VẬN ĐỘNG NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO

Vào tháng Một năm 2006 một thành phố ở Nam Phi đang chuẩn bị bầu một viên chức chính quyền địa Phương. Mỗi ứng cử viên đã đưa ra những bài quảng cáo trên những nhật báo và tạp chí, trên truyền thanh và truyền hình. Những bài quảng cáo nói về những ý kiến của các ứng cử viên. Một bài quảng cáo đã tạo ra một sự phản kháng mạnh mẽ từ cộng đồng.

Lời quảng cáo này đã xuất hiện trong một tờ báo địa phương. Nó thể hiện dưới hình thức của một lá thư viết cho những chủ gia đình trong một cộng đồng người Ấn Độ. Bức thư đó nói rằng những người Phi da đen không dược phép xây dựng nhà mới ở khu vực này. Bức thư này tuyên bố rằng giết người và cưỡng hiếp sẽ gia tăng trong cộng đồng nếu nếu người Phi da đen cũng sinh sống ở đó. Amichand Rajbansi là một trong những ứng cử viên của cuộc bầu cử này. Tên ông đã được ghi dưới bức thư này.

Ứng cử viên đối lập, Obed Mlaba, đã bị sốc bởi lá thư này. Ông đã công khai phát biểu chống đối lá thư này. Ông Mlaba đã nói những quan tâm của ông trước Ủy ban South African Human Rights Commission. Họ đã phổ biến lá thư này. Ông Rajbansi đã từ chối việc viết lá thư này. Ông đã tuyên bố một thành viên trong đảng chính trị của ông về những ý tưởng phân biệt chủng tộc này. Nhưng South African Human Rights Commission đã đề nghị ông Rajbansi chịu trách nhiệm về lá thư đó. Họ đề nghị ông phải xin lỗi tất cả - và ở những nơi công cộng.

Ông Mlaba và South African Human Rights Commission biết rằng những nhà lãnh đạo có phần quan trọng trong việc đấu tranh chống sự căm thù trong một cộng đồng. Họ có sức mạnh và ảnh hưởng đối với nhiều thành phần. Những nhà lãnh đạo phải nói trung thực và cởi mở về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Họ cũng phải có HÀNH ĐỘNG chống lại cự căm thù.

Lần này chúng ta đề cập tới cách thứ bẩy trong loạt mười cách chống lại tội ác căm thù: vận động những nhà lãnh đạo (lobby leaders)

Sự căm thù có đủ sức mạnh để hủy diệt con người và cộng đồng. Nên Tolerance. org đã đưa ra bản liệt kê mười cách chống lại tội ác căm thù.

Những nhà lãnh đạo tâm huyết và nhiệt thành thì họ có thể thực hiện tích cực để để chiến đấu chống lại tội ác căm thù. Trong thực tế, Tolerance nói rằng “việc chiến đấu chống lại sự căm thù cần những nhà lãnh đạo cộng đồng sẵn sàng giữ một vai trò hoạt động.” Những nhà lãnh đạo cộng đồng phải hành động. Họ phải dùng quyền lực của mình để chiến đấu chống lại sự căm thù. Họ phải là những tấm gương cho dân chúng noi theo.

Đôi khi hành động chống lại sự căm thù đối với các nhà lãnh đạo quả là khó. Một nhà lãnh đạo e sợ mất sự ủng hộ. Một nhà lãnh đạo có thể sợ bị mất việc. Hoặc, một nhà lãnh đạo không có mối quan hệ mật thiết với dân chúng mà mình lãnh đạo. Đó là lý do tại sao Tolerance. org cổ vũ người dân vận động những nhà lãnh đạo. Đó là, người dân có thể đến với nhau. Họ có thể chi phối và bày tỏ với những nhà lãnh đạo của mình. Sau đó những nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt cộng đồng đi đến sự thay đổi hữu ích.

Vậy, làm thế nào để chi phối các nhà lãnh đạo của mình hướng tới sự thay đổi? Bạn có thể cổ vũ họ như thế nào đễ dẫn dắt đấu tranh chống lại sự căm thù? Bạn có thể làm thế nào để vận động những nhà lãnh đạo của mình?

Thứ nhất, Tolerance. org nói hãy hình thành những mối quan hệ với những nhà lãnh đạo cộng đồng của bạn. Những nhà lãnh đạo và cộng đồng gần gũi có thể trao đổi thông tin nhu cầu của mình hữu hiệu hơn.

Thứ hai, Bạn có thể hướng dẫn những nhà lãnh đạo cộng đồng của bạn về sự căm thù. Giúp họ hiểu được những nguyên nhân và hậu quả của sự căm thù. Những nhà lãnh đạo có thể không hiểu rằng sự căm thừ sẽ gây hậu quả đến mọi thành viên của một cộng đồng. Sự căm thù là một vấn đề phức tạp mang tính cộng đồng nghiêm trọng. Khi những nhà lãnh đạo biết những sự việc về lòng căm thù, tức khắc họ sẽ ngăn chặn nó.

Thứ ba, Tolerance. org nói hãy yêu cầu cảnh sát phản ứng trước những biến cố trên dựa vào sự căm thù hoặc tội ác căm thù một cách nhanh chóng và quyết liệt. Đó là việc làm quan trọng mà cảnh sát phải triệt để đầu tư cho những tội ác dựa vào sự căm thù. Phương tiện thông tin đại chúng địa phương như báo chí, truyền thanh và truyền hình thường xuyên đưa tin về những tội ác trong khu vực. Phương tiện truyền thông có thể trình bày cho dân chúng biết về những hậu quả của sự căm thù. Phương tiện truyền thông có thể cổ vũ những cộng đồng thừa nhận những người khác vô điều kiện, những người mà họ là ai hoặc những gì mà họ tin tưởng.

Thứ tư, mong những nhà lãnh đạo lên tiếng phản đối những biến cố dựa vào sự căm thù một cách mạnh mẽ và đại chúng khi chúng thực sự xảy ra. Những nhà lãnh đạo đại diện những nhóm đa số. Khi một nhà lãnh đạo lên tiếng phản đối chống lại sự căm thù, sẽ có tác dụng đến những người nghe. Và nó cũng chi phối đến người nghe khi lên tiếng cho sự nhượng bộ và chấp nhận. Sự nhượng bộ có nghĩa là thừa nhận những người mà không có vấn đề gì, những người mà họ là ai hoặc họ tin tưởng vào điều gì. Nó có nghĩa là tôn trọng sự bình đẳng của mọi người. Nếu một nhà lãnh đạo không lên tiếng phản đối chống lại sự căm thù. Điều đó đồng nghĩa đang gửi một thông điệp. Một thông điệp mà cộng đồng ấy chấp nhận sự căm thù.

Thứ năm, những nhà lãnh đạo phải nêu đích danh những vấn đề. Đôi khi điều nay cũng khó khăn để lên tiếng thẳng thắn và công khai về sự thù ghét. Những nhà lãnh đạo có thể cố gắng tránh sử dụng từ “căm thù.” Hoặc, họ có thể cố gắng để lẩn tránh những vấn đề phức tạp này. Nhưng sự trốn tranh về những vấn đề thuộc sự căm thù sẽ tạo cho những nạn nhân của tội ác căm thù cảm thấy không được sự ủng hộ. Một cộng đồng mà không có tính lương thiện sẽ trở nên chia rẽ. Nó trở nên đau khồ. Và nó cứ để cho sự căm thù tiếp diễn.

Cuối cùng, yêu cầu, hoặc vận động những nhà lãnh đạo của bạn hành động. Những nhà lãnh đạo trong một cộng đồng phải đăc biệt quan tâm tranh đấu chống lại sự căm thù. Yêu cầu những nhà lãnh đạo quan tâm bằng cách phát biểu về những sự kiện hào hợp và hòa giải. Yêu cầu họ tham dự những cuộc họp cộng đồng. Yêu cầu họ phải theo dõi bằng những phương thức lâu dài để giải quyết những vấn đề căm thù đó. Những nhà lãnh đạo tranh đấu chống lai sự căm thù sẽ có những cộng đồng mạnh hơn. Những nạn nhân trong cộng đồng của họ cảm thấy mình được ủng hộ. Toàn bộ cộng đồng sẽ cảm thấy an toàn hơn. Và họ biết cách để phản ứng trước nhưng biến cố dựa vào sự căm thù trong trong tương lai.

Đây là những phương cách hữu hiệu tác động đến những nhà lãnh đạo của bạn để cổ vũ sự nhượng bộ. Nhưng điều gì xảy đến khi một người lãnh đạo đưa ra ý kiến phân biệt chủng tộc? Điều gì xảy đến khi những ứng viên, cảnh sát, hoặc những nhà lãnh đạo cộng đồng cổ vũ sự căm thù thay vì nhượng bộ?

Tolerance. org tin tưởng rằng những thành viên cộng đồng cũng có sức mạnh để cổ vũ hoặc vận động những nhà lãnh đạo ở đây. Tolerance. org động viên những thành viên cộng đồng gây sức ép đối với những nhà lãnh đạo chất chứa sự căm thù. Họ nói bạn có thể tổ chức một nhóm người tin vào sự nhượng bộ. Cổ vũ họ viết thư tới những nhà lãnh đạo. Động viên nhóm của bạn tổ chức những sự kiện tập thể. Những người lãnh đạo cổ vũ sự căm thù hủy diệt cộng đồng. Hãy làm việc để giáo dục và truyền đạt thông tin đến những loại người lãnh đạo này trong cộng đồng của bạn. Giúp họ hiểu rằng người lãnh đạo cần phải quan tâm triệt để trong việc tranh đấu chống lại sự căm thù.