Nhân dịp Đại chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh vừa kết thúc năm học 2007 – 2008, hôm 31/5/2008 phóng viên chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với linh mục Gioan TC Nguyễn Phước OFM, hiện đang làm linh hướng cho các đại chủng sinh nơi đây. Sau đây là nội dung của cuộc trao đổi đó.
Phóng viên: Thưa Cha, Cha ra ĐCV Vinh Thanh làm việc từ lúc nào? Lý do gì đã đưa Cha đến công việc mục vụ đặc thù này?
L.m. Nguyễn Phước: Tôi đã ra ĐCV Vinh Thanh từ đầu tháng 9/2007, tức là đầu năm học 2007-2008. Nay vừa kết thúc một năm. Tôi ra đây do lời mời của Đức Cha Giáo phận Vinh cũng là Giám đốc ĐCV. Ngài có nhã ý mời một linh mục Dòng Phanxicô làm linh hướng cho chủng viện. Cha Giám tỉnh đã gợi ý cho tôi và sau khi cầu nguyện, tôi đã quyết tâm dấn thân trong nhiệm vụ mới này. Có nhiều nguyên do thúc đẩy. Trước hết vì tôi đã làm giám sư tập viện khá lâu, 13 năm, nay muốn thay đổi công tác. Nguyên quán tôi là Quảng Bình nên tôi cũng muốn đóng góp chút gì cho Giáo phận mẹ. Ngoài ra tôi cũng có chút máu mạo hiểm, thích đi đây đi đó, nên đây là một cơ hội.
Phóng viên: Bên cạnh công việc linh hướng, chúng con được biết Cha cũng tham gia dạy một số môn. Cha có so sánh gì về chương trình học tập tại ĐCV Vinh Thanh với các chủng viện và học viện khác trong nước mà Cha được biết?
L.m. Nguyễn Phước: Thực ra chương trình học tập tại ĐCV Vinh Thanh cũng không khác gì với các chủng viện và học viện khác. Ban giảng huấn đã cố gắng đáp ứng các yêu cầu của Bản Dự thảo Quy chế Đào tạo trong các ĐCV của HĐGMVN. Tuy nhiên việc triển khai cũng có phần hạn chế vì những lý do khách quan như nhân sự, cách học... Như nhận định của cha Bề trên trong bài diễn văn tổng kết niên khoá vừa qua, “đội ngũ giáo sư vẫn còn quá mỏng”, có một khoảng trống kéo dài nhiều năm gây nên lỗ hổng về mặt nhân sự đào tạo. Các cha giáo lớn tuổi đã ra đi, nay chỉ còn các cha giáo xuất thân từ chính ĐCV. Với nhân sự mỏng như thế thì mỗi cha giáo phải kiêm nhiều môn, như thế cung cấp những nội dung cơ bản là nỗ lực lắm rồi. Cũng như thực trạng giáo dục tại Việt Nam, việc học còn có tính từ chương, thiếu thốn sách vở nghiên cứu, hạn chế trong việc suy tư, đào sâu, áp dụng cách sáng tạo. Có một số chủng sinh đã có cơ bản về sinh ngữ, nhưng những vốn liếng đó hầu như bị quên lãng, không được dùng tới trong những năm học tập tại ĐCV. Trong năm qua, tôi đã cố gắng giúp cho chủng sinh một vài phương pháp học tập.
Để đào luyện chủng sinh cho tốt, cần có một Ban giảng huấn không phải chỉ làm công tác giảng dạy trí thức mà còn phải đồng hành với từng ứng sinh nữa. Ngày nay người ta nhấn mạnh đến phương pháp huấn luyện đối nhân, không bằng lòng với những buổi lên lớp chung, mà còn quan tâm, gặp gỡ, đối thoại, đồng hành với từng người.
So với các chủng viện khác, con số cha giáo nội trú quả là ít ỏi. Hiện trạng linh mục đoàn của Vinh không thể cung cấp hơn được. 121 linh mục đang phục vụ cho gần 500.000 giáo dân trong 172 giáo xứ với trên dưới 900 giáo họ trải dài 3 tỉnh quả là quá tải. Phần lớn các giáo họ đều có nhà thờ, nhà phòng khang trang hơn cả nhiều giáo xứ. Các giáo họ này thường cách xa nhau khoảng 3 hay 4 cây số. Nếu ở miền Nam thì các giáo họ này đã được thiết lập thành giáo xứ lâu rồi. Nói như thế để cho thấy rằng thiếu rất nhiều linh mục coi sóc họ đạo, huống hồ là các linh mục lo việc đào tạo. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới không thiếu những linh mục là con cái của giáo phận Vinh. Phải chăng một phương án “chiêu hiền đãi sĩ” có thể bù đắp phần nào cho sự thiếu thốn đó?
Ai cũng nhận thấy rằng có rất nhiều ơn gọi phát xuất từ giáo phận Vinh. Trước nhu cầu to lớn cần có các linh mục, phải chăng cần đến một kế hoạch tuyển lựa ơn gọi, mở rộng quy mô việc đào tạo ơn gọi, chứ không chỉ bằng lòng thấy việc đào tạo như thế là tạm ổn?
Phóng viên: Cha cũng đã có tham gia công việc mục vụ một số thời gian nơi một số giáo xứ, cũng như được gặp gỡ nhiều linh mục trong giáo phận Vinh. Cha có nhận định gì về đời sống đạo của người tín hữu trong các giáo xứ đó nói riêng và Giáo phận Vinh nói chung?
L.m. Nguyễn Phước: Tôi thường nói với một vài linh mục quen biết: “Quả là hạnh phúc khi chu toàn sứ vụ linh mục tại giáo phận Vinh, vì có được một đoàn chiên đạo hạnh và đầy niềm tin”. Quả thế, tôi thấy tầng lớp giáo dân của giáo phận Vinh thật là đạo đức và tốt lành. Đi đâu tôi cũng thấy những người giáo dân sốt sắng, kiên vững một niềm tin, yêu mến bí tích Thánh Thể, yêu mến và kính trọng các linh mục, ham học hỏi và đào sâu đức tin, tuy nghèo nhưng quảng đại và sẵn sàng hy sinh tất cả cho đạo Chúa, cho nhà Chúa. Phần lớn các giáo họ đều có một ban hành giáo và một ban giáo lý trưởng thành, tích cực, thay mặt cha xứ điều hành các công việc của giáo họ, nhiều khi bỏ cả việc nhà để chỉ lo cho việc chung.
Tuy nhiên đời sống kinh tế có nhiều chật vật. Nhiều giáo xứ không còn thanh niên nữa vì phải đi tìm mưu sống ở phương xa. Đời sống gia đình trở nên khập khễnh, có nhiều đe doạ vì thiếu vắng cha hay mẹ.
Phóng viên: Có người nói rằng những thể hiện của người tín hữu như Cha vừa nói trên đây chỉ mới là “giữ đạo”? Cha nghĩ thế nào về nhận định đó? Và theo Cha, giáo phận Vinh cần phải làm gì thêm nữa để người tín hữu “sống đạo” chứ không còn giữ đạo, và để qua đó Tin Mừng đến được với nhiều người lương dân trong địa bàn giáo phận?
L.m. Nguyễn Phước: Tôi đồng ý phần nào với nhận định đó. Nhưng người ta cũng cần phải biết, trong bối cảnh giáo phận Vinh lâu nay mà người tín hữu nơi đây làm được những điều như thế thì quả là một nỗ lực rất lớn của đời sống đức tin rồi. Tuy nhiên đã đến lúc họ cần phải mở rộng, hay có sự phong phú hơn nữa trong việc thực hành đạo.
Tôi thấy hiện nay tại nhiều giáo xứ đã đẩy mạnh việc cầu nguyện chung trong các liên gia, tổ chức những nhóm chia sẻ Lời Chúa, cổ võ hoạt động của nhiều hội đoàn. Các hoạt động này quả thực đã góp phần làm cho Tin Mừng của Chúa thực sự đi vào đời sống của người tín hữu.
Chính việc truyền giáo sẽ làm cho đức tin thêm vững mạnh. Vì thế cần gây ý thức về trách nhiệm truyền giáo cho người giáo dân, giúp giáo dân ra khỏi thế cô lập, đối kháng, bằng lòng với những thực hành đạo truyền thống, chỉ quan tâm đến gia đình mình, giáo xứ mình, mà biết làm chứng cho niềm hy vọng sống động nhờ được biết Đức Giêsu Kitô. Đây là thời cơ thuận lợi để đẩy mạnh việc truyền giáo, vì ngay ở Nghệ An, tôi thấy hầu như chỉ còn một tôn giáo sống sót, đó là đạo công giáo. Người ta không thể diệt trừ khát vọng tôn giáo của con người. Nếu đời sống người tín hữu rực sáng tình yêu Thiên Chúa, nhiều tâm hồn tìm được con đường dẫn đến Tình Yêu và Chân Lý.
Phóng viên: Trong thời gian qua Cha có gặp khó khăn gì trong công việc của mình? Cha có dự định gì đặc biệt cho công việc năm tới?
L.m. Nguyễn Phước: Những khó khăn tôi gặp phải nảy sinh từ sự ù lì, bảo thủ, không thích thay đổi, ngại khó, lười biếng trí thức của một vài chủng sinh. Có chủng sinh nói với tôi rằng các anh em lớp trước có học Kim chỉ nam linh mục đâu mà cũng làm cha được đấy thôi!
Tôi thiết nghĩ là cần làm cho người chủng sinh biết và dám lãnh nhận trách nhiệm đào tạo chính mình. Về mặt nhân bản, cần đối diện thực sự với chính mình, dám sống thật, biết đối thoại. Cần đem lại chiều sâu cho đời sống thiêng liêng bằng việc thực hành Lectio Divina. Tôi ước mong các chủng sinh ham học hỏi hơn nữa để nâng cao đức tin của các tín hữu và đủ sức biện luận một cách có uy thế, minh bạch và sâu sắc trước những vấn nạn do con người ngày nay đặt ra. Về mục vụ, cần có những tiếp xúc với những con người để thấy được nhu cầu của họ và tỏ lòng yêu mến đặc biệt đối với người nghèo.
Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn Cha đã dành cho Ban Truyền thông xã hội giáo phận Vinh cuộc trao đổi này. Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành xuống cho cha để Cha mang lại nhiều lợi ích cho các chủng sinh tại ĐCV Vinh Thanh nói chung và cho giáo phận Vinh - quê hương của Cha nói riêng.
Phóng viên: Thưa Cha, Cha ra ĐCV Vinh Thanh làm việc từ lúc nào? Lý do gì đã đưa Cha đến công việc mục vụ đặc thù này?
![]() |
Lm. Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước, OFM |
Phóng viên: Bên cạnh công việc linh hướng, chúng con được biết Cha cũng tham gia dạy một số môn. Cha có so sánh gì về chương trình học tập tại ĐCV Vinh Thanh với các chủng viện và học viện khác trong nước mà Cha được biết?
L.m. Nguyễn Phước: Thực ra chương trình học tập tại ĐCV Vinh Thanh cũng không khác gì với các chủng viện và học viện khác. Ban giảng huấn đã cố gắng đáp ứng các yêu cầu của Bản Dự thảo Quy chế Đào tạo trong các ĐCV của HĐGMVN. Tuy nhiên việc triển khai cũng có phần hạn chế vì những lý do khách quan như nhân sự, cách học... Như nhận định của cha Bề trên trong bài diễn văn tổng kết niên khoá vừa qua, “đội ngũ giáo sư vẫn còn quá mỏng”, có một khoảng trống kéo dài nhiều năm gây nên lỗ hổng về mặt nhân sự đào tạo. Các cha giáo lớn tuổi đã ra đi, nay chỉ còn các cha giáo xuất thân từ chính ĐCV. Với nhân sự mỏng như thế thì mỗi cha giáo phải kiêm nhiều môn, như thế cung cấp những nội dung cơ bản là nỗ lực lắm rồi. Cũng như thực trạng giáo dục tại Việt Nam, việc học còn có tính từ chương, thiếu thốn sách vở nghiên cứu, hạn chế trong việc suy tư, đào sâu, áp dụng cách sáng tạo. Có một số chủng sinh đã có cơ bản về sinh ngữ, nhưng những vốn liếng đó hầu như bị quên lãng, không được dùng tới trong những năm học tập tại ĐCV. Trong năm qua, tôi đã cố gắng giúp cho chủng sinh một vài phương pháp học tập.
Để đào luyện chủng sinh cho tốt, cần có một Ban giảng huấn không phải chỉ làm công tác giảng dạy trí thức mà còn phải đồng hành với từng ứng sinh nữa. Ngày nay người ta nhấn mạnh đến phương pháp huấn luyện đối nhân, không bằng lòng với những buổi lên lớp chung, mà còn quan tâm, gặp gỡ, đối thoại, đồng hành với từng người.
So với các chủng viện khác, con số cha giáo nội trú quả là ít ỏi. Hiện trạng linh mục đoàn của Vinh không thể cung cấp hơn được. 121 linh mục đang phục vụ cho gần 500.000 giáo dân trong 172 giáo xứ với trên dưới 900 giáo họ trải dài 3 tỉnh quả là quá tải. Phần lớn các giáo họ đều có nhà thờ, nhà phòng khang trang hơn cả nhiều giáo xứ. Các giáo họ này thường cách xa nhau khoảng 3 hay 4 cây số. Nếu ở miền Nam thì các giáo họ này đã được thiết lập thành giáo xứ lâu rồi. Nói như thế để cho thấy rằng thiếu rất nhiều linh mục coi sóc họ đạo, huống hồ là các linh mục lo việc đào tạo. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới không thiếu những linh mục là con cái của giáo phận Vinh. Phải chăng một phương án “chiêu hiền đãi sĩ” có thể bù đắp phần nào cho sự thiếu thốn đó?
Ai cũng nhận thấy rằng có rất nhiều ơn gọi phát xuất từ giáo phận Vinh. Trước nhu cầu to lớn cần có các linh mục, phải chăng cần đến một kế hoạch tuyển lựa ơn gọi, mở rộng quy mô việc đào tạo ơn gọi, chứ không chỉ bằng lòng thấy việc đào tạo như thế là tạm ổn?
Phóng viên: Cha cũng đã có tham gia công việc mục vụ một số thời gian nơi một số giáo xứ, cũng như được gặp gỡ nhiều linh mục trong giáo phận Vinh. Cha có nhận định gì về đời sống đạo của người tín hữu trong các giáo xứ đó nói riêng và Giáo phận Vinh nói chung?
L.m. Nguyễn Phước: Tôi thường nói với một vài linh mục quen biết: “Quả là hạnh phúc khi chu toàn sứ vụ linh mục tại giáo phận Vinh, vì có được một đoàn chiên đạo hạnh và đầy niềm tin”. Quả thế, tôi thấy tầng lớp giáo dân của giáo phận Vinh thật là đạo đức và tốt lành. Đi đâu tôi cũng thấy những người giáo dân sốt sắng, kiên vững một niềm tin, yêu mến bí tích Thánh Thể, yêu mến và kính trọng các linh mục, ham học hỏi và đào sâu đức tin, tuy nghèo nhưng quảng đại và sẵn sàng hy sinh tất cả cho đạo Chúa, cho nhà Chúa. Phần lớn các giáo họ đều có một ban hành giáo và một ban giáo lý trưởng thành, tích cực, thay mặt cha xứ điều hành các công việc của giáo họ, nhiều khi bỏ cả việc nhà để chỉ lo cho việc chung.
Tuy nhiên đời sống kinh tế có nhiều chật vật. Nhiều giáo xứ không còn thanh niên nữa vì phải đi tìm mưu sống ở phương xa. Đời sống gia đình trở nên khập khễnh, có nhiều đe doạ vì thiếu vắng cha hay mẹ.
Phóng viên: Có người nói rằng những thể hiện của người tín hữu như Cha vừa nói trên đây chỉ mới là “giữ đạo”? Cha nghĩ thế nào về nhận định đó? Và theo Cha, giáo phận Vinh cần phải làm gì thêm nữa để người tín hữu “sống đạo” chứ không còn giữ đạo, và để qua đó Tin Mừng đến được với nhiều người lương dân trong địa bàn giáo phận?
L.m. Nguyễn Phước: Tôi đồng ý phần nào với nhận định đó. Nhưng người ta cũng cần phải biết, trong bối cảnh giáo phận Vinh lâu nay mà người tín hữu nơi đây làm được những điều như thế thì quả là một nỗ lực rất lớn của đời sống đức tin rồi. Tuy nhiên đã đến lúc họ cần phải mở rộng, hay có sự phong phú hơn nữa trong việc thực hành đạo.
Tôi thấy hiện nay tại nhiều giáo xứ đã đẩy mạnh việc cầu nguyện chung trong các liên gia, tổ chức những nhóm chia sẻ Lời Chúa, cổ võ hoạt động của nhiều hội đoàn. Các hoạt động này quả thực đã góp phần làm cho Tin Mừng của Chúa thực sự đi vào đời sống của người tín hữu.
Chính việc truyền giáo sẽ làm cho đức tin thêm vững mạnh. Vì thế cần gây ý thức về trách nhiệm truyền giáo cho người giáo dân, giúp giáo dân ra khỏi thế cô lập, đối kháng, bằng lòng với những thực hành đạo truyền thống, chỉ quan tâm đến gia đình mình, giáo xứ mình, mà biết làm chứng cho niềm hy vọng sống động nhờ được biết Đức Giêsu Kitô. Đây là thời cơ thuận lợi để đẩy mạnh việc truyền giáo, vì ngay ở Nghệ An, tôi thấy hầu như chỉ còn một tôn giáo sống sót, đó là đạo công giáo. Người ta không thể diệt trừ khát vọng tôn giáo của con người. Nếu đời sống người tín hữu rực sáng tình yêu Thiên Chúa, nhiều tâm hồn tìm được con đường dẫn đến Tình Yêu và Chân Lý.
Phóng viên: Trong thời gian qua Cha có gặp khó khăn gì trong công việc của mình? Cha có dự định gì đặc biệt cho công việc năm tới?
L.m. Nguyễn Phước: Những khó khăn tôi gặp phải nảy sinh từ sự ù lì, bảo thủ, không thích thay đổi, ngại khó, lười biếng trí thức của một vài chủng sinh. Có chủng sinh nói với tôi rằng các anh em lớp trước có học Kim chỉ nam linh mục đâu mà cũng làm cha được đấy thôi!
Tôi thiết nghĩ là cần làm cho người chủng sinh biết và dám lãnh nhận trách nhiệm đào tạo chính mình. Về mặt nhân bản, cần đối diện thực sự với chính mình, dám sống thật, biết đối thoại. Cần đem lại chiều sâu cho đời sống thiêng liêng bằng việc thực hành Lectio Divina. Tôi ước mong các chủng sinh ham học hỏi hơn nữa để nâng cao đức tin của các tín hữu và đủ sức biện luận một cách có uy thế, minh bạch và sâu sắc trước những vấn nạn do con người ngày nay đặt ra. Về mục vụ, cần có những tiếp xúc với những con người để thấy được nhu cầu của họ và tỏ lòng yêu mến đặc biệt đối với người nghèo.
Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn Cha đã dành cho Ban Truyền thông xã hội giáo phận Vinh cuộc trao đổi này. Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành xuống cho cha để Cha mang lại nhiều lợi ích cho các chủng sinh tại ĐCV Vinh Thanh nói chung và cho giáo phận Vinh - quê hương của Cha nói riêng.