Phụng Vụ - Mục Vụ
Nghi thức Làm phép Dầu Thánh - Các Linh mục lập lại lời hứa
Giuse Trần Thiện Tĩnh
06:21 14/04/2014
THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU
NGHI THỨC CÁC LINH MỤC LẶP LẠI LỜI TUYÊN HỨA
& NGHI THỨC LÀM PHÉP DẦU
Dịch theo nghi thức Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cử hành trong thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh tại đền thờ thánh Phêrô từ những năm 2008-2012
1. CÁC LINH MỤC LẶP LẠI LỜI TUYÊN HỨA
01. Giảng xong. Không đọc kinh Tin Kính, không đọc lời nguyện chung. Đức Giám Mục (ĐGM) đội mũ Mitra nói với các linh mục những lời sau đây hay những lời tương tự. Các linh mục đứng.
ĐGM: Anh em linh mục thân mến, khi lên chức linh mục, anh em đã tuyên bố trước mặt giáo dân sự quyết định của anh em, liên quan đến chức vụ lãnh nhận.
Giờ đây, anh em hãy cùng nhau lặp lại những quyết định đó, như dấu chỉ của sự trung thành với Đức Kitô và Hội Thánh.
Vậy anh em có muốn luôn luôn chu toàn nhiệm vụ tư tế trong hàng linh mục, như cộng tác viên trung thành của hàng Giám Mục trong việc chăn dắt đoàn chiên Chúa, theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần không?
Các linh mục: Thưa con muốn.
ĐGM: Anh em có muốn sốt sắng và trung thành cử hành các mầu nhiệm Chúa Kitô, để ngợi khen Thiên Chúa và thánh hóa giáo dân theo truyền thống của Hội Thánh không ?
Các linh mục: Thưa con muốn.
ĐGM: Anh em có muốn tỏ ra xứng đáng và khôn ngoan chu toàn nhiệm vụ Lời Chúa trong việc rao giảng Phúc Âm và trình bày đức tin Công Giáo không?
Các linh mục: Thưa con muốn.
ĐGM: Anh em có muốn ngày càng liên kết mật thiết hơn với Đức Kitô Thượng Tế, Đấng đã tự hiến mình cho Đức Chúa Cha làm của lễ tinh tuyền vì chúng ta, và anh em có muốn cùng với Người hiến thân cho Thiên Chúa để cứu độ loài người không?
Các linh mục: Thưa con muốn.
ĐGM: Anh em có hứa tôn kính và vâng phục Đức Giám Mục của anh em cùng các đấng kế vị ngài không?
Các linh mục: Thưa con muốn.
02. Đức Giám Mục hướng về giáo dân ngài nói:
ĐGM: Anh chị em giáo dân thân mến, Xin anh chị em cầu nguyện cho các Linh mục của anh chị em, xin Thiên Chúa ban cho các ngài đầy tràn ân sủng của Đức Kitô Thượng Tế, và nhờ đó mà dẫn đưa anh chị em đến với Người là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ.
Cộng đoàn: Lạy Chúa, xin nhận lời chúng con.
ĐGM: Xin anh chị em cũng cầu nguyện cho Giám mục của anh chị em, để chính tôi cũng trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa đã giao phó cho tôi; nhờ đó, giữa anh chị em, tôi trở nên hình ảnh ngày càng sống động và trung thực hơn của Đức Kitô là tư tế, mục tử, tôn sư và tôi tớ của mọi người.
Cộng đoàn: Lạy Chúa, xin nhận lời chúng con.
ĐGM: Xin Thiên Chúa giữ gìn tất cả chúng ta trong tình thương của Người. Xin Người đích thân hướng dẫn mục tử cũng như đoàn chiên tới sự sống muôn đời.
Cộng đoàn: Amen.
2. NGHI THỨC LÀM PHÉP DẦU
03. ĐGM ngồi tại ghế đã dọn sẵn, đội mũ Mitra.
04. Các bình dầu được rước từ phòng thánh tới cung thánh nhà thờ, một cách long trọng và tôn nghiêm cho nghi thức làm phép dầu. Trước hết là Dầu Dự Tòng (OS), thứ đến là Dầu Bệnh Nhân (OI) và sau cùng là Dầu Thánh (SC) cùng với dầu thơm.
05. Đang khi rước dầu, ca đoàn hát: “Ôi Đấng Cứu Độ, hay một bài hát thích hợp.
2.1. Làm phép Dầu Dự Tòng
06. Dầu Dự tòng sẽ dùng xức cho người rửa tội, để xua đuổi bóng tà và thêm sức dẻo dai giúp họ giữ đạo.
07. Bình dầu Dự Tòng được phủ khăn màu xanh. Khi cuộc rước dầu Dự Tòng (OS) tới trước bàn thờ, phó tế giới thiệu.
Phó tế: Đây là Dầu sẽ được làm phép thành dầu Dự Tòng.
Cộng đoàn thưa: Tạ ơn Chúa.
08. Sau đó bình dầu được đặt trên bàn đã dọn sẵn trước mặt ĐGM. Thầy phó tế mở nắp bình dầu. ĐGM đứng, bỏ mũ Mitra và giang tay đọc lời nguyện làm phép dầu Dự Tòng.
ĐGM: Lạy Chúa là sức mạnh và là Đấng che chở dân Chúa, Chúa đã dùng dầu làm dấu chỉ sức mạnh, xin đoái thương ban phúc cho dầu này, và ban sức mạnh cho những người dự tòng được xức dầu này, để họ lãnh nhận sự khôn ngoan và sức mạnh của Chúa mà thông hiểu sâu xa Phúc âm của Đức Kitô, quảng đại chấp nhận những khổ cực trong đời sống Kitô hữu, và xứng đáng trở nên dưỡng tử của Chúa, họ được vui mừng tái sinh và sống trong Hội Thánh Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Cộng đoàn: Amen.
09. Dầu Dự Tòng đã được làm phép, các phó tế rước dầu đã làm phép đến nơi quy định.
Ca đoàn hát:
2.2. Làm phép Dầu Bệnh Nhân
10. Dầu bệnh nhân làm nguồn mạch ơn thiêng, tẩy xóa tội lỗi, an ủi nâng đỡ bệnh nhân, làm dịu mọi đau đớn tật nguyền.
11. Bình dầu Bệnh Nhân được phủ khăn màu tím. Khi cuộc rước dầu Bệnh Nhân (OI) tới trước bàn thờ, phó tế giới thiệu.
Phó tế: Đây là Dầu sẽ được làm phép thành dầu Bệnh Nhân.
Cộng đoàn thưa: Tạ ơn Chúa.
12. Sau đó bình dầu được đặt trên bàn đã dọn sẵn trước mặt ĐGM. Thầy phó tế mở nắp bình dầu. ĐGM đứng, bỏ mũ Mitra và giang tay đọc lời nguyện làm phép dầu Bệnh Nhân.
ĐGM: Lạy Chúa là Cha mọi nguồn an ủi, Chúa đã muốn nhờ Con Chúa mà chữa bệnh tật những người đau yếu. Chúng con nài xin Chúa đoái thương nhận lời chúng con tin tưởng cầu nguyện. Xin ban Thánh Thần Chúa, Đấng an ủi từ trời xuống trên chất dầu này mà Chúa đã thương cho cây xanh tươi sản xuất, hầu bổ dưỡng thân xác để nhờ ơn phúc lành của Chúa, những ai được xức dầu đều lãnh nhận ơn hộ vực thân xác và tâm hồn, được khỏi mọi đau đớn, bệnh hoạn tật nguyền. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con dầu Chúa đã chúc phúc nhân danh Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.
13. Dầu Bệnh Nhân đã được làm phép, các phó tế rước dầu đã làm phép đến nơi quy định.
Ca đoàn hát:
2.3. Thánh Hiến Dầu Thánh
14. Dầu thánh thông ban cho người lãnh nhận Chúa Thánh Thần và ân lực vô biên của Người.
15. Bình dầu Thánh được phủ khăn màu tráng. Khi cuộc rước dầu Thánh (SC) tới trước bàn thờ, phó tế giới thiệu.
Phó tế: Đây là Dầu sẽ được thánh hiến thành Dầu Thánh.
Cộng đoàn thưa: Tạ ơn Chúa.
16. Sau đó bình dầu được đặt trên bàn đã dọn sẵn trước mặt ĐGM. Thầy phó tế mở nắp bình dầu. ĐGM đứng, bỏ mũ Mitra, thinh lặng pha thuốc thơm vào dầu để làm thành dầu Thánh, pha xong Ngài kêu gọi cầu nguyện:
ĐGM: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn năng chúc lành và thánh hoá dầu này, để những ai được xức trên thân xác, thì cũng được xức trong tâm hồn và xứng đáng lãnh nhận ơn cứu chuộc của Chúa.
17. ĐGM hà hơi trên bình dầu rồi giang tay đọc lời nguyện thánh hiến.
ĐGM: Lạy Chúa là Đấng làm cho mọi tâm hồn được tăng triển trên đường thiêng liêng, xin đoái nhận tâm hồn tri ân mà Hội Thánh hân hoan dùng lời chúng con dâng lên Chúa. Vì từ nguyên thuỷ Chúa đã truyền cho đất trổ sinh cây ăn trái và trong các cây đó có cây Ôliu đem lại chất dầu mầu mỡ này làm dầu thánh. Vì chưng vua Đavít được ơn tiên tri, thấy trước các nhiệm tích ơn thánh Chúa, đã ca ngợi gương mặt hân hoan của chúng con khi được xức dầu, và khi tội ác trần gian xưa kia đã được nước Hồng thuỷ rửa sạch, thì một con chim bồ câu ngậm cành Ôliu loan tin mặt đất đã yên hàn, tiên báo hình ảnh ân huệ của Chúa trong tương lai. Điều này đã được thực hiện rõ ràng trong thời đại cuối cùng, vì khi nước rửa tội đã thanh tẩy mọi tội ác đã phạm, thì việc xức dầu này làm cho diện mạo chúng con nên hân hoan thanh thản. Bởi đấy Chúa cũng đã truyền cho Môsê tôi tớ Chúa xức dầu cho em là Aaron, tấn phong ông làm tư tế, sau khi Aaron đã được thanh tẩy trong nước. Tiếp đến là một vinh dự lớn hơn. Khi Đức Kitô Con Chúa, Chúa chúng con, xin Gioan làm phép rửa cho Người trong dòng nước sông Giođan, thì ngay lúc đó, Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự trên Người, và Chúa đã lên tiếng minh chứng rằng: Chúa rất hài lòng nơi Con Một Chúa và chúng con thấy rõ ràng Chúa công nhận Người, Đấng mà tiên tri Đavít được Chúa soi sáng, đã ca ngợi là được xức dầu hoan lạc hơn tất cả mọi người khác.
18. Các linh mục đồng tế thinh lặng giơ tay phải hướng về phía Dầu Thánh, cho đến khi Đức Giám Mục đọc hết lời nguyện, Ngài đọc tiếp:
ĐGM: Vì vậy, lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa đoái thương dùng ơn phúc lành của Chúa mà thánh hoá thụ tạo phong phú này và ban thần lực Chúa Thánh Thần: nhờ quyền năng Chúa Kitô, dầu này được mang tên là Chrisma do thánh danh Người: vì thế, Chúa đã dùng dầu mà xức cho các tư tế, các vua, các tiên tri và các tử đạo của Chúa; xin Chúa hãy làm cho dầu thánh này trở nên nhiệm tích ơn cứu độ và đời sống hoàn hảo cho những ai sẽ được tái sinh nhờ phép rửa thiêng liêng; xin cho họ khi đã được xức dầu thánh hoá và loại trừ được sự hư nát của đời sống cũ, trở nên đền thờ Chúa uy linh mà tỏa hương thơm đời sống trong sạch đẹp lòng Chúa, để như nhiệm tích Chúa đã thiết lập, họ được vinh dự vương giả, tư tế, tiên tri và lãnh nhận ân huệ bất diệt; xin cho dầu này trở nên dầu cứu độ cho những kẻ được tái sinh bởi nước và Thánh Thần, làm cho họ được tham dự vào đời sống vĩnh cửu và đồng hưởng vinh quang trên trời. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Cộng đoàn: Amen.
Ca đoàn hát:
19. Dầu Thánh đã được cung hiến, phó tế rước dầu Thánh đến nơi quy định. Kết thúc nghi thức làm phép dầu. Thánh lễ tiếp tục như bình thường.
(Nguồn: Santa Messa Crismale Concelebrata dal Santo Padre Benedetto XVI, Basilica Vaticana, 2008, tr. 25-37.)
NGHI THỨC CÁC LINH MỤC LẶP LẠI LỜI TUYÊN HỨA
& NGHI THỨC LÀM PHÉP DẦU
Dịch theo nghi thức Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cử hành trong thánh lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh tại đền thờ thánh Phêrô từ những năm 2008-2012
1. CÁC LINH MỤC LẶP LẠI LỜI TUYÊN HỨA
01. Giảng xong. Không đọc kinh Tin Kính, không đọc lời nguyện chung. Đức Giám Mục (ĐGM) đội mũ Mitra nói với các linh mục những lời sau đây hay những lời tương tự. Các linh mục đứng.
ĐGM: Anh em linh mục thân mến, khi lên chức linh mục, anh em đã tuyên bố trước mặt giáo dân sự quyết định của anh em, liên quan đến chức vụ lãnh nhận.
Giờ đây, anh em hãy cùng nhau lặp lại những quyết định đó, như dấu chỉ của sự trung thành với Đức Kitô và Hội Thánh.
Vậy anh em có muốn luôn luôn chu toàn nhiệm vụ tư tế trong hàng linh mục, như cộng tác viên trung thành của hàng Giám Mục trong việc chăn dắt đoàn chiên Chúa, theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần không?
Các linh mục: Thưa con muốn.
ĐGM: Anh em có muốn sốt sắng và trung thành cử hành các mầu nhiệm Chúa Kitô, để ngợi khen Thiên Chúa và thánh hóa giáo dân theo truyền thống của Hội Thánh không ?
Các linh mục: Thưa con muốn.
ĐGM: Anh em có muốn tỏ ra xứng đáng và khôn ngoan chu toàn nhiệm vụ Lời Chúa trong việc rao giảng Phúc Âm và trình bày đức tin Công Giáo không?
Các linh mục: Thưa con muốn.
ĐGM: Anh em có muốn ngày càng liên kết mật thiết hơn với Đức Kitô Thượng Tế, Đấng đã tự hiến mình cho Đức Chúa Cha làm của lễ tinh tuyền vì chúng ta, và anh em có muốn cùng với Người hiến thân cho Thiên Chúa để cứu độ loài người không?
Các linh mục: Thưa con muốn.
ĐGM: Anh em có hứa tôn kính và vâng phục Đức Giám Mục của anh em cùng các đấng kế vị ngài không?
Các linh mục: Thưa con muốn.
02. Đức Giám Mục hướng về giáo dân ngài nói:
ĐGM: Anh chị em giáo dân thân mến, Xin anh chị em cầu nguyện cho các Linh mục của anh chị em, xin Thiên Chúa ban cho các ngài đầy tràn ân sủng của Đức Kitô Thượng Tế, và nhờ đó mà dẫn đưa anh chị em đến với Người là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ.
Cộng đoàn: Lạy Chúa, xin nhận lời chúng con.
ĐGM: Xin anh chị em cũng cầu nguyện cho Giám mục của anh chị em, để chính tôi cũng trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa đã giao phó cho tôi; nhờ đó, giữa anh chị em, tôi trở nên hình ảnh ngày càng sống động và trung thực hơn của Đức Kitô là tư tế, mục tử, tôn sư và tôi tớ của mọi người.
Cộng đoàn: Lạy Chúa, xin nhận lời chúng con.
ĐGM: Xin Thiên Chúa giữ gìn tất cả chúng ta trong tình thương của Người. Xin Người đích thân hướng dẫn mục tử cũng như đoàn chiên tới sự sống muôn đời.
Cộng đoàn: Amen.
2. NGHI THỨC LÀM PHÉP DẦU
03. ĐGM ngồi tại ghế đã dọn sẵn, đội mũ Mitra.
04. Các bình dầu được rước từ phòng thánh tới cung thánh nhà thờ, một cách long trọng và tôn nghiêm cho nghi thức làm phép dầu. Trước hết là Dầu Dự Tòng (OS), thứ đến là Dầu Bệnh Nhân (OI) và sau cùng là Dầu Thánh (SC) cùng với dầu thơm.
05. Đang khi rước dầu, ca đoàn hát: “Ôi Đấng Cứu Độ, hay một bài hát thích hợp.
2.1. Làm phép Dầu Dự Tòng
06. Dầu Dự tòng sẽ dùng xức cho người rửa tội, để xua đuổi bóng tà và thêm sức dẻo dai giúp họ giữ đạo.
07. Bình dầu Dự Tòng được phủ khăn màu xanh. Khi cuộc rước dầu Dự Tòng (OS) tới trước bàn thờ, phó tế giới thiệu.
Phó tế: Đây là Dầu sẽ được làm phép thành dầu Dự Tòng.
Cộng đoàn thưa: Tạ ơn Chúa.
08. Sau đó bình dầu được đặt trên bàn đã dọn sẵn trước mặt ĐGM. Thầy phó tế mở nắp bình dầu. ĐGM đứng, bỏ mũ Mitra và giang tay đọc lời nguyện làm phép dầu Dự Tòng.
ĐGM: Lạy Chúa là sức mạnh và là Đấng che chở dân Chúa, Chúa đã dùng dầu làm dấu chỉ sức mạnh, xin đoái thương ban phúc cho dầu này, và ban sức mạnh cho những người dự tòng được xức dầu này, để họ lãnh nhận sự khôn ngoan và sức mạnh của Chúa mà thông hiểu sâu xa Phúc âm của Đức Kitô, quảng đại chấp nhận những khổ cực trong đời sống Kitô hữu, và xứng đáng trở nên dưỡng tử của Chúa, họ được vui mừng tái sinh và sống trong Hội Thánh Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Cộng đoàn: Amen.
09. Dầu Dự Tòng đã được làm phép, các phó tế rước dầu đã làm phép đến nơi quy định.
Ca đoàn hát:
2.2. Làm phép Dầu Bệnh Nhân
10. Dầu bệnh nhân làm nguồn mạch ơn thiêng, tẩy xóa tội lỗi, an ủi nâng đỡ bệnh nhân, làm dịu mọi đau đớn tật nguyền.
11. Bình dầu Bệnh Nhân được phủ khăn màu tím. Khi cuộc rước dầu Bệnh Nhân (OI) tới trước bàn thờ, phó tế giới thiệu.
Phó tế: Đây là Dầu sẽ được làm phép thành dầu Bệnh Nhân.
Cộng đoàn thưa: Tạ ơn Chúa.
12. Sau đó bình dầu được đặt trên bàn đã dọn sẵn trước mặt ĐGM. Thầy phó tế mở nắp bình dầu. ĐGM đứng, bỏ mũ Mitra và giang tay đọc lời nguyện làm phép dầu Bệnh Nhân.
ĐGM: Lạy Chúa là Cha mọi nguồn an ủi, Chúa đã muốn nhờ Con Chúa mà chữa bệnh tật những người đau yếu. Chúng con nài xin Chúa đoái thương nhận lời chúng con tin tưởng cầu nguyện. Xin ban Thánh Thần Chúa, Đấng an ủi từ trời xuống trên chất dầu này mà Chúa đã thương cho cây xanh tươi sản xuất, hầu bổ dưỡng thân xác để nhờ ơn phúc lành của Chúa, những ai được xức dầu đều lãnh nhận ơn hộ vực thân xác và tâm hồn, được khỏi mọi đau đớn, bệnh hoạn tật nguyền. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con dầu Chúa đã chúc phúc nhân danh Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.
13. Dầu Bệnh Nhân đã được làm phép, các phó tế rước dầu đã làm phép đến nơi quy định.
Ca đoàn hát:
2.3. Thánh Hiến Dầu Thánh
14. Dầu thánh thông ban cho người lãnh nhận Chúa Thánh Thần và ân lực vô biên của Người.
15. Bình dầu Thánh được phủ khăn màu tráng. Khi cuộc rước dầu Thánh (SC) tới trước bàn thờ, phó tế giới thiệu.
Phó tế: Đây là Dầu sẽ được thánh hiến thành Dầu Thánh.
Cộng đoàn thưa: Tạ ơn Chúa.
16. Sau đó bình dầu được đặt trên bàn đã dọn sẵn trước mặt ĐGM. Thầy phó tế mở nắp bình dầu. ĐGM đứng, bỏ mũ Mitra, thinh lặng pha thuốc thơm vào dầu để làm thành dầu Thánh, pha xong Ngài kêu gọi cầu nguyện:
ĐGM: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn năng chúc lành và thánh hoá dầu này, để những ai được xức trên thân xác, thì cũng được xức trong tâm hồn và xứng đáng lãnh nhận ơn cứu chuộc của Chúa.
17. ĐGM hà hơi trên bình dầu rồi giang tay đọc lời nguyện thánh hiến.
ĐGM: Lạy Chúa là Đấng làm cho mọi tâm hồn được tăng triển trên đường thiêng liêng, xin đoái nhận tâm hồn tri ân mà Hội Thánh hân hoan dùng lời chúng con dâng lên Chúa. Vì từ nguyên thuỷ Chúa đã truyền cho đất trổ sinh cây ăn trái và trong các cây đó có cây Ôliu đem lại chất dầu mầu mỡ này làm dầu thánh. Vì chưng vua Đavít được ơn tiên tri, thấy trước các nhiệm tích ơn thánh Chúa, đã ca ngợi gương mặt hân hoan của chúng con khi được xức dầu, và khi tội ác trần gian xưa kia đã được nước Hồng thuỷ rửa sạch, thì một con chim bồ câu ngậm cành Ôliu loan tin mặt đất đã yên hàn, tiên báo hình ảnh ân huệ của Chúa trong tương lai. Điều này đã được thực hiện rõ ràng trong thời đại cuối cùng, vì khi nước rửa tội đã thanh tẩy mọi tội ác đã phạm, thì việc xức dầu này làm cho diện mạo chúng con nên hân hoan thanh thản. Bởi đấy Chúa cũng đã truyền cho Môsê tôi tớ Chúa xức dầu cho em là Aaron, tấn phong ông làm tư tế, sau khi Aaron đã được thanh tẩy trong nước. Tiếp đến là một vinh dự lớn hơn. Khi Đức Kitô Con Chúa, Chúa chúng con, xin Gioan làm phép rửa cho Người trong dòng nước sông Giođan, thì ngay lúc đó, Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự trên Người, và Chúa đã lên tiếng minh chứng rằng: Chúa rất hài lòng nơi Con Một Chúa và chúng con thấy rõ ràng Chúa công nhận Người, Đấng mà tiên tri Đavít được Chúa soi sáng, đã ca ngợi là được xức dầu hoan lạc hơn tất cả mọi người khác.
18. Các linh mục đồng tế thinh lặng giơ tay phải hướng về phía Dầu Thánh, cho đến khi Đức Giám Mục đọc hết lời nguyện, Ngài đọc tiếp:
ĐGM: Vì vậy, lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa đoái thương dùng ơn phúc lành của Chúa mà thánh hoá thụ tạo phong phú này và ban thần lực Chúa Thánh Thần: nhờ quyền năng Chúa Kitô, dầu này được mang tên là Chrisma do thánh danh Người: vì thế, Chúa đã dùng dầu mà xức cho các tư tế, các vua, các tiên tri và các tử đạo của Chúa; xin Chúa hãy làm cho dầu thánh này trở nên nhiệm tích ơn cứu độ và đời sống hoàn hảo cho những ai sẽ được tái sinh nhờ phép rửa thiêng liêng; xin cho họ khi đã được xức dầu thánh hoá và loại trừ được sự hư nát của đời sống cũ, trở nên đền thờ Chúa uy linh mà tỏa hương thơm đời sống trong sạch đẹp lòng Chúa, để như nhiệm tích Chúa đã thiết lập, họ được vinh dự vương giả, tư tế, tiên tri và lãnh nhận ân huệ bất diệt; xin cho dầu này trở nên dầu cứu độ cho những kẻ được tái sinh bởi nước và Thánh Thần, làm cho họ được tham dự vào đời sống vĩnh cửu và đồng hưởng vinh quang trên trời. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Cộng đoàn: Amen.
Ca đoàn hát:
19. Dầu Thánh đã được cung hiến, phó tế rước dầu Thánh đến nơi quy định. Kết thúc nghi thức làm phép dầu. Thánh lễ tiếp tục như bình thường.
(Nguồn: Santa Messa Crismale Concelebrata dal Santo Padre Benedetto XVI, Basilica Vaticana, 2008, tr. 25-37.)
Thứ Hai Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:41 14/04/2014
THỨ HAI TUẦN THÁNH
Tin mừng : Ga 12, 1-11.
“Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy”.
Anh chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy có cô Mác-ta đang hầu bàn phục vụ khách ăn, cô Ma-ri-a lấy bình dầu thơm quý giá xức chân cho Đức Chúa Giê-su, và chắc chắn La-da-rô cùng đồng bàn với Ngài vì anh là đàn ông trong gia đình, trong bối cảnh này, chúng ta nghĩ đến gia đình mà chúng ta đang sống, nghĩ đến cộng đoàn giáo xứ mà chúng ta đang phục vụ, và nghĩ đến cộng đoàn tu trì mà chúng ta được mời gọi hiến dâng để phục vụ.
Xin được rửa chân
thì tốt hơn là sửa lưng anh chị em
“Một ngày nọ, chim nhạn rừng mát lòng hả dạ nói với Đấng tạo hóa: “Con đến làm môn đồ của Ngài có được không ?”.
- “Tốt thôi”- Đấng tạo hóa trả lời và chỉ một con hạc đàng xa nói tiếp: “Con đi rửa chân cho nó vì nó mới đi qua vũng bùn lầy lội”.
- “Cái gì ?”- chim nhạn rừng kinh ngạc kêu lên một tiếng, không thèm để ý, nói tiếp: “Con là môn đồ của Chúa, không được phép phục vụ người khác”.
Đấng tạo hóa cười nói: “Này con, nếu con không phục vụ người khác, thì người ta làm sao mà nhận ra con là môn đồ của Ta chứ ?”. (1)
Anh chị em thân mến,
Sau khi rửa chân cho ông Phê-rô và các môn đệ, Đức Chúa Giê-su đã nói rằng: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm...Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” .
Rửa chân cho nhau là dấu hiệu để người ta nhận ra người môn đệ của Đức Chúa Giê-su, khi mà thế gian còn quá nhiều người chỉ muốn sửa lưng dạy đời người khác, hơn là tự kiểm điểm bản thân của mình trước, rửa chân là phục vụ vô vị lợi Chúa Giê-su nơi người anh em chị em của mình.
“Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ?”, các môn đệ đã hiểu rõ ràng sau khi Đức Chúa Giê-su giải thích, càng có chức quyền thì càng hiểu rõ lời nói của Đức Chúa Giê-su, chúng ta cũng hiểu rõ việc Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các linh mục cũng hiểu rất rõ việc của Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các tu sĩ nam nữ cũng hiểu rõ việc Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ: rửa chân là phục vụ tha nhân, và là dấu chỉ người môn đệ chân chính của Đức Chúa Giê-su.
Trong cộng đoàn, tôi chỉ muốn ăn trên ngồi trước anh em chị em, tôi chỉ muốn người ta coi mình như một người đáng được phục vụ, cho nên không ai nhận ra tôi là người môn đệ của Đức Chúa Giê-su; trong xứ đạo, vì nghĩ mình là một mục tử nên tôi coi mình có quyền ban phát ân huệ của Thiên Chúa cho giáo dân, thế là tôi ngước mắt lên trời khi ông cụ giáo dân lớn tuổi chào tôi, tôi không gật đầu niềm nở với những người hay góp ý chân tình cho tôi, và thế là dù cho tôi đọc cả hàng ngàn lần câu chuyện rửa chân cho các môn đệ của Đức Chúa Giê-su, thì tôi cũng vẫn cứ cố tình không hiểu ý nghĩa của nó, cho nên ngay cả giáo dân của tôi cũng không nhìn thấy tôi là môn đệ của Ngài, mà chỉ thấy tôi là một chức sắc của Giáo Hội: kiêu căng, ích kỷ và xa cách.
Ai cũng thích đi sửa lưng cho người khác mà không ai biết cúi xuống rửa chân cho mình trước, bởi vì ai cũng muốn được làm môn đệ Đức Chúa Giê-su, nhưng lại không muốn học gương sáng phục vụ tha nhân của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Cô Mác-ta đã hầu bàn phục vụ khách dự tiệc, cô Ma-ri-a lấy dầu thơm quý nhất của mình để xức chân cho Đức Chúa Giê-su, đây là bài học sống động để trở nên người môn đệ của Ngài: phục vụ là đem cái mình quý nhất là danh dự, là sĩ diện tặng cho tha nhân, bởi vì đó chính là hành động của Đức Chúa Giê-su, khi Ngài vốn là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”. – Ngài đã đem cái vinh quang Thiên Chúa của Ngài để tặng cho nhân loại khi chết nhục nhã trên thập giá.
Rửa chân mình trước thì tốt hơn là sửa lưng cho tha nhân, đó là tâm tình của người khiêm tốn biết nhìn ra cái yếu hèn và khuyết điểm của mình vậy...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Tin mừng : Ga 12, 1-11.
“Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy”.
Anh chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy có cô Mác-ta đang hầu bàn phục vụ khách ăn, cô Ma-ri-a lấy bình dầu thơm quý giá xức chân cho Đức Chúa Giê-su, và chắc chắn La-da-rô cùng đồng bàn với Ngài vì anh là đàn ông trong gia đình, trong bối cảnh này, chúng ta nghĩ đến gia đình mà chúng ta đang sống, nghĩ đến cộng đoàn giáo xứ mà chúng ta đang phục vụ, và nghĩ đến cộng đoàn tu trì mà chúng ta được mời gọi hiến dâng để phục vụ.
Xin được rửa chân
thì tốt hơn là sửa lưng anh chị em
“Một ngày nọ, chim nhạn rừng mát lòng hả dạ nói với Đấng tạo hóa: “Con đến làm môn đồ của Ngài có được không ?”.
- “Tốt thôi”- Đấng tạo hóa trả lời và chỉ một con hạc đàng xa nói tiếp: “Con đi rửa chân cho nó vì nó mới đi qua vũng bùn lầy lội”.
- “Cái gì ?”- chim nhạn rừng kinh ngạc kêu lên một tiếng, không thèm để ý, nói tiếp: “Con là môn đồ của Chúa, không được phép phục vụ người khác”.
Đấng tạo hóa cười nói: “Này con, nếu con không phục vụ người khác, thì người ta làm sao mà nhận ra con là môn đồ của Ta chứ ?”. (1)
Anh chị em thân mến,
Sau khi rửa chân cho ông Phê-rô và các môn đệ, Đức Chúa Giê-su đã nói rằng: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm...Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” .
Rửa chân cho nhau là dấu hiệu để người ta nhận ra người môn đệ của Đức Chúa Giê-su, khi mà thế gian còn quá nhiều người chỉ muốn sửa lưng dạy đời người khác, hơn là tự kiểm điểm bản thân của mình trước, rửa chân là phục vụ vô vị lợi Chúa Giê-su nơi người anh em chị em của mình.
“Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ?”, các môn đệ đã hiểu rõ ràng sau khi Đức Chúa Giê-su giải thích, càng có chức quyền thì càng hiểu rõ lời nói của Đức Chúa Giê-su, chúng ta cũng hiểu rõ việc Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các linh mục cũng hiểu rất rõ việc của Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các tu sĩ nam nữ cũng hiểu rõ việc Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ: rửa chân là phục vụ tha nhân, và là dấu chỉ người môn đệ chân chính của Đức Chúa Giê-su.
Trong cộng đoàn, tôi chỉ muốn ăn trên ngồi trước anh em chị em, tôi chỉ muốn người ta coi mình như một người đáng được phục vụ, cho nên không ai nhận ra tôi là người môn đệ của Đức Chúa Giê-su; trong xứ đạo, vì nghĩ mình là một mục tử nên tôi coi mình có quyền ban phát ân huệ của Thiên Chúa cho giáo dân, thế là tôi ngước mắt lên trời khi ông cụ giáo dân lớn tuổi chào tôi, tôi không gật đầu niềm nở với những người hay góp ý chân tình cho tôi, và thế là dù cho tôi đọc cả hàng ngàn lần câu chuyện rửa chân cho các môn đệ của Đức Chúa Giê-su, thì tôi cũng vẫn cứ cố tình không hiểu ý nghĩa của nó, cho nên ngay cả giáo dân của tôi cũng không nhìn thấy tôi là môn đệ của Ngài, mà chỉ thấy tôi là một chức sắc của Giáo Hội: kiêu căng, ích kỷ và xa cách.
Ai cũng thích đi sửa lưng cho người khác mà không ai biết cúi xuống rửa chân cho mình trước, bởi vì ai cũng muốn được làm môn đệ Đức Chúa Giê-su, nhưng lại không muốn học gương sáng phục vụ tha nhân của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Cô Mác-ta đã hầu bàn phục vụ khách dự tiệc, cô Ma-ri-a lấy dầu thơm quý nhất của mình để xức chân cho Đức Chúa Giê-su, đây là bài học sống động để trở nên người môn đệ của Ngài: phục vụ là đem cái mình quý nhất là danh dự, là sĩ diện tặng cho tha nhân, bởi vì đó chính là hành động của Đức Chúa Giê-su, khi Ngài vốn là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”. – Ngài đã đem cái vinh quang Thiên Chúa của Ngài để tặng cho nhân loại khi chết nhục nhã trên thập giá.
Rửa chân mình trước thì tốt hơn là sửa lưng cho tha nhân, đó là tâm tình của người khiêm tốn biết nhìn ra cái yếu hèn và khuyết điểm của mình vậy...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Thứ Ba Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:49 14/04/2014
THỨ BA TUẦN THÁNH
Tin mừng : Ga 13, 21-33; 36-38.
“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần”.
Anh chị em thân mến,
Không có gì đau khổ và phủ phàng cho bằng khi biết được người mà mình hết dạ yêu thương đã phản bội mình, và càng tức tưởi hơn nữa khi đó là môn đệ của mình. Quả tim của Đức Chúa Giê-su đã hứng trọn nhát dao chí tử trước khi chịu khổ hình và chết trên thập giá: Ngài biết trước sự phản bội của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, và sự hèn nhát của Phê-rô sẽ phủ nhận không biết Ngài là ai.
Biết trước Giu-đa bán thầy, Phê-rô chối thầy
Phong tín tử ngày ngày đuổi theo bươm bướm hỏi: “Nói cho cùng thì em có yêu anh không ? Em có thể vĩnh viễn cam đoan với anh là lòng em không thay đổi không ?”
Bươm bướm sau khi giải thích rồi lại giải thích, cam đoan rồi lại cam đoan, cuối cùng bất đắc dĩ nói: “Giả sử tình yêu của chúng ta được thiết lập trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, quy tắc căn bản là không phải hứa gì cả, bởi vì bản thân của tình yêu chính là một lời hứa rồi vậy !” (1)
Tình yêu là một món quà vô vị lợi mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, để qua tình yêu này mà con người biết kết thân, làm hòa, cộng tác và chung thủy với nhau. Đức Chúa Giê-su cũng không ra ngoài lệ ấy, Ngài đã hết sức yêu thương các môn đệ của mình cũng như yêu nhân loại, một tình yêu hiến dâng và không đòi lại.
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã đòi trả giá tình yêu bằng vật chất nên đã bán thầy mình ba mươi đồng bạc, một tình yêu vô vị lợi của Đức Chúa Giê-su đã được đổi bằng tính ích kỷ; Phê-rô đã coi sự an toàn bản thân của mình hơn tình yêu vô vị lợi của Đức Chúa Giê-su, nên đã từ chối không biết Ngài là ai !
Tình yêu, tự nó là một lời cam kết rất có giá trị mà không một bản văn hay một lời nói nào có thể diễn tả, thế nhưng con người ta vẫn cứ hoài nghi khi yêu, hoài nghi là vì mình chưa tin tưởng vào tình yêu, mà người yêu đã bày tỏ bằng con tim trong hành động và lời nói. Đức Chúa Giê-su đã yêu các môn đệ đến cùng: không hồ nghi, không thắc mắc và không đề phòng, nhưng biết rất rõ tình yêu của mỗi một môn đệ dành cho mình.
Mỗi lần phạm tội là mỗi lần chúng ta hỏi Thiên Chúa rằng Chúa có yêu thương mình không, có cam kết vĩnh viễn yêu mình không, khi mà tình yêu của Ngài đã rõ ràng trong cuộc sống của chúng ta, nhất là tình yêu chết trên thập giá của Chúa Giê-su. Thập giá là lời cam kết vĩnh viễn của Thiên Chúa yêu thương nhân loại và mỗi người trong chúng ta; ai không nhìn lên thập giá, không ôm ấp thập giá, không suy niệm đến thập giá thì họ vẫn cứ luôn bắt Thiên Chúa phải cam kết vĩnh viễn yêu thương họ, bởi vì nơi họ không nhìn ra được tình yêu hy sinh đến chết của Đức Chúa Giê-su.
Anh chị em thân mến,
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã bán Đức Chúa Giê-su vì ông ta vẫn còn hồ nghi sứ mệnh của Ngài; Phê-rô dù đã được Đức Chúa Giê-su cảnh báo trước cho biết là sẽ chối Ngài, nhưng rồi ông cũng vẫn cứ chối không biết Ngài là ai, bởi vì Phê-rô vẫn còn cậy vào sức riêng của mình. Hồ nghi Thiên Chúa và cậy vào ý riêng của mình là hai câu hỏi hằng ngày trong đầu óc của chúng ta: Thiên Chúa có yêu thương mình không ? Thiên Chúa có cam kết vĩnh viễn không thay lòng đổi dạ với mình không ?
Đức tin và tình yêu của Thiên Chúa không cho phép chúng ta hồ nghi về tình thương của Ngài dành cho chúng ta và nhân loại, nhưng nó phải được triển nở mỗi giây phút trong cuộc sống của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Tin mừng : Ga 13, 21-33; 36-38.
“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần”.
Anh chị em thân mến,
Không có gì đau khổ và phủ phàng cho bằng khi biết được người mà mình hết dạ yêu thương đã phản bội mình, và càng tức tưởi hơn nữa khi đó là môn đệ của mình. Quả tim của Đức Chúa Giê-su đã hứng trọn nhát dao chí tử trước khi chịu khổ hình và chết trên thập giá: Ngài biết trước sự phản bội của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, và sự hèn nhát của Phê-rô sẽ phủ nhận không biết Ngài là ai.
Biết trước Giu-đa bán thầy, Phê-rô chối thầy
Phong tín tử ngày ngày đuổi theo bươm bướm hỏi: “Nói cho cùng thì em có yêu anh không ? Em có thể vĩnh viễn cam đoan với anh là lòng em không thay đổi không ?”
Bươm bướm sau khi giải thích rồi lại giải thích, cam đoan rồi lại cam đoan, cuối cùng bất đắc dĩ nói: “Giả sử tình yêu của chúng ta được thiết lập trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, quy tắc căn bản là không phải hứa gì cả, bởi vì bản thân của tình yêu chính là một lời hứa rồi vậy !” (1)
Tình yêu là một món quà vô vị lợi mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, để qua tình yêu này mà con người biết kết thân, làm hòa, cộng tác và chung thủy với nhau. Đức Chúa Giê-su cũng không ra ngoài lệ ấy, Ngài đã hết sức yêu thương các môn đệ của mình cũng như yêu nhân loại, một tình yêu hiến dâng và không đòi lại.
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã đòi trả giá tình yêu bằng vật chất nên đã bán thầy mình ba mươi đồng bạc, một tình yêu vô vị lợi của Đức Chúa Giê-su đã được đổi bằng tính ích kỷ; Phê-rô đã coi sự an toàn bản thân của mình hơn tình yêu vô vị lợi của Đức Chúa Giê-su, nên đã từ chối không biết Ngài là ai !
Tình yêu, tự nó là một lời cam kết rất có giá trị mà không một bản văn hay một lời nói nào có thể diễn tả, thế nhưng con người ta vẫn cứ hoài nghi khi yêu, hoài nghi là vì mình chưa tin tưởng vào tình yêu, mà người yêu đã bày tỏ bằng con tim trong hành động và lời nói. Đức Chúa Giê-su đã yêu các môn đệ đến cùng: không hồ nghi, không thắc mắc và không đề phòng, nhưng biết rất rõ tình yêu của mỗi một môn đệ dành cho mình.
Mỗi lần phạm tội là mỗi lần chúng ta hỏi Thiên Chúa rằng Chúa có yêu thương mình không, có cam kết vĩnh viễn yêu mình không, khi mà tình yêu của Ngài đã rõ ràng trong cuộc sống của chúng ta, nhất là tình yêu chết trên thập giá của Chúa Giê-su. Thập giá là lời cam kết vĩnh viễn của Thiên Chúa yêu thương nhân loại và mỗi người trong chúng ta; ai không nhìn lên thập giá, không ôm ấp thập giá, không suy niệm đến thập giá thì họ vẫn cứ luôn bắt Thiên Chúa phải cam kết vĩnh viễn yêu thương họ, bởi vì nơi họ không nhìn ra được tình yêu hy sinh đến chết của Đức Chúa Giê-su.
Anh chị em thân mến,
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã bán Đức Chúa Giê-su vì ông ta vẫn còn hồ nghi sứ mệnh của Ngài; Phê-rô dù đã được Đức Chúa Giê-su cảnh báo trước cho biết là sẽ chối Ngài, nhưng rồi ông cũng vẫn cứ chối không biết Ngài là ai, bởi vì Phê-rô vẫn còn cậy vào sức riêng của mình. Hồ nghi Thiên Chúa và cậy vào ý riêng của mình là hai câu hỏi hằng ngày trong đầu óc của chúng ta: Thiên Chúa có yêu thương mình không ? Thiên Chúa có cam kết vĩnh viễn không thay lòng đổi dạ với mình không ?
Đức tin và tình yêu của Thiên Chúa không cho phép chúng ta hồ nghi về tình thương của Ngài dành cho chúng ta và nhân loại, nhưng nó phải được triển nở mỗi giây phút trong cuộc sống của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Thứ Tư Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:52 14/04/2014
THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Tin mừng : Mt 26, 14-25.
“Con Người phải ra đi như kinh thánh đã chép về Ngài, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người”.
Anh chị em thân mến,
Một hôm, hoa Hải Đường ôm tâm nhĩ bị nghiến đau và chảy máu, nó đau khổ nói cùng Đấng tạo hóa:
- “Người lạ làm tổn thương con, con có thể quên rất nhanh, tại sao người càng thân cận, càng làm cho con không thể chịu đựng được ?”
Đấng tạo hóa thở dài nói:
- “Thân cận chưa chắc là thân mật, thân mật không nhất định là thân yêu, người càng thân cận, thường làm tổn thương nhau càng sâu, bởi vì trước mặt người chí thân, chí cận, chí ái thì trong lòng không bố trí phòng thủ, cho đến nỗi bị vết thương vừa sâu vừa lớn” (1) .
Có phải người phản bội Đức Chúa Giêsu là tôi ?
Thân cận chưa chắc đã thân mật và chưa chắc đã yêu, bằng chứng là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã ở với Đức Chúa Giê-su ba năm mà vẫn phản bội Ngài; bằng chứng là có những đôi vợ chồng đã kề cận thân mật trong nhiều năm trời, nay lại phản bội nhau đường ai nấy đi; bằng chứng là có rất nhiều anh em chị em ruột tố cáo nhau trước tòa án, dù rằng họ là người thân thiết thân cận của nhau. Đức Chúa Giê-su đã trả lời các môn đệ: “Kẻ giơ tay chấm chung một dĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy” , kẻ nộp Ngài không phải Giu-đa Ít-ca-ri-ốt là môn đệ của Ngài sao ?
Có phải tôi là người phản bội Đức Chúa Giê-su không ?
Cùng ăn một tấm bánh, cùng uống một chén nhưng cộng đoàn trong giáo xứ chúng ta vẫn cứ chia rẻ nhau, mà cộng đoàn giáo xứ không phải là thân mình của Đức Chúa Giê-su, là anh chị em của nhau sao ? Đó là một sự đau khổ nhất của Đức Chúa Giê-su, mà chính tôi cũng là người có trách nhiệm trong việc chia rẻ này, khi tôi đứng phe bên này chửi rủa thóa mạ chỉ trích phe bên kia.
Có phải tôi là người phản bội Đức Chúa Giê-su không ?
Chắc chắn rằng tôi đã phản bội Ngài khi tôi là một mục tử được Ngài tuyển chọn, khi tôi ăn Mình và uống Máu Ngài mỗi ngày trong thánh lễ, nhưng tôi vẫn giơ chân đá Ngài văng ra khỏi cuộc sống linh mục của tôi, đó là khi tôi vẫn tham lam coi tiền bạc là cứu cánh của mình, khi tôi coi dục vọng là sự thỏa mãn mình hơn niềm vui phục vụ tha nhân, khi tôi kiêu căng không thèm rửa chân cho những con chiên bị lấm bùn vì cuộc sống xô bồ, mà chỉ thích con chiên rửa chân cho mình mà thôi...
Tôi là người thân cận nhất của Đức Chúa Giê-su vì Ngài đã chết cho tôi vì yêu thương tôi; tôi là người thân mật với Đức Chúa Giê-su vì Ngài ở trong tôi và tôi ở trong Ngài, nhưng tôi đã không yêu thương Ngài cách trọn vẹn, và vì thế mà Ngài càng đau khổ hơn, vì những tội lỗi của tôi như những nhát búa tôi đóng vào tay chân Ngài, nặng và sâu hơn ngày xưa khi Ngài chịu đóng đinh vào thập giá.
Anh chị em thân mến,
Bắt đầu ngày mai là chúng ta bước vào Tam Nhật Thánh, nó là đỉnh cao của mùa chay, là kỷ niệm ba ngày cuối cùng của Đức Chúa Giê-su tại trần gian, do đó, trong tâm tình kết hợp sâu xa với Đức Chúa Giê-su khổ nạn, chúng ta cùng đồng hành với Ngài qua các nghi thức của Giáo Hội, để chia sẻ những đau khổ với Ngài, và đón nhận những hồng ân cao quý mà Thiên Chúa sẽ ban cho trong cuộc đời của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Tin mừng : Mt 26, 14-25.
“Con Người phải ra đi như kinh thánh đã chép về Ngài, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người”.
Anh chị em thân mến,
Một hôm, hoa Hải Đường ôm tâm nhĩ bị nghiến đau và chảy máu, nó đau khổ nói cùng Đấng tạo hóa:
- “Người lạ làm tổn thương con, con có thể quên rất nhanh, tại sao người càng thân cận, càng làm cho con không thể chịu đựng được ?”
Đấng tạo hóa thở dài nói:
- “Thân cận chưa chắc là thân mật, thân mật không nhất định là thân yêu, người càng thân cận, thường làm tổn thương nhau càng sâu, bởi vì trước mặt người chí thân, chí cận, chí ái thì trong lòng không bố trí phòng thủ, cho đến nỗi bị vết thương vừa sâu vừa lớn” (1) .
Có phải người phản bội Đức Chúa Giêsu là tôi ?
Thân cận chưa chắc đã thân mật và chưa chắc đã yêu, bằng chứng là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã ở với Đức Chúa Giê-su ba năm mà vẫn phản bội Ngài; bằng chứng là có những đôi vợ chồng đã kề cận thân mật trong nhiều năm trời, nay lại phản bội nhau đường ai nấy đi; bằng chứng là có rất nhiều anh em chị em ruột tố cáo nhau trước tòa án, dù rằng họ là người thân thiết thân cận của nhau. Đức Chúa Giê-su đã trả lời các môn đệ: “Kẻ giơ tay chấm chung một dĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy” , kẻ nộp Ngài không phải Giu-đa Ít-ca-ri-ốt là môn đệ của Ngài sao ?
Có phải tôi là người phản bội Đức Chúa Giê-su không ?
Cùng ăn một tấm bánh, cùng uống một chén nhưng cộng đoàn trong giáo xứ chúng ta vẫn cứ chia rẻ nhau, mà cộng đoàn giáo xứ không phải là thân mình của Đức Chúa Giê-su, là anh chị em của nhau sao ? Đó là một sự đau khổ nhất của Đức Chúa Giê-su, mà chính tôi cũng là người có trách nhiệm trong việc chia rẻ này, khi tôi đứng phe bên này chửi rủa thóa mạ chỉ trích phe bên kia.
Có phải tôi là người phản bội Đức Chúa Giê-su không ?
Chắc chắn rằng tôi đã phản bội Ngài khi tôi là một mục tử được Ngài tuyển chọn, khi tôi ăn Mình và uống Máu Ngài mỗi ngày trong thánh lễ, nhưng tôi vẫn giơ chân đá Ngài văng ra khỏi cuộc sống linh mục của tôi, đó là khi tôi vẫn tham lam coi tiền bạc là cứu cánh của mình, khi tôi coi dục vọng là sự thỏa mãn mình hơn niềm vui phục vụ tha nhân, khi tôi kiêu căng không thèm rửa chân cho những con chiên bị lấm bùn vì cuộc sống xô bồ, mà chỉ thích con chiên rửa chân cho mình mà thôi...
Tôi là người thân cận nhất của Đức Chúa Giê-su vì Ngài đã chết cho tôi vì yêu thương tôi; tôi là người thân mật với Đức Chúa Giê-su vì Ngài ở trong tôi và tôi ở trong Ngài, nhưng tôi đã không yêu thương Ngài cách trọn vẹn, và vì thế mà Ngài càng đau khổ hơn, vì những tội lỗi của tôi như những nhát búa tôi đóng vào tay chân Ngài, nặng và sâu hơn ngày xưa khi Ngài chịu đóng đinh vào thập giá.
Anh chị em thân mến,
Bắt đầu ngày mai là chúng ta bước vào Tam Nhật Thánh, nó là đỉnh cao của mùa chay, là kỷ niệm ba ngày cuối cùng của Đức Chúa Giê-su tại trần gian, do đó, trong tâm tình kết hợp sâu xa với Đức Chúa Giê-su khổ nạn, chúng ta cùng đồng hành với Ngài qua các nghi thức của Giáo Hội, để chia sẻ những đau khổ với Ngài, và đón nhận những hồng ân cao quý mà Thiên Chúa sẽ ban cho trong cuộc đời của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Powerpoint Lễ Vọng Phục Sinh: Bài Đọc I Sách Sáng Thế Ký - Easter Vigil: Genesis Reading
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
16:44 14/04/2014
Powerpoint Lễ Vọng Phục Sinh: Phúc Âm Năm A - Easter Vigil: Gospel Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
16:50 14/04/2014
Powerpoint Lễ Phục Sinh: Phúc Âm Năm A - Easter: Gospel Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
16:53 14/04/2014
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các Kitô hữu tiên khởi và ngôi mồ trống
Vũ văn An
23:18 14/04/2014
Các Kitô hữu tiên khởi và ngôi mồ trống
Cả bốn sách tin mừng đều nhắc tới ngôi mồ trống của Chúa Kitô và ngôi mồ trống này sau đó đã trở thành cơ sở chính cho khoa hộ giáo hiện đại. Nhưng một số người cho rằng ý tưởng ngôi mộ trống được khai triển về sau của Kitô Giáo tiên khởi, nghĩa là chỉ xuất hiện nhiều thập niên sau biến cố đóng đinh vì các Kitô hữu vẫn cho rằng Chúa Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết theo nghĩa thiêng liêng, chứ không theo nghĩa đen.
Những người này cho rằng chỉ với thời gian, việc phục sinh thiêng liêng mới được giải thích là phục sinh nghĩa đen, dẫn tới ý tưởng ngôi mộ trống. Để bênh vực cho luận điểm này, họ bảo nếu không tại sao các tài liệu đầu tiên của Tân Ước không nhắc gì tới ngôi mộ trống cả?
Ta phải nghĩ gì về vấn đề này? Sau đây là một số nhận định hữu ích.
Thân xác không hư nát
Thứ nhất, Tông Đồ Công Vụ không minh nhiên nhắc tới ngôi mộ trống qua bài giảng của Thánh Phêrô trong Ngày Lễ Ngũ Tuần: "Thưa anh em, xin được phép mạnh dạn nói với anh em về tổ phụ Ðavít rằng: người đã chết và được mai táng, và mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay. Nhưng vì là ngôn sứ và dòng dõi trên ngai vàng của người, nên người đã thấy trước và loan báo sự Phục Sinh của Ðức Kitô khi nói: Người đã không bị bỏ mặc trong cõi âm ty và thân xác Người không phải hư nát. Chính Ðức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng” (Cv 2:29-32).
Nhưng ta phải chú ý tới sự tương phản giữa Vua Đavít và Chúa Giêsu. Vua Đavít đã chết và được chôn trong mộ. Chúa Giêsu cũng đã chết và cũng được chôn trong một ngôi mộ, nhưng bản văn không minh nhiên nói thế.
Bản văn chỉ minh nhiên ở điều kế tiếp: mộ Đavít còn ở với chúng ta “cho tới nay”. Ngài vẫn còn được chôn trong đó. Còn Chúa Giêsu thì được “phục sinh”, Người “không bị bỏ mặc trong cõi âm ty và thân xác Người không phải hư nát”. Người đã được “làm cho sống lại, và tất cả chúng tôi xin làm chứng”.
Cho dù giải thích “phục sinh”, “làm cho sống lại” và “tất cả chúng tôi xin làm chứng” theo nghĩa thị kiến, trải nghiệm thiêng liêng đi chăng nữa, thì bạn vẫn chưa giải thích được việc “thân xác Người không phải hư nát”.
Nếu Chúa Giêsu vẫn còn trong mộ của Người, nghĩa là nếu mộ của Người không trống, thì xác của Người chắc chắn đã phải hư nát. Nó có thể đã hư nát chỉ vài ngày sau khi Người bị đóng đinh.
Xét cho cùng, đoạn văn này muốn đưa ra một tương phản giữa ngôi mộ không trống của Đavít và ngôi mộ trống của Chúa Giêsu.
Rồi lại có chủ trương cho rằng các tông đồ hay cử tọa của các ngài hiểu sự phục sinh của Chúa Giêsu theo nghĩa thị kiến hay trải nghiệm thiêng liêng.
Về điểm này, ta thấy các người Do Thái thế kỷ thứ nhất quả có quen thuộc với thị kiến và việc hiện ra của linh hồn người đã chết, nhưng họ không nhận diện các trải nghiệm này là phục sinh, một hiện tượng có tính thân xác.
Việc này đã được trình bày rộng dài trong tác phẩm “The Resurrection of the Son of God” của N.T. Wright. Mà nếu những người Do Thái thế kỷ thứ nhất hiểu phục sinh như một trải nghiệm có tính thân xác, thì mọi việc nhắc đến sự phục sinh của Chúa Giêsu trong Tân Ước hiển nhiên hàm nghĩa ngôi mộ trống.
Ngôi mộ trống và khoa hộ giáo
Sự kiện ngôi mộ trống của Chúa Kitô có ý nghĩa cao về hộ giáo, vì nó buộc người ta phải xem sét điều gì xẩy ra cho thân xác Chúa Giêsu, tuy nhiên, từ trước nó vốn không luôn đóng cùng một vai trò như thời ta.
Khoa hộ giáo vốn mang nhiều hình thức khác nhau trong các thời đại khác nhau. Trong thời đại hay hoài nghi của ta, một thời đại luôn thù nghịch đối với thị kiến hay phép lạ, sự trống vắng của ngôi mộ làm ta ngạc nhiên một cách mạnh mẽ. Một điều gì đó đã xẩy ra cho thân xác, điều đó là điều gì? Nếu ngôi mộ trống, ta phải giải thích điều này bằng một là phương tiện tự nhiên hai là phương tiện siêu nhiên.
Nhưng ở thế kỷ thứ nhất, một thế kỷ không thù nghịch đối với thị kiến và phép lạ, ngôi mộ trống ít chủ yếu đối với việc hộ giáo hơn. Những người như Thánh Phaolô có thể được thuyết phục tin vào sự phục sinh chỉ nhờ được thị kiến Chúa Kitô sống lại.
Những người được chứng kiến Chúa Kitô sống lại sau đó có khả năng thuyết phục người khác nhờ sức mạnh chứng từ của họ hay bằng việc nại tới lời tiên tri trong Cựu Ước, hoặc bằng việc thực hành các việc chữa bệnh hay trừ qủy cách lạ lùng. Mà quả thực, Tân Ước có ghi nhận cách các vị rao giảng tin mừng tiên khởi thuyết phục người khác bằng mọi phương tiện vừa kể.
Bởi thế, các vị trên có được những phương tiện hộ giáo phụ trội mà người của thế kỷ 21 đầy hoài nghi không thể có được. Điều này khiến ta phải tập chú vào ngôi mộ trống một cách vốn không cần thiết đối với người của thế kỷ thứ nhất.
Tại sao lại phải nói tới ngôi mộ trống?
Nếu ta xét lúc ngôi mộ trống được rõ ràng và minh nhiên nhắc tới, ta sẽ gặp sự nhắc tới này trong tất cả bốn tin mừng. Tại sao các tin mừng nhắc tới nó? Tại sao họ lại phải nhắc tới nó?
Bởi vì các tin mừng kể lại câu truyện của Chúa Giêsu và ngôi mộ trống là một thành phần trong câu truyện này.
Sách Công Vụ không phải là câu truyện về Chúa Giêsu. Nó là câu truyện về những gì xẩy ra sau thừa tác vụ của Chúa Giêsu, và do đó, ta không nên mong chờ nó sẽ thuật lại các biến cố chung quanh việc Phục Sinh đã diễn ra như thế nào y như cách Thánh Luca và các soạn giả tin mừng khác làm.
Không thánh thư nào là công trình thuật truyện cả. Chúng đều là văn chương bảo khuyên (như thư Gacôbê) hay có tính tranh cãi (như Thư Galát hay thư Do Thái) hoặc có tính mục vụ (như thư Côrintô 1 và 2) hay có tính tiên tri (như Khải Huyền). Nhưng không công trình nào thuộc loại này thuộc lối kể truyện cả, càng ít kể truyện về cuộc đời Chúa Kitô hơn.
Như thế, ta không thể mong chờ nơi chúng điều gì khác hơn là những ám chỉ qua loa về cuộc đời của Chúa Kitô.
Ngoài ra, không công trình nào trong số trên có tính giáo lý hay hộ giáo cả. Chúng không nhắm được đọc bởi người ngoại cuộc để dẫn khởi họ vào với Đức Tin Kitô Giáo và lý luận tại sao Chúa Giêsu là Đấng Mêxia hay tại sao Người đã trỗi dậy từ cõi chết.
Các diễn từ trong Sách Công Vụ có cung cấp loại tư liệu trên và như đã thấy, một trong các diễn từ của Công Vụ có nhắc tới ngôi mộ trống một cách vượt quá các ám chỉ thông thường về sự Phục Sinh của Chúa Kitô.
Các công trình có tính giáo lý/hộ giáo trực tiếp hơn cả trong Tân Ước, nghĩa là các công trình được mong đợi nhắc tới ngôi mộ trống một cách minh nhiên nhất, là các sách Tin Mừng, và chính các sách này đã đi vào chi tiết của nó khi chúng thuật lại việc các tông đồ và các đồng bạn của họ học biết về Phục Sinh lần đầu tiên.
Ý nghĩa thêm vào cho Công Vụ
Mọi người đều đồng ý rằng ngôn từ trong Công Vụ, có một sự tiệm tiến, để chúng không nói tới cùng một chất liệu. Nếu nói cùng như thế, tất sẽ nhàm chán vì lặp đi lặp lại. Bởi thế, một lần nhắc tới ngôi mộ trống cũng đã đủ.
Nhưng bất kể người ta có chịu coi Công Vụ 2:29-32 là đề cập tới ngôi mộ trống hay không, thì sự kiện vấn đề này không được trình bày một cách minh nhiên như trong tin mừng Luca vẫn cho thấy tính liên quan của câu hỏi liệu có nên nhắc tới ngôi mộ trống hay không.
Sách Công Vụ không viết minh nhiên như tin mừng Luca về chủ đề này, vì nó là sách viết tiếp sau tin mừng này. Độc giả hẳn đã đọc tin mừng này trước đó rồi.
Cũng thế, các sách khác của Tân Ước đều viết cho một cử tọa “trong nhà” tức những người được giả thiết là đã biết rõ câu truyện về Chúa Giêsu, và do đó, không cần phải trình bày các luận điểm hộ giáo dựa trên ngôi mồ trống cho họ nữa.
Tóm lại, các sách này không được viết theo thể văn cần phải nhắc tới ngôi mộ trống. Những sách viết theo loại văn chương trong đó ngôi mộ trống cần xuất hiện tỏ tường, là các sách tin mừng, thì đã nhắc tới nó rồi.
Nếu ngôi mộ không trống thì sao?
Theo chứng cớ ta hiện có, phong trào theo Chúa Kitô tiếp tục sinh hoạt quanh Giêrusalem trong một thời gian. Chỉ tới khoảng thập niên 60 CN, dân chúng theo Chúa Kitô mới rời bỏ đó khi Chiến Tranh Do Thái ló dạng.
Điều này có nghĩa họ sống ngay tại đó, bên cạnh ngôi mộ của Chúa Giêsu khá nhiều năm. Xét vì người Do Thái Giáo, chứ không phải nguyên các Kitô hữu mà thôi, vốn hiểu phục sinh như một hiện tượng có tính thân xác, như thế, nếu ngôi mộ của Chúa Giêsu không trống, thì những người phê bình họ hẳn đã chỉ ra điều này rồi, còn liên tiếp chỉ ra là đàng khác.
Việc chỉ ra ấy hẳn buộc các nhà lãnh đạo Kitô giáo tiên khởi phải trả lời bằng cách minh nhiên nói rằng họ chỉ tin vào sự phục sinh “thiêng liêng” mà thôi. Hẳn họ sẽ nói: “Vâng, chúng tôi biết thân xác Chúa Giêsu vẫn ở trong mộ, nhưng Người đã trỗi dậy cách thiêng liêng từ cõi chết”.
Một câu như thế hẳn vô nghĩa đối với cử tọa Do Thái thế kỷ thứ nhất, nhưng đó là loại câu nói họ buộc phải đưa ra, phải giải thích và bênh vực, hết ngày này qua ngày nọ, trong suốt các thập niên đang được thành lập tại Giêrusalem, với ngôi mộ của Chúa Giêsu ở kế cận.
Và cả những lời về ngôi mộ không trống của Chúa Giêsu lẫn câu đáp trên đây hẳn đã được truyền lan khắp các cộng đồng Do Thái Giáo và Kitô Giáo chung quanh vùng Địa Trung Hải và Cận Đông xưa, một thế giới tiếp xúc gần gũi với Giêrusalem, như đam đông tụ tập tại đó vào ngày Ngũ Tuần đã chứng tỏ trong Công Vụ chương hai.
Nhưng ta đâu có thấy bất cứ lời nào như thế được phản ảnh trong Tân Ước hay các giáo phụ hoặc trước tác tiên khởi?
Thực vậy, ta không thấy bất cứ chứng cớ nào cho thấy ngôi mộ của Chúa Giêsu vẫn đầy. Trái lại phần lớn đều đồng ý rằng nó trống, như lời trích dẫn của tin mừng Mátthêu nói về câu truyện người ta tạo ra để nói rằng chính các môn đệ đã cướp xác Người đi, một câu truyện tin mừng này xác nhận vẫn còn được truyền tụng giữa những người Do Thái không phải là Kitô hữu “cho tới tận nay” (Matt. 28:15).
Bất kể “tận nay” là thập niên 50 CN hay thập niên 90, thì chứng cớ vẫn chỉ về thời điểm trước khi có việc lưu truyền rộng rãi tin đồn kia trong một thời gian dài và do đó đã có sự đồng thuận giữa người Do Thái và người Kitô hữu trong khoảng thời gian này về ngôi mộ trống.
Cuộc tranh cãi nào cũng để lại dấu vết
Cả hai thời điểm trên đều vẫn nằm trong phạm vi một đời người so với việc đóng đinh, và nếu câu truyện từ đầu chỉ là một vụ phục sinh “thiêng liêng”, thì hẳn vẫn còn các Kitô hữu nhớ tới nó và chắc những người này sẽ phản đối nếu có sự thay đổi.
Điều này sẽ giống như việc các một số Kitô hữu hiểu Kitô Giáo nguyên khởi chỉ như một hiện tượng bên trong Do Thái Giáo, nên đã phản đối việc Dân Ngoại được nhận gia nhập cộng đoàn Kitô hữu.
Sự kiện trên để lại một ấn tích đáng lưu ý trong nền trước tác tiên khởi của Kitô Giáo. Và ta có quyền chờ mong một điều tương tự xẩy ra đối với việc thay đổi câu truyện về việc phục sinh của Chúa Giêsu.
Nó cũng giúp những người phê phán Kitô Giáo cơ hội để lên án các Kitô hữu rằng họ đã thay đổi câu truyện về Chúa Giêsu.
Nhưng ta không thấy bất cứ cuộc tranh cãi nào về việc này cả. Nên chứng cớ, trước sau, vẫn cho thấy ngôi mộ quả đã trống.
Cả bốn sách tin mừng đều nhắc tới ngôi mồ trống của Chúa Kitô và ngôi mồ trống này sau đó đã trở thành cơ sở chính cho khoa hộ giáo hiện đại. Nhưng một số người cho rằng ý tưởng ngôi mộ trống được khai triển về sau của Kitô Giáo tiên khởi, nghĩa là chỉ xuất hiện nhiều thập niên sau biến cố đóng đinh vì các Kitô hữu vẫn cho rằng Chúa Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết theo nghĩa thiêng liêng, chứ không theo nghĩa đen.
Ta phải nghĩ gì về vấn đề này? Sau đây là một số nhận định hữu ích.
Thân xác không hư nát
Thứ nhất, Tông Đồ Công Vụ không minh nhiên nhắc tới ngôi mộ trống qua bài giảng của Thánh Phêrô trong Ngày Lễ Ngũ Tuần: "Thưa anh em, xin được phép mạnh dạn nói với anh em về tổ phụ Ðavít rằng: người đã chết và được mai táng, và mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay. Nhưng vì là ngôn sứ và dòng dõi trên ngai vàng của người, nên người đã thấy trước và loan báo sự Phục Sinh của Ðức Kitô khi nói: Người đã không bị bỏ mặc trong cõi âm ty và thân xác Người không phải hư nát. Chính Ðức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng” (Cv 2:29-32).
Nhưng ta phải chú ý tới sự tương phản giữa Vua Đavít và Chúa Giêsu. Vua Đavít đã chết và được chôn trong mộ. Chúa Giêsu cũng đã chết và cũng được chôn trong một ngôi mộ, nhưng bản văn không minh nhiên nói thế.
Bản văn chỉ minh nhiên ở điều kế tiếp: mộ Đavít còn ở với chúng ta “cho tới nay”. Ngài vẫn còn được chôn trong đó. Còn Chúa Giêsu thì được “phục sinh”, Người “không bị bỏ mặc trong cõi âm ty và thân xác Người không phải hư nát”. Người đã được “làm cho sống lại, và tất cả chúng tôi xin làm chứng”.
Cho dù giải thích “phục sinh”, “làm cho sống lại” và “tất cả chúng tôi xin làm chứng” theo nghĩa thị kiến, trải nghiệm thiêng liêng đi chăng nữa, thì bạn vẫn chưa giải thích được việc “thân xác Người không phải hư nát”.
Nếu Chúa Giêsu vẫn còn trong mộ của Người, nghĩa là nếu mộ của Người không trống, thì xác của Người chắc chắn đã phải hư nát. Nó có thể đã hư nát chỉ vài ngày sau khi Người bị đóng đinh.
Xét cho cùng, đoạn văn này muốn đưa ra một tương phản giữa ngôi mộ không trống của Đavít và ngôi mộ trống của Chúa Giêsu.
Rồi lại có chủ trương cho rằng các tông đồ hay cử tọa của các ngài hiểu sự phục sinh của Chúa Giêsu theo nghĩa thị kiến hay trải nghiệm thiêng liêng.
Về điểm này, ta thấy các người Do Thái thế kỷ thứ nhất quả có quen thuộc với thị kiến và việc hiện ra của linh hồn người đã chết, nhưng họ không nhận diện các trải nghiệm này là phục sinh, một hiện tượng có tính thân xác.
Việc này đã được trình bày rộng dài trong tác phẩm “The Resurrection of the Son of God” của N.T. Wright. Mà nếu những người Do Thái thế kỷ thứ nhất hiểu phục sinh như một trải nghiệm có tính thân xác, thì mọi việc nhắc đến sự phục sinh của Chúa Giêsu trong Tân Ước hiển nhiên hàm nghĩa ngôi mộ trống.
Ngôi mộ trống và khoa hộ giáo
Sự kiện ngôi mộ trống của Chúa Kitô có ý nghĩa cao về hộ giáo, vì nó buộc người ta phải xem sét điều gì xẩy ra cho thân xác Chúa Giêsu, tuy nhiên, từ trước nó vốn không luôn đóng cùng một vai trò như thời ta.
Khoa hộ giáo vốn mang nhiều hình thức khác nhau trong các thời đại khác nhau. Trong thời đại hay hoài nghi của ta, một thời đại luôn thù nghịch đối với thị kiến hay phép lạ, sự trống vắng của ngôi mộ làm ta ngạc nhiên một cách mạnh mẽ. Một điều gì đó đã xẩy ra cho thân xác, điều đó là điều gì? Nếu ngôi mộ trống, ta phải giải thích điều này bằng một là phương tiện tự nhiên hai là phương tiện siêu nhiên.
Nhưng ở thế kỷ thứ nhất, một thế kỷ không thù nghịch đối với thị kiến và phép lạ, ngôi mộ trống ít chủ yếu đối với việc hộ giáo hơn. Những người như Thánh Phaolô có thể được thuyết phục tin vào sự phục sinh chỉ nhờ được thị kiến Chúa Kitô sống lại.
Những người được chứng kiến Chúa Kitô sống lại sau đó có khả năng thuyết phục người khác nhờ sức mạnh chứng từ của họ hay bằng việc nại tới lời tiên tri trong Cựu Ước, hoặc bằng việc thực hành các việc chữa bệnh hay trừ qủy cách lạ lùng. Mà quả thực, Tân Ước có ghi nhận cách các vị rao giảng tin mừng tiên khởi thuyết phục người khác bằng mọi phương tiện vừa kể.
Bởi thế, các vị trên có được những phương tiện hộ giáo phụ trội mà người của thế kỷ 21 đầy hoài nghi không thể có được. Điều này khiến ta phải tập chú vào ngôi mộ trống một cách vốn không cần thiết đối với người của thế kỷ thứ nhất.
Tại sao lại phải nói tới ngôi mộ trống?
Nếu ta xét lúc ngôi mộ trống được rõ ràng và minh nhiên nhắc tới, ta sẽ gặp sự nhắc tới này trong tất cả bốn tin mừng. Tại sao các tin mừng nhắc tới nó? Tại sao họ lại phải nhắc tới nó?
Bởi vì các tin mừng kể lại câu truyện của Chúa Giêsu và ngôi mộ trống là một thành phần trong câu truyện này.
Sách Công Vụ không phải là câu truyện về Chúa Giêsu. Nó là câu truyện về những gì xẩy ra sau thừa tác vụ của Chúa Giêsu, và do đó, ta không nên mong chờ nó sẽ thuật lại các biến cố chung quanh việc Phục Sinh đã diễn ra như thế nào y như cách Thánh Luca và các soạn giả tin mừng khác làm.
Không thánh thư nào là công trình thuật truyện cả. Chúng đều là văn chương bảo khuyên (như thư Gacôbê) hay có tính tranh cãi (như Thư Galát hay thư Do Thái) hoặc có tính mục vụ (như thư Côrintô 1 và 2) hay có tính tiên tri (như Khải Huyền). Nhưng không công trình nào thuộc loại này thuộc lối kể truyện cả, càng ít kể truyện về cuộc đời Chúa Kitô hơn.
Như thế, ta không thể mong chờ nơi chúng điều gì khác hơn là những ám chỉ qua loa về cuộc đời của Chúa Kitô.
Ngoài ra, không công trình nào trong số trên có tính giáo lý hay hộ giáo cả. Chúng không nhắm được đọc bởi người ngoại cuộc để dẫn khởi họ vào với Đức Tin Kitô Giáo và lý luận tại sao Chúa Giêsu là Đấng Mêxia hay tại sao Người đã trỗi dậy từ cõi chết.
Các diễn từ trong Sách Công Vụ có cung cấp loại tư liệu trên và như đã thấy, một trong các diễn từ của Công Vụ có nhắc tới ngôi mộ trống một cách vượt quá các ám chỉ thông thường về sự Phục Sinh của Chúa Kitô.
Các công trình có tính giáo lý/hộ giáo trực tiếp hơn cả trong Tân Ước, nghĩa là các công trình được mong đợi nhắc tới ngôi mộ trống một cách minh nhiên nhất, là các sách Tin Mừng, và chính các sách này đã đi vào chi tiết của nó khi chúng thuật lại việc các tông đồ và các đồng bạn của họ học biết về Phục Sinh lần đầu tiên.
Ý nghĩa thêm vào cho Công Vụ
Mọi người đều đồng ý rằng ngôn từ trong Công Vụ, có một sự tiệm tiến, để chúng không nói tới cùng một chất liệu. Nếu nói cùng như thế, tất sẽ nhàm chán vì lặp đi lặp lại. Bởi thế, một lần nhắc tới ngôi mộ trống cũng đã đủ.
Nhưng bất kể người ta có chịu coi Công Vụ 2:29-32 là đề cập tới ngôi mộ trống hay không, thì sự kiện vấn đề này không được trình bày một cách minh nhiên như trong tin mừng Luca vẫn cho thấy tính liên quan của câu hỏi liệu có nên nhắc tới ngôi mộ trống hay không.
Sách Công Vụ không viết minh nhiên như tin mừng Luca về chủ đề này, vì nó là sách viết tiếp sau tin mừng này. Độc giả hẳn đã đọc tin mừng này trước đó rồi.
Cũng thế, các sách khác của Tân Ước đều viết cho một cử tọa “trong nhà” tức những người được giả thiết là đã biết rõ câu truyện về Chúa Giêsu, và do đó, không cần phải trình bày các luận điểm hộ giáo dựa trên ngôi mồ trống cho họ nữa.
Tóm lại, các sách này không được viết theo thể văn cần phải nhắc tới ngôi mộ trống. Những sách viết theo loại văn chương trong đó ngôi mộ trống cần xuất hiện tỏ tường, là các sách tin mừng, thì đã nhắc tới nó rồi.
Nếu ngôi mộ không trống thì sao?
Theo chứng cớ ta hiện có, phong trào theo Chúa Kitô tiếp tục sinh hoạt quanh Giêrusalem trong một thời gian. Chỉ tới khoảng thập niên 60 CN, dân chúng theo Chúa Kitô mới rời bỏ đó khi Chiến Tranh Do Thái ló dạng.
Điều này có nghĩa họ sống ngay tại đó, bên cạnh ngôi mộ của Chúa Giêsu khá nhiều năm. Xét vì người Do Thái Giáo, chứ không phải nguyên các Kitô hữu mà thôi, vốn hiểu phục sinh như một hiện tượng có tính thân xác, như thế, nếu ngôi mộ của Chúa Giêsu không trống, thì những người phê bình họ hẳn đã chỉ ra điều này rồi, còn liên tiếp chỉ ra là đàng khác.
Việc chỉ ra ấy hẳn buộc các nhà lãnh đạo Kitô giáo tiên khởi phải trả lời bằng cách minh nhiên nói rằng họ chỉ tin vào sự phục sinh “thiêng liêng” mà thôi. Hẳn họ sẽ nói: “Vâng, chúng tôi biết thân xác Chúa Giêsu vẫn ở trong mộ, nhưng Người đã trỗi dậy cách thiêng liêng từ cõi chết”.
Một câu như thế hẳn vô nghĩa đối với cử tọa Do Thái thế kỷ thứ nhất, nhưng đó là loại câu nói họ buộc phải đưa ra, phải giải thích và bênh vực, hết ngày này qua ngày nọ, trong suốt các thập niên đang được thành lập tại Giêrusalem, với ngôi mộ của Chúa Giêsu ở kế cận.
Và cả những lời về ngôi mộ không trống của Chúa Giêsu lẫn câu đáp trên đây hẳn đã được truyền lan khắp các cộng đồng Do Thái Giáo và Kitô Giáo chung quanh vùng Địa Trung Hải và Cận Đông xưa, một thế giới tiếp xúc gần gũi với Giêrusalem, như đam đông tụ tập tại đó vào ngày Ngũ Tuần đã chứng tỏ trong Công Vụ chương hai.
Nhưng ta đâu có thấy bất cứ lời nào như thế được phản ảnh trong Tân Ước hay các giáo phụ hoặc trước tác tiên khởi?
Thực vậy, ta không thấy bất cứ chứng cớ nào cho thấy ngôi mộ của Chúa Giêsu vẫn đầy. Trái lại phần lớn đều đồng ý rằng nó trống, như lời trích dẫn của tin mừng Mátthêu nói về câu truyện người ta tạo ra để nói rằng chính các môn đệ đã cướp xác Người đi, một câu truyện tin mừng này xác nhận vẫn còn được truyền tụng giữa những người Do Thái không phải là Kitô hữu “cho tới tận nay” (Matt. 28:15).
Bất kể “tận nay” là thập niên 50 CN hay thập niên 90, thì chứng cớ vẫn chỉ về thời điểm trước khi có việc lưu truyền rộng rãi tin đồn kia trong một thời gian dài và do đó đã có sự đồng thuận giữa người Do Thái và người Kitô hữu trong khoảng thời gian này về ngôi mộ trống.
Cuộc tranh cãi nào cũng để lại dấu vết
Cả hai thời điểm trên đều vẫn nằm trong phạm vi một đời người so với việc đóng đinh, và nếu câu truyện từ đầu chỉ là một vụ phục sinh “thiêng liêng”, thì hẳn vẫn còn các Kitô hữu nhớ tới nó và chắc những người này sẽ phản đối nếu có sự thay đổi.
Điều này sẽ giống như việc các một số Kitô hữu hiểu Kitô Giáo nguyên khởi chỉ như một hiện tượng bên trong Do Thái Giáo, nên đã phản đối việc Dân Ngoại được nhận gia nhập cộng đoàn Kitô hữu.
Sự kiện trên để lại một ấn tích đáng lưu ý trong nền trước tác tiên khởi của Kitô Giáo. Và ta có quyền chờ mong một điều tương tự xẩy ra đối với việc thay đổi câu truyện về việc phục sinh của Chúa Giêsu.
Nó cũng giúp những người phê phán Kitô Giáo cơ hội để lên án các Kitô hữu rằng họ đã thay đổi câu truyện về Chúa Giêsu.
Nhưng ta không thấy bất cứ cuộc tranh cãi nào về việc này cả. Nên chứng cớ, trước sau, vẫn cho thấy ngôi mộ quả đã trống.
Văn Hóa
Mừng ngày Phục Sinh
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
08:53 14/04/2014
Ta cùng hỉ hoan
Hợp lời chung tiếng
Hát lên khúc ca khải hoàn
Mừng Con Thiên Chúa tiêu diệt tử thần.
Mừng Ngày Phục Sinh của Chúa
Muôn người hỉ hoan
Cả trời với đất
Hát lên khúc ca khải hoàn.
Ha-lê-lui-a, Ha-lê-lui-a
Rồi một mai kia
Cùng Chúa ta được hiển vinh
Cả hồn với xác
Sẽ được phúc vinh Thiên Đình
Ở bên Thiên Chúa
Vui hưởng Nhan Người
Cuộc đời rực rỡ muôn phần sáng tươi.
Rồi một mai kia
Cùng Chúa trên trời hiển vinh
Đời đời chiêm ngắm
Hát vui khúc ca thanh bình.
Ha-lê-lui-a, Ha-lê-lui-a !
Chúa đã chiến thắng khải hoàn vinh hiển
Chúa ta quyền năng vạn vật kính tôn
Ha-lê-lui-a, Ha-lê-lui-a !
Chúa đã chiến thắng mở đường đưa lối
Dẫn ta về nơi muôn người đợi trông.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cơn Lốc
Nguyễn Trung Tây, Lm (SVD)
21:09 14/04/2014
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Giữa cõi trời rộng,
Từng cơn gió cuốn,
Con xoay lốc đời.
Chúa là bến lặng gió yên.
Hồn con ghé bến, êm êm gió trời.
(NTTây)