NHA TRANG -- Cả thị xã miền biển này đều quen thuộc với những “bà sơ” mặc áo xám. Níu tay một đứa trẻ trên đường, nếu hỏi đúng tên mà người dân thân mật gọi họ là “những bà phước bốc mộ”, khác sẽ được chỉ ngay đến nơi ở của các chị: cộng đoàn các nữ tu Mến Thánh Giá Nha Trang vùng Hàm Tân.
CHUYỆN BAO ĐỒNG NGHĨA TẬN
Mùa thu, thị xã buổi chiều vàng vọt nắng, những chiếc áo sỡn của chị em trong cộng đoàn “bốc mộ hốt cốt” vẫn thấp thoáng tới lui trong nghĩa trang chiều. Họ dọn cỏ, cắm hoa, lau chùi những ngôi mộ vô danh mà mình nhận làm người thân. Họ trau chuốt chải từng vết bẩn, nhổ sạch từng cọng cỏ hoang. Gió biển mùa bấc thổi vào buốt mặt, lá khô và tàn nhang rơi rụng lõa xõa trên nghĩa trang…, các nữ tu vẫn âm thầm đến lặng lẽ mang ấm áp cho những mộ phần buồn, những mộ phần đã lạc mất người thân từ lâu lắm rồi!
Câu chuyện quy tập và lập mộ cho những người tứ cô vô thân, những người chết nằm lạc loài trên các nẻo cuộc đời của các chị Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang vùng Hàm Tân được ra đời trong một dịp tình cờ. Nữ tu Maria Nguyễn Thị Thanh Mai, người khởi xướng công việc này từ cuối năm 2003 gọi đó là “sự tình cờ từ trái tim không vô tình!”.
Ngày đó, ở cạnh giáo xứ Đồng Tiến (huyện Hàm Tân, nay là thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận) có một cộng đoàn các nữ tu Mến Thánh Giá Nha Trang do chị Thanh Mai phụ trách. Hàng năm, cứ đến Tháng các linh hồn, các chị thường cùng bà con trong xứ lên nghĩa trang tham dự thánh lễ cầu hồn. Tháng 11 năm 2003, cũng sau một thánh lễ như thế, các chị đứng ngắm nhìn mọi người tỏa về nơi yên nghỉ của những người thân đã khuất để thắp hương, cầu nguyện, sửa sang và cả khóc nhớ. Họ đã thảng thốt nhận ra, lạc trong làn khói của nghĩa địa vốn đã ảm đạm, có những nấm mồ vô chủ hoặc lâu năm không người thăm viếng, nằm quạnh quẽ, nhếch nhác những đau đáu đợi chờ. Các chị rơi nước mắt khi nghĩ đến những cảnh đời bất hạnh cả đến khi nằm xuống. Một suy nghĩ lóe lên: “Tại sao mình là những nữ tu vốn sống xem tha nhân là bằng hữu, là anh em lại không nhận những nấm mồ hoang phế này làm mộ người thân?”. Suy nghĩ này mau chóng được cả cộng đoàn hưởng ứng. Vậy là những ngôi mộ không còn bia, không còn nấm bị trâu bò dẫm nát lâu ngày nay đã có “thân nhân”.
Sau khi vun quét, dọn dẹp những mộ hoang, các chị đã mạnh dạn nghĩ luôn đến việc xây cho họ những ngôi mộ tươm tất. Nghĩ là vậy, thao thức là vậy nhưgn lấy đâu ra tiền ở một cộng đoàn nữ tu sống với nghề giữ trẻ trong miền duyên hải nghèo này để đi xây mộ cho những hồn mồ côi? Nữ tu Mai nói chuyện này làm chị em nghĩ lung lắm, trăn trở suốt mấy đêm liền. Cuối cùng, họ quyết định thay người khuất mặt đi xin những gia đình khá giả trong vùng.
Mặc dù khi nghe trình bày, nhiều người không giấu được ngạc nhiên trước ý định… bao đồng của các nữ tu, nhưng khi hiểu được, họ đã vui lòng giúp đỡ. Thật lạ lùng, chỉ trong một vài ngày, số tiền các chị được cho không những đủ để xây 38 ngôi mộ không thân nhân trong nghĩa trang giáo xứ Đồng Tiến mà còn giúp các chị di dời vào trong và xây mộ cho thêm 46 ngôi khác được chôn ngoài rìa nghĩa địa từ lâu đời, nay đã bị xói mòn, không một ai thăm viếng, đắp nấm. Đó là mộ của những người hành khất, những người lang thang kiếm sống bỏ xác nơi xứ người, chết không thân nhân, được người làng đắp vội cho ít nhát cuốc. Không thể kể hết được niềm vui của cả cộng đoàn khi từ nay có thêm đến 80 “người thân” nằm ấm cúng trong Đất Thánh giáo xứ với mộ phần tuy không sang trọng nhưng sạch sẽ, tươm tất và nhất là hàng tuần có người lui tới nhang khói, đọc kinh. Tất nhiên, để làm được việc này, các chị đã phải vun vén thật khéo số tiền xin được. Cả 6 chị em trong cộng đoàn đều nhận làm người bốc cốt nghiệp dư, hàng chục bà con trong vùng cũng chung tay đào xới, nhặt xươgn cốt vào quách rồi đưa lên xe bò đẩy về Đất Thánh chôn cất, xây mồ.
Cái nắng gắt gao miền biển, hơi lạnh từ những hài cốt lâu ngày trong lòng đất bốc lên vẫn không làm nguôi được tấm lòng và bầu nhiệt huyết của các chị và những bà con thiện nguyện.
Thấy được ý nghĩa công việc của các nữ tu, nhìn được những giọt mồ hôi ròng rã trên chiếc áo xám của những người chọn lựa sự phục vụ làm phương châm sống đời mìnhk, nhiều người đã tiếp sức, tiếp của và đồng hành cùng các chị. Chính quyền địa phương cũng hết mình ủng hộ công việc bác ái này. Vì vậy mà sau khi hoàn thành 80 ngôi mộ đầu tiên, chỉ hai tuần sau, các chị lại tiếp tục bốc dỡ thêm hơn 100 ngôi mộ hoang ở nghĩa trang Hiệp Hòa gần đó, cũng quy tập về Đất Thánh Đồng Tiến và xây cất tử tê. Đây là một nghĩa trang xưa, nằm trên một đồi cát. Lúc đó nơi đây lại đang bị khai thác cát vô tội vạ nên xương cốt, hòm quách lòi lên rất tội nghiệp.
Sau Hiệp Hòa là các mộ không thân nhân ở nghĩa trang Bảo An, nghĩa trang Đồi Hoa Sim, có đến vài trăm cái, cũng được đưa về Đồng Tiến chôn cất, xây lăng. Đó có thể là mộ phần của một người vô gia cư, của một người nào đó mà người thân lạc mất, cũng có thể là nơi an nghỉ của những người lính thời binh lửa ở cả hai đầu chiến tuyến. Tất cả được các chị cẩn thận làm hồ sơ riêng từng cái, trong đó ghi lại từng đặc điểm xươgn, răng, áo quần, vị trí tìm thấy và cả tên tuổi, kỷ vật, nếu có, khi bốc dỡ. Mục đích để sau này nếu có thân nhân về tìm thì sẽ dễ dàng nhận ra.
Việc bao đồng cứ thế kéo dài từ ngày ấy đến mãi hôm nay.
ẤM ÁP NẮNG VÀNG
Bốn năm trôi qua, công việc thầm lặng của các nữ tu đã sưởi ấm được cho 1238 nấm mộ mồ côi, quy tập trong 3 nghĩa trang Đồng Tiến, Tân Lập và Tân Lý. Bây giờ thì nhiều người ở vùng đất Bình Thuận đã thân mật gọi các chị là “Dòng bà sơ hốt cốt”, chị Thanh Mai, người có ý tưởng này đầu tiên thì được “phong” là Giám đốc DAMAHOCO (đào mả hốt cốt). Bây giờ cũng không còn nhiều những cái nhìn ngạc nhiên, cái lắc đầu lo lắng và cả những sự ghẻ lạnh với lý lẽ “Đất Thánh để cho người có rửa tội, người chết tốt lành nằm, ai đời đưa cả… thế gian vô”, như những ngày đầu. Công việc của các chị đã được nhiều người tin yêu, gởi gắm. Không ngày nào là không có những cuộc điện thoại từ đâu đó gọi về. Khi là của một linh mục chánh xứ ở vùng xa nhờ cải táng một số mộ vô danh đang nằm rải rác trong vườn nhà giáo dân; khi là của một ngư dân nào đó báo có mấy mộ hoang ven biển, lúc lại là của một tiều phu trên đường đi đốn củi bắt gặp những nấm mộ hoang trên rừng. Đủ cả, có cả những cuộc gọi từ bệnh viện báo có người vô danh mới mất cần an táng hay thông tin từ trẻ chăn bò phát hiện xương cốt nơi này nơi khác mới lòi lên trên đồng cỏ khô…. Mỗi lần như vậy, các chị lại vội vã lên đường, tìm kiếm, định vị rồi tất tả ngược xuôi kiếm kinh phí đưa về chôn cất. Không ca thán, không ngại xa xôi, gian khổ, các chị xem từng tin báo là những tin vui của cộng đoàn mình.
Chị Mai kể, mỗi người nằm dưới mộ sâu là một cảnh đời mà từ việc bốc mộ, các chị hiểu được nhiều hơn về tình nhân loại, về phận người. Có những ngôi mộ bốc lên còn nguyên trong bóp hình gia đình người chết đang sum họp; có những người mãi mãi mang theo những kỷ niệm cùng vợ con như thư từ, hình ảnh về chín suối, và có lẽ đang từng ngày chờ đợi người thân đã lạc về sưởi ấm; cũng có người chết bụi bờ đâu đó nhưng vẫn giữ luôn bên mình niềm tin vững chãi là xâu chuỗi hay một tượng ảnh trong túi áo…. Chị bảo có hai phần mộ làm các chị nhớ nhất và xúc động nhất: một mộ khi bốc lên có hình hài hai mẹ con chôn chung, đôi dép nhỏ và những đồ chơi của con trẻ trộn trong đất cùng sợi dây chuyền vàng của người mẹ, các chị đã để họ tiếp tục bên nhau cùng với những kỷ vật trong cùng một nấm mồ xây mới; một mộ khác của một người ăn mày, chỉ được bó trong một chiếu chiếu rách cùng với tài sản suy nhất là điếu thuốc lào, chôn rất nông.
Cứ như vậy, mỗi lần cải táng một mộ vô danh là một cảnh đời được dở ra và các chị cùng trải nghiệm, rồi ôm ấp đưa họ về một cách trang trọng, dù nghi lễ tiễn đưa cuối cũng thiếu vòng hoa, kèn trống và cũng không một giọt nước mắt người ruột thịt.
Năm ngày trước lễ Các Đẳng năm nay, tôi lên viếng Đất Thánh Đồng Tiến, nơi có nhiều nhất những ngôi mộ mồ côi được các chị đưa về. Do hôm đó là ngày nghỉ cuối tuần nên có rất đông những chị trong Dòng, các em đệ tử và nhiều giáo dân đến đây hương khói, dọn cỏ. Hàng hàng mộ thẳng tắp, đều và đẹp mang cùng bia chữ: Mộ Tình Thương trải dài ngút cả tầm mắt gợi cho khách nhiều xúc động. Nhìn các chị vẫn tỉ mỉ, cặm cụi bên những ngôi mộ mới cũ chung một màu xanh để kỳ rửa, lau chùi mà không khỏi thấy mình nhỏ bé. Có một ngôi mộ vừa đưa về chiều hôm trước, đang được xây dựng; lại có một người dân thấy bóng dáng các chị liền hớt hải chạy lên báo vừa tìm được ba ngôi mộ không thân nhân, một niềm tin và tình thương vừa được gởi gắm. Chị Mai nói nhỏ: “Tháng mười một này, chúng tôi ước nguyện sẽ dời 19 ngôi mộ nằm rải rác trong núi Cù Mi, 15 mộ trong khuôn viên các gia đình, 11 mộ hoang ở nghĩa địa Tân Lý,… vè đây (mỗi mộ hết 200ngà tiền bốc dỡ, mua quách và vận chuyện, 500ngàn tiền xây dựng), nhưng thú thật là đến giờ vẫn chưa có kinh phí, thôi thì để Chúa lo”.
Vâng, các chị vẫn sống trong tâm tình phó thác, và vì vậy nên luôn lấy làm vui với công việc… “không giống ai” này.
Khói hương vẫn bảng lảng bay theo gió núi và nắng biển, trong lời cầu nguyện của những người làm “việc không giống ai” nhưng không phải ai cũng làm được.
CHUYỆN BAO ĐỒNG NGHĨA TẬN

Câu chuyện quy tập và lập mộ cho những người tứ cô vô thân, những người chết nằm lạc loài trên các nẻo cuộc đời của các chị Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang vùng Hàm Tân được ra đời trong một dịp tình cờ. Nữ tu Maria Nguyễn Thị Thanh Mai, người khởi xướng công việc này từ cuối năm 2003 gọi đó là “sự tình cờ từ trái tim không vô tình!”.
Ngày đó, ở cạnh giáo xứ Đồng Tiến (huyện Hàm Tân, nay là thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận) có một cộng đoàn các nữ tu Mến Thánh Giá Nha Trang do chị Thanh Mai phụ trách. Hàng năm, cứ đến Tháng các linh hồn, các chị thường cùng bà con trong xứ lên nghĩa trang tham dự thánh lễ cầu hồn. Tháng 11 năm 2003, cũng sau một thánh lễ như thế, các chị đứng ngắm nhìn mọi người tỏa về nơi yên nghỉ của những người thân đã khuất để thắp hương, cầu nguyện, sửa sang và cả khóc nhớ. Họ đã thảng thốt nhận ra, lạc trong làn khói của nghĩa địa vốn đã ảm đạm, có những nấm mồ vô chủ hoặc lâu năm không người thăm viếng, nằm quạnh quẽ, nhếch nhác những đau đáu đợi chờ. Các chị rơi nước mắt khi nghĩ đến những cảnh đời bất hạnh cả đến khi nằm xuống. Một suy nghĩ lóe lên: “Tại sao mình là những nữ tu vốn sống xem tha nhân là bằng hữu, là anh em lại không nhận những nấm mồ hoang phế này làm mộ người thân?”. Suy nghĩ này mau chóng được cả cộng đoàn hưởng ứng. Vậy là những ngôi mộ không còn bia, không còn nấm bị trâu bò dẫm nát lâu ngày nay đã có “thân nhân”.
Sau khi vun quét, dọn dẹp những mộ hoang, các chị đã mạnh dạn nghĩ luôn đến việc xây cho họ những ngôi mộ tươm tất. Nghĩ là vậy, thao thức là vậy nhưgn lấy đâu ra tiền ở một cộng đoàn nữ tu sống với nghề giữ trẻ trong miền duyên hải nghèo này để đi xây mộ cho những hồn mồ côi? Nữ tu Mai nói chuyện này làm chị em nghĩ lung lắm, trăn trở suốt mấy đêm liền. Cuối cùng, họ quyết định thay người khuất mặt đi xin những gia đình khá giả trong vùng.
Mặc dù khi nghe trình bày, nhiều người không giấu được ngạc nhiên trước ý định… bao đồng của các nữ tu, nhưng khi hiểu được, họ đã vui lòng giúp đỡ. Thật lạ lùng, chỉ trong một vài ngày, số tiền các chị được cho không những đủ để xây 38 ngôi mộ không thân nhân trong nghĩa trang giáo xứ Đồng Tiến mà còn giúp các chị di dời vào trong và xây mộ cho thêm 46 ngôi khác được chôn ngoài rìa nghĩa địa từ lâu đời, nay đã bị xói mòn, không một ai thăm viếng, đắp nấm. Đó là mộ của những người hành khất, những người lang thang kiếm sống bỏ xác nơi xứ người, chết không thân nhân, được người làng đắp vội cho ít nhát cuốc. Không thể kể hết được niềm vui của cả cộng đoàn khi từ nay có thêm đến 80 “người thân” nằm ấm cúng trong Đất Thánh giáo xứ với mộ phần tuy không sang trọng nhưng sạch sẽ, tươm tất và nhất là hàng tuần có người lui tới nhang khói, đọc kinh. Tất nhiên, để làm được việc này, các chị đã phải vun vén thật khéo số tiền xin được. Cả 6 chị em trong cộng đoàn đều nhận làm người bốc cốt nghiệp dư, hàng chục bà con trong vùng cũng chung tay đào xới, nhặt xươgn cốt vào quách rồi đưa lên xe bò đẩy về Đất Thánh chôn cất, xây mồ.
Cái nắng gắt gao miền biển, hơi lạnh từ những hài cốt lâu ngày trong lòng đất bốc lên vẫn không làm nguôi được tấm lòng và bầu nhiệt huyết của các chị và những bà con thiện nguyện.

Sau Hiệp Hòa là các mộ không thân nhân ở nghĩa trang Bảo An, nghĩa trang Đồi Hoa Sim, có đến vài trăm cái, cũng được đưa về Đồng Tiến chôn cất, xây lăng. Đó có thể là mộ phần của một người vô gia cư, của một người nào đó mà người thân lạc mất, cũng có thể là nơi an nghỉ của những người lính thời binh lửa ở cả hai đầu chiến tuyến. Tất cả được các chị cẩn thận làm hồ sơ riêng từng cái, trong đó ghi lại từng đặc điểm xươgn, răng, áo quần, vị trí tìm thấy và cả tên tuổi, kỷ vật, nếu có, khi bốc dỡ. Mục đích để sau này nếu có thân nhân về tìm thì sẽ dễ dàng nhận ra.
Việc bao đồng cứ thế kéo dài từ ngày ấy đến mãi hôm nay.
ẤM ÁP NẮNG VÀNG
Bốn năm trôi qua, công việc thầm lặng của các nữ tu đã sưởi ấm được cho 1238 nấm mộ mồ côi, quy tập trong 3 nghĩa trang Đồng Tiến, Tân Lập và Tân Lý. Bây giờ thì nhiều người ở vùng đất Bình Thuận đã thân mật gọi các chị là “Dòng bà sơ hốt cốt”, chị Thanh Mai, người có ý tưởng này đầu tiên thì được “phong” là Giám đốc DAMAHOCO (đào mả hốt cốt). Bây giờ cũng không còn nhiều những cái nhìn ngạc nhiên, cái lắc đầu lo lắng và cả những sự ghẻ lạnh với lý lẽ “Đất Thánh để cho người có rửa tội, người chết tốt lành nằm, ai đời đưa cả… thế gian vô”, như những ngày đầu. Công việc của các chị đã được nhiều người tin yêu, gởi gắm. Không ngày nào là không có những cuộc điện thoại từ đâu đó gọi về. Khi là của một linh mục chánh xứ ở vùng xa nhờ cải táng một số mộ vô danh đang nằm rải rác trong vườn nhà giáo dân; khi là của một ngư dân nào đó báo có mấy mộ hoang ven biển, lúc lại là của một tiều phu trên đường đi đốn củi bắt gặp những nấm mộ hoang trên rừng. Đủ cả, có cả những cuộc gọi từ bệnh viện báo có người vô danh mới mất cần an táng hay thông tin từ trẻ chăn bò phát hiện xương cốt nơi này nơi khác mới lòi lên trên đồng cỏ khô…. Mỗi lần như vậy, các chị lại vội vã lên đường, tìm kiếm, định vị rồi tất tả ngược xuôi kiếm kinh phí đưa về chôn cất. Không ca thán, không ngại xa xôi, gian khổ, các chị xem từng tin báo là những tin vui của cộng đoàn mình.
Chị Mai kể, mỗi người nằm dưới mộ sâu là một cảnh đời mà từ việc bốc mộ, các chị hiểu được nhiều hơn về tình nhân loại, về phận người. Có những ngôi mộ bốc lên còn nguyên trong bóp hình gia đình người chết đang sum họp; có những người mãi mãi mang theo những kỷ niệm cùng vợ con như thư từ, hình ảnh về chín suối, và có lẽ đang từng ngày chờ đợi người thân đã lạc về sưởi ấm; cũng có người chết bụi bờ đâu đó nhưng vẫn giữ luôn bên mình niềm tin vững chãi là xâu chuỗi hay một tượng ảnh trong túi áo…. Chị bảo có hai phần mộ làm các chị nhớ nhất và xúc động nhất: một mộ khi bốc lên có hình hài hai mẹ con chôn chung, đôi dép nhỏ và những đồ chơi của con trẻ trộn trong đất cùng sợi dây chuyền vàng của người mẹ, các chị đã để họ tiếp tục bên nhau cùng với những kỷ vật trong cùng một nấm mồ xây mới; một mộ khác của một người ăn mày, chỉ được bó trong một chiếu chiếu rách cùng với tài sản suy nhất là điếu thuốc lào, chôn rất nông.

Năm ngày trước lễ Các Đẳng năm nay, tôi lên viếng Đất Thánh Đồng Tiến, nơi có nhiều nhất những ngôi mộ mồ côi được các chị đưa về. Do hôm đó là ngày nghỉ cuối tuần nên có rất đông những chị trong Dòng, các em đệ tử và nhiều giáo dân đến đây hương khói, dọn cỏ. Hàng hàng mộ thẳng tắp, đều và đẹp mang cùng bia chữ: Mộ Tình Thương trải dài ngút cả tầm mắt gợi cho khách nhiều xúc động. Nhìn các chị vẫn tỉ mỉ, cặm cụi bên những ngôi mộ mới cũ chung một màu xanh để kỳ rửa, lau chùi mà không khỏi thấy mình nhỏ bé. Có một ngôi mộ vừa đưa về chiều hôm trước, đang được xây dựng; lại có một người dân thấy bóng dáng các chị liền hớt hải chạy lên báo vừa tìm được ba ngôi mộ không thân nhân, một niềm tin và tình thương vừa được gởi gắm. Chị Mai nói nhỏ: “Tháng mười một này, chúng tôi ước nguyện sẽ dời 19 ngôi mộ nằm rải rác trong núi Cù Mi, 15 mộ trong khuôn viên các gia đình, 11 mộ hoang ở nghĩa địa Tân Lý,… vè đây (mỗi mộ hết 200ngà tiền bốc dỡ, mua quách và vận chuyện, 500ngàn tiền xây dựng), nhưng thú thật là đến giờ vẫn chưa có kinh phí, thôi thì để Chúa lo”.
Vâng, các chị vẫn sống trong tâm tình phó thác, và vì vậy nên luôn lấy làm vui với công việc… “không giống ai” này.
Khói hương vẫn bảng lảng bay theo gió núi và nắng biển, trong lời cầu nguyện của những người làm “việc không giống ai” nhưng không phải ai cũng làm được.