19. Hoặc là bây giờ hối cải chuộc tội, hoặc là chịu hình khổ đời đời.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một họa sĩ chuyên vẽ chân dung làm nghiệp chính, nhưng kỹ thuật vẽ không đẹp.
Một hôm, ông ta vẽ cho người anh họ một bức tranh, và nghĩ rằng phải vẽ cho được bức tranh giống như thật treo trên cửa để câu khách đến nhờ vẽ.
Kết quả là chẳng có ai cho rằng đó là bức hình anh họ của ông ta, có người viết một câu thơ pha dầu trên bức tranh:
- "Không biết vẽ truyền thần không nên vẽ, tả anh tình tiết không giống anh; ruột thịt nhà mình mà như thế, huống chi là khách lạ qua đường !”
Người biết chuyện không ai là không nín cười !
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 34:
Họa sĩ mà vẽ không giống thì không phải là họa sĩ, thợ sơn mà sơn không đều tay là thợ dỏm, thợ may mà may áo quần không đúng kích thước là thợ may vụng về.v.v...
Có người theo đạo vì thời thế nên giữ đạo kiểu thời thế, khi thời thế xoay chuyển thì bỏ đạo; có người theo đạo vì để được ưu đãi, đến khi cái ưu đãi ấy bị mất đi thì đức tin cũng mất tiêu; có người theo đạo nhưng không biết các lễ nghi trong đạo là gì, họ theo đạo gượng ép để làm vừa lòng một vài người bảo trợ cho họ vật chất.v.v...
Họa sĩ mà tay nghề yếu thì sẽ vẽ người ra ngợm, mang danh là Ki-tô hữu mà sống ươn ươn dở dở không nóng không lạnh thì như người bị ma ám, vì cuộc sống của họ làm cho người khác không nhìn thấy được “mùi vị” bác ái công bằng phục vụ của người Ki-tô hữu.
Còn tôi khi giữ đạo ơ thờ, thích phê bình các linh mục, coi thường việc tham dự thánh lễ và sống như người không có đạo, thì sẽ bị người ta cho là đồ phá đạo, là ăn cơm Chúa làm tôi ma quỷ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
PHÚC ÂM: Mc 1, 40-45
“Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch”. Động lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: “Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh”. Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: “Anh hãy ý tứ đừng nói gì cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh chứng mình đã được khỏi bệnh”. Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.
Đó là lời Chúa
1 Sm 3,3b-10.19; 1 Cr 6,13c-15a.17-20; Ga 1,35-42
GẶP GỠ VÀ GIỚI THIỆU CHÚA CHO THA NHÂN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,35-42
(35) Hôm sau, ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. (36) Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông liền lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. (37) Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. (38) Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: “Các anh tìm gì thế?”. Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?”. (39) Người bảo họ: “Đến mà xem”. Họ đã xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. (40) Ông An-rê, anh ông Si-mon Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. (41) Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-mon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). (42) Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-mon và nói: “Anh là Si-mon, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).
2. Ý CHÍNH:
Sau khi được thày giới thiệu Đức Giê-su, hai môn đệ của Gio-an Tẩy giả là An-rê và Gio-an đã đi theo Người đến nơi Người sống và đã ở lại với Người hôm ấy. Sau khi đã gặp gỡ và tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, An-rê đã giới thiệu Người với em mình là Si-mon. Ông dẫn em đến gặp Đức Giê-su để đi theo làm môn đệ Người và tích cực cộng tác với Người trong sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời.
3. CHÚ THÍCH:
- C 35-37:: +“Đây là Chiên Thiên Chúa”: Đức Giê-su là “Con chiên bị đem đi làm thịt” (x. Is 53,7), trở thành lễ vật “bị sát tế” trong cuộc khổ nạn (x. Lv 4,32). Máu Người đổ ra sẽ tẩy xóa tội lỗi và ban cho muôn người được ơn tha tội (x. Mt 26,28). Đức Giê-su cũng là người “Tôi Trung Đau Khổ” được Đức Chúa tuyển chọn và yêu mến mà ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm (x. Is 42,1). +Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Đức Giê-su: Hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả được đề cập trong Tin Mừng hôm nay là An-rê và Gio-an. Hai ông đã vâng lời thầy để đi theo làm môn đệ Đức Giê-su.
- C 38-39: +Giờ thứ 10: Người Do Thái chia ngày thành 12 giờ, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Giờ thứ 10 tức là 4 giờ chiều.
- C 40-42: +“Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô): Nhờ gặp gỡ Đức Giê-su một thời gian mà hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả đã xác tín Người chính là Đấng Mê-si-a như Gio-an Tẩy Giả đã giới thiệu. An-rê lập tức về nhà rủ em là Si-mon: “Chúng tôi đã gặp thấy Đấng Mê-si-a rồi!”. Rồi ông dẫn em đến gặp Đức Giê-su. +“Anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô): Vị tôn sư có quyền thay tên của người xin theo học bằng một tên gọi mới. Tên mới này mang ý nghĩa tượng trưng mà vị tôn sư muốn cho học trò đạt được. “Kê-pha” là tiếng A-ram mà người Do Thái thời Đức Giê-su xử dụng, nghĩa là “Tảng đá”, tiếng Việt là “Phê-rô”. Đặt tên Phê-rô cho Si-mon, Đức Giê-su muốn ông sau này sẽ nên đá tảng, trên đó Người xây dựng Hội Thánh của Người (x Mt 16,18).
4. CÂU HỎI:
1) Khi giới thiệu Đức Giê-su là con chiên Thiên Chúa, Gio-an Tẩy Giả muốn nói gì về sứ mạng cứu thế của Người?
2) Hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả vâng lời Thầy để đi theo làm môn đệ Đức Giê-su là hai ông nào?
3) Giờ của người Do thái so với giờ hiện nay được tính ra sao?
4) Hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả đã làm gì sau khi tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai? 5) Đức Giê-su đã đặt tên Kê-pha cho ai và tên đó có nghĩa là gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Ông An-rê, anh ông Si-mon Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-mon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su (Ga 1,40-42a).
2. CÂU CHUYỆN:
1) THẦY CẢ HÊ-LI GIỚI THIỆU ĐỨC CHÚA CHO NGÔN SỨ SA-MU-EN:
Theo truyền thống Do thái, khi được thày chấp nhận học trò sẽ được ở chung nhà với thầy để vừa được thầy dạy về kiến thức văn hóa lại vừa được thầy uốn nắn dạy dỗ về cách sống. Sa-mu-en ngay từ khi còn ấu thơ đã được mẹ mang đến xin theo học với thầy cả Hê-li để sau này em sẽ trở thành tư tế phụng sự Đức Chúa trong đền thờ. Hằng ngày Samuen ngủ trong đền thờ, gần hòm bia. Một hôm giữa đêm khuya thanh vắng Sa-mu-en nghe thấy tiếng người gọi mình. Tưởng thầy cả gọi nên em đến bên thầy nói: “Thưa thầy vừa gọi con”. Mấy lần thầy cả Hêli đều trả lời: “Ta đâu có gọi, con hãy về ngủ đi”. Đến lần thứ ba, thầy cả Hêli hiểu rằng chính Đức Chúa đã gọi Sa-mu-en, nên đã dạy em thưa lại: “Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe”. Và Chúa đã nói với Sa-mu-en nhiều điều. Về sau Samuen ngày càng lớn lên, có Chúa luôn ở cùng em và em đã không để rơi mất lời nào của Chúa (x. 1 Sm 3,3b-10.19).
2) NỮ TỲ ÍT-RA-EN MAU MẮN GIỚI THIỆU Ê-LI-SA VỚI VIÊN QUAN NGOẠI ĐẠO.
Nhiều nhóm binh sĩ có vũ trang từ xứ Sy-ri xâm chiếm nước Ít-ra-en. Sau khi tàn phá nhiều thành phố và làng mạc tại biên giới hai nước, chúng bắt nhiều người dân vô tội làm tù nhân trước khi quay về Sy-ri. Trong số những người bị bắt, có một cô gái. Cô bị bắt làm đầy tớ phục vụ trong nhà viên sĩ quan nổi tiếng tên là Na-a-man. Vua Sy-ri rất thích quan Na-a-man, vì ông là một viên sĩ quan rất gan dạ, nhưng không may là ông lại bị bệnh phong cùi. Ngày nọ, cô tớ gái người Ít-ra-en thưa với bà chủ: "Giá mà ông chủ Na-a-man gặp được tiên tri Ê-li-sa ở vùng Sa-ma-ri-a bên Ít-ra-en, thì chắc ông chủ sẽ được ngài chữa khỏi bệnh" Nghe vậy, quan Na-a-man liền xin vua Sy-ri viết thư giới thiệu sang gặp vua Ít-ra-en. Ông cũng mang theo nhiều vải vóc, vàng bạc làm quà tặng. Khi vua Ít-ra-en đọc được bức thư của vua Sy-ri thì rất lo, vì cho rằng vua Sy-ri muốn tìm cớ gây chiến. Bấy giờ tiên tri Ê-li-sa nghe biết sự thể liền yêu cầu nhà vua đồng ý để mình chữa bệnh cùi cho quan Na-a-man. Khi quan Na-a-man đến nhà Ê-li-sa, vị tiên tri không ra tiếp mà chỉ sai một người đầy tớ ra nói với quan Na-a-man rằng: "Hãy đi tắm trong dòng sông Gio-dan 7 lần thì sẽ được khỏi bệnh".
Quan Na-a-man cảm thấy bất mãn do bị chạm tự ái, nên lúc đầu ông không muốn làm theo lời tiên tri xuống sông Gio-đan tắm. Nhưng sau khi nghe các hầu cận khuyên thì ông đã làm theo lời nhà tiên tri. Và quả nhiên, Na-a-man đã được chữa lành sau đó, da của ông trở nên mịn màng như da trẻ thơ. Sau đó quan Na-a-man đã quay lại biếu tiên tri Ê-li-sa nhiều quà tặng, nhưng người của Thiên Chúa đã không nhận mà chỉ chúc ông "về bình an".
Chính cô đầy tớ người Ít-ra-en đã giới thiệu tiên tri Ê-li-sa cho quan Na-a-man. Ông đã đi tìm vị tiên tri và cuối cùng đã được chữa lành.
3) GIỚI THIỆU CHÚA CHO THỜI NAY BẰNG PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN:
Nhiều người đã từng xem cuốn phim BEN HUR hoành tráng. Nội dung câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết Ben Hur của đại tướng LEW WALLACE.
Cuốn sách thành hình có lẽ do ngẫu nhiên. Hai sĩ quan cao cấp, là bạn thân với nhau tình cờ gặp nhau trên một chuyến xe lửa. Hai ông này cùng chung quan điểm vô thần. Đó là đại tướng Lew Wallace và đại tá Robert Ingersoll, một người vô thần nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Câu chuyện của hai người đề cập đến vấn đề đức tin vào Chúa Giê-su trong tôn giáo. Một người nói: “Tôi rất bất bình khi người ta thần thánh hóa ông Giê-su lịch sử, để coi ông này là con của Thiên Chúa”.
Rốt cuộc, vị đại tướng đề nghị: “Tôi thấy nên có một ai đó sáng tác ra một cuốn tiểu thuyết trình bày về con người Giê-su bằng xương bằng thịt”. Viên đại tá nói: “Thưa đại tướng, tôi rất tán thành ý kiến ấy và đại tướng nên đảm nhận công việc này”. Viên đại tướng đồng ý và từ ngày đó ông bắt đầu nghiên cứu tài liệu. Ông đã bỏ nhiều thời giờ và công sức để tìm hiểu tường tận về cuộc sống của Đức Giê-su. Ông cố gắng chứng minh ông Giê-su chỉ là một người phàm chứ không phải là con của Thiên Chúa.
Sau cùng, cuốn tiểu thuyết Ben-hur đã được phát hành rộng rãi và bán chạy như tôm tươi, được liệt vào loại sách bán chạy nhất thời bấy giờ. Sau đó cuốn tiểu thuyết này còn được dựng thành phim và cuốn phim đã thu hút được rất đông khán giả đến xem.
Nhưng có điều đáng nói là trong khi lao động vất vả đi tìm kiếm sự thật về con người Đức Giê-su lịch sử, thì tác giả là đại tướng Wallace lại cũng khám phá ra chân lý đức tin. Chính chân lý đó đã biến đổi cuộc đời của vị đại tướng. Chân lý đó là: Đức Giê-su không những là một con người mà còn là Con Thiên Chúa nữa. Viên đại tướng Wallace đã từ một người vô tín biến thành người môn đệ của Chúa Giê-su và làm tông đồ giới thiệu Chúa bằng phương tiện nghe nhìn cho hàng triệu khán giả trên khắp thế giới.
4) PHẢI NHIỆT THÀNH GIỚI THIỆU CHÚA CHO THA NHÂN:
Vào một ngày nọ, một ông cụ khoảng 70 tuổi được đưa vào phòng cấp cứu tại một bệnh viện tư trong thành phố. Ông đang trong tình trạng suy tim và khó thở do bệnh thấp khớp thời kỳ cuối. Sau khi đã được bác sĩ chích thuốc trợ tim và cho uống thuốc giảm đau, ông cụ đã tỉnh táo hơn. Bấy giờ một y tá đến bên hỏi ông mấy câu để điền vào tờ phiếu nhập viện. Khi cô y tá hỏi: “Ông quý trọng tôn giáo nào nhất?” thì vẻ mặt ông rạng rỡ hẳn lên. Ông đã tâm sự với cô y tá như sau:
“Từ trước đến nay tôi cứ ước mong có ai hỏi tôi về tôn giáo, và mãi đến hôm nay cô là người đầu tiên hỏi tôi câu ấy. Thực ra từ nhỏ tới lớn tôi chưa theo đạo nào. Còn bây giờ thì tôi muốn theo đạo Công Giáo. Lý do là vì cách đây mười năm, khi tôi còn đi lại bình thường, mỗi sáng sớm tôi đều chạy đến công viên gần nhà tập dưỡng sinh. Tại đó tôi đã làm quen với một ông bạn công giáo. Chúng tôi thường ngồi trao đổi hàng giờ về các vấn đề thời sự quốc tế trên đài truyền hình hay báo chí, trong đó có vấn đề tôn giáo. Nhờ vậy tôi đã hiểu về đạo công giáo và tự nhiên tôi muốn theo đạo này. Tuy nhiên, do gặp cản trở từ phía gia đình nên tôi chưa làm theo ý nguyện được. Đàng khác tôi cũng ngại bày tỏ ý muốn trực tiếp với ông bạn của tôi. Rồi khi ông ta đi xuất cảnh, thì tôi mất liên lạc do không biết địa chỉ của ông. Từ đó, tôi ước mong có một người Công Giáo nào khác giúp tôi theo đạo. Tuy nhiên, dù đã gặp nhiều người công giáo, nhưng tôi chẳng thấy có ai sẵn sàng trao đổi về đạo giống như ông bạn cũ của tôi. Gần đây, bệnh thấp khớp ngày một nặng hơn. Tôi nghĩ mình sẽ chẳng còn sống được bao lâu và càng mong sớm hoàn thành tâm nguyện là được theo đạo công giáo. Hôm nay tôi rất vui khi nghe cô hỏi về tôn giáo. Bây giờ, ước nguyện duy nhất của tôi là gặp một linh mục để xin gia nhập đạo Công Giáo”.
Sau đó, cô y tá người công giáo này đã mời một linh mục đến dạy những chân lý đức tin căn bản và kịp thời ban phép Rửa Tội trước khi ông nhắm mắt lìa đời trong bình an. Ông đã ra đi với tâm trạng an vui thanh thản, vì giờ đây cái chết đối với ông không còn là hành trình đi vào cõi vô định, nhưng là được về trời gặp gỡ Thiên Chúa là Cha của ông.
5) GƯƠNG SÁNG LÀ PHƯƠNG CÁCH HỮU HIỆU NHẤT ĐỂ GIỚI THIỆU CHÚA:
Chuyện kể rằng: một hôm, trên đường trở về nhà xứ, một linh mục kia vừa đi vừa cầm trí đọc kinh. Có hai thanh niên cùng về chung đường. Khi đã đi cách linh mục kia một đoạn khá xa, họ gặp một người hành khất ngồi bên lề đường giơ tay xin họ. Một anh cho ông ấy mấy đồng lẻ trong khi anh kia nảy ra một ý tưởng, anh nói với bạn:
- Ông cha hồi nãy thế nào cũng đi qua đây. Tôi cá với anh là ông ta chẳng bố thí cho người ăn mày này đâu, chúng ta thử rình xem.
Cả hai trốn vào bụi cây gần đó. Ít phút sau, vị linh mục kia đi tới. Ngài đứng lại nhìn người ăn mày, đưa tay lục hết túi trên túi dưới, rồi nói với người ăn mày:
- Ông bạn đáng thương ơi, rất tiếc tôi chẳng có đồng nào giúp ông.
Hai thanh niên nghe thấy thế thì khúc khích cười nói:
- Anh thấy chưa, tôi nói có sai đâu.
Lúc ấy người ăn mày lại tiếp tục nài xin. Vị linh mục nhìn người ăn mày rồi bảo ông ta:
- Vậy ông đợi tôi một lát nhé.
Ngài nhìn trước nhìn sau, rồi chui vào bụi cây ven đường, loay hoay một lúc rồi bước ra, tay cầm một chiếc quần dài đã xếp gọn lại. Ngài ân cần đưa cho người ăn mày và nói:
- Đây, ông bạn cầm đỡ lấy chiếc quần này. Tuy nó có hơi cũ lại đang được xử dụng, nhưng có lẽ nó cũng giúp phần nào cho ông bạn. Nhớ đừng kể cho ai nghe là tôi cho ông đấy. Thôi tôi đi nhé.
Hôm sau, có hai người khách lạ đến bấm chuông cổng nhà xứ rất sớm xin gặp mặt cha sở. Rồi hai thanh niên đã thuật lại lý do của buổi gặp mặt là để thành thật xin lỗi cha và xin xưng tội với cha sau mấy chục năm xa rời nhà thờ. Bấy giờ vị linh mục liền cảm động thốt lên:
- Con xin tạ ơn Chúa. Vì con chỉ cho đi có một chiếc quần cũ mà Chúa lại thương ban cho con những hai linh hồn !
3. SUY NIỆM:
1) An-rê sau khi gặp Đức Giê-su đã giới thiệu Người cho em là Si-mon:
An-rê là anh của Si-mon, một hôm được Gio-an Tẩy giả giới thiệu Đức Giê-su là “Chiên Thiên Chúa”. An-rê và Gio-an đã đi theo Đức Giê-su đến nơi Người ở và ở lại với Người ngày hôm đó. Sau khi đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, An-rê liền đi gặp em và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (Ga 1,41), rồi dẫn em đến giới thiệu với Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn Si-mon và nói: “Anh là Si-mon, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là “Kê-pha” nghĩa là Đá (Ga 1,42).
Ngày nay Đức Giê-su cũng muốn chúng ta đi tìm Chúa, lắng nghe lời Người và sống kết hiệp với Người. Một khi đã tin yêu Chúa, chúng ta chắc chắn sẽ nhiệt thành giới thiệu Người với tha nhân chưa nhận biết Chúa, để họ cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng ta.
2) Tại sao hiện nay nhiều tín hữu vẫn còn thờ ơ, chưa nhiệt thành giới thiệu Chúa cho tha nhân?
- Có thể do họ nghĩ việc loan báo Tin Mừng là nhiệm vụ của các linh mục, mà chưa ý thức đó cũng chính là nhiệm vụ của mọi tín hữu nữa. Thực vậy, khi chịu phép rửa tội và Thêm Sức, chúng ta trở nên con Thiên Chúa và môn đệ Đức Giê-su, nên chúng ta có sứ mệnh làm chứng cho Người như Người đã lệnh cho các môn đệ trước khi lên trời: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20). “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b).
- Có thể do họ chưa ý thức về giá trị của Lời Chúa nuôi dưỡng đức tin, nên chỉ lo tìm kiếm cơm ăn áo mặc vật chất, đang khi Chúa dạy: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).
- Có thể do họ mang mặc cảm tự ti về vốn liếng giáo lý Thánh kinh ít oi của mình, nên họ không dám mạnh dạn nói về Chúa, sợ không đáp lại được các vấn nạn do người lương đặt ra.
- Nhưng có lẽ lý do chính yếu là vì thiếu lòng tin yêu Chúa, do mới chỉ được lãnh nhận phép rửa bằng nước mà chưa được ơn tái sinh bằng Thánh Thần, nên không thiết tha với sứ vụ loan báo Tin Mừng. Nếu một người thực sự gặp Chúa và tin yêu Người, thì đương nhiên sẽ nhiệt tâm giới thiệu Chúa cho tha nhân, như An-rê đã làm với anh mình là Si-mon. Thánh Phao-lô sau khi gặp Chúa Phục Sinh tại thành Đa-mát, đã tin yêu Chúa nên hăng say loan báo Tin mừng như Ngài đã nói: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi” (2 Cr 5,14); Từ nay “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20); “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16)…
3) Lạy Chúa, con phải làm gì?:
- Gặp gỡ Chúa: Là Ki-tô hữu, chúng ta cần năng tham dự thánh lễ mỗi ngày để được gặp Chúa Giê-su là “Chiên Thiên Chúa” (x Ga 1,35-36). Trong thánh lễ, chúng ta sẽ được nghe Lời Chúa phán, được kết hiệp với Chúa qua việc rước lễ. Mỗi ngày không quên đọc một chục kinh Mân Côi kết thúc bằng kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô để cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng.
- Trong ngày, cần hiệp thông với Chúa bằng các lời nguyện tắt. Chẳng hạn: “Lạy Chúa, xin cứ phán dạy, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe” (1 Sm 3,9); “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội” (Lc 18,13); "Lạy Chúa, con tin. Xin Chúa hãy trợ giúp lòng tin yếu kém của con" (Mc 9,24); “Lạy Chúa, Chúa thông biết mọi sự. Chúa biết con yêu mến Chúa” (Ga 21,17); “Lạy Chúa, con phải làm gì?” (Cv 22,10)...
- Cần kèm theo lời cầu bằng một việc bác ái cụ thể như: chia sẻ cơm áo tiền bạc cho một người nghèo khó; đi thăm viếng một bệnh nhân liệt giường tại tư gia hay bệnh viện; phúng viếng một người trong khu xóm mới qua đời… Năng thành thật khen ngợi ưu điểm của người trong gia đình hay nhân viên dưới quyền để động viên họ làm việc tốt hơn.
- Ngoài ra, hãy nói về Chúa cho một người chưa nhận biết Chúa bằng cách giới thiệu một cuốn phim hay về đạo; Tặng một quyển sách truyện tích các thánh hoặc sách giáo lý đức tin; Mời bạn bè lương cùng tham gia chuyến đi công tác bác ái giúp cho đồng bào dân tộc vùng xa…
4. THẢO LUẬN:
Trong những ngày này, noi gương An-rê trong Tin Mừng, mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để củng cố đức tin cậy mến nơi bản thân và chu toàn nhiệm vụ giới thiệu Chúa cho tha nhân?
5. LỜI NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊ-SU, xin dạy chúng con hiểu rằng: Chúa luôn muốn nhờ đôi tay chúng con để chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói và động viên an ủi những người bất hạnh; Chúa đang nhờ trái tim của chúng con để yêu thương những người đang lạc xa Chúa; Chúa đang nhờ miệng lưỡi của chúng con để an ủi động viên những kẻ tội lỗi, để trình bày về Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa và rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho những kẻ nghèo đói bệnh tật và bất hạnh.
Lạy Chúa, xin hãy dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa, để lau khô những giọt nước mắt của người đau khổ và góp phần kiến tạo một Trời Mới Đất Mới, giúp mọi người có niềm vui và hy vọng về cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Chiên Thiên Chúa
Trong mỗi Thánh lễ, vị chủ tế nâng cao Mình Máu Thánh Chúa Giêsu và giới thiệu với cộng đoàn: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian”, ngài lặp lại lời Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu với môn đệ: “Hôm ấy, ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình liền nói : Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian”.
Danh hiệu Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian bao trùm từ đầu đến cuối sách Tin Mừng thứ tư mà tột đỉnh là cuộc tôn vinh Chúa Giêsu trên thập giá và trong ánh sáng phục sinh.
1. Con Chiên Thiên Chúa
Người Do Thái có tục sát tế chiên trên bàn thờ để thờ phượng, cảm tạ Thiên Chúa, để xin ơn và để đền tội. Tục lệ này bắt nguồn từ thời Abel, con trai thứ của Ađam. “Aben làm nghề chăn chiên” (St 4,2) nên để thờ phượng và tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa, “Aben dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng” lên Ngài (St 4,4).
Đến thời dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ, Môsê ra lệnh cho mỗi nhà người Do Thái phải sát tế một con chiên, bôi máu lên khung cửa (x.Xh 12,2-7). Đêm ấy, tất cả những nhà trên đất nước Ai cập không có máu chiên nơi khung cửa đều bị chết đứa con trai đầu lòng (x.Xh12,29-30). Chỉ có người Do Thái nhờ máu chiên trên khung cửa mà không bị như thế. Từ đó, việc sát tế chiên mang thêm ý nghĩa: chiên chết thay người.
Về sau, tại đền thờ, các tư tế Do Thái đều sát tế mỗi ngày hai con chiên làm của lễ toàn thiêu: sáng sớm một con, chập tối một con, để dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội cho dân (Xh 29,38-46). Đúng ra ai phạm tội thì chính người ấy bị phạt, mà phạm đến Thiên Chúa thì chỉ có hình phạt chết mới xứng đáng. Nhưng Thiên Chúa nhân lành không muốn con người phải chết: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ed 18,23). Luật công bằng đòi hỏi tội phải đền; nên để con người còn được sống mà ăn năn hối cải, Thiên Chúa chấp nhận cho con người lấy chiên đền mạng. Như vậy chiên bị sát tế là để chết thay cho con người lẽ ra phải chết vì tội lỗi mình.
Các tiên tri trước Gioan đã nói về người tôi tớ kỳ diệu của Thiên Chúa một ngày kia sẽ chịu đau khổ và chết như một con chiên. Isaia mô tả : “Người đã bị đối xử tàn tệ, nhưng đã khiêm tốn chịu đựng, như một con chiên sắp bị đưa tới lò sát sinh. Người không hề thốt ra một lời. Người bị bắt, bị tuyên án, và vị dẫn tới chỗ chết… Người đã phải chết vì tội lỗi chúng ta”(Is 53,7-8); “Người đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi”(Is 53,6-7.12).Những lời của tiên tri Giêrêmia cũng rất phù hợp với con người Chúa Giêsu : “Tôi giống như con chiên trung tín bị đem đi giết, và tôi không hề biết họ đang trù tính những điều độc ác chống lại tôi”(Gr 11,19).
2. Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” bị sát tế để cứu nhân loại
Theo lẽ thường, gọi Đức Giêsu là chiên thì quả là xúc phạm. Nhưng để cứu chuộc nhân loại, theo kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa, Đức Giêsu phải bị giết chết để đền tội thay cho con người, tương tự như những con chiên bị sát tế trong đền thờ để chết thay cho người tội lỗi. Gioan đã thấy trước số phận tương lai của Đức Giêsu như thế nên giới thiệu cho mọi người: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian”. Đức Giêsu đã trở thành chiên hy sinh: “Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta”(1Cr 5,7). Sách Khải Huyền cũng dùng đến 27 lần từ “Con Chiên” để chỉ về Đức Giêsu, thánh Gioan còn xác quyết: Đức Kitô đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta.
Thánh Phaolô viết: “Nếu máu các con dê, con bò còn thánh hóa được con người, làm cho họ trở nên trong sạch, thì máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy” (Dt 9,13-14). Hiệu lực đến nỗi Ngài chỉ cần chết một lần là đủ xóa được tội lỗi toàn nhân loại: “Chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ’ (Dt 10,10), vì Ngài là “Con Chiên vẹn toàn, không tỳ vết” (1Pr 1,19), nhất là vì Ngài cũng chính là Thiên Chúa, nên giá trị cứu chuộc của Ngài là vô cùng. “Máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu Aben” (Dt 12,24). “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,20). Đặc tính của con chiên là sự ngây thơ, hiền lành, nhẫn nhục, trong sạch. Đó là những đức tính quý báu của Đức Giêsu Kitô, con chiên không tì vết.
3. Đấng xóa bỏ tội trần gian.
Khi Đức Giêsu đang đến, Gioan Tẩy Giả đã chỉ vào Đức Giêsu và nói : “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29). Giới thiệu như thế, Gioan đã cùng một lúc chỉ ra hai thực tại lớn lao về Đức Giêsu: Ngài là Chiên của Thiên Chúa, đồng thời Ngài cũng là Đấng xóa bỏ tội trần gian.
Khi gọi Đức Giêsu là “Chiên của Thiên Chúa”, Gioan xác nhận Đức Giêsu là Đấng vô tội và thánh thiện. Khi nói Đức Giêsu là “Đấng xóa tội trần gian”, Gioan chỉ cho mọi người thấy Đức Giêsu chính là Đấng Cứu Thế, Đấng Messia, là “tôi tớ đau khổ của Giavê” như tiên tri Isaia đã từng nói đến trong Cựu ước.
Hai thực tại này gắn liền với nhau nơi con người và sứ mạng của Đức Giêsu. Chính vì là con chiên vô tội của Thiên Chúa nên Đức Giêsu mới có thể xóa tội của thế gian. Như con chiên được dùng làm của lễ đền tội trong Cựu ước phải chịu sát tế, Đức Giêsu cũng phải chịu đau khổ và chịu chết để trở nên của lễ hy sinh đền tội cho nhân lọai. Con chiên hiến tế của Cựu ước chỉ là hình bóng và dấu hiệu của Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”, Đấng duy nhất thực sự xóa tội cho con người, Đấng duy nhất đem lại ơn cứu độ cho hân loại.Chỉ có Con Chiên thanh sạch và hiền lành, Con Chiên bị sát tế mà không một lời thở than, mới đền thay được tội lỗi. Chỉ có Đấng vô tội, mới có thể chết thay cho các tội nhân.
Đức Giêsu xóa tội của thế gian bằng cách gánh vào mình Ngài tội lỗi của tất cả nhân lọai, từ tội của nguyên tổ Ađam cho đến tội của người sau hết của nhân lọai. Với cuộc khổ nạn và cái chết đau thương tủi nhục trên thập giá, Ngài đã đền thay tội lỗi của tất cả nhân loại. Từ nay nhân loại đã được giao hòa với Thiên Chúa, được sống trong ân tình của Ngài và cửa thiên đàng đã được mở lại cho tất cả mọi người.
Mặc dù chúng ta là người tội lỗi, nhưng đã được rửa bằng Máu của Con Chiên Thiên Chúa, và được tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể.
Người tín hữu thường được gọi là "con chiên của Chúa". Danh hiệu đó ngầm chứa một lời cầu chúc: Mong cho người tín hữu được xếp vào loại "chiên" trong ngày phán xét. Ðược đứng bên hữu Vua Thẩm Phán. Ðược vào hưởng vinh quang trong nước Chúa. Nhưng danh hiệu đó phải chăng cũng gợi lên một ước mong. Ước mong người tín hữu sống theo gương của Chiên Thiên Chúa. Uớc mong những chiên con nối gót theo chiên mẹ đầu đàn đi vào con đường hiền lành khiêm nhường. Ước mong đoàn chiên tự hiến đời mình như một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Và ước mong đoàn chiên gánh lấy số phận của người khác, để yêu thương, đoàn kết, liên đới, chia sẻ với anh em tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của họ.
“Người giảng dạy như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ”.
Kính thưa Anh Chị em,
Việc giảng dạy của Chúa Giêsu đối lập với việc giảng dạy của các luật sĩ; bởi lẽ, lời dạy của các luật sĩ không có uy quyền, không làm ma quỷ run sợ, cũng không có ‘ơn không nhầm lẫn’ như Lời Ngài. Tuyên bố này của Thánh Marcô đáng cho chúng ta chú ý, nhận định này sẽ cho thấy nhiều điều thú vị, thật, “Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ”; vì Lời của Chúa Giêsu là “Lời Chân Lý, Lời Quyền Năng”.
Trong thông điệp Ánh Rạng Ngời Chân Lý, Thánh Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta về mối liên hệ cần thiết giữa tự do, chân lý và điều lành; ngài đã đi xa hơn khi nói, sự hiểu biết đúng đắn về mối liên kết này là điều cần thiết cho sự cứu rỗi của thế giới. Chúa Giêsu giảng dạy như Đấng có uy quyền vì Ngài là Chân Lý và là Đấng Tốt Lành. Ngài đang nói với chúng ta một chân lý, đó là chúng ta là con cái Thiên Chúa; Ngài đang làm cho chúng ta một điều vô cùng tốt lành, đó là giải thoát để chúng ta được tự do.
Khi sự tự do của chúng ta chối nhận Chúa Giêsu là chân lý, chối nhận điều tốt nhất là yêu mến và đi theo Ngài, chúng ta sẽ cảm thấy bị đe dọa bởi Ngài như tên quỷ trong Tin Mừng hôm nay, “Hỡi Giêsu Nazareth, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?”. Bấy giờ, chúng ta sẽ tìm cách cố giữ lấy những gì tốt đẹp mà chúng ta tưởng tượng ra, ngoài Chúa Giêsu. Vậy mà Ngài không muốn lấy đi những gì tốt đẹp nơi chúng ta; đúng hơn, Ngài chỉ muốn xác định ‘những điều tốt đẹp’ ấy là gì; để rồi, gia tăng chúng lên và nhân chúng ra. Vì thế, điều quan trọng là chúng ta phải cho phép những gì ít tốt hơn chúng ta đang có, ngay bây giờ, phải chết đi để những điều tốt hơn, và tốt nhất, của Chúa Giêsu có thể tăng lên với sức mạnh lớn hơn.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới ‘hoả mù’ bởi chủ thuyết tương đối; cái gì cũng mang tính tương đối; tôn giáo tương đối, luân lý tương đối, tình yêu tương đối… nơi mà sự thật là ‘bất cứ điều gì chúng ta muốn’; và phương châm sống của thời hiện đại là, “Bất cứ điều gì làm bạn thoải mái, bạn hãy có và hãy làm!”. Vậy mà, thật ngạc nhiên, Chúa Giêsu cho biết, không phải vậy! Ngài phá vỡ khuôn mẫu của thuyết tương đối, Ngài tiết lộ sự dối trá ẩn tàng bên trong nó; Ngài tuyên bố, Ngài là sự thật vì chỉ Ngài là “Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Tin Mừng của Ngài có thể có những đòi hỏi, nhưng Tin Mừng mặc khải một lẽ thật rằng, Thiên Chúa là tình yêu, lòng thương xót, sự tốt lành và niềm vui; và đó là một phước huệ, một ơn lành cho những ai đón nhận đi trong ánh sáng rạng ngời chân lý của Ngài. Vậy thì tôi có yêu mến sự thật và cố gắng sống trong sự thật ánh sáng của Chúa Giêsu không? Lời của Ngài có là “Lời Chân Lý, Lời Quyền Năng” cho cuộc sống của tôi không?
Anh Chị em,
Đức Giêsu, Đấng tốt lành, Đấng ban Lời quyền năng, vị Anh Cả của chúng ta đã bước sâu hơn trong thân phận con người như thư Do Thái hôm nay viết, “Ngài đã thua kém các thiên thần trong một thời gian, Ngài đã trải qua gian khổ”; và vì thế, vui hơn cho chúng ta, Ngài trở nên vị lãnh đạo thập toàn, dẫn mọi người tới nguồn ơn cứu độ. Lúc này đây, chúng ta đang ở trên đôi vai của Ngài để bước qua những quãng đường lắm chông gai của phận người: dịch bệnh, đói rét, thất nghiệp, tai họa cũng như thời cuộc. Hãy vững tin vào Đức Giêsu và như thế chúng ta vẫn đang sống và sẽ sống mãi muôn đời.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã ban Lời cho chúng con, Lời chân lý, Lời quyền năng, Lời xót thương. Xin cho chúng con vững tin vào Lời Chúa, biết bám chặt vào đôi vai của Chúa để chúng con được sống hạnh phúc và được hưởng trọn niềm vui Chúa dành cho chúng con”, Amen.
Án tuyên thánh cho một linh mục Công Giáo bị cả Đức Quốc xã và cộng sản bỏ tù đã tiến được một bước đáng kể với sự kết thúc giai đoạn ban đầu tại giáo phận.
Cha Adolf Kajpr là một linh mục dòng Tên và là một nhà báo đã bị giam trong trại tập trung Dachau sau khi xuất bản một tạp chí Công Giáo chỉ trích Đức Quốc xã. Đặc biệt, một số phát hành vào năm 1939 đã có một trang bìa mô tả Chúa Kitô chiến thắng cái chết được thể hiện bằng các biểu tượng của chủ nghĩa Quốc xã.
Năm năm sau đó, khi mới được giải phóng khỏi trại Dachau, vào năm 1945, Cha Kajpr đã bị bắt lần thứ hai bởi bọn cầm quyền cộng sản ở Praha và bị kết án 12 năm trong một trại kiên giam, từ chuyên môn gọi là gulag, vì viết những bài viết cộng sản cho là “nổi loạn”.
Trong 24 năm làm linh mục, cha Kajpr đã bị bỏ tù hơn 12 năm. Ngài mất năm 1959 trong một bãi lầy ở Leopoldov, Slovakia.
Giai đoạn cấp giáo phận về án tuyên thánh cho cha Kajpr được hoàn thành vào ngày 4 tháng Giêng. Đức Hồng Y Dominik Duka đã dâng một thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Ignatius ở Praha để đánh dấu sự kiện này.
“Adolf Kajpr biết ý nghĩa của việc nói sự thật và những hậu quả của nó,” Đức Hồng Y Duka nói trong bài giảng của ngài.
Cha Vojtěch Novotný, phụ tá cáo thỉnh viên án tuyên thánh cho Cha Kajpr, nói rằng hồ sơ điều tra của giáo phận đang được gửi đến Rôma bao gồm các tài liệu lưu trữ, lời khai cá nhân và các hồ sơ đã được Vatican thu thập để đánh giá xem liệu cha có phải đã chết như một vị tử đạo hay không.
“Tôi đã hiểu lý do tại sao các vị thánh Kitô Giáo thường được vẽ với vầng hào quang trên đầu: các ngài tỏa ra ánh sáng của Chúa Kitô, và những tín hữu khác bị thu hút trước ánh sáng của họ,” Cha Vojtěch Novotný viết.
Cha Kajpr sinh năm 1902 tại nơi ngày nay là Cộng hòa Tiệp. Khi ngài mới lên 4 tuổi, cha mẹ ngài lần lượt qua đời trong vòng một năm, để lại Kajpr mồ côi. Một người cô đã nuôi dạy Kajpr và các anh trai của ngài, giáo dục họ theo đức tin Công Giáo.
Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, Kajpr buộc phải bỏ học và làm người học việc của một thợ nấu rượu ở tuổi thiếu niên. Sau khi hoàn thành hai năm nghĩa vụ quân sự trong quân đội Tiệp ở tuổi đôi mươi, ngài ghi danh vào một trường trung học ở Praha do Dòng Tên điều hành.
Kajpr ghi danh vào tập viện Dòng Tên năm 1928 và được thụ phong năm 1935. Ngài phục vụ tại giáo xứ Thánh Ignatius ở Praha bắt đầu từ năm 1937 và dạy triết học tại trường thần học của giáo phận.
Từ năm 1937 đến năm 1941, ngài là biên tập viên của bốn tạp chí. Các ấn phẩm Công Giáo của ngài đã thu hút sự chú ý của Gestapo. Chúng đã liên tục theo dõi ngài vì các bài báo cho đến khi cuối cùng ngài bị bắt vào năm 1941.
Kajpr đã trải qua nhiều trại tập trung của Đức Quốc xã, từ Terezín đến Mauthausen và cuối cùng đến Dachau, nơi ngài ở lại cho đến khi trại này được giải phóng vào năm 1945.
Khi trở về Praha, Cha Kajpr tiếp tục công việc giảng dạy và xuất bản. Trong các ấn phẩm định kỳ, ngài lên tiếng chống lại chủ nghĩa vô thần, và vì thế ngài đã bị bắt và bị buộc tội viết bài “nổi loạn”, chống bọn cầm quyền cộng sản. Ngài bị kết tội phản quốc năm 1950 và bị kết án 12 năm tù.
Theo cha phụ tá cáo thỉnh viên, những người bạn tù của Kajpr đã làm chứng rằng vị linh mục đã dành thời gian trong tù cho các hoạt động mục vụ bí mật, cũng như cho việc giáo dục các tù nhân về triết học và văn học.
Cha Kajpr chết trong bệnh viện nhà tù vào ngày 17 tháng 9 năm 1959, sau khi bị hai cơn đau tim. Một nhân chứng cho biết tại thời điểm qua đời, ngài đã cười vì một câu nói đùa.
Bề trên Tổng quyền Dòng Tên đã chấp thuận mở nguyên nhân phong chân phước cho Kajpr vào năm 2017. Giai đoạn cấp giáo phận của tiến trình chính thức bắt đầu vào tháng 9 năm 2019 sau khi Đức Hồng Y Duka nhận được sự đồng ý của giám mục tổng giáo phận nơi Cha Kajpr qua đời ở Slovakia.
Source:Catholic News Agency
Sau cuộc điều tra kéo dài 5 tháng về các cáo buộc thao túng tâm lý và tâm linh, hôm thứ Sáu 8 tháng Giêng, Giáo Hội tại Malta đã đưa ra phán quyết cấm các linh mục, tu sĩ và giáo dân tham gia một nhóm cầu nguyện.
Một tuyên bố ngày 8 tháng Giêng của Hội đồng Giám mục Malta cho biết Tổng giáo phận Malta và Giáo phận Gozo đã quyết định cắt đứt quan hệ với nhóm Komunità Ġesù Salvatur, nghĩa là Cộng đồng các tín hữu của Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế.
Malta, một quốc đảo ở Địa Trung Hải với dân số 494,000 người, chỉ có hai giáo phận Công Giáo. Người Công Giáo chiếm khoảng 94% dân số.
Trong video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, phát ngôn viên của tổng giáo phận Malta cho biết các linh mục và tu sĩ không được phép tham gia các cuộc họp do cộng đồng này tổ chức; và nhóm này bị cấm sử dụng nhà thờ hoặc nhà nguyện Công Giáo và giáo dân không được tham dự các sự kiện của cộng đồng này.
Theo truyền thông địa phương, Giáo hội đã tiến hành một cuộc điều tra vào tháng 7 sau khi các thành viên cũ cáo buộc nhóm này tham gia vào việc kiểm soát hành vi.
Vào ngày 12 tháng 7, Tổng giáo phận Malta thông báo rằng họ đã tách mình ra khỏi cộng đồng này. Cộng đồng có một trang Facebook được gần 4,000 người theo dõi.
Tuyên bố nêu ra bốn lý do cho quyết định của Giáo hội.
Trước hết, cộng đồng đã đưa ra “cách giải thích Kinh thánh cực đoan trong các cuộc nói chuyện và các cuộc họp”.
Thứ hai, tuyên bố lập luận rằng nhóm đã thể hiện “khuynh hướng Neo-Gnostic và Neo-Pelagian, nghĩa là Tân Ngộ Đạo và Tân Pelagiô”. Thuyết Ngộ Đạo cho rằng người ta có thể đạt đến ơn Cứu Độ nếu có một nhận thức nhất định về Thiên Chúa. Thuyết Pelagiô cho rằng con người tự mình có thể hoàn thiện vì Thiên Chúa không thể thử thách con người những gì là không thể. Cả hai thuyết này đều bác bỏ hay đánh giá thấp vai trò của ân sủng Chúa trong hành trình hướng đến ơn Cứu Độ.
Cộng đồng đã trình bày “một sự hiểu biết thiếu sót về đau khổ cứu chuộc, một cách giải thích không đúng các văn bản Kinh Thánh, một thái độ méo mó đối với những người phải đối mặt với những tình huống thử thách khác nhau trong cuộc sống và việc rao giảng phúc âm thịnh vượng.” Nói cách khác các thành công hay thất bại về kinh tế, các rủi ro hay may mắn trong cuộc đời được cộng đồng này xem là chỉ dấu cho thấy một người có ân nghĩa với Chúa hay không.
Tuyên bố nói thêm: “Cộng đồng chấp nhận một nền giáo hội học bị bóp méo và do đó một nền thần học thiếu sót về sự cứu rỗi: một sự phân chia rõ rệt giữa người được chọn và những người bị lên án; những người tin và những người không tin; những người ‘hành động bình tĩnh’ và tuân theo mệnh lệnh của Cộng đồng so với những người không làm thế.”
Thứ ba, tuyên bố nói rằng nhóm đã có “sự hiểu biết không đúng đắn” về mối quan hệ giữa “các phẩm trật trong Giáo Hội và đặc sủng trong đời sống và sứ mệnh của Giáo hội.”
Thứ tư, họ nói rằng “các trường hợp bị cáo buộc lạm dụng tâm lý và tinh thần” đã làm hỏng các hoạt động của cộng đồng.
Source:Catholic News Agency
Baghdad (Theo Thống tấn xã Fides) ngày 11/1/2021 thì chủ đề của chuyến tông du của Đức Phanxicô tới Iraq là "Tất cả là Anh em": một cách diễn đạt của Đức Giêsu, được trích từ Phúc âm thánh Matthêu ("Về phần các con, đừng gọi ai là 'Rabbi'; Vì các con chỉ có một Thầy, còn tất cả các con đều là anh em " Mt 23, 8), dự kiến chuyến tông du này được diễn ra từ ngày 5 đến 8 tháng 3 năm 2021. Những lời của Chúa Giêsu, được viết bằng tiếng Ả Rập, làm biểu tượng của chuyến viếng thăm, những lời này đã được quảng diễn trong Thông điệp cuối cùng của ĐTC “Fratelli Tutti”, được Tòa Thượng phụ Chaldean công bố.
Trong logo, trên nền trắng, hình Đức Phanxicô đang vẫy tay chào, cùng với hình bản đồ của nước Iraq, được bắc ngang qua bằng hai con sông Tigris và Euphrates. Hình ảnh cây dừa và chim bồ câu trắng bay trên lá cờ Vatican và Cộng hòa Iraq, mang theo cành ô liu, biểu tượng cho sự hòa bình, nói lên mục đích của chuyến tông du.
Tháng trước đây, trong một thông điệp gửi đến "các Kitô hữu và tất cả người dân Iraq" (Fides, 10/12/2020), Đức Thượng phụ Chaldean, Louis Raphael Sako đã viết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Iraq dành cho những người Iraq đã được thanh tẩy và cho toàn thể vùng Trung Đông, đây là một cơ hội để thực hiện một cuộc “hành hương” hoán cải và “trở về nguồn cội của chúng ta”, trở về lòng nhiệt thành loan báo ơn cứu độ đã được loan báo trong Tin Mừng, vì lợi ích của tất cả mọi người. Vì lý do này - Đức Thượng Phụ nói thêm - mọi người phải lợi dụng hoàn cảnh thuận lợi này, đừng để nó qua đi "mà không để lại một dấu ấn nào trong chúng ta, trong Giáo hội và trong đất nước chúng ta". (GV) (Agenzia Fides, 11/1/2021)
Đức Cha Raúl Vera López, dòng Đa Minh, Giám Mục Saltillo là người nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Muốn bảo vệ chiên hãy có gan đối diện với chó sói.”
Ngài giải thích như sau “Có những bất công mà chúng ta không thể chấp nhận được”, và trong những trường hợp như thế “đừng là những Kitô hữu thờ ơ. Thế nào là Kitô hữu thờ ơ? Thưa: là những người không dám cất lên tiếng nói của mình trước những bất công, dối trá và man rợ”.
Đức Cha Vera tròn 75 tuổi vào tháng 6 vừa qua, và theo giáo luật, ngài đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô. Vào tháng 11, Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức của ngài. Người kế vị của ngài, là Đức Cha Hilario González García của giáo phận Linares, sẽ nhận tòa vào giữa tháng Giêng.
Mùa thu năm nay, ngài đã nhiễm coronavirus, nhưng may mắn thoát chết. Suy tư về 33 năm giám mục của ngài, Đức Cha giải thích tại sao ngài luôn sẵn sàng lên tiếng trước những bất công.
“Từ Phúc âm, Giáo Hội dạy cách chúng ta nhìn chính trị, cách chúng ta nhìn nền kinh tế. Nếu bạn đề xuất một lối sống theo Phúc âm, bạn phải thật sự sống đề xuất ấy trong mọi sự và bạn không thể sống nửa vời. Tôi luôn đối đầu với mọi thứ. Khi tôi phải lên tiếng chống lại bạo lực, tôi đã lên tiếng. Và khi cần chống lại tham nhũng, tôi đã lên tiếng. Người mục tử phải chăm sóc đàn chiên của mình và để làm điều đó phải dám đối đầu với chó sói.”
Những lời bình luận của Đức Cha Vera từ lâu đã khiến các chính trị gia và giới tinh hoa địa phương tức giận. Họ tấn công ngài trên các phương tiện truyền thông và không quyên góp cho giáo phận. Năm 2014, một nhóm không hài lòng đã treo một biểu ngữ trước nhà thờ lớn ở Saltillo. Biểu ngữ ấy viết: “Chúng tôi muốn có một giám mục Công Giáo.”
Hồng Y Norberto Rivera Carrera của Thành phố Mexico thậm chí còn đến Saltillo để rửa tội cho đứa con của một cựu thống đốc có mâu thuẫn với Đức Cha Vera. Một giám mục lân cận từng cấm Đức Cha Vera cử hành thánh lễ tại một khu mỏ bị sập khiến 65 công nhân thiệt mạng.
Vào năm 2012 lễ kỷ niệm 25 năm Đức Cha Vera làm giám mục, đã không có giám mục Mễ Tây Cơ nào tham dự. Không phải vì các Giám Mục không đồng ý với ngài. Nhưng e rằng những chuyện không may có thể xảy ra.
Những lời chỉ trích cuồng nhiệt của Đức Cha Vera về các chủ đề gây tranh cãi như tham nhũng, nhân quyền hoặc bạo lực ở Mễ Tây Cơ đã trở thành tin tức quốc gia và được đáp lại bằng những lời dọa giết từ các băng đảng buôn bán ma túy và cả từ phía nhà cầm quyền, khiến ít ai dám lui tới với ngài.
Source:Crux
Hàng năm vào ngày 11/2, Giáo Hội mừng Lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Đó cũng là Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giải thích về tương quan của hai ngày lễ này như sau: Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân là một cố gắng để tái khám phá “quan hệ sâu sắc” giữa Đức Mẹ và những người đau yếu.
“Điều đáng nói là có một sự liên kết gần gũi giữa Đức Mẹ Lộ Đức và thế giới những người đau khổ và yếu đau. Trong đền thánh vươn lên bên cạnh hang đá Massabielle, những bệnh nhân luôn là những người được ưu tiên và theo giòng thời gian, Lộ Đức đã trở nên một cứ điểm thật sự của đời sống và hy vọng. Nguồn suối phun lên từ lòng đất, mà Đức Mẹ đã mời Bernadette uống, mang đến sức mạnh của Thần Khí Chúa Kitô, là điều chữa lành con người hoàn toàn và mang đến cho con người sự sống muôn đời”.
Theo ý hướng đó, ngày Chúa Nhật 11 tháng 2 tới đây, Giáo Hội trên toàn thế giới sẽ cử hành Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.
Sứ điệp nhân ngày này, được công bố hôm 12 tháng Giêng, 2021, có chủ đề là một câu trích từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu (Mt 23:8) “Anh em chỉ có một thầy và tất cả anh em là anh em với nhau”. Một tương quan dựa trên sự tin cậy nhằm hướng dẫn việc chăm sóc cho bệnh nhân
Nguyên bản tiếng Ý và bản dịch sang các ngôn ngữ khác có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Việc cử hành Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 29 vào ngày 11 tháng Hai 2021, vào dịp Phụng Vụ kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức, là một cơ hội để dành sự quan tâm đặc biệt cho bệnh nhân và cho những người trợ giúp và chăm sóc họ ở những cơ sở chăm sóc sức khỏe và trong các gia đình và cộng đoàn. Chúng ta nghĩ đến cách riêng những người đau khổ và tiếp tục đau khổ, và những tác động của đại dịch toàn cầu coronavirus. Đối với tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và người bị gạt ra bên lề, tôi bày tỏ sự gần gũi tinh thần và bảo đảm với họ về sự ưu ái của Giáo hội.
1. Chủ đề của Ngày này được rút từ đoạn Tin Mừng trong đó Chúa Giêsu phê bình thói giả hình của những người không thực hành điều họ giảng dạy (x. Mt 23:1-2). Khi đức tin của chúng ta chỉ là những lời nói sáo rỗng, không quan tâm đến cuộc sống và nhu cầu của tha nhân, thì có sự bất nhất giữa kinh Tin Kính mà chúng ta tuyên xưng, và đời sống của chúng ta. Mối nguy này là rất thật. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dùng những lời rất mạnh mẽ để nói về nguy cơ rơi vào việc tự thần tượng hóa chính mình. Chúa nói với chúng ta: “Anh em chỉ có một thầy và tất cả anh em là anh em với nhau” (c.8)
Lời Chúa Giêsu phê bình những người “rao giảng nhưng không thực hành” (c.3) luôn hữu ích trong mọi hoàn cảnh, vì không ai trong chúng ta được miễn nhiễm khỏi tội lỗi nghiêm trọng là thói giả hình, là điều ngăn cản chúng ta thăng tiến như con cái của cùng một Cha, và như những người được mời gọi sống tình huynh đệ đại đồng.
Trước nhu cầu của anh chị em chúng ta, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta đáp lại theo một cách thế hoàn toàn trái ngược với thói giả hình đó. Người yêu cầu chúng ta dừng lại và lắng nghe, kiến tạo mối tương quan trực tiếp và cá vị với tha nhân, để có thể cảm thông, và để những đau khổ của họ trở thành đau khổ của chính chúng ta khi chúng ta tìm cách phục vụ họ (x. Lc 10: 30-35).
2. Kinh nghiệm về bệnh tật giúp chúng ta nhận ra sự mỏng dòn của chính mình và nhu cầu bẩm sinh cần đến người khác của chúng ta. Nó khiến chúng ta cảm thấy rõ ràng hơn rằng chúng ta là các thụ tạo phụ thuộc vào Chúa. Khi chúng ta đau yếu, nỗi sợ hãi và thậm chí là hoang mang có thể chế ngự tâm trí chúng ta; chúng ta thấy mình bất lực, vì sức khoẻ không phụ thuộc vào khả năng của chúng ta hay những lo lắng không ngừng trong cuộc sống của chúng ta (x. Mt 6: 27).
Bệnh tật gợi lên câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, mà chúng ta dâng lên trước Thiên Chúa trong đức tin. Khi tìm kiếm một hướng đi mới và sâu sắc hơn trong cuộc sống của mình, có thể là chúng ta không tìm thấy câu trả lời ngay lập tức. Người thân và bạn bè của chúng ta cũng không phải lúc nào cũng có thể giúp đỡ chúng ta trong cuộc tìm kiếm chông gai này.
Hình ảnh ông Gióp trong Kinh Thánh là biểu tượng về khía cạnh này. Vợ và bạn bè của ông không đồng hành với ông khi ông gặp bất hạnh; thay vào đó, họ còn đổ lỗi cho ông và chỉ làm trầm trọng hơn sự cô độc và đau khổ của ông. Ông Gióp cảm thấy bị tổn thương và hiểu lầm. Tuy nhiên, bất kể tất cả sự yếu đuối cùng cực của mình, ông từ khước thói giả hình và chọn cách sống trung thực với Chúa và tha nhân. Ông nài van Chúa một cách kiên trì đến nỗi cuối cùng Chúa trả lời ông và cho phép ông nhìn thấy một chân trời mới. Người xác nhận rằng những đau khổ của ông không phải là một hình phạt hay một tình trạng xa cách với Thiên Chúa, càng không phải là dấu chỉ cho thấy sự thờ ơ của Thiên Chúa. Khi đó, tâm hồn ông Gióp đầy thương tích và đã được chữa lành, thốt lên cùng Chúa lời thân thưa hào hứng và cảm động này: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến” (42:5).
3. Bệnh tật luôn có nhiều hơn một khuôn mặt: nó có khuôn mặt của tất cả những bệnh nhân, nhưng cũng có khuôn mặt của những người cảm thấy bị phớt lờ, bị loại trừ và làm mồi cho những bất công xã hội đã từ chối các quyền cơ bản của họ (x. Fratelli Tutti, 22). Đại dịch hiện nay đã làm cho sự bất bình đẳng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta càng thêm trầm trọng và để lộ ra sự thiếu hiệu quả trong việc chăm sóc bệnh nhân. Những người cao niên, yếu đuối và dễ bị tổn thương không phải lúc nào cũng có được sự chăm sóc, hay không phải lúc nào cũng được chăm sóc một cách bình đẳng với những người khác. Đây là kết quả của các quyết định chính trị, việc quản lý các tài nguyên và sự dấn thân nhiều hơn hoặc ít hơn của những người nắm giữ các vị trí trách nhiệm. Đầu tư các tài nguyên vào việc chăm sóc và trợ giúp bệnh nhân là một ưu tiên được liên kết với nguyên tắc cơ bản, theo đó, sức khỏe là công ích hàng đầu. Đồng thời, đại dịch cũng đã làm nổi bật sự tận tâm và quảng đại của các nhân viên y tế, các tình nguyện viên, nhân viên hỗ trợ, linh mục, nam nữ tu sĩ, tất cả những người đã giúp đỡ, điều trị, an ủi và phục vụ rất nhiều bệnh nhân và gia đình họ một cách chuyên nghiệp, quên mình, với trách nhiệm và tình yêu dành cho người lân cận. Vô số người nam nữ âm thầm, họ không chọn quay mặt đi nơi khác nhưng chọn chia sẻ đau khổ của những bệnh nhân, những người mà họ coi như những người lân cận và thành viên trong một gia đình nhân loại của chúng ta.
Sự gần gũi này là một thứ dầu xoa dịu quý giá mang lại sự hỗ trợ và an ủi cho những bệnh nhân đang đau khổ. Là Kitô hữu, chúng ta cảm nghiệm rằng sự gần gũi là một dấu chỉ của tình yêu Chúa Giêsu Kitô, Người Samaritanô Nhân lành, Đấng đến gần mỗi người nam nữ bị thương tích vì tội lỗi với lòng cảm thương. Được kết hợp với Chúa Giêsu nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta được mời gọi có lòng thương xót như Chúa Cha và yêu thương đặc biệt những anh chị em yếu đuối, đau yếu và đau khổ của chúng ta (x. Ga 13: 34-35). Chúng ta trải nghiệm sự gần gũi này không chỉ như là các cá nhân mà còn như một cộng đoàn. Thật vậy, tình yêu thương huynh đệ trong Chúa Kitô tạo nên một cộng đoàn chữa lành, một cộng đoàn không bỏ sót ai, một cộng đoàn bao gồm và chào đón, đặc biệt đối với những người khốn khổ nhất.
Ở đây, tôi muốn đề cập đến tầm quan trọng của tình liên đới huynh đệ, được thể hiện cách cụ thể trong việc phục vụ và có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tất cả đều hướng đến việc hỗ trợ những người lân cận của chúng ta. “Phục vụ có nghĩa là chăm sóc… cho những người dễ bị tổn thương trong gia đình, trong xã hội và trong người dân của chúng ta” (Bài giảng ở Havana, ngày 20 tháng 9, 2015). Trong sự tiếp cận này, tất cả đều được “kêu gọi gạt bỏ những ước muốn và ham muốn của riêng mình, gạt bỏ việc theo đuổi quyền lực, trước cái nhìn cụ thể của những người dễ bị tổn thương nhất… Phục vụ là luôn nhìn vào khuôn mặt của người anh em, đụng chạm vào da thịt họ, cảm nhận sự gần gũi của họ và thậm chí trong một số trường hợp, ‘chịu đựng đau khổ của họ’, và tìm cách thăng tiến họ. Phục vụ không bao giờ có tính chất ý thức hệ, vì chúng ta không phục vụ các ý tưởng nhưng phục vụ con người.”(thd.)
4. Để một phương thế trị liệu có hiệu quả, nó phải có một khía cạnh tương quan, vì điều đó cho phép một cách tiếp cận toàn diện với bệnh nhân. Việc nhấn mạnh khía cạnh này có thể giúp các bác sĩ, y tá, chuyên viên y tế và tình nguyện viên cảm thấy có trách nhiệm đồng hành cùng bệnh nhân trên con đường chữa lành dựa trên mối quan hệ tin cậy giữa các cá nhân (x. Hiến chương mới dành cho nhân viên chăm sóc sức khỏe [2016], 4). Điều này tạo ra một giao ước giữa những người cần được chăm sóc và những người cung cấp dịch vụ chăm sóc đó, một giao ước dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở và sẵn sàng. Điều này sẽ giúp khắc phục thái độ phòng thủ, giúp tôn trọng nhân phẩm của bệnh nhân, bảo vệ tính chuyên nghiệp của nhân viên y tế và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với gia đình bệnh nhân.
Mối quan hệ như thế với bệnh nhân có thể tìm thấy một nguồn mạch bất tận những động lực và sức mạnh trong lòng bác ái của Chúa Kitô, được thể hiện qua chứng tá trong suốt cả ngàn năm của những người nam nữ, những người đã nên thánh qua việc phục vụ các bệnh nhân. Vì mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Chúa Kitô là nguồn mạch của tình yêu có khả năng mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho trải nghiệm của cả bệnh nhân và người chăm sóc. Phúc âm thường làm rõ điều này khi cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu chữa bệnh không phải bằng pháp thuật nhưng luôn là kết quả của một cuộc gặp gỡ, một tương quan liên cá nhân, trong đó ân sủng của Thiên Chúa tương xứng với đức tin của những người đón nhận ân sủng ấy; như Chúa Giêsu thường lặp lại: “Đức tin của con đã cứu con”.
5. Anh chị em thân mến, giới răn yêu thương mà Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ của Người cũng được tuân giữ trong tương quan của chúng ta với bệnh nhân. Một xã hội càng nhân bản hơn thì càng phải biết chăm sóc hiệu quả cho các thành viên yếu đuối và đau khổ nhất của mình trong tinh thần yêu thương huynh đệ. Chúng ta hãy cố gắng đạt được mục tiêu này, để không ai cảm thấy cô đơn, bị loại trừ hoặc bị bỏ rơi.
Tôi phó dâng các bệnh nhân, các nhân viên y tế và tất cả những người quảng đại giúp đỡ những anh chị em đau khổ của chúng ta cho Đức Maria, Mẹ Của Lòng Thương Xót Và Sức Khỏe Của Bệnh Nhân. Từ hang đá Lộ Đức và từ vô số các đền thánh dâng kính Đức Mẹ trên thế giới, xin Mẹ nâng đỡ đức tin và đức cậy của chúng ta và giúp chúng ta chăm sóc cho nhau với tình yêu huynh đệ. Tôi ưu ái ban phép lành cho từng người và tất cả anh chị em.
Rôma, Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, ngày 20 tháng 12, 2020, Chúa Nhật thứ IV mùa Vọng
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Source:Holy See Press Office
Tính đến tháng đầu tiên của năm 2021, Hồng Y Đoàn bao gồm 229 thành viên, 128 vị dưới 80 tuổi, và do đó đủ điều kiện để bỏ phiếu bầu vị giáo hoàng tiếp theo trong mật nghị tương lai.
Chính Thánh Phaolô Đệ Lục đã thiết định, vào ngày 20 tháng 11 năm 1970, rằng các Hồng Y từ 80 tuổi trở lên không được tham gia vào việc bầu chọn giáo hoàng.
Đức Phaolô Đệ Lục đã viết trong Tông thư dưới dạng tự sắc Ingravescentem Aetatem rằng “lợi ích cao hơn của Giáo hội đòi hỏi chúng ta phải nhận định rằng vấn đề tuổi già cũng liên quan đến sự sáng suốt của các Hồng Y, là điều chúng ta đã nhiều lần quan tâm đặc biệt trong quá khứ”.
Trách vụ của Hồng Y “thực sự là một trách vụ đặc biệt nghiêm trọng và tế nhị,” Đức Phaolô Đệ Lục nhận xét, “trách vụ ấy có mối liên hệ rất đặc thù liên quan đến trách nhiệm tối cao của chúng ta trong việc phục vụ toàn thể Giáo hội, và đồng thời trách vụ ấy gắn liền với trách nhiệm cao độ đối với Giáo hội hoàn vũ trong thời gian trống ngôi Giáo Hoàng”.
Đức Phaolô Đệ Lục tuyên bố rằng sau khi qua tuổi 80, vị Hồng Y mất quyền bầu chọn Giáo hoàng và do đó, cũng không được quyền tham gia mật nghị.
Vào năm 2021, sáu vị Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo sẽ mất đặc quyền này: ba vị từ Phi châu, hai vị từ Âu châu và một vị từ Đại Dương châu. Bốn trong số sáu vị này đã được Thánh Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y trong hai công nghị tấn phong Hồng Y cuối cùng của ngài, vào năm 2001 và 2003.
Hồng Y đầu tiên tròn 80 tuổi trong năm nay - vào ngày 27 tháng 2 - sẽ là Đức Hồng Y Gabriel Zubeir Wako, tổng giám mục hiệu tòa của Khartoum. Ngài được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y vào năm 2003.
Vào ngày 8 tháng 3, Đức Hồng Y Wilfried Fox Napier của Durban, sẽ mất quyền bỏ phiếu trong một mật nghị trong tương lai. Ngài cũng được Đức Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y.
Cũng được phong Hồng Y vào năm 2003, là Đức Hồng Y George Pell, cựu Tổng trưởng Bộ Kinh tế, sẽ tròn 80 tuổi vào ngày 8 tháng 6.
Vào ngày 19 tháng 7, Đức Hồng Y Maurice Piat của Port Louis sẽ mừng sinh nhật thứ 80 của ngài. Ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô đội mũ đỏ trong công nghị tấn phong hồi tháng 11 năm 2016.
Đức Hồng Y Beniamino Stella, tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, sẽ bước qua tuổi 80 vào ngày 18 tháng 8. Ngài đã nhận được mũ đỏ từ công nghị tấn phong Hồng Y đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô, được tổ chức vào tháng 2 năm 2014.
Vị Hồng Y cuối cùng bước sang tuổi 80 vào năm 2021 sẽ là Đức Hồng Y Angelo Scola, tổng giám mục hiệu tòa của Milan. Thánh Gioan Phaolô II đã phong ngài làm Hồng Y trong công nghị năm 2003, khi Đức Hồng Y Scola là thượng phụ của Venice. Trong mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 2013, Đức Hồng Y Angelo Scola là người nhiều phiếu thứ hai sau Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Timothy Dolan đã lên án vụ vẽ bậy lên nhà thờ chính tòa Thánh Patrick sau khi những người biểu tình phun sơn những khẩu hiệu chống cảnh sát lên tường nhà thờ.
Hôm 2 tháng Giêng, sở cảnh sát New York tuyên bố rằng họ đang điều tra một vụ vẽ bậy lên các bức tường của nhà thờ chính tòa thành phố. Vào đêm Giao Thừa, cảnh sát đã giải tán một cuộc tụ họp của hàng ngàn người chuyển giới và đồng tính vì vi phạm các quy định phòng dịch của thành phố. Trong cuộc tụ họp này, những người tham dự đã sơn lên các bức tường của nhà thờ chính tòa những lời lẽ chống cảnh sát.
Trong một bài báo ngày 5 tháng Giêng trên tờ New York Post, Đức Hồng Y cho biết ngài đã im lặng trước những vụ xịt sơn lên tường nhà thờ vào mùa hè này trong các cuộc biểu tình của Black Lives Matter, gọi tắt là BLM. Tuy nhiên, ngài quyết định đã đến lúc phải lên tiếng theo thỉnh cầu của một số giáo dân.
“Các bạn có thể nhớ lại rằng có những đám đông cuồng nộ tương tự đã xảy ra vào mùa hè năm ngoái trong bối cảnh bạo lực đáng buồn ở các thành phố của Mỹ. Vào thời điểm đó, tôi đã im lặng cho qua, vì nghĩ rằng tôi không cần phải đốt thêm một ngọn lửa giận dữ đang bùng cháy khắp đất nước của chúng ta”.
“Nhưng lần này tôi không thể im lặng. Như một phụ nữ từ quận Bronx đã gửi e-mail cho tôi nói rằng: ‘Thưa Đức Hồng Y Dolan, đã đến lúc chúng ta phải học hỏi từ những người hàng xóm Do Thái và Hồi giáo của chúng ta. Một giáo đường Do Thái hoặc một đền thờ Hồi giáo bị phá hoại, thì họ nhanh chóng lên án nó. Thống đốc và thị trưởng sẽ tham gia. Họ đúng’.”
“Cô ấy cũng rất đúng. Cuộc tấn công vào nhà thờ chính tòa St. Patrick lần này thật xấu xa và bất hợp pháp”.
Nhà thờ đã bị vẽ bậy vào ngày 1 tháng Giêng bởi những người biểu tình, mà theo tờ New York Post, là có liên hệ với Black Lives Matter ở Brooklyn và nhóm Justice for George. Cảnh sát tìm thấy cụm từ “ACAB”, một cụm từ xúc phạm nhắm vào cảnh sát, được phun bằng sơn lên nhà thờ chính tòa.
Đức Hồng Y Dolan viết rằng nhà thờ tượng trưng cho sự thiêng liêng của tất cả cuộc sống, “như chúng ta đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa”
Đức Hồng Y Dolan đã không ngần ngại so sánh những người biểu tình vẽ bậy với “Những kẻ không biết gì” vào những năm 1850, là “những người đã khoe khoang sự căm ghét của họ đối với người Công Giáo, người Do Thái, người da đen và người nhập cư, và công khai thề sẽ thiêu rụi ngôi nhà thờ mà ngày nay chúng ta gọi là ‘Nhà thờ cổ Saint Patrick’ ở phía Nam Manhattan.”
Source:Catholic News Agency
Thứ Tư Lễ Tro năm nay sẽ rơi vào ngày 17 tháng Hai. Hôm thứ Ba, Vatican đã đưa ra hướng dẫn về cách các linh mục có thể xức tro vào Thứ Tư Lễ Tro trong bối cảnh đại dịch coronavirus.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố một chỉ dẫn vào ngày 12 tháng Giêng, hướng dẫn các linh mục đọc công thức xức tro một lần cho tất cả mọi người có mặt, thay vì cho từng người.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Công văn số 17/21
Chỉ dẫn cho ngày Thứ Tư Lễ Tro
Việc xức tro trong thời gian xảy ra đại dịch
Vị Linh mục đọc lời nguyện làm phép tro. Ngài rảy nước thánh lên tro, không nói gì cả. Sau đó, ngài nói với tất cả những người hiện diện chỉ một lần duy nhất công thức như được ghi trong Sách Lễ Rôma, áp dụng công thức ấy cho tất cả mọi người nói chung:
“Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”, hoặc “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về với cát bụi”.
Sau đó, vị Linh mục rửa tay, đeo khăn che mặt và xức tro cho những ai đến với mình, hoặc nếu thích hợp, ngài sẽ đến với những người đang đứng tại chỗ. Vị Linh mục lấy tro và rắc lên đầu mỗi người mà không nói gì cả.
Từ Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, ngày 12 tháng Giêng năm 2021.
+ Đức Hồng Y Robert Sarah
Tổng trưởng
+ Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche
Tổng Thư Ký
Source:Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói: “Tôi cũng sẽ được tiêm phòng cùng với toàn bộ gia đình của Tu viện Mẹ Giáo Hội”. Tu viện Mẹ Giáo Hội của Vatican là nơi Đức Bênêđíctô 16 đã sống kể từ khi thoái vị vào năm 2013.
Thành phố Vatican sẽ bắt đầu tiêm chủng cho các cư dân và nhân viên làm việc tại Tòa Thánh để chống lại COVID-19 vào nửa cuối tháng Giêng. Bác sĩ Andrea Arcangeli, người đứng đầu dịch vụ y tế của Vatican, cho biết vào ngày 2 tháng Giêng rằng Vatican đã mua một tủ lạnh nhiệt độ thấp để bảo quản vắc-xin và dự định tiến hành tiêm chủng trong Đại Thính Đường Thánh Phaolô Đệ Lục, nơi Đức Thánh Cha vẫn dùng cho các buổi tiếp kiến chung.
Ông nói: “Ưu tiên sẽ được dành cho các nhân viên ngành y tế và an toàn công cộng, cho người già và cho những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với công chúng”.
Mùa hè năm ngoái, Đức Bênêđíctô 16 đã phải chống chọi với bệnh tật sau cái chết của bào huynh ngài là Đức Ông Georg Ratzinger. Ngài bị bệnh giời leo ở mặt, một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, phát ban đỏ và đau đớn. Đức Tổng Giám Mục Gänswein cho biết vào tháng 8 rằng tình trạng "đang được cải thiện dần."
Vào tháng 12, vị tổng giám mục người Đức đã bác bỏ những thông tin cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đã bị mất giọng, nhưng nói rằng giọng của ngài đã trở nên “rất yếu và mỏng”.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình được phát sóng hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài đã có một cuộc hẹn để được chủng ngừa coronavirus.
Ngài nói:
“Tôi tin rằng, về mặt đạo đức, mọi người đều phải tiêm vắc xin. Đó là một lựa chọn đạo đức vì nó liên quan đến cuộc sống không chỉ của bạn mà còn của những người khác nữa”.
Nhớ lại sự ra đời của vắc-xin bại liệt và các loại vắc-xin thông thường khác ở thời thơ ấu, Đức Thánh Cha nói: “Tôi không hiểu tại sao một số người lại nói đây có thể là một loại vắc-xin nguy hiểm. Nếu các bác sĩ giới thiệu nó với bạn như một thứ gì đó có thể tốt và không có nguy hiểm đặc biệt, tại sao lại không nhận nó? ”
Tử vong tại Ý, tính đến ngày thứ Tư 13 tháng Giêng, đã lên đến 79,819 người, trong số 2,303,263 trường hợp nhiễm coronavirus. Chỉ riêng trong 24 giờ của ngày thứ Hai 11 tháng Giêng, Ý chứng kiến 12,531 trường hợp nhiễm bệnh. Trong đợt lây lan thứ nhất, ngày kinh hoàng nhất là ngày 26 tháng Ba, chỉ có 6,202 trường hợp nhiễm bệnh.
Nói cách khác, hiện nay tại Ý mức độ lây nhiễm nhanh hơn, nhiều người nhiễm bệnh hơn. Tuy nhiên, may mắn là số người chết vì coronavirus có vẻ ít hơn so với đợt lây lan thứ nhất. Trong 24 giờ của ngày 11 tháng Giêng, Ý ghi nhận 448 người chết. Trong đợt lây lan thứ nhất, ngày kinh hoàng nhất là ngày 27 tháng Ba, với 921 người chết.
Source:Catholic News Agency
Một phần trong kế hoạch của RKA là phát hành một Giáo Trình Trực Tuyến cho một kỳ thi trên mạng vào ngày 25 tháng 2 tới. Giáo trình tập trung vào tất cả các loại thông tin về bò. Đề cương là nhiều câu hỏi và giải đáp và những lời giải thích dành cho thí sinh.
Ông chủ tịch ủy ban RKA Vallabhbhai Kathiria giải thích rằng kỳ thi này chủ yếu nhắm vào sinh viên và học sinh, nhằm khơi dậy sự tò mò về tầm quan trọng của gia súc, "nâng cao nhận thức và giáo dục" về những đặc điểm và nhất là tạo ra một môn "khoa học về bò", để nâng cao nền kinh tế Ấn Độ vốn đã có sẵn một đàn bò 194 triệu con.
Một phần của giáo trình có tiêu đề “Những vĩ nhân đã nói gì về bò”. Câu trích dẫn ở trên được cho là của Chúa Giêsu Kitô.
Ông chủ tịch Hội đồng Cơ đốc toàn cầu ở Ấn Độ (GCIC) là Sajan K George, cho biết câu nói này là “một sự thật nửa vời” và là “một hoạt động tuyên truyền nhằm gây ra chia rẽ xã hội vì tôn giáo”.
Lời trích dẫn của Chúa Giêsu là sai (không có nguồn nào cho thấy như vậy), và nguy hiểm. Ông giải thích: “Nhiều người bộ lạc theo đạo Cơ đốc đã bị treo cổ chỉ vì họ lột da những con bò chết.”
Hơn nữa, "những người thờ bò" thường tấn công người Hồi giáo, người bộ tộc và người Dalits. “Bất cứ ai ăn thịt bò đều có thể bị đàn áp bởi những luật chống giết mổ xúc vật”.
Vì lý do này, Hội đồng Cơ đốc GCIC “kêu gọi loại bỏ câu nói của Chúa Giêsu ra khỏi giáo trình”, vì điều này có thể thúc đẩy các nhóm Hindu cực đoan thực hiện các vụ giết người mới.
Rõ ràng giáo trình và kỳ thi là một chiêu lừa đảo công khai, vì còn vô số những sai lầm khác nữa.
Họ đã trích dẫn kinh Veda, tuyên bố những vụ động đất là hậu quả cuả những công việc mổ bò cuả những người đồ tể và những con vật thần này mang lại lợi ích cho mọi người như cung cấp sữa, bơ, sữa đặc và ngay cả nước tiểu và phân.
Giáo trình nói tiếp rằng “Thí dụ ở Châu Phi, phân bò đã từng được sử dụng làm nhiên liệu để đốt. Nhưng sau đó, các nhà truyền giáo (Cơ đốc giáo) đến và cấm đoán việc này, họ thúc giục phải dùng củi, "và ngay lập tức lục địa Châu Phi trở nên khô cằn vì không còn cây cối".
Một chương khác ca ngợi các giống bò của Ấn Độ, có sữa “chứa vàng” trong khi bò “ngoại quốc” “không biểu lộ cảm xúc”.
Điều cuối cùng nhưng không kém quan trọng là đã xảy ra một phép lạ từ phân bò. “Năm 1984, có hơn 20.000 người chết vì vụ rò rỉ khí gas ở Bhopal. Nhưng những người sống trong những ngôi nhà có tường trét bằng phân bò thì đều không bị ảnh hưởng bởi khí gas này”.
Tuyên bố của giáo phận viết:
“Với nỗi buồn và nỗi đau sâu sắc, nhưng với niềm hy vọng của chúng tôi được đặt nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng chinh phục sự chết và tội lỗi, chúng tôi thông báo với anh chị em rằng lúc 5:15 chiều, Giám mục của chúng ta, Đức Cha Luis Adriano Piedrahita Sandoval, đã được gọi về Nhà Cha trên trời ”.
Giáo phận cho biết chuông báo tử của tất cả các nhà thờ địa phương sẽ vang lên vào thứ Ba. Sắp xếp tang lễ cho vị giám mục vẫn chưa được công bố, nhưng sẽ phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về khoảng cách xã hội và các quy trình an toàn khác.
Ông Luz Marina Medina, giám đốc truyền thông của Hội đồng Giám mục Colombia, xác nhận với ACI Prensa rằng Đức Cha Piedrahita Sandoval là giám mục Colombia đầu tiên chết vì COVID-19.
“Chúng tôi cầu nguyện cho linh hồn của ngài được an nghỉ, và chúng tôi cũng cầu nguyện cho một giám mục khác cũng đang trong tình trạng rất nghiêm trọng ở Santa Marta, là Đức Cha Ugo Puccini, Giám Mục nghỉ hưu của giáo phận” Medina nói.
Đức Cha Piedrahita Sandoval sinh ngày 7 tháng 10 năm 1946 và được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 10 năm 1972. Năm 1999, ngài trở thành Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Cali, và ngày 5 tháng 8 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Giám mục Santa Marta, trên bờ biển Caribê của Colombia.
Sau một đợt tăng đột biến mới về số ca COVID-19 - với 400 ca tử vong mỗi ngày - nhiều vùng của Colombia đã trở lại trạng thái đóng cửa.
Tổng thống Iván Duque thông báo rằng việc tiêm chủng sẽ bắt đầu vào tháng Giêng, nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế Fernando Ruiz cho biết vào ngày 10 tháng Giêng rằng “không có ngày nào được ấn định” vì không có thỏa thuận nào được xác nhận với các nhà cung cấp vắc xin.
Source:Catholic News Agency
Les autorités municipales de Pékin ont décidé de fermer les 155 lieux de culte de la capitale chinoise afin d’éviter la propagation de la pandémie du Covid-19. La décision a été annoncée lors d’une conférence de presse organisée ce vendredi 8 janvier au Bureau d’information de la municipalité de Pékin (Beijing Municipality’s Information Office). Les responsables du Bureau d’information, aux côtés du Bureau pour les Affaires religieuses et ethniques et du Front uni local, ont décidé que « dorénavant, tous les 155 lieux de culte de la ville seront fermés au monde extérieur et toutes les activités religieuses collectives seront suspendues ». Curieusement, le Bureau d’information a pourtant reconnu que « pour l’instant, il n’y a pas eu de nouvelles infections au coronavirus ou de suspicions de nouveaux cas parmi les 155 centres religieux de notre ville, et le but ‘zéro contagion’ a été atteint ». Les églises et les temples, tout comme les particuliers chinois, ont été sujets à un confinement radical depuis janvier 2020.
Ce n’est qu’en juillet dernier que les lieux de culte ont pu rouvrir, alors que les centres commerciaux, les boutiques, les marchés et les cinémas étaient déjà à nouveau ouverts depuis un moment. Et les lieux de culte ont pu rouvrir mais dans des conditions drastiques – nombre de paroissiens limités durant les célébrations publiques, avec le respect des distanciations physiques, des célébrations plus courtes, des prises de température à l’entrée des églises, etc. – afin d’éviter les risques d’infection. Le Bureau d’information de la municipalité de Pékin a également reconnu que « durant les fêtes religieuses importantes, comme la naissance du Bouddha, l’Eid-al-Fitr, Noël ou autres, les activités religieuses sont restées stables et ordonnées dans les divers lieux de culte ». D’autant plus que face aux conditions sanitaires drastiques et aux visites constantes de la police, beaucoup de prêtres ont choisi de garder les églises fermées, en choisissant de poursuivre les activités paroissiales en ligne. La nouvelle décision des autorités pékinoises semble avoir été provoquée par une nouvelle vague de plus de 300 cas de Covid-19, rapportée la semaine dernière dans la province de Hebei, et notamment à Shijiazhuang, capitale de la province.
Protestation de l’Église à Shijiazhuang
Selon le Centre chinois pour le contrôle et la prévention des maladies (Chinese Centre for Disease Control and Prevention), ces nouveaux cas seraient apparus dans une région rurale où des rassemblements religieux ont lieu au moins une fois par semaine. Certaines publications anonymes sur les réseaux sociaux, notamment sur WeChat et Weibo, ont mis en cause les fidèles catholiques et des prêtres étrangers qui auraient contaminé plusieurs villages dans le district de Gaocheng, dans la province de Hebei. Selon ces publications anonymes, il y a une vingtaine de jours, des prêtres européens et américains auraient participé à des activités religieuses sans prendre de précautions sanitaires. Dans un communiqué publié le 7 janvier, l’Association patriotique des catholiques chinois de Shijiazhuang a dénoncé ces affirmations comme erronées, en soulignant que le diocèse n’a rien à voir avec cette nouvelle propagation du virus, et qu’à ce jour, « un seul catholique de Shijiazhuang a été enregistré positif au Covid-19 ». « Ces rumeurs représentent une grave violation des droits et des intérêts des prêtres de l’Église catholique, et elles portent atteinte à l’harmonie et à la stabilité de la société », a déclaré l’Association patriotique des catholiques chinois du district de Gaocheng, à Shijiazhuang.
« Aujourd’hui, il est presque impossible, pour des prêtres européens ou américains, de venir en Chine. Et même si c’était possible, tous les immigrants doivent être mis en quarantaine dans des hôtels prévus à cet effet durant 14 jours », a protesté l’association dans son communiqué, en ajoutant que les migrants doivent également présenter un certificat prouvant un double test négatif afin d’entrer dans le pays. « Afin de protéger nos droits et nos intérêts, nous avons protesté auprès de la police contre ces rumeurs. » Malgré ces déclarations, les églises et les temples resteront fermés et les autorités ont promis d’organiser « des enquêtes spéciales sur les activités religieuses illégales dans les régions rurales, et des contrôles sur les activités religieuses, afin d’éviter les risques de propagation de la pandémie ». Pour certains catholiques de la capitale chinoise, les autorités utilisent la pandémie pour étouffer les communautés souterraines qui représentent la majorité des catholiques au Hebei, avec près d’un million de membres.
(Source: Églises d'Asie - le 12/01/2021, Avec Asianews et Ucanews, Pékin)
1. Một vị tử đạo Tiệp đã cười tươi như hoa trước khi chết
Án tuyên thánh cho một linh mục Công Giáo bị cả Đức Quốc xã và cộng sản bỏ tù đã tiến được một bước đáng kể với sự kết thúc giai đoạn ban đầu tại giáo phận.
Cha Adolf Kajpr là một linh mục dòng Tên và là một nhà báo đã bị giam trong trại tập trung Dachau sau khi xuất bản một tạp chí Công Giáo chỉ trích Đức Quốc xã. Đặc biệt, một số phát hành vào năm 1939 đã có một trang bìa mô tả Chúa Kitô chiến thắng cái chết được thể hiện bằng các biểu tượng của chủ nghĩa Quốc xã.
Năm năm sau đó, khi mới được giải phóng khỏi trại Dachau, vào năm 1945, Cha Kajpr đã bị bắt lần thứ hai bởi bọn cầm quyền cộng sản ở Praha và bị kết án 12 năm trong một trại kiên giam, từ chuyên môn gọi là gulag, vì viết những bài viết cộng sản cho là “nổi loạn”.
Trong 24 năm làm linh mục, cha Kajpr đã bị bỏ tù hơn 12 năm. Ngài mất năm 1959 trong một bãi lầy ở Leopoldov, Slovakia.
Giai đoạn cấp giáo phận về án tuyên thánh cho cha Kajpr được hoàn thành vào ngày 4 tháng Giêng. Đức Hồng Y Dominik Duka đã dâng một thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Ignatius ở Praha để đánh dấu sự kiện này.
“Adolf Kajpr biết ý nghĩa của việc nói sự thật và những hậu quả của nó,” Đức Hồng Y Duka nói trong bài giảng của ngài.
Cha Vojtěch Novotný, phụ tá cáo thỉnh viên án tuyên thánh cho Cha Kajpr, nói rằng hồ sơ điều tra của giáo phận đang được gửi đến Rôma bao gồm các tài liệu lưu trữ, lời khai cá nhân và các hồ sơ đã được Vatican thu thập để đánh giá xem liệu cha có phải đã chết như một vị tử đạo hay không.
“Tôi đã hiểu lý do tại sao các vị thánh Kitô Giáo thường được vẽ với vầng hào quang trên đầu: các ngài tỏa ra ánh sáng của Chúa Kitô, và những tín hữu khác bị thu hút trước ánh sáng của họ,” Cha Vojtěch Novotný viết.
Cha Kajpr sinh năm 1902 tại nơi ngày nay là Cộng hòa Tiệp. Khi ngài mới lên 4 tuổi, cha mẹ ngài lần lượt qua đời trong vòng một năm, để lại Kajpr mồ côi. Một người cô đã nuôi dạy Kajpr và các anh trai của ngài, giáo dục họ theo đức tin Công Giáo.
Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, Kajpr buộc phải bỏ học và làm người học việc của một thợ nấu rượu ở tuổi thiếu niên. Sau khi hoàn thành hai năm nghĩa vụ quân sự trong quân đội Tiệp ở tuổi đôi mươi, ngài ghi danh vào một trường trung học ở Praha do Dòng Tên điều hành.
Kajpr ghi danh vào tập viện Dòng Tên năm 1928 và được thụ phong năm 1935. Ngài phục vụ tại giáo xứ Thánh Ignatius ở Praha bắt đầu từ năm 1937 và dạy triết học tại trường thần học của giáo phận.
Từ năm 1937 đến năm 1941, ngài là biên tập viên của bốn tạp chí. Các ấn phẩm Công Giáo của ngài đã thu hút sự chú ý của Gestapo. Chúng đã liên tục theo dõi ngài vì các bài báo cho đến khi cuối cùng ngài bị bắt vào năm 1941.
Kajpr đã trải qua nhiều trại tập trung của Đức Quốc xã, từ Terezín đến Mauthausen và cuối cùng đến Dachau, nơi ngài ở lại cho đến khi trại này được giải phóng vào năm 1945.
Khi trở về Praha, Cha Kajpr tiếp tục công việc giảng dạy và xuất bản. Trong các ấn phẩm định kỳ, ngài lên tiếng chống lại chủ nghĩa vô thần, và vì thế ngài đã bị bắt và bị buộc tội viết bài “nổi loạn”, chống bọn cầm quyền cộng sản. Ngài bị kết tội phản quốc năm 1950 và bị kết án 12 năm tù.
Theo cha phụ tá cáo thỉnh viên, những người bạn tù của Kajpr đã làm chứng rằng vị linh mục đã dành thời gian trong tù cho các hoạt động mục vụ bí mật, cũng như cho việc giáo dục các tù nhân về triết học và văn học.
Cha Kajpr chết trong bệnh viện nhà tù vào ngày 17 tháng 9 năm 1959, sau khi bị hai cơn đau tim. Một nhân chứng cho biết tại thời điểm qua đời, ngài đã cười vì một câu nói đùa.
Bề trên Tổng quyền Dòng Tên đã chấp thuận mở nguyên nhân phong chân phước cho Kajpr vào năm 2017. Giai đoạn cấp giáo phận của tiến trình chính thức bắt đầu vào tháng 9 năm 2019 sau khi Đức Hồng Y Duka nhận được sự đồng ý của giám mục tổng giáo phận nơi Cha Kajpr qua đời ở Slovakia.
Source:Catholic News Agency
2. Giáo Hội tại Malta cấm các linh mục tu sĩ tham gia một nhóm cầu nguyện
Sau cuộc điều tra kéo dài 5 tháng về các cáo buộc thao túng tâm lý và tâm linh, hôm thứ Sáu 8 tháng Giêng, Giáo Hội tại Malta đã đưa ra phán quyết cấm các linh mục, tu sĩ và giáo dân tham gia một nhóm cầu nguyện.
Một tuyên bố ngày 8 tháng Giêng của Hội đồng Giám mục Malta cho biết Tổng giáo phận Malta và Giáo phận Gozo đã quyết định cắt đứt quan hệ với nhóm Komunità Ġesù Salvatur, nghĩa là Cộng đồng các tín hữu của Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế.
Malta, một quốc đảo ở Địa Trung Hải với dân số 494,000 người, chỉ có hai giáo phận Công Giáo. Người Công Giáo chiếm khoảng 94% dân số.
Trong video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, phát ngôn viên của tổng giáo phận Malta cho biết các linh mục và tu sĩ không được phép tham gia các cuộc họp do cộng đồng này tổ chức; và nhóm này bị cấm sử dụng nhà thờ hoặc nhà nguyện Công Giáo và giáo dân không được tham dự các sự kiện của cộng đồng này.
Theo truyền thông địa phương, Giáo hội đã tiến hành một cuộc điều tra vào tháng 7 sau khi các thành viên cũ cáo buộc nhóm này tham gia vào việc kiểm soát hành vi.
Vào ngày 12 tháng 7, Tổng giáo phận Malta thông báo rằng họ đã tách mình ra khỏi cộng đồng này. Cộng đồng có một trang Facebook được gần 4,000 người theo dõi.
Tuyên bố nêu ra bốn lý do cho quyết định của Giáo hội.
Trước hết, cộng đồng đã đưa ra “cách giải thích Kinh thánh cực đoan trong các cuộc nói chuyện và các cuộc họp”.
Thứ hai, tuyên bố lập luận rằng nhóm đã thể hiện “khuynh hướng Neo-Gnostic và Neo-Pelagian, nghĩa là Tân Ngộ Đạo và Tân Pelagiô”. Thuyết Ngộ Đạo cho rằng người ta có thể đạt đến ơn Cứu Độ nếu có một nhận thức nhất định về Thiên Chúa. Thuyết Pelagiô cho rằng con người tự mình có thể hoàn thiện vì Thiên Chúa không thể thử thách con người những gì là không thể. Cả hai thuyết này đều bác bỏ hay đánh giá thấp vai trò của ân sủng Chúa trong hành trình hướng đến ơn Cứu Độ.
Cộng đồng đã trình bày “một sự hiểu biết thiếu sót về đau khổ cứu chuộc, một cách giải thích không đúng các văn bản Kinh Thánh, một thái độ méo mó đối với những người phải đối mặt với những tình huống thử thách khác nhau trong cuộc sống và việc rao giảng phúc âm thịnh vượng.” Nói cách khác các thành công hay thất bại về kinh tế, các rủi ro hay may mắn trong cuộc đời được cộng đồng này xem là chỉ dấu cho thấy một người có ân nghĩa với Chúa hay không.
Tuyên bố nói thêm: “Cộng đồng chấp nhận một nền giáo hội học bị bóp méo và do đó một nền thần học thiếu sót về sự cứu rỗi: một sự phân chia rõ rệt giữa người được chọn và những người bị lên án; những người tin và những người không tin; những người ‘hành động bình tĩnh’ và tuân theo mệnh lệnh của Cộng đồng so với những người không làm thế.”
Thứ ba, tuyên bố nói rằng nhóm đã có “sự hiểu biết không đúng đắn” về mối quan hệ giữa “các phẩm trật trong Giáo Hội và đặc sủng trong đời sống và sứ mệnh của Giáo hội.”
Thứ tư, họ nói rằng “các trường hợp bị cáo buộc lạm dụng tâm lý và tinh thần” đã làm hỏng các hoạt động của cộng đồng.
Source:Catholic News Agency
3. Muốn bảo vệ chiên hãy có gan đối diện với chó sói
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ cuối cùng của Đức Cha Raúl Vera López của giáo phận Saltillo trước khi ngài chính thức giao giáo phận lại cho vị tân Giám Mục.
Đức Cha Vera, dòng Đa Minh, là người nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Muốn bảo vệ chiên hãy có gan đối diện với chó sói.”
Ngài giải thích như sau “Có những bất công mà chúng ta không thể chấp nhận được”, và trong những trường hợp như thế “đừng là những Kitô hữu thờ ơ. Thế nào là Kitô hữu thờ ơ? Thưa: là những người không dám cất lên tiếng nói của mình trước những bất công, dối trá và man rợ”.
Đức Cha Vera tròn 75 tuổi vào tháng 6 vừa qua, và theo giáo luật, ngài đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô. Vào tháng 11, Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức của ngài. Người kế vị của ngài, là Đức Cha Hilario González García của giáo phận Linares, sẽ nhận tòa vào giữa tháng Giêng.
Mùa thu năm nay, ngài đã nhiễm coronavirus, nhưng may mắn thoát chết. Suy tư về 33 năm giám mục của ngài, Đức Cha giải thích tại sao ngài luôn sẵn sàng lên tiếng trước những bất công.
“Từ Phúc âm, Giáo Hội dạy cách chúng ta nhìn chính trị, cách chúng ta nhìn nền kinh tế. Nếu bạn đề xuất một lối sống theo Phúc âm, bạn phải thật sự sống đề xuất ấy trong mọi sự và bạn không thể sống nửa vời. Tôi luôn đối đầu với mọi thứ. Khi tôi phải lên tiếng chống lại bạo lực, tôi đã lên tiếng. Và khi cần chống lại tham nhũng, tôi đã lên tiếng. Người mục tử phải chăm sóc đàn chiên của mình và để làm điều đó phải dám đối đầu với chó sói.”
Những lời bình luận của Đức Cha Vera từ lâu đã khiến các chính trị gia và giới tinh hoa địa phương tức giận. Họ tấn công ngài trên các phương tiện truyền thông và không quyên góp cho giáo phận. Năm 2014, một nhóm không hài lòng đã treo một biểu ngữ trước nhà thờ lớn ở Saltillo. Biểu ngữ ấy viết: “Chúng tôi muốn có một giám mục Công Giáo.”
Hồng Y Norberto Rivera Carrera của Thành phố Mexico thậm chí còn đến Saltillo để rửa tội cho đứa con của một cựu thống đốc có mâu thuẫn với Đức Cha Vera. Một giám mục lân cận từng cấm Đức Cha Vera cử hành thánh lễ tại một khu mỏ bị sập khiến 65 công nhân thiệt mạng.
Vào năm 2012 lễ kỷ niệm 25 năm Đức Cha Vera làm giám mục, đã không có giám mục Mễ Tây Cơ nào tham dự. Không phải vì các Giám Mục không đồng ý với ngài. Nhưng e rằng những chuyện không may có thể xảy ra.
Những lời chỉ trích cuồng nhiệt của Đức Cha Vera về các chủ đề gây tranh cãi như tham nhũng, nhân quyền hoặc bạo lực ở Mễ Tây Cơ đã trở thành tin tức quốc gia và được đáp lại bằng những lời dọa giết từ các băng đảng buôn bán ma túy và cả từ phía nhà cầm quyền, khiến ít ai dám lui tới với ngài.
Source:Crux
1. Ai có thể bỏ phiếu trong mật nghị bầu giáo hoàng tương lai
Tính đến tháng đầu tiên của năm 2021, Hồng Y Đoàn bao gồm 229 thành viên, 128 vị dưới 80 tuổi, và do đó đủ điều kiện để bỏ phiếu bầu vị giáo hoàng tiếp theo trong mật nghị tương lai.
Chính Thánh Phaolô Đệ Lục đã thiết định, vào ngày 20 tháng 11 năm 1970, rằng các Hồng Y từ 80 tuổi trở lên không được tham gia vào việc bầu chọn giáo hoàng.
Đức Phaolô Đệ Lục đã viết trong Tông thư dưới dạng tự sắc Ingravescentem Aetatem rằng “lợi ích cao hơn của Giáo hội đòi hỏi chúng ta phải nhận định rằng vấn đề tuổi già cũng liên quan đến sự sáng suốt của các Hồng Y, là điều chúng ta đã nhiều lần quan tâm đặc biệt trong quá khứ”.
Trách vụ của Hồng Y “thực sự là một trách vụ đặc biệt nghiêm trọng và tế nhị,” Đức Phaolô Đệ Lục nhận xét, “trách vụ ấy có mối liên hệ rất đặc thù liên quan đến trách nhiệm tối cao của chúng ta trong việc phục vụ toàn thể Giáo hội, và đồng thời trách vụ ấy gắn liền với trách nhiệm cao độ đối với Giáo hội hoàn vũ trong thời gian trống ngôi Giáo Hoàng”.
Đức Phaolô Đệ Lục tuyên bố rằng sau khi qua tuổi 80, vị Hồng Y mất quyền bầu chọn Giáo hoàng và do đó, cũng không được quyền tham gia mật nghị.
Vào năm 2021, sáu vị Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo sẽ mất đặc quyền này: ba vị từ Phi châu, hai vị từ Âu châu và một vị từ Đại Dương châu. Bốn trong số sáu vị này đã được Thánh Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y trong hai công nghị tấn phong Hồng Y cuối cùng của ngài, vào năm 2001 và 2003.
Hồng Y đầu tiên tròn 80 tuổi trong năm nay - vào ngày 27 tháng 2 - sẽ là Đức Hồng Y Gabriel Zubeir Wako, tổng giám mục hiệu tòa của Khartoum. Ngài được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y vào năm 2003.
Vào ngày 8 tháng 3, Đức Hồng Y Wilfried Fox Napier của Durban, sẽ mất quyền bỏ phiếu trong một mật nghị trong tương lai. Ngài cũng được Đức Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y.
Cũng được phong Hồng Y vào năm 2003, là Đức Hồng Y George Pell, cựu Tổng trưởng Bộ Kinh tế, sẽ tròn 80 tuổi vào ngày 8 tháng 6.
Vào ngày 19 tháng 7, Đức Hồng Y Maurice Piat của Port Louis sẽ mừng sinh nhật thứ 80 của ngài. Ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô đội mũ đỏ trong công nghị tấn phong hồi tháng 11 năm 2016.
Đức Hồng Y Beniamino Stella, tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, sẽ bước qua tuổi 80 vào ngày 18 tháng 8. Ngài đã nhận được mũ đỏ từ công nghị tấn phong Hồng Y đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô, được tổ chức vào tháng 2 năm 2014.
Vị Hồng Y cuối cùng bước sang tuổi 80 vào năm 2021 sẽ là Đức Hồng Y Angelo Scola, tổng giám mục hiệu tòa của Milan. Thánh Gioan Phaolô II đã phong ngài làm Hồng Y trong công nghị năm 2003, khi Đức Hồng Y Scola là thượng phụ của Venice. Trong mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 2013, Đức Hồng Y Angelo Scola là người nhiều phiếu thứ hai sau Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Dolan lên án việc vẽ bậy bất hợp pháp lên nhà thờ chính tòa Thánh Patrick
Đức Hồng Y Timothy Dolan đã lên án vụ vẽ bậy lên nhà thờ chính tòa Thánh Patrick sau khi những người biểu tình phun sơn những khẩu hiệu chống cảnh sát lên tường nhà thờ.
Hôm 2 tháng Giêng, sở cảnh sát New York tuyên bố rằng họ đang điều tra một vụ vẽ bậy lên các bức tường của nhà thờ chính tòa thành phố. Vào đêm Giao Thừa, cảnh sát đã giải tán một cuộc tụ họp của hàng ngàn người chuyển giới và đồng tính vì vi phạm các quy định phòng dịch của thành phố. Trong cuộc tụ họp này, những người tham dự đã sơn lên các bức tường của nhà thờ chính tòa những lời lẽ chống cảnh sát.
Trong một bài báo ngày 5 tháng Giêng trên tờ New York Post, Đức Hồng Y cho biết ngài đã im lặng trước những vụ xịt sơn lên tường nhà thờ vào mùa hè này trong các cuộc biểu tình của Black Lives Matter, gọi tắt là BLM. Tuy nhiên, ngài quyết định đã đến lúc phải lên tiếng theo thỉnh cầu của một số giáo dân.
“Các bạn có thể nhớ lại rằng có những đám đông cuồng nộ tương tự đã xảy ra vào mùa hè năm ngoái trong bối cảnh bạo lực đáng buồn ở các thành phố của Mỹ. Vào thời điểm đó, tôi đã im lặng cho qua, vì nghĩ rằng tôi không cần phải đốt thêm một ngọn lửa giận dữ đang bùng cháy khắp đất nước của chúng ta”.
“Nhưng lần này tôi không thể im lặng. Như một phụ nữ từ quận Bronx đã gửi e-mail cho tôi nói rằng: ‘Thưa Đức Hồng Y Dolan, đã đến lúc chúng ta phải học hỏi từ những người hàng xóm Do Thái và Hồi giáo của chúng ta. Một giáo đường Do Thái hoặc một đền thờ Hồi giáo bị phá hoại, thì họ nhanh chóng lên án nó. Thống đốc và thị trưởng sẽ tham gia. Họ đúng’.”
“Cô ấy cũng rất đúng. Cuộc tấn công vào nhà thờ chính tòa St. Patrick lần này thật xấu xa và bất hợp pháp”.
Nhà thờ đã bị vẽ bậy vào ngày 1 tháng Giêng bởi những người biểu tình, mà theo tờ New York Post, là có liên hệ với Black Lives Matter ở Brooklyn và nhóm Justice for George. Cảnh sát tìm thấy cụm từ “ACAB”, một cụm từ xúc phạm nhắm vào cảnh sát, được phun bằng sơn lên nhà thờ chính tòa.
Đức Hồng Y Dolan viết rằng nhà thờ tượng trưng cho sự thiêng liêng của tất cả cuộc sống, “như chúng ta đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa”
Đức Hồng Y Dolan đã không ngần ngại so sánh những người biểu tình vẽ bậy với “Những kẻ không biết gì” vào những năm 1850, là “những người đã khoe khoang sự căm ghét của họ đối với người Công Giáo, người Do Thái, người da đen và người nhập cư, và công khai thề sẽ thiêu rụi ngôi nhà thờ mà ngày nay chúng ta gọi là ‘Nhà thờ cổ Saint Patrick’ ở phía Nam Manhattan.”
Source:Catholic News Agency
3. Tên thanh niên tuột quần ra trong nhà thờ để quay phim bị kết tội thù hận đức tin
Vào cuối năm 2020, một người đàn ông 25 tuổi đã làm gián đoạn thánh lễ ở Canada bằng cách tuột quần ra trên cung thánh. Y đã bị kết tội thù hận đức tin và bị cấm bén mảng đến bất cứ ngôi nhà thờ nào của giáo phận.
Vụ việc xảy ra trong Thánh lễ ngày 13 tháng 12 năm 2020 tại nhà thờ Santa Maria Goretti, một giáo xứ chủ yếu là người Ý ở Edmonton, Alberta.
Cha George Puramadathil, là cha sở của nhà thờ, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ngài đang cử hành thánh lễ thì một thanh niên đến gần tòa giảng và nói bằng tiếng Ý: “xin cho năm phút”.
Cha Puramadathil cho biết ngài nghĩ rằng người thanh niên này là một thành viên của nhóm trẻ giáo xứ, hoặc là một người nào đó đang rất cần giúp đỡ.
“Tôi nghĩ, được rồi, hãy để anh ta nói”, nhưng không đợi vị linh mục chấp nhận hay không, người đàn ông trẻ này chuyển sang tiếng Anh và bắt đầu hét lên “những từ ngữ rất tục tĩu”. Sau đó hắn lấy một chai rượu trong túi ra và bắt đầu mở chai rượu.
Khi Cha Puramadathil đến gần người đàn ông và yêu cầu anh ra khỏi nhà thờ, tên này đã đi xuống khỏi bục giảng và “tuột quần ra trước mặt mọi người” trước khi chạy khỏi nhà thờ và trốn thoát qua hàng rào.
Cha Puramadathil đã báo cáo vụ việc với Tổng giáo phận Edmonton và cảnh sát. Sau đó, ngài được biết nghi phạm đã đăng đoạn video vụ việc lên mạng. Video đã bị xóa.
Cha Puramadathil nói rằng ngài tin rằng người đàn ông này đã có đồng bọn là kẻ đã chờ sẵn hắn bên ngoài và đón hắn ta lên một chiếc xe hơi sau khi hắn nhảy qua hàng rào. Sau đó, ngài cũng biết được rằng người thanh niên này có một số đồng bọn khác ở ngay trong nhà thờ đang quay video về vụ việc và đã ghi danh tham dự Thánh lễ bằng tên giả.
Tổng giáo phận thông báo vào ngày 3 tháng Giêng rằng nghi phạm đã bị buộc tội, và cảnh sát địa phương đã cấm anh ta vào nhà thờ Santa Maria Goretti. Ngoài ra, tổng giáo phận đã tống đạt cho nghi phạm một thông báo cấm anh ta khỏi tất cả tài sản của giáo phận.
Trong thông báo này tổng giáo phận nhận định rằng:
“Một trong những tội danh – có hành vi đồi bại trong một cơ sở tôn giáo - được coi là tội ác vì lòng thù hận đức tin, cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Loại hành động này không thể, và sẽ không được dung thứ”.
Cả cảnh sát và tổng giáo phận đều từ chối công khai tên nghi phạm.
Sau đó, một số thành viên trong gia đình của kẻ bị bắt đã gọi điện thoại cho Cha Puramadathil để xin lỗi về trò này. Gia đình của nghi phạm là thành viên của giáo xứ, và nghi phạm đã từng là chú bé giúp lễ lúc còn nhỏ. Tên phá hoại nói với cảnh sát rằng hắn bị ma quỷ xui khiến làm ra trò này. Tuy nhiên, cảnh sát không tin như thế và cho rằng đây là một tội phạm có tổ chức xuất phát từ lòng thù hận đức tin.
Đức Tổng Giám Mục Richard Smith của Edmonton đã đến thăm giáo xứ, cử hành thánh lễ ngày 20 tháng 12, gặp gỡ anh chị em giáo dân để an ủi và ban phép lành cho họ.
“Sự phục hồi và chữa lành là cần thiết, và vì vậy chúng ta hướng về Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta. Xin Chúa chúc phúc cho chúng ta vượt qua những tổn hại do những hành vi xấu xa này gây ra”.
Cảnh sát địa phương báo cáo rằng có ít nhất 37 cáo buộc liên quan đến các hành vi thù hận đức tin đã xảy ra ở Edmonton vào năm 2020.
Source:Catholic News Agency