Phụng Vụ - Mục Vụ
Tục Hoá
Lm Vũđình Tường
07:40 18/01/2008
Phụ huynh thích con em học trường có uy tín, nổi tiếng, kỉ luật chặt chẽ, kết quả thi cao. Học phí đắt hơn cũng cố gắng. Chọn giáo dục đức tin phụ huynh tìm giáo xứ dậy ít giờ, đơn giản, ngắn hạn ít bài mong cháu sớm lãnh bí tích. Tục hoá.
Trung tâm dậy kèm toán lí hoá, ngoại ngữ mở khắp nơi. Trung tâm kèm giáo lí không có vì mấy ai gởi con học thêm khi cháu kém đức tin, lười đi lễ. Tục hoá.
Trong nhà nhạc đời nhiều hơn nhạc đạo. Sách truyện vô vàn, sách đạo khan hiếm. Tục hoá.
Tục hoá xảy ra dưới nhiều hình thức. Hậu quả của tục hoá tuy âm thầm nhưng có sức mạnh không những thay đổi lối suy nghĩ Kitô hữu khiến họ đã không nhận ra mà còn tự hào thay đổi mới là hợp thời, thích ứng với hoàn cảnh mới, lối sống mới.
KITÔ HỮU DANH
Nhìn vào số thống kê trên giấy trắng mực đen số người tự kê khai Kitô hữu có con số rất khích lệ nhưng tham dự thánh lễ cuối tuần là một con số khiêm nhường. Trong năm chỉ tham dự các ngày lễ liên quan như ngày con cháu lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, cưới, an táng hay kỉ niệm lễ bạc, lễ vàng. Hành đạo kiểu đó đúng là không được miếng cũng được tiếng
Có nhiều lí do bào chữa cho việc giữ đạo ‘hữu danh’. Điều dễ nhận ra là họ có rất ít căn bản về Kitô giáo. Biết rất ít đạo lí, giáo huấn và giới răn nên giữ đạo tối thiểu là lẽ đương nhiên. Cần xét lại cách giáo dục đức tin.
GIÁO DỤC
Các hình thức dậy giáo lí bắt chước khuôn mẫu dậy các môn khoa học, nhân văn. Nếu không thiên về lí luận thì cũng thiên về vẽ hình, tô màu, tìm điền các ô trống cho hợp nghĩa. Hoặc pha trộn giữa hai phương pháp vừa lí luận vừa tô màu. Cách học từ chương, bị nhiều phụ huynh gạt bỏ, chê là học như vẹt, có hiểu chi đâu.
LÍ LUẬN
Thứ nhất tôn giáo không phải là môn khoa học, toán học, kĩ thuật nên việc lí luận, giải thích hợp lí giúp người nghe tin, chấp nhận. Lí luận sớm muộn gì cũng gặp bế tắc khi đi sâu vào niềm tin, tìm hiểu mầu nhiệm tôn giáo. Giáo dục tôn giáo thuần lí trí không phải là cách hay nhất tìm hiểu đạo nên Chúa Kitô nói với Thoma ‘Phúc cho ai không thấy mà tin’ để nhắc nhở các Kitô hữu ngoài lí luận hợp lí ra niềm tin đóng vai trò quan trọng hơn lí luận. Trí óc bị giới hạn được niềm tin bù đắp.
TÔ MÀU
Thứ hai giáo dục bằng cách khuyến khích các em tô màu các hình vẽ sẵn, rồi điền vào các ô trống trong câu cho hợp lí. Lối học sinh động này giúp các em khỏi chán khi học về tôn giáo nhưng để lại trong các em rất ít suy tư, tìm hiểu căn bản đạo lí. Tô màu hình vẽ thường gặp bế tắc khi nói đến các danh từ trừu tượng, vô hình, không thể diễn tả chính xác. Hơn nữa hình ảnh tô mầu lúc còn nhỏ sẽ phai dần với thời gian nên các hình ảnh đó không để lại ấn tượng nhiều trong tâm hồn.
Cách giáo dục trên thành công rực rỡ khi gia đình hành đạo, cùng sống đạo và siêng tham dự các bí tích. Nếu không cuộc sống đức tin khó trưởng thành vì ân sủng nhận qua bí tích Thanh Tẩy không được phát triển.
TỪ CHƯƠNG
Cách học từ chương thường nhàm chán, không hiểu nhiều nhưng nhớ thuộc lòng. Cách này bị xem là lỗi thời, thiếu sinh động bị nhiều người tẩy chay và bị kết án là nhồi sọ.
Thực ra học thuộc lòng các điều căn bản trong đạo, các điều răn và kinh chiều hôm, ban sáng, là điều cần thiết. Kitô hữu cần suy gẫm để hiểu thêm lẽ đạo. Không học từ chương, không nhớ điều căn bản trong đạo, không có chất liệu cần thiết để suy gẫm, tiếng nói lương tâm không được huấn luyện. Cách học từ chương đơn giản nhưng hiệu nghiệm nhất là sốt sắng, siêng tham dự các nghi thức phụng vụ, cùng tham dự, cùng đọc, cùng nghe, cùng đáp và cùng đồng hành với cộng đoàn.
Tóm lại cách học nào cũng cần thực hành vì tôn giáo là để sống, để thực hành, không phải để lí luận trên sách vở hay cãi lí nơi bàn tiệc.
Sống đạo chính là thực hành đạo trong cuộc sống.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Trung tâm dậy kèm toán lí hoá, ngoại ngữ mở khắp nơi. Trung tâm kèm giáo lí không có vì mấy ai gởi con học thêm khi cháu kém đức tin, lười đi lễ. Tục hoá.
Trong nhà nhạc đời nhiều hơn nhạc đạo. Sách truyện vô vàn, sách đạo khan hiếm. Tục hoá.
Tục hoá xảy ra dưới nhiều hình thức. Hậu quả của tục hoá tuy âm thầm nhưng có sức mạnh không những thay đổi lối suy nghĩ Kitô hữu khiến họ đã không nhận ra mà còn tự hào thay đổi mới là hợp thời, thích ứng với hoàn cảnh mới, lối sống mới.
KITÔ HỮU DANH
Nhìn vào số thống kê trên giấy trắng mực đen số người tự kê khai Kitô hữu có con số rất khích lệ nhưng tham dự thánh lễ cuối tuần là một con số khiêm nhường. Trong năm chỉ tham dự các ngày lễ liên quan như ngày con cháu lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, cưới, an táng hay kỉ niệm lễ bạc, lễ vàng. Hành đạo kiểu đó đúng là không được miếng cũng được tiếng
Có nhiều lí do bào chữa cho việc giữ đạo ‘hữu danh’. Điều dễ nhận ra là họ có rất ít căn bản về Kitô giáo. Biết rất ít đạo lí, giáo huấn và giới răn nên giữ đạo tối thiểu là lẽ đương nhiên. Cần xét lại cách giáo dục đức tin.
GIÁO DỤC
Các hình thức dậy giáo lí bắt chước khuôn mẫu dậy các môn khoa học, nhân văn. Nếu không thiên về lí luận thì cũng thiên về vẽ hình, tô màu, tìm điền các ô trống cho hợp nghĩa. Hoặc pha trộn giữa hai phương pháp vừa lí luận vừa tô màu. Cách học từ chương, bị nhiều phụ huynh gạt bỏ, chê là học như vẹt, có hiểu chi đâu.
LÍ LUẬN
Thứ nhất tôn giáo không phải là môn khoa học, toán học, kĩ thuật nên việc lí luận, giải thích hợp lí giúp người nghe tin, chấp nhận. Lí luận sớm muộn gì cũng gặp bế tắc khi đi sâu vào niềm tin, tìm hiểu mầu nhiệm tôn giáo. Giáo dục tôn giáo thuần lí trí không phải là cách hay nhất tìm hiểu đạo nên Chúa Kitô nói với Thoma ‘Phúc cho ai không thấy mà tin’ để nhắc nhở các Kitô hữu ngoài lí luận hợp lí ra niềm tin đóng vai trò quan trọng hơn lí luận. Trí óc bị giới hạn được niềm tin bù đắp.
TÔ MÀU
Thứ hai giáo dục bằng cách khuyến khích các em tô màu các hình vẽ sẵn, rồi điền vào các ô trống trong câu cho hợp lí. Lối học sinh động này giúp các em khỏi chán khi học về tôn giáo nhưng để lại trong các em rất ít suy tư, tìm hiểu căn bản đạo lí. Tô màu hình vẽ thường gặp bế tắc khi nói đến các danh từ trừu tượng, vô hình, không thể diễn tả chính xác. Hơn nữa hình ảnh tô mầu lúc còn nhỏ sẽ phai dần với thời gian nên các hình ảnh đó không để lại ấn tượng nhiều trong tâm hồn.
Cách giáo dục trên thành công rực rỡ khi gia đình hành đạo, cùng sống đạo và siêng tham dự các bí tích. Nếu không cuộc sống đức tin khó trưởng thành vì ân sủng nhận qua bí tích Thanh Tẩy không được phát triển.
TỪ CHƯƠNG
Cách học từ chương thường nhàm chán, không hiểu nhiều nhưng nhớ thuộc lòng. Cách này bị xem là lỗi thời, thiếu sinh động bị nhiều người tẩy chay và bị kết án là nhồi sọ.
Thực ra học thuộc lòng các điều căn bản trong đạo, các điều răn và kinh chiều hôm, ban sáng, là điều cần thiết. Kitô hữu cần suy gẫm để hiểu thêm lẽ đạo. Không học từ chương, không nhớ điều căn bản trong đạo, không có chất liệu cần thiết để suy gẫm, tiếng nói lương tâm không được huấn luyện. Cách học từ chương đơn giản nhưng hiệu nghiệm nhất là sốt sắng, siêng tham dự các nghi thức phụng vụ, cùng tham dự, cùng đọc, cùng nghe, cùng đáp và cùng đồng hành với cộng đoàn.
Tóm lại cách học nào cũng cần thực hành vì tôn giáo là để sống, để thực hành, không phải để lí luận trên sách vở hay cãi lí nơi bàn tiệc.
Sống đạo chính là thực hành đạo trong cuộc sống.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Tiểu muội người nghèo phục vụ bậc cao niên
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
08:18 18/01/2008
TIỂU MUỘI NGƯỜI NGHÈO PHỤC VỤ BẬC CAO NIÊN
Người dân đảo Penang (Mã-Lai) không ai không biết ngôi nhà ”Tiểu Muội Người Nghèo” dành cho bậc cao niên ở khu phố Batu Lanchang.
Trên con đường dẫn vào khu nhà - hai bên có hàng cây rợp bóng mát - người ta đã trông thấy tháp chuông nhà nguyện, bên trên nổi bật hàng chữ thật lớn ”DOMUS DEI ET PORTA COELI. . NHÀ CHÚA VÀ CỬA TRỜI”. Nằm dọc hai bên nhà nguyện, rải rác những căn nhà trệt, thô sơ và mát mẻ. Đây đó khắp nơi, các cụ già ngồi hóng mát, chậm rãi đi lại hoặc ngồi yên trên chiếc ghế lăn. Và giữa đoàn người già nua là bóng dáng áo trắng của các ”Tiểu Muội Người Nghèo”. Các Chị vừa nhanh nhẹn vừa nhẹ nhàng, để ý chăm sóc từng cụ ông cụ bà.
Cộng đoàn ”Tiểu Muội Người Nghèo” ở Batu Lanchang, mang sắc thái đặc thù. 14 Chị với 7 quốc tịch: Ấn độ, Sri Lanka, Tàu, Ái Nhĩ Lan, Mỹ, Tây Ban Nha và Bỉ. Chị Teresa Lee - bề trên cộng đoàn - là người Hoa sinh tại Mã-Lai. Chị tươi cười giải thích với khách đến thăm:
- Nguồn gốc khác nhau của các Tiểu Muội lôi kéo sự chú ý đồng thời minh chứng: chúng tôi có thể làm việc chung trong hòa điệu mặc dầu chúng tôi thuộc nhiều quốc tịch và chủng tộc khác nhau.
Căn nhà dành cho người nghèo ở Pénang được thành lập vào năm 1952. Năm ấy, thương gia giàu có người Hoa, chủ-nhân-ông hãng dầu-cù-là ”con hổ nổi”, dâng cúng các ”Tiểu Muội Người Nghèo” một khu đất rộng lớn. Lúc đó một số ”Tiểu Muội” vừa bị chính quyền cộng sản Bắc-Kinh trục xuất khỏi Trung Quốc. Các Chị thực hiện ngay chương trình mở trung tâm tiếp đón người già cả và nghèo nàn, không phân biệt chủng tộc và tôn giáo. Chẳng mấy chốc, trung tâm đầy ứ người già nghèo khổ đến tìm một nơi chốn an lành, nương ẩn trong tháng ngày cuối đời. Có lúc trung tâm tiếp nhận đến 300 người cao tuổi. Nhưng hiện nay trung tâm chỉ nhận chăm sóc cho 146 người. Một Tiểu Muội giải thích:
- Chúng tôi không thể tiếp nhận người già đông như trước nữa. Bởi lẽ, người đến gõ cửa trung tâm thường rất già: có vị ngoài 90, có vị trên 100, có vị bị tàn tật hoặc bại liệt. Vì thế, các cụ già đòi hỏi nhiều chăm sóc hơn. . Điều kiện để được nhận vào đây phải là người trên 60 tuổi và thật nghèo, nghĩa là không có gia sản nào cả.
Cụ già người Hoa - 73 tuổi - Lee Tcheng Teik kể chuyện:
- Ông Nội tôi di cư từ Trung Hoa Lục Địa, nhưng tôi, tôi sinh ra và lớn lên tại Pénang. Khi còn trẻ, tôi làm nghề đạp xích lô. Sau đó tôi chuyển sang nghề đẩy xe bán hàng rong. Giờ thì tôi già, không làm lụng gì được nữa. Nhưng tôi cảm thấy thật may mắn, vì ở đây, nơi trung tâm của các ”Tiểu Muội Người Nghèo”, tôi không thiếu thốn gì cả!
Chị Teresa Lee, bề trên cộng đoàn và cũng là giám đốc điều hành trung tâm, giải thích:
- Trung tâm không hề được chính phủ Mã-Lai tài trợ. Trái lại, chúng tôi sống nhờ lòng hảo tâm của các vị ân nhân. Bậc ân nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội, từ những hãng buôn lớn, những thương gia giàu có, đến người bình dân, có tấm lòng vàng, thường ẩn danh mỗi khi dâng cúng tiền của. Cũng có những em bé đem con heo đất đầy tiền để dành đến đập ra và trao cho chúng tôi. Trông thật cảm động!
Ngoài ra, sở dĩ trung tâm có thể chu toàn nhiệm vụ săn sóc chu đáo bậc già cả là nhờ 75 người thiện nguyện đến phụ giúp chúng tôi. Họ là những cặp vợ chồng dành một số giờ rỗi rãnh trong tuần. Cũng có các bác sĩ và y tá về hưu. Gần đây, một kỹ sư bị mất việc, lâm cảnh thất nghiệp. Ông đến xin giúp chúng tôi. Nhưng rồi, vào chính ngày ông bắt đầu công việc, người ta đề nghị cho ông việc làm vào thứ bảy và Chúa Nhật. Chỉ làm 2 ngày nhưng đồng lương lại rất cao. Ông chấp nhận việc làm, cùng lúc, sung sướng dành 5 buổi sáng trong tuần đến giúp đỡ không công cho chúng tôi!
Trái tim của ngôi nhà dành cho người nghèo chính là NHÀ NGUYỆN. Nơi đây chúng tôi kín múc sức mạnh tinh thần cần thiết cho cuộc sống. Chúng tôi sung sướng mỗi khi một cụ già xin lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Nhưng chúng tôi không bao giờ tuyên truyền hoặc ép buộc ai phải theo đạo Công Giáo. Cuộc sống của chúng tôi đủ làm chứng cho các cụ thấy về Tình Yêu cao cả vô biên mà THIÊN CHÚA dành cho loài người, cho mỗi người. .
... ”Hãy rộng tay cứu giúp người nghèo khổ, để con được hưởng trọn vẹn phúc lành. Hãy làm ơn cho mọi người còn sống, ngay cả với người đã chết, cũng đừng từ chối làm ơn. Đừng ngoảnh mặt không nhìn những ai đang than khóc, với những người sầu khổ, con hãy biết chia buồn. Đừng ngại thăm nom người đau ốm, vì nhờ những việc như thế mà con sẽ được mến yêu. Trong mọi lời ăn tiếng nói, hãy nghĩ đến đời con chung cuộc thế nào, thì mãi mãi con sẽ không phạm tội” (Sách Huấn Ca 7,32-36).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.308, Avril/1996, trang 116-120)
Người dân đảo Penang (Mã-Lai) không ai không biết ngôi nhà ”Tiểu Muội Người Nghèo” dành cho bậc cao niên ở khu phố Batu Lanchang.
Trên con đường dẫn vào khu nhà - hai bên có hàng cây rợp bóng mát - người ta đã trông thấy tháp chuông nhà nguyện, bên trên nổi bật hàng chữ thật lớn ”DOMUS DEI ET PORTA COELI. . NHÀ CHÚA VÀ CỬA TRỜI”. Nằm dọc hai bên nhà nguyện, rải rác những căn nhà trệt, thô sơ và mát mẻ. Đây đó khắp nơi, các cụ già ngồi hóng mát, chậm rãi đi lại hoặc ngồi yên trên chiếc ghế lăn. Và giữa đoàn người già nua là bóng dáng áo trắng của các ”Tiểu Muội Người Nghèo”. Các Chị vừa nhanh nhẹn vừa nhẹ nhàng, để ý chăm sóc từng cụ ông cụ bà.
Cộng đoàn ”Tiểu Muội Người Nghèo” ở Batu Lanchang, mang sắc thái đặc thù. 14 Chị với 7 quốc tịch: Ấn độ, Sri Lanka, Tàu, Ái Nhĩ Lan, Mỹ, Tây Ban Nha và Bỉ. Chị Teresa Lee - bề trên cộng đoàn - là người Hoa sinh tại Mã-Lai. Chị tươi cười giải thích với khách đến thăm:
- Nguồn gốc khác nhau của các Tiểu Muội lôi kéo sự chú ý đồng thời minh chứng: chúng tôi có thể làm việc chung trong hòa điệu mặc dầu chúng tôi thuộc nhiều quốc tịch và chủng tộc khác nhau.
Căn nhà dành cho người nghèo ở Pénang được thành lập vào năm 1952. Năm ấy, thương gia giàu có người Hoa, chủ-nhân-ông hãng dầu-cù-là ”con hổ nổi”, dâng cúng các ”Tiểu Muội Người Nghèo” một khu đất rộng lớn. Lúc đó một số ”Tiểu Muội” vừa bị chính quyền cộng sản Bắc-Kinh trục xuất khỏi Trung Quốc. Các Chị thực hiện ngay chương trình mở trung tâm tiếp đón người già cả và nghèo nàn, không phân biệt chủng tộc và tôn giáo. Chẳng mấy chốc, trung tâm đầy ứ người già nghèo khổ đến tìm một nơi chốn an lành, nương ẩn trong tháng ngày cuối đời. Có lúc trung tâm tiếp nhận đến 300 người cao tuổi. Nhưng hiện nay trung tâm chỉ nhận chăm sóc cho 146 người. Một Tiểu Muội giải thích:
- Chúng tôi không thể tiếp nhận người già đông như trước nữa. Bởi lẽ, người đến gõ cửa trung tâm thường rất già: có vị ngoài 90, có vị trên 100, có vị bị tàn tật hoặc bại liệt. Vì thế, các cụ già đòi hỏi nhiều chăm sóc hơn. . Điều kiện để được nhận vào đây phải là người trên 60 tuổi và thật nghèo, nghĩa là không có gia sản nào cả.
Cụ già người Hoa - 73 tuổi - Lee Tcheng Teik kể chuyện:
- Ông Nội tôi di cư từ Trung Hoa Lục Địa, nhưng tôi, tôi sinh ra và lớn lên tại Pénang. Khi còn trẻ, tôi làm nghề đạp xích lô. Sau đó tôi chuyển sang nghề đẩy xe bán hàng rong. Giờ thì tôi già, không làm lụng gì được nữa. Nhưng tôi cảm thấy thật may mắn, vì ở đây, nơi trung tâm của các ”Tiểu Muội Người Nghèo”, tôi không thiếu thốn gì cả!
Chị Teresa Lee, bề trên cộng đoàn và cũng là giám đốc điều hành trung tâm, giải thích:
- Trung tâm không hề được chính phủ Mã-Lai tài trợ. Trái lại, chúng tôi sống nhờ lòng hảo tâm của các vị ân nhân. Bậc ân nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội, từ những hãng buôn lớn, những thương gia giàu có, đến người bình dân, có tấm lòng vàng, thường ẩn danh mỗi khi dâng cúng tiền của. Cũng có những em bé đem con heo đất đầy tiền để dành đến đập ra và trao cho chúng tôi. Trông thật cảm động!
Ngoài ra, sở dĩ trung tâm có thể chu toàn nhiệm vụ săn sóc chu đáo bậc già cả là nhờ 75 người thiện nguyện đến phụ giúp chúng tôi. Họ là những cặp vợ chồng dành một số giờ rỗi rãnh trong tuần. Cũng có các bác sĩ và y tá về hưu. Gần đây, một kỹ sư bị mất việc, lâm cảnh thất nghiệp. Ông đến xin giúp chúng tôi. Nhưng rồi, vào chính ngày ông bắt đầu công việc, người ta đề nghị cho ông việc làm vào thứ bảy và Chúa Nhật. Chỉ làm 2 ngày nhưng đồng lương lại rất cao. Ông chấp nhận việc làm, cùng lúc, sung sướng dành 5 buổi sáng trong tuần đến giúp đỡ không công cho chúng tôi!
Trái tim của ngôi nhà dành cho người nghèo chính là NHÀ NGUYỆN. Nơi đây chúng tôi kín múc sức mạnh tinh thần cần thiết cho cuộc sống. Chúng tôi sung sướng mỗi khi một cụ già xin lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Nhưng chúng tôi không bao giờ tuyên truyền hoặc ép buộc ai phải theo đạo Công Giáo. Cuộc sống của chúng tôi đủ làm chứng cho các cụ thấy về Tình Yêu cao cả vô biên mà THIÊN CHÚA dành cho loài người, cho mỗi người. .
... ”Hãy rộng tay cứu giúp người nghèo khổ, để con được hưởng trọn vẹn phúc lành. Hãy làm ơn cho mọi người còn sống, ngay cả với người đã chết, cũng đừng từ chối làm ơn. Đừng ngoảnh mặt không nhìn những ai đang than khóc, với những người sầu khổ, con hãy biết chia buồn. Đừng ngại thăm nom người đau ốm, vì nhờ những việc như thế mà con sẽ được mến yêu. Trong mọi lời ăn tiếng nói, hãy nghĩ đến đời con chung cuộc thế nào, thì mãi mãi con sẽ không phạm tội” (Sách Huấn Ca 7,32-36).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.308, Avril/1996, trang 116-120)
Nhạc bản: Trong Một Thân Nho
Sơn Ca Linh
10:08 18/01/2008
Ngày 18 tháng 1: Kính Thánh Prisca
PhóTế Huỳnh Mai Trác
14:03 18/01/2008
Thánh Prisca là một trong những phụ nữ đã giữ vai trò quan trọng của Giáo Hội sơ khai, họ không chỉ là người giúp đỡ các thánh Tông đồ mà còn là những nhà truyền giáo, những người quản lý tài giỏi và đắc lực.
Bà Prisca hay Priscilla và chồng là Aquila, là những người buôn bán ở thành Corintô. Tuy ông bà sinh trưởng ở Roma nhưng ông bà đã bị trục xuất ra khỏi Roma như những người Do thái khác do lệnh của Hoàng đế Claudius. Thánh Phao lồ đã gặp ông bà tại Côrintô. Ông bà là đồng nghiệp với thánh Phao lồ. Ông bà buôn bán các lều trại nhưng sau đó có một mối liên lạc mật thiết hơn là cùng chia sẻ Tin Mừng. Nhà của hai ông bà là trụ sở cho công cuộc truyền giáo của thánh Phao lồ ở Côrintô. Ông bà cùng cộng tác với thánh Phao lồ trong việc truyền giáo cho ngưỏi Do thái.
Khi thánh Phao lồ đi Ephesus, hai ông bà cùng đi theo thánh Phao lồ. Ở đó nhà của hai ông bà trở thành nhà thờ cho các giáo hữu thờ phượng, người Do thái củng như người ngoại trở lại. Sau một thời gian hai ông bà lại trở về Roma dưới thời Hoàng đế Nero. Bây gìờ thì nhà của hai ông bà cũng trở thành nơi hội họp và nhà thờ cho các giáo hữu. Trong thơ gởi cho người Roma, thánh Phao lồ có nhắc đến hai ông bà: “Tôi gởi lời thăm chị Prisca và anh Aquila, những người cộng tác với tôi để phục vụ Chúa Giêsu Kitô, hai anh chị đã liều mất đầu để cứu mạng tôi. Không chỉ một mình tôi mà các Hôi Thánh trong dân ngoại cũng mang ơn anh chị. Tôi cũng xin gởi lời thăm Hội Thánh vẫn họp tại nhà anh chị ấy” (Rom 16 3-5).
Hai ông bà đã hy vọng hảo huyền về sự khoan dung của Hoàng đế Nero đối với Kitô hữu. Cuối cùng hai ông bà đã cùng chịu chung số phận tử đạo dưới sự tàn bạo của quân Roma.
Bà Prisca hay Priscilla và chồng là Aquila, là những người buôn bán ở thành Corintô. Tuy ông bà sinh trưởng ở Roma nhưng ông bà đã bị trục xuất ra khỏi Roma như những người Do thái khác do lệnh của Hoàng đế Claudius. Thánh Phao lồ đã gặp ông bà tại Côrintô. Ông bà là đồng nghiệp với thánh Phao lồ. Ông bà buôn bán các lều trại nhưng sau đó có một mối liên lạc mật thiết hơn là cùng chia sẻ Tin Mừng. Nhà của hai ông bà là trụ sở cho công cuộc truyền giáo của thánh Phao lồ ở Côrintô. Ông bà cùng cộng tác với thánh Phao lồ trong việc truyền giáo cho ngưỏi Do thái.
Khi thánh Phao lồ đi Ephesus, hai ông bà cùng đi theo thánh Phao lồ. Ở đó nhà của hai ông bà trở thành nhà thờ cho các giáo hữu thờ phượng, người Do thái củng như người ngoại trở lại. Sau một thời gian hai ông bà lại trở về Roma dưới thời Hoàng đế Nero. Bây gìờ thì nhà của hai ông bà cũng trở thành nơi hội họp và nhà thờ cho các giáo hữu. Trong thơ gởi cho người Roma, thánh Phao lồ có nhắc đến hai ông bà: “Tôi gởi lời thăm chị Prisca và anh Aquila, những người cộng tác với tôi để phục vụ Chúa Giêsu Kitô, hai anh chị đã liều mất đầu để cứu mạng tôi. Không chỉ một mình tôi mà các Hôi Thánh trong dân ngoại cũng mang ơn anh chị. Tôi cũng xin gởi lời thăm Hội Thánh vẫn họp tại nhà anh chị ấy” (Rom 16 3-5).
Hai ông bà đã hy vọng hảo huyền về sự khoan dung của Hoàng đế Nero đối với Kitô hữu. Cuối cùng hai ông bà đã cùng chịu chung số phận tử đạo dưới sự tàn bạo của quân Roma.
Nhac bản: Xin Mẹ La Vang dậy chúng con đến với Chúa Giêsu
LM. Nguyễn Hài Đồng
15:07 18/01/2008
Yêu mến Hội thánh và Con người
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
16:10 18/01/2008
YÊU MẾN HỘI THÁNH VÀ CON NGƯỜI
Ngày 16-2-1994, Đức Hồng Y Francois Marty, nguyên Tổng Giám Mục giáo phận Paris, thủ đô nước Pháp, đã tử nạn xe hơi tại Villefranche-de-Rouergue, hưởng thọ 90 tuổi.
Đức Hồng Y Marty chào đời ngày 18-5-1904 trong một gia đình Công Giáo làm nghề nông. Năm 1952, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Saint-Flour, rồi làm Tổng Giám Mục giáo phận Reims. Đức Hồng Y từng giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp trong 10 năm, và làm Tổng Giám Mục Paris trong vòng 13 năm, từ 1968 cho đến khi về hưu vào năm 1981.
Khi báo tin Đức Hồng Y Francois Marty từ trần, Hội Đồng Giám Mục Pháp cùng lúc phổ biến chúc thư tinh thần của Đức Cố Hồng Y. Chúc thư viết ngày 15-8-1984, tức năm Đức Hồng Y Marty mừng 80 tuổi. Chúc thư biểu lộ tâm tình dạt dào yêu mến Giáo Hội Công Giáo và yêu mến con người. Sau đây là nguyên văn chúc thư.
Tôi muốn chết trong Đức Tin Công Giáo của Giáo Hội Roma. Giáo Hội là ánh sáng soi dẫn mọi chặng đường cuộc đời tôi.
Tôi tin với trọn tâm hồn tôi:
- nơi THIÊN CHÚA là Cha, Đấng nhân hậu và từ bi,
- nơi Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Con THIÊN CHÚA, sinh bởi Đức Trinh Nữ MARIA,
- nơi Đức Chúa Thánh Thần, Đấng bảo đảm ơn gọi cũng như trợ giúp thừa tác vụ linh mục và giám mục của tôi,
- nơi Giáo Hội Công Giáo mà tôi yêu mến như chính mẹ ruột tôi.
Giáo Hội đã cho tôi tham gia sứ mệnh của Giáo Hội, trong một thế giới cần được loan báo Tin Mừng. Cùng với Giáo Hội, tôi yêu mến tất cả mọi người. Tôi ước muốn làm chứng trước mặt mọi người về Tình Yêu THIÊN CHÚA. Tôi yêu mến tất cả các vị Giáo Hoàng. Tôi đặc biệt gắn bó với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, ngài đã đến viếng thăm tôi như một người anh em tại Paris. Tôi vẫn cầu nguyện cho ngài. Tôi được hân hạnh quen biết 5 vị Giáo Hoàng trong thời gian tôi thi hành chức vụ Giám Mục. Tôi bày tỏ lòng ghi ơn đối với sự nâng đỡ và lòng tin tưởng các ngài dành cho tôi. Công Đồng Chung Vatican II thực sự là một biến cố trọng đại cho cuộc đời tôi. Công Đồng mang lại cho tôi ánh sáng và niềm an ủi. Lúc nào cũng có nghĩa vụ phải chu toàn.
Tôi xin cám ơn tất cả những ai đã giúp tôi trong cuộc sống; họ rất đông đảo, nổi tiếng hay vô danh. Nhiều người đã tháp tùng tôi trong ơn gọi và trong thừa tác vụ thánh của tôi. Tôi hết sức thán phục trước cách thức THIÊN CHÚA dùng để làm cho tôi tiến bước. Gia đình tôi, các Linh Mục, các tu sĩ nam nữ, các tín hữu Kitô vững vàng và hăng say hoạt động tông đồ, các bệnh nhân, và nhất là, các anh em Giám Mục của tôi, tất cả đều là những tôi tớ biết lắng nghe tiếng THIÊN CHÚA nói với tôi trong Giáo Hội của Ngài. Đôi khi khó nhận ra điều này. Nhờ gương sống, lời nói, lời khuyên, sự hợp tác, nhưng có lẽ, nhất là nhờ lời cầu nguyện, mà mọi người giúp tôi trở thành tín hữu Kitô, rồi thành Linh Mục và Giám Mục. Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã nói với tôi: ”Hãy theo Thầy”. Đến phiên mình, trọn cuộc sống tôi, tôi muốn nói với người khác: ”Hãy theo Chúa”.
Tôi chu toàn trách vụ trong cầu nguyện. Tôi cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho các anh em Giám Mục và Linh Mục của tôi, cho các tu sĩ nam nữ, cho tất cả những ai muốn trở thành tông đồ. Tôi cầu cho ơn gọi, cho giới trẻ mà lòng quảng đại của họ luôn khích lệ tôi. Tôi cũng cầu cho những người đau ốm và những ai chăm sóc họ. Tôi cầu cho các giáo phận Rodez, Saint-Flour, Reims và Paris, là những giáo phận tôi từng coi sóc. Tôi cũng không quên cầu cho Giáo Đoàn Linh Mục thợ của Pháp, mà hai lần tôi làm giám chức coi sóc và vẫn thường nhắc tôi hướng về những người ở xa.
Trước Mình Thánh Chúa, tôi thường cầu theo ba ý chỉ chính. Thứ nhất, cầu cho các gia đình, thứ hai, cho hòa bình và thứ ba, cầu cho việc san sẻ các tài sản vật chất cũng như tinh thần. Các trách vụ của tôi cũng thường cho tôi có dịp gặp giới chức chính quyền, do đó tôi cũng cầu nguyện cho họ.
Mọi tội nhân đều là anh em của tôi, tôi yêu mến họ. Như người trộm lành, chúng ta đợi chờ sự sống lại và đời sống về sau. Tôi xin lỗi tất cả những ai tôi đã làm mất lòng, thất vọng hay làm gương xấu, nhất là những người bé nhỏ và nghèo nàn. Tôi cũng xin lỗi về tất cả những gì tôi thiếu sót không làm và tất cả những gì tôi làm sai. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng tha thứ đối với tất cả những ai nghĩ rằng đã làm tôi buồn hoặc làm hại tôi; nói đúng ra, tôi không tích trữ lòng buồn giận ai cả.
80 tuổi, quả đã là một thành tích. Tôi không biết chặng đường còn lại sẽ dài bao nhiêu. Chỉ mình THIÊN CHÚA biết. Tôi cầu mong rằng, khi nào tôi đau thì bạn hữu sẽ giúp tôi can đảm chịu bệnh.
Tôi muốn lễ an táng tôi diễn ra thật đơn giản, không đặt hoa cũng không vòng hoa; quan tài tôi xin đặt trên nền đất, hai bên có hai cây nến, nhắc nhở linh hồn bất tử và thân xác sẽ sống lại. Trong Thánh Lễ an táng, xin các vị chủ tế và những người tham dự cầu nguyện cho tôi. Tôi xin cám ơn tất cả về lòng bác ái này. Xin tang lễ kết thúc bằng một kinh nguyện dâng lên Đức Mẹ MARIA. Suốt đời tôi, tôi đã tận hiến cho Đức MẸ.
Xin an táng tôi cạnh Song Thân tôi nơi nghĩa trang Pachins. Sau THIÊN CHÚA thì Cha Mẹ là những tôi tớ đầu tiên của ơn gọi của tôi.
Khi nào Chúa muốn và như Chúa muốn. ”Không phải ý con, nhưng là ý Cha”.
Ký tên. Hồng Y Francois Marty.
... ”Lòng con chẳng dám tự cao, mắt con chẳng dám tự hào, Chúa ơi! Đường cao vọng, chẳng đời nào bước, việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu. Hồn con, con vẫn trước sau giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình. Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui. Cậy vào Chúa, Israel ơi, từ nay đến mãi muôn đời muôn năm” (Thánh Vịnh 131).
Ngày 16-2-1994, Đức Hồng Y Francois Marty, nguyên Tổng Giám Mục giáo phận Paris, thủ đô nước Pháp, đã tử nạn xe hơi tại Villefranche-de-Rouergue, hưởng thọ 90 tuổi.
Đức Hồng Y Marty chào đời ngày 18-5-1904 trong một gia đình Công Giáo làm nghề nông. Năm 1952, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Saint-Flour, rồi làm Tổng Giám Mục giáo phận Reims. Đức Hồng Y từng giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp trong 10 năm, và làm Tổng Giám Mục Paris trong vòng 13 năm, từ 1968 cho đến khi về hưu vào năm 1981.
Khi báo tin Đức Hồng Y Francois Marty từ trần, Hội Đồng Giám Mục Pháp cùng lúc phổ biến chúc thư tinh thần của Đức Cố Hồng Y. Chúc thư viết ngày 15-8-1984, tức năm Đức Hồng Y Marty mừng 80 tuổi. Chúc thư biểu lộ tâm tình dạt dào yêu mến Giáo Hội Công Giáo và yêu mến con người. Sau đây là nguyên văn chúc thư.
Tôi muốn chết trong Đức Tin Công Giáo của Giáo Hội Roma. Giáo Hội là ánh sáng soi dẫn mọi chặng đường cuộc đời tôi.
Tôi tin với trọn tâm hồn tôi:
- nơi THIÊN CHÚA là Cha, Đấng nhân hậu và từ bi,
- nơi Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Con THIÊN CHÚA, sinh bởi Đức Trinh Nữ MARIA,
- nơi Đức Chúa Thánh Thần, Đấng bảo đảm ơn gọi cũng như trợ giúp thừa tác vụ linh mục và giám mục của tôi,
- nơi Giáo Hội Công Giáo mà tôi yêu mến như chính mẹ ruột tôi.
Giáo Hội đã cho tôi tham gia sứ mệnh của Giáo Hội, trong một thế giới cần được loan báo Tin Mừng. Cùng với Giáo Hội, tôi yêu mến tất cả mọi người. Tôi ước muốn làm chứng trước mặt mọi người về Tình Yêu THIÊN CHÚA. Tôi yêu mến tất cả các vị Giáo Hoàng. Tôi đặc biệt gắn bó với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, ngài đã đến viếng thăm tôi như một người anh em tại Paris. Tôi vẫn cầu nguyện cho ngài. Tôi được hân hạnh quen biết 5 vị Giáo Hoàng trong thời gian tôi thi hành chức vụ Giám Mục. Tôi bày tỏ lòng ghi ơn đối với sự nâng đỡ và lòng tin tưởng các ngài dành cho tôi. Công Đồng Chung Vatican II thực sự là một biến cố trọng đại cho cuộc đời tôi. Công Đồng mang lại cho tôi ánh sáng và niềm an ủi. Lúc nào cũng có nghĩa vụ phải chu toàn.
Tôi xin cám ơn tất cả những ai đã giúp tôi trong cuộc sống; họ rất đông đảo, nổi tiếng hay vô danh. Nhiều người đã tháp tùng tôi trong ơn gọi và trong thừa tác vụ thánh của tôi. Tôi hết sức thán phục trước cách thức THIÊN CHÚA dùng để làm cho tôi tiến bước. Gia đình tôi, các Linh Mục, các tu sĩ nam nữ, các tín hữu Kitô vững vàng và hăng say hoạt động tông đồ, các bệnh nhân, và nhất là, các anh em Giám Mục của tôi, tất cả đều là những tôi tớ biết lắng nghe tiếng THIÊN CHÚA nói với tôi trong Giáo Hội của Ngài. Đôi khi khó nhận ra điều này. Nhờ gương sống, lời nói, lời khuyên, sự hợp tác, nhưng có lẽ, nhất là nhờ lời cầu nguyện, mà mọi người giúp tôi trở thành tín hữu Kitô, rồi thành Linh Mục và Giám Mục. Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã nói với tôi: ”Hãy theo Thầy”. Đến phiên mình, trọn cuộc sống tôi, tôi muốn nói với người khác: ”Hãy theo Chúa”.
Tôi chu toàn trách vụ trong cầu nguyện. Tôi cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho các anh em Giám Mục và Linh Mục của tôi, cho các tu sĩ nam nữ, cho tất cả những ai muốn trở thành tông đồ. Tôi cầu cho ơn gọi, cho giới trẻ mà lòng quảng đại của họ luôn khích lệ tôi. Tôi cũng cầu cho những người đau ốm và những ai chăm sóc họ. Tôi cầu cho các giáo phận Rodez, Saint-Flour, Reims và Paris, là những giáo phận tôi từng coi sóc. Tôi cũng không quên cầu cho Giáo Đoàn Linh Mục thợ của Pháp, mà hai lần tôi làm giám chức coi sóc và vẫn thường nhắc tôi hướng về những người ở xa.
Trước Mình Thánh Chúa, tôi thường cầu theo ba ý chỉ chính. Thứ nhất, cầu cho các gia đình, thứ hai, cho hòa bình và thứ ba, cầu cho việc san sẻ các tài sản vật chất cũng như tinh thần. Các trách vụ của tôi cũng thường cho tôi có dịp gặp giới chức chính quyền, do đó tôi cũng cầu nguyện cho họ.
Mọi tội nhân đều là anh em của tôi, tôi yêu mến họ. Như người trộm lành, chúng ta đợi chờ sự sống lại và đời sống về sau. Tôi xin lỗi tất cả những ai tôi đã làm mất lòng, thất vọng hay làm gương xấu, nhất là những người bé nhỏ và nghèo nàn. Tôi cũng xin lỗi về tất cả những gì tôi thiếu sót không làm và tất cả những gì tôi làm sai. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng tha thứ đối với tất cả những ai nghĩ rằng đã làm tôi buồn hoặc làm hại tôi; nói đúng ra, tôi không tích trữ lòng buồn giận ai cả.
80 tuổi, quả đã là một thành tích. Tôi không biết chặng đường còn lại sẽ dài bao nhiêu. Chỉ mình THIÊN CHÚA biết. Tôi cầu mong rằng, khi nào tôi đau thì bạn hữu sẽ giúp tôi can đảm chịu bệnh.
Tôi muốn lễ an táng tôi diễn ra thật đơn giản, không đặt hoa cũng không vòng hoa; quan tài tôi xin đặt trên nền đất, hai bên có hai cây nến, nhắc nhở linh hồn bất tử và thân xác sẽ sống lại. Trong Thánh Lễ an táng, xin các vị chủ tế và những người tham dự cầu nguyện cho tôi. Tôi xin cám ơn tất cả về lòng bác ái này. Xin tang lễ kết thúc bằng một kinh nguyện dâng lên Đức Mẹ MARIA. Suốt đời tôi, tôi đã tận hiến cho Đức MẸ.
Xin an táng tôi cạnh Song Thân tôi nơi nghĩa trang Pachins. Sau THIÊN CHÚA thì Cha Mẹ là những tôi tớ đầu tiên của ơn gọi của tôi.
Khi nào Chúa muốn và như Chúa muốn. ”Không phải ý con, nhưng là ý Cha”.
Ký tên. Hồng Y Francois Marty.
... ”Lòng con chẳng dám tự cao, mắt con chẳng dám tự hào, Chúa ơi! Đường cao vọng, chẳng đời nào bước, việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu. Hồn con, con vẫn trước sau giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình. Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui. Cậy vào Chúa, Israel ơi, từ nay đến mãi muôn đời muôn năm” (Thánh Vịnh 131).
Giải đáp phụng vụ: Khi một nhà thờ không còn được xử dụng.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
16:52 18/01/2008
ROME (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Con ở tại Pennsylvania và do những thay đổi dân số đáng kể trong hai thập niên qua, nhiều nhà thờ Công Giáo đóng cửa, có khi được sử dụng ( và đáng buồn thật khiếm nhã) cho những mục tiêu như các hộp đêm. Con xin hỏi: theo những tập quán Anh Giáo lo liệu cho một sự “tục hóa” một nơi thờ phượng được in trong sách “Incidental Services,” con hiểu rằng trong nghi thức Roma không có nghi thức hay lễ nghi như vậy, cũng không có nghi lễ như thế trong Tridentine. Con hiểu là chỉ sự dời bàn thờ, những di tích thánh, và những vật phụ thuộc khác là xong việc. Nếu sự này là đúng, thì xem ra hơi đặc biệt; nếu vậy, tại sao không có một nghi thức như thế? K.Y., Butler, Pennsylvania.
Tôi không có thể tìm thấy gì liên quan đến một nghi thức riêng biệt chỉ sự qui về việc sử dụng phàm tục, có lẽ bởi vì, cho tới nay, một nhà thờ Công Giáo họa hiếm mất phép, dầu không thường sử dụng nữa.
Trong quá khứ một nhà thờ sẽ mất phép cung hiến hay là sự làm phép long trọng trong hai trường hợp chính.
Một trường hợp là do phá hủy phần lớn vách tường. Nhưng dầu trong trường hợp này nó không bị mất phép nếu các vách bị phá hủy và được xây lại trong nhiều giai đoạn. Cũng không mất phép nếu những vách mới ít hơn các vách nguyên thủy.
Trường hợp khác là nếu giám mục địa phương giao nhà cho việc sử dụng phàm tục, như còn được tiên liệu trong Canon 1222 Bộ Giáo Luật, tức là:
“$ 1. Nếu một nhà thờ không thể được sử dụng vào việc thờ phượng Thiên Chúa bằng bất cứ cách nào và cũng không thể tu bổ được nữa, Giám Mục giáo phận có thể cho sử dụng nhà thờ đó vào một việc phàm tục tương hợp
“$ 2. Nơi nào có những lý do nghiêm trọng khác khuyên không nên sử dụng một nhà thờ nào đó vào việc thờ phượng Thiên Chúa nữa, thì giám Mục giáo phận, sau khi đã tham khảo ý kliền của hội đồng linh mục, có thể cho sử dụng nhà thờ ấy vào một việc phàm tục tương hợp, với sự đồng ý của những người yêu sách quyền lợi của họ trên nhà thờ ấy cách hợp lệ, và miễn là không làm thiệt hại đến lợi ích các linh hồn.”
Việc cho sử dụng phàm tục như vậy chỉ xảy ra sau khi giám mục ra một sắc lệnh chính thức hủy sự dâng hiến hay hiến thánh nhà thờ.
Việc di dời tiếp các di tìch thánh, bàn thờ và những đồ vật khác thuộc nghệ thuật thánh là một hậu quả của sắc lệnh này, nhưng không cần thiết là nguyên nhân của nhà mất phép.
Đế cho sắc lệnh có giá trị, giám mục phải trước hết được sự đồng ý của những người (pháp lý hay thể lý) có thể đòi quyền lợi trên nhà thờ. Trên thực tế điều này có nghĩa là có sự đông thuận của giáo xứ thường qua vị mục tử, trừ khi giáo xứ đã bi xóa sổ rồi.
Nếu nhà thờ hay phần đất trên đó được xây dựng nhà thờ, là tài sản của một học viện tôn giáo, lúc đó cũng cần sự đồng thuận của thẩm quyền tôn giáo ấy.
Trong một vài trường hợp hoạ hiếm, một người có thể có một yêu sách trên một nhà thờ, người đó như là một kẻ dâng cúng chính yếu, mà sự dâng cúng đó được chấp thuận với điều kiện là nhà thờ phải là một nơi thánh qua một thời gian.
Giám mục cũng phải định rõ rằng việc sử dụng được đề nghị của chỗ đó phải tương hợp. Điều này là một phán đoán khôn khéo có thể thay đổi theo thời và theo chỗ. Nhưng phải làm mọi cố gắng sao những sinh hoạt bất lịch sự không được cho phép trong tương lai.
It ra trong một xứ trong đó Giáo Hội phải đóng cửa nhiều nhà thờ tương đối hiện đại, thì thà phá hủy những nhà thờ đó còn hơn là xử dụng cách bất lịch sự. Điều này thường không thể khi đóng cửa các nhà thờ có những phẩm chất kiến trúc hay lịch sử
Những kho tàng nghệ thuật của những nhà thờ bị bỏ, tốt hơn nên di đời đến chỗ mới trong những nhà thờ khác trong giáo phận hay là trong những lãnh địa Công Giáo khác. Điều này là một dấu chỉ sự liên tục đức tin mặc dầu có những sự thay đổi dân số và là là một hành vi cung kính đối với những thề hệ đã xây dựng những nhà thờ nguyên thủy với bao tình yêu và hy sinh.
Vẻ đẹp của một số không nhỏ những kiến trúc nhà thờ hiện đại đã được nâng cấp nhiều, mà chi phí tương đối thấp, bằng cách lấp đặt những bàn thờ, những cửa sổ kính màu, những tượng, và những yếu tố trang trí khác từ những nhà thờ không sữ dụng nữa.
Con ở tại Pennsylvania và do những thay đổi dân số đáng kể trong hai thập niên qua, nhiều nhà thờ Công Giáo đóng cửa, có khi được sử dụng ( và đáng buồn thật khiếm nhã) cho những mục tiêu như các hộp đêm. Con xin hỏi: theo những tập quán Anh Giáo lo liệu cho một sự “tục hóa” một nơi thờ phượng được in trong sách “Incidental Services,” con hiểu rằng trong nghi thức Roma không có nghi thức hay lễ nghi như vậy, cũng không có nghi lễ như thế trong Tridentine. Con hiểu là chỉ sự dời bàn thờ, những di tích thánh, và những vật phụ thuộc khác là xong việc. Nếu sự này là đúng, thì xem ra hơi đặc biệt; nếu vậy, tại sao không có một nghi thức như thế? K.Y., Butler, Pennsylvania.
Tôi không có thể tìm thấy gì liên quan đến một nghi thức riêng biệt chỉ sự qui về việc sử dụng phàm tục, có lẽ bởi vì, cho tới nay, một nhà thờ Công Giáo họa hiếm mất phép, dầu không thường sử dụng nữa.
Trong quá khứ một nhà thờ sẽ mất phép cung hiến hay là sự làm phép long trọng trong hai trường hợp chính.
Một trường hợp là do phá hủy phần lớn vách tường. Nhưng dầu trong trường hợp này nó không bị mất phép nếu các vách bị phá hủy và được xây lại trong nhiều giai đoạn. Cũng không mất phép nếu những vách mới ít hơn các vách nguyên thủy.
Trường hợp khác là nếu giám mục địa phương giao nhà cho việc sử dụng phàm tục, như còn được tiên liệu trong Canon 1222 Bộ Giáo Luật, tức là:
“$ 1. Nếu một nhà thờ không thể được sử dụng vào việc thờ phượng Thiên Chúa bằng bất cứ cách nào và cũng không thể tu bổ được nữa, Giám Mục giáo phận có thể cho sử dụng nhà thờ đó vào một việc phàm tục tương hợp
“$ 2. Nơi nào có những lý do nghiêm trọng khác khuyên không nên sử dụng một nhà thờ nào đó vào việc thờ phượng Thiên Chúa nữa, thì giám Mục giáo phận, sau khi đã tham khảo ý kliền của hội đồng linh mục, có thể cho sử dụng nhà thờ ấy vào một việc phàm tục tương hợp, với sự đồng ý của những người yêu sách quyền lợi của họ trên nhà thờ ấy cách hợp lệ, và miễn là không làm thiệt hại đến lợi ích các linh hồn.”
Việc cho sử dụng phàm tục như vậy chỉ xảy ra sau khi giám mục ra một sắc lệnh chính thức hủy sự dâng hiến hay hiến thánh nhà thờ.
Việc di dời tiếp các di tìch thánh, bàn thờ và những đồ vật khác thuộc nghệ thuật thánh là một hậu quả của sắc lệnh này, nhưng không cần thiết là nguyên nhân của nhà mất phép.
Đế cho sắc lệnh có giá trị, giám mục phải trước hết được sự đồng ý của những người (pháp lý hay thể lý) có thể đòi quyền lợi trên nhà thờ. Trên thực tế điều này có nghĩa là có sự đông thuận của giáo xứ thường qua vị mục tử, trừ khi giáo xứ đã bi xóa sổ rồi.
Nếu nhà thờ hay phần đất trên đó được xây dựng nhà thờ, là tài sản của một học viện tôn giáo, lúc đó cũng cần sự đồng thuận của thẩm quyền tôn giáo ấy.
Trong một vài trường hợp hoạ hiếm, một người có thể có một yêu sách trên một nhà thờ, người đó như là một kẻ dâng cúng chính yếu, mà sự dâng cúng đó được chấp thuận với điều kiện là nhà thờ phải là một nơi thánh qua một thời gian.
Giám mục cũng phải định rõ rằng việc sử dụng được đề nghị của chỗ đó phải tương hợp. Điều này là một phán đoán khôn khéo có thể thay đổi theo thời và theo chỗ. Nhưng phải làm mọi cố gắng sao những sinh hoạt bất lịch sự không được cho phép trong tương lai.
It ra trong một xứ trong đó Giáo Hội phải đóng cửa nhiều nhà thờ tương đối hiện đại, thì thà phá hủy những nhà thờ đó còn hơn là xử dụng cách bất lịch sự. Điều này thường không thể khi đóng cửa các nhà thờ có những phẩm chất kiến trúc hay lịch sử
Những kho tàng nghệ thuật của những nhà thờ bị bỏ, tốt hơn nên di đời đến chỗ mới trong những nhà thờ khác trong giáo phận hay là trong những lãnh địa Công Giáo khác. Điều này là một dấu chỉ sự liên tục đức tin mặc dầu có những sự thay đổi dân số và là là một hành vi cung kính đối với những thề hệ đã xây dựng những nhà thờ nguyên thủy với bao tình yêu và hy sinh.
Vẻ đẹp của một số không nhỏ những kiến trúc nhà thờ hiện đại đã được nâng cấp nhiều, mà chi phí tương đối thấp, bằng cách lấp đặt những bàn thờ, những cửa sổ kính màu, những tượng, và những yếu tố trang trí khác từ những nhà thờ không sữ dụng nữa.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 18/01/2008
THƯƠNG KHÂU KHAI
Phạm Tử Hoa là hào chủ nước Tấn rất có quyền thế, người người trong toàn quốc từ trên xuống dưới đều sợ ông ta. Hòa Sinh và Tử Bá là hai người thực khách của nhà họ Phạm, cả hai người kết bạn đi du ngoạn, vì trời tối nên ngụ nhờ trong nhà lão nông phu là Thương Khâu Khai, đêm về, họ nói về chuyện thế lực của Phạm Tử Hoa, nói ông ta có thể làm cho người sống bị chết, người chết được sống. Cái ông thật thà là Thương Khâu Khai nghe được thì tin là thật, quyết định đi đầu quân cho Phạm Tử Hoa, để sống qua ngày tháng.
Thương Khấu Khai đến nhà Phạm Tử Hoa, thực khách của nhà họ Phạm liên kết nhau lại bắt nạt và nói với ông ta: “Chỉ cần ông bò lên trên đài cao rồi nhảy xuống thì thưởng cho một trăm lượng.” Thượng Khâu Khai rất phấn khởi nhảy xuống, nào ngờ thân thể của anh ta giống như chim đập cánh bay lên, đáp nhẹ xuống đất mà không bị thương tích gì cả.
Một hôm, nhà kho của nhà họ Phạm bốc cháy, Tử Hoa nói với Thương Khâu Khai: “Nếu anh có thể đi vào trong lửa lấy chăn mùng vải lụa, thì ta thưởng cho.” Thương Khai Khâu không chút chần chờ vội vả đi vào trong đám lửa đang cháy, lấy chăn mùng vải lụa rất thoải mái, thân thể hoàn toàn không bị cháy bỏng.
Mọi người nhìn thấy, cho rằng ông ta là người có đạo hạnh, nên chen nhau đến xin lỗi ông ta nói rằng trước đây không nên nói dối ông. Lúc này Thương Khâu Khai mới biết trước đây mình bị lừa bịp, thế là lòng tin tưởng hoàn toàn bắt đầu hoài nghi, nhớ lại những hành vi trước đây của mình, càng nghĩ càng sợ hãi, và cũng không làm lại được một vài việc đã làm.
(Liệt tử: Hoàng đế)
Suy tư:
Khi lòng tin đã mất thì khó mà lấy lại, bởi vì tin tưởng chính là đem hết tâm trí tình cảm của mình cho một ai đó, và khi biết mình bị lừa -vì lòng tin của mình đã bị lợi dụng và bị coi thường- thì con người ta sẽ mất tất cả tin tưởng, và hậu quả là sẽ trở thành đối đầu với nhau, cái đối đầu không đáng có.
Con người ta sống là sống với nhau, sống cùng nhau và cho nhau; là một hợp quần xã hội chứ không phải là một ốc đảo, cho nên lòng tin tưởng lẫn nhau phải đặt lên hàng đầu trong cuộc sống. Có rất nhiều công ty bị giải tán là vì thiếu lòng tin của khách hàng, có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là vì không trọng chữ tín, có nhiều người thất điên bát đảo vì coi thường lời hứa của mình cũng như coi thường lời hứa của người khác...
Chúa Giê-su dạy chúng ta một cách đối xử rất tình và rất lý, Ngài dạy rằng: “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy.” (Lc 6, 31)Lời dạy này không những dạy chúng ta về chữ tín, mà còn dạy cũng ta tôn trọng và thực hành chữ tín với mọi người, bởi vì tất cả lề luật và các lời ngôn sứ là như thế (Mt 7, 12b).
Càng làm quan to càng phải giữ chữ tín, càng có học càng tôn trọng chữ tín, bởi vì chữ tín không thể có nơi quan to mà không có đạo đức, và chữ tín cũng không mặn nồng với những kẻ hãnh tiến coi mình là cái rốn của vũ trụ...
N2T |
Phạm Tử Hoa là hào chủ nước Tấn rất có quyền thế, người người trong toàn quốc từ trên xuống dưới đều sợ ông ta. Hòa Sinh và Tử Bá là hai người thực khách của nhà họ Phạm, cả hai người kết bạn đi du ngoạn, vì trời tối nên ngụ nhờ trong nhà lão nông phu là Thương Khâu Khai, đêm về, họ nói về chuyện thế lực của Phạm Tử Hoa, nói ông ta có thể làm cho người sống bị chết, người chết được sống. Cái ông thật thà là Thương Khâu Khai nghe được thì tin là thật, quyết định đi đầu quân cho Phạm Tử Hoa, để sống qua ngày tháng.
Thương Khấu Khai đến nhà Phạm Tử Hoa, thực khách của nhà họ Phạm liên kết nhau lại bắt nạt và nói với ông ta: “Chỉ cần ông bò lên trên đài cao rồi nhảy xuống thì thưởng cho một trăm lượng.” Thượng Khâu Khai rất phấn khởi nhảy xuống, nào ngờ thân thể của anh ta giống như chim đập cánh bay lên, đáp nhẹ xuống đất mà không bị thương tích gì cả.
Một hôm, nhà kho của nhà họ Phạm bốc cháy, Tử Hoa nói với Thương Khâu Khai: “Nếu anh có thể đi vào trong lửa lấy chăn mùng vải lụa, thì ta thưởng cho.” Thương Khai Khâu không chút chần chờ vội vả đi vào trong đám lửa đang cháy, lấy chăn mùng vải lụa rất thoải mái, thân thể hoàn toàn không bị cháy bỏng.
Mọi người nhìn thấy, cho rằng ông ta là người có đạo hạnh, nên chen nhau đến xin lỗi ông ta nói rằng trước đây không nên nói dối ông. Lúc này Thương Khâu Khai mới biết trước đây mình bị lừa bịp, thế là lòng tin tưởng hoàn toàn bắt đầu hoài nghi, nhớ lại những hành vi trước đây của mình, càng nghĩ càng sợ hãi, và cũng không làm lại được một vài việc đã làm.
(Liệt tử: Hoàng đế)
Suy tư:
Khi lòng tin đã mất thì khó mà lấy lại, bởi vì tin tưởng chính là đem hết tâm trí tình cảm của mình cho một ai đó, và khi biết mình bị lừa -vì lòng tin của mình đã bị lợi dụng và bị coi thường- thì con người ta sẽ mất tất cả tin tưởng, và hậu quả là sẽ trở thành đối đầu với nhau, cái đối đầu không đáng có.
Con người ta sống là sống với nhau, sống cùng nhau và cho nhau; là một hợp quần xã hội chứ không phải là một ốc đảo, cho nên lòng tin tưởng lẫn nhau phải đặt lên hàng đầu trong cuộc sống. Có rất nhiều công ty bị giải tán là vì thiếu lòng tin của khách hàng, có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là vì không trọng chữ tín, có nhiều người thất điên bát đảo vì coi thường lời hứa của mình cũng như coi thường lời hứa của người khác...
Chúa Giê-su dạy chúng ta một cách đối xử rất tình và rất lý, Ngài dạy rằng: “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy.” (Lc 6, 31)Lời dạy này không những dạy chúng ta về chữ tín, mà còn dạy cũng ta tôn trọng và thực hành chữ tín với mọi người, bởi vì tất cả lề luật và các lời ngôn sứ là như thế (Mt 7, 12b).
Càng làm quan to càng phải giữ chữ tín, càng có học càng tôn trọng chữ tín, bởi vì chữ tín không thể có nơi quan to mà không có đạo đức, và chữ tín cũng không mặn nồng với những kẻ hãnh tiến coi mình là cái rốn của vũ trụ...
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa - Năm A
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 18/01/2008
CHỦ NHẬT II THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 1, 29-34.
“Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian.”
Bạn thân mến,
Thánh Gioan Tiền Hô hôm nay –trong bài Tin Mừng này- đã giới thiệu Chúa Giê-su cho hai môn đệ của mình, lời giới thiệu của ngài làm cho hai môn đệ hiểu rõ hơn về sứ mệnh cứu chuộc loài người của Chúa Giê-su: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” Lời giới thiệu quá đầy đủ về thân phận và tư cách của một con người, khiến cho hai môn đệ hiểu rất minh bạch, và lập tức từ giả thầy của mình để đi theo làm môn đệ của Đấng được gọi là Chiên Thiên Chúa –Chúa Giê-su.
Có nhiều người biết bạn, vì được bạn giới thiệu; có nhiều người biết đến người yêu của bạn, vì bạn đã giới thiệu với họ; có nhiều người biết được nơi làm việc của bạn, vì bạn đăng quảng cáo với những hàng chữ xanh đỏ rất nổi bật, nhưng cũng có rất nhiều người không biết bạn là người Ki-tô hữu, bởi vì chính bạn không giới thiệu cho mọi người biết, hoặc là, vì bạn chưa thực sự sống tâm tình của người Ki-tô hữu trong cuộc sống của mình nên không ai biết bạn là môn đệ của Chúa Giê-su.
Bạn thân mến,
Thánh Gioan Tiền Hô thực sự không biết Chúa Giê-su là ai, nhưng chính nhờ Thánh Thần giới thiệu, và qua ngôn hành của Chúa Giê-su mà ngài biết được Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian.
Có rất nhiều người chung quanh bạn không biết Chúa Giê-su là ai, nhưng nhờ cách sống đúng tinh thần Phúc Âm của bạn mà họ biết được Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người, biết được bạn chính là người Ki-tô hữu, là sứ giả của yêu thương và phục vụ.
Tìm mọi phương thế để giới thiệu Chúa Giê-su cho mọi người là bổn phận của mỗi người Ki-tô hữu, nhưng phương thế hữu hiệu nhất chính là làm tốt bổn phận và trách nhiệm của mình với tất cả tấm lòng yêu mến Chúa Giê-su và tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 1, 29-34.
“Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian.”
Bạn thân mến,
Thánh Gioan Tiền Hô hôm nay –trong bài Tin Mừng này- đã giới thiệu Chúa Giê-su cho hai môn đệ của mình, lời giới thiệu của ngài làm cho hai môn đệ hiểu rõ hơn về sứ mệnh cứu chuộc loài người của Chúa Giê-su: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” Lời giới thiệu quá đầy đủ về thân phận và tư cách của một con người, khiến cho hai môn đệ hiểu rất minh bạch, và lập tức từ giả thầy của mình để đi theo làm môn đệ của Đấng được gọi là Chiên Thiên Chúa –Chúa Giê-su.
Có nhiều người biết bạn, vì được bạn giới thiệu; có nhiều người biết đến người yêu của bạn, vì bạn đã giới thiệu với họ; có nhiều người biết được nơi làm việc của bạn, vì bạn đăng quảng cáo với những hàng chữ xanh đỏ rất nổi bật, nhưng cũng có rất nhiều người không biết bạn là người Ki-tô hữu, bởi vì chính bạn không giới thiệu cho mọi người biết, hoặc là, vì bạn chưa thực sự sống tâm tình của người Ki-tô hữu trong cuộc sống của mình nên không ai biết bạn là môn đệ của Chúa Giê-su.
Bạn thân mến,
Thánh Gioan Tiền Hô thực sự không biết Chúa Giê-su là ai, nhưng chính nhờ Thánh Thần giới thiệu, và qua ngôn hành của Chúa Giê-su mà ngài biết được Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian.
Có rất nhiều người chung quanh bạn không biết Chúa Giê-su là ai, nhưng nhờ cách sống đúng tinh thần Phúc Âm của bạn mà họ biết được Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người, biết được bạn chính là người Ki-tô hữu, là sứ giả của yêu thương và phục vụ.
Tìm mọi phương thế để giới thiệu Chúa Giê-su cho mọi người là bổn phận của mỗi người Ki-tô hữu, nhưng phương thế hữu hiệu nhất chính là làm tốt bổn phận và trách nhiệm của mình với tất cả tấm lòng yêu mến Chúa Giê-su và tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 18/01/2008
N2T |
9. Một người vâng lời thực sự thì không chọn lựa điều gì, cũng không hy vọng chức phận cao hay thấp, họ chỉ biết phục tùng mệnh lệnh, không nghĩ đến những việc khác.
(Thánh Bernardus)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến HĐGM Công Giáo la tinh tại các nước Arập
LM. Trần Đức Anh, OP.
12:38 18/01/2008
Đức Thánh Cha tiếp kiến HĐGM Công Giáo la tinh tại các nước Arập
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 tái bày tỏ tình liên đới với các cộng đồng Công Giáo đang gặp khó khăn tại các nước Arập, đồng thời khích lệ các tín hữu tại đây củng cố đức tin và sống niềm hy vọng Kitô.
Ngài nói lên lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 18-1-2008, dành cho 14 GM thuộc HĐGM Công Giáo la tinh ở các nước Arập, gọi tắt là Celra, trong đó có Thánh Địa, Siri, Irak, Kuwait, Chypre, Gibuti, Ai Cập, Liban, Somali, và các nước thuộc Bán đảo Arập, nhân dịp các vị kết thúc cuộc hành hương Roma, dưới sự hướng dẫn của vị Chủ tịch HĐGM là Đức Thượng Phụ Michel Sabbah, viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
ĐTC nói: ”Tại vùng anh em, sự bùng nổ khôn cùng của bạo lực, bất an, hận thù làm cho sự sống chung giữa mọi người trở nên khó khăn, đôi khi gây lo sợ cho chính sự sống còn của các cộng đoàn anh em. Thật là một thách đố lớn lao đối với công việc mục vụ của anh em. Thách đố này kích thích anh em củng cố đức tin và cảm thức huynh đệ của các tín hữu, để tất cả có thể sống trong niềm hy vọng, dựa trên xác tín rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi những người chạy đến cùng Ngài, vì chỉ có Chúa là niềm hy vọng đích thực của chúng ta”.
Nhắc đến hiện tượng nhiều tín hữu Kitô di cư ra khỏi vùng Arập để tìm một phần đất hiếu khách hơn, hầu có thể sống thích hợp, ĐTC khẳng định rằng: ”Cũng cần phải khích lệ và quyết liệt nâng đỡ những tín hữu chọn lựa ở lại trung thành với quê hương, để miền này không trở thành một địa điểm khảo cổ chẳng còn đời sống Giáo Hội nữa. Nhờ phát triển một đời sống huynh đệ vững chắc, họ sẽ tìm được một sự nâng đỡ trong thử thách”.
ĐTC cho biết ngài nhiệt liệt ủng hộ những sáng kiến nhắm tạo điều kiện kinh tế xã hội giúp các tín hữu Kitô ở lại quê hương và ngài kêu gọi toàn thể Giáo Hội mạnh mẽ hỗ trợ các cố gắng đó.
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC khích lệ tăng cường tình hiệp thông và cộng tác giữa các tín hữu Công Giáo thuộc các nghi lễ khác nhau, và đây là những dấu chỉ hùng hồn đối với các tín hữu Kitô khác và cho toàn thể xã hội. Ngài nói: ”Những chướng ngại trên con đường hiệp nhất không bao giờ được dập tắt tinh thần hăng say kiến tạo những điều kiện để đối thoại thường nhật giữa các tín hữu Kitô, dẫn đến sự hiệp nhất”.
ĐTC kêu gọi các GM Arập tăng cường việc huấn luyện vững chắc cho người trẻ và người lớn, để giúp họ củng cố căn tính Kitô của mình, và can đảm, thanh thản đương đầu với những tình trạng họ gặp phải, trong niềm tôn trọng những người không cùng xác tín với họ”.
Sau cùng, ĐTC không quên kêu gọi mọi người thiện chí, nhất là các giới chức hữu trách chính quyền, ưu tiên dùng con đường đối thoại giữa mọi phe, chấm dứt bạo lực, thiết lập mọi nơi một nền hòa bình đích thực và lâu bền, cũng như thiết lập các quan hệ liên đới và cộng tác với nhau”.
Số tín hữu Kitô tại Thánh Địa giảm sút trầm trọng: năm 1947, họ chiếm 6,8% dân số, nhưng năm 2006, chỉ còn 1,6% (SD 18-1-2008)
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 tái bày tỏ tình liên đới với các cộng đồng Công Giáo đang gặp khó khăn tại các nước Arập, đồng thời khích lệ các tín hữu tại đây củng cố đức tin và sống niềm hy vọng Kitô.
Ngài nói lên lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 18-1-2008, dành cho 14 GM thuộc HĐGM Công Giáo la tinh ở các nước Arập, gọi tắt là Celra, trong đó có Thánh Địa, Siri, Irak, Kuwait, Chypre, Gibuti, Ai Cập, Liban, Somali, và các nước thuộc Bán đảo Arập, nhân dịp các vị kết thúc cuộc hành hương Roma, dưới sự hướng dẫn của vị Chủ tịch HĐGM là Đức Thượng Phụ Michel Sabbah, viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
ĐTC nói: ”Tại vùng anh em, sự bùng nổ khôn cùng của bạo lực, bất an, hận thù làm cho sự sống chung giữa mọi người trở nên khó khăn, đôi khi gây lo sợ cho chính sự sống còn của các cộng đoàn anh em. Thật là một thách đố lớn lao đối với công việc mục vụ của anh em. Thách đố này kích thích anh em củng cố đức tin và cảm thức huynh đệ của các tín hữu, để tất cả có thể sống trong niềm hy vọng, dựa trên xác tín rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi những người chạy đến cùng Ngài, vì chỉ có Chúa là niềm hy vọng đích thực của chúng ta”.
Nhắc đến hiện tượng nhiều tín hữu Kitô di cư ra khỏi vùng Arập để tìm một phần đất hiếu khách hơn, hầu có thể sống thích hợp, ĐTC khẳng định rằng: ”Cũng cần phải khích lệ và quyết liệt nâng đỡ những tín hữu chọn lựa ở lại trung thành với quê hương, để miền này không trở thành một địa điểm khảo cổ chẳng còn đời sống Giáo Hội nữa. Nhờ phát triển một đời sống huynh đệ vững chắc, họ sẽ tìm được một sự nâng đỡ trong thử thách”.
ĐTC cho biết ngài nhiệt liệt ủng hộ những sáng kiến nhắm tạo điều kiện kinh tế xã hội giúp các tín hữu Kitô ở lại quê hương và ngài kêu gọi toàn thể Giáo Hội mạnh mẽ hỗ trợ các cố gắng đó.
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC khích lệ tăng cường tình hiệp thông và cộng tác giữa các tín hữu Công Giáo thuộc các nghi lễ khác nhau, và đây là những dấu chỉ hùng hồn đối với các tín hữu Kitô khác và cho toàn thể xã hội. Ngài nói: ”Những chướng ngại trên con đường hiệp nhất không bao giờ được dập tắt tinh thần hăng say kiến tạo những điều kiện để đối thoại thường nhật giữa các tín hữu Kitô, dẫn đến sự hiệp nhất”.
ĐTC kêu gọi các GM Arập tăng cường việc huấn luyện vững chắc cho người trẻ và người lớn, để giúp họ củng cố căn tính Kitô của mình, và can đảm, thanh thản đương đầu với những tình trạng họ gặp phải, trong niềm tôn trọng những người không cùng xác tín với họ”.
Sau cùng, ĐTC không quên kêu gọi mọi người thiện chí, nhất là các giới chức hữu trách chính quyền, ưu tiên dùng con đường đối thoại giữa mọi phe, chấm dứt bạo lực, thiết lập mọi nơi một nền hòa bình đích thực và lâu bền, cũng như thiết lập các quan hệ liên đới và cộng tác với nhau”.
Số tín hữu Kitô tại Thánh Địa giảm sút trầm trọng: năm 1947, họ chiếm 6,8% dân số, nhưng năm 2006, chỉ còn 1,6% (SD 18-1-2008)
Chiến dịch Hỗ trợ và Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
Phụng Nghi
17:27 18/01/2008
Los Angeles (Catholic Online) – Điều quan tâm rất lớn đối với chúng tôi ở Cơ quan Thông tấn Catholic Online, cũng như đối với hàng triệu người Công giáo, những tín hữu Kitô giáo khác, những người có đức tin khác, và tất cả mọi người có thiện chí, là muốn bày tỏ nỗi bất bình đối với cách cư xử của một số ít sinh viên và ban giảng huấn trường đại học La Sapienza ở Roma, những kẻ đã đe dọa dùng biểu tình bạo động khiến Đức Thánh Cha phải trì hoãn cuộc thăm viếng trường.
Những đe dọa của số ít người này xảy ra trước khi công bố một diễn từ quan trọng của ngài về sự liên hệ giữa đức tin và lý trí trong việc kiếm tìm chân lý.
Một cuộc viếng thăm của người kế vị Thánh Phêrô đáng lẽ phải được hoan nghênh tại bất cứ trường đại học nào, tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Điều đó đúng ngay cả trong trường hợp trường đại học cố duy trì tính chất thế tục như một cách tách xa khỏi bất cứ ảnh hưởng “tôn giáo” nào. Cách xử sự của một thiểu số sinh viên và giáo sư này tại đại học La Sapienza là một hành vi thiếu tinh thần bao dung. Kết quả tạo ra chẳng khác gì chính sách ngăn chặn, kiểm duyệt.
Điều nghịch lý là nó xảy ra, trá hình như là mối quan tâm về “khoa học” và “tự do học thuật”.
Đáp ứng lại, Đức Thánh Cha, bằng cung cách nhân hậu và quan tâm cố hữu của ngài, đã công bố những nhận định đã soạn thảo sẵn của mình, để cho những ai trong cộng đồng giáo dục đó đã bị nghèo nàn đi (về kiến thức) do cách hành xử của một số ít người đã ngăn không cho ngài đến để nói chuyện, có thể xem xét bản diễn từ.
Trong bài diễn văn đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đặt ra một số câu hỏi sáng suốt liên quan đến bản chất của một Đại học đường và bản chất của chân lý:
“Trường đại học là gì? Đâu là nhiệm vụ của nó? Nguồn gốc đích thực, riêng tư của trường đại học nằm ở việc đi tìm kiếm kiến thức cố hữu của nhân loại. Con người muốn biết những gì chung quanh mình. Con người muốn chân lý…Chân lý không bao giờ chỉ có tính cách lý thuyết… Chân lý không chỉ có nghĩa là tri thức.
“Mục đích sự hiểu biết về chân lý là hiểu biết điều thiện hảo…Đâu là điều thiện hảo làm cho chúng ta có thực? Chân lý làm cho chúng ta thành thiện hảo, và điều thiện hảo là chân lý. Niềm lạc quan này sống động trong dức tin Kitô giáo, bởi vì (đức tin đó) cho ta nhận ra “Logos”, Lý Trí sáng tạo, lý trí mà, trong sự nhập thể của Thiên Chúa, tự tỏ bày ra là Thiện hảo, là chính sự Thiện hảo.”
Trong bàì diễn từ, Đức giáo hoàng tìm cách đề cao một hình thức đối thoại rất mực cần thiết trong một thời đại mà hòa bình bị đe dọa khắp nơi. Vậy mà sự bất bao dung, rất thường xuất hiện ẩn dấu dưới điều tự cho là “khai sáng”, tiếp tục ngăn chặn bước tiến cùng nhau của chúng ta như là một công đồng nhân loại.
Cơ quan Thông tấn Catholic Online quan tâm sâu xa về những sự bất bao dung đang lớn mạnh nhắm vào các tín hữu Kitô giáo trung thành. Nó đang lớn mạnh tại cộng đồng Âu châu, Mỹ châu và khắp thế giới. Trong vai trò là một nguồn tin tức quốc tế, chúng tôi không ngừng thông báo về hậu quả của nó.
Khuynh hướng bất bao dung nhắm vào người Kitô hữu đã thúc đẩy cho sự hình thành một từ ngữ mới: ”Christianophobia (ghét và sợ người Kitô giáo)”. Cách sử dụng chữ này đang được chấp nhận ngay cả trong các giới thuộc giáo hội. Từ ngữ này chỉ một sự sợ hãi hoặc ghét bỏ bất hợp lý người theo Kitô giáo. Chúng tôi tin rằng cách hành xử của một số ít sinh viên và giáo sư tại đại học La Sapienza Sapienza ở Roma đã ngăn cản cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng là một thí dụ về ”Christianophobia”.
Để đáp lại, Đức Hồng y Camillo Ruini mời gọi tất cả người Kitô hữu ở Roma tập hợp tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền tin buổi trưa ngày chủ nhật 20 tháng giêng năm 2008 để bày tỏ sự kết hiệp và hỗ trợ Đức Thánh Cha. Đức Hồng y đề cập đến cuộc tụ họp này như một “…cử chỉ ưu ái và an lạc, một biểu hiện hân hoan chúng ta cảm nhận vì có Bênêđictô XVI là giám mục, là giáo hoàng của chúng ta.”
Đức Hồng y nói thêm: “Trong trường hợp này, toàn thể thánh đô đã bị tác động một cách đau đớn, Giáo hội Rôma bầy tỏ lòng hiếu thảo và thân thiết với Đức Giám mục và Giáo hoàng của mình, và bầy tỏ lòng thương mến, tin cậy, kính phục và biết ơn Đức Bênêđictô XVI, người ở trong tâm tưởng của dân chúng Rôma.”
Nguồn tin tại Roma cũng cho biết Hồng y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone đã gửi một lá thư cho viện trưởng đại học La Sapienza, trong đó có đoạn như sau:
”Không may, vì điều kiện tiên quyết cho một cuộc đón tiếp xứng đáng và trang nghiêm không có được do tác động cố ý của một nhóm thiểu số giáo sư và sinh viên, chúng tôi xét thấy việc đình hoãn cuộc viếng thăm đã dự trù là cơ hội để làm mất đi lý do các cuộc biểu tình có thể tạo ra những điều không may cho mọi người liên hệ.”
Sau đây là những lời của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI trong bài diễn từ không được đọc:
“Giáo hoàng trước nhất và trên hết là Giám mục của Roma, và trong cương vị đó, vì là người kế vị Tông đồ Phêrô, có nhiệm vụ giám mục đối với toàn thể Giáo hội Công giáo. Nhưng cộng đồng mà Giám mục phải chăm sóc, dù nhỏ dù lớn, cũng sống động trên thế giới này; tình trạng, sự tiến triển, gương sáng và lời nói của cộng đồng đó sẽ ảnh hưởng không tránh được cho toàn thể cộng đồng nhân loại.”
”Vị giáo hoàng cất tiếng nói như là người đại diện của một cộng đồng tín hữu…, như là đại diện của một cộng đồng chứa đựng trong nó sự phong phú về kiến thức luân lý đạo đức, về kinh nghiệm, đó là những điều quan trọng cho toàn thể nhân loại. Trong đường hướng này, tiếng nói của giáo hoàng là đại diện cho lý trí đạo đức.”
Nơi phần kết luận bài diễn từ của mình, ĐGH Bênêđictô XVI đặt ra một câu hỏi sâu sắc:
“Điều gì giáo hoàng phải làm hoặc nói với một đại học?” Và ngài trả lời: “Chắc chắn giáo hoàng không tìm cách áp đặt trên người khác, theo lối dùng quyền uy, đức tin mà chỉ có thể ban phát trong điều kiện tự do.”
ĐGH kết luận: “Trên cả sứ vụ làm Mục tử của Giáo hội và trên căn bản tính chất nội tại của sứ vụ mục tử này, nhiệm vụ của giáo hoàng là duy trì nhận thức của con người về chân lý, luôn luôn và một lần nữa, mời gọi lý trí đi tìm kiếm chân lý, sự thiện hảo, Thiên Chúa, và trong cuộc hành trình này, khuyến khích lý trí chú trọng đến các ánh sáng giá trị đã nổi bật lên trong suốt lịch sử đức tin của Giáo hội.”
Chúng tôi kêu gọi mọi người Công giáo, những tín hữu Kitô giáo khác và mọi người có thiện chí hãy liên kết lại để bày tỏ sự hiệp thông với Đức Thánh Cha bằng cách sử dụng quà tặng phi thường là Mạng Lưới Toàn Cầu (World Wide Web) để kéo dài sự ủng hộ và lời cầu nguyện ra bên ngoài cả buổi kinh Truyền tin ngày chủ nhật 20 tháng giêng năm 2008.
Catholic Online phục vụ cộng đồng Công giáo toàn cầu, các tín hữu Thiên Chúa giáo khác, những người có đức tin khác, và tất cả mọi người có thiện chí, bằng cách cung cấp các tin tức trung thực, quan điểm và nội dung trên mạng lưới thông tin liên hợp.
Chúng tôi xử dụng các nguồn kỹ thuật mới và truyền thông hội tụ bằng cách đem chúng phục vụ sứ mạng toàn cầu của chúng tôi. Làm như thế chúng tôi tham dự vào sứ mạng của toàn thể giáo hội Công giáo để thông truyền văn hoá và các giá trị do đức tin Công giáo chỉ dẫn.
Mạng lưới của chúng tôi vươn tới 220 quốc gia và có đến 18 triệu lượt người đọc mỗi tháng. Chúng tôi muốn kéo dài điều khởi sự chủ nhật này trên khắp thế giới và chúng tôi sẽ sử dụng tài nguyên của chúng tôi để thực hiện điều đó.
Đó là lý do tại sao chúng tôi phát động Chiến Dịch Tiếp Tục Kết Hiệp vơi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Chúng tôi mời gọi những ai truy cập, đọc hay coi mạng lưới của chúng tôi hãy tham gia cùng chúng tôi:
1. Ký tên trong bản tuyên bố ủng hộ, và
2. Tiếp tục cầu nguyện cho Đức Thánh Cha trong truyền thống thường gợi là “Bó Hoa Thiêng”.
Đã đến lúc chúng ta phải cùng đứng chung trong Tình Đoàn Kết và bày tỏ sự ủng hộ đối với tiếng nói của Người Đại diện đấng Kitô và các nỗ lực của ngài nhằm đề cao đức tin chân chính hướng tới chân lý.
Cùng nhau chúng ta có thể lột trần và ngăn chặn sự tiến lên tai hại của “Christianophobia” và quan trọng hơn nữa, cùng nhau chúng ta có thể xúc tiến nhiệm vụ gieo rắc Chân lý.
Đây là lời của Chúa Giêsu: "Nếu các con ở lại trong lời của Ta, thì các con thật là môn đệ Ta; các con sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các con." (Gioan 8:32)
Xin ký tên trong bản tuyên bố ủng hộ tại www.catholic.org
Những đe dọa của số ít người này xảy ra trước khi công bố một diễn từ quan trọng của ngài về sự liên hệ giữa đức tin và lý trí trong việc kiếm tìm chân lý.
Một cuộc viếng thăm của người kế vị Thánh Phêrô đáng lẽ phải được hoan nghênh tại bất cứ trường đại học nào, tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Điều đó đúng ngay cả trong trường hợp trường đại học cố duy trì tính chất thế tục như một cách tách xa khỏi bất cứ ảnh hưởng “tôn giáo” nào. Cách xử sự của một thiểu số sinh viên và giáo sư này tại đại học La Sapienza là một hành vi thiếu tinh thần bao dung. Kết quả tạo ra chẳng khác gì chính sách ngăn chặn, kiểm duyệt.
Điều nghịch lý là nó xảy ra, trá hình như là mối quan tâm về “khoa học” và “tự do học thuật”.
Đáp ứng lại, Đức Thánh Cha, bằng cung cách nhân hậu và quan tâm cố hữu của ngài, đã công bố những nhận định đã soạn thảo sẵn của mình, để cho những ai trong cộng đồng giáo dục đó đã bị nghèo nàn đi (về kiến thức) do cách hành xử của một số ít người đã ngăn không cho ngài đến để nói chuyện, có thể xem xét bản diễn từ.
Trong bài diễn văn đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đặt ra một số câu hỏi sáng suốt liên quan đến bản chất của một Đại học đường và bản chất của chân lý:
“Trường đại học là gì? Đâu là nhiệm vụ của nó? Nguồn gốc đích thực, riêng tư của trường đại học nằm ở việc đi tìm kiếm kiến thức cố hữu của nhân loại. Con người muốn biết những gì chung quanh mình. Con người muốn chân lý…Chân lý không bao giờ chỉ có tính cách lý thuyết… Chân lý không chỉ có nghĩa là tri thức.
“Mục đích sự hiểu biết về chân lý là hiểu biết điều thiện hảo…Đâu là điều thiện hảo làm cho chúng ta có thực? Chân lý làm cho chúng ta thành thiện hảo, và điều thiện hảo là chân lý. Niềm lạc quan này sống động trong dức tin Kitô giáo, bởi vì (đức tin đó) cho ta nhận ra “Logos”, Lý Trí sáng tạo, lý trí mà, trong sự nhập thể của Thiên Chúa, tự tỏ bày ra là Thiện hảo, là chính sự Thiện hảo.”
Trong bàì diễn từ, Đức giáo hoàng tìm cách đề cao một hình thức đối thoại rất mực cần thiết trong một thời đại mà hòa bình bị đe dọa khắp nơi. Vậy mà sự bất bao dung, rất thường xuất hiện ẩn dấu dưới điều tự cho là “khai sáng”, tiếp tục ngăn chặn bước tiến cùng nhau của chúng ta như là một công đồng nhân loại.
Cơ quan Thông tấn Catholic Online quan tâm sâu xa về những sự bất bao dung đang lớn mạnh nhắm vào các tín hữu Kitô giáo trung thành. Nó đang lớn mạnh tại cộng đồng Âu châu, Mỹ châu và khắp thế giới. Trong vai trò là một nguồn tin tức quốc tế, chúng tôi không ngừng thông báo về hậu quả của nó.
Khuynh hướng bất bao dung nhắm vào người Kitô hữu đã thúc đẩy cho sự hình thành một từ ngữ mới: ”Christianophobia (ghét và sợ người Kitô giáo)”. Cách sử dụng chữ này đang được chấp nhận ngay cả trong các giới thuộc giáo hội. Từ ngữ này chỉ một sự sợ hãi hoặc ghét bỏ bất hợp lý người theo Kitô giáo. Chúng tôi tin rằng cách hành xử của một số ít sinh viên và giáo sư tại đại học La Sapienza Sapienza ở Roma đã ngăn cản cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng là một thí dụ về ”Christianophobia”.
Để đáp lại, Đức Hồng y Camillo Ruini mời gọi tất cả người Kitô hữu ở Roma tập hợp tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền tin buổi trưa ngày chủ nhật 20 tháng giêng năm 2008 để bày tỏ sự kết hiệp và hỗ trợ Đức Thánh Cha. Đức Hồng y đề cập đến cuộc tụ họp này như một “…cử chỉ ưu ái và an lạc, một biểu hiện hân hoan chúng ta cảm nhận vì có Bênêđictô XVI là giám mục, là giáo hoàng của chúng ta.”
Đức Hồng y nói thêm: “Trong trường hợp này, toàn thể thánh đô đã bị tác động một cách đau đớn, Giáo hội Rôma bầy tỏ lòng hiếu thảo và thân thiết với Đức Giám mục và Giáo hoàng của mình, và bầy tỏ lòng thương mến, tin cậy, kính phục và biết ơn Đức Bênêđictô XVI, người ở trong tâm tưởng của dân chúng Rôma.”
Nguồn tin tại Roma cũng cho biết Hồng y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone đã gửi một lá thư cho viện trưởng đại học La Sapienza, trong đó có đoạn như sau:
”Không may, vì điều kiện tiên quyết cho một cuộc đón tiếp xứng đáng và trang nghiêm không có được do tác động cố ý của một nhóm thiểu số giáo sư và sinh viên, chúng tôi xét thấy việc đình hoãn cuộc viếng thăm đã dự trù là cơ hội để làm mất đi lý do các cuộc biểu tình có thể tạo ra những điều không may cho mọi người liên hệ.”
Sau đây là những lời của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI trong bài diễn từ không được đọc:
“Giáo hoàng trước nhất và trên hết là Giám mục của Roma, và trong cương vị đó, vì là người kế vị Tông đồ Phêrô, có nhiệm vụ giám mục đối với toàn thể Giáo hội Công giáo. Nhưng cộng đồng mà Giám mục phải chăm sóc, dù nhỏ dù lớn, cũng sống động trên thế giới này; tình trạng, sự tiến triển, gương sáng và lời nói của cộng đồng đó sẽ ảnh hưởng không tránh được cho toàn thể cộng đồng nhân loại.”
”Vị giáo hoàng cất tiếng nói như là người đại diện của một cộng đồng tín hữu…, như là đại diện của một cộng đồng chứa đựng trong nó sự phong phú về kiến thức luân lý đạo đức, về kinh nghiệm, đó là những điều quan trọng cho toàn thể nhân loại. Trong đường hướng này, tiếng nói của giáo hoàng là đại diện cho lý trí đạo đức.”
Nơi phần kết luận bài diễn từ của mình, ĐGH Bênêđictô XVI đặt ra một câu hỏi sâu sắc:
“Điều gì giáo hoàng phải làm hoặc nói với một đại học?” Và ngài trả lời: “Chắc chắn giáo hoàng không tìm cách áp đặt trên người khác, theo lối dùng quyền uy, đức tin mà chỉ có thể ban phát trong điều kiện tự do.”
ĐGH kết luận: “Trên cả sứ vụ làm Mục tử của Giáo hội và trên căn bản tính chất nội tại của sứ vụ mục tử này, nhiệm vụ của giáo hoàng là duy trì nhận thức của con người về chân lý, luôn luôn và một lần nữa, mời gọi lý trí đi tìm kiếm chân lý, sự thiện hảo, Thiên Chúa, và trong cuộc hành trình này, khuyến khích lý trí chú trọng đến các ánh sáng giá trị đã nổi bật lên trong suốt lịch sử đức tin của Giáo hội.”
Chúng tôi kêu gọi mọi người Công giáo, những tín hữu Kitô giáo khác và mọi người có thiện chí hãy liên kết lại để bày tỏ sự hiệp thông với Đức Thánh Cha bằng cách sử dụng quà tặng phi thường là Mạng Lưới Toàn Cầu (World Wide Web) để kéo dài sự ủng hộ và lời cầu nguyện ra bên ngoài cả buổi kinh Truyền tin ngày chủ nhật 20 tháng giêng năm 2008.
Catholic Online phục vụ cộng đồng Công giáo toàn cầu, các tín hữu Thiên Chúa giáo khác, những người có đức tin khác, và tất cả mọi người có thiện chí, bằng cách cung cấp các tin tức trung thực, quan điểm và nội dung trên mạng lưới thông tin liên hợp.
Chúng tôi xử dụng các nguồn kỹ thuật mới và truyền thông hội tụ bằng cách đem chúng phục vụ sứ mạng toàn cầu của chúng tôi. Làm như thế chúng tôi tham dự vào sứ mạng của toàn thể giáo hội Công giáo để thông truyền văn hoá và các giá trị do đức tin Công giáo chỉ dẫn.
Mạng lưới của chúng tôi vươn tới 220 quốc gia và có đến 18 triệu lượt người đọc mỗi tháng. Chúng tôi muốn kéo dài điều khởi sự chủ nhật này trên khắp thế giới và chúng tôi sẽ sử dụng tài nguyên của chúng tôi để thực hiện điều đó.
Đó là lý do tại sao chúng tôi phát động Chiến Dịch Tiếp Tục Kết Hiệp vơi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Chúng tôi mời gọi những ai truy cập, đọc hay coi mạng lưới của chúng tôi hãy tham gia cùng chúng tôi:
1. Ký tên trong bản tuyên bố ủng hộ, và
2. Tiếp tục cầu nguyện cho Đức Thánh Cha trong truyền thống thường gợi là “Bó Hoa Thiêng”.
Đã đến lúc chúng ta phải cùng đứng chung trong Tình Đoàn Kết và bày tỏ sự ủng hộ đối với tiếng nói của Người Đại diện đấng Kitô và các nỗ lực của ngài nhằm đề cao đức tin chân chính hướng tới chân lý.
Cùng nhau chúng ta có thể lột trần và ngăn chặn sự tiến lên tai hại của “Christianophobia” và quan trọng hơn nữa, cùng nhau chúng ta có thể xúc tiến nhiệm vụ gieo rắc Chân lý.
Đây là lời của Chúa Giêsu: "Nếu các con ở lại trong lời của Ta, thì các con thật là môn đệ Ta; các con sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các con." (Gioan 8:32)
Xin ký tên trong bản tuyên bố ủng hộ tại www.catholic.org
Top Stories
Official Document from the People's Committee of Hanoi City to the President of the Vietnamese Council of Catholic Bishops and the Archbishop's Office in Hanoi
UBND Hanoi
10:39 18/01/2008
Below is the equivalent English translation of the original Vietnamese version of the said Document …
People's Committee
Hanoi City
The Socialist Republic of Vietnam
Independence-Freedom-Happiness
No.: 273/UBND-VX
Re: Violation of Hanoi Archbishop's Office and Thai Ha Parish
Hanoi - January 11, 2008
To: Your Excellency Nguyen Van Nhon - President of Vietnamese Conference of Catholic Bishops
Your Excellency Ngo Quang Kiet - Archbishop of Hanoi
Best greetings to you all from the People’s Committee of Hanoi City!
Over the past few years, Hanoi City always shows its concern and makes favorable condition for the activities of the laity and the Archbishop’s office within the diocese of Hanoi. Such activities as: the welcoming ceremony of Cardinal Crescenzio Sepe – the Prefect of the Vatican Congregation for the Evangelization of Peoples - on his visit to the Church here in Vietnam; the ordination mass for clergies at the Archbishop’s Office; the annual Christmas mass celebration; other solemn masses in the pastoral agenda of the Conference of Catholic Bishops; and recently the 10th Meeting of the Vietnamese Conference of Catholic Bishops. The latter was very successful and we highly appreciated the participation of clergy and the laity in all activities of the city.
Until recently, we regret, however, that the Hanoi Archbishop’s Office and Thai Ha Parish have specifically abused their religion and belief via the laity by violating against the law on religious activities as follows:
(1) On the Side of Hanoi Archbishop’s Office:
On December 15, 2007, the Archbishop not only sent a Letter to all parishes within the diocese of Hanoi, but to other dioceses as well calling all clergy and faithful to participate in the request for the return of 42 Pho Nha Chung, and to pray at 42 Pho Nha Chung which is also the headquarters of Cultural Department, Gymnastics and Sports Center of Hoan Kiem disitrict. On the eve of December 18, 2007 and the remaining days of December 2007, the Archbishop’s Office has called on parishioners to hold prayer vigils and place the statue of the Virgin Mary at 42 Pho Nha Chung after masses. After Christmas Mass, some clergies and parishioners came, prayed, and placed the Holy Cross at 42 Pho Nha Chung. They also distributed flyers that have information distorting the government. In recent days, the Archbishop’s Office has continued to organize activities gathering a large crowd of parishioners and clergy to pray in front of the gate of 42 Pho Nha Chung disrupting the public traffic safety and order
(2) On the Side of Thai Ha Parish:
Thai Ha Parish has violated the laws on land, construction and public traffic order. Thai Ha Parish has gathered parishioners and let them willingly transgress the land that is under the co-management of Hanoi Electricity Company and Joint-Stock Cement Materials and Transportation Company within Quang Trung ward. They willingly knocked down the walls without permission, and built an exit at alley 49 which was adjacent to 64 Nguyen Luong Bang of O Cho Dua ward. Thai Ha Parish has let some parishioners to topple the barricade wall, and to sabotage the property of Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company on the night of January 5, 2008. From January 6th, 2008 until now Thai Ha Parish continues to let her parishioners and clergy hang dozens of Virgin Mary pictures and the Holy Cross on the guard fence of Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company, and gather to pray outside of their worshipping place disrupting public traffic safety and order.
(3) On the Side of Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company:
Leaders of Hanoi City directly warned and requested the company to seriously accept the city guidance on issues relating to land ownership, the use of land, and the construction order.
Although representative from local government has worked directly, and recently sent a Letter to the Archbishop Ngo Quang Kiet, Rev. Trinh Ngoc Hien, and other clergy, the above-mentioned activities continue. This situation has caused public disorder; brought adverse effect on good and cooperative relations among Vietnamese Conference of Catholic Bishops, the Archbishop’s Office and the local government; created opportunities for dissidents to ignite, distort, propagandize, and sow divisions between the laity and local government; rifted the good image of Catholicism within the community; and affected the ongoing relations that are being improved between Vietnam and the Vatican.
The above-mentioned activities violated Article 11, No. 2 of the Ordinance on Religious Belief dated June 29, 2004 of Standing Committee of the National Assembly, and Article 26 of Decree No. 22/2005/ND-CP of the Government dated March 1, 2005 which provided guidance on how to carry out some articles of the Ordinance on Religious Belief related to Laws on Land and Construction. This has caused some concerns on public and the laity population in the area as well.
The People’s Committee of Hanoi delegated this matter to Hoan Kiem and Dong Da districts, sent correspondence, criticized the above-mentioned wrongdoings, and suggested the Vietnamese Council of Catholic Bishops to direct and ask the Archbishop’s Office and Thai Ha Parish to immediately stop all activities that violate the law, and regulations of religious activities, at the same time quickly restore, and return to the original state, have Virgin Mary statue and the Holy Cross removed from 42 Pho Nha Chung, extricate the unpermitted construction area on the land of Hanoi Electricity Company and Joint-Stock Cement Materials and Transportation Company, have Virgin Mary statue and the Holy Cross removed from the guard fence of Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company, and if these violations continue, they will be executed by laws.
Regarding the land ownership at 42 Pho Nha Chung, the People Committee of Hanoi City is considering and suggesting the government to settle the issue reasonably, quickly and thoroughly in accordance with the laws and regulations.
As far as the complaint petition of Rev. Trinh Ngoc Hien and other clergy is concerned, the People’s Committee of Hanoi City has replied with written correspondence No. 122/UBND-DCNN, dated January 8, 2008. The People’s Committee of Hanoi City also decided to set up an interdisciplinary delegation of inspectors to inspect the management and the use of land, construction and public traffic order of this area as regulated by the laws. In case of any violation committed by Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company is founded, stiff punishment will be imposed. The People’s Committee of Hanoi City will keep you posted on this issue.
As related to the inauguration ceremony of 7-story Chapel of Thai Ha Parish, the People’s Committee of Hanoi City asks Rev. Trinh Ngoc Hien to comply with the laws on practicing thrift, especially not gather a large crowd of parishioners which disrupt public traffic and safety order in the area.
We reckon the above-mentioned violations must be quickly stopped. The execution of the laws and the cooperation among the Vietnamese Council of Catholic Bishops, the Archbishop’s Office, Thai Ha Parish and the local government will make favorable condition for Hanoi City to ask the government to solve the land dispute at 42 Pho Nha Chung, to look into several suggestions given by Thai Ha Parish, and other matters that affect the relations among the Vietnamese Council of Catholic Bishops, the Archbishop’s Office, local government at different levels, and the capital citizens. This will continuously contribute to the relation which is being improved between Vietnam and the Vatican.
Once again, our best regards to the President of the Vietnamese Council of Catholic Bishops and the Archbishop of Hanoi!
On behalf of the People’s Committee
For the President
Vice-President
(Signed and Sealed)
Ngo Thi Thanh Hang
C/c to:
- Government Office;
- Departments: CT, XD, CA, NG;
- Government Committee of Religion;
- TTTU, HDND TP
- Comrade President of the People’s Committee of the City;
- Comrades Vice-President of the People’s Committee of the City;
- UBMTTQ TP;
- CATP, TG TP Section, TNMT & ND Department;
- People’s District Committee of Hoan Kiem & Dong Da;
- Mr. Trinh Ngoc Hien at 180/2 Nguyen Luong Bang Avenue, Dong Da (for Reference);
- CPVP, VX, NN, TH;
- Record VT.
People's Committee
Hanoi City
The Socialist Republic of Vietnam
Independence-Freedom-Happiness
No.: 273/UBND-VX
Re: Violation of Hanoi Archbishop's Office and Thai Ha Parish
Hanoi - January 11, 2008
To: Your Excellency Nguyen Van Nhon - President of Vietnamese Conference of Catholic Bishops
Your Excellency Ngo Quang Kiet - Archbishop of Hanoi
Best greetings to you all from the People’s Committee of Hanoi City!
Over the past few years, Hanoi City always shows its concern and makes favorable condition for the activities of the laity and the Archbishop’s office within the diocese of Hanoi. Such activities as: the welcoming ceremony of Cardinal Crescenzio Sepe – the Prefect of the Vatican Congregation for the Evangelization of Peoples - on his visit to the Church here in Vietnam; the ordination mass for clergies at the Archbishop’s Office; the annual Christmas mass celebration; other solemn masses in the pastoral agenda of the Conference of Catholic Bishops; and recently the 10th Meeting of the Vietnamese Conference of Catholic Bishops. The latter was very successful and we highly appreciated the participation of clergy and the laity in all activities of the city.
Until recently, we regret, however, that the Hanoi Archbishop’s Office and Thai Ha Parish have specifically abused their religion and belief via the laity by violating against the law on religious activities as follows:
(1) On the Side of Hanoi Archbishop’s Office:
On December 15, 2007, the Archbishop not only sent a Letter to all parishes within the diocese of Hanoi, but to other dioceses as well calling all clergy and faithful to participate in the request for the return of 42 Pho Nha Chung, and to pray at 42 Pho Nha Chung which is also the headquarters of Cultural Department, Gymnastics and Sports Center of Hoan Kiem disitrict. On the eve of December 18, 2007 and the remaining days of December 2007, the Archbishop’s Office has called on parishioners to hold prayer vigils and place the statue of the Virgin Mary at 42 Pho Nha Chung after masses. After Christmas Mass, some clergies and parishioners came, prayed, and placed the Holy Cross at 42 Pho Nha Chung. They also distributed flyers that have information distorting the government. In recent days, the Archbishop’s Office has continued to organize activities gathering a large crowd of parishioners and clergy to pray in front of the gate of 42 Pho Nha Chung disrupting the public traffic safety and order
(2) On the Side of Thai Ha Parish:
Thai Ha Parish has violated the laws on land, construction and public traffic order. Thai Ha Parish has gathered parishioners and let them willingly transgress the land that is under the co-management of Hanoi Electricity Company and Joint-Stock Cement Materials and Transportation Company within Quang Trung ward. They willingly knocked down the walls without permission, and built an exit at alley 49 which was adjacent to 64 Nguyen Luong Bang of O Cho Dua ward. Thai Ha Parish has let some parishioners to topple the barricade wall, and to sabotage the property of Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company on the night of January 5, 2008. From January 6th, 2008 until now Thai Ha Parish continues to let her parishioners and clergy hang dozens of Virgin Mary pictures and the Holy Cross on the guard fence of Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company, and gather to pray outside of their worshipping place disrupting public traffic safety and order.
(3) On the Side of Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company:
Leaders of Hanoi City directly warned and requested the company to seriously accept the city guidance on issues relating to land ownership, the use of land, and the construction order.
Although representative from local government has worked directly, and recently sent a Letter to the Archbishop Ngo Quang Kiet, Rev. Trinh Ngoc Hien, and other clergy, the above-mentioned activities continue. This situation has caused public disorder; brought adverse effect on good and cooperative relations among Vietnamese Conference of Catholic Bishops, the Archbishop’s Office and the local government; created opportunities for dissidents to ignite, distort, propagandize, and sow divisions between the laity and local government; rifted the good image of Catholicism within the community; and affected the ongoing relations that are being improved between Vietnam and the Vatican.
The above-mentioned activities violated Article 11, No. 2 of the Ordinance on Religious Belief dated June 29, 2004 of Standing Committee of the National Assembly, and Article 26 of Decree No. 22/2005/ND-CP of the Government dated March 1, 2005 which provided guidance on how to carry out some articles of the Ordinance on Religious Belief related to Laws on Land and Construction. This has caused some concerns on public and the laity population in the area as well.
The People’s Committee of Hanoi delegated this matter to Hoan Kiem and Dong Da districts, sent correspondence, criticized the above-mentioned wrongdoings, and suggested the Vietnamese Council of Catholic Bishops to direct and ask the Archbishop’s Office and Thai Ha Parish to immediately stop all activities that violate the law, and regulations of religious activities, at the same time quickly restore, and return to the original state, have Virgin Mary statue and the Holy Cross removed from 42 Pho Nha Chung, extricate the unpermitted construction area on the land of Hanoi Electricity Company and Joint-Stock Cement Materials and Transportation Company, have Virgin Mary statue and the Holy Cross removed from the guard fence of Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company, and if these violations continue, they will be executed by laws.
Regarding the land ownership at 42 Pho Nha Chung, the People Committee of Hanoi City is considering and suggesting the government to settle the issue reasonably, quickly and thoroughly in accordance with the laws and regulations.
As far as the complaint petition of Rev. Trinh Ngoc Hien and other clergy is concerned, the People’s Committee of Hanoi City has replied with written correspondence No. 122/UBND-DCNN, dated January 8, 2008. The People’s Committee of Hanoi City also decided to set up an interdisciplinary delegation of inspectors to inspect the management and the use of land, construction and public traffic order of this area as regulated by the laws. In case of any violation committed by Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company is founded, stiff punishment will be imposed. The People’s Committee of Hanoi City will keep you posted on this issue.
As related to the inauguration ceremony of 7-story Chapel of Thai Ha Parish, the People’s Committee of Hanoi City asks Rev. Trinh Ngoc Hien to comply with the laws on practicing thrift, especially not gather a large crowd of parishioners which disrupt public traffic and safety order in the area.
We reckon the above-mentioned violations must be quickly stopped. The execution of the laws and the cooperation among the Vietnamese Council of Catholic Bishops, the Archbishop’s Office, Thai Ha Parish and the local government will make favorable condition for Hanoi City to ask the government to solve the land dispute at 42 Pho Nha Chung, to look into several suggestions given by Thai Ha Parish, and other matters that affect the relations among the Vietnamese Council of Catholic Bishops, the Archbishop’s Office, local government at different levels, and the capital citizens. This will continuously contribute to the relation which is being improved between Vietnam and the Vatican.
Once again, our best regards to the President of the Vietnamese Council of Catholic Bishops and the Archbishop of Hanoi!
On behalf of the People’s Committee
For the President
Vice-President
(Signed and Sealed)
Ngo Thi Thanh Hang
C/c to:
- Government Office;
- Departments: CT, XD, CA, NG;
- Government Committee of Religion;
- TTTU, HDND TP
- Comrade President of the People’s Committee of the City;
- Comrades Vice-President of the People’s Committee of the City;
- UBMTTQ TP;
- CATP, TG TP Section, TNMT & ND Department;
- People’s District Committee of Hoan Kiem & Dong Da;
- Mr. Trinh Ngoc Hien at 180/2 Nguyen Luong Bang Avenue, Dong Da (for Reference);
- CPVP, VX, NN, TH;
- Record VT.
Official Responded Document from the Archbishop's Office to the People's Committee of Hanoi
Rev. Le Trong Cung
13:18 18/01/2008
Official Responded Document from the Archbishop's Office to the People's Committee of Hanoi
Below is the equivalent English translation of the original Vietnamese version of the said Document …
The Archbishop's Office of Hanoi
No. 08-VP/TGM 003
Re: Responding to the Official Document Receipt from the People's Committee of Hanoi City dated January 14, 2008
For the Attention of: Mrs. Ngo Thi Thanh Hang
Vice-President of the People's Committee of Hanoi City
We are totally in shock with your bias towards the argument and way to act as authority upon receipt of your correspondence No. 273/UBND-VX dated January 11, 2008.
Appropriate authorities have been biased against those who are being violated by keeping silent on their legitimate complaints. The Archbishop’s Office and the Vietnamese Council of Catholic Bishops have submitted so many written applications for many years from now requesting the restitution of the land of the Papal Nuncio's Office. This means this land is under dispute. As a result, no parties are allowed to build, or alter its original state without official decision. This year, however, the Papal Nuncio’s Office is continuously being violated when the temporary management agency allowed the construction of a noodle shop on its 2nd floor. Whichever agency issued the construction permit, that agency did the wrong thing. If the construction was done without a permit license, the worse this wrongdoing became. On December 4th, 2007 the Archbishop’s Office sent a letter to the government requesting the maintenance of the original state of the land. Unfortunately, this request went unanswered. Instead, the temporary management agency rudely allowed the remove of the main roof and floor in the main section of the Papal Nuncio’s Office. The Archbishop’s Office sent somebody to raise her objections, but this led to nowhere. On December 13th, 2007 official representative of the Archbishop’s Office sent a complaint petition. No consideration was rendered by the government. Instead, this temporary management agency even allowed and turned this land into a parking garage, which has been previously observed by both parties. This unacceptable behavior which rudely ignored public opinion, even though it gets the o.k. from government officials has deeply angered the people. This is why the laity has decided to come and pray for justice at the Papal Nuncio’s Office. The mistake was the obvious result from the biased view and silence of the appropriate authorities in solving the legitimate rights of the people and the government’s abetment for the wrongdoings of these violators.
Appropriate authorities have been biased in defending those who are violators. This was again repeated in the case of Thai Ha Parish. The Redemptorist Order has submitted application to request the restitution of the Order’s land which was fallowed by Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company over the past 10 years, but this went unanswered. Suddenly in early 2008, a barbed-wire fence was installed and the appearance of police forces onsite to protect for the construction of this company. The parishioners angered and then protested. On the evening of January 7th, 2008 local government assured them that no more construction was allowed and everything had to stop. Unfortunately like a cold water ladle that hit their faces in the morning of January 8, 2008, the People’s Committee of Hanoi City this time issued an official document that allowed Chien Thang Seaming Company to continue on with their construction project. The parishioners were indignant at injustice because the appropriate authorities broke their promises, ignored their sentiments, and rudely protected their violators by an official document. This is also why the parishioners continue to pray as they have nobody on this earth to rely upon.
Appropriate authorities have been biased in blaming responsibility of one side only. In addition to their silence on violations of the temporary management agency which runs the Papal Nuncio’s Office, and their rudely upholding for the violations of Chien Thang Seaming Company, now the appropriate authorities blame this responsibility on the laity which is beyond the limit. Smoke does not exist if there is no flame. Things get busted if injustice exists. As a matter of fact, the parishioners pray solemnly and peacefully without disrupting public order. No scream, no protest nor a word of objection to the government or a banner is seen and heard. They just purely pray. They pray because the government has been biased against them.
Thus, I request you, Mrs. Vice-President, to carefully look into this matter and solve this thoroughly. Biased actions only make people feel more pressing and loose confidence in the government. This is why it led to the current situation. If you want to solve the matter, you must start from the root, not the edge. That root must be based on justice. We look forward and expect nothing from you but a justifiable solution so that people can live freely and happily.
On behalf of the Archbishop’s Office
Chief of Secretariat
(Signed and Sealed)
Rev. John Le Trong Cung
In c/c to:
- As Above
- Government Office
- Government Committee on Religion
- Police Department
- Central Committee’s Office
- MTTQ TU
- President of the People’s Committee of the City
- Police City Department
- People’s District Committee of Hoan Kiem
- Record
Below is the equivalent English translation of the original Vietnamese version of the said Document …
The Archbishop's Office of Hanoi
No. 08-VP/TGM 003
Re: Responding to the Official Document Receipt from the People's Committee of Hanoi City dated January 14, 2008
For the Attention of: Mrs. Ngo Thi Thanh Hang
Vice-President of the People's Committee of Hanoi City
We are totally in shock with your bias towards the argument and way to act as authority upon receipt of your correspondence No. 273/UBND-VX dated January 11, 2008.
Appropriate authorities have been biased against those who are being violated by keeping silent on their legitimate complaints. The Archbishop’s Office and the Vietnamese Council of Catholic Bishops have submitted so many written applications for many years from now requesting the restitution of the land of the Papal Nuncio's Office. This means this land is under dispute. As a result, no parties are allowed to build, or alter its original state without official decision. This year, however, the Papal Nuncio’s Office is continuously being violated when the temporary management agency allowed the construction of a noodle shop on its 2nd floor. Whichever agency issued the construction permit, that agency did the wrong thing. If the construction was done without a permit license, the worse this wrongdoing became. On December 4th, 2007 the Archbishop’s Office sent a letter to the government requesting the maintenance of the original state of the land. Unfortunately, this request went unanswered. Instead, the temporary management agency rudely allowed the remove of the main roof and floor in the main section of the Papal Nuncio’s Office. The Archbishop’s Office sent somebody to raise her objections, but this led to nowhere. On December 13th, 2007 official representative of the Archbishop’s Office sent a complaint petition. No consideration was rendered by the government. Instead, this temporary management agency even allowed and turned this land into a parking garage, which has been previously observed by both parties. This unacceptable behavior which rudely ignored public opinion, even though it gets the o.k. from government officials has deeply angered the people. This is why the laity has decided to come and pray for justice at the Papal Nuncio’s Office. The mistake was the obvious result from the biased view and silence of the appropriate authorities in solving the legitimate rights of the people and the government’s abetment for the wrongdoings of these violators.
Appropriate authorities have been biased in defending those who are violators. This was again repeated in the case of Thai Ha Parish. The Redemptorist Order has submitted application to request the restitution of the Order’s land which was fallowed by Chien Thang Joint-Stocked Seaming Company over the past 10 years, but this went unanswered. Suddenly in early 2008, a barbed-wire fence was installed and the appearance of police forces onsite to protect for the construction of this company. The parishioners angered and then protested. On the evening of January 7th, 2008 local government assured them that no more construction was allowed and everything had to stop. Unfortunately like a cold water ladle that hit their faces in the morning of January 8, 2008, the People’s Committee of Hanoi City this time issued an official document that allowed Chien Thang Seaming Company to continue on with their construction project. The parishioners were indignant at injustice because the appropriate authorities broke their promises, ignored their sentiments, and rudely protected their violators by an official document. This is also why the parishioners continue to pray as they have nobody on this earth to rely upon.
Appropriate authorities have been biased in blaming responsibility of one side only. In addition to their silence on violations of the temporary management agency which runs the Papal Nuncio’s Office, and their rudely upholding for the violations of Chien Thang Seaming Company, now the appropriate authorities blame this responsibility on the laity which is beyond the limit. Smoke does not exist if there is no flame. Things get busted if injustice exists. As a matter of fact, the parishioners pray solemnly and peacefully without disrupting public order. No scream, no protest nor a word of objection to the government or a banner is seen and heard. They just purely pray. They pray because the government has been biased against them.
Thus, I request you, Mrs. Vice-President, to carefully look into this matter and solve this thoroughly. Biased actions only make people feel more pressing and loose confidence in the government. This is why it led to the current situation. If you want to solve the matter, you must start from the root, not the edge. That root must be based on justice. We look forward and expect nothing from you but a justifiable solution so that people can live freely and happily.
On behalf of the Archbishop’s Office
Chief of Secretariat
(Signed and Sealed)
Rev. John Le Trong Cung
In c/c to:
- As Above
- Government Office
- Government Committee on Religion
- Police Department
- Central Committee’s Office
- MTTQ TU
- President of the People’s Committee of the City
- Police City Department
- People’s District Committee of Hoan Kiem
- Record
Letter to Mr John D Negroponte, Deputy Secretary of State of USA
Rev John Trần Công Nghị
16:21 18/01/2008
Letter to Mr John D Negroponte, Deputy Secretary of State of USA
January 14, 2008
John D. Negroponte
Deputy Secretary of State
U.S. Department of State
2201 C Street NW
Washington, DC 20520
Re: Emphasis on Human Rights and Religious Freedom during Your Upcoming Trip to Vietnam
Dear Deputy Secretary Negroponte:
I write to request your support and emphasis on human rights and religious freedom issues on your upcoming trip to Vietnam by late January 2008.
As you are fully awared that despite having won Permanent Normal Trade Relations with the United States, which is now Vietnam's largest export market, and Vietnam's admission to both the World Trade Organization and the United Nations as an observer, human rights and religious freedom repression there continues to escalate at an alarming rate.
Although the constitution and government decrees provide for freedom of worship, the Vietnamese government restricted religious freedom to a significant degree. The 2005 government framework on religion maintained overall government control of religious organizations and kept in place significant limitations on education, medical, and charitable work by religious groups, especially from the Catholic Church. The government continued to use the recognition and registration processes to monitor and limit the activities of church organizations. Official approval is required for ordination of clerics, establishment of such religious teaching institutions: colleges and universities, etc., and entry of students into seminaries or convents. The law mandates that the government act in a time bound and transparent fashion, but the approval process for recognition and registration could be slow and nontransparent.
Lately, local government officials keep harassing and terrorizing Catholic faithful. They illegally seize the Church’s lands by force along with other important properties such as: the former Apostolic Nuncio’s office and the land at Thai Ha parish in Hanoi; the former rectory at Ha Dong parish in Ha Dong City; the former Pontifical Academy Pius V in Dalat city; the 4.7-acre land of La Vang Pilgrimage Center in Quang Tri province; the Church property at 11 Nguyen Du Street in Ho Chi Minh City; and so on. (You might read these articles, we reported them on our website http://vietcatholic.net ). These properties are very much needed for the Vietnamese Catholic Church today and in the long run in her mission to evangelize, educate, and train all the Catholic faithful to become useful and productive citizens, to actively contribute to the overall development and protection of Vietnamese society as a whole.
According to our credible reports, Catholics in Hanoi, Ha Dong, and Saigon continue to hold peaceful protests by conducting several prayer and candle-light vigils throughout the day, and this really capture the serious attention of worldwide Catholic media. According to these sources, this kind of protest that has been ongoing for some weeks now is the first such public demonstration to be held by the Vietnamese Catholics. The situation may get worst if it does not get proper attention and action by the United States government as consequences are at high stake.
As human rights remains a high priority for the United States in contacts with Vietnam, and if Vietnam continues to violate this, U.S. government must withdraw Vietnam's favorable trade status with us unless Hanoi releases all political and religious prisoners such as: Father Nguyen Van Ly, and other priests, and takes significant steps to reform its human rights policies. The United States can not loose her leverage on human rights reform in Vietnam.
Mr. Michael Marine, the former U.S. Ambassador to Vietnam, in his farewell press conference on August 9, 2007 said: “Perhaps my biggest disappointment here is that we've not been able to expand the space for political dialogue in Vietnam, I wish I could say it's improving, but I can't, in fact, I'm a bit discouraged."
Human rights and religious freedom are the basic freedom which everyone is entitled to and in your capacity as U.S. Deputy Secretary of State I urge you to pressure the Vietnamese regime to recognize these rights, return church properties immediately, release all prisoners of conscience, and encourage democracy.
Sincerely,
Rev. John Tran Cong Nghi
Director, VietCatholic News Agency (VNA)
Chairman, Mass Communications Committee of Vietnamese Catholic Federation in USA.
January 14, 2008
John D. Negroponte
Deputy Secretary of State
U.S. Department of State
2201 C Street NW
Washington, DC 20520
Re: Emphasis on Human Rights and Religious Freedom during Your Upcoming Trip to Vietnam
Dear Deputy Secretary Negroponte:
I write to request your support and emphasis on human rights and religious freedom issues on your upcoming trip to Vietnam by late January 2008.
As you are fully awared that despite having won Permanent Normal Trade Relations with the United States, which is now Vietnam's largest export market, and Vietnam's admission to both the World Trade Organization and the United Nations as an observer, human rights and religious freedom repression there continues to escalate at an alarming rate.
Although the constitution and government decrees provide for freedom of worship, the Vietnamese government restricted religious freedom to a significant degree. The 2005 government framework on religion maintained overall government control of religious organizations and kept in place significant limitations on education, medical, and charitable work by religious groups, especially from the Catholic Church. The government continued to use the recognition and registration processes to monitor and limit the activities of church organizations. Official approval is required for ordination of clerics, establishment of such religious teaching institutions: colleges and universities, etc., and entry of students into seminaries or convents. The law mandates that the government act in a time bound and transparent fashion, but the approval process for recognition and registration could be slow and nontransparent.
Lately, local government officials keep harassing and terrorizing Catholic faithful. They illegally seize the Church’s lands by force along with other important properties such as: the former Apostolic Nuncio’s office and the land at Thai Ha parish in Hanoi; the former rectory at Ha Dong parish in Ha Dong City; the former Pontifical Academy Pius V in Dalat city; the 4.7-acre land of La Vang Pilgrimage Center in Quang Tri province; the Church property at 11 Nguyen Du Street in Ho Chi Minh City; and so on. (You might read these articles, we reported them on our website http://vietcatholic.net ). These properties are very much needed for the Vietnamese Catholic Church today and in the long run in her mission to evangelize, educate, and train all the Catholic faithful to become useful and productive citizens, to actively contribute to the overall development and protection of Vietnamese society as a whole.
According to our credible reports, Catholics in Hanoi, Ha Dong, and Saigon continue to hold peaceful protests by conducting several prayer and candle-light vigils throughout the day, and this really capture the serious attention of worldwide Catholic media. According to these sources, this kind of protest that has been ongoing for some weeks now is the first such public demonstration to be held by the Vietnamese Catholics. The situation may get worst if it does not get proper attention and action by the United States government as consequences are at high stake.
As human rights remains a high priority for the United States in contacts with Vietnam, and if Vietnam continues to violate this, U.S. government must withdraw Vietnam's favorable trade status with us unless Hanoi releases all political and religious prisoners such as: Father Nguyen Van Ly, and other priests, and takes significant steps to reform its human rights policies. The United States can not loose her leverage on human rights reform in Vietnam.
Mr. Michael Marine, the former U.S. Ambassador to Vietnam, in his farewell press conference on August 9, 2007 said: “Perhaps my biggest disappointment here is that we've not been able to expand the space for political dialogue in Vietnam, I wish I could say it's improving, but I can't, in fact, I'm a bit discouraged."
Human rights and religious freedom are the basic freedom which everyone is entitled to and in your capacity as U.S. Deputy Secretary of State I urge you to pressure the Vietnamese regime to recognize these rights, return church properties immediately, release all prisoners of conscience, and encourage democracy.
Sincerely,
Rev. John Tran Cong Nghi
Director, VietCatholic News Agency (VNA)
Chairman, Mass Communications Committee of Vietnamese Catholic Federation in USA.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thử Góp Một Suy Tư
Mai Hạnh
06:38 18/01/2008
Vụ việc ở ngôi nhà số 42 đường Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, vụ việc khu đất gần tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, vụ việc trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Hà Đông, Hà Tây, vụ việc khu nhà tập thể đàng sau Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận thành phố Hồ Chí Minh là những vụ việc nổi cộm gây tiếng vang trong cũng như ngoài nước, còn nhiều vụ việc khác có liên quan giữa Giáo Hội Công Giáo và các cấp chính quyền, từ thành phố lớn như thủ đô Hà Nội đến các tỉnh khác.
Các vụ việc được nhận diện là xác định làm rõ về chủ quyền đất của các cơ sở mà hai bên có liên quan. Tất cả các vụ việc này còn nằm im trên bàn làm việc của các bên, chưa thấy ló rạng một cách giải quyết nào xem ra là khả dĩ giải quyết được vấn đề một cách thuận lợi.
Về phía Giáo Hội Công giáo, cho đến lúc này, cách này cách khác đã có thể xác định được qua các văn bản “khiếu kiện” hay “phản bác”, hé lộ một đường lối đấu tranh đặc biệt, đó là thực hiện kiên trì các buổi cầu nguyện tập họp đông đảo quần chúng, không chỉ ở nơi có phần đất tranh chấp nhưng lan tỏa ra nhiều nơi. Đã xuất hiện nhiều thư “hiệp thông” với những nơi đang có vấn đề, gởi đi từ nhiều địa chỉ, nhiều tỉnh thành trên cả nước và có cả những lá thư của các tổ chức cá nhân nước ngoài.
Qua các phát biểu của những vị có trách nhiệm, những ngôn ngữ được sử dụng nhiều lần có thể cho thấy lập trường của các vị có trách nhiệm: “công bằng, dân chủ, văn minh” ( đây là chủ trương của nhà nước Việt Nam trong giai đọan hiện tại ) và “Công lý và Hòa Bình” ( là một lãnh vực mà Hội Thánh Công giáo toàn cầu theo đuổi ).
Có một nhận định khác là, không nhận ra những chệch choạc trong lập trường cũng như trong ngôn ngữ, có thể có những nơi chưa lên tiếng, nhưng không thấy có lời lên tiếng nào ngược lại với những lời đã lên tiếng của những vị có trách nhiệm trong thời gian qua. Có tin mới nhất từ Hà Nội là, vị Giám mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa rời Hà Nội một cách âm thầm sau ít ngày đã đến thành phố này một cách âm thầm, cũng theo một nguồn tin khác từ vị Giám Mục già của Giáo Phận Thái Bình, thì Giám mục Chủ Tịch đến Hà Nội theo lời mời của Nhà Nước, vẫn không có một lời tuyên bố nào từ vị Chủ Tịch hoặc phát ngôn viên của ngài
Về phía chính quyền, hình như có hai cách nhìn nhận và giải quyết. Cách thứ nhất được thể hiện qua các hành động cũng như văn bản của chính quyền cấp thành phố Hà Nội và cấp quận ( Đống Đa và Hoàn Kiếm ), cụ thể là công văn của bà Phó Chủ Tịch thành phố Hà Nội, lời lẽ đanh thép và tỏ ý cứng rắn. Những hình ảnh được chụp và truyền đi trên mạïng cho thấy bầu khí khá căng thẳng tại các hiện trường “Tòa Khâm Sứ” và đất Thái Hà.
Ngược lại, cách thứ hai, như sự xuất hiện của Thủ tướng Nguyễn Tấùn Dũng, một lối xuất hiện bất ngờ ngay sau Thánh lễ ban sáng của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, không đoàn tùy tùng, không phóng viên nhà báo, ông đã vào ngay nhà nguyện của vị Tổng Giám Mục, vào phòng thay lễ phục để gặp riêng vị Tổng Giám Mục Hà Nội, hôm đó vị Tổng Gáim Mục rời phòng lễ phục sớm nên đã không có cuộc gặp riêng tại nơi kín đáo, bù vào đó, nét mặt tươi tỉnh trong cuộc gặp gỡ đã khiến cho nhiều người lạc quan. Hoặc cuộc gặp riêng giữa vị linh mục vừa đắc cử giám tỉnh của Dòng Chúa Cứu Thế với một vị tướng ngành Công an, phái đoàn của vị tướng cũng bất ngờ có mặt trước giờ lễ khánh thành tu viện, không ai biết giữa hai người đã trao đổi gì với nhau, chỉ thấy cả hai cùng cười và bắt tay có vẻ thân mật. Sau lễ khánh thành, trước khi bước vào hàng đoàn rước để tham dự thánh lễ đồng tế, người ta còn thấy linh mục đắc cử giám tỉnh quay lại bắt tay từ giã phái đoàn một cách rất lịch sự.
Trong lá thư phản bác công văn của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội do Giáo xứ Thái Hà trả lời vừa phát đi trên mạng, linh mục Bề Trên Trịnh Ngọc Hiên đã chỉ ra những điểm ngược nhau về nội dung giữa các công văn của các cấp chính quyền và những ngược nhau giữa những lời hứa của một số vị lãnh đạo với những việc làm cụ thể tại hiện trường. Những điều xem ra có vẻ ngược nhau này được dư luận giải thích rằng chính quyền lúng túng trong cách xử lý, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là cách giải quyết thường tình của Nhà Nước, một mặt tỏ thái độ hòa hoãn, một mặt áp dụng các biện pháp mạnh để tiêu diệt phản kháng, hay có người nhớ lại lời của vị Thủ Tướng cũ “trên bảo dưới không nghe!”, để minh họa cho ý kiến này, người ta còn kể lại rằng, trước mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sau khi nghe vị Giám Mục Hưng Hóa trình bày về vấn đề chính quyền ba tỉnh phía tây bắc không công nhận tôn giáo tại địa phương của họ, ông Chủ Tịch Nước đã ra lệnh cho Trưởng ban Tôn Giáo nghiên cứu và giải quyết vấn đề, từ đó đến nay, tình hình không thay đổi, lễ Giáng Sinh vừa rồi hình như tình hình lại căng thẳng hơn khi vị linh mục của Giáo phận lên dâng lễ Giáng Sinh bị bắt giữ.
Những nguyên cớ nào gây ra những vụ việc hôm nay ?
Trước hết đó là kết quả của một chính sách không có tự do tín ngưỡng. Từ nhiều năm nay, khi tiến hành các cuộc cách mạng, Nhà Nước Việt Nam đã áp dụng một chính sách phân biệt đối xử với các tôn giáo. Đã có thời gian các ngành học rất nhân bản như ngành Sư phạm và ngành Y không nhận sinh viên có lý lịch tôn giáo, các nhân viên có lý lịch tôn giáo không được bố trí vào các vị trí lãnh đạo cho dẫu có khả năng,.. . Vừa qua, chấp hành chính sách của Nhà Nước, vị Hồng Y Tổng Giám Mục Saigon đã chỉ đạo tất cả các giáo xứ trong Giáo phận làm thủ tục kê khai để xin giấy “quyền sử dụng đất”, một điều về lãnh vực đất đai đã có từ rất lâu rồi đối với mọi người thì nay mới tiến hành cho nhà thờ và chùa chiền ! Nghĩa bấy lâu nay Nhà Nước trên lãnh vực hành chính không công nhận nhà thờ chùa chiền có quyền sử dụng đất. Khi tiến hành các thủ tục, hầu hết đều bị tắc lại vì không nhà thờ nào mà sau năm 1975 không bị Nhà Nứơc lấy đất, tệ hại hơn có những trường hợp đã bán và chia chác hết tài sản này. Lần dở về những năm 1978, năm tu viện lớn của Giáo Hội tại Thủ Đức bị “phát hiện” ra là “có ý đồ phản động”, Nhà Nước đã sử dụng lực lượng công an vũ trang chiếm đóng trong tu viện và lần lượt giải tán 5 tu viện, các linh mục tu sĩ ngậm ngùi rời bỏ tu viện ra đi như những kẻ tội đồ, cho đến giờ phút này không tu viện nào có một mảnh giấy hay quyết định trưng thu của Nhà Nước cả, các tu viện đã bị lấy trong tình trạng như vậy,.. .
Đó là vài nét về vấn đề tôn giáo trong quá khứ. Nhà Nước Việt Nam đã tiến hành cuộc cải cách đổi mới, nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ, Nhà Nước đã sửa sai chính sách “Cải cách ruộng đất”, đã sửa sai cuộc “Cách mạng văn hóa”, đã sửa sai cuộc “Cải tạo tư sản”,.. . Nhưng chính sách tôn giáo vẫn “trước sau như một”, có đổi thay chăng là đổi thay cách xử lý vấn đề. Như một chiếc lò xo bị ép hết cỡ của nó, chỉ cần một lực tác động làm thay đổi sức ép ( đến bất cứ từ chiều nào ), chiếc lò xo sẽ bung ngược chiều lại.
Lực tác động đã được đặt vào chiều ngược với lực ép. Nhà Nước đã gần như bất lực với tệ nạn tham nhũng, xã hội băng họai, giáo dục, đạo đức bị phá sản. Như lời của vị Thủ Tướng bộc bạch “Các vu việc tham nhũng hoàn toàn do nhân dân và báo chí phát hiện, các cơ quan nhà nước không hề phát hiện ra, các vụ thanh tra còn làm giảm nhẹ đi nữa!”, Hằng ngày trên báo chí phơi bày các vụ tham nhũng, hối lộ, những tội ác hoành hành trong xã hội, những ứng xử tàn ác với người nghèo, người bị bỏ rơi.
Nhà Nước mở cửa, cùng với giòng chảy quốc tế, người dân Việt có dịp ra nước ngoài tiếp xúc học hỏi nhiều, hoặc tiếp cận được với những ứng xử văn minh nên cách nhìn nhận và cách đặt vấn đề đã khác. Một số đông các du học sinh đã trở về từ các nước tiến bộ, hiện nay họ đang có mặt trong nhiều ngóc ngách của xã hội, trình dộ của họ đã khác và cách ứng xử của họ cũng khác.
Tất cả đã đổi và đổi rất nhiều, người đi xa thành phố vài ngày trở về đã không nhận ra được phố phường của mình nữa. Một chính sách “trước sau như một” là một chính sách lạc điệu giữa xã hội Việt Nam, cần phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và đổi mới cách ứng xử.
Các vụ việc được nhận diện là xác định làm rõ về chủ quyền đất của các cơ sở mà hai bên có liên quan. Tất cả các vụ việc này còn nằm im trên bàn làm việc của các bên, chưa thấy ló rạng một cách giải quyết nào xem ra là khả dĩ giải quyết được vấn đề một cách thuận lợi.
Về phía Giáo Hội Công giáo, cho đến lúc này, cách này cách khác đã có thể xác định được qua các văn bản “khiếu kiện” hay “phản bác”, hé lộ một đường lối đấu tranh đặc biệt, đó là thực hiện kiên trì các buổi cầu nguyện tập họp đông đảo quần chúng, không chỉ ở nơi có phần đất tranh chấp nhưng lan tỏa ra nhiều nơi. Đã xuất hiện nhiều thư “hiệp thông” với những nơi đang có vấn đề, gởi đi từ nhiều địa chỉ, nhiều tỉnh thành trên cả nước và có cả những lá thư của các tổ chức cá nhân nước ngoài.
Qua các phát biểu của những vị có trách nhiệm, những ngôn ngữ được sử dụng nhiều lần có thể cho thấy lập trường của các vị có trách nhiệm: “công bằng, dân chủ, văn minh” ( đây là chủ trương của nhà nước Việt Nam trong giai đọan hiện tại ) và “Công lý và Hòa Bình” ( là một lãnh vực mà Hội Thánh Công giáo toàn cầu theo đuổi ).
Có một nhận định khác là, không nhận ra những chệch choạc trong lập trường cũng như trong ngôn ngữ, có thể có những nơi chưa lên tiếng, nhưng không thấy có lời lên tiếng nào ngược lại với những lời đã lên tiếng của những vị có trách nhiệm trong thời gian qua. Có tin mới nhất từ Hà Nội là, vị Giám mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa rời Hà Nội một cách âm thầm sau ít ngày đã đến thành phố này một cách âm thầm, cũng theo một nguồn tin khác từ vị Giám Mục già của Giáo Phận Thái Bình, thì Giám mục Chủ Tịch đến Hà Nội theo lời mời của Nhà Nước, vẫn không có một lời tuyên bố nào từ vị Chủ Tịch hoặc phát ngôn viên của ngài
Về phía chính quyền, hình như có hai cách nhìn nhận và giải quyết. Cách thứ nhất được thể hiện qua các hành động cũng như văn bản của chính quyền cấp thành phố Hà Nội và cấp quận ( Đống Đa và Hoàn Kiếm ), cụ thể là công văn của bà Phó Chủ Tịch thành phố Hà Nội, lời lẽ đanh thép và tỏ ý cứng rắn. Những hình ảnh được chụp và truyền đi trên mạïng cho thấy bầu khí khá căng thẳng tại các hiện trường “Tòa Khâm Sứ” và đất Thái Hà.
Ngược lại, cách thứ hai, như sự xuất hiện của Thủ tướng Nguyễn Tấùn Dũng, một lối xuất hiện bất ngờ ngay sau Thánh lễ ban sáng của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, không đoàn tùy tùng, không phóng viên nhà báo, ông đã vào ngay nhà nguyện của vị Tổng Giám Mục, vào phòng thay lễ phục để gặp riêng vị Tổng Giám Mục Hà Nội, hôm đó vị Tổng Gáim Mục rời phòng lễ phục sớm nên đã không có cuộc gặp riêng tại nơi kín đáo, bù vào đó, nét mặt tươi tỉnh trong cuộc gặp gỡ đã khiến cho nhiều người lạc quan. Hoặc cuộc gặp riêng giữa vị linh mục vừa đắc cử giám tỉnh của Dòng Chúa Cứu Thế với một vị tướng ngành Công an, phái đoàn của vị tướng cũng bất ngờ có mặt trước giờ lễ khánh thành tu viện, không ai biết giữa hai người đã trao đổi gì với nhau, chỉ thấy cả hai cùng cười và bắt tay có vẻ thân mật. Sau lễ khánh thành, trước khi bước vào hàng đoàn rước để tham dự thánh lễ đồng tế, người ta còn thấy linh mục đắc cử giám tỉnh quay lại bắt tay từ giã phái đoàn một cách rất lịch sự.
Trong lá thư phản bác công văn của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội do Giáo xứ Thái Hà trả lời vừa phát đi trên mạng, linh mục Bề Trên Trịnh Ngọc Hiên đã chỉ ra những điểm ngược nhau về nội dung giữa các công văn của các cấp chính quyền và những ngược nhau giữa những lời hứa của một số vị lãnh đạo với những việc làm cụ thể tại hiện trường. Những điều xem ra có vẻ ngược nhau này được dư luận giải thích rằng chính quyền lúng túng trong cách xử lý, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là cách giải quyết thường tình của Nhà Nước, một mặt tỏ thái độ hòa hoãn, một mặt áp dụng các biện pháp mạnh để tiêu diệt phản kháng, hay có người nhớ lại lời của vị Thủ Tướng cũ “trên bảo dưới không nghe!”, để minh họa cho ý kiến này, người ta còn kể lại rằng, trước mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sau khi nghe vị Giám Mục Hưng Hóa trình bày về vấn đề chính quyền ba tỉnh phía tây bắc không công nhận tôn giáo tại địa phương của họ, ông Chủ Tịch Nước đã ra lệnh cho Trưởng ban Tôn Giáo nghiên cứu và giải quyết vấn đề, từ đó đến nay, tình hình không thay đổi, lễ Giáng Sinh vừa rồi hình như tình hình lại căng thẳng hơn khi vị linh mục của Giáo phận lên dâng lễ Giáng Sinh bị bắt giữ.
Những nguyên cớ nào gây ra những vụ việc hôm nay ?
Trước hết đó là kết quả của một chính sách không có tự do tín ngưỡng. Từ nhiều năm nay, khi tiến hành các cuộc cách mạng, Nhà Nước Việt Nam đã áp dụng một chính sách phân biệt đối xử với các tôn giáo. Đã có thời gian các ngành học rất nhân bản như ngành Sư phạm và ngành Y không nhận sinh viên có lý lịch tôn giáo, các nhân viên có lý lịch tôn giáo không được bố trí vào các vị trí lãnh đạo cho dẫu có khả năng,.. . Vừa qua, chấp hành chính sách của Nhà Nước, vị Hồng Y Tổng Giám Mục Saigon đã chỉ đạo tất cả các giáo xứ trong Giáo phận làm thủ tục kê khai để xin giấy “quyền sử dụng đất”, một điều về lãnh vực đất đai đã có từ rất lâu rồi đối với mọi người thì nay mới tiến hành cho nhà thờ và chùa chiền ! Nghĩa bấy lâu nay Nhà Nước trên lãnh vực hành chính không công nhận nhà thờ chùa chiền có quyền sử dụng đất. Khi tiến hành các thủ tục, hầu hết đều bị tắc lại vì không nhà thờ nào mà sau năm 1975 không bị Nhà Nứơc lấy đất, tệ hại hơn có những trường hợp đã bán và chia chác hết tài sản này. Lần dở về những năm 1978, năm tu viện lớn của Giáo Hội tại Thủ Đức bị “phát hiện” ra là “có ý đồ phản động”, Nhà Nước đã sử dụng lực lượng công an vũ trang chiếm đóng trong tu viện và lần lượt giải tán 5 tu viện, các linh mục tu sĩ ngậm ngùi rời bỏ tu viện ra đi như những kẻ tội đồ, cho đến giờ phút này không tu viện nào có một mảnh giấy hay quyết định trưng thu của Nhà Nước cả, các tu viện đã bị lấy trong tình trạng như vậy,.. .
Đó là vài nét về vấn đề tôn giáo trong quá khứ. Nhà Nước Việt Nam đã tiến hành cuộc cải cách đổi mới, nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ, Nhà Nước đã sửa sai chính sách “Cải cách ruộng đất”, đã sửa sai cuộc “Cách mạng văn hóa”, đã sửa sai cuộc “Cải tạo tư sản”,.. . Nhưng chính sách tôn giáo vẫn “trước sau như một”, có đổi thay chăng là đổi thay cách xử lý vấn đề. Như một chiếc lò xo bị ép hết cỡ của nó, chỉ cần một lực tác động làm thay đổi sức ép ( đến bất cứ từ chiều nào ), chiếc lò xo sẽ bung ngược chiều lại.
Lực tác động đã được đặt vào chiều ngược với lực ép. Nhà Nước đã gần như bất lực với tệ nạn tham nhũng, xã hội băng họai, giáo dục, đạo đức bị phá sản. Như lời của vị Thủ Tướng bộc bạch “Các vu việc tham nhũng hoàn toàn do nhân dân và báo chí phát hiện, các cơ quan nhà nước không hề phát hiện ra, các vụ thanh tra còn làm giảm nhẹ đi nữa!”, Hằng ngày trên báo chí phơi bày các vụ tham nhũng, hối lộ, những tội ác hoành hành trong xã hội, những ứng xử tàn ác với người nghèo, người bị bỏ rơi.
Nhà Nước mở cửa, cùng với giòng chảy quốc tế, người dân Việt có dịp ra nước ngoài tiếp xúc học hỏi nhiều, hoặc tiếp cận được với những ứng xử văn minh nên cách nhìn nhận và cách đặt vấn đề đã khác. Một số đông các du học sinh đã trở về từ các nước tiến bộ, hiện nay họ đang có mặt trong nhiều ngóc ngách của xã hội, trình dộ của họ đã khác và cách ứng xử của họ cũng khác.
Tất cả đã đổi và đổi rất nhiều, người đi xa thành phố vài ngày trở về đã không nhận ra được phố phường của mình nữa. Một chính sách “trước sau như một” là một chính sách lạc điệu giữa xã hội Việt Nam, cần phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và đổi mới cách ứng xử.
Tìm hiểu Thông điệp của TGM Ngô Quang Kiệt
Ls Trân Lê Nguyên
07:39 18/01/2008
TÌM HIỂU THÔNG ĐIỆP CỦA TGM NGÔ QUANG KIỆT
Từ nhiều tuần nay các cơ quan truyền thông từ báo chí, đài phát thanh, truyền hình trên thế giới đều liện tục nói đến, đăng tải,bình luận, phỏng vấn về những tin tức liện quan đến những cuộc tụ họp cầu nguyện và hát thánh ca của tu sĩ và giáo dân Hà Nội tại khu bất động sản số 42 Phố Nhà Chung và khu đất thuộc giáo xứ Thái Hà để yêu cầu chính quyên trả lại giáo phận để dùng vào việc tôn giáo.
Các buổi cầu nguyện của tu sĩ và giáo dân từng ngày đã lan rộng trên khắp thế giới từ Hoa Kỳ, Canada sang Pháp, Đức,Ý,Úc, Đaị Hàn, Philippine...Hiện nay, một phong trào đang rầm rộ phát động gửi thỉnh nguyện thư cho các Dân Biểu, Nghị Sĩ, Hôị Đồng Giám Mục của các quốc gia nói trên nhằm ủng hộ nguyện vọng chính đáng của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Điểu nổi bật nhất là từ hơn 50 năm nay, lần đầu tiên có sự xuất hiện một vị Tổng Giám Mục nhập cuộc chính thức đòi Nhà Nước Việt Nam thực thi Luật Pháp và Công Lý. Vị Tổng Giám Mục đó là Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, vị thế cao nhất Giáo Phận Hà Nội sau khi Hồng Y Phạm Đình Tụng về hưu.
Qua việc dấn thân này, chúng tôi thử tìm hiểu thông điệp của Ngài từ những lời phát biểu và hành động cụ thể của Ngài để ít nhiều soi sáng cho mọi người hiểu hơn và có hành động tích cực tùy theo khả năng, vị thế của mổi người trong cộng đồng Việt Nam, đặc biệt là các viên chức chính quyền có trách nhiệm giải quyết vụ việc.
A- Thông Điệp 1: Hoà Bình phải gắn liền với Công lý.
Trong bài giảng thánh lễ mùa Giáng Sinh 2007, trong Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội: Ngài đã giải thích và xác quyết, trước hàng ngàn giáo dân tham dự rằng hoà bình đích thực mà Chúa muốn là thứ Hoà Bình Công Lý trong đó mọi người sống an vui hài hòa và mọi quyền căn bản của người dân được tôn trọng.
Ngài nhấn mạnh tới chữ Công Lý. Điều này không phải ngẫu nhiên bởi vì trong bối cảnh hiện nay của đất nước việt Nam:
Vây thông điệp Hoà Bình Công Lý của TGM Ngô Quang Kiệt là lời mời gọi tất cả mọi người có chức quyền và đặc biệt chính quyền các cấp hãy thực thi công lý thì mới có hòa bình bền vững: một ngừơi cho tất cả và tật cả cho một người. Các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ họ làm được điều này.
B- Thông Điệp 2:Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu
Đây là đất của Tổng Giáo Phân Hà Nội chứ không phải của Tây hay Tầu.
Câu tuyên bố ngắn gọn của Ngài đầy ý nghĩa trong bối cảnh dân khiếu kiện biểu tình đòi lại quyền sở hữu đất đai nhà cửa bị cơ quan nhà nước, viên chức tham nhũng chiếm đoạt bất công cũng như trường hợp chiếm đất của Giáo Phận Hà Nội: yêu cầu phải trả lại cho ngừơi chủ đích thực, chỉ có vậy. Thật rõ ràng và đơn giản, không có gì là khó hiểu cả! Quyền sở hữu được Hiến Pháp và luật Pháp Việt Nam công nhận và luật quốc tế coi là một quyền quan trọng dính liền với nhân quyền, không thể tách rới được nên phải được bảo vệ.
Cụm từ chứ không phải của Tây hay Tầu trong câu nói trên của TGM bề ngoài xem ra có vẻ thừa, không cần thiết, NHƯNG theo chúng tôi hiểu rằng trong bối cảnh đúng thời điểm các thanh niên sinh viên, ký giả, nghệ sĩ xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm hai Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, lại có một ý nghĩa thật quan trọng đặc biệt: Ngài nhắc nhở toàn dân phải nhất trí đòi lại đất bị Trung Quốc chiếm bất hợp pháp.
Nhất là phía Nhà Nước Cộng Sản VN: Đất có chủ phải trả lại chủ (ám chỉ Chính quyền Hà Nội phải trả lại cho Giáo Phận Hà Nội), và đất của Việt Nam phải trả lại Việt Nam, không phải của Tầu ( ám chỉ Chính Phủ Trung Quốc phải trả lại Việt Nam, vì Tây thì đã bị đuổi rối).
Vậy, việc dùng hai từ Tây,Tầu không phải là thừa hay vô nghĩa. Mỗi việc, mỗi hành động phải hiểu trong bối cảnh của nó mới tìm ra ý nghĩa đầy đủ đích thực của câu nói hay hành động.
C- Thông Điệp 3: đừng sợ hãi đổi mới trong tư duy và hành động
Thực vậy trong bài giảng thánh lễ trong dịp khánh thành nhà nguyện mới Giáo Xứ Thaí Hà Dòng Chúa Cứu Thế: Ngài nói: các môn đệ đã theo Chúa và trở nên những con người mới.. bỏ đi những suy tư cũ kĩ, các hành xử cũ kĩ, các phương pháp cũ kĩ.. . mà sống cho công lý, chứng nhân cho sự thật, dám đổ máu cho công lý nên đã biến đổi thế giới...Ngài dùng biểu tượng ngôi nhà nguyện mới: không còn phải sống chui rúc... không còn sợ chuyện nọ chuyện kia, không còn sợ lúc nào bị trục xuất.. . và Ngài nhắn nhủ mối người chúng ta cũng phải trở nên những con người mới biết từ bỏ tư lợi, ích kỉ, cá nhân, an phận mà phải trở nên những con người mới vì lợi ích chung, không phải chỉ cho một giáo xứ, một giáo hội, một xã hội mà cho cả đất nước...
Những lời giảng trên đây có tính cách thuần túy tôn giáo lúc chúa Jê-Su bắt đầu đi giảng đạo, chấm dứt Thời Cựu Ức và bắt đầu thời Tân Ước và ngôi nhà nguyện mới khánh thành cũng chỉ là cơ sở vật chất nhưng theo cảm nhận của chúng tôi Ngài đã cho chúng ta một thông điệp rỏ ràng: mỗi người không phân biệt công giáo hay không công giáo, trong chính quyền hay ngoài chính quyền: phải mạnh dạn đứng lên thay đổi mới tư duy và hành động hợp thời đaị mới để mang lại phúc lợi cho toàn thể xã hội và đất nước.
D- Hành động dấn thân của TGM Ngô Quang Kiệt
Ngày 12/2008 TGM Ngô Quang Kiệt đã đích thân hướng dẫn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tới khu bất động sản tọa lạc tại số 42 Nhà Chung thuộc quyền sở hữu không thể tranh cãi của Giáo Phận Hà Nội.
Ngài đưa cánh tay lên cao tầm mắt của Thủ Tướng chỉ thẳng vào khu nhà (đại khái): đây là khu Tòa Khâm Sứ cũ trong quần thể Toà Giám Mục Hà Nội, đã bị xây một tường ngăn cách bởi cơ quan chính quyền quận Hoàn Kiếm và họ cho thuê làm thương mại: từ mở vũ trường, mở tiệm phở, bãi đậu xe...chúng tôi bức xức thấy việc làm không văn hoá, mất mỹ quan và không chính đáng, yêu cầu được trảlại để xử dụng vào việc tôn giáo.
Không nghe thấy ông Thủ Tướng nói gì, chỉ thấy nét mặt ông thay đổi,có lẻ phần vì ngỡ ngàng khi lần đâu tiên thấy hàng ngàn giáo dân tu sĩ xuống đường cầu nguyện đông như thế bao quanh, phần khác có lẽ ưu tư vế an ninh chăng, lý do là cuộc viếng thăm bất ngờ chỉ có vài viên chức tháp tùng!
Đây là đất của Toà Giám Mục Hà Nội không phải đất của Tây Tầu gì cả.
Hơn nữa, chúng tôi còn cảm nhận câu nói trên: Đất của giáo phận Hà Nội hãy trả lại cho Giáo phận, không phải của Tây, cũng không phải của Tầu. Có chăng là phần đất, phần biển đã bị nhượng bởi các chính quyền Cộng Sản trước đây và các đảo mà Tầu đẵ chiếm hay cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã công nhận cho họ: Đấy! các ông phải đòi lại đi! Đừng phản bội Tiền nhân đã chống lại họ, máu đã chẩy thành sông, xương đã chất thành núi để giữ toàn vẹn lãnh thổ và lưu lại cho chúng ta tới ngày nay.
Bàn tay giơ cao ngang tâm mắt của Thủ Tướng và chỉ thẳng váo miếng đất của TGM như một truyền lệnh, một thông điệp dứt khoát chỉ hướng đi tới của Chính Quyền Việt Nam: đừng để mất thêm nữa và phải đòi laị tất cả cái đã mất.
Hãy công bố ngay cho toàn dân biết các bản đồ các phần đất, phần biển, đảo đính kèm các hiệp ước đã ký kết. Tại sao mọi việc quan trọng như thế phải lén lút ký và che giấu nhân dân!
Các ông đừng sợ phải thay đổi mới cách tư duy và hành động để trở thành những con người mới hợp với thời đại mới...
Các ông đã tiêu phí thời giờ qúa nhiều của dân tộc rồi!
E- Cách Hành xử bao dung, chừng mực nhưng dứt khoát của TGM
Tất cả mọi người ngay cả chính quyền theo dõi các cuộc xuống đường tụ họp cầu nguyện của các tu sĩ và giao dân Hà Nội đều công nhận trật tự, nghiêm trang, hoà bình: không một lời hô hoán, không một biểu ngữ đòi đất hay chống chính quyền
Họ chỉ thấy một rừng người tay cầm nến thắp sáng lúc thì cầu kinh, lúc thi cất tiếng hát ngọt ngào trẩm bổng tạo nên một cảnh sống động hùng vĩ trang nghiêm.
Tất cả sự việc trên diễn biến tốt đẹp là do tính thần hiệp thông, liên đới với vị chủ chăn của họ TGM Ngô Quang Kiệt. Chính Ngài, các đây hơn một năm khi xẩy ra vụ hàng trăm giáo dân biểu tình có nguy cơ bạo động để phản đối cán bộ đâp phá tượng Đức Mẹ trên núi Đồng Đinh, Ninh Bình, đã yêu cầu giáo dân chấm dứt, sau khi chính quyền đã tỏ thiện chí sửa chữa và đặt lại bức tượng.
Ngài luôn giữ thái độ bao dung,chừng mực không vượt qúa vụ việc như các giáo dân đòi buộc chính quyền Ninh Bình phải xin lỗi mới chiụ, nhưng Ngài nói như thế đủ rồi. Tất cả mọi người răm rắp nghe theo tiếng Người Chủ Chăn chấm dứt biểu tình.
Cũng chính việc yêu cầu chấm dứt biều tình này mà có một số người Việt hải ngoại đã không hài lòng và mỉa mai, chỉ trích Ngài.
Một sự kiện khác cũng cho thấy Ngài rất thông cảm và rộng lượng là vụ Ngài cho xây cất một số nhà mới cho bà con chiếm đất bất hợp pháp của Giáo sứ Thái Hà để họ di dời đi nơi khác.
Mới đây nhất, là văn thư thiếu văn hóa của bà Phó Chủ Tich Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội đặt điều vụ cáo, bóp méo sự thật và còn đe dọa xử phạt. Ngài đả tỏ ra rất trầm tĩnh và độ lượng không một lời trách móc, trả đũa như thói đời thường thấy.
Hãy đọc bức thư của Linh Mục xứ Thái Hà, Linh Mục Thư Ký Toà TGM, thư của Giám Mục Sang, bài viết của Trần Lê Nguyên về vài nhận xét về văn thư của Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội thì thấy trình độ của Bà Phó Chủ Tịch và cách làm việc vô trách nhiệm, thiếu công minh của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội như thế nào.
Kết luận: Vụ việc chỉ có thể giải quyết công bằng và hợp lý giữa những con người thành tâm thiện chí, hù họa vũ lực không giải quyết được gì ngoài việc tạo nên trận bão lửa mà hậu quả tàn phá không lường trước được. Giờ đây, mồi lửa bỏng đang nóng cháy trong tay Chính quyền Cộng Sản Việt Nam.
Từ nhiều tuần nay các cơ quan truyền thông từ báo chí, đài phát thanh, truyền hình trên thế giới đều liện tục nói đến, đăng tải,bình luận, phỏng vấn về những tin tức liện quan đến những cuộc tụ họp cầu nguyện và hát thánh ca của tu sĩ và giáo dân Hà Nội tại khu bất động sản số 42 Phố Nhà Chung và khu đất thuộc giáo xứ Thái Hà để yêu cầu chính quyên trả lại giáo phận để dùng vào việc tôn giáo.
Các buổi cầu nguyện của tu sĩ và giáo dân từng ngày đã lan rộng trên khắp thế giới từ Hoa Kỳ, Canada sang Pháp, Đức,Ý,Úc, Đaị Hàn, Philippine...Hiện nay, một phong trào đang rầm rộ phát động gửi thỉnh nguyện thư cho các Dân Biểu, Nghị Sĩ, Hôị Đồng Giám Mục của các quốc gia nói trên nhằm ủng hộ nguyện vọng chính đáng của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Điểu nổi bật nhất là từ hơn 50 năm nay, lần đầu tiên có sự xuất hiện một vị Tổng Giám Mục nhập cuộc chính thức đòi Nhà Nước Việt Nam thực thi Luật Pháp và Công Lý. Vị Tổng Giám Mục đó là Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, vị thế cao nhất Giáo Phận Hà Nội sau khi Hồng Y Phạm Đình Tụng về hưu.
Qua việc dấn thân này, chúng tôi thử tìm hiểu thông điệp của Ngài từ những lời phát biểu và hành động cụ thể của Ngài để ít nhiều soi sáng cho mọi người hiểu hơn và có hành động tích cực tùy theo khả năng, vị thế của mổi người trong cộng đồng Việt Nam, đặc biệt là các viên chức chính quyền có trách nhiệm giải quyết vụ việc.
A- Thông Điệp 1: Hoà Bình phải gắn liền với Công lý.
Trong bài giảng thánh lễ mùa Giáng Sinh 2007, trong Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội: Ngài đã giải thích và xác quyết, trước hàng ngàn giáo dân tham dự rằng hoà bình đích thực mà Chúa muốn là thứ Hoà Bình Công Lý trong đó mọi người sống an vui hài hòa và mọi quyền căn bản của người dân được tôn trọng.
Ngài nhấn mạnh tới chữ Công Lý. Điều này không phải ngẫu nhiên bởi vì trong bối cảnh hiện nay của đất nước việt Nam:
- - Dân khiếu kiện về oan ức đất đai nhà cửa khắp nơi kéo về Thủ Đô Hà Nôi cũng như thành phố Hồ Chí Minh nhiều tháng và nhiều lần đến nối chính quyền phải giải tán bằng sức mạnh và phải cho dời đi các trụ sở tiếp dân ra xa thành phố;
- - chế độ lao động bóc lột không đủ sống của ngừơi công nhân, các vụ xỉ nhục nhân phẩm, các công đòan thì bênh chủ nhân thay vì bảo vệ họ;
- - Các bất công chồng chất khác trong xã hội quá sức chiụ đựng của người dân gây nên các cuộc đình công lớn trong các xí nghiệp lớn của Đại Hàn, Đài Loan..;
- - Những người công giáo bị coi là loại công dân hạng hai không được tuyển dụng vào các ngành như công an, hàng không, ngành kiểm sát nhân dân (công tố tòa án)...;
- - Các đảng viên Đảng Cộng Sản đựơc trả lương hàng tháng dù không làm gì hay có chức vụ nào thiết thực có ích lợi trong khi toàn dân phải đóng thuế.
- - Mới đây chính phủ có biện pháp giúp bảo hiểm sức khoẻ cho các cựu kháng chiến, các người có công với cách mạng.. như vậy là loại bỏ các thành phân khác của xã hội, coi họ là công dân hạng hai trong khi Hiến Pháp công nhận mọi người đều bình đẳng trước Pháp Luật và được đôí xử công bằng và bình đẳng;
- - Các việt kiều bị đối xứ phân biệt vì chính quyền nghi kỵ, không tin họ, làm mất đi sự đóng góp lớn lao và quan trọng cho việt bảo vệ và phát triển đất nước;
- - Luân thường đạo lý xã hội xuống cấp thê thảm chưa từng có trong lịch sử: các vụ buôn phụ nữ trẻ em qua biên giới làm nô lệ tình dục; nô lệ tình dục dưới chiêu bài lấy chồng ngoại quốc, hà hiếp lao đông xất khẩu..;
- - Thạm nhũng lan tràn trong mọi ngành, trong mọi giai tầng xã hội từ trung ương tói địa phương. Nhiều người than là ngày nay cả nước lừa bịp nhau mà sống;
- - Một giai cấp mới có tên goị là tư bản đỏ giầu kếch xụ do đầu cơ trái phép đất đai bất động sản, do móc ngoặc do mua bán thông tín Thị trườngg Chứng Khoán.
- - Ngươi dân thường thí bị xử ép theo pháp luật còn các viên chức có quyền lại hành xử theo luật rừng; Người dân không còn biết kêu ai, ai giải quyết;
- - Dân chúng, hoc sinh sinh viên muốn tỏ tình yêu nước chống Trung Quốc chiếm đất đai, biển đảo của Tổ quốc cũng bị cấm đoán;
- - Các vụ bắt bớ và xử án bất công không đúng Pháp Luật quốc nội cũng như Pháp Luật Quốc Tế như các vụ bịt miệng kết án cha Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân và hàng trăm vụ khác;
Vây thông điệp Hoà Bình Công Lý của TGM Ngô Quang Kiệt là lời mời gọi tất cả mọi người có chức quyền và đặc biệt chính quyền các cấp hãy thực thi công lý thì mới có hòa bình bền vững: một ngừơi cho tất cả và tật cả cho một người. Các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ họ làm được điều này.
B- Thông Điệp 2:Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu
Đây là đất của Tổng Giáo Phân Hà Nội chứ không phải của Tây hay Tầu.
Câu tuyên bố ngắn gọn của Ngài đầy ý nghĩa trong bối cảnh dân khiếu kiện biểu tình đòi lại quyền sở hữu đất đai nhà cửa bị cơ quan nhà nước, viên chức tham nhũng chiếm đoạt bất công cũng như trường hợp chiếm đất của Giáo Phận Hà Nội: yêu cầu phải trả lại cho ngừơi chủ đích thực, chỉ có vậy. Thật rõ ràng và đơn giản, không có gì là khó hiểu cả! Quyền sở hữu được Hiến Pháp và luật Pháp Việt Nam công nhận và luật quốc tế coi là một quyền quan trọng dính liền với nhân quyền, không thể tách rới được nên phải được bảo vệ.
Cụm từ chứ không phải của Tây hay Tầu trong câu nói trên của TGM bề ngoài xem ra có vẻ thừa, không cần thiết, NHƯNG theo chúng tôi hiểu rằng trong bối cảnh đúng thời điểm các thanh niên sinh viên, ký giả, nghệ sĩ xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm hai Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, lại có một ý nghĩa thật quan trọng đặc biệt: Ngài nhắc nhở toàn dân phải nhất trí đòi lại đất bị Trung Quốc chiếm bất hợp pháp.
Nhất là phía Nhà Nước Cộng Sản VN: Đất có chủ phải trả lại chủ (ám chỉ Chính quyền Hà Nội phải trả lại cho Giáo Phận Hà Nội), và đất của Việt Nam phải trả lại Việt Nam, không phải của Tầu ( ám chỉ Chính Phủ Trung Quốc phải trả lại Việt Nam, vì Tây thì đã bị đuổi rối).
Vậy, việc dùng hai từ Tây,Tầu không phải là thừa hay vô nghĩa. Mỗi việc, mỗi hành động phải hiểu trong bối cảnh của nó mới tìm ra ý nghĩa đầy đủ đích thực của câu nói hay hành động.
C- Thông Điệp 3: đừng sợ hãi đổi mới trong tư duy và hành động
Thực vậy trong bài giảng thánh lễ trong dịp khánh thành nhà nguyện mới Giáo Xứ Thaí Hà Dòng Chúa Cứu Thế: Ngài nói: các môn đệ đã theo Chúa và trở nên những con người mới.. bỏ đi những suy tư cũ kĩ, các hành xử cũ kĩ, các phương pháp cũ kĩ.. . mà sống cho công lý, chứng nhân cho sự thật, dám đổ máu cho công lý nên đã biến đổi thế giới...Ngài dùng biểu tượng ngôi nhà nguyện mới: không còn phải sống chui rúc... không còn sợ chuyện nọ chuyện kia, không còn sợ lúc nào bị trục xuất.. . và Ngài nhắn nhủ mối người chúng ta cũng phải trở nên những con người mới biết từ bỏ tư lợi, ích kỉ, cá nhân, an phận mà phải trở nên những con người mới vì lợi ích chung, không phải chỉ cho một giáo xứ, một giáo hội, một xã hội mà cho cả đất nước...
Những lời giảng trên đây có tính cách thuần túy tôn giáo lúc chúa Jê-Su bắt đầu đi giảng đạo, chấm dứt Thời Cựu Ức và bắt đầu thời Tân Ước và ngôi nhà nguyện mới khánh thành cũng chỉ là cơ sở vật chất nhưng theo cảm nhận của chúng tôi Ngài đã cho chúng ta một thông điệp rỏ ràng: mỗi người không phân biệt công giáo hay không công giáo, trong chính quyền hay ngoài chính quyền: phải mạnh dạn đứng lên thay đổi mới tư duy và hành động hợp thời đaị mới để mang lại phúc lợi cho toàn thể xã hội và đất nước.
D- Hành động dấn thân của TGM Ngô Quang Kiệt
Ngày 12/2008 TGM Ngô Quang Kiệt đã đích thân hướng dẫn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tới khu bất động sản tọa lạc tại số 42 Nhà Chung thuộc quyền sở hữu không thể tranh cãi của Giáo Phận Hà Nội.
Ngài đưa cánh tay lên cao tầm mắt của Thủ Tướng chỉ thẳng vào khu nhà (đại khái): đây là khu Tòa Khâm Sứ cũ trong quần thể Toà Giám Mục Hà Nội, đã bị xây một tường ngăn cách bởi cơ quan chính quyền quận Hoàn Kiếm và họ cho thuê làm thương mại: từ mở vũ trường, mở tiệm phở, bãi đậu xe...chúng tôi bức xức thấy việc làm không văn hoá, mất mỹ quan và không chính đáng, yêu cầu được trảlại để xử dụng vào việc tôn giáo.
Không nghe thấy ông Thủ Tướng nói gì, chỉ thấy nét mặt ông thay đổi,có lẻ phần vì ngỡ ngàng khi lần đâu tiên thấy hàng ngàn giáo dân tu sĩ xuống đường cầu nguyện đông như thế bao quanh, phần khác có lẽ ưu tư vế an ninh chăng, lý do là cuộc viếng thăm bất ngờ chỉ có vài viên chức tháp tùng!
Đây là đất của Toà Giám Mục Hà Nội không phải đất của Tây Tầu gì cả.
Hơn nữa, chúng tôi còn cảm nhận câu nói trên: Đất của giáo phận Hà Nội hãy trả lại cho Giáo phận, không phải của Tây, cũng không phải của Tầu. Có chăng là phần đất, phần biển đã bị nhượng bởi các chính quyền Cộng Sản trước đây và các đảo mà Tầu đẵ chiếm hay cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã công nhận cho họ: Đấy! các ông phải đòi lại đi! Đừng phản bội Tiền nhân đã chống lại họ, máu đã chẩy thành sông, xương đã chất thành núi để giữ toàn vẹn lãnh thổ và lưu lại cho chúng ta tới ngày nay.
Bàn tay giơ cao ngang tâm mắt của Thủ Tướng và chỉ thẳng váo miếng đất của TGM như một truyền lệnh, một thông điệp dứt khoát chỉ hướng đi tới của Chính Quyền Việt Nam: đừng để mất thêm nữa và phải đòi laị tất cả cái đã mất.
Hãy công bố ngay cho toàn dân biết các bản đồ các phần đất, phần biển, đảo đính kèm các hiệp ước đã ký kết. Tại sao mọi việc quan trọng như thế phải lén lút ký và che giấu nhân dân!
Các ông đừng sợ phải thay đổi mới cách tư duy và hành động để trở thành những con người mới hợp với thời đại mới...
Các ông đã tiêu phí thời giờ qúa nhiều của dân tộc rồi!
E- Cách Hành xử bao dung, chừng mực nhưng dứt khoát của TGM
Tất cả mọi người ngay cả chính quyền theo dõi các cuộc xuống đường tụ họp cầu nguyện của các tu sĩ và giao dân Hà Nội đều công nhận trật tự, nghiêm trang, hoà bình: không một lời hô hoán, không một biểu ngữ đòi đất hay chống chính quyền
Họ chỉ thấy một rừng người tay cầm nến thắp sáng lúc thì cầu kinh, lúc thi cất tiếng hát ngọt ngào trẩm bổng tạo nên một cảnh sống động hùng vĩ trang nghiêm.
Tất cả sự việc trên diễn biến tốt đẹp là do tính thần hiệp thông, liên đới với vị chủ chăn của họ TGM Ngô Quang Kiệt. Chính Ngài, các đây hơn một năm khi xẩy ra vụ hàng trăm giáo dân biểu tình có nguy cơ bạo động để phản đối cán bộ đâp phá tượng Đức Mẹ trên núi Đồng Đinh, Ninh Bình, đã yêu cầu giáo dân chấm dứt, sau khi chính quyền đã tỏ thiện chí sửa chữa và đặt lại bức tượng.
Ngài luôn giữ thái độ bao dung,chừng mực không vượt qúa vụ việc như các giáo dân đòi buộc chính quyền Ninh Bình phải xin lỗi mới chiụ, nhưng Ngài nói như thế đủ rồi. Tất cả mọi người răm rắp nghe theo tiếng Người Chủ Chăn chấm dứt biểu tình.
Cũng chính việc yêu cầu chấm dứt biều tình này mà có một số người Việt hải ngoại đã không hài lòng và mỉa mai, chỉ trích Ngài.
Một sự kiện khác cũng cho thấy Ngài rất thông cảm và rộng lượng là vụ Ngài cho xây cất một số nhà mới cho bà con chiếm đất bất hợp pháp của Giáo sứ Thái Hà để họ di dời đi nơi khác.
Mới đây nhất, là văn thư thiếu văn hóa của bà Phó Chủ Tich Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội đặt điều vụ cáo, bóp méo sự thật và còn đe dọa xử phạt. Ngài đả tỏ ra rất trầm tĩnh và độ lượng không một lời trách móc, trả đũa như thói đời thường thấy.
Hãy đọc bức thư của Linh Mục xứ Thái Hà, Linh Mục Thư Ký Toà TGM, thư của Giám Mục Sang, bài viết của Trần Lê Nguyên về vài nhận xét về văn thư của Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội thì thấy trình độ của Bà Phó Chủ Tịch và cách làm việc vô trách nhiệm, thiếu công minh của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội như thế nào.
Kết luận: Vụ việc chỉ có thể giải quyết công bằng và hợp lý giữa những con người thành tâm thiện chí, hù họa vũ lực không giải quyết được gì ngoài việc tạo nên trận bão lửa mà hậu quả tàn phá không lường trước được. Giờ đây, mồi lửa bỏng đang nóng cháy trong tay Chính quyền Cộng Sản Việt Nam.
Thư của LM Giám Tỉnh DCCT Việt Nam gửi anh chị em giáo dân Thái Hà , Hà Nội
LM. Giuse Cao Đình Trị
12:25 18/01/2008
Thư gởi Anh Chị Em giáo dân Thái Hà
Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
DCCT Sài-gòn, ngày 18.1.2008
Kính thưa anh chị em,
Lời đầu thư, tôi nguyện xin Chúa là Cha nhân từ chúc lành cho anh chị em. Xin ơn can đảm, ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn yêu mến, ơn kính sợ Thiên Chúa và ơn bền đỗ hằng ở cùng anh chị em.
Qua các phương tiện truyền thông, tôi được biết anh chị em vẫn kiên trì thắp sáng niềm tin của mình, gìn giữ lời nguyện cầu và duy trì lòng tin yêu phó thác cho Thiên Chúa. Bất chấp giá lạnh của mùa đông rét mướt, bất chấp những khó khăn do lòng dạ của con người gây ra, anh chị em vẫn thủy chung với Hội Thánh.
Tôi và các anh em tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế luôn hiệp ý cầu nguyện với anh chị em và cho anh chị em. Lòng quảng đại và hy sinh của anh chị em có Chúa thấu hiểu và Chúa sẽ không bao giờ chịu thua lòng quảng đại của chúng ta. Tôi tin rằng Chúa là Đấng nhân từ vô cùng sẽ trả công bội hậu cho anh chị em.
Xin anh chị em hãy cẩn thận giữ gìn sức khỏe, chú ý đến những vấn đề vệ sinh tối thiểu và đặc biệt đừng coi thường các biện pháp an toàn.
Xin Chúa ở cùng anh chị em, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp và Thánh Tổ Phụ An Phong.
Chân tình trong Đức Kitô Cứu Thế.
Lm. Giuse Cao Đình Trị
Bề Trên Giám Tỉnh DCCT
Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
DCCT Sài-gòn, ngày 18.1.2008
Kính thưa anh chị em,
Lời đầu thư, tôi nguyện xin Chúa là Cha nhân từ chúc lành cho anh chị em. Xin ơn can đảm, ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn yêu mến, ơn kính sợ Thiên Chúa và ơn bền đỗ hằng ở cùng anh chị em.
Qua các phương tiện truyền thông, tôi được biết anh chị em vẫn kiên trì thắp sáng niềm tin của mình, gìn giữ lời nguyện cầu và duy trì lòng tin yêu phó thác cho Thiên Chúa. Bất chấp giá lạnh của mùa đông rét mướt, bất chấp những khó khăn do lòng dạ của con người gây ra, anh chị em vẫn thủy chung với Hội Thánh.
Tôi và các anh em tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế luôn hiệp ý cầu nguyện với anh chị em và cho anh chị em. Lòng quảng đại và hy sinh của anh chị em có Chúa thấu hiểu và Chúa sẽ không bao giờ chịu thua lòng quảng đại của chúng ta. Tôi tin rằng Chúa là Đấng nhân từ vô cùng sẽ trả công bội hậu cho anh chị em.
Xin anh chị em hãy cẩn thận giữ gìn sức khỏe, chú ý đến những vấn đề vệ sinh tối thiểu và đặc biệt đừng coi thường các biện pháp an toàn.
Xin Chúa ở cùng anh chị em, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp và Thánh Tổ Phụ An Phong.
Chân tình trong Đức Kitô Cứu Thế.
Lm. Giuse Cao Đình Trị
Bề Trên Giám Tỉnh DCCT
Ý kiến độc giả: Vụ cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ: Tương lai sẽ đi tới đâu?
Quốc Bình
12:31 18/01/2008
Vụ cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ: Tương lai sẽ đi tới đâu?
Vụ cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ diễn ra cho đến nay vừa tròn một tháng. Trước nguyện vọng chính đáng của bà con giáo dân, cuối cùng thì chính phủ và chính quyền thành phố Hà nội cũng đã vào cuộc qua việc viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; qua cuộc gặp gỡ giữa chính phủ với vị đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam và qua văn thư của bà Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội gửi Đức cha Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội. Qua đó người ta có thể đọc ra cách giải quyết được áp dụng theo kiểu « vừa đánh vừa xoa ».
Trước hết, văn thư của bà Ngô Thị Thanh Hằng chứa đựng đầy những lên án và răn đe dành cho Tòa Giám Mục Hà Nội và giáo xứ Thái hà. Bên cạnh đó cũng là sự kể lể ơn huệ mà chính quyền thành phố đã ban cho Giáo hội việt Nam nói chung và Tổng Giáo phận Hà nội nói riêng trong những năm vừa qua. Sự lên án tập trung vào việc làm mật trật tự tới giao thông công cộng, lợi dụng tự do tôn giáo để khuấy động giáo dân, và sự vi phạm đến các quy định về tôn giáo. Đặc biệt là đã để cho « kẻ xấu » lợi dụng để xuyên tạc chính quyền.
Không biết bà Hằng nói đến « kẻ xấu » ở đây là ai ? Có phải họ là những cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông trên thế giới đã đề cập đến sự thật của vấn đề này như đài phát thanh Vatican, Hãng thông tấn Pháp AFP, và các hãng thông tấn Công giáo khác ? vv… Những người nói sự thật chỉ ra những khuyết điểm để cho đương sự sửa chữa thì không thể gọi là kẻ xấu được. Một người bạn tốt là người chỉ ra cho tôi những khuyết điểm, và người bạn xấu là kẻ nịnh hót tôi bằng những lời đường mật. Ngoài ra, bà Hằng không hề nói đến nguyên nhân của vấn đề như là để phủ nhận định luật nhân quả « không có lửa thì làm sao có khói ».
Chuyển sang hướng giải quyết thứ hai cũng không thấy khả quan. Theo tin hành lang như lời nhận định của đức cha Thái Bình có cuộc gặp gỡ giữa chính phủ và Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Qua đó, chính phủ sẵng sàng trả lại Tòa Khâm Sứ, Học Viện Giáo Hoàng cũng như đất đai của Trung Tâm Hành Hương La Vang, nhưng với điều kiện là chấm dứt việc cầu nguyện đòi đất tại các địa phương khác. Tuy nhiên đây chỉ là tin vỉa hè vì không một bên nào chính thức công bố. Nếu đó là sự thật, thì điều đó hoàn toàn vượt ra khỏi phạm vi của Đức Cha Chủ tịch, nhưng lại tùy thuộc sâu sắc vào các giám mục và giáo dân tại địa phương có những bức xúc về đất đai bị chiếm dụng.
Chính vì thế, không thể đồng hóa việc giải quyết một vài vụ tượng trưng tại một số địa danh nêu trên như là đã xong các khúc mắc từ trước đến nay về đất đai của giáo hội đã bị chiếm dụng. Đó chỉ là cách giải quyết từ ngọn ngành chứ chưa phải từ gốc gác. Thiết tưởng chính phủ nên thiết lập ủy ban để giải quyết vấn đề. Sau khi chính quyền thành công thì đã có những chính sách đãi ngộ những người đóng góp công sức cho chính quyền, chẳng hạn chính sách đền ơn đáp nghĩa với các gia đình có công với cách mạng, với các gia đình thương binh liệt sỹ… Thì tại sao lại không có chính sách đãi ngộ với các cơ sở tôn giáo đã cho nhà nước « mượn » trước đây trong việc phục vụ lợi ích chung ?
Thiết nghĩ việc né tránh vấn đề như trên đổ cho dưới và dưới đổ cho trên, dưới nói rằng điều đó vượt quá quyền hạn của mình, hay là kiểu nói quanh co như trên chưa có chủ trương hoàn trả, phía trên thì nói rằng đã nói rồi và phía dưới không nghe thì không còn thuyết phục được lòng dân nữa. Rồi việc giải quyết mang tính trước mắt cũng không phải là giải pháp tối ưu. Theo như nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội người giáo dân bây giờ đã trưởng thành. Chính vì lẽ đó không thể áp dụng kiểu vừa đánh lại vừa xoa như người bố người mẹ thường dùng đối với con nít. Những răn đe với người trưởng thành thì chẳng có gì làm cho họ phải sợ sệt, trái lại những lời xoa dịu thì họ cũng có đủ lý trí để phân tích điều hơn lẽ thiệt. Đã đến lúc phải đưa ra tiếng nói chính thức về các tài sản của Giáo Hội bị chiếm dụng với lý do tại sao lại bị chiếm dụng, mục đích sử dụng trong việc chiếm dụng, rồi nữa thời hạn chiếm dụng là trong bao lâu.
Vụ cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ diễn ra cho đến nay vừa tròn một tháng. Trước nguyện vọng chính đáng của bà con giáo dân, cuối cùng thì chính phủ và chính quyền thành phố Hà nội cũng đã vào cuộc qua việc viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; qua cuộc gặp gỡ giữa chính phủ với vị đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam và qua văn thư của bà Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội gửi Đức cha Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội. Qua đó người ta có thể đọc ra cách giải quyết được áp dụng theo kiểu « vừa đánh vừa xoa ».
Trước hết, văn thư của bà Ngô Thị Thanh Hằng chứa đựng đầy những lên án và răn đe dành cho Tòa Giám Mục Hà Nội và giáo xứ Thái hà. Bên cạnh đó cũng là sự kể lể ơn huệ mà chính quyền thành phố đã ban cho Giáo hội việt Nam nói chung và Tổng Giáo phận Hà nội nói riêng trong những năm vừa qua. Sự lên án tập trung vào việc làm mật trật tự tới giao thông công cộng, lợi dụng tự do tôn giáo để khuấy động giáo dân, và sự vi phạm đến các quy định về tôn giáo. Đặc biệt là đã để cho « kẻ xấu » lợi dụng để xuyên tạc chính quyền.
Không biết bà Hằng nói đến « kẻ xấu » ở đây là ai ? Có phải họ là những cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông trên thế giới đã đề cập đến sự thật của vấn đề này như đài phát thanh Vatican, Hãng thông tấn Pháp AFP, và các hãng thông tấn Công giáo khác ? vv… Những người nói sự thật chỉ ra những khuyết điểm để cho đương sự sửa chữa thì không thể gọi là kẻ xấu được. Một người bạn tốt là người chỉ ra cho tôi những khuyết điểm, và người bạn xấu là kẻ nịnh hót tôi bằng những lời đường mật. Ngoài ra, bà Hằng không hề nói đến nguyên nhân của vấn đề như là để phủ nhận định luật nhân quả « không có lửa thì làm sao có khói ».
Chuyển sang hướng giải quyết thứ hai cũng không thấy khả quan. Theo tin hành lang như lời nhận định của đức cha Thái Bình có cuộc gặp gỡ giữa chính phủ và Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Qua đó, chính phủ sẵng sàng trả lại Tòa Khâm Sứ, Học Viện Giáo Hoàng cũng như đất đai của Trung Tâm Hành Hương La Vang, nhưng với điều kiện là chấm dứt việc cầu nguyện đòi đất tại các địa phương khác. Tuy nhiên đây chỉ là tin vỉa hè vì không một bên nào chính thức công bố. Nếu đó là sự thật, thì điều đó hoàn toàn vượt ra khỏi phạm vi của Đức Cha Chủ tịch, nhưng lại tùy thuộc sâu sắc vào các giám mục và giáo dân tại địa phương có những bức xúc về đất đai bị chiếm dụng.
Chính vì thế, không thể đồng hóa việc giải quyết một vài vụ tượng trưng tại một số địa danh nêu trên như là đã xong các khúc mắc từ trước đến nay về đất đai của giáo hội đã bị chiếm dụng. Đó chỉ là cách giải quyết từ ngọn ngành chứ chưa phải từ gốc gác. Thiết tưởng chính phủ nên thiết lập ủy ban để giải quyết vấn đề. Sau khi chính quyền thành công thì đã có những chính sách đãi ngộ những người đóng góp công sức cho chính quyền, chẳng hạn chính sách đền ơn đáp nghĩa với các gia đình có công với cách mạng, với các gia đình thương binh liệt sỹ… Thì tại sao lại không có chính sách đãi ngộ với các cơ sở tôn giáo đã cho nhà nước « mượn » trước đây trong việc phục vụ lợi ích chung ?
Thiết nghĩ việc né tránh vấn đề như trên đổ cho dưới và dưới đổ cho trên, dưới nói rằng điều đó vượt quá quyền hạn của mình, hay là kiểu nói quanh co như trên chưa có chủ trương hoàn trả, phía trên thì nói rằng đã nói rồi và phía dưới không nghe thì không còn thuyết phục được lòng dân nữa. Rồi việc giải quyết mang tính trước mắt cũng không phải là giải pháp tối ưu. Theo như nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội người giáo dân bây giờ đã trưởng thành. Chính vì lẽ đó không thể áp dụng kiểu vừa đánh lại vừa xoa như người bố người mẹ thường dùng đối với con nít. Những răn đe với người trưởng thành thì chẳng có gì làm cho họ phải sợ sệt, trái lại những lời xoa dịu thì họ cũng có đủ lý trí để phân tích điều hơn lẽ thiệt. Đã đến lúc phải đưa ra tiếng nói chính thức về các tài sản của Giáo Hội bị chiếm dụng với lý do tại sao lại bị chiếm dụng, mục đích sử dụng trong việc chiếm dụng, rồi nữa thời hạn chiếm dụng là trong bao lâu.
Nhìn về Hà nội - Thái hà khi đọc báo tin tức hằng ngày: ''từ thật đến... ảo''
Hà Long
12:48 18/01/2008
Ý kiến độc giả:
Nhìn về Hà nội - Thái hà khi đọc báo tin tức hằng ngày: „từ thật đến... ảo“
Tôi vẫn thường đùa, mỗi ngày phải viết thành một tiểu thuyết mới đủ “chuyển tải” hết chuyện được đăng trên báo chí, nhất là trong các báo điện tử Việtnam. Cho dù đã loại trừ tất cả các loại tin khác, mà chỉ giữ lại duy nhất nguồn tin trị nước, giữ nước người đọc cũng không thể khai thác hết được: vì phong phú, vì đa dạng, vì mỗi địa phương là 1 „cộng hòa nhân dân Việtnam biệt lập“ có 1 ông vua con ngự trị, vì họ là „bố mẹ dân“ hoặc là „đèn trời soi xét“…
Điều nổi bật, hay nhất và tin loan nhanh nhất trên các Trang Tin Tức trên mạng ở Việt Nam đều là các vụ bê bối của nước ngoài. Qua cách viết ta nhận ra được những ngòi viết Việtnam ngồi bên cạnh ly cà phê hoặc dịch tin nước ngoài, hoặc tự chế, dung dung tự đắc: ngoài Việtnam ra thì tụi bay đều là những bọn chẳng thương dân thương nước.
Ví dụ điển hình nêu các tin xấu đều liên quan đến các bộ mặt quan trọng của thế giới:
- Tân tổng thống Hàn Quốc bị điều tra gian lận: Tòa án hiến pháp Hàn Quốc hôm nay bác bỏ kiến nghị hủy điều tra tổng thống mới đắc cử Lee Myung-Bak về những cáo buộc gian lận trên thị trường chứng khoán. Quyết định của tòa án mở đường cho ủy ban đặc biệt làm rõ cáo buộc thao túng giá cả trên thị trường chứng khoán vào năm 2001 đối với ông Lee. Phán quyết trên của tòa được đưa ra sau khi một nhóm 6 người, trong đó có em trai của ông Lee và các cộng sự, kiến nghị rằng cuộc điều tra đó là vi phạm hiến pháp.
- Tòa án dân sự Indonesia Xét xử tội tham nhũng của ông Suharto: ngày 15-1, phiên tòa dân sự xét xử tội tham nhũng đối với cựu Tổng thống Indonesia Suharto vẫn được tiến hành tại Tòa Sơ thẩm quận Nam Jakarta, bất chấp tình trạng sức khỏe nguy kịch của ông. Chính phủ Indonesia đã chính thức truy tố ông Suharto vì tội tham nhũng từ ngày 3-8-2000. Sau đó, Văn phòng Tổng chưởng lý đã hủy bỏ mọi cáo buộc tham nhũng đối với ông Suharto vì lý do ông tuổi cao, sức yếu, máu trong cơ thể ông đã bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, các công tố viên đang tìm cách thu hồi số tiền khoảng 1,5 tỷ USD mà ông Suharto tham ô thông qua vụ kiện dân sự.
- Bộ trưởng Y tế Malaysia xin lỗi và từ chức về vụ băng hình sex: Bộ trưởng Y tế Malaysia Chua Soi Lek vừa thừa nhận ông là người đàn ông trong hai cuốn băng DVD đã được phát tán rộng rãi quay cảnh một đôi nam nữ đang quan hệ tình dục.
- Mất chức quan vì đám ma to: Một quan chức Trung Quốc vừa bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng Cộng sản vì đã tổ chức đám tang quá xa hoa cho mẹ. Tờ China Daily cho biết là ông Xie Pingfa, quan chức tỉnh Quảng Đông, đã vi phạm những điều lệ của Đảng Cộng sản về "tính kỷ luật và sự chính trực". Tháng 11/2007, Xie Pingfa tổ chức một đám tang với hơn 1.000 người tham dự, trong đó có 8 quan chức và nhiều nhân viên dưới quyền. Ông và gia đình đã thuê một đội kèm đám gồm 20 thành viên để chơi trong suốt đám và chuẩn bị gần 100 mâm cơm cho những người tham gia. Không dừng ở đó, Xie Pingfa còn nhận tiền từ khách đến viếng. Đám ma đình đám này gây xôn xao dư luận địa phương. Cuối tuần trước, ủy ban kiểm tra kỷ luật Đảng tỉnh Quảng Đông quyết định cách chức và khai trừ Xie vì những việc ông làm gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
- Ngoại trưởng Honduras mất chức vì say rượu lái xe: Ngoại trưởng Honduras Milton Jimenez vừa phải từ chức và xin lỗi công khai, sau vụ ông bị bắt khi lái xe trong tình trạng có hơi men và va chạm với cảnh sát. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao của quốc gia vùng Trung Mỹ bị bắt hôm chủ nhật vừa qua, sau khi ông bị phát hiện say xỉn lái xe. Trong một cuộc họp báo sau đó, ông buộc tội cảnh sát đã dùng vũ lực quá đáng đối với mình, trong đó có hành động đấm đá. "Tôi đã mắc sai lầm vì lái xe trong lúc say rượu", ông Jimenez thừa nhận trong cuộc họp tuyên bố từ chức. Chính trị gia này là một phụ tá thân cận của Tổng thống Honduras Manuel Zelaya.
- Chuyến đi “đại bại” của ông Bush: Khi Tổng thống Mỹ Bush kết thúc chuyến công du 8 ngày Trung Đông, thậm chí những người được cho là “bạn ruột” của ông cũng thấy hoài nghi hơn bao giờ hết về khả năng Mỹ mang lại hòa bình cho nơi đây. Hầu như không ai bất ngờ về thái độ của những “đối thủ lớn” của Mỹ ở Trung Đông khi ông Bush có chuyến công du kéo dài 8 ngày ở đây.
- Bộ trưởng Tư pháp Italia Clemente Mastella xin từ chức: hôm 16/1 đã đệ đơn xin từ chức sau khi nhà chức trách bắt đầu cuộc điều tra tham nhũng có liên quan đến vợ ông. Hãng thông tấn ANSA sau đó đưa tin bản thân ông Mastella, 60 tuổi, cũng bị điều tra trong vụ bê bối trên. Theo ANSA, cuộc điều tra liên quan tới hơn 20 người. Vợ ông Mastella, bà Lonardo Mastella - một quan chức cấp cao trong chính quyền vùng Campania, bị buộc tội dính đến tham nhũng trong hệ thống chăm sóc y tế ở thành phố Caserta, gần Naples. Vài giờ sau khi giới truyền thông Italia đưa tin cơ quan điều tra đã ra lệnh quản thúc vợ ông, Bộ trưởng Mastella tuyên bố trước quốc hội: "Tôi thú nhận mình thất bại. Tôi sẽ từ chức để trở nên tự do hơn theo quan điểm cá nhân và chính trị của mình. Tôi sẽ từ chức vì giữa tình yêu gia đình và tình yêu chính trị, tôi chọn cái đầu tiên".
...
Tuy biết thông tin trung thực là cốt lõi nền tảng của sự thật và của sự dân chủ tự do văn minh nơi xứ người, nhưng cho tin tức thôi cũng chưa đủ mà phải nhìn thấy cách hành xử rõ ràng và dứt khoát của những quan chức được mệnh danh là „bố mẹ dân“ hoặc „đèn trời soi xét”. Qua việc làm sai trái trực tiếp hoặc gián tiếp, lỗi lớn hoặc lỗi nhỏ những vị quan chức trên đã và đang bị luật pháp thưởng phạt công minh hoặc tự mình không còn cách nào hơn là phải danh chính ngôn thuận từ chức. Đọc kỹ càng các nguồn tin nước ngoài, ai đọc mới cảm nghiệm và thấy được luật pháp của họ rất nghiêm minh, lòng tự trọng của người cầm quyền được đặt lên cao. Ước mong các vị cầm quyền Việtnam của chúng ta học được một chút của họ thì cả nước sẽ vỗ tay ăn mừng.
Bây giờ quay lại các tin tức được đưa ra hằng ngày trong cuộc sống từ đất nước Việtnam để nhận ra các quan chức „bố mẹ dân“ hoặc „đèn trời soi xét” đang thương dân thương nước Việt như thế nào:
- Hơn 500 văn bản hành chính Nhà nước có “vấn đề” - Văn bản 'đá nhau', doanh nghiệp khổ. Văn bản luật vẫn 'vô tư' trái luật: (13/1/2008) văn phòng Chính phủ cho biết trong đợt kiểm tra các thủ tục, kỹ thuật trình bày văn bản năm 2007, cơ quan này đã phát hiện 548 văn bản hành chính từ các bộ, ngành, địa phương có sai sót về thể thức, chưa đúng với quy định. Theo kết quả kiểm tra, trong số 26 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có số văn bản sai quy định nhiều nhất với 50 văn bản. Tiếp đến là Bộ Xây dựng với 35 văn bản và Bộ Tư Pháp 30 văn bản.
- Việc ban hành các văn bản một cách tràn lan không theo nguyên tắc nào cũng diễn ra phổ biến ở nhiều bộ ngành và địa phương trong cả nước. Theo Cục trưởng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn, hiện nay, trình độ viết văn bản của các chuyên viên nhiều bộ ngành chưa cao, thậm chí là quá thấp so với yêu cầu. "Tôi đã đi kiểm tra gần hết các địa phương trong cả nước, kết quả cho thấy, có tới 60-70% văn bản sai về câu cú, chữ nghĩa. Nơi khá nhất cũng cũng phải 30-40% văn bản có vấn đề. Đó là chưa kể những trường hợp, văn bản của bộ này mâu thuẫn với văn bản của đơn vị khác, thậm chí "đá" ngay quy định vừa được ban hành trước đó không lâu", ông nói.
- Có nghị định đi ngược cả hiến pháp: Theo Ủy ban Pháp luật, nội dung một số văn bản hướng dẫn thi hành còn trái với hiến pháp. Đơn cử thông tư 02 ngày 13/1/2003 của Bộ Công an về hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đã quy định: "...Mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô hoặc xe gắn máy". Quy định này đã hạn chế quyền sở hữu của công dân, được quy định tại điều 58 Hiến pháp năm 1992, vi phạm khoản 1, điều 221 của Bộ luật hình sự là công dân có quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
- Nhiều sai phạm cũng được khen thưởng: ngày 13/1, Hội nghị giao ban xây dựng cơ bản, Bộ GTVT cho biết, năm 2007 có nhiều sai sót trong đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư. Với khâu chuẩn bị đầu tư, công tác khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi nhiều dự án làm chưa tốt dẫn đến nhiều dự án phải bổ sung điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần. Lựa chọn nhà thầu thi công bằng đấu thầu hạn chế, khâu chấm thầu, xét thầu còn nhiều sai sót, sai phạm, thiếu chính xác. Công tác tư vấn giám sát thực hiện trong quản lý chất lượng công trình thực hiện chưa tốt như: Bố trí cán bộ làm giám sát viên không đủ tiêu chuẩn, thay đổi nhiều trong quá trình giám sát chất lượng dự án, không tuân thủ các quy định về chất lượng vật liệu đầu vào khi thi công. Tuy nhiên, sai phạm được phát hiện nhưng khắc phục không khả quan. Thậm chí nhiều cá nhân, đơn vị sai phạm cũng được khen thưởng.
- Công chứng viên “lo thủ thế” làm dân lãnh đủ: (11/01/2008) do sợ phải chịu trách nhiệm, cơ quan công chứng hợp đồng về nhà đất tại TP.HCM đã "sáng tác" thêm các thủ tục không có trong qui định khi công chứng hợp đồng về nhà đất. Thông thường đối với nhà đất có giấy tờ hợp pháp như giấy đỏ, giấy hồng thì khi làm thủ tục công chứng hợp đồng, người dân chỉ cần xuất trình bản chính giấy chứng nhận và kèm thêm tờ khai lệ phí trước bạ là có thể hoàn tất hồ sơ. Nhưng thực tế từ khi thi hành Luật công chứng mới đến nay, nhiều công chứng viên (CCV) đã "sáng tác" thêm đòi người dân phải bổ sung bản vẽ nhà đất mới giải quyết hồ sơ. Thời gian qua, mỗi CCV hiểu và thi hành điều khoản này theo một cách khác nhau dẫn đến tình trạng người dân bị đòi hỏi phải làm thêm các thủ tục "không giống ai".
- Trên chuyển biến, dưới còn vòi vĩnh: (11/01/2008) bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã nhấn mạnh điều này khi đề cập vấn đề cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn TP tại hội nghị lần 10 ban chấp hành Đảng bộ TP khóa XIV sáng 10-1. Bí thư Thành ủy dẫn chứng chuyện đã từng nghe phản ảnh ở một số sở có "lệ" muốn vào gặp lãnh đạo phải lo lót từ người bảo vệ đến các cấp khác. Nếu không nhận được gì thì viện lý do lãnh đạo đi vắng, lần lữa không cho gặp, không cho tiếp. "Việc này có thể lãnh đạo đơn vị ấy không chỉ đạo nhưng không loại trừ khả năng biết nhưng làm ngơ nên còn tình trạng muốn vào gặp, muốn vào thăm phải có một cái gì đó mới qua được cổng thường trực", ông nói.
- Con đường tiền tỉ biến thành bãi rửa xe: (10/01/2008) 3 năm nay, cung đường dài 6km chạy dọc bờ sông Tô Lịch vẫn không thể thông suốt vì vướng nhà dân. Đáng lo ngại, đoạn đường từ dốc Bưởi đến Nguyễn Khánh Toàn chưa được thi công xong, nay đang bị một số đơn vị chiếm dụng làm gara sửa chữa ôtô và bãi rửa xe. Theo UBND quận Ba Đình, nguyên nhân chậm thi công thông đường là do vướng nhà của gia đình ông Nguyễn Quang Tinh ở số 1 đường Bưởi, phường Cống Vị. Quận Ba Đình đã bổ sung phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với gia đình ông Tinh thêm hơn 2,3 tỉ đồng nhưng chưa được gia đình chấp nhận, do vậy tiến độ giải phóng mặt bằng vẫn giậm chân tại chỗ.
- Dân kiệt quệ vì lệnh cấm - Chính quyền làm sai, dân chịu: (11/01/2008) Hơn sáu năm nay, cuộc sống của gần 350 hộ dân tổ 13B - 13C - 15B phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) điêu đứng vì UBND quận qui định cấm xây dựng, chuyển nhượng đất quanh khu vực hồ Hạ Đình để... chờ dự án. Hàng trăm trường hợp có đất không được cấp "sổ đỏ”, không được cấp phép xây dựng (CPXD), nhà lụp xụp không được cải tạo sửa chữa... Trên con đường dẫn qua các tổ 13B - 13C - 15B, phường Hạ Đình (Thanh Xuân), cả trăm lô đất bỏ hoang và những dãy nhà cấp bốn lụp xụp, tranh tre nứa lá. Những dãy nhà này gọi là nhà chỉ để cho oai, thực chất nó giống như khu bếp tập thể. Bước vào trong, mạng nhện và bồ hóng bám đầy trần nhà. Người dân nơi đây lý giải: quá trình vừa ở, vừa đun nấu chung trong diện tích hơn 10m2 đã tạo ra những căn hộ đen như than cháy dở. Theo ông Ngô Quốc Kỳ, nguồn gốc đất của các hộ dân đang sử dụng tại khu vực quanh hồ Hạ Đình được TP cấp giãn dân từ những năm 1993. Một phần diện tích được UBND xã Khương Đình (trước kia) chia giãn dân, người dân đóng tiền có phiếu thu, nhưng quận Thanh Xuân nhất mực khẳng định do đất cấp sai vị trí nên không cấp sổ đỏ. Bao nhiêu năm qua, người dân có đất mặc dù không được xây dựng vẫn đều đặn đóng thuế đất nhưng không được hưởng quyền lợi gì. "Sai của chính quyền thì chính quyền phải sửa nhưng ở đây người dân phải gánh chịu tất", ông Kỳ chua chát nói.
- Tham nhũng chủ nghĩa cá nhân đang tàn phá con người: “Suy thoái đạo đức, lối sống là nguyên nhân làm nảy sinh lãng phí, tham nhũng, nhũng nhiễu dân và tình hình diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn, có tính tổ chức chặt chẽ, móc nối chằng chịt để trục lợi” - ông Vũ Quốc Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận diện về tình trạng tham nhũng tràn lan hiện nay. Trong phần tham luận trình bày ông Hùng khẳng định, suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên có xu hướng gia tăng cả về số lượng và phạm vi, trước kia chỉ diễn ra ở cán bộ đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thì nay xảy ra trong tất cả các ngành các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa… “Mức độ ngày càng tăng, nếu trước kia chỉ là “ăn cắp vặt”, “bớt xén” mang tính chất đơn lẻ thì nay diễn ra với nhiều thủ đoạn, có tính tổ chức chặt chẽ, móc nối chằng chịt trên dưới, trong ngoài để trục lợi như: thông đồng, chia chác giữa các bên trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, mua sắm vật tư, thiết bị, hàng hóa, đấu thầu và chỉ định thầu, phân phối dự án, hoàn thuế giá trị gia tăng, cấp phát vốn, nhận lối lộ trong điều tra, truy tố, xét xử; “ra giá” trong việc cung cấp thông tin bí mật và trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ… Căn bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân cũng được ông Hùng chỉ rõ, đó là 5 kiểu “chạy”: “Chạy” chức khi bầu cử; “chạy” quyền khi bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ; “chạy” chỗ, tìm chỗ “thơm”, chỗ “ngon”, chỗ kiếm được nhiều lợi; “chạy” lợi khi phân chia ngân sách, xét duyệt dự án đầu tư, giao thầu, tính thuế, xét duyệt đề tài nghiên cứu...; “chạy” tội cho bản thân, người thân, thậm chí còn có dư luận “chạy tuổi” để được đề bạt, được vào cấp ủy, kéo dài thời gian công tác để được “bổng lộc”.
- Hàng ngàn hécta đất ở huyện Trảng Bom bốc hơi: (12/01/2008) từ việc buông lỏng quản lý của chính quyền huyện Trảng Bom (Đồng Nai), đã dẫn đến tình trạng vô chủ đối với 2.415 ha đất rừng khiến cán bộ, nhân viên của Xí nghiệp nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ và các hộ dân tự do bao chiếm. Qua số liệu của Hạt Kiểm lâm huyện Trảng Bom cung cấp cho Thanh tra Chính phủ, cho thấy, trong quá trình quản lý, Xí nghiệp nguyên liệu giấy vùng Đông Nam Bộ đã gây thất thoát hàng ngàn hécta đất rừng. Cụ thể: Từ tháng 12/1999, Xí nghiệp này chỉ còn quản lý có 896,5 ha. Nghĩa là từ 1985 đến 1999, Xí nghiệp này đã làm “bốc hơi” hơn 1.500 ha đất rừng. Qua kiểm tra về việc quản lý đất trồng rừng theo Chương trình 327 (phủ xanh đất trống đồi trọc), cho thấy từ năm 1996 đến năm 2000, việc lấn chiếm, mua bán đất rừng của Lâm trường bằng giấy tay diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, với diện tích trên 47 ha đất rừng được Xí nghiệp nguyên liệu giấy vùng Đông Nam Bộ giao khoán cho 18 hộ dân trồng rừng, hiện một nửa số diện tích đất trên đã bị mua bán, chuyển nhượng hoặc đã được “phù phép” để chuyển đổi mục đích sử dụng. Như vậy, từ con số 2.415 ha đất giao cho Xí nghiệp giấy vùng Đông Nam Bộ quản lý, nay số đất trên chỉ còn lại 1/10.
- Năm 2007 gần 700 cán bộ dính án tham nhũng: (12/01/2008) con số này được đưa ra trong Hội nghị tổng kết năm 2007 của Thanh tra Chính phủ hôm qua 11/1/2008. Sang 2008, ngành thanh tra sẽ nhắm tới hoạt động thuế, cổ phần hoá doanh nghiệp, quản lý đất đai… Phó tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình cho biết, trong năm 2007, toàn ngành đã hoàn thành 14.000 cuộc thanh tra. Thanh tra đã phát hiện những vi phạm về tài chính, trị giá 8.000 tỷ đồng và hơn 1,2 triệu USD và gần 9.000ha đất.
- Phòng đình chỉ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở Đăk Nông, tuy nhiên Sở cho tiếp tục hoạt động: (11/01/2008) Phòng Tài nguyên - Môi trường (TNMT) huyện Cư Jút đã có văn bản đề nghị nhà máy chế biến mủ cao su của Cty TNHH Minh Nhật ngừng hoạt động, nhưng Sở TNMT lại cho phép nhà máy gây ô nhiễm thêm một thời gian nữa (!?). Nhà máy chế biến mủ cao su của Cty TNHH Minh Nhật chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, nhưng đã hoạt động từ nhiều tháng nay, khiến nhiều hộ dân tại thôn 5, xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút khốn đốn. Nhiều ao cá đã chết sạch vì nhiễm nước từ dòng suối này. Nguồn nước ngầm cũng ô nhiễm nghiêm trọng nên hàng chục hộ dân phải bỏ giếng, đi xin nước sinh hoạt từ cách đó 6 km. Mùi hôi thối còn bao trùm cả một khu vực dân cư rộng lớn.
- Xe công tấp nập trước nhà nguyên Bí thư Tỉnh ủy: (12/01/2008) Lúc 11 giờ ngày 11/1/2008, hàng chục xe công tấp nập đến nhà ông Trần Văn Vụ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng. Đó là các xe mang biển số 83D 0256, 83D 0214, 83D 0213, KK 1678, 83D 4444, 83D 0317, 83D 0263, 83D 0296… Những người dân ở phường 7 (TP Sóc Trăng) cho biết, những chiếc ô tô công đưa quan chức dự đám làm tuần 49 ngày thân mẫu ông Trần Văn Vụ. Trước đó, các quan chức và đại gia ở Sóc Trăng nhận được thư mời dự đám làm tuần này. Được biết, trước Tết Nguyên đán 2007, xe công cũng tấp nập đến nhà ông Vụ ăn tiệc tất niên và một số báo đã phản ánh.
- Khai nhận 71.000 USD nhưng vẫn không nhận tội: (15/01/2008) ngày 14/1, TAND tỉnh Khánh Hòa bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ nhận hối lộ tại Sở KH&ĐT Khánh Hòa, với 2 bị cáo: Phan Xuân Tùng, Nguyễn Trung Thành. Phan Xuân Tùng khai đã nhận 71.000 USD do Lee đưa, nhưng không nhận đã phạm tội “nhận hối lộ”. Phan Xuân Tùng là chuyên viên Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa bị truy tố về tội “nhận hối lộ”; Nguyễn Trung Thành, người phiên dịch cho đại diện của Cty TNHH Sky Resort tại Việt Nam là Lee Sang Hyeok (Lee) bị truy tố về tội “môi giới hối lộ”. Cáo trạng của VKSND Khánh Hòa cho biết, đầu tháng 8/2006, Tùng được giao giải quyết hồ sơ xin đầu tư tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh của Cty Sky Resort. Thông qua Nguyễn Trung Thành, Tùng đã đòi Lee phải chi tiền để giải quyết nhanh hồ sơ. Lee đã 6 lần đưa tiền cho Tùng sau mỗi lần có văn bản đồng ý cho thực hiện dự án của các cơ quan liên quan, tổng cộng 71.000 USD. Khi vụ việc bị phát hiện, Tùng đã trả lại Lee 60.000 USD, nộp cơ quan điều tra 10.000 USD... Phan Xuân Tùng khai đã nhận 71.000 USD do Lee đưa, nhưng không nhận đã phạm tội “nhận hối lộ”. Theo lời Tùng, anh ta không hề vòi vĩnh, Lee đưa tiền bồi dưỡng mà không nhờ vả gì, chỉ đề nghị giữ bí mật việc đưa tiền. Số tiền “bồi dưỡng” tới hơn 1,1 tỷ đồng, bị cáo nhận mà không áy náy? Trả lời câu hỏi này của thẩm phán chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Phước, Tùng vẫn cho rằng mình nhận tiền là không sai. Sau này, thấy số tiền Lee đưa quá lớn, cũng có ý trả nhưng lại nghĩ, trả lại tiền là thiếu tôn trọng tình cảm của nhà đầu tư dành cho mình!
- Suy dinh dưỡng ở trẻ em VN cao nhất thế giới: (18/01/2008) lần đầu tiên, các chuyên gia dinh dưỡng quốc tế và Việt Nam công bố chính thức Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) tại buổi công bố loạt ấn phẩm “The Lancet” - tạp chí y học quốc tế hàng đầu thế giới, ngày 17/1. Hà Nội là thành phố duy nhất ở châu Á, cùng với 6 TP khác trên thế giới được chọn cùng công bố loạt bài này do Việt Nam hiện là một điểm nóng của thế giới về SDD. Theo TS Jennifer Bryce - Trường ĐH Johns Hopkin Bloomberg, Việt Nam là một trong 20 quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của tình trạng SDD trẻ em. Số trẻ em SDD gầy còm cấp tính đã hạ thấp đáng kể, nhưng tỉ lệ thấp còi vẫn còn rất cao, chiếm 1/3. So với 2 thập kỷ trước, chiều cao của người Việt Nam trưởng thành tăng thêm trung bình 1,5cm.
- Một hiệu trưởng tiểu học dè bỉu „Nghèo mà cũng đòi đi học”: (11/1/ 2008) Bà Trần Thị Xinh, hiệu trưởng trường tiểu học Trung Ðô, thành phố Vinh nổi tiếng vì đã quát nhiều giáo viên khi họ làm đơn xin ban giám hiệu giảm mức học phí cho một số học sinh nghèo, hoàn cảnh thương tâm (cha mẹ cùng ở tù): “Nghèo mà cũng đòi đi học à?” Tháng 8 năm 2006, bà Trần Thị Xinh được điều về làm hiệu trưởng trường tiểu học Trung Ðô. Dù không dạy tiết nào nhưng bà Xinh vẫn chỉ đạo phát cho mình khoản trợ cấp có tính ưu đãi đối với những người trực tiếp tham gia giảng dạy là 35% tính trên tổng số lương/tháng. Bởi theo quy định, muốn được hưởng khoản trợ cấp có tính ưu đãi là 35% tính trên tổng số lương, hiệu trưởng phải dạy 70 tiết/năm, bà Xinh đã ép một số giáo viên chứng nhận bà có “đứng lớp”. Tuy nhiên học sinh các lớp mà bà Xinh cho rằng mình đã “giảng dạy” cùng khẳng định: “Cô hiệu trưởng không dạy chúng em tiết nào!”
- Lỗ hổng lớn trong giáo dục nhân cách: (17/01/2008) Mỗi ngày trôi qua, trên cả nước xảy ra hàng chục vụ đánh nhau, có vụ trả giá bằng mạng sống, chỉ vì những nguyên nhân rất nhỏ như va quệt xe... Trước thực trạng bạo lực đã đến mức đáng báo động toàn xã hội, chúng tôi đã trao đổi với Ts Tâm lý Vũ Gia Hiền - Giám Đốc Viện Khoa học Nghiên cứu các vấn đề xã hội nhằm giải mã căn nguyên sâu xa của vấn đề trên: „Bạo lực hiện nay như một khối thuốc nổ âm ỉ trong mọi mối quan hệ. Từ cha mẹ-con cái; vợ chồng, thầy trò; đồng nghiệp... mọi người dễ dàng gây gổ, đánh nhau thậm chí chém giết nhau chỉ vì một lý do rất vớ vẩn. Những hành động lỗ mãng thường xuyên xảy ra và xuất hiện với tần suất ngày một lớn không phải do ngẫu nhiên mà là hậu quả của quá trình dồn nén xã hội. Từ đứa trẻ mới bước chân vào trường đã chịu biết bao áp lực, nào là học thêm, nào là học ngoại ngữ, nhạc, hội họa... Thầy cô và cha mẹ đã ép trẻ học để đuổi kịp thời đại. Lớn lên đi làm phải đối diện với cạnh tranh, áp lực công việc, thất nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mọi người phải chịu sự thúc bách của thời gian, trong khi đó hệ thống hạ tầng cơ sở nước ta chưa ổn, nạn kẹt xe xảy ra triền miên. Trộm cắp, cướp giật luôn rình rập, lòng tin và lòng nhân ái giữa đồng loại bị mai một dần và trở nên vô cảm. Trong khi đó, giáo dục lại tạo ra khoảng cách và lỗ hổng quá lớn trong giáo dục nhân cách. Trong những năm qua, nước ta quan tâm giáo dục khoa học, kỹ thuật, kinh tế, công nghệ mà ít chú trọng đến giáo dục nhân văn.“
- Gần 20 % đối tượng nạo hút thai là trẻ vị thành niên: (12/01/2008) trong số 150 trẻ ở độ tuổi vị thành niên đến nạo hút thai tại Bệnh viện Hùng Vương từ ngày 2-5 đến 1-6-2007, có đến 17% trẻ cho rằng nạo hút thai là bình thường. Đó là con số thống kê trong nghiên cứu của cử nhân y khoa Lương Mỹ Loan, được đưa ra tại hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ lần 20 vừa tổ chức tại ĐH Y dược TP.HCM. Phần lớn đối tượng đến nạo hút thai là công nhân, học sinh sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chủ yếu ở trọ... Nghiên cứu này cho biết VN là nước đứng hàng thứ ba thế giới về tỉ lệ nạo hút thai với 1.500.000 ca mỗi năm, trong đó 20% đối tượng còn ở độ tuổi vị thành niên.
...
Khi đọc các tin tức trên qua các trang Dân Trí, Tiền phong, Vietnamnet, VnExpress, Tuổi Trẻ, Nhân Dân, Vnmedia SGGP… tôi chỉ việc làm copie và dùng y nguyên các tựa đề của họ. Nơi đây người viết không cần phải bình luận thêm vào vì tự bản chất các tin nội địa đã cho thấy hướng đi của Việtnam như thế nào, nhất là cách hành xử của người đang cầm quyền: Họ đang đặt quyền lợi của người dân, đất nước lên trên hoặc chỉ riêng cho cá nhân và băng đảng của họ?
Khi so sánh các tin tức cập nhật thế giới với bao nhiêu biến động được gây ra từ các quan chức và họ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp hoặc trước người dân - tức là sức mạnh lá phiếu bầu cho họ từng nhiệm kỳ - thì điều đấy là THẬT. Và từ chất thật này đảo vòng về Việtnam, như đúng như quay lại 180 độ trở thành ẢO. Ảo ở đây là từ guồng máy trung ương đến địa phương không còn nhân cách, hay đúng hơn là dối như cuội. Tất cả là vì túi tiền và gia sản kếch sù của họ. Tuy nhiên ai sống trong guồng máy cộng sản thì quá rõ ràng: mỗi khi thấp thế cô thân là họ bị trù dập ngay, có khi trở thành một vật tế thần cho đứa đểu khác sống.
Đúng một tháng vừa qua tại Hànội và Thái hà đã xảy ra biến cố chưa từng có từ nửa thế kỷ qua, tôi rất kính phục cách thế hành xứ của giáo quyền và giáo dân. Sức mạnh của của người Kitô là lời cầu nguyện và ánh sáng của ngọn nến trên đôi tay chính là Đức Kitô. Có lẽ Giáo hội Việtnam đang trưởng thành thật sự, tuy nghèo về vật chất nhưng rất giàu về lòng tin. Có thể từ lòng tin này Giáo hội sẽ hội đủ sức mạnh trong sự hòa giải và tha thứ cho những lỗi lầm của người gây ra tai ương hơn nửa thế kỷ qua.
Một vài nhận xét nho nhỏ cho những buổi cầu nguyện:
Cuối cùng một lời cho bà Ngô thị thanh Hằng: cha xứ Thái hà đã viết rất mộc mạc đơn sơ là có thể dùng vài đoạn văn của bà ta làm chuyện vui thế kỷ. Tôi chỉ thêm một chi tiết về cuộc thăm viếng Đức TGM Ngô quang Kiệt của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào sáng 30/12/2007. Sau cuộc gặp gỡ và trò chuyện, ĐTGM và thủ tướng đã sang thăm Toà Khâm Sứ và gặp gỡ mọi người còn đang cầu nguyện và ký tên vào đơn yêu cầu, trước sự chứng kiến của nhiều người. Thế thì bà phó chủ tịch này có mất trí nhớ không? Ông thủ tướng sẽ là tội phạm quốc gia của bà à?
Sáng nay ngồi đọc tin nhà nước Việt nam phân bua về vụ bị vu khống từ phía Trung quốc đổ lỗi cho tàu vũ trang của Việt Nam tấn công tàu cá Trung quốc thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng họp báo mềm mỏng: „Việt Nam kiên trì chủ trương hợp tác với phía Trung Quốc giải quyết mọi vụ việc phát sinh để duy trì hòa bình ổn định trên Vịnh Bắc Bộ vì lợi ích của nhân dân hai nước“. Biết rằng đó là cách nói của người thế yếu đối với giặc Tàu ngàn năm, tuy nhiên tư duy sống chung trong hòa bình này cũng nên được biểu hiệu trong tôn giáo và nhà nước. Có như vậy thì mới đạt được dân giàu nước mạnh và cái ảo sẽ trở thành thật.
(Một độc giả từ Đức)
Nhìn về Hà nội - Thái hà khi đọc báo tin tức hằng ngày: „từ thật đến... ảo“
Tôi vẫn thường đùa, mỗi ngày phải viết thành một tiểu thuyết mới đủ “chuyển tải” hết chuyện được đăng trên báo chí, nhất là trong các báo điện tử Việtnam. Cho dù đã loại trừ tất cả các loại tin khác, mà chỉ giữ lại duy nhất nguồn tin trị nước, giữ nước người đọc cũng không thể khai thác hết được: vì phong phú, vì đa dạng, vì mỗi địa phương là 1 „cộng hòa nhân dân Việtnam biệt lập“ có 1 ông vua con ngự trị, vì họ là „bố mẹ dân“ hoặc là „đèn trời soi xét“…
Điều nổi bật, hay nhất và tin loan nhanh nhất trên các Trang Tin Tức trên mạng ở Việt Nam đều là các vụ bê bối của nước ngoài. Qua cách viết ta nhận ra được những ngòi viết Việtnam ngồi bên cạnh ly cà phê hoặc dịch tin nước ngoài, hoặc tự chế, dung dung tự đắc: ngoài Việtnam ra thì tụi bay đều là những bọn chẳng thương dân thương nước.
Ví dụ điển hình nêu các tin xấu đều liên quan đến các bộ mặt quan trọng của thế giới:
- Tân tổng thống Hàn Quốc bị điều tra gian lận: Tòa án hiến pháp Hàn Quốc hôm nay bác bỏ kiến nghị hủy điều tra tổng thống mới đắc cử Lee Myung-Bak về những cáo buộc gian lận trên thị trường chứng khoán. Quyết định của tòa án mở đường cho ủy ban đặc biệt làm rõ cáo buộc thao túng giá cả trên thị trường chứng khoán vào năm 2001 đối với ông Lee. Phán quyết trên của tòa được đưa ra sau khi một nhóm 6 người, trong đó có em trai của ông Lee và các cộng sự, kiến nghị rằng cuộc điều tra đó là vi phạm hiến pháp.
- Tòa án dân sự Indonesia Xét xử tội tham nhũng của ông Suharto: ngày 15-1, phiên tòa dân sự xét xử tội tham nhũng đối với cựu Tổng thống Indonesia Suharto vẫn được tiến hành tại Tòa Sơ thẩm quận Nam Jakarta, bất chấp tình trạng sức khỏe nguy kịch của ông. Chính phủ Indonesia đã chính thức truy tố ông Suharto vì tội tham nhũng từ ngày 3-8-2000. Sau đó, Văn phòng Tổng chưởng lý đã hủy bỏ mọi cáo buộc tham nhũng đối với ông Suharto vì lý do ông tuổi cao, sức yếu, máu trong cơ thể ông đã bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, các công tố viên đang tìm cách thu hồi số tiền khoảng 1,5 tỷ USD mà ông Suharto tham ô thông qua vụ kiện dân sự.
- Bộ trưởng Y tế Malaysia xin lỗi và từ chức về vụ băng hình sex: Bộ trưởng Y tế Malaysia Chua Soi Lek vừa thừa nhận ông là người đàn ông trong hai cuốn băng DVD đã được phát tán rộng rãi quay cảnh một đôi nam nữ đang quan hệ tình dục.
- Mất chức quan vì đám ma to: Một quan chức Trung Quốc vừa bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng Cộng sản vì đã tổ chức đám tang quá xa hoa cho mẹ. Tờ China Daily cho biết là ông Xie Pingfa, quan chức tỉnh Quảng Đông, đã vi phạm những điều lệ của Đảng Cộng sản về "tính kỷ luật và sự chính trực". Tháng 11/2007, Xie Pingfa tổ chức một đám tang với hơn 1.000 người tham dự, trong đó có 8 quan chức và nhiều nhân viên dưới quyền. Ông và gia đình đã thuê một đội kèm đám gồm 20 thành viên để chơi trong suốt đám và chuẩn bị gần 100 mâm cơm cho những người tham gia. Không dừng ở đó, Xie Pingfa còn nhận tiền từ khách đến viếng. Đám ma đình đám này gây xôn xao dư luận địa phương. Cuối tuần trước, ủy ban kiểm tra kỷ luật Đảng tỉnh Quảng Đông quyết định cách chức và khai trừ Xie vì những việc ông làm gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
- Ngoại trưởng Honduras mất chức vì say rượu lái xe: Ngoại trưởng Honduras Milton Jimenez vừa phải từ chức và xin lỗi công khai, sau vụ ông bị bắt khi lái xe trong tình trạng có hơi men và va chạm với cảnh sát. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao của quốc gia vùng Trung Mỹ bị bắt hôm chủ nhật vừa qua, sau khi ông bị phát hiện say xỉn lái xe. Trong một cuộc họp báo sau đó, ông buộc tội cảnh sát đã dùng vũ lực quá đáng đối với mình, trong đó có hành động đấm đá. "Tôi đã mắc sai lầm vì lái xe trong lúc say rượu", ông Jimenez thừa nhận trong cuộc họp tuyên bố từ chức. Chính trị gia này là một phụ tá thân cận của Tổng thống Honduras Manuel Zelaya.
- Chuyến đi “đại bại” của ông Bush: Khi Tổng thống Mỹ Bush kết thúc chuyến công du 8 ngày Trung Đông, thậm chí những người được cho là “bạn ruột” của ông cũng thấy hoài nghi hơn bao giờ hết về khả năng Mỹ mang lại hòa bình cho nơi đây. Hầu như không ai bất ngờ về thái độ của những “đối thủ lớn” của Mỹ ở Trung Đông khi ông Bush có chuyến công du kéo dài 8 ngày ở đây.
- Bộ trưởng Tư pháp Italia Clemente Mastella xin từ chức: hôm 16/1 đã đệ đơn xin từ chức sau khi nhà chức trách bắt đầu cuộc điều tra tham nhũng có liên quan đến vợ ông. Hãng thông tấn ANSA sau đó đưa tin bản thân ông Mastella, 60 tuổi, cũng bị điều tra trong vụ bê bối trên. Theo ANSA, cuộc điều tra liên quan tới hơn 20 người. Vợ ông Mastella, bà Lonardo Mastella - một quan chức cấp cao trong chính quyền vùng Campania, bị buộc tội dính đến tham nhũng trong hệ thống chăm sóc y tế ở thành phố Caserta, gần Naples. Vài giờ sau khi giới truyền thông Italia đưa tin cơ quan điều tra đã ra lệnh quản thúc vợ ông, Bộ trưởng Mastella tuyên bố trước quốc hội: "Tôi thú nhận mình thất bại. Tôi sẽ từ chức để trở nên tự do hơn theo quan điểm cá nhân và chính trị của mình. Tôi sẽ từ chức vì giữa tình yêu gia đình và tình yêu chính trị, tôi chọn cái đầu tiên".
...
Tuy biết thông tin trung thực là cốt lõi nền tảng của sự thật và của sự dân chủ tự do văn minh nơi xứ người, nhưng cho tin tức thôi cũng chưa đủ mà phải nhìn thấy cách hành xử rõ ràng và dứt khoát của những quan chức được mệnh danh là „bố mẹ dân“ hoặc „đèn trời soi xét”. Qua việc làm sai trái trực tiếp hoặc gián tiếp, lỗi lớn hoặc lỗi nhỏ những vị quan chức trên đã và đang bị luật pháp thưởng phạt công minh hoặc tự mình không còn cách nào hơn là phải danh chính ngôn thuận từ chức. Đọc kỹ càng các nguồn tin nước ngoài, ai đọc mới cảm nghiệm và thấy được luật pháp của họ rất nghiêm minh, lòng tự trọng của người cầm quyền được đặt lên cao. Ước mong các vị cầm quyền Việtnam của chúng ta học được một chút của họ thì cả nước sẽ vỗ tay ăn mừng.
Bây giờ quay lại các tin tức được đưa ra hằng ngày trong cuộc sống từ đất nước Việtnam để nhận ra các quan chức „bố mẹ dân“ hoặc „đèn trời soi xét” đang thương dân thương nước Việt như thế nào:
- Hơn 500 văn bản hành chính Nhà nước có “vấn đề” - Văn bản 'đá nhau', doanh nghiệp khổ. Văn bản luật vẫn 'vô tư' trái luật: (13/1/2008) văn phòng Chính phủ cho biết trong đợt kiểm tra các thủ tục, kỹ thuật trình bày văn bản năm 2007, cơ quan này đã phát hiện 548 văn bản hành chính từ các bộ, ngành, địa phương có sai sót về thể thức, chưa đúng với quy định. Theo kết quả kiểm tra, trong số 26 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có số văn bản sai quy định nhiều nhất với 50 văn bản. Tiếp đến là Bộ Xây dựng với 35 văn bản và Bộ Tư Pháp 30 văn bản.
- Việc ban hành các văn bản một cách tràn lan không theo nguyên tắc nào cũng diễn ra phổ biến ở nhiều bộ ngành và địa phương trong cả nước. Theo Cục trưởng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn, hiện nay, trình độ viết văn bản của các chuyên viên nhiều bộ ngành chưa cao, thậm chí là quá thấp so với yêu cầu. "Tôi đã đi kiểm tra gần hết các địa phương trong cả nước, kết quả cho thấy, có tới 60-70% văn bản sai về câu cú, chữ nghĩa. Nơi khá nhất cũng cũng phải 30-40% văn bản có vấn đề. Đó là chưa kể những trường hợp, văn bản của bộ này mâu thuẫn với văn bản của đơn vị khác, thậm chí "đá" ngay quy định vừa được ban hành trước đó không lâu", ông nói.
- Có nghị định đi ngược cả hiến pháp: Theo Ủy ban Pháp luật, nội dung một số văn bản hướng dẫn thi hành còn trái với hiến pháp. Đơn cử thông tư 02 ngày 13/1/2003 của Bộ Công an về hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đã quy định: "...Mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô hoặc xe gắn máy". Quy định này đã hạn chế quyền sở hữu của công dân, được quy định tại điều 58 Hiến pháp năm 1992, vi phạm khoản 1, điều 221 của Bộ luật hình sự là công dân có quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
- Nhiều sai phạm cũng được khen thưởng: ngày 13/1, Hội nghị giao ban xây dựng cơ bản, Bộ GTVT cho biết, năm 2007 có nhiều sai sót trong đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư. Với khâu chuẩn bị đầu tư, công tác khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi nhiều dự án làm chưa tốt dẫn đến nhiều dự án phải bổ sung điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần. Lựa chọn nhà thầu thi công bằng đấu thầu hạn chế, khâu chấm thầu, xét thầu còn nhiều sai sót, sai phạm, thiếu chính xác. Công tác tư vấn giám sát thực hiện trong quản lý chất lượng công trình thực hiện chưa tốt như: Bố trí cán bộ làm giám sát viên không đủ tiêu chuẩn, thay đổi nhiều trong quá trình giám sát chất lượng dự án, không tuân thủ các quy định về chất lượng vật liệu đầu vào khi thi công. Tuy nhiên, sai phạm được phát hiện nhưng khắc phục không khả quan. Thậm chí nhiều cá nhân, đơn vị sai phạm cũng được khen thưởng.
- Công chứng viên “lo thủ thế” làm dân lãnh đủ: (11/01/2008) do sợ phải chịu trách nhiệm, cơ quan công chứng hợp đồng về nhà đất tại TP.HCM đã "sáng tác" thêm các thủ tục không có trong qui định khi công chứng hợp đồng về nhà đất. Thông thường đối với nhà đất có giấy tờ hợp pháp như giấy đỏ, giấy hồng thì khi làm thủ tục công chứng hợp đồng, người dân chỉ cần xuất trình bản chính giấy chứng nhận và kèm thêm tờ khai lệ phí trước bạ là có thể hoàn tất hồ sơ. Nhưng thực tế từ khi thi hành Luật công chứng mới đến nay, nhiều công chứng viên (CCV) đã "sáng tác" thêm đòi người dân phải bổ sung bản vẽ nhà đất mới giải quyết hồ sơ. Thời gian qua, mỗi CCV hiểu và thi hành điều khoản này theo một cách khác nhau dẫn đến tình trạng người dân bị đòi hỏi phải làm thêm các thủ tục "không giống ai".
- Trên chuyển biến, dưới còn vòi vĩnh: (11/01/2008) bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã nhấn mạnh điều này khi đề cập vấn đề cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn TP tại hội nghị lần 10 ban chấp hành Đảng bộ TP khóa XIV sáng 10-1. Bí thư Thành ủy dẫn chứng chuyện đã từng nghe phản ảnh ở một số sở có "lệ" muốn vào gặp lãnh đạo phải lo lót từ người bảo vệ đến các cấp khác. Nếu không nhận được gì thì viện lý do lãnh đạo đi vắng, lần lữa không cho gặp, không cho tiếp. "Việc này có thể lãnh đạo đơn vị ấy không chỉ đạo nhưng không loại trừ khả năng biết nhưng làm ngơ nên còn tình trạng muốn vào gặp, muốn vào thăm phải có một cái gì đó mới qua được cổng thường trực", ông nói.
- Con đường tiền tỉ biến thành bãi rửa xe: (10/01/2008) 3 năm nay, cung đường dài 6km chạy dọc bờ sông Tô Lịch vẫn không thể thông suốt vì vướng nhà dân. Đáng lo ngại, đoạn đường từ dốc Bưởi đến Nguyễn Khánh Toàn chưa được thi công xong, nay đang bị một số đơn vị chiếm dụng làm gara sửa chữa ôtô và bãi rửa xe. Theo UBND quận Ba Đình, nguyên nhân chậm thi công thông đường là do vướng nhà của gia đình ông Nguyễn Quang Tinh ở số 1 đường Bưởi, phường Cống Vị. Quận Ba Đình đã bổ sung phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với gia đình ông Tinh thêm hơn 2,3 tỉ đồng nhưng chưa được gia đình chấp nhận, do vậy tiến độ giải phóng mặt bằng vẫn giậm chân tại chỗ.
- Dân kiệt quệ vì lệnh cấm - Chính quyền làm sai, dân chịu: (11/01/2008) Hơn sáu năm nay, cuộc sống của gần 350 hộ dân tổ 13B - 13C - 15B phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) điêu đứng vì UBND quận qui định cấm xây dựng, chuyển nhượng đất quanh khu vực hồ Hạ Đình để... chờ dự án. Hàng trăm trường hợp có đất không được cấp "sổ đỏ”, không được cấp phép xây dựng (CPXD), nhà lụp xụp không được cải tạo sửa chữa... Trên con đường dẫn qua các tổ 13B - 13C - 15B, phường Hạ Đình (Thanh Xuân), cả trăm lô đất bỏ hoang và những dãy nhà cấp bốn lụp xụp, tranh tre nứa lá. Những dãy nhà này gọi là nhà chỉ để cho oai, thực chất nó giống như khu bếp tập thể. Bước vào trong, mạng nhện và bồ hóng bám đầy trần nhà. Người dân nơi đây lý giải: quá trình vừa ở, vừa đun nấu chung trong diện tích hơn 10m2 đã tạo ra những căn hộ đen như than cháy dở. Theo ông Ngô Quốc Kỳ, nguồn gốc đất của các hộ dân đang sử dụng tại khu vực quanh hồ Hạ Đình được TP cấp giãn dân từ những năm 1993. Một phần diện tích được UBND xã Khương Đình (trước kia) chia giãn dân, người dân đóng tiền có phiếu thu, nhưng quận Thanh Xuân nhất mực khẳng định do đất cấp sai vị trí nên không cấp sổ đỏ. Bao nhiêu năm qua, người dân có đất mặc dù không được xây dựng vẫn đều đặn đóng thuế đất nhưng không được hưởng quyền lợi gì. "Sai của chính quyền thì chính quyền phải sửa nhưng ở đây người dân phải gánh chịu tất", ông Kỳ chua chát nói.
- Tham nhũng chủ nghĩa cá nhân đang tàn phá con người: “Suy thoái đạo đức, lối sống là nguyên nhân làm nảy sinh lãng phí, tham nhũng, nhũng nhiễu dân và tình hình diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn, có tính tổ chức chặt chẽ, móc nối chằng chịt để trục lợi” - ông Vũ Quốc Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận diện về tình trạng tham nhũng tràn lan hiện nay. Trong phần tham luận trình bày ông Hùng khẳng định, suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên có xu hướng gia tăng cả về số lượng và phạm vi, trước kia chỉ diễn ra ở cán bộ đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thì nay xảy ra trong tất cả các ngành các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa… “Mức độ ngày càng tăng, nếu trước kia chỉ là “ăn cắp vặt”, “bớt xén” mang tính chất đơn lẻ thì nay diễn ra với nhiều thủ đoạn, có tính tổ chức chặt chẽ, móc nối chằng chịt trên dưới, trong ngoài để trục lợi như: thông đồng, chia chác giữa các bên trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, mua sắm vật tư, thiết bị, hàng hóa, đấu thầu và chỉ định thầu, phân phối dự án, hoàn thuế giá trị gia tăng, cấp phát vốn, nhận lối lộ trong điều tra, truy tố, xét xử; “ra giá” trong việc cung cấp thông tin bí mật và trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ… Căn bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân cũng được ông Hùng chỉ rõ, đó là 5 kiểu “chạy”: “Chạy” chức khi bầu cử; “chạy” quyền khi bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ; “chạy” chỗ, tìm chỗ “thơm”, chỗ “ngon”, chỗ kiếm được nhiều lợi; “chạy” lợi khi phân chia ngân sách, xét duyệt dự án đầu tư, giao thầu, tính thuế, xét duyệt đề tài nghiên cứu...; “chạy” tội cho bản thân, người thân, thậm chí còn có dư luận “chạy tuổi” để được đề bạt, được vào cấp ủy, kéo dài thời gian công tác để được “bổng lộc”.
- Hàng ngàn hécta đất ở huyện Trảng Bom bốc hơi: (12/01/2008) từ việc buông lỏng quản lý của chính quyền huyện Trảng Bom (Đồng Nai), đã dẫn đến tình trạng vô chủ đối với 2.415 ha đất rừng khiến cán bộ, nhân viên của Xí nghiệp nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ và các hộ dân tự do bao chiếm. Qua số liệu của Hạt Kiểm lâm huyện Trảng Bom cung cấp cho Thanh tra Chính phủ, cho thấy, trong quá trình quản lý, Xí nghiệp nguyên liệu giấy vùng Đông Nam Bộ đã gây thất thoát hàng ngàn hécta đất rừng. Cụ thể: Từ tháng 12/1999, Xí nghiệp này chỉ còn quản lý có 896,5 ha. Nghĩa là từ 1985 đến 1999, Xí nghiệp này đã làm “bốc hơi” hơn 1.500 ha đất rừng. Qua kiểm tra về việc quản lý đất trồng rừng theo Chương trình 327 (phủ xanh đất trống đồi trọc), cho thấy từ năm 1996 đến năm 2000, việc lấn chiếm, mua bán đất rừng của Lâm trường bằng giấy tay diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, với diện tích trên 47 ha đất rừng được Xí nghiệp nguyên liệu giấy vùng Đông Nam Bộ giao khoán cho 18 hộ dân trồng rừng, hiện một nửa số diện tích đất trên đã bị mua bán, chuyển nhượng hoặc đã được “phù phép” để chuyển đổi mục đích sử dụng. Như vậy, từ con số 2.415 ha đất giao cho Xí nghiệp giấy vùng Đông Nam Bộ quản lý, nay số đất trên chỉ còn lại 1/10.
- Năm 2007 gần 700 cán bộ dính án tham nhũng: (12/01/2008) con số này được đưa ra trong Hội nghị tổng kết năm 2007 của Thanh tra Chính phủ hôm qua 11/1/2008. Sang 2008, ngành thanh tra sẽ nhắm tới hoạt động thuế, cổ phần hoá doanh nghiệp, quản lý đất đai… Phó tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình cho biết, trong năm 2007, toàn ngành đã hoàn thành 14.000 cuộc thanh tra. Thanh tra đã phát hiện những vi phạm về tài chính, trị giá 8.000 tỷ đồng và hơn 1,2 triệu USD và gần 9.000ha đất.
- Phòng đình chỉ nhà máy gây ô nhiễm nặng ở Đăk Nông, tuy nhiên Sở cho tiếp tục hoạt động: (11/01/2008) Phòng Tài nguyên - Môi trường (TNMT) huyện Cư Jút đã có văn bản đề nghị nhà máy chế biến mủ cao su của Cty TNHH Minh Nhật ngừng hoạt động, nhưng Sở TNMT lại cho phép nhà máy gây ô nhiễm thêm một thời gian nữa (!?). Nhà máy chế biến mủ cao su của Cty TNHH Minh Nhật chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, nhưng đã hoạt động từ nhiều tháng nay, khiến nhiều hộ dân tại thôn 5, xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút khốn đốn. Nhiều ao cá đã chết sạch vì nhiễm nước từ dòng suối này. Nguồn nước ngầm cũng ô nhiễm nghiêm trọng nên hàng chục hộ dân phải bỏ giếng, đi xin nước sinh hoạt từ cách đó 6 km. Mùi hôi thối còn bao trùm cả một khu vực dân cư rộng lớn.
- Xe công tấp nập trước nhà nguyên Bí thư Tỉnh ủy: (12/01/2008) Lúc 11 giờ ngày 11/1/2008, hàng chục xe công tấp nập đến nhà ông Trần Văn Vụ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng. Đó là các xe mang biển số 83D 0256, 83D 0214, 83D 0213, KK 1678, 83D 4444, 83D 0317, 83D 0263, 83D 0296… Những người dân ở phường 7 (TP Sóc Trăng) cho biết, những chiếc ô tô công đưa quan chức dự đám làm tuần 49 ngày thân mẫu ông Trần Văn Vụ. Trước đó, các quan chức và đại gia ở Sóc Trăng nhận được thư mời dự đám làm tuần này. Được biết, trước Tết Nguyên đán 2007, xe công cũng tấp nập đến nhà ông Vụ ăn tiệc tất niên và một số báo đã phản ánh.
- Khai nhận 71.000 USD nhưng vẫn không nhận tội: (15/01/2008) ngày 14/1, TAND tỉnh Khánh Hòa bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ nhận hối lộ tại Sở KH&ĐT Khánh Hòa, với 2 bị cáo: Phan Xuân Tùng, Nguyễn Trung Thành. Phan Xuân Tùng khai đã nhận 71.000 USD do Lee đưa, nhưng không nhận đã phạm tội “nhận hối lộ”. Phan Xuân Tùng là chuyên viên Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa bị truy tố về tội “nhận hối lộ”; Nguyễn Trung Thành, người phiên dịch cho đại diện của Cty TNHH Sky Resort tại Việt Nam là Lee Sang Hyeok (Lee) bị truy tố về tội “môi giới hối lộ”. Cáo trạng của VKSND Khánh Hòa cho biết, đầu tháng 8/2006, Tùng được giao giải quyết hồ sơ xin đầu tư tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh của Cty Sky Resort. Thông qua Nguyễn Trung Thành, Tùng đã đòi Lee phải chi tiền để giải quyết nhanh hồ sơ. Lee đã 6 lần đưa tiền cho Tùng sau mỗi lần có văn bản đồng ý cho thực hiện dự án của các cơ quan liên quan, tổng cộng 71.000 USD. Khi vụ việc bị phát hiện, Tùng đã trả lại Lee 60.000 USD, nộp cơ quan điều tra 10.000 USD... Phan Xuân Tùng khai đã nhận 71.000 USD do Lee đưa, nhưng không nhận đã phạm tội “nhận hối lộ”. Theo lời Tùng, anh ta không hề vòi vĩnh, Lee đưa tiền bồi dưỡng mà không nhờ vả gì, chỉ đề nghị giữ bí mật việc đưa tiền. Số tiền “bồi dưỡng” tới hơn 1,1 tỷ đồng, bị cáo nhận mà không áy náy? Trả lời câu hỏi này của thẩm phán chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Phước, Tùng vẫn cho rằng mình nhận tiền là không sai. Sau này, thấy số tiền Lee đưa quá lớn, cũng có ý trả nhưng lại nghĩ, trả lại tiền là thiếu tôn trọng tình cảm của nhà đầu tư dành cho mình!
- Suy dinh dưỡng ở trẻ em VN cao nhất thế giới: (18/01/2008) lần đầu tiên, các chuyên gia dinh dưỡng quốc tế và Việt Nam công bố chính thức Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) tại buổi công bố loạt ấn phẩm “The Lancet” - tạp chí y học quốc tế hàng đầu thế giới, ngày 17/1. Hà Nội là thành phố duy nhất ở châu Á, cùng với 6 TP khác trên thế giới được chọn cùng công bố loạt bài này do Việt Nam hiện là một điểm nóng của thế giới về SDD. Theo TS Jennifer Bryce - Trường ĐH Johns Hopkin Bloomberg, Việt Nam là một trong 20 quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của tình trạng SDD trẻ em. Số trẻ em SDD gầy còm cấp tính đã hạ thấp đáng kể, nhưng tỉ lệ thấp còi vẫn còn rất cao, chiếm 1/3. So với 2 thập kỷ trước, chiều cao của người Việt Nam trưởng thành tăng thêm trung bình 1,5cm.
- Một hiệu trưởng tiểu học dè bỉu „Nghèo mà cũng đòi đi học”: (11/1/ 2008) Bà Trần Thị Xinh, hiệu trưởng trường tiểu học Trung Ðô, thành phố Vinh nổi tiếng vì đã quát nhiều giáo viên khi họ làm đơn xin ban giám hiệu giảm mức học phí cho một số học sinh nghèo, hoàn cảnh thương tâm (cha mẹ cùng ở tù): “Nghèo mà cũng đòi đi học à?” Tháng 8 năm 2006, bà Trần Thị Xinh được điều về làm hiệu trưởng trường tiểu học Trung Ðô. Dù không dạy tiết nào nhưng bà Xinh vẫn chỉ đạo phát cho mình khoản trợ cấp có tính ưu đãi đối với những người trực tiếp tham gia giảng dạy là 35% tính trên tổng số lương/tháng. Bởi theo quy định, muốn được hưởng khoản trợ cấp có tính ưu đãi là 35% tính trên tổng số lương, hiệu trưởng phải dạy 70 tiết/năm, bà Xinh đã ép một số giáo viên chứng nhận bà có “đứng lớp”. Tuy nhiên học sinh các lớp mà bà Xinh cho rằng mình đã “giảng dạy” cùng khẳng định: “Cô hiệu trưởng không dạy chúng em tiết nào!”
- Lỗ hổng lớn trong giáo dục nhân cách: (17/01/2008) Mỗi ngày trôi qua, trên cả nước xảy ra hàng chục vụ đánh nhau, có vụ trả giá bằng mạng sống, chỉ vì những nguyên nhân rất nhỏ như va quệt xe... Trước thực trạng bạo lực đã đến mức đáng báo động toàn xã hội, chúng tôi đã trao đổi với Ts Tâm lý Vũ Gia Hiền - Giám Đốc Viện Khoa học Nghiên cứu các vấn đề xã hội nhằm giải mã căn nguyên sâu xa của vấn đề trên: „Bạo lực hiện nay như một khối thuốc nổ âm ỉ trong mọi mối quan hệ. Từ cha mẹ-con cái; vợ chồng, thầy trò; đồng nghiệp... mọi người dễ dàng gây gổ, đánh nhau thậm chí chém giết nhau chỉ vì một lý do rất vớ vẩn. Những hành động lỗ mãng thường xuyên xảy ra và xuất hiện với tần suất ngày một lớn không phải do ngẫu nhiên mà là hậu quả của quá trình dồn nén xã hội. Từ đứa trẻ mới bước chân vào trường đã chịu biết bao áp lực, nào là học thêm, nào là học ngoại ngữ, nhạc, hội họa... Thầy cô và cha mẹ đã ép trẻ học để đuổi kịp thời đại. Lớn lên đi làm phải đối diện với cạnh tranh, áp lực công việc, thất nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mọi người phải chịu sự thúc bách của thời gian, trong khi đó hệ thống hạ tầng cơ sở nước ta chưa ổn, nạn kẹt xe xảy ra triền miên. Trộm cắp, cướp giật luôn rình rập, lòng tin và lòng nhân ái giữa đồng loại bị mai một dần và trở nên vô cảm. Trong khi đó, giáo dục lại tạo ra khoảng cách và lỗ hổng quá lớn trong giáo dục nhân cách. Trong những năm qua, nước ta quan tâm giáo dục khoa học, kỹ thuật, kinh tế, công nghệ mà ít chú trọng đến giáo dục nhân văn.“
- Gần 20 % đối tượng nạo hút thai là trẻ vị thành niên: (12/01/2008) trong số 150 trẻ ở độ tuổi vị thành niên đến nạo hút thai tại Bệnh viện Hùng Vương từ ngày 2-5 đến 1-6-2007, có đến 17% trẻ cho rằng nạo hút thai là bình thường. Đó là con số thống kê trong nghiên cứu của cử nhân y khoa Lương Mỹ Loan, được đưa ra tại hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ lần 20 vừa tổ chức tại ĐH Y dược TP.HCM. Phần lớn đối tượng đến nạo hút thai là công nhân, học sinh sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chủ yếu ở trọ... Nghiên cứu này cho biết VN là nước đứng hàng thứ ba thế giới về tỉ lệ nạo hút thai với 1.500.000 ca mỗi năm, trong đó 20% đối tượng còn ở độ tuổi vị thành niên.
...
Khi đọc các tin tức trên qua các trang Dân Trí, Tiền phong, Vietnamnet, VnExpress, Tuổi Trẻ, Nhân Dân, Vnmedia SGGP… tôi chỉ việc làm copie và dùng y nguyên các tựa đề của họ. Nơi đây người viết không cần phải bình luận thêm vào vì tự bản chất các tin nội địa đã cho thấy hướng đi của Việtnam như thế nào, nhất là cách hành xử của người đang cầm quyền: Họ đang đặt quyền lợi của người dân, đất nước lên trên hoặc chỉ riêng cho cá nhân và băng đảng của họ?
Khi so sánh các tin tức cập nhật thế giới với bao nhiêu biến động được gây ra từ các quan chức và họ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp hoặc trước người dân - tức là sức mạnh lá phiếu bầu cho họ từng nhiệm kỳ - thì điều đấy là THẬT. Và từ chất thật này đảo vòng về Việtnam, như đúng như quay lại 180 độ trở thành ẢO. Ảo ở đây là từ guồng máy trung ương đến địa phương không còn nhân cách, hay đúng hơn là dối như cuội. Tất cả là vì túi tiền và gia sản kếch sù của họ. Tuy nhiên ai sống trong guồng máy cộng sản thì quá rõ ràng: mỗi khi thấp thế cô thân là họ bị trù dập ngay, có khi trở thành một vật tế thần cho đứa đểu khác sống.
Đúng một tháng vừa qua tại Hànội và Thái hà đã xảy ra biến cố chưa từng có từ nửa thế kỷ qua, tôi rất kính phục cách thế hành xứ của giáo quyền và giáo dân. Sức mạnh của của người Kitô là lời cầu nguyện và ánh sáng của ngọn nến trên đôi tay chính là Đức Kitô. Có lẽ Giáo hội Việtnam đang trưởng thành thật sự, tuy nghèo về vật chất nhưng rất giàu về lòng tin. Có thể từ lòng tin này Giáo hội sẽ hội đủ sức mạnh trong sự hòa giải và tha thứ cho những lỗi lầm của người gây ra tai ương hơn nửa thế kỷ qua.
Một vài nhận xét nho nhỏ cho những buổi cầu nguyện:
- Chúng ta có thể yểm trợ mua nến và bông hoa tặng cho những người đến cầu nguyện.
- Các bài báo tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức… xin mọi người cứ in ra hoặc gửi email trực tiếp đến các bộ ngoại giao mình biết. Vietcatholic quên nhắc gửi đến văn phòng UNO và của Liên Hiệp Âu Châu.
- Xin Vietcatholic làm các Videoclip nho nhỏ cho lên mạng, cách này rất dễ phân tán cho nhau. Buổi tối mà thấy ánh nến lung linh cùng lời kinh tiếng hát thì thật tuyệt vời.
- Xin Vietcatholic chọn ra một số hình tiêu biểu (sẽ làm đánh động được người nước ngoài) có độ phân giải lớn, thì người dùng mới có thể in ra khổ lớn có chất lượng.
- Vai trò của Vietcatholic thật quan trọng, hôm qua tôi tò mò ghi số người khách vào xem là 17,104,202 và hôm sau chưa đầy 2 ngày đã lên đến 17,264,773, có nghĩa là hơn 160.500 lần người vào đọc tin tức. Một con số rất lớn, có thể so sánh với các trang quốc tế! Một điều buồn nhưng cũng vui vì Vietcatholic quá đơn độc một mình trong cuộc chiến thông tin này. Tôi cũng khám phá ra các hãng Thông Tấn Xã ngoại quốc lấy rất nhiều tin tức từ Vietcatholic. Trang ngoại ngữ đạt được tầm cỡ thế giới và rất đầy đủ diễn biến tại Hànội. Phóng viên Vietcatholic làm việc nghiêm túc và có tính khách quan, một điều quan trọng cho giới báo chí.
- Giáo Hội Việtnam đầy đủ sức mạnh trong cuộc tranh đấu cho công lý, hoàn toàn không lèo lái kéo các nhóm người hải ngoại làm sức mạnh.
Cuối cùng một lời cho bà Ngô thị thanh Hằng: cha xứ Thái hà đã viết rất mộc mạc đơn sơ là có thể dùng vài đoạn văn của bà ta làm chuyện vui thế kỷ. Tôi chỉ thêm một chi tiết về cuộc thăm viếng Đức TGM Ngô quang Kiệt của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào sáng 30/12/2007. Sau cuộc gặp gỡ và trò chuyện, ĐTGM và thủ tướng đã sang thăm Toà Khâm Sứ và gặp gỡ mọi người còn đang cầu nguyện và ký tên vào đơn yêu cầu, trước sự chứng kiến của nhiều người. Thế thì bà phó chủ tịch này có mất trí nhớ không? Ông thủ tướng sẽ là tội phạm quốc gia của bà à?
Sáng nay ngồi đọc tin nhà nước Việt nam phân bua về vụ bị vu khống từ phía Trung quốc đổ lỗi cho tàu vũ trang của Việt Nam tấn công tàu cá Trung quốc thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng họp báo mềm mỏng: „Việt Nam kiên trì chủ trương hợp tác với phía Trung Quốc giải quyết mọi vụ việc phát sinh để duy trì hòa bình ổn định trên Vịnh Bắc Bộ vì lợi ích của nhân dân hai nước“. Biết rằng đó là cách nói của người thế yếu đối với giặc Tàu ngàn năm, tuy nhiên tư duy sống chung trong hòa bình này cũng nên được biểu hiệu trong tôn giáo và nhà nước. Có như vậy thì mới đạt được dân giàu nước mạnh và cái ảo sẽ trở thành thật.
(Một độc giả từ Đức)
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John D. Negroponte đến thăm Việt Nam
VietCatholic
16:42 18/01/2008
HÀ NỘI -- Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John D. Negroponte hiện đã đến Hà nội hôm nay trong chuyến thăm Việt Nam từ 18 đến 22 tháng 1, 2008. Ông sẽ có các cuộc thảo luận song phương với các quan chức chính phủ Việt Nam về nhiều vấn đề song phương và toàn cầu.
Trước khi Ông Thứ trưởng lên đường sang Việt Nam, vào ngày 14.01.2008 LM John Trần Công Nghị, giám đốc VietCatholic News, đã gửi cho Ông Thứ trưởng và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một văn thư nêu rõ về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo của chính quyền Việt Nam, đặc biệt báo cáo cho Ông thứ trưởng biết về tình trạng giáo dân Hà nội cầu nguyện đòi lại đất Tòa Khâm Sứ Hà Nội, cùng những vi phạm nhân quyền và sự đe dọa của công an với những người lên tiếng ôn hòa bất bạo động.
Mục đích của Lá thư này là muốn Ông Thứ trưởng ngoại giao khi gặp các viên chức chính quyền Việt Nam cần nhấn mạnh tới Nhân quyền và Tự do tôn giáo của người công dân tại Việt Nam, và lưu ý tới tình trạng đòi công lý của giáo dân và Tổng giáo phận Hà nội cũng như những nơi khác tại Việt Nam đang lênt iếng khiếu nại về những bất công trong xã hội.
(Xin xem nguyên văn lá thư gửi Ông Thứ trưởng Negroponte)
Trong thời gian Ông Thứ trưởng ở Việt Nam, ông sẽ có buổi gặp gỡ báo chí để thông báo nội dung chuyến thăm. Thời gian và địa điểm họp báo:
Thời gian: 4 giờ 45’ chiều, thứ 7, ngày 19/1/2008
Địa điểm: Phòng Sài Gòn, Tầng M, Khách sạn Hilton Opera Hanoi, #1 Lê Thánh Tông
Để tham dự họp báo, các phóng viên cần đăng ký với anh Ngô Quang Minh, Trợ lý Báo chí ĐSQ Mỹ, qua số điện thoại 850-5000 (máy lẻ 6150) hoặc email: mailto:ngomq@state.gov HYPERLINK "mailto:ngomq@state.gov" ngomq@state.gov trước 4 giờ chiều ngày 18/1/2008.
Các phóng viên cần có mặt tại phòng họp ít nhất 30 phút trước khi họp báo bắt đầu để làm thủ tục kiểm tra an ninh. Các phóng viên đến sau 4 giờ 45’ chiều 19/1/2008 sẽ không được tham dự họp báo.
Rất tiếc các phóng viên tình nguyện của VietCatholic ở Việt Nam không thể ghi tên tham dự cuộc Họp báo này vì sẽ bị “lộ bài”, nên đành chịu sẽ phải lấy tin từ các hãng thông tấn khác vậy.
Chúng tôi hy vọng Ông Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ vì lý tưởng tự do, công bình và nền dân chủ mà lên tiếng bênh đỡ cho nguyện vọng chính đáng của những người Việt Nam yêu chuộng công lý và hòa bình, đồng thời cũng nói lên được nguyện vọng và mong ước chính đáng của những công dân Hoa kỳ gốc Việt Nam về tình trạng thiếu tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, nhất là trước những bất công về chính sách tịch thu tài sản và nhà đất của các Giáo Hội tại Việt Nam.
Trước khi Ông Thứ trưởng lên đường sang Việt Nam, vào ngày 14.01.2008 LM John Trần Công Nghị, giám đốc VietCatholic News, đã gửi cho Ông Thứ trưởng và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một văn thư nêu rõ về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo của chính quyền Việt Nam, đặc biệt báo cáo cho Ông thứ trưởng biết về tình trạng giáo dân Hà nội cầu nguyện đòi lại đất Tòa Khâm Sứ Hà Nội, cùng những vi phạm nhân quyền và sự đe dọa của công an với những người lên tiếng ôn hòa bất bạo động.
Mục đích của Lá thư này là muốn Ông Thứ trưởng ngoại giao khi gặp các viên chức chính quyền Việt Nam cần nhấn mạnh tới Nhân quyền và Tự do tôn giáo của người công dân tại Việt Nam, và lưu ý tới tình trạng đòi công lý của giáo dân và Tổng giáo phận Hà nội cũng như những nơi khác tại Việt Nam đang lênt iếng khiếu nại về những bất công trong xã hội.
(Xin xem nguyên văn lá thư gửi Ông Thứ trưởng Negroponte)
Trong thời gian Ông Thứ trưởng ở Việt Nam, ông sẽ có buổi gặp gỡ báo chí để thông báo nội dung chuyến thăm. Thời gian và địa điểm họp báo:
Thời gian: 4 giờ 45’ chiều, thứ 7, ngày 19/1/2008
Địa điểm: Phòng Sài Gòn, Tầng M, Khách sạn Hilton Opera Hanoi, #1 Lê Thánh Tông
Để tham dự họp báo, các phóng viên cần đăng ký với anh Ngô Quang Minh, Trợ lý Báo chí ĐSQ Mỹ, qua số điện thoại 850-5000 (máy lẻ 6150) hoặc email: mailto:ngomq@state.gov HYPERLINK "mailto:ngomq@state.gov" ngomq@state.gov trước 4 giờ chiều ngày 18/1/2008.
Các phóng viên cần có mặt tại phòng họp ít nhất 30 phút trước khi họp báo bắt đầu để làm thủ tục kiểm tra an ninh. Các phóng viên đến sau 4 giờ 45’ chiều 19/1/2008 sẽ không được tham dự họp báo.
Rất tiếc các phóng viên tình nguyện của VietCatholic ở Việt Nam không thể ghi tên tham dự cuộc Họp báo này vì sẽ bị “lộ bài”, nên đành chịu sẽ phải lấy tin từ các hãng thông tấn khác vậy.
Chúng tôi hy vọng Ông Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ vì lý tưởng tự do, công bình và nền dân chủ mà lên tiếng bênh đỡ cho nguyện vọng chính đáng của những người Việt Nam yêu chuộng công lý và hòa bình, đồng thời cũng nói lên được nguyện vọng và mong ước chính đáng của những công dân Hoa kỳ gốc Việt Nam về tình trạng thiếu tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, nhất là trước những bất công về chính sách tịch thu tài sản và nhà đất của các Giáo Hội tại Việt Nam.
Mến thăm Dân Thánh Chúa Thái Hà
Bs Vũ Linh Huy
17:25 18/01/2008
Mến thăm
Dân Thánh Chuá Thái Hà
Tâm tình thương mến gửi Thái Hà,
Kiên trì cầu nguyện suốt tháng qua,
Thức đêm giữ đất cho Hội Thánh,
Quản gì gió buốt với sương sa!
***
Quyết đòi Công Lý, được mới thôi,
Ngăm đe, đàn áp, chẳng đổi dời.
Tâm chuộng Hoà Bình theo đường Chuá,
Nụ cười luôn thắm nở trên môi.
Boston, ngày 19 tháng 1 năm 2008
Dân Thánh Chuá Thái Hà
Tâm tình thương mến gửi Thái Hà,
Kiên trì cầu nguyện suốt tháng qua,
Thức đêm giữ đất cho Hội Thánh,
Quản gì gió buốt với sương sa!
***
Quyết đòi Công Lý, được mới thôi,
Ngăm đe, đàn áp, chẳng đổi dời.
Tâm chuộng Hoà Bình theo đường Chuá,
Nụ cười luôn thắm nở trên môi.
Boston, ngày 19 tháng 1 năm 2008
Linh Mục Chân Tín cho biết diễn tiến việc cầu nguyện tập thể của giáo dân Dòng Chúa Cứu Thế
Mặc Lâm (RFA)
20:01 18/01/2008
Linh Mục Chân Tín cho biết diễn tiến việc cầu nguyện tập thể của giáo dân Dòng Chúa Cứu Thế
Sau những vụ cầu nguyện công khai tại nhiều giáo xứ miền Bắc thì Dòng Chúa Cứu Thế tại đường Kỳ Đồng (Sài Gòn) cũng bày tỏ ý nguyện.
Đây là lần đầu tiên một dòng tu công giáo tổ chức các cuộc cầu nguyện cũng trong tinh thần đòi lại các tài sản của Giáo Hội một cách yên lặng nhưng không kém phần cương quyết. Mặc Lâm phỏng vấn Linh Mục Chân Tín, hiện đang làm việc tại đây, để tìm hiểu thêm chi tiết.
Mặc Lâm: Thưa Linh Mục, xin ngài cho biết diễn tiến của việc cầu nguyện tập thể của giáo dân và chủng sinh, cũng như các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn trong những ngày vừa qua ý nghĩa như thế nào ạ?
Linh mục Chân Tín: Đất của chúng tôi thì người ta chiếm cũng nhiều lắm, tư nhân cũng có, nhà nước chiếm cũng có, nhất là có một nhà may bây giờ họ cũng chiếm thêm.
Chuyện này là chuyện chúng tôi rất phản đối, bởi vì chuyện đất của chúng tôi muốn thế nào thì phải bàn hỏi thế nào. Họ làm rồi thì họ cứ làm, rồi có công an, cả trăm công an đến ủng hộ để cho người ta xây. Giáo dân thấy đó thì giáo dân phản đối.
Mặc Lâm: Xin Linh Mục cho biết cụ thể giáo dân phản đối như thế nào, thưa Ngài?
Linh mục Chân Tín: Cũng đâu có bạo động đâu. Yêu cầu họ ngưng, nhưng sau cùng họ không làm thì chúng tôi - giáo dân đến cầu nguyện rất là nhẹ, đêm hay ngày gì đó, cho họ thấy rằng chúng tôi phản đối việc đó bằng cầu nguyện chớ không có làm bạo động gì cả. Và trước đó thì có nhà của đức khâm sứ Toà Thánh thì họ cũng chiếm thì giáo dân cũng đã ra cầu nguyện. Chúng tôi (phản đối) bằng cách cầu nguyện chứ không bạo động.
Trong Sài Gòn, hôm Thứ Sáu vừa rồi chúng tôi có một cái lễ, nói đúng hơn không phải chuyện đòi đất, đám đất đó là chuyện nhỏ, chúng tôi làm một cái lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình. Công lý và hoà bình ở Việt Nam chưa có. Chúng tôi thấy việc bóc lột dân chúng, chận lấy đất lấy đai của các giáo hội.
Giáo Hội Công Giáo trước hết lên tiếng về chuyện bất công đó, lên tiếng đòi công lý và hoà bình. Cứ bóc lột người ta để người giàu càng ngày càng giàu. Hiện tại nên chấm dứt chuyện này, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo rất là xa. Vừa rồi người ta xây cất một cái nhà rất là sang trọng. Cán bộ có tiền họ đã mua đất mua đai, ở nhà quê dân chúng có biết gì đâu.
Hiện nay anh thấy ở phía Nam này nơi nào cũng có bị người ta lấy đất đai của dân và lấy quá rẻ khiến đồng bào đi kiện cáo rất là khổ cực, mưa nắng nọ kia đó. Cái đó là cái quan trọng chứ miếng đất nhỏ của giáo hội chúng tôi không có gì là đáng quan trọng lắm. Đó cũng là cái tượng trưng.
Mặc Lâm: Thưa Linh Mục, chính bản thân của Ngài cũng đã rất nổi tiếng về chuyện tranh đấu chống lại bất công của nhà cầm quyền từ trước tới nay và hình như Hội Đồng Giám Mục không đồng tình lắm với hoạt động của Ngài. Xin Linh Mục cho biết từ nguyên do nào mà lần này hình như có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ các vị chủ chiên của Giáo Hội Việt Nam như vậy ạ?
Linh mục Chân Tín: Thiệt ra thì lâu năm nay thì sự bất công quá nhiều nhưng mà không phải riêng gì bất công đối với Giáo Hội Việt Nam, đối với nhân dân, mà tôi vẫn đấu tranh cho công lý, cho nhân quyền, phải nói rằng các ngài kỹ quá, các ngài cũng lên tiếng mà âm thầm thôi, cũng có lần nói rất mạnh, nhưng mà rồi trên nguyên tắc nhiều hơn là trên việc cụ thể.
Cho đến nay thì Giáo Hội cũng lên tiếng nhưng mà một cách nào đó nhẹ nhàng để cho nhà nước thâý. Nhưng cái chế độ này thì nhẹ nhàng chẳng đi đến đâu, cho nên lần này cũng không phải bạo động chi cả, chỉ lên tiếng, và nhất là tự lòng giáo dân họ làm lấy. Giáo Hội thì ủng hộ chuyện này chắc chắn rồi. Thật sự ra thì cũng không phải là cái chi lớn lắm, chính là đơn giản thôi. Giáo dân ngày nào cũng tụ tập cầu nguyện thì đó cũng là một điều trái mắt (chính quyền).
Mặc Lâm: Và theo nnhận xét của Linh Mục thì lý do nào mà lần này nhà nước im lặng hơi lâu như vậy?
Linh mục Chân Tín: Theo ý tôi, họ sợ nhượng bộ một chỗ thì các chỗ khác người ta cũng đòi thôi. Cả Việt Nam này mà đòi thì rất là lớn. Đối với giáo hội khác thì tôi không rõ, còn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thì đât đai, nhà cửa, có sở bị lấy quá nhiều. Bây giờ có thể họ sợ nhưọng bộ một chỗ thì phải nhượng bộ chỗ khác. Và tôi nghĩ thế. Bao lâu họ giữ được thì họ giữ.
Thưa quý vị, sau một thời gian im lặng thì nhà nước đã chính thức lên tiếng ngăn cấm các hoạt động này với lý do là tụ tập đông người sẽ gây bất ổn cho xã hội. Quyết định này cho thấy mức độ cứng rắn nhằm đối phó với bất cứ đòi hỏi nào của dân chúng vẫn đang được nhà cầm quyền tiếp tục áp dụng như chính sách chung từ trước đến nay
Sau những vụ cầu nguyện công khai tại nhiều giáo xứ miền Bắc thì Dòng Chúa Cứu Thế tại đường Kỳ Đồng (Sài Gòn) cũng bày tỏ ý nguyện.
Đây là lần đầu tiên một dòng tu công giáo tổ chức các cuộc cầu nguyện cũng trong tinh thần đòi lại các tài sản của Giáo Hội một cách yên lặng nhưng không kém phần cương quyết. Mặc Lâm phỏng vấn Linh Mục Chân Tín, hiện đang làm việc tại đây, để tìm hiểu thêm chi tiết.
Mặc Lâm: Thưa Linh Mục, xin ngài cho biết diễn tiến của việc cầu nguyện tập thể của giáo dân và chủng sinh, cũng như các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn trong những ngày vừa qua ý nghĩa như thế nào ạ?
Linh mục Chân Tín: Đất của chúng tôi thì người ta chiếm cũng nhiều lắm, tư nhân cũng có, nhà nước chiếm cũng có, nhất là có một nhà may bây giờ họ cũng chiếm thêm.
Chuyện này là chuyện chúng tôi rất phản đối, bởi vì chuyện đất của chúng tôi muốn thế nào thì phải bàn hỏi thế nào. Họ làm rồi thì họ cứ làm, rồi có công an, cả trăm công an đến ủng hộ để cho người ta xây. Giáo dân thấy đó thì giáo dân phản đối.
Mặc Lâm: Xin Linh Mục cho biết cụ thể giáo dân phản đối như thế nào, thưa Ngài?
Linh mục Chân Tín: Cũng đâu có bạo động đâu. Yêu cầu họ ngưng, nhưng sau cùng họ không làm thì chúng tôi - giáo dân đến cầu nguyện rất là nhẹ, đêm hay ngày gì đó, cho họ thấy rằng chúng tôi phản đối việc đó bằng cầu nguyện chớ không có làm bạo động gì cả. Và trước đó thì có nhà của đức khâm sứ Toà Thánh thì họ cũng chiếm thì giáo dân cũng đã ra cầu nguyện. Chúng tôi (phản đối) bằng cách cầu nguyện chứ không bạo động.
Trong Sài Gòn, hôm Thứ Sáu vừa rồi chúng tôi có một cái lễ, nói đúng hơn không phải chuyện đòi đất, đám đất đó là chuyện nhỏ, chúng tôi làm một cái lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình. Công lý và hoà bình ở Việt Nam chưa có. Chúng tôi thấy việc bóc lột dân chúng, chận lấy đất lấy đai của các giáo hội.
Giáo Hội Công Giáo trước hết lên tiếng về chuyện bất công đó, lên tiếng đòi công lý và hoà bình. Cứ bóc lột người ta để người giàu càng ngày càng giàu. Hiện tại nên chấm dứt chuyện này, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo rất là xa. Vừa rồi người ta xây cất một cái nhà rất là sang trọng. Cán bộ có tiền họ đã mua đất mua đai, ở nhà quê dân chúng có biết gì đâu.
Hiện nay anh thấy ở phía Nam này nơi nào cũng có bị người ta lấy đất đai của dân và lấy quá rẻ khiến đồng bào đi kiện cáo rất là khổ cực, mưa nắng nọ kia đó. Cái đó là cái quan trọng chứ miếng đất nhỏ của giáo hội chúng tôi không có gì là đáng quan trọng lắm. Đó cũng là cái tượng trưng.
Mặc Lâm: Thưa Linh Mục, chính bản thân của Ngài cũng đã rất nổi tiếng về chuyện tranh đấu chống lại bất công của nhà cầm quyền từ trước tới nay và hình như Hội Đồng Giám Mục không đồng tình lắm với hoạt động của Ngài. Xin Linh Mục cho biết từ nguyên do nào mà lần này hình như có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ các vị chủ chiên của Giáo Hội Việt Nam như vậy ạ?
Linh mục Chân Tín: Thiệt ra thì lâu năm nay thì sự bất công quá nhiều nhưng mà không phải riêng gì bất công đối với Giáo Hội Việt Nam, đối với nhân dân, mà tôi vẫn đấu tranh cho công lý, cho nhân quyền, phải nói rằng các ngài kỹ quá, các ngài cũng lên tiếng mà âm thầm thôi, cũng có lần nói rất mạnh, nhưng mà rồi trên nguyên tắc nhiều hơn là trên việc cụ thể.
Cho đến nay thì Giáo Hội cũng lên tiếng nhưng mà một cách nào đó nhẹ nhàng để cho nhà nước thâý. Nhưng cái chế độ này thì nhẹ nhàng chẳng đi đến đâu, cho nên lần này cũng không phải bạo động chi cả, chỉ lên tiếng, và nhất là tự lòng giáo dân họ làm lấy. Giáo Hội thì ủng hộ chuyện này chắc chắn rồi. Thật sự ra thì cũng không phải là cái chi lớn lắm, chính là đơn giản thôi. Giáo dân ngày nào cũng tụ tập cầu nguyện thì đó cũng là một điều trái mắt (chính quyền).
Mặc Lâm: Và theo nnhận xét của Linh Mục thì lý do nào mà lần này nhà nước im lặng hơi lâu như vậy?
Linh mục Chân Tín: Theo ý tôi, họ sợ nhượng bộ một chỗ thì các chỗ khác người ta cũng đòi thôi. Cả Việt Nam này mà đòi thì rất là lớn. Đối với giáo hội khác thì tôi không rõ, còn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thì đât đai, nhà cửa, có sở bị lấy quá nhiều. Bây giờ có thể họ sợ nhưọng bộ một chỗ thì phải nhượng bộ chỗ khác. Và tôi nghĩ thế. Bao lâu họ giữ được thì họ giữ.
Thưa quý vị, sau một thời gian im lặng thì nhà nước đã chính thức lên tiếng ngăn cấm các hoạt động này với lý do là tụ tập đông người sẽ gây bất ổn cho xã hội. Quyết định này cho thấy mức độ cứng rắn nhằm đối phó với bất cứ đòi hỏi nào của dân chúng vẫn đang được nhà cầm quyền tiếp tục áp dụng như chính sách chung từ trước đến nay
Tin Đáng Chú Ý
Giới trẻ Sinh viên Việt Nam dự tính biểu tình ở Hà nội và Saigòn
Đại học Bách Khoa
17:40 18/01/2008
SAIGÒN -- Chúng tôi nhận được là thư Kêu gọi sau đây của Giới thanh niên, sinh viên và trí thức Việt Nam kêu gọi biểu tình bảo vệ lãnh thổ Quê hương Việt Nam như sau:
Cuộc biểu tình sáng ngày 9/1/2008 của giới thanh niên, sinh viên, trí thức đã bị dập tắt ngay từ lúc bắt đầu. Nhiều tin nhắn đã được gởi đến với cùng một câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra?
Sau lời kêu gọi thực hiện cuộc biểu tình lần 3, thanh niên, sinh viên Việt Nam, và Chứng nhân Lịch sử, đã nhận được những tin nhắn ủng hộ của các bạn sinh viên. Trên các blogs, diễn đàn, trang thông tin trong nước và hải ngoại, lời kêu gọi đã được liên tục truyền đi và nhiều nơi đã lên kế hoạch tuần hành, biểu tình trong cùng thời điểm để yểm trợ sinh viên trong nước.
Hà Nội đã không thụ động chờ đợi. Trái lại, họ ra tay triệt hạ cuộc biểu tình ngay từ khi chưa bắt đầu.
Từ các trường đại học trong nước, Bí thưĐoàn thanh niên của các trường đại học đã được mời hợp tác với công an bằng cách nhận mặt sinh viên trường mình thông qua hình ảnh, video hai cuộc biểu tình trước do công an cung cấp. Tất cả các sinh viên bị nhận mặt đều bị trấn áp bằng các hình thức như: Cắt học bổng, treo bằng tốt nghiệp, đình chỉ thi. Rất nhiều sinh viên trong số này đã phẫn nộ và yêu cầu trường học có câu trả lời thỏa đáng. Tất cả các sinh viên này đều được nhà trường hẹn trả lời vào lúc... 9 giờ sáng, ngày 9/1/2008. Động thái này cũng tương tự như việc công an "mời" blogger Điếu Cày làm việc vào ngày Chủ nhật, 23/12/2007 để ngăn chặn ông đến với đoàn biểu tình.
Được biết, trong vòng 4 ngày trước thời điểm ngày 9/1/2008, các Bí thư Đoàn, lớp trưởng ở các trường trung học, cao đẳng, đại học trong nước đã có những buổi "làm việc" với học sinh sinh viên. Nội dung các buổi làm việc này tóm lược trong một ý: Theo công văn của Bộ giáo dục, tất cả các sinh viên tham gia biểu tình, tuần hành đều vi phạm pháp luật và sẽ bịđình chỉ thi. Ngày 8/1/2008, ở nhiều trường đại học, những sinh viên có mặt trong hai cuộc biểu tình trước đây đã "được mời" làm việc với giáo vụ khoa và nhận được lệnh không được tham gia biểu tình hoặc sẽ bịđuổi học.
Tại ĐH KHXH&NV, ĐH KHTN, ĐH Bách Khoa... nhiều khoa, ngành đã tổ chức các kỳ thi kiểm tra, thi giữa học kỳ (dù thời điểm thi học kỳ I vừa qua chưa lâu và thời điểm giữa học kỳ II chưa đến).
Từđêm 7/1/2008, các văn nghệ sĩ có mặt trong những cuộc biểu tình trước đây đều bị đặt trong vòng theo dõi và luôn có hai nhân viên mật vụđi kèm đến bất kỳđâu. Trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn, bên cạnh những hàng rào lưới B40 để hạn chếđi lại còn có sự xuất hiện của các hàng rào cọc sắt nhọn.
Từ 4 giờ sáng ngày 9/1/2008, lực lượng công an, an ninh, mật vụ Việt Nam đã dàn quân trước LSQ TQ tại Sài Gòn và ĐSQ TQ tại Hà Nội. Các quán cà phê, quán nước quanh khu vực này đều nhận được lệnh phải đóng cửa. Tất cả những ai đến gần khu vực LSQ, ĐSQ đều bịđuổi đi nơi khác. Những nhóm đi từ 3 người trở lên, sau khi bịđuổi đi, đều có công an đi kèm để theo dõi và ngăn chặn việc tập trung thành các nhóm lớn.
Buổi sáng 9/1, tại Sài Gòn đã có 21 sinh viên bị bắt giữ để... kiểm tra giấy tờ tùy thân. 16 sinh viên đã được thả về vào buổi chiều cùng ngày. Tại Hà Nội, 7 sinh viên cũng đã bị bắt giữ và hiện chưa có thông tin về việc họ được trả tự do.
Thông tin nhận được trong chiều ngày 9/1 cho biết các thanh niên là Đoàn viên ở các trường đại học, trung học, cao đẳng và các Đoàn viên có tên trong danh sách Đoàn viên ở các địa phương đã được "mời" tham dự các buổi mít tinh chào mừng ngày Sinh viên Việt Nam vào sáng ngày 9/1.
Một sự kiện trớ trêu là vào chiều ngày Thứ Ba 08/01/2008, khoảng 30 công dân Trung Quốc đã cầm cờ Trung Quốc và biểu ngữ "Hoàng Sa và Trường Sa là những giọt máu của Trung Quốc".
Nhóm người biểu tình nầy đã được công an VN trang trọng và bảo vệ cho họ biểu tình trong vòng 2 tiếng đồng hồ từ 1-3 giờ trưa mà không gặp trở ngại nào.
Đây là cuộc biểu tình lần thứ hai mà các công dân Trung Quốc biểu lộ thái độ trước Đại Sứ Quán Trung Quốc, Hà Nội đã được công an VN bảo vệ.
Vào ngày thứ Sáu ngày vừa qua, 04 tháng 01 cũng đã có 6 người Trung Quốc cầm bản trước Đại Sứ quán của họ để xác định chủ quyền của họ trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa được công an VN cho phép và bảo vệ.
Một nhà báo thân hữu vừa trở về từ Trường Sa cho biết hiện nay tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc đã xuất hiện đầy dẫy quanh khu vực quần đảo Trường Sa. Điểm đặc biệt là mỗi nhóm tàu đánh cá của Trung Quốc đều có ít nhất một tàu hải quân theo bảo vệ. Sau khi đánh cá xong, các ngư thuyền này đã được tàu hải quân Trung Quốc hộ tống trở về.
Trở về từ đảo Lý Sơn, nhà báo Hà Thanh điện thoại kể rằng cùng với việc tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tàu hải quân của Trung Quốc đã liên tục thực hiện các cuộc tuần duyên để "bảo vệ lãnh hải".
Rất nhiều lần tàu hải quân Trung Quốc đã áp sát Việt Nam, cách đất liền chỉ khoảng 40 hải lý. Điểm đặc biệt mà nhà báo Thanh nhấn mạnh là mỗi khi phát hiện có sự xâm nhập của tàu hải quân Trung Quốc, phía Việt Nam cũng đã cử tàu hải quân tiến ra biển. Nhưng thay vì bắt giữ hoặc trục xuất tàu Trung Quốc, các tàu hải quân Việt Nam chỉ bắc loa kêu gọi (bằng tiếng Trung Quốc): "Đây là hải phận Việt Nam. Đề nghị các đồng chí quay thuyền trở lại". Bất chấp lời "kêu gọi" đó, các tàu hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục "tuần duyên" và chỉ quay lại sau khi hoàn thành sứ mệnh.
Trước những hành động bạo ngược của quân cướp nước và trước sự nhu nhược, hèn hạ của chính quyền Việt Nam, Sinh Viên, Thanh Niên Việt Nam và văn nghệ sĩ tại quốc nội đã hẹn nhau sẽ tiếp tục cuộc biểu tình lần 4 vào ngày 19/1 để đánh dấu sự kiện hải quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt Hoàng Sa vào năm 1974.
Ngày 19/1 đã quyết định nhưng giờ và địa điểm sẽ thay đổi để dành phần chủ động. Chương trình dự tính như sau:
Lúc 9 giờ sáng (giờ Việt Nam - GMT+7) ngày 19/1/2008.
Địa điểm 1: Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội - Số 46 - Hoàng Diệu.
Địa điểm 2: Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn - Số 39 - Nguyễn Thị Minh Khai.
Để yểm trợ cho các bạn sinh viên, thanh niên, xin đồng thời kêu gọi các bậc cha chú, các nhân sĩ, những người Việt Nam yêu nước trên khắp thế giới, không phân biệt chính kiến, tốn giáo, giai cấp, đồng loạt tiến hành biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc và Việt cộng tại quốc gia mình cư ngụ cùng vào ngày 19/1/2008.
Xin hãy lắng nghe lời quê hương kêu gọi!
Giặc ngoại xâm đang nuốt từng tấc đất quê hương...
Không hành động bây giờ thì là bao giờ?
Không phải chúng ta thì là ai?
Quốc nội không sợ hãi
Hải ngoại đừng thờ ơ..
19/1/2008 - Ngày Thanh Niên và Sinh Viên Việt Nam - Ngày những thanh niên, sinh viên, thí thức Việt Nam tiếp bước cha ông xuống đường tranh đấu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho dân tộc.
Tha thiết…
Trường Sa - Hoàng Sa - Ta Là Một
Lời Kêu Gọi Biểu Tình Lần 4: Chuyện Gì Đã Xảy Ra?
Cuộc biểu tình sáng ngày 9/1/2008 của giới thanh niên, sinh viên, trí thức đã bị dập tắt ngay từ lúc bắt đầu. Nhiều tin nhắn đã được gởi đến với cùng một câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra?
Sau lời kêu gọi thực hiện cuộc biểu tình lần 3, thanh niên, sinh viên Việt Nam, và Chứng nhân Lịch sử, đã nhận được những tin nhắn ủng hộ của các bạn sinh viên. Trên các blogs, diễn đàn, trang thông tin trong nước và hải ngoại, lời kêu gọi đã được liên tục truyền đi và nhiều nơi đã lên kế hoạch tuần hành, biểu tình trong cùng thời điểm để yểm trợ sinh viên trong nước.
Hà Nội đã không thụ động chờ đợi. Trái lại, họ ra tay triệt hạ cuộc biểu tình ngay từ khi chưa bắt đầu.
Từ các trường đại học trong nước, Bí thưĐoàn thanh niên của các trường đại học đã được mời hợp tác với công an bằng cách nhận mặt sinh viên trường mình thông qua hình ảnh, video hai cuộc biểu tình trước do công an cung cấp. Tất cả các sinh viên bị nhận mặt đều bị trấn áp bằng các hình thức như: Cắt học bổng, treo bằng tốt nghiệp, đình chỉ thi. Rất nhiều sinh viên trong số này đã phẫn nộ và yêu cầu trường học có câu trả lời thỏa đáng. Tất cả các sinh viên này đều được nhà trường hẹn trả lời vào lúc... 9 giờ sáng, ngày 9/1/2008. Động thái này cũng tương tự như việc công an "mời" blogger Điếu Cày làm việc vào ngày Chủ nhật, 23/12/2007 để ngăn chặn ông đến với đoàn biểu tình.
Được biết, trong vòng 4 ngày trước thời điểm ngày 9/1/2008, các Bí thư Đoàn, lớp trưởng ở các trường trung học, cao đẳng, đại học trong nước đã có những buổi "làm việc" với học sinh sinh viên. Nội dung các buổi làm việc này tóm lược trong một ý: Theo công văn của Bộ giáo dục, tất cả các sinh viên tham gia biểu tình, tuần hành đều vi phạm pháp luật và sẽ bịđình chỉ thi. Ngày 8/1/2008, ở nhiều trường đại học, những sinh viên có mặt trong hai cuộc biểu tình trước đây đã "được mời" làm việc với giáo vụ khoa và nhận được lệnh không được tham gia biểu tình hoặc sẽ bịđuổi học.
Tại ĐH KHXH&NV, ĐH KHTN, ĐH Bách Khoa... nhiều khoa, ngành đã tổ chức các kỳ thi kiểm tra, thi giữa học kỳ (dù thời điểm thi học kỳ I vừa qua chưa lâu và thời điểm giữa học kỳ II chưa đến).
Từđêm 7/1/2008, các văn nghệ sĩ có mặt trong những cuộc biểu tình trước đây đều bị đặt trong vòng theo dõi và luôn có hai nhân viên mật vụđi kèm đến bất kỳđâu. Trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn, bên cạnh những hàng rào lưới B40 để hạn chếđi lại còn có sự xuất hiện của các hàng rào cọc sắt nhọn.
Từ 4 giờ sáng ngày 9/1/2008, lực lượng công an, an ninh, mật vụ Việt Nam đã dàn quân trước LSQ TQ tại Sài Gòn và ĐSQ TQ tại Hà Nội. Các quán cà phê, quán nước quanh khu vực này đều nhận được lệnh phải đóng cửa. Tất cả những ai đến gần khu vực LSQ, ĐSQ đều bịđuổi đi nơi khác. Những nhóm đi từ 3 người trở lên, sau khi bịđuổi đi, đều có công an đi kèm để theo dõi và ngăn chặn việc tập trung thành các nhóm lớn.
Buổi sáng 9/1, tại Sài Gòn đã có 21 sinh viên bị bắt giữ để... kiểm tra giấy tờ tùy thân. 16 sinh viên đã được thả về vào buổi chiều cùng ngày. Tại Hà Nội, 7 sinh viên cũng đã bị bắt giữ và hiện chưa có thông tin về việc họ được trả tự do.
Thông tin nhận được trong chiều ngày 9/1 cho biết các thanh niên là Đoàn viên ở các trường đại học, trung học, cao đẳng và các Đoàn viên có tên trong danh sách Đoàn viên ở các địa phương đã được "mời" tham dự các buổi mít tinh chào mừng ngày Sinh viên Việt Nam vào sáng ngày 9/1.
Một sự kiện trớ trêu là vào chiều ngày Thứ Ba 08/01/2008, khoảng 30 công dân Trung Quốc đã cầm cờ Trung Quốc và biểu ngữ "Hoàng Sa và Trường Sa là những giọt máu của Trung Quốc".
Nhóm người biểu tình nầy đã được công an VN trang trọng và bảo vệ cho họ biểu tình trong vòng 2 tiếng đồng hồ từ 1-3 giờ trưa mà không gặp trở ngại nào.
Đây là cuộc biểu tình lần thứ hai mà các công dân Trung Quốc biểu lộ thái độ trước Đại Sứ Quán Trung Quốc, Hà Nội đã được công an VN bảo vệ.
Vào ngày thứ Sáu ngày vừa qua, 04 tháng 01 cũng đã có 6 người Trung Quốc cầm bản trước Đại Sứ quán của họ để xác định chủ quyền của họ trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa được công an VN cho phép và bảo vệ.
Một nhà báo thân hữu vừa trở về từ Trường Sa cho biết hiện nay tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc đã xuất hiện đầy dẫy quanh khu vực quần đảo Trường Sa. Điểm đặc biệt là mỗi nhóm tàu đánh cá của Trung Quốc đều có ít nhất một tàu hải quân theo bảo vệ. Sau khi đánh cá xong, các ngư thuyền này đã được tàu hải quân Trung Quốc hộ tống trở về.
Trở về từ đảo Lý Sơn, nhà báo Hà Thanh điện thoại kể rằng cùng với việc tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tàu hải quân của Trung Quốc đã liên tục thực hiện các cuộc tuần duyên để "bảo vệ lãnh hải".
Rất nhiều lần tàu hải quân Trung Quốc đã áp sát Việt Nam, cách đất liền chỉ khoảng 40 hải lý. Điểm đặc biệt mà nhà báo Thanh nhấn mạnh là mỗi khi phát hiện có sự xâm nhập của tàu hải quân Trung Quốc, phía Việt Nam cũng đã cử tàu hải quân tiến ra biển. Nhưng thay vì bắt giữ hoặc trục xuất tàu Trung Quốc, các tàu hải quân Việt Nam chỉ bắc loa kêu gọi (bằng tiếng Trung Quốc): "Đây là hải phận Việt Nam. Đề nghị các đồng chí quay thuyền trở lại". Bất chấp lời "kêu gọi" đó, các tàu hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục "tuần duyên" và chỉ quay lại sau khi hoàn thành sứ mệnh.
Trước những hành động bạo ngược của quân cướp nước và trước sự nhu nhược, hèn hạ của chính quyền Việt Nam, Sinh Viên, Thanh Niên Việt Nam và văn nghệ sĩ tại quốc nội đã hẹn nhau sẽ tiếp tục cuộc biểu tình lần 4 vào ngày 19/1 để đánh dấu sự kiện hải quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt Hoàng Sa vào năm 1974.
Ngày 19/1 đã quyết định nhưng giờ và địa điểm sẽ thay đổi để dành phần chủ động. Chương trình dự tính như sau:
Lúc 9 giờ sáng (giờ Việt Nam - GMT+7) ngày 19/1/2008.
Địa điểm 1: Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội - Số 46 - Hoàng Diệu.
Địa điểm 2: Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn - Số 39 - Nguyễn Thị Minh Khai.
Để yểm trợ cho các bạn sinh viên, thanh niên, xin đồng thời kêu gọi các bậc cha chú, các nhân sĩ, những người Việt Nam yêu nước trên khắp thế giới, không phân biệt chính kiến, tốn giáo, giai cấp, đồng loạt tiến hành biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc và Việt cộng tại quốc gia mình cư ngụ cùng vào ngày 19/1/2008.
Xin hãy lắng nghe lời quê hương kêu gọi!
Giặc ngoại xâm đang nuốt từng tấc đất quê hương...
Không hành động bây giờ thì là bao giờ?
Không phải chúng ta thì là ai?
Quốc nội không sợ hãi
Hải ngoại đừng thờ ơ..
19/1/2008 - Ngày Thanh Niên và Sinh Viên Việt Nam - Ngày những thanh niên, sinh viên, thí thức Việt Nam tiếp bước cha ông xuống đường tranh đấu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho dân tộc.
Tha thiết…
Trường Sa - Hoàng Sa - Ta Là Một
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Làng tôi ăn tết
Trà Lũ
10:05 18/01/2008
Chuyện phiếm: LÀNG TÔI ĂN TẾT
Chưa năm nào làng nhậu của tôi chuẩn bị đón tết chu đáo và tưng bừng như năm nay. Ngay từ ngày 23 tháng chạp, lễ Ông Táo về trời, phe các bà đã phân công đi chợ sắm cỗ. Năm nay làng tôi nhất định gói bánh chưng và bánh tét, các cụ ạ. Bánh chưng Bắc Kỳ sẽ do ông Từ Hoè điều hành, bánh Tét Nam kỳ sẽ do Chị Ba Biên Hòa phụ trách. Hai vị này sẽ đứng chỉ huy, còn việc đi chợ và gói bánh sẽ là việc chung cả làng. Cụ B.95 sẽ phụ trách đi chọn gạo nếp. Chị Ba Biên Hòa sẽ chọn đậu xanh. Ông ODP mua các hương liệu hành tiêu nước mắm. Tôi mua lá giong cho bánh chưng, và lá chuối cho bánh tét. Cụ Chánh sẽ đích thân đi chợ mua thịt heo.
Ông H.O. nghe tiếng thịt heo thì cười hà hà: gói bánh chưng Bắc kỳ thì phải nói tiếng Bắc Kỳ, thịt lợn, chứ ! Nghe đến đây thì cả làng tôi cười ầm lên. Ông H.O. đã nói đúng. Các nhà quân tử trong làng tôi toàn là dân Bắc kỳ nhưng là Bắc Kỳ 1954, giọng vẫn là giọng Bắc Kỳ nhưng ngữ vựng thì ngữ vựng Nam Kỳ đặc. Chúng tôi không còn nói con lợn mà nói con heo, không còn cái cốc mà nói cái ly, không còn nói béo mà nói mập...
Đó là việc chuẩn bị vừa xôn xao vừa náo nức thứ nhất trong làng.
Viẹc xôn xao náo nức thứ hai là việc đón tiếp ông Từ Hoè hội viên viễn cư từ miền tây Canada về làng ăn tết. Làng tôi ai cũng mê ông Từ Hoè. Ông báo tin sẽ về ngày 25 tháng Chạp, ngày xưa ở quê nhà là ngày tảo mộ, ngày đi dẫy cỏ và thắp hương phần mộ tổ tiên. Người mau mắn nhận ngay công tác đi dón ông từ phi trường là Cô Cao Xuân và cô phụ tá Tôn Nữ.
Máy bay đã đến rất đúng giờ. Tôi mê cái hãng Air Canada này qúa.
Ông Từ Hoè đã cao tuổi mà dáng người còn rất khoẻ mạnh. Hỏi ông bí quyết, ông cười hì hì: Khó gì đâu ! Buổi sáng thức dậy, tôi múa võ khí công và tai chi nửa giờ. Rồi đi bơi. Rồi đi làm. Làm việc tay chân cả ngày nên cơ thể được vận động luôn. Ông trồng nấm các cụ ạ. Nấm của ông ngon có tiếng, được bày bán khắp các chợ. Nghe nói có xuất cảng sang Hoa Kỳ và Au Châu. Nếu cụ hay ăn nấm, tôi nghĩ dám cụ đang ăn nấm ông Từ Hoè nha. Làm cái nghề này giầu lắm. Đó là bí quyết thứ nhất về sức khoẻ. Bí quyềt thứ hai mà ông Từ Hoè cho là cũng rất quan trọng, đó là giữ cái đầu thư thái và an lạc. Ông bảo bây giờ ông không còn thù oán giận hờn một ai. Ai cũng là bạn ông hết. Ông yêu cả kẻ thù. Ông cười hà hà: Chúa bảo vậy mà.
Ông Từ Hoè ở nhà Cụ chánh suốt tuần lễ tết. Từ ngày ông về, làng tôi rộn rã hẳn lên. Cụ B.95 bao giờ cũng khen: cái bác Từ Hoè này nói chuyện có duyên qúa đi mất, có đầu có đuôi, con rắn trong lỗ cũng phải bò ra! Ông nói chuyện đã hay, mà làm việc còn hay hơn. Ông kể đủ chuyện miền tây, nơi ông sống chung với vợ chồng chú Paul.
Các cụ còn nhớ chuyện Ông Từ Hoè và chú Paul chứ. Chú Paul là cái chú chính uỷ VC, người đã bỏ đảng vượt biên theo ông Từ Hoè ấy mà. Sang Canada này vợ chồng chú ấy cảm phục lối sống đạo của ông Từ Hoè, đã nhập đạo Công Giáo, rồi đã làm việc thiện nguyện ở nhà thờ, nuôi ăn người vô gia cư mỗi sáng thứ bảy ấy mà. Ông Từ Hoè kể: bây giờ cả nhà thờ, từ ông cha xứ tới mấy bà sơ, tới nhân viên văn phòng, tới mấy người vô gia cư ngủ đêm ở nhà thờ, tất cả đã bị chú Paul bỏ bùa. Bùa gì cơ ? Thưa là bùa nước mắm VN. Hồi đầu chú cho họ ăn bánh mì thịt, bánh mì chả quế. Sau rồi cho ăn phở. Thứ nào cũng có chút xíu nước mắm. Thét rồi cả họ đạo bén mùi, nghiền luôn.
Đó là chuyện chú Paul em kết nghĩa của ông Từ Hoè.
Và ngày trọng đại gói bánh ăn tết đã tới. Làng tôi đã gói bánh vào đúng ngày cuối năm. Theo lời hô hào của ông Từ Hoè, mọi người cùng chung sức. Gạo nếp, đâu xanh, thịt heo, tiêu hành nước mắm, lá giong lá chuối đã được chuẩn bị từ hôm trước. Đúng 9 giờ sáng cả làng ra tay. Chúng tôi phải dùng khuôn gỗ cho đồng bánh chưng được vuông góc và cân xứng. Ông Từ Hòe lãnh tụ không cần khuôn, ông gói buông mà đồng bánh đẹp qúa chừng. Hai mệ Huế Cao Xuân và Tôn Nữ thấy thịt heo có da có mỡ thì tỏ ra lo lắng sợ hãi, ông Từ Hoè trấn an ngay: nhân bánh chưng nếu chỉ có thịt nạc thì đồng bánh mất hết hương vị. Phải có da heo, mỡ heo. Hai thứ này nấu 8 tiếng đồng hồ sẽ tan ra rồi ngấm vào gạo nếp vào nhân đậu, làm rậy mùi bánh. Phần thịt nạc còn lại sẽ lẫn với đậu nằm trong lớp nhân. Một điều mà từ bé đến giờ tôi mới biết là khi gói bánh chưng, người ta không gói chặt qúa, vì phải để chỗ cho đồng bánh nở ra khi chín.
Rồi sang phần bánh tét. Phần này do Chị Ba điều hành. Bánh chưng Bắc kỳ gói theo khuôn hình vuông, bánh tét Nam Kỳ gói tay buông, hình tròn và dài. Nhân bánh tét cũng y như nhân bánh chưng. Bánh gói bằng lá chuối.
Đúng 12 giờ trưa là châm lửa nồi bánh chưng và nồi bánh tét. Ngọn lửa xanh cháy tí tách trông vui mắt làm sao. Buổi nấu này vui qúa chừng. Nồi bánh to tổ chảng không đặt trên bếp mà đặt ở giữa nhà. Hai cái bếp ga công nghệ này do ông H.O. mua từ cửa hiệu bán đồ nhà hàng chuyên nghiệp. Quê mình ngày xưa nấu bánh chưng với củi, khói bay mù mịt. Bây giờ ở đây chúng tôi nấu bằng bếp ga, ngọn lửa xanh hừng hực, chả có khói gì cả, chả phải lo châm củi gì cả. Lâu lâu thì châm thêm nước sôi cho nồi bánh khỏi cạn nước.
Và làng tôi đã vây quanh hai nồi bánh, vừa ăn trưa, vừa ăn tối, vừa nói bao nhiêu thứ chuyện. Mọi người chăm chú nghe ông Từ Hoè kể chuyện miền tây. Và ông đã kể rất nhiều chuyện. Sôi nổi nhất là chuyện vợ chồng chú Paul nuôi ăn những người vô gia cư ngủ đêm tại nhà thờ, và chuyện ông trồng nấm bán nấm.
Ông tỏ ra phục chú Paul lắm. Ông bảo Đức Tin của vợ chồng chú ấy rất mạnh. Từ Canada chú gửi tiền về VN giúp nạn nhân bão lụt rất nhiều. Có lần chú ấy bảo tôi: Mình đến đất nước này hai tay trắng, Chúa đã cho mình đầy hai tay. Bây giờ nếu cứ nắm chặt hai tay thì ta chỉ có thế, nhưng nếu ta mở hai bàn tay ra làm phúc thì Chúa lại cho đầy tay ngay.Vợ chồng chú thuộc Kinh Thánh và hiểu giáo lý của đạo rất sâu sắc. Chú ấy còn giảng đạo cho tôi nữa. Đáng nể thế. Có lần chú nói: Thánh Kinh nói rất rõ là sau khi ta chết Chuá sẽ hỏi ta có cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống, kẻ trần trụi áo mặc không. Ai nói có thì vào thiên đàng ngay. Chúa không hỏi đến tội đánh nhau, tội ăn cướp. .. Lần khác chú bảo những người nhà giầu khi chết không ai mang theo được của cải về thế giới bên kia. Tiền bạc trần gian phải bỏ lại trần gian, trừ tiền giúp người nghèo khổ là được mang theo về đời sau.
Các cụ đã thấy vợ chồng chú Paul tốt lành chưa. Công truyền giáo của ông Từ Hoè đấy. Rồi ông Từ Hoè quay vào tôi kể chuyện người Da Đỏ. Ha, chuyện này hấp dẫn và dài đây, thưa các cụ.
Ông Từ Hoè xưa nay vẫn chung quan điểm với tôi về nguồn gốc người Da Đỏ ở Canada. Chúng tôi nghĩ rằng họ chính là người Việt Nam con cái của mẹ Au Cơ thời lập quốc. Rõ ràng sử ghi là 50 con đã theo mẹ lên núi. Lên núi đây là lên hướng bắc. Tột cùng hướng bắc là bắc cực. Lúc đó eo biển Beringa nối liền Á Châu với Mỹ Châu còn khô cạn, đoàn con mẹ Au Cơ đã tiến sang Bắc Mỹ và toả đi khắp nơi. Nét mặt người Da Đỏ là nét mặt Á Châu, con mắt họ không xếch và nhỏ như người Tàu và người Nhật. Rõ ràng họ có bộ mặt Việt Nam. Họ lại đội mũ lông chim. Trên mặt trống đồng có vẽ tổ tiên người Việt cũng đội mũ lông chim. Các nhà nhân chủng học cho biết ngươi Da Đỏ Inuit đã xuất hiện ở bắc cực cách đây 5.000 năm. Tổ tiên VN lập quốc và Mẹ Au Cơ lên núi cũng cách đây 5.000 năm. Tất cả rõ ràng nha. Các cụ có thêm ý kiến gì không ?
Dân làng nghe ông Từ Hoè diễn thuyết về người Da Đỏ vô cùng say đắm. Ông cho biết miền tây Canada nơi ông trồng nấm, hiện nay là Alberta và Saskatchewan, ngày xưa là rừng cỏ rộng mênh mông. Người Da Đỏ ở đây sống về nghề săn bắn. Họ săn bò rừng. Các cụ biết con bò rừng chứ, tiếng Anh là bison hay buffalo. Sắc dân Da Đỏ ở miền này tên là Sioux. Dân Sioux cỡi ngựa bắn súng. Nói đến đây, ông Từ Hoè mở ngoặc: Ngựa và súng là hai thứ hàng của dân da trắng đem tới đây. Theo lịch sử thì gốc con ngựa là ở Bắc Mỹ, về sau không hiểu tại sao con ngựa ở Bắc Mỹ biến đi, và xuất hiện tại Au Châu. Rồi người Tây Ban Nha từ Au Châu đem ngựa sang thuộc địa ở Nam Mỹ, rồi từ Nam Mỹ con ngựa đi lên, ngựa về gốc cũ là Bắc Mỹ.
Ông Từ Hoè nhấp ngụm trà rồi hứng khởi kể tiếp: Khi con ngựa trở lại Bắc Mỹ, nó đã làm đảo lộn nếp sống dân Da Đỏ: nhờ nó mà việc di chuyển nhanh hơn, tung hoành hơn, vùng săn bắn mở rộng hơn. Nói tới săn bắn là nói tới con bò rừng. Đây là kho lương thực và kho dụng cụ của người Da Đỏ. Thịt để ăn, da để may áo, che lều, làm giầy dép, làm dây buộc, dạ dày bò rừng làm túi đựng nước, sừng làm đồ để uống nước, phân để đốt sưởi. Khi người da trắng tới đây, người ta ước lượng miền đất bao la này có tới 60 triệu con bò. Người da đỏ săn bò nhưng không bao nhiêu, người da trắng tới đây mới là người đã hủy diệt bò rừng. Họ săn và giết bò không nương tay.
Rồi ông Từ Hoè hỏi mọi người: Tôi đố các bạn: ngoài súng đạn và con ngựa, người da trắng còn mang cái gì quan trọng khác để trao đổi với người Da Đỏ ? Dân làng chưa kịp trả lời thì ông Từ Hoè nói ngay: đó là bệnh tật ! Đó là bệnh đậu mùa, đó là bệnh cúm, đó là bệnh phổi. Xưa nay người Da Đỏ chưa hề mắc những bệnh này nên họ không có thuốc chữa và không biết cách chống đỡ, do vậy dân Da Đỏ đã chết gần hết. Sách nói họ đã chết tới 90% dân số !
Rồi ông nhìn mọi người: Thôi, xin ngưng chuyện Da Đỏ, để chúng ta kịp giờ dọn bàn thờ cúng tổ tiên lúc giao thừa. Năm nay làng tôi có nhiều thay đổi lắm. Chúng tôi nấu bánh từ 12 giờ trưa, bánh vừa chín là bày lên bàn thờ ngay. Dân làng chọn bàn thờ nhà cụ Chánh làm bàn thở tổ cả làng. Ông Từ Hoè đã tự đi chợ mua trái cây để bày trên bàn thờ. Lư hương ở giữa, hai bên là hai đĩa bánh và hai đĩa trái cây. Xin đố các cụ Ông Từ Hoè đã bày những trái cây nào ? Chắc các cụ lại trả lời là 4 thứ ‘cầu dừa đủ xoài’, phải không ạ. Thưa, không phải. Ông Từ Hoè chỉ bày có ba thứ thôi ạ. Đó là trái mảng cầu, trái dưa hấu, và trái xoài. Cô Tôn Nữ thắc mắc: sao chỉ có ba ? Phải đủ bốn trái ‘ cầu vừa đủ xài’ chứ. Ông Từ Hoè cười hà hà. Cầu vừa đủ xài thì cầu làm gì, ta phải ‘ cầu dư xài ’ chứ. Cô Tôn Nữ nghe xong, như ‘ngộ’ ra chân lý, phục ông qúa, mặt tươi hẳn lên.
Và giờ giao thừa đã đến. Cụ Chánh khăn đống áo dài, kính cẩn thay mặt cả làng đốt hương, thỉnh một hồi chuông, rồi lâm râm khấn với tổ tiên. Mỗi người tham dự đốt 1 cây hương. Tổ tiên đâu có ở xa. Các ngài vẫn sống quanh ta mà. Người khấn vái thành khẩn nhất là cụ B.95.
Xong lễ khấn tổ tiên là việc chúc tết. Ông ODP đại diện dân làng chúc tết tiên chỉ, rồi mời mọi ngươì thưởng thức bánh chưng bánh tét lấy hên ngay giờ đầu năm. Thật là nóng sốt. Bánh chưng không ăn với giò chả mà ăn với mật, các cụ a. Bánh chưng chấm mật mới đúng truyền thống. Ngon thật. Các cụ ăn thử mà coi. Ngày đầu năm mà được ngọt ngào như mật thì suốt cả năm sẽ ngọt ngào. Tổ tiên ta có lý vô cùng.
Rồi Cụ Chánh tiên chỉ mừng tuổi mỗi người một bao thư màu đỏ, và một gói lớn bánh chưng bánh tét. Chúng tôi về để xông đất nhà, đem vào nhà bao thư màu đỏ lấy hên và qùa tết quê hương. Nhà nào ăn tết nhà ấy. Chiều mồng một tết, làng tôi mới họp lại để chính thức ăn tết chung.
Người đầu bếp cho bữa tiệc đầu xuân là ông Từ Hoè. Theo truyền thống thì năm con nào ông Từ Hoè cho ăn thịt con đó. Năm gà ông cho ăn gà, năm heo ông cho ăn heo. Chị Ba Biên Hòa nói nhỏ với tôi từ trước: Em sợ chuột lắm. Anh có nghĩ rằng năm nay là năm con chuột, ông Từ Hoè sẽ mang thịt chuột từ đồng cỏ miền tây về làm cỗ tết không ? Tôi lắc đầu. Tôi không dám nghĩ như vậy. Tôi trấn an: Cái ông Từ Hoè này nhiều mưu chước lắm, ta phải chờ xem mới biết được.
Và cỗ tết được bày ra, đủ thứ như mọi năm. Đúng lúc mọi người chờ món chuột thì ông Từ Hoè từ nhà bếp bưng ra một đĩa rau xà lát. Ông vừa cười vừa nói: Tôi biết các bạn đang chờ món chuột, có chuột đây, thưa, đó là món dưa chuột. Mọi người à lên một tiếng lớn. Chi Ba Biên Hòa vuốt ngực thở ra một tiếng nhẹ nhõm. Ông nói với chị Ba: người Bắc gọi nó là dưa chuột, còn người Nam kêu là dưa leo. Đây là món chuột chay. Theo y lý đông phương thì dưa chuột vừa có chất dương vừa có chất âm, nó làm ta mát lòng mát ruột cả năm. Các cụ đã thấy ông Từ Hoè giỏi chưa ?
Rồi giữa tiệc phe các bà lên tiếng: Năm chuột xin các ông cho nghe chuyện chuột. Các cụ đã hiểu thông điệp của các bà chưa ? Các bà đòi nghe chuyện tiếu lâm mặn đấy. Các đấng quân tử trong làng tôi tự nhiên im bặt. Lạ qúa. Hình như kho tiếu lâm mặn không có con chuột. Mãi rồi cụ Chánh tiên chỉ mới cất tiếng: Trong ngôn ngữ VN có tiếng chim chuột, mèo chuột, để chỉ chuyện trai gái vụng trộm, thế nhưng hình như các chuyện trai gái thì chú chuột không đóng góp gì cả. Trái lại, nhiều khi còn đóng vai luân lý dạy đời. Lão vẫn còn nhớ câu chuyện con hổ và con chuột trong sách giáo khoa thư bậc tiểu học, như thế này:
Một hôm con chuột nhắt chạy qua gần con hổ. Hổ thò chân ra bắt. Chuột van lạy rằng: Trăm lạy ông, thân con bé bỏng, xin ông tha cho làm phúc. Hổ bảo rằng: Ừ, mày bé thế này, tao chẳng thèm ăn thịt. Thôi, ta tha cho. Chuột được tha liền cúi đầu tạ ơn: Con đội ơn ông, cái ơn tha mạng này con không dám quên. Được ít lâu sau, hổ mắc lưới người đi săn. Hổ gầm thét giẫy giụa mà không làm sao thoát, đành nằm im chờ chết. May sao con chuột nhắt đi qua trông thấy. Nó chạy về gọi cả nhà ra cắn lưới. Nhờ vậy mà hổ thoát thân.
Ngay từ bé, đọc xong chuyện này, ai cũng hiểu rằng ở hiền gặp lành, làm ơn sẽ được báo ơn.
Nghe xong, các nhà quân tử liền ông vẫn nín khe, không ai tiếp sức cụ Chánh. Thấy vậy, cụ Chánh liền kể tiếp chuyện treo chuông cổ mèo. Rằng bữa đó làng chuột hội họp tìm kế chống con mèo. Hội đồng đã nêu ra rất nhiều ý kiến, và cái ý được nhiều dân chuột hoan hô là nên treo cái chuông vào cổ con mèo. Con mèo có cái chuông ở cổ, đi đâu cái chuông cũng leng keng, ai cũng nghe thấy và tìm chỗ thoát thân. Nhưng đến khi ông chủ tịch chuột hỏi ai sẽ xung phong đi buộc chuông vào cổ mèo thì cả hội đồng im như tờ. Cả làng chuột rét hết. Bài học rút ra từ chuyện này là nói dễ làm khó.
Bây giờ ông ODP mới lên tiếng: Phần tôi thì tôi không thích chuyện chuột bằng thích tranh chuột. Ngày xưa còn bé tôi đã mê các bức tranh dân gian bày bán ở chợ tết. Bức tranh mà tôi thích nhất, đến nay vẫn còn nhớ, là bức vẽ hình làng chuột rước ông nghè chuột vinh quy bái tổ. Ông nghè chuột mặc áo tiến sĩ, ngồi kiệu, cờ quạt trống phách lọng loa chung quanh. Thế nhưng cuối con đường là bác mèo ngồi chờ. Dân chuột phải cử đại biểu đến dâng của lễ. Quà dâng là những con cá chép. Bức tranh này vừa ghi chuyện văn hoá vinh quy bái tổ, vừa ghi việc phải hối lộ cường quyền.
Nghe đến đây xong, phe các bà thấy chuyện của phe liền ông chúng tôi bữa nay không gay cấn gì nên đã bắt chước cụ B.95 đòi anh John kể chuyện thời sự. Liền có ngay. Anh kể chuyện cuộc thi nấu ăn bên Mỹ.
Giới ttruyền thông quốc tế vừa loan tin: Anh Huỳnh Quốc Hưng, 29 tuổi, cư dân gôc VN bên Mỹ đã thắng giải nhất về nấu ăn quốc tế trên Đài Bravo ở Chicago tối 3.10.2007. Bao nhiêu đầu bếp trứ danh đã tham dự. Vòng chung kết chỉ còn 3 cao thủ. Anh Hưng đã đoạt giải ‘Top Chef’ với món ‘ Ragu vịt nấu nấm’. Phần thưởng là 100.000 tiền mặt và một thùng dụng cụ nấu bếp loại thượng hạng. Anh đoạt giải này không phải bỗng dưng mà được. Anh đoạt giải do lòng say mê nấu ăn từ bé cộng với sự chịu khó học hỏi trong bao nhiêu năm từ khi tới Mỹ. Chánh chủ khảo cuộc thi đã ca ngợi món vịt ragu nấu nấm của Huỳnh Quốc Hưng là tuyệt hảo, culinary perfection.
Anh John kể tin này xong, rồi bình luận: trong thế giới ăn uống đã có bao nhiêu người nấu món vịt ra gu, thế mà tại sao món vịt ra gu của anh Hưng lại đoạt giải nhất ? Tôi nghĩ chắc chắn 100% là vua bếp Hưng đã bí mật ướp vịt với nước mắm VN. Nước mắm VN là một gia vị tuyệt vời. Nước mắm đã làm phép lạ.
Các bà trong làng nghe đến đây đều cười ha ha, vì các bà cho rằng anh John không có thẩm quyền gì về nấu ăn. Anh hăng say nói ngay: tôi xin chứng minh cái vĩ đại của nước mắm VN qua món bí tết. Các bạn thử ướp miếng bí tết với các gia vị thường lệ rồi thêm một chút nước mắm vào xem, cam đoan hương vị miếng thịt sẽ tăng lên bội phần. Đó là lúc ướp thịt. Lúc bày miếng thịt nóng hổi ra đĩa, bạn rưới một chút xíu nước mắm nữa, cam đoan miếng bí tết sẽ thơm ngon đậm đà vô cùng. Mà còn điều này cũng lạ lùng nữa: bí tết thêm nước mắm như trên, ăn với bành mì không ngon bằng ăn với cơm. Nghe có lý, các cụ ạ.
Chưa hết. Anh John còn tiếp tục bình luận: Món vịt ragu đoat giải nhất của Huỳnh Quốc Hưng nấu với nấm. Tôi cho rằng đây là nấm của ông Từ Hoè, các bạn nghĩ sao ? Nước mắm do người VN làm, nấm do người VN trồng, món ăn do người VN nấu, đương nhiên món đó phải chiếm giải nhất chứ. Cả làng ai cũng gật đầu và vỗ tay. Đúng như vậy. Nghe đến đây, ông Từ Hoè chạy lại ôm chầm lấy anh John rồi nói: Sao chú thông minh và nói đúng qúa vậy !
Nghe tin vui này xong, cô Cao Xuân hỏi ngay anh John: Chức của anh Hưng là Top Chef, chữ chef viết ra sao ? Tôi thấy có báo VN viết là chief, có chữ i. Anh trả lời ngay: Cô hỏi đúng lúc qúa. Quốc tế xếp đầu bếp theo ba hạng: hạng thấp gọi là COOK, hạng giữa gọi là SOUS CHEF, hạng nhất thượng đẳng là CHEF, chữ chef không hề có chữ i. Đoạt giải Chef quốc tế như anh Hưng là vinh dự tột đỉnh trong ngành nấu ăn. Xin chúc mừng Anh Hưng. Anh là niềm hãnh diện của người Việt chúng tôi.
Ông Từ Hoè là người rất mê anh John. Ông mê anh vì anh thông minh tài ba, vì anh vui vẻ hoạt bát, và vì anh nói tiếng Việt giỏi tuyệt vời. Nhân lúc anh John còn đang trên diễn đàn, ông Từ Hoè hỏi anh một câu khá hóc buá. Rằng ngày xưa khi bắt đầu học tiếng Việt, anh có thấy mạo từ Cái và Con trong tiếng Việt rắc rối và khó không ? Anh John liền gật đầu và cười khà khà, rồi anh kể:
Lúc đầu tôi thấy khó lắm, tại sao nói con chim, con cá mà không nói cái chim cái cá, giống như cái bàn cái ghế. Tôi cứ nói sai hoài. Rồi chợt ngày đẹp trời kia, tôi tình cờ đọc thấy một chuyện tiếu lâm, đọc xong thì tôi ngộ, không bao giờ tôi nói sai nữa. Chuyện như thế này: Có một anh Mỹ lấy vợ VN và bắt đầu học tiếng Việt với vợ. Bữa đó hai vợ chồng bơi thuyền trên Hồ Than Thở Đà Lạt. Anh chồng Mỹ thấy hồ đẹp qúa, bèn nói: Trời ơi, con hồ này đẹp quá. Cô vợ liền sửa sai: Không phải con hồ mà là cái hồ. Ít lâu sau anh chị đi tàu trên sông Saigon, anh nói: Chà, cái sông này nước chảy dữ ha. Cô vợ lại sửa: Không phải cái sông mà là con sông. Anh chồng bèn giơ tay lên trời: Khó qúa, lúc nào thì nói cái lúc nào thì nói con đây ? Cô vợ vốn là nhà giáo trả lời ngay: Dễ mà, thứ gì động đậy thì dùng con, như con sông, con gà, con chuột, còn thứ gì không động đậy thì dùng cái, như cái nhà, cái bàn, cái ghế. Anh chồng Mỹ nghĩ một lúc rồi cười hề hề với vợ: Hèn chi thứ ấy của anh thì gọi là con, còn thứ ấy của em thì gọi là cái. Cả làng nghe xong, phá ra cười như sấm, cười to qúa sức. Chị Ba Biên Hòa giơ hai tay lên trời rồi kêu lên: Lạy Chúa tôi ! Cụ B.95 cũng kêu lên: Mô Phật ! Cô Cao Xuân đấm cô Tôn Nữ thùm thụp. Không khí vui vẻ ngày tết trong làng tự nhiên khởi sắc hẳn lên.
Kính chúc các cụ năm con Chuột vui vẻ, giỏi về con với cáí, và quanh năm thân tâm an lạc.
Chiếc bẫy thời kháng Pháp
Đặng Xuân Hường
12:36 18/01/2008
Chiếc bẫy thời kháng Pháp.
Ông Chiếng trầm ngâm bên cái chuồng gà trống không, tối hôm qua không biết thằng ăn trộm vô lương tâm nào đã tới nẫng nguyên bầy gà của ông. Đâu ít gì, cả thảy cũng gần hai chục con gà lớn nhỏ.
Ông cảm thấy buồn trong lòng vô cùng, mới mấy ngày trước đây, thằng cháu nội mà ông cưng nhất, nó xin ông một con gà trống con, ông đã hứa cho nó, mà nó chỉ dám xin con nhỏ. Ông đã định bụng đến ngày lễ Chầu lượt, gia đình nó xuống chơi, ông sẽ nói bà Chiếng làm thịt một con gà lớn nấu cháo để cho tụi nó ăn. Còn thằng cháu ông sẽ dành cho nó một bất ngờ là ông bắt con gà trống choai cho nó, con gà này đang trổ mã tiếng gáy đã ra vẻ đem đi chọi được, ông nghĩ thằng cu Tũn sẽ mừng như thế nào.
-Bà ơi! Ra coi chuồng gà này, không còn mống nào nữa cả! Ông buồn bã gọi bà.
Bà Chiếng chạy ra đứng bên ông há mồm ra nhìn, chẳng nói được lời nào. Cái chuồng gà ông Chiếng làm bằng tre tương đối chắc chắn, bây giờ chẳng còn con gà nào cả. Mỗi chiều ông hay bà đều vãi bắp cho gà ăn, nhìn bầy gà thân thương cục cục giành nhau ăn, ông bà thấy rất vui trong lòng. Bầy gà là lợi tức của ông bà, vừa có tiền tiêu vừa có thịt ăn trong những bữa cơm gia đình.
-Con cái nhà ai ba trợn ba trạo vậy không biết! Gà người ta nuôi cũng mồ hôi nước mắt, đến ăn trộm không trừ lại một con nhỏ nữa. Bà Chiếng than thở.
-Thời buổi bây giờ con người ta ăn trộm ăn cắp như rươi! Chẳng bù mấy mươi năm về trước, đi đâu chẳng bao giờ phải khóa cửa mà vẫn an tâm.
Xóm quê này là xóm đạo, dân chúng di cư từ ngòai Bắc vào đã gần Năm mươi năm, làng xóm thân tình sống bên nhau, đùm bọc nhau như bà con ruột thịt. Ruộng vườn là công việc chính yếu từ bao năm qua, năm nào trời thương mùa màng cũng tương đối, gạo lúa ngô khoai đủ ăn, có khi còn dư đem bán kiếm chút tiền sửa sang nhà cửa.
Cuộc sống ổn định được vài chục năm thì lại thêm một lần di cư nữa, lần này thì người di cư không phải là bà con trong xóm đạo này, mà là người tứ xứ đến đây, từ Bắc vào cũng có, từ Trung vào cũng có, từ thành phố về cũng có. Do cuộc sống khó khăn, Dân chúng tìm đủ đường kiếm miếng ăn cho cuộc sống. Và miền quê với ruộng vườn mặc dù cuộc sống lam lũ, thiếu phương tiện nhưng lại có thể trồng trọt ngô khoai sống qua ngày. Thế nên xóm đạo của mấy mươi năm về trước cũng thay đổi, cái thay đổi do thời cuộc nhiễu nhương, tranh tối tranh sáng…
Ông Chiếng nằm buồn gác tay lên trán suốt cả ngày, là người có đạo, ông tin Chúa sẽ phù trợ giúp đỡ khi mình làm điều lành, kinh hạt ông vẫn siêng năng, chẳng bao giờ ông có chuyện với hàng xóm cả, thế nhưng cái điều lành ông trông mong cuối cùng cũng chẳng đến với ông, tuy vậy ông cũng chẳng thất vọng, vì cái lý do mà ông nghĩ là rất chính đáng, chẳng qua cũng vì thời cuộc mà con người sinh tệ hại, đói thì đầu gối phải bò!
Ngày Lễ Chầu lượt của xứ đạo ông, mấy đứa cháu xuống nhà chơi, ông bảo bà mua con vịt đánh tiết canh và nấu cháo, còn thằng cháu, ông đưa nó ra chuồng gà bảo nó:
-Ông nội để dành cho cháu một con gà trống choai, chứ không phải con nhỏ mà cháu xin trước đây đâu. Nhưng tuần rồi ăn trộm nó bắt hết cháu ạ.
Thằng cu Tũn thất vọng đến tội nghiệp, nhưng chợt mắt nó sáng lên:
-Thế ông Nội có nuôi nữa không? Lần trước ông nói ông sẽ nuôi gà nòi nữa mà!
-Ừ, ông sẽ mua cặp gà nòi cho nó đẻ trứng ấp con, lứa đầu tiên ông sẽ cho con một cặp
chịu không?
Thằng Tũn vỗ tay cười vui vẻ nghĩ đến cặp gà nòi, bằng tuổi nó chẳng ai cho nó rớ đến chứ đừng nói là có trong tay nguyên một cặp. Nó biết là mơ ước của nó sẽ thành sự thật vì ông Nội của nó nuôi gà đã nhiều năm, ông chịu khó chăm sóc nên gà mau lớn khỏe mạnh. Nó nghe ông kể là trước đây ông cũng đã nuôi gà nòi đi chọi, đá gà, nhưng thời trẻ trung đó đã qua, bây giờ lớn tuổi ông chỉ nuôi gà thịt mà thôi.
Ông Chiếng lại bắt đầu gầy dựng bầy gà từ số không. Chuồng thì sẵn, chỉ phải mua cặp gà khỏe mạnh để nuôi mau đẻ trứng ấp con.
Lần này thì chuồng gà ông Chiếng làm thêm cửa đóng then cài, đề phòng ăn trộm lần nữa. Ông dự định nuôi thêm một con chó xích nó phía nhà sau, để có động tĩnh gì nó sủa lên báo động.
Ông bà Chiếng cứ chiều chiều lại ra sân sau, vãi bắp lúa lép cho bầy gà ăn, hai con gà nòi mới đó mà đã cao lêu khêu nổi bật giữa đám gà đẻ. Ông nghĩ đến thằng Tũn, cháu cưng của ông, nhất định phải cho nó một cặp để nó mừng.
Buổi chiều trời mát, ông đang sửa lại cửa chuồng cho chắc chắn thêm, ông gắn ổ khóa vào cái cửa nẹp sắt, các then chắn đứng bằng tre rất chắc, nhưng nếu lấy búa nạy cũng sẽ bật ra, ông bọc phía ngòai một lớp lưới sắt. Chú Tiếng bên nhà qua chơi thấy vậy nói:
-Bác Chiếng ơi! Thời buổi bây giờ, bác có làm chắc mấy ăn trộm nó cũng bắt được thôi! Rãy tiêu của anh Chiếu gần bên rãy cháu, hồi tối ăn trộm vào cắt nguyên bụi tiêu kéo xuống để hái. Thật hết nói, vườn tiêu bị cắt chắc cũng vài chục bụi sây trái nhất. Ăn trộm bây giờ chẳng những lấy trộm còn phá họai nữa. Bụi tiêu trồng cả mấy năm bị cắt ngang, chẳng biết là người hay quỉ nữa!
Ông Chiếng thở dài:
-Anh cũng biết đó, ông bà già tui làm ăn được chi, chỉ có bầy gà nuôi mà tụi nó cũng cạy chuồng bắt sạch. Sát bên nhà mà tụi nó còn làm vậy thì ngòai rãy chắc còn trồng trọt được gì nữa.
-Hồi xưa đây có vậy hả bác? Cháu còn cột cả hai con bò ở lại trong rãy, vì về đường sình lầy quá. Bây giờ chẳng ai dám làm vậy.
-Cũng tại cái thời thế cháu ạ!
-Thời thế gì bác! Tụi nó cờ bạc rượu chè rồi sinh ra ăn trộm chứ thời thế gì!
-Đành là thế, nhưng ngày xưa khi bác còn thanh niên, cũng thiếu gì đám ăn chơi, nhưng đâu đến nỗi này. Cái xã hội nó sinh ra vậy mà!
Ông Chiếng nghĩ đến thằng Tũn, đến tiếng thở dài của vợ ông mà buồn trong lòng, chẳng lẽ bó tay trong cái chuyện này sao. Ăn trộm không có lương tâm, mà mình cứ nhịn hòai chắc cuối cùng nhịn đói. Ông nhớ lại hồi thanh niên tham gia kháng Pháp, tổ của ông đã làm những cái bẫy rất tinh vi, bọn Pháp cứ bị dính bẫy hòai, sau này không dám làm thêm, chỉ vì tụi Pháp khi bị thương vì bẫy, nhà nào gần đó nó tới kéo cổ chủ nhà ra tra hỏi. Dân quê biết gì đâu, mà tội nghiệp biết họ cũng không nói cuối cùng nó đem đi giam có khi biệt xứ luôn.
Bây giờ đã già, nhưng ông vẫn nhớ những cái bẫy đó,ông muốn làm vài cái bẫy thông thường quanh chuồng gà, thằng ăn trộm nào mò tới dính bẫy cho biết. Ông Chiếng nói với bà:
-Tui dự định bẫy ăn trộm bà ạ. Tui làm bẫy tối tối giăng ra bên chuồng gà, phải làm một lần cho tụi nó tởn, chứ không thì nuôi công không cho tụi nó ăn.
-Không được đâu ông ơi! Con nhà Công giáo mình ai lại làm thế, rủi nó bị thương lại còn phải tốn tiền thuốc thang cho nó. Rồi thì bà con lại lời ra tiếng vô chuyện ác đức đó nữa.
-Thế còn chuyện trộm cắp phá họai của bọn ăn trộm thì sao?
-Đành chịu vậy! Ông rán làm chuồng cho kỹ, coi ngó đêm hôm chứ biết làm sao bây giờ. Ông cũng thường nói là tại cái thời thế nó sinh ra mà!
Ông Chiếng ngẫm nghĩ lời bà nói có lý, chẳng lẽ mình con nhà có đạo lại gây ra chuyện như thế mang tiếng. Cái bẫy thời kháng Pháp ông đã có cách làm, nhưng lại không thể đem ra áp dụng được. Ông chắt lưỡi:
-Thôi, đành phải trông trước ngó sau vậy! Chỉ mong là tụi ăn trộm biết đường ngay nẻo chính mà theo, chứ cái thời thế nó sinh ra thì đành chịu!
Ông Chiếng trầm ngâm bên cái chuồng gà trống không, tối hôm qua không biết thằng ăn trộm vô lương tâm nào đã tới nẫng nguyên bầy gà của ông. Đâu ít gì, cả thảy cũng gần hai chục con gà lớn nhỏ.
Ông cảm thấy buồn trong lòng vô cùng, mới mấy ngày trước đây, thằng cháu nội mà ông cưng nhất, nó xin ông một con gà trống con, ông đã hứa cho nó, mà nó chỉ dám xin con nhỏ. Ông đã định bụng đến ngày lễ Chầu lượt, gia đình nó xuống chơi, ông sẽ nói bà Chiếng làm thịt một con gà lớn nấu cháo để cho tụi nó ăn. Còn thằng cháu ông sẽ dành cho nó một bất ngờ là ông bắt con gà trống choai cho nó, con gà này đang trổ mã tiếng gáy đã ra vẻ đem đi chọi được, ông nghĩ thằng cu Tũn sẽ mừng như thế nào.
-Bà ơi! Ra coi chuồng gà này, không còn mống nào nữa cả! Ông buồn bã gọi bà.
Bà Chiếng chạy ra đứng bên ông há mồm ra nhìn, chẳng nói được lời nào. Cái chuồng gà ông Chiếng làm bằng tre tương đối chắc chắn, bây giờ chẳng còn con gà nào cả. Mỗi chiều ông hay bà đều vãi bắp cho gà ăn, nhìn bầy gà thân thương cục cục giành nhau ăn, ông bà thấy rất vui trong lòng. Bầy gà là lợi tức của ông bà, vừa có tiền tiêu vừa có thịt ăn trong những bữa cơm gia đình.
-Con cái nhà ai ba trợn ba trạo vậy không biết! Gà người ta nuôi cũng mồ hôi nước mắt, đến ăn trộm không trừ lại một con nhỏ nữa. Bà Chiếng than thở.
-Thời buổi bây giờ con người ta ăn trộm ăn cắp như rươi! Chẳng bù mấy mươi năm về trước, đi đâu chẳng bao giờ phải khóa cửa mà vẫn an tâm.
Xóm quê này là xóm đạo, dân chúng di cư từ ngòai Bắc vào đã gần Năm mươi năm, làng xóm thân tình sống bên nhau, đùm bọc nhau như bà con ruột thịt. Ruộng vườn là công việc chính yếu từ bao năm qua, năm nào trời thương mùa màng cũng tương đối, gạo lúa ngô khoai đủ ăn, có khi còn dư đem bán kiếm chút tiền sửa sang nhà cửa.
Cuộc sống ổn định được vài chục năm thì lại thêm một lần di cư nữa, lần này thì người di cư không phải là bà con trong xóm đạo này, mà là người tứ xứ đến đây, từ Bắc vào cũng có, từ Trung vào cũng có, từ thành phố về cũng có. Do cuộc sống khó khăn, Dân chúng tìm đủ đường kiếm miếng ăn cho cuộc sống. Và miền quê với ruộng vườn mặc dù cuộc sống lam lũ, thiếu phương tiện nhưng lại có thể trồng trọt ngô khoai sống qua ngày. Thế nên xóm đạo của mấy mươi năm về trước cũng thay đổi, cái thay đổi do thời cuộc nhiễu nhương, tranh tối tranh sáng…
Ông Chiếng nằm buồn gác tay lên trán suốt cả ngày, là người có đạo, ông tin Chúa sẽ phù trợ giúp đỡ khi mình làm điều lành, kinh hạt ông vẫn siêng năng, chẳng bao giờ ông có chuyện với hàng xóm cả, thế nhưng cái điều lành ông trông mong cuối cùng cũng chẳng đến với ông, tuy vậy ông cũng chẳng thất vọng, vì cái lý do mà ông nghĩ là rất chính đáng, chẳng qua cũng vì thời cuộc mà con người sinh tệ hại, đói thì đầu gối phải bò!
Ngày Lễ Chầu lượt của xứ đạo ông, mấy đứa cháu xuống nhà chơi, ông bảo bà mua con vịt đánh tiết canh và nấu cháo, còn thằng cháu, ông đưa nó ra chuồng gà bảo nó:
-Ông nội để dành cho cháu một con gà trống choai, chứ không phải con nhỏ mà cháu xin trước đây đâu. Nhưng tuần rồi ăn trộm nó bắt hết cháu ạ.
Thằng cu Tũn thất vọng đến tội nghiệp, nhưng chợt mắt nó sáng lên:
-Thế ông Nội có nuôi nữa không? Lần trước ông nói ông sẽ nuôi gà nòi nữa mà!
-Ừ, ông sẽ mua cặp gà nòi cho nó đẻ trứng ấp con, lứa đầu tiên ông sẽ cho con một cặp
chịu không?
Thằng Tũn vỗ tay cười vui vẻ nghĩ đến cặp gà nòi, bằng tuổi nó chẳng ai cho nó rớ đến chứ đừng nói là có trong tay nguyên một cặp. Nó biết là mơ ước của nó sẽ thành sự thật vì ông Nội của nó nuôi gà đã nhiều năm, ông chịu khó chăm sóc nên gà mau lớn khỏe mạnh. Nó nghe ông kể là trước đây ông cũng đã nuôi gà nòi đi chọi, đá gà, nhưng thời trẻ trung đó đã qua, bây giờ lớn tuổi ông chỉ nuôi gà thịt mà thôi.
Ông Chiếng lại bắt đầu gầy dựng bầy gà từ số không. Chuồng thì sẵn, chỉ phải mua cặp gà khỏe mạnh để nuôi mau đẻ trứng ấp con.
Lần này thì chuồng gà ông Chiếng làm thêm cửa đóng then cài, đề phòng ăn trộm lần nữa. Ông dự định nuôi thêm một con chó xích nó phía nhà sau, để có động tĩnh gì nó sủa lên báo động.
Ông bà Chiếng cứ chiều chiều lại ra sân sau, vãi bắp lúa lép cho bầy gà ăn, hai con gà nòi mới đó mà đã cao lêu khêu nổi bật giữa đám gà đẻ. Ông nghĩ đến thằng Tũn, cháu cưng của ông, nhất định phải cho nó một cặp để nó mừng.
Buổi chiều trời mát, ông đang sửa lại cửa chuồng cho chắc chắn thêm, ông gắn ổ khóa vào cái cửa nẹp sắt, các then chắn đứng bằng tre rất chắc, nhưng nếu lấy búa nạy cũng sẽ bật ra, ông bọc phía ngòai một lớp lưới sắt. Chú Tiếng bên nhà qua chơi thấy vậy nói:
-Bác Chiếng ơi! Thời buổi bây giờ, bác có làm chắc mấy ăn trộm nó cũng bắt được thôi! Rãy tiêu của anh Chiếu gần bên rãy cháu, hồi tối ăn trộm vào cắt nguyên bụi tiêu kéo xuống để hái. Thật hết nói, vườn tiêu bị cắt chắc cũng vài chục bụi sây trái nhất. Ăn trộm bây giờ chẳng những lấy trộm còn phá họai nữa. Bụi tiêu trồng cả mấy năm bị cắt ngang, chẳng biết là người hay quỉ nữa!
Ông Chiếng thở dài:
-Anh cũng biết đó, ông bà già tui làm ăn được chi, chỉ có bầy gà nuôi mà tụi nó cũng cạy chuồng bắt sạch. Sát bên nhà mà tụi nó còn làm vậy thì ngòai rãy chắc còn trồng trọt được gì nữa.
-Hồi xưa đây có vậy hả bác? Cháu còn cột cả hai con bò ở lại trong rãy, vì về đường sình lầy quá. Bây giờ chẳng ai dám làm vậy.
-Cũng tại cái thời thế cháu ạ!
-Thời thế gì bác! Tụi nó cờ bạc rượu chè rồi sinh ra ăn trộm chứ thời thế gì!
-Đành là thế, nhưng ngày xưa khi bác còn thanh niên, cũng thiếu gì đám ăn chơi, nhưng đâu đến nỗi này. Cái xã hội nó sinh ra vậy mà!
Ông Chiếng nghĩ đến thằng Tũn, đến tiếng thở dài của vợ ông mà buồn trong lòng, chẳng lẽ bó tay trong cái chuyện này sao. Ăn trộm không có lương tâm, mà mình cứ nhịn hòai chắc cuối cùng nhịn đói. Ông nhớ lại hồi thanh niên tham gia kháng Pháp, tổ của ông đã làm những cái bẫy rất tinh vi, bọn Pháp cứ bị dính bẫy hòai, sau này không dám làm thêm, chỉ vì tụi Pháp khi bị thương vì bẫy, nhà nào gần đó nó tới kéo cổ chủ nhà ra tra hỏi. Dân quê biết gì đâu, mà tội nghiệp biết họ cũng không nói cuối cùng nó đem đi giam có khi biệt xứ luôn.
Bây giờ đã già, nhưng ông vẫn nhớ những cái bẫy đó,ông muốn làm vài cái bẫy thông thường quanh chuồng gà, thằng ăn trộm nào mò tới dính bẫy cho biết. Ông Chiếng nói với bà:
-Tui dự định bẫy ăn trộm bà ạ. Tui làm bẫy tối tối giăng ra bên chuồng gà, phải làm một lần cho tụi nó tởn, chứ không thì nuôi công không cho tụi nó ăn.
-Không được đâu ông ơi! Con nhà Công giáo mình ai lại làm thế, rủi nó bị thương lại còn phải tốn tiền thuốc thang cho nó. Rồi thì bà con lại lời ra tiếng vô chuyện ác đức đó nữa.
-Thế còn chuyện trộm cắp phá họai của bọn ăn trộm thì sao?
-Đành chịu vậy! Ông rán làm chuồng cho kỹ, coi ngó đêm hôm chứ biết làm sao bây giờ. Ông cũng thường nói là tại cái thời thế nó sinh ra mà!
Ông Chiếng ngẫm nghĩ lời bà nói có lý, chẳng lẽ mình con nhà có đạo lại gây ra chuyện như thế mang tiếng. Cái bẫy thời kháng Pháp ông đã có cách làm, nhưng lại không thể đem ra áp dụng được. Ông chắt lưỡi:
-Thôi, đành phải trông trước ngó sau vậy! Chỉ mong là tụi ăn trộm biết đường ngay nẻo chính mà theo, chứ cái thời thế nó sinh ra thì đành chịu!
Tự do theo cung cách Việt Nam!
Nguyễn Thái Bình
17:29 18/01/2008
Xin dành vài phút thư giãn, sau những căng thẳng hàng ngày:
TỰ DO THEO CUNG CÁCH VIỆT NAM
Tự do là cái chi ta,
Mà sao ai cũng nói xa nói gần.
Ở đây, em có đủ đầy,
Xin mời các Bác xa gần đến thăm.
Trước tiên từ thuở cờ đào,
Tự do Ta cướp chính quyền cho dân.
Thế rồi Ta lại Tự do,
Cướp đất, chặt đầu, đấu tố oan khiên.
Thế rồi Ta lại Tự do,
Tự do trên dưới, không nơi nào bằng!
Tự do cướp đất Chùa chiềng,
Đổ oan, vu khống, Phương Tây không bằng!
Tự do bán đất cho Tàu,
Mong ngày chiến thắng tiến về Phương Nam.
Thế này mới sướng làm sao,
Đất Ta Ta bán, việc gì xía vô!
Ấy này, ớ mấy Anh ơi,
Lại đây chung sống khung trời Tự do.
Tự do ăn nhảy sập sình,
Kế bên Tòa Tổng, có gì trái đâu.
Tự do vẫn chữa hết đâu,
Tự do ăn nói trong khuôn đã làm.
Tự do viết lách dẫy đầy,
Sáu trăm tờ báo, có nào kém ai.
Tự do trên dưới cùng làm,
Hiếp dân đáp chúng, tha hồ Tự do!
Bác đã dạy: Tự do, Độc lập,
Thì Ta đây: Độc lập, Tự do!
Tự do trong Búa, trong Liềm,
Búa thời giáng xuống, Liềm liền vung lên.
Tự do giữa cõi hồng trần,
Phải cần có Búa, có Liềm mới xong.
Tự do hút chích xì ke,
Ngay trên mảnh đất Thái Hà ngán ai.
Bây giờ dẹp mất, uổng sao,
Không sao, Ta lại bày ra chước Hồ! (1)
Tự do bán gái cho Đài, (2)
Tự do bán gái cho ngàn Quan tham.
Cái này mới thật Tự do,
Báo đài cứ nói, Ta là Pháp quan.
Kể ra còn lắm Tự do,
Sợ xài không hết, để dành mai sau.
Xin mời các Bác ghé em,
Em là điểm đến của Ngàn Năm Ba!(3)
Chú thích:
(1): Hồ Ly Tinh.
(2): Đài Loan
(3): Khẩu hiệu của Việt Nam chào đón Thiên Niên Kỷ thứ Ba.
TỰ DO THEO CUNG CÁCH VIỆT NAM
Tự do là cái chi ta,
Mà sao ai cũng nói xa nói gần.
Ở đây, em có đủ đầy,
Xin mời các Bác xa gần đến thăm.
Trước tiên từ thuở cờ đào,
Tự do Ta cướp chính quyền cho dân.
Thế rồi Ta lại Tự do,
Cướp đất, chặt đầu, đấu tố oan khiên.
Thế rồi Ta lại Tự do,
Tự do trên dưới, không nơi nào bằng!
Tự do cướp đất Chùa chiềng,
Đổ oan, vu khống, Phương Tây không bằng!
Tự do bán đất cho Tàu,
Mong ngày chiến thắng tiến về Phương Nam.
Thế này mới sướng làm sao,
Đất Ta Ta bán, việc gì xía vô!
Ấy này, ớ mấy Anh ơi,
Lại đây chung sống khung trời Tự do.
Tự do ăn nhảy sập sình,
Kế bên Tòa Tổng, có gì trái đâu.
Tự do vẫn chữa hết đâu,
Tự do ăn nói trong khuôn đã làm.
Tự do viết lách dẫy đầy,
Sáu trăm tờ báo, có nào kém ai.
Tự do trên dưới cùng làm,
Hiếp dân đáp chúng, tha hồ Tự do!
Bác đã dạy: Tự do, Độc lập,
Thì Ta đây: Độc lập, Tự do!
Tự do trong Búa, trong Liềm,
Búa thời giáng xuống, Liềm liền vung lên.
Tự do giữa cõi hồng trần,
Phải cần có Búa, có Liềm mới xong.
Tự do hút chích xì ke,
Ngay trên mảnh đất Thái Hà ngán ai.
Bây giờ dẹp mất, uổng sao,
Không sao, Ta lại bày ra chước Hồ! (1)
Tự do bán gái cho Đài, (2)
Tự do bán gái cho ngàn Quan tham.
Cái này mới thật Tự do,
Báo đài cứ nói, Ta là Pháp quan.
Kể ra còn lắm Tự do,
Sợ xài không hết, để dành mai sau.
Xin mời các Bác ghé em,
Em là điểm đến của Ngàn Năm Ba!(3)
Chú thích:
(1): Hồ Ly Tinh.
(2): Đài Loan
(3): Khẩu hiệu của Việt Nam chào đón Thiên Niên Kỷ thứ Ba.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Niềm Vui Tuổi Thơ
Nguyễn T. Hoà
00:24 18/01/2008
NIỀM VUI TUỔI THƠ
Ảnh của Nguyễn T. Hòa
cả đời chỉ thấy héo hon hoa tàn.
(Trích thơ của Basho, Gs. Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền