Khoa học gia vò đầu, bứt tóc, bóp trán suy nghĩ tìm câu trả lời cho sự khác biệt khi họ thí nghiệm trồng rau. Cùng hạt giống, cùng mảnh vườn, cùng khí hậu, cùng loại phân bón, cùng giờ bón phân, cùng giờ tưới nước thế mà rau cây thì to, cây thì còi. Cây mạnh khoẻ, cây còm, ốm tong teo. Tủi người trồng, tội thân rau, mắc cở chủ vườn, nản lòng người tưới nước, bón phân. Khi người ta gieo vãi hột. Vừa nứt mắt, người ta dùng vòi nước tưới. Sức nước mạnh quá làm bật gốc một số cây non. Toàn thân nó lộn nhào, ngọn vùi xuống đất, rễ chổng lên trời. Đã thế vẫn chưa xong, vòi nước cứ phun đi, phun lại, đất trôi, chôn nó chìm sâu xuống đất. Nó không chết là may. Nhờ đất mềm nhão mà nó ngóc đầu gượng dậy được. Ngày sau, người ta lại tưới tiếp. Thân non mềm của nó bị nước phun xối xả khiến cả vườn rau rạp xuống một phía. Những cây rau ngoài bìa chịu trận, che bớt sức ép của nước cho những cây giữa vườn. Qua đêm rau mới gượng tỉnh lại thì lại đúng giờ tưới vườn. Rau cứ như chết đi, sống lại. Đây là cảnh khổ chung của cả vườn rau. Cây ngoài bìa chịu trận nhiều hơn, cây giữa vườn nhẹ hơn.

Theo nguyên tắc vun trồng, cây đủ nước, đủ phân, khí hậu thích hợp sẽ tươi tốt. Nguyên tắc là thế, thực hành không thành đạt là điều ngành khoa học thực vật khúc mắc.

Có sự khác biệt một trời, một biển giữa nước mưa và nước vòi. Thiên nhiên tài hơn con người gấp triệu lần. Sự khác biệt này sáng tỏ như ban ngày nhưng ngành khoa học thực vật không nhận ra. Thực ra khả năng họ giới hạn không thể thực hiện được điều loài cây, lá cỏ mong muốn. Người ta chế tạo đủ các loại phân bón giúp cây phát triển. Nào là phân cho rễ, cho lá, cho hoa, từng loại thảo mộc. Họ thành công trong việc cho ra trái rũ cành, thành công trong việc biến mất hạt, thành công trong việc tháp cây. Có điều quan trọng nhất họ thất bại, không đủ khả năng thực hiện cả hiện tại lẫn tương lai. Đó là tưới cây theo cách trời mưa. Cành cây, lá cỏ nào cũng ưa thích nước mưa hơn nước giếng, nước lọc. Nước mưa trong vắt, không chất bổ, không sinh tố, không hoá chất, hoàn toàn tinh khiết. Không phải vì tinh khiết, cũng không phải vì khí hậu mát mẻ sau cơn mưa mà chính là cách thiên nhiên tưới cây.

Khi người ta tưới cây, nước liên tục bắn mạnh vào thân, vào lá khiến thân thì om, lá thì rũ bởi sức nước mạnh, bắn từ vòi nước; tưới với tốc độ liên tục vì thế sau khi tưới, cây mất thời gian trị thương, dưỡng sức. Trong khi đó rễ chuyển nước qua thân, đưa lên lá luyện thành nhựa nuôi thân. Bởi cả lá lẫn thân đều bị nội thương nên mức luyện nhựa bị giảm, mức hấp thụ thấp kém. Đến khi tỉnh táo, trị thương gần lành, lại đúng vào dịp người ta tưới tiếp. Tình trạnh này xảy ra liên tục, ngày này qua ngày khác vì thế thân rau liên tục trị thương. Ngày này qua ngày khác chỗ bị thương trở nên sơ cứng, dai, chống lại sức mước của vòi tưới cây. Từ từ, thân rau trở nên chai, cứng; lá biến thể, dầy hơn bình thường, chống bị rách nát do sức đập của nước. Nhựa luyện chưa tinh tuyền nên thân cây mang màu xám. Thân rau không còn nõn nà, dòn thấu, ngon ngọt như thân hưởng nhờ nước mưa. Tưới cây bằng vòi nước phun là hành hạ cây trước khi cho chúng uống. Cách tưới tốt nhất với con người vẫn là dùng ca nước tưới gào gốc cây. Cách tưới này nhẹ nhàng, thích hợp cho gốc nhưng không tốt cho lá bởi tưới vào gốc cây; lá của cây không được nước tắm gội, bụi đường bám vào vẫn còn nguyên. Tuy nhiên cây chịu đau ít hơn là tưới bằng vòi phun. Bởi trồng cây kĩ nghệ nên không thể theo nguyên tắc tưới từng gốc một. Người ta đặt vòi nhiểu nước từng giọt giúp cây mọc nhưng nước nhỏ giọt một phía nên thân cây phía kia không có nước và cây phát triển không đều.

Khi trời mưa, trừ trường hợp mưa đá, toàn tế bào cây, từ thân đến lá đều mở to ra để đón nước mưa. Trong khi tưới bằng vòi nước tất cả các tế bào cây co quắp lại tránh bị tổn thương. Rõ ràng nhất là sau cơn mưa cành lá cây non tươi mát hẳn lên; trong khi sau khi tưới vòi toàn vườn cây non, rạp về một phía. Nước mưa còn có công dụng khác như là bàn tay thiên nhiên mềm mại, vuốt ve, nhẹ nhàng thoa bóp, (massage) cho từng tế bào cây. Chính nhờ được thoa bóp, vuốt ve nhẹ nhàng mà tế bào cây được kích thích mọc nhanh hơn, phát triển mau hơn, tươi mát hơn và bóng bảy, nõn nà hơn. Điều này thật rõ nét sau cơn mưa. Từng hạt, từng hạt nước mưa, rất đều đặn từ trên cao rơi xuống kích thích tế bào cây, liên tục nhẹ nhàng, xoa bóp cho tế bào cây phát triển. Không như tưới nước vòi, nước phun ra liên tục, tra tấn tế bào cây.

Mưa rơi từng giọt, từng giọt. Mắt thường không nhìn thấy nhưng biết rõ giữa hai giọt mưa có một khoảng cách thời gian có thể là một phần trăm của một giây đồng hồ, nhưng hạt mưa rớt đều đặn, vừa đủ; khoảng cách giữa hai hạt mưa là nguồn cảm hứng cho cây. Nước mưa chảy từ ngọn cây dọc theo thân vừa lau đi cát bụi, vừa tạo nên làm sóng nhẹ lan sang các tế bào khác của thân tạo nên mối giao thoa, kích thích liên kết giữa các tế bào. Từng giọt nước rơi xuống nước, mỗi hạt tạo nên nhiều vòng tròn tỏa lan dần, nó chạm vào gốc cây là nguồn kích thích khác giúp gốc cây phát triển. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng mưa giống nhau mà có lúc mưa to, lúc mưa nhỏ như thế mức độ ma sát thân và lá cũng khác biệt. Khi ma sát mạnh, lúc lại nhẹ nhàng; khi lăn tăn khi mãnh liệt. Khi mực nước mưa lên cao thì cũng là lúc những tế bào thân được ma sát nhiều hơn, tế bào thân dưới nước được các vòng nước ma sát chạm tới sát gốc cây. Mức ma sát này liên tục hơn, nhẹ nhàng hơn khi giòng nước chảy qua thân trào vào cánh đồng khác sau cơn mưa.

Khoa học thực vật dùng thuốc sát trùng giết sâu rầy. Thuốc giết sâu rầy, ít nhiều có ảnh hưởng đến cây bởi chất độc đó thấm vào cây làm cây bị tổn thương. Thuốc sâu rầy không giết sâu làm hại rễ non của cây bởi nó ẩn mình sâu trong đất phá hoại, đến khi nhận ra đọt héo, lá quăn thì đã quá trễ. Cây bị chết đứng là thế đó. Thiên nhiên có cách giết côn trùng phá rễ tuyệt vời. Mưa rơi, nước đầy cánh đồng, côn trùng không thể ẩn mình sâu dưới nước mãi mà phải chui lên khỏi mặt đất để thở. Dễ dàng thôi, đàn chim đâu đó bay đến hưởng một 'bữa tiệc' côn trùng thịnh soạn. Vẫn chưa hết, nắng trời làm cho nước cạn từ từ nóng lên vì thế những côn trùng nào nằm lì sâu dưới nước bị sức nóng bò lên cho bằng hết. Sức nóng trong nước còn có khả năng diệt hết vi khuẩn, trứng của côn trùng bám quanh rễ cây. Như thế cây hoàn toàn thoát khỏi mức phá hoại của côn trùng và phát triển tươi tốt, nhanh chóng. Đây chính là chìa khoá giúp cây phát triển khi trời mưa. Mưa nắng còn có công dụng nấu chín trứng côn trùng nơi lá và thân cây. Mưa tạo độ ẩm khiến tổ sâu bị ướt. Nắng to từ từ hun. Trước khi làm khô ổ trứng, ánh nắng đủ nóng tiêu diệt trứng sâu bọ trong tổ. Vì thế mưa ban ngày còn có công dụng diệt trùng từ trong trứng nước. Thiên nhiên điều khiển mức độ côn trùng vừa đủ giúp cây phát triển. Mưa đêm có công dụng điều khiển mức độ sinh nảy của cây. Hạt mưa rơi vào cánh hoa, hạt này tiếp theo hạt kia, lau sạch bụi phấn hoa vì thế hoa không thể tạo trái, sinh hạt cho thế hệ kế tiếp. Ngày đến, con ong, cái kiến, cánh bướm đến hút mật, ăn nhụy. Cánh hoa vẫn tươi đẹp nhưng mất khả năng sinh tồn cho thế hệ kế tiếp.
Ngành khoa học thực vật không đủ khả năng thực hiện được điều thiên nhiên nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, ngay cả việc kiểm soát số lượng cây.

TiengChuong.org