Phụng Vụ - Mục Vụ
Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
08:20 14/06/2016
Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XII Năm – C
(Lc 9, 18-24)
"Thầy là ai ? " là câu hỏi do Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ về nguồn gốc của chính mình. Trong số người đương thời, có người cho là Giêsu thành Nagiaret sinh tại Bêlem, con bà Maria. Nhưng trong câu hỏi của Chúa Giêsu, hàm chứa lý lịch về mình thể hiện qua lời nói, dấu chỉ Người thực hiện. Qua đời sống công khải và sứ mạng của Chúa Giêsu, câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề Đức Kitô với vụ án: "Ông có phải là Đấng Kitô không ?"
Câu chuyện trong bữa tiệc tại nhà ông Simon người Biệt phái, chúng ta nghe tuần trước. Simon cho rằng : "Nếu ông này là tiên tri thì phải biết người đàn bà đang động đến mình là ai… là một người tội lỗi" (Lc 7, 39). Nhận định của Simon cho thấy Chúa Giêsu có vấn đề tình cảm.
Còn hội thoại hôm nay, quen gọi là tuyên xưng đức tin miền Xêsarê, Chúa Giêsu đặt câu hỏi cho các môn đệ về chính mình : "Những đám đông dân chúng bảo Thầy là ai ? Các ông thưa rằng : Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ khác lại cho là Êlia, còn người khác thì cho là một trong các tiên tri thời xưa, đã sống lại" (Lc 9, 18-19). Giờ đây, chúng ta có thể đặt một câu hỏi tương tự và làm cuộc điều tra về Chúa Giêsu với mọi người. Mỗi người một ý kiến: kẻ này cho rằng Chúa Giêsu là một nhà khôn ngoan, người khác cho là một nhân vật hư cấu, v.v.
Chúa Giêsu không ngại khi hỏi các môn đệ về chính bản thân mình : "Phần các con, các con bảo Thầy là ai ? " (Lc 9, 20). Chúa yêu cầu họ tự xem, Người có vị trí nào trong đời sống của họ. Nhân danh cả nhóm, Phêrô trả lời : "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa."
Đấng Kitô của Thiên Chúa nghĩa là Đấng được xức dầu làm ngôn sứ và vương đế để trở thành mục tử chăn dắt Israel. Trên miệng của Phêrô, tước hiệu Đấng Kitô chứa đựng ý tưởng toàn năng. Các môn đệ nghĩ rằng Chúa Giêsu đến để tái lập Vương Quốc Israel, Người sẽ dùng quyền năng đánh đuổi quân Rôma, đưa Do thái lên thống trị. Vì thế, khi Phêrô thưa : "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa" (Lc 9, 20), là ông nghĩ tới một vị Kitô vinh quang, thống trị toàn năng, chiến thắng mọi kẻ thù. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu lại bảo họ im lặng.
Những trang tiếp theo của Tin Mừng thuật lại, Chúa Giêsu ba lần loan báo cuộc thương khó rằng Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, bị giết chết. Nhưng các môn đệ không hiểu, không tin vào những gì sắp xảy đến. Đối với họ, Đấng Kitô chịu khổ nạn là không thể, hình ảnh Đấng Kitô vinh quang khác với hành động của Người. Họ không thể đón nhận Đấng Kitô đau khổ thay vì vinh quang.
Tại sao vậy ? Vì sau phép lạ hóa bánh ra nhiều theo Tin Mừng Gioan, đám đông chạy theo Chúa Giêsu để tôn Người lên làm vua. Chúa Giêsu thử lòng họ, giải thích cho họ ý nghĩa về sứ mạng của mình : "Các ngươi muốn Ta làm vua, vì Ta đã cho các ngươi ăn bánh no nê…" (Ga, 6, 26). Nhưng họ không hiểu lời Người nói, không phải vì trí hiểu kém, nhưng vì ý tưởng về Đấng Kitô chịu đau khổ đối với họ là hoàn toàn xa lạ.
Tuy nhiên, hình ảnh này đã được các tiên tri loan báo, cụ thể như tiên tri Dacaria mà chúng ta đã nghe "Họ sẽ ngước mắt nhìn Ta, Đấng họ đã đâm thâu qua " (Dcr 12, 11), hoặc bài ca về người tôi tớ đau khổ trong sách tiên tri Isaia. Các môn đệ có thể biết rằng con đường của Đấng Kitô không đơn giản là đường vinh quang. Nhưng nếu họ biết, họ không thể chấp nhận! Hãy sống nhờ Người và kết hợp với Người để Người biến đổi chúng ta. Vì thế, trong khi dùng bữa tại nhà ông Simon, người đàn bà tội lỗi, với thái độ khiêm nhường và yêu thương, đã chỉ ra rằng Chúa Giêsu là Đấng giầu lòng thương xót. Còn Simon, ông không thể nhận biết Đấng đến nhà mình, vì sự cứng lòng của ông.
Chúa Giêsu nói : "Ai muốn theo Tôi, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9, 23). Để khám phá ra căn tính của Chúa Giêsu để bước theo, cùng với Phêrô chúng ta nói : "Thấy là Đấng Kitô của Thiên Chúa", và sẵn sàng nói : tôi chấp nhận bước theo trên con đường của Chúa, và vác thập giá tôi hằng ngày. Nếu không, chúng ta khó lòng có thể biết Người cách đích thực.
Câu hỏi về căn tính của Chúa Giêsu không đơn giản là câu hỏi điều tra, tín điều hay là chú giải Kinh Thánh, cũng không phải là câu trả lời cho những người đến hỏi Chúa Giêsu hoặc tìm xem Kinh Thánh nói gì về Chúa. Đây là một câu hỏi về đời sống ! Toàn bộ lịch sử, Kinh Thánh hoặc tín điều chúng ta nói về con người Chúa Giêsu, chúng ta chỉ là mình khi biết chấp nhận đi trên đường Chúa đã chỉ cho.
Vậy là, từ tuần này qua tuần khác, Tin Mừng mạc khải dần dần cho chúng ta về căn tính đích thực của Đấng Kitô để dẫn chúng ta tiến về Giêrusalem cách khải hoàn, cùng lúc soi sáng tâm hồn chúng ta và dạy cho chúng ta biết rằng, ta chỉ có thể nhận biết Chúa Giêsu nếu chúng ta để Chúa biến đổi đời ta.
Chúng ta thường đặt ra những khó khăn về sứ vụ loan báo Tin Mừng. Điều kiện tiên quyết của sứ vụ là Tin Mừng biến đổi lòng chúng ta. Trở ngại của Tin Mừng trước hết không phải là người mà chúng ta loan báo. Tin Mừng đến từ chúng ta. Vấn đề Tân Phúc Âm hóa không phải là khả năng chiến thắng trên những người tin hay không tin Chúa Giêsu. Hãy để cho Tin Mừng biến chúng ta thành những vị thánh, để những ai thực sự không biết đến Đấng Kitô có thể hỏi chúng ta như tên lính đứng dưới chân thập giá : "Người này có phải là con Thiên Chúa hay không ? "
Chúng ta đón nhận lời mời gọi hoán cải và hồng ân sự sống với niềm tin : " Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, và ai liều mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ giữ được mạng sống mình" (Lc 9, 24). Vậy hãy mở lòng mình ra đón lấy Đức Kitô để lời Người đổi mới cách sống của chúng ta, và sự hiện hữu của chúng ta trở nên lời đáp trả cho những người chung quanh. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XII Năm – C
(Lc 9, 18-24)
"Thầy là ai ? " là câu hỏi do Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ về nguồn gốc của chính mình. Trong số người đương thời, có người cho là Giêsu thành Nagiaret sinh tại Bêlem, con bà Maria. Nhưng trong câu hỏi của Chúa Giêsu, hàm chứa lý lịch về mình thể hiện qua lời nói, dấu chỉ Người thực hiện. Qua đời sống công khải và sứ mạng của Chúa Giêsu, câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề Đức Kitô với vụ án: "Ông có phải là Đấng Kitô không ?"
Câu chuyện trong bữa tiệc tại nhà ông Simon người Biệt phái, chúng ta nghe tuần trước. Simon cho rằng : "Nếu ông này là tiên tri thì phải biết người đàn bà đang động đến mình là ai… là một người tội lỗi" (Lc 7, 39). Nhận định của Simon cho thấy Chúa Giêsu có vấn đề tình cảm.
Còn hội thoại hôm nay, quen gọi là tuyên xưng đức tin miền Xêsarê, Chúa Giêsu đặt câu hỏi cho các môn đệ về chính mình : "Những đám đông dân chúng bảo Thầy là ai ? Các ông thưa rằng : Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ khác lại cho là Êlia, còn người khác thì cho là một trong các tiên tri thời xưa, đã sống lại" (Lc 9, 18-19). Giờ đây, chúng ta có thể đặt một câu hỏi tương tự và làm cuộc điều tra về Chúa Giêsu với mọi người. Mỗi người một ý kiến: kẻ này cho rằng Chúa Giêsu là một nhà khôn ngoan, người khác cho là một nhân vật hư cấu, v.v.
Chúa Giêsu không ngại khi hỏi các môn đệ về chính bản thân mình : "Phần các con, các con bảo Thầy là ai ? " (Lc 9, 20). Chúa yêu cầu họ tự xem, Người có vị trí nào trong đời sống của họ. Nhân danh cả nhóm, Phêrô trả lời : "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa."
Đấng Kitô của Thiên Chúa nghĩa là Đấng được xức dầu làm ngôn sứ và vương đế để trở thành mục tử chăn dắt Israel. Trên miệng của Phêrô, tước hiệu Đấng Kitô chứa đựng ý tưởng toàn năng. Các môn đệ nghĩ rằng Chúa Giêsu đến để tái lập Vương Quốc Israel, Người sẽ dùng quyền năng đánh đuổi quân Rôma, đưa Do thái lên thống trị. Vì thế, khi Phêrô thưa : "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa" (Lc 9, 20), là ông nghĩ tới một vị Kitô vinh quang, thống trị toàn năng, chiến thắng mọi kẻ thù. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu lại bảo họ im lặng.
Những trang tiếp theo của Tin Mừng thuật lại, Chúa Giêsu ba lần loan báo cuộc thương khó rằng Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, bị giết chết. Nhưng các môn đệ không hiểu, không tin vào những gì sắp xảy đến. Đối với họ, Đấng Kitô chịu khổ nạn là không thể, hình ảnh Đấng Kitô vinh quang khác với hành động của Người. Họ không thể đón nhận Đấng Kitô đau khổ thay vì vinh quang.
Tại sao vậy ? Vì sau phép lạ hóa bánh ra nhiều theo Tin Mừng Gioan, đám đông chạy theo Chúa Giêsu để tôn Người lên làm vua. Chúa Giêsu thử lòng họ, giải thích cho họ ý nghĩa về sứ mạng của mình : "Các ngươi muốn Ta làm vua, vì Ta đã cho các ngươi ăn bánh no nê…" (Ga, 6, 26). Nhưng họ không hiểu lời Người nói, không phải vì trí hiểu kém, nhưng vì ý tưởng về Đấng Kitô chịu đau khổ đối với họ là hoàn toàn xa lạ.
Tuy nhiên, hình ảnh này đã được các tiên tri loan báo, cụ thể như tiên tri Dacaria mà chúng ta đã nghe "Họ sẽ ngước mắt nhìn Ta, Đấng họ đã đâm thâu qua " (Dcr 12, 11), hoặc bài ca về người tôi tớ đau khổ trong sách tiên tri Isaia. Các môn đệ có thể biết rằng con đường của Đấng Kitô không đơn giản là đường vinh quang. Nhưng nếu họ biết, họ không thể chấp nhận! Hãy sống nhờ Người và kết hợp với Người để Người biến đổi chúng ta. Vì thế, trong khi dùng bữa tại nhà ông Simon, người đàn bà tội lỗi, với thái độ khiêm nhường và yêu thương, đã chỉ ra rằng Chúa Giêsu là Đấng giầu lòng thương xót. Còn Simon, ông không thể nhận biết Đấng đến nhà mình, vì sự cứng lòng của ông.
Chúa Giêsu nói : "Ai muốn theo Tôi, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9, 23). Để khám phá ra căn tính của Chúa Giêsu để bước theo, cùng với Phêrô chúng ta nói : "Thấy là Đấng Kitô của Thiên Chúa", và sẵn sàng nói : tôi chấp nhận bước theo trên con đường của Chúa, và vác thập giá tôi hằng ngày. Nếu không, chúng ta khó lòng có thể biết Người cách đích thực.
Câu hỏi về căn tính của Chúa Giêsu không đơn giản là câu hỏi điều tra, tín điều hay là chú giải Kinh Thánh, cũng không phải là câu trả lời cho những người đến hỏi Chúa Giêsu hoặc tìm xem Kinh Thánh nói gì về Chúa. Đây là một câu hỏi về đời sống ! Toàn bộ lịch sử, Kinh Thánh hoặc tín điều chúng ta nói về con người Chúa Giêsu, chúng ta chỉ là mình khi biết chấp nhận đi trên đường Chúa đã chỉ cho.
Vậy là, từ tuần này qua tuần khác, Tin Mừng mạc khải dần dần cho chúng ta về căn tính đích thực của Đấng Kitô để dẫn chúng ta tiến về Giêrusalem cách khải hoàn, cùng lúc soi sáng tâm hồn chúng ta và dạy cho chúng ta biết rằng, ta chỉ có thể nhận biết Chúa Giêsu nếu chúng ta để Chúa biến đổi đời ta.
Chúng ta thường đặt ra những khó khăn về sứ vụ loan báo Tin Mừng. Điều kiện tiên quyết của sứ vụ là Tin Mừng biến đổi lòng chúng ta. Trở ngại của Tin Mừng trước hết không phải là người mà chúng ta loan báo. Tin Mừng đến từ chúng ta. Vấn đề Tân Phúc Âm hóa không phải là khả năng chiến thắng trên những người tin hay không tin Chúa Giêsu. Hãy để cho Tin Mừng biến chúng ta thành những vị thánh, để những ai thực sự không biết đến Đấng Kitô có thể hỏi chúng ta như tên lính đứng dưới chân thập giá : "Người này có phải là con Thiên Chúa hay không ? "
Chúng ta đón nhận lời mời gọi hoán cải và hồng ân sự sống với niềm tin : " Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, và ai liều mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ giữ được mạng sống mình" (Lc 9, 24). Vậy hãy mở lòng mình ra đón lấy Đức Kitô để lời Người đổi mới cách sống của chúng ta, và sự hiện hữu của chúng ta trở nên lời đáp trả cho những người chung quanh. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Bỏ Mình Theo Chúa Với Thánh Giá
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:19 14/06/2016
Bỏ Mình Theo Chúa Với Thánh Giá
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XII - C
(Lc 9, 18 – 24)
Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều khơi dậy lòng nhiệt thành và quí trọng của dân chúng, họ muốn tôn Chúa lên làm vua, Chúa Giêsu đã lánh riêng ra một nơi, xa cách dân chúng để trong thinh lặng, cùng với các môn đệ hàn huyên tâm sự và cầu nguyện. Chúa hỏi các môn đệ : “Phần các con, các con bảo Thầy là ai ? ” (Lc 9, 20). Đại diện cả nhóm Phêrô tuyên xưng : “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa” (Lc 9, 20 ) lập tức các ông bị cấm không được nói với bất cứ ai về Thầy. Liền sau lời cấm là bài học về chính Thầy, Đấng Kitô : “Con Người phải chịu nhiều đau khổ nhiều…và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại” (Lc 9, ), và loan báo điều kiện dành cho những ai muốn đi theo Chúa : “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo” (Lc 9, 23).
Xem ra sự khác biệt giữa chương trình tình yêu của Chúa Cha và dự án, ước muốn của con người là điều hiển nhiên. Khi con người thực hiện đời mình chỉ hướng tới thành công xã hội, giầu sang vật chất và kinh tế, gạt bỏ Thiên Chúa sang một bên, không lý luận theo Thiên Chúa nữa, mà theo con người.
Theo Chúa phải từ bỏ
Chúng ta tự hỏi: “Từ bỏ” mình có nghĩa gì? Và tại sao ta phải tử bỏ mình?
Thật khó chấp nhận điều Chúa Giêsu đòi hỏi là từ bỏ và hy sinh. Sống trong một xã hội được lập trình sẵn, khuyến khích thành công nhanh, tận dụng tối đa làm ít, hưởng nhiều, đỡ tốn thời giờ và sức khỏe, nên không có lạ khi chúng ta làm và nhìn mọi sự theo kiểu con người chứ không theo cái nhìn của Thiên Chúa. Chính Phêrô, chỉ sau khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, ông mới ý thức được rằng, ông phải qua con đường ông đi và sống trong hy vọng.
Cần phải phân biệt, Chúa Giêsu không bắt chúng ta từ bỏ “điều chúng ta là”, nhưng điều “chúng ta đã trở nên”. Chúng ta là hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa thấy tốt đẹp sau khi tạo dựng người nam và người nữ (x. St 1, 31). Điều chúng ta phải từ bỏ không phải là điều Chúa đã làm, nhưng là điều chúng ta lạm dụng quyền tự do làm, cụ thể như: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và làm biếng… là những khuynh hướng xấu, tội lỗi, phủ trên hình ảnh của Thiên Chúa. Thánh Phaolô gọi ảnh biến hình này là “ảnh dưới đất”, ngược với “ảnh trên trời”, giống như Chúa Kitô. Do đó “từ bỏ chính chúng ta”, là từ bỏ ý loài người để mặc lấy ý Chúa, hợp và giống Chúa hơn.
Kierkegaard đã lấy một ví dụ: Hai người trẻ ngôn ngữ khác biệt yêu nhau. Muốn cho tình yêu của hai người sống còn và lớn mạnh, một trong hai người phải học tiếng nói của người kia. Bằng không, họ không có khả năng truyền đạt và tình yêu của họ không bền. Và ông kết luận, điều này chỉ xảy ra giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta nói thứ ngôn ngữ xác thịt, Chúa nói thứ ngôn ngữ thần khí; chúng ta nói ngôn ngữ tính ích kỷ, Chúa nói ngôn ngữ tình yêu.
Muốn theo Chúa, phải từ bỏ chính mình là học ngôn ngữ của Chúa để chúng ta có thể giao tiếp với Chúa. Chúa đã từ bỏ chính mình trước… trở nên giống chúng ta. Chúng ta sẽ không có khả năng nói “vâng” với người khác nếu chúng ta trước hết không khả năng nói “không” với chúng ta.
Theo Chúa là chấp nhận thập giá
Thì ra con đường của các môn đệ là theo Chúa Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Con đường “chịu mất chính mình“, để tìm lại được chính mình, như Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI viết: con đường “chịu mất chính mình“, là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (Ðức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).
Ngày nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo Ta” (Lc 9, 23). Chúa Giêsu không muốn thập giá, Người muốn tình yêu, yêu đến tận cùng. Theo Chúa là chấp nhận thập giá của mình với lòng mến. Dưới con mắt người đời, “chịu mất mạng sống” (Lc 9, 24) là một thất bại. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết như sau: “Một cách nhiệm mầu chính Chúa Kitô chấp nhận… chết trên một thập giá để nhổ tận gốc rễ tội kiêu căng khỏi trái tim con người, và biểu lộ một sự vâng phục toàn vẹn con thảo” (Chúa Nhật niềm vui 9/5/1975). Khi tự nguyện chấp nhận cái chết, Chúa Giêsu mang lấy thập giá của tất cả chúng ta và trở thành suối nguồn ơn thánh cứu độ cho toàn dân. Thánh Cirillo thành Giêrusalem giải thích rằng: “Thập giá chiến thắng đã soi sáng những ai bị mù lòa vì ngu muội, đã giải thoát người bị tội lỗi giam cầm, đã đem lại ơn cứu độ cho toàn nhận loại” (Bài giáo lý về thập giá Đức Kitô XIII,1).
Khởi đầu sứ vụ Giáo hoàng 14/3/2013, Đức Phanxicô nói : “Thánh Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, thưa cùng Người rằng: Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Ðiều này không có gì liên quan với nó. Con sẽ theo Thầy với các khả năng khác, mà không có Thánh Giá. Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Ðức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.”
Lạy Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa hằng sống đã đến thế gian chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng con, chúng con xin theo Chúa, nhưng xin Chúa giúp chúng con biết từ bỏ chính mình và vác thánh giá đời chúng con mỗi ngày để theo Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XII - C
(Lc 9, 18 – 24)
Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều khơi dậy lòng nhiệt thành và quí trọng của dân chúng, họ muốn tôn Chúa lên làm vua, Chúa Giêsu đã lánh riêng ra một nơi, xa cách dân chúng để trong thinh lặng, cùng với các môn đệ hàn huyên tâm sự và cầu nguyện. Chúa hỏi các môn đệ : “Phần các con, các con bảo Thầy là ai ? ” (Lc 9, 20). Đại diện cả nhóm Phêrô tuyên xưng : “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa” (Lc 9, 20 ) lập tức các ông bị cấm không được nói với bất cứ ai về Thầy. Liền sau lời cấm là bài học về chính Thầy, Đấng Kitô : “Con Người phải chịu nhiều đau khổ nhiều…và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại” (Lc 9, ), và loan báo điều kiện dành cho những ai muốn đi theo Chúa : “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo” (Lc 9, 23).
Xem ra sự khác biệt giữa chương trình tình yêu của Chúa Cha và dự án, ước muốn của con người là điều hiển nhiên. Khi con người thực hiện đời mình chỉ hướng tới thành công xã hội, giầu sang vật chất và kinh tế, gạt bỏ Thiên Chúa sang một bên, không lý luận theo Thiên Chúa nữa, mà theo con người.
Theo Chúa phải từ bỏ
Chúng ta tự hỏi: “Từ bỏ” mình có nghĩa gì? Và tại sao ta phải tử bỏ mình?
Thật khó chấp nhận điều Chúa Giêsu đòi hỏi là từ bỏ và hy sinh. Sống trong một xã hội được lập trình sẵn, khuyến khích thành công nhanh, tận dụng tối đa làm ít, hưởng nhiều, đỡ tốn thời giờ và sức khỏe, nên không có lạ khi chúng ta làm và nhìn mọi sự theo kiểu con người chứ không theo cái nhìn của Thiên Chúa. Chính Phêrô, chỉ sau khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, ông mới ý thức được rằng, ông phải qua con đường ông đi và sống trong hy vọng.
Cần phải phân biệt, Chúa Giêsu không bắt chúng ta từ bỏ “điều chúng ta là”, nhưng điều “chúng ta đã trở nên”. Chúng ta là hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa thấy tốt đẹp sau khi tạo dựng người nam và người nữ (x. St 1, 31). Điều chúng ta phải từ bỏ không phải là điều Chúa đã làm, nhưng là điều chúng ta lạm dụng quyền tự do làm, cụ thể như: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và làm biếng… là những khuynh hướng xấu, tội lỗi, phủ trên hình ảnh của Thiên Chúa. Thánh Phaolô gọi ảnh biến hình này là “ảnh dưới đất”, ngược với “ảnh trên trời”, giống như Chúa Kitô. Do đó “từ bỏ chính chúng ta”, là từ bỏ ý loài người để mặc lấy ý Chúa, hợp và giống Chúa hơn.
Kierkegaard đã lấy một ví dụ: Hai người trẻ ngôn ngữ khác biệt yêu nhau. Muốn cho tình yêu của hai người sống còn và lớn mạnh, một trong hai người phải học tiếng nói của người kia. Bằng không, họ không có khả năng truyền đạt và tình yêu của họ không bền. Và ông kết luận, điều này chỉ xảy ra giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta nói thứ ngôn ngữ xác thịt, Chúa nói thứ ngôn ngữ thần khí; chúng ta nói ngôn ngữ tính ích kỷ, Chúa nói ngôn ngữ tình yêu.
Muốn theo Chúa, phải từ bỏ chính mình là học ngôn ngữ của Chúa để chúng ta có thể giao tiếp với Chúa. Chúa đã từ bỏ chính mình trước… trở nên giống chúng ta. Chúng ta sẽ không có khả năng nói “vâng” với người khác nếu chúng ta trước hết không khả năng nói “không” với chúng ta.
Theo Chúa là chấp nhận thập giá
Thì ra con đường của các môn đệ là theo Chúa Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Con đường “chịu mất chính mình“, để tìm lại được chính mình, như Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI viết: con đường “chịu mất chính mình“, là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (Ðức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).
Ngày nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo Ta” (Lc 9, 23). Chúa Giêsu không muốn thập giá, Người muốn tình yêu, yêu đến tận cùng. Theo Chúa là chấp nhận thập giá của mình với lòng mến. Dưới con mắt người đời, “chịu mất mạng sống” (Lc 9, 24) là một thất bại. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết như sau: “Một cách nhiệm mầu chính Chúa Kitô chấp nhận… chết trên một thập giá để nhổ tận gốc rễ tội kiêu căng khỏi trái tim con người, và biểu lộ một sự vâng phục toàn vẹn con thảo” (Chúa Nhật niềm vui 9/5/1975). Khi tự nguyện chấp nhận cái chết, Chúa Giêsu mang lấy thập giá của tất cả chúng ta và trở thành suối nguồn ơn thánh cứu độ cho toàn dân. Thánh Cirillo thành Giêrusalem giải thích rằng: “Thập giá chiến thắng đã soi sáng những ai bị mù lòa vì ngu muội, đã giải thoát người bị tội lỗi giam cầm, đã đem lại ơn cứu độ cho toàn nhận loại” (Bài giáo lý về thập giá Đức Kitô XIII,1).
Khởi đầu sứ vụ Giáo hoàng 14/3/2013, Đức Phanxicô nói : “Thánh Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, thưa cùng Người rằng: Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Ðiều này không có gì liên quan với nó. Con sẽ theo Thầy với các khả năng khác, mà không có Thánh Giá. Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Ðức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.”
Lạy Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa hằng sống đã đến thế gian chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng con, chúng con xin theo Chúa, nhưng xin Chúa giúp chúng con biết từ bỏ chính mình và vác thánh giá đời chúng con mỗi ngày để theo Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lebanon và Trung Đông ''được tận hiến cho Trái Tim Đức Mẹ Vô Nhiễm vì nền hòa bình trong khu vực''
Chân Phương
08:18 14/06/2016
Lebanon và Trung Đông "được tận hiến cho Trái Tim Đức Mẹ Vô Nhiễm vì nền hòa bình trong khu vực"
Beirut (AsiaNews) – Hôm qua, ĐHY Bechara Rai – Đức Thượng Phụ Công Giáo Maronite đã tái tận hiến đất nước Lebanon và toàn vùng Trung Đông cho "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Maria". Nghi thức này diễn ra trong khuôn khổ liên tưởng đến các cuộc hiện ra ở Fatima (1917), khi đó, Đức Mẹ đã khẩn thiết yêu cầu tận hiến nước Nga cho "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội" của Mẹ.
ĐHY chủ sự nghi thức tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Lebanon ở Harissa. Ngài đã nguyện xin Đức Mẹ "thỉnh cầu con lòng Mẹ là Đấng Cứu Thế, can thiệp, biểu tỏ sức mạnh của sự cứu độ và hộ trì, sức mạnh của tình yêu và lòng thương xót của Chúa, để ngăn chặn sự dữ và cải hoán lương tâm". ĐHY nói rằng sự dữ đang được thể hiện trong các hình thức "xung đột và chiến tranh, sự chết chóc và ly tán, bạo lực, cuồng tín, quá khích và khủng bố."
Nghi thức tận hiến được cử hành trong bối cảnh một thánh lễ trọng thể, với sự đồng tế của Đức Thượng Phụ Công Giáo Syrian là Ignatius Joseph III Younan, cùng nhiều vị giám mục và linh mục. Ngoài ra còn có sự hiện diện của Sứ Thần Tòa Thánh tại Lebanon là Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Bề Trên các dòng tu nam và nữ, cùng đông đảo các tín hữu.
Đức Thượng Phụ nói: "Với sự tận hiến kép này, và thông qua sự dâng hiến cá nhân của mỗi người, chúng ta quay về với Thiên Chúa để khẩn xin Ngài đi vào tâm thức của chúng ta và đất nước chúng ta, cùng với kế hoạch cứu độ của Ngài".
Sau đó, trong bài giảng, Đức Thượng Phụ nhấn mạnh rằng sự dữ không chỉ hiện diện bên ngoài mà còn bên trong Giáo Hội. Ngài nói: "sự dữ dễ dàng bắt rễ trong trái tim của con người chúng ta, và tác động đến Giáo Hội, các vị mục tử và tổ chức bên trong và bên ngoài của Giáo Hội."
Vì thế, ngài liên hệ hành động tận hiến này như là một "phong trào cầu nguyện và sám hối", là tiếng nói chống lại "sự suy đồi luân lý, sự xúc phạm đức tin và Giáo Hội, sự vô phép trong nết na và cách cư xử của chúng ta".
ĐHY Bechara Rai nói thêm: "Thông qua hành động tận hiến hôm nay, đây là năm thứ ba liên tiếp Giáo Hội Maronite nhắc lại sự tận hiến đất nước Lebanon và các nước vùng Trung Đông cho sự bảo trợ của Đức Maria - Mẹ chúng ta, Mẹ của Lebanon. Chúng ta cử hành lần đầu tiên vào tháng Sáu năm 2013, để bày tỏ tình liên đới với Thượng Hội Đồng về Trung Đông được tổ chức tại Vatican hồi tháng 10 năm 2012, dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI ".
"Tương tự như sự tận hiến nước Nga do Đức Gioan Phaolô II thực hiện hồi tháng 6 năm 1981. Đợt tận hiến ấy cử hành một lần khác vào tháng 5 năm 1982, và lần thứ 3 vào ngày 25 tháng 3 năm 1984, trong sự hiệp nhất với tất cả các giám mục Công Giáo trên thế giới", theo yêu cầu của Đức Mẹ vào năm 1917.
Lễ tận hiến đất nước Lebanon diễn ra hoàn tất ngày hôm qua là cao điểm của ba cuộc diễu hành và tuần cửu nhật cầu nguyện tại ba đền kính Đức Mẹ Maria, gồm Maghdouché, Zahle và Miziara, kể từ ngày 22 tháng 5.
Những hoạt động này đã được phối hợp tổ chức với hội đồng tòa Thượng Phụ phụ trách quan sát các hoạt động tận hiến, phong trào linh mục Đức Mẹ Maria, cùng nhiều hiệp hội phụ nữ như Dòng chị em Thánh Tâm Chúa Giêsu và Hội Liên minh Gia đình Maria. Những hoạt động đạo đức và tận hiến của các cá nhân, giáo xứ và giáo phận đã chạm đến trái tim và lương tâm của hàng chục ngàn tín hữu.
Chân Phương
Beirut (AsiaNews) – Hôm qua, ĐHY Bechara Rai – Đức Thượng Phụ Công Giáo Maronite đã tái tận hiến đất nước Lebanon và toàn vùng Trung Đông cho "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Maria". Nghi thức này diễn ra trong khuôn khổ liên tưởng đến các cuộc hiện ra ở Fatima (1917), khi đó, Đức Mẹ đã khẩn thiết yêu cầu tận hiến nước Nga cho "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội" của Mẹ.
ĐHY chủ sự nghi thức tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Lebanon ở Harissa. Ngài đã nguyện xin Đức Mẹ "thỉnh cầu con lòng Mẹ là Đấng Cứu Thế, can thiệp, biểu tỏ sức mạnh của sự cứu độ và hộ trì, sức mạnh của tình yêu và lòng thương xót của Chúa, để ngăn chặn sự dữ và cải hoán lương tâm". ĐHY nói rằng sự dữ đang được thể hiện trong các hình thức "xung đột và chiến tranh, sự chết chóc và ly tán, bạo lực, cuồng tín, quá khích và khủng bố."
Nghi thức tận hiến được cử hành trong bối cảnh một thánh lễ trọng thể, với sự đồng tế của Đức Thượng Phụ Công Giáo Syrian là Ignatius Joseph III Younan, cùng nhiều vị giám mục và linh mục. Ngoài ra còn có sự hiện diện của Sứ Thần Tòa Thánh tại Lebanon là Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Bề Trên các dòng tu nam và nữ, cùng đông đảo các tín hữu.
Đức Thượng Phụ nói: "Với sự tận hiến kép này, và thông qua sự dâng hiến cá nhân của mỗi người, chúng ta quay về với Thiên Chúa để khẩn xin Ngài đi vào tâm thức của chúng ta và đất nước chúng ta, cùng với kế hoạch cứu độ của Ngài".
Sau đó, trong bài giảng, Đức Thượng Phụ nhấn mạnh rằng sự dữ không chỉ hiện diện bên ngoài mà còn bên trong Giáo Hội. Ngài nói: "sự dữ dễ dàng bắt rễ trong trái tim của con người chúng ta, và tác động đến Giáo Hội, các vị mục tử và tổ chức bên trong và bên ngoài của Giáo Hội."
Vì thế, ngài liên hệ hành động tận hiến này như là một "phong trào cầu nguyện và sám hối", là tiếng nói chống lại "sự suy đồi luân lý, sự xúc phạm đức tin và Giáo Hội, sự vô phép trong nết na và cách cư xử của chúng ta".
ĐHY Bechara Rai nói thêm: "Thông qua hành động tận hiến hôm nay, đây là năm thứ ba liên tiếp Giáo Hội Maronite nhắc lại sự tận hiến đất nước Lebanon và các nước vùng Trung Đông cho sự bảo trợ của Đức Maria - Mẹ chúng ta, Mẹ của Lebanon. Chúng ta cử hành lần đầu tiên vào tháng Sáu năm 2013, để bày tỏ tình liên đới với Thượng Hội Đồng về Trung Đông được tổ chức tại Vatican hồi tháng 10 năm 2012, dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI ".
"Tương tự như sự tận hiến nước Nga do Đức Gioan Phaolô II thực hiện hồi tháng 6 năm 1981. Đợt tận hiến ấy cử hành một lần khác vào tháng 5 năm 1982, và lần thứ 3 vào ngày 25 tháng 3 năm 1984, trong sự hiệp nhất với tất cả các giám mục Công Giáo trên thế giới", theo yêu cầu của Đức Mẹ vào năm 1917.
Lễ tận hiến đất nước Lebanon diễn ra hoàn tất ngày hôm qua là cao điểm của ba cuộc diễu hành và tuần cửu nhật cầu nguyện tại ba đền kính Đức Mẹ Maria, gồm Maghdouché, Zahle và Miziara, kể từ ngày 22 tháng 5.
Những hoạt động này đã được phối hợp tổ chức với hội đồng tòa Thượng Phụ phụ trách quan sát các hoạt động tận hiến, phong trào linh mục Đức Mẹ Maria, cùng nhiều hiệp hội phụ nữ như Dòng chị em Thánh Tâm Chúa Giêsu và Hội Liên minh Gia đình Maria. Những hoạt động đạo đức và tận hiến của các cá nhân, giáo xứ và giáo phận đã chạm đến trái tim và lương tâm của hàng chục ngàn tín hữu.
Chân Phương
Cầu nguyện cho kẻ thù có thể hàn gắn vết thương của chúng ta
Bùi Hữu Thư
10:56 14/06/2016
Đức Thánh Cha nhắc các tín hữu về quyền năng gấp đôi của cầu nguyện
Vatican: ngày 14 tháng 6, 2016
Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha đã giảng trong Thánh Lễ sáng nay tại nhà nguyện Thánh Mác Ta: “Cầu nguyện cho kẻ thù có thể hàn gắn vết thương lòng của chúng ta .”
Nhắc lại thời thơ ấu của ngài tại Á Căn Đình, khi dân chúng cầu nguyện cho các nhà độc tài phải xuống hỏa ngục, Đức Thánh Cha nhắc là chính Chúa Giêsu đã dậy chúng ta phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những người đàn áp chúng ta.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha suy niệm về bài Phúc Âm hôm nay của Thánh Mát Thêu lúc Chúa Giêsu bảo các môn đệ phải yêu mến kẻ thù, và ghi nhận rằng lời phán dậy này tương phản với những gì các luật sĩ giảng dậy thời đó: “Anh em phải yêu láng giềng và thù ghét kẻ thù.”
Đức Thánh Cha nói: “Luật Do Thái đã được giảng dậy một cách quá lý thuyết, chỉ dựa trên từ ngữ của lề luật thay vì trên tình yêu Thiên Chúa ngay tại trọng tâm của lề luật đó.”
Vì thế, Đức Thánh Cha giải thích: “Chúa Giêsu lập lại giới răn quan trọng nhất trong Cựu Ước: ‘Yêu Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn, và yêu láng giềng như chính mình.’” Ngài than phiền rằng đây không là chính trọng tâm của những gì các luật sĩ giảng dậy, vì họ chỉ chú trọng đến những chi tiết và các trường hợp cá nhân.
Tuy nhiên, ngài giải thích: Chúa Giêsu đã trình bầy ý nghĩa đích thực của lề luật Người đến để kiện toàn, bằng cách đưa ra những thí dụ để diễn tả các giới răn dưới một ánh sáng mới, và chứng tỏ rằng tình yêu quảng đại hơn ngôn ngữ của lề luật: “Từ câu ‘Không được giết người’ có nghĩa là không được xỉ nhục hay giận dữ anh chị em mình, đến việc khuyên cho áo ấm cho người chỉ xin mìnhđáo mỏng, hay đồng hành xa hơn với người xin mình cùng đi với họ một dặm.”
Hành trình chữa lành
Kết quả này, Đức Thánh Cha đề cao, không phải là để kiện toàn lề luật, mà là để giúp hàn gắn vết thương lòng của chúng ta. Ngài ghi nhận trong Phúc Âm Mát Thêu, khi Chúa Giêsu giải thích các giới răn, có một hành trình chữa lành. “Tất cả các trái tim bị tổn thương vì tội lỗi – như mỗi người chúng ta đều đã bị như thế - đều phải bước theo hành trình chữa lành này để có thể trở nên giống ‘Chúa Cha nhiều hơn, là Đấng toàn thiện,”
Đức Thánh Cha nói: “Bước cuối cùng và khó khăn nhất trên hành trình tiến tới sự toàn thiện này nằm trong lời Chúa Giêsu trong bài đọc hôm nay: “Anh em đã nghe luật dậy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.”
Cầu nguyện làm có thể được những gì
Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng khi còn thơ ấu, ngài thấy dân chúng cầu nguyện để Thiên Chúa đầy ải các lãnh tụ độc tài thời đó xuống hỏa ngục, nhưng ngài nói: Chúa kêu gọi chúng ta hãy xét lại lương tâm và cầu nguyện cho kẻ thù.
Trước khi kết thúc, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng là có thể cầu nguyện cho những ai hành hạ và áp bức chúng ta vì quyền năng của việc cầu nguyện sẽ làm được hai điều: “sẽ biến cải người ấy trở thành tốt hơn và sẽ làm cho chúng ta trở nên giống như các con cái của Cha trên Trời nhiều hơn.”
Vatican: ngày 14 tháng 6, 2016
Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha đã giảng trong Thánh Lễ sáng nay tại nhà nguyện Thánh Mác Ta: “Cầu nguyện cho kẻ thù có thể hàn gắn vết thương lòng của chúng ta .”
Nhắc lại thời thơ ấu của ngài tại Á Căn Đình, khi dân chúng cầu nguyện cho các nhà độc tài phải xuống hỏa ngục, Đức Thánh Cha nhắc là chính Chúa Giêsu đã dậy chúng ta phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những người đàn áp chúng ta.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha suy niệm về bài Phúc Âm hôm nay của Thánh Mát Thêu lúc Chúa Giêsu bảo các môn đệ phải yêu mến kẻ thù, và ghi nhận rằng lời phán dậy này tương phản với những gì các luật sĩ giảng dậy thời đó: “Anh em phải yêu láng giềng và thù ghét kẻ thù.”
Đức Thánh Cha nói: “Luật Do Thái đã được giảng dậy một cách quá lý thuyết, chỉ dựa trên từ ngữ của lề luật thay vì trên tình yêu Thiên Chúa ngay tại trọng tâm của lề luật đó.”
Vì thế, Đức Thánh Cha giải thích: “Chúa Giêsu lập lại giới răn quan trọng nhất trong Cựu Ước: ‘Yêu Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn, và yêu láng giềng như chính mình.’” Ngài than phiền rằng đây không là chính trọng tâm của những gì các luật sĩ giảng dậy, vì họ chỉ chú trọng đến những chi tiết và các trường hợp cá nhân.
Tuy nhiên, ngài giải thích: Chúa Giêsu đã trình bầy ý nghĩa đích thực của lề luật Người đến để kiện toàn, bằng cách đưa ra những thí dụ để diễn tả các giới răn dưới một ánh sáng mới, và chứng tỏ rằng tình yêu quảng đại hơn ngôn ngữ của lề luật: “Từ câu ‘Không được giết người’ có nghĩa là không được xỉ nhục hay giận dữ anh chị em mình, đến việc khuyên cho áo ấm cho người chỉ xin mìnhđáo mỏng, hay đồng hành xa hơn với người xin mình cùng đi với họ một dặm.”
Hành trình chữa lành
Kết quả này, Đức Thánh Cha đề cao, không phải là để kiện toàn lề luật, mà là để giúp hàn gắn vết thương lòng của chúng ta. Ngài ghi nhận trong Phúc Âm Mát Thêu, khi Chúa Giêsu giải thích các giới răn, có một hành trình chữa lành. “Tất cả các trái tim bị tổn thương vì tội lỗi – như mỗi người chúng ta đều đã bị như thế - đều phải bước theo hành trình chữa lành này để có thể trở nên giống ‘Chúa Cha nhiều hơn, là Đấng toàn thiện,”
Đức Thánh Cha nói: “Bước cuối cùng và khó khăn nhất trên hành trình tiến tới sự toàn thiện này nằm trong lời Chúa Giêsu trong bài đọc hôm nay: “Anh em đã nghe luật dậy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.”
Cầu nguyện làm có thể được những gì
Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng khi còn thơ ấu, ngài thấy dân chúng cầu nguyện để Thiên Chúa đầy ải các lãnh tụ độc tài thời đó xuống hỏa ngục, nhưng ngài nói: Chúa kêu gọi chúng ta hãy xét lại lương tâm và cầu nguyện cho kẻ thù.
Trước khi kết thúc, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng là có thể cầu nguyện cho những ai hành hạ và áp bức chúng ta vì quyền năng của việc cầu nguyện sẽ làm được hai điều: “sẽ biến cải người ấy trở thành tốt hơn và sẽ làm cho chúng ta trở nên giống như các con cái của Cha trên Trời nhiều hơn.”
Các Giám mục Hoa Kỳ lên án vụ xả xúng ở Orlando và dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân
Lã Thụ Nhân
15:13 14/06/2016
Các Giám mục Hoa Kỳ lên án vụ xả xúng ở Orlando và dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân
Florida (Radio Vatican) - Các Giám mục Hoa Kỳ đã lên án vụ thảm sát sáng sớm Chúa Nhật tại một hộp đêm đồng tính ở Orlando, Florida và đưa ra lời cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ.
Ít nhất 50 người thiệt mạng và 53 người khác bị thương khi một người Mỹ gốc Afghanistan nã súng vào những người có mặt trong hộp đêm. Đây là vụ thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Đức Giám Mục John Noonan của Orlando đã đưa ra một tuyên bố hôm Chúa Nhật, trong đó ngài nói: "Một thanh kiếm đã đâm thủng trái tim của thành phố chúng ta. Từ khi biết tin về thảm kịch sáng nay, tôi đã kêu gọi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân, cho gia đình họ và cho những người phản ứng đầu tiên. Tôi cầu xin lòng thương xót của Chúa sẽ ở cùng chúng ta trong thời khắc buồn sầu, sửng sốt và bối rối này. Tôi thúc giục những người có đức tin hãy hướng con tim và tâm hồn mình đến vị bác sĩ tuyệt vời, Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng an ủi và đưa chúng ta vượt qua đau khổ với lòng thương xót và sự dịu dàng. Quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu vượt xa những vết thương về thể lý của chúng ta, nhưng chạm vào mọi bình diện của nhân loại: thể lý, tình cảm, xã hội, tinh thần. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vẫn phải tha thiết trong việc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người của chúng ta, và cầu nguyện không ngừng cho hòa bình trên thế giới.
Các linh mục, phó tế và các nhà tham vấn từ Giáo phận Orlando và các hội Bác ái Công Giáo ở miền Trung Florida đang phục vụ tại Trung tâm Trợ giúp do thành phố Orlando thành lập. Họ đang ở hiện trường giúp các nạn nhân và gia đình ở tiền tuyến của thảm kịch này. Suốt ngày, họ hiến dâng tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa cho những người đang phải đối mặt với nỗi buồn không thể tưởng tượng. Họ sẽ tiếp tục cảnh giác và đáp ứng nhu cầu của anh chị em bị tổn thương.
Tôi đã yêu cầu tất cả các giáo xứ dâng ý nguyện trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, nơi gần 400.000 người Công Giáo tại chín quận hạt miền Trung Florida. Tại 91 giáo xứ và các hội truyền giáo, lời cầu nguyện hôm nay dành cho các nạn nhân của bạo lực và các hành động khủng bố... cầu cho gia đình và bạn bè họ... và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi hành vi chống lại tình yêu của Thiên Chúa. Chúng tôi cầu nguyện cho người dân của thành phố Orlando để lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa ở giữa chúng ta khi chúng ta tìm kiếm sự chữa lành và an ủi.
Đức Cha Noonan cho biết về đêm canh thức cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình: "Nhìn nhận sự phiền não lan khắp thành phố, gia đình và bạn bè của chúng ta, chúng tôi mời cộng đồng tham gia với chúng tôi 'Canh Thức để lau khô Nước mắt' tất cả những người đang bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công nghiêm trọng trên phẩm giá và sự sống của con người. Cuộc canh thức được tổ chức vào thứ Hai ngày 13 tháng Sáu, vào lúc 7 giờ tối tại Nhà thờ Thánh Giacôbê.
Tôi hy vọng cơ hội hiệp nhau cầu nguyện này sẽ mang lại một làn sóng lòng thương xót của Thiên Chúa trong trái tim của cộng đồng chúng ta".
Trong một tuyên bố, Chủ tịch Hội nghị Hoa Kỳ Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz cho biết "bạo lực tồi tệ nổi lên ở Orlando nhắc nhở chúng ta sự sống con người quý giá biết dường nào. Hãy dành những lời cầu nguyện của chúng ta cho các nạn nhân, gia đình họ và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi hành động khủng khiếp này. Lòng thương xót của Chúa Kitô mời gọi chúng ta liên đới với những đau khổ và quyết tâm hơn nữa trong việc bảo vệ sự sống và phẩm giá của mỗi người".
Đức Tổng Giám mục Blase J. Cupich của Chicago cũng đưa ra tuyên bố rằng: "Hãy dành những lời cầu nguyện và tấm lòng của chúng ta cho các nạn nhân của vụ nổ súng hàng loạt tại Orlando, gia đình họ và những anh chị em đồng tính nam nữ. Chúng tôi rất biết ơn những người phản ứng đầu tiên và những thường dân đã anh dũng lao mình vào nguy hiểm, mang lại một lời nhắc nhở thế nào là lòng từ bi và lòng dũng cảm - ngay cả khi đối mặt với điều kinh khủng và nguy hiểm như vậy. Để đáp trả sự thù hận, chúng ta được mời gọi gieo rắc tình yêu. Đáp trả bạo lực là hòa bình. Và, đáp trả sự bất khoan dung là khoan dung.
Những người dân của Tổng Giáo Phận Chicago ở cùng với các nạn nhân và những người thân yêu của họ, và tái khẳng định sự dấn thân của chúng tôi, với Đức Thánh Cha Phanxicô, để giải quyết nguyên nhân của thảm kịch như thế, bao gồm việc dễ dàng tiếp cận với vũ khí chết người. Chúng ta không thể đứng nhìn và không làm gì cả".
Lã Thụ Nhân
Florida (Radio Vatican) - Các Giám mục Hoa Kỳ đã lên án vụ thảm sát sáng sớm Chúa Nhật tại một hộp đêm đồng tính ở Orlando, Florida và đưa ra lời cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ.
Đức Giám Mục John Noonan của Orlando đã đưa ra một tuyên bố hôm Chúa Nhật, trong đó ngài nói: "Một thanh kiếm đã đâm thủng trái tim của thành phố chúng ta. Từ khi biết tin về thảm kịch sáng nay, tôi đã kêu gọi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân, cho gia đình họ và cho những người phản ứng đầu tiên. Tôi cầu xin lòng thương xót của Chúa sẽ ở cùng chúng ta trong thời khắc buồn sầu, sửng sốt và bối rối này. Tôi thúc giục những người có đức tin hãy hướng con tim và tâm hồn mình đến vị bác sĩ tuyệt vời, Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng an ủi và đưa chúng ta vượt qua đau khổ với lòng thương xót và sự dịu dàng. Quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu vượt xa những vết thương về thể lý của chúng ta, nhưng chạm vào mọi bình diện của nhân loại: thể lý, tình cảm, xã hội, tinh thần. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vẫn phải tha thiết trong việc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người của chúng ta, và cầu nguyện không ngừng cho hòa bình trên thế giới.
Các linh mục, phó tế và các nhà tham vấn từ Giáo phận Orlando và các hội Bác ái Công Giáo ở miền Trung Florida đang phục vụ tại Trung tâm Trợ giúp do thành phố Orlando thành lập. Họ đang ở hiện trường giúp các nạn nhân và gia đình ở tiền tuyến của thảm kịch này. Suốt ngày, họ hiến dâng tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa cho những người đang phải đối mặt với nỗi buồn không thể tưởng tượng. Họ sẽ tiếp tục cảnh giác và đáp ứng nhu cầu của anh chị em bị tổn thương.
Tôi đã yêu cầu tất cả các giáo xứ dâng ý nguyện trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, nơi gần 400.000 người Công Giáo tại chín quận hạt miền Trung Florida. Tại 91 giáo xứ và các hội truyền giáo, lời cầu nguyện hôm nay dành cho các nạn nhân của bạo lực và các hành động khủng bố... cầu cho gia đình và bạn bè họ... và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi hành vi chống lại tình yêu của Thiên Chúa. Chúng tôi cầu nguyện cho người dân của thành phố Orlando để lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa ở giữa chúng ta khi chúng ta tìm kiếm sự chữa lành và an ủi.
Đức Cha Noonan cho biết về đêm canh thức cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình: "Nhìn nhận sự phiền não lan khắp thành phố, gia đình và bạn bè của chúng ta, chúng tôi mời cộng đồng tham gia với chúng tôi 'Canh Thức để lau khô Nước mắt' tất cả những người đang bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công nghiêm trọng trên phẩm giá và sự sống của con người. Cuộc canh thức được tổ chức vào thứ Hai ngày 13 tháng Sáu, vào lúc 7 giờ tối tại Nhà thờ Thánh Giacôbê.
Tôi hy vọng cơ hội hiệp nhau cầu nguyện này sẽ mang lại một làn sóng lòng thương xót của Thiên Chúa trong trái tim của cộng đồng chúng ta".
Trong một tuyên bố, Chủ tịch Hội nghị Hoa Kỳ Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz cho biết "bạo lực tồi tệ nổi lên ở Orlando nhắc nhở chúng ta sự sống con người quý giá biết dường nào. Hãy dành những lời cầu nguyện của chúng ta cho các nạn nhân, gia đình họ và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi hành động khủng khiếp này. Lòng thương xót của Chúa Kitô mời gọi chúng ta liên đới với những đau khổ và quyết tâm hơn nữa trong việc bảo vệ sự sống và phẩm giá của mỗi người".
Đức Tổng Giám mục Blase J. Cupich của Chicago cũng đưa ra tuyên bố rằng: "Hãy dành những lời cầu nguyện và tấm lòng của chúng ta cho các nạn nhân của vụ nổ súng hàng loạt tại Orlando, gia đình họ và những anh chị em đồng tính nam nữ. Chúng tôi rất biết ơn những người phản ứng đầu tiên và những thường dân đã anh dũng lao mình vào nguy hiểm, mang lại một lời nhắc nhở thế nào là lòng từ bi và lòng dũng cảm - ngay cả khi đối mặt với điều kinh khủng và nguy hiểm như vậy. Để đáp trả sự thù hận, chúng ta được mời gọi gieo rắc tình yêu. Đáp trả bạo lực là hòa bình. Và, đáp trả sự bất khoan dung là khoan dung.
Những người dân của Tổng Giáo Phận Chicago ở cùng với các nạn nhân và những người thân yêu của họ, và tái khẳng định sự dấn thân của chúng tôi, với Đức Thánh Cha Phanxicô, để giải quyết nguyên nhân của thảm kịch như thế, bao gồm việc dễ dàng tiếp cận với vũ khí chết người. Chúng ta không thể đứng nhìn và không làm gì cả".
Lã Thụ Nhân
Tình hình Venezuela thật là khủng khiếp, người dân bị đói, nhân quyền bị vi phạm
Lã Thụ Nhân
15:14 14/06/2016
Tình hình Venezuela thật là khủng khiếp, người dân bị đói, nhân quyền bị vi phạm
Caracas (Agenzia Fides) - "Tình hình ở Venezuela thật là khủng khiếp" và "người dân bị đói": những biểu hiện này làm nổi bật tình hình khó khăn và đau đớn mà người dân Venezuela phải đối mặt và điều đó được tìm thấy trong một bức thư mà Bề trên vùng của Khu Tông tòa Tỉnh dòng Đức Mẹ Mân Côi, Cha Angelo Villasmil OP, gửi đến các tu sĩ Đa Minh trong tỉnh dòng của ngài và của vùng Châu Mỹ Latinh và Caribê.
Cha Angelo cung cấp chi tiết về các yếu tố chính "mô tả tình hình khủng khiếp ở Venezuela: lạm phát, tình trạng thiếu lương thực và an ninh". Cha cũng lên án "việc vi phạm có hệ thống các quyền con người", vốn là "một trong những đặc điểm đau đớn nhất của tình hình hiện nay ở đất nước này", ngài mô tả "bầu khí căng thẳng xã hội" không may chiếm ưu thế. Sau các cuộc biểu tình khác nhau là phản ứng của chính phủ, bức thư tuyên bố thêm: "hơn một trăm tù nhân chính trị, nhiều người bị tra tấn, bị giết chết và tất cả điều này nằm trong bầu khí hoàn toàn không bị trừng phạt".
Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là "khối thông tin bị áp đặt bởi các bộ máy truyền thông của chính phủ. Từ các mạng xã hội, chúng tôi tìm hiểu về những người chết vì thiếu thuốc, thiếu ăn hoặc do những can thiệp thô bạo của Nhà nước vào các cuộc biểu tình và cướp bóc diễn ra ở đất nước này". Liên quan đến việc mất an ninh,"chúng tôi không biết con số chính thức những người chết bị sát hại bởi tội phạm có tổ chức. Các đường phố thủ đô Caracas và các thành phố lớn của đất nước này trở nên hiu quạnh và hoang vắng.
Đây không chỉ là công việc thông thường của bọn tội phạm. Các băng nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện các vụ giết người, bắt cóc và tống tiền người dân". "Có cách nào thoát khỏi tình hình ở Venezuela? Đó là những gì chúng ta hy vọng, mặc dù chúng ta biết rằng một giải pháp hợp hiến và hòa bình là hết sức khó khăn, khi chính phủ đang chặn tất cả các kênh có thể dẫn đến một giải pháp hòa bình".
Phần cuối của bức thư cho biết: "Hội đồng Giám mục Venezuela, qua các thông cáo báo chí, phần nào chỉ trích chính phủ. Chúng tôi nhận thức được rằng tại một số thời điểm, như là một Giáo Hội, chúng tôi sẽ phải chịu các cuộc tấn công của chính phủ".
Cha Angelo kết luận: "Giáo Hội đã lên tiếng trước cuộc khủng hoảng và có lợi cho người dân Venezuela. Giáo Hội lên án việc lạm dụng và vi phạm nhân quyền ở đất nước này. Đó là lý do tại sao không còn nghi ngờ gì nữa, rằng Giáo Hội có thể bị tấn công".
Lã Thụ Nhân
Caracas (Agenzia Fides) - "Tình hình ở Venezuela thật là khủng khiếp" và "người dân bị đói": những biểu hiện này làm nổi bật tình hình khó khăn và đau đớn mà người dân Venezuela phải đối mặt và điều đó được tìm thấy trong một bức thư mà Bề trên vùng của Khu Tông tòa Tỉnh dòng Đức Mẹ Mân Côi, Cha Angelo Villasmil OP, gửi đến các tu sĩ Đa Minh trong tỉnh dòng của ngài và của vùng Châu Mỹ Latinh và Caribê.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là "khối thông tin bị áp đặt bởi các bộ máy truyền thông của chính phủ. Từ các mạng xã hội, chúng tôi tìm hiểu về những người chết vì thiếu thuốc, thiếu ăn hoặc do những can thiệp thô bạo của Nhà nước vào các cuộc biểu tình và cướp bóc diễn ra ở đất nước này". Liên quan đến việc mất an ninh,"chúng tôi không biết con số chính thức những người chết bị sát hại bởi tội phạm có tổ chức. Các đường phố thủ đô Caracas và các thành phố lớn của đất nước này trở nên hiu quạnh và hoang vắng.
Đây không chỉ là công việc thông thường của bọn tội phạm. Các băng nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện các vụ giết người, bắt cóc và tống tiền người dân". "Có cách nào thoát khỏi tình hình ở Venezuela? Đó là những gì chúng ta hy vọng, mặc dù chúng ta biết rằng một giải pháp hợp hiến và hòa bình là hết sức khó khăn, khi chính phủ đang chặn tất cả các kênh có thể dẫn đến một giải pháp hòa bình".
Phần cuối của bức thư cho biết: "Hội đồng Giám mục Venezuela, qua các thông cáo báo chí, phần nào chỉ trích chính phủ. Chúng tôi nhận thức được rằng tại một số thời điểm, như là một Giáo Hội, chúng tôi sẽ phải chịu các cuộc tấn công của chính phủ".
Cha Angelo kết luận: "Giáo Hội đã lên tiếng trước cuộc khủng hoảng và có lợi cho người dân Venezuela. Giáo Hội lên án việc lạm dụng và vi phạm nhân quyền ở đất nước này. Đó là lý do tại sao không còn nghi ngờ gì nữa, rằng Giáo Hội có thể bị tấn công".
Lã Thụ Nhân
Tin Giáo Hội Việt Nam
Học Hỏi về Năm Thánh
Ban Thông Tin- Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc
06:36 14/06/2016
Học Hỏi về Năm Thánh
Tại Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân - Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam-Nam Úc
Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót đã được Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/2015 và kết thúc vào Lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ, ngày 20/11/2016.
Đây chính là cơ hội thuận tiện để người tín hữu cảm nghiệm được sự hiện diện gần gũi của Chúa trong mọi hoàn cảnh của đời sống và lớn lên trong tình yêu của Người. Hơn thế nữa, những ân sủng của Năm Thánh giúp tín hữu canh tân đời sống, hăng say loan báo Tin Mừng và trở thành những dấu chỉ của lòng thương xót qua đời sống nhân từ, quảng đại, biết hy sinh, tha thứ và thực thi bác ái trong đời sống gia đình và môi trường xã hội.
Lòng thương xót của Chúa là một mầu nhiệm mà con người khó có thể hiểu hết được. Vì thế, các tín hữu trong mọi thời luôn nỗ lực tìm kiếm và khám phá ra tình yêu của Người qua nhiều cách thức khác nhau. Cụ thể là qua Kinh Thánh, qua các Bí Tích mà Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập trong Giáo Hội, qua Mầu Nhiệm Vượt Qua với những lời trăn trối của Chúa Giêsu trên thánh giá và bình an Chúa ban trong Mầu Nhiệm Phục Sinh, qua những lời giảng dạy của Chúa Giêsu đặc biệt trong Kinh Lạy Cha và Tám Mối Phúc Thật, qua Mẹ Maria là biểu tượng siêu phàm nhưng lại gần gũi với Lòng Thương Xót Chúa, và qua những giáo huấn của Giáo Hội.
Ý nghĩa và mục đích của Năm Thánh là khám phá ra dung mạo và vẻ đẹp của lòng thương xót Chúa. Khi nhận ra lòng thương xót Chúa trong đời sống của mình, ta mới có thể thật sự chia sẻ lòng thương xót cho người khác.
Trong tinh thần của Năm Thánh đặc biệt này, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam-Nam Úc đã trải qua những chuỗi ngày sống trong hồng phúc của buổi tĩnh tâm Mùa Chay với chủ đề
“Trở về Bên Chúa”. Kế đến là tham dự Tam Nhật Thánh với tâm hồn thanh luyện của mùa Chay thánh để rồi bước tới đón mừng đại lễ Phục Sinh. Ngay sau Phục Sinh, Cộng Đồng làm Tuần Cửu Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa. Đây là chuỗi chín ngày cầu nguyện theo những ý chỉ mà chính Chúa Giêsu đã dạy cho chị thánh Faustina.
Tiếp nối theo đó, trong tâm tình hân hoan của mùa Phục Sinh và để sống tinh thần Năm Thánh Lòng Thương Xót, Cộng Đồng bắt đầu bước vào chương trình học hỏi và suy niệm Năm Thánh Lòng Thương Xót do Đức Ông Quản Nhiệm Phaolô Nguyễn Minh-Tâm và Sơ Maria Trần Thị Thu Trang RSM hướng dẫn.
Chương trình học hỏi và suy niệm này giúp mọi người suy ngẫm, và cảm nghiệm sâu xa hơn về tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi mà con người chúng ta đã vướng mắc. Ngài dịu dàng an ủi, vỗ về và chữa lành những vết thương và mất mát do tội lỗi gây ra. Dù con người tội lỗi, yếu đuối, bất toàn, Ngài vẫn yêu thương chúng ta. Chính tình yêu và ân sủng Chúa đã giúp hoán cải và biến đổi chúng ta trở nên thánh thiện hơn, biết vui sống với lòng thương xót Chúa, và có được tự do đích thực để chọn lựa, cũng như sống đúng phẩm vị là con cái Thiên Chúa.
Buổi học đầu tiên với khoảng hơn một trăm giáo dân tham dự đã được bắt đầu vào lúc 7 giờ 45 tối ngày Thứ Sáu 1/4/2016. Ngay sau Thánh Lễ, Đức Ông Quản Nhiệm đã giảng dạy chủ đề thứ nhất “Khái Niệm Tổng Quát về Năm Thánh Lòng Thương Xót”. Buổi học thứ hai và thứ ba cũng có khoảng 80 giáo dân hiếu học tham dự, mặc dù phải lặn lội tới Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vì trời mưa gió và thời tiết mùa đông thì thật ẩm ướt, lạnh lẽo. Trước mỗi buổi học có phần “đố vui để nhớ lại bài học trước”. Buổi học thứ hai có chủ đề “Lòng Thương Xót trong Kinh Thánh” do Sơ Maria Trần Thị Thu Trang RSM hướng dẫn. Đức Ông Quản Nhiệm hướng dẫn buổi học thứ ba với chủ đề “Lòng Thương Xót và Mẹ Maria”. Sẽ còn sáu đề tài về Lòng Chúa Thương Xót và sẽ được hướng dẫn tại Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân trong năm Thánh 2016 này.
Trước khi kết thúc mỗi buổi học, cả lớp đã có nửa giờ cầu nguyện và suy niệm về Lòng Thương Xót trong bối cảnh của bài kinh cổ “Thương Người Có 14 Mười Bốn Mối”, kinh mà Cộng Đồng vẫn thường đọc trước Thánh Lễ ngày Chúa Nhật.
Sau giờ cầu nguyện, mọi người ra về với tâm hồn bình an vì hiểu biết thêm và xác tín rằng mình luôn được bảo bọc, ấp ủ trong lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa.
Ban Thông Tin
CĐCGVN/NU
Tài liệu tham khảo:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “MISERICORDIAE VULTUS – DUNG MẠO LÒNG THƯƠNG XÓT”
Tông Sắc mở Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót, 11/4/2015, bản dịch chính thức của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin. Nguồn: giaolyductin.net
Cầu nguyện và suy niệm về Lòng Thương Xót |
Đố vui để cùng học |
Đố vui để nhớ bài trước |
Giáo xứ Phú Bình: Mừng Kính Thánh Đaminh Savio Bổn Mạng Ban Lễ Sinh
Martino Lê Hoàng Vũ
07:50 14/06/2016
Giáo xứ Phú Bình: Mừng Kính Thánh Đaminh Savio Bổn Mạng Ban Lễ Sinh
“Các thiếu nhi nên thánh theo gương thánh Đaminh Savio là biết nói không với dịp tội”.Đó là những lời nhắn nhủ của cha chánh xứ Phú Bình với các em lễ sinh trong ngày mừng bổn mạng.
Sáng nay Chúa Nhật 12.06.2016 Tại Giáo Xứ Phú Bình Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã diễn ra Thánh lễ Chúa Nhật XI Thường niên.Đặc biệt Ban Lễ Sinh Mừng Kính Thánh Đaminh Savio, vàp Thánh lễ thiếu nhi lúc 7g00 sáng.Trước Thánh lễ cộng đoàn được nghe đọc lại tiểu sử Thánh Đaminh Savio là mẫu gương sáng ngời về lòng yêu mến Chúa và chuyên cần phục vụ Bàn Thờ. Nhờ đó, các em Lễ sinh học tập và noi theo gương thánh nhân trong bổn phận hằng ngày. Thánh lễ do Cha chánh xứ Giuse Vương Sĩ Tuấn chủ tế,và sự tham dự đông đảo của các em thiếu nhi Thánh Thể,các anh chị Huynh Trưởng, Quý Phụ Huynh và cộng đoàn phụng vu.Phần phụng vụ Lời Chúa do các em lễ sinh phụ trách.
Trong bài giảng Cha chánh xứ khai triển bài Tin Mừng vể câu truyện người phụ nữ tội lỗi đã thể hiện lòng yêu mến Chúa, và Bà cũng đã đón nhận được lòng thương xót Chúa. Bằng những câu hỏi trực tiếp với các em thiếu nhi, Cha đã nói đến những nét chính trong cuộc đời Thánh Đaminh Savio.Đó cũng là con đường nên thánh mà mỗi thiếu nhi cũng phải noi theo.Bí quyết mà thánh nhân dạy chúng ta là sống trong sạch,phục vụ,qua lời tâm niệm “Thà chết không phạm tội”. Cha ước mong mỗi lễ sinh sẽ được nên thánh.Vì thiếu nhi là tương lai của giáo xứ,trong số các em hiện diện hôm nay sẽ trở thành Linh Mục, tu sĩ sau này.
Trong thánh lễ có Nghi thức tuyên hứa tận tâm phục vụ bàn thờ, xin Chúa nâng đỡ và ban ơn cho các em luôn ý thức nhiệm vụ của mình.
Sau cùng,trước khi kết thúc thánh lễ,đại diện Ban Lễ Sinh cám ơn Cha chánh xứ,Quý Phụ huynh và Quý ân nhân,cộng đoàn phụng vụ đã yêu thương và đồng hành với Ban Lễ Sinh.Trong đó có những thiếu xót cần sự chỉ dạy của mọi người,để có thể làm tốt nhiệm vụ phục vụ Bàn Thờ nơi cộng đoàn giáo xứ.Đặc biệt Cha Chánh xứ đã về với Giáo Xứ gần 6 tháng. Nhưng Ngài đã dành cho Ban Lễ Sinh sự quan tâm, thao thức muốn cho các em trở nên những thiếu nhi ngoan của Chúa Giêsu và trở thành những Tông Đồ của Lòng Chúa Thương Xót.
Xin Thánh Đaminh Savio chuyển cầu cho mỗi lễ sinh trong công việc phục vụ được nhiệt tình và hăng say giúp cho công đoàn phụng vụ.
Martino Lê Hoàng Vũ
Sáng nay Chúa Nhật 12.06.2016 Tại Giáo Xứ Phú Bình Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã diễn ra Thánh lễ Chúa Nhật XI Thường niên.Đặc biệt Ban Lễ Sinh Mừng Kính Thánh Đaminh Savio, vàp Thánh lễ thiếu nhi lúc 7g00 sáng.Trước Thánh lễ cộng đoàn được nghe đọc lại tiểu sử Thánh Đaminh Savio là mẫu gương sáng ngời về lòng yêu mến Chúa và chuyên cần phục vụ Bàn Thờ. Nhờ đó, các em Lễ sinh học tập và noi theo gương thánh nhân trong bổn phận hằng ngày. Thánh lễ do Cha chánh xứ Giuse Vương Sĩ Tuấn chủ tế,và sự tham dự đông đảo của các em thiếu nhi Thánh Thể,các anh chị Huynh Trưởng, Quý Phụ Huynh và cộng đoàn phụng vu.Phần phụng vụ Lời Chúa do các em lễ sinh phụ trách.
Trong bài giảng Cha chánh xứ khai triển bài Tin Mừng vể câu truyện người phụ nữ tội lỗi đã thể hiện lòng yêu mến Chúa, và Bà cũng đã đón nhận được lòng thương xót Chúa. Bằng những câu hỏi trực tiếp với các em thiếu nhi, Cha đã nói đến những nét chính trong cuộc đời Thánh Đaminh Savio.Đó cũng là con đường nên thánh mà mỗi thiếu nhi cũng phải noi theo.Bí quyết mà thánh nhân dạy chúng ta là sống trong sạch,phục vụ,qua lời tâm niệm “Thà chết không phạm tội”. Cha ước mong mỗi lễ sinh sẽ được nên thánh.Vì thiếu nhi là tương lai của giáo xứ,trong số các em hiện diện hôm nay sẽ trở thành Linh Mục, tu sĩ sau này.
Trong thánh lễ có Nghi thức tuyên hứa tận tâm phục vụ bàn thờ, xin Chúa nâng đỡ và ban ơn cho các em luôn ý thức nhiệm vụ của mình.
Sau cùng,trước khi kết thúc thánh lễ,đại diện Ban Lễ Sinh cám ơn Cha chánh xứ,Quý Phụ huynh và Quý ân nhân,cộng đoàn phụng vụ đã yêu thương và đồng hành với Ban Lễ Sinh.Trong đó có những thiếu xót cần sự chỉ dạy của mọi người,để có thể làm tốt nhiệm vụ phục vụ Bàn Thờ nơi cộng đoàn giáo xứ.Đặc biệt Cha Chánh xứ đã về với Giáo Xứ gần 6 tháng. Nhưng Ngài đã dành cho Ban Lễ Sinh sự quan tâm, thao thức muốn cho các em trở nên những thiếu nhi ngoan của Chúa Giêsu và trở thành những Tông Đồ của Lòng Chúa Thương Xót.
Xin Thánh Đaminh Savio chuyển cầu cho mỗi lễ sinh trong công việc phục vụ được nhiệt tình và hăng say giúp cho công đoàn phụng vụ.
Martino Lê Hoàng Vũ
Giáo xứ Hà Đông : Thánh lễ tạ ơn của tân Linh mục
Martino Lê Hoàng Vũ
08:11 14/06/2016
Giáo xứ Hà Đông: Thánh lễ tạ ơn của tân Linh mục GB Nguyễn Xuân Bình
Chiều thứ bảy ngày 11.6.2016 là một ngày tưng bừng lễ hội tạ ơn.Ngày tân linh mục GB Nguyễn Xuân Bình nghĩa tử của cha chánh xứ Hà Đông về dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa.Hồng ân thánh chức linh mục là một hồng ân nhưng không mà người linh mục phải dâng lời tạ ơn suốt cả cuộc đời và nhất là qua thánh lễ cử hành hằng ngày.
Xem Hình
Thánh lễ tạ ơn của tân linh mục GB Nguyễn Xuân Bình có khoảng 30 linh mục đồng tế.Đặc biệt có sự hiện diên của cha Hạt Trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm, cha chánh xứ Hà Đông GB Vũ Mạnh Hùng, cha chánh xứ Phú Trung Giuse Maria Lê Quốc Thăng và cha chánh xứ Xóm Lách Đaminh Trần Đức Công và quý cha linh tông, quý cha mới của tổng giáo phận Sài Gòn.Công đoàn giáo xứ Hà Đông ngồi chật kín nhà thờ cùng với gia đỉnh của cha nghĩa phụ và gia đình tân linh mục và khách mời.
Khởi đầu thánh lễ cha chánh xứ Hà Đông GB Vũ Mạnh Hùng giới thiệu với cộng đoàn tân linh mục GB Nguyễn Xuân Bình.Năm nay bước sang tuổi 60, cha có một người con linh mục và niềm vui này hòa chung với niềm vui mừng ngân khánh 25 năm linh mục của cha vào tháng 12 tới đây.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, nguyên bề trên Giám tỉnh DCCT VN nói đến sứ mạng của ngôn sứ trong lịch sử cứu độ.Những khó khăn vất vả thử thách và cả chống đối trong cuộc đời ngôn sứ.Chỉ có Chúa mới tiếp thêm sức mạnh cho các ngài.Đó là nhiệm vụ thông truyền Lời Chúa cho mọi người, giới thiệu Lòng Thương xót của Thiên Chúa qua Đức Giêsu.Lòng yêu mến Chúa giúp người ngôn sứ hăng say nhiệt tình với công việc phục vụ Lời Chúa.Chúa Giêsu hỏi ông Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không” Đó là câu hỏi hằng ngày mà người linh mục nhìn lại mình trước Chúa Giêsu. Câu hỏi mà tân linh mục chọn làm khẩu hiệu cho đời linh mục của mình.Đường đời phía trước còn dài,khó khăn thử thách còn nhiều, các linh mục vì lòng yêu mến Chúa mà phục vụ, sửa chữa những thiếu sót với ý thức mình yếu đuối mỏng dòn dễ sa ngã.Trong những lúc cô đơn vắng vẻ người linh mục tìm sự nâng đỡ và sức mạnh từ Thiên Chúa.
Trước khi kết thúc thánh lễ,ông Chủ tịch HĐMVGX chúc mừng tân linh mục, cám ơn quý cha và cộng đoàn,ông chia sẻ niềm vui với cha chánh xứ vì công việc tư tế của cha có thêm người con tiếp nối với sứ vụ linh mục.Đáp từ tân linh mục cám ơn giáo xứ Hà Đông đã đón tiếp và hiệp dâng thánh lễ thật sốt sắng để tạ ơn Thiên Chúa.
Thánh lễ kết thúc,mọi người được tham dự tiệc mừng tạ ơn tân linh mục thật hoành tráng ấn tượng với 21 phát pháo hoa chúc mừng nơi tượng đài Lòng Chúa Thương Xót.
Xin Chúa ban cho tân linh mục nhiều hồng ân khôn ngoan và thánh thiện để loan báo Tin Mừng cho mọi người qua những địa chỉ mà tân linh mục được sai đến.
Martino Lê Hoàng Vũ
Chiều thứ bảy ngày 11.6.2016 là một ngày tưng bừng lễ hội tạ ơn.Ngày tân linh mục GB Nguyễn Xuân Bình nghĩa tử của cha chánh xứ Hà Đông về dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa.Hồng ân thánh chức linh mục là một hồng ân nhưng không mà người linh mục phải dâng lời tạ ơn suốt cả cuộc đời và nhất là qua thánh lễ cử hành hằng ngày.
Xem Hình
Thánh lễ tạ ơn của tân linh mục GB Nguyễn Xuân Bình có khoảng 30 linh mục đồng tế.Đặc biệt có sự hiện diên của cha Hạt Trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm, cha chánh xứ Hà Đông GB Vũ Mạnh Hùng, cha chánh xứ Phú Trung Giuse Maria Lê Quốc Thăng và cha chánh xứ Xóm Lách Đaminh Trần Đức Công và quý cha linh tông, quý cha mới của tổng giáo phận Sài Gòn.Công đoàn giáo xứ Hà Đông ngồi chật kín nhà thờ cùng với gia đỉnh của cha nghĩa phụ và gia đình tân linh mục và khách mời.
Khởi đầu thánh lễ cha chánh xứ Hà Đông GB Vũ Mạnh Hùng giới thiệu với cộng đoàn tân linh mục GB Nguyễn Xuân Bình.Năm nay bước sang tuổi 60, cha có một người con linh mục và niềm vui này hòa chung với niềm vui mừng ngân khánh 25 năm linh mục của cha vào tháng 12 tới đây.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, nguyên bề trên Giám tỉnh DCCT VN nói đến sứ mạng của ngôn sứ trong lịch sử cứu độ.Những khó khăn vất vả thử thách và cả chống đối trong cuộc đời ngôn sứ.Chỉ có Chúa mới tiếp thêm sức mạnh cho các ngài.Đó là nhiệm vụ thông truyền Lời Chúa cho mọi người, giới thiệu Lòng Thương xót của Thiên Chúa qua Đức Giêsu.Lòng yêu mến Chúa giúp người ngôn sứ hăng say nhiệt tình với công việc phục vụ Lời Chúa.Chúa Giêsu hỏi ông Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không” Đó là câu hỏi hằng ngày mà người linh mục nhìn lại mình trước Chúa Giêsu. Câu hỏi mà tân linh mục chọn làm khẩu hiệu cho đời linh mục của mình.Đường đời phía trước còn dài,khó khăn thử thách còn nhiều, các linh mục vì lòng yêu mến Chúa mà phục vụ, sửa chữa những thiếu sót với ý thức mình yếu đuối mỏng dòn dễ sa ngã.Trong những lúc cô đơn vắng vẻ người linh mục tìm sự nâng đỡ và sức mạnh từ Thiên Chúa.
Trước khi kết thúc thánh lễ,ông Chủ tịch HĐMVGX chúc mừng tân linh mục, cám ơn quý cha và cộng đoàn,ông chia sẻ niềm vui với cha chánh xứ vì công việc tư tế của cha có thêm người con tiếp nối với sứ vụ linh mục.Đáp từ tân linh mục cám ơn giáo xứ Hà Đông đã đón tiếp và hiệp dâng thánh lễ thật sốt sắng để tạ ơn Thiên Chúa.
Thánh lễ kết thúc,mọi người được tham dự tiệc mừng tạ ơn tân linh mục thật hoành tráng ấn tượng với 21 phát pháo hoa chúc mừng nơi tượng đài Lòng Chúa Thương Xót.
Xin Chúa ban cho tân linh mục nhiều hồng ân khôn ngoan và thánh thiện để loan báo Tin Mừng cho mọi người qua những địa chỉ mà tân linh mục được sai đến.
Martino Lê Hoàng Vũ
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa năm 2016.
Nguyễn An Quý
15:37 14/06/2016
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa năm 2016.
SEATTLE. Chúa Nhật ngày 12 tháng 6 năm 2016, một buổi sáng đẹp trời nơi xứ cao nguyên tình xanh. Hôm nay Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ CTTĐVN Seattle mừng kính trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu quan thầy của phong trào Liên Minh Tâm trên toàn thế giới. Thánh lễ được cử hành đồng tế lúc 11:30 do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ cùng đồng tế có cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân, và cha khách đến từ Việt Nam cùng với thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.
Xem Hình
Mới hơn 11 giờ, toàn thể anh em đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm đã tập trung đông đủ để chuẩn bị đoàn rước với cờ đoàn. Đúng 11:30 vị MC thuộc ca đoàn Mông Triệu phụ trách hát lễ đọc lời dẫn lễ: Kính thưa Cộng Đoàn, Hôm nay Giáo Hội mừng Chúa Nhật 11 mùa thường niên. Tin mừng của thánh Luca giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu được người biệt phái mời Ngài đến dùng bữa tại nhà của ông ta. Đang khi Chúa dùng bữa thì có một người đàn bà tội lỗi trong thành mang một bình đựng thuốc thơm tiến vào nhà, bà khóc v à ôm hôn chân Ngài rồi xức dầu thơm, bà đã lấy tóc của bà để lau chân Chúa. Vì lòng tin và sự yêu mến của bà đối với Chúa, nên Chúa Giêsu đã nói với bà: Tội con đã được tha rồi. Chúa Giêsu cũng nói với người biệt phái: ai yêu nhiều thì sẽ được tha nhiều, yêu ít được tha ít.
Dâng thánh lễ hôm nay, xin cho mỗi người chúng ta có được lòng tin vững vàng và luôn biết yêu mến để được thứ tha. Mời Cộng Đoàn đứng cùng hiệp dâng thánh lễ.
Lời dẫn lễ vừa dứt, toàn thể anh em Đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm trong bộ đồng phục với huy hiệu đoàn trang nghiêm tiến bước dưới bóng cờ đoàn cùng với quý linh mục cung nghinh Thánh giá tiến lên bàn thánh theo nhịp hát của ca đoàn trong bài ca nhập lễ.
Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ chào mừng quý cha, quý cộng đoàn dân Chúa hiện diện đặc biệt ngài ngỏ lời chào mừng Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, ngài nói: Hôm nay trong niềm vui tạ ơn giáo xứ cùng với anh em đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm Tâm mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa bổn mạng của Phong Tráo LMTT mà Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của giáo xứ mừng kính hôm nay. Đoàn LMTT là những thành viên luôn hăng say dấn thân phục vụ trong nhiều công tác của giáo xứ kể cả việc phục vụ quán ăn giáo xứ rất là tốt đẹp. Xin cho một tràng pháo tay chúc mừng các đoàn viên và 2 gia đình ( tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khá lâu ).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. Hôm nay Giáo Hội mừng Chúa Nhật 11 mùa thường niên. Tin mừng Thánh Luca nói về tình yêu và sự tha thứ: Chúa phán với ngươì biệt phái: Yêu nhiều sẽ được tha nhiều với câu chuyện xẩy ra khi một người biệt phái mời Chúa Giêsu đến dùng bữa tại nhà ông ta: "Khi ấy, có một người biệt phái kia mời Chúa Giêsu đến dùng bữa với mình; Người vào nhà người biệt phái và vào bàn ăn. Chợt có một người đàn bà tội lỗi trong thành, nghe biết Người đang dùng bữa trong nhà người biệt phái, liền mang đến một bình bạch ngọc đựng thuốc thơm. Bấy giờ bà đứng phía chân Người khóc nức nở, nước mắt ướt đẫm chân Người, bà lấy tóc lau, rồi hôn chân và xức thuốc thơm. Thấy thế, người biệt phái đã mời Người nghĩ thầm rằng: "Nếu ông này là tiên tri thì phải biết người đàn bà đang động đến mình là ai và thuộc hạng người nào: là một người tội lỗi". Nhưng Chúa Giêsu lên tiếng bảo ông rằng: "Hỡi Simon, Tôi có điều muốn nói với ông". Simon thưa: "Xin Thầy cứ nói".
- "Một người chủ nợ có hai con nợ, một người nợ năm trăm đồng, người kia nợ năm mươi. Vì cả hai không có gì trả, nên chủ nợ tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, người nào sẽ yêu chủ nợ nhiều hơn?" Simon đáp: "Tôi nghĩ là kẻ đã được tha nhiều hơn". Chúa Giêsu bảo ông: "Ông đã xét đoán đúng". Và quay lại phía người đàn bà, Người bảo Simon: "Ông thấy người đàn bà này chứ? Tôi đã vào nhà ông, ông đã không đổ nước rửa chân Tôi; còn bà này đã lấy nước mắt rửa chân Tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã không hôn chào Tôi, còn bà này từ lúc vào không ngớt hôn chân Tôi. Ông đã không xức dầu trên đầu Tôi, còn bà này đã lấy thuốc thơm xức chân Tôi. Vì vậy, Tôi bảo ông, tội bà rất nhiều mà đã được tha rồi, vì bà đã yêu mến nhiều. Kẻ được tha ít, thì yêu mến ít".
Rồi Người bảo người đàn bà: "Tội con đã được tha rồi". Những người đồng bàn liền nghĩ trong lòng rằng: "Ông này là ai mà lại tha tội được?" Và Người nói với người đàn bà: "Ðức tin con đã cứu con, con hãy về bình an".
Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngài nhấn mạnh đến câu nguyện của người đàn bà mang dầu thơm đến nhà người biệt phái, bà ta dùng nước mắt rửa chân Chúa Giêsu, rổi dùng tóc của bà mà lau chân của Chúa rồi hôn chân Ngài. Chúa động lòng thương và tha hết tội cho bà. Chúa phán với người biệt phái: tôi bảo ông, tội bà rất nhiều mà đã được tha hết rồi, vì bà đã yêu mến nhiều."Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết yêu thương nhau, yêu thương tha nhân thật nhiều để được ơn tha thứ nhiều. Liên tưởng đến Đoàn LMTT ngài nói: Hôm nay trong niềm vui với tất cả các thành viên Đoàn LMTT và gia đình trong ngày mừng Bổn Mạng. Xìn Chúa chúc lành cho tất cả. Anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong suốt thời gian qua đã phục vụ giúp giáo xứ trong nhiều công tác, đặc biệt quý ông cũng đã hy sinh dấn thân phục vụ quán ăn giáo xứ rất là tốt đẹp. Vào bếp cũng lảm đủ thứ như gói dủ mọi thứ bánh, chẳng khác nào những bà nội trợ giỏi.
Sau lời nguyện kết lễ Ông Đoàn trưởng lên cám ơn: Chúng con Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cám ơn cha chánh xứ, cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân, cha khách đến từ Bùi Chu Việt Nan và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu - xin cám ơn ca đoàn Mông Triệu, cám ơn toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho đoàn chúng tôi. Đặc biệt hôm nay trong ngày lễ tạ ơn chúng tôi cám ơn tất cả các phu nhân của anh em đoàn viên LMTT đã hổ trợ đoàn trong công tác phục vụ quán ăn giáo xứ rất tích cực. Cám ơn các thân hữu như nhiều anh chị trong ca đoàn Cung Chiều, trong giáo đoàn La Vang, Giáo Đoàn Fatima đã tận tình hỗ trợ chúng tôi trong những ngày phục vụ quán ăn. Trưóc khi dứt lời ông đoàn trưởng nói: Kính mơì quý cha, quý thầy, gia đình và các thân hữu của LMTT và toàn thể quý vị sau thánh lễ quá bộ đến hội trường chung vui với đoàn chúng tôi trong bữa tiệc mừng.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, một lần nữa cha chánh xứ cám ơn tinh thần hăng say phục vụ của anh em đoàn viên và cùng với quý cha ban phép lành đặc biệt cho toàn thể anh em đoàn viên.
Bữa tiệc khá đông đảo gồm toàn thể gia đình LMTT cùng với sự hiện diện của quý cha, thầy phó tế, Hội Đòng Mục Vụ, quý đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, Ca Đoàn Mông Triệu qua phần văn nghệ cây nhà lá vườn khá phong phú bên cạnh những món ăn rất ngon mà ai cũng khen. Bữa tiệc chấm dứt vào khỏang 2 gìờ chiều, mọi người vui vẻ chia tay trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
SEATTLE. Chúa Nhật ngày 12 tháng 6 năm 2016, một buổi sáng đẹp trời nơi xứ cao nguyên tình xanh. Hôm nay Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ CTTĐVN Seattle mừng kính trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu quan thầy của phong trào Liên Minh Tâm trên toàn thế giới. Thánh lễ được cử hành đồng tế lúc 11:30 do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ cùng đồng tế có cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân, và cha khách đến từ Việt Nam cùng với thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.
Xem Hình
Mới hơn 11 giờ, toàn thể anh em đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm đã tập trung đông đủ để chuẩn bị đoàn rước với cờ đoàn. Đúng 11:30 vị MC thuộc ca đoàn Mông Triệu phụ trách hát lễ đọc lời dẫn lễ: Kính thưa Cộng Đoàn, Hôm nay Giáo Hội mừng Chúa Nhật 11 mùa thường niên. Tin mừng của thánh Luca giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu được người biệt phái mời Ngài đến dùng bữa tại nhà của ông ta. Đang khi Chúa dùng bữa thì có một người đàn bà tội lỗi trong thành mang một bình đựng thuốc thơm tiến vào nhà, bà khóc v à ôm hôn chân Ngài rồi xức dầu thơm, bà đã lấy tóc của bà để lau chân Chúa. Vì lòng tin và sự yêu mến của bà đối với Chúa, nên Chúa Giêsu đã nói với bà: Tội con đã được tha rồi. Chúa Giêsu cũng nói với người biệt phái: ai yêu nhiều thì sẽ được tha nhiều, yêu ít được tha ít.
Dâng thánh lễ hôm nay, xin cho mỗi người chúng ta có được lòng tin vững vàng và luôn biết yêu mến để được thứ tha. Mời Cộng Đoàn đứng cùng hiệp dâng thánh lễ.
Lời dẫn lễ vừa dứt, toàn thể anh em Đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm trong bộ đồng phục với huy hiệu đoàn trang nghiêm tiến bước dưới bóng cờ đoàn cùng với quý linh mục cung nghinh Thánh giá tiến lên bàn thánh theo nhịp hát của ca đoàn trong bài ca nhập lễ.
Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ chào mừng quý cha, quý cộng đoàn dân Chúa hiện diện đặc biệt ngài ngỏ lời chào mừng Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, ngài nói: Hôm nay trong niềm vui tạ ơn giáo xứ cùng với anh em đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm Tâm mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa bổn mạng của Phong Tráo LMTT mà Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của giáo xứ mừng kính hôm nay. Đoàn LMTT là những thành viên luôn hăng say dấn thân phục vụ trong nhiều công tác của giáo xứ kể cả việc phục vụ quán ăn giáo xứ rất là tốt đẹp. Xin cho một tràng pháo tay chúc mừng các đoàn viên và 2 gia đình ( tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khá lâu ).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. Hôm nay Giáo Hội mừng Chúa Nhật 11 mùa thường niên. Tin mừng Thánh Luca nói về tình yêu và sự tha thứ: Chúa phán với ngươì biệt phái: Yêu nhiều sẽ được tha nhiều với câu chuyện xẩy ra khi một người biệt phái mời Chúa Giêsu đến dùng bữa tại nhà ông ta: "Khi ấy, có một người biệt phái kia mời Chúa Giêsu đến dùng bữa với mình; Người vào nhà người biệt phái và vào bàn ăn. Chợt có một người đàn bà tội lỗi trong thành, nghe biết Người đang dùng bữa trong nhà người biệt phái, liền mang đến một bình bạch ngọc đựng thuốc thơm. Bấy giờ bà đứng phía chân Người khóc nức nở, nước mắt ướt đẫm chân Người, bà lấy tóc lau, rồi hôn chân và xức thuốc thơm. Thấy thế, người biệt phái đã mời Người nghĩ thầm rằng: "Nếu ông này là tiên tri thì phải biết người đàn bà đang động đến mình là ai và thuộc hạng người nào: là một người tội lỗi". Nhưng Chúa Giêsu lên tiếng bảo ông rằng: "Hỡi Simon, Tôi có điều muốn nói với ông". Simon thưa: "Xin Thầy cứ nói".
- "Một người chủ nợ có hai con nợ, một người nợ năm trăm đồng, người kia nợ năm mươi. Vì cả hai không có gì trả, nên chủ nợ tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, người nào sẽ yêu chủ nợ nhiều hơn?" Simon đáp: "Tôi nghĩ là kẻ đã được tha nhiều hơn". Chúa Giêsu bảo ông: "Ông đã xét đoán đúng". Và quay lại phía người đàn bà, Người bảo Simon: "Ông thấy người đàn bà này chứ? Tôi đã vào nhà ông, ông đã không đổ nước rửa chân Tôi; còn bà này đã lấy nước mắt rửa chân Tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã không hôn chào Tôi, còn bà này từ lúc vào không ngớt hôn chân Tôi. Ông đã không xức dầu trên đầu Tôi, còn bà này đã lấy thuốc thơm xức chân Tôi. Vì vậy, Tôi bảo ông, tội bà rất nhiều mà đã được tha rồi, vì bà đã yêu mến nhiều. Kẻ được tha ít, thì yêu mến ít".
Rồi Người bảo người đàn bà: "Tội con đã được tha rồi". Những người đồng bàn liền nghĩ trong lòng rằng: "Ông này là ai mà lại tha tội được?" Và Người nói với người đàn bà: "Ðức tin con đã cứu con, con hãy về bình an".
Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngài nhấn mạnh đến câu nguyện của người đàn bà mang dầu thơm đến nhà người biệt phái, bà ta dùng nước mắt rửa chân Chúa Giêsu, rổi dùng tóc của bà mà lau chân của Chúa rồi hôn chân Ngài. Chúa động lòng thương và tha hết tội cho bà. Chúa phán với người biệt phái: tôi bảo ông, tội bà rất nhiều mà đã được tha hết rồi, vì bà đã yêu mến nhiều."Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết yêu thương nhau, yêu thương tha nhân thật nhiều để được ơn tha thứ nhiều. Liên tưởng đến Đoàn LMTT ngài nói: Hôm nay trong niềm vui với tất cả các thành viên Đoàn LMTT và gia đình trong ngày mừng Bổn Mạng. Xìn Chúa chúc lành cho tất cả. Anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong suốt thời gian qua đã phục vụ giúp giáo xứ trong nhiều công tác, đặc biệt quý ông cũng đã hy sinh dấn thân phục vụ quán ăn giáo xứ rất là tốt đẹp. Vào bếp cũng lảm đủ thứ như gói dủ mọi thứ bánh, chẳng khác nào những bà nội trợ giỏi.
Sau lời nguyện kết lễ Ông Đoàn trưởng lên cám ơn: Chúng con Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cám ơn cha chánh xứ, cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân, cha khách đến từ Bùi Chu Việt Nan và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu - xin cám ơn ca đoàn Mông Triệu, cám ơn toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho đoàn chúng tôi. Đặc biệt hôm nay trong ngày lễ tạ ơn chúng tôi cám ơn tất cả các phu nhân của anh em đoàn viên LMTT đã hổ trợ đoàn trong công tác phục vụ quán ăn giáo xứ rất tích cực. Cám ơn các thân hữu như nhiều anh chị trong ca đoàn Cung Chiều, trong giáo đoàn La Vang, Giáo Đoàn Fatima đã tận tình hỗ trợ chúng tôi trong những ngày phục vụ quán ăn. Trưóc khi dứt lời ông đoàn trưởng nói: Kính mơì quý cha, quý thầy, gia đình và các thân hữu của LMTT và toàn thể quý vị sau thánh lễ quá bộ đến hội trường chung vui với đoàn chúng tôi trong bữa tiệc mừng.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, một lần nữa cha chánh xứ cám ơn tinh thần hăng say phục vụ của anh em đoàn viên và cùng với quý cha ban phép lành đặc biệt cho toàn thể anh em đoàn viên.
Bữa tiệc khá đông đảo gồm toàn thể gia đình LMTT cùng với sự hiện diện của quý cha, thầy phó tế, Hội Đòng Mục Vụ, quý đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, Ca Đoàn Mông Triệu qua phần văn nghệ cây nhà lá vườn khá phong phú bên cạnh những món ăn rất ngon mà ai cũng khen. Bữa tiệc chấm dứt vào khỏang 2 gìờ chiều, mọi người vui vẻ chia tay trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Luật cho phép giáo sĩ tham gia đồng tế liên nghi lễ với vài điều kiện
Nguyễn Trọng Đa
22:21 14/06/2016
Giải đáp phụng vụ: Luật cho phép giáo sĩ tham gia đồng tế liên nghi lễ (interritual) với vài điều kiện
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có một câu hỏi về việc đồng tế thánh lễ, liên quan đến các Giám mục của hai nghi lễ. Con đã tham dự một buổi Phụng Vụ Ukraine, được cử hành bởi một Giám mục người Ukraine trong một nhà thờ Công Giáo Rôma. Một cơ sở tông đồ Công Giáo Đông phương đã được thành lập tại một trường đại học thế tục gần đó. Phụng vụ được cử hành trong nhà thờ Công Giáo địa phương, vì không có nhà thờ Đông phương trong khu vực. Tại lễ khai mạc Phụng Vụ Thánh, ngoài Giám mục nghi lễ Ukraine và một vài linh mục của ngài, có Giám mục Công Giáo Rôma địa phương tham dự, cùng với một vài linh mục của ngài nữa. Giám mục Ukraine mời Giám mục Rôma và các giáo sĩ đồng tế trong Thánh lễ. Tất cả các giáo sĩ Rôma từ chối và ngồi ra một bên. Giám mục Rôma nói riêng dường như không chắc chắn về toàn bộ tình hình, và chỉ đơn giản quỳ suốt buổi Phụng Vụ Thánh. Con nhận ra rằng đây là một cơ hội bỏ lỡ buồn, để chứng tỏ sự đoàn kết Công Giáo qua chứng tá phụng vụ. Liệu Giám mục Rôma nên tham gia đồng tế không, thưa cha? - M., Indiana, Mỹ.
Đáp: Bộ Giáo luật của các Giáo Hội Đông phương đặt ra một số các quy tắc, liên quan đến sự tham gia của các linh mục nghi lễ Latinh trong cử hành phụng vụ Đông phương. Đối với bất kỳ Giám mục Công Giáo hay linh mục nào, các điều luật sau đây được áp dụng:
"Điều 379. Giáo sĩ của bất cứ Giáo Hội tự lập (sui iuris) nào liên kết như anh em trong mối dây bác ái, để đạt được sự hiệp nhất, làm việc cùng nhau trong việc xây dựng thân thể Chúa Kitô, và do đó bất chấp điều kiện của họ, họ phải hợp tác với nhau và giúp đỡ lẫn khác, thậm chí thực hiện các chức năng đa dạng nữa.
"Điều 393. Các giáo sĩ, bất chấp điều kiện nào của họ, là chăm sóc trong trái tim tất cả các Giáo Hội, và do đó phục vụ Giáo Hội bất cứ nơi nào có sự cần thiết lớn; họ phải chứng tỏ sự sẵn sàng, đặc biệt là với sự cho phép hoặc khuyến khích của Giám mục giáo phận Đông phương hoặc bề trên của mình, để thực hiện sứ vụ của mình trong miền truyền giáo, hoặc trong khu vực làm việc đang thiếu giáo sĩ.
"Điều 674. 1. Khi cử hành các bí tích, được lưu sẵn trong các sách phụng vụ, họ phải tuân giữ một cách chính xác.
"2. Thừa tác viên nên cử hành các bí tích theo quy định phụng vụ của Giáo Hội tự lập (sui juris) của mình, trừ khi luật thiết lập thể khác, hoặc bản thân ngài có một năng quyền đặc biệt từ Tòa Thánh.
"Điều 701. Một việc đồng tế giữa Giám mục và các linh mục thuộc nhiều Giáo Hội tự lập (sui juris) khác nhau, vì một nguyên nhân chính đáng, đặc biệt là nguyên nhân củng cố đức ái với nhau, và vì lợi ích của sự biểu hiện tình đoàn kết giữa các Giáo Hội, có thể được thực hiện với sự cho phép của Giám mục giáo phận Đông phương, trong khi tuân giữ mọi quy định của các sách phụng vụ của vị chủ tế, sau khi đã loại bỏ bất kỳ chủ nghĩa hỗ lốn phụng vụ nào, và mặc lễ phục và phù hiệu phù hợp của Giáo Hội tự lập (sui juris) của mình.
"Điều 702. Các linh mục Công Giáo bị cấm không được đồng tế trong Thánh lễ với các linh mục hoặc thừa tác viên không Công Giáo.
"Điều 703. §1. Một linh mục lạ mặt không được phép cử hành Thánh lễ, trừ khi vị ấy trình cho quản đốc nhà thờ giấy giới thiệu của Giám mục địa phương, hoặc một cách nào đó, thiết lập đủ sự trung thực của mình cho vị quản đốc nhà thờ biết.
"§2. Giám mục giáo phận Đông phương được tự do đưa ra các qui định đặc biệt, liên quan đến vấn đề này, vốn phải được tuân giữ bởi mọi linh mục, ngay cả những người được miễn chước cách nào đó.
"Điều 704. Phụng Vụ Thánh có thể được cử hành trong tâm tình chúc tụng vào bất cứ ngày nào, ngoại trừ những ngày ngoại lệ, theo quy định của các sách phụng vụ của Giáo Hội tự lập (sui iuris), mà trong đó các linh mục đăng ký.
"Điều 705. §1. Một linh mục Công Giáo có thể cử hành Thánh lễ trên bàn thờ của bất cứ nhà thờ Công Giáo nào.
"§2. Để cho một linh mục có thể cử hành Thánh Lễ trong một nhà thờ không Công Giáo, ngài cần sự cho phép của Giám mục địa phương.
"Điều 707. §1. Việc chuẩn bị bánh Thánh, các lời nguyện được linh mục thực hiện trước Phụng Vụ Thánh, việc tuân giữ chay tịnh Thánh Thể, lễ phục phụng vụ, thời gian và địa điểm của Thánh lễ và các vấn đề tương tự, phải được thiết lập một cách chính xác bởi các qui định của mỗi Giáo Hội tự lập (sui juris).
"§2. Vì một lý do chính đáng và đã loại bỏ bất kỳ sự ngạc nhiên nào trên các tín hữu Kitô giáo, cho phép thừa tác viên sử dụng lễ phục phụng vụ và bánh thánh của một Giáo Hội tự lập (sui juris) khác".
Tuy nhiên, các Giám mục Công Giáo Latinh và các linh mục cũng phải tuân thủ các quy định của huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí tích Cứu Độ), số 113:
"Khi Thánh Lễ được nhiều linh mục đồng tế, Kinh Nguyện Thánh Thể phải được đọc trong ngôn ngữ mà tất cả các linh mục và dân chúng hiện diện trong buổi cử hành đều biết. Có thể xảy ra trường hợp, trong số các linh mục hiện diện, có vị không biết ngôn ngữ được dùng khi cử hành và không thể đọc các phần Kinh Nguyện Thánh Thể, dành riêng cho mình. Trong trường hợp này, các ngài không đồng tế, nhưng tốt hơn các ngài chỉ tham dự cử hành và mặc áo dành vào cung thánh, theo quy định" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Vì vậy, đối với tình hình ở trên, phù hợp với Điều 701 về nguyên tắc nói rằng có thể cho phép Giám mục và các linh mục đồng tế với Giám mục Ukraine Đông phương.
Tuy nhiên, trong sự tôn trọng, họ sẽ phải mang đầy đủ lễ phục Latinh, vì hầu hết các nghi lễ đồng tế Đông phương đòi hỏi tất cả các vị đồng tế mặc lễ phục đầy đủ, và không có ngoại lệ Latinh là có thể chỉ sử dụng áo chùng trắng và dây các phép. Họ cũng cần phải biết ngôn ngữ của thánh lễ, nếu là khác với ngôn ngữ địa phương.
Từ một cái nhìn thực tế của quan điểm, họ cũng phải có ít nhất một ý tưởng cơ bản về cấu trúc của các nghi thức, để biết làm thế nào để di chuyển, và phải nói gì và nói khi nào. Tất cả điều này đòi hỏi phải có ít nhất một sự chuẩn bị nào đó, và không lệ thuộcvào sự ngẫu hứng.
Trong tình huống được mô tả bởi độc giả của chúng ta, có thể thấy rằng hình như Giám mục Đông phương tình cờ mời Giám mục và các linh mục đồng tế. Trong tình hình như vậy, thay vì một cơ hội bỏ lỡ, sự từ chối của họ trong việc đồng tế như vậy là nhiều khả năng một sự tôn trọng thận trọng cho Phụng Vụ Thánh, và việc cử hành đúng đắn của nó.
Tôi hy vọng rằng, với sự chuẩn bị phải lẽ, một việc đồng tế như vậy cuối cùng sẽ diễn ra, vì lợi ích của tất cả các người liên quan. (Zenit.org 14-6-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có một câu hỏi về việc đồng tế thánh lễ, liên quan đến các Giám mục của hai nghi lễ. Con đã tham dự một buổi Phụng Vụ Ukraine, được cử hành bởi một Giám mục người Ukraine trong một nhà thờ Công Giáo Rôma. Một cơ sở tông đồ Công Giáo Đông phương đã được thành lập tại một trường đại học thế tục gần đó. Phụng vụ được cử hành trong nhà thờ Công Giáo địa phương, vì không có nhà thờ Đông phương trong khu vực. Tại lễ khai mạc Phụng Vụ Thánh, ngoài Giám mục nghi lễ Ukraine và một vài linh mục của ngài, có Giám mục Công Giáo Rôma địa phương tham dự, cùng với một vài linh mục của ngài nữa. Giám mục Ukraine mời Giám mục Rôma và các giáo sĩ đồng tế trong Thánh lễ. Tất cả các giáo sĩ Rôma từ chối và ngồi ra một bên. Giám mục Rôma nói riêng dường như không chắc chắn về toàn bộ tình hình, và chỉ đơn giản quỳ suốt buổi Phụng Vụ Thánh. Con nhận ra rằng đây là một cơ hội bỏ lỡ buồn, để chứng tỏ sự đoàn kết Công Giáo qua chứng tá phụng vụ. Liệu Giám mục Rôma nên tham gia đồng tế không, thưa cha? - M., Indiana, Mỹ.
Đáp: Bộ Giáo luật của các Giáo Hội Đông phương đặt ra một số các quy tắc, liên quan đến sự tham gia của các linh mục nghi lễ Latinh trong cử hành phụng vụ Đông phương. Đối với bất kỳ Giám mục Công Giáo hay linh mục nào, các điều luật sau đây được áp dụng:
"Điều 379. Giáo sĩ của bất cứ Giáo Hội tự lập (sui iuris) nào liên kết như anh em trong mối dây bác ái, để đạt được sự hiệp nhất, làm việc cùng nhau trong việc xây dựng thân thể Chúa Kitô, và do đó bất chấp điều kiện của họ, họ phải hợp tác với nhau và giúp đỡ lẫn khác, thậm chí thực hiện các chức năng đa dạng nữa.
"Điều 393. Các giáo sĩ, bất chấp điều kiện nào của họ, là chăm sóc trong trái tim tất cả các Giáo Hội, và do đó phục vụ Giáo Hội bất cứ nơi nào có sự cần thiết lớn; họ phải chứng tỏ sự sẵn sàng, đặc biệt là với sự cho phép hoặc khuyến khích của Giám mục giáo phận Đông phương hoặc bề trên của mình, để thực hiện sứ vụ của mình trong miền truyền giáo, hoặc trong khu vực làm việc đang thiếu giáo sĩ.
"Điều 674. 1. Khi cử hành các bí tích, được lưu sẵn trong các sách phụng vụ, họ phải tuân giữ một cách chính xác.
"2. Thừa tác viên nên cử hành các bí tích theo quy định phụng vụ của Giáo Hội tự lập (sui juris) của mình, trừ khi luật thiết lập thể khác, hoặc bản thân ngài có một năng quyền đặc biệt từ Tòa Thánh.
"Điều 701. Một việc đồng tế giữa Giám mục và các linh mục thuộc nhiều Giáo Hội tự lập (sui juris) khác nhau, vì một nguyên nhân chính đáng, đặc biệt là nguyên nhân củng cố đức ái với nhau, và vì lợi ích của sự biểu hiện tình đoàn kết giữa các Giáo Hội, có thể được thực hiện với sự cho phép của Giám mục giáo phận Đông phương, trong khi tuân giữ mọi quy định của các sách phụng vụ của vị chủ tế, sau khi đã loại bỏ bất kỳ chủ nghĩa hỗ lốn phụng vụ nào, và mặc lễ phục và phù hiệu phù hợp của Giáo Hội tự lập (sui juris) của mình.
"Điều 702. Các linh mục Công Giáo bị cấm không được đồng tế trong Thánh lễ với các linh mục hoặc thừa tác viên không Công Giáo.
"Điều 703. §1. Một linh mục lạ mặt không được phép cử hành Thánh lễ, trừ khi vị ấy trình cho quản đốc nhà thờ giấy giới thiệu của Giám mục địa phương, hoặc một cách nào đó, thiết lập đủ sự trung thực của mình cho vị quản đốc nhà thờ biết.
"§2. Giám mục giáo phận Đông phương được tự do đưa ra các qui định đặc biệt, liên quan đến vấn đề này, vốn phải được tuân giữ bởi mọi linh mục, ngay cả những người được miễn chước cách nào đó.
"Điều 704. Phụng Vụ Thánh có thể được cử hành trong tâm tình chúc tụng vào bất cứ ngày nào, ngoại trừ những ngày ngoại lệ, theo quy định của các sách phụng vụ của Giáo Hội tự lập (sui iuris), mà trong đó các linh mục đăng ký.
"Điều 705. §1. Một linh mục Công Giáo có thể cử hành Thánh lễ trên bàn thờ của bất cứ nhà thờ Công Giáo nào.
"§2. Để cho một linh mục có thể cử hành Thánh Lễ trong một nhà thờ không Công Giáo, ngài cần sự cho phép của Giám mục địa phương.
"Điều 707. §1. Việc chuẩn bị bánh Thánh, các lời nguyện được linh mục thực hiện trước Phụng Vụ Thánh, việc tuân giữ chay tịnh Thánh Thể, lễ phục phụng vụ, thời gian và địa điểm của Thánh lễ và các vấn đề tương tự, phải được thiết lập một cách chính xác bởi các qui định của mỗi Giáo Hội tự lập (sui juris).
"§2. Vì một lý do chính đáng và đã loại bỏ bất kỳ sự ngạc nhiên nào trên các tín hữu Kitô giáo, cho phép thừa tác viên sử dụng lễ phục phụng vụ và bánh thánh của một Giáo Hội tự lập (sui juris) khác".
Tuy nhiên, các Giám mục Công Giáo Latinh và các linh mục cũng phải tuân thủ các quy định của huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí tích Cứu Độ), số 113:
"Khi Thánh Lễ được nhiều linh mục đồng tế, Kinh Nguyện Thánh Thể phải được đọc trong ngôn ngữ mà tất cả các linh mục và dân chúng hiện diện trong buổi cử hành đều biết. Có thể xảy ra trường hợp, trong số các linh mục hiện diện, có vị không biết ngôn ngữ được dùng khi cử hành và không thể đọc các phần Kinh Nguyện Thánh Thể, dành riêng cho mình. Trong trường hợp này, các ngài không đồng tế, nhưng tốt hơn các ngài chỉ tham dự cử hành và mặc áo dành vào cung thánh, theo quy định" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Vì vậy, đối với tình hình ở trên, phù hợp với Điều 701 về nguyên tắc nói rằng có thể cho phép Giám mục và các linh mục đồng tế với Giám mục Ukraine Đông phương.
Tuy nhiên, trong sự tôn trọng, họ sẽ phải mang đầy đủ lễ phục Latinh, vì hầu hết các nghi lễ đồng tế Đông phương đòi hỏi tất cả các vị đồng tế mặc lễ phục đầy đủ, và không có ngoại lệ Latinh là có thể chỉ sử dụng áo chùng trắng và dây các phép. Họ cũng cần phải biết ngôn ngữ của thánh lễ, nếu là khác với ngôn ngữ địa phương.
Từ một cái nhìn thực tế của quan điểm, họ cũng phải có ít nhất một ý tưởng cơ bản về cấu trúc của các nghi thức, để biết làm thế nào để di chuyển, và phải nói gì và nói khi nào. Tất cả điều này đòi hỏi phải có ít nhất một sự chuẩn bị nào đó, và không lệ thuộcvào sự ngẫu hứng.
Trong tình huống được mô tả bởi độc giả của chúng ta, có thể thấy rằng hình như Giám mục Đông phương tình cờ mời Giám mục và các linh mục đồng tế. Trong tình hình như vậy, thay vì một cơ hội bỏ lỡ, sự từ chối của họ trong việc đồng tế như vậy là nhiều khả năng một sự tôn trọng thận trọng cho Phụng Vụ Thánh, và việc cử hành đúng đắn của nó.
Tôi hy vọng rằng, với sự chuẩn bị phải lẽ, một việc đồng tế như vậy cuối cùng sẽ diễn ra, vì lợi ích của tất cả các người liên quan. (Zenit.org 14-6-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Thông Báo
Phân Ưu: Ông ĐaMinh Phạm Qúi Thái tạ thế tại El Monte, California
LM Gioan Trần Công Nghị
11:07 14/06/2016
Chúng tôi nhận được tin
Ông ĐaMinh Phạm Qúy Thái
đã được Chúa gọi về trong vòng tay từ ái của Người
vào lúc 1 giờ 21 phút sáng ngày 08 tháng 06 năm 2016
tại tư gia, thành phố El Monte, California, CA 91731
Hưởng Thọ 76 tuổi.
Cầu nguyện và thăm viếng - Thứ Sáu ngày 17 tháng 6 năm 2016:
tại tại nhà thờ Saint Anthony, 1901 S. San Garbriel Blvd. San Garbriel, CA 91776
4PM: Lễ Phát tang và làm phép xác
4:30PM-6PM: Các Cộng Đòan, Hội Đoàn
6:00PM -7:30PM: Phong Trào Cursillo TGP Los-Angeles Giờ Kinh Nguyện PT, Chia sẻ
7:30PM: Thánh Lễ đưa chân
Thánh Lễ An Táng: 10:00 giờ sáng Thư Bảy 18.6.2016 tại nhà thờ Saint Anthony
Sau Thánh Lễ sẽ tiễn đưa linh cửu tới nơi hỏa táng.
Nguyện xin Thiên Chúa tòan năng, đầy lòng thương xót đón tiếp Linh Hồn ĐaMinh Phạm Quý Thái vào vòng tay thương yêu của Người.
Thành kính phân ưu
LM Gioan Trần Công Nghị
và toàn Ban Biên Tập VietCatholic
Đôi dòng Tiểu Sử
Ông Đa-minh Phạm Quý Thái sinh ngày 11 tháng 6 năm 1940 tại Làng Lục Thủy, Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Là người con út trong một gia đình đạo đức có sáu người con, ba trai ba gái mà người anh cả là Linh mục Giuse Maria Phạm Châu Diên, Đan Viện Phụ.
Năm 1954, khi mới vừa 14 tuổi, Ông cùng gia đình di cư vào Nam. Ông cũng có ước muốn dâng mình cho Chúa như anh mình, nhưng vì tình hình đất nước khó khăn, Ông đã phải lên đường nhập ngũ theo lệnh động viên. Sau khi tốt nghiệp khóa 21 trường Võ bị Thủ Đức, Ông trở thành một Sĩ quan tình báo và phục vụ tại Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa suốt thời gian tại ngũ cho đến ngày mất nước.
Năm 1970, Ông lập gia đình với bà Phạm Thị Xuân, Ông bà Thái Xuân có được ba người con, hai gái, một trai.
Ngày 29 tháng 4-1975, Ông đem gia đình sang Hoa kỳ và định cư tại Thành phố El Monte, California cho đến khi qua đời.
Với tính nết hiền hòa, khiêm nhường, đầy tình thương yêu, Ông đã làm trọn bổn phận một người Chồng và người Cha gương mẫu trong gia đình. Ông cũng tận tình trong những vai trò ông nhận lãnh để hướng dẫn, khuyến khích người chung quanh: từ cộng đoàn ông sinh hoạt đến phong trào Cursillo mà ông làm Trưởng một thời gian, những thành quả ông đạt được đã nói lên sự quan tâm và lòng yêu mến của ông với Thiên Chúa, Giáo Hội và những người anh chị em của Ông.
Ông Phạm Qúy Thái đã về cùng Chúa vào lúc 1 giờ 21 phút sáng ngày 8 tháng 6-2016 trong vòng tay thương yêu của gia đình cùng với sự tiếc nuối của tất cả những người đã từng biết đến Ông, đã cùng sinh hoạt với Ông trong đời.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cha Con
Dominic Đức Nguyễn
22:25 14/06/2016
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Công Cha cao tựa núi non
Dài sông, rộng biển cho con nên người.
Cha cho con nụ cười tươi
Dành cho con cả cuộc đời, tương lai.
(Kd)
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Tinh chỉnh âm thanh một video clip
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:02 14/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và các bạn,
Liên quan đến âm thanh của một video thu trong một studio, có hai vấn đề nổi cộm. Thứ nhất là tạp âm, thứ hai là các xướng ngôn viên phát âm lớn nhỏ không đều nhau.
Trong video này, Cẩm Yến sẽ trình bày cách giải quyết hai vấn đề này. Tuy nhiên, trước hết, Cẩm Yến xin lưu ý với các bạn là khi thu hình, người Caraman cần phải bấm máy trước khi người xướng ngôn viên bắt đầu. Đây là một nguyên tắc quan trọng. Đừng bao giờ bấm máy ngay lúc xướng ngôn viên bắt đầu nói, có thể là bạn sẽ phản ứng không kịp, cũng có thể là máy khởi động không kịp. Trong cả hai trường hợp, ta đều mất công sức và thời gian quay lại. Phần quay dư ra ban đầu đó cũng không hẳn là vô ích đâu các bạn. Cẩm Yến sẽ giải thích tại sao.
Sau khi thu hình xong, khi edit video, chúng ta kéo cái video clip vào trong TimeLine.
Bây giờ, bạn right-click trên cái clip và chọn menu Edit in Audition.
Adobe Premiere sẽ hình thành một file audio mới thay cho cái audio hiện nay.
Nó cũng sẽ khởi động Audition cho bạn để bạn có thể edit cái audio mới làm ra.
Việc đầu tiên bạn nên làm là xem coi có tạp âm không.
Hãy nhìn vào phần đầu của cái audio.
Nếu không có tạp âm, sóng âm thanh lúc bắt đầu phải là một đường thẳng vì lúc đó xướng ngôn viên chưa bắt nói thì âm thanh ở đâu mà ra? Nếu chúng ta thấy có sóng âm thanh thì đó là tạp âm do dòng điện gây ra.
Nếu thấy có tạp âm, chúng ta dùng con mouse highlight một đoạn. Đoạn ấy từ chuyên môn gọi là Noise Print.
Giữ phím Shift xuống trong khi nhấn vào phím P. Nói vắn tắt là Shift-P.
Đánh tiếp Ctrl-A để chọn toàn bộ.
Sau đó, chúng ta đánh Ctrl-Shift-P để remove tạp âm.
Nếu mọi sự OK, ta phải có hình như thế này.
Việc thứ hai ta phải làm là kiểm tra xem biên độ của âm thanh có đạt được 80% của biên độ tối đa không?
Nếu không thì ta tăng âm lên cho đủ 80%. Như thế, các xướng ngôn viên nói lớn nhỏ thế nào cuối cùng âm lượng cũng gần như nhau.
Bây giờ, chúng ta chọn menu Effects, rồi Noise Reduction – Restoration, rồi Adaptive Noise Reduction.
Nhấn OK là xong.
Muốn tiếng nghe hay một chút bạn có thể thử dùng lần lượt những menu sau:
Menu Effects, rồi Noise Reduction – Restoration, rồi De Hummer.
Menu Effects, rồi Special / Vocal Enhance
Menu Effects, rồi Reverb. Sau đó chọn một trong những menu nhỏ, chẳng hạn Full Reverb. Nếu không hài lòng thì đánh Ctrl-Z để hủy bỏ và chọn menu khác.
Chúc các bạn thành công.
Kỹ thuật truyền hình: Cách copy một channel
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:11 14/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và các bạn,
Lần trước, Cẩm Yến đã trình bày với các bạn hai vấn đề nổi cộm liên quan đến âm thanh của một video thu trong một studio là tạp âm, và vấn đề các xướng ngôn viên phát âm lớn nhỏ không đều nhau. Một vấn đề thứ ba, tương đối ít xảy ra hơn là chuyện âm thanh trên hai channels, left và right, của cái audio không đều nhau.
Các camcorders thường cho chúng ta chỉnh riêng biệt âm lượng của các channels. Cho nên, chuyện âm thanh hai bên không đều không phải là họa hiếm.
Tai hại hơn là có khi chỉ có một channel có âm thanh. Khi xảy ra như thế, chúng ta phải làm sao? Thưa, chúng ta phải copy một channel vào channel kia.
Bây giờ, chúng ta kéo cái video clip vào trong TimeLine.
Right-click trên cái clip và chọn menu Edit in Audition.
Như đã nói trong video trước, Adobe Premiere sẽ hình thành một file audio mới thay cho cái audio hiện nay.
Nó cũng sẽ khởi động Audition cho bạn để bạn có thể edit cái audio mới làm ra.
Nguyên tắc là chúng ta sẽ disable một channel. Lúc đó, tất cả mọi thao tác (Select, Delete, Copy, Paste ..) chỉ có tác dụng trên channel còn active. Bằng cách này chúng ta có thể copy một channel vào một channel khác.
Thí dụ: Nếu vì lý do nào đó microphone chỉ thu vào Right Channel. Ta có thể làm như sau:
• Disable left channel.
• Ctrl-A để select all trên right channel, là channel duy nhất đang active.
• Ctrl-C để copy right channel.
• Disable right channel.
• Enable left channel.
• Ctrl-V để Paste vào left channel.
Chúc các bạn thành công.
Kỹ thuật truyền hình: Chế độ quay bán tự động.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:14 14/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Khi dùng các máy quay phim chuyên nghiệp, ta không nên quay ở chế độ Full Auto. Hình ảnh tuy không xấu, nhưng cũng không đẹp, nửa sống nửa chín. Nói văn hoa một chút, đó là khúc đàn ngang cung.
Hơn thế nữa, ta mất tiền mua máy quay phim chuyên nghiệp là để mua cơ hội có thể tinh chỉnh được theo ý mình, theo kiến thức và kinh nghiệm của mình. Nếu đã có chủ trương quay ở chế độ Full Auto, tốt nhất ta nên mua các máy quay phim phổ thông cho đỡ tốn tiền.
Tuy nhiên, lại có một điều ta phải cân nhắc là khi quay bên ngoài, điều kiện ánh sáng thay đổi rất nhanh, trong khi các diễn biến vẫn đang diễn ra. Nếu setup lâu quá, có khi ta mất đi cơ hội quay những cảnh quan trọng.
Chính vì thế, các máy quay phim chuyên nghiệp có một chế độ quay gọi là bán tự động. Đầu tiên, chúng ta nhấn vào nút Full Auto cho tới khi trên màn hình LCD hiện ra chữ A thật lớn báo cho ta biết đang trong chế độ Full Auto.
Khi máy đang trong chế độ Full Auto, ta nhấn vào nút Automatic Exposure thường được viết tắt là AE hay AE Level để điều chỉnh ánh sáng theo ý muốn mình.
Chúc các bạn thành công.
Kỹ thuật truyền hình: Cách dùng Zebra để canh độ sáng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:16 14/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước đây, Kim Phượng đã đề cập đến cách chỉnh ánh sáng bằng Iris và Shutter Speed. Trong video này, Kim Phượng sẽ trình bày với các bạn một feature rất quan trọng trong các máy quay phim chuyên nghiệp dùng để nhận biết hình ảnh có đủ ánh sáng không.
Khi quay phim chúng ta không thể dựa vào màn hình LCD của máy quay phim để quyết định xem liệu hình ảnh có đúng độ sáng hay không. Cái màn hình LCD quá nhỏ, và chỉ trình bày một cách biểu kiến những hình ảnh thực sự được ghi lại.
Chúng ta phải biết cách dùng một chức năng đặc biệt của máy quay phim chuyên nghiệp là Zebra. Zebra có nghĩa là con ngựa vằn. Trên màn hình LCD sẽ hiện ra những sọc chéo như trên lưng một chú ngựa vằn để báo cho chúng ta biết về độ sáng trên những miền khác nhau của hình ảnh đang được quay. Những sọc Zebra này chỉ hiện ra trên LCD, không được ghi trên hình ảnh đang thu hình.
Có hai loại Zebra. Tất cả các máy quay phim chuyên nghiệp đều có loại thứ nhất. Một số máy có thể có thêm loại thứ hai.
Loại thứ nhất cũng là loại Zebra phổ biến nhất gọi là loại 70-90 IRE. IRE là đơn vị để đo độ phản quang. Da mặt của người da trắng, khi được chiếu sáng đúng sẽ có độ phản quang trong ngưỡng từ 70-90 IRE. Cho nên, nhìn vào màn hình LCD, ta phải thấy được những sọc Zebra trên trán, gò má, và sóng mũi. Nếu ta chẳng thấy một chút sọc nào thì hình ảnh quá tối. Nếu những sọc Zebra xuất hiện khắp nơi, đầy hết màn hình thì là quá sáng. Trong cả hai trường hợp này, ta phải điều chỉnh lại Iris và Shutter Speed. Khi quay bên ngoài trời với ánh sáng huy hoàng thì có khi ta phải mở ND Filter lên cho bớt sáng.
Da mặt của người Việt đậm hơn có độ phản quang trong ngưỡng từ 65-85 IRE. Cho nên, khi quay cho người Việt, ta nên chỉnh camcorder lại như trong đoạn video sau.
Loại thứ hai gọi là loại Zebra 100 IRE. Nguyên tắc hoạt động của loại này hoàn toàn khác hẳn. Những sọc Zebra sẽ xuất hiện nếu như hình ảnh quá sáng, vượt qua ngưỡng 100 IRE. Nếu máy có loại này, thông thường, người ta sẽ chỉnh Iris và Shutter Speed cho đến khi thấy những sọc Zebra bắt đầu xuất hiện. Khi đó, chỉnh lại cho bớt sáng một chút là hoàn hảo.
Để kết luận, Kim Phượng xin nhấn mạnh điều này:
Trong các studio của VietCatholic, quy ước chung là ta luôn luôn turn on cái Zebra feature lên với ngưỡng từ 65-85 IRE. Khi quay, ta phải nhìn vào LCD và chắc chắn rằng những sọc Zebra xuất hiện trên ít nhất là 50% khuôn mặt của xướng ngôn viên nhưng không được quá 50% toàn bộ màn hình LCD.
Chúc các bạn thành công.
Kỹ thuật truyền hình: Adobe Premiere Keyboard Shortcuts
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:18 14/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lần trước Thảo Ly đã trình bày với các bạn những tools của Adobe Premiere, trong video này Thảo Ly sẽ bàn qua với các bạn về những Keyboard Shortcuts có thể giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian edit video.
Trước hết, là Ctrl-S. Thỉnh thoảng, trong quá trình edit, bạn nên nhấn Ctrl-S để lưu những gì đang làm. Đó là cách an toàn để khỏi tốn công làm đi làm lại nhiều lần. Thực ra, Adobe Premiere cũng lặng lẽ lưu cái project bạn đang làm mỗi nửa tiếng hay một khoảng thời gian nào đó mà bạn có thể thay đổi trong menu Edit/ Preferences. Những versions khác nhau sẽ được lưu trong folder Adobe Premiere Pro Auto-Save cùng trong một folder với cái project bạn đang edit. Cho nên, nếu có xảy ra trục trặc như bị cúp điện giữa chừng, bạn có thể vào trong folder Adobe Premiere Pro Auto-Save để tìm cái version mới nhất.
Shortcut thứ hai Thảo Ly muốn đề cập là những phím Up arrow và Down arrow. Những phím này giúp chúng ta di chuyển đến đầu cái clip trước hay đầu cái clip kế tiếp.
Nếu có một clip đang được chọn, nhấn Shift-Home sẽ ra đầu cái clip ấy. Nhấn Shift-End sẽ ra cuối cái clip ấy.
Nếu bạn nhấn Home, cursor sẽ được di chuyển đến đầu clip thứ nhất. Nhấn End để chuyển đến cuối clip sau cùng.
Trong khi những phím Up arrow và Down arrow giúp bạn chuyển từ clip này sang clip khác, hai phím Left arrow và Right arrow giúp bạn chuyển từ Frame này sang Frame khác trong cùng một clip.
Nếu nhấn Shift-Left, cursor di chuyển 5 frames về phía tay trái. Nếu nhấn Shift-Right, cursor di chuyển 5 frames về phía tay phải.
Trong Video Transitions, bạn có thể chọn một transition nào đó làm một cái default transition. Thí dụ, Thảo Ly thường chọn Dip to Black là cái default transition. Thảo Ly sẽ right-click trên cái transition này và chọn menu Set as Default Transition. Sau khi đã chọn như thế, ở chỗ tiếp giáp giữa 2 cái clips, Thảo Ly nhấn Ctrl -d là có ngay cái default transition này.
Trong Audio Transitions, bạn cũng có thể làm tương tự để chọn một transition nào đó làm một cái default transition. Sau khi đã chọn như thế, ở chỗ tiếp giáp giữa 2 cái clips, Thảo Ly nhấn Ctrl-Shift- d là có ngay cái default transition này.
Khi muốn tạo ra một copy của cái clip đang edit trên một track khác, Thảo Ly sẽ giữ phím Alt xuống trong khi dùng con mouse kéo cái clip đến một track khác.
Khi muốn chèn, tức là muốn insert, một cái clip trước một cái clip khác, Thảo Ly sẽ giữ phím Ctrl xuống trong khi dùng con mouse kéo cái clip đến chỗ muốn chèn.
Khi muốn Zoom-in cái TimeLine Thảo Ly nhấn vào phím +. Muốn Zoom-out thì nhấn phím -. Hai phím này ở gần phím Backspace chứ không phải ở cuối keyboard.
Các bạn cũng có thể dùng những phím Ctrl-C để Copy, Ctrl -X để cắt, Ctrl-V để Paste.
Khi muốn play các video clips, Thảo Ly sẽ nhấn phím L hay nhấn Space Bar . Nhấn phím L nhiều lần nếu muốn play nhanh hơn. Nhấn Space Bar khi muốn ngưng.
Khi muốn render một phần của TimeLine, Thảo Ly sẽ nhấn phím I (có nghĩa là IN) ở chỗ bắt đầu, và nhấn phím O (nghĩa là OUT) ở chỗ kết thúc. Sau đó, nhấn Ctrl-M để render.
Chúc các bạn thành công.