Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ? ( Bài III )

Bài nói chuyện với các linh mục và tu sĩ Việt Nam
Ngày thứ ba, 30.06.2009
Trong Đại Hội VIII, của Hội Liên Tu sĩ Việt Nam tại Pháp
từ 29/06 đến 01/07/2009, tại GXVN Paris



III. Nhìn tới tương lai

Mục đích thứ ba mà Bản Nội Qui đã xác định cho năm thánh là: « Đồng thời cũng nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam theo hình mẫu mà Công đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ như sau: Giáo Hội hiệp thông, Giáo Hội tham gia, Giáo Hội vì loài người » (19).

Làm sao để nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hóa xã hội đang đổi thay ? Làm sao đáp trả tình thương của Chúa và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam ? Ban Tổ Chức Năm Thánh 2010 đã phổ biến từ tháng 10/2008, một bản ĐỀ CƯƠNG giới thiệu 5 đề mục: Thực tại Việt Nam, Mầu nhiệm giáo hội, Sự hiệp thông trong giáo hội, Sứ vụ của giáo hội và Nhũng vấn đề cần quan tâm.
Xin quí cha, quí sư huynh và quí sơ, chúng ta chia nhau thành 5 nhóm, để thảo luận và trao đổi theo những câu hỏi mà Ban Tổ Chức Năm Thánh đã đề ra (20). Sau đó, chúng ta sẽ tổng hợp chung kết quả của cả 5 nhóm.

Nhóm 1. Dẫn Nhập

1. Trong dịp cử hành Năm Thánh 2010, chúng ta có thể làm gì để khơi dậy tâm tình tạ ơn của Dân Chúa tại Việt Nam về hồng ân đức tin đã lãnh nhận ? Ý thức cần phải tạ ơn Thiên Chúa về tặng phẩm đức tin có soi sáng cho lối sống của các tín hữu tại địa phương không ?

Chương I: Thực Tại Việt Nam
1. Trong bối cảnh cụ thể của giáo phận và giáo xứ của các anh chị, đâu là những điểm mạnh và những điểm yếu trong các thực tại của Việt Nam ?
2. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có nhìn những thực tại đó như những dấu chỉ thời đại không ? Làm thế nào để khám phá tiếng Chúa mời gọi qua những thực tại đó ?
3. Dấu chỉ thời đại nào mà cộng đoàn Giáo Hội địa phương đang quan tâm hơn cả ?

Nhóm 2. Chương II: Giáo hội mầu nhiệm

1. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương thâm tín thế nào về căn tính của mình là Dân Thiên Chúa, Thân Mình Đức Kitô và Đền thờ Chúa Thánh Thần ?
2. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về đời sống phụng vụ và bí tích, cách riêng bí tích Thánh Thể và Hòa giải nơi các thành viên của mình ?
3. Lời Chúa đã được triển khai như thế nào trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương, cách riêng nơi các linh mục, tu sĩ và giới trẻ ?
4. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có kế hoạch mục vụ nào để thăng tiến những khía cạnh cốt yếu nhất của đức tin không ?
5. Mầu nhiệm Giáo Hội lữ hành có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của các thành viên trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương ?
6. Việc tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh có tác động thế nào trong đời sống của các tín hữu trong cộng đoàn ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương dành cho Đức Maria địa vị nào trong đời sống đức tin của mình ? Đức Maria đã gần gũi với cộng đoàn như thế nào ? Và lòng sùng kính Đức Maria của các phần tử trong cộng đoàn có được xây dựng trên Lời Chúa, trên thánh truyền và trên hướng dẫn của Giáo hội không ?
7. Các phần tử của cộng đoàn có thật sự chia vui sẻ buồn và chung nỗi lắng lo đối với những anh chị em chung quanh của mình không ?

Nhóm 3. Chương III: Giáo hội hiệp thông và tham gia

1. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về sự đóng góp của giáo dân vào đời sống Giáo Hội ?
2. Trong mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông, cộng đoàn Giáo Hội địa phương làm thế nào để tăng cường vai trò của anh chị em giáo dân vì lợi ích của toàn thể Giáo hội ? Đâu là những thuận lợi và đâu là những thách đố trong việc này ?
3. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về sự cộng tác giữa mọi thành phần dân Chúa để xây dựng vương quốc Thiên Chúa ngay trong hiện tại này ?
4. Những thách đố nào cộng đoàn Giáo Hội địa phương cần phải vượt qua để bày tỏ cho mọi người biết rõ hơn một Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa ?
5. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã nuôi dưỡng và khích lệ như thế nào đối với các đặc sủng mà Thánh Thần khơi dậy lên ?
6. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách nào để biểu lộ rõ nét hơn nữa một Giáo Hội tham gia không ? Đâu là vai trò của các hội đồng mục vụ trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương ?

Nhóm 4. Chương IV: Giáo Hội sứ vụ

1. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về nhiệt tình truyền giáo của mình ? Cộng đoàn đã có phương sách nào để loan báo Đức Giêsu là Đấng Cứu độ duy nhất của nhân loại không ?
2. Cộng đoàn địa phương đã nỗ lực thế nào trong cuộc đối thoại tam diện của mình: đối thoại với người nghèo, với văn hoá, và với các tôn giáo ? Đâu là điểm mạnh của cộng đoàn Giáo Hội địa phương về vấn đề này ?
3. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã để ý đến khía cạnh toàn diện như thế nào trong khi thực thi sứ vụ lãnh nhận từ nơi Chúa ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có thể thăng tiến hơn nữa về khía cạnh này không và như thế nào?
4. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã chú ý đến sứ mạng phục vụ của mình không ? Cộng đoàn đã thu góp được những kinh nghiệm nào để chia sẻ và đóng góp cho những cộng đoàn khác ?
5. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương làm gì để thăng tiến hơn nữa sứ vụ tư tế và tiên tri của mình ? Những anh chị em già cả, ốm yếu, bệnh tật có được khích lệ thật sự để sống những khía cạnh này cách đặc biệt không ?

Nhóm 5. Những Vấn Đề Cần Quan Tâm

1. Trong việc giáo dục, cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã quan tâm đến như thế nào ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá ra sao về trình độ văn hoá của các thành viên trong cộng đoàn của mình ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách nào để tăng triển nền giáo dục cho các thành viên của mình không ?
2. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có gặp trở ngại nào trong việc huấn luyện lương tâm cho các phần thành viên của mình ? Nếu có, cộng đoàn có thể chia sẻ và đóng góp gì cho vấn đề này ?
3. Mục vụ di dân có phải là vấn đề lớn trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương không ? Cộng đoàn đã làm gì để đối diện với thách đố này ? Đâu là thách đố lớn lao nhất mà cộng đoàn Giáo Hội địa phương gặp về phương diện này ? Cộng đoàn đã làm gì để giúp anh chị em di dân hội nhập vào cộng đoàn của mình ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có đề nghị gì thêm về lãnh vực này không ?
4. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có suy nghĩ gì về ảnh hưởng tốt xấu của các phương tiện truyền thông tân tiến trên đời sống của các thành viên trong cộng đoàn ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã có kinh nghiệm gì về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong công việc loan báo Tin Mừng và truyền bá những mẫu sống tốt lành ?
5. Cộng đoàn địa phương tham gia vào các công việc bác ái xã hội như thế nào ? Và việc tham gia đó tác động như thế nào trên đời sống đức tin của cá nhân người Kitô hữu cũng như của cộng đoàn?
6. Cộng đoàn đánh giá như thế nào về ý thức xã hội của các phần tử của mình ? Các phần tử có tích cực để mưu cầu công ích không ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách gì để làm cho các phần tử của mình tăng trưởng ý thức về xã hội, về hòa bình và công bằng ? Cộng đoàn địa phương cộng tác như thế nào với mọi người thiện chí để xây dựng xã hội ?

Bị chú:

Nếu các cha, các sư huynh và các sơ thấy rằng những đề tài trên rộng lớn quá, và muốn hỏi ý kiến con về những đề tài cụ thể và thời sự hơn, thì con xin đề nghị 5 đề tài này, cũng rút ra từ những đề tài do bản Đề Cương gợi ra, và đặc biệt áp dụng vào cộng đoàn địa phương, trong đó mỗi người đang sống:
1. Trong bối cảnh cụ thể của giáo phận và giáo xứ của các anh chị, đâu là những điểm mạnh và những điểm yếu trong các thực tại của Việt Nam ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có nhìn những thực tại đó như những dấu chỉ thời đại không ? Làm thế nào để khám phá tiếng Chúa mời gọi qua những thực tại đó ? Dấu chỉ thời đại nào mà cộng đoàn Giáo Hội địa phương đang quan tâm hơn cả ?
2. Làm sao để cộng tác và tăng cường cộng tác trong chân lý và công bình với chính quyền trung ương và địa phương, để góp phần phát triển quốc gia, quê nhà ? Trong những lãnh vực nào, khía cạnh nào, bình diện nào Giáo hội, giáo phận và giáo xứ có bổn phận phải cộng tác, hoặc không được dính lứu tới ? Cộng đoàn đánh giá như thế nào về ý thức xã hội của các phần tử của mình ? Các phần tử có tích cực để mưu cầu công ích không ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách gì để làm cho các phần tử của mình tăng trưởng ý thức về xã hội, về hòa bình và công bằng ? Cộng đoàn địa phương cộng tác như thế nào với mọi người thiện chí để xây dựng xã hội ?
3. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có suy nghĩ gì về ảnh hưởng tốt xấu của các phương tiện truyền thông tân tiến trên đời sống của các thành viên trong cộng đoàn ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã có kinh nghiệm gì về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong công việc loan báo Tin Mừng và truyền bá những mẫu sống tốt lành ?
4. Cộng đoàn địa phương tham gia vào các công việc bác ái xã hội như thế nào ? Và việc tham gia đó tác động như thế nào trên đời sống đức tin của cá nhân người Kitô hữu cũng như của cộng đoàn?
5. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về nhiệt tình truyền giáo của mình ? Cộng đoàn đã có phương sách nào để loan báo Đức Giêsu là Đấng Cứu độ duy nhất của nhân loại không ? Cộng đoàn địa phương đã nỗ lực thế nào trong cuộc đối thoại tam diện của mình: đối thoại với người nghèo, với văn hoá, và với các tôn giáo ? Đâu là điểm mạnh của cộng đoàn Giáo Hội địa phương về vấn đề này ?

Kính thưa quí cha, quí sư huynh và quí sơ,

Chúng ta vừa cùng nhau về thăm Giáo Hội Việt Nam, để chuẩn bị lòng mình mừng NĂM THÁNH 2010 bằng cách chia sẻ với nhau về lịch sử gần 500 năm truyền giáo của Giáo Hội Việt Nam, về những dấu chỉ lớn lên và trưởng thành của giáo hội ấy và về tương lai của một giáo hội mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ.
Các Ủy Ban Giám Mục đang làm việc ráo riết. Từ tháng 12/2008, nhiều tư liệu đã được các ủy ban này phổ biến. Về 3 vấn đề mà chúng ta vừa chia sẻ và thảo luận, chúng ta sẽ được đọc những tài liệu chính thức của HĐGMVN. Chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi để đọc 3 tài liệu quan trọng sau đây: Kỷ yếu Năm Thánh 2010, Lịch sử Công Giáo Việt Nam 50 năm qua (1960-2010) và Kỷ Yếu Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010.
Hy vọng rằng công việc chúng ta vừa làm đã giúp chúng ta hiểu hơn và chia sẻ hơn với HĐGMVN về một hướng đi mà các ngài muốn chỉ cho Dân Chúa Việt Nam, bằng việc cử hành NĂM THÁNH 2010, qua bức thư các ngài vừa gửi ngày 17.04.2009 vừa qua:
« Cử hành Năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn về biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Dây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ » (21).

Paris, ngày 30 tháng 06 năm 2009
Hiệu đính ngày 15.07.2009
Trần Văn Cảnh

Chú thích

(1). Ban Tổ Chức Năm Thánh 2010/HĐGMVN: Đề Cương Giáo Hội tại Việt Nam, trong
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=212&CateID=83
(2). Một tài liệu « Kỷ Yếu Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam » sẽ được Ủy Ban Văn Hóa HĐGMVN phổ biến, nói về lịch sử GHVN qua 3 thời kỳ Bảo Trợ, Tông Tòa, Chính Tòa và Hướng tới (Thư ngỏ UBVH/HĐGMVN, ngày 01/05/2009).
(3). Tài liệu « Lỉch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, 50 năm qua », nói về: Kỷ niêm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm VN, GHCGVN 50 năm trưởng thành và phát triển, Hướng tới (Thư ngỏ UBVH/HĐGMVN, ngày 01/05/2009).
(4). Tài liệu « Đề Cương » đã được Ban Thơ ký Tổ Chức Đại Hội soạn thảo “với những câu hỏi, và gửi đến các tham dự viên Đại Hội, xin họ trả lời các câu hỏi trước tháng 6, 2009. Thu thập lại các câu trả lời, đúc kết thành một Bản Tư Liệu Làm Việc, gửi đến các tham dự viên trước tháng 12-2009. Các bài phát biểu trong Đại Hội cần phải dựa vào Bản Tư Liệu Làm Việc đó, và gửi 1 bản đến Ban Thư ký Đại Hội trước tháng 4-2010 ». Sau Đại Hội, « Năm 2010 hoặc năm 2011, phát hành Kỷ Yếu Đại hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010, trình bày những diễn tiến và kết quả của Đại hội, đồng thời đưa ra những định hướng mục vụ cụ thể nhằm xây dựng một Giáo Hội hiệp thông, tham gia, và phục vụ sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại ».
(5). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, «Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành NĂM THÁNH 2010: Nội qui », trong http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=72&CateID=83
(6). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, q. XXXIII, tập II, tr.301, Viện Sử học, NXB Giáo dục 1998
(7) HĐGMVN, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, tr. 189
(8) Bentô Thiện viết trong « Lịch sử nước Anam (năm 1659) rằng: “Nghệ an Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn nam Xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh bắc Xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn tây xứ được mười nhà thánh”. Trích trong Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn: Đường mới, 1972, tr. 129
(9) Trần Văn Cảnh, Thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1658, Thiết lập hai Giáo Phận Việt Nam đầu tiên 1659, http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=13&ia=641
(10) (Trần Văn Cảnh, Triển lãm « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại Paris ở Á Châu: 350 năm lịch sử và mạo hiểm », http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=13&ia=632).
(11) Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Q. II, tr. 154.
(12) HĐGMVN, sđd, tr. 199
(13) Lm Nguyễn Ngọc Sơn, Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc đến việc xây dựng văn hóa Nhân bản Tâm linh, http://www.vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=65180
(14) Nội qui, Sđd.
(15) Những dữ liệu vào năm 2007, Xin xem bài của Lm Nguyễn Ngọc Sơn, « Hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây - Nghi vấn và giải thích, trong VietCatholic News (03 Mar 2009 18:24)
(16) ĐGH Bênêđictô XVI, Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, 25.12.2005, khoản 30. a.
(17) Lange, Claude: Ecole catholique et Mission de l’Eglise au Vietnam (1860-1975), trong Echos de la rue du Bac, n°237, mars 1989, tr. 88-96)
(18) Linh mục nguyệt san, số 105; 1970, tr. 618-619)
(19) Nội Qui, Sđd
(20) Đề cương, Sđd
(21). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thư HĐGMVN gửi Cộng Đồng Dân Chúa về việc chuẩn bị Năm Th ánh 2010, trong http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=214&CateID=83