giải trí. Môi trường làm việc của anh chị em có thể trở thành nơi tập họp và huynh đệ. Vì thế tôi khuyến khích anh chị em hãy luôn có tinh thần đón tiếp đối với những người bé nhỏ và túng thiếu; trao tặng những lời nói và cử chỉ an ủi cho những người co cụm vào mình, nhớ lại lời thánh Phaolô: “Ai làm những công việc từ bi thương xót, thì hãy thi hành những việc ấy trong niềm vui tươi” (Rm 12,8).

Đức Thánh Cha không quên nhắc nhở những người làm nghề giải trí lưu động quan tâm chăm sóc đời sống đức tin của mình, tuy rằng sự liên tục di chuyển như vậy làm cho họ khó hội nhập vào đời sống của một giáo xứ một cách ổn định. Ngài nói: “Anh chị em hãy lợi dụng mọi cơ hội để lãnh nhận các bí tích, hãy thông truyền cho con cái tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Tôi cũng kêu gọi các Giáo Hội địa phương và các giáo xứ quan tâm đến các nhu cầu của anh chị em và của tất cả những người lưu động”.

Các nghệ nhân trong đoàn xiếc đã biểu diễn trước Đức Thánh Cha nhiều màn trình diễn độc đáo trong đó có cả một màn trình diễn dạy một con hổ. Đức Thánh Cha đã không ngại vuốt ve chú hổ này.

2. Đức Thánh Cha kêu gọi cảm thông với các gia đình gặp khó khăn

Đức Thánh Cha kêu gọi cảm thông với các gia đình gặp khó khăn và ngài cho rằng nhiều cặp hôn phối kết ước bất thành.

Ngài đưa ra lời kêu gọi và nhận định trên đây trong buổi khai mạc Hội nghị của giáo phận Roma lúc 7 giờ chiều thứ năm 16-6 về việc mục vụ gia đình, với chủ đề “Niềm vui yêu thương: con đường của các gia đình ở Roma dưới ánh sáng Tông huấn “Amoris laetitia”“.

Hiện diện trong Đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Roma, có Đức Hồng Y Giám quản Agostino Valini và các Giám Mục phụ tá, và hàng ngàn linh mục, tu sĩ và giáo dân.

Sau lời chào mừng của Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha đã thuyết trình khai mạc Hội nghị và kêu gọi làm sao để việc mục vụ gia đình đi tới mỗi gia đình trong giáo phận, chứ không phải chỉ tới các gia đình lui tới giáo xứ, tiếp đến là cần có thái độ cảm thông và sau cùng là cần nêu cao giá trị chứng tá của người già.

Về thái độ cảm thông, Đức Thánh Cha cảnh giác chống lại cám dỗ tưởng mình là người giữ đúng luật như người biệt phái lên đền thờ cầu nguyện cùng với người thu thuế. Ngài nói: “Tất cả chúng ta cần hoán cải và kêu lên như người thu thuế: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”... Cần có tinh thần thực tiễn của Tin Mừng, tinh thần này làm ta dấn thân với người khác, và không coi những lý tưởng và “nghĩa vụ” là một chướng ngại cản trở việc gặp gỡ người khác trong những hoàn cảnh của họ.

Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Điều này không có nghĩa là không minh bạch về đạo lý, nhưng là “tránh rơi vào những phán đoán không để ý đến tính chất phức tạp của cuộc sống. Tinh thần thực tiễn của Tin Mừng làm ta bẩn tay vì biết rằng lúa tốt và cỏ dại cùng tăng trưởng”.

Đức Thánh Cha trích dẫn Tông huấn “Niềm vui yêu thương” và cho biết ngài hiểu những người thích một nền mục vụ cứng nhắc hơn là tạo nên một sự hoang mang, xáo trộn. Nhưng ngài nói: “Tôi thành thực tin rằng Chúa Giêsu muốn một Giáo Hội trong lúc ngài biểu lộ rõ ràng giáo huấn khách quan, Chúa không từ bỏ sự thiện có thể, mặc dù có nguy cơ bị lấm bùn trên đường phố. Tóm lại là Giáo Hội có khả năng chấp nhận tiêu chuẩn cảm thông đối với những người yếu đuổi.”

Trong phần trả lời 3 thắc mắc do các linh mục và một số tham dự viên nêu lên, Đức Thánh Cha phê bình thứ luân lý cứng nhắc, và những cha giải tội đặt nhiều câu hỏi về đời tư của hối nhân. Ngài nhận xét rằng phần lớn các bí tích hôn phối kết ước bất thành vì ảnh hưởng của nền văn hóa loại bỏ, những người kết hôn không biết thế nào là sự dấn thân trọn đời; họ cử hành hôn phố như một buổi lễ làm đẹp lòng hôn thê, hôn phu hoặc gia đình hai bên. Đức Thánh Cha cho biết ở Buenos Aires, ngài cấm các cặp nam nữ kết hôn vì để bảo toàn danh dự, vì lỡ có thai.. Làm như thế, các cặp ấy không kết hôn tự do..”

Hội nghị của giáo phận Roma còn tiến hành trong ngày 17-6, với các cuộc thảo luận nhóm xoay quanh 5 tiểu đề tại 36 giáo hạt ở Roma. Đó là “Giáo dục về tình yêu trong thời thiếu niên”, “sự thu hút của tình yêu chân thực để tiến tới hôn nhân”, “nâng đỡ sự chung thủy của các đôi vợ chồng”, “niềm vui trao ban sự sống và làm cho sự sống tăng trưởng”, sau cùng là “Gia đình, trường dạy xã hội tính và lối sống huynh đệ”.

Các kết luận của hội nghị, với bài tường trình của Đức Hồng Y Vallini và trình bày các hướng đi mục vụ gia đình cho giáo phận, sẽ diễn ra vào Chúa Nhật 19-6-2016 tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano: trước tiên vào lúc 9 giờ rưỡi với các cha sở và các linh mục; tiếp đến vào lúc 7 giờ rưỡi chiều cùng ngày với các nhân viên mục vụ giáo dân. Trong dịp này có nghi thức trao bài sai cho các giáo lý viên trong năm mục vụ mới nơi các gia đình.

3. Đức Thánh Cha tiếp Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân lần chót

Trong buổi tiếp kiến Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân sáng 17-6, Đức Thánh Cha khuyến khích tiến bước theo đường hướng “Giáo Hội ra ngoài, giáo dân ra ngoài”.

Đây là khóa họp toàn thể cuối cùng của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân sau gần 50 năm hoạt động. Nay Hội đồng này họp với Hội đồng về gia đình và sự sống thành một cơ quan mới của Tòa Thánh trong chương trình cải tổ giáo triều Roma.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, sau khi nhắc đến thành quả hoạt động của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân trong gần nửa thế kỷ vừa qua, Đức Thánh Cha đề nghị một chân trời tham chiếu trong hoạt động của Hội đồng mới đó là “Giáo Hội đi ra ngoài, giáo dân đi ra ngoài”. Vì thế, cả anh chị em cũng hãy nâng cao cái nhìn và hãy nhìn ra ngoài tới những người ở xa xôi trên thế giới này, bao nhiêu gia đình gặp khó khăn và đang cần lòng thương xót, nhìn tới các cánh đồng tông đồ chưa khai phá, với nhiều giáo dân thiện tâm và quảng đại sẵn sàng dành nghị lực, thời giờ, khả năng của họ để phục vụ Tin Mừng, nếu họ được tháp nhập, đề cao giá trị và tháp tùng với lòng quí mến của các mục tử và các tổ chức của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chúng ta cần những giáo dân được huấn luyện tốt, được đức tin ngay chính và trong sáng linh hoạt, và cuộc sống của họ được chính cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu từ bi đánh động với lòng yêu thương”.

4. Đức Thánh Cha khuyến khích trợ giúp các Giáo Hội Đông Phương

Đức Thánh Cha cám ơn và khuyến khích các nỗ lực trợ giúp các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, để các Giáo Hội này có thể chiếu tỏa rạng ngời khuôn mặt của Chúa Kitô.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 16-6, dành cho 90 tham dự viên Hội nghị thường niên của tổ chức Roaco là liên minh các cơ quan bác ái trợ giúp các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Hội nghị này tiến hành dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, và nhiều đại diện của các tổ chức bác ái và các vị sứ thần Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha đi từ sự kiện gần đây trong tiến trình tu bổ ở Bethlehem, trên trần một gian giữa của một đền thờ, người ta khám phá ra bức tranh khảm một thiên thần thứ 7, cùng với 6 thiên thần khác đang đi rước tiến về nơi Chúa sinh ra. Ngài nói:

“Sự kiện này làm cho chúng ta nghĩ rằng khuôn mặt của các cộng đoàn Giáo Hội cũng có thể bị che phủ vì những bụi bặm và những lớp vôi khác do những vấn đề khác nhau và tội lỗi. Trong chiều hướng đó, công việc của anh chị em phải luôn luôn được hướng dẫn do niềm xác tín rằng dưới những lớp bụi bặm và những gì che phủ về vật chất và luân lý, dưới những nước mắt và máu đổ do chiến tranh, bạo lực và bách hại gây ra, dưới những lớp phủ dường như không thể xuyên qua như thế, có một khuôn mặt sáng ngời như khuôn mặt thiên thần trong bức tranh khảm.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Tất cả anh chị em, qua những dự án và hành động, đang cộng tác vào việc tu bổ ấy, để khuôn mặt của Giáo Hội phản chiếu rõ rệt ánh sáng của Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể. Ngài là niềm an bình của chúng ta, và đang gõ cửa tâm hồn chúng ta ở Trung Đông, cũng như tại Ấn độ và Ucraina, quốc gia mà tôi đã muốn dành số tiền lạc quyên đặc biệt mới đây trong các nhà thờ ở Âu Châu hồi tháng tư vừa qua để cứu trợ.

Sau cùng, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến sự hiện diện của Giáo Hội Siro Malabar và Siro Malankara ở ngoài bang Kerala bên Ấn Độ, một chủ đề được bàn tới trong khóa họp hiện nay của tổ chức Roaco. Ngài tái khẳng định lập trường và các chỉ thị của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm về quyền của các Giáo Hội này và các Giáo Hội Công Giáo la tinh, tránh tinh thần chia rẽ, và phải cổ võ tinh thần hiệp thông trong việc làm chứng tá về Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế duy nhất.

Nhiều tín hữu Công Giáo đông phương thuộc hai Giáo Hội Syro Malabar và Syro Malankara ra ngoài lãnh thổ bang Kerala và sống rải rác tại các giáo phận Công Giáo la tinh. Từ đó thỉnh thoảng xảy ra những “cọ xát” về thẩm quyền mục vụ giữa các Giám Mục la tinh và Đông phương. Các vị Giáo Hoàng trước đây đã đề ra các qui tắc cần thiết để việc mục vụ cho các tín hữu Đông phương được tiến hành hài hòa.

5. Video của Đức Thánh Cha kêu gọi ủng hộ dự án “Hãy là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa”

Hôm thứ Sáu 17 tháng 6, Tòa Thánh đã công bố một video của Đức Thánh Cha Phanxicô để gây chú ý trên toàn thế giới cho một sáng kiến gây quỹ của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ. Sáng kiến “Hãy là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa” được đưa ra nhằm tích cực đánh dấu Năm Thánh Lòng Thương Xót đã được chính thức phát động trong một cuộc họp báo tại trụ sở của Đài phát thanh Vatican.

Trong video này, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người “thực hiện công trình của lòng thương xót cùng với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tại mọi góc trời của thế giới, để đáp ứng với rất nhiều nhu cầu của ngày hôm nay.”

Đức Thánh Cha nói:

“Tôi muốn kêu gọi tất cả những người nam nữ thiện chí trên toàn thế giới tham gia vào một công việc của lòng thương xót được thực hiện trong mỗi thành phố, trong mỗi giáo phận, và trong mỗi hiệp hội. Chúng ta, những người nam nữ, cần lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng cần đến lòng thương xót của nhau. Chúng ta cần nắm lấy tay của những người khác, chăm lo cho nhau, chăm sóc cho người khác và đừng gây ra quá nhiều những cuộc chiến tranh. Tôi đang xem một tài liệu được chuẩn bị bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, là một hội giáo hoàng, nhằm thực hiện công trình của lòng thương xót trên toàn thế giới. Tôi giao phó công việc này cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ... Tôi cũng ủy thách cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ thực thi tinh thần họ đã thừa hưởng từ cha Werenfried van Straaten, là người đã có một tầm nhìn đúng thời điểm để thực hiện trên thế giới những cử chỉ của sự gần gũi, sự thân ái, lòng tốt, tình yêu và lòng thương xót. Vì vậy, tôi mời tất cả anh chị em hãy cùng với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ thực hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, một công việc của lòng thương xót, không phải một hành động chóng qua nhưng vẫn còn mãi, một công việc lâu dài của lòng thương xót; là một cơ chế cần thiết trước quá nhiều những nhu cầu hiện nay trên thế giới. Tôi cảm ơn anh chị em vì tất cả những gì anh chị em thực hiện. Và đừng sợ hãi lòng thương xót .. lòng thương xót là sự vuốt ve âu yếm của Thiên Chúa.”

Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đang thực hiện một chiến dịch kéo dài trong 4 tháng trong năm 2016 bao gồm việc chăm sóc mục vụ cho các nhà tù, các trung tâm cai nghiện ma túy và nâng đỡ các phụ nữ bị bạo hành.

6. Văn kiện mới của Bộ Giáo Lý đức tin: Iuvenescit Ecclesia

Sáng ngày 14-6, Bộ giáo lý đức tin đã công bố văn kiện xác định quan hệ thiết yếu giữa giáo quyền và các cộng đoàn, phong trào mới trong Giáo Hội.

Văn kiện này là thư của Bộ gửi các Giám Mục trong Giáo Hội với tựa đề “Iuvenescit Ecclesia” (Giáo Hội trở nên trẻ trung), về tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và đoàn sủng cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội.

Hiện diện trên bàn chủ tọa trong cuộc họp báo giới thiệu văn kiện của Bộ cũng có Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, Đức Ông Piero Coda, thành viên Ủy ban thần học quốc tế, và nữ giáo sư María Carmen Aparicio Valls, thuộc phân khoa thần học Đại học Giáo Hoàng Gregoriana ở Roma.

Thư dài 18 trang, được ấn hành bằng các ngôn ngữ chính, và mang chữ ký ngày 15-5-2016 của Đức Hồng Y Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, và vị Tổng thư ký của Bộ là Đức TGM Luis Ladaria. Đức Thánh Cha đã phê chuẩn và truyền công bố thư này trong buổi tiếp kiến ngày 14-3 năm nay dành cho Đức Hồng Y Tổng trưởng.

Văn kiện nhấn mạnh đến tương quan hòa hợp và bổ túc cho nhau giữa định chế của Giáo Hội và các phong trào, cộng đoàn mới: trong sự tham gia phong phú và có trật tự của các đoàn sủng vào cộng đoàn hiệp thông của Giáo Hội, các thực thể mới này không được tránh né không vâng phục hàng giáo phẩm của Hội Thánh, và cũng không được tự ban cho mình quyền được thi hành một sứ vụ tự trị. Vì thế, các đoàn sủng có một tầm quan trọng không thể thiếu được đối với đời sống và sứ mạng của

Giáo Hội; các đoàn sủng chân chính chính có đặc tính cởi mở truyền giáo, vâng phục cần thiết đối với các mục tử, và ở trong Giáo Hội.

Thư của Bộ giáo lý đức tin cảnh giác chống lại chủ trương coi Giáo Hội cơ chế và Giáo Hội bác ái như hai thực thể đối nghịch nhau hoặc chỉ ở cạnh nhau, bởi vì trong Giáo Hội cả các cơ chế thiết yếu cũng có đặc tính đoàn sủng, và các đoàn sủng phải được cơ chế hóa để có một sự thống nhất, trước sau như một, và liên tục. Vì thế, cả hai chiều kích đều cùng nhau góp phần hiện diện hóa mầu nhiệm và hoạt động cứu độ của Chúa Kitô trong thế giới.

Bộ giáo lý đức tin cũng trình bày những tiêu chuẩn để phẩm trật Giáo Hội phân định những đoàn sủng chân chính, theo đó các đoàn sủng phải là dụng cụ nên thánh trong Giáo Hội; dấn thân trong việc truyền bá Tin Mừng; tuyên xưng trọn vẹn đức tin Công Giáo, chứng tỏ tình hiệp thông thực sự với toàn thể Giáo Hội, chân thành đón nhận các giáo huấn đạo lý và mục vụ của Giáo Hội, nhìn nhận và quí chuộng các yếu tố đoàn sủng khác trong Giáo Hội; khiêm tốn chấp nhận những lúc thử thách trong cuộc phân định; có những thành quả thiêng liêng như bác ái, vui mừng, hòa bình, nhân bản; để ý đến chiều kích xã hội trong việc loan báo Tin Mừng, ý thức sự kiện: mối quan tâm đến sự phát triển toàn diện cho những người bị xã hội bỏ rơi nhiều nhất là điều không thể thiếu trong một thực tại Giáo Hội chân chính”.

Thư của Bộ giáo lý đức tin đã trình bày 2 tiêu chuẩn cơ bản để cứu xét hầu nhìn nhận các thực tại mới của Giáo Hội về phương diện pháp lý, theo các hình thức đã được Bộ giáo luật thiết định.

- Tiêu chuẩn thứ nhất là “tôn trọng đặc tính đoàn sủng của mỗi phong trào hoặc cộng đoàn ới của Giáo Hội”, vì thế cần tránh những những “bó buộc hoặc lèo lái về pháp lý, làm giảm bớt sự mới mẻ của các thực tại ấy”.

- Tiêu chuẩn thứ hai liên quan đến sự tôn trọng đường lối cơ bản trong việc cai quản Giáo Hội, tạo điều kiện dễ dàng cho sự hội nhập các hồng ân đoàn sủng trong đời sống Giáo Hội, nhưng cần làm sao để tránh cho các thực thể ấy bị coi như một thực tại song song, không tham chiếu các phẩm trật của Hội Thánh”.

7. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Thủ tướng Hà lan

Sáng 15 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ông Mark Rutte, Thủ tướng Hà lan. Sau đó ông Mark Rutte cũng gặp Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, được Đức Cha Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao, tháp tùng.

Trong cuộc hội đàm thân mật, các quan hệ song phương tốt đẹp giữa Hà Lan và Tòa Thánh được nêu lên. Hai bên cũng chú ý đến các vấn đề được quan tâm chung như hiện tượng di dân và xem xét một vài vấn đề quốc tế khác nhau.

8. 19 sinh viên tốt nghiệp khóa bảo vệ trẻ em vị thành niên tại Roma

Hôm 14 tháng 6, 19 sinh viên đầu tiên, đến từ 15 quốc gia của 4 châu lục, tham dự khóa học cao cấp của Trung tâm Bảo vệ trẻ em vị thành niên tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana đã nhận chứng chỉ trong buổi lễ tốt nghiệp ở Roma. Trung tâm Bảo vệ trẻ em vị thành niên được thành lập năm 2012, là một cơ sở của Giáo Hội ủng hộ các biện pháp đảm bảo an toàn và bảo vệ trẻ vị thành niên và người gặp vấn đề trên toàn thế giới.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô khen ngợi Trung tâm Bảo vệ Trẻ em vị thành niên mới được thành lập này và hy vọng là những sinh viên tốt nghiệp sẽ can đảm và dấn thân trong việc ngăn ngừa các lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên. Trong lá thư gửi riêng cho cha Hans Zollner, dòng Tên, chủ tịch của Trung tâm, Đức Giáo Hoàng đã bầy tỏ lòng biết ơn các giáo sư và sinh viên của chương trình. Ngài chúc các sinh viên tốt nghiệp lòng can đảm và kiên nhẫn, sự dũng cảm và dấn thân.

Đức Hồng Y Filoni, Bộ trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc cũng khen ngợi việc thành lập Trung tâm. Ngài nói việc bảo vệ trẻ em vị thành niên là ưu tiên của toàn Giáo Hội. Trong một cách đặc biệt chúng tôi muốn đặt những nỗ lực của chúng ta vào các Giáo Hội trẻ để mọi sự có thể được thực hiên để chống lại hiện tượng đau buồn này ở các trường học, nhà trẻ, đại học và giáo xứ. Vì lý do này, Bộ Loan báo Tin Mừng rất vui ủng hộ những nỗ lực giáo dục và khoa học của Trung tâm.

Thông cáo của đại học cho biết chương trình một học kỳ này giáo dục các sinh viên quốc tế thành các chuyên viên ngăn ngừa để phòng chống các lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Chương trình học bao gồm 6 phần được giảng dạy theo phương pháp liên ngành và tương tác do các giáo sư của Trung tâm và của Đại học Gregoriana, cũng như một số giáo sư nổi tiếng, về các chủ đề khác nhau. Các sinh viên học để nhận ra các dấu hiệu của lạm dụng tính dục, để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc cho các nạn nhân. Chương trình toàn cầu này đã được khởi xướng như là một phần của chiến lược phòng chống chủ động của Giáo Hội Công Giáo trong tháng Hai năm 2016. Chương trình bắt đầu từ tháng 2 năm 2016 và khai giảng mỗi năm một lần với 18 đến 20 sinh viên mỗi khóa. Việc đăng ký cho khóa học năm 2017 có thể nộp đơn cho đến 30/6/2016.

9. Giám mục Coptic kêu gọi Vương quốc Anh bảo vệ Ki-tô hữu Trung đông

Trong buổi Breakfast Prayer hàng năm của Quốc hội Anh ngày 14/6 vừa qua, Đức Cha Angaelos của Chính thống Coptic ở Vương quốc Anh đã phát biểu về tình hình của Ki-tô hữu ở Trung đông.

Trước sự hiện diện của trên 700 nghị viên, các lãnh đạo dân sự và tôn giáo, các đại sứ và giám đốc các tổ chức phi chính phủ, Đức Cha Angaelos nói: “Các Ki-tô hữu ở Trung đông là dân bản xứ và từ chối bị coi như thiểu số của mình.” Đức Cha kêu goi mọi người thuộc các đảng phái và tôn giáo cùng nhau làm việc, ngài nói: “Như các lãnh đạo tôn giáo và dân sự, chúng ta có cơ hội và trách nhiệm thay đổi câu chuyện và sự chờ đợi của Trung đông từ một vùng không còn hy vọng và tranh chấp thành nơi của hy vọng và lời hứa.”

Đức Cha nói thêm: “Bất kể chúng ta là thành viên của viện nào, hay đang thờ phượng trong Giáo Hội nào, hay một niềm tin mà người có ngừơi không, chúng ta phải cùng nhau hành động cho tự do và phẩm giá của sự sống con người và cùng có tiếng nói chung”.

Breakfast Prayer là buổi hội họp lớn nhất trong các hoạt động của quốc hội và là một sự nhìn nhận hàng năm về sự đóng góp của Ki-tô giáo vào đời sống quốc gia của Vương quốc Anh. Buổi họp này nhắm mời gọi các vị lãnh đạo cùng gặp nhau trong tinh thần của Chúa Giê-su để cùng cầu nguyện với nhau.

10. Kỷ niệm 65 năm linh mục của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16

Ngày 28 tháng Sáu tới đây sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 65 năm linh mục của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16. Nhân dịp này, Ðức giáo hoàng Phanxicô sẽ cùng hiện diện với Ðức giáo hoàng danh dự tại Hội trường Clêmentê của Dinh Tông Tòa. Ðây là lần xuất hiện công khai đầu tiên của Ðức Bênêđictô XVI kể từ khi khai mạc Năm Thánh, ngày 08 tháng 12 năm 2015, khi ngài bước qua Cửa thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, tiếp theo sau Ðức giáo hoàng Phanxicô.

Ðúng vào ngày 29 tháng Sáu năm 1951, ngày lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Ðức Hồng Y Michael von Faulhaber, Tổng giám mục Munchen và Freising, một nhân vật nổi tiếng chống chế độ độc tài phát xít đã truyền chức linh mục cho thầy Joseph Ratzinger cùng với người anh là Georg Ratzinger.

Lúc ấy có hơn 40 linh mục trẻ cùng được chịu chức trong bối cảnh của một nước Ðức đang hồi sinh cả về vật chất lẫn tinh thần, thoát khỏi những vực thẳm mà Hitler đã đẩy quốc gia này vào. Trong tập Hồi ký, Ðức Hồng Y Ratzinger nói về những kỷ niệm của ngày thụ phong linh mục: “Ðó là một ngày hè rực rỡ không thể nào quên, đó là thời khắc quan trọng nhất của đời tôi”.

Việc tái khẳng định căn tính linh mục và niềm vui đời linh mục là mối bận tâm thường xuyên của Ðức giáo hoàng Bênêđictô XVI trong nhiều giai đoạn của đời ngài, khi làm giáo sư thần học rồi tổng trưởng Bộ Giáo lý Ðức tin, và cuối cùng trong sứ vụ mục tử toàn thế giới, đặc biệt khi ngài mở một “Năm Linh mục” vào năm 2009-2010.

11. Người Công Giáo Trung quốc bàng hoàng trước tuyên bố của Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm

Đức Giám Mục Tađêô Mã Đạt Khâm (Ma Daquin) của Thượng Hải vừa công khai rút lại quyết định từ bỏ Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, mà chính ngài đã mạnh mẽ tuyên bố vào ngày được tấn phong giám mục hồi tháng 7 năm 2012.

Trong một bài đăng trên trang blog cá nhân của mình hôm Chúa Nhật ngày 12 tháng 6, Đức Giám Mục Mã Đạt Khâm đã ca ngợi Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, một thể chế do nhà nước Trung Quốc lập ra nhằm kiểm soát đời sống của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này kể từ cuối những năm 1950.

Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc bị người Công Giáo Trung Quốc coi thường, nhiều người trong số đó tiếp tục duy trì lòng trung thành với Roma một cách bí mật. Tòa Thánh cũng không công nhận thể chế này, như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói rõ trong lá thư của ngài gửi tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc Đại Lục hồi năm 2007.

Quyết định thay đổi đột ngột của Đức Giám Mục Mã Đạt Khâm đã “gây choáng váng” cho các cộng đoàn Công Giáo Trung Quốc với khoảng 12 triệu người. Vị giám mục vốn bị chính quyền xem là 'bất tuân' này đã chịu sự quản thúc tại gia trong bốn năm qua, suốt từ ngày được tấn phong bởi Đức cố Giám Mục Alôsiô Kim Lỗ Hiền (Jin Luxian) tại Nhà thờ chính tòa Thánh Inhaxiô ở Thượng Hải. Ngài bị tước bỏ mọi công việc mục vụ, cắt luôn quyền kế vị chức giám mục của Thượng Hải khi Đức Giám Mục Kim Lỗ Hiền qua đời vào tháng 4 năm 2013.

Tuy bị trừng phạt như vậy, cho đến gần đây Đức Giám Mục Mã vẫn kiên quyết không khuất phục trước áp lực hoặc sự lôi kéo của nhà cầm quyền bắt ngài công khai ăn năn vì tội ‘phản loạn’. Sự can đảm không thỏa hiệp của ngài đã biến ngài trở thành một vị anh hùng trong lòng cộng đoàn người Công Giáo Trung Quốc ở Đại Lục và xa hơn nữa. Hoạt động của Đức Giám Mục Mã cũng được coi là sự thách thức cho các giám mục khác đang hợp tác với nhà cầm quyền Trung Quốc.

Hành động “ăn năn công khai” của Đức Giám Mục Mã vào hôm Chúa Nhật tuần qua là điều mà Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc và Ban Tôn Giáo thành phố Thượng Hải đã ao ước từ lâu.

Hiệp hội này vốn được chỉ đạo bởi Bắc Kinh để ứng phó với những trường hợp giám mục bất tuân và họ thực sự bị bối rối khi Đức Giám Mục Mã công khai rút khỏi Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc hồi năm 2012.

Theo UCANews, Đức Giám Mục Mã Đạt Khâm đã gây choáng váng cho những người Công Giáo Trung Quốc đang theo dõi blog cá nhân của ngài sau khi ngài dường như đã thay đổi thái độ về Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc. Ngài viết: “Trong thời gian qua, tôi đã bị những người khác lừa dối và đã có một số lời nói và hành động sai trái với Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc”, Đức Giám Mục Mã đã viết như vậy trên blog của ngài.

Nhiều câu hỏi đang đặt ra ở bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc về động thái mới của Đức Giám Mục Mã, nhưng tại thời điểm hiện tại thì có rất ít câu trả lời. Một nguồn tin nói rằng, so với phong cách của ngài thì văn bản trên trang blog đó là “khá thô lỗ” và hoàn toàn không giống của ngài.

Động thái công khai này của ngài dường như mới chỉ là bước đi đầu tiên, nhưng còn quá sớm để nói về những gì kế tiếp có thể xảy ra.

Việc Đức Cha Mã đã thay đổi quan điểm trước đây của ngài đến trong bối cảnh có dấu hiệu về việc Bắc Kinh và Roma đang cùng có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng để hướng về một thỏa ước. Không có bằng chứng nào cho thấy Tòa Thánh đã can dự vào quyết định của vị giám mục nổi tiếng nhất của Trung Quốc này. Một điều chắc chắn là câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây.

12. Quan sát viên Tòa Thánh Vatican cạnh Liên Hiệp Quốc lên tiếng về quyền của người di dân

Đại diện của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva đã một lần nữa khẳng định trước Hội đồng Nhân quyền về sự cần thiết có các chính sách phù hợp để bảo vệ người di dân, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất như trẻ em, phụ nữ và người già.

Hôm thứ Ba 14/6/2016, Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu trước phiên họp lần thứ 32 của Hội đồng Nhân quyền ở Geneva. Ngài nhắc lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô là người di dân không nên bị đối xử như là “một mối đe dọa cho sự ổn định quốc gia”, để mặc cho “những người vô đạo đức lợi dụng hoặc đối xử như là hàng hóa hay sản phẩm, mà không có bất kỳ mối quan tâm thực sự nào về quyền lợi và nguyện vọng của họ”.

Đức Tổng Giám mục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá sự đóng góp tích cực của những người di dân vào các nước tiếp nhận - nhiều nước trong số đó phải đối mặt với vấn đề nhân khẩu học do dân số già đi. Ngài cho biết những người di dân đóng góp bằng cách “xây dựng những chiếc cầu nối giữa các nền văn hóa, thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển của các quốc gia xuất xứ của mình qua các khoản tiền họ gửi về cho gia đình và qua các kỹ năng mới mà họ đạt được”.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám mục Jurkovič lưu ý rằng họ tiếp tục làm việc và sống trong điều kiện bấp bênh, nguy hiểm, và không an toàn, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị phân biệt đối xử và rập khuôn tiêu cực, không có quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Ngài nói rằng giáo dục vẫn là một trong những công cụ hiệu quả nhất để vượt qua sự nghi ngờ, sự thờ ơ, những định kiến và trao quyền cho tất cả mọi người cùng nhau làm việc trong việc xây dựng một “xã hội công bằng, cảm thông và thăng tiến toàn diện hơn”.
 
Thánh Ca
Mẹ Là Bóng Mát - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
04:54 22/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây