Nhân Lễ Thánh Gia: Gia đình và Những Vấn Nạn.

Hôm nay Giáo Hội mừng Lễ Thánh Gia, một gia đình Thánh, là gương mẫu cho tất cả các gia đình Công Giáo. Một gia đình với Thánh Giuse là Cha, với Đức Maria là Mẹ và Chúa Giêsu là con. Trong gia đình,mọi người yêu thương nhau và làm tròn bổn phận của mình đối với nhau và đối với Thiên Chúa.

Khi nghĩ đến gia đình, tôi luôn nhớ về cha tôi, nhất là hình ảnh của cha trong những bữa cơm tối gia đình quây quần. Cha tôi thường có những lời khuyên chúng tôi về cách sống theo lời Chúa dạy qua những sự việc xảy ra hằng ngày. Tôi không nhớ hết những lời khuyên dạy của cha, nhưng tôi luôn tin cha tôi là người luôn sống theo đúng tinh thần của một Kitô hữu. Sau năm 1975, cha tôi, giống những những người dân Sài Gòn, không tìm được việc làm theo khả năng của mình, nên làm đủ mọi công việc lặt vặt để kiếm sống qua ngày. Cuối cùng thì cha tôi đi cuốc đất thuê cho những người trồng rau bán lẻ quanh SàiGòn. Có một buổi tối, một chị đến trả tiền làm công cho cha tôi. Chị đưa cho cha tôi một số tiền tính theo số ngày cha tôi làm cho chị, nhưng cha tôi đã không lấy đủ số tiền được trả với lý do là cha tôi đã già và yếu, nên năng suất công việc không tương xứng với số tiền nhận được. Ai biết cha tôi đã già và năng suất kém? Người ta chỉ trả theo số ngày cha tôi làm việc cho họ thôi mà. Cách hành xử này của cha tôi đã dạy tôi bài học cơ bản là phải thành thật. Không ai biết cha tôi đã yếu sức, nhưng Chúa biết. Trước mặt Chúa thì cha tôi nghĩ là mình chỉ có thể lãnh bằng ngần ấy số tiền mà thôi.

Cha tôi là người rất điều độ về cách ăn uống. Không bữa cơm nào cha tôi ăn hơn ba chén cơm, dù cơm có ngon và tiệc có vui đến mấy. Trong bữa ăn của một gia đình nghèo, cha tôi thường dành những phần gọi là ngon cho gia đình. Tôi nhớ mãi,n ếu bữa ăn có cá kho, thì cha tôi chỉ ăn những miếng da, những miếng vụn còn để những miếng cá ngon cho các con. Nếu có thịt thì cha chỉ chấm mút qua loa và nhường những miếng thịt ít ỏi cho các con. Bây giờ nghĩ lại, hình như cả đời cha tôi không có lấy một bữa ăn ngon, một bữa ăn no, cha tôi đã hy sinh và dành hết cho gia đình.

Người anh cả của tôi đã hy sinh trong chiến tranh vào năm 1972. Khi xác anh tôi được mang về nhà, mọi người khóc thương thảm thiết nhưng cha tôi thì dường như không khóc. Mặt cha tôi đăm chiêu và lâu lâu lại ngước lên trời. Vài ngày sau đám tang, tôi vô tình nghe được tiếng cha tôi khóc vào một đêm khuya lúc cha tôi cầu nguyện. Nghe tiếng cha già khóc với Chúa mà ruột tôi quặn thắt. Tôi biết là cha tôi thương anh em chúng tôi biết là ngần nào.

Hình ảnh thứ hai khi tôi nghĩ về gia đình là mẹ tôi. Mẹ tôi sớm hôm tần tảo nuôi đàn con. Giống như những bà mẹ Việt Nam khác, tôi thấy mẹ tôi dành tất cả mọi sự cho con mà chẳng để lại cho mình chút gì.

Khi tôi đi tù cải tạo, tôi nhớ mãi đôi mắt u buồn rưng rưng ngấn lệ của mẹ khi tiễn tôi đi. Sau năm 1975 và sau những lần đổi tiền, gia đình tôi chẳng còn gì. Chạy ăn từng bữa bo bo với khoai sùng đã muốn cạn hơn, thế mà mẹ vẫn luôn can đảm để an ủi và chăm s óc vợ tôi, đùm bọc hai đứa con nhỏ của tôi khi tôi không có nhà. Mẹ tôi đã cùng vợ tôi chèo non vượt rừng để đến thăm tôi. Mẹ thương tôi vất vả chốn lao tù, mẹ xót xa cho vợ tôi với cảnh làm dâu mà không có chồng. Mẹ vun trồng gia đình nhỏ của tôi. Mẹ thấu hiểu nỗi lo lắng của tôi và sự đợi chờ trong tuyệt vọng của vợ tôi.

Khi gia đình tôi sang định cư ở Mỹ được một năm thì cha tôi mất, tôi không về trong ngày đại tang vì mới qua định cư không có tiền cho một chuyến đi về quá xa. Gia đình tôi âm thầm cùng cầu nguyện cho cha trong căn hộ thuê lạnh lẽo. Tôi cũng khóc cha khi cầu nguyện với Chúa và trong niềm tin, tôi biết là cha tôi vẫn thương tôi như khi cha đang sống và vẫn luôn bên tôi suốt hành trình cuộc đời. Nhớ lại cái đêm cha con chia tay để tôi lên đường định cư. Cha tôi không nói gì vì có lẽ không lời nào diễn tả hết tâm tình yêu con của cha, mà cha cứ ôm tôi thật chặt như thể đây là lần cuối. Mà là lần cuối cha con tôi gặp nhau thật. Viết đến đây tôi lại nghẹn ngào nghĩ về người cha quá cố của mình...

Vài năm sau, tôi lại được tin mẹ bị cơn đau tim hành hạ. Mẹ bị liệt nửa người, không nói được, đôi mắt như mất thần và luôn nhìn về cõi xa xăm nào đó. Vợ chồng tôi vội vàng gom góp và sắp xếp để về thăm mẹ. Ra phi trường đón chúng tôi, mẹ tôi ngồi trên xe lăn. Mẹ không nhận ra tôi, dù tôi quỳ ngay bên gối mẹ và gọi mẹ thật to. Tôi đã âm thầm khóc mẹ, dù mẹ vẫn còn sống, nhựng tôi biết tôi đã mất mẹ từ đấy:

Bao năm con đợi con chờ,
Về quê thăm mẹ nhạt nhòa lệ rơi.
Mẹ không nói được nữa rồi,
Nhìn con ngơ ngác xa vời mắt trông…
Con dâng mẹ đóa hoa hồng,
Mẹ như không nhận, xé lòng con đau.
Hững hờ qua một giây lâu,
Thẫn thờ mắt mẹ, mẹ đâu biết gì?
Mẹ ngồi đó, xác vô tri,
Xe lăn ai đẩy, hồn đi phương nào!
Con ôm mẹ lệ dâng trào,
Cô đơn trống vắng mẹ nào biết con!
Còn đâu ngày tháng chờ con,
Còn đâu giây phút mẹ con tâm tình!
Không gian đóng kín lặng thinh,
Lệ nhòa con khóc một mình mẹ ơi.
Giữa đời biển vắng trùng khơi,
Lênh đênh bến đỗ con côi mẹ gìa!


Thế đấy, tôi được sinh ra và nuôi lớn với tình cha nghĩa mẹ. Cha mẹ tôi đã dành cả đời để chăm sóc nuôi nấng tôi và dạy tôi bài học yêu thương. Tôi nguyện sẽ noi gương cha mẹ để xây đắp gia đình tôi. Bây giời các con tôi đã khôn lớn và tôi đã có cháu. Dòng đời cứ trôi và tôi tin rằng ngày nào đó gia đình tôi lại xum họp nơi bến đỗ là nhà Chúa.

Nhưng nhìn lại xã hội mà tôi đang sống, tôi thấy đơn vị gia đình thay đổi nhiều, nhất là những gia đình Việt Nam ở hải ngoại. Sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái hình như không còn khắng khít như ngày xưa. Những bữa cơm gia đình trở nên hiếm hoi quá và ai cũng bận rộn với công việc riêng.

Những người gìa thì cảm thấy cô đơn hơn. Đối với nhiều cụ, những ngày tháng cuối đời không phải là được vui với con cháu, mà là những bước chân run rẩy nơi nhà hưu dưỡng. Hình ảnh quen thuộc chẳng phải là nụ cười trẻ thơ mà là hình ảnh những vị bác sĩ, y tá, những chiếc xe lăn. Người gìa đối với xã hội vất chất như những cỗ máy cũ, không còn có ích cho sản xuất nữa, nó đang bị đưa dần và kho chờ ngày phế thải .

Gia đình đang phải đối phó với muôn vàn khó khăn. Nhưng nguy hại nhất l à gia đình đang bị phá hoại khủng khiếp bởi quan niệm hôn nhân đồng phái tính.(same sex-marriage) Nó hủy hoại tận gốc cấu trúc gia đình là nền tảng của xã hội và đang từng bước làm các gia đình tan nát.

Tôi sẽ phải làm gì với những phá hoại mà những kẻ theo chủ nghĩa tự do cá nhân (Libertarianism) và đồng phái tính đang tấn công vào đơn vị gia đình. Nhiều người hiểu lầm rằng quan niệm hôn nhân sai lạc chẳng ảnh huởng gì tới tôi, nên không mấy quan tâm, nhưng nếu hôn nhân đồng tính được hợp thức hoá thì lúc đó chúng ta sẽ phải đối diện với những hậu quả ghê gớm khôn lường.

Khi hôn nhân đồng tính được công nhận trong xã hội, thì gia đình không còn là gia đình nữa. Con cháu chúng ta sẽ không còn ý niệm tốt đẹp về gia đình và những sợi dây liên hệ gia đình vốn đã lỏng lẻo sẽ dễ bị cắt đứt.

chủ trương hôn nhân đồng tính là trái với luật tự nhiên của Thiên Chúa. Con người đua nhau phạm tội và loại Chúa ra khỏi đời sống của mình.

Từ khi tạo thành vũ trụ, Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, có nam, có nữ và thiết lập hôn nhân cho con người."Các ông không đọc thấy điều này sao: " Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người, có nam có nữ" và Người đã phán: " Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thit." Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.".(Mt 19, 4-6)

Đối với quan niệm hôn nhân đồng tính, Thiên Chúa truyền cho con người như sau trong Cựu Ước: "Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm." ( Levi 18:22) và "Khi người đàn ông nào nằm với một người đàn ông như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm; chúng phải bị xử tử, máu chúng đổ xuống đầu chúng." (Levi 20:13).

Một khi sự kết hợp giữa hai người đồng phái tính được chấp nhận, người ta sẽ dần chấp nhận sự kết hợp giữa ba, bốn người với nhau và có thể giũa người và thú vật nữa. Cựu ước nói gì về tình trạng này. "Ngươi không được giao hợp với bất cứ con vật nào, để khỏi ra ô uế vì nó; đàn bà không được đứng trước thú vật để giao cấu với nó: đó là điếu quái đản." (Levi 18-23)

Hôn nhân đồng phái tính cũng đi ngược lại quan niệm chân chính của người dân California. Qua những cuộc bỏ phiếu, họ không chấp nhận hợp thức hóa những cuộc hôn nhân này.

Tại California, tháng 3 năm 2000 cử tri California với 61% đã thông qua dự luật 22 khẳng định chỉ có sự kết hôn giữa một người nam và một người nữ là có giá trị theo luật tiểu bang.

Ngày 4 tháng 11 năm 2008, dự luật số 8 cũng đã được thông qua với tỉ lệ 52%. Dự luật này đã định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp của hai người khác giới tính và loại bỏ quyền kết hôn của những cặp đồng phái tính. Dự luật này đã thành luật vào tháng 6 năm 2008.

Đi ngược lại với lời Chúa dạy và ngược với cả lòng người, ngày 26 tháng 5 năm 2009, Tối Cao Pháp Viện California với 4/3 phiếu thuận, đã quyết định giữ hiệu lực Dự Luật 8 và đồng thời hợp pháp hóa cuộc hôn nhân của 18,000 cặp đồng tính đã kết hôn trước khi dự luật có hiệu lực.

Việc hợp thức hóa hôn nhân đồng phái tính không dừng lại ở đó, mà nó còn đi xa hơn như ở tiểu bang Massachussetts, dẫn đến việc cha mẹ sẽ không được dạy con về đạo đức và hôn nhân, những người kinh doanh thương mại như bác sĩ, các nhà giáo dục không được tự do hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức của mình, sẽ không có tự do tôn giáo, các em bé mồ côi được nuôi lớn trong gia đình đồng phái tính sẽ mất đi ý niệm về gia đình và xã hội sẽ đi đến chỗ đại loạn.

Người Kitô hữu có trách nhiệm cầu nguyện và đóng góp cho việc duy trì cấu trúc gia đình theo Chúa dạy .

Người Kitô hữu cũng cần phải học hỏi để biết thêm về những nguy cơ trần tục đang dần phá hủy niềm tin tôn giáo của bao người. Biết dùng quyền công dân qua lá phiếu để nói lên quan niệm đúng đắn về hôn nhân. Khôn ngoan trong việc bầu chọn những vị dân cử đại diện cho mình. Không phải bất cứ ứng viên mang danh là Kitô hữu đều thực thi niềm tin của mình trong nghị trường. Nữ dân biểu Nancy Polosi của tiểu bang California, thuộc đảng Dân Chủ, là người Công Giáo, là chủ tịch thứ 60 của Hạ Viện Hoa Kỳ đã công khai ủng hộ phá thai và hôn nhân đồng tính.

Lạy Chúa, con tin vào quyền phép của Chúa. Xin Chúa ra tay cứu giúp xã hội chúng con đang sống để mỗi gia đình biết nhìn lên Thánh Gia là gương mẫu cho các gia đình mà biết yêu thương, hy sinh cho nhau và giúp nhau nên thánh.

Xin cho những người chủ trương hôn nhân đồng phái tính biết nhận ra sai lầm của mình và cùng chúng con chung sống, thông cảm , tôn trọng nhau để xây dựng xã hội này phù hợp với luật tự nhiên và luật Chúa truyền dạy.

Giuse Thẩm Nguyễn