Hôm nay chúng ta tiếp tục chuỗi những cách diển đạt yêu thương của chúng ta. Những lần trước chúng ta đã đề cập đến ba cách diễn đạt yêu thương đầu tiên. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nói về cách diễn đạt yêu thương thứ tư: những hành động phục vụ (acts of service).

Kinh Thánh Ki-tô giáo có một câu chuyện rất quan trọng vê việc phục vụ người khác. Đây là câu chuyện về Đức Giê-su Ki-tô. Nó thể hiện thế nào là hành động phục vụ vì yêu thương. Kinh Thánh nói, “Thế là chúa Giê-su đứng dậy và bước khỏi bàn ăn và cởi áo khoác ngoài của mình. Người quấn một chiếc khăn vải trên cổ tay. Sau đó, Người đổ nước vào môt cái chậu tròn lớn. Đoạn Người bắt đầu rửa chân cho các môn đệ của mình. Rồi Người lấy chiếc khăn lau khô chân họ.”

Chúa Giê-su rửa chân cho từng người. Và sau đó Người giải thích cho họ lý do tại sao Người đã làm như vậy. Chúa Giê-su nói, “Các con có hiểu những gì mà ta đã làm cho các con không? Các con gọi ta là Thầy và là Chúa Trời. Các con hoàn toàn đúng. Đó chình là ta, ta, Chúa Trời và Thầy của các con, đã rửa chân cho các con. Vậy các con hãy rửa chân cho nhau. Ta đã cho các con một tấm gương. Các con hãy làm như ta đã làm cho các con.”

TS. Gary Chapman đã nghiên cứu những cách thức mà người ta cảm và nhận yêu thương. Ông đã mô tả những cách diễn đạt yêu thương này trong cuốn sách của ông “Five Love Languages.” Theo Ts. Chapman, năm cách diễn đạt yêu thương đó là:

Những lời lẽ ân cần chân thực

Bản chất tình thế

Đón nhận những món quà

Những cử chỉ phục vụ

Va chạm thể xác


Ts. Chapman đã nhận ra rằng không phải tất cả mọi người đều cảm và nhận yêu thương theo cùng một cách thức. Ông tin rằng việc bộc lộ yêu thương với người khác nghĩa là biết về cách diễn đạt yêu thương của họ.

Trước đây chúng ta đã trình bày được ba cách diễn đạt yêu thương đầu tiên: những lời lẽ ân cần chân thực, bản chất tình thế, đón nhân những món quà. Lần này chúng ta đề cập đến cách diễn đạt yêu thương thứ tư: những hành động phục vụ (acts of service). Có một số người cảm thấy mình được yêu thương tuyệt đối khi người khác thực hiện những cử chỉ phục vụ đối với họ.

Vậy, hành động phục vụ là gì? Ồ, Chúa Giê-su đã cho chúng ta một tấm gương cao đẹp. Người đã rửa phần thân thể dơ bẩn nhất của các môn đệ Người – bàn chân của họ.

Nhiều ngừi không thích sờ vào bàn chân của người khác! Nhiều lúc họ không hài lòng. Bàn chân có thể là lớp da cứng và lạnh. Nhiều người có thể có bàn chân trông rất lạ. Và bàn chân của những người khác lại có mùi khó chịu! Trong một số nền văn hóa, khi bạn giơ lòng bàn chân trước người nào đó là điều xúc phạm đến phẩm giá của họ.

Vào thời Chúa Giê-su, một người đầy tớ hay nô lệ phải rửa chân cho những khách viếng thăm. Bằng việc rửa chân cho các môn đệ của mình, Chúa Giê-su đang nói với họ rằng Người là đầy tớ của họ. Người là người dẫn dắt họ, nhưng Người săn sàng bằng lòng thực hiện những vệc làm khó khăn và khó chịu.

Việc rửa chân cho họ là một hành động phục vụ. Đó là cử chỉ của yêu thương. Bằng điển hình này, Cúa Giê-su tỏ ra với chúng ta rằng những hành động phục vụ không phải luôn dễ dàng. Chúng không phải là những hành động thú vị.

Chá Giê-su không đòi hỏi chúng ta phải rửa chân cho những người mà chúng ta yêu mến. Mà Người yêu cầu chúng ta hãy yêu mến tha nhân qua những hành động phục vụ. Điều này muốn nói rằng chúng ta có thể thực hiện những điều mà chúng ta cảm thấy không hài lòng khi thực hiện.

Có nhiều tấm gương về hành động phục vụ. Nhưng hành động phục vụ đòi hỏi bạn rằng bạn hành động tất cả vì yêu thương cho một người nào khác. Bạn có thể nấu một bữa ăn. Bạn có thể giặt giũ quần áo. Bạn có thể giúp đỡ chăm sóc con cái, quan tâm đến những vấn đề trong nhà, hay đoan chắc rằng những điều thực hiện một cách đúng đắn. Những hành động phục vụ đòi hỏi phải suy nghĩ, kế hoạch thời gian, nỗ lực và nghị lực.

Hình thành những cử chỉ phục vụ không đòi hỏi bất cứ điều gì được đền đáp. Đó là, bạn không mong chờ người ta làm cho bạn một điều gì đó chỉ vì bạn đã làm một điều gì đó cho họ – phục vụ vô điều kiện.

Mary và Mark đã cưới nhau được nhiều năm. Nhưng hôn nhân của họ chẳng mấy gì là hạnh phúc. Theo Ts. Chapman, đó là vì Mary và Mark không nói với nhau bằng ngôn ngữ yêu thương. Mary đã chỉ trích Mark là chỉ thích đi săn. Nàng mong muốn Mark giúp đỡ mình những công việc trong nhà nhiều hơn. Và Mark lại cảm thấy anh ta như xứng đáng với việc săn bắn. Anh đã làm việc vất vả suốt tuần để kiếm ra tiền cho gia đình. Và anh thích đi săn vào chút thời gian nghỉ cuối tuần.

Ts. Chapman đã lắng nghe cả hai người Mary và Mark. Ông đã khám phá ra rằng cách diễn đạt yêu thương của Mark là lời lẽ ân cần chân thực. Còn cách diễn đạt yêu thương của Mary là những cử chỉ phục vụ. Mark cảm thấy được yêu thương nếu Mary khuyến khích anh. Và Mary cảm thấy được yêu thương hơn nếu Mark giúp đõ nàng nhiều chút nữa. Nhưng thay vì bôc lộ những nhu cầu của mình, Mark và Mary lai lựa chọn tranh cãi. Mary chỉ trích Mark về việc săn bắn. Còn Mark cảm thấy buồn chán vì Mary đay nghiến mình.

Ts. Chapman biết rằng Mary không ghét gì khi Mark đi săn. Chỉ trích Mark việc đi săn chẳng qua là yêu sách để được yêu thương. Mark chẳng thông cảm cho Mary. Nên anh đã có hành động cáu giận.

Ts. Chapman giải thích rằng khi người ta chỉ trích tức họ thực sự diễn tả một nhu cầu thực tế – một nhu cầu yêu thương. Ông gợi ý rằng khi người ta chỉ trích bạn, đó là điều bạn nên lắng nghe một cách chân thành. Đó là vì họ đang nói với bạn những gì họ thiết tha cần đến. Họ đang nói với bạn ngôn ngữ diễn đạt yêu thương của họ là gì. Ts. Chapman không gợi ý chúng ta chỉ trích người khác. Ông nói rằng mọi người luôn bày tỏ nhu cầu của mình bằng cách ân cần cởi mở.

Ts. Chapman yêu cầu Mary đừng cằn nhằn chỉ trích Mark nữa, thay vào đó, ông nói với Mary hãy thổ lộ những gì của mình cho Mark biết.

Kế đó, Ts. Chapman đã giúp Mark biết về cách diễn đạt yêu thương của Mary. Mark bắt đầu giúp Mary những việc vặt trong nhà. Nhưng công việc mà anh ta không thích. Nhưng, anh đã nhận ra rằng anh đang phục vụ Mary tất cả vì yêu thương.

Chẳng mấy chốc, Mary và Mark thấy rằng cả hai cợ chồng đã cảm nhận được yêu thương. Hôn nhân của họ đã khởi sắc. Mary thôi không còn cằn nhằn Mark. Thực ra, nàng cũng muốn chồng mình cảm thấy vui sướng khi đi săn. Và nàng đã nói với Mark điều đó. Mark cảm thấy được vỗ về, an ủi. Và anh nhận ra rằng anh lấy làm sung sướng khi giúp đỡ Mary những công việc trong nhà. Anh thích được yêu thương Mary bắng cách đó.

Chúa Giê-su đã cho chúng ta một gương tốt lành về cách mà chúng ta có thể phục vụ người khác bằng việc hình thành những hành động phục vụ. Đôi khi, yêu mến tha nhân có nghĩa là thực hiện những điều mình không thích. Ngay cả nhưng việc chúng ta sờ vào bàn chân của một người nào khác!

(Trich theo cuốn sách “Five Love Languages.” của Ts. Gary Chapman)