Phụng Vụ - Mục Vụ
Hai khuôn mặt ngày lễ Ba Vua
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:23 05/01/2014
Hai khuôn mặt ngày lễ Ba Vua
Hằng năm Giáo Hội mừng lễ Ba Vua ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm đã đến kính viếng hài nhi Giêsu ở Bethlehem. Lễ mừng kính này căn cứ trên lời tường thuật trong phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo 2,1-12.
Vậy đâu là ý nghĩa ngày lễ theo khía cạch đạo đức niềm tin đạo giáo?
1. Khuôn mặt đi tìm kiếm
Theo tường thuật, một bên Ba Vua là những nhà bác học ngành thiên văn có xuất xứ từ xa bên phương Đông. Các Vị theo ánh sáng Ngôi sao tìm đường tới hang chuồng xúc vật nơi Hài nhi Giêsu sinh ra, mà các Vị tin tưởng là vị Vua mới chào đời.
Ba nhà thiên văn này là những vị học giả có kiến thức uyên thâm chuyên môn tìm hiểu các ngôi sao trên nền trời. Có thể nói được họ là hình ảnh khuôn mặt của cung cách nếp sống thông thoáng cởi mở trên đường đi tìm hiểu.
Dù có kiến thức sâu rộng chuyên môn, nhưng không phải như thế họ là người nắm chắc chắn biết tất cả. Nhưng họ trước sau vẫn là những người trong suốt dọc đời sống cần phải đi tìm hiểu sự chân thật, đi tìm ánh sáng soi dẫn, đi tìm Đấng là nguồn gốc mọi sự cùng ở trên họ.
Và trên con đường đi tìm họ phải nỗ lực cố gắng phấn đấu để vượt qua những khó khăn, những giới hạn vướng trở rào cản. Sau cùng họ hạnh phúc, vì tìm được Vị hướng dẫn cho mình: Thiên Chúa hiện thân nơi hài nhi Giêsu sinh ra trong chuồng xúc vật vùng trời Bethlehem.
Người tín hữu Chúa Kito, dù có đức tin vào Ngài qua Bí tích rửa tội, trước sau vẫn là người đi tìm Ngài, như ba nhà Thiên Văn ngày xưa. Chúng ta tìm Ngài trong đời sống mình qua những chặng đường đời có bình an, lúc gặp chao đảo thử thách, với những thay đổi hầu như liên tục trong nếp sống đạo đời trong dòng thời gian.
Ba nhà Thiên văn ngày xưa đã không bằng lòng với những kiến thức chuyên môn tìm hiểu học hỏi qua nghiên cứu sách vở. Họ vẫn còn ngưỡng vọng khao khát đi tìm tới nguồn mọi sự hiểu biết. Nguồn đó ở nơi Đấng toàn năng. Và họ có bình an, khi tới được nguồn khao khát .
Thánh Augustino đã có suy tư về lòng khao khát đó: Trái tim tâm hồn con hằng luôn khao khát cho tới khi tìm về nơi bên Thiên Chúa.
2. Khuôn mặt tìm cách củng cố giữ lại
Một bên bài tường thuật nói đến Vua Herode, một khuôn mặt đối chọi với Ba nhà thiên văn đi tìm kiếm Vua hài nhi Giêsu mới sinh.
Lúc Chúa Giêsu sinh ra, Herode là vị vua đang trị vì nước Do Thái đóng đô ở Giêrusalem. Là một vị vua đang cai trị thần dân, lẽ tất nhiên Ông tìm mọi cách củng cố quyền hành sức mạnh trong nước của mình. Khi nghe ba nhà thiên văn nói đến có vị Vua mới sinh trong đất nước của mình, Ông hoảng hốt lo sợ cho cung ngai của mình. Với Ông quyền lực sức mạnh là bản vị cần thiết. Và bằng mọi cách, ông không thể để ngai vua của mình bị thách đố làm cho lung lay được. Với Herode quyền hành sức mạnh chính trị là tối thượng. Không có ai trong vương quốc của vua trên vua được.
Vì thế, Ông muốn lợi dụng cơ hội này, nên căn dặn ba nhà thiên văn đang đi tìm vua hài nhi Giesu mới sinh ra, khi tìm được rồi nhớ trở lại báo tin cho ông cùng biết.
Nhưng Thiên Chúa đã có con đường khác, không như Herode âm mưu chính trị mong muốn giương bẫy bày ra.
Qua cung cách của Herode ta đọc được: Con người càng xa Thiên Chúa, họ càng lún sâu vào con đường sống ích kỷ chỉ biết đến mình. Và như thế càng thêm mất bình an trong tâm hồn.
Herode là hình ảnh người tìm cách củng cố nắm giữ quyền hành sực mạnh của mình.
„ Hình ảnh ba nhà Thiên văn đến từ phương Đông, mà vẫn quen gọi là Ba Vua- tượng trưng cho Châu Á, châu Phi và châu Âu- có mặt trong hang đá Chúa Giêsu giáng sinh nói lên: Trong nước Chúa Giêsu Kito không có sự phân biệt mầu da chủng tộc cùng xuất xứ. Nhân loại qua Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu hợp nhất thành một, nhưng không bị mất sự giầu có thịnh vượng về sự khác biệt.
Ba nhà Thiên văn đi tìm kiếm Chúa từ phương Đông là một khởi đầu. Họ là hình ảnh của sự lên đường nơi con người tiến về Chúa Giêsu Kito. Đây cũng là hình ảnh của đoàn người đi hành hương trong dòng lịch sử về thánh địa để cầu xin, kín múc nguồn ơn đức của Chúa từ trời cao.
Ba nhà Thiên văn, có tên gọi là Kaspar, Melchior và Balthasa, đi tìm Vua hài nhi Giêsu, là những khuôn mặt nói lên sự khao khát mong chờ nội tâm tinh thần của con người, cùng đồng thời cũng diễn tả sự chuyển động của niềm tin tôn giáo và của lý trí con người hướng về Chúa Giêsu Kitô. „ (Joseph Ratzinger, Benedickt XVI.)
Lễ Ba Vua, 06.01.2014
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm Giáo Hội mừng lễ Ba Vua ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm đã đến kính viếng hài nhi Giêsu ở Bethlehem. Lễ mừng kính này căn cứ trên lời tường thuật trong phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo 2,1-12.
Vậy đâu là ý nghĩa ngày lễ theo khía cạch đạo đức niềm tin đạo giáo?
1. Khuôn mặt đi tìm kiếm
Theo tường thuật, một bên Ba Vua là những nhà bác học ngành thiên văn có xuất xứ từ xa bên phương Đông. Các Vị theo ánh sáng Ngôi sao tìm đường tới hang chuồng xúc vật nơi Hài nhi Giêsu sinh ra, mà các Vị tin tưởng là vị Vua mới chào đời.
Ba nhà thiên văn này là những vị học giả có kiến thức uyên thâm chuyên môn tìm hiểu các ngôi sao trên nền trời. Có thể nói được họ là hình ảnh khuôn mặt của cung cách nếp sống thông thoáng cởi mở trên đường đi tìm hiểu.
Dù có kiến thức sâu rộng chuyên môn, nhưng không phải như thế họ là người nắm chắc chắn biết tất cả. Nhưng họ trước sau vẫn là những người trong suốt dọc đời sống cần phải đi tìm hiểu sự chân thật, đi tìm ánh sáng soi dẫn, đi tìm Đấng là nguồn gốc mọi sự cùng ở trên họ.
Và trên con đường đi tìm họ phải nỗ lực cố gắng phấn đấu để vượt qua những khó khăn, những giới hạn vướng trở rào cản. Sau cùng họ hạnh phúc, vì tìm được Vị hướng dẫn cho mình: Thiên Chúa hiện thân nơi hài nhi Giêsu sinh ra trong chuồng xúc vật vùng trời Bethlehem.
Người tín hữu Chúa Kito, dù có đức tin vào Ngài qua Bí tích rửa tội, trước sau vẫn là người đi tìm Ngài, như ba nhà Thiên Văn ngày xưa. Chúng ta tìm Ngài trong đời sống mình qua những chặng đường đời có bình an, lúc gặp chao đảo thử thách, với những thay đổi hầu như liên tục trong nếp sống đạo đời trong dòng thời gian.
Ba nhà Thiên văn ngày xưa đã không bằng lòng với những kiến thức chuyên môn tìm hiểu học hỏi qua nghiên cứu sách vở. Họ vẫn còn ngưỡng vọng khao khát đi tìm tới nguồn mọi sự hiểu biết. Nguồn đó ở nơi Đấng toàn năng. Và họ có bình an, khi tới được nguồn khao khát .
Thánh Augustino đã có suy tư về lòng khao khát đó: Trái tim tâm hồn con hằng luôn khao khát cho tới khi tìm về nơi bên Thiên Chúa.
2. Khuôn mặt tìm cách củng cố giữ lại
Một bên bài tường thuật nói đến Vua Herode, một khuôn mặt đối chọi với Ba nhà thiên văn đi tìm kiếm Vua hài nhi Giêsu mới sinh.
Lúc Chúa Giêsu sinh ra, Herode là vị vua đang trị vì nước Do Thái đóng đô ở Giêrusalem. Là một vị vua đang cai trị thần dân, lẽ tất nhiên Ông tìm mọi cách củng cố quyền hành sức mạnh trong nước của mình. Khi nghe ba nhà thiên văn nói đến có vị Vua mới sinh trong đất nước của mình, Ông hoảng hốt lo sợ cho cung ngai của mình. Với Ông quyền lực sức mạnh là bản vị cần thiết. Và bằng mọi cách, ông không thể để ngai vua của mình bị thách đố làm cho lung lay được. Với Herode quyền hành sức mạnh chính trị là tối thượng. Không có ai trong vương quốc của vua trên vua được.
Vì thế, Ông muốn lợi dụng cơ hội này, nên căn dặn ba nhà thiên văn đang đi tìm vua hài nhi Giesu mới sinh ra, khi tìm được rồi nhớ trở lại báo tin cho ông cùng biết.
Nhưng Thiên Chúa đã có con đường khác, không như Herode âm mưu chính trị mong muốn giương bẫy bày ra.
Qua cung cách của Herode ta đọc được: Con người càng xa Thiên Chúa, họ càng lún sâu vào con đường sống ích kỷ chỉ biết đến mình. Và như thế càng thêm mất bình an trong tâm hồn.
Herode là hình ảnh người tìm cách củng cố nắm giữ quyền hành sực mạnh của mình.
„ Hình ảnh ba nhà Thiên văn đến từ phương Đông, mà vẫn quen gọi là Ba Vua- tượng trưng cho Châu Á, châu Phi và châu Âu- có mặt trong hang đá Chúa Giêsu giáng sinh nói lên: Trong nước Chúa Giêsu Kito không có sự phân biệt mầu da chủng tộc cùng xuất xứ. Nhân loại qua Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu hợp nhất thành một, nhưng không bị mất sự giầu có thịnh vượng về sự khác biệt.
Ba nhà Thiên văn đi tìm kiếm Chúa từ phương Đông là một khởi đầu. Họ là hình ảnh của sự lên đường nơi con người tiến về Chúa Giêsu Kito. Đây cũng là hình ảnh của đoàn người đi hành hương trong dòng lịch sử về thánh địa để cầu xin, kín múc nguồn ơn đức của Chúa từ trời cao.
Ba nhà Thiên văn, có tên gọi là Kaspar, Melchior và Balthasa, đi tìm Vua hài nhi Giêsu, là những khuôn mặt nói lên sự khao khát mong chờ nội tâm tinh thần của con người, cùng đồng thời cũng diễn tả sự chuyển động của niềm tin tôn giáo và của lý trí con người hướng về Chúa Giêsu Kitô. „ (Joseph Ratzinger, Benedickt XVI.)
Lễ Ba Vua, 06.01.2014
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Số các vị chăm sóc mục vụ cho dân Chúa bị thiệt mạng trong năm 2013 gần gấp đôi năm 2012
Đặng Tự Do
06:49 05/01/2014
Theo báo cáo thường niên của thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc, trong năm 2013 số các vị chăm sóc mục vụ cho dân Chúa bị thiệt mạng trong năm 2013 là 22 vị gần gấp đôi so với con số 13 vị trong năm 2012.
Vào đêm 31 tháng 12 năm 2013, rạng sáng ngày 1 tháng Giêng năm 2014, cha Eric Freed, một linh mục ở Eureka, California, Hoa Kỳ đã bị giết. Cảnh sát đã bắt được hung thủ và khẳng định đây là một vụ cướp của. Cha Eric Freed là linh mục cuối cùng trong danh sách các vị chăm sóc mục vụ cho dân Chúa bị thiệt mạng trong năm 2013.
Trong 5 năm liên tiếp, Mỹ Châu La tinh, đặc biệt là Colombia, là nơi có nhiều vị chăm sóc mục vụ cho dân Chúa bị giết.
Tổng cộng số các vị bị giết khi đang thực hiện sứ mạng của mình trong năm 2013 là: 19 linh mục, 1 nữ tu, 2 giáo dân. 15 linh mục bị giết ở Mỹ Châu. Tại Phi Châu, 1 linh mục bị giết ở Tanzania; 1 nữ tu bị giết ở Madagascar, 1 giáo dân tại Nigeria bị thiệt mạng. Tại Á Châu có 1 linh mục bị sát hại ở Ấn Độ và 1 linh mục bị phiến quân Hồi Giáo hành hạ đến chết ở Syria; 1 giáo dân bị giết ở Phi Luật Tân. Tại Âu Châu, một linh mục đã bị giết chết tại Italia.
Danh sách này không bao gồm những trường hợp bị ngược đãi như giam cầm, tra tấn, hăm doạ, tấn công về thể lý và tâm lý, cướp bóc tài sản, phá hủy các phương tiện mục vụ bao gồm cả các nhà thờ và các nơi thờ tự khác, ngăn cản không cho thực hiện các sứ vụ tông đồ như thường thấy tại Việt Nam, Trung quốc, Pakistan, và các nước tại Phi Châu và Trung Đông.
Trong năm 2013, quá trình phong chân phước cho sáu nữ tu truyền giáo người Ý thuộc dòng Các Nữ Tu cho người nghèo Bergamo đã được bắt đầu. Sáu nữ tu này đã qua đời ở Congo vào năm 1995 sau khi nhiễm vi khuẩn Ebola. Khi trận dịch bùng phát trong vùng, các nữ tu đã ở lại với dân chúng vì không nỡ bỏ lại họ bơ vơ không ai chăm sóc y tế. Họ được vinh danh như "các vị tử đạo vì đức mến".
Giai đoạn giáo phận của quá trình phong chân phước cho chị Luisa Mistrali Guidotti, một thành viên của Hiệp hội truyền giáo y tế cho phụ nữ đã được hoàn thành. Chị đã bị giết vào năm 1979 tại Rhodesia, trong khi đi cùng một người phụ nữ mang thai sắp sinh con đến bệnh viện.
Tiến trình phong chân phước cho Cha Mario Vergara, một nhà truyền giáo của Dòng Giáo Hoàng Thừa Sai, và anh Ngei Ko Lat một giáo lý viên tại Isidore, Miến Điện bị thiệt mạng vì hận thù đức tin tại nước này vào năm 1950 cũng đã được bắt đầu.
Ngày 25 tháng Tư lễ phong chân phước cho Cha Giuseppe Pino Puglisi đã được tổ chức tại Sicily. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27 tháng 5 với hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc đến cha Giuseppe Puglisi như sau:
"Cha Giuseppe là một linh mục đầy gương mẫu. Ngài đã dâng hiến cuộc đời một cách đặc biệt cho công việc mục vụ giới trẻ, bằng cách giáo dục những người trẻ theo tinh thần Tin Mừng để mang họ ra khỏi thế giới của tội ác. Vì thế, Ngài đã bị chống đối và giết chết. Tuy vậy, trên thực tế, chính Ngài là người chiến thắng cùng với Đức Kitô phục sinh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì tấm gương sáng ngời này, chúng ta hãy gìn giữ gương mẫu của ngài."
Cha Giuseppe Puglisi sinh ngày 15 tháng 9 năm 1937 tại làng quê nghèo Palermo thuộc đảo Sicily. Năm 1960 ngài được thụ phong linh mục. Trong các hoạt động mục vụ của mình, cha Puglisi đã cố gắng để thay đổi tâm lý giáo dân của ngài đang bị Mafia khống chế bởi sự sợ hãi, thụ động và luật omerta - im lặng. Trong bài giảng các thánh lễ Chúa Nhật, ngài khích lệ anh chị em giáo dân tố cáo với các cơ quan công quyền về các hoạt động bất hợp pháp của Mafia trong vùng Brancaccio.
Vào đêm 31 tháng 12 năm 2013, rạng sáng ngày 1 tháng Giêng năm 2014, cha Eric Freed, một linh mục ở Eureka, California, Hoa Kỳ đã bị giết. Cảnh sát đã bắt được hung thủ và khẳng định đây là một vụ cướp của. Cha Eric Freed là linh mục cuối cùng trong danh sách các vị chăm sóc mục vụ cho dân Chúa bị thiệt mạng trong năm 2013.
Trong 5 năm liên tiếp, Mỹ Châu La tinh, đặc biệt là Colombia, là nơi có nhiều vị chăm sóc mục vụ cho dân Chúa bị giết.
Tổng cộng số các vị bị giết khi đang thực hiện sứ mạng của mình trong năm 2013 là: 19 linh mục, 1 nữ tu, 2 giáo dân. 15 linh mục bị giết ở Mỹ Châu. Tại Phi Châu, 1 linh mục bị giết ở Tanzania; 1 nữ tu bị giết ở Madagascar, 1 giáo dân tại Nigeria bị thiệt mạng. Tại Á Châu có 1 linh mục bị sát hại ở Ấn Độ và 1 linh mục bị phiến quân Hồi Giáo hành hạ đến chết ở Syria; 1 giáo dân bị giết ở Phi Luật Tân. Tại Âu Châu, một linh mục đã bị giết chết tại Italia.
Danh sách này không bao gồm những trường hợp bị ngược đãi như giam cầm, tra tấn, hăm doạ, tấn công về thể lý và tâm lý, cướp bóc tài sản, phá hủy các phương tiện mục vụ bao gồm cả các nhà thờ và các nơi thờ tự khác, ngăn cản không cho thực hiện các sứ vụ tông đồ như thường thấy tại Việt Nam, Trung quốc, Pakistan, và các nước tại Phi Châu và Trung Đông.
Trong năm 2013, quá trình phong chân phước cho sáu nữ tu truyền giáo người Ý thuộc dòng Các Nữ Tu cho người nghèo Bergamo đã được bắt đầu. Sáu nữ tu này đã qua đời ở Congo vào năm 1995 sau khi nhiễm vi khuẩn Ebola. Khi trận dịch bùng phát trong vùng, các nữ tu đã ở lại với dân chúng vì không nỡ bỏ lại họ bơ vơ không ai chăm sóc y tế. Họ được vinh danh như "các vị tử đạo vì đức mến".
Giai đoạn giáo phận của quá trình phong chân phước cho chị Luisa Mistrali Guidotti, một thành viên của Hiệp hội truyền giáo y tế cho phụ nữ đã được hoàn thành. Chị đã bị giết vào năm 1979 tại Rhodesia, trong khi đi cùng một người phụ nữ mang thai sắp sinh con đến bệnh viện.
Tiến trình phong chân phước cho Cha Mario Vergara, một nhà truyền giáo của Dòng Giáo Hoàng Thừa Sai, và anh Ngei Ko Lat một giáo lý viên tại Isidore, Miến Điện bị thiệt mạng vì hận thù đức tin tại nước này vào năm 1950 cũng đã được bắt đầu.
Ngày 25 tháng Tư lễ phong chân phước cho Cha Giuseppe Pino Puglisi đã được tổ chức tại Sicily. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27 tháng 5 với hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc đến cha Giuseppe Puglisi như sau:
"Cha Giuseppe là một linh mục đầy gương mẫu. Ngài đã dâng hiến cuộc đời một cách đặc biệt cho công việc mục vụ giới trẻ, bằng cách giáo dục những người trẻ theo tinh thần Tin Mừng để mang họ ra khỏi thế giới của tội ác. Vì thế, Ngài đã bị chống đối và giết chết. Tuy vậy, trên thực tế, chính Ngài là người chiến thắng cùng với Đức Kitô phục sinh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì tấm gương sáng ngời này, chúng ta hãy gìn giữ gương mẫu của ngài."
Cha Giuseppe Puglisi sinh ngày 15 tháng 9 năm 1937 tại làng quê nghèo Palermo thuộc đảo Sicily. Năm 1960 ngài được thụ phong linh mục. Trong các hoạt động mục vụ của mình, cha Puglisi đã cố gắng để thay đổi tâm lý giáo dân của ngài đang bị Mafia khống chế bởi sự sợ hãi, thụ động và luật omerta - im lặng. Trong bài giảng các thánh lễ Chúa Nhật, ngài khích lệ anh chị em giáo dân tố cáo với các cơ quan công quyền về các hoạt động bất hợp pháp của Mafia trong vùng Brancaccio.
Hãy cầu nguyện nhiều: Làn sóng khủng bố các tín hữu Kitô sẽ gia tăng trong năm 2014
Đặng Tự Do
05:47 05/01/2014
Release International là tổ chức chuyên theo dõi và đưa ra dư luận quốc tế những trường hợp bách hại các tín hữu Kitô trên thế giới.
Theo ông Andrew Boyd, nguyên nhân thứ nhất là sự bùng nổ tiếp tục các trào lưu bách hại Kitô hữu từ các nhóm vũ trang Hồi Giáo. Tại A Phú Hãn, quân Taliban chắc chắn sẽ mở những cuộc tấn công ồ ạt sau khi NATO rút quân khỏi nước này. Trong khi đó tại Nigeria, quân Hồi Giáo Boko Haram đã tuyên chiến với tổng thống nước này và các tín hữu Kitô. Cuộc chiến giữa Boko Haram vẫn đang diễn ra ác liệt và quân Boko Haram được cung cấp vũ khí từ các nước Hồi Giáo trong khu vực và từ Trung Đông. Cũng có những quan ngại đặc biệt tại nước Cộng Hoà Trung Phi nơi đang diễn ra những cuộc tàn sát đẫm máu do quân Hồi Giáo Seleka tiến hành sau khi cướp chính quyền vào tháng Ba năm ngoái. Tình hình tại Syria càng bi đát hơn. “Một cuộc tận diệt các tín hữu Kitô đang diễn ra tại nước này”, ông Andrew Boyd nói.
Khu vực thách đố thứ hai là ở những nước cộng sản và hậu cộng sản như Bắc Hàn, Trung quốc, Việt Nam và các quốc gia trong vùng Trung Á nơi có cả hai yếu tố đáng lo ngại là nền văn hóa Hồi Giáo và xu hướng bài Kitô Giáo sót lại trong tàn dư của nền văn hóa cộng sản.
Đức Thánh Cha công bố lịch trình thăm Thánh Địa
Đặng Tự Do
06:10 05/01/2014
Dù trời mưa, đông đảo anh chị em tín hữu và du khách đã đội mưa để dự buổi đọc kinh Truyền Tin buổi trưa Chúa Nhật với Đức Thánh Cha.
Ngài nói:
"Trong bầu khí vui mừng tiêu biểu của mùa Giáng Sinh này, tôi muốn thông báo rằng từ ngày 24 đến ngày 26 Tháng Năm tới đây, nếu Chúa muốn, tôi sẽ thực hiện một cuộc hành hương đến Thánh Địa”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng mục đích chính của chuyến đi là để kỷ niệm cuộc gặp lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras, diễn ra vào ngày 5 tháng 1 năm 1964, tức là cách đây 50 năm.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những người hiện diện rằng ngài sẽ đến thăm Amman, Bethlehem và Jerusalem. Theo chương trình, sẽ có một cuộc họp đại kết được tổ chức tại Nhà Thờ Mộ Thánh với đại diện của các Giáo Hội Kitô tại Jerusalem, cùng với Đức Thượng Phụ Bartholomew của Constantinople.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Vào thời điểm này tôi xin anh chị em cầu nguyện cho cuộc hành hương này."
Trước khi đọc kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nói biến cố Giáng Sinh cho thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho nhân loại. "với sự Giáng Sinh của Chúa Giêsu không chỉ là một thế giới mới được sinh ra, nhưng đó cũng là một thế giới luôn luôn có thể được canh tân. Thiên Chúa, luôn luôn hiện diện để nuôi dưỡng nhân loại và để thanh tẩy thế giới khỏi tội lỗi và ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu không bỏ chúng ta bơ vơ và không bao giờ ngừng ban cho ta chính Ngài và ân sủng của Ngài để cứu độ chúng ta.
Đức Thánh Cha kết luận bằng việc cảm ơn tất cả những ai đã gửi thiệp Giáng Sinh cho ngài với những lời chúc Giáng sinh và năm mới tốt đẹp.
Chiến tranh Syria đang lan sang Li Băng – Quả bom thứ hai rung chuyển Beirut
Đặng Tự Do
06:30 05/01/2014
Vụ tấn công đã diễn ra gần đại bản doanh của nhóm dân quân Hồi Giáo Hezbollah. Đây là nhóm Hồi Giáo Shiite đang ủng hộ cho tổng thống Syria Bashar al Assad nhằm chống lại phe nổi dậy là những người Hồi Giáo Sunni.
Kẻ khủng bố đã lái một chiếc xe hơi chở khoảng 40 kg chất nổ lao thẳng vào khu vực thương mại của thành phố Beirut gần trụ sở của Hezbollah. Al-Qaeda tự nhận trách nhiệm về vụ này.
Chưa đầy một tuần trước, hôm thứ Sáu 27 tháng 12, ông Mohammad Shatah, cựu Bộ trưởng Tài chính và là đại sứ Li Băng tại Hoa Kỳ, đã bị ám sát chết sau khi một xe bom do một kẻ đánh bom tự sát đã liều chết xông vào đoàn xe của ông ngay tại trung tâm thành phố Beirut.
Vụ nổ đã giết chết ít nhất năm người và làm khoảng bảy mươi người khác bị thương, và gây chấn động mạnh những đường phố chính của thủ đô Beirut của Li Băng gần khu vực Serail, nơi có nhiều văn phòng chính phủ.
Vụ thảm sát hôm 27 tháng 12 diễn ra chỉ ba tuần trước khi khai mạc phiên tòa quốc tế xử các thành viên của phong trào Hezbollah là nhóm dân quân vũ trang Hồi Giáo Shiite thân Iran, trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Li Băng Rafiq Hariri diễn ra năm 2005.
Hôm 19 tháng 11 năm 2013, một cuộc tấn công do hai người đeo bom tự sát đã xảy ra ngay cổng đại sứ quán Iran, giết chết 23 người và làm khoảng 150 người khác bị thương.
Đức Thánh Cha cho duyệt lại qui luật về tương quan giữa các Giám Mục và dòng tu
LM. Trần Đức Anh OP
08:36 05/01/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô đã truyền duyệt lại qui luật về tương quan giữa các dòng tu và giám mục địa phương để thăng tiến sự quí chuộng hơn đối với đoàn sủng của mỗi dòng.
Các qui luật vừa nói ở trong văn kiện tựa đề ”Mutuae relationes”, (Những quan hệ hỗ tương), do Bộ các dòng tu ban hành ngày 14-5-1978. Văn kiện khẳng định rằng các dòng tu là thành phần của Giáo Hội địa phương, tuy các dòng có tổ chức nội bộ riêng và có quyền tự trị, nhưng không bao giờ được coi là độc lập với Giáo Hội địa phương.
ĐTC thông báo quyết định trên đây trong cuộc gặp gỡ 120 Bề trên Tổng quyền các dòng nam ngày 29-11 năm 2013, và văn bản cuộc nói chuyện này đã được tạp chí ”La Civiltà Cattolica” (Văn Minh Công Giáo), đăng tải ngày 3-1-2014 ở Roma. Ngài nói với các Bề trên rằng: ”Văn kiện 'tương quan hỗ tương' hồi đó là hữu ích, nhưng nay đã lỗi thời rồi. Các đoàn sủng của các dòng tu khác nhau cần được tôn trọng và thăng tiến, vì các dòng là những thực tại cần thiết trong các giáo phận”.
Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng hồi tháng 3 năm 2013, ĐTC Phanxicô là TGM giáo phận Buenos Aires, và trước đó ngài là Giám tỉnh dòng Tên tại Argentina. Ngài nói với các Bề trên trong cuộc gặp gỡ rằng: ”Do kinh nghiệm, tôi biết những vấn đề có thể nảy sinh giữa một Giám Mục và các cộng đồng dòng tu. Ví dụ, nếu một hôm, một dòng quyết định rút khỏi công việc vì thiếu nhân sự, GM thường cảm thấy mình bất ngờ ”bị một củ khoai nóng trong tay!”. Tôi cũng biết rằng các GM không luôn luôn biết rõ những đoàn sủng và công việc của các tu sĩ. Các GM chúng tôi cần hiểu rằng những người thánh hiến không phải là những công chức, nhưng là những món quà làm cho giáo phận được phong phú”.
ĐTC cũng nhận định rằng: ”Sự can dự của các cộng đoàn dòng tu trong giáo phận là điều quan trọng. Cần phải duy trì sự đối thoại giữa GM và các tu sĩ, để các GM đừng coi các tu sĩ như những dụng cụ hữu ích chỉ vì các GM thiếu hiểu biết về các đoàn sủng của các tu sĩ”.
Trong cuộc gặp gỡ ngày 29-11-2013, ĐTC cũng yêu cầu các Bề trên Tổng quyền các dòng nam hãy hoàn thành văn kiện đang được soạn thảo về các tu huynh không linh mục. Ngài nhìn nhận có cuộc khủng hoảng ơn gọi nơi các tu huynh, nhưng xác tín rằng các tu huynh vẫn có một vai trò trong đời sống tu trì.
Bài báo dài 15 trang của cha Antonio Spadaro, Chủ nhiệm báo ”Văn Minh Công Giáo”, đã trưng dẫn rất nhiều nhận định của ĐTC Phanxicô tại cuộc gặp gỡ dài 3 tiếng đồng hồ về các vấn đề khác nhau, trong đó ngài không muốn đọc một bài diễn văn dọn sẵn, nhưng muốn đó là một cuộc nói chuyện thẳng thắn và tự do, ngài trả lời các câu hỏi do các Bề trên nêu lên.
ĐTC nhìn nhận các dòng tu tăng trưởng tại Á Phi, nhưng ngài cũng nói đến những thách đố đối với công việc loan báo Tin Mừng tại các đại lúc đó, kể cả việc thích ứng đúng đắn giáo huấn Công Giáo vào các nền văn hóa địa phương; ngài cảnh giác chống những toan tính bóc lột các xã hội nghèo như một nguồn cung cấp ơn gọi.
ĐGH cho biết: các GM Philippines đã than phiền về một số dòng tu đang thực hiện một thứ ”buôn tập sinh” tại đất nước của các vị. Ngài nói: ”Chúng ta cần cảnh giác trước những tình trạng như vậy”.
Về vấn đề đào tạo, ĐTC nói rằng ”các vị giám tập và giám học phải tỏ ra nhạy cảm đối với các nhu cầu của tập sinh và tu sinh, khuyến khích họ đối thoại chân thành và thẳng thắn với các vị đào tạo. Huấn luyện là một nghệ thuật chứ không phải là một công việc của công an, cảnh sát. Chúng ta phải huấn luyện tâm hồn của họ, chẳng vậy chúng ta sẽ tạo nên những quái vật nhỏ và những quái vật này sẽ nhào nặn dân Chúa. Điều này làm cho tôi thực sự nổi da gà! Chỉ cần nghĩ đến những tu sĩ có tâm hồn ”chua như giấm”: họ không được tạo nên để phục vụ dân. Xét cho cùng, chúng ta không được đào tạo những nhân viên hành chánh, giám đốc, nhưng đào tạo các linh mục, tu huynh, những người đồng hành”.
ĐTC Phanxicô không quên ca ngợi những cố gắng của ĐGH Biển Đức 16 trong việc ngăn chặn nạn giáo sĩ, tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn lọc các ứng viên vào đời sống tu trì, để loại bỏ những người với những lầm lỗi không thể chữa trị được. Ngài nói: ”Tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, nhưng không phải tất cả chúng ta đều là những người ung thối hư hỏng. Người tội lỗi được chấp nhận, nhưng không thể chấp nhận những người ung thối, hư hỏng”. (CNS 3-1-2014)
Các qui luật vừa nói ở trong văn kiện tựa đề ”Mutuae relationes”, (Những quan hệ hỗ tương), do Bộ các dòng tu ban hành ngày 14-5-1978. Văn kiện khẳng định rằng các dòng tu là thành phần của Giáo Hội địa phương, tuy các dòng có tổ chức nội bộ riêng và có quyền tự trị, nhưng không bao giờ được coi là độc lập với Giáo Hội địa phương.
ĐTC thông báo quyết định trên đây trong cuộc gặp gỡ 120 Bề trên Tổng quyền các dòng nam ngày 29-11 năm 2013, và văn bản cuộc nói chuyện này đã được tạp chí ”La Civiltà Cattolica” (Văn Minh Công Giáo), đăng tải ngày 3-1-2014 ở Roma. Ngài nói với các Bề trên rằng: ”Văn kiện 'tương quan hỗ tương' hồi đó là hữu ích, nhưng nay đã lỗi thời rồi. Các đoàn sủng của các dòng tu khác nhau cần được tôn trọng và thăng tiến, vì các dòng là những thực tại cần thiết trong các giáo phận”.
Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng hồi tháng 3 năm 2013, ĐTC Phanxicô là TGM giáo phận Buenos Aires, và trước đó ngài là Giám tỉnh dòng Tên tại Argentina. Ngài nói với các Bề trên trong cuộc gặp gỡ rằng: ”Do kinh nghiệm, tôi biết những vấn đề có thể nảy sinh giữa một Giám Mục và các cộng đồng dòng tu. Ví dụ, nếu một hôm, một dòng quyết định rút khỏi công việc vì thiếu nhân sự, GM thường cảm thấy mình bất ngờ ”bị một củ khoai nóng trong tay!”. Tôi cũng biết rằng các GM không luôn luôn biết rõ những đoàn sủng và công việc của các tu sĩ. Các GM chúng tôi cần hiểu rằng những người thánh hiến không phải là những công chức, nhưng là những món quà làm cho giáo phận được phong phú”.
ĐTC cũng nhận định rằng: ”Sự can dự của các cộng đoàn dòng tu trong giáo phận là điều quan trọng. Cần phải duy trì sự đối thoại giữa GM và các tu sĩ, để các GM đừng coi các tu sĩ như những dụng cụ hữu ích chỉ vì các GM thiếu hiểu biết về các đoàn sủng của các tu sĩ”.
Trong cuộc gặp gỡ ngày 29-11-2013, ĐTC cũng yêu cầu các Bề trên Tổng quyền các dòng nam hãy hoàn thành văn kiện đang được soạn thảo về các tu huynh không linh mục. Ngài nhìn nhận có cuộc khủng hoảng ơn gọi nơi các tu huynh, nhưng xác tín rằng các tu huynh vẫn có một vai trò trong đời sống tu trì.
Bài báo dài 15 trang của cha Antonio Spadaro, Chủ nhiệm báo ”Văn Minh Công Giáo”, đã trưng dẫn rất nhiều nhận định của ĐTC Phanxicô tại cuộc gặp gỡ dài 3 tiếng đồng hồ về các vấn đề khác nhau, trong đó ngài không muốn đọc một bài diễn văn dọn sẵn, nhưng muốn đó là một cuộc nói chuyện thẳng thắn và tự do, ngài trả lời các câu hỏi do các Bề trên nêu lên.
ĐTC nhìn nhận các dòng tu tăng trưởng tại Á Phi, nhưng ngài cũng nói đến những thách đố đối với công việc loan báo Tin Mừng tại các đại lúc đó, kể cả việc thích ứng đúng đắn giáo huấn Công Giáo vào các nền văn hóa địa phương; ngài cảnh giác chống những toan tính bóc lột các xã hội nghèo như một nguồn cung cấp ơn gọi.
ĐGH cho biết: các GM Philippines đã than phiền về một số dòng tu đang thực hiện một thứ ”buôn tập sinh” tại đất nước của các vị. Ngài nói: ”Chúng ta cần cảnh giác trước những tình trạng như vậy”.
Về vấn đề đào tạo, ĐTC nói rằng ”các vị giám tập và giám học phải tỏ ra nhạy cảm đối với các nhu cầu của tập sinh và tu sinh, khuyến khích họ đối thoại chân thành và thẳng thắn với các vị đào tạo. Huấn luyện là một nghệ thuật chứ không phải là một công việc của công an, cảnh sát. Chúng ta phải huấn luyện tâm hồn của họ, chẳng vậy chúng ta sẽ tạo nên những quái vật nhỏ và những quái vật này sẽ nhào nặn dân Chúa. Điều này làm cho tôi thực sự nổi da gà! Chỉ cần nghĩ đến những tu sĩ có tâm hồn ”chua như giấm”: họ không được tạo nên để phục vụ dân. Xét cho cùng, chúng ta không được đào tạo những nhân viên hành chánh, giám đốc, nhưng đào tạo các linh mục, tu huynh, những người đồng hành”.
ĐTC Phanxicô không quên ca ngợi những cố gắng của ĐGH Biển Đức 16 trong việc ngăn chặn nạn giáo sĩ, tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn lọc các ứng viên vào đời sống tu trì, để loại bỏ những người với những lầm lỗi không thể chữa trị được. Ngài nói: ”Tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, nhưng không phải tất cả chúng ta đều là những người ung thối hư hỏng. Người tội lỗi được chấp nhận, nhưng không thể chấp nhận những người ung thối, hư hỏng”. (CNS 3-1-2014)
Đức Thánh Cha loan báo sẽ hành hương Thánh Địa
LM. Trần Đức Anh OP
10:42 05/01/2014
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 5-1-2014, ĐTC Phanxicô chính thức loan báo ngài sẽ hành hương 3 ngày tại Thánh Địa từ 24 đến 26-5 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử tại Jerusalem giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, Athenagoras.
Ban sáng Chúa Nhật, trời mưa tầm tã, nhưng may mắn vào ban trưa, trời tạnh, hơn 50 ngàn tín hữu đã đến tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin cùng với ĐTC Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Huấn dụ của ĐTC trước khi đọc kinh
”Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
”Phụng vụ Chúa Nhật hôm nay tái đề nghị với chúng ta, qua Lời Tựa Tin Mừng theo thánh Gioan, ý nghĩa sâu xa nhất của biến cố Chúa Giêsu giáng sinh. Ngài là Ngôi Lời của Thiên Chúa làm người và đã ”cắm lều”, nơi ở của Ngài giữa loài người. Thánh Sử Tin Mừng viết: ”Ngôi Lời đã làm người và đến ở giữa chúng ta” (Ga 1,14). Trong những lời này, không bao giờ ngừng làm cho chúng ta ngạc nhiên, có toàn thể Kitô giáo! Thiên Chúa đã trở nên người hữu tử, dòn mỏng như chúng ta, đã chia sẻ thân phận làm người của chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, Ngài đi vào lịch sử chúng ta, hoàn toàn trở thành Thiên Chúa-ở-cùng chúng ta!
Vì thế, sự giáng sinh của Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa đã muốn kết hiệp với mỗi người nam nữ, mỗi người chúng ta, để thông ban cho chúng ta sự sống và niềm vui của Ngài.
”Vì thế, lễ Giáng Sinh tỏ cho chúng ta tình thương bao la của Thiên Chúa đối với nhân loại. Từ đó cũng nảy sinh lòng nhiệt thành, niềm hy vọng của các Kitô hữu chúng ta, trong sự nghèo hèn của mình, chúng ta biết mình được Thiên Chúa yêu mến, viếng thăm và tháp tùng; và chúng ta nhìn thế giới và lịch sử như một nơi trong đó chúng ta đồng hành với Thiên Chúa và giữa chúng ta hướng về trời mới và đất mới. Với sự giáng sinh của Chúa Giêsu, không những một thế giới mới được khai sinh, nhưng cả một thế giới cũng có thể luôn được đổi mới. Thiên Chúa luôn luôn hiện diện để khơi dậy những người mới, thanh tẩy thế giới khỏi tội lỗi vốn làm cho nó già nua và hư hỏng. Vì thế, dù lịch sử nhân loại và lịch sử bản thân của mỗi người chúng ta có thể gặp những khó khăn và yếu đuối, nhưng niềm tin nơi sự nhập thể nói với chúng ta rằng Thiên Chúa liên đới với con người và lịch sử loài người. Sự gần gũi này của Thiên Chúa với con người, với mỗi người, là một hồng ân không bao giờ tàn lụi! Đây là Tin Mừng của lễ Giáng Sinh: ánh sáng của Thiên Chúa làm tràn đầy tâm hồn của Đức Trinh Nữ Maria và thánh Giuse, hướng dẫn bước chân của các mục tử và đạo sĩ, ngày nay cũng chiếu sáng cho chúng ta.
Trong mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, cũng có một khía cạnh gắn liền với tự do của con người, tự do của mỗi người chúng ta. Thực vậy, Ngôi Lời Thiên Chúa đã cắm lều giữa chúng ta là những người tội lỗi và cần lòng từ bi. Và tất cả chúng ta lẽ ra phải mau mắn lãnh nhận ơn thánh mà Chúa trao tặng chúng ta. Nhưng trái lại, Tin Mừng theo thánh Gioan viết tiếp, ”các gia nhân của Ngài không đón nhận Ngài” (v.11). Cả chúng ta đã bao nhiêu lần từ chối Chúa, chúng ta thích ở lại trong cái khung kín của những lỗi lầm chúng ta và trong lo âu do tội lỗi của chúng ta gây ra. Nhưng Chúa Giêsu không ngừng trao tặng bản thân và ơn thánh cứu độ của Ngài cho chúng ta! Đó là một sứ điệp cứu độ, cổ kính và luôn mới mẻ. Và chúng ta được mời gọi hân hoan làm chứng về sứ điệp Tin Mừng sự sống và ánh sáng, hy vọng và yêu thương này.
Xin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ dịu dàng của chúng ta, luôn nâng đỡ chúng ta, để chúng ta tiếp tục trung thành với ơn gọi Kitô và có thể thực hiện những ước muốn công lý và hòa bình, mà chúng ta mang trong tâm hồn vào đầu năm mới này.
Loan báo và chào thăm
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nói với mọi người:
”Trong bầu không khi vui mừng, đặc điểm của mùa giáng sinh này, tôi muốn loan báo rằng từ ngày 24 đến 26-5 tới đây, nếu Chúa muốn, tôi sẽ thực hiện cuộc hành hương tại Thánh Địa. Mục đích chính là tưởng niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ĐGH Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Athenagoras, diễn ra cách đây vào ngày 5-1 như hôm nay, cách đây đúng 50 năm. Có 3 giai đoạn của cuộc hành hương này là: Amman, Bethlehem và Jerusalem. Tại Đền thờ Mộ Thánh chúng tôi sẽ cử hành cuộc gặp gỡ đại kết với tất cả đại diện của các Giáo Hội Kitô ở Jerusalem, cùng với Đức Thượng Phụ Bartolomeo thành Constantinople. Ngay từ bây giờ tôi xin anh chị em cầu nguyện cho cuộc hành hương này, một cuộc hành hương cầu nguyện.
”Trong những tuần qua, tôi đã nhận được từ các nơi trên thế giới bao nhiêu sứ điệp chúc mừng nhân lễ Giáng Sinh và Năm Mới. Vì không thể nào trả lời tất cả mọi người được, nên tôi muốn chân thành cám ơn trước tiên là các em bé, những hình vẽ rất đẹp của các em, những người trẻ và người già, các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, các hội đoàn và phong trào cũng như các nhóm khác nhau đã muốn bày tỏ với tôi lòng quí mến và sự gần gũi. Tôi xin tất cả mọi người tiếp tục cầu nguyện cho tôi và công việc phục vụ của tôi dành cho Giáo Hội. Tôi rất cần. Cám ơn anh chị em.
”Và giờ đây tôi thân ái chào thăm anh chị em, là những tín hữu hành hương hiện diện nơi đây, đặc biệt là hiệp hội các nhà giáo Công Giáo Italia: tôi khuyến khích anh chị em trong công tác giáo dục của anh chị em, rất là quan trọng!
ĐTC cũng nêu đích danh một số nhóm và giáo phận của các tín hữu hành hương, đặc biết cá nhóm ở thành Crema và Mantova chuyên săn sóc những người khuyết tật. Ngài cũng chào một nhóm đông đảo các thủy thủ người Brazil. Với tất cả mọi người, ngài cầu chúc một Chúa Nhật tốt đẹp và bữa ăn trưa ngon.
Ban sáng Chúa Nhật, trời mưa tầm tã, nhưng may mắn vào ban trưa, trời tạnh, hơn 50 ngàn tín hữu đã đến tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin cùng với ĐTC Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Huấn dụ của ĐTC trước khi đọc kinh
”Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
”Phụng vụ Chúa Nhật hôm nay tái đề nghị với chúng ta, qua Lời Tựa Tin Mừng theo thánh Gioan, ý nghĩa sâu xa nhất của biến cố Chúa Giêsu giáng sinh. Ngài là Ngôi Lời của Thiên Chúa làm người và đã ”cắm lều”, nơi ở của Ngài giữa loài người. Thánh Sử Tin Mừng viết: ”Ngôi Lời đã làm người và đến ở giữa chúng ta” (Ga 1,14). Trong những lời này, không bao giờ ngừng làm cho chúng ta ngạc nhiên, có toàn thể Kitô giáo! Thiên Chúa đã trở nên người hữu tử, dòn mỏng như chúng ta, đã chia sẻ thân phận làm người của chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, Ngài đi vào lịch sử chúng ta, hoàn toàn trở thành Thiên Chúa-ở-cùng chúng ta!
Vì thế, sự giáng sinh của Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa đã muốn kết hiệp với mỗi người nam nữ, mỗi người chúng ta, để thông ban cho chúng ta sự sống và niềm vui của Ngài.
”Vì thế, lễ Giáng Sinh tỏ cho chúng ta tình thương bao la của Thiên Chúa đối với nhân loại. Từ đó cũng nảy sinh lòng nhiệt thành, niềm hy vọng của các Kitô hữu chúng ta, trong sự nghèo hèn của mình, chúng ta biết mình được Thiên Chúa yêu mến, viếng thăm và tháp tùng; và chúng ta nhìn thế giới và lịch sử như một nơi trong đó chúng ta đồng hành với Thiên Chúa và giữa chúng ta hướng về trời mới và đất mới. Với sự giáng sinh của Chúa Giêsu, không những một thế giới mới được khai sinh, nhưng cả một thế giới cũng có thể luôn được đổi mới. Thiên Chúa luôn luôn hiện diện để khơi dậy những người mới, thanh tẩy thế giới khỏi tội lỗi vốn làm cho nó già nua và hư hỏng. Vì thế, dù lịch sử nhân loại và lịch sử bản thân của mỗi người chúng ta có thể gặp những khó khăn và yếu đuối, nhưng niềm tin nơi sự nhập thể nói với chúng ta rằng Thiên Chúa liên đới với con người và lịch sử loài người. Sự gần gũi này của Thiên Chúa với con người, với mỗi người, là một hồng ân không bao giờ tàn lụi! Đây là Tin Mừng của lễ Giáng Sinh: ánh sáng của Thiên Chúa làm tràn đầy tâm hồn của Đức Trinh Nữ Maria và thánh Giuse, hướng dẫn bước chân của các mục tử và đạo sĩ, ngày nay cũng chiếu sáng cho chúng ta.
Trong mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, cũng có một khía cạnh gắn liền với tự do của con người, tự do của mỗi người chúng ta. Thực vậy, Ngôi Lời Thiên Chúa đã cắm lều giữa chúng ta là những người tội lỗi và cần lòng từ bi. Và tất cả chúng ta lẽ ra phải mau mắn lãnh nhận ơn thánh mà Chúa trao tặng chúng ta. Nhưng trái lại, Tin Mừng theo thánh Gioan viết tiếp, ”các gia nhân của Ngài không đón nhận Ngài” (v.11). Cả chúng ta đã bao nhiêu lần từ chối Chúa, chúng ta thích ở lại trong cái khung kín của những lỗi lầm chúng ta và trong lo âu do tội lỗi của chúng ta gây ra. Nhưng Chúa Giêsu không ngừng trao tặng bản thân và ơn thánh cứu độ của Ngài cho chúng ta! Đó là một sứ điệp cứu độ, cổ kính và luôn mới mẻ. Và chúng ta được mời gọi hân hoan làm chứng về sứ điệp Tin Mừng sự sống và ánh sáng, hy vọng và yêu thương này.
Xin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ dịu dàng của chúng ta, luôn nâng đỡ chúng ta, để chúng ta tiếp tục trung thành với ơn gọi Kitô và có thể thực hiện những ước muốn công lý và hòa bình, mà chúng ta mang trong tâm hồn vào đầu năm mới này.
Loan báo và chào thăm
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nói với mọi người:
”Trong bầu không khi vui mừng, đặc điểm của mùa giáng sinh này, tôi muốn loan báo rằng từ ngày 24 đến 26-5 tới đây, nếu Chúa muốn, tôi sẽ thực hiện cuộc hành hương tại Thánh Địa. Mục đích chính là tưởng niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ĐGH Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Athenagoras, diễn ra cách đây vào ngày 5-1 như hôm nay, cách đây đúng 50 năm. Có 3 giai đoạn của cuộc hành hương này là: Amman, Bethlehem và Jerusalem. Tại Đền thờ Mộ Thánh chúng tôi sẽ cử hành cuộc gặp gỡ đại kết với tất cả đại diện của các Giáo Hội Kitô ở Jerusalem, cùng với Đức Thượng Phụ Bartolomeo thành Constantinople. Ngay từ bây giờ tôi xin anh chị em cầu nguyện cho cuộc hành hương này, một cuộc hành hương cầu nguyện.
”Trong những tuần qua, tôi đã nhận được từ các nơi trên thế giới bao nhiêu sứ điệp chúc mừng nhân lễ Giáng Sinh và Năm Mới. Vì không thể nào trả lời tất cả mọi người được, nên tôi muốn chân thành cám ơn trước tiên là các em bé, những hình vẽ rất đẹp của các em, những người trẻ và người già, các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, các hội đoàn và phong trào cũng như các nhóm khác nhau đã muốn bày tỏ với tôi lòng quí mến và sự gần gũi. Tôi xin tất cả mọi người tiếp tục cầu nguyện cho tôi và công việc phục vụ của tôi dành cho Giáo Hội. Tôi rất cần. Cám ơn anh chị em.
”Và giờ đây tôi thân ái chào thăm anh chị em, là những tín hữu hành hương hiện diện nơi đây, đặc biệt là hiệp hội các nhà giáo Công Giáo Italia: tôi khuyến khích anh chị em trong công tác giáo dục của anh chị em, rất là quan trọng!
ĐTC cũng nêu đích danh một số nhóm và giáo phận của các tín hữu hành hương, đặc biết cá nhóm ở thành Crema và Mantova chuyên săn sóc những người khuyết tật. Ngài cũng chào một nhóm đông đảo các thủy thủ người Brazil. Với tất cả mọi người, ngài cầu chúc một Chúa Nhật tốt đẹp và bữa ăn trưa ngon.
Đức Thánh Cha Phanxicô bài trừ xu hướng tìm thăng quan tiến chức trong Giáo Hội
LM. Trần Đức Anh OP
10:50 05/01/2014
VATICAN. Mạng thông tin trực tuyến ”Vatican Insider” đưa tin: thêm một biện pháp mới của ĐTC nhắm bài trừ xu hướng tìm kiếm ”thăng quan tiến chức” trong Giáo Hội.
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã gửi thư cho các tòa Sứ Thần và Khâm Sứ Tòa Thánh trên toàn thế giới để yêu cầu thông báo cho tất cả các GM tại quốc gia liên hệ về quyết định của ĐTC bãi bỏ việc trao tặng tước hiệu Đức Ông (Monsignore) cấp III (”tuyên úy của ĐTC” - (Cappelano di Sua Santità) cho các linh mục triều dưới 65 tuổi. Hai tước hiệu ”Đức Ông” cấp 2 (Prelato di Sua Santità) và cấp 1 (Protonotario apostolico) từ nay bị bãi bỏ. Các tước hiệu này vốn không được cấp cho các linh mục đan sĩ hoặc tu sĩ dòng.
Đức TGM Antonio Mennini, Sứ Thần Tòa Thánh tại Anh quốc, đã gửi thư cho tất cả các GM tại nước này để thông báo quyết định trên đây của ĐTC, tuy nhiên quyết định này không có tính chất hồi tố, nghĩa là ai đã có tước ”Đức ông” rồi thì không bị mất vì quyết định mới của ĐTC.
Mạng Vatican Insider nhận định rằng khi đưa ra quyết định trên đây, ĐTC Phanxicô lấy hứng từ các cuộc cải tổ do ĐGH Phaolô 6 đưa ra hồi năm 1968 theo tinh thần Công đồng Vatican 2. Trước đó có 14 cấp ”Đức Ông”. ĐGH Phaolô 6 quyết định giảm xuống còn 3 cấp: cấp I: Công chứng viên tông tòa (Protonotario Apostolico), cấp II: Giám chức danh dự của ĐTC (Prelato d'onore di Sua Santità) và cấp III: tuyên úy của ĐTC (Cappellano di Sua Santità). 3 tước hiệu này được ĐGH ban theo đề nghị của Giám Mục địa phương, cho những linh mục thi hành một dịch vụ quí giá đối với Giáo Hội. Tuy nhiên nhiều GM có xu hướng dùng tước hiệu này để thưởng công cho những linh mục trung thành với mình. Cũng có nơi Đức Giám Mục xin tước hiệu này cho những linh mục có nhiều đóng góp nào đó cho giáo phận. Nay với quyết định của ĐGH Phanxicô, sự việc thay đổi (Vatican Insider 5-1-2014)
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã gửi thư cho các tòa Sứ Thần và Khâm Sứ Tòa Thánh trên toàn thế giới để yêu cầu thông báo cho tất cả các GM tại quốc gia liên hệ về quyết định của ĐTC bãi bỏ việc trao tặng tước hiệu Đức Ông (Monsignore) cấp III (”tuyên úy của ĐTC” - (Cappelano di Sua Santità) cho các linh mục triều dưới 65 tuổi. Hai tước hiệu ”Đức Ông” cấp 2 (Prelato di Sua Santità) và cấp 1 (Protonotario apostolico) từ nay bị bãi bỏ. Các tước hiệu này vốn không được cấp cho các linh mục đan sĩ hoặc tu sĩ dòng.
Đức TGM Antonio Mennini, Sứ Thần Tòa Thánh tại Anh quốc, đã gửi thư cho tất cả các GM tại nước này để thông báo quyết định trên đây của ĐTC, tuy nhiên quyết định này không có tính chất hồi tố, nghĩa là ai đã có tước ”Đức ông” rồi thì không bị mất vì quyết định mới của ĐTC.
Mạng Vatican Insider nhận định rằng khi đưa ra quyết định trên đây, ĐTC Phanxicô lấy hứng từ các cuộc cải tổ do ĐGH Phaolô 6 đưa ra hồi năm 1968 theo tinh thần Công đồng Vatican 2. Trước đó có 14 cấp ”Đức Ông”. ĐGH Phaolô 6 quyết định giảm xuống còn 3 cấp: cấp I: Công chứng viên tông tòa (Protonotario Apostolico), cấp II: Giám chức danh dự của ĐTC (Prelato d'onore di Sua Santità) và cấp III: tuyên úy của ĐTC (Cappellano di Sua Santità). 3 tước hiệu này được ĐGH ban theo đề nghị của Giám Mục địa phương, cho những linh mục thi hành một dịch vụ quí giá đối với Giáo Hội. Tuy nhiên nhiều GM có xu hướng dùng tước hiệu này để thưởng công cho những linh mục trung thành với mình. Cũng có nơi Đức Giám Mục xin tước hiệu này cho những linh mục có nhiều đóng góp nào đó cho giáo phận. Nay với quyết định của ĐGH Phanxicô, sự việc thay đổi (Vatican Insider 5-1-2014)
ĐTC hành hương Thánh Địa Jerusalem
Nguyễn Long Thao
12:14 05/01/2014
ĐGH Phanxicô loan báo vào hạ tuần tháng 5 năm 2014, Ngài sẽ hành hương thánh địa để kỷ niệm thời điểm đáng ghi nhớ trong liên hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo.
Ngỏ lời với khách hành hương đến quảng trường thánh Phêrô trong ngày 5 tháng Giêng 2014 để củng đọc kinh truyền tin với ĐTC, ĐGH nói:
“Trong bầu khí vui mừng của mùa Giáng Sinh, Cha hân hoan loan báo từ ngày 24 đến 26 tháng 5 năm 2014, vâng theo thánh ý Chúa, Cha sẽ đi hành hương Đất Thánh”
Trong chuyến hành hương, ĐGH sẽ hội kiến với Đức Thượng Phụ Bartholomew I của Chính Thống Giáo Constantinople và tại nơi Chúa Giêsu được an táng, hai nhà lãnh đạo cùng với các đại diện Kitô Giáo tại Jerusalem sẽ có cuộc họp đại kết.
ĐTC giải thích mục tiêu chính của chuyến hành hương là nhằm kỷ niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ĐGH Phalô VI và Đức Thượng phụ Athenagoras I của Chính Thống Giáo cách đây 50 năm trên núi Ôlivê.
Cuộc gặp gỡ lịch sử này đưa tới việc cải thiện mối liên hệ giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo được cụ thể hóa qua bản tuyên cáo chung nam 1965 trong đó hai bên bày tỏ ước vọng muốn vượt qua mọi dị biệt để “họ nên một” như Chúa Giêsu đã cầu nguyện.
Trong bản tuyên cáo chung năm 1965 ĐGH và Đức Thượng Phụ đã cùng hủy bỏ án dứt phép thông công mà mỗi bên đã ra cho nhau từ năm 1054.
Theo tin của Vatican, ngoài việc ĐTC thăm Jerusalem, Ngài cũng viếng thăm Bethlehem và Amman của xứ Jordan.
Tưởng cũng nên nhắc lại Đức Thượng Phụ Bartholomew I đã đến Roma vào tháng 3 năm 2013 để dự lễ đăng quang của ĐGH Phanxicô và dịp này Ngải đã mời ĐTC sang thăm Thánh Địa
Khi loan báo chuyến hành hương Thánh Điạ, ĐGH đã không quên xin giáo dân cầu nguyện cho Ngài. Ngài nói “ Giờ đây, xin mọi người cầu nguyện cho chuyến hành hương của Cha. Đây là chuyến hành hương cầu nguyện".
Ngỏ lời với khách hành hương đến quảng trường thánh Phêrô trong ngày 5 tháng Giêng 2014 để củng đọc kinh truyền tin với ĐTC, ĐGH nói:
“Trong bầu khí vui mừng của mùa Giáng Sinh, Cha hân hoan loan báo từ ngày 24 đến 26 tháng 5 năm 2014, vâng theo thánh ý Chúa, Cha sẽ đi hành hương Đất Thánh”
Trong chuyến hành hương, ĐGH sẽ hội kiến với Đức Thượng Phụ Bartholomew I của Chính Thống Giáo Constantinople và tại nơi Chúa Giêsu được an táng, hai nhà lãnh đạo cùng với các đại diện Kitô Giáo tại Jerusalem sẽ có cuộc họp đại kết.
ĐTC giải thích mục tiêu chính của chuyến hành hương là nhằm kỷ niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ĐGH Phalô VI và Đức Thượng phụ Athenagoras I của Chính Thống Giáo cách đây 50 năm trên núi Ôlivê.
Cuộc gặp gỡ lịch sử này đưa tới việc cải thiện mối liên hệ giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo được cụ thể hóa qua bản tuyên cáo chung nam 1965 trong đó hai bên bày tỏ ước vọng muốn vượt qua mọi dị biệt để “họ nên một” như Chúa Giêsu đã cầu nguyện.
Trong bản tuyên cáo chung năm 1965 ĐGH và Đức Thượng Phụ đã cùng hủy bỏ án dứt phép thông công mà mỗi bên đã ra cho nhau từ năm 1054.
Theo tin của Vatican, ngoài việc ĐTC thăm Jerusalem, Ngài cũng viếng thăm Bethlehem và Amman của xứ Jordan.
Tưởng cũng nên nhắc lại Đức Thượng Phụ Bartholomew I đã đến Roma vào tháng 3 năm 2013 để dự lễ đăng quang của ĐGH Phanxicô và dịp này Ngải đã mời ĐTC sang thăm Thánh Địa
Khi loan báo chuyến hành hương Thánh Điạ, ĐGH đã không quên xin giáo dân cầu nguyện cho Ngài. Ngài nói “ Giờ đây, xin mọi người cầu nguyện cho chuyến hành hương của Cha. Đây là chuyến hành hương cầu nguyện".
Cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa vui mừng trước chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
18:02 05/01/2014
Đức Giám Mục William Shomali, là Giám Mục Phụ Tá cho Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Jerusalem đã nói với Radio Vatican hôm 5 tháng Giêng rằng cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa “trông đợi rất nhiều nơi chuyến viếng thăm này”.
Ngài nói thêm “không phải chỉ có các tín hữu Kitô, cả người Do Thái Giáo và Hồi Giáo cũng mong đợi chuyến viếng thăm này sẽ tăng cường những quan hệ đại kết và liên tôn”.
Theo Đức Cha William, một trong những điểm nổi bật trong chuyến viếng thăm sẽ là cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo Bartholomew cùng với tất cả các Giám Mục và các vị thượng phụ tại Thánh Địa.
Theo thống kê năm 2012 của Cục Thống Kê Trung Ương Do Thái trong toàn lãnh thổ 75.5% dân số theo Do Thái Giáo, Hồi Giáo chiếm 17%, Kitô Giáo 2%, Druze 1.8% và các tôn giáo khác và những người vô tín ngưỡng chiếm 3.7%.
Trong khi người Do Thái Giáo chiếm đến 75.5% trong phạm vi cả nước thì riêng tại thành phố Jerusalem, theo thống kê năm 2011, trong tổng số 801,000 người, chỉ có 62% theo Do Thái Giáo nghĩa là 497,000 người.
Người Hồi Giáo coi Mecca, Medina và Jerusalem là 3 thánh điạ trọng yếu. Vì thế, tỷ lệ người Hồi Giáo tại Jerusalem hơn gấp đôi tỷ lệ người Hồi Giáo trong toàn cõi Do Thái, cụ thể chiếm đến 35%, tức là 281,000 người.
Dân số Kitô Giáo là 14,000 người, tức là 2%, nghĩa là không thay đổi so với tỷ lệ Kitô Giáo trên toàn quốc Israel.
Đức Cha William Shomali bày tỏ hy vọng rằng chuyến viếng thăm này sẽ tăng cường quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo. Ngài nói: “Chúng tôi ao ước thấy có sự cởi mở hơn về phía Chính Thống Giáo và Công Giáo về vấn đề quyền bính tối thượng của Đức Giáo Hoàng, là điều người Chính Thống Giáo khó chấp nhận trong khi người Công Giáo tin tưởng vào điều này. Tôi tin Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị Chính Thống Giáo sẵn sàng đạt đến những tiến bộ trong cuộc đối thoại về đề tài này. Chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi mong mỏi Chúa Thánh Thần sẽ linh hứng Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du này để chuyến viếng thăm thành công tốt đẹp. Chúng ta không thể chỉ cậy trông vào cố gắng của con người nhưng còn vào hồng ân của Thiên Chúa”.
Ngài nói thêm “không phải chỉ có các tín hữu Kitô, cả người Do Thái Giáo và Hồi Giáo cũng mong đợi chuyến viếng thăm này sẽ tăng cường những quan hệ đại kết và liên tôn”.
Theo Đức Cha William, một trong những điểm nổi bật trong chuyến viếng thăm sẽ là cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo Bartholomew cùng với tất cả các Giám Mục và các vị thượng phụ tại Thánh Địa.
Theo thống kê năm 2012 của Cục Thống Kê Trung Ương Do Thái trong toàn lãnh thổ 75.5% dân số theo Do Thái Giáo, Hồi Giáo chiếm 17%, Kitô Giáo 2%, Druze 1.8% và các tôn giáo khác và những người vô tín ngưỡng chiếm 3.7%.
Trong khi người Do Thái Giáo chiếm đến 75.5% trong phạm vi cả nước thì riêng tại thành phố Jerusalem, theo thống kê năm 2011, trong tổng số 801,000 người, chỉ có 62% theo Do Thái Giáo nghĩa là 497,000 người.
Người Hồi Giáo coi Mecca, Medina và Jerusalem là 3 thánh điạ trọng yếu. Vì thế, tỷ lệ người Hồi Giáo tại Jerusalem hơn gấp đôi tỷ lệ người Hồi Giáo trong toàn cõi Do Thái, cụ thể chiếm đến 35%, tức là 281,000 người.
Dân số Kitô Giáo là 14,000 người, tức là 2%, nghĩa là không thay đổi so với tỷ lệ Kitô Giáo trên toàn quốc Israel.
Đức Cha William Shomali bày tỏ hy vọng rằng chuyến viếng thăm này sẽ tăng cường quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo. Ngài nói: “Chúng tôi ao ước thấy có sự cởi mở hơn về phía Chính Thống Giáo và Công Giáo về vấn đề quyền bính tối thượng của Đức Giáo Hoàng, là điều người Chính Thống Giáo khó chấp nhận trong khi người Công Giáo tin tưởng vào điều này. Tôi tin Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị Chính Thống Giáo sẵn sàng đạt đến những tiến bộ trong cuộc đối thoại về đề tài này. Chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi mong mỏi Chúa Thánh Thần sẽ linh hứng Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du này để chuyến viếng thăm thành công tốt đẹp. Chúng ta không thể chỉ cậy trông vào cố gắng của con người nhưng còn vào hồng ân của Thiên Chúa”.
Top Stories
Pope announces papal visit to Holy Land
Vatican Radio
10:40 05/01/2014
2014-01-05 Vatican - Pope Francis will make a papal visit to the Holy Land in May of this year. The Holy Father made the announcement after the recitation of the Sunday Angelus overlooking a rainy St Peter’s Square. Speaking to pilgrims who braved the elements to hear his words, the Pope said, “in the climate of joy, typical of this Christmas season , I wish to announce that from 24 to 26 May next, God willing, I will make a pilgrimage to the Holy Land .
The Holy Father went on to say that the main purpose of the trip is to commemorate the historic meeting between Pope Paul VI and Patriarch Athenagoras, which took place on January 5th , 50 years ago.
During his journey, Pope Francis told those present, that he would be visiting Amman, Bethlehem and Jerusalem. He also said there would be an Ecumenical Meeting held at the Church of the Holy Sepulchre with the representatives of the Christian Churches of Jerusalem, together with Patriarch Bartholomew of Constantinople. He ended his announcement by saying, “As of now I ask you to pray for this pilgrimage.”
Before the Angelus the Pope described how Christmas reveals the immense love God has for humanity. He added that “with the birth of Jesus not only is a new world born, but it is also a world that can always be renewed . God, said Pope Francis, is always present to nurture men and women and to cleanse the world of sin and he stressed that Jesus does not give up on us and never ceases to offer himself and his grace that saves us. The Holy Father concluded by thanking all those who had sent him messages of good wishes for Christmas and the New Year.
The Holy Father went on to say that the main purpose of the trip is to commemorate the historic meeting between Pope Paul VI and Patriarch Athenagoras, which took place on January 5th , 50 years ago.
During his journey, Pope Francis told those present, that he would be visiting Amman, Bethlehem and Jerusalem. He also said there would be an Ecumenical Meeting held at the Church of the Holy Sepulchre with the representatives of the Christian Churches of Jerusalem, together with Patriarch Bartholomew of Constantinople. He ended his announcement by saying, “As of now I ask you to pray for this pilgrimage.”
Before the Angelus the Pope described how Christmas reveals the immense love God has for humanity. He added that “with the birth of Jesus not only is a new world born, but it is also a world that can always be renewed . God, said Pope Francis, is always present to nurture men and women and to cleanse the world of sin and he stressed that Jesus does not give up on us and never ceases to offer himself and his grace that saves us. The Holy Father concluded by thanking all those who had sent him messages of good wishes for Christmas and the New Year.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Tuyên khấn tại Dòng Trinh Vương Úc Châu
Diệp Hải Dung
19:55 05/01/2014
Chiều Chúa Nhật 05/01/2014 Cộng Đồng Công Giáo Úc-Việt và các hội đoàn, đoàn thể đã đến tham dự Lễ Tuyên Khấn của quý Sơ Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương Úc Châu tại thánh đường Chúa Ba Ngôi Grandville Sydney, do Đức Giám Mục Anthony Fisher Giáo Phận Parramatta chủ tế.
Hình ảnh
Sơ Maria Vũ Trần Thùy Linh (Khấn Lần Đầu)
Sơ Maria Đoàn Thanh Thảo (Tuyên Lại Lời Khấn)
Trong bài giảng Đức Giám Mục nói về bài Phúc Âm hôm Chúa đã tỏ mình ra cho 3 nhà Đạo sĩ Phương Đông biết Chúa chính là Ánh Sáng để các Ngài tìm đến Ánh Sáng mà thờ lạy. Cũng như quý Sơ không phân biệt ở bất cứ nơi đâu, nhưng hôm nay cũng đã đến đây để tuyên khấn đón nhận Thiên Chúa là Ánh Sáng và quý sơ đem Ánh Sáng đến cho tất cả mọi người…
Sau bài giảng là nghi thức Tuyên Khấn do Đức Giám Mục Anthony Fisher chủ tọa. Sơ Maria Vũ Trần Thùy Linh lên quỳ trước bàn thờ và tay phải đặt lên Sách Kinh Thánh và tuyên đọc 3 lời khấn “ Khiết Tịnh, Vâng Lời và Khó Nghèo” Kế tiếp Đức Giám Mục trao Lúp mới cho Sơ Vũ Trần Thùy Linh. Sau đó Sơ Maria Đoàn Thanh Thảo lên quỳ trước bàn thờ và Tuyên Lại Lời Khấn.
Chấm dứt nghi thức Tuyên Khấn là phần dâng Thánh lễ tạ ơn do Đức Giám Mục cùng với 7 Linh Mục Úc Việt đồng tế
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Sơ Justin Phạm Thị Trân Bề Trên Dòng Trinh Vương Úc Châu lên ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, quý Cha, quý Thầy, quý Quan Khách Úc Việt và mọi người đã thương mến đến tham dự Lễ Tuyên Khấn của hai Sơ Thùy Linh và Thanh Thảo. Sơ cũng xin mọi người cầu nguyện cho quý Sơ luôn bền vững và trung thành với Thiên Chúa trong Ơn Gọi. Sau cùng Đức Giám Mục Anthony Fisher cũng ngỏ lời chúc mừng quý Sơ Dòng Trinh Vương Úc Châu.
Thánh lễ kết thúc Đức Giám Mục cùng tất cả mọi người ở lại tham dự bữa tiệc thân mật tại khuôn viên trường học của nhà thờ để chung vui cùng các Sơ và thưởng lãm văn nghệ do các em Thiếu Nhi, quý Sơ và Ca đoàn Granville củng trình diễn
Sơ Maria Vũ Trần Thùy Linh ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, quý Cha, Sơ Bề Trên, các Sơ trong Dòng và mọi người đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho con. Con cũng cám ơn Sơ Bề Trên và Nhà Dòng đã yêu thương con và đón nhận con là phần tử của Dòng, đặc biệt Sơ đã sắp đặt con để con có được một tuần cấm phòng chuẩn bị tâm hồn và tăng thêm lòng yêu mến Chúa trước ngày tuyên khấn. Con cũng hết lòng cám ơn Ba Mẹ, con có được ngày hôm nay là nhờ vào sự nuôi dưỡng dạy dỗ của Ba Mẹ, và ngày hôm nay Ba Mẹ đã quảng đại dâng hiến con cho Chúa. Xin Chúa tuôn đổ tràn đầy hồng ân xuống trên Ba Mẹ và ban cho Ba Mẹ có nhiều sức khỏe đặc biệt luôn có sự bình an trong Chúa. Chị cũng không quên cám ơn các em qua những lời cầu nguyện và nâng đỡ tinh thần trong việc phụ giúp Ba Mẹ để chị có thể yên tâm đi trong con đường Ơn Gọi của mình…. Kính xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho con và nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả mọi người.
Sau đó Đức Giám Mục và quý Sơ cùng cắt bánh chúc mừng và kết thục bế mạc.
Hình ảnh
Sơ Maria Vũ Trần Thùy Linh (Khấn Lần Đầu)
Sơ Maria Đoàn Thanh Thảo (Tuyên Lại Lời Khấn)
Trong bài giảng Đức Giám Mục nói về bài Phúc Âm hôm Chúa đã tỏ mình ra cho 3 nhà Đạo sĩ Phương Đông biết Chúa chính là Ánh Sáng để các Ngài tìm đến Ánh Sáng mà thờ lạy. Cũng như quý Sơ không phân biệt ở bất cứ nơi đâu, nhưng hôm nay cũng đã đến đây để tuyên khấn đón nhận Thiên Chúa là Ánh Sáng và quý sơ đem Ánh Sáng đến cho tất cả mọi người…
Sau bài giảng là nghi thức Tuyên Khấn do Đức Giám Mục Anthony Fisher chủ tọa. Sơ Maria Vũ Trần Thùy Linh lên quỳ trước bàn thờ và tay phải đặt lên Sách Kinh Thánh và tuyên đọc 3 lời khấn “ Khiết Tịnh, Vâng Lời và Khó Nghèo” Kế tiếp Đức Giám Mục trao Lúp mới cho Sơ Vũ Trần Thùy Linh. Sau đó Sơ Maria Đoàn Thanh Thảo lên quỳ trước bàn thờ và Tuyên Lại Lời Khấn.
Chấm dứt nghi thức Tuyên Khấn là phần dâng Thánh lễ tạ ơn do Đức Giám Mục cùng với 7 Linh Mục Úc Việt đồng tế
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Sơ Justin Phạm Thị Trân Bề Trên Dòng Trinh Vương Úc Châu lên ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, quý Cha, quý Thầy, quý Quan Khách Úc Việt và mọi người đã thương mến đến tham dự Lễ Tuyên Khấn của hai Sơ Thùy Linh và Thanh Thảo. Sơ cũng xin mọi người cầu nguyện cho quý Sơ luôn bền vững và trung thành với Thiên Chúa trong Ơn Gọi. Sau cùng Đức Giám Mục Anthony Fisher cũng ngỏ lời chúc mừng quý Sơ Dòng Trinh Vương Úc Châu.
Thánh lễ kết thúc Đức Giám Mục cùng tất cả mọi người ở lại tham dự bữa tiệc thân mật tại khuôn viên trường học của nhà thờ để chung vui cùng các Sơ và thưởng lãm văn nghệ do các em Thiếu Nhi, quý Sơ và Ca đoàn Granville củng trình diễn
Sơ Maria Vũ Trần Thùy Linh ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, quý Cha, Sơ Bề Trên, các Sơ trong Dòng và mọi người đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho con. Con cũng cám ơn Sơ Bề Trên và Nhà Dòng đã yêu thương con và đón nhận con là phần tử của Dòng, đặc biệt Sơ đã sắp đặt con để con có được một tuần cấm phòng chuẩn bị tâm hồn và tăng thêm lòng yêu mến Chúa trước ngày tuyên khấn. Con cũng hết lòng cám ơn Ba Mẹ, con có được ngày hôm nay là nhờ vào sự nuôi dưỡng dạy dỗ của Ba Mẹ, và ngày hôm nay Ba Mẹ đã quảng đại dâng hiến con cho Chúa. Xin Chúa tuôn đổ tràn đầy hồng ân xuống trên Ba Mẹ và ban cho Ba Mẹ có nhiều sức khỏe đặc biệt luôn có sự bình an trong Chúa. Chị cũng không quên cám ơn các em qua những lời cầu nguyện và nâng đỡ tinh thần trong việc phụ giúp Ba Mẹ để chị có thể yên tâm đi trong con đường Ơn Gọi của mình…. Kính xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho con và nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả mọi người.
Sau đó Đức Giám Mục và quý Sơ cùng cắt bánh chúc mừng và kết thục bế mạc.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Joseph Ratzinger: một Vatican II thu nhỏ
Vũ Văn An
00:31 05/01/2014
Trong cuộc gặp gỡ lần chót với các cha xứ và hàng giáo sĩ Rôma, trước khi từ nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI “ứng khẩu” kể lại rằng: mấy tuần trước ngày khai mạc Vatican II, Đức HY Siri, TGM Genoa, mời Đức HY Frings, TGM Cologne, tham dự một hội nghị về Giáo Hội trong thế giới hiện đại. Đức HY Frings đã nhờ một giáo sư thần học trẻ tuổi là Joseph Ratzinger (chính ngài) soạn bài nói cho mình. Bài nói này gây ấn tượng mạnh nơi Đức Gioan XXIII đến độ, trong một buổi yết kiến, ngài ôm chầm lấy Đức HY Frings mà nói: “Đó chính là ý hướng của tôi khi triệu tập Công Đồng”.
Lời Đức Gioan XXIII hoàn toàn phản ảnh sự thực. Đọc lại bài diễn văn ngắn ngủi này là đọc lại toàn diện 16 văn kiện của Vatican II. Sau đây là nguyên văn bài diễn văn này (1).
Hai điểm dẫn nhập
1. Công Đồng và thời hiện tại
Các công đồng luôn nói lên lời Thiên Chúa như đã chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh đương thời, là hoàn cảnh buộc ta phải đem lại cho tín lý Kitô Giáo một công thức mới mẻ.
Các công đồng sử dụng tư tưởng của thời đại mình với mục tiêu bắt các tâm trí có ý chí riêng phải vâng phục Chúa Kitô (xem 2Cor 10:5) và xử lý với Giáo Hội trong sự tăng trưởng thiêng liêng hướng tới “tầm vóc viên mãn của Chúa Kitô” (Eph 4:13). Để Công Đồng sắp tới thành công trong mục tiêu cập nhật hóa (aggiornamento) của nó (Đức Gioan XXIII), điều quan trọng có tính chủ yếu là xem sét thế giới văn hóa và trí thức hiện nay; vì giữa lòng thế giới này, Giáo Hội muốn đặt Tin Mừng không phải dưới thúng úp mà là trên đế đèn, để nó có thể soi cho mọi người sống trong căn nhà của thời hiện đại (xem Mt 5:15).
2. Các thay đổi văn hóa và trí thức từ Vatican I
Vatican I họp (1869-1870) lúc chủ nghĩa duy tự do đang thống lãnh chính trị và sinh hoạt kinh tế, đồng thời len lỏi cả vào thần học qua chủ nghĩa duy sử học, là chủ nghĩa chẳng bao lâu sau sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng duy hiện đại trong nền thần học Công Giáo ở đầu thế kỷ 20.
Trước Vatican I, sau cơn sốc kinh thiên động địa của Phong Trào Ánh Sáng, một cuộc tái sinh thần học đã được mở màn, song song với sự lớn mạnh thiết yếu của nền triết lý vững chắc. Tuy nhiên, vì trong lúc cố gắng chống trả các cuộc tấn công của phe duy tự do, phải đu đưa giữa các thái quá của chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy tín ngưỡng, nên tư tưởng Công Giáo có điều gì không chắc chắn, âu cũng là chuyện bình thường đối với bất cứ sự khởi đầu mới mẻ nào. Ngoài ra, Feuerbach và Haeckel cũng đang đưa ra các đề xuất sơ khởi cho chủ nghĩa duy vật.
Có người nghĩ rằng hoàn cảnh chúng ta hiện nay cũng tương tự như hoàn cảnh của Vatican I, tuy, nhiều thay đổi lớn trong mối liên hệ của Giáo Hội với thế giới chung quanh đã diễn ra. Tại một nước Ý nay đã thống nhất, Giáo Hội quả rất khác so với cuối thời kỳ các Lãnh Địa Giáo Hoàng. Nước Pháp đã chứng kiến sự chiến thắng của chủ nghĩa duy tục và nền quân chủ Đức đã sụp đổ (1918), trong khi các chính phủ theo khuynh hướng duy tục tại Châu Mỹ La Tinh đã đẩy Giáo Hội ra khỏi việc gây ảnh hưởng đối với sinh hoạt công cộng.
Hai cuộc Thế Chiến đã đặt chúng ta ở thế xa vời đối với Vatican I. Thế Chiến I đã kết liễu một hình thức của chủ nghĩa duy tự do với thái độ quá tự tin của nó [trong việc cổ vũ tiến bộ nhân bản]. Đời sống Công Giáo tìm được sinh khí mới [trong thập niên 1920], trong khi hai phong trào mạnh mẽ trám đầy khoảng trống do chủ nghĩa duy tự do để lại, tức chủ nghĩa Mác xít duy vật ở Nga và chủ nghĩa quốc gia đầy lãng mạn ở Ý và ở Đức, dẫn tới các kinh hoàng của Thế Chiến II. Khi vực thẳm tàn ác của các chủ nghĩa này được vạch trần, chủ nghĩa duy tự do đã tái sinh như mới, khiến một số khía cạnh trong tình thế hiện nay tương tự như tình thế của Vatican I.
Tuy nhiên, quá khứ không đơn thuần chỉ trở lại, bất kể các nối kết giữa thời hiện tại và những gì hiện diện tiềm ẩn trong thời kỳ 1869-1870. Thời đại ta quả có khác, và do đó, ta sẽ cố gắng định tính các trào lưu căn bản trong nền văn hóa và tư duy hiện nay của ta, những trào lưu đang tác động lên trách vụ hiện được trao phó cho công trình giáo huấn của Công Đồng sắp tới.
Suy nghĩ của Giáo Hội và của thời hiện đại: Điều kiện tâm linh và trí thức của nhân loại lúc cận kề Công Đồng
1. Cảm nhận nhân loại như một
Có lẽ cảm nhận đáng lưu ý nhất về tình hình của ta hiện nay là thế giới đã thu nhỏ lại và nhân loại cảm thức được tính đơn nhất của mình. Truyền thanh và truyền hình đem toàn thế giới vào từng căn nhà và ở các đô thị lớn, ta gặp được người từ khắp nơi trên thế giới.
Nền văn hóa kỹ thuật nay đã trở thành thống nhất bao trùm nhiều khía cạnh đặc biệt trong các nền văn hóa đặc thù; nền văn hóa thống nhất này đang ảnh hưởng tới đời sống ta và đem tới cho mọi người trên thế giới các phạm trù chung của nền văn minh kỹ thuật Âu Mỹ. Ta có thể so sánh tình thế này với nền văn hóa Hy Lạp chung của thế giới quanh Địa Trung Hải thời Chúa Giêsu.
Đây là thời khắc thuận lợi (kairos) cho Giáo Hội, là lời Thiên Chúa kêu gọi ta hướng về mọi con người nhân bản. “Phải trở nên một Giáo Hội thế giới theo nghĩa đầy đủ hơn trước đây” (2). Diễn trình này đã bắt đầu tại xác xứ truyền giáo với việc thành lập hàng giáo phẩm bản quốc, nhưng nhiều biện pháp khác nữa cần được đưa ra.
Khi Kitô Giáo được truyền bá lần đầu, nó đã không ngần ngại tiếp nhận ngôn ngữ chung (koine) là tiếng Hy Lạp của thời ấy và công bố Tin Mừng bằng các hạn từ của ngôn ngữ này, thậm chí bằng cả các phạm trù duy nội tại của phái Khắc Kỷ (Stoic immanentist) nữa. Ngày nay, ta cũng có một ngôn ngữ chung có thể sử dụng được, đó là các hạn từ và phạm trù của nền văn minh kỹ thuật.
“Liên quan tới vấn đề truyền giáo, ta nói nhiều tới việc thích ứng, nhờ đó, nội dung của đức tin được thấm nhập và các nền văn hóa quốc gia khác nhau […]. Ta có thể tự hỏi há ít nhất không phải là chuyện cần kíp hay sao phải đi tìm một hình thức công bố mới, một hình thức nắm bắt cho Chúa Giêsu Kitô lối suy nghĩ của nền văn hóa Kỹ thuật thống nhất và nhờ đó, biến đổi ngôn ngữ kỹ thuật mới của chung nhân loại thành một thổ ngữ của Kitô Giáo” (3).
Người ta có thể coi việc nổi bật của nền văn minh mới mẻ này như chiến thắng của lề thói Âu Châu. Nhưng kinh nghiệm của hai cuộc Thế Chiến đã hé cho người ta thấy khía cạnh đen tối và đầy bạo lực của nền văn hóa Âu Châu, khiến người ngoài nghi ngờ Kitô Giáo và khả năng thay đổi thế giới của tôn giáo này. Người Á Châu lưu ý tới lịch sử Kitô Giáo đẫm máu và việc bách hại. Họ tự hỏi phải chăng nét thiên tài đầy kiên nhẫn của Ấn Độ hay nụ cười tiết dục và tha thứ của Buddha há không đưa lại lời hứa hòa bình đáng tin cậy hơn lời hứa của Kitô Giáo đó sao.
Nghịch lý thay, song hành với chiến thắng của kỹ thuật ta thấy có sự tái sinh một số dòng văn hóa khác, như việc tái nghiên cứu Kinh Korăng nơi người Ả Rập, và việc Phật Giáo và Ấn Giáo lôi cuốn người Tây Phương. Việc này ảnh hưởng tới cái hiểu của người Kitô Giáo, là những người từ trước đến nay vẫn có xu hướng coi gia tài Tây Phương của mình có giá trị tuyệt đối.
“Việc xuất hiện các thế giới quan mới khiến người Tây Phương tỉnh mộng và ý thức được rằng nền văn hóa và lịch sử riêng của họ chỉ có một ý nghĩa giới hạn. Ý thức này đã lấy đi một trong các các chống đỡ đức tin quan trọng nhất ở bề ngoài, tức đặc tính tuyệt đối của Kitô Giáo, và đem người Tây Phương tới thuyết tương đối, là một trong các yếu tố đặc trưng nhất của sinh hoạt trí thức hiện nay, một cách nhìn cũng hiện diện nơi tín hữu nữa. Nhưng sẽ là một lầm lỗi khi tin rằng chủ nghĩa duy tương đối hoàn toàn xấu xa. Nếu nó dẫn ta tới chỗ thừa nhận tính tương đối của mọi hình thức văn hóa nhân bản và nhờ thế ghi khắc một lòng khiêm nhường khiến ta không đặt bất cứ di sản nhân bản hay lịch sử nào lên hàng tuyệt đối , thì chủ nghĩa duy tương đối có thể giúp ta cổ vũ sự hiểu biết mới mẻ giữa con người với nhau và mở được nhiều biên giới trước đây bị đóng kín. Nếu nó giúp ta nhìn nhận tính tương đối và tính hay thay đổi trong các hình thức và định chế chỉ có tính nhân bản, thì thực sự nó đã góp phần vào việc giải thoát tất cả những gì thực sự tuyệt đối ra khỏi những cái khung chỉ tuyệt đối ở bề ngoài và nhờ đó giúp ta nhìn ra thể thực sự tuyệt đối này một cách rõ ràng hơn trong cái nét tinh ròng thực sự của nó. Chỉ khi nào chủ nghĩa duy tương đối bác bỏ mọi thể tuyệt đối và chỉ nhìn nhận các thể tương đối mà thôi, nó mới thực sự bác bỏ đức tin” (4).
Trong mối ưu tư mới đối với các giá trị đặc biệt của các dân tộc ở ngoài Âu Châu, Giáo Hội có nhiệm vụ vun sới tính hợp nhất của đức tin và việc thờ phượng trong khi thực thi sứ mệnh tạo hòa bình vượt trên mọi biên giới.
Tình thế trên kêu gọi Công Đồng phải tự xét mình ngõ hầu mở rộng cửa hơn trước để Giáo Hội đón nhận các dị biệt trong nền văn hóa của con người, một việc rất thích đáng đối với tính Công Giáo. Trong tư cách một dân tộc thực sự tâm linh do Thần Khí và nước sinh ra (Ga 3:5), Giáo Hội phải luôn mở cửa đón nhận các dị biệt của nhân loại và “trong khuôn khổ cao hơn của hợp nhất, Giáo Hội phải thể hiện luật đa dạng” (5). Muốn làm cho Đạo Công Giáo được Công Giáo hơn, điều trên phải dẫn tới các hậu quả sau đây:
* Không phải mọi luật lệ đều có giá trị như nhau tại mọi quốc gia.
* Dù việc thờ phượng theo phụng vụ phải là dấu chỉ hợp nhất, nhưng nó cũng phải phát biểu được một cách thích đáng đặc tính chuyên biệt của một nền văn hóa nhất định, nếu nó muốn là sự thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần một dân tộc (Rm 12:1).
* Thẩm quyền giám mục địa phương phải được tăng cường cách tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu của các Giáo Hội đặc thù, trong khi vẫn duy trì các giám mục hợp nhất với toàn bộ hàng giám mục quanh trung tâm ổn định là Ngôi Tòa Phêrô.
2. Tác động của kỹ thuật
Về phương diện tôn giáo, nền văn hóa mới của kỹ thuật tác động tới con người nhân bản một cách khác với các con người nhân bản của các nền văn hóa trước đây. Con người nhân bản trước đây có nhiều gặp gỡ trực tiếp với thiên nhiên, còn thế giới ta đang gặp mang nhiều dấu ấn của lao công và tổ chức nhân bản.
Về phương diện lịch sử, các gặp gỡ trực tiếp với thế giới tự nhiên là khởi điểm rất quan trọng đối với kinh nghiệm tôn giáo, vì Thiên Chúa vốn phải được biết đến nhờ các sự vật Người đã dựng nên (Rm 1:20). Nhưng ngày nay, ta đang rất thiếu cái nguồn quan trọng ấy của kinh nghiệm tôn giáo, như thấy rõ trong việc xuống dốc đức tin nơi các công nhân kỹ nghệ hiện đại.
Nhưng ta không nên coi kỹ thuật như ma qủy, vì Thiên Chúa vốn trao phó trái đất này cho con người cấy trồng và chinh phục (St 2:15, 1:28). Thực vậy, mọi tình huống nhân bản đều có tiềm năng và nguy hiểm của nó, và con người sa ngã thậm chí còn thờ phượng cả các tạo vật tự nhiên của Thiên Chúa. Và kỹ thuật cũng có thể dẫn tới việc thờ phượng chính con người.
Hiện nay, thế giới đã trở thành trần tục một cách bất phản hồi và con người nhân bản xem ra đáng được ca ngợi vì đã tạo ra tiến bộ. Trong tình huống mới này, tôn giáo cần phải tự giải thích và biện minh một cách mới mẻ. Muốn chỉ ra được con đường trước mắt, ta phải trình bày một số xem sét nữa.
3. Tính khả tín của khoa học
Quần chúng ngày nay đặt kỳ vọng khá cao vào khoa học, thậm chí tìm trong đó những giải pháp cho các nhu cầu nhân bản sâu xa như các qui luật thực hành từ các nghiên cứu xã hội như Phúc Trình Kinsey (6), hoặc cho việc chữa trị theo phương pháp điều trị dựa trên các hiểu biết thông sáng về tâm lý học. Nhiều người còn hy vọng thoát khỏi các cuộc tranh đấu thuộc đạo đức học nữa.
Nhưng đây chính là chỗ ta đem ý nghĩa đức tin ra trình bày với những con người của thời đại kỹ thuật.
Con người nhân bản vẫn là một thực thể “vô minh” (A. Carrel) (7) hay là “một hố thẳm vĩ đại” (Thánh Augustinô). Các phương pháp khoa học ngày nay dĩ nhiên đã cố gắng giải thích nhiều điều về hố thẳm này, nhưng luôn luôn vẫn còn lại một điều gì đó chưa được giải thích và không thể giải thích, vượt quá cả xã hội học, tâm lý học, nghiên cứu sư phạm, hay bất cứ gì gì khác. Điều còn lại này có tính căn bản, đúng hơn có tính quyết định đối với bất cứ điều gì được thích đáng coi là nhân bản. Tình yêu vẫn còn là phép lạ vĩ đại vượt quá mọi tính toán. Mặc cảm tội lỗi vẫn còn là khả thể đen tối mà các con số thống kê sẽ không thể nào viện lẽ bỏ qua được. Tận thẳm sâu trái tim con người, nỗi cô đơn vẫn còn đó để kêu gào vô biên và sẽ không tìm thấy thoả mãn tối hậu ở bất cứ điều gì khác. Điều vẫn còn mãi mãi đúng là solo Dios basta (một mình Thiên Chúa đã đủ) (9). Chỉ có vô biên mới đủ cho con người nhân bản; đấu đong thực sự của họ không là gì khác mà là vô biên.
Có thể nào làm cho con người kỹ thuật ý thức được điều đó không? Dù không còn thiên nhiên để nói với họ về Thiên Chúa nữa, những con người này vẫn còn có họ và trái tim biết kêu gào Thiên Chúa của họ. Điều này đúng cả khi họ không hiểu nổi thứ ngôn ngữ phát sinh từ nỗi cô đơn và cần tới các nhà giải thích để minh giải ý nghĩa của nó (10).
Trong thời đại kỹ thuật này, tôn giáo sẽ ít ỏi về nội dung nhưng có lẽ nội dung này sẽ sâu sắc hơn. Muốn đem lại cho người ta sự trợ giúp họ mong chờ, Giáo Hội nên từ bỏ những hình thức bề ngoài xưa cũ, cho phép những điều thực sự thuộc đức tin được sáng tỏ hơn như những vấn đề có giá trị lâu dài.
Giáo Hội phải tự chứng tỏ mình không hề sợ sệt khi đứng trước khoa học, vì mình nắm được chân lý của Thiên Chúa, một chân lý không bị bất cứ tiến bộ chân chính nào nói ngược lại được. Sự chắc chắn, dùng làm nền cho tự do và phong thái của Giáo Hội, có khả năng dẫn người đương thời tới đức tin không gì thắng nổi, đến cả thế gian cũng không, vì đức tin này chứa đựng sức mạnh có thể thắng được thế gian (1Ga 5:4).
4. Các ý thức hệ
Từ trước đến nay, ta chưa nhắc gì tới thuyết Mácxít, thuyết hiện sinh, và thuyết tân tự do. Tất cả các lý thuyết này đều là các ý thức hệ phát sinh từ một thế giới đã bị biến thành trần tục để thay thế đức tin, làm lối giải thích thế giới và nguồn ý nghĩa của đời sống, do họ đưa ra, nhưng không nhắc gì tới Đấng Siêu Việt Khác kia. Ý thức hệ phát sinh từ con người nhân bản bị ném trở lại với chính mình và hết còn dám đánh cá cho đức tin, nhưng vẫn sản sinh ra điều tôn giáo từng cung cấp.
Hiện nay, nhiều tầng lớp người Âu Châu, Mỹ Châu và Nga đã được “phi ý thức hệ” và sống trong một thế giới quan thực tiễn nhưng khá thu nhỏ, một thế giới quan hết còn hứa hẹn thiên đường tại thế mà chỉ còn dùng để hỗ trợ cho chủ nghĩa tiêu thụ và tiện nghi mà thôi. Nhưng những thứ này không phải là giải đáp cho cuộc tìm kiếm của con người.
Ở đây, Giáo Hội có một trách vụ tích cực, tức là, chứng tỏ cho thế giới thấy: đức tin Kitô Giáo mới là câu trả lời thực sự cho cuộc tìm kiếm ý nghĩa của con người. Giáo Hội phải làm sáng tỏ điều vốn làm cho các cá nhân mê say trong các ý thức hệ, như niềm hy vọng cứu họ khỏi chán chường. Việc này hệ ở lời hứa không phải chỉ dành cho các cá nhân, mà còn cho cả nhân loại, cả địa cầu và khắp thế giới.
Kitô Giáo thế kỷ 19 đi quá xa trong việc tập chú vào ơn cứu rỗi đời đời của cá nhân, mà quên khuấy niềm hy vọng phổ quát mà Kitô Giáo vốn dành cho toàn bộ thế giới tạo dựng; tất cả đều được dự tính cứu thoát, vì Chúa Kitô là chúa tể mọi loài.
“Kitô Giáo có nghĩa vụ phải suy nghĩ thấu đáo trở lại và thoả mãn sự nhiệt tình của con người hiện đại đối với thế giới, với lối giải thích tươi mới về thế giới, coi nó như một sáng thế biết làm chứng cho vinh quang Thiên Chúa và như một toàn bộ được dự trù cứu rỗi trong Chúa Kitô. Người không phải chỉ là đầu của Giáo Hội, mà còn là Chúa của sáng thế nữa” (Eph 1:22; Cl 2:10; Pl 2:9ff) (11).
Thuyết duy tự do cổ vũ nhiều giá trị đích thực như khoan dung kính trọng quyền tự do thiêng liêng của người khác và cố gắng vô điều kiện để trung thực đối với và chống lại các khẩu hiệu tuyên truyền. Kitô hữu rất nên ủng hộ những quan điểm này, vì chúng là nền tảng để ta chống lại mọi chủ trương toàn trị. Tại Công Đồng, Giáo Hội nên rà xét lại một cách toàn diện và có phê phán các thực hành của mình, như Danh Mục Các Sách Bị Cấm, một danh mục không khác gì các hạn chế toàn trị đối với việc đi tìm chân lý.
“Đức Thánh Cha đặc biệt nói tới Công Đồng sắp tới như một công đồng cải cách nhằm xử lý các vấn đề thực tiễn. Bằng việc xem sét lại các hình thức cổ xưa, Công Đồng sẽ tìm ra hàng loạt các trách vụ xem ra chỉ liên hệ tới bề ngoài, thậm chí đều nhỏ mọn. Nhưng nếu đem ra thực thi, các hành động này sẽ làm cho Giáo Hội thành dễ lui tới hơn đối với con người hiện đại, như là nhà Cha trong đó họ được cư ngụ đầy hân hoan và an ổn” (12).
Các ý nghĩ kết luận
Từ trước đến nay, ta mới chỉ nói tới thế giới ở bên ngoài Giáo Hội, chưa nói tới tình thế hiện nay của Giáo Hội, một Giáo Hội mà nửa thế kỷ vừa qua đã mang lại nhiều lợi ích mà vào thời Vatican I chưa ai dám nghĩ tới. Các đặc sủng của Thần Khí Thiên Chúa dư tràn tạo nên sinh khí cho Giáo Hội và các đặc sủng này giữ được vị trí của chúng trong trật tự do thẩm quyền cai trị thông thường của Giáo Hội tạo nên.
Hai phong trào rộng lớn đã xuất hiện và được chính thức nhìn nhận có liên quan tới toàn thể Giáo Hội, tức phong trào Thánh Mẫu do Lộ Đức và Fatima thúc đẩy, và phong trào phụng vụ khởi đầu trong các đan viện Biển Đức ở Pháp, Bỉ, và Đức. Phong trào sau đã hướng dẫn nhiều người khám phá ra Thánh Kinh cách mới mẻ, và cả các Giáo Phụ nữa, và việc này đã tạo điều kiện để đối thoại với các Kitô hữu ly khai và gần đây nhất đã dẫn đến việc thành lập ra Văn Phòng mới để Cổ Vũ Sự Hợp Nhất Kitô Giáo.
Nhưng điều lạ là hai phong trào này, với những thúc đẩy riêng, rất xa lạ đối với nhau. Có thể nói lòng đạo đức phụng vụ có tính “khách quan và bí tích” còn lòng sùng kinh Thánh Mẫu thì có tính “chủ quan và cá nhân”. Trong phụng vụ, người ta đi “từ Chúa Kitô tới Chúa Cha”, còn lòng tôn sùng Đức Mẹ thì đi “tới Chúa Kitô qua Đức Mẹ”. Dù cả hai có mặt khắp nơi, nhưng phong trào Thánh Mẫu nở rộ tại Ý và các lãnh thổ nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong khi phong trào phụng vụ thì mạnh ở Pháp và ở Đức.
Hiện tượng trên cho thấy trước nhất: tính đa dạng làm ta ra phong phú, vì nhờ nó, ta đem các đặc sủng riêng của ta vào sự hợp nhất của nhiệm thể Chúa Kitô. Ta khó có thể tưởng tượng được hết các phong phú mới mẻ sẽ xẩy tới khi các đặc sủng của Châu Á và Châu Phi được đem vào đóng góp cho toàn thể Giáo Hội.
Ta thoáng thấy hai phong trào này bắt đầu được thống nhất với quan niệm thấu suốt cho rằng Đức Maria không nên đứng một mình, mà ngài nên là ảnh tượng và là hình tượng của Mater Ecclesia (Mẹ Giáo Hội). Ngài muốn cho thấy lòng sùng kính Kitô Giáo không để các cá nhân một mình đối diện với Thiên Chúa, nhưng đưa họ vào một cộng đồng các thánh, nơi Đức Maria là nhân vật trung tâm trong tư cách Mẹ của Chúa. Ngài muốn cho thấy: Chúa Kitô cũng không ở một mình mà có ý hướng tạo lập các tín hữu thành một Thân Thể với chính Người, có “trọn Chúa Kitô, đầu mình và chân tay” (Thánh Augustinô).
Cộng đồng này đến với nhau trong lời kinh phụng vụ và trong các thập niên sắp tới, phong trào phụng vụ nên tìm cách tích hợp lòng sùng kính Thánh Mẫu với các đặc điểm ấm áp, cam kết bản thân và sẵn sàng làm việc đền tội của nó, trong khi phát huy nơi người sùng kính Đức Mẹ một sự chừng mực thánh thiện và trong sáng có kỷ cương tìm thấy trong các qui phạm cầu nguyện và thờ phượng của các tín hữu sơ khai (13).
Sau cùng, là chứng tá đau khổ và tử đạo vốn là đặc điểm của nửa bán thế kỷ vừa qua, có khi còn rộng lớn hơn cả ba thế kỷ đầu của cuộc bách hại Rôma. Việc này cho ta lý do vững chãi để đừng than vãn tình thế tâm linh hiện nay của ta, coi nó như mỏi mệt và nghèo nàn, vì quả thực sức mạnh của Chúa Thánh Thần không hề vắng bóng giữa các dấu hiệu như thế về một sinh hoạt đầy chiến thắng.
Công Đồng phải phục vụ sinh khí ấy của Giáo Hội, phát huy chứng tá đời sống Kitô Giáo hơn là ban hành các tín lý. Điều này sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy điều gì mới thực sự là trung tâm, tức là: Chúa Kitô không phải chỉ là “Chúa Kitô của hôm qua” mà là Chúa Kitô của “hôm qua, hôm nay và mãi mãi” (Dt 13:8).
Ghi chú
(1) Bản tiếng Pháp đăng trong Documentation catholique 59 (18 tháng hai, 1962)
(2) "Kardinal Frings uber das Konzil" Trích trong Herder-Korrespondenz 16 (1961/1962) 169.
(3) Ibid., 169
(4) Ibid., 170
(5) Ibid.
(6) A.C Kinsey et Al. Sexual Behaviour in the Human Male, Philadelphia, 1948
(7) A. Carrel, Man, The Unknown, London 1935
(8) Confessions, X,8
(9) Thánh Têrêxa Avila, kết thúc bài thơ bẩy giòng "làm đồ đánh dấu sách", tìm thấy sau khi ThánhNữ qua đời năm 1582.
(10) "Kardinal Frings uber Konzil", 171
(11) Ibid., 172-173
(12) Ibid., 174
(13) Phần này đã gợi hứng nhiều suy tư của các thần học gia, như É. Fouilloux "Mouvements théologico-spirituels et concile"...
Lời Đức Gioan XXIII hoàn toàn phản ảnh sự thực. Đọc lại bài diễn văn ngắn ngủi này là đọc lại toàn diện 16 văn kiện của Vatican II. Sau đây là nguyên văn bài diễn văn này (1).
Hai điểm dẫn nhập
1. Công Đồng và thời hiện tại
Các công đồng luôn nói lên lời Thiên Chúa như đã chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh đương thời, là hoàn cảnh buộc ta phải đem lại cho tín lý Kitô Giáo một công thức mới mẻ.
Các công đồng sử dụng tư tưởng của thời đại mình với mục tiêu bắt các tâm trí có ý chí riêng phải vâng phục Chúa Kitô (xem 2Cor 10:5) và xử lý với Giáo Hội trong sự tăng trưởng thiêng liêng hướng tới “tầm vóc viên mãn của Chúa Kitô” (Eph 4:13). Để Công Đồng sắp tới thành công trong mục tiêu cập nhật hóa (aggiornamento) của nó (Đức Gioan XXIII), điều quan trọng có tính chủ yếu là xem sét thế giới văn hóa và trí thức hiện nay; vì giữa lòng thế giới này, Giáo Hội muốn đặt Tin Mừng không phải dưới thúng úp mà là trên đế đèn, để nó có thể soi cho mọi người sống trong căn nhà của thời hiện đại (xem Mt 5:15).
2. Các thay đổi văn hóa và trí thức từ Vatican I
Vatican I họp (1869-1870) lúc chủ nghĩa duy tự do đang thống lãnh chính trị và sinh hoạt kinh tế, đồng thời len lỏi cả vào thần học qua chủ nghĩa duy sử học, là chủ nghĩa chẳng bao lâu sau sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng duy hiện đại trong nền thần học Công Giáo ở đầu thế kỷ 20.
Trước Vatican I, sau cơn sốc kinh thiên động địa của Phong Trào Ánh Sáng, một cuộc tái sinh thần học đã được mở màn, song song với sự lớn mạnh thiết yếu của nền triết lý vững chắc. Tuy nhiên, vì trong lúc cố gắng chống trả các cuộc tấn công của phe duy tự do, phải đu đưa giữa các thái quá của chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy tín ngưỡng, nên tư tưởng Công Giáo có điều gì không chắc chắn, âu cũng là chuyện bình thường đối với bất cứ sự khởi đầu mới mẻ nào. Ngoài ra, Feuerbach và Haeckel cũng đang đưa ra các đề xuất sơ khởi cho chủ nghĩa duy vật.
Có người nghĩ rằng hoàn cảnh chúng ta hiện nay cũng tương tự như hoàn cảnh của Vatican I, tuy, nhiều thay đổi lớn trong mối liên hệ của Giáo Hội với thế giới chung quanh đã diễn ra. Tại một nước Ý nay đã thống nhất, Giáo Hội quả rất khác so với cuối thời kỳ các Lãnh Địa Giáo Hoàng. Nước Pháp đã chứng kiến sự chiến thắng của chủ nghĩa duy tục và nền quân chủ Đức đã sụp đổ (1918), trong khi các chính phủ theo khuynh hướng duy tục tại Châu Mỹ La Tinh đã đẩy Giáo Hội ra khỏi việc gây ảnh hưởng đối với sinh hoạt công cộng.
Hai cuộc Thế Chiến đã đặt chúng ta ở thế xa vời đối với Vatican I. Thế Chiến I đã kết liễu một hình thức của chủ nghĩa duy tự do với thái độ quá tự tin của nó [trong việc cổ vũ tiến bộ nhân bản]. Đời sống Công Giáo tìm được sinh khí mới [trong thập niên 1920], trong khi hai phong trào mạnh mẽ trám đầy khoảng trống do chủ nghĩa duy tự do để lại, tức chủ nghĩa Mác xít duy vật ở Nga và chủ nghĩa quốc gia đầy lãng mạn ở Ý và ở Đức, dẫn tới các kinh hoàng của Thế Chiến II. Khi vực thẳm tàn ác của các chủ nghĩa này được vạch trần, chủ nghĩa duy tự do đã tái sinh như mới, khiến một số khía cạnh trong tình thế hiện nay tương tự như tình thế của Vatican I.
Tuy nhiên, quá khứ không đơn thuần chỉ trở lại, bất kể các nối kết giữa thời hiện tại và những gì hiện diện tiềm ẩn trong thời kỳ 1869-1870. Thời đại ta quả có khác, và do đó, ta sẽ cố gắng định tính các trào lưu căn bản trong nền văn hóa và tư duy hiện nay của ta, những trào lưu đang tác động lên trách vụ hiện được trao phó cho công trình giáo huấn của Công Đồng sắp tới.
Suy nghĩ của Giáo Hội và của thời hiện đại: Điều kiện tâm linh và trí thức của nhân loại lúc cận kề Công Đồng
1. Cảm nhận nhân loại như một
Có lẽ cảm nhận đáng lưu ý nhất về tình hình của ta hiện nay là thế giới đã thu nhỏ lại và nhân loại cảm thức được tính đơn nhất của mình. Truyền thanh và truyền hình đem toàn thế giới vào từng căn nhà và ở các đô thị lớn, ta gặp được người từ khắp nơi trên thế giới.
Nền văn hóa kỹ thuật nay đã trở thành thống nhất bao trùm nhiều khía cạnh đặc biệt trong các nền văn hóa đặc thù; nền văn hóa thống nhất này đang ảnh hưởng tới đời sống ta và đem tới cho mọi người trên thế giới các phạm trù chung của nền văn minh kỹ thuật Âu Mỹ. Ta có thể so sánh tình thế này với nền văn hóa Hy Lạp chung của thế giới quanh Địa Trung Hải thời Chúa Giêsu.
Đây là thời khắc thuận lợi (kairos) cho Giáo Hội, là lời Thiên Chúa kêu gọi ta hướng về mọi con người nhân bản. “Phải trở nên một Giáo Hội thế giới theo nghĩa đầy đủ hơn trước đây” (2). Diễn trình này đã bắt đầu tại xác xứ truyền giáo với việc thành lập hàng giáo phẩm bản quốc, nhưng nhiều biện pháp khác nữa cần được đưa ra.
Khi Kitô Giáo được truyền bá lần đầu, nó đã không ngần ngại tiếp nhận ngôn ngữ chung (koine) là tiếng Hy Lạp của thời ấy và công bố Tin Mừng bằng các hạn từ của ngôn ngữ này, thậm chí bằng cả các phạm trù duy nội tại của phái Khắc Kỷ (Stoic immanentist) nữa. Ngày nay, ta cũng có một ngôn ngữ chung có thể sử dụng được, đó là các hạn từ và phạm trù của nền văn minh kỹ thuật.
“Liên quan tới vấn đề truyền giáo, ta nói nhiều tới việc thích ứng, nhờ đó, nội dung của đức tin được thấm nhập và các nền văn hóa quốc gia khác nhau […]. Ta có thể tự hỏi há ít nhất không phải là chuyện cần kíp hay sao phải đi tìm một hình thức công bố mới, một hình thức nắm bắt cho Chúa Giêsu Kitô lối suy nghĩ của nền văn hóa Kỹ thuật thống nhất và nhờ đó, biến đổi ngôn ngữ kỹ thuật mới của chung nhân loại thành một thổ ngữ của Kitô Giáo” (3).
Người ta có thể coi việc nổi bật của nền văn minh mới mẻ này như chiến thắng của lề thói Âu Châu. Nhưng kinh nghiệm của hai cuộc Thế Chiến đã hé cho người ta thấy khía cạnh đen tối và đầy bạo lực của nền văn hóa Âu Châu, khiến người ngoài nghi ngờ Kitô Giáo và khả năng thay đổi thế giới của tôn giáo này. Người Á Châu lưu ý tới lịch sử Kitô Giáo đẫm máu và việc bách hại. Họ tự hỏi phải chăng nét thiên tài đầy kiên nhẫn của Ấn Độ hay nụ cười tiết dục và tha thứ của Buddha há không đưa lại lời hứa hòa bình đáng tin cậy hơn lời hứa của Kitô Giáo đó sao.
Nghịch lý thay, song hành với chiến thắng của kỹ thuật ta thấy có sự tái sinh một số dòng văn hóa khác, như việc tái nghiên cứu Kinh Korăng nơi người Ả Rập, và việc Phật Giáo và Ấn Giáo lôi cuốn người Tây Phương. Việc này ảnh hưởng tới cái hiểu của người Kitô Giáo, là những người từ trước đến nay vẫn có xu hướng coi gia tài Tây Phương của mình có giá trị tuyệt đối.
“Việc xuất hiện các thế giới quan mới khiến người Tây Phương tỉnh mộng và ý thức được rằng nền văn hóa và lịch sử riêng của họ chỉ có một ý nghĩa giới hạn. Ý thức này đã lấy đi một trong các các chống đỡ đức tin quan trọng nhất ở bề ngoài, tức đặc tính tuyệt đối của Kitô Giáo, và đem người Tây Phương tới thuyết tương đối, là một trong các yếu tố đặc trưng nhất của sinh hoạt trí thức hiện nay, một cách nhìn cũng hiện diện nơi tín hữu nữa. Nhưng sẽ là một lầm lỗi khi tin rằng chủ nghĩa duy tương đối hoàn toàn xấu xa. Nếu nó dẫn ta tới chỗ thừa nhận tính tương đối của mọi hình thức văn hóa nhân bản và nhờ thế ghi khắc một lòng khiêm nhường khiến ta không đặt bất cứ di sản nhân bản hay lịch sử nào lên hàng tuyệt đối , thì chủ nghĩa duy tương đối có thể giúp ta cổ vũ sự hiểu biết mới mẻ giữa con người với nhau và mở được nhiều biên giới trước đây bị đóng kín. Nếu nó giúp ta nhìn nhận tính tương đối và tính hay thay đổi trong các hình thức và định chế chỉ có tính nhân bản, thì thực sự nó đã góp phần vào việc giải thoát tất cả những gì thực sự tuyệt đối ra khỏi những cái khung chỉ tuyệt đối ở bề ngoài và nhờ đó giúp ta nhìn ra thể thực sự tuyệt đối này một cách rõ ràng hơn trong cái nét tinh ròng thực sự của nó. Chỉ khi nào chủ nghĩa duy tương đối bác bỏ mọi thể tuyệt đối và chỉ nhìn nhận các thể tương đối mà thôi, nó mới thực sự bác bỏ đức tin” (4).
Trong mối ưu tư mới đối với các giá trị đặc biệt của các dân tộc ở ngoài Âu Châu, Giáo Hội có nhiệm vụ vun sới tính hợp nhất của đức tin và việc thờ phượng trong khi thực thi sứ mệnh tạo hòa bình vượt trên mọi biên giới.
Tình thế trên kêu gọi Công Đồng phải tự xét mình ngõ hầu mở rộng cửa hơn trước để Giáo Hội đón nhận các dị biệt trong nền văn hóa của con người, một việc rất thích đáng đối với tính Công Giáo. Trong tư cách một dân tộc thực sự tâm linh do Thần Khí và nước sinh ra (Ga 3:5), Giáo Hội phải luôn mở cửa đón nhận các dị biệt của nhân loại và “trong khuôn khổ cao hơn của hợp nhất, Giáo Hội phải thể hiện luật đa dạng” (5). Muốn làm cho Đạo Công Giáo được Công Giáo hơn, điều trên phải dẫn tới các hậu quả sau đây:
* Không phải mọi luật lệ đều có giá trị như nhau tại mọi quốc gia.
* Dù việc thờ phượng theo phụng vụ phải là dấu chỉ hợp nhất, nhưng nó cũng phải phát biểu được một cách thích đáng đặc tính chuyên biệt của một nền văn hóa nhất định, nếu nó muốn là sự thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần một dân tộc (Rm 12:1).
* Thẩm quyền giám mục địa phương phải được tăng cường cách tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu của các Giáo Hội đặc thù, trong khi vẫn duy trì các giám mục hợp nhất với toàn bộ hàng giám mục quanh trung tâm ổn định là Ngôi Tòa Phêrô.
2. Tác động của kỹ thuật
Về phương diện tôn giáo, nền văn hóa mới của kỹ thuật tác động tới con người nhân bản một cách khác với các con người nhân bản của các nền văn hóa trước đây. Con người nhân bản trước đây có nhiều gặp gỡ trực tiếp với thiên nhiên, còn thế giới ta đang gặp mang nhiều dấu ấn của lao công và tổ chức nhân bản.
Về phương diện lịch sử, các gặp gỡ trực tiếp với thế giới tự nhiên là khởi điểm rất quan trọng đối với kinh nghiệm tôn giáo, vì Thiên Chúa vốn phải được biết đến nhờ các sự vật Người đã dựng nên (Rm 1:20). Nhưng ngày nay, ta đang rất thiếu cái nguồn quan trọng ấy của kinh nghiệm tôn giáo, như thấy rõ trong việc xuống dốc đức tin nơi các công nhân kỹ nghệ hiện đại.
Nhưng ta không nên coi kỹ thuật như ma qủy, vì Thiên Chúa vốn trao phó trái đất này cho con người cấy trồng và chinh phục (St 2:15, 1:28). Thực vậy, mọi tình huống nhân bản đều có tiềm năng và nguy hiểm của nó, và con người sa ngã thậm chí còn thờ phượng cả các tạo vật tự nhiên của Thiên Chúa. Và kỹ thuật cũng có thể dẫn tới việc thờ phượng chính con người.
Hiện nay, thế giới đã trở thành trần tục một cách bất phản hồi và con người nhân bản xem ra đáng được ca ngợi vì đã tạo ra tiến bộ. Trong tình huống mới này, tôn giáo cần phải tự giải thích và biện minh một cách mới mẻ. Muốn chỉ ra được con đường trước mắt, ta phải trình bày một số xem sét nữa.
3. Tính khả tín của khoa học
Quần chúng ngày nay đặt kỳ vọng khá cao vào khoa học, thậm chí tìm trong đó những giải pháp cho các nhu cầu nhân bản sâu xa như các qui luật thực hành từ các nghiên cứu xã hội như Phúc Trình Kinsey (6), hoặc cho việc chữa trị theo phương pháp điều trị dựa trên các hiểu biết thông sáng về tâm lý học. Nhiều người còn hy vọng thoát khỏi các cuộc tranh đấu thuộc đạo đức học nữa.
Nhưng đây chính là chỗ ta đem ý nghĩa đức tin ra trình bày với những con người của thời đại kỹ thuật.
Con người nhân bản vẫn là một thực thể “vô minh” (A. Carrel) (7) hay là “một hố thẳm vĩ đại” (Thánh Augustinô). Các phương pháp khoa học ngày nay dĩ nhiên đã cố gắng giải thích nhiều điều về hố thẳm này, nhưng luôn luôn vẫn còn lại một điều gì đó chưa được giải thích và không thể giải thích, vượt quá cả xã hội học, tâm lý học, nghiên cứu sư phạm, hay bất cứ gì gì khác. Điều còn lại này có tính căn bản, đúng hơn có tính quyết định đối với bất cứ điều gì được thích đáng coi là nhân bản. Tình yêu vẫn còn là phép lạ vĩ đại vượt quá mọi tính toán. Mặc cảm tội lỗi vẫn còn là khả thể đen tối mà các con số thống kê sẽ không thể nào viện lẽ bỏ qua được. Tận thẳm sâu trái tim con người, nỗi cô đơn vẫn còn đó để kêu gào vô biên và sẽ không tìm thấy thoả mãn tối hậu ở bất cứ điều gì khác. Điều vẫn còn mãi mãi đúng là solo Dios basta (một mình Thiên Chúa đã đủ) (9). Chỉ có vô biên mới đủ cho con người nhân bản; đấu đong thực sự của họ không là gì khác mà là vô biên.
Có thể nào làm cho con người kỹ thuật ý thức được điều đó không? Dù không còn thiên nhiên để nói với họ về Thiên Chúa nữa, những con người này vẫn còn có họ và trái tim biết kêu gào Thiên Chúa của họ. Điều này đúng cả khi họ không hiểu nổi thứ ngôn ngữ phát sinh từ nỗi cô đơn và cần tới các nhà giải thích để minh giải ý nghĩa của nó (10).
Trong thời đại kỹ thuật này, tôn giáo sẽ ít ỏi về nội dung nhưng có lẽ nội dung này sẽ sâu sắc hơn. Muốn đem lại cho người ta sự trợ giúp họ mong chờ, Giáo Hội nên từ bỏ những hình thức bề ngoài xưa cũ, cho phép những điều thực sự thuộc đức tin được sáng tỏ hơn như những vấn đề có giá trị lâu dài.
Giáo Hội phải tự chứng tỏ mình không hề sợ sệt khi đứng trước khoa học, vì mình nắm được chân lý của Thiên Chúa, một chân lý không bị bất cứ tiến bộ chân chính nào nói ngược lại được. Sự chắc chắn, dùng làm nền cho tự do và phong thái của Giáo Hội, có khả năng dẫn người đương thời tới đức tin không gì thắng nổi, đến cả thế gian cũng không, vì đức tin này chứa đựng sức mạnh có thể thắng được thế gian (1Ga 5:4).
4. Các ý thức hệ
Từ trước đến nay, ta chưa nhắc gì tới thuyết Mácxít, thuyết hiện sinh, và thuyết tân tự do. Tất cả các lý thuyết này đều là các ý thức hệ phát sinh từ một thế giới đã bị biến thành trần tục để thay thế đức tin, làm lối giải thích thế giới và nguồn ý nghĩa của đời sống, do họ đưa ra, nhưng không nhắc gì tới Đấng Siêu Việt Khác kia. Ý thức hệ phát sinh từ con người nhân bản bị ném trở lại với chính mình và hết còn dám đánh cá cho đức tin, nhưng vẫn sản sinh ra điều tôn giáo từng cung cấp.
Hiện nay, nhiều tầng lớp người Âu Châu, Mỹ Châu và Nga đã được “phi ý thức hệ” và sống trong một thế giới quan thực tiễn nhưng khá thu nhỏ, một thế giới quan hết còn hứa hẹn thiên đường tại thế mà chỉ còn dùng để hỗ trợ cho chủ nghĩa tiêu thụ và tiện nghi mà thôi. Nhưng những thứ này không phải là giải đáp cho cuộc tìm kiếm của con người.
Ở đây, Giáo Hội có một trách vụ tích cực, tức là, chứng tỏ cho thế giới thấy: đức tin Kitô Giáo mới là câu trả lời thực sự cho cuộc tìm kiếm ý nghĩa của con người. Giáo Hội phải làm sáng tỏ điều vốn làm cho các cá nhân mê say trong các ý thức hệ, như niềm hy vọng cứu họ khỏi chán chường. Việc này hệ ở lời hứa không phải chỉ dành cho các cá nhân, mà còn cho cả nhân loại, cả địa cầu và khắp thế giới.
Kitô Giáo thế kỷ 19 đi quá xa trong việc tập chú vào ơn cứu rỗi đời đời của cá nhân, mà quên khuấy niềm hy vọng phổ quát mà Kitô Giáo vốn dành cho toàn bộ thế giới tạo dựng; tất cả đều được dự tính cứu thoát, vì Chúa Kitô là chúa tể mọi loài.
“Kitô Giáo có nghĩa vụ phải suy nghĩ thấu đáo trở lại và thoả mãn sự nhiệt tình của con người hiện đại đối với thế giới, với lối giải thích tươi mới về thế giới, coi nó như một sáng thế biết làm chứng cho vinh quang Thiên Chúa và như một toàn bộ được dự trù cứu rỗi trong Chúa Kitô. Người không phải chỉ là đầu của Giáo Hội, mà còn là Chúa của sáng thế nữa” (Eph 1:22; Cl 2:10; Pl 2:9ff) (11).
Thuyết duy tự do cổ vũ nhiều giá trị đích thực như khoan dung kính trọng quyền tự do thiêng liêng của người khác và cố gắng vô điều kiện để trung thực đối với và chống lại các khẩu hiệu tuyên truyền. Kitô hữu rất nên ủng hộ những quan điểm này, vì chúng là nền tảng để ta chống lại mọi chủ trương toàn trị. Tại Công Đồng, Giáo Hội nên rà xét lại một cách toàn diện và có phê phán các thực hành của mình, như Danh Mục Các Sách Bị Cấm, một danh mục không khác gì các hạn chế toàn trị đối với việc đi tìm chân lý.
“Đức Thánh Cha đặc biệt nói tới Công Đồng sắp tới như một công đồng cải cách nhằm xử lý các vấn đề thực tiễn. Bằng việc xem sét lại các hình thức cổ xưa, Công Đồng sẽ tìm ra hàng loạt các trách vụ xem ra chỉ liên hệ tới bề ngoài, thậm chí đều nhỏ mọn. Nhưng nếu đem ra thực thi, các hành động này sẽ làm cho Giáo Hội thành dễ lui tới hơn đối với con người hiện đại, như là nhà Cha trong đó họ được cư ngụ đầy hân hoan và an ổn” (12).
Các ý nghĩ kết luận
Từ trước đến nay, ta mới chỉ nói tới thế giới ở bên ngoài Giáo Hội, chưa nói tới tình thế hiện nay của Giáo Hội, một Giáo Hội mà nửa thế kỷ vừa qua đã mang lại nhiều lợi ích mà vào thời Vatican I chưa ai dám nghĩ tới. Các đặc sủng của Thần Khí Thiên Chúa dư tràn tạo nên sinh khí cho Giáo Hội và các đặc sủng này giữ được vị trí của chúng trong trật tự do thẩm quyền cai trị thông thường của Giáo Hội tạo nên.
Hai phong trào rộng lớn đã xuất hiện và được chính thức nhìn nhận có liên quan tới toàn thể Giáo Hội, tức phong trào Thánh Mẫu do Lộ Đức và Fatima thúc đẩy, và phong trào phụng vụ khởi đầu trong các đan viện Biển Đức ở Pháp, Bỉ, và Đức. Phong trào sau đã hướng dẫn nhiều người khám phá ra Thánh Kinh cách mới mẻ, và cả các Giáo Phụ nữa, và việc này đã tạo điều kiện để đối thoại với các Kitô hữu ly khai và gần đây nhất đã dẫn đến việc thành lập ra Văn Phòng mới để Cổ Vũ Sự Hợp Nhất Kitô Giáo.
Nhưng điều lạ là hai phong trào này, với những thúc đẩy riêng, rất xa lạ đối với nhau. Có thể nói lòng đạo đức phụng vụ có tính “khách quan và bí tích” còn lòng sùng kinh Thánh Mẫu thì có tính “chủ quan và cá nhân”. Trong phụng vụ, người ta đi “từ Chúa Kitô tới Chúa Cha”, còn lòng tôn sùng Đức Mẹ thì đi “tới Chúa Kitô qua Đức Mẹ”. Dù cả hai có mặt khắp nơi, nhưng phong trào Thánh Mẫu nở rộ tại Ý và các lãnh thổ nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong khi phong trào phụng vụ thì mạnh ở Pháp và ở Đức.
Hiện tượng trên cho thấy trước nhất: tính đa dạng làm ta ra phong phú, vì nhờ nó, ta đem các đặc sủng riêng của ta vào sự hợp nhất của nhiệm thể Chúa Kitô. Ta khó có thể tưởng tượng được hết các phong phú mới mẻ sẽ xẩy tới khi các đặc sủng của Châu Á và Châu Phi được đem vào đóng góp cho toàn thể Giáo Hội.
Ta thoáng thấy hai phong trào này bắt đầu được thống nhất với quan niệm thấu suốt cho rằng Đức Maria không nên đứng một mình, mà ngài nên là ảnh tượng và là hình tượng của Mater Ecclesia (Mẹ Giáo Hội). Ngài muốn cho thấy lòng sùng kính Kitô Giáo không để các cá nhân một mình đối diện với Thiên Chúa, nhưng đưa họ vào một cộng đồng các thánh, nơi Đức Maria là nhân vật trung tâm trong tư cách Mẹ của Chúa. Ngài muốn cho thấy: Chúa Kitô cũng không ở một mình mà có ý hướng tạo lập các tín hữu thành một Thân Thể với chính Người, có “trọn Chúa Kitô, đầu mình và chân tay” (Thánh Augustinô).
Cộng đồng này đến với nhau trong lời kinh phụng vụ và trong các thập niên sắp tới, phong trào phụng vụ nên tìm cách tích hợp lòng sùng kính Thánh Mẫu với các đặc điểm ấm áp, cam kết bản thân và sẵn sàng làm việc đền tội của nó, trong khi phát huy nơi người sùng kính Đức Mẹ một sự chừng mực thánh thiện và trong sáng có kỷ cương tìm thấy trong các qui phạm cầu nguyện và thờ phượng của các tín hữu sơ khai (13).
Sau cùng, là chứng tá đau khổ và tử đạo vốn là đặc điểm của nửa bán thế kỷ vừa qua, có khi còn rộng lớn hơn cả ba thế kỷ đầu của cuộc bách hại Rôma. Việc này cho ta lý do vững chãi để đừng than vãn tình thế tâm linh hiện nay của ta, coi nó như mỏi mệt và nghèo nàn, vì quả thực sức mạnh của Chúa Thánh Thần không hề vắng bóng giữa các dấu hiệu như thế về một sinh hoạt đầy chiến thắng.
Công Đồng phải phục vụ sinh khí ấy của Giáo Hội, phát huy chứng tá đời sống Kitô Giáo hơn là ban hành các tín lý. Điều này sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy điều gì mới thực sự là trung tâm, tức là: Chúa Kitô không phải chỉ là “Chúa Kitô của hôm qua” mà là Chúa Kitô của “hôm qua, hôm nay và mãi mãi” (Dt 13:8).
Ghi chú
(1) Bản tiếng Pháp đăng trong Documentation catholique 59 (18 tháng hai, 1962)
(2) "Kardinal Frings uber das Konzil" Trích trong Herder-Korrespondenz 16 (1961/1962) 169.
(3) Ibid., 169
(4) Ibid., 170
(5) Ibid.
(6) A.C Kinsey et Al. Sexual Behaviour in the Human Male, Philadelphia, 1948
(7) A. Carrel, Man, The Unknown, London 1935
(8) Confessions, X,8
(9) Thánh Têrêxa Avila, kết thúc bài thơ bẩy giòng "làm đồ đánh dấu sách", tìm thấy sau khi ThánhNữ qua đời năm 1582.
(10) "Kardinal Frings uber Konzil", 171
(11) Ibid., 172-173
(12) Ibid., 174
(13) Phần này đã gợi hứng nhiều suy tư của các thần học gia, như É. Fouilloux "Mouvements théologico-spirituels et concile"...
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Đoá Lan Hài
Nguyễn Ngọc Liên
22:11 05/01/2014
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Lan hài bừng nở cánh xuân
Hương bay theo gió nắng hồng thêu hoa.
(Trích thơ của Hồng Vinh)