TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM 3
BÀI 2. THỦ TƯỚNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
(tiếp theo).

c. Độc lập về tài chính. Ngày 30.12.1954, chánh phủ Pháp và đại diện 3 nước Việt-Miên-Lào ký Hiệp định Paris, theo đó, Pháp nhìn nhận toàn vẹn chủ quyền tài chánh và tiền tệ của 3 nước Việt-Miên-Lào và có hiệu lực kể từ ngày 02.01.1955. Kết quả là từ nay, ngân khoản viện trợ của các nước được chuyển thẳng vào trương mục của Việt Nam, chứ không phải qua Ngân hàng Pháp quốc (Banque de France) như trước đó. Từ đây, chánh phủ Việt Nam toàn quyền quản lý ngân sách quốc gia.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng những thành quả đạt được trong 6 tháng qua thật đáng khích lệ, Thủ tướng Ngô đình Diệm cho tổ chức Thánh Lễ đêm Giáng sinh ngày 24.12.1954 ngoài sân sau dinh Độc lập, để tạ ơn Thiên Chúa.

D. Những biến cố đáng ghi trong những tháng đầu năm 1955.

1./ Thực thi chủ quyền tài chính.

Từ ngày 02.01.1955, chính phủ Ngô đình Diệm trực tiếp nhận viện trợ từ các nước khác, không phải qua Pháp. Do đó, ngân sách quốc gia chi trả lương cho quân nhân và công chức, tức quân đội tùy thuộc chính phủ.

Ngày 21.01.1955, Thủ tướng yêu cầu Pháp chấm dứt việc huấn luyện Quân đội Quốc gia Việt Nam và, ngày 11.02.1955, tướng Agostini (Pháp) và tướng Lê văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, ký văn kiện chuyển toàn trách nhiệm về Quân đội cho chính phủ Việt Nam. Điều này không làm cho một số sĩ quan thân Pháp lâu nay hài lòng. Bây giờ, họ phải nhận lương hàng tháng từ Thủ tướng Ngô đình Diệm và làm việc với sự cố vấn của sĩ quan Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong số họ, có những kẻ đã đánh giết những dân ta kháng chiến chống Pháp từ 1945 khi họ phục vụ trong quân đội hay công an Pháp như Trần văn Đôn, Lê văn Kim, Dương văn Minh, Mai hữu Xuân, Trần thiện Khiêm, Đặng văn Quang, Đỗ Mậu…

Ngày 12.02.1955, chính phủ thâu hồi lại quyền quản trị thương cảng Sài Gòn từ tay người Pháp.

2./ Sự hợp tác của các giáo phái.

Vào năm 1955, Pháp ngưng viện trợ các giáo phái Cao đài, Hòa hảo và Bình xuyên để xây dựng các lực lượng quân sự khoảng 20 ngàn quân, mua khí giới và còn có một số tiền mặt khá quan trọng khác. Bây giờ, họ phải cần sự tài trợ từ ngân sách quốc gia, tức phải xin chánh phủ Ngô đình Diệm. Đây là là yếu tố quan trọng nhứt để định đoạt thái độ các giáo phái đối với ông Diệm, vị Thủ tướng hợp pháp. Nhờ đó, ông Diệm đã thành công trong việc chấn chỉnh Quân đội và chấm dứt các giáo phái võ trang do thực dân Pháp dựng nên để chống Cộng.

Ngày 14.01.1955, đại tá Nguyễn văn Huệ (Hòa hảo), tham mưu truởng của tuớng Trần văn Sóai, đem 3.500 người về với Quân đội Việt Nam. Ngày 13.02.1955, Lực lượng Kháng chiến Liên Minh Quốc gia do tuớng Trình minh Thế (Cao Đài) dẫn 5,000 quân về ủng hộ Thủ tướng Diệm. Các binh sĩ dưới quyền ông được sát nhập vào Quân đội Quốc gia, và ông Thế mang quân hàm Thiếu tướng. Ngày 10.03.1955, Thiếu tá Nguyễn văn Đầy với 5.000 quân. Tướng Nguyễn giác Ngộ, Lưc lượng Dân xã Hòa hảo, đã hứa đem 8,000 quân về, ngày 23.02.1955, nhưng chỉ thực hiện trong tháng 5, sau khi Bình Xuyên phải đầu hàng và Bảy Viễn trốn qua Pháp.

2./ Bình Xuyên tan rã.

a. Bài trừ tứ đổ tường.

Ngày 01.01.1955, giấy phép mở sòng bạc Đại Thế Giới (Grande Monde) hết hạn. Nhưng Thủ tướng ký nghị định chấm dứt quyền khai thác cờ bạc tại Đại thế giới và mãi dâm tại Bình khang của Bình xuyên vì chủ trương của chánh phủ là bài trừ tứ đổ tường (cờ bạc, rượu chè, trai gái và hút á phiện), khiến họ không còn nguồn thu tài chính duy nhất. Trong đó, mỗi ngày, họ phải nộp cho Quốc trưởng Bảo Đại một triệu đồng (khoảng 28.500 Mỹ kim).

[Sòng bạc Đại Thế Giới do Toàn quyền Pháp Thierry d’Argenlieu cho phép mở năm 1946, mặc dù Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh cầm đầu chánh phủ Nam kỳ phản đối. Các Hoa kiều Chợ lớn trúng thầu trong hai năm đầu, trả 200 ngàn đồng mỗi ngày. Sau đó, người Hoa từ Aùo Môn khai thác thêm vũ trường với vũ nữ và gái điếm hạng sang, trả 400 ngàn đồng/ngày. Năm 1950, Bảo Đại can thiệp để ông Lê văn Viễn (Bảy Viễn), cầm đầu Bình Xuyên, được Pháp phát lương để nắm quyền Chợ lớn và nhiều quận thuộc tỉnh Gò công. Oâng chịu trả cho Bảo Đại 100 ngàn đồng/ngày, cho bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) 100 ngàn đồng/ngày, cho Nguyễn Đệ (bí thư Bảo Đại) 10 ngàn đồng/ngày. Ngoài ra, Bảo Đại còn cử ông Lai văn Sang, đàn em Bảy Viễn làm Tổng Giám đốc Công an Cảnh sát Quốc gia. Tháng 02.1952, Bảo Đại phong Bảy Viễn quân hàm Thiếu tướng. Bảy Viễn còn là chủ sòng bạc Kim Chung (Cloche d'Or).]

Thủ tướng Ngô đình Diệm cũng yêu cầu Bảo Đại thâu hồi lại đạo dụ cử Lai văn Sang làm tổng giám đôc công an, cảnh sát để ông cử một người khác thay. Trong thông điệp trả lời, Bảo Đại xác nhận sự tín nhiệm nơi ông Diệm trong chức vụ Thủ tướng, nhưng không đề cập gì đến yêu cầu trên. Nhưng, quyết định lành mạnh hóa xã hội này sẽ làm cho Bảy Viễn và Bảo Đại mất một mối lợi to lớn khiến họ sẽ cùng thực dân Pháp liên minh với nhau để đối phó với vị Thủ tướng đang được lòng dân.

b. Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia.

Do sự thúc đẩy của Bảo Đại và thực dân Pháp, ngày 05.05.1955, Bảy Viễn mời đại diện các giáo phái họp tại Chợ Lớn với lý do là miền Nam cần một chính phủ tốt hơn là chính phủ do Diệm ‘điên’ cầm đầu. Do đó, ông khuyên các giáo phái và Bình Xuyên đoàn kết để đòi nắm giữ các bộ then chốt về tài chánh, kinh tế và để ông Diệm chỉ làm vị mà thôi. Với tham vọng có thêm quyền hành và tiền bạc, các ‘tư tưởng lớn’ gặp nhau để đồng ý thành lập ‘Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia’. Họ cử Hộ pháp Phạm Công Tắc (Cao Đài) làm Chủ tịch và ông Lê quang Vinh (Hòa Hảo, tự Ba Cụt) làm Tư lệnh quân sự. Tham dự phiên họp, còn có ông Nguyễn Đệ (Bảo Đại), các chính trị gia Nguyên tôn Hoàn (đảng Đại việt miền Nam), Phan quang Đán (đảng Dân chủ), Hồ hữu Tường… và hai tướng Cao Đài Trình minh Thế (đã về hợp tác với ông Diệm) và Nguyễn Thành Phương (đang chuẩn bị về hợp tác chánh phủ).

Hoa kỳ không muốn thấy Mỹ chi tiền mà Pháp thao túng chính truờng Việt Nam, ngày 08.03.1955, Tổng thống Eisenhower tái xác nhận vẫn tiếp tục ủng hộ Thủ tướng Ngô đình Diệm nếu phải bác bỏ yêu sách của Mặt trận và gởi bản sao tuyên bố cho Bảo Đại.

Ngày 22.03.1955, Mặt trận gởi tối hậu thư cho Thủ tướng Diệm và cho thời hạn 5 ngày sau phải thỏa mãn các yêu sách của họ. Nếu không, họ sẽ thi hành những biện pháp cần thiết. Trong đáp thư, Ngô Thủ tướng sẵn sàng điều đình với mặt trận vì tất cả những người yêu nước đều được mời gọi để xây dựng một quốc gia bền vững và thịnh vượng. Rất tiếc, Mặt trận bác bỏ lời mời này. Bình Xuyên đặt súng cối, dọa bắn vào dinh Độc Lập, nếu Thủ tướng Diệm từ chối các yêu sách của họ.

Đầu Xuân 1955, Đạo quân Ngự lâm quân (những quân nhân bảo vệ Quốc trưởng Bảo Đại, quân số cấp trung đoàn) do tướng Nguyễn Văn Vỹ chỉ huy hợp tác với Bình Xuyên. Hành động đó buộc Thủ tướng Diệm phải ngưng chức Tổng Thanh tra Quân đội mà chính ông Diệm đã cử lối sáu tháng trước.

Ngày 27.03.1955, thừa lịnh Thủ tướng, đại tá Đỗ cao Trí tiến chiếm Bộ Chỉ huy Công an Cảnh sát do Bình Xuyên nắm giữ.

c. Tình hình Thủ đô Sài gòn trở nên căng thẳng.

Sáng 29.03.1955, vì muốn kiểm chứng các tin đồn sai sự thật do những người chống ông Diệm tung ra về tinh thần Quân đội, đại tá Lansdale và trung úy Redick (CIA) đến gặp ông Diệm tại dinh Độc Lập. Ông Lansdale nhận thấy tình trạng trong Dinh Độc Lập không giống như lúc tướng Nguyễn văn Hinh dọa đảo chánh. Tiểu đoàn phòng vệ đang bố trí tác chiến vì tin Bình Xuyên sắp tấn công. Oâng xem xét lại hệ thống điện thoại vô tuyến vừa được thiết lập cạnh phòng ông Diệm, để ông liên lạc với các nơi trong trường hợp sự liên lạc bình thường bị cắt đứt. Ông cũng cho ông Diệm biết ông được lệnh không đến dinh Độc Lập và chỉ sử dụng hệ thống vô tuyến này nếu xảy ra sự xung độ giữa những người Việt Nam. Sau đó, ông Diệm trải một bản đồ Saigon–Chợ Lớn trên bàn và chỉ cho ông Lansdale những nơi được báo cáo là Bình Xuyên đã đặt súng cối để bắn vào dinh Độc Lập. Đại tá Lansdale nhận thấy ông Diệm rất bình tĩnh và tự chủ vì nắm vững tình hình và biết mình làm theo lương tâm, chứ không vì tiền bất chính.

Ngày 31.03.1955, trong một buổi lễ long trọng, tướng Cao Đài Nguyễn thành Phương hướng dẫn 8.000 binh sĩ diễn hành trong sân dinh Độc Lập và tuyên hứa ủng hộ chính phủ Ngô Đình Diệm.

Từ cuối tháng 03.1955, nhiều Tổng trưởng đã từ chức, kể cả các tướng Cao Đài, Hòa Hảo và Ngoại trưởng Trần văn Đỗ hay Tổng trưởng kế hoạch Nguyễn văn Thoại cũng như các viên chức cao cấp do Pháp bổ nhiệm. Một số chỉ huy quân sự cũng cho biết rằng họ không muốn can dự vào nội chiến.

Trung tuần tháng 04.1955, Quân đội chính phủ cũng như Bình Xuyên củng cố các vị trí chiến đấu với những bao cát, hàng rào dây thép gai và tăng cường binh sĩ. Các lực lượng Pháp cũng đi vào Sài gòn, đậu chiến xa bên lề đường để bảo vệ lính Bình Xuyên di chuyển tự do. Nhiều đoạn đường, người dân lưu thông ở giữa đường và, hai bên đường, lính hai nhìn nhau quan sát. Người Pháp còn lập ra một khu vực Pháp, sát cạnh dinh Độc Lập.

Ngày 24.04.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cải tổ Nội các với sự tham gia của tướng Trần văn Soái và ông Lương trọng Tường (Hòa hảo) và tướng Nguyền thành Phương (Cao đài). Ngày 25.04.1955, Thủ tướng ký sắc lệnh ngưng chức Tổng giám đốc Công an Cảnh sát của ông Lai văn Sang, Tổng giam đốc CS Quốc gia và cử đại tá Nguyễn ngọc Lễ thay thế.

Hai tướng Ely (Pháp) và Collins (Hoa kỳ) yêu cầu Thủ tướng đề nghị để giải quyết vấn đề giáo phái, gồm 5 điểm chính:

- Chính phủ trở thành lâm thời và liên hiệp với một số người chống ông Diệm.

- Thủ tướng Diệm sẽ cứ một Tổng Giám đốc Công an Cảnh sát, được chính phủ liên hiệp và phe Bình Xuyên chấp nhận để khỏi đổ máu.

- Một hội đồng lâm thời, sẽ được đề cử và nhóm họp vào ngày 15.05.1955, mỗi giáo phái đề cử 60 đại biểu, dân di cư 10, ông Diệm 10. Hội đồng lâm thời này sẽ góp ý kiến với Bảo Đại nên cử ai làm Thủ tướng.

- Một hội đồng tối cao danh dự gồm lãnh tụ các giáo phái.

- Hai người em trai của ông Diệm là ông Ngô đình Nhu và ông Ngô đình Luyện phải rời xứ trong thời gian này.

Một cách khách quan, chúng ta đều thấy các đề nghị này là những giải pháp để hai tướng Pháp và Mỹ Collins thực thi chính sách thực dân cố hữu của Pháp hầu loại trừ ông Diệm khỏi trách nhiệm phục vụ Tổ quốc và Dân tộc mà Bảo Đại đã tha thiết yêu cầu ông nhận ngày 16.06.1954.

(Còn tiếp)